[ {"title": "Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả", "abstract": "Morcvax chính là loại vacxin được sử dụng qua đường thuốc để điều trị bệnh tả ở người lớn và cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc này được điều chế từ chủng vi khuẩn tả 01 và chủng vi khuẩn tả 0139.", "md_content": "Morcvax được các bác sĩ chỉ định để điều trị bệnh tả. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có độ nguy hiểm ở mức khá cao. Việc uống vacxin này là điều cần thiết đối với bệnh nhân bị tả. Các độc giả có thể theo dõi thêm thông tin về vacxin morcvax qua bài viết dưới đây.\n\nTìm hiểu tổng quan về vacxin morcvax\n------------------------------------\n\nVacxin morcvax đã được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech của Việt Nam. Vacxin này được điều chế chủ yếu từ chủng [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html) tả O1 và chủng vi khuẩn tả O139. Morcvax sẽ được sản xuất theo quy trình bao gồm các bước như nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường thích hợp và bất hoạt bằng formaldehyde hoặc nhiệt độ. Sau đó, chúng sẽ được áp dụng phương pháp ly tâm hoặc lọc tách toàn bộ độc tố tả ([cholera toxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-doc-amanita-toxin-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri.html)) để tạo cô đặc lại.\n\n![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_1_560e19afaf.jpg)\n\n*Vacxin morcvax được chỉ định uống để điều trị bệnh tả*\n\nĐây là loại vacxin được bào chế ở dạng đường uống nên thuận tiện cho người bệnh sử dụng hơn. Vacxin morcvax nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ 2 độ C tới 8 độ C. Các thành phần được dùng để bào chế trong 1 liều vacxin tả uống 1,5ml gồm có:\n\n* V.Cholerae O1, El Tor, Phil.6973;\n* V.Cholerae O139, 4260B;\n* V.Cholerae O1, Cairo 50;\n* V.Cholerae O1, Cairo 50;\n* V.Cholerae O1, Cairo 48;\n* Thimerosal;\n* Dung dịch WHO – Buffe.\n\nNguyên nhân dẫn đến bệnh tả ở con người\n---------------------------------------\n\nVi khuẩn [Vibrio cholerae](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ta-do-virus-vibrio-cholerae-152.html) là tác nhân chính gây ra bệnh tả ở con người. Những tác động nguy hiểm của bệnh này là kết quả của loại độc tố mạnh tên CTX do vi khuẩn tạo ra ở ruột non. Khi CTX liên kết với thành ruột, nó sẽ làm cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này làm cho cơ thể tiết ra lượng nước nên dẫn đến tiêu chảy hoặc mất chất lỏng hoặc các chất điện giải nhanh hơn.\n\n![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_2_f0fa8fcd58.jpg)\n\n*Nguyên nhân gây ra bệnh tả là do vi khuẩn Vibrio cholerae*\n\nBệnh tả sẽ lây chủ yếu thông qua đường tiêu hoá là do vấn đề ăn uống hàng ngày. Vi khuẩn tả sẽ xâm nhập vào đường tiêu hoá của bệnh nhân từ nước uống hoặc thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả. Đặc biệt có một số thực phẩm chứa nhiều khuẩn như hải sản, rong biển,… Theo thống kê, hơn 75% người nhiễm vi khuẩn tả sẽ không có biểu hiện triệu chứng cụ thể. Dù vậy, họ vẫn sẽ đào thải vi khuẩn ra bên ngoài môi trường trong vòng từ 7 – 14 ngày.\n\nĐối tượng nào thường bị mắc bệnh tả?\n------------------------------------\n\nBệnh tả có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.\n\n* Bệnh nhân mắc phải bệnh tả và đang trong thời kỳ phát bệnh;\n* Bệnh nhân mang vi khuẩn tả;\n* Các loại rau trồng dính phải nước có chứa chất thải của con người;\n* Hải sản, cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ bị đánh bắt trong vùng nước đang ô nhiễm hay có chứa nước thải;\n* Khi con người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn này sẽ giải phóng độc tố ở ruột gây tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng.\n\nSự nguy hiểm của bệnh tả đối với con người\n------------------------------------------\n\nBệnh tả chính là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh này là do các vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Theo số liệu thống kê trên thế giới, mỗi năm sẽ có từ 1,3 - 4 triệu người mắc phải bệnh tả. Điều đáng chú ý là trong đó có đến 21.000 - 143.000 trường hợp nặng đã bị tử vong.\n\n![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_3_96f2342580.jpg)\n\n*Người bị mắc bệnh tả có nguy cơ tử vong nếu không kịp thời điều trị*\n\nVi khuẩn tả Vibrio cholerae dễ bị nhiễm khi tiếp xúc với nguồn nước có chứa con vi khuẩn này. Nó sẽ làm con người mắc phải bệnh dịch tả. Một số triệu chứng ban đầu để phát hiện bệnh như sốt, đau bụng, đi ngoài có phân lỏng, tiêu chảy,... Ở trường hợp bị nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng khô môi, khô da, mắt lờ đờ, cơ thể thiếu sức sống, co giật và hôn mê.\n\nNếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh tả sẽ gây tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cho bệnh nhân bị mất nước nặng. Sau đó, người bệnh có thể dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết và nghiêm trọng hơn là tử vong. Chính vì vậy, căn bệnh này được đánh giá có độ nguy hiểm đối với cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, nhờ có vacxin morcvax, con người hoàn toàn có thể uống trước để chủ động phòng ngừa bệnh.\n\nCác tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng morcvax\n-----------------------------------------------\n\nMorcvax có thể được sử dụng qua đường uống để mang đến hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, ở một số đối tượng, loại vacxin này có thể để lại vài tác dụng phụ khi sử dụng.\n\n![Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/morcvax_vacxin_duong_uong_giup_ho_tro_va_phong_ngua_benh_ta_4_118ceffaf5.jpg)\n\n*Vacxin morcvax có nguy cơ gây tác dụng phụ ở một vài đối tượng*\n\nCác tác dụng phụ thường gặp khi dùng morcvax như sau:\n\n* Tác dụng thường gặp: Buồn nôn, nôn ói, cơ thể khó chịu,...\n* Tác dụng hiếm gặp: Đau đầu, đau bụng, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) và sốt.\n\nHiện nay, các nghiên cứu đầy đủ về sự tương tác với thuốc của vacxin morcvax là không có. Ngoài ra, lưu ý khi dùng thuốc là bệnh nhân không chung với các loại thuốc uống khác trước và sau 1 giờ sử dụng vacxin này.\n\nCác trường hợp không nên uống morcvax là:\n\n* Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong morcvax;\n* Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm khi uống morcvax trị tả trước đó;\n* Bệnh nhân bị [nhiễm trùng đường ruột](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-trung-duong-ruot-nen-an-gi-de-mau-khoi-benh-70841.html) cấp tính;\n* Bệnh nhân bị các bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính đang có dấu hiệu tiến triển;\n* Bệnh nhân trong giai đoạn sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch hoặc các thuốc điều trị ung thư.\n\nĐiều cần chú ý khi sử dụng vacxin morcvax\n-----------------------------------------\n\nTrước khi sử dụng vacxin phòng bệnh tả morcvax, bệnh nhân cần tiến hành trao đổi với bác sĩ về các lưu ý khi uống thuốc.\n\nDưới đây là một số lưu ý nhỏ mà bệnh nhân cần chú ý như sau:\n\n* Bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp các phản ứng bất thường hoặc dị ứng với vacxin (kể cả các dị ứng động vật/ thực vật).\n* Tạm hoãn dùng morcvax khi trẻ đang bị sốt, rối loạn tiêu hóa và nôn trớ. Nếu trẻ bị cảm lạnh thông thường vẫn có thể dùng vacxin này.\n* Vacxin morcvax không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai (trừ trường hợp cần thiết và cân nhắc khi sử dụng).\n* Phụ nữ trong thai kỳ hoặc đang cho con bú cần cân nhắc hơn trong khi sử dụng vacxin này.\n* Vacxin morcvax không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.\n* Đối với trẻ vừa uống vacxin, phụ huynh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hoặc rửa tay ngay khi thay tã cho bé.\n\nTrên đây là các thông tin về vacxin uống [morcvax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/morcvax-vacxin-duong-uong-giup-ho-tro-va-phong-ngua-benh-ta.html) - loại vacxin được chỉ định để điều trị bệnh tả. Hy vọng qua đây, độc giả có thể hiểu và nắm bắt rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.\n\n", "date": "15/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin SII và những điều cần biết", "abstract": "Vắc xin SII là vắc xin phòng một số bệnh được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vậy SII là vắc xin gì, ai có thể sử dụng, cùng tìm hiểu ngay nhé.", "md_content": "Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, có nguy cơ mắc bệnh cao và trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tiêm phòng cho trẻ các vắc xin theo khuyến nghị của Bộ Y Tế là điều cần thiết. Trong đó, vắc xin SII là loại vắc xin kết hợp có thể phòng 5 bệnh nguy hiểm. Vậy vắc xin SII là gì, đối tượng nào có thể sử dụng, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.\n\nVắc xin SII là gì?\n------------------\n\nVắc xin SII hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib là một loại vắc xin kết hợp 5 trong 1, có khả năng bảo vệ chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi do Hib cũng như viêm màng não mủ do Hib. Thành phần chính của vắc xin SII là sự kết hợp từ nhiều nguồn, bao gồm giải độc tố của vi khuẩn bạch hầu và giải độc tố uốn ván, thành phần bất hoạt của vi khuẩn ho gà, kháng nguyên của vi rút gây bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và kháng nguyên từ vi khuẩn [Haemophilus influenzae loại b](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) (Hib).\n\nVắc xin SII chứa thành phần trực tiếp từ các tác nhân gây bệnh, đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng của SII chỉ dừng lại tạo miễn dịch cho cơ thể để tạo ra kháng thể đặc hiệu để bảo vệ, không gây ra bệnh cho người tiêm chủng.\n\nVắc xin SII là sản phẩm của công ty dược Serum Institute of India, được cấp phép sản xuất tại Ấn Độ từ năm 2009. Một năm sau đó, vào năm 2010, vắc xin SII đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt chuẩn. Suốt nhiều năm qua, vắc xin SII đã được phê duyệt sử dụng rộng rãi trong hơn 80 quốc gia, và đã chứng minh được hiệu quả và an toàn của nó. Tháng 9/2018, vắc xin SII đã chính thức được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trong nước sau khi đã qua các thử nghiệm lâm sàng chứng minh tính an toàn trước đó.\n\nSo với loại vắc xin 5 trong 1 được lưu hành trước đó là ComBe Five, vắc xin SII đã được chứng minh không có sự khác biệt về độ an toàn và khả năng phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib và viêm phổi do Hib. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (CTTCMRQG), vắc xin ComBE Five và vắc xin SII đều đang được sử dụng để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi.\n\nVắc xin SII được khuyến cáo bảo quản trong các điều kiện đạt 2 - 8 độ C trong buồng lạnh, tủ lạnh hoặc thùng lạnh chuyên dụng. Nhiệt độ bảo quản quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_1_faf31333be.jpg)\n\n*Vắc xin SII là loại vắc xin 5 trong 1*\n\nCách sử dụng vắc xin SII\n------------------------\n\nVắc xin SII được cung cấp miễn phí như một phần của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia dành cho tất cả trẻ em từ 2 tháng đến dưới 1 tuổi, kết hợp với vắc xin ComBE Five để phòng ngừa 5 bệnh, bao gồm [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, vắc xin SII cần được tiêm lặp lại ba mũi riêng biệt, với khoảng thời gian tối thiểu một tháng giữa các lần tiêm.\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ em nên được tiêm vắc xin SII vào các thời điểm 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Trong trường hợp bỏ lỡ các mốc thời gian trên, trẻ nên tiêm sớm nhất có thể. Đối với trẻ trên 1 tuổi, vắc xin SII vẫn được khuyến nghị với mức độ an toàn và hiệu quả tương đương. Tuy nhiên, trẻ em trong nhóm này không được hưởng chính sách miễn phí của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.\n\nCác trẻ đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin ComBE Five trước đó vẫn có thể hoàn tất quá trình tiêm chủng bằng vắc xin SII mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_2_a7514117c5.jpg)\n\n*Vắc xin SII áp dụng cho trẻ em từ 2 tháng đến 1 tuổi*\n\nNhững đối tượng không được tiêm vắc xin SII\n-------------------------------------------\n\nVắc xin SII không nên được tiêm cho các trẻ có những đặc điểm sau:\n\n* Có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính.\n* Có dấu hiệu của bệnh lý thần kinh, như co giật.\n* Xảy ra phản ứng co giật, giảm trương lực cơ, dị ứng, phản vệ,... với các loại vắc xin phòng bệnh.\n\nĐể đảm bảo an toàn cho trẻ, khi đến tiêm phòng, bố mẹ hoặc người thân cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ và thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh tật của trẻ, cũng như các tác dụng không mong muốn mà trẻ đã gặp phải trước đó khi tiêm chủng.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_3_74149c7e08.jpg)\n\n*Trẻ đang sốt cao không nên tiêm vắc xin SII*\n\nTác dụng không mong muốn khi tiêm vắc xin SII\n---------------------------------------------\n\nTương tự như nhiều loại thuốc khác, việc tiêm phòng bằng vắc xin SII cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến nhất là phản ứng sau tiêm, trong đó sốt là tác dụng phụ phổ biến nhất. Trẻ có thể bị sốt từ nhẹ đến trung bình, và hiếm khi có trường hợp sốt cao hơn 38,5 độ C. Các phản ứng tại chỗ tiêm như đau, sưng, nóng đỏ, hình thành mảng cứng hoặc mảng xuất huyết cũng có thể xảy ra ở một số trẻ.\n\nThường thì các tác dụng phụ này là nhẹ và tự giảm đi mà không cần các biện pháp điều trị y tế đặc biệt. Tuy nhiên, cũng đã ghi nhận một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng hơn, như:\n\n* Co giật trong khoảng 3 ngày sau tiêm.\n* Quấy khóc kéo dài liên tục trên 3 giờ. Thường thì biểu hiện này sẽ tự giảm sau 48 giờ.\n* Giảm trương lực cơ và trẻ có thể giảm đáp ứng với kích thích từ môi trường xung quanh.\n* Dị ứng, sốc phản vệ.\n\nĐể giảm thiểu các tác dụng phụ đối với trẻ, bố mẹ và người thân nên tuân thủ quy định theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Việc phát hiện sớm các tác dụng phụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cấp cứu kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ.\n\nHiện nay, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin mới nhất nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn thế giới. Sở hữu kho lạnh đạt chuẩn GSP, Long Châu là địa chỉ tiêm chủng đáng tin cậy, luôn đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được đào tạo bài bản, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng quy trình.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_4_108fbccbab.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin SII có thể khiến trẻ quấy khóc trong 3 giờ*\n\nTrên đây là những thông tin bạn cần biết về [vắc xin SII](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-sii-va-nhung-dieu-can-biet.html). Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức cô đọng, ngắn gọn và chính xác về loại vắc xin đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.\n\n", "date": "25/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?", "abstract": "Việc tiêm phòng dại là vô cùng cần thiết để tránh tiến triển bệnh dại. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn.", "md_content": "Đối với phụ nữ mang thai, thuốc uống hay thuốc tiêm đều cần phải có sự tư vấn cẩn thận của bác sĩ. Trong đó nếu không may phải tiêm vắc xin dại thì tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều người cũng rất lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi khi đưa bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể.\n\nBệnh dại là gì?\n---------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-dai-o-nguoi-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dai-o-nguoi-63229.html) là một bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và hệ thần kinh. Bệnh dại gây ra bởi vi rút dại gọi là Rabies virus, được truyền từ động vật sang con người thông qua vết thương hoặc vết cắn của động vật nhiễm dại. Vi rút dại tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng nặng nề như đau đầu, buồn nôn, khó thở, mất khả năng điều khiển cơ bắp, thậm chí là tử vong.\n\nTiêm phòng dại là phương pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi rút dại. Thông thường, phác đồ tiêm phòng dại sẽ bao gồm các liều tiêm nhiều mũi, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật nghi nhiễm dại hoặc sau khi bị cắn. Liều lượng, đường tiêm, thời gian tiêm sẽ theo sự hướng dẫn của từng công ty sản xuất vắc xin.\n\nNhiều người luôn thắc mắc rằng tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không bởi vì bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người có biểu hiện bệnh dại sẽ có tỷ lệ tử vong 100%. Do đó việc tiêm phòng dại là cách duy nhất để ngăn tiến triển bệnh dại.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_2_70066fc320.png)\n\n*Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?*\n\nTiêm phòng dại có các tác dụng phụ gì?\n--------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ của vắc xin dại thường là nhẹ và ngắn hạn, hầu hết mọi người không gặp vấn đề nghiêm trọng.\n\n**Đau và sưng tại vị trí tiêm:** Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin dại. Cảm giác đau và sưng tại vị trí tiêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lúc này cơ thể đang phản ứng lại với việc nhận diện các thành phần của vắc xin.\n\n**Đỏ da, có cảm giác nóng ở vùng tiêm:** Một số người có thể có tình trạng đỏ da, nóng rát ở tại vị trí tiêm. Phản ứng này không nghiêm trọng, rất thường gặp và thường tự giảm đi trong vài ngày.\n\n**Mệt mỏi, sốt nhẹ:** Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt nhẹ. Bởi vì lúc này cơ thể đang tiếp nhận các kháng nguyên lạ, hệ miễn dịch được kích hoạt mạnh mẽ. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài, có thể mệt sau 1 ngày đi tiêm về. Lúc này có thể dùng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) hoặc bổ sung thêm các vitamin để cơ thể nhanh vượt qua cơn sốt và mệt mỏi\n\n**Cảm giác buồn nôn hoặc nôn:** Ở một vài trường hợp có thể gặp sự khó chịu ở đường tiêu hóa như cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Nếu tình trạng này trở nên trầm trọng hơn thì cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi những phản ứng phụ thông thường sẽ tự giảm và biểu hiện không quá rầm rộ, mạnh mẽ.\n\n**Cảm giác đau và cứng cơ:** Cảm giác này xuất hiện bởi vì sự khuếch tán thuốc vào cơ thể có thể gây ra sự đau và cứng cơ. Tuy nhiên biểu hiện nhẹ, không quá nghiêm trọng, kéo dài.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_3_5cfb52cb35.jpg)\n\n*Tiêm phòng dại là cách duy nhất bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh dại*\n\nNhư vậy cũng như bất kỳ loại thuốc nào thì vắc xin dại cũng gây ra các phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể giảm nhẹ và tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị.\n\nĐiều đáng lưu ý là sau khi tiêm phòng dại, nếu có bất kỳ các triệu chứng như: Sốt cao, khó thở, phát ban, đau ngực,... nên báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời. Bởi vì có thể các phản ứng phản vệ xuất hiện mà không xử trí kịp thời sẽ làm tình trạng càng xấu đi.\n\nTiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?\n-----------------------------------------------\n\nQua các phân tích về các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin dại thì trả lời thế nào cho câu hỏi: Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiện nay các cơ sở dữ liệu đã chứng minh rằng tiêm phòng dại không có sự ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.\n\nVề thành phần của vắc xin dại thì có chứa vi rút dại đã bất hoạt. Do đó khi tiêm vắc xin dại thì không thể gây ra bệnh dại. Ngoài ra vắc xin dại cũng đã được nghiên cứu, [thử nghiệm lâm sàng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-thu-nghiem-lam-sang-va-nghien-cuu-moi-nhat-ve-u-bieu-mo-duong-tieu-hoa-54421.html) 4 pha trước khi đưa vào sử dụng. Trong đó vắc xin được đánh giá độ an toàn đối với phụ nữ mang thai.\n\nDo đó vắc xin dại là an toàn khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc xin dại nếu cần thiết để ngăn chặn nguy cơ tiến triển bệnh dại.\n\nĐiều quan trọng phải lưu ý rằng nguy cơ mắc bệnh dại nếu không được tiêm phòng là rất lớn và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Tuy vậy bạn nên thông báo với bác sĩ khi mang thai và phải tiêm phòng dại. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và các nguy cơ nếu trì hoãn việc tiêm chủng.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_5_b7b9f682df.jpg)\n\n*Tiêm phòng dại không ảnh hưởng đến thai nhi*\n\nPhải làm gì khi mang thai bị chó cắn?\n-------------------------------------\n\nNhư vậy việc tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là không. Vậy khi bị chó cắn thì cần phải xử lý như thế nào trước khi đến cơ sở y tế gần nhất?\n\nNếu mẹ bầu bị chó cắn thì cần sơ cứu các bước như sau:\n\n* Rửa sạch vết thương: Hãy rửa vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch liên tục trong khoảng 15 phút. Sử dụng bông, gạc hoặc khăn sạch để lau nhẹ vết thương. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa liên tục dưới vòi nước chảy.\n* Sát khuẩn bằng [cồn 70 độ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-70-y-te-co-cong-dung-gi-ngui-mui-con-70-do-co-doc-hai-khong.html) hoặc cồn iod để giảm khả năng nhiễm trùng. Có thể băng nhẹ để tránh bụi bẩn, nhưng không được băng chặt hoặc khâu vết thương lại.\n* Đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.\n* Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh mắc phải, tiền sử sử dụng thuốc và tình trạng của chó vừa tấn công mẹ bầu.\n* Bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng vắc xin hoặc [huyết thanh kháng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-dai-la-gi-su-dung-nhu-the-nao.html) tùy theo tình trạng vết thương. Đồng thời có thể bổ sung tiêm uốn ván nếu cần thiết.\n* Theo dõi vết thương và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đồng thời, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng và vết thương nhanh lành lại.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_4_8ffb7f9dfb.jpg)\n\n*Sau khi tiêm phòng dại cần theo dõi tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn trong thai kỳ*\n\nNhư vậy qua bài viết trên bạn đã biết được: [Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong.html) không? Vắc xin dại không chống chỉ định với phụ nữ mang thai cho nên khi cần thiết vẫn có thể sử dụng. Hy vọng bài viết đã cho bạn câu trả lời hợp lý và hữu ích\n\n", "date": "14/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?", "abstract": "Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không chính là câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.\n", "md_content": "Được biết trẻ em là đối tượng cần phải tiêm phòng đầy đủ để sức khỏe của trẻ duy trì ở mức ổn định. Vậy trẻ tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về tầm quan trọng của tiêm chủng nhé!\n\nVắc xin bại liệt là gì?\n-----------------------\n\nVắc xin phòng [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là một loại vắc xin được dùng để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Bệnh này là một loại bệnh lây nhiễm do virus bại liệt gây ra, tấn công hệ thần kinh và có thể gây liệt nửa thân hoặc toàn thân. Từ những năm 1950, bệnh bại liệt đã được phát hiện và miễn dịch hóa thông qua vắc xin phòng bại liệt. Vắc xin này được sản xuất bằng cách sử dụng các chủng virus bại liệt đã được giảm độc tố hoặc làm yếu đi. Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và tạo ra các kháng thể chống lại virus bại liệt. Nhờ vào quá trình này, nếu tiếp xúc với virus bại liệt thực tế, cơ thể đã có sự miễn dịch và không bị lây nhiễm bệnh.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tat_tan_tat_ve_tiem_phong_mui_bai_liet_co_sot_khong_o_tre_em_1_31b89194cd.jpeg)\n\n*Vắc xin bại liệt là vắc xin bất hoạt có thể ngăn ngừa bệnh bại liệt*\n\nĐối tượng nào cần tiêm phòng mũi bại liệt?\n------------------------------------------\n\nĐối với trẻ em, vắc xin phòng bại liệt được tiêm ngay từ khi trẻ mới sinh, các liều tiêm tiếp theo là khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng và 6 - 18 tháng tuổi. Thắc mắc tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không được các mẹ rất quan tâm. Vì trẻ sẽ được tiêm nhiều đợt trong suốt quá trình phát triển.\n\nNếu phát hiện trẻ đang bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh liên quan đến cấp tính thì không nên tiêm phòng mũi bại liệt. Tất nhiên vắc xin bại liệt có thể được dùng cho nhóm trẻ em có nguy cơ mắc những căn bệnh nền nguy hiểm, cơ thể miễn dịch không tốt kèm theo vấn đề sức khỏe không ổn định.\n\nTiêm phòng mũi bại liệt có sốt không?\n-------------------------------------\n\nSốt sau tiêm phòng vắc xin phòng mũi bại liệt là phản ứng hết sức bình thường. Tuy nhiên phản ứng này chỉ là tạm thời và sẽ tự giảm sau một vài ngày.\n\nTiêm phòng mũi bại liệt có sốt không phụ thuộc vào cơ địa và cách cơ thể trẻ phản ứng. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau để giảm thiểu phản ứng phụ sau tiêm vắc xin bại liệt:\n\n* Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm.\n* Có thể giảm sốt và đau cho trẻ bằng cách sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.\n* Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cơ thể loại bỏ độc tố.\n* Ăn uống đầy đủ bổ sung các chất dinh dưỡng vào bữa ăn.\n\nTrong nhiều trường hợp tiêm phòng mũi bại liệt còn gây ra những phản ứng nhẹ khác trong hệ miễn dịch. Do vậy cần hết sức chú ý đến phản ứng sau khi tiêm, đặc biệt là khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày. Khi bắt gặp những triệu bất thường sau chứng tỏ vắc xin đang có tác dụng nên theo dõi và kiểm tra đúng cách.\n\n* Sốt cao hơn 38 độ, kéo dài trong suốt 3 - 4 tiếng;\n* Trẻ thường xuyên quấy khóc, cơ thể lờ đờ uể oải;\n* [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html);\n* Nôn ói thường xuyên;\n* Co giật nhẹ;\n* Phát ban khắp người.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tat_tan_tat_ve_tiem_phong_mui_bai_liet_co_sot_khong_o_tre_em_2_951452787a.jpg)\n\n*Tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không?*\n\nNhững thông tin cần nắm khi thực hiện tiêm phòng mũi bại liệt\n-------------------------------------------------------------\n\nĐể hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không, dưới đây là những điều bạn nên biết.\n\n### Lợi ích của vắc xin\n\nVắc xin dùng để tiêm phòng mũi bại liệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bại liệt, một căn bệnh viêm não gây ra bởi virus bại liệt. Ngoài ra còn giúp phát triển miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của virus trong cơ thể.\n\n### Lịch tiêm chủng\n\nvắc xin phòng mũi bại liệt thường được tiêm theo lịch trình cụ thể. Đối với trẻ em, các liều tiêm thường được thực hiện khi còn nhỏ, bắt đầu từ ngay sau khi sinh và tiếp tục vào các tháng sau đó. Đối với người lớn, tiêm vắc xin phòng mũi bại liệt thường được khuyến nghị cho những ai có nguy cơ tiếp xúc với virus hoặc có kế hoạch du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao.\n\n### Tác dụng phụ có thể xảy ra\n\nMột số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin, bao gồm sốt nhẹ, đau nhức cơ, sưng nhẹ tại vùng tiêm. Những tác dụng phụ này thường tự giảm sau một thời gian ngắn và không đáng lo ngại. \n\n### Tư vấn y tế\n\nTrước khi tiêm phòng mũi bại liệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để kịp thời đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.\n\n### Tiếp tục giữ vệ sinh và phòng ngừa\n\nMặc dù đã tiêm phòng mũi bại liệt, nhưng vẫn cần duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng ngừa để đảm bảo vệ khỏi bệnh bại liệt và các bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh và tuân thủ các quy định về vệ sinh khi đi du lịch.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_phong_mui_bai_liet_co_bi_sot_khong_3_Cropped_a98ffd8122.jpg)\n\n*Thông tin cần lưu ý trước khi tiêm mũi phòng bại liệt*\n\n### Một số trường hợp không nên đưa trẻ đi tiêm phòng mũi bại liệt\n\nTrẻ em không được phép tiêm phòng khi gặp phải một trong số các trường hợp sau:\n\n* Trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính thì nên tạm hoãn việc tiêm [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) phòng bại liệt.\n* Nếu trẻ có sốt bằng hoặc cao hơn 37.5 độ C trong trường hợp đã được đưa đi tiêm ngoài bệnh viện hoặc cao hơn mức 38 độ C cha mẹ nên tạm hoãn ngay việc tiêm vắc xin.\n* Nếu trẻ đang hoặc vừa kết thúc điều trị bằng corticoid ở liều cao tương đương prednisolone ≥ 2mg/kg/ngày, thì cần tạm hoãn việc sử dụng vắc xin sống giảm độc lực trong 14 ngày.\n* Trẻ vừa mới truyền máu, sử dụng các sản phẩm từ máu hoặc dùng [globulin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-globulin-mien-dich.html) miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ khi trẻ sử dụng globulin miễn dịch để điều trị viêm gan B, thì cần tạm hoãn việc tiêm vắc xin.\n\nNên lưu ý những gì khi thực hiện tiêm phòng mũi bại liệt cho trẻ em?\n--------------------------------------------------------------------\n\nĐể tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau khi tiêm mũi bại liệt ở trẻ cần theo dõi và lưu ý những vấn đề sau:\n\nĐối với trẻ em có những phản ứng nặng sau khi tiêm phòng mũi bại liệt, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị và kiểm tra kịp thời.\n\nNgoài ra, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng dị ứng với các hoạt chất hoặc tá dược trong vắc xin hoặc dị ứng với neomycin, streptomycin, polymycine B, nên thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm phòng.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_phong_mui_bai_liet_co_bi_sot_khong_4_Cropped_4c1a9dcdc3.jpg)\n\n *Thông báo tình trạng dị ứng của trẻ trước khi tiêm phòng vắc xin bại liệt*\n\nNhư vậy, với những thông tin liên quan đến [tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-tiem-phong-mui-bai-liet-co-bi-sot-khong.html) chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về căn bệnh này. Từ đó có được những biện pháp xử lý kịp thời trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm. \n\n", "date": "24/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?", "abstract": "Vắc xin dại cũng là một chế phẩm sinh học dùng trong y học. Vì thế rất nhiều người đã thắc mắc rằng tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp câu hỏi này.", "md_content": "Hiện nay, bệnh dại vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể và tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Để ngăn chặn bệnh dại, phương pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng ngay sau khi bị chó, mèo,... cắn. Một số người cho rằng việc tiêm phòng dại gây ảnh hưởng đến sức khỏe cụ thể là gây suy giảm trí nhớ và thậm chí giảm tuổi thọ. Bởi vì lo sợ những vấn đề như vậy cho nên có nhiều người quyết định không tiêm vaccine phòng dại. Vậy tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?\n\nTại sao phải tiêm vắc xin dại?\n------------------------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) thực sự là một trong những căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu sau khi các triệu chứng xuất hiện rầm rộ. Việc tiêm phòng nhanh chóng và điều trị dự phòng là rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi rút.\n\nViệt Nam là nước có nguy cơ cao về bệnh dại, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi và mùa hè. Bởi vì ở các vùng quê, vùng núi thì động vật và thú cưng chưa được tiêm phòng dại. Cho nên nguy cơ bệnh dại cao là từ các nguồn lây này. Ở nước ta chó mèo thường hay thả rông mà không có rọ mõm nên rất dễ tấn công người khác. Ngoài ra vào mùa hè, nhiệt độ nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sản, phát triển của vi rút dại.\n\n[Tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) là cách duy nhất để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại. Điều này có nghĩa các trường hợp tử vong đều không được tiêm vắc xin. Việc tiêm vắc xin trước và sau khi bị phơi nhiễm giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi rút dại, tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh.\n\n![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_2_ac92260743.jpg)\n\n*Vắc xin dại hiện nay được nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn trên nhiều đối tượng khác nhau*\n\nNgoài ra, việc tiêm đủ số mũi theo quy định là rất quan trọng để đảm bảo tạo ra đủ đáp ứng miễn dịch. Do đó vì tính chất nghiêm trọng của bệnh dại mà không nên trì hoãn bất kỳ mũi tiêm nào. Việc tăng cường giáo dục cộng đồng và tiêm phòng dại đóng vai trò quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh dại.\n\nTiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?\n------------------------------------------------\n\nMặc dù việc tiêm vắc xin dại là rất quan trọng. Tuy nhiên tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?\n\nTrước đây, vắc xin phòng dại thường được sản xuất từ não chuột. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ và phản ứng bất thường do có sự tồn tại của tế bào não chuột trong vắc xin. Các nhà khoa học, các công ty sản xuất vắc xin đã ngưng nghiên cứu và không còn sản xuất các loại vắc xin cũ.\n\n![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_3_1cc5473957.jpg)\n\n*Công nghệ sản xuất vắc xin được giám sát chặt chẽ hơn với hàng loạt tiêu chuẩn GMP, GSP*\n\nSự tiến triển trong công nghệ sản xuất vắc xin đã chuyển sang sử dụng các tế bào thận khỉ, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào vero tinh khiết thay vì tế bào não chuột. Thêm nữa quy trình sản xuất vắc xin phòng dại thế hệ mới được thực hiện chặt chẽ hơn, đảm bảo sự tinh khiết và an toàn của vắc xin. Việc bất hoạt vi rút dại trở nên hiệu quả và không gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh như trước đây.\n\nNgoài ra, [vắc xin phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-bao-nhieu-tien.html) thế hệ mới có hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn, giảm nguy cơ phản ứng không mong muốn có thể xuất hiện. Sự chuyển đổi từ vắc xin cũ đến vắc xin thế hệ mới giúp nâng cao chất lượng vắc xin về tính an toàn và tính hiệu quả.\n\nVì vậy với những lý do như trên thì tiêm vắc xin dại không ảnh hưởng đến trí nhớ. Hơn nữa nhờ vào những ưu điểm vượt trội của vắc xin thế hệ mới mà việc tiêm phòng cũng dễ dàng hơn, dẫn đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại.\n\n![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_5_37ea8c3b88.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? Câu trả lời là không*\n\nThông thường sau khi tiêm phòng dại sẽ có một số triệu chứng như: Đau, sưng tại nơi tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi,... Tuy nhiên các triệu chứng này không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Một số triệu chứng sốc phản vệ sau khi tiêm mà bạn cần lưu ý: Mạch nhanh, [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-tut-huyet-ap-va-cac-phong-ngua.html), khó thở, co thắt thanh quản, da xanh, tiêu chảy,... Bạn cần báo bác sĩ ngay lập tức để can thiệp kịp thời.\n\nHai loại vắc xin dại hiện nay được Cục Quản lý Dược cấp phép bao gồm Verorab và Abhayrab. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đều triển khai tiêm phòng dại cho người dân. Nhờ đó tạo ra được hệ thống y tế đáng tin cậy và hiệu quả trong phòng chống bệnh dại.\n\nCác biện pháp phòng chống bệnh dại\n----------------------------------\n\nBệnh dại tiến triển nhanh chóng và thường dẫn đến tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng. Việc tiêm phòng ngay sau tiếp xúc với chó, mèo cắn là một cuộc chạy đua giữa vắc xin và vi rút để ngăn chặn sự phát triển của vi rút trong cơ thể.\n\nCác tổn thương xảy ra ở các vị trí gần [hệ thần kinh trung ương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-he-than-kinh-trung-uong-hoat-dong-nhu-the-nao.html) như đầu, mặt, cổ có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm và tiến triển bệnh nhanh chóng. Do đó, việc tiêm phòng càng sớm càng giúp ngăn được diễn biến xấu hơn.\n\nỞ Việt Nam thì chó, mèo là nguồn mang bệnh chủ yếu. Vi rút dại sẽ lây qua đường nước bọt của chó mèo. Khi đó vi rút dại không chỉ lây truyền khi cắn hay cào, mà còn có thể truyền qua nước bọt khi chó, mèo liếm vào vết thương hở, niêm mạc mắt, mũi,... Do đó có các biện pháp phòng chống bệnh dại nên được áp dụng như:\n\n* Tiêm phòng dại cho chó, mèo, đồng thời phải tiêm nhắc lại theo lịch hàng năm của ngành Thú y. Thông thường chó, mèo tiêm chủng cũng sẽ có sổ theo dõi để dễ dàng biết được lịch tiêm hàng năm.\n* Rọ mõm cho chó khi ra đường, không để chó chạy rông ngoài đường.\n* Không chọc phá vật nuôi để tránh bị cắn, cào.\n* Tiêm vắc xin ngay sau khi bị chó, mèo cắn hoặc liếm vào vết thương hở.\n* Theo dõi con vật sau khi bị cắn để có biện pháp xử lý tiếp theo.\n\n![Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_dai_co_anh_huong_den_tri_nho_khong_4_1a179db7e0.jpg)\n\n*Vắc xin dại thế hệ mới không ảnh hưởng đến trí nhớ*\n\nNgoài ra khi có vết thương hở, bạn nên rửa sạch bằng nước và xà phòng khoảng 15 phút. Có thể rửa dưới vòi nước chảy liên tục để rửa trôi bụi bẩn và một phần vi rút. Sau đó thì sát khuẩn bằng cồn hoặc povidine rồi đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng dại.\n\nNhư vậy qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: [Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-dai-co-anh-huong-den-tri-nho-khong.html)? Bằng các phương pháp nghiên cứu, sản xuất vắc xin hiện đại thì vắc xin dại không còn ảnh hưởng đến trí nhớ như phương pháp cũ. Hy vọng bài viết trên cho bạn nhiều điều bổ ích.\n\n", "date": "14/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?", "abstract": "Tiêm phòng dại là cách duy nhất để ngăn bệnh dại tiến triển. Vậy nên tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho bạn tìm được nơi tiêm phòng dại ở Hà Nội tốt nhất.", "md_content": "Tiêm phòng dại là quan trọng nhưng việc lựa chọn được cơ sở y tế để tiêm chủng cũng quan trọng không kém. Các tiêu chí nào để lựa chọn nơi tiêm phòng dại? Và tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là uy tín?\n\nTiêu chí lựa chọn nơi tiêm phòng dại\n------------------------------------\n\n[Tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi rút gây dại từ động vật sang người. Việc lựa chọn nơi tiêm phòng dại đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh. Để tìm được nơi tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội tốt nhất thì trước hết nên có các tiêu chí lựa chọn nơi tiêm như sau:\n\n* Nơi tiêm phòng dại nên đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Phòng tiêm nên được thiết kế có đủ không gian để đảm bảo quyền riêng tư, đồng thời có bác sĩ tư vấn khám sàng lọc trước khi tiêm. Một số thiết bị trong phòng nên có như máy tính để lưu thông tin người bệnh, đèn UV để khử khuẩn mỗi ngày,... Ngoài ra các khu vực chờ đợi hay chỗ thanh toán cũng cần phải rộng rãi, có lối đi để kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra.\n* Quy trình tiêm phòng cũng là một yếu tố quyết định. Nơi tiêm phòng cần phải tuân thủ các quy trình an toàn và sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời cũng có quy trình xử trí khi gặp sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng sau tiêm.\n* Việc lưu trữ vắc xin cũng là một phần quan trọng, đảm bảo vắc xin vẫn còn giữ được hiệu quả tốt nhất. Điều này đòi hỏi cơ sở tiêm phòng phải có thiết bị bảo quản đúng tiêu chuẩn GSP.\n* Một yếu tố khác để lựa chọn nơi tiêm là đội ngũ nhân viên y tế. Trước hết phải có bác sĩ thăm khám sàng lọc trước khi tiêm. Bác sĩ nên có chứng chỉ hành nghề và đã được tham gia đào tạo các khóa về tiêm chủng. Điều dưỡng thực hiện quá trình tiêm cũng phải có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra các bộ phận khác như tiếp tân, chăm sóc khách hàng cũng cần đáp ứng sự chuyên nghiệp và tận tâm.\n\n![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_5_5a01787e6c.jpg)\n\n*Việc lựa chọn tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là quan trọng trong việc phòng ngừa dại*\n\nTiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là uy tín và tốt nhất?\n--------------------------------------------------\n\nKhi đặt ra các tiêu chí lựa chọn nơi tiêm chủng thì nên tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội? Dựa vào các tiêu chí đã đặt ra khi lựa chọn nơi tiêm chủng thì dưới đây là một số gợi ý cho bạn.\n\n### Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu\n\nHệ thống [trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trung-tam-tiem-chung-fpt-long-chau-diem-den-hang-dau-cho-suc-khoe-an-toan-va-chat-luong.html) vừa đưa các cơ sở ở Hà Nội vào hoạt động vào năm 2023. Toàn bộ vắc xin tại trung tâm là nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài, được kiểm duyệt và cấp phép đầy đủ. Cơ sở hạ tầng được thiết kế hiện đại, đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả.\n\n![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_2_73342ef4c5.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là một trong những nơi tiêm phòng dại ở Hà Nội uy tín và chất lượng*\n\nĐịa chỉ của các cơ sở tại Hà Nội:\n\n* 216 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.\n* 244 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.\n* Khu Nhà ở Xa La, BT11 - VT10, quận Hà Đông, Hà Nội.\n* 27 - 29 đường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.\n* 33 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.\n\n### Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội\n\nTrung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội là một tổ chức y tế đáng tin cậy và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe cộng đồng tại thủ đô Việt Nam. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động thăm khám bệnh mà còn đóng góp tích cực vào nhiều lĩnh vực y tế khác nhau.\n\nĐịa chỉ: Số 70 đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Giờ làm việc bắt đầu từ 7:30 tới 16:30.\n\n### Phòng tiêm chủng thuộc Đại học Y Hà Nội\n\nPhòng tiêm chủng của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trực thuộc Đại học Y Hà nội được Sở Y tế cấp phép đủ điều kiện hoạt động tiêm chủng. Nơi đây cũng là nơi làm việc của các giáo sư bác sĩ đầu ngành.\n\nĐịa chỉ: Tòa Nhà A7 Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.\n\n### Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương\n\nBệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới. Hệ thống trang thiết bị được trang bị hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. Bệnh viện luôn đi đầu trong các chiến dịch phòng chống bệnh lây nhiễm như [H5N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-ga-h5n1-435.html), SARS, sởi,...\n\nBệnh viện hiện có địa chỉ tại: số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội.\n\n### Trung tâm dịch vụ và y tế dự phòng\n\nTrung tâm dịch vụ và y tế dự phòng là cơ sở tiêm chủng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Trung tâm thực hiện các dịch vụ xét nghiệm và tiêm chủng các loại [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html). Phương châm của trung tâm là: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.\n\nĐịa chỉ: Số 131, Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.\n\n![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_3_abcf248b35.jpg)\n\n*Các cơ sở y tế tiêm phòng dại phải được cấp giấy phép của cơ quan y tế có thẩm quyền*\n\nCác vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng dại\n---------------------------------------\n\nKhi bị chó, mèo cắn hay cào, trước hết nên chăm sóc vết thương, bằng cách: Rửa vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch trong vòng 15 phút để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để để kiểm tra và tiêm phòng dại. Có một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng dại như:\n\n* Việc tiêm phòng dại càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi rút dại phát triển.\n* Theo dõi và tuân thủ đúng lịch trình tiêm phòng được bác sĩ chỉ định. Trong sổ theo dõi nên ghi rõ thông tin về vắc xin và lịch tiêm phòng dại.\n* Lưu ý đến mọi phản ứng sau tiêm phòng như đau, sưng hoặc các triệu chứng không mong muốn khác.\n* Báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào đáng chú ý.\n* Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chủ yếu là [vitamin và khoáng chất](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-hieu-gi-ve-vitamin-va-khoang-chat-2793.html), để hỗ trợ hệ miễn dịch.\n* Tránh làm việc quá sức, sắp xếp công việc hợp lý và duy trì giấc ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe.\n* Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong thời gian tiêm phòng dại.\n* Tránh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và corticoid sau khi tiêm phòng dại.\n* Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng cơ thể đang phản ứng tích cực với vắc xin.\n\n![Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_o_dau_ha_noi_la_tot_nhat_4_ae734c646b.jpg)\n\n*Việc tiêm phòng dại cần được tiến hành càng sớm càng tốt và phải tiêm đúng phác đồ được khuyến cáo*\n\nNhư vậy qua bài viết trên bạn đã biết được [tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-o-dau-ha-noi-la-tot-nhat.html) là tốt nhất. Có rất nhiều cơ sở y tế ở Hà Nội được cấp phép tiêm phòng dại. Bạn có thể lựa chọn theo tiêu chí gần nhà hoặc điều kiện kinh tế của mình. Hy vọng bài viết đã cho bạn nhiều thông tin hữu ích.\n\n", "date": "14/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?", "abstract": "Có nhiều người thắc mắc rằng: Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? Liệu có phải tăng nguy cơ rủi ro mắc bệnh dại? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc này.", "md_content": "Nhiều người có thể vô tình quên lịch tiêm phòng dại và dẫn đến tiêm không đúng lịch. Vậy hậu quả là gì khi tiêm phòng dại không đúng lịch? Và điều quan trọng là, có những giải pháp nào để giải quyết tình huống này?\n\nTại sao phải tiêm phòng dại?\n----------------------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) lây truyền từ động vật mang vi rút dại qua người. Khi bệnh dại có biểu hiện lâm sàng thì nguy cơ tử vong lên đến 100%. Một số lý do cần phải tiêm phòng dại như sau:\n\n* Giảm nguy cơ mắc bệnh dại từ động vật: Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở động vật như chó, mèo, linh cẩu, cáo,... Vắc xin phòng dại giúp bảo vệ con người khỏi nguy cơ lây nhiễm vi rút dại từ động vật.\n* An toàn và hiệu quả: Vắc xin phòng dại đã được kiểm nghiệm, chứng minh có đủ tính an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn vi rút dại. Việc tiêm vắc xin giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để ngăn chặn sự lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh.\n* Phòng ngừa trước khi xuất hiện triệu chứng: Vắc xin phòng dại không chỉ có tác dụng bảo vệ ngay sau khi phơi nhiễm mà còn có tác dụng phòng ngừa. Việc tiêm vắc xin sẽ tạo hàng rào bảo vệ trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.\n* An toàn cho cộng đồng: Đây là hiệu quả của vắc xin phòng dại trên động vật. Ở khía cạnh [tiêm phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html) đầy đủ cho thú cưng cũng là cách tốt nhất bảo vệ được cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh dại.\n\n![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_2_2876cf2d8e.jpg)\n\n*Vi rút dại được truyền từ động vật sang người*\n\nNhư vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.\n\nTiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không?\n-----------------------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin dại không đúng lịch có thể làm giảm tính tối ưu của vắc xin. Có nghĩa là tiêm vắc xin không đúng lịch sẽ không làm mất hiệu lực của mũi tiêm trước mà giảm tính bảo vệ tối ưu của vắc xin.\n\nTrong trường hợp tiêm dự phòng, chưa phơi nhiễm thì nên tiêm đầy đủ các mũi tiêm để đảm bảo hiệu lực bảo vệ của vắc xin. Trong trường hợp đã phơi nhiễm thì việc tiêm phòng dại không đúng lịch có thể có hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì bệnh dại có diễn biến nhanh mà không có thuốc điều trị đặc hiệu. Lúc đó nguy cơ tiến triển bệnh dại và dẫn đến tử vong là vô cùng lớn.\n\nLịch tiêm phòng dại được thiết kế đảm bảo rằng cơ thể sẽ sản xuất đủ lượng [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) để ngăn chặn vi rút dại khi tiếp xúc. Khi một liều không đúng lịch hoặc bị bỏ lỡ, cơ thể có thể không nhận được đủ kích thích để tạo ra đủ kháng thể cần thiết. Điều này có thể làm cho cơ thể không đạt được sự bảo vệ tối ưu, tăng nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút dại.\n\nKhi tiêm phòng dại không đúng lịch, tức là bỏ lỡ một hoặc một số liều, cơ thể không sản xuất đủ kháng thể nên không đạt được sự bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình tiêm phòng cho phép bổ sung liều hoặc điều chỉnh lịch trình để đảm bảo sự hiệu quả tốt nhất.\n\n![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_3_50afbbdc00.jpg)\n\n*Tiêm phòng dại không đúng lịch sẽ làm giảm tính bảo vệ tối ưu của vắc xin*\n\nMục tiêu cuối cùng là duy trì một lượng đủ kháng thể trong cơ thể để bảo vệ chống lại vi rút dại. Trong một số trường hợp, có thể cần phải thực hiện lại một số liều hoặc bắt đầu lại từ đầu nếu thời gian giữa các liều quá lâu.\n\nDo đó, bạn nên tuân thủ lịch trình tiêm phòng dại được đề xuất bởi Bộ Y tế và các nhà sản xuất vắc xin. Hãy theo dõi đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước, trong và sau khi tiêm. Điều này giúp đảm bảo rằng sẽ có đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi vi rút dại và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.\n\nLịch tiêm phòng dại\n-------------------\n\nHiện nay lịch tiêm phòng dại đã được khuyến cáo như sau:\n\n* Đối với người trước [phơi nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phoi-nhiem-la-gi-cach-xu-ly-va-chua-tri-phoi-nhiem-ra-sao-65319.html): Thông thường là 3 mũi, trong đó tiêm vào ngày đầu tiên. Sau đó tiêm các mũi nhắc lại vào ngày thứ 7 và ngày thứ 21 hoặc ngày thứ 28. Với các đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với vi rút dại thường xuyên thì nên tiêm nhắc lại khi nồng độ kháng thể dưới 0,5UI/ml.\n* Đối với người phơi nhiễm chưa được tiêm phòng dại trước đó: Phác đồ 4 mũi bao gồm mũi đầu tiên vào ngày phơi nhiễm. Sau đó tiêm các mũi nhắc lại vào ngày thứ 3, ngày thứ 7 và ngày thứ 28. Đôi khi có thể thêm một mũi tiêm vào ngày thứ 14.\n\n![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_4_65e25bec10.jpg)\n\n*Sau khi bị chó cắn cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt*\n\nLàm thế nào khi tiêm phòng dại không đúng lịch?\n-----------------------------------------------\n\nCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêm phòng dại không đúng lịch, trì hoãn mũi tiêm tiếp theo. Trong đó có thể là do đang bị sốt, do đang sử dụng [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-va-duoc-su-dung-trong-nhung-truong-hop-nao-61785.html), do bận các lịch trình học tập hoặc công tác, do đi du lịch,...\n\nNếu tiêm phòng dại không đúng lịch thì không cần phải tiêm lại từ đầu. Cũng như các loại vắc xin khác, khi trễ lịch thì nên đi tiêm ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Đối với các trường hợp đang mắc bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn gây sốt thì có thể đợi đến khi cơ thể hồi phục để tiêm mũi tiếp theo. Việc này chỉ được trì hoãn khi bạn chưa phơi nhiễm với vi rút dại.\n\nVí dụ như loại vắc xin tiêm 2 mũi với khoảng cách 2 mũi là 14 ngày. Có thể hiểu là trong khoảng thời gian tối thiểu là 14 ngày thì bạn phải hoàn thành 2 mũi tiêm để có hiệu quả tối ưu nhất. Thời gian tối đa là không có quy định. Nhưng nếu khoảng cách mũi 2 quá xa có thể làm giảm nồng độ kháng thể, khi đó cần phải xét nghiệm lại để xem xét có nên tiêm lại từ đầu hay không.\n\nTuy nhiên nguy cơ bệnh dại sẽ tiến triển nếu sau khi phơi nhiễm mà không tiêm phòng đúng lịch. Đặc biệt là với trường hợp con vật đã có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi tình trạng. Bất kỳ các biểu hiện sốt, đau đầu, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), mệt mỏi, khó thở,... cần phải báo với bác sĩ ngay lập tức. Bởi trong số đó có thể là các phản ứng phản vệ.\n\n![Tiêm phòng dại không đúng lịch có ảnh hưởng gì không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_khong_dung_lich_co_anh_huong_gi_khong_5_24b5cc7206.png)\n\n*Cần tiêm phòng dại hàng năm cho thú cưng để tránh nguy cơ lây bệnh dại*\n\nDo đó cần phải thận trọng và tiêm đúng lịch sau khi phơi nhiễm với vi rút dại. Nên đi tiêm ngay khi nhớ ra và thông báo với bác sĩ tình trạng không đúng lịch tiêm. Như vậy bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh lịch tiêm phòng dại cho phù hợp. Tiêm vắc xin đúng lịch sẽ đảm bảo vắc xin có thể phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ.\n\nNhư vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: [Tiêm phòng dại không đúng lịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-khong-dung-lich-co-anh-huong-gi-khong.html) có ảnh hưởng gì không? Sau khi phơi nhiễm bạn cần phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mình cũng như tình trạng con vật. Do đó lịch tiêm sau khi phơi nhiễm nên được thực hiện đúng để tránh nguy cơ tiến triển bệnh dại. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình.\n\n", "date": "14/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?", "abstract": "Có nhiều trường hợp vô tình bị chó nhà cắn, họ cũng cho rằng chó nhà thì không mang vi rút dại. Vậy bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.", "md_content": "Vi rút dại có thể tồn tại ở bất kỳ loài động vật có vú, máu nóng. Như vậy bị chó nhà cắn có sao không? Khi bị chó nhà cắn thì có nguy cơ mắc bệnh dại không?\n\nBị chó nhà cắn có sao không?\n----------------------------\n\nChó là một trong những loài động vật có thể mang vi rút dại. Vi rút dại thì có thể lây nhiễm cho con người qua vết thương hở hoặc vết trầy xước trên da do chó cắn, cào hoặc liếm. Vi rút dại có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhỏ mà không cần phải là vết cắt sâu. Vì thế nhiều người có thắc mắc rằng: Bị chó nhà cắn có sao không?\n\nChó nhà mặc dù được nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng cũng không thể tránh khỏi trường hợp mang vi rút dại. Bởi vì chó nhà có thể lây vi rút dại từ các con chó xung quanh nó.\n\n![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_3_c56536d1a3.jpg)\n\n*Bị chó nhà cắn có sao không? Nên làm gì khi bị chó nhà cắn?*\n\nKhi vi rút dại xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra sự suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến viêm não tủy cấp tính. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm đau đầu, sốt, buồn nôn và nôn. Khi bệnh dại tiến triển có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như co giật, rối loạn tâm thần và hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong.\n\n[Bệnh dại ở người](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-dai-o-nguoi-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-dai-o-nguoi-63229.html) không có phương pháp điều trị hiệu quả sau khi các triệu chứng xuất hiện. Do đó, việc phòng tránh và tiêm phòng trở nên rất quan trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong từ bệnh dại là rất cao.\n\nCó nhiều báo cáo về các trường hợp mắc bệnh dại sau khi bị chó nhà cắn, một số trong số đó đã dẫn đến tử vong. Các ví dụ như trường hợp của một phụ nữ ở Vĩnh Phúc và một người đàn ông ở Đồng Nai bị chó nhà cắn và mắc bệnh dại vào năm 2023 là minh chứng cho sự nguy hiểm của bệnh này.\n\nĐể ngăn chặn lây nhiễm vi rút dại sau khi bị chó nhà cắn, việc điều trị ngay lập tức và tiêm phòng phù hợp là cần thiết. Việc này giúp ngăn chặn sự lan truyền của vi rút và bảo vệ sức khỏe của người bị cắn.\n\nTriệu chứng bệnh dại của chó\n----------------------------\n\nBị chó nhà cắn có sao không? Câu trả lời tùy thuộc vào chó có đang mang mầm bệnh hay không. Ở chó chia ra 2 thể dại, trong đó bao gồm:\n\n### Thể dại điên cuồng\n\nỞ thể dại điên cuồng có thể chia thành 3 thời kỳ: Thời kỳ tiền lâm sàng, thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt.\n\n**Thời kỳ tiền lâm sàng**\n\nChó thường trốn vào góc tối hoặc khu vực kín đáo. Đồng thời có thái độ miễn cưỡng hoặc ngược lại khi gần gũi với chủ. Thỉnh thoảng có thể sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc [bồn chồn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bon-chon-la-gi-cac-bien-phap-cai-thien-cam-giac-bon-chon-keo-dai-64134.html).\n\n**Thời kỳ điên cuồng**\n\nChó dễ bị kích động, cắn và sủa người lạ một cách dữ dội. Chó cũng có phản ứng quá vồ vập khi chủ gọi, thậm chí chỉ cần nghe tiếng động nhẹ cũng có thể làm chó sủa từng hồi dài. Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như bỏ ăn, [khó nuốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chung-kho-nuot-50.html), sốt cao, mắt đỏ ngầu và giãn đồng tử.\n\nChó cũng có thể chảy nước dãi nhiều, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt và có thể cắn vu vơ hoặc giật mình. Thêm nữa thái độ đi lại của chó trở nên không có chủ đích và có thể trở nên hung dữ.\n\nNgoài ra chó có thể bỏ nhà đi và không trở về. Trên đường đi có thể gặp phải các hành vi không bình thường như gặm cắn, ăn bừa bãi, tấn công chó khác và cả người.\n\n**Thời kỳ bại liệt**\n\nChó bắt đầu biểu hiện các triệu chứng liệt cơ hô hấp và cơ hô hấp, bao gồm liệt hàm dưới và lưỡi. Nước dãi có thể chảy ra và không thể nuốt được thức ăn hoặc nước uống. Chân sau của chó có thể bắt đầu biểu hiện dấu hiệu của liệt. Chó thường chết trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.\n\n![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_4_c169571d0c.jpg)\n\n*Chó sẽ biểu hiện 2 thể dại là thể dại điên cuồng và thể dại câm*\n\n### Thể dại câm\n\nỞ thể dại này, chó có thể chỉ tỏ ra biểu hiện buồn rầu hoặc không tỏ ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác. Không có các dấu hiệu điên cuồng như trong trường hợp thể dại điên cuồng.\n\nChó có thể bị liệt cơ hàm, làm cho mồm luôn hé mở và hàm trễ xuống. Lưỡi có thể thè ra ngoài một cách liên tục. Nước dãi có thể chảy liên tục mà chó không có khả năng kiểm soát.\n\nCon vật không thể cắn hoặc sủa được, thường chỉ có thể gầm gừ trong họng. Đồng thời chó có thể bị liệt ở một phần cơ thể, nửa người hoặc thậm chí cả hai chân sau. Quá trình này thường tiến triển khá nhanh, chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 ngày.\n\n![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_2_3006a07352.jpg)\n\n*Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng để làm sạch vết thương bị chó nhà cắn*\n\nCách xử lý khi bị chó nhà cắn\n-----------------------------\n\nNhư vậy cho dù bị chó nhà cắn có sao không thì bạn vẫn nên tìm cách xử lý vấn đề đang xảy ra.\n\nCó các cách được gợi ý, khuyến cáo như sau:\n\n* Ngay lập tức sau khi bị cắn, cần rửa sạch toàn bộ vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng trong ít nhất 15 phút. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.\n* Sau khi rửa vết thương, cần sử dụng [dung dịch sát khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-lam-dung-dich-sat-khuan-tai-nha-52758.html) như iodine hoặc cồn 70 độ để sát khuẩn vùng bị cắn, giúp giảm thiểu số lượng vi rút dại tại chỗ.\n* Trong quá trình xử lý vết thương, tuyệt đối không làm vết thương bị dập nát hoặc tổn thương lan rộng hơn.\n* Cần đến ngay các cơ sở tiêm phòng dại uy tín để được khám và điều trị dự phòng sau khi bị phơi nhiễm. Có thể cần sử dụng kháng sinh và [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) tùy thuộc vào tình trạng vết thương và sức khỏe của chó nhà.\n* Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng các phương pháp không có cơ sở khoa học về hiệu quả và tính an toàn như thuốc nam, Đông y hoặc các phương pháp dân gian.\n* Trong quá trình điều trị, cần cách ly và chăm sóc y tế đặc biệt cho người bị cắn.\n* Sát trùng đồ vật bị nhiễm: Cần sát trùng các đồ vật bị dính dịch tiết của người bệnh bằng hóa chất diệt khuẩn chuyên dụng để ngăn chặn nguy cơ lây lan vi rút cho người khác.\n\n![Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_nha_can_co_sao_khong_cach_xu_ly_nhu_the_nao_5_5096d8bd43.jpg)\n\n*Làm sạch vết thương và nhanh chóng đến bệnh viện để tiêm phòng dại*\n\nNhư vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết được [bị chó nhà cắn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-nha-can-co-sao-khong-cach-xu-ly-nhu-the-nao.html). Để ngăn ngừa các tình huống xấu xảy ra cho bạn và chó nhà thì việc tiêm phòng dại là vô cùng quan trọng. Chó nhà nên được tiêm phòng dại theo đúng lịch hàng năm để ngăn nguy cơ lây bệnh dại cho người. Mặt khác, việc tiêm vắc xin dại cho chó có thể dễ dàng thực hiện ở các cơ sở thú y trên toàn quốc hoặc từng địa phương theo chiến dịch phòng chống bệnh dại.\n\n", "date": "14/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?", "abstract": "Mọi người thường hay thắc mắc rất nhiều về vấn đề tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? Tiêm phòng dại là điều cần thiết bắt buộc bởi vì khả năng tử vong sẽ càng cao khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.", "md_content": "Hiện nay tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất bảo vệ bản thân trước nguy cơ tử vong do bệnh dại. Tuy nhiên tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Bởi vì các nghiên cứu trên các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú,... vẫn chưa có nhiều dữ liệu.\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nTiêm vắc xin phòng dại là một biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người bị động vật cắn hay cào khỏi [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html). Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong do vi rút dại gọi là Rabies virus gây ra. Vi rút dại truyền từ động vật sang người thông qua các vết thương gây ra do cắn, cào hoặc do liếm các vết thương hở. Bệnh dại tấn công hệ thống thần kinh và nếu không được điều trị kịp thời sau khi nhiễm vi rút có thể dẫn đến tử vong.\n\nVắc xin phòng dại chủ yếu hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại vi rút dại. Khi người được tiêm phòng dại tiếp xúc với vi rút dại, hệ miễn dịch sẽ dễ dàng nhận biết được và tiêu diệt vi rút nhanh chóng, trước khi có cơ hội gây bệnh.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_2_cd5e914e7a.jpg)\n\n*Có nên tiêm phòng dại không? Việc tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?*\n\nVắc xin phòng dại đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh dại và giúp bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ nhiễm vi rút dại từ động vật. Đây được coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý và kiểm soát bệnh dại trên toàn cầu.\n\nVắc xin phòng dại được sản xuất như thế nào?\n--------------------------------------------\n\nTrước khi trả lời câu hỏi [tiêm phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html) có ảnh hưởng đến sinh sản hay không, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của vắc xin phòng dại để có thêm nhiều thông tin hơn.\n\nVắc xin phòng dại hiện đại thường được sản xuất thông qua các kỹ thuật sinh học và có nhiều nguồn gốc khác nhau. Vắc xin phòng dại thường được sản xuất từ các thành phần của vi rút dại đã bất hoạt hoặc suy giảm độc tính để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng. Dưới đây là một số loại vắc xin phòng dại hiện đang được sử dụng trên thế giới:\n\n* Vắc xin dại chứa độc tố dạng bất hoạt: Độc tố dạng protein của vi rút dại được sử dụng làm thành phần chính của vắc xin.\n* Vắc xin dại chứa vi rút dại bất hoạt: Đây là loại vắc xin chứa vi rút dại đã làm bất hoạt độc tính. Và đây cũng là loại vắc xin phòng dại phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.\n* Vắc xin dại chứa thành phần RNA của vi rút dại: Các loại vắc xin mới sử dụng công nghệ sinh học có chứa thành phần RNA đặc hiệu của vi rút dại. Khi vào cơ thể các RNA sẽ kích thích sản xuất kháng thể chống lại vi rút dại. Tuy nhiên, loại vắc xin này đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_3_29808dd1a5.jpg)\n\n*Một trong số các loại vắc xin dại được cấp phép lưu hành ở Việt Nam*\n\nTrong một số trường hợp, vắc xin phòng dại có thể được kết hợp với các loại vắc xin khác để bảo vệ chống lại các bệnh khác. Loại này sẽ tương tự như các loại [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) phòng các bệnh như: Ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt hoặc HIB. Tuy nhiên ở Việt Nam có loại vắc xin được cấp phép lưu hành là vắc xin chứa vi rút dại bất hoạt. Các loại vắc xin dại của các hãng khác nhau sẽ khác nhau ở chủng vi rút dại chứa trong vắc xin.\n\nTiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?\n-----------------------------------------------\n\nTiêm phòng dại là biện pháp duy nhất bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh dại. Khi bệnh dại đã biểu hiện thì nguy cơ tử vong lên đến 100%. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?\n\nCho đến thời điểm hiện tại không có bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy vắc xin phòng dại có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản. Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để đánh giá an toàn và hiệu quả của vắc xin phòng dại, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh rằng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản.\n\nVắc xin phòng dại hiện nay thường được chế tạo để làm kích thích hệ miễn dịch mà không tạo ra tác động đáng kể đối với các hệ thống sinh sản. Các thành phần chủ yếu của vắc xin bao gồm chủng vi khuẩn dại đã bị bất hoạt cùng với các thành phần khác thường không tương tác trực tiếp với hệ sinh sản.\n\nSau khi tiêm vắc xin dại thường sẽ có một số phản ứng bất lợi như: Sốt, đau đầu,... nhưng không ảnh hưởng đến sinh sản cũng như sự phát triển của thai nhi. Ở các loại vắc xin mới đã chứng minh được tính hiệu quả và an toàn trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_4_d07b26e6f0.jpg)\n\n*Tiêm phòng dại là biện pháp bảo vệ duy nhất trước nguy cơ bệnh dại*\n\nĐối với nam giới, cũng không có bằng chứng nào chứng minh tiêm phòng dại ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như hệ sinh sản. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? Câu trả lời là không.\n\nMột số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng dại\n------------------------------------------\n\nKhi tiêm phòng dại, có một số điều bạn cần lưu ý và tuân thủ để đảm bảo hiệu quả, an toàn của quá trình tiêm phòng:\n\n* Nên tiêm ngay vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi bị động vật cắn hoặc cào.\n* Không sử dụng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá,... khi tiêm phòng dại.\n* Theo dõi động vật bị cắn và thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bản thân sát sao nhất có thể.\n* Thông báo với bác sĩ về tiền sử [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html) của bạn với bất kỳ thuốc, đồ ăn, thức uống mà bạn gặp phải.\n* Theo dõi các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin như: Sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, chóng mặt,... Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các phản ứng như: [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), chóng mặt, nặng ngực, nhịp tim bất thường,...\n* Tuân thủ đúng lịch tiêm phòng.\n\nNgoài ra để phòng tránh bệnh dại, bạn nên tiêm phòng dại cho thú cưng trong nhà. Động vật cũng như thú cưng đều là vật thể mang mầm bệnh. Cho nên ngoài việc tiêm phòng cho bản thân thì bạn cũng nên tiêm phòng dại cho thú cưng theo đúng lịch.\n\n![Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_dai_co_anh_huong_den_sinh_san_khong_5_4fcb6d5bd5.jpg)\n\n*Nên tiêm phòng dại cho thú cưng đúng lịch*\n\nNhư vậy qua bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi: [Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sinh sản không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-co-anh-huong-den-sinh-san-khong.html)? Việc tiêm phòng dại là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là ở những người có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại cao như: Những người vừa bị động vật cắn hoặc cào, bác sĩ thú y, nhân viên y tế trong ngành thú y, những người nghiên cứu về động vật hoang dã và môi trường,... Hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức để tự bảo vệ được bản thân.\n\n", "date": "13/03/2024", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm phòng dại", "Vacxin"]}, {"title": "Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa", "abstract": "Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, không chỉ các bệnh về đường hô hấp mà còn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy nên, trang bị cho bản thân những thông tin nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh là điều cần thiết. ", "md_content": "Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải phế cầu khuẩn nhiều nhất. Chúng không chỉ làm giảm sút sức khỏe người bệnh mà còn thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì cùng các thông tin liên quan đến loại vi khuẩn này qua bài viết dưới đây nhé!\n\nPhế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì?\n---------------------------------\n\nVi khuẩn Streptococcus Pneumoniae hay còn gọi là phế cầu khuẩn S.pneumoniae có rất nhiều chủng loại khác nhau. Đây là một loại [vi khuẩn Gram dương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-gram-duong-la-gi-vi-khuan-gram-duong-co-nguy-hiem-khong.html) thuộc chi Streptococcus và thường trú ngụ trong mũi, họng và đường thở con người. Loại vi khuẩn này còn nằm bên trong cơ thể của người khỏe mạnh mà không gây ra bệnh lý nào sẽ được gọi là người lành mang trùng. Khi cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phế cầu khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, sinh ra bệnh.\n\nNghiên cứu cho thấy bệnh phế cầu khuẩn S.pneumoniae sẽ lây lan theo đường hô hấp khi tiếp xúc hoặc va chạm với người bệnh thông qua các hành động như hắt hơi, hôn, ho hoặc dùng chung vật dụng cá nhân. Phế cầu khuẩn được tìm thấy trong vùng mũi họng 40 - 70% ở người khỏe mạnh, vì thế khi bạn sinh sống hoặc làm việc trong môi trường quân đội hoặc cần phải tiếp xúc nhiều người, tỷ lệ mắc phải vi khuẩn này là rất cao.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_c07a7557cc.jpg)\n\n*Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng cho người bệnh*\n\nPhế cầu khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang người khác và để lại di chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời còn có thể nguy hại cho tính mạng. Dù hiện nay có nhiều trường hợp chữa khỏi phế cầu khuẩn S.pneumoniae với liều kháng sinh nhưng chi phí điều trị các bệnh do phế cầu này gây ra rất tốn kém vì có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.\n\nCác bệnh do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây ra và triệu chứng đi kèm\n-------------------------------------------------------------------\n\nPhế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra nhiều bệnh như sau:\n\n### Viêm tai giữa\n\nViêm tai giữa là bệnh lý nhiễm trùng tai giữa có nguyên nhân chính là không chữa trị dứt điểm các [bệnh lý về đường hô hấp trên](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-ly-nao-thuong-xay-ra-o-duong-ho-hap-tren.html) hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh thường khởi phát sau khi bị viêm mũi họng do phế cầu khuẩn S.pneumoniae. Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng mắc phải nhiều nhất, trong đó đáng chú ý là nhóm tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi.\n\nTheo thống kế, có đến 80% trẻ mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất một lần trước 3 tuổi. Hơn ⅓ trường hợp trẻ sẽ bị tái phát 3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm. Triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ là tình trạng đau tai, sốt, quấy khóc, khó chịu, chảy dịch trong tai giữa, mưng mủ hoặc giảm thính giác,... Người lớn khi bị viêm tai giữa cũng sẽ gặp các triệu chứng tương tự. Ngoài ra, còn có tình trạng ù tai, ngứa tai hoặc chảy dịch từ tai ra ngoài.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_f860155092.jpg)\n\n*Viêm tai giữa do S.pneumoniae thường xảy ra ở trẻ em*\n\n### Viêm phổi\n\nViêm phổi do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây ra thường có các triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường. Vì vậy mà nhiều người thường hay xem thường, không chú trọng. Các triệu chứng như là sốt, ớn lạnh, ho, thở nhanh, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn,....\n\nTuy nhiên, viêm phổi là một bệnh viêm nhiễm trùng tại phổi làm cho các túi khí ở một hoặc hai bên bị tổn thương. Từ đó gây nên viêm. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nếu không kịp thời chữa trị. Viêm phổi thường xuất hiện ở người trung niên hoặc người lớn tuổi. Ngày nay vì nhiều lý do khác nhau mà bệnh còn gặp ở cả những người trẻ tuổi.\n\n### Viêm màng não\n\nViêm màng não là bệnh lý rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bệnh được gây ra từ phế cầu khuẩn S.pneumoniae rất khó phát hiện, nếu chỉ theo dõi từ các triệu chứng và sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề khác nhau. Bệnh được biểu hiện từ 2 triệu chứng chính là đau đầu và nôn ói. Các triệu chứng khác đi kèm là sốt cao và mệt mỏi có thể xuất hiện trong một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 giờ. Vậy nên, nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.\n\nNgười bị viêm màng não còn có thể nhạy cảm với ánh sáng nhiều hơn, xuất hiện thêm tình trạng cứng cổ, chán ăn, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bồn chồn và lơ mơ ngủ gà.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_3_0926f630ea.jpg)\n\n*Bệnh viêm màng não là bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn S.pneumoniae*\n\n### Viêm xoang\n\nViêm xoang là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, kể cả người trẻ tuổi. Người mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng như đau mặt, [nghẹt mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nghet-mui-855.html) kéo dài, chảy nước mũi và đau đầu. Viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác nên cần được chú ý kỹ hơn nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên.\n\nViêm xoang gây ra rất nhiều bất lợi cho người bệnh và bệnh cũng rất dễ tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí có thể trở thành tình trạng mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não, nhiễm trùng ổ mắt,...\n\n### Nhiễm khuẩn huyết\n\nNhiễm trùng do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây nên ở máu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, bao gồm trẻ em và người lớn. Tỷ lệ tử vong của bệnh lý này rất cao, lên đến 20%. Các triệu chứng thường thấy của nhiễm trùng máu là sốt rét, bứt rứt, đau đầu, nhức mỏi cơ, lơ mơ ngủ gà và bị phát ban ngoài da.\n\nĐối tượng dễ mắc bệnh do khuẩn phế cầu khuẩn S.pneumoniae\n---------------------------------------------------------\n\nAi cũng có thể nhiễm phải phế cầu khuẩn S.pneumoniae. Tuy nhiên, có 3 nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải nhất chính là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 50 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh về gan, thận, phổi, tim. Ngoài ra, nhóm người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc phải bệnh rất cao.\n\nPhòng ngừa phế cầu khuẩn S.pneumoniae\n-------------------------------------\n\nHiện nay, một trong những biện pháp phòng ngừa phế cầu khuẩn S.pneumoniae chính là tiêm ngừa [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html). Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đã có thể tiêm ngừa. Với mức độ lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh lý cùng biến chứng nguy hiểm cho con người thì việc tiêm ngừa chính là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu. Từ đó cũng giảm thiểu tỷ lệ tử vong đáng tiếc cũng như giảm thiểu chi phí chữa trị và chăm sóc trong thời gian chữa bệnh.\n\nBệnh cạnh đó, các bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn S.pneumoniae như viêm phổi, viêm màng não cũng đã có các loại vắc xin phòng ngừa. Bạn có thể tìm đến các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín trên toàn quốc để tìm hiểu thông tin và tiêm ngừa. Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu có các loại vắc xin thế hệ mới nhất đến từ các nhà sản xuất có tiếng trên thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng và bảo quản đúng quy trình.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_4_1b02df8a85.jpg)\n\n*Việc tiêm ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn S.pneumoniae*\n\nTóm lại, phế cầu khuẩn [S.pneumoniae](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-s-pneumoniae-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua.html) có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,... Chủ động trong việc tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn loại vi khuẩn nguy hiểm này. \n\n", "date": "07/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record?", "abstract": "Chắc hẳn không ít người đã nghe đến thuật ngữ \"immunization record\" trong khi đi tiêm chủng. Nhưng thực sự, immunization record là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.", "md_content": "Hiện nay, chúng ta đối diện với nhiều nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát một cách hiệu quả, những bệnh này có thể nhanh chóng trở thành đại dịch và lây lan rộng rãi. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, việc tiêm chủng theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế là rất quan trọng. Vậy tiêm chủng immunization record là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.\n\nImmunization record là gì?\n--------------------------\n\nChắc hẳn, việc tiêm chủng đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về immunization record là gì? Đơn giản, đó chính là hồ sơ tiêm chủng, nơi lưu trữ thông tin về lịch tiêm phòng của mỗi cá nhân. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ các loại vắc xin bạn đã tiêm và đưa ra hướng dẫn tiêm phòng phù hợp nhất.\n\n![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_1_b149ef487e.jpg)\n\n*Immunization record là gì?*\n\nNgoài ra, trong hồ sơ tiêm chủng, cũng ghi lại thông tin về tiền sử bệnh và dị ứng với các thành phần thuốc. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe của bạn và đáp ứng kịp thời trong những trường hợp có biểu hiện phản ứng phụ sau tiêm.\n\nĐối với mọi người, việc chuẩn bị một bộ immunization record là rất quan trọng để dễ dàng theo dõi lịch sử tiêm vắc xin. Đặc biệt, trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt về hồ sơ tiêm chủng để [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-cach-giup-tang-cuong-suc-de-khang-hieu-qua-ma-ban-can-biet-60230.html) và giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.\n\nNhững thông tin có trong immunization record\n--------------------------------------------\n\nTrong hồ sơ tiêm chủng immunization record cần có các thông tin quan trọng sau:\n\n* Thông tin cá nhân: Bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh của bệnh nhân.\n* Loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đã tiêm: Ghi rõ tên của các loại vắc xin đã tiêm chủng, như vắc xin phòng [bệnh rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), vắc xin phòng bệnh polio,...\n* Ngày tiêm chủng: Ghi lại ngày tháng năm tiêm vắc xin.\n* Số lần tiêm chủng: Ghi rõ số lần tiêm cùng loại vắc xin, như tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh rubella.\n* Tên và chữ ký của bác sĩ: Ghi rõ tên và chữ ký của bác sĩ hoặc nhân viên y tế tiêm chủng.\n* Cơ sở y tế: Ghi rõ tên của cơ sở y tế nơi tiêm chủng.\n* Thời hạn và ngày cập nhật: Ghi rõ thời hạn hiệu lực của hồ sơ và ngày cập nhật gần nhất.\n\n![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_2_00c7c9bcce.jpg)\n\n*Hồ sơ immunization record tiện cho việc theo dõi lịch sử tiêm chủng*\n\nThông tin trên immunization record rất quan trọng hỗ trợ theo dõi việc tiêm chủng và đảm bảo bệnh nhân đã tiêm đủ vắc xin cần thiết cũng như cung cấp thông tin cho các tổ chức y tế, trường học, hoặc các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.\n\nTại sao cần lưu giữ immunization record?\n----------------------------------------\n\nViệc lưu giữ tiêm chủng immunization record mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:\n\n* Xác nhận tiêm chủng: Immunization record cung cấp thông tin chính xác về lịch sử tiêm chủng của mỗi người, giúp đánh giá liệu họ đã được tiêm đủ vắc xin cần thiết hay chưa. Điều này quan trọng để đảm bảo mức độ miễn dịch và xác định nếu cần tiêm lại vắc xin.\n* Đánh giá sức khỏe: Bằng cách phân tích immunization record, các chuyên gia y tế có thể đánh giá tình hình tiêm chủng trong cộng đồng và xác định những nhóm người chưa đạt chuẩn tiêm chủng. Điều này giúp lập kế hoạch tiêm phòng hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html).\n* Lưu trữ dữ liệu sức khỏe: Immunization record là một phần quan trọng của hồ sơ y tế cá nhân, có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trong trường hợp cần thiết. Dữ liệu này cũng hỗ trợ việc phát triển chương trình tiêm chủng và nghiên cứu y tế.\n* Giấy tờ chứng minh: Immunization record cũng là một giấy tờ chứng minh về việc đã tiêm chủng, có thể được yêu cầu khi nhập học, du lịch hoặc làm việc trong môi trường y tế. Điều này giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.\n\nVới những lợi ích trên, việc lưu giữ tiêm chủng immunization record đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\nLợi ích tuyệt vời của việc tiêm chủng\n-------------------------------------\n\nSau khi hiểu rõ về khái niệm tiêm chủng immunization record là gì, bạn đã nhận ra tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà việc tiêm phòng mang lại. Thực tế, việc này đem lại lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả cộng đồng.\n\nĐối với những người chủ động tiêm chủng đầy đủ, sức đề kháng cơ thể được tăng lên từ đo giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Kết quả là, dịch bệnh được kiểm soát và không lan rộng trong cộng đồng. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin giúp cơ thể trở nên kháng bệnh hơn, giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu mắc phải bệnh.\n\n![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_3_79ce512420.jpg)\n\n*tiêm chủng mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân và xã hội* \n\nThực sự, tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Khi người dân tự bảo vệ sức khỏe, chính phủ có thể tiết kiệm được chi phí điều trị, kiểm soát được nguy cơ lây lan dịch bệnh và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho mọi người.\n\nTóm lại [immunization record là gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/immunization-record-la-gi-tai-sao-can-luu-giu-immunization-record.html)? Immunization record không chỉ là một hồ sơ về lịch sử tiêm phòng của mỗi người mà còn là công cụ quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Việc duy trì và lưu giữ immunization record không chỉ giúp đảm bảo rằng mỗi cá nhân đã nhận đủ vắc xin cần thiết mà còn hỗ trợ việc theo dõi và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, việc chủ động tiêm phòng và duy trì immunization record là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.\n\n", "date": "06/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vắc xin", "abstract": "Để phòng ngừa tình trạng bại liệt thì thực hiện tiêm chủng ngừa vắc xin là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất. Khi thực hiện tiêm vắc xin, cần làm đúng thủ tục, quy trình và liều lượng quy định của Bộ Y tế. Vậy tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?", "md_content": "Tiêm vắc xin bại liệt để làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc bệnh bại liệt ở trẻ em. Trong một vài trường hợp đặc biệt do vắc xin bị khan hiếm hoặc đơn vị tiêm trước đấy ngừng cung cấp vắc xin và các bậc phụ huynh thường chuyển đổi sang bộ phận khác để tiêm vắc xin cho trẻ. Do đó, thường xảy ra tình trạng tiêm thừa hoặc thiếu mũi vắc xin bại liệt. Để biết thêm cũng thông tin về vắc xin bại liệt cũng như giải đáp thắc mắc “[Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-thua-mui-bai-liet-co-sao-khong-nhung-chu-y-khi-cho-be-tiem-vacxin.html)” bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!\n\nVắc xin bại liệt và phân loại vắc xin bại liệt\n----------------------------------------------\n\nVắc xin bại liệt là một loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) có tác dụng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bại liệt, loại bệnh này do virus bại liệt (gồm type 1, 2, 3) gây ra trên đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em có độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh bại liệt là một loại bệnh nguy hiểm, gây ra những biến chứng nặng nề như gây liệt toàn thân hoặc nặng hơn là tử vong. Hiện nay, vắc xin bại liệt gồm nhiều loại, cụ thể như:\n\n### Dạng uống\n\nVắc xin bại liệt OPV hay còn gọi là vắc xin sống giảm động lực, là một loại vắc xin có chứa virus bại liệt sống và đã được làm suy yếu. Dạng uống có ưu điểm là dễ sử dụng, có thể phòng ngừa gián tiếp qua hình thức thức tiếp xúc gần, chi phí thấp và dễ sản xuất. \n\nTuy nhiên, nhược điểm của vắc xin bại liệt dạng uống là:\n\n* Khả năng miễn dịch không cao, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của từng cá nhân.\n* Có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng liên quan đến bệnh bại liệt.\n* Vắc xin có nguồn gốc lưu hành có nguy cơ xuất hiện virus bại liệt.\n\n### Dạng tiêm\n\nVắc xin bại liệt dạng tiêm bao gồm:\n\n* Vắc xin bại liệt IPV - dạng tiêm: Hay còn gọi là vắc xin bất hoạt, một loại vắc xin chứa virus bại liệt đã chết. Loại vắc xin này được đưa vào cơ thể theo con đường là tiêm bắp và tạo ra miễn dịch, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.\n* Vắc xin bại liệt phối hợp - dạng tiêm: Dạng phối hợp có 4 loại bao gồm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp và Infanrix Hexa của Bỉ (giúp phòng ngừa 6 loại bệnh là ho gà, uốn ván, bạch hầu, Hib, bại liệt và viêm gan B), vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp (có tác dụng ngừa 5 bệnh như ho gà, uốn ván, Hib, bệnh bạch hầu và bại liệt), Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp (ngăn ngừa 4 bệnh ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván).\n\nVắc xin bại liệt dạng tiêm có đáp ứng tốt và hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên quy trình sản xuất phức tạp, chi phí đắt và không có hiệu quả gián tiếp.\n\nVắc xin bại liệt khá đang dạng, do đó các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn cho trẻ sử dụng bằng đường tiêm hay đường uống, tiêm dịch vụ hoặc theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nó là một biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao khả năng phòng [bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) hiệu quả và giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng nhất là tình trạng tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Cần đảm bảo những lưu ý khi tiêm chủng và dùng đúng liều, đúng mũi, đúng lịch để trẻ được phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?\n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_1_9282cc489d.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt có cả dạng uống và dạng tiêm*\n\nNhững ai nên tiêm vắc xin bại liệt\n----------------------------------\n\nTiêm phòng vắc xin bại liệt là một trong những biện pháp ngăn ngừa bệnh bại liệt ở cả người lớn và trẻ em. Do đó, đối tượng tiêm phòng thích hợp nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt thì người lớn cũng có thể thực hiện tiêm phòng vắc xin bại liệt:\n\n* Trẻ em và trẻ sơ sinh: Là đối tượng nằm trong danh sách tiêm chủng định kỳ vắc xin để giúp trẻ bảo vệ và chống lại bệnh bại liệt. Vắc xin bại liệt thường được tiêm 4 liều với mỗi liều lần lượt ở mỗi độ tuổi như sau: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 đến 18 tháng tuổi, 4 đến 6 tuổi.\n* Người lớn: Đa số người lớn đều được tiêm phòng bại liệt khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn tiêm phòng không đầy đủ hoặc nghi ngờ rằng mình chưa tiêm phòng thì có thể tiêm phòng lại với thời gian như sau: Tiêm liều thứ nhất vào bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khỏe, liều thứ hai được thực hiện sau 1 - 2 tháng và liều thứ ba cách liều thứ hai từ 6 - 12 tháng. Nếu trước đây tiêm thiếu mũi thì bạn hoàn toàn có thể tiêm thêm mũi bại liệt bổ sung.\n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_2_0162ca70bd.jpg)\n\n*Tùy từng dạng vắc xin bại liệt mà có lịch tiêm phòng khác nhau*\n\nTiêm thừa mũi bại liệt có sao không?\n------------------------------------\n\nTrong một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng vắc xin có sai sót, do đó xảy ra tình trạng tiêm thừa hoặc thiếu vắc xin. Đứng trước nguy cơ đó, nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?\n\nCơ chế của vắc xin là kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể có khả năng phòng bệnh chứ không phải là gây bệnh. Do đó câu trả lời của việc “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? là “không” và điều này hoàn không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng nào đến trẻ. Ở trên thế giới, phòng ngừa bệnh bại liệt có nhiều phác đồ khác nhau, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cách tiêm, uống hay dùng phối hợp cả uống và tiêm.\n\nTăng khả năng đáp ứng miễn dịch bằng cách tiêm thừa vắc xin bại liệt là điều không cần thiết. Chỉ cần cho trẻ chích ngừa đúng và đủ số mũi là đã có thể cho ra hiệu quả miễn dịch phòng bệnh.\n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_3_267f2288f8.jpg)\n\n*Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?*\n\nNhững lưu ý khi tiêm chủng vắc xin bại liệt\n-------------------------------------------\n\nBạn đã biết “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?” vậy khi tiêm chủng vắc xin bại liệt cần lưu ý những gì? Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra ngay sau cho trẻ tiêm vắc xin bại liệt như trẻ quấy khóc nhiều, đau, sưng ở vị trí tiêm, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ. Theo các chuyên gia tiêm chủng, thì đây hoàn toàn là những phản ứng bình thường xảy ra khi có một tác nhân nhẹ xâm nhập vào cơ thể. Những phản ứng này có thể xảy ra mạnh hoặc yếu hoặc thậm chí là không có, điều này tùy thuộc vào thể trạng của trẻ.\n\nTrước khi tiêm vắc xin bại liệt hay bất kỳ loại vắc xin nào khác cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:\n\n* Không dùng vắc xin khi có một trong những trường hợp sau: Trẻ từng có tiền sử bị [sốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc.html) hoặc xảy ra phản ứng có mức độ nặng trong khi tiêm ở những lần trước đó, trẻ bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch.\n* Tạm hoãn việc tiêm vắc xin trong trường hợp như: Trẻ có tình trạng bị suy giảm chức năng ở một số cơ quan hoặc mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng; thân nhiệt của trẻ thấp (dưới 35,5°C) hoặc cao (trên 38°C); trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh bằng corticoid liều cao, trẻ sử dụng Globulin trong 3 tháng gần đây; trong khoảng 14 ngày trước khi tiêm trẻ điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị; trẻ bị tim mãn tính hoặc tim bẩm sinh.\n* Theo dõi thể trạng của bé sau khi tiêm ngừa vắc xin để kịp thời phát hiện và phòng ngừa những bất thường về nhịp thở, tình trạng quấy khóc, ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, biểu hiện tại vị trí tiêm và dấu hiệu phát ban trên da…\n* Khi chăm sóc trẻ sau tiêm cần thận trọng, không đụng vào chỗ tiêm của trẻ trong quá trình bồng bế, vệ sinh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách uống nước, uống sữa hoặc bú mẹ.\n* Khi có dấu hiệu lạ, nguy hiểm cần đưa trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng như trẻ bị khó thở, sốt cao, sốc phản vệ, tím tái, sốc nhiễm độc, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html),…\n\nBiến chứng có thể xảy ra khi tiêm vắc xin bại liệt\n--------------------------------------------------\n\nBên cạnh những triệu chứng thường gặp, bé có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin bại liệt như:\n\n* Trẻ bị sốt cao và kéo dài (trên 38,5°C);\n* Vị trí tiêm sưng phù hoặc sưng to;\n* Trẻ bị khó thử hoặc thở gấp, người tím tái, chân tay lạnh;\n* Dị ứng với vắc xin, sốc phản vệ, co giật, phát ban, nôn, hôn mê,...\n\n Việc phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng nguy hiểm này giúp ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe của trẻ. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu trên vần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị. \n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_4_9319df0b60.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị sốt hoặc quấy khóc sau khi tiêm vắc xin bại liệt*\n\nTiêm thừa vắc xin bại liệt hoàn toàn không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm đến trẻ. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu xảy ra tình trạng tiêm thừa mũi bại liệt cho bé. Để phòng ngừa bệnh bại liệt bằng vắc xin đạt kết quả cao nhất, bố mẹ nên lưu ý lịch tiêm chủng cho bé, giúp tạo đề kháng miễn dịch trong cơ thể, nâng cao tối đa khả năng phòng bệnh. Trên đây là những thông tin về chủ đề “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?” mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho con và gia đình.\n\n", "date": "10/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "bại liệt", "Vacxin"]}, {"title": "Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?", "abstract": "Rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết liệu đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không và có bị ảnh hưởng gì không? Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai loại vắc xin này và an tâm hơn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu xem ngay giải đáp dưới đây nhé!", "md_content": "[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html) và vắc xin 6 trong 1 đều có tác dụng giúp phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Điểm khác nhau giữa hai loại vắc xin này là ở số lượng và loại bệnh có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 khiến các phụ huynh cảm thấy lo lắng không biết có bị ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về hai loại vắc xin này nhé!\n\nTìm hiểu về vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1\n--------------------------------------------------\n\nVắc xin được phát triển để giúp phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch, nguy cơ di chứng và tử vong cao. Cả vắc xin 5 trong 1 và [vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) đều được khuyến nghị tiêm chủng cho trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao như Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Bệnh do vi khuẩn Hib. Những căn bệnh này không chỉ hay xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn để lại di chứng nặng nề về sau.\n\n![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_5_458474a020.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 đều là vắc xin kết hợp phòng nhiều bệnh cùng lúc*\n\nVề cơ bản, cả hai loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều là những loại vắc xin quan trọng được chỉ định tiêm phòng cho trẻ trong khoảng từ 2 - 24 tháng tuổi. Đặc trưng của từng loại vắc xin cụ thể như sau:\n\n### Vắc xin 5 trong 1\n\nVắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp có khả năng phòng ngừa 5 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đang có 4 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dịch vụ. Bao gồm:\n\n**Vắc xin Pentaxim:** Được sản xuất tại Pháp và Canada bởi Công ty dược phẩm Sanofi Pasteur. Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt và bệnh do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra. Do vậy, trẻ cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B khi tiêm vắc xin Pentaxim.\n\n**Vắc xin ComBe Five:** Được sản xuất tại Ấn Độ bởi Công ty Biological.\n\n**Vắc xin SII:** Do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất. \n\n**Vắc xin Quinvaxem:** Được sản xuất tại Hàn Quốc bởi Công ty Berna Biotech Korea Corp.\n\nCả 4 loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Uốn ván, Ho gà, Bạch hầu, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Khi tiêm cho trẻ các vắc xin 5 trong 1 này, cha mẹ cần cho trẻ uống/tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt.\n\n### Vắc xin 6 trong 1\n\nSo với vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 có khả năng giúp phòng ngừa các đủ 6 căn bệnh nguy hiểm trong cùng 1 mũi tiêm bao gồm Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Hiện tại, có hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam là:\n\n* Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ;\n* Vắc xin Hexaxim của Pháp.\n\nNên lựa chọn vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 để tiêm phòng cho trẻ?\n-------------------------------------------------------------------\n\nMục tiêu của việc tiêm phòng vắc xin là để ngừa những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Khi sử dụng vắc xin 6 trong 1, trẻ có thể được chủng ngừa đồng thời 6 loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm, không cần phải tiêm thêm bổ sung các loại vắc xin khác.\n\n![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_2_4245483ca5.png)\n\n*Việc tiêm vắc xin 6 trong 1 sẽ giúp phòng ngừa đủ 6 loại bệnh trong một mũi tiêm*\n\nTuy nhiên, với vắc xin 5 trong 1 thì trẻ vẫn cần phải bổ sung thêm một loại vắc xin khác tùy vào loại vắc xin được chủng ngừa. Cụ thể, với vắc xin Pentaxim thì bố mẹ cần tiêm bổ sung thêm mũi [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html) cho trẻ. Còn với vắc xin ComBe Five, SII, Quinvaxem thì trẻ cần phải uống/tiêm thêm vắc xin bại liệt. Việc tiêm chủng vắc xin kết hợp nhiều loại bệnh khác nhau trong cùng một mũi không chỉ giúp trẻ giảm số lần tiêm, mà còn giúp các phụ huynh giảm bớt tần suất đưa con đi tiêm chủng.\n\nĐang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?\n----------------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo tối ưu hiệu lực của vắc xin, chỉ nên tiêm cùng 1 chủng loại. Nhưng trong những trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như hết, hay khan hiếm vắc xin cùng loại hoặc không rõ thông tin về mũi tiêm trước đó thì vẫn có thể tiêm loại vắc xin hiện có với cùng thành phần tương đương với mũi vắc xin tiêm trước đó.\n\nTheo lịch tiêm chủng của Bộ y tế, trẻ dưới 1 tuổi cần được uống/tiêm vắc xin phối hợp để phòng ngừa đồng thời các bệnh gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib vào thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n\nĐể đảm bảo mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất, trẻ cần được thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Vậy đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? Trong trường hợp đã tiêm vắc xin 5 trong 1 nhưng muốn chuyển sang tiêm 6 trong 1 do hết, khan hiếm vắc xin, lo ngại về các phản ứng sau tiêm,..., ba mẹ vẫn muốn con được tiêm chủng đảm bảo đủ liều và đúng lịch thì có thể đến tất cả các trung tâm tiêm chủng để được tham vấn ý kiến bác sĩ nhằm giúp bé được tiếp cận đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng vắc xin.\n\nKhi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh nên mang theo tất cả các giấy tờ liên quan đến hồ sơ sức khỏe của bé cũng như toàn bộ cuốn sổ tiêm cá nhân hoặc phiếu tiêm chủng để giúp bác sĩ nắm được thông tin về loại vắc xin mà trẻ đã được tiêm trước đó. Đồng thời, đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất đối với trẻ.\n\n![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_4_2c4df6abd7.jpg)\n\n*Trẻ đang tiêm vắc xin 5 trong 1 vẫn có thể chuyển sang 6 trong 1 trong một số trường hợp*\n\nTrường hợp nếu uống hoặc tiêm dư một loại vắc xin nào đó cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí, điều này còn giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Do vậy, các phụ huynh không cần quá lo lắng về việc phải chuyển đổi mũi tiêm hay tiêm dư vắc xin. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra chỉ định về chủng loại và số lượng mũi tiêm phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nHiện tại, tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin phòng ngừa bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó bao gồm cả các loại vắc xin phòng ngừa Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và Hib với giá thành hợp lý.\n\nKhi lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi:\n\n* Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.\n* Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như lịch tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.\n* 100% đều được các nhân viên y tế theo dõi và đánh giá lại tình trạng sức khỏe sau tiêm 30 phút trước khi ra về.\n* Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được nhập khẩu chính hãng và được bảo quản tại hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.\n* Phòng tiêm chủng sạch sẽ, thoáng mát và có khu vui chơi dành riêng để trẻ vui chơi, tạo tâm lý thoải mái trước và sau tiêm chủng.\n\n![Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_46fca99740.jpg)\n\n*Long Châu sở hữu đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm*\n\nĐể được tư vấn về dịch vụ hoặc đặt lịch tiêm chủng, Quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline 18006928 hoặc đặt lịch trực tiếp.\n\nHy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho thắc mắc “[Đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dang-tiem-vac-xin-5-trong-1-chuyen-sang-6-trong-1-co-duoc-khong.html)” nhé. Hy vọng sẽ giúp bố mẹ cảm thấy an tâm và chủ động hơn trong việc tiêm chủng cho trẻ.\n\n", "date": "14/01/2024", "tags": ["Vacxin", "vaccine 5in1", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ?", "abstract": "Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định tiêm vắc xin phòng ngừa những căn bệnh này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá lời giải đáp trong bài chia sẻ sau đây.", "md_content": "[Sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), quai bị, rubella là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy việc tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh và ngăn chặn các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc không biết nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về vắc xin MMR phòng sởi, quai bị, rubella, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!\n\nTìm hiểu tổng quan về hai loại vắc xin sởi, quai bị, rubella\n------------------------------------------------------------\n\nTrước khi giải đáp nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ, cần tìm hiểu về hai loại vắc xin này:\n\n### Vắc xin MMR (Ấn Độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella\n\nVắc xin MMR là loại vắc xin sống giảm độc lực. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên đông khô màu trắng ánh vàng và có kèm theo nước hồi chỉnh. Loại vắc xin này đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong Tạp chí W.H.O TRS 840 (1994).\n\n![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_3_9e3a393888.jpg)\n\n*Vắc xin MMR của Ấn Độ*\n\n**Chỉ định:** Đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng. Khi tiếp xúc với người bị bệnh, cần tiêm vắc xin trong khoảng 72 giờ sau khi phơi nhiễm để cho hiệu quả tốt nhất.\n\n**Đường tiêm:** Tiêm dưới da ở mặt trước bên đùi (đối với trẻ nhỏ) và có thể tiêm dưới da vùng bắp tay đổi với trẻ lớn hơn hoặc người lớn.\n\n**Liều dùng:** Một liều đơn 0,5ml duy nhất.\n\n**Lịch tiêm:**\n\n* Trẻ trên 12 tháng tuổi: Tiêm đủ 2 liều 0,5 ml và mỗi liều cách nhau 4 năm.\n* Người lớn: Tiêm 1 liều 0,5ml.\n\n**Tác dụng phụ:**\n\nTrong vòng 24 giờ sau tiêm, người được tiêm có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau nhức ở vùng tiêm, sốt nhẹ, phát ban đỏ dạng sởi,... Hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.\n\n**Chống chỉ định:**\n\n* Người đã tiêm MMR theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo;\n* Người đã có kháng thể IgG đối với sởi, quai bị và rubella;\n* Người đã có tiền sử mắc bệnh sởi, quai bị và rubella trước đó;\n* Người có miễn dịch suy giảm hoặc có số lượng tiểu cầu thấp;\n* Người dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà;\n* Người đang sử dụng corticosteroids liều cao hoặc immunoglobulins trong thời gian gần đây;\n* Người bị chứng rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết hoặc có [khối u ác tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khoi-u-ac-tinh-la-gi-khoi-u-ac-tinh-co-chua-khoi-duoc-khong-64642.html) ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.\n\n### Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella\n\nVắc xin MMR-II phối hợp của Mỹ là loại vắc xin sống đã được giảm động lực, nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus gây sởi, quai bị và rubella. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để ngăn chặn sự lây lan của ba loại bệnh này.\n\n![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_4_58c6be1158.jpg)\n\n*Vắc xin MMR-II phối hợp của Mỹ*\n\n**Chỉ định:** Vắc xin MMR-II (Mỹ) được chỉ định để tạo miễn dịch phòng ngừa đồng thời 3 loại bệnh sởi, [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) và rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.\n\n**Đường tiêm:** Tiêm dưới da và tránh tiêm vào tĩnh mạch.\n\n**Lịch tiêm:**\n\n*Với trẻ từ 12 tháng đến 7 tuổi*:\n\n* Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên trong khoảng từ 12 - 15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ.\n* Mũi 2: Tiêm khi trẻ đủ từ 4 - 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi tiêm 2 cần đảm bảo cách mũi tiêm 1 ít nhất 1 tháng.\n\n*Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:*\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n\nĐối với phụ nữ, cần hoàn tất việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị và rubella ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.\n\n**Tác dụng không mong muốn:**\n\nSau khi tiêm, cơ thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói ở vùng tiêm, sốt nhẹ (từ 38 độ C trở lên), phát ban đỏ trên da, đau họng, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu, nổi mề đay, đau khớp hoặc co thắt khí phế quản ở người có tiền sử dị ứng,...\n\n**Chống chỉ định:**\n\n* Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, bao gồm cả gelatin và neomycin.\n* Phụ nữ mang thai, hoặc đang kế hoạch mang thai nên tránh ít nhất 3 tháng sau khi hoàn thành đủ các mũi tiêm.\n* Người đang bị sốt hoặc viêm đường hô hấp.\n* Người đang bị bệnh lao mà chưa được điều trị hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.\n* Người bị rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết hoặc người đang bị u tủy xương.\n* Người đang bị suy giảm hệ miễn dịch.\n\nNên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ?\n--------------------------------------------------------\n\nQuyết định nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể khác nhau tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm chủng,... Vì vậy, việc tiêm chủng cần được đưa ra dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số điểm để bạn cân nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp như:\n\n* **Chất lượng và độ an toàn:** Vắc xin MMR của Mỹ và Ấn Độ đều đã được kiểm định và thử nghiệm đầy đủ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Cả hai loại vắc xin này đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.\n* **Tình trạng sức khỏe cá nhân:** Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như dị ứng với thành phần trong vắc xin hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể dựa trên đó để gợi ý loại vắc xin nào là phù hợp nhất cho bạn.\n* **Chi phí tiêm vắc xin:** Bạn có thể cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất.\n* **Lịch tiêm chủng tại địa phương:** Lịch tiêm chủng và các khuyến cáo về việc tiêm vắc xin có thể thay đổi tùy theo mỗi khu vực. Vì vậy, bạn nên kiểm tra với các cơ sở y tế tại địa phương để đảm bảo tuân thủ đúng lịch.\n* **Tư vấn của bác sĩ:** Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu cá nhân của người tiêm chủng để đưa ra chỉ định phù hợp.\n\n![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_1_02a4d9ff8d.jpg)\n\n*Việc nên tiêm vắc xin MMR của Mỹ hay Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau*\n\nNhững lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella\n-------------------------------------------------------------\n\nMặc dù vắc xin chống sởi, quai bị, [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhưng vẫn cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bởi ngoài một số tác dụng phụ thường gặp thì cần chú ý đến một số điểm sau:\n\n* Cần ở lại bệnh viện theo dõi các phản ứng ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc xin để giúp ngăn chặn và xử trí kịp thời tình trạng sốc phản vệ, đặc biệt là ở trẻ em.\n* Khi về nhà, cần tiếp tục theo dõi liên tục trong khoảng khoảng 24 - 48 giờ. Chú ý đến tâm trạng của trẻ, nhiệt độ cơ thể, tình trạng các vết đỏ, nhịp thở và nhu cầu ăn uống.\n* Việc tiêm vắc xin MMR-II cần được thực hiện trước hoặc sau một tháng trước khi dùng các loại vắc xin sống khác. Ngoài ra, cần tránh sử dụng đồng thời với vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván và vắc xin bại liệt OPV.\n* Không nên tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi sử dụng immunoglobulin hoặc thực hiện truyền máu và huyết tương, để tránh làm giảm đáp ứng miễn dịch.\n* Không nên chạm trực tiếp vào vùng tiêm và tuyệt đối không sử dụng lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để tránh nhiễm trùng vùng tiêm.\n* Trong trường hợp bị sốt sau khi tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella, có thể dùng thuốc hạ sốt và cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát.\n\n![Nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_soi_quai_bi_rubella_cua_my_hay_an_do_2_4f0a368a74.jpg)\n\n*Cần theo dõi cẩn thận sau khi tiêm vắc xin MMR để đảm bảo an toàn sức khỏe*\n\nĐịa chỉ tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella uy tín, an toàn\n----------------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn bảo vệ cho sức khỏe, cần lựa chọn đơn vị tiêm chủng đạt chuẩn và uy tín. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin MMR ngừa sởi, quai bị và rubella chất lượng cao, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và Ấn Độ với giá cả tốt nhất, chỉ từ 327.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\nKhách hàng lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có thể yên tâm, bởi:\n\n* Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.\n* Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.\n* 100% khách hàng sau khi thực hiện tiêm chủng đều được theo dõi trong vòng 30 phút và được đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi ra về.\n* Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được nhập khẩu trực tiếp và được lưu trữ trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp giữ cho vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.\n\nNhư vậy qua bài viết trên đây, bạn đọc đã phần nào lý giải được cho câu hỏi [nên tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella của Mỹ hay Ấn Độ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vac-xin-soi-quai-bi-rubella-cua-my-hay-an-do.html). Việc tiêm vắc xin phòng 2 căn bệnh này rất quan trọng. Do đó, cần có sự tư vấn của bác sĩ để chọn được loại vắc xin phù hợp và thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch nhé!\n\n", "date": "03/01/2024", "tags": ["bệnh quai bị", "Triệu chứng quai bị", "bệnh truyền nhiễm", "Vacxin"]}, {"title": "Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế?", "abstract": "Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Để phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh dại thì việc tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu duy nhất. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế.", "md_content": "Bệnh dại là bệnh lây truyền vi rút dại từ động vật qua người bằng các tổn thương da, niêm mạc. Phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế được ban hành năm 2014, hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người. Hiện nay tiêm phòng dại là cách hiệu quả để phòng chống bệnh dại trên người và cả động vật.\n\nBệnh dại là gì?\n---------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) gây ra bởi vi rút thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssa virus. Vi rút dại có vật liệu di truyền là RNA. Khi nhiễm vi rút dại từ động vật, vi rút sẽ tấn công hệ thần kinh của người gây ra các biểu hiện như: Sợ nước, sợ gió, co giật, bại liệt, hôn mê và cuối cùng dẫn đến tử vong.\n\n![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_2_81b3088ec9.jpg)\n\n*Bệnh dại gây ra bởi sự lây truyền vi rút dại từ động vật sang người*\n\nVi rút dại có ở các loài vật máu nóng như: Chó sói, chó rừng, chồn, mèo, cáo,... Người ta còn tìm thấy vi rút dại có trong dơi ở Châu Mỹ. Ở Việt Nam nguồn lây truyền vi rút dại chủ yếu là từ chó. Khả năng vi rút truyền từ người sang người là vô cùng thấp.\n\nỞ động vật có 2 thể dại là thể điên cuồng và thể dại câm. Ở thể điên cuồng, con vật bị kích thích mạnh, cắn hoặc tấn công bất kỳ người nào nó gặp. Ngược lại ở thể dại câm, con vật không bị kích động mà bị liệt thân dưới hoặc toàn thân, chảy nước dãi và hay gầm gừ. Cho dù ở thể nào thì con vật cũng sẽ tới giai đoạn bại liệt và tử vong trong vòng 10 ngày khi có triệu chứng dại xuất hiện.\n\nTrong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, bệnh dại thuộc [bệnh truyền nhiễm nhóm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-danh-muc-cac-loai-benh-truyen-nhiem-nhom-b-63506.html). Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, do tính nguy hiểm nghiêm trọng của bệnh dại, nên người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không cần chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.\n\nVắc xin dại là gì?\n------------------\n\n[Vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) hiện nay ở Việt Nam là các chế phẩm từ vi rút dại bất hoạt. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt sinh ra các kháng thể chống lại vi rút dại.\n\nNgoài ra còn có huyết thanh kháng dại có chứa sẵn các kháng thể. Nhiệm vụ của huyết thanh là trung hòa các độc tố của vi rút dại, giữ an toàn cho cơ thể trong khi chờ hệ miễn dịch được kích hoạt tạo ra kháng thể.\n\n![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_3_12f03b8e2b.jpg)\n\n*Ở động vật có 2 thể dại là thể điên cuồng và thể dại câm*\n\nDo đó tùy theo mức độ của các tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định có sử dụng huyết thanh hay không. Tuy nhiên theo phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế thì vắc xin dại là bắt buộc phải sử dụng ngay trong vòng 24 giờ sau khi bị động vật cào, cắn,...\n\nPhác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế\n----------------------------------\n\nPhác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế đã được ban hành, phổ biến rộng rãi ở các cơ sở khám chữa bệnh là quyết định số: 1622/QĐ-BYT ngày 08/05/2014. Theo đó quyết định này ban hành kèm theo hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người.\n\nTheo phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế thì liều lượng cũng như lịch tiêm vắc xin sẽ theo hướng dẫn của từng nhà sản xuất vắc xin. Hiện nay đã có nhiều hãng vắc xin được cục quản lý dược phê duyệt, cấp phép lưu hành như: [Vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html), vắc xin Abhayrab,...\n\nPhơi nhiễm là tình trạng người bị động vật dại hoặc nghi dại cắn, cào; bị dính nước bọt vào mắt, mũi, miệng; da bị trầy xước hoặc tiếp xúc với vi rút dại trong phòng thí nghiệm.\n\n![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_4_bd6517fffe.jpg)\n\n*Phơi nhiễm vi rút dại là trường hợp tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại*\n\n### Trước khi phơi nhiễm\n\nNhững người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại là các cán bộ thú y, người giết mổ chó mèo, người ở vùng đang có bệnh dại, người làm việc trong phòng thí nghiệm với vi rút dại. Do vậy, cần thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao này.\n\nViệc tiêm vắc xin phòng dại cũng cần phải nhắc lại định kỳ với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên nên làm xét nghiệm chẩn độ kháng thể trước khi tiêm. Mức nồng độ kháng thể để tiêm nhắc lại là dưới 0,5UI/ml.\n\n### Sau khi phơi nhiễm\n\nSau khi bị cắn hoặc cào thì việc vệ sinh các vết thương rất quan trọng. Sử dụng nước và xà phòng các loại hoặc nước sạch để rửa kỹ tất cả các vết thương trong 15 phút. Sau đó tiến hành sát khuẩn bằng cồn 450 - 700 hoặc [povidine](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/povidine-8ml-2558.html). Lưu ý là không nên làm trầm trọng thêm vết thương, không làm tổn thương lan rộng hơn và không khâu vết thương lại.\n\nCác phân độ vết thương mà Bộ Y tế quy định như sau:\n\n* Mức độ 1: Sờ, cho động vật liếm trên da lành.\n* Mức độ 2: Trên da có vết xước, vết cào; động vật liếm trên da tổn thương hoặc niêm mạc.\n* Mức độ 3: Vết cắn hoặc cào chảy máu xa vùng thần kinh trung ương. Nhiều vết cắn hoặc cào sâu ở vùng gần thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu chi, vùng sinh dục.\n\nCác mức độ này sẽ được xử lý như sau:\n\n* Mức độ 1: Không cần can thiệp điều trị.\n* Mức độ 2: Tiêm phòng dại ngay lập tức bất kể mọi trường hợp. Tuy nhiên nếu con vật hoàn toàn bình thường trong 10 ngày thì ngưng tiêm sau ngày thứ 10. Nếu con vật có bất kì triệu chứng dại xuất hiện hoặc không thể theo dõi tình trạng thì người bệnh cần tiêm cho đủ liều. Với những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch thì cần tiêm [huyết thanh kháng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-dai-la-gi-su-dung-nhu-the-nao.html).\n* Mức độ 3: Với vết cắn xa vùng thần kinh trung ương thì xử lý như mức độ 2. Tuy nhiên cần xử lý với huyết thanh kháng dại nếu con vật đã có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi tình trạng. Với vết cắn ở gần thần kinh trung ương hoặc nghiêm trọng thì cần tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay lập tức.\n\nCác vết thương gây ra bởi gia súc, động vật gặm nhấm thì không cần tiêm huyết thanh kháng dại, xem xét tiêm vắc xin dại khi cần thiết.\n\n![Bạn có biết phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_co_biet_phac_do_tiem_phong_dai_cua_bo_y_te_5_4ffd4a7c69.jpg)\n\n*Áp dụng phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế với người có hướng dẫn chi tiết về các biện pháp phòng dại*\n\nVới huyết thanh kháng dại chỉ tiêm 1 lần duy nhất ngay sau bị phơi nhiễm. Không dùng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày từ mũi vắc xin dại đầu tiên.\n\nNgoài ra, huyết thanh kháng dại có thể dùng để xử lý các vết thương lớn hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Khi đó nên pha loãng huyết thanh kháng dại với nước muối 2 - 3 lần để tiêm toàn bộ vết thương, đảm bảo tất cả đều được tiếp xúc với huyết thanh mức tối đa. Các vết thương ở đầu ngón tay cũng phải được đảm bảo thấm đẫm huyết thanh kháng dại đầy đủ.\n\nĐối với người đã tiêm vắc xin phòng dại thì không cần tiêm huyết thanh kháng dại. Tiêm lại đầy đủ các mũi tiêm trong các trường hợp sau:\n\n* Đã tiêm vắc xin tế bào chưa đủ 3 mũi.\n* Đã tiêm đủ liều vắc xin dại sản xuất trên mô não.\n\nNhư vậy qua bài viết trên bạn đã biết được [phác đồ tiêm phòng dại của Bộ Y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-co-biet-phac-do-tiem-phong-dai-cua-bo-y-te.html). Bạn cần chủ động phòng tránh bằng cách tiêm phòng dại cho thú cưng và bản thân mình. Hi vọng bạn có được nhiều kiến thức hữu ích.\n\n", "date": "13/03/2024", "tags": ["Tiêm phòng dại", "Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?", "abstract": "Tiêm phòng IPV cho trẻ em, một trong những câu hỏi phổ biến mà các phụ huynh thường đặt ra là liệu mũi tiêm IPV có gây ra sốt hay không và nếu có, thời gian sốt kéo dài bao lâu sau khi tiêm. Điều này làm cho nhiều người lo lắng và muốn hiểu rõ hơn về phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin bại liệt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp được câu hỏi mũi tiêm IPV có sốt không?", "md_content": "Vắc xin IPV là loại vắc xin [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) đầu tiên được phát triển bởi nhà nghiên cứu Albert Salk và nó được tạo ra dưới dạng vắc xin bất hoạt. Quá trình tiêm phòng vắc xin cho trẻ em, một câu hỏi phổ biến mà các bậc phụ huynh thường quan tâm là mũi tiêm IPV có sốt không và nếu có thì thời gian sốt kéo dài bao lâu sau khi tiêm.\n\nVắc xin IPV là gì?\n------------------\n\n[Vắc xin IPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-ipv-danh-cho-doi-tuong-nao.html) là kết quả của nghiên cứu và phát triển của nhà virus học và nhà nghiên cứu y khoa Jonas Edward Salk, là loại vắc xin duy nhất có khả năng ngăn ngừa bệnh bại liệt. Được sản xuất từ các chủng virus bại liệt hoang dã, vắc xin này được bất hoạt bằng dung dịch formalin, khi tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh bại liệt.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_1_40fb77cc59.jpg)\n\n*Vắc xin IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt*\n\nTính đến năm 2018, vắc xin IPV đã trở thành một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em dưới 5 tháng tuổi tại Việt Nam. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác như vắc xin bạch hầu, uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), viêm gan B và cúm haemophilus.\n\nNhờ sự xuất hiện của vắc xin bất hoạt IPV và vắc xin sống giảm độc lực OPV, bệnh bại liệt trên toàn cầu đã được kiểm soát đáng kể, với tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong giảm đáng kể.\n\nMặc dù Việt Nam đã đạt được thành công trong việc kiểm soát bệnh bại liệt trong 23 năm qua và được WHO công nhận, công tác phòng bệnh vẫn được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin bại liệt cao. Bên cạnh việc triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ dưới 5 tháng tuổi, phụ huynh cũng nên đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cho các bệnh truyền nhiễm khác như [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, ho gà và viêm gan B để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Với tác dụng phòng ngừa bệnh bại liệt như vậy, vắc xin IPV còn gây các tác dụng phụ đến sức khoẻ người bệnh đặc biệt là tình trạng sốt. Liệu rằng mũi tiêm IPV có sốt không và sốt trong bao lâu?\n\nMũi tiêm IPV có sốt không?\n--------------------------\n\nMũi tiêm IPV có sốt không đang là vấn đề quan tâm của nhiều cha mẹ đối với con. Theo các chuyên gia cho biết rằng các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin này thường là nhẹ nhàng và tạm thời.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_2_eaeb402f98.jpg)\n\n*Mũi tiêm IPV có sốt không?*\n\nTiêm vắc xin IPV có thể gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi và mẩn đỏ tại vị trí tiêm trong vài ngày sau. Tuy nhiên, sốt thường là một trong những tác dụng phụ thông thường nhất và bố mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm sốt nào cho trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.\n\nTrẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?\n---------------------------------------\n\nMũi tiêm IPV có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) không đã được giải đáp, nhưng sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm? Tiêm vắc xin IPV cho trẻ em được đánh giá là an toàn, với tỷ lệ các tác dụng phụ thấp. Trong các tác dụng phụ thông thường có thể xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau tiêm bao gồm đau nhẹ, sưng nhẹ ở vị trí tiêm, sốt nhẹ và thường sẽ tự giảm sau 2 - 10 ngày. Theo các chuyên gia, những phản ứng này là phổ biến khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang phản ứng với vắc xin một cách hiệu quả. Do đó, trả lời câu hỏi về việc liệu mũi tiêm IPV có sốt không, có thể nói rằng tiêm vắc xin bại liệt IPV có thể gây ra sốt nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ này thấp và sốt nhẹ thường tự giảm sau vài ngày.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_3_425cd79d02.jpg)\n\n*Tình trạng sốt ở trẻ kéo dài 2 đến 10 ngày sau tiêm*\n\nTheo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em thường có sốt nhẹ kéo dài từ 2 đến 10 ngày sau khi tiêm mũi IPV và hầu hết các trường hợp đều phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ em sau khi tiêm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện và các trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm.\n\nCách chăm sóc trẻ sau khi tiêm bị sốt\n-------------------------------------\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết các loại vắc xin được sử dụng để tiêm phòng đều được coi là an toàn. Các trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe là rất hiếm. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các phản ứng sốt sau khi tiêm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ các quy định sau:\n\n* Theo dõi tình trạng: Sau khi tiêm vắc xin bại liệt IPV, trẻ nên ở lại khu vực theo dõi ít nhất 30 phút để nhân viên y tế có thể theo dõi sức khỏe của trẻ và xử lý kịp thời các phản ứng bất thường có thể xảy ra.\n* Biểu hiện sau tiêm: Bố mẹ cần quan sát trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24 - 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm tình trạng tinh thần của trẻ, sinh hoạt hàng ngày, nhiệt độ cơ thể, phát ban trên da, sưng đỏ ở vị trí tiêm, khó thở và các dấu hiệu khác. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào không bình thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.\n* Xử trí kịp thời: Trong thời gian 24 - 48 giờ sau khi tiêm, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của các biến chứng nặng như sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ, co giật do sốt cao, khó thở hoặc ngưng thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_4_1199718ef0.jpg)\n\n*Quan sát các dấu hiệu của trẻ sau tiêm trong 24 - 48 giờ*\n\nKhông giống như vắc xin bại liệt sống giảm động lực OPV, vắc xin bại liệt IPV là loại vắc xin bất hoạt, có nghĩa là virus Polio đã bị tiêu diệt và không còn khả năng lây nhiễm và gây bệnh, do đó có độ an toàn cao. Tuy nhiên, giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, sưng, đau, quấy khóc, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa và các triệu chứng này thường kéo dài từ 2 đến 10 ngày. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn và chưa có trường hợp nào gặp tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm IPV.\n\nVì vậy, câu hỏi liệu [mũi tiêm IPV có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mui-tiem-ipv-co-sot-khong-tre-em-sot-bao-nhieu-ngay-sau-khi-tiem.html) đã được giải đáp. Tiêm vắc xin IPV theo đúng liều lượng và lịch trình là cơ hội quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em trên toàn cầu không chỉ khỏi căn bệnh nguy hiểm như bại liệt mà còn giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí óc. Do đó, bố mẹ cần tự giác bảo vệ sức khỏe của con bằng cách tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho từng độ tuổi của trẻ.\n\n", "date": "04/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bạch cầu", "ho gà"]}, {"title": "Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt? Những triệu chứng nào nguy hiểm ba mẹ cần lưu ý sau khi tiêm?", "abstract": "Tiêm vắc xin phòng bại liệt là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số ít trẻ sau khi tiêm vắc xin gặp phải một số triệu chứng phụ. Vậy những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải là gì?", "md_content": "Sau khi tiêm vắc xin, tuỳ vào tình trạng sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải các triệu chứng phụ với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trước khi tìm hiểu các [triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trieu-chung-sau-tiem-vac-xin-bai-liet-nhung-trieu-chung-nao-nguy-hiem-ba-me-can-luu-y-sau-khi-tiem.html), hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số thông tin cơ bản về loại vắc xin này bạn nhé.\n\nTổng quan về vắc xin phòng bại liệt\n-----------------------------------\n\nMột trong những phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh bại liệt cũng như các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi căn bệnh này đó là tiêm phòng vắc xin bại liệt.\n\nGiống như các loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin bại liệt có chứa một lượng nhỏ [virus bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-bai-liet-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-sot-bai-liet.html) đã bị làm suy yếu hoặc đã chết. Sau khi tiêm, loại vắc xin này sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus bại liệt.\n\nVắc xin bại liệt được bào chế dưới 2 dạng đó là dạng uống và dạng tiêm. Trong đó:\n\n* Vắc xin bại liệt dạng uống, viết tắt là OPV được xếp vào nhóm vắc xin giảm động lực bởi dạng vắc xin này được sản xuất từ các con virus bại liệt bị suy yếu, không còn khả năng gây bệnh.\n* Vắc xin bại liệt dạng tiêm thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, được sản xuất từ các con virus bại liệt đã chết.\n\nNgoài việc tiêm lẻ mũi vắc xin bại liệt, cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ tiêm mũi kết hợp có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có bại liệt như:\n\n* [Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html)/Hexaxim chứa 6 thành phần kháng nguyên khác nhau giúp phòng ngừa 6 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib.\n* Vắc xin 5in1 Pentaxim là vắc xin phối hợp 5 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib.\n* Vắc xin 4in1 Tetraxim chứa 4 thành phần kháng nguyên giúp ngăn ngừa 4 bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu và bại liệt.\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_1_a64920d5dd.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt có tác dụng chống lại virus Polio gây bệnh bại liệt*\n\nTầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin bại liệt đối với trẻ em\n------------------------------------------------------------------\n\nCác chuyên gia cho biết: Chủ động tiêm phòng vắc xin bại liệt là cách phòng bệnh bại liệt đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất.Khi tiêm vắc xin phòng bại liệt, vắc xin sẽ đi vào cơ thể kích thích các kháng thể tự nhiên đối với virus Polio - [virus gây bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-bai-liet-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-sot-bai-liet.html). Nhờ vậy mà trẻ sẽ có kháng thể trong cơ thể và các kháng thể này giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh bại liệt.\n\nViệc tiêm chủng đầy đủ các liều vắc xin bại liệt theo đúng khuyến nghị không chỉ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh mà còn hạn chế sự lây lan của virus bại liệt trong cộng đồng. Các thống kê kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt đã tạo ra miễn dịch trên 95% số người được tiêm.\n\nCó thể thấy rằng, sự ra đời của vắc xin bại liệt không chỉ giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh mà còn giúp bé được bảo vệ toàn diện và phát triển khỏe mạnh từ đó mang lại sự an tâm cho cha mẹ.\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_2_90ac216d3e.jpg)\n\n*Cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin phòng bại liệt theo đúng khuyến nghị của Bộ Y tế*\n\nTriệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt\n-------------------------------------\n\nCũng giống như các loại vắc xin phòng bệnh khác, sau tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ. Việc sau tiêm trẻ có gặp phải các phản ứng phụ không còn phụ thuộc vào từng trường hợp và phản ứng cơ thể của trẻ đối với [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html).\n\nDo đó các chuyên gia y tế khuyến cáo sau khi trẻ tiêm vắc xin cha mẹ nên theo dõi trẻ tại nhà tối thiểu từ 24 đến 48 giờ đầu. Vậy những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải là gì?\n\n### Các triệu chứng trẻ thường gặp sau khi tiêm bại liệt\n\nMột số triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc xin bại liệt có thể kể đến như:\n\n* Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt thường gặp nhất. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong quá trình đáp ứng miễn dịch từ vắc xin. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Chính vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng.\n* Đau tay hoặc đau chân: Đây cũng là một triệu chứng khá phổ biến sau mà trẻ có thể gặp phải sau tiêm vắc xin. Triệu chứng này chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày mà không cần đến sự can thiệp điều trị đặc biệt. Cha mẹ có thể xoa bóp, massage tay chân cho bé sau tiêm để bé dễ chịu cũng như giảm cảm giác tê nhức chân tay sau tiêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.\n* Sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Ngoài ra, trẻ có thể có một số biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, thậm chí là bỏ bú…\n\nTrên thực tế, các phản ứng phụ này thường ở mức độ nhẹ và có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày.\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_3_5f89ae3ed4.jpg)\n\n*Sốt nhẹ là triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt thường gặp nhất*\n\n### Các triệu chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải sau tiêm\n\nTrong một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ. Việc phát hiện sớm các triệu chứng nguy hiểm này sẽ giúp ngăn ngừa các rủi ro sức khỏe cho trẻ.\n\nĐể có thể phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng hoặc nguy hiểm mà trẻ đang gặp phải, cha mẹ cần chú ý theo dõi toàn trạng tình thần của trẻ, đánh giá trẻ có tỉnh táo hay li bì, trẻ có quấy khóc nhiều không, tình trạng ăn ngủ, trẻ có sốt không, dấu hiệu trên da hoặc có sưng đỏ tại vị trí tiêm không, trẻ có khó thở không, có rối loạn tiêu hoá không…\n\nDưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải sau tiêm phòng vắc xin bại liệt, cha mẹ có thể tham khảo:\n\n* Sưng phù tại vị trí tiêm.\n* Sốt cao trên 39 độ C kéo dài quá 24 giờ và không có dấu hiệu hạ sốt.\n* Dị ứng vắc xin, thậm chí là [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) với các biểu hiện như nổi mày đay, phát ban, phù mặt, đau nhức khớp, co giật…\n* Trẻ quấy khóc, vật vã, li bì, hôn mê.\n* Trẻ thở gấp, khó thở kèm dấu hiệu rút lõm lồng ngực, rút lõm hõm ức, môi tím tái.\n* Chân tay lạnh, da nổi vân tím.\n* Trẻ nôn trớ nhiều, bú kém, ăn kém, thậm chí là bỏ bú, bỏ ăn.\n\nKhi phát hiện trẻ có những triệu chứng kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời (nếu cần).\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_4_64c7ffab07.jpg)\n\n*Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin*\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về chủ đề tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bại liệt mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, cha mẹ sẽ hiểu hơn về loại vắc xin phòng bệnh bại liệt, tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin đồng thời nắm được các triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt để có thể chăm sóc bé tốt hơn.\n\n", "date": "03/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm", "abstract": "Việc tiêm vắc-xin Covid-19 nhằm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và phát triển kháng thể chống lại virus. Việc phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Covid có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Đâu là phản úng nặng sau tiêm cần chú ý?", "md_content": "Theo kết quả thống kê và nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và có thể cải thiện thông qua việc nghỉ ngơi, ăn uống, và sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng không kê đơn.\n\nXuất hiện triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 có bình thường không?\n-------------------------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu chích ngừa covid có triệu chứng gì? Chúng ta hãy điểm qua những thông tin về việc liệu có bình thường không khi xuất hiện [các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vacxin covid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-thuong-gap-sau-khi-tiem-vacxin-covid-48426.html)? Không ít người hoang mang cho rằng các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là dấu hiệu không bình thường cần được theo dõi đặc biệt và kiểm tra tại bệnh viện để tránh gặp phải các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 thường là bình thường và phổ biến, chúng có thể khác nhau ở mỗi người do tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch cũng như loại vắc-xin được sử dụng.\n\n![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_6cee8baaff.jpg)\n\n*Xuất hiện triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là điều hoàn toàn bình thường*\n\nCác loại vắc-xin Covid-19 hiện được sử dụng ở Việt Nam đã trải qua quy trình kiểm định kỹ lưỡng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc kích thích hệ miễn dịch nhận diện và sản xuất kháng thể chống lại virus Corona. Mặc dù được chứng minh là an toàn, nhưng vẫn có một số người tiêm vắc-xin gặp phản ứng sau tiêm.\n\nCác triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 cho thấy hệ miễn dịch đã được kích thích và thực hiện phản ứng nhận diện mục tiêu, sản xuất kháng thể tiêu diệt virus. Điều này giúp cơ thể dễ dàng tiêu diệt virus Corona khi tiếp xúc, rút ngắn thời gian bệnh tiến triển và giảm triệu chứng.\n\nViệc theo dõi các triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 rất quan trọng để phát hiện sớm các trường hợp phản ứng nghiêm trọng cần can thiệp cấp cứu.\n\nChích ngừa Covid có triệu chứng gì?\n-----------------------------------\n\nTriệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 diễn ra phổ biến và thường xảy ra ở các mức độ khác nhau đối với hầu hết mọi người. Dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, hầu hết các loại vắc-xin Covid-19 hiện nay đều có tác dụng sau khi tiêm từ nhẹ đến trung bình. Thường thì các triệu chứng này sẽ tự giảm đi sau vài ngày, tuy nhiên, người tiêm cần lưu ý nghỉ ngơi và tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.\n\n![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_1_9f4c738b09.jpg)\n\n*Triệu chứng xuất hiện sớm sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 thường là đau tại vị trí tiêm*\n\n### Triệu chứng xuất hiện sớm sau khi tiêm vắc-xin Covid-19\n\nMới chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các triệu chứng phổ biến (chiếm trên 10% tổng số trường hợp) sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 bao gồm:\n\n* Triệu chứng tại vị trí tiêm: Đau, tăng cảm giác đau, đỏ, ngứa, sưng quanh vùng tiêm, cảm giác nóng người...\n* Triệu chứng toàn thân: [Mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), đau đầu, buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh hoặc nhiệt độ cơ thể không ổn định.\n* Triệu chứng phụ ít gặp: Sốt từ 38 độ C trở lên, các triệu chứng nặng hơn, đặc biệt có thể gây ra phản ứng nặng nếu không can thiệp kịp thời.\n\nCác triệu chứng sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 được ghi nhận có thể xuất hiện ngay sau tiêm trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn. Trong trường hợp có triệu chứng nặng, xuất hiện ngay tại vị trí tiêm, người tiêm sẽ được chăm sóc và điều trị tích cực. Thông thường, các dấu hiệu này sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ sau tiêm và dần giảm đi. Tuy nếu triệu chứng kéo dài và trở nên nghiêm trọng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.\n\n### Các triệu chứng kéo dài sau khi tiêm vắc-xin Covid-19\n\nSau khi chích ngừa covid có triệu chứng gì? Đối với các triệu chứng kéo dài được ghi nhận bao gồm:\n\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html): Sốt do tiêm vắc-xin Covid-19 thường dưới 38 độ C và thường khỏi sau 1-2 ngày, nhưng một số người có thể gặp sốt cao hơn 38 độ C và kéo dài. Những trường hợp này cần được theo dõi cẩn thận, và nếu không phản ứng với thuốc hạ sốt thông thường, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và can thiệp.\n* Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau nhức nhẹ và sưng là phản ứng tại chỗ thường gặp. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Sưng, cứng, đỏ, đau, kéo dài hơn.\n* Đau khớp: Đau khớp do tiêm vắc-xin Covid-19 thường tự khỏi và không kéo dài, nhưng nếu kết hợp với bệnh lý hoặc đau khớp nghiêm trọng sẽ cần can thiệp y tế.\n* Hội chứng não và màng não cấp: Hội chứng này có thể gây ra các triệu chứng như: Cơn co giật, rối loạn ý thức kéo dài từ một đến vài ngày. Bệnh nhân cần được khám bác sĩ để can thiệp điều trị.\n\n![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_2_91cb302fc7.jpg)\n\n*Đau khớp là một trong nhiều triệu chứng kéo dài sau khi tiêm vắc-xin Covid-19*\n\nMột số phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin Covid-19\n--------------------------------------------------------\n\nCác phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được ghi nhận thông qua Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi vắc-xin - VAERS của CDC Hoa Kỳ. Những trường hợp gặp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin Covid-19 thuộc nhóm dân số không nên tiêm vắc-xin Covid-19 và có thể nhận được sự bảo vệ từ các kháng thể đơn dòng có trong thuốc Evusheld.\n\nCác phản ứng nghiêm trọng không mong muốn liên quan đến vắc-xin Covid-19 đã được ghi nhận bởi VAERS bao gồm:\n\n### Sốc phản vệ\n\nChích ngừa covid có triệu chứng gì? [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) có thể xảy ra ở bất kỳ ai sau khi tiêm vắc-xin là một phản ứng nặng nguy hiểm, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp và thường thấy ở những người có tiền sử dị ứng, dị ứng với thành phần trong vắc-xin,... Sốc phản vệ có thể là một tình trạng nghiêm trọng, phát triển nhanh chóng và gây nguy hiểm, do đó người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.\n\nDưới đây là các dấu hiệu của sốc phản vệ:\n\n* Nổi mề đay, phù mạch nhanh.\n* Rối loạn ý thức.\n* Đau bụng hoặc nôn không kiểm soát.\n* Khó thở, tức ngực, thở rít.\n* Tụt huyết áp, ngất.\n\nViệc tiêm vắc-xin Covid-19 đối với những người có tiền sử dị ứng, bệnh lý cấp tính, hoặc suy giảm miễn dịch,... có nguy cơ cao gây ra sốc phản vệ. Do đó, việc tiêm chủng nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sốc phản vệ và xử lý nhanh chóng trong những trường hợp này.\n\n![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_3_bfadc10e8e.jpg)\n\n*Sốc phản vệ là phản ứng nặng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin Covid-19*\n\n### Huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu\n\nHội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu (TTS) sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là một phản ứng nặng hiếm gặp. TTS là một trường hợp hiếm nhưng nghiêm trọng, gây ra sự hình thành các cục máu đông trong các mạch máu lớn, đồng thời làm giảm tiểu cầu (các tế bào giúp hình thành cục máu đông) và tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu, tăng nguy cơ chảy máu. CDC và FDA đã xác định được 59 báo cáo về các trường hợp TTS sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. \n\nHơn nữa, CDC cũng đã xác định 9 trường hợp tử vong có liên quan hoặc trực tiếp do TTS sau khi tiêm vắc-xin này. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49 cần phải chú ý đến nguy cơ gia tăng của tác dụng phụ hiếm này.\n\n### Hội chứng Guillain-Barré\n\nHội chứng Guillain-Barré (GBS) sau tiêm vắc-xin Covid-19 là rất hiếm. GBS là một tình trạng rối loạn hiếm, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh, gây ra yếu cơ và đôi khi dẫn đến tình trạng liệt. Phần lớn các trường hợp hồi phục hoàn toàn sau khi mắc GBS, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn.\n\n### Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim\n\n[Viêm cơ tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-co-tim-423.html) và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 cũng là trường hợp rất hiếm gặp. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 đều phản ứng tích cực với điều trị thuốc và nhanh chóng hồi phục sau khi được nghỉ ngơi. Đến ngày 10/3/2022, VAERS đã ghi nhận 2.296 báo cáo về viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim ở những người từ 30 tuổi trở xuống sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. Đa số các trường hợp được báo cáo sau khi tiêm vắc-xin là của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Sau quá trình theo dõi, bao gồm đánh giá hồ sơ y tế, CDC và FDA đã xác minh được 1.367 báo cáo về viêm cơ tim.\n\n![Chích ngừa covid có triệu chứng gì? Các phản ứng nặng sau tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_covid_co_trieu_chung_gi_cac_phan_ung_nang_sau_tiem_4_dd9b9e1be2.jpg)\n\n*Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim thường xuất hiện ở người tiêm vắc-xin là của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna*\n\n### Tử vong\n\nTính đến thời điểm hiện tại, các báo cáo về trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 là rất hiếm. FDA đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe báo cáo mọi trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin Covid-19 cho VAERS, kể cả trong trường hợp không rõ nguyên nhân do vắc-xin hay không. Trong thời gian này, VAERS đã nhận được 13.273 báo cáo sơ bộ về trường hợp tử vong trong hơn 557 triệu liều vắc-xin (chiếm 0,0024%) ở những người tiêm vắc-xin Covid-19.\n\nTrên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc \"[chích ngừa covid có triệu chứng gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-covid-co-trieu-chung-gi-cac-phan-ung-nang-sau-tiem.html)\". Sau khi tiêm vaccine Covid-19, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng trong thời gian 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, để phát hiện sớm bất kỳ phản ứng sau tiêm chủng nào. Khi trở về nhà hoặc nơi làm việc, họ cần tự chủ động theo dõi sức khỏe cá nhân trong vòng 3 tuần sau khi tiêm.\n\n", "date": "12/03/2024", "tags": ["Covid-19", "Vacxin", "Thông tin sức khỏe"]}, {"title": "Vắc xin bại liệt có những loại nào? Lịch tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ bạn cần lưu ý", "abstract": "Trong cuộc chiến chống lại bệnh bại liệt, vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng mang lại sự an toàn và bảo vệ cho cộng đồng. Tuy nhiên, không chỉ một loại vắc xin chống bại liệt mà còn nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt và ưu điểm đáng chú ý. Trên hành trình khám phá về vắc xin bại liệt có những loại nào, bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào từng loại vắc xin để hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của con người.", "md_content": "Bại liệt là một căn bệnh gây suy nhược và đe doạ tính mạng. Bệnh lý này do một loại virus làm ảnh hưởng đến não và tủy sống có thể gây tê liệt hoặc thậm chí tử vong. Điều này làm cho bệnh bại liệt trở nên rất nguy hiểm. Vì vậy, tiêm chủng đầy đủ loại vắc xin chống bại liệt theo phác đồ được khuyến cáo nhằm bảo vệ con người khỏi các nguy cơ mắc bệnh và biến chứng đáng lo ngại. Vậy [vắc xin bại liệt có những loại nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bai-liet-co-nhung-loai-nao-lich-tiem-vac-xin-bai-liet-cho-tre-ban-can-luu-y.html)\n\nBệnh bại liệt là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh gây ra bởi virus bại liệt. Đây từng là một trong những căn bệnh đáng sợ ở nhiều nước, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Nhưng vào năm 1950 vắc xin bại liệt được ra đời đã chấm dứt mối đe dọa này. Hiện nay, có ba loại biến thể của virus bại liệt bao gồm loại 1, 2 và 3. Tuy nhiên, virus bại liệt loại 2 và 3 đã bị loại trừ (không còn tồn tại) và loại 1 chỉ tồn tại ở một số nơi trên thế giới và gây nhiều khả năng tê liệt nhất.\n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_1_9e0c2b8148.jpg)\n\n*Bại liệt là loại bệnh lây lan gây ra bởi virus bại liệt*\n\nBệnh bại liệt gây ra triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng ở hầu hết mọi người, nhưng ở một số người nó có thể gây các triệu chứng tương tự như bệnh cúm:\n\n* Đau họng;\n* Cảm thấy mệt;\n* Đau bụng;\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html);\n* Đau đầu;\n* Đau lưng hoặc cổ hoặc cứng khớp;\n* Yếu cơ;\n* Đau bụng;\n* Nôn mửa.\n\nHơn nữa, trong vòng một tuần từ khi mắc bệnh bạn cũng sẽ gặp các triệu chứng như:\n\n* Mất phản xạ;\n* Đau cơ hoặc yếu cơ nghiêm trọng;\n* Tay chân mềm;\n* Cảm giác như kim châm ở chân;\n* Bị liệt tay, chân hoặc cả hai;\n* [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) (nhiễm trùng ở não, tủy sống hoặc cả hai).\n\nDo vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh bại liệt có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống thần kinh bao gồm hiện tượng tăng lão hóa kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài, suy giảm chức năng tế bào cơ thể, viêm màng não và liệt tứ chi kéo dài suốt đời. Vậy vắc xin bại liệt có những loại nào và cách lựa chọn từng loại?\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm từng loại\n------------------------------------------------------\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào đang là câu hỏi quan tâm của nhiều người bệnh. \n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_2_a1b35ce4c3.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt có những loại nào?*\n\n### Vắc xin bại liệt đơn độc\n\nVắc xin bại liệt đơn độc bao gồm hai loại chính:\n\n* Vắc xin bại liệt dạng uống (OPV): Là vắc xin bại liệt đường uống (OPV) sử dụng virus sống đã bị làm yếu, do đó virus này sẽ không làm bạn bị bệnh. OPV có thể chứa một, hai hoặc cả ba loại virus bại liệt. OPV được sử dụng bằng cách tiêm vào miệng vắc xin ở dạng chất lỏng và nuốt.\n* Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV): Là vắc-xin bại liệt bất hoạt chứa virus bại liệt đã bị tiêu diệt nên nó không thể nhân lên nữa. Trong vắc xin gồm có phiên bản không hoạt động của virus bại liệt loại 1, 2 và 3. IPV được sử dụng bằng đường tiêm, có thể tiêm vào cánh tay hoặc chân tuỳ theo độ tuổi của người bệnh.\n\nDo vậy, người bệnh nên tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia y tế để giúp lựa chọn vắc xin phù hợp.\n\n### Vắc xin bại liệt phối hợp\n\nĐể đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh và ngăn chặn sự tái phát của bệnh bại liệt, các nhà sản xuất vắc xin đã tập trung vào việc tích hợp thành phần phòng ngừa bệnh bại liệt vào các loại vắc xin phối hợp, song song với việc tiêm vắc xin đơn cho trẻ em dưới 1 tuổi.\n\nDo đó, vắc xin 6 in 1 được ra đời giúp phòng ngừa 6 bệnh gồm bại liệt, ho gà, bạch cầu, uốn ván, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và bệnh do vi khuẩn HIB gây ra.\n\nHơn nữa, vắc xin 5 in 1 của Pháp ngăn ngừa được 5 bệnh gồm bại liệt, uốn ván, bạch cầu, ho gà và bệnh do vi khuẩn HIB. Vắc xin 4 in 1 giúp phòng 4 bệnh như bại liệt, uốn ván, bạch cầu và ho gà. Vậy nên, người bệnh có thể lựa chọn vắc xin phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như chi phí tiêm chủng.\n\nVắc xin bại liệt nào tốt?\n-------------------------\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào đã được giải đáp, tuy nhiên nên lựa chọn vắc xin nào phù hợp cũng đang là vấn đề được quan tâm. Chương trình tiêm chủng đang mở rộng bao gồm hai loại vắc xin bại liệt đó là vắc xin bại liệt uống (OPV) và vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV). Đối với vắc xin bại liệt phối hợp chỉ có sẵn tại các điểm tiêm phòng dịch vụ.\n\nCả hai phương pháp tiêm vắc xin qua đường uống và đường tiêm đều đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh bại liệt tốt. Nhưng việc chọn tiêm vắc xin có chứa thành phần bại liệt trong các loại vắc xin phối hợp không chỉ giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt mà còn tạo ra kháng thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác. \n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_3_5c42a21957.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt kết hợp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác*\n\nHiện nay, không có cách chữa khỏi bệnh bại liệt hoàn toàn nhưng có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Có hai dạng vắc xin bại liệt được sử dụng phổ biến đó là vắc xin bại liệt đơn độc và vắc xin bại liệt phối hợp.\n\nLịch tiêm vắc xin bại liệt ở trẻ\n--------------------------------\n\nVắc xin bại liệt bảo vệ trẻ em bằng cách chuẩn bị đề kháng cho cơ thể trẻ chống lại virus bại liệt. Hầu như tất cả trẻ em (hơn 99%) được tiêm đủ liều vắc xin bại liệt bất hoạt theo khuyến cáo sẽ phòng ngừa được bệnh bại liệt. Theo khuyến nghị của CDC (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), trẻ em nên tiêm đủ 4 liều vắc xin bại liệt. Trẻ nên tiêm một liều ở các độ tuổi như 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng, 4 đến 6 năm. Dưới đây là lịch uống và tiêm chủng vắc xin bại liệt theo chương trình tiêm chủng mở rộng:\n\n* Uống 3 liều vắc xin phòng bại liệt (OPV) khi trẻ đạt 2, 3, 4 tháng tuổi;\n* Trẻ 5 tháng tuổi tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng bại liệt (IPV).\n\nCòn đối với lịch tiêm cho tiêm chủng dịch vụ thì lịch tiêm vắc xin kết hợp [6 in 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html), 5 in 1 và 4 in 1 được cụ thể như sau:\n\n* Tiêm 3 mũi khi trẻ từ 2, 3, 4 tháng tuổi;\n* Mũi tiêm 4 nhắc lại khi trẻ đạt 16 đến 18 tháng tuổi.\n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_4_cce8d728fc.jpg)\n\n*Vắc xin kết hợp tiêm 3 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần*\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào đã được giải đáp. Vắc xin bại liệt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bại liệt và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trên thị trường hiện nay, có hai loại vắc xin bại liệt chính là vắc xin đơn độc và vắc xin dạng kết hợp. Mỗi loại vắc xin bại liệt đều có đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu của người dân và giúp tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh tật. Việc lựa chọn loại vắc xin phù hợp cũng như tuân thủ lịch tiêm chủng định kỳ là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh bại liệt và bảo vệ sức khỏe của mọi người.\n\n", "date": "02/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1", "abstract": "Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì thế, việc chủ động cho con tiêm phòng loại vắc xin này là rất cần thiết. Vậy tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?", "md_content": "Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không vẫn luôn là nỗi băn khoăn trong lòng nhiều bậc làm cha mẹ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin chi tiết về vắc xin 6 trong 1, thời điểm tiêm cũng như một số lưu ý khi tiêm loại vắc xin này.\n\nVắc xin 6 trong 1 phòng ngừa những bệnh nào?\n--------------------------------------------\n\nVắc xin 6 trong 1 là một vắc xin dạng phối hợp, có khả năng ngăn ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ em bao gồm:\n\n### Bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu. Căn bệnh này, nếu không được phát hiện cũng như chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, viêm cơ tim, trụy mạch đột ngột, thậm chí là gây tử vong nhanh chóng.\n\nTuy nhiên, chỉ với 1 mũi tiêm vắc xin 6 trong 1, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bạch hầu.\n\n### Ho gà\n\nHo gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với đối tượng là trẻ sơ sinh, nguy cơ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, xuất huyết kết mạc, suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị sớm.\n\n### Uốn ván\n\nBệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani là [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Căn bệnh này đặc trưng với triệu chứng co cứng cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy, thậm chí là cơ toàn thân và kèm theo đó là những cơn đau nhức toàn thân.\n\nCũng giống như hai căn bệnh nêu trên, uốn ván không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.\n\n### Bại liệt\n\nBại liệt cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính song tác nhân gây ra căn bệnh này là virus Polio. Căn bệnh này lây truyền qua đường tiêu hoá.\n\nBại liệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt hành tuỷ, liệt tuỷ sống, mất vận động chi, suy hô hấp, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ được phòng ngừa sau tiêm phòng vắc xin 6 trong 1.\n\n### Viêm gan B\n\nViêm gan B được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm về gan và tác nhân gây ra căn bệnh này là virus viêm gan B. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus viêm gan B sẽ tấn công và làm tổn thương gan. Nếu không được điều trị theo đúng phác đồ, bệnh có thể tiến triển thành suy gan và ung thư gan.\n\n### Viêm phổi và viêm màng não mủ gây ra bởi vi khuẩn HIB\n\nVi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIB) là tác nhân gây bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp, trong đó phải kể đến như viêm màng ngoài tim, phù phổi cấp, nhiễm trùng huyết, tràn dịch dưới màng cứng, phù não, suy hô hấp và đặc biệt là người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_1_e51aae2e5e.jpg)\n\n*Vắc xin 6 trong 1 giúp ngăn ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm*\n\nTiêm 6 trong 1 muộn có sao không?\n---------------------------------\n\nNhư bạn đã biết, virus, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não có thể xuất hiện ở mọi nơi. Nếu cơ thể không có đủ sức đề kháng thì rất dễ mắc bệnh. Do đó, thời điểm tiêm [vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) đang là chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.\n\nThời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế là khi trẻ được 2 tháng tuổi. Một câu hỏi đặt ra lúc này đó là tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?\n\nCác chuyên gia chỉ ra rằng: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch vắc xin 6 trong 1 cho trẻ là cách tốt nhất để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh từ đó chống lại bệnh tật.\n\nTrong trường hợp vì một lý do nào đó mà trẻ không được tiêm phòng đúng lịch, nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ không cao nếu trong cộng đồng có tỷ lệ lớn đã tiêm vắc xin 6 trong 1 và trẻ không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây bệnh. Lúc này, trẻ có thể tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 muộn từ 1 - 2 tháng.\n\nTrên thực tế, nhiều trường hợp bố mẹ quên lịch tiêm phòng của trẻ, cả năm sau mới tiêm nhắc lại nhưng trẻ vẫn có đáp ứng miễn dịch đối với bệnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những trẻ này có nguy cơ mắc bệnh và gặp nguy hiểm do biến chứng cao hơn so với những trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_3_0f1b7a1dc2.jpg)\n\n*Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?*\n\nCác loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến\n-------------------------------------------------\n\nHiện nay, vắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim là hai loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể:\n\n### Vắc xin Infanrix Hexa\n\nĐược sản xuất bởi GlaxoSmithKline, vắc xin Infanrix Hexa được bào chế dưới dạng bột đông khô HiB và hỗn dịch DTPa - HBV - IPV. Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ tiến hành pha hỗn dịch tiêm. Vắc xin Infanrix Hexa cần được pha hoàn nguyên. Hiện nay, loại vắc xin này đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia trên toàn thế giới.\n\n### Vắc xin Hexaxim\n\n[Vắc xin Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, bào chế dưới dạng hỗn dịch đóng sẵn trong bơm tiêm. Chính vì thế, trước khi tiêm, bác sĩ hoàn toàn không cần pha hoàn nguyên mà có thể sử dụng ngay từ đó giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng đồng thời đảm bảo được liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. Hiện nay, trên 113 quốc gia đã cấp phép lưu hành loại vắc xin này.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tim vắc xin 6 trong 1 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_2_192da917cd.jpg)\n\n*Hexaxim là một trong 2 loại vắc xin 6 trong 1 được cấp phép lưu hành tại Việt Nam*\n\nNhững lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1\n----------------------------------------------------\n\nĐến đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc tiêm 6 trong 1 muộn có sao không rồi đúng chứ. Bên cạnh đó, những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cũng là chủ để được nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần lưu ý những gì?\n\nKhi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ, để đảm bảo an toàn tiêm chủng và tối đa hiệu quả của vắc xin, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:\n\n* Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo chất lượng của vắc xin tránh trường hợp trẻ tiêm phải vắc xin kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.\n* Trẻ cần được tiêm vắc xin 6 trong 1 đúng lịch và đầy đủ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, cảm cúm, mắc các bệnh cấp tính, bị dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc từng bị [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) với vắc xin, trước khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ.\n* Khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi đi, mang đầy đủ sổ khám bệnh, sổ tiêm chủng cũng như các giấy tờ cần thiết khác nếu có.\n* Cần cho trẻ theo dõi sức khoẻ tại đơn vị y tế tiêm chủng trong vòng tối thiểu 30 phút kể từ lúc tiêm để theo dõi phản ứng của trẻ đối với vắc xin.\n* Khi về nhà, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường như trẻ sốt cao trên 39 độ C, bỏ bú, quấy khóc, nổi ban đỏ trên da, tím tái, khó thở… (nếu có) từ đó có hướng xử trí kịp thời.\n* Ngoài ra, cha mẹ không nên chạm hay đè vào vị trí tiêm, đặc biệt không chườm nóng, chườm lạnh hay đắp bất cứ loại thuốc lá nào vào vị trí tiêm.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_4_c139b85a9f.jpg)\n\n*Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ*\n\nTrên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng. Hy vọng, qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc [tiêm 6 trong 1 muộn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-6-trong-1-muon-co-sao-khong-nhung-luu-y-khi-tiem-vac-xin-6-trong-1.html). Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline của Nhà thuốc Long Châu để được hỗ trợ bạn nhé.\n\n", "date": "18/12/2023", "tags": ["vaccine 6in1", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vắc xin bại liệt", "abstract": "Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt gây ra, gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động và dẫn đến liệt mềm cấp. Tiêm phòng bại liệt cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về mũi bại liệt tiêm khi nào, các loại vắc xin bại liệt hiện nay và những lưu ý khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ.", "md_content": "Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể để lại di chứng suốt đời hoặc gây tử vong cho trẻ em. Tuân thủ lịch tiêm vắc xin phòng bại liệt cho trẻ là cách thức đảm bảo và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh bại liệt ở trẻ. Vậy [mũi bại liệt tiêm khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) và những điều cần biết về vắc xin bại liệt là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc về tiêm phòng bại liệt cho trẻ qua bài viết sau đây.\n\nTại sao trẻ em cần tiêm vắc xin bại liệt? Bệnh này nguy hiểm như thế nào?\n-------------------------------------------------------------------------\n\n[Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus Polio. Khi virus này xâm nhập cơ thể, nó tấn công hệ thần kinh trung ương, làm hại các tế bào thần kinh vận động, có thể gây ra liệt vĩnh viễn, tàn phế hoặc thậm chí tử vong ở trẻ em. Virus bại liệt tấn công vào hạch bạch huyết và sau đó là hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương tế bào sừng trước của tủy sống và các tế bào thần kinh vận động trong não, dẫn đến liệt mềm cấp tính.\n\nCon người là vật chủ duy nhất của virus bại liệt, và bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác chủ yếu qua đường phân - miệng. Người không có triệu chứng mang virus cũng có thể trở thành nguồn lây lan trong cộng đồng, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn bệnh trở nên khó khăn. Do đó, việc tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ nhằm tạo miễn dịch chủ động là cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet1_fff0f5a759.jpg)\n\n*Bệnh bại liệt gây ra các hậu quả nặng nề đối với trẻ*\n\nMũi bại liệt tiêm khi nào cho trẻ? Các loại vắc xin và thời gian tiêm phù hợp\n-----------------------------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu mũi bại liệt tiêm khi nào cho bé, bạn cần biết về một số loại vắc xin bại liệt hiện nay để lựa chọn cho phù hợp. Hiện tại, có một số loại vắc xin được phê duyệt để tiêm phòng bại liệt cho trẻ em, bao gồm:\n\n**Vắc xin bại liệt qua đường uống (OPV):** Đây là vắc xin dạng lỏng, chứa virus bại liệt sống đã được giảm độc lực, giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại virus. Vắc xin này được bao gồm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và trẻ sẽ nhận vắc xin tại các tháng tuổi thứ 2, 3 và 4 (tổng cộng 3 liều OPV).\n\n**Vắc xin bại liệt qua đường tiêm (IPV):** Là vắc xin dạng tiêm, chứa virus bại liệt đã được làm chết, nhằm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể phòng bệnh. Vắc xin này được sử dụng trong lịch tiêm nhắc cho trẻ.\n\n**Vắc xin phối hợp phòng bại liệt:** Có các loại vắc xin phối hợp bao gồm thành phần phòng chống bại liệt như vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp), cung cấp khả năng bảo vệ chống lại 6 bệnh gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib). Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) ngừa 5 bệnh bao gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh do vi khuẩn Hib. Vắc xin Tetraxim (Pháp) giúp phòng ngừa 4 bệnh là bại liệt, bạch hầu, ho gà, và uốn ván.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet2_963eeb3f6f.jpg)\n\n*Tìm hiểu về các loại vắc xin bại liệt thông dụng hiện nay*Mũi bại liệt tiêm khi nào?\n\nViệc tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ đúng lịch là cách thức an toàn và hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh bại liệt ở trẻ. Vậy khi nào nên tiêm phòng bại liệt cho trẻ? Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ cần được tiêm phòng bại liệt theo lịch sau:\n\n* Uống 3 liều vắc xin bại liệt (bOPV): Khi trẻ đủ 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Tiêm 1 liều vắc xin bại liệt (IPV): Khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.\n* Tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin bại liệt (OPV hoặc IPV): Khi trẻ đủ 16 - 18 tháng tuổi.\n\nTrong dịch vụ tiêm chủng, các loại vắc xin chứa thành phần ngừa bại liệt bao gồm:\n\n* [Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) (Bỉ) và Hexaxim (Pháp), cũng như vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), được tiêm 3 liều chính tại các tháng 2, 3, và 4 tuổi. Liều tiêm nhắc lại được thực hiện khi trẻ đạt 16 - 18 tháng tuổi.\n* [Vắc xin Tetraxim (Pháp)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) được tiêm theo 3 liều chính vào tháng 2, 4, và 6 tuổi. Liều tiêm nhắc lại cũng được áp dụng vào khoảng 16 - 18 tháng tuổi của trẻ.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet3_1e651a9e15.jpg)\n\n*Giải đáp thắc mắc mũi bại liệt tiêm khi nào*\n\nNhững lưu ý khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ\n-------------------------------------------\n\nBạn đã biết được mũi bại liệt tiêm khi nào cho trẻ để phát huy hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin, ba mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:\n\n* Chọn nơi tiêm chủng uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn, có đủ chứng nhận cấp phép và có bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tiêm chủng cho trẻ.\n* Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại vắc xin bại liệt có thể sử dụng, lịch tiêm chủng, liều lượng, phản ứng có thể xảy ra và cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.\n* Không tiêm phòng bại liệt cho trẻ trong các trường hợp: Trẻ có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin IPV hoặc vắc xin chứa thành phần IPV trước đây; trẻ dị ứng với các hoạt chất, tá dược trong vắc xin hoặc dị ứng với [Neomycin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/neomycin), Streptomycin, Polymycine B; trẻ bị bệnh nặng, sốt cao, co giật, viêm não, viêm màng não, dị ứng, suy dinh dưỡng.\n* Theo dõi và ghi nhớ các loại vắc xin mà trẻ đã tiêm, thời gian tiêm, số lô, hạn sử dụng và tên của bác sĩ tiêm chủng. Nếu có thể, nên lưu giữ các tem vắc xin để dễ dàng theo dõi và nhắc lại.\n* Theo dõi và chăm sóc trẻ [sau khi tiêm phòng bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trieu-chung-sau-tiem-vac-xin-bai-liet-nhung-trieu-chung-nao-nguy-hiem-ba-me-can-luu-y-sau-khi-tiem.html): Sau khi tiêm phòng bại liệt, trẻ có thể có một số biến chứng như sốt nhẹ, đau, sưng, đỏ ở chỗ tiêm, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng... Cha mẹ nên giữ cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, áp lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau và sưng, cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu cần. Nếu trẻ có biểu hiện nghiêm trọng sau tiêm như phản ứng dị ứng, liệt mềm, sốt cao, co giật,… ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet4_8c3da3cd88.jpg)\n\n*Nếu trẻ sốt cao sau tiêm, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay*\n\nNhững thắc mắc thường gặp của phụ huynh về tiêm phòng bại liệt cho trẻ\n----------------------------------------------------------------------\n\n### Có nên tiêm phòng bại liệt cho trẻ khi trẻ đang bị bệnh?\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ đang bị bệnh nhẹ như cảm, ho, sổ mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ... vẫn có thể tiêm phòng bại liệt theo lịch. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị bệnh nặng, sốt cao, co giật, viêm não, viêm màng não, dị ứng, suy dinh dưỡng,... thì nên hoãn tiêm phòng bại liệt cho đến khi trẻ bình phục hoàn toàn.\n\nNgoài ra, trẻ có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin bại liệt cũng nên được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng bại liệt. Cha mẹ nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về tình trạng sức khỏe, lịch sử bệnh tật và tiêm chủng của trẻ để được hướng dẫn phù hợp.\n\n### Tiêm phòng bại liệt cho trẻ có thể kết hợp với các vắc xin khác không?\n\nTiêm phòng bại liệt cho trẻ có thể kết hợp với các vắc xin khác trong cùng một lần tiêm chủng, miễn là các vắc xin đó được cấp phép sử dụng và không có tương tác xấu với nhau. Việc kết hợp các vắc xin có thể giúp giảm thiểu số lần tiêm chủng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cha mẹ và trẻ.\n\nBại liệt là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tàn tật suốt đời hoặc tử vong cho trẻ em. Hiện nay, có nhiều loại vắc xin bại liệt được cấp phép sử dụng, cha mẹ có thể lựa chọn theo nhu cầu và khả năng của mình. Khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều cần biết về mũi bại liệt tiêm khi nào, các loại vắc xin bại liệt hiện nay và những lưu ý khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ.\n\n", "date": "02/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?", "abstract": "Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin trễ có thể làm ảnh hưởng đến tác động và khả năng bảo vệ của vắc xin. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc: “Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?”.", "md_content": "Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không đang là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng, tuy nhiên có một số cha mẹ khác lại không mấy bận tâm. Trên thực tế, nếu cha mẹ chậm trễ trong việc tiêm phòng vắc xin có nghĩa là bé không có đủ khả năng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh, dẫn đến dễ bị nhiễm và mắc bệnh. Bởi việc tiêm chủng không đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm phải các bệnh lý mà vắc xin hoàn toàn có thể bảo vệ chống lại được.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đối với trẻ sơ sinh\n--------------------------------------------------------\n\nSơ sinh là giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, khi đó trẻ có một hệ miễn dịch non yếu, chưa trưởng thành và rất nhạy cảm đối với những tác nhân, nguy cơ bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Trong bối cảnh này, việc tiêm vắc xin theo đúng lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.\n\nDo đó, tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đúng lịch, đúng số mũi tiêm không chỉ là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ.\n\nMặc dù trẻ sơ sinh có thể không biểu hiện rõ ràng về tình trạng sức khỏe, nhưng hệ thống miễn dịch còn non yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện sau này. Vì vậy, việc tiêm vắc xin theo đúng lịch trình sẽ đảm bảo trẻ sơ sinh được bảo vệ tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời giúp trẻ xây dựng được một [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu đời.\n\nTrong một thế giới đầy rẫy những nguy cơ bệnh tật lây nhiễm, việc tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ riêng con trẻ mà còn góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh trong cộng đồng. Sự tham gia chủ động và theo đúng lịch hẹn của chương trình tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ cuộc sống của trẻ trong hiện tại và tương lai mà còn là một cách để cống hiến cho sức khỏe chung của cộng đồng. \n\nVậy trẻ tiêm vắc xin trễ có nguy cơ và hậu quả gì không? Hay trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_1_06fc42c19c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin giúp xây dựng hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh*\n\nTrẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?\n----------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh theo đúng lịch trình trong chương trình tiêm chủng là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? \n\nViệc bỏ lỡ hay chậm trễ tiêm chủng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến trẻ dễ dàng mắc phải những căn bệnh mà vắc xin được thiết kế nhằm chống lại, bảo vệ và có thể mang theo những nguy cơ cũng như hậu quả đáng lo ngại. Một số nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh chậm trễ việc tiêm vắc xin, cụ thể như sau:\n\n### Tăng nguy cơ mắc bệnh\n\nNhư đã biết, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu kém, và hàng ngày trẻ phải phơi nhiễm với vô vàn tác nhân đến từ hệ tiêu hóa, hô hấp, da, niêm mạc... nên trẻ rất dễ bị nhiễm và mắc bệnh. Trong khi đó, việc tiêm vắc xin sẽ giúp tạo ra miễn dịch đặc hiệu giúp trẻ chống lại nhiều bệnh lý. \n\nDo vậy, việc tiêm vắc xin trễ hoặc bỏ sót sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, bại liệt, Hib... Những bệnh lý này có thể gây ra những gánh nặng bệnh tật, biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_2_2e5597cb72.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ*\n\n### Làm suy yếu hệ miễn dịch\n\nViệc tiêm vắc xin theo đúng lịch trình và đúng hẹn có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ tạo tính sinh miễn dịch đặc hiệu để phòng chống bệnh tật. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của Hoa Kỳ (US CDC), cho tới 24 tháng tuổi, trẻ sẽ được bảo vệ, phòng tránh khỏi 14 bệnh bởi vắc xin. Nếu tiêm vắc xin trễ hoặc bỏ sót khiến cho hệ miễn dịch của trẻ không nhận được sự kích thích cần thiết sẽ làm cho khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh bị giảm sút.\n\n### Gây ảnh hưởng tới cộng đồng\n\nTrẻ sơ sinh không được tiêm vắc xin theo đúng lịch trình có thể tạo ra những “ổ dịch” trong cộng đồng. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bệnh dịch lây lan rộng rãi, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu kém hoặc không thể tiêm vắc xin như người mẫn cảm, dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin, không hoặc chưa có điều kiện để tiêm vắc xin.... \n\n### Tác động đến hiệu quả của vắc xin\n\nMột số vắc xin có yêu cầu về chu kỳ tiêm theo đúng lịch trình và thời gian để tạo ra miễn dịch tốt nhất. Do đó, việc tiêm vắc xin chậm trễ có thể làm giảm hiệu quả của loại vắc xin đó hoặc cần phải tiêm thêm các liều tăng cường để đảm bảo sự bảo vệ cho cơ thể.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_3_30f6f4aaee.jpg)\n\n*Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không*\n\n### Tạo ra tác động xã hội và tâm lý\n\nViệc tiêm vắc xin trễ có thể tạo ra những hoài nghi và sự lo ngại về vắc xin trong cộng đồng. Điều này có thể gây ra những sợ hãi không cần thiết, cũng như tạo ra những thông điệp sai lệch về tác dụng của vắc xin.\n\nVì thế, đối với câu hỏi trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không, câu trả lời là có. Nếu trẻ sơ sinh chậm trễ trong việc tiêm vắc xin, điều đó nghĩa là trẻ đã bị bỏ lỡ cơ hội bảo vệ phòng tránh các căn bệnh mà vắc xin ngăn ngừa được. Từ đó, trẻ hoàn toàn có thể tránh được những nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng do bệnh tật gây nên. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ về lịch trình tiêm chủng theo đúng thời gian được khuyến nghị bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế, đồng thời cũng nên chủ động tham gia vào chương trình tiêm vắc xin nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của con trẻ.\n\nCách ứng phó và hướng giải quyết cho tình trạng tiêm vắc xin trễ\n----------------------------------------------------------------\n\nViệc tiêm chủng theo đúng lịch trình cho trẻ sơ sinh là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát huy tối đa hiệu lực của vắc xin, đồng thời giúp bé phòng tránh đặc hiệu được các bệnh mà vắc xin mang lại. Tuy nhiên, nếu con của bạn đã xảy ra tình trạng tiêm vắc xin trễ thì cha mẹ có thể thực hiện một số cách ứng phó và hướng giải quyết như sau:\n\n### Tìm hiểu và cập nhật lịch trình tiêm vắc xin\n\nĐầu tiên, cha mẹ hãy tìm hiểu và cập nhật về chương trình tiêm chủng cũng như lịch tiêm vắc xin theo đúng lịch hẹn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần hiểu rõ về các loại vắc xin, thời điểm tiêm và liều lượng cần thiết cho mỗi loại vắc xin.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc xin trễ ở trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_23_5a08645445.jpg)\n\n*Phụ huynh cần chủ động tìm hiểu và cập nhật lịch trình tiêm vắc xin cho bé*\n\n### Thực hiện tiêm bù vắc xin\n\nNếu bé của bạn đã bỏ lỡ lịch tiêm vắc xin đúng hẹn thì cha mẹ hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế hoặc bác sĩ tại các trung tâm tiêm chủng, để được tư vấn về việc tiếp tục tiêm vắc xin cho trẻ. Bác sĩ có thể đề xuất lịch trình thay thế để tiêm bù vắc xin cho việc bỏ sót. Điều này có thể yêu cầu tiêm một số liều vắc xin tăng cường nhằm đảm bảo trẻ sơ sinh có thể đạt được mức bảo vệ tối ưu.\n\nPhụ huynh hãy tuân thủ theo mọi chỉ định từ các chuyên gia y tế về việc tiêm bù vắc xin. Hãy đảm bảo hoàn thành đầy đủ các liều vắc xin được đề xuất để đảm bảo được sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ sơ sinh.\n\n### Tăng cường nhận thức và kiến thứcA\n\nĐể hạn chế tình trạng tiêm vắc xin chậm trễ trong tương lai, cha mẹ hãy tìm hiểu cũng như hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin theo đúng lịch trình. Đồng thời, hãy chia sẻ những thông tin này với người khác để tạo ra sự nhận thức và thúc đẩy công tác tiêm vắc xin đúng hẹn.\n\n### Ghi nhớ lịch tiêm vắc xin\n\nCha mẹ hãy sử dụng các phương tiện như ứng dụng di động hay lịch nhắc tiêm vắc xin trực tuyến để nhớ được đúng [lịch tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-bac-cha-me-nen-tham-khao-lich-tiem-chung-cho-tre-em-tu-0-12-tuoi.html). Điều này giúp phụ huynh không bỏ lỡ bất kỳ một liều vắc xin nào của con mình.\n\n### Tư vấn với bác sĩ về lịch trình tiêm vắc xin cụ thể cho trẻ\n\nBác sĩ sẽ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ sơ sinh. Sau đó, bác sĩ có thể đề xuất một lịch tiêm vắc xin phù hợp với tình trạng, điều kiện sức khỏe cụ thểA của bé.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_4_0ff1d12d80.jpg)\n\n*Cha mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về lịch trình tiêm vắc xin của trẻ*\n\nTrẻ tiêm vắc xin sớm hơn so với lịch hẹn có sao không?\n------------------------------------------------------\n\nTùy loại vắc xin mà có khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều tiêm khác nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này đã được thể hiện qua các dữ liệu nghiên cứu về tính hiệu quả, an toàn và không thể gây bệnh của vắc xin. Đảm bảo đúng lịch tiêm, vắc xin sẽ phát huy tối đa hiệu lực cũng như hiệu quả. Bởi vậy, việc giảm khoảng cách giữa 2 liều tiêm vắc xin quá giới hạn tối thiểu sẽ không đảm bảo tối ưu tính sinh miễn dịch.\n\nViệc tiêm như vậy tuy vẫn sẽ có hiệu quả bảo vệ sau khi được tiêm phòng và sẽ không mất tác dụng của liều tiêm trước, nhưng nếu tiêm đúng phác đồ (lịch hẹn) sẽ có hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Trong trường hợp cần tiêm sớm hơn lịch hẹn hoặc thay đổi khoảng cách giữa các mũi, bạn nên chủ động tham vấn ý kiến của bác sĩ.\n\nTóm lại, vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch ổn định và nâng cao sức khỏe của trẻ sơ sinh. Việc tiêm vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc [trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-so-sinh-chich-ngua-tre-co-sao-khong-cach-giai-quyet-tinh-trang-tiem-vac-xin-tre-o-tre.html).\n\n", "date": "30/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Trẻ sơ sinh", "trẻ em"]}, {"title": "Trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?", "abstract": "Trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không? Thường thì trẻ sơ sinh bị vàng da vẫn có thể tiêm vắc xin bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi vàng da ở trẻ sơ sinh là do bệnh lý nên việc tiêm vắc xin có thể cần xem xét và tư vấn cụ thể từ bác sĩ trước khi thực hiện. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm vắc xin cho bé.", "md_content": "Việc tiêm phòng vắc xin là một phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, để tiêm vắc xin, bé cần đáp ứng một số điều kiện về sức khỏe nhất định. [Vậy trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong.html)\n\nTại sao cần tiêm vắc xin cho trẻ?\n---------------------------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) là một loại biện pháp y tế dựa trên nguyên lý cung cấp khả năng miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nhất định. Thông thường, chúng chứa các thành phần y học, như vi sinh vật gây bệnh, độc tố hoặc các phần protein bề mặt, đã được làm yếu hoặc tiêu diệt. Việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ là biện pháp đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp, giúp giảm nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ.\n\n![tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_vang_da_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_5e3ee51da4.jpg)\n\n*Vắc xin là một loại biện pháp y tế chủ động phòng ngừa các bệnh nguy hiểm ở trẻ em*\n\nQuá trình tiêm phòng cần tuân thủ liều lượng và lịch trình được quy định, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Cha mẹ cần đưa con đi tiêm đúng lịch trình để phòng ngừa các bệnh như sởi, viêm màng não, hay bại liệt. Việc chủng ngừa kịp thời và đầy đủ không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong mà còn tạo ra sức khỏe vững mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ.\n\nTiêm vắc xin đúng lịch trình mang lại hiệu quả lớn trong việc giảm số ngày mắc bệnh, giảm việc nhập viện và chi phí điều trị y tế. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ tránh khỏi tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây ra, đồng thời giảm bớt gánh nặng của cha mẹ trong việc chăm sóc con khi chúng mắc bệnh, từ đó nâng cao sức khỏe cho toàn bộ gia đình.\n\nTrẻ bị vàng da là gì?\n---------------------\n\nHiện tượng [vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vang-da-so-sinh-nguyen-nhan-va-dau-hieu-59837.html). Trẻ sơ sinh non tháng thường trải qua vàng da trong 2 - 3 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, ở trẻ đủ tháng, chỉ khoảng 25 - 30% gặp hiện tượng này. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh do sự tích tụ của bilirubin - chất có màu vàng tạo ra khi các tế bào hồng cầu phá vỡ. Hiện tượng này thường xảy ra do trẻ có số lượng tế bào hồng cầu cao và gan chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin khỏi máu.\n\n![tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_vang_da_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_46780e399b.jpg)\n\n*Vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh*\n\nKhi trẻ lớn hơn khoảng 2 tuần, gan phát triển đủ để xử lý và loại bỏ bilirubin, từ đó vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh tự khỏi mà không gây nguy hiểm.\n\nTuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể gặp cả vàng da sinh lý lẫn vàng da bệnh lý, biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn. Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi sau 2 tuần, trong khi vàng da bệnh lý đòi hỏi can thiệp y tế lâu dài và có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh.\n\nBiểu hiện vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh bao gồm:\n\n* Vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và phần trên bụng.\n* Xuất hiện sau khoảng 48 - 72 giờ sau sinh.\n* Tự khỏi trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.\n* Không kèm theo các triệu chứng bất thường khác.\n* Nước tiểu có màu tối hoặc vàng, phân màu nhạt.\n* Trẻ phát triển và tăng cân bình thường.\n\nTình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh cần lưu ý những dấu hiệu sau:\n\n* Vàng da rất đậm, lan tỏa khắp cơ thể và cả mắt.\n* Xuất hiện ngay từ ngày đầu sau sinh.\n* Không tự khỏi sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.\n* Có các triệu chứng bổ sung như: bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, ngưng thở, thở nhanh, thay đổi thân nhiệt...\n* Xét nghiệm bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường.\n\nTrẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?\n------------------------------------------\n\nĐặc biệt đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, khi tiêm vắc xincó những khuyến cáo cụ thể:\n\nTrẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý với nồng độ bilirubin huyết thanh dưới hoặc bằng 7mg/dL vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng lao.\n\n![tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tre_bi_vang_da_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_41594ef4a4.jpg)\n\n*Vàng da sinh lý có thể tiêm vắc xin phòng lao*\n\nĐối với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý với nồng độ bilirubin huyết thanh cao hơn 7mg/dL, việc tiêm phòng vắc xin phòng lao nên được hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục từ tình trạng vàng da. Việc hoãn tiêm phòng này có thể làm giảm hiệu quả phòng ngừa của vắc xin. Do đó, khi trẻ có các biểu hiện của tình trạng vàng da sơ sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.\n\nCha mẹ cũng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm và sử dụng chiếu đèn để điều trị vàng da tại nhà. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi vàng da, từ đó có thể tiêm phòng vắc xin đúng lịch trình và đầy đủ.\n\nTheo khuyến cáo y tế, không nên tiêm phòng cho trẻ khi bé đang trong tình trạng sốt cao (trên 37,5 độ C) hoặc đối diện với các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm da, [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html), hoặc tiêu chảy.\n\n", "date": "30/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "trẻ em", "Vacxin"]}, {"title": "Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell", "abstract": "Vaccine Vero Cell của Sinopharm phòng ngừa Covid-19 được sản xuất tại Trung Quốc và được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bạn nên tìm hiểu thông tin gì trước khi tiêm vaccine Vero Cell? Cùng theo dõi bài viết để biết nhé.", "md_content": "Tiêm vaccine Vero Cell có an toàn không là điều mà nhiều người quan tâm, nhất là thời điểm dịch Covid-19 đã không còn nguy cấp như những năm trước.\n\nNhững thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell\n---------------------------------------------------\n\n### Nhà sản xuất\n\nVaccine Vero Cell là vaccine giúp bảo vệ và chống lại [Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/chuyen-de/covid-19). Đây là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên không phải của phương Tây sản xuất và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 7 tháng 5 năm 2021.\n\nVaccine Vero Cell được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Sinopharm của Tập đoàn Y Dược Trung Quốc. Đây cũng là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc.\n\nVaccine Vero Cell là loại vaccine được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt, có nghĩa là:\n\n* Được sản xuất bằng cách làm biến đổi hoặc vô hiệu hóa virus gây bệnh để khi đưa vào cơ thể không còn gây bệnh mà vẫn kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.\n* Khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với virus, nó sẽ tấn công virus thông qua cơ chế phòng vệ tự nhiên, ghi nhớ các kháng nguyên và tạo ra các tế bào, kháng thể để chống lại virus trong lần xâm nhập tiếp theo.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_1_be75c23c72.jpg)\n\n*Vaccine Vero Cell của Sinopharm*\n\nVaccine Vero Cell của Sinopharm hiện đang được sử dụng ở hơn 65 quốc gia trên toàn thế giới và vùng lãnh thổ. Vào tháng 7 năm 2021, Bộ Y tế nước ta đã ký và phê duyệt sử dụng Vaccine Vero Cell để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống dịch Covid-19.\n\n### Lịch tiêm chủng, chỉ định và chống chỉ định\n\nVaccine Covid-19 Vero Cell của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người có độ tuổi từ 18 trở lên. Một số nhóm đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html), người đang điều trị hoặc đã từng mắc Covid-19 sẽ có khuyến cáo riêng từ nhà sản xuất khi tiêm vaccine Vero Cell\n\nLịch tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm gồm 2 mũi. Mũi thứ hai tiêm cách mũi một khoảng thời gian từ 3 - 4 tuần. Lưu ý nếu mũi tiêm thứ 2 bị trì hoãn quá 4 tuần vì một lý do nào đó thì cần được tiêm bổ sung trong khoảng thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động của vaccine.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_2_2e8a32eabf.jpg)\n\n*Tiêm vaccine Vero Cell theo đúng lịch tiêm để đảm bảo hiệu quả của vaccine*\n\nVaccine Vero Cell của Sinopharm chống chỉ định với các trường hợp sau:\n\n* Người tiêm vaccine Vero Cell mũi thứ nhất có những phản ứng phụ nặng sẽ không được chỉ định tiêm liều thứ 2.\n* Người có tiền sử quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc các tá dược có trong thành phần của vaccine. Ví dụ như mẫn cảm với Hydroxit nhôm sẽ không được tiêm vaccine Vero Cell mà nên chọn loại vaccine khác.\n\nTiêm vaccine Vero Cell cho một số nhóm đối tượng đặc biệt\n---------------------------------------------------------\n\nKhông phải ai cũng có thể tiêm vaccine Vero Cell. Dưới đây là một số khuyến cáo của nhà sản xuất khi tiêm vaccine cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:\n\n* **Người già từ 60 tuổi trở lên:** Cần nghiên cứu thêm về hiệu quả và độ an toàn khi tiêm vaccine Vero Cell cho người trên 60 tuổi. Tuy nhiên tính sinh kháng thể sau khi tiêm ở người cao tuổi tương tự người trẻ tuổi. Khi sử dụng cần cân nhắc và chủ động giám sát phản ứng sau khi tiêm.\n* **Người có bệnh nền:** Nên tiêm cho người mắc bệnh nền để phòng Covid-19.\n* **Phụ nữ mang thai:** Có ghi nhận về độ an toàn của vaccine với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên WHO khuyến cáo sử dụng khi lợi ích của tiêm chủng lớn hơn những nguy cơ rủi ro.\n* **Phụ nữ đang cho con bú:** Vaccine Vero Cell không phải là vaccine sống nên không gây ra nguy cơ cho trẻ.\n* **Người mắc HIV:** Có thể tiêm [vaccine Vero Cell](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-vaccine-vero-cell-va-nhung-dieu-ban-can-biet-63592.html) nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng. Nên cân nhắc lợi ích phòng bệnh trước khi tiêm. Không cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi tiêm.\n* **Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị bằng** [**thuốc ức chế miễn dịch**](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/di-ung-and-he-mien-dich/thuoc-uc-che-mien-dich)**:** Có thể tiêm nếu thuộc nhóm nguy cơ. Người đi tiêm chủng nên cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng suy giảm miễn dịch để được nhân viên y tế tư vấn rõ lợi ích và rủi ro, quy trình theo dõi sau tiêm chủng.\n* **Người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị Covid-19:** Không nên tiêm vaccine Vero Cell trong vòng 90 ngày.\n* **Người đã từng bị Covid-19:** Sau 6 tháng khỏi bệnh, có thể tiêm vaccine để phòng bệnh tái phát.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_3_35dad60db8.jpg)\n\n*Vaccine Vero Cell Không phải là vaccine sống nên an toàn với phụ nữ đang cho con bú*\n\nTiêm vaccine Vero Cell có an toàn không?\n----------------------------------------\n\nNgoài việc biết vắc xin Vero Cell được sản xuất ở quốc gia nào, bạn cũng cần biết hiệu quả mà nó mang lại. Sau khi tiêm đủ liều, vắc xin sẽ đạt hiệu quả bảo vệ lên tới 79% sau 14 ngày. Trong thời điểm vắc xin phòng ngừa Covid-19 còn khan hiếm trên toàn cầu thì vắc xin Vero Cell vẫn được coi là một lựa chọn tốt. Hiện nay, đã có thêm nhiều loại vaccine khác, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo nhu cầu của bản thân.\n\nCDC đã xác nhận rằng lợi ích miễn dịch của vaccine Vero Cell vượt xa nguy cơ tác dụng phụ. Hầu hết các dấu hiệu về tác dụng phụ của vaccine là bình thường và không có gì phải lo lắng vì đó đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tạo ra một hàng rào bảo vệ và sẽ qua đi trong vài ngày tới.\n\nNếu bạn quá lo lắng về tác dụng phụ hoặc muốn giảm bớt hậu quả của tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Vero Cell, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có được thông tin chính xác.\n\nNgoài ra khi tiêm mũi thứ hai, tác dụng phụ có thể lớn hơn mũi tiêm đầu tiên, nhưng cũng có trường hợp người tiêm mũi thứ nhất gặp nhiều tác dụng phụ hơn mũi thứ hai.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_4_7c8f62431a.jpg)\n\n*Nếu bạn còn lo lắng, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vaccine Vero Cell*\n\nTrên đây là những thông tin về vaccine Vero Cell phòng chống Covid-19 giúp bạn hiểu rõ về tác dụng và các vấn đề liên quan đến loại vắc xin này. Trước khi [tiêm vaccine Vero Cell](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-can-biet-khi-tiem-vaccine-vero-cell.html), nếu bạn vẫn còn băn khoăn thì có thể nhờ bác sĩ tư vấn để an tâm hơn khi sử dụng.\n\n", "date": "24/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Những thông tin mà bạn cần biết về vắc xin Td", "abstract": "Vắc xin Td còn được gọi là vắc xin uốn ván và bạch hầu. Vắc xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván ở người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin này trong bài viết Long Châu chia sẻ dưới đây nhé!\n", "md_content": "Trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Chúng bao gồm bệnh bạch hầu và uốn ván. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng và tránh các biến chứng nghiêm trọng của những bệnh này là tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván khi được kê đơn. Đây là loại vắc xin dành cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn.\n\nBệnh bạch hầu và uốn ván là gì?\n-------------------------------\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Đặc điểm lâm sàng của bệnh này chủ yếu là tổn thương vùng mũi, họng, thanh quản, xuất hiện giả mạc, kèm theo các triệu chứng nhiễm độc nặng, thường là nhiễm độc thần kinh và viêm cơ tim do ngoại độc tố bạch hầu. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh và đôi khi gián tiếp qua đồ vật, quần áo, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.\n\n![nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet-ve-vac-xin-td 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ma_ban_can_biet_ve_vac_xin_td_1_1757c0aeb4.jpg)\n\n*Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra*\n\nUốn ván cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván và các ngoại độc tố hướng thần kinh của nó gây ra. Bệnh lây lan qua da và niêm mạc bị tổn thương. Đặc điểm lâm sàng là co thắt cơ dai dẳng và những cơn giật cứng. Nó bắt đầu bằng sự co thắt của các cơ nhai và sau đó lan đến các cơ ở mặt, thân và các chi. Nguồn lây truyền [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là đất và các đồ vật bị nhiễm bào tử uốn ván xâm nhập vào các vết thương kín, sâu, bị dập trong môi trường kỵ khí.\n\nTại sao chúng ta nên tiêm phòng bệnh bạch hầu và uốn ván?\n---------------------------------------------------------\n\nUốn ván và bạch hầu là những căn bệnh rất nguy hiểm. Ngày nay, loại vi rút này rất hiếm ở Hoa Kỳ nhưng những người bị nhiễm bệnh thường phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin Td được sử dụng để bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi cả hai bệnh này.\n\nUốn ván và bạch hầu đều là những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh bạch hầu lây từ người này sang người khác qua ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn gây bệnh uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương.\n\nUốn ván thường gây đau và cứng cơ khắp cơ thể. Nó khiến các cơ ở đầu và cổ bị căng cứng, khiến bạn không thể mở miệng, nuốt và đôi khi thậm chí là thở. Ngay cả khi được chăm sóc y tế tốt nhất, cứ 10 người mắc bệnh uốn ván thì có khoảng 1 người tử vong. Bệnh bạch hầu tạo ra một lớp màng dày ở phía sau cổ họng. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tê liệt, suy tim và tử vong.\n\nTrước khi có vắc xin, có tới 200.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và hàng trăm trường hợp uốn ván được báo cáo mỗi năm ở Hoa Kỳ. Các trường hợp được báo cáo mắc cả hai bệnh này đã giảm khoảng 99% kể từ khi bắt đầu tiêm chủng.\n\nVắc xin Td là gì?\n-----------------\n\nVắc xin Td bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng như uốn ván và bạch hầu. Td thường được tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm, nhưng có thể được tiêm sớm hơn sau khi vết thương hoặc vết bỏng nghiêm trọng và nhiễm bẩn.\n\n![nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet-ve-vac-xin-td 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ma_ban_can_biet_ve_vac_xin_td_2_b28f2779bd.jpg)\n\n*Vắc xin Td bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng*\n\nMột loại vắc xin khác, được gọi là Tdap, giúp bảo vệ chống lại [bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) ngoài bệnh uốn ván và bạch hầu, đôi khi được khuyên dùng thay vì vắc xin Td. Bác sĩ hoặc người tiêm chủng có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin. Td có thể được tiêm một cách an toàn cùng lúc với các loại vắc xin khác.\n\nChỉ định và chống chỉ định tiêm chủng Td\n----------------------------------------\n\nThuốc chủng ngừa Td hiện có cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn muốn bảo vệ khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván. Vắc xin Td chống chỉ định trong các trường hợp sau:\n\n* Có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào có chứa bệnh bạch hầu hoặc uốn ván cùng với vắc xin Td.\n* Không tiêm vắc xin Td khi bạn bị nhiễm trùng cấp tính, hãy đợi cho đến khi hết nhiễm trùng để tiêm tiếp.\n* Không tiêm bắp cho người bị rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.\n\nLiều lượng vắc xin Td và tác dụng phụ\n-------------------------------------\n\n### Liều tiêm\n\nLiều vắc xin bạch hầu, uốn ván là 0,5ml:\n\n* Trẻ em từ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm một liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cơ bản sẽ được tiêm nhắc lại khi được 7 tuổi. Tiêm vắc xin 10 năm một lần để [tăng cường khả năng miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-50926.html).\n* Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin uốn ván và bạch hầu thì phải tiêm 3 liều. Liều thứ hai phải được tiêm trong vòng 1 tháng kể từ liều đầu tiên. Mũi 3 muộn hơn mũi 2 khoảng 6 tháng. Sau đó, việc tiêm được lặp lại cứ sau 10 năm nếu cần thiết.\n\n### Tác dụng phụ của vắc xin Td\n\nNguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc xin nào. Đối với vắc xin Td, các tác dụng phụ có thể bao gồm:\n\n* Đau, đỏ và sưng ở chỗ tiêm.\n* Các triệu chứng có thể xảy ra: Nhức đầu, sốt nhẹ và mệt mỏi.\n* Các triệu chứng hiếm gặp bao gồm đau dữ dội, chảy máu, áp xe và viêm dây thần kinh ngoại biên.\n\n![nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet-ve-vac-xin-td 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ma_ban_can_biet_ve_vac_xin_td_3_86201d39e7.jpg)\n\n*Nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc xin nào*\n\nVắc xin Td giá bao nhiêu?\n-------------------------\n\nNhìn chung, [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) thường có giá khá phải chăng. Bạn có thể tham khảo bảng giá tiêm chủng tại nhà thuốc Long Châu, với vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ Td, lọ 50ml chỉ 174.000 đồng. Nếu tiêm cùng lúc cho các bệnh khác thì chi phí sẽ cao hơn. Tốt nhất bạn nên liên hệ với đơn vị chăm sóc sức khỏe nơi bạn dự định tiêm vắc xin để biết thông tin cụ thể về vấn đề này để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất có thể.\n\nThuốc chủng ngừa uốn ván không đắt và là mức giá hợp lý cho hầu hết các gia đình hiện nay. Vì vậy, để đảm bảo bảo vệ khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván nguy hiểm, mọi người nên đến gặp bác sĩ và tiêm vắc xin đúng thời hạn.\n\nĐể nâng cao hiệu quả tiêm chủng, hình thành khả năng miễn dịch tốt trong cộng đồng, duy trì khả năng miễn dịch, bảo vệ lợi ích lâu dài của trẻ, phụ huynh cần chủ động phối hợp với nhà trường, sở y tế để đưa con đến trường. các địa điểm tiêm chủng và đảm bảo rằng tất cả trẻ em từ 7 tuổi đều được tiêm một liều vắc xin Td trong chiến dịch phòng bệnh uốn ván và bạch hầu.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Sự khác biệt giữa vaccine TDap và DTap mà bạn nên biết", "abstract": "Vaccine bạch hầu D có chứa độc tố vi khuẩn từ Corynebacterium diphtheriae. Vaccine uốn ván T chứa độc tố vi khuẩn được tạo ra từ Clostridium tetani. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa vaccine TDap và DTap qua bài viết sau.\n", "md_content": "Trẻ dưới 2 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các mũi cơ bản, ngoài ra cần tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu, uốn ván vào những thời điểm cụ thể để bổ sung kháng thể cho cơ thể, kể cả người lớn và phụ nữ mang thai.\n\nVaccine DTap là gì?\n-------------------\n\nĐây là loại vaccine giúp bảo vệ trẻ dưới 7 tuổi khỏi [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html), uốn ván và ho gà. DTap có thể được tiêm cùng lúc với các loại vaccine khác. Ngoài ra, đôi khi trẻ có thể được tiêm vaccine DTap cùng một hoặc nhiều loại vaccine khác cùng một lúc. Vaccine DTap không phù hợp với tất cả trẻ em. Một số ít trẻ em nên tiêm các loại vaccine khác chỉ chữa bệnh bạch hầu và uốn ván thay vì DTap.\n\n![su-khac-biet-giua-vaccine-t-dap-va-d-tap-ma-ban-nen-biet 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_khac_biet_giua_vaccine_t_dap_va_d_tap_ma_ban_nen_biet_1_e3858e4f88.jpg)\n\n*Vaccine DTap là loại vaccine giúp bảo vệ trẻ dưới 7 tuổi khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà*\n\nCha mẹ nên báo cho cơ sở tiêm chủng biết nếu con họ đã có phản ứng dị ứng sau khi dùng DTap trước đó hoặc bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, bị hôn mê hoặc co giật nhiều lần kéo dài 7 ngày sau khi nhận một liều DTap, bị động kinh co giật hoặc các bệnh thần kinh khác đau dữ dội hoặc sưng tấy sau khi tiêm một liều vaccine DTap hoặc Dt. Trong một số trường hợp, cơ sở tiêm chủng có thể quyết định hoãn tiêm chủng DTap cho đến lần tiêm chủng theo lịch tiếp theo. Trẻ em bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng thường cần đợi cho đến khi bình phục trước khi chủng ngừa DTap.\n\nCác tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine có thể xảy ra như đỏ, đau, sưng và đau ở chỗ tiêm là phổ biến, ngoài ra, một số trẻ có thể bị sốt cao. DTap là vaccine kết hợp [phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html). Chúng chứa acellular pertusis, do đó, nhắm mục tiêu vào các kháng nguyên đặc hiệu hơn với phản ứng miễn dịch ít hơn so với các biến thể toàn tế bào của vaccine. Vaccine này được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng cho trẻ em trên khắp thế giới.\n\nVaccine Tdap là gì?\n-------------------\n\nVaccine Tdap bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng như uốn ván, bạch hầu và ho gà. Một liều Tdap được tiêm định kỳ ở tuổi 11 hoặc 12. Những người chưa tiêm Tdap ở độ tuổi đó nên tiêm càng sớm càng tốt. Tdap đặc biệt quan trọng đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bất kỳ ai tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai nên tiêm một mũi ho gà trong mỗi lần mang thai để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh ho gà.\n\n![su-khac-biet-giua-vaccine-t-dap-va-d-tap-ma-ban-nen-biet 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_khac_biet_giua_vaccine_t_dap_va_d_tap_ma_ban_nen_biet_2_9619938bb9.jpg)\n\n*Vaccine Tdap bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng*\n\nMột số người không nên sử dụng Vaccine này nếu đã bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều vaccine có chứa bệnh bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà hoặc đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine.\n\nNhững tác dụng phụ này thường nhẹ và tự hết. Phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Hầu hết những người tiêm vaccine Tdap đều không gặp vấn đề gì với vaccine. Các vấn đề nhỏ sau khi tiêm Tdap, chẳng hạn như đau, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, [đau dạ dày](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-da-day-o-vi-tri-nao-vi-sao-bi-dau-da-day.html) hoặc đau nhức cơ thể...\n\nSự khác biệt giữa vaccine DTap và TDap là gì?\n---------------------------------------------\n\nCả hai loại vaccine DTap và Tdap đều chứa các phần tử bạch hầu, uốn ván và ho gà bất hoạt hoặc giảm độc lực. Cả hai đều giúp giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến các bệnh nhiễm trùng này. Cả hai hạt pertusis đều là tế bào, do đó làm giảm tỷ lệ tác dụng phụ.\n\nDTap là vaccine định kỳ dành cho trẻ em dưới 7 tuổi. Tất cả trẻ em nên được tiêm DTaP lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi, với các liều tăng cường lúc 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Nếu tiêm liều 4, liều 4 có thể được tiêm sớm nhất là 12 tháng và ít nhất 6 tháng sau liều thứ ba. Tuy nhiên, Tdap thường được tiêm một liều duy nhất cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi và trẻ em trên 13 tuổi chưa bao giờ tiêm Tdap hoặc chưa rõ tình trạng vaccine. Sau liều này là liều tăng cường Td nhắc lại 10 năm.\n\n![su-khac-biet-giua-vaccine-t-dap-va-d-tap-ma-ban-nen-biet 3.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_khac_biet_giua_vaccine_t_dap_va_d_tap_ma_ban_nen_biet_3_5ef890ee47.png)\n\n*Vaccine DTap và Tdap đều chứa các phần tử bạch hầu, uốn ván và ho gà bất hoạt hoặc giảm độc lực*\n\nChống chỉ định cho DTaP và Tdap\n-------------------------------\n\nChống chỉ định cho DTaP và Tdap là:\n\n* Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi dùng thuốc hoặc thành phần vaccine trước đó.\n* Đối với thành phần bệnh ho gà: Bệnh não, chẳng hạn như hôn mê, suy giảm nhận thức hoặc co giật kéo dài, xảy ra trong vòng 7 ngày kể từ ngày dùng DTap hoặc Tdap trước đó và điều này không phải do nguyên nhân khác gây ra.\n\nVì vaccine uốn ván rất quan trọng nên những người đã từng bị dị ứng với các thành phần trong DTap hoặc Tdap nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa dị ứng để xác định xem họ có bị dị ứng với độc tố uốn ván hay không. Nếu không, họ có thể [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html). Người lớn có tiền sử bệnh não có thể tiêm vaccine uốn ván bạch hầu, trẻ em có thể tiêm vaccine uốn ván, bạch hầu Dt thay vì Tdap.\n\nHy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra sự khác biệt giữa vaccine TDap và DTap. Việc tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, thanh thiếu niên và người lớn vẫn cần tiêm chủng nhắc lại để bổ sung khả năng miễn dịch của cơ thể.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Bị dị ứng có được tiêm vacxin không?", "abstract": "Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc bị dị ứng có được tiêm vacxin hay không và vacxin có thể gây ra những tác dụng phụ gì, cùng theo dõi nhé!\n", "md_content": "Đối với người mắc bệnh dị ứng, nguy cơ dị ứng sau tiêm chủng cao hơn so với người không mắc bệnh dị ứng. Vì vậy, theo nguyên tắc trước khi điều trị bằng thuốc hay tiêm chủng, người đã có tiền sử dị ứng cần khai báo cẩn thận để bác sĩ cân nhắc có nên tiêm vacxin hay không và nếu có thì có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.\n\nNguyên nhân gây dị ứng sau tiêm chủng\n-------------------------------------\n\nDị ứng do tiêm chủng có thể có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, một số lý do phổ biến cho việc này có thể bao gồm:\n\n* Thành phần vacxin: Một số thành phần trong vacxin, chẳng hạn như protein, chất bảo quản hoặc chất kích thích miễn dịch, có thể gây dị ứng ở một số người.\n* Tiền sử dị ứng: Những người đã từng bị dị ứng với một thành phần của vacxin hoặc vacxin cùng loại trước đó có nguy cơ bị phản ứng dị ứng cao hơn.\n* Sức khỏe của người tiêm chủng: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các bệnh liên quan đến miễn dịch như viêm khớp, [lupus ban đỏ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lupus-ban-do-la-gi-lupus-ban-do-nen-kham-o-dau-57322.html) hoặc HIV có nguy cơ bị dị ứng sau khi tiêm vacxin.\n\n![giai-dap-thac-mac-bi-di-ung-co-duoc-tiem-vacxin-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_di_ung_co_duoc_tiem_vacxin_khong_1_00bd4f7b58.jpg)\n\n*Dị ứng do tiêm chủng có thể có nhiều nguyên nhân*\n\nĐể tránh bị dị ứng với vacxin, bạn nên thông báo cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình về bất kỳ dị ứng nào mà bạn mắc phải và tìm hiểu về các thành phần trong vacxin trước khi tiêm chủng. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi tiêm chủng, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.\n\nDấu hiệu dị ứng khi tiêm vacxin\n-------------------------------\n\nCác triệu chứng dị ứng sau khi tiêm chủng có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng và thể trạng của mỗi người. Một số triệu chứng dị ứng phổ biến có thể bao gồm:\n\n* Phát ban, sưng tấy hoặc đỏ quanh vùng tiêm.\n* Khó thở, nghẹt mũi hoặc khó nuốt.\n* Chóng mặt, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn.\n* Đau bụng hoặc tiêu chảy.\n* Co giật hoặc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Bị sốt hoặc cảm thấy lạnh.\n* Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc mất thăng bằng.\n\nNếu sau khi tiêm vacxin có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ, bạn cần gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu.\n\nNhững người có hệ miễn dịch yếu có thể chủng ngừa không?\n--------------------------------------------------------\n\nNhững người có hệ miễn dịch yếu có thể tiêm vacxin nhưng việc tiêm phải được thực hiện theo chỉ định của chuyên gia và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Những người có hệ miễn dịch yếu có thể không đáp ứng được với vacxin như người khỏe mạnh nên việc tiêm vacxin có thể không đạt hiệu quả như mong đợi.\n\n![giai-dap-thac-mac-bi-di-ung-co-duoc-tiem-vacxin-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_di_ung_co_duoc_tiem_vacxin_khong_2_a77bb92f71.jpg)\n\n*Những người có hệ miễn dịch yếu tiêm vacxin phải được thực hiện theo chỉ định của chuyên gia* \n\nTuy nhiên, việc tiêm chủng vẫn được khuyến khích để giúp bảo vệ người bệnh khỏi [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) nguy hiểm. Một số loại vacxin được khuyến nghị tiêm cho những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm vacxin cúm và [vacxin bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bach-hau-co-hieu-qua-trong-bao-lau-bien-phap-phong-ngua-dich-bach-hau.html). Việc tiêm chủng sẽ được hướng dẫn dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh sử của từng cá nhân. Vì vậy, nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, bạn nên thảo luận về các khuyến nghị tiêm chủng với bác sĩ để chọn loại vacxin phù hợp nhất với mình.\n\nVậy người bị dị ứng có được tiêm vacxin không?\n----------------------------------------------\n\nNếu bạn bị dị ứng sau khi tiêm vacxin hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần của vacxin, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vacxin để đánh giá rủi ro và [lợi ích của vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-va-tac-dung-cua-vac-xin-65163.html). Nếu bác sĩ xác định rằng bạn không đủ điều kiện để tiêm chủng, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thay vì tiêm chủng.\n\nTuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ bị dị ứng với vacxin, bạn có thể tiêm vacxin như bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng và liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ có triệu chứng dị ứng.\n\nNhững trường hợp bị dị ứng không nên tiêm phòng\n-----------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn, những trường hợp dị ứng sau không nên tiêm phòng:\n\n* Tiền sử dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng quá mẫn với các thành phần vacxin: Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với vacxin hoặc các thành phần của vacxin, bạn nên tránh tiêm lại vacxin này hoặc bất kỳ loại vacxin nào khác có thành phần tương tự.\n* Tiền sử dị ứng với thực phẩm, thuốc hoặc các chất khác liên quan đến thành phần vacxin.\n* Có tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn.\n\nNếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên hoặc có tiền sử dị ứng, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm vacxin. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá những rủi ro và lợi ích của việc phòng ngừa và quyết định xem loại vacxin này có phù hợp với bạn hay không.\n\n![giai-dap-thac-mac-bi-di-ung-co-duoc-tiem-vacxin-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_di_ung_co_duoc_tiem_vacxin_khong_3_9223971479.jpg)\n\n*Nếu bạn có tiền sử dị ứng, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm vacxin*\n\nCách xử lý dị ứng do tiêm chủng\n-------------------------------\n\nNếu bạn bị phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin, bạn nên thực hiện các bước sau để giảm bớt sự khó chịu và mức độ nghiêm trọng của phản ứng:\n\n* Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc khẩn cấp.\n* Nếu có các triệu chứng của phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, khó thở hoặc đau ngực, bạn nên nằm nghiêng để hỗ trợ hô hấp và giảm áp lực lên cơ tim.\n* Nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống nhiều nước để tránh mất nước và mất chất điện giải.\n* Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe để họ có thể giúp bạn điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển thuốc.\n\nXin lưu ý rằng các biện pháp khắc phục trên chỉ là hướng dẫn chung và việc áp dụng chúng có thể khác nhau tùy theo tình huống cụ thể. Vì vậy, nếu bạn gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêm chủng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc bị dị ứng có được tiêm vacxin không. Để đảm bảo an toàn, người bị dị ứng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và đánh giá nguy cơ dị ứng. Đồng thời, nhóm đối tượng này cần được tiêm chủng tại cơ sở có trang bị thiết bị cấp cứu sốc phản vệ.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "dị ứng"]}, {"title": "Sau khi tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không?", "abstract": "Sau khi tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời về việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách trong bài viết sau nhé?\n", "md_content": "Tiêm chủng định kỳ là biện pháp phòng bệnh chủ động rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêm phòng toàn diện và thường xuyên sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt với nhiều loại bệnh truyền nhiễm, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.\n\nSau khi tiêm vắc xin có dùng được kháng sinh không?\n---------------------------------------------------\n\nTheo các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong điều kiện bình thường, việc sử dụng kháng sinh sau tiêm chủng không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của vắc xin. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, không có chống chỉ định nào đối với việc tiêm chủng khi đang dùng kháng sinh kháng khuẩn.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-co-uong-khang-sinh-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_co_uong_khang_sinh_duoc_khong_1_60e92fcb30.jpg)\n\n*Sử dụng kháng sinh sau tiêm chủng không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của vắc xin*\n\nTiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của vắc xin sống giảm độc lực ngoại trừ vắc xin thương hàn đường uống và không có ảnh hưởng đối với [vắc xin bất hoạt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bat-hoat-la-gi-co-nen-tiem-hay-khong.html), vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, vắc xin giải độc tố.\n\nCác loại thuốc kháng vi rút dùng để ngừa cúm sẽ không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên, không nên tiêm vắc xin cúm giảm độc lực trong vòng 48 giờ sau khi dùng thuốc kháng vi rút. Thuốc chống [virus herpes](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-herpes-la-gi-virus-herpes-gay-benh-gi.html) có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin bệnh zona và vắc xin thủy đậu sống. Thuốc này phải được dừng lại ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin bệnh zona sống hoặc vắc xin thủy đậu. Không có bằng chứng cho thấy thuốc kháng vi rút ảnh hưởng đến [vắc xin rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) và vắc xin sởi, quai bị và rubella.\n\nTrẻ em sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không?\n----------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm chủng, trẻ dễ bị ho, sốt, tiêu chảy, quấy khóc và các triệu chứng khác, do còn nhỏ, cơ thể chưa phản ứng nhanh nên cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.\n\nNhư đã đề cập ở trên, kháng sinh không ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của con bạn đối với tất cả các loại vắc xin, ngoại trừ một số loại vắc xin nhất định. Vì vậy, bé vẫn có thể được dùng kháng sinh khi tiêm phòng. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ có thể tùy ý cho con mình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tùy thuộc vào tình trạng chung của trẻ và qua khám sàng lọc của bác sĩ, quyết định có thể được đưa ra là hoãn tiêm cho đến khi trẻ bình phục hoặc tiếp tục sử dụng.\n\nChống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em trong trường hợp nào?\n--------------------------------------------------------\n\nMặc dù việc tiêm chủng là vô cùng cần thiết nhưng trẻ em cũng được tiêm chủng trong một số trường hợp nhất định. Một số chống chỉ định tuyệt đối đối với việc tiêm chủng cho trẻ em như sau:\n\n* Tiền sử sốc và phản ứng nặng sau lần tiêm chủng đầu tiên khi tiêm cùng loại vắc xin.\n* Chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc xin.\n* [Trẻ sốt cao trên 39°C](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-sot-39-do-c-cha-me-can-lam-gi-de-tre-nhanh-chong-khoi-benh-65054.html), kèm theo co giật, có triệu chứng thần kinh như dấu hiệu não, màng não, khó thở, tím tái.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-co-uong-khang-sinh-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_co_uong_khang_sinh_duoc_khong_2_c099c3a84d.jpg)\n\n*Chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39°C* \n\n* Trẻ em bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh và trẻ nhiễm HIV bị chống chỉ định tiêm vắc xin sống giảm độc lực.\n\nCác trường hợp phải hoãn tiêm chủng\n-----------------------------------\n\n* Người bị suy giảm chức năng hô hấp và tuần hoàn, suy tim, suy thận hoặc hôn mê.\n* Người mắc bệnh truyền nhiễm, ác bệnh cấp tính.\n* Cơ thể sốt trên 37,5°C, nhiệt độ cơ thể dưới 35,5°C.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2000 gam.\n* Bệnh nhân có tiền sử [bệnh tim bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-tim-bam-sinh-co-chua-duoc-khong-yeu-to-nguy-co-di-tat-tim-bam-sinh.html) và các bệnh bẩm sinh khác ở phổi, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.\n* Bệnh nhân có tiền sử phản ứng với lần tiêm cùng loại vắc xin trước đó.\n* Người lớn, trẻ em đã sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng qua, trừ huyết thanh kháng viêm gan B.\n* Người lớn, trẻ em đã hoàn thành điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong vòng 14 ngày qua.\n\nNhững việc cần làm trước và khi đưa trẻ đi tiêm\n-----------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con trước khi tiêm chủng để có thể thông báo cho bác sĩ trong quá trình sàng lọc trước khi tiêm chủng. Các vấn đề như nhẹ cân, nếu xuất hiện dấu hiệu ốm, sốt thì phải hoãn lịch tiêm chủng cho đến khi tình trạng trẻ cải thiện.\n\nCha mẹ cần theo dõi con để phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh lý trước đó, dị ứng thuốc, hóa chất, thực phẩm và các dấu hiệu bệnh lý. Cha mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ đang khám cho con và quyết định có nên tiêm chủng cho con hay không.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-co-uong-khang-sinh-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_co_uong_khang_sinh_duoc_khong_3_589ce89470.jpg)\n\n*Cha mẹ cần theo dõi con trước và khi đưa trẻ đi tiêm*\n\nĐặc biệt khi đưa trẻ đi tiêm chủng, quan trọng nhất là sổ tiêm chủng và thẻ tiêm chủng, vì sổ và thẻ có ghi đầy đủ các loại vắc xin mà trẻ đã tiêm trước đó. Các mẹ nên giữ cơ thể trẻ sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm và lựa chọn quần áo đơn giản, không cầu kỳ cho trẻ để giúp bác sĩ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêm chủng. Mẹ cần cho trẻ bú hoặc ăn trước khi tiêm phòng, không cho trẻ tiêm khi đói, đồng thời không cho trẻ ăn quá no để tránh khó chịu, nôn trớ.\n\nNếu trời lạnh mà đưa con đi tiêm phòng, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho con. Tránh không khí lạnh lọt vào có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Hãy đảm bảo bàn chân, bàn tay và cơ thể của trẻ đủ ấm và không để trẻ bị ướt khi trời mưa.\n\nHy vọng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không. Sau khi tiêm chủng, cả người lớn và trẻ em đều có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên, việc này cần có chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không thể dùng kháng sinh và tiêm chủng cùng lúc. Tuy nhiên, bạn không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào mà không có đơn của bác sĩ.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Ai không nên tiêm vắc xin để tránh những tai biến sau tiêm chủng?", "abstract": "Ai không nên tiêm vắc xin để phòng tránh những biến chứng đáng tiếc sau tiêm chủng. Những trường hợp nào chống chỉ định và trì hoãn tiêm phòng theo hướng dẫn Bộ Y tế?", "md_content": "Vắc xin là phương pháp hiệu quả để phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm. Nhưng liệu có phải đối tượng nào cũng có thể tiêm phòng? Ai không nên tiêm vắc xin để đảm bảo sự an toàn? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết này.\n\nAi không nên tiêm vắc xin? Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng\n-------------------------------------------------------------\n\nNếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tạm hoãn tiêm phòng nhằm tránh các rủi ro sau tiêm:\n\n* Người gặp tình trạng suy chức năng cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, tim, hôn mê,...). Nhóm đối tượng này sẽ được chỉ định tiêm chủng lại sau khi sức khỏe ổn định.\n* Người bị các bệnh nhiễm trùng, [bệnh cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-cap-tinh-la-gi-su-khac-nhau-giua-benh-cap-tinh-va-benh-man-tinh-62496.html).\n* Người đang sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (nhiệt độ đo tại nách).\n* Người có dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.\n* Người có tiền sử phản ứng tăng dần sau các đợt tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin. Nhóm đối tượng này cần được chuyển sang bệnh viện để khám sàng lọc và tiêm chủng.\n* Người có các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh ở: Tim, phổi, hệ tiêu hóa, máu, tiết niệu, ung thư chưa ổn định. Nhóm đối tượng này được khuyên chuyển sang khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.\n* Người vừa kết thúc hoặc đang trong đợt điều trị [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-va-duoc-su-dung-trong-nhung-truong-hop-nao-61785.html) (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày) hoặc người hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.\n* Người thuộc các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn nhà sản xuất trên từng loại vắc xin.\n\n![ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ai_khong_nen_tiem_vac_xin_de_tranh_nhung_bien_chung_sau_tiem_chung_2_0ddc9c1c48.jpg)\n\n*Trẻ em là đối tượng nhạy cảm cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm chủng*\n\nCác trường hợp không được tiêm chủng\n------------------------------------\n\nNếu sau khi khám sàng lọc, bạn thuộc vào các trường hợp sau, nhân viên y tế có thể sẽ chống chỉ định tiêm chủng:\n\n* Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước (đối với loại vắc xin có cùng thành phần). Các dấu hiệu có thể kể đến gồm: Sốt cao trên 39 độ kèm co giật hoặc có các dấu hiệu tím tái, khó thở, não/màng nào.\n* Phụ nữ có thai chống chỉ định tiêm [vắc xin sống giảm động lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html) như: Sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.\n* Người bị suy giảm miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc HIV/AIDS) chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống giảm động lực.\n* Trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ chống chỉ định tiêm vắc xin lao.\n* Trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó thì chống chỉ định tiêm bổ sung vắc xin có cùng thành phần.\n* Người trong tình trạng suy chức năng cơ quan (suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, suy tim, suy hô hấp,...).\n* Người thuộc các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.\n\n![ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ai_khong_nen_tiem_vac_xin_de_tranh_nhung_bien_chung_sau_tiem_chung_3_d2b2e35e77.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai có cơ địa nhạy cảm nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin*\n\nMột số ngoại lệ cần lưu ý cho các trường hợp không nên tiêm vắc xin\n-------------------------------------------------------------------\n\nNhìn chung, việc quyết định ai không nên tiêm vắc xin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc tiêm phòng nếu:\n\n* Lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với các nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ: Tiêm phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván rất cần thiết cho một người đang sinh sống trong vùng có dịch ho gà. Việc tiêm chủng là cấp thiết ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau lần tiêm trước đó.\n* Người mắc [bệnh về đường hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-benh-ve-duong-ho-hap-de-gap-khi-thoi-tiet-thay-doi-41364.html) nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ nhưng nếu không sốt thì không nên trì hoãn tiêm chủng mà chỉ tạm hoãn khi có biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa. Bên cạnh đó, ngay sau khi các triệu chứng kết thúc, cần tiến hành tiêm càng sớm càng tốt.\n\n![ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ai_khong_nen_tiem_vac_xin_de_tranh_nhung_bien_chung_sau_tiem_chung_1_3e46bda3cd.jpg)\n\n*Khám sàng lọc giúp xác định ai không nên tiêm vắc xin*\n\nCách lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín để xác định đối tượng không nên tiêm phòng chính xác nhất\n------------------------------------------------------------------------------------------------\n\nViệc khám sàng lọc để xác định ai không nên tiêm vắc xin là điều cần thiết và nên được thực hiện ở những đơn vị uy tín. Để đánh giá một trung tâm tiêm chủng có chất lượng hay không, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:\n\n* Không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.\n* Cung cấp đầy đủ và có kho dự trữ vắc xin lớn nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vắc xin khi đến lịch, đặc biệt với các vắc xin khan hiếm.\n* Công khai minh bạch và đảm bảo bình ổn giá vắc xin.\n* Có quy trình bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.\n* Có đội ngũ nhân viên tiếp đón tư vấn tận tình, chuyên nghiệp.\n* Có đội ngũ bác sĩ tư vấn tiêm chủng chuyên môn cao và có kinh nghiệm.\n* Thực hiện đầy đủ các quy tắc về an toàn tiêm chủng gồm: Khám sàng lọc trước khi tiêm, tư vấn tiêm và thực hiện tiêm chủng đúng quy trình, [theo dõi phản ứng sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-tiem-vac-xin-can-lam-gi-tat-tan-tat-nhung-van-de-ban-can-biet-48574.html).\n* Có các tiện ích thuận tiện cho người tiêm phòng như: Đặt lịch hẹn tiêm, đặt giữ vắc xin, tiêm chủng trọn gói,...\n\nAi không nên tiêm vắc xin? Có lẽ bạn đã tìm được lời giải đáp qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên. Nhìn chung, để hạn chế thấp nhất các tai biến khi tiêm phòng, bạn nên thực hiện khám sàng lọc tại các đơn vị uy tín nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng.\n\n", "date": "27/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tổng quan về vắc xin viêm màng não cầu khuẩn", "abstract": "Bệnh viêm màng não mô cầu là một loại bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em khi có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.Tiêm vắc-xin là một phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng tránh bệnh này. Vậy vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn là gì và những ai có thể tiêm loại vắc-xin này?\n", "md_content": "Bệnh viêm màng não mô cầu là một loại bệnh mà trẻ em có nguy cơ mắc phải rất cao. Triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau đầu, sốt, cứng cổ, trẻ sơ sinh khó di chuyển, khóc kèm theo âm thanh rên rỉ… Việc thực hiện tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin sẽ giúp trẻ [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lam-sao-de-tang-cuong-suc-de-khang-cho-co-the-khoe-manh-67418.html) chống lại căn bệnh nguy hiểm này.\n\nChỉ định cho vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn\n--------------------------------------------\n\nVắc-xin não mô cầu khuẩn liên hợp bậc bốn thường được tiêm cho thanh thiếu niên, tốt nhất là ở độ tuổi 11 hoặc 12 với liều nhắc lại ở tuổi 16. Vắc-xin liên hợp MenACWY được khuyến cáo cho người lớn có nguy cơ bị nhiễm màng não mô cầu, ví dụ:\n\n* Không có lách về mặt chức năng hoặc về giải phẫu bao gồm cả [bệnh hồng cầu hình liềm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-hong-cau-hinh-luoi-liem-48025.html).\n* Nhiễm HIV\n* Thiếu hụt thành phần bổ thể thường xuyên.\n* Sử dụng các chất ức chế bổ thể ví dụ như eculizumab, ravulizumab.\n* Làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các chủng phân lập của Neisseria meningitidis\n* Đi du lịch hoặc sống ở các vùng lưu hành bệnh.\n* Tiếp xúc với một ổ dịch do nhóm huyết thanh vắc xin.\n\n![tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_quan_ve_vac_xin_viem_mang_nao_cau_khuan_1_cacb30dc87.jpg)\n\n*Vắc-xin liên hợp MenACWY được khuyến cáo cho người lớn có nguy cơ bị nhiễm màng não mô cầu*\n\nNếu sinh viên đại học năm thứ nhất dưới hoặc 21 tuổi chỉ được tiêm một liều vắc-xin trước ngày sinh nhật thứ 16 của mình thì họ nên tiêm nhắc lại trước khi nhập học.\n\nMenACWY được khuyến nghị cho tất cả thanh thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi, kể cả những người nhiễm HIV. MenACWY được ưu tiên cho những người từ 11 đến 55 tuổi và những người hơn 55 tuổi trước đây đã được tiêm vắc-xin MenACWY và cần tiêm mũi nhắc lại hoặc những người có thể cần tiêm nhiều liều vắc xin.\n\nNên tiêm lại vắc-xin MenACWY 5 năm một lần đối với những người trưởng thành trước đây đã được tiêm vắc xin MenACWY hoặc MPSV4 và những người vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, ví dụ như người lớn không có lá lách về mặt giải phẫu hoặc chức năng, [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hiv-co-nhung-giai-doan-benh-nao-cac-dau-hieu-nhiem-hiv-sau-3-thang-ban-can-chu-y-67018.html) hoặc thiếu hụt thành phần bổ thể dai dẳng, những người đang dùng eculizumab hoặc ravizumab, các nhà vi sinh vật thường xuyên tiếp xúc với Neisseria meningitidis.\n\nMenACWY được chỉ định cho những người có nguy cơ cao trên 55 tuổi chưa từng tiêm vắc xin MenACWY và chỉ cần một liều duy nhất, ví dụ như khách du lịch.\n\nMenB-4C hoặc MenB-FHbp được chỉ định cho những người từ 10 tuổi trở lên mắc một số tình trạng nguy cơ cao nhất định bao gồm cả bệnh nhân bị suy giảm chức năng lá lách hoặc thiếu hụt bổ thể, những người dùng eculizumab hoặc ravelizumab, các nhà vi sinh vật thường xuyên tiếp xúc với Neisseria meningitidis và những người có nguy cơ bùng phát dịch não mô cầu nhóm huyết thanh B.\n\nVắc-xin viêm màng não cầu nhóm B không được khuyến cáo thường xuyên bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh cho tất cả thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chúng có thể được tiêm dựa trên quyết định lâm sàng của từng cá nhân đối với bất kỳ ai trong độ tuổi từ 16 đến 23 tuổi, độ tuổi ưu tiên tiêm chủng là 16 đến 18 tuổi.\n\n![tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_quan_ve_vac_xin_viem_mang_nao_cau_khuan_2_c971ae129f.jpg)\n\n*Độ tuổi ưu tiên tiêm chủng là 16 đến 18 tuổi*\n\nChống chỉ định chính của vắc-xin viêm màng não mô cầu khuẩn là phản ứng dị ứng nghiêm trọng chẳng hạn như [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi dùng thuốc hoặc thành phần vắc-xin trước đó. Biện pháp phòng ngừa chính đối với vắc-xin viêm não mô cầu khuẩn là bệnh vừa hoặc nặng có sốt hoặc không sốt thì nên hoãn tiêm chủng cho đến khi khỏi bệnh.\n\nPhụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cầu khuẩn do A, C, W hoặc Y gây ra có thể tiêm vắc xin ngừa viêm màng não cầu khuẩn. Nên hoãn việc tiêm vắc-xin viêm màng não mủ nhóm B trong thời kỳ mang thai trừ khi người phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh huyết thanh nhóm B và [lợi ích của việc tiêm vắc-xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi.html) được coi là lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn.\n\nỞ trẻ em không có lách về mặt chức năng hoặc giải phẫu không nên tiêm vắc-xin MenACWY và phế cầu khuẩn liên hợp hay còn gọi là PCV13 trong cùng một lần khám mà nên tiêm cách nhau hơn 4 tuần.\n\nLiều dùng và cách dùng vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn\n------------------------------------------------------\n\nĐối với MenACWY thực hiện tiêm bắp là với liều lượng là 0,5 mL.\n\nHai liều MenACWY được tiêm cách nhau hơn 8 tuần và được tiêm nhắc lại 5 năm một lần. Hai liều này cần phải có đối với người lớn không có lách về mặt giải phẫu hoặc về chức năng, nhiễm HIV, thiếu hụt thành phần bổ thể dai dẳng hoặc những ai đang sử dụng eculizumab hoặc ravulizumab. Trẻ vị thành niên từ 11 đến 18 tuổi nhiễm HIV sẽ được tiêm phòng 2 liều cách nhau 8 tuần.\n\n![tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_quan_ve_vac_xin_viem_mang_nao_cau_khuan_3_3b4112d118.jpg)\n\n*Trẻ vị thành niên từ 11 đến 18 tuổi nhiễm HIV sẽ được tiêm phòng 2 liều cách nhau 8 tuần*\n\nVắc-xin viêm màng não mô cầu MenACWY liều đơn được chỉ định sử dụng cho các nhà vi sinh vật học thường xuyên tiếp xúc với các chủng Neisseria meningitidis phân lập, những người có nguy cơ trong đợt bùng phát nhóm huyết thanh vắc-xin và những người đi du lịch hoặc cư trú tại các vùng lưu hành bệnh tại địa phương. Nếu nguy cơ liên tục, ví dụ như các nhà vi sinh vật học tiếp tục nghiên cứu về Neisseria meningitidis liều tăng cường sẽ được tiêm 5 năm một lần.\n\nĐối với những người trên 10 tuổi có một số tình trạng nguy cơ cao nhất định như không có lách về mặt chức năng hay giải phẫu, sử dụng thuốc ức chế bổ thể…, và những người được cho là có nguy cơ cao vì đợt bùng phát bệnh não mô cầu do huyết thanh B gây ra sẽ được tiêm một liệu trình MenB-4C 2 liều cách nhau hơn 1 tháng hoặc một liệu trình MenB-FHbp 3 liều ở thời điểm 0, 1 đến 2 và 6 tháng. Nếu liều thứ 2 được tiêm sau liều thứ nhất 6 tháng thì không cần phải tiêm thêm liều thứ 3.\n\nTrên đây là những thông tin về vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn mà nhà thuốc Long Châu đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những loại vắc-xin này và giúp các mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh viêm màng não cầu khuẩn nguy hiểm.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?", "abstract": "Các chuyên gia cho rằng, tiêm chủng đúng lịch sẽ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch để phòng bệnh tối ưu. Tuy nhiên, nhiều trẻ bỏ lỡ lịch tiêm chủng vì nhiều lý do khác nhau. Vậy bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?", "md_content": "Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không có lẽ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Trên thực tế, khi gia đình chậm trễ tiêm phòng cho trẻ, đồng nghĩa với việc trẻ chưa có miễn dịch đầy đủ với bệnh tật và rất dễ bị lây nhiễm. Vì tiêm chủng không đầy đủ sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mà vắc xin giúp phòng ngừa.\n\nVai trò của vắc xin đối với sức khỏe trẻ em\n-------------------------------------------\n\nTrẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi có sức đề kháng rất yếu, đặc biệt trẻ có sức khỏe yếu do bệnh tật, biếng ăn, [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-dinh-duong-la-gi-41678.html), là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm và dễ bị biến chứng nặng. Đồng thời, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều biến chứng virus, vi khuẩn mới đe dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em.\n\n![Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_tiem_phong_khong_dung_thang_co_sao_khong_1_7a82a7403e.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi có sức đề kháng rất yếu*\n\nSự xuất hiện và sử dụng rộng rãi vắc xin đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sức khỏe cộng đồng nói chung, giúp trẻ sản sinh ra kháng thể có tác dụng chống lại mầm bệnh. Một khi đã có kháng thể, nếu không may bị nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, quá trình lành bệnh sẽ nhanh hơn và nguy cơ biến chứng sẽ thấp.\n\nĐể đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất các bệnh truyền nhiễm, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên chú ý đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tiêm đủ các loại vắc xin được khuyến cáo. Kế hoạch tiêm chủng do WHO đề xuất dựa trên nhiều nghiên cứu, xem xét độ tuổi tiêm chủng thích hợp nhất để đảm bảo đáp ứng miễn dịch tối ưu, lâu dài, ít gây biến chứng và nguy cơ tử vong thấp nhất.\n\nTại sao cha mẹ nên cho con tiêm chủng theo chỉ định của bác sĩ?\n---------------------------------------------------------------\n\nTiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất. Sự ra đời của vắc xin đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ, bảo vệ hơn 2,5 triệu trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm mỗi năm theo Tổ chức Y tế Thế giới.\n\nĐể hệ miễn dịch có đủ thời gian sản sinh đủ kháng thể bảo vệ bé, các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên tiêm đủ liều vắc xin đúng thời hạn trước khi dịch đạt đỉnh điểm. [Lịch tiêm chủng cho trẻ em](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-bac-cha-me-nen-tham-khao-lich-tiem-chung-cho-tre-em-tu-0-12-tuoi.html) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh tối đa.\n\nTiêm chủng cơ bản theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch tự nhiên nhất có thể. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại để tái tạo hàng rào vững chắc chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.\n\n![Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_tiem_phong_khong_dung_thang_co_sao_khong_2_d3bad4db66.jpg)\n\n*Tiêm chủng theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch tự nhiên nhất có thể*\n\nNguyên nhân bé tiêm phòng không đúng tháng\n------------------------------------------\n\nTrên thực tế, không phải trẻ nào cũng được tiêm phòng đúng lịch. Một số trường hợp phải hoãn tiêm chủng do tình trạng sức khỏe của trẻ không ổn định, bao gồm:\n\n* [Trẻ sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-sinh-non-khi-nao-di-tiem-phong-58227.html) và nhẹ cân dưới 2kg.\n* Trẻ bị nhiễm trùng cấp tính, có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng…\n* Bé mắc bệnh mãn tính nhưng đang ở giai đoạn tiến triển.\n* Cha mẹ bận rộn đi làm mà quên mất lịch tiêm chủng của con. Ngoài ra, có thể trẻ không được tiêm chủng đúng lịch do thiếu thông tin về các loại vắc xin mà trẻ cần.\n\nMột nguyên nhân khác khiến trẻ không được tiêm chủng đúng lịch là do thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phổ biến nhất là thiếu [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html) dẫn đến nhu cầu tiêm chủng cho trẻ không đủ. Cha mẹ có thể đợi vài ngày để đặt lịch tiêm chủng cho con, hoặc cân nhắc lựa chọn tiêm chủng cho con tại các bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng đủ tiêu chuẩn, uy tín.\n\nBé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?\n--------------------------------------------\n\nSau nhiều thập kỷ nghiên cứu, lịch tiêm chủng đã được tính toán để giúp trẻ đạt được phản ứng miễn dịch tốt nhất và mức độ bảo vệ tối ưu. Vì vậy, trẻ cần được tiêm chủng theo lịch khuyến cáo để phòng bệnh hiệu quả nhất.\n\nMũi tiêm đầu tiên của hầu hết các loại vắc xin sẽ làm giảm dần lượng kháng thể theo thời gian, đôi khi xuống dưới ngưỡng bảo vệ trẻ. Vì vậy, liều tiêm nhắc lại của vắc xin đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được khả năng miễn dịch và giúp sản xuất đủ kháng thể để bảo vệ em bé.\n\nViệc bỏ lỡ lịch tiêm chủng cho trẻ có thể khiến kháng thể bị suy yếu, không có khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, khiến trẻ có nguy cơ nguy hiểm mắc [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html), đặc biệt là trong mùa cao điểm.\n\n![Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_tiem_phong_khong_dung_thang_co_sao_khong_3_fdf530cc32.jpeg)\n\n*Việc bỏ lỡ lịch tiêm chủng cho trẻ có thể khiến kháng thể bị suy yếu*\n\nĐể đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng do bác sĩ chỉ định. Nếu con bạn bị sốt trước khi tiêm chủng, hãy thông báo cho bác sĩ để xếp lịch tiêm chủng càng sớm càng tốt. Nếu trung tâm tiêm chủng hết vắc xin, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng khác để trẻ được tiêm chủng đúng lịch.\n\nNên làm gì nếu bé tiêm phòng không đúng tháng?\n----------------------------------------------\n\nCha mẹ theo dõi chặt chẽ lịch tiêm chủng để tránh gián đoạn. Bạn có thể đến cơ sở tiêm chủng hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về lịch tiêm chủng của mình. Nếu phát sinh vấn đề làm gián đoạn quá trình tiêm chủng của con, phụ huynh nên liên hệ với cơ sở tiêm chủng để có giải pháp hợp lý.\n\nHy vọng những thông tin trên đã giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc [bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/be-tiem-phong-khong-dung-thang-co-sao-khong.html). Tiêm cơ bản theo lịch trình cố định đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sức đề kháng. Theo các chuyên gia, kế hoạch tiêm chủng được xây dựng dựa trên các thí nghiệm khoa học. Thời điểm hẹn tiêm nhắc lại được gọi là mốc sớm nhất trong việc xây dựng sức đề kháng.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi?", "abstract": "Vắc xin bại liệt là một trong những vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam. Tiêm đủ liều vắc xin bại liệt giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt và giảm nguy cơ lây lan bệnh bại liệt trong cộng đồng. Vậy vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi, nên tiêm loại vắc xin nào?\n", "md_content": "Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch. Một triệu chứng phổ biến của bệnh bại liệt là hội chứng liệt mềm cấp. Bệnh bại liệt có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin bại liệt bằng đường uống hoặc tiêm.\n\nBệnh bại liệt là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh do virus bại liệt gây ra. Bệnh bại liệt lây lan nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Bệnh bại liệt cũng có thể phát triển thành bệnh dịch.\n\n![giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_bai_liet_tiem_may_mui_1_43cfbf0ecb.jpg)\n\n*Bệnh bại liệt là bệnh do virus bại liệt gây ra*\n\nKhi bị nhiễm vi rút bại liệt, bệnh nhân có thể tự đào thải vi rút này khoảng 10 ngày trước và 14 ngày sau khi chính thức phát bệnh. Vì vậy, người mang virus cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh bại liệt trong cộng đồng.\n\nVắc xin bại liệt tiêm mấy mũi?\n------------------------------\n\n### Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1\n\nVắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 được sản xuất bởi GlaxoSmithKline, công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, vắc xin kết hợp 6 thành phần khác nhau giúp phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do H.Influenzae tuýp B gây ra. [Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) thích hợp cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, chia làm 4 mũi, 3 mũi tiêm đầu cách nhau 1 tháng, khoảng cách giữa mũi thứ 4 và mũi thứ 3 ít nhất là 6 tháng, thường là 12 tháng.\n\n### Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim\n\n[Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) là sản phẩm được sản xuất và phát triển bởi hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp. Đây là loại vắc xin kết hợp 6 trong 1 bao gồm 6 thành phần khác nhau, có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh do H.Influenzae tuýp B gây ra như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mưng mủ. Hexaxim là thuốc tiêm dành cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, chia làm 4 mũi tiêm, mũi 2 cách 1 tháng sau mũi 1, mũi 3 cách 1 tháng sau mũi 2, mũi 4 cách mũi thứ 3 là 12 tháng, cách tối thiểu 6 tháng.\n\n### Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim\n\n[Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, công ty dược phẩm và sinh học hàng đầu của Pháp. Pentaxim là vắc xin kết hợp 5 thành phần khác nhau để bảo vệ chống lại 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em là ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, các bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B gây ra. Pentaxim thích hợp cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, chia làm 4 mũi tiêm, 3 mũi tiêm đầu tiên cách nhau 1 đến 2 tháng, khoảng cách giữa mũi tiêm thứ 4 và mũi thứ 3 ít nhất là 6 tháng, thường là 12 tháng.\n\n![giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_bai_liet_tiem_may_mui_2_51279978c1.jpg)\n\n*Pentaxim là vắc xin kết hợp 5 thành phần khác nhau để chống lại 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em*\n\n### Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim\n\n[Vắc xin Tetraxim 4 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) là vắc xin phối hợp 4 trong 1 do Sanofi Pasteur tại Pháp sản xuất có chứa các thành phần giúp phòng ngừa 4 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, bao gồm ho gà, bạch hầu, viêm họng, uốn ván và bại liệt tủy sống. Tetraxim sẽ có những chỉ định tiêm chủng nhất định dựa trên khuyến nghị chính thức ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, Tetraxim được kê cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi chia thành 5 mũi tiêm, trong đó 3 mũi tiêm đầu cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 cách mũi thứ 3 1 năm và mũi thứ 5 cách mũi thứ 4 sau 3 năm, khi trẻ 4 đến 6 tuổi.\n\n### Vắc xin bại liệt OPV\n\nOPV là vắc xin sống giảm độc lực dùng đường uống, chứa vi rút bại liệt sống giảm độc lực. Vắc xin này kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể đối với vi rút bại liệt, ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút và kéo dài khả năng miễn dịch. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, OPV được sử dụng để phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi, được tiêm 3 liều lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. OPV được dùng bằng đường uống giúp trẻ sản sinh kháng thể phòng bệnh bại liệt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.\n\n### Vắc xin bại liệt IPV\n\nIPV là vắc xin bại liệt bất hoạt được tiêm liên tục có chứa vi rút bại liệt bất hoạt và giúp kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể đối với vi rút bại liệt và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng IPV trong các chương trình tiêm chủng nhằm ngăn ngừa và loại trừ bệnh bại liệt, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao. IPV có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác tùy theo khuyến cáo của mỗi nước. Hiện nay, lịch uống và tiêm vắc xin bại liệt của chương trình TCMR là uống 3 liều vắc xin bại liệt đường uống OPV, khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt IPV.\n\n![giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_bai_liet_tiem_may_mui_3_1a74b4468a.jpg)\n\n*IPV được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng nhằm ngăn ngừa và loại trừ bệnh bại liệt*\n\nMột số tác dụng phụ của vắc xin bại liệt\n----------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ, bao gồm:\n\n* Sốt: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và thường gặp sau khi tiêm chủng ở trẻ. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch, cơ thể có thể phản ứng bằng sốt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này vì nó sẽ giảm dần và biến mất trong vòng vài ngày sau khi tiêm phòng.\n* Đau tay hoặc chân: Đây là một trong những phản ứng thường gặp khi tiêm vắc xin bại liệt. Thông thường, phản ứng này không cần điều trị cụ thể và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.\n* Sưng hoặc đỏ da cũng là phản ứng thường gặp sau khi chủng ngừa bệnh bại liệt. Phản ứng này thường xảy ra tại nơi tiêm chủng và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.\n* Các triệu chứng khác như khó chịu, chán ăn và sưng tấy ở chỗ tiêm cũng có thể xảy ra sau khi tiêm hay uống vắc xin bại liệt.\n\nTuy nhiên, ngoài những tác dụng phụ thường gặp này, cha mẹ cần cẩn thận với những tác dụng phụ đặc biệt nguy hiểm sau:\n\n* Trẻ sốt cao dai dẳng trên 38,5°C, không thể hạ nhiệt.\n* Trẻ sẽ có các triệu chứng như khóc thường xuyên và mệt mỏi.\n* Trẻ bị phát ban, khó thở, thở nhanh.\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc [vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui.html) Số lượng mũi tiêm bại liệt tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Tuy nhiên, dù tiêm vắc xin nào thì cũng cần lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín để đảm bảo vắc xin có chất lượng cao, quy trình tiêm chủng an toàn, đạt tiêu chuẩn hiệu quả do Bộ Y tế quy định và hiệu quả.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu phổ biến hiện nay", "abstract": "Nguy cơ mắc bệnh bạch hầu ngày càng gia tăng đe dọa sức khỏe người dân tại các vùng bùng dịch bệnh và có khả năng lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Vậy các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay là gì? Mời các bạn đón đọc qua bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.\n", "md_content": "Bệnh bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm mà bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Hãy tìm hiểu ngay các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu và nên tiêm sớm để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nhé.\n\nTổng quan về bệnh bạch hầu\n--------------------------\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que hay còn gọi là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh này đặc trưng bởi quá trình viêm và hình thành màng fibrin tại nơi vi khuẩn xâm nhập, đồng thời ngoại độc tố xâm nhập vào máu và gây nhiễm độc cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, suy tim cấp tính và thậm chí là tử vong trong trường hợp nặng với tỷ lệ 5 đến 10% tổng số ca bệnh.\n\n![cac-loai-vac-xin-phong-benh-bach-hau-pho-bien-hien-nay 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_benh_bach_hau_pho_bien_hien_nay_1_ed1a5ec79c.jpg)\n\n*Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính* \n\nVi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại ở người bệnh và người khỏe mạnh mang vi khuẩn mà không có triệu chứng bệnh, tạo thành ổ chứa và là nguồn lây truyền bệnh duy nhất. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn.\n\nBệnh nhân có thể đào thải vi khuẩn ngay từ giai đoạn khởi phát hoặc thậm chí ở cuối giai đoạn ủ bệnh, thời gian lây nhiễm kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ít hơn và hiếm khi vượt quá 4 tuần. Người khỏe mạnh có thể mang vi khuẩn bạch hầu trong vài ngày đến 3 hoặc 4 tuần và có thể lên đến 6 tháng. Việc điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể ngăn chặn sự lây truyền của vi khuẩn.\n\nBệnh bạch hầu có thể lây trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với đồ chơi, đồ vật có chứa chất tiết của người nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây bệnh bạch hầu da.\n\nThông thường, vi khuẩn bạch hầu được tìm thấy trên hoặc gần bề mặt màng nhầy của cổ họng. Khi người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn bạch hầu ho hoặc hắt hơi, những giọt nhỏ chứa mầm bệnh sẽ được bắn ra môi trường xung quanh và những người ở gần có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt là ở những nơi đông người.\n\nCác loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu phổ biến hiện nay\n------------------------------------------------------\n\nHiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu và có các phác đồ tiêm chủng khác nhau tùy theo loại vắc xin. Tiêm vắc xin bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc [phòng ngừa bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-bach-hau-va-cach-phong-ngua.html) và có hiệu quả ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn bạch hầu lên đến 97%.\n\n![cac-loai-vac-xin-phong-benh-bach-hau-pho-bien-hien-nay 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_benh_bach_hau_pho_bien_hien_nay_2_da5ad8e75c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu*\n\nHiện tại không có loại vắc xin đơn lẻ nào có thể ngăn ngừa bệnh bạch hầu mà chỉ có vắc xin kết hợp mới có thể phòng ngừa bệnh này, trong đó có chứa kháng nguyên bạch hầu. Các vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiệu quả hiện có tại một số bệnh viện và phòng khám bao gồm:\n\n* Vắc xin sáu trong một Hexaxim: Vắc xin được sản xuất từ Pháp có khả năng phòng ngừa đồng thời 6 loại bệnh: [Ho gà, bạch hầu, uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html), viêm gan B, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB. Vắc xin có sẵn cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.\n* Vắc xin Infanrix hexa 6 trong 1: Vắc xin nhập khẩu từ Bỉ có khả năng phòng cùng lúc 6 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi và [viêm màng não mủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-mang-nao-mu-lay-qua-duong-nao-56003.html) do vi khuẩn HIB. Loại vắc xin này cũng được chỉ định cho trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi.\n* Vắc xin Tetraxim 4 trong 1: Đây là vắc xin của Pháp có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công cùng lúc 4 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt. Vắc xin này được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi.\n* Vắc xin Adacel 3 trong 1: Vắc xin có xuất xứ từ Canada có thể phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Vắc xin này được sử dụng để phòng bệnh ở trẻ em và người lớn từ 4 đến 64 tuổi.\n* Vắc xin Boostrix 0.5ml 3 trong 1: Vắc xin có xuất xứ từ Bỉ, có tác dụng phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Vắc xin được sử dụng để phòng bệnh cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn không giới hạn độ tuổi.\n\nMột vài lưu ý về vắc xin phòng bệnh bạch hầu\n--------------------------------------------\n\n### Đối tượng tiêm chủng\n\nVắc xin này được khuyến nghị dùng cho trẻ em và người lớn. Đối tượng cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin, nhưng nói chung trên thị trường đều có loại vắc xin phù hợp cho tất cả những ai muốn tiêm phòng bệnh bạch hầu.\n\n![cac-loai-vac-xin-phong-benh-bach-hau-pho-bien-hien-nay 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_benh_bach_hau_pho_bien_hien_nay_3_571d195cd2.jpg)\n\n*Vắc xin phòng bệnh bạch hầu được khuyến nghị dùng cho trẻ em và người lớn*\n\nMột số đối tượng bị cấm tiêm vắc xin như: Người có tiền sử phản ứng nặng với các thành phần trong vắc xin hoặc trong những mũi vắc xin đã tiêm trước đó, bệnh nhân có bệnh lý về não, chấn thương não và các bệnh rối loạn về thần kinh.\n\n### Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm ngừa bạch hầu\n\nSau khi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, sưng tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm. Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ giảm sau 1 đến 2 ngày.\n\nNếu sốt cao mà thuốc hạ sốt không có tác dụng, phát ban, tím tái, khó thở, trẻ quấy khóc liên tục, không chịu bú, bú kém, hôn mê hoặc các triệu chứng bất thường khác thì cần đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.\n\n### Nguy cơ bị bệnh bạch hầu sau khi tiêm chủng\n\nKhi được tiêm phòng đầy đủ, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi tiêm vắc xin cơ thể không có đủ kháng thể để bảo vệ nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.\n\nĐiều này có thể là do không tuân thủ đúng phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều vắc xin hoặc [hệ thống miễn dịch bị suy yếu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-dau-hieu-to-cao-he-mien-dich-cua-ban-co-the-dang-suy-yeu-45850.html) sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.\n\nNgoài ra, trong một số trường hợp nồng độ kháng thể trong máu có thể giảm xuống mức không đủ để tạo ra sự bảo vệ, đặc biệt là thời gian tiêm chủng bị trì hoãn trong một thời gian dài. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm phòng nhắc lại sau 10 năm để duy trì khả năng bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu.\n\nTrên đây là thông tin về các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay mà nhà thuốc Long Châu đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại vắc xin hiện có và có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân và gia đình bạn nhé.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu?", "abstract": "Tiêm phòng uốn ván là phương pháp đơn giản, hiệu quả và chi phí tiết kiệm để bảo vệ sức khỏe mọi người. Vậy khi nào cần tiêm uốn ván và vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu?", "md_content": "Uốn ván là một bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, trong đó độc tố từ vi khuẩn này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến tử vong ngay cả khi người bệnh được điều trị. Hiện nay, tiêm phòng được coi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn chặn sự xuất hiện của uốn ván. Vậy tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu?\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh lý nghiêm trọng được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Các bào tử của vi khuẩn này tồn tại trong đất, bụi, nước bọt và phân. Khi có vết cắt hoặc vết thương hở tiếp xúc với bào tử, vi khuẩn Clostridium tetani có khả năng xâm nhập vào cơ thể.\n\nKhi đã bên trong cơ thể, các bào tử tạo ra độc tố ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh. Nguy cơ uốn ván tăng cao khi bị đâm thủng, ví dụ như khi giẫm lên móng tay bẩn, mảnh thủy tinh hoặc gỗ sắc nhọn đâm xuyên qua da.\n\nCác yếu tố khác cũng có thể góp phần vào nguy cơ uốn ván như kim tiêm bị nhiễm vi khuẩn, vết thương liên quan đến mô chết như bỏng, hoặc vết thương không được làm sạch kỹ.\n\nBệnh uốn ván không lây nhiễm từ người này sang người khác và triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng vài ngày đến vài tháng sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Những dấu hiệu bao gồm đau đầu, cứng khớp ở hàm, cổ và vai có thể lan rộng đến các phần khác của cơ thể, gây co thắt cơ bắp, khó nuốt, khó thở và có thể dẫn đến [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), cũng như co giật.\n\nKhông có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho uốn ván. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua sử dụng thuốc an thần để giảm co thắt cơ bắp. Phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa bệnh.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_1_6b71b58082.jpg)\n\n*Uốn ván là một bệnh lý nghiêm trọng được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani*\n\nNguyên nhân gây bệnh uốn ván\n----------------------------\n\nNguyên nhân gây bệnh uốn ván đến từ độc tố Tetanus Exotoxin, được sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani, trong điều kiện thiếu oxy tại vết thương. Uốn ván là một bệnh cấp tính nguy hiểm với tỷ lệ rủi ro tử vong cao khi triệu chứng bệnh xuất hiện.\n\nVi khuẩn Clostridium tetani có thể tồn tại trong nhiều môi trường, bao gồm đất, phân và đất bón phân. Khi bào tử của vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hoặc tổn thương ngoài da, độc tố do chúng tiết ra sẽ ngăn chặn quá trình giải phóng các chất ức chế dẫn truyền thần kinh. Điều này dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ thần kinh trung ương, xuất hiện các triệu chứng như cứng cơ, co thắt cơ, đau, mất sự ổn định về khả năng tự chủ cơ thể, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), rối loạn hô hấp.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_2_60b0947dcf.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván do độc tố Tetanus Exotoxin từ vi khuẩn Clostridium Tetani*\n\nKhi nào nên tiêm vắc xin uốn ván?\n---------------------------------\n\nMột số đối tượng có thể tiêm vắc xin uốn ván bao gồm:\n\n### Trẻ em\n\nTheo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế Việt Nam, trẻ em nên được tiêm [vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-ngua-uon-van-la-bao-nhieu-tai-sao-nen-tiem-ngua-uon-van.html) lần đầu tiên vào khoảng 2 tháng tuổi. Đây là một phần quan trọng của lịch tiêm chủng đầu đời và thường được kết hợp với các loại vắc xin khác như Hexaxim (Pháp) hoặc Infanrix Hexa (Bỉ). Liều tiêm bao gồm 4 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi và mũi thứ 4 cách mũi 3 ít nhất 6 tháng.\n\n### Người lớn\n\nNgười lớn làm việc trong môi trường có nguy cơ cao gặp tai nạn lao động như công nhân vệ sinh môi trường, người làm việc tại chuồng trại, người làm vườn, công nhân xây dựng và nhiều ngành nghề khác nên được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa uốn ván. Những đối tượng này được khuyến cáo tiêm 3 mũi cơ bản với mũi 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 là 6 tháng. Tiêm nhắc lại mỗi 5-10 năm được khuyến nghị.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_3_2dd4212dc5.jpg)\n\n*Người lớn được khuyến cáo tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin ngừa uốn ván*\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) cần tiêm vắc xin uốn ván để chủ động phòng ngừa lây nhiễm và tạo miễn dịch thụ động cho thai nhi. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, họ nên tiêm 2 mũi với mũi đầu tiên vào tháng thứ 3 của thai kỳ và mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng. Đối với các thai phụ lần sau, khuyến cáo tiêm 1 mũi ít nhất 1 tháng trước ngày dự sinh.\n\nVắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu?\n------------------------------------\n\n\"Vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu?\" là băn khoăn của rất nhiều người. Vắc xin uốn ván duy trì kháng thể miễn dịch suốt đời nhưng hiệu quả chống lại bệnh thường kéo dài trong khoảng 10 năm. Do đó, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo việc tiêm phòng lại mỗi thập kỷ để đảm bảo sự bảo vệ liên tục.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_4_f78f101f5a.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu?*\n\nNếu có bất kỳ nghi ngờ nào rằng bạn có thể đã tiếp xúc với bào tử gây ra uốn ván, ví dụ như khi giẫm lên đinh rỉ sét hoặc có vết thương sâu tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể đề xuất tiêm nhắc lại sớm hơn để tăng cường khả năng phòng ngừa.\n\nTrên đây là chia sẻ của chúng tôi để giải đáp câu hỏi \"[Tiêm vắc xin uốn ván có tác dụng bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-tac-dung-bao-lau.html)?\". Với những tác dụng của vắc xin uốn ván mang lại, bạn nên chủ động tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của mình.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ", "abstract": "Vắc xin Combe Five là vắc xin phối hợp phòng chống 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm gan B do Ấn Độ sản xuất, được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm 2018. Được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu, vắc xin này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.", "md_content": "Vắc xin Combe Five là một loại vắc xin rất hiệu quả được sản xuất bởi Ấn Độ có thể ngăn nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong do 5 căn bệnh truyền nhiễm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Haemophilus influenzae loại b (Hib). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về loại vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ Combe Five.\n\nVắc xin Combe Five là gì?\n-------------------------\n\nVắc xin ComBE Five, do Công ty Biological E ở Ấn Độ sản xuất, là một giải pháp phòng ngừa đa bệnh, bao gồm bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, viêm gan B, và các biến chứng của vi khuẩn Hib. \n\nCấu trúc của ComBE Five tương tự như vắc xin Quinvaxem, bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, giải độc tố vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt (toàn tế bào), kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B và kháng nguyên vỏ vi khuẩn Hib. Vì vậy, vắc xin Combe Five có khả năng phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra.\n\n![Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vacxin 5 trong 1 của Ấn Độ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/combe_five_nhung_thong_tin_can_biet_ve_loai_vacxin_5_trong_1_cua_an_do_1_ac5e7a3236.webp)\n\n*Vắc xin Combe Five* \n\nĐược đánh giá đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2012, vắc xin Combe Five đã có hơn 400 triệu liều sử dụng trong 43 quốc gia.\n\nPhác đồ tiêm của vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ\n--------------------------------------------\n\nVắc xin Combe Five đặc biệt quan trọng với trẻ em, bởi nó có thể giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ. Combe Five cần được tiêm sớm, tốt nhất là khi trẻ sau 6 tuần tuổi. Với loại vắc xin này, trẻ cần được tiêm đầy đủ 3 mũi trước 1 tuổi, mỗi mũi cách nhau từ 28 - 30 ngày. Dưới đây là phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ Combe Five dành cho trẻ em:\n\n* Mũi 1: Lúc trẻ 2 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Được tiêm một tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: Tiếp theo mũi 2 một tháng.\n* Trẻ cần được tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 12 - 18 tháng.\n\n[Lịch tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-imojev-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) có thể thay đổi linh động tùy vào tình hình hiện tại của lượng vắc xin hoặc sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, quá trình tiêm vắc xin không nên kéo dài quá lâu. Việc tiêm nên diễn ra ngay khi có vắc xin hoặc khi trẻ đã khỏi bệnh để giảm nguy cơ mắc bệnh do không đạt được đủ liều vắc xin.\n\nTrước khi thực hiện tiêm, cần có sự kiểm tra và tư vấn từ cán bộ y tế. Điều này đảm bảo rằng mũi tiêm sẽ mang lại hiệu quả và an toàn cao nhất cho trẻ. Quá trình này cũng giúp định rõ liệu trẻ có điều kiện sức khỏe để nhận vắc xin hay không, và có thể được điều chỉnh dựa trên tình trạng cụ thể của từng trẻ.\n\nKhông tiêm vắc xin cho trẻ khi nào?\n-----------------------------------\n\nKhông nên tiêm vắc xin cho trẻ trong các trường hợp sau:\n\n* Trẻ có tiền sử [sốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm cùng loại vắc xin trước đó, như sốt cao trên 39°C kèm theo co giật, dấu hiệu của vấn đề não/màng não, tím tái, hoặc khó thở.\n* Trẻ đang trong tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,...).\n* Trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng).\n* Các trường hợp khác nếu được hướng dẫn chống chỉ định bởi nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\nTiêm chủng vắc xin Combe Five nên được tạm hoãn trong các trường hợp sau:\n\n* Trẻ bị mắc các [bệnh cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-cap-tinh-la-gi-su-khac-nhau-giua-benh-cap-tinh-va-benh-man-tinh-62496.html), đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.\n* Trẻ bị sốt trên 37,5°C hoặc thân nhiệt hạ dưới 35,5°C.\n* Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2 kg.\n\n![Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vacxin 5 trong 1 của Ấn Độ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/combe_five_nhung_thong_tin_can_biet_ve_loai_vacxin_5_trong_1_cua_an_do_3_f858e96d58.webp)\n\n*Bố mẹ nên theo dõi trẻ 24h sau khi tiêm*\n\nCách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin Combe Five\n-------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, phụ huynh nên lưu ý những biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả vắc xin cũng như đảm bảo an toàn cho con:\n\n* Ở lại tại cơ sở tiêm chủng trong khoảng 30 phút để được theo dõi các phản ứng sau tiêm.\n* Khi về nhà, phụ huynh cần theo dõi vết tiêm và các dấu hiệu khác của trẻ trong vòng 24 giờ, đặc biệt là ban đêm.\n* Cần lưu ý không chạm vào vết tiêm, điều này khiến trẻ bị đau.\n* Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ để đảm bảo dinh dưỡng.\n* Không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt và các bài thuốc dân gian để làm giảm các phản ứng phụ mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.\n* Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt kéo dài, quấy khóc, khó thở, nôn, bỏ bữa, co giật, hoặc phát ban, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám.\n\nNhững điều phụ huynh cần lưu ý sau khi tiêm Combe Five cho con\n--------------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, nhiều trẻ có thể xảy ra phản ứng phụ, tuy nhiên thường là ở mức độ nhẹ, phụ huynh nên theo dõi các dấu hiệu của con sau khi tiêm để có các biện pháp xử lý kịp thời. Trẻ có thể xảy ra các [phản ứng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) sau:\n\n* Sốt nhẹ;\n* Sưng, tấy đỏ chỗ tiêm;\n* Quấy khóc;\n* Lười bú, khó ngủ;\n* Chán ăn.\n\nNếu các biểu hiện trên xảy ra kéo dài và trở nặng, bố mẹ cần tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ để có cách khắc phục tốt nhất.\n\n![Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vacxin 5 trong 1 của Ấn Độ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/combe_five_nhung_thong_tin_can_biet_ve_loai_vacxin_5_trong_1_cua_an_do_2_8d0cdddc9f.webp)\n\n*Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm*\n\nBộ Y tế khuyến cáo trẻ nên được tiêm vắc xin [Combe Five](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/combe-five-nhung-thong-tin-can-biet-ve-loai-vac-xin-5-trong-1-cua-an-do.html) đúng, đủ liều để nâng cao sức khỏe đề kháng cũng như ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ Combe Five để phụ huynh hiểu rõ về công dụng, quy trình tiêm chủng, và những lưu ý của vắc xin này.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["Vacxin", "vaccine 5in1", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Góc thắc mắc: Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?", "abstract": "Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó không thể không nói tới bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi là đủ là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Mời các bạn tham khảo câu trả lời của nhà thuốc Long Châu qua bài viết dưới đây.\n", "md_content": "Tiêm vắc-xin phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván là một loại vắc-xin có thể được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai.\n\nBệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà là gì?\n--------------------------------------\n\nTrước khi vắc-xin phòng [bệnh bạch hầu ho gà và uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html) được phát triển, ba bệnh này đã bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới:\n\n* Bạch hầu: Là một bệnh về đường hô hấp có thể gây khó thở, tê liệt, suy tim và tử vong. Bệnh lây lan dễ dàng khi người bệnh ho, hắt hơi.\n\n![goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_tiem_may_mui_1_7371ad4158.jpg)\n\n*Bạch hầu là một bệnh về đường hô hấp có thể gây khó thở, tê liệt, suy tim và tử vong*\n\n* Uốn ván: Gây ra bởi vi khuẩn thường thấy trong đất. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ tiết ra độc tố và tấn công hệ thần kinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây co thắt cơ, thậm chí tử vong.\n* Ho gà: Gây ho và co thắt cổ họng khiến trẻ khó ăn uống và thậm chí khó thở. Bệnh cũng rất dễ lây lan và có thể gây viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.\n\nVắc-xin bảo vệ cộng đồng bằng cách ngăn ngừa lây lan từ người sang người và hạn chế bệnh tật ở những người chưa được tiêm chủng. Nếu người dân ngừng tiêm chủng thì tỷ lệ mắc ba loại bệnh này sẽ tăng nhanh, hàng nghìn bệnh nhân mới xuất hiện và có nguy cơ tử vong cao.\n\nTìm hiểu vắc-xin DTaP, Tdap, DT và Td\n-------------------------------------\n\nSau khi đã biết được bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván là gì thì chúng ta cũng nên tìm hiểu về sự khác nhau của các loại vắc-xin này.\n\n* DTaP: Là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà giúp trẻ dưới 7 tuổi xây dựng hệ thống miễn dịch đối với ba bệnh nguy hiểm đến tính mạng trên do vi khuẩn gây ra.\n* Tdap: Giảm liều vắc-xin bạch hầu và ho gà. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván Tdap giúp xây dựng khả năng miễn dịch và cung cấp sự bảo vệ liên tục cho thanh thiếu niên từ 11 tuổi và người lớn từ 19 đến 64 tuổi.\n* DT và Td: Vắc-xin chỉ bảo vệ chống uốn ván và bạch hầu.\n\nVắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?\n--------------------------------------------\n\n### Trẻ từ 0 đến 6 tuổi\n\nCần [tiêm vắc-xin ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html) mấy mũi là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Theo khuyến cáo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tiêm 5 liều vắc-xin DTaP theo lịch trình sau:\n\n* Một liều lúc 2 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 3 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 4 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 18 - 24 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 4 - 6 tuổi.\n\n![goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_tiem_may_mui_2_924d23e22b.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tiêm 5 liều vắc-xin DTaP*\n\n### Trẻ từ 7 đến 18 tuổi\n\nTrẻ em từ 7 đến 10 tuổi chưa được chủng ngừa đầy đủ [bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-ho-ga-bao-lau-thi-khoi-55807.html), kể cả những trẻ chưa từng tiêm chủng hoặc chưa rõ tình trạng tiêm chủng nên tiêm bổ sung một liều vắc-xin Tdap.\n\n### Thanh thiếu niên và người lớn\n\nThanh thiếu niên từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm thêm một liều Tdap để [tăng cường khả năng miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-50926.html). Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi chưa được tiêm vắc-xin Tdap nên tiêm bổ sung thêm một liều tăng cường, sau đó tiêm vắc-xin uốn ván và bạch hầu hay còn gọi là Vắc-xin Td 10 năm một lần.\n\nNói chung, khả năng miễn dịch với vắc-xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó mọi người cần tiêm nhắc lại vắc-xin Td 10 năm một lần sau liều đầu tiên để chống lại cả hai bệnh. Nhưng do khả năng miễn dịch ho gà cũng bị suy yếu nên một dạng vắc-xin ho gà yếu hơn được thêm vào vắc-xin tăng cường Td để tạo ra vắc-xin bạch hầu uốn ván ho gà Tdap. Theo khuyến cáo hiện nay, những người trong độ tuổi từ 11 đến 64 nên tiêm một liều vắc-xin Tdap thay thế một liều vắc-xin Td.\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo tiêm một liều vắc-xin Tdap bạch hầu ho gà và uốn ván trong mỗi lần mang thai. Thời gian lý tưởng nhất để tiêm thuốc là từ tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ. Điều này sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) và ho gà trong vài tháng đầu đời.\n\nĐối tượng nào không nên tiêm vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván?\n------------------------------------------------------------\n\nCDC khuyến nghị trẻ em đang bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng nên đợi cho đến khi khỏi bệnh trước khi tiến hành tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, những người có triệu chứng nhẹ như cảm lạnh hoặc sốt nhẹ vẫn có thể tiêm ngừa bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván như bình thường.\n\n![goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_tiem_may_mui_3_25ec439b35.jpg)\n\n*Trẻ em đang bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng không nên tiêm vắc-xin*\n\nNếu con bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng sau khi tiêm bất kỳ liều vắc-xin nào thì tốt nhất nên dừng việc tiêm vắc-xin. Hoặc một trường hợp khác là con bạn có vấn đề về não hoặc hệ thần kinh trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiêm vắc-xin thì trẻ không nên tiêm thêm mũi vắc-xin khác\n\nMột số trẻ có thể xảy ra phản ứng xấu với vắc-xin ho gà có trong DTaP thì các mẹ nên lưu ý là không nên cho trẻ tiêm thêm liều tương tự. Tuy nhiên, vắc-xin DT có thể được sử dụng thay thế để phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.\n\nGiống như tất cả các loại thuốc khác, vắc-xin có thể gây ra tác dụng phụ. Nhưng có nguy cơ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng đối với vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván DTaP hoặc Tdap là vô cùng nhỏ. Mặt khác, nếu không có vắc-xin thì trẻ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà.\n\nTrên đây là lời giải đáp cho vấn đề vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi. Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn và giúp bạn biết được các tác dụng phụ và những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm để chuẩn bị tâm lý tốt nhất.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm?", "abstract": "Giá cả của các loại vắc xin luôn là đề tài mà nhiều người quan tâm. Đương nhiên, mỗi loại vắc xin sẽ đi kèm với liều lượng, lịch tiêm và mức giá riêng biệt. Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Là thắc mắc của nhiều người khi chuẩn bị thực hiện tiêm chủng cho con em của mình. Đây là loại vắc xin quan trọng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể có khả năng chống lại năm loại bệnh phổ biến.", "md_content": "Theo các chuyên gia y tế, vắc xin 5 trong 1 có khả năng bảo vệ trẻ khỏi năm loại bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và những bệnh do vi khuẩn HIB gây ra. Điều này không chỉ giúp giữ cho trẻ được an toàn khỏe mạnh trước nhiều mối đe dọa bệnh lý mà còn giảm thiểu số lượng các lần tiêm vắc xin cần thiết cho từng bệnh một.\n\nTổng quan về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Chúng ta hãy tìm hiểu qua tổng quan về loại vắc xin này xem có gì đặc biệt. Đây là một loại vắc xin tổng hợp, chứa thành phần nhằm phòng chống năm loại bệnh lý khác nhau, bao gồm:\n\n* Bệnh [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html): Đây là loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp, thể hiện qua các triệu chứng như: Ho liên tục kéo dài, sự khó chịu do tình trạng thở rít, tím tái sau mỗi cơn ho, mệt mỏi, nghẹt thở, suy hô hấp, và nguy cơ tử vong cao.\n* Bệnh bạch hầu: Gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, bệnh này có dấu hiệu lâm sàng là viêm giả mạc màu xám hoặc trắng ngà. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như: Viêm cơ tim, suy thận, và thậm chí là tử vong.\n* Bệnh uốn ván: Còn gọi là phong đòn gánh, do nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này tạo ra chất độc làm co cơ, gây cứng cơ và có thể dẫn đến đau nhức nghiêm trọng và tử vong.\n* Bệnh do Hib: [Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) có thể gây biến chứng như: Viêm não và phù não, có thể dẫn đến các vấn đề như điếc, mù một phần, bại não, chậm phát triển trí tuệ, và động kinh. Hib cũng có thể gây biến chứng ở hệ thần kinh và hô hấp.\n* Bệnh thứ 5 tùy thuộc vào loại vắc xin: Mỗi loại vắc xin 5 trong 1 sẽ bao gồm một loại vắc xin phòng tránh thêm một bệnh khác ngoài bốn loại bệnh trên. Ví dụ, vắc xin 5 trong 1 Pentaxim có thể phòng ngừa bệnh bại liệt. Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, mặt khác giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_5_f3879f1c0d.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 chứa thành phần nhằm phòng chống năm loại bệnh lý khác nhau*\n\nKhi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, những kháng thể được kích thích bởi vắc xin sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt chúng. Sử dụng vắc xin để phòng ngừa bệnh được coi là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe từ giai đoạn sớm. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.\n\nVắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay tại Việt Nam bao gồm hai loại chính là ComBE Five (sản xuất tại Ấn Độ) và Pentaxim (sản xuất tại Pháp). Chi tiết như sau:\n\n* Vắc xin ComBE Five (Ấn Độ): Thường được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin này giúp phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não và viêm phổi do vi khuẩn Hib. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin ComBE Five cần uống và tiêm kèm vắc xin ngừa bại liệt. Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu đối với loại ComBE Five của Ấn Độ, giá loại này khoảng 291.000 VNĐ.\n* Vắc xin Pentaxim (Pháp): Thường được ưa chuộng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, vắc xin này đề phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin Pentaxim cần thêm một liều vắc xin phòng viêm gan siêu vi B. Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu đối với loại entaxim của Pháp, giá loại này khoảng 713.000 VNĐ.\n\nGiá vắc xin 5 trong 1 mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm khác nhau.\n\nMặc dù cả hai đều là vắc xin 5 trong 1, nhưng loại Pentaxim được xem là vắc xin thế hệ mới hơn so với ComBE Five đặc biệt về thành phần ho gà. ComBE Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào, được tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi nuôi cấy và tăng sinh trong môi trường, và sau đó bị làm chết bằng nhiệt độ. Ngược lại, Pentaxim chứa thành phần ho gà vô bào, chỉ bao gồm kháng nguyên đặc hiệu sau khi loại bỏ các thành phần không cần thiết của vi khuẩn. Do đó, vắc xin Pentaxim được đánh giá là ít gây phản ứng sốt hơn so với ComBE Five.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_1_563e8be9af.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 phổ biến hiện nay là ComBE Five và Pentaxim*\n\nHiện nay, tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), đã và đang cung cấp vắc xin 6 trong 1, vượt qua nhược điểm của cả hai loại vắc xin 5 trong 1. Với khả năng phòng ngừa cả viêm gan B và bại liệt trong một loại vắc xin duy nhất, lựa chọn này mang lại sự thuận tiện cho ba mẹ có thể tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cho bé.\n\nLịch tiêm cho các loại vắc xin\n------------------------------\n\nNgoài vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? [Tại sao nên tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html)? Thì lịch tiêm loại vắc xin này cũng được nhiều người quan tâm. Cả các vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều yêu cầu quá trình tiêm 3 mũi cơ bản, cách nhau ít nhất 28 ngày, với mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ đạt đủ 2 tháng tuổi. Sau đó, trẻ cần nhận liều tiêm mũi thứ 4 vào lúc 18 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.\n\nTuy nhiên, lịch trình tiêm có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình cụ thể, có thể bị kéo dài một chút nếu trẻ trải qua tình trạng ốm đau hoặc hết vắc xin, nhưng cũng không nên chờ quá lâu, vì có nguy cơ trẻ mắc bệnh trước khi nhận đủ liều tiêm.\n\nNgoài ra, không nên tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 quá sớm, cụ thể là trước khi trẻ đủ 2 tháng tuổi hoặc trước lịch hẹn do bác sĩ đặt ra. Việc làm này có thể làm mất hiệu quả của vắc xin, đòi hỏi việc tiêm lại mũi vắc xin.\n\nChuẩn bị trước khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1\n------------------------------------------------------\n\nTrước khi quyết định tiêm vắc xin, quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu nào bất thường hoặc có mắc bệnh nào không. Nếu có bất kỳ điều gì đáng nghi ngờ hoặc trẻ đang trong tình trạng không khỏe, việc thông báo cho bác sĩ và nhân viên tiêm chủng để được kiểm tra và tư vấn về khả năng tiêm chủng là quan trọng.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_1_77d05edd07.png)\n\n*Chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 để hạn chế ảnh hưởng đến trẻ*\n\nKhi đưa trẻ đến tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, phụ huynh cần mang theo sổ tiêm chủng cùng với các giấy tờ liên quan, bao gồm sổ khám bệnh và sổ dinh dưỡng để giúp nhân viên y tế có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nĐồng thời, việc chọn mặc quần áo cho trẻ cũng quan trọng để thuận lợi cho quá trình tiêm bắp ở vùng đùi của trẻ.\n\nChăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin\n---------------------------------\n\n* Sau khi tiêm vắc xin, quan trọng nhất là phải ở lại tại cơ sở tiêm chủng trong khoảng 30 phút để được theo dõi phản ứng sau tiêm. Điều này giúp đề phòng và xử lý kịp thời mọi bất thường nếu có xuất hiện.\n* Khi đã về nhà, phụ huynh cần theo dõi trẻ thêm trong vòng 24 giờ sau tiêm. Việc quan sát và kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm là quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.\n* Trong quá trình chăm sóc, khi bế trẻ, hãy lưu ý không đặt áp lực hoặc chạm mạnh vào vùng tiêm. Việc cho trẻ ăn hoặc bú đủ bữa, đúng tư thế và đủ lượng cũng là một phần quan trọng.\n* Không nên đắp bất kỳ vật gì lên khu vực tiêm, kể cả khi nó có dấu hiệu sưng đau hoặc đỏ.\n* Liên tục theo dõi biểu hiện của trẻ, bao gồm: Tình trạng nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn uống, giấc ngủ, tâm trạng, và vị trí của vết tiêm.\n* Không tự y áp dụng các loại [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/he-than-kinh-trung-uong/thuoc-giam-dau-khong-opioid-and-ha-sot) hoặc các loại thuốc khác mà không có hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.\n* Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Sốt kéo dài hơn 24 - 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, quấy khóc, vật vã, khó thở, nôn, bỏ bữa, bú kém, co giật, hoặc phát ban, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Quan trọng nhất, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin cho đội ngũ y tế, cả trước và sau khi xử lý.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_2_42f15ffcbf.jpg)\n\n*Không tự ý áp dụng các loại thuốc hạ sốt sau khi trẻ tiêm vắc xin*\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp: [Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-gia-bao-nhieu-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem.html) Tiêm vắc xin đúng lịch, phù hợp để kích thích cơ thể của trẻ có thể tạo miễn dịch chủ động với các bệnh truyền nhiễm là cách thức hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn vắc xin 6 trong 1 thay thế cho loại 5 trong 1 với nhiều ưu điểm hơn.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1? ", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 giúp chủng ngừa 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván và bệnh do vi khuẩn Hib (Pentaxim - Pháp) hoặc Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib, Viêm gan B (ComBE Five - Ấn độ). Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 đúng, đủ lịch sẽ giúp bảo vệ cho em bé ngăn ngừa những nhóm bệnh trên. Vậy, trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?", "md_content": "Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Trong số các loại vắc xin, vắc xin tích hợp 5 nhóm bệnh trong 1 mũi tiêm đang được ưu tiên trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Để tránh rủi ro và bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc tiêm vắc xin này cần được thực hiện đúng và đủ lịch trình. \n\nThông tin về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nHiện nay, trên thị trường có hai loại vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng rộng rãi. \n\nvắc xin 5 trong 1 - Pentaxim, sản xuất tại Canada và Pháp bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur, được áp dụng trong tiêm chủng dịch vụ. Pentaxim bảo vệ trẻ khỏi 5 loại bệnh nguy hiểm bao gồm: Bạch hầu, [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/meo-chua-ho-ga-tai-nha-bang-phuong-phap-dan-gian-don-gian.html), Uốn ván, Bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây ra (Hib).\n\nvắc xin 5 trong 1 ComBE Five, sản xuất bởi Công ty Biological, Ấn Độ, là vắc xin được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và được miễn phí hoàn toàn. ComBE Five đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh, gồm có: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tu-khoi-duoc-khong-mot-so-cach-phong-benh-viem-gan-b.html) và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây nên (Hib). Từ tháng 6/2018, ComBE Five đã thay thế hoàn toàn cho vắc xin có cùng thành phần - Quinvaxem (Sản xuất tại Hàn quốc) - được sử dụng trước đó.\n\nCần tiêm mấy mũi vắc xin 5 trong 1?\n-----------------------------------\n\n[vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) cần được tiêm theo phác đồ để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh. Trẻ cần hoàn thành 3 mũi tiêm trước 1 tuổi trong lịch tiêm cơ bản, với mỗi mũi cách nhau ít nhất 28 ngày. Mũi nhắc lại quan trọng để tăng cường sức đề kháng nên được tiêm khi trẻ đạt từ 16 - 18 tháng tuổi. Việc hoàn thành lịch tiêm này trước khi trẻ 24 tháng tuổi sẽ giúp cơ thể em bé tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu nhằm bảo vệ trước các căn nguyên gây bệnh trên. Lịch tiêm cụ thể bao gồm:\n\n* Mũi 1 khi trẻ 2 tháng tuổi;\n* Mũi 2 khi trẻ 3 tháng tuổi;\n* Mũi 3 khi trẻ 4 tháng tuổi:\n* Mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 16 - 18 tháng tuổi.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_1_dc168278a5.jpeg)\n\n*Cần tiêm mấy mũi vắc xin 5 trong 1?*\n\nTrẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?\n-------------------------------------\n\nTrẻ mấy tháng tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1? Trẻ cần được tiêm vắc xin 5 trong 1 theo lịch trình quy định của Bộ Y tế.\n\nTheo Thông tư số 38/2017/TT-BYT, trẻ nên được tiêm mũi đầu tiên khi đạt 2 tháng tuổi và tiếp theo là 2 mũi vào lúc 3, 4 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm là ít nhất 1 tháng, và mũi tiêm nhắc lại cần thực hiện khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Việc này giúp đảm bảo vắc xin tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để phòng bệnh đúng và hiệu quả. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và vắc xin có sẵn, lịch tiêm có thể điều chỉnh, nhưng không nên để trẻ tiêm quá muộn, nhằm giúp cho vắc xin phát huy hiệu quả cao nhất. \n\nĐồng thời, trước khi tiêm, việc thăm khám sàng lọc của cán bộ y tế là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và sẵn sàng tiêm chủng cho trẻ.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_2_989a4169a1.webp)\n\n*Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?*\n\nCó cần tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 theo đúng lịch?\n------------------------------------------------------\n\nTheo thời gian, tính sinh miễn dịch do vắc xin đa giá 5 trong 1 tạo ra sẽ giảm dần, khiến khả năng phòng bệnh của cơ thể cũng bị giảm trước các căn nguyên gây bệnh. Mũi tiêm nhắc lại, như cái tên gọi, đóng vai trò quan trọng trong việc \"nhắc nhở\" hệ miễn dịch \"tái tạo\" lại tính sinh miễn dịch đặc hiệu. Việc thực hiện đúng lịch tiêm sẽ tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin, giúp cơ thể duy trì khả năng phòng chống đặc hiệu với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã đề cập ở trên.\n\nViệc một số bậc phụ huynh, vì nhiều lý do mà xao nhãng tiêm mũi nhắc lại cho con, đặc biệt thường chưa nắm rõ về tầm quan trọng cũng như cơ chế miễn dịch của việc tiêm nhắc lại vắc xin. Theo các dữ liệu của nghiên cứu khoa học , cũng như hướng dẫn của Bộ Y Tế, thời gian để hoàn thành 3 mũi tiêm cơ bản của vắc xin đa giá 5 trong 1 là trước 1 tuổi, với khoảng cách giữa mỗi mũi là ít nhất 28 ngày. Mũi nhắc lại cần tiêm khi trẻ đạt từ 18 tháng tuổi. Vì vậy, các bậc Bố mẹ nên chú ý đảm bảo [trẻ tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-5-trong-1-muon-co-sao-khong.html) đủ và đúng lịch để giúp cơ thể có được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa nhiễm bệnh.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_3_2c593d7250.jpeg)\n\n *Có cần tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 theo đúng lịch?*\n\nTrẻ nên trì hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 khi nào?\n------------------------------------------------\n\nvắc xin đa giá 5 trong 1 sẽ đạt hiệu quả tốt khi trẻ được tiêm đúng thời điểm và đủ lịch theo độ tuổi quy định. Trong những tình trạng như tiêu chảy nhẹ, ho, sổ mũi (không kèm sốt) hay quá trình mọc răng, việc tiêm vắc xin vẫn có thể thực hiện bình thường.\n\nTuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những trường hợp không nên tiêm vắc xin 5 trong 1, được biết đến là \"chống chỉ định\" của vắc xin, bao gồm:\n\n* Trẻ có dấu hiệu dị ứng đối với bất kỳ loại vắc xin nào trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin 5 trong 1.\n* Trẻ đang có sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.\n* Trẻ đang bị tình trạng [suy giảm hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) nặng.\n* Trẻ đang bị các bệnh cấp tính hoặc các bệnh mạn tính tiến triển.\n* Nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi của trẻ có dấu hiệu bất thường.\n* Tri giác của trẻ hiện đang không bình thường (trẻ ngủ li bì hoặc không có nhận thức).\n\nNhững trường hợp này đều cần được bác sĩ thăm khám sàng lọc, tư vấn và thảo luận chi tiết trước khi quyết định chỉ định tiêm vắc xin.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_4_0ebd93b944.jpeg)\n\n*Trẻ nên trì hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 khi nào?*\n\nHy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm thông tin về \"[Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-may-thang-tiem-vacxin-5-trong-1-thoi-diem-nen-tiem-vacxin-5-trong-1-cho-tre.html)\", ba mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin để trẻ được củng cố hệ miễn dịch. Việc tiêm phòng đúng lịch và theo đúng hướng dẫn của Bộ y tế là quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ. \n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?", "abstract": "Việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Có nhiều loại vắc xin khác nhau được phát triển để giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những loại vắc xin quan trọng là vắc xin 5 trong 1, giúp trẻ phòng ngừa đồng thời nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?", "md_content": "Theo quy tắc, việc tiêm và uống vắc xin cần phải tuân thủ đúng lịch trình để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Nếu trẻ thực hiện tiêm chủng vaccine muộn so với lịch trình, có thể gặp rủi ro mắc bệnh do vắc xin chưa kịp tạo ra đủ kháng thể bảo vệ.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ\n--------------------------------------------\n\nNgay từ khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ chủ yếu được cung cấp thông qua sữa mẹ, được gọi là hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, hệ miễn dịch này sẽ trải qua sự thay đổi và suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, và các tác nhân gây hại khác để xâm nhập cơ thể, gây ra nguy cơ mắc các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) nguy hiểm cho trẻ.\n\nViệc trẻ không tiêm vắc xin có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu, bao gồm việc mắc các bệnh nguy hiểm do thiếu hụt miễn dịch, có thể dẫn đến tình trạng tàn phế và thậm chí là tử vong. Những căn bệnh nguy hiểm như: Sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, và đậu mùa đều có thể gây ra hậu quả nặng nề và đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em trên toàn thế giới.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_b7729a682b.jpg)\n\n*Việc trẻ không tiêm vắc xin có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu*\n\nTuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh chưa đủ ý thức và chủ quan về việc trẻ không tiêm vắc xin có thể mang lại nguy hiểm. Nếu trẻ không tiêm vắc xin, khả năng phát triển miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh sẽ giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc \"trẻ không tiêm phòng có sao không\" là có, thậm chí rất nguy hiểm. Cha mẹ cần nhận thức sớm và đảm bảo rằng trẻ được tiêm đủ số lượng vắc xin từ khi còn nhỏ để cơ thể có khả năng sản xuất đủ kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Liệu đây cũng có phải là câu trả lời chính xác cho vấn đề: Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?\n\nThông tin về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một tiến bộ trong lĩnh vực y tế, cung cấp khả năng phòng ngừa đồng thời cho 5 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), bạch hầu, bệnh bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn HiB gây ra. Bác sĩ khuyến khích phụ huynh cho trẻ sơ sinh đi tiêm vắc xin đầy đủ để tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền nói trên.\n\nKể từ khi vắc xin tổng hợp 5 trong 1 được ra mắt, trẻ không cần phải tiêm nhiều mũi vắc xin riêng lẻ, thay vào đó, chỉ cần một liều vắc xin tổng hợp đã có thể bảo vệ khỏi 5 loại bệnh nguy hiểm. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm chi phí tiêm phòng đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích phụ huynh chọn vắc xin 5 trong 1 cho trẻ.\n\nHiện có hai dòng vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng tại Việt Nam, đó là ComBe Five và Pentaxim. Cụ thể, ComBE Five là sản phẩm của Ấn Độ và đã được sử dụng từ tháng 6/2018 đến nay, thay thế cho vắc xin Quinvaxem. Vắc xin này đang được tích hợp vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Trong quá trình tiêm vắc xin ComBe Five, cha mẹ cần chú ý cho bé tiêm thêm vắc xin phòng bệnh bại liệt.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_1_8e2add8007.jpg)\n\n*Có hai dòng vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng tại Việt Nam, đó là ComBe Five và Pentaxim*\n\nNgoài ComBe Five, Pentaxim loại vắc xin tổng hợp của Pháp, cũng là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh khi đưa bé đi tiêm phòng. Đối với trẻ tiêm Pentaxim, bác sĩ thường khuyến khích cha mẹ cho con tiêm thêm vắc xin phòng bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). Vậy nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?\n\nNếu không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?\n----------------------------------------------\n\nCác bệnh nói trên không chỉ có khả năng tấn công trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời mà còn để lại hậu quả nặng nề về sau, với tỷ lệ tử vong cao và rủi ro di chứng về vận động và tâm thần kinh. Sự ra đời của các loại vắc xin 5 trong 1 đã đem lại bước tiến lớn trong việc giảm thiểu số lượng trường hợp tử vong do những căn bệnh này gây ra.\n\nNếu bé được tiêm vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ thì bé sẽ phải uống thêm vắc xin phòng bại liệt. Còn nếu bé tiêm vắc xin 5 trong 1 của Pháp thì bé phải tiêm thêm vắc xin phòng viêm gan B. Do đó, không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không? Câu trả lời là có nếu trẻ không có phương án thay thế khác, sẽ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm.\n\nNgày nay, vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa đã trở thành sự lựa chọn toàn diện hơn, bảo vệ trẻ khỏi cả 6 loại bệnh nguy hiểm kể trên. Điều đặc biệt là thành phần ho gà trong vắc xin này là loại vô bào, giúp giảm tác dụng phụ và tăng độ an toàn. Vắc xin 6 trong 1 cũng giảm số lượng mũi tiêm cần thiết từ 9 xuống còn 3 mũi, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả chống lại các loại bệnh có thể ngăn chặn được. Nếu trẻ đã được tiêm vắc xin 6 trong 1 thì không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không? Câu trả lời là không, tuy nhiên cần thực hiện đúng liều tiêm chủng như đã khuyến cáo để đảm bảo hệ miễn dịch cho trẻ. Bạn có thể liên hệ với [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_1_2_5574ededa1.jpg)\n\n*Nếu không tiêm vắc xin 5 trong 1 có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ*\n\nCác trường hợp trẻ không nên tiêm vắc xin\n-----------------------------------------\n\nVắc xin không được áp dụng cho những trường hợp trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ khi tiêm. Các trường hợp bị coi là chống chỉ định và không nên tiêm bao gồm:\n\n* Trẻ đang có sốt cao trên 39 độ C.\n* Trẻ có tiền sử phản ứng sốc phản vệ hoặc phản ứng với bất kỳ loại kháng sinh, vắc xin nào đã từng sử dụng trước đó.\n* Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.\n* Trẻ đang mắc các vấn đề về chức năng đường hô hấp như: [Suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), hen suyễn, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận...\n\nCác trường hợp chống chỉ định khác có thể phụ thuộc vào loại vắc xin cụ thể. Ngoài ra, có những trường hợp mà việc tiêm phòng vắc xin nên được tạm hoãn, bao gồm:\n\n* Trẻ đang mắc các bệnh mãn tính, cấp tính.\n* Trẻ trải qua phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó.\n* Trẻ mới sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ khi sử dụng kháng huyết thanh viêm gan B.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2000g.\n* Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc quá trình điều trị với Corticoid.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_1_3_d4fb69f1dd.jpg)\n\n*Trẻ trải qua phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó nên hoãn tiêm vắc xin*\n\nCác trường hợp tạm hoãn khác cần được xem xét theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay xác định của bác chuyên gia thông qua kiểm tra trực tiếp.\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề \"[không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-tre-khong-tiem-vac-xin-5-trong-1-co-sao-khong.html)?\". Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc theo dõi và đưa bé đi tiêm phòng ngay từ khi lịch chủng ngừa bắt đầu là quan trọng. Sự trì hoãn trong việc tiêm chủng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?", "abstract": "Sốt là phản ứng phụ thường gặp sau khi trẻ được tiêm phòng vacxin. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Vậy trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có bị sốt không?", "md_content": "Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không? Trẻ vẫn có thể phát sốt, nhưng thường là mức độ nhẹ hơn so với lần tiêm đầu tiên. Sốt là một phản ứng bình thường, cho thấy cơ thể của bé đã bắt đầu thích ứng với thành phần của vacxin. Phụ huynh không cần quá lo lắng vì đây là một biểu hiện phổ biến và thường gặp. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?” qua bài viết dưới đây.\n\nKhi nào trẻ được tiêm mũi 2 vacxin 5 trong 1?\n---------------------------------------------\n\nTheo lịch tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế quy định, lịch tiêm vacxin 5 trong 1 được thực hiện như sau:\n\n* Tiêm lần 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.\n* Tiêm lần 2: Tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.\n* Tiêm lần 3: Tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.\n* Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1: Tiêm khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi và việc tiêm phải hoàn thành trước khi trẻ được 24 tháng tuổi.\n\nĐảm bảo tiêm đúng thời điểm theo lịch sẽ giúp trẻ phát triển đầy đủ sức đề kháng để chống lại các bệnh như ho gà, uốn ván, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Việc tuân thủ lịch tiêm cũng giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau tiêm chủng cho trẻ.\n\n![Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vacxin_5_trong_1_mui_2_co_sot_khong_1_8d8c6bea5c.png)\n\n *Khi nào trẻ được tiêm mũi 2 vacxin 5 trong 1?*\n\nTrẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 1 có sốt không?\n---------------------------------------------\n\nSau khi [tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html), trẻ có thể bị phản ứng phụ là bị sốt. Điều này là hoàn toàn bình thường và sốt sau khi tiêm có thể được giải thích bởi lý do sau:\n\n* Đáp ứng miễn dịch của cơ thể: Cơ thể trẻ phản ứng để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố lạ, tức là các kháng nguyên có trong vacxin 5 trong 1.\n* Cơ thể sản xuất kháng thể: Hệ miễn dịch của bé bắt đầu tạo ra các kháng thể phản ứng với các kháng nguyên có trong vacxin.\n\nKhi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 lần 1, thường có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ (dưới 39 độ C), quấy khóc, và một số trẻ có thể có vết tiêm sưng nhẹ. Những biểu hiện này thường tự giảm đi sau 1 - 2 ngày.\n\nTrẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?\n---------------------------------------------\n\nKhi bé tiêm lần thứ hai vacxin 5 trong 1, có thể xuất hiện hiện tượng sốt, một phản ứng thường thấy sau khi tiêm vacxin. Tuy nhiên, điều này thường nhẹ hơn so với lần đầu tiên, và đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bé đang phản ứng tích cực với thành phần của vacxin.\n\nCơ thể trẻ đã được tiêm lần đầu tiên đã trải qua quá trình thích ứng với các kháng nguyên trong vacxin, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn ở lần tiêm thứ hai. Do đó, mức độ sốt thường giảm đi và thời gian kéo dài ngắn hơn, là dấu hiệu rõ ràng của việc thích ứng của cơ thể với vacxin.\n\nĐây là phản ứng bình thường và tạm thời, sốt nhẹ sau tiêm vacxin không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp có biểu hiện sốt cao hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác lo lắng, việc thảo luận và thông báo với bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bé.\n\n![Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vacxin_5_trong_1_mui_2_co_sot_khong_2_e815ea0963.jpeg)\n\n*Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?*\n\nChăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2\n-------------------------------------------------------\n\nSau tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 khoảng 3 - 4 tiếng, trẻ có thể sốt dưới 39 độ và quấy khóc. Mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú hoặc uống nước để bù nước mất do sốt, tránh biến chứng như sốc, đột quỵ. Lau chườm toàn thân bằng khăn nhúng nước ấm hoặc sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng giúp bé hạ sốt nhanh và thoải mái. Sử dụng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-thuoc-ha-sot-bao-lau-thi-ha-luu-y-khi-uong-thuoc-ha-sot-de-dam-bao-an-toan.html) khi cần thiết, đặc biệt nếu sốt trên 38.5 độ C để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.\n\nLưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 cho bé\n--------------------------------------------\n\nMặc dù đã có kinh nghiệm tiêm chủng cho bé ở lần 1, nhưng mẹ cùng cần chuẩn bị cho lần tiêm thứ hai của bé. Mẹ cần chú ý đến một số điều quan trọng để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi và an toàn:\n\n* Trước khi tiêm, hãy đảm bảo bé không quá no hoặc đói. Bé nên ăn uống một cách vừa đủ để tránh tình trạng nôn mửa do quá no hoặc [hạ đường huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ha-duong-huyet-294.html) nếu đói.\n* Trước khi tiêm, hãy tắm rửa bé sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng tại vùng vết tiêm.\n* Thông báo chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, bao gồm các triệu chứng như sốt, hoặc tiêu chảy. Cũng cần thông tin về bất kỳ loại thuốc nào bé đang sử dụng.\n* Mẹ nên giữ bé lại nơi tiêm ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Điều này giúp bác sĩ theo dõi bất kỳ phản ứng phụ nào và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề.\n\nNhững biểu hiện bất thường như sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), hoặc khó thở cần được báo cáo ngay lập tức để bé có thể nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời.\n\n![Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vacxin_5_trong_1_mui_2_co_sot_khong_3_4587e3d055.jpeg)\n\n*Lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 cho bé*\n\nTóm lại, sau lần tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2, trẻ có thể sốt nhưng nhẹ hơn lần trước. Mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và hạ sốt đúng cách theo hướng dẫn chuyên gia. Lưu ý, nếu sốt trên 39 độ và không giảm sau các biện pháp, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về “[Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-vacxin-5-trong-1-mui-2-co-sot-khong.html)?”.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm. Việc nắm rõ lịch tiêm chủng giúp đảm bảo rằng trẻ được tiêm đúng thời điểm và đủ liều để có khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Vậy trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?", "md_content": "Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ giúp trẻ phòng ngừa những căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm. Nắm rõ thông tin về tiêm vắc xin 5 trong 1 giúp vắc xin phát huy hiệu quả và đảm bảo tiêm đủ số mũi tiêm cần thiết.\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1\n--------------------------\n\nHiện nay, có hai loại [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) cho trẻ:\n\n* Vắc xin 5 trong 1 Combe Five: Được sản xuất bởi Công ty Biological E - Ấn Độ, là vắc xin 5 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vắc xin này bao gồm bạch hầu, Haemophilus influenzae týp B, viêm gan B, ho gà và [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-uon-van-cho-nguoi-khoe-manh.html). Được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam kể từ tháng 12/2018.\n* Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Là vắc xin 5 trong 1 chống bạch hầu, cúm, ho gà, uốn ván và bại liệt. Hỗ trợ phát triển khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Thường được sử dụng trong chương trình tiêm dịch vụ. Khác biệt chủ yếu là Combe Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào, có thể gây phản ứng sau tiêm nặng hơn so với Pentaxim chứa thành phần ho gà vô bào.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_1_9a862aa210.jpeg)\n\n*Hiện nay có 2 loại vắc xin 5 trong 1*\n\nTrẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?\n-------------------------------\n\nBa mẹ cần tìm hiểu chi tiết về \"trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?\", theo lịch tiêm chủng, trẻ cần tiêm 03 mũi cơ bản. Mỗi mũi tiêm được thực hiện cách nhau ít nhất 28 ngày. Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 được xác định như sau:\n\n* Mũi đầu tiên sẽ được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.\n* Mũi thứ hai sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.\n* Mũi thứ ba sẽ được tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.\n* Mũi tiêm nhắc lại sẽ diễn ra khi trẻ đạt 18 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ ba.\n\nĐiều này giúp đảm bảo trẻ nhận đủ lượng vắc xin cần thiết để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_2_3afe09d16f.jpeg)\n\n*Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?*\n\nTiêm đủ mũi vắc xin 5 trong 1 có quan trọng không?\n--------------------------------------------------\n\nViệc phụ huynh quên mũi tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả phòng ngừa bệnh cho trẻ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, để đảm bảo hiệu quả tối đa, trẻ nên hoàn thành 3 mũi tiêm vắc xin 5 trong 1 trước khi đạt 1 tuổi, với khoảng cách giữa các mũi là ít nhất 28 ngày. Mũi tiêm nhắc lại cần được thực hiện khi trẻ đạt 16-18 tháng tuổi, và lịch tiêm chủng phải hoàn thành trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi.\n\nQuan trọng nhất, việc tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 đúng thời gian giúp cơ thể trẻ duy trì đủ lượng kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch và bền vững trước nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Điều này làm cho quá trình tái sản xuất [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) mới trở nên quan trọng, đảm bảo cơ thể trẻ luôn sẵn sàng chống lại nguy cơ bệnh tật.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_3_6db4dbafc2.webp)\n\n*Tiêm đủ mũi vắc xin 5 trong 1 có quan trọng không?*\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ\n----------------------------------------\n\nViệc lựa chọn loại vắc xin 5 trong 1 có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và sự ưu tiên của gia đình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được tiêm đúng lịch trong độ tuổi quy định. Trường hợp trẻ có một số tình trạng nhẹ như [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), hoặc đang mọc răng, vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa như thông thường.\n\nĐể chăm sóc trẻ tốt hơn trong quá trình tiêm chủng, bố mẹ cần tuân thủ một số hướng dẫn. Điều này bao gồm việc đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ trước và sau khi tiêm, thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ, và theo dõi tình trạng của bé sau khi tiêm. Nếu trẻ có [sốt sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-tre-hay-sot-sau-tiem-tre-tiem-phong-khong-bi-sot-co-tot-khong.html), bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.\n\nTrường hợp phải hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ\n---------------------------------------------------\n\nViệc tiêm đúng đủ vắc xin 5 trong 1 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ, đồng thời đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ toàn diện trước các bệnh có nguy cơ cao mắc phải.\n\nTuy nhiên, trong một số tình huống sau đây, cha mẹ cần xem xét việc hoãn tiêm phòng cho trẻ:\n\n* Trẻ có dấu hiệu kích ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng với vắc xin trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.\n* Trẻ có sốt cao hoặc thấp hơn nhiệt độ bình thường.\n* Trẻ đang trong tình trạng suy giảm hệ miễn dịch nặng.\n* Trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính đang tiến triển.\n* Các dấu hiệu bất thường ở nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi của trẻ.\n* Tri giác của trẻ có các dấu hiệu bất thường như li bì hoặc mất nhận thức.\n\nViệc đưa ra quyết định hoãn tiêm phòng cần sự thảo luận và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_4_6fb51fdd4a.jpeg)\n\n*Trường hợp phải hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ*\n\nVắc xin 5 trong 1 giúp bé nâng cao hệ miễn dịch và tạo ra kháng thể chống lại nhiều loại bệnh. Việc hiểu rõ “[Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-can-tiem-may-mui-5-trong-1.html)”, đặc tính của từng loại vắc xin giúp bố mẹ có kế hoạch hợp lý để đưa bé đi tiêm, đảm bảo rằng bé nhận đủ mũi tiêm cần thiết để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim", "abstract": "Vắc xin Pentaxim và Hexaxim đều là những loại vắc xin hiệu quả giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng làm sao để phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim? Loại nào thì tốt hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc chi tiết và cụ thể nhất.", "md_content": "Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ khi tìm hiểu về những loại vắc xin cần tiêm cho con vẫn thường lúng túng phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về công dụng, thành phần của từng loại vắc xin để có thể dễ dàng chọn loại vắc xin phù hợp cho con em mình.\n\nVắc xin Pentaxim là gì?\n-----------------------\n\nĐể phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim, trước tiên các phụ huynh cần hiểu rõ về đặc điểm công dụng của 2 loại vắc xin này.\n\nVắc xin Pentaxim hay còn gọi là [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) của Pháp, được sản xuất tại tập đoàn y dược hàng đầu thế giới là Sanofi Pasteur, Pháp. Đây là loại vắc xin có thành phần kết hợp để phòng chống lại 5 bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ nhỏ bao gồm: Ho gà, bạch hầu, viêm phổi, uốn ván và viêm màng não mủ do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B gây ra.\n\n![Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_vac_xin_pentaxim_va_hexaxim_1_19cfa0276c.jpg)\n\n*Vắc xin Pentaxim của Pháp sản xuất*\n\nKhi tiêm vắc xin Pentaxim, nó chứa một hoặc nhiều loại antigen (thành phần kích thích miễn dịch) từ vi khuẩn hoặc virus mà vắc xin đó được thiết kế để bảo vệ. Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể, là những protein có khả năng nhận diện và tấn công chính xác loại vi khuẩn hoặc virus đó.\n\nVắc xin Pentaxim phòng ngừa các bệnh đã kể trên nhưng ngoại trừ bệnh viêm gan B. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, trẻ nên được tiêm thêm vắc xin phòng viêm gan B.\n\nVắc xin Pentaxim là loại vắc xin được nhiều bố mẹ cân nhắc khi tiêm phòng cho con, tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số chỉ định với loại vắc xin này, dưới đây là một số trường hợp mà trẻ không được tiêm vắc xin Pentaxim:\n\n* Mẫn cảm với một thành phần trong vắc xin.\n* Trẻ có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.\n* Trẻ bị mắc các [bệnh cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-cap-tinh-la-gi-su-khac-nhau-giua-benh-cap-tinh-va-benh-man-tinh-62496.html), đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.\n* Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2 kg.\n\nVắc xin Hexaxim là gì?\n----------------------\n\n[Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) là vắc xin 6 trong 1 được sản xuất tại Pháp. Đây là loại vắc xin tích hợp phòng chống 6 bệnh lây nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Giống như vắc xin Pentaxim, vắc xin Hexaxim của Pháp có khả năng phòng chống bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm phổi, bệnh viêm màng não mủ và thêm một bệnh lý là viêm gan siêu vi B.\n\n![Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_vac_xin_pentaxim_va_hexaxim_2_66691d6a67.jpg)\n\n*Vắc xin Hexaxim 6 trong 1*\n\nCó một số trường hợp trẻ không nên được tiêm vắc xin Hexaxim:\n\n* Trẻ mẫn cảm với thành phần của vắc xin Hexaxim.\n* Trẻ có bệnh lý não không rõ nguyên nhân.\n* Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não.\n* Trẻ bị sốt trên 37 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C.\n\nPhân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim\n-------------------------------------\n\nDưới đây là bảng thông tin trực quan để phụ huynh dễ dàng phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim:\n\n\n\n| | Vắc xin Pentaxim | Vắc xin Hexaxim |\n| --- | --- | --- |\n| Phòng bệnh | Phòng được 5 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-viem-gan-b-cap-tinh.html) và viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra | Phòng được 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra |\n| Nơi sản xuất | Pháp | Pháp |\n| Nơi tiêm | Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập | Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập |\n| Phác đồ tiêm | * 3 mũi được tiêm vào các tháng thứ 2, 3, 4 hoặc có thể vào các tháng 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6. * Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm là 1 tháng. * Tiêm nhắc lại tốt nhất là vào tháng thứ 18 - 24. | * 3 mũi tiêm vào các tháng thứ 2, 3, 4 hoặc 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6. * Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. * Tiêm nhắc lại cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng |\n| Đường tiêm | Tiêm bắp | Tiêm bắp |\n| Chống chỉ định | * Trẻ mẫn cảm với thành phần của vắc xin Hexaxim. * Trẻ có bệnh lý não không rõ nguyên nhân. * Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não. * Trẻ bị sốt trên 37 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C. * Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày. | |\n\nNhững tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin cho trẻ\n---------------------------------------------------------\n\nCác [phản ứng sau khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) là một phần của quá trình tự nhiên của cơ thể phản ứng với thành phần của vắc xin để phát triển sự miễn dịch. Dưới đây là một số phản ứng thường gặp và triệu chứng liên quan:\n\n* Quầng đỏ, nốt cứng tại nơi tiêm: Đây là một phản ứng phổ biến và thường xuyên tự giảm đi mà không cần điều trị. Nó có thể xuất hiện trong vòng 48 - 72 giờ sau khi tiêm.\n* Sưng - phù ≥ 5cm tại nơi tiêm: Sự sưng và phù có thể xuất hiện và lan rộng toàn bộ chi nơi tiêm trong vòng 24 - 72 giờ sau tiêm. Thường tự giảm đi trong 3 - 5 ngày. Có khả năng gặp nhiều hơn ở những trẻ đã tiêm các mũi vắc xin thứ 3 hoặc thứ 4.\n* Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể phát sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin. Sốt có thể đạt mức cao nhất là ≥ 40 độ C.\n* Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn: Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin.\n* Buồn ngủ, co giật, giảm trương lực, giảm đáp ứng: Một số trẻ có thể trải qua các biểu hiện này, nhưng thường là tạm thời.\n* Kích thích, dễ kích động, mất ngủ, xáo trộn giấc ngủ, quấy khóc: Các biểu hiện tăng cường hoạt động thần kinh có thể xuất hiện như một phản ứng tiêu cực.\n* Biểu hiện dị ứng: Những biểu hiện dị ứng như ngứa mẩn đỏ, phát ban, mày đay có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, cần thảo luận với bác sĩ.\n* Sốc phản vệ (rất ít gặp): Mặc dù rất hiếm, nhưng cần chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin.\n\n![Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_vac_xin_pentaxim_va_hexaxim_3_57344a0085.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị phát ban sau khi tiêm*\n\nHy vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh [phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-vac-xin-pentaxim-va-hexaxim.html) để có thể chọn loại vắc xin phù hợp cho con mình. Việc tiêm vắc xin cần được thực hiện sớm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?", "abstract": "Một trong những cách giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh là tiêm phòng bởi trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm và thường dễ mắc bệnh. Một câu hỏi đặt ra: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không? ", "md_content": "Hàng năm, Bộ Y tế đã tổ chức chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html) phổ cập cho trẻ em toàn quốc. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến tiêm chủng, nhiều mẹ vẫn băn khoăn có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu nhé.\n\nSơ lược về gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh\n-----------------------------------------\n\nChắc hẳn bên cạnh câu hỏi có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không thì không ít mẹ thắc mắc những gói tiêm chủng dịch vụ cho trẻ có khác gì so với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.\n\nTheo thông tin mà Bộ Y tế đưa ra, gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo phải phòng ngừa được tối thiểu 10 loại bệnh bao gồm viêm gan B, lao phổi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), bại liệt, rubella, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) và viêm màng não mủ gây ra bởi vi khuẩn HIB.\n\nThực tế cho thấy, các mũi vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu miễn dịch của con và con có thể bị trễ lịch tiêm trong trường hợp thiếu vắc xin và điều này làm giảm hiệu quả phòng bệnh.\n\nĐây chính là lý do mà các cơ sở y tế tư nhân đã đưa ra các gói tiêm chủng phù hợp hơn để có thể giúp các bé phòng bệnh tối đa. Vậy có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_1_40a7154a67.jpg)\n\n*Tiêm chủng giúp phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm*\n\nCó nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?\n------------------------------------------------\n\nNhư các bạn đã biết, tiêm vắc xin là biện pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất để dự phòng một số [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) nguy hiểm. Theo các chuyên gia y tế, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng sớm và đầy đủ các loại vắc xin để có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.\n\nTrên thực tế, có nhiều quan điểm trái chiều về việc đã cho con đi tiêm phòng theo đúng chương trình tiêm chủng mở rộng thì có cần mua thêm gói tiêm chủng cho trẻ hay không.\n\nVới thắc mắc này, các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tiêm đầy đủ các mũi vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng là chưa đủ, trẻ sơ sinh cần nhiều loại vắc xin hơn để có thể dự phòng nhiều bệnh nguy hiểm.\n\nThêm vào đó, rất nhiều trường hợp trẻ bị lỡ lịch tiêm phòng. Điều này xuất phát từ việc thiếu sót trong công tác quản lý lịch trình tiêm chủng cho con của nhiều bậc phụ huynh. Chính vì thế, với câu hỏi có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh hay không thì câu trả lời là có bạn nhé. Để làm sáng tỏ hơn chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc mua gói tiêm chủng trong phần tiếp theo nhé.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_2_1203ef5707.jpg)\n\n*Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không là thắc mắc của nhiều người*\n\nLợi ích của việc mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh\n---------------------------------------------------\n\nThực tế chứng minh rằng, việc mua trọn gói tiêm chủng cho trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp cha mẹ an tâm hơn mà còn giúp cho bé được hưởng mọi quyền lợi trong những năm tháng đầu đời. Một số lợi ích của việc mua gói tiêm chủng phải kể đến như:\n\n### Hiệu quả phòng bệnh tối đa\n\nTiêm chủng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trước nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, viêm màng não do virus, [lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/lao-phoi-445.html), uốn ván… Những căn bệnh này có thể khiến trẻ sơ sinh phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.\n\nTrong khi đó, mũi tiêm phòng đầu tiên chỉ có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch ban đầu cho trẻ. Chính vì thế, bé cần được tiêm phòng đúng lịch, đủ số mũi trong thời gian quy định để cơ thể có thể sản xuất đủ kháng thể, từ đó chống lại các căn bệnh nêu trên.\n\n### Không lo đến vấn đề thiếu hụt vắc xin\n\nTrên thực tế, số lượng vắc xin cung cấp tại một số điểm tiêm có thể bị hạn chế. Cùng với đó, một số vấn đề liên quan khác cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vắc xin trầm trọng. Điều này khiến trẻ không được tiêm phòng theo đúng lịch và hiệu quả phòng bệnh cũng có thể vì thế mà bị suy giảm.\n\nSử dụng trọn gói tiêm chủng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo đúng lịch, đảm bảo trẻ sẽ không bị thiếu bất cứ mũi vắc xin quan trọng nào.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_3_884894a2db.jpg)\n\n*Đăng ký gói tiêm chủng giúp trẻ được tiêm phòng đầy đủ, không lo thiếu hụt vắc xin*\n\n### Tránh tình trạng cha mẹ quên lịch tiêm của trẻ\n\nĐăng ký các gói tiêm chủng tại các cơ sở y tế sẽ giúp cha mẹ không bị bỏ lỡ lịch tiêm phòng của trẻ. Các cơ sở cung cấp gói tiêm chủng sẽ có trách nhiệm thông báo lịch tiêm của trẻ cho cha mẹ, từ đó giúp cho các bậc phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi và không quên lịch tiêm. Việc tiêm phòng đúng hẹn có tác dụng đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.\n\nBên cạnh đó, khi mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, bé sẽ được ưu tiên xếp lịch tiêm bổ sung sau khi ổn định nếu đến lịch tiêm phòng trẻ không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm.\n\n### Không lo sự thay đổi về giá\n\nKhi mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ thường cần phải thanh toán trước một phần nào đó, thậm chí là cả gói tiêm chủng. Ngoài các quyền lợi nêu trên, cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng hay bận tâm về việc tăng giá vắc xin trong tương lai, đặc biệt là có thể tiết kiệm chi phí trong trường hợp tăng giá.\n\nMột số lưu ý trong hành trình tiêm phòng của trẻ sơ sinh\n--------------------------------------------------------\n\nCó nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không thì câu trả lời là có bạn nhé. Để tránh tình trạng thiếu vắc xin xuất phát từ việc nhu cầu thị trường tăng cao hoặc do ảnh hưởng của dịch bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên đăng ký tiêm phòng cho bé yêu càng sớm càng tốt để trẻ được tiêm phòng đúng lịch. Vậy trong hành trình tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý những vấn đề gì?\n\nDưới đây là một số lưu ý trong hành trình tiêm phòng vắc xin cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo:\n\n* Hành trình tiêm phòng của trẻ sẽ bắt đầu trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi trẻ chào đời. Điều này giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, việc đăng ký tiêm phòng cho trẻ tại các cơ sở y tế từ sớm là vô cùng cần thiết, giúp trẻ không bị bỏ lỡ những mũi tiêm quan trọng trong những ngày tháng đầu đời.\n* Dựa vào khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, các cơ sở y tế sẽ cung cấp lịch tiêm chủng cho trẻ, kể từ khi vừa chào đời và kéo dài đến khi trẻ lớn.\n* Cha mẹ cần đảm bảo lịch tiêm chủng của bé yêu được ghi chép đầy đủ trong sổ tay y tế của trẻ để theo dõi lịch sử tiêm cũng như kiểm soát các mũi vắc xin đã tiêm, đảm bảo trẻ được tiêm đủ liều, đủ mũi và đúng lịch tiêm vắc xin.\n\nNgoài ra, khi lựa chọn cơ sở y tế để mua gói tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần cân nhắc và lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo về chất lượng vắc xin, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như chất lượng dịch vụ.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_4_0834b006ac.jpg)\n\n*Cha mẹ cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín*\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tiêm chủng vắc xin cho trẻ. Hy vọng, qua những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có được lời giải đáp cho thắc mắc [có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-mua-goi-tiem-chung-cho-tre-so-sinh-khong.html) không. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và cảm ơn ba mẹ đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.\n\n", "date": "21/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em", "Trẻ sơ sinh"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp phòng những bệnh nào?", "abstract": "Vắc xin Pentaxim là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để phòng ngừa năm loại bệnh nguy hiểm, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae (H.I) nhóm B gây ra. Cùng tìm hiểu thông tin về vắc xin 5 trong 1 Pentaxim qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được thiết kế để phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho trẻ, bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, và viêm màng não do Hib. Một điểm đáng lưu ý là so với vắc xin Quinvaxem/ComBE Five/SII (vắc xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng), vắc xin Pentaxim thường gây ít sốt hơn, điều này có thể làm cho các bậc phụ huynh cảm thấy an tâm khi lựa chọn vắc xin này để tiêm cho con.\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim là gì?\n---------------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html) Pentaxim là một giải pháp hiệu quả khi kết hợp phòng ngừa 5 loại bệnh trong một mũi tiêm, bao gồm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Việc tích hợp nhiều vắc xin vào một giúp giảm số lần tiêm, từ đó giảm đau đớn cho trẻ nhỏ khi phải tiêm nhiều lần. Điều này không chỉ thuận tiện cho bé mà còn làm tăng hiệu quả của chương trình tiêm chủng.\n\nVắc xin Pentaxim được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới, Sanofi Pasteur (Pháp). Quy trình tiêm của vắc xin này được thực hiện bằng cách tiêm bắp ở mặt trước hoặc bên đùi, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.\n\n![vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_1_7b0ef7cf03.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp*\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim phòng ngừa những bệnh nào?\n-----------------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim giúp phòng ngừa 5 loại bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim giúp phòng ngừa các căn bệnh như:\n\n* [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html): Do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như viêm cơ tim và tử vong.\n* Bệnh ho gà: Gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến viêm phế quản phổi và nguy cơ ngừng thở.\n* Uốn ván: Do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, khiến cơ thể cứng đơ và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.\n* Bệnh bại liệt: Do virus Polio gây ra, có thể làm tổn thương tế bào thần kinh và gây liệt mềm.\n* Các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib): Gồm viêm màng não và viêm phổi, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu và tử vong.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_2_77fa4fc98a.webp)\n\n *Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim phòng ngừa những bệnh nào?*\n\nCác bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) đều có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. \n\nVới sự kết hợp của các loại vắc xin này trong một mũi tiêm, vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp trẻ ít phải tiêm nhiều lần mà còn tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm này, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ nhỏ.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim cho trẻ\n-----------------------------------------------\n\nPhụ huynh cần cập nhật thông tin về việc [tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html) đúng theo lịch để giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\nLịch tiêm chủng cụ thể cho trẻ nhỏ có thể thực hiện như sau:\n\n* Mũi tiêm thứ nhất: Có thể tiêm vào tháng thứ 2, 3, hoặc 4 sau khi trẻ mới sinh.\n* Mũi tiêm thứ hai: Tiêm cách một tháng sau mũi tiêm đầu tiên, tức là vào tháng thứ 3, 4, hoặc 5 sau khi trẻ sinh ra.\n* Mũi tiêm thứ ba: Cách một tháng sau mũi tiêm thứ hai, có thể tiêm vào tháng thứ 4, 5, hoặc 6 sau sinh.\n* Mũi tiêm nhắc lại: Tiêm khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi.\n\nMột số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin cho trẻ bao gồm:\n\n* Tránh tiêm khi trẻ đang bị sốt hoặc bị sốt trong vòng 3 ngày gần ngày tiêm.\n* Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ căn bệnh nào mà trẻ đang gặp phải.\n* Nắm rõ các tiêu chuẩn để được tiêm vắc xin, bao gồm cân nặng của trẻ.\n\nĐiều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng cho sự phòng ngừa tốt nhất cho trẻ.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_3_1caec2dfa4.jpeg)\n\n *Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim cho trẻ*\n\nTác dụng phụ và chống chỉ định của vắc xin 5 trong 1 Pentaxim\n-------------------------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim có những đối tượng chống chỉ định và tác dụng không mong muốn cần được biết đến:\n\n### Đối tượng chống chỉ định\n\n* Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.\n* Trẻ đã có các phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin chứa các chất tương tự.\n* Trẻ mắc bệnh não tiến triển hoặc có [tổn thương não](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ton-thuong-nao-tim-hieu-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html).\n\nTrường hợp trẻ từng bị bệnh não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin ho gà mà không có nguyên nhân khác được xác định.\n\n### Tác dụng không mong muốn\n\n* Vị trí kích thích tại nơi tiêm có quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm, đau tại nơi tiêm. Thường chỗ đau sẽ tự khỏi sau vài ngày.\n* Sưng, phù ≥ 5cm tại nơi tiêm, có thể lan rộng và tự khỏi trong vòng 3 - 5 ngày.\n* Sốt nhẹ, nhiều trường hợp có thể sốt cao.\n* Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn.\n* Buồn ngủ, co giật, giảm trương lực cơ tay, giảm đáp ứng.\n* Dễ bị kích động, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc.\n* Biểu hiện dị ứng: Ngứa mẩn đỏ, phát ban, mày đay.\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) (rất ít gặp), cần chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_4_29e9a195be.webp)\n\n*Tác dụng không mong muốn thường gặp của vắc xin Pentaxim*\n\nViệc hiểu rõ về những đối tượng chống chỉ định và tác dụng phụ giúp cha mẹ và bác sĩ theo dõi và đối phó hiệu quả khi tiêm vắc xin cho trẻ.\n\n[Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) của Pháp có độ an toàn khá cao. Tuy nhiên, trẻ được tiêm chủng có thể gặp phải một số phản ứng khi tiêm. Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc và tìm hiểu thông tin thật kĩ về vắc xin 5 trong 1 trước khi tiêm chủng cho bé.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Bé 6 tháng tiêm mũi gì để con khoẻ mạnh và được bảo vệ toàn diện?", "abstract": "Trẻ ở tuổi 6 tháng thường được khuyến nghị tiêm các loại vắc xin phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện. Những mũi vắc xin này giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm và giữ cho sức khỏe của trẻ được bảo vệ một cách toàn diện. Vậy bé 6 tháng tiêm mũi gì?", "md_content": "Việc tiêm chủng cho bé ở tuổi 6 tháng tuổi giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, tiêu chảy cấp do rotavirus và bệnh bại liệt. Sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần một cách toàn diện, không bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh tiềm ẩn.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin cho bé 6 tháng tuổi?\n--------------------------------------------\n\nTừ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, mỗi cơ thể đều trải qua các giai đoạn phát triển miễn dịch nhằm tạo ra sức đề kháng chống lại bệnh tật. Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và yếu hơn, đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài và biến đổi thời tiết. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các căn bệnh nguy hiểm phát triển. Ô nhiễm không khí và môi trường làm gia tăng và phức tạp của các loại bệnh như SARS, H1N1, H5N1 đặt ra nguy cơ tử vong và biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi 6 tháng đến 1 tuổi.\n\n![be-6-thang-tiem-mui-gi-de-con-khoe-manh-va-duoc-bao-ve-toan-dien 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_6_thang_tiem_mui_gi_de_con_khoe_manh_va_duoc_bao_ve_toan_dien_1_fee902c8e4.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin cho bé 6 tháng tuổi*\n\nTiêm chủng không chỉ giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên mà còn kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể. Những kháng thể này sẽ tiêu diệt virus, vi khuẩn và duy trì trong cơ thể, giúp bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh trong các lần xâm nhập sau này.\n\nBé 6 tháng tiêm mũi gì?\n-----------------------\n\nTrẻ 6 tháng tuổi sẽ được tiêm phòng mũi vắc xin theo tiêu chuẩn của chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:\n\n[Vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván:](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html) Đây là vắc xin tổng hợp chống lại 3 loại bệnh phổ biến mà trẻ có thể mắc phải. Để giảm số lần tiêm, có thể sử dụng [vắc xin kết hợp 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html), bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B.\n\n[Vắc xin phòng mũi viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tiem-may-mui-va-gom-nhung-loai-nao.html): Đây là liều thứ 3 và cũng là liều cuối cùng nếu trẻ đã tiêm đúng lịch trình từ trước đó. Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm có thể lây từ mẹ sang con, nên trẻ được tiêm mũi ngừa viêm gan B ngay sau khi sinh và sau đó tiếp tục theo lịch trình.\n\n![be-6-thang-tiem-mui-gi-de-con-khoe-manh-va-duoc-bao-ve-toan-dien 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_6_thang_tiem_mui_gi_de_con_khoe_manh_va_duoc_bao_ve_toan_dien_2_3304906864.jpg)\n\n*Vắc xin phòng mũi viêm gan B cho bé 6 tháng tuổi*\n\n[Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp:](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html) Trẻ mắc phế cầu khuẩn có thể phát triển các bệnh từ viêm xoang, viêm tai giữa đến các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Vắc-xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi virus gây ra những căn bệnh nghiêm trọng, thường được tiêm vào giai đoạn 6 tháng tuổi.\n\nVắc xin Haemophilus cúm B (Hib) chủ yếu ngăn ngừa viêm màng não và viêm phổi, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 5 tuổi. Chủng ngừa vắc xin Hib ở tuổi 6 tháng giúp cơ thể phòng tránh vi khuẩn này. Lưu ý, mũi tiêm tiếp theo sẽ diễn ra khi trẻ đạt 12 - 15 tháng tuổi.\n\nVắc xin phòng bại liệt bao gồm dạng uống (bOPV) hoặc dạng tiêm (IPV). Trẻ từ 5 - 6 tháng thường được chỉ định tiêm thêm 1 liều vắc-xin IPV để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh bại liệt.\n\n[Vắc xin ngừa Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) quan trọng trong việc ngăn chặn tiêu chảy cấp và nôn mửa, hai triệu chứng gây mất nước thường xảy ra do virus rota gây ra.\n\nVắc xin ngừa cúm thường được khuyến cáo tiêm hàng năm, đặc biệt vào mùa thu hoặc trước thời tiết giao mùa, khi dịch cúm xuất hiện mạnh nhất. Việc tiêm định kỳ hàng năm giúp tăng hiệu quả của vắc xin.\n\nCác mũi vắc xin này khi tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây bệnh, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần của trẻ.\n\nTheo dõi bé 6 tháng tuổi sau tiêm vắc xin\n-----------------------------------------\n\nSau khi trẻ 6 tháng tuổi tiêm vắc xin, việc chăm sóc và theo dõi phản ứng của trẻ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé. Trong 30 phút sau khi tiêm, trẻ ở lại cơ sở y tế để kiểm tra có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu phản ứng nào hay không.\n\nTheo dõi tại nhà:\n\n* Tinh thần và ăn uống: Kiểm tra tinh thần của trẻ, khả năng bú mẹ, ăn uống, và thái độ ngủ.\n* Phản ứng tại chỗ tiêm: Quan sát vùng tiêm có phát ban, sưng, đỏ, hoặc đau không.\n* Nhiệt độ: Đo nhiệt độ của trẻ và ghi nhận, đặc biệt nếu trẻ sốt cao hơn 38°C.\n* Hành vi bất thường: Lưu ý bất kỳ dấu hiệu bất thường như co giật, tím tái, khó thở, hoặc khóc thét.\n\n![be-6-thang-tiem-mui-gi-de-con-khoe-manh-va-duoc-bao-ve-toan-dien 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/be_6_thang_tiem_mui_gi_de_con_khoe_manh_va_duoc_bao_ve_toan_dien_3_9d31ae2091.jpg)\n\n*Theo dõi bé 6 tháng tuổi sau tiêm vắc xin và thận trọng các phản ứng bất thường*\n\nPhản ứng thường gặp:\n\n* Sưng và đau tại chỗ tiêm: Thường gặp và có thể kéo dài trong vài ngày, không cần phải lo lắng nếu không xuất hiện các dấu hiệu khác.\n\nKhi trẻ có dấu hiệu bất thường:\n\n* Sốt cao: Nếu trẻ có sốt cao hơn 38°C, cần dùng thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá.\n* Phản ứng nghiêm trọng: Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào như co giật, khó thở, hoặc phát ban lạ, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.\n\nViệc theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe toàn diện cho bé. Nếu có bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn và hỗ trợ.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em", "Trẻ sơ sinh"]}, {"title": "Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không?", "abstract": "Tiêm vắc xin là một biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện của trẻ. Tuy nhiên có một số trường hợp sức khỏe của trẻ không phù hợp cho chỉ định tiêm vắc xin. Vậy liệu viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không?", "md_content": "Viêm da cơ địa ở trẻ là bệnh mãn tính và có liên quan đến cơ địa dị ứng. Trước quyết định tiêm vắc xin, nhiều bậc phụ huynh thường đặt ra câu hỏi rằng liệu viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không? Có gây kích thích cơ địa dị ứng của trẻ không?\n\nDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa\n----------------------------------------\n\n[Bệnh viêm da cơ địa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-co-dia-535.html) còn được gọi là eczema hoặc chàm thể tạng, là một loại bệnh lý trên da phổ biến thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể diễn tiến nặng hơn hoặc suy giảm khi trường thành và phát triển hệ miễn dịch.\n\n![tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_da_co_dia_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_a06a55d3de.jpg)\n\n*Bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng*\n\nDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vùng da trên mặt, đầu, tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể. Da thường khô, đỏ, gây ngứa, khiến trẻ thường xuyên gãi, cảm thấy bứt rứt và khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh có xu hướng tái phát, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Điều này thường ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.\n\nNguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ chủ yếu bắt nguồn từ di truyền và dị ứng. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, khả năng trẻ mắc bệnh cũng cao hơn. Hơn nữa, nếu trẻ gặp các vấn đề dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản dị ứng, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cũng tăng lên.\n\nNgoài ra, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự khởi phát và nặng hơn của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Dị ứng với thức ăn như trứng, sữa, hải sản, lúa mì, đậu...điều kiện thời tiết khô hanh; môi trường ô nhiễm với khói bụi, hóa chất, lông vật nuôi; cũng như chất liệu từ áo quần như len, nỉ, dạ...\n\nTrẻ bị viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không?\n-------------------------------------------------\n\nTrẻ bị viêm da cơ địa (eczema) thường vẫn có thể tiêm vắc xin nhưng có những lưu ý cần xem xét:\n\n**Đánh giá tình trạng sức khỏe:** Việc tiêm vắc xin có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Bác sĩ cần kiểm tra xem việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến cơ địa dị ứng của trẻ không.\n\n![tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_da_co_dia_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_35bf108008.jpg)\n\n*Bác sĩ cần kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi cho trẻ tiêm vắc xin*\n\n**Phản ứng của cơ thể:** Nếu trẻ đã từng có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin trước đó như phát ban, khó thở, hoặc các triệu chứng khác, cần cân nhắc trước khi tiêm vắc xin mới.\n\n**Chế độ điều trị:** Nếu trẻ đang sử dụng các loại thuốc đặc biệt hoặc đang trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, cần thảo luận với bác sĩ liệu vắc xin có tương thích với liệu pháp đang được áp dụng hay không.\n\n**Liên hệ với bác sĩ:** Trước khi tiêm vắc xin, hãy thảo luận với bác sĩ của trẻ để đảm bảo rằng việc tiêm vắc xin không gây ra tác động tiêu cực đối với tình trạng sức khỏe và da của trẻ.\n\nTuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị viêm da cơ địa vẫn có thể tiêm vắc xin mà không gây ra vấn đề lớn. Tuy nhiên, việc này vẫn cần được thảo luận và đánh giá cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.\n\nBé bị viêm da cơ địa không có chống chỉ định tiêm vắc xin thông thường. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt mẹ cần lưu ý để hoãn lịch tiêm phòng cho bé:\n\n* Trẻ bị viêm da cơ địa nổi mẩn khắp người.\n* Trẻ bị viêm da cơ địa và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid: Cần hoãn lịch tiêm phòng do hệ miễn dịch của bé còn yếu, khó đáp ứng với vắc xin.\n* Trẻ bị viêm da cơ địa kèm nhiễm khuẩn, sốt cao: Không nên tiêm vắc-xin trong tình trạng sốt, [cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) hoặc khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn vì hệ miễn dịch đang yếu.\n* Trẻ có phản ứng nghiêm trọng với lần tiêm phòng trước đó: Nếu bé đã có phản ứng diễn ra sau khi tiêm vắc-xin trước đó, như phát ban, đau đầu, khó thở, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tiêm.\n* Trẻ mắc các bệnh mạn tính chưa ổn định ở tim, phổi, hệ tiêu hóa: Vắc xin có thể gây nguy hiểm khi cơ thể đang mắc bệnh và sức đề kháng không ổn định.\n* Trẻ dưới 2kg: Bé sơ sinh dưới 2kg thường có sức đề kháng yếu, đặc biệt là khi mắc viêm da cơ địa, không nên tiêm vắc xin.\n\nViệc quyết định tiêm vắc xin cho trẻ bị viêm da cơ địa cần được kiểm tra và đánh giá sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn và tốt nhất cho sức khỏe của các bé trong quá trình phòng bệnh và bảo vệ sức đề kháng.\n\nĐiều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ\n------------------------------------\n\n**Điều trị y học**\n\nTăng cường độ ẩm cho da: Sử dụng các loại thuốc dưỡng ẩm để giữ cho da ẩm và mềm mại.\n\n![tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_da_co_dia_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_e35bb73aeb.jpg)\n\n*Sử dụng các loại thuốc dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ*\n\nSử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ: Có thể sử dụng thuốc [corticosteroid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html) (trong thời gian ngắn) và tacrolimus (duy trì kết hợp với dưỡng ẩm trong thời gian dài) để giảm viêm và ngăn ngừa việc bệnh tái phát.\n\nSử dụng thuốc kháng sinh: Đôi khi sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.\n\n**Chăm sóc hàng ngày**\n\n*Tránh gãi:* Giúp trẻ tránh việc gãi bằng cách lờ đi vùng da bị tổn thương, hạn chế trẻ gãi và giữ vệ sinh tay sạch sẽ.\n\n*Chăm sóc vệ sinh:* Tránh tắm nước quá nóng, thay vào đó sử dụng nước ấm và [sữa tắm dưỡng ẩm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-loai-sua-tam-cho-tre-so-sinh-duong-am-bao-ve-lan-da-54485.html) để giữ da không bị khô và ngứa.\n\n*Lựa chọn quần áo phù hợp:* Chọn quần áo từ chất liệu mềm mại như cotton, thấm hút mồ hôi tốt và không kích ứng da.\n\n*Vệ sinh không gian sống:* Đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, tránh lông vật nuôi, khói bụi, và hóa chất có thể kích ứng da trẻ.\n\nNếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào xuất hiện trên da của trẻ, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được xử trí kịp thời và chính xác.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin bị sốc phản vệ và cách khắc phục", "abstract": "Trong một số trường hợp hiếm, có nguy cơ xảy ra phản ứng nghiêm trọng, gọi là sốc phản vệ sau tiêm vắc xin. Điều này đặt ra câu hỏi về những trường hợp tiêm vắc xin bị sốc phản vệ và biện pháp khắc phục và ngăn ngừa điều này xảy ra.", "md_content": "Tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, mặc dù hiếm nhưng sốc phản vệ sau tiêm vắc xin vẫn có thể xảy ra và gây nguy hiểm đến tính mạng.\n\nTiêm vắc xin bị sốc phản vệ là gì?\n----------------------------------\n\n[Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm vắc xin (hay còn được gọi là phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin hoặc phản ứng vắc xin nghiêm trọng) là một phản ứng hiếm gặp nhưng có tính nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin. Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với một thành phần cụ thể trong vắc xin.\n\n![tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bi_soc_phan_ve_va_cach_khac_phuc_1_496c8a90de.jpg)\n\n*Sốc phản vệ sau tiêm vắc xin là phản ứng dị ứng nguy hiểm*\n\nKhi vắc xin được tiêm, cơ thể tiếp xúc với các thành phần kích thích hệ miễn dịch để tạo ra sức kháng cho một nhóm bệnh, vi khuẩn cụ thể. Hầu hết các vắc xin đều được kiểm nghiệm an toàn khi đưa vào tiêm chủng ở người. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng mạnh, gọi là sốc phản vệ sau tiêm vắc xin.\n\nSốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin do đâu?\n----------------------------------------\n\nSốc phản vệ sau tiêm vắc xin xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với các thành phần trong vắc xin. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bao gồm:\n\n**Dị ứng:** Một số người có thể phản ứng mạnh với một thành phần cụ thể trong vắc xin, như protein hoặc chất bảo quản, dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.\n\n**Yếu tố di truyền:** Một số trường hợp sốc phản vệ có thể do yếu tố di truyền. Có các gen có thể làm cho người dễ phản ứng mạnh hơn với vắc xin và gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.\n\n**Lịch sử phản vệ trước đó:** Người đã từng phản ứng mạnh sau khi tiêm một loại vắc xin trước đó, đặc biệt là sốc phản vệ, có nguy cơ cao hơn bị sốc phản vệ sau khi tiêm các loại vắc xin khác.\n\n**Hệ miễn dịch suy giảm:** Những người có sức khỏe yếu, [hệ miễn dịch suy giảm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) hay vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ cao hơn bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin.\n\n**Lượng chất dị ứng trong vắc xin:** Số lượng chất dị ứng (như protein) trong vắc xin có thể kích thích hệ miễn dịch mạnh hơn, gây ra sốc phản vệ.\n\n![tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tiem_vac_xin_bi_soc_phan_ve_va_cach_khac_phuc_2_5d482182d3.jpg)\n\n*Sốc phản vệ do lượng chất dị ứng trong vắc xin*\n\n**Lịch tiêm chủng nhanh:** Nguyên nhân chủ động gây nên tiêm vắc xin bị sốc phản vệ có thể do vô tình tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian ngắn có thể tăng nguy cơ phản ứng dị ứng và sốc phản vệ.\n\nDù sốc phản vệ sau tiêm vắc xin rất hiếm gặp, trước khi tiêm chủng người bệnh được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe. Sau khi tiêm chủng người tiêm cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện và xử lý các phản ứng nghiêm trọng kịp thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin, người tiêm cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.\n\nBiểu hiện bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin\n---------------------------------------------\n\nCác triệu chứng của sốc phản vệ sau tiêm vắc xin bao gồm:\n\n* Da phát ban, sưng, ngứa tại vùng tiêm.\n* [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html) hoặc đau khi hít thở.\n* Cảm giác chóng mặt hoặc mất ý thức.\n* Nhịp tim nhanh và mạnh.\n* Huyết áp giảm mạnh.\n* Tiêu chảy hoặc buồn nôn.\n\nSốc phản vệ là một tình trạng cần được xử lý ngay lập tức và đòi hỏi sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin, và việc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế cần được thực hiện một cách nhanh chóng.\n\nCách phòng tránh tiêm vắc xin bị sốc phản vệ\n--------------------------------------------\n\nCách phòng ngừa sốc phản vệ sau tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi tiêm chủng. Dưới đây là các biện pháp cụ thể để phòng tránh hiện tượng này:\n\n**Tiêm chủng an toàn:** Đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và tránh nhiễm khuẩn.\n\n![tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bi_soc_phan_ve_va_cach_khac_phuc_3_7ecf464005.jpg)\n\n*Chọn cơ sở tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn cho trẻ*\n\n**Kiểm tra y tế trước tiêm:** Trước khi tiêm vắc xin, thông báo về lịch sử sức khỏe cá nhân và lịch sử phản ứng tiêm chủng trước đó để đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp.\n\n**Xác định nhóm rủi ro:** Nhận diện nhóm người có nguy cơ cao hơn bị sốc phản vệ sau tiêm vắc xin, bao gồm những người có tiền sử phản ứng mạnh, hệ miễn dịch suy giảm, hoặc dị ứng với thành phần trong vắc xin.\n\n**Giám sát sau tiêm:** Quan sát người tiêm sau khi tiêm vắc xin, đặc biệt là trong các trường hợp có nguy cơ cao. Cơ sở y tế cần sẵn sàng xử lý ngay lập tức các phản ứng nghiêm trọng nếu có.\n\n**Tiêm vắc xin riêng lẻ:** Trong trường hợp có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ, xem xét tiêm từng loại vắc xin một cách riêng biệt và trong khoảng thời gian cách biệt để giảm nguy cơ.\n\n**Cập nhật thông tin vắc xin:** Đảm bảo cơ sở y tế và nhân viên được cập nhật về thông tin liên quan đến vắc xin, bao gồm các phản ứng không mong muốn và các biện pháp xử lý.\n\n**Kiểm tra dị ứng trước tiêm:** Trong một số trường hợp, có thể thực hiện kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vắc xin để đánh giá phản ứng có thể xảy ra. Việc chuẩn bị và phòng tránh sẵn sàng giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tiêm chủng.\n\nTrong quá trình tiêm vắc xin, việc phòng ngừa và xử lý sốc phản vệ là vô cùng quan trọng. Giúp giảm thiểu nguy cơ [tiêm vắc xin bị sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc.html) và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mọi người.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa cho trẻ", "abstract": "Infanrix Hexa là vacxin 6 trong 1 của Bỉ đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Với ưu điểm vượt trội là giúp giảm thiểu số lần tiêm ở trẻ nhỏ, trẻ ít phải chịu số lần đau hơn, tiết kiệm được thời gian và độ bảo vệ của bé cũng được nâng lên so với khi tiêm các mũi tiêm lẻ. Vậy phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa cho trẻ được thực hiện như thế nào?\n", "md_content": "Để ba mẹ nắm được thông tin về vắc xin cũng như phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý dành cho trẻ khi tiêm vắc xin này.\n\nThông tin cơ bản về vắc xin Infanrix hexa\n-----------------------------------------\n\n[Infanrix hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) là vắc xin 6 trong 1 có nguồn gốc từ Bỉ với tác dụng phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ bao gồm: Ho gà, bệnh bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, Hib và bại liệt. Bằng cách kết hợp tất cả các thành phần này vào một loại vắc xin duy nhất, Infanrix Hexa 6 trong 1 không chỉ giúp giảm số lần tiêm chủng cho trẻ mà còn đồng nghĩa với việc giảm đau đớn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bậc phụ huynh.\n\n![Infanrix hexa là vacxin 6 trong 1 của nhà sản xuất GSK của Bỉ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_tiem_vac_xin_infanrix_hexa_1_3fa2088aaf.jpg)\n\n*Infanrix hexa là vắc xin 6 trong 1 đến từ Bỉ*\n\nCơ chế phòng ngừa của vắc xin là qua việc kích thích hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại sáu loại bệnh đặc biệt. Khi trẻ tiếp xúc tự nhiên với các vi khuẩn, độc tố hoặc virus gây bệnh, các kháng thể này giúp hệ thống miễn dịch nhận diện, tấn công và ngăn chúng gây tổn thương. Vì vậy, việc tiêm vắc xin được coi là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ cơ thể trẻ khỏe mạnh.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa\n----------------------------------\n\nTiêm chủng theo phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa như sau đây để đảm bảo hiệu quả:\n\n* Phác đồ 3 mũi: Vắc xin có thể được tiêm vào các thời điểm sau: 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm cần ít nhất là 1 tháng.\n* Phác đồ 3 mũi áp dụng cho trẻ đã [tiêm phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html) sơ sinh như sau: Tiêm vào các thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi.\n* Phác đồ 2 mũi: Tiêm vắc xin có thể thực hiện vào các thời điểm sau: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi.\n\nĐối với việc tiêm nhắc lại:\n\nNếu đã tuân thủ phác đồ 3 mũi, việc tiêm nhắc lại mũi thứ 4 nên được thực hiện ít nhất sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Trong trường hợp tuân thủ phác đồ 2 mũi (3 và 5 tháng tuổi), việc tiêm nhắc lại mũi thứ 3 nên diễn ra ít nhất sau 6 tháng kể từ mũi thứ 2.\n\nĐối với đường tiêm, vắc xin thường được [tiêm bắp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-bap-tay-la-gi-phuong-phap-xac-dinh-vi-tri-tiem-bap-tay-63195.html) sâu theo chỉ định, không thực hiện qua tĩnh mạch hoặc trong da để đảm bảo hiệu quả và an toàn.\n\n![Cần tuân thủ phác đồ tiêm vacxin Infanrix hexa theo chỉ dẫn của bác sĩ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_tiem_vac_xin_infanrix_hexa_2_4dc11eb86b.jpg)\n\n*Cần tuân thủ phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa theo chỉ dẫn của bác sĩ*\n\nTác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin Infanrix Hexa\n----------------------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin Infanrix Hexa được ghi nhận dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng bao gồm đau, sưng đỏ tại vết tiêm, trẻ sốt trên 38 độ C, cơ thể mệt mỏi, kích thích, bồn chồn, ngủ không yên, quấy khóc bất thường, [nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), viêm da, nôn mửa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, co thắt phế quản, co giật có hoặc không kèm sốt, có thể xuất hiện sự sưng lan tỏa tại vùng cánh tay đã tiêm vắc xin, đôi khi có thể lan đến các khớp gần kề.\n\nNgoài ra, một số tác dụng phụ được ghi nhận bao gồm sưng hạch bạch huyết, giảm tiểu cầu, phản ứng dị ứng, phản ứng sưng lan rộng, sưng tại vùng cánh tay tiêm vắc xin, xuất hiện mụn nước tại nơi tiêm.\n\nMột số lưu ý khi đi tiêm chủng cho trẻ\n--------------------------------------\n\nKhi cho trẻ đi tiêm vắc xin, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả:\n\n* **Kiểm tra lịch tiêm chủng:** Xác định lịch trình tiêm chủng của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Lịch tiêm chủng đều được thiết kế để bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html).\n* **Tư vấn y tế:** Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đã có các phản ứng tiêm trước đó, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc người tiêm chủng để được tư vấn thêm.\n* **Đọc kỹ thông tin vắc xin:** Đọc thông tin chi tiết về vắc xin mà trẻ sẽ được tiêm để hiểu rõ về các tác dụng phụ có thể xuất hiện và cách xử lý khi có vấn đề.\n* **Báo cáo triệu chứng:** Thông báo cho người tiêm chủng hoặc bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng bất thường sau tiêm hoặc sốt kéo dài, co giật,...\n* **Giữ gìn vệ sinh:** Giữ cho khu vực xung quanh nơi tiêm sạch sẽ. Hạn chế chạm vào khu vực đó sau khi tiêm để tránh nhiễm trùng.\n* **Nắm vững trẻ:** Hãy giữ trẻ chặt tay hoặc ôm chặt nếu cần thiết để tránh các cử động bất ngờ hoặc cảm giác không thoải mái.\n* **Sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp:** Trước khi tiêm, hỏi người tiêm chủng về biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.\n* **Theo dõi tình trạng sức khỏe:** Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm và liên hệ ngay với bác sĩ nếu có vấn đề nào đó không bình thường.\n\n![Cần khám kỹ sức khỏe cho bé trước khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_tiem_vac_xin_infanrix_hexa_3_9832283c6e.jpg)\n\n*Cần khám kỹ sức khỏe cho bé trước khi tiêm vắc xin*\n\nTrên đây, chúng tôi đã gửi đến quý bậc phụ huynh chi tiết về [phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) cho trẻ cũng như một số thông tin tổng quan về vắc xin này. Mong rằng, các bậc phụ huynh theo dõi lịch tiêm phòng cho con mình để bé được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 6in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Vắc xin 5 trong phòng ngừa những bệnh nào?", "abstract": "Việc tiêm chủng là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc xin 5 trong 1 là một trong những loại vắc xin hỗn hợp hiệu quả, giúp phòng ngừa đồng thời nhiều loại bệnh. Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại và nên tiêm vắc xin loại nào là mối quan tâm của của nhiều phụ huynh.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 thường bao gồm phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và viêm màng não do vi khuẩn H. influenzae týp B (Hib). Hiện tại ở Việt Nam, có một số loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu \"Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại?\" qua bài viết sau đây.\n\nTìm hiểu về vắc xin 5 trong 1\n-----------------------------\n\nVắc xin hỗn hợp 5 trong 1 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi 05 loại bệnh nguy hiểm chỉ trong một lần tiêm. Các bệnh này đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ, và theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em có rủi ro cao mắc phải chúng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Hậu quả của những bệnh này có thể rất nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ với tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nơi.\n\nViệc tiêm chủng không chỉ giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch, ngăn chặn sự lây lan của bệnh, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đặc biệt, việc tiêm chủng [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vac-xin-5-trong-1-giup-phong-ngua-nhung-benh-gi-67381.html) giúp giảm số lần tiêm, giảm đau cho trẻ và tạo thuận lợi cho cha mẹ trong việc theo dõi lịch tiêm. \n\nHơn nữa, chi phí tiêm chủng thấp hơn đáng kể so với chi phí điều trị bệnh, làm cho quá trình tiêm chủng trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn cho mọi gia đình. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin 5 trong 1, vì vậy, phụ huynh nên tìm hiểu vắc xin 5 trong 1 có mấy loại.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_1_9974967121.webp)\n\n *Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1*\n\nVắc xin 5 trong phòng ngừa những bệnh nào?\n------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa 5 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm:\n\n* Bạch hầu: Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, đặc biệt là đối với những trẻ chưa được chủng ngừa.\n* Uốn ván: Gây ra bởi chất độc thần kinh do vi khuẩn phát triển từ vết thương bẩn. Bệnh có thể dẫn đến co thắt cơ, đặc biệt là ở hàm, gây khó thở.\n* Ho gà: Là một bệnh đường hô hấp, có thể kéo dài từ 4 - 8 tuần và gây tử vong ở một số trường hợp.\n* [Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html): Gây tác động lên hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng tê liệt. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này.\n* Các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib): Bệnh lây qua giọt bắn đường hô hấp và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng tai và các nhiễm trùng khác.\n* [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tu-khoi-duoc-khong-mot-so-cach-phong-benh-viem-gan-b.html): Do vi-rút viêm gan B gây ra, bệnh này có thể nhẹ, hoặc nặng tới mức cần nhập viện.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_2_ca4dd921f6.jpeg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại?*\n\nTuỳ vào từng loại vắc xin 5 trong 1 sẽ phòng tránh những bệnh khác nhau. Việc tiêm chủng 5 trong 1 không chỉ giúp tạo miễn dịch chống lại những [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm mà còn giảm bớt chi phí tiêm chủng cho trẻ. \n\nVắc xin 5 trong 1 có mấy loại?\n------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Hiện tại, có ba loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến là Pentaxim (Pháp), Quinvaxem (Hàn Quốc) và ComBe Five (Ấn Độ). \n\nTrong đó, vắc xin Quinvaxem và ComBe Five được tiêm phòng tại các trạm y tế cấp phường, xã, thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Nhà nước tài trợ miễn phí. Còn vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) thường được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ.\n\n### Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ\n\nVắc xin 5 trong 1 ComBe Five được sản xuất tại công ty Biological E ở Ấn Độ. Đây là một loại vắc xin mới được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia kể từ tháng 6/2010. Trẻ em được tiêm vắc xin này miễn phí tại các cơ sở y tế xã phường. \n\nComBe Five có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem và đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 43 quốc gia trên thế giới, với hơn 400 triệu liều đã được tiêm. Ở Việt Nam, loại vắc xin này đã được cấp phép sử dụng từ tháng 5/2017, thay thế cho vắc xin Quinvaxem.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_3_9d5031d31c.webp)\n\n*Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ*\n\n### Vắc xin Pentaxim của Pháp\n\nVắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp bởi công ty sản xuất dược phẩm Sanofi Pasteurs. Đây là một loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng dịch vụ, được tiêm tại các cơ quan trong và ngoài hệ thống y tế công lập. Loại vắc xin này đang được ưa chuộng nhiều vì có nhiều ưu điểm. \n\nTrong đó, điểm nổi bật nhất là việc chứa thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ho-ga-dung-khang-sinh-gi-de-dieu-tri-benh-56174.html) vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên khác). Điều này giúp giảm nguy cơ phản ứng sau tiêm, đồng thời giảm khả năng xuất hiện sốt sau tiêm.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào?-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_4_34db500d86.jpeg)\n\n*Vắc xin Pentaxim của Pháp*\n\n### Vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc\n\nVắc xin Quinvaxem được sản xuất bởi hãng Berna Biotech, Hàn Quốc, đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Cho đến thời điểm hiện tại, hơn 400 triệu liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng rộng rãi ở 91 quốc gia. Thành phần vắc xin Quinvaxem tương tự vắc xin ComBe Five và đã được thay thế bằng vắc xin ComBe Five từ năm 2017.\n\nVắc xin 5 trong 1 không chỉ giảm số lần tiêm mà còn giúp trẻ giảm đau. Việc tiêm chủng nên được thực hiện đúng lịch, đủ số mũi để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc vào từng loại vắc xin, vắc xin 5 trong 1 có thể phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về “[Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-co-may-loai-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-loai-nao.html)”.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ 2 tháng tuổi nên tiêm những mũi vắc xin nào để bảo vệ sức khỏe?", "abstract": "Trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu đời dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, việc tiêm chủng cho trẻ 2 tháng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ bệnh tật nguy hiểm. Vậy trẻ 2 tháng tiêm mũi gì để bảo vệ trẻ trong hành trình khám phá thế giới.", "md_content": "Để bảo vệ sức khoẻ, từ khi [trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi vắc xin gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe.html) là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ (US CDC) thì tới 2 tuổi, vắc xin sẽ giúp bảo vệ trẻ phòng tránh 14 bệnh truyền nhiễm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib, Cúm...\n\nTại sao nên tiêm vắc xin cho bé 2 tháng tuổi?\n---------------------------------------------\n\nViệc tiêm chủng giúp cơ thể phòng ngừa bệnh bằng cách đưa vào kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch sản xuất tạo miễn dịch thu được đặc hiệu. Trẻ em mới sinh được hưởng miễn dịch từ mẹ qua nhau thai hoặc bú sữa mẹ, nhưng miễn dịch này sẽ giảm dần và hết theo thời gian. Sau thời gian này, nếu không tiêm chủng, trẻ sẽ không có miễn dịch từ đó có nguy cơ cao nhiễm và lây truyền các bệnh nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Bai liệt, Hib...\n\n![tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tiem_mui_gi_de_bao_ve_suc_khoe_1523a4033b.jpg)\n\n*Tiêm chủng giúp cơ thể bé chủ động phòng ngừa bệnh do vi khuẩn*\n\nHiện nay nước ta thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình quốc gia cung cấp miễn phí tiêm vắc xin cho tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng. Mục tiêu là giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Việc tiêm chủng từ lúc mới sinh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ khỏi các gánh nặng bệnh tật và thậm chí là tử vong do các căn bệnh nguy hiểm mà có thể ngăn ngừa bằng vắc xin, trong suốt cuộc đời.\n\nỞ độ tuổi 2 tháng, việc chích ngừa vắc xin phòng ngừa các loại bệnh như [Ho gà,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) Uốn ván, Bại liệt và một số loại bệnh khác được khuyến nghị trong lịch tiêm chủng mở rộng ở trẻ em.\n\nTrẻ 2 tháng tiêm mũi gì để bảo vệ sức khoẻ?\n-------------------------------------------\n\nKhi trẻ 2 tháng tuổi, phụ huynh muốn quan tâm đến các mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của con trong thời kỳ này. Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng khi trẻ chuẩn bị tiêm phòng 8 loại bệnh, liều đầu tiên gồm:\n\n* [**vắc xin kết hợp chống 6 loại bệnh**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html)**:** Vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae type B gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ.\n* **Vắc xin phòng Rotavirus, giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp:** Đây là vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.\n* **Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu gây ra các bệnh:** Viêm Phổi, Viêm tai giữa, viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết...\n\n![tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tiem_mui_gi_de_bao_ve_suc_khoe_2_fbf5006092.jpg)\n\n*Vắc xin phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B,...*\n\nLưu ý khi đưa trẻ 2 tháng tuổi đi tiêm vắc xin\n----------------------------------------------\n\nKhi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:\n\nTuân thủ lịch tiêm chủng: Đảm bảo trẻ được tiêm đúng và đủ lịch theo chương trình tiêm chủng được khuyến cáo. Điều này không chỉ giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ mà còn giúp phòng tránh được những bệnh nguy hiểm, duy trì sự phát triển toàn diện cho trẻ.\n\nKiểm tra sức khỏe trước tiêm: Trước khi tiêm, khám sàng lọc là bước bắt buộc. Cha mẹ cần mang theo tất cả các cuốn sổ tiêm chủng, chia sẻ, trao đổi thông tin cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước đó của trẻ, bao gồm các bệnh lý, dị ứng hoặc việc sử dụng thuốc. Điều này giúp bác sĩ lựa chọn lịch tiêm phù hợp và an toàn cho trẻ. \n\nMặc quần áo thoáng mát và giữ tâm lý thoải mái khi đưa trẻ đi tiêm.\n\nChăm sóc sau tiêm chủng: Sau khi tiêm, ở lại theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút, tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ trong 24 giờ tiếp theo nhằm phát hiện bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường để có hướng xử trí tất cả các phản ứng sau tiêm kịp thời và hiệu quả nhất.\n\nChăm sóc trẻ 2 tháng tuổi sau tiêm vắc xin\n------------------------------------------\n\nSau khi trẻ được tiêm chủng và theo dõi sau tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, bé có thể ra về và tiếp tục chăm sóc tại nhà.\n\nỞ lại và theo dõi: Trẻ cần ở lại tại đơn vị tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế có thể theo dõi và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ biểu hiện lạ hay phản ứng không mong muốn.\n\n![tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tiem_mui_gi_de_bao_ve_suc_khoe_3_fc8521ffc1.jpg)\n\n*Trẻ nên ở lại và theo dõi 30 phút sau khi tiêm tại chung tâm tiêm chủng*\n\nTheo dõi tại nhà: Trong vòng 1 - 2 ngày sau tiêm, cha mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà để nhận biết các dấu hiệu sau:\n\n* Tình trạng tinh thần của trẻ.\n* Thái độ khi bú mẹ, ăn uống, giấc ngủ.\n* Các biểu hiện về hô hấp, nhiệt độ cơ thể, phản ứng tại vị trí tiêm chủng hoặc phát ban.\n* Nếu trẻ bị sốt, cần theo dõi nhiệt độ và sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý áp đặt bất cứ thứ gì lên vùng tiêm chủng.\n\nNhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ đi cơ sở y tế gần nhất: Cần lưu ý các dấu hiệu sau để đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất:\n\n* Nếu trẻ có sốt cao hơn 38°C, cần dùng thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá.\n* Phản ứng nghiêm trọng: Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào như co giật, khó thở, hoặc phát ban lạ, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.\n* Các biểu hiện không bình thường như khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém hoặc từ chối bú. Các phản ứng thường xảy ra nhưng kéo dài hơn 1 ngày.\n\nTrẻ 2 tháng tuổi được khuyến nghị tiêm vắc xin phù hợp để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đồng thời duy trì sự phát triển toàn diện cho bé, nhất là trong giai đoạn đầu đời quan trọng này.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em", "Trẻ sơ sinh", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng những bệnh nào?", "abstract": "Việc tiêm phòng mũi vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Mỗi mũi tiêm Quinvaxem cung cấp sự bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho trẻ. Cùng tìm hiểu thông tin về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin Quinvaxem, hay còn được biết đến là vắc xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Được tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ, vắc xin này đặc biệt quan trọng và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của nhiều loại bệnh nguy hiểm. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là gì?\n----------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, sản phẩm của hãng Berna Biotech, Hàn Quốc, là một lựa chọn đáng tin cậy với tiêu chuẩn chất lượng được công nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Với hơn 400 triệu liều vắc xin đã được sử dụng ở 91 quốc gia, Quinvaxem đã chứng minh hiệu quả và an toàn trong việc phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm.\n\nTừ tháng 6/2010, Quinvaxem đã được tích hợp vào chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi tại Việt Nam, làm nổi bật cam kết của nhà nước trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với khoảng 14 triệu lượt trẻ em đã được tiêm vắc xin này, chương trình tiêm chủng miễn phí đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng.\n\n![thong-tin-ve-vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_1_3a15e1cd01.webp)\n\n *Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là gì?*\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng tránh những bệnh nào?\n-------------------------------------------------------\n\nVắc xin Quinvaxem hay còn gọi là [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-moi-duoc-dua-vao-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-43761.html), là vắc xin kết hợp giữa các giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà được bất hoạt, và cả kháng nguyên vi rút viêm gan B cùng kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem mang lại hiệu quả phòng ngừa đối với bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.\n\n* Bạch hầu: Một bệnh truyền nhiễm mũi họng cấp tính có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vắc xin giúp kích thích miễn dịch chống lại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, ngăn chặn sự lây lan của bệnh.\n* [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html): Do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, bệnh uốn ván có thể gây cứng cơ và tình trạng co giật. Vắc xin giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại độc tố của vi khuẩn.\n* Ho gà: Bệnh này do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vắc xin hỗ trợ miễn dịch phát triển sức đề kháng, giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong đường hô hấp.\n* Viêm gan B: Vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm [virus viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/muc-dich-cua-dinh-luong-virus-viem-gan-b-la-gi.html), một loại viêm gan có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được kiểm soát.\n* Bệnh do vi khuẩn Hib: Haemophilus influenzae type b (Hib) là nguyên nhân của nhiều bệnh, bao gồm viêm phổi và viêm màng não. Vắc xin giúp đào tạo hệ miễn dịch của trẻ để chống lại vi khuẩn Hib.\n\n![Thông tin về Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_2_02c4d1ac5b.webp)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng tránh những bệnh nào?*\n\nMặc dù vắc xin Quinvaxem không ngừa bệnh bại liệt, nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào nỗ lực bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Việc duy trì lịch tiêm phòng đều đặn và theo đúng hướng dẫn từ các chuyên gia y tế có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem\n----------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem giúp bảo vệ cho trẻ nhỏ trước những đợt tấn công của 5 loại bệnh nguy hiểm. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, việc tiêm vắc xin 5 trong 1 cần được thực hiện sớm, bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi. Chương trình tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem được thiết kế với phác đồ rõ ràng:\n\n* Mũi 1: Trẻ được tiêm lúc 2 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiếp theo sau mũi 1 một tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng nữa.\n* Tiêm nhắc: Trẻ được tiêm khi đạt 12 - 18 tháng tuổi.\n\nCác chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu trẻ bỏ lỡ lịch tiêm, việc tiêm sớm trong thời gian sau mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu sẽ là lựa chọn hợp lý. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhỏ sẽ không bị thiếu hụt bảo vệ trước các mối đe dọa từ những căn bệnh nguy hiểm này.\n\n![Thông tin về Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_3_6843f3765c.jpeg)\n\n*Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem*\n\nPhản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem\n--------------------------------------------------\n\nVắc xin Quinvaxem không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh, mà còn được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận về tính an toàn. Các phản ứng sau tiêm vắc xin, dù khá hiếm, nhưng vẫn cần được chú ý. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm.\n\nCác phản ứng thông thường sau tiêm chủng có thể bao gồm sốt nhẹ (dưới 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, hoặc trẻ quấy khóc. Tuy nhiên, những phản ứng này thường tự giảm đi sau vài ngày.\n\nNgoài ra, một số phản ứng có thể xuất hiện khi sử dụng vắc xin Quinvaxem, tương tự như khi sử dụng vắc xin DPT với thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/meo-chua-ho-ga-tai-nha-bang-phuong-phap-dan-gian-don-gian.html) toàn tế bào, bao gồm:\n\n* Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin, với tỷ lệ xuất hiện dưới 1/100 liều sử dụng.\n* Co giật có hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin, với tỷ lệ xuất hiện dưới 1/100 liều sử dụng.\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Giảm trương lực cơ tay, giảm tri giác.\n\n![Thông tin về Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_4_d3b754f4d9.webp)\n\n*Phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem*\n\n[Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html) là một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Được tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ, vắc xin này đặc biệt quan trọng và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của nhiều loại bệnh nguy hiểm. \n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp", "abstract": "Phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 thường là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh, nhưng cần lưu ý rằng phản ứng này thường là tạm thời và hiếm khi gây nên vấn đề nghiêm trọng. Phụ huynh cần tìm hiểu kĩ về phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 để có cách xử trí đúng đắn.", "md_content": "Tiêm vacxin 5 trong 1 giúp bảo vệ trẻ em khỏi 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván và bệnh do vi khuẩn HIB. Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 qua bài viết dưới đây.\n\nThông tin về tiêm vacxin 5 trong 1\n----------------------------------\n\nTrên thị trường, có hai lựa chọn cho vacxin 5 trong 1, đó là Pentaxim (Pháp) và ComBE Five (Ấn Độ). vacxin ComBE Five, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và miễn phí, là nguồn an toàn và hiệu quả để phòng ngừa 5 loại bệnh, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, ho gà, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Được lựa chọn để thay thế Quinvaxem từ tháng 6/2018 vì ít phản ứng sau tiêm hơn Quinvaxem.\n\nVacxin 5 trong 1 Pentaxim là giúp phòng ngừa năm loại bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Được tiêm tại các cơ sở dịch vụ tiêm phòng, Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào nên hạn chế được nhiều tác dụng phụ sau tiêm. Tuy nhiên, trẻ sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 vẫn có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau khi tiêm.\n\n![cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_1_72e57e9cde.jpg)\n\n*Thông tin về tiêm vacxin 5 trong 1*\n\nCác phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp\n-------------------------------------------------\n\nPhản ứng sau khi [tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-5-trong-1-tre-bi-sot-phai-lam-sao-1.html) có thể xuất hiện những dạng biểu hiện khác nhau, và đây là một số phản ứng mà trẻ có thể trải qua sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 ComBE Five hoặc Pentaxim:\n\n### Phản ứng sau khi tiêm vacxin ComBE Five\n\n* Trẻ bị sốt nhẹ, đôi khi sốt cao trên 38 độ C.\n* Sưng, nóng đỏ tại vết tiêm.\n* Đau tại khu vực tiêm.\n* Trẻ có thể quấy khóc dai dẳng và cảm thấy khó chịu.\n* Buồn ngủ, có thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ và ăn uống.\n\n### Phản ứng sau khi tiêm vacxin Pentaxim\n\n* Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao trên 38 độ C.\n* Nổi mề đay, có thể phát ban ngoài da.\n* Vùng da quanh vết tiêm có thể trở nên đỏ, sưng hoặc nổi sần cứng.\n\nCác phản ứng này thường chỉ là tạm thời và tự giảm đi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ lo lắng nào, cha mẹ nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.\n\n![Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_2_81839b5838.webp)\n\n*Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp*\n\nPhản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 có nguy hiểm không?\n------------------------------------------------------\n\nSốt cao và trẻ quấy khóc là phản ứng thông thường sau khi tiêm vacxin 5 trong 1, và chúng thường sẽ giảm bớt sau vài ngày. Việc theo dõi và chăm sóc trẻ trong thời gian này là rất quan trọng.\n\nMột số tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ thực sự rất hiếm, và những biểu hiện như [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tut-huyet-ap-nen-lam-gi-xu-ly-tut-huyet-ap-cap-toc-58194.html), khó thở, và lạnh tay chân là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên, đa số trường hợp phản ứng tức thì đều được theo dõi và điều trị ngay lập tức tại các cơ sở y tế.\n\nQuan trọng nhất là cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ về bất kỳ lo lắng hoặc câu hỏi nào liên quan đến vacxin và phản ứng của trẻ. Việc hiểu rõ về các thông tin này sẽ giúp giảm bớt lo ngại và phản ứng nguy hiểm cho trẻ.\n\n![Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_3_20a52e5ba4.jpeg)\n\n*Phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 có nguy hiểm không?*\n\nNhững lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin 5 trong 1\n------------------------------------------------\n\nLợi ích của việc tiêm vacxin 5 trong 1 là không thể phủ nhận, tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần lưu ý để giảm thiểu phản ứng sau tiêm có thể xảy ra:\n\n### Trước khi tiêm phòng\n\nThông báo chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ, bao gồm cả loại thuốc đang sử dụng, tình trạng [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html), sốt, hoặc bất kỳ phản ứng nào với vacxin từ trước.\n\n### Chăm sóc sau khi tiêm\n\nSau khi tiêm, giữ trẻ lại ở nơi tiêm trong ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng. Tiếp tục quan sát tại nhà trong ít nhất 24 giờ. Theo dõi nhiệt độ, dấu hiệu tại chỗ tiêm, ăn ngủ, nhịp thở, và các dấu hiệu khác của sức khỏe.\n\n* Trẻ bị sốt: Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và đối phó với sốt nhẹ bằng cách mặc thoáng, uống nước và chườm mát. Cho trẻ thuốc hạ sốt nếu cần thiết và đưa đến bác sĩ nếu sốt không giảm.\n* Trẻ bị sưng đau chỗ tiêm: Chườm mát hoặc sử dụng thuốc giảm đau để giảm sưng đau. Dỗ dành và chơi trò chơi để giúp trẻ quên đi cảm giác đau. Tránh bôi, thoa, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng.\n* Trẻ bị dị ứng: Dị ứng như phát ban, [nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html) có thể tự khỏi sau vài ngày. Sử dụng thuốc chống dị ứng nếu tình trạng kéo dài hoặc thăm bác sĩ.\n* Trẻ gặp các phản ứng khác: Với những phản ứng hiếm gặp như sốt co giật, khó thở, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có sự chăm sóc chính xác.\n\n![Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_4_20441d16e3.webp)\n\n*Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 5 trong 1*\n\nTóm lại, [phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-vacxin-5-trong-1-thuong-gap.html) thường gặp là sốt, sưng đau, và đỏ, cũng như sự quấy khóc của trẻ. Điều quan trọng là đảm bảo sức khỏe trẻ trước khi tiêm và theo dõi chặt chẽ biểu hiện sau tiêm. Bố mẹ cần giữ tinh thần bình tĩnh, không căng thẳng nhưng cũng không chủ quan. Việc theo dõi kỹ lưỡng và phát hiện nguy cơ sớm, đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, sẽ giúp bảo vệ trẻ một cách an toàn.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "vaccine 5in1", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Vắc xin 5 trong 1 tiêm mấy mũi?", "abstract": "Tiêm vắc xin 5 trong 1 là một phần quan trọng của chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ ở nước ta. Để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch này, việc chủ động theo dõi kế hoạch tiêm phòng và đưa con đi tiêm đúng lịch là vô cùng quan trọng. Vậy vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào và phụ huynh cần lưu ý gì khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 không chỉ là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm thời gian và giảm mũi tiêm cho trẻ. Với khả năng bảo vệ trước 5 loại bệnh có nguy cơ cao, vắc xin này không chỉ làm tăng hiệu suất trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giúp đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. \n\nCác loại vắc xin 5 trong 1\n--------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) cung cấp sự bảo vệ đồng thời cho nhiều loại bệnh và có hai loại phổ biến có thể lựa chọn để tiêm cho trẻ:\n\n### Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five của Ấn Độ\n\nPhòng được bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra.\n\nTrẻ cần được bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt riêng biệt để tăng hiệu quả phòng ngừa 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_1_4b2b3b1091.jpeg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five của Ấn Độ*\n\n### Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp\n\nNgăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn Hib.\n\nKhông bao gồm thành phần phòng ngừa bệnh viêm gan B, do đó, trẻ sau đó cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan siêu vi B.\n\nSự khác nhau chính giữa hai loại vắc xin này là thành phần phòng ngừa bệnh ho gà. vắc xin ComBE Five của Ấn Độ sử dụng loại toàn tế bào, trong khi Pentaxim của Pháp sử dụng thành phần ho gà vô bào. Do đó, Pentaxim thường ít gây ra các phản ứng phụ như sốt, khóc, và khó chịu cho trẻ sau khi tiêm hơn so với ComBE Five của Ấn Độ.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_2_5bbb6def61.jpeg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp*\n\nVắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào?\n-------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp để phòng ngừa năm loại bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ chỉ trong một lần tiêm. Một mũi tiêm giúp phòng ngừa các bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, và các bệnh do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra như viêm phổi và viêm màng não.\n\nVắc xin 5 trong 1 tiêm mấy mũi? Phác đồ tiêm chủng cho vắc xin 5 trong 1 được khuyến cáo cho trẻ dưới 2 tuổi như sau:\n\n* Tiêm mũi 5 trong 1 lần 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi;\n* Tiêm mũi 5 trong 1 lần 2: Khi trẻ được 3 tháng tuổi;\n* Tiêm mũi 5 trong 1 lần 3: Khi trẻ được 4 tháng tuổi;\n* Mũi tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1: Khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi.\n\nVắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Trong trường hợp trẻ đã tiêm mũi 1 nhưng sau đó bị ốm và chưa tiêm mũi 2, khi trẻ đủ sức khỏe, gia đình cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin 5 trong 1 càng sớm càng tốt. Việc này giúp \"nhắc nhở\" hệ miễn dịch, tạo khả năng miễn dịch sớm và đầy đủ, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm quan trọng nằm trong phạm vi phòng ngừa của vắc xin.\n\nSau khi trẻ đã tiêm đủ vacxin 5 trong 1, cần bổ sung thêm liều [vắc xin phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) để đảm bảo sự bảo vệ toàn diện.\n\nHiện tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp các loại vắc xin viêm gan B như:\n\n* GENE HBVAX 1ML: Giá khoảng 215.000đ;\n* HEBERBIOVAC 1ML: Giá khoảng 210.000đ;\n* GENE HBVAX 0,5ML: Giá khoảng 194.000đ;\n* HEBERBIOVAC 0,5ML: Giá khoảng 182.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_3_2cc58a7eb0.webp)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào?*\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ\n----------------------------------------\n\nDấu hiệu sốt và một số phản ứng nhẹ là phản ứng phổ biến sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1. [Tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-5-trong-1-tre-bi-sot-phai-lam-sao-1.html) nhẹ khoảng 38 - 38.5 độ C, quấy khóc, ăn uống kém trong vòng 1-2 ngày sau tiêm phòng. Tuy nhiên, việc theo dõi các dấu hiệu bất thường là quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ.\n\nCác triệu chứng có thể xuất hiện sau tiêm vắc xin 5 trong 1 cần được chú ý bao gồm:\n\n* Trẻ thở khò khè, ngắt quãng.\n* Trẻ bị phát ban, phù nề.\n* Trẻ sốt cao trên 38.5 độ C.\n* Trẻ khóc to dai dẳng kèm la hét, có hiện tượng [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html).\n* Ở chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch.\n\nNên hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ khi trẻ có những dấu hiệu sau:\n\n* Khi trẻ có dấu hiệu kích ứng, phản ứng nghiêm trọng trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.\n* Khi trẻ sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.\n* Trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng.\n* Trẻ bị bệnh cấp tính hoặc các bệnh mãn tính tiến triển.\n* Nghe nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi bất thường.\n* Trẻ bị rối loạn nhận thức.\n\nNhững trường hợp trên cần được đánh giá kỹ lưỡng và thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiếp tục tiêm vắc xin. Vì an toàn của trẻ là ưu tiên hàng đầu.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_4_79c0cf9874.jpeg)\n\n*Lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ*\n\nViệc quan tâm đến cân nặng của trẻ trước khi tiêm phòng là một biện pháp an toàn và chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe của em bé. Đối với những em bé dưới 2kg, việc không tiêm vắc xin ngay lập tức nhằm ngăn chặn các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi tiêm.\n\nQua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp thông tin hữu ích về “[Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html)”. Trong trường hợp phát hiện phản ứng nghiêm trọng, việc đưa bé tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời là rất quan trọng. Việc tham khảo địa chỉ y tế uy tín và chuyên nghiệp là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bé sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất và được theo dõi một cách chặt chẽ trước và sau khi tiêm phòng.\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết", "abstract": "Tiêm chủng là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ở Việt Nam, vắc xin 5 trong 1 đã trở thành một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 có thể gây ra những vấn đề không mong muốn ở trẻ bố mẹ nên lưu tâm.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 bao gồm khả năng phòng ngừa đồng thời 5 loại bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Qua tiêm chủng với vắc xin này, cơ thể trẻ sẽ được kích thích để tạo ra miễn dịch, giúp bé tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng bé có thể bị tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1.\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay\n-----------------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) là một phương pháp tiêm chủng hiệu quả, giúp phòng ngừa đồng thời 5 loại bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Cả hai loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay được sử dụng trong chương trình tiêm chủng, đó là Pentaxim (Pháp) và ComBE Five (Ấn Độ). Chúng đều được tích hợp trong một mũi tiêm, giúp tiết kiệm thời gian và giảm số lượng mũi tiêm cho trẻ.\n\nTrong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin Quinvaxem trước đây được sử dụng, nhưng do ngừng sản xuất, nó đã được thay thế bằng vắc xin ComBE Five. Vắc xin này đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới.\n\nNgoài ra, vắc xin Pentaxim do công ty Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất là một lựa chọn hiện đại hơn và đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này thể hiện sự đa dạng và sự cải tiến trong lĩnh vực y tế, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ em trên toàn cầu.\n\n### Vắc xin ComBE Five\n\nĐây là sản phẩm vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ, chứa kháng nguyên từ vi khuẩn và virus bạch hầu, uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ho-ga-dung-khang-sinh-gi-de-dieu-tri-benh-56174.html), viêm gan B, và các bệnh do H.influenzae týp B (Hib) gây ra. Thành phần ho gà trong ComBE Five là ho gà toàn tế bào, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ. Với cấu trúc này, vắc xin này hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm.\n\n![Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_1_f675792aa8.webp)\n\n*Vắc xin ComBE Five*\n\n### Vắc xin Pentaxim\n\nĐây là vắc xin 5 trong 1 xuất xứ từ Pháp, cũng chứa kháng nguyên của năm loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và H.influenzae týp B ([Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html)). Thành phần ho gà trong Pentaxim được xử lý để chỉ giữ lại các kháng nguyên đặc hiệu sau khi loại bỏ những thành phần không cần thiết khác của vi khuẩn. Điều này giúp giảm triệu chứng sốt và tác dụng phụ so với ComBE Five, nhờ vào việc sử dụng ho gà vô bào.\n\n![tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_2_7d5d6c2018.jpg)\n\n*Vắc xin Pentaxim*\n\nCả hai loại vắc xin đều sử dụng các chất phụ gia, tá dược, và chất bảo quản để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của chúng trong quá trình phòng ngừa bệnh cho trẻ.\n\nTác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1\n----------------------------------\n\nPhản ứng sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thường là những biểu hiện nhẹ và tạm thời. Các phản ứng tại chỗ là phản ứng thông thường, và thường tự giảm đi sau một thời gian ngắn như:\n\n* Sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm;\n* Sốt nhẹ;\n* Quấy khóc hơn bình thường;\n* Trẻ kém ăn, kém bú.\n\nĐây là những tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 phổ biến. Những biểu hiện này thường chỉ xuất hiện trong vòng 1 - 2 ngày và không đòi hỏi điều trị đặc biệt.\n\nSau khi tiêm vắc xin, quan trọng nhất là theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm để phát hiện và xử lý kịp thời bất kỳ phản ứng nào không mong muốn. Việc giữ cho trẻ nằm nghỉ, giữ ấm, và duy trì việc ăn uống và uống nước đủ có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.\n\nCác biện pháp như chườm mát, dùng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, và khuyến khích bú hoặc ăn nhẹ cũng là cách để giúp trẻ vượt qua những tác dụng không mong muốn gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1.\n\n![Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_3_4941f4d4ce.jpeg)\n\n*Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1*\n\nTác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 có đáng lo ngại không?\n---------------------------------------------------------\n\nMặc dù tác dụng phụ phổ biến của vắc xin 5 trong 1 thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng cũng rất quan trọng. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay lập tức khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng. Những biểu hiện như [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, khó thở, tím tái, li bì, lơ mơ, bú kém, hoặc bỏ bú là những dấu hiệu cần được chú ý và xử lý kịp thời.\n\nGặp cán bộ y tế để được tư vấn và đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ là bước quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé. Những phản ứng nặng như sốc phản vệ cần được xử lý kịp thời để giảm thiểu tác động và nguy cơ nghiêm trọng cho trẻ.\n\nQuan trọng nhất là sự chủ động trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong 24-48 giờ sau khi tiêm chủng. Điều này giúp đưa ra biện pháp can thiệp sớm khi cần thiết và đảm bảo an toàn cho bé.\n\n![Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_4_b9eaffb6af.jpeg)\n\n*Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 có đáng lo ngại không?*\n\nViệc theo dõi lịch tiêm và những triệu chứng sau tiêm là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc xin. Phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của trẻ, và sự chủ động trong việc theo dõi và báo cáo về bất kỳ biểu hiện nào không bình thường sau tiêm chủng giúp cung cấp sự chăm sóc và can thiệp kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về “[Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-vac-xin-5-trong-1-ma-ba-me-can-biet.html)”.\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "So sánh Infanrix Hexa và Hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào?", "abstract": "Hiện nay vắc xin 6 trong 1 là một trong những loại vắc xin được cho là an toàn và bảo vệ trẻ hiệu quả nhất trong những năm tháng đầu đời. Trong đó nhiều người hay đặt lên bàn cân so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim với nhau. Bài viết sẽ thông tin chính xác đến bạn về hai dạng vắc xin này.\n", "md_content": "Trẻ em vừa sinh ra cần bổ sung các mũi tiêm phòng. [Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) là loại vắc xin được nhiều phụ huynh ưu tiên tiêm phòng cho con. Hiện nay trên thị trường đang có 2 dạng vắc xin 6 trong 1 là Infanrix Hexa và Hexaxim. Nhiều người muốn so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim để xem nên chọn vắc xin nào cho bé tiêm phòng.\n\nNhững điều cần biết về Infanrix hexa và Hexaxim\n-----------------------------------------------\n\nInfanrix Hexa là vắc xin 6 trong 1 tiên tiến với ưu điểm phòng ngừa được 6 loại bệnh khác nhau chỉ trong 1 lần tiêm. Cụ thể vắc xin sẽ giúp phòng bệnh uốn ván, bệnh ho gà, bệnh bạch hầu, bệnh bại liệt, các bệnh do virus HBV gây nên cũng như viêm gan B. Vậy thay vì phải tiêm 6 mũi phòng các bệnh kể trên thì với Infanrix Hexa, trẻ chỉ tiêm một liều vắc xin duy nhất mà hiệu quả vẫn đảm bảo.\n\n![So sánh infanrix hexa và hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_infanrix_hexa_va_hexaxim_nen_tiem_vac_xin_nao_1_676a729344.jpg)\n\n*Infanrix Hexa là vắc xin 6 trong 1 được nhiều phụ huynh tin tưởng*\n\nHiện nay, nhiều người chủ động tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 và tìm hiểu sự đánh giá, so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim bởi 2 loại vắc xin này sẽ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao. Đặc biệt [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html) có thành phần ho gà vô bào giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh, bạn cần đưa bé tiêm phòng theo đúng lịch trình tiêm chủng:\n\n* Nên cho bé tiêm đủ 3 mũi cơ bản, có thể thích hợp vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi. Tuy nhiên giữa các mũi phải cách nhau ít nhất 1 tháng.\n* Nếu bé đã tiêm viêm gan B sơ sinh thì có thể tiêm Infanrix Hexa vào thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi.\n* Đặc biệt vắc xin này có thể cho bé tiêm phòng theo phác đồ 2 mũi và tiêm lúc bé đạt 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi.\n\nĐể trẻ được bảo vệ tốt nhất thì phụ huynh cần cho bé tiêm mũi nhắc lại. Với những bé đã tiêm đủ 3 mũi thì nên tiêm nhắc lại cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng. Với bé tiêm đủ 2 mũi cũng tương tự, tiêm mũi nhắc lại cách mũi 2 khoảng 6 tháng.\n\nVới vắc xin Hexaxim thì sao? Hexaxim được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Pháp. Tác dụng của loại vắc xin này tương tự như Infanrix hexa. Hexaxim sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm vào vùng bắp, mặt trước hoặc ngoài của phần đùi trên hay tiêm ở vùng cơ delta ở trẻ trên 15 tháng tuổi. Những bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi chính là đối tượng để tiêm loại vắc xin này. Lịch tiêm chủng Hexaxim mà phụ huynh có thể tham khảo như sau:\n\n* Tiêm 3 mũi đầu vào lúc bé đạt 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc lớn hơn là 3, 4, 5 tháng tuổi. Bắt buộc phải hoàn thành 3 mũi cơ bản này trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và các mũi tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.\n* Riêng với mũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 4) nên được tiêm khi bé đủ 16 đến 18 tháng nhưng phải cách mũi 3 khoảng 1 năm.\n\nCho đến hiện nay Hexaxim là vắc xin rất an toàn, được lưu hành trên toàn cầu và chưa ghi nhận những biến chứng nặng nào ở trẻ khi tiêm. Tại Việt Nam, nhiều phụ huynh đã chủ động chọn Hexaxim để tiêm cho con bởi mũi tiêm này được cho giúp bé ít gặp tác dụng phụ hơn sau tiêm. \n\nSo sánh Infanrix Hexa và Hexaxim\n--------------------------------\n\nVắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim đều phòng 6 bệnh như đã kể trên. Với Infanrix Hexa được sản xuất bởi nước Bỉ, còn vắc xin Hexaxim được sản xuất bởi nước Pháp. Chúng còn khác nhau bởi thành phần và mức giá:\n\n* **Infanrix Hexa:** Đây là vắc xin được bào chế dưới dạng bột HIB đông khô và huyền dịch bao gồm dịch bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B. Vắc xin này chứa kháng nguyên ho gà vô bào gồm kháng nguyên PT, FHA, PRN.\n* [**Hexaxim**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html)**:** Vắc xin được bào chế dưới dạng hỗn hợp tiêm pha sẵn, nạp sẵn trong xi lanh và có thể sử dụng ngay. Hexaxim chỉ chứa hai thành phần kháng nguyên ho gà là PT và FHA.\n\n![So sánh infanrix hexa và hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_infanrix_hexa_va_hexaxim_nen_tiem_vac_xin_nao_2_c83a68a7a7.jpg)\n\n*Rất nhiều người so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim*\n\nCác chuyên gia đã nhận định rằng việc so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim là không cần thiết bởi bạn nên lựa chọn vắc xin có giá phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như cho trẻ tiêm đúng lịch là có thể bảo vệ trẻ hiệu quả. Với vắc xin Hexaxim, bé đã tiêm [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-dieu-tri-o-dau-hieu-qua-nhat-24606.html) trước đó thì vẫn tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim như bình thường. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nên tiêm nhắc lại mũi thứ 4 và tiêm trước khi bé 18 tháng tuổi.\n\nCác phụ huynh cần cân nhắc chọn cơ sở tiêm chủng thật chất lượng cho trẻ. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang là nơi được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn với dịch vụ tiêm vắc xin 6 trong 1, Infanrix Hexa và Hexaxim đều có giá 1.020.000đ và giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nChăm sóc trẻ sau tiêm phòng thế nào?\n------------------------------------\n\nNhư đã đề cập, không nên mất quá nhiều thời gian để so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim, nên cân nhắc chọn loại vắc xin sao cho thật phù hợp với sự tiện lợi, điều kiện kinh tế của bản thân. Sau khi đưa bé tiêm phòng, phụ huynh cần chú ý chăm sóc bé để trẻ ít gặp tác dụng phụ cũng như nhanh chóng khỏe mạnh sau tiêm:\n\n* **Theo dõi trẻ tại cơ sở tiêm chủng:** Dù sau khi tiêm phòng trẻ quấy khóc hay ngoan ngoãn thì vẫn phải ở lại tại cơ sở tối thiểu 30 phút. Hành động này để xem xét trẻ sau tiêm có bị sốc phản vệ hay không. Nếu trẻ quấy khóc liên tục, thở nhanh, da mẩn đỏ thì phải báo ngay cho bác sĩ để kịp thời cấp cứu.\n* **Theo dõi tại nhà:** Sau khi bé không có dấu hiệu gì bất thường sau tiêm, bố mẹ không nên chủ quan mà phải tiếp tục theo dõi biểu hiện của bé tại nhà trong 72 giờ tiếp theo. Cần xem trẻ có sinh hoạt bình thường không như trong cách ăn, ngủ, chơi. Nếu bé bị sốt nhẹ hay sưng đau tại vùng tiêm thì đây là phản ứng sau tiêm bình thường. Nên hạ nhiệt cho trẻ như dán miếng giảm nhiệt và bổ sung nước. Hạn chế chạm vào vùng tiêm và cho trẻ ăn mặc thật thoáng mát. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết sau 1 đến 2 ngày.\n\n![So sánh infanrix hexa và hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_infanrix_hexa_va_hexaxim_nen_tiem_vac_xin_nao_3_7064180cf7.jpg)\n\n*Nên quan tâm đến sức khoẻ của bé sau tiêm phòng*\n\nTrên đây là những chia sẻ về vấn đề [so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-infanrix-hexa-va-hexaxim-nen-tiem-vac-xin-nao.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về vắc xin 6 trong 1 cũng như chủ động tiêm phòng và chăm sóc bé thật tốt.\n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["vaccine 6in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết", "abstract": "Tiêm vacxin cho trẻ nhỏ luôn là một trong những vấn đề cần thực hiện để ngăn ngừa các loại bệnh hiểm nghèo có nguy cơ gây hại cao. Với mục tiêu hướng đến cộng đồng, Bộ Y tế triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc với chương trình vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng.", "md_content": "Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch yếu và có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Tiêm vacxin cho trẻ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Thực hiện chương trình vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều cha mẹ cần biết giúp con phòng bệnh sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.\n\nTiêm chủng mở rộng là gì?\n-------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng là một chương trình được Bộ Y tế Việt Nam triển khai với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.\n\n![Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_tiem_chung_mo_rong_va_nhung_dieu_me_can_biet_1_f5f720011c.png)\n\n*Tiêm chủng mở rộng là chương trình với mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ*\n\nĐến nay, chương trình được mở rộng cả về phạm vi và đối tượng tiêm chủng. Các loại bệnh nằm trong danh sách tiêm chủng mở rộng bao gồm lao, ho gà, bạch hầu, [uốn ván,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, viêm phổi và thương hàn.\n\nBan đầu, đối tượng hướng đến là trẻ em dưới 1 tuổi, đây là giai đoạn hệ miễn dịch của các bé còn non nớt và cần được bảo vệ nhất. Đến nay, chương trình phát triển và dần mở rộng phạm vi cho bé sơ sinh đến khi đủ 10 tuổi.\n\nCác loại vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng\n--------------------------------------------\n\nVacxin 5 trong 1 là một trong những mũi vacxin được tiêm cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể giảm nguy cơ mắc 5 loại bệnh gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ/viêm phổi do [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) và viêm gan B chỉ với một mũi tiêm.\n\nKhi cho trẻ tham gia tiêm mũi vacxin 5 trong 1, cơ thể trẻ sẽ tăng thêm sức đề kháng\n\nVacxin 5 trong 1 mở rộng là loại vacxin miễn phí được tài trợ bởi kinh phí chính phủ, liên kết với Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.\n\n![Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_tiem_chung_mo_rong_va_nhung_dieu_me_can_biet_2_519bfc8667.png)\n\n*Vacxin Quinvaxem và ComBe Five là hai loại vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng*\n\nCác loại [vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) được áp dụng trong chương trình bao gồm:\n\n* **Vacxin Quinvaxem:** Sản xuất tại công ty Berna Biotech, Hàn Quốc. Vacxin chứa giải độc tố vi khuẩn uốn ván, bạch hầu, ho gà toàn tế bào và kháng nguyên vỏ vi khuẩn HIB và kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Tuy nhiên, từ tháng 12/2017 trở đi, loại vacxin này ngừng sử dụng tại Việt Nam.\n* **Vacxin ComBe Five:** Sản xuất tại công ty Biological E, Ấn Độ. Thành phần trong loại vacxin này tương tự như vacxin Quinvaxem. Từ tháng 5/2017, Bộ Y tế cấp phép ban hành vacxin ComBE Five thay thế cho loại vacxin trên trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng.\n\n### Độ tuổi tiêm vacxin 5 trong 1\n\nĐối tượng thuộc diện được tiếp cận vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng bao gồm trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 24 tháng tuổi để phòng 5 loại bệnh: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB.\n\nTuy nhiên, theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định rằng trẻ sẽ được tiêm vacxin khi đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi thứ 4 tiêm nhắc lại khi đủ 18 - 24 tháng tuổi.\n\n### Phân biệt vacxin 6 trong 1 và vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng\n\nĐối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có con đầu lòng cần hiểu rõ sự khác nhau giữa [vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html).\n\n![Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_tiem_chung_mo_rong_va_nhung_dieu_me_can_biet_3_bb7ebfe4cf.png)\n\n*Hexaxim là liều vacxin 6 trong 1 hiện đang được sử dụng tại Việt Nam*\n\n* **Vacxin 5 trong 1:** Vacxin chứa các loại vi khuẩn và kháng nguyên phòng 5 loại bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB và viêm gan B.\n* **Vacxin 6 trong 1:** Bao gồm các thành phần phòng 5 loại bệnh như vacxin 5 trong 1 và có bổ sung thêm vacxin phòng ngừa bệnh bại liệt (so với vacxin ComBe Five hoặc Quinvaxem).\n\nMẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho bé tham gia tiêm chủng\n-------------------------------------------------------\n\nKhi cho con tham gia tiêm chủng, có một vài lưu ý mà bố mẹ cần nắm như sau:\n\n* Không nên cho trẻ đi tiêm nếu trẻ đang bị sốt.\n* Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh phải thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên tiêm chủng để kiểm tra và xác định xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng không.\n* Mặc quần áo cho bé thoải mái và thuận tiện khi tiêm. Vị trí tiêm nằm ở vùng đùi.\n* Mang theo sổ tiêm, sổ dinh dưỡng để thuận tiện cho việc theo dõi. Đối với trường hợp tiêm mũi đầu có thể đến nhận sổ lại cơ sở tiêm chủng.\n\nCác triệu chứng có thể xuất hiện sau tiêm chủng mũi 5 trong 1\n-------------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm, một vài triệu chứng thông thường mà trẻ có thể gặp phải như sốt nhẹ, lười bú, quấy khóc và cáu kỉnh. Tại khu vực tiêm bị sưng tấy và có cảm giác đau. Nếu bé có những biểu hiện trên, mẹ đừng quá lo lắng.\n\nĐể khắc phục các tình trạng trên, mẹ cần theo dõi sau tiêm trong vòng 24 giờ, đặc biệt là ban đêm. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, không được sử dụng thuốc hạ sốt mà không có ý kiến bác sĩ. Chú ý khi bế trẻ không chạm vào chỗ tiêm và không được đắp bất cứ thứ gì vào khu vực này.\n\nPhòng bệnh hiểm nghèo bằng vacxin [5 trong 1 tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-tiem-chung-mo-rong-va-nhung-dieu-me-can-biet-1.html) là việc cần phải làm để đảm bảo sức khỏe con trẻ. Phụ huynh có thể lựa chọn tham gia chương trình tiêm chủng miễn phí hoặc các mũi tiêm dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng kinh tế của gia đình.\n\n", "date": "18/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé?", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 là một trong những loại vắc xin được khuyến khích tiêm phòng cho bé ngừa các bệnh nguy hiểm. Để phát huy hiệu quả bảo vệ cần phải tiêm đúng lịch. Vậy tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào? Bài viết sẽ thông tin cụ thể đến bạn. ", "md_content": "[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vac-xin-5-trong-1-giup-phong-ngua-nhung-benh-gi-67381.html) được biết đến là loại vắc xin an toàn, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ của trẻ toàn diện hơn. Cần tiêm phòng vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và luôn khai báo rõ ràng tình hình sức khoẻ của bé trước khi tiêm. Đặc biệt để đạt hiệu quả phòng bệnh, phụ huynh nên cho con tiêm nhắc lại. Vậy tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?\n\nVắc xin 5 trong 1 và những lợi ích\n----------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin tổng hợp, giúp chống lại 5 loại bệnh lý khác nhau. Hiện nay có 2 dạng vắc xin 5 trong 1 mà phụ huynh có thể lựa chọn để tiêm phòng cho con:\n\n### Vắc xin Combe Five\n\nĐây là loại vắc xin nằm trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-tiem-chung-mo-rong-va-nhung-dieu-me-can-biet-1.html) quốc gia do công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất. Với trẻ em dưới 1 tuổi có thể tiêm phòng miễn phí vắc xin này ở các cơ sở y tế địa phương. Trước khi tìm hiểu về tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào, ta cùng điểm qua các lợi ích khi cho trẻ tiêm Combe Five:\n\n* **Phòng bệnh ho gà:** Bệnh đường hô hấp và gây nên các biến chứng nặng nề như khiến trẻ mệt mỏi, nghẹt thở, suy hô hấp.\n* **Phòng bệnh bạch hầu:** Bệnh do virus Corynebactarium diphtheria và có thể gây ra chứng viêm cơ tim, [suy thận](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-than-679.html), nặng hơn khiến trẻ tử vong.\n* **Phòng bệnh uốn ván:** Mắc bệnh uốn ván thì tỷ lệ tử vong rất cao, vi khuẩn Clostridium tetani sẽ khiến cơ thể bị co cơ, cứng cơ khiến trẻ đau nhức nghiêm trọng và tử vong.\n* **Phòng bệnh do vi khuẩn HIB:** Một khi vi khuẩn HIB này xâm nhập vào cơ thể thì rất dễ gây bệnh viêm não, bại não, mù loà. Đặc biệt vi khuẩn còn gây biến chứng ở hệ hô hấp khiến bệnh nhân bị phù nề họng dẫn đến ngạt thở.\n* **Phòng bệnh viêm gan B:** Đối với vắc xin Combe Five, vắc xin giúp trẻ phòng bệnh viêm gan B hiệu quả.\n\n![Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_nhac_lai_mui_5_trong_1_khi_nao_de_tot_nhat_cho_be_1_a21a4b0330.png)\n\n*Vacxin 5 trong 1 được khuyến khích tiêm phòng cho trẻ*\n\n### Vắc xin Pentaxim\n\nNgoài loại vắc xin ComBE Five, phụ huynh có thể cho con tiêm phòng theo hình thức dịch vụ với vắc xin Pentaxim. Bản chất Pentaxim cũng giúp trẻ phòng được 5 bệnh như vắc xin Combe Five nhưng thay vì phòng viêm gan B thì chúng hỗ trợ phòng bệnh bại liệt. Khi tiêm phòng Pentaxim, bố mẹ bỉm cần mất phí và có thể tiêm chủng tại các bệnh viện công lập, tư nhân hay tại các Trung tâm tiêm chủng.\n\nTiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?\n------------------------------------\n\nDù bạn chọn vắc xin ComBE Five hay vắc xin [Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) cho con thì phải tuân thủ lịch tiêm chủng. Tất cả đều phải tiêm đủ 3 mũi cơ bản và mỗi mũi cách nhau ít nhất 28 ngày. Khi bé đủ 2 tháng tuổi thì bố mẹ nên cân nhắc cho con tiêm mũi đầu tiên. Tương tự khi trẻ được 3 tháng tuổi nên tiêm mũi thứ 2 và mũi 3 khi bé được 4 tháng tuổi.\n\nĐặc biệt vắc xin sẽ hoạt động tốt nhất khi trẻ được tiêm nhắc lại. Vậy lúc nào là thời điểm phù hợp để tiêm mũi này? Khi bé được 18 tháng tuổi hoặc tiêm phòng cách mũi thứ 3 trên 6 tháng và phải hoàn thành trước 24 tháng tuổi.\n\nVới mũi tiêm nhắc lại, chúng rất quan trọng và được các chuyên gia đánh giá cực kỳ cần thiết. Khi hệ miễn dịch vắc xin tạo ra đang giảm dần, cơ thể sẽ không đủ sức để chống chọi lại sự tấn công của bệnh, vậy nên tiêm vắc xin nhắc lại sẽ “tiếp sức” cho hệ miễn dịch để bảo vệ bé tốt hơn.\n\n![Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_nhac_lai_mui_5_trong_1_khi_nao_de_tot_nhat_cho_be_2_e622cb013b.jpg)\n\n*Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào là thắc mắc nhiều phụ huynh đặt ra*\n\nNhững chú ý khi cho trẻ đi tiêm phòng\n-------------------------------------\n\nSau khi giải đáp được thắc mắc tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào, ta cùng quan tâm đến những vấn đề xung quanh khi đưa trẻ tiêm phòng. Hiện nay vắc xin 5 trong 1 được phân phối rộng rãi trên toàn quốc và bố mẹ có thể dễ dàng tiếp cận được để tiêm phòng cho con. Tuy nhiên phụ huynh cần cân nhắc để chọn đúng cơ sở tiêm chủng an toàn và đảm bảo các tiêu chí sau:\n\n* Trẻ được thăm khám, sàng lọc về thể trạng và sức khoẻ thật cẩn thận từ đó tư vấn vắc xin phòng bệnh và lên phác đồ tiêm chủng.\n* Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng luôn tuân thủ quy định tiêm phòng theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế thế giới.\n* Các trẻ đến tiêm phòng được theo dõi trong 30 phút sau tiêm và đánh giá sức khoẻ tổng quan trước khi ra về.\n* Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo luôn cung cấp vắc xin tốt nhất cho người dùng.\n\nNgoài ra, phụ huynh cần chủ động chăm sóc trẻ tại nhà thật cẩn thận trong 72 giờ sau tiêm. Hãy quan sát những biểu hiện khác thường ở trẻ trong lúc bé ăn, ngủ, các triệu chứng tại chỗ tiêm, tinh thần để kịp thời xử lý. Hãy duy trì chế độ ăn uống thật khoa học, cho bé bú/ăn đúng bữa. Nếu bé có dấu hiệu sốt hay sưng đau tại vùng tiêm, đừng lo sợ bởi đây là triệu chứng bình thường sau tiêm. Với những bé bị sốt nhẹ, có thể dán miếng giảm nhiệt và bổ sung [nước điện giải](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-nuoc-bu-dien-giai-nhieu-co-tot-khong-57313.html), ăn nhiều trái cây. Tại vùng tiêm, hạn chế chạm vào cũng như không tự ý bôi đắp bất kỳ thuốc gì để tránh gây nhiễm trùng.\n\n![Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_nhac_lai_mui_5_trong_1_khi_nao_de_tot_nhat_cho_be_3_dc91e96c1e.jpg)\n\n*Sau tiêm phòng vắc xin cho bé cần theo dõi kỹ sức khoẻ của con tại nhà*\n\nTrên đây là những chia sẻ về thắc mắc [tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-nhac-lai-mui-5-trong-1-khi-nao-de-tot-nhat-cho-be.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về tiêm phòng vắc xin cho con cũng như chủ động chăm sóc bé sau tiêm thật khoa học. \n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?", "abstract": "Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy các loại vắc xin phòng bệnh ngay từ sớm. Một phần vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện đủ để chống lại các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Chắc hẳn nhiều phụ huynh đã thắc mắc liệu tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?", "md_content": "Tiêm chủng vắc xin đầy đủ là hoạt động vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Vậy có thể tiêm bao nhiêu mũi vắc xin miễn phí? Có bao nhiêu loại vắc xin? Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? là những thắc mắc mà nhiều cha mẹ đặt ra trước khi cho con mình tiêm chủng. Cùng đọc qua bài viết sau để tìm hiểu xem có mũi thủy đậu trong tiêm chủng mở rộng hay có nên cho trẻ tiêm phòng hay không nhé?\n\nCác loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia\n----------------------------------------------------------------------\n\nCác chương trình tiêm chủng mở rộng hiện đang được triển khai trên toàn quốc, đối tượng tiêm chủng được mở rộng cùng số lượng vắc xin. Sau đây là danh sách các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng:\n\n* Vắc xin phòng lao BCG;\n* Vắc xin phòng bại liệt;\n* Vắc xin phòng viêm gan B;\n* Vắc xin phòng rubella;\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng bạch hầu;\n* Vắc xin phòng ho gà;\n* Vắc xin phòng uốn ván;\n* Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn tuýp B (Hib);\n* [Vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-va-nhung-thong-tin-can-biet.html);\n* Vắc xin phòng bệnh tả (các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao);\n* Vắc xin phòng bệnh thương hàn (các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao).\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_1_ce06d4fbd3.png)\n\n*Các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia*\n\nNhững mũi vắc xin cần thiết khác\n--------------------------------\n\nNgoài những loại vắc xin trên, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm chủng thêm các loại vắc xin khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Các mũi vắc xin được khuyên nên tiêm thêm bao gồm:\n\n* Vắc xin phòng [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html): Vắc xin này được chỉ định tiêm chủng cho cả người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên.\n* Vắc xin phòng ngừa viêm màng não do mô cầu nhóm B+C.\n* Vắc xin phòng cúm: Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi nên tiêm 1 liều 0,25ml/năm, trẻ từ trên 36 tháng tuổi và người lớn sẽ tiêm 1 liều 0,5ml/ năm. Vì vắc xin phòng cúm rất quan trọng nên cần tiêm nhắc lại hàng năm.\n* Vắc xin phòng viêm gan A.\n* Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.\n* Vắc xin phòng ngừa [HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html): Giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung, được chỉ định tiêm cho những bé gái từ 9 đến 26 tuổi.\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_2_8485fc7eb4.png)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?*\n\nTiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?\n-----------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng là dự án y tế nhằm mang lại cho trẻ em cơ hội tiêm chủng miễn phí, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên nhiều cha mẹ thắc mắc chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không khi chỉ có 12 loại vắc xin trong chương trình này.\n\nCó thể thấy, câu trả lời cho thắc mắc tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? là “Không”. Mặc dù tại Việt Nam hiện có tới 30 loại vắc xin nhưng vì ngân sách xã hội có hạn nên chỉ có 12 loại vắc xin được hỗ trợ chi phí. Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia các phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng và các mũi vắc xin khác nhằm bảo vệ và giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn.\n\nMột trong số các mũi tiêm được khuyến khích là vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Tuy bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng vẫn có một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Bệnh nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html), viêm màng não hoặc thậm chí là tử vong.\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_3_50be0df771.png)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? Câu trả lời là không*\n\nLưu ý những dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng\n--------------------------------------------\n\nMặc dù việc tiêm chủng mở rộng rất cần thiết nhưng không phải lúc nào cơ thể trẻ cũng sẵn sàng để tiêm vắc xin. Các phụ huynh và gia đình cần lưu ý một số dấu hiệu chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng sau:\n\n### Đối với trẻ sơ sinh\n\nVì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, mà việc tiêm vắc xin thực chất là đưa các tác nhân gây bệnh đã bị vô hiệu hóa vào cơ thể nên sẽ khó tránh các dấu hiệu đáng chú ý sau:\n\n* Trẻ sốt cao, trên hoặc bằng 38 độ C.\n* Thân nhiệt trẻ hạ thấp dưới hoặc bằng 35,5 độ C.\n* Nhịp tim bất thường, không ổn định.\n* Phản ứng bất thường, trẻ có thể mệt mỏi, li bì, bú kém,...\n* Cân nặng của trẻ dưới 2 kg và có các chống chỉ định khác.\n\n### Với trẻ trên 1 tuổi\n\nCác dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ trên 1 tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm phần lớn cũng giống trẻ sơ sinh như sốt cao, tụt thân nhiệt, nhịp tim không ổn định,... Ngoài ra có thêm một vài biểu hiện đặc biệt khác như:\n\n* Trẻ có tiền sử từng bị sốc, có [phản ứng sau tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) nghiêm trọng ở lần tiêm chủng trước.\n* Trẻ đang hoặc đã từng mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính.\n* Trẻ đang hoặc vừa kết thúc việc tiêm vắc xin điều trị corticoid/gammaglobulin.\n* Nhịp thở không ổn định.\n* Ý thức có biểu hiện bất thường và chống chỉ định khác.\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_4_98c4aba557.png)\n\n*Những dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ*\n\nCó thể thấy, thông qua bài viết trên chúng ta đã biết được tầm quan trọng cũng như một vài thông tin cơ bản của chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay. Đồng thời giải đáp được thắc mắc của cha mẹ là [tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cha-me-can-biet-tiem-chung-mo-rong-co-mui-thuy-dau-khong.html)? Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại thêm kiến thức bổ ích, hữu ích và giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn vai trò của vắc xin đối với sức khỏe trẻ em.\n\n", "date": "18/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?", "abstract": "“Phòng bệnh hơn chữa bệnh\", việc tiêm chủng là điều cần thiết mà mỗi bậc phụ huynh đều có trách nhiệm cho con tham gia. Trước nhiều thông tin trái chiều đối với tác dụng của loại vacxin 5 trong 1 mới, lựa chọn nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho con cũng làm nhiều bố mẹ đau đầu.", "md_content": "Việc cho con được tiêm vacxin đầy đủ sẽ giúp con tránh hoặc hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo đến mức thấp nhất. Trước đời sống ngày càng phát triển, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu so sánh giữa việc nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ. Bạn đọc có thể tham khảo một vài ý kiến của Nhà Thuốc Long Châu trong bài biết này.\n\nMục đích của việc tiêm phòng cho trẻ\n------------------------------------\n\nTrẻ em là đối tượng có sức đề kháng non nớt, dễ bị ảnh hưởng và tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo như sốt rét, bệnh uốn ván, bệnh viêm não mô cầu, bệnh ho gà, bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), viêm gan A, bệnh bạch hầu,... có thể khiến trẻ tử vong nếu mắc phải.\n\n![Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_nen_tiem_chung_mo_rong_hay_dich_vu_cho_tre_1_cf4be1761d.png)\n\n*Cho trẻ tiêm phòng để giúp cơ thể đủ sức kháng lại các tác nhân gây bệnh*\n\nTiêm phòng là biện pháp giúp bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Sau khi tiêm vacxin, trẻ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn so với những bé không tham gia tiêm chủng.\n\nCác loại vacxin sử dụng trong tiêm chủng cho trẻ\n------------------------------------------------\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng đã được Bộ Y tế thực hiện từ năm 1981, đến nay vẫn tiếp tục được duy trì với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trong đó đối tượng chính là trẻ nhỏ. Ngày nay, bố mẹ có thể lựa chọn cho con sử dụng mũi tiêm miễn phí hoặc dịch vụ tùy theo nhu cầu và điều kiện gia đình.\n\n### Mũi tiêm 5 trong 1\n\nMũi tiêm 5 trong 1 là một loại vacxin kết hợp, thường được sử dụng để tiêm phòng cho trẻ em từ 6 tuần đến 24 tháng tuổi. Mũi tiêm này thường bao gồm nhiều loại vacxin khác nhau trong cùng một liều tiêm, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả.\n\nThường thì mũi tiêm 5 trong 1 bao gồm vacxin chống các bệnh:\n\n* Bệnh bạch hầu (DTP);\n* [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) (Pertussis);\n* Bệnh uốn ván (Tetanus);\n* Bệnh viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B (Hib);\n* Bệnh viêm gan B (HBV) hoặc Bại liệt (Polio) (tuỳ loại vacxin).\n\n![Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_nen_tiem_chung_mo_rong_hay_dich_vu_cho_tre_2_7051b390f5.png)\n\n*Mũi tiêm 5 trong 1 ComBe Five*\n\n### Mũi tiêm 6 trong 1\n\nVacxin 6 trong 1 chứa các loại vi khuẩn và kháng nguyên có tác dụng chống lại 6 loại bệnh hiểm nghèo. Với một mũi tiêm, bé có thể giảm thiểu tình trạng mắc 6 loại bệnh do vi khuẩn gây ra:\n\n* Difteri (D): Bệnh bạch hầu;\n* Tetanus (T): Bệnh uốn ván;\n* Pertussis (P): Ho gà;\n* Polio (IPV): [Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html);\n* Haemophilus influenzae type B (Hib): Viêm màng não;\n* Hepatitis B (HBV): Viêm gan B.\n\nKhi sử dụng mũi tiêm này, mẹ không cần cho bé tiêm phòng bệnh viêm gan B hoặc uống bổ sung liều chống bại liệt. Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng không hỗ trợ mũi tiêm này, phụ huynh có thể cho con tiếp cận với mức phí dịch vụ.\n\nMẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?\n----------------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng không chỉ bảo vệ trẻ mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh nói trên trong cộng đồng. Điều này góp phần vào việc bảo vệ những người thể trạng yếu và người già, người có hệ miễn dịch yếu, không thể tiêm phòng hoặc chưa được tiêm đủ liều.\n\nCác mũi vacxin hiện đang được sử dụng lưu hành tại Việt Nam bao gồm:\n\n**Vacxin chương trình tiêm chủng mở rộng:**\n\n* **Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem:** Có xuất xứ Hàn Quốc và được cung cấp bởi Công ty Berna Biotech. Mỗi mũi vacxin có khả năng chống lại 5 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html). Tuy nhiên, đến nay vacxin này đã ngừng lưu hành tại Việt Nam.\n* **Vacxin 5 trong 1 ComBe Five:** Có xuất xứ Ấn Độ và được cung cấp bởi Công ty Biological E. Đây là vacxin tiếp tục được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thay thế cho vacxin Quinvaxem.\n\n**Vacxin dịch vụ:**\n\n* **Vacxin 5 trong 1 Pentaxim:** Có xuất xứ Pháp và được cung cấp bởi Công ty Sanofi Pasteur. Thành phần vacxin Pentaxim khác với hai loại trên. Các loại bệnh phòng tránh bao gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não (không có viêm gan B).\n* **Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa:** Có xuất xứ Bỉ và được cung cấp bởi Công ty GlaxoSmithKline (GSK). Có chứa thành phần ngừa 6 loại bệnh hiểm nghèo: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm màng não, bại liệt trong một mũi tiêm. Khi tiêm cần phải làm bước pha hoàn nguyên vacxin.\n* **Vacxin 6 trong 1 Hexaxim:** Có xuất xứ Pháp và được cung cấp bởi Công ty Sanofi Pasteur. So với vacxin Infanrix Hexa, không có sự khác biệt về chức năng phòng bệnh mà chỉ thay đổi thành phần kháng nguyên. Sản phẩm là dịch tiêm pha sẵn và có thể sử dụng ngay.\n\n![Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_nen_tiem_chung_mo_rong_hay_dich_vu_cho_tre_3_ce24b7eca3.png)\n\n*Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?*\n\nĐối với mỗi loại vacxin khác nhau sẽ có xuất xứ, giá thành cũng như loại bệnh phòng chống khác nhau. Do đó khả năng ngừa bệnh giữa các loại vacxin là như nhau, tuy nhiên cần cân nhắc tiêm hoặc uống bổ sung liều còn thiếu để con bạn được bảo vệ toàn diện.\n\nViệc tham gia tiêm chủng mở rộng hay cho bé sử dụng vacxin dịch vụ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng của mỗi gia đình. Dù là chọn mũi tiêm nào đi chăng nữa, bố mẹ đều cần bảo đảm mình hiểu rõ loại vacxin sử dụng cho con. Đặc biệt là các loại bệnh phòng ngừa mà vacxin phát huy tác dụng.\n\nViệc tiêm phòng cho trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng xung quanh. Đối với vấn đề [nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-nen-tiem-chung-mo-rong-hay-dich-vu-cho-tre.html), việc sử dụng liều vacxin tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ có thể phụ thuộc vào điều kiện và mong muốn của bố mẹ, miễn là họ cảm thấy an tâm về liều tiêm mình dành cho con. \n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?", "abstract": "​​Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B (HIB) đều là những căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Cách tốt nhất để bảo vệ con yêu khỏi những căn bệnh trên chính là tiêm vắc xin 5 trong 1. Nhưng nhiều phụ huynh thắc mắc tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ có bị sốt không và cần làm gì khi trẻ có những phản ứng sau tiêm?", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 là giải pháp toàn diện, hiệu quả, tiện lợi và kinh tế, giúp bố mẹ bảo vệ em bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Đây là một vắc xin kết hợp phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B (HIB). Tuy nhiên, mẹ cần biết về các phản ứng thường gặp sau khi tiêm mũi 5 trong 1. “Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?” là một trong những điều mà phụ huynh thắc mắc.\n\nThông tin về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 loại bệnh bao gồm: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-quyet-phong-chong-dich-bach-hau-hieu-qua-46474.html), ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html). Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp trẻ cùng lúc phòng được nhiều bệnh nguy hiểm mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí, và giảm tải được số mũi tiêm cho trẻ nhỏ.\n\nHiện nay, có hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng là ComBE Five của Ấn Độ và Pentaxim của Pháp:\n\n* Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five (Ấn Độ): Sử dụng để thay thế vắc xin Quinvaxem, được sản xuất tại Hàn Quốc. Vắc xin này có thể phòng được các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-do-vi-khuan-596.html) do H.influenzae týp B (HIB). Trẻ được tiêm vắc xin này cần uống và tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt.\n* Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): giúp ngăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn HIB. Trẻ sau khi tiêm vắc xin này cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B.\n\n![tre-tiem-vac-xin-5-trong-1-co-bi-sot-khong-1.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_bi_sot_khong_1_a48dfef4bf.png)\n\n*Thông tin về vắc xin 5 trong 1*\n\nViệc lựa chọn giữa hai loại vắc xin này thường tùy thuộc vào quy định và quyết định của trung tâm tiêm chủng và bậc phụ huynh.\n\nTrẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?\n-------------------------------------------\n\nNhiều bậc phụ huynh đều có chung một nỗi lo lắng khi cho trẻ tiêm phòng: “Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?”.\n\nSốt là một phản ứng tự nhiên thường gặp sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1, và mỗi bé có thể có biểu hiện sốt khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của em bé. Thông thường, các bé sau khi tiêm mũi 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng có thể gặp sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm theo quấy khóc và ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và sẽ tự giảm đi sau 1 – 2 ngày.\n\nNguyên nhân chủ yếu gây sốt sau khi tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ho-ga-dung-khang-sinh-gi-de-dieu-tri-benh-56174.html) trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Five. Loại thành phần này được làm từ vi khuẩn ho gà loại toàn tế bào, giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn, nên có thể gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các phản ứng này thường ở mức độ nhẹ, và không đáng lo ngại quá mức.\n\nVắc xin Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào, ít gây phản ứng phụ sau tiêm hơn so với Quinvaxem và ComBE Five. Điều này làm cho Pentaxim trở thành lựa chọn phổ biến hơn cho phụ huynh khi quyết định tiêm vắc xin cho con.\n\n![Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_bi_sot_khong_2_35de561a52.jpeg)\n\n*Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?*\n\nCần lưu ý điều gì sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1?\n-----------------------------------------------------\n\nSốt sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 là một hiện tượng phổ biến, nhưng nếu nó kéo dài trên 38,5 độ C mà không có dấu hiệu giảm mặc dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách, hoặc nếu sốt kéo dài trên 2 ngày, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề này. Đây không còn là dấu hiệu sốt bình thường và cần phải theo dõi bé.\n\nNgoài ra, trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm với một chất dị ứng trong thành phần của vắc xin có thể phản ứng bằng cách gây [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/soc-phan-phe-la-gi-phac-do-xu-tri-soc-phan-ve-65545.html). Các dấu hiệu của hiện tượng này có thể bao gồm:\n\n* Thở nhanh, thở ngắt quãng, khó thở;\n* Phù nề mặt hoặc toàn thân, da tím quanh môi và chi;\n* Sốt cao, khóc thét dai dẳng kèm la hét;\n* Co giật, chỗ tiêm sưng đỏ và có dịch.\n\nNếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được sơ cứu kịp thời.\n\n![Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_bi_sot_khong_3_99d4d879e6.jpeg)\n\n*Trẻ có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1*\n\nĐể chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1, cha mẹ cần duy trì môi trường thoáng mát, thoải mái, không đắp chăn quá mức khi trẻ đang sốt. Việc lau người cho con bằng khăn ấm với nước có nhiệt độ thấp hơn cơ thể 1 - 2 độ C, tăng cường việc cho con bú mẹ và bổ sung nước cũng là những biện pháp quan trọng. Nên tránh dùng nước lạnh hoặc đá để lau hoặc rửa cho trẻ, và không nên kiêng tắm cho con. Nếu phát hiện sốt bất thường, ba mẹ cần theo dõi và liên hệ với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và chính xác.\n\nTrẻ bị sốt nhẹ thường gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và thường tự giảm đi sau vài ngày. Nhưng nếu sốt cao liên tục trên 38.5 độ, đặc biệt nếu có các dấu hiệu bất thường khác, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của bé một cách chính xác. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề “[Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-vac-xin-5-trong-1-co-bi-sot-khong.html)?”\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại?", "abstract": "Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh khi có con đang trong độ tuổi cần tiêm ngừa để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và di chứng.", "md_content": "Trước khi có vacxin phòng bệnh thì đã có nhiều trẻ em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn viêm não mô cầu gây ra. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh, các bố mẹ đều không phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Vì thế bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này, đồng thời có những giải đáp cụ thể hơn về việc phòng ngừa bệnh bằng vacxin, điển hình như vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu, có bao nhiêu loại vacxin viêm não mô cầu,... Mọi người cùng xem qua nhé.\n\nThời gian ủ bệnh của vi khuẩn gây ra bệnh viêm não mô cầu\n---------------------------------------------------------\n\n[Vi khuẩn não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-nao-mo-cau-va-nhung-dieu-ban-nen-biet.html) neisseria meningitidis là tác nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm của viêm não mô cầu, chúng phát triển và lây lan rất nhanh, thậm chí bùng thành dịch, đặc biệt nguy hiểm ở nhóm trẻ em. Vậy thời gian ủ bệnh thông thường của chủng vi khuẩn này khoảng bao nhiêu ngày là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm lúc này.\n\nThời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong 10 ngày sau khi cơ thể nhiễm vi khuẩn, phổ biến nhất là sau 3 - 4 ngày bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng đầu tiên đó là sốt cao li bì đến 40 độ C, cảm thấy lạnh người, nhức đầu, đau họng, mệt mỏi, trong các trường hợp nặng có thể gây co giật, sốt li bì, nổi mụn nước,...\n\nDo vi khuẩn viêm não mô cầu tấn công rất nhanh nên người bệnh cần phải được điều trị sớm nếu không có nguy cơ rơi vào tình trạng nhiễm trùng nặng và tử vong sau 24 giờ. Ngay cả khi được can thiệp thì vẫn có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng cho não như tổn thương về thần kinh, khiếm thính,...\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_1_86c9fd5af1.png)\n\n*Vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu tiến triển và lây lan rất nhanh*\n\nCó bao nhiêu loại vacxin viêm não mô cầu?\n-----------------------------------------\n\n[Viêm não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là một trong nhiều bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp có mức độ nguy hiểm cao, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vì thế việc tiêm ngừa vacxin được xem là giải pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh này, hiện nay có 3 loại vacxin viêm não mô cầu đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, bao gồm:\n\n### Vacxin viêm não mô cầu tuýp A và C\n\nVacxin eningococcal A và C là vacxin phòng ngừa các bệnh viêm màng não mô cầu do neisseria meningitidis tuýp A và C gây ra các biến chứng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,... Có thể áp dụng cho nhóm trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành.\n\nTuy nhiên hiện tại loại vacxin này đã ngưng sản xuất, thay vào đó đã được bổ sung thêm 2 chủng Y và W-135 trong vacxin viêm não mô cầu ACYW. Theo đó phác đồ tiêm sẽ gồm 1 mũi cho trẻ từ 2 tuổi (hoặc lớn hơn 6 tháng tuổi đã tiếp xúc với người bệnh) và thực hiện tiêm nhắc lại sau khoảng 3 năm.\n\n### Vacxin viêm não mô cầu ACWY\n\nVacxin viêm não mô cầu sanofi pasteur giúp cơ thể phòng ngừa vi khuẩn gây [bệnh viêm não mô cầu tuýp ACYW](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-chi-tiet-ve-benh-viem-mang-nao-mo-cau-acyw-58349.html), đồng thời cũng thay thế cho vacxin viêm não mô cầu AC). Có thể sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn với phác đồ tiêm cụ thể như sau:\n\n* **Trẻ từ 9 tháng - 23 tháng:** Tiêm 2 mũi liều 0,5ml cách nhau 3 tháng.\n* **Trẻ từ 24 tháng - người lớn 55 tuổi:** Tiêm 1 mũi liều 0,5ml.\n\nTrong đó độ tuổi từ 15 - 55 tuổi đã từng tiêm trước đó và muốn tiêm tái chủng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thì có thể tiêm cách mũi gần nhất 4 năm.\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_2_eeed850da4.jpg)\n\n*Vacxin viêm não mô cầu ACYW được thay thế vacxin viêm não mô cầu AC*\n\n### Vacxin viêm não mô cầu B và C\n\nVacxin viêm não mô cầu Va-Mengoc BC giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa các bệnh viêm màng não do mô cầu Meningococcal thuộc chủng B và C gây ra.\n\nKhác với vacxin viêm não AC, [vacxin viêm não mô cầu BC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vacxin-viem-mang-nao-mo-cau-bc-la-bao-nhieu-58209.html) có thể sử dụng cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi và người lớn đến 45 tuổi. Phác đồ tiêm sẽ bao gồm 2 mũi, trong đó mũi thứ 2 cách mũi đầu từ 6 - 8 tuần, loại vacxin này được khuyến khích nên tiêm cho các đối tượng bộ đội, học sinh học bán trú,... Vì môi trường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.\n\nVacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu?\n-------------------------------------\n\nNgoài việc tìm hiểu về các loại vacxin phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu thì câu hỏi thắc mắc vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu cũng nhận được sự quan tâm từ nhiều bạn đọc, cụ thể vacxin viêm não mô cầu ACYW tại trung tâm tiêm chủng Long Châu có giá1.250.000 VND/mũi.\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_3_f1baf955e5.png)\n\n*Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu là thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm*\n\nLựa chọn đơn vị tiêm chủng viêm não mô cầu uy tín, chất lượng\n-------------------------------------------------------------\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị nhập khẩu các loại vacxin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hơn nữa đến với Long Châu, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn đa dạng các gói vacxin phù hợp với nhiều khách hàng từ 0 tuổi đến người lớn.\n\nĐặc biệt khách hàng có thể lựa chọn tiêm trọn gói cho trẻ để đảm bảo con được tiêm đủ liều và đúng lịch, không lo khan hiếm vacxin trong mùa dịch. Một điểm cộng của trung tâm tiêm chủng Long Châu được nhiều khách hàng đánh giá tốt đó là quy trình thăm khám kỹ lưỡng trước, trong và sau khi tiêm.\n\n* **Trước khi tiêm:** Khách hàng sẽ được khám sàng lọc và bác sĩ sẽ tư vấn loại vacxin phù hợp với thể trạng của từng người.\n* **Trong quá trình tiêm:** Khách hàng sẽ được chứng kiến quá trình khử trùng các dụng cụ y tế, nắm các thông tin về loại vacxin trước khi tiêm.\n* **Sau khi tiêm:** Các khách hàng đều được lưu trú tối thiểu 30 phút để theo dõi các phản ứng sau khi tiêm.\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_4_bc6d0670a8.png)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu có đa dạng các gói tiêm dành cho trẻ em và người lớn*\n\nHy vọng qua các thông tin trong bài viết trên, mọi người sẽ giải đáp được vai trò quan trọng của việc tiêm ngừa đầy đủ vacxin cũng như biết được [vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-viem-nao-mo-cau-gia-bao-nhieu-co-bao-nhieu-loai.html),... Từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.\n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["Lịch tiêm chủng", "Tiêm chủng", "Vacxin", "phòng bệnh"]}, {"title": "Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung", "abstract": "Sau khi tiêm vaccine là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc do một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm. Khi này, bố mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine để thúc đẩy quá trình phục hồi tốt hơn.", "md_content": "Giai đoạn sau khi tiêm vaccine gần như là “nỗi ám ảnh” của nhiều bậc phụ huynh bởi con quấy khóc, ăn rất ít hoặc không ăn, người con mệt mỏi,… Để phần nào cải thiện tình trạng này, bạn có thể thêm các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine vào thực đơn hàng ngày giúp bé mau khỏe hơn.\n\nLưu ý quan trọng trước khi cho trẻ tiêm vaccine\n-----------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine, bố mẹ cũng nên lưu ý một số điều rất quan trọng trước khi cho trẻ tiêm bởi đây có thể là yếu tố khiến bé dễ mệt mỏi, tăng nguy cơ biến chứng sau khi tiêm:\n\n* Tuyệt đối không nên cho bé tiêm vaccine khi đang bị bệnh hoặc có biểu hiện nóng sốt, sốt cao. Bạn có thể trình bày với bác sĩ để dời lịch tiêm lại vài ngày hoặc đến khi bé khỏe mạnh hoàn toàn.\n* Không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no trước khi tiêm vaccine để tránh nguy cơ bị [hạ đường huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ha-duong-huyet-294.html) sau tiêm.\n* Nên vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ nhằm giảm thiểu nhiễm trùng chỗ tiêm.\n* Bố mẹ nên cho con mặc quần áo thoải mái, chất liệu co giãn, thấm hút tốt để dễ dàng thao tác khi tiêm.\n* Luôn mang theo đầy đủ hồ sơ, các loại giấy tờ của con, quan trọng nhất là sổ tiêm của trẻ.\n* Nên cho trẻ tiêm các loại vaccine phối hợp có chứa vô bào để có thể phòng ngừa nhiều bệnh trong cùng một mũi tiêm, đồng thời hạn chế phản ứng sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức, sốt cao sau khi tiêm vaccine.\n* Bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ như tiền sử bệnh tật, dị ứng,… để dễ dàng kiểm soát các phản ứng phụ sau khi tiêm hơn.\n\n![Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/thuc_pham_tot_cho_tre_sau_tiem_vaccine_ma_bo_me_nen_luu_y_bo_sung1_37023b6d48.jpg)\n\n*Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi tiêm vaccine*\n\nNhững loại thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine\n-------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm ngừa, có đến 60% trẻ có biểu hiện mệt mỏi, nóng sốt hoặc sốt cao. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến [trẻ chán ăn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bieu-hien-tre-chan-an-nhu-the-naotre-bieng-an-phai-lam-sao-69338.html), sụt cân nhanh,… Nếu bạn cũng đang lo lắng về vấn đề này thì hãy thử tăng cường thêm các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine dưới đây.\n\n### Rau xanh và các loại trái cây\n\nTheo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ nhi khoa cho biết, tiêm vaccine để phòng bệnh là biện pháp tốt nhất giúp cơ thể tạo ra kháng thể tự nhiên chống lại mầm bệnh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html). Các loại vaccine hiện nay có thể đạt hiệu quả ngừa bệnh lên đến 95%, con số rất cao và rất cần thiết cho trẻ nhỏ.\n\nSau khi tiêm vaccine nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine là những thực phẩm nào? Bác sĩ cũng cho biết thêm, sau khi tiêm phụ huynh nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bởi chỉ khi cơ thể đủ chất mới có thể tăng sinh kháng thể và vaccine đạt hiệu quả cao nhất.\n\nTheo đó, khẩu phần rau xanh mỗi ngày cần đảm bảo chiếm 30% tổng bữa ăn, đặc biệt là các loại rau sẫm màu như rau ngót, rau muống, rau mồng tơi, rau bí, bông cải xanh, rau chân vịt,… Bố mẹ cũng nên bổ sung thêm thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine gồm các loại quả có màu vàng, đỏ như gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài,…\n\nTrái cây nên cho trẻ sau tiêm vaccine ăn là [các loại trái cây giàu vitamin A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-ban-cac-loai-trai-cay-giau-vitamin-a-bo-duong-cho-co-the-67730.html) hoặc beta-carotene bao gồm dâu tây, dâu đen, cam, quýt,… để cơ thể có đủ chất xơ, chất chống viêm cần thiết.\n\n### Ngũ cốc nguyên hạt\n\nNgũ cốc nguyên hạt là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào cho cơ thể, đồng thời cũng rất giàu protein, chất béo, vitamin và chất khoáng nên đây là thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine. Các hoạt chất chống oxy hóa từ thực vật mà ngũ cốc nguyên hạt cung cấp cho cơ thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng cường đề kháng cho trẻ. Các loại hạt này rất giàu năng lượng nên bố mẹ cần cân nhắc cho trẻ bổ sung với liều lượng hợp lý, tránh ăn quá nhiều.\n\n![Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_pham_tot_cho_tre_sau_tiem_vaccine_ma_bo_me_nen_luu_y_bo_sung2_bf490ea324.jpg)\n\n*Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine là các loại ngũ cốc nguyên hạt*\n\n### Thịt gà\n\nMột trong những thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bạn rất nên cân nhắc bổ sung, đó là thịt gà. Thịt gà tương đối lành tính và chứa rất nhiều protein chất lượng cao, các axit amin có khả năng kháng lại nhiều loại virus nguy hiểm, từ đó hỗ trợ trẻ phục hồi hiệu quả sau tiêm vaccine. Bạn có thể cho bé ăn cháo gà hoặc súp gà sau khi tiêm đều rất ngon miệng và bổ dưỡng cho trẻ.\n\n### Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine – Các loại cá béo\n\nMột số loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá cơm,… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ, đặc biệt bổ sung nhiều chất béo tốt, omega-3 và protein. Nếu bạn chưa biết thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine là gì thì hãy thêm cá béo vào bữa ăn cho trẻ nhé. Bạn có thể nấu cháo cá hoặc áp chảo, nướng, làm thành chả cá,… cho con ăn đều rất tốt.\n\n### Sữa chua\n\nSữa chua cũng là thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ cần cho bé ăn thường xuyên. Lượng lợi khuẩn dồi dào có trong sữa chua hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng đề kháng, sức khỏe phục hồi tốt hơn.\n\nCách chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm vaccine\n--------------------------------------------\n\nNgoài quan tâm đến những thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine, nhiều ông bố, bà mẹ cũng rất quan tâm về cách chăm sóc trẻ khi có các phản ứng phụ sau tiêm. Dưới đây là một số phản ứng phụ và cách chăm sóc tương ứng bạn có thể tham khảo.\n\n**Trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine:** Đây là phản ứng phụ phổ biến nhất sau tiêm nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy kiểm tra nhiệt độ của trẻ mỗi 2 – 3 giờ/lần và cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bé sốt cao trên 38.5oC và mặc quần áo rộng rãi cũng là cách giúp trẻ hạ nhiệt.\n\n**Trẻ bị sưng đỏ chỗ tiêm:** Với các trường hợp này bố mẹ cần theo dõi thường xuyên vì tình trạng này có thể kéo dài 6 – 8 tiếng sau khi tiêm. Lúc này bạn nên lấy gạc lạnh để chườm chỗ sưng cho trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn. Thời gian mỗi lần chườm từ 10 – 15 phút là được.\n\n**Trẻ bị phát ban, nổi mề đay:** Với những bé có phản ứng sau tiêm vaccine là phát ban hoặc nổi [mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), đa phần đều là do tiêm vaccine ngừa bệnh sởi, quai bị hoặc thủy đậu. Bố mẹ không nên quá lo lắng, cứ tắm rửa, vệ sinh cho con bình thường, tăng cường thêm thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine vì hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 1 – 2 ngày.\n\n![Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_pham_tot_cho_tre_sau_tiem_vaccine_ma_bo_me_nen_luu_y_bo_sung3_7da5ee7aa5.jpg)\n\n*Khi bé có dấu hiệu phát ban sau tiêm, hãy tắm sạch sẽ cho con và theo dõi sức khỏe thường xuyên*\n\nHy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu về các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine đã giúp các bậc phụ huynh có chế độ dinh dưỡng cho bé sau tiêm thích hợp hơn, giúp con bổ sung nhiều dưỡng chất hơn qua bữa ăn hàng ngày. Nếu trẻ sốt cao trên 39oC hoặc các phản ứng phụ kéo dài quá lâu, tốt nhất bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.\n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["Dinh dưỡng", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?", "abstract": "Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Nếu như bạn đang có ý định đi tiêm vắc xin thì trước tiên bạn sẽ cần nắm rõ một vài thông tin xoay quanh vắc xin này.", "md_content": "Vậy, cụ thể, bạn đã biết vắc xin viêm não Nhật Bản B là gì và có bao nhiêu loại hay chưa? Lựa chọn địa điểm tiêm cũng là một việc rất quan trọng không thể bỏ qua. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về một số thông tin của vắc xin viêm não Nhật Bản B.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản B là gì? Có mấy loại vắc xin?\n-------------------------------------------------------\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản B là loại vắc xin đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể chủ động chống lại [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-viem-nao-nhat-ban-b-va-viem-nao-nhat-ban.html) do virus thuộc type B gây ra. Khi đi vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt virus JEV - virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nVề bệnh viêm não Nhật Bản, đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương. Mặc dù có tỷ lệ mắc rất thấp, chỉ chiếm 1% nhưng tỷ lệ tử vong lên đến 25 - 35%. Ngoài ra, trong số 65 - 75% người sống sót, khỏi được bệnh thì có tới 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Do đó, việc tiêm vắc xin giúp phòng bệnh là việc rất cần thiết và quan trọng.\n\nTrên thị trường có rất nhiều các loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B nhưng vắc xin có hiệu quả phòng bệnh cao nhất là 2 loại vắc xin Jevax và Imojev:\n\n* Vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax: Là vắc xin dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược Vabiotech (Việt Nam).\n* Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev: Đây là loại vắc xin thế hệ mới được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, có thể tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn do Thái Lan sản xuất.\n\nTùy vào mỗi loại lịch tiêm chủng mà các bác sĩ sẽ tư vấn loại vắc xin phù hợp nhất cho bệnh nhân. Do đó, hãy tuân thủ theo lịch tiêm và luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định tiêm bất cứ loại vắc xin nào.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_b_co_bao_nhieu_loai_nen_tiem_o_dau_1_27f01c3805.png)\n\n*Vắc xin là phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả*\n\nLý do vì sao nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B?\n--------------------------------------------------\n\nTheo các số liệu được thống kê và đã đề cập qua ở phần trên thì lý do tiên quyết đó chính là do bệnh có tỷ lệ tử vong và gây biến chứng nguy hiểm về thần kinh, vận động cao. Khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh có nguy cơ tử vong chỉ trong vòng 7 ngày đầu sau khi bị [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), lâm vào hôn mê sâu cùng với những triệu chứng tổn thương não khác. Nếu may mắn khỏi bệnh thì bệnh vẫn sẽ có thể để lại di chứng nặng nề nhất là rối loạn vận động hay rối loạn tâm thần, suy giảm khả năng giao tiếp. Đây chính là “ác mộng” của các phụ huynh khi có con nhỏ bởi muỗi Culex (hay còn gọi là muỗi ruộng) chính là vật trung gian lây truyền căn bệnh này và chúng xuất hiện nhiều vào mùa hè.\n\nBệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản sẽ có một số biểu hiện sớm như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm phế quản. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cũng có thể mắc viêm bàng quang, viêm bể thận do đặt sonde dẫn lưu hoặc thông tiểu. Thời gian nằm bệnh lâu có thể khiến bệnh nhân bị viêm loét, tắc tĩnh mạch hoặc rối loạn dinh dưỡng. Các di chứng sớm do bệnh gây ra bao gồm [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), liệt nửa người, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ nghiêm trọng, mất ngôn ngữ,... Một số các di chứng khác như điếc, nghe kém, động kinh,... là các di chứng bệnh nhân có thể gặp nhưng sẽ xuất hiện muộn.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_b_co_bao_nhieu_loai_nen_tiem_o_dau_2_b20b09dcf7.png)\n\n*Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh nguy hiểm*\n\nNên thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở đâu?\n---------------------------------------------------\n\nBạn đọc nên lựa chọn các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo về chất lượng của vắc xin cũng như sự an toàn của sức khỏe. Tự hào là trung tâm tiêm chủng có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, cam kết tất cả các loại vắc xin đều là chính hãng và được bảo quản kỹ càng, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) sẽ là điểm đến tuyệt vời và an toàn dành cho sức khỏe. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cung cấp cho khách hàng đa dạng các gói tiêm dành cho mọi đối tượng như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ trước khi mang thai,...\n\nHiện nay, tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đến 3 loại vắc xin viêm não Nhật Bản B, bao gồm: JEVAX 1ML (Việt Nam), IMOJEV (Thái Lan) và JEEV 3MCG 0.5 ML (Ấn Độ) với mức giá phải chăng, dao động từ 160.000VNĐ đến 400.000VNĐ. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được khám sàng lọc để đảm bảo không xảy ra bất cứ vấn đề, tác dụng phụ không mong muốn nào và nghe đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên y tế tư vấn về loại vắc xin phù hợp với thể trạng, giải đáp các thắc mắc trước, trong và sau quá trình tiêm. Khách hàng có thể đến trung tâm trực tiếp hoặc đặt lịch, đăng ký gói tiêm trước khi qua trung tâm.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_b_co_bao_nhieu_loai_nen_tiem_o_dau_3_3efabf31cd.png)\n\n*Lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe*\n\nTiêm [vắc xin viêm não Nhật Bản B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-b-co-bao-nhieu-loai-nen-thuc-hien-tiem-o-dau.html) là biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh viêm não Nhật Bản một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Do đó, hãy nâng cao ý thức và chủ động đi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh, đừng để viêm não trở thành gánh nặng của bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với trung tâm để được giải đáp và hỗ trợ.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Viêm não nhật bản", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản mà bạn cần biết", "abstract": "Khi chuẩn bị đến lịch tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ, các bậc phụ huynh thường thắc mắc không biết tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 có sốt không, có sưng tấy không? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Mỗi khi bước vào mùa mưa, rủi ro lây nhiễm viêm não Nhật Bản gia tăng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời có tỷ lệ tử vong và biến chứng đáng kể. May mắn, nhờ có vắc xin viêm não Nhật Bản, nguy cơ này đã được kiểm soát đáng kể. Nếu bạn chưa có thông tin về những tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết này!\n\nViêm não Nhật Bản có nguy hiểm không?\n-------------------------------------\n\nNguy cơ của bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) so với các bệnh truyền nhiễm khác là đặc biệt cao. Virus gây bệnh này tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương của con người, và hơn 50% số ca mắc viêm não Nhật Bản để lại những di chứng nặng nề như bại liệt, liệt nửa người, bại não, mất ngôn ngữ,...\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_1_21fb35a13e.jpg)\n\n*Viêm não Nhật Bản để lại những di chứng nặng nề như bại liệt, liệt nửa người, bại não,...*\n\nĐặc biệt nguy hiểm, bệnh không có những triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn ủ bệnh, và các biểu hiện ban đầu có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não khác. Điều này làm cho việc xác định tình trạng bệnh trở nên khó khăn và phức tạp. Bệnh có thể phát triển rất nhanh, từ việc sốt cao đến co giật và hôn mê chỉ trong vài ngày sau khi nhiễm virus. Vì vậy, việc tiêm vắc xin chống viêm não Nhật Bản trở nên quan trọng và cần thiết.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là gì?\n--------------------------------\n\n[Vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) đối mặt với một căn bệnh có sự tiến triển tình tế, không bày tỏ rõ các triệu chứng trong giai đoạn ủ bệnh. Các biểu hiện của bệnh thường phát triển rất nhanh chóng, có thể dẫn đến tình trạng li bì và co giật chỉ sau vài ngày kể từ khi nhiễm virus.\n\nMức tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 30%, và những người sống sót cũng có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả nặng nề. Hơn 50% số ca mắc viêm não Nhật Bản gặp phải những di chứng đáng kể như bại liệt, liệt nửa người, bại não, rối loạn tâm thần, mất khả năng ngôn ngữ, và nhiều tác động khác.\n\nĐể ngăn chặn bệnh hiệu quả, việc diệt muỗi và duy trì vệ sinh trong nhà là rất quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là sử dụng vắc xin. Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là Imojev (Thái Lan) và [Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) (Việt Nam).\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_2_73b1e98535.jpg)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản giúp ngăn chặn bệnh hiệu quả*\n\nCác tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản\n------------------------------------------\n\nTác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản thường là những phản ứng nhẹ và sẽ tự giảm đi sau một thời gian. Khi chuẩn bị cho lịch tiêm, nhiều phụ huynh thắc mắc về việc liệu việc tiêm mũi 1 và 2 cũng như mũi 3 của vắc xin viêm não Nhật Bản có thể gây sốt, sưng tấy hay không.\n\nTất cả các loại vắc xin, bao gồm vắc xin viêm não Nhật Bản, đều có khả năng gây ra tác dụng phụ như sưng tấy và sốt. Thông thường, những tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng và sẽ tự giảm đi mà không cần điều trị. Một số tác dụng phụ nhẹ mà có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao gồm:\n\n* Đau khi tiếp xúc, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm (gặp khoảng 1/4 người tiêm).\n* Sốt, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.\n* Đau đầu và đau cơ, phổ biến ở người trưởng thành.\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_3_66e34e97c7.jpg)\n\n*Sốt là một trong những tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản*\n\nTuy nhiên, những vấn đề nghiêm trọng với vắc xin viêm não Nhật Bản rất hiếm và bao gồm:\n\n* Ngất xỉu, một hiện tượng có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả việc tiêm vắc xin. Vì vậy sau khi tiêm nên ngồi hoặc nằm nghỉ trong khoảng 15 phút sau khi tiêm có thể giúp tránh nguy cơ ngất xỉu và chấn thương do té ngã.\n* Đau vai kéo dài và giảm phạm vi hoạt động của cánh tay (rất hiếm).\n* Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt và cổ, khó thở, [tim đập nhanh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tim-dap-nhanh-919.html), chóng mặt và yếu người (rất hiếm, và thường xảy ra sau vài phút đến vài tiếng sau khi tiêm).\n* Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng như mất cảm giác thèm ăn hoặc bỏ bú.\n* Phản ứng rối loạn da và mô dưới da, thường là hiếm gặp như phát ban, mề đay, ban sần.\n\nLưu ý cần nhớ sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản\n----------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số điều mà phụ huynh cần lưu ý sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản:\n\n* **Quan sát trong 30 phút:** Trẻ cần được quan sát tại nơi tiêm chủng trong khoảng 30 phút sau khi tiêm vắc xin.\n* **Vệ sinh thân thể:** Về nhà, cha mẹ cần giữ sạch sẽ thân thể của bé để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.\n* **Không bôi hoặc đắp thứ gì vào chỗ tiêm:** Tránh việc bôi hoặc đắp bất kỳ chất nào lên chỗ tiêm để ngăn chặn tình trạng đau và nguy cơ nhiễm khuẩn.\n* **Kiểm tra nhiệt độ:** Sử dụng nhiệt kế đúng cách để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé.\n* **Dinh dưỡng hợp lý:** Sau tiêm, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, bao gồm các thực phẩm sạch, tươi sống và đảm bảo vệ sinh an toàn. Bổ sung khoáng chất và thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng để [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-can-phai-tang-suc-de-khang-trong-co-the-50192.html) của bé.\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_4_a38b340780.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể*\n\nTrên đây là chia sẻ của chúng tôi về [tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-vac-xin-viem-nao-nhat-ban.html). Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhũng thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vắc xin này. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1", "abstract": "Vacxin 5 trong 1 được biết là vacxin phòng bệnh cho trẻ được khuyến khích tiêm phòng hiện nay. Tuy nhiên có những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể những trường hợp này là gì.", "md_content": "Trẻ em có sức đề kháng rất yếu trong những năm đầu đời vậy nên cần phải tiêm phòng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh như ho gà, uốn ván, viêm nhiễm hệ hô hấp là các bệnh cực kỳ nguy hiểm, lúc này nên tiêm phòng vacxin 5 trong 1 để bảo vệ sức khỏe bé. Vậy liệu con bạn có là một trong những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 hay không?\n\nTiêm vacxin 5 trong 1 mang lại lợi ích gì?\n------------------------------------------\n\nVacxin 5 trong 1 là loại vacxin tổng hợp gồm có 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm. Cụ thể chúng có thể phòng các bệnh:\n\n* [**Bệnh bạch hầu:**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html)Là bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh sẽ khiến trẻ dễ gặp biến chứng suy thận, viêm cơ tim.\n* **Bệnh ho gà:** Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp và nó khiến trẻ ho dai dẳng, sau cơn ho thường tím tái, thở rít. Đặc biệt nguy hiểm hơn bệnh sẽ khiến bé suy hô hấp, nghẹt thở dẫn đến tử vong.\n* **Bệnh uốn ván:** Uốn ván là bệnh gây tử vong rất cao nếu không may mắc bệnh. Vậy nên các bậc phụ huynh rất muốn tiêm phòng cho con vacxin càng sớm càng tốt và không mong con mình là một trong những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Vi khuẩn uốn ván giải phóng một loại chất độc gây cứng cơ, co cơ và gây tử vong.\n* **Bệnh bại liệt:** Bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Polio và thường lây truyền qua đường phân - miệng. Chân tay, lưng mất dần vận động, liệt tuỷ sống, liệt hành tuỷ, suy hô hấp là biến chứng nặng nề của bệnh.\n* **Bệnh viêm phổi,** [**viêm màng não**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) **do vi khuẩn HIB:** Vi khuẩn HIB rất nguy hiểm, chúng sẽ làm bé bị chậm phát triển, bại não, điếc, động kinh thậm chí mù loà. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào thì khả năng trẻ tử vong rất cao.\n\n![Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 mẹ bỉm nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_vacxin_5_trong_1_me_bim_nen_biet_1_589849ab2c.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 giúp bé phòng ngừa được 5 căn bệnh nguy hiểm*\n\nTóm lại với vacxin 5 trong 1, chúng sẽ giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm gồm ho gà, bạch hầu, viêm phổi, bại liệt, viêm màng não, uốn ván. Hiện nay việc tiêm phòng vắc xin này rất dễ dàng và không quá tốn kém.\n\nNhững trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1\n-------------------------------------------------\n\n[Vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) không còn xa lạ gì với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay có hai hình thức để tiêm phòng vacxin này:\n\n* **Vacxin ComBe Five:** Đây là vacxin được sản xuất bởi Ấn Độ và chúng được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Vậy nên trẻ được tiêm hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế.\n* **Vacxin Pentaxim:** Vacxin được sản xuất tại Pháp bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteurs. Vacxin này mất phí và thường được tiêm ở các cơ sở y tế tư nhân. Nhiều chuyên gia đánh giá cao loại vacxin này bởi chúng có nhiều ưu điểm khiến bé ít gặp phản ứng phụ sau tiêm hơn.\n\nDù cho tiêm loại vacxin nào thì bé đều phải tiêm đủ 3 mũi cơ bản, thích hợp để tiêm vào lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi. Phụ huynh cần chủ động tiêm nhắc lại cho bé, thời điểm vàng là vào lúc 18 tháng tuổi. Như đã đề cập, không phải bé nào cũng thích hợp để tiêm vacxin 5 trong 1. Vậy đâu là những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1?\n\n* Trẻ có tiền sử sốc hay phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó.\n* Sốt cao trên 39 độ C hoặc co giật, có dấu hiệu tím tái, khó thở.\n* Trẻ đang bị suy giảm chức năng các cơ quan như [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), suy tim, suy thận, suy gan.\n* Trẻ suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh bẩm sinh, nhiễm HIV.\n\n![Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 mẹ bỉm nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_vacxin_5_trong_1_me_bim_nen_biet_2_07097156cc.jpg)\n\n*Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 thường là các bé có sức khoẻ không ổn định*\n\nTrên đây chính là những trường hợp tuyệt đối không được tiêm vacxin 5 trong 1. Lúc này cơ thể bé không đủ khả năng để tiếp nhận vacxin và tình trạng có thể tệ hơn nếu tiêm phòng. Trong quá trình thăm khám, phụ huynh cần khai báo thật chi tiết và rõ ràng với bác sĩ ở giai đoạn khám sàng lọc trước khi tiêm để bảo vệ sức khoẻ cho con. Nếu bé đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng, sốt, khối lượng cơ thể dưới 2kg cùng trạng thái sức khoẻ không ổn định cũng không được tiêm phòng.\n\nChăm sóc trẻ trước và sau tiêm phòng thế nào?\n---------------------------------------------\n\nSau khi tìm hiểu về những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1, ta cần quan tâm đến cách chăm sóc bé trước và sau tiêm phòng sao cho khoa học. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố giúp bé ít gặp tác dụng phụ hơn:\n\n### Trước khi tiêm phòng\n\nCho trẻ ăn vừa đủ hoặc bú đủ để không bị đói. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá no bởi chắc chắn bé sẽ khóc khi tiêm và rất dễ bị nôn. Ngoài ra hãy cho trẻ mặc áo quần thật thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho quá trình tiêm phòng. Với phụ huynh, cần chủ động mang theo các loại giấy tờ cần thiết để thuận lợi cho quá trình tiêm chủng.\n\n![Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 mẹ bỉm nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_vacxin_5_trong_1_me_bim_nen_biet_3_6291def0cb.jpg)\n\n*Nên cho bé bú hoặc ăn nhẹ, tạo tâm lý thoải mái trước khi tiêm phòng*\n\n### Sau khi tiêm phòng\n\nBị sốt hay sưng đau chỗ tiêm là hai phản ứng phụ sau tiêm thường gặp nhất. Phụ huynh không nên quá lo lắng, sau khi ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút, bạn nên theo dõi sức khoẻ của bé trong 72 giờ tiếp theo. Nếu bé sốt, hãy cho bé uống nhiều nước và dán miếng hạ nhiệt. Hạn chế chạm vào chỗ tiêm của bé. Ngoài ra nên cho bé ăn thức ăn mềm, chia nhỏ bữa ăn hoặc bú vừa phải.\n\nTrên đây là chia sẻ về [những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1-me-bim-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về loại vacxin này và có cho mình thông tin cần thiết nhất để chủ động tiêm phòng cho bé. \n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại", "abstract": "Việc tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh có khả năng khiến cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại. Tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì luôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mọi người giải đáp các thắc mắc chi tiết và cụ thể nhất.", "md_content": "Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus dại lây từ động vật sang con người. Bệnh này có nguy cơ tử vong lên đến 100% sau khi phát hiện các triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều vắc xin phòng ngừa bệnh dại hiệu quả, làm giảm bớt lo lắng cho người bệnh. Câu hỏi như “Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì?”, “Kiêng ăn gì khi tiêm vắc xin dại?”... luôn được nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.\n\nBệnh dại là bệnh gì? Bệnh dại có nguy hiểm không?\n-------------------------------------------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ tử vong lên đến 100% nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh này gây ra bởi virus dại (Rhabdo virus) lây từ động vật sang người thường thông qua chất tiết như nước bọt nhiễm virus. Những trường hợp mắc bệnh dại hầu như đều có nguyên nhân từ các vết cào, cắn, vết liếm của chó, mèo nhiễm virus dại. Nhiều trường hợp người bị chó nhà cắn nhưng không thấy dấu hiệu bất thường nên chủ quan và không tìm đến các biện pháp phòng ngừa kịp thời, vì thế khi virus đã di chuyển lên não, cơ thể bắt đầu lên cơn dại, lúc đó đã quá muộn vì nguy cơ tử vong khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng là 100%.\n\n![Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_tiem_vac_xin_phong_dai_kieng_nhung_gi_luu_y_can_biet_khi_tiem_phong_dai_1_d121152c0a.jpg)\n\n*Bệnh dại có nguy cơ tử vong lên đến 100%*\n\nCác chuyên gia nhận định rằng do sự quan tâm của xã hội đối với công tác phòng bệnh, tiêm phòng dại ở cả người và động vật vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, nguồn bệnh chủ yếu đến từ các loài động vật có vú máu nóng, đặc biệt là chó, là loài động vật gần gũi với con người và thường được thả rông, điều này đang dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số các ca bệnh dại. Cách duy nhất để có thể phòng chống căn bệnh nguy hiểm này là [tiêm vắc xin phòng bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html).\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nVắc xin phòng dại là loại vắc xin chứa độc tố protein của virus dại, đã được làm mất tính độc hại. Nó được sử dụng để phòng ngừa bệnh dại. Khi bạn nhận vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với protein này bằng cách tạo ra kháng thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây được coi là một biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay.\n\n![Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/khi_tiem_vac_xin_phong_dai_kieng_nhung_gi_luu_y_can_biet_khi_tiem_phong_dai_2_161c703a40.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất*\n\nHiện nay có 5 loại vắc xin phòng dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và có sẵn hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam. Các loại vắc xin phòng bệnh dại này bao gồm:\n\n* [Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) (sản xuất tại Pháp).\n* Abhayrab (sản xuất tại Ấn Độ).\n* Indirab (sản xuất tại Ấn Độ).\n* Rabipur (sản xuất tại Ấn Độ).\n* Speeda.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện nay là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nKhi tiêm vắc xin phòng dại, bên cạnh việc lựa chọn loại vắc xin phù hợp, mọi người nên lưu ý tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.\n\nSau khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì để đạt hiệu quả tốt nhất?\n-----------------------------------------------------------------------\n\nCó thể thấy, bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, mọi người hoàn toàn có thể phòng, ngừa bệnh dại một cách chủ động và hiệu quả nhất bằng cách tiêm phòng vắc xin phòng dại.\n\nSau khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Dưới đây là một số lưu ý cần biết để tiêm vắc xin đạt hiệu quả cao:\n\n### Không sử dụng các chất kích thích\n\nCác chất kích thích như thuốc lá, rượu, và các loại chất kích thích khác có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với vắc xin và có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng phụ không mong muốn. Vì vậy tuyệt đối không được dùng các chất kích thích sau khi tiêm phòng.\n\n### Không vận động mạnh\n\nCần tránh hoạt động nặng và vận động cường độ cao ngay sau khi tiêm vắc xin để tăng cường sự thoải mái và giảm nguy cơ đau hay sưng ở vị trí tiêm.\n\n### Không sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch\n\nCác loại thuốc như aminoquinolines (2) được sử dụng trong điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư, và [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html) có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể tạo ra lượng kháng thể cần thiết để đối phó với virus gây bệnh dại. Hệ miễn dịch yếu đuối có thể làm giảm hiệu suất của vắc xin và tăng nguy cơ phản ứng phụ.\n\n### Chế độ dinh dưỡng phù hợp\n\nKiêng tiếp nhận quá nhiều đạm và chất béo, thay vào đó, hãy tập trung vào xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe.\n\nNgoài ra, cần liên hệ bác sĩ và thăm khám kịp thời khi có sự bất thường như sốt, mệt mỏi, choáng váng sau khi tiêm phòng dại.\n\nĐể bảo đảm an toàn, mọi người nên thực hiện tiêm phòng dại tại các trung tâm y tế chuyên khoa, cơ sở y tế có đủ kinh nghiệm và tuân thủ theo phác đồ tiêu chuẩn.\n\n![Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_tiem_vac_xin_phong_dai_kieng_nhung_gi_luu_y_can_biet_khi_tiem_phong_dai_3_28e4bc2ed8.jpg)\n\n*Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia sau khi tiêm phòng dại*\n\nTrên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “[Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-tiem-vac-xin-phong-dai-kieng-nhung-gi-luu-y-can-biet-khi-tiem-phong-dai.html)” và những lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Để việc tiêm vắc xin phòng dại đảm bảo an toàn, hiệu quả, bạn nên tìm đến các trung tâm, cơ sở tiêm chủng uy tín, đủ kinh nghiệm và tuân thủ theo phác đồ tiêu chuẩn. \n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Vacxin", "phòng bệnh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván?", "abstract": "Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt đáng lo ngại đối với trẻ sơ sinh. Do đó, để phòng ngừa uốn ván hiệu quả, việc tiêm ngừa vắc xin uốn ván được xem là phương pháp tốt nhất và an toàn. Tuy nhiên, vẫn nhiều người lo ngại rằng tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mọi người giải đáp mọi thắc mắc.", "md_content": "Bệnh uốn ván là bệnh có khả năng xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm mà không rõ rệt theo mùa. Đây là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao và chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Vì thế, việc tiêm ngừa uốn ván được xem là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến uốn ván. Vậy tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Tiêm uốn ván gây tác dụng phụ như thế nào? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là \"tetanus\" là một bệnh lý nhiễm trùng nặng, do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất và phân của động vật, dây thép gai, các đồ vật bị gỉ sét,...\n\nBệnh uốn ván thường xuất hiện khi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, vết cắt hoặc làn da bị tổn thương. Khi vi khuẩn xâm nhập, chúng sản xuất một loại độc tố mạnh, gọi là tetanospasmin, làm kích thích cơ bắp và gây co thắt cơ, dẫn đến các triệu chứng như cảm giác cứng và đau cơ, đặc biệt là ở cơ vùng cổ và hàm, thậm chí gây co giật và tử vong ở người bệnh.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_co_hai_khong_can_luu_y_gi_khi_tiem_uon_van_1_d9b6f74325.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván là bệnh lý nguy hiểm*\n\nĐây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này chính là tiêm phòng uốn ván.\n\nVắc xin uốn ván là gì? Tiêm vắc xin uốn ván có hại không?\n---------------------------------------------------------\n\n[Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) chứa một hoặc một số thành phần của vi khuẩn đã bị giết chết hoặc làm yếu đồng thời giữ lại khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Khi người tiêm phòng nhận được vắc xin uốn ván, hệ miễn dịch của họ phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn Clostridium tetani. Tiêm ngừa uốn ván là biện pháp hiệu quả để phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị bệnh uốn ván, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong.\n\nVậy tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Câu trả lời là không, ngược lại còn giúp cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh uốn ván. Tiêm phòng uốn ván là phương pháp hữu hiệu dành cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lao động làm việc trong các nông trại hay công trường,... để phòng ngừa bệnh tật.\n\nTuy nhiên việc tiêm phòng uốn ván có thể gây ra một số [tác dụng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong.html) như sốt, sưng đau, nóng đỏ vị trí viêm, nhưng mọi người không nên quá lo lắng, những tác dụng phụ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý mà không cần phải can thiệp y tế.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_co_hai_khong_can_luu_y_gi_khi_tiem_uon_van_2_1530e3a1aa.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván có hại không?*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván\n-------------------------------------\n\nChắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “tiêm vắc xin uốn ván có hại không?” sau khi đã đọc tham khảo các thông tin phía trên. Để đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả của vắc xin, dưới đây là một số lưu ý cần biết sau khi tiêm phòng vắc xin uốn ván:\n\n* Theo dõi vết tiêm: Kiểm tra vùng tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vấn đề gì đáng chú ý. Để giảm thiểu nguy cơ [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html), bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm vào vị trí tiêm sau khi tiêm vắc xin.\n* Tránh hoạt động mạnh: Tránh vận động cường độ cao trong vài giờ đầu sau khi tiêm vắc xin để giảm cảm giác đau và sưng tại vùng tiêm.\n* Không sử dụng các chất kích thích: Những loại đồ uống này chứa thành phần có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.\n* Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Kiêng tiếp nhận quá nhiều đạm và chất béo, thay vào đó, hãy tập trung vào xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe.\n\nNgoài ra, cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu có các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_co_hai_khong_can_luu_y_gi_khi_tiem_uon_van_3_2abf59d585.png)\n\n*Cần theo dõi vết tiêm sau khi tiêm để tránh gây nhiễm trùng*\n\nĐể đảm bảo an toàn, việc tiêm phòng dại nên được thực hiện tại các trung tâm y tế chuyên khoa hoặc cơ sở y tế có kinh nghiệm và tuân thủ theo các quy trình tiêu chuẩn. Một trong những lựa chọn uy tín mà bạn có thể tham khảo là [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trung tâm cam kết cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm thực hiện tiêm theo các quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm. Do đó, việc đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây sẽ giúp bạn tiêm phòng vắc xin uốn ván và nhiều loại vắc xin khác theo yêu cầu một cách an toàn và hiệu quả.\n\nHy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc \"[tiêm vắc xin uốn ván có hại không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-hai-khong-can-luu-y-gi-khi-tiem-uon-van.html)\". Tiêm vắc xin uốn ván mang lại nhiều lợi ích quan trọng và việc chủ động tiêm phòng uốn ván là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình. Vì vậy bạn cùng người thân trong gia đình hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng nhé!\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng là gì? Tiêm chủng mở rộng có bắt buộc không?", "abstract": "Để các bậc cha mẹ, phụ huynh hiểu được và nắm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa cũng như lợi ích của tiêm chủng mở rộng, bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về chương trình tiêm chủng mở rộng và các loại vaccine phòng bệnh miễn phí cho trẻ em khi đang trong độ tuổi tiêm chủng.\n", "md_content": "Tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình có lợi ích lớn. Tuy nhiên, vấn đề về tiếp cận vẫn là một thách thức. Có những khu vực hoặc cộng đồng khó tiếp cận do vấn đề về hạ tầng y tế hay là các vấn đề kinh tế.\n\nTiêm chủng mở rộng là gì?\n-------------------------\n\nTiêm chủng là việc đưa kháng nguyên vào cơ thể ở dạng vaccine thông qua đường tiêm, nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển sự miễn dịch đối với một căn bệnh nào đó, từ đó có thể ngăn ngừa các tác nhân gây ra bệnh.\n\nTiêm chủng mở rộng là một chiến lược y tế công cộng nhằm đảm bảo mọi người trong cộng đồng đều có cơ hội tiếp cận và nhận được các loại vaccine quan trọng. Mục tiêu là tăng cường sức đề kháng cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) và bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện.\n\nTiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình với mục tiêu y tế quốc gia, nó có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ nhận được vắc xin để bảo vệ khỏi các bệnh phổ biến như viêm gan B, bệnh lao, bệnh ho gà, uốn ván, bệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bệnh sởi - rubella, và viêm não Nhật B. Đây là những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, và việc tiêm phòng sớm sẽ giảm đáng kể nguy cơ trẻ mắc phải những bệnh này.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_1_9b4d551072.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm*\n\nTiêm chủng mở rộng có tầm quan trọng như thế nào?\n-------------------------------------------------\n\nLợi ích của việc tiêm chủng mở rộng có thể nhắc đến như sau:\n\n### Ngăn chặn đại dịch toàn cầu\n\nVới sự xuất hiện của các biến thể virus và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiêm chủng mở rộng là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của chúng. Việc tiêm chủng rộng rãi giúp xây dựng sức đề kháng cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ bùng phát đại dịch.\n\n### Bảo vệ nhóm dân số yếu\n\nTiêm chủng mở rộng đặc biệt quan trọng đối với nhóm dân số yếu như trẻ em, người già, và những người có hệ thống miễn dịch yếu. Việc bảo vệ những nhóm này không chỉ giữ gìn sức khỏe của họ mà còn giảm áp lực cho hệ thống y tế.\n\n### Giảm chi phí y tế dài hạn\n\nMặc dù việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng có thể đòi hỏi đầu tư ban đầu, nhưng nó mang lại lợi ích lớn về chi phí y tế dài hạn. Việc ngăn chặn bệnh truyền nhiễm từ trước sẽ giảm nguy cơ bùng phát đại dịch và giảm áp lực cho hệ thống y tế.\n\nĐối với trẻ em, phụ huynh nên tuân thủ và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng để giảm nguy cơ mắc phải các bệnh sau: Lao, bạch hầu, bại liệt, sởi, rubella, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), uốn ván, ho gà, viêm phổi, viêm não Nhật Bản B,… Đây là các bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu trẻ không may mắc phải có thể sẽ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng ở trẻ. Thậm chí, nó còn có thể lây lan thành bệnh dịch gây nguy hiểm cho cộng đồng.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_2_d506668fb6.jpg)\n\n*Phụ huynh nên tuân thủ và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng*\n\nTiêm chủng mở rộng có bắt buộc không?\n-------------------------------------\n\nTheo thông tư 38/2017/TT-BYT có quy định danh mục bệnh các truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế bắt buộc. Một số bệnh truyền nhiễm cần thực hiện tiêm vaccine bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nó được áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi bao gồm các bệnh như sau: Viêm gan B, bệnh lao, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bạch hầu, Rubella, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, [viêm não Nhật bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). Trong đó, có hai vaccine được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh là loại vaccine viêm gan virus B tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vaccine phòng lao, được tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau khi chào đời. Ngoài ra, các đối tượng tiêm các loại vaccine nêu trên đều sẽ được miễn phí.\n\nCác bệnh kể trên thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng đều là các loại bệnh thuộc diện bắt buộc phải tiêm để duy trì miễn dịch cho cộng đồng. Việc tiêm chủng là bắt buộc để tăng cường miễn dịch cho đối tượng được tiêm và cho cả cộng đồng. Nếu trong cộng đồng vẫn còn những đối tượng không được tiêm chủng thì bệnh vẫn tiếp tục được lây lan, từ đó gây nên dịch.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_3_d5e510c36d.jpg)\n\n*Việc tiêm chủng là bắt buộc để tăng cường miễn dịch*\n\nMột số người vẫn còn hoài nghi về an toàn và hiệu quả của vaccine, điều này tạo ra thách thức trong việc thuyết phục mọi người tham gia [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-la-gi-tiem-chung-mo-rong-co-bat-buoc-khong.html). Công việc tăng cường giáo dục và tạo ra chiến lược thuyết phục là cần thiết. Một số người vẫn còn hoài nghi về an toàn và hiệu quả của vaccine, điều này tạo ra thách thức trong việc thuyết phục mọi người tham gia tiêm chủng. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết", "abstract": "Huyết thanh uốn ván (SAT) là một loại thuốc được sử dụng để phòng ngừa và điều trị uốn ván. Bài viết này sẽ giải đáp một trong những câu hỏi được mọi người quan tâm nhất: \"Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\" Đồng thời, bài viết sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà mọi người cần biết khi thực hiện tiêm huyết thanh uốn ván.", "md_content": "Những câu hỏi như: Huyết thanh uốn ván là gì? Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? khiến nhiều người phân vân khi lựa chọn phương pháp điều trị này. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách cụ thể và chi tiết nhất.\n\nUốn ván là bệnh gì? Uốn ván có nguy hiểm không?\n-----------------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, cực kì nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất, bụi, phân động vật và có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, chảy máu.\n\nKhi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra độc tố uốn ván, độc tố này sẽ kích thích sự co thắt cơ, dẫn đến các triệu chứng của bệnh uốn ván. Các triệu chứng của uốn ván thường xuất hiện từ 3 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm [vi khuẩn Clostridium tetani](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-trung-uon-van-song-o-dau-ban-co-biet-43606.html). Các triệu chứng do uốn ván gây ra bao gồm:\n\n* Co cứng cơ toàn thân, đặc biệt là cơ mặt, cổ, lưng, bụng, chân tay.\n* Khó nuốt, nói.\n* Nhịp tim, nhịp thở nhanh.\n* Vã mồ hôi.\n* Sốt.\n\nTrong một số trường hợp, bệnh uốn ván có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, chẳng hạn như co giật, [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), suy tim và có khả năng dẫn đến tử vong.\n\nĐây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc nhưng người bệnh hoàn toàn có thể giảm thiểu các triệu chứng khi đã bị nhiễm hoặc phòng ngừa uốn ván bằng cách tiêm huyết thanh uốn ván (SAT).\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_huyet_thanh_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_nhung_thong_tin_can_biet_1_ca11b9c744.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao*\n\nHuyết thanh uốn ván là gì? Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\n------------------------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu thông tin về “Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?” thì bạn đọc cần nắm rõ thông tin về huyết thanh uốn ván (SAT).\n\n[Huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html) (SAT) hay còn được biết đến với cái tên là Globulin miễn dịch là một loại thuốc được sử dụng để phòng ngừa và điều trị uốn ván. Huyết thanh uốn ván có thành phần chứa các kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván. Khi tiêm vào cơ thể, các kháng thể này sẽ trung hòa độc tố uốn ván, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.\n\nHuyết thanh uốn ván được sử dụng trong các trường hợp sau:\n\n**Điều trị uốn ván:** SAT được áp dụng trong điều trị cho những người bị uốn ván, đặc biệt là khi đã biểu hiện các triệu chứng của bệnh.\n\n**Dự phòng uốn ván:** SAT được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của uốn ván trong những tình huống có nguy cơ cao về nhiễm trùng uốn ván, bao gồm những trường hợp như:\n\n* Bị thương sâu, bẩn, hoặc do vật sắc nhọn gây ra.\n* Bị cắn bởi động vật có khả năng truyền nhiễm uốn ván.\n* Gặp phải bỏng nặng.\n* Gặp chấn thương gây gãy xương.\n\nĐể trả lời câu hỏi về \"Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\", các chuyên gia y tế khẳng định rằng với lộ trình tiêu chuẩn 5 mũi tiêm đầy đủ, người bệnh có thể kháng bệnh uốn ván trong khoảng thời gian lên đến 5 năm. Trong khoảng thời gian này, để duy trì khả năng miễn dịch người bệnh có thể tiêm thêm 1 liều nhắc lại vắc xin nếu nghi ngờ bản thân nhiễm trực khuẩn uốn ván.\n\nĐể duy trì hệ miễn dịch chống lại bệnh uốn ván, việc tự tiêm nhắc lại một liều sau khoảng 5 – 10 năm là phương pháp thực hiện tốt nhất. Trong trường hợp này, huyết thanh Globulin sẽ đóng một vai trò quan trọng để ngăn chặn căn bệnh uốn ván suốt đời.\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_huyet_thanh_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_nhung_thong_tin_can_biet_2_19d63461d5.png)\n\n*Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT)*\n\nĐối tượng nào cần tiêm huyết thanh uốn ván?\n-------------------------------------------\n\nHuyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT không phải là vắc xin, mà thay vào đó, đây là một sinh phẩm y tế chứa kháng thể đặc hiệu chống độc tố uốn ván. Đối tượng cần tiêm huyết thanh uốn ván bao gồm:\n\n* Người bị vết thương có nguy cơ nhiễm bào tử uốn ván: Người có vết thương sâu, bẩn, rách da, có dị vật, vết thương do súc vật cắn, vết thương do kim tiêm, vết thương do vật sắc nhọn đâm.\n* Người không được tiêm hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván trong 10 năm gần đây.\n* Người bị bệnh uốn ván: Tiêm huyết thanh uốn ván kết hợp với kháng sinh và các biện pháp hỗ trợ khác để điều trị bệnh uốn ván.\n\nTiêm huyết thanh uốn ván có những tác dụng phụ gì?\n--------------------------------------------------\n\nHuyết thanh uốn ván là một loại thuốc an toàn và hiệu quả lâu dài, tuy nhiên, đối với những ai có cơ thể dị ứng với các thành phần thuốc, biết những tác dụng phụ của tiêm huyết thanh uốn ván là điều vô cùng cần thiết. Khi tiêm huyết thanh uốn ván (SAT) có thể gây ra một số tác dụng phụ như:\n\n**Dị ứng:** Dị ứng là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của SAT. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: Ngứa ngáy, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, sốt, chóng mặt, buồn nôn.\n\n**Sốt:** SAT có thể gây sốt nhẹ trong vài ngày sau khi tiêm.\n\n**Đau, sưng:** Vị trí tiêm SAT có thể bị đau, sưng trong vài ngày sau khi tiêm.\n\nĐể xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường, người bệnh cần theo dõi kỹ càng các dấu hiệu của cơ thể sau khi tiêm. Trong một số trường hợp, cần liên hệ bác sĩ hoặc cơ sở tiêm chủng để có các biện pháp điều trị kịp thời.\n\nĐể đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm phòng, nên lựa chọn các trung tâm y tế chuyên khoa hoặc cơ sở y tế có kinh nghiệm và tuân thủ theo các quy trình tiêu chuẩn. Một trong những lựa chọn uy tín mà bạn có thể tham khảo là [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trung tâm cam kết cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, thực hiện tiêm theo các quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm.\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tiem_huyet_thanh_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_nhung_thong_tin_can_biet_3_3f8182a8c1.jpg)\n\n*Tiêm huyết thanh uốn ván có thể gây sốt nhẹ vài ngày sau tiêm*\n\nHy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc \"tiêm [huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-huyet-thanh-uon-van-co-tac-dung-bao-lau-nhung-thong-tin-can-biet.html)\". Ngoài việc tự chủ động tiêm vắc xin phòng uốn ván, quan trọng là khi cơ thể bị tổn thương hoặc trầy xước, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm huyết thanh uốn ván.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết", "abstract": "Những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm một số bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời, vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa bé đi tiêm.\n", "md_content": "Trẻ em khi vừa mới sinh ra đến dưới 1 tuổi có sức đề kháng rất kém. Một số bệnh nguy hiểm có thể tấn công trẻ vào lúc này, vậy nên tiêm vacxin là điều cần thiết. Vacxin 5 trong 1 là loại vacxin rất được khuyến khích tiêm phòng cho trẻ hiện nay. Bài viết sẽ bật mí những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mà bạn cần biết.\n\nVacxin 5 trong 1 có tác dụng gì?\n--------------------------------\n\n[Vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html) là vacxin chứa 5 thành phần giúp chống 5 loại bệnh khác nhau. Trước khi tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1, ta cùng điểm qua những loại bệnh mà vacxin này có thể giúp cơ thể phòng tránh. Cụ thể:\n\n* **Bệnh ho gà:** Đây là bệnh lý có thể lây lan qua đường hô hấp, khiến trẻ bị ho liên tục, trẻ thở rít, tím tái sau mỗi cơn ho từ đó có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.\n* **Bệnh bạch hầu:** Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm cơ tim, suy thận nếu không điều trị kịp thời.\n* **Bệnh uốn ván:** Vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cứng cơ gồm cơ gáy, cơ nhai, cơ thân khiến trẻ bị đau nhức nghiêm trọng và tử vong.\n* **Bệnh do vi khuẩn Hib:** [Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) rất nguy hiểm, chúng có thể gây biến chứng viêm não và phù não, từ đó gây ra những hệ quả như điếc, mù, bại não, thiểu năng trí tuệ. Ngoài ra Hib còn khiến trẻ dễ mắc phải biến chứng hô hấp nặng nề như phù nề họng dẫn đến bị ngạt.\n* **Bệnh bại liệt hoặc viêm gan B:** Tùy vào loại vacxin, nếu bạn sử dụng vacxin 5 trong 1 Pentaxim thì chúng giúp phòng ngừa bại liệt, nếu sử dụng vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ giúp phòng ngừa bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n\n![Những lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vv_4aa6a0f2a7.png)\n\n*Tiêm vacxin 5 trong 1 giúp phòng bệnh cho bé hiệu quả*\n\nVậy có thể thấy đây là loại vacxin có thể phòng chống được 5 loại bệnh lý, chúng hoạt động theo cơ chế kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra những loại kháng thể để nhanh chóng nhận diện, tiêu diệt vi khuẩn tấn công.\n\nNhững lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1\n-------------------------------------\n\nHiện nay vacxin 5 trong 1 đã được phân phối rộng rãi tại Việt Nam và hầu hết các bậc phụ huynh đều có thể chủ động tiêm phòng cho con. Tuy nhiên trước khi cho con tiêm vacxin, bạn nên tìm hiểu về các chủng loại:\n\n* **Vacxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia:** Vacxin này tên là Combe Five, do công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất. Đối với loại vacxin này, trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm chủng miễn phí tại các cơ quan y tế địa phương.\n* **Vacxin tiêm chủng dịch vụ:** Những loại vacxin theo hình thức tiêm chủng dịch vụ bên ngoài bao gồm vacxin Pentaxim, Hexaxim xuất xứ từ Pháp, vacxin [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) được sản xuất tại Bỉ. Đây là những loại vacxin sẽ mất phí nếu sử dụng và thường được tiêm tại những bệnh viện công lập, tư nhân hoặc các trung tâm tiêm chủng.\n\nMột trong những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 buộc bạn phải quan tâm đó là lịch trình tiêm chủng cho bé. Dù bạn chọn tiêm cho trẻ loại vacxin nào thì đều cần tiêm đủ 3 mũi cơ bản, mỗi mũi sẽ cách nhau ít nhất 28 ngày. Khi bé được 2 tháng tuổi, phụ huynh nên đưa bé đi tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm thứ 2 sẽ được khuyến khích tiêm vào lúc bé 18 tháng tuổi hoặc cách mũi thứ 3 trên 6 tháng.\n\n![Những lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vv_1_9c11a75aac.jpg)\n\n*Có những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mà mẹ bỉm phải biết*\n\nTuy nhiên, tuyệt đối không tiêm vacxin cho trẻ khi bé đang có tình trạng sức khoẻ không ổn định:\n\n* Bé đã có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vacxin lần trước với triệu chứng sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khó thở.\n* Trẻ có tình trạng suy chức năng cơ quan như [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-suy-ho-hap-ma-ban-nen-biet-51544.html), suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan.\n* Trẻ suy giảm miễn dịch, có cân nặng không đạt chuẩn hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác.\n\nCác y bác sĩ tại bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng đều sẽ thăm khám bé trước khi tiến hành tiêm phòng. Vậy nên phụ huynh hãy chủ động khai báo rõ ràng để bảo vệ sức khoẻ cho con. \n\nChăm sóc trẻ sau tiêm thế nào?\n------------------------------\n\nSau khi tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1, các bố mẹ bỉm cũng nên chuẩn bị các kiến thức liên quan đến [chăm sóc trẻ sau tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cham-soc-tre-sau-tiem-vacxin-5-trong-1-nhu-the-nao.html). Thông thường sau tiêm bé sẽ gặp một số tác dụng phụ, tuy nhiên tình trạng này chỉ ở mức độ nhẹ và có thể khỏi sau 1 - 2 ngày:\n\n* **Đau, đỏ và sưng vết tiêm:** Lúc này vết tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ, chúng có thể khiến bé cảm thấy đau nhức, quấy khóc. Bố mẹ hãy chú ý hạn chế đụng chạm vào vùng này và không thoa hay đắp bất cứ thuốc gì để phòng nhiễm trùng. Nếu bé quá đau, có thể dùng khăn lạnh chườm lên chỗ sưng cho bé.\n* **Sốt nhẹ:** Trẻ sau tiêm phòng rất dễ bị sốt. Đây là triệu chứng bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang đáp ứng tốt vacxin. Nếu bé sốt hãy cho trẻ dán miếng hạ nhiệt cũng như bổ sung nước cùng các chất điện giải. Ngoài ra nên mặc những áo quần thật thoáng mát để bé nhanh chóng hạ nhiệt.\n\nĐây là hai dấu điển hình khi bé vừa tiêm vacxin, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé từ lúc tiêm phòng cho đến 72 giờ tiếp theo khi ở nhà. Nếu có bất kỳ các triệu chứng khó thở, tím tái, nôn ói nào xảy ra thì phải ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.\n\n![Những lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vv_2_3513bc13b9.jpg)\n\n*Trẻ bị sốt nhẹ sau tiêm phòng là bình thường*\n\nTrên đây là chia sẻ về [những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-vac-xin-5-trong-1-ma-me-bim-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về loại vacxin này và chủ động chăm sóc bé sau tiêm phòng để bảo vệ tốt sức khoẻ của con. \n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không?", "abstract": "Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn hay không là thắc mắc mà nhiều phụ huynh đặt ra. Bởi bệnh phế cầu khuẩn thực sự rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nên bố mẹ bỉm rất lo lắng.\n", "md_content": "Trẻ sơ sinh phải được bố mẹ chủ động tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ tốt sức khỏe, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 hiện được nhiều phụ huynh tin tưởng để tiêm cho bé. Tuy nhiên nhiều phụ huynh rất thắc mắc liệu vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn?\n\nHiểu về vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1\n----------------------------------------------\n\nCác căn bệnh như bại liệt, ho gà, uốn ván, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB thật sự nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Biến chứng khi mắc các bệnh này rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Và sự xuất hiện của vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 đã giúp giảm số ca tử vong do các bệnh này gây ra.\n\n![Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không? 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_6_trong_1_co_ngua_duoc_phe_cau_khuan_khong_1_27c707bc8f.png)\n\n*Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không là thắc mắc của nhiều người*\n\nTuy nhiên trước khi tìm hiểu về vấn đề vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn ta nên hiểu hơn về công dụng và sự khác biệt của hai dạng vắc-xin này:\n\n* **Vắc-xin 5 trong 1:** Hiện nay có hai loại vắc-xin 5 trong 1 phổ biến tại Việt Nam đó là vắc-xin ComBE Five được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi và vắc xin Pentaxim tiêm theo hình thức dịch vụ mất phí. Cả hai dạng vắc-xin đều giúp trẻ tránh được bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bạch hầu, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn HIB gây nên.\n* **Vắc-xin 6 trong 1:** Tương tự như vắc-xin 5 trong 1, vắc-xin này có 2 loại là [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) và Hexaxim phòng ngừa được 6 bệnh truyền nhiễm trong đó có 5 bệnh đã kể trên và phòng thêm bệnh viêm gan B.\n\nVậy có thể thấy với vắc-xin 6 trong 1 thì trẻ được phòng 6 bệnh truyền nhiễm trong đó có viêm gan B mà không cần phải tiêm bổ sung. Nếu bạn cho con tiêm vắc xin 5 trong 1 loại ComBE Five thì phải uống bổ sung vắc-xin ngừa bại liệt. Nếu chọn tiêm vắc xin 5 trong 1 loại [Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) thì trẻ cần tiêm thêm vắc xin viêm gan B. Khi chọn tiêm phòng dù vắc-xin nào thì phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm chủng với 3 mũi tiêm cơ bản, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày. Mũi đầu tiên tiêm vào lúc bé 2 tháng tuổi. Khuyến khích tiêm phòng nhắc lại cho trẻ, lý tưởng nhất là vào tháng 18.\n\nVắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn?\n--------------------------------------------------------\n\nNhư đã trình bày ở trên, vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 đều có thể giúp bé phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra. Nhưng phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia cũng là một nguyên nhân khác có thể gây viêm màng não nên nhiều người cho rằng vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 cũng có thể ngừa phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thành phần kháng nguyên của 2 loại vắc-xin này hoàn toàn khác với thành phần kháng nguyên có trong vắc-xin phòng phế cầu khuẩn. Chính vì vậy, để giải đáp cho câu hỏi vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không thì câu trả lời là không. Để ngừa phế cầu hiệu quả, phụ nên chủ động chủ động cho trẻ tiêm phòng thêm [vắc-xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-tiem-khi-nao-co-nhung-loai-vac-xin-phe-cau-nao.html).\n\n![Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_6_trong_1_co_ngua_duoc_phe_cau_khuan_khong_2_0f6d6f50f1.jpg)\n\n*Tiêm thêm vắc xin phế cầu khuẩn bổ sung giúp bảo vệ trẻ tốt hơn*\n\nViệc tiêm bổ sung thêm vắc-xin phế cầu có thể giúp trẻ ngừa được các bệnh:\n\n* **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu thường tồn tại ở vùng hầu họng và gây bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi, người già. Trẻ sẽ hay ho, sốt cao, ớn lạnh và nhanh chóng bị suy hô hấp nếu không điều trị kịp thời.\n* **Viêm màng não:** Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nguy hiểm cho người bệnh như liệt nửa người, thần kinh vận động phát triển kém, não bị tổn thương.\n* **Viêm tai giữa:** Các phế cầu khuẩn có thể lan rộng từ vùng viêm mũi họng cho đến khu vực tai giữa qua vòi nhĩ, gây [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) và bị ứ đọng dịch trong tai. Nếu để lâu, trẻ sẽ dễ bị thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực.\n* **Nhiễm trùng huyết:** Tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao và các vi khuẩn phế cầu sẽ tấn công vào màu. Người bệnh sẽ sốt cao, nhịp tim nhanh, bị khó thở, hôn mê sâu.\n\nVậy có thể thấy vắc xin phế cầu thực sự cần thiết cho trẻ. Nếu bé đang trong độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi, bé thích hợp với vắc xin Synflorix. Vắc xin Prevenar 13 được sản xuất bởi Mỹ cũng phù hợp cho bé từ 2 tháng tuổi trở lên.\n\nNhững lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ\n------------------------------------\n\nSau khi giải đáp được thắc mắc vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn hay không, ta cùng tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm phòng cho bé:\n\n### Với bé trước khi tiêm\n\nChuẩn bị tâm lý thật thoải mái cho trẻ để bé không quá lo sợ khi đi tiêm. Hạn chế cho bé ăn quá no, chỉ ăn hoặc bú vừa đủ để tránh hạ đường huyết sau tiêm. Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm. Phụ huynh phải khai báo rõ ràng tình trạng sức khoẻ của bé với bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bé. \n\n![Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_6_trong_1_co_ngua_duoc_phe_cau_khuan_khong_3_7afa2bd918.jpg)\n\n*Hãy đảm bảo trẻ có sức khoẻ tốt trước khi tiêm phòng*\n\n### Với bé sau khi tiêm\n\nKhông ra về ngay mà ở lại cơ sở tiêm phòng từ 30 phút để xem có dấu hiệu sốc phản vệ hay không. Sau khi về nhà, bố mẹ tiếp tục theo dõi bé trong 72 giờ tiếp theo. Trẻ lúc này có thể sốt nhẹ và đau ở vùng tiêm, nhưng đây là triệu chứng bình thường. Nên hạ sốt cho bé bằng chườm khăn lạnh, mặc áo quần rộng thoáng và hạn chế chạm vào vết tiêm.\n\nTrên đây là những chia sẻ về vấn đề [vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-6-trong-1-co-ngua-duoc-phe-cau-khuan-khong.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về các loại vắc-xin này và chủ động tiêm phòng thật khoa học cho bé. \n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?", "abstract": "Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức y tế, việc xem xét và cập nhật chương trình tiêm chủng mở rộng là rất quan trọng. Nhiều loại vắc xin đã trở thành phần không thể thiếu trong các chương trình này. Vậy tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?\n", "md_content": "Việc tiêm vắc xin quai đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nỗ lực phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Vậy chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng là gì?\n--------------------------------------\n\n[Chương trình Tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) (CTTCMR) là một chương trình y tế công cộng được triển khai tại Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế thực hiện. Với sự hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chương trình nhằm cung cấp các loại vắc xin miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến trong cộng đồng có tính nghiêm trọng. Chương trình này đã cho thấy thành tựu lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, đóng góp làm giảm phần giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra.\n\n![Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_chuong_trinh_tiem_chung_mo_rong_co_mui_quai_bi_khong_3_a9ec194da0.jpg)\n\n*Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng*\n\nViệc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là vô cùng quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là danh sách các mũi vắc xin được triển khai trong CTTCMR năm 2023 mới nhất cho trẻ:\n\n* Vắc xin phòng ngừa bệnh lao phổi;\n* Vắc xin phòng viêm gan B;\n* Vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* Vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* Vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* Vắc xin phòng bệnh bại liệt (dạng uống và tiêm);\n* Vắc xin phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib;\n* [Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vaccine-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-jevax-1ml.html);\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng rubella;\n* Vắc xin bệnh tả (áp dụng khu vực có nguy cơ cao);\n* Vắc xin phòng thương hàn (áp dụng khu vực có nguy cơ cao).\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?\n-----------------------------------------------------\n\nNhiều người thắc mắc rằng trong chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? Thì câu trả lời là hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai năm 2023 không bao gồm mũi vắc xin quai bị. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người dân về tiêm chủng, những người có nhu cầu có thể đăng ký các mũi tiêm chủng dịch vụ, trong đó có mũi quai bị.\n\nTrong chương trình tiêm mở rộng của Bộ y tế, vắc xin quai bị được khuyến cáo cho trẻ từ 1 tuổi, và một liều nhắc lại sẽ được tiêm khi trẻ đạt 4 tuổi. Việc [tiêm vắc xin quai bị cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-quai-bi-cho-tre-cha-me-can-luu-y-43347.html) dưới 12 tháng tuổi không đem lại hiệu quả kéo dài. Trường hợp trẻ được tiêm dưới 12 tháng, cần phải tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật.\n\nBên cạnh đó, đối với chị em phụ nữ có dự định mang thai cũng được khuyến nghị là nên tiêm vắc xin quai bị. Tuy nhiên, trước khi tiêm, cần thực hiện xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra mức kháng thể quai bị. Sau khi tiêm vắc xin này, phụ nữ nên tránh việc trong ít nhất 3 tháng.\n\n![Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_2_fed83ef805.jpg)\n\n*Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?* \n\nĐể việc tiêm chủng phòng ngừa đạt hiệu quả tốt, ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của tiêm chủng như thời điểm độ tiêm chủng, loại vắc xin, tình trạng sức khỏe cá nhân thì điều quan trọng không kém là được thực hiện bởi các cán bộ y tế có chuyên môn và cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng.\n\nVì sao tiêm vắc xin quai bị là điều cần thiết?\n----------------------------------------------\n\n[Bệnh quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như sốt, sưng tuyến nước bọt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Trong một số trường hợp, bệnh quai bị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng và viêm màng não.\n\nTheo ngành y, bệnh quai bị vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc đưa vắc xin quai bị vào chương trình tiêm chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới khuyến khích là cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\nVắc xin quai bị có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin quai bị sau khi tiêm đủ 2 liều là khoảng 90 - 95%. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin quai bị là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Tiêm vắc xin quai bị giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh quai bị, từ đó giúp bảo vệ những người không thể được tiêm vắc xin, chẳng hạn như trẻ sơ sinh, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu.\n\nNgoài ra, tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin quai bị là rất hiếm gặp. Chỉ có một số tác dụng phụ thường gặp sau, bao gồm: Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, [mệt mỏi,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) nhức đầu,...\n\n![Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_chuong_trinh_tiem_chung_mo_rong_co_mui_quai_bi_khong_1_2c09fd3926.jpg)\n\n*Vắc xin quai bị có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh*\n\nTrên đây là lời giải đáp của Long Châu về vấn đề [tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-co-mui-quai-bi-khong.html). Tóm lại, tiêm vắc xin quai bị được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả, được khuyến khích trong chương trình tiêm chủng ở cả trẻ em và người lớn.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì?", "abstract": "Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin uốn ván. Có những vấn đề xung quanh tiêm vắc xin như sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp cho vấn đề này.\n", "md_content": "Uốn ván do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra rất nguy hiểm, bệnh để lại hậu quả lớn về sức khỏe và tăng chi phí điều trị. Bên cạnh việc tiêm phòng uốn ván, mọi người cần chú ý sau khi tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố này gây co cứng cơ, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Vi khuẩn này chịu nhiệt rất tốt và kháng hầu hết thuốc sát trùng, bào tử có thể tồn tại trong nhiều năm. Chúng còn phân bố ở khắp mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất, tro, đường ruột/phân của động vật và con người, trên bề mặt da và các dụng cụ rỉ sét như đinh, kim, dây thép gai,... Có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, sau đó vi khuẩn sẽ sản sinh độc tố uốn ván.\n\n![uốn ván 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_1_81ec396e6e.jpg)\n\n*Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra*\n\nCác triệu chứng của bệnh uốn ván thường xuất hiện từ 3 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng ban đầu thường là cứng hàm, khó nuốt, khó nói. Sau đó, các cơ khác của cơ thể cũng có thể bị co cứng, bao gồm cơ mặt, cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng, cơ chân tay,... Các cơn co cứng có thể xảy ra đột ngột và dữ dội, có thể gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.\n\nBệnh uốn ván có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) và có thể dẫn đến tử vong.\n\nVắc xin uốn ván là gì? Khi nào phải tiêm phòng vắc xin uốn ván?\n---------------------------------------------------------------\n\nUốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2017 cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị cho một trẻ em mắc uốn ván là hơn 800.000 USD. Vì thế, tiêm ngừa [vắc xin phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html) là biện pháp tối ưu nhất giúp phòng ngừa và hạn chế hậu quả do căn bệnh này gây ra.\n\nNhững đối tượng cần tiêm ngừa vắc xin uốn ván bao gồm:\n\n* Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15- 44 tuổi).\n* Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên.\n* Người có vết thương hở, đặc biệt là các vết thương sâu, bẩn, hoặc vết thương do kim tiêm, vật nhọn đâm vào.\n* Người có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván như nông dân, công nhân xây dựng, nhân viên y tế.\n* Người sống ở các khu vực có tỷ lệ mắc uốn ván cao.\n\nTuy nhiên, bạn cần thăm khám để được tư vấn và hướng dẫn về chương trình tiêm chủng phù hợp, cũng như theo lịch tiêm chủng của mỗi loại vắc xin.\n\n![uốn ván 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_2_5a8d86579b.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói tiêm chủng phòng ngừa bệnh uốn ván*\n\nHiện nay, bạn có thể tiêm phòng ngừa uốn ván tại các cơ sở y tế được cấp phép. Trong đó, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đã được cấp phép tiêm chủng hiện đang cung cấp các gói tiêm chủng phòng ngừa bệnh uốn ván bao gồm uốn ván như gói vắc xin 6 trong 1 của HEXAXIM, INFANRIX HEXA; gói vắc xin 4 trong 1 TETRAXIM; gói 3 trong 1 ADACEL hoặc vắc-xin uốn ván hấp phụ (TT) với giá giao động từ 144.000đ đến 1.020.000đ. Tiêm vắc xin uốn ván là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh uốn ván.\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì?\n------------------------------------------------------\n\nCũng như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm uốn ván, cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván. Trong thời gian này, hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ. Do đó, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cung như hạn chế các loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến tiêm vắc xin uốn ván. Dưới đây là một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và những thực phẩm nên ăn.\n\n### Thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm vắc xin uốn ván\n\nMột số thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm vắc xin uốn ván bao gồm:\n\n* **Chất kích thích:** Nên tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn. Vì chúng có thể gây ức chế, làm suy giảm sức đề kháng và làm giảm hiệu quả vắc xin. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả vắc xin.\n* **Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa:** Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu như các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ,... Vì chúng khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để sản sinh kháng thể. Ngoài ra, thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ của vắc xin uốn ván, chẳng hạn như sốt, sưng đỏ tại chỗ tiêm,...\n\n![Sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_tiem_vac_xin_uon_van_kieng_an_gi_va_nen_an_gi_3_f532db95de.jpg)\n\n*Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa là đáp án cho câu hỏi sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì*\n\n### Những thực phẩm nên ăn tiêm vắc xin uốn ván\n\nTheo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, bạn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi và [tăng cường hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-50926.html). Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước để giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố.\n\nTrên đây là một số thông tin Long Châu chia sẻ đến các bạn về vắc xin phòng bệnh uốn ván và những lưu ý sau khi [tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-tiem-vac-xin-uon-van-kieng-an-gi-va-nen-an-gi.html)? Nên ăn gì? Hy vọng bài viết có ích cho bạn, giúp bạn hiểu và phòng ngừa hiệu quả hơn. Vắc xin uốn ván là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Tiêm vắc xin uốn ván giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh uốn ván, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là gì? Vì sao bạn cần phải tiêm vắc xin uốn ván?", "abstract": "Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhưng có thể hoàn toàn ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc xin. Việc tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván hiệu quả bảo vệ trên 95% người được tiêm và ngăn ngừa lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Cần tuân thủ một số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ.", "md_content": "Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một biện pháp quan trọng để tự bảo vệ sức khỏe khỏi vi khuẩn uốn ván và nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm mà bệnh này có thể gây ra, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Có một số [lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!\n\nCác triệu chứng của bệnh uốn ván\n--------------------------------\n\nCác triệu chứng của bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) thường xuất hiện khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hoặc nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 - 21 ngày, tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của vết thương. Dưới đây là một số triệu chứng chính do bệnh uốn ván gây ra:\n\n**Giai đoạn đầu:** Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng những triệu chứng như co thắt cơ nhẹ, sau đó lan rộng đến các bộ phận khác như ngực, cổ, lưng và bụng. Những cơn co cơ mạnh mẽ, đột ngột hoặc kéo dài có thể gây rách cơ hoặc gãy xương.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_1_186b75ecad.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng những triệu chứng như co thắt cơ nhẹ*\n\n**Các triệu chứng khác:** Ngoài co cơ, bệnh uốn ván thường đi kèm với sốt, nhức đầu, buồn nôn, khó chịu hoặc mất kiểm soát đại tiện. Bệnh uốn ván có thể chia thành hai loại chính:\n\n* **Uốn ván toàn thân:** Đây là dạng phổ biến của bệnh, thường xuất hiện co giật trong vòng 7 ngày. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến các cơ, dẫn đến các triệu chứng như cơ co cứng. Trong trường hợp nặng có thể gây ngừng thở và tử vong.\n* **Uốn ván cục bộ:** Đây là dạng không phổ biến hơn và thường có tiên lượng tốt hơn so với uốn ván toàn thân. Triệu chứng của uốn ván cục bộ thường giới hạn ở các cơ gần với vết thương.\n\nVì sao bạn cần phải tiêm vắc xin uốn ván?\n-----------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin ngừa uốn ván mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số lý do quan trọng nên tiêm vắc xin uốn ván:\n\n* **Bảo vệ cá nhân:** Vắc xin ngừa uốn ván giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván, bảo vệ cá nhân khỏi nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh uốn ván có thể gây ra các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, bao gồm [suy hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), viêm não, tàn tật và thậm chí tử vong.\n* **Bảo vệ cộng đồng:** Uốn ván là một trong những [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) và việc tiêm vắc xin tạo ra một cộng đồng có nhiều cá nhân miễn dịch hơn, giúp ngăn chặn sự lây lan và phát triển của bệnh trong cộng đồng.\n* **Loại bỏ chi phí và thời gian điều trị:** Mắc uốn ván đòi hỏi chi phí và thời gian điều trị đáng kể. Thậm chí không thể điều trị hoàn toàn các biến chứng do bệnh để lại. Bệnh uốn ván có thể để lại di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván, mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn, giúp tránh đau đớn và bệnh tật, loại bỏ chi phí cơ hội và chi phí thời gian dành cho việc điều trị.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_2_34db5cdab4.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin ngừa uốn ván mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng*\n\nViệc tiêm vắc xin ngừa uốn ván không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào mục tiêu ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Vậy cần tuân thủ một số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ.\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván\n------------------------------\n\n### Sau khi tiêm vắc xin uốn ván nên kiêng gì?\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván, có một số quy tắc cần tuân theo để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các hướng dẫn sau tiêm vắc xin uốn ván:\n\n* **Tránh tiếp xúc vùng tiêm:** Một trong những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là quý vị nên tránh chạm vào vùng tiêm để ngăn ngừa nguy cơ [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html). Không nên vỗ hoặc mát xa vùng tiêm trong khoảng thời gian sau tiêm.\n* **Không uống rượu hoặc chất kích thích:** Để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng, tránh uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích sau tiêm vắc xin uốn ván, vì chúng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.\n* **Tránh môi trường ô nhiễm và bụi bẩn:** Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và bụi bẩn sau tiêm vắc xin để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng và tránh nguy cơ nhiễm trùng vắc xin.\n\nNhớ tuân thủ các hướng dẫn này để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả của vắc xin uốn ván.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_3_17947ea184.jpg)\n\n*Một trong những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là tránh tiếp xúc vùng tiêm*\n\n### Sau khi tiêm vắc xin uốn ván nên làm gì?\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván, quý vị nên tuân thủ những biện pháp dưới đây để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả của vắc xin:\n\n* **Nghỉ ngơi và thư giãn:** Hãy dành ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc xin để nghỉ ngơi và thư giãn, giúp tránh cảm giác chóng mặt hoặc buồn nôn.\n* **Giữ vùng tiêm sạch sẽ:** Sau khi tiêm, hãy đảm bảo giữ vùng tiêm sạch sẽ và không chạm vào vùng tiêm trong một thời gian để tránh nhiễm trùng.\n* **Kiểm tra vùng tiêm:** Vài ngày sau khi tiêm, hãy kiểm tra vùng tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào như đỏ, sưng, đau hoặc có mủ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.\n* **Theo dõi phản ứng phụ:** Hãy lưu ý theo dõi sát các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, như đỏ, sưng, ngứa hoặc cảm giác khó chịu. Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin thường rất hiếm hoặc nhẹ nhàng và thường biến mất sau một vài ngày. Nếu có các triệu chứng lạ, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay để ứng phó kịp thời.\n* **Uống đủ nước:** Đảm bảo bạn uống đủ nước sau khi tiêm vắc xin để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng nước và giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ.\n* **Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ:** Hãy tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ và nhà sản xuất vắc xin về việc chăm sóc và kiêng cữ sau khi tiêm vắc xin.\n* **Không tự mình tự trị phản ứng phụ:** Nếu gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, hãy tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc biện pháp điều trị. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được giúp đỡ đúng cách.\n* **Tuân theo lịch tiêm nhắc lại:** Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ kéo dài, hãy tuân theo đúng lịch trình tiêm nhắc lại theo hướng dẫn từ nhà sản xuất vắc xin và các cơ quan y tế. Việc tiêm nhắc lại sẽ giúp củng cố [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) và duy trì hiệu quả phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_4_22a5e9f059.jpg)\n\n*Hãy đảm bảo giữ vùng tiêm sạch sẽ để tránh nhiễm trùng*\n\nHãy nhớ rằng việc tiêm vắc xin uốn ván là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh uốn ván. Hãy tích cực tham gia tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng. Nếu bạn có câu hỏi về vắc xin, tiêm chủng hoặc cần tiêm vắc xin uốn ván, hãy liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn và hỗ trợ. Hy vọng bài viết của Nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin hữu ích về những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? Tầm quan trọng của vaccine Rota", "abstract": "Trẻ em bị mắc phải virus Rota được ước tính với con số không hề nhỏ, vì vậy, các bậc phụ huynh thường thắc mắc tiêm ngừa virus rota có trong tiêm chủng mở rộng không? Cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.\n", "md_content": "Trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng hiện nay, việc tích hợp Rota vào lịch tiêm chủng đang thu hút sự chú ý với những ưu điểm đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Rota, một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt đe dọa sức khỏe của trẻ nhỏ, vì thế, Rota có trong tiêm chủng mở rộng không được rất nhiều phụ huynh quan tâm.\n\nVirus Rota là gì?\n-----------------\n\nTrước khi giải đáp cho thắc mắc Rota có trong tiêm chủng mở rộng không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về Rota cũng như những ảnh hưởng của loại virus này đối với sức khỏe. [Virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html) là một trong những loại virus gây ra tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ước tính hằng năm trên thế giới có đến hơn 215.000 ca tử vong do loại virus này gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh, gây ra viêm dạ dày và viêm ruột, đi kèm với nó là các triệu chứng như tiêu chảy nặng, buồn nôn, mắc ói, đau bụng và mất nước ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người trưởng thành.\n\n![Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_2_179af467c1.png)\n\n*Virus Rota là một trong những loại virus gây ra tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh*\n\nVirus Rota có thể lây truyền qua bất cứ thứ gì khi người bệnh chạm vào, như: Thực phẩm, tay nắm cửa, thang máy, đồ dùng, các bề mặt lâu ngày không được khử trùng cũng có nguy cơ chứa virus Rota rất cao.\n\nHiện nay chưa có loại thuốc nào có thể trị được virus Rota, [kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-sinh-la-gi-ban-can-biet-gi-ve-thuoc-khang-sinh-46454.html) cũng không thể kháng được virus Rota, việc điều trị cũng dựa vào việc điều trị các triệu chứng của nó. Virus Rota có thể ở trong cơ thể từ một tuần đến 10 ngày, trong lúc đang bị nhiễm phải virus Rota, người bệnh cần bổ sung nhiều nước để tránh bị mất nước.\n\nCác triệu chứng khi người bệnh nhiễm phải virus Rota có thể nhắc đến như: Ngủ li bì, uống ít nước, nôn ói nhiều, phân có màu đen hoặc máu và mủ, sốt hơn 24h,... Nếu nghi ngờ một người bị mắc phải virus Rota, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra vì đây là một loại virus lây lan rất mạnh.\n\nVaccine Rota có trong tiêm chủng mở rộng không?\n-----------------------------------------------\n\nTheo lộ trình tăng số lượng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, sẽ có 4 loại vaccine được triển khai vào chương trình tiêm chủng này, giai đoạn 2022 - 2030 các loại vaccine như: Vaccine phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, phế cầu, [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) và cúm mùa sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.\n\nVaccine Rota là loại vaccine được nghiên cứu để sử dụng trong việc bảo vệ chống nhiễm trùng virus Rota, đồng thời giảm nguy cơ tử vong do virus Rota ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm phòng virus Rota, những việc như rửa tay, sử dụng nước sạch và vệ sinh sạch sẽ cũng là những cách phòng ngừa Rota.\n\nHiện nay có 2 loại vaccine được cấp phép sử dụng cho trẻ em ở Hoa Kỳ, đó là RotaTeq và Rotarix. Tuy nhiên, nếu trẻ có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vaccine Rota trước đó hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc thì không nên tiêm phòng virus Rota. Đồng thời, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc phải các bệnh như tắc nghẽn đường ruột cũng không nên tiêm phòng virus Rota.\n\n![Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_1_3bbecc4bf6.jpg)\n\n*Tiêm ngừa virus Rota có trong tiêm chủng mở rộng không là điều mà nhiều phụ huynh thắc mắc*\n\nTầm quan trọng của Rota trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng\n-----------------------------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Và tầm quan trọng của vaccine Rota trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng có thể nhắc đến như sau:\n\n### Ngăn chặn sự lây lan của Rota\n\nVirus Rota thường lây lan qua đường nước, và việc tiêm chủng không chỉ bảo vệ trẻ em khỏi mức độ nặng của bệnh tiêu chảy mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của loại vi khuẩn này bên trong cộng đồng. Đây như là một biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ, giúp định hình một môi trường an toàn hơn cho toàn bộ cộng đồng.\n\n### Tăng cường an toàn y tế cộng đồng\n\nViệc mở rộng tiêm chủng Rota không chỉ là bảo vệ cá nhân mà còn là nỗ lực hướng tới sự an toàn cho cộng đồng. Điều này giảm áp lực lên hệ thống y tế bằng cách giảm số lượng trẻ em phải nhập viện do bệnh tiêu chảy, tạo ra một môi trường y tế ổn định và bền vững.\n\n### Giảm tỷ lệ tử vong\n\nRota có thể gây tử vong do [nhiễm trùng đường ruột](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-duong-ruot-1326.html), và việc tiêm chủng là một biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ tử vong này. Bằng cách đơn giản như tiêm chủng, chúng ta có thể bảo vệ những sinh linh nhỏ bé và yếu đuối khỏi những hậu quả nặng nề của căn bệnh này.\n\n![Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_3_55c1b61f37.jpg)\n\n*Rota có thể gây tử vong do nhiễm trùng đường ruột*\n\n### Ưu điểm phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm\n\nTích hợp Rota vào chiến dịch tiêm chủng mở rộng không chỉ là biện pháp phòng ngừa mà còn giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Đây là một phần quan trọng của chiến lược y tế công cộng, đặc biệt là trong các khu vực có điều kiện vệ sinh kém.\n\nTại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), dịch vụ tiêm chủng Rota được cung cấp chuyên nghiệp và hiệu quả. Vắc xin Rota giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm nhiễm do Rotavirus, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em. Việc tiêm chủng Rota tại đây không chỉ đảm bảo an toàn mà còn hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ, giúp trẻ phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. \n\nTrong bối cảnh đầy thách thức của thế giới ngày nay, việc có Rota trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng không chỉ là một cơ hội để bảo vệ sức khỏe của trẻ em mà còn là một cam kết mạnh mẽ đối với sự phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Chúng ta đang xây dựng một tương lai với nhiều tiềm năng và an toàn hơn, từng liều vắc xin một. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc Rota là gì và [Rota có trong tiêm chủng mở rộng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rota-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html)? Cùng theo dõi chúng tôi để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng", "abstract": "Rotateq vaccine là một trong các loại vaccine phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus cực kỳ hiệu quả hiện nay. Cùng bài viết khám phá những thông tin liên quan đến công dụng, liều dùng và một số lưu ý khi sử dụng loại vaccine này nhé!", "md_content": "Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng vaccine Rotateq là một trong các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.\n\nCông dụng và liều dùng của Rotateq vaccine\n------------------------------------------\n\n### Công dụng\n\nRotateq [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) có thể giúp phòng bệnh tiêu chảy xuất phát từ Rotavirus. Virus Rota được xác định là nguyên do hàng đầu khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tiêu chảy nặng. \n\nLoại virus này dễ dàng lây qua đường tay - miệng và phân - miệng mỗi khi tiếp xúc với tã hay phân của những đứa trẻ nhiễm bệnh mà không vệ sinh tay sạch sẽ. Không chỉ vậy, virus Rota cũng có thể lây truyền thông qua đường hô hấp. Do đó, bệnh rất dễ lây chéo trong cộng đồng và môi trường bệnh viện.\n\nRotateq vaccine chính là chìa khóa tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) gây ra. Điều này cũng giúp ngăn ngừa căn bệnh có thể phát sinh thành dịch lớn.\n\nTrẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt khi thời tiết lạnh, ẩm ướt vào mùa đông - xuân.\n\nTiêu chảy do virus Rota có thời gian ủ bệnh từ 2 - 3 ngày và thời gian phát bệnh từ 5 - 7 ngày. Trẻ em mắc phải bệnh có triệu chứng nôn mửa, sốt, tiêu chảy, mất nước và [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html). Tình trạng nếu không được xử lý và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân tử vong.\n\n### Liều dùng\n\nRotateq vaccine được sản xuất tại nước Mỹ, gồm có 3 liều và mỗi liều có dung lượng 2ml. Thời điểm sử dụng các liều cho trẻ cụ thể như sau:\n\n* Liều thứ 1: Sử dụng cho trẻ từ 7.5 - 12 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2: Sử dụng sau khi dùng liều thứ 1 tối thiểu 4 tuần.\n* Liều thứ 3: Sử dụng sau khi dùng liều thứ 2 tối thiểu 4 tuần.\n\nThời điểm tốt nhất để kết thúc lịch sử dụng vaccine Rotateq là trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_2_c2e99296d5.jpg)\n\n*Rotateq vaccine giúp phòng bệnh tiêu chảy xuất phát từ Rotavirus*\n\nChỉ định và chống chỉ định của vaccine Rotateq\n----------------------------------------------\n\n### Chỉ định\n\nVaccine Rotateq có chỉ định sử dụng như sau:\n\n* Vaccine Rotateq chỉ sử dụng thông qua đường uống.\n* Vaccine Rotateq tuyệt đối không sử dụng đường tiêm trong bất kỳ trường hợp nào.\n* Vaccine Rotateq được các bác sĩ chỉ định nhằm phòng ngừa các căn bệnh do virus Rota thuộc trong tuýp huyết thanh G2, G2, G3, G4, G9 gây nên. Đây là những chủng virus hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.\n* Vaccine Rotateq không được chỉ định ở đối tượng người trưởng thành, phụ nữ có thai và đang cho con bú.\n\n### Chống chỉ định\n\nVaccine Rotateq chống chỉ định với những đối tượng như sau:\n\n* Chống chỉ định với đối tượng có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccine.\n* Những trẻ có dấu hiệu mẫn cảm với liều dùng vaccine Rotateq thứ nhất thì không nên sử dụng thêm các liều tiếp theo.\n* Không sử dụng cho trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_2_f5d3b26f58.jpg)\n\n*Vaccine Rotateq chỉ sử dụng thông qua đường uống*\n\nMột số điểm cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng vaccine Rotateq\n---------------------------------------------------------------\n\n### Lưu ý\n\nCần lưu ý một vài điểm sau khi cho trẻ sử dụng Rotateq vaccine. Cụ thể:\n\n* Sau khi sử dụng vaccine, trẻ không bị hạn chế gì về ăn uống.\n* Nếu trẻ có tính trạng nôn, trớ thời gian trong và sau khi uống vaccine, không cần cho trẻ uống thêm liều bổ sung.\n* Tuyệt đối không tiêm vaccine Rotateq.\n* Uống trực tiếp vaccine Rotateq, không pha loãng cùng với nước hay trộn với bất cứ dung dịch và vaccine nào khác.\n* Kiểm tra các thông tin vaccine cẩn thận trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng.\n\n### Thận trọng\n\nCần thận trọng với một số đối tượng sau đây khi sử dụng vaccine Rotateq:\n\n* Khi sử dụng vaccine, cần cẩn trọng đối với trẻ đang điều trị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm chức năng miễn dịch.\n* Thận trọng với những trẻ nhiễm HIV.\n* Thận trọng với trẻ vừa mới truyền máu hay dùng các sản phẩm từ máu chưa qua ngày thứ 42.\n* Trẻ bị bệnh dạ dày, đường ruột, tiêu chảy mãn tính, tiền sử lồng ruột, chậm phát triển,... cũng cần nên thận trọng khi sử dụng vaccine.\n* Cần tạm dừng vaccine đối với trẻ có sức khỏe không được ổn định như nôn mửa, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), tiêu chảy,...\n* Một số nghiên cứu chỉ ra rằng không tìm thấy chủng vaccnine bên trong phân của những đứa trẻ mắc một số chứng bệnh nặng như ung thư, xơ nang tụy, tim bẩm sinh,... Vì vậy, cần có sự cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng vaccine Rotateq.\n* Mức độ cũng như khả năng bảo vệ trước virus Rota từ vaccine Rotateq không có nghiên cứu khi sử dụng từ 1 hoặc 2 liều vaccine.\n* Tương tự các loại vaccine khác, sử dụng vaccine Rotateq cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đề phòng trường hợp trẻ có thể bị sốc phản vệ.\n\nTác dụng phụ không mong muốn của vaccine Rotateq\n------------------------------------------------\n\nMột số tác dụng phụ không mong muốn của Rotateq vaccine:\n\n* Nghiên cứu thực hiện trên 71.752 đứa trẻ không phát hiện vaccine Rotateq làm tăng nguy cơ lồng ruột.\n* Một số tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng vaccine Rotateq có thể kể đến như sốt, tiêu chảy, nôn mửa. Các triệu chứng này có tỷ lệ ≥ 1/10.\n* Những tác dụng phụ không phổ biến như viêm họng sau khi dùng vaccine Rotateq có tỷ lệ ≥ 1/1000 và <1/100.\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_3_60f0a299a4.jpg)\n\n*Sốt là tác dụng phụ thường thấy của vaccine Rotateq*\n\nTương tác thuốc của vaccine Rotateq\n-----------------------------------\n\nVaccine Rotateq có thể sử dụng cùng một thời điểm với các vaccine kết hợp khác như vaccine bại liệt bất hoạt, vaccine ho gà - bạch hầu - uốn ván, vaccine [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), vaccine phòng các bệnh lý do Hib, vaccine cộng hợp phế cầu khuẩn.\n\nNgoài ra, vaccine Rotateq cũng có thể kết hợp với vaccine phòng bại liệt loại uống OPV. Sự kết hợp này không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của OPV. Mặc cho OPV có làm giảm một số đáp ứng miễn dịch của vaccine Rotateq. Thế nhưng, các nghiên cứu cho biết khả năng chống lại virus Rota không bị tác động. \n\nKhả năng đáp ứng miễn dịch của Rotateq vaccine sẽ không bị ảnh hưởng nếu đối tượng uống vaccine bại liệt OPV sau khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi sử dụng Rotateq.\n\nPhương pháp bảo quản vaccine Rotateq\n------------------------------------\n\nVaccine Rotateq được đảm bảo bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C. Một khi được lấy ra khỏi tủ lạnh bảo quản, vaccine Rotateq cần phải sử dụng ngay lập tức. Mặt khác, nếu bảo quản vaccine Rotateq ở nhiệt độ 25 độ C, cần sử dụng trong vòng 48 giờ đồng hồ. Sau 48 giờ, vaccine sẽ phải bị loại bỏ theo đúng quy định.\n\nVaccine Rotateq bao nhiêu tiền?\n-------------------------------\n\nVaccine Rotateq của Mỹ có tầm giá trong khoảng 600.000 - 700.000 VND/liều. Cần lưu ý, đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể có sự chênh lệch nhất định, tùy thuộc vào thời điểm sử dụng vaccine và nhiều yếu tố khác.\n\nVaccine Rotateq hiện đang có sẵn tại các cơ sở của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Tại đây cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt, tùy theo yêu cầu như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, đặt mua và giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_3_99f3caa30e.jpg)\n\n*Vaccine Rotateq của Mỹ đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nUống [Rotateq vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp để bảo vệ con trẻ của bạn càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ có một sức khỏe khỏe mạnh, không rơi vào tình huống nguy hiểm do Rotavirus gây nên.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ", "abstract": "Vaccine MVVAC là loại vaccine phòng sởi được chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và những người chưa có miễn dịch bệnh. Cùng bài viết bên dưới khám phá thông tin về lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện cũng như các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine MVVAC nhé!", "md_content": "Vaccine sởi đơn MVVAC tiêu chuẩn phòng ngừa bệnh sởi hàng đầu cho trẻ nhỏ. Hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu để trị bệnh sởi. Do đó, phụ huynh cần lưu ý và cho trẻ nhỏ thực hiện tiêm chủng theo đúng quy định.\n\nVaccine sởi đơn MVVAC là gì?\n----------------------------\n\nLoại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) sởi đơn được sử dụng hiện nay có tên MVVAC. Được biết, đây là vaccine virus sống, đã được giảm độc lực. MVVAC sản xuất dựa trên công nghệ chuyển giao từ viện Kitasato tại Nhật Bản kết hợp với công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO. Vaccine được Bộ Y tế cấp phép cho sử dụng vào cuối năm 2009. Theo đó, nó cũng được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.\n\nBên cạnh vaccine sởi đơn MVVAC, xuất hiện các loại vaccine phối hợp khác nhằm mục đích phòng ngừa nhiều bệnh lý chưa có thuốc đặc trị như: [Sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), quai bị ở người lớn và trẻ em, Rubella.\n\nLịch tiêm chủng và quy trình thực hiện tiêm chủng vaccine MVVAC\n---------------------------------------------------------------\n\nVaccine sởi đơn MVVAC đã được đi vào quy chế tạo nên miễn dịch chủ động ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở đi và cho cả những đối tượng chưa có kháng thể chống virus sởi.\n\nVaccine MVVAC có lịch tiêm chủng cụ thể như sau:\n\n* Mũi thứ nhất: Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine MVVAC theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.\n* Mũi thứ hai: Cần được tiêm nhắc lại khi trẻ bước qua tháng thứ 15 - 18. Cũng có thể kết hợp vaccine [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) hay Rubella trong MMR II.\n\nCách sử dụng vaccine như sau: Vaccine sởi đơn MVVAC có đường tiêm dưới da với liều tiêm 0.5 ml/liều. Ngoài ra, không được tiêm ở tĩnh mạch.\n\nQuy trình thực hiện tiêm chủng:\n\n* Bước 1: Khử trùng toàn bộ dụng cụ tiêm chủng và dụng cụ lấy vaccine theo quy định.\n* Bước 2: Bề mặt nắp của lọ vaccine cũng cần được khử trùng bằng cồn trước khi tiến hành sử dụng cho việc tiêm chủng.\n* Bước 3: Sử dụng bơm tiêm hút 5,5ml nước cất pha tiêm sau đó bơm vào lọ vaccine. Cần lắc đều để bột đông khô đồng thời vaccine tan hết. Người tiêm chủng sẽ đảm bảo dung dịch không có dị vật, cặn hay bị vẩn đục.\n* Bước 4: Sử dụng bơm tiêm có dung lượng 1ml để lấy 0,5ml vaccine. Bơm tiêm cần được thay đổi cho từng người.\n* Bước 5: Thực hiện tiêm dưới da của trẻ theo đúng hướng dẫn của chương trình TCMR.\n\nTuyệt đối không để nhiễm bẩn vào dụng cụ trong quá trình thao tác thực hiện tiêm chủng và cần thay đổi bơm tiêm mỗi khi lấy vaccine cho từng trẻ.\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_1_23e19d8892.jpg)\n\n*Vaccine sởi đơn MVVAC có đường tiêm dưới da*\n\nChỉ định và chống chỉ định của vaccine MVVAC\n--------------------------------------------\n\n### Chỉ định\n\nVaccine MVVAC có chỉ định như sau:\n\n* Tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi.\n* Phòng ngừa bệnh cho các đối tượng chưa có kháng thể sởi.\n\n### Chống chỉ định\n\nMột số đối tượng có chống chỉ định tiêm vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:\n\n* Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vaccine.\n* Cần hoãn tiêm đối với các đối tượng đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp tính.\n* Đối tượng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, loại trừ trẻ em bị nhiễm HIV chưa tiến triển sang AIDS.\n* Phụ nữ đang mang thai.\n* Người mắc bệnh lao đang tiến triển và chưa được đưa vào điều trị.\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_836a3e5124.jpg)\n\n*Vaccine MVVAC phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi*\n\nNhững tác dụng phụ không mong muốn của vaccine MVVAC\n----------------------------------------------------\n\nMột số phản ứng không mong muốn có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:\n\n* Trẻ bị đau, sưng hoặc phát ban đỏ ở vùng da tiêm chủng trong khoảng 3 ngày.\n* Triệu chứng ho, sốt, sổ mũi cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ và kéo dài không quá 3 ngày.\n* Xuất hiện một số trường hợp tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận nguyên do bắt nguồn từ vaccine.\n* Một số báo cáo giảm tiểu cầu, co giật và [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html) được ghi nhận. Tuy nhiên, những trường hợp này cực kỳ hiếm gặp.\n* Những tác dụng nghiêm trọng khác sau khi tiêm vaccine MVVAC chưa được ghi nhận.\n\nCần thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vaccine nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.\n\nVaccine sởi đơn MVVAC thuộc dạng [vaccine sống giảm độc lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html). Do đó, có thể dùng kết hợp với các loại vaccine sống khác. Điều này không làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch và công hiệu. \n\nTuy nhiên, không được trộn lẫn các loại vaccine với nhau mà cần sử dụng bơm tiêm khác nhau cũng như đảm bảo không tiêm vào cùng một vị trí. Bạn cũng có thể lựa chọn tiêm thêm các loại vaccine sống khác cách mũi tiêm MVVAC tối thiểu 1 tháng.\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_3_5d8f3f8dcf.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị đau, sưng hoặc phát ban đỏ ở vùng da tiêm chủng*\n\nThận trọng khi sử dụng và bảo quản vaccine MVVAC\n------------------------------------------------\n\n### Thận trọng khi sử dụng\n\nMột số điều cần thận trọng khi sử dụng vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:\n\n* Cần đặc biệt thận trọng với các trường hợp có tiền sử co giật, sốt cao, dị ứng, giảm tiểu cầu hay tổn thương não.\n* Không nên sử dụng vaccine sởi đơn MVVAC trong trường hợp đối tượng tiêm chủng đang bị sốt hay đang trong tiến trình điều trị và sử dụng các phương pháp tác động đến hệ miễn dịch như truyền máu, dùng thuốc,... Chỉ thực hiện tiêm chủng cho trẻ em đã hết sốt ít nhất 3 ngày và kết thúc quá trình điều trị tác động đến hệ miễn dịch ít nhất 4 tuần.\n\n### Bảo quản\n\nVaccine sởi đơn MVVAC cần được bảo quản trong điều kiện như sau:\n\n* Các lọ vaccine sởi loại đông khô nên được bảo quản ở nhiệt độ từ ≤ 8 độ C. Ngoài ra, cần tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.\n* Các lọ nước pha tiêm cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Tuyệt đối không làm đông băng.\n* Lọ vaccine sau quá trình pha hồi chỉnh với nước pha tiêm cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Ngoài ra, những lọ vaccine này cần phải sử dụng trong vòng 6 giờ đồng hồ.\n\nVaccine sởi đơn MVVAC có giá bao nhiêu?\n---------------------------------------\n\nVaccine sởi đơn MVVAC được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Tùy thuộc vào từng cơ sở tiêm phòng khác nhau, vaccine sởi đơn MVVAC sẽ có giá dao động khác nhau. Tuy nhiên, mức giá trung bình của loại vaccine này rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 VND/mũi.\n\nĐặc biệt vaccine sởi đơn MVVAC đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với mức giá ưu đãi. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế hàng đầu nhé!\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_4_478de4bbb7.jpg)\n\n*Vaccine sởi đơn MVVAC đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nHiện tại, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, việc tiến hành tiêm chủng vaccine sởi đơn [MVVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-mvvac-lich-tiem-chung-quy-trinh-thuc-hien-va-tac-dung-phu.html) cho trẻ nhỏ và các đối tượng chưa được miễn dịch là đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong tương lai.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết", "abstract": "Cảm cúm là bệnh rất phổ biến, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và dễ tái phát bệnh nhiều lần. Để phòng bệnh hiệu quả, việc tiêm phòng cúm là rất cần thiết, việc nắm rõ những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm chủng.", "md_content": "Cảm cúm là bệnh hầu như ai cũng phải mắc ít nhất một đến hai lần trong đời. Đặc biệt với trẻ em, người có sức đề kháng kém thì bệnh có thể khiến cơ thể nhanh chóng kiệt sức. Để hạn chế bị bệnh cũng như tái phát cúm nhiều lần, tiêm vắc xin là phương pháp tốt nhất. Vậy tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm là gì?\n\nBệnh cúm có nguy hiểm không?\n----------------------------\n\nCúm mùa hay gọi tắt là cúm là bệnh cấp tính do virus cúm gây ra và rất dễ lây lan từ người sang người. Các con đường lây nhiễm phổ biến ở bệnh cúm là qua nói chuyện, ho, hắt hơi, tiếp xúc với một số đồ vật có virus. Hiện nay có 3 chủng cúm là cúm A, cúm B, cúm C trong đó [cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-a.html) chính là bệnh nguy hiểm nhất. Nhắc đến cúm nhiều người còn rất chủ quan tuy nhiên thực tế hằng năm có khoảng nửa triệu người tử vong do cúm cũng như mắc phải các biến chứng nặng nề về sau.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_1_8d27eb2a2d.png)\n\n*Cúm là bệnh không nên chủ quan*\n\nViệc tiêm vắc xin và có những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm là điều khiến nhiều người e ngại nhưng đây chính là biện pháp bảo vệ bản thân tốt nhất. Bệnh cúm mùa thường lành tính tuy nhiên với các đối tượng có sức đề kháng kém cũng như không điều trị kịp thời thì dễ tử vong hoặc mắc biến chứng:\n\n* [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), suy hô hấp.\n* Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu.\n* Gây sảy thai ở phụ nữ mang thai, biến chứng thai kỳ gây quái thai.\n\nĐặc biệt cúm hoàn toàn có thể lây lan nhanh ở cộng đồng và trở thành đại dịch. Một khi chúng trở thành dịch thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây ra hàng loạt biến động về kinh tế, xã hội. Cụ thể có thể nhìn cách [đại dịch covid - 19](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/covid-19-1401.html) đã lan rộng và gây ra những thiệt hại nặng nề về người và sự phát triển kinh tế ra sao để hình dung. Bệnh cúm sẽ rất nguy hiểm nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em hay người già.\n\nVậy dấu hiệu nhận biết của bệnh cúm là gì? Đó là khi bạn cảm thấy khó thở, đau tức vùng ngực, liên tục hắt hơi, sổ mũi, ho khan. Một khi bệnh tiến triển nặng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sốt cao, hay mê man. Tóm lại cúm là bệnh không thể chủ quan và tiêm phòng chính cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi virus cúm.\n\nThông tin về tiêm vacxin cúm\n----------------------------\n\nNhiều người đồn đoán về tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Tuy nhiên trước khi giải đáp về vấn đề này ta cùng tìm hiểu khái quát loại vắc xin cúm.\n\nHiện nay với chính sách khuyến khích tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vắc xin cúm cùng các loại vắc xin khác được lưu thông rộng rãi và luôn được kiểm duyệt rất an toàn trước khi cung cấp cho người dân. Bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể [tiêm phòng cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-dang-bi-cum-co-tiem-phong-cum-duoc-khong.html). Việc tiêm vắc xin cúm sẽ bảo vệ bạn khỏi bị cúm mùa, cụ thể sau khi tiêm thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể nhận ra virus cúm và ngay lập tức tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại virus.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_2_87a0434f01.jpg)\n\n*Tiêm vaccine phòng cúm là điều nên làm*\n\nMùa cúm cao điểm nhất là vào các tháng thu đông nên việc chủ động tiêm phòng vắc xin cúm rất cần thiết. Thông thường, mỗi mũi tiêm phòng cúm mỗi mùa có đủ khả năng bảo vệ cơ thể cho đến mùa cúm tiếp theo. Tuy nhiên tuỳ hệ miễn dịch, một số đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch có thể chủ động tiêm phòng cúm mũi thứ hai sau 6 tháng.\n\nQuan trọng hơn cả là bạn phải đến các bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng uy tín để được cung cấp nguồn vắc xin đảm bảo. Hãy tiêm phòng cúm định kỳ và đúng lộ trình, điều này giúp nâng cao sức đề kháng cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Hiện nay, tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có cung cấp dịch vụ tiêm chủng 3 loại vacxin cúm mùa tùy thuộc theo nhu cầu của khách hàng:\n\n* Vacxin cúm IVACFLU-S 0,5ml xuất xứ từ Việt Nam có giá 185.000đ.\n* Vacxin cúm VAXIGRIP TETRA xuất xứ từ Pháp có giá 333.000đ.\n* Vacxin cúm INFLUVAC TETRA xuất xứ từ Hà Lan có giá 333.000đ.\n\nLưu ý: Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế. Để đặt lịch tiêm chủng, bạn có thể đăng kí ngay tại website của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), hoặc liên hệ tư vấn: 1800 6928 - nhánh phím số 2.\n\nMột số tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm\n-------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin dù là vắc xin ngừa cúm hay các bệnh khác thì đều khiến cơ thể phản ứng lại sau tiêm ở những mức độ khác nhau. Và tác dụng phụ thường gặp ở người vừa tiêm vắc xin cúm có thể kể đến:\n\n### Hiện tượng sốt\n\nSốt chính là phản ứng dễ xảy ra nhất sau khi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể nên bạn không cần phải quá lo lắng. Một khi phát sốt sau tiêm vắc xin chứng tỏ có thể đang tiếp nhận sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân bên ngoài đồng thời sản sinh cơ chế tự bảo vệ từ đó thân nhiệt nóng lên. Nếu sốt quá cao, trên 39 độ C dù đã được can thiệp bởi các biện pháp như chườm ấm, dùng [miếng dán hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-su-dung-va-bao-quan-mieng-dan-ha-sot-cho-tre-68974.html) thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_3_cc85985d50.jpg)\n\n*Sốt là tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm thường gặp*\n\n### Hiện tượng sưng đau tại chỗ tiêm\n\nTác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm phổ biến phải kể đến sưng đau tại chỗ tiêm. Tại vị trí này có thể sưng đỏ và chạm vào sẽ hơi đau, nhưng chúng sẽ nhanh chóng khỏi sau vài ngày. Tuyệt đối không tự ý chườm đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng. Với trẻ nhỏ, các bé có thể sẽ quấy khóc vì cảm thấy khó chịu nên phụ huynh cần hạn chế để bé đụng vào chỗ tiêm.\n\nCó thể thấy các tác dụng phụ sau tiêm phòng cúm không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên có một số nguyên tắc tiêm phòng mà bạn nên nắm để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất:\n\n* **Ở lại nơi tiêm chủng ít nhất là 30 phút sau khi tiêm:** Việc này để tiện theo dõi sức khoẻ. Nếu không có hiện tượng bất thường nào xảy ra bạn có thể ra về và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ tiếp theo tại nhà.\n* **Có chế độ ăn uống khoa học:** Sau khi tiêm phòng vắc xin nên bổ sung nhiều chất xơ, đạm để cơ thể tràn đầy năng lượng, tăng sức đề kháng. Đặc biệt nên uống nhiều nước trái cây như cam, chanh để cơ thể được cung cấp đủ nước và chất điện giải.\n* **Nghỉ ngơi hợp lý:** Dù bạn đang rất khỏe mạnh sau khi tiêm phòng, thậm chí không hề gặp tác dụng phụ sau tiêm thì vẫn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế lao động nặng nhọc trong thời gian này.\n* **Chú ý biểu hiện của cơ thể:** Tiêm phòng vắc xin hiện nay rất an toàn bởi hầu hết các vắc xin đều được kiểm định rất kỹ trước khi cho lưu hành. Tuy nhiên không nên chủ quan, hãy theo dõi kỹ tình trạng cơ thể sau tiêm và nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng lạ nào, bạn phải thăm khám bác sĩ sớm nhất.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_4_a5fe57b6a0.jpg)\n\n*Sau tiêm phòng thường sẽ hơi sưng đau ở vùng tiêm*\n\nTrên đây là những chia sẻ về [tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-sau-khi-tiem-vacxin-cum-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh cúm mùa và chủ động tiêm phòng để bảo vệ bản thân và cộng đồng. \n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm"]}, {"title": "Giải đáp: Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?", "abstract": "Ở một số quốc gia, vacxin thủy đậu đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng cho trẻ em và cho thấy hiệu quả miễn dịch vô cùng cao trong vài thập kỷ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tóm lược một số thông tin về bệnh thủy đậu, nguồn gốc vacxin thủy đậu, đơn vị tiêm chủng uy tín và giải đáp câu hỏi: “Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?”.", "md_content": "Tiêm chủng đã làm thay đổi đáng kể dịch tễ học bệnh thủy đậu ở đa số quốc gia có chương trình tiêm chủng định kỳ. Hiện nay có rất nhiều loại vacxin thủy đậu được cấp phép sử dụng, trong đó không thể không nhắc đến vacxin thủy đậu của Mỹ. \"[Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-vacxin-thuy-dau-varivax-tiem-may-mui.html)?\" sẽ được giải đáp dưới đây.\n\nDịch tễ bệnh thủy đậu\n---------------------\n\nVirus Varicella zoster là một loại virus herpes - có khả năng độc nhất là gây nhiễm trùng tiềm ẩn ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nó là nguyên nhân gây gây bệnh [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) khi nhiễm trùng tiên phát và bệnh zona thần kinh khi nhiễm trùng thứ phát (tái hoạt động).\n\nVirus Varicella zoster được phát hiện ra trước những năm 1950 và mãi cho tới năm 1974, giáo sư Michiaki Takahashi tại Đại học Osaka, Nhật Bản mới tạo ra một loại vacxin sống chủng Oka an toàn để phòng ngừa thủy đậu. Đây là loại vacxin ngừa herpes virus đầu tiên và vẫn là duy nhất cho đến nay. Hiện nay, có rất nhiều loại vacxin thủy đậu được cấp phép sử dụng bao gồm Varivax (Merck Sharp and Dohm), Varilrix (Glaxo Smith Kline), Okavax (Biken) thuộc chủng Oka và SuduVax (Hàn Quốc) là loại vacxin duy nhất không phải chủng Oka,…\n\nỞ Việt Nam, bệnh thường bùng phát vào tháng 2 đến tháng 6 với triệu chứng đặc trưng và sốt và phát ban kèm mụn nước. Tuy bệnh thủy đậu là bệnh nhẹ và ít bùng phát hơn do đa phần trẻ nhỏ đã được thực hiện tiêm chủng, bệnh thường lành tính và tự khỏi nhưng vẫn có ghi nhận một số trường hợp xuất hiện biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, bệnh [zona thần kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/zona-than-kinh-39.html) (biến chứng thứ phát) gây đau thần kinh mãn tính,…\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_cua_my_tiem_may_mui_2_73c7c7982b.png)\n\n*Thủy đậu lây lan nhanh qua đường không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp mụn nước*\n\nVacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?\n-------------------------------------\n\n### Nguồn gốc vacxin thủy đậu Varivax\n\nVacxin thủy đậu chủng Oka được Merck Sharp and Dohm của Mỹ tiếp thị dưới tên thương mại Varivax. Vacxin Varivax hoạt động dựa trên cơ chế là vacxin chứa virus Varicella sống giảm độc lực. Vacxin sống giảm độc lực là vacxin chứa virus còn sống như đã bị suy yếu, bất hoạt nhưng nó vẫn có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch mà không thể gây hại hay gây bệnh cho cơ thể.\n\nSau khi Varivax được tiêm vào cơ thể khỏe mạnh sẽ gây ra phản ứng miễn dịch với virus Varicella zoster bao gồm sự phát triển của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T. Từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu (miễn dịch đặc hiệu) cho virus thủy đậu.\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_cua_my_tiem_may_mui_3_6e5462650c.jpg)\n\n*Vacxin ngừa bệnh thủy đậu của Mỹ - Varivax*\n\n### Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi?\n\nTheo nghiên cứu khảo sát ở Hoa Kỳ, vacxin thủy đậu đầu tiên với khuyến nghị 1 liều duy nhất được đưa vào lịch tiêm chủng cho trẻ em Mỹ vào năm 1995, cho kết quả số ca mắc bệnh thủy đậu đã giảm trong những năm tiếp theo đó. Tuy nhiên, theo thời gian, khảo sát ghi nhận các đợt bùng phát tiếp tục xảy ra ở những nhóm đã được tiêm chủng vacxin ngày càng tăng. Cho nên khuyến nghị tiêm liều thứ hai ra đời. Hai liều vacxin thủy đậu được tiêm lúc nhỏ đã được chứng minh là rất thành công trong việc ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở cả người lớn và bệnh nhân bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html). Và kết quả cho thấy tỷ lệ kháng thể cao hơn khi tiêm liều thứ hai. Điều này có nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus tốt hơn và lâu dài hơn.\n\nVarivax lần đầu tiên được cấp phép (dưới dạng lịch một liều) tại Hoa Kỳ vào năm 1995 cho trẻ khỏe mạnh từ 12 tháng tuổi trở lên. Năm 2006, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ (AICP) đã đưa ra khuyến nghị về lịch tiêm hai liều. Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo rằng vacxin thủy đậu Varivax nên tiêm 2 liều để đạt khả năng miễn dịch với bệnh lên 98% và cần tiêm nhắc lại sau khoảng 10 năm tiêm liều thứ 2.\n\nLịch tiêm của vacxin Varivax như sau: Mỗi lần tiêm khoảng 0,5 mL/liều và tiêm theo vị trí cơ delta ở bắp tay hay đùi hoặc tiêm dưới da.\n\n* Trẻ 12 tháng đến 12 tuổi: Tiêm liều đầu tiên cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Nên có khoảng cách tối thiểu là 3 tháng giữa các liều.\n* Thanh thiếu niên (>13 tuổi) và Người lớn (chưa mắc thủy đậu hay chưa tiêm vacxin bao giờ): Tiêm hai liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.\n\nCó thể tiêm vacxin Varivax (của Mỹ) ở đâu?\n------------------------------------------\n\nBên cạnh ý thức tiêm chủng định kỳ thì việc chọn địa điểm tiêm chủng cũng rất quan trọng. Bạn cần chọn một đơn vị uy tín để nhận được vacxin chất lượng nhất. Và Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong các đơn vị vô cùng uy tín về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ và tay nghề của nhân viên y tế tiêm chủng. Tại đây có rất nhiều gói tiêm chủng ưu đãi cho nhiều đối tượng khác nhau. Và bạn cũng sẽ an tâm khi các nhân viên y tế đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng của viện Pasteur kèm tay nghề tiêm nhẹ nhàng, ít đau.\n\nVới vacxin thủy đậu Varilrix tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giá cả sẽ dao động trong khoảng 690.000 đồng và sẽ có ưu đãi khi tiêm theo nhóm, gia đình.\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_cua_my_tiem_may_mui_4_742145d80c.png)\n\n*Bạn hoàn toàn an tâm khi lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nTóm lại, bệnh thủy đậu là bệnh khá phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, nhưng cũng không loại trừ người trưởng thành, người lớn tuổi và người, có bệnh mãn tính khác. Việc tiêm vacxin ngừa thủy đậu nên được thực hiện đầy đủ 2 liều theo khuyến cáo và tiêm nhắc lại sau 10 năm để đảm bảo an toàn cho bạn và cộng đồng.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "thủy đậu"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC", "abstract": "Hiện nay bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Vắc xin sởi đơn MVVAC là loại lưu hành phổ biến ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu những thông tin về vắc xin sởi đơn trong bài viết này nhé!", "md_content": "Vắc xin sởi đơn MVVAC được cấp phép sử dụng cuối năm 2009 và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Vắc xin được tiêm miễn phí tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.\n\nThông tin chung về vắc xin sởi đơn MVVAC\n----------------------------------------\n\n[Bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) là căn bệnh truyền nhiễm lưu hành rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới và phổ biến gặp ở trẻ em. Theo thống kê trước khi có vắc xin thì có đến 90% người mắc căn bệnh này, rất hiếm người không bị mắc bệnh sởi. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị căn bệnh này nhưng con người đã phát triển được vắc xin phòng bệnh. Người được tiêm đủ số mũi vắc xin thì sẽ không phải lo lắng về căn bệnh này nữa.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_don_mvvac_1_2a45d61edb.jpg)\n\n*Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch*\n\nHiện nay Việt Nam đã sản xuất được vắc xin sởi đơn. Vắc xin sởi đơn MVVAC chính thức được cấp phép sử dụng cuối năm 2009. Dây chuyền sản xuất vắc xin đạt 7,5 triệu liều/năm góp phần đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin trong nước và tiến tới ngưỡng xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. \n\nVắc xin sởi đơn MVVAC được nghiên cứu và sản xuất bởi Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC). MVVAC là vắc xin sởi đơn chứa virus sống đã được giảm độc được sản xuất theo công nghệ chuyển giao của viện Kitasato (Nhật Bản) trong dự án viện trợ không hoàn lại của tổ chức JICA, Nhật Bản.\n\nMột lọ vắc xin sởi sau khi hồi chỉnh với 5,5ml nước pha tiêm sẽ tiêm được 10 liều, mỗi liều 0,5ml bao gồm các thành phần như sau:\n\n* Thể tích: 0,5ml;\n* Virus sởi sống: 10003 PFU (giảm độc lực chủng AIK - C);\n* [Lactose](https://nhathuoclongchau.com.vn/chuyen-de/lactose): 2%;\n* D - Sorbitol: 0,72%;\n* L - Sodium glutamate: 0,4%;\n* Hydrolized Gelatin: 0,36%;\n* Kháng sinh (Erythromycin và Kanamycin): ≤ 10mg.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_don_mvvac_2_db72176602.jpg)\n\n*Vắc xin sởi đơn mvvac được sản xuất tại Việt Nam* \n\nVắc xin sởi đơn MVVAC được tiêm 0,5ml/liều dưới da và không tiêm qua đường tĩnh mạch. Quy trình tiêm như sau:\n\n* Tiến hành khử trùng dụng cụ lấy vắc xin và dụng cụ tiêm chủng theo quy định.\n* Lau và khử trùng nắp lọ vắc xin bằng cồn trước khi lên thuốc.\n* Dùng bơm kim tiêm hút đúng 5,5ml [nước cất pha tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/nuoc-cat-pha-tiem-5ml-10x10-17013.html) sau đó bơm vào lọ đồng thời lắc đều cho đến khi bột đông khô và vắc xin đã tan hết.\n* Sử dụng bơm tiêm 1ml lấy đúng 0,5ml vắc xin để tiêm. Lưu ý thay kim tiêm khi tiêm cho người kế tiếp.\n* Thực hiện tiêm dưới da và tuân thủ đúng hướng dẫn tiêm chủng.\n\nNhững ai có thể tiêm vắc xin sởi đơn\n------------------------------------\n\nVắc xin sởi đơn MVVAC được chỉ định sử dụng giúp gây miễn dịch chủ động để phòng chống bệnh sởi. Đối tượng chỉ định sử dụng là trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và những người chưa có kháng thể sởi.\n\nCác đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin sởi đơn bao gồm:\n\n* Người quá mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin.\n* Người mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, cần điều trị khỏi mới được tiêm vắc xin.\n* Người bẩm sinh bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc phải hội chứng này. Trừ trường hợp trẻ em bị lây nhiễm HIV mà chưa tiến triển thành [AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n* Phụ nữ có thai không được tiêm phòng sởi.\n* Người bệnh lao tiến triển chưa điều trị.\n* Người bị bệnh ác tính.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_don_mvvac_3_dd7179e4be.jpg)\n\n*Phụ nữ có bầu chống chỉ định tiêm vắc xin sởi*\n\nLưu ý khi bạn đi tiêm vắc xin sởi thì không nên tiêm các vắc xin sống giảm độc lực khác trong vòng một tháng. Còn đối với các vắc xin khác thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là khoảng 2 tuần. Nhìn chung thì trước khi tiêm bất cứ vắc xin nào, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm phù hợp cho khách hàng.\n\nTác dụng phụ của vắc xin sởi đơn MVVAC\n--------------------------------------\n\nVắc xin cũng giống như các loại thuốc khác, đều có tác dụng phụ nhất định. Đầu tiên, sau khi tiêm vắc xin thì bạn sẽ có một số phản ứng sau tiêm chủng như sau:\n\n* Tại vị trí tiêm: Đau nhẹ, sưng đỏ;\n* Toàn thân: Sốt, phát ban, ho, sổ mũi;\n* Có thể xuất hiện tình trạng [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) nhẹ nhưng hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng kết luận là do vắc xin gây ra.\n\nCác triệu chứng sau khi tiêm vắc xin sởi đơn sẽ kéo dài khoảng 24 - 72 giờ. Các triệu chứng này không phải là chuyển biến xấu mà báo hiệu hệ miễn dịch của bạn đang làm việc để chống lại những tác nhân gây bệnh sởi và hình thành miễn dịch với căn bệnh này. Tuy nhiên không phải ai khi tiêm về cũng có những dấu hiệu này.\n\nNgoài những tác dụng không mong muốn trên thì vắc xin sởi sau khi tiêm có thể gây ra tình trạng co giật, viêm não hoặc giảm tiểu cầu. Tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm gặp và cho đến hiện nay vẫn chưa có trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng được ghi nhận.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_soi_don_mvvac_4_22fa6912ca.jpg)\n\n*Trẻ có thể sẽ bị sốt sau khi tiêm vắc xin sởi đơn*\n\nLịch tiêm vắc xin sởi đơn\n-------------------------\n\nTheo chương trình tiêm chủng mở rộng thì vắc xin sởi đơn MVVAC được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Cụ thể lịch tiêm vắc xin sởi đơn như sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi;\n* Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi;\n* Mũi 3: Mũi tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 - 5 tuổi.\n\nNếu cha mẹ vì một lý do nào đó mà chưa kịp cho con đi tiêm chủng theo đúng lịch thì cha mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Lịch tiêm phòng đã được xác lập và tính toán dựa trên nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Vì vậy, cha mẹ nên thực hiện cho trẻ đi tiêm đúng thời gian để nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.\n\nLưu ý quan trọng với những trẻ trên 18 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm vắc xin sởi thì cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm đủ 2 mũi càng sớm càng tốt. Thời gian tiêm giữa 2 mũi sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể cho cha mẹ.\n\n[Vắc xin sởi đơn MVVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-soi-don-mvvac.html) được chỉ định sử dụng giúp tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và những ai chưa có kháng thể sởi. Sau khi tiêm, bạn cần chú ý theo dõi các phản ứng trong vòng từ 2 - 3 ngày. Nếu có những biểu hiện sốt, đau tại chỗ tiêm kéo dài quá 3 ngày thì nên đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế.\n\nXem thêm: [Vắc xin sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi thì đủ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html)\n\n \n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Vacxin", "tiêm phòng", "sởi"]}, {"title": "Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm?", "abstract": "Viêm gan A không được coi là nguy hiểm như viêm gan B hoặc C. Do đó, nhiều người cảm thấy hoang mang và do dự về việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.", "md_content": "Bệnh viêm gan siêu vi A, do virus viêm gan A gây ra, là một loại nhiễm trùng ở gan. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống hoặc vật dụng bị nhiễm phân của người bệnh, dù chỉ là với lượng rất ít. Viêm gan A thường xuất hiện phổ biến tại Việt Nam, gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc tiêm [vắc xin phòng bệnh viêm gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-nen-tiem-vac-xin-phong-benh-viem-gan-a-khi-nao-nen-tiem.html) A là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân khỏi loại bệnh truyền nhiễm này.\n\nViêm gan A là gì? vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh?\n-----------------------------------------------------\n\n[Bệnh Viêm gan A do virus viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html) (HAV) gây ra. Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với phân của người nhiễm bệnh, ví dụ như việc không rửa tay đúng cách. Bạn cũng có thể mắc viêm gan A từ thực phẩm, nước uống hoặc các vật dụng nhiễm HAV.\n\nTriệu chứng bao gồm:\n\n* Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau khớp.\n* Đau bụng và tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em).\n* Da và mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét.\n\n![Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_benh_viem_gan_1_5bf6fd6500.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin viêm gan A tránh nguy cơ nhiễm và giúp bệnh không nặng hơn*\n\nNhững triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 đến 6 tuần sau khi tiếp xúc và thường kéo dài dưới 2 tháng. Mặc dù hầu hết trẻ em không thể phát hiện triệu chứng, nhưng hầu hết người lớn lại có triệu chứng. Viêm gan A cấp tính có thể gây ra tình trạng suy nhược và mệt mỏi.\n\nMặc dù viêm gan A hiếm khi gây tử vong, tuy nhiên nó thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên và những người bị các bệnh gan khác.\n\nViệc tiêm tiêm vắc xin để [phòng bệnh viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-va-cach-phong-benh-viem-gan-a-don-gian-62609.html) là rất quan trọng để tránh nguy cơ bị nhiễm và giúp bệnh không trở nên nặng hơn nếu xảy ra sự lây nhiễm với các loại viêm gan khác.\n\nVắc xin phòng viêm gan A mấy mũi?\n---------------------------------\n\nChuyên gia khuyên rằng, để tránh nhiễm viêm gan A, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan A nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín. Vắc xin phòng viêm gan A thông thường yêu cầu 2 mũi tiêm bắp, được cách nhau ít nhất 6 tháng. Ngoài ra, có sẵn vắc xin kết hợp viêm gan A và B, với phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy theo độ tuổi.\n\nCó nhiều loại vắc xin phòng viêm gan A như: Epaxal, Havrix, Havax, Avaxim... Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, chỉ có hai loại vắc xin phòng viêm gan A thông thường là Havax, Avaxim. Ngoài ra, còn có vắc xin kết hợp viêm gan A và B, như vắc xin Twinrix 1ml do GSK của Bỉ sản xuất, có thể sử dụng cho trẻ em và người lớn từ 1 tuổi trở lên.\n\n![Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_benh_viem_gan_2_3626b88ead.jpg)\n\n*Vắc xin phòng viêm gan A thông thường yêu cầu 2 mũi tiêm bắp*\n\nĐối với từng loại vắc xin, liều lượng sử dụng có thể thay đổi:\n\n* [Vắc xin Avaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-avaxim-phong-ngua-benh-viem-gan-a-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) 80 UI/0.5ml: Cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau 6 - 36 tháng.\n* Vắc xin Avaxim 160 UI/1ml: Dành cho người từ 16 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau 6 - 12 tháng.\n* Vắc xin Havax: [Vắc xin Havax 0.5ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a.html) dành cho trẻ từ 2 tuổi đến 18 tuổi; từ 18 tuổi trở lên, có thể sử dụng vắc xin Havax 1ml. Phương pháp tiêm bao gồm 2 mũi tiêm bắp cách nhau 6 - 12 tháng.\n* Vắc xin kết hợp viêm gan A và B - Vắc xin Twinrix 1ml: Được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.\n\nKhi nào nên tiêm phòng bệnh viêm gan A?\n---------------------------------------\n\nCần tiêm vắc xin phòng viêm gan A cho các đối tượng sau:\n\n* Trẻ em từ 1 tuổi trở lên.\n* Những người đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ viêm gan A cao.\n* Gia đình và người chăm sóc trẻ em nhận nuôi từ các quốc gia có tỷ lệ viêm gan A cao.\n* Người có quan hệ tình dục đa đối tác hoặc không biết rõ về tình trạng sức khỏe của đối tác.\n* Các nhân viên làm việc trong môi trường tiếp xúc với kim tiêm và máu.\n* Những người mắc bệnh gan mãn tính hoặc lâu dài, bao gồm [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) hoặc viêm gan C.\n* Người có rối loạn đông máu.\n* Người sử dụng ma túy.\n* Những người tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm gan A.\n\n![Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_benh_viem_gan_3_07a1449b57.jpg)\n\n*Những người mắc bệnh gan mãn tính nên tiêm phòng bệnh viêm gan A*\n\nVắc xin phòng viêm gan A được đánh giá là an toàn và không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.\n\nMột số tác dụng phụ thường là nhẹ và tạm thời, bao gồm:\n\n* Đau nhức hoặc đỏ tại vùng tiêm.\n* Sốt nhẹ.\n* Đau đầu.\n* Cảm giác mệt mỏi.\n\nGiống như nhiều loại thuốc khác, có một tỷ lệ rất nhỏ mà vắc xin phòng viêm gan A có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn từ việc mắc viêm gan A lớn hơn nhiều so với rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng vắc xin phòng viêm gan A. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan A là cần thiết.\n\nDo đó, bài viết đã cung cấp thông tin về việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan. Để biết thêm thông tin và tư vấn về tiêm chủng, bạn có thể liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tham khảo bạn nhé.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ", "abstract": "Tiêm chủng vắc xin là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh đã chủ động phòng ngừa cho con như tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ hay các loại vắc xin khác. Bài viết sẽ thông tin đến bạn cụ thể hơn về hình thức tiêm chủng này.\n", "md_content": "Chủ động tiêm chủng không còn là vấn đề xa lạ. Vậy nên hiện nay rất nhiều phụ huynh đã ý thức được và nghiêm túc cho con tiêm phòng theo khuyến cáo. Từ khi bé sinh ra sẽ có rất nhiều loại vắc xin cần phải tiêm ngừa và vắc xin uốn ván cho trẻ là một trong những mũi tiêm quan trọng. \n\nBệnh uốn ván có nguy hiểm không?\n--------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra rất mạnh. Cụ thể trực khuẩn này có tên là Clostridium tetani, một khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tổn thương não bộ, hệ thần kinh trung ương và gây tử vong. Đặc biệt bệnh có thể gặp với bất kỳ đối tượng nào và người có sức đề kháng càng yếu như trẻ em lại càng dễ phát bệnh hơn.\n\n![Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bao_ve_suc_khoe_be_tiem_vac_xin_uon_van_cho_tre_1_94f369a5d5.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván có tỉ lệ gây tử vong rất cao* \n\nCách phòng ngừa bệnh tốt nhất lúc này là tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ từ những năm tháng đầu đời. Thông thường các trực khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những [vết thương hở](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lam-the-nao-de-vet-thuong-ho-co-the-mau-lanh.html), các vết rách, vết bỏng do nhiễm bẩn hoặc tiêm chích bẩn. Đặc biệt trong các cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện tại các cơ sở trái phép, không đảm bảo điều kiện vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm uốn ván rất cao.\n\nTrong quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh và gây ra uốn ván rốn. Hiện nay với sự phát triển của y học, trường hợp trẻ sơ sinh mắc uốn ván rất hiếm nhưng không thể không xảy ra bởi tại các bệnh viện vùng sâu vùng xa vẫn chưa đảm bảo về mặt an toàn y tế.\n\nCó thể thấy uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và những ai thường làm việc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn sẽ phải cẩn trọng. Cụ thể làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn, công trường xây dựng, là bộ đội, thanh niên xung kích sẽ dễ mắc bệnh nếu xảy ra va chạm, trầy xước trong quá trình lao động.\n\nTại sao nên tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ?\n-----------------------------------------\n\nMột khi mắc bệnh uốn ván, người bệnh thường có các dấu hiệu như gặp co thắt cơ hàm, bụng, ngực, cổ, lưng. Ngoài ra còn có triệu chứng như sốt, nhức đầu, người mệt mỏi, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu và mất kiểm soát trong đại tiện. Việc tiêm vắc xin uốn ván chính là cách để giải độc tố uốn ván, ngăn ngừa các nha bào gây bệnh. Với những đối tượng chưa từng tiêm phòng, phải tiêm vắc xin ngay trong vòng 48 giờ kể từ khi bị thương.\n\nTrẻ em được phụ huynh cho tiêm [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) là điều rất cần thiết. Bạn cần phải ghi nhớ 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm chủng sau để bảo vệ bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này:\n\n* Tiêm 3 liều cơ bản khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi.\n* Tiêm 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi.\n* Sau 5 - 10 năm cần tiêm nhắc lại 1 liều bởi vắc xin uốn ván không tạo ra được miễn dịch bền vững suốt đời.\n\n![Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bao_ve_suc_khoe_be_tiem_vac_xin_uon_van_cho_tre_2_a16618ca0a.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ là điều cần thiết*\n\nNgày nay, vắc xin uốn ván cho trẻ là dạng vắc xin phối hợp, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau giúp giảm số lần tiêm. Một số loại vắc xin phổ biến như:\n\n* Vắc xin 3 trong 1 - Adacel và Boostris để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người từ 4 tuổi đến dưới 65 tuổi.\n* Vắc xin 4 trong 1 - Tetraxim phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.\n* Vắc xin 5 trong 1 - Pentaxim giúp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ HIB cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến tròn 24 tháng tuổi.\n* Vắc xin 6 trong 1 - Infanrix hexa hoặc Hexaxim phòng [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B cũng như các bệnh viêm phổi.\n\nTuy nhiên với trẻ em có sức khoẻ chưa ổn định nên cần phải rất lưu ý trước khi tiêm phòng để tránh các biến chứng ngoài ý muốn: Đảm bảo trẻ đủ cân nặng trên 2.5 kg, trẻ đang bú mẹ hay ăn uống bình thường, trẻ không mắc các bệnh lý bẩm sinh nào, trẻ không sốt và không dị ứng với thành phần của thuốc. Ngoài ra phụ huynh cần phải tìm cho bé nơi tiêm chủng thật an toàn cũng như cho con đi tiêm chủng theo đúng thời gian quy định để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của trẻ.\n\nCó thể đăng ký và tiêm chủng tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên các tỉnh thành:\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh:**\n\n* Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh.\n* Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.\n* 203 - 205 - 205A Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại thành phố Hà Nội:**\n\n* 244 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.\n* 129 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại tỉnh Tây Ninh:**\n\n* 376 - 378 Lê Duẩn, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.\n* 68 Quốc Lộ 22B, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.\n* 218 Quốc Lộ 22B, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại tỉnh Đồng Nai:**\n\n* 15/18A Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.\n\nTư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh phím số 2. \n\nChăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin thế nào?\n--------------------------------------\n\nSau khi tìm hiểu về tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ, ta cùng điểm qua một số triệu chứng mà bé có thể gặp phải sau tiêm:\n\n* **Sốt:** Thân nhiệt của bé sau tiêm có thể cao hơn bình thường, nhưng chỉ là sốt nhẹ và kéo dài từ 24 - 72 giờ sau tiêm và tự khỏi. Lúc này chỉ cần theo dõi tình trạng thân nhiệt của bé, đặt miếng dán, chườm ấm và cho bé mặc áo quần rộng rãi để dễ thoát nhiệt. Nếu [trẻ sốt cao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-tre-sot-cao-can-lam-gi-de-ha-sot-cho-tre-31909.html) trên 39 độ C thì phải đến ngay cơ sở y tế vì đây không còn là dấu hiệu thường gặp sau tiêm nữa.\n* **Sưng đau tại chỗ tiêm:** Ngay tại vị trí tiêm của trẻ có dấu hiệu bị sưng, đỏ hoặc cứng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên tuỳ cơ địa, mỗi bé sẽ có những mức độ đau khác nhau. Tốt nhất hãy chườm lạnh cho bé, nên giữ gìn thật sạch sẽ chỗ tiêm cho bé bởi đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị áp xe do không vệ sinh đúng cách.\n\n![Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bao_ve_suc_khoe_be_tiem_vac_xin_uon_van_cho_tre_3_a0e391c716.jpg)\n\n*Quan sát biểu hiện của trẻ sau tiêm phòng để có cách xử lý kịp thời*\n\nCó thể nói trên đây là 2 dấu hiệu phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ gặp một số dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời:\n\n* **Rối loạn tiêu hoá:** Nếu sau tiêm uốn ván mà trẻ gặp triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời chẩn đoán bệnh.\n* **Triệu chứng giả cúm:** Rất ít khi tiêm vắc xin uốn ván gây tác dụng phụ như hắt hơi, sổ mũi. Vậy nên phụ huynh hãy quan sát con thật cẩn thận, nếu bé sau 1 đến 2 ngày có dấu hiệu cảm cúm và còn quấy khóc, biếng ăn thì đó là triệu chứng bất bình thường.\n\nTóm lại sau khi đưa bé tiêm chủng, dù là loại vắc xin gì thì bạn phải cùng bé theo dõi ngay tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Sau đó tiếp tục quan sát con khi ở nhà trong 72 giờ tiếp theo. Luôn khai báo chân thật về tình trạng sức khoẻ của bé trước khi tiêm để bác sĩ chủ động quyết định tiêm hay không.\n\nTrên đây là những chia sẻ về [vắc xin uốn ván cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bao-ve-suc-khoe-be-tiem-vac-xin-uon-van-cho-tre.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và biết cách tiêm phòng cho bé thật hiệu quả để con được phát triển tốt nhất. \n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vaccine sống giảm độc lực là gì? Các loại vaccine sống giảm độc lực", "abstract": "Tất cả các loại vaccine đều hoạt động dựa trên cơ chế kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu (Miễn dịch đặc hiệu thu được) để chống lại các căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, đối với mỗi loại vaccine sẽ mang đến các cơ chế tác dụng khác nhau. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin cơ bản về các vaccine sống giảm độc lực.", "md_content": "Trong các loại vaccine, vaccine sống giảm độc thuộc thế hệ vắc xin kinh điển, tuy nhiên với vai trò của mình, các vắc xin nhóm này vẫn luôn khẳng định được giá trị, hiệu quả trong phòng, chống bệnh tật. Sau đây hãy cùng khám phá chi tiết những thông tin cần biết về loại vaccine này nhé!\n\nVaccine sống giảm độc lực là gì?\n--------------------------------\n\n[Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) sống giảm độc lực là sản phẩm y tế được tạo ra từ các tác nhân gây bệnh, như virus hoặc vi khuẩn nhằm giúp bảo vệ sức khỏe an toàn. Quá trình sản xuất vaccine này đặc biệt chú trọng vào việc làm giảm độc lực của tác nhân, làm yếu đi tác nhân gây bệnh để đảm bảo an toàn khi sử dụng.\n\nPhương pháp phổ biến nhất để làm giảm độc lực là nuôi cấy lặp đi lặp lại tác nhân trong môi trường. Thông thường, các chuyên gia sử dụng tế bào nuôi cấy hoặc phôi động vật như phôi gà tạo thành loại vaccine sống giảm độc lực. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần, thậm chí lên đến 200 lần, giúp tác nhân thích nghi với môi trường nuôi cấy và đồng thời giảm hoặc loại bỏ khả năng nhân lên trong môi trường tế bào con người.\n\n![Thông tin cơ bản về vaccine sống giảm độc lực 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_co_ban_ve_vaccine_song_giam_doc_luc_1_9349149d3d.png)\n\n*Vaccine sống giảm độc lực giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây hại hiệu quả*\n\nQua quá trình này, vaccine sống giảm độc lực sẽ được tạo ra với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhờ vào việc kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh mà đảm bảo không gây ra bệnh.\n\nCác loại vaccine sống giảm độc lực\n----------------------------------\n\nVaccine sống giảm độc lực là một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa các tác nhân tiềm ẩn gây bệnh và xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh trong cơ thể. Khác với các loại vaccine khác, vaccine sống giảm độc lực được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh nhưng đã được làm giảm độc lực để không gây ra ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe. Sau đây là một số loại vaccine sống giảm độc lực phổ biến hiện nay:\n\n* Vaccine sởi - [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) - rubella: Loại vaccine sống giảm độc lực sởi, quai bị và rubella giúp bảo vệ người tiêm tránh khỏi nguyên nhân gây bệnh hiệu quả. Đồng thời, loại vaccine này đã góp phần rất lớn trong việc kiểm soát và loại bỏ sởi ở nhiều quốc gia.\n* [Vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html): Nhằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh thủy đậu và zona, vaccine thủy đậu là một trong những vaccine sống giảm độc lực giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, mang đến sự an toàn cho người tiêm và cả cộng đồng.\n* [Vaccine lao (BCG)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bcg-vaccine-la-gi-chi-phi-tiem-chung-nhu-the-nao.html): BCG không chỉ bảo vệ khỏi lao mà còn có tác động tích cực đối với các bệnh nhiễm khuẩn khác, đồng thời hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch cao.\n* Vắc xin Viêm não Nhật bản: Giúp cơ thể ngăn ngừa căn bệnh Viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh không có điều trị đặc hiệu và để lại nhiều hậu quả di chứng nặng nề cho hệ thần kinh.\n\n![Thông tin cơ bản về vaccine sống giảm độc lực 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_co_ban_ve_vaccine_song_giam_doc_luc_2_dca6da3a50.jpg)\n\n*Vaccine sống giảm độc lực là loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay*\n\nNếu bạn quan tâm đến các loại vaccine sống giảm độc lực này, trung tâm tiêm chủng Long Châu là nơi cung cấp đa dạng các loại vaccine cần thiết cho cả người lớn và trẻ em với chất lượng tốt nhất, đảm bảo nguồn gốc và giá thành hợp lý. Cụ thể, bạn có thể tham khảo mức giá của các loại vaccine sống giảm độc lực sau đây tại trung tâm Tiêm chủng Long Châu:\n\n* Vaccine sởi - quai bị - rubella: Đối với liều sản xuất tại Mỹ có mức giá khoảng 327.000đ/liều và sản xuất tại Bỉ có giá thành khoảng 415.000đ/liều.\n* Vaccine lao BCG (Việt Nam): Khoảng 150.000đ/liều.\n* Vắc xin Viêm não Nhật bản (Thái Lan): Khoảng 715.000/liều.\n\nGiá tiêm lẻ chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo thời điểm khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu, bạn có thể đặt lịch tiêm chủng online [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc qua số Hotline 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác nhu cầu tiêm chủng của bạn nhé!\n\nPhản ứng phụ khi sử dụng vaccine sống giảm độc lực\n--------------------------------------------------\n\nVaccine sống giảm độc lực, mặc dù mang đến nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa các loại bệnh, nhưng cũng có thể gây ra một số phản ứng bất lợi và nguy cơ cho người sử dụng. Trong một số trường hợp, tác nhân sống giảm độc lực có thể biến đổi ngược trở lại dưới dạng đầy đủ độc lực, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác nhân gây bệnh phát triển. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở một số loại vaccine cụ thể.\n\nHệ miễn dịch thường phản ứng bình thường và loại trừ tác nhân sống giảm độc lực, nhưng ở những người có hệ miễn dịch suy giảm sẽ khó kiểm soát cơ thể tránh khỏi tác nhân sống giảm độc lực này. Hơn nữa, đáp ứng miễn dịch với vắc xin sống giảm độc lực không được đảm bảo trên cơ địa những người có suy giảm nặng miễn dịch mắc phải hay nguyên phát.\n\nBên cạnh đó, một số vaccine sống giảm độc lực như vaccine lao BCG, có thể tạo nên nhiều phản ứng sau tiêm rầm rộ như nổi hạch, viêm hạch tại vùng tiêm, sốt...\n\nNgoài ra, nếu tác nhân sống giảm độc lực bị ô nhiễm trong môi trường nuôi cấy, có khả năng bị ô nhiễm bởi các virus khác như retrovirus. Điều này có thể gây ra những tác động phụ không mong muốn. Vì thế nên, các chuyên gia rất kỹ trong việc bảo quản vaccine khi sản xuất nhằm giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng. \n\nĐối tượng không nên tiêm vaccine sống giảm độc lực\n--------------------------------------------------\n\nVaccine sống giảm độc lực không phù hợp cho những đối tượng sau:\n\n* Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người mắc bệnh bạch cầu, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc nhiễm virus suy giảm miễn dịch có thể gặp rủi ro cao khi sử dụng vaccine sống giảm độc lực.\n* Phụ nữ mang thai: Có nhiều tranh cãi về tác động của vaccine sống giảm độc lực đối với thai nhi. Cụ thể nhiều vaccine như thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, lao, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html), thương hàn, zona thần kinh, rota,... đã được chống chỉ định tiêm trong thời kỳ mang thai.\n\nVì thế nên, nếu bạn có kế hoạch mang thai, bạn cần nên chủ động tiêm vaccine sống giảm độc lực trước khi có thai, tùy thuộc vào khuyến cáo của từng nhà sản xuất mà yêu cầu ít nhất là một tháng hoặc lâu hơn.\n\n![Thông tin cơ bản về vaccine sống giảm độc lực 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/thong_tin_co_ban_ve_vaccine_song_giam_doc_luc_3_bd519a4e36.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai không nên tiêm ngừa các loại vaccine sống giảm độc lực*\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về thông tin cơ bản của [vaccine sống giảm độc lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi cân nhắc tiêm phòng loại vaccine này nhé!\n\nXem thêm:\n\n* [*Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)\n* [*Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html)\n* [*Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-mvvac-lich-tiem-chung-quy-trinh-thuc-hien-va-tac-dung-phu.html)\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ", "abstract": "Tiêm mũi HIB 3 có sốt không là vấn đề lo lắng của nhiều bố mẹ có con nhỏ chuẩn bị tiêm ngừa HIB - vi khuẩn gây ra các bệnh lý viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp khác ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. ", "md_content": "Việc tiêm ngừa đối với trẻ nhỏ vốn luôn quan trọng hơn bao giờ hết vì đây là điều kiện để có thể của trẻ có đủ sức đề kháng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn HIB gây ra các bệnh nguy hiểm viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,... có tỷ lệ tử vong cao nếu không phòng ngừa sớm bằng vacxin. Vậy các giai đoạn nào cần tiêm ngừa HIB ở trẻ và [sau khi tiêm mũi HIB 3 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-mui-hib-3-co-sot-khong-cac-giai-doan-can-tiem-ngua-hib-cho-tre.html)? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, mời mọi người cùng xem qua nhé.\n\nĐặc điểm của vi khuẩn HIB\n-------------------------\n\nTrước khi biết được câu trả lời sau khi tiêm mũi HIB 3 có sốt không thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm và tác hại của vi khuẩn HIB nhé.\n\nHIB tên đầy đủ là Haemophilus Influenzae thuốc nhóm cầu khuẩn gram âm xuất hiện dưới 2 chủng có vỏ bọc và không có vỏ, được phân thành huyết thanh type a - f, trong đó kiểu huyết thanh Haemophilus Influenzae type b là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nhất cho con người.\n\nKhi cơ thể bắt đầu nhiễm [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) thì sẽ kèm theo nhiều biểu hiện bệnh khác nhau tùy thuộc vào bộ phận bị tác động, điển hình là các bệnh sau đây:\n\n* Viêm phổi: Bắt đầu là sự mệt mỏi, uể oải, phát sốt, cảm thấy, đau ngực và ho nhiều.\n* Viêm nắp thanh quản: Khó thở, hành sốt.\n* Viêm mô tế bào: Vị trí bị tác động bị sưng, đau và chảy mủ hoặc dịch.\n* Viêm xương tủy: Bị sưng viêm tại vùng xương bị ảnh hưởng\n* [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html): Sốt, nhức đầu, buồn nôn.\n\nVi khuẩn HIB luôn có mặt khắp mọi nơi và có thể sống trong môi trường vòm họng, mũi lâu dài mà không có bất kỳ dấu hiệu nào, sau đó tiếp tục lây lan trong cộng đồng bằng các giọt nước hắt hơi có trong không khí, chính vì sự lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm cao nên việc tiêm phòng vacxin để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những năm đầu đời là cực kỳ quan trọng.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_1_7aada2d73d.png)\n\n*Vi khuẩn HIB có đặc điểm như thế nào?*\n\nCác giai đoạn tiêm ngừa HIB ở trẻ nhỏ\n-------------------------------------\n\nLộ trình tiêm ngừa HIB ở nhóm trẻ em từ khi mới sinh ra đến dưới 2 tuổi cơ bản bao gồm 4 mũi, trong đó thời gian tiêm mũi thứ 4 sẽ linh hoạt phụ thuộc vào loại vacxin kết hợp hay vacxin đơn vì vacxin ngừa HIB có thể sử dụng phối hợp phòng ngừa nhiều bệnh khác chỉ với 1 mũi tiêm để giảm cảm giác đau và tiết kiệm thời gian, chi phí cho bố mẹ.\n\nNhư vậy lịch trình tiêm ngừa HIB ở nh óm trẻ nhỏ sẽ chia thành các giai đoạn sau đây, cụ thể:\n\n* Trẻ đủ **2 tháng tuổi:** 1 mũi.\n* Trẻ đủ **3 tháng tuổi:** 1 mũi.\n* Trẻ đủ **4 tháng tuổi:** 1 mũi.\n* Trẻ đủ **18 tháng tuổi:** 1 mũi.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_2_4e9542c969.jpg)\n\n*Các giai đoạn tiêm ngừa HIB cho trẻ dưới 2 tuổi*\n\nTiêm mũi HIB 3 có sốt không?\n----------------------------\n\nMũi HIB 3 được thực hiện ở nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi và như đã đề cập sẽ có hai loại vacxin kết hợp và vacxin đơn, trong đó phần lớn lựa chọn tiêm vacxin đơn thì có thể gây ra sốt và đối với mũi kết hợp thì sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng bé mà sẽ có triệu chứng hành sốt nhẹ hoặc kéo dài.\n\nNếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ không kéo dài thì bố mẹ có thể an tâm đây vì chỉ do sức đề kháng của bé còn yếu và phản ứng từ các thành phần chống bệnh ho gà trong các loại vắc xin phối hợp. Vì thế để vacxin phát huy tối đa hiệu quả tốt nhất, bố mẹ hãy tuân thủ và lưu ý những điều trên.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_3_427802ba13.png)\n\n*Trẻ em tiêm mũi HIB có sốt không? Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi tiêm ngừa cho bé?*\n\n### Trước khi tiêm\n\nĐể hạn chế tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra sau khi tiêm ngừa, bố hoặc mẹ cần nói trước với bác sĩ về tình hình sức khỏe của con hiện tại như trẻ đã từng có các triệu chứng sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin, tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của vacxin, bé đang dùng thuốc điều trị chứa kháng sinh,...\n\n### Sau khi tiêm\n\nSau khi thực hiện tiêm ngừa, phụ huynh nên cho trẻ ở lại tối thiểu 30 phút để theo dõi vết tiêm có xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không và kịp thời xử lý trong các trường hợp sốc phản vệ, khó thở, co giật,...\n\nNhóm đối tượng nào nên và không nên tiêm ngừa HIB?\n--------------------------------------------------\n\nHIB là vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở nhóm trẻ em, đặc biệt rơi vào nhóm dưới 2 tuổi, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chủ động tiêm mũi HIB cho trẻ. Ngoài nhóm trẻ em thì nhóm người trưởng thành thuộc các trường hợp dưới đây cũng cần phải tiêm ngừa, bao gồm:\n\n* Người có [dấu hiệu bị suy giảm hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/6-dau-hieu-canh-bao-he-mien-dich-bi-suy-giam-ma-ban-bo-qua-40584.html) khi điều trị y khoa các bệnh như HIV, ung thư,...\n* Người đã được ghép tế bào gốc tạo máu.\n* Người bị suy giảm chức năng lách, đang chờ cấy ghép hoặc đã từng ghép tạng.\n\nTuy nhiên HIB vẫn được chống chỉ định với một số đối tượng vì những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.\n\n* Người dị ứng với các thành phần trong thuốc tiêm ngừa HIB.\n* Người đang mắc các bệnh cấp tính cần ưu tiên điều trị trước.\n* Người có tiền sử gặp các phản ứng phản vệ trong đợt tiêm gần nhất.\n* Người bị tổn thương não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vaccine có chứa thành phần ho gà trước đó.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_4_4e52da6cf8.jpg)\n\n*Bên cạnh trẻ em thì người trưởng thành cũng cần phải tiêm đầy đủ các mũi ngừa HIB*\n\nLựa chọn tiêm ngừa tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n-----------------------------------------------------\n\nHiện nay tại Việt Nam đã lưu hành [vacxin phối hợp 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm do HIB gây ra khi sức đề kháng của trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi vẫn chưa được hoàn thiện. Loại vacxin này giúp giảm tổng số mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi để tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bố mẹ, đặc biệt là hạn chế tiêm quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.\n\nĐến với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, trước khi thực hiện tiêm ngừa bất kỳ loại vacxin nào, khách hàng cũng sẽ được thăm khám kỹ lưỡng để xác định cơ địa từng người có được chỉ định chích hay không, điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế các bố mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi cho trẻ tiêm ngừa tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "viêm màng não"]}, {"title": "Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?", "abstract": "Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu là một vấn đề mà bất cứ ai cũng cần biết. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp phải những vết thương hở khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh. Bỏ lỡ thời điểm tốt nhất tiêm uốn ván sau khi bị vết thương sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.", "md_content": "Uốn ván là một bệnh dễ mắc phải do nhiễm trùng, đặc biệt đối với các vết thương hở. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh chỉ thông qua một vết xước nhỏ, vì thế không được chủ quan mà cần phải phòng ngừa. Cách hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương.\n\nTại sao cần phải tiêm phòng uốn ván?\n------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thông qua vết thương, vi khuẩn Clostridium tetani có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh uốn ván. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên như đất, cát và phân động vật. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chúng sản xuất và tiết ra ngoại độc tố tetanospasmin, một loại độc tố mạnh, nguy hiểm.\n\nLoại độc tố này khi tấn công vào hệ thần kinh sẽ cản trở các dây thần kinh kiểm soát cử động cơ bắp và gây ra hiện tượng co cứng cơ bắp và co giật cơ bắp. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, suy tim, và rối loạn thần kinh thực vật. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.\n\n![Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_khi_bi_vet_thuong_2_61d9b0dd59.jpeg)\n\n*Thông qua vết thương, vi khuẩn Clostridium tetani có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh uốn ván*\n\nVắc xin uốn ván là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Người nào đã bị thương bởi các vật gỉ sét hoặc có vết thương hở nên tìm sự chăm sóc y tế và tiêm phòng nếu cần.\n\nCó một điều quan trọng khác cần lưu ý là việc [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bị nhiễm trùng. Thông qua vắc xin, cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, giúp ngăn chúng phát triển và tạo ra độc tố gây uốn ván.\n\nNên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?\n---------------------------------------------------------\n\nĐể ngăn ngừa bệnh uốn ván, việc tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương có nguy cơ nhiễm trùng là rất quan trọng. Các vết thương nặng do tai nạn hoặc do các vật sắc nhọn như đinh rỉ, mái tôn rỉ, cành cây có nguy cơ cao nhiễm trùng uốn ván và cần được xử lý và tiêm phòng khẩn cấp.\n\nCác loại [vết thương hở](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-vet-thuong-ho-dung-cach-53426.html) có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn cũng cần được sơ cứu đúng cách và theo hướng dẫn y tế. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để đảm bảo sự an toàn, bất kể nguy cơ nhiễm trùng có thấp hay cao. \n\nTiêm phòng càng sớm càng tốt sau khi bị thương để làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn và sản xuất ngoại độc tố tetanospasmin. Thời gian tốt nhất để tiêm phòng vắc xin uốn ván khi bị vết thương là trong vòng 48 giờ sau vết thương, nhưng việc tiêm phòng vẫn còn hiệu quả sau thời điểm đó. Trường hợp tiêm vắc xin uốn ván sau 48 giờ tính từ lúc bị thương vẫn có khả năng giảm nguy cơ nhiễm trùng uốn ván, nhưng lúc này hiệu quả bảo vệ có thể giảm đi nhiều so với việc tiêm phòng sớm.\n\n![Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_khi_bi_vet_thuong_3_4187a0bfe5.jpeg)\n\n*Cần tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ*\n\nHiện nay, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm vắc xin uốn ván với giá 144.000 VND. Tuy nhiên, tùy theo thời điểm thực tế mà giá này sẽ có sự thay đổi nhất định. Lựa chọn dịch vụ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ nhận được các trải nghiệm tốt nhất:\n\n* Vắc xin đảm bảo chất lượng, đảm bảo chính hãng và đa chủng loại nhằm cho khách hàng lựa chọn được tốt nhất.\n* Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, tiêm nhẹ, ít gây đau và khó chịu.\n* Hệ thống lưu trữ vắc xin đạt chuẩn GSP, đảm bảo vắc xin được bảo quản chất lượng và luôn sẵn sàng khi cần sử dụng.\n* Chi phí điều trị hợp lý.\n\nCách sơ cứu vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập\n-------------------------------------------------\n\nTrước khi tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương, việc làm sạch và xử lý vết thương đúng cách rất quan trọng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Cách để xử lý vết thương như sau:\n\n* **Rửa vết thương:** Rửa vết thương sạch sẽ với nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy trong thời gian ngắn để loại bỏ bất kỳ chất bẩn, đất đá, hoặc vi khuẩn nào có thể làm nhiễm trùng vết thương.\n* **Sát khuẩn:** Nếu vết thương bị dơ bẩn hoặc có nguy cơ cao [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nhiem-trung-vet-thuong-ho-57880.html), bạn có thể sử dụng dung dịch oxy già để sát khuẩn vùng vết thương. Sau đó, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau khô.\n* **Loại bỏ dị vật:** Nếu vết thương có dị vật như thủng đinh, bạn cần loại bỏ dị vật một cách cẩn thận và sát khuẩn vùng vết thương.\n* **Theo dõi triệu chứng:** Theo dõi vết thương sau khi xử lý để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sưng, đỏ, đau tăng dần hoặc dịch mủ chảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, cần tìm sự chăm sóc y tế kịp thời.\n* **Không tự chữa trị:** Tránh việc tự chữa trị bằng các phương pháp dân gian dùng các loại lá hay thuốc bôi không được kiểm chứng, vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc làm cho tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.\n\nVết thương sau khi được xử lý ban đầu cần đưa người bị thương tới trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng để được tiêm phòng uốn ván kịp thời.\n\n![Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_khi_bi_vet_thuong_4_4e892b6410.jpeg)\n\n*Vết thương cần được xử lý sạch sẽ để tránh nhiễm trùng*\n\n[Tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vac-xin-uon-van-khi-bi-vet-thuong-trong-bao-lau.html) rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe của mọi người. Nếu bạn hoặc ai đó cần tiêm phòng uốn ván, hãy nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Việc này có thể giúp bảo vệ khỏi nguy cơ uốn ván, một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin uốn ván", "Vacxin"]}, {"title": "Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix", "abstract": "Vacxin Hexaxim và Rotarix đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiêm chủng để ngăn ngừa và kiểm soát các căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về các loại vacxin này và tầm quan trọng của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em.", "md_content": "Vacxin Hexaxim và Rotarix là hai loại vacxin quan trọng được sử dụng để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hexaxim là một vacxin kết hợp, cung cấp khả năng phòng ngừa cho nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, trong khi Rotarix chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn viêm ruột virus, một trong những bệnh thường gặp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về tính năng, hiệu quả và những ưu điểm của hai loại vacxin quan trọng này.\n\nThông tin về vacxin Hexaxim\n---------------------------\n\nVacxin Hexaxim, một loại vacxin có xuất xứ từ Pháp, sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Đa quốc gia Sanofi Pasteur, được ra mắt chính thức tại Việt Nam vào ngày 16/06/2018. Vacxin này chứa 6 thành phần phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm gồm: Uốn ván, ho gà, bại liệt, bạch hầu, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do vi khuẩn HIB và viêm gan B.\n\n![Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_hexaxim_va_rotarix_2_423eff3da0.jpg)\n\n*Vacxin Hexaxim chứa 6 thành phần phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm*\n\nVacxin Hexaxim là loại vacxin tổng hợp, tiên tiến và hiện đại, đáp ứng chuẩn chất lượng theo quy định của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), dành cho trẻ nhỏ, chỉ cần tiêm một mũi vacxin Hexaxim để phòng tránh đồng thời 6 loại bệnh trên. Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp cơ thể tạo ra sự bảo vệ (kháng thể) chống lại vi khuẩn và virus gây ra các bệnh nhiễm trùng khác nhau.\n\nLoại vacxin này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lý nguy hiểm. Mỗi bệnh có tác động lớn đến sức khỏe của trẻ em và cần sự can thiệp kịp thời để ngăn chặn. Đây bao gồm việc bảo vệ trẻ khỏi bạch hầu, một căn bệnh thường ảnh hưởng đến cổ họng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác; ho gà, gây ra các vấn đề về hô hấp; viêm gan B, gây viêm và có thể dẫn đến các vấn đề gan nghiêm trọng; bệnh bại liệt, ảnh hưởng đến dây thần kinh và có thể gây tê liệt hay yếu cơ; [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), có thể gây co thắt cơ và ho gà, một bệnh nhiễm trùng cấp tính.\n\nVacxin Hexaxim đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ khỏi một loạt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\nThông tin về vacxin rotarix\n---------------------------\n\nVacxin Rotarix đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi virus rota, một loại virus phổ biến gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn cầu. Bệnh [tiêu chảy do rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) có thể có diễn biến rất nghiêm trọng, có thể gây sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy nặng, và mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.\n\n![Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_hexaxim_va_rotarix_3_08b54cbd76.jpg)\n\n*Vacxin Rotarix bảo vệ cơ thể khỏi virus rota*\n\nNguy hiểm của virus rota nằm ở việc lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc thông thường. Việc vệ sinh cá nhân không kỹ có thể là nguyên nhân gây lây nhiễm bệnh. Do đó, việc tiêm vacxin Rotarix trở nên vô cùng quan trọng để cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ.\n\nHầu hết trường hợp được tiêm phòng với vacxin Rotarix sẽ tránh khỏi bị tiêu chảy do virus rota. Trẻ từ 6 tuần trở lên có thể sử dụng vacxin này, tuy nhiên, thời điểm tiêm vacxin có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vacxin là quan trọng. [Vacxin Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ lớn hơn 24 tuần tuổi do chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của nó đối với trẻ lớn hơn.\n\nLịch tiêm vacxin Hexaxim và Rotarix\n-----------------------------------\n\nBố mẹ nên tham khảo lịch tiêm vacxin hexaxim và Rotarix để đảm bảo cho trẻ tiêm phòng đúng thời gian khuyến nghị.\n\n![Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_hexaxim_va_rotarix_1_2abc1fb00b.jpg)\n\n*Bố mẹ nên tham khảo lịch tiêm vacxin hexaxim và Rotarix để bảo vệ tối đa*\n\n### Lịch tiêm vacxin Hexaxim\n\nLiều tiêm cơ bản của vacxin Hexaxim bao gồm 3 mũi, với khoảng cách ít nhất là 4 tuần giữa mỗi lần tiêm.\n\nBa mũi tiêm vacxin Hexaxim cơ bản được khuyến nghị thực hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 4 tháng và cần hoàn thành cả 3 mũi tiêm trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.\n\nTrong trường hợp trẻ đã được tiêm vacxin [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) khi mới sinh, vẫn có thể sử dụng vacxin Hexaxim 6 in 1 như một liều bổ sung cho vacxin viêm gan B.\n\nMũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 4) được thực hiện sau ít nhất 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3. Điều tốt nhất là hoàn tất việc tiêm mũi thứ 4 trước khi trẻ đạt 18 tháng tuổi.\n\n### Lịch tiêm vacxin Rotarix\n\nTrẻ có thể bắt đầu sử dụng vacxin ngừa virus Rota từ 6 tuần tuổi trở lên. Liều đầu tiên được tiêm khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, sau đó tiêm liều thứ hai ít nhất sau 4 tuần kể từ liều đầu tiên. Việc hoàn tất cả 2 liều này cần được thực hiện trước khi trẻ đạt 24 tuần tuổi.\n\nTrong giai đoạn 0 - 12 tháng đầu đời, trẻ cần tiêm các loại vacxin quan trọng, bao gồm các loại có giới hạn tiêm ngắn và các vacxin được chứng minh hiệu quả trong việc tạo miễn dịch chéo. Tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ 0 - 12 tháng tuổi sẽ tạo cơ hội cho sức khỏe, sự phát triển và hạnh phúc của trẻ. Trong số đó, việc sử dụng [vacxin Hexaxim và Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-2-loai-vacxin-hexaxim-va-rotarix.html) là quan trọng, không nên bỏ qua để bảo vệ sức khỏe cho con bạn.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng có mất tiền không? Tại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng?", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng có mất tiền không, nên tiêm vắc xin ở đâu là những nỗi băn khoăn chung của nhiều bậc bố mẹ khi đưa con đi tiêm chủng. Tất cả những câu hỏi trên của quý phụ huynh sẽ được giải đáp trong bài viết này!", "md_content": "Ngoại trừ câu hỏi tiêm chủng mở rộng có mất tiền không thì khi nghe bác sĩ hoặc ai đó nói về việc nên cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng nhiều ông bố bà mẹ vẫn còn hoang mang, chưa thật sự hiểu tiêm chủng mở rộng là gì và tại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng.\n\nSơ lược về chương trình tiêm chủng mở rộng\n------------------------------------------\n\nTrước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-bao-gom-nhung-mui-nao.html) có mất tiền không, trước hết hãy tìm hiểu tiêm chủng mở rộng là gì nhé!\n\n### Tiêm chủng mở rộng là gì?\n\nNăm 1981, Bộ Y tế Việt Nam bắt đầu thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc Gia với sự hỗ trợ của các tổ chức uy tín trên thế giới đó là WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc). Mục đích của chương trình là cung cấp dịch tiêm chủng miễn phí cho trẻ em tại các địa phương. Với ý nghĩa nhân văn nhằm bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước nói riêng và con người nói chung.\n\n![Tiêm chủng Mở rộng có mất tiền không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mat_tien_khong_1_634b4af03a.jpg)\n\n*Chuownh trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc Gia với sự hỗ trợ của WHO & UNICEF*\n\n### Các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng\n\nCho đến nay có 12 loại vắc xin đã và đang được tiêm chủng miễn phí cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đó là các loại:\n\n* Vắc xin viêm gan B;\n* Vắc xin uốn ván;\n* Vắc xin bạch hầu;\n* Vắc xin phòng [Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html);\n* Vắc xin lao phổi;\n* Vắc xin bại liệt;\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng ho gà;\n* Vắc xin thương hàn;\n* Vắc xin viêm màng não;\n* Vắc xin tả;\n* Vắc xin [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html).\n\nMỗi loại vắc xin đều có công dụng và thời điểm tiêm khác nhau, quý phụ huynh cần tham khảo và tìm hiểu kỹ càng từng thời điểm phù hợp để quyết định tiêm cho con loại vắc xin nào.\n\nTiêm chủng mở rộng có mất tiền không?\n-------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng có mất tiền không? Với tất cả 12 mũi tiêm được nêu trên thì có mất tiền không và phải mất bao nhiêu để chi trả cho các mũi tiêm này là câu hỏi chung của nhiều phụ huynh. Quý phụ huynh hãy yên tâm rằng các mũi tiêm thuộc Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia là hoàn toàn miễn phí, không mất tiền nếu quý phụ huynh cho trẻ tiêm tại các Cơ sở Y tế Công cộng, các mũi tiêm này đã được chi trả bởi nhà nước.\n\n![Tiêm chủng Mở rộng có mất tiền không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mat_tien_khong_2_1a0c18110c.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mất tiền không là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nTại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng?\n------------------------------------------\n\nMột trong những câu hỏi được quan tâm khác đó là “tại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng”. Chúng ta vẫn thường nghe ông bà ta nói rằng, “phòng hơn chữa”, áp dụng câu nói này vào vấn đề sức khỏe là vô cùng hợp lý. Bởi chúng ta biết rằng, sức khỏe là phần cực kì quan trọng đối với sự sống của con người. Mọi sự tác động khiến con người sinh bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làm giảm chất lượng sống thậm chí đe dọa đến mạng của của người mắc bệnh. Do vậy để hạn chế tối đa các tác nhân xấu có khả năng gây bệnh (vi khuẩn, virus,...) thì [tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vac-xin-bao-lau-co-khang-the-mien-dich.html) là lựa chọn tối ưu và hiệu quả nhất.\n\nCó thể tiêm vacxin ở đâu khác không?\n------------------------------------\n\nMột vấn đề khác cũng được nhiều phụ huynh quan tâm đó là ngoài chọn tiêm vắc xin tại các Cơ sở Y tế Công cộng thì còn địa điểm nào có thể tiêm ngừa cho con được không. Câu trả lời là bạn cũng có thể chọn tiêm phòng cho cho con trẻ tại những trung tâm tiêm ngừa uy tín khác. Điều đó giúp đảm bảo việc thăm khám, sàng lọc trước tiêm được chu đáo và cẩn thận. Đồng thời việc tiêm chủng ở các trung tâm bên ngoài theo hình thức dịch vụ đặt giờ cũng giúp cho bạn hạn chế thời gian phải xếp hàng, chờ đợi.\n\nTuy vậy, để đổi được các tiện ích trên bạn sẽ phải mất phí. Cụ thể về giá phí sẽ tùy thuộc vào mũi tiêm và trung tâm và bạn chọn. Nếu đang có nhu cầu đăng ký cho con đi tiêm chủng dịch vụ, bạn có thể tham khảo mức phí và đặt lịch tại website của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\n![Tiêm chủng Mở rộng có mất tiền không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mat_tien_khong_3_d5dc762dc3.jpg)\n\n*Có thể tiêm ngừa tại các trung tâm dịch vụ bên ngoài*\n\nNếu tiêm chủng không đúng lịch trình có sao không?\n--------------------------------------------------\n\nNếu bị trễ đợt tiêm ngừa cho con, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế về việc cho con đi tiêm bù. Tùy theo nguyên nhân và thời gian trễ là bao lâu mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về việc có nên cho con đi tiêm bù do bị lỡ đợt tiêm hay không. Phần đa là các loại vắc xin bị qua thời điểm tiêm thì không còn tác dụng tốt nhất như khi tiêm đúng đợt nhưng vẫn sẽ có những lợi ích nhất định. Chính vì vậy, không phải hoàn toàn là 100% nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn khuyên là nên cho con đi tiêm bù nếu bị trễ đợt tiêm.\n\nBài viết trên là những chia sẻ từ chúng tôi về việc [tiêm chủng mở rộng có mất tiền không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-co-mat-tien-khong-tai-sao-can-cho-tre-di-tiem-chung-mo-rong.html) cũng như các câu hỏi liên quan đến vấn đề tiêm chủng mở rộng mong rằng phần nào đó giúp bạn đọc có được những thông tin hữu dụng. Hãy cùng theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin sức khỏe bổ ích nhé!\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay", "abstract": "Hiện nay, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngành y tế nước ta đang nỗ lực triển khai tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản theo từng tháng để đảm bảo trẻ được tiêm chủng ngay khi đủ 1 tuổi. Vắc xin viêm não Nhật Bản, còn gọi là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm não Nhật Bản, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.", "md_content": "Việc tổ chức tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ hàng tháng có thể đặt ra thách thức cho ngành y tế do yêu cầu phải cung cấp vắc xin thường xuyên, nhưng điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe cộng đồng. Vậy vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản được sử dụng ở Việt Nam hiện nay gồm những loại nào? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.\n\nHiểu về bệnh viêm não Nhật Bản\n------------------------------\n\nTrước khi giới thiệu một số loại vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó hiểu được vì sao cần phải triển khai tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản.\n\n### Dịch tễ\n\n[Bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) (JEV) có khả năng lây truyền từ muỗi đốt chích (cụ thể là muỗi Culex tritaeniorhynchus) sang con người. Viêm não vi rút Nhật Bản sẽ xâm nhập vào mạch máu não, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm sốt, viêm não, co giật, và có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thần kinh và tử vong. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm não Nhật Bản và có nguy cơ cao bị bệnh viêm não virus. \n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_1_e25f75090f.jpeg)\n\n*Trung gian gây truyền nhiễm bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus*\n\nHằng năm, trung bình trên thế giới khảo sát có khoảng 60.000 ca viêm não Nhật Bản. Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam đặc biệt vẫn ghi nhận sự lưu hành của căn bệnh này và có tính chất theo mùa, thường xuất hiện vào mùa mưa khi sự hoạt động của muỗi tăng cao.\n\n### Biến chứng\n\nThông thường, bệnh sẽ được ủ trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi bị truyền nhiễm bằng vật thể trung gian. Sau khi ủ bệnh các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện như: Sốt, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, suy nhược,... Nặng hơn nữa có thể bị liệt, rối loạn thần kinh. Khi đã xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhanh sau đó sẽ chuyển biến xấu hơn chính là gây hôn mê sâu, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), khó thở có thể phải cần tới hỗ trợ thở máy.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_2_19b25683c5.jpeg)\n\n*Sốt cao là một trong các triệu chứng xuất hiện đầu tiên*\n\nMột khi đã xuất hiện rõ ràng các biểu hiện của bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực từ sớm sẽ dẫn tới các biến chứng nặng nề như:\n\n* Liệt thần kinh sọ não gây rối loạn thần kinh gây co giật, giảm khả năng nhận thức các giác quan.\n* Giảm khả năng vận động hoặc dẫn đến liệt.\n* Ngoài ra có thể mắc các hội chứng mắc kèm do thở máy lâu ngày như nhiễm trùng, viêm phổi,...\n* Một số biến chứng khác về lâu về dài như hội chứng [Parkinson](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/parkinson-27.html), động kinh,...\n\nViêm não Nhật Bản là một căn bệnh đáng báo động còn vì nguy cơ tử vong cao khi phát bệnh, cứ 4 người khi gặp tình trạng cấp thì có 1 người không qua khỏi. Việc tiêm chủng phòng ngừa ngay từ sớm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc, tử vong do bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nCác loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản\n-----------------------------------------------------\n\nHiện nay trên thị trường xuất hiện đa dạng vắc xin để cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêm ngừa căn bệnh viêm não Nhật Bản, với từng loại có các đặc điểm khác nhau để lựa chọn. Một số loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản thường được sử dụng hiện nay có thể kể đến như:\n\n### Vắc xin JEVAX (Việt Nam)\n\n[Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) là loại vắc xin được sản xuất tại Việt Nam có lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ người dân khỏi bệnh viêm não Nhật Bản. Sự có mặt của vắc xin cung cấp một cách hiệu quả để tạo miễn dịch cho mọi đối tượng, bao gồm người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh viêm não Nhật Bản, vì đây là độ tuổi thường là nạn nhân chính của bệnh này. Việc sản xuất vắc xin trong nước giúp tăng cường sự tiếp cận và hiệu quả trong chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin viêm não Nhật Bản.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_3_39eaa9e93b.jpeg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản với vắc xin JEVAX*\n\nĐể vắc xin đạt được hiệu quả tối ưu, cần lưu ý tiêm đúng lịch trình của mũi nhắc lại. Đối với vắc xin JEVAX cần tuân thủ lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Thực hiện cho người lớn hoặc trẻ em trên 12 tháng.\n* Nhắc lại mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 từ 1 - 2 tuần.\n* Nhắc lại mũi 3: 1 năm sau mũi thứ 2.\n* Có thể nhắc lại sau mỗi 3 năm hoặc khi có dịch bệnh viêm não xuất hiện.\n\nNgoài ra, đặc biệt lưu ý tới các trường hợp sau chống chỉ định với vắc xin JEVAX:\n\n* Nhạy cảm hay dị ứng với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.\n* Sức khoẻ lúc tiêm đang có vấn đề như sốt, mệt mỏi, nhiễm trùng,...\n* Mắc các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, bệnh tim tiến triển,... hay các bệnh ác tính liên quan tới tim, thận, gan.\n* Đặc biệt: Không tiêm vắc xin này cho phụ nữ đang mang thai.\n\n### Vắc xin IMOJEV (Thái Lan)\n\n[IMOJEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) là loại vắc xin được phát triển bởi công ty dược của Pháp và được sản xuất tại Thái Lan. Đây là loại vắc xin có rất nhiều ưu điểm:\n\n* Sử dụng được cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.\n* Khả năng khởi phát tác dụng chống lại bệnh viêm não Nhật Bản nhanh, đối với người lớn là sau 2 tuần và với trẻ em là sau 4 tuần tiêm vắc xin.\n* Lịch tiêm đơn giản: Với trẻ em dưới 17 tuổi chỉ tiêm 1 mũi và có thể nhắc lại sau 1 - 2 năm, người lớn trên 18 tuổi tiêm 1 mũi và không cần tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm.\n\nMột số đối tượng như sau cần chống chỉ định tiêm vắc xin IMOJEV:\n\n* Dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.\n* Những người bị mắc chứng suy giảm miễn dịch, người bị [HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n* Đặc biệt: Không tiêm vắc xin IMOJEV cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_4_b6e4ef2ab2.jpeg)\n\n*IMOJEV là loại vắc xin được phát triển bởi công ty Sanofi Pasteur*\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), chi phí để tiêm một mũi vắc xin JEVAX có giá 165.000 VND, phù hợp cho tất cả các đối tượng có nhu cầu tiêm ngừa bệnh viêm màng não. Còn IMOJEV là loại vắc xin tiện lợi và đem lại hiệu quả trong quá trình tiêm mũi nhắc lại, vì thế nên chi phí cũng sẽ cao hơn so với loại vắc xin JEVAX, giá IMOJEV là 715.000 VND. Dù giá thành cao nhưng đây cũng là loại vắc xin được ưa chuộng trên thị trường vì ưu điểm nó đem lại.\n\nLưu ý: Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế.\n\nPhản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản\n----------------------------------------------------------\n\nCác [phản ứng sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-xu-ly-cac-phan-ung-sau-tiem-chung-cua-tre-60728.html) có thể xảy ra và thường không quá nghiêm trọng. Một số phản ứng thông thường như sưng, đau ở vết tiêm sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Các phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ thể cũng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin. Điều này có thể làm cho cơ thể cảm thấy thấy khó chịu hoặc đuối sức hơn so với bình thường. Các phản ứng này thường sẽ tự giảm đi sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.\n\nMặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra các trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin. Do đó, việc theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin là quan trọng. Bác sĩ thường khuyên nên nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút sau tiêm để theo dõi xem có phản ứng bất thường nào không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào, bác sĩ sẽ xử lý ngay lập tức. Chăm sóc sau tiêm vắc xin là quan trọng để nhanh chóng phục hồi và quay trở lại hoạt động bình thường.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_5_75fe1a0a52.jpeg)\n\n*Theo dõi sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để có thể kịp thời xử lý phản ứng phụ*\n\nTheo khuyến cáo của Bộ y tế hiện nay, triển khai [tiêm chủng vắc xin mở rộng viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-cac-loai-vac-xin-tiem-chung-mo-rong-viem-nao-nhat-ban-hien-nay.html) rất quan trọng để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Cách chính sách của nhà nước hỗ trợ rất nhiều cho trẻ em để tăng thêm hiệu quả phủ rộng khắp nơi. Ngoài ra, có rất nhiều trung tâm tiêm chủng uy tín được mở ra với việc đảm bảo chất lượng vắc xin cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc ở nơi đây.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Giải đáp y khoa: Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không?", "abstract": "Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Các vắc xin giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo hệ thống miễn dịch của bé phát triển mạnh mẽ và chống lại các bệnh tật. Việc quyết định có nên chích vắc xin hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, tình trạng sức khỏe và lịch tiêm chủng trước đó. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về trường hợp đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không nhé!", "md_content": "Tiêm phòng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Các vắc xin giúp tạo nên miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, câu hỏi về việc đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không thì cần tư vấn của bác sĩ. Nếu bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khuyến nghị tiêm phòng cho bé thì hãy tuân theo để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé yêu của bạn nhé.\n\nVắc xin 5 trong 1 là gì?\n------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin tổng hợp bao gồm 5 thành phần khác nhau nhằm phòng ngừa 5 bệnh truyền nhiễm. Các bệnh được phòng ngừa bao gồm:\n\n* [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) (Diphteria): Bệnh cấp tính, gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, với triệu chứng viêm niêm mạc họng và lợi mạc có màu trắng hoặc xám. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như [suy thận](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-than-679.html), [viêm cơ tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-co-tim-423.html) và có thể dẫn đến tử vong.\n* Ho gà (Pertussis): Một bệnh đường hô hấp cấp tính, với các triệu chứng là các cơn ho kéo dài, đau và khó thở. Bệnh này có thể gây mệt mỏi, tím tái, suy hô hấp và thậm chí dẫn đến tử vong.\n* Bệnh uốn ván (Tetanus): Do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, với triệu chứng là co cứng cơ, đau đớn và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.\n* [Bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) (Poliomyelitis): Do virus đường ruột Polio gây ra, lây truyền qua đường phân - miệng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chân tay, lưng dần mất vận động, liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp và tử vong.\n* Viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do vi khuẩn Hib: Có thể dẫn đến phù não, điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ, bại não, điếc, động kinh hoặc mù một phần. Ngoài ra, vi khuẩn này có thể gây phù nề họng và có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở. Vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể như máu, tim, phổi, xương, khớp và mắt cùng miệng.\n\n![Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_chich_5_trong_1_co_can_chich_synflorix_khong_1_86644b6275.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin tổng hợp phòng ngừa 5 bệnh truyền nhiễm*\n\nCó mấy loại vắc xin 5 trong 1\n-----------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 bao gồm các loại vắc xin sau:\n\n* Vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc): Được sản xuất tại Hàn Quốc. Loại vắc xin này có tác dụng phòng ngừa năm bệnh truyền nhiễm phổ biến gồm: Bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, viêm màng não mủ, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) do vi khuẩn HiB và [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n* Vắc xin ComBe Five (Ấn Độ): Được sản xuất tại công ty Biological E, Ấn Độ. Đây là một loại vắc xin mới được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Trẻ em được tiêm miễn phí tại các cơ quan y tế xã. Loại vắc xin này có thành phần tương tự vắc xin Quinvaxem và đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 43 quốc gia trên thế giới với hơn 400 triệu liều. Ở Việt Nam, vắc xin này được cấp phép sử dụng từ tháng 5/2017 để thay thế [vắc xin Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html).\n* Vắc xin Pentaxim (Pháp): Vắc xin này được sản xuất tại Pháp bởi công ty sản xuất dược phẩm Sanofi Pasteurs. Đây là loại vắc xin mất phí và được tiêm tại các cơ quan trong và ngoài công lập. Vắc xin này đang được sử dụng phổ biến vì nó có nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của vắc xin này là nó chứa thành phần ho gà vô bào, chỉ chứa các thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ các thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn. Thành phần ho gà vô bào được đánh giá là có ít phản ứng sau tiêm và ít gây sốt hơn.\n\nVắc xin 5 trong 1 thường bao gồm phòng ngừa cho 5 bệnh truyền nhiễm khác nhau, nhưng không bao gồm tất cả các bệnh trong [vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html). Vậy đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tiếp tục tìm hiểu nhé!\n\n![Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_chich_5_trong_1_co_can_chich_synflorix_khong_2_f79613901b.jpg)\n\n*Có ba loại vắc xin 5 trong 1*\n\nLịch tiêm phòng vắc xin 5 trong 1\n---------------------------------\n\nNhìn chung, vắc xin tổng hợp này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và cha mẹ nên tuân theo lịch trình và đưa bé đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Việc tuân thủ lịch tiêm phòng này giúp giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của họ. Nếu việc tiêm chủng bị trì hoãn, trẻ có thể mắc các căn bệnh nguy hiểm và sức khỏe của các bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đôi khi, việc phát hiện và chữa trị bệnh một cách kịp thời có thể cứu sống các bé.\n\nSau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chính với khoảng thời gian tối thiểu là 1 tháng giữa mỗi lần tiêm, cha mẹ cần theo dõi và đưa bé đi tiêm nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ cho trẻ nhỏ. Thời điểm thích hợp để tiêm nhắc lại là khi trẻ đạt khoảng 16 - 18 tháng tuổi.\n\nĐã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không?\n------------------------------------------------\n\nĐối với câu hỏi về việc đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không thường phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và lịch tiêm phòng riêng của trẻ. Lịch tiêm 5 trong 1 thường không bao gồm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) Synflorix, nhưng quyết định cuối cùng nên dựa trên hướng dẫn của bác sĩ và tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Để biết rõ hơn về lịch tiêm phòng và xem liệu trẻ của bạn cần tiêm thêm Synflorix hay không, bạn có thể tham khảo và thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế tại [trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng quan của bé và đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc tiêm phòng để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ của bạn.\n\n![Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_chich_5_trong_1_co_can_chich_synflorix_khong_3_5067a93af7.jpg)\n\n*Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không?*\n\nĐến đây chắc các ba mẹ đã trả lời được câu hỏi [đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-da-chich-5-trong-1-co-can-chich-synflorix-khong.html). Nếu có điều kiện ba mẹ hãy cho trẻ tiêm sớm để đảm bảo sức khoẻ và phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ nhỏ nhé. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được thắc mắc cho bạn.\n\nXem thêm: \n\n[Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-ung-cua-tre-sau-khi-tiem-phe-cau.html)\n\n[Sau khi tiêm synflorix có sốt không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-synflorix-co-sot-khong-phan-ung-sot-keo-dai-bao-lau.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?", "abstract": "Tiêm đủ mũi vắc xin viêm não Nhật Bản và Synflorix theo lịch trình là biện pháp an toàn, hiệu quả để kiểm soát virus và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ chúng. Vì vậy, một số bậc cha mẹ có thắc mắc liệu Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không.", "md_content": "Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc chích ngừa trẻ nên được thực hiện càng sớm càng tốt và càng nhiều mũi càng tốt. Cơ thể trẻ có khả năng tiếp nhận nhiều kháng nguyên cùng một lúc. Do đó, nhiều bậc cha mẹ có thắc mắc về việc [vắc xin Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/synflorix-tiem-chung-voi-viem-nao-nhat-ban-duoc-khong.html). Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá thêm về trường hợp này!\n\nVắc xin Synflorix\n-----------------\n\nVắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html), chứa 10 antigens phổ biến của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, bao gồm các loại 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, và 23F. Vắc xin này kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các antigens của phế cầu. Khi phế cầu xâm nhập vào cơ thể, những kháng thể này, được tạo ra sau khi tiêm vắc xin, bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bởi phế cầu.\n\nVắc xin Synflorix phòng phế cầu khuẩn được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Phác đồ tiêm phụ thuộc vào độ tuổi khi trẻ tiêm mũi Synflorix đầu tiên. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin càng sớm trong khoảng độ tuổi khuyến cáo sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển kháng thể bảo vệ sớm hơn khi tiếp xúc với phế cầu. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được tiêm vào cơ thể thông qua một mũi tiêm và vị trí thích hợp để tiêm là phần trước của đùi trẻ nhỏ hoặc cơ đùi ở trẻ lớn.\n\n![Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_tiem_chung_voi_viem_nao_nhat_ban_duoc_khong_1_12bd4af8d0.jpg)\n\n*Vắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng phế cầu khuẩn*\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản\n-------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ muỗi cắn người sau khi hút máu từ các loài chim và gia súc nhiễm virus viêm màng não. Triệu chứng bệnh thường bao gồm sốt cao, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, và nôn mửa, cùng với nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh kéo dài suốt đời. Trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.\n\nViệc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là một biện pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh này. Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin an toàn và hiệu quả để phòng viêm não Nhật Bản, bao gồm:\n\n* **Vắc xin Imojev:** Loại vắc xin thế hệ mới, sản xuất theo công nghệ tiên tiến, và tạo miễn dịch mạnh mẽ phòng bệnh viêm não Nhật Bản. [Imojev](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đây là sản phẩm của Sanofi Pasteur, một tên tuổi hàng đầu trong ngành dược phẩm thế giới.\n* **Vắc xin Jevax:** Vắc xin này dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Nó giúp xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên mạnh mẽ để đối phó với bệnh viêm não Nhật Bản. Jevax được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech, một công ty dược phẩm tại Việt Nam.\n\nCả hai loại vắc xin này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả trẻ em và người lớn khỏi nguy cơ viêm não Nhật Bản. Chương trình tiêm chủng có thể cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng và phân loại vắc xin cho từng đối tượng.\n\nSynflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?\n------------------------------------------------------\n\nNhiều ba mẹ thắc mắc liệu Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? Câu trả lời của Nhà thuốc Long Châu là có thể nhé. Tuy nhiên, khi tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc, cần lưu ý rằng các vắc xin khác nhau phải tiêm vào các vị trí khác nhau. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và tránh tạo điều kiện cho xung đột hoặc phản ứng giữa các vắc xin sau khi được tiêm vào trẻ.\n\n![Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_tiem_chung_voi_viem_nao_nhat_ban_duoc_khong_2_e8d4965674.jpg)\n\n*Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?*\n\nMột trong những điều mà cha mẹ quan tâm là liệu việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không, có khiến bé quấy khóc nhiều hơn hoặc có sốt cao hơn không? Các chuyên gia đã khẳng định rằng việc tiêm cùng lúc nhiều loại vắc xin hoàn toàn an toàn và không gây hại cho trẻ, chỉ mang lại những lợi ích cần thiết. Phản ứng phụ sau tiêm cùng lúc nhiều vắc xin tương đương với việc tiêm từng loại vắc xin riêng lẻ. Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc sẽ gây ra tác dụng phụ như sốt, quấy khóc nhiều hơn hoặc tác động xấu đến hệ miễn dịch của trẻ.\n\nƯu điểm của việc Synflorix tiêm chung với viêm não Nhật Bản\n-----------------------------------------------------------\n\nĐến đây chắc các bậc cha mẹ đã có đáp án cho câu hỏi Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không. Việc cho trẻ tiêm chung Synflorix với viêm não Nhật Bản sẽ có các lợi ích như:\n\n* **Bảo vệ trẻ tốt hơn:** Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh và dễ mắc các bệnh nặng hơn. Chích ngừa trẻ sớm giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, việc tiêm nhiều mũi cùng lúc giúp giảm đau, quấy khóc và số lần sốt sau tiêm, từ đó giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cha mẹ không cần phải đối mặt với việc thấy con đau đớn và khóc lóc nhiều lần.\n* **Tiết kiệm thời gian:** Đối với cha mẹ bận rộn, việc đưa trẻ đi tiêm không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều kiện thời tiết, giao thông, và nhiều yếu tố khác có thể tạo ra những trở ngại. Việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc giúp giảm thiểu số lần cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, tiết kiệm thời gian và công sức cho cha mẹ.\n* **Tiết kiệm chi phí:** Nhiều đơn vị tiêm chích ngừa đều đòi hỏi phải trả tiền khám sàng lọc trước tiêm, cộng thêm các chi phí đi lại. Do đó, việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm tiền bạc cho cha mẹ.\n\n![Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_tiem_chung_voi_viem_nao_nhat_ban_duoc_khong_3_9867c40378.jpg)\n\n*Việc cho trẻ tiêm chung Synflorix với viêm não Nhật Bản sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí*\n\nBây giờ thì các ba mẹ đã trả lời được câu hỏi Synflorix tiêm chung với viêm não Nhật Bản được không. Thế nên ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng uy tín để tiêm chủng cho bé. Là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin hàng đầu, [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện cung cấp đầy đủ cả vắc xin phòng viêm não Nhật Bản và Synflorix. Tất cả các loại vắc xin của trung tâm tiêm chủng Long Châu được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn nhờ hệ thống dây chuyền lạnh chuyên dụng. Vậy nên, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến tiêm chủng để đảm bảo rằng trẻ đã nhận đủ số mũi tiêm, đặc biệt là các mũi nhắc lại, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh Cúm Influvac Tetra có giá bao nhiêu?", "abstract": "Tiêm chủng vắc xin Cúm là rất cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt với những khách hàng có bệnh lý nền như Tiểu đường, Huyết áp, Bệnh phổi mạn tính, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nhằm giúp bảo vệ sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật, thậm chí tử vong do bệnh Cúm. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều loại vắc xin cúm khác nhau. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn về loại vắc xin Influvac Tetra.", "md_content": "Bệnh [Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-mua-va-cac-cach-phong-tranh-ban-can-biet-45133.html) thường xảy ra vào mùa Đông. Đây là căn bệnh lây rất nhanh và mạnh, nếu mỗi khi có bệnh, dịch thì khoảng 30 đến 60% dân cư trong cộng đồng sẽ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt với những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp... Người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai... thì có nguy cơ chịu gánh nặng bệnh tật, thậm chí là tử vong do căn bệnh Cúm gây ra cao hơn. Do đó, để ngăn ngừa bệnh Cúm, mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa đặc hiệu bằng tiêm phòng vắc xin Cúm. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về loại vắc xin influvac tetra nhé!\n\nThông tin về vắc xin influvac\n-----------------------------\n\nVắc xin Influvac Tetra là một sản phẩm vắc xin phòng cúm mùa được sản xuất bởi công ty dược phẩm Abbott (Hà Lan), đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người khỏi nguy cơ mắc bệnh Cúm. vắc xin này chứa các thành phần kháng nguyên của cả virus [cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-a-la-benh-gi-cach-nhan-biet-dau-hieu-cum-a.html) (H3N2 và H1N1) và cúm B (Victoria và Yamagata), giúp kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại các loại virus cúm mùa.\n\nTại Việt Nam, dịch Cúm thường xảy ra vào mùa Đông, nên việc tiêm vắc xin Influvac Tetra thường bắt đầu mùa trước khi mùa cúm mùa bùng phát. Cụ thể lịch tiêm như sau:\n\n* Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến trước 9 tuổi: Cần nên tiêm 2 mũi trong năm đầu tiên với khoảng cách ít nhất 4 tuần giữa hai mũi và sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.\n* Người trên 9 tuổi: Đối tượng này chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin mỗi năm và mũi tiêm nhắc mỗi năm.\n\nViệc tiêm vắc xin Influvac Tetra hàng năm không những bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn mà còn góp phần tạo ra \"Miễn dịch cộng đồng\" và ngăn ngừa bệnh Cúm lây lan.\n\n![Tiêm chủng vacxin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vacxin_influvac_tetra_bao_nhieu_tien_1_a825146fd8.jpg)\n\n*Vắc xin Influvac Tetra có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi virus gây bệnh cúm*\n\nMột số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Influvac Tetra\n---------------------------------------------------\n\nTác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Influvac Tetra thường khá nhẹ chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, không gây ra vấn đề lâu dài với sức khỏe. Một số phản ứng thường gặp như đau, sưng, nóng, đỏ nhẹ tại vùng tiêm, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, đau khớp, cơ, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ, nôn mửa hoặc phát ban nhẹ. Những phản ứng này thường tự giảm đi sau vài ngày, do đó bạn không nên quá lo ngại khi xuất hiện các triệu chứng này.\n\nĐể giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra, việc tiêm vắc xin phòng cúm mùa nên được thực hiện tại các trung tâm tiêm chủng có kinh nghiệm và đảm bảo tuân theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của mình, hãy thảo luận và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc y tá trước khi tiêm.\n\nTuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin như khó thở, nói khàn, li bì, co giật, phát ban, mày đay nhanh, rộng, phù mạch, hoặc cảm giác buồn nôn chóng mặt... bạn cần nên ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.\n\n![Tiêm chủng vacxin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vacxin_influvac_tetra_bao_nhieu_tien_2_c7569e5b84.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin cúm bạn rất dễ cảm thấy mệt mỏi*\n\nCác đối tượng nên tiêm phòng vắc xin Influvac Tetra\n---------------------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa kỳ, tiêm vắc xin Influvac Tetra nhắc lại hàng năm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu nhằm bảo vệ khỏi bệnh Cúm. Đặc biệt, một số đối tượng sau đây cần được ưu tiên tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm:\n\n* Trẻ em sau 6 tháng đến dưới 5 tuổi và người cao tuổi.\n* Phụ nữ mang thai hoặc có dự định [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) cần tiêm vắc xin Cúm để bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Cúm và đảm bảo sức khỏe của thai nhi, đồng thời giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm bệnh Cúm trong 3 tháng đầu của thai kì. Hơn nữa em bé dưới 6 tháng tuổi, sẽ được nhận kháng thể tự nhiên của Mẹ truyền qua nhau thai, hoặc qua sữa mẹ nhằm giúp trẻ phòng tránh bệnh Cúm trong 6 tháng đầu đời.\n* Những người mắc các bệnh mãn tính như viêm phổi, hen suyễn, đái tháo đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch... cần thực hiện tiêm vắc xin Cúm định kỳ. Các dữ liệu khoa học chỉ ra rằng, vắc xin phòng bệnh Cúm đã làm giảm nguy cơ gánh nặng bệnh tật và thậm chí tử vong do bệnh Cúm trên những khách hàng có bệnh lý nền trên. Đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng do virus Cúm gây nên.\n\nViệc tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp bạn tạo ra một \"lá chắn\" mạnh mẽ chống lại virus cúm và giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.\n\nTiêm vắc xin Influvac Tetra có giá bao nhiêu?\n---------------------------------------------\n\nHiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin Cúm được lưu hành và tất cả các loại vắc xin đều được kiểm định, đánh giá về chất lượng và mức độ an toàn trước khi sử dụng rộng rãi. Các loại vắc xin cúm phổ biến có thể kể đến như Vaxigrip của Pháp, Vaxigrip Tetra của Pháp, Influvac của Hà Lan.\n\nVề giá cả, mức giá tiêm vắc xin cúm mùa Influvac của Hà Lan tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng mỗi liều. Giá tiêm lẻ vắc xin mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm.\n\nNếu bạn quan tâm đến các loại vắc xin Cúm, bạn có thể đặt lịch online qua hệ thống của trung tâm tiêm chủng Long Châu hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn cụ thể về các gói vắc xin phù hợp với nhu cầu.\n\n![Tiêm chủng vacxin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vacxin_influvac_tetra_bao_nhieu_tien_3_741d706f8a.jpg)\n\n*Giá tiêm chủng vắc xin influvac dao động trong khoảng 300.000 - 400.000đ mỗi liều*\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “tiêm chủng vắc xin Influvac Tetra có giá bao nhiêu?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại vắc xin ngừa Cúm này nhé!\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Cúm", "Tiêm phòng cúm", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? ", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp... trên người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tuy nhiên, bệnh này có thể chủ động phòng ngừa đặc hiệu bằng cách tiêm phòng vắc xin Cúm. Vậy đối với người đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng cúm được không?", "md_content": "Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về câu hỏi \"Người đang bị Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?\" qua bài viết sau nhé!\n\nBệnh Cúm là gì?\n---------------\n\nBệnh Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, [đau họng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-hong-795.html) và ho. Tình trạng ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa cụ thể như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt thường khá dễ gặp ở trẻ em.\n\nTuy nhiên, ở những người như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch,... bệnh Cúm có thể diễn biến nặng hơn như bội nhiễm viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí với các thể Cúm ác tính có thể dẫn đến tử vong.\n\n![Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_cum_co_tiem_phong_cum_duoc_khong_1_b01198e139.jpg)\n\n*Bệnh Cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe khác nhau*\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin Cúm được khuyến nghị là một biện pháp hiệu quả giúp giảm 60% các loại bệnh gây ra bởi Cúm, giảm tỷ lệ tử vong do Cúm đến 70 - 80%. Đồng thời, tiêm vắc xin Cúm giúp bảo vệ cơ thể lên đến 80% - 90%. Vì thế nên, mọi người cần nên thực hiện tiêm vắc xin Cúm, đặc biệt là trong giai đoạn trước mùa Đông nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa sự lây lan của Cúm trong cộng đồng.\n\nNgười đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?\n------------------------------------------------------------\n\nChúng ta cần phân biệt rõ là cảm lạnh hay bệnh Cúm! Bởi giữa 2 nhóm bệnh này thường có biểu hiện gần tương tự nhau. \n\nNếu bạn đang bị bệnh Cúm, điều đó có nghĩa bạn đang có một tình trạng nhiễm trùng cấp tính, thì bạn nên trì hoãn tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm phòng Cúm sẽ chỉ tiến hành khi bạn đã bình phục khỏi bệnh Cúm.\n\nTrong trường hợp bạn đã mắc Cúm, điều quan trọng nhất là bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước, điện giải, cũng như cung cấp các loại vitamin... nhằm giúp cơ thể bình phục sớm. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu triệu chứng Cúm của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần nên thăm khám ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.\n\nCòn nếu bạn chỉ bị cảm lạnh thông thường, nghĩa là bạn không có tình trạng nhiễm trùng cấp tính, bạn vẫn có thể tiến hành tiêm ngừa Vắc xin Cúm. Khi đó, bác sĩ sẽ cần thăm khám, đánh giá một cách toàn diện, tỉ mỉ trước khi chỉ định cho bạn tiêm ngừa. \n\nĐặc biệt hơn, vắc xin Cúm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể đặc hiệu giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Tuy nhiên, vắc xin Cúm không có tác dụng chữa bệnh Cúm khi bạn đang nhiễm bệnh.\n\n![Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_cum_co_tiem_phong_cum_duoc_khong_2_dc71ca18bf.jpeg)\n\n*Việc tiêm phòng Cúm khi bị bệnh Cúm không có tác dụng hỗ trợ điều trị nào*\n\nPhản ứng sau khi tiêm vắc xin Cúm\n---------------------------------\n\nKhi tiêm chủng ngừa Cúm, phản ứng phụ phổ biến nhất thường là sưng, đau tại vị trí tiêm. Đặc biệt, đặc biệt là những trẻ chưa từng tiếp xúc với virus Cúm, có thể xuất hiện tình trạng [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ và cảm thấy đau, mệt mỏi trong khoảng thời gian sau tiêm. Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 1 - 2 ngày, do đó bạn không cần quá lo ngại về vấn đề này.\n\nMột số trường hợp sau đây rất hiếm có thể xảy ra, như phản ứng phản vệ, khó thở, nói khó, li bì, co giật, mày đay nhanh, rộng... Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau tiêm chủng, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.\n\nNhững người cần nên tiêm phòng Cúm\n----------------------------------\n\nViệc tiêm phòng Cúm được khuyến nghị cho bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm vắc xin Cúm giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng nặng của Cúm và đồng thời ngăn ngừa việc lây lan bệnh Cúm cho những người xung quanh.\n\nĐối với những người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt với những người có bệnh lý nền mạn tính như tim mạch, hô hấp, chuyển hóa... nên được tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm nhằm giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. \n\n![Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_cum_co_tiem_phong_cum_duoc_khong_3_42b8ec525c.jpg)\n\n*Người từ 65 tuổi trở lên cần tiêm ngừa Cúm giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả*\n\nTiêm vắc xin Cúm có thể bị Cúm hay không?\n-----------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin Cúm, bạn cần chờ khoảng 10 - 14 ngày để vắc xin phát huy tác dụng. Trong khoảng thời gian này, người vừa tiêm chủng vẫn có khả năng mắc bệnh Cúm nếu tiếp xúc với bệnh nhân Cúm trước khi vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể.\n\nMặc dù đã tiêm vắc xin Cúm, bạn vẫn có thể mắc Cúm, nhưng thường các triệu chứng sẽ nhẹ và không nguy hiểm đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin Cúm sẽ chỉ kéo dài trong vòng khoảng 1 năm do virus Cúm luôn biến đổi kháng nguyên.\n\nVì thế nên, để ngăn ngừa bệnh Cúm một cách hiệu quả, bạn cần tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm và tuân thủ các biện pháp không đặc hiệu như dùng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách, vệ sinh cá nhân, rèn luyện sức khỏe, duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng Cúm hoặc nghi nhiễm Cúm.\n\nNên tiêm vắc xin Cúm ở đâu?\n---------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói vắc xin đa dạng theo nhu cầu và từng lứa tuổi của khách hàng với giá thành hợp lý, đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.\n\nHiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp 3 loại vắc xin Cúm mùa là:\n\n* IVACFLU-S 0,5ML (Việt Nam): Giá khoảng 185.000đ;\n* VAXIGRIP TETRA (Pháp): Giá khoảng 333.000đ;\n* INFLUVAC TETRA (Hà Lan): Giá khoảng 333.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy từng thời điểm. Bạn nên đặt lịch tiêm chủng online [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác về nhu cầu tiêm chủng của mình.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “[Người đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-dang-bi-cum-co-tiem-phong-cum-duoc-khong.html)”. Tiêm phòng Cúm đúng lịch sẽ giúp cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tối ưu. Hi vọng qua những thông tin được cung cấp bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cho việc tiêm phòng của bản thân và gia đình. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe nhé.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Cúm", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm Synflorix có sốt không? Phản ứng sốt kéo dài bao lâu?", "abstract": "Nhiều phụ huynh có thắc mắc về việc liệu tiêm Synflorix có sốt không. Sốt là một phản ứng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin phế cầu. Tuy nhiên, không cần lo lắng quá về điều này, vì phản ứng sốt thường tự giảm và biến mất sau 1 - 2 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách.", "md_content": "Tiêm vắc xin Synflorix để phòng phế cầu giúp trẻ tránh các bệnh nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm trùng huyết, và viêm tai giữa cấp. Tuy nhiên, một số phụ huynh có thắc mắc về việc liệu [tiêm synflorix có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-synflorix-co-sot-khong-phan-ung-sot-keo-dai-bao-lau.html), hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này nhé!\n\nVắc xin phòng phế cầu Synflorix\n-------------------------------\n\nSynflorix là một loại vắc xin xuất xứ từ Bỉ, được thiết kế để bảo vệ khỏi 10 loại phế cầu khuẩn phổ biến nhất, bao gồm các týp 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi để ngăn ngừa các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html), viêm tai giữa do phế cầu và Haemophilus influenzae không xác định loại gây ra.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_1_11221743a1.jpg)\n\n*Synflorix là một loại vắc xin xuất xứ từ Bỉ*\n\nTiêm Synflorix có sốt không?\n----------------------------\n\nMột số phụ huynh có câu hỏi về việc tiêm Synflorix có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) không. Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp rằng việc tiêm vắc xin này có khả năng gây sốt cho bé. Phản ứng sau tiêm phế cầu có thể khác nhau tùy theo từng người do đặc điểm cơ địa của mỗi người. Các phản ứng thường gặp bao gồm sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), tăng thân nhiệt so với bình thường, sưng và đau tại vị trí tiêm, nhưng những triệu chứng này thường tự giảm đi sau 1 - 2 ngày. Các chuyên gia y tế dự phòng lưu ý rằng sốt sau tiêm phế cầu là một phản ứng bình thường, cho thấy hệ miễn dịch đang tạo phản ứng với vắc xin.\n\nTuy nhiên, một số trẻ có thể trải qua các phản ứng hiếm hoi như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, tình trạng da tím tái hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Do đó, để đảm bảo hiệu quả vắc xin và đồng thời giảm thiểu phản ứng sốt sau tiêm, người tiêm chủng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, làm theo lịch tiêm và số mũi tiêm theo hướng dẫn. Ngoài ra còn phải chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tiêm phế cầu.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_2_51768bff3f.jpg)\n\n*Tiêm Synflorix có sốt không?*\n\nKhi tiêm phế cầu, phản ứng sốt kéo dài bao lâu?\n-----------------------------------------------\n\nĐến đây chắc các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi liệu tiêm Synflorix có sốt không. Sốt là một biểu hiện y khoa thường thấy, có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trên mức bình thường (dao động từ 36.5 - 37.5 độ C). Sốt thường là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) và thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.\n\nNgoài ra, sốt cũng có thể xuất hiện sau tiêm phế cầu (vắc xin là một chất hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể). Khi vắc xin này nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ nhận biết nó là một chất lạ và phản ứng bằng cách gây ra sốt để hình thành kháng thể và tạo ra \"trí nhớ miễn dịch\". Điều này có nghĩa là nếu cơ thể tiếp tục tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tương ứng với vắc xin ([phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html)), hệ thống miễn dịch sẽ tự động huy động kháng thể để chống lại kẻ xâm nhập.\n\nThời gian kéo dài của sốt sau tiêm phế cầu thường là 1 - 2 ngày và sau đó sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau một thời gian ngắn, không gây ra các di chứng.\n\n[Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn và hiệu quả, đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia. Mặc dù có một số trường hợp báo cáo về phản ứng phụ như sốt kéo dài 2 ngày sau tiêm, mệt mỏi, đau cơ, và sưng tại vị trí tiêm, những biểu hiện này thường rất nhẹ và trung bình. Điều này chứng tỏ vắc xin đang hoạt động hiệu quả trong việc đào tạo hệ miễn dịch để chuẩn bị cho sự phòng thủ trước các tác nhân gây bệnh.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_3_e2bba0f18f.jpg)\n\n*Thời gian kéo dài của sốt sau tiêm Synflorix thường là 1 - 2 ngày*\n\nNhững lưu ý khi tiêm Synflorix\n------------------------------\n\nDưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin phòng phế cầu Synflorix để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ:\n\n* Trì hoãn tiêm nếu trẻ đang có sốt cao kéo dài.\n* Không tiêm vắc xin Synflorix qua đường tĩnh mạch hoặc đường da và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.\n* Cần đặc biệt chú ý khi tiêm cho trẻ có dấu hiệu [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-la-benh-ly-nguy-hiem-nhung-co-chua-duoc-khong-65002.html) hoặc rối loạn đông máu.\n* Hãy lưu ý rằng vắc xin Synflorix chỉ bảo vệ trước một số tuýp huyết thanh cụ thể.\n* Nên duy trì lịch tiêm chủng cho các loại vắc xin khác như phế cầu bạch hầu và HIB.\n* Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể không có đáp ứng miễn dịch tốt sau khi tiêm vắc xin.\n* Hiệu quả của vắc xin Synflorix thường cao nhất cho trẻ dưới 2 tuổi.\n* Tránh sử dụng [Paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/acetaminophen) trước tiêm vắc xin để không làm giảm miễn dịch của trẻ.\n* Đặc biệt quan tâm đến trẻ sinh non và theo dõi hô hấp sau khi tiêm, đặc biệt với trẻ có dấu hiệu chưa hoàn thiện về hệ hô hấp.\n* Không nên pha trộn vắc xin Synflorix với các loại vắc xin khác trong cùng một mũi tiêm.\n* Cơ sở y tế luôn sẵn sàng để đối phó với [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) nếu xảy ra tình huống đó.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_4_d38ca3bb8e.jpg)\n\n*Nên trì hoãn tiêm Synflorix nếu trẻ đang có sốt cao kéo dài*\n\nĐến đây chắc các phụ huynh đã trả lời được câu hỏi tiêm synflorix có sốt không. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp vắc xin Synflorix, được sản xuất bởi GSK (Bỉ), để tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho trẻ. Việc tiêm vắc xin phế cầu này phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và hướng dẫn từ bác sĩ. Vì vậy, hãy đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn bởi bác sĩ một cách rõ ràng và cụ thể nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)\n\n[Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-thiet-phai-tiem-phe-cau-cho-tre-khong-co-phan-ung-phu-sau-tiem-khong.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? ", "abstract": "Tiêm chủng là phương pháp chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm bệnh tật, hoặc làm giảm gánh nặng cũng tử vong do bệnh tật gây nên. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể được tiêm vắc xin. Bởi một số rất ít trường hợp đặc biệt khi tiêm vacxin có thể gây nên nguy hiểm cho chính người được tiêm. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những trường hợp nào không nên tiêm vacxin nhé!", "md_content": "Tiêm chủng vắc xin là cách chăm sóc sức khỏe chủ động nhằm bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh, hoặc giảm gánh nặng cũng như tử vong do bệnh tật gây nên. Tuy nhiên trước khi tiêm chủng, bạn cần phải hiểu rõ bản thân có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá [những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-nhung-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-vacxin.html) nhé!\n\nTìm hiểu về vắc xin\n-------------------\n\n[vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác nhân gây bệnh cụ thể. Vắc xin giúp kích thích hệ miễn dịch tạo ra sức đề kháng đặc hiệu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.\n\nCó thể nói vắc xin là một thành tựu y học vĩ đại, cho phép con người chủ động bảo vệ bản thân tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, cúm và rất nhiều bệnh lý khác. Vắc xin giúp ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh, giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả, giảm gánh nặng và tử vong do bệnh tật.\n\n![Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_nhung_truong_hop_nao_khong_nen_tiem_vacxin_1_fb05a02c54.jpg)\n\n*Vắc xin giúp bạn phòng tránh các nguy cơ gây bệnh hiệu quả*\n\nNhững trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?\n--------------------------------------------\n\nMột số đối tượng sau đây tuyệt đối không nên tiêm vắc xin bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe:\n\n* Những người có phản ứng phản vệ nặng với bất cứ thành phần nào, hoặc tương tự có trong vắc xin trước đó.\n* Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất Vắc xin, có từng trường hợp chống chỉ định tuyệt đối.\n* Trì hoãn tiêm vắc xin: Với những trường hợp có các bệnh mạn tính mà chưa được điều trị ổn định. Hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.\n* Thận trọng khi tiêm vắc xin: Một số vắc xin với Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, hoặc chưa có dữ liệu an toàn, hiệu quả trên cả thai nhi hoặc em bé đang bú mẹ.\n* Tương tác giữa các vắc xin (Vắc xin sống, giảm độc lực, vắc xin có ức chế chéo...), hoặc khoảng cách tối thiểu của vắc xin cùng loại.\n\n![Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_nhung_truong_hop_nao_khong_nen_tiem_vacxin_2_dcccaf9935.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào*\n\nMột số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin\n------------------------------------\n\nTrong thực tế, không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ sau khi tiêm chủng. Đặc biệt, một số rất ít trường hợp có các dấu hiệu, biểu hiện nghiêm trọng, người được tiêm nên ngay lập tức được đưa tới cơ sở y tế gần nhất.\n\nSau khi tiêm phòng vắc xin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ thông thường, nhưng chúng thường không ảnh hưởng lâu dài hay nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể các triệu chứng có thể xuất hiện như sưng, đau tại khu vực tiêm, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ và trẻ sẽ có thể quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, do đó bạn chỉ cần chăm sóc, theo dõi cẩn thận các dấu hiệu chuyển biến nặng và không cần quá lo lắng.\n\nTuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nặng nào, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời nhanh chóng. Các triệu chứng nặng có thể xảy ra như [phản ứng phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), sốt cao không đáp ứng thuốc, co giật, khó thở hoặc biểu hiện tím tái, li bì... thậm chí có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.\n\n![Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_nhung_truong_hop_nao_khong_nen_tiem_vacxin_3_1c0dd63413.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin bạn có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ*\n\nNhững điều lưu ý khi tiêm vắc xin\n---------------------------------\n\nNhằm để đảm bảo tình trạng sức khỏe an toàn khi tiêm chủng, người đi tiêm phòng vắc xin cần nên lưu ý một số vấn đề sau:\n\n* Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng.\n* Bạn cần nên chia sẻ tất cả các loại bệnh đang mắc phải hoặc các loại thuốc, chế phẩm đang sử dụng điều trị.\n* Đối với phụ nữ, bên cạnh các thông tin cơ bản, cần chia sẻ bản thân có mang thai hay không hoặc thời gian dự định có thai trong tương lai.\n* Người được tiêm chủng nên có người đi cùng để hỗ trợ, chăm sóc theo dõi sức khỏe trước, trong và sau khi tiêm ngừa.\n* Theo quy định của Bộ Y Tế, sau khi tiêm, bạn ở lại 30 phút để các nhân viên y tế theo dõi phản ứng phụ có thể xảy ra. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, người được tiêm sẽ được chăm sóc, xử trí và điều trị kịp thời.\n* 48 giờ sau tiêm, bạn cần nên quan sát nếu có các phản ứng phụ bất thường nào, bạn cần liên hệ, thông báo tới cơ sở y tế gần nhất.\n\nNếu bạn đang tìm hiểu về các loại vắc xin cho nhu cầu tiêm chủng của mình, vui lòng đến tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc với đội ngũ Bác sĩ, điều dưỡng, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của bạn cũng như thân nhân của bạn về Vắc xin. \n\nNgoài ra, để thuận tiện cho quy trình tiêm chủng, bạn có thể đặt lịch tiêm trước hoặc gọi: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về vấn đề \"những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?\". Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết hơn về việc tiêm chủng ngừa bệnh, tránh các biến chứng gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.\n\nCó thể bạn cần biết:\n\n* [*Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-mua-goi-tiem-chung-cho-tre-so-sinh-khong.html)\n* [*Tiêm chủng vắc xin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vacxin-influvac-tetra-cum-bao-nhieu-tien.html)\n* [*Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-nen-tiem-chung-mo-rong-hay-dich-vu-cho-tre.html)\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bảo vệ sức khỏe"]}, {"title": "Thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng bệnh", "abstract": "Dù chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh đậu mùa, việc sử dụng vaccine được xem là một phương pháp kiểm soát hiệu quả.. Hiện tại đã có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hay chưa và liệu có nên tiêm hay không? Phương pháp phòng ngừa bệnh là gì?", "md_content": "Hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ, xuất phát từ Tây và Trung Phi, đang làm lo sợ nhiều quốc gia trên toàn thế giới vì nguy cơ bùng phát dịch. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn để cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh này. Một trong những câu hỏi mà nhiều người đặt ra ngày nay là: \"Có nên sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không?\" Chúng ta sẽ cùng trả lời trong bài viết dưới đây.\n\nĐậu mùa khỉ là gì?\n------------------\n\nĐậu mùa khỉ, còn được gọi là monkeypox, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguồn gốc từ châu Phi, được gây ra bởi virus đậu mùa khỉ và có tiềm ẩn gây ra các đợt dịch.\n\nTriệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm xuất hiện phát ban, có những nốt mụn nước chứa đầy mủ kèm theo sốt, đau đầu cấp tính, đau cơ, đau lưng, cảm giác lạnh, [sưng hạch bạch huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sung-hach-bach-huyet-909.html) và các triệu chứng đường hô hấp như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho.\n\n![Cách phòng bệnh và thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_dau_mua_khi_1_a88629767d.jpg)\n\n*Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính* \n\nVirus [đậu mùa khỉ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-mua-khi-1408.html) có thể được truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt phát ban, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, thông qua tiếp xúc tình dục, qua các vật dụng của người bị nhiễm và cũng có thể truyền từ mẹ sang con.\n\nCó vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ chưa?\n---------------------------------------\n\nMột trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn hiện nay là vấn đề liên quan đến việc có sẵn vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hay chưa. Theo các chuyên gia y tế, [virus gây bệnh đậu mùa khỉ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-virus-dau-mua-khi-59298.html) có mối liên hệ mật thiết với virus gây bệnh đậu mùa thường.\n\nChủng ngừa bằng vaccine đậu mùa thông thường có khả năng bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa khỉ. Những người đã tiêm vaccine có thể được bảo vệ đến mức 85% trước căn bệnh nguy hiểm này. Đây là lý do Bộ Y tế đã ban hành quy định sử dụng vaccine để phòng bệnh cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.\n\n![Cách phòng bệnh và thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_dau_mua_khi_2_3b775d95bf.jpg)\n\n*Vaccine đậu mùa thông thường có khả năng bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa khỉ*\n\nTuy nhiên, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị ngừng tiêm chủng vaccine. Hành động này đã dẫn đến việc không nhiều quốc gia còn dự trữ loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.\n\nHơn nữa, các dây chuyền sản xuất đã ngừng hoạt động từ lâu và chỉ một số ít quốc gia đang bắt đầu tái khởi động. Vì thế, hiện tại chưa có chỉ định cụ thể về việc tiêm vaccine rộng rãi cho người dân. Dựa trên báo cáo mới nhất, Hoa Kỳ hiện đang có 100 triệu liều vaccine trong Chiến lược dự trữ quốc gia, bao gồm:\n\n* ACAM2000: Được sử dụng để chủng ngừa cho người từ 18 tuổi trở lên và có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ. Vaccine này đạt hiệu quả bảo vệ sau 28 ngày tiêm, nhưng người tiêm phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus từ vaccine.\n* MVA-BN: Là loại vaccine mới được phát triển để phòng bệnh đậu mùa, được tiêm dưới da và có khoảng cách 4 tuần giữa mỗi mũi. Người tiêm MVA-BN chỉ được xem là đã chủng ngừa sau khi tiêm đủ cả 2 liều theo quy định.\n\nDựa trên đặc tính của từng loại vaccine, hiện chỉ có vaccine MVA-BN (hay còn được gọi là Jynneos) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng. Mục tiêu của loại vaccine này là phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho con người.\n\nNên tiêm vaccine đậu mùa khỉ hay không?\n---------------------------------------\n\nTheo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, quyết định có nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hay không phụ thuộc vào việc bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này hay không. Bao gồm:\n\n* Những người tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong vùng dịch: Cần được tiêm vaccine sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm.\n* Những người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh: Cần tiêm vaccine phòng ngừa một cách chủ động, bao gồm nhân viên y tế và nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm.\n\n![Cách phòng bệnh và thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_dau_mua_khi_3_8629356d6e.jpg)\n\n*vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nên dùng cho nhóm người có nguy cơ cao*\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại không cần thiết tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi vì bệnh này không dễ lây lan khi thực hiện biện pháp phòng ngừa. Hơn nữa, vaccine vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.\n\nVì vậy, nếu bạn không thuộc nhóm nguy cơ cao, việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không cần thiết.\n\nCách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ\n---------------------------------\n\nĐể ngăn ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:\n\n* Tránh tiếp xúc gần với động vật có khả năng nhiễm virus (những con động vật bị bệnh hoặc đã chết ở khu vực có dịch đậu mùa khỉ), hạn chế buôn bán động vật hoang dã.\n* Giữ khoảng cách với những người nghi nhiễm hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng hoặc đồ dùng có thể nhiễm [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html).\n* Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn và nước sạch.\n* Thực hiện lối sống lành mạnh: Đảm bảo ăn chín, uống nước sôi, tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường hoạt động thể dục, cải thiện sức khỏe.\n* Sử dụng các thiết bị bảo hộ y tế khi tiếp xúc và chăm sóc người bệnh.\n\nHi vọng thông tin trên đã mang lại kiến thức hữu ích về [vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vaccine-phong-benh-dau-mua-khi-va-cach-phong-benh.html). Xin hãy chia sẻ thông tin này với người thân và bạn bè để cùng nhau đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng xung quanh.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "đậu mùa khỉ"]}, {"title": "Giải đáp: Tiêm vắc xin sởi có sốt không?", "abstract": "Sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp. Căn bệnh này còn đặc biệt dễ gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên cho con đi tiêm vắc xin sởi để phòng chống căn bệnh này. Nếu cha mẹ lo lắng tiêm vắc xin sởi có sốt không thì tham khảo ngay bài viết của Nhà thuốc Long Châu sau đây nhé!", "md_content": "Nhiều người tiêm vắc xin về sẽ bị sốt, nhưng cũng có người lại khỏe mạnh bình thường. Vậy tiêm vắc xin sởi có sốt không và cần phải làm gì khi bị sốt sau khi tiêm?\n\nVắc xin sởi là gì? Có bao nhiêu loại?\n-------------------------------------\n\nSởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu cơ thể không có miễn dịch phòng bệnh. Đặc biệt, [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) dễ lây lan và có thể tạo thành dịch bệnh nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Để phòng bệnh sởi chủ động thì cách tốt nhất là tiêm vắc xin sởi.\n\nHiện nay trên thị trường vắc xin sởi có cả dạng đơn hoặc kết hợp với một số vắc xin khác. Dù ở dạng đơn hay kết hợp thì vắc xin sởi đều có công dụng như nhau. Với vắc xin phòng bệnh sởi, tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên tiêm từ sớm, tốt nhất là từ 9 tháng tuổi ở vùng có bệnh lưu hành và 12 tháng tuổi ở vùng ít xảy ra căn bệnh này. \n\nTại Việt Nam, [vắc xin phòng sởi đơn MVVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-soi-don-mvvac.html) có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Sau mũi tiêm thứ nhất, 85% trẻ từ 6 tháng tuổi và 95% trẻ trên 12 tuổi miễn nhiễm căn bệnh này. Khi tiêm mũi vắc xin sởi thứ hai thì hầu hết đều miễn nhiễm căn bệnh này. Theo các báo cáo y tế thì các vùng có tỷ lệ tiêm chủng 93% thì sẽ không bùng phát dịch. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này giảm đi thì nguy cơ bùng dịch vẫn có thể xảy ra.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin sởi có sốt không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_soi_co_sot_khong_1_41129ad601.jpg)\n\n*Vắc xin sởi dạng đơn MVVAC*\n\nTiêm vắc xin sởi có sốt không?\n------------------------------\n\nTiêm vắc xin sởi có sốt không là điều mà hầu hết cha mẹ đều lo lắng khi cho con đi tiêm chủng. Phần lớn các loại vắc xin hiện nay trên thị trường đều có một hoặc nhiều tác dụng phụ, chúng sẽ xảy ra trong khoảng từ 24 - 48 giờ sau khi tiêm chủng.\n\nĐối với trẻ em sau khi tiêm vắc xin phòng sởi, trẻ có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn, khó ngủ và dễ ói sau khi bú hoặc uống sữa. Sau khi tiêm sởi, khoảng 5 - 15% trường hợp trẻ sẽ có biểu hiện sốt. Tuy nhiên, đây là tình trạng thường gặp khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào không chỉ là vắc xin sởi. Bên cạnh sốt, trẻ có thể có một vài triệu chứng khác như sưng, nóng hoặc đau ở vị trí tiêm, một số ít sẽ bị [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html),… Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì những biểu hiện này sẽ hết trong khoảng 1 - 2 ngày.\n\nNhư vậy, tiêm vắc xin sởi có thể sẽ gây sốt, cha mẹ cần nắm được thông tin này để không quá lo lắng và giữ được bình tĩnh chăm sóc trẻ sau khi tiêm về. Việc trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin là biểu hiện cơ chế miễn dịch của cơ thể đang làm việc, phản ứng lại với vắc xin và cho thấy rằng vắc xin đang thực hiện tốt nhiệm vụ của nó.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin sởi có sốt không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_soi_co_sot_khong_2_d7ce0af972.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin sởi có sốt không?* \n\nPhải làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin sởi?\n----------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin sởi có sốt không và nếu trẻ bị sốt thì cha mẹ cần phải làm gì? Mặc dù sốt sau khi tiêm vắc xin sởi không phải là điều đáng lo ngại, tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý những biểu hiện của trẻ khi bị sốt. Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ ít nhất 2 - 3 giờ một lần. Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng một số cách hạ sốt cho trẻ như sau:\n\n* Cho trẻ uống đủ nước, có thể cho trẻ uống [Orezol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/oresol-245-dhg-20-goi-27857.html) hoặc nước hoa quả giàu Vitamin C.\n* Chườm ấm cho trẻ hoặc dùng miếng dán hạ sốt.\n* Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt mồ hôi, thường xuyên kiểm tra và lau mồ hôi cho trẻ nếu có.\n* Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin sởi có sốt không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_soi_co_sot_khong_3_26f7d9c86f.jpg)\n\n*Dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ* \n\nCó một vài trường hợp trẻ bị sốt không phải nguyên nhân chính do tiêm vắc xin sởi mà do một bệnh nào đó đã ủ sẵn trong bé từ trước. Vì vậy nếu trẻ sau khi tiêm về bị sốt và có các biểu hiện sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến viện để được kiểm tra:\n\n* Trẻ sốt cao trên 38oC, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm.\n* Tình trạng sốt kéo dài hơn 2 ngày hoặc có thuyên giảm nhưng sau đó lại sốt lại.\n* Trẻ bị sốt kèm theo một số triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html),…\n* Trẻ sốt kèm theo không chịu ăn, có biểu hiện khó thở, quấy khóc liên tục hoặc hôn mê.\n\nNhững tác dụng phụ của vắc xin sởi cha mẹ cần lưu ý\n---------------------------------------------------\n\nSốt là một trong những tác dụng phụ của vắc xin sởi thường gặp nhất sau khi tiêm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tác dụng phụ khác mà cha mẹ cần lưu ý, nắm được:\n\n* Tại vị trí tiêm trẻ có thể bị đau, sưng hoặc nổi ban đỏ. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 3 ngày. Nếu hơn 3 ngày thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.\n* Một số trẻ có thể bị sổ mũi hoặc ho kéo dài khoảng 3 ngày.\n* [Co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), viêm não hoặc giảm tiểu cầu cũng là khuyến cáo về tác dụng phụ của vắc xin sởi. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm gặp.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin sởi có sốt không 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_soi_co_sot_khong_4_c9a74fbf3e.png)\n\n*Vị trí tiêm vắc xin sởi có thể bị sưng nhẹ*\n\nHiện nay, những phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin sởi đơn MVVAC chưa được ghi nhận. Cha mẹ lưu ý sau khi tiêm vắc xin nên cho con ở lại bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng. Sau khi về nhà trong 2 ngày đầu cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện gấp để được hỗ trợ.\n\nTrên đây là giải đáp của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi [tiêm vắc xin sởi có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-tiem-vac-xin-soi-co-sot-khong.html). Hi vọng qua bài viết, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề sốt của con em mình sau khi tiêm vắc xin sởi nói riêng và bất cứ loại vắc xin nào nói chung. Như vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng và nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho con theo khuyến nghị của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe cho con nhé! \n\nXem thêm:\n\n[Tiêm sởi quai bị rubella có sốt không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-va-dap-tiem-soi-quai-bi-rubella-co-sot-khong.html)\n\n[Tiêm mũi sởi bao nhiêu tiền?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-co-dang-thac-mac-tiem-mui-soi-bao-nhieu-tien-41290.html)\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "tiêm phòng", "sởi"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? Cần lưu ý gì?", "abstract": "Bệnh thủy đậu thường nhẹ nhưng có thể nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu nếu những đối tượng này chưa từng mắc thủy đậu hay chưa từng tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả trong việc phòng ngừa thủy đậu? Vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? sẽ được làm rõ trong bài viết này.", "md_content": "Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở đa số các nước trên toàn thế giới. Bệnh không những gây ra tác động xấu đến sức khỏe, công việc mà còn là gánh nặng chi phí y tế của một quốc gia. Vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này. Thế vắc xin thủy đậu nên tiêm bao nhiêu mũi, [vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-1-mui-co-duoc-khong-can-luu-y-gi.html) sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.\n\nThủy đậu là gì?\n---------------\n\n### Nguồn gốc bệnh thủy đậu\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với tốc độ lây lan rất nhanh. Thủ phạm của bệnh này là do virus Varicella zoster - một loại virus herpes alpha chỉ lây nhiễm ở người. Không giống như các loài virus mang gen sợi đơn (RNA) như Coronavirus, virus cúm có khả năng biến đổi cao nên tạo ra nhiều chủng loại khác nhau, virus Varicella zoster được tạo thành từ DNA sợi đôi nên nó khá ổn định về mặt vật chất. Vì thế bệnh thường bệnh lành tính, ít biến đổi và thường tự khỏi.\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_tiem_1_mui_co_duoc_khong_2_a7b42e90f2.jpeg)\n\n*Hình ảnh virus Varicella zoster gây bệnh thủy đậu*\n\n### Con đường lây truyền\n\nTỷ lệ lây truyền của virus này lên tới 90% là do chúng có trong dịch tiết đường hô hấp và dịch tiết ra từ các mụn nước trên da, chúng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên da hay qua dịch tiết đường hô hấp hoặc qua việc hít phải các hạt virus trong không khí.\n\n### Biểu hiện lâm sàng qua các giai đoạn bệnh\n\nĐối tượng mắc thủy đậu chủ yếu là trẻ em. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài khoảng 10 - 21 ngày. Trong thời gian này, virus ban đầu nhân lên ở đường hô hấp trên, vào máu, lây lan đến hệ thống lưới nội mô (gan, lá lách) và các cơ quan khác. Người mắc bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng báo trước như sốt, khó chịu và phát ban điển hình bao gồm ngứa, rát, sần, mụn nước. Ban đầu, da thành thành ban đỏ rồi phát triển thành các mụn nước, sau đó tiến triển thành mụn mủ rồi đóng vảy. Các tổn thương trên da này chủ yếu là trung tâm ở lưng, mặt và lây lan nhanh chóng đến phần còn lại của cơ thể. Theo nguyên tắc, sau khoảng 5 - 7 ngày mắc bệnh thì sự lây nhiễm của bệnh thủy đậu kết thúc sau khi mụn nước đóng vảy hoàn toàn.\n\nSau khi bị nhiễm trùng tiên phát, virus có thể tồn tại tiềm ẩn ở dạng không hoạt động trong các tế bào hạch, tế bào thần kinh. Khi sức đề kháng của bạn bị suy giảm do tuổi tác hay mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư, người ghép tạng,... sẽ tạo cơ hội cho việc tái hoạt động của Varicella zoster gây ra bệnh zona thần kinh với các triệu chứng đau dây thần kinh sau Herpetic, viêm mống mắt, [tăng nhãn áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thien-dau-thong.html) thứ phát,...\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_tiem_1_mui_co_duoc_khong_3_b2c8cc6100.jpg)\n\n*Các triệu chứng của thủy đậu có thể kể đến như sốt, nổi mụn nước, đau đầu, mệt mỏi...*\n\n### Biến chứng của thủy đậu\n\nMặc dù thủy đậu nói chung là một bệnh lành tính nhưng lại gây cảm thấy khó chịu đáng kể do ngứa, thẩm mỹ (sẹo). Các biến chứng không phải là hiếm gặp và chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch tế bào. Biến chứng thường liên quan đến nhiễm trùng da và liên quan đến hệ thần kinh trung ương bao gồm [viêm màng não do virus](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-do-virus-174.html). \n\nBiện pháp tốt nhất phòng ngừa thủy đậu\n--------------------------------------\n\nCách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng thủy đậu và giảm bệnh một cách hiệu quả cũng như gánh nặng kinh tế là phòng ngừa ngay từ ban đầu. Theo nguyên tắc đó, vắc xin thủy đậu sống giảm độc lực đã được nghiên cứu và phát triển. vắc xin thủy đậu sống giảm độc lực lần đầu tiên được phát triển ở Nhật Bản bởi Takahashi. Cho đến nay đã có rất nhiều loại vắc xin thủy đậu ra đời, đa phần là chủng Oka, với khả năng tạo miễn dịch lên tới 96%.\n\nVắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không?\n------------------------------------------\n\nĐể trả lời cho câu hỏi này, các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng 95% trẻ em được tiêm chủng cho trẻ khỏe mạnh từ 12 - 18 tháng tuổi phát triển kháng thể bảo vệ sau một liều vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, hiệu quả miễn dịch 95% chống lại bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm và sẽ suy yếu dần nên nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng vẫn rất cao.\n\nNăm 2006, khuyến cáo tiêm hai liều vắc xin thủy đậu cho trẻ khỏe mạnh ra đời và cho thấy rằng liều vắc xin thủy đậu thứ hai gây ra phản ứng ghi nhớ mạnh mẽ ở những người đã được tiêm một liều duy nhất, với sự gia tăng khả năng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Theo nghiên cứu, ở người khỏe mạnh tiêm một liều duy nhất có hiệu quả khoảng 95% và 98 - 99% sau hai liều. Việc thực hiện tiêm chủng hai liều đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh bùng phát, từ đó kéo theo tỷ lệ nhập viện, tử vong và chi phí y tế liên quan đến nhiễm trùng thủy đậu cũng suy giảm.\n\nHiện nay, lịch tiêm vắc xin thủy đậu bắt đầu với liều đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 9 đến 15 tháng tuổi (tùy loại vắc xin) và liều thứ hai được tiêm cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Hơn nữa, liều thứ hai được khuyến nghị tiêm như liều nhắc lại cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi đã được tiêm một liều duy nhất trước đó.\n\nHãy đến với [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - một trong các đơn vị vô cùng uy tín về chất lượng vacxin cũng như dịch vụ và tay nghề của nhân viên y tế tiêm chủng. Hiện tại, Long Châu có các loại vắc xin ngừa thủy đậu với những mức giá tham khảo khác nhau phù hợp cho từng kinh tế gia đình, bao gồm:\n\n* VARICELLA-GCC của Hàn Quốc: Khoảng 690.000đ\n* VARIVAX của Mỹ: Khoảng 980.000đ\n* VARILRIX của Bỉ: Khoảng 935.000đ\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_tiem_1_mui_co_duoc_khong_4_d28c751edd.jpeg)\n\n*Hiệu quả miễn dịch của tiêm 2 liều vắc xin thủy đậu có thể lên đến 99%*\n\nTóm lại, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thủy đậu có thể được ngăn ngừa một cách hiệu quả bằng cách thực hiện tiêm phòng thủy đậu. Hiệu quả của vắc xin ở trẻ khỏe mạnh dao động lần lượt từ 80 đến 95% cho liều đầu tiên và từ 93 đến 99% cho liều thứ hai. \n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "thủy đậu"]}, {"title": "Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota", "abstract": "Trẻ 26 tháng có uống Rota được không và thời điểm vàng nên cho trẻ uống vắc xin Rota là lúc bao nhiêu tuổi. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật liên tục những kiến thức về chăm sóc con trẻ, bố mẹ nhé.", "md_content": "Một câu hỏi phổ biến trong tâm trí của nhiều phụ huynh là liệu trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần hiểu rõ về vắc xin Rota, thời điểm vàng của việc uống vắc xin Rota và những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp đối với sức khỏe của trẻ.\n\nDấu hiệu của bệnh virus Rota\n----------------------------\n\nSau khi trẻ nhiễm virus Rota trong khoảng 1 - 2 ngày, các triệu chứng của bệnh virus Rota có thể bắt đầu xuất hiện, và trong một số trường hợp, có thể kéo dài từ 4 - 7 ngày. Các dấu hiệu của [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) bao gồm:\n\n* Nôn mửa;\n* Tiêu chảy;\n* Phân lỏng toàn nước;\n* Sốt nhẹ;\n* [Đau bụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-bung-994.html);\n* Quấy khóc;\n* Ho;\n* Chảy nước mũi;\n* Mệt mỏi.\n\nTrong trường hợp nhiễm virus Rota, trẻ có thể bắt đầu nôn mửa trong khoảng 6 - 12 giờ trước khi xuất hiện tiêu chảy. Tình trạng nôn mửa có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, và lượng nôn giảm dần khi bắt đầu xuất hiện tiêu chảy.\n\nPhân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh như dưa cải hoặc xuất hiện đờm, nhớt. Trong trường hợp tiêu chảy do virus Rota, phân không chứa máu, điều này là đặc điểm quan trọng để phân biệt với [tiêu chảy nhiễm khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tieu-chay-nhiem-khuan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1.html). Tiêu chảy sẽ tăng dần trong vài ngày rồi mới bắt đầu giảm, thường sẽ kéo dài từ 3 - 9 ngày.\n\n![Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_26_thang_co_uong_rota_duoc_khong_1_9b64a5471d.jpg)\n\n*Sốt nhẹ, quấy khóc là một trong các dấu hiệu của tiêu chảy cấp do nhiễm virus Rota*\n\nThời gian kéo dài của tiêu chảy, cộng với tình trạng nôn và tiêu chảy liên tục, khiến cơ thể trẻ khó chịu, ăn kém, và dễ mất nước. Việc bổ sung đủ nước và chất điện giải là cần thiết. Trong trường hợp thiếu nước và chất điện giải nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng trụy mạch đe dọa tính mạng của trẻ. Các dấu hiệu của mất nước bao gồm liên tục khát nước, môi khô, da khô, lưỡi khô, tiểu ít, và quấy khóc.\n\nVắc xin Rota là gì?\n-------------------\n\nVắc xin Rota đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus Rota, gốc của bệnh tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ nhỏ.\n\nBệnh tiêu chảy cấp thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, chủ yếu do virus Rota. Đây là loại virus thường lây lan qua đường miệng, đường phân, tiếp xúc với tay hoặc các vật dụng nhiễm virus, và cũng có thể lây qua đường hô hấp. Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhiễm virus Rota.\n\nĐể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ trong giai đoạn quan trọng này, việc uống [vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) theo lịch trình khuyến nghị của Bộ Y tế là cực kỳ quan trọng, vì hiện chưa có phương pháp điều trị chuẩn cho loại virus này.\n\nMặc dù bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến nhưng nhiều bố mẹ thiếu kiến thức về sức khỏe con trẻ thường cho rằng tiêu chảy là bình thường, hoặc không quá chú trọng vào lịch trình chủng ngừa đúng, hoặc quên lịch chủng ngừa của con, nhiều bố mẹ cứ đặt câu hỏi rằng: “Trẻ 26 tháng có uống Rota được không?” Hãy cùng Long Châu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.\n\nTrẻ 26 tháng có uống Rota được không?\n-------------------------------------\n\nVắc xin Rota chỉ phát huy tác dụng hiệu quả khi trẻ được uống trước 6 tháng tuổi. Do đó, nếu con của bố mẹ đã 26 tháng tuổi thì việc uống vắc xin [virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html) sẽ không có tác dụng.\n\nVậy nên, bố mẹ cần lưu ý kĩ về lịch trình chủng ngừa chuẩn của trẻ, không những vắc xin Rota mà những vắc xin khác cũng vậy nhé.\n\n![Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_26_thang_co_uong_rota_duoc_khong_2_fbed7877e9.jpg)\n\n*Bố mẹ thắc mắc trẻ 26 tháng có uống Rota được không?*\n\nNếu trẻ đã được 26 tháng tuổi mà bố mẹ vẫn chưa cho con uống Rota, bố mẹ có thể đưa trẻ nhỏ đến trung tâm tiêm chủng để được bác sĩ thăm khám và nhận tư vấn về cách chăm sóc trẻ, phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ trong giai đoạn này nhé.\n\nThời điểm vàng để cho trẻ uống vắc xin Rota\n-------------------------------------------\n\nĐể bảo vệ trẻ khỏi virus gây tiêu chảy cấp, nên bắt đầu cho trẻ uống vắc xin từ sớm, với thời điểm tốt nhất là từ 6 tuần tuổi. Đây được coi là \"thời điểm vàng,\" khi cơ thể của trẻ có thể sinh ra kháng thể và xây dựng một hệ thống rào chắn mạnh mẽ trước khi bước vào giai đoạn dễ mắc bệnh nhất. Phác đồ uống vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp thường bao gồm 2 đến 3 liều, tùy thuộc vào loại vắc xin được sử dụng. Tất cả vắc xin ngừa virus Rota đều có thể uống nên quá trình chủng ngừa cho trẻ trở nên dễ dàng và thuận tiện.\n\n![Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_26_thang_co_uong_rota_duoc_khong_3_8bf288ea26.jpg)\n\n*Trẻ uống vắc xin Rota vào thời điểm tốt nhất là từ 6 tuần tuổi*\n\nQuan trọng nhất, trẻ nên hoàn thành việc uống vắc xin ngừa Rota trước khi đạt 8 tháng tuổi, vì sau thời kỳ này, nhiều trẻ đã có khả năng nhiễm virus Rota tự nhiên. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa con đi tiêm chủng đúng thời điểm để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ trong những tháng đầu đời.\n\nBệnh tiêu chảy cấp cũng rất nguy hiểm, vậy nên bố mẹ cần đưa con đến trung tâm tiêm chủng để chủng ngừa cho con càng sớm càng tốt. Bài viết trên đã giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc câu hỏi : “[Trẻ 26 tháng có uống Rota được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-26-thang-co-uong-rota-duoc-khong-thoi-diem-vang-cho-tre-uong-rota.html)?” và những khía cạnh khác về bệnh tiêu chảy cấp. Bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Long Châu để được giải đáp nhé.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella", "abstract": "Vắc xin MMR của Mỹ là một loại vắc xin kết hợp ngăn ngừa ba loại bệnh phổ biến ở trẻ em: Sởi, quai bị và rubella. Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, quan trọng phải tuân thủ lịch tiêm chủng MMR II và hoàn thành số mũi vắc xin theo quy định.", "md_content": "Sởi, quai bị và rubella là ba loại bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. Trẻ em có thể mắc bệnh thông qua tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Thông thường, hầu hết trẻ mắc bệnh này sẽ hồi phục hoàn toàn sau một thời gian điều trị, nhưng ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng. Ngày nay, cả ba loại bệnh này đều có thể được phòng ngừa hoàn toàn thông qua một mũi vắc xin kết hợp là [MMR II](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html).\n\nTổng quan về vắc xin MMR II\n---------------------------\n\nVắc xin MMR II là một loại vắc xin sống, giảm độc lực, có tác dụng phòng ngừa đồng thời cả ba căn bệnh: Sởi, quai bị và rubella. Đây đều là ba loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được khuyến cáo tại nước ta. Khả năng mắc bệnh cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng.\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_1_98971a9184.jpg)\n\n*Vắc xin MMR II phòng ngừa sởi, quai bị và rubella*\n\n### Bệnh sởi\n\n[Bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) thường xuất hiện với phát ban trên toàn cơ thể, sốt, chảy nước mũi và ho khan kéo dài. Các biến chứng của bệnh sởi có thể bao gồm viêm phổi, viêm não, và trong trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi trong thời kỳ thai nghén có nguy cơ cao gây ra các vấn đề như dị dạng thai nhi, sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.\n\n### Bệnh quai bị\n\nDấu hiệu điển hình của bệnh [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) thường bao gồm sưng đau ở vùng gần tai, sốt, khó khăn khi nhai, và cảm giác đau nhức ở cơ thể. Các biến chứng của bệnh có thể bao gồm viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng gây ra vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị có thể gây ra việc sinh non, thai chết lưu hoặc các tình trạng dị tật bẩm sinh.\n\n### Bệnh Rubella\n\n[Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) gây ra phát ban trên toàn cơ thể, sốt nhẹ, và sưng hạch vùng góc hàm, cổ. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc sảy thai.\n\nHiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sởi - quai bị - rubella, và nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Bộ Y tế khuyến cáo cả người lớn và trẻ em nên tiêm phòng vắc xin ngừa sởi - quai bị - rubella.\n\nVắc xin MMR II có hiệu quả phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella lên đến 95%. Nó có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai để ngăn chặn hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ. Vắc xin MMR II thường được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi cần tiêm từng loại vắc xin riêng biệt.\n\nVắc xin sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi?\n---------------------------------------------\n\nĐể phòng ngừa sởi - quai bị - rubella, trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên cần được tiêm vắc xin MMR của Mỹ với 2 mũi cơ bản:\n\n* Mũi 1: Dành cho trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Dành cho trẻ từ 4 - 6 tuổi (có thể tiêm sớm hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình hình dịch bệnh).\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_2_f8a4d2d8c8.jpg)\n\n*Vắc xin MMR của Mỹ có 2 mũi cơ bản*\n\nNgười lớn và trẻ từ 7 tuổi trở lên, nếu chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa sởi - quai bị - rubella, cũng cần tiêm đủ 2 mũi cơ bản:\n\n* Mũi 1: Tiêm vào thời điểm được chỉ định.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (đặc biệt với phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm đầy đủ mũi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng).\n\nTương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin MMR có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm như phản ứng tại chỗ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn và phòng tránh phản ứng sau tiêm, sau khi tiêm vắc xin MMR, cả trẻ em và người lớn đều cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ sau khi về nhà, để kịp thời xử lý nếu có tình huống bất thường xảy ra.\n\nVắc xin phòng bệnh MMR II giá bao nhiêu?\n----------------------------------------\n\nGiá thành tùy thuộc vào thời điểm tiêm phòng và cơ sở lựa chọn tiêm chủng. Ví dụ, loại vắc xin kết hợp phòng ba bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR II - Mỹ) tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chua-benh/tiem-chung) có giá giao động 300.000 vnđ đến 350.000 vnđ.\n\nTác dụng phụ của vắc xin MMR II\n-------------------------------\n\nCác tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella bao gồm:\n\n* Cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói tại vị trí tiêm.\n* Sốt từ 38°C trở lên kèm theo ban đỏ nhẹ trên da, nhưng hiếm gặp.\n* Các phản ứng nhẹ tại chỗ như ban đỏ chai và cảm giác căng cứng, đau họng, dễ kích thích, khó chịu, viêm tuyến mang tai, buồn nôn và tiêu chảy.\n* Phản ứng co thắt khí phế quản có thể xảy ra.\n* Đau cơ và khớp thường thoáng qua và không kéo dài, chỉ thường xảy ra ở phụ nữ trưởng thành.\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_3_5d4915c00d.jpg)\n\n*Sốt từ 38°C trở lên là tác dụng phụ của hầu hết các vắc xin*\n\nMặc dù các tác dụng phụ thường là nhẹ và các phản ứng nặng khá hiếm, nhưng vẫn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin.\n\nNhững lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella\n---------------------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella, mặc dù có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và phòng bệnh, nhưng cần được theo dõi kỹ lưỡng. Bên cạnh các tác dụng phụ thường gặp, cha mẹ không nên lơ là mà cần chú ý đến:\n\n* Sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được giữ quan sát tại bệnh viện trong khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng có thể xảy ra, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu có tình trạng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Khi trẻ về nhà, cha mẹ cần tiếp tục quan sát trẻ trong khoảng thời gian 24 - 48 giờ. Họ cần chú ý đến tâm trạng của trẻ, nhiệt độ cơ thể, các vết đỏ, nhịp thở, nhu cầu ăn uống.\n* Cha mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp với vùng tiêm của trẻ. Họ cần tránh sử dụng lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để tránh việc làm nhiễm trùng vùng tiêm.\n* Nếu trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, cha mẹ không cần quá lo lắng. Họ có thể giúp trẻ uống nhiều nước/sữa, sử dụng thuốc hạ sốt và đặc biệt để trẻ mặc quần áo thoáng mát.\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_4_f9b3a433e6.jpg)\n\n*Cho trẻ uống nhiều nước/sữa để giảm bớt sốt sau khi tiêm vắc xin*\n\nVắc xin MMR II chống chỉ định với ai?\n-------------------------------------\n\nNgười không nên tiêm vắc xin MMR II nếu:\n\n* Có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.\n* Đang mang thai, cần tránh việc mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin.\n* Có tiền sử dị ứng với neomycin.\n* Đang mắc bệnh sốt hoặc viêm đường hô hấp.\n* Bị bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.\n* Có các bệnh lý liên quan đến máu, bạch cầu hoặc u hạch bạch huyết; hoặc trong trường hợp có khối u ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.\n* Bị suy giảm miễn dịch từ bẩm sinh hoặc do yếu tố di truyền, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có triệu chứng lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch. Đồng thời, những người có tiền sử trong gia đình về suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền không nên tiêm vắc xin cho đến khi có chứng cứ về khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin.\n\nVắc xin MMR II đã đóng góp quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bố mẹ cần lưu ý để tiêm vắc xin cho con theo độ tuổi khuyến nghị.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Những thông tin cần biết về vacxin cúm Vaxigrip Tetra", "abstract": "Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra được biết đến là một loại vắc xin phổ biến nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh cúm. Loại vắc xin này được khuyến khích tiêm chủng hàng năm đối với trẻ em và người lớn. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về vắc xin Vaxigrip Tetra nhé.", "md_content": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết... hoặc trên: Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Bệnh Cúm là bệnh có khả năng truyền nhiễm khá nhanh và mạnh, trong 1 vụ dịch, khoảng 30 - 60% dân cư trong cộng đồng có thể bị bệnh Cúm (Hệ số lây nhiễm cao). Sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn loại vắc xin ngừa cúm hiệu quả Vaxigrip Tetra nhé!\n\nThông tin về vắc xin cúm Vaxigrip Tetra\n---------------------------------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) Vaxigrip Tetra là loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa, được sản xuất bởi hãng Sanofi của Pháp. Vắc xin này có tác dụng phòng ngừa được 4 chủng của virus cúm, bao gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Vắc xin được chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành.\n\nVắc xin Vaxigrip Tetra là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả, và không thể gây bệnh, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc cúm và giảm nguy cơ tử vong do cúm.\n\n![Những thông tin cần biết về vacxin cúm vaxigrip tetra 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vacxin_cum_vaxigrip_tetra_1_1d0d6d3a0b.jpg)\n\n*Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra là một trong những loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay*\n\nLiều dùng vắc xin cúm Vaxigrip Tetra\n------------------------------------\n\nTiêm ngừa phòng [cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-la-benh-gi-tiem-vaccine-cum-bao-nhieu-tien.html) cần nên được thực hiện mỗi năm một lần bởi các loại virus gây bệnh cúm luôn thay đổi cấu trúc mỗi năm. Do đó, thành phần của vắc xin cúm cũng thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh nhằm đáp ứng kịp thời các loại virus Cúm gây bệnh.\n\nCụ thể, liều tiêm vắc xin Vaxigrip Tetra ở trẻ em và người lớn như sau:\n\n* Trẻ từ 36 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi: Tiêm 2 liều 0.5 ml cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc hàng năm.\n* Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm nhắc hàng năm, liều 0.5 ml.\n\nCó nên tiêm phòng cúm hay không?\n--------------------------------\n\nViệc tiêm phòng vắc xin cúm là rất cần thiết giúp bảo vệ cơ thể cá nhân và cộng đồng tránh khỏi nguy cơ lây bệnh. Bởi do virus cúm rất dễ lây lan và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cúm có thể gây các bệnh lý xấu cho người bệnh như viêm phổi, xơ hóa phổi hoặc thậm chí tác động đến chức năng tim mạch gây [đột quỵ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dot-quy-680.html).\n\nViệc tiêm phòng vắc xin cúm mùa sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các virus Cúm gây bệnh. Đồng thời, vắc xin giúp giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.\n\n![Những thông tin cần biết về vacxin cúm vaxigrip tetra 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vacxin_cum_vaxigrip_tetra_2_452cb5ae6e.jpg)\n\n*Bạn cần nên tiêm phòng cúm hàng năm nhằm bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm gây bệnh*\n\nĐối tượng không nên tiêm vắc xin cúm Vaxigrip Tetra\n---------------------------------------------------\n\nMột số đối tượng sau đây tuyệt đối không nên thực hiện tiêm phòng [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.html) Vaxigrip Tetra:\n\n* Người bị dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin: Các thành phần của vắc xin Vaxigrip Tetra có thể kể đến như protein của virus cúm gây bệnh và chất bảo quản. Nếu người tiêm bị dị ứng với các thành phần này, cần nên tiếp nhận sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ nhằm cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ, và khả năng xử trí, quản lý tốt các phản ứng không mong muốn.\n* Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra được chỉ định đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, do đó nếu trẻ nhỏ hơn độ tuổi này, tính sinh Miễn dịch không được đảm bảo.\n* Đối tượng đã từng có tiền sử phản ứng phản vệ với một số loại vắc xin cúm tương tự khác.\n* Người có tiền sử co giật hoặc đang trong tình trạng động kinh.\n* Người mắc bệnh nặng: Đối với những người mắc các bệnh lý nặng, không đảm bảo khả năng tính sinh Miễn dịch, cho nên chúng ta sẽ trì hoãn việc tiêm chủng cho tới khi bệnh ổn định.\n* Người đang trong giai đoạn điều trị ung thư, bệnh hệ thống: Đối với người đang tiến hành điều trị ung thư hoặc điều trị với thuốc steroid không nên tiêm vắc xin cúm khi bệnh chưa ổn định . Để đảm bảo tính sinh Miễn dịch của Vắc xin, chúng ta sẽ trì hoãn việc tiêm cho tới khi bệnh được điều trị, quản lý ổn định.\n\n![Những thông tin cần biết về vacxin cúm vaxigrip tetra 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vacxin_cum_vaxigrip_tetra_3_5b5c8429b5.jpg)\n\n*Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm ngừa vắc xin cúm* \n\nMột số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin cúm\n--------------------------------------------\n\nCác phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm thường là những biểu hiện nhẹ, tạm thời và thoáng qua mà không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Thông thường là sau 1 - 2 ngày, những triệu chứng này sẽ tự giảm đi. Các phản ứng nhẹ có thể xuất hiện sau khi tiêm cúm như:\n\n* Phản ứng tại khu vực tiêm: Có thể xuất hiện ban đỏ, sưng, đau nhẹ hoặc nốt đỏ, tạo cục cứng khi chạm vào.\n* Phản ứng toàn thân: Người tiêm chủng có thể sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu, cảm giác mệt mỏi và đôi khi có thể ra mồ hôi hoặc đau cơ.\n\nTuy nhiên, đối với trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện các triệu chứng phản ứng phản vệ sau tiêm, đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của đội ngũ nhân viên y tế. Những triệu chứng có thể xuất hiện mà bạn cần lưu ý như sốt cao, co giật, li bì, tím tái, vã mồ hôi, da, chân tay lạnh, đau bụng kèm nôn mửa, tụt huyết áp gây ngất lịm và khó thở... Với tình huống này, bạn cần nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh các biến chứng về sức khỏe về sau.\n\nTiêm vắc xin Vaxigrip Tetra ở đâu?\n----------------------------------\n\nTất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên cả nước được biết đến là địa chỉ tiêm phòng vắc xin cho trẻ và người lớn với giá thành hợp lý, đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao. Trung tâm tiêm chủng Long Châu có thể tự hào là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin và công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, nhằm cung cấp tối đa nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, tất cả các trung tâm Tiêm chủng đáp ứng rất tốt về chuỗi bảo quản, vận chuyển và cung ứng Vắc xin theo tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam.\n\nNgoài ra, với đội ngũ nhân lực y tế chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao về quy trình thăm khám, sàng lọc, chỉ định vắc xin, xử trí các phản ứng sau tiêm nếu có, chăm sóc khách hàng. Trung tâm tiêm chủng Long Châu còn cung cấp đa dạng dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nBảng giá tiêm lẻ tại trung tâm tiêm chủng Long Châu cho vắc xin cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) là 333.000đ, giá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm. Bạn nên gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác về giá tiêm và đặt lịch tiêm phòng phù hợp với nhu cầu cá nhân.\n\nBài viết trên đây là chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những thông tin cần biết về vắc xin cúm [Vaxigrip Tetra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-can-biet-ve-vacxin-cum-vaxigrip-tetra.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khi cân nhắc tiêm phòng vắc xin cúm tránh nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời cân nhắc một số các đối tượng cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào website Trung tâm tiêm chủng của Long Châu để tham khảo các gói tiêm cúm phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình nhé!\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Cúm", "Tiêm phòng cúm"]}, {"title": "Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng", "abstract": "Các chương trình tiêm chủng vắc xin thường nhắm đến mục tiêu chính là trẻ em (Chương trình tiêm chủng mở rộng), tuy nhiên trên thực tế hiện nay, người lớn cũng phải đối diện với nguy cơ nhiễm phải tất cả những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng vắc xin. Tất cả các bệnh truyền nhiễm đều có thể gây ra gánh nặng về bệnh tật, biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và thậm chí cả nguy cơ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là danh sách các loại vắc xin cho người lớn mà tất cả chúng ta cần quan tâm, tiêm ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe.", "md_content": "Tất cả trẻ em và người lớn được tiêm [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đồng nghĩa với việc tham gia vào việc xây dựng một cộng đồng miễn dịch mạnh mẽ - hay tạo được \"Miễn dịch cộng đồng\". Việc này giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật trong xã hội.\n\nSự quan trọng của việc tiêm vắc xin cho người lớn\n-------------------------------------------------\n\nHàng triệu người trên thế giới mất đi mạng sống hàng năm do các bệnh truyền nhiễm, dù có thể dễ dàng ngăn ngừa nó bằng việc tiêm phòng vắc xin. Các ước tính cho thấy rằng sử dụng vắc xin có thể ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu trường hợp tử vong do những bệnh này trên khắp thế giới.\n\nTuy nhiên, ở Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin cho người lớn vẫn chưa được chú trọng đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của các loại vắc xin cho người lớn vẫn còn kém. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 10% người đã được tiêm phòng khi còn trẻ cần phải tiêm lại sau khi trưởng thành, bởi tính miễn dịch của nhiều loại vắc xin có thể giảm đi theo thời gian, chẳng hạn như: Vắc xin uốn ván, vắc xin ho gà, vắc xin bạch hầu...\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_07402d7fe0.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng*\n\nTrẻ em và người lớn chích ngừa không chỉ là một biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật cho bản thân mà còn đóng góp vào sự an toàn của cả gia đình và toàn bộ cộng đồng. Mỗi người tiêm phòng góp phần xây dựng một cộng đồng có miễn dịch cao hơn, giúp giảm tỷ lệ lưu hành, mắc phải [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) đồng thời làm giảm bớt hậu quả và biến chứng cũng như gánh nặng của tất cả các bệnh đó đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Do đó, đối với mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như có bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... hãy ưu tiên tiêm vắc xin để bảo vệ chính mình và đóng góp vào sự bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng.\n\nCác loại vắc xin cho người lớn\n------------------------------\n\n### Vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà dễ lây và lây nhanh qua hô hấp, dịch tiết. Uốn ván dễ dàng thâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc. Tất cả đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc biệt là với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới nhân mạng. \n\nAdacel là loại vắc xin được đánh giá cao cho hiệu quả phòng ngừa các bệnh trên, nhằm tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu cho chúng ta trước bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, thông qua việc tiêm theo liệu trình cơ bản hay nhắc lại, dành cho người từ 4 đến 64 tuổi. Đây là một loại vắc xin kết hợp, đa giá bao gồm ba thành phần chính: Giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu với liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào. \n\nTất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang thực hiện tiêm [vắc xin Adacel](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/adacel-vaccine-giai-phap-phong-ngua-bach-hau-uon-van-ho-ga.html) để phòng ngừa 3 căn bệnh nguy hiểm này với giá khoảng 685.000VND.\n\n### Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục do virus HPV, các loại U nhú, sùi sinh dục, niêm mạc\n\nNhiễm virus HPV ngoài việc gây [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html)còn dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm khác ở cả nam và nữ, bao gồm ung thư vòm họng, âm đạo, hậu môn… cũng như gây ra các tình trạng u nhú, sùi sinh dục, hậu môn... Tiêm vắc xin phòng virus HPV giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và các tổn thương tiền ung thư, bao gồm các loại [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) như: Gardasil 9, ngừa 9 tuýp 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 hay Gardasil 4 ngừa 4 tuýp 6, 11, 16 và 18. Vắc xin đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo ra miễn dịch mạnh mẽ.\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_1_092cf66fc0.jpg)\n\n*Vắc xin Gardasil 4, 9 giúp phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm do virus HPV*\n\nHiện nay, các loại vắc xin cho người lớn phòng bệnh nguy hiểm do virus HPV bao gồm:\n\n* [Vắc xin Gardasil 4](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-gardasil-4-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet.html) (Mỹ) với giá khoảng 1.780.000VND tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n* [Vắc xin Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html) (Mỹ) với giá khoảng 2.940.000VND tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n\nTrong đó, vắc xin Gardasil 9 dành cho cả nam giới và nữ giới từ 9 tuổi trở lên, giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm và mụn cóc, sùi sinh dục cho hiệu quả cao lên đến 94%. Có thể nói, đây chính là nhóm vắc xin duy nhất hiện nay, có khả năng, hiệu quả ngăn ngừa các bệnh Ung thư. \n\n### Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, lên đến 30%. Khi mắc phải bệnh, có 50% trường hợp sống sót, nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như bị tổn thương não vĩnh viễn, di chứng về vận động và tâm thần. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa đặc hiệu bằng việc tiêm vắc xin.\n\nVắc xin Viêm não Nhật bản đã được thực hiện trong chương trình tiêm chủng ở nước ta. Nhờ sử dụng vắc xin, trong nhiều năm qua, số lượng ca mắc viêm não Nhật Bản đã giảm rất đáng kể.\n\nNhững biến chứng có thể xảy ra khi người lớn mắc viêm não Nhật Bản bao gồm: Liệt hoặc liệt tứ chi, mất khả năng ngôn ngữ... Do đó, người lớn nên tự mình tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản để bảo vệ bản thân, đặc biệt là trong trường hợp sống tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.\n\nHiện nay, các công nghệ hiện đại đã góp phần tạo ra những vắc xin thế hệ mới, đảm bảo an toàn, hiệu quả như Imojev (sản xuất tại Thái Lan- Công nghệ gen ARN là công nghệ duy nhất cho tới nay đoạt giải Nobel cho vắc xin thuộc lĩnh vực Y Sinh học), Jeev (Sản xuất tại Ấn độ - Nuôi cấy trong tế bào Vero).\n\nHiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai tiêm các loại vắc xin cho người lớn phòng căn bệnh này bao gồm:\n\n* JEVAX 1 ML với giá khoảng 165.000VND.\n* [IMOJEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) với giá khoảng 715.000VND.\n* JEEV 3MCG 0.5 ML với giá khoảng 389.000VND.\n\n### Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella\n\nSởi, quai bị và rubella là các bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây truyền nhanh, và mạnh (Hệ số lây nhiễm rất cao) chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:\n\n* Sởi có thể gây viêm thanh quản, viêm phế quản, hoặc gây ra các biến chứng trên hệ thần kinh như: Viêm màng não hoặc viêm tủy cấp... đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch tạm thời, qua đó bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác - \"Hậu sởi\" chính là biến chứng thường gặp mà chúng ta đã biết tới.\n* Quai bị có thể gây viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra trên phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, thai lưu, sinh non...\n* Rubella có thể gây sảy thai, thai chết lưu, thai non... và đặc biệt là các dị tật bẩm sinh (CRS - Congenital Rubella Syndrom) ở trẻ sơ sinh như: Điếc, đục thủy tinh thể, bệnh tim, tật mắt nhỏ, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ...\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_2_edbd6d917c.jpg)\n\n*PRIORIX 0.5 ML VIAL 1'S là một trong những loại vắc xin quan trọng cho người lớn để phòng sởi, quai bị, rubella*\n\nChủ động tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng - Tạo miễn dịch cộng đồng - là việc mà tất cả chúng ta cần tham gia và thực hiện. Hiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai các loại vắc xin phòng những căn bệnh này bao gồm:\n\n* PRIORIX 0.5 ML VIAL 1'S với giá khoảng 415.000VND.\n* [MMR II](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html) với giá khoảng 327.000VND.\n\n### Vắc xin phòng bệnh cúm mùa\n\nVirus Cúm luôn đột biến, biến đổi hàng năm, do vậy vắc xin phòng bệnh Cúm cần được tiêm nhắc hàng năm nhằm đáp ứng đặc hiệu với các chủng Cúm biến đổi đó. Nó không chỉ gây ra triệu chứng như: Sốt cao đột ngột, cảm giác ớn lạnh, ho khan, tức ngực, khó thở... mà còn làm tình trạng nặng lên của các bệnh lý nền có sẵn như: Hen suyễn, nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản, ngoài ra có thể dẫn đến tử vong dễ dàng nếu nhiễm bệnh Cúm thể ác tính, hoặc không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị, can thiệp y tế kịp thời. Đặc biệt, với phụ nữ dự định mang thai hoặc đang mang thai, người lớn tuổi, trẻ em nhỏ, dưới 5 tuổi... nên tiêm nhắc Cúm hàng năm để giảm các gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh Cúm gây nên. \n\nMột số loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, bao gồm:\n\n* IVACFLU-S 0,5 ML với giá khoảng 185.000VND.\n* VAXIGRIP TETRA với giá khoảng 333.000VND.\n* [INFLUVAC TETRA](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vacxin-influvac-tetra-va-nhung-thac-mac-thuong-gap.html) với giá khoảng 333.000VND.\n\n### Vắc xin phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn\n\nPhế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn gây bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề thậm chí có thể đối diện nguy cơ tử vong. Phế cầu lây nhiễm qua đường hô hấp, cư trú trong vùng hầu họng, lây lan qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi và các dịch tiết trên bề mặt. Người bình thường nhiễm phế cầu có tỷ lệ tử vong 10 - 20% do các biến chứng thường gặp như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em và người già, có thể lên tới 50%. Hiện nay, một số chủng phế cầu đã kháng thuốc, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, phức tạp, kéo dài và tốn kém. Do đó, cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa cả đặc hiệu (tiêm vắc xin) lẫn không đặc hiệu (sử dụng khẩu trang, chất sát khuẩn, khoảng cách...) để phòng ngừa hoặc hạn chế lây nhiễm bệnh.\n\n[Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) là loại vắc xin có công nghệ, thế hệ mới có khả năng phòng ngừa đặc hiệu và hiệu quả các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra như: Nhiễm khuẩn máu, Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa... Vắc xin Prevenar 13 tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang có giá khoảng 1.280.000VND.\n\n### Vắc xin phòng thủy đậu\n\nBệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây nhiễm nhanh và mạnh qua hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết chứa mầm bệnh từ người nhiễm bệnh. Bệnh thường lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần với người bệnh, đặc biệt là qua các phần tử khí dung đường hô hấp, dịch tiết từ mũi, họng chứa virus gây bệnh. Các dịch bề mặt nơi tiếp xúc khác như: Quần áo hoặc ga trải giường có dính dịch từ những phỏng trên da vỡ hoặc từ mũi, họng của người bệnh cũng là những đường lây lan của bệnh.\n\nHiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đặc hiệu nhất là sử dụng vắc xin. Hiện tại, tại tất cả trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai các loại vắc xin phòng căn bệnh này bao gồm:\n\n* VARICELLA-GCC với giá khoảng 690.000VND.\n* VARIVAX với giá khoảng 980.000VND.\n* VARILRIX với giá khoảng 935.000VND.\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_5_f21f4ca5af.jpg)\n\n*VARIVAX được đánh giá khá cao để giúp phòng bệnh thủy đậu*\n\n### Vắc xin phòng uốn ván\n\nỞ nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất là vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh uốn ván đã hiện diện ở tất cả khắp các tỉnh thành. Mọi chúng ta, bất kể mọi lứa tuổi, đều có nguy cơ có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người có nguy cơ cao tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh như: Nông dân, nhân viên chăn nuôi và những người sử dụng chất gây nghiện.\n\nĐể tự bảo vệ khỏi bệnh uốn ván một cách đặc hiệu và hiệu quả nhất, mỗi bản thân chúng ta nên chủ động thực hiện việc tiêm vắc xin ngừa bệnh uốn ván. Hiện nay, tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang thực hiện tiêm vắc xin có chứa thành phần ngừa bệnh uốn ván như: Uốn ván hấp phụ (TT) 0,5 ml/ống có giá 144.00 đồng, hoặc Td (Bạch hầu Uốn ván) có giá 174.000 đồng và Adacel (ngừa bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván) có giá 685.000 đồng. \n\n### Viêm màng não do vi khuẩn mô cầu\n\n[Viêm màng não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là bệnh lây nhiễm nhanh và mạnh qua đường hô hấp. Khi nhiễm bệnh, biểu hiện các triệu chứng sớm rất dễ nhầm lẫn với bệnh Cúm thông thường như: Sốt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, đau họng, nhức đầu và những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì diễn biến nhanh chóng và dễ dàng gây tử vong nhanh chóng trong vài giờ ở thể tối cấp.\n\n[Vắc xin Menactra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-menactra-giup-phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau.html) đã được khẳng định trong hiệu quả phòng ngừa đặc hiệu bệnh viêm màng não do Não mô cầu trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vắc xin Menactra có khả năng bảo vệ khỏi cả bốn nhóm huyết thanh gây bệnh A, C, Y và W-135, được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn đến 55 tuổi. Vắc xin Menactra tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang có giá khoảng 1.250.000VND.\n\n### Vắc xin phòng viêm gan B và viêm gan A.\n\n[Viêm gan siêu vi B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường máu như tiêm chích ma túy chung, quan hệ tình dục không có biện pháp phòng ngừa, mẹ truyền cho con, tiêm truyền các chế phẩm liên quan đến máu bị nhiễm bệnh... Hơn nữa, Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm Viêm gan B khá cao trên thế giới ( Theo Cục y tế dự phòng Việt nam VN CDC: Khoảng 10 -20 % dân số có HBsAg dương tính). Hậu quả của nhiễm Viêm gan B gây viêm gan cấp, viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. \n\nViêm gan A lại lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Sẽ rất nguy hiểm nếu bị nhiễm viêm gan A ở thể tối cấp với các triệu chứng rầm rộ như Sốt, Vàng mắt, Vàng da, tổn thương nghiêm trọng tế bào gan. Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. \n\nTiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi A và B là một biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho những người không có kháng thể hoặc có lượng kháng thể suy giảm không đủ để bảo vệ cơ thể.\n\nHiện tại, tại Việt Nam, có nhiều loại vắc xin phòng viêm gan A, B, bao gồm:\n\n* [TWINRIX](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-twinrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b.html) với giá khoảng 635.000VND (ngừa cả Viêm gan A và B).\n* GENE HBVAX 1 ml với giá khoảng 215.000VND (ngừa viêm gan B).\n* [HEBERBIOVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vaccine-phong-viem-gan-b-heberbiovac-1ml.html) 1 ml với giá khoảng 210.000VND (ngừa viêm gan B).\n\nBảng giá tiêm lẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm.\n\n### Vắc xin phòng bệnh Thương Hàn\n\nThương hàn là một bệnh do vi khuẩn lây truyền qua đường tiêu hóa. Chúng ta hoàn toàn có thể bị lây nhiễm từ nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm bệnh. Biểu hiện bệnh bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng nổi bật như Sốt cao, liên tục, rối loạn tiêu hóa, đào ban vùng hố chậu phải... Việc chẩn đoán và điều trị thường dễ bị nhầm lẫn với các căn nguyên khác. Ngoài ra, vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn Thương hàn cũng là vấn đề khó khăn và đầy thách thức. \n\nTrong một số vụ ngộ độc với độc tố của vi khuẩn Thương hàn, đã có 1 số trẻ phải nhập viện, thậm chí xảy ra tử vong tại các thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà nội.\n\nViệc chủng ngừa bằng vắc xin là phương pháp đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất nhằm tránh những biến cố bất lợi do vi khuẩn Thương hàn gây ra. \n\nTất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đặc biệt vắc xin phòng ngừa bệnh Thương hàn - Typhim - sản xuất tại Pháp với giá khoảng 310.00/liều.\n\n### Vắc xin phòng bệnh Tả\n\nBệnh Tả là một bệnh do vi khuẩn Tả gây nên, rất dễ lây truyền qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn lây nhiễm cho người lành qua thực phẩm, nước bị nhiễm khuẩn. Sau khi nhiễm bệnh, chúng ta thường có các triệu chứng sôi bụng, đầy bụng, nôn, tiêu chảy liên tục, về sau phân toàn nước, có thể có sốt nhẹ nhưng hiếm gặp, rối loạn nước, điện giải làm cô đặc máu... Đặc biệt nguy hiểm với thể Tả tối cấp, có thể tử vong trong 1 đến 3 giờ sau khi rơi vào trụy tim, mạch. \n\nGần đây nhất vào năm 2008, tại Hà nội xảy ra vụ dịch Tả sau đợt ngập lụt trên diện rộng. Đã có hàng trăm người bị nhiễm bệnh, phải nhập viện điều trị tích cực. \n\nVắc xin Tả là vắc xin bất hoạt, dạng uống, đã được Việt Nam sản xuất và là đây phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả, tốt và rẻ nhất nhằm tránh những biến cố bất lợi do bệnh Tả gây nên.\n\nVắc xin Tả - mOrcvax - đã hiện diện tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, với giá khoảng 160.000 đồng/liều.\n\nTất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Để thuận tiện cho việc thăm khám và tiêm chủng, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_7_dfe18e430c.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe toàn diện*\n\nChú ý khi đi tiêm chủng đối với người lớn\n-----------------------------------------\n\nĐể đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, người đi tiêm cần tuân thủ các hướng dẫn sau:\n\n* Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng (nếu có).\n* Chia sẻ, cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại với bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc, bao gồm: Các bệnh đã từng mắc, các bệnh đang mắc, loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị đang sử dụng; các loại thuốc hoặc vắc xin đã tiêm, uống trong vòng 4 tuần gần đây, các phản ứng của cơ thể trước đó khi tiêm thuốc hoặc vắc xin, cũng như bất kỳ phản ứng nào hoặc dị ứng đã xảy ra do các nguyên nhân khác...\n* Phụ nữ nên thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai.\n* Cân nhắc có người đi cùng nếu sức khỏe của bạn đang quá yếu.\n* Được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm để được chăm sóc, phát hiện và xử trí các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra. Vui lòng thông báo cho bất cứ nhân viên nào tại trung tâm tiêm chủng nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: Buồn nôn, thở nhanh, ho khan, phát ban da,...\n* Tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu có sưng đau ở vị trí tiêm chích hoặc phản ứng khác, bạn nên liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được. phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất.\n\nTiêm chủng là biện pháp phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm, giúp giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí điều trị y tế và tỷ lệ tử vong. Kể từ khi vắc xin xuất hiện, được lưu hành, đã có rất nhiều bệnh nguy hiểm đã được ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả. Hay Vắc xin đã giúp Nhân loại sống Thọ hơn, và khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn cần nắm bắt đầy đủ thông tin [các loại vắc xin cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html) và chủ động thực hiện lịch tiêm ngừa để phòng bệnh cho bản thân nói riêng cũng như thân nhân và cho toàn xã hội nói chung.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Giải đáp: Vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu?", "abstract": "Chủng ngừa Vắc xin là phương thức tạo miễn dịch chủ động để thu được miễn dịch đặc hiệu. Việc tiêm chủng vắc xin được dành cho mọi lứa tuổi, từ khi mới sinh ra cho tới người trưởng thành và người cao tuổi. Đặc biệt lứa tuổi nhỏ, thường được ưu tiên tiêm ngừa nhiều nhóm vắc xin để giúp em bé phòng tránh được các bệnh lý dễ lây nhiễm, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài cũng như ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ. Vắc xin phối hợp 6 bệnh trong 1 mũi tiêm (Vắc xin đa giá - Vắc xin 6 trong 1) thường được các bậc cha, mẹ lựa chọn. Vậy vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.", "md_content": "Chủng ngừa là quá trình một người được tao ra miễn dịch đặc hiệu, chủ động thông qua việc tiêm vắc xin nhằm chống lại các bệnh lý mà các kháng nguyên có trong thành phần vắc xin là đại diện. vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người được tiêm qua 3 cơ chế: Nhận diện, Hoạt hóa, và Hiệu quả (Đáp ứng) nhằm loại bỏ kháng nguyên - đại diện cho các căn nguyên gây bệnh, từ đó giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa, chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật đó. \n\nTừ khi triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc vào năm 1994, Việt Nam đã thành công loại trừ gần như hoàn toàn bệnh Bại liệt cũng như giảm được đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván... vắc xin 6 trong 1 ra đời với mục đích giảm thiểu số mũi tiêm so với tiêm chủng vắc xin từng bệnh đơn lẻ, mà vẫn đảm bảo tính sinh miễn dịch đặc hiệu, hiệu quả cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu qua bài viết sau.\n\nVắc xin 6 trong 1 có thể phòng bệnh lý nào?\n-------------------------------------------\n\nTrước khi giải đáp cho thắc mắc vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu một số bệnh lý mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng tránh được. Cụ thể:\n\n### Viêm gan siêu vi B\n\nTheo Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), nước ta có tỷ lệ mắc [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) cao, tỷ lệ dương tính HBsAg - (Hepatitis B surface Antigen) dao động từ 15 - 20% trên 1 số nhóm dân cư như phụ nữ mang thai, người hiến máu... Viêm gan vi rút B có đường lây bản chất là qua đường máu, cụ thể là lây truyền Mẹ - con, Tình dục, Tiêm chích, sử dụng máu và các chế phẩm máu bị nhiễm... \n\nĐặc biệt với đường lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, bú sữa mẹ, nếu trẻ không được thực hiện dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con thì nguy cơ em bé bị nhiễm và 90%, đưa đến khả năng tiến triển thành viêm gan mãn tính, xơ gan thậm chí là Ung thư gan sau này. Việc chích ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B là cực kì quan trọng cho việc phòng tránh lây nhiễm vi rút viêm gan B của trẻ cũng như cho cả cộng đồng.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_2_ca1435a580.jpg)\n\n*Vắc xin 6 trong 1 có thể phòng viêm gan siêu vi B*\n\n### Bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, dịch tiết từ người nhiễm bệnh bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các triệu chứng của bệnh là tình trạng nhiễm trùng, xuất hiện những giả mạc, mảng trắng ở vùng hầu họng, thanh quản và mũi, khiến trẻ không thở được và đồng thời độc tố của Bach hầu có thể gây ra biến chứng nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, tỷ lệ tử vong từ 5% - 10%. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở họng, thanh quản, hạch dưới hàm.\n\n### Ho gà\n\nHo gà là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, dịch xuất tiết của người nhiễm... gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Một trong những triệu chứng nguy hiểm khi trẻ mắc ho gà (đặc biệt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi) là ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, gây đe dọa tính mạng, ở trẻ lớn triệu chứng ho có thể kéo dài lên đến 100 ngày. Biến chứng khác của Ho gà: Viêm phổi, viêm tai giữa. Di chứng cơ học của ho nặng, đột ngột như: Xuất huyết dưới kết mạc mắt, nặng lên hay gây thoát vị thành bụng, thoát vị bẹn, thậm chí gãy xương sườn... rất hiếm gặp tai biến mạch não, co giật,…\n\n### Bại liệt\n\n[Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường tiêu hóa bởi virus Polio. Virus này có thể xâm nhập vào các hạch bạch huyết, sau đó là vào hệ thần kinh trung ương, khiến cho các tế bào thần kinh vận động của vỏ não và các tế bào sừng trước tủy sống bị tổn thương, dẫn đến hội chứng liệt mềm. Bại liệt có thể liệt cơ hô hấp hoặc liệt tủy sống dẫn đến tử vong hoặc tàn tật suốt đời.\n\n### Uốn ván\n\nUốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, gây ra bởi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vi khuẩn uốn ván tồn tại bền vững và lâu dài khi ở dạng Nha bào. Chúng xâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc, khi mắc bệnh, bệnh nhân bị tấn công bởi cả nội độc tố và ngoại độc tố, biểu hiện bằng các triệu chứng đau và co cứng ưu thế các cơ duỗi, chính bởi vậy nên cơ thể bị uốn cong lên như \"tấm ván\", co giật toàn thân, bởi não và hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, dẫn đến ngưng thở, suy hô hấp và tử vong.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_3_6efab98128.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao*\n\n### Viêm phổi và viêm màng não mủ do HiB\n\nĐây là bệnh do vi khuẩn Hib gây nên, lây qua đường hô hấp, dịch xuất tiết. Các bệnh phổ biến do Hib gây nên bao gồm: Viêm Phổi, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm khớp, Viêm mô tế bào... những căn bệnh này có thể gây tử vong cao cũng như để lại một số di chứng nặng nề như não úng thủy, tay chân yếu, chậm phát triển tâm thần vận động, giảm thính lực...\n\nVắc xin 6 trong 1 có những ưu điểm gì?\n--------------------------------------\n\nNếu việc tiêm chủng phòng 6 bệnh trên được thực hiện từng mũi riêng lẻ sẽ khiến trẻ chịu gánh nặng số mũi tiêm, cũng như số lần hứng chịu thương tổn đau do tiêm và tiêu tốn thêm thời gian, chi phí của ba, mẹ, người thân những khi phải đưa bé tới nơi chủng ngừa. Quan trọng là việc được tiêm vắc xin sớm, kịp thời sẽ giúp em bé có được miễn dịch để phòng bệnh trong thời gian nhanh nhất. Với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong cuộc sống, các loại vắc xin đa giá như 3, 5 hay 6 vắc xin trong 1 mũi tiêm được ra đời. \n\nTất cả những loại vắc xin này đều đã được chứng minh, kiểm nghiệm bằng dữ liệu, số liệu thông qua các nghiên cứu khoa học rất có giá trị là: An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Và việc phối hợp nhiều vắc xin trong 1 mũi tiêm có hiệu quả miễn dịch phòng bệnh tương đương với tiêm riêng lẻ từng mũi. Lợi ích rõ ràng của mũi vắc xin đa giá 6 trong 1 là giúp cho trẻ giảm được số lần tiêm từ 6 mũi xuống chỉ còn 1 mũi.\n\nHiện nay vắc xin đa giá 5 trong 1 sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm phòng ngừa 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib và viêm gan B. Đây là vắc xin được miễn phí hoàn toàn và bạn có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa ở các trạm y tế, trung tâm y tế tại địa phương.\n\nVới vắc xin đa giá 6 trong 1 hiện được cung cấp tại các cơ sở dịch vụ tiêm chủng, đồng nghĩa với việc bạn phải trả phí. \n\nCả 2 loại vắc xin trên đều có hiệu quả tạo miễn dịch phòng bệnh, nhưng vì thành phần kháng nguyên ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là vô bào (Vắc xin bất hoạt bán phần) còn trong vắc xin đa giá 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng là dạng bất hoạt toàn thể (Toàn tế bào) nên dường như các phản ứng sau tiêm của vắc xin dịch vụ trẻ sẽ gặp ít hơn. Vì vậy, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như sự thuận tiện mà cha mẹ có thể lựa chọn loại vắc xin giúp trẻ, để có phương án phù hợp và tốt nhất.\n\nNgoài ra, khi đến tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 tại các trung tâm, bạn sẽ được các bác sĩ chia sẻ thông tin, giải đáp, trao đổi, tư vấn cũng như lên lịch tiêm phối hợp với các vắc xin phòng bệnh khác như: Ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, Rotavirus,... để bảo vệ tốt hơn nữa giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_0_ad8e579843.jpg)\n\n*Kháng nguyên ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là vô bào nên trẻ sẽ ít sốt hơn*\n\nVắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nTrên thị trường hiện nay có 2 loại vắc xin 6 trong 1 là:\n\n* Vắc xin Infanrix Hexa: Được sản xuất tại Bỉ và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.\n* Vắc xin Hexaxim: Được sản xuất tại Pháp.\n\nTrẻ sơ sinh thực hiện tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 theo lịch tiêm như sau:\n\n* 3 mũi cơ bản lần lượt ở mốc tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Có thể chỉ định sớm nhất từ 6 tuần tuổi.\n* Mũi 4 tiêm nhắc lại khi trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi.\n\nLưu ý:\n\n* Trong trường hợp mũi 3 tiêm trễ, lúc trẻ trên 12 tháng thì khoảng cách mũi nhắc tối thiểu với mũi 3 là 6 tháng.\n* Hoàn thành mũi nhắc trước 24 tháng tuổi.\n\nTrong trường hợp vì nhiều lý do mà tiêm chủng chưa đúng lịch thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm bù (đuổi) càng sớm càng tốt để đảm bảo tính sinh miễn dịch phòng bệnh. Trong tình huống bất khả kháng như hết loại vắc xin này, trẻ vẫn có thể tiếp tục tiêm mũi tiếp theo lịch với loại vắc xin khác mà có thành phần kháng nguyên tương đương, để đạt được hiệu quả miễn dịch phòng bệnh.\n\nHiện nay, tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), trên toàn quốc, vắc xin đa giá Infanrix Hexa và Hexaxim 6 trong 1 có giá 1.020.000 VND, giá có thể thay đổi tùy thời điểm. Quy trình tiêm chủng vắc xin tại các trung tâm tiêm chủng Long Châu được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y Tế: Đảm bảo toàn bộ khách hàng được thăm khám sàng lọc, chỉ định, tiêm chủng và theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm. Đồng thời với phong cách phục vụ và cung cấp dịch vụ tốt nhất, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tiêm chủng vắc xin của mọi khách hàng.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_4_fbc281c757.jpg)\n\n*vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu? Tại Long Châu, vắc xin 6 trong 1 có giá 1.020.000 VND*\n\nThông qua chia sẻ của bài viết giúp chúng ta hiểu rõ hơn vắc xin đa giá 6 trong 1 phòng được những bệnh lý nào, cũng như biết được [vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-gia-bao-nhieu.html). Việc tiêm vắc xin đúng, đủ lịch, giúp kích thích cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân chúng ta nói riêng, cũng như thân nhân, gia đình và toàn bộ cộng đồng nói chung.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? Một số lưu ý sau khi tiêm chủng", "abstract": "Từ khi vacxin 6 trong 1 có mặt trên thị trường, không ít các bậc cha mẹ đã tin tưởng lựa chọn loại vacxin này nhằm bảo vệ, phòng ngừa cho con của mình. Vậy vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? Cần lưu ý những gì sau khi tiêm chủng?\n", "md_content": "Để bảo vệ sức khỏe cho con em mình ngay từ khi sinh ra thì tiêm vacxin là điều không thể bỏ qua. Chỉ cần tiêm đủ số mũi theo phác đồ, vacxin có thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, vô cùng an toàn và tiện lợi, trong đó có vacxin 6 trong 1. Hãy cùng tìm hiểu vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi và lịch tiêm như thế nào qua bài viết sau.\n\nTại sao trẻ cần được tiêm vacxin?\n---------------------------------\n\nĐể trả lời cho câu hỏi vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi, trước tiên ta cần tìm hiểu vì sao trẻ cần được tiêm chủng cũng như hiểu rõ hơn về sự hình thành miễn dịch khi tiêm chủng vacxin. Nguyên nhân trẻ em cần được tiêm chủng vacxin có thể kể đến như:\n\n* Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh thì trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ lớn và người lớn.\n* Tiếp xúc không chọn lọc: Trẻ còn quá nhỏ nên không nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây bệnh, không hạn chế tiếp xúc hay tiếp xúc những mầm bệnh từ môi trường xung quanh.\n* Một số [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) có xu hướng ngày càng tăng, làm cho trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều đặc biệt là những trẻ không được chủng ngừa.\n* Khả năng giải quyết một số bệnh của y học hiện đại còn hạn chế.\n\n![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_0_950b0607aa.jpg)\n\n*Tiêm vacxin cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm*\n\nCơ chế hoạt động của vacxin\n---------------------------\n\nVacxin là chế phẩm mang tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế, điều chế lại để đảm bảo độ an toàn cần thiết. Khi vacxin vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ không gây ra các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh mà sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch (kháng thể) chống lại tác nhân gây bệnh. \n\nVacxin nâng cao khả năng kháng, chống lại bệnh tật của cơ thể. Khi vacxin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch cơ thể sẽ xem vacxin là một vật lạ nên sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, tạo nên trí nhớ của hệ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân gây bệnh thật sự xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ sử dụng trí nhớ có được khi tiêm vacxin để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để tiêm vacxin đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiêm vào đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng số lần tiêm và tiêm lặp lại theo đúng phác đồ, lịch tiêm chủng.\n\nVacxin 6 trong 1 ngừa những bệnh nào?\n-------------------------------------\n\nVacxin 6 trong 1 là một loại vacxin phối hợp thế mới, có thể phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm như:\n\n### Bạch hầu\n\nTác nhân gây bệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) chính là vi khuẩn hiếu khí gram dương Corynebacterium diphtheriae, gây ra nhiễm trùng cấp tính ở trẻ với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, khàn tiếng, ho, xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà bám chặt, lan nhanh ở vòm hầu, mũi, tuyến hạnh nhân,…\n\n### Ho gà\n\nTác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis và đối tượng thường mắc phải là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng. Triệu chứng viêm long đường hô hấp kéo dài, ho thành từng cơn, mỗi cơn dài 15 - 20 tiếng ho liên tiếp, có thể gây ngưng thở, tím tái do thiếu oxy.\n\n![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_2_d5b762eec9.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 phòng ngừa được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh*\n\n### Uốn ván\n\nTác nhân gây bệnh chính là Clostridium gây triệu chứng là những cơn co cứng, cứng hàm gây há miệng khó khăn, cứng cơ nhai, cơ cổ, những cơn co cứng khi bị kích thích bởi ánh sáng hay tiếng động mạnh.\n\n### Bại liệt\n\nTác nhân chính gây bệnh là virus đường ruột Polio chủ yếu lây qua đường phân miệng, gây triệu chứng nguy hiểm như liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp, mất vận động ở chân, tay, lưng.\n\n### Viêm gan B\n\nTác nhân chính gây bệnh là virus HBV. Triệu chứng của bệnh không điển hình và diễn tiến rất thầm lặng, gây tổn hại gan một cách từ từ và sẽ có những đợt bùng phát cấp sau này.\n\n### Các bệnh gây ra bởi HiB\n\nTác nhân chính là vi khuẩn gram âm Haemophilus influenzae type B gây ra các bệnh như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…\n\nVacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi?\n------------------------------\n\nHiện nay vacxin 6 trong 1 có hai loại là Infanrix Hexa được sản xuất tại Bỉ (loại phổ biến và thường được sử dụng ở Việt Nam) và Hexaxim được sản xuất tại Pháp. Theo phác đồ hiện tại, lịch tiêm chủng vacxin 6 trong 1 như sau:\n\n* **Gồm 3 mũi chính:** Trẻ sẽ tiêm lần lượt ở 2, 3, 4 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là một tháng tuổi.\n* **Mũi nhắc lại (mũi thứ 4):** Trẻ sẽ được tiêm ở 16 - 18 tháng tuổi.\n\nVacxin 6 trong 1 là vacxin dành cho trẻ có độ tuổi từ 2 - 24 tháng tuổi, vì thế nên hoàn thành phác đồ tiêm trước 24 tháng tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.\n\nNếu bạn đang có ý định tiêm chủng loại vacxin này cho trẻ thì có thể tham khảo tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), cả hai loại vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa và Hexaxim được cung cấp với giá 1.020.000 VND. Giá này có thể dao động tùy theo thời điểm cụ thể.\n\n![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_3_27de97a556.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nCác lưu ý khi tiêm chủng vacxin 6 trong 1\n-----------------------------------------\n\nCác trường hợp chống chỉ định:\n\n* Trẻ có tiền sử sốc và phản ứng nặng sau khi tiêm vacxin lần trước (có cùng thành phần).\n* Trẻ có tình trạng suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,...\n* Trẻ bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay HIV).\n* Các chống chỉ định khác nhau do nhà sản xuất đưa ra theo từng loại vacxin.\n\nCác trường hợp tạm hoãn tiêm vacxin:\n\n* Trẻ mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng cấp tính.\n* Trẻ sốt cao hoặc trẻ bị hạ thân nhiệt.\n* Trẻ đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị trong vòng 14 bằng thuốc [Corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html).\n* Trẻ có cân nặng dưới 2000g.\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để trả lời cho thắc mắc [vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-tiem-may-mui-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem-chung.html). Qua bài viết trên, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về vai trò vacxin nói chung và vacxin 6 trong 1 nói riêng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuân thủ tiêm đúng và đủ số mũi theo lịch tiêm chủng sẽ giúp việc phòng bệnh hiệu quả tốt hơn.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin bất hoạt là gì? Có nên tiêm hay không?", "abstract": "Vắc xin hoạt động bằng cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm khu trú, tiêu diệt, và thải loại tác nhân gây bệnh. Qua đó, vắc xin giúp người được tiêm ngừa không bị nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm sẽ giảm gánh nặng, cũng như tử vong do bệnh tật gây ra. Hiện nay, Vắc xin được bào chế theo những phương cách khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vắc xin được bào chế dạng bất hoạt và có nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không?", "md_content": "Vắc xin (vắc-xin) bất hoạt được sử dụng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm thường gặp nguy hiểm.\n\nvắc xin bất hoạt là gì?\n-----------------------\n\nVắc xin ([Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html)) bất hoạt là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus, trong môi trường thích hợp. Sau khi vi sinh vật đã phát triển, trưởng thành hoàn toàn, chúng ta sử dụng các phương pháp như: Nhiệt độ, hóa chất hoặc tia xạ để tiêu diệt, suy yếu nhằm làm cho các tác nhân gây bệnh trở nên không hoạt động (dạng bất hoạt).\n\nMặc dù ở trạng thái bất hoạt chúng vẫn bao gồm nhiều thành phần có khả năng kích thích, sinh miễn dịch. Khi vào cơ thể, kháng nguyên từ các tác nhân gây bệnh này sẽ được các tế bào trình diện kháng nguyên (APC - *Antigen Presenting Cell* ) nhận diện và đưa đến các hạch bạch huyết. Trong quá trình vận chuyển này, các tác nhân gây bệnh sẽ được enzyme phân cắt thành các đoạn peptide, được gọi là epitope. Các epitope này sẽ kết hợp với phân tử MHC (M*ajor Histocompatibility Complex) -* Phức hợp phù hợp tổ chức chính *-* để tạo thành phức hợp peptide-MHC trên bề mặt của các tế bào miễn dịch.\n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_e0e8c3f139.jpg)\n\n*Vắc xin bất hoạt là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh*\n\nSau đó, phức hợp này sẽ được tế bào T ở hạch bạch huyết nhận diện thông qua thụ thể tế bào T, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên thông qua miễn dịch dịch thể tạo kháng thể hoặc miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình này tạo ra \"Tính nhớ miễn dịch\" giúp cơ thể chuẩn bị để đối phó với mầm bệnh cụ thể đó trong tương lai một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.\n\nPhân loại vắc xin bất hoạt\n--------------------------\n\nĐể tạo ra vắc xin bất hoạt, chúng ta tiến hành nuôi cấy virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác trong điều kiện thích hợp nhằm giúp chúng phát triển, trưởng thành tốt nhất, sau đó sử dụng hóa chất hoặc nhiệt độ để làm cho chúng trở nên bất hoạt (Tiêu diệt hoặc giảm độc lực). Bằng các công nghệ, tiến hành tách lấy cả một vi sinh vật hoặc một phần của tác nhân gây bệnh để tạo ra vắc xin. Có 2 loại chính của vắc xin bất hoạt đó là:\n\n### Vắc xin bất hoạt toàn thể (Toàn tế bào)\n\nQuy trình sản xuất loại vắc xin này diễn ra như sau: Tác nhân gây bệnh được nuôi cấy cho đến khi phát triển, trưởng thành hoàn chỉnh. Sau đó, sử dụng hóa chất hoặc nhiệt độ tác động để làm cho chúng trở nên bất hoạt. Khi đó tác nhân gây bệnh không còn khả năng gây bệnh nhưng vắc xin vẫn kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu nhằm ngăn ngừa bệnh.\n\nDo không phải là loại vắc xin sống, vắc xin này thường an toàn và có thể sử dụng cho những người có [hệ miễn dịch suy giảm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, việc tiêm nhắc là cần thiết. Một số ví dụ về loại vắc xin bất hoạt phổ biến bao gồm: Vắc xin tả, bại liệt, cúm, viêm gan A, thương hàn, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), dại.\n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_1_4cea8ccc5e.jpg)\n\n*vắc xin bất hoạt hiện đang có 2 loại chính*\n\n### Vắc xin dưới đơn vị (Tiểu đơn vị)\n\nVắc xin dưới đơn vị, tương tự với vắc xin bất hoạt toàn thể, không chứa tác nhân gây bệnh sống, đảm bảo an toàn và loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng là vắc xin dưới đơn vị chỉ bao gồm một phần của vi sinh vật gây bệnh nhưng vẫn chứa các thành phần kháng nguyên cần thiết để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu. Do đó, quy trình sản xuất vắc xin dưới đơn vị phức tạp hơn, đòi hỏi các công nghệ bào chế phải thực hiện các quy trình chính xác để xác định lượng kháng nguyên cần thiết, đủ để kích thích sinh miễn dịch.\n\nVắc xin dưới đơn vị có thể được chia thành một số dạng khác nhau, bao gồm: Vắc xin dưới đơn vị liên hợp, vắc xin dưới đơn vị có bản chất protein và vắc xin polysaccharide. Một số ví dụ về các loại vắc xin dưới đơn vị phổ biến bao gồm: Vắc xin phòng viêm gan B, [vắc xin phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu, [vắc xin phòng HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-hoat-dong-nhu-the-nao-vac-xin-hpv-tiem-may-mui.html) và vắc xin phòng zona.\n\nĐánh giá về vắc xin bất hoạt\n----------------------------\n\nTính an toàn: Vắc xin bất hoạt được bào chế từ tác nhân gây bệnh không hoạt động cho nên đảm bảo tính an toàn, đồng thời vắc xin đảm bảo tính KHÔNG thể gây bệnh. Cũng bởi vậy nên vắc xin này còn được sử dụng cho những người có hệ miễn dịch suy giảm mắc phải hoặc nguyên phát.\n\nTính hiệu quả: Những vắc xin được bào chế dạng bất hoạt đều có tính sinh miễn dịch thông qua hai con đường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, tuy nhiên ưu thế chủ yếu theo con đường miễn dịch dịch thể, nghĩa là tạo ra kháng thể đặc hiệu. Chính vì vậy, nên vắc xin được bào chế dạng bất hoạt, thường phải tiêm nhắc lại. Ngày nay, nhiều vắc xin bất hoạt được bào chế bằng các công nghệ mới, hiện đại, như cộng hợp với các thành phần mà tính sinh miễn dịch tốt, bền vững đã giải quyết được vấn đề trên. Vắc xin Phế cầu cộng hợp, Viêm màng não do não mô cầu cộng hợp,... là những ví dụ cụ thể. \n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_2_25a1e0fad0.jpg)\n\n*Như các loại vắc xin khác, vắc xin bất hoạt cũng có ưu nhược điểm nhất định*\n\nVắc xin bất hoạt chứa các thành phần là toàn bộ hay 1 phần của vi sinh vật đã không còn khả năng hoạt động gây bệnh , nên điều kiện bảo quản, lưu trữ, vận chuyển không cần nghiêm ngặt như với các vắc xin khác. Điều này giúp vắc xin bất hoạt có thể vận chuyển đến những vùng khó tiếp cận, thiếu trang thiết bị bảo quản hiện đại. Tuy vậy, các cơ sở, công ty bào chế, vận hành, sản xuất vắc xin lại đòi hỏi nghiêm ngặt về các tiêu chí của \"An toàn sinh học\" trong quá trình nuôi cấy, phát triển vi sinh vật. \n\nCó nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không?\n---------------------------------------\n\nTrong danh sách các loại vắc xin, vắc xin bất hoạt được coi là loại vắc xin an toàn và phù hợp cho mọi khách hàng bao gồm: Trẻ em, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc phải hoặc nguyên phát. Vắc xin bất hoạt có rất nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi.\n\nTất cả các loại vắc xin trải qua quá trình tiến hành rất nhiều nghiên cứu lâm sàng có giá trị khoa học rất cao, đánh giá, kiểm tra, bởi các cơ quan quản lý, chuyên môn cực kỳ khắt khe, nghiêm ngặt để đảm bảo tính An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Các vắc xin bất hoạt phải được cấp phép trước mới được đưa vào sản xuất, sử dụng. Quá trình đánh giá về tính An toàn, hiệu quả... còn được tiếp tục ghi nhận, đánh sau khi lưu hành. Tuy nhiên, vì vắc xin là một chế phẩm sinh học, nên khi tiêm vắc xin, có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây tổn hại về sức khỏe lâu dài.\n\nMột số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin bao gồm:\n\n* Phản ứng tại chỗ như: Sưng, đau, nóng hoặc đỏ tại vị trí tiêm.\n* Phản ứng toàn thân như: Sốt, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), chán ăn,...\n* Rất hiếmxảy ra các biến cố nặng sau khi tiêm chủng, ví dụ như: Sốt cao khó kiểm soát, phản ứng phản vệ như khó thở, co giật, tím tái, li bì, mày đay diện rộng và nhanh,... Tất cả những biến cố này cần được chẩn đoán, xử trí kịp thời để tránh tổn hại đến sức khỏe của người được tiêm.\n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_3_a133a46d20.jpg)\n\n*Đa số phản ứng phụ vắc xin bất hoạt thường chỉ là những hiện tượng nhẹ*\n\nVới thông tin được chia sẻ trên về vắc xin bất hoạt đã giúp bạn hiểu chi tiết thêm về cách thức bào chế, hoạt động của loại vắc xin này trong việc ngăn ngừa, phòng bệnh. Hiện nay, tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc là những cơ sở đảm bảo cung cấp dịch vụ tiêm chủng có chất lượng tốt nhất, với đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, phục vụ tận tình, chu đáo. Các bậc cha mẹ có thể yên tâm lựa chọn để tiêm chủng cho con em mình cũng như cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra bạn có thể đặt câu hỏi hay đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn chuyên sâu hơn.\n\nXem thêm:\n\n* [*Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html)\n* [*Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html)\n* [*Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu", "abstract": "Hiện nay, vắc xin Menactra đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cho mục đích phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Loại vắc xin này được đánh giá khá cao và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ đối mặt với các biến chứng bệnh nguy hiểm. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại vắc xin này.", "md_content": "Vắc xin Menactra được sử dụng để khuyến nghị việc xây dựng miễn dịch tự nhiên và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do Neisseria meningitidis (vi khuẩn gây viêm màng não) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như các bệnh: Nhiễm trùng máu, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html)…\n\nBệnh viêm màng não mô cầu là bệnh gì?\n-------------------------------------\n\n[Viêm màng não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra thông qua đường hô hấp. Bệnh này thường tái phát trong cả năm, tuy nhiên, có thể lan rộng vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân dựa trên dữ liệu từ Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết tỷ lệ mắc bệnh là 2.3 trên mỗi 100,000 người.\n\nNão mô cầu hiện được chia thành 4 nhóm chính là: A, B, C và D. Trong số đó, não mô cầu nhóm A là thường thấy nhất tại nước ta. Ngoài ra, còn có những nhóm huyết thanh khác có thể gây bệnh này, bao gồm: W-135, X, Y và Z mặc dù có ít độc lực hơn nhưng nhóm vi khuẩn này vẫn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Rất may, bệnh viêm màng não mô cầu có thể hoàn toàn điều trị nếu được phát hiện kịp thời và tiếp cận điều trị đúng cách, với tỷ lệ khỏi bệnh thường dao động từ 85% đến 95%.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_daf54db67b.jpg)\n\n*Vắc xin Menactra được đánh giá cao trong việc phòng bệnh viêm màng não mô cầu*\n\nTổng quan vắc xin Menactra\n--------------------------\n\nVắc xin Menactra, sản xuất bởi hãng [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) hàng đầu thế giới tại Mỹ. Vắc xin Menactra có khả năng bảo vệ khỏi cả bốn nhóm huyết thanh gây bệnh A, C, Y và W-135, được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn dưới 55 tuổi. Phác đồ tiêm như sau:\n\n* Cho trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều vắc xin cách nhau ít nhất 3 tháng.\n* Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn dưới 55 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.\n* Đối với nhóm người trong độ tuổi từ 15 đến 55 có nguy cơ cao mắc bệnh, có thể được đề xuất tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 4 năm kể từ mũi tiêm trước đó.\n\nVắc xin Menactra được khuyến nghị tiêm bắp, ưu tiên là vào mặt trước - bên ngoài của đùi hoặc khu vực cơ delta, tùy thuộc vào độ tuổi và khối cơ của người tiêm. Không tiêm Menactra vào tĩnh mạch hoặc dưới da và trong da. Vắc xin cần được lưu trữ ở khoảng nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C và không được phép đông băng.\n\nKhoảng cách tiêm giữa vắc xin Menactra và các loại vắc xin khác\n---------------------------------------------------------------\n\n* Các loại [Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html), 5in1, 4in1 hoặc DPT có thể tiêm cùng ngày hoặc nếu tiêm 4 loại vắc xin đó trước, thì khuyến khích chờ ít nhất 6 tháng trước khi tiêm vacine Menactra. Nếu đã tiêm vắc xin Menactra trước, không có hạn chế về thời gian cho việc tiêm 4 loại vắc xin kia.\n* Cách thời gian giữa mũi tiêm VA - Mengoc - BC nên ít nhất là 2 tháng.\n* Khi tiêm vắc xin Prevenar 13, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm Prevenar 13 trước khi tiêm Menactra, với khoảng cách ít nhất là 1 tháng.\n* Trẻ dưới 18 tuổi không nên tiêm cùng ngày cả vắc xin Typhim và Menactra.\n\nVắc xin Menactra mang nhiều ưu điểm quan trọng, không chỉ bảo vệ khỏi nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh hơn, mà còn cho phép tiêm phòng sớm ở trẻ, giúp xây dựng miễn dịch từ sớm. Ngoài ra, nó được đánh giá là an toàn hơn với ít tác dụng phụ. Lịch tiêm phòng dễ dàng ghi nhớ và đặc biệt hiệu quả với mức độ bảo vệ cao hơn, bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm do cả 4 nhóm vi khuẩn A, C, Y và W-135 gây ra.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_1_ad55e0fd5c.jpg)\n\n*Cần chú ý khoảng cách tiêm giữa vắc xin Menactra và các loại vắc xin khác*\n\nTác dụng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin Menactra\n------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin Menactra để phòng ngừa bệnh, thường xuất hiện những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không đòi hỏi điều trị đặc biệt. Đây là biểu hiện của sự phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có thể bao gồm:\n\n* Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: Có thể có triệu chứng như nhạy cảm ở vị trí tiêm và một số biểu hiện cáu kỉnh.\n* Trẻ từ 2 tuổi đến 10 tuổi: Các triệu chứng thường bao gồm đau tại vị trí tiêm, cáu kỉnh, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), thay đổi trong thói quen ngủ và cảm thấy [chán ăn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chan-an-1011.html).\n* Người từ 11 tuổi đến 55 tuổi: Có thể xuất hiện đau tại vị trí tiêm, đau đầu và cảm giác [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html).\n\nCác phản ứng sau tiêm này có thể xảy ra trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng.\n\nChống chỉ định vắc xin Menactra\n-------------------------------\n\n* Người đã từng phản ứng quá mẫn toàn bộ đối với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bất kể là sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một loại vắc xin khác chứa cùng một thành phần trước đây.\n* Người được chẩn đoán mắc [hội chứng Guillain-Barré](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) (GBS) và những người có tình trạng nhạy cảm bất thường hoặc liệt, do có nguy cơ cao hơn bị GBS sau khi tiêm Menactra. Trước khi quyết định sử dụng vắc xin, cần xem xét cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiềm tàng.\n* Người đang trong tình trạng sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc đang trong quá trình tiến triển của một phản ứng dị ứng.\n* Mặc dù hiếm khi xảy ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau liều tiêm đầu tiên, cần ngưng việc tiêm liều thứ hai.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_2_08f3b23f8f.jpg)\n\n*Chống chỉ định Vắc xin Menactra cho người bị sốt*\n\nCẩn trọng khi sử dụng vắc xin Menactra\n--------------------------------------\n\n* Trong trường hợp phụ nữ [mang thai,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm vắc xin Menactra. Việc này cần được xem xét một cách cẩn trọng và chỉ nên thực hiện nếu thật sự cần thiết.\n* Luôn phải sẵn sàng thiết bị và phác đồ để ứng phó với các tình huống sốc phản vệ sau khi tiêm.\n* Các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm, thiếu hụt bổ thể, hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không phản ứng đầy đủ với vắc xin. Cần xem xét cẩn thận việc sử dụng vắc xin đối với nhóm người này.\n* Tương tự như với tất cả các vắc xin tiêm bắp cơ khác, cần thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hoặc có rối loạn đông máu, do có thể gây ra tình trạng chảy máu sau khi tiêm.\n\nTiêm vắc xin Menactra ở đâu?\n----------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là địa chỉ đáng tin cậy chuyên về dịch vụ tiêm chủng, cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất và nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nVới trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên môn cao, đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho mọi người. Hiện giá tiêm chủng vắc xin Menactra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu khoảng 1.250.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm.\n\nĐể thuận tiện cho việc thăm khám và tiêm chủng, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_3_54e4dde310.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa điểm tiêm phòng vắc xin Menactra đáng tin cậy*\n\nTrên đây là những thông tin mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ về [vắc xin Menactra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-menactra-giup-phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau.html) để giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này cũng như đối tượng nên tiêm, lịch trình tiêm phù hợp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy theo dõi tình trạng sau tiêm của bạn hoặc người thân để phát hiện kịp thời bất thường, và nhờ sự can thiệp của chuyên viên tiêm chủng để được xử lý y tế đúng đắn.\n\nXem thêm:\n\n[Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html)\n\n[Giá vắc xin viêm màng não mô cầu ACYW bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vac-xin-viem-mang-nao-mo-cau-acyw-bao-nhieu-58358.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "phòng bệnh"]}, {"title": "Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ", "abstract": "Bệnh thủy đậu là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới và có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vacxin chính là cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất. Trong bài viết này sẽ chia sẻ về vacxin Varilrix - loại vacxin thủy đậu duy nhất có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.", "md_content": "Việc đưa vacxin phòng bệnh thủy đậu vào chương trình tiêm chủng quốc gia đã làm giảm gánh nặng bệnh thủy đậu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về bệnh, các loại vacxin ngừa bệnh thủy đậu phổ biến được sử dụng ở Việt Nam và cũng như các đơn vị tiêm chủng uy tín.\n\nTổng quan về bệnh thủy đậu\n--------------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (hay còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan qua đường hô hấp, dịch tiết,... do virus Herpes loại 3 - Varicella-zoster gây ra. Ở Việt Nam, bệnh thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm và tỷ lệ lây nhiễm toàn cầu là trên 90%.\n\n### Tìm hiểu sơ lược về virus Varicella-zoster\n\nVirus Varicella-zoster là một loại virus Herpes tuýp 3, hướng thần kinh phổ biến ở người. Nó là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiên phát dẫn đến bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus nằm trong Hạch cảm giác và khi sức đề kháng suy yếu thì nó tái hoạt động nhiễm trùng gây ra [bệnh Zona thần kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-bi-zona-than-kinh-la-gi-va-cach-phong-ngua.html) (hay còn gọi là Herpes zoster - Giời leo).\n\nBệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn người lớn, nhưng vẫn không loại trừ trường hợp người trưởng thành mắc bệnh. Một khi người trưởng thành mắc bệnh có thể bệnh nặng hơn ở trẻ. Trong khi đó, bệnh Zona thì thường xuất hiện ở người già hay người bị suy giảm miễn dịch.\n\nNó là loại virus duy nhất ở người có khả năng nhân lên trong động mạch não và gây ra bệnh mạch máu. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh [mất trí nhớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-tri-nho-850.html) thông qua tái hoạt động virus bằng cách tích tụ các mảng amyloid, phát triển đám rối sợi thần kinh, từ đó gây chết tế bào não.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_2_2ce0690528.png)\n\n*Cấu trúc virus Varicella-zoster*\n\n### Con đường lây truyền\n\nThủy đậu lây lan qua giọt bắn (ho, hắt hơi) của người bệnh trong không khí hoặc lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với dịch mụn nước truyền nhiễm. Thời gian ủ bệnh thông thường là 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu cho đến khi phát bệnh thủy đậu. Bệnh nhân thủy đậu có khả năng lây nhiễm từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban và khả năng lây nhiễm kéo dài cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy hoàn toàn.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_3_83a4600038.png)\n\n*Thủy đậu lây truyền qua không khí và tiếp xúc*\n\n### Triệu chứng của bệnh thủy đậu\n\nBệnh thủy đậu thường biểu hiện ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Sốt và phát ban đỏ ngứa là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Nốt ban đỏ có kích thước lớn dần cỡ hạt đậu phát triển thành các nốt sẩn, mụn nước trong, mụn mủ vàng và đóng vảy. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh có thể kèm theo có các triệu chứng như mệt mỏi, viêm họng và đau đầu kéo dài từ 5 đến 7 ngày.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_4_27b94cdf8e.jpeg)\n\n*Các triệu chứng của bệnh thủy đậu*\n\nHầu hết các trường hợp thủy đậu nặng xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch như bệnh ung thư, người ghép tạng hoặc tủy xương, bệnh tự miễn dịch, HIV/AIDS, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai (có thể lây cho thai nhi trong bụng mẹ) và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như [nhiễm trùng máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html), viêm phổi, viêm não và nhiễm trùng da. Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho thai nhi như bệnh về thần kinh, bệnh về mắt và thiểu sản chi,...\n\nTìm hiểu các loại vacxin phòng bệnh thủy đậu\n--------------------------------------------\n\nPhương pháp hiệu quả nhất hiện nay để phòng thủy đậu chính là tiêm vacxin theo lịch. Vacxin thủy đậu được giới thiệu lần đầu tiên là vacxin thủy đậu sống giảm độc lực chủng Oka. Cho đến nay, nhân loại đã phát minh ra nhiều loại vacxin thủy đậu khác nhau, trong đó có 3 loại được sử rộng rãi trên thị trường Việt Nam và trên toàn cầu là:\n\n* **Vacxin Varilrix** được phát triển bởi GlaxoSmithKline - công ty dược phẩm hàng đầu thế giới của Anh và sản xuất ở Bỉ.\n* **Vacxin Varivax** được phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ) và sản xuất tại Mỹ.\n* **Vacxin Varicella** được cung cấp bởi công ty Chữ thập Xanh (Green Cross) của Hàn Quốc.\n\nTrong đó, Varilrix là loại vắc xin thủy đậu đầu tiên được bán trên thị trường, được bào chế ở dạng bột đông khô.\n\nHiệu quả của vacxin Varilrix\n----------------------------\n\nCho đến nay, trẻ em được tiêm hai liều vacxin thủy đậu đã cho thấy hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch với virus Varicella-zoster giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tự nhiên trong ít nhất vài thập kỷ. Tương tự như các loại vacxin chủng Oka khác, Varilrix được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo miễn dịch tốt ở cả trẻ em và người lớn bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) và người có hệ miễn dịch bình thường.\n\nTiêm chủng định kỳ cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi bằng vacxin thủy đậu sống giảm độc lực đã được chứng minh làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng nặng do thủy đậu ở trẻ được tiêm chủng.\n\nVacxin Varilrix là vacxin duy nhất tại Việt Nam được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi, trong khi các loại khác từ 12 tháng tuổi mới có thể tiêm. Lịch tiêm vacxin Varilrix như sau:\n\n* Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi có thể tiêm mũi 1 và sau ít nhất 3 tháng tiến hành tiêm mũi 2.\n* Trẻ từ 13 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_5_1fed37bf0e.jpeg)\n\n*Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất*\n\nTiêm vacxin Varilrix ở đâu?\n---------------------------\n\nViệc lựa chọn đơn vị tiêm chủng rất quan trọng, bạn nên chọn những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng vacxin. Tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc là một lựa chọn không thể bỏ qua. Tại đây, các loại vắc xin luôn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Quy trình vận chuyển và lưu trữ cho đến tay khách hàng luôn đảm bảo điều kiện bảo quản nghiêm ngặt của vacxin. Nhân viên y tế thực hiện tiêm chủng cho khách hàng đã được cấp chứng nhận an toàn tiêm chủng. Bên cạnh đó, Long Châu còn cung cấp đa gói tiêm chủng với nhiều mức giá ưu đãi cho từng lứa tuổi hay tiêm chủng theo nhóm, gia đình.\n\nVới vacxin Varilrix tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giá cả sẽ dao động trong khoảng 920.000 đồng.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_6_7c35f0902f.png)\n\n*Lựa chọn Long Châu - lựa chọn an tâm*\n\nQuy trình tiêm vacxin Varilrix\n------------------------------\n\nTrước khi tiêm, bạn sẽ được khám sức khỏe sàng lọc và cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh cho nhân viên y tế để xem xét có đủ điều kiện tiêm chủng hay không và được tư vấn về loại vacxin phù hợp nhất với lứa tuổi, nhu cầu của bạn. Nếu bạn không thuộc diện chống chỉ định tiêm Varilrix thì nhân viên y tế tiến hành thực hiện tiêm chủng theo quy trình chuẩn của Bộ Y Tế nói chung và của từng đơn vị tiêm chủng nói riêng.\n\nSau khi tiêm vacxin Varilrix, bạn sẽ được theo dõi khoảng 30 phút tại trung tâm, đơn vị tiêm chủng đểphát hiện và xử trí bất cứ phản ứng sau tiêm nào có thể xảy ra như sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, thậm chí các phản ứng nặng như co giật, li bì, khó thở,... Sau khi về nhà, bạn có thể cảm thấy đau nhức chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, sốt, phát ban do vacxin,... Bạn không cần quá lo lắng vì đây có thể chỉ là các dấu hiệu, triệu chứng sau tiêm thường gặp, thường bình phục hoàn toàn sau 1 hay vài ngày. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc tổng đài để được hỗ trợ kịp thời và tốt nhất.\n\nCách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu là chủng ngừa bằng vacxin thủy đậu [Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html). Thực hiện chủng ngừa đúng lịch sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho mỗi chúng ta với bệnh thủy đậu nói riêng và các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc xin khác nói chung. Đồng thời với việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu được thực hiện tốt, cũng sẽ tạo ra Miễn dịch cộng đồng để cùng chung tay tiến tới xóa bỏ căn bệnh thủy đậu.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "thủy đậu"]}, {"title": "Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? ", "abstract": "Các bệnh do HIB gây ra nằm ở đường hô hấp trên (phổi và phế quản) khá nguy hiểm và dễ lây lan nhất ở nhóm đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi khi chưa tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. ", "md_content": "Vi khuẩn HIB thuộc nhóm vi khuẩn nguy hiểm và dễ lây lan hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi,... cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu không được tiêm chủng phòng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể hơn để giúp bạn đọc hiểu hơn về mức độ nguy hiểm cũng như các bệnh do HIB gây ra, mọi người cùng xem qua để chủ động bảo vệ con trước các biến chứng do bệnh gây ra nhé!\n\nMức độ nguy hiểm của vi khuẩn HIB đối với cơ thể con người\n----------------------------------------------------------\n\nVi khuẩn HIB xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ khi trẻ hít phải những giọt nước bọt từ người bệnh trong không khí, hơn nữa các triệu chứng ban đầu của bệnh do HIB gây ra thường không rõ ràng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ lây lan trong cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm do HIB gây ra như viêm màng não, viêm phổi,...\n\nTrong đó bệnh [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do HIB gây ra có đến hơn 30% để lại di chứng vĩnh viễn cho não bộ gây rối loạn tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thêm nữa đứa trẻ đã từng mắc bệnh do HIB gây ra thì cũng có khả năng sẽ tái nhiễm thêm một lần nữa hoặc gây biến chứng. Vì thế việc thực hiện tiêm ngừa bệnh do HIB cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.\n\n![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_1_c593f9415d.jpg)\n\n*Hình dạng của vi khuẩn HIB - nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp*\n\nVi khuẩn HIB gây ra các bệnh lý nào?\n------------------------------------\n\nTrước khi có vacxin phòng ngừa vi khuẩn HIB thì đây chính là nỗi ám ảnh hàng đầu đối với nhóm trẻ dưới 4 tuổi khi gây ra căn bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Trong đó có thể kể đến các bệnh có độ phát nhanh do vi khuẩn HIB gây ra như:\n\n* Viêm màng não;\n* Viêm nắp thanh quản;\n* [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html);\n* Viêm mô tế bào thường ở mặt;\n* Viêm xương và khớp.\n\nNhóm đối tượng dễ mắc các bệnh do HIB nhất\n------------------------------------------\n\nBên cạnh nhóm trẻ em dưới 4 tuổi thì có thêm những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh như:\n\n* Người mắc các bệnh khác như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.\n* Người bị nhiễm HIV/AIDS.\n* Người đang ghép tủy hoặc điều trị ung thư.\n\n![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_2_d142f2525a.jpg)\n\n*Trẻ em dưới 4 tuổi thuộc nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh do HIB*\n\nBiểu hiện phổ biến nhận diện bệnh do vi khuẩn HIB\n-------------------------------------------------\n\nTrong các bệnh lý nguy hiểm mà HIB gây ra thì viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm nắp thanh quản là phổ biến và dễ tiến triển nặng nhất rơi vào nhóm trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 4 tháng đến 18 tháng tuổi. Càng nguy hiểm hơn khi bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ đến khi trở nặng thì bố mẹ mới phát hiện thì lúc này trẻ đã đứng trước nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng khó lường.\n\nNhững trường hợp trẻ có kèm theo các triệu chứng thì các dấu hiệu sẽ cụ thể như sau:\n\n* **Viêm màng não:** Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, phát sốt và có dấu hiệu rối loạn về ý thức, cảm xúc.\n* **Viêm tủy xương:** Có triệu chứng sưng, viêm và đau ở phần xương.\n* **Viêm phổi:** Trẻ bị hành sốt, ớn lạnh, hơi thở gấp, suy hô hấp và ho lõm lồng ngực.\n* **Viêm nắp thanh quản:** Có dấu hiệu khó thở, chảy nước dãi, sốt cao và bứt rứt.\n\nNhận biết được [vi khuẩn HIB nguy hiểm thế nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html), khi thấy con bắt đầu có các biểu hiện trên thì các bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức trước khi bệnh trở nặng.\n\nBệnh được chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?\n----------------------------------------------\n\nNếu nghi ngờ cơ thể nhiễm vi khuẩn HIB thì nên thăm khám ngay lập tức để có chẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ bằng cách dựa vào các triệu chứng trên cơ thể hoặc thực hiện một số xét nghiệm để tìm vi khuẩn như máu hoặc dịch não tủy.\n\nSong song với đó, cách điều trị những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn HIB cũng được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu như Cotrimoxazol, Ampicillin,...\n\nCó thể phòng ngừa các bệnh do HIB gây ra bằng vacxin nào?\n---------------------------------------------------------\n\nNhư đã đề cập, các bệnh do HIB có tính lây lan rất nhanh qua đồ vật, đồ chơi mà trẻ thường cầm nắm hoặc ngậm, do đó bên cạnh việc vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ thì các bố mẹ cần phải chủ động phòng ngừa bệnh viêm màng não do HIB gây ra bằng cách tiêm phòng vacxin cho con.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có [vacxin 6 trong 1 ngừa các bệnh do HIB gây ra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) từ Pháp và Bỉ dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi có thể kể đến như viêm gan B, bệnh viêm phổi, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà và viêm màng não. Hiện tại, giá vắc xin là 1.020.000đ và có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Việc tiêm chủng chủ động chính là cách điều trị tốt nhất trước khi các triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị nhập khẩu và cung cấp các loại vacxin mới nhất từ các nhà sản xuất trên thế giới, đến với Long Châu khách hàng có thể tùy ý lựa chọn các dịch vụ tiêm ngừa theo nhu cầu như tiêm lẻ, tiêm theo gói, đặt vacxin online,...\n\n![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_3_e8a648a133.jpg)\n\n*Lựa chọn tiêm ngừa các bệnh do HIB gây ra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nNhóm đối tượng trẻ em dưới 4 tuổi thường có nguy cơ cao mắc [các bệnh do HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-do-hib-gay-ra-co-the-phong-ngua-bang-vacxin-nao.html) gây ra, vì thế các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu sớm các gói vacxin chống lại vi khuẩn HIB gây ra để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng bệnh tốt nhất.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "viêm màng não", "Bệnh viêm phổi ở trẻ em"]}, {"title": "Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab", "abstract": "Việc tiêm vắc xin phòng dại trước và sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo kháng thể. Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại vắc xin phòng bệnh dại với nguồn gốc và giá cả khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về vắc xin phòng dại Verorab - một trong những vắc xin dại thế hệ mới phổ biến hiện nay.", "md_content": "Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn cần phải điều trị dự phòng bằng vắc xin phòng dại. Đồng thời có khoảng 60.000 - 70.000 người chết do [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html), đa số được báo cáo từ các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống.\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nVắc xin phòng dại là loại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa độc tố protein của virus dại đã được làm mất tính độc hại và được sử dụng để phòng ngừa bệnh dại. Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ phản ứng với protein này bằng cách sản xuất kháng thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây được xem là một trong những biện pháp [phòng chống bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chong-benh-dai-kinh-nghiem-a-z-65188.html) hiệu quả nhất hiện nay.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_1_53d9a7491c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin một trong những biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay*\n\nBên cạnh khả năng phòng ngừa bệnh dại, việc tiêm vắc xin dại còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như:\n\n* Hiệu quả lâu dài: Một số loại vắc xin phòng bệnh dại có hiệu quả lâu dài, thời gian kéo dài nhiều năm đến cả đời nên bạn không cần phải tiêm lại nhiều lần.\n* Giảm chi phí điều trị: Nếu bạn bị nhiễm bệnh dại và cần điều trị, chi phí sẽ rất đắt đỏ và phức tạp. Việc tiêm vắc xin phòng dại là một giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn nhiều.\n* Phòng ngừa khả năng tử vong do bệnh dại: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dại rất nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin phòng dại sẽ giúp tránh nguy cơ này.\n* Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm phòng bệnh dại giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.\n\nTổng quan về vắc xin phòng dại Verorab\n----------------------------------------\n\nVắc xin phòng dại Verorab được sản xuất bởi Sanofi Pasteur - tập đoàn hàng đầu về dược phẩm và chế phẩm sinh học của Pháp. Sản phẩm được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Loại vắc xin này có thể dùng trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại. Ưu điểm của loại vắc xin này là tính miễn dịch và an toàn cao, hiệu giá kháng thể sau khi tiêm cao gấp 10 lần so với vắc xin thế hệ thứ nhất và hầu như không xuất hiện những biến chứng kèm theo ở hệ thần kinh trung ương.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_fc52e7d062.jpg)\n\n*Vắc xin Verorab được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn*\n\nQuy cách đóng gói: Hộp 5 lọ, lọ 1 liều vắc xin đông khô và 5 ống, ống 0,5ml dung môi, hoàn nguyên thành hỗn dịch tiêm.\n\nDạng bào chế:\n\n* Vắc xin phòng dại Verorab có dạng bột đông khô cùng dung môi, hoàn nguyên thành hỗn dịch tiêm.\n* Trước khi hoàn nguyên bột đông khô đồng chất và có dạng viên nhỏ màu trắng.\n* Sau khi được hoàn nguyên, vắc xin phòng dại Verorab trở thành hỗn dịch trong suốt, đồng nhất.\n\nCách bảo quản:\n\n* Vắc xin Verorab được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 8ºC.\n* Không được để đông băng.\n* Bảo quản trong hộp tránh ánh nắng chiếu vào.\n\nLiều dùng vắc xin phòng dại Verorab\n-----------------------------------\n\n### Tiêm bắp\n\n* Thực hiện tiêm bắp với liều 0.5ml vắc xin Verorab đã hoàn nguyên.\n* Thường tiêm ở mặt trước - bên đùi ở trẻ em và tiêm ở vùng cơ Delta ở cánh tay với người lớn.\n* Lưu ý không tiêm ở vùng mông.\n\n### Tiêm trong da\n\n* Thực hiện tiêm với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (tương đương 1/5 liều tiêm bắp).\n* Tiêm ở vị trí cánh tay hay cẳng tay.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_2_31f73829d6.jpg)\n\n*Vị trí tiêm vắc xin phòng dại Verorab là ở cánh tay hay cẳng tay*\n\nLịch tiêm vắc xin phòng dại Verorab\n-----------------------------------\n\nLịch tiêm vắc xin phòng dại Verorab được áp dụng tùy theo tình trạng tiêm ngừa, miễn dịch đối với bệnh dại và miễn dịch của bệnh nhân. Cụ thể:\n\n### Tiêm dự phòng\n\n* Liều cơ bản: Tiêm 3 liều vắc xin phòng dại Verorab vào các ngày 0, 7 và 28 qua hình thức tiêm bắp.\n* Tiêm nhắc lại: Tiêm nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm thực hiện tiêm lại một lần.\n\n### Tiêm sau phơi nhiễm\n\nVới người chưa tiêm dự phòng:\n\n* Tiêm bắp vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.\n* Tiêm trong da theo phác đồ 2 vị trí “2-2-2-0-1-1”. Hai mũi tiêm trong da ở hai vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7. Một mũi tiêm trong da vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.\n\nVới người đã tiêm dự phòng:\n\n* Nếu đã tiêm vắc xin trước phơi nhiễm ít hơn 5 năm: Tiêm nhắc lại hai liều vào ngày 0 và 3.\n* Nếu đã tiêm vắc xin trước phơi nhiễm quá 5 năm, không đều hoặc không chắc chắn thì tiêm lại từ đầu với phác đồ giống với người chưa tiêm vắc xin phòng dại.\n* Trường hợp bệnh nhân bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) thì cần bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm đầy đủ.\n\nTác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng dại Verorab\n-----------------------------------------------\n\nMột số phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phòng dại Verorab gồm các phản ứng tại chỗ tiêm như: Đau, sưng, đỏ da cùng một số phản ứng toàn thân bao gồm:\n\n* Cảm giác mệt mỏi;\n* Đau đầu, chóng mặt;\n* Sốt, run rẩy, ngất;\n* Có thể bị đau nhức xương khớp, [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-co-bap-1352.html);\n* Tình trạng rối loạn dạ dày, ruột gây cảm giác [đau bụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-bung-994.html), buồn nôn;\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_3_9051ebd462.jpg)\n\n*Đau đầu, chóng mặt có thể là tác dụng phụ sau khi tiêm Verorab*\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab\n----------------------------------------\n\n* Lưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab cho các đối tượng bị dị ứng với neomycin.\n* Không nên tiêm cùng vị trí hay dùng chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.\n* Không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu.\n* Với phụ nữ có thai và cho con bú: Nên trì hoãn lịch tiêm nếu tiêm dự phòng trước phơi nhiễm. Trường hợp tiêm sau phơi nhiễm với mục đích dự phòng thì nhóm đối tượng này không thuộc chống chỉ định.\n* Cẩn trọng khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab với những người bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-tinh-trang-giam-tieu-cau-an-gi-de-tang-tieu-cau-nhanh-nhat-63751.html) hoặc rối loạn đông máu.\n* Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: Người bệnh đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (gồm cả corticoid), thuốc Chloroquin; trường hợp bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ hoặc người đến khám trễ sau khi bị vết thương.\n\nTiêm vắc xin phòng dại Verorab ở đâu? Giá thành bao nhiêu?\n----------------------------------------------------------\n\nGiá tham khảo của vắc xin phòng dại Verorab rơi vào khoảng 415.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các trung tâm, cơ sở chuyên khoa để thực hiện tiêm phòng dại theo đúng phác đồ tiêu chuẩn.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu là một trong những địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn, tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất và được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm với quy trình tiêm đảm bảo đủ các bước nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tiêm. Do đó, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiêm phòng vắc xin Verorab cũng như nhiều loại vắc xin khác theo yêu cầu.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_4_a6b2a5c0e1.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng dại Verorab tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nCó thể thấy thực hiện tiêm phòng [vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) là phương pháp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh dại một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các tác dụng phụ sau khi tiêm để tìm gặp bác sĩ hỗ trợ và xử trí kịp thời nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường bạn nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-abhayrab.html)\n\n[Tiêm phòng dại cho người có tác dụng bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab", "abstract": "Là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm nên phòng ngừa bệnh dại là cách tốt nhất giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho người có nguy cơ mắc bệnh. Nằm trong nhóm các loại vắc xin dại thế hệ mới được đánh giá an toàn và hiệu quả cao, vắc xin phòng dại Abhayrab được khuyến cáo tiêm chủng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về loại vắc xin này.", "md_content": "Vắc xin Abhayrab là vắc xin phòng dại tế bào vero tinh chế, được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm cho người ở mọi lứa tuổi nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại.\n\nTại sao phải tiêm phòng dại?\n----------------------------\n\nVirus bệnh dại lây chủ yếu qua tuyến nước bọt thông qua vết thương, vết cắn, vết cào, liếm của động vật sang người. Thời gian ủ bệnh thường sẽ kéo dài từ 2 - 12 tuần. Khoảng thời gian này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, khoảng cách từ vết cắn đến não, vị trí vết cắn có liên quan đến dây thần kinh hay không.\n\nTriệu chứng ban đầu của [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) thường không rõ ràng, một số biểu hiện thoáng qua bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt, có cảm giác khó chịu tại vết cắn… Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị từ sớm, triệu chứng bệnh dại có thể toàn phát ra toàn cơ thể với các biểu hiện như: Liệt cơ hoặc viêm não, sợ gió, sợ nước… Đồng thời khả năng tử vong có thể xảy ra nếu những triệu chứng này kéo dài trên 6 ngày sau đó.\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_57e3cfd7ca.jpeg)\n\n*Tiêm phòng dại nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này*\n\nKhi đã lên cơn dại, kể cả động vật hay người đều dẫn đến tử vong. Tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh dại. Do đó, tiêm vắc xin phòng dại được xem là biện pháp ngừa bệnh duy nhất, mang lại hiệu quả cao khi bị các loại động vật như: Chó, mèo… cắn.\n\nThông tin chung về vắc xin phòng dại Abhayrab\n---------------------------------------------\n\nVắc xin Abhayrab là vắc xin phòng bệnh dại tế bào vero tinh chế do công ty Human Biological Institute của Ấn Độ sản xuất. Hiện nay, Abhayrab được nhập khẩu về Việt Nam và được sử dụng rộng rãi tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ. Loại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) này có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn).\n\nNgoài ra vắc xin phòng dại Abhayrab còn được khuyến khích tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao như:\n\n* Nhân viên y tế, bác sĩ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm.\n* Người làm việc trong sở thú, trong rừng, thợ săn…\n* Người tiếp xúc thường xuyên với động vật.\n* Người có nhiều vật nuôi như: Chó, mèo trong nhà.\n\n### Thành phần\n\n* Thành phần vắc xin phòng dại Abhayrab bột đông khô trong mỗi liều đơn: Vắc xin dại chủng L.Pasteur 2601/Vero được nhân giống trên tế bào vero, được bất hoạt bằng beta-propiolactone. Hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc lớn hơn 2,5 UI (đơn vị quốc tế). Tá dược gồm: [Maltose](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/maltose); Human Serum albumin và Thiomersal có vai trò là chất bảo quản.\n* Thành phần ống dung môi hoàn nguyên: NaCl 0,9 %, nước cất pha tiêm vừa đủ 0,5ml.\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_1_8045eebce3.jpeg)\n\n*Vắc xin phòng dại Abhayrab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cả người lớn và trẻ em*\n\n### Quy cách đóng gói\n\n* Hộp 1 lọ vắc xin đông khô, 1 lọ dung môi hoàn nguyên và 1 bơm kim tiêm vô trùng.\n* Hộp 10 lọ vắc xin đông khô, 10 lọ dung môi hoàn nguyên và 10 bơm kim tiêm vô trùng.\n* Hộp 50 lọ vắc xin đông khô và 100 lọ dung môi hoàn nguyên.\n\n### Cách dùng\n\nBệnh dại là bệnh gây chết người cực kỳ nguy hiểm, vì vậy vắc xin phòng dại không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Vắc xin phòng dại Abhayrab thường được chỉ định tiêm bắp. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay còn trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Lưu ý không được tiêm vào vùng mông. Một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da, tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.\n\nCách dùng: Hoàn nguyên vắc xin phòng dại Abhayrab với dung môi đi kèm, nên dùng vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên. Không được bảo quản lại vắc xin đã hoàn nguyên để dùng lại sau này. Nếu có thắc mắc xung quanh về cách dùng bạn có thể tham khảo thông tin tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được nhân viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất.\n\n### Liều dùng\n\n* Liều tiêm bắp: 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.\n* Liều tiêm trong da: Một liều sử dụng là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên.\n\nLịch tiêm phòng vắc xin phòng dại Abhayrab\n------------------------------------------\n\n### Tiêm với mục đích dự phòng\n\n* Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) theo phác đồ 0, 7, 28 ngày hoặc 0, 7, 21 ngày.\n* Lịch tiêm nhắc lại: Khoảng 1 năm sau tiêm mũi nhắc thứ 4.\n* Các mũi tiêm nhắc sau đó: Cứ 5 năm tiêm 1 lần.\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_2_1e726883d9.jpeg)\n\n*Chú ý tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab theo liều lượng đã khuyến cáo*\n\n### Tiêm vắc xin dự phòng sau phơi nhiễm\n\nPhác đồ tiêm bắp: Người lớn và trẻ em đều tiêm liều 0,5ml. Cụ thể:\n\n* Người chưa tiêm dự phòng, người đã tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ hoặc quá 5 năm chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 liều cơ bản vào ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 28. Nếu cần thiết có thể tiêm thêm mũi thứ 6 lúc 90 ngày.\n* Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: Tiêm 2 liều theo lịch vào ngày 0 và ngày 3.\n\nPhác đồ tiêm trong da: Tiêm liều 0,1ml. Cụ thể:\n\n* Người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người đã tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ hoặc đã quá 5 năm chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm trong da 2 liều tại 2 vị trí khác nhau theo lịch: 0, 3, 7, 28 ngày (Phác đồ 2-2-2-2).\n* Người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 liều 0,1ml theo lịch ngày 0 và ngày 3.\n\nLưu ý khi tiêm phòng vắc xin Abhayrab\n-------------------------------------\n\n### Chống chỉ định\n\n* Không tiêm bắp ở người [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-tinh-trang-giam-tieu-cau-an-gi-de-tang-tieu-cau-nhanh-nhat-63751.html) hoặc rối loạn chảy máu.\n* Đối với tiêm dự phòng: Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin; người có bệnh cấp tính hoặc mãn tính trong giai đoạn đang tiến triển.\n\n### Thận trọng\n\n* Không dùng đồng thời Abhayrab với các thuốc gây ức chế miễn dịch (corticosteroid) vì có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ của vắc xin.\n* Những trường hợp bị phơi nhiễm nặng như: Vị trí cắn gần đầu, vết cắn nặng nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.\n* Việc điều trị không đúng, không đủ phác đồ, trì hoãn thời điểm điều trị sau phơi nhiễm có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.\n* Cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sốc phản vệ sau khi tiêm.\n* Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau, ngứa chỗ tiêm, sốt, chóng mặt, đau đầu, mày đay, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) (hiếm gặp).\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_4_369feb5a9a.jpeg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu là điểm đến tiêm phòng đáng tin cậy*\n\nVới mục tiêu bảo vệ sức khỏe và phòng tránh lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh dại, Trung tâm tiêm chủng Long Châu đã triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc xin trọn gói và theo yêu cầu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêm phòng của bệnh nhân. Vắc xin phòng dại Abhayrab hiện đang có mặt tại hệ thống Trung tâm tiêm chủng Long Châu với giá thành khoảng 315.000VND (giá tiêm lẻ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm). Nếu đang quan tâm đến việc tiêm phòng vắc xin dại và muốn biết mức giá chi tiết hãy liên hệ ngay với trung tâm để được tư vấn chi tiết.\n\nNhững thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về vắc xin Abhayrab và [tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-vaccine-phong-ngua-benh-dai.html). Việc tiêm [vắc xin phòng dại Abhayrab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-abhayrab.html) không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lan truyền của bệnh dại cộng đồng. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng dại trước và sau phơi nhiễm theo đúng phác đồ quy định có thể đảm bảo hiệu quả bảo vệ của vắc xin tránh sự lây nhiễm của virus dại ở mức tối đa.\n\nXem thêm:\n\n[Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html)\n\n[Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-co-anh-huong-gi-khong.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax", "abstract": "Bệnh thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, thường gặp nhiều ở trẻ em và ảnh hưởng đến việc học, đi làm của người bệnh. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về bệnh, vacxin thủy đậu Varivax của Mỹ và các bước cần phải làm trước, trong và sau khi tiêm vacxin.", "md_content": "Hiện tại ở Việt Nam có 3 loại vacxin phòng thủy đậu được sử dụng phổ biến nhất bao gồm Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ). Trong bài viết này sẽ tập trung đề cập về vacxin Varivax và nơi tiêm chủng uy tín bạn có thể tin tưởng.\n\nBệnh thủy đậu là gì?\n--------------------\n\n### Nguyên nhân\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh do virus Varicella-zoster gây ra. Virus Varicella zoster là một loại virus herpes phổ biến ở người, gây ra hai bệnh riêng biệt là thủy đậu nguyên phát và herpes zoster (hay còn gọi là bệnh zona - do sự tái hoạt động của virus tiềm ẩn).\n\nVirus Varicella xuất hiện gần như tất cả các nước trên toàn thế giới. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông và mùa xuân.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_2_a707d31731.jpg)\n\n*Varicella-zoster virus - thủ phạm gây bệnh thủy đậu*\n\n### Con đường lây truyền\n\nVirus Varicella lây truyền từ người sang người thông qua việc hít phải các giọt chứa virus từ hành động hắt hơi, ho của người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp dịch mụn nước truyền nhiễm từ các vết tổn thương trên da. Do đó, thủy đậu là một trong các bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, với tỷ lệ tấn công thứ cấp khoảng 90% khi tiếp xúc với nguồn lây.\n\n### Triệu chứng\n\nThủy đậu là bệnh lành tính và thường tự khỏi, nó là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc phải và thường sẽ nặng hơn trẻ.\n\nBệnh được chẩn đoán dựa trên hai triệu chứng đặc trưng là phát ban giống mụn nước và [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html). Những vết phát ban trên da tạo thành các mụn nước nhỏ, ngứa và đóng vảy. Vị trí xuất hiện có thể bắt đầu ở ngực, lưng và mặt sau đó lan rộng. Kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, viêm họng và đau đầu kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khoảng thời gian ủ bệnh là khoảng hai tuần và 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc virus sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.\n\nTuy nói là lành tính nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nặng bao gồm nhiễm trùng thứ cấp, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html) và nhiễm trùng da do vi khuẩn ở thanh thiếu niên, người lớn và các đối tượng bị suy giảm miễn dịch.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_3_306c72d6a9.jpg)\n\n*Các triệu chứng của bệnh thủy đậu*\n\n### Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin phòng thủy đậu?\n\nTrước khi có vacxin, bệnh thủy đậu đã làm 10.500 đến 13.000 người phải nhập viện và 100 đến 150 người chết mỗi năm. Từ khi có vacxin, số ca mắc, ca nhập viện và tử vong giảm đáng kể. Vacxin giống như xây dựng một hàng rào bảo vệ tốt cho cơ thể khỏi virus thủy đậu. Việc tiêm vacxin định kỳ đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu, phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh và là cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu.\n\nVacxin Varivax có nguồn gốc như thế nào?\n----------------------------------------\n\n[Vacxin Varivax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-vang-de-tiem-vacxin-phong-thuy-dau-varivax.html) là một trong 3 loại vacxin được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Varivax được nghiên cứu, phát triển và sản xuất ở Hoa Kỳ với cơ chế là vacxin chứa virus Varicella còn sống nhưng đã bị giảm độc lực để không thể gây hại hay gây bệnh cho cơ thể nhưng vẫn có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Sau khi Varivax được tiêm vào cơ thể khỏe mạnh sẽ gây ra cả phản ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T, từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu ([miễn dịch đặc hiệu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mien-dich-dac-hieu-co-tac-dung-phong-tranh-benh-tat-ra-sao-70190.html)) cho virus thủy đậu.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_4_e133070801.jpg)\n\n*Vacxin Varivax phát triển khả năng miễn dịch, phòng bệnh thủy đậu*\n\nCác bước cần chuẩn bị khi tiêm vacxin thủy đậu Varivax\n------------------------------------------------------\n\n### Trước khi tiêm\n\n* Bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin bệnh thủy đậu và các trường hợp không nên tiêm vacxin Varivax. Nói với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, việc này giúp cho bạn tránh khỏi nguy cơ [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html) với các thành phần trong vacxin và bảo vệ sức khỏe của bạn.\n* Tham khảo các loại vacxin hiện có và xem xét loại nào phù hợp với độ tuổi cũng như kinh tế gia đình.\n* Lựa chọn chỗ tiêm uy tín để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng vacxin. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một lựa chọn không thể bỏ qua. Bạn có thể yên tâm khi lựa chọn Long Châu bởi vì các loại vacxin luôn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, quy trình vận chuyển nghiêm ngặt, đảm bảo điều kiện bảo quản của vacxin từ khi vận chuyển đến lưu trữ. Các bác sĩ tiêm chủng tại Long Châu đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng của viện Pasteur. Ngoài ra, còn có rất nhiều ưu đãi và các gói vacxin phù hợp cho từng đối tượng với giá tốt. Với vacxin Varivax, giá cả sẽ dao động trong khoảng 700.000 đồng.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_5_cc01e4e890.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu - nơi uy tín gửi trọn niềm tin*\n\n* Điều quan trọng không thể thiếu là chăm sóc bản thân trước khi tiêm. Bạn nên đi ngủ sớm và uống đủ nước trước khi tiêm để có một trạng thái tốt nhất cho ngày đi tiêm.\n\n### Lịch tiêm vacxin Varivax\n\nTheo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):\n\n* **Trẻ dưới 13 tuổi** nên tiêm hai liều với liều đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai dành cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi.\n* **Người từ 13 tuổi trở lên** chưa mắc thủy đậu hay chưa tiêm vacxin bao giờ thì nên tiêm hai liều cách nhau 1 tháng.\n\n### Sau khi tiêm\n\nSau khi tiêm, bạn nên ở lại để theo dõi trong khoảng 15 phút để đảm bảo bạn không xảy ra phản ứng tức thời bất kỳ nào. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm ở mức độ nhẹ đến trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Biểu hiện phổ biến nhất là đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm. Trường hợp hiếm gặp hơn là phản ứng nhẹ bao gồm sốt và phát ban dạng thủy đậu nhẹ liên quan đến vắc xin. Ở mức độ phản ứng vừa phải có thể gây sốt co giật ở mức độ nhẹ (có biểu hiện giật mình hoặc nhìn chằm chằm), nhiễm trùng đường hô hấp trên, với các triệu chứng ho, đau ngực và khó thở. Trường hợp cực kỳ hiếm gặp có thể gây các phản ứng nghiêm trọng như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-do-virus-184.html), số lượng tế bào máu thấp và phản ứng não nghiêm trọng.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_6_c70622913c.jpg)\n\n*Đợi 15 phút sau khi tiêm để theo dõi*\n\nĐối với các triệu chứng nhẹ như đau nhức chỗ tiêm, bạn có thể khắc phục bằng cách chườm khăn ẩm, mát để giảm bớt khó chịu tại chỗ tiêm. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nếu cần, không tự ý dùng thuốc sau tiêm.\n\nTiêm chủng định kỳ giúp tăng miễn dịch chống lại bệnh, góp phần giảm chi phí điều trị nếu mắc bệnh thủy đậu và khi có ngày nhiều người được tiêm vacxin ngừa bệnh thủy đậu thì toàn bộ cộng đồng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm chủng, bạn đang giúp bản thân và cộng đồng được khỏe mạnh.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm", "abstract": "Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin thủy đậu và lịch tiêm của mỗi loại ra sao? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!", "md_content": "[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuy-dau-herpes-la-gi-40940.html) là căn bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan, có thể diễn tiến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Theo Bộ Y tế, bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin. Vậy vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin thủy đậu? Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp trong bài viết này nhé!\n\nCơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu\n-------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu vắc xin thủy đậu có mấy loại, cần nắm được cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. Trên thực tế, cơ thể sau khi bị bệnh thủy đậu sẽ tự tạo ra kháng thể tự nhiên để chống lại sự tấn công của virus. Vì vậy, người từng bị thủy đậu thường rất hiếm khi bị tái phát lại lần 2, ngay cả khi có tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh.\n\n![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_3_1c43c3c722.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể*\n\nTiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp để tạo miễn dịch cho cơ thể, còn gọi là tạo miễn dịch chủ động. Điều này có nghĩa là co thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định để chống lại virus gây bệnh giống như sau khi nhiễm bệnh tự nhiên.\n\nVề bản chất, vắc xin thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực. Virus sau khi phân lập sẽ trải qua nhiều lần nuôi cấy trong tế bào của chuột thí nghiệm. Quá trình làm sẽ làm giảm độc tính của virus nhưng vẫn sẽ đảm bảo duy trì khả năng tạo ra kháng thể. Sau đó, virus biến đổi sẽ được thanh lọc và xử lý thành dạng bột đông khô để sử dụng.\n\nVắc xin thủy đậu có mấy loại? Phác đồ tiêm chủng cụ thể của mỗi loại\n--------------------------------------------------------------------\n\nViệc nắm rõ các loại vắc xin thủy đậu và phác đồ tiêm chủng của mỗi loại sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) có mấy loại? Hiện tại, có 3 loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến, bao gồm:\n\n### Vắc xin thủy đậu Varicella (Hàn Quốc)\n\n* Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi 1 có thể tiêm khi trẻ được tối thiểu 12 tháng tuổi. Mũi 2 cách tối thiểu 3 tháng hoặc nên tiêm vào giai đoạn trẻ từ 4 - 6 tuổi.\n* Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiêm khi đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Phụ nữ trước khi mang thai: Cần chủ động hoàn thành các mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) ít nhất 3 tháng.\n\n![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_4_eb423f47af.jpg)\n\n*Varicella là một trong những loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay*\n\n### Vắc xin thủy đậu Varivax (Mỹ)\n\n* Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều vắc xin Varivax 0,5ml duy nhất. Mũi 2 cần cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.\n* Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 cần tiêm liều 0,5ml khi trẻ đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần với liều 0,5ml.\n\n### Vắc xin thủy đậu Varilrix (Bỉ)\n\n* Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 tiêm khi trẻ đủ từ 9 tháng trở lên. mũi 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 6 tuần.\n* Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 có thể tim khi trẻ vừa đủ 13 tuổi trở lên. Mũi thứ 2 nên cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 6 tuần.\n* Phụ nữ trước khi mang thai: Cần chủ động [tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) vắc xin thủy đậu đầy đủ ít nhất 3 tháng trước khi có bầu.\n\nNhững trường hợp nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu\n------------------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ, tất cả những người khỏe mạnh (cả người lớn và trẻ em) chưa có miễn dịch với thủy đậu đều cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế (2016), vắc xin thủy đậu được chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster.\n\nTrước đây, bệnh thủy đậu đã từng gây ra nhiều đợt dịch trong trường học, ký túc xá và doanh trại quân đội do đặc tính dễ lây lan. Sau khi vắc xin thủy đậu ra đời và được đưa vào sử dụng, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số cũng giảm đi đáng kể. Các đợt dịch bùng phát gần như không còn xảy ra và bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong cộng đồng. Đây là kết quả của miễn dịch cộng đồng được tạo ra thông qua việc tiêm vắc xin (hơn 90% dân số có đề kháng với bệnh thủy đậu).\n\n![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_2_ca1295a227.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu cho các trường hợp chưa có kháng thể với Herpes zoster*\n\nNhững điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu\n----------------------------------------------------\n\nĐể các loại vắc xin thủy đậu phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi tiêm chủng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:\n\n* Cần chủ động tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh ít nhất 1 tháng để giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh.\n* Tuân theo lịch tiêm vắc xin bổ sung (mũi nhắc lại) nếu cần thiết để tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.\n* Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.\n* Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần vắc xin hoặc từng bị [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm chủng.\n* Tránh tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ có vấn đề sức khỏe khiến hệ miễn dịch suy yếu, hoặc đang điều trị các bệnh nền như ung thư, hóa trị, bệnh lao, rối loạn đông máu,...\n* Hoãn tiêm vắc xin nếu trẻ đang bị ho, sốt hoặc viêm nhiễm,... nên cho trẻ tiêm lại khi sức khỏe ổn định.\n* Sau tiêm vắc xin, tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh trong khoảng ít nhất 6 tuần.\n* Theo dõi tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn.\n* Giữ vệ sinh sạch sẽ tại vị trí tiêm và không nên bôi, chườm đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vết tiêm.\n* Chọn trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình tiêm chủng.\n\nHiện tại, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn với mức giá giao động từ 690.000 - 935.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm). Khi lựa chọn các dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng vì toàn bộ các loại vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng trực tiếp tại các hãng sản xuất hàng đầu thế giới. Đi kèm với mức giá tốt và dịch vụ chăm sóc tận tình, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.\n\nTrên đây là bài viết tổng hợp về một số loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến cũng như những điều cần lưu ý khi tiêm phòng để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp được cho câu hỏi [vắc xin thủy đậu có mấy loại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-may-loai-nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem.html) và có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["thủy đậu", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tổng quan viêm phổi do Phế cầu: Trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Phế cầu có bị viêm phổi không?", "abstract": "Lo lắng về trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không có thể là một điều mà nhiều bậc phụ huynh quan ngại. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về khả năng viêm phổi sau tiêm vắc xin phòng phế cầu ở trẻ em.", "md_content": "Viêm phổi ở trẻ em thường là một bệnh phổ biến và chiếm một tỷ lệ cao trong số các nguyên nhân gây tử vong do bệnh hô hấp cấp tính. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhưng thường thấy nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 0 đến 5 tuổi. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu để bảo vệ con là điều rất quan trọng. Một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra vẫn là liệu trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không. Cùng tìm hiểu ngay.\n\nTổng quan về viêm phổi do phế cầu khuẩn\n---------------------------------------\n\nViêm phổi do vi khuẩn phế cầu là tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng tại phổi, gây tổn thương [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html). Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_1_6be773d1a8.jpg)\n\n*Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ*\n\n[Viêm phổi do phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-phoi-do-phe-cau-la-gi-co-nguy-hiem-khong.html) ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề hơn nữa trên trẻ nhỏ, người cao tuổi, cũng như những người đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc đang trong quá trình điều trị, làm giảm khả năng miễn dịch của họ chống lại nhiễm trùng. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ rệt nguy cơ nhiễm trùng do phế cầu khuẩn tăng gấp bốn lần khi có bệnh lý mạn tính nền như [bệnh tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), bệnh phổi, bệnh tim hoặc tình trạng nghiện rượu, và tăng cao hơn ở những người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm do ung thư hoặc nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html)...\n\nTại sao nên tiêm ngừa vắc xin Phế cầu khuẩn cho trẻ?\n----------------------------------------------------\n\nBệnh do Phế cầu khuẩn được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sử dụng vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh phế cầu khuẩn. Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn có tác động tích cực đối với những bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn và viêm phổi do phế cầu khuẩn trên toàn thế giới.\n\nĐối với trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm tuổi dưới 2, có hệ miễn dịch non trẻ và chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn Phế cầu. Các bệnh như: Viêm phổi, [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), Viêm tai giữa, Nhiễm khuẩn huyết... có thể xuất hiện do vi khuẩn phế cầu gây nên. Trong tình huống xấu nhất, các bệnh do nhiễm vi khuẩn phế cầu có thể gây tử vong hoặc phải chịu gánh nặng bệnh tật, di chứng nặng nề như điếc, khiếm thị hoặc các vấn đề về phát triển trí tuệ...\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_2_211cb548b0.jpg)\n\n*Tiêm ngừa phế cầu khuẩn giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng*\n\nTiêm [vắc xin phòng bệnh do Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả để giúp trẻ nhỏ tránh bệnh tật do vi khuẩn Phế cầu gây bệnh. Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu kích thích hệ miễn dịch tạo ra miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại, không nhiễm vi khuẩn hoặc nếu nhiễm, sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và tử vong. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu rộng rãi sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng, góp phần ngăn ngừa việc lây lan vi khuẩn này trong cả gia đình, cũng như toàn xã hội. Qua đó, cũng giúp phòng tránh bệnh tật do Phế cầu cho những người vì nhiều lý do mà không thể tiếp cận được vắc xin.\n\nTrẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những bé có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Phế cầu (như có các bệnh lý mạn tính liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc miễn dịch suy giảm) được khuyến nghị tiêm đúng và đủ lịch [vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html). Tuy nhiên, trước khi quyết định tiêm vắc xin, cha mẹ nên chia sẻ, cung cấp thông tin, tham vấn với bác sĩ trong quá trình thăm khám sàng lọc, chỉ định để có lịch tiêm, số mũi tiêm phù hợp nhằm đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. \n\nTrẻ nên tiêm loại vắc xin phế cầu khuẩn nào?\n--------------------------------------------\n\nDo tính chất nguy hiểm của vi khuẩn Phế cầu, việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên, đầy đủ là vô cùng quan trọng để củng cố hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh một cách đặc hiệu và hiệu quả. Mặc dù vậy, một số phụ huynh vẫn đang băn khoăn [nên tiêm vắc xin phòng phế cầu 10 hay 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-phe-cau-10-hay-13-cho-tre-co-the-tiem-ca-hai-loai-vac-xin-khong-1.html). Theo các hướng dẫn, khuyến cáo của các tổ chức Y tế, hiệp hội Y khoa uy tín như Cục Y Tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Châu Âu (E CDC)... cả vắc xin phòng phế cầu 10 (Synflorix) và phế cầu 13 (Prevenar) đều có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do Phế cầu khuẩn có thể gây ra. \n\n[Vắc xin phòng phế cầu 10 Synflorix (Bỉ)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi (trước khi trẻ đầy 6 tuổi), trong khi vắc xin phòng phế cầu 13 là Prevenar 13 (Bỉ), dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến người lớn, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có các bệnh lý nền mạn tính. Việc tiêm vắc xin phòng phế cầu đúng và đủ lịch, sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vì thế, các bậc cha mẹ đều có thể cân nhắc, lựa chon cho con vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu Synflorix hoặc Prevenar.\n\nTrẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?\n---------------------------------------\n\nPhần này chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi trẻ đã tiêm vắc xin ngừa bệnh Phế cầu, có bị viêm phổi không?\n\nTrên thực tế, Phế cầu khuẩn là căn nguyên hàng đầu gây ra Viêm Phổi và các bệnh lý khác như Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... Việc tiêm vắc xin ngừa Phế cầu sẽ giúp phòng ngừa đặc hiệu căn nguyên do vi khuẩn Phế cầu.\n\nNgoài ra một số vắc xin khác cũng góp phần ngăn ngừa đặc hiệu những căn nguyên hay gây Viêm phổi như Hib (Haemophilus Influenzae type B), Cúm, Viêm màng não do não mô cầu...\n\nTuy nhiên, Viêm phổi còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra nữa. Ví dụ như Liên cầu, Tụ cầu vàng, Trực khuẩn mủ xanh.... Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, chúng ta vẫn có thể bị Viêm Phổi do các căn nguyên khác gây ra. Do đó, bất cứ khi nào em bé có biểu hiện của Viêm phổi như sốt, ho, khạc đờm xanh vàng, khó thở... bố mẹ cần đưa bé thăm khám, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả theo từng căn nguyên đó.\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_3_5cda7b7f83.jpg)\n\n*Nhiều bố mẹ lo lắng trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không*\n\nXin nhấn mạnh lại, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu không chỉ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu thu được chống lại vi khuẩn phế cầu, mà còn bảo vệ cơ thể phòng tránh các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra. Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và những người có bệnh lý nền.\n\nCách phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn?\n-------------------------------------------\n\nPhòng ngừa viêm phổi do phế cầu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh và tăng cường sức khỏe cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này. Dưới đây là các cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh:\n\n**Phòng ngừa đặc hiệu:**\n\nTiêm vắc xin: Tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của Phế cầu. Theo khuyến cáo, hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC)... trẻ từ 6 tuần tuổi nên được tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu.\n\n**Phòng bệnh không đặc hiệu:**\n\n* Hạn chế tiếp xúc: Giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh và sử dụng [khẩu trang](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khau-trang) thường xuyên và đúng cách để ngăn chặn sự lây nhiễm, đặc biệt khi xung quanh có người mắc bệnh.\n* Vệ sinh tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh.\n* Vệ sinh môi trường: Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như lau dọn, thông gió, và sát trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên để ngăn chặn lây lan bệnh.\n* Tăng cường sức khỏe: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giữ môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_4_1a22ccc1e2.jpg)\n\n*Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh*\n\nHy vọng, qua bài viết chia sẻ trên đã giúp phụ huynh trả lời được cho câu hỏi [trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html). Viêm phổi không chỉ do phế cầu khuẩn gây nên mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu giúp bé tránh được những bệnh tật, biến chứng nguy hiểm không ngờ do Phế cầu gây nên.\n\nXem thêm:\n\n[Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html)\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?", "abstract": "Ngoài các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,... vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Vấn đề về tiêm ngừa bệnh do phế cầu khuẩn như thế nào? Lịch tiêm và cơ sở tiêm chủng vắc xin nào uy tín? cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm.", "md_content": "Phế cầu khuẩn (***Streptococcus pneumoniae**)* là vi khuẩn gây nên nhiều bệnh lý như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang... trên mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt với trẻ em (dưới 5 tuổi), người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch mắc phải hay nguyên phát, phẫu thuật cắt lách, nghiện rượu, hút thuốc lá - thuốc lào... thì nguy cơ cao hơn phải chịu gánh nặng bệnh tật, biến chứng thậm chí là đe dọa đến tính mạng. \n\nĐể ngăn chặn vi khuẩn này gây bệnh bằng cách tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu, chỉ duy nhất tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn là phương pháp tốt nhất, đồng thời với chi phí thấp nhất mà đạt được hiệu quả tối đa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại vắc xin ngừa bệnh Phế cầu khuẩn và nên [tiêm vắc xin ngừa phế cầu khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html) để bảo vệ chúng ta tối ưu nhất.\n\nNên tiêm mũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho trẻ không?\n--------------------------------------------------------------\n\nNhững bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm tai giữa,... do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng ta, đặc biệt là trên trẻ em.\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính Phế cầu khuẩn tước đi tính mạng của hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển.\n\n [Viêm phổi do Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-phoi-do-phe-cau-la-gi-co-nguy-hiem-khong.html) *S. pneumoniae* là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do viêm phổi trên toàn cầu. Nó gây ra nhiều ca tử vong hơn tất cả các căn nguyên khác cộng lại trong năm 2016. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á.\n\nNhư vậy, bệnh do Phế cầu khuẩn có sức tàn phá không kém so với Covid-19, bởi vậy viêm phổi do Phế cầu khuẩn vẫn đang là mối nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn cầu.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_1_ad2f20e1e3.jpg)\n\n*Cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng*\n\nTheo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), cứ 1 trong 12 trẻ em và 1 trong 6 người lớn tuổi bị viêm màng não do Phế cầu khuẩn sẽ bị thiệt mạng. Những người sống sót có thể gặp các biến chứng về lâu dài, như mất thính giác hoặc chậm phát triển.\n\nCũng theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), nhờ có sự can thiệp của vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi xâm lấn ở trẻ dưới 5 tuổi:\n\n* Giảm đến 95% trên toàn bộ trẻ.\n* Đặc biệt, giảm tới 99% số bệnh nhi bởi tác động hiệu quả của vắc xin phế cầu 13 chủng huyết thanh (PCV 13- Prevenar 13 là đại diện có mặt tại Việt Nam).\n\nVắc xin phòng Phế cầu khuẩn đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra. Chính bởi vậy, Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật châu Âu, Bộ Y tế... khuyến cáo cha mẹ nên tiêm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng theo đúng lịch và lứa tuổi.\n\nCó loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?\n-----------------------------------------\n\nTại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng các bệnh do [Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) đang phổ biến, đó là vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ).\n\n### Vắc xin Synflorix (PCV10)\n\nVắc xin Synflorix chứa thành phần kháng nguyên phòng ngừa 10 chủng huyết thanh bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F của vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin Synflorix sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_2_80c8277ae3.jpg)### Vắc xin Prevenar 13 (PCV13)\n\nVắc xin Prevenar 13 ngăn ngừa 13 tuýp huyết thanh của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra, bao gồm type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. [Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) dùng được cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, cũng như người lớn.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_3_c96b2e09da.jpg)Tiêm phế cầu khi nào, số mũi tiêm cho từng giai đoạn?\n-----------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn thường được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Vắc xin được tiêm tại vùng cơ delta ở cánh tay hoặc mặt trước - bên đùi, tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cụ thể, lịch tiêm theo độ tuổi vắc xin ngừa bệnh do phế cầu được chia sẻ như dưới đây, xin mời bố mẹ tham khảo và đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh nhé:\n\n### Trẻ 6 tuần đến 6 tháng tuổi\n\nTrẻ ở độ tuổi này thường được khuyến nghị thực hiện một trong hai liệu pháp tiêm vắc xin: Liệu pháp 3 mũi cơ bản hoặc 2 mũi cơ bản.\n\n**Vắc xin Synflorix (PCV10)**\n\nLịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\nLịch tiêm 2 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 2 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng với khoảng cách là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\n**Vắc xin Prevenar 13 (PCV13)**\n\nLịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\nLịch tiêm 2 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 2 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 2 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng với khoảng cách là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\nLưu ý: Nếu trẻ đã tiêm đủ lịch của [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), có thể tiêm nhắc 1 mũi Prevenar với khoảng cách tối thiểu 2 tháng với mũi cuối của Synflorix.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_4_870994041c.jpg)\n\n*Tiêm phế cầu khi nào và số mũi khác nhau ở từng giai đoạn của bé*\n\n### Trẻ sinh non\n\nSynflorix - Trẻ [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/de-non-332.html) từ 27 tuần tuổi thai có lịch tiêm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng.\n\nPrevenar - Trẻ sinh non dưới 37 tuần tuổi thai có lịch tiêm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng.\n\n### Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 11 tháng chưa từng tiêm vắc xin phế cầu\n\n**Vắc xin Synflorix**\n\nLịch tiêm gồm 3 mũi:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, sau 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng.\n\n**Vắc xin Prevenar 13**\n\nLịch tiêm gồm 3 mũi:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, sau 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng.\n\n### Trẻ từ 12 tháng tuổi\n\n**Vắc xin Synflorix**\n\nTrẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi. Khoảng cách là 2 tháng.\n\n**Vắc xin Prevenar 13**\n\nTrẻ từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách tối thiểu là 2 tháng.\n\nTrẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_5_cbe1ddac30.jpg)\n\n*Trẻ 24 tháng đến 5 tuổi cần tiêm đúng 2 liều vắc xin phòng phế cầu*\n\nBố mẹ cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho con\n-------------------------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên là quan trọng và cần được tiêm đúng độ tuổi phù hợp. Bố mẹ cần ghi chép lịch tiêm theo khuyến cáo để chuẩn bị, lên kế hoạch tiêm trọn vẹn vắc xin phòng bệnh cho con một cách đúng đắn. Một số điểm quan trọng mà bố mẹ cần chú ý bao gồm:\n\n* Trẻ mắc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu không nên được tiêm vắc xin phòng Phế cầu khuẩn.\n* Trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy giảm cũng không nên tiêm vắc xin phòng phế cầu.\n* Bố mẹ cần chờ đủ 72 giờ và tìm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ sinh non chưa đủ 28 tuần tuổi.\n* Trẻ nếu đau, sốt hoặc mắc các bệnh lý cấp tính cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn trước khi tiêm vắc xin phòng phế cầu.\n* Luôn tiêm đúng lịch và liều lượng được khuyến nghị, cũng như theo dõi để nhận biết các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, dị ứng, phát ban,...\n\nThông tin trên cung cấp giải đáp các thông tin về lịch tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho bé và thời điểm tiêm phế cầu khi nào là hợp lý. Bố mẹ cần tham khảo, hiểu lịch tiêm và thời gian phù hợp để tiêm vắc xin. Ngoài ra, tìm hiểu, lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín và chất lượng sẽ mang lại sự yên tâm hơn về sức khỏe của bé sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng như tất cả các loại vắc xin khác. Hiện tại, tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho mọi độ tuổi. Với độ uy tín, nhân viên tận tâm, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé.\n\nXem thêm: [Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết", "abstract": "Quai bị là một bệnh lý nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em. Mặc dù tỷ lệ phát triển các biến chứng của bệnh này khá thấp, nhưng chúng có thể gây hại nghiêm trọng không chỉ cho khả năng sinh sản mà còn đe dọa đến sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng quai bị trở nên vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.", "md_content": "Hiện nay, các biện pháp phòng ngừa và tiêm phòng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong số những vắc xin quan trọng đó, vắc xin phòng [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-quai-bi-la-gi-cach-dieu-tri-va-cham-soc-ngan-ngua-bien-chung-nguy-hiem-71472.html) là một loại vắc xin không thể bỏ qua. Cùng Long Châu tìm hiểu về lợi ích vắc xin này mang lại và những lưu ý cần thiết cho sức khỏe.\n\nTiêm vắc xin phòng quai bị mang lại lợi ích gì?\n-----------------------------------------------\n\nHiện nay, vẫn chưa có một loại vắc xin phòng ngừa quai bị độc lập. Tại Việt Nam, người ta thường sử dụng vắc xin kép MMR, một loại vắc xin kết hợp có khả năng phòng ngừa cùng lúc ba loại bệnh, bao gồm sởi, quai bị và rubella. Trên toàn thế giới, có một loại vắc xin khác là vắc xin MMRV (sởi, quai bị, rubella, và [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-benh-thuy-dau-den-tu-dau-40266.html)), nhưng việc sử dụng nó không phổ biến rộng rãi do có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như: Sốt cao và co giật.\n\nVắc xin phòng quai bị chứa các dạng virus quai bị đã được suy yếu và không thể gây bệnh cho con người. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, nó kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại virus. Những kháng thể này hình thành một \"lớp khiên\" bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus trong tương lai, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh. Việc tiêm phòng quai bị có các tác dụng sau:\n\n* Phòng ngừa bệnh quai bị: Vắc xin giúp tạo sự miễn dịch cho cơ thể chống lại virus quai bị, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.\n* Giảm độ nghiêm trọng của bệnh: Trong trường hợp nhiễm bệnh, việc đã được tiêm vắc xin có thể giúp làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh quai bị.\n* Phòng ngừa biến chứng: Bệnh quai bị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vắc xin có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng này.\n* Bảo vệ cộng đồng: Việc tiêm vắc xin quai bị không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn đóng góp vào việc ngăn ngừa sự lây lan của virus trong cộng đồng, bảo vệ những người có thể trạng yếu hoặc không thể tiêm vắc xin.\n\n![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_2_65dc694fde.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin giúp tạo sự miễn dịch cho cơ thể chống lại virus quai bị*\n\nViệc tiêm phòng quai bị là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đặc biệt được khuyến cáo cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.\n\nTiêm vắc xin phòng quai bị rồi thì có mắc bệnh quai bị nữa không?\n-----------------------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin phòng quai bị rồi thì có thể bị nữa không? Vì vắc xin phòng quai bị được kết hợp với vắc xin sởi và [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), nên hiệu quả của việc bảo vệ bệnh dao động trong khoảng 90 - 95%. Mặc dù không đảm bảo ngăn hoàn toàn bệnh quai bị, nhưng vắc xin làm cho bệnh trở nên nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn đối với những người đã được tiêm vắc xin. Khi bạn được tiêm phòng, hệ miễn dịch của cơ thể đã được chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện và tiêu diệt virus quai bị nếu nó xâm nhập. Điều này có nghĩa rằng, khi bạn thực sự nhiễm bệnh, hệ miễn dịch sẽ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc chống lại virus và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh gây ra.\n\nTuy nhiên, khả năng hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng với vắc xin có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi khi tiêm, loại vắc xin sử dụng, tình trạng sức khỏe cá nhân, chất lượng vắc xin, quá trình bảo quản vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng của chuyên viên y tế.\n\nNhững điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng quai bị\n---------------------------------------------------\n\n### Những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng quai bị\n\nCác hiện tượng phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng quai bị thường không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng phản ứng phụ thường gặp bao gồm:\n\n* Sưng, đau, và đỏ ở vị trí tiêm, có thể kèm theo đau cơ.\n* Đau đầu, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), và sốt nhẹ.\n* Các phản ứng dị ứng như: Nôn và phá ban.\n\nHầu hết những triệu chứng này thường tự giảm đi sau 48 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn trải qua các phản ứng nghiêm trọng như: Sốt cao và co giật, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.\n\n![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_3_62ff4a5ed6.jpg)\n\n*Đau đầu là triệu chứng phản ứng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin phòng quai bị*\n\n### Những đối tượng không nên tiêm vắc xin phòng quai bị\n\nMặc dù vắc xin phòng quai bị rất an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin MMR, chẳng hạn:\n\n* Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin MMR.\n* Người đã trải qua phản ứng sau khi tiêm lần đầu vắc xin MMR hoặc có tiền sử không đáp ứng với vắc xin.\n* Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú. Cần chờ ít nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR mới nên thụ thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.\n* Những người có các rối loạn liên quan đến giảm tiểu cầu hoặc chứng đông máu cũng cần thận trọng khi quyết định tiêm vắc xin phòng quai bị.\n\n### Khi tiêm phòng quai bị cho trẻ cần lưu ý những gì?\n\nMột số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin phòng quai bị cho trẻ nhỏ bao gồm:\n\n* Tiêm càng sớm càng tốt để giúp trẻ phát triển sức đề kháng đối với bệnh.\n* Thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm. Trò chuyện với bác sĩ về bệnh sử và tiền sử dị ứng của trẻ. Trẻ không nên được tiêm phòng khi đang sốt hoặc ốm.\n* Sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng như: Sốt cao kéo dài, nôn mửa nhiều hoặc [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), hãy liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và chăm sóc.\n* Đảm bảo trẻ uống đủ nước và được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin.\n* Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh quai bị để ngăn ngừa lây nhiễm. Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ lây lan của bệnh.\n\n![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_4_dd23ec5d1c.jpg)\n\n*Đảm bảo trẻ uống đủ nước và được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin*\n\nViệc tuân theo các quy tắc và lưu ý này sẽ giúp đảm bảo rằng việc tiêm vắc xin phòng quai bị được thực hiện an toàn và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe mọi người khỏi căn bệnh này. Hãy chọn [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng. \n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu hiện là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, vắc xin phòng Sởi – Quai Bị – Rubella đang được tiêm lẻ với giá khoảng 327.000đ - 415.000đ. Giá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\n[Vắc xin phòng quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-ve-vac-xin-phong-quai-bi-ma-ban-nen-biet.html) đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ cũng như người lớn. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin quai bị là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Vì quai bị có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cha mẹ cần tập trung vào việc tiêm vắc xin từ sớm để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Hãy hành động ngay từ đầu, thay vì chờ đợi cho đến khi bệnh đã xảy ra.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Vắc xin quai bị"]}, {"title": "So sánh hai loại vắc xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13", "abstract": "Phế cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng do loại vi khuẩn này. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cho các bậc phụ huynh tiêm phòng vắc xin phòng bệnh như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13.", "md_content": "Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng người mắc phải các bệnh như viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu gây ra ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều này làm nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về cách phòng ngừa bệnh cho con. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều loại vắc xin như [Pneumo 23 và Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-prevenar-13.html) có khả năng giảm thiểu nguy cơ này.\n\nTổng quan về vi khuẩn phế cầu\n-----------------------------\n\nVi khuẩn phế cầu, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm cao và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, nhóm trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, và nhiều bệnh lý khác. Vì lý do này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích cha mẹ cho con cái tiêm các loại vắc xin như [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), Pneumo 23 và Prevenar 13 phòng bệnh.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_1_ea64f0dc8f.jpg)\n\n*WHO khuyến khích cha mẹ cho con cái tiêm các loại vắc xin phế cầu như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13*\n\nTheo thống kê, hàng năm có khoảng năm trăm triệu trẻ em trên toàn cầu mất mạng do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Điều này cho thấy không chỉ khả năng lây nhiễm cao mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Không chỉ trẻ em, người già cũng là đối tượng dễ bị tấn công và gây ra bệnh do vi khuẩn phế cầu. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là cách giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh do vi khuẩn này gây ra.\n\nSo sánh hai loại vắc xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13\n---------------------------------------------------\n\nVắc xin Pneumo 23 và Prevenar 13 là hai loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu do [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) gây ra, nhưng chúng có một số khác biệt quan trọng về cấu trúc, tác dụng phòng bệnh và đối tượng sử dụng. Dưới đây là một so sánh giữa hai loại vắc xin này:\n\n### Xuất xứ\n\n* **Pneumo 23:** Được sản xuất bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur tại Pháp\n* **Prevenar 13:** Là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm và công ty chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới - Pfizer, có trụ sở tại Hoa Kỳ. [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) được sản xuất tại Bỉ.\n\n### Số chủng phế cầu được bảo vệ\n\n* **Pneumo 23:** Bảo vệ khỏi 23 chủng phế cầu khác nhau.\n* **Prevenar 13:** Bảo vệ khỏi 13 chủng phế cầu khác nhau.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_2_454c55870a.jpg)\n\n*Vắc xin Pneumo 23 là loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu* \n\n### Đối tượng sử dụng\n\n**Pneumo 23:** Vắc xin Pneumo 23 được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, nó cũng được đề xuất cho các đối tượng sau đây, đặc biệt là:\n\n* Người cao tuổi trên 65 tuổi, đặc biệt là những người cư trú tại các trung tâm dưỡng lão hoặc cơ sở từ thiện.\n* Các cá nhân có sự suy giảm miễn dịch hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch yếu, bao gồm những người đã phẫu thuật cắt lách, mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoặc bị hội chứng thận hư.\n* Những người thường xuyên phải nhập viện hoặc có các bệnh mãn tính như [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), viêm phế quản mạn, thiểu năng hô hấp, [bệnh tắc nghẽn mãn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phoi-tac-nghen-man-tinh-164.html), suy tim, nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá.\n* Những người mắc bệnh rò dịch não tủy.\n\n**Prevenar 13:** Các đối tượng sử dụng vắc xin phế cầu khuẩn 13 bao gồm:\n\n* Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.\n* Người trưởng thành.\n* Người cao tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính như [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), bệnh tiểu đường, bệnh lao phổi, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.\n\n### Liều tiêm\n\n* **Pneumo 23:** Thường chỉ cần tiêm một mũi.\n* **Prevenar 13:** Thường cần tiêm một loạt liều, thường là 2, 3, hoặc 4 liều, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n\n### Thời điểm tiêm phòng\n\n* **Pneumo 23:** Có thể sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.\n* **Prevenar 13:** Thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.\n\n### Thời gian bảo vệ\n\n* **Pneumo 23:** Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, tác dụng bảo vệ có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm.\n* **Prevenar 13:** Tác dụng bảo vệ kéo dài từ 3 đến 5 năm hoặc hơn, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_3_2b219daefc.jpg)\n\n*Prevenar 13 thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên*\n\nTác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu\n-------------------------------------------------------\n\nMặc dù [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý cho trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Mặc dù các phản ứng này thường không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng cần phải được theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau tiêm. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:\n\n* Tại vị trí tiêm, có thể xuất hiện sưng, đau, ửng đỏ, đau đầu, chóng mặt hoặc sốt nhẹ (thân nhiệt tăng khoảng 38 độ C). Để kiểm tra nhiệt độ chính xác của trẻ dưới 2 tuổi, nên kiểm tra ở vùng hậu môn. Trong vài ngày sau tiêm, trẻ có thể trở nên chán ăn hoặc không muốn ăn. Các trường hợp này thường chiếm một tỷ lệ khoảng 10%.\n* Vùng tiêm có thể trở nên chai cứng, và nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 39 độ C (chiếm tỷ lệ từ 5 - 10% trường hợp).\n* Trẻ có thể quấy khóc và [nôn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html) sau khi tiêm.\n* Trẻ có thể trải qua tiêu chảy, buồn nôn thường xuyên và quấy khóc. Tại vị trí tiêm có thể xuất hiện u máu hoặc chảy máu và sưng tấy. Một số trường hợp ở trẻ sơ sinh có thể gây ra ngưng thở, sốt cao trên 40 độ C. Tuy những tác dụng phụ này thường xảy ra hiếm.\n* Có thể xảy ra [viêm da dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-di-ung-1187.html), phát ban, co giật, hoặc giảm sức mạnh cơ, mặc dù chúng thường xảy ra hiếm.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_4_efaed4bc98.jpg)\n\n*Trẻ có thể quấy khóc và nôn sau khi tiêm*\n\nMặc dù tác dụng phụ do vắc xin gây ra thường ít gặp, nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi tiêm cho trẻ. Sau tiêm, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi trong vòng 2 - 3 giờ. Cũng cần phải theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ trong những ngày sau tiêm để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời.\n\nNhà thuốc Long Châu hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn ​​Pneumo 23 và Prevenar 13. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin cho tất cả đối tượng là quan trọng, vì vắc xin giúp ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. Hiện tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là trung tâm uy tín, có các loại vắc xin phế cầu. Ba mẹ có thể đưa bé đến trực tiếp trung tâm để được tư vấn rõ hơn.\n\nXem thêm:\n\n[So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-synflorix.html)\n\n[Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/synflorix-tiem-chung-voi-viem-nao-nhat-ban-duoc-khong.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ", "abstract": "Bài viết giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những điều mẹ cần biết khi tiêm Synflorix cho con nhỏ tập trung đề cập đến tầm quan trọng của việc hiểu rõ về chi phí liên quan đến vắc xin Synflorix và những thông tin quan trọng mà các bậc phụ huynh cần phải biết khi quyết định bảo vệ sức khỏe của con cái, hãy cùng tìm hiểu nhé.", "md_content": "Hiện nay, vấn đề sức khỏe của trẻ em ngày càng được quan tâm hơn nữa. Việc hiểu rõ về giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những điều các bậc cha, mẹ cần biết khi quyết định tiêm Synflorix cho con nhỏ là vô cùng quan trọng. Được biết đến là một vắc xin đặc hiệu bảo vệ nhằm chống lại nhiễm khuẩn phế cầu, Synflorix không chỉ mang lại sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu mà còn là một quyết định đầu tư vào tương lai cho sự khỏe mạnh của cả gia đình cũng như toàn xã hội.\n\nThông tin về vắc xin ngừa bệnh do phế cầu khuẩn - Synflorix\n-----------------------------------------------------------\n\nSynflorix là vắc xin có chứa các bộ phận của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae, còn gọi là phế cầu khuẩn). Nó được sử dụng để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi chống lại bệnh xâm lấn như: V[iêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) (nhiễm trùng phổi), Viêm màng não, V[iêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), Nhiễm trùng huyết... do S. pneumoniae gây ra. Bệnh xâm lấn là do vi khuẩn tấn công, lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết), [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) (nhiễm trùng màng quanh não và cột sống), Viêm phổi, Viêm họng...\n\nGiá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những thông tin cơ bản về Synflorix\n-----------------------------------------------------------------------\n\n[Vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix 0,5 ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, bào chế từ 1 phần của vi khuẩn Phế cầu, có tác dụng kích thích cơ thể người được tiêm tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm ngăn ngừa các bệnh do nhiễm Phế cầu khuẩn gây nên.\n\nGiá vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix tại tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có giá dao động từ 1.035.000 đến 1.200.000 đồng tùy thuộc vào thời điểm và luôn có sẵn, vậy nên bạn chỉ cần đặt lịch và đến khám là trẻ hoàn toàn có thể được tiếp nhận ngay vắc xin.\n\n![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_1_c83e7764bf.jpg)\n\n*Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em tùy theo thời điểm*\n\nVắc xin phế cầu khuẩn Synflorix 0,5 ml chứa “vắc xin liên hợp polysaccharide phế cầu khuẩn” giúp cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu bằng ba giai đoạn: Nhận biết - trình diện, Hoạt hóa và Hiệu quả nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh là Phế cầu khuẩn (Kháng nguyên có trong vắc xin).\n\nLịch tiêm chủng Synflorix cho trẻ em\n------------------------------------\n\n**Trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Liều 1 có thể tiêm cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 1.\n* Liều thứ 3 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 2.\n* Liều nhắc lại được chỉ định ít nhất sau 6 tháng kể từ liều 3.\n\n***Trẻ sinh non** (*Từ 28 tuần đến dưới 37 tuần tuổi)**:** Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé tương tự cho trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi.\n\n**Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm vào năm thứ 2, cần cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.\n\n**Trẻ 1 - 5 tuổi:** Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\nTuy nhiên, trẻ em dưới 6 tháng tuổi có các tình trạng dễ mắc các bệnh xâm lấn này, chẳng hạn như trẻ nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), [bệnh hồng cầu hình liềm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-hong-cau-hinh-luoi-liem-48025.html) hoặc có các vấn đề về chức năng lách... nên tiêm ba liều, sau đó là liều nhắc lại.\n\n![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_2_1b4d523700.jpg)\n\n*Bố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm Synflorix cho trẻ*\n\nNgoài việc hiểu rõ lịch tiêm Synflorix cho trẻ các bậc cha, mẹ cần tham khảo kỹ những địa điểm, trung tâm tiêm chủng vắc xin uy tín, chất lượng nhằm giúp đạt được hiệu quả tốt nhất và phòng tránh bị trục lợi.\n\nMột số điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin Synflorix\n------------------------------------------------\n\nNgoài việc quan tâm đến giá vắc xin Synflorix cho trẻ em, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến các vấn đề sau đây khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix cho trẻ:\n\n**Trước khi tiêm chủng:** Chia sẻ, cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như các tài liệu liên quan tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn, thăm khám sàng lọc, chỉ định lịch tiêm phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. \n\n**Sau tiêm ngừa:**\n\n* Sau khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix, em bé có thể xuất hiện một số phản ứng sau tiêm. Thường gặp nhất là tại chỗ tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Ít hơn là phản ứng sốt. Ngoài ra em bé còn có thể có mất vị giác, cảm giác [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html)... các dấu hiệu, triệu chứng sẽ giảm dần và bình phục hoàn toàn theo thời gian thông thường là 1 - vài ngày. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài hoặc không giảm, trẻ cần đưa tới các cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất.\n* Ngất xỉu sau tiêm: Một số trường hợp có thể gặp tình trạng ngất xỉu sau khi tiêm, tuy nhiên, nó rất hiếm khi xảy ra.\n\n![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_3_ad561d6729.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phế cầu Synflorix có gây một ít tác dụng phụ không đáng lo ngại*\n\n* Trường hợp cần cân nhắc: Đối với trẻ có các điều kiện như suy giảm miễn dịch nặng, suy giảm [bạch cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bach-cau-la-gi-bach-cau-co-nhiem-vu-gi.html), trẻ sinh non dưới 28 tuần, hay trẻ có rối loạn đông máu... cần thực hiện thăm khám sàng lọc, hội chẩn bác sĩ chuyên khoa... trước khi quyết định tiêm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html).\n\nQua chia sẻ bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp giúp bạn những thông tin về [giá vắc xin Synflorix cho trẻ em](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html) và những lưu ý cần thiết khi tiêm. Tiêm vắc xin đúng nơi, đúng thời điểm sẽ giúp bé được bảo vệ đặc hiệu khỏi các bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên, qua đó bố mẹ luôn an tâm sức khoẻ của con mình, hãy đặt lịch tiêm tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc ngay bây giờ vì chúng tôi luôn có sẵn vắc xin Synflorix nói riêng, các loại vắc xin khác nói chung và cung cấp tốt nhất dịch vụ tiêm chủng. Hãy dành sự ưu tiên cho con của mình để đầu tư sức khoẻ trong tương lai các con, bố mẹ nhé!\n\nXem thêm:\n\n* [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n* [vắc xin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html)\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?", "abstract": "Vacxin thủy đậu là mũi tiêm quan trọng mà các chị em phụ nữ cần thực hiện trước khi mang bầu. Vậy tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? Nếu các chị em đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!", "md_content": "Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html). Vì vậy, tiêm vacxin thủy đậu là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?\n\nTại sao phải tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai?\n-----------------------------------------------------\n\nThủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh có thể lây từ người bệnh 2 ngày trước khi xuất hiện mụn nước cho đến khi mụn nước khô và bong vảy. Bệnh có thể được miễn nhiễm đối với những người đã từng mắc bệnh trước đó hoặc đã được tiêm phòng.\n\n[Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuy-dau-herpes-la-gi-40940.html) đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm gan, viêm não, viêm phổi hay thậm chí là tử vong. Đối với thai nhi:\n\n* **Nếu mẹ bị bệnh ở tuần thứ 8 - 28 của thai kỳ:** Mặc dù ít bị ảnh hưởng nhưng thai nhi vẫn có nguy cơ (<1%) mắc các hội chứng varicella bẩm sinh, dị tật não, mắt, tay chân, ruột và bàng quang.\n* **Nếu mẹ bị bệnh từ tuần thứ 28 - 36 của thai kỳ:** Virus có khả năng lây truyền sang thai nhi và không gây triệu chứng. Virus này có thể tái hoạt động ở trẻ trong vài năm đầu đời và gây ra bệnh Zona.\n* **Nếu mẹ bị thủy đậu 7 ngày trước hoặc sau sinh:** Trẻ có nguy cơ bị thủy đậu sơ sinh với các biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi và tỷ lệ tử vong cao.\n\n![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_3_034ed38c85.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất*\n\nVì vậy, việc quan tâm tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được là điều rất cần thiết. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất cho mẹ bầu. Vì vậy, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và đang dự định kết hôn hoặc có kế hoạch sinh con nên chủ động tiêm phòng sớm để tránh được các rủi ro có thể xảy ra.\n\nTiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?\n-----------------------------------------------\n\n[Vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) là loại vắc xin sống, được sản xuất từ virus giảm độc lực nên có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn sẽ thấp hơn so với nhiễm bệnh tự nhiên. Do đó, phụ nữ cần phải thực hiện tiêm phòng thủy đậu trước khi 3 tháng để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất.\n\nSau khi tiêm phòng, vắc xin thủy đậu sẽ cần khoảng 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng sau tiêm. Vì vậy, nếu không kịp tiêm trước 3 tháng thì thời gian tối thiểu cần đảm bảo là 1 tháng.\n\nLịch tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai\n--------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo sức kháng trong thai kỳ, các chị em phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai với 2 mũi vắc-xin. Trong đó, mũi 1 có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào và mũi 2 sẽ cách mũi 1:\n\n* Ít nhất 1 tháng đối với vắc xin Varicella (Hàn Quốc) và Varivax (Mỹ).\n* Ít nhất 6 tháng đối với vắc xin Varilrix (Bỉ).\n\nCác chị em cần lưu ý nên hoàn tất đủ 2 mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Nếu bạn đã tiêm 1 mũi khi còn nhỏ, chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi nhắc lại trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng là đủ.\n\n![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_2_d8bf6d7cd0.jpg)\n\n*Phụ nữ nên hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi mang bầu ít nhất 3 tháng là tốt nhất*\n\nNhững trường hợp không nên tiêm vắc xin thủy đậu\n------------------------------------------------\n\nNgoài việc tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được, các chị em cũng cần biết những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Các trường hợp này bao gồm:\n\n* Người bị nhiễm HIV/AIDS;\n* Phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai trong vòng 1 tháng;\n* Người mắc [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), rối loạn chức năng gan thận, bệnh về bạch cầu hoặc ung thư;\n* Người bị suy giảm hệ miễn dịch tế bào;\n* Người đang bị sốt hoặc [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), dị ứng;\n* Người có tiền sử bị co giật hoặc sốc phản vệ trong những lần tiêm trước đó;\n* Người đang trong quá trình điều trị bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch bằng thuốc.\n\nBên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các căn bệnh đang mắc phải để quyết định xem có nên tiêm phòng thủy đậu hay không.\n\nHiệu quả của vắc xin phòng ngừa thủy đậu\n----------------------------------------\n\nCác thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng trước khi vắc xin được cấp phép đã cho thấy rằng, việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu sẽ cho hiệu quả ngăn ngừa đến 98% các dạng thủy đậu và 100% chống lại bệnh thủy đậu nghiêm trọng. Tuy nhiên theo các nghiên cứu sau khi được cấp phép, hiệu quả giảm xuống còn 92% đối với tất cả các dạng thủy đậu.\n\nLiên quan đến thời gian bảo vệ, vắc xin sống thường cho khả năng miễn dịch lâu dài. Với vắc xin thủy đậu, sẽ cho khả năng chủng ngừa ít nhất là 10 - 20 năm sau khi tiêm chủng. Vì vậy, hãy tới các cơ sở uy tín để thảo luận về việc tiêm mũi nhắc lại và đảm bảo hiệu quả bảo vệ.\n\nMới tiêm vắc xin thủy đậu xong thì biết có thai, có sao không?\n--------------------------------------------------------------\n\nKhi hay tin mang thai sau khi mới tiêm thủy đậu, các mẹ không nên quá lo lắng mà đưa ra quyết định vội vàng. Thay vào đó, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa và duy trì việc khám thai định kỳ để được theo dõi thường xuyên.\n\n![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_1_2edae1d838.png)\n\n*Tham khảo ý kiến bác sĩ và tuần thủ lịch khám thai định kỳ để được theo dõi thường xuyên*\n\nVắc xin ngừa thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khả năng này rất thấp và hiện chưa ghi nhận trường hợp thai nhi dị tật bẩm sinh nào. Nguy cơ và biến chứng do vắc xin thủy đậu gây ra cho thai nhi cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc mẹ bầu bị nhiễm thủy đậu trong thời gian thai kỳ.\n\nTiêm phòng thủy đậu trước khi kết hôn hoặc chuẩn bị mang thai có vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con. Điều quan trọng là tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách. \n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vacxin thế hệ mới nhất. Các loại vắc xin thủy đậu mới và cả những loại vắc xin quan trọng khác đều được nhập từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Không chỉ vậy, Trung tâm tiêm chủng Long Châu còn có rất nhiều ưu đãi và cung cấp đa dạng các gói vacxin phù hợp với từng đối tượng với giá tốt nhất. Hiện tại, vacxin thủy đậu đang có mức giá giao động từ 690.000 - 935.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\nHy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em giải đáp được cho thắc mắc tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được nhé! \n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Bệnh thủy đậu", "Mang thai"]}, {"title": "So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix", "abstract": "Hiện nay, nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, và viêm phổi do vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh phế cầu cho trẻ được khuyến nghị và ủng hộ bởi WHO. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ có thể chưa tường tận hiểu biết về các loại vắc xin phòng bệnh phế cầu Pneumo 23 và Synflorix.", "md_content": "Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý đe dọa tính mạng bệnh nhân, bao gồm viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm trùng huyết, cũng như viêm xoang và viêm tai giữa. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu, như [Pneumo 23 và Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-synflorix.html), là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với các bệnh lý mà vi khuẩn phế cầu gây ra.\n\nSự nguy hiểm của vi khuẩn phế cầu\n---------------------------------\n\nVi khuẩn phế cầu đã và đang gây tử vong cho hàng trăm nghìn trẻ em trên toàn cầu mỗi năm. Khi bị nhiễm vi khuẩn phế cầu, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm đe doạ tính mạng, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các bệnh viêm xoang và viêm tai giữa,...\n\nDo đó, việc chủng ngừa phế cầu khuẩn từ sớm được coi là một biện pháp tối quan trọng và hiệu quả để ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm như đã nêu trên. Hiện có ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu đang được sử dụng để thực hiện chương trình chủng ngừa, đó là [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html), Pneumo 23 và Synflorix.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_1_1571dc2281.jpg)\n\n*Ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu là Prevenar 13, Pneumo 23 và Synflorix*\n\nCó bao nhiêu loại vắc xin phế cầu\n---------------------------------\n\nCó một số loại vắc xin phòng bệnh phế cầu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu phòng ngừa. Dưới đây là các loại [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) phổ biến:\n\n* **Vắc xin Synflorix (PCV10):** Loại vắc xin này phòng được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau và thường được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi. Nó có nguồn gốc từ Bỉ và có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm phổi và viêm tai giữa.\n* **Vắc xin Pneumo 23 (PPSV23):** Loại vắc xin này phòng được 23 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Nó được sản xuất tại công ty Sanofi Pasteur (Pháp). Thường chỉ cần một mũi tiêm (nếu hệ miễn dịch giảm, có thể tiêm một mũi nhắc lại) và thường được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nó không phòng được bệnh viêm phổi và [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html).\n* **Vắc xin Prevenar 13:** Loại vắc xin này phòng được 13 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Nó được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ. Prevenar 13 là một dòng vắc xin thế hệ mới, hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, và [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) do vi khuẩn phế cầu. Nó có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên cũng như cho người lớn.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_2_cdd2e9937b.jpg)\n\n*Vắc xin Synflorix (PCV10) là loại vắc xin này phòng được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau*\n\nSo sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix\n-----------------------------------------------\n\nVắc xin Pneumo 23 và Synflorix đều được sử dụng để ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn phế cầu, nhưng chúng có các điểm khác nhau về cách hoạt động, loại vi khuẩn mà chúng bảo vệ, và đối tượng chỉ định. Dưới đây là một so sánh giữa hai loại vắc xin này:\n\n**Xuất xứ:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Vắc xin này là sản phẩm của công ty Sanofi Pasteur, một công ty dược phẩm có trụ sở tại Pháp.\n* **Vắc xin Synflorix:** Vắc xin này được sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (GSK), một tập đoàn dược phẩm có nguồn gốc từ Bỉ.\n\n**Cách hoạt động:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Đây là một loại vắc xin polysaccharide polyvalent, tức là nó chứa các đoạn polysaccharide (chất từ vi khuẩn) để kích thích miễn dịch. Vắc xin Pneumo 23 bảo vệ khỏi 23 loại phế cầu khuẩn phổ biến.\n* **Vắc xin Synflorix:** Đây là một loại vắc xin protein-conjugate polyvalent. Nó chứa các loại polysaccharide từ vi khuẩn phế cầu được gắn kết với protein để tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) bảo vệ khỏi 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau.\n\n**Loại vi khuẩn bảo vệ:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Bảo vệ khỏi 23 loại phế cầu khuẩn phổ biến, bao gồm cả các chủng gây bệnh nguy hiểm.\n* **Vắc xin Synflorix:** Vắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng ngừa các bệnh được gây ra bởi vi khuẩn phế cầu. Nó chứa 10 typ kháng nguyên phổ biến của vi khuẩn phế cầu, bao gồm các loại 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các loại vi khuẩn phế cầu này. Điều này có nghĩa rằng khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào cơ thể sau này, các kháng thể đã được tạo ra từ vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý.\n\n**Liều lượng và lịch tiêm chủng :**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Thường chỉ cần một mũi tiêm, và sau đó có thể cần tiêm lại sau khoảng 5 - 10 năm, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n* **Vắc xin Synflorix:** Có nhiều mũi tiêm theo lịch trình cụ thể cho từng độ tuổi. Thường là 3 mũi tiêm chính và 1 mũi tiêm nhắc lại sau 6 tháng.\n\n**Đối tượng chỉ định:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Thường được đề xuất cho những người 2 tuổi trở lên và đặc biệt cho những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, như người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý cơ địa.\n* **Vắc xin Synflorix:** Tạo miễn dịch chủ động chống lại [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài ra, có thể xem xét tiêm cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh phế cầu xâm lấn, như bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn chức năng lá lách, hoặc [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n\n![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_4_8cb8c67a32.jpg)\n\nSo sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix\n\nLựa chọn giữa hai loại vắc xin này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, hãy đến [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được bác sĩ tư vấn và quyết định nên tiêm vắc xin nào giữa Pneumo 23 và Synflorix nhé!\n\nXem thêm: \n\n[Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html)\n\n[Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?", "abstract": "Chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Mặc dù chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đến các trung tâm tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bé.", "md_content": "Trong thời gian gần đây, tăng cường sức khỏe cho trẻ em đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Bộ Y tế đã thực hiện nhiều nỗ lực để cung cấp hướng dẫn và thông tin về các mũi tiêm vắc-xin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ đã được triển khai và đạt được những thành tựu đáng kể. Bài viết này sẽ giúp bạn có đáp án cho câu hỏi [mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-la-gi-mui-phe-cau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html). Ba mẹ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng là gì?\n--------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế quan trọng được triển khai tại Việt Nam kể từ năm 1981. Chương trình này nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Mục tiêu của tiêm chủng mở rộng là đẩy lùi bệnh tật và cung cấp cho trẻ nhỏ sức đề kháng cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tmui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_1iem_chung_mo_rong_khong_Cropped_4c42f8080e.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế quan trọng của Việt Nam từ năm 1981*\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng đã chứng minh tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em bằng cách cung cấp vắc-xin phòng ngừa cho 12 loại bệnh khác nhau. Tiêm chủng là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo trẻ nhỏ được bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), viêm não Nhật Bản, viêm gan B, và nhiều bệnh khác.\n\nMũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?\n----------------------------------------------\n\nNếu bạn thắc mắc mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Thì câu trả lời đưa ra là hiện tại mũi phế cầu chưa được đưa vào trong tiêm chủng mở rộng. Có bốn loại vắc-xin dự kiến sẽ được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng theo Nghị quyết 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về Lộ trình tăng lượng vắc-xin trong giai đoạn 2021 - 2030. Các loại vắc-xin này bao gồm vắc-xin phòng bệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html), vắc-xin phòng bệnh do phế cầu, vắc-xin phòng bệnh [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), và vắc-xin phòng bệnh cúm mùa.\n\nTheo kế hoạch, vắc-xin phòng bệnh do virus Rota đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2022. Còn lại, ba loại [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), ung thư cổ tử cung và cúm mùa dự kiến sẽ được thêm vào chương trình tương ứng vào năm 2025, 2026 và 2030.\n\n![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_2_f44bfaa718.jpg)\n\n*Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?*\n\nChính phủ đã giao cho Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan để cấp kinh phí mua vắc-xin và tổ chức thực hiện theo lộ trình thêm vắc-xin vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng có những loại vắc-xin nào?\n----------------------------------------------------------\n\nĐến đây câu hỏi mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không đã có câu trả lời. Vậy thì danh sách các loại vắc-xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hiện nay có những loại vắc-xin nào?\n\n* **Vắc-xin phòng bệnh lao:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thương đến hệ hô hấp và có thể gây tử vong.\n* **Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B:** Loại vắc-xin này giúp bảo vệ người tiêm khỏi bị [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), một bệnh có thể gây viêm gan mãn tính và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.\n* **Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu:** Đây là vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến cổ họng, hầu và khu vực quanh nó.\n* **Vắc-xin phòng bệnh ho gà:** Loại vắc-xin này giúp ngăn ngừa bệnh ho gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn.\n* **Vắc-xin phòng bệnh uốn ván:** Vắc-xin này giúp bảo vệ khỏi bệnh uốn ván, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.\n* **Vắc-xin phòng bệnh bại liệt:** Đây là vắc-xin phòng bệnh bại liệt, một bệnh truyền nhiễm gây bại liệt và có thể gây khó khăn trong việc di chuyển và làm việc.\n* **Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).\n* **Vắc-xin phòng bệnh sởi:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa bệnh sởi, một bệnh lây truyền dễ lan tỏa trong cộng đồng và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.\n* **Vắc-xin phòng bệnh Rubella:** Loại vắc-xin này giúp ngăn ngừa [bệnh Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), một bệnh truyền nhiễm thường gây các triệu chứng ban đỏ và viêm khớp.\n* **Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản:** Vắc-xin này giúp ngăn ngừa [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html), một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.\n* **Vắc-xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao):** Loại vắc-xin này được áp dụng ở những vùng có nguy cơ cao để ngăn ngừa bệnh tả, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.\n* **Vắc-xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao):** Vắc-xin này được sử dụng ở những vùng có nguy cơ cao để ngăn ngừa bệnh [thương hàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuong-han-151.html), một bệnh truyền nhiễm thường gây ra bởi vi khuẩn và có triệu chứng sốt và hậu môn sưng đau.\n\n![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_3_3f29368f92.jpg)\n\n*Hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng có những loại vắc-xin nào?*\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nhằm đảm bảo rằng cộng đồng được bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau và giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng toàn cầu.\n\nBa mẹ hiện đã có câu trả lời cho việc liệu mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Mặc dù hiện nay mũi tiêm phòng phế cầu chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể đến các cơ sở tiêm vacxin có uy tín như [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế để tiêm cho bé để đảm bảo sức khỏe và sự bảo vệ cho sức khỏe của con yêu. \n\nXem thêm:\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n[Những ai nên tiêm vắc xin phế cầu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Giải đáp y khoa: Vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?", "abstract": "Vắc xin Synflorix là sản phẩm nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ). Vắc xin Synflorix giúp đề phòng 10 tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh như: Viêm Phổi, Viêm họng, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm tai giữa cấp... Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá và giải đáp thắc mắc Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không nhé!", "md_content": "Vắc xin Synflorix được sử dụng để phòng ngừa các loại bệnh như: Viêm phổi, Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... do vi khuẩn phế cầu gây ra. [Vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) này được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các lịch tiêm, số mũi tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi tiêm của trẻ. Tuy nhiên rất nhiều ba mẹ băn khoăn rằng [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html). Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé!\n\nThông tin về vắc xin Synflorix\n------------------------------\n\nVắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ) được sử dụng để tạo miễn dịch cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, nhằm phòng ngừa một loạt các bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin này bao gồm các thành phần để chống lại các tuýp huyết thanh của phế cầu bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_1_60c397d813.jpg)\n\n*Vắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo SmithKline (Bỉ)*\n\nCác căn bệnh mà [vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) giúp phòng ngừa đều có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và người lớn. Dưới đây là các bệnh và hậu quả tiềm ẩn:\n\n* **Viêm màng não:** [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) gây ra bởi phế cầu khuẩn có thể rất nguy hiểm và khó phát hiện. Triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, nôn ói, và đặc biệt ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu, triệu chứng như chán ăn kém, sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại các biến chứng, di chứng nặng nề.\n* **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu có khả năng gây [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Nó có thể lây truyền qua không khí và dễ xảy ra trong môi trường đông đúc như lớp học hoặc nơi sống chung. Viêm phổi có thể gây ra nhiều triệu chứng không dễ dàng chẩn đoán và điều trị.\n* **Nhiễm trùng huyết:** Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến tình trạng [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Bệnh này đe dọa sức khỏe nghiêm trọng vì nó có thể tạo ổ di bệnh ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây tử vong.\n* **Viêm tai giữa:** [Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn đến viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mạn tính, và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và thính lực.\n\nVắc xin Synflorix có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đặc hiệu do vi khuẩn Phế cầu gây nên các bệnh này, đặc biệt là đối với trẻ em.\n\nSynflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?\n-------------------------------------------------\n\nNhiều người đã tỏ ra quan tâm và thắc mắc về việc vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Theo thông tin của nhà sản xuất vắc xin, Synflorix được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. \n\nTuy nhiên, thực tế cho thấy có một nhu cầu lớn từ phía người lớn và trẻ trên 5 tuổi trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm gây ra bởi [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Nhiều trường hợp, bao gồm những người mắc bệnh phổi như: Lao phổi, Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), hoặc bệnh áp huyết cao, đã được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_2_feb6aad501.jpg)\n\n*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*\n\nTừ nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường có hai loại vắc xin khác được sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn để bảo vệ khỏi bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, đó là [Pneumo 23 và Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-prevenar-13.html).\n\n**Vắc xin Pneumo 23:**\n\n* **Xuất xứ:** Vắc xin Pneumo 23 được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp).\n* **Chỉ định:** Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do phế cầu khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi, viêm tai giữa, và nhiễm trùng huyết ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin Pneumo 23 còn được chỉ định cho người cao tuổi, những người có nguy cơ miễn dịch giảm, người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phoi-tac-nghen-man-tinh-164.html) (COPD), và nhiều trường hợp khác.\n\n**Vắc xin Prevenar 13:**\n\n* **Xuất xứ:** Vắc xin Prevenar-13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học, Pfizer (Mỹ). Nó được sản xuất tại Bỉ.\n* **Chỉ định:** Prevenar 13 là một loại vắc xin thế hệ mới, được sử dụng để phòng ngừa một loạt các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, và nhiễm trùng huyết. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và được sử dụng cho người lớn.\n\nVới sự ra đời của những loại vắc xin này, người lớn và trẻ em trên 5 tuổi có lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho mình, phòng tránh các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cụ thể sẽ được quyết định theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám sàng lọc, tư vấn để đảm bảo đạt hiệu quả và an toàn tốt nhất.\n\nLịch tiêm chủng ngừa vắc xin Synflorix cho bé\n---------------------------------------------\n\nTới đây chắc các bậc cha mẹ đã trả lời được câu hỏi liệu Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Dưới đây là lịch tiêm chủng ngừa cho trẻ dựa vào từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ:\n\n**Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:** Có hai lịch tiêm cơ bản để chọn lựa:\n\n**Liệu trình 3 + 1 (được khuyến cáo để đạt hiệu quả tối ưu):**\n\n* **Mũi 1:** Tiêm lúc trẻ 6 tuần - 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Tối thiểu 1 tháng sau mũi 1.\n* **Mũi 3:** Tối thiểu 1 tháng sau mũi 2.\n* **Mũi nhắc:** Tối thiểu 6 tháng sau mũi 3.\n\n**Liệu trình 2 + 1 (được sử dụng để thay thế phác đồ 3 + 1):**\n\n* **Mũi 1:** Tiêm lúc trẻ 6 tuần tuổi - 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Tối thiểu 2 tháng sau mũi 1.\n* **Mũi nhắc:** Tối thiểu 6 tháng sau mũi 2.\n\n**Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm có 3 mũi\n\n* Mũi 1: Trong độ tuổi 7 - 11 tháng.\n* Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất `1 tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tháng.\n\n**Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi:** Lịch tiêm có 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng. Không cần tiêm liều nhắc lại.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_3_fa7bbfa0c8.jpg)\n\n*Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi có hai phác đồ tiêm để ba mẹ chọn lựa*\n\nNhững điều lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix\n---------------------------------------------------\n\nCó một số điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh như Synflorix, đặc biệt tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ:\n\n**Tuổi và tình trạng sức khỏe:** Vắc xin cần được tiêm theo đúng liệu trình cho từng độ tuổi để có kết quả phòng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải lưu ý, bao gồm:\n\n* Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n* Có các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu hoặc giảm bạch cầu.\n* Trẻ sinh non dưới 28 tuần.\n\nTrong những trường hợp này, việc quyết định tiêm vắc xin cần phải được thảo luận và lấy ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.\n\n**Phản ứng phụ:** Sau khi tiêm có thể xảy ra một số phản ứng phụ, bao gồm:\n\n* Những triệu chứng thường gặp như quấy khóc, chán ăn, sốt nhẹ hoặc sưng vùng tiêm.\n* Những triệu chứng hiếm gặp như [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), dị ứng, hoặc nôn trớ.\n* Nếu trẻ trải qua bất kỳ triệu chứng bất thường sau tiêm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí thích hợp.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_4_3c9f439066.jpg)\n\n*Sau khi tiêm trẻ có thể xảy ra một số phản ứng phụ như chán ăn, sốt nhẹ*\n\n**Theo dõi và quản lý:** Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau khi tiêm, cha mẹ cần tuân thủ các quy tắc sau:\n\n* Theo quy định của Bộ y tế, Trẻ được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút.\n* Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường khác như: Sốt, quấy khóc liên tục, phát ban, khó thở, tím tái, co giật... trong vòng 24 giờ sau tiêm.\n* Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nặng như: Sốt cao không hạ nhiệt độ khi dùng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, tím tái, biểu hiện dị ứng nặng... hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất.\n\nNhững biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc tiêm vắc xin Synflorix, phòng bệnh Phế cầu cho trẻ.\n\nĐến đây chắc các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi “Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?”. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đến tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chua-benh/tiem-chung) trên toàn quốc để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra tình trạng sức khỏe, và tiêm vắc xin phòng bệnh Synflorix để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất.\n\nXem thêm:\n\n[*Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)\n\n[*Giá thuốc Synflorix cho trẻ em là bao nhiêu?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? Tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm", "abstract": "Vi khuẩn phế cầu gây nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ, đặc biệt làm suy yếu hệ miễn dịch. Để bảo vệ sức khỏe của con yêu, cha mẹ cần tiêm vacxin phòng bệnh phế cầu cho trẻ từ sớm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về vấn đề tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng.", "md_content": "Mọi người đều có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm trùng phổi, viêm tai giữa, và nhiễm khuẩn huyết. Chính vì vậy, tiêm vacxin phế cầu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Nhiều người thắc mắc [tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html). Hãy cùng tìm hiểu nhé!\n\nVacxin phế cầu là gì?\n---------------------\n\n[Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho sức khỏe trẻ. Loại vacxin này giúp tạo sự kháng cự trong cơ thể chống lại các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vacxin phế cầu thường được tiêm vào cơ delta ở cánh tay hoặc bên đùi của trẻ.\n\nCó hai loại vacxin phế cầu phổ biến:\n\n* [**Vacxin phế cầu Synflorix**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html)**:** Ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khác nhau, bao gồm viêm tai giữa và viêm phổi. Thích hợp cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi.\n* [**Vacxin phế cầu Prevenar 13**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html)**:** Ngăn ngừa 13 chủng phế cầu khác nhau và bảo vệ khỏi viêm phổi, viêm tai, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và cả người lớn.\n\nTiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?\n--------------------------------------------\n\nNếu bạn đang thắc mắc tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng thì Nhà thuốc Long Châu xin trả lời là vacxin phế cầu không có tác dụng ngay sau khi tiêm. Thường cần một thời gian để hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và phát triển sự bảo vệ. Thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vacxin cũng như cá nhân từng người. Điều này có nghĩa rằng trẻ có thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn ban đầu sau tiêm.\n\n![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_2_af48c3ae3c.jpg)\n\n*Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?*\n\nMột số loại vacxin phế cầu cần một loạt các mũi tiêm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thời gian cách giữa các mũi tiêm trong loạt vacxin này cũng được quy định để đảm bảo sự phát triển của miễn dịch. Sau khi hoàn thành toàn bộ lịch tiêm, thường cần một thời gian để cơ thể xây dựng sự bảo vệ đầy đủ.\n\nTùy thuộc vào loại vacxin và độ tuổi của người tiêm, tác dụng của vacxin có thể bắt đầu phát huy từ vài tuần đến vài tháng sau tiêm. Trong trường hợp cụ thể, bạn nên tham khảo với bác sĩ để biết thời gian cụ thể cho loại vacxin bạn đang quan tâm.\n\nTác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm vacxin phế cầu\n-----------------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm [vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) bao gồm:\n\n**Thường gặp (tỷ lệ từ 10% trở lên):**\n\n* Trẻ có thể trải qua giai đoạn chán ăn, chóng mặt.\n* Vùng tiêm có thể sưng, đỏ, đau.\n* Sốt có thể xảy ra khi nhiệt độ đo ở nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi vượt qua 38 độ C.\n\n**Thường gặp (tỷ lệ từ 1 - 10%):**\n\n* Có thể xuất hiện chai cứng tại vị trí tiêm.\n* Sốt cao hơn (đo ở nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi).\n* Sốt từ 38 độ C trở lên (đo ở nhiệt độ hậu môn đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi).\n\n**Phản ứng không thường gặp (tỷ lệ từ 0,1 - 1%):**\n\n* Trẻ có thể trải qua trạng thái quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn mửa.\n* Có khả năng xuất hiện u máu tại nơi tiêm, chảy máu, và sưng nhỏ.\n* Có thể xảy ra biểu hiện ngưng thở ở trẻ sơ sinh.\n* Sốt có thể cao hơn 40 độ C, đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi hoặc cao hơn 39 độ C ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi.\n\n**Phản ứng hiếm gặp (tỷ lệ 0,01 - 0,1%):**\n\n* Trẻ có thể trải qua viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm.\n* Có khả năng xảy ra co giật do lên cơn sốt, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), nổi mề đay.\n* Có thể gây giảm trương lực cơ và giảm đáp ứng.\n\nCác tác dụng phụ này đòi hỏi theo dõi và điều trị kịp thời tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm vacxin.\n\n![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_1_a40bef334a.jpg)\n\n*Vacxin phế cầu là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho sức khỏe trẻ*\n\nNhững điều lưu ý khi cho trẻ tiêm vacxin phế cầu\n------------------------------------------------\n\nViệc tiêm vacxin phòng phế cầu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), viêm màng não và [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Nhất là đối với trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số điều quan trọng cần xem xét khi tiêm vacxin cho trẻ:\n\n* Trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch không nên tiêm vacxin, vì tiêm có thể làm giảm kháng nguyên của cơ thể.\n* Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc chảy máu sau khi tiêm bắp không nên tiêm vacxin.\n* Trường hợp trẻ sinh non dưới 28 tuần cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ tiêm vacxin trong trường hợp này cần được theo dõi trong vòng 48 - 72 giờ để phòng trường hợp [suy hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html) hoặc ngừng thở.\n* Trẻ đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính không nên tiêm vacxin.\n* Trẻ có dị ứng với thành phần vacxin cần thảo luận với bác sĩ.\n* Sau khi tiêm, trẻ cần ở lại nơi tiêm trong ít nhất 1 giờ để theo dõi. Thường thì sau tiêm, trẻ có thể trải qua biểu hiện như sốt nhẹ, quấy khóc, đau nhức tại vùng tiêm, và biếng ăn. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.\n* Cha mẹ nên lựa chọn cơ sở tiêm vacxin có uy tín. Hiện nay, [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế. Cha mẹ có thể tin tưởng đưa con thăm khám và tiêm vacxin tại trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n\n![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_3_e262566d74.jpg)\n\n*Việc tiêm vacxin phòng phế cầu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ*\n\nCha mẹ cần lên kế hoạch tiêm vacxin cho con sớm và tuân thủ các quy định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng.\n\nXem thêm:\n\n[*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n\n[*Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-la-gi-mui-phe-cau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm mà bạn nên biết", "abstract": "Loại vắc xin nào cũng có thể gây ra phản ứng phụ, không ngoại trừ vắc xin thủy đậu. Vậy, những phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm là gì? Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?", "md_content": "Tiêm vắc xin thủy đậu giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, sau khi tiêm rất có thể cơ thể bạn sẽ gặp phải một số các phản ứng phụ. Nếu chưa biết những phản ứng phụ đó là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết và trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?”.\n\nTìm hiểu về bệnh thủy đậu\n-------------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là bệnh do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra, đây là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân, khi thời tiết ẩm ướt. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 14 ngày, sau khoảng thời gian này, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện trên cơ thể như phát ban phồng rộp, ngứa ngáy, người bệnh cảm thấy [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) và sốt. Thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém.\n\nBệnh dễ dàng lây lan từ người sang người nếu như người đó chưa bao giờ bị mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vắc xin. Các virus thủy đậu sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho,... Và khi hít phải không khí có chứa các giọt bắn này chắc chắn người bình thường sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua sự tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng sinh hoạt có dính virus gây bệnh. Nếu như trong quá trình mang thai, các mẹ bầu bị thủy đậu thì thai nhi trong bụng cũng sẽ bị lây bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là rất quan trọng và cần thiết.\n\n![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_1_aebbc89e8f.png)\n\n*Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhiều nhất là ở đối tượng trẻ em*\n\nTiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng phụ sau tiêm\n----------------------------------------------------------------\n\nCó 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu là VARIVAX, VARICELLA-GCC, VARILRIX được sản xuất bởi 3 nước khác nhau (Hàn Quốc, Mỹ, Bỉ). Điểm chung của các loại vắc xin này là sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu. Phần lớn, [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) an toàn cho hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc khác, vắc xin cũng có tác dụng phụ khi sử dụng. Tỷ lệ xảy ra một số phản ứng phụ sau khi tiêm liều vắc xin thứ nhất cao hơn liều thứ hai. Các phản ứng bao gồm:\n\n* Các cơ bị đau nhức, sưng đỏ hoặc bầm tím xung quanh vị trí tiêm.\n* Bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), phát ban nhẹ ở trên da. Triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiêm khoảng 2 tuần.\n* Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, đau họng, buồn nôn.\n* Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, có thể bị mất ngủ.\n* Đau dạ dày, bị [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html).\n\nNhư vậy, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể bị sốt, đi kèm theo là một số các triệu chứng khác. Các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như dị ứng hay [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), nhiễm trùng phổi và gan, viêm màng não hay co giật có thể xảy ra nhưng các trường hợp này cực kỳ hiếm. Xác suất xảy ra chỉ khoảng 1/1 triệu người được tiêm chủng.\n\nCần lưu ý, riêng với phụ nữ có thai hoặc người có bệnh lý nền ở mức độ nhẹ, nặng khác nhau nên thực hiện tiêm vào đúng thời điểm đã được lên lịch. Tìm hiểu kỹ về các thành phần có trong vắc xin thủy đậu, nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào thì bạn không nên tiêm vắc xin để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.\n\n![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_2_0c44acf624.png)\n\n*Sốt là phản ứng có thể gặp sau khi tiêm thủy đậu*\n\nMột số lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu\n--------------------------------------------\n\nMột số điều bạn sẽ cần lưu ý trước khi tiêm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, nhất là với đối tượng trẻ em như sau:\n\n* Liên hệ với bác sĩ để lên lịch tiêm phù hợp với thể trạng của bản thân hoặc cho trẻ.\n* Thông báo cho nhân viên y tế biết về tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý nền như ung thư, [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html), bệnh lao, đang hóa trị,... Phần lớn, các trường hợp này sẽ không được chỉ định thực hiện tiêm phòng.\n* Hoãn tiêm thủy đậu nếu như đang trong tình trạng mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính, sốt cao, hoặc vừa mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời gian hồi sức.\n* Hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh thủy đậu trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm.\n* Sau khi tiêm, hãy ở lại trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu không có bất cứ biểu hiện gì bất thường, hãy về nhà và tiếp tục nghỉ ngơi theo dõi ít nhất 24 giờ.\n* Không bôi hay đắp bất cứ gì lên vết tiêm.\n* Nếu có các triệu chứng bất thường như [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), sốt cao, cơ thể tím tái và không tiếp nhận thuốc hạ sốt thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết.\n\nĐiều quan trọng là bạn nên lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, thăm khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm để không gặp phải các biến chứng không mong muốn. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn đang có ý định tiêm vắc xin phòng bệnh với giá thành hợp lí giao động từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ mỗi mũi vắc xin. Cam kết vắc xin chuẩn, chính hãng, đầy đủ các chủng loại, dịch vụ tiêm uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.\n\n![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_3_eb25b90b4b.png)\n\n*Ghi nhớ một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi tiêm vắc xin*\n\nCuối cùng, sốt chính là một phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ không xảy ra ở tất cả mọi người, tùy từng trường hợp, thể trạng mà các phản ứng phụ sẽ khác nhau hoặc không xảy ra. Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “[Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-thuy-dau-co-sot-khong-mot-so-phan-ung-sau-khi-tiem-ma-ban-nen-biet.html)?”. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ có ích đối với bạn đọc.\n\nXem thêm:\n\n[Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hien-tiem-vac-xin-thuy-dau-co-bi-nua-khong.html)\n\n[Vắc xin thuỷ đậu tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-thac-mac-vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "Cúm là bệnh gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? ", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông.", "md_content": "Hãy cùng tìm hiểu bệnh Cúm và vắc xin tiêm phòng Cúm qua bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu.\n\nBệnh Cúm là gì?\n---------------\n\nBệnh cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Trong mỗi vụ dịch có khoảng 30 - 60% số cá thể không được tiêm phòng có thể bị mắc bệnh. Vi rút Cúm có khả năng tái tổ hợp, trao đổi các chất liệu di truyền giữa các chủng khác nhau, do đó sự đột biến, biến đổi xảy ra liên tục. \n\nCác chủng Cúm hay gây bệnh là: Cúm A (H3N2, H1N1), Cúm B (Yamagata, Victoria), và Cúm C thường kết hợp với Cúm A hoặc tự gây bệnh.\n\nBiểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm có thể diễn tiến nặng trên những người có bệnh lý nền: Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết... hoặc Người già, Trẻ em dưới 5 tuổi, Phụ nữ mang thai....\n\n![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_1_982f410259.png)\n\n*Bệnh cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không tiêm ngừa phòng tránh*\n\nPhòng ngừa bệnh Cúm\n-------------------\n\nKhông đặc hiệu: Sử dụng thường xuyên khẩu trang đúng cách, các dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách....\n\nĐặc hiệu: Tiêm phòng vắc xin Cúm hàng năm. \n\nVì sao nên tiêm phòng vắc xin Cúm?\n----------------------------------\n\nTiêm vắc xin cúm là một biện pháp cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân, đồng thời tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Virus cúm mùa lây lan rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu và người ở độ tuổi cao. Trong lịch sử, cúm mùa đã gây ra những đại dịch lây lan kinh hoàng, đặc biệt là đại dịch năm 1918 tại Tây Ban Nha, đã cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người.\n\nNhững nghiên cứu dịch tễ gần đây cho thấy rằng căn bệnh cúm mùa sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, mà sẽ tiếp tục phát triển và biến chủng để thích nghi với các kháng thể tồn tại trong cơ thể. Cúm mùa có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), xơ hóa phổi và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc ngừng tim đột ngột.\n\nTiêm vắc xin cúm giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm mùa. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của triệu chứng cúm mùa. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin cũng giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho người khác nhờ tạo miễn dịch cộng đồng.\n\nVắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu?\n--------------------------------------\n\nCác vắc xin cúm thường có hiệu lực bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ này thường chỉ kéo dài trong khoảng 6 - 12 tháng do vi rút cúm thường biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hàng năm. Do đó, các vắc xin ngừa cúm được tiêm phòng trong một năm có thể không còn tác dụng vào năm tiếp theo. Chính vì vậy, chúng ta cần nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai... để đảm bảo tính tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành và chủng virus cúm có trong vắc xin.\n\nThông thường, vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm, vắc xin mới bắt đầu có tác dụng bảo vệ bạn khỏi một số loại virus cúm.\n\nMột số triệu chứng sau khi tiêm vắc xin cúm\n-------------------------------------------\n\nSau khi thực hiện tiêm vắc xin cúm sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp, nhưng thường không kéo dài lâu ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin:\n\n* Đau nhức, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ thông thường và thường kéo dài trong 1 - 2 ngày.\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ: Một số người có thể xuất hiện cơn sốt nhẹ sau tiêm vắc xin. Do đó, bạn cần nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi đủ để giúp sức đề kháng cơ thể tốt. Sốt này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng sức khỏe.\n* Đau cơ, khó chịu: Đau cơ và khó chịu cũng là tác dụng phụ phổ biến. Bạn cần nên nghỉ ngơi và chỉ thực hiện các động tác nhẹ tránh tác động đến vị trí tiêm.\n\n![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_2_b4a15ee043.jpg)\n\n*Sau khi tiêm ngừa cúm thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ*\n\nTiêm vắc xin cúm giá bao nhiêu?\n-------------------------------\n\nHiện nay, có nhiều loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html) cúm mùa đang được phân phối trên thị trường. Hầu hết các loại vắc xin này đều đã được kiểm định và đánh giá về chất lượng, độ an toàn trước khi được tung ra sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay:\n\n* vắc xin Vaxigrip Tetra của Pháp.\n* vắc xin Influvac của Hà Lan.\n* vắc xin Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam.\n\nTại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mức giá bán lẻ tham khảo với mỗi loại vắc xin cúm cụ thể như sau:\n\n* Giá tiêm vắc xin cúm mùa Vaxigrip Tetra của Pháp: 333.000đ/liều.\n* Giá tiêm vắc xin cúm mùa Influvac của Hà Lan: 333.000đ/liều.\n* Giá tiêm vắc xin cúm mùa Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam: 185.000đ/liều.\n\nBảng giá tiêm lẻ vắc xin cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… bạn nên liên hệ trực tiếp số điện thoại trung tâm tiêm chủng: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\n![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_3_501e9eb163.png)\n\n*Tiêm ngừa cúm giúp bạn phòng tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra*\n\nNhững ai nên tiêm vắc xin Cúm?\n------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa kỳ.... những đối tượng dưới đây cần nên chủ động tiêm vắc xin cúm ngừa bệnh:\n\n* Phụ nữ mang thai.\n* Trẻ em từ 6 tháng tuổi.\n* Người lớn trên 64 tuổi.\n* Những người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/14-loai-vac-xin-ngua-viem-phoi-cho-nguoi-lon-va-tre-em-ban-can-biet.html) mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch do đang điều trị bệnh hoặc đang mắc bệnh HIV.\n\nBên cạnh đó, cũng có một số đối tượng không được khuyến nghị tiêm vắc xin Cúm:\n\n* Những người quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin Cúm.\n* Những người đang trong tình trạng sốt hoặc sốt cao hoặc bị mắc bệnh cấp tính.\n* Những người bị dị ứng nặng với trứng Gà, Thịt Gà. Chỉ nên tiêm tại cơ sở y tế và cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.\n* Những người đã từng mắc hội chứng Guillain-Barré trong khoảng thời gian 6 tuần sau khi tiêm vắc xin cúm.\n\nVắc xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu không?\n------------------------------------------\n\nCúm có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Bởi sự suy giảm hệ miễn dịch trên phụ nữ trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh Cúm mùa. Do đó, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ gánh nặng bệnh tật hoặc tử vong do bệnh Cúm.\n\nViệc tiêm vắc xin cúm mùa giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Những kháng thể này có thể bảo vệ thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, đồng thời giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời, sau khi chào đời qua Miễn dịch thụ động tự nhiên của Mẹ, . Bởi vì trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch chưa đảm bảo sinh kháng thể để tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, những kháng thể cũng có thể được truyền cho con qua sữa mẹ.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “[tiêm vắc xin cúm có giá bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-la-benh-gi-tiem-vaccine-cum-bao-nhieu-tien.html)”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về bệnh cúm, đồng thời cân nhắc tiêm ngừa để giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường và bảo vệ sức khỏe tối ưu nhé.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Cúm", "Tiêm phòng cúm"]}, {"title": "Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?", "abstract": "Thủy đậu đã từng là bệnh lý khá phổ biến vì đặc tính lây lan dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của vắc xin mà bệnh lý này đã giảm đáng kể. Vậy, tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?", "md_content": "Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng khỏi bệnh lý thủy đậu. Nhưng, liệu vắc xin có giúp ngăn ngừa bệnh 100% hay không? Tiêm vắc xin rồi thì có khả năng bị nữa hay không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số thông tin về bệnh thủy đậu và trả lời cho câu hỏi “Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?”.\n\nBệnh thủy đậu là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra, virus này có tên gọi là Varicella virus.\n\nBệnh có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em và cả người lớn. Thời điểm bệnh thủy đậu phổ biến nhất thường là vào mùa xuân lúc thời tiết mưa phùn ẩm ướt. Bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng rõ rệt như xuất hiện các nốt phồng (chứa nước) khắp cơ thể, không ngoại trừ niêm mạc lưỡi và miệng. Do đó, việc tìm hiểu thêm về căn bệnh này là cần thiết để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.\n\nThủy đậu sẽ lây từ người sang người thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc các giọt bắn phát ra từ đường hô hấp (như khi hắt hơi, ho, nói chuyện) hoặc từ các chất dịch bên trong các nốt phồng bị vỡ ra. Bệnh cũng có thể lây qua các vật dụng đã bị nhiễm chất dịch từ các nốt phồng. Vì vậy, cần lưu ý tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh thủy đậu.\n\n![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_1_c293bb8ca7.png)\n\n*Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh*\n\nĐối tượng nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu\n-----------------------------------------\n\nBệnh thủy đậu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là với những đối tượng như trẻ em, phụ nữ và những người có hệ miễn dịch kém. Cụ thể:\n\n* Trẻ em: Trẻ em nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu. Mũi thứ nhất từ 12 - 15 tháng tuổi và mũi thứ hai từ 4 - 6 tuổi.\n* Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm theo chỉ định của bác sĩ, tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 8 tuần tùy từng loại vắc xin.\n* Phụ nữ có kế hoạch mang thai: Bạn nên thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để giúp phòng ngừa bệnh và bảo vệ thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.\n* Những người có miễn dịch kém: Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì nên chủ động tiêm vắc xin thủy đậu.\n\nMột số các loại vắc xin khác cũng sẽ được tiêm cùng thời điểm với vắc xin thủy đậu như vắc xin sởi, [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html), rubella. Hãy thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ riêng thủy đậu.\n\nTiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?\n--------------------------------------\n\n“Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?” là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra sau khi thực hiện tiêm thủy đậu. Vắc xin có thể giúp phòng ngừa bệnh tuyệt đối hay không? Sau khi bạn thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu, nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ giảm một cách đáng kể và phần lớn là không bị mắc bệnh hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Dẫu vậy, vắc xin sẽ không thể ngăn ngừa bệnh thủy đậu 100%.\n\nMột số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi đã tiêm phòng vắc xin nhưng các biểu hiện bệnh sẽ nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Tiêm vắc xin thủy đậu sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus thủy đậu và tạo sự miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus.\n\nChính vì thế, mặc dù không thể ngăn bệnh hoàn toàn nhưng tiêm vắc xin thủy đậu vẫn là việc rất quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh thủy đậu, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Không chỉ thế, vắc xin còn bảo vệ cho cả cộng đồng, giúp giảm thiểu tối đa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.\n\n![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_2_44ae19420c.png)\n\n*Tiêm vắc xin sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh* \n\nNhững trường hợp chống chỉ định với vắc xin\n-------------------------------------------\n\nVắc xin có thể tiêm cho hầu hết mọi người nhưng cũng có một số trường hợp cần hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin. Một số trường hợp như:\n\n* Bị [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html): Không nên thực hiện tiêm nếu bạn bị dị ứng nặng với các thành phần của vắc xin.\n* Phụ nữ đang mang thai: Vắc xin được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai, nếu bạn đang mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm.\n* Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch bị suy giảm do mắc bệnh lý nền hoặc đang điều trị bệnh ung thư, [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html),... cũng không nên tiêm vắc xin vì rất có thể vắc xin sẽ không phát huy được hiệu quả phòng bệnh.\n* Bị suy giảm tiểu cầu hoặc đang dùng corticosteroid: Thảo luận với bác sĩ trước khi có ý định tiêm vắc xin thủy đậu nếu lượng tiểu cầu của bạn đang bị suy giảm hoặc bạn đang dùng corticosteroid với liều lượng cao.\n\n![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_3_050c71b4a3.png)\n\n*Chống chỉ định đối với những người dị ứng với thành phần của vắc xin*\n\nNên tiêm vắc xin thủy đậu ở đâu?\n--------------------------------\n\nViệc lựa chọn địa chỉ tiêm vắc xin uy tín sẽ giúp bảo vệ cho sức khỏe khỏi các nguy cơ, biến chứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu. Trung tâm sẽ cung cấp cho bạn các gói tiêm bệnh thủy đậu với đa dạng chủng vắc xin từ các nước khác nhau như Hàn Quốc (vắc xin VARICELLA-GCC), Bỉ (VARILRIX) và Mỹ (VARIVAX) với giá thành chỉ từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ/1 mũi vắc xin (giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm).\n\nCam kết tuân thủ đầy đủ các bước như khám sàng lọc, giải đáp thắc mắc cho đối tượng thực hiện tiêm chủng,... trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe cho người thực hiện tiêm sau khi tiêm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đây là điểm đến khi tiêm chủng bởi vắc xin luôn đảm bảo chính hãng 100%. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn cũng có thể liên hệ với trung tâm để được tư vấn kỹ càng hơn.\n\nTrên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin bệnh thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “Thực hiện [tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hien-tiem-vac-xin-thuy-dau-co-bi-nua-khong.html)?”. Tiêm vắc xin thủy đậu rồi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Hãy đảm bảo thực hiện tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cả cộng đồng khỏi sự lây lan của các bệnh lý nguy hiểm.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "Có nên tiêm mũi vắc xin ngừa Phế cầu cho bé không? Lịch tiêm thế nào?", "abstract": "Vi khuẩn Phế cầu là một trong những loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ có hệ miễn dịch yếu. Vi khuẩn phế cầu có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên kích thích việc tiêm mũi phế cầu cho bé để tạo sự miễn dịch đáng tin cậy và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn phế cầu.", "md_content": "Hiện nay, tiêm [vắc xin Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, tốt nhất để chủ động phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, như Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng máu... đặc biệt ở trẻ nhỏ. [Mũi vắc xin Phế cầu cho bé](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-mui-phe-cau-cho-be-khong-lich-tiem-mui-phe-cau-cho-be.html) đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ.\n\nPhế cầu khuẩn là gì?\n--------------------\n\nPhế cầu khuẩn, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng thường gây ra các bệnh như [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), Viêm màng não,Viêm tai giữa,Viêm xoang, nhiễm trùng huyết... Phế cầu khuẩn phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi.\n\n[Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) đe dọa sức khoẻ trẻ nhỏ:\n\n* Cứ khoảng 20 giây, viêm phổi do phế cầu có thể làm thiệt mạng một đứa trẻ.\n* Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) ở trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 80%), với tới 15% trẻ em tử vong dù đã được điều trị và cấp cứu tích cực.\n* Vi khuẩn phế cầu làm tăng tỷ lệ tử vong do [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) ở trẻ nhỏ.\n* Phế cầu vẫn đang là một mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Thậm chí sau khi điều trị tích cực, di chứng để lại do phế cầu vẫn rất nặng nề. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin ngừa vi khuẩn phế cầu là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ khỏi nguy cơ từ loại vi khuẩn nguy hiểm này.\n\n![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_1_f9b81df49f.jpg)\n\n*Phế cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em và người già*\n\nNên tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ không?\n---------------------------------------------\n\nTrẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ dưới 2 tuổi, thường có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html). Trong các tình huống nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những tác động về sức khỏe kéo dài, ví dụ như [khiếm thị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khiem-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khiem-thi.html), điếc hoặc các vấn đề về phát triển trí tuệ.\n\nMũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu cho bé là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vắc xin này giúp hệ miễn dịch của trẻ tạo ra miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại việc nhiễm vi khuẩn, hoặc nếu nhiễm, gây bệnh thì làm giảm nguy cơ chịu gánh nặng bệnh tật, cũng như tử vong. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu rộng rãi còn đóng vai trò tạo miễn dịch cộng đồng giúp, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong gia đình, xã hội.\n\nĐối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn phế cầu (như trẻ có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc hệ miễn dịch suy giảm), việc tiêm vắc xin phòng phế cầu lại càng trở lên quan trọng hơn nữa. Sự thảo luận, tư vấn, cũng như thăm khám, sàng lọc của bác sĩ với các bậc phụ huynh, người bảo trợ... cho bé sẽ quyết định đến lịch tiêm, số mũi tiêm vắc xin đảm bảo phù hợp và tốt nhất. \n\n![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_2_152bae1406.jpg)\n\n*Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không?*\n\nLịch tiêm mũi phế cầu cho bé\n----------------------------\n\nHiện có hai loại vắc xin phòng phế cầu được sử dụng rộng rãi, đó là Synflorix và Prevenar 13.\n\n### vắc xin Synflorix\n\nV[ắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trẻ được tiêm ở vùng cơ delta cánh tay hoặc mặt trước của đùi tùy theo độ tuổi. Lịch tiêm chính thống cho trẻ như sau:\n\n**Trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Liều 1 có thể tiêm cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 1.\n* Liều thứ 3 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 2.\n* Liều nhắc lại được chỉ định ít nhất sau 6 tháng kể từ liều 3.\n\n**Trẻ sinh non** (Từ 28 tuần đến dưới 37 tuần tuổi)**:** Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé tương tự cho trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi.\n\n**Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm vào năm thứ 2, cần cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.\n\n**Trẻ 1 - 5 tuổi:** Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\n![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_3_088d762617.jpg)\n\n*vắc xin Synflorix được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi*\n\n### Vắc xin Prevenar 13\n\nV[ắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) phòng các bệnh phế cầu gây nguy hiểm cho trẻ và người lớn, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, [viêm tai giữa cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-tai-giua-cap-va-nhung-dieu-can-biet-57267.html), nhiễm khuẩn máu... Người có thể sử dụng vắc xin này bao gồm trẻ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành và người cao tuổi hoặc người có các bệnh mãn tính như tắc nghẽn phổi mạn tính, lao phổi, bệnh tim mạch, đái tháo đường (tiểu đường) và nhiều trường hợp khác. Lịch tiêm vắc xin cho trẻ có thể được thực hiện theo các cách sau:\n\n**Trẻ từ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi. \n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu sau 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu sau 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi 3 ít nhất 8 tháng. Nếu trẻ tiêm mũi nhắc lúc trên 1 tuổi thì cần cách mũi 3 ít nhất là 2 tháng.\n\n**Trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm mũi phế cầu cho bé trước đó):**\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu sau 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Tiêm cách tối thiểu mũi 2 từ 6 tháng. Nếu trẻ trên 1 tuổi, thì khoảng cách với mũi 2 ít nhất là từ 2 tháng.\n\n**Trẻ từ 12 - 23 tháng tuổi:** Lịch tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\n**Trẻ từ 24 tháng tuổi đến người lớn:** Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nViệc tiêm vắc xin phế cầu cần tuân thủ đúng độ tuổi, liều lượng và lịch tiêm được khuyến nghị sẽ đảm bảo phát huy tối đa công dụng của vắc xin, qua đó bảo vệ tối ưu cho người được chủng ngừa. Sau khi tiêm, cha mẹ, thân nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe của người được tiêm để phát hiện bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào nhằm giúp chẩn đoán, xử trí kịp thời, tốt nhất những phản ứng sau tiêm nếu có. Tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc luôn sẵn sàng cung cấp tốt nhất các dịch vụ tiêm chủng vắc xin Phế cầu nói riêng và toàn bộ các vắc xin khác nói chung. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về mũi vắc xin phòng ngừa bệnh do Phế cầu. Chúc bạn sức khỏe. \n\nXem thêm:\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n[Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Lịch tiêm vắc xin phòng cúm", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, tính chất lây nhiễm nhanh và manh, chính vì vậy Cúm thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm phòng cúm đúng cách là phương pháp đặc hiệu ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, và nếu mắc bệnh sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong... Vậy vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.", "md_content": "[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là một loại bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh và mạnh, bệnh có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong. Việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh Cúm.\n\nCúm là bệnh gì?\n---------------\n\nCúm do virus cúm (Influenza virus) gây ra, đây là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hàng năm có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em trên toàn cầu mắc cúm. Điều này dẫn đến hàng nửa triệu ca tử vong mỗi năm do các vấn đề liên quan đến cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 1 đến 1,8 triệu người mắc cúm mùa.\n\n![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_0407f9599a.jpg)\n\n*Cúm có thể tự khỏi nhưng ở một số người lại gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng*\n\nCúm có thể tự khỏi, nhưng cũng có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở những người mắc bệnh mạn tính về Tim mạch, Hô hấp, Thận - Tiết niệu, thiếu máu, bệnh chuyển hóa... Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, và đặc biệt các thể Cúm ác tính, nguy cơ tử vong rất cao.\n\nTrước khi tìm hiểu về vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Hãy điểm qua về các chủng loại virus cúm đang được biết đến. Các chủng cúm được ghi nhận từ trước đến nay là: A, B, C và D. Trong đó, chủng [cúm A và cúm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-a-va-cum-b-khac-nhau-nhu-the-nao-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-cum-68371.html) thường gặp ở người, chủng cúm C gây ra bệnh nhẹ và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Chủng cúm D không ảnh hưởng đến người, mà thường gây bệnh ở gia súc.\n\n* Chủng cúm A: Chiếm khoảng 75% số ca nhiễm cúm ở người và có thể gây ra các đợt dịch lớn khác nhau. Các đại dịch cúm toàn cầu đã được ghi nhận trong lịch sử, ví dụ như: cúm A (H3N2) và cúm A (H1N1) và Cúm gia cầm (H5N1)...\n* Chủng cúm B: Chủng cúm B có thể được phân thành hai dòng chính là dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria. Chủng cúm B có tỷ lệ 25% số ca nhiễm cúm mùa hàng năm và có khả năng lây truyền mạnh từ người này sang người khác. Mặc dù ít gây ra đại dịch, chủng cúm B vẫn có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng nếu diễn biến xấu.\n* Chủng cúm C: Chủng cúm C ít phổ biến hơn và ít nguy hiểm hơn so với chủng cúm A và B. Bệnh do cúm C không gây ra các đợt dịch ở người.\n* Chủng cúm D: Chủng cúm D chủ yếu gây bệnh trên gia súc và chưa được xác định gây bệnh ở người. Virus cúm D có cấu trúc và tính chất tương tự như virus cúm C.\n\n![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_1_702298bb2d.jpg)\n\n*Chủng cúm A và cúm B là chủng cúm thường gặp ở người*\n\nLý do mỗi người cần tiêm vắc xin cúm\n------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để đề phòng bệnh Cúm. Các loại vắc xin Cúm giúp ngăn ngừa mắc bệnh, hoặc nếu nhiễm bệnh thì giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm. Hiệu quả của vắc xin Cúm phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng bệnh tật, miễn dịch của người được tiêm, và tính sinh miễn dịch các thành phần kháng nguyên Cúm trong vắc xin và các chủng virus Cúm đang hoạt động. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin cúm có thể giảm đến 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm và hiệu suất bảo vệ có thể lên tới 80 - 90%.\n\nNhững người có nguy cơ cao mắc cúm và gặp nguy cơ nhiễm cúm biến chứng nên xem xét việc tiêm vắc xin cúm hàng năm, bao gồm:\n\n* Trẻ em từ 6 đến dưới 5 tuổi và người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.\n* Ngườicó các bệnh lý nền như: Bệnh Tim mạch, bệnh Phổi mãn tính, Hen suyễn, bệnh chuyển hóa (như tiểu đường), bệnh thận mãn tính hoặc có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hay nguyên phát.\n* Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai (ngăn ngừa bị Cúm khi mang thai, và bảo vệ cho thai nhi, hoặc em bé dưới 6 tháng tuổi).\n* Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn lây nhiễm Cúm như nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm... Bạn cũng cần tìm hiểu [lưu ý trước khi tiêm phòng cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-cum-62654.html) để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.\n\n![vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_lich_tiem_vac_xin_phong_cum_4347b99123.jpg)\n\n *Hiệu quả của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng miễn dịch,...*\n\nvắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?\n--------------------------------------------\n\nvắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Các vắc xin phòng cúm thường đạt hiệu quả bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, các loại virus cúm thường đột biến, biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục. Do đó, các loại vắc xin Cúm sử dụng trong một mùa cúm có thể không còn hiệu quả vào năm tiếp theo. Chính vì lý do này, chúng ta nên tiêm vắc xin Cúm hàng năm, đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa... hoặc người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, suy giảm miễn dịch... để đảm bảo sự hiệu quả của Vắc xin Cúm.\n\nCâu hỏi phổ biến khác là [tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-cum-sau-bao-lau-thi-co-tac-dung-bao-lau-thi-can-tiem-nhac-lai-vac-xin-cum.html)? vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà thường cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm để vắc xin bắt đầu bảo vệ bạn khỏi virus cúm có trong vắc xin Cúm.\n\nLịch tiêm vắc xin phòng cúm\n---------------------------\n\nNgoài các thắc mắc \"vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Có thể dùng vắc xin phòng bệnh cúm lâu dài không?\" thì lịch tiêm vắc xin phòng cúm cũng là một thông tin mà bạn cần phải quan tâm, cụ thể đối với:\n\n* Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi, chưa từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng. Tiếp theo, tiêm nhắc hàng năm.\n* Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi với liều lượng 0.5ml. Sau đó tiến hành tiêm nhắc hàng năm.\n\n![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_3_21bf8d4891.jpg)\n\n*Vắc xin phòng cúm cần thực hiện tiêm nhắc lại hằng năm*\n\nNgoài ra, để tự bảo vệ bản thân khỏi cúm, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung, không đặc hiệu sau:\n\n* Tuân thủ vệ sinh cá nhân bằng cách giữ sạch và rửa tay thường xuyên với xà phòng, đồng thời che miệng khi hắt hơi. Cần quan tâm đến việc vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý.\n* Bảo đảm cơ thể được giữ ấm bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Hãy kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.\n* Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc cúm hoặc trường hợp có triệu chứng cúm.\n* Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng các loại thuốc kháng virus như Tamiflu mà hãy tuân theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.\n* Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như: Ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.\n\nTrên đây là những thông tin về: [vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.html) Hiện tại giá tiêm chủng phòng bệnh cúm mùa tại trung tâm tiêm chủng Long Châu khoảng từ 158.000VND đến 333.000VND tùy theo loại vắc xin, giá tiêm lẻ có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Nếu bạn đang có ý định tiêm phòng cúm thì có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Cúm", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?", "abstract": "Việc tiêm mũi vắc-xin phòng phế cầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của trẻ, yếu tố sức khỏe, và khuyến nghị của các chuyên gia y tế. Nhiều ba mẹ thắc mắc liệu có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn phế cầu. ", "md_content": "Vắc-xin phòng phế cầu là một trong những mũi tiêm mà các chuyên gia y tế khuyến nghị phụ huynh cân nhắc tiêm cho trẻ từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có thắc mắc liệu [có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html). Dưới đây là một số thông tin quan trọng Nhà thuốc Long Châu cung cấp về việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu mà bố mẹ nên hiểu rõ.\n\nVắc-xin phòng phế cầu khuẩn là gì?\n----------------------------------\n\nVắc-xin phòng [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) là một loại vắc-xin được phát triển để bảo vệ khỏi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các phác đồ tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Ở Việt Nam, có hai loại vắc-xin phòng phế cầu chính:\n\n* **Vắc-xin phòng phế cầu Synflorix (PCV10):** Loại vắc-xin này được thiết kế để bảo vệ khỏi 10 chủng khác nhau của vi khuẩn phế cầu. Vắc-xin Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài việc phòng ngừa phế cầu, loại vắc-xin này còn giúp phòng ngừa viêm tai giữa và viêm phổi.\n* **Vắc-xin Prevenar 13:** Loại vắc-xin này được thiết kế để phòng ngừa một loạt các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra, có nguy cơ nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Prevenar 13 cung cấp sự bảo vệ chống lại 13 chủng khác nhau của vi khuẩn phế cầu.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_1_99f454d1b5.jpg)\n\n*Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi* \n\nVắc-xin phòng phế cầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm mà vi khuẩn phế cầu có thể gây ra. Việc lựa chọn loại vắc-xin phù hợp cho trẻ cần thảo luận với bác sĩ của bạn để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.\n\nCó cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?\n-----------------------------------------\n\nĐể quyết định liệu có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không, chúng ta cần tìm hiểu về những lợi ích mà việc tiêm phòng này mang lại. Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập vào cơ thể, có khả năng lây lan và tấn công các vùng khác nhau. Khi chúng xâm nhập vào các cơ quan quan trọng như hệ tuần hoàn máu, não, và phổi, chúng gây ra những triệu chứng bệnh lý, như sốt, [cảm lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cam-lanh-583.html), ho, đau ngực, thở nhanh, khó thở, và nhiều triệu chứng khác.\n\nMặc dù những triệu chứng này có thể không quá nghiêm trọng ban đầu nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm điếc, mù lòa, động kinh và nhiều biến chứng khác.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_2_389431300f.jpg)\n\n*Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?*\n\nVì vậy, việc tiêm phòng phế cầu khuẩn là một biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừng hầu hết các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm:\n\n* **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu thường là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em và người cao tuổi, chiếm đến 60 - 80% các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm phổi bao gồm ho, cảm lạnh, thở nhanh, sưng đau ngực, và suy kiệt.\n* **Viêm màng não:** Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, từ 5 - 15%, ngay cả khi điều trị kịp thời. Triệu chứng của viêm màng não bao gồm sốt, đau đầu, cổ cứng, buồn nôn, nôn mửa, và hôn mê. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.\n* **Viêm tai giữa:** Vi khuẩn phế cầu có thể lan sang tai giữa, gây viêm nhiễm và ứ đọng dịch trong tai. Viêm tai giữa là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.\n* **Viêm xoang:** Viêm xoang là một biến chứng khá nhẹ hơn so với các bệnh lý khác do phế cầu khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm xoang bao gồm đau mặt, nghẹt mũi, đau đầu, và chảy mũi màu vàng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm xoang có thể trở nghiêm trọng.\n* **Viêm nội tâm mạc:** Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm nhiễm của các màng ngoài tim và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, như van tim bất thường, xuất huyết, lách to, và những triệu chứng khác.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_3_e460e9f50b.jpg)\n\n*Tiêm phòng phế cầu khuẩn là một biện pháp giúp ngăn các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra*\n\nHơn nữa, việc tiêm [vắc-xin phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) chỉ cần thực hiện theo lịch tiêm đúng phác đồ, và vắc-xin giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn phế cầu. Điều này có nghĩa là việc tiêm vắc-xin này cung cấp sự bảo vệ cho suốt đời, vì vi khuẩn phế cầu không thay đổi nhanh chóng như virus.\n\nNhững trường hợp nên và không nên tiêm mũi phế cầu\n--------------------------------------------------\n\nĐến đây chắc ba mẹ đã tự trả lời được câu hỏi có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không. Tuy nhiên không phải khi nào cũng tiêm mũi phế cầu cho bé được. Mỗi loại vắc-xin, bao gồm vắc-xin phòng phế cầu, cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng trước khi tiêm. Vắc-xin phòng phế cầu được ưu tiên cho các trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trước khi quyết định tiêm, cả phụ huynh và bác sĩ nên xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nTrẻ nên tiêm vắc-xin khi không có triệu chứng sốt hoặc vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Các trường hợp không nên tiêm gồm:\n\n* Trẻ có nguy cơ bị chảy máu sau khi tiêm bắp như trẻ bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-la-benh-ly-nguy-hiem-nhung-co-chua-duoc-khong-65002.html) hoặc có các vấn đề về đông máu.\n* Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.\n* Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi cần được quan sát kỹ trong vòng 48 - 72 giờ sau tiêm.\n* Trẻ có các bệnh lý cấp tính hoặc sốt đột ngột không nên tiêm vắc-xin.\n* Trẻ có tiền sử dị ứng đối với các thành phần của vắc-xin cần được theo dõi kỹ để phòng ngừa dị ứng sau tiêm.\n* Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhưng nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_4_9c0bb31af5.jpg)\n\n*Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch không nên tiêm vắc-xin phế cầu*\n\nĐể đảm bảo hiệu quả tối đa và an toàn khi tiêm vắc-xin phòng phế cầu, cần tuân theo đúng độ tuổi, liều tiêm, và lịch tiêm mà bác sĩ đã khuyên. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế. Cha mẹ có thể đến trực tiếp để bác sĩ tư vấn nhé. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã trả lời cho các ba mẹ câu hỏi có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Thời điểm nên tiêm phòng Cúm cho trẻ là khi nào?", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết… hoặc trên người già, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những điều cần nên biết khi tiêm phòng Cúm cho trẻ nhé.", "md_content": "Sức đề kháng của trẻ còn kém, chưa thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh Cúm. Hơn nữa, bệnh Cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế nên, cha mẹ cần thực hiện tiêm phòng Cúm cho trẻ nhanh chóng.\n\nBệnh Cúm là gì?\n---------------\n\nCúm là một bệnh lý phổ biến xuất hiện chủ yếu trong mùa đông và thường do chủng virus Cúm như A (H3N2), A (H1N1), [Cúm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-cum-b-la-gi-bi-cum-b-bao-lau-thi-khoi-67437.html) (Yamagata, Victoria) và Cúm C gây ra. Bệnh Cúm lây nhiễm thông qua đường hô hấp, chủ yếu lây nhiễm do các giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi và họng qua hắt hơi hoặc ho (Phần tử khí dung). Ngoài ra, virus Cúm có thể tồn tại trên các bề mặt và vật dụng hàng ngày mà người bệnh đã tiếp xúc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh Cúm bằng cách chạm tay vào các bề mặt có chứa virus gây bệnh và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.\n\nBiểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm đặc biệt có thể diễn tiến nặng trên trẻ em dưới 5 tuổi.\n\n![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_1_0d20750f9c.jpg)\n\n*Bệnh Cúm là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp*\n\nVì sao nên tiêm phòng Cúm cho trẻ hàng năm?\n-------------------------------------------\n\n[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/can-lam-gi-khi-co-dau-hieu-dau-tien-cua-benh-cum-53602.html) là một bệnh lây truyền rất dễ nhiễm phải, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch chưa trưởng thành như trẻ em. Việc tiêm phòng Cúm cho trẻ là điều rất cần thiết mà các bậc cha mẹ nên quan tâm, đặc biệt là khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi.\n\nCúm thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông. Bệnh này có khả năng biến đổi, tạo ra các chủng virus mới, dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho trẻ cần thực hiện hàng năm một lần để bảo vệ sức khỏe của trẻ tối đa nhất có thể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.\n\nThời điểm tiêm phòng Cúm cho trẻ\n--------------------------------\n\nTrong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và chỉ nhận được miễn dịch được chuyển giao từ mẹ qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, sau đó giảm dần sau khoảng 6 tháng. Vì thế nên, trẻ từ 6 tháng tuổi tiêm vắc xin Cúm là rất cần thiết.\n\nLiều tiêm phòng Cúm cho trẻ em và người lớn được chỉ định như sau:\n\n* Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến trước 9 tuổi: Tiêm 2 liều, cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc hàng năm liều 0.5 ml.\n* Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm hàng năm liều 0.5 ml.\n\n![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_2_acaf794fdc.jpg)\n\n*Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể tiêm vắc xin Cúm*\n\nTiêm phòng Cúm cho trẻ em ở đâu?\n--------------------------------\n\nỞ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chi phí tiêm phòng Cúm cho trẻ được niêm yết minh bạch rõ ràng. Có sẵn 3 loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html) phòng Cúm cơ bản với giá tiêm lẻ như sau:\n\n* Vắc xin Vaxigrip Tetra (xuất xứ Pháp): 333.000 đồng/liều.\n* Vắc xin Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan): 333.000 đồng/liều.\n\nBảng giá tiêm lẻ vắc xin Cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Ngoài việc tiêm phòng Cúm, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cũng xây dựng các gói tiêm chủng đa dạng nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. Các gói tiêm chủng được thiết kế phù hợp với từng nhóm trẻ theo độ tuổi, bao gồm nhiều loại vắc xin cần thiết trong mỗi giai đoạn. Điều này giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tiêm lẻ từng loại vắc xin khác.\n\nTiêm phòng Cúm khi mang thai có được không?\n-------------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin phòng Cúm trước khi mang thai có thể bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và cho cả sự phát triển của thai nhi. Vắc xin giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai và đề cao khả năng phòng ngừa bệnh Cúm. Đồng thời, việc tiêm vắc xin Cúm còn tạo hệ miễn dịch cho thai nhi ngay sau khi chào đời bằng miễn dịch đặc hiệu từ mẹ truyền sang con qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, bảo vệ bé tránh khỏi bệnh Cúm trong khoảng thời gian khi trẻ còn quá nhỏ, hệ miễn dịch còn rất \"non trẻ\".\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin Cúm cho cả trẻ em và người lớn. Trước khi tiêm, trẻ em sẽ được thăm khám và sàng lọc sức khỏe kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn về loại vắc xin cần thiết, lên phác đồ tiêm phù hợp, đồng thời giải thích về các phản ứng phụ có thể xảy ra và cách chăm sóc bé sau tiêm phòng tại nhà. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ được tiêm phòng một cách an toàn và hiệu quả.\n\n![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_3_ea2a208c07.jpg)\n\n*Mẹ bầu khi mang thai cần nên tiêm phòng Cúm*\n\nTrẻ em nào không nên tiêm phòng Cúm?\n------------------------------------\n\nDù vắc xin Cúm là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em không nên tiêm phòng vắc xin Cúm. Đây là những trường hợp không nên tiêm vắc xin Cúm:\n\n* Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vắc xin Cúm thường không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bởi do hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển và chưa đảm bảo kích thích trẻ sinh miễn dịch đặc hiệu với vắc xin Cúm.\n* Trẻ từng gặp phản ứng nghiêm trọng với vắc xin Cúm trước đây.\n* Trẻ từng bị hội chứng [Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html): Hội chứng Guillain-Barre là một tình trạng nghiêm trọng và việc tiêm vắc-xin Cúm cần được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế.\n* Trẻ đang trong tình trạng sốt hoặc đang ốm: Nếu trẻ đang trong tình trạng không khỏe hoặc có sốt, việc tiêm vắc xin Cúm nên được hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.\n* Trẻ dị ứng nặng với trứng gà, thịt gà. Việc tiêm chủng vắc xin Cúm chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ và sự cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những điều cần nên biết khi [tiêm phòng Cúm cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-nen-tiem-phong-cum-cho-tre-la-khi-nao.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, các cha mẹ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức trong việc cân nhắc tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ nhé!\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Cúm", "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vắc xin 6 trong 1 và những điều cần biết", "abstract": "Vắc xin đa giá 6 trong 1 có thể là một lựa chọn tốt nhất cho bé trong những ngày tháng đầu đời, sau khi sinh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin về các bệnh lý mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa được, bao nhiêu loại vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ.", "md_content": "Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vắc xin nhằm phục vụ cho tất cả các khách hàng ở mọi độ tuổi khác nhau. Để lựa chọn đúng vắc xin, phù với điều kiện sức khỏe, lứa tuổi hay khả năng tài chính... cũng là những vấn đề chúng ta cần xem xét, cân nhắc trước khi quyết định.\n\nTiêm vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vắc xin 6 trong 1 luôn dành được nhiều sự quan tâm của quý phụ huynh. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vắc xin 6 trong 1 qua bài viết dưới đây.\n\nVắc xin 6 trong 1 phòng ngừa được những bệnh lý nào?\n----------------------------------------------------\n\nTrẻ em là đối tượng đặc biệt với hệ miễn dịch còn non trẻ và chưa hoàn thiện. Do vậy, việc giúp em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu thu được nhằm phòng tránh các bệnh lý mà hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin là cấp thiết và cần thực hiện từ khi trẻ sinh ra. Toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, ở mỗi một độ tuổi phù hợp, cần được hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu với mỗi một bệnh lý, trẻ cần tiêm 1 loại vắc xin thì số mũi và số lần tiêm trở thành gánh nặng của trẻ. Chưa kể, một số loại bệnh lý cần tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh.\n\nVới mong muốn hạn chế số mũi tiêm, tiết kiệm thời gian, chi phí của phụ huynh, và dựa vào ứng dụng công nghệ, khoa học hiện đại vào trong cuộc sống, đó chính là sự ra đời của các vắc xin tổ hợp, chứa nhiều thành phần kháng nguyên khác nhau để phòng ngừa được nhiều bệnh khác nhau gọi là vắc xin đa giá. Hiện nay, vắc xin phối hợp ngừa được nhiều bệnh nhất là vắc xin 6 trong 1. Vậy vắc xin 6 trong 1 ngăn ngừa được những bệnh gì?\n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_1_72badf601c.jpg)\n\n*Tiêm phòng cho trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất*\n\nVắc xin 6 trong 1 là vắc xin phối hợp được dùng phổ biến trong chương trình tiêm chủng dịch vụ với tác dụng ngừa được 6 bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:\n\n* **Bệnh bạch hầu:** [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) dễ lây nhiễm qua hô hấp, dịch tiết của người nhiễm. Biến chứng: Nhiễm trùng, nhiễm độc, tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh... tỷ lệ tử vong 5% - 10%.\n* **Bệnh ho gà:** Ngừa bệnh Ho gà, dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết từ bệnh nhân Ho gà. Biến chứng: Ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, viêm phổi nặng, thoát vị, tai biến mạch não... có khả năng dẫn đến tử vong.\n* **Bệnh uốn ván:** Ngay từ khi sinh ra, trẻ có thể bị vi khuẩn uốn ván tấn công, tỷ lệ tử vong lên tới 90% với thể uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván: Tấn công bằng cả Nội độc tố và Ngoại độc tố, gây tổn thương cơ cấp, tổn thương hệ thần kinh, hô hấp, nguy cơ tử vong khi ngưng thở, suy hô hấp. Vậy nên, tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Uốn ván được chỉ định tiêm cho phụ nữ khi mang thai, trẻ em và cả người lớn.\n* **Bệnh bại liệt:** Ngừa bệnh bại liệt, là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Biến chứng: Tấn công hệ thần kinh, gây liệt do tổn thương não và tủy sống, nguy cơ tử vong cao và nếu khỏi để lại rất nhiều di chứng nặng nề.\n* **Bệnh viêm gan siêu vi B:** Ngừa bệnh viêm gan B, bản chất là bệnh lây qua đường máu. Các đường lây cơ bản bao gồm: Mẹ truyền cho con, Tình duch, tiêm chích chung, sử dụng máu và các chế phẩm máu bị nhiễm viêm gan B. Biến chứng: Bệnh lý này thường âm thầm tiến triển, không có triệu chứng rõ ràng, khi phát hiện ra bệnh thường đã là giai đoạn muộn, nguy hiểm như: Viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, nguy hiểm nhất là ung thư gan.\n* **Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B - HiB:** Vi khuẩn này lây qua hô hấp. Thường gây bệnh: Viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-viem-mang-nao-do-haemophilus-169.html), nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa... để lại di chứng chậm phát triển vận động, ngôn ngữ,... thậm chí bệnh do Hib có thể là nguyên nhân gây tử vong.\n\nVắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm trên, nên thường được các bậc phụ huynh lựa chọn tiêm phòng cho trẻ nhỏ. \n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_2_549c9700fd.jpg)\n\n*Tại Việt Nam có mấy loại vắc xin 6 trong 1*\n\nCác loại vắc xin 6 trong 1\n--------------------------\n\nHiện nay, tại thị trường Việt Nam có 2 loại vắc xin đa giá 6 trong 1, đến từ 2 hãng sản xuất khác nhau:\n\n* **Vắc xin Infanrix Hexa:** Thuộc hãng GSK, được sản xuất tại Bỉ. Vắc xin này được bào chế ở hỗn hợp huyền dịch (phòng ngừa 5 loại bệnh trừ bệnh do vi khuẩn HiB) và bột đông khô (phòng ngừa bệnh do vi khuẩn HiB). Bột HiB sẽ được pha với huyền dịch trước khi tiêm. Vắc xin này đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2006, theo diện tiêm dịch vụ.\n* **Vắc xin Hexaxim:** Thuộc hãng Sanofi Pasteur, sản xuất tại Pháp. Dạng bào chế của vắc xin này là dạng hỗn hợp tiêm pha sẵn trong xi lanh. Dạng bào chế giúp giảm thiểu các thao tác của nhân viên y tế, tránh bị nhiễm khuẩn do thao tác, đồng thời, đảm bảo chính xác liều lượng mỗi mũi tiêm. Vắc xin này được phê duyệt, lưu hành tại Việt Nam từ năm 2018, và cũng theo diện tiêm dịch vụ.\n\nVắc xin 6 trong 1 cần được tiêm đúng và đủ theo [lịch tiêm chủng dành cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vacxin-cho-tre-duoi-24-thang-tuoi-phu-huynh-can-tham-khao.html) mới phát huy tối đa hiệu quả phòng ngừa bệnh. Lịch tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi (Tuổi tối thiểu để tiêm mũi đầu tiên là 06 tuần tuổi) và 1 mũi nhắc lại khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi. Giữa các mũi tiêm nên cách tối thiểu là 1 tháng. Và phụ huynh cần lưu ý thời gian hoàn thành tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nên trước khi trẻ đạt 24 tháng tuổi.\n\nHiện nay, tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đã có đầy đủ cả 2 loại vắc xin 6 trong 1, đảm bảo nhu cầu tiêm ngừa cho các bé. Đồng thời, khi lựa chọn tiêm tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, các bé sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám sàng lọc, tư vấn, chia sẻ và giải đáp thắc mắc chi tiết cho phụ huynh trước khi tiêm. Sau khi được nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện kĩ thuật tiêm êm ái, nhẹ nhàng ít đau, bé sẽ được theo dõi nhằm phát hiện, xử trí kịp thời và tốt nhất tất cả các phản ứng sau khi tiêm tại trung tâm. \n\nTheo quy định và hướng dẫn của Bộ Y Tế, tất cả khách hàng đều được theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng. Đồng thời, trung tâm tiêm chủng Long châu luôn hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho phụ huynh khi có bất kỳ lo lắng, băn khoăn về chất lượng dịch vụ cũng như phản ứng sau tiêm của trẻ.\n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_3_bdca806dcb.jpg)\n\n*Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu đã có cả 2 vắc xin 6 trong 1*\n\nLưu ý cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ\n-------------------------------------------------\n\nVắc xin 6 trong 1 thường được tiêm tại phía trước hoặc bên bắp đùi của trẻ. vắc xin này có độ an toàn và hiệu quả cao cho trẻ, có tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho phụ huynh. Nhưng trước khi cho trẻ đi tiêm người, phụ huynh cần quan tâm đến những vấn đề dưới đây:\n\n* Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín: Khi lựa chọn địa điểm tiêm chủng, phụ huynh nên tham khảo những vấn đề như quy trình tiêm tại cơ sở, điều kiện bảo quản vắc xin, khả năng xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng của trung tâm đặc biệt là mức độ thỏa mãn, hài lòng khi sử dụng dịch vụ.\n* Lựa chọn loại vắc xin sẽ tiêm ngừa cho trẻ: Để biết chi tiết về các loại vắc xin, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp các địa điểm tiêm chủng để được tư vấn.\n* Chuẩn bị và mang theo tất cả các sổ, tài liệu tiêm chủng liên quan của bé.\n* Quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ trước khi tiêm, nếu có bất thường cần thông báo với bác sĩ khi khám sàng lọc.\n* Trước khi tiêm, bác sĩ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ, phụ huynh phối hợp, chia sẻ toàn bộ thông tin về tình trạng sức khỏe, dị ứng, tiền sử bệnh, điều trị bệnh nếu có của trẻ với bác sĩ.\n* Trước khi tiêm, phụ huynh nên yêu cầu nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin sẽ tiêm cho trẻ, phụ huynh xác nhận chính xác loại vắc xin trẻ được tiêm.\n* Phụ huynh cần được biết các tác dụng phụ có thể có, hướng theo dõi, cách xử lý trong các trường hợp cần thiết từ nhân viên y tế.\n* Sau khi tiêm xong, trẻ cần ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi [phản ứng sau khi tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) nếu có để kịp thời xử lý. Theo quy định của Bộ Y Tế, khoảng thời gian tối thiểu ở lại địa điểm tiêm chủng sau khi tiêm là 30 phút.\n* Tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ khi đã về nhà. Nếu cảm thấy bất thường, nên liên hệ lại cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, hướng dẫn xử trí kịp thời và tốt nhất.\n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_4_244893f35a.jpg)\n\n*Phụ huynh liên hệ trung tâm tiêm chủng để được tư vấn lựa chọn vắc xin 6 trong 1*\n\n[Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) là loại vắc xin đang được ưu tiên sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ nhờ tính an toàn, hiệu quả và tiện dụng của nó. Nhưng phụ huynh cần lưu ý, nên tiêm cho trẻ đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng mà Bộ Y tế, cũng như các tổ chức Y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US CDC)... khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản", "abstract": "Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml được nghiên cứu và phát triển bởi Biological E. Limited, hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Vaccine được phát triển để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.", "md_content": "Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml là loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản được phát triển bởi hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Jeev là loại vaccine tinh khiết, bất hoạt nuôi cấy trên tế bào Vero. Sản phẩm đã được tiền thẩm định bởi WHO và được tiêm chủng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.\n\nThông tin về vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jeev\n-------------------------------------------------\n\nJeev có nguồn gốc từ Ấn Độ, được phát triển bởi Biological E. Limited - Một hãng dược phẩm hàng đầu. Jeev cùng với hai loại vaccine IXIARO, JESPECT đều được sử dụng phổ biến trong tiêm chủng ở các nước phát triển.\n\nHiện nay, loại vaccine này đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam.\n\n### Vaccine chống chỉ định\n\n* Người bị dị ứng và nghi ngờ dị ứng với các thành phần của vaccine.\n* Nếu sau khi tiêm mũi 1 có dấu hiệu quá mẫn với vaccine thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.\n* Phụ nữ mang thai, đang cho con bú.\n* Người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) bẩm sinh.\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_1_897e9cfed1.png)\n\n*Thông tin về vaccine Jeev 3mcg/0.5ml phòng bệnh viêm não Nhật Bản*\n\n### Hàm lượng, điều kiện bảo quản\n\n* Vaccine Jeev có dạng hỗn dịch, màu trắng trong và chứa trong lọ thủy tinh.\n* Jeev có hàm lượng 3mcg/0.5ml và 6mcg/0.5ml.\n* Điều kiện bảo quản từ 2 - 8 ℃, không để đông đá, tránh ánh sáng mặt trời.\n\n### Đường tiêm và tương tác thuốc\n\nVaccine Jeeev được chỉ định tiêm ở bắp, không được tiêm vào tĩnh mạch trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, vaccine Jeev 3mcg/0.5ml, 6mcg/0.5ml có thể tiêm đồng thời với vaccine phòng bệnh khác với điều kiện phải tiêm ở các vị trí chi khác.\n\nLưu ý: Không được trộn lẫn loại vaccine này với các loại thuốc khác khi tiêm.\n\n### Tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine Jeev\n\nKhi tiêm chủng vaccine cơ thể sẽ có một vài phản ứng phụ sau tiêm như: Sưng, đau, xuất hiện quầng đỏ tại vị trí tiêm, ban đỏ, sốt, quấy khóc, giảm sự thèm ăn…\n\nLưu ý: Sau khi tiêm nếu có các biểu hiện bất thường khác và có dấu hiệu trở nặng, hãy đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi.\n\nĐối tượng, liều tiêm và lịch tiêm vaccine Jeev\n----------------------------------------------\n\nTiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đúng mũi giúp khắc chế virus viêm não Nhật Bản hiệu quả. [Tiêm chủng vaccine đúng tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi.html), đúng cách sẽ hạn chế những rủi ro từ biến chứng thần kinh, vận động.\n\nĐối tượng tiêm vaccine có độ tuổi từ ≥ 1 tuổi đến ≤ 49 tuổi. Mỗi đối tượng tiêm sẽ có liều tiêm khác nhau như:\n\n* Đối với trẻ em ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi sử dụng liều tiêm 3mcg/0.5ml.\n* Đối với trẻ và người lớn ≥ 3 tuổi đến ≤ 49 tuổi sử dụng liều tiêm 6mcg/0.5ml.\n\nTham khảo lịch tiêm đối với vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jeev dưới đây:\n\n* Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm, liều lượng tương ứng với độ tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n\nKhuyến cáo: Nên tiêm mũi nhắc lại để duy trì và tăng cường hệ miễn dịch. Mũi nhắc lại sẽ được tiêm dựa trên tình hình dịch tễ bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html).\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_2_c310791f9e.jpg)\n\n*Đối tượng, liều tiêm và lịch tiêm vaccine*\n\nƯu điểm và nhược điểm của vaccine Jeev\n--------------------------------------\n\nĐể trở thành loại vaccine được nhiều người tin dùng, Jeev có những ưu và nhược điểm nổi bật như:\n\n**Ưu điểm:**\n\n* Là vaccine bất hoạt nuôi cấy từ tế bào Vero, tá chất nhôm, không chứa chất gây dị ứng Gelatin và các thành phần có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy, Jeev được đánh giá là an toàn với trẻ nhỏ.\n* Jeev không có nguy cơ đảo ngược thành phần virus độc hại nên có khả năng phòng chống bệnh hiệu quả.\n* Vaccine có dạng lỏng, vì vậy sẽ dễ sử dụng hơn so với dạng đông khô.\n* Vaccine có hiệu quả trong phòng virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\n**Nhược điểm:**\n\nGiống như hầu hết các loại vaccine khác, Jeev cũng mang lại nhiều phản ứng phụ không mong muốn sau tiêm. Các phản ứng này thường diễn ra trong vòng 3 ngày đầu tiên sau tiêm, chỉ gây khó chịu và phản ứng sẽ biến mất trong vài ngày.\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_2_e06b1b6ef2.jpg)\n\n*Vaccine Jeev có nhiều ưu điểm và được đánh giá là an toàn*\n\nVì sao nên tiêm vaccine Jeev 3mcg/0.5ml sớm cho trẻ?\n----------------------------------------------------\n\nPhòng bệnh hơn chữa bệnh, đối với bệnh viêm não Nhật Bản chúng ta nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh thường gặp ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong cao (25 - 30%). Theo một vài dữ liệu cho biết khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh thường có di chứng về thần kinh nặng nề.\n\nVaccine Jeev 3mcg/0.5ml là liều lượng dành cho trẻ từ ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng sớm để phòng bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhé.\n\nĐăng ký tiêm chủng vaccine Jeev phòng viêm não Nhật Bản ở đâu?\n--------------------------------------------------------------\n\nBạn có thể đăng ký tiêm chủng vaccine Jeev tại hầu hết các phòng tiêm chủng, bệnh viện, phòng khám… Bạn cũng có thể đăng ký tiêm vaccine tại trung tâm tiêm chủng Long Châu. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiêm chủng có các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới.\n\nKhi tiêm chủng tại Long Châu, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm khám và tư vấn miễn phí. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, xử trí tốt các tình huống y tế. Hệ thống trung tâm tiêm chủng hiện đại, sạch sẽ với đầy đủ cơ sở vật chất.\n\nNếu bạn đang phân vân không biết nên tiêm vaccine Jeev 3mcg/0.5ml cho trẻ ở đâu thì có thể đăng ký tại Long Châu qua các bước sau:\n\n* Truy cập trang thông tin tiêm chủng của Long Châu [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung)!\n* Chọn mục Đăng ký & đặt lịch tiêm chủng, sau đó điền đầy đủ thông tin bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại người liên hệ, địa điểm tiêm, loại vaccine, ngày & giờ hẹn tiêm.\n* Sau khi điền đầy đủ thông tin, hãy click chọn Đăng ký & đặt lịch để gửi thông tin về trung tâm tiêm chủng Long Châu. Khi nhận được thông tin đăng ký chúng tôi sẽ tiến hành xác nhận lại thông tin thông qua điện thoại một lần nữa.\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_3_e5e97eaf96.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm vaccine Jeev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nGói tiêm vaccine Jeev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu giá bao nhiêu?\n-----------------------------------------------------------------------\n\nVaccine Jeev 3mcg/0.5ml được Long Châu nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ và bảo quản với nhiệt độ từ 2 - 8 độ C, theo đúng tiêu chuẩn. Tùy theo từng thời điểm mà giá của vaccine Jeev sẽ có sự thay đổi, do đó để có được mức giá chính xác nhất, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928. Hoặc bạn hãy đến các trung tâm tiêm chủng Long Châu gần nhất để được tư vấn.\n\nHãy chủ động tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bài viết trên là những thông tin về [vaccine Jeev 3mcg/0.5ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-jeev-3mcg-0-5ml-an-do-phong-benh-viem-nao-nhat-ban.html) (Ấn Độ) mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn.\n\nHy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích về vaccine Jeev cũng như địa điểm đăng ký tiêm chủng.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Viêm não nhật bản", "Lịch tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào là thắc mắc của nhiều người. Kể từ khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng được Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất vào năm 1981, chương trình này đã nhanh chóng được Việt Nam coi là một trong những chương trình ưu tiên quốc gia của đất nước.", "md_content": "Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI) ban đầu được thành lập vào năm 1974 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với mục tiêu cung cấp phổ quát tiêm chủng cho trẻ em phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và bệnh lao. Kể từ khi được thông qua vào năm 1981, EPI ở Việt Nam đã diễn ra nhanh chóng và thành công được triển khai. Vậy tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?\n\nLịch tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?\n----------------------------------------------\n\nTheo khuyến nghị năm 2015, [Tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) bao gồm những mũi nào được trình bày dưới đây, bao gồm: \n\n* Vắc xin phòng bệnh lao (BCG) được tiêm một mũi càng sớm càng tốt sau khi sinh.\n* Liều HepB (vắc xin phòng bệnh viêm gan B) sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi sinh với 1 mũi tiêm.\n* Quinvaxem (DTP-Hep B-Hib): Gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus cúm loại b tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, tiêm 3 mũi.\n* Bệnh bại liệt (OPV) được tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm 3 mũi.\n* Sởi được tiêm 2 mũi vào tháng thứ 9 và tháng thứ 18 của trẻ.\n* Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): Liều tăng cường DPT là 1 mũi tiêm vào lúc trẻ được 18 tháng.\n* [Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) tiêm liều thứ nhất khi trẻ được 12 tháng và sau đó 2 tuần tiêm mũi thứ 2, mũi thứ 3 tiêm vào lúc trẻ được 24 tháng.\n* Bệnh tả tiêm 2 mũi vào tuổi thứ 2 và tuổi thứ 5.\n* Bệnh thương hàn tiêm 1 mũi khi trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi.\n* Uốn ván: Tiêm ở đối tượng phụ nữ đến tuổi sinh đẻ từ 15 đến 45 tuổi (thời điểm phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con một cách tự nhiên hoặc thời điểm phụ nữ có kinh nguyệt) ít nhất 2 mũi.\n\n![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_1_11779837d2.jpg)\n\n*Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nVì sao cần tiêm chủng ở trẻ em?\n-------------------------------\n\nTrẻ em là ưu tiên hàng đầu trong việc mở rộng các chương trình tiêm chủng. Nhiều bà mẹ hoài nghi về lợi ích của chương trình do lo ngại về sức khỏe của con mình. Theo đó, tiêm chủng sẽ mang lại cho trẻ em những lợi ích như sau: \n\n* Giúp bảo vệ trẻ khỏi các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm.\n* Giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng hoặc tử vong.\n* Giảm thiểu sự bùng phát của nhiều dịch bệnh.\n* Tiêm vắc xin giúp hệ thống miễn dịch của trẻ sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh trong lần tấn công tiếp theo.\n* Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các bệnh truyền nhiễm như [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), bại liệt, sởi, viêm gan B. Vì vậy, việc tiêm phòng là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp bé phát triển toàn diện.\n\nTheo nghiên cứu y học, gần 85% trẻ được tiêm chủng có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh nguy hiểm, trong khi số trẻ chưa được tiêm chủng thấp hơn rất nhiều.\n\nViệc mở rộng tiêm chủng cho trẻ em có thể giúp bảo vệ những người có hệ thống miễn dịch yếu nhất, điều này cũng có nghĩa là giữ cho toàn bộ cộng đồng được khỏe mạnh và an toàn. Do việc mở rộng tiêm chủng nên nhiều bệnh đã được kiểm soát như [bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html), viêm não Nhật Bản,... Ngoài ra, việc mở rộng tiêm chủng còn có thể giúp gia đình và xã hội tiết kiệm một phần lớn chi phí điều trị bệnh. Khi dịch bệnh được kiểm soát, các dịch vụ y tế sẽ không bị quá tải thường xuyên, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực đất nước phát triển.\n\n![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_2_0cf54d6787.jpg)\n\n*Việc mở rộng tiêm chủng có thể giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ*\n\nNhững trường hợp nào không nên tiêm chủng?\n------------------------------------------\n\nKhi đã có thông tin về tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào, vậy cũng cần chú ý đến những trường hợp không nên tiêm ở trẻ. Tuy việc tiêm chủng mở rộng là cần thiết nhưng không phải lúc nào trẻ em cũng đủ điều kiện để tuân thủ lịch tiêm chủng và vẫn có một số chống chỉ định và trì hoãn đối với trẻ có triệu chứng như sau:\n\n**Đối với trẻ sơ sinh:**\n\n* Trẻ sốt trên 37,5 độ C.\n* Nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống dưới 35,5 độ C.\n* Nhịp tim bất thường hoặc xuất hiện tiếng tim bệnh lý.\n* Dấu hiệu ý thức bất thường (ngủ nhiều hoặc quấy khóc liên tục, bú, uống kém...).\n* Trẻ em có cân nặng dưới 2000 gram có những chống chỉ định khác.\n\n**Đối với trẻ trên 1 tuổi:**\n\n* Trẻ bị sốc hoặc có phản ứng nặng với lần tiêm chủng trước đó.\n* Có bệnh tiến triển cấp tính hoặc mãn tính.\n* Hiện đang hoặc đã điều trị liệu pháp corticosteroid/gamma globulin.\n* Trẻ sốt trên 37,5 độ C.\n* Thân nhiệt của trẻ thấp hơn hoặc bằng 35,5 độ C.\n* Nhịp tim bất thường.\n* Nhịp thở nhanh.\n* Ý thức bất thường và các chống chỉ định khác.\n\n![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_3_4723e58c90.jpg)\n\n*Không nên tiêm khi trẻ đang biểu hiện của sốt* \n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào cung cấp các loại vaccine thế hệ mới nhất của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Tiêm chủng Long Châu cung cấp một số dịch vụ tiêm chủng linh hoạt tùy theo nhu cầu của Quý Khách. Để tiết kiệm thời gian tại điểm làm thủ tục và tận dụng nhiều ưu đãi khác, bạn vui lòng tham khảo giá hoặc đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-bao-gom-nhung-mui-nao.html). Chương trình tiêm chủng mở rộng rất cần thiết ở trẻ để bảo vệ sức khỏe về sau. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời cho trẻ. \n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng", "abstract": "Vắc xin Imojev (Thái Lan) là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới. Vắc xin Imojev dành cho những đối tượng nào? Đăng ký tiêm chủng ở đâu uy tín?", "md_content": "Vắc xin Imojev (Thái Lan) là loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, dành cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Đây là loại vắc xin thế hệ mới được sản xuất tại Thái Lan bởi Sanofi Pasteur. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thông tin vắc xin ở bài viết dưới nhé.\n\nThông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan)\n--------------------------------------\n\nImojev là vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp và được nuôi cấy trên tế bào Vero để tạo miễn dịch chủ động với bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). Vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur (Pháp). Tác dụng chủ yếu của loại vắc xin này chính là khắc chế, phòng chống virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nSở dĩ có cái tên Imojev (Thái Lan) là do vắc xin này được sản xuất tại nhà máy Sanofi Pasteur tại Thái Lan. Vắc xin được đặt tên theo nước sản xuất là Thái Lan để phân biệt với vắc xin Imojev (Pháp) trước đó.\n\nImojev (Thái Lan) được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019 và trở thành một trong những lựa chọn khi tiêm chủng cùng với Jevax, Jeev… Vắc xin Imojev được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên với liều lượng 0.5ml/liều.\n\n![Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_1_a41bc2a4c4.jpg)\n\n*Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản*\n\nLịch tiêm, liều lượng sử dụng và chống chỉ định\n-----------------------------------------------\n\nVắc xin Imojev (Thái Lan) mang nhiều ưu điểm vượt trội và được sử dụng rất phổ biến trong tiêm chủng. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm và hiệu quả nhờ khả năng tạo hệ miễn dịch nhanh, lâu dài. Vì vậy, hãy chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để phòng bệnh tốt nhất.\n\nVắc xin Imojev được tiêm với liều lượng 0.5ml/liều với 2 mũi cơ bản.\n\n* Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm, dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.\n* Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi 1 đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi. Riêng trẻ từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nLưu ý: Trường hợp đã tiêm 1 mũi Jevax trước đó thì cần trao đổi với bác sĩ để có phác đồ tiêm phù hợp.\n\nVắc xin chống chỉ định với:\n\n* Người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với các thành phần có trong vắc xin.\n* Người bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch tế bào.\n* Người bị nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html) có triệu chứng.\n* Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.\n\nTiêm vắc xin Imojev có an toàn không?\n-------------------------------------\n\nQua các thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Imojev (Thái Lan) được nhiều chuyên gia đánh giá là an toàn và có hiệu quả phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt. Tuy nhiên, vắc xin Imojev cũng sẽ có những phản ứng phụ sau tiêm tương tự như các loại vắc xin khác.\n\nMột số biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin như: Đau nhức, mệt mỏi, khó chịu, sốt… Trường hợp bị dị ứng với thành phần thuốc, người bệnh sẽ có dấu hiệu [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Vì vậy, sau khi tiêm người bệnh sẽ được giữ lại theo dõi trong vòng 30 phút. Nếu sau khi về nhà mới có dấu hiệu sốc phản vệ thì cần đưa người bệnh đến phòng khám gần nhất để được theo dõi.\n\nLưu ý: Phải hoãn tiêm khi người bệnh có dấu hiệu bị bệnh cấp tính hoặc đang bị sốt.\n\n![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_2_95d374e7ab.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin Imojev có an toàn không?*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin Imojev\n------------------------------------\n\nKhi tiêm vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản, cả người bệnh và bác sĩ cần lưu ý một số vấn đề sau:\n\nĐối với bác sĩ:\n\n* Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu.\n* Đối với những người đang điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong hoặc trên 14 ngày. Sau khi ngưng điều trị cần chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi phục hồi chức năng miễn dịch mới có thể tiêm vắc xin Imojev.\n* Tiêm tại mặt trước và bên đùi hoặc vùng cơ Delta của cánh tay đối với trẻ từ 9 - 24 tháng tuổi.\n\nĐối với bệnh nhân (người nhà bệnh nhân):\n\nCần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người nhà cần theo dõi bệnh nhân trong thời gian đầu sau tiêm (khoảng trong 1 - 3 ngày đầu).\n\nTương tác thuốc:\n\n* Khi tiêm vắc xin Imojev cùng với các vắc xin khác phải tiêm ở các vị trí khác nhau.\n* Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin Imojev cùng lúc với vắc xin phòng sởi, quai bị và rubella.\n* Trường hợp với sống có nguy cơ mắc [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) cao thì có thể cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên tiêm cùng lúc vắc xin Imojev với vắc xin sởi.\n\n![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_3_cbe5024d6a.jpg)\n\n*Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu*\n\nTiêm vắc xin Imojev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n------------------------------------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu là đơn vị tiêm chủng vắc xin Imojev (Thái Lan) tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi là đơn vị cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới từ các hãng dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Imojev được nhập khẩu trực tiếp từ Sanofi Pasteur tại Thái Lan.\n\nKhi lựa chọn tiêm chủng tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi:\n\n* Có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp; có chuyên môn cao; giàu kinh nghiệm; thăm khám và tư vấn miễn phí.\n* Trẻ sẽ được tư vấn loại vắc xin phù hợp, bên cạnh đó là tư vấn phác đồ tiêm chủng chi tiết nhất.\n* Bệnh nhân được theo dõi trước, trong và sau khi tiêm vắc xin một cách chặt chẽ. Đảm bảo kịp thời xử trí các tình huống, sự cố y tế xảy ra khi tiêm chủng.\n* Hệ thống trung tâm tiêm chủng chất lượng cao, trang bị đầy đủ thiết bị y tế, cơ sở vật chất, mang lại sự hài lòng với khách hàng.\n\n![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_3_e63eb01a80.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại Quận 10, TP.HCM*\n\nBảng giá tiêm vắc xin Imojev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n---------------------------------------------------------------\n\nHiện nay, mức giá tiêm vắc xin Imojev thường dao động từ khoảng 700.000VNĐ trở lên. Tùy vào từng thời điểm mà mức giá của vắc xin sẽ có sự khác nhau. Để biết được mức giá chính xác theo từng gói tiêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928.\n\nQuy trình đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n---------------------------------------------------------------\n\nBạn đang quan tâm đến gói tiêm chủng vắc xin Imojev (Thái Lan) tại trung tâm tiêm chủng Long Châu? Hãy theo dõi quy trình đăng ký tiêm chủng vắc xin tại Long Châu dưới đây:\n\n* Đăng ký trực tiếp tại các trung tâm tiêm chủng của Long Châu hoặc đăng ký online.\n* Trước khi tiêm: Khám sàng lọc, thông báo và giải đáp thắc mắc về vắc xin Imojev.\n* Trong quá trình tiêm: Nhân viên y tế kiểm tra vắc xin, bơm tiêm, dung môi và dụng cụ trước khi sử dụng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm vắc xin theo đúng liều lượng, đúng chỉ định và đúng đường tiêm.\n* Sau khi tiêm: Theo dõi người bệnh trong vòng 30 phút đầu tiên, xử lý các chất thải y tế sau khi tiêm chủng theo đúng quy định.\n\nBài viết trên là những thông tin cần thiết về [vắc xin Imojev (Thái Lan)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-imojev-thai-lan-thong-tin-dia-diem-dang-ky-tiem-chung.html) mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì?", "abstract": "Vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mà phế cầu có thể gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai, nhiễm trùng huyết,... Đây là biện pháp giúp bảo vệ hệ hô hấp và phổi cho cả trẻ em và người lớn sau khi tiêm chủng.", "md_content": "Phế cầu (Streptococcus Pneumoniae) là vi khuẩn thường cư trú tại vùng tị hầu, gây bệnh khi đường hô hấp bị tổn thương, đặc biệt đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu, dễ phát triển các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên tiêm vắc xin phế cầu là phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về loại vắc xin này.\n\nThông tin về vắc xin phế cầu\n----------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh do phế cầu kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm, mắc bệnh của [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Vắc xin phế cầu là giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất trong việc nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe một cách đặc hiệu khỏi các bệnh lý, cũng như biến chứng do phế cầu khuẩn gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và người có bệnh lý nền.\n\nHiện nay, tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng bệnh phế cầu phổ biến:\n\n* Vắc xin Synflorix (Hay còn gọi là Phế cầu 10 - PCV 10): Được sản xuất bởi công ty Glaxosmithkline (GSK) tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 10 tuýp huyết thanh do phế cầu khuẩn gây các bệnh nguy hiểm như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,...\n* Vắc xin Prevenar 13 (Phế cầu 13 - PCV 13): Được phát triển bởi công ty Pfizer tại Mỹ và sản xuất tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 13 tuýp huyết thanh của phế cầu khuẩn ngăn ngừa gây bệnh [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính và nguy hiểm khác.\n\nTrẻ em từ 2 tháng tuổi (có thể tiêm từ 6 tuần tuổi) trở lên đến dưới 6 tuổi (Với vắc xin Syflorix) hoặc cả trẻ em độ tuổi trên và người lớn (Vắc xin Prevenar 13) đều được tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. Mũi vắc xin này thường được tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước - bên đùi của trẻ.\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_1_142ff24b9f.jpg)\n\n*Vắc xin phòng phế cầu chống lại sự lây nhiễm của phế cầu khuẩn*\n\nVi khuẩn phế cầu có thể cư trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hệ hô hấp bị tổn thương, hoặc khả năng miễn dịch suy giảm, vi khuẩn này có thể tấn công gây ra nhiều bệnh lý. Tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu là một phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm:\n\n* Viêm phổi; viêm Phế quản, viêm màng phổi có mủ.\n* [Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html);\n* Viêm xoang;\n* Viêm màng não mủ;\n* [Bệnh nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html).\n* Viêm màng ngoài tim;\n* Viêm khớp...\n\nAi nên tiêm vắc xin phế cầu?\n----------------------------\n\nNhững người cần được khuyến nghị tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn:\n\n* Trẻ dưới 5 tuổi: Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh do phế cầu gây ra. Với những em bé mới chào đời, hệ miễn dịch non trẻ và chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh, do đó nếu không được chủng ngừa, nguy cơ rất cao nhiễm và mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh do phế cầu. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh với hệ thống miễn dịch yếu, giúp họ phòng tránh nhiễm vi khuẩn phế cầu một cách hiệu quả.\n* Người trên 65 tuổi: Hệ thống miễn dịch thường suy giảm khi lớn tuổi, dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm và mắc bệnh do phế cầu khuẩn, khả năng chống lại nhiễm trùng viêm phổi kém hiệu quả. Vì vậy, tất cả người lớn trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu.\n* Người có suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh: Trên nền hệ thống miễn dịch suy giảm, làm giảm khả năng chống lại các bệnh [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) như viêm phổi.\n* Những người mắc các bệnh lý nền về tim mạch, tiểu đường, COPD, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html) hoặc khí phế thũng: Các bệnh lý nền trên góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi.\n* Người phải trải qua hóa trị liệu, cấy ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS: Hệ thống miễn dịch của những người bị suy giảm, bởi vậy nguy cơ viêm phổi tăng cao.\n* Người hút thuốc lá: Hút thuốc có thể gây tổn thương cho hệ thống lông mao phổi, làm giảm khả năng lọc vi trùng và bụi bẩn.\n* Người nghiện rượu nặng: Việc uống rượu quá mức có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.\n* Người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị bệnh nghiêm trọng: Trạng thái này có thể làm yếu đi hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.\n* Những người có bệnh lý về huyết học như hồng cầu hình liềm, bệnh máu ác tính, ghép tủy...\n* Phẫu thuật cấy ghép ốc tai, cắt lách...\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_2_ca455f2183.jpg)\n\n*Trẻ em 2 tháng tuổi trở lên và người lớn đều được vắc xin phế cầu*\n\nKhông phải tất cả ai cũng đều phù hợp để tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đặc biệt những người thuộc diện dưới đây không nên tiêm vắc xin phòng phế cầu bao gồm:\n\n* Người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html): Nếu xuất hiện các dấu hiệu như dị ứng, ngứa, nổi mày đay, phát ban, khó thở, co giật, tím tái... sau khi tiêm vắc xin phế cầu cần chia sẻ, thông báo với bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.\n* Người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh nặng: Trong trường hợp sốt cao, viêm đường hô hấp hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cần hoãn đến khi khỏi hoàn toàn, tuân theo chỉ định của bác sĩ.\n* Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Hiện chưa có đủ dữ liệu để đánh giá tác động của vắc xin phòng phế cầu đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh đang bú do đó sẽ không chỉ định cho những người thuộc diện này, tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy vắc xin ngừa bệnh Phế cầu không thấy tác dụng có hại trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản.\n\nLịch tiêm phế cầu\n-----------------\n\nTuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ được điều chỉnh để phù hợp.\n\n### Vắc xin Phế cầu 10-Synflorix\n\nĐối với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Mũi 1: Tiêm từ sớm nhất ở 6 tuần tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 4: Cách mũi 3 ít nhất 6 tháng.\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_4_43880d14a7.jpg)\n\n*Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ khác nhau*\n\nĐối với trẻ từ 7 tháng đến dưới 12 tháng, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Từ 7 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng.\n\nĐối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. \n\n### Phế cầu 13 - Prevenar 13\n\nTrẻ từ 6 tuần tuổi - 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Mũi 1: Từ 6 tuần tới 6 tháng.\n* Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 4: Sau mũi 3 ít nhất 8 tháng.\n\nTrẻ từ 7 đến 11 tháng: Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Từ 7 đến 11 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tháng.\n\nTrẻ từ 12 đến 23 tháng: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\nTrẻ từ 24 tháng trở lên và người lớn: Lịch tiêm chỉ gồm 1 mũi duy nhất.\n\nTác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu\n-----------------------------------\n\nMặc dù vắc xin phòng phế cầu có khả năng ngăn chặn nhiều căn bệnh do phế cầu cho cả trẻ em lẫn người lớn, việc tiêm vắc xin này vẫn có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm. Theo quy định của Bộ Y Tế, chúng ta cần ở lại để theo dõi ít nhất 30 phút, nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm không mong muốn xảy ra. các Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cần theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau khi tiêm. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin bao gồm:\n\nThường gặp: Tỷ lệ trên 1/100 liều.\n\n* Tại vị trí tiêm: Sưng, nóng, đỏ, đau;\n* Chóng mặt, bứt rứt, quấy khóc;\n* Sốt trên 38 độ C (thân nhiệt tăng trên 37,5 độ C). Để kiểm tra chính xác nhiệt độ của trẻ dưới 2 tuổi, nên đo ở vùng hậu môn;\n* Chán ăn hoặc không thèm ăn, chiếm khoảng 10%;\n* Nôn, tiêu chảy;\n* Chai cứng tại chỗ tiêm;\n* Giảm vận động do đau, sưng nề vùng tiêm;\n* Nổi hạch tại vùng tiêm.\n\nÍt hoặc hiếm gặp: Tỷ lệ dưới 1/100 liều.\n\n* Sốt trên 39 độ C;\n* Quấy khóc, ngừng thở trên trẻ sinh rất non;\n* Cơn giảm trương lực, đáp ứng HHE (Hypotonic Hyporesponsive Episodes);\n* Sưng lan tỏa chi tới các khớp lân cận;\n* Tụ máu tại chỗ tiêm;\n* Chai cứng có đường kính trên 7 cm;\n* Nổi hạch tại vùng tiêm;\n* Các phản ứng dị ứng nặng: Mày đay nhanh, diện rộng, tím tái, khó thở, co giật, phù mạch...\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_3_fc8daf66d4.jpg)\n\n*Sốt là một trong những tác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu*\n\nMặc dù các vắc xin nói chung, và vắc xin ngừa bệnh Phế cầu nói riêng đều đạt các tiêu chí An toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh, tuy nhiên chúng ta sau khi tiêm ngoài việc theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút, nên tiếp tục được theo dõi trong 24 giờ nhằm phát hiện sớm để được xử trí kịp thời những bất thường sau tiêm chủng.\n\nGiá tiêm vắc xin phế cầu\n------------------------\n\nNhiều cha mẹ không chỉ quan tâm đến lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu mà còn lo ngại về chi phí tiêm chủng. Thực tế cho thấy, không có một mức giá cố định cho việc tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu do nó thay đổi tùy thuộc vào khu vực, thời điểm... và còn phụ thuộc vào loại vắc xin được sử dụng và số lượng mũi tiêm cần thiết. Hiện tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phế cầu Synflorix và Prevernar 13 với giá cả hợp lý tùy theo thời điểm trong khoảng trên 1.000.000đ 1 mũi.\n\nDưới đây là những thông tin cơ bản về vắc xin phế cầu và những điều cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin, quý phụ huynh có thể liên hệ với Long Châu để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.\n\nXem thêm:\n\n[Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)\n\n[Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html)\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ: Ưu điểm, công dụng và tác dụng phụ", "abstract": "Vacxin Infanrix Hexa – một loại vacxin 6 trong 1 của Bỉ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ưu điểm nổi trội của vacxin này là giúp giảm số lần tiêm cho trẻ nhỏ, giảm bớt sự đau đớn, tiết kiệm thời gian và đồng thời cung cấp một mức bảo vệ tốt hơn cho trẻ so với việc tiêm từng loại vacxin riêng lẻ.", "md_content": "Bài viết này sẽ giới thiệu về vacxin Infanrix Hexa, một loại vacxin 6 trong 1 đang được sử dụng rộng rãi để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu điểm, số mũi tiêm, công dụng và tác dụng phụ có thể gặp phải mà các bậc phụ huynh cần biết.\n\nƯu điểm của vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ\n-------------------------------------------------\n\nInfanrix Hexa là một loại [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) tiên tiến, được thiết kế với những ưu điểm vượt trội trong việc phòng ngừa đồng thời 6 loại bệnh nguy hiểm chỉ bằng một mũi tiêm. Các bệnh mà vacxin này bảo vệ bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại viêm màng não mủ, cùng viêm phổi do H.Influenzae týp B (Hib). Bằng cách tích hợp tất cả những thành phần này vào một vacxin duy nhất, nó giúp giảm số lượng mũi tiêm cần thiết, từ đó giảm thiểu cảm giác đau đớn cho bé khi phải tiêm quá nhiều lần.\n\n![Ưu điểm của Infanrix Hexa là có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm chỉ trong một mũi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_1_ec196a307e.jpg)\n\n*Ưu điểm của Infanrix Hexa là có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm*\n\nCác bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm thường gặp có thể là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, ở Việt Nam, trẻ em dưới 1 tuổi được xem là nhóm dễ mắc các bệnh truyền nhiễm này.\n\nVacxin 6 trong 1 có nhiều ưu điểm quan trọng:\n\n* Thứ nhất, nó giảm số lần tiêm chủng cho trẻ, tiết kiệm thời gian và chi phí.\n* Thứ hai, thành phần của vacxin bao gồm ho gà vô bào giúp giảm tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng.\n\nVacxin 6 trong 1 của Bỉ tiêm mấy mũi?\n-------------------------------------\n\nVacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi còn phụ thuộc vào phác đồ tiêm mà bạn lựa chọn. Có thể thực hiện một trong các phác đồ tiêm sau đây:\n\n* **Lịch tiêm chủng cơ bản:** Gồm 3 mũi 0,5ml tiêm vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Thời gian ít nhất giữa mỗi mũi là 1 tháng.\n* **Lịch tiêm chủng cơ bản (đối với trẻ đã được tiêm viêm gan B sơ sinh):** Gồm 3 mũi 0,5 ml tiêm vào đúng thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi.\n* **Lịch tiêm chủng cơ bản 2 mũi:** Tiêm đúng vào thời điểm bé 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi (theo lịch 3 và 5 tháng tuổi).\n* **Tiêm nhắc lại:** Nếu lựa chọn phác đồ 2 mũi (3, 5 tháng tuổi), thì mũi nhắc lại (mũi 3) cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng, tốt nhất vào thời điểm từ 11 - 13 tháng tuổi. Nếu lựa chọn phác đồ 3 mũi, thì mũi nhắc lại (mũi 4) được tiêm cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng tuổi, tốt nhất là hoàn thiện tiêm mũi thứ 4 trước khi trẻ đạt 18 tháng tuổi.\n\nHiện tại, ở [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), giá của một mũi tiêm Infanrix Hexa là 1.020.000 VND, tuy nhiên giá có thể dao động tùy thời điểm.\n\nCông dụng chính của vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa\n--------------------------------------------------\n\nVacxin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, khuyến nghị sản xuất và tạo ra [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) chống lại sáu loại bệnh đang được bảo vệ. Khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, độc tố hoặc virus gây bệnh này tự nhiên, các kháng thể đã được tạo ra thông qua việc tiêm vacxin cho phép hệ thống miễn dịch nhanh chóng nhận diện, tấn công và ngăn chúng gây bệnh. Vì vậy, việc tiêm vacxin là một biện pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi họ tiếp xúc với nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm.\n\nVacxin 6 trong 1 của Bỉ đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm, mà nếu mắc phải có thể dẫn đến tử vong. Các bệnh này bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B gây viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html).\n\n![Viêm màng não là một trong những bệnh nguy hiểm mà vacxin 6 trong 1 của Bỉ có thể phòng ngừa được](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_2_f8e3545d69.jpg)\n\n*Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm mà vacxin 6 trong 1 của Bỉ có thể phòng ngừa được*\n\nTác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 của Bỉ\n------------------------------------------------------------\n\nVới những lợi ích phòng bệnh mà vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ mang lại, đây là một trong những loại vacxin thường được khuyến cáo tiêm phòng. Tuy nhiên, sau khi tiêm vacxin này, trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:\n\n* Mệt mỏi;\n* Sốt ≥ 38 độ C;\n* [Nôn mửa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html);\n* Tiêu chảy;\n* Viêm da;\n* Ngủ không yên;\n* Co thắt phế quản;\n* Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;\n* Quấy khóc không bình thường;\n* Co giật (có hoặc không có sốt);\n* Đau và sưng đỏ tại nơi tiêm;\n* Sưng lan tỏa tại vùng cánh tay tiêm vacxin và đôi khi lan đến các khớp gần kề;\n* Mày đay (nhìn thấy ở các loại vacxin khác của GSK có chứa thành phần ho gà-DTPa).\n\nCác tác dụng phụ kể trên dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàng của của vacxin 6 trong 1 của Bỉ, không phải trẻ nào sau khi tiêm cũng gặp phải những tác dụng phụ này.\n\n![Sốt và mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_3_02f630165d.jpg)\n\n*Sốt và mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm* Infanrix Hexa\n\nTính an toàn của vacxin Infanrix Hexa được thể hiện dựa trên thông tin từ hơn 16.000 trẻ. Như đã quan sát từ vacxin DTPa và vacxin kết hợp chứa DTPa, đã được báo cáo về sự gia tăng phản ứng tại nơi tiêm và sốt sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 của Bỉ so với tiêm chủng cơ bản. Các tác dụng phụ bao gồm:\n\n* [Sưng hạch bạch huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sung-hach-bach-huyet-909.html);\n* Giảm tiểu cầu;\n* Phản ứng dị ứng;\n* Suy sụp hoặc trạng thái giống sốc;\n* Phản ứng sưng lan rộng;\n* Sưng tại vùng cánh tay tiêm vacxin;\n* Xuất hiện mụn nước tại nơi tiêm.\n\nPhản ứng sưng sau mũi sau tiêm nhắc lại thường thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ tiêm chủng cơ bản bằng vacxin ho gà không tế bào so với trẻ tiêm chủng cơ bản bằng vacxin ho gà toàn tế bào. Thường thì phản ứng sưng có thể giảm tự nhiên sau khoảng 4 ngày.\n\nLưu ý quan trọng trước khi tiêm Infanrix Hexa cho trẻ\n-----------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho các bậc phụ huynh trước khi cho trẻ đi tiêm chủng:\n\n* Khi trẻ bị sốt cao kéo dài, việc tiêm vacxin 6 trong 1 nên được hoãn lại. Nếu trẻ thể hiện cùng lúc các triệu chứng liên quan đến vacxin chứa thành phần ho gà, việc sử dụng vacxin này cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định tiêm.\n* Infanrix Hexa chứa ít neomycin và polymyxin, vì vậy, đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp đã biết mình dị ứng với hai loại kháng sinh này.\n* Mặc dù không có chống chỉ định về việc sử dụng vacxin này cho trẻ có tiền sử [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) do sốt, tiền sử gia đình có tình trạng co giật hoặc về hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhưng trẻ có tiền sử co giật do sốt cần được theo dõi cẩn thận sau khi tiêm vacxin, bởi có thể xảy ra tác dụng phụ trong 2 đến 3 ngày sau tiêm.\n* Suy giảm miễn dịch do virus HIV không được cho là chống chỉ định. Tuy nhiên, bệnh nhân có miễn dịch suy giảm có thể không đạt được đáp ứng miễn dịch như mong đợi sau khi tiêm chủng.\n* Cần lưu ý rằng không phải tất cả các trẻ sau khi tiêm vacxin đều đạt được đáp ứng miễn dịch bảo vệ. vacxin 6 trong 1 cũng có thể tiêm cho trẻ đẻ non, tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch thường yếu hơn và hiệu quả bảo vệ chưa được xác định rõ qua nghiên cứu lâm sàng.\n\n![Trẻ có tiền sử co giật cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và phải theo dõi cẩn thận sau khi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_4_df2231a929.jpg)\n\n*Trẻ có tiền sử co giật cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phải theo dõi cẩn thận sau khi tiêm*\n\nHiện nay Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều loại vacxin, bao gồm vacxin 6 trong 1 và nhiều vacxin khác nhằm tăng cường hệ miễn dịch trẻ em. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin cung cấp ở đây đã giúp quý vị hiểu rõ về vacxin [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) và các lưu ý quan trọng trước khi cho trẻ tiêm loại vacxin này. \n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B ", "abstract": "Viêm gan A và B là 2 căn bệnh ở gan có nguy cơ lây nhiễm cao và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dù vậy, 2 bệnh lý này toàn hoàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin Twinrix.", "md_content": "Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người bị [viêm gan do virus](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-virus-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) cao nhất thế giới với khoảng 10 - 15% dân số. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan, căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 và là một trong những gánh nặng bệnh tật rất lớn hiện nay.\n\nTrong đó, phổ biến nhất là viêm gan A và viêm gan B. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như suy giảm chức năng gan, xơ gan, [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Bên cạnh đó, virus viêm gan rất dễ lây lan nếu không có biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B cho người lớn và trẻ em càng sớm càng tốt chính là giải pháp tốt nhất bảo vệ cơ thể tránh xa 2 căn bệnh này.\n\nVắc xin Twinrix có gì đặc biệt?\n-------------------------------\n\nHiện nay đang lưu hành rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B với nguồn gốc, phác đồ và hiệu quả bảo vệ khác nhau như Engerix B, Euvax B, Twinrix, [Avaxim 80U](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-avaxim-phong-ngua-benh-viem-gan-a-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html). Trong đó, chỉ có duy nhất vắc xin Twinrix là vắc xin phối hợp có khả năng phòng được cả 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B cùng lúc chỉ với 1 mũi tiêm. Bạn có thể lựa chọn tiêm vắc xin riêng biệt hoặc tiêm vắc xin phối hợp tùy nhu cầu và điều kiện sức khỏe.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_88f4ed3ce2.jpg)\n\n*Vắc xin kết hợp Twinrix giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với tiêm lẻ*\n\nVắc xin Twinrix được nghiên cứu và sản xuất bởi Glaxosmithkline (GSK), tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu đến từ Bỉ. Đây cũng là đơn vị sản xuất các loại vắc xin khác như vắc xin Rota, [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), vắc xin hạch hầu - ho gà - uốn ván,...\n\nVắc xin Twinrix được tạo thành từ kháng nguyên tinh khiết bất hoạt của virus viêm gan A, B. Sau khi [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa kháng nguyên bất hoạt của virus được tiêm vào, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tạo ra đồng thời 2 loại kháng thể chống lại những virus này. Do đó, những người đã tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng do bệnh gây ra.\n\nĐối tượng và lịch tiêm vắc xin Twinrix\n--------------------------------------\n\nVắc xin Twinrix phòng bệnh [viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html), B được chỉ định cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tiêm càng sớm càng tốt bao gồm:\n\n* Nhân viên làm trong ngành y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, mẫu máu hay bệnh phẩm;\n* Công an, lính cứu hỏa;\n* Người bị bệnh máu khó đông;\n* Người đang chạy thận;\n* Người sống chung hoặc thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với người bị viêm gan A, B;\n* Người thường xuyên dùng chất kích thích.\n\nTuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định với vắc xin này như người nhạy cảm với một trong những thành phần của vắc xin. Ngoài ra, người đang bị sốt cao, phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên cân nhắc trước khi tiêm.\n\nVắc xin phòng viêm gan A, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) thường tiêm bắp với liều 1ml. Dưới đây là phác đồ và lịch tiêm cụ thể cho từng đối tượng.\n\n### Lịch tiêm vắc xin Twinrix cho trẻ từ 1 tuổi\n\nTrẻ từ 1 tuổi đến dưới 16 tuổi cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên có thể tiêm ngay khi trẻ 1 tuổi hoặc bất cứ lúc nào tùy ý. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tiêm sớm nhất có thể. Mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_1_803274eb29.jpeg)\n\n*Trẻ em có thể được bảo vệ sớm khỏi viêm gan A, B bằng vắc xin từ khi 1 tuổi*\n\nLưu ý, với những trẻ đang [tiêm vắc xin 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) hoặc 5in1 thì lịch tiêm Twinrix cần giữ khoảng cách tối thiểu 1 tháng.\n\n### Lịch tiêm vắc xin Twinrix cho người lớn từ 16 tuổi trở lên\n\nĐể đạt hiệu quả bảo vệ tối đa, người từ 16 tuổi trở lên cần tiêm 3 mũi vắc xin Twinrix, cụ thể:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên;\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng;\n* Mũi 3: Cách mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng.\n\n![tim-hieu-ve-vac-xin-tTìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 3winrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_2_10fd7b72b9.jpg)\n\n*Người lớn cần tiêm theo phác đồ 3 mũi*\n\nTác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin Twinrix\n------------------------------------------------\n\nCũng như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm Twinrix người tiêm có thể gặp những phản ứng cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch với vắc xin như:\n\n* Phản ứng tại chỗ tiêm gồm đau, sưng, ửng đỏ;\n* Phản ứng toàn thân như sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…;\n* Phản ứng hiếm gặp khác gồm chán ăn, hạ huyết áp, [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-co-bap-1352.html), [đau khớp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-khop-phan-ung-co-the-sau-khi-tiem-vac-xin-co-dang-lo-51180.html)…\n\nHầu hết các phản ứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Trường hợp các phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc tới các cơ sở y tế gần nhất được thăm khám kịp thời.\n\nChi phí tiêm vắc xin Twinrix\n----------------------------\n\nTiêm vắc xin Twinrix 1ml là cách tối ưu nhất hiện nay để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm virus viêm gan A, B. Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin Twinrix (Bỉ) cho người lớn và trẻ em với giá khoảng 635.000 đồng, giá này có thể thay đổi tùy vào thời điểm bạn đăng ký tiêm chủng. Lựa chọn tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin bởi toàn bộ vắc xin sử dụng tại đây đều được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin hàng đầu trên thế giới.\n\nTrên đây là những thông tin chi tiết về phác đồ, lịch tiêm, tác dụng phụ không mong muốn và chi phí tham khảo của [vắc xin Twinrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-twinrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b.html). Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của tiêm chủng vắc xin, đồng thời lựa chọn được cơ sở tiêm chủng uy tín, chất lượng cho bản thân và gia đình.\n\nXem thêm:\n\n[Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)\n\n[Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-nen-tiem-vac-xin-phong-benh-viem-gan-a-khi-nao-nen-tiem.html)\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn? Lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé", "abstract": "Hiện tại ở Việt Nam, có hai loại vacxin 6 trong 1 cho trẻ, đó là vacxin Infanrix Hexa của Bỉ và Hexaxim của Pháp, cả hai đều đảm bảo an toàn, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và tránh việc phải tiêm nhiều lần cho trẻ. Vậy vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn?\n", "md_content": "Vacxin 6 trong 1 là một loại vacxin kết hợp thế hệ mới, hiện đang phổ biến trên toàn cầu và tại Việt Nam. Sự kết hợp này giúp trẻ có chỉ cần tiêm một mũi nhưng có sức đề kháng với 6 bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có thắc mắc về việc chọn loại vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn và liệu có nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm không?\n\nVacxin 6 trong 1 phòng những bệnh gì?\n-------------------------------------\n\nTrẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ dàng mắc bệnh và sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhờ sự phát triển của y học, nhiều loại vacxin đã được phát triển để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, các phụ huynh thường quan tâm và đưa con em đi tiêm các loại vacxin 6 trong 1 để đảm bảo sức khỏe của trẻ.\n\nHiện tại, ở Việt Nam, có hai loại [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) đang được phân phối, đó là vacxin Hexaxim của Pháp và vacxin Infanrix Hexa của Bỉ. Các loại vacxin kết hợp này có khả năng đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 6 căn bệnh nguy hiểm như: Viêm gan và viêm não mủ do Hib gây ra, ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B.\n\n![Bại liệt là một trong những bệnh mà vacxin 6 trong 1 có thể phòng ngừa](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vacxin_6_trong_1_cua_Bi_hay_Phap_tot_hon_1_78ccdb134a.jpg)\n\n*Bại liệt là một trong những bệnh mà vacxin 6 trong 1 có thể phòng ngừa*\n\nNhững căn bệnh này đều là những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong và tác động xấu đối với sức khỏe trẻ em nếu không được tiêm phòng. Khi tiêm vacxin, cơ thể sẽ phát triển kháng thể miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tốt hơn.\n\nVacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn?\n-----------------------------------------\n\nHiện nay, các cơ sở tiêm chủng đang tư vấn vacxin 6 trong 1, bao gồm hai loại:\n\n* Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK) tại Bỉ.\n* Vacxin 6 trong 1 Hexaxim được sản xuất bởi Sanofi Pasteur tại Pháp.\n\nCả hai loại vacxin này đều có khả năng phòng tránh 6 loại bệnh truyền nhiễm. Nếu một loại vacxin bị thiếu hụt, có thể sử dụng loại khác thay thế, hoặc thay thế cả vacxin 5 trong 1 trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html). Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về quốc gia sản xuất, thành phần kháng nguyên ho gà và dạng bào chế.\n\n* **Vacxin Infanrix Hexa 6 trong 1 của Bỉ:** Được sản xuất dưới dạng bột khô HiB và huyền dịch, bao gồm thành phần kháng nguyên như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B. Trước khi tiêm, cần phải kết hợp bột khô HiB với huyền dịch để tạo thành vacxin đã pha, được gọi là pha hoàn nguyên vacxin. Vacxin Infanrix Hexa chứa kháng nguyên ho gà không nằm trong tế bào, bao gồm 3 thành phần kháng nguyên: Độc tố ho gà PT, ngưng kết tố hồng cầu dạng sợi là FHA và PRN.\n* **Vacxin Hexaxim 6 trong 1 của Pháp:** Được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm sẵn sàng, đã được nạp sẵn vào ống tiêm, sẵn sàng để sử dụng, nhằm giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng cho trẻ, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm, và đảm bảo sự chính xác về liều lượng trong mỗi mũi tiêm. Bổ sung, vacxin này chứa hai thành phần kháng nguyên quan trọng, đó là PT và FHA, liên quan đến viêm phế quản và [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html).\n\n![vacxin 6 trong 1 của bỉ hay pháp tốt hơn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_cua_bi_hay_phap_tot_hon_lich_tiem_vacxin_6_trong_1_cho_be_1_3ef98957c7.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nTại thời điểm viết bài, giá của vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đều có giá 1.020.000 VND, tuy nhiên giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nCả hai đều rất thuận tiện, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn cho bé và tránh phải đưa bé đi tiêm từng mũi cho từng bệnh riêng lẻ. Tuy nhiên, vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn không quá quan trọng, quan trọng hơn là tuân theo lịch tiêm, đảm bảo đủ liều tiêm theo hướng dẫn, chọn nơi tiêm có uy tín để đảm bảo chất lượng vacxin, thực hiện kiểm tra sàng lọc cho trẻ và tư vấn đầy đủ cho gia đình trước khi tiêm. Đồng thời, lựa chọn một cơ sở tiêm chủng có khả năng cấp cứu nếu có phản ứng phụ sau tiêm.\n\nLịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé\n---------------------------------\n\nDù là vacxin của Bỉ hay Pháp thì lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé đều theo quy định như sau:\n\n* **Mũi 1:** Tiêm khi trẻ đạt 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng.\n* **Mũi 3:** Cách mũi tiêm thứ hai 1 tháng.\n* **Mũi nhắc lại:** Cách mũi tiêm thứ ba 1 năm.\n\nMặc dù có khả năng thay thế hai loại vacxin này cho nhau nhưng nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng chỉ một loại vacxin trong một liệu trình tiêm. Đặc biệt cần tuân thủ chính xác lịch tiêm và số lượng mũi tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc tạo miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Không nên tiêm quá sớm khi trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi hoặc trước lịch hẹn với bác sĩ, để đảm bảo hiệu quả của vacxin. Toàn bộ liệu trình tiêm vacxin 6 trong 1 phải hoàn thành trước khi trẻ đạt 24 tháng tuổi.\n\n![Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh nhưng song song đó, phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm cho trẻ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vacxin_6_trong_1_cua_Bi_hay_Phap_tot_hon_4_3ae84dcfb1.jpg)\n\n*Cần tuân thủ chính xác lịch tiêm và số lượng mũi tiêm cho trẻ*\n\nTrẻ không nên được tiêm vacxin 6 trong 1 trong những trường hợp sau:\n\n* Trẻ có sự suy giảm miễn dịch.\n* Trẻ đang mắc bệnh cảm cúm, sốt cao hoặc các bệnh cấp tính khác.\n* Trẻ đã có sốt hoặc cơn co giật trong vòng 3 ngày trước ngày tiêm.\n* Trẻ đã từng phản ứng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi tiêm các loại vacxin khác như bại liệt, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bạch hầu, viêm màng não do Hib.\n* Trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vacxin.\n* Trước khi tiêm vacxin 6 trong 1, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe tại cơ sở tiêm chủng. Phụ huynh nên đem theo sổ khám bệnh, sổ tiêm chủng và tiền sử bệnh lý, thuốc điều trị để bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm. Điều này giúp ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm vacxin 6 trong 1.\n\nChăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 6 trong 1\n------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin 6 trong 1, việc chăm sóc trẻ là quan trọng để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho bé. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 6 trong 1:\n\n* **Giữ trẻ ở lại tại nơi tiêm chủng:** Hãy cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Các y tá hoặc bác sĩ sẽ theo dõi để kiểm tra xem có phản ứng phụ nào xuất hiện hay không. Đây là thời gian quan trọng để phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề có thể xảy ra.\n* **Theo dõi triệu chứng:** Sau khi trẻ về nhà, bạn nên theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm. Quan sát xem có xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), da tím tái, từ chối ăn hoặc bú, quấy khóc mạnh mẽ và liên tục.\n* **Nhiệt độ cơ thể:** Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ nếu cần thiết. Nếu trẻ có sốt, hãy sử dụng các biện pháp để hạ sốt được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà sản xuất vacxin.\n* **Ấm áp và thoải mái:** Đảm bảo trẻ được giữ ấm, thoải mái và có đủ giấc ngủ. Cung cấp nước uống hoặc sữa cho trẻ nếu cần.\n* **Không chạm vào chỗ tiêm:** Tránh chạm vào hoặc xoa bóp khu vực tiêm của trẻ. Không đắp thuốc hoặc sử dụng các biện pháp điều trị khác vào chỗ tiêm, tránh làm tổn thương da.\n\n![vacxin 6 trong 1 của bỉ hay pháp tốt hơn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_cua_bi_hay_phap_tot_hon_lich_tiem_vacxin_6_trong_1_cho_be_4_d9ec45361d.jpg)\n\n*Cần theo dõi nhiệt độ cho trẻ sau khi tiêm vacxin*\n\nTrên đây là một số thông tin về [vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-hay-phap-tot-hon-lich-tiem-vacxin-6-trong-1-cho-be.html). Vacxin 6 trong 1 dù là của Bỉ hay Pháp thì đều là một trong những loại vacxin quan trọng nhất giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm cùng lúc. Vì vậy, cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm vacxin cho bé một cách tuyệt đối, không được bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới", "abstract": "Imojev là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới dành cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi. Với ưu điểm vượt trội so với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ cũ, Imojev đã được lưu hành và tiêm chủng rộng rãi trên cả nước từ năm 2019.", "md_content": "[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều di chứng cho người bệnh. Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh vào thời điểm mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Viêm não Nhật Bản lây từ người sang người qua trung gian muỗi Culex. Đặc điểm lâm sàng của viêm não Nhật Bản là hội chứng nhiễm độc, nhiễm trùng toàn thân nặng cùng sự phát triển của viêm não tủy nặng.\n\nBệnh viêm não đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể gây nên những tổn thương nặng nề ở hệ thần kinh trung ương. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. Trường hợp may mắn sống sót, tỷ lệ gặp di chứng lên tới 50%. Người bệnh có thể bị thần kinh, liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ, mất ngôn ngữ, bại não… những di chứng này sẽ theo họ suốt cả cuộc đời. Sự ra đời của các loại [vaccine viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-khi-tiem-can-luu-y-nhung-gi.html) như Jevax, Imojev không chỉ giảm nguy cơ nhiễm bệnh, vắc xin còn giúp giảm tỷ lệ di chứng tối ưu và đặc hiệu nhất.\n\nVì sao người lớn và trẻ em cần được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?\n-------------------------------------------------------------------\n\nAi cũng có thể là “nạn nhân” của muỗi Culex gây viêm não Nhật Bản, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Trong đó, độ tuổi có nguy cơ cao nhất trong khoảng từ 2 đến tuổi do miễn dịch còn non yếu. Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện từ sớm do triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cấp tính khác. Triệu chứng của viêm não Nhật Bản thường gặp gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn, đau khớp, cứng gáy, [rối loạn ý thức](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-nhan-thuc.html), liệt chi,… Bệnh diễn biến rất nhanh và có thể chuyển biến nặng sang co giật, hôn mê, thậm chí gây tử vong chỉ sau vài ngày mắc bệnh.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_1_31c5b506e8.png)\n\n*Rất nhiều trường hợp trẻ gặp di chứng nặng nề do chưa tiêm hoặc không tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản*\n\nNguy hiểm hơn, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể phòng ngừa bên ngoài bằng các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt như ngủ màn, phun hóa chất diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ, phát quang bụi rậm, cống rãnh… Tuy nhiên, cách này thường không triệt để và mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ khi đủ tuổi. Vắc xin có khả năng bảo vệ lên tới 95%, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí cho gia đình, xã hội.\n\nVắc xin Imojev thế hệ mới có ưu điểm gì? Có an toàn không?\n----------------------------------------------------------\n\nHiện nay trên thị trường đang lưu hành 3 loại vắc xin từ các hãng sản xuất khác nhau bao gồm Imojev, [Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) và [JEEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-jeev-3mcg-0-5ml-an-do-phong-benh-viem-nao-nhat-ban.html). Trong đó, vắc xin Imojev thế hệ mới được nhiều người lựa chọn bởi nhiều ưu điểm vượt trội.\n\n### Ưu điểm của vắc xin thế hệ mới\n\nƯu điểm đầu tiên của Imojev chính là độ tuổi tiêm chủng. Imojev có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi giúp bảo vệ trẻ sớm hơn so với các vắc xin khác khi phải chờ trẻ đủ 12 tháng tuổi.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_95dfbcdff2.jpg)\n\n*Với vắc xin thế hệ mới Imojev trẻ chỉ cần tiêm 2 mũi là hoàn thành phác đồ bảo vệ*\n\nBên cạnh đó, phác đồ tiêm Imojev khá đơn giản với 1 liều duy nhất ở người lớn trên 18 tuổi và 2 liều với trẻ em từ 9 tháng tuổi là hoàn thành. Trong khi đó, nếu lựa chọn Jevax trẻ sẽ phải tiêm 3 mũi và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi 15 tuổi. Điều này không chỉ khiến tốn kém nhiều chi phí, công sức mà còn có thể khiến nhiều người quên mất lịch tiêm, giảm khả năng bảo vệ. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của Imojev so với vắc xin Jevax và cũng là điểm cộng để nhiều người lựa chọn vắc xin này.\n\n### Vắc xin Imojev thế hệ mới có an toàn không?\n\nVắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản do Sanofi (Pháp) sản xuất được đánh giá là an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Mức độ an toàn của vắc xin trong thực tế còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sức khỏe người được tiêm, chất lượng vắc xin, bảo quản,… Tuy nhiên, bất kỳ vắc xin nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ toàn thân hoặc tại chỗ cho người được tiêm. Do vậy, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, bạn nên lựa chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín, có sẵn các phương tiện cấp cứu để giảm biến cố nếu xảy ra [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n\nPhác đồ và lịch tiêm vắc xin Imojev\n-----------------------------------\n\nVắc xin Imojev được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ gồm 2 liều cơ bản:\n\n* Với trẻ em (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Mũi đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt khi trẻ đủ từ 9 tháng tuổi. Mũi 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 năm.\n* Người trưởng thành từ 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_2_58c4e07209.jpg)\n\n*Trẻ cần được tiêm đầy đủ, đúng lịch để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ*\n\nImojev là vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp thường được tiêm với liều 0,5ml. Vị trí tiêm tại mặt trước hoặc mặt bên của đùi (với trẻ dưới 2 tuổi) hay vùng cơ Delta ở cánh tay (với trẻ trên 2 tuổi và người lớn).\n\nTiêm vắc xin Imojev ở đâu, giá bao nhiêu tiền?\n----------------------------------------------\n\nVắc xin Imojev không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên bạn có thể tiêm vắc xin này tại các trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc. Trong đó, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với hệ thống tiêm chủng rộng khắp cả nước, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại sẽ là một gợi ý địa chỉ tiêm chủng an toàn, chất lượng dành cho bạn và gia đình. Với vắc xin Imojev, chi phí tham khảo khi tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là khoảng 715.000 đồng (mức giá này có thể thay đổi tùy thời điểm).\n\nViêm não Nhật Bản vẫn có thể để lại di chứng thần kinh cả đời ngay cả khi được cứu sống. Vì thế, hãy bảo vệ trẻ bằng cách cho trẻ tiêm đầy đủ [vắc xin Imojev](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) ngay khi trẻ tròn 9 tháng tuổi ba mẹ nhé.\n\nXem thêm:\n\n[Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-imojev-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html)\n\n[Tiêm chủng phòng ngừa: Viêm não Nhật bản tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-phong-ngua-viem-nao-nhat-ban-tiem-may-mui.html)\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?", "abstract": "Uốn ván là một loại bệnh lý thường được bác sĩ khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai. Nhưng đôi khi, có một số trường hợp sau tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa, liệu tình trạng này có đáng lo ngại không?", "md_content": "Tiêm vắc xin uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng nếu sau khi tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa thì có nguy hiểm không? Nên xử lý tình trạng này như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây.\n\nTại sao mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván?\n--------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh cấp tính do vi khuẩn Clostridium tetani tấn công và để lại ngoại độc tố của vi khuẩn trong cơ thể người. Triệu chứng đặc trưng của uốn ván là cơn co cứng ở cơ, kèm theo cơn đau dữ dội. Xuất phát từ cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy sau đó là co cứng cơ toàn thân. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván lên tới 90%, đối với trẻ sơ sinh, khoảng 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván sẽ tử vong. Nên việc tiêm theo đúng phác đồ phòng bệnh uốn ván là cực kỳ cần thiết.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_1_5944ecd62a.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván là cực kỳ cần thiết*\n\nUốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cực kỳ cao nhưng đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nên biện pháp phòng chống bệnh uốn ván được tích cực tìm kiếm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong đất, kim loại gỉ sét, phân, môi trường xung quanh nên tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mang mầm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ có thai, trong quá trình chuyển dạ, là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Tiêm vắc xin là cách phòng chống tốt nhất bệnh lý uốn ván, với hiệu quả phòng bệnh lên tới 95%. Khi tiêm vắc xin, kháng thể chống lại bệnh uốn ván hình thành trong cơ thể mẹ, sẽ được truyền qua thai nhi. Nên từ khi mới sinh ra, trong cơ thể trẻ đã có sẵn kháng thể chống bệnh uốn ván, điển hình là bệnh [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), từ đó bảo vệ được bé lúc mới chào đời.\n\nTiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa có nguy hiểm không?\n--------------------------------------------------------\n\nHầu như tất cả các loại vắc xin đều có một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin. Tùy từng loại vắc xin mà các phản ứng này có thể nặng hay nhẹ. [Vắc xin uốn ván có một số tác dụng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html) điển hình như:\n\n* Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm.\n* Mệt mỏi, sốt nhẹ.\n* Đau cơ, khó chịu.\n\nNhững phản ứng này thường nhẹ và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Sau khoảng 1 - 2 ngày những triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đáp ứng với vắc xin, kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tạo kháng thể ngừa bệnh.\n\nVậy nên tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và phản ứng sau tiêm ngày càng trợ nặng, cản trở hoạt động thường ngày thì mẹ bầu cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào? -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_2_a4758b19bd.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa là phản ứng bình thường của cơ thể*\n\nNgoài những phản ứng bình thường như trên, cũng có những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm cần được cấp cứu kịp thời. Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin uốn ván cần được lưu ý như:\n\n* Phản ứng dị ứng: Khó thở, sưng nặng mặt, môi, họng.\n* Ngứa toàn thân.\n* Tim đập nhanh, chóng mặt, [suy nhược cơ thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-nhuoc-co-the-701.html).\n* Đau dữ dội, xuất huyết tại vị trí tiêm.\n\nNhững triệu chứng nguy hiểm trên cần được chăm sóc, cấp cứu ngay lập tức. Nếu mẹ bầu sau khi tiêm có phản ứng bất thường như trên, hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng gần nhất để được hỗ trợ.\n\nCách xử lý khi bị sưng và ngứa do tiêm vắc xin uốn ván\n------------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải phản ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu và điều trị. Nhưng cảm giác sưng và ngứa có thể gây khó chịu, nếu có thể, mẹ bầu tham khảo chuyên viên y tế tại cơ sở tiêm chủng về tình trạng này để được tư vấn, hỗ trợ cách tốt nhất. Nếu không thuận tiện, mẹ bầu có thể thực hiện biện pháp sau:\n\n* Chườm lạnh: Sử dụng túi đá nhỏ chườm quanh vết tiêm trong vòng 30 giây và ngưng trong vòng 5 giây, lặp lại các thao tác này trong khoảng 20 - 30 phút.\n* Chườm nóng: Sau 24 giờ tiêm vắc xin và tiến hành chườm lạnh, mẹ bầu vẫn còn sưng và ngứa, nên đổi qua chườm nóng. Dùng túi nước ấm, chườm xung quanh vị trí tiêm với khoảng thời gian tương tự chườm lạnh.\n* Trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiêm, tiến hành massage vùng da xung quanh vết tiêm, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng hiệu quả.\n* Lưu ý: Khi chườm nóng, chườm lạnh, không chườm ngay vào vị trí tiêm, cũng như không sử dụng các biện pháp dân gian chưa được chứng minh, cụ thể là: Đắp lát khoai tây, dùng nước vôi,... xoa, đắp, chườm lên vị trí tiêm, vì khả năng gây kích ứng khá cao.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào? - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_3_ccc66ae5e6.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ và bé*\n\nTiêm vắc xin uốn ván là cách bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Vắc xin uốn ván chỉ đảm bảo hiệu quả khi mẹ bầu tuân thủ lịch tiêm uốn ván khi mang thai, đảm bảo đủ số mũi vắc xin uốn ván. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là trung tâm tiêm chủng uy tín và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hiện nay trung tâm đã có vắc xin phòng uốn ván và luôn đảm bảo hỗ trợ tận tình cho từng khách hàng.\n\n[Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-bi-sung-va-ngua-nen-xu-ly-nhu-the-nao.html) là phản ứng bình thường của cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch, tạo kháng thể chống lại bệnh. Mẹ bầu và gia đình nên lưu lại cách xử lý cũng như các phản ứng nghiêm trọng cần được điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm vắc xin phòng Cúm cho bà bầu trong thời kỳ mang thai rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé, bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ nhưng điều cần lưu ý khi tiêm Vacxin Cúm cho mẹ bầu.", "md_content": "Trước khi mang thai, phụ nữ nên ưu tiên tiêm phòng bệnh Cúm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin Cúm khi mang thai vẫn chưa được bà bầu quan tâm nhiều, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu nhé.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu\n--------------------------------------------------------------\n\nThiên chức làm mẹ là điều tuyệt vời nhất của bất cứ phụ nữ nào, tuy nhiên khi mang thai, hệ miễn dịch của sản phụ bị suy giảm tạm thời. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, phụ nữ có bầu thường phải chịu hệ quả gánh nặng bệnh tật, cũng như tử vong do rất nhiều bệnh lý mang đến. Bệnh Cúm nói riêng là 1 trong những căn bệnh có khả năng gây tổn hại tới sức khỏe của người mẹ, lẫn em bé khi còn trong bụng mẹ.\n\n![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_1_f8455e310d.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu còn giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu*\n\nTiêm vắc xin Cúm đúng lịch cho phụ nữ trước khi mang thai, hoặc trong khi có thai mang lại lợi ích gấp đôi là có thể bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi. Mặt khác, trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng vắc xin Cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Vì vậy, Khi người mẹ được tiêm phòng vắc xin Cúm đúng lịch lúc mang thai hoặc trước khi có em bé, các kháng thể ngừa bệnh Cúm được tạo ra trong cơ thể người mẹ sẽ được truyền sang con qua rau thai, hoặc khi em bé bú sữa mẹ, qua con đường miễn dịch thụ động tự nhiên. Những kháng thể này sẽ trợ giúp em bé phòng chống bệnh Cúm cho đến khi bé có thể được tiêm phòng vắc xin Cúm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi.\n\nMẹ bầu tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai có an toàn không?\n---------------------------------------------------------------\n\nTất cả những dữ liệu nghiên cứu khoa học, đã chỉ ra rằng lợi ích tiêm ngừa vắc xin Cúm đều mang lại hiệu quả to lớn cho cả mẹ và em bé trong bụng mẹ. Do đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ (US CDC), và các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khác đều khuyến cáo rằng bất kỳ phụ nữ đang mang thai nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm.\n\nTiêm vắc xin phòng bệnh Cúm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh Cúm và các vấn đề sức khỏe khác. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi... khi mang thai khiến bà bầu dễ bị bệnh cúm nặng hơn. Tiêm phòng cúm cũng làm giảm khoảng 40% khả năng phụ nữ mang thai phải nhập viện vì cúm.\n\nNgoài ra, tiêm vắc xin ngừa bệnh Cúm giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của thai nhi do bệnh Cúm. Bị sốt do bệnh Cúm sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ [dị tật bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-tat-tim-bam-sinh-la-gi-phong-ngua-di-tat-tim-bam-sinh-o-tre.html) và các vấn đề tổn hại sức khỏe khác của thai nhi.\n\nNhững tác dụng phụ thường gặp phải khi tiêm vắc xin phòng cúm cho mẹ bầu\n------------------------------------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ phổ biến nhất mà người mang thai gặp phải cũng giống như những tác dụng phụ mà người bình thường gặp phải khi tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Chúng thường có triệu chứng nhẹ, không để lại bất cứ tổn hại sức khỏe về lâu dài nào và có bao gồm một trong những triệu chứng sau:\n\n* Sưng, đau, nóng, đỏ tại vị trí tiêm;\n* Đau đầu;\n* Sốt nhẹ;\n* Đau cơ;\n* buồn nôn;\n* Mệt mỏi.\n\n![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_2_9e9ad0dcf6.jpg)\n\n*Tác dụng phụ sau tiêm có phản ứng nhẹ và không quá nghiêm trọng*\n\nNếu xảy ra tác dụng phụ, chúng thường bắt đầu ngay sau khi tiêm và thường kéo dài 1 - 2 ngày. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy liên hệ với các trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn xử trí tại nhà, hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Nếu sốt cao, từ 38,5 độ trở lên hoặc đau nhiều, có thể sử dụng Paracetamol, vì độ an toàn của thuốc đã được khẳng định khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nó sẽ giúp mẹ bầu và bé tránh bị sốt. Không dùng ibuprofen trừ khi được bác sĩ sản khoa chỉ định.\n\nThông thường, tác dụng phụ sau tiêm có phản ứng nhẹ và không quá nghiêm trọng, nhanh chóng bình phục sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, cực kì hiếm gặp các phản ứng nặng có biểu hiện như: Co giật, tím tái, khó thở, mày đay nhanh, rộng trong thời gian ngắn....trong trường hợp đó, mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất.\n\nTiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu nên thực hiện vào tháng thứ mấy của thai kỳ?\n-----------------------------------------------------------------------------------\n\nCác dữ liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tiêm vắc xin cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ là an toàn, từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu khi mang thai trước mùa cúm (tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi có vắc xin.\n\nNếu bạn mắc một tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ biến chứng cúm, chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh tim, bạn nên cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng cúm thật sớm để chuẩn bị cơ thể khoẻ mạnh trong mùa cúm.\n\n![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_3_f1d4760275.jpg)\n\n*Vắc xin cúm có thể tiêm bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ*\n\nNhững phụ nữ đã tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai cũng truyền lại một số khả năng bảo vệ cho con của họ, kéo dài trong vài tháng đầu đời. Việc tiêm vắc xin cúm là an toàn cho những phụ nữ đang cho con bú nếu họ đủ điều kiện.\n\nBị cúm khi mang thai phải làm sao?\n----------------------------------\n\nTrong trường hợp nghi ngờ mình bị cúm khi đang mang thai hoặc mới mang thai (từ 2 tuần trở lên) thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa khám. Các triệu chứng cúm thường là:\n\n* Sốt hoặc nóng người;\n* Cảm thấy ớn lạnh;\n* Đau nhức cơ thể;\n* Đau đầu;\n* Mệt mỏi ho hoặc đau họng;\n* Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.\n\nBác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus sau khi khám tổng quan cho mẹ bầu. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn kéo dài tới 4 - 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng cúm. Thuốc kháng virus không chữa khỏi bệnh cúm nhưng có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.\n\nHy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp các ông bố bà mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc [tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-cum-cho-ba-bau-va-nhung-dieu-can-luu-y.html) trong thời kỳ mang thai là quan trọng như thế nào, vậy nên các ông bố cần tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu càng sớm càng tốt nhé.\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp", "abstract": "Hiện nay, việc sử dụng vắc xin Influvac Tetra để phòng ngừa đặc hiệu bệnh cúm là một biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh Cúm, và nếu nhiễm bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm gây nên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại vắc xin này cùng với nhà thuốc Long Châu trong bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin Influvac Tetra, do hãng Abbott - Hà Lan sản xuất, được phát triển để phòng ngừa bệnh Cúm gây ra bởi virus [Cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-a.html) (bao gồm chủng H1N1 và H3N2) và virus Cúm B (bao gồm chủng Yamagata và Victoria). Vắc xin này dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là người cao tuổi trên 65, người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa... và phụ nữ mang thai.\n\nTổng quan về vắc xin Influvac Tetra\n-----------------------------------\n\nInfluvac Tetra là vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa đặc hiệu bệnh Cúm. Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích tính sinh miễn dịch thuộc hệ miễn dịch của cơ thể nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu bị bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.\n\nVirus cúm luôn đột biến, biến đổi kháng nguyên, do đó mỗi năm vắc xin Influvac Tetra đều được thay đổi để đáp ứng phù hợp với các chủng Cúm mới lưu hành. chứa các loại virus mới. Chính vì vậy, việc tiêm phòng Cúm được tiêm nhắc hàng năm để đảm bảo được phòng ngừa bệnh Cúm tốt nhất.\n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_2_c6dc1ee67d.jpg)\n\n*Influvac Tetra giúp ngăn ngừa bệnh cúm*\n\nVắc xin Influvac Tetra tiêm nhắc đúng lịch hàng năm sẽ bảo vệ bạn phòng ngừa được bốn chủng virus Cúm có trong thành phần tạo kháng nguyên của vắc xin. Đồng nghĩa, Influvac Tetra không bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm do các chủng virus Cúm khác gây ra.\n\nVắc xin Influvac Tetra có liều lượng 0.5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tùy theo độ tuổi mà có lịch tiêm phù hợp như trình bày dưới đây:\n\n* Trẻ từ 6 tháng tới dưới 9 tháng: Năm đầu tiên tiêm 2 mũi, Khoảng cách giữa 2 mũi là 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc hàng năm.\n* Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm nhắc hàng năm duy nhất 1 mũi.\n\nCần lưu ý điều gì trước khi tiêm Influvac Tetra?\n------------------------------------------------\n\nMột vài trường hợp không tiêm được vắc xin Influvac Tetra nếu:\n\n* Bị dị ứng nặng (Phản ứng phản vệ nặng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Influvac. Đặc biệt nếu dị ứng nặng với trứng gà, hoặc thịt gà, bạn chỉ nên được cân nhắc rất kĩ lợi ích và nguy cơ, đồng thời bạn nếu có chỉ định tiêm, phải được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ.\n* Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng.\n* Nếu đang mắc bệnh hô hấp cấp tính hoặc bị các bệnh truyền nhiễm đang hoạt động khác. Việc tiêm chủng Influvac sẽ trì hoãn tới khi được các bệnh đó được điều trị ổn định.\n* Người mắc [hội chứng Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) trong vòng 1 năm kể từ lần tiêm phòng cúm trước đó.\n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_1_d45dece85a.png)\n\n*Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng không nên tiêm Influvac Tetra*\n\nCó tác dụng phụ khi tiêm Influvac Tetra không?\n----------------------------------------------\n\nSau khi tiêm xong vắc xin Influvac, theo quy định chung của Bộ Y Tế, bạn sẽ được theo dõi trực tiếp tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Vui lòng thông báo cho bác sĩ, điều dưỡng, hoặc tư vấn viên bất kì các dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bạn.\n\nTất cả các loại thuốc, chế phẩm sinh học, vắc xin... đều có thể có phản ứng phụ. Với vắc xin Influvac Tetra, hầu hết các tác dụng không mong muốn đều nhẹ, tại chỗ như sưng, nóng, đỏ và đau, và thường hết trong vòng vài ngày, không để lại bất cứ biến cố sức khỏe về lâu dài.\n\nTuy nhiên, rất hiếm xảy ra biến cố nặng như sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, Co giật, khó thở, li bì, tím tái.... Nếu bạn hoặc người nhà bạn sau tiêm, có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào ở trên, cần phải được đưa ngay tới bất kì cơ sở y tế nào gần nhất để chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh nguy hại tới sức khỏe. \n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_3_e844e74611.jpg)\n\n*Tất cả các loại thuốc vắc xin đều có thể gây nên tác dụng phụ*\n\nCác phản ứng sau tiêm thường gặp như sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân có thể gặp như nhức đầu, mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau nhức cơ và khớp.\n\nCác tác dụng phụ khác được báo cáo ở trẻ em:\n\n* Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn.\n* Khó chịu, buồn ngủ, sốt.\n* Tác dụng phụ nghiêm trọng.\n\nNên tiêm cúm vào thời điểm nào?\n-------------------------------\n\nBệnh Cúm thường xuất hiện vào mùa Đông, do vậy chúng ta nên tiêm ngừa Influvac Tetra vào thời điểm trước đó. Thông thường sau tiêm khoảng 1 -2 tuần, vắc xin mới bắt đầu có hiệu lực ngăn ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, Việt nam có khí hậu Nhiệt đới gió mùa, nên chúng ta hoàn toàn có thể tiêm nhắc ngừa Cúm bất cứ thời điểm nào trong năm, để chủ động phòng ngừa đặc hiệu bệnh Cúm.\n\nPhụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh phổi nặng hoặc bệnh ức chế miễn dịch và những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của họ về việc tiêm phòng sớm hơn.\n\nInfluvac Tetra có giá bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nHiện tại vắc xin Influvac Tetra được cung cấp và sử dụng tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc. Vắc xin Influvac nói riêng và tất cả các loại vắc xin khác tại Long Châu luôn được đảm bảo về chất lượng, xuất xứ cũng như quá trình lưu trữ, bảo quản, vận chuyển đạt chuẩn GSP. Mức giá vắc xin Influvac Tetra tại Long Châu được cập nhật liên tục và thường xuyên tùy theo điểm, dao động từ 300.000đ đến 350.000đ.\n\nMột vài thắc mắc liên quan tới loại vắc xin này\n-----------------------------------------------\n\nCác thắc mắc liên quan tới loại vắc xin Influvac Tetra.\n\n### Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hay không?\n\nVới phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch suy giảm tạm thời, cho nên nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật và thương tổn do bệnh Cúm cao hơn người bình thường. Đặc biệt nếu bị bệnh Cúm trong 3 tháng đầu của thai kì, rất nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, thai nhi còn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bệnh Cúm.\n\nTiêm vắc xin cúm đã được chứng minh có khả năng làm giảm khoảng một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến Cúm ở phụ nữ mang thai.\n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_4_eebbde8f79.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp phòng chống cảm cúm cho trẻ*\n\nTiêm phòng cúm có thể làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm của phụ nữ mang thai.\n\nHơn nữa, phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp cho thai nhi và em bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh khi truyền kháng thể ngừa Cúm qua nhau thai và bú sữa mẹ.\n\n### Có thể dùng Influvac Tetra khi đang cho con bú không?\n\nInfluvac Tetra có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, thảo luận với mẹ bé trước khi chỉ định tiêm vắc xin. \n\n### Có thể dùng Influvac Tetra nếu đang dùng các loại thuốc khác không?\n\nNếu bạn đang sử dụng bất kì thuốc, chế phẩm sinh học hay thực phẩm chức năng... bạn vui lòng thông báo cho bác sĩ khi thăm khám, sàng lọc để Bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng về tương tác với vắc xin, sau đó sẽ quyết định xem bạn nên được tiêm hay trì hoãn.\n\n### Có thể uống rượu sau khi tiêm Influvac Tetra không?\n\nKhông có dữ liệu về tương tác giữa chất có cồn (Rượu, Bia) với vắc xin Influvac, tuy nhiên bạn có thể cần thảo luận với Bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc sức khỏe để nhằm đưa ra quyết định, hướng dẫn có lợi cho bạn nhất.\n\nTrên đây là một số thông tin cần biết để có cái nhìn tổng quan về vắc xin [Influvac Tetra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vacxin-influvac-tetra-va-nhung-thac-mac-thuong-gap.html). Hy vọng thông tin này có thể hữu ích cho bạn. Hãy thực hiện tiêm ngừa vắc xin Cúm Influvac để giúp thân nhân, bản thân bạn, cũng như góp sức tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa bệnh Cúm.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp vào mùa đông do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Vậy nên việc tiêm vắc xin Cúm là phương pháp phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất. Bài viết này nói về thông tin vắc xin Cúm phòng ngừa loại Cúm nào và những biện pháp phòng tránh bệnh Cúm.", "md_content": "Nhiều người cho rằng bệnh Cúm là bệnh cảm thông thường. Trên thực tế, có nhiều chủng virus Cúm gây nên bệnh Cúm. Có nhiều người chưa rõ tiêm vắc xin cúm mang lại lợi ích như thế nào? Và vắc xin Cúm có thể phòng ngừa loại chủng Cúm nào? Những cách phòng tránh bệnh cúm là gì? Cùng tìm hiểu ngay.\n\nTại sao nên tiêm phòng cúm?\n---------------------------\n\nLợi ích việc tiêm [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) là giúp bạn tránh bị nhiễm vi rút Cúm. Khi đó, vắc xin Cúm cũng đã giúp ngăn ngừa bệnh Cúm lây sang người khác từ bạn. Mỗi khi chúng ta bị nhiễm virus Cúm, hoàn toàn chúng ta có thể đã lây nhiễm vi rút Cúm sang cho những người khác xung quanh, nhưng người tiếp xúc gần... mặc dù phải mấy vài ngày sau đó, chính chúng ta mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau nhức người, cơ khớp...\n\n![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_cua_vacxin_9e853f622e.png)\n\n*Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào?*\n\nViệc tiêm vắc xin cúm hàng năm, đúng lịch sẽ mang lại lợi ích to lớn, đáng kể cho những người có nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. Điển hình như những người mắc bệnh Hen suyễn, [COPD](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-53175.html), bệnh mạn tính hệ Tim, mạch, Thận - Tiết niệu, Nội tiết - chuyển hóa... ngoài ra là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi đều có nhiều khả năng bị bệnh nặng hơn, phải nhập viện hoặc thậm chí nếu ở thể Cúm ác tính có thể tử vong. Hơn nữa, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, việc tiêm phòng vắc xin Cúm có thể bảo vệ bạn, thai nhi và con bạn trong sáu tháng đầu đời sau khi sinh.\n\nVắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào?\n------------------------------------\n\nTiêm phòng cúm là cách phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất để bảo vệ bạn khỏi bệnh Cúm và các biến chứng. Ngoài ra, Nếu chẳng may, bạn bị bệnh Cúm, việc tiêm phòng vắc xin Cúm làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm.\n\nTiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm đúng lịch hàng năm, tùy theo loại mà bảo vệ chống lại 3 hoặc 4 chủng virus Cúm khác nhau. Cụ thể:\n\n* Vắc xin VAXIGRIP TETRA, INFLUVAC TETRA phòng chống được 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A là [A/H1N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-h1n1-436.html), A/H3N2 và 2 chủng cúm B là Yamagata, Victoria.\n* IVACFLU-S 0,5ML phòng chống được 3 chủng cúm, gồm 2 chủng cúm A là A/H1N1, A/H3N2 và 1 chủng cúm nhóm B.\n\nCác yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm là gì?\n------------------------------------------------------------------\n\nHiệu quả của vắc xin [Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) (hoặc khả năng bảo vệ chúng trước một chủng Cúm gây bệnh) có thể khác nhau tùy theo mùa do tính đột biến, biến đổi của vi rút Cúm xảy ra thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, khả năng bảo vệ có thể khác nhau tùy thuộc vào người được tiêm chủng.\n\nHiệu quả của vắc xin Cúm có thể khác nhau và phụ thuộc vào:\n\n* Sức khỏe và tuổi của người tiêm phòng cúm.\n* Sự phù hợp của vắc xin với các chủng Cúm lưu hành.\n\n![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_2_caad2c984a.jpg)\n\n*Hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm có thể khác nhau tùy theo mùa*\n\nKhi vắc xin Cúm không phù hợp với một số chủng virus Cúm gây bệnh trong cộng đồng, việc tiêm vắc xin có thể mang lại rất ít hoặc không có hiệu quả, tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật do các chủng virus Cúm đó gây ra. Do vậy việc sản xuất Vắc xin Cúm phải phù hợp với các chủng Cúm gây bệnh lưu hành, việc tiêm phòng sẽ mang lại lợi ích đáng kể bằng cách ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng.\n\nGiảm nguy cơ mắc bệnh cúm bằng những phương pháp không đặc hiệu khác\n--------------------------------------------------------------------\n\nVắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta chống lại bệnh Cúm. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều có thể thực hiện nhiều phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và nhiễm vi rút Cúm và các loại virus, vi khuẩn khác.\n\nBiện pháp phòng ngừa có thể dễ dàng thực hiện như sau:\n\n* Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ít nhất 20 giây mỗi lần. Sử dụng chất khử trùng có chứa cồn nếu không có xà phòng và nước.\n* Giữ bàn tay của bạn tránh xa khuôn mặt của bạn. Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.\n* Tránh đám đông. Bệnh cúm lây lan dễ dàng ở những nơi tụ tập đông người, chẳng hạn như ở trường học hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng. Tránh đám đông khi bệnh cúm đang lây lan trong khu vực của bạn.\n* Che miệng khi ho và [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html). Che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay.\n* Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm vào, chẳng hạn như điện thoại, máy tính, công tắc đèn và tay nắm cửa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm khi chạm vào bề mặt có virus trên đó rồi chạm vào mặt bạn.\n* Thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và tránh căng thẳng.\n* Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh nếu có thể. Nếu bị bệnh cúm, bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm bằng cách ở nhà và tránh xa những người khác. Tiếp tục ở nhà cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ.\n\n![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_3_e3244a21da.jpg)\n\n*Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm*\n\nNhư vậy, tiêm vắc xin cúm là phương pháp đặc hiệu ngăn ngừa mắc bệnh Cúm, hoặc ít hơn là giảm các biến chứng của bệnh. Việc thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu này góp phần bảo vệ chúng ta khỏi bệnh Cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.\n\nBài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi [vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-cum-phong-ngua-loai-cum-nao-yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-cua-vacxin.html)? Những biện pháp phòng ngừa cúm cho cả gia đình. Chúc bạn có sức khỏe tốt.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? ", "abstract": "Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua nhiều đường khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy, việc hiểu rõ về con đường lây bệnh và cách phòng ngừa bệnh lao phổi là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu những tác động nguy hiểm của căn bệnh này.", "md_content": "Bệnh [lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-lao-phoi-51046.html) là một căn bệnh đáng sợ có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, người nhiễm bệnh sẽ không biết mình nhiễm bệnh lao phổi khi nào cho đến khi bệnh trở nên diễn biến nặng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này.\n\nBệnh lao phổi là bệnh gì?\n-------------------------\n\nBệnh lao phổi là một biến chứng của bệnh lao, đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.\n\n![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_1_b61fdaaff2.png)\n\n*Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra*\n\n### Nguyên nhân gây bệnh lao phổi\n\n[Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/diem-mat-cac-nguyen-nhan-lao-phoi-va-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-55062.html) là sự lây nhiễm của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người mắc bệnh lao phổi hoặc từ các nguồn lây nhiễm khác như động vật hoặc môi trường. Khi một người nhiễm vi khuẩn lao, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thống hô hấp, sinh sôi và tấn công các mô và cơ quan trong phổi. Bệnh lao phổi nếu không được điều trị có thể gây tử vong.\n\nNguy cơ lây nhiễm bệnh lao phổi cao đối với những người có các yếu tố nguy cơ như HIV/AIDS, hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn.\n\n### Dấu hiệu bệnh lao phổi\n\nBệnh lao phổi có thể có nhiều dấu hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lao phổi:\n\n**Dấu hiệu lâm sàng:**\n\n* Ho kéo dài, [ho khan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-khan-646.html), thường kéo dài hơn 3 tuần.\n* Ho ra đờm có máu.\n* Đau ngực khi thở.\n* Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.\n* Sốt và đổ mồ hôi khi về đêm.\n\n**Các dấu hiệu khác:**\n\n* Giảm cân mà không rõ nguyên nhân.\n* Hụt hơi, khó thở.\n* Sưng hạch bạch huyết.\n* Viêm màng phổi.\n\n![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_2_4d92b71f69.png)\n\n*Ho kéo dài là dấu hiệu thường thấy của bệnh lao phổi*\n\nBệnh lao phổi lây qua đường nào?\n--------------------------------\n\nBệnh lao phổi có thể lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Dưới đây là chi tiết về các con đường lây bệnh của bệnh lao phổi:\n\n* **Lây trực tiếp từ người mắc bệnh:** Khi một người mắc bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm trực tiếp vào đường hô hấp của người khác như tiếp xúc gần, [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html), nói chuyện hoặc khi người khác hít thở không khí chứa vi khuẩn lao mà người mắc bệnh phát ra. Điều này còn có thể xảy ra trong môi trường đông người, các không gian hẹp như xe buýt, phòng họp, hoặc nhà ở chung.\n* **Lây từ động vật:** Mặc dù rất hiếm, nhưng vi khuẩn lao cũng có thể lây từ một số động vật bằng cách tiếp xúc trực tiếp với mô hoặc chất bài tiết từ động vật nhiễm vi khuẩn lao.\n* **Nhiễm từ phân tử vi khuẩn trong không khí:** Khi vi khuẩn lao được phát tán vào không khí, chúng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới dạng các phân tử nhỏ. Những phân tử này có thể lưu thông trong không khí trong một khoảng cách xa hơn và được hít vào hệ thống hô hấp của những người khác.\n\nCách phòng ngừa bệnh lao phổi\n-----------------------------\n\nCác biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi mà bạn nên lưu ý:\n\n* Tiêm [vaccine lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vaccine-lao-phoi-51072.html) BCG là cách phòng chống hiệu quả bệnh lao phổi. Vaccine BCG có chứa vi khuẩn bệnh lao nhưng được làm suy yếu đi để bảo vệ cơ thể. Vaccine này thường được tiêm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ một lần và không tiêm nhắc lại.\n* Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với nước hoặc xà phòng trước và sau khi ăn. Che miệng khi hắt hơi và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.\n* Bệnh nhân lao phổi nên hạn chế lây nhiễm cho người khác bằng cách không đến những nơi đông người, không khạc nhổ bừa bãi, không ngủ cùng phòng hoặc ăn uống chung với người khác.\n* Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ nghỉ đầy đủ, tránh căng thẳng và không sử dụng rượu bia, thuốc lá…\n* Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, bên cạnh đó cần phải thăm khám sức khỏe theo định kỳ để phòng ngừa bệnh lao.\n\n![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_3_d39de3e81b.png)\n\n*Che miệng khi hắt hơi để hạn chế lây truyền vi khuẩn*\n\nNgoài vaccine BCG, gần đây thế giới đang nghiên cứu một loại vaccine mới có tên là M72. Đây là một loại vaccine đang phát triển để phòng ngừa lao phổi và đã được thử nghiệm trong các nghiên cứu lâm sàng. Vaccine M72 được sử dụng cho người lớn, được tạo ra từ các protein lấy từ vi khuẩn để kích hoạt một phản ứng miễn dịch bệnh lao phổi cho cơ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng vaccine M72 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được phổ biến rộng rãi.\n\nTrên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lao phổi lây qua đường nào và [cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-lao-phoi-lay-qua-duong-nao-cach-phong-ngua-benh-lao-phoi-hieu-qua.html). Hi vọng, qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó giúp bạn có thể phòng tránh được bệnh cho chính bản thân và những người thân trong gia đình của mình.\n\n", "date": "25/09/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm chủng vắc xin Cúm là quan trọng đối với tất cả mọi người và đặc biệt trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi. Nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?", "md_content": "Việc tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Trẻ em thường dễ mắc bệnh Cúm, vì thế việc tiêm phòng vắc xin Cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng sẽ đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Nhiều mẹ vẫn chưa biết rõ về vai trò của vắc xin Cúm và [vắc xin Cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-cum-cho-tre-6-thang-tuoi-gia-bao-nhieu.html). Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.\n\nThông tin về bệnh cúm\n---------------------\n\nCúm là một loại virus hô hấp, lây bệnh truyền nhiễm cấp tính nhanh và mạnh, biểu hiện có thể sốt, ho, đau nhức cơ thể và ở trẻ em còn có thể biểu hiện là nôn mửa và tiêu chảy. Các [biến chứng của bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-bien-chung-nguy-hiem-benh-cum-mua-ma-ban-can-biet-45515.html) có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, mất nước, làm trầm trọng thêm một số tình trạng bệnh lý và thậm chí tử vong gặp trong những trường hợp mắc Cúm ác tính.\n\n[Bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) xảy ra chủ yếu vào những tháng mùa đông. Do tính chất đột biến, biến đổi của virus Cúm, nên mỗi năm các ca nhiễm bệnh Cúm đều có thể do các chủng virus Cúm khác nhau gây ra. Đôi khi một trong những chủng này có thể gây ra một đợt bùng phát lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn (ví dụ như đợt bùng phát cúm lợn H1N1 năm 2009).\n\n![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_2_fea6b411dd.jpg)\n\n*Cúm là một loại virus hô hấp truyền nhiễm có thể gây sốt, ho, đau nhức cơ thể*\n\nCác dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm. Cúm thường bắt đầu bằng sốt đột ngột và có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:\n\n* Đau mỏi người, cơ khớp.\n* Đau đầu;\n* Ho hoặc thở khò khè, khó thở.\n* Đau rát họng và sổ mũi;\n* Mệt mỏi, uể oải;\n* Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.\n\nTrẻ em có nên tiêm phòng cúm không?\n-----------------------------------\n\nTrẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa bao giờ tiêm phòng cúm sẽ cần tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau ít nhất 4 tuần, sau đó tiêm nhắc mũi vắc xin Cúm hàng năm. Những người đã từng tiêm một hoặc nhiều liều vắc xin Cúm theo mùa thông thường trước đây hoặc trẻ em từ 9 tuổi trở lên sẽ chỉ cần tiêm 1 liều mỗi năm.\n\nvắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, bao gồm cả những trẻ:\n\n* Từ 6 tháng đến 5 tuổi.\n* Bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính (chẳng hạn như loạn sản phế quản phổi, xơ nang, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html)) đủ nghiêm trọng và đang được theo dõi y tế thường xuyên.\n* Mắc các bệnh mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch, ung thư, HIV hoặc điều trị thuốc gây ức chế miễn dịch.\n* Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh chuyển hóa khác.\n* Mắc bệnh thận mãn tính.\n* Bị [thiếu máu mãn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/canh-giac-voi-benh-thieu-mau-man-tinh-23866.html) hoặc rối loạn máu.\n* Bị rối loạn thần kinh mãn tính hoặc rối loạn phát triển thần kinh.\n* Béo phì nặng (chỉ số khối cơ thể ≥40).\n* Người đang mang thai.\n* Phải dùng axit acetylsalicylic (ASA hoặc Aspirin) hàng ngày.\n* Sống trong một cơ sở chăm sóc bệnh mãn tính, hoặc trung tâm dưỡng lão.\n* Sống với người có nguy cơ cao bị bệnh Cúm.\n\n![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_1_4454c87b54.jpg)\n\n*Trẻ trên 6 tháng nên tiêm vắc xin cúm để ngăn chặn các biến chứng không mông muốn*\n\nTrẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do Cúm - chẳng hạn như sốt cao, co giật và viêm phổi... Nếu bạn có con nhỏ dưới 5 tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe, mọi người sống trong nhà nên tiêm phòng Cúm, hay chúng ta đã chủ động tạo ra được \"miễn dịch cộng đồng bệnh Cúm\" trong căn nhà của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng hơn nữa, nếu bạn có con dưới 6 tháng tuổi hoặc nếu một thành viên trong gia đình bạn đang mang thai. Những người chăm sóc, hoặc thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 5 tuổi cũng nên được chủng ngừa.\n\nVai trò của vắc xin phòng cúm\n-----------------------------\n\nVới những người đã được vắc xin Cúm đúng lịch, sẽ giúp ngăn ngừa không nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu có bị nhiễm sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật, tỷ lệ nhập viện, thậm chí làm giảm tỷ lệ tử vong.\n\nTiêm vắc xin Cúm không chỉ bảo vệ bạn khỏi bệnh Cúm. Nó cũng góp phần giúp bảo vệ mọi người và cộng đồng xung quanh bạn - Đây chính là cách tạo ra \"Miễn dịch cộng đồng\". Vắc xin cúm làm cho cơ thể ít có nguy cơ mắc bệnh Cúm hơn và do đó ít có khả năng lây lan bệnh Cúm hơn. Tiêm vắc xin Cúm là cách tuyệt vời để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh Cúm, chẳng hạn như người già, trẻ sơ sinh và những người mắc các bệnh lý như hen suyễn. Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì Cúm và tiêm vắc xin Cúm là một cách giúp ngăn ngừa điều đó.\n\nvắc xin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?\n--------------------------------------------------\n\nQuay trở lại câu hỏi chính đặt ra ở đầu bài là vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đầy đủ vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi với giá tham khảo:\n\n* INFLUVAC TETRA xuất xứ từ Hà Lan: Giá dao động hơn 300.000đ đến 350.000đ tùy thời điểm.\n* VAXIGRIP TETRA từ Pháp: Giá dao động hơn 300.000đ đến 350.000đ tùy thời điểm.\n\n![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_3_038c8524ab.jpg)\n\n*vắc xin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu?*\n\nĐể biết chính xác giá tại thời điểm hiện tại tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc hoặc qua hotline 18006928 (miễn phí) để được tư vấn bạn nhé.\n\nvắc xin tại Long Châu đảm bảo được nhập khẩu từ các công ty uy tín, nổi tiếng hàng đầu thế giới, hơn nữa chuỗi bảo quản , cung ứng, vận chuyển đạt chuẩn GSP, và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y Tế. Nên các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn tiêm chủng tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc.\n\nHy vọng những thông tin trên đã giúp ba mẹ tìm được câu trả lời cho thắc mắc về vai trò của vắc xin Cúm và vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu? Ba mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Điều đó sẽ giúp trẻ phòng ngừa loại bệnh phổ biến này, đồng thời tránh lây nhiễm cho những người xung quanh trong cộng đồng.\n\n", "date": "02/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm", "abstract": "Các triệu chứng và những vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm vacxin cúm là điều bố mẹ cần nắm được để biết cách chăm sóc cho con. Vậy sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không, những việc nên làm để cơ thể nhanh hồi phục là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Việc tiêm vacxin cúm hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa dịch cúm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và các dịch bệnh đang hoành hành. Do đó, việc tiêm vacxin cúm là cần thiết ở mọi độ tuổi. Nhiều người không biết nên chăm sóc cơ thể như thế nào sau khi tiêm vacxin. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Chăm sóc cơ thể như thế nào cho hợp lý sau khi tiêm.\n\nTác dụng phụ của vacxin cúm\n---------------------------\n\n[Vacxin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) có thể gây ra các tác dụng phụ. Chúng thường nhẹ và chỉ kéo dài một hoặc hai ngày. Việc gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin là điều bình thường. Nó cho thấy vacxin đang dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn cách tự bảo vệ khỏi căn bệnh này. Nhưng không phải ai cũng bị tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường nhẹ và có thể bao gồm:\n\n* Phản ứng tại chỗ tiêm: Người ta thường quan sát thấy các triệu chứng tại chỗ tiêm, bao gồm đau, đỏ, nóng và sưng.\n* Khó chịu trong cơ thể : Một số người có thể bị đau nhức cơ thể trong vài ngày sau khi tiêm phòng cúm. Sự khó chịu này là một phản ứng bình thường khi cơ thể bạn tạo ra các kháng thể bảo vệ để chống lại virus cúm tiềm ẩn trong mùa cúm.\n* Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu: Đôi khi, mọi người có thể cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu ngay sau khi tiêm phòng cúm. Đây có thể là phản ứng với kim tiêm hoặc [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giup-ban-hieu-ro-hon-ve-hien-tuong-tut-huyet-ap-38666.html) trong quá trình tiêm chủng.\n* Sốt nhẹ: Sốt nhẹ là tác dụng phụ thường gặp của việc tiêm phòng cúm nhưng thường hết trong vòng một hoặc hai ngày. Cơn sốt nhẹ này là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang phản ứng với vacxin, chuẩn bị chống lại virus cúm.\n\n![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_1_0c167503ae.jpg)\n\n*Sốt nhẹ là tác dụng phụ thường gặp của tiêm phòng cúm*\n\nNhững tác dụng phụ thường gặp này ít nghiêm trọng hơn nhiều so với việc phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng liên quan đến bệnh cúm và chúng thường biến mất trong vòng vài ngày.\n\nSau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không?\n-------------------------------------------------\n\nHầu hết các loại thuốc sẽ không ảnh hưởng đến vacxin cúm của bạn hoặc gây ra vấn đề gì sau khi bạn tiêm phòng. Một số loại thuốc như thuốc chống virus và thuốc ức chế miễn dịch, có thể làm đảo lộn phản ứng miễn dịch do tiêm phòng cúm.\n\nNếu bạn dùng thuốc, chẳng hạn như [steroid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/steroid-la-gi-tim-hieu-ve-cong-dung-va-tac-dung-phu-cua-steroid.html), có thể ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ về thời gian dùng thuốc. Họ có thể khuyên bạn nên chọn thời điểm uống thuốc để vacxin cúm có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.\n\n![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_2_e134769ed0.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không?*\n\nMặc dù một số chuyên gia cho biết thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau và nhức tại chỗ tiêm vacxin, các nhà nghiên cứu khác cho rằng những loại thuốc này có thể làm loãng hoặc làm suy yếu tác dụng bảo vệ của vacxin. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.\n\nChăm sóc cơ thể sau khi tiêm phòng cúm\n--------------------------------------\n\nPhần trên đã làm rõ được câu hỏi sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không. Còn chăm sóc cơ thể như thế nào để hạn chế và giảm bớt triệu chứng sau tiêm vacxin cúm.\n\nKhông có bất kỳ loại thực phẩm nào cần phải hạn chế sau khi tiêm phòng cúm. Vì vậy, chỉ cần lắng nghe cơ thể bạn và ghi nhớ những phương pháp dưới đây tốt nhất.\n\n### Uống đủ nước\n\nSự cân bằng tốt giữa chất lỏng và chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho hệ thống miễn dịch làm quen với vacxin cúm và bắt đầu xây dựng khả năng bảo vệ. Ngoài ra, một trong những tác động có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm là nhức đầu nhẹ. Tình trạng mất nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đầu nói trên. Uống đủ nước vào ngày hôm trước, ngày tiêm và ngày sau khi tiêm phòng cúm là một biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng đau đầu.\n\n### Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic\n\nThực phẩm tốt cho đường ruột có chứa [Prebiotic và Probiotic](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-prebiotic-va-probiotic-47833.html) có thể giúp vacxin đạt hiệu quả hơn.\n\nCố gắng ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và thực phẩm lên men (chẳng hạn như kim chi, dưa cải bắp và kombucha) để tăng cường vi khuẩn đường ruột tốt.\n\n![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_3_2ccb4bbe72.jpg)\n\n*Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic để tăng cường vi khuẩn đường ruột*\n\n### Không tập thể dục thể thao với cường độ cao\n\nCác chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mọi người nên cân nhắc giảm hoạt động thể chất trong những ngày sau khi tiêm chủng. Nên tránh tập luyện cường độ cao ngay sau khi tiêm, vì các bài tập cường độ cao có thể làm tăng đau cánh tay hoặc đau nhức ở chỗ tiêm.\n\nCho cơ thể bạn thời gian để phục hồi và tập trung vào các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp ngăn ngừa sự khó chịu tiềm ẩn và đảm bảo rằng việc tiêm phòng cúm sẽ bảo vệ bạn một cách hiệu quả khỏi virus cúm.\n\nBài viết trên đây đã làm rõ vấn đề [sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-cum-co-uong-thuoc-duoc-khong-cach-cham-soc-sau-tiem.html) và cách chăm sóc cơ thể sau tiêm. Hy vọng bạn biết cần làm gì cũng như những lưu ý khi theo dõi sức khỏe sau tiêm sẽ giúp bạn giảm khó chịu và nhanh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.\n\n", "date": "02/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Biện pháp phòng bệnh Cúm cho trẻ", "abstract": "Vắc xin Cúm là liệu pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa bệnh Cúm, đặc biệt trên trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền... sẽ không nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm giúp giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Nhà thuốc Long Châu nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung như trên, bài viết này sẽ giúp bố mẹ trả lời con có sốt sau tiêm không, những dấu hiệu có thể xảy ra với con nhỏ sau khi tiêm và cách phòng chống nhé.", "md_content": "Vắc xin Cúm giống như bất kỳ loại chế phẩm sinh học, hay dược phẩm nào, đều có công dụng và các phản ứng bất lợi, tuy nhiên, hầu hết các phản ứng sau tiêm vắc xin nếu có, thường rất nhẹ, và nhanh chóng phục hồi, không để lại di chứng. Hầu hết trẻ em đều ổn sau khi tiêm ngừa. Tác dụng phụ thường ở mức tối thiểu và kéo dài dưới 24 giờ và một điều chắc hẳn rất nhiều bố mẹ đều quan tâm là liệu sau tiêm vắc xin Cúm, trẻ có bị sốt không? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ những lưu ý và cách chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau khi tiêm nhé.\n\nTiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không?\n-----------------------------------------\n\nVắc xin Cúm giúp kích thích hệ miễn dịch tạo miễn dịch đặc hiệu chống lại vi rút Cúm. Tuy vậy, để được phê duyệt cho sản xuất, lưu hành vắc xin Cúm, các công ty, nhà sản xuất đã phải trải qua rất nhiều bước nghiêm ngặt, khắt khe trong quá trình phê duyệt. Bất cứ vắc xin nào cũng phải đạt tiêu chí: An Toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh thể hiện bằng các nghiên cứu khoa học rất có giá trị, mới được cấp phép. Tuy nhiên, vắc xin Cúm vẫn có 1 tỷ lệ nhất định các phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm. Thông thường hay gặp nhất (Tỷ lệ trên 1/100 liều) là phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau nhẹ, sốt nhẹ, đau đầu. Ít và hiếm gặp (Tỷ lệ dưới 1/100 liều tiêm) là có thể có sốt cao, ít đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, li bì, mày đay cấp... Vậy nên, sau khi tiêm [vắc xin Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html), hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ phản ứng, có thể sốt nhẹ hoặc rất ít gặp và hiếm gặp là sốt cao. Qua đây, Bố mẹ đã hiểu rõ về phản ứng sau tiêm vắc xin Cúm và không cần phải lo lắng.\n\n![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_1_fae4f2b408.jpg)\n\n*Nhiều bố mẹ lo lắng không biết tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không?*\n\nCó rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc: Phải chăng việc con mình không bị sốt có nghĩa là vắc xin không có tác dụng? Đây là quan điểm hoàn toàn chưa chính xác, điều quan trọng nhất là Vắc xin Cúm kích thích hệ miễn dịch của em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa bệnh Cúm. Sẽ là lý tưởng nhất nếu không có bất cứ phản ứng sau tiêm chủng. Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bố, mẹ trả lời cho vấn đề: “Tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không?”.\n\nTại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng Cúm?\n------------------------------------------\n\nVắc xin Cúm được bào chế dưới dạng bất hoạt, điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin Cúm mà thành phần chính của vắc xin là toàn bộ Vi rút Cúm hay chỉ một phần của Vi rút Cúm (Vắc xin tiểu đơn vị - đại điện là Influvac Tetra, Vaxigrip Tetra, Ivacflu - S). Sốt có thể xảy ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với kháng nguyên, hoặc thành phần khác như tá dược có trong vắc xin.\n\nTỷ lệ sốt trên trẻ em tiêm vắc xin Cúm Vaxigrip lần lượt là 20,4 %, 11,2% ở các lứa tuổi 6 tháng đến 36 tháng và 3 đến 8 tuổi. Với vắc xin Influvac Tetra, tỷ lệ sốt gặp ở trẻ em từ dưới 1/10 đến 1/100 liều tiêm. \n\nTất cả các vắc xin Cúm đều ghi nhận với tuổi càng cao thì phản ứng sốt tỷ lệ càng thấp. \n\nĐồng thời,với các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe về tiêu chuẩn bào chế, lưu hành vắc xin phải luôn luôn đảm bảo tính An toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh. Như vậy, sốt sau khi tiêm phòng không có nghĩa là trẻ thực sự bị bệnh Cúm hoặc mũi tiêm không an toàn. \n\nTheo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Việt Nam (VN CDC), tiêm vắc xin Cúm có thể làm giảm khả năng mắc [bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) từ 40 đến 60%. Và ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh Cúm, vắc xin có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do bệnh gây ra cho trẻ em.\n\nCó nên cho con uống thuốc trước khi đi tiêm Cúm để ngừa sốt sau khi tiêm không?\n-------------------------------------------------------------------------------\n\nCâu trả lời là tuyệt đối không. \n\nCác nghiên cứu so sánh đối chứng về việc dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm chủng vắc xin thì có tính sinh miễn dịch thấp hơn so với những người không được dùng thuốc. Do đó, không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của trẻ đối với tính sinh miễn dịch của vắc xin.\n\n![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_2_ee08667326.jpg)\n\n*Không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin*\n\nRất nhiều bố mẹ đều thắc mắc tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không và muốn con mình không bị sốt cao, tiền sử có [sốt cao co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sot-co-giat-o-tre-em-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-tre.html)... nên thường có suy nghĩ cho con uống thuốc hạ sốt trước khi đi tiêm Cúm, điều đó là hoàn toàn không đúng và phi khoa học, bố mẹ nên trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình thăm khám sàng lọc với bác sĩ khi tiêm Cúm cho trẻ nhé.\n\nChăm sóc trẻ nhỏ sau tiêm Cúm đúng cách\n---------------------------------------\n\nĐôi khi trẻ có phản ứng nhẹ sau khi tiêm, chẳng hạn hay gặp nhất là sưng, đau tại chỗ tiêm, hoặc ít gặp hơn là [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), sốt. Nhiều bố mẹ thường lo lắng và luôn đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tiêm Cúm có bị \"sốc thuốc\" - Phản ứng phản vệ - không, tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không, trẻ có biếng ăn không,...\n\nBố mẹ yên tâm nhé, những phản ứng trên hoàn toàn bình thường, chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau tiêm là được nhé:\n\n* Đọc thông tin về vắc xin và tìm hiểu về các tác dụng phụ mà con bạn có thể gặp phải.\n* Dùng khăn ẩm, mát để giúp giảm mẩn đỏ, đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ được tiêm.\n* Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) theo chỉ định của bác sĩ.\n* Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Việc một số trẻ ăn ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm chủng là điều bình thường.\n* Hãy chú ý nhiều hơn đến con bạn trong vài ngày. Nếu thấy con có những triệu chứng bất thường, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.\n\n![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_3_f6819d7f5f.jpg)\n\n*Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ*\n\nCách để phòng ngừa bệnh Cúm khi chăm sóc con nhỏ\n------------------------------------------------\n\nKhi chăm sóc con nhỏ, đặc biệt lúc bản thân bố mẹ đang bị ốm, cảm Cúm thì bố mẹ cần lưu ý những điều sau để không lây bệnh cho con:\n\n**Phòng ngừa đặc hiệu:** \n\nTiêm ngừa vắc xin phòng bệnh Cúm.\n\n**Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu:**\n\n* Nếu chúng ta có các triệu chứng Cúm, hãy tránh tiếp xúc với người khác khi có thể, kể cả trẻ mà bạn chăm sóc. Khi đó, chúng ta sẽ nhờ người thân có sức khỏe tốt chăm sóc trẻ để hạn chế tiếp xúc với trẻ.\n* Khi ho và [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html) cần che miệng để không vô tình làm phát tán vi rút bắn ra xung quanh.\n* Rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường khác.\n* Hạn chế không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Vi rút thường lây lan theo cách này.\n* Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi có người bị bệnh Cúm.\n\nBài viết trên đã giúp các bố mẹ trả lời được câu hỏi: “[Tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-cum-cho-tre-co-bi-sot-khong-nhung-luu-y-can-thiet-de-phong-cum-cho-con-nho.html)?” và hàng loạt lưu ý để bố mẹ chăm sóc con thật tốt. Nếu bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không?", "abstract": "Tiêm uốn ván là sự chuẩn bị quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Vậy trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm bởi khả năng gây tử vong cao của nó ở cả phụ nữ mang thai và thai nhi. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván luôn được WHO khuyến cáo ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, dù có thai hay không. Vậy [trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truoc-khi-tiem-uon-van-ba-bau-co-duoc-an-khong.html)? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết này.\n\nTại sao khi mang thai cần tiêm phòng uốn ván?\n---------------------------------------------\n\nVi khuẩn [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) thường được biết đến với tên khoa học là Clostridium tetani sinh sống ở ngoài tự nhiên. Mặc dù hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, kháng sinh có thể chữa được hầu hết các tình trạng nhiễm khuẩn nhưng lại có vẻ trở nên vô hiệu trước căn bệnh này. Nguyên nhân là do vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hở và tiết độc tố vào máu người nhiễm.\n\nLoại dịch độc tố này sẽ tấn công hệ thần kinh của vật chủ gây ra các cơn co cứng cơ - dấu hiệu đặc trưng của bệnh uốn ván. Ngoài ra, bào tử của vi khuẩn này có khả năng chịu được nhiệt và đề kháng hóa chất, gây ra trở ngại khi chữa trị bệnh uốn ván. Điều này gây ra mối đe dọa tính mạng ở thai nhi và bà bầu nếu không may mắc phải.\n\nUốn ván có thể xuất hiện trong quá trình sinh nở. Ở giai đoạn này, cả mẹ bầu và con đều có vết thương hở, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Việc tiêm [vắc xin phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) giúp sản sinh kháng thể trong cơ thể mẹ và truyền sang cho thai nhi qua dây rốn, bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi vi khuẩn gây hại.\n\nNgừa uốn ván đặc biệt quan trọng trong hành trình mang thai, khi hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai trở nên suy yếu hơn so với mức bình thường. Đến thời điểm hiện tại, việc chích ngừa uốn ván là một biện pháp cực kỳ quan trọng và không thể nào thiếu trong thai kỳ. Theo khuyến nghị của WHO, tiêm vắc xin phòng uốn ván nên được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bất kể có mang thai hay không.\n\nTrước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không?\n-----------------------------------------------\n\nNhiều thai phụ vẫn thắc mắc liệu trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không. Việc kiêng cử ăn uống trước khi thăm khám sức khỏe định kỳ thường là thói quen của hầu hết bà bầu. Bởi thức ăn có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của mẹ bầu khi kiểm tra sức khỏe.\n\nTuy nhiên, khi thực hiện tiêm phòng uốn ván, bà bầu nên ăn uống nhẹ. Bởi điều này giúp nạp năng lượng cho cơ thể trước khi tiêm phòng. Ngoài ra, ăn nhẹ trước khi tiêm cũng giảm nguy cơ hạ huyết áp hoặc có những phản ứng sốc phản vệ không mong muốn đối với cơ thể người mẹ.\n\nVậy để trả lời cho câu hỏi trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Thay vì nhịn ăn, bà bầu có thể lựa chọn các thực phẩm nhẹ bụng dễ tiêu để ăn trước để tăng cường sức khỏe trước khi tiêm uốn ván.\n\n![Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_ba_bau_co_duoc_an_khong_1_64ba1a5a05.jpg)\n\n*Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? Có thể ăn nhẹ*\n\nSau khi tiêm uốn ván, bà bầu nên kiêng gì?\n------------------------------------------\n\nBên cạnh những thắc mắc về vấn đề trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không, phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý đến những vấn đề kiêng kỵ sau khi tiêm uốn ván. Theo khuyến cáo, thai phụ nên kiêng một số điều sau:\n\n* Không sử dụng các chất kích thích hay thức uống có cồn như rượu, bia: Đây không chỉ là khuyến cáo chung cho tất cả phụ nữ mang thai mà còn đặc biệt quan trọng đối với các mẹ bầu sau khi tiêm uốn ván. Bởi chính những thức uống này có thể làm suy giảm miễn dịch vốn đã yếu của các thai phụ.\n* Hạn chế vận động mạnh: Sau khi tiêm uốn ván, bà bầu có thể gặp các phản ứng sau tiêm như đau nhức cơ. Lúc này, thai phụ cần nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động mạnh để lấy lại sức.\n* Tránh gây nhiễm trùng vết tiêm: Mẹ bầu cũng cần lưu ý kĩ hạn chế gây nhiễm trùng nơi tiêm. Bởi đây là vết thương hở có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.\n\n![Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_ba_bau_co_duoc_an_khong_2_c55aaa75f0.jpg)\n\n*Bà bầu lưu ý không dùng thức uống có cồn sau khi tiêm uốn ván*\n\nNhững triệu chứng lạ sau tiêm uốn ván ở bà bầu có nguy hiểm không?\n------------------------------------------------------------------\n\nTrong thời kỳ tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều bà bầu có thể trải qua một số [triệu chứng sau tiêm uốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-xong-bi-buon-non-va-cac-trieu-chung-khac-ma-ba-bau-nen-biet-43604.html) ván không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, và thậm chí có một số trường hợp gặp sốt nhẹ. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá nhiều vì đây là những phản ứng bình thường của cơ thể. Các chuyên gia y tế cho rằng đây là hiện tượng hệ miễn dịch của bạn đang sản sinh ra kháng thể ngừa bệnh uốn ván.\n\nBà bầu cũng nên theo dõi những biểu hiện của cơ thể ở giai đoạn sau khi tiêm vắc xin. Nếu phát hiện ra bất kì triệu chứng nào bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn cách xử trí sớm nhất.\n\n![Trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_ba_bau_co_duoc_an_khong_3_b177202275.jpg)\n\n*Bà bầu có thể sốt nhẹ sau khi tiêm uốn ván*\n\nTóm lại, [tiêm ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html) giúp bảo vệ sức khỏe ở cả mẹ và bé. Để trả lời cho câu hỏi trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Việc ăn nhẹ trước khi tiêm phòng giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe để sản sinh kháng thể hiệu quả hơn.\n\nTrên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc trước khi tiêm uốn ván bà bầu có được ăn không. Theo dõi thêm các bài viết mới của [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) để cập nhật kiến thức về thai kỳ và sức khỏe sinh sản nhé!\n\n", "date": "14/09/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt?", "abstract": "Tiêm uốn ván là bước chuẩn bị quan trọng để có thai kỳ khỏe mạnh. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Ngừa uốn ván là một trong những mũi vắc xin quan trọng mà bất kì phụ nữ mang thai nào cũng nên tiêm phòng trước khi sinh. Bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức cần thiết, phụ nữ mang thai cũng nên tham khảo về việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thời điểm cũng như địa chỉ tiêm ngừa uốn ván uy tín nhé!\n\nUốn ván là bệnh gì?\n-------------------\n\nUốn ván là một chứng bệnh nguy hiểm với khả năng gây tử vong cao khi không may mắc phải. Nguyên nhân gây [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) cho người là ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường xuất hiện trong đất, bụi bẩn và chất thải động vật.\n\nKhi chưa có sự xuất hiện của vắc xin phòng uốn ván, hằng năm có khoảng 500 nghìn trẻ sơ sinh tử vong do mắc uốn ván. Theo đó, nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh khi bị truyền vi khuẩn uốn ván từ mẹ lên đến 95%. Bởi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, việc đối phó với căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn rủi ro cao.\n\nNgười mắc uốn ván có thể có các dấu hiệu như co cứng cơ toàn thân, thường khởi phát ở phần hầu họng - thanh quản dẫn đến việc khó nói và khó nhai. Triệu chứng sẽ tăng dần và liên tục trong vòng 1 - 7 ngày đầu tiên, các cơn co cứng cơ sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.\n\nVì sao cần tiêm ngừa uốn ván khi mang thai?\n-------------------------------------------\n\nBệnh uốn ván rất khó điều trị vì bào tử của loại vi khuẩn này thường có khả năng chịu nhiệt cao và đề kháng với đa số các loại thuốc. Các đối tượng có vết thương hở thường có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván hơn, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ hay trẻ vừa mới sinh qua vết cắt rốn,…\n\nKhông những vậy, bệnh uốn ván có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không điều trị kịp thời. Các trường hợp nhiễm uốn ván khi sinh nở thường ghi nhận các dấu hiệu [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-trieu-chung-suy-ho-hap-cap-thuong-gap-51575.html), động kinh, nhiễm khuẩn, suy thận cấp,…\n\nCó thể nói, tiêm uốn ván là bước chuẩn bị rất quan trọng để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi trong khoảng thời gian này, thai phụ rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Trong khi đó, thai nhi lại chủ yếu dựa vào khả năng che chở, bảo bọc của người mẹ. Nếu sức khỏe của mẹ bị suy yếu, thai nhi cũng chịu nhiều tác động xấu, thậm chí dẫn đến nguy cơ [thai chết lưu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thai-chet-luu-500.html).\n\nDo đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thai nhi, mẹ bầu cần tuân thủ lịch tiêm ngừa uốn ván đầy đủ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần lưu ý tìm hiểu về việc tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM để đảm bảo chất lượng mũi tiêm, tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.\n\n![Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_dau_thi_tot_trong_TP_HCM_thi_tot_1_73e0a40e9a.jpg)\n\n*Mẹ bầu dễ mắc uốn ván trong quá trình sinh nở*\n\nCác loại vắc xin được sử dụng hiện nay\n--------------------------------------\n\nHiện nay có các loại vắc xin ngừa uốn ván thông dụng sau để phụ nữ mang thai có thể lựa chọn:\n\n* Vắc xin Adacel: Được nghiên cứu và sản xuất tại Canada với sự kết hợp của 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào.\n* Vắc xin Boostrix (Bỉ): Tương tự như vắc xin Adacel, loại vắc xin Boostrix cũng dùng để phòng ngừa 3 loại bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván. Đây là sinh phẩm được phát triển bởi tập đoàn GSK - một tập đoàn hàng đầu thế giới về mảng dược phẩm và chế phẩm sinh học.\n* Vắc xin Tetraxim: Phòng ngừa 3 bệnh nêu trên và bệnh bại liệt.\n* Vắc xin Pentaxim 5 in 1: Phòng ngừa 5 bệnh gồm 4 bệnh kể trên và bệnh viêm phổi - viêm màng não.\n* Vắc xin Infanrix Hexa: Phòng ngừa được 6 bệnh, trong đó có thêm bệnh [viêm gan siêu vi B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n\n![Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_dau_thi_tot_trong_TP_HCM_thi_tot_2_5fa1219274.jpg)\n\n*Vắc xin Infanrix Hexa có khả năng giúp mẹ bầu phòng ngừa 6 loại bệnh*\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt?\n---------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin uốn ván ở đâu trong TP.HCM thì tốt hẳn là thắc mắc của nhiều người. Mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau về các cơ sở y tế uy tín tại TP.HCM để tiêm ngừa uốn ván.\n\n### Viện Pasteur TP.HCM\n\nĐịa chỉ: số 167 đường Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP.HCM\n\nSố điện thoại: 028 3823 0352\n\nViện Pastur TP.HCM đã nổi danh từ lâu như một địa chỉ tiêm chủng uy tín bậc nhất tại khu vực miền Nam nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng. Đơn vị dưới sự đề xuất phát triển của Bộ Y Tế về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sẽ là ưu tiên hàng đầu cho các mẹ bầu có nhu cầu tiêm uốn ván.\n\n### Bệnh viện Hùng Vương\n\nĐịa chỉ: Số 128 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM\n\nSố điện thoại: 028 3855 8532\n\nBệnh viện Hùng Vương cũng được mệnh danh là bệnh viện phụ sản với lịch sử phát triển lâu đời tại TP.HCM. Ở đây cung cấp không chỉ các dịch vụ liên quan đến thai sản, sinh nở mà còn các gói tiêm chủng uốn ván uy tín dành cho bà bầu.\n\n### Bệnh viện Từ Dũ\n\nĐịa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM\n\nSố điện thoại: 028 3931 1314\n\nBệnh viện Từ Dũ TP.HCM là bệnh viện phụ sản hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng bậc nhất trong lĩnh vực điều trị vô sinh và hiếm muộn. Nơi đây quy tụ các y bác sĩ giỏi nhất với kinh nghiệm dày dặn. Đơn vị còn có kho trữ lạnh vắc xin hiện đại và dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP.\n\n![Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_dau_thi_tot_trong_TP_HCM_thi_tot_3_50a0401bf1.jpeg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván khi mang thai ở đâu trong TP.HCM? Bà bầu có thể tham khảo các bệnh viện phụ sản*\n\nTóm lại, tiêm ngừa vắc xin uốn ván không chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp thai nhi được phát triển toàn diện. Với sự tiên tiến của nền khoa học kĩ thuật, các loại vắc xin ngừa uốn ván ngày một đa dạng hơn với nhiều mức giá tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Để trả lời cho câu hỏi [tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-dau-trong-tp-hcm-thi-tot.html) trong TP.HCM thì tốt, bạn có thể tham khảo địa chỉ của một số cơ sở y tế nêu trên.\n\nTrên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu trong TP.HCM thì tốt. Theo dõi thêm các bài viết mới của [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) để cập nhật thêm kiến thức để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần của bạn và cả người thân xung quanh nhé!\n\n", "date": "14/09/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không?", "abstract": "Tiêm uốn ván là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. Vậy tiêm uốn ván về con đạp nhiều thì có sao không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Tiêm phòng vắc xin uốn ván là bước chuẩn bị cần thiết cho mẹ bầu trước giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, nhiều sản phụ cảm thấy lo ngại về các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là ở thai nhi. Vậy [tiêm uốn ván về con đạp nhiều](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-ve-con-dap-nhieu-co-sao-khong.html) có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!\n\nTiêm uốn ván có quan trọng không?\n---------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây ra bởi trực khuẩn uốn ván, Clostridium tetani. Đặc điểm nguy hiểm của bệnh này chính là sự tổng hợp và tiết ra ngoại độc tố uốn ván. Ngoại độc tố này có khả năng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng của uốn ván.\n\nMột trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải uốn ván là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở. Trong quá trình này, chính vết thương hở ngoài da đã tạo điều kiện cho sự nhiễm uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html), những vết thương này có thể trở thành cửa ngõ cho trực khuẩn uốn ván vào cơ thể gây ra bệnh.\n\nTrẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời cũng có nguy cơ nhiễm uốn ván qua đường rốn trong trường hợp mẹ bị uốn ván. Trong trường hợp này, vùng rốn của trẻ bị cắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập dễ dàng vào cơ thể. Nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh khi mắc uốn ván có thể lên đến 95% bởi hệ miễn dịch lúc này còn quá non nớt.\n\nUốn ván sơ sinh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm:\n\n* Trẻ bỏ bú: Uốn ván có thể làm cho trẻ sơ sinh trở nên khó chịu khi bú mà không rõ nguyên nhân.\n* Khít hàm: Trẻ có thể có triệu chứng khít hàm, làm cho việc mở miệng trở nên khó khăn.\n* Co cứng toàn thân: Một trong những biểu hiện rõ ràng của uốn ván là sự co cứng toàn thân, làm cho trẻ khó di chuyển và thậm chí gây ra cảm giác đau đớn.\n* Có thể gây gãy xương và khó thở: [Uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gãy xương do co cứng cơ bắp và khó thở.\n\nCó thể thấy, tiêm uốn ván là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn bệnh uốn ván trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tổn thương do bệnh uốn ván. Luôn tuân thủ lịch tiêm uốn ván và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả mẹ và con.\n\n![Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_ve_con_dap_nhieu_co_sao_khong_1_fa921140e1.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé*\n\nTiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không?\n-----------------------------------\n\nNhiều mẹ bầu lo rằng việc tiêm uốn ván có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.\n\n### Ảnh hưởng mẹ bầu\n\nThông thường, mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm thường gặp như [sốt nhẹ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html), đau buốt hay sưng phồng tại vị trí tiêm. Bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi được tiêm vắc xin. Tình trạng này sẽ tự động khỏi và dần biến mất sau 3 - 4 ngày.\n\n### Ảnh hưởng thai nhi\n\nNhiều sản phụ lo ngại rằng việc đưa chất lạ vào người, kể cả vắc xin cũng có những ảnh hưởng đến con. Thực tế cho thấy, tiêm phòng uốn ván chỉ có khả năng tạo kháng thể cho mẹ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ. Từ đó, trẻ khi vừa sinh ra cũng giảm nguy cơ mắc uốn ván khi cắt dây rốn.\n\nTiêm vắc xin ngừa uốn ván có thể nói hoàn toàn không tác động đến thai nhi. Ngược lại, đây còn là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả con và mẹ trong quá trình sinh nở. Các tài liệu khoa học cũng đã chứng minh được tính an toàn của vắc xin trên thai nhi nên mẹ bầu có thể yên tâm nhé!\n\nTiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không?\n-------------------------------------------\n\nNhư đã giải thích, tiêm uốn ván đã được nghiên cứu về bằng chứng an toàn ở thai nhi. Vậy tại sao nhiều phụ nữ mang thai tiêm uốn ván về con đạp nhiều? Liệu đây có là những phải phản ứng sau tiêm của trẻ không là thắc mắc của nhiều thai phụ.\n\nThực tế thì việc tiêm uốn ván vào cơ thể của mẹ sẽ giúp sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván. Trẻ cũng thông qua đường rốn mà nhận được các loại kháng thể này từ trong bụng mẹ. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi giai đoạn thai kỳ được cho phép tiêm phòng uốn ván cũng là lúc con đã đạt được sự phát triển và khỏe mạnh nhất định.\n\nTiêm uốn ván về con đạp nhiều có thể là do những mối bận tâm về sức khỏe của thai nhi ở các mẹ bầu. Tâm lý lo cho con khiến mẹ dễ cảm thấy hoài nghi và tập trung quan sát các động thái của con nhiều hơn. Con đạp nhiều vào giai đoạn này chỉ chứng minh được sự phát triển toàn diện của thai nhi mà không tiềm ẩn bất kì rủi ro nào.\n\n![Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_ve_con_dap_nhieu_co_sao_khong_2_9fad1e5ff6.jpg)\n\n*Nhiều phụ nữ quan ngại rằng tiêm uốn ván về con đạp nhiều*\n\nKhi nào là thời điểm tốt nhất để tiêm uốn ván cho bà bầu?\n---------------------------------------------------------\n\nKhoảng thời gian từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 28 của thai kỳ sẽ là mốc thời điểm lý tưởng cho mẹ bầu để tiêm ngừa uốn ván. Bởi lúc này thai nhi đã phát triển và đủ khả năng để nhận được kháng thể uốn ván từ mẹ thông qua dây rốn. Đây cũng là giai đoạn mà hệ thống miễn dịch của thai nhi đang dần một hoàn thiện hơn, đảm bảo toàn diện hơn về mặt thể chất.\n\nĐể đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ nên được thảo luận và nhận được tư vấn cụ thể từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra lịch tiêm phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và tiến trình thai kỳ. Hãy luôn tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bạn và thai nhi được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ mắc uốn ván.\n\n![Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_ve_con_dap_nhieu_co_sao_khong_3_09a5eb051d.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván cho bà bầu nên được thực hiện ở tuần 22 - 28*\n\nTóm lại, tiêm ngừa [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) ở bà bầu giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và phát triển toàn diện của bé. Tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu nên được thực hiện ở tuần 22 - 28 của thai kỳ. Khoa học đã chứng minh tiêm uốn ván hoàn toàn an toàn cho thai nhi. Hiện tượng tiêm uốn ván về con đạp nhiều chỉ là những mối lo lắng thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con.\n\nTrên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc tiêm uốn ván về con đạp nhiều. Theo dõi thêm các bài viết mới của [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) để cập nhật thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé!\n\n", "date": "14/09/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp", "abstract": "Vaccine phòng viêm gan B là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y tế, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của virus viêm gan B. Tuy nhiên, như những dược phẩm khác, sau khi tiêm viêm gan B vẫn có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn.", "md_content": "[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một căn bệnh đặc biệt đáng lo ngại vì nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn sớm. Điều này có nghĩa là một số người có thể bị nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết và bệnh có thể biến chuyển thành những giai đoạn nguy hiểm hơn. Vì vậy, cách ngăn ngừa tốt nhất chính là tiêm phòng vaccine viêm gan B.\n\nĐịnh nghĩa về vaccine viêm gan B\n--------------------------------\n\nVaccine viêm gan B là một loại vaccine tái tổ hợp, được tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật di truyền để sản xuất kháng nguyên HBsAg. HBsAg là một kháng nguyên được tổng hợp từ nấm men hoặc tế bào động vật. Vaccine viêm gan B có dạng đơn giá, không gây nhiễm và có thể được tiêm một liều hoặc nhiều liều tùy thuộc vào quy trình sản xuất. Vaccine này có khả năng ngăn ngừa virus viêm gan B cũng như các biến chứng như [xơ gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/xo-gan-415.html) và ung thư gan. Do cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm vaccine được khuyến nghị cho tất cả mọi người.\n\n![Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_gan_b_ma_ban_co_the_gap_1_37551db1d5.png)\n\n*Vaccine viêm gan B là vaccine giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B*\n\nMột số phản ứng sau tiêm vaccine viêm gan B mà bạn có thể gặp\n-------------------------------------------------------------\n\n[Vaccine viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh viêm gan B cho người lớn và trẻ em. Loại vaccine này được chỉ định sử dụng theo đường tiêm bắp. Sau khi tiêm vaccine viêm gan B, có một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra, bao gồm:\n\n* **Phản ứng tại chỗ:** Bao gồm sốt nhẹ, sưng, đỏ, nóng và đau tại vị trí tiêm. Những triệu chứng này thường tự giảm trong vòng 2 ngày.\n* **Tác dụng phụ hiếm gặp:** Bao gồm sốt trên 38,8 độ C, cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ trên da.\n* **Tác dụng phụ rất hiếm gặp:** Bao gồm viêm dây thần kinh, viêm dây thần kinh mắt, liệt mặt, hội chứng Guillain-Barré, và các tác dụng phụ nặng hơn như làm bệnh xơ cứng rải rác...\n\nBên cạnh đó, các tác động khác có thể xảy ra sau tiêm viêm gan B bao gồm:\n\n* **Rối loạn hệ thống lympho và máu:** Rất hiếm gặp, nhưng có thể gây bệnh lý hạch bạch huyết và giảm tiểu cầu.\n* **Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa:** Thường gặp, có thể gây mất cảm giác ngon miệng, nếu nặng có thể gây tai biến.\n* **Rối loạn tâm thần:** Thường gặp, dễ gây cáu gắt.\n* **Rối loạn hệ thần kinh:** Thường gặp, có thể gây đau đầu, ngủ gà và chóng mặt. Hiếm gặp, có thể gây rối loạn cảm giác, liệt, co giật, viêm não và các bệnh về thần kinh.\n* **Rối loạn tiêu hóa:** Thường gặp, bao gồm buồn nôn, nôn ói, đau bụng và tiêu chảy.\n* **Rối loạn tổ chức dưới da và da:** Hiếm gặp, có thể gây phát ban, ngứa, nổi mày đay và các vấn đề về mạch máu và da như phù nề mao mạch thần kinh, lichen hóa và ban đỏ đa hình.\n* **Rối loạn mô liên kết và cơ xương:** Hiếm gặp, có thể gây đau cơ và đau khớp, viêm khớp và yếu cơ.\n* **Các tác động toàn thân và tại chỗ tiêm:** Thường gặp, bao gồm đau, đỏ và sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, chai cứng và sốt. Hiếm gặp, có thể gây các biểu hiện giống cúm.\n* **Nhiễm trùng và ký sinh trùng:** Có thể gây viêm màng não.\n* **Rối loạn hệ thống miễn dịch:** Gây ra phản ứng quá mẫn và dị ứng, bao gồm triệu chứng giả sốc và giả bệnh huyết thanh.\n* **Rối loạn tim mạch:** Có thể gây hạ huyết áp và viêm mạch.\n\nGia đình cần thông báo ngay cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vaccine viêm gan B, ví dụ như sưng, sốt, hoặc bất kỳ phản ứng khác, để được tư vấn và hỗ trợ xử lý kịp thời.\n\n![Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_gan_b_ma_ban_co_the_gap_2_0d98396b69.png)\n\n*Các biến chứng nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine viêm gan B rất hiếm gặp*\n\nCách theo dõi và nhận biết sớm phản ứng sau tiêm vaccine viêm gan B\n-------------------------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số cách theo dõi và nhận biết sớm phản ứng sau khi tiêm vaccine viêm gan B:\n\n* **Theo dõi triệu chứng:** Quan sát cơ thể của bạn sau khi tiêm vaccine. Lưu ý các triệu chứng như [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), sưng môi, mặt hoặc họng, tim đập nhanh, hoặc bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khác.\n* **Liên hệ với nhân viên y tế:** Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau tiêm vaccine, hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay lập tức. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá và xử lý tình huống.\n* **Ghi lại thông tin:** Nếu bạn phát hiện bất kỳ phản ứng phụ sau tiêm vaccine, hãy ghi lại thông tin chi tiết về các triệu chứng, thời gian xảy ra và mức độ nghiêm trọng. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá và điều tra sau này.\n\nNhững biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh viêm gan B\n---------------------------------------------------\n\nNgoài tiêm vaccine viêm gan B, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:\n\n* Tránh chia sẻ kim tiêm, vật cắt mài hoặc các vật dụng cá nhân khác có thể gây chảy máu.\n* Sử dụng [bao cao su](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bao-cao-su-la-gi-tai-sao-can-su-dung-bao-cao-su-dung-cach-43926.html) trong các quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm qua tình dục.\n* Hạn chế tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng cơ thể của người khác, đặc biệt trong trường hợp có vết thương hở.\n* Đảm bảo các quy trình vệ sinh an toàn khi làm việc trong môi trường y tế hoặc các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với máu.\n* Nếu bạn có nguy cơ tiếp xúc với viêm gan B, hãy thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu cần.\n* Để bảo vệ sức khỏe gan, hạn chế tiếp xúc với các chất gây hại như rượu, thuốc lá, và các chất độc hại khác.\n* Hãy xây dựng một chế độ ăn uống cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.\n\n![Các phản ứng sau tiêm viêm gan B mà bạn có thể gặp 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_gan_b_ma_ban_co_the_gap_3_457aebb6c2.png)\n\n*Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục tránh có thể tránh được các bệnh xã hội khác*\n\nTrên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về các [phản ứng sau tiêm viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-viem-gan-b-ma-ban-co-the-gap.html) mà bạn có thể gặp phải. Hy vọng rằng thông tin đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm ngừa vaccine viêm gan B, cũng như chủ động trong việc xử lý các phản ứng sau tiêm nhé!\n\n", "date": "11/09/2023", "tags": ["Viêm gan b", "Tai biến", "Vacxin"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?", "abstract": "Trong cuộc sống, việc tiếp xúc với chó và bị chó cắn là điều rất dễ xảy ra. Sau khi bị chó cắn, mọi người thường lo lắng không biết nên xử lý ra sao. Câu hỏi thường đặt ra là liệu bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? Tìm hiểu câu trả lời tại đây với nhà thuốc Long Châu nhé.", "md_content": "Vết cắn của động vật, đặc biệt là chó có thể mang theo nguy cơ lây nhiễm bệnh, trong đó phổ biến nhất là nhiễm bệnh dại. Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được xử lý đúng cách. Khi bạn bị chó cắn, việc tiêm ngừa dại và các biện pháp liên quan cần nên được thực hiện sớm để ngăn ngừa bệnh dại phát triển. Vậy bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?\n\nBệnh dại là gì?\n---------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) là một bệnh nhiễm virus cấp tính tác động lên hệ thần kinh trung ương của con người và các động vật có vú. Bệnh này do virus dại (virus Rhabdoviridae thuộc chi Lyssavirus) gây ra. Virus dại thường lây lan qua mắt, niêm mạc hoặc da bị tổn thương khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh. \n\n![Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_cho_can_1_thang_co_tiem_phong_duoc_khong2_9949bd2ea4.jpg)\n\n*Bệnh dại lây lan khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh*\n\nNhững triệu chứng nghiêm trọng của bệnh dại gồm [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), đau đầu, suy nhược, tê liệt cơ bắp, khó nuốt và sau đó tiến triển thành các cơn co giật mạnh mẽ. Bệnh có khả năng gây tử vong cao, thường chỉ trong vòng một vài ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.\n\nCó hai dạng của bệnh dại, và mỗi dạng sẽ có những triệu chứng riêng biệt:\n\n* Dạng cuồng: Ở dạng này, người bệnh thường trở nên hung dữ, tăng động, kích động và có những nỗi sợ đặc biệt như sợ gió, sợ nước, sợ tiếng ồn và sợ ánh sáng. Một số trường hợp có thể gặp rối loạn hệ thần kinh thực vật, thể hiện qua tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp và vã mồ hôi. Sau vài ngày từ khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tim ngừng hoạt động.\n* Dạng liệt: Dạng này có thời gian diễn tiến lâu hơn so với dạng cuồng. Các cơ bị nhiễm virus sẽ dần tê liệt và bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn hôn mê trước khi tử vong.\n\n[Phòng ngừa bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chong-benh-dai-kinh-nghiem-a-z-65188.html) bao gồm tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc với động vật có khả năng nhiễm bệnh. Vậy bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không hay phải tiêm ngay lập tức? \n\nBị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?\n--------------------------------------------\n\nNhiều người thường đặt câu hỏi bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? Như chúng ta đã biết, thời gian ủ bệnh dại có thể biến đổi từ vài ngày đến vài tháng, trong một số trường hợp có thể kéo dài tới một năm. Tuy nhiên, từ khi phát bệnh đến lúc tử vong thường chỉ kéo dài từ 1 đến 7 ngày. \n\nCác triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng từ 2 đến 8 tuần sau khi bị động vật cắn. Sau khi bị chó cắn, cần tiêm phòng dại bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, việc tiêm phòng dại nên được thực hiện sớm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh dại. Vì vậy, trong tình huống bạn bị chó cắn và đã trôi qua một tháng, tốt nhất là bạn nên đến một cơ sở tiêm chủng có vắc-xin phòng dại. Tại đó, bạn sẽ được tư vấn về phác đồ tiêm phù hợp để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm virus dại. \n\n![Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_cho_can_1_thang_co_tiem_phong_duoc_khong3_64c7095b75.jpg)\n\n*Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?*\n\nCần phải làm gì sau khi bị chó cắn?\n-----------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về thời gian tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, việc thực hiện sơ cứu tại chỗ ngay sau vụ việc là rất quan trọng. Dưới đây là cách thực hiện sơ cứu cho vết thương do chó cắn:\n\n* Rửa sạch và sát trùng khu vực bị cắn: Vết thương do chó cắn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm trong khoảng 10 - 15 phút. Thao tác này giúp giảm nguy cơ [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) và loại bỏ một phần lượng virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể. Khi rửa vết thương, cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và không nên chà xát mạnh. Tiếp theo, sử dụng cồn 70 độ hoặc dung dịch [povidone iodine 10%](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/dung-dich-povidine-10-pharmedic-sat-khuan-ngoai-da-chai-90ml-2557.html) để sát trùng vết thương.\n* Cầm máu khi bị chó cắn: Đặt một miếng [gạc y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/bang-gac-vo-trung-young-wound-dressing-6x10cm-30279.html) lên vết thương, sau đó sử dụng băng vô trùng để băng bó. Nếu vết thương chảy nhiều máu và phun ra dưới dạng tia máu, có thể sử dụng dây thun để quấn quanh vùng da gần đó để cầm máu.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_cho_can_1_thang_co_tiem_phong_duoc_khong4_7818f60183.jpg)\n\n*Nên xử lý kĩ vết thương bị chó cắn để hạn chế nhiễm trùng*\n\nTrường hợp vết thương nhẹ bạn có thể tự xử lý tại nhà thông qua việc rửa vết thương và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Nhưng nếu nạn nhân có các biểu hiện như máu chảy không ngừng, vết thương gây đau nhức, có dấu hiệu nhiễm trùng thì nên đưa họ đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. \n\nTóm lại, chúng ta đã có câu trả lời và giải thích cho câu hỏi [bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-bi-cho-can-1-thang-co-tiem-phong-duoc-khong.html). Việc bị chó cắn không nên chủ quan dù đã trải qua được một thời gian. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, việc sơ cứu và tiêm phòng dại cần được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dù sau một tháng hay bất kỳ khoảng thời gian nào sau khi bị cắn, tiêm ngừa phòng dại vẫn là biện pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của chúng ta. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn.\n\n*Xem thêm:* \n\n* [*Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-can-co-phai-tiem-uon-van-khong.html)\n* [*Bệnh uốn ván là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván*](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html)\n\n \n\n", "date": "25/08/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Vacxin", "Chó cắn", "động vật cắn"]}, {"title": "Giải đáp: Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không?", "abstract": "Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm đối với tất cả mọi người, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. HIện nay đã có vacxin tiêm phòng, tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu hết về vấn đề này. Mẹ mang thai 37 tuần tiêm uốn ván được không là vấn đề được rất nhiều người mang ra bàn luận.", "md_content": "Bệnh uốn ván (hay còn gọi là bệnh uốn ván viêm màng não) là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh uốn ván có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như sốt, đau đầu, cơn co giật và thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế. Phụ nữ có thai là đối tượng nhảy cảm và cần được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bàn luận về chủ đề thai phụ 37 tuần tiêm uốn ván được không.\n\nBệnh uốn ván và những điều cần biết\n-----------------------------------\n\nUốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Bệnh rất nguy hiểm và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Phụ nữ khi mang thai cũng cần được tiêm ngừa để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn con.\n\n### Uốn ván là gì?\n\nBệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là tình trạng nhiễm độc, nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Ngoại độc tố của vi khuẩn này thường tấn công hệ thần kinh cơ và có thể gây ra tình trạng [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng dễ nhìn thấy của bệnh bao gồm:\n\n* Triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên và dễ nhận biết là cứng hàm biểu hiện là hai hàm của bệnh nhân cứng và dính chặt vào nhau, triệu chứng ngày xuất hiện càng ngắn thì bệnh càng nghiêm trọng.\n* Sau khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân xuất hiện co cứng các cơ, thường theo lộ trình từ các cơ vùng đầu mặt cổ lan xuống ngực bụng. Trên nền co cứng, bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật, đôi khi co thắt thanh quản gây tím tái, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html).\n\n![Bệnh uốn ván và tiêm phòng - Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Benh_uon_van_va_tiem_phong_Thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_1_80e7a1b5e2.png)\n\n*Bệnh uốn ván gây ra tình trạng co giật khi phát bệnh*\n\nBệnh uốn ván có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây các rối loạn đối với hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, cơ xương khớp, nhiễm trùng... May mắn thay, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh uốn ván hiệu quả, có tác dụng kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu.\n\n### Bao lâu thì cần tiêm uốn ván một lần?\n\nĐối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng uốn ván càng trở nên quan trọng. Thời gian tiêm phòng sẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tùy thuộc vào phụ nữ mang thai đã tiêm phòng trước đó, đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin trước đó hay chưa và số lần mang thai của thai phụ.\n\nTác dụng của tiêm phòng uốn ván\n-------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván có tác dụng chính là bảo vệ người được tiêm khỏi bệnh uốn ván. Phụ nữ khi mang thai là giai đoạn cơ thể bị suy yếu, khả năng kháng bệnh tự nhiên của mẹ bị giảm đi. Trong khi đó, thai nhi lại chưa có sức đề kháng mà phải lớn lên và phát triển nhờ bào thai của mẹ. Do đó việc mẹ tiêm phòng đầy đủ chính là cách phòng bệnh chủ động giúp bảo vệ cả người mẹ và thai.\n\n![Bệnh uốn ván và tiêm phòng - Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Benh_uon_van_va_tiem_phong_Thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_2_8a8302ddf0.png)\n\n*Tiêm phòng uốn ván là cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh*\n\nTiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu\n-----------------------------\n\nViệc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người mẹ và thai nhi. Các loại vắc xin uốn ván đã được phát triển và thử nghiệm để đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ đáng kể. Việc tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ, mà còn bảo vệ cho thai nhi.\n\nMẹ mang thai 37 tuần tiêm uốn ván được không?\n---------------------------------------------\n\nVới phụ nữ có thai, việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu nhưng chưa tiêm phòng ván trong vòng 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi vắc xin uốn váng. Mũi tiêm đầu tiên thường được tiêm vào khoảng trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Như vậy thai 37 tuần thì không được tiêm uốn ván nữa vì nguyên tắc tiêm uốn ván là trước khi sinh 1 tháng.\n\n![Giải đáp: Thai 37 tuần tiêm uốn ván được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thai_37_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_3_781d9f70df.png)\n\n*37 tuần tiêm uốn ván được không? Khi mẹ mang thai đến tuần 37 thì không nên tiêm uốn ván nữa*\n\n[Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) thường được tiêm trong giai đoạn mang thai và việc tiêm phòng cần được thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhằm đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu trong giai đoạn quá muộn của thai kỳ có thể cần được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.\n\nQua bài viết, bạn đọc đã được Nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin về bệnh uốn ván và giải đáp thắc mắc mẹ mang thai [37 tuần tiêm uốn ván được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thai-37-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong.html). Trong mọi trường hợp, việc tiêm uốn ván cho trẻ cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.\n\n", "date": "10/09/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không?", "abstract": "Tiêm ngừa các loại bệnh trong quá trình mang thai là rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên nếu mang thai đến lần 2 lần 3 thì có cần tiêm ngừa nữa hay không vẫn là điều nhiều mẹ thắc mắc. Tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề mang thai lần lần 3 tiêm uốn ván khi nào tại đây nhé. ", "md_content": "Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ có thể giúp tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh và bảo vệ cả bạn và thai nhi. Tuy nhiên, liệu bạn nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần thứ 3 hay không thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Vậy mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? \n\nTại sao bà bầu cần tiêm uốn ván?\n--------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Clostridium tetani là loại trực khuẩn Gram dương, tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt thường được tìm thấy ở vùng nông thôn, nơi tiếp xúc nhiều với hoạt động nông nghiệp và xử lý chất thải gia súc. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương nhiễm trùng, vết cắt hay thậm chí cả thông qua tiêm chích. Khi đã tiếp xúc với cơ thể, chúng xâm nhập qua máu và hệ thống bạch huyết, từ đó tiếp cận các tổ chức thần kinh và sản xuất ra một ngoại độc tố gọi là tetanus exotoxin, gây nên triệu chứng của bệnh uốn ván cấp tính ở con người. \n\nVắc-xin uốn ván là một dạng biến đổi của độc tố, độc tính của vi khuẩn đã bị giảm khi tiêm vào cơ thể, nó kích thích cơ thể sản xuất kháng thể đặc biệt. Điều này tạo ra một hệ thống miễn dịch chủ động, phòng ngừa tác động của vi khuẩn uốn ván. Kháng thể này cũng có khả năng được truyền từ mẹ sang thai nhi qua dây rốn, đóng vai trò ngăn ngừa việc nhiễm trùng uốn ván rốn do vi khuẩn xâm nhập qua dây rốn khi thai nhi được sinh ra.\n\n![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong2_7c53323f66.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván để ngăn ngừa bệnh lây cho em bé trong quá trình cắt dây rốn*\n\nCó cần thiết phải tiêm uốn ván khi mang thai lần 3?\n---------------------------------------------------\n\nNhư mang thai lần 1 và lần 2, việc tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai lần 3 vẫn là một yếu tố cần thiết. Thực hiện việc này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trước nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong các giai đoạn quan trọng như chuyển dạ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng uốn ván nhiễm trùng khi cắt dây rốn. \n\nCác chuyên gia cho biết hiệu quả của mũi tiêm uốn ván kéo dài khoảng 10 năm. Trong lần mang thai đầu tiên, mẹ bầu thường được yêu cầu tiêm 3 mũi uốn ván. Khi đến lần mang thai thứ 2, việc tiêm vắc-xin phụ thuộc vào thời gian mũi cuối cùng tiêm trước đó. Nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm chưa đầy 5 năm, chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại. Ngược lại, nếu thời gian mũi cuối cùng tiêm lần trước đã qua hơn 5 năm, mẹ bầu cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại. \n\nTrong lần mang thai thứ 3 này, việc tiêm uốn ván vẫn dựa trên lịch sử tiêm trước đó, số lượng mũi tiêm và lịch trình có thể thay đổi so với lần 1 và lần 2. Điều này thường được đánh giá cụ thể bởi chuyên gia y tế để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin. Vậy nên, khi mang thai lần 3 mẹ bầu vẫn nên tiêm ngừa uốn ván, nhưng mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào là điều khiến nhiều chị em thắc mắc.\n\n![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong3_c667a19c4d.jpg)\n\n*Nên tiêm ngừa uốn ván ở lần mang thai thứ 3*\n\nMang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào?\n-------------------------------------\n\nViệc [tiêm vắc-xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) trong lần mang thai thứ 3 sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa các lần tiêm trong thai kỳ trước. Nếu lần tiêm cuối cùng mà các mẹ đã tiêm cách đây ít hơn 10 năm, thì không cần tiêm liều nhắc lại trong lần mang thai này. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm để xác định mức kháng thể còn lại trong cơ thể cũng là một lựa chọn thông minh. Và hầu hết các bệnh viện đều cung cấp dịch vụ này. \n\nTrong trường hợp lần tiêm cuối cùng đã cách đây hơn 10 năm, khi mang thai lần 3, bạn cần tiêm 2 liều nhắc lại. Liều đầu tiên nên được tiêm vào tuần thứ 20 của thai kỳ và sau đó 1 tháng sẽ tiêm liều thứ 2. Tiêm đúng lịch trình sẽ tăng mức độ bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi khỏi bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ mang thai. Qua đó, chúng ta đã có được câu trả lời cho vấn đề mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào.\n\n![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong_Cropped_1_fe0a815021.jpg)\n\n*Lịch tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ khi mang thai*\n\nCác loại vắc-xin cần tiêm ở lần mang thứ 3\n------------------------------------------\n\nTrong trường hợp các lần mang thai trước đó đã được tiêm phòng bằng các loại vắc-xin tạo miễn dịch kéo dài thì lần mang thai thứ ba không cần tiêm lại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không nhớ liệu mình đã tiêm những loại vắc-xin này chưa, việc làm xét nghiệm máu định lượng kháng thể IgG là rất cần thiết. Nếu nồng độ [IgG](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vai-tro-cua-khang-the-igg-trong-he-thong-mien-dich-69934.html) trong máu đạt mức đủ cao, mẹ bầu có thể bỏ qua việc tiêm mũi nhắc lại. Ngược lại, nếu nồng độ kháng thể không đủ để bảo vệ cơ thể khỏi một đợt tấn công vi khuẩn mới thì mẹ bầu cần tiêm thêm để bổ sung miễn dịch. Tóm lại, việc tiêm phòng cho các bà bầu mang thai lần thứ 3 tập trung chủ yếu vào:\n\n* Vắc-xin uốn ván: Đây là một trong những vắc-xin quan trọng để ngăn ngừa bệnh uốn ván do vi trùng Clostridium tetani gây ra. Vắc-xin uốn ván giúp tạo miễn dịch phòng ngừa chống lại độc tố uốn ván, nguy cơ gây co giật và tử vong. Thường thì mẹ bầu sẽ được tiêm các mũi uốn ván trong các lần mang thai trước để tạo miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, trong trường hợp cách đây hơn 10 năm kể từ lần tiêm cuối cùng, mẹ bầu cần tiêm lại 2 mũi uốn ván nhắc lại.\n* Vắc-xin cúm: Vắc-xin cúm giúp ngăn ngừa [bệnh cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html), một bệnh viêm nhiễm dịch đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Mẹ bầu cần tiêm vắc-xin cúm mỗi năm một lần để duy trì miễn dịch chống lại các biến thể cúm mới.\n\n![Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Có cần thiết không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_lan_3_tiem_uon_van_khi_nao_co_can_thiet_khong5_bb439fc03e.jpg)\n\n*Lần mang thai thứ 3 thường được khuyến cáo tiêm vắc-xin uốn ván và cúm*\n\nNhư vậy thông qua bài viết trên, hy vọng các mẹ bầu có thể biết được [mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mang-thai-lan-3-tiem-uon-van-khi-nao-co-can-thiet-khong.html). Việc tiêm ngừa uốn ván rất quan trọng trong quá trình mang thai. Do đó, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết rõ hơn về các vắc-xin cần tiêm trong lần mang thai thứ 3 nhé. \n\n*Xem thêm:* [*Tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html)\n\n", "date": "25/08/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "An toàn khi mang thai"]}, {"title": "Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 1", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 cho trẻ nhỏ nằm trong chiến dịch Tiêm chủng mở rộng của nước ta. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. ", "md_content": "Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 hiện đang được sử dụng miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Những thông tin dưới đây sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu thêm về vaccine 5 trong 1 và đưa ra một số lời khuyên để phụ huynh lưu ý về loại vaccine này.\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đề phòng những bệnh nào?\n-----------------------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 là vaccine tổng hợp, gồm có 5 thành phần giúp phòng chống 5 bệnh lý bao gồm:\n\n### Bệnh bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra, với các triệu chứng viêm giả mạc màu trắng ngà hoặc xám. Nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm cơ tim, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng. \n\n### Ho gà\n\nHo gà là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng là ho dai dẳng. Sau khi ho, người bệnh thường tím tái và thở khò khè. Những cơn ho dữ dội kéo dài ở trẻ khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao, ngạt thở dẫn đến tử vong.\n\n### Uốn ván\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Clostridiumtetani giải phóng độc tố gây cứng cơ, co thắt cơ đau đớn và thậm chí tử vong. Triệu chứng nhận biết của bệnh là những cơn co cứng cơ hàm, cơ nhai, đến các cơ ở chi kèm theo những cơn co giật, cơn đau khó chịu.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 11](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_1_1941b47fb8.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 là vaccine tổng hợp giúp phòng chống 5 bệnh lý khác nhau* \n\n### Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib\n\nVi khuẩn Hib có thể gây phù não do viêm, dẫn đến một số hậu quả như chậm phát triển trí tuệ, điếc, động kinh, bại não hoặc mù một phần. Hib hiếm khi ảnh hưởng đến các mô như mắt và miệng, cũng như tim, phổi, máu, xương và khớp.\n\n### Bệnh thứ 5 phụ thuộc vào loại vaccine\n\nNgoài 4 bệnh nêu trên, mỗi loại vaccine 5 trong 1 còn bảo vệ chống lại một bệnh khác. Ví dụ, vaccine Pentaxim 5 trong 1 bảo vệ chống lại bệnh bại liệt. Nguyên nhân gây bệnh này là do nhiễm virus bại liệt đường ruột. Nó có thể lây truyền qua đường phân - miệng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động của lưng, chân và tay, liệt hành tủy, liệt tủy sống, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. \n\n[Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html) giúp phòng ngừa viêm gan B. Những căn bệnh nêu trên không chỉ dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà ngay cả khi được chữa khỏi cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Có nguy cơ không hồi phục và tử vong cao. Di chứng thần kinh và vận động thường gặp nhất ở trẻ em.\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 ở trẻ em như thế nào?\n--------------------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đúng lịch là phương pháp để trẻ có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Vaccine 5 trong 1 cần được tiêm 3 liều cách nhau ít nhất một tháng. Trẻ em thường có thể tiêm chủng vaccine 5 trong 1 từ 2 tháng tuổi. Phụ huynh nên bám sát lịch trình và đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 12](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_2_796a7c69fe.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đúng lịch giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả*\n\nNếu tiêm chủng muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nhiều căn bệnh thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chủng chính, cha mẹ nên cẩn thận và tiêm nhắc lại cho bé những mũi tiêm chủng bổ sung để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ. Thời điểm thích hợp để tiêm nhắc lại là khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi.\n\nKhi cho trẻ tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 cần lưu ý những gì?\n------------------------------------------------------------\n\nNếu trước ngày tiêm, trẻ có tình trạng tiêu chảy nhẹ, ho hay sổ mũi không kèm sốt thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine được. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: \n\n* Trước tiêm nên cho trẻ ăn no và sau tiêm trẻ ăn uống bình thường.\n* Phụ huynh cần thông báo về tiền sử mắc bệnh, dị ứng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ cho bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.\n* Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng và thường xuyên theo dõi các biểu hiện tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng.\n* Hiện tượng sốt nhẹ, sưng đỏ tại vết tiêm là các [phản ứng sau tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-xu-ly-cac-phan-ung-sau-tiem-chung-cua-tre-60728.html) của trẻ, cha mẹ không cần quá lo lắng. Lưu ý không sử dụng các biện pháp dân gian như chườm đắp khoai tây lên vết tiêm, điều này có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.\n* Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm như sốt cao, quấy khóc nhiều, co giật, bỏ bú mẹ, khó thở, tím tái,... cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 13](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_3_ddac0453a2.jpg)\n\n*Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng*\n\nHiện nay, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có cung cấp dịch vụ tiêm chủng vaccine cho trẻ nhỏ và người lớn, linh hoạt tùy theo nhu cầu của khách hàng bao gồm tiêm chủng lẻ, tiêm theo gói,... Tất cả các loại vaccine đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất. \n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [tiêm chủng mở rộng 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-tiem-chung-mo-rong-5-trong-1.html). Đây là một trong những vaccine cần tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Vì vậy cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời. Cùng Nhà thuốc Long Châu để theo dõi những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu? Một số lưu ý sau khi tiêm", "abstract": "Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu cũng là thắc mắc của nhiều gia đình có em bé cũng như gia đình có mong muốn, kế hoạch sẽ sinh em bé. Để hỗ trợ các gia đình chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai thì Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu ở bài viết dưới đây.", "md_content": "Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và kế hoạch tiêm phòng cho bà bầu như thế nào để đảm bảo hiệu lực của mũi tiêm phòng cũng như để gia đình chuẩn bị sẵn chi phí cho việc tiêm phòng cho mẹ bầu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về chủ đề chích ngừa uốn ván bao nhiêu tiền.\n\nVai trò của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu\n-----------------------------------------\n\nTrước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số thông tin về vai trò của việc tiêm uốn ván cho bà bầu.\n\nTiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những biện pháp bảo vệ mẹ và bé khỏi vi khuẩn [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Mọi đối tượng đều cần tiêm phòng bệnh uốn ván đặc biệt là bà bầu. Bởi vì đối với các bệnh truyền nhiễm như uốn ván, mẹ bầu rất dễ mắc phải bởi vì hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm.\n\nTheo WHO, việc tiêm phòng trước và trong quá trình mang thai là biện pháp tốt nhất hiện nay để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Khi mẹ tiêm phòng vaccine đầy đủ, khi chào đời bé có thể được nhận hệ miễn dịch thụ động từ người mẹ, hạn chế việc bé bị uốn ván khi cắt dây rốn. Và chắc chắn rằng, các mũi tiêm phòng dành cho mẹ bầu sẽ rất an toàn đối với tính mạng hay sức khỏe của mẹ và bé trong khi mang thai và cả khi bé chào đời.\n\n![Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và địa điểm tiêm phòng tại Việt Nam - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_uon_van_cho_ba_bau_gia_bao_nhieu_va_dia_diem_tiem_phong_tai_viet_nam_1_a134bb61df.jpg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu*\n\nThời điểm bà bầu cần tiêm phòng uốn ván\n---------------------------------------\n\nBà bầu hay gia đình người mang thai cần chủ động tìm hiểu về các loại [vaccine dành cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-cho-ba-bau-vao-thang-thu-may.html), trong đó có vaccine phòng uốn ván. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai thì nếu một thai phụ trước đó chưa từng được tiêm vaccine thì cần tiến hành tiêm phòng hai liều vaccine uốn ván:\n\n* **Liều thứ nhất:** Tiêm vào thời điểm bất kỳ của thai kỳ.\n* **Liều thứ hai:** Cách liều thứ nhất một tháng và cách thời điểm dự sinh ít nhất là hai tuần.\n\nHai liều vaccine này về cơ bản sẽ có thể bảo vệ phụ nữ trong khoảng 1 đến 3 năm. Sau đó, liều thứ ba được khuyến cáo nên được tiêm nhắc lại vào khoảng 6 tháng sau khi tiêm liều thứ hai để có thể tăng cường bảo vệ, phòng bệnh uốn ván lên đến ít nhất là 5 năm.\n\nSau ba liều trên, phụ nữ cần tiến hành tiêm thêm 2 mũi nữa trong hai năm sau đó hoặc trong 2 lần mang thai kế tiếp. Như vậy, tổng số mũi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh sản là 5 mũi.\n\nVaccine phòng bệnh uốn ván cần được bảo quản lạnh. Khi tiêm, tiêm bắp thịt với mỗi liều 0,5 ml. Cơ thể mẹ bầu sẽ sinh ra kháng thể chống lại uốn ván sau khi tiêm khoảng hơn 2 tuần. Những kháng thể này sẽ đươc truyền sang thai nhi. Chính vì thế, cả mẹ và bé sẽ đều được bảo vệ toàn diện nếu không may virus uốn ván xâm nhập.\n\nTiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu\n-------------------------------------------\n\n[Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-uon-van-ba-bau-vao-thang-thu-may-43566.html) giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào loại vaccine tích hợp phòng ngừa được bao nhiêu loại bệnh, cũng như phụ thuộc vào quốc gia sản xuất vaccine đó. Nhưng loại vaccine nào cũng sẽ đảm bảo được sự an toàn cho mẹ và bé. Chi phí tiêm vaccine cũng phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm, nên bảng giá dưới đây mẹ bầu chỉ nên tham khảo, để biết chính xác, mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp với địa điểm tiêm phòng để có con số chính xác nhất.\n\n* Đối với vaccine tích hợp 6.1 (phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, bại liệt và viêm gan B) sẽ có giá trong khoảng trên 1.000.000 VNĐ.\n* Đối với vaccine tích hợp 4.1 (phòng ngừa bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván và bệnh bại liệt) xuất xứ từ Pháp sẽ có giá khoảng 550.000 VNĐ.\n* Đối với vaccine tích hợp 3.1 (phòng ngừa [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bệnh uốn ván và bệnh ho gà) xuất xứ từ Canada sẽ có giá khoảng 680.000 VNĐ.\n* Đối với vaccine tích hợp 2.1 (phòng ngừa bạch hầu và uốn ván) xuất xứ tại Việt Nam sẽ có giá khoảng 174.000 VNĐ.\n\n![Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và địa điểm tiêm phòng tại Việt Nam - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_uon_van_cho_ba_bau_gia_bao_nhieu_va_dia_diem_tiem_phong_tai_viet_nam_2_c58aa68177.jpg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu còn tùy vào từng thời điểm trong năm*\n\nGiá tiêm phòng trên chưa bao gồm giá phí khám với bác sĩ hay các dịch vụ khác. Tiêm vaccine có nhiều mức giá phù hợp với đa số gia đình có thể chi trả được. Vì vậy, bà bầu cần chủ động tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh uốn ván đầy nguy hiểm. Đặc biệt là các gia đình có môi trường sống gần vườn tược hay các công trình xây dựng.\n\nĐịa điểm tiêm phòng uốn ván cho bà bầu\n--------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng rất quan trọng nên bạn phải chọn những cơ sở tiêm phòng chất lượng đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vaccine. Tại Việt Nam nói chung, tiêm phòng uốn ván có thể được tiêm tại các trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện tuyến quận, huyện, thành phố,... Ngoài ra, Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng để bạn tham khảo.\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay: Mời quý khách [đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác:\n\n* Trung tâm tiêm chủng Long Châu quận 7. Địa chỉ: Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, Quận 7.\n* Trung tâm tiêm chủng Long Châu TP Thủ Đức. Địa chỉ: Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức.\n\nTư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh phím số 2.\n\nBà bầu cần lưu ý điều gì sau khi tiêm vaccine?\n----------------------------------------------\n\nTương tự như khi tiêm các loại vaccine khác, bà bầu sau khi tiêm uốn ván cũng có thể xảy ra [tình trạng sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html). Mẹ bầu và gia đình không cần quá lo lắng vì đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vaccine. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đang hoạt động tích cực để tạo ra kháng thể chống lại virus và duy trì khả năng ứng phó mỗi khi cần thiết. Mẹ bầu có thể sử dụng khăn để chườm hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức đề kháng.\n\nĐối với trường hợp có phản ứng sưng hay dị ứng tại chỗ tiêm, mẹ bầu cũng không cần lo lắng vì đây cũng là một trong những phản ứng bình thường sau khi tiêm vaccine và sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. \n\n![Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và địa điểm tiêm phòng tại Việt Nam -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_uon_van_cho_ba_bau_gia_bao_nhieu_va_dia_diem_tiem_phong_tai_viet_nam_3_419ac9b643.jpg)\n\n*Bà bầu có thể sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine uốn ván*\n\n[Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên bạn cần tìm hiểu về loại vaccine cũng như địa điểm tiêm vaccine để đưa ra quyết định phù hợp nhất.\n\n", "date": "19/08/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2?", "abstract": "Bà bầu mang thai lần 2 thường chủ quan đã có kinh nghiệm của lần mang thai trước đó mà không tìm hiểu kĩ như trước. Vì thế bà bầu có thể không biết được tầm quan trọng của việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2. Vấn đề này sẽ được Nhà thuốc Long Châu sẽ giải thích trong bài viết dưới đây.", "md_content": "Uốn ván là bệnh cấp tính khá nguy hiểm vì đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cũng quan trọng như với bà bầu mang thai lần đầu tiên. Bà bầu cần tìm hiểu kỹ về các quy định, hướng dẫn tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.\n\nTại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2\n---------------------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao từ 25 - 90%. Đặc biệt tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh uốn ván rốn lên tới 95%. Đối với bà bầu, uốn ván cực kì nguy hiểm khi tấn công trong lúc chuyển dạ. Do đó, việc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cũng cực kỳ cần thiết để bà bầu tự bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe thai nhi.\n\nSau 1 - 2 năm, hiệu lực của vaccine đã giảm xuống, chính vì thế nên việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cũng quan trọng không kém mang thai lần đầu. Bà bầu và gia đình nên chủ động tìm hiểu thêm về vaccine uốn ván để lựa chọn thời điểm tiến hành tiêm phòng phù hợp.\n\n![Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_12_1_32a7beb97c.jpg)\n\n*Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani cực kỳ nguy hiểm với bà bầu*\n\nChi phí khi tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2\n---------------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván cho bà bầu hiện nay cũng rất phổ biến trên nhiều địa điểm tiêm chủng từ các trạm y tế phường đến các [trung tâm tiêm chủng vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) dịch vụ. Vaccine uốn ván thường được tích hợp với các bệnh trong cùng 1 mũi vaccine như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt,... Và hiện nay cũng có khá nhiều loại vaccine tiêm phòng uốn ván kết hợp với phòng ngừa 2 - 3 - 4 - 6 loại bệnh khác, [chi phí tiêm vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-vacxin-uon-van-cho-ba-bau-thoi-gian-va-dia-diem-tiem-phong-43667.html) sẽ phụ thuộc số bệnh tích hợp trong cùng 1 loại vaccine và xuất xứ của vaccine.\n\n* Đối với vaccine 6.1 (tích hợp ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B) sẽ giao động trong khoảng 1.000.000 VNĐ.\n* Đối với vaccine 4.1 (tích hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt) xuất xứ từ Pháp sẽ khoảng 550.000 VNĐ.\n* Đối với vaccine 3.1 (tích hợp bạch hầu, uốn ván, ho gà) xuất xứ từ Canada sẽ khoảng 680.000 VNĐ.\n* Đối với vaccine 2.1 (phòng ngừa bạch hầu và uốn ván) xuất xứ tại Việt Nam sẽ khoảng 174.000 VNĐ.\n\nTùy vào điều kiện kinh tế của gia đình, bà bầu có thể lựa chọn loại vaccine phù hợp. Lưu ý, giá của vaccine có thể thay đổi theo từng thời điểm đồng thời cũng sẽ thay đổi theo chất lượng dịch vụ của từng địa điểm tiêm phòng. Bạn có thể tham khảo nhiều địa điểm tiêm phòng để chọn được nơi phù hợp nhất.\n\nSự khác nhau giữa tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 và lần đầu\n--------------------------------------------------------------------\n\nThời điểm [tiêm vaccine cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-cho-ba-bau-vao-thang-thu-may.html) cũng rất quan trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu cũng như thai nhi. Vậy bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào thì tốt nhất? Sẽ có sự khác nhau giữa lịch tiêm tiêm uốn ván cho bà bầu lần 2 với mang thai lần đầu. Cũng như bầu đứa thứ 2 tiêm mấy mũi uốn ván cũng phụ thuộc vào thời điểm tiêm ngừa lần cuối cùng và mọi điều được trả lời chi tiết dưới đây:\n\n* [Lịch tiêm cho thai phụ lần đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-cho-thai-phu-co-con-lan-dau-46317.html), chưa tiêm bất kỳ mũi vaccine uốn ván nào thì bà bầu nên tuân thủ tiêm đủ 2 mũi vaccine. Mũi vaccine đầu tiên được tiến hành khi mẹ bầu trong tuần thai thứ 21 - 22 (tháng thứ 4 - 5). Mũi tiếp theo sẽ được tiêm sau đó tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng, tức là mũi thứ 2 sẽ được tiêm vào tháng 6 - 7 - 8 của thai kì.\n* Đối với mẹ bầu đã tiêm vaccine vào lần đầu mang thai chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine thì khi mang thai lần 2, mẹ bầu nên tiêm đủ 2 mũi ngừa uốn ván như lần đầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm vào thời điểm 4 - 5 tháng của thai kỳ, mũi thứ 2 sẽ được tiêm trong khoảng thời gian giữa sau khi tiêm mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.\n* Đối với mẹ bầu đã tiêm vaccine vào lần đầu mang thai chưa đầy 5 năm hay khi tiêm đủ 2 mũi vaccine uốn ván sau khi sinh thì cần tiêm 1 mũi ngừa uốn ván khi thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ.\n* Trường hợp mẹ đã tiêm phòng 3 - 4 mũi vaccine uốn ván mà lần tiêm cuối cùng cách trên 1 năm thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.\n* Trường hợp mẹ đã tiêm đủ 5 mũi vaccine uốn ván, không cần tiêm bổ sung nữa nếu mũi tiêm cuối cùng cách đây dưới 10 năm. Trên 10 năm thì mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo hiệu lực của vaccine.\n\n![Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_12_2_54660cc51e.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 cần thực hiện vào thời điểm phù hợp*\n\nMột số lưu ý cho bà bầu khi tiêm phòng uốn ván\n----------------------------------------------\n\nMẹ bầu nên đảm bảo những điều sau trước khi tiêm phòng:\n\n* Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc đảm bảo sức khỏe định kỳ của bà bầu là thật sự cần thiết.\n* Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu để không rơi vào tình trạng bà bầu thừa cân hay thừa chất này nhưng lại thiếu các chất cần thiết khác.\n* Thói quen sống lành mạnh: Bà bầu cần có một thói quen sống lành mạnh, tinh thần thoải mái để giảm căng thẳng trong quá trình mang thai.\n\nKhi đi tiêm phòng, bà bầu cần lưu ý những điều sau:\n\n* Vaccine uốn ván có thể gây đau, buốt, có thể sưng tại vị trí tiêm. Nếu bà bầu có sốt nhẹ khi về nhà thì đây cũng là triệu chứng bình thường, có thể tự hết nếu nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.\n* Cần có lịch tiêm phòng uốn ván phù hợp, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi, nhạy cảm, nên tiêm phòng uốn ván vào 3 tháng giữa thai kỳ để tốt nhất.\n* Khai báo đầy đủ các bệnh, dị ứng nếu bà bầu có.\n* Tuân thủ những lời khuyên, lời dặn của bác sĩ trong quá trình tiêm cũng như quá trình mang thai.\n* Nên đi tiêm phòng có người thân đi cùng, để hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như thể chất cho bà bầu.\n* Và lưu ý, cần hỏi rõ, ghi nhớ những triệu chứng bình thường và bất thường của tiêm phòng uốn ván để xử trí kịp thời nếu có phản ứng bất thường trên bà bầu.\n\n![Tại sao cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_12_3_c6d50fe2d2.jpg)\n\n*Bà bầu trước khi tiêm phòng uốn ván cần kiểm tra sức khỏe định kỳ trước đó*\n\n[Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-can-tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-2.html) là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần tuân thủ theo lịch tiêm phòng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, ngoài ra, nên chuẩn bị trước những kiến thức liên quan đến tiêm phòng uốn ván và lựa chọn địa điểm tiêm phòng phù hợp, uy tín.\n\n", "date": "19/08/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? ", "abstract": "Nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng được phổ biến ở nhiều gia đình. Tuy nhiên trong quá trình chơi đùa với chó, ta không thể tránh khỏi việc bị chó cắn. Chó đã được tiêm ngừa đầy đủ hoặc chưa thì rất khó để biết nếu đó không phải chó của mình. Vậy bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? ", "md_content": "Chó cắn có thể là một trong những nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh nguy hiểm. Căn bệnh mà con người có thể mắc phải sau khi bị chó cắn là uốn ván hoặc bệnh dại. \n\nChính vì thế, không ít người đã đặt ra câu hỏi: \"Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?\". Có cần thiết phải đi tiêm không?\n\nUốn ván là gì?\n--------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng. Bệnh này do độc tố tetanospasmin, tiết ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh uốn ván thường xuất hiện ở các vùng nông thôn và đặc biệt phổ biến ở những nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao mắc bệnh uốn ván trong các nước này. \n\n![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong2_03f833f1b3.jpg)\n\n*Uốn ván có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời*\n\nThường bệnh uốn ván phát triển sau một tổn thương cấp tính như vết chích da, vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sảy thai hoặc sinh đẻ. Khi bị nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là trong trường hợp [uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), tử vong có thể lên đến hơn 95%. \n\nVi khuẩn này phát triển tại vùng vết thương trong điều kiện ít oxi hóa, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công hệ thần kinh, gây co cứng cơ và các cơn co giật. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 đến 21 ngày, sau đó các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện. Tử vong thường xảy ra do [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.\n\nBị chó cắn có nguy hiểm không?\n------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về việc bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không, chúng ta cần biết một số trường hợp có thể xảy ra sau khi bị cắn. Bị chó cắn có thể gây ra nguy hiểm không chỉ về mặt thương tích vật lý, mà còn về khả năng lây nhiễm các bệnh nguy hiểm từ chó sang con người. Dưới đây là một số trường hợp có khả năng xảy ra khi bị chó cắn:\n\n* Vết thương vật lý: Vết thương từ chó cắn có thể gây ra tổn thương cho da, mô cơ bắp, dây thần kinh và xương. Đối với những vết thương nghiêm trọng có thể cần đến sự can thiệp y tế để xử lý và điều trị.\n* Nhiễm trùng: Gây ra nhiễm trùng nếu vi khuẩn từ miệng chó xâm nhập vào vùng bị thương. Nhiễm trùng có thể gây sưng, đỏ, đau và có thể lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Có nguy cơ gây hoại tử hoặc bại liệt.\n* [Bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html): Chó cắn có thể truyền nhiễm các loại bệnh như uốn ván, [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) và nhiều bệnh khác cho con người thông qua vết cắn.\n* Tác động tâm lý: Dẫn đến tác động tâm lý tiêu cực, khiến người bị cắn có thể sợ hãi và căng thẳng sau sự việc. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ với động vật và tạo ra cảm giác không an toàn trong môi trường có chó, gây ra nỗi sợ ám ảnh về loài chó.\n\n![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong3_c48bc560ea.jpg)\n\n*Bị chó cắn rất dễ lây nhiễm các loại bệnh sang người*\n\nBị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?\n--------------------------------------\n\nTiêm ngừa uốn ván là quá trình tiêm vào cơ thể một liều vắc xin chứa vi khuẩn uốn ván đã được xử lý hóa học. Mục tiêu của việc này là kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại vi khuẩn Poliovirus gây ra bệnh uốn ván. Việc tiêm ngừa uốn ván giúp cơ thể phát triển khả năng tự bảo vệ khỏi bệnh, giảm nguy cơ mắc uốn ván và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. \n\nKhi bị động vật cắn và có chảy máu, việc xử trí vết cắn cùng với việc tiêm phòng dại (dù đã tiêm phòng dại cho chó) và tiêm vaccine uốn ván phụ thuộc vào việc đã tiêm vaccine uốn ván như thế nào. Nếu đã tiêm đủ các liều vaccine phòng uốn ván vào các tháng 2, 3, 4 và 18, và đã được nhắc lại tiêm vaccine uốn ván khi 4 - 6 tuổi, thì việc tiêm vaccine uốn ván không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn đã tiêm vắc xin lần cuối cách đây hơn năm năm thì nên tiêm để đảm bảo sự an toàn cho cơ thể. \n\n![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong4_0dae445d9f.jpg)\n\n*Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không?*\n\nCác phương pháp xử lý sau khi bị chó cắn\n----------------------------------------\n\nSau khi bị chó cắn, bạn cần thực hiện một số bước xử lý cơ bản để đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn:\n\n* Rửa vết thương: Rửa vùng bị cắn bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 5 phút để làm sạch vi khuẩn có thể có trên vết thương. Sau đó sử dụng [cồn y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/con-va-nuoc-sat-trung) để rửa sạch lại vết thương.\n* Cầm máu: Nếu vết cắn có chảy máu, bạn có thể dùng miếng gạc sạch để áp lên vết thương và nhẹ nhàng ấn xuống để ngừng chảy máu. Tránh đụng mạnh vùng vết thương vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.\n\n![Bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không? Có nguy hiểm không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_co_phai_tiem_uon_van_khong_co_nguy_hiem_khong5_07198a4dde.jpg)\n\n*Sát trùng và rửa sạch kĩ vết thương sau khi bị chó cắn*\n\n* Khám bác sĩ: Sau khi xử lý cơ bản, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra và đánh giá tình trạng vết thương. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho tình huống của bạn.\n* Thông báo về tình trạng chó cắn: Nếu bạn biết chó có chủ, hãy thông báo cho chủ chó về sự cố để họ có thể kiểm tra và đảm bảo chó đã được tiêm vaccine phòng dại đầy đủ.\n* Tiêm vaccine phòng uốn ván và phòng dại: Dựa trên tình huống cụ thể, bác sĩ có thể quyết định tiêm vaccine phòng uốn ván và phòng dại để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bạn.\n\nThông qua bài viết trên, [nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) hy vọng có thể đưa ra cho bạn được lời khuyên về việc [bị chó cắn có phải tiêm uốn ván không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-can-co-phai-tiem-uon-van-khong.html). Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có được hướng xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất. \n\n*Xem thêm:* [*Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-bi-cho-can-1-thang-co-tiem-phong-duoc-khong.html)\n\n", "date": "25/08/2023", "tags": ["uốn ván", "Chó cắn", "động vật cắn", "Vacxin", "tiêm phòng"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?", "abstract": "Tiêm phòng uốn ván là một trong những điều bắt buộc để mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất sau sinh. Tiêm uốn ván có những lưu ý như trường hợp nào nên tiêm? Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu? Mang thai lần 2 lên tiêm không?", "md_content": "Uốn ván là bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn họ Clostridium gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiễm trùng khi cắt dây rốn, gây ra hiện tượng tăng trương lực cơ toàn thân như cơn co cứng, co giật thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được phát hiện tình trạng bệnh và được điều trị kịp thời. Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở nên tiêm vắc xin uốn ván để phòng ngừa tốt nhất bệnh uốn ván cho cả mẹ và con. Thông thường, liệu trình tiêm phòng uốn ván gồm 2 mũi tiêm, vậy nên tiêm khi nào? Tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là hợp lý? \n\nTìm hiểu chung về bệnh uốn ván\n------------------------------\n\nĐể hiểu bệnh uốn ván là gì? Tại sao nên tiêm phòng uốn ván? Có thể phát hiện bản thân có đang bị uốn ván không để kịp thời tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Sau đây là một số thông tin cơ bản về bệnh uốn ván mà bạn nên biết.\n\n### Nguồn gốc và nguyên nhân uốn ván\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm. Do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra khi gặp điều kiện thuận lợi như vết thương hở trong điều kiện yếm khí. Vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra ngoại độc tố Tetanus exotoxin, chất độc này di chuyển từ vết thương vào máu hoặc bạch huyết để đến dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào hệ thần kinh trung ương của vật chủ, gây ra các cơn tăng trương lực cơ như co thắt cơ, cơn đau và các vấn đề về hô hấp.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_nen_tiem_uon_van_mui_2_cach_mui_1_bao_lau_1_d9e3a66794.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra*\n\n### Triệu chứng ứng với các thời kỳ bệnh\n\n**Thời kỳ ủ bệnh:**\n\nLà thời điểm từ lúc có vết thương đến lúc xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh, mà thường thấy nhất là cứng hàm. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2 ngày đến 2 tháng, nhưng thường gặp nhất là từ 8 ngày, trường hợp ngắn hơn (<7 ngày) thì bệnh thường nặng và có nguy cơ tử vong cao hơn.\n\n**Thời kỳ khởi phát bệnh:**\n\nThường từ 1 ngày đến 7 ngày, triệu chứng chuyển biến từ cứng hàm đến xuất hiện cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt hầu họng - thanh quản. Triệu chứng có thể có là cứng hàm, mỏi hàm, khó nói, khó nuốt, khó nhai đến khó há miệng tăng dần và liên tục, bệnh trở nặng hơn khi bệnh nhân bị co cứng các cơ mặt, gáy, lưng, bụng, liên sườn, chi trên và chi dưới. Thời gian khởi phát của thời kỳ này càng ngắn (<2 ngày) bệnh sẽ càng nặng.\n\nỞ trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát từ tuần thứ 2 sau khi sinh với các dấu hiệu: Trẻ bỏ bú, cứng cơ. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_nen_tiem_uon_van_mui_2_cach_mui_1_bao_lau_2_183a29425e.jpg)\n\n*Trẻ bỏ bú là dấu hiệu mắc bệnh uốn ván*\n\n**Thời kỳ toàn phát:**\n\nThời kỳ này kéo dài từ 1-3 tuần, với các biểu hiện như: Co thắt cơ toàn thân liên tục, co thắt thanh quản, hầu họng và các cơ vòng dẫn đến tình trạng khó thở khó nuốt, bí đại tiện và tiểu tiện, thậm chí dẫn đến ngừng tim. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn thần kinh thực vật và [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html).\n\n**Thời kỳ lui bệnh:**\n\nKhi các cơn co thắt toàn thân hay cơn co thắt thanh quản, hậu họng giảm dần; miệng mở rộng trở lại được, phản xạ nuốt dễ dàng hơn. Thời kỳ lui bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.\n\nNên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là hợp lý?\n----------------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván là việc làm cần thiết cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản vì nguy cơ tử vong rất cao đối với phụ nữ có thai và [uốn ván trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-tre-so-sinh-la-benh-gi-43585.html).\n\nHầu hết phụ nữ mang thai hiện nay chưa được tiêm phòng uốn ván và chưa có hiểu biết nhất định về việc tiêm phòng vắc xin uốn ván như 2 mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu thì hợp lý? Có thể tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 2 tháng được không? Tùy vào từng đối tượng và loại vắc xin có [lịch tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-uon-van-ron-cho-me-bau-day-du-nhat-43583.html) hợp lý. Nhưng thường được chia thành 3 nhóm là phụ nữ chưa được tiêm phòng để có miễn dịch với uốn ván, phụ nữ mang thai lần thứ 2 và phụ nữ đã được tiêm phòng uốn ván trước đó.\n\n**Đối với phụ nữ chưa được tiêm phòng uốn ván:**\n\nCần tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt nhưng các mẹ nên tránh 3 tháng đầu thai kỳ vì khi đó cơ thể của mẹ vẫn chưa ổn định. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng là khi thai đủ 25 tuần. Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi một bao lâu? Tốt nhất nên tiêm mũi 2 nên cách mũi 1 khoảng 1 tháng.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_nen_tiem_uon_van_mui_2_cach_mui_1_bao_lau_3_5d1522f466.jpg)\n\n*Nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu là thắc mắc của nhiều người*\n\n**Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2:**\n\n* Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 dưới 5 năm và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván: Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất khi thai được 24 tuần tuổi.\n* Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 trên 5 năm và chỉ tiêm phòng uốn ván 1 mũi ở lần mang thai 1: Cần tiêm đủ 2 mũi như ở lần 1.\n\n**Đối với phụ nữ đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván từ trước:**\n\n* Nếu thời gian tiêm phòng quá 10 năm: Nên tiêm phòng uốn ván 2 mũi như mang thai lần 1.\n* Nếu thời gian tiêm phòng không quá 10 năm: Không cần tiêm phòng lại.\n\nNên lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván\n-----------------------------------\n\nNgoài thắc mắc nên tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu, bạn cũng cần quan tâm đến những điều cần lưu ý khi tiêm phòng uốn ván, cụ thể:\n\n* Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván không chỉ có mẹ bầu mà còn có người làm nông, người dọn dẹp vệ sinh, công nhân xây dựng hay công nhân công trường, người [suy giảm hệ miễn dịch.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/6-dau-hieu-canh-bao-he-mien-dich-bi-suy-giam-ma-ban-bo-qua-40584.html)\n* Nên kiêng một số thứ như: Rượu, bia, chất kích thích; hoạt động mạnh; hoạt động dễ làm nhiễm trùng vết thương.\n* Người tiêm có thể mắc một số triệu chứng sau tiêm như: Sốt nhẹ, đau và sưng tại chỗ tiêm,... Nhưng nếu thấy có dấu hiệu nghiêm trọng nào xuất hiện phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất.\n* Phụ nữ có thai khi đi tiêm phòng nên mang theo sổ khám thai để cán bộ y tế có thể theo dõi và tiêm phòng uốn ván dựa vào tuần tuổi của trẻ và số lần mang thai.\n* Trong thời kỳ mang thai chỉ nên tiêm phòng uốn ván theo quy định của Bộ Y Tế.\n\nHi vọng bài viết này trả lời được câu hỏi nên [tiêm uốn ván mũi 2 cách mũi 1 bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-nen-tiem-uon-van-mui-2-cach-mui-1-bao-lau-1.html) và cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về bệnh uốn ván. Việc chủ động tiêm phòng uốn ván đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ cơ thể của bạn và bé khỏi căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này.\n\n", "date": "18/08/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Góc giải đáp: Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không?", "abstract": "Tiêm vacxin viêm não Nhật Bản đúng lịch và đủ liều là cách an toàn, hiệu quả và tốt nhất để phòng chống viêm não Nhật Bản, hạn chế những di chứng vận động và thần kinh của bệnh viêm não Nhật Bản. Một số người sau khi tiêm viêm não Nhật Bản thắc mắc “Liệu tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?”\n", "md_content": "Sốt là phản ứng phụ có thể xuất hiện khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản, đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Cùng tìm hiểu xem tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không và những thông tin hữu ích để xử trí một cách an toàn và hiệu quả.\n\nVacxin viêm não Nhật Bản\n------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) có thể dự phòng bằng vacxin một cách hiệu quả và an toàn. Vacxin viêm não Nhật Bản là vacxin tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Khi vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chủ động tiêu diệt virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nCó 4 loại vacxin:\n\n* Vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột.\n* Vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào Vero.\n* Vacxin sống giảm độc lực.\n* Vacxin sống tái tổ hợp.\n\nTại Việt Nam, có 2 loại là vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột và vacxin sống tái tổ hợp. Và vacxin được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột.\n\n![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_2_e7ddecd5a3.jpg)\n\n*Tiêm vacxin là cách hiệu quả nhất phòng viêm não Nhật Bản*\n\nVì sao cần tiêm vacxin viêm não Nhật Bản\n----------------------------------------\n\nĐối với bệnh viêm não Nhật Bản, tỷ lệ tử vong khá cao 25 - 35% mặc dù tỷ lệ mắc chỉ dưới 1%. Có đến 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn trong số 65 - 75% người có thể sống sót. Do vậy, ta có thể thấy được sự nguy hiểm đến tính mạng là cao và nặng nề. Thời gian phục hồi đối với bệnh nhân tiên lượng tốt có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm chứ không tính bằng tuần, ngày. Chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, viêm não Nhật Bản đã có thể phòng bệnh bằng vacxin. Do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vacxin đầy đủ, đúng lịch.\n\nNhững bệnh nhân viêm não Nhật Bản có khả năng tử vong trong 7 ngày đầu khi người bệnh lâm vào hôn mê sâu, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân hồi phục có thể để lại những di chứng nặng nề như rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phổi, viêm phế quản và những tai biến có thể gặp trong quá trình điều trị như bị viêm bể thận, [viêm bàng quang](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-bang-quang-366.html), rối loạn dinh dưỡng, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu. Những di chứng sớm có thể có như: Mất ngôn ngữ, múa giật, bại hoặc liệt nửa người, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ nghiêm trọng. Những di chứng muộn có thể có như nghe kém hoặc điếc, động kinh, rối loạn tâm thần…\n\nTrước khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) và chương trình tiêm chủng dịch vụ (TCDV) triển khai tiêm vacxin viêm não Nhật bản thì virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm đến 25 - 30% số ca bệnh và có tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức cao. Hiện nay sau khi vacxin được triển khai rộng rãi và được hưởng ứng tích cực thì tỷ lệ này đã giảm rõ rệt. Chính vì vậy hãy bảo vệ cho bản thân và gia đình bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ.\n\nLịch tiêm viêm não Nhật Bản\n---------------------------\n\nAi cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản bất kể độ tuổi hay đối tượng nào. Tuy nhiên trẻ từ 2 - 6 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. Có 2 loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam là vacxin Imojev (Pháp - sản xuất tại Thái Lan) cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn với độ an toàn và hiệu quả cao và vacxin Jevax (Việt Nam) cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.\n\n![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_3_3ee90da70e.png)\n\n*Tiêm chủng đúng phác đồ để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.*\n\nVacxin Jevax được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm chủng như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên\n* Mũi 2: 1 - 2 tuần sau mũi 1\n* Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.\n\nVacxin Imojev được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ từ 9 tháng tuổi với lịch tiêm như sau:\n\nTrẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi:\n\n* Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: 1 năm sau mũi 1\n* Người từ 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nVới vacxin Imojev, không cần tiêm nhắc lại thêm sau đó đối với trẻ đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng. Có thể sử dụng vacxin thế hệ mới để tiêm nhắc một mũi duy nhất đối với trẻ đã hoàn thành lịch tiêm vacxin viêm não Nhật Bản cơ bản với 3 liều trong chương trình tiêm chủng mở rộng và không cần tiêm nhắc lại sau đó.\n\nTiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?\n------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ do tiêm vacxin viêm não Nhật Bản thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Sau khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản có thể gặp các phản ứng nhẹ như:\n\n* Đau khi chạm, sưng hoặc đỏ tấy ở vị trí tiêm vacxin.\n* Sốt thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.\n* [Nhức đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html), đau cơ dấu hiệu này thường gặp ở người trưởng thành.\n\n![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_4_7b5f6143e3.jpg)\n\n*Tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?*\n\nNhư vậy sau tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có thể có sốt, đau ở vị trí tiêm. Tuy nhiên chúng có thể tự giới hạn nên không cần phải lo lắng quá nhiều.\n\nCách xử trí khi sốt sau tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2\n----------------------------------------------------\n\n[Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) là tác dụng phụ thường gặp ở trẻ hơn so với người lớn, đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi phát hiện cơ thể trẻ nóng lên bố mẹ cần cặp nhiệt độ cho trẻ và theo dõi thân nhiệt. Nếu trẻ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C thì chỉ cần dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Bên cạnh đó nên cho trẻ nằm ở nơi tránh gió, thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. \n\nKhi sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên uống đủ nước và cho trẻ bú sữa nhiều cữ trong ngày. Khi sốt vẫn có thể tắm bằng nước ấm trong phòng kín và lau khô không để bị nhiễm lạnh, vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp sau khi đã thực hiện các cách trên mà vẫn không hạ sốt nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp nhất.\n\nTrên đây là những chia sẻ về việc [tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-viem-nao-nhat-ban-mui-2-co-sot-khong.html) và đã giải đáp thắc mắc về tác dụng phụ sau tiêm phòng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt nhất. \n\n", "date": "12/08/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?", "abstract": "Tiêm vaccine phòng viêm gan B là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm các bệnh về gan. Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai thì tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai, đảm bảo an toàn cho thai nhi?", "md_content": "Việc tiêm phòng viêm gan B không chỉ ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan mà còn phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan khác. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng liệu sau khi tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.\n\nTìm hiểu về viêm gan B\n----------------------\n\n### Tổng quan về viêm gan B\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh mãn tính này là một loại virus có tên là virus viêm gan B. Với khả năng lây lan nhanh chóng, bệnh viêm gan B đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng, việc tiêm phòng vaccine viêm gan B là một biện pháp cần thiết.\n\nKhi bị nhiễm virus viêm gan B, cơ thể sẽ phải đối mặt với sự tác động nghiêm trọng lên chức năng gan. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính. Khi đó, nguy cơ mắc các bệnh như suy gan, [xơ gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/xo-gan-415.html) và thậm chí là ung thư gan tăng lên đáng kể.\n\n![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_viem_gan_bi_an_o_tre_em_1652340780661957150765_Cropped_849208d331.jpg)\n\n*Viêm gan B có khả năng lây lan rất nhanh*\n\n### Vaccine viêm gan B\n\nVaccine viêm gan B là một dạng vaccine tái tổ hợp, được phát triển thông qua công nghệ di truyền và nghiên cứu của các chuyên gia y tế. Đây là một phương pháp tiên tiến sản xuất vaccine, trong đó, một thành phần quan trọng là HBsAg - kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. HBsAg được tạo ra từ tế bào động vật và cũng có thể tìm thấy trong nấm men. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine này sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B. Ngoài ra, vaccine còn có khả năng ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh như xơ gan và [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-quan-ve-ung-thu-gan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-chuan-doan-benh-54596.html).\n\nThực tế đã chứng minh rằng vaccine viêm gan B có hiệu quả đối với những người chưa từng nhiễm bệnh. Do đó, việc tiêm phòng viêm gan B nên diễn ra càng sớm càng tốt, giúp ngăn chặn virus viêm gan B xâm nhập cơ thể.\n\n* **Đối với người lớn:** Thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm vaccine. Nếu kết quả dương tính với viêm gan B, vaccine có thể không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kết quả âm tính thì nên tiêm vaccine ngay. Trong trường hợp cơ thể đã tự tạo kháng thể chống virus, việc tiêm vaccine có thể không cần thiết.\n* **Trẻ em:** Đối với trẻ sơ sinh, việc tiêm vaccine phòng viêm gan B nên được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đặc biệt, nếu người mẹ mắc viêm gan B, việc tiêm sớm có thể giúp ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Các liều tiêm tiếp theo sẽ được thực hiện vào 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng tuổi, sau đó tiêm một liều nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.\n\nTuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vaccine phòng ngừa gan B để được tư vấn cụ thể và đảm bảo tuân thủ lịch tiêm phòng thích hợp. \n\n![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20191118_100952_150194_vacxin_max_1800x1800_Cropped_5bb4f4eeda.jpg)\n\n*Vaccine viêm gan có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh gan*\n\nTiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?\n----------------------------------------\n\n### Có nên tiêm vaccine viêm gan B trước khi mang thai hay không?\n\nViêm gan B là một căn bệnh có thể được lây truyền từ mẹ sang con, chính vì vậy, những người phụ nữ có ý định mang thai cần xem xét việc tiêm [vaccine phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html). Dưới đây là một số lý do tại sao việc tiêm phòng vaccine trước khi mang thai là quan trọng:\n\n* **Nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi:** Nếu mẹ bị viêm gan B, tỷ lệ con sinh ra bị nhiễm viêm gan B là rất cao.\n* **Hệ miễn dịch yếu:** Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và virus.\n* **An toàn cho mẹ và bé:** Mặc dù chưa có chứng minh rõ ràng về việc vaccine viêm gan B không an toàn cho mẹ và bé, tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau tiêm có thể xảy ra tình trạng như sốt và nóng tại chỗ tiêm. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, việc tiêm phòng vaccine trước khi mang thai là một phương pháp tốt.\n\nTóm lại, việc tiêm phòng vaccine viêm gan B trước khi mang thai là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. \n\n![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/VIEM_GAN_B_Cropped_3ba17aca4d.jpg)\n\n*Nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai*\n\n### Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?\n\nCác nghiên cứu cho thấy việc tiêm vaccine phòng viêm gan B nên được thực hiện ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng khoảng cách từ 1 đến 3 tháng cũng có thể được coi là thời gian an toàn và vaccine không ảnh hưởng đến quá trình mang thai.\n\nLịch tiêm vaccine cho người lớn có thể chọn một trong hai phương án sau:\n\n* **Tiêm 3 mũi:** Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng và mũi thứ ba cách mũi thứ hai khoảng 5 tháng.\n* **Tiêm 4 mũi:** Tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau khoảng 1 tháng và mũi cuối cùng tiêm sau 12 tháng kể từ mũi thứ ba.\n\nSau 5 năm, nên thực hiện các xét nghiệm viêm gan B và tiêm một liều nhắc lại. Tuy nhiên, lịch tiêm này nên được tuân theo theo hướng dẫn của bác sĩ, vì từng trường hợp có thể có các chỉ định khác nhau.\n\nTrong trường hợp bạn đang trong quá trình tiêm vaccine và phát hiện đã mang thai, bạn nên ngưng tiêm và thực hiện việc theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sau khi sinh, bạn có thể tiếp tục tiêm những mũi vaccine còn thiếu nếu đảm bảo các yếu tố về mặt sức khỏe.\n\n![Phụ nữ tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_mang_thai_can_chuan_bi_gi_chelaferrforte_1_Cropped_85266cd5b4.jpg)\n\n*Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?*\n\nNhững lưu ý khi tiêm vaccine viêm gan B\n---------------------------------------\n\nTrong quá trình tiêm phòng vaccine viêm gan B, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:\n\n* **Xét nghiệm nhiễm virus:** Trước khi quyết định tiêm vaccine, nên tiến hành xét nghiệm để kiểm tra xem có nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu chưa nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn về lịch trình tiêm phòng cụ thể. Trong trường hợp đã nhiễm bệnh, việc tuân thủ phác đồ điều trị rất quan trọng để kiểm soát và giảm khả năng lây nhiễm sang thai nhi.\n* **Theo dõi sau tiêm:** Sau khi tiêm vaccine, nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng cơ thể. Điều này giúp phát hiện và đối phó kịp thời với bất kỳ phản ứng phụ nào, đặc biệt là nguy cơ [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* **Hiệu quả và định lượng kháng thể:** Vaccine viêm gan B có hiệu quả lên đến khoảng 90%, nhưng mức độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Trong trường hợp đã tiêm phòng trong thời gian dài và có ý định mang thai, nên thăm khám bác sĩ để cân nhắc việc chích ngừa bổ sung.\n\nTóm lại, phụ nữ có thể tiêm phòng vaccine ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Hãy tuân thủ lịch tiêm đã đề ra và thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để đảm bảo việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao và an toàn. Hy vọng bạn đã tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi \"[Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-nu-tiem-viem-gan-b-sau-bao-lau-thi-co-thai.html)?\" qua bài viết trên!\n\n", "date": "10/08/2023", "tags": ["Phòng bệnh viêm gan b", "Viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh về gan", "Bệnh gan"]}, {"title": "Giải đáp: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý?", "abstract": "Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là đối với các mẹ bầu và trẻ sơ sinh vì tỉ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao. Chính vì thế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là rất quan trọng. Vậy bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là tốt nhất?\n", "md_content": "Mắc uốn ván trong quá trình sinh sản là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh uốn ván ở phụ nữ và trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất để phòng ngừa là tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Việc hiểu rõ bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào và những điều nên lưu ý đối với đối tượng này rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.\n\nTìm hiểu về bệnh uốn ván\n------------------------\n\nBệnh uốn ván là một bệnh rất nguy hiểm, gây cho người bệnh nhiều hệ lụy và có thể dẫn đến tử vong. Hiểu rõ về bệnh và cách phòng tránh là rất cần thiết.\n\n### Bệnh uốn ván là gì?\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra bằng cách xâm nhập qua vết thương hở, từ đó ngoại độc tố tetanospasmin của vi khuẩn tiết ra sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến hệ thần kinh trung ương của vật chủ và gây ra các tình trạng bệnh như co thắt các cơ, đau và các vấn đề về hô hấp.\n\n![Trả lời câu hỏi: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_cau_hoi_ba_bau_tiem_phong_uon_van_khi_nao_la_hop_ly_1_d6a3fe4b5a.jpg)\n\n*Vi khuẩn uốn ván thâm nhập qua vết thương*\n\n### Các triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh uốn ván\n\nHiện tại vẫn chưa có vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán được sự hiện diện của vi khuẩn uốn ván ở người, việc chẩn đoán thường được dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Tùy thuộc triệu chứng mà bác sĩ sẽ xác định được thời kỳ bệnh mà người bệnh hiện mắc phải.\n\n* **Thời kỳ ủ bệnh:** Từ lúc có vết thương đến triệu chứng đầu tiên của bệnh như cứng hàm và hiện tượng này sẽ tăng lên nếu được kích thích. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 2 ngày đến 2 tháng.\n* **Thời kỳ khởi phát:** Triệu chứng chuyển từ cứng hàm thành xuất hiện các cơn co giật trên nền co cứng và tăng lên khi nhận được kích thích, ngoài ra bệnh nhân còn biểu hiện các cơn co thắt hầu họng - thanh quản. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 1 - 7 ngày.\n* **Thời kỳ toàn phát:** Các cơn co giật tăng lên thành co giật toàn thân liên tục khiến người bệnh rất đau, co thắt các nhóm cơ lẻ như thanh quản, hầu họng, cơ vòng khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, bí đại - tiểu tiện.\n* **Thời kỳ lui bệnh:** Tình trạng co giật được giảm dần, các triệu chứng giảm bớt, bệnh nhân dần nuốt được, dễ thở và dễ đại - tiểu tiện hơn.\n\n### Làm gì để phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất?\n\nDưới đây là một số phương pháp phòng ngừa uốn ván mà bạn có thể tham khảo:\n\n* Tiêm phòng vacxin uốn ván theo hướng dẫn của Bộ Y Tế đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.\n* Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.\n* Sơ cứu vết thương đúng cách và ngay khi có vết thương.\n* Nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.\n* Khám sức khỏe định kỳ.\n\nBà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý nhất?\n-------------------------------------------------\n\nMẹ và bé có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván khi sinh vì có thể nhiễm khuẩn từ dụng cụ cắt rốn, tay người đỡ đẻ, băng gạc không đảm bảo vô trùng. Hoặc sau khi đẻ, trẻ không được vệ sinh rốn sạch sẽ hay băng đầu rốn không được vô trùng khiến cho trẻ mắc [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-uon-van-ron-o-tre-em-43613.html).\n\nTuy hiện nay đã có huyết thanh chống uốn ván nhưng việc điều trị vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả, tỷ lệ tử vong do uốn ván hiện nay vẫn trên 80% vậy nên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tiêm vacxin uốn ván là một trong những [điều cần lưu ý trước khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-luu-y-chuan-bi-truoc-khi-mang-thai-43252.html). Sau khi mẹ tiêm vacxin uốn ván kháng thể sẽ được truyền sang con, như vậy cả mẹ và con đều được bảo vệ an toàn.\n\n![Trả lời câu hỏi: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_cau_hoi_ba_bau_tiem_phong_uon_van_khi_nao_la_hop_ly_2_90f26f92a6.jpg)\n\n*Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là thắc mắc của nhiều người*\n\nTheo quy định về tiêm phòng, bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào thì được hướng dẫn tùy theo trường hợp, nhưng phải thỏa các điều kiện như thời gian tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi phải phải tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày.\n\n**Với bà bầu mang thai lần đầu và hoàn toàn chưa tiêm phòng uốn ván:** Tiêm mũi 1 vào thời điểm thai đủ 24 tuần và mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng.\n\n**Với bà bầu mang thai lần 2:**\n\n* Khoảng cách lần mang thai thứ 2 trên 5 năm so với lần trước đó hoặc chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván ở lần mang thai đầu: Bà bầu nên tiêm 2 mũi uốn ván như lần đầu.\n* Khoảng cách lần mang thai thứ 2 dưới 5 năm và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi ở lần mang thai trước đó: Chỉ lần tiêm 2 mũi ở lần mang thai thứ 2 và thời gian tiêm ngừa tối thiểu phải trước khi sinh 1 tháng, các mẹ có thể tham khảo là khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi.\n\nBộ Y Tế quy định trong thời kỳ mang thai, các mẹ chỉ nên tiêm phòng uốn ván theo quy định và không được tiêm các mũi khác. Và khuyến cáo khoảng thời gian phù hợp nhất để tiêm phòng và vào 3 tháng giữa thai kỳ, vì 3 tháng đầu thai chưa ổn định và mẹ còn hay bị [ốm nghén](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/om-nghen-1308.html) vào thời kỳ này.\n\nNhững địa điểm tiêm phòng uốn ván uy tín\n----------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng uốn ván có thể ở các địa điểm như: Trung tâm Y tế dự phòng, các trạm y tế xã - phường nơi mẹ bầu sinh sống, các bệnh viện đa khoa hay bệnh viện sản, các Trung tâm tiêm chủng,... Nhưng tốt nhất, mẹ bầu nên chọn những nơi uy tín, có chứng nhận của Bộ Y Tế về tiêm chủng, cụ thể là bệnh uốn ván và tham khảo ý kiến của bác sĩ về [lịch tiêm phòng cho thai phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-cho-thai-phu-co-con-lan-dau-46317.html). Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng để bạn tham khảo.\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay: Mời quý khách [đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác:\n\n* Trung tâm tiêm chủng Long Châu quận 7. Địa chỉ: Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, Quận 7.\n* Trung tâm tiêm chủng Long Châu TP Thủ Đức. Địa chỉ: Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức.\n\nTư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh phím số 2.\n\nViệc tiêm vacxin uốn ván có thể có một số tác dụng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm, sốt,... Đây chỉ là những triệu chứng thông thường sau khi tiêm, các mẹ có thể an tâm vì tác dụng nguy hiểm sau tiêm gần như không có. Mẹ bầu có thể chườm mát tại vị trí tiêm để giảm cảm giác đau nhức.\n\n![Trả lời câu hỏi: Bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào là hợp lý? - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_cau_hoi_ba_bau_tiem_phong_uon_van_khi_nao_la_hop_ly_3_4f5e926691.png)\n\n*Sốt là triệu chứng bình thường sau khi tiêm vacxin uốn ván*\n\nViệc tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hy vọng bài viết vừa rồi giải đáp được những thắc mắc như [bà bầu tiêm phòng uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-ba-bau-tiem-phong-uon-van-khi-nao-la-hop-ly.html), giá cả và những điều lưu ý khi tiêm phòng vacxin uốn ván.\n\n", "date": "19/08/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào?", "abstract": "Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một trong những cách hiệu quả để giúp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào nhé!", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn clostridium tetani gây ra. Độc tố do vi khuẩn này gây ra sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong. Tiêm phòng vắc xin ngừa uốn ván là cách tốt nhất để tránh căn bệnh này.\n\nUốn ván nguy hiểm như thế nào?\n------------------------------\n\nUốn ván là một bệnh nhiễm trùng do sự phát triển của ngoại độc tố từ trực khuẩn uốn ván. Khi trực khuẩn này xâm nhập vào vết thương, ngoại độc tố sẽ được giải phóng vào máu và tấn công cơ thể, gây ra tình trạng co cứng cơ cùng với những cơn co giật. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ gây tử vong cao, có thể lên tới hơn 95% đối với trẻ sơ sinh.\n\n![Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viec_tiem_vac_xin_ngua_uon_van_quan_trong_nhu_the_nao_3_a721509c4b.jpg)\n\n*Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn clostridium tetani gây ra*\n\nTrực khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp nơi như trong đất cát, bụi, phân bón gia súc và gia cầm, cống rãnh, các vật dụng rỉ sét hoặc các dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng kĩ. Sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương, các ổ nhiễm trùng sẽ bắt đầu hình thành và gây bệnh uốn ván. Thông thường, quá trình ủ bệnh thường kéo dài từ 4 đến 21 ngày. Trong khoảng thời gian này, nguy cơ tử vong cao do [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-suy-ho-hap-ma-ban-nen-biet-51544.html), ngừng tim và [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-69688.html) là rất lớn. Một số dấu hiệu khi bị uốn ván như:\n\n* Cảm giác khó thở, khó nuốt và có thể dẫn đến viêm phổi;\n* Đau đầu, xuất hiện tình trạng co giật;\n* Khớp hàm, cổ và vai cương cứng, lâu dần có thể dẫn đến co thắt cơ bắp.\n\nHiện tại chưa có phương pháp điều trị triệt để uốn ván, tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng co thắt cơ bắp bằng cách sử dụng thuốc an thần. Cách tốt nhất để giúp phòng ngừa uốn ván là tiêm vắc xin ngừa uốn ván.\n\nViệc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào?\n------------------------------------------------------\n\nBệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao đạt từ 25 - 90%, riêng trường hợp uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh đạt mức tử vong vượt qua 95% ở trẻ sơ sinh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ và tiêm mũi nhắc lại là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, vắc xin uốn ván thường được bào chế kết hợp cùng các loại vắc xin khác vô cùng tiện lợi, giúp cha mẹ quản lý lịch tiêm cho con dễ dàng hơn.\n\n![Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viec_tiem_vac_xin_ngua_uon_van_quan_trong_nhu_the_nao_1_1fdec26e5d.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là biện giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay*\n\nCó thế thấy rằng, việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin uốn ván chỉ mang lại hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định chứ không tạo miễn dịch trọn đời. Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin mũi nhắc lại là hoàn toàn cần thiết để giúp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.\n\nNhững đối tượng nào nên tiêm vắc xin ngừa uốn ván?\n--------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin phòng uốn ván là điều cần thiết đối với tất cả mọi đối tượng. Không phân biệt tuổi tác hay giới tính, loại vắc xin này đều quan trọng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Loại vắc xin này sẽ giúp tạo hệ miễn dịch toàn diện giúp phòng ngừa bệnh uốn ván, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như:\n\n* Phụ nữ đang [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html);\n* Những người làm công việc vệ sinh môi trường, cống rãnh hay nước thải công cộng;\n* Người làm vườn hoặc làm việc tại trang trại, trại chăn nuôi hoặc nông trường;\n* Công nhân làm việc xây dựng công trình;\n* Thành viên trong bộ đội và thanh niên xung phong.\n\n![Việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván quan trọng như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viec_tiem_vac_xin_ngua_uon_van_quan_trong_nhu_the_nao_2_8d07a605dd.jpg)\n\n*Hầu hết mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn đều cần tiêm vắc xin uốn ván*\n\nTóm lại, vắc xin phòng uốn ván cần được áp dụng rộng rãi, bảo vệ cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người ở trong các nhóm có nguy cơ cao về bệnh uốn ván.\n\nNên tiêm phòng vắc xin uốn ván vào thời điểm nào là tốt nhất?\n-------------------------------------------------------------\n\nTùy vào từng nhóm đối tượng sẽ có thời điểm tiêm phòng vắc xin khác nhau:\n\n### Đối với trẻ em\n\n* Trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi: Tiêm 3 mũi vắc xin 5 in 1 (gồm uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt và HIB) hoặc 6 in 1 (gồm uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt, HiB, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html)).\n* Trẻ 18 tháng tuổi: Tiêm nhắc lại mũi vắc xin uốn ván, ho gà, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) (5 in 1 hoặc 6 in 1).\n* Sau khoảng 5 - 10 năm: Tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván để tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể.\n\n### Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi)\n\n* Phụ nữ mang thai lần đầu: Tiêm 2 mũi nếu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm.\n* Phụ nữ mang thai lần thứ 2: Tiêm 1 mũi nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước.\n* Khoảng cách giữa hai lần mang thai trên 5 năm hoặc tiêm 1 liều ở lần mang thai trước: Tiêm lại 2 liều như mang thai lần đầu.\n\n### Người có nguy cơ mắc uốn ván cao\n\nĐối với những công nhân xây dựng, người làm vườn, làm ở trang trại, bộ đội hay thanh niên xung phong, nên tiêm miễn dịch 3 liều trong 6 tháng để bảo vệ trong khoảng 5 năm. Sau 5 - 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì tác dụng phòng bệnh.\n\n### Người có vết thương\n\n* Nếu đã tiêm đủ và đúng lịch hoặc tiêm lại trong 5 năm, không cần tiêm thêm;\n* Nếu đã tiêm quá 5 năm và nghi ngờ nhiễm uốn ván: Tiêm 0.5ml vắc xin;\n* Nếu tiền sử không rõ, tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0.5ml vắc xin. 2 tuần sau, tiêm 0.5ml vắc xin và 1 tháng sau tiêm liều thứ 3 với 0.5ml.\n\nTrên đây là bài viết tổng hợp những thông tin cơ bản, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc [tiêm vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) quan trọng như thế nào. Đồng thời, biết được thời điểm nào nên tiêm vắc xin mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng đối tượng nhé!\n\n", "date": "11/08/2023", "tags": ["uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Vacxin", "tiêm phòng"]}, {"title": "Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không?", "abstract": "Tiêm vắc xin được xem là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan B – một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Vậy sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? Những thực phẩm nào cần kiêng sau khi tiêm?", "md_content": "Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về viêm gan B, việc tiêm phòng viêm gan B cũng như những lưu ý sau khi tiêm ngừa viêm gan B. Trong đó giải đáp câu hỏi: Chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé!\n\nTìm hiểu về bệnh viêm gan B\n---------------------------\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-benh-viem-gan-b-la-gi-va-cach-phong-ngua-23668.html) là bệnh nhiễm trùng gan do vi rút (HBV) gây ra. Bệnh viêm gan B chia thành hai loại, bao gồm viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.\n\nViêm gan B cấp tính là một bệnh xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi một người tiếp xúc với vi rút viêm gan B. Có một số người bị viêm gan B cấp tính hoàn toàn không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Nhưng cũng có trường hợp bệnh viêm gan B cấp tính có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn cần phải nhập viện để điều trị. Một số người bị viêm gan B cấp, đặc biệt là những người bị nhiễm bệnh ở độ tuổi trưởng thành, có khả năng tự loại bỏ vi rút nhờ hoạt động của hệ thống miễn dịch và cơ thể được phục hồi hoàn toàn sau vài tháng mà không để lại bất kỳ di chứng nào.\n\n![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_1_f329fbbf4a.jpg)\n\n*Bệnh viêm gan B gây ra bởi vi rút HBV*\n\nKhi viêm gan B cấp tính dẫn đến nhiễm trùng suốt đời được gọi là viêm gan B mãn tính. Theo thời gian, viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, xơ gan, và ung thư gan. Viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe của khoảng 296 triệu người, trong đó có hơn 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.\n\nTại sao cần tiêm ngừa viêm gan B?\n---------------------------------\n\nTiêm ngừa là cách tốt nhất để [ngăn ngừa viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huong-dan-cach-phong-benh-viem-gan-b-hieu-qua-nhat-23799.html). Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm đồng thời phòng tránh các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, suy gan và ung thư gan có xu hướng phát triển từ viêm gan B. \n\nThực tế cho thấy triển khai chương trình tiêm chủng phổ cập cho trẻ sơ sinh diễn ra ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao đã có đóng góp hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc viêm gan B mãn tính, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ giảm có hiệu quả từ 10% xuống chỉ còn 1%, giảm 1/2 tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào gan trong nhóm trẻ 6 - 14 tuổi.\n\nĐối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan B?\n----------------------------------------\n\nNhững đối tượng nên tiêm phòng [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) bao gồm:\n\n* Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm chủng\n* Những người có nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ tình dục: Người có bạn tình bị bệnh viêm gan B, người quan hệ tình dục với nhiều người trong vòng 6 tháng gần đây, người đang điều trị hoặc là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nam giới có quan hệ với người cùng giới.\n* Những người có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với máu của người tiêm chích ma túy, người sống chung với người bị viêm gan B, người sống hoặc làm việc trong các cơ sở dành cho người khuyết tật chậm phát triển, nhân viên y tế hoặc người làm việc trong các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm máu khi làm việc, người chạy thận nhân tạo.\n* Những người mắc bệnh tiểu đường từ 19 - 59 tuổi (Người mắc bệnh tiểu đường từ 60 tuổi trở lên nên tham vấn ý kiến bác sĩ về việc có nên tiêm vắc xin hay không).\n* Du khách quốc tế đến các quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao nên lưu ý.\n* Người nhiễm virus viêm gan C.\n* Người mắc bệnh gan mãn tính.\n* Người nhiễm HIV.\n* Các đối tượng có nhu cầu tiêm phòng với mục đích bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi sự lây nhiễm của virus viêm gan B.\n\n![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_2_a61cb122ee.jpg)\n\n*Tiêm ngừa vắc xin HBV là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh viêm gan B*\n\nNhững lưu ý sau khi tiêm ngừa viêm gan B\n----------------------------------------\n\nMột số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc \"Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không?\". Sau tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch cần thời gian tương tác với vắc xin để hình thành kháng thể, vì vậy trong thời gian đó cần hạn chế những hành động ảnh hưởng sức khỏe. [Lưu ý sau khi tiêm vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-viem-gan-b-24753.html) như sau:\n\n### Ngủ sớm và ngủ đủ giấc\n\nThức khuya chưa bao giờ là thói quen có lợi cho sức khỏe, thức khuya ảnh hưởng xấu đến tâm lý, gây rối loạn trao đổi chất và hệ thống thần kinh, suy giảm thị lực… Điều này càng không tốt khi hệ miễn dịch đang cần hoạt động mạnh mẽ để hình thành kháng thể chống lại vi rút. Do đó, cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể ngủ đủ giấc, điều này giúp sức khỏe sau khi tiêm được hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, ngủ sớm và ngủ đủ giấc cũng là một thói quen tốt cần được duy trì lâu dài.\n\n![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_3_df56195fe7.jpg)\n\n*Ngủ sớm và ngủ đủ giấc giúp sức khỏe sau tiêm hồi phục nhanh chóng*\n\n### Tránh làm việc quá sức\n\nTác dụng phụ và ảnh hưởng của vắc xin có thể làm sức khỏe của người tiêm giảm sút, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian này, người tiêm cần giữ gìn sức khỏe, ngủ sớm và ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể cũng như hồi phục sức khỏe sau khi tiêm.\n\nNgược lại, việc cố gắng làm việc quá sức trước và sau khi tiêm trong thời gian dài, không những làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe mà còn làm tác dụng phụ sau khi tiêm diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, sắp xếp cân bằng giữa công việc và chăm sóc sức khỏe là cần thiết cho người tiêm.\n\n### Tránh sử dụng rượu bia sau khi tiêm vắc xin viêm gan B\n\nRượu bia được biết đến là [thực phẩm không tốt cho gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thuc-pham-khong-tot-cho-gan-nhieu-nguoi-con-chua-biet.html), gây nhiều tác động tiêu cực đến chức năng gan. Gan chính là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất khi sử dụng bia rượu. Người thường xuyên sử dụng hay nghiện rượu bia có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan cao hơn bình thường.\n\n![Sau khi chích ngừa viêm gan B có uống bia được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_viem_gan_b_co_uong_bia_duoc_khong_4_228c9966b5.jpg)\n\n*Kiêng uống rượu bia ít nhất 3 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất*\n\nTheo các chuyên gia có khuyến cáo, người tiêm vắc xin viêm gan B không nên uống rượu bia cả trước và sau khi tiêm. Dù rằng vắc xin viêm gan B ít gây tác dụng phụ nhưng sự có mặt của rượu bia có thể làm triệu chứng sau tiêm trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn thế nữa, việc sử dụng rượu bia sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt tác dụng phụ của vắc xin với phản ứng do rượu bia gây nên. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc-xin, nên kiêng uống rượu bia ít nhất 3 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn hiểu rõ hơn khi [tiêm ngừa viêm gan B có uống rượu bia được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-chich-ngua-viem-gan-b-co-uong-bia-duoc-khong.html). Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tiêm viêm gan B để có được sức khỏe tốt nhất.-\n\n", "date": "10/08/2023", "tags": ["Viêm gan b", "Phòng bệnh viêm gan b", "Bệnh gan", "Bệnh về gan", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không?", "abstract": "Việc chăm sóc sức khỏe của trẻ luôn là một vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu. Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít người phụ huynh vẫn còn lo lắng và băn khoăn về việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Liệu điều này có an toàn và có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé?", "md_content": "Thông thường, trẻ sơ sinh cần tiêm liều vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả phòng ngừa viêm gan B cao hơn. Vậy trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về việc tiêm mũi viêm gan B đối với trẻ sơ sinh, những lợi ích, rủi ro khi tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh cũng như những trường hợp không nên tiêm và các biện pháp phòng ngừa khác. \n\nTìm hiểu về tình trạng viêm gan B ở trẻ\n---------------------------------------\n\n### Các con đường lây truyền virus viêm gan B?\n\nVirus [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có khả năng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác thông qua các con đường sau:\n\n**Từ mẹ sang con**: Chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh. Trong thời kỳ này, virus có thể truyền qua cơ thể mẹ sang thai nhi, gây nguy cơ lây bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh.\n\n**Lây truyền viêm gan B từ trẻ này qua trẻ khác**: Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều nơi như nhà, bệnh viện, lớp học và các môi trường giao tiếp khác. Trẻ em có thể bị nhiễm virus thông qua sự tiếp xúc với các vết thương, trầy xước trên da, hoặc dịch tiết và niêm mạc có chảy máu của những trẻ khác bị nhiễm viêm gan B.\n\n**Lây truyền qua** [**truyền máu**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-tac-truyen-mau-la-gi-cac-phan-ung-truyen-mau-nguy-hiem-nhu-the-nao-63558.html) **hoặc tiêm chích**: Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn tồn tại nguy cơ lây truyền virus viêm gan B qua truyền máu hoặc tiêm chích, đặc biệt là khi sử dụng chung các vật dụng không được vệ sinh đảm bảo.\n\n**Virus viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục**: Nếu có quan hệ tình dục không an toàn và nam giới hoặc nữ giới có trầy xước hoặc tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết khác của cơ thể, cũng có nguy cơ lây truyền virus viêm gan B.\n\n![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_1_15e369abda.jpg)\n\n*viêm gan B có khả năng lây từ mẹ sang con*\n\n### Trẻ không được tiêm mũi viêm gan b sơ sinh có sao không?\n\nViêm gan B có thể gây viêm và hoại tử tế bào gan mãn tính hoặc cấp tính. Thống kê cho thấy trên toàn cầu có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B, trong đó có hơn 400 triệu người mắc viêm gan B mạn tính. Mỗi năm, dự kiến có khoảng 1 triệu người tử vong do xơ gan hoặc [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html).\n\nViệt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao, chiếm khoảng 10-20%. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B dao động từ 10-16%, và tỷ lệ trẻ em nhiễm virus này là từ 2-6%.\n\nHiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan B. Do đó, việc tiêm mũi phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh rất quan trọng để chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm gan B. Đối với trẻ sơ sinh không được tiêm mũi viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao.\n\nThực hiện mũi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu tiêm vắc-xin trong 24 giờ sau khi sinh, khả năng phòng bệnh có thể đạt từ 85-90%. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm sẽ giảm dần qua từng ngày và sau 7 ngày không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh, việc tiêm không còn hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh.\n\nNhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và ngăn ngừa sự lây lan của viêm gan B, việc tiêm mũi phòng ngừa cho trẻ sơ sinh là một biện pháp quan trọng và cần thiết.\n\n![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_2_853e10f715.jpg)\n\n*Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh*\n\nTiêm mũi vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh\n------------------------------------------------\n\n### Trẻ bị ảnh hưởng gì khi không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh?\n\nTrẻ sơ sinh không tiêm mũi viêm gan B có thể gặp những hậu quả không mong muốn. Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ lên đến 100%, đặc biệt là khi trẻ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai mà không được tiêm mũi viêm gan B khi sinh ra, nguy cơ chuyển sang viêm gan B mạn tính rất cao.\n\nViệc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ là biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe cho con mà còn giúp hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus viêm gan B sang những người chăm sóc cho trẻ.\n\n![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_3_630256f277.jpg)\n\n*Việc tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cần thiết*\n\n### Các phản ứng không mong muốn khi tiêm mũi viêm gan B cho trẻ sơ sinh\n\nViệc tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết và được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng, được xem là an toàn. Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ hoặc một số ít trường hợp có thể gặp sốc phản vệ.\n\nTuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B, các mẹ cần lưu ý:\n\n* Theo dõi trẻ trong 30 phút sau khi tiêm tại điểm tiêm chủng và theo dõi sát sao trong 24 giờ sau đó.\n* Thông thường sau khi tiêm, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn. Do đó, hãy quan tâm nhiều hơn đến con, không nên cho trẻ nằm bú hay cho ăn khi bé còn thức.\n* Sau khi tiêm, trẻ có thể gặp sốt nhẹ hoặc đau tại chỗ tiêm bị sưng tấy. Lúc này, cần chườm mát hay cho bé bú nhiều hơn để hạ sốt.\n* Nên theo dõi trẻ kỹ càng, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), người tím tái hoặc khó thở, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.\n\nViệc thực hiện đầy đủ các lời khuyên trên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé, giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B.\n\n![Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_anh_huong_nhu_the_nao_khi_khong_duoc_tiem_mui_viem_gan_b_so_sinh_4_e9f678234e.jpg)\n\n*Sau khi tiêm mũi viêm gan B trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn*\n\nNhững trẻ sơ sinh nào không nên tiêm mũi viêm gan B?\n----------------------------------------------------\n\nNhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh sớm quá. Tuy nhiên, trong thực tế, tại các bệnh viện, việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ sau sinh vẫn được khuyến cáo thực hiện ngay sau khi sinh.\n\nTrẻ sơ sinh cần một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ khỏe mạnh, bú tốt và có da hồng, tiêm phòng vắc xin viêm gan B sớm sau sinh vẫn có thể được thực hiện an toàn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân, trẻ bị ngạt khi sinh hoặc đang ốm sốt hay mắc các bệnh [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html)...thì không nên tiêm mũi viêm gan B sơ sinh.\n\nTrẻ sơ sinh rất dễ lây nhiễm viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác từ mẹ, đòi hỏi cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho phụ huynh rằng [trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-khong-duoc-tiem-mui-viem-gan-b-so-sinh-co-sao-khong.html) có sao không. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. \n\n", "date": "06/08/2023", "tags": ["Viêm gan b", "Phòng bệnh viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh gan", "Bệnh về gan"]}, {"title": "Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?", "abstract": "Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus Nipah thường xảy ra ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong cao và gây những di chứng tàn phế nặng nề. Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời đúng cho vấn đề: \"Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?\"", "md_content": "Hiện nay chúng ta có thể chủ động phòng ngừa [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-viem-nao-nhat-ban-la-gi-42019.html) thông qua việc tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí tiêm phòng, liệu viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân, đòi hỏi chúng ta tìm hiểu kỹ hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết được vị trí tiêm thích hợp.\n\nViêm não Nhật Bản là gì?\n------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về vấn đề viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh viêm não Nhật Bản là một loại nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương do virus. Năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện và đặt tên cho bệnh này là viêm não Nhật Bản. Viêm não Nhật Bản có thể gây nguy hiểm và nguy cơ tử vong cho cả người lớn và trẻ em. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, nó có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ dưới 15 tuổi. Nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi, chiếm 75% trên tổng số người mắc bệnh.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_2_3624760c29.jpeg)\n\n*Nhóm tuổi có nguy cơ bị bệnh cao nhất là trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi*\n\nBệnh viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện suốt năm, nhưng thường bùng phát mạnh mẽ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và các rủi ro liên quan. Điều này giúp bảo vệ trẻ em trước nguy cơ nhiễm virus và đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của trẻ.\n\nCác đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản\n-------------------------------------------\n\nBệnh viêm não Nhật Bản đang có mức lưu hành cao nhất tại các tỉnh đồng bằng và vùng trung du miền Bắc trong nước. Các khu vực ghi nhận các ổ dịch chủ yếu là những nơi có nền nông nghiệp phát triển, thường kết hợp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, hoặc là vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều cây ăn quả và nuôi lợn.\n\nBệnh viêm não Nhật Bản không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người, mà phải thông qua muỗi Culex làm trung gian. Muỗi này hút máu từ động vật mang virus, thường là lợn, sau đó truyền bệnh cho con người qua vết muỗi đốt. Muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản được gọi là véc tơ truyền bệnh. Việc ăn uống chung, sử dụng đồ dùng chung, và tiếp xúc gần gũi hàng ngày với người bệnh không có khả năng gây lây bệnh.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_3_09009bd31c.png)\n\n*Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền thông qua muỗi Culex*\n\nVì sao phải tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản?\n----------------------------------------------\n\nTrong suốt 20 năm qua, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã kiểm soát và giám sát dịch bệnh, và kết quả cho thấy virus viêm não Nhật Bản từng chiếm đến 61,3% trong số các ca viêm não (trong những năm 90). Tuy nhiên, sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng [vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-va-viet-nam-dang-dung-loai-nao-42066.html) rộng rãi cho trẻ, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10 - 15%. Trước đó, số lượng ca nhiễm bệnh hàng năm lên tới khoảng 200 - 300 trường hợp.\n\nNgay cả sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, họ có thể vẫn mắc các di chứng về thần kinh như: Liệt, chậm phát triển thần kinh, mất khả năng ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, và cử động bất thường ngoài ý muốn như: Run rẩy và gồng cứng người. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các di chứng rất muộn như: Động kinh và bệnh [Parkinson](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/parkinson-27.html).\n\nViệc tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch là một biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả cho trẻ, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và các biến chứng nguy hiểm sau này.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_1_574747e7e5.jpeg)\n\n*Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản giúp giảm nguy cơ bị bệnh*\n\nTiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?\n---------------------------------------------------------\n\nQuy trình tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thực hiện dưới da, và không bao giờ được tiến hành qua tuyến mạch. Cụ thể, vị trí tiêm phòng thường là cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước bên đùi. Tiêm viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân đều đem lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vị trí tiêm phòng cụ thể sẽ tuân thủ chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện cho người được tiêm.\n\nQuá trình tiêm phòng đòi hỏi phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn iot và không được mở nút cao su. Để đảm bảo vô trùng hoàn toàn, cần sử dụng kim tiêm và bơm tiêm một lần riêng biệt cho mỗi người, hoặc dùng bơm kim tiêm một lần duy nhất. Lọ vắc xin cần được lắc kỹ trước khi sử dụng và chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ với điều kiện bảo quản vô trùng ở nhiệt độ 2 - 8°C. Đối với những người có trạng thái [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) tốt, nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra để tăng cường bảo vệ.\n\nVắc xin phòng viêm não Nhật Bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm sớm và đúng lịch để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trong những đợt cao điểm dịch bệnh.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_4_f33360cd3a.jpeg)\n\n*Sử dụng kim tiêm và bơm tiêm một lần*\n\nNhững điều cần lưu ý sau khi tiêm viêm não Nhật Bản\n---------------------------------------------------\n\nNgoài vấn đề viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân thì các bạn cũng cần tìm hiểu sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên lưu ý gì? Có một số lưu ý quan trọng để bạn chú ý và tuân thủ: \n\n* Giám sát sau tiêm: Thường thì sau khi tiêm phòng, cần ở lại chờ trong 30 phút để được theo dõi và đảm bảo không có phản ứng phụ nghiêm trọng. Hãy ở lại trong phòng chờ sau khi tiêm và thông báo ngay lập tức cho nhân viên y tế nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ.\n* Vệ sinh sạch sẽ: Để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, không nên đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm. Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên và nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, lau người bằng nước ấm và có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.\n* Cảm giác đau nhẹ và sưng: Có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ hoặc sưng tại vị trí tiêm. Đây là một phản ứng thông thường và thường sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.\n* Dấu hiệu phản ứng phụ: Trong một số trường hợp hiếm, có thể xuất hiện dấu hiệu phản ứng phụ như: Sốt, mệt mỏi, hoặc dấu hiệu dị ứng như: [Phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), ngứa, khó thở. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc không thoải mái, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.\n* Tiếp tục theo dõi: Hãy tiếp tục giám sát sức khỏe của bạn sau khi tiêm phòng và tuân thủ các lịch tiêm chủng đề ra bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo bảo vệ sức khỏe tối ưu.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_5_25c11121b8.jpeg)\n\n*Có thể xuất hiện dấu hiệu phản ứng phụ như: Sốt, mệt mỏi*\n\nĐể bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản kịp thời, đủ và đúng liều lượng là vô cùng quan trọng. Tuân thủ những lưu ý sau khi tiêm phòng cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bé.\n\nHy vọng rằng thông qua bài viết này có thể giải đáp thắc mắc \"[viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-tiem-vac-xin-phong-viem-nao-nhat-ban-tiem-o-tay-hay-chan.html)?\". Đồng thời, các bậc cha mẹ sẽ nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, tìm được cơ sở tiêm chủng chất lượng, hiệu quả, an toàn cho bé yêu của mình.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin", "Tiêm chủng", "viêm não", "Bệnh về não"]}, {"title": "Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ", "abstract": "Vi khuẩn HIB - nguyên nhân gây viêm phổi và viêm màng não mủ rất dễ lây lan và dễ lây truyền qua các giọt hô hấp. Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi có nguy cơ cao mắc phải hai loại bệnh này. Việc tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ vì thế trở nên vô cùng cấp thiết để bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh cũng như gặp phải nguy cơ biến chứng nguy hiểm.", "md_content": "Trước khi có vắc-xin, [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) là nguyên nhân gây viêm phổi nặng ở 25% trẻ em bị ảnh hưởng và gần 1/4 trường hợp viêm màng não. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề. Sự có mặt của vắc xin HIB, nhắm vào vi khuẩn Haemophilus influenzae loại b, đóng vai trò là biện pháp bảo vệ mạnh mẽ chống lại hai căn bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và viêm màng não mà nó gây ra.\n\nTổng quan về HIB - Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ\n------------------------------------------------------------------\n\nMối đe dọa gây ra bởi vi khuẩn HIB là rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Loại vi khuẩn này dễ lây lan cũng như dễ dàng lây truyền khi hắt hơi, ho. Bất kỳ trẻ nào thiếu khả năng miễn dịch với bệnh đều dễ bị tổn thương. Do đó, việc tiêm vắc-xin sớm và toàn diện chống lại HIB là chìa khóa để phòng ngừa bệnh này ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.\n\nViêm màng não do HIB có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ, bao gồm di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ kém, khả năng học tập giảm sút... Kể từ khi áp dụng vắc-xin HIB, dữ liệu giám sát cho thấy các trường hợp viêm màng não liên quan đến HIB đã giảm. Chủng ngừa chống HIB đã cứu nhiều trẻ em khỏi nguy cơ [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và viêm màng não do HIB cùng các biến chứng đe dọa tính mạng liên quan.\n\nDấu hiệu nhận biết viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra\n-----------------------------------------------------------\n\nCác triệu chứng của viêm phổi và viêm màng não liên quan đến HIB khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện giống viêm đường hô hấp trên như sốt cao (trên 39°C), sổ mũi, ho. Những dấu hiệu ban đầu này rất dễ nhầm với cảm cúm, viêm mũi họng hay [viêm phế quản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phe-quan-1271.html) thông thường.\n\n![Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_phong_viem_phoi_va_viem_mang_nao_mu_1_b0a9a52acc.jpg)\n\n*Triệu chứng viêm phổi và viêm màng não liên quan đến HIB thường là sốt cao*\n\nTrong trường hợp nghiêm trọng, trẻ em có thể biểu hiện các triệu chứng sau:\n\n* Rối loạn nhận thức và tầm nhìn;\n* Khóc bằng đôi mắt vô cảm;\n* Nôn và từ chối cho ăn;\n* Bệnh [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html);\n* Co giật, thờ ơ hoặc thậm chí hôn mê.\n\nNhận thức về các triệu chứng này là rất quan trọng để nhanh chóng xác định và can thiệp kịp thời, giảm thiểu rủi ro liên quan đến viêm phổi và viêm màng não do HIB.\n\nBằng cách hiểu những hậu quả nghiêm trọng của nhiễm trùng HIB, sức mạnh của vắc-xin trong việc tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ, chúng ta có thể cùng nhau bảo vệ con mình khỏi những nguy cơ viêm phổi, viêm màng não và hậu quả suy nhược của chúng.\n\nVắc-xin Hib có tác dụng gì?\n---------------------------\n\nNhư đã đề cập bên trên, các mối nguy hiểm do vi khuẩn HIB gây ra và khả năng lây truyền dễ dàng của chúng qua các giọt hô hấp đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng dễ bị nhiễm HIB của trẻ em. Đồ chơi dùng chung bị nhiễm vi khuẩn HIB càng làm trầm trọng thêm nguy cơ, đặc biệt là ở những nơi như nhà trẻ và trung tâm chăm sóc ban ngày. Để chống lại mối đe dọa nghiêm trọng này, các biện pháp chủ động, bao gồm thực hành vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, nên được kết hợp với việc tiêm vắc-xin HIB có hiệu quả cao.\n\nKể từ khi đưa vắc-xin HIB vào các chương trình tiêm chủng quốc gia vào năm 2000, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến HIB, chẳng hạn như viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), đã giảm đáng kể. Sự thành công của vắc-xin đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh các bệnh ở trẻ em, với việc vi khuẩn HIB không còn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em. Thành tựu vang dội này cho thấy tác động sâu sắc của vắc-xin trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh HIB, bảo vệ trẻ em khỏi các biến chứng suy nhược và thậm chí ngăn ngừa các hậu quả gây tử vong.\n\n![Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_phong_viem_phoi_va_viem_mang_nao_mu_3_d8e7cbbd9e.jpg)\n\n*Việc tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ là rất cần thiết*\n\nVắc-xin HIB hoạt động như một lá chắn mạnh mẽ chống lại sự nguy hiểm của vi khuẩn HIB. Bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, nó chuẩn bị cho hệ thống miễn dịch nhận biết và chống lại mầm bệnh HIB xâm nhập. Cơ chế bảo vệ này làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HIB và sự phát triển sau đó của viêm phổi và viêm màng não cùng các bệnh liên quan đến HIB khác.\n\nVới việc thực hiện tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ thông qua vắc xin HIB, cha mẹ có thể yên tâm con được tăng cường sức đề kháng trước những nguy cơ do vi khuẩn HIB gây ra. Bằng cách tuân thủ các chương trình tiêm chủng quốc gia và tuân theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị, trẻ em sẽ được bảo vệ toàn diện, củng cố sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của trẻ.\n\nCác loại vắc xin tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ\n---------------------------------------------------------\n\nBản chất dễ lây lan của vi khuẩn HIB, cùng với sự phổ biến của chúng trong các môi trường chung như nhà trẻ và trường mẫu giáo, đòi hỏi phải có các biện pháp chủ động để bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra. Tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB gây ra là rất quan trọng với các loại vắc-xin có sẵn hiện nay bao gồm:\n\n### Vắc xin Pentaxim 5 trong 1 và Infanrix Hexa 6 trong 1\n\nVắc xin Pentaxim 5 trong 1 và Infanrix Hexa 6 trong 1 mang lại khả năng phòng vệ mạnh mẽ chống lại nhiều bệnh. Các vắc-xin này không chỉ bảo vệ chống lại [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) và bại liệt mà còn bảo vệ chống lại bệnh viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra. Bằng cách kết hợp các loại vắc xin này thành một mũi tiêm duy nhất, trẻ em sẽ nhận được lợi ích của việc tiêm chủng nhiều lần đồng thời giảm thiểu sự khó chịu và tiết kiệm thời gian cho gia đình.\n\n![Những điều cần biết về tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_phong_viem_phoi_va_viem_mang_nao_mu_91ad4cca84.jpg)\n\n*Ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn HIB bằng các loại vắc-xin có sẵn hiện nay* \n\n### Vắc xin Pentaxim và Infanrix Hexa\n\nLịch tiêm chủng được khuyến cáo đối với vắc xin Pentaxim và Infanrix Hexa bao gồm việc tiêm vào lúc trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi, với một liều nhắc lại thường được tiêm vào lúc 16 - 18 tháng. Lịch trình này đảm bảo bảo vệ sớm và lâu dài chống lại các bệnh khác nhau, bao gồm viêm phổi và viêm màng não do HIB gây ra.\n\n### Vắc xin Quimi-Hib\n\nVắc xin Quimi-Hib chủ yếu được sử dụng để tiêm nhắc lại cho trẻ em trên 1 tuổi đã tiêm liều thứ tư của vắc xin phối hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (chẳng hạn như Quinvaxem, Pentaxim hoặc Infanrix Hexa). Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc dịch vụ thường bao gồm các thành phần HIB trong các vắc xin phối hợp này. Do đó, trẻ đã tiêm đủ mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thì không cần tiêm Quimi-Hib nữa.\n\nHy vọng bài viết trên đây đã giúp cha mẹ hiểu thêm về bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB gây ra cùng những biến chứng nặng nề mà nó để lại. Bệnh có thể chủ động được bằng cách tiêm vắc xin HIB, do đó, việc [tiêm phòng viêm phổi và viêm màng não mủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-phong-viem-phoi-va-viem-mang-nao-mu.html) nhất định cha mẹ không được lơ là. Thay vào đó, hãy tận dụng lợi thế của những loại vắc-xin mạnh mẽ này để bảo vệ con mình khỏi những rủi ro do vi khuẩn HIB gây ra. Hãy nhớ rằng, tiêm chủng là nền tảng của việc phòng ngừa bệnh tật, mang lại sự bảo vệ toàn diện và lâu dài cho sức khỏe của con bạn.\n\nTham khảo thêm: [Viêm phổi bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-phoi-bam-sinh-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua.html)\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["viêm phổi", "Vacxin", "bệnh phổi", "Viêm màng não mủ"]}, {"title": "Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ?", "abstract": "Việc tiêm phòng viêm gan B đã trở thành một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ.", "md_content": "Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về viêm gan B, con đường lây nhiễm và việc tiêm phòng viêm gan B hiệu quả. Đồng thời, bài viết cũng sẽ giải đáp những thắc mắc về việc tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!\n\nTìm hiểu về tiêm phòng viêm gan B\n---------------------------------\n\n### Bệnh viêm gan B là gì?\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại virus HBV gây ra làm tổn thương gan cấp tính và mạn tính, đồng thời dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm.\n\nVirus viêm gan B tồn tại trong máu và các chất dịch khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa, tinh dịch và dịch âm đạo. Tuy nhiên, để lây lan và tạo nên nguy cơ nhiễm trùng, virus cần phải tiếp xúc với cơ thể thông qua 3 con đường chính là máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.\n\n![Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_1_ffc554f17e.jpg)\n\n*Virus HBV là nguyên nhân gây viêm gan B*\n\n### Vắc xin viêm gan B là gì?\n\nVắc xin viêm gan B hoạt động bằng cách kích thích cơ thể thông qua kháng nguyên HbsAg (một phần của virus HBV) - nguyên nhân gây nên viêm gan B. Loại vắc xin này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch sản xuất kháng thể đối phó với virus viêm gan B. Ngoài việc ngăn chặn sự lây truyền của virus, vắc xin còn có khả năng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như [xơ gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xo-gan-la-gi-cac-giai-doan-phat-trien-va-dau-hieu-nhan-biet-benh-som-47776.html) hay [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Vắc xin viêm gan B mang lại hiệu quả đối với những người chưa mắc bệnh. Do đó, việc tiêm phòng sớm giúp ngăn chặn khả năng xâm nhập của virus viêm gan B vào cơ thể.\n\nTiêm phòng viêm gan B trong sức khoẻ sinh sản\n---------------------------------------------\n\n### Virus viêm gan B lây truyền như thế nào qua đường tình dục?\n\nVirus viêm gan B có khả năng lây truyền qua đường tình dục, chủ yếu thông qua tiếp xúc với các dịch lỏng như dịch âm đạo, tinh dịch hoặc máu của những người mắc bệnh. Sự nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục từ virus viêm gan B cao đáng kể.\n\nCác hình thức quan hệ tình dục có khả năng gây ra chảy máu hoặc tổn thương niêm mạc cơ thể càng tăng nguy cơ lây nhiễm bao gồm quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ đồng giới nam, quan hệ tình dục qua đường miệng, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau…\n\n![Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_2_9b7234769a.jpg)\n\n*Virus viêm gan B lây qua đường tình dục là phổ biến*\n\n### Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ?\n\nTrong thực tế, để đạt hiệu quả phòng ngừa viêm gan B tốt nhất, việc tiêm đủ 3 liều vắc xin là một điều quan trọng. Do đó, tỷ lệ nhiễm virus HBV qua hoạt động tình dục vẫn rất cao nếu chưa tiêm đủ liều.\n\nSau 6 tháng kể từ khi tiêm liều thứ 3, cơ thể mới đủ khả năng miễn dịch lên đến 95%. Điều này làm giảm nguy cơ lây truyền virus HBV từ bạn tình một cách tối đa. Cơ thể sẽ tự động sản xuất kháng thể chống lại virus HBV nếu chúng xâm nhập.\n\nTrong trường hợp bạn chưa tiêm đủ 3 liều vaccine nhưng vẫn muốn có quan hệ tình dục, việc sử dụng bao cao su là rất quan trọng. Biện pháp này giúp hạn chế tiếp xúc với các chất lỏng như dịch âm đạo, tinh dịch hoặc máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus viêm gan B và [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-benh-pho-bien-lay-qua-duong-tinh-duc-nguy-hiem-47470.html) qua đường tình dục khác.\n\nĐặc biệt, phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm vắc xin ngăn ngừa viêm gan B trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Việc này đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Khoảng thời gian này cũng là thời điểm an toàn để vắc xin không có tác động tiêu cực đối với quá trình mang thai\n\n![Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_3_0bb8db5853.jpg)\n\n*Sau khi tiêm phòng viêm gan B cần có thời gian để vắc xin phát huy tác dụng*\n\nNhững điều cần lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B\n----------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cho những người nhiễm virus. Nếu tuân thủ lịch trình tiêm đầy đủ, vắc xin viêm gan B có khả năng bảo vệ lên tới 95% đối với cả người trưởng thành và trẻ em. Khi đạt độ tuổi khoảng 40, khả năng bảo vệ vẫn ở mức khoảng 90%. Thời gian hiệu quả của kháng thể HbsAb phụ thuộc vào từng người và thời gian tiêm chủng. Ngoài ra, để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi căn bệnh viêm gan B, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau:\n\n* Bổ sung kiến thức về virus viêm gan B.\n* Không quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ, trừ khi bạn chắc chắn rằng đối tác không mắc [HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hiv-la-gi-hiv-xam-nhap-vao-co-the-ton-tai-bao-lau-67647.html), HBV hoặc các bệnh truyền nhiễm khác qua đường tình dục.\n* Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ qua đường hậu môn hoặc âm đạo.\n* Khi thực hiện các thủ thuật y tế như phẫu thuật hoặc tiêm xăm tại cơ sở y tế, hãy đảm bảo cơ sở có uy tín và sử dụng dụng cụ được khử trùng sạch sẽ. Tránh sử dụng chung kim tiêm và khi cần phải sử dụng kim tiêm hãy đảm bảo kim tiêm vô trùng.\n* Kiểm tra khả năng bảo vệ từ kháng thể HbsAb và tiêm vắc xin viêm gan B trước khi đi du lịch đến các vùng có dịch.\n* Trong trường hợp mang thai, hãy xét nghiệm viêm gan B để có biện pháp can thiệp kịp thời và tránh lây nhiễm cho thai nhi.\n\n![Tiêm phòng viêm gan b sau bao lâu thì được quan hệ? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phong_viem_gan_b_co_quan_he_duoc_khong_nhung_dieu_can_biet_4_63ea9367d0.jpg)\n\n*Sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục*\n\nHy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về việc [tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-viem-gan-b-co-quan-he-duoc-khong-nhung-dieu-can-biet.html). Lưu ý rằng nguy cơ nhiễm viêm gan B có thể tồn tại ở bất kỳ nơi nào, do đó, việc duy trì ý thức phòng ngừa và bảo vệ cho bản thân cùng gia đình là cực kỳ quan trọng.\n\n", "date": "06/08/2023", "tags": ["Viên gan b", "Phòng bệnh viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh về gan", "Bệnh gan"]}, {"title": "Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?", "abstract": "Việc tiêm chủng cho trẻ là một vấn đề vô cùng cần thiết, có tác dụng vừa giúp trẻ phòng chống các loại bệnh nguy hiểm vừa tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với vacxin 5 trong 1 hay vacxin 6 trong 1 đều có chung một mục đích đó là giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Vậy vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?", "md_content": "Ngày nay, việc tiêm chủng mở rộng đã tiến triển tiêm 12 loại vacxin cho trẻ. Dù là tiêm chủng miễn phí hay là dịch vụ đều có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm. Trong đó, không ít người đang thắc mắc loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé.\n\nTác dụng của việc tiêm chủng vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1\n----------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau thì hãy cùng Long Châu điểm qua một số tác dụng của việc tiêm chủng hai loại vacxin này nhé!\n\nVacxin hỗn hợp ví dụ như vacxin 5 trong 1 hay 6 trong 1 - loại vacxin có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ có trong cùng 1 mũi tiêm. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), 6 loại bệnh nguy nguy hiểm đó là: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi hoặc viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra. \n\nĐây là những căn bệnh tỷ lệ mắc ở trẻ sơ sinh rất lớn, hậu quả mà nó để lại rất lớn, nguy cơ tử vong rất cao, hoặc để lại những di chứng về tâm thần kinh cũng như về vận động. Và từ khi trẻ em được tiêm chủng loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1, đã có tác dụng làm giảm hàng trăm, hàng nghìn lần tỷ lệ tử vong do các loại bệnh này gây ra. Cụ thể như sau:\n\n* Với vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa và vacxin 6 trong 1 Hexaxim sẽ phòng ngừa đủ 6 loại bệnh đó là bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại bệnh liên quan do HIB gây ra.\n* Vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ phòng ngừa các bệnh trên, ngoại trừ bệnh viêm gan B. Vì vậy, ngoài tiêm loại vacxin này trẻ cần được tiêm thêm vacxin viêm gan B.\n* Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five tương tự như vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ phòng ngừa các bệnh trên ngoại trừ bệnh bại liệt. Vì vậy, ngoài tiêm vacxin này thì trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html).\n\nNgoài ra, hai loại vacxin hỗn này đều được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở nên, đồng thời đều cần phải tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ nhỏ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng, cộng thêm 1 mũi tiêm nhắc lại.\n\n![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_1_5edc718b9c.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều cần tiêm mũi nhắc lại*\n\nVacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?\n----------------------------------------------\n\nVề cơ bản vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều những mũi vacxin tổng hợp, các tác dụng ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm hay gặp có trong 1 mũi tiêm chủng. Vậy vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?\n\n### Vacxin 5 trong 1\n\nVacxin 5 trong 1 khá phổ biến nhưng nhiều người chưa biết đến thông tin của chúng. Trên thị trường ngày nay vacxin 5 trong 1 có nhiều loại khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Nhà thuốc Long Châu cung cấp cho bạn đọc các thông tin như sau:\n\n* **Về tác dụng phòng chống bệnh:** Vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ phòng ngừa các bệnh trên, ngoại trừ bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html); vì vậy ngoài tiêm loại vacxin này trẻ cần được tiêm thêm vacxin viêm gan B. Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five tương tự như vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ phòng ngừa các bệnh trên ngoại trừ bệnh bại liệt; vì vậy ngoài tiêm vacxin này thì trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa bại liệt.\n* **Về thành phần ho gà:** Vacxin ComBE Five là loại toàn tế bào, còn vacxin Pentaxim là loại vô bào.\n* **Về nơi sản xuất:** Vacxin 5 trong 1 Pentaxim là của Pháp và Canada, vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five là của Ấn Độ, vacxin 5 trong 1 Quinvaxem là của Hàn Quốc. Tuy nhiên vacxin Quinvaxem đã ngừng sản xuất.\n* **Về lịch tiêm:** Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng, mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi.\n* **Về nơi tiêm:** Đối với vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five có thể tiêm chủng ở các sở y tế công lập hoặc các trạm y tế của xã, phường và thị trấn. Đối với vacxin 5 trong 1 Pentaxim tiêm dịch vụ ở các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập.\n* **Về chi phí:** Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five sẽ được tiêm miễn phí bởi vì đây là loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Còn vacxin 5 trong 1 Pentaxim có giá dao động từ 785.000 đồng.\n\n### Vacxin 6 trong 1\n\nVậy còn vacxin 6 trong 1 thì sao? Chúng khác loại vacxin 5 trong 1 ở những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!\n\n* **Về tác dụng phòng chống bệnh:** Với vacxin 6 trong 1 sẽ phòng ngừa đủ 6 loại bệnh đó là bạch hầu, ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html), bại liệt, bệnh viêm gan B và bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra.\n* **Về thành phần ho gà:** Đây là loại vô bào.\n* **Về nơi sản xuất:** Vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa là của Bỉ, vacxin 6 trong 1 Hexaxim là của Pháp.\n* **Về lịch tiêm:** Trẻ cũng được tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 16 - 18 tháng tuổi.\n* **Về chi phí:** Tiêm vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa có giá dao động từ 915.000 đồng, còn vacxin 6 trong 1 Hexaxim có giá dao động từ 1.015.000 đồng.\n\n![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_2_43c634854f.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau là thắc mắc của nhiều gia đình khi tiêm phòng cho trẻ*\n\n### Phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1\n\nVì vacxin ComBE Five thuộc loại thành phần ho gà toàn tế bào cho nên sau khi tiêm chủng sẽ có phản ứng nặng hơn so với tiêm vacxin chứa thành phần ho gà vô bào như: Vacxin Pentaxim, vacxin Infanrix hexa hoặc vacxin Hexaxim.\n\nTheo khuyến cáo của WHO, tất cả các trẻ đều cần phải tiêm chủng đầy đủ để phòng chống 6 bệnh nguy hiểm. Dù cho trẻ tiêm loại vacxin nào cũng cần phải cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi cơ bản trước 12 tháng tuổi. Trong trường hợp khi trẻ tiêm mũi hết thì những mũi sau trẻ có thể tiêm những loại vacxin còn lại. Và việc tiêm hỗn hợp các loại vacxin đã kể trên đều giúp trẻ phòng ngừa bệnh tốt.\n\nMột số lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1 cho trẻ\n------------------------------------------------------------------\n\nKhi đưa trẻ đi tiêm vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 cần lưu ý một số điều sau:\n\n* Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vacxin đúng thời hạn, không trì hoãn lịch tiêm chủng quốc gia.\n* Các bậc phụ huynh nên chọn lựa những cơ sở y tế thực hiện đầy đủ 4 quy trình tiêm chủng bao gồm: Khám sàng lọc trước khi tiêm, tiêm, theo dõi tình trạng sau tiêm và nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ sau khi tiêm chủng.\n* Khi trẻ có chỉ định tiêm chủng do 1 nguyên nhân nào đó, cần liên hệ ngay với đơn vị tiêm chủng để trẻ có thể được tiêm vacxin.\n* Khi đi tiêm vacxin cần mang đầy đủ giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng của trẻ bao gồm sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Ngoài ra nên mặc quần áo dễ cởi để tiện cho việc tiêm chủng của trẻ.\n* Sau khi tiêm xong nên cho trẻ ở lại trong vòng 30 phút để theo dõi tình trạng của trẻ.\n* Sau khi tiêm chủng khoảng một vài giờ mà trẻ bị sốt, cộng thêm tình trạng quấy khóc, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, chườm cho trẻ khăn ẩm để làm mát, tuyệt đối không được chườm đá hoặc nước lạnh.\n* Sau khi tiêm về, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, lưu ý đo thân nhiệt của trẻ. Bên cạnh đó, còn phải phải theo dõi sức khoẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ ít nhất trong vòng 24 giờ.\n* Khi trẻ có những biểu hiện không ổn định sau tiêm chủng như: Sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), khó thở, người tím tái, quấy khóc dai dẳng và kéo dài… thì đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.\n* Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi sức trẻ có vấn đề như cảm lạnh, sốt, vàng da, phát ban, chàm…\n\n![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_3_2e7105fde9.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm chủng*\n\nTrên đây là một số thông tin việc tiêm chủng vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1. Hi vọng qua bài viết có thể giúp người đọc nắm rõ hơn về vấn đề [vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html). Dù là tiêm loại vacxin nào, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho con.\n\n", "date": "19/06/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "tiêm phòng"]}, {"title": "Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?", "abstract": "Tùy từng loại vắc xin uốn và tùy từng đối tượng tiêm, lịch tiêm và liều tiêm được quy định khác nhau. Chúng ta cần tiêm đủ mũi để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vậy chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh gây ra bởi độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên là Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này phát triển trong điều kiện yếm khí và đặc trưng bởi những cơn co cứng cơ kèm cảm giác đau ở các mức độ khác nhau. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Đây là lý do mỗi người trong chúng ta nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhưng liệu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?\n\nTại sao nên tiêm phòng uốn ván?\n-------------------------------\n\nTrước khi giải đáp tiêm uốn ván 1 mũi có được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu việc tiêm phòng uốn ván quan trọng thế nào. Việc tiêm phòng uốn ván là cần thiết đối với bất cứ ai trong chúng ta, không phân biệt lớn nhỏ. Lý do là:\n\n### Uốn ván là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao\n\nUốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, bệnh ập đến bất ngờ, gây triệu chứng nặng và diễn tiến nhanh chóng. Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani sinh ra một độc tố cực mạnh có tên là tetanospasmin. Sau khi người bệnh bị thương và bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, các triệu chứng bệnh sẽ khởi phát trong vòng 3 ngày đến 3 tuần. \n\nTriệu chứng đầu tiên của bệnh uốn ván có thể là cứng hàm, sau đó là cơ cứng các cơ toàn thân, co giật toàn thân. Cuối cùng, vi khuẩn uốn ván khiến người bệnh tử vong vì suy hô hấp, ngừng tim, rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong ở những người mắc uốn ván từ 25 - 90%. Trẻ em và người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất.\n\n![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_1_ac0ddebc8a.jpg)\n\n*Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương*\n\n### Uốn ván dễ lây nhiễm\n\nThông tin về việc tiêm phòng uốn ván nói chung và chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không nói riêng được nhiều người quan tâm vì đây cũng là bệnh dễ lây nhiễm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường đất, chúng kháng hầu hết các loại [thuốc sát trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/thuoc-da-lieu/thuoc-khu-trung-and-sat-trung-da), chịu nhiệt tốt và có thể tồn tại trong môi trường 40 năm.\n\nVi khuẩn uốn ván lây truyền qua các vết thương bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Vết thương bị nhiễm trùng uốn ván có thể là vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương nhỏ. Nhưng thống kê cho thấy những ca mắc uốn ván từ vết thương nhỏ có xu hướng gia tăng do người bệnh chủ quan hoặc không xử lý vết thương đúng cách.\n\nĐối tượng nào cần tiêm phòng uốn ván?\n-------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng uốn ván thực sự cần thiết vì mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Do vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời. Theo thống kê, nam giới trong độ tuổi trung niên hiện đang là đối tượng mắc uốn ván nhiều hơn cả. Lý do là bởi họ thường xuyên phải làm những công việc có nguy cơ cao và đây cũng là nhóm đối tượng ít được chích uốn ván nhất.\n\nVới những nhóm đối tượng sau nên tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uốn ván:\n\n* **Phụ nữ mang thai:** [Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong do bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là trên 90%. Vi khuẩn dễ tấn công vào cơ thể của trẻ thông qua thao tác cắt rốn bằng các dụng cụ đỡ đẻ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng dễ mắc phải bệnh do trong quá trình chuyển dạ sinh nở.\n* **Người làm nông:** Đây là người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao, do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân gia súc, gia cầm,... có chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Trong khi làm việc, nếu các vết thương hở tiếp xúc với đất, cát dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.\n* **Công nhân xây dựng:** Đây cũng là đối tượng cần phải tiêm vắc xin uốn ván để đề phòng tai nạn nghề nghiệp. Tiêm uốn ván ngay trong 24 giờ cho những người vừa tiếp xúc với nguy cơ như sắt thép, kim loại,...\n\n![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_2_1c5cbbd65d.jpg)\n\n*Các bác sĩ sẽ tư vấn liều tiêm và lịch tiêm phù hợp với từng đối tượng*\n\nChỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?\n------------------------------------\n\nQuay trở lại với câu hỏi chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, theo các chuyên gia, không có câu trả lời có hoặc không chính xác trong trường hợp này. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên chúng ta nên tiêm đủ mũi vắc xin theo hướng dẫn từ nhà sản xuất của từng loại. Không nên tiêm uốn ván 1 mũi vì chỉ khi tiêm đủ mũi, hiệu quả bảo vệ mới đạt mức cao nhất.\n\nViệc tiêm đầy đủ các mũi uốn ván có thể mang đến hiệu quả bảo vệ cao đến hơn 95% cho con người. Nếu chỉ tiêm một mũi, cơ thể vẫn có thể tạo ra miễn dịch. Nhưng miễn dịch được tạo ra từ mũi tiêm đầu tiên thường chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn nhất định. Lúc này, nguy cơ mắc uốn ván vẫn cao. Để có thể tạo miễn dịch suốt đời, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không những cần tiêm đủ số mũi mà còn nên tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm.\n\nLịch tiêm và số mũi tiêm uốn ván\n--------------------------------\n\nVậy cần tiêm bao nhiêu mũi vắc xin uốn ván và lịch tiêm thế nào phụ thuộc vào từng đối tượng và từng loại vắc xin. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng uốn ván như dưới đây:\n\n### Với người có vết thương nhưng chưa từng tiêm phòng uốn ván\n\nNhóm đối tượng này cần tiêm vắc xin uốn ván đủ 4 lần tiêm với 5 mũi tiêm gồm:\n\n* Mũi 1 và 2 cần tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. Mũi 1 bệnh nhân sẽ được tiêm huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV và mũi 2 tiêm vắc xin VAT. Hai mũi đầu tiên cần tiêm trong cùng ngày vì cơ thể người bệnh sẽ sinh kháng thể sau 15 ngày tiêm vắc xin. Họ cần được tiêm huyết thanh để phòng bệnh tức thì. Khoảng sau 10 ngày huyết thanh hết tác dụng thì vắc xin đã đủ thời gian để giúp cơ thể sản sinh kháng thể.\n* Mũi vắc xin thứ 3 cần tiêm sau đó 30 ngày.\n* Mũi thứ 4 tiêm cách mũi thứ 2 khoảng 2 tháng.\n* Mũi thứ 5 cần tiêm sau mũi uốn ván thứ 4 khoảng 1 năm.\n\nTiêm đủ 5 mũi vắc xin kể trên, cơ thể đã có thể sinh đủ kháng thể để phòng bệnh trong khoảng thời gian 5 năm.\n\n![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_3_5ed25a78bc.jpg)\n\n*Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không đến đây bạn đã biết rồi chứ?*\n\n### Với người tiêm vắc xin uốn ván dự phòng\n\nNhóm đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm uốn ván dự phòng như người làm nông, công nhân xây dựng,... Loại vắc xin phù hợp với họ là vắc xin VAT với lịch tiêm mũi thứ nhất sớm nhất có thể. Mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu 30 ngày. Mũi thứ 3 tiêm cách mũi 2 từ nửa năm đến 1 năm. Mũi 4 tiêm cách mũi 1 khoảng 5 năm và mũi 5 tiêm cách mũi 1 khoảng 10 năm.\n\n### Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ và thai phụ\n\nPhụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm đủ 5 mũi vắc xin là có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh lên đến 98 - 100% trong suốt độ tuổi sinh đẻ. Bà bầu tiêm uốn ván đủ 2 mũi là có thể bảo vệ mẹ và đảm bảo trẻ sơ sinh không bị uốn ván sau sinh. Để phòng bệnh suốt đời, thai phụ cần tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm.\n\nNgay sau khi biết việc tiêm đủ số mũi tiêm vắc xin uốn ván quan trọng thế nào, bạn có thể đến các cơ sở uy tín để [tiêm uốn ván mũi thứ 2](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-mui-2-muon-co-sao-khong.html). Nếu tiêm mũi thứ 2 muộn hơn so với lịch chuẩn bạn cũng không cần quá lo lắng vì bên trong cơ thể đã có kháng thể. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp.\n\nRiêng phụ nữ mang thai cần lưu ý không tiêm bù mũi vắc xin uốn ván khi đã gần đến ngày sinh. Việc này để đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng bởi các thành phần của vắc xin vào khi chào đời.\n\n![chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_4_25e8ca4c1c.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai không được tự ý tiêm bù vắc xin uốn ván*\n\nQua bài viết này, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin về việc [chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong.html). Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cực nguy hiểm. Chủ động tiêm phòng đầy đủ không chỉ là cách mỗi chúng ta tự bảo vệ minh. Đây còn là cách để tạo miễn dịch cộng đồng hiệu quả. Hãy đến các địa chỉ uy tín để tiêm phòng uốn ván đầy đủ nhất bạn nhé!\n\nXem ngay: [Tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html)\n\n", "date": "05/09/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi", "abstract": "Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh và có biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và gia đình là một trong những cách tốt nhất. Vậy có những loại vaccine cho người cao tuổi nào? ", "md_content": "Tiêm vaccine là một cách bảo về sức khỏe hiệu quả, đặc biệt là cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Đâu là những loại vaccine cho người cao tuổi hiện nay và đâu là vaccine mà người cao tuổi nên tiêm? Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết này của nhà thuốc Long Châu nhé!\n\nVaccine là gì?\n--------------\n\nVaccine là chế phẩm có tính chất kháng nguyên, nguồn gốc từ loài vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương tự vi sinh vật gây bệnh, được bào chế và đảm bảo an toàn. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể tăng cường hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh trong tương lai.\n\nNhờ có vaccine mà nhiều người tránh được những căn bệnh truyền nhiễm, người được tiêm chủng không bị mắc bệnh hay những di chứng của bệnh.\n\n![Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_la_gi_nhung_loai_vaccine_cho_nguoi_cao_tuoi_1_70985cc625.jpg)\n\n*Tiêm vaccine là một trong những cách tăng cường hệ miễn dịch cho người cao tuổi*\n\nHiện nay có 5 loại vaccine đó là:\n\n* **Vaccine giải độc tố:** Loại vaccine này được sản xuất từ ngoại độc tố của tác nhân gây bệnh, bằng cách làm mất tính độc và giữ nguyên được tính kháng nguyên. Khi vaccine tiến vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các kháng thể một cách tự nhiên. Ví dụ như vaccine bạch hầu, uốn ván...\n* **Vaccine bất hoạt (chết):** Được sản xuất từ vi sinh vật đã chết, việc sử dụng sẽ an toàn và ổn định hơn vaccine sống. Các kháng nguyên chủ yếu kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, vaccine bất hoạt đáp ứng yếu hơn nên phải chia thành nhiều đợt tiêm hoặc tiêm nhắc lại để duy trì. Ví dụ như vaccine ho gà, vaccine tả...\n* **Vaccine sống giảm động lực:** Sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống vi sinh vật gây bệnh đã làm giảm động lực và không còn khả năng gây bệnh. Vaccine sống thường tạo ra miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều. Ví dụ: Vaccine thương hàn, vaccine sởi...\n* **Vaccine tách chiết:** Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật gây bệnh.\n* **Vaccine tái tổ hợp:** Với công nghệ hiện đại ngày nay, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có, được tách và tái tổ hợp vào E.coli hoặc một dòng tế bào thích hợp.\n\nNhững loại vaccine cho người cao tuổi\n-------------------------------------\n\nHiện nay có rất nhiều loại vaccine phòng bệnh, Nhà thuốc Long Châu giới thiệu đến bạn đọc 6 loại vaccine cho người cao tuổi được dùng phổ biến.\n\n![Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_la_gi_nhung_loai_vaccine_cho_nguoi_cao_tuoi_2_ac0d7fa2ef.jpg)\n\n*Những loại vaccine cho người cao tuổi phổ biến hiện nay*\n\n### Vaccine phòng cúm\n\n[Bệnh cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Theo CDC Hoa Kỳ, khoảng 70 - 85% bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên tử vong liên quan đến cúm.\n\nCDC cũng khuyến cáo người cao tuổi nên đi tiêm vaccine cúm giúp tăng khả năng bất hoạt virus và tăng cường hệ miễn dịch. Tiêm phòng cúm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình và những người xung quanh, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ.\n\n### Vaccine COVID-19\n\nDịch bệnh COVID hiện nay vẫn đang tiến triển phức tạp với nhiều các biến chủng nguy hiểm. Bên cạnh trẻ em, phụ nữ có thai thì người cao tuổi cũng là đối tượng cần phải tiêm đầy đủ các mũi vaccine COVID-19 để giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng đường hô hấp nguy hiểm.\n\n### Tdap - bạch hầu, uốn ván, ho gà\n\nVaccine Tdap là một trong những vaccine cho người cao tuổi nên tiêm, loại vaccine này giúp cơ thể phòng ngừa 3 bệnh đó là bạch hầu, uốn ván và [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html). Trong đó, phòng ngừa ho gà rất quan trọng vì căn bệnh này có thể lây sang trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm với cơ thể.\n\nCDC cũng khuyến cáo rằng, người cao tuổi nên tiêm Tdap khoảng 10 năm/1 lần hoặc ít nhất 1 mũi chủng ngừa.\n\n### Chủng ngừa zona\n\nNếu bạn đã trên 50 tuổi và có tiền sử từng bị zona thì vẫn được khuyến cáo nên tiêm loại vaccine này. Mặc dù zona là căn bệnh hiếm gây tử vong, nhưng lại gây ra những tổn thương đau đớn khi bị bệnh và có thể có những biến chứng nguy hiểm.\n\nVới người cao tuổi hệ miễn dịch suy giảm khi mắc bệnh thì có thể sẽ phải nhập viện, chính vì thế hãy tiêm vaccine để tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhé! \n\n### Vaccine phế cầu\n\nTrái ngược với ho gà thì phế cầu dễ lây từ trẻ em sang người lớn. Phế cầu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm não, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html)...\n\nNgoài ra, ở trẻ em phế cầu còn gây bệnh nhẹ như viêm tai. Tuy nhiên ở người cao tuổi, khi nhiễm phế cầu sẽ gây viêm phổi có thể gây tử vong với tỷ lệ cao.\n\n### Vaccine MMR\n\nVaccine MMR là tổ hợp vaccine ngừa sởi, [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) và quai bị, được khuyến cáo nên tiêm trong độ tuổi từ 9 đến 64 tuổi ít nhất 1 - 2 liều.\n\nNgười lớn tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc sởi, phải kể đến đó là viêm phổi, viêm não, viêm thanh quản, tiêu chảy...\n\nBiện pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên khi về già\n-----------------------------------------------------\n\nBên cạnh vaccine để phòng bệnh thì người cao tuổi cần kết hợp thêm những biện pháp khác để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các biện pháp đó chính là:\n\n* **Bổ sung vitamin C:** Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả mọng nước như cam, quýt, bưởi...\n* **Bổ sung kẽm:** Kẽm có vai trò quan trọng trong nhiều tế bào khác nhau, ví dụ như tế bào lympho hoạt động tốt nhờ có hàm lượng kẽm phù hợp. Bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như thịt bò, ngũ cốc, các loạt hạt họ đậu...\n* **Sử dụng** [**thực phẩm giàu chất chống oxy hóa**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chat-chong-oxy-hoa-la-gi-nhung-thuc-pham-giau-chat-chong-oxy-hoa-63187.html)**:** Các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể ở mức độ tế bào bằng cách vô hiệu hóa các chất có hại tiềm ẩn trong cơ thể. Các loại thực phẩm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như cà tím, socola, việt quất, quả lựu...\n* **Tập thể dục:** Theo một nghiên cứu được công bố thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giảm tình trạng stress và căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn giúp trì hoãn các rối loạn chức năng liên quan đến tuổi tác.\n* **Duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi** cũng hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong đó, chất lượng giấc ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng với cơ thể.\n* **Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích:** Theo CDC, thuốc là cùng những chất kích thích tổn hại đến sự cân bằng của hệ miễn dịch.\n\n![Vaccine là gì? Những loại vaccine cho người cao tuổi 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_la_gi_nhung_loai_vaccine_cho_nguoi_cao_tuoi_3_8a13e5dbc4.jpg)\n\n*Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tránh được stress, căng thẳng và mệt mỏi*\n\nVaccine là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc về [vaccine cho người cao tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) của các bạn đọc. Bên cạnh việc dùng vaccine, hãy kết hợp thêm những biện pháp khác để hệ miễn dịch của cơ thể được khỏe mạnh.\n\n**Ánh Vũ**\n\n***Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn***\n\n", "date": "23/04/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không?", "abstract": "Viêm gan C là bệnh lý nguy hiểm, do đó khi tiến hành xét nghiệm cần tuân thủ các quy định để đảm bảo kết quả được chính xác nhất. Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? Tiến hành làm xét nghiệm viêm gan C cần phải lưu ý những gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Thắc mắc này se· được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.\n", "md_content": "Một số xét nghiệm cần thực hiện khi tiến hành xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C như là [xét nghiệm chức năng gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-xet-nghiem-chuc-nang-gan-pho-bien-nhat-hien-nay-67999.html), xét nghiệm kháng thể RNA của HCV, xét nghiệm genotype,... Vì vậy, xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không?\n\nMục đích của xét nghiệm viêm gan C là gì?\n-----------------------------------------\n\nXét nghiệm [viêm gan C](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-c-144.html) giúp chẩn đoán bệnh lý, đánh giá mức độ tổn thương gan và xác định giai đoạn của bệnh. Kết quả từ các xét nghiệm này còn giúp bác sĩ tiên lượng tiến triển và đáp ứng với các phương pháp điều trị.\n\nĐối tượng nào cần xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C?\n--------------------------------------------------\n\n[Xét nghiệm viêm gan C](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-viem-gan-c-giup-chan-doan-benh-som-65390.html) được thực hiện cho những đối tượng sau:\n\n* Người bị nghi ngờ phơi nhiễm virus, xuất hiện các triệu chứng của bệnh;\n* Tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh;\n* Người đang được theo dõi trong quá trình điều trị viêm gan C;\n* Quan hệ tình dục với người nhiễm virus.\n\nNgoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này cho những đối tượng khác.\n\n![Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_viem_gan_c_co_can_nhin_an_khong_1_bbfa0a9aca.jpeg)\n\n*Khi có các triệu chứng của viêm gan C nên tiến hành xét nghiệm*\n\nXét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không?\n-------------------------------------------\n\nTheo các bác sĩ chuyên khoa, [xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-viem-gan-c-co-can-nhin-an-khong.html) còn phụ thuộc vào giai đoạn gan bị tổn thương. Tuy nhiên, khi tiến hành làm xét nghiệm này thì đều phải trải qua 2 giai đoạn: Kiểm tra viêm gan C cơ bản và kiểm tra gan chuyên sâu.\n\nTrường hợp cần làm xét nghiệm viêm gan C cơ bản để chuẩn đoán xem bạn có đang bị nhiễm virus viêm gan C hay không thì không cần phải nhịn ăn. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến nồng độ virus viêm gan C có trong cơ thể.\n\nTuy nhiên, để theo dõi tiến triển của bệnh nhân khi điều trị viêm gan C, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể được yêu cầu nhịn ăn trong khoảng thời gian 6 - 8 giờ trước khi xét nghiệm và tránh sử dụng rượu, bia, hoặc các chất kích thích. Bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng.\n\nTrước khi xét nghiệm viêm gan C cần chuẩn bị gì thêm?\n-----------------------------------------------------\n\nTrước khi xét nghiệm gan C, bạn cần nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 6 - 8 giờ. Như đã nói ở trên, xét nghiệm sự hiện diện của virus (RNA) không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, các xét nghiệm chuyên sâu về chức năng gan có thể bị sai lệch do các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, vì vậy bạn nên nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.\n\nĐể chuẩn bị cho xét nghiệm viêm gan C, bạn cần lưu ý những thông tin sau đây:\n\n* Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng sớm để đảm bảo tính ổn định của nồng độ máu và chức năng gan.\n* Trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm, bạn cần ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị (nếu có).\n* Không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc cà phê trong vòng 8 giờ trước khi xét nghiệm.\n\nCác xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán viêm gan C\n-----------------------------------------------------\n\n### Xét nghiệm máu\n\nViệc [xét nghiệm máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-mau-co-may-loai-co-ban-co-can-thiet-khong-66487.html) được thực hiện để giúp bác sĩ xác định vật liệu di truyền (RNA) và kháng thể của virus viêm gan C (HCV). Đồng thời, xét nghiệm máu cũng cho phép xác định chủng virus gây bệnh và đánh giá khả năng phản ứng với biện pháp điều trị. Chính vì thế, trong quá trình xét nghiệm, các thông số đo lường bao gồm RNA, kháng thể của HCV và genotype (chủng virus gây bệnh) sẽ được đánh giá kỹ lưỡng.\n\n**Kiểm tra kháng thể của HCV**\n\nTrong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kháng thể của HCV sau 5 - 10 tuần nhiễm virus. Sự xuất hiện của kháng thể này cho thấy cơ thể đã phản ứng với virus gây bệnh bằng cách sản xuất kháng thể để kiểm soát và ức chế hoạt động của virus. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có nghĩa là người đó đang mắc bệnh viêm gan C do trong một số trường hợp, những người từng nhiễm virus này vẫn có thể tồn tại kháng thể.\n\n![Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_viem_gan_c_co_can_nhin_an_khong_ccf9187095.jpeg)\n\n*Xét nghiệm viêm gan C sẽ tiến hành kiểm tra kháng thể HCV*\n\n**Kiểm tra RNA của HCV**\n\nBên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra RNA của HCV để xác định số lượng virus trong máu và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Thông thường, xét nghiệm này được lặp lại sau 3 tháng điều trị.\n\n**Kiểm tra genotype (chủng virus gây bệnh)**\n\nKiểm tra genotype của virus cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm gan C. Sau khi xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định chủng virus gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, virus HCV nhóm genotype 1 có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các nhóm khác. Với genotype 2 và 3, quá trình điều trị thường kéo dài hơn so với genotype 1.\n\n### Xét nghiệm chức năng gan\n\nSau khi được chẩn đoán mắc viêm gan C, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm chức năng gan để đánh giá tình trạng tổn thương của gan và loại trừ một số khả năng khác như u gan, ung thư, [sán lá gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-san-la-gan-75.html), hay [gan nhiễm mỡ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/gan-nhiem-mo-464.html). Việc kiểm tra này là rất quan trọng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị, giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của gan và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.\n\n**Xét nghiệm đánh giá chức năng gan**\n\nXét nghiệm chức năng gan nhằm đánh giá mức độ tổn thương và chức năng hiện tại của gan thông qua xét nghiệm máu để xác định các chỉ số AST, ALT, GGT, ALP, Bilirubin. Các chỉ số này phản ánh mức độ hoạt động của men gan và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm chức năng gan còn đo lường một số yếu tố khác như [Albumin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/albumin-la-gi-y-nghia-cua-xet-nghiem-albumin-voi-suc-khoe-con-nguoi-62707.html), protein tổng, L-Lactate dehydrogenase, thời gian đông máu để đánh giá chức năng toàn diện của gan.\n\n![Xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/xet_nghiem_viem_gan_c_co_can_nhin_an_khong_2_955bfc954b.jpg)\n\n*Xét nghiệm chức năng gan là không thể thiếu khi xét nghiệm viêm gan C*\n\n**Siêu âm gan**\n\n[Siêu âm gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sieu-am-gan-la-gi-phat-hien-duoc-benh-ly-gi-65647.html) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của gan. Chẩn đoán này giúp bác sĩ đánh giá tổn thương gan và phát hiện các bệnh lý khác như u gan, nang gan, áp xe gan, sán lá gan hay gan nhiễm mỡ.\n\nTrước khi thực hiện siêu âm gan, bệnh nhân cần ngừng sử dụng các thực phẩm khó tiêu, có nhiều gia vị và dầu mỡ trong vòng 1 tuần trước đó. Hơn nữa, bệnh nhân cũng cần đói nửa ngày từ 6-8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo kết quả của siêu âm gan được chính xác và đáng tin cậy.\n\n**Sinh thiết gan**\n\n[Sinh thiết gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-quan-nhung-dieu-can-biet-ve-sinh-thiet-gan-67819.html) được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nhỏ mô gan để xét nghiệm, và được sử dụng để chẩn đoán nhiều loại bệnh như viêm gan mãn tính do siêu vi C, B, xơ gan ứ mật, gan ứ sắt, viêm gan, ung thư gan,...\n\nTrên đây là các thông tin về quá trình tiến hành xét nghiệm viêm gan C. Hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi xét nghiệm viêm gan C có cần nhịn ăn không? Viêm gan C là một loại bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan nếu không được phát hiện kịp thời. Vì thế, việc chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây viêm gan C là rất cần thiết. Nếu được chẩn đoán mắc viêm gan C, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để có được kết quả tốt trong việc loại bỏ virus khỏi cơ thể.\n\n*Xem thêm:* [*Viêm gan C có chữa được không*](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-c-144.html)\n\n", "date": "18/06/2023", "tags": ["Bệnh về gan", "bệnh truyền nhiễm", "Bệnh gan", "Viêm gan c", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?", "abstract": "Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở nước ta. Viêm gan B lây truyền qua đường mẹ sang con, máu hoặc tình dục. Việc tiêm vacxin viêm gan B sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể để phòng ngừa bệnh viêm gan B. Nhưng tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?", "md_content": "Tiêm vacxin viêm gan B là một phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm virus HBV. Tuy nhiên nhiều người còn lo lắng liệu [tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-viem-gan-b-co-bi-lay-nua-khong.html). Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.\n\nViêm gan B là gì?\n-----------------\n\nViêm gan B là một bệnh lý do virus viêm gan B (HBV) gây ra, chúng tấn công gan và gây tổn thương gan. Viêm gan B là một trong những loại viêm gan truyền nhiễm nguy hiểm nhất, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html), xơ gan và suy gan. Các triệu chứng của viêm gan B có thể bao gồm sốt, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, vàng da và mắt, mất cảm giác thị giác cùng các triệu chứng khác liên quan đến gan. Để chẩn đoán và điều trị [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), cần phải thực hiện các xét nghiệm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.\n\n![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong1_8204373464.jpg)\n\n*Virus viêm gan B tấn công khiến gan bị tổn thương*\n\nViêm gan B lây nhiễm như thế nào?\n---------------------------------\n\nViêm gan B là một bệnh truyền nhiễm lây lan khá giống lây nhiễm HIV. Bệnh này lây truyền qua các đường: \n\n* Đường máu: Nếu như trên người có vết thương hở lại tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch mủ của cơ thể có nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm rất cao.\n* Đường quan hệ tình dục: [Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chong-bi-viem-gan-b-co-lay-sang-vo-khong-cach-phong-chong-lay-nhiem-viem-gan-b-71008.html)?Bệnh có lây lan khi quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn đối với người nhiễm bệnh.\n* Đường mẹ sang con: Tình trạng lây nhiễm này còn phụ thuộc vào tình trạng viêm gan B của mẹ. Người mẹ có khả năng lây nhiễm qua cho con khi mẹ có [xét nghiệm HBeAg](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-hbeag-chan-doan-viem-gan-b-65391.html) (+) và/hoặc nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh cao.\n\n![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong3_4e4e7b6b71.png)\n\n*Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính*\n\nVacxin viêm gan B có hiệu quả trong bao lâu?\n--------------------------------------------\n\n[Vacxin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi bệnh viêm gan B trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, thời gian bảo vệ của vacxin sẽ khác nhau tùy theo từng người và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Theo các nghiên cứu, thời gian bảo vệ của vacxin có thể kéo dài từ 5 đến 20 năm. Để tăng hiệu quả bảo vệ của vacxin, các chuyên gia khuyến khích tiêm lại vacxin viêm gan B sau một khoảng thời gian nhất định, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc tiêm lại vacxin sẽ giúp cơ thể tiếp tục sản xuất kháng thể mới, hỗ trợ tăng cường khả năng bảo vệ chống lại virus viêm gan B.\n\n![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong_5_8af55a4d78.jpeg)\n\n*Vacxin viêm gan B có hiệu quả kéo dài từ 5 đến 20 năm*\n\nTiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không?\n-------------------------------------------\n\nTiêm vacxin viêm gan B giúp phòng ngừa nhiễm viêm gan B đối với những người chưa mắc bệnh. Việc tiêm vacxin sẽ giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B, nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus. Tuy nhiên, vacxin không thể bảo vệ cơ thể hoàn toàn tránh khỏi bệnh viêm gan B và không có hiệu quả ngay lập tức sau khi tiêm nên không thể phòng ngừa hoàn toàn 100%. Có nhiều trường hợp khiến cho vacxin không đạt hiệu quả cao như:\n\n* Tiêm không đủ mũi hoặc không tiêm nhắc lại đúng thời gian theo phác đồ tiêm chủng.\n* Người bệnh không có khả năng đáp ứng hệ miễn dịch do bị [suy giảm hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-gay-suy-giam-suc-de-khang-va-bien-phap-khac-phu-hieu-qua-nhat-51093.html).\n* Vacxin tiêm ngừa không đạt chất lượng bởi nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do không được bảo quản đúng cách. Điều đó sẽ làm vacxin không còn đạt chất lượng và không tạo ra được kháng thể.\n\n![Tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_viem_gan_b_co_bi_lay_nua_khong6_e534f456b1.jpg)\n\n*Viêm gan B vẫn có thể lây nhiễm nếu tiêm không đủ mũi*\n\nTuy vậy, người đã tiêm vacxin viêm gan B cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B, bao gồm hạn chế tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người nhiễm viêm gan B, [quan hệ tình dục an toàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quan-he-tinh-duc-an-toan-la-gi-phai-lam-gi-de-quan-he-tinh-duc-an-toan-1.html), sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích, dao cạo hoặc hộp đựng kim tiêm. Nếu có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm gan B, nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.\n\nViệc tiêm vacxin viêm gan B có bị lây nữa không phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã được liệt kê trong bài. Nên chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi phát hiện có dấu hiệu viêm gan B, bạn nên đi đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm và điều trị. \n\nXem thêm: \n\n* [*Cần phải kiêng gì sau khi tiêm viêm gan B*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/can-phai-kieng-gi-sau-khi-tiem-viem-gan-b-tiem-viem-gan-b-nen-an-gi.html)\n* [*Người bị viêm gan B có béo được không*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-nguoi-bi-viem-gan-b-co-beo-duoc-khong.html)\n* [*Thuốc điều trị viêm gan B có đặc điểm gì*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuoc-dieu-tri-viem-gan-b-co-dac-diem-gi-cac-loai-thuoc-viem-gan-b-pho-bien-68867.html)\n", "date": "29/04/2023", "tags": ["Viêm gan b", "Vacxin", "Bệnh viêm gan", "Viêm Gan"]}, {"title": "Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa?", "abstract": "Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng nên đang trở thành mối lo ngại của người chăn nuôi và người tiêu dùng. Do đó, việc hiểu rõ về loại dịch bệnh này cùng với các dấu hiệu nhận biết bệnh là vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa bệnh cũng là biện pháp tối ưu nhất để giảm thiệt hại đến mức tối đa. Vậy đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa và dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? ", "md_content": "Ở nước ta, bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan rất nhanh và đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi cũng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người trên một số phương diện nhất định. Vậy dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Bệnh dịch này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa và cách phòng tránh bệnh như thế nào?\n\nDịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì?\n--------------------------------\n\nDịch tả lợn châu Phi (ASF) là một [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) do một chủng virus gây bệnh [sốt xuất huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-xuat-huyet-dengue-155.html) gây ra. Bệnh truyền nhiễm này có tốc độ lây lan rất nhanh và xảy ra với tất cả các loại lợn, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ lợn chết đạt 100%. Virus gây ra bệnh lý này có sức đề kháng khá cao với môi trường bên ngoài. Trong trường hợp lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi đã khỏi bệnh, chúng vẫn có thể mang virus trong một thời gian dài và trở thành vật chủ mang trùng gây bệnh suốt đời.\n\nVirus gây ra [dịch tả lợn Châu Phi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dich-ta-lon-chau-phi-la-gi-ma-suc-tan-pha-khung-khiep-den-vay-43640.html) có thể sống được trong môi trường có nhiệt độ thấp và tồn tại trong thịt lợn sống (khoảng 3 - 6 tháng). Ở điều kiện nhiệt độ khoảng 70 độ C thì loại virus này sẽ bị tiêu diệt. Sở dĩ loại virus này có tốc độ lây lan rất nhanh và làm bùng phát thành dịch bệnh trên diện rộng trong thời gian dài là do sức đề kháng của chúng tương đối cao.\n\nBệnh dịch tả Châu Phi được lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc một số [cơ quan đường tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-tieu-hoa-gom-nhung-co-quan-nao-an-gi-tot-cho-he-tieu-hoa-69632.html) khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật trung gian mang mầm bệnh như lợn đã nhiễm bệnh, phương tiện vận chuyển lợn... Dịch tả Châu Phi sẽ không lây sang người nhưng con người lại có thể là tác nhân làm phát tán bệnh dịch.\n\n![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_1_b001416674.jpg)\n\n*Dịch tả lợn Châu Phi do một loại virus gây bệnh sốt xuất huyết gây ra*\n\nThiệt hại mà bệnh dịch tả Châu Phi gây ra như thế nào?\n------------------------------------------------------\n\nBệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào nước ta lần đầu tiên là vào thời điểm tháng 2/2019 và lây lan rất nhanh ra các tỉnh - thành phố trong cả nước, làm tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn (bao gồm tất cả các giống lợn), đồng thời gây thiệt hại hơn 30 nghìn tỷ đồng về kinh tế. Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương trên cả nước.\n\nNhư vậy thiệt hại mà loại dịch bệnh này gây ra là rất nặng nề. Nếu chưa có vắc xin để phòng ngừa thì nguy cơ cao dịch tả Châu Phi sẽ tiếp tục phát sinh và lây lan, dẫn đến mức độ thiệt hại sẽ tăng dần theo cấp số nhân. Vì vậy, vấn đề vắc xin dịch tả lợn Châu Phi đã được nghiên cứu và triển khai chưa đang được nhiều người quan tâm. Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để tìm câu trả lời nhé!\n\n![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_2_4d1c0a37c2.jpg)\n\n*Dịch tả Châu Phi xâm nhập vào nước ta gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn* \n\nVắc xin dịch tả lợn Châu Phi\n----------------------------\n\nSau khi có thông tin chính xác về công bố của các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành công chủng virus nhược độc gây bệnh tả lợn Châu Phi thì vào tháng 11/2019, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT) đã cử cán bộ Cục thú y sang Mỹ để gặp trực tiếp các chuyên gia Mỹ và họp bàn về kế hoạch nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng ngừa bệnh dịch tả lợn Châu Phi. \n\nTừ 2/2020, dưới sự phối hợp của các chuyên gia Mỹ, nước ta đã chính thức nghiên cứu và sản xuất ra loại vắc xin phòng ngừa bệnh dịch này. Đến tháng 7/2020, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo xuống các bạn ngành bên dưới về việc nhập khẩu chủng virus nhược độc đã loại bỏ gen gây bệnh để đem về tiếp tục nghiên cứu và sản xuất vắc xin. Và đến tháng 9/2020, Công ty Navetco Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và cho thử nghiệm 5 lần tại phòng thí nghiệm.\n\nLoại vắc xin phòng ngừa dịch tả lợn Châu Phi đã được Bộ NN&PTNT Việt Nam chấp nhận sau khi được các nhà khoa học xem xét và đánh giá kỹ lưỡng về kết quả nghiên cứu cũng như quá trình sản xuất loại vắc xin này. Kết quả nghiên cứu này đã được đồng công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và Tạp chí Khoa học Thú y Việt Nam với cái tên được công bố là vắc xin NAVET - ASFVAC. Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc vắc xin dịch tả Châu Phi đã có hay chưa.\n\nVào ngày 17/5/2022, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của Mỹ đã chính thức gửi công văn đến cục Thú y Việt Nam nhằm xác nhận rằng vắc xin NAVET - ASFVAC có đủ điều kiện về hiệu lực và độ an toàn. Đến chiều ngày 3/6/2022, Bộ NN&PTNT Việt Nam cũng công bố kết quả nghiên cứu và thông báo Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin dịch tả Châu Phi có tên thương mại là NAVET - ASFVAC.\n\nMặt khác, trước khi triển khai mở rộng thương mại trên cả nước, Bộ NN&PTNT cùng với Cục Thú y nước ta đã chỉ đạo giám sát tiêm phòng NAVET - ASFVAC cho đàn lợn trong độ tuổi từ 8 - 10 tháng trong phạm vi hẹp với 600 nghìn liều [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html). Sau khi đàn lợn được tiêm phòng sẽ được theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng kết hợp với ghi chép đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe hàng ngày của chúng. \n\n![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_3_15a42029eb.jpg)\n\n*NAVET - ASFVAC là vắc xin dịch tả lợn Châu Phi đang được Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm*\n\nCách phòng tránh dịch tả Châu Phi\n---------------------------------\n\nNhư vậy, mặc dù đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi nhưng nó vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên cả nước, chủ yếu dùng để tiêm phòng giám sát. Hiện tại, nước ta vẫn đang thử nghiệm và khảo sát loại vắc xin này nên vẫn chưa được thương mại hóa toàn quốc. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh luôn là biện pháp tối ưu nhất, bằng cách:\n\n* Thường xuyên vệ sinh và sử dụng vôi bột hoặc hóa chất để sát trùng tại cơ sở chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, các địa điểm buôn bán, giết mổ lợn và chất thải của lợn.\n* Những người tham gia chăn nuôi lợn cũng cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lần tiếp xúc với chúng.\n* Phát hiện và cách ly lợn bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh.\n* Diệt các nguồn gây bệnh như muỗi, ruồi… nhằm tránh mang mầm bệnh phát tán ra bên ngoài.\n* Không mua bán lợn và thịt lợn không rõ nguồn gốc, không sử dụng lại thức ăn thừa hoặc chưa được nấu chín từ lợn.\n\n![Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì? Đã có vắc xin dịch tả lợn Châu Phi chưa? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dich_ta_lon_chau_phi_la_benh_gi_da_co_vac_xin_dich_ta_lon_chau_phi_chua_4_e2b5fc8fd2.jpg)\n\n*Không tiêu thụ thịt lợn không rõ nguồn gốc là một cách phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi*\n\nTóm lại, đối với câu hỏi đã có [vắc xin dịch tả lợn Châu Phi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dich-ta-lon-chau-phi-la-benh-gi-da-co-vac-xin-dich-ta-lon-chau-phi-chua.html) chưa thì câu trả lời là có nhưng vẫn đang được thử và khảo nghiệm nên chưa được thương mại hóa. Do đó, người chăn nuôi nên chủ động phòng ngừa loại bệnh dịch này bằng việc áp dụng các biện pháp sinh học nhằm giảm thiểu hệ lụy có thể xảy ra. Hơn nữa, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tuy không tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng vẫn có thể gây tổn hại một cách gián tiếp. Vì thế, bản thân mỗi người cần phải chủ động ăn uống đảm bảo vệ sinh và lựa chọn thực phẩm an toàn với sức khỏe.\n\n**Ánh Vũ**\n\n***Nguồn tham khảo: medlatec.vn***\n\n", "date": "03/05/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn", "abstract": "Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn là một trong những biện pháp chăm sóc sức khỏe quan trọng giúp phòng ngừa cũng như giảm đáng kể các vấn đề sức khỏe do phế cầu khuẩn gây ra. Vậy việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn có cần thiết không? Những đối tượng nào nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà Thuốc Long Châu.", "md_content": "Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn có cần thiết không? Câu trả lời là có. Tuy vắc xin phế cầu không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm phổi, song loại vắc xin này lại có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh cũng như giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về vắc xin phế cầu nhé.\n\nPhế cầu khuẩn là gì?\n--------------------\n\nPhế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí lưỡng nghi, thuộc nhóm vi khuẩn gram dương, chứa hơn 90 loại huyết thanh, khu trú ở vùng mũi họng của cả những người khỏe mạnh và thường không gây bệnh. Ở trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy giảm, phế cầu khuẩn có thể phát triển và gây bệnh.\n\nCác bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra thường lây qua đường hô hấp khi va chạm hoặc tiếp xúc với người bệnh qua các hành động như ho, hắt hơi, hôn và sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Một số bệnh lý nghiêm trọng do phế cầu khuẩn gây ra bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng màng não, nhiễm trùng tai và [nhiễm khuẩn huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html).\n\nCác triệu chứng của bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn thường khá mơ hồ với các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm phế cầu khuẩn. Cụ thể:\n\n* [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html): Sốt, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), đau tức ngực, ho. Một số biến chứng hô hấp xảy ra có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.\n* Viêm tai giữa: Đau tai, có thể có dấu hiệu đỏ và sưng nề trong tai, suy giảm thính lực, khó ngủ, bứt dứt, trẻ quấy khóc.\n* Viêm xoang: Đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi kèm chảy nước mũi màu xanh hoặc màu vàng.\n* Nhiễm khuẩn huyết: Đau đầu, sốt cao kèm rét run, đau cơ, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html) ngoài da, ngủ gà, li bì…\n* [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html): Sốt cao, đau đầu, nôn, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, ngủ gà và li bì, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.\n\n![Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nhung_dieu_can_biet_ve_viec_tiem_vacxin_phe_cau_cho_nguoi_lon_1_deea93b2b3.jpg)\n\n*Streptococcus pneumoniae là phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi*\n\nVắc xin phế cầu là gì?\n----------------------\n\nVắc xin phế cầu là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn. Hiện nay có 3 loại vắc xin tiêm phòng phế cầu khuẩn bao gồm:\n\n* Vắc xin phế cầu Synflorix: Có nguồn gốc từ Bỉ với khả năng ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Vắc xin này nên tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tuần tuổi - 5 tuổi.\n* Vắc xin phế cầu Pneumo 23: Có nguồn gốc từ Pháp có tác dụng phòng ngừa 23 chủng phế cầu khác nhau. Song loại vắc xin này không phòng được bệnh viêm phổi và viêm tai giữa. Thường được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.\n* Vắc xin Prevnar 13: Có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là dòng vắc xin thế hệ mới có tác dụng ngăn ngừa 13 chủng phế cầu khác nhau và giúp phòng ngừa các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng huyết. Loại vắc xin này sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và sử dụng được cho người lớn.\n\nNhững đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu\n-----------------------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng vắc xin phế cầu đầy đủ không những giúp phòng tránh bệnh hiệu quả mà còn có tác dụng giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh tới hệ miễn dịch của cơ thể nói riêng và sức khỏe của người mắc bệnh nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng cần phải tiêm vắc xin phế cầu. Vậy đối tượng nào nên tiêm phòng và đối tượng nào không nên tiêm phòng?\n\nCác chuyên gia y tế khuyến cáo một số đối tượng sau nên tiêm vắc xin phế cầu:\n\n* Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Theo thời gian, hệ thống miễn dịch của người cao tuổi sẽ dần bị suy giảm do đó việc chống lại nhiễm trùng viêm phổi bị giảm sút. Do đó, người lớn trên 65 tuổi cần được tiêm vắc xin phế cầu.\n* Người có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng yếu dẫn đến khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng của cơ thể bị giảm.\n* Người mắc một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn hoặc COPD có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch từ đó dễ mắc viêm phổi và một số bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.\n* Hệ thống miễn dịch bị suy giảm ở một số người vừa trải qua hóa trị liệu, người cấy ghép tạng hoặc những người bị nhiễm HIV/AIDS.\n* Người hút thuốc lá trong thời gian dài gây tổn thương hệ thống lông mao của phổi. Khi lông mao bị tổn thương sẽ hạn chế việc ngăn chặn những mầm bệnh gây hại cho cơ thể.\n* Người nghiện rượu. Việc uống quá nhiều rượu có thể khiến hoạt động của các tế bào bạch cầu bị suy yếu. Điều này khiến cơ thể giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.\n* Người bệnh vừa trải qua các cuộc phẫu thuật lớn hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng đang nằm điều trị tại các khoa chăm sóc đặc biệt.\n\n![Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nhung_dieu_can_biet_ve_viec_tiem_vacxin_phe_cau_cho_nguoi_lon_3_7aa04fa413.jpg)\n\n*Người già trên 65 tuổi cần được tiêm vacxin phế cầu*\n\nNhững đối tượng có thể không cần tiêm vắc xin phế cầu bao gồm:\n\n* Nếu bạn là người trưởng thành trong độ tuổi 18 - 50 tuổi và khỏe mạnh, bạn có thể không cần tiêm loại vắc xin này.\n* Bên cạnh đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần có trong vắc xin phế cầu thì bạn cũng nên cân nhắc có nên tiêm phòng nữa không.\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn\n---------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin phế cầu cho người lớn là điều rất cần thiết. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả, trước khi tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:\n\n* Tất cả các loại vắc xin chỉ có tác dụng phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Người tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh ngay sau đó. Tuy nhiên, khi mắc, tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn và quá trình khỏi bệnh cũng nhanh hơn so với người không tiêm vắc xin.\n* Trước khi tiêm vắc xin, bạn cần được khám sàng lọc trước tiêm, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn có tiêm được vắc xin hay không.\n* Khi tiêm vắc xin , cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Đối với những trường hợp cần tiêm cả 2 loại vắc xin phế cầu thì nên tiêm vắc xin PCV13 trước sau đó mới tiêm vắc xin PPSV23. Còn đối với những người bệnh có nguy cơ nhiễm phế cầu, khoảng cách giữa 2 liều tiêm phải đảm bảo cách nhau ít nhất 8 tuần. Đối với những trường hợp khác, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm ít nhất 1 năm.\n* Nếu bạn đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, bạn không nên tiêm vắc xin ngay mà nên dời lịch tiêm chủng sang thời gian khác, khi cơ thể đã hồi phục lại.\n* Sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sưng đau tại vị trí tiêm, có thể có sốt nhẹ, đau cơ bắp và có thể có cảm giác khó chịu, ăn không ngon, đau đầu và mệt mỏi.\n* Bạn nên ngồi lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút sau tiêm để theo dõi và phòng tránh trường hợp sốc phản vệ.\n* Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những cơ sở tiêm phòng uy tín để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng.\n\n![Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Nhung_dieu_can_biet_ve_viec_tiem_vacxin_phe_cau_cho_nguoi_lon_4_4e874f9cb9.jpg)\n\n*Khám sàng lọc là bước đầu trong công tác tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn*\n\nTrên đây là toàn bộ những điều cần biết về việc [tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-viec-tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon.html) mà Nhà Thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về phế cầu khuẩn, vắc xin phế cầu khuẩn, những đối tượng nên và không nên tiêm phòng cũng như một số lưu ý trước tiêm phòng. Hãy chia sẻ những kiến thức này đến mọi người xung quanh nếu thấy chúng hữu ích nhé.\n\n", "date": "18/04/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm?", "abstract": "Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không là một vấn đề được rất nhiều bệnh nhân tim mạch quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều loại bệnh dịch mới tái phát lại như hiện nay. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!", "md_content": "Trong bối cảnh nhiều loại bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện hoặc tái bùng phát trở lại, việc phòng bệnh bằng vaccine là hết sức cần thiết để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Việc tiêm phòng đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc các bệnh mãn tính, trong đó bệnh tim mạch là một điển hình. Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm? Câu trả lời sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.\n\nSơ lược về vaccine\n------------------\n\nTuy rằng tiêm phòng bằng vaccine là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về vaccine.\n\n### Vaccine là gì?\n\nVaccine là một loại chế phẩm sinh học có bản chất kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (toàn bộ cơ thể hoặc một cấu trúc đặc hiệu), được sử dụng để kích thích cơ thể hình thành miễn dịch đặc hiệu chủ động, giống miễn dịch tự nhiên, giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh. \n\nBản chất của vaccine là các tác nhân gây bệnh (tùy vào từng loại vaccine) đã bị làm cho suy yếu hoặc bất hoạt nên nó không thể gây bệnh. Khi tiêm vaccine vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện tác nhân đó là một kháng nguyên lạ và sẽ kích thích hệ thống miễn dịch hình thành kháng thể để trung hòa nó với cơ chế tương tự như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình này diễn ra trong vài tuần, người tiêm có thể bị sốt nhẹ, nhưng đây được coi là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể. \n\nSau khi quá trình “bắt chước miễn dịch” này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho B có trí nhớ miễn dịch. Trong trường hợp khi cơ thể gặp lại tác nhân này một lần nữa (bị phơi nhiễm bệnh) thì hệ miễn dịch sẵn sàng đáp ứng, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân.\n\n![Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_benh_tim_mach_co_tiem_vaccine_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_1_9d081ad58d.jpg)\n\n*Vaccine là phương pháp phòng bệnh hiệu quả*\n\n### Phân loại vaccine\n\nTất cả các loại vaccine đều có vai trò thúc đẩy hình thành hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên mỗi loại vaccine lại có một cách thức tác dụng khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng 4 loại vaccine sau:\n\n**Vaccine từ virus toàn phần:** Là loại vaccine sử dụng virus trong vai trò là một kháng nguyên để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Gồm 2 loại:\n\n* Vaccine sống giảm độc lực: Có nguồn gốc từ virus còn hoạt động nhưng đã bị làm cho yếu đi, có khả năng sinh trưởng nhưng không có khả năng gây bệnh. Loại vaccine này như một bản sao của tác nhân tự nhiên nên có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ như khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tác nhân đó. Tuy nhiên loại vaccine này có thể không phù hợp với những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (ví dụ như HIV). Một số loại vaccine sống giảm động lực được sử dụng hiện nay như vaccine sởi, [Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), đậu mùa, quai bị, thủy đậu, lao, cúm…\n* Vaccine “bất hoạt”: Là loại vaccine mà trong đó, virus đã bị phá hủy vật chất di truyền nên không thể nhiễm vào tế bào và nhân lên. Loại vaccine này có tính an toàn cao hơn so với vaccine giảm độc lực và có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Một số vaccine bất hoạt được sử dụng phổ biến như cúm mùa, viêm gan A…\n\n**Vaccine tiểu đơn vị:** Là loại vaccine chứa một mảnh tinh khiết của tác nhân gây bệnh, được lựa chọn đặc biệt, có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Một số loại vaccine tiểu đơn vị:\n\n* Vaccine tiểu đơn vị protein: Chứa protein điển hình được tách ra từ tác nhân. Ví dụ như [vaccine phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html).\n* Vaccine polysaccharide: Chứa các chuỗi phân tử đường có trong thành tế bào của vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như vaccine phòng phế cầu.\n* Vaccine tiểu đơn vị liên hợp: Là sự kết hợp giữa chuỗi đường với protein mang để làm tăng khả năng miễn dịch. Hiện chỉ có vaccine COVID-19 được phát triển trong phân nhóm này.\n\n**Vaccine nucleic acid:** Là loại vaccine sử dụng vật liệu di truyền của tác nhân gây bệnh để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vật liệu di truyền có thể được sử dụng trong công nghệ này là ADN hoặc ARN, cả hai đều có khả năng tổng hợp protein, giúp cơ thể nhận biết protein ngoại lại từ tác nhân gây bệnh. Một số loại vaccine nucleic acid được sử dụng như HIV, COVID-19, Zika…\n\n**Vaccine sử dụng virus trung gian:** Là loại vaccine sử dụng một loại virus trung gian mang chất liệu di truyền để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Những loại virus trung gian được sử dụng là adenovirus, virus cảm lạnh thông thường…\n\n![Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_benh_tim_mach_co_tiem_vaccine_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_2_e129345f3b.jpg)\n\n*Có rất nhiều loại vaccine được sử dụng hiện nay*\n\nNgười bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?\n--------------------------------------------------\n\nNgười bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Câu trả lời ở đây là có. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), người bị bệnh tim mạch nên tiêm vaccine theo sự chỉ dẫn của bác sĩ của họ. Các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine phòng bệnh cúm mùa, vaccine phòng bệnh dại… đều có thể sử dụng cho bệnh nhân tim mạch. \n\nMỗi năm có hàng nghìn bệnh nhân tim mạch tử vong không do nguyên nhân tim mạch mà do nguyên nhân từ các bệnh truyền nhiễm khác có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Bệnh tim mạch là bệnh mãn tính (bao gồm các bệnh van tim, [bệnh mạch vành](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-mach-vanh-598.html), [suy tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-tim-314.html)…) có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh. Vì thế người bị bệnh tim mạch có nguy cơ cao bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn người bình thường không tiêm vaccine. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ người bệnh khỏi các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như cúm mùa hay viêm phổi… là tiêm vaccine. \n\nTheo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, tiêm vaccine phòng cúm mùa và phế cầu cho người bệnh suy tim làm giảm đáng kể số người bị suy tim tử vong vì cúm và viêm phổi (do phế cầu). Như vậy có nghĩa là, tiêm vaccine không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bị bệnh tim mạch mà còn giúp họ nâng cao miễn dịch, kéo dài tuổi thọ. \n\nNhững loại vaccine được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh tim mạch bao gồm vaccine phòng cúm mùa, vaccine Tdap (phòng [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html), bạch hầu, ho gà), vaccine phòng ngừa phế cầu, vaccine phòng bệnh zona (bệnh thủy đậu) và vaccine COVID-19. Cần phải nhấn mạnh một điều là, tiêm vaccine không giúp người bệnh hoàn toàn không mắc bệnh, nhưng nó sẽ làm giảm các biến chứng nặng và giảm tỉ lệ tử vong so với những người không tiêm phòng.\n\nVì vậy, câu trả lời cho câu hỏi \"Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?\" là hoàn toàn cần thiết.\n\n![Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không? Cần lưu ý những gì khi tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_bi_benh_tim_mach_co_tiem_vaccine_duoc_khong_can_luu_y_nhung_gi_khi_tiem_3_e95e6bdf1f.jpg)\n\n*Người bị bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không?*\n\nNgười bệnh tim mạch cần lưu ý gì khi tiêm vaccine?\n--------------------------------------------------\n\nNgười bị bệnh tim mạch khi đi tiêm vaccine cần lưu ý những điều sau:\n\n**Trước khi tiêm:**\n\n* Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm chủng, sổ khám bệnh, đơn thuốc (nếu có)... sử dụng trong thời gian gần đây.\n* Ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng. Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích trước khi tiêm.\n* Chủ động thông báo với bác sĩ của bạn về việc tiêm chủng cũng như báo với nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng về những vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải gần đây như các thuốc đang sử dụng đặc biệt là các thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu ở người bệnh từng làm can thiệp tim mạch, tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng, tiền sử thai sản… Người bệnh có sử dụng warfarin cần được làm xét nghiệm INR trước khi tiêm, nếu INR ở dưới mức tối đa của khoảng điều trị thì có thể được tiêm bắp.\n* Chủ động tìm hiểu về các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra đối với người bệnh tim mạch.\n* Không sử dụng các loại thuốc giảm đau như NSAIDS, hoặc các thuốc có thành phần corticosteroid trước khi tiêm một tuần.\n\n**Sau khi tiêm:**\n\n* Bệnh nhân có thể bị bầm tím, đau, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi… Đây là những phản ứng thông thường của cơ thể sau khi tiêm vaccine. Báo với bác sĩ của bạn nếu các phản ứng trở nên tồi tệ hơn.\n* Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn sau khi tiêm.\n* Ăn uống đầy đủ sau khi tiêm.\n\n**Những trường hợp không nên tiêm chủng:**\n\n* Những người đang mắc các bệnh cấp tính, hoặc bệnh mãn tính ở trong đợt cấp tính.\n* Những người bị hội chứng suy giảm miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù\n* Người dùng corticoid trong vòng 14 ngày trước khi tiêm, bệnh nhân điều trị bằng hóa xạ trị.\n* Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu nặng.\n* Người có tiền sử phản vệ độ II trở lên với bất kì lần tiêm vaccine nào trước đó.\n\n**Những trường hợp nên trì hoãn tiêm chủng:**\n\n* Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên lạ như dị ứng phấn hoa, dị ứng hải sản, dị ứng kháng sinh hoặc dị ứng với những loại kháng nguyên lạ khác.\n* Người có bệnh nền, bệnh mạn tính nặng chưa được điều trị ổn định.\n* Người có bất thường về dấu hiệu sinh tồn: huyết áp cao hoặc thấp, nhịp thở nhanh trên 25 lần/phút, mạch nhanh trên 100 lần/phút hoặc chậm dưới 60 lần/phút\n\nNhư vậy bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “Người bị [bệnh tim mạch có tiêm vaccine được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-bi-benh-tim-mach-co-tiem-vaccine-duoc-khong-can-luu-y-nhung-gi-khi-tiem.html)?” Trên tất cả, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi ra quyết định tiêm chủng. Hi vọng bài viết trên đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các kiến thức về y học thường thức nhé.\n\n**Ánh Vũ**\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "27/04/2023", "tags": ["Bệnh tim mạch", "Vacxin"]}, {"title": "Sau khi tiêm vaccine có uống bia được không?", "abstract": "Thông thường sau khi tiêm vaccine chúng ta thường được khuyên không nên sử dụng rượu bia. Liệu quan điểm này có chính xác không? Cùng tìm hiểu sau khi tiêm vaccine có uống bia được không?", "md_content": "Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho tới ngay việc tiêm các loại vaccine để phòng ngừa bệnh tật cũng luôn là sự ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Sau khi tiêm vaccine có thể sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để sản sinh kháng khể. Cũng vì vậy mà không ít người băn khoăn không biết tiêm vaccine có uống bia được không, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid - 19 đang hoành hành, việc tiêm vaccine covid đang dần trở thành một phần không thể thiếu. Chính vì vậy, để tìm đáp án cho vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tiêm vaccine có uống bia được không nói chung và chích ngừa covid có uống bia rượu được không nói riêng thông qua bài viết này. \n\nTiêm vaccine xong có được uống bia không?\n-----------------------------------------\n\nHiện nay có rất nhiều người băn khoăn không biết mới tiêm vaccine có được uống bia không. Thông thường, việc uống một chút bia sau khi tiêm vaccine không gây tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả của vaccine hoặc quá trình miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo hiệu quả của vaccine các bạn cần lưu ý một số điểm sau:\n\n![sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vaccine_co_uong_bia_duoc_khong_1_1aed8fe923.jpg)\n\n*Sau khi tiêm không nên sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác*\n\n* Không uống nhiều: Nếu các bạn quyết định uống bia sau khi tiêm vaccine, hãy đảm bảo bạn không uống quá mức và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế.Việc tiêu thụ cồn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy uống bia cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của bạn và giảm hiệu quả của vaccine. Do đó, tốt nhất là hạn chế việc uống cồn sau khi tiêm vaccine.\n* Tác dụng phụ: Một số loại vaccine có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau ở vị trí tiêm, mệt mỏi, hay nhức đầu. Việc uống bia sau tiêm vaccine có thể làm gia tăng những tác động này. Vì vậy hãy cân nhắc trước khi uống bia nhất là khi bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm vaccine.\n\nHãy lưu ý rằng các hướng dẫn và lời khuyên trên có thể thay đổi tùy theo loại vaccine cụ thể và hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để được tư vấn cụ thể và đáp ứng nhu cầu sức khỏe của bạn.\n\nTiêm vaccine covid xong có được uống rượu không?\n------------------------------------------------\n\nNếu đã tham khảo những chia sẻ trên của chúng tôi mà các bạn vẫn còn băn khoăn không biết chích ngừa covid có uống bia rượu được không hay sau tiêm vaccine covid có được uống bia không thì hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.\n\nNhiều quốc gia trên thế giới đã có khuyến cáo sau khi tiêm [vaccine Covid - 19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-cac-loai-vaccine-covid-19-pho-bien-hien-nay-64152.html) cần hạn chế việc uống cồn nói chung và bia, rượu nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù việc uống một ít rượu, bia sau tiêm vaccine không gây tác động tiêu cực lớn đến hiệu lực của vaccine việc không [sử dụng rượu, bia](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/meo-giup-ban-uong-ruou-bia-khong-say-46777.html) sau khi tiêm vacccine sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.\n\n![sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vaccine_co_uong_bia_duoc_khong_3_7052fc2127.jpg)\n\n*Nhiều quốc gia khuyến cáo người dân không uống bia, rượu sau khi tiêm vaccine Covid - 19*\n\nCác lý do lý giải cho khuyến cáo của một số quốc gia về việc hạn chế sử dụng đồ uống có cồn sau khi tiêm vaccine COVID-19 bao gồm:\n\n* Hiệu quả của vaccine: Đồ uống cồn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm giảm hiệu lực của vaccine. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hỗ trợ quá trình miễn dịch, nên tránh tiếp xúc với các chất gây hại như cồn trong một khoảng thời gian ngắn sau tiêm vaccine.\n* Phản ứng phụ: Một số người có thể gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine Covid - 19 như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ và buồn nôn... Cồn sẽ có thể làm gia tăng những phản ứng này và làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu hơn.\n\nSử dụng sản phẩm giải rượu để hạn chế tối đa tác động của cồn đối với cơ thể\n----------------------------------------------------------------------------\n\nNếu các bạn đã uống rượu, bia quá nhiều và muốn đẩy lùi cũng như hạn chế tối đa các tác động xấu của cồn với cơ thể thì hãy tham khảo ngay sản phẩm [Nước giải rượu bia Lado Detox Nosamin Ladophar](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuc-pham-chuc-nang/ladodetox-nosamin-10-goi-x-15ml-ho-tro-giai-ruou-bia-bao-ve-te-bao-gan-37208.html) đang có bán tại chuỗi cửa hàng [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/). Với các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như dịch chiết trà xanh, cao đặc ưng bất bạc, cao đặc hoa actiso, cao đặc lá atiso, đảng sâm… sản phẩm sẽ giúp giải rượu, bia hiệu quả, giảm thiểu các tác động xấu của cồn với gan và cơ thể, giúp tỉnh rượu nhanh chóng.\n\n![sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong 4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vaccine_co_uong_bia_duoc_khong_4_c9f1982803.jpg)\n\n*Hãy giải rượu đúng cách sau khi dùng rượu, bia để bảo vệ sức khỏe*\n\nĐặc biệt, sản phẩm được đóng gói dưới dạng túi nên rất dễ mang theo và sử dụng. Các bạn chỉ cần sử dụng một gói Nước giải rượu bia Lado Detox Nosamin vào khoảng 5 - 10 phút trước khi uống bia rượu và dùng thêm 1 gói sau khi uống bia rượu để bảo vệ lá gan và sức khỏe của mình. Lưu ý nếu các bạn mới tiêm vaccine hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.\n\nTrên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới vấn đề [tiêm vaccine có uống bia được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vaccine-co-uong-bia-duoc-khong.html). Để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cũng như giúp vaccine có thể phát huy tối đa công dụng, hãy hạn chế sử dụng rượu, bia sau khi tiêm vaccine. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.\n\n**Thu Hòa**\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "20/05/2023", "tags": ["Giải rượu", "Giải rượu bia", "Bia", "Vacxin"]}, {"title": "Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh?", "abstract": "Việc chăm sóc cho người mắc bệnh quai bị vô cùng quan trọng trong việc tránh các biến chứng xấu xảy ra sau này. Hiện nay, có rất nhiều người đang thắc mắc vấn đề quai bị kiêng gió quạt không? Để tìm ra đáp án chính xác, trước hết chúng ta cần nắm bắt nguyên nhân và con đường lây lan bệnh.", "md_content": "Dân gian lưu truyền rằng những trường hợp mắc quai bị cần phải kiêng gió và không nên bật quạt khi chưa khỏi bệnh. Vậy vấn đề quai bị kiêng gió quạt không có thật sự đúng với khoa học hay chỉ làm lời truyền miệng từ ông bà ta? Hãy cùng tìm hiểu ở phần nội dung sau đây.\n\n\nBệnh quai bị là gì? Vì sao người mắc quai bị cần kiêng gió quạt?\n----------------------------------------------------------------\n\n\n[Quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) là căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan bởi loại vi rút có tên Paramyxovirus. Người mắc quai bị thường bị sưng hàm, tuyến nước bọt bị viêm, cơ thể bị sốt gây mệt mỏi, khó chịu. \n\n\nNgười mắc quai bị nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các di chứng tiêu cực cho cơ như [viêm tinh hoàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quai-bi-dan-den-viem-tinh-hoan-bien-chung-nguy-hiem-ma-nguoi-benh-can-chu-y-43459.html) ở nam, viêm não và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó, quá trình chữa trị cũng như kiêng cữ trong thời gian bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng.\n\n\n![Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/quai_bi_kieng_gio_quat_khong_nguyen_nhan_va_con_duong_lay_lan_benh_1_1_b6ea4f90a9.jpg)*Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan*\nQuan niệm quai bị kiêng nước, kiêng gió sẽ giúp bệnh mau lành bệnh hơn bắt nguồn từ thời ông bà ta để lại. \n\n\nTuy nhiên, dù được lưu truyền qua nhiều đời thì những quan niệm này cũng cần phải được khoa học chứng minh để xác định vấn đề “Quai bị kiêng gió quạt không?” một cách cụ thể và chính xác nhất.\n\n\nNhư chúng ta đã biết, người mắc quai bị có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên các loại virus, vi khuẩn rất dễ xâm nhập trong giai đoạn này. Việc thường xuyên tiếp xúc với gió hoặc nước sẽ khiến sức đề kháng của chúng ta ngày càng yếu dần.\n\n\nSức đề kháng yếu, bạn sẽ rơi vào tình trạng mang trong mình nhiều căn bệnh cùng một lúc, thậm chí dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, đây là bệnh truyền nhiễm, việc ra gió sẽ phát tán virus, vi khuẩn vào không khí, dễ lây lan cho người khác. \n\n\nTốt nhất, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nước và gió, hạn chế gặp người thân, bạn bè để không lây lan bệnh. \n\n\nQuai bị kiêng gió quạt không?\n-----------------------------\n\n\nMột số người cũng băn khoăn, khi mắc quai bị vào mùa hè, cơ thể mệt mỏi, khó chịu do nhiều độ không khí tăng cao thì có nên mở quạt hay không?\n\n\nNhư đã đề cập ở trên, việc kiêng cữ gió sẽ giúp bệnh nhanh lành, hạn chế phát tán virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc quai bị trong thời tiết quá nóng thì cũng có thể dùng quạt nhưng phải đảm bảo mở ở chế độ thấp nhất. Cần lưu ý, không nên dùng quạt quá lâu vì khiến bệnh thêm nặng, [virus quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-quai-bi-co-lay-khong-43329.html) gây bệnh dễ lây lan cho người khác. \n\n\n![Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/quai_bi_kieng_gio_quat_khong_nguyen_nhan_va_con_duong_lay_lan_benh_2_1aa6b8dfac.jpg)*Người mắc quai bị nên kiêng gió quạt máy để lây bệnh cho bạn bè, người thân xung quanh*\nNgoài ra, bạn cũng cần chú ý quá trình điều trị bệnh mặc dù cần kiêng gió với nước nhưng cũng đừng quên vệ sinh thân thể của mình. Bạn có thể dùng khăn ấm để lau người, không nên tắm nước lạnh hoặc tắm ở nơi gió dễ dàng lùa vào. \n\n\nChúng ta nên biết rằng việc kiêng cữ này không phải là tuyệt đối nhưng sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh diễn ra một cách tốt nhất.\n\n\nNgười mắc quai bị cần kiêng thêm gì ngoài gió?\n----------------------------------------------\n\n\nNgoài việc việc tìm ra đáp án cho câu hỏi quai bị kiêng gió quạt không thì chúng ta cũng cần chú ý tới những vấn đề sau để nhanh chóng khỏe mạnh hơn.\n\n\n* Không nên ăn những loại thực phẩm có nhiều axit.\n* Tránh các hoạt động mạnh, nên nằm nghỉ ngơi tại nhà.\n* Hạn chế đến những nơi đông người để ngăn ngừa việc lây lan bệnh.\n* Không nên tự ý mua các loại thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.\n* Không dùng các loại thực phẩm gây khó tiêu hoặc chế biến từ nếp.\n* Bồi dưỡng cho cơ thể mỗi ngày một ly nước cam để giúp cung cấp [vitamin C](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/vitamin-c) và tăng sức đề kháng.\n* Các loại thực phẩm dùng cho người mắc quai bị cần được nấu chín, mềm nhằm tránh làm tăng tình trạng đau nhức cơ hàm.\n\n\n![Quai bị kiêng gió quạt không? Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/quai_bi_kieng_gio_quat_khong_nguyen_nhan_va_con_duong_lay_lan_benh_3_ca46945ac2.jpg)*Ngoài kiêng gió, người mắc quai bị cũng cần tránh các hoạt động mạnh*\nTóm lại, người mắc quai bị cần tránh tiếp xúc với gió tự nhiên, chỉ sử dụng quạt trong trường hợp bất đắc dĩ do thời tiết. Và cũng cần lưu ý rằng khi dùng quạt thì hãy mở ở mức độ nhẹ, không hướng thẳng vào người hoặc bật quạt quá lâu. \n\n\nNội dung trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc \"[Quai bị kiêng gió quạt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quai-bi-kieng-gio-quat-khong-nguyen-nhan-va-con-duong-lay-lan-benh-73266.html)?\". Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm bắt được cách chăm sóc sức khỏe phù hợp để không gây ra những tình huống xấu cho người bệnh.\n\n\n**Minh Hạnh**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "05/04/2023", "tags": ["quai bị", "Virus quai bị", "Vacxin", "Triệu chứng quai bị"]}, {"title": "Tác dụng phụ của vaccine Pfizer có nguy hiểm không?", "abstract": "Sau khi tiêm vaccine Pfizer, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu,… Các tác dụng phụ này diễn ra thường xuyên hơn với những người tiêm vaccine liều 2.", "md_content": "Tiêm vaccine Pfizer là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa Covid 19 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khá nhiều người còn băn khoăn lo lắng không biết tác dụng phụ của vaccine Pfizer là gì? có nguy hiểm không và nên làm gì để giảm bớt tác dụng phụ của loại vaccine này.\n\n\nThấu hiểu được điều đó, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề tác dụng phụ của vaccine Pfizer. Cùng tìm hiểu nhé!\n\n\n**Tổng quan về vaccine Pfizer**\n-------------------------------\n\n\nVaccine Pfizer là sản phẩm được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Pfizer( Mỹ) và công nghệ sinh học BioNTech (Đức). Sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận.\n\n\n![Tác dụng phụ của vaccine pfizer có nguy hiểm không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_pfizer_co_nguy_hiem_khong_1_6224f7c0c4.jpg) *Vaccine Pfizer được tiêm rất phổ biến ở nước ta.*\nBan đầu, những người từ 16 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine này. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 3 thì kết quả cho thấy, cả những trẻ từ 12 - 15 tuổi cũng có tác dụng với vaccine này. Hiệu quả của Pfrizer trong việc phòng người Covid 19 đạt 95%.\n\n\nVaccine Pfizer là một trong những loại [vaccine phòng ngừa Covid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-chung-ngua-covid-19-va-nhung-dieu-can-luu-y-truoc-khi-tiem-48767.html) cho hiệu quả cao nhất và được tiến hành tiêm rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, khá nhiều người còn băn khoăn lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine Pfizer.\n\n\n**Các tác dụng phụ thường gặp của vaccine Pfizer là gì?**\n---------------------------------------------------------\n\n\nCũng giống như các loại vắc xin phòng Covid 19 khác, vắc xin Pfizer cũng có các tác dụng phụ nhất định tùy thuộc vào độ tuổi cũng như cơ địa từng người.\n\n\nTác dụng phụ thường gặp nhất ở những người trẻ khi tiêm vaccine này chính là cảm giác đau tại vị trí tiêm, tiếp đó là cảm giác mệt mỏi, và có đến 75% thanh – thiếu niên bị đau đầu sau tiêm. 50% người bị ớn lạnh, 42% số người tiêm bị đau cơ.\n\n\nNgoài ra, tác dụng phụ của vaccine Pfizer ít gặp hơn đó là tình trạng sốt, đau khớp, đau cơ chiếm từ 20 - 25% tổng số ca tiêm phòng.\n\n\nKết quả này cũng cho thấy, tỷ lệ người bị tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Pfizer là ít hơn so với các trường hợp tiêm vaccine Moderna.\n\n\n![Tác dụng phụ của vaccine pfizer có nguy hiểm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_pfizer_co_nguy_hiem_khong_2_3b41226280.jpg) *Đau đầu, sốt là tác dụng phụ thường gặp của vaccine Pfizer.*\nCác dấu hiệu như: Sốt, ho, khó chịu, đau cơ, mệt mỏi,… đều là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang đáp ứng với vaccine. Do đó, bạn không cần quá lo lắng, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một vài ngày tiêm.\n\n\n**Tác dụng phụ nguy hiểm của vaccine Pfizer**\n---------------------------------------------\n\n\nTrên thực tế, vẫn có 1 số ít các trường hợp bị tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Pfizer. Các vấn đề nghiêm trọng đó có thể là: Khó thở, sốt cao, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), thậm chí tử vong.\n\n\nNhững người tử vong sau tiêm phần lớn là ngoài 60 tuổi và đang mắc kèm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Bệnh tiểu đường, mỡ máu cao…. Độ tuổi trung bình tử vong là 75 tuổi và thời điểm tỷ lệ tử vong cao nhất là 1 – 10 ngày sau tiêm chủng, trong đó 2 ngày đầu sau tiêm là thời điểm số ca tử vong cao nhất.\n\n\nKết quả khám nghiệm tử thi cũng cho thấy, nguyên nhân tử vong phần lớn là do ảnh hưởng của bệnh tim và tỷ lệ tử vong cao hơn sau khi tiêm mũi thứ 2. Bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi tỷ lệ tử vong do tác dụng phụ của vaccine Pfizer thấp hơn hẳn so với [vaccine Moderna](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-moderna-cua-nuoc-nao-san-xuat-gia-bao-nhieu-48492.html).\n\n\nNhìn chung, tất cả các loại vaccine phòng ngừa Covid-19 để có những tác dụng phụ, điển hình là tình trạng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt nhẹ, ớn lạnh,… Nếu bạn cũng gặp tình trạng này thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là dấu hiệu cho thấy, cơ thể bạn đang dung nạp tốt và bắt đầu sản sinh kháng thể bảo vệ. Điều bạn cần làm là hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của chuyên gia và liên hệ hỗ trợ ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.\n\n\n![Tác dụng phụ của vaccine pfizer có nguy hiểm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_pfizer_co_nguy_hiem_khong_3_d4f7cd8d46.jpg) *Liên hệ bác sĩ ngay khi có các triệu chứng gây nặng.*\n**Cách giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Pfizer**\n------------------------------------------------------\n\n\nTiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi đại dịch Covid-19. Chính vì thế, bạn không nên trì hoãn việc tiêm vaccine vì bất kỳ lý do gì. Nếu lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine Pfizer, bạn hãy áp dụng các lời khuyên sau:\n\n\n* Luôn có người bên cạnh chăm sóc, theo dõi sau khi tiêm vaccine Pfizer.\n* Không uống rượu bia, các chất kích thích ít nhất 3 ngày sau tiêm.\n* Không đắp, bôi bất kỳ loại thuốc nào vào vị trí sưng đau.\n* Nếu bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) hay nới lỏng quần áo, chườm khăn ấp tại cổ, gáy, nách, bẹn để hạ sốt. Nếu sốt trên 38,5 độ thì cần uống thuốc hạ sốt. Nếu uống thuốc nhưng không hạ sốt, hãy liên hệ với nhân viên y tế.\n* Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại nước uống hoa quả, cháo, sữa, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.\n* Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.\n* Nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.\n* Tránh lao động quá sức, mang vác vật nặng ít nhất 3 – 5 ngày sau tiêm.\n\n\nMặc dù có tồn tại một số tác dụng phụ, nhưng so với đại dịch Covid thì Vaccine Pfizer vẫn là sự lựa chọn an toàn và bảo vệ bản thân tốt hơn nhiều so với việc nhập viện và tử vong. Chính vì vậy, hãy chủ động tiêm phòng theo đúng khuyến cáo của cơ quan Nhà nước để bảo vệ mình và gia đình tốt nhất nhé!\n\n\n**Lại Thảo**\n\n\nNguồn tham khảo: Tổng hợp\n\n", "date": "22/11/2022", "tags": ["Vacxin", "Vắc xin covid 19", "Tiêm vắc xin covid 19"]}, {"title": "Thông tin cần biết về vắc xin phế cầu Synflorix", "abstract": "Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết là những bệnh nguy hiểm mà nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây ra và đe dọa tính mạng của những ai mắc phải. Tiêm phòng vacxin phòng phế cầu khuẩn chính là cách phòng bệnh hiệu quả. Có 2 loại vacxin ngừa phế cầu hiện nay là Synflorix và Prevenar 13. Vậy Synflorix có giá bao nhiêu và mũi tiêm này có thể phòng được những bệnh nào?", "md_content": "Streptococcus Pneumoniae (phế cầu khuẩn) là tác nhân hàng đầu gây nhiều bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Vi khuẩn này thông thường tạm trú ở vùng hầu họng của cơ thể và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi, thường gặp nhất là trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và người cao tuổi có sức đề kháng yếu. May mắn là hiện nay đã có [vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) để phòng bệnh, một loại điển hình trong số đó là vacxin Synflorix.\n\nMũi tiêm Synflorix phòng những bệnh nào?\n----------------------------------------\n\nPhế cầu khuẩn có đến 90 loại khác nhau và hiện nay chưa có vacxin nào có khả năng phòng ngừa tất cả các loại này. Synflorix là vacxin của Bỉ ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau chủ yếu gây nên các bệnh nặng như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm tai giữa, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm khuẩn huyết,...\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_1_c8c6d051fd.jpg)\n\n*Mũi tiêm Synflorix có thể phòng bệnh viêm phổi*\n\nNgoài ra vacxin còn ngừa được [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html), một tác nhân gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại vacxin cộng hợp nên khả năng sinh miễn dịch rất cao vì vậy không cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần sau khi tiêm đủ phác đồ.\n\nNhiều phụ huynh lo lắng khi tiêm phối hợp nhiều loại vacxin sẽ làm quá tải hệ thống miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên thực tế, hàng ngày trẻ em đã tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên lạ trong môi trường sống mà cơ thể trẻ vẫn đáp ứng được tốt. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy vacxin phế cầu có thể tiêm phối hợp với các vacxin phòng [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà (cả vô bào và toàn tế bào), uốn ván, bại liệt (cả đường tiêm và đường uống), vacxin phòng HiB, viêm gan B, tiêu chảy do Rotavirus, [vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vacxin-viem-mang-nao-mo-cau-bc-la-bao-nhieu-58209.html),...\n\nPhụ huynh yên tâm rằng các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như lịch sử tiêm chủng để biết cách phối hợp vacxin phù hợp cho trẻ. Ưu điểm của phối hợp vacxin là tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cha mẹ, trẻ có cơ hội tiếp cận với vacxin sớm hơn dẫn đến phòng bệnh hiệu quả hơn.\n\nNgoại trừ trẻ em, một số đối tượng khác cũng nên tiêm phòng phế cầu là:\n\n* Người lớn trên 65 tuổi.\n* Người có hệ thống miễn dịch suy yếu (ghép tạng, hóa trị liệu, HIV/AIDS),...\n* Người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường ([tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html)), lao phổi, tâm phế mạn, hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).\n* Người bệnh trải qua phẫu thuật hoặc mắc các bệnh nặng, người đang điều trị thở máy tại các khoa hồi sức tích cực.\n* Người hút thuốc hoặc nghiện rượu trong nhiều năm\n* Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh như nhân viên y tế, người chăm sóc trong viện dưỡng lão,...\n\nNgười lớn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất, tuy nhiên cần tiêm loại [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) vì Synflorix chỉ sử dụng được cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi.\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_2_0604b8e86e.jpg)\n\n*Phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae*\n\nMũi tiêm Synflorix tiêm khi trẻ mấy tháng?\n------------------------------------------\n\nTrong chương trình tiêm chủng mở rộng không có vacxin phế cầu, vì vậy chỉ khi cha mẹ chủ động tiêm chủng cho trẻ mới phòng ngừa được bệnh do phế cầu gây ra. Vacxin phế cầu Synflorix dùng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, đây là cách phòng bệnh sớm nhất cho trẻ vì độ tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý trong đó có các bệnh do [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Vậy vacxin phế cầu Synflorix tiêm mấy mũi? Tùy vào lứa tuổi của trẻ mà có những phác đồ tiêm khác nhau như sau:\n\n### Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Tiêm 4 mũi\n\n* **Mũi 1:** Vào lúc 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Vào 3 tháng tuổi.\n* **Mũi 3:** Vào 4 tháng tuổi.\n* **Mũi nhắc lại:** Sau 6 tháng kể từ mũi cuối.\n\n### Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi và chưa từng được tiêm phòng vacxin trước đó\n\n* **Mũi 1:** Lần tiêm đầu tiên.\n* **Mũi 2:** Cách mũi đầu 1 tháng.\n* **Mũi nhắc lại:** Vào năm trẻ 2 tuổi và cách mũi thứ 2 ít nhất 2 tháng.\n\n### Trẻ từ 12 - 23 tháng và trẻ từ 24 tháng - 5 tuổi chưa từng được tiêm phòng vacxin trước đó\n\n* **Mũi 1:** Lần tiêm đầu tiên.\n* **Mũi 2:** Cách mũi đầu 2 tháng.\n\nCác bậc phụ huynh nên cố gắng hoàn tất các mũi tiêm cho con theo phác đồ để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất và được bảo vệ trong một thời gian dài. Trong trường hợp trễ lịch tiêm hoặc bỏ lỡ những mũi tiêm trước đây thì trẻ không cần tiêm lại từ đầu mà theo phác đồ tiêm bổ sung để tiếp tục chủng ngừa. Khi trẻ hoàn tất phác đồ bổ sung thì hiệu quả bảo vệ vẫn là tối ưu. Phụ huynh nên giữ lại sổ tiêm chủng hoặc nhớ lịch sử tiêm chủng trước đây của trẻ để thông báo cho bác sĩ kịp thời.\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_2_1df45b9108.jpg)\n\n*Synflorix chỉ sử dụng được cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi*\n\nVacxin Synflorix giá bao nhiêu?\n-------------------------------\n\nVacxin Synflorix tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện đang được niêm yết là 1.035.000 VND và mức giá này có thể thay đổi theo từng thời điểm. Trước khi tiêm vacxin, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ cho bạn về loại vacxin nên tiêm sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và từng tình trạng sức khỏe tại thời điểm trẻ đi tiêm.\n\nChống chỉ định của vacxin là các đối tượng quá mẫn với bất kì thành phần nào trong vacxin hoặc có những phản ứng dị ứng trong lần tiêm chủng vacxin trước. Thận trọng khi sử dụng với trẻ đang sốt hoặc bị nhiễm trùng cấp tính, trường hợp này nên hoãn tiêm.\n\nNếu trẻ có các triệu chứng nhẹ như ho ít, sổ mũi, không sốt và vẫn bú, ăn bình thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng để được khám sàng lọc trước tiêm và quyết định tình trạng sức khỏe của bé có tiêm chủng được hay không.\n\nMột số tác dụng không mong muốn của vacxin có thể là:\n\n* Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ > 12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ.\n* Ngoài ra trẻ có thể sốt > 38 độ C, đau sưng đỏ hoặc chai cứng chỗ tiêm.\n* Trẻ có thể bị kích thích, quấy khóc hoặc chán ăn.\n\nCũng như các loại vacxin khác, sau khi tiêm ngừa Synflorix, phụ huynh nên để trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Trong vòng 24 giờ đầu phụ huynh cần tiếp tục theo dõi tình hình ăn, ngủ của con, quan sát xem trẻ có sốt, phát ban, sưng đau vị trí tiêm hay không để kịp thời phát hiện các phản ứng nặng của trẻ và đưa đến các cơ sở y tế.\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_3_e846cab657.jpg)\n\n*Vacxin Synflorix phòng các bệnh do phế cầu khuẩn*\n\nHiện nay tình trạng kháng kháng sinh của phế cầu khuẩn đang ngày càng tăng cao, dẫn đến việc điều trị bệnh kéo dài, tốn kém và khó khăn hơn khi không may mắc bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, việc phòng ngừa bệnh ngay từ sớm bằng vacxin cho những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Hãy lựa chọn cơ sở uy tín tiêm ngừa [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) để phòng bệnh và bảo vệ cho sự phát triển của con bạn. \n\n***Xem thêm:***\n\n* [*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n* [*Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html)\n* [*Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)\n", "date": "15/10/2022", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "vắc xin phế cầu"]}, {"title": "Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng", "abstract": "Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B gây ra, loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. Để hạn chế sự lây nhiễm của virus viêm gan B, cần ưu tiên phòng bệnh, trong đó tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. ", "md_content": "Công dụng của vacxin viêm gan B và liều lượng tiêm đối với từng nhóm đối tượng như thế nào? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé. \n\n\nCông dụng của vacxin phòng viêm gan B\n-------------------------------------\n\n\nVacxin viêm gan B là một loại vacxin giúp ngăn ngừa bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và các hậu quả của bệnh ung thư gan, xơ gan. Vacxin phòng viêm gan B được khuyến cáo nên tiêm cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B. Việc tiêm chủng rộng vacxin phòng viêm gan B sẽ giúp kiểm soát bệnh viêm gan B và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan D do viêm gan D sẽ không xảy ra nếu không bị viêm gan B.\n\n\nTuy nhiên cần lưu ý, việc tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm gan B sẽ không phòng được bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, viêm gan C. \n\n\n![Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_viem_gan_b_3_5c032a9d54.jpg)\n\n\n*Vacxin viêm gan B là một loại vacxin giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B*\n\n\nLiều lượng và cách dùng vacxin phòng viêm gan B\n-----------------------------------------------\n\n\nỞ Việt Nam, một mũi vacxin phòng viêm gan B sẽ được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu tiên. \n\n\n### Lộ trình tiêm vacxin phòng nhiễm viêm gan B cho trẻ em\n\n\nĐối với trường hợp mẹ không nhiễm virus viêm gan B: \n\n\n* Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong 24 giờ đầu tiên sau khi trẻ vừa được sinh ra hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm.\n* Các liều tiếp theo 2, 3, 4 có thể sẽ được tiêm với vacxin phối hợp chứa thành phần viêm gan B, bắt đầu tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 28 ngày.\n* Liều cuối cùng nên tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi với vacxin 6 trong 1, các liều tiêm hoàn thành trước 24 tháng tuổi.\n\n\nTrong trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B: Trong giai đoạn mang thai, virus viêm gan B rất hiếm lây từ mẹ sang con. Sự lây nhiễm này thường xảy ra trong quá trình sinh nở, do đó, nếu [mẹ bị viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-bi-viem-gan-b-co-nen-cho-con-bu-khong-45186.html), cần tiêm vacxin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh, nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm. Nếu tiêm càng trễ, hiệu lực tiêm vacxin càng giảm. \n\n\n* Nếu tiêm vacxin trong vòng 24 giờ đầu sẽ phòng 85-90% khả năng lây nhiễm.\n* Nếu tiêm vacxin sang ngày hôm sau (trong 48 giờ), hiệu lực vacxin giảm 50 - 57% mỗi ngày.\n\n\nTrình tự tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ khi mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác độ:\n\n\n* Phác đồ 1: 0-1-2-12: Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất 12 giờ sau sinh, cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. Liều thứ 2, 3, 4 được tiêm lần lượt khi trẻ 1, 2, 12 tháng tuổi.\n* Phác đồ 2: 0-1-6-18: Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là sau sinh 12 giờ. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. Liều thứ 2, 3, 4 được tiêm lần lượt khi trẻ 1, 6, 18 tháng tuổi.\n\n\nLưu ý rằng do tiêm vacxin viêm gan B không tạo ra miễn dịch suốt đời vì lượng kháng sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ thực hiện xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B. Nếu kháng thể HBsAb <10mlUI/ml thì cần tiêm lại vacxin để đảm bảo hiệu quả phòng nhiễm bệnh. \n\n\n### Lộ trình tiêm vacxin phòng viêm gan B cho người lớn, trẻ lớn\n\n\nThực hiện xét nghiệm trước khi tiêm: Cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti HBs để xác định cơ thể bị nhiễm bệnh hay chưa. Nếu kết quả HBsAg này dương tính, nghĩa là bạn đã bị nhiễm viêm gan B, khi đó việc tiêm ngừa không còn hiệu quả nữa. Nếu kết quả anti HBs dương tính thì có thể bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó thì bạn không cần tiêm vacxin nữa. Còn nếu kết quả cho ra âm tính thì có thể bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm vacxin để phòng bệnh. \n\n\nPhác đồ tiêm có thể chọn 1 trong 2 phác đồ:\n\n\n* Phác độ 0, 1, 6: Liều thứ 2 cách mũi đầu đầu tiên 1 tháng, liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng.\n* Phác đồ 0, 1, 2, 12 tiêm 3 liều cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 1 năm.\n\n\n![Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20191127_010456_628341_tiem_tre_3_max_1800x1800_c362705a55.jpg)\n\n\n*Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong 24 giờ đầu tiên sau khi trẻ vừa được sinh ra*\n\n\nThận trọng khi sử dụng vacxin phòng viêm gan B\n----------------------------------------------\n\n\nNhững người bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-ret-157.html) hoặc nhiễm trùng cấp tính không nên tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên đối với trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì không chống chỉ định tiêm vacxin. Vì thời gian ủ bệnh của viêm gan B tương đối dài nên có thể bệnh nhân bị nhiễm virus trước khi tiêm phòng. Do đó, vacxin không có hiệu lực ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B trong trường hợp này. Sự đáp ứng miễn dịch vacxin viêm gan B phụ thuộc vào độ tuổi, có bị béo phì, đái tháo đường hay không, thói quen hút thuốc lá, người bị nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html). Đối với trường hợp đáp ứng miễn dịch yếu hơn thì nên cân nhắc tiêm thêm liều bổ sung. \n\n\nĐối với phụ nữ có thai và đang cho con bú thì không nên tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên, những phụ nữ có thai mà có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B có thể cân nhắc tiêm. Vacxin không chống chỉ định tiêm cho phụ nữ cho con bú. \n\n\n![Vacxin phòng viêm gan B: Công dụng, liều lượng, thận trọng khi sử dụng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20190926_114513_220431_sot_max_1800x1800_076eabeb15.jpg)\n\n\n*Những người bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính không nên tiêm vacxin viêm gan B*\n\n\nBài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin về việc tiêm phòng viêm gan B. Bên cạnh việc tiêm vacxin, người bệnh nên thực hiện các phương pháp phòng bệnh đi kèm để tăng cường hiệu quả phòng bệnh như ăn uống khoa học, lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,...\n\n\n**Hoàng Trang**\n\n\nNguồn tổng hợp\n\n", "date": "24/10/2022", "tags": ["Viêm gan b", "Vacxin", "tiêm phòng"]}, {"title": "Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?", "abstract": "Dị ứng thuốc tây là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi những phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc tây. Một số trường hợp dị ứng thuốc tây nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.", "md_content": "Trong Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế ban hành quy định rõ về các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, các đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng và các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng. Vậy dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.\n\n\nTìm hiểu chung\n--------------\n\n\n### Vắc xin là gì?\n\n\nVacxin là chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.\n\n\nCó 2 loại vacxin:\n\n\n* Vacxin nhược độc: Mầm bệnh bị làm yếu đi.\n* Vacxin chết: Mầm bệnh bị giết chết.\n\n\n### Tiêm chủng là gì?\n\n\nTiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch.\n\n\nTiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin. Bằng việc tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Việt Nam đã đạt được các kết quả như thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005 nhờ thành công của tiêm chủng mở rộng. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) giảm 433 lần, [Uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) giảm 69 lần… \n\n\n\n![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_1b2dd1ee6d.jpg)\n\n\n*Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?*\n\n\n\n**Các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng**\n\n\n* Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: Sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.\n* Người có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …).\n* Người bị suy giảm miễn dịch ([HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/kiem-soat-benh-hiv-aids-o-viet-nam-45149.html), bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.\n* Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\n\n**Các trường hợp tạm hoãn trong tiêm chủng**\n\n\n* Người bị mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.\n* Người sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách).\n* Người mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.\n* Người đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2 kg.\n* Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\n\n**Một số lưu ý trước khi tiêm chủng**\n\n\n* Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sức khỏe. Nếu người đi tiêm đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, tiền sử dị ứng thuốc,… thì người đi tiêm cần xuất trình bằng chứng để chứng minh mình có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.\n* Các chuyên gia y tế khuyến cáo người đi tiêm không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.\n* Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng.\n* Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.\n* Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra.\n* Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.\n* Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).\n* Nên tiêm vào cánh tay không thuận, thường sẽ tiêm vào tay trái.\n* Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.\n\n\nDị ứng thuốc tây\n----------------\n\n\n[Dị ứng thuốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-chua-di-ung-thuoc-tay-hieu-qua-40630.html) là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của bạn với bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể. Bất kỳ loại thuốc nào - không kê đơn, kê đơn hoặc thảo dược - đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Tuy nhiên, dị ứng thuốc có nhiều khả năng xảy ra hơn với một số loại thuốc.\n\n\nTùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc. Các phản ứng khác, đặc biệt là phát ban, có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Bên cạnh đó, dị ứng thuốc tây có thể gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh (như sốc phản vệ).\n\n\nDị ứng thuốc đôi khi bị nhầm lẫn với một số tác dụng phụ của thuốc do dấu hiệu, triệu chứng tương tự nhau. Dị ứng thuốc cũng khác với ngộ độc thuốc do dùng thuốc quá liều.\n\n\n![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_6dccb55d15.jpg) *Dị ứng thuốc tây là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch*\n**Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc tây?**\n\n\nĐể điều trị dị ứng thuốc, nhân viên y tế thường dùng các loại thuốc kháng histamin (để làm giảm sự ngứa da, nổi mẩn), thoa corticosteroid vào da, các thuốc giãn phế quản để hạn chế những triệu chứng giống suyễn, tiêm epinephrine (adrenaline) để trị [shock phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n\n\nHiện tại không có cách gì để ngăn ngừa dị ứng thuốc tây, nếu bạn biết rằng bạn bị dị ứng với một loại thuốc nào đó thì cách tốt nhất để ngăn ngừa sự dị ứng thuốc tây là: \n\n\n* Tránh các chất gây dị ứng;\n* Mang theo bút tiêm epinephrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp;\n* Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamin khi xảy ra dị ứng;\n* Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc tây mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh.\n\n\nDị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?\n--------------------------------------------\n\n\nTheo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế, trong các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng nêu trên không có trường hợp dị ứng thuốc tây. Vì vậy những người có tiền sử bị dị ứng thuốc tây (dù dị ứng nhẹ hay dị ứng nghiêm trọng) đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định.\n\n\n![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_dfc9cbf2d7.jpg) *Dị ứng thuốc tây vẫn có thể tiêm vắc xin*\nTuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn trước khi chỉ định tiêm vaccine cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng cần khai báo kỹ về tình trạng dị ứng để bác sĩ tiêm chủng cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin hay không và nếu tiêm thì có kế hoạch theo dõi như thế nào trước khi chỉ định tiêm.\n\n\nPhản ứng quá mẫn nhanh và dị ứng nặng có thể xảy ra ngay sau chích hay trong vòng 4 tiếng sau chích với các triệu chứng như phát ban, mày đay, phù người, khò khè, khó thở.\n\n\nVì vậy, để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vắc xin đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút.\n\n\nDo đó bạn nên thành thật khai báo tình trạng dị ứng thuốc tây khi sàng lọc trước tiêm vắc xin để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.\n\n\n**Thu Hà**\n\n\n*Nguồn tham khảo: Tổng hợp*\n\n", "date": "24/04/2022", "tags": ["Vacxin", "dị ứng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?", "abstract": "Các công ty dược phẩm trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu vaccine Covid-19 thế hệ thứ hai với nhiều ưu điểm hơn như giá thành rẻ, dễ phân phối và có thể chống lại nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2.", "md_content": "Vaccine thế hệ mới được kỳ vọng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ nhiễm virus hiệu quả hơn, dễ bảo quản, vận chuyển và có thể sử dụng ở đường uống, xịt.\n\n\n![Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/covid_19_1_2832_7075_2c67ab7172.jpg) *Thế giới đang kỳ vọng sản xuất loại vắc xin có thể sử dụng ở đường uống, xịt chứ không còn là tiêm*\nVaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?\n-------------------------------------------\n\n\nHôm 13/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi phát triển vaccine mới với khả năng chống lây nhiễm cao hơn, cho rằng tiêm nhiều liều tăng cường các vaccine hiện có không phải chiến lược bền vững.\n\n\n\"Chiến lược tiêm chủng dựa vào các liều tăng cường lặp đi lặp lại của vaccine hiện có dường như không phù hợp hay bền vững\", nhóm cố vấn WHO về chế phẩm vaccine Covid-19 (TAG-Co-VAC) ra tuyên bố hôm 11/1.\n\n\nTheo các chuyên gia WHO, nên phát triển vaccine mới không chỉ có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ trở nặng, tử vong mà còn bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ nhiễm virus hiệu quả hơn.\n\n\nTrong khi đó, sự xuất hiện của các biến chủng mới như Delta và Omicron cũng khiến giới khoa học công nhận nhu cầu mở rộng kho vũ khí của nhân loại. Họ cho rằng thế giới cần có các loại vaccine với công nghệ khác nhau để cung cấp khả năng miễn dịch mạnh mẽ.\n\n\nĐầu tiên, vaccine mới được kỳ vọng sẽ bảo vệ con người trong thời gian dài hơn so với vaccine thế hệ cũ. Nhiều dữ liệu cho thấy phản ứng miễn dịch của người (sau tiêm chủng hay nhiễm Covid tự nhiên) sẽ suy giảm theo thời gian. Phản ứng của tế bào T (tế bào miễn dịch) cũng giảm ở một mức độ nào đó.\n\n\nCông ty công nghệ sinh học Gritstone gần đây thử nghiệm lâm sàng vaccine dựa trên RNA tự khuếch đại (saRNA), dạng mới của công nghệ RNA. Vaccine giúp kích thích phản ứng tế bào T một cách bền vững, lâu dài để chống lại các vùng được bảo toàn của Covid và những chủng virus corona khác. Ngoài ra, saRNA tạo ra các bản sao của chính nó một lần bên trong các tế bào của cơ thể, tương tự mRNA nhưng với liều lượng nhỏ hơn 50-100 lần. Như vậy vaccine rẻ và dễ điều chế.\n\n\nYêu cầu trữ lạnh, ở nhiệt độ âm sâu của vaccine tiên phong cũng gây trở ngại với các quốc gia thu nhập thấp. Hiện chỉ khoảng 46% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ. Các nhà khoa học mong muốn vaccine thế hệ tiếp theo bảo quản dễ dàng hơn.\n\n\nAkston Bioscience, công ty khởi nghiệp tại Mỹ chuyên về công nghệ y sinh, sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, giúp vận chuyển vaccine dễ dàng hơn tới các nước đang phát triển.\n\n\nCông ty khác là Ziccum đã phát triển công nghệ làm khô vaccine, chuyển chúng thành dạng bột để vận chuyển mà không cần tủ đông lạnh. Ziccum đang hợp tác với Johnson & Johnson để nghiên cứu thêm về phương pháp này.\n\n\n![Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/merlin_182364291_c2d236d3_3fca_6630_5458_1642049296_b322fffc93.jpg) *Nhân viên đóng gói vaccine Covid-19 tại Viện Serum, Ấn Độ, tháng 1/2021*\nVậy vaccine thế hệ thứ hai sẽ có những điểm đặc biệt gì?\n--------------------------------------------------------\n\n\nKỳ vọng tiếp theo đối với vaccine Covid-19 thế hệ thứ hai là tạo nhiều kháng thể với chất lượng tốt hơn.\n\n\nNăm 2020, các nhà khoa học của Novavax đã phát hiện ra chất bổ trợ (tá dược) mạnh mẽ gọi là Matrix-M, nguồn gốc từ cây Quillay, một loại cây thường xanh quý hiếm ở Chile. Trong thử nghiệm giai đoạn cuối, các nhà khoa học cho biết vaccine hiệu quả mạnh mẽ, ngăn ngừa cả Covid-19 và cúm. Vaccine Novavax dựa trên công nghệ protein, sử dụng các hạt nano nhọn, cùng hợp chất từ cây quillaja saponaria nhằm huy động tế bào miễn dịch đến vị trí tiêm. Tế bào miễn dịch ghi nhớ protein của virus để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể sau này. Novavax hôm 14/6 thông báo vaccine của hãng đạt hiệu quả 100% trong ngăn ngừa ca bệnh vừa và nặng, 93% hiệu quả đối với một số biến thể.\n\n\nĐến 21/12, vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, trở thành loại [vaccine Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-covid-19-da-duoc-chinh-thuc-ap-dung-han-su-dung-khong-co-dinh-49501.html) thứ 10 trong danh sách của cơ quan. Theo Filip Dubovsky, Giám đốc y tế Novavax, chất bổ trợ Matrix-M giúp vaccine kích thích sản xuất kháng thể trung hòa chất lượng cao hơn. \"Điều quan trọng không chỉ là kháng thể của bạn tăng đến mức nào, mà là nó vô hiệu hóa virus tốt đến đâu. Chúng tôi có dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng cho thấy vaccine (Novavax) tạo kháng thể trung hòa ở mức độ rất cao. Vì vậy, không chỉ nhận ra protein gai, chúng còn ngăn chặn virus lây lan\", ông giải thích.\n\n\nBrian Ward, Giám đốc y tế công ty công nghệ sinh học Medicago, đối tác của Novavax, cho biết: \"Vaccine mRNA tạo hiệu quả kháng thể cao hơn 2,5 đến 4 lần so với miễn dịch sau nhiễm Covid tự nhiên. Kháng thể từ vaccine của Novavax cao hơn 10-15 lần\".\n\n\n![Vaccine Covid-19 thế hệ mới sẽ như thế nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cleanroom_protective_clothing_383a0361ac.jpg) *Kỳ vọng tiếp theo đối với vaccine Covid-19 thế hệ thứ hai là tạo nhiều kháng thể với chất lượng tốt hơn*\nMột số đơn vị hướng đến vaccine đường uống dễ dàng sử dụng. Vaxart đang đăng ký thử nghiệm giai đoạn hai vaccine dạng viên nén, tạo phản ứng kháng thể ở mũi, kỳ vọng ngăn chặn hiệu quả virus lây lan. Vaccine giúp giải quyết nỗi sợ kim tiêm của một số người.\n\n\nDù tiềm năng, không phải canh bạc nào cũng thu về trái ngọt. Phát triển vaccine là ngành công nghiệp nổi tiếng bấp bênh. Những thành tựu của năm 2020 được đánh giá là chưa từng có tiền lệ. Song các chuyên gia cảnh báo điều này không có nghĩa đợt ra mắt vaccine thế hệ hai cũng có kết quả tốt đẹp.\n\n\nSản phẩm của CureVac là một ví dụ. Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, vaccine gây thất vọng khi chỉ hiệu quả 47%. Hãng đang hợp tác với GSK để theo đuổi mục tiêu mới. Vaccine nhắm vào nhiều biến chủng Covid cùng lúc. Trong nghiên cứu tiền lâm sàng, vaccine tạo ra lượng kháng thể gấp 10 lần so với phiên bản đầu tiên.\n\n\nThất bại của CureVac cho thấy những thách thức mà công ty phát triển vaccine thế hệ hai phải đối mặt. Song di sản lớn nhất của các nghiên cứu là giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn cho các đợt bùng phát trong tương lai - điều mà các nhà khoa học tin rằng không thể tránh khỏi, dựa trên xu hướng phát triển của dịch bệnh trong hai thập kỷ vừa qua.\n\n\n\"Chúng ta đã trải qua ba lần virus corona hoành hành trong 20 năm: [SARS](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-dich-covid-19-nguy-hiem-hon-han-sars-45767.html) năm 2002, MERS năm 2012 và sau đó là Covid-19. Bất cứ ai đều đồng ý rằng sẽ có đợt bùng phát khác, chúng ta phải sẵn sàng đối đầu và làm tốt hơn\", Andrew Allen, Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Gritstone, nói.\n\n\n**Thủy Phan**\n\n\nNguồn Tham Khảo: Tổng Hợp\n\n", "date": "18/01/2022", "tags": ["Covid-19", "Vacxin", "Vắc xin covid 19"]}, {"title": "Thành công bước đầu trong nghiên cứu vaccine cá nhân (personalized vaccine) chống ung thư", "abstract": "Tin vui trong lĩnh vực nghiên cứu vaccine cá nhân trong vài năm trở lại đây đó là: Thành công trong bước đầu nghiên cứu vaccine chống lại ung thư từ các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào ung thư.", "md_content": "Thế giới ngày càng thay đổi và phát triển, giờ đây trong lĩnh vực ung thư học đã cải tiến hơn rất nhiều, khám phá ra sự tồn tại của các neo-antigen dường như là một bước ngoặt lớn. Hãy cùng [Nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) tìm hiểu, theo dõi thành công trong bước đầu nghiên cứu vaccine chống ung thư qua bài viết dưới đây nhé!\n\n\nHành trình nghiên cứu vaccine phòng chống ung thư\n-------------------------------------------------\n\n\n![Hành trình nghiên cứu vaccine phòng chống ung thư từ các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào ung thư 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_chong_ung_thu_1_9376cc1c7d.png) *Tìm tòi và nghiên cứu về vắc-xin phòng chống ung thư*\nKhác hẳn với lối mòn xưa điều trị truyền thống xưa cũ ở ung thư, vaccine phòng chống ung thư từ các kháng nguyên trên bề mặt tế bào ung thư được nghiên cứu, khai thác khả năng miễn dịch đặc hiệu cao của vật chủ dùng để tiêu diệt các tế bào khối u ác tính (các loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html), ung thư thận, ung thư não, miệng, máu v.v).\n\n\nVaccine ung thư có thể thu thập và củng cố hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bằng cách nhận biết, tăng cường khả năng nhận dạng của tế bào miễn dịch để loại bỏ các tế bào ung thư ác tính, kháng nguyên được biểu hiện trên bề mặt tế bào ung thư.\n\n\nNhững kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt khối u bao gồm các kháng nguyên phát sinh từ đột biến không đồng dạng hoặc đột biến tích hợp virus trong tế bào ác tính, những kháng nguyên này hoàn toàn không có ở những tế bào bình thường khác. \n\n\nVắc xin điều trị ung thư hoạt động như thế nào?\n-----------------------------------------------\n\n\nNhững kháng nguyên trên bề mặt tế bào được tìm thấy, cơ thể sẽ cho là có hại gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch nhằm tấn công các kháng nguyên để loại bỏ chúng. Khi cơ thể đã hoàn thành xong bước phòng chống, từ đó hệ thống miễn dịch sẽ tự động ghi nhớ chống lại các kháng nguyên đó trong tương lai.\n\n\nVaccine điều trị ung thư được biết đến hoạt động như một liều thuốc tăng cường khả năng tìm kiếm, tiêu diệt các kháng nguyên của hệ miễn dịch. Các kháng nguyên này chỉ xuất hiện đặc hiệu trên bề mặt ung thư, điều này không có ở các tế bào khỏe mạnh. Vaccine chống ung thư có khả năng chỉ đạo hệ thống miễn dịch tìm và loại bỏ các tế bào ung thư khi chứa các phần tử như kháng nguyên trên bề mặt của chúng. \n\n\nNhững thách thức của việc sử dụng vắc xin điều trị là gì?\n---------------------------------------------------------\n\n\n![Những thách thức của việc sử dụng vắc xin điều trị là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_chong_ung_thu_2_1_6e648f999a.png) *Những khó khăn mà các bác sĩ trong quá trình nghiên cứu gặp phải*\nVaccine chống ung thư là bước tiến triển đáng mừng trong công cuộc cải cách ung thư học, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi việc gặp khó khăn khi sử dụng, cũng chính vì một vài những lý do dưới đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vaccine điều trị ung thư có thể hoạt động tốt nhất ở khối u nhỏ, ung thư ở giai đoạn đầu. Đó là những lý do như sau:\n\n\n* Tế bào ung thư ức chế hệ thống miễn dịch: Đây là bước đầu xuất hiện của các tế bài ung thư, bắt đầu từ lúc này chúng sẽ phát triển, các nhà nghiên cứu đang tìm phương pháp khắc phục, có thể sử dụng chất bổ trợ thêm vào vaccine để cải thiện tình trạng này.Tuy nhiên việc sử dụng những phương pháp mới cũng gặp khá nhiều khó khăn, nếu không tương thích với cơ thể chủ thể dễ mắc bệnh dị ứng, hoặc các bệnh [viêm da do tiếp xúc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-do-tiep-xuc-538.html) với thuốc.\n* Tế bào ung thư bắt đầu từ các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể chủ thể: Các tế bào ung thư có thể cải trang rất thành thạo, ở những biến thể cải tiến chúng sẽ trông như được bao phủ bởi một lớp tế bào khỏe mạnh, chúng đánh lừa được hệ thống miễn dịch của chủ thể, khiến hệ thống miễn dịch lơ là và bỏ qua thay vì tấn công tiêu diệt.\n* Tế bào ung thư đã phát triển: Khi khối u lớn hơn hoặc ngày càng phát triển với kích thước to hơn thì rất khó để loại bỏ nếu chỉ sử dụng một loại vắc-xin, cần phải áp dụng thêm những phương pháp khác.\n* Lớn tuổi: Những người bị bệnh mà đã lớn tuổi thường có thể có hệ thống miễn dịch rất yếu. Chính cơ thể của họ không có phản ứng gì sau khi tiêm vacxin, điều này khiến hiệu suất của vacxin bị giảm đi đáng kể.\n* Tác động trực tiếp bởi phương pháp điều trị ung thư khác: Cơ thể người bệnh đã từng chịu phương pháp điều trị khác, nếu sử dụng phương pháp điều trị bằng vacxin cũng có thể làm giảm đi khả năng hoạt động của vacxin chống ung thư.\n\n\nÝ kiến từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về vaccine phòng chống ung thư\n---------------------------------------------------------------------------\n\n\n![Ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về vaccine phòng chống ung thư 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_chong_ung_thu_3_103051b8fa.png) *Cùng thảo luận và đưa ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu* \nNhững chuyên gia nghiên cứu về vaccine chống ung thư đã đưa ra rát nhiều ý kiến nhận xét khác nhau, nhưng đa số họ đều cho rằng để có được vaccine thành công. Bản thân phương pháp vaccine đó phải vượt qua được bài kiểm tra thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, chứng minh rằng nó có thể tự tạo ra khả năng miễn dịch đủ để kiểm soát được khối u (các khối u về ung thư như u xơ cổ tử cung, u não, [u trung thất](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/u-trung-that-422.html)...).\n\n\nThời gian và chi phí cũng là một trong những điều đáng để tâm, nhóm nghiên cứu cần phải có thời gian từ 3 tháng trở lên để kiểm nghiệm ở mỗi người, để chứng minh là thành công.\n\n\nNhà thuốc Long Châu mong rằng những thông tin về thành công bước đầu, trong [nghiên cứu vaccine cá nhân (personalized vaccine) chống ung thư từ các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào ung thư (neo-antigen)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thanh-cong-buoc-dau-trong-nghien-cuu-vaccine-ca-nhan-personalized-vaccine-chong-ung-thu-59081.html) ở bài viết trên đây. Sẽ giúp bạn đọc hiểu được những bước phát triển thay đổi nhanh chóng ở bệnh ung thư, cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.\n\n\n***Minh Thúy***\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***\n\n", "date": "25/07/2022", "tags": ["Vacxin"]}, {"title": "Thắc mắc: Vaccine ung thư là gì?", "abstract": "Vaccine (vắc-xin) còn được gọi là chủng ngừa, là những loại thuốc giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Chúng giúp huấn luyện hệ miễn dịch để nhận biết và tiêu diệt các tác nhân độc hại. Có 2 loại vaccine ung thư: Vaccine phòng ngừa và Vaccine điều trị. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn “Vaccine ung thư là gì?” nhé!", "md_content": "Các bác sĩ cung cấp vaccine phòng ngừa cho người khỏe mạnh để ngăn chặn một số bệnh ung thư. Giống như vaccine cho bệnh thủy đậu hoặc cúm… Chúng bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus (siêu vi) gây bệnh.\n\n\nVaccine điều trị ung thư là một loại liệu pháp miễn dịch. Các [vaccine ung thư](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vaccine-ung-thu-la-gi-55467.html) có tác dụng tăng cường hệ phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại một căn bệnh ung thư.\n\n\nVaccine phòng ngừa ung thư là gì?\n---------------------------------\n\n\nChúng ta cần chủng ngừa trước khi virus lây nhiễm, vì khi đã lây thì vaccine không còn tác dụng. Có 2 loại vaccine phòng chống ung thư được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn:\n\n\n### Vaccine HPV\n\n\nVaccine bảo vệ chống lại virus Papilloma ở người (HPV). Nếu virus này viêm nhiễm kéo dài, nó có thể gây ra một số loại ung thư. Do vậy FDA đã phê chuẩn vaccine HPV để phòng ngừa:\n\n\n* [Ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ung-thu-co-tu-cung-co-chet-khong-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-44536.html), âm đạo và âm hộ.\n* Ung thư hậu môn.\n* Mụn cóc sinh dục.\n\n\nLưu ý rằng ung thư vẫn có thể xảy ra ngay cả khi đã chủng ngừa. Và bạn cần tầm soát định kỳ nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao. Ngoài ra, HPV cũng có thể gây ra các bệnh ung thư khác mà FDA đã không phê chuẩn vaccine, chẳng hạn như ung thư miệng.\n\n\n![Vaccine ung thư là gì?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_1_f1b4d514b1.jpg) *Vaccine ung thư là gì?*\n### Vaccine viêm gan B\n\n\nVaccine này ngăn ngừa nhiễm virus [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) (HBV). Nhiễm HBV lâu dài có thể gây ung thư gan. Hãy hỏi bác sĩ về việc liệu bạn có nên chủng ngừa HPV và/hoặc HBV hay không.\n\n\n![Vaccine ung thư là gì?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_2_b5bc2c81e6.jpg) *Vaccine này ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B*\nVaccine điều trị ung thư là gì?\n-------------------------------\n\n\nVaccine này được sử dụng cho người đã được chẩn đoán là mắc ung thư. Vaccine đang được kỳ vọng có thể:\n\n\n* Ngăn chặn ung thư trở lại.\n* Tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào vẫn còn trong cơ thể sau khi các phương pháp điều trị khác đã kết thúc.\n* Ngăn chặn khối u phát triển hoặc lan rộng.\n\n\nCách vaccine điều trị ung thư hoạt động\n---------------------------------------\n\n\nChất kháng nguyên là các chất trên bề mặt tế bào không phải là một phần bình thường của cơ thể (chất lạ). Hệ miễn dịch tấn công (thường là loại bỏ) các kháng nguyên này. Điều này còn giúp hệ miễn dịch “nhớ” để giúp nó phản ứng với những kháng nguyên đó trong tương lai.\n\n\nVaccine điều trị ung thư làm tăng khả năng nhận biết và tiêu diệt kháng nguyên liên quan tới ung thư của hệ miễn dịch. Thông thường, các tế bào ung thư có một số phân tử được gọi là kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt của chúng mà các tế bào khỏe mạnh không có. Khi các phân tử này được đưa vào người, các phân tử này sẽ kích thích và giúp hệ miễn dịch nhận biết, tiêu diệt các tế bào ung thư có các phân tử này trên bề mặt. Hầu hết vaccine ung thư cũng chứa tá dược là những chất có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch.\n\n\nMột số vaccine ung thư được điều chế cho từng bệnh nhân. Các loại vaccine này được sản xuất từ mẫu khối u của người đó. Điều này có nghĩa là cần phẫu thuật để có đủ mẫu khối u để tạo ra vaccine. Một số vaccine ung thư khác nhắm vào các kháng nguyên cụ thể và được đưa vào cơ thể bệnh nhân có khối u có những kháng nguyên đó.\n\n\nHầu hết vaccine điều trị ung thư chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu qua các thử nghiệm lâm sàng. Đó là các nghiên cứu trên người liên quan đến các bệnh nhân tình nguyện, đồng ý tham gia sau khi hiểu rõ nguy cơ và lợi ích có thể có của liệu pháp mới. Thử nghiệm lâm sàng còn có yêu cầu khắt khe liên quan tới việc có đúng căn bệnh, giai đoạn bệnh và tổng trạng sức khỏe phù hợp.\n\n\nTuy nhiên, trong năm 2010, FDA đã phê chuẩn [sipuleucel-T](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/sipuleucel-t) (Provenge) cho nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt di căn. Sipuleucel-T được điều chỉnh cho từng người thông qua một loạt các bước.\n\n\n* Đầu tiên, các tế bào bạch cầu được tách ra khỏi máu của người bệnh.\n* Sau đó, các tế bào bạch cầu được biến đổi trong phòng thí nghiệm. Để nhận biết và nhắm vào các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.\n* Tiếp theo, các tế bào này được đưa trở lại vào người qua tĩnh mạch, tương tự như khi truyền máu. Các tế bào đã được sửa đổi này sẽ “dạy” hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.\n\n\n![Vaccine ung thư là gì?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_3_802c343c6d.jpg) *Hầu hết vaccine ung thư cũng chứa tá dược là những chất có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch*\nHạn chế của vaccine điều trị ung thư\n------------------------------------\n\n\nPhát triển vaccine điều trị ung thư hoạt động rất khó vì:\n\n\n* Các tế bào ung thư ức chế hệ miễn dịch. Đó là cách mà ung thư có thể phát triển ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng tá dược trong vaccine để cố gắng khắc phục vấn đề này.\n* Các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào khỏe mạnh của một người. Kết quả là hệ miễn dịch không nhận ra được sự khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường để tiêu diệt.\n* Các khối u lớn hoặc tiến triển rất khó loại bỏ bằng một loại vaccine. Đây là một trong nhiều lý do mà các bác sĩ thường kết hợp vaccine ung thư với phương pháp khác.\n* Bệnh nhân hoặc người già có thể có hệ miễn dịch yếu. Cơ thể của họ có thể không có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch đủ mạnh sau khi chủng ngừa. Điều này hạn chế hoạt động của vaccine. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ung thư có thể “làm hỏng” hệ miễn dịch và hạn chế khả năng đáp ứng với vaccine.\n\n\nVì những lý do này, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng vaccine điều trị có thể hoạt động tốt hơn khi khối u nhỏ, hoặc ung thư giai đoạn đầu.\n\n\nVaccine và thử nghiệm lâm sàng\n------------------------------\n\n\nThử nghiệm lâm sàng rất quan trọng để tìm hiểu thêm về vaccine ung thư. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine cho một số loại ung thư, bao gồm:\n\n\n### Ung thư bàng quang\n\n\nCác nhà nghiên cứu đang nghiên cứu hiệu quả của một loại vaccine được chế tạo từ một loại virus được biến đổi để tấn công các tế bào có biểu hiện HER2/neu (dương tính). Những tế bào này sống trên bề mặt của một số khối u ung thư bàng quang. Virus có thể “dạy” hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào khối u này. Các nhà nghiên cứu cũng đang so sánh liệu pháp điều trị ung thư bàng quang tiêu chuẩn với phương pháp kết hợp giữa liệu pháp tiêu chuẩn trên và vaccine.\n\n\n### U não\n\n\nCó rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm vaccine điều trị nhằm vào các phân tử nhất định trên bề mặt các tế bào u não. Một số tập trung vào ung thư não mới được chẩn đoán. Số khác tập trung vào ung thư tái phát. Một số nghiên cứu bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên.\n\n\n### Ung thư vú\n\n\nMột số nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine điều trị ung thư vú, dùng đơn lẻ hoặc với các liệu pháp khác. Vaccine phòng ngừa cũng đang được nghiên cứu.\n\n\n![Vaccine ung thư là gì?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_4_c06296ab67.jpg) *Một số nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine điều trị ung thư vú, dùng đơn lẻ hoặc với các liệu pháp khác*\n### Ung thư cổ tử cung\n\n\nNghiên cứu về vaccine điều trị trong các giai đoạn khác nhau của ung thư cổ tử cung cũng đang được tiến hành.\n\n\n### Ung thư đại trực tràng\n\n\nCác nhà nghiên cứu đang tạo ra các vaccine điều trị khuyến khích cơ thể tấn công các tế bào với các kháng nguyên được cho là gây ung thư đại trực tràng. Chúng bao gồm CEA, MUC1, guanylyl cyclase C và NY-ESO-1.\n\n\n### Ung thư thận\n\n\nCác nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một số vaccine ung thư để điều trị ung thư thận. Họ cũng đang thử nghiệm vaccine để ngăn ngừa tái phát. Một loại vaccine đang được chuẩn bị từ khối u bệnh nhân để đưa vào cơ thể sau phẫu thuật. Các loại vaccine khác tạo ra từ các protein được tìm thấy trên bề mặt tế bào ung thư thận hoặc các tế bào mạch máu trong khối u.\n\n\n### Bệnh bạch cầu\n\n\nCác nghiên cứu vaccine điều trị cho nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau, như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) và lympho mãn tính (CLL). Một số có nghĩa là để giúp các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như cấy ghép tế bào gốc, làm việc tốt hơn. Các loại vaccine khác được làm từ tế bào ung thư và các tế bào khác của bệnh nhân. Để giúp hệ miễn dịch nhận ra và tiêu diệt ung thư.\n\n\n### Ung thư phổi\n\n\nVaccine điều trị ung thư phổi trong các thử nghiệm lâm sàng hiện nay chủ yếu nhắm vào kháng nguyên định sẵn, bao gồm MAGE-3 và NY-ESO-1, được tìm thấy trong 42% và 30% ung thư phổi. Những loại khác nhắm vào các kháng nguyên như p53, survivin và MUC1.\n\n\n![Vaccine ung thư là gì?5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ung_thu_la_gi_5_e4d478cb28.jpg) *Vaccine điều trị ung thư phổi trong các thử nghiệm lâm sàng hiện nay chủ yếu nhắm vào kháng nguyên định sẵn*\n### Ung thư tế bào hắc tố da (Melanoma)\n\n\nCác nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một số vaccine, dùng đơn lẻ hoặc với các liệu pháp khác. Các tế bào ung thư bị phá hủy và kháng nguyên trong vaccine kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ác tính khác trong cơ thể.\n\n\n### U tủy (Myeloma)\n\n\nMột số thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu vaccine ở những người bị đa u tủy gần thuyên giảm (near remission). Vaccine ở những người bị bệnh u tủy thể nhẹ (như smoldering) hoặc người cần phải cấy ghép tế bào gốc tự thân cũng đang được thử nghiệm.\n\n\n### Ung thư tụy\n\n\nMột số vaccine điều trị được thiết kế để tăng cường đáp ứng của hệ miễn dịch đối với tế bào ung thư tụy. Các vaccine này dùng đơn lẻ hoặc dùng kèm liệu pháp khác.\n\n\n### Ung thư tuyến tiền liệt\n\n\nNhư đã nói ở trên, Sipuleucel-T là vaccine có thể sử dụng để điều trị cho nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt di căn. Bây giờ các nhà nghiên cứu đang muốn biết liệu vaccine này có giúp ích cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ít tiến triển hay không.\n\n\nTrên là một số thông tin về vaccine ung thư mà nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về vaccine ung thư cũng như các thử nghiệm lâm sàng trong việc điều trị ung thư.\n\n\n**Hoàng Yến**\n\n\n***Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com***\n\n", "date": "01/06/2022", "tags": ["Vacxin", "Ung thư", "Chăm sóc da"]}, {"title": "Dị ứng thuốc AstraZeneca - những điều còn chưa biết", "abstract": "Vắc xin AstraZeneca là vắc xin có thể ngừa bệnh do COVID - 19 gây ra cho con người. Chỉ định dùng vắc xin Astra trong những trường hợp nào? Để sử dụng an toàn không bị dị ứng thuốc astra cần lưu ý những điều gì?", "md_content": "Vắc xin COVID - 19 cũng là một loại thuốc và cũng như bất kỳ thuốc hoặc vắc xin nào khác, sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm. Theo hãng AstraZeneca, vắc xin phòng COVID - 19 của họ tạo ra phản ứng miễn dịch tốt và ít gặp các triệu chứng dị ứng thuốc Astra.\n\n\nNhững điều cần biết về thuốc astra\n----------------------------------\n\n\n[Vắc xin AstraZeneca](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ban-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-48584.html) là vắc xin phòng COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin được sản xuất ở nhiều nước: Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản, Ấn Độ,…\n\n\nTại Việt Nam, vắc xin COVID - 19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt tại quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/02/2021.\n\n\nVắc-xin COVID - 19 AstraZeneca có mã di truyền thuộc một phần quan trọng của vi - rút SARS - CoV - 2 gọi là gai protein được loại vi-rút 'vật mang' cảm thông thường, vô hại (một loại adenovirus). Adenovirus đã được sửa đổi để nó không thể sinh sôi nẩy nở một khi đã vào được bên trong các tế bào, có nghĩa là nó không thể lây lan sang các tế bào khác và gây ra nhiễm trùng. \n\n\n\n![di-ung-thuoc-astra 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_astra_1_a9e688bae6.jpg) *Vaccine Astrazeneca*\n\n### Liều lượng và cách dùng thuốc astra\n\n\nTại Việt Nam, vắc xin astra được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS - CoV - 2 gây ra. Đến nay, vắc xin này vẫn chưa có dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng vắc xin ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.\n\n\nLịch tiêm: Gồm 2 mũi:\n\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 đến 12 tuần.\n\n\nLiều lượng, đường tiêm: Tiêm bắp. Vắc xin dạng dung dịch, đóng 10 liều/1 lọ, mỗi liều 0,5ml.\n\n\n### Trường hợp trì hoãn tiêm chủng\n\n\n* Người có tiền sử đã mắc [COVID-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-corona-hay-covid-19-la-gi-45285.html) trong vòng 6 tháng.\n* Người đang mắc bệnh cấp tính.\n* Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.\n\n\n### Chống chỉ định tiêm\n\n\n* Tiền sử phản vệ với vắc xin phòng COVID - 19 cùng loại (lần trước).\n* Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.\n\n\nCác triệu chứng dị ứng thuốc astra\n----------------------------------\n\n\n### Phản ứng sau tiêm vắc xin AstraZeneca\n\n\nCác biểu hiện dị ứng thường xuất hiện sau khi dùng thuốc khoảng 1 giờ. Một số trường hợp dị ứng xuất hiện sau vài giờ, vài ngày dùng thuốc. Các triệu chứng dị ứng astra thường gặp như:\n\n\n* Rất phổ biến (≥ 10%) như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh.\n* Sưng và đỏ tại vị trí tiêm.\n\n\n### Các tai biến nặng do dị ứng thuốc astra\n\n\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) là một biểu hiện dị ứng trầm trọng, xảy ra với khoảng 1 trong một triệu người được tiêm vắc xin này: Run tay chân, vã mồ hôi, da tái, ớn lạnh; Khó thở, thở khò khè, tim đập nhanh hoặc ngã quỵ; Huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh; Tê mặt, tê bì tay chân, co quắp tay chân.\n* [Thuyên tắc huyết khối, giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-huyet-khoi-giam-tieu-cau-sau-tiem-vac-xin-covid-19-48478.html) có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin astra. Thuyên tắc huyết khối có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm não và bụng. Giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu. Các triệu chứng của tình trạng này chủ yếu bắt đầu trong thời gian từ 4 đến 20 ngày sau khi chủng ngừa: Hụt hơi, đau ngực, đau ở bụng dai dẳng, phù chân, nổi ban chấm đỏ li ti hoặc vết bầm không phải tại vết kim mà không rõ nguyên do.\n* Triệu chứng khác: Nhức đầu dữ dội, dai dẳng khác với nhức đầu “thông thường” và uống paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác không hết; Mắt mờ; yếu tay chân; co giật,...\n\n\nKhi sử dụng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện lạ, không bình thường cần trao đổi ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.\n\n\n\n![di-ung-thuoc-astra 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_astra_2_5d333f0071.png) *Sau khi tiêm vaccine có thể xảy ra phản ứng dị ứng thuốc astra*\n\nLàm gì khi bị dị ứng thuốc astra?\n---------------------------------\n\n\nHướng dẫn người được tiêm chủng khi có một trong các biểu hiện sau cần đến ngay cơ sở y tế.\n\n\nCác dấu hiệu xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày đầu sau tiêm:\n\n\n* Bệnh nhân choáng, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn.\n* Run tay chân, vã mồ hôi, da tái, ớn lạnh.\n* Miệng ngứa, sưng môi/lưỡi.\n* Tê mặt, tê bì tay chân, co quắp tay chân.\n* Da: Ngứa, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt.\n* Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, nôn khan, đau bụng/tiêu chảy.\n* Hô hấp: Tức ngực, khó thở, khò khè, cảm giác nghẹt thở.\n* Huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh.\n* Nổi hạch.\n\n\nCác dấu hiệu xuất hiện từ 4 – 28 ngày sau tiêm vắc xin:\n\n\n* Đau đầu dai dẳng, dữ dội.\n* Các triệu chứng thần kinh khu trú: Yếu, liệt tay chân.\n* Mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi.\n* Co giật.\n* Khó thở hoặc đau ngực.\n* Đau bụng dai dẳng.\n* Đau, phù phì dưới.\n* Chảy máu, xuất huyết da, đi ngoài phân đen.\n\n\nNếu bị đau tại vết kim, bị sốt, nhức đầu hoặc bị đau nhức thân thể trong 1 – 2 ngày đầu sau khi chủng ngừa, người bệnh có thể uống paracetamol. Người bệnh không cần uống paracetamol hoặc ibuprofen trước khi chủng ngừa. Nếu bị sưng tại vết kim, người bệnh có thể chườm đá lạnh.\n\n\nNhững tác dụng phụ khi dùng thuốc astra\n---------------------------------------\n\n\nTương tự bất kỳ loại vắc xin nào khác, khi sử dụng thuốc astra, bạn có thể bị một số tác dụng phụ thường xảy ra sau khi tiêm như sau:\n\n\n* Đau, sưng, ê ẩm, đỏ hoặc ngứa tại vết kim, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt;\n* Mệt mỏi;\n* Nhức đầu;\n* Đau cơ;\n* Buồn nôn, nôn, nôn khan, đau bụng/tiêu chảy;\n* Sốt và ớn lạnh;\n* Cảm thấy không khỏe;\n* Đau khớp.\n\n\nCác tác dụng phụ ít xảy ra hơn sau khi tiêm vắc xin astra bao gồm:\n\n\n* Hạch bạch huyết lớn ra;\n* Đau các chi;\n* Chóng mặt;\n* Ăn bớt ngon miệng;\n* Đau ở bụng.\n\n\nNhững tác dụng phụ này thường nhẹ, xuất hiện trong vòng một ngày sau khi tiêm chủng và sẽ hết trong vòng một hoặc hai ngày.\n\n\nCó thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm sau khi tiêm vắc-xin này so với khi tiêm các loại vắc-xin khác và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người tiêm chủng. Các triệu chứng này thường xảy ra hơn sau liều đầu tiên hơn so với liều thứ nhì.\n\n\nBảo quản như thế nào để tránh bị dị ứng thuốc astra\n---------------------------------------------------\n\n\nTrong quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển vắc xin, bảo quản là công đoạn đặc biệt quan trọng để đảm bảo chất lượng vắc xin khi đến tay người dùng. Nếu không có cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp, chất lượng vắc xin sẽ bị ảnh hưởng. Bảo quản thuốc astra ở nhiệt độ +2 đến +8 độ C.\n\n\n\n![di-ung-thuoc-astra 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_astra_3_53645dd222.jpg) *Bảo quản tốt có thể giảm nguy cơ bị dị ứng thuốc astra*\n\nVắc xin có hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Hạn dùng ghi tháng sử dụng đến ngày cuối cùng của tháng. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ. Không lắc lọ vắc xin trước khi sử dụng.\n\n\nChỉ sử dụng ống và kim tiêm một lần, không tái sử dụng, rác thải y tế cần tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế, không bỏ y cụ sắc nhọn vào nơi chứa rác sinh hoạt.\n\n\nThuốc astra dùng đường tiêm cần được tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các biểu hiện dị ứng do thuốc astra đem đến.\n\n\n**DS. Thu Hà**\n\n\n*Nguồn tham khảo: Tổng hợp*\n\n", "date": "19/04/2022", "tags": ["Covid-19", "Vacxin", "dị ứng thuốc"]}, {"title": "Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?", "abstract": "Vaccine bất hoạt là một trong những loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay với nhiều đặc tính giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.", "md_content": "[Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-che-hoat-dong-cua-cac-loai-vaccine-49840.html) là một trong những thành tựu vĩ đại của nền y học hiện đại. Con người đẩy lùi và thanh toán được nhiều dịch bệnh là nhờ vaccine. \n\n\nVaccine bất hoạt là gì?\n-----------------------\n\n\nVaccine bất hoạt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus trong những môi trường thích hợp. Khi chúng đã phát triển đầy đủ, nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ sẽ được sử dụng để phá hủy vật chất di truyền và \"làm chết\" các mầm bệnh này.\n\n\nDù vật chất di truyền đã bị phá hủy, tác nhân gây bệnh vẫn chứa nhiều thành phần có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Khi đi vào cơ thể, kháng nguyên từ mầm bệnh sẽ được các tế bào trình diện kháng nguyên (APC) nhận diện và vận chuyển đến hạch bạch huyết. Trong quá trình vận chuyển, các tác nhân gây bệnh sẽ được enzyme phân cắt thành các đoạn peptide, gọi là epitope. Các epitope này sẽ liên kết với phân tử MHC để tạo ra phức hợp peptide-MHC trên bề mặt tế bào.\n\n\nSau đó, phức hợp này được tế bào T ở hạch bạch huyết nhận diện nhờ các thụ thể tế bào T, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên thông qua trung gian kháng thể hoặc qua trung gian tế bào. Quá trình này tạo ra \"bộ nhớ miễn dịch\" giúp cơ thể chống lại một mầm bệnh cụ thể, đồng thời cho phép hệ thống miễn dịch phản ứng nhanh và hiệu quả hơn khi tiếp xúc với mầm bệnh đó trong tương lai.\n\n\n![Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v3_2674_1641527727_f924e1a469.png) *Mầm bệnh sẽ bị bất hoạt bằng nhiệt, hóa chất hoặc tia xạ*\nƯu và nhược điểm của vaccine bất hoạt\n-------------------------------------\n\n\nNhìn chung, loại vaccine nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu so với các loại vaccine sống giảm độc lực (vaccine chứa các tác nhân gây bệnh còn sống nhưng bị làm cho suy yếu), hiệu lực bảo vệ của vaccine bất hoạt thường kém hơn. Điều này là do vaccine bất hoạt chỉ kích thích phản ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể nên phản ứng sẽ yếu và tồn tại trong thời gian ngắn hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao vaccine bất hoạt cần được tiêm thêm 3 - 4 liều nhắc lại để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, trong khi vaccine sống giảm độc lực chỉ cần 1 - 2 liều.\n\n\nThêm vào đó, việc sản xuất vaccine bất hoạt cần cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn để nuôi cấy vi khuẩn và virus một cách an toàn, đồng thời cần thời gian tương đối dài hơn so với các loại vaccine khác.\n\n\n![Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cleanroom_protective_clothing_387c709b3b.jpg) *Việc sản xuất vaccine bất hoạt cần cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn*\nNgược lại, vaccine bất hoạt cũng mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên, vì mầm bệnh trong vaccine đã chết nên điều kiện bảo quản của vaccine bất hoạt sẽ không nghiêm ngặt như vaccine sống giảm độc lực. Việc này giúp vaccine có thể được vận chuyển đến những khu vực còn khó khăn, chưa có đủ trang thiết bị bảo quản hiện đại.\n\n\nThứ hai, vaccine bất hoạt là mầm bệnh đã chết hoặc bất hoạt hoàn toàn nên không thể tái tạo và trở về dạng hoạt động để gây bệnh. Vì vậy, chúng sẽ phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả người có hệ miễn dịch bị tổn thương.\n\n\nCác loại vaccine bất hoạt phổ biến\n----------------------------------\n\n\nCó nhiều loại vaccine được nghiên cứu và phát triển theo công nghệ này như: vaccine viêm gan A, vaccine cúm (đường tiêm), vaccine bại liệt (đường tiêm), vaccine dại, vaccine ho gà.\n\n\n![Vaccine bất hoạt bảo vệ cơ thể như thế nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v4_9860_1641527727_Cropped_7822cd3051.png) *Vaccine ngừa viêm gan A có thể được bào chế bằng cách bất hoạt tác nhân gây bệnh*\nCông nghệ vaccine bất hoạt cũng đang được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19. Verocell và [Hayat - Vax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-hayat-vax-48873.html) là hai loại vaccine ngừa Covid-19 được bào chế bằng cách bất hoạt virus corona.\n\n\n**Thủy Phan**\n\n\nNguồn Tham Khảo: Tổng Hợp\n\n", "date": "18/01/2022", "tags": ["Vacxin"]}, {"title": "Cơ chế hoạt động của các loại vaccine", "abstract": "Vaccine hoạt động bằng cách kích hoạt khả năng miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại vaccine sẽ có cơ chế tác động khác nhau.", "md_content": "Trong quá trình nghiên cứu để tạo ra một loại vaccine mới, các nhà khoa học sẽ cân nhắc đến nhiều yếu tố như cách hệ thống miễn dịch phản ứng với tác nhân gây bệnh, đối tượng cần tiêm phòng, công nghệ và cách tiếp cận tốt nhất để tạo ra vaccine. Dựa vào các yếu tố này, vaccine được chia ra thành nhiều loại với những cơ chế hoạt động khác nhau.\n\n\nVaccine sống giảm độc lực\n-------------------------\n\n\nĐúng như tên gọi, loại vaccine này có chứa các virus hoặc vi khuẩn gây bệnh còn sống nhưng được làm cho yếu đi hoặc giảm độc lực.\n\n\nDù đã suy yếu nhưng vi sinh vật trong vaccine vẫn có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Phản ứng này được duy trì cho đến khi virus hoặc vi khuẩn được loại bỏ khỏi cơ thể, có nghĩa là các \"tế bào nhớ\" sẽ có nhiều thời gian hơn để chống lại sự phát triển của mầm bệnh. Vì vậy, vaccine sống giảm độc lực có khả năng bảo vệ cơ thể trọn đời chỉ với 1 - 2 liều. Tuy nhiên, chúng thường không phù hợp với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc người đã từng cấy ghép nội tạng.\n\n\nMột số vaccine sống giảm độc lực phổ biến có thể kể đến như: vaccine sởi, quai bị, rubella (vaccine phối hợp MMR), [vaccine ngừa rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine), vaccine đậu mùa, vaccine thủy đậu, vaccine sốt vàng.\n\n\n![Cơ chế hoạt động của các loại vaccine1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v2_6596_1641526867_e8572ddcdb.png) *Vaccine sởi, quai bị, rubella thường được bào chế dưới dạng vaccine sống giảm độc lực*\nVaccine bất hoạt\n----------------\n\n\nVới loại vaccine này, các nhà khoa học sẽ sử dụng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạ để phá hủy vật chất di truyền của vi sinh vật gây bệnh, khiến chúng trở nên bất hoạt thay vì làm suy yếu hoặc giảm độc lực. Vaccine bất hoạt chỉ kích hoạt phản ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể, vì vậy phản ứng này sẽ yếu và tồn tại trong thời gian ngắn hơn so với khi tiêm vaccine sống giảm độc lực. Để khắc phục vấn đề trên, vaccine bất hoạt thường được tiêm nhắc lại 2 - 3 liều hoặc dùng cùng chất bổ trợ (chất kích thích hệ miễn dịch). Tuy nhiên, loại vaccine này có một ưu điểm là an toàn hơn khi sử dụng cho người có hệ miễn dịch bị tổn thương.\n\n\nVaccine ngừa viêm gan A, cúm, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), dại là các loại vaccine được bào chế theo phương pháp bất hoạt vi sinh vật.\n\n\nVaccine dùng virus trung gian\n-----------------------------\n\n\nĐể tạo ra vaccine dùng virus trung gian, các nhà nghiên cứu sẽ đưa một thành phần cụ thể của virus gây bệnh (thường là protein) vào bên trong cấu trúc của một virus an toàn. Virus an toàn sẽ đóng vai trò như một vectơ giúp đưa protein của virus gây bệnh vào trong cơ thể. Lúc này, chính protein sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch.\n\n\nVaccine Ebola là một ví dụ điển hình của loại vaccine dùng virus trung gian. Hiện nay, công nghệ này cũng được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19.\n\n\n![Cơ chế hoạt động của các loại vaccine2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/v1_4168_1641526867_bfd47ca58d.png) *Vaccin AstraZeneca được sản xuất theo công nghệ virus trung gian*\nVaccine tiểu đơn vị\n-------------------\n\n\nThay vì chứa toàn bộ virus hoặc vi khuẩn, vaccine tiểu đơn vị chỉ lựa chọn đặc biệt các mảnh tinh khiết (các tiểu đơn vị) có khả năng kích thích tế bào miễn dịch từ những mầm bệnh này để đưa vào cơ thể. Các tiểu đơn vị có thể là protein hoặc đường (polysaccharide).\n\n\nHầu hết các loại vaccine trong lịch tiêm chủng cho trẻ em như vaccine ho gà, bạch hầu, uốn ván và viêm màng não mô cầu đều có thể được bào chế theo công nghệ này. Ngoài ra, một số vaccine khác cũng thuộc nhóm vaccine tiểu đơn vị như vaccine ngừa viêm gan B, zona, bệnh do HPV, phế cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Hib gây ra.\n\n\nVaccine giải độc tố\n-------------------\n\n\nTrong nhiều trường hợp, vi khuẩn hoặc virus không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh mà là các độc tố mà chúng sản sinh ra. Chính lượng độc tố này sẽ đi vào máu và dẫn đến các triệu chứng của bệnh.\n\n\nVaccine giải độc tố được bào chế dựa trên các độc tố mà mầm bệnh (đa số là vi khuẩn) sản sinh ra. Thay vì chống lại toàn bộ vi sinh vật, cơ thể sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại các độc tố này.\n\n\nMột số vaccine ngừa bạch hầu và uốn ván có thể thuộc nhóm vaccine giải độc tố.\n\n\nVaccine axit nucleic\n--------------------\n\n\nKhông sử dụng toàn bộ hoặc một phần của mầm bệnh như các loại vaccine khác, vaccine axit nucleic chỉ sử dụng chất liệu di truyền từ virus hoặc vi khuẩn để kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại chúng. Các chất liệu di truyền được sử dụng là DNA và mRNA của vi sinh vật.\n\n\n![Cơ chế hoạt động của các loại vaccine3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_4832_1588662704_b144122d49.jpg) *Các chất liệu di truyền được sử dụng là DNA và mRNA của vi sinh vật*\nVaccine loại này sẽ cung cấp các hướng dẫn để giúp tế bào cơ thể người tạo ra protein cụ thể (tương tự protein của mầm bệnh) mà hệ thống miễn dịch có thể nhận ra và đáp ứng.\n\n\nĐây là một kỹ thuật tương đối mới và hiện đang được sử dụng để phát triển vaccine chống lại nhiều bệnh lý khác nhau như HIV, zika... Đặc biệt, một số vaccine mRNA đã và được được cấp phép sử dụng để phòng ngừa [Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phat-hien-hieu-qua-tich-cuc-cua-vaccine-covid-19-pfizer-moderna-va-j-and-j-49110.html).\n\n\n**Thủy Phan**\n\n\nNguồn Tham Khảo: Báo Vnexpress\n\n", "date": "11/01/2022", "tags": ["Vacxin"]}, {"title": "Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển", "abstract": "Lần đầu tiên sau nhiều năm WHO đã chính thức phê duyệt loại vaccine phòng ngừa bệnh sốt rét do muỗi gây ra, ước tính mỗi năm đã giết chế khoảng 400.000 người. Sau hơn 3 thập kỷ nghiên cứu và chờ đợi, tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD, cuối cùng chúng ta đã có thể tiêm phòng căn bệnh gây ám ảnh cho nhiều thế hệ này.", "md_content": "Lục địa đen là nơi chịu gánh nặng lớn nhất của dịch [bệnh sốt rét](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-ret-157.html) trên toàn thế giới. Theo thông tin chính thức ngày 6/10 vừa qua, WHO đã chính thức khuyến nghị sử dụng vaccine Mosquirix được phát triển bởi GlaxoSmithKline Plc và các đối tác cho trẻ em châu Phi ở khu vực cận Sahara và những nơi có nguy cơ lây nhiễm sốt rét từ trung bình đến cao. Đây được đánh giá là một động thái có vai trò như một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.\n\n\nTheo một nghiên cứu liên quan, tiêm vaccine chỉ ngăn ngừa được 4/10 trường hợp mắc sốt rét với trẻ được tiêm 4 liều. Tuy nhiên chủng ngừa kết hợp với các biện pháp khác vẫn có thể cứu sống được hàng trăm nghìn người mắc bệnh. Sau chương trình thử nghiệm ở châu Phi năm 2019, trọng tâm hiện tại chính là vaccine sẽ được tiếp cận đến nhiều người hơn.\n\n\n![Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lan_dau_tien_vaccine_sot_ret_duoc_who_phe_duyet_sau_nhieu_nam_phat_trien1_f3913590e8.jpg)*Vaccine sốt rét đã được tiến hành nghiên cứu từ khoảng 30 năm trước.*\nVaccine Mosquirix sẽ tiến hành tiêm 3 liều cho trẻ từ 5 tháng tuổi, các mũi cách nhau 1 tháng khi bé được 5-6-7 tháng tuổi. Trẻ sẽ được tiêm mũi tăng cường thứ 4 khi được 18 tháng tuổi. Sau khi tiến hành nghiên cứu lâm sàng, loại vaccine này đã được sử dụng phổ biến trong chương trình tiêm chủng đại trà tại Kenya, Malawi và Ghana. Theo báo cáo những nước đã tiêm 2.3 triệu mũi cho hơn 800.000 trẻ đã nâng cao tỷ lệ bảo vệ khỏi bệnh sốt rét lên đến 90% (trước đó ở mức 70%).\n\n\nGiám đốc WHO khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti cho biết khuyến nghị tiêm vaccine sốt rét của WHO đã mang đến một tia hy vọng mới cho cả lục địa đen, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh. Bà momg mỏi nhiều trẻ em châu Phi sẽ được bảo vệ trước căn bệnh này và có tương lai phát triển thành người trưởng thành mạnh khỏe.\n\n\nDựa theo một nghiên cứu được thực hiện trên 6.000 trẻ em công bố vào tháng 8 vừa qua cho thấy, kết hợp thuốc chống sốt rét với tiêm chủng đã giúp giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện khoảng 70% trong 3 năm. Theo thông tin ghi nhận, vaccine Mosquirix được WHO khuyến nghị đã nghiên cứu từ rất sớm vào năm 1984. The Guardian cũng cho biết thêm, hãng sản xuất GlaxoSmithKline đã cam kết cung cấp khoảng 15 triệu liều vaccine sốt rét Mosquirix mỗi năm.\n\n\n![Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lan_dau_tien_vaccine_sot_ret_duoc_who_phe_duyet_sau_nhieu_nam_phat_trien2_adcd4c90ac.jpg)*Thử nghiệm lâm sàng tại nhiều nước ở châu Phi cho thấy kết quả khả quan của vaccine.*\nPhát triển sản phẩm ngừa sốt rét vốn là một mệnh đề nan giải với các nhà sản xuất vaccine, tuy nhiên giới nghiên cứu hiện nay cũng đã đạt đươc nhiều bước tiến lớn. Vốn dĩ các bệnh do ký sinh trùng gây nên đã rất phức tạp hơn nhiều so với các bệnh do vi khuẩn hoặc virus.\n\n\nĐầu năm 2021 cũng có một mũi tiêm phòng sốt rét được nghiên cứu tại Đại học Oxford đã đáp ứng được mục tiêu của WHO về công dụng hiệu quả hơn 75% ở giai đoạn giữa của một thử nghiệm. Ngoài ra BioNTech SE cũng đang phát triển vaccine ngừa bệnh sốt rét sau khi nghiên cứu thành công vaccine ngừa Covid-19 trong năm vừa qua.\n\n\nNhờ quyết định phê duyệt vaccine Mosquirix của WHO mà việc phân phối vaccine rộng rãi ở các nước đói nghèo đã bước đầu dễ dàng hơn. Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu WHO - tiến sĩ Pedro Alonso xem đây là sự kiện lịch sử, một bước tiến lớn về mặt khoa học khi tìm ra vaccine thế hệ đầu chống ký sinh trùng ở người.\n\n\n![Lần đầu tiên vaccine sốt rét được WHO phê duyệt sau nhiều năm phát triển 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lan_dau_tien_vaccine_sot_ret_duoc_who_phe_duyet_sau_nhieu_nam_phat_trien3_f4086ad9e3.jpg)*Vaccine Mosquirix sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Phi.*\nCác bước tiếp theo sẽ là kế hoạch tài trợ để triển khai vaccine rộng rãi, quyết định của các nước liên quan có xem vaccine như là biện pháp chiến lược để kiểm soát sốt rét hay không. Nhìn chung, quyết định của WHO sẽ giúp hàng triệu trẻ em châu Phi có cơ hội được trưởng thành mạnh khỏe và tránh khỏi mối nguy hại của bệnh sốt rét. Theo báo cáo hằng năm có đến hơn 260.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì sốt rét ở châu Phi.\n\n\n**Thụy Anh**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "07/10/2021", "tags": ["sốt rét", "Vacxin"]}, {"title": "Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?", "abstract": "Thực hiện theo một số bước trước, trong và sau khi chủng ngừa để đảm bảo việc tiêm vắc xin mũi 3 mang lại hiệu quả tốt nhất.", "md_content": "Các chuyên gia khuyên không nên đợi một loại [vắc xin Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-uong-thuoc-ha-sot-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-khong-48952.html) nào đó, mà hãy tiêm vắc xin ngay khi có sẵn. Sau đây một số chuyên gia y tế đưa ra những chỉ dẫn về những gì nên và không nên làm trước, trong và sau khi tiêm vắc xin, theo Verywellhealth.\n\n\nTrước khi tiêm vắc xin mũi 3\n----------------------------\n\n\nNếu được, nên tiêm vắc xin vào cuối ngày hoặc thời điểm có thời gian nghỉ ngơi, theo Healthline.\n\n\nMột số điều cần lưu ý trước khi tiêm [vắc xin mũi 3](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-vac-xin-mui-3-ngan-ngua-virus-sars-cov-2-49598.html), gồm:\n\n\n### 1. Đừng dùng thuốc giảm đau\n\n\nCác chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Những loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, theo verywellhealth. Chúng ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch phản ứng với virus. Các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ là hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.\n\n\nTiến sĩ Kathryn A. Boling, chuyên gia y học gia đình tại Trung tâm Y tế Mercy (Mỹ), cho biết thuốc giảm đau kháng viêm sẽ làm chậm quá trình này.\n\n\n### 2. Tránh dùng thuốc có steroid\n\n\nTiến sĩ Boling cho biết, nên tránh dùng steroid 1 tuần trước khi tiêm phòng hoặc ngay sau khi tiêm vì steroid ức chế tình trạng viêm nhiễm rất nhiều.\n\n\nVì steroid (còn gọi là cortisone hoặc corticosteroid) có tác dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể cản trở khả năng cơ thể tạo ra phản ứng tốt với vắc xin.\n\n\n![Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_thuoc_3919_c84d6da4d3.jpg) *Tránh dùng thuốc có steroid*\n### 3. Giữ đủ nước\n\n\nNước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra.\n\n\nTiến sĩ Boling cho biết, nếu bị mất nước, bạn có thể bị chóng mặt và táo bón, điều này có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ khi tiêm vắc xin, theo Verywellhealth.\n\n\n### 4. Nên tiêm ở tay không thuận\n\n\nChuyên gia khuyên nên tiêm ở cánh tay không thuận vì nếu có tác dụng phụ đau cánh tay, sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày. Nếu cảm thấy khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau. Chỉ cần không uống trước khi tiêm.\n\n\n![Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_thuoc1_1917_a318afc995.jpg) *Nên tiêm ở tay không thuận*\nSau khi tiêm vắc xin mũi 3\n--------------------------\n\n\n### 1. Biết trước về các tác dụng phụ\n\n\nTốt nhất nên tìm hiểu để biết trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra, để nhận biết điều bất thường. Ghi lại các tác dụng phụ tác động lên bạn.\n\n\n### 2. Không uống rượu\n\n\nTiến sĩ Boling nói, không nên uống rượu vào ngày tiêm phòng vì rượu có thể làm giảm khả năng hình thành khả năng miễn dịch của bạn đối với virus. Có thể việc uống nhiều rượu kết hợp với tiêm chủng có thể góp phần vào sự phát triển của biến chứng gây cục máu đông hiếm gặp, theo Healthline.\n\n\n### 3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần\n\n\nTác dụng phụ của vắc xin chỉ là tạm thời, không cần phải làm bất cứ điều gì trừ khi đặc biệt khó chịu. Có thể dùng Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để giảm đau ở cánh tay. Cũng có thể chườm đá, theo Verywellhealth.\n\n\n![Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/covid_19_1_2832_7075_f2d5ff82da.jpg) *Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần sau khi tiêm vacxin mũi 3*\nTại sao nên uống nước trước khi tiêm vắc xin mũi 3?\n---------------------------------------------------\n\n\nViệc uống nước trước khi tiêm vắc xin Covid-19 mặc dù không giúp tăng cường hiệu quả vắc xin nhưng sẽ giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ. Đó là tư vấn của tiến sĩ Amesh A.Adalja, học giả cấp cao của Trung tâm An ninh y tế Johns Hopkins (Mỹ).\n\n\nTiến sĩ Amesh A.Adalja cho biết, nếu đi tiêm vắc xin trong tình trạng mất nước, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và có thể mất nước nhiều hơn sau tiêm, theo trang tin Health.\n\n\nTiêm vắc xin Covid-19 mũi tăng cường sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như đau ở chỗ tiêm, sốt và mệt mỏi, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tuy nhiên, CDC Mỹ khuyến cáo những trường hợp ngất xỉu sau khi tiêm chủng tuy hiếm nhưng cũng rất đáng lo ngại.\n\n\n“Tăng thể tích nội mạch bằng cách hydrat hóa (bổ sung phân tử nước) có thể ngăn ngừa việc ngất xỉu do rối loạn vận mạch”, Matt Blanchette, phát ngôn viên của CVS Health (Mỹ), nhận định trên trang tin Health.\n\n\nTheo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giáo sư Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), mọi người sẽ có nhiều khả năng bị ngất xỉu khi cơ thể mất nước, việc cung cấp đủ nước cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy đỡ buồn nôn và dễ chịu hơn. Uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích và không gây hại hay ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin. Vì vậy, uống nước trước khi tiêm vắc xin là điều nên làm.\n\n\n**Thủy Phan**\n\n\nNguồn Tham Khảo: Tổng Hợp\n\n", "date": "07/01/2022", "tags": ["Vacxin", "Vắc xin covid 19", "Dịch corona", "Covid-19", "Virus corona"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới", "abstract": "Nhiều người lo ngại việc tiêm vắc xin có thể ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể, trong đó có việc làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.", "md_content": "Lo ngại vô sinh sau khi tiêm vắc xin Covid-19 không còn của riêng ai, cả phụ nữ lẫn đàn ông đều có những mối lo riêng. Đối với nam giới, nhiều người lo ngại việc tiêm vắc xin này có thể khiến tinh trùng bị suy giảm. Tuy nhiên, trong kết quả của một nghiên cứu mới đây được công bố trên chuyên san y khoa JAMA Network, cho thấy việc tiêm [vắc xin ngừa Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-hop-mot-so-vacxin-corona-hien-co-tren-the-gioi-48266.html) không gây suy giảm chất lượng tinh trùng của đàn ông. \n\n\n![Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_covid_19_anh_huong_tinh_trung_cua_nam_gioi_1_fa12382768.jpg)*Nhiều người lo ngại tiêm vắc xin Covid-19 gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.*\nCụ thể, để giải quyết lo ngại này, những nhà khoa học tại Trường Y Leonard M. Miller thuộc Đại học Miami (bang Florida, Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 45 tình nguyện viên nam khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 50, được tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna. Nghiên cứu thực hiện từ ngày 17.12.2020 đến ngày 12.1.2021. \n\n\nCác tình nguyện viên được khám sàng lọc sức khỏe để đảm bảo họ không có vấn đề gì về khả năng sinh sản. Mẫu tinh dịch được lấy 2 lần, lần thứ nhất là trước khi họ được tiêm mũi vắc xin đầu tiên; mẫu thứ 2 là sau 70 ngày kể từ khi tiêm mũi vắc xin thứ 2 - đây là khoảng thời gian để tái tạo tinh trùng, theo tờ USA Today ngày 21.6.\n\n\n![Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_covid_19_anh_huong_tinh_trung_cua_nam_gioi_2_129bec7b11.jpg)*Tiêm vắc xin Covid-19 bảo vệ sức khỏe của mọi người.*\nSau khi phân tích lượng tinh dịch, mật độ tinh trùng, khả năng vận động của tinh trùng cũng như tổng số lượng tinh trùng, những nhà khoa học nhận thấy các thông số sau tiêm ngừa đều không giảm đáng kể so với các mẫu được lấy trước đó. Trong nghiên cứu, có 8 người tình nguyện viên có số lượng tinh trùng thấp trước khi tiêm, nhưng mật độ tinh trùng là bình thường trong mẫu thử thứ hai được lấy sau khi tiêm vắc xin. Ông Jesse Ory - thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói rằng điều này không có nghĩa là vắc xin làm [tăng số lượng tinh trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-thuc-pham-tot-cho-tinh-trung-nam-gioi-47279.html) và với những người có mật độ tinh trùng thấp cũng không cần phải lo lắng rằng vắc xin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ.\n\n\n![Giải đáp thắc mắc Vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tinh trùng của nam giới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_covid_19_anh_huong_tinh_trung_cua_nam_gioi_3_9a3938e882.jpg)*Không có căn cứ chứng minh vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây vô sinh.*\nDù lượng tình nguyện viên tham gia nghiên cứu không nhiều nhưng kết quả đạt được lại giống những gì giới chuyên gia dự đoán trước đó. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, không có bằng chứng cho thấy các loại vắc xin, kể cả vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây [vô sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/vo-sinh-508.html) cho nam giới và phụ nữ. Chủ nhiệm ban đạo đức tại Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ, Tiến sĩ Sigal Klipstein cho biết vắc xin Covid-19 không gây vô sinh, nhưng không có nghĩa bệnh nhân Covid-19 không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Số lượng tinh trùng ở nam giới có thể giảm khi bị sốt Covid kéo dài. “Việc tiêm vắc xin là an toàn và thậm chí còn giúp bảo vệ khả năng sinh sản vì nó bảo vệ bạn khỏi những tác động nghiêm trọng của Covid-19”, Bà Klipstein nói thêm.\n\n\n**Thụy Anh**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Báo Thanh Niên Online***\n\n", "date": "24/06/2021", "tags": ["Phòng ngừa dịch bệnh", "Vacxin", "Dịch corona"]}, {"title": "Những vacxin nên tiêm trước khi cưới", "abstract": "Xét nghiệm tiền hôn nhân và đã tiêm ngừa các loại vắc-xin cần thiết trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những vắc-xin nên tiêm trước khi cưới qua bài viết sau. ", "md_content": "Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ suy yếu từ đó làm tăng nguy cơ mắc những bệnh trong thời gian mang thai, gây ra dị tật thai nhi. Vì thế hãy tiêm ngay những loại vacxin sau trước khi cưới để đảm bảo an toàn.\n\n\nVắc xin phòng bệnh cúm\n----------------------\n\n\n![Những vacxin nên tiêm trước khi cưới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_vacxin_nen_tiem_truoc_khi_cuoi_3_4071e8aaf0.jpg)*Những vacxin nên tiêm trước khi cưới*\nCúm là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp, đặc biệt là mẹ bầu với hệ thống miễn dịch suy yếu dễ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khi mang thai do virus cúm. \n\n\nĐặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, mẹ bầu dễ xuất hiện những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Nếu như không được tiêm phòng vacxin thì virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như chuyển dạ sớm và sinh non. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên tiêm vắc xin cúm trước khi có ý định mang thai khoảng 1 tháng. \n\n\nVacxin phòng ngừa 3 bệnh sởi, quai bị, Rubella\n----------------------------------------------\n\n\n![Những vacxin nên tiêm trước khi cưới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_vacxin_nen_tiem_truoc_khi_cuoi_1_e3a0af7bce.jpg)*Nên xét nghiệm tiền hôn nhân và đã tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết*\nNếu như trước đây chúng ta phải tiêm nhiều lần [vacxin sởi, quai bị, rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-soi-quai-bi-rubella-bao-nhieu-tien-41237.html) để phòng ngừa 3 bệnh trên thì hiện nay chỉ cần tiêm 1 mũi MMR - vắc-xin 3 trong 1. Điều này giúp tiết kiệm thời gian tiêm phòng cho mẹ, cũng như đảm bảo cho quá trình mang thai an toàn cũng như trẻ cũng được khỏe mạnh hơn. \n\n\nChúng ta thường biết Rubella là căn bệnh rất thường gặp ở những phụ nữ mang thai, với những biến chứng nguy hiểm như gây dị tật bào thai, sảy thai (nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu) hoặc nếu 3 tháng cuối mẹ mắc bệnh Rubella sẽ di chứng cho trẻ như dị tật não, tim, mắt, tai... Vì thế mũi tiêm phòng là vô cùng quan trọng trước khi mang thai, và chúng ta có thể tiêm phòng trước khi cưới.\n\n\nNgoài ra, sởi và quai bị cũng là bệnh mẹ dễ mắc do hệ miễn dịch bị suy yếu trong quá trình mang thai, từ đó khiến con dễ bị sinh non, sẩy thai. Nếu chúng ta không tiêm phòng quai bị trước khi mang thai thì chủng virus này cũng dễ gây viêm nhiễm buồng trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của chị em.\n\n\nThời điểm tốt nhất để tiêm MMR 3 tháng trước khi mang thai, vừa giúp mẹ bầu đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.\n\n\nVacxin viêm gan B\n-----------------\n\n\n![Những vacxin nên tiêm trước khi cưới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_vacxin_nen_tiem_truoc_khi_cuoi_2_275cf81c9c.jpg)*Không những phụ nữ chuẩn bị mang thai mà người chồng cũng cần tiêm phòng*\nViêm gan B là bệnh do siêu vi viêm gan B gây ra, rất dễ lây lan khi sinh hoạt chung trong gia đình. Nếu mẹ mắc bệnh này, tỷ lệ lây từ mẹ sang con rất cao, tuy không gây ra những biến chứng thai kỳ cho con sinh sẽ khiến con mang mầm bệnh trong người mãi mãi. Virus viêm gan B khi bùng phát sẽ khiến người bệnh bị suy gan cấp, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa tăng tỉ lệ tử vong lên đến 90%.\n\n\nVì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi, mẹ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu trong 1 tháng bạn không hoàn thành 3 mũi trước mang thai thì có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai, trước khi sinh 3 tháng là được. \n\n\nNgoài ra không những phụ nữ chuẩn bị mang thai mà người chồng cũng cần tiêm phòng, gồm 3 mũi trong vòng 4 tháng tiêm, vì virus này có thể lây truyền qua máu đường tình dục nên nếu chồng mắc bệnh thì cũng sẽ lây truyền sang cho vợ. Trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B thì bạn nên thực hiện xét nghiệm để xác định có bị nhiễm virus hay không, nếu như đã mắc bệnh thì không cần tiếp tục tiêm nữa. \n\n\nVacxin thủy đậu\n---------------\n\n\nPhụ nữ đang mang thai bị thủy đậu ở tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao, nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì sẽ truyền nhiễm sang cho con khiến con mắc bệnh thủy đậu khi ngay vừa sinh ra. Vì thế việc tiêm [vacxin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-thuy-dau-o-dau-va-gia-tien-la-bao-nhieu-40244.html) trước khi mang thai không những bảo vệ sức khỏe cho mẹ mà đồng thời cũng tạo miễn dịch thụ động cho trẻ, tạo sức đề kháng ngay từ trong bụng mẹ, nhờ đó sẽ hạn chế nguy cơ trẻ thủy đậu sau khi chào đời. \n\n\nVắc xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần 1, 2 tuần để phát huy tác dụng, vì thế mẹ cần tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng, vì cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. \n\n\nVacxin uốn ván\n--------------\n\n\nBệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, không phải cho mẹ bầu mà là mẹ sơ sinh. Theo thống kê của WHO, có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh. Vì thế khi mẹ tiêm vacxin này sẽ tạo kháng thể thụ động cho con, từ đó phòng ngừa nguy cơ tử vong do nhiễm trùng sơ sinh xảy ra thông qua các dụng cụ cắt rốn chưa tiệt trùng và gốc dây rốn khó lành.\n\n\nVì thế, phụ nữ nên thực hiện việc tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước và sau khi mang thai để giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ gây bệnh. Trước khi mang thai, mẹ nên tiêm phòng khoảng 5 mũi. Nếu không hoàn thành kịp thì quá trình tiêm có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, chỉ cần mũi tiêm vắc xin uốn ván cuối cùng phải tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\n\n**Trúc**\n\n\n**Nguồn: Tổng Hợp**\n\n", "date": "28/06/2021", "tags": ["tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Tổng hợp một số vacxin corona hiện có trên Thế giới", "abstract": "Nước ta đang áp dụng tiêm cho người dân hai loại vacxin corona để phòng ngừa đại dịch Covid-19 với chất lượng tốt nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu tên và cơ chế hoạt động của các loại vacxin này nhé.", "md_content": "Tiêm vacxin corona phòng ngừa Covid-19 là tiêm vào cơ thể những mảnh Protein có cơ chế hoạt động như virus thật, kích hoạt hệ miễn dịch bắt đầu sản sinh kháng thể để sau này có thể phát huy tác dụng khi gặp virus thật. Cùng tìm hiểu những loại vacxin corona hiện nay được sử dụng trên thế giới qua. \n\n\nVacxin Messenger RNA\n--------------------\n\n\n![Tổng hợp những vacxin corona hiện nay ở Thế giới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_nhung_vacxin_corona_hien_nay_o_the_gioi_1_a72f587cfb.jpg)*Messenger RNA là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được phép sử dụng tại Hoa Kỳ*\nĐây là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được phép sử dụng tại Hoa Kỳ, giúp chống lại các bệnh lây nhiễm bằng cách đưa mầm bệnh yếu hoặc bất hoạt vào cơ thể chúng ta để kích hoạt phản ứng miễn dịch.\n\n\nVacxin corona này không dùng virus còn sống gây bệnh COVID-19, thay vào đó chúng dạy các tế bào chúng ta cách tạo ra những mảnh protein kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra các kháng nguyên chống lại những [virus corona](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-corona-hay-covid-19-la-gi-45285.html) còn sống xâm nhập cơ thể chúng ta.\n\n\nProtein có trong Messenger RNA được gọi là \"protein tăng đột biến\", chúng thường được tìm thấy trên bề mặt virus gây ra bệnh COVID-19. \n\n\nSau khi vacxin corona mRNA được tiêm bắp tay trên, chúng sẽ di chuyển vào trong trong tế bào miễn dịch, các tế bào của cơ thể dùng chúng để tạo ra mảnh protein sau đó sẽ phá hủy chúng, đó gọi là đề kháng, vì hệ miễn dịch của chúng ta nhận ra rằng protein đó không phải tự nhiên của cơ thể. Quá trình này sẽ hình thành nên kháng thể, và cuối cùng cơ thể đã học cách bảo vệ chống lại lây nhiễm trong tương lai.\n\n\nVaccine Astrazeneca\n-------------------\n\n\n![Tổng hợp những vacxin corona hiện nay ở Thế giới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_nhung_vacxin_corona_hien_nay_o_the_gioi_3_2472332da1.jpg)*Vaccine Astrazeneca là loại vacxin corona được sử dụng phổ biến ở nước ta*\nĐây là loại vacxin corona được sử dụng phổ biến ở nước ta, với hơn 60 triệu liều vắc xin đã được nhập về và chuyển đến 4 điểm tiêm chủng gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 2 điểm ở Hải Dương.\n\n\nBộ Y tế nước đã đã phê duyệt sử dụng vacxin Corona Astrazeneca cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngoài Việt Nam, loại vacxin cũng đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.\n\n\nTính đến nay các khoảng 99% trường hợp tiêm vacxin corona AstraZeneca đều an toàn, tuy nhiên không khỏi tránh khỏi một số tác dụng phụ như gây ra phản ứng sốc phản vệ là [biến chứng đông máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-dong-mau-moi-do-nhiem-covid-19-45986.html) đang được nhiều nước xem xét.\n\n\nGam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)\n-------------------------------------\n\n\nVacxin corona Sputnik V của Nga là vắc xin phòng COVID-19 thứ 2 được Việt Nam phê duyệt đến nay, nhưng là vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Vacxin này được sử dụng trong nhu cầu cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19, được tiêm thành 2 liều cách nhau trong vòng 1 tháng. \n\n\nĐược nghiên cứu, sản xuất ở Trung tâm Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) ở JSC Generium, Liên Bang Nga, Gam-COVID-Vac có hiệu quả lên tới 91,6 % với những người trên 60 tuổi, sản sinh đến 98% các kháng thể chống lại virus SARS CoV-2. Hiện nay Sputnik V được hơn 50 quốc gia phê chuẩn sử dụng, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp gồm vectơ, vacxin này mang gen mã hoá protein S của SARS-CoV-2, khi tiêm vào cơ thể người sẽ hỗ trợ hình thành kháng thể sau này. \n\n\nNanocovax\n---------\n\n\n![Tổng hợp những vacxin corona hiện nay ở Thế giới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_nhung_vacxin_corona_hien_nay_o_the_gioi_2_2a1c5eac2c.jpg)*Nanocovax do Việt Nam sản xuất đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người*\nNanocovax do Việt Nam sản xuất, đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người. Những đợt tiêm vacxin corona này với những tình nguyện viên đang được thực hiện với nhiều người tham gia, bước cuối cùng trong quá trình xác thực tính hiệu quả để có thể được công nhận trở thành vaccine phòng ngừa và kháng thể điều trị Covid-19.\n\n\nVề tính an toàn và hiệu quả sinh miễn dịch của Nanocovax, chúng đã được đã thử nghiệm nhiều lần trên chuột và khỉ, kết quả cho thấy kết quả khá khả quan. Những chú chuột này được vaccine và tiếp xúc với nCoV trong 14 ngày tuy nhiên vẫn không bị nhiễm virus, xét nghiệm dịch phổi âm tính nCoV. Một số tác dụng phụ được tìm thấy như kích ứng nhẹ tại chỗ tiêm bắp trong khoảng nửa tiếng, sau đó vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường và không có bất kỳ tổn thương nội tạng nào.\n\n\nĐây là loại vắc-xin công nghệ mới có thể mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ cùng với tính an toàn tốt hơn, chứa các kháng nguyên khác nhau của virus Covid-19 đã được làm yếu đi rất nhiều hoặc hoàn toàn bị bất hoạt. \n\n\nVectơ virus\n-----------\n\n\nVectơ virus đã được nghiên cứu và sử dụng từ những năm 1970, không chỉ phòng bệnh do virus gây nên mà chúng còn có thể sử dụng để điều trị ung thư. Chúng còn được sử dụng để đối phó với tình trạng bùng phát Ebola, cũng như các bệnh truyền nhiễm khác như Zika, cúm và HIV. \n\n\nVacxin corona này chứa các loại virus vô hại khác xâm nhập vào tế bào trong cơ thể chúng ta, từ đó cũng kích thích tế bào tạo ra các mảnh protein vô hại của virus gây ra bệnh COVID-19. Loại vacxin Corona này có thể tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, có thể mắc bệnh nền, tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. \n\n\nÔng Thomas Triomphe - Phó chủ tịch Điều hành Sanofi kiêm Trưởng bộ phận Vắc-xin đã phát biểu rằng \" Chủng virus corona SARS-Cov 2 gây ra đại dịch COVID-19 không đột biến thường xuyên và dù rằng chúng đột biến thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển và sản xuất vắc-xin. Tuy nhiên vacxin cũng không hoàn toàn là ​phương án quyết định để xóa sổ chủng virus Corona. Đây là mục tiêu đầy thách thức, vì những căn bệnh đang bùng nổ trở thành đại dịch vô cùng phức tạp và khó phòng ngừa hơn.\n\n\n**Trúc**\n\n\n**Nguồn: Tổng hợp**\n\n", "date": "15/05/2021", "tags": ["Vacxin"]}, {"title": "Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không?", "abstract": "Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng không nhỉ?", "md_content": "Cha mẹ đều biết, phải tuân thủ lịch tiêm vắc-xin cho con mới đem lại hiệu quả tốt. Nhưng cũng có nhiều loại vắc-xin cũng có thể được trì hoãn lịch tiêm và có loại thì không thể, cùng tìm hiểu cụ thể nhé:\n\n\n**Tầm quan trọng của tiêm vắc-xin đúng lịch**\n---------------------------------------------\n\n\nTheo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi...trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.\n\n\nTrong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Nếu trong thời điểm này trẻ bị ho hay sốt các phụ huynh sẽ rất hoảng sợ không biết triệu chứng này do Covid-19 hay do bệnh khác vì một số triệu chứng của nhiễm Covid-19 giống như cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.\n\n\n![Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tri_hoan_tiem_vac_xin_mua_dich_covid_co_duoc_khong_1_3ed308c32f.jpg)*Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, cha mẹ vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch.*\nTrong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện vì vậy tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh luôn cập nhật thông tin đúng đủ về chủng Covid -19 này để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Virus Corona.\n\n\nNhững khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo.\n\n\n**Những vắc xin không thể trì hoãn tiêm phòng**\n-----------------------------------------------\n\n\nTrong đó có 4 loại vắc xin mẹ bắt buộc phải tiêm để đảm bảo sức khỏe cho con:\n\n\n* Vắc-xin viêm gan B: Sau khi trẻ sơ sinh ra đời, liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên được tiêm cho trẻ sơ sinh.\n* Tiêm vắc xin BCG: Khi trẻ được 28 ngày tuổi, bé sẽ được tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao.\n\n\nNgoài ra còn có hai loại vắc-xin phòng bệnh dại và tiêm phòng độc tố uốn ván cần được tiêm đúng lịch vì 2 vaccine này khi cần tiêm là không thể trì hoãn được.\n\n\n![Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tri_hoan_tiem_vac_xin_mua_dich_covid_co_duoc_khong_2_6ebd96153a.jpg)*Vắc-xin viêm gan B và BCG là không thể trì hoãn vì sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé*\nTất nhiên, nếu trẻ có tiền sử tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus Covid-19, bạn cần cho trẻ cách ly trong 14 ngày. Trong vòng 14 ngày, nếu trẻ bị sốt, bạn nên ngừng tiêm phòng.\n\n\n**Những loại vắc xin các bậc phụ huynh có thể trì hoãn tạm thời**\n-----------------------------------------------------------------\n\n\nVì hiện tại đang là thời điểm đặc biệt, để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, mẹ không nên cho trẻ đến những nơi đông người và có thể hoãn lịch tiêm chủng đối với một số loại vắc xin.\n\n\nVắc-xin viêm não mô cầu AC. Bệnh viêm não do não mô cầu có thể trì hoãn tạm thời vì hiện tại không phải vụ dịch và theo quy luật 3 năm mới có dịch 1 lần. Trẻ 2 tuổi bắt đầu được tiêm và cứ 3 năm nhắc lại một lần\n\n\n* Thương hàn: bệnh này lây qua đường ăn uống, nếu giữ vệ sinh ăn chín uống nước đảm bảo là có thể hạn chế được bệnh này. Vaccin này nhắc lại 3 năm 1 lần\n* Viêm gan A: Bệnh lây qua đường ăn uống nên trong giai đoạn này có thể tạm hoãn\n* Vắc-xin HPV: Vaccin phòng ung thư cổ tử cung tuổi tiêm lý tưởng từ 9 đến 13 tuổi, như vậy việc trì hoãn tạm thời trong thời điểm này không ảnh hưởng đến trẻ\n\n\nNếu phụ huynh không chắc chắn về loại vắc-xin có thể được hoãn lại, hãy tham khảo ý kiến của sở y tế hoặc các trung tâm phòng chống dịch bệnh tại địa phương.\n\n\n![Trì hoãn tiêm vắc-xin mùa dịch Covid có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tri_hoan_tiem_vac_xin_mua_dich_covid_co_duoc_khong_3_56862da5d5.jpg)*Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định trì hoãn vắc-xin cho con*\n**Những lưu ý khi đưa bé tiêm phòng trong đợt dịch Covid-19\\**\n--------------------------------------------------------------\n\n\n**Cha mẹ hãy tuân thủ một số lưu ý khi đưa bé đi tiêm phòng với những vắc-xin không thể trì hoãn như sau:**\n\n\n* Trước khi tiêm chủng, hãy đo nhiệt độ của em bé và đánh giá sức khỏe của các thành viên đưa trẻ đi tiêm phòng.\n* Khi đưa con đi tiêm phòng, bạn cố gắng tránh đi các phương tiện giao thông công cộng và đi ô tô riêng. Hãy đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiêm phòng.\n* Sau khi tiêm phòng, hãy cho bé trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong 30 phút.\n* Không tắm cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm và chú ý đến vết tiêm của trẻ, nếu vết tiêm sưng to, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở ý tế.\n* Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n", "date": "21/04/2020", "tags": ["tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu", "abstract": "Tuân thủ lịch tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai đảm bảo cho mẹ có hệ miễn dịch toàn diện để chăm sóc và bảo vệ cho con yêu. Nên chọn những chỗ tiêm uy tín để được hướng dẫn và tiêm ngừa đúng cách.", "md_content": "Tiêm phòng trước khi sinh được các bác sĩ khuyến khích để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao nhờ thừa hưởng từ mẹ. Hãy cùng tìm hiểu lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu qua bài viết dưới đây nhé.\n\n\nVì sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?\n------------------------------------------\n\n\n![Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_phong_cho_thai_phu_co_con_lan_dau_1_a812a7a0fb.jpg)*Tiêm phòng để hạn chế những nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm*\nMẹ bầu và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như rubella, cảm cúm, sởi, thủy đậu… do hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu hơn so với những người bình thường. Ngoài việc phòng chống cho mẹ những bệnh này thì nếu tiêm phòng đầy đủ thì thai nhi sinh ra cũng khỏe mạnh hơn nhờ được thừa hưởng hệ miễn dịch thụ động từ mẹ, từ đó tránh được 1 số bệnh sau khi sinh.\n\n\nNếu mẹ không được tiêm phòng đầy đủ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:\n\n\n* Mẹ mắc bệnh rubella thì có nguy cơ bị sảy thai, hoặc trẻ sinh ra sẽ bị dị dạng đầu to hoặc bị bệnh rubella bẩm sinh.\n* Bệnh quai bị, bệnh sởi, thủy đậu trong những tháng đầu mang thai thì có nguy cơ sảy thai, thai lưu cao, nếu như mắc vào những tháng cuối thai kỳ thì sẽ sinh ra sẽ xuất hiện những dị tật não, tim, tai, mắt.\n* Bệnh viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, và nếu trẻ sinh ra mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, ung thư gan khi lớn lên sau này.\n\n\nNgoài ra một số bệnh như cảm cúm, ho, sốt cũng do nguyên nhân mẹ không được tiêm phòng đầy đủ dẫn đến sức đề kháng kém. Những bệnh này tuy không gây dị tật cho thai nhi nhưng sẽ khiến mẹ mệt mỏi và mất sức do bệnh mà không thể dùng thuốc chữa trị.\n\n\nVới những nguyên nhân trên thì mẹ hãy chuẩn bị lịch tiêm phòng đầy đủ trước khi có quyết định muốn mang thai. Việc này rất an toàn cho sức khỏe, lại bảo vệ mẹ và con trong suốt quá trình mang thai và sinh con.\n\n\nTrong quá trình mang thai có tiêm phòng được không?\n---------------------------------------------------\n\n\n![Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_phong_cho_thai_phu_co_con_lan_dau_3_1_e78f0ec05c.jpeg)*Khi mang thai mẹ vẫn có thể tiêm phòng nhé*\nMột số mẹ thắc mắc rằng liệu đang mang thai có tiêm phòng được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là mẹ tiêm phòng khi cần thiết và những vacxin được khuyến cáo nên tiêm trong thời gian rất an toàn. Chúng được chế tạo từ những loại virus bất hoạt nên không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cả mẹ và bé.\n\n\nTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng khi khu vực sống xuất hiện những ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là trong mùa cúm.\n\n\nLịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu\n-------------------------------------------\n\n\n### Trước mang bầu\n\n\n![Lịch tiêm phòng cho thai phụ có con lần đầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_phong_cho_thai_phu_co_con_lan_dau_2_226b87dc42.jpg)*Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai*\nKhi có kế hoạch mang thai thì mẹ nên đi tiêm ngừa trước 3-6 tháng. Những loại vacxin mẹ cần tiêm như sau:\n\n\n**Vắc-xin 3 trong 1:** Đây là mũi tiêm cần thiết và phổ biến nhất, chỉ [1 lần tiêm và có thể ngăn ngừa 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-soi-quai-bi-rubella-bao-nhieu-tien-41237.html) cho bà bầu hiện nay là sởi, quai bị, rubella.\n\n\n**Vắc-xin 6 trong 1:** Để an toàn hơn thì mẹ có thể chọn tiêm loại vacxin này để phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm bao gồm bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus Influenzae týp B (Hib) gây ra. Loại vacxin này cũng có tình an toàn cao, giảm bớt tác dụng phụ và cũng tiết kiệm thời gian cho mẹ. Với loại vacxin này thì mẹ nên tiêm 6 tháng trước khi mang thai nhé, và khi tiêm xong nhớ cẩn thận trong việc quan hệ vợ chồng để tránh có thai ngoài ý muốn.\n\n\n**Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung:** Nếu những mẹ chọn tiêm vacxin này trước khi mang thai thì nên có thời gian từ 6 tháng đến 1 năm vì loại vacxin này cần tiêm đến 3 mũi và cách nhau khoảng vài tháng.\n\n\nNgoài ra, nếu mẹ bầu chưa hoàn thành các vacxin viêm gan A,B, cúm thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tiêm cùng với những loại vacxin kể trên.\n\n\n**Vắc xin uốn ván:** Chỉ phòng bệnh trong vòng 10 năm, vì vậy nếu mẹ qua thời gian này mẹ nên tiêm bổ sung thêm loại vacxin này trước khi mang thai để đảm bảo an toàn.\n\n\n### Trong thời gian mang thai\n\n\nNếu mẹ có thai mà chưa kịp tiêm phòng những loại vacxin kể trên, thì có 1 số loại vacxin khá an toàn mẹ có thể tiêm trong thời gian mang thai:\n\n\n* Tiêm vacxin uốn ván vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, và hoàn thành lịch tiêm vắc - xin chủng uốn ván tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng.\n* Ngoài ra nếu mẹ m[ang thai vào mùa cúm thì cũng nên tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-phai-tiem-vacxin-ngua-cam-cum-hang-nam-41193.html), lưu ý là hãy chọn những vắc xin ngừa cúm được chế tạo từ những loại virus loại bất hoạt\n* Đối với những mẹ đã tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì có thể tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.\n\n\n**Trúc**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "17/06/2020", "tags": ["Mang thai", "Vacxin"]}, {"title": "Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam'", "abstract": "Người cao tuổi là nhóm đối tượng đích mà vắc xin Covid-19 Việt Nam hướng tới. Nếu vắc xin không thể bảo vệ được nhóm nguy cơ cao này thì xem như vắc xin chưa toàn diện.", "md_content": "![Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_ai_se_duoc_thu_nghiem_vac_xin_covid_19_made_in_viet_nam_1_5c9bbf2fcf.jpg)*Vắc xin Covid-19 của Việt Nam phải đáp ứng an toàn với nhóm người có nguy cơ cao.*\n**Thách thức khi thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên khỉ**\n-------------------------------------------------------\n\n\nMột trong 4 đơn vị chế tạo vắc xin Covid-19 của Việt Nam chính là Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech). Theo đại diện của đơn vị này, TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết sau khi [thử nghiệm vắc xin Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-covid-19-cua-viet-nam-da-phat-trien-toi-giai-doan-nao-47305.html) trên khỉ vào cuối tháng 10 vừa qua, công ty đang hướng đến mục tiêu tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người sau khi có đầy đủ số liệu từ các thí nghiệm trên động vật.\n\n\nTS Đạt cho biết thêm, thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật là công đoạn cần thiết nhằm có đủ các dữ liệu về hiệu quả miễn dịch, tính bảo vệ và tính an toàn của vắc xin, để có thể được cấp phép thử nghiệm lâm sàng trên người. Ngoài ra, các dữ kiện này cũng giúp nhà sản xuất vắc xin đi nhanh hơn khi tiến hành thử nghiệm trên người.\n\n\n![Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_ai_se_duoc_thu_nghiem_vac_xin_covid_19_made_in_viet_nam_3_acf84b9689.jpg)*Loài khỉ vàng ở đảo Rều, Quảng Ninh được lựa chọn để thí nghiệm vắc xin Covid-19 của Vabiotech.*\nTuy nhiên, ngay từ bước thử nghiệm vắc xin trên khỉ cũng đang có những thách thức.\n\n\n“Ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đáp ứng đúng yêu cầu về mô hình đánh giá vắc xin trên động vật, đặc biệt đối với các động vật lớn như khỉ. Chúng tôi chỉ có thể tiêm, lấy máu và đánh giá đáp ứng miễn dịch trên khỉ. Việc test thử thách vẫn sẽ phải thực hiện ở nước ngoài”, TS Đạt cho hay.\n\n\nTheo kế hoạch, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách. Tuy nhiên, ngay cả ở Mỹ hiện nay cũng đang trong tình trạng thiếu các động vật linh trưởng như khỉ để thực hiện đánh giá này. Do đó, mô hình chuột hamster có thể sẽ được sử dụng thay thế.\n\n\n“Mô hình chuột hamster dù có một số điểm còn hạn chế so với khỉ, nhưng đây cũng là một mô hình khá tốt để đánh giá vắc xin Covid-19”, TS Đạt nhận định.\n\n\n**Đối tượng đích của vắc xin Covid-19**\n---------------------------------------\n\n\nTừ thực tế có thể thấy, dịch Covid-19 chủ yếu tấn công mạnh mẽ vào những người thuộc nhóm đối tượng cao tuổi. Do đó, TS Đạt nhận định đây là nhóm đối tượng đích mà tất cả vắc xin Covid-19 đều phải hướng tới.\n\n\n“Điều minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của vắc xin Covid-19 chính là khả năng bảo vệ cho nhóm người cao tuổi. Nếu vắc xin không bảo vệ được nhóm người có nguy cơ cao thì có nghĩa là vắc xin chưa toàn diện. Do đó, bất cứ nhà sản xuất vắc xin nào hiện nay cũng đều phải minh chứng là sản phẩm của họ hiệu quả trên nhóm đối tượng đích này”, TS Đạt cho hay.\n\n\n![Những ai sẽ được thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_ai_se_duoc_thu_nghiem_vac_xin_covid_19_made_in_viet_nam_4_df3083b31d.jpg)*TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết, Vabiotech sẽ sớm gửi vắc xin sang Mỹ để thực hiện test thử thách.*\nNgoài ra, chuyên gia này cũng cho biết, nhóm người cao tuổi sẽ là đối tượng được thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 ‘made in Vietnam’ trong tương lai. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm được thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.\n\n\nÔng giải thích thêm: “Khi bước vào công đoạn thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm trên nhóm ít nguy cơ trước, tức là những người trong độ tuổi từ 18-59. Khi thấy không có xuất hiện tính mất an toàn trên nhóm này thì sẽ mở rộng nhóm đối tượng thử nghiệm. Đây cũng là quy trình thường quy trong các thử nghiệm vắc xin”.\n\n\nMột trong những khó khăn lớn nhất trong thử nghiệm lâm sàng chính là việc xây dựng cách thức đánh giá để vắc xin thể hiện được cả tính an toàn và hiệu quả bảo vệ. Nhưng việc đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin đòi hỏi được thực hiện trên các nhóm người có nguy cơ cao và các vùng đang lưu hành dịch. Như vậy mới đảm bảo số liệu thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh để được cấp phép lưu hành vắc xin.\n\n\nTheo TS Đạt, đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin là vấn đề rất khó. Ngay cả với những loại vắc xin được cấp phép sớm trong trường hợp khẩn cấp như Sputnik V của Nga vẫn chưa thể sử dụng đại trà ngay được mà phải chờ kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, để có đủ minh chứng về hiệu quả bảo vệ.\n\n\n**Trần Trang**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Báo Dân Trí***\n\n", "date": "19/11/2020", "tags": ["Phòng ngừa dịch bệnh", "Dịch corona", "Virus corona", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì", "abstract": "Ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện với bất kì ai, vì thế, ngay từ tuổi dậy thì bạn hãy chủ động tìm cách phòng tránh bệnh hiệu quả bằng các biện pháp tiêm ngừa vaccine.", "md_content": "Hiện nay [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao ở phụ nữ. Vì thế, tiêm phòng là việc làm cần thiết, được nhiều chị em lựa chọn như biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh. Vậy tuổi dậy thì cần biết gì về việc tiêm ngừa vaccine ung thư cổ tử cung?\n\n\n![Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_ung_thu_co_tu_cung_o_tuoi_day_thi_1_2e49cd5a4b.png)*Tiêm ngừa vaccine ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi.*\n**Khái quát chung về vắc xin ung thư cổ tử cung**\n-------------------------------------------------\n\n\nUng thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư nguy hiểm thường gặp ở chị em. Theo thống kê thì trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao nhất là ở Mỹ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh chỉ bằng 1/3 ở Mỹ nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn 1,5 lần và tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung chỉ đứng sau ung thư vú.\n\n\n[Virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-hpv-gay-ung-thu-co-tu-cung-co-dung-khong-44646.html) có tên gọi tiếng anh là Human Papillomavirus là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Loại virus này lây nhiễm qua nhiều đường như tiếp xúc da, qua bộ phận sinh dục, qua miệng hoặc hậu môn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng khi bị lây nhiễm vì không phải ai nhiễm virus này đều bị ung thư cổ tử cung.\n\n\nHiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh ung thư cổ tử cung, quá trình điều trị bệnh phức tạp, tốn kém và hiệu quả không cao. Nhưng bạn có thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung để phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng bệnh được phụ nữ lựa chọn, có thể làm giảm đến 70% nguy cơ mắc bệnh.\n\n\nĐể có lựa chọn tốt nhất khi tiêm phòng thì mọi người đặt ra câu hỏi vắc xin tử cung có mấy loại, đặc điểm của mỗi loại vắc xin trên.\n\n\n**Vắc xin ung thư cổ tử cung có mấy loại? Đặc điểm từng loại**\n--------------------------------------------------------------\n\n\nHiện nay Việt Nam sử dụng rộng rãi 2 loại vắc xin ung thư cổ tử cung là vắc xin Cervarix và vắc xin Gardasil.\n\n\n### **Vắc xin Cervarix**\n\n\n* Vắc xin do nước Bỉ nghiên cứu.\n* Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18.\n* Đối tượng sử dụng: Phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi.\n* Lịch tiêm vắc xin: Tiêm 3 mũi với thời gian như sau: mũi đầu là ngày tiêm đầu tiên, mũi số 2 cách mũi đầu 1 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng.\n\n\n### **Vắc xin Gardasil**\n\n\n* Có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ.\n* Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.\n* Đối tượng sử dụng phù hợp trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi.\n* Lịch tiêm vắc xin: tiêm 3 mũi vắc xin với thời gian như sau: mũi đầu là ngày đầu tiên tiêm, mũi tiêm số 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng.\n\n\nVắc xin ngoài có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, nó còn ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh dục do HPV gây ra như:\n\n\n* Ung thư âm hộ và âm đạo.\n* Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung tại chỗ (AIS).\n* Tân sinh nội biểu mô cổ tử cung (CIN) độ 2 và độ 3.\n* Tân sinh nội biểu mô âm hộ (VIN) độ 2 và độ 3.\n* Tân sinh nội biểu mô âm đạo (VaIN) độ 2 và độ 3.\n\n\nThành phần cũng như hiệu quả mang lại và lịch tiêm của 2 loại vắc xin khác nhau. Nên khi lựa chọn vắc xin cần phải nghiên cứu thật kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.\n\n\nKhả năng phòng ngừa của vắc xin Gardasil tốt hơn Cervarix nên giá thành cao hơn. Tùy vào điều kiện của chị em mà có thể đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Việc ngăn ngừa ung thư tử cung bằng vắc xin là điều mà các bác sĩ khuyên phụ nữ nên làm.\n\n\n![Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_ung_thu_co_tu_cung_o_tuoi_day_thi_2_68400ec742.jpg)*Vaccine ung thư cổ tử cung có 2 loại được sử dụng rộng rãi.*\n**Đối tượng và độ tuổi áp dụng tiêm vắc xin trên**\n--------------------------------------------------\n\n\n[Vắc xin ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-la-gi-doi-tuong-nao-nen-tiem-46972.html) tại Việt Nam được chỉ định sử dụng cho nữ giới với hiệu quả thu được tốt nhất trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi. Các bác sĩ khuyên các bạn nữ nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.\n\n\nMặc dù vắc xin ung thư cổ tử cung được chỉ định sử dụng cho nữ giới nhưng các bạn nam giới được các chuyên gia khuyên tiêm phòng trong độ tuổi dậy thì sẽ mang lại lợi ích nhất định. Theo trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ nên xem xét đưa việc phòng chống tiêm chủng vắc xin cho cả nam giới do tỷ lệ nam giới mắc bệnh liên quan tới virus HPV cao hơn nữ giới.\n\n\nBên cạnh đó đối với phụ nữ xảy ra quan hệ tình dục trước khi tiêm phòng sẽ phải làm kiểm tra thực hiện xét nghiệm HPV và phụ nữ không được mang thai khi tiêm phòng, không bị dị ứng với thành phần vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính.\n\n\n![Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi dậy thì 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_ung_thu_co_tu_cung_o_tuoi_day_thi_3_4f57fdbd74.jpg)*Nên thăm khám sức khỏe trước khi thực hiện tiêm vaccine.*\n**Những lưu ý chị em nên biết khi tiêm vắc xin**\n------------------------------------------------\n\n\nNgoài những vấn đề vắc xin ung thư cổ tử có mấy loại cũng như đối tượng và độ tuổi áp dụng thì phụ nữ nên lưu ý một số điểm sau khi tiêm phòng vắc xin.\n\n\n* Phụ nữ trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung nên khám và làm các xét nghiệm sàng lọc sức khỏe. Trường hợp chưa quan hệ tình dục và không phản ứng với thành phần vắc xin thì không cần làm xét nghiệm.\n* Đối với trường hợp xảy ra quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa trong độ tuổi trên nhưng hiệu quả thu được sẽ không được tốt nhất.\n* Đối với phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin. Nếu trong quá trình tiêm phòng có thai thì nên dừng đến khi sinh con xong, thời gian để hoàn thành các mũi tiêm là 2 năm.\n* Việc tiêm phòng giúp chị em bớt phần nào nỗi lo ung thư. Vì vậy không nên chủ quan với bệnh ung thư cổ tử cung. Cần duy trì lối sống khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng tốt nhất.\n\n\nVới những lưu ý trên, các bạn nữ giới đặc biệt là những ai đang ở trong độ tuổi dậy thì nên lựa chọn địa chỉ thăm khám và tiêm phòng. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc tiêm vaccine để có hướng phòng bệnh hiệu quả nhất các bạn nhé!\n\n\n**Bảo Hân**\n\n\n***Nguồn: Tổng hợp***\n\n", "date": "09/09/2020", "tags": ["Tuổi dậy thì", "Ung thư", "Vacxin"]}, {"title": "Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine?", "abstract": "Các bậc cha mẹ có thể cầm theo đồ chơi mà con thích, chia sẻ rằng vaccine tốt cho sức khỏe… để bé không thấy lo lắng với chuyện tiêm phòng nữa.", "md_content": "Dưới đây là một số bước mà phụ huynh cần chuẩn bị khi có quyết định đưa trẻ đi tiêm phòng.\n\n\n**Chuẩn bị trước tại nhà**\n--------------------------\n\n\nMột số [lưu ý trước khi tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-soi-cho-tre-ma-me-nen-biet-41310.html) là cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản về [vaccine cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-tiem-vaccine-cum-dinh-ki-hang-nam-45453.html), nhất là những loại cho trẻ sơ sinh. Hãy đọc những tài liệu mà chúng ta nhận được từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe rồi liệt kê bất cứ câu hỏi nào để bác sĩ kịp thời giải đáp. Nhờ đó bạn sẽ được củng cố sự an tâm.\n\n\nBên cạnh đó phụ huynh cũng nên liệt kê danh sách các vaccine mà con bạn có thể cần. Đa số chúng đều là những thông tin thường thức có sẵn, bạn có thể tổng hợp từ các trang thông tin chính thống hoặc liên hệ trực tiếp chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ để xin ý kiến. Không phải loại nào cũng cần thiết với trẻ sơ sinh, đôi khi vaccine chỉ phù hợp vào độ tuổi lớn hơn.\n\n\nNếu trước đó bé đã được thăm khám, tiếp nhận một số liều vaccine và có sẵn hồ sơ chủng ngừa cá nhân thì bạn có thể mang tới bác sĩ. Nhờ đó chúng ta có thể cập nhật cho bác sĩ biết chính xác những loại nào con đã dùng và tình trạng sức khỏe sau đó.\n\n\nTrước khi đi tiêm bạn có thể mang theo đồ chơi, sách hoặc chăn mà con yêu thích để an ủi khi tiêm. Nếu con đã lớn thì bạn có thể chia sẻ cho con hiểu vaccine vô cùng tốt cho sức khỏe nên không cần lo lắng. Đừng kể những câu chuyện đáng sợ hoặc đe dọa sẽ khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi hoặc thậm chí bật khóc khi nghe phải đi khám, gặp bác sĩ…\n\n\n![Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_cach_nao_de_tran_an_be_khi_tiem_vaccine1_d4e90f800c.jpg)*Đừng kể những câu chuyện làm bé sợ hãi khi tiêm vaccine*\n**Khi đến trung tâm tiêm vaccine**\n----------------------------------\n\n\nNếu vẫn còn thắc mắc về loại vaccine bé sắp tiêm thì bạn có thể hỏi bác sĩ để nắm rõ thông tin về rủi ro và lợi ích từng loại. Nếu bác sĩ không chủ động cung cấp thì phụ huynh có thể đề nghị được xem. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng ta nên đánh lạc hướng con bằng cách âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng hoặc hát.\n\n\nHãy mỉm cười và giao tiếp với bé bằng ánh mắt để bé biết được rằng mọi thứ vẫn ổn. Một chiếc chăn có mùi quen thuộc sẽ giúp trẻ thấy thoải mái hơn, hoặc bạn cũng có thể an ủi cho với món đồ chơi hoặc cuốn sách yêu thích đã chuẩn bị sẵn.\n\n\nTrong quá trình tiêm hãy giữ bé ngồi yên trên đùi mình. Lúc đã hoàn tất các liều vaccine cần thiết cha mẹ cũng chớ quên động viên, khen ngợi sự dũng cảm của con khi ngoan ngoãn trong suốt quá trình. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được dỗ dành thông qua việc mẹ ôm ấp, quấn tã hoặc cho con bú.\n\n\nNhững trẻ lớn hơn thì phụ huynh có thể chỉ ra những điều thú vị trong phòng tiêm để đánh lạc hướng. Hãy kể những mẩu truyện cười hoặc đọc truyện khi bé khóc. Tránh việc la mắng nếu con có dấu hiệu chống đối hoặc quấy khóc, thay vào đó bạn nên dỗ dành và động viên giúp con quên đi nỗi đau, sợ kim.\n\n\nMột số thanh thiếu niên sau khi tiêm phòng có thể xuất hiện tình trạng ngất xỉu. Do đó để phòng tránh thương tích có thể xảy đến, người mới tiếp nhận vaccine nên ngồi yên trong 15 phút.\n\n\n![Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_cach_nao_de_tran_an_be_khi_tiem_vaccine2_2a04683b3f.jpeg)*Nên chuẩn bị trước gấu bông ưa thích để con bớt sợ*\n**Sau khi tiêm**\n----------------\n\n\nXuất hiện một số phản ứng phụ mức độ nhẹ sau tiêm phòng ở trẻ là chuyện thường gặp. Đó là các biểu hiện như là đau, sưng tại chỗ tiêm; phát ban hoặc thậm chí nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt. Chúng đều là những phản ứng bình thường và sẽ sớm biến mất. Tuy nhiên nếu vẫn còn lo lắng khi thấy con xuất hiện các biểu hiện kể trên thì bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm thiểu tác dụng phụ.\n\n\nĐọc các bảng thông tin về vaccine sẽ giúp phụ huynh nắm rõ tác dụng phụ có thể gặp phải để chuẩn bị trước tinh thần. Khi có biểu hiện sưng đỏ, đau, thì bạn hãy dùng một miếng vải ẩm hoặc chườm đá để giảm sưng. Nếu xuất hiện sốt trên 38,5 độ C và quấy khóc thì cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường với liều phù hợp cân nặng của trẻ. Cho con mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.\n\n\n\n![Làm cách nào để trấn an bé khi tiêm vaccine 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_cach_nao_de_tran_an_be_khi_tiem_vaccine3_6c06d9fa69.jpg)\n\n\n*Sau khi tiêm xong hãy theo dõi biểu hiện của bé sau vài ngày*\nMột số trẻ có biểu hiện ăn ít hơn trong 24 tiếng đồng hồ sau tiêm là bình thường. Phụ huynh cần theo dõi biểu hiện sức khỏe của bé thêm vài ngày sau để đảm bảo con không còn sốt hay đau tại vết tiêm nữa. Trường hợp nếu có biểu hiện nghiêm trọng thì bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp kịp thời.\n\n\n**Thụy Anh**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "04/06/2020", "tags": ["Vacxin", "tiêm phòng"]}, {"title": "Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai", "abstract": "Để chuẩn bị cho sự xuất hiện thiên thần nhỏ, các bà mẹ luôn có hàng trăm điều cần chuẩn bị, một trong số đó là tiêm phòng vaccine trước khi mang thai.", "md_content": "Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n\n**Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai**\n------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Vaccine viêm gan B**\n\n\nViêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam. [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, trong đó có thể lây từ mẹ sang con. Việc mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B và lây truyền cho con thì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của trẻ.\n\n\n![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_1_991cefcf7a.jpg)*Viêm gan B là bệnh phổ biến dễ lây lan từ mẹ sang con trong thai kì.*\nThông thường, liều vaccine viêm gan B sẽ bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản. Đối với những chị em đã từng tiêm phòng viêm gan B trước đây thì nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần thiết để tiêm mũi nhắc lại vaccine viêm gan B hay không.\n\n\n### **Vaccine sởi - quai bị - rubella**\n\n\nSởi - quai bị - rubella là 3 căn bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu, cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm. Phụ nữ mang thai bị mắc 1 trong 3 bệnh này có thể dẫn đến tình trạng [dị tật bẩm sinh thai nhi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-di-tat-bam-sinh-thuong-gap-o-thai-nhi-46943.html) hoặc tác động không nhỏ đến sự phát triển về mặt tâm thần của trẻ sau này.\n\n\nHiện nay, đã có loại vaccine 3in1 giúp phòng chống nhóm 3 bệnh sởi, quai bị và rubella chỉ với 1 mũi tiêm. Việc tiêm phòng vaccine 3in1 này cần được lưu ý kết thúc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.\n\n\n![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_2_642327aefe.jpg)*Hiện nay đã có vắc-xin 3 trong 1 sởi quai bị rubella cho chị em.*\n### **Vaccine cúm**\n\n\nCúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính do virus Cúm gây ra. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp nên rất dễ mắc phải. Trường hợp mẹ bầu mắc cúm nặng có nguy cơ cao sảy thai, thai lưu.\n\n\nTuy nhiên, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine cúm trước khi mang thai. Việc này sẽ giúp tăng khả năng miễn nhiễm của thai phụ với virus từ 70 - 80% và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine cúm cũng được khuyến cáo nên tiêm nhắc lại hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đang có mong muốn mang thai.\n\n\n### **Vaccine thủy đậu**\n\n\nThường những người đã từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm phòng trước đây sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp ngoại lệ có thể nhiễm lại. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe an toàn trước khi mang thai, người mẹ vẫn cần làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần tiêm nhắc lại [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) hay không.\n\n\nPhụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai thì cần đảm bảo tiêm phòng vaccine trước đó ít nhất 3 tháng. Trong quá trình mang thai cũng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn bệnh.\n\n\nVaccine thủy đậu được xem là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không may mắc bệnh thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật như đầu nhỏ, ngắn chi, tâm thần chậm phát triển, sẹo ở da, hội chứng thủy đậu bẩm sinh,... Đặc biệt tỷ lệ tử vong của thai nhi tới 20 - 30% nếu mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh 5 ngày.\n\n\n**Lưu ý khi tiêm vaccine trước khi mang thai**\n----------------------------------------------\n\n\nTrước khi tiêm phòng vaccine chị em phụ nữ cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe lâm sàng cũng như khả năng miễn dịch với các loại bệnh. Từ đó đưa ra được loại vaccine phù hợp nhất.\n\n\nHầu hết các loại vaccine đều cần được tiêm chủng hoàn tất trước khi mang thai từ 1 tới 3 tháng (tốt nhất là 3 tháng). Do đó, nếu đang có ý định mang thai thì bạn cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm phòng sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn nhất.\n\n\n![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_3_671660e6c2.jpg)*Chị em nên chủ động tiêm phòng trước 1-3 tháng khi có ý định mang thai.*\nTiêm vaccine trước khi mang thai được chỉ định thường tương đối an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ với người cơ địa nhảy cảm. Những triệu chứng có thể bao gồm cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, vị trí tiêm sưng đau, hắt hơi, sổ mũi với mức độ nhẹ. Sau một vài ngày thì những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị hay sử dụng thuốc.\n\n\nTrường hợp có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm,... thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời.\n\n\n**Quên tiêm chủng trước khi mang thai có sao không?**\n-----------------------------------------------------\n\n\nViệc lên kế hoạch tiêm chủng trước khi mang thai là rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng không tránh được trường hợp một số mẹ đã trót mang bầu trước khi tiêm chủng.\n\n\nPhương pháp duy nhất để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho mẹ và bé lúc này chính là:\n\n\n* Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và chăm sóc cơ thể bản thân thật tốt. Nghỉ ngơi, hoạt động thể thao đều đặn hợp lý.\n* Hạn chế tiếp xúc với đám đông, nơi bụi bặm, nhất là khi đang có dịch và mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.\n* Tắm rửa vệ sinh cơ thể, răng miệng, đường hô hấp thường xuyên sạch sẽ hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***\n\n", "date": "11/12/2020", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu và những lưu ý quan trọng", "abstract": "Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh là chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ.", "md_content": "Vắc-xin bạch hầu gần như không có chống chỉ định tiêm chủng, do vậy, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu.\n\n\n**Tình hình bệnh bạch hầu tại Việt Nam**\n----------------------------------------\n\n\nTheo báo cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, năm 2019, toàn quốc có tất cả 53 ca mắc [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), trong đó có 5 ca tử vong. Các trường hợp bệnh tập trung chủ yếu ở các khu vực miền núi thuộc miền Trung và Tây Nguyên, những nơi mà việc tiêm chủng đầy đủ chưa được bao phủ. Trong tháng 6/2020 này cũng vừa ghi nhận các ca bệnh bạch hầu ở cả trẻ em, trẻ lớn và người lớn tại Đắc Nông và TP.HCM.\n\n\nTất cả người chưa được tiêm chủng ngừa bạch hầu đầy đủ đều có thể mắc bệnh.\n\n\nBệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua không khí, thông qua giọt bắn từ các dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân hoặc của người lành mang trùng. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.\n\n\n![lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_vacxin_bach_hau_va_nhung_luu_y_quan_trong_1_e832d95b83.jpg)*Virus bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác qua không khí*\nTất cả những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc xin bạch hầu đều có thể bị bệnh. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả vì có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong.\n\n\n**Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu**\n-----------------------------------\n\n\nTiêm vắc-xin bạch hầu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng bệnh bạch hầu. Với mục đích này, người ta sử dụng biến độc tố (toxoid) bạch hầu, chính là độc tố bạch hầu đã được làm mất các độc tính, bị hấp thụ trong nhôm hydroxyd.\n\n\n![Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu và những lưu ý quan trọng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_vacxin_bach_hau_va_nhung_luu_y_quan_trong_2_14435b3d1e.jpg)*Tiêm vắc-xin phòng bạch hầu cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia.*\nHiện nay, tại Việt Nam không có vắc-xin phòng bạch hầu đơn giá, chỉ có vắc-xin phòng bạch hầu phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu như:\n\n\n* Vắc-xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim).\n* [Vắc-xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-moi-duoc-dua-vao-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-43761.html) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII)\n* Vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim).\n* Vắc-xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)\n* Vắc-xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.\n\n\n**Đối tượng tiêm chủng**\n\n\nVắc-xin phòng bạch hầu được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ và người lớn tùy theo từng loại vắc-xin. Chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng bạch hầu gần như không có, chỉ chống chỉ định nếu có phản ứng nặng với vắc-xin cùng thành phần ở lần tiêm trước hoặc dị ứng với thành phần của vắc-xin.\n\n\n**Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu**\n\n\nTại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi.\n\n\nTrẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.\n\n\n![Lịch tiêm chủng vacxin bạch hầu và những lưu ý quan trọng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_vacxin_bach_hau_va_nhung_luu_y_quan_trong_3_48e974d7e9.jpg)*Phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu*\nTrẻ em cũng như người lớn cần được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo để có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu.\n\n\n**Những lưu ý quan trọng khi tiêm chủng vacxin bạch hầu**\n---------------------------------------------------------\n\n\nCác phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng: Sau khi tiêm vắc-xin phòng bạch hầu có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như sốt, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm và thường tự khỏi sau 1-2 ngày.\n\n\nKhi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể như sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, phát ban trên da, khó thở, tím tái, trẻ quấy khóc liên tục, bú kém, bỏ bú, li bì, hôn mê... cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.\n\n\n**Tiêm chủng rồi có nguy cơ bị bệnh bạch hầu hay không?**\n---------------------------------------------------------\n\n\nSau khi được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu. Tuy vậy, có một số ít sau khi tiêm phòng không tạo kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu. Nguyên nhân có thể là không tuân thủ phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều, cũng có thể do suy giảm miễn dịch sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm.\n\n\nTrường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Một số trường hợp do tiêm vắc-xin đã quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu giảm xuống thấp, không đủ khả năng bảo vệ thì cũng có thể bị mắc bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n**Nguồn Tham khảo: Tổng hợp**\n\n", "date": "13/07/2020", "tags": ["bạch hầu", "Vacxin"]}, {"title": "Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm?", "abstract": "Bệnh cúm là hiện tượng viêm đường hô hấp cấp tính do nhiều chủng loại virus cúm gây ra và có khả năng lây truyền rất cao. Từ lâu, đã có vaccine cúm có thể phòng được các chủng virus cúm mùa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoang mang có nên tiêm phòng vaccine định kì không?", "md_content": "Do virus cúm liên tục biến đổi vì vậy việc tiêm phòng vaccine hàng năm là biện pháp phòng cúm mùa hiệu quả nhất.\n\n\n**Bệnh cúm có nguy hiểm không?**\n--------------------------------\n\n\nPhần lớn người nhiễm bệnh sẽ khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng có nhiều trường hợp sẽ bị nặng hơn và có thể gây tử vong.\n\n\nDo đó, nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý khác thì bạn sẽ làm các triệu chứng của cúm sẽ trầm trọng hơn và có nguy cơ cao mắc biến chứng về cúm.\n\n\n**Các triệu chứng của cúm:**\n\n\nBệnh cúm có 1 số triệu chứng, biểu hiện điển hình mà bạn dễ nhận biết như sau:\n\n\n* Sốt trên 38 độ C, kèm cảm thấy lạnh người, ớn lạnh\n* Ho\n* Đau họng\n* Nhức đầu\n* Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi\n* Đau cơ và hoặc đau toàn thân\n* Mệt mỏi\n* Nôn ói và tiêu chảy (biểu hiện này thường gặp ở trẻ hơn là ở người lớn)\n\n\n![Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_vaccine_cum_dinh_ki_hang_nam_1_8683c0774d.jpg)*Bệnh cúm có 1 số triệu chứng, biểu hiện điển hình như sốt, ớn lạnh, đau đầu*\n**Vaccine cúm phát huy tác dụng trong bao lâu?**\n------------------------------------------------\n\n\nKhi tiêm vaccine cúm, cơ thể sẽ giúp sản sinh kháng thể bảo vệ chúng ta chống lại virus cúm và thông thường vaccine này sẽ chỉ phát huy công dụng trong thời gian là dưới 1 năm.\n\n\nDo virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên các nhà khoa học phải nghiên cứu và sản xuất vaccine cúm điều chỉnh những thành phần vaccine ngừa cúm mỗi năm phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành trên thế giới.\n\n\nNhư vậy, chúng ta biết virus gây bệnh cúm biến đổi mỗi năm nên vaccine năm ngoái không bảo vệ bạn an toàn khỏi mắc cúm trong năm nay. Vì vậy, tiêm phòng cúm được khuyến khích tiêm ngừa mỗi năm.\n\n\nBệnh cúm là bệnh dễ lây truyền và dễ bùng phát thành dịch. Nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang , viêm tai giữa hoặc có khả năng làm người bệnh tử vong. Vì vậy, tiêm vaccine ngừa cúm hàng năm là khuyến nghị của các bác sĩ dành cho sức khoẻ của bạn và gia đình.\n\n\n**Cơ chế hoạt động của vaccine cúm trong cơ thể bạn?**\n------------------------------------------------------\n\n\nVaccine chứa virus đã chết hoặc bị làm yếu, 2 tuần sau khi tiêm chúng vào cơ thể thì hệ miễn dịch của bạn sẽ tạo kháng thể để giúp ngăn ngừa virus gây bệnh cúm nói trên.\n\n\nTuy nhiên, vaccine cúm không giúp bạn ngừa virus gây bệnh cảm dù bệnh cảm cũng có biểu hiện bệnh tương tự như cúm.\n\n\n**Nên tiêm vaccine cúm vào thời điểm nào trong năm?**\n-----------------------------------------------------\n\n\nChủng virus cúm thay đổi hàng năm nên cần tiêm vaccine cúm mùa trước khi vào mùa cúm của năm đó và nên tiêm càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó.\n\n\nỞ Việt Nam, theo nghiên cứu bệnh cúm cho thấy, dịch cúm thường xuất hiện quanh năm và đạt đỉnh vào tháng 3, 4, 9 và tháng 10 hàng năm. Nên bạn hãy chủ động tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng.\n\n\nĐối với phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vaccine phòng cúm trước khi có thai. Nếu đang trong dịch cúm mùa mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.\n\n\n![Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_vaccine_cum_dinh_ki_hang_nam_3_1_d1d7751896.jpg)*Nếu đang trong dịch cúm mùa mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.*\nPhụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ biến chứng cao do cúm gây ra và vaccine cúm là vaccine bất hoạt nên có thể tiêm khi mang thai.\n\n\nĐối với trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus cúm nên tiêm vaccine cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.\n\n\n**Đối tượng nào nên tiêm phòng cúm?**\n-------------------------------------\n\n\nVirus này có thể gây cho mọi đối tượng, vì vậy trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là đều cần chích ngừa cúm. Những người nằm trong đối tượng nguy cơ biến chứng cao thì càng cần chủ động chích ngừa hơn như:\n\n\n* Người già từ 50 tuổi trở lên;\n* Người lớn hay trẻ em suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải (nhiễm HIV) hay được ghép tạng;\n* Trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày;\n* Phụ nữ có thai đang trong dịch cúm mùa;\n* Người ở độ tuổi bất kỳ nào có mắc các bệnh lý mạn tính;\n* Người sống cùng hoặc chăm sóc những người trong đối tượng nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.\n\n\n![Có cần tiêm vaccine cúm định kì hàng năm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_vaccine_cum_dinh_ki_hang_nam_2_94991dba0a.jpg)*Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cha mẹ nên chủ động cho con đi tiêm phòng cúm*\n**Lịch tiêm vaccine ngừa cúm mùa**\n\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vaccine cúm làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do cúm tới 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ cơ thể khoảng 80% – 90%.\n\n\nVaccine phòng ngừa cúm mùa có thể tiêm bắt đầu với trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn.\n\n\n**Lịch tiêm như sau:**\n\n\n* Trẻ từ 6 tháng tới 9 tuổi và chưa từng tiêm vaccine cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau, tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm 1 mũi nhắc lại hằng năm.\n* Trẻ lớn từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml. Sau đó, nhớ lịch tiêm nhắc lại hàng năm.\n\n\nNhư vậy, virus cúm thường biến đổi kháng nguyên và vaccine chỉ có tác dụng phòng bệnh ngắn hơn 1 năm. Do đó, để phòng bệnh cúm mùa, mỗi người cần tiêm nhắc lại định kỳ mỗi năm 1 lần vaccine cúm với thành phần kháng nguyên thay đổi hàng năm.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n", "date": "21/02/2020", "tags": ["Vacxin", "Dịch cúm", "virus"]}, {"title": "Giải đáp: Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?", "abstract": "Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bởi đa phần chúng ta sợ việc tiêm phòng khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến bé. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.", "md_content": "Trong thời kỳ mang thai việc tiêm phòng uốn ván được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá là rất quan trọng. Bởi vì trong thời gian này, ai cũng sẽ muốn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thế nên hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ có thể xảy nếu mẹ bầu không tiêm vaccine để trả lời cho câu hỏi bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?\n\nVì sao phụ nữ mang thai cần phải tiêm phòng uốn ván?\n----------------------------------------------------\n\nThủ phạm chính gây ra [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là trực khuẩn Clostridium Tetani. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra các độc tố gây nguy hiểm lên hệ thần kinh như co cứng cơ, co giật, động kinh,... Clostridium Tetani phát triển rất tốt ở những phần mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, chúng sẽ ủ bệnh trong cơ thể khoảng 10 ngày và có cơ chế sinh sôi một cách nhanh chóng. Uốn ván sẽ dễ gặp phải ở các mẹ không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau sinh nở.\n\nTrẻ sơ sinh sẽ dễ bị mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được tiêm chủng phòng ngừa bệnh, vì vậy, em bé sẽ không nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ sang. Do đó, khi mang thai hoặc ở trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ toàn diện cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng là chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sinh con.\n\n![bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/1_750f652902.jpg)\n\n*Phụ nữ nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ toàn diện cho cả mẹ và bé*\n\nTheo các chuyên gia và bác sĩ, [tiêm phòng bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-duoc-bao-lau-thi-het-tac-dung-43601.html) có thể giúp người mẹ tự tạo ra kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh trong khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng này cũng hỗ trợ cho trẻ và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Vaccine uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định và đánh giá an toàn cho cả mẹ và bé và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu nên nhanh chóng thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.\n\nNếu bà bầu không tiêm phòng uốn ván thì có sao không?\n-----------------------------------------------------\n\nHiện nay vẫn còn nhiều mẹ bầu lo lắng khi tiêm phòng uốn ván. Lý do phổ biến nhất là sợ tiêm phải vaccine giả hoặc các thành phần trong vaccine sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, nhiều mẹ bầu lựa chọn không tiêm phòng vaccine uốn ván. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy toàn bộ vaccine chữa bệnh đã được kiểm tra và đảm bảo không chứa vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên lựa chọn các [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín để tránh tiêm phải vaccine giả và được tư vấn cụ thể trong quá trình tiêm.\n\nViệc bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu như không tiêm vaccine, ngoài nguy cơ mắc uốn ván cho bản thân người mẹ, thì trẻ vừa ra đời cũng có khả năng gặp phải nguy hiểm. Vì trực khuẩn gây bệnh có thể tiết độc tố vào những phần mô hoại tử của vết thương bẩn trong khi sinh, đặc biệt là ở phần dây rốn của bé. Tình trạng này còn được gọi là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.\n\nKhi vi khuẩn uốn ván tấn công vào hệ thần kinh, sẽ làm cho các cơ bị đơ cứng, đồng thời, cũng sẽ xuất hiện các cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), thậm chí sản phụ có thể bị rối loạn thần kinh thực vật, ngừng tim hoặc suy hô hấp và thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì thế, cơ thể còn yếu như trẻ sơ sinh thì bệnh uốn ván có thể gây tử vong một cách dễ dàng. Ở nước ta hiện nay tỉ lệ bà bầu mắc phải bệnh uốn ván không quá cao, nhưng không vì thế mà chủ quan, điều mẹ bầu cần làm là nhanh chóng tiêm ngừa uốn ván theo tư vấn của bác sĩ.\n\n![bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_43aba93e7d.jpg)\n\n*Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không là thắc mắc của nhiều người*\n\nTóm lại, để giải đáp cho thắc mắc bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không thì câu trả lời là có. Đây là một trong những loại vaccine cần tiêm ở bà bầu trong thai kỳ. \n\nTiêm vaccine phòng uốn ván cho bà bầu như thế nào?\n--------------------------------------------------\n\nVaccine uốn ván cũng là mũi tiêm bắt buộc trong thai kỳ, vì nó có thể ngăn ngừa những nguy cơ mắc bệnh ở cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, vaccine lại là một phương pháp chủ động mà không quá tốn kém.\n\nCho đến này uốn ván vẫn chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Nên bà bầu hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín để thực hiện tiêm phòng ngay. Có 2 loại vaccine phòng bệnh phổ biến. Đó là vaccine ngừa uốn ván thuần và [vaccine kết hợp 3 bệnh uốn ván - ho gà - bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html). Tùy theo tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia mà các mẹ bầu sẽ được tư vấn mũi tiêm phù hợp.\n\nĐối với phụ nữ lần đầu mang thai, chưa có lịch sử tiêm uốn ván thì sẽ được chỉ định tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiêm ngay vào lúc khi biết tin có thai. Còn mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo tốt nhất là mũi 2 tiêm cách mũi 1 tầm 1 tháng.\n\nThường thì mũi 1 sẽ được tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai. Bởi vì trong 3 tháng đầu thai vẫn còn chưa ổn định, thậm chí có nguy cơ sảy thai vì nhiều nguyên nhân. Do đó nếu tiêm phòng lúc này sẽ dễ bị hiểu lầm là do vaccine gây nên. Các cơ sở cũng khuyến khích nên tiêm cho mẹ bầu bầu vào 3 tháng giữa thai kỳ.\n\nĐối với những mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi phòng chống vi khuẩn uốn ván trước đây, mũi cuối cách lúc mang thai chưa quá 10 năm, thì không cần phải tiêm lại. Bởi vì lúc này cơ thể người mẹ đã có khả năng miễn dịch với uốn ván lên đến 95%. Tuy nhiên, nếu mũi cuối đã tiêm quá 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại.\n\n![bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/3_0c39cd0d80.jpg)\n\n*Bà bầu nên sớm tiêm phòng uốn ván để báo vệ cả mẹ và bé*\n\nHiện nay, [giá của vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) cũng không quá mắc, phụ thuộc vào loại vaccine mà mẹ bầu chọn tiêm tích hợp phòng chống bao nhiêu bệnh và thời điểm tiêm. Tuy nhiên, giá chỉ dao động trong khoảng 100.000 đến hơn 1.000.000 đồng. Chính vì thế nên các mẹ bầu không nên phân vân về vấn đề bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không nữa. Bởi so với rủi ro có thể xảy đến thì việc tiêm phòng uốn ván là điều hoàn toàn cần thiết.\n\nQua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giải thích cho bạn về vấn đề [bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-ba-bau-khong-tiem-phong-uon-van-co-sao-khong-43616.html)? Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời cho bản thân mình. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.\n\n", "date": "01/03/2019", "tags": ["uốn ván", "tiêm phòng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván cho bé - Những điều bạn cần biết", "abstract": "Tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván là cách để bảo vệ trẻ khỏi những chứng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính này. Chúng đều là những căn bệnh nguy hiểm, nếu không có biện pháp phòng tránh thì không những để lại hậu quả nặng nề cho bé mà còn có nguy cơ dẫn đến tử vong.", "md_content": "Tiêm vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (BH - HG - UV) là cách để bảo vệ chủ động, đặc hiệu nhằm ngăn ngừa nhiễm bệnh, cũng như ngăn chặn khả năng lây truyền bệnh trong cộng đồng sinh sống. BH - HG - UV đều là những căn bệnh nguy hiểm, nếu không có biện pháp phòng tránh thì không những gây nên những di chứng, biến chứng, đồng thời để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng, dẫn đến tử vong.\n\nTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa trưởng thành, hoàn thiện nên rất dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), Ho gà hay Uốn ván. Cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng vắc xin BH - HG - UV nói riêng và toàn bộ lịch tiêm chủng nói chung để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tương lai của đứa bé.\n\n**Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?**\n----------------------------------------\n\nBệnh Bạch hầu gây ra bởi sự tấn công của *vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae*. Vi khuẩn này có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhầy bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần. Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. \n\n![Tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván cho bé - Những điều bạn cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_be_nhung_dieu_ban_can_biet_4_6895fa2797.jpg)\n\n*Hình ảnh hiển vi của vi khuẩn bạch hầu*\n\nBệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có viêm đa dây thần kinh hoặc viêm cơ do ngộ độc độc tố, nguy cơ tử vong rất cao.\n\n**Bệnh ho gà và uốn ván có nguy hiểm không?**\n---------------------------------------------\n\n[Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) là bệnh do vi khuẩn *Bordetella pertussis* gây ra. Các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng đường hô hấp trên không đặc hiệu, sau đó là ho dữ dội hoặc kiểu co thắt, thường kết thúc bằng thở rít, âm độ cao, như tiếng gà (cơn ho gà).\n\nCác biến chứng hô hấp, bao gồm ngạt thở ở trẻ sơ sinh là phổ biến nhất. Viêm tai giữa xảy ra thường xuyên. Viêm phế quản phổi (phổ biến ở người lớn tuổi). Động kinh thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng hiếm gặp ở trẻ lớn hơn. Xuất huyết não, mắt, da và niêm mạc có thể là hậu quả của các cơn ho kịch phát, đồng thời hậu quả gây ra chứng khô miệng. Xuất huyết não, phù não và viêm não do độc tố có thể gây tê liệt, khiếm khuyết trí tuệ (rối loạn tâm thần) hoặc rối loạn thần kinh khác. Thoát vị rốn và trực tràng đôi khi xảy ra. Ho gà có thể gây tử vong ở mọi lứa tuổi. \n\n![Tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván cho bé - Những điều bạn cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_be_nhung_dieu_ban_can_biet_2_4d9fdc1621.jpg)\n\n*Hình ảnh vi khuẩn ho gà*\n\nTác nhân chính gây [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-uon-van-va-nhung-dieu-can-biet-52944.html) là trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Biểu hiện bệnh do ngoại độc tố (*tetanus exotoxin*) của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Thông thường, trực khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập qua những vết thương trên trên da, niêm mạc của người bệnh. Uốn ván có thể gây nên những biến chứng, gánh nặng bệnh tật ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là nguy cơ tử vong rất cao.\n\nBệnh Uốn ván ở người lớn và trẻ em: Co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn”. Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Các cơn co giật toàn thân thường xảy ra do bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn…\n\nBệnh Uốn ván ở trẻ sơ sinh (UVSS): Trẻ đẻ ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh: Cứng hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong.\n\nTheo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì UVSS ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của UVSS rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/mắc phải của uốn ván từ 10 - 90%, tỷ lệ chết cao nhất hay gặp ở trẻ nhỏ và người có tuổi.\n\nUốn ván là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính vô cùng nguy hiểm. Với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ ca tử vong do uốn ván có giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm bệnh còn khá phức tạp và bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:\n\n* Co cứng, co giật cục bộ hay toàn thân;\n* Tím tái do suy hô hấp;\n* Trong cơ co cứng, bệnh nhân có thể bị đứt cơ, gãy xương, co thắt họng hay cứng thanh quản, cứng cơ hoành gây ngạt thở và dẫn đến tử vong;\n* Nhiễm trùng phế quản, viêm phổi, xẹp phổi;\n* Rối loạn nhịp tim, suy tim dẫn đến hôn mê;\n* Liệt thần kinh não gây rối loạn tâm thần;\n* Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em và người già.\n\nDo đó, việc tiêm vắc xin BH - HG - UV là điều cần làm để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.\n\n**Lịch tiêm chủng mở rộng vắc xin Bạch hầu, ho gà, uốn ván**\n------------------------------------------------------------\n\nTrẻ em là đối tượng cần tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván nhất vì hệ miễn dịch của bé chưa trưởng thành, hoàn thiện, chưa đủ để chống lại những căn bệnh này. Trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm vắc xin phòng chống các bệnh thường gặp theo chương trình Tiêm chủng mở rộng để đạt hiệu quả bảo vệ toàn diện nhất.\n\n![Tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván cho bé - Những điều bạn cần biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_be_nhung_dieu_ban_can_biet_4_1_9a517a3c4a.jpg)\n\n*Nắm rõ lịch tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván để bảo vệ bé tối đa*\n\nLịch Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh BH - HG - UV:\n\n* **Mũi 1:** Khi trẻ 2 tháng tuổi tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan siêu vi B (DPT-VGB-Hib).\n* **Mũi 2:** Khi trẻ 3 tháng tuổi tiếp tục tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib.\n* **Mũi 3:** Khi trẻ 4 tháng tuổi tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib.\n* **Mũi 4:** Tiêm nhắc vắc xin ho gà bạch hầu uốn ván khi trẻ 18 tháng tuổi.\n\nTất cả vắc xin đều miễn phí đối với trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.\n\nNgoài ra, để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho trẻ, sản phụ có thể tiêm vắc xin phòng bệnh BH - HG - UV (Tdap).\n\n**Chăm sóc sau khi tiêm vắc xin Bạch hầu, ho gà, uốn ván**\n----------------------------------------------------------\n\nVắc xin là một chế phẩm sinh học, được bào chế dưới dạng bất hoạt, tuy nhiên vắc xin vẫn là lạ đối với cơ thể. Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin có thể có một số phản ứng không mong muốn xảy ra trong quá trình: Nhận diện, Hoạt hóa và Đáp ứng nhằm tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu phòng chống bệnh. Các phản ứng sau tiêm vắc xin thông thường hay gặp nhất là: Sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, sốt,… trong khoảng 1 vài ngày 24 - 48 giờ sẽ tự khỏi và không để lại di chứng. \n\nRất hiếm gặp những trường hợp bé quá mẫn cảm có thể dẫn đến phản ứng phản vệ, trong trường hợp này cần được chẩn đoán, xử trí kịp thời sẽ tránh được những nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của em bé. Bởi vậy theo quy định của Bộ Y Tế, sau khi tiêm xong, bé cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm, điểm tiêm chủng.\n\n![Tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván cho bé - Những điều bạn cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_be_nhung_dieu_ban_can_biet_1_79974fe2f3.jpg)\n\n*Sau tiêm vắc xin có thể sẽ xuất hiện các phản ứng thường gặp như: Sưng, nóng, đỏ, đau*\n\nSau đó, tiếp tục để người trưởng thành có kinh nghiệm theo dõi trẻ trong 24 giờ sau tiêm chủng.\n\nCần đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất nếu có những dấu hiệu như: Quấy khóc dai dẳng, lừ đừ, khó thở, sốt cao trên 39 độ, da nổi vân tím, phát ban… Đồng thời có thể liên hệ với đường dây nóng của đơn vị tiêm chủng để có sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời và tốt nhất.\n\nThực hiện tiêm chủng vắc xin BH - HG - UV theo đúng lịch Tiêm chủng là cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ nhằm phòng, tránh các bệnh Bạch hầu, Ho gà và Uốn ván.\n\nHiện nay, tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc có cung cấp vắc xin 3 trong 1 phòng ngừa bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván như Adacel (Canada), Boostrix (Bỉ),... Để tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh BH - HG - UV, mời quý khách đăng ký thông tin tiêm chủng qua hotline 18006928 để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục, đồng thời hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n![Tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván cho bé - Những điều bạn cần biết 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_phoi_cong_dong_o_nguoi_lon_giai_dap_cac_cau_hoi_thuong_gap_cung_bac_si_nguyen_van_my_6_edde2f1c45.jpg)\n\n*Đặt lịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nBài viết trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan về bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván cũng như thông tin về biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Hi vọng qua bài viết, phụ huynh có thể hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của 3 loại bệnh trên, từ đó có các biện pháp chủ động phòng ngừa, điều trị và chăm sóc thích hợp, tránh để lại các biến chứng đáng tiếc ở trẻ. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!\n\n", "date": "09/03/2019", "tags": ["uốn ván", "Vacxin"]}, {"title": "Vacxin uốn ván là gì? Tác dụng và lịch tiêm phòng hiệu quả cho bà bầu", "abstract": "Vacxin uốn ván là gì là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì vậy tiêm phòng vacxin uốn ván cho bà bầu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vacxin uốn ván là gì cũng như tác dụng và lịch tiêm phòng hiệu quả cho bà bầu.", "md_content": "**Vacxin uốn ván là gì là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì vậy tiêm phòng vacxin uốn ván cho bà bầu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vacxin uốn ván là gì cũng như tác dụng và lịch tiêm phòng hiệu quả cho bà bầu.**\n-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Vacxin uốn ván là gì?**\n\n\nVacxin uốn ván (Tetanus vaccine), còn được gọi là giải độc tố uốn ván, là một loại vacxin vô hoạt (vacxin chết) được sử dụng để ngăn ngừa uốn ván. Theo các chuyên gia, tiêm phòng vacxin uốn ván là biện pháp quan trọng và cần thiết để phòng bệnh [uốn ván rốn sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), bệnh với tỷ lệ tử vong lên tới 95%.\n\n\n![Vacxin uốn ván là gì? Tác dụng và lịch tiêm phòng hiệu quả cho bà bầu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_uon_van_la_gi_tac_dung_va_tiem_nhu_the_nao_hieu_qua_cho_ba_bau1_0e59b9d9ad.jpg)*Vacxin uốn ván là gì? Vacxin sẽ giúp cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.*\nVacxin [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là gì? Nói tóm lại, tiêm phòng vacxin uốn ván cho bà bầu là việc làm cực kỳ quan trọng. Vacxin sẽ giúp cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.\n\n\nVậy là bạn vừa được giải đáp thắc mắc vacxin uốn ván là gì? Tuy nhiên chưa dừng lại ở đây, việc tìm hiểu về tác dụng cũng như lịch tiêm phòng vacxin uốn ván sẽ giúp cả mẹ và bé bảo vệ tốt hơn trước căn bệnh này.\n\n\n### **Tác dụng của vacxin uốn ván**\n\n\nSau khi các mẹ đã “nằm lòng” vacxin uốn ván là gì thì việc tìm hiểu tác dụng của nó sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng vacxin uốn ván. Vacxin uốn ván chứa giải độc tố uốn ván hay giải độc tố uốn ván hấp phụ. Sau đó các giải độc tố uốn ván này gây miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván với cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng độc tố độc lập. Các mẹ cần lưu ý thuốc không được chỉ định để điều trị nhiễm trùng uốn ván chủ động.\n\n\n### **Bà bầu tiêm vacxin uốn ván như thế nào là hiệu quả?**\n\n\nTiêm vacxin uốn ván là gì? Tiêm vắc xin uốn ván là một biện pháp chủ động phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh ở trẻ. Sau khi tiêm phòng, miễn dịch của mẹ sẽ được truyền cho con trong quá trình mang thai giúp bảo vệ trẻ tránh các bệnh lây nhiễm.\n\n\n![Vacxin uốn ván là gì? Tác dụng và lịch tiêm phòng hiệu quả cho bà bầu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_uon_van_la_gi_tac_dung_va_tiem_nhu_the_nao_hieu_qua_cho_ba_bau2_4f49c74ce6.jpg)*Vacxin uốn ván là gì? Phụ nữ mang thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vacxin uốn ván.*\nTheo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vacxin uốn ván. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng và phải tiêm trước khi sinh 30 ngày. Đối với các sản phụ đã tiêm đủ 5 mũi vacxin uốn ván trước đây, mũi cuối cách thời kỳ mang thai chưa quá 10 năm thì không cần tiêm lại. Lý do là lúc này cơ thể người mẹ đã có khả năng miễn dịch phòng ngừa uốn ván lên tới 95%. Tuy nhiên, nếu mũi cuối đã tiêm cách đó quá 10 năm thì sản phụ nên cân nhắc tiêm lại lần nữa.\n\n\n### **Vacxin uốn ván có tác dụng phụ không?**\n\n\nVacxin uốn ván là gì? Vacxin uốn ván được cho là an toàn với thai phụ, nên việc gây ra tác dụng phụ ở bà bầu sau khi tiêm hầu như không đáng kể. Bởi dưới sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền, vacxin đã được kiểm tra độ an toàn về độ tinh khiết, tính hiệu quả và an toàn đối với bà bầu. Tuy vậy, một số bà bầu có thể dị ứng với các thành của vacxin khi sử dụng, do đó các mẹ tuyệt đối không nên tự ý tiêm phòng vacxin mà không có sự yêu cầu từ các cơ quan y tế, bác sĩ sản khoa của mình.\n\n\nNhững phản ứng thường gặp ở bà bầu sau khi tiêm như:\n\n\n* Tại nơi tiêm xuất hiện quầng đỏ, sưng đau, có thể gây dị ứng tại chỗ nhưng các mẹ không nên quá lo lắng vì đây là những triệu chứng hết sức bình thường và sẽ tự mất đi sau đó. Để [xử lý các triệu chứng sưng đau, quầng đỏ sau khi tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-me-bau-cach-khac-phuc-khi-tiem-phong-uon-van-xong-bi-sung-va-ngua-43609.html), các mẹ bầu có thể dùng đá lạnh chườm mát vào cánh tay, nơi vị trí tiêm.\n\n\n![Vacxin uốn ván là gì? Tác dụng và lịch tiêm phòng hiệu quả cho bà bầu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_uon_van_la_gi_tac_dung_va_tiem_nhu_the_nao_hieu_qua_cho_ba_bau3_6e6bbedac6.jpg)*Vacxin uốn ván là gì? Vacxin uốn ván được cho là an toàn với thai phụ.*\n* Sau khi tiêm vacxin uốn ván, bà bầu sẽ cảm thấy sốt nhẹ. Đây hoàn toàn là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể nên các mẹ không nên quá lo lắng. Ngoài phản ứng trên, bà bầu có thể xuất hiện những tác dụng ngoài ý muốn khác do các thành phần thừa của vacxin gây nên. Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể thai phụ có hệ miễn dịch yếu nên là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vacxin.\n* Ngoài các triệu chứng trên, đôi khi sẽ thấy nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng các mẹ không nên quá lo lắng vì đây là tình trạng rất hiếm gặp. Các mẹ bầu có thể dùng băng ép lạnh để giảm hiện tượng thâm nhiễm này nhé.\n\n\nTuy nhiên, nếu mẹ bầu có biểu hiện sốt cao, đau nhức và viêm sưng chỗ tiêm kéo dài thì nên bù nước kịp thời, đầy đủ và gặp ngay bác sĩ sản khoa để khám và điều trị kịp thời.\n\n\nVacxin uốn ván là gì? Câu trả lời là là một loại vacxin vô hoạt được sử dụng để ngăn ngừa uốn ván cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Hơn nữa, nếu tiêm phòng uốn ván đầy đủ theo quy định của bác sĩ thì uốn ván sẽ không còn là nỗi lo. Hy vọng với bài viết này, không chỉ giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc vacxin uốn ván là gì mà còn trang bị cho mình thêm kiến thức hữu ích về những vấn đề xoay quanh việc tiêm phòng uốn ván để bảo vệ cho bé yêu của mình.\n\n\n**Ngân Lâm**\n\n", "date": "06/03/2019", "tags": ["uốn ván", "Vacxin"]}, {"title": "FDA cấp phép lưu hành vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengvaxia", "abstract": "Vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết là loại vắc xin ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là bệnh do muỗi đốt người đang nhiễm virus rồi lây truyền qua người lành.", "md_content": "**Vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết là loại vắc xin ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là bệnh do muỗi đốt người đang nhiễm virus rồi lây truyền qua người lành.**\n------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\nMới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (hay còn được gọi tắt là FDA) đã có thông báo cấp phép đầu tiên cho vắc xin phòng [bệnh sốt xuất huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-xuat-huyet-155.html). Quyết định này mang lại nhiều lợi ích to lớn cho giới y khoa trong việc khống chế mức độ ảnh hưởng của virus gây bệnh đối với sức khỏe cộng đồng bởi đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết.\n\n\n![FDA cấp phép lưu hành vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengvaxia 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/fda_cap_phep_luu_hanh_vac_xin_phong_benh_sot_xuat_huyet_1_e4955d4c24.jpg)*Vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết mới được FDA cấp phép đưa vào sử dụng.*\nBên cạnh việc cấp phép, FDA cũng đồng thời ra những điều kiện nghiêm ngặt trong việc sử dụng vắc xin này vì đã có thông tin chứng minh người dùng có nguy cơ mắc một chứng bệnh nghiêm trọng khác khi sử dụng vắc xin. Quyết định này cũng giúp ích cho việc kiểm soát những rủi ro lớn cho cộng đồng vì những biến thể của vắc xin.\n\n\nVới loại vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết mới này, FDA “khoanh vùng” phạm vi người sử dụng trong độ tuổi từ 9 đến 16 cung cấp được bằng chứng chứng minh rằng mình đã từng bị bệnh sốt xuất huyết và đang sinh sống trong những vùng có nguy cơ mắc bệnh cao.\n\n\nÔng Duane Gubler - Giáo sư danh dự Trường Đại học Y khoa Duke-NUS là một trong những thành viên trong nhóm phát minh vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết phát biểu: “Tôi có thể khẳng định loại vắc xin này sẽ phát huy hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách”. Đồng thời, trong tương lai, đây sẽ là loại vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết cạnh tranh với loại Dengvaxia do hãng dược Sanofi sản xuất. Trước khi loại vắc xin này ra đời, Dengvaxia do Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất được sử dụng rộng rãi nhưng gây nhiều tranh cãi sau khi xuất hiện nhiều vấn đề sức khỏe ở người sử dụng.\n\n\n![FDA cấp phép lưu hành vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengvaxia 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/fda_cap_phep_luu_hanh_vac_xin_phong_benh_sot_xuat_huyet_2_e6d98db4c1.jpg)*Vẫn có những yêu cầu nghiêm ngặt kèm theo khi sử dụng loại vắc xin mới này.*\nSốt xuất huyết còn có tên gọi khác là sốt xương đòn. Triệu chứng ban đầu khi mắc bệnh thường là sốt cao, đau đầu, đau cơ khớp và mệt mỏi kéo dài. Khi không điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.\n\n\nTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết hiện có khoảng 1/3 dân số thế giới có thể đang sống trong những vùng có nguy cơ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết cao vì đây là căn bệnh dễ lây truyền do muỗi đốt.\n\n\nCDC cũng ước tính, mỗi năm có khoảng 400 triệu trường hợp nhiễm sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Trong đó có khoảng 500.000 ca có biến chứng nặng và 20.000 ca tử vong. Và hiện thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh nguy hiểm này.\n\n\n![FDA cấp phép lưu hành vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengvaxia 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/fda_cap_phep_luu_hanh_vac_xin_phong_benh_sot_xuat_huyet_3_789b158e2e.jpg)*Sốt xuất huyết phổ biến ở mọi nơi và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ.*\nKhí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho loài muỗi vằn Aedes Aegypti lây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết sang người khỏe mạnh. Và Việt Nam do chịu ảnh hưởng của khí hậu này nên bệnh phổ biến trên khắp cả nước, kể cả thành thị và nông thôn. Mặc dù diễn ra quanh năm nhưng bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất vào những tháng mùa mưa.\n\n\nVì vậy, ngoài việc mặc quần áo dài tay, ngủ mùng và dùng thuốc bôi phòng tránh muỗi, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêu diệt nơi ẩn nấp của muỗi vằn truyền bệnh, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nhà ở ngay từ đầu mùa để muỗi vằn không có cơ hội phát triển.\n\n\n**Hoàng Minh**\n\n", "date": "20/05/2019", "tags": ["Vacxin", "Sốt xuất huyết"]}, {"title": "Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu?", "abstract": "Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi chẳng ai muốn con yêu của mình mắc phải căn bệnh khó chịu này cả.", "md_content": "**Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi chẳng ai muốn con yêu của mình mắc phải căn bệnh khó chịu này cả.**\n-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\nBệnh quai bị tưởng chừng như là một căn bệnh đơn giản. Thế nhưng vẫn có khá nhiều [biến chứng quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-bien-chung-quai-bi-can-luu-y-43325.html) khôn lường nguy hiểm tiềm ẩn. Cũng vì thế mà chúng ta cần phải chủ động tiêm vacxin ngừa bệnh. Vậy vacxin quai bị có tác dụng bao lâu?\n\n\n![Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_vacxin_quai_bi_co_tac_dung_bao_lau1_c2a98f876d.jpg)*Bạn có biết: Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu?*\n### **Quai bị có lây lan không?**\n\n\nQuai bị do Paramyxovirus gây nên, là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tốc độ lây nhiễm của loại virus này rất cao. Chỉ cần một người nhiễm là khả năng người xung quanh bị lây cũng đã cao rồi.\n\n\nThường chúng ta hay thấy trẻ em mắc bệnh nhiều. Và đây cũng là đối tượng cần được bảo vệ và tiêm chủng từ sớm. Độ tuổi thường mắc quai bị nhất là từ 5 - 9 tuổi. Tuy nhiên người lớn cũng không nên vì thế mà chủ quan. Bởi chúng ta vẫn có thể mắc phải quai bị, thậm chí là cả biến chứng của bệnh.\n\n\n[Quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) có thể lây lan rất nhanh và dễ dàng qua con đường hô hấp. Thế nên rất dễ bùng phát thành các đợt dịch lớn và đe dọa đến sức khỏe chúng ta. Đặc biệt ở khu vực tập thể như trường học rất hay bùng phát dịch. Bởi đó là nơi mà các bé thường tập trung và tiếp xúc với nhau.\n\n\nCụ thể con đường lây lan bệnh quai bị là:\n\n\n* Trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân.\n* Người mắc quai bị hắt hơi, ho… Từ đó virus lan truyền rất nhanh trong không khí.\n* Ăn hoặc uống chung với bệnh nhân quai bị.\n* Xài chung đồ dùng cá nhân như là quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt…\n\n\nQuai bị có tốc độ lây lan quá nhanh cùng nhiều triệu chứng khó chịu. Thế nên, chúng ta cần lưu ý tiêm vacxin quai bị phòng ngừa từ sớm. Nhất là đối với trẻ nhỏ, ta cần lưu tâm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu. Vậy bạn có biết chính xác thì vacxin quai bị có tác dụng bao lâu không?\n\n\n![Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_vacxin_quai_bi_co_tac_dung_bao_lau2_599db60773.jpg)*Trẻ em là đối tượng hay lây lan và mắc phải quai bị.*\n### **Tiêm ngừa và vacxin quai bị có tác dụng bao lâu?**\n\n\n**Phòng bệnh quai bị đúng cách**\n\n\nTheo bác sĩ của Bệnh viện A Thái Nguyên - Nông Văn Huy, tiêm vacxin là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Trẻ từ 12 tháng trở lên là đã có thể tiêm phòng để cơ thể miễn dịch với quai bị. Vậy bạn có biết thời gian mà vacxin quai bị có tác dụng bao lâu?\n\n\nVới người đã tiếp xúc với bệnh nhân mà chưa được chủng ngừa thì phải được tiêm ngay. Để giúp bảo vệ bản thân, ngăn ngừa bệnh quai bị. Phải lưu ý là ta cần tiêm không quá 72 tiếng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.\n\n\nĐối với người mắc bệnh thì cần chủ động đeo khẩu trang. Bởi khi tiếp xúc trực tiếp với người khác bạn có thể lây lan bệnh cho họ. Đồng thời, cũng cần lưu ý giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là đường hô hấp khi mắc bệnh. Và bạn cũng có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, giúp tăng đề kháng chóng khỏi bệnh.\n\n\n**Phòng ngừa quai bị cho trẻ em hiệu quả**\n\n\nBé cần được tránh tiếp xúc với người đang mắc quai bị. Và cha mẹ cần chủ động tạo miễn dịch cho con bằng vacxin. Hiện nay, đã có loại [vacxin 3 trong 1 sởi – quai bị – rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-la-du-41259.html) rất tiện lợi cho phụ huynh. Bởi nó có thể ngừa được cùng lúc 3 bệnh mà bé hay mắc phải.\n\n\nLoại vacxin này cũng dung nạp rất tốt trong cơ thể. Tạo được hệ miễn dịch bền vững và chắc chắn. Tuy nhiên bạn phải nhớ không nên tiêm vacxin cho bé dưới 1 tuổi. Và khi được 4 tuổi thì cho bé đi tiêm nhắc lại thêm mũi nữa.\n\n\nTrong trường hợp bé nhà bạn sống ở môi trường dịch bệnh, thì có thể tiêm phòng từ 9 tháng. Bạn cũng cần lưu ý là chủng ngừa vacxin không phòng bệnh được tuyệt đối. Tiêm phòng chỉ giúp bé phòng bệnh được tầm 80% thôi.\n\n\nThế nên bạn vẫn nên có ý thức phòng bệnh dù đã được tiêm vacxin. Vậy vacxin quai bị có tác dụng bao lâu, hãy cùng giải đáp qua nội dung dưới đây.\n\n\n![Trẻ em tiêm vacxin quai bị có tác dụng bao lâu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_vacxin_quai_bi_co_tac_dung_bao_lau3_1730cec6b4.jpg)*Ngừa bệnh quai bị bằng vacxin là biện pháp hiệu quả nhất.*\n**Vacxin quai bị có tác dụng bao lâu?**\n\n\nTiêm vacxin quai bị có thể giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh trong khoảng thời gian dài. Hoặc cũng có khi kháng thể này kéo dài suốt đời. Vậy chính xác thì thời gian vacxin quai bị có tác dụng bao lâu? Theo các chuyên gia thì vacxin này có tác dụng trong khoảng 10 năm kể từ lúc tiêm ngừa.\n\n\nViệc tiêm phòng cho bé phải đảm bảo kịp thời và đúng lúc, với lịch tiêm cụ thể:\n\n\n* Với trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi tiêm 3 lần. Mũi đầu khi bé được 9 tháng, mũi 2 sau 6 tháng. Mũi cuối tiêm chủng khi bé được khoảng 4 - 12 tuổi.\n* Với trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi tiêm 2 lần. Mũi đầu khi bé được 12 tháng, mũi 2 vào năm 4 - 12 tuổi.\n* Với trẻ trên 5 tuổi và người lớn tiêm 1 mũi duy nhất.\n\n\nTuy nhiên, cần lưu ý không được tiêm vacxin quai bị nếu như con bạn không khỏe. Nhất là khi hệ miễn dịch của bé đang bị suy giảm trầm trọng. Ngoài ra, người lớn cũng không được tiêm phòng nếu đang điều trị cortircoid liều cao, hoặc xạ trị… Đặc biệt với sản phụ thì tuyệt đối không tiêm vacxin quai bị.\n\n\nVậy là chúng ta đã biết được vacxin quai bị có tác dụng bao lâu? Câu trả lời là khoảng 10 năm. Hoặc cũng có thể bạn sẽ được miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, dù đã tiêm vacxin thì bạn vẫn cần có ý thức phòng bệnh để loại trừ rủi ro.\n\n\n**Thụy Anh**\n\n", "date": "29/12/2018", "tags": ["Vacxin", "quai bị"]}, {"title": "Tìm hiểu thông tin vacxin viêm não Nhật Bản có mấy loại", "abstract": "Tiêm phòng viêm não nhật bản là điều cần thiết cho trẻ. Nhưng trước hết, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu vacxin viêm não nhật bản có mấy loại?", "md_content": "**Tiêm phòng viêm não Nhật Bản là điều cần thiết cho trẻ. Nhưng trước hết, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu vacxin viêm não Nhật Bản có mấy loại?**\n-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt các trẻ nằm trong khoảng từ 2 tới 6 tuổi. Hiện nay, tiêm phòng viêm não Nhật Bản là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh căn bệnh này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vacxin viêm não Nhật Bản có mấy loại và lịch tiêm của mỗi vacxin.\n\n\n### **1. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm não Nhật Bản**\n\n\nCác nhà khoa học đã tìm ra được virus gây viêm não Nhật Bản thường có trong hai loại động vật chim và lợn. Nhưng yếu tố khiến căn bệnh này lây lan sang cho con người lại là do 2 loại muỗi chủ yếu là Culex Tritaeniorhynchus và Culex Vishnui. Muỗi hút máu của vật chủ mang mầm bệnh, sau đó đốt người và truyền mầm bệnh sang người. Đây là con đường duy nhất khiến viêm não Nhật Bản lây qua con người, hiện chưa ghi nhận trường hợp truyền từ người sang người.\n\n\n![Tìm hiểu thông tin vacxin viêm não nhật bản có mấy loại 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_thong_tin_vacxin_viem_nao_nhat_ban_co_may_loai_1_35279d257a.jpg)*Muỗi là nguyên nhân gây lây lan virus viêm não Nhật Bản.*\nThời gian phát triển của bệnh được chia thành 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau.\n\n\n*Giai đoạn ủ bệnh:*\n\n\nThường kéo dài 5 - 14 ngày, ở giai đoạn này, người bệnh không có dấu hiệu mắc bệnh rõ ràng.\n\n\n*Giai đoạn khởi phát:*\n\n\nTrong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện sốt cao lên tới 39 - 40 độ. Bệnh thường xảy ra đột ngột, người bệnh có thể đang khỏe mạnh đột nhiên sốt cao, co giật, lờ đờ, hôn mê trong khoảng 1 đến 3 ngày. Các triệu chứng có thể diễn biến rất nhanh.\n\n\nNgoài ra, trong thời kỳ này, bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn. Đối với trẻ em còn xuất hiện các triệu chứng cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức.\n\n\n![Tìm hiểu thông tin vacxin viêm não nhật bản có mấy loại 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_thong_tin_vacxin_viem_nao_nhat_ban_co_may_loai_3_355ba99023.jpg)*Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao, co giật và hôn mê.*\n*Giai đoạn toàn phát:*\n\n\nCác triệu chứng của người bệnh không có dấu hiệu giảm đi, mà càng ngày càng nặng hơn. Điều này là do virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh.\n\n\nGiai đoạn này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, người bệnh nhanh chóng bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu, rối loạn các chức năng sống.\n\n\n*Giai đoạn lui bệnh:*\n\n\nSang tuần thứ 2 mắc bệnh, các triệu chứng đỡ dần, nhiệt độ giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ. Từ ngày thứ 10 trở đi, nhiệt độ bệnh nhân sẽ dần ổn định, các dấu hiệu đi kèm khác cũng sẽ biến mất.\n\n\n### **2. Vacxin viêm não Nhật Bản có mấy loại?**\n\n\nHiện nay có 3 loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng phổ biến trên thế giới.\n\n\n***Vacxin viêm não nhật bản của Việt Nam (Jevax); Hàn Quốc (JEV–GCC):***\n\n\nVacxin viêm não Nhật Bản bất hoạt được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên Nakayama - Yoken hoặc Beijing-1 trên não chuột. Đây là loại vacxin được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, cũng như các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, lịch tiêm vacxin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam được chia thành ba mũi: [viêm não Nhật Bản mũi 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-mui-1-vao-thoi-diem-nao-la-tot-42041.html) khi trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm.\n\n\n***Vacxin viêm não nhật bản của Trung Quốc (Vắc xin RS.JEV):***\n\n\nLoại vacxin khác là vaccin sống giảm độc lực được Trung Quốc chế tạo từ chủng virut kháng nguyên SA-14-14-2 trên tế bào thận chuột đất vàng tiên phát. Loại thuốc này đã được công nhận là hiệu qủa và an toàn, được sử dụng tại Trung Quốc.\n\n\n![Tìm hiểu thông tin vacxin viêm não nhật bản có mấy loại 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_thong_tin_vacxin_viem_nao_nhat_ban_co_may_loai_2_d6ba112ad6.jpg)*Vacxin viêm não Nhật Bản* *có mấy loại? Jevax là loại vacxin được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam.*\n**Uyên**\n\n", "date": "16/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 vào thời điểm nào là tốt?", "abstract": "Vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên trong quá trình tiêm phòng viêm não Nhật Bản của trẻ mà phụ huynh nên biết.", "md_content": "**Vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 là mũi tiêm đầu tiên trong quá trình tiêm phòng viêm não Nhật Bản của trẻ mà phụ huynh nên biết.**\n------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\nCả nước hiện đang bước vào đỉnh điểm của [dịch viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/canh-bao-ve-dich-viem-nao-nhat-ban-42026.html) (từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm). Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe nói chung, virus viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hại khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương và để lại di chứng nặng nề như nguy cơ sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ… Mặc dù hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản, nhưng do nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin hoặc tiêm phòng không đúng lịch đã làm cho số ca mắc bệnh và tử vong ở trẻ do viêm não Nhật Bản tăng vọt trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 là điều hết sức quan trọng để chủ động phòng tránh bệnh cho con em của mình.\n\n\n![Viêm não Nhật Bản mũi 1 nên tiêm vào thời điểm nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_nhat_ban_mui_1_1_8c51654347.jpg)*Vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 nên tiêm vào thời điểm nào để phát huy hiệu quả phòng bệnh nhất?*\n### **Vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 nên tiêm vào thời điểm nào?**\n\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh, bệnh có tỉ lệ tử vong và di chứng cao. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng đỉnh điểm là từ tháng 5 - 7. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc viêm não Nhật Bản, song đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 - 6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).\n\n\nTuy hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể phòng ngừa một cách hiệu quả bằng vắc xin . Tuổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 được khuyến cáo là khi trẻ được 12 tháng tuổi.\n\n\n![Viêm não Nhật Bản mũi 1 nên tiêm vào thời điểm nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_nhat_ban_mui_1_3_fd13552ee4.jpg)*Vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 nên được tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi.*\n### **Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 có đáng lo ngại?**\n\n\nBa mẹ thường có tâm lý lo lắng đến tác dụng phụ và nguy cơ bị sốc phản vệ khi đưa con đi tiêm phòng. Vậy [tác dụng phụ của vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-ma-ban-nen-biet-41944.html) thì sao?\n\n\nCũng giống như hầu hết các loại vắc xin khác, khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 cũng có một tỉ lệ nhỏ trẻ gặp tác dụng phụ tại chỗ như: đau, sưng, đỏ. Một số có thể có phản ứng toàn thân như: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau từ 1 - 2 ngày. Chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ (1/ 1.000.000) có thể gặp choáng sau khi tiêm trong vòng vài giờ và cần được đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.\n\n\n![Viêm não Nhật Bản mũi 1 nên tiêm vào thời điểm nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_nhat_ban_mui_1_2_9ed6f2ba05.jpeg)*Sốt là phản ứng phụ bình thường khi tiêm phòng vắc xin.*\nPhản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời điểm, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm được thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng. Phụ huynh nên chọn tiêm phòng cho trẻ tại các cơ sở uy tín để tránh sai lịch, trễ lịch tiêm, có bác sĩ chuyên môn thăm khám trước tiêm và thực hiện đúng quy trình: phòng chờ - khám sàng lọc và tư vấn - tiêm - theo dõi sau khi tiêm.\n\n\nVì vậy, theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các bác sĩ, cha mẹ đừng vì quá lo lắng với những thông tin không chính xác về vắc xin mà bỏ qua cách bảo vệ trẻ tối ưu nhất trước rất nhiều bệnh dịch, trong đó có viêm não Nhật Bản, tuy không mới nhưng rất nguy hiểm này.\n\n\n**Bảo Hân**\n\n", "date": "13/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền?", "abstract": "Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ nhỏ là điều rất quan trọng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, nhất là trong giai đoạn mùa dịch viêm não Nhật Bản. Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền? Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc này.", "md_content": " \n\n\n**Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ nhỏ là điều rất quan trọng để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, nhất là trong giai đoạn mùa dịch viêm não Nhật Bản. Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền? Bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc này.**\n---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản bao nhiêu tiền 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_bao_nhieu_tien_02_36f7b57ab3.jpg)*Tiêm vắc xin là việc làm quan trọng bảo vệ trẻ khỏi viêm não Nhật Bản*\n### **Vắc xin viêm não Nhật Bản**\n\n\nTrên thế giới hiện nay có 3 loại [vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-co-biet-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-la-gi-42005.html) đang được sử dụng. Hai loại vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên Nakayama - Yoken và Beijing-1 trên não chuột là loại thông dụng nhất. Hai loại vắc xin này đang được dùng phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á.\n\n\nMột loại vắc xin viêm não Nhật Bản nữa được Trung Quốc chế tạo từ chủng virus kháng nguyên SA - 14 - 14 - 2 trên tế bào thận chuột đất vàng tiên phát. Vaccin này đã được chứng minh về độ an toàn, hiệu lực và được phép sử dụng tại Trung Quốc.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản bao nhiêu tiền 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_bao_nhieu_tien_01_9f2e079a36.jpg)*Có 3 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng trêm thế giới*\n### **Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền?**\n\n\nTừ năm 1997 vắc-xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào [chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-viem-nao-nhat-ban-41988.html). Ban đầu chỉ thực hiện ở một số tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và mở rộng dần ra các địa phương khác mỗi năm. Đến năm 2013 cả nước đã triển khai được 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Năm 2014 vắc xin đã được triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.\n\n\nHiện nay vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng được miễn phí hoàn toàn cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Đây là nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh và để lại biến chứng cao nhất.\n\n\nTuy nhiên bên cạnh đó nhóm trẻ từ 5 - 10 tuổi cũng có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, chính vì thế trong năm 2017 - 2018, dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ triển khai đợt tiêm bổ sung vắc xin viêm não Nhật bản B cho trẻ em 6 - 15 tuổi tại 28 huyện thuộc 16 tỉnh nguy cơ cao. Đối tượng chủ yếu là trẻ từ 6 – 15 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) hoặc không rõ tiền sử tiêm trước đó.. Ước tính sẽ có khoảng gần 180.000 trẻ em được tiêm đợt này.\n\n\nTrường hợp trẻ chưa được tiêm hoặc không thể đến tiêm tại các chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm dịch vụ. Chi phí tiêm dịch vụ vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào loại vắc xin và cơ sở tiêm phòng.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản bao nhiêu tiền 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_bao_nhieu_tien_03_a9e93eaf04.jpg)*Chi phí tiêm dịch vụ vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào loại vắc xin và cơ sở tiêm phòng*\n\n\n \n\n\nTại TPHCM, cha mẹ có thể đưa trẻ tới các trung tâm y tế công để được tiêm. Bên dưới là một số địa chỉ và mức phí mà cha mẹ có thể tham khảo.\n\n\n*Viện Pasteur TPHCM*\n\n\n* 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TPHCM\n* Chi phí: JEVAC-1ml: 100.000đ, JEVAC-0,5ml: 75.000đ\n\n\n*Trung tâm y tế dự phòng TPHCM*\n\n\n* 699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM\n* Chi phí: JEVAC-1ml: 100.000đ, JEVAC-0,5ml: 60.000đ\n\n\n*BV Phụ sản Từ Dũ - TPHCM*\n\n\n* 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM\n* Chi phí: JEVAC-1ml: 100.000đ\n\n\n### **Những lưu ý khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản**\n\n\nSau khi đã biết chi phí tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý về những tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản:\n\n\n* 5 - 10% người được tiêm: đau hoặc sưng đỏ tại chỗ tiêm\n* Một số rất ít: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi,... khoảng vài giờ và tự hết sau 1 - 2 ngày.\n* Một tỷ lệ cực nhỏ (1/1.000.000.000) có thể bị choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ. Trường hợp này cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n", "date": "17/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Vài điều cần biết về vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc", "abstract": "Vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc có tính năng và công hiệu tương tự vắc xin JEVAX của Việt Nam và từng được dùng ở Việt Nam để tiêm phòng. Tuy nhiên hiện nay loại vắc xin này đã ngừng nhập khẩu do Việt Nam đã có thể tự bào chế vắc xin viêm não Nhật Bản.", "md_content": " \n\n\n**Vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc có tính năng và công hiệu tương tự vắc xin JEVAX của Việt Nam và từng được dùng ở Việt Nam để tiêm phòng. Tuy nhiên hiện nay loại vắc xin này đã ngừng nhập khẩu do Việt Nam đã có thể tự bào chế vắc xin viêm não Nhật Bản.**\n-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản của Hàn Quốc](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_cua_han_quoc_03_97ce69ac59.png)*Vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc từng được dùng tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam*\n### **Hàn Quốc cảnh báo viêm não Nhật Bản**\n\n\nCơ quan quản lý dịch bệnh trực thuộc Bộ Y tế và phúc lợi Hàn Quốc vừa đưa ra cảnh báo trên toàn quốc về [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). Theo thông tin do phát hiện loài muỗi vằn culex - sinh vật trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản tại khu vực thành phố Busan của Hàn.\n\n\nMuỗi vằn culex là loại muỗi nhỏ sinh sống chủ yếu ở các chuồng gia súc. Khi gia súc mang virus viêm não, muỗi hút máu gia súc sau đó lại đốt người sẽ truyền virus sang người.\n\n\nTrong giai đoạn đầu bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, nôn...Đến giai đoạn cấp tính có thể bị mất ý thức, co giật, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Trong năm ngoái, Hàn Quốc có 9 ca bị viêm não Nhật Bản, trong đó có 2 ca tử vong.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản của Hàn Quốc 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_cua_han_quoc_01_71ff6e0454.jpg)*Hàn Quốc cảnh báo viêm não Nhật Bản do sự xuất hiện của muỗi Culex*\nBệnh chỉ có thể phòng tránh bằng vắc-xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, trẻ em dưới 12 tuổi được khuyến cáo đi tiêm chủng theo [lịch tiêm phòng tiêu chuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-viem-nao-nhat-ban-41988.html). Người lớn nếu sống trong môi trường tiếp xúc nhiều với muỗi hoặc có người mắc bệnh cũng nên đi tiêm phòng.\n\n\n### **Vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc**\n\n\nCũng như vắc xin [viêm não Nhật Bản JEVAX](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) của Việt Nam, vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc JEV – GCC là loại vắc xin bất hoạt đã được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên trên não chuột. Loại vắc xin này được dùng khá phổ biến ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước khi tự sản xuất được vắc xin, Việt Nam cũng đã dùng phổ biến loại vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc trong tiêm phòng mở rộng.\n\n\nLịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc JEV – GCC\n\n\n* Tạo miễn dịch sơ khởi: gồm 3 liều vào ngày đầu tiên, 7 ngày sau và 28 ngày sau hoặc 2 liều vào tuần thứ nhất và tuần thứ 4.\n* Tạo miễn dịch tăng cường: tiêm 1 liều 1 ml mỗi khi có bệnh lưu hành ở khu vực hoặc mỗi 3 năm sau đợt chủng ngừa sơ khởi.\n\n\nTheo thông báo mới nhất từ nhà sản xuất Green Cross Corp, Hàn Quốc sẽ hạn chế tiến tới dừng hẳn việc sản xuất vắc xin JEV-GCC để thay thế bằng công nghệ sản xuất mới. Đồng thời vắc xin viêm não Nhật Bản của Hàn Quốc JEV-GCC cũng đã hết hạn số đăng ký tại Việt Nam. Chính vì thế loại vắc xin này tạm thời chưa nhập khẩu được về Việt Nam.\n\n\n![vắcxin viêm não nhật bản của Hàn Quốc](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_jevax_8e18cfca20.jpg)*Vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam đã có thể thay thế hoàn toàn vắc xin Hàn Quốc*\nTuy nhiên vắc xin Việt Nam JEVAX với công thức tương tự là loại vắc xin bất hoạt đã được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên Nakayama – Yoken hoặc Beijing-1 trên não chuột, vẫn có thể đảm bảo thay thế và phòng chống tốt bệnh viêm não Nhật Bản và hoàn toàn phù hợp với cơ địa người Việt Nam.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n", "date": "17/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ em", "abstract": "Từ tháng 5/2019 sẽ có thêm một loại vắc xin 5 trong 1 mới được sử dụng tiêm chủng quy mô nhỏ cho 5 tỉnh thành. Loại vắc xin này có thành phần cũng tương tự như Quinvaxem và ComBE Five.", "md_content": "**Từ tháng 5/2019 sẽ có thêm một loại vắc xin 5 trong 1 mới được sử dụng tiêm chủng quy mô nhỏ cho 5 tỉnh thành. Loại vắc xin này có thành phần cũng tương tự như Quinvaxem và ComBE Five.**\n--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n![Vắc xin 5 trong 1 mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_moi_duoc_dua_vao_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em1_36ecabf846.jpg)*Một loại vắc xin 5 trong 1 mới sắp được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.*\nSáng ngày 19/4, ông Đặng Đức Anh, giám đốc dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã trao đổi với báo giới. Ông cho biết từ tháng 5/2019 sẽ có thêm một loại vắc xin 5 trong 1 mới có mặt trong chương trình tiêm chủng.\n\n\nĐây là loại vắc xin do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, với thành phần kháng nguyên cũng tương tự với vắc xin Quinvaxem và ComBE Five đã và đang được dùng rộng rãi tại Việt Nam. Ông cho hay, vắc xin 5 trong 1 mới này có khả năng ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib, trong đó thành phần ho gà là toàn tế bào.\n\n\nNgười dùng cũng có thể yên tâm bởi loại vắc xin mới này đã đạt được tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hơn nữa nhà cung cấp, Viện Huyết thanh Ấn Độ cũng đã từng cung cấp cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin sởi – rubella trong chiến dịch tiêm chủng năm 2014 với chất lượng rất tốt.\n\n\n![Vắc xin 5 trong 1 mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_moi_duoc_dua_vao_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em2_d927e758ac.jpg)*Vắc xin 5 trong 1 mới đã đạt được tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO.*\nTrả lời cho câu hỏi, lý do bổ sung vắc xin này vào chương trình có phải do vắc xin ComBE Five đang sử dụng liên quan tới một số ca phản ứng nặng sau tiêm không, ông Đức Anh cho biết việc đưa thêm vắc xin 5 trong 1 mới vào chương trình là để đảm bảo an ninh vắc xin.\n\n\nBởi số lượng vắc xin ComBE Five cung cấp gần đây chưa đảm bảo đủ số lượng so với nhu cầu (chỉ mới đạt khoảng 60 - 70%). Do đó vắc xin mới được đưa thêm vào chương trình sẽ giúp nguồn cung ứng tiêm chủng chủ động hơn.\n\n\nTheo dự kiến, từ tháng 5/2019 vắc xin 5 trong 1 sẽ bắt đầu đưa vào tiêm chủng quy mô nhỏ tại 5 tỉnh thành (miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên). Nếu đúng theo lộ trình thì loại vắc xin mới này sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng rộng rãi với ComBE Five vào năm 2019.\n\n\n![Vắc xin 5 trong 1 mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_moi_duoc_dua_vao_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em3_1d774aea3e.jpg)*Vào tháng 5/2019, loại vắc xin mới này sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng quy mô nhỏ tại 5 tỉnh ở miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.*\nVắc xin 5 trong 1 có tác dụng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib, đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ khoảng 10 năm trước đây bằng vắc xin Quinvaxem. Vắc xin Quinvaxem được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Tuy nhiên sau đó Hàn Quốc đã ngừng sản xuất và cung ứng loại vắc xin này cho Việt Nam.\n\n\nCho đến cuối năm 2018 vừa qua Quinvaxem được thay thế bằng ComBE Five. ComBE Five do công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất, có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem, và được lưu hành ở đây từ năm 2010. Vắc xin này cũng đã đạt được tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới và sử dụng rộng rãi trên 43 quốc gia, với hơn 400 triệu liều được sử dụng.\n\n\n![Vắc xin 5 trong 1 mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_moi_duoc_dua_vao_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em4_83e20c003c.png)*Quinvaxem và ComBE Five là 2 loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng từ trước đây.*\nTính từ tháng 12/2018, ComBE Five đã được sử dụng khoảng 300.000 – 400.000 liều. Tỷ lệ người gặp phản ứng nặng sau tiêm chiếm khoảng 0.05% và đã có nhiều kiến nghị về việc bổ sung loại vắc xin tương tự vào chương trình tiêm chủng.\n\n\n**Thụy Anh**\n\n", "date": "24/04/2019", "tags": ["tiêm phòng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B ngay, đã xuất hiện ca đầu tiên 2018", "abstract": "Tháng 6 vừa qua tại Hà Nội đã xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2018. Đây là dấu hiệu báo động viêm não Nhật Bản đã “vào mùa”, cần cho trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B ngay để phòng bệnh nếu trước đó trẻ chưa được tiêm phòng.", "md_content": " \n\n\n**Tháng 6 vừa qua tại Hà Nội đã xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2018. Đây là dấu hiệu báo động viêm não Nhật Bản đã “vào mùa”, cần cho trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B ngay để phòng bệnh nếu trước đó trẻ chưa được tiêm phòng.**\n---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Xuất hiện ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2018 tại Hà Nội**\n\n\nTheo thông tin từ nguồn Baomoi.com, trong tháng 6 Bệnh viện Nhi Trung Ương đã tiếp nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên của năm 2018.\n\n\nPGS.TS Nguyễn Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: khoa Truyền nhiễm đã tiếp nhận 2 trường hợp [trẻ mắc viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-benh-viem-nao-nhat-ban-o-tre-em-42021.html) rất nặng. Cả 2 trường hợp đều do không được tiêm ngừa đủ số mũi vắc xin theo quy định. Một trong hai bệnh nhân là một bé gái 10 tuổi ở xã Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, được đưa đến bệnh viện trong trạng thái sốt cao, li bì.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản b](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_b_01_3906e83a28.jpg)*Ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2018 tại Hà Nội*\nHiện tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện cũng đang điều trị nội trú cho hơn 20 ca viêm não, và nhiều ca bệnh kèm viêm màng não. Trong số đó có một số trẻ mắc bệnh rất nặng, phải thở máy.\n\n\n### **Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm không thể xem thường**\n\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thương thần kinh trung ương. Bệnh gây ra bởi muỗi đốt truyền virus gây bệnh sang cơ thể người. Bệnh thường gây ra viêm não, viêm màng não ở trẻ nhỏ dẫn đến tử vong.\n\n\nTừ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là giai đoạn cao điểm, còn được gọi là “mùa viêm não Nhật Bản”. Ban đầu khi mới nhiễm virus cơ thể thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện ra. Sau 3 - 4 ngày thì bệnh mới có triệu chứng rõ dần như sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp…\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản b](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_b_02_f2787c5423.jpg)*Trẻ sốt cao mê man có thể là một biểu hiện của viêm não Nhật Bản*\nĐiều đáng lo ngại là bệnh diễn tiến cực nhanh. Có thể chỉ sau 3 ngày phát bệnh, người bệnh đã co giật, hôn mê, phải thở máy. Đối với trẻ nhỏ nếu không phát hiện sớm có thể chỉ sau 1 - 2 ngày sẽ tử vong. Nguy hiểm hơn, bệnh dù đã qua cơn nguy hiểm vẫn có thể để lại những di chứng thần kinh về sau như chậm phát triển, tê liệt, rối loạn ngôn ngữ nói...\n\n\nTheo các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thể dùng các phương pháp hỗ trợ giúp bệnh nhân qua cơn nguy hiểm, sau đó sẽ tự hồi phục. Chính vì thế cách tốt nhất là nên [tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dia-diem-chich-ngua-viem-nao-nhat-ban-o-dau-41986.html) để phòng bệnh.\n\n\n### **Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B ngay để phòng bệnh**\n\n\nĐối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nên cho trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản B theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 5 tuổi được thực hiện như sau:\n\n\n* Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi.\n* Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.\n* Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản b](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_b_03_fb56c69cef.jpg)*Tiêm vắc xin viêm não nhật bản b là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ*\nĐối với trẻ trên 5 tuổi và người lớn, nếu trước đó chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cần đến các cơ sở tiêm mũi 1 càng sớm càng tốt. Hiện viêm não Nhật Bản đang trong mùa dịch, vắc xin cần tiêm trước 1 tháng để cơ thể có thể hình thành kháng thể kịp thời.\n\n\nTiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản B có thể bảo vệ trẻ từ 5 - 7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu sẽ giảm dần. Để đảm bảo cơ thể luôn có kháng thể, nên tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3 - 4 năm, cho đến khi trẻ được 15 tuổi.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n", "date": "17/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản có thể gặp là gì?", "abstract": "Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý gây viêm lan tỏa ở não do virus viêm não Nhật Bản (JEV) gây ra. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng thần kinh nổi trội bên cạnh triệu chứng tiêu hóa, hô hấp. Người bệnh mắc viêm não Nhật Bản có thể để lại di chứng thần kinh về sau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, sức khỏe xã hội của người bệnh. Với sự ra đời của vắc xin viêm não Nhật Bản, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh. Bản thân vắc xin là một chất lạ đối với cơ thể nên không tránh khỏi những phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản.", "md_content": "Biết được căn nguyên của viêm não Nhật Bản là một loại virus, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời vắc xin viêm não Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1930. Sự xuất hiện loại vắc xin này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và di chứng do bệnh để lại. Theo thời gian, các nhà nghiên cứu tạo ra nhiều thế hệ vắc xin hơn nhằm đạt hiệu quả phòng bệnh cao và giảm tác dụng phụ do vắc xin gây ra. Tuy nhiên với mỗi cá thể, mỗi loại vắc xin đưa vào sẽ có những phản ứng riêng, do đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những [phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-viem-nao-nhat-ban-co-the-gap-la-gi.html) có thể gặp.\n\nViêm não nhật bản là gì?\n------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) (JE) là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do virus gây ra tổn thương lan tỏa ở não bộ. Viêm não Nhật Bản lần đầu tiên được mô tả là một đợt bùng phát bất thường của bệnh viêm não mùa hè ở Nhật Bản trong thế kỷ 19. Sau đó, nó được công nhận là bệnh đặc hữu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan, Philippines và Úc. Người ta ước tính rằng ít hơn 1% số người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản phát triển thành bệnh.\n\nCác biểu hiện lâm sàng của bệnh bao gồm từ mất phương hướng hoặc thay đổi tính cách nhẹ đến nhầm lẫn, mê sảng và thậm chí hôn mê. Di chứng tâm thần kinh lâu dài phát triển ở 30% đến 50% những người sống sót, chẳng hạn như thiếu vận động dai dẳng, khó khăn trong học tập, các vấn đề về hành vi và thay đổi tính cách. Một số báo cáo cho thấy trẻ nhỏ và người già có nhiều khả năng mắc bệnh hơn, có thể để lại di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao hơn so với người trẻ tuổi.\n\n![Phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/phan_ung_sau_tiem_vaccin_viem_nao_nhat_ban_2_d19c5bed5c.jpg)\n\n*Tổn thương não trong bệnh viêm não Nhật Bản*\n\nVirus viêm não Nhật Bản (JEV)\n-----------------------------\n\nVirus viêm não Nhật Bản (JEV) là một loại virus thuộc họ Flavivirus do muỗi họ Flaviviridae truyền. JEV có thể được chia thành năm kiểu gen theo trình tự gen. Các loài chim lội nước là vật chủ tự nhiên và là vật mang mầm bệnh JEV. Một số loài vật nuôi có thể đóng vai trò là vật chủ khuếch đại. Lợn nhà và lợn hoang dã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp virus trong máu để muỗi truyền bệnh. Con người là vật chủ cuối cùng và hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều không có triệu chứng. Do đó, rất khó để nhận ra tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản chính xác và gánh nặng bệnh tật có thể bị đánh giá thấp.\n\nViêm não nhật bản nguy hiểm như thế nào?\n----------------------------------------\n\nTỷ lệ tử vong trong bệnh viêm não Nhật Bản thay đổi từ 3% đến 30%. Người ta thấy có các tổn thương đồi thị điển hình trên chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.\n\nMột nghiên cứu của Solomon T và cộng sự từ 1994 - 1997 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy trong số 555 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, 144 bị nhiễm JEV chiếm tỷ lệ 26%, trong đó có 134 trẻ em và 10 người lớn. Trong số đó có 17 bệnh nhân tử vong và 33 bệnh nhân để lại di chứng nặng nề.\n\nNghiên cứu cho thấy bệnh nhân trong tình trạng [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html) có nhiều khả năng tử vong hơn. Bệnh nhân bị co giật có nhiều khả năng có áp lực nội sọ tăng cao và phát triển các dấu hiệu thân não tương thích với hội chứng thoát vị. Sự kết hợp của hôn mê, các cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), dấu hiệu thân não và bệnh trong 7 ngày trở lên là yếu tố dự đoán chính xác kết quả xấu của bệnh. Những phát hiện này cho thấy rằng trong viêm não Nhật Bản, co giật và [tăng áp lực nội sọ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-tang-ap-luc-noi-so-1005.html) có thể là nguyên nhân quan trọng gây tử vong. Những con số biết nói cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản\n-------------------------\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin sống giảm độc lực, được sử dụng như một biện pháp dự phòng có hiệu quả bệnh viêm não Nhật Bản. Tại Việt Nam, vắc xin này được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng lần đầu vào năm 1997 nhằm mục đích phòng bệnh cho trẻ em và người lớn. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản là Imojev và Jevax. Imojev là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, loại vắc xin này do Pháp sản xuất. Vắc xin Jevax được dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn do Việt Nam sản xuất.\n\n### Đối tượng nào cần tiêm vắc xin JEV-\\*\n\nVắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước châu Á trong 20 năm qua. Vắc xin thường được coi là có hiệu quả và khả năng gây phản ứng thấp. Tại Việt Nam, vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến khích tiêm cho tất cả các trẻ từ 1 đến 15 tuổi. Đây cũng là loại vắc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng và được miễn phí hoàn toàn cho trẻ dưới 5 tuổi.\n\n![Các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản có thể gặp là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_nao_nhat_ban_co_the_gap_la_gi_2_7d292fe899.jpg)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến khích tiêm cho tất cả các trẻ từ 1 đến 15 tuổi*\n\n### Đối tượng nào không được tiêm\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin sống giảm độc lực, vì vậy nó chống chỉ định với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc những người dị ứng với vắc xin. Cụ thể, những trường hợp sau không được tiêm vắc xin JE:\n\n* Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú;\n* Người bị suy giảm miễn dịch;\n* Người bị nhiễm HIV;\n* Người đã từng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin viêm não Nhật Bản.\n\nTrước khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản, trẻ sẽ được các bác sĩ có kinh nghiệm về tiêm chủng khám sàng lọc trước. Nếu đủ điều kiện về sức khỏe trẻ mới được tiến hành tiêm vắc xin này.\n\n### Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nên tiêm khi nào?\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, vắc xin viêm não Nhật Bản được tiêm theo phác đồ với 3 mũi tiêm cơ bản:\n\n* Mũi 1: Trẻ từ 12 tháng tuổi;\n* Mũi 2: 1 - 2 tuần sau tiêm mũi 1;\n* Mũi 3: 1 năm sau tiêm mũi 2.\n\nSau đó có thể tiêm nhắc lại mỗi 3 - 4 năm cho đến khi trẻ được 15 tuổi để tăng cường khả năng miễn dịch.\n\nNhững phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản có thể gặp?\n-----------------------------------------------------\n\nKể từ năm 1989, một số lượng bất thường các phản ứng toàn thân đặc trưng chủ yếu là nổi mề đay toàn thân hoặc phù mạch sau khi tiêm vắc xin JE đã được báo cáo ở Úc, Canada và Đan Mạch đã gây nghi ngờ về khả năng gây phản ứng phụ của loại vắc xin này. vắc xin khi đưa vào cơ thể người sẽ trở thành một yếu tố lạ đối với hệ miễn dịch, và có thể gây phản ứng không mong muốn. Cho đến hiện nay, các phản ứng phụ được biết đến bao gồm:\n\n**Phổ biển nhất:**\n\n* Mệt mỏi\n* Ho\n* Tiêu chảy\n* Sốt\n* Đau đầu\n* Đau khớp, sưng khớp\n* Mất ngon miệng, chán ăn\n* Đau cơ\n* Nôn, buồn nôn\n* Chảy nước mũi\n* Ban đỏ\n* Run tay, run chân\n* Vã mồ hôi\n* Khó ngủ.\n\n**Ít phổ biến:**\n\n* Khó thở\n* Ù tai\n* Nghẹt mũi\n* Hắt hơi\n* Đau lưng.\n\n![Phản ứng sau tiêm vaccin viêm não Nhật Bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_sau_tiem_vaccin_viem_nao_nhat_ban_4_a2813048a5.jpg)\n\n*Sốt là phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản hay gặp*\n\nTrẻ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có thể xảy ra một hoặc một số tác dụng phụ kể trên. Một số triệu chứng nhẹ có thể không cần chăm sóc y tế, tuy nhiên trẻ nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn khi có một trong các biểu hiện trên vì sự an toàn của người sử dụng.\n\nViêm não Nhật Bản là một bệnh nguy hiểm có thể tử vong và để lại những di chứng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật bản đã được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các bà mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đủ theo lịch trình. Đừng quá lo ngại về các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản, hãy theo dõi con bạn sau khi tiêm vắc xin để có thể phát hiện tác dụng phụ nếu có và xử trí kịp thời.\n\n", "date": "22/08/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Bạn có biết: Vắc xin viêm não Nhật Bản là gì?", "abstract": "Vắc xin viêm não Nhật Bản đã có ở Việt Nam từ khá lâu nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về căn bệnh cũng như loại vắc xin này. Bài viết này xin được chia sẻ thông tin với bạn về vắc xin viêm não Nhật Bản là gì? Vì sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản?", "md_content": " \n\n\n**Vắc xin viêm não Nhật Bản đã có ở Việt Nam từ khá lâu nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về căn bệnh cũng như loại vắc xin này. Bài viết này xin được chia sẻ thông tin với bạn về vắc xin viêm não Nhật Bản là gì? Vì sao cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản?**\n---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Bệnh viêm não Nhật Bản**\n\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não xâm nhập vào cơ thể và lây theo đường máu, thường là do muỗi culex đốt. Bệnh thường phát triển rất nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao ở trẻ nhỏ.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản là gì](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_la_gi_02_e772300ddc.jpg)*Bị muỗi đốt là một trong những đường truyền virus viêm não Nhật Bản*\nVirus viêm não Nhật Bản khi vào máu sẽ phát triển khắp cơ thể, xâm nhập vào tế bào thần kinh và sản sinh nhanh ngay tại đó. Khi số lượng virus đã đạt đến mật độ cao, chúng sẽ xâm nhập vào máu lần thứ 2 và gây nên hiện tượng sốt, đây là giai đoạn cấp tính của bệnh. Cùng với đó, các tế bào thần kinh sẽ hình thành kháng thể chống lại virus tạo ra phản ứng viêm của não.\n\n\nBan đầu, cơ thể chỉ có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu vùng trán, đau bụng, nôn. Sau đó người bệnh sẽ có hội chứng màng não và rối loạn ý thức nhẹ. Ở thời kỳ toàn phát, não tổn thương nặng, người bệnh có thể bị cuồng sảng, ảo giác, kích động, hôn mê sâu và có thể tử vong.\n\n\nVì đặc tính phát triển cực nhanh của virus viêm não Nhật Bản nên khi mắc bệnh tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh cần được phòng ngay khi cơ thể còn khỏe mạnh bằng cách tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ và người lớn. Vậy vắc xin viêm não Nhật Bản là gì? Đây là câu hỏi mà còn rất nhiều người mơ hồ và chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản.\n\n\n### **Vắc xin viêm não Nhật Bản là gì?**\n\n\n[Vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-cua-viet-nam-42002.html) là loại dung dịch có chứa virus kháng nguyên viêm não Nhật Bản bất hoạt được các nhà khoa học chế tạo trên tế bào chuột.\n\n\nDựa theo nhà sản xuất để phân loại thì hiện có 3 loại vắc xin viêm não Nhật Bản là JEVAX - Việt Nam, JEV - GCC - Hàn Quốc và RS.JEV - Trung Quốc. Tại Việt Nam, JEVAX là loại vắc xin được dùng phổ biến để tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản là gì](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_la_gi_03_7c18ca2cb6.jpg)*Vắc xin viêm não Nhật Bản là loại dung dịch có chứa virus kháng nguyên viêm não Nhật Bản bất hoạt*\nVắc-xin viêm não Nhật Bản JEVAX dùng phòng bệnh viêm não Nhật Bản người lớn và trẻ em từ đủ 12 tháng trở lên. Liều tiêm của JEVAX đối với trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi là 0,5ml/liều, đối với trẻ trên 3 tuổi và người lớn là 1ml/liều.\n\n\nLịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX như sau:\n\n\n- Liều gây miễn dịch cơ bản:\n\n\n* Mũi 1: tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi hoặc tiêm khi người lớn có nhu cầu\n* Mũi 2: tiêm sau khi tiêm mũi 1 từ 1-2 tuần.\n* Mũi 3: tiêm sau khi tiêm mũi 2 khoảng 1 năm.\n\n\n- Liều tiêm nhắc lại: tiêm thêm 1 mũi khoảng 3 năm sau liều gây miễn dịch cơ bản.\n\n\n### **Vì sao cần tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản?**\n\n\nKhi đã biết thông tin về căn bệnh viêm não Nhật Bản và vắc xin viêm não Nhật Bản là gì, bạn có nghĩ mình nên [tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-tphcm-nen-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-dich-vu-o-dau-42003.html) cho trẻ nhỏ và chính bản thân? Bệnh viêm não vô cùng nguy hiểm, việc tiêm phòng là hết sức cần thiết và cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ một cách kỹ lưỡng.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_la_gi_01_e0f7f09d7c.jpg)*Viêm não Nhật Bản chuyển biến rất nhanh, tiêm phòng là cách tốt nhất để tránh viêm não* \nKhi virus xâm nhập và ủ bệnh thường rất khó phát hiện ra cho đến khi bệnh khởi phát với các dấu hiệu sốt cao 39 - 40 độ. Ngay từ 1 2 ngày đầu bệnh nhân đã có thể bị mất sự vận động nhãn lực, lú lẫn và mất ý thức. Bệnh phát triển chuyển sang giai đoạn toàn phát rất nhanh gây hôn mê. Bệnh nhân thường tử vong ngay trong 7 ngày đầu phát bệnh.\n\n\nChính vì độ nguy hiểm của bệnh, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trước nguy cơ viêm não Nhật Bản chính là tiêm vắc xin phòng bệnh.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n", "date": "12/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Những điều cần biết về viêm não Nhật Bản vắc xin", "abstract": "Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm ở trẻ em. Chính vì vậy các bậc phụ huynh phải có những biện pháp phòng ngừa hợp lí và nên tìm hiểu kĩ về viêm não Nhật Bản vắc xin.", "md_content": "**Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm ở trẻ em. Chính vì vậy các bậc phụ huynh phải có những biện pháp phòng ngừa hợp lí và nên tìm hiểu kĩ về viêm não Nhật Bản vắc xin.**\n-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là bệnh rất nguy hiểm, có diễn tiến nhanh và thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bệnh có thể qua khỏi nhưng nguy cơ để lại di chứng là rất cao. Một số hệ lụy di chứng về thần kinh và vận động rất nặng nề như: trở thành người thực vật, trí tuệ phát triển chậm, yếu chi, động kinh, khó hòa nhập với xã hội, Parkinson,...\n\n\n### **Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản**\n\n\n![Những điều cần biết về viêm não Nhật Bản vắc xin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Viem_nao_nhat_ban_vac_xin_01_2a2836d94d.jpg)*Vắc xin viêm não Nhật Bản.*\nTrên thế giới đang có 2 loại viêm não Nhật Bản vắc xin được sử dụng phổ biến đó là:\n\n\n* Vắc xin bất hoạt được điều chế từ chủng virus kháng nguyên Beijing-1 hoặc Nakayama - Yoken ở trên não chuột. Vắc xin này được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc, Nhật Bản các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vắc xin gây miễn dịch cơ bản bằng cách sử dụng 2 liều cách nhau từ 1 - 2 tuần. Hiện nay, [lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật bản của Việt Nam](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-viem-nao-nhat-ban-cho-tre-tuan-thu-dung-hieu-qua-cao-42050.html) là như sau: Mũi 1 khi trẻ lên 1 tuổi, sau 1 - 2 tuần tiến hành tiêm mũi 2. Sau mũi 2 một năm tiến hành tiêm mũi 3. Các mũi tiếp theo tiêm 3 - 4 năm/lần cho đến khi trẻ 15 tuổi.\n\n\n![Những điều cần biết về viêm não Nhật Bản vắc xin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Viem_nao_nhat_ban_vac_xin_02_f5093c9905.jpg)*Nên cho trẻ tiêm phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch.*\n* Loại vắc xin viêm não Nhật Bản thứ 2 là vắc xin sống giảm độc lực được chế tạo bởi Trung Quốc từ chủng virus kháng nguyên SA-14-14-2 trên các tế bào thận của chuột đất vàng tiên phát. Vắc xin này đã được chứng minh là có hiệu lực, rất an toàn và được Trung Quốc cho phép sử dụng tại quốc gia này.\n\n\n### **Có nên tiêm cùng lúc hai loại vắc xin viêm màng não mủ và viêm não Nhật Bản?**\n\n\nTiêm vắc xin là phương thức [phòng bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cach-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-41990.html) hữu hiệu nhất cho trẻ em. Nếu trẻ em 16 tháng mà vẫn chưa được chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì phải cần nhanh chóng cho trẻ đi tiêm vì lúc này là thời điểm trẻ rất dễ mắc căn bệnh này.\n\n\nNgoài ra vắc xin viêm não Nhật Bản không thể phòng chống được bệnh viêm màng não mủ, vì vậy cha mẹ nên cho bé đi tiêm tiếp loại vắc xin phòng bệnh này.\n\n\nVắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ có tên gọi là vắc xin Act-HIB. Hai loại vắc xin viêm não Nhật Bản và viêm màng não mủ không có ảnh hưởng gì đến nhau. Khi bé được 16 tháng thì chỉ cần tiêm 1 mũi viêm màng não mủ nhưng khi tiêm cùng lúc với loại vắc xin phòng bệnh khác thì nên tiêm ở vị trí khác nhau.\n\n\n### **Tiêm viêm não Nhật Bản vắc xin có gây tác dụng phụ không?**\n\n\nCác phụ huynh hay có tâm lý lo lắng về nguy cơ bị sốc và phản ứng phụ khi cho con tiêm chủng. Vậy viêm não Nhật Bản vắc xin có gây phản ứng phụ không?\n\n\nCũng như hầu hết các vắc xin khác thì vắc xin viêm não Nhật Bản cũng sẽ có 5 -10% trẻ gặp phản ứng phụ tại chỗ tiêm như sưng, đau, đỏ; hay phản ứng toàn thân như đau đầu, sốt nhẹ. Đa số sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.\n\n\n![Những điều cần biết về viêm não Nhật Bản vắc xin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Viem_nao_nhat_ban_vac_xin_03_52fcc97fb4.jpg)*Các phản ứng phụ như sốt, đau đầu,... sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày.*\nTrường hợp sốc sau khi tiêm có tỷ lệ cực nhỏ (1/1 triệu), khi đó cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.\n\n\nCha mẹ nên cho bé tiêm phòng tại các cơ sở y tế uy tín, nguồn vắc xin đảm bảo để tránh sai lịch tiêm.\n\n\nTrên đây là những điều cơ bản cần biết về viêm não Nhật Bản vắc xin. Hi vọng bài viết giúp các bậc cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích khi chăm sóc con em mình.\n\n\n**Nguyễn Hồng**\n\n", "date": "19/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Tại TP.HCM nên tiêm vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ ở đâu?", "abstract": "Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết. Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian đưa trẻ đi tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ. Bài viết xin chia sẻ 3 địa điểm tiêm dịch vụ đáng tin cậy tại TP.HCM.", "md_content": " \n\n\n**Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết. Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian đưa trẻ đi tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ. Bài viết xin chia sẻ 3 địa điểm tiêm dịch vụ đáng tin cậy tại TP.HCM.**\n-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm cần tiêm phòng**\n\n\n[Bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là bệnh nhiễm virus cấp tính làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường lây truyền qua muỗi đốt.\n\n\nTS-BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi trung ương: “Mùa hè là giai đoạn cao điểm của viêm não Nhật Bản. Bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao lên đến 25-35%.”\n\n\nBệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện đột ngột với biểu hiện sốt cao đến 39 độ - 40 độ. Một số [triệu chứng nhận biết viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-benh-viem-nao-nhat-ban-o-tre-em-42021.html) ban đầu thường là đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Bệnh phát triển rất nhanh, trong vòng 1-2 ngày đầu, bệnh nhân bắt đầu cứng gáy, rối loạn nhãn cầu, thậm chí lú lẫn hoặc mất ý thức. Trong vòng 7 ngày bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời chữa trị.\n\n\nĐể phòng viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần hết sức chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ dưới 15 tuổi. Hiện nay nhà nước đã có các lịch tiêm phòng mở rộng tại các địa phương, tuy nhiên nếu không có nhiều thời gian, bạn cũng có thể đưa trẻ đến tiêm vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ tại các cơ sở y tế.\n\n\n### **3 điểm tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản dịch vụ uy tín tại TP.HCM**\n\n\nTrên địa bàn TP.HCM có không ít cơ sở y tế và phòng khám có dịch vụ tiêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn nên đến các địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản dịch vụ.\n\n\n***Bệnh Viện Nhi Đồng 1***\n\n\nLà bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối do Sở Y Tế TP.HCM trực tiếp quản lý. Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã có hơn 58 năm hoạt động với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh viện còn là trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển (NIH – Mỹ, NHRI – Đài Loan, Australia, Pháp...).\n\n\nHiện [vắc xin viêm não Nhật Bản B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-b-ngay-da-xuat-hien-ca-dau-tien-2018-42079.html) và nhiều loại vắc xin khác đã và đang được sử dụng tại bệnh viện, bạn có thể đưa trẻ đến đây để được tiêm phòng. Tuy nhiên bệnh nhi tại đây khá đông nên bạn cần đặt lịch trước để không chờ đợi lâu.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_dich_vu_01_8da6fa6624.JPG)*BV Nhi Đồng 1 luôn rất đông nên đặt lịch trước để không chờ đợi lâu*\n***Bệnh Viện Nhi Đồng 2***\n\n\nBệnh Viện Nhi Đồng 2 được xếp hạng là bệnh viện hạng I, cùng với Bệnh Viện Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị chuyên nhi khoa cho bệnh nhân khu vực TP HCM và các tỉnh phía Nam. Bệnh viện đã được Đại học Oxford và Wellcome-Trust tài trợ sửa chữa và xây dựng lại khu xét nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế.\n\n\nLịch nhận tiêm phòng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 thường được cố định như sau:\n\n\n* Thứ 2 – Thứ 6: Sáng 7h00 – 10h15; Chiều 13h00 – 15h00.\n* Thứ 7: Sáng từ 7h00 – 10h15. Không khám ngày Chủ Nhật.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_dich_vu_02_e990850aa9.jpg)*Bệnh Viện Nhi Đồng 2 được xếp hạng là bệnh viện hạng I tại khu vực miền Nam*\n***Viện Pasteur TP.HCM***\n\n\nThành lập năm 1891, theo ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur. Viện Pasteur là nơi nghiên cứu khoa học, phòng chống dịch và đào tạo cán bộ chuyên ngành về vi sinh y học, miễn dịch, dịch tễ học. Đây còn là nơi đề xuất với Bộ Y Tế về các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với 20 tỉnh từ Lâm Ðồng đến Cà Mau.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản dịch vụ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_dich_vu_03_0cb00a48e2.jpg)*Viện Pasteur là nơi nghiên cứu khoa học, phòng chống dịch bệnh hàng đầu* \nLịch tiêm phòng của Viện Pasteur TP.HCM thường diễn ra như sau:\n\n\n* Thứ 2 – Thứ 6: Sáng 7h00 – 11h00; Chiều 13h00 – 18h00.\n* Thứ 7: Sáng 7h00 – 11h00; Chiều: 13h00 – 16h00.\n* Chủ nhật: Sáng: 7h30 – 10h30; Chiều: 13h00 – 16h00\n* Ngày lễ: Sáng: 7h30 – 10h30; Chiều nghỉ.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n", "date": "12/07/2018", "tags": ["Vacxin", "Viêm não nhật bản"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc về vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam", "abstract": "Vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam đã có từ khá lâu nhưng đến nay tỷ lệ viêm não ở trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Một trong những nguyên nhân là do nhiều bậc phụ huynh vẫn còn khá mơ hồ về vắc xin và lịch tiêm phòng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vắc xin viêm não Nhật Bản.", "md_content": "**Vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam đã có từ khá lâu nhưng đến nay tỷ lệ viêm não ở trẻ em vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Một trong những nguyên nhân là do nhiều bậc phụ huynh vẫn còn khá mơ hồ về vắc xin và lịch tiêm phòng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vắc xin viêm não Nhật Bản.**\n--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại?**\n\n\nCó rất nhiều cách phân loại vắc xin, phổ biến nhất là phân loại theo hình thức tiêm chủng và nhà sản xuất.\n\n\n*Theo hình thức tiêm chủng*\n\n\nDựa theo hình thức tiêm chủng, vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam hiện nay được triển khai dưới 2 dạng là [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-viem-nao-nhat-ban-41988.html) và tiêm chủng dịch vụ.\n\n\n* Hình thức tiêm chủng mở rộng được triển khai từ năm 2015, các địa phương tổ chức tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cùng với các vắc xin khác cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng thay vì tổ chức tiêm phòng theo chiến dịch.\n* Ngoài ra vắc xin viêm não Nhật Bản còn có hình thức tiêm chủng dịch vụ tại các phòng dịch vụ tiêm chủng để giúp cho phụ huynh chủ động hơn trong việc tiêm chủng cho con. Tiêm chủng dịch vụ mở vào tất cả các ngày tại các địa điểm trên toàn quốc.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản của việt nam 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_nhat_ban_cua_viet_nam_01_22f5958d08.jpg)*Có thể cho trẻ tiêm tại chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm dịch vụ tại cơ sở y tế*\n*Theo nhà sản xuất*\n\n\nXét phân loại theo nhà sản xuất thì hiện nay có 3 nhà sản xuất vắc xin phòng [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là Vabiotech – Việt Nam; Green Cross Corp – Hàn Quốc và Chengdu Institute of Biological Products – Trung Quốc. Tương ứng với 3 nhà sản xuất này là 3 loại vắc xin viêm não Nhật Bản gồm Jevax - Việt Nam, JEV - GCC - Hàn Quốc và RS.JEV - Trung Quốc.\n\n\n* Vắc xin viêm não nhật bản của Việt Nam (Jevax) và Hàn Quốc (JEV – GCC): là loại vắc xin bất hoạt đã được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên Nakayama – Yoken và/hoặc Beijing-1 trên não chuột. Loại này được dùng khá phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.\n* Vắc xin viêm não nhật bản của Trung Quốc (Vắc xin RS.JEV): là loại vắc xin sống giảm độc lực được chế tạo từ chủng virus kháng nguyên SA – 14 – 14 – 2 trên tế bào thận chuột. Loại vắc xin này chủ yếu được sử dụng tại Trung Quốc.\n\n\n### **Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam như thế nào?**\n\n\nTùy loại vắc xin mà sẽ có lịch tiêm phòng khác nhau. Ở Việt Nam sử dụng chủ yếu là loại vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax\n\n\nLịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax – Việt Nam\n\n\n* Mũi 1: Mũi đầu tiên được tiêm khi bé đã đủ 12 tháng tuổi\n* Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần, sẽ tiêm tiếp mũi 2\n* Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 2 khoảng 1 năm sẽ tiêm mũi còn lại.\n\n\n### **Những trường hợp nào không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản?**\n\n\nTrong một số trường hợp sẽ không được tiêm hoặc buộc hoãn tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để đảm bảo sức khỏe. Các trường hợp không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam như sau:\n\n\n* Người có cơ địa quá mẫn cảm với thiomersal hoặc với các chế phẩm từ não chuột, đã từng dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản ở lần tiêm trước.\n* Người đang sốt cao hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn.\n* Người mắc các bệnh về tim, gan, thận, tiểu đường giai đoạn nặng hoặc bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính khác.\n* Trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.\n* Người bị nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản của việt nam](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_nhat_ban_cua_viet_nam_02_7450b2525c.jpg)*Không nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản khi bệnh nhân đang sốt cao*\n### **Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể gặp những tác dụng phụ nào?**\n\n\nTheo thông tin từ Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, vẫn tồn tại một tỷ lệ nhất định người sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ.\n\n\nNhững [tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-dua-be-chich-ngua-viem-nao-nhat-ban-42015.html) thường gặp cụ thể như:\n\n\n* Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm gặp ở khoảng 5 - 10% người sau khi tiêm.\n* Sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm, tự hết sau 1-2 ngày.\n* Choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, trường hợp này vô cùng hiếm gặp, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản của việt nam 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_nhat_ban_cua_viet_nam_03_940b767c7d.jpg)*Sau khi tiêm, chỗ tiêm có thể bị đau hoặc sưng đỏ là tác dụng phụ thường gặp*\nĐể hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, các mũi tiêm nên được thực hiện đúng thời gian, liều lượng. Cần nói rõ tình trạng của trẻ với các y bác sĩ trước khi tiêm. Theo dõi và cho trẻ nghỉ ngơi 30 phút sau khi tiêm trước khi di chuyển.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n\n \n\n", "date": "12/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Những điều cần biết về vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX", "abstract": "Vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX là loại vắc xin do Việt Nam sản xuất và đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. JEVAX đang là loại vắc xin phổ biến trong tiêm phòng viêm não Nhật Bản tại Việt Nam.", "md_content": " \n\n\n**Vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX là loại vắc xin do Việt Nam sản xuất và đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. JEVAX đang là loại vắc xin phổ biến trong tiêm phòng viêm não Nhật Bản tại Việt Nam.**\n--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản Jevax](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_jevax_01_81a31449f0.jpg)*Jevax là loại vắc xin phổ biến trong tiêm phòng viêm não Nhật Bản*\n### **Nguồn gốc của vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX**\n\n\nTrong năm 2014, dịch viêm não xảy ra tại nhiều địa phương tại Việt Nam. Tính từ đầu năm 2014 trên cả nước có hơn 420 trường hợp mắc viêm não virus, trong đó có 81 trường hợp viêm não Nhật Bản và có đến 06 trường hợp tử vong.\n\n\nCục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ mắc [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) có giảm hơn so với các năm trước nhờ việc trẻ em từ 1-5 tuổi được tiêm chủng miễn phí vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Năm 2014, Việt Nam đã tổ chức tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản được cho trẻ em từ 1- 5 tuổi ở 63/63 tỉnh thành. Trong đó đã có 02 tỉnh hoàn thành được việc tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi đạt trên 95% là Bắc Giang và Tây Ninh. Tại Hà Nội đã hoàn thành tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1, 2 cho trẻ đạt tỷ lệ 91,8% và 87,5%.\n\n\nĐạt được tỷ lệ này là nhờ vào Việt Nam đã chủ động sản xuất được vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX. [Vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-co-biet-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-la-gi-42005.html) JEVAX được sản xuất tại công ty VABIOTECH, theo quy trình công nghệ của Viện BIKEN, trường Đại học Osaka, Nhật Bản. Vắc xin này dùng để dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản đã được triển khai từ năm 1997 và đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản jevax](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_jevax_978e67fca8.jpg)*Vắc xin JEVAX được sản xuất theo quy trình công nghệ của Viện BIKEN, trường Đại học Osaka, Nhật Bản*\n### **Thông tin chi tiết về vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX**\n\n\n*Thành phần*\n\n\n1ml vắc xin chứa\n\n\n* Virus viêm não Nhật Bản bất hoạt, tinh khiết……. v/đ 1 liều\n* Thimerosal………………………………………...≤ 0,012 % (w/v)\n* Dung dịch TCM – 199 không có đỏ phenol………v/đ 1ml\n\n\n*Chỉ định*\n\n\n* Vắc xin JEVAX dùng phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng: người lớn và trẻ em từ đủ 12 tháng tuổi trở lên.\n* Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về khám sàng lọc trong an toàn tiêm chủng.\n\n\n*Chống chỉ định*\n\n\n* Không tiêm vắc xin JEVAX cho những người quá nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.\n* Không dùng cho người mắc các bệnh bẩm sinh\n* Không tiêm vắc xin cho người mệt mỏi, sốt cao hoặc bệnh nhiễm trùng đang tiến triển.\n* Không dùng cho người bệnh tim, thận hoặc bệnh gan, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính nói chung.\n* Không tiêm cho trẻ em dưới 12 tháng và phụ nữ có thai.\n\n\n![vắc xin viêm não nhật bản jevax](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_nhat_ban_jevax_02_61e85b511d.jpg)*Cần đến các cơ sở y tế để tiêm phòng, không tự ý tiêm tại nhà*\n*Tác dụng phụ*\n\n\n* Phản ứng tại chỗ: đỏ vùng tiêm, sưng tấy chỗ tiêm.\n* Phản ứng toàn thân: ớn lạnh, đau đầu, sốt…tùy cơ thể từng người, rất hiếm khi xảy ra.\n\n\nCần thông báo cho bác sĩ những [tác dụng sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-chich-ngua-viem-nao-nhat-ban-co-sot-khong-42027.html) ngay khi gặp phải để xử lý kịp thời.\n\n\n*Liều tiêm, đường tiêm*\n\n\n* Đường tiêm: Dưới da\n* Liều tiêm:\n\n\n\n\t+ Từ ≥ 12 tháng tuổi đến ≤ 36 tháng tuổi (≤ 3 tuổi) tiêm 0,5ml/liều.\n\t+ Từ > 36 tháng tuổi (> 3 tuổi) và người lớn tiêm 1,0 ml/liều.\n\n\n* Lịch tiêm:\n\n\n\n\t+ Sơ chủng: Mũi 1: lần đến tiêm đầu tiên. Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 – 2 tuần. Mũi 3: Sau mũi thứ nhất 1 năm.\n* + Tái chủng: Một liều tiêm dưới da, 3 năm nhắc lại một lần để duy trì khả năng miễn dịch.\n\n\nVắc xin viêm não nhật bản JEVAX không thể tự tiện tiêm mà cần đến các cơ sở y tế hoặc dịch vụ để được tiêm phòng an toàn.\n\n\n**Phan Ngọc Ánh**\n\n", "date": "12/07/2018", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin"]}, {"title": "Giá vacxin sởi quai bị rubella và những thông tin cần biết", "abstract": "Tiêm phòng vacxin là phương pháp đề phòng các bệnh sởi, quai bị, rubella. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về ba căn bệnh trên và giá vacxin sởi quai bị rubella.", "md_content": "**Tiêm phòng vacxin là phương pháp đề phòng các bệnh sởi, quai bị, rubella. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về ba căn bệnh trên và giá vacxin sởi quai bị rubella.**\n---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **1. Triệu chứng của sởi**\n\n\nSởi là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra thường gặp ở trẻ em vào thờii điểm thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân. Đây không phải là một căn bệnh khó chữa trị hay quá nguy hiểm, nhưng lại rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt,...\n\n\n![Giá vacxin sởi quai bị rubella và những thông tin cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_vacxin_soi_quai_bi_rubella_va_nhung_thong_tin_can_biet_2_2a492622db.jpg)\n*Ban sởi là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh, nổi trên toàn cơ thể của bệnh nhân*\nTriệu chứng khi mắc sởi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Ở thời kỳ ủ bệnh, người bệnh có thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, hoặc không xuất hiện dấu hiệu đặc biệt nào. Vào giai đoạn tiết theo, giai đoạn khởi phát sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt, mắt có thể bị viêm đỏ và có hiện tượng sợ ánh sáng. Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ sốt cao, ban sởi nổi trên khắp cơ thể.\n\n\n### **2. Triệu chứng của quai bị**\n\n\nQuai bị thường xuất hiện vào mùa xuân và hè. Bệnh do virus Paramyxovirus gây ra và cũng có thể lay từ người này qua người khác theo đường hô hấp. Quai bị có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu là trẻ em trong độ tuổi từ 5 tới 8 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ mắc phải các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới cuộc sống về sau như viêm não, viêm màng não, điếc, viêm tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng vô sinh.\n\n\nKhi mắc quai bị, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng tai, khó nhai nuốt, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đau đầu và ngại ra gió. Sau đó, bệnh nhân sẽ sốt cao lên tới 39, 40 độ. Virus Paramyxo khiến tuyến dưới tai sưng to, gây phồng một bên má và sẽ chuyển sang bên còn lại. Vị trí sưng dày và không bị cương mủ.\n\n\n![Giá vacxin sởi quai bị rubella và những thông tin cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_vacxin_soi_quai_bi_rubella_va_nhung_thong_tin_can_biet_1_9e6f84f874.jpg)\n*Quai bị khiến tuyến dưới tai sưng to tuy nhiên không gây mưng mủ*\n### **3. Triệu chứng bệnh rubella**\n\n\nRubella có tên gọi khác là bệnh [sởi đức](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-benh-soi-duc-41437.html) do virus cùng tên gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc các yếu tố khác có chứa mầm bệnh. Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữa đang mangg thai, vì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, khiến trẻ sau khi được sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, gây mù lòa, khiếm thính, thiểu năng trí tuệ và các bệnh liên quan tới tim mạch và não bộ khác.\n\n\nTriệu chứng ban đầu của rubella thường khá giống với cảm cúm thông thường như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi và sốt nhẹ. Ở một số vị trí trên cơ thể như khuỷu tay, cổ có thể nổi hạch, khiến người bệnh có cảm giác đau và khó chịu.  Sau đó, cơ thể sẽ xuất hiện các nốt ban bắt đầu từ mặt rồi lan ra khắp cơ thể, tuy nhiên triệu chứng này cũng sẽ biến mất nhanh chóng sau 2 đến 3 ngày.\n\n\n![Giá vacxin sởi quai bị rubella và những thông tin cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_vacxin_soi_quai_bi_rubella_va_nhung_thong_tin_can_biet_3_52d57894d8.jpg)\n*Rubella là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ mang thai*\n### **4. Giá vacxin sởi-quai bị-rubella**\n\n\nHiện này có rất nhiều phương pháp giúp mọi người có thể phòng tránh những căn bệnh kể trên. Tuy nhiên tiêm phòng vẫm là phương pháp khả thi và phát huy tác dụng tối đa nhất.\n\n\nMMR là loại [vacxin phòng sởi - quai bị -rubella (3 trong 1)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-loai-vacxin-phong-soi-quai-bi-rubella-3-trong-1-cho-tre-41458.html)được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Hiệu quả của loại vacxin này rất cao, chỉ với mũi tiêm đầu tiên có thể giúp người bệnh tránh được các nguy cơ mắc bệnh lên tới 90 đến 95%. Đây là loại vacxin dịch vụ nên giá của nó thường ở mức 250.000 VNĐ và sử dụng được cho tất cả mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài ra còn có một số loại vacxin khác cũng đem lại tác dụng tương tự và có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, vì thế mọi người cần tìm hiểu thông tin trước khi quyết định tiêm phòng.\n\n\n![Giá vacxin sởi quai bị rubella và những thông tin cần biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_vacxin_soi_quai_bi_rubella_va_nhung_thong_tin_can_biet_4_c6fd9503d7.jpg)\n*Giá vacxin sởi quai bị rubella hiện đang ở mức 250.000 và được chia thành hai lần tiêm*\n**Uyên**\n\n", "date": "14/05/2018", "tags": ["sởi", "rubella", "quai bị", "bệnh trẻ em", "Vacxin"]}, {"title": "Tìm hiểu về loại vacxin phòng sởi – quai bị - rubella (3 trong 1) cho trẻ", "abstract": "Đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng sởi - quai bị - rubella (3 trong 1) là điều mà các bậc phụ huynh nên làm để giúp con em mình phòng tránh 3 căn bệnh này.", "md_content": "**Đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng sởi - quai bị - rubella (3 trong 1) là điều mà các bậc phụ huynh nên làm để giúp con em mình phòng tránh 3 căn bệnh này.**\n---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\nVacxin 3 trong một hay còn gọi là vacxin tiêm phòng sởi quai bị rubella là loại vacxin đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO). Đây là một trong số những vacxin không thể thiếu trong lịch tiêm phòng của trẻ nhỏ mà các mẹ cần lưu ý để tiêm phòng đầy đủ cho con. Sau đây là một số thông tin hữu ích để các mẹ nắm được về vacxin cũng như lịch tiêm phòng vacxin sởi - quai bị - rubella cho trẻ.\n\n\n### **1. Tại sao cần tiêm vacxin phòng sởi – quai bị - rubella (3 trong 1) cho trẻ?**\n\n\nTrước tiên các mẹ cần biết tại sao nhất định phải tiêm phòng vacxin phòng sởi, quai bị, rubella cho trẻ. Bởi 3 căn bệnh này đều rất dễ lây lan và nhất là đối với trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của trẻ còn kém mà hậu quả để lại lại vô cùng nghiêm trọng.\n\n\n* Đối với sởi , đây đã từng là một dịch bệnh nguy hiểm cướp đi sinh mạng của rất nhiều trẻ và cả người lớn, nhẹ thì viêm phổi, tổn thương não, nặng thì tử vong.\n* Đối với quai bị trẻ thường có biểu hiện sốt, nhức đầu, biếng ăn, sưng hạch, biến chứng để lại có thể là điếc, viêm màng não hoặc có thể gay vô sinh.\n* Rubella có thể gây phát ban, viêm khớp, sốt.\n\n\n\n![Giá vacxin sởi quai bị rubella và những thông tin cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_loai_vacxin_phong_soi_quai_bi_rubella_3_trong_1_cho_tre_1_c9e3be91bc.jpg)\n*Sởi, quai bị, rubella là những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.*\n\n### **2. Khi nào cần đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng sởi – quai bị - rubella (3 trong 1)**\n\n\nCác bà mẹ nên cho con [tiêm phòng sởi quai bị rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-soi-quai-bi-rubella-41439.html) vào 2 thời điểm. Liều 1 là khi trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi và liều 2 là từ 4 - 6 tuổi (tuy nhiên trẻ có thể tiêm sớm hơn nếu đã cách mũi đầu 1 tháng ). Tuy nhiên đối với trẻ trong vùng dịch chưa được tiêm phòng vacxin sởi - quai bị - rubella thì có thể tiêm mũi đầu khi trẻ đủ 9 tháng sau đó dùng mũi nhắc lại khi trẻ 15 - 18 tháng và mũi cuối cùng từ 3 - 5 năm. Kể cả với người lớn cũng có thể tiêm phòng vacxin này nếu chưa từng được tiêm.\n\n\nCần lưu ý phụ nữ đang mang thai không nên tiêm loại vacxin này hoặc nên tránh mang thai sau khi tiêm ít nhất 4 tháng. Những người đang bệnh, hoặc đang điều trị hay sử dụng thuốc, chế phẩm nào khác cũng nên dừng việc tiêm phòng vacxin lại và hoãn đến khi khỏe mạnh trở lại.\n\n\n\n![Tìm hiểu về loại vacxin phòng sởi – quai bị - rubella (3 trong 1) cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_loai_vacxin_phong_soi_quai_bi_rubella_3_trong_1_cho_tre_2_55bc65f33c.jpg)\n*Sử dụng vacxin phòng sởi - quai bị - rubella (3 trong 1) là phương pháp phòng bệnh hiệu quả.*\n\nBên cạnh việc đưa con em đi tiêm phòng các mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau tiêm, bởi cũng giống như bất kì loại thuốc hay vacxin nào khác thì vacxin sởi quai bị rubella cũng có những tác dụng phụ không mong muốn ít gặp phải và cũng có thể gây tử vong nếu dị ứng nặng, tuy nhiên tỷ lệ này là rất hiếm gặp.\n\n\nĐối với tác dụng phụ thông thường thì sau khi tiêm về trẻ có biểu hiện:\n\n\n* Sốt (không xảy ra nhiều nhưng cũng là biểu hiện thông thường ở một số trẻ)\n* Phát ban nhẹ (đây là biểu hiện ít gặp)\n* Sưng hạch ở má hoặc cổ (khi trẻ có biểu hiện này có thể đưa đến cơ sở y tế kiểm tra để tránh nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh lí khác).\n\n\nĐó là những biểu hiện có thể gặp phải ở trẻ sau khi tiêm vacxin từ 6 - 14 ngày và thường ít lặp lại ở liều thứ 2. Các mẹ cần lưu ý nếu các biểu hiện kéo dài thì cần đưa trẻ đi kiểm tra ngay để biết có phải phản ứng với vacxin hay là biểu hiện của bệnh lí khác mà trẻ mắc phải.\n\n\nPhía trên là những lí thuyết cơ bản mà các mẹ cần nắm vững về vacxin sởi - quai bị - rubella để kịp thời cho trẻ được đi tiêm phòng đúng thời gian, nâng cao hệ miễn dịch cho con em mình.\n\n\n\n![Tìm hiểu về loại vacxin phòng sởi – quai bị - rubella (3 trong 1) cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_loai_vacxin_phong_soi_quai_bi_rubella_3_trong_1_cho_tre_3_5c67250a30.jpg)\n*Đối với [sởi ở bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phuong-phat-ngan-ngua-soi-o-ba-bau-hieu-qua-nhat-41412.html) cần thận trọng trước khi tiêm vacxin phòng sởi - quai bị - rubella (3 trong 1).*\n\n**Uyên**\n\n", "date": "17/05/2018", "tags": ["sởi", "rubella", "quai bị", "bệnh trẻ em", "Vacxin"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp phụ và những điều cần lưu ý khi tiêm", "abstract": "Do có khả năng kích thích hệ miễn dịch và tạo ra sự chống lại tự nhiên với vi khuẩn gây uốn ván vì thế vắc xin chống uốn ván hấp phụ đã trở thành phương pháp phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả và được nhiều người ưa chuộng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về loại vắc xin này nhé.", "md_content": "Bệnh uốn ván được xem là một căn bệnh nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của bệnh nhân. Để phòng tránh căn bệnh này, chuyên gia y tế khuyến nghị mọi người nên tiêm vắc xin chống uốn ván theo đúng liều lượng và lịch trình được đề xuất. Vắc xin chống uốn ván hấp phụ là một loại vắc xin có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh uốn ván, được chế tạo từ chất tinh chế độc tố uốn ván và hợp chất hấp phụ nhôm phosphate. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế, liều tiêm và những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ trong bài viết phía dưới.\n\nGiới thiệu về vắc xin chống uốn ván hấp phụ\n-------------------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đe tính mạng bệnh nhân dọa do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Trực khuẩn này phổ biến trong môi trường, đặc biệt là ở bụi, đất cát, phân gia súc, cống rãnh và các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ. Khi vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hoặc vết trầy xước, nó phát triển và tạo nên nơi nhiễm trùng, dẫn đến bệnh uốn ván. Độc tố của trực khuẩn tấn công hệ thống thần kinh, gây ra cứng cơ cục bộ hoặc toàn thân, thường kèm theo cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.\n\nVắc xin chống uốn ván hấp phụ TT là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh uốn ván. Nó kích thích cơ thể phát triển miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh. Việc tiêm vắc xin đúng liều lượng và đúng lịch là biện pháp chủ động để bảo vệ trẻ em, người trưởng thành, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người làm vườn, làm việc trong trang trại, nông trường, làm vệ sinh cống rãnh, công nhân xây dựng và những ngành nghề tiếp xúc với [trực khuẩn uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truc-khuan-uon-van-la-gi-con-duong-lay-truyen-cua-truc-khuan-uon-van.html).\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp phụ là gì? Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván hấp phụ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_phu_la_gi_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_uon_van_hap_phu_1_6f3cc2aba4.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván hấp phụ có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh uốn ván*\n\n[Vắc xin uốn ván hấp phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-hap-thu-tt.html) được sản xuất bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) – một tổ chức uy tín trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu vắc xin tại Việt Nam. Sản phẩm được đóng gói trong hộp chứa 20 ống tiêm, mỗi ống có dung tích 0,5 ml tương đương với một liều tiêm. Quy cách này mang lại sự tiện lợi và dễ dàng trong quá trình tiêm phòng.\n\nKế hoạch tiêm phòng vắc xin uốn ván hấp phụ\n-------------------------------------------\n\nQuyết định về số lượng mũi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn tùy thuộc vào tình hình cụ thể và đối tượng tiêm chủng. Mỗi ống tiêm có liều lượng 0.5 ml, sử dụng tiêm vào cơ bắp.\n\n### Lịch tiêm cho người tiêm lần đầu\n\nNhững người chưa từng tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ bao giờ sẽ tiêm theo lịch sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm đợt bắt đầu;\n* Mũi 2: Tiến hành ít nhất sau 4 tuần so với mũi 1;\n* Mũi 3: Tiến hành ít nhất sau 6 tháng so với mũi 2;\n* Mũi 4: Tiến hành ít nhất sau 1 năm so với mũi 3;\n* Mũi 5: Tiến hành ít nhất sau 1 năm so với mũi 4.\n\n### Lịch tiêm cho người bị thương\n\nNếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản chống uốn ván thì người bệnh cần tiêm một mũi nhắc nhở và không cần tiêm SAT.\n\nNếu chưa bao giờ tiêm vắc xin cơ bản phòng uốn ván thì cần tiêm theo lịch cơ bản đã đề cập ở trên và tiêm SAT trong cùng ngày với mũi 1.\n\n### Lịch tiêm cho phụ nữ mang thai\n\nỞ lần mang thai đầu tiên, chị em cần tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván hấp phụ nếu trước đó chưa tiêm mũi vắc xin cơ bản chống uốn ván hoặc chưa tiêm nhắc nhở trước khi mang thai. Mỗi mũi cách nhau 4 tuần, mũi 2 trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Nếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản chống uốn ván và đã tiêm nhắc nhở trước khi mang thai thì cần tiêm 1 mũi uốn ván hấp phụ, trước khi sinh ít nhất 1 tháng.\n\nỞ những lần mang thai sau cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin phòng uốn ván, không cần quan tâm đến khoảng cách giữa các lần mang thai và mũi tiêm, cần hoàn thành trước khi sinh ít nhất 1 tháng.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp phụ là gì? Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván hấp phụ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_phu_la_gi_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_uon_van_hap_phu_2_4a281c10f5.jpg)\n\n*Tất cả mọi người cần tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ theo đúng lịch*\n\nCơ chế hoạt động của vắc xin uốn ván hấp phụ\n--------------------------------------------\n\nKhi được tiêm vào cơ thể, vắc xin uốn ván hấp phụ được cơ thể nhận diện như một yếu tố gây nguy hiểm, kích thích hệ miễn dịch khởi động một phản ứng miễn dịch. Cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất các kháng thể đặc biệt nhằm chống lại yếu tố nguy hiểm này. Đến khi hình thành một hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ lưu giữ thông tin về cách tạo ra kháng thể chống lại độc tố uốn ván.\n\nTrong tương lai, nếu cơ thể tiếp xúc với uốn ván thì hệ miễn dịch sẽ kích thích sản xuất nhanh chóng các kháng thể để tiêu diệt nó. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của trực khuẩn và giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván.\n\nVắc xin chống uốn ván hấp phụ thường có hiệu quả trong thời gian dài, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có khả năng tự vệ khá lâu mà không cần liên tục tiêm nhắc lại.\n\nHơn nữa, loại vắc xin này không chứa vi khuẩn sống, do đó không tạo điều kiện cho nhiễm trùng uốn ván. Độ hiệu quả và tính an toàn của vắc xin uốn ván hấp phụ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trước khi được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới.\n\nCác tác dụng phụ sau khi tiêm thường chỉ là tình trạng nhẹ và tạm thời như sưng nhẹ và đau nhức tại vị trí tiêm, tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp phụ là gì? Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván hấp phụ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_phu_la_gi_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_uon_van_hap_phu_3_928456accc.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván hấp phụ có tính an toàn và hiệu quả cao*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ\n---------------------------------------------\n\nĐể quá trình tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ đảm bảo an toàn và hiệu quả thì các bạn cần lưu ý những điều sau:\n\n* Trước khi quyết định tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ, các bạn hãy nghiên cứu kỹ về vắc xin và lựa chọn nơi tiêm chủng mà bạn tin tưởng.\n* Nếu bạn có bất kỳ lo ngại hoặc thắc mắc nào về vắc xin, hãy thảo luận với bác sĩ. Họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lợi ích và tác động của vắc xin chi tiết.\n* Vắc xin chống uốn ván hấp phụ không được khuyến khích cho những người có dị ứng, quá mẫn với thành phần của vắc xin, người đang có sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính, phụ nữ đang cho con bú.\n* Tuân thủ đúng lịch tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ theo hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng. Đảm bảo bạn hoàn thành đủ số lượng mũi tiêm để xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.\n* Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu không bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp phụ là gì? Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván hấp phụ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_phu_la_gi_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_uon_van_hap_phu_4_aba38dbf70.jpg)\n\n*Cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn*\n\nNhư vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về vắc xin uốn ván hấp phụ. Vắc xin chống [uốn ván hấp phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-hap-phu-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem.html) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn và ngăn chặn căn bệnh uốn ván nguy hiểm. Hãy thực hiện tiêm vắc xin theo hướng dẫn cụ thể và luôn tìm kiếm thông tin đáng tin cậy từ các nguồn y tế có uy tín.\n\n", "date": "13/12/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván xong nên ăn gì? Một số lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván", "abstract": "Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván là tiêm phòng vắc xin. Vậy sau khi tiêm uốn ván xong nên ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi, hãy để bài viết dưới đây bật mí cho bạn nhé!", "md_content": "Vi khuẩn uốn ván có ở khắp mọi nơi, đặc biệt ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của gia súc, gia cầm. Chính vì vậy, [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html) là điều cần thiết đối với tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi tiêm phòng cụ thể tiêm uốn ván xong nên ăn gì vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu thông tin rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.\n\nTìm hiểu về bệnh uốn ván\n------------------------\n\nUốn ván hay còn được gọi với tên gọi khác là bệnh phong đòn gánh (Tetanus), là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Vi khuẩn [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất, trong phân của động vật, các dụng cụ bị gỉ sét, các dụng cụ phẫu thuật nhưng không được tiệt trùng kỹ càng,...\n\nTuy nhiên bệnh không lây từ người này sang người khác. Thông thường vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc các tổn thương trên da và phát triển trong điều kiện yếm khí. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố từ vi khuẩn uốn ván tiết ra khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, gây tổn thương não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng cứng cơ và có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.\n\n![tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_xong_nen_an_gi_1_efb42a0c12.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao*\n\nNhững ai cần được tiêm phòng uốn ván?\n-------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván là phương pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Chính vì vậy, bất kỳ đối tượng nào cũng cần được tiêm phòng uốn ván, đặc biệt là những đối tượng dưới đây:\n\n* **Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản:** Phụ nữ trong giai đoạn từ 14 - 44 tuổi cần thực hiện 5 mũi tiêm để tạo kháng thể phòng bệnh uốn ván, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.\n* **Phụ nữ đang mang thai:** Với phụ nữ mang thai lần đầu cần thực hiện tiêm 2 mũi vắc xin, thời gian 2 mũi tiêm phải cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi thứ 2 cách ngày sinh ít nhất 15 ngày. Mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng uốn ván lần đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.\n* **Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên:** Đây là đối tượng dễ mắc uốn ván với tỷ lệ tử vong cao nhất. Theo chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-co-mat-tien-khong-tai-sao-can-cho-tre-di-tiem-chung-mo-rong.html) hiện nay, khi trẻ được 2 tháng tuổi sẽ được tiêm phòng mũi kết hợp phòng 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà và uốn ván. Vắc xin có tác dụng bảo vệ suốt 5 năm, sau tiêm từ 5 - 10 năm thì cần thực hiện tiêm mũi nhắc lại để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh uốn ván cả đời.\n* **Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh:** Các đối tượng bao gồm người làm vườn, làm tại các công trường, người chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc công nhân vệ sinh cống rãnh đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh uốn ván. Những đối tượng kể trên nên được tiêm phòng uốn ván ít nhất 3 mũi trong vòng nửa năm. Sau 5 - 10 năm thì tiêm mũi nhắc lại giúp kéo dài công dụng của vắc xin uốn ván.\n\n![tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_xong_nen_an_gi_2_5648874323.jpg)\n\n*Bất kỳ đối tượng nào cũng cần được tiêm phòng vắc xin uốn ván đầy đủ*\n\nSau khi tiêm uốn ván xong nên ăn gì?\n------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe sau tiêm cũng quan trọng không kém. Vì vậy, dưới đây là một số gợi ý cho bạn về việc tiêm uốn ván xong nên ăn gì.\n\n### Các loại thực phẩm giàu vitamin A\n\nVitamin A là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và biệt hóa tế bào miễn dịch. Không những vậy, vitamin A còn giúp bảo vệ da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp. Đây là hàng rào ngăn cản mầm bệnh phát sinh trong cơ thể. Vì vậy, các loại [thực phẩm giàu vitamin A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-hop-7-loai-thuc-pham-giau-vitamin-a-ma-ban-nen-biet-49574.html) như khoai lang, cà rốt, rau bina, xoài, gan dầu cá,... chính là đáp án cho thắc mắc tiêm uốn ván xong nên ăn gì.\n\n### Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E\n\nCam, ổi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, hạt dẻ cười, bông cải xanh, bí đỏ, trứng cá,... là những loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E. Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể, bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, từ đó giúp nâng cao sức đề kháng. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E giúp cơ thể nhanh phục hồi và tăng cường sức đề kháng.\n\n![tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_xong_nen_an_gi_3_c48d64f04f.jpg)\n\n*Thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C là những đáp án cho việc tiêm uốn ván xong nên ăn gì*\n\n### Bổ sung cá trong bữa ăn\n\nĐể giải đáp cho vấn đề tiêm uốn ván xong nên ăn gì thì không thể không nhắc đến cá. Cá là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, sắt, kẽm, omega-3,... Những dưỡng chất này không chỉ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch mà còn chống viêm tốt. Sau khi tiêm phòng uốn ván xong, bạn nên bổ sung cá ít nhất 3 lần/tuần nhé.\n\n### Những loại thực phẩm giàu vitamin D\n\nVitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch, nếu cơ thể thiếu vitamin D đồng nghĩa cơ thể sẽ có nguy cơ bị rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch. Như vậy, sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván, bạn có thể bổ sung vitamin D qua các sản phẩm từ sữa, trứng, cá, các loại ngũ cốc và yến mạch,...\n\n![tiem-uon-van-xong-nen-an-gi 4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_xong_nen_an_gi_4_9da51615df.jpg)\n\n*Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D sau khi tiêm phòng vắc xin*\n\nMột số lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván\n---------------------------------------\n\nNgoài việc tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng sau tiêm cần bổ sung những gì, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau về việc tiêm phòng uốn ván:\n\n* Bổ sung nước cho cơ thể. Vì nước có không những giúp đảm bảo nhiệt độ cơ thể mà còn có vai trò trong quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải. Sau khi tiêm vắc xin bạn nên bổ sung nước cho cơ thể, nhất là tiêm vào những ngày nắng nóng.\n* Không sử dụng chất kích thích sau tiêm như thuốc lá, cà phê, rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn khác thì bạn nên tránh sử dụng. Bởi những loại đồ uống này có thể gây ức chế và làm suy giảm hiệu quả của vắc xin.\n* Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết để sản sinh [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html). Bên cạnh đó, những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin uốn ván.\n* Bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm và nên thực hiện theo dõi các tác dụng phụ sau tiêm để đảm bảo sức khỏe được ổn định.\n\nTrên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề [tiêm uốn ván xong nên ăn gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-xong-nen-an-gi-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem-phong-uon-van.html). Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về bệnh uốn ván, tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin cũng như cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm. Tiêm phòng uốn ván là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh, vì vậy mỗi chúng ta hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện tiêm phòng uốn ván nhé.\n\n", "date": "30/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Thực hư chuyện tiêm uốn ván dễ sinh non liệu có đúng như lời đồn?", "abstract": "Tiêm chủng khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp thai phụ có được thai kỳ thuận lợi hơn đồng thời em bé sau khi sinh ra có sản kháng nguyên phòng bệnh từ người mẹ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng tiêm uốn ván dễ sinh non. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé.", "md_content": "Tiêm uốn ván dễ sinh non liệu câu chuyện này có đúng như lời đồn? Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ chủ đề này. Trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin cơ bản xoay quanh bệnh uốn ván và tiêm phòng uốn ván bạn nhé.\n\nTổng quan về bệnh uốn ván\n-------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một trong những căn bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn uốn ván (trực khuẩn Clostridium tetani). Theo thống kê, tỷ lệ tử vong khi mắc phải căn bệnh này tương đối cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong lên đến 95%.\n\n**Cơ chế bệnh sinh:** Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván sẽ sản sinh ra ngoại độc tố và các ngoại độc tố này sẽ đi vào trong máu, theo dòng máu tấn công vào hệ thần kinh và não bộ khiến người bệnh bị co cứng cơ. Lúc này, các cơn co giật cũng bắt đầu xuất hiện.\n\nThông thường, sau khi nhiễm vi khuẩn uốn ván, người bệnh thường không có biểu hiện bất thường. Song sau khoảng 4 - 21 ngày, khi đã trải qua thời gian ủ bệnh thì người bệnh mới bắt đầu có triệu chứng.\n\nCác nghiên cứu chỉ ra rằng, uốn ván phát triển qua 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:\n\n### Giai đoạn ủ bệnh\n\nGiai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 21 ngày. Thời gian ủ bệnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, vị trí và độ lớn của vết thương. Trung bình, kể từ lúc bị thương thì thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 10 ngày. Trong trường hợp vết thương bị nhiễm bẩn nặng, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn và bệnh thường nặng, tiên lượng xấu.\n\n### Giai đoạn khởi phát\n\nGiai đoạn khởi phát bắt đầu từ lúc người bệnh có các biểu hiện đầu tiên như cứng cơ hàm cho đến khi cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt ở hầu họng và thanh quản xảy ra.\n\nCác triệu chứng người bệnh phải đối diện trong giai đoạn này bao gồm mỏi cơ hàm, khó nhai, khó mở miệng và khó nuốt. Theo thời gian, sự co cứng này sẽ lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số biểu hiện khác như sốt cao, [tăng tiết mồ hôi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tang-tiet-mo-hoi.html), nhịp tim tăng.\n\n### Giai đoạn toàn phát\n\nĐây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh với các triệu chứng rõ ràng ở mức độ nghiêm trọng hơn, tính từ khi xuất hiện cơn co giật toàn thân, co thắt hầu họng và thanh quản cho đến khi bệnh giảm dần.\n\nThông thường, giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 3 tuần với các triệu chứng như co cứng toàn thân, khó thở, da tím tái, co bóp cơ vòng dẫn đến tình trạng bí đại tiện, tắc nghẽn tiểu…\n\nTrong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị rối loạn thần kinh thực vật với một loạt các triệu chứng như da xanh, sốt cao 39 - 40 độ, thậm chí là cao hơn, mồ hôi nhễ nhại, đờm phun ra nhiều, tăng hoặc giảm huyết áp một cách đột ngột. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về nhịp tim, thậm chí là ngừng tim.\n\n### Giai đoạn lui bệnh\n\nỞ giai đoạn lui bệnh, các cơn co giật cũng như các triệu chứng khác của bệnh bắt đầu giảm dần, người bệnh có thể lấy lại khả năng mở rộng miệng và cải thiện được phản xạ nuốt. Giai đoạn này thường kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.\n\n![Thực hư câu chuyện tiêm uốn ván dễ sinh non liệu có đúng như lời đồn? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_cau_chuyen_tiem_uon_van_de_sinh_non_lieu_co_dung_nhu_loi_don_1_14f0e8bac6.jpg)\n\n*Uốn ván gây ra bởi trực khuẩn trực khuẩn Clostridium tetani*\n\nTầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin uốn ván trong thai kỳ\n----------------------------------------------------------------\n\nNhư các bạn đã biết, uốn ván là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Đặc biệt, với đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nếu không được tiêm phòng [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) trong thai kỳ thì nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình chuyển dạ và sinh nở là rất cao.\n\nĐến nay, bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vẫn đang là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhất là ở những vùng có điều kiện chăm sóc y tế hạn chế và tỷ lệ tiêm chủng thấp.\n\nCó thể thấy rằng, bệnh uốn ván để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Chính vì thế, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết.\n\nCác chuyên gia y tế khuyến khích phụ nữ mang thai nên thực hiện đúng và đủ phác đồ tiêm phòng uốn ván trong hành trình mang thai. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ của bản thân mẹ bầu mà còn truyền kháng nguyên phòng bệnh cho bé yêu thông qua nhau thai. Từ đó, trẻ sơ sinh được phòng ngừa [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-uon-van-ron-o-tre-so-sinh-la-gi-43576.html) vào những ngày tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi để tiêm phòng uốn ván.\n\n![Thực hư câu chuyện tiêm uốn ván dễ sinh non liệu có đúng như lời đồn? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_cau_chuyen_tiem_uon_van_de_sinh_non_lieu_co_dung_nhu_loi_don_2_0d618328f9.jpg)\n\n*Mẹ bầu cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván*\n\nTuy nhiên, trong dân gian lưu truyền tiêm uốn ván dễ sinh non. Vậy điều này có đúng không? Nếu mẹ bầu nào đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo của bài viết nhé.\n\nThực hư vấn đề tiêm uốn ván dễ sinh non\n---------------------------------------\n\nTrong thời kỳ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html), ngoài việc tuân thủ theo chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, việc chích ngừa các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cũng vô cùng quan trọng, trong đó vắc xin phòng bệnh uốn ván đặc biệt được coi là quan trọng.\n\nViệc tiêm phòng vắc xin phòng uốn ván không gây hại cho thai nhi đã được chứng minh bởi rất nhiều các nghiên cứu khoa học và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu hay báo cáo y khoa nào cho thấy việc tiêm vắc xin phòng uốn ván dẫn đến tình trạng sinh non, sinh sớm hay liên quan đến suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai.\n\nCó thể thấy rằng, việc tiêm uốn ván dễ [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/de-non-332.html) chỉ là suy đoán và tin đồn vô căn cứ, không có cơ sở để khẳng định. Do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm tiêm chủng đầy đủ vắc xin uốn ván trong thai kỳ để có hành trình sinh nở an toàn và thuận lợi hơn sau này nhé.\n\n![Thực hư câu chuyện tiêm uốn ván dễ sinh non liệu có đúng như lời đồn? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_cau_chuyen_tiem_uon_van_de_sinh_non_lieu_co_dung_nhu_loi_don_3_70c9391836.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván dễ sinh non phải không?*\n\nThời điểm tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu trong thai kỳ\n-----------------------------------------------------\n\nĐối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng uốn ván có thể được thực hiện từ 1 - 2 lần trong suốt thai kỳ, điều này tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:\n\n* Nếu mẹ mang thai lần đầu, chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đó hoặc chưa tiêm nhắc lại thì cần tuân thủ tiêm phòng theo đúng lịch trình cơ bản, lặp lại mũi tiêm thứ 2 sau 4 tuần kể từ khi thực hiện mũi tiêm thứ nhất. Với mũi tiêm thứ 2 thường được tiêm trước sinh tối thiểu 1 tháng.\n* Nếu đã tiêm đủ các mũi vắc xin cơ bản và trước khi mang thai cũng đã tiêm nhắc lại vắc xin phòng uốn ván thì cần tiêm 1 mũi vắc xin trước sinh tối thiểu 1 tháng.\n* Mỗi lần có thai sau đó, mẹ bầu cần tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại và không cần bận tâm đến khoảng cách giữa các lần mang thai.\n\nThời điểm tiêm phòng vắc xin uốn ván trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để có phác đồ tiêm phù hợp, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế và phòng tiêm chủng để được thăm khám và tư vấn.\n\n![Thực hư câu chuyện tiêm uốn ván dễ sinh non liệu có đúng như lời đồn? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hu_cau_chuyen_tiem_uon_van_de_sinh_non_lieu_co_dung_nhu_loi_don_4_4938e02539.jpg)\n\n*Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về tiêm vắc xin phòng uốn ván*\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh uốn ván và tiêm phòng vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn thực hư vấn đề [tiêm uốn ván dễ sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hu-chuyen-tiem-uon-van-de-sinh-non-lieu-co-dung-nhu-loi-don.html) đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin uốn ván. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.\n\n", "date": "16/12/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh bao lâu thì khởi phát?", "abstract": "Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng uốn ván, các đối tượng dễ mắc bệnh cũng như thắc mắc tình trạng uốn ván ủ bệnh bao lâu cũng sẽ được giải đáp dưới đây.", "md_content": "Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi con người phải tiếp xúc nhiều với các tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,… chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm khuẩn cũng tăng lên. Nhiễm trùng do uốn ván là một trong những căn bệnh lây nhiễm vô cùng nguy hiểm và dễ lây lan nhất ở trẻ em. Vậy nhiễm trùng uốn ván là gì? Những đối tượng nào dễ có nguy cơ mắc uốn ván? Uốn ván ủ bệnh bao lâu? \n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) hay được gọi với tên gọi khác là phong đòn gánh (tên tiếng anh là Tetanus) là một tình trạng bệnh gây ra bởi độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium tetani. Đây là một loại vi khuẩn sống trong bùn đất sẽ đi vào cơ thể thông qua các vết thương hở và phát triển trong điều kiện yếm khí ở các vết thương. Vi khuẩn này sẽ tiết ra một loại ngoại độc tố thần kinh là tetanus exotoxin, tác động lên hệ thần kinh, gây tăng trương lực cơ từ các cơ nhỏ như cơ hàm, cơ mặt,... sau đó là cơ toàn thân. Các cơn co cứng cơ này thường kèm theo đau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não, thậm chí là tử vong.\n\n![benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 2.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_u_benh_bao_lau_thi_khoi_phat_2_8641fc7a29.png)\n\n*Bệnh uốn ván lây truyền do vi khuẩn Clostridium tetani*\n\nTrong tự nhiên, vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani tạo ra các nha bào có hình cầu tròn, có thể nằm ở một đầu của tế bào trực khuẩn tạo thành hình dạng giống cái dùi trống hoặc tồn tại tự do. Nha bào uốn ván hiện diện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên như trong đất, phân của gia súc,...\n\nVi khuẩn này không thể truyền từ người sang người thông qua việc nói chuyện, tiếp xúc. Xâm nhập vào cơ thể người là nha bào uốn ván, nó xâm nhập vào cơ thể qua đường các vết thương hở bị nhiễm bẩn từ đất cát, phân gia súc, hoặc các vết thương từ các vết tiêm chích bị nhiễm bẩn như các vết rách, bỏng, vết thương bị dập nát,... Ví dụ như khi đạp trúng đinh gỉ sét, bị động vật cắn hay làm việc trong những môi trường bùn đất…\n\nSau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn sẽ có thời gian ủ bệnh, tình trạng uốn ván ủ bệnh bao lâu còn tùy thuộc cơ địa mỗi người cũng như nhiều yếu tố khác.\n\nNhững đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván cần đặc biệt chú ý\n--------------------------------------------------------------------\n\nNhiễm trùng uốn ván có nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường vết thương hở sau đó sinh sôi nảy nở tạo ra độc tố trên tế bào thần kinh dẫn đến tê liệt thần kinh. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh cao, tuy nhiên cần chú ý hơn về tình trạng nhiễm trùng uốn ván ở một số đối tượng sau đây:\n\n* Những người có ngành nghề đặc trưng như nông dân, thợ xây, thợ rèn,... hay tiếp xúc trực tiếp với bùn đất hoặc những vật dụng kim loại.\n* Những người thường xuyên làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.\n* Sau khi thực thiện phẫu thuật, thủ thuật nạo phá thai trong điều kiện vệ sinh kém, không đạt chất lượng an toàn.\n* Cơ quan của cơ thể có dị vật nhiễm bẩn xâm nhập vào, gây tổn thương cơ quan hoặc cơ quan bị hoại tử. Cơ thể trở thành môi trường thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển.\n* Quá trình cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh bằng các dụng cụ bẩn, không được tiệt trùng đúng quy chuẩn hoặc có thể do rốn của bé chưa được vệ sinh sạch sẽ sau khi được sinh ra mà còn băng đầu dây rốn đã cắt chưa được khử trùng vào, dẫn đến nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Đây là một trong những cách thức lây truyền phổ biến của nhiễm trùng uốn ván. Đặc biệt trẻ em có nguy cơ tỷ vong cao lên đến 95% khi mắc phải.\n\n![benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 3.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_u_benh_bao_lau_thi_khoi_phat_3_dc1c3d5a92.png)\n\n*Trẻ em có tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng uốn ván cao đến 95%*\n\nVậy uốn ván ủ bệnh bao lâu?\n---------------------------\n\nVậy tình trạng nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh bao lâu? Sau khi nha bào hoặc vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thì sẽ có một thời gian ủ bệnh trước khi khởi phát các triệu chứng như sốt nhẹ, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), chán ăn. Sau một thời gian khi bệnh tiến triển nặng hơn người bệnh sẽ gặp các cơn co cứng hàm, cổ, lưng và khó có thể tự chủ được các hoạt động này. Uốn ván sẽ phát triển qua 4 giai đoạn như sau:\n\n* Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài từ 3 đến 21 ngày tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, độ lớn, vị trí của vết thương. Trung bình là khoảng 10 ngày kể từ lúc bị thương.\n* Giai đoạn khởi phát: Các triệu chứng như mỏi hàm, khó nuốt hay nhai, co cứng cơ gáy làm cổ bị cứng, co cứng cơ lưng,... Giai đoạn này được tính từ khi xuất hiện triệu chứng cứng cơ hàm đến khi xảy ra cơn co giật đầu tiên ở thanh quản và hầu họng. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 7 ngày.\n* Giai đoạn toàn phát: Là giai đoạn nghiêm trọng nhất được tính từ khi xuất hiện các cơn [co giật toàn thân](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-giat-toan-than-co-dac-diem-nhu-the-nao.html), co thắt ở thanh quản và hầu họng, bí đại tiện, nghẽn tiểu,... Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 3 tuần.\n* Giai đoạn lui bệnh: Các triệu chứng hay các cơn co giật ở giai đoạn này sẽ giảm dần, nhẹ hơn, phản xạ nuốt hay khả năng mở rộng miệng cũng dần được cải thiện. Độ dài của giai đoạn này sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh.\n\n![benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 4.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_u_benh_bao_lau_thi_khoi_phat_4_1c8de469a6.png)\n\n*Cứng hàm là một trong các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh*\n\nUốn ván ủ bệnh bao lâu còn tuỳ thuộc vào mỗi cơ địa, tình trạng vết thương, thời gian ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt. Nhiễm trùng uốn ván sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 14 ngày hoặc hơn 21 ngày, có người thời gian ủ bệnh lại rất ngắn khoảng từ 48 đến 72 giờ. Nhìn chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.\n\nSau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, kéo dài từ 1 - 7 ngày. Thời gian khởi phát càng ngắn (dưới 48 giờ) thì trường hợp bệnh càng nặng và mức độ nặng của bệnh tỷ lệ thuận với độ bẩn của vết thương. Nếu thời kỳ ủ bệnh và khởi phát quá ngắn thì mức độ nguy hiểm càng cao.\n\nNhiễm trùng uốn ván nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng trên đường hô hấp như: Co thắt, tắc nghẽn đường thở, ứ đờm dãi, [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html),... Một thời gian dài có thể gây [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), tắc nghẽn động mạch phổi,...\n\n![benh-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat 5.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_u_benh_bao_lau_thi_khoi_phat_5_5ab4a4633f.png)\n\n*Vi khuẩn gây uốn ván ủ bệnh bao lâu tùy thuộc vào cơ thể mỗi người*\n\nHiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể và hiệu quả đối với nhiễm trùng uốn ván mà việc điều trị bệnh uốn ván có nguyên tắc chính là tiêu diệt vi khuẩn cũng như trung hòa độc tố và ngăn ngừa những cơn co cứng cơ.\n\nTiêm phòng vaccine là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để tránh bị uốn ván, sau khi bị thương, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván kịp thời. Các thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở các cơ sở đủ điều kiện vô trùng.\n\nTóm lại, tình trạng [uốn ván ủ bệnh bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-trung-uon-van-u-benh-bao-lau-thi-khoi-phat.html) còn phụ thuộc vào thể trạng chính vì vậy khi gặp tình trạng này các bệnh nhân cần được chẩn đoán phát hiện và điều trị khẩn cấp giúp giảm thiểu rủi ro cũng như các biến chứng của bệnh.\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván", "abstract": "Bệnh uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, do các bào tử của trực khuẩn uốn ván gây ra, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nên cần tìm hiểu về loại vi khuẩn này để phòng ngừa một cách hiệu quả.", "md_content": "Trực khuẩn uốn ván là vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván, chúng xâm nhập và phát triển tại các vết thương trong điều kiện yếm khí. Vậy trực khuẩn uốn ván là gì? Chúng sống ở đâu và lây qua con đường nào? Cách phòng ngừa loại vi khuẩn này như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu các vấn đề này nhé!\n\nTrực khuẩn uốn ván là gì?\n-------------------------\n\nTrực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) là vi khuẩn thuộc họ Clostridium. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) ở người tại các vết thương trong điều kiện yếm khí. Khi trực khuẩn uốn ván này vào cơ thể con người, chúng sẽ tiết ra các độc tố tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng của co thắt cơ, đầu tiên là đau các cơ mặt, đau cơ nhai, cơ gáy, tiếp đó là đau cơ toàn thân và ảnh hưởng đến vấn đề thở.\n\nNgoài ra, bệnh uốn ván do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra còn gây ra các biến chứng như viêm phổi, rách cơ và gãy xương, thậm chí là có thể khiến bệnh nhân tử vong do suy tim, [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.\n\n![Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truc_khuan_uon_van_la_gi_con_duong_lay_truyen_cua_truc_khuan_uon_van_1_3fd5811e7b.jpg)\n\n*Độc tố của trực khuẩn uốn ván tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của con người*\n\nNơi sống của trực khuẩn uốn ván ở đâu?\n--------------------------------------\n\nVi khuẩn họ Clostridium là các loại trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Chúng thường xuất hiện ở môi trường đất, ở đường tiêu hoá của con người và động vật. Đa số chúng là loại [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html) sống hoại sinh và có thể phân huỷ các chất hữu cơ có trong đất.\n\nThông thường, trực khuẩn uốn ván sống ở ruột của các loài động vật, nhất là thường gặp ở trong ruột của những loại gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa… và kể cả con người. Khi đã ở trong ruột, vi khuẩn sống một cách bình thường và không gây bệnh.\n\nTuy nhiên, nha bào vi khuẩn uốn ván có thể có mặt trong đất và ở trong các đồ dùng sinh hoạt khi xúc phân động vật hoặc phân người. Nha bào này có thể xuất hiện ở khắp nơi trong môi trường sống tự nhiên, gây nhiễm cho mọi loại vết thương và ai cũng có thể bị mắc bệnh.\n\nThời gian ủ bệnh uốn ván sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, kích thước và vị trí của vết thương, trung bình khoảng 10 ngày, thường từ 3 - 21 ngày. Nhưng phần lớn người nhiễm khuẩn uốn ván bệnh thường xuất hiện trong thời gian là 14 ngày. Tuy nhiên, các trường hợp có vết thương bị nhiễm bẩn nghiêm trọng thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn, tình trạng nhiễm bệnh cũng càng nghiêm trọng hơn với tiên lượng xấu hơn.\n\nNhững người chưa có miễn dịch đủ thì bệnh uốn ván sẽ xảy ra do ngẫu nhiên bị nha bào uốn ván. Ngoài ra, bệnh này không có lây truyền trực tiếp từ người sang người.\n\n![Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truc_khuan_uon_van_la_gi_con_duong_lay_truyen_cua_truc_khuan_uon_van_2_ce8442825b.jpg)\n\n*Trực khuẩn uốn ván thường sống trong ruột của các loại gia súc ăn cỏ*\n\nCon đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván\n-------------------------------------------\n\nCác nha bào của trực khuẩn uốn ván thường cư trú trong đất, đất phân bón, nhất là phân ngựa. Khi các nha bào của khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hoặc tổn thương trên da thì sẽ gây ra nhiễm khuẩn uốn ván.\n\nMột số vết thương có thể gây ra nhiễm khuẩn uốn ván như:\n\n* [Gãy xương](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/gay-xuong-65.html) hở.\n* Vết cắn từ động vật.\n* Bất cứ vết thương nào như gai đâm, đinh sắt bị rỉ đâm…\n* Vết thương bị nhiễm bẩn với phân ngựa, dằm gỗ, đất hoặc bụi.\n* Tổn thương cấp tính, chẳng hạn như bị bỏng, vết chích da, vết rách da, trầy da, viêm tai giữa, sảy thai, sinh con hoặc phẫu thuật.\n\nKhi trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào các vết trầy xước, vết thương thì chúng phát triển thành ổ nhiễm trùng gây ra bệnh uốn ván.\n\nMột số nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván do phẫu thuật:\n\n* [Nạo phá thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nao-pha-thai-489.html) trong môi trường không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh. Có một số trường hợp, tổ chức cơ thể bị hoại tử khiến các dị vật tấn công vào cơ thể bị nhiễm khuẩn đã tạo nên môi trường yếm khí cho các bào tử uốn ván sinh sôi.\n* Trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng uốn ván sơ sinh có thể là vì khuẩn uốn ván thông quan dây rốn khi sinh đẻ. Điều này là do cắt rốn bằng dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn hoặc sau sinh, bé không được chăm sóc rốn một cách sạch sẽ, vệ sinh không được đảm bảo, cắt băng đầu rốn không sạch.\n\n![Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truc_khuan_uon_van_la_gi_con_duong_lay_truyen_cua_truc_khuan_uon_van_3_bc3e69c6a6.jpeg)\n\n*Trực khuẩn uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở trên da*\n\nBiện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván\n---------------------------------\n\nUốn ván là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, hơn nữa lại rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Cho đến hiện nay, tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất. Dưới đây là những loại vắc xin uốn ván đơn và vắc xin phối hợp. Cụ thể như sau:\n\n### Vắc xin phối hợp phòng ngừa bệnh uốn ván\n\nLoại vắc xin này gồm có:\n\n* Vắc xin Hexaxim (vắc xin 6 trong 1): Đây là hãng vắc xin của Sanofi - Pháp được sản xuất tại Pháp. Vắc xin Hexaxim được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi nhằm phòng tránh 6 loại bệnh nguy hiểm đó là: Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra.\n* Vắc xin Infanrix hexa (vắc xin 6 trong 1): Đây là hãng vắc xin GSK - Bỉ do Bỉ sản xuất ra. [Vắc xin Infanrix hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) được chỉ định tiêm chủng cơ bản và tiêm chủng nhắc lại cho trẻ em để ngăn ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm nhất: Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra.\n* Vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1): Đây là hãng vắc xin Sanofi - Pháp do Pháp sản xuất ra. Vắc xin Pentaxim cũng được chỉ định tiêm để phòng ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm trên thế giới: Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra.\n* Vắc xin Adacel 0,5ml: Đây là hãng vắc xin Sanofi - Pháp do Canada sản xuất. Khi tiêm vắc xin Adacel sẽ phòng ngừa được 3 loại bệnh đó là: Ho gà, bạch hầu và uốn ván.\n* Vắc xin Tetraxim 0,5ml: Đây là hãng vắc xin Sanofi - Pháp do Pháp sản xuất. Khi tiêm vắc xin Tetraxim phòng ngừa được 4 loại bệnh là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.\n\n![Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truc_khuan_uon_van_la_gi_con_duong_lay_truyen_cua_truc_khuan_uon_van_4_c8d5cfb6e6.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả nhất*\n\n### Vắc xin đơn phòng ngừa bệnh uốn ván\n\n[Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) gồm có:\n\n* Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT): Là của Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế do Việt Nam sản xuất.\n* Huyết thanh kháng độc tố uốn ván: Là của Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế do Việt Nam sản xuất.\n\nMột số điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ:\n\n* Sau khi tiêm chủng cần cho trẻ lại chỗ tiêm khoảng 30 phút trước khi về để theo dõi các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.\n* Sau khi về nhà, nên cho trẻ uống nhiều nước, thường xuyên đo thân nhiệt của bé, theo dõi sức khoẻ của bé liên tục cả khi ngủ trong vòng 24 giờ.\n* Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, có thể chườm lạnh nếu vết tiêm sưng đỏ, ngoài ra không cho bất cứ thứ gì vào vết tiêm, nếu trẻ sốt cao có thể dùng miếng hạ sốt, chườm trán, nách, bẹn bằng nước ấm hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.\n* Khi trẻ có những triệu chứng bất thường như sốt cao, co giật, khó thở, quấy khóc không ngừng, người tím tái… hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để khám và điều trị.\n\nTrên đây là những thông tin về [trực khuẩn uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truc-khuan-uon-van-la-gi-con-duong-lay-truyen-cua-truc-khuan-uon-van.html). Việc tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván. Có nhiều loại vắc xin tiêm cho từng đối tượng, vì thế mọi người hãy đi tiêm phòng để phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm này nhé.\n\n", "date": "02/12/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Cảnh báo những dấu hiệu của bệnh uốn ván", "abstract": "Vi khuẩn uốn ván tồn tại phổ biến, có khả năng gây bệnh trên toàn cầu bởi nhiều người vẫn chủ quan do không nắm rõ những dấu hiệu của bệnh uốn ván. Bệnh uốn ván thường xuất hiện phổ biến hơn ở những khu vực nông nghiệp hoặc nơi tiếp xúc với chất thải từ động vật và thiếu tiêm phòng đầy đủ.", "md_content": "Điều quan trọng là nhận biết và nhận thức sớm về dấu hiệu của bệnh uốn ván để có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu của bệnh uốn ván. Từ đó, đưa ra quyết định thông minh về sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi căn bệnh nguy hiểm này.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Thực tế, bệnh uốn ván là một tình trạng tâm thần và cơ bắp đặc trưng, mà những cơn co giật cơ bắp mạnh mẽ và đau đớn là những biểu hiện nổi bật.\n\n![Cảnh báo những dấu hiệu của bệnh uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_nhung_dau_hieu_cua_benh_uon_van_1_a785c1db2c.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra*\n\nNhững ai có nguy cơ mắc bệnh uốn ván?\n-------------------------------------\n\nMặc dù mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, nhưng nhóm đối tượng sau đây có khả năng cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa vi khuẩn uốn ván:\n\n* Những người làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc và gia cầm tại các trang trại.\n* Những người làm vườn, tiếp xúc với đất và môi trường nông nghiệp.\n* Công nhân xây dựng, thường làm việc trong môi trường xây dựng liên quan đến đất và vật liệu xây dựng.\n* Những người thực hiện công việc dọn vệ sinh, tiếp xúc với chất thải và môi trường không hợp vệ sinh.\n* Bộ đội và thanh niên xung phong, do tiếp xúc với các môi trường nguy hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.\n\n![Cảnh báo những dấu hiệu của bệnh uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_nhung_dau_hieu_cua_benh_uon_van_2_3468add121.jpg)\n\n*Ai cũng có thể mắc bệnh uốn ván dù chỉ từ một vết thương nhỏ*\n\nCác triệu chứng và dấu hiệu của bệnh uốn ván\n--------------------------------------------\n\nBệnh uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết những dấu hiệu của bệnh uốn ván là một yếu tố quan trọng để có thể nhanh chóng tìm kiếm hỗ trợ của y tế. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:\n\n### Sự co thắt cơ\n\nCo thắt cơ là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh uốn ván, thường được nhận biết qua biểu hiện của một nụ cười mếu và nhíu lông mày (risus sardonicus). Bệnh nhân có thể gặp tình trạng cứng hoặc co thắt cơ ở vùng bụng, cổ và lưng, đôi khi kèm theo tình trạng opisthotonos (cơ thể bị cứng toàn thân với cong lưng và cổ). Co thắt cơ trên thực tế có thể gây ra bí đái hoặc táo bón, và khó khăn trong việc nuốt thức ăn có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng.\n\n![Cảnh báo những dấu hiệu của bệnh uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_nhung_dau_hieu_cua_benh_uon_van_3_5ddb2f3bed.jpg)\n\n*Dấu hiệu điển hình của bệnh uốn ván là sự co thắt cơ*\n\n### Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật\n\nBệnh nhân uốn ván cũng có thể trải qua rối loạn thần kinh thực vật, trong đó nhiệt độ cơ thể thường tăng nhẹ, trừ khi có dấu hiệu nhiễm trùng uốn ván như viêm phổi. Nhịp tim và nhịp thở cũng tăng lên. Phản xạ cơ thể có thể quá mức phản ứng. Uốn ván dai dẳng có thể gây ra các biểu hiện thần kinh thực vật dễ khởi phát và cường độ phản ứng cao, bao gồm giai đoạn cao huyết áp, nhịp tim nhanh và kích thích cơ tim.\n\n### Nguyên nhân gây tử vong phổ biến\n\n[Suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong bệnh uốn ván. Co thắt của cơ thanh quản và cơ bụng, cơ hoành và cơ ngực có thể gây ra tình trạng ngạt. Thiếu máu cũng có thể dẫn đến ngừng tim, và co thắt của cơ thanh quản có thể dẫn đến việc hít phải dịch tiết từ miệng vào phổi, góp phần vào tử vong do thiếu oxy. Tình trạng tắc nghẽn phổi cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân tử vong ngay lập tức có thể không rõ ràng.\n\n### Uốn ván cục bộ\n\nUốn ván đầu là một dạng [uốn ván cục bộ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-cuc-bo-dau-hieu-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-43578.html) ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ. Đây là một bệnh phổ biến hơn ở trẻ em và có thể xảy ra trong trường hợp viêm tai giữa mãn tính hoặc do chấn thương đầu. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở Châu Phi và Ấn Độ. Tất cả các dây thần kinh sọ có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là dây thần kinh số 7. Uốn ván đầu cũng có thể phát triển thành uốn ván toàn thân.\n\n### Uốn ván sơ sinh\n\n[Uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) thường là dạng nặng của bệnh uốn ván và thường dẫn đến tử vong. Bệnh thường bắt đầu trong hai tuần đầu đời, và có những đặc điểm như co cứng cơ, co thắt và tình trạng dinh dưỡng kém. Điếc hai bên cũng có thể xảy ra ở những trẻ sống sót.\n\n![Cảnh báo những dấu hiệu của bệnh uốn ván 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_nhung_dau_hieu_cua_benh_uon_van_4_4636e9ac43.jpg)\n\n*Uốn ván sơ sinh rất dễ gây tử vong*\n\nPhòng ngừa và điều trị bệnh uốn ván\n-----------------------------------\n\n### Cách phòng ngừa bệnh uốn ván\n\nPhòng ngừa bệnh uốn ván là một vấn đề cần được chú trọng, vì tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh này rất cao, dao động từ 25% đến 90%. Đặc biệt, trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong cao đến 80 - 95%. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng uốn ván là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả và chi phí thấp mà mọi người đều có thể thực hiện.\n\n### Phương pháp điều trị bệnh uốn ván\n\nĐể điều trị bệnh uốn ván, quan trọng nhất là chăm sóc tại khoa hồi sức tích cực. Thường thì nhiều bệnh nhân trở nên nặng nề do sơ ý cho rằng vết thương không nguy hiểm hoặc xử lý sơ cứu không đúng cách. Các phương pháp điều trị thông thường gồm:\n\n* **Xử lý vết thương để ngăn chặn sự sản sinh độc tố uốn ván:** Mở rộng vết thương và triệt để các mô tổn thương để loại bỏ nha bào uốn ván. Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn gốc của độc tố.\n* **Trung hòa độc tố uốn ván:** Sử dụng globulin miễn dịch uốn ván của người để vô hiệu hóa độc tố trong máu và vết thương, từ đó giảm tỷ lệ tử vong. Nên tiêm kháng độc tố trước khi xử lý vết thương.\n* **Kiểm soát co giật và co cứng cơ:** Tạo môi trường yên tĩnh cho bệnh nhân, kiểm soát ánh sáng và tiếng ồn, tránh kích thích gây [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html). Sử dụng liều thuốc nhỏ nhất để kiểm soát co giật mà không làm ảnh hưởng đến hô hấp và tuần hoàn.\n* **Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác:** Hỗ trợ hô hấp, đảm bảo đường thở thông thoáng, hút đờm, và tránh ăn uống qua đường miệng để tránh co thắt thanh môn. Có thể thực hiện mở khí quản, kết hợp hoặc không kết hợp với máy thở, cung cấp nước và điện giải, bổ sung dinh dưỡng qua truyền dịch hoặc ống thông vào dạ dày.\n* **Tiêm vắc xin để tạo miễn dịch chủ động:** Tất cả bệnh nhân cần được tiêm [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-hai-khong-can-luu-y-gi-khi-tiem-uon-van.html) sau khi đã hồi phục từ bệnh.\n\nNếu bạn hoặc người thân của bạn trải qua bất kỳ [dấu hiệu của bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/canh-bao-nhung-dau-hieu-cua-benh-uon-van.html) nào được kể trên, hãy tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Bệnh uốn ván là một căn bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để giảm nguy cơ tử vong và tối thiểu hóa biến chứng.\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Bệnh uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách", "abstract": "Uốn ván được xem là căn bệnh có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Do đó, ngoài tiêm phòng chủ động, người bệnh cần tham khảo thêm phương pháp xử lý vết thương uốn ván đúng cách và kịp thời để hạn chế xảy ra những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe. ", "md_content": "Bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) (tên khoa học là Tetanus) có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và có nguy cơ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh này được đánh giá là một trong những căn bệnh do nhiễm trùng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên chuẩn bị kiến thức cần thiết và phương pháp [xử lý vết thương uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huong-dan-xu-ly-vet-thuong-uon-van-dung-cach.html) đúng cách. Để tìm hiểu thêm về bệnh, mời độc giả tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây.\n\nTìm hiểu cơ bản về bệnh uốn ván\n-------------------------------\n\nUốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng và tỷ lệ tử vong cao do độc tố mạnh của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố Protein Tetanospasmin tiết ra làm ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra tổn thương não, hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ và tử vong nhanh chóng.\n\n![Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_xu_ly_vet_thuong_uon_van_dung_cach_1_816ec1a7a9.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên*\n\nNgười mắc bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao từ 25% - 90%. Đặc biệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể lên đến 95%. Khi xuất hiện vết thương, trực khuẩn Clostridium tetani bắt đầu phát triển trong điều kiện yếm khí. Sau đó, nó sẽ tự giải phóng các độc tố vào máu và tấn công các bản vận động thần kinh cơ. Từ đó, bệnh nhân có thể bị cơ cứng cơ và xuất hiện các cơn co giật.\n\nUốn ván có thời kỳ ủ bệnh trong khoảng từ 4 - 21 ngày. Tử vong do bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh và tim ngừng đập.\n\nNguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh uốn ván\n----------------------------------------\n\nNguyên nhân trực tiếp của uốn ván là do sự xâm nhập của trực khuẩn Clostridium tetani ở các vết trầy xước, vết thương hở,... Chúng bắt đầu xâm nhập vào vết thương và phát triển dần thành ổ nhiễm trùng gây ra bệnh uốn ván. Trực khuẩn này thường có ở phân gia cầm, phân trâu bò, đất cát, dụng cụ không được khử khuẩn, cống rãnh,…\n\n![Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_xu_ly_vet_thuong_uon_van_dung_cach_2_f568de7ea6.jpg)\n\n*Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh uốn ván*\n\nBệnh uốn ván có thể xảy ra đối với mọi đối tượng. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao do thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván:\n\n* Người làm vườn;\n* Người dọn dẹp vệ sinh;\n* Công nhân xây dựng công trình;\n* Người làm trong trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm;\n* Bộ đội hoặc thanh niên xung phong.\n\nTriệu chứng thường gặp ở bệnh uốn ván\n-------------------------------------\n\nSau khi nhiễm khuẩn uốn ván, bệnh sẽ không biểu hiện liền mà sẽ trải qua quá trình ủ bệnh. Uốn ván thường phát triển thông qua 4 giai đoạn chính: Ủ bệnh, khởi phát bệnh, toàn phát bệnh và lui bệnh. Ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện khác nhau. Cụ thể như sau:\n\n* Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 4 - 21 ngày. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào các đặc điểm, độ lớn hoặc vị trí vết thương. Trung bình khoảng 10 - 14 ngày kể từ khi bị thương. Đối với vết thương nhiễm khuẩn nặng, thời gian ủ bệnh ngắn và bệnh sẽ trở nặng khiến cho tiên lượng của bệnh nhân xấu hơn.\n* Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này bắt đầu khi có biểu hiện cứng cơ hàm cho đến [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) và co thắt ở hầu họng hay thanh quản. Thời gian xảy ra triệu chứng kéo dài từ 1 - 7 ngày. Những triệu chứng nhận biết cơ bản như mỏi cơ hàm, khó nhai nuốt, khó mở miệng, co cứng cơ mặt, co cứng gáy, co cứng lưng bụng,...\n* Giai đoạn toàn phát: Đây chính là thời điểm nghiêm trọng nhất của bệnh uốn ván. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1 - 3 tuần và có các triệu chứng như cơ cứng toàn thân, khó thở, đổi màu sắc da, co bóp cơ, bí đại tiện,...\n* Giai đoạn lui bệnh: Ở thời kỳ này, các cơn co giật và triệu chứng bệnh giảm dần. Miệng cũng bắt đầu có khả năng đóng mở và cải thiện phản xạ nuốt. Giai đoạn này sẽ xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.\n\nTổng hợp phương pháp xử lý vết thương uốn ván\n---------------------------------------------\n\nCác vết thương lớn hay nhỏ đều tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Do đó, bệnh nhân cần có những phương pháp xử lý vết thương uốn ván đúng cách nhất. \n\n![Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_xu_ly_vet_thuong_uon_van_dung_cach_3_3d64f00582.png)\n\n*Cần tìm hiểu một số cách để xử lý vết thương uốn ván*\n\n### Thời điểm tiêm phòng sau khi bị thương\n\nUốn ván ủ bệnh từ 3 - 21 ngày và trung bình khoảng 7 - 8 ngày. Sau khi bị thương, người bệnh nên lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng. Thời điểm tiêm vắc xin hiệu quả là trong vòng 24 giờ.\n\n### Sơ cứu và xử lý vết thương uốn ván\n\nBạn cần nắm được cách sơ cứu và xử lý vết thương uốn ván như sau:\n\n* Vệ sinh vết thương đúng cách: Vết thương cần rửa sạch dưới vòi nước sạch để đẩy bụi bẩn ra ngoài. Nếu vết thương vẫn chảy máu và dính bùn đất cần sử dụng oxy già sát khuẩn và cầm máu. Tiếp theo đó là rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng và lau khô.\n* Đối với vết thương có dị vật: Rửa tay sạch sẽ và tiến hành lấy dị vật ra bên ngoài. Sau đó, người bệnh cần băng bó lại vết thương và thay băng hàng ngày. Với những dị vật to hoặc nằm sâu dưới da, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để xử lý dị vật.\n* Vết thương có xuất hiện dấu hiệu khác: Người bệnh phải đến cơ sở y tế để xử lý nếu có dấu hiệu phù nề, sưng đỏ, sưng phồng, có dịch nhầy, hạch sưng,... Tuyệt đối không tự ý chữa trị bằng các phương pháp dân gian như rắc bột thuốc, đắp thuốc,...\n\n![Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_xu_ly_vet_thuong_uon_van_dung_cach_b1bd67fc2e.jpg)\n\n*Cần có cách sơ cứu và xử lý vết thương đúng cách*\n\n### Tiêm phòng uốn ván chủ động\n\nChủ động tiêm phòng [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html) là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân. Với trẻ em, mũi đầu tiên nên tiêm sau khi sinh và tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm. Đối với người lớn, vắc xin uốn ván được tiêm nhắc lại với những người làm trong môi trường có nguy cơ tai nạn lao động. Ngoài ra, [tiêm uốn ván cho mẹ bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-dau-trong-tp-hcm-thi-tot.html) nên thực hiện trước hoặc trong thai kỳ.\n\nBệnh uốn ván vô cùng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời. Trên đây, [nhà thuốc Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/) đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh uốn ván. Hy vọng thông qua đó, người bệnh có thể tham khảo kỹ hơn về căn bệnh này và phương pháp xử lý vết thương uốn ván kịp thời. \n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["Bệnh uốn ván", "Vacxin uốn ván", "uốn ván", "Co giật"]}, {"title": "Có nên tiêm uốn ván trước khi mang thai không? Cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm uốn ván", "abstract": "Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ mẹ bầu lẫn thai nhi khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với các mẹ chuẩn bị mang thai lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn còn đắn đo rằng có nên tiêm uốn ván trước khi mang thai không. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi này nhé!", "md_content": "Tiêm phòng vắc xin [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là mũi tiêm quan trọng giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi bệnh uốn ván. Tuy nhiên, có nên tiêm uốn ván trước khi mang thai không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm ngừa uốn ván\n-----------------------------------------\n\nUốn ván hay còn được gọi là bệnh phong đòn gánh do ngoại độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có khắp mọi nơi đặc biệt những nơi như đất cát, phân gia súc, gia cầm, những nơi bụi bẩn, các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kĩ càng,... \n\n![co-nen-tiem-uon-van-truoc-khi-mang-thai-khong-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_uon_van_truoc_khi_mang_thai_khong_va_mot_so_luu_y_ban_can_biet_1_47b5410c19.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao*\n\nUốn ván là bệnh nhiễm trùng với tỷ lệ tử vong rất cao, riêng đối với trẻ sơ sinh tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh lên đến 95%. Trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể khi các mẹ chuyển dạ sinh con và đường dây rốn chưa lành khi thực hiện cắt dây rốn, dẫn đến nguy cơ mẹ và trẻ sơ sinh bị uốn ván.\n\nHiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh uốn ván vì vậy cách duy nhất để phòng ngừa bệnh hiệu quả là tiêm ngừa uốn ván. [Tiêm vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-hai-khong-can-luu-y-gi-khi-tiem-uon-van.html) sẽ giúp cơ thể của mẹ và con sơ sinh tạo kháng thể để ngăn ngừa bệnh. Vì vậy, tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ mang thai là mũi tiêm vô cùng quan trọng.\n\nCó nên tiêm uốn ván trước khi mang thai không?\n----------------------------------------------\n\nTheo như đánh giá, tỷ lệ tử vong ở người lớn khi mắc bệnh uốn ván là 90% và trẻ sơ sinh là 95%. Có thể thấy, đây là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều biến đổi dẫn đến hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu, dễ nhiễm bệnh. Nếu mẹ nhiễm bệnh, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu thậm chí đối mặt với nguy cơ [dị tật bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-di-tat-bam-sinh-thuong-gap-o-thai-nhi-46943.html) ở thai nhi, sinh non, thai ngừng phát triển hoặc thai chết non,... Chính vì vậy, tiêm uốn ván trước khi mang thai là cần thiết bởi đây là mũi tiêm giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi từ sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra.\n\n![co-nen-tiem-uon-van-truoc-khi-mang-thai-khong-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_uon_van_truoc_khi_mang_thai_khong_va_mot_so_luu_y_ban_can_biet_2_384a106725.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván trước khi mang thai là mũi tiêm cần thiết để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi*\n\nCách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván\n-----------------------------------------------------------\n\nTương tự như các loại vắc xin khác, tiêm uốn ván trước khi mang thai cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Dưới đây là một số biểu hiện sau khi tiêm ngừa uốn ván và một số gợi ý về cách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện tiêm ngừa.\n\n### Tác dụng phụ sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván\n\nTùy thuộc vào cơ địa của từng người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau sau khi thực hiện tiêm phòng uốn ván. Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm như:\n\n* Sưng đỏ tại vị trí tiêm;\n* Cơ thể sốt nhẹ;\n* Nóng đỏ, đau tại vị trí tiêm;\n* Đau đầu;\n* Đau mỏi người;\n* Tiêu chảy;\n* Buồn nôn hoặc nôn;\n\nNhững triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, người sau tiêm có thể xuất hiện một số phản ứng nghiêm trọng như khó thở, phát ban, tim đập nhanh, chóng mặt, [suy nhược cơ thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tinh-trang-suy-nhuoc-co-the-co-nguy-hiem-khong-53696.html), mặt sưng phù, vết tiêm đau dữ dội hoặc thậm chí bị xuất huyết. Trong tình huống này, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.\n\n![co-nen-tiem-uon-van-truoc-khi-mang-thai-khong-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_uon_van_truoc_khi_mang_thai_khong_va_mot_so_luu_y_ban_can_biet_3_caccf3aa20.jpg)\n\n*Cơ thể mẹ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng uốn ván*\n\n### Cách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện tiêm uốn ván trước khi mang thai\n\nSau khi thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván, các mẹ cần lưu ý một số cách chăm sóc sức khỏe như sau:\n\n* Nên theo dõi tình hình sức khỏe của bạn thân trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường sau tiêm như sốc phản vệ, buồn nôn, da mẩn đỏ hay thở nhanh thì có thể báo với nhân viên y tế để được kiểm tra kịp thời.\n* Sau khi về nhà, các mẹ nên giữ gìn vị trí chỗ tiêm sạch sẽ. Không dùng tay xoa trực tiếp lên vết thương vì có thể gây [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html).\n* Có thể chườm lạnh tại vị trí tiêm khoảng 10 - 15 phút để giảm triệu chứng sưng đỏ và đau.\n* Uống nhiều nước để giúp cơ thể duy trì hydrat hóa và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.\n* Tránh tham gia vào các hoạt động vận động mạnh để hạn chế khả năng vết thương thêm sưng và đau.\n* Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể mau phục hồi sau tiêm.\n* Không uống đồ uống có chứa cồn như rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác.\n* Nếu các mẹ cảm thấy đau nhức hoặc sốt sau tiêm thì có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ.\n\nSau khoảng vài ngày, các mẹ nên kiểm tra lại vùng tiêm để đảm bảo vị trí tiêm không bị nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường thì các mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để thăm khám kịp thời.\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin giải đáp chúng tôi muốn gửi đến bạn. [Tiêm uốn ván trước khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-uon-van-truoc-khi-mang-thai-khong-cach-cham-soc-suc-khoe-sau-khi-tiem-uon-van.html) thực sự cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Các mẹ hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn, tìm hiểu lịch tiêm phù hợp và thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn tốt nhất khi thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé.\n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Những dấu hiệu uốn ván điển hình theo từng thời kỳ bệnh", "abstract": "Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván. Vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi và gây bệnh ở các nước trên thế giới. Ở những những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ, bệnh uốn ván thường gặp nhiều hơn. Vậy dấu hiệu uốn ván là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông tin hữu ích để giải đáp những câu hỏi này nhé!", "md_content": "Uốn ván là một trong những bệnh nhiễm trùng cấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao. Các biến chứng có thể kể đến là gây tổn thương não và thần kinh trung ương, căng cứng cơ toàn thân, co giật, suy hô hấp, trụy tim mạch,... Vậy dấu hiệu uốn ván là gì?\n\nNguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng uốn ván\n--------------------------------------------------\n\nPhong đòn gánh là một tên gọi khác của [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) do ngoại độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium tetani. Clostridium tetani là một trực khuẩn gram dương, quanh thân có lông, khả năng di chuyển tương đối, và đặc biệt là sinh sống trong môi trường yếm khí. Trong tự nhiên, trực khuẩn này tạo ra các nha bào uốn ván. Các nha bào có đặc tính bền vững, sau vài năm nằm trong đất, nha bào này vẫn có thể gây bệnh uốn ván nếu xâm nhập được vào cơ thể người qua vết thương hở.\n\n![Khi-mac-phai-benh-uon-van-dau-hieu-uon-van-la-gi 2.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Khi_mac_phai_benh_uon_van_dau_hieu_uon_van_la_gi_2_9459cfb375.png)\n\n*Uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên*\n\nTrực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu được tìm thấy trong đất, phân của các loài gia súc,... Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở, tổn thương sâu, nhiều dị vật, vết thương bị nhiễm bẩn, hoặc bị thương khi đang ở những môi trường bẩn, đạp phải vật gỉ sắt trên đất,... Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi để nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.\n\nKhi nha bào vào được cơ thể sẽ phát triển, sinh sản và tạo ra các ngoại độc tố thần kinh bám vào đuôi các sợi thần kinh, độc tố lan dần vào tuỷ sống và não, dẫn đến triệu chứng cứng cơ, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), nếu nặng hơn có thể gây ngừng thở và tử vong.\n\nBệnh uốn ván lây truyền qua đường nào?\n--------------------------------------\n\nBệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người, chỉ lây truyền qua vết thương hở. Đã có nhiều ghi nhận về các trường hợp lây truyền uốn ván, nhưng hầu như đều có điểm chung là có vết thương hở và tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường bẩn, trong đó có các trường hợp như sau:\n\n* Sau khi thực hiện thủ thuật nạo phá thai hay phẫu thuật tại các cơ sở hoặc điều kiện không đảm bảo vệ sinh và điều kiện vô trùng,...\n* Cơ thể bị tổn thương bởi các dị vật nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho nha bào uốn ván phát triển và sinh sôi.\n* [Uốn ván rốn trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) là tình trạng trẻ sơ sinh bị uốn ván sau khi cắt cuống rốn bằng dụng cụ không đảm bảo điều kiện vô trùng, kèm theo việc chăm sóc rốn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, gạc băng rốn không vô khuẩn.\n\n**Những đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh uốn ván:**\n\n* Người bị mắc cách bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch HIV.\n* Các ngành nghề phải tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, những vật dụng kim loại như nông dân, thợ xây, chăn nuôi gia súc, gia cầm,...\n* Hoạt động trong quân đội hoặc thanh niên xung phong.\n* Không tiêm phòng vắc xin uốn ván.\n\nVậy làm sao để có thể nhận biết là bệnh uốn ván? Dấu hiệu khi bị uốn ván là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!\n\n![Khi-mac-phai-benh-uon-van-dau-hieu-uon-van-la-gi 3.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Khi_mac_phai_benh_uon_van_dau_hieu_uon_van_la_gi_3_d8afd8a0e7.png)\n\n*Uốn ván sơ sinh gây nguy hiểm cho trẻ*\n\nDấu hiệu uốn ván là gì?\n-----------------------\n\nVậy dấu hiệu uốn ván là gì? Khi nha bào uốn ván tiếp xúc được với vết thương hở và xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh sẽ khởi phát các triệu chứng như sốt nhẹ, [chán ăn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chan-an-1011.html), mệt mỏi. Đây cũng có thể xem là dấu hiệu sớm của uốn ván. Sau một thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ khởi phát và tiến triển nặng hơn. Các dấu hiệu bị nhiễm uốn ván sẽ phát triển qua các giai đoạn như sau:\n\n**Ủ bệnh:** Thời gian ủ bệnh trong giai đoạn này trung bình khoảng 10 ngày kể từ khi bị thương và các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong vòng 14 ngày. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ và tình trạng nhiễm bẩn của vết thương mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau, nhưng thường sẽ từ 3 đến 21 ngày.\n\n**Khởi phát:** Dấu hiệu uốn ván đầu tiên của giai đoạn này là cứng hàm, tiếp đến xuất hiện các cơn co thắt ở hầu họng, thanh quản hay các cơn co giật đầu tiên. Các triệu chứng trong giai đoạn này còn gồm có sự mỏi cơ hàm, khó khăn trong việc nhai và mở miệng, khó nuốt. Tiếp đến là co cứng cơ gáy, cứng cổ và sẽ nghiêng ngược dần, co cơ lưng, cứng cơ bụng. Bên cạnh các triệu chứng trên có thể kèm theo sốt cao, đổ mồ hôi, tim đập nhanh.\n\n**Toàn phát:** Từ khi có xuất hiện co giật toàn thân hay co thắt hầu họng/thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu giai đoạn lui bệnh, thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Các triệu chứng của giai đoạn này gồm: Co cứng toàn thân liên tục, ưỡn cong người, khó thở, tím tái do co thắt thanh quản, khó nuốt, ứ đọng đờm, khó nuốt, gây bí tiểu,... Các cơn co giật trong giai đoạn này rất nguy hiểm vì có thể gây cứng cơ hô hấp, [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), làm giảm thông khí, ngưng thở hoặc nặng hơn có thể gây tử vong.\n\n**Lui bệnh:** Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh hay tình trạng cơ địa mỗi người. Ở giai đoạn này các cơn co giật ở hầu họng/thanh quản hay toàn thân thưa dần, tình trạng co cứng toàn thân cũng giảm dần, các phản xạ nuốt, mở rộng miệng dần khôi phục lại, không còn khó như ở các giai đoạn trước.\n\nBiện pháp phòng ngừa uốn ván\n----------------------------\n\nCách phòng ngừa uốn ván tốt nhất hiện nay đó là tiêm vắc xin. [Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) có nhiều loại phù hợp cho mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn hay thậm chí là phụ nữ có thai. Ở mỗi đối tượng sẽ có liều lượng số mũi tiêm, và loại vắc xin khác nhau:\n\n* Trẻ em từ 0 đến 12 tháng tuổi: Tiêm 03 mũi vắc xin (loại vắc xin 5 trong 1 phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, Hib).\n* Từ 18 tháng tuổi đến 4 tuổi: Tiêm nhắc lại 01 mũi vắc xin kể trên.\n* Từ 4 đến 6 tuổi: Tiêm nhắc lại 01 mũi vắc xin uốn ván và cứ 10 năm sẽ tiêm nhắc lại một lần.\n* Người lớn: Tiêm 03 liều dự phòng cơ bản, sau khi đã đủ liều cơ bản thì cứ 10 năm tiêm nhắc lại một lần.\n* Phụ nữ có thai: Tiêm 02 mũi vắc xin uốn ván với lần đầu tiên mang thai (02 mũi này cách nhau tối thiểu 01 tháng). Chỉ cần tiêm 01 mũi vắc xin ở mỗi lần mang thai sau.\n\n![Khi-mac-phai-benh-uon-van-dau-hieu-uon-van-la-gi 4.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Khi_mac_phai_benh_uon_van_dau_hieu_uon_van_la_gi_4_2f0e681f7d.png)\n\n*Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa uốn ván tốt nhất, cũng như giảm tối thiếu các dấu hiệu uốn ván nghiêm trọng*\n\nUốn ván là một bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong với tỷ lệ cao, nhất là đối với trẻ em. Với những thông tin mà bài viết trên đã chia sẻ ở trên, mong là sẽ mang đến những kiến thức bổ ích, giúp người đọc có thể biết và nhận ra [dấu hiệu uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dau-hieu-uon-van-dien-hinh-theo-tung-thoi-ky-benh.html) để kịp thời thăm khám và điều trị. Để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, hãy chủ động tiêm phòng vắc xin uốn ván để phòng ngừa bệnh nhé!\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Đạp đinh không chích ngừa có sao không? Cách sơ cứu vết thương do đạp đinh", "abstract": "Đạp phải đinh là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi dẫm phải đinh, người bệnh thường phải tiêm phòng vacxin uốn ván để phòng ngừa bệnh uốn ván. Vậy đạp đinh không chích ngừa có sao không?", "md_content": "Đinh là một vật dụng thường được sử dụng trong công việc hàng ngày. Đinh được làm bằng kim loại, sắt… và có kích thước khá nhỏ nên nên dễ bị dẫm đạp phải nếu không được để gọn gàng. Vậy sau khi đạp đinh không chích ngừa có sao không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!\n\nNhận biết vết thương do đạp phải đinh\n-------------------------------------\n\nVết thương được gây ra do đạp phải đinh thường có cảm giác đau nhức và xuất huyết. Sau đó, vết thương bắt đầu xuất tiết ra mủ, trở nên sưng đỏ và có thể bị bầm tím xung quanh.\n\n![Góc giải đáp thắc mắc: Đạp đinh không chích ngừa có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_thac_mac_dap_dinh_khong_chich_ngua_co_sao_khong_1_8430b92430.jpg)\n\n*Đau nhức là triệu chứng thường gặp ở vết thương được gây ra bởi dẫm phải đinh*\n\nNhững vết thương xuất hiện do đạp phải đinh sẽ dễ bị [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) nếu không được xử lý đúng cách. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra, vết thương do đạp đinh cần tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp. Vậy đạp đinh không chích ngừa có sao không?\n\nĐạp đinh không chích ngừa có sao không?\n---------------------------------------\n\nĐạp đinh không chích ngừa có sao không đang là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, khi dẫm đạp phải đinh bị rỉ sét sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm phải nha bào với tỷ lệ rất cao nếu trước đó chưa tiêm phòng vaccine phòng bệnh uốn ván.\n\nVaccine [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm nhắc lại sau mỗi 5 - 10 năm để có thể duy trì được hiệu lực bảo vệ hoặc bạn nên tiêm phòng vaccine uốn ván trong vòng 24 giờ đầu tính từ thời điểm bị thương do đạp phải đinh. Vậy, đạp đinh không chích ngừa có sao không? Câu trả lời là bạn có nguy cơ cao mắc phải một căn bệnh uốn ván nguy hiểm.\n\nBệnh uốn ván còn có tên gọi khác là phong đòn gánh, là căn bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này tồn tại ở khắp mọi nơi và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở, thậm chí là các vết thương nhỏ như trầy xước da, đạp phải đinh, đạp gai hoặc bị dẫm… Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể phát triển nếu bạn mắc phải một số bệnh lý nội khoa như viêm tai giữa, loét da, sâu răng, viêm nhiễm tai bị chảy mủ… Kể cả trường hợp chị em phụ nữ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này khi tiến hành nạo phá thai tại các cơ sở y tế không uy tín và kém chất lượng.\n\nVi khuẩn uốn ván thường phát triển trong điều kiện môi trường thiếu oxy tại vết thương, sau đó chúng sẽ giải phóng ra độc tố Tetanospasmin vào máu và tấn công vào hệ thần kinh cơ khiến cho người bệnh bị co cứng cơ, đồng thời xuất hiện các cơn co giật. Tình trạng nghiêm trọng nhất là co thắt cơ hô hấp, có thể khiến bệnh nhân bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.\n\nBên cạnh tình trạng co cơ, mắc phải bệnh uốn ván còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đau nhức đầu, sốt cao và cơ thể mệt mỏi. Đôi khi, bệnh nhân còn cảm thấy bị nóng rát khi đi tiểu. Đây đều là những dấu hiệu sức khỏe đáng báo động nên bạn cần đến bệnh viện thăm khám và tiêm phòng [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) ngay khi đạp phải đinh nhằm phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\n![Góc giải đáp thắc mắc: Đạp đinh không chích ngừa có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_thac_mac_dap_dinh_khong_chich_ngua_co_sao_khong_2_2001391526.jpg)\n\n*Đạp đinh không chích ngừa có sao không*\n\nSơ cứu vết thương do đạp phải đinh\n----------------------------------\n\nĐể đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng khi đạp phải đinh và phục hồi nhanh chóng, cần thực hiện các bước cấp cứu cần thiết và đúng cách như sau:\n\n* Vệ sinh vết thương: Ngay sau khi đạp phải đinh, bạn hãy vệ sinh sạch vết thương ngay lập tức bằng cách ngâm vết thương vào trong nước ấm có pha thêm xà phòng trong khoảng 15 phút nhằm loại bỏ sạch bụi bẩn. Sau đó, dùng một chiếc khăn mềm sạch để lau sạch vết thương. Nếu vết thương có [chảy máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chay-mau-1142.html) thì vi khuẩn đã được loại bỏ trong quá trình này.\n* Gỡ bỏ phần da xung quanh vết thương: Phần lớp da xung quanh vết thương có thể sẽ gây cản trở cho quá trình thoát nước cũng như loại bỏ bụi bẩn ra khỏi vết thương. Vì vậy, hãy sử dụng kéo đã được rửa sạch và khử trùng bằng cồn để cắt bỏ đi lớp da đó.\n* Dùng kem chống vi khuẩn: Sau cùng, bạn hãy bôi một lớp kem chống vi khuẩn lên trên vết thương và băng bó lại. Vết thương cần được vệ sinh và bôi kem chống vi khuẩn 12 tiếng/lần trong vòng 2 ngày.\n* Sử dụng thuốc giảm đau: Vết thương được gây ra bởi đạp phải đinh có thể gây đau nhức. Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau như [ibuprofen](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ibuprofen-la-gi-huong-dieu-tri-khi-bi-ngo-doc-ibuprofen-57096.html) hoặc paracetamol.\n\nTheo các bác sĩ, trong trường hợp vết thương do đạp đinh bị sưng đỏ và chảy dịch thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, lúc này người bệnh cần chích ngừa uốn ván ngay.\n\nKhông ít người thường rất chủ quan, không coi trọng các vết thương do các vật nhọn như gai nhọn, dị vật, mảnh thuỷ tinh… mà không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn uốn ván gây ra.\n\nMột số người còn quan niệm rằng chỉ tiêm phòng uốn ván khi dẫm phải đinh vì cho rằng vi khuẩn uốn ván chỉ có trong đinh sắt rỉ. Đây là một quan niệm sai hoàn toàn, bởi vi khuẩn có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta nên chỉ với một vết thương nhỏ bạn cũng có thể nhiễm phải vi khuẩn uốn ván.\n\nUốn ván là bệnh lý cấp tình với tỷ lệ tử vong từ 25 - 90%. Do vậy, bạn nên đến cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván khi dẫm đạp phải đinh hay vật nhọn.\n\n![Góc giải đáp thắc mắc: Đạp đinh không chích ngừa có sao không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_thac_mac_dap_dinh_khong_chich_ngua_co_sao_khong_3_58a143e294.jpg)\n\n*Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau khi vết thương do đạp đinh bị đau nhức*\n\nBiện pháp phòng tránh nguy cơ khi đạp phải đinh\n-----------------------------------------------\n\nTiêm phòng vaccine uốn ván là biện pháp phòng tránh bệnh uốn ván đơn giản và hiệu quả khi đạp phải đinh. Hiện nay, giá thành của một mũi vaccine phòng uốn ván dao động khoảng 100.000 đồng và có sẵn tại các cơ sở y tế nên rất tiện lợi cho người dân.\n\nNếu trước đây chưa từng chích ngừa uốn ván thì bạn sẽ được tiêm 3 mũi vaccine cơ bản. Mũi thứ hai sẽ được tiêm sau mũi thứ nhất một tháng và mũi thứ 3 sẽ được tiêm cách mũi thứ 2 sau 6 - 12 tháng. Điều này đảm bảo cho khả năng phòng ngừa bệnh uốn ván trong vòng 5 năm.\n\nSau 5 năm, bạn có thể tiêm mũi vaccine uốn ván thứ 4 để duy trì miễn dịch và sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm tiếp theo. Sau 10 năm nữa, việc tiêm mũi vaccine uốn ván thứ 5 sẽ giữ được miễn dịch thêm 20 năm nữa.\n\nNgoài ra, đối với trẻ nhỏ thì phụ huynh cần đảm bảo cất giữ đinh cùng các vật sắc nhọn khác (dao, kéo) ở những nơi mà trẻ không thể tiếp cận được. Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn mang dép hoặc giày khi chơi hoặc vận động ngoài trời.\n\nĐối với người lớn, hãy đảm bảo sử dụng trang phục cũng như điều kiện lao động an toàn để giảm nguy cơ đạp phải đinh hay các vật sắc nhọn khác. Đặc biệt, hãy sử dụng giày bảo hộ được trang bị lớp lót chống làm thủng từ các vật liệu thép hợp kim như đinh, sắt…\n\n![Góc giải đáp thắc mắc: Đạp đinh không chích ngừa có sao không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_thac_mac_dap_dinh_khong_chich_ngua_co_sao_khong_4_d1c26dd8b3.jpg)\n\n*Sử dụng giày bảo hộ lao động để phòng tránh nguy cơ đạp phải đinh*\n\nTrên đây là một số thông tin về vấn đề [đạp đinh không chích ngừa có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dap-dinh-khong-chich-ngua-co-sao-khong-cach-so-cuu-vet-thuong-do-dap-dinh.html)? Có thể thấy, khi dẫm phải đinh không tiêm phòng vaccine uốn ván có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, thậm chí là tử vong. Hãy sơ cứu đúng cách và nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm phòng uốn ván", "uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?", "abstract": "Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh (trismus nascentium) là một dạng uốn ván toàn thân nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của các bé. Vì vậy, cha mẹ cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh cho bản thân và con trẻ.", "md_content": "Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là uốn ván sơ sinh, là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển. Hiện nay, theo một vài ước tính vào năm 2018, có đến khoảng 180.000 ca tử vong hàng năm.\n\nUốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là gì?\n--------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nha bào của trực khuẩn clostridium tetani gây ra. Nha bào có ở khắp mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất, tro, đường ruột, phân của động vật và con người, trên bề mặt da và các dụng cụ rỉ sét như đinh, kim, dây thép gai,... Các nha bào này có thể tồn tại trong nhiều năm nhờ khả năng chống chọi rất tốt với nhiệt độ và hầu hết các loại thuốc sát trùng.\n\n![Phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_ron_o_tre_so_sinh_1_293bf46d5d.jpg)\n\n*Nha bào của trực khuẩn clostridium tetani là tác nhân gây ra uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh*\n\nUốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là một dạng uốn ván toàn thân xảy ra ở trẻ sơ sinh do phần rốn của bé bị nhiễm trực khuẩn gram dương kỵ khí hình thành nha bào clostridium tetani gây ra. Những bà mẹ chưa được [tiêm vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-hai-khong-can-luu-y-gi-khi-tiem-uon-van.html) đầy đủ sẽ không có đủ nồng độ chất kháng độc tố để có thể truyền kháng thể của mẹ qua nhau thai giúp bảo vệ thai nhi trong bụng, và khiến con mình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Uốn ván sơ sinh hiện nay chủ yếu chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có cơ sở hạ tầng y tế kém phát triển.\n\nNguyên nhân gây uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh\n-----------------------------------------\n\nBất cứ ai cũng có thể mắc bệnh uốn ván, nhưng căn bệnh này đặc biệt phổ biến và nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin chứa giải độc tố uốn ván. \n\nNguyên nhân uốn ván rốn xảy ra là do phần cuống rốn chưa lành bị nhiễm trùng, đặc biệt là với những trường hợp cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chưa được vô trùng, dùng vật liệu bị ô nhiễm để che cuống rốn, chăm sóc sản phụ sau sinh kém hoặc sinh con ở những nơi có điều kiện mất vệ sinh.\n\n![Phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_ron_o_tre_so_sinh_2_d45b0ac18e.jpg)\n\n*Nhiễm trùng cuống rốn là nguyên nhân dẫn đến uốn ván sơ sinh*\n\nTriệu chứng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh\n-------------------------------------\n\nUốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là tình trạng nguy hiểm và bất cứ ai cũng không mong nó sẽ xuất hiện ở con mình. Ở bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 24 ngày sau khi sinh. \n\nĐầu tiên, các cơ của bé sẽ bị co cứng và kèm theo những cơn đau nhức. Sau hai ngày đầu bú mẹ, cơ nhai của bé bắt đầu cứng đơ khiến bé không thể bú mẹ bình thường được nữa, sau đó là đến cơ mặt và cơ gáy. Co cứng cơ sẽ đi cùng với những cơn đau nhức khiến trẻ khó chịu khóc liên tục không ngừng, kèm theo đó là có thể sốt và vã mồ hôi. \n\nTiếp theo, các cơn co giật, [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html) xuất hiện do các yếu tố âm thanh, ánh sáng hoặc sự đụng chạm từ bên ngoài. Sau cùng là co thắt uốn ván tổng quát, cứng khớp và cong vẹo toàn thân, cơ thể trẻ sẽ căng lên hoặc bị cong ngược về sau.\n\n![Phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_ron_o_tre_so_sinh_3_b029f83402.jpg)\n\n*Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh khiến cơ thể trẻ bị bị cong ngược về sau*\n\nCác biện pháp phòng tránh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh\n---------------------------------------------------\n\nCó 3 biện pháp chính để phòng ngừa và loại trừ uốn ván sơ sinh bao gồm tiêm chủng, sinh sạch và chăm sóc [vệ sinh rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-ve-sinh-ron-cho-tre-so-sinh-de-tranh-nhiem-trung-52411.html).\n\nVề biện pháp tiêm chủng, người mẹ được khuyến cáo tiêm đủ 3 liều vắc xin uốn ván, 1 liều giảm độc tố bạch hầu và ho gà (Tdap), 2 liều giải độc uốn ván khi đang trong thai kỳ (nếu trước khi mang thai chưa tiêm). Tiêm tối đa 5 liều được coi là đủ để bảo vệ bản thân và con trẻ suốt đời. \n\nỞ trẻ sơ sinh, tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm 6 liều (3 liều cơ bản và 3 liều tăng cường) vắc xin chứa độc tố uốn ván cho mỗi trẻ. 3 liều đầu tiên khi trẻ được 6 tuần tuổi và 3 liều nhắc lại cách nhau mỗi 4 tuần vào năm trẻ lên 2.\n\n![Phòng ngừa bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_ron_o_tre_so_sinh_4_7a344a0abf.jpg)\n\n*WHO khuyến nghị nên tiêm đủ 6 mũi vắc xin chứa độc tố uốn ván cho mỗi trẻ*\n\nPhòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh quan trọng đến thế nào?\n-------------------------------------------------------\n\nUốn ván là một căn bệnh nguy hiểm tấn công các dây thần kinh và cơ bắp của cơ thể gây đau đớn dữ dội và [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html). Với các bà mẹ và trẻ sơ sinh, căn bệnh này hoàn toàn có thể cướp tính mạng của cả hai mẹ con\n\nĐặc biệt, điều khiến uốn ván được xem là 1 căn bệnh khủng khiếp là bởi trong suốt quá trình từ lúc khởi phát đến khi tiến triển mạnh, người bệnh vẫn sẽ hoàn toàn tỉnh táo và còn ý thức, kể cả có là trẻ sơ sinh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh cho mẹ và bé là cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho tính mạng và sức khỏe của 2 mẹ con mà còn giúp họ không phải trải qua những đau đớn, dằn vặt về thể xác lẫn tinh thần.\n\nKhi con bạn có những dấu hiệu cho thấy khả năng bị uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thì hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được can thiệp và điều trị kịp thời. Lưu ý rằng, mọi liều vắc xin cần tiêm vào cơ thể đều có liều lượng và thời gian khuyến cáo tiêm cụ thể. Vui lòng, nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.\n\n![uon-van-ron-o-tre-so-sinh-5.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_ron_o_tre_so_sinh_5_c0f2487797.jpg)\n\n*Nếu có dấu hiệu bệnh hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được can thiệp và điều trị kịp thời*\n\nTrên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bệnh [uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-uon-van-ron-o-tre-so-sinh-quan-trong-nhu-the-nao.html). Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ con em của mình!\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván cho trẻ em khi nào?", "abstract": "Trẻ em được khuyến nghị nên tiêm vắc xin uốn ván từ những tháng đầu đời để đảm bảo hiệu quả bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Vậy tiêm uốn ván cho trẻ bắt đầu khi nào?", "md_content": "Uốn ván là căn bệnh do vi khuẩn uốn ván gây nên có tỉ lệ tử vong cao. Tiêm phòng vắc xin uốn ván là cách tốt nhất để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt là trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn uốn ván rốn thì tỉ lệ tử vong lên đến 95%, tỉ lệ đặc biệt nguy hiểm. Do vậy đối với trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng bệnh uốn ván đầy đủ và tiêm nhắc lại đúng lịch để có sự bảo vệ toàn diện cho sự phát triển của trẻ.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) sản xuất ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) tại vết thương trong môi trường thiếu oxi.\n\n![tiem-uon-van-cho-tre-em-khi-nao 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_tre_em_khi_nao_1_7c2d6db859.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn uốn ván*\n\nBệnh uốn ván thường biểu hiện qua các triệu chứng như cơn co cứng cơ, kèm theo đau đớn. Bắt đầu từ các cơ như cơ nhai, cơ mặt, và cơ gáy bị ảnh hưởng sau đó lan sang các vùng cơ khác trên cơ thể.\n\nBệnh uốn ván lây truyền qua đường nào?\n--------------------------------------\n\nBệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh, xuất phát từ độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây co cứng cơ và có thể dẫn đến tử vong nếu cơ hô hấp bị ngừng lại. Bệnh không lây truyền từ người sang người. Bệnh được phát hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người già.\n\nVi khuẩn gây bệnh uốn ván thường tồn tại ở môi trường tự nhiên như đất, cát, hoặc phân người và phân gia súc. Người có thể mắc bệnh khi vết thương tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, thường do đinh, dao, hoặc vật liệu bẩn và có thể từ vết cắn của động vật. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu trong quá trình khám thai, sinh con hoặc phá thai các dụng cụ không vệ sinh. Trẻ sơ sinh cũng dễ nhiễm bệnh thông qua cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc khi tay người đỡ đẻ nhiễm vi khuẩn.\n\n![tiem-uon-van-cho-tre-em-khi-nao 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tiem_uon_van_cho_tre_em_khi_nao_2_5acb4980d1.jpg)\n\n*Vết thương tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh*\n\nThời gian vi khuẩn ủ bệnh thường dao động từ 3 đến 21 ngày, nhưng có thể ngắn hơn hoặc kéo dài tùy thuộc vào đặc điểm của vết thương và mức độ nhiễm trùng. \n\nCứng cơ hàm là triệu chứng đầu tiên của bệnh uốn ván, sau đó là cứng cổ, [khó nuốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chung-kho-nuot-50.html), co cứng cơ bụng, cơ co thắt, mồ hôi và [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html). Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu không được can thiệp y tế kịp thời.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ em?\n-------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin ngừa uốn ván là biện pháp chủ động phòng bệnh cho trẻ em.\n\n**Kích thích miễn dịch:** Vắc xin uốn ván được thiết kế để kích thích cơ thể sản xuất kháng thể, giúp phản ứng nhanh chóng chống lại vi khuẩn uốn ván và giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\n**Tạo miễn dịch cộng đồng:** Việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần tạo miễn dịch cho cộng đồng, giúp ngăn chặn sự lan truyền của bệnh, đặc biệt quan trọng đối với nhóm người dễ mắc bệnh mà không thể tiêm vắc xin uốn ván.\n\n**Giảm chi phí và di chứng:** Bệnh uốn ván đòi hỏi chi phí điều trị cao, thời gian phục hồi dài và có thể để lại di chứng suốt đời. Việc tiêm vắc xin đúng và đủ liều và đúng hướng dẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván đến 95%, giúp tránh được những hậu quả nghiêm trọng này.\n\nTiêm uốn ván cho trẻ em khi nào?\n--------------------------------\n\nViệc tiêm đủ liều vắc xin phòng uốn ván là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay. Đối với trẻ nhỏ, liệu trình tiêm vắc xin uốn ván thường bao gồm 5 mũi tại các thời điểm sau:\n\n* Dưới 1 tuổi: Tiêm ở 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Từ 15 - 20 tháng tuổi, trẻ cần tiêm liều nhắc lại lần đầu.\n* Tiêm lại một liều sau mỗi 5 - 10 năm.\n\n![tiem-uon-van-cho-tre-em-khi-nao 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_tre_em_khi_nao_3_6d2a6821a0.jpg)\n\n*Tiêm đủ liều vắc xin phòng uốn ván giúp phòng ngừa bệnh cho trẻ*\n\nVắc xin uốn ván kết hợp giúp tăng hiệu quả và phạm vi phòng vi khuẩn gây bệnh nhưng giảm số lần tiêm:\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) (Pentaxim 0.5 ml, sản xuất tại Pháp): Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B.\n\n[Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) (Infanrix hexa 0.5 ml hoặc Hexaxim 0.5ml, sản xuất tại Bỉ hoặc Pháp): Phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B.\n\n[Vắc xin 4 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) (Tetraxim 0.5ml, sản xuất tại Pháp): Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, có thể tiêm nhắc cho trẻ ở thời điểm 4 - 6 tuổi và 11 - 12 tuổi.\n\nVắc xin 3 trong 1 (Adacel 0.5 ml, sản xuất tại Pháp): Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người từ 4 - 64 tuổi, tiêm lại mỗi 5 - 10 năm.\n\nTrẻ nhỏ thường rất hiếu động và có thể gặp phải vết thương ngoài da. Việc tiêm đủ và đúng liều vắc xin uốn ván là cách bảo vệ hiệu quả cho trẻ nhỏ. Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ đúng thời điểm và đủ liều và duy trì tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm và điều quan trọng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ.\n\n", "date": "16/11/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Sử dụng thuốc Abirapro cần lưu ý điều gì?", "abstract": "Thuốc Abirapro là thuốc gây độc tế bào được nghiên cứu và bào chế dùng trong liệu pháp hóa trị khi điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vầ thuốc Abirapro và lưu ý khi sử dụng.", "md_content": "Thuốc Abirapro có hoạt chất chính Abirateron, đây thuốc hóa trị gây độc tế bào được sử dụng trong điều trị [ung thư tuyến tiền liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-tuyen-tien-liet-325.html). Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.\n\nThuốc Abirapro có tác dụng như thế nào?\n---------------------------------------\n\nAbirapro là một loại chất ức chế mạnh mẽ, chọn lọc không thể đảo ngược đối với enzyme 17 αhydroxylase/C17,20-lyase (CYP17) - loại enzyme được tìm thấy trong khối u tinh hoàn, tuyến thượng thận và tuyến tiền liệt. Chất này giúp kiểm soát quá trình sản xuất androgen trong cơ thể.\n\nThuốc Abirapro thường được sử dụng trong các trường hợp sau:\n\n* Ung thư tuyến tiền liệt nhạy cảm với hormone và có nguy cơ di căn cao.\n* Ung thư tuyến tiền liệt kháng lại việc loại bỏ tinh hoàn qua đường miệng.\n\n![su-dung-thuoc-abirapro-can-luu-y-dieu-gi 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_dung_thuoc_abirapro_can_luu_y_dieu_gi_1_0b962d7dbc.jpg)\n\n*Thuốc Abirapro có tác dụng điều trị ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt*\n\nNgoài ra, có một số tác dụng khác của thuốc không được ghi rõ trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể quyết định sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. Việc sử dụng Abirapro chỉ được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là để điều trị các bệnh lý nhất định.\n\nThông tin về liều lượng và cách sử dụng của thuốc Abirapro\n----------------------------------------------------------\n\nBệnh nhân cần tuân thủ về liều lượng và cách sử dụng của thuốc Abirapro theo chỉ định của bác sĩ điều trị.\n\nThuốc Abirapro có dạng viên nén dùng đường uống. Nên uống thuốc khi bụng đói, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn, nuốt nguyên viên thuốc, không nhai hoặc nghiền viên thuốc để tránh ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc.\n\nĐọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ mọi chỉ định của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc.\n\n*Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng thuốc Abirapro điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhạy cảm với hormone có nguy cơ di căn cao:*\n\nNgười lớn thường được chỉ định dùng liều Abirapro 1000mg mỗi ngày, kết hợp với prednisone hoặc prednisolone và liệu pháp điều trị thiếu hụt [androgen](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/hormon-noi-tiet-to/androgen-and-cac-thuoc-tong-hop-co-lien-quan). Điều chỉnh liều hoặc ngừng dùng thuốc có thể được yêu cầu tùy thuộc vào an toàn và dung nạp của từng người.\n\n*Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng thuốc Abirapro ở bệnh nhân suy gan:*\n\nNgười suy gan trung bình thường dùng liều 250mg mỗi ngày. Việc ngừng thuốc có thể cần thiết nếu các chỉ số ALT/AST hoặc tổng bilirubin tăng cao. Abirapro không được khuyến nghị cho bệnh nhân suy gan nặng.\n\n*Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng thuốc Abirapro điều trị ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt bỏ tinh hoàn di căn qua đường miệng:*\n\nỞ những bệnh nhân không phản ứng với docetaxel hoặc các liệu pháp trước đó, liều thường là 1000mg mỗi ngày, kết hợp với prednisone hoặc [prednisolone](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/prednisolone).\n\n*Liều dùng cho nhóm bệnh nhân đặc biệt:*\n\nNhững bệnh nhân sử dụng các loại thuốc gây tương tác mạnh với CYP3A4 có thể cần điều chỉnh liều lên đến 1000mg/ngày, chia thành 2 lần sử dụng.\n\n![su-dung-thuoc-abirapro-can-luu-y-dieu-gi 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_dung_thuoc_abirapro_can_luu_y_dieu_gi_2_a96d172d8f.jpg)\n\n*Sử dụng thuốc Abirapro thận trọng cho nhóm bệnh nhân đặc biệt*\n\n*Liều dùng cho trẻ em:*\n\nHiện chưa có thông tin cụ thể về liều lượng sử dụng thuốc Abirapro cho trẻ em. Trong mọi trường hợp, trẻ em cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.\n\nSử dụng thuốc Abirapro cần lưu ý điều gì?\n-----------------------------------------\n\n**Khi sử dụng thuốc Abirapro, có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:**\n\n* Tăng men gan (bao gồm cả độ 3 và 4).\n* Dư thừa mineralocorticoid: Gây tăng huyết áp, giảm kali máu, giữ nước, hạ đường huyết, giảm mật độ xương.\n* Bệnh về cơ: Bao gồm tiêu cơ vân, [thiếu máu,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thieu-mau-267.html) rối loạn chức năng tình dục.\n\nHiếm khi có thể xảy ra suy vỏ thượng thận khi ngừng điều trị phối hợp với corticosteroid, hội chứng QT kéo dài và xoắn đỉnh.\n\n*Các tác dụng phụ khác có thể gặp:*\n\n* Rối loạn tim mạch: Nhịp tim nhanh, rung nhĩ, suy tim, đau thắt ngực\n* Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, khó tiêu\n* Rối loạn chung: Phù ngoại biên\n* Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm trùng huyết\n* Chấn thương, ngộ độc và biến chứng sau phẫu thuật: Gãy xương\n* Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng triglyceride máu\n* Rối loạn thận và tiết niệu: Tiểu máu, nhiễm trùng tiểu\n* Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban\n* Hiếm khi có thể gây tử vong: Nhiễm độc gan nặng (ví dụ như viêm gan cấp tính, suy gan cấp tính).\n\nĐây chỉ là một số tác dụng phụ thường gặp và không phải là danh sách đầy đủ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể.\n\n**Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Abirapro:**\n\n* Suy gan nặng.\n* Mang thai và cho con bú.\n* Phụ nữ có khả năng mang thai.\n* Sử dụng đồng thời với radium Ra-223.\n\n**Thận trọng khi sử dụng thuốc Abirapro:**\n\nBệnh nhân mắc bệnh tim mạch, [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), hoặc bị căng thẳng bất thường.\n\nKhông tự ý thay thế bằng các biệt dược khác chứa abiraterone, nếu không có chỉ định của bác sĩ.\n\nSuy thận và suy gan mức độ trung bình.\n\nTheo dõi các chỉ số sau khi điều trị:\n\n* Theo dõi ALT, AST, bilirubin, và chức năng gan theo lịch trình được chỉ định.\n* Đánh giá đường huyết (đối với bệnh nhân tiểu đường) và các chỉ số khác như kali máu, huyết áp, giữ nước.\n* Theo dõi dấu hiệu của suy giảm hormone adrenocorticoid và nhiễm độc gan.\n\nChống chỉ định đối với phụ nữ mang thai:\n\nPhụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần sử dụng phương pháp ngừa thai hiệu quả trong quá trình điều trị và sau khi ngừng điều trị trong khoảng 3 tuần, tuân thủ chặt chẽ và theo dõi kỹ lưỡng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.\n\n**Tương tác thuốc:**\n\nThuốc Abirapro có thể tương tác với các loại thuốc và thực phẩm khác. Đây là một số tương tác quan trọng mà bạn cần biết:\n\n*Tương tác với các loại thuốc:*\n\nGây tương tác giảm nồng độ huyết thanh: Những thuốc gây cảm ứng CYP3A4 mạnh như rifampicin, phenytoin, carbamazepine có thể làm giảm nồng độ huyết thanh của Abirapro.\n\nTăng nồng độ huyết thanh: Một số loại thuốc được chuyển hóa bởi CYP2D6 như dextromethorphan, thioridazine, codeine, oxycodone, tramadol, metoprolol có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của Abirapro.\n\nTăng nguy cơ tác dụng phụ: Việc sử dụng chung với các loại thuốc như quinidine, disopyramide, amiodarone, sotalol, methadone có thể tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT và gây ra tác dụng phụ như gãy xương hoặc tử vong.\n\nTác dụng điều trị bị giảm: Sử dụng spironolactone có thể làm giảm tác dụng điều trị của Abirapro.\n\n*Tương tác với thực phẩm:*\n\nThức ăn có chứa nhiều chất béo: Bữa ăn nhiều chất béo có thể làm tăng nồng độ Abirapro trong cơ thể.\n\nTác dụng giảm của St. John’s wort: St. John's wort có thể giảm nồng độ huyết thanh của Abirapro.\n\n*Tương tác với rượu và thuốc lá:*\n\nRượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể tương tác với một số loại thuốc. Hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn dùng Abirapro và muốn sử dụng rượu hoặc thuốc lá.\n\n*Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến Abirapro:*\n\nTình trạng sức khỏe của bạn: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe như suy tim, tiểu đường hoặc căng thẳng bất thường, điều này có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan.\n\nĐể đảm bảo an toàn khi sử dụng Abirapro, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm, và tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải.\n\n**Lưu ý khi sử dụng thuốc:**\n\nKhi sử dụng thuốc Abirapro, có một số điều quan trọng cần lưu ý:\n\n*Tuân thủ chỉ định của bác sĩ:* Hãy luôn tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ. Không tăng hoặc giảm liều lượng mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.\n\n![su-dung-thuoc-abirapro-can-luu-y-dieu-gi 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_dung_thuoc_abirapro_can_luu_y_dieu_gi_3_64c8b97e26.jpg)\n\n*Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Abirapro*\n\n*Uống thuốc đúng cách:* Uống thuốc Abirapro khi đói, ít nhất là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Nuốt viên thuốc nguyên, không nghiền hoặc nhai.\n\n*Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe:* Bạn cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng sức khỏe nào bạn đang gặp phải, đặc biệt là nếu bạn có các vấn đề về tim mạch, tiểu đường hoặc suy gan.\n\n*Thực hiện theo dõi y tế định kỳ:* Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm máu hoặc theo dõi sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng thuốc đang được sử dụng một cách an toàn.\n\n*Tránh tương tác thuốc:* Thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Điều này giúp tránh tình trạng tương tác thuốc có thể gây nguy hiểm.\n\n*Hạn chế tiếp xúc với radium Ra 223:* Sử dụng Abirapro cùng lúc với radium Ra 223 có thể tạo ra nguy cơ gãy xương và tử vong. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn phải tiếp xúc với radium Ra 223.\n\n*Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần sử dụng biện pháp ngừa thai:* Nếu bạn là phụ nữ đang sử dụng Abirapro và có khả năng mang thai, hãy sử dụng [biện pháp ngừa thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-bien-phap-phong-tranh-thai-pho-bien-hien-nay.html) hiệu quả trong suốt quá trình điều trị và ít nhất 3 tuần sau khi ngưng dùng thuốc.\n\n*Thực hiện theo dõi sức khỏe:* Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng không bình thường, như mệt mỏi, hoặc bất kỳ biến chứng nào khác và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có vấn đề gì đáng ngờ.\n\nTuy nhiên các lưu ý trong nội dung bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi được chỉ định sử dụng thuốc Abirapro bạn sẽ luôn được bác sĩ hướng dẫn cụ thể và lưu ý khi sử dụng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.\n\n", "date": "16/11/2023", "tags": ["uốn ván", "tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?", "abstract": "Uốn ván là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ em, tỷ lệ tử vong lên đến 95% nếu phát bệnh. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván kể từ khi mẹ mang thai là điều vô cùng quan trọng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không nhé.", "md_content": "Tiêm [vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) là mũi tiêm bắt buộc trước khi sinh, giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi bệnh uốn ván. Vậy mẹ mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?\n\nNhững điều cần biết về bệnh uốn ván\n-----------------------------------\n\nUốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, bệnh diễn biến nhanh do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Môi trường sống của trực khuẩn này thường là những nơi như cống rãnh, phân gia súc, gia cầm, trong các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kĩ càng,... Trực khuẩn Clostridium tetani có khả năng sống ở môi trường bên ngoài rất lâu, ngay cả khi đun nóng trong thời gian dài với nhiệt độ cao cũng khó có thể tiêu diệt được.\n\nTrực khuẩn [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở như vết trầy hoặc vết xước trên da, vết kim tiêm, phẫu thuật, nạo thai,... Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố từ vi khuẩn uốn ván được tiết ra và xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, làm tổn thương não bộ, gây cứng cơ và có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.\n\n![mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_14_tuan_tiem_vac_xin_uon_van_duoc_khong_1_4e89cead13.jpg)\n\n*Trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở*\n\nTầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván đối với mẹ bầu\n---------------------------------------------------------\n\nĐối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể trong lúc sinh nở qua đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Riêng đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình cắt dây rốn qua việc tiếp xúc giữa cuống rốn không lành và trực khuẩn uốn ván, gây nhiễm trùng rốn. Trong vòng 2 tuần đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ có những biểu như đau cơ, [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), cứng khớp, rối loạn thần kinh thực vật,... nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, kể cả phụ nữ không mang thai cũng cần thực hiện tiêm phòng uốn ván để tạo kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con sau sinh.\n\nMang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?\n--------------------------------------------------\n\nTrong quá trình mang thai, ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt một cách khoa học thì tiêm phòng các loại vắc xin phòng [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) cho mẹ bầu và thai nhi là điều cần thiết, đặc biệt là vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?\n\n![mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_14_tuan_tiem_vac_xin_uon_van_duoc_khong_2_8a421e6726.jpg)\n\n*Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ*\n\nTheo khuyến cáo, phụ nữ lần đầu mang thai cần thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do 3 tháng đầu mang thai bào thai chưa ổn định, dễ gặp các rủi ro trong thai kỳ cao hơn nên việc tiêm phòng được thực hiện trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Mặc dù vậy, mẹ mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván thì cũng hoàn toàn yên tâm là được. Lưu ý rằng mẹ bầu cần 2 liều vắc xin để tạo miễn dịch cơ bản, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi tiêm cuối cùng cách ngày dự sinh 1 tháng.\n\nThời điểm nên thực hiện tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu\n-----------------------------------------------------\n\nBên cạnh việc tìm hiểu mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không thì thời điểm nên thực hiện tiêm phòng uốn ván là khi nào cũng là mối trăn trở đối với các mẹ. Nhiều chị em cho rằng nên thực hiện tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai, tuy nhiên thực tế [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-hai-khong-can-luu-y-gi-khi-tiem-uon-van.html) cần được tiêm phòng trong quá trình mang thai và trước khi sinh con. Thời điểm nên thực hiện tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu cụ thể như sau:\n\n### Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu\n\nVới các mẹ mang thai lần đầu chưa từng được tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ lịch sử tiêm phòng của mình thì nên thực hiện tiêm đủ 2 liều vắc xin uốn ván. Mũi tiêm thứ nhất nên tiêm vào thời điểm thai nhi đã được hơn 20 tuần tuổi, không nên tiêm sớm vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Mũi tiêm thứ hai nên tiêm sau mũi tiêm thứ nhất 1 tháng và trước khi sinh 1 tháng. Lưu ý mẹ không nên tiêm mũi hai quá gần mũi thứ nhất hoặc tiêm mũi hai quá trễ sẽ khiến cơ thể không đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất.\n\n![mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mang_thai_14_tuan_tiem_vac_xin_uon_van_duoc_khong_3_673c4e1073.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai lần đầu cần được tiêm đủ 2 liều vắc xin uốn ván*\n\n### Đối với mẹ bầu đã mang thai đến lần thứ 2\n\nĐối với mẹ bầu mang thai lần thứ 2 đã tiêm đủ liều vắc xin uốn ván ở lần mang thai trước hoặc tiêm trong mũi tiêm kết hợp mà chưa quá 5 năm thì không cần thực hiện tiêm mũi nhắc lại. Nếu thời gian tiêm gần nhất đã hơn 5 năm thì mẹ bầu nên thực hiện tiêm 2 mũi nhắc lại. Bởi theo thời gian, số lượng kháng thể sẽ giảm đi khiến khả năng phòng bệnh suy giảm. Việc tiêm mũi nhắc lại sẽ giúp cơ thể mẹ bầu đủ miễn dịch để kháng bệnh nếu chẳng may bị trực khuẩn uốn ván xâm nhập.\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về bệnh uốn ván cũng như giải đáp thắc mắc mang [thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mang-thai-14-tuan-tiem-vac-xin-uon-van-duoc-khong.html) được không. Việc thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván trong quá trình mang thai là rất cần thiết nhằm bảo vệ cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé.\n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết", "abstract": "Vắc xin uốn ván VAT là gì? Công dụng và liều dùng ra sao? Những đối tượng nào nên tiêm loại vắc xin này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin này trong bài viết sau đây nhé!", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván VAT là biện pháp an toàn và hiệu quả, giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vacxin VAT là gì? Liều dùng và công dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về loại vắc xin uốn ván này nhé!\n\nVắc xin uốn ván VAT là gì?\n--------------------------\n\nVắc xin uốn ván VAT là [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) hấp thụ, có vai trò quan trọng trong việc giúp phòng ngừa bệnh uốn ván - căn bệnh cấp tính có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.\n\nVắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động để chống lại trực khuẩn Clostridium tetani - nguyên nhân gây bệnh uốn ván. Việc sử dụng [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) không chỉ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn tăng cơ hội sống sót cho những người mắc bệnh uốn ván.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_1_2e4c712528.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván VAT là vắc xin uốn ván hấp thụ giúp phòng ngừa bệnh uốn ván*\n\nVắc xin VAT, được phát triển và sản xuất tại Việt Nam, trong mỗi liều tiêm 0,5ml có chứa các giải độc tố uốn ván tinh chế, bao gồm: dvqt (≥ 40); AlPO4 (≤ 3mg); Merthiolate (≤ 0,05 mg) và Natri clorid (3,5 - 5,0 mg). Vắc xin uốn ván VAT được tiêm qua bắp tay và việc tiêm chủng cần tuân thủ đúng lịch cũng như liều lượng được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh tốt nhất.\n\nHiệu quả phòng bệnh của vắc xin uốn ván VAT\n-------------------------------------------\n\nTrên thực tế, vắc xin uốn ván VAT có chứa độc tố uốn ván hấp thụ - một thành phần giúp hệ miễn dịch cơ thể hình thành các kháng nguyên để chống lại độc tố do trực khuẩn uốn ván gây ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêm đủ liều vắc xin uốn ván sẽ cho khả năng phòng ngừa lên đến 95%. Vì vậy, đây được xem là biện pháp chủ động phòng ngừa an toàn và hiệu quả.\n\nTuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin này chỉ được sử dụng với mục đích phòng ngừa, tức là sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng có nghĩa là, vắc xin sẽ không giúp điều trị bệnh khi bị nhiễm trực khuẩn uốn ván. Đồng thời, vắc xin uốn ván VAT không cung cấp khả năng miễn dịch vĩnh viễn và hiệu lực thường chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm. Đây cũng chính là lý do vì sao các bác sĩ lại khuyến nghị nên tiêm mũi nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.\n\nNgoài ra, trong trường hợp nghi ngờ đã tiếp xúc với bào tử gây ra bệnh uốn ván thì có thể cần phải tiêm mũi nhắc lại sớm hơn. Chẳng hạn như nếu bạn vô tình bị thương do vật sắc nhọn bị rỉ hoặc các vết cắt sâu do tiếp xúc với đất bị nhiễm khuẩn… thì cần phải đi khám và cân nhắc tiêm mũi nhắc lại để phòng ngừa các nguy cơ biến chứng xảy ra.\n\nNhững trường hợp nào nên tiêm vắc xin uốn ván VAT?\n--------------------------------------------------\n\nVới hiệu quả mà vắc xin uốn ván VAT mang lại, việc chủ động tiêm phòng sớm là điều cần thiết. Loại vắc xin này sẽ giúp tạo miễn dịch chủ động, bảo vệ cho cả trẻ em và người lớn khỏi nguy cơ bị bệnh uốn ván. Đặc biệt được khuyến nghị cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như:\n\n* Phụ nữ đang [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html);\n* Những người thường xuyên làm việc trong trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm;\n* Người làm việc trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, xử lý cống rãnh và nước thải công cộng;\n* Công nhân làm việc ở công trường, có nguy cơ cao bị vết thương hở trên da;\n* Những người làm vườn, làm việc tại các trang trại và nông trường;\n* Người làm trong quân đội và thanh niên xung phong.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_3_93bfe224ff.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván VAT được chỉ định cho hầu hết mọi đối tượng*\n\nNhững ai không nên tiêm vắc xin uốn ván VAT?\n--------------------------------------------\n\nMặc dù vắc xin uốn ván có khả năng giúp phòng ngừa bệnh, nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiêm. Trước khi tiêm vắc xin, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe lâm sàng để đảm bảo rằng bạn không thuộc những trường hợp sau:\n\n* Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin.\n* Người đã có phản ứng dị ứng sau lần tiêm vắc xin trước đó.\n* Người có dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau lần tiêm trước.\n* Người đang bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao hoặc đang mắc bệnh cấp tính.\n* Không nên tiêm vắc xin vào tĩnh mạch trong bất kỳ hoàn cảnh nào.\n\nNgoài ra, cần phải thận trọng khi sử dụng vắc xin trong những trường hợp sau:\n\n* Khả năng đáp ứng miễn dịch của vắc xin có thể sẽ bị giảm khi đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch.\n* Tránh tiêm vắc xin quá liều.\n* Việc tiêm vắc xin dưới da có thể gây ra các phản ứng phụ nặng hơn so vắc xin uốn ván thường có chứa muối nhôm.\n* Vắc xin uốn ván VAT không phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú.\n\nViệc tuân thủ theo chỉ định và hạn chế sử dụng vắc xin đối với những trường hợp không đủ điều kiện sẽ giúp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\nLịch tiêm chủng uốn ván và liều tiêm\n------------------------------------\n\nĐể đảm bảo tiêm chủng đúng lịch và đủ liều lượng, cần tuân thủ theo lời khuyên của các chuyên gia y tế. Dưới đây là một số thông tin về liều dùng vắc xin theo quy định của nhà sản xuất, bao gồm:\n\n### Đối với người lớn\n\nViệc tiêm vắc xin uốn ván VAT sẽ giúp tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh. Để đảm bảo hiệu quả, cần tiêm tổng cộng 3 mũi với liều lượng 0,5ml/mũi qua đường tiêm bắp sâu. Thời điểm tiêm cụ thể như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên tại thời điểm được chỉ định.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 4 - 8 tuần.\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 - 12 tháng.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_2_e50513b0b3.jpg)\n\n*Cần tiêm tổng cộng 3 mũi với liều lượng 0,5ml/mũi để đảm bảo hiệu quả miễn dịch*\n\nCần lưu ý rằng, tiêm bổ sung mũi vắc xin tăng cường qua đường tiêm bắp sau mỗi 10 năm với liều 0,5ml. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, nếu trước đó đã tiêm vắc xin uốn ván thì cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại trước khi sinh. Mỗi mũi tiêm cần cách nhau ít nhất 4 tuần, mũi đầu tiên khi thai nhi được 20 tuần trở đi và mũi thứ 2 cần hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 4 tuần. Sau đó, tiêm 3 mũi nhắc lại theo lịch tiêm chủng.\n\n### Đối với trẻ em\n\nVới trẻ em cũng cần phải tiêm đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), Hib) qua đường tiêm bắp tay vào các tháng thứ 2, 3 và 4 sau sinh.\n\nKhi trẻ đủ 18 tháng tuổi, cần phải tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin DPT ([bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html)). Sau đó, cứ mỗi 5 - 10 năm cần tiêm bổ sung mũi nhắc lại uốn ván.\n\n### Đối với những đối tượng bị phơi nhiễm\n\nCần dựa vào lịch sử tiêm chủng, tình trạng vết thương và sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ tiêm cụ thể:\n\n* Nếu đã tiêm đủ các mũi vắc xin uốn ván cơ bản: Cần tiêm 1 mũi nhắc lại và không cần tiêm SAT (huyết thanh uốn ván).\n* Nếu khách hàng chưa tiêm vắc xin: Cần tuân thủ tiêm theo lịch tiêm cơ bản và tiêm SAT cùng ngày với tiêm mũi 1.\n\nTrong suốt quá trình tiêm chủng, nếu gặp phải những triệu chứng như đau lưng, sốt nhẹ, sưng đỏ tại vị trí tiêm hoặc thậm chí là dị ứng nhẹ, ớn lạnh, đau khớp... Đây đều là những phản ứng bình thường của cơ thể để bắt đầu hình thành miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng kéo dài để được hướng dẫn theo dõi và điều trị chính xác.\n\nTiêm uốn ván VAT ở đâu uy tín và giá bao nhiêu?\n-----------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván là mũi tiêm phòng được các chuyên gia khuyến nghị và cần tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm tính từ lần kết thúc mũi tiêm gần nhất. Vì vậy, người dân cần chủ động chọn trung tâm uy tín để được thực hiện tiêm mũi vắc xin nhắc lại.\n\nMột trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín và đảm bảo chất lượng vắc xin là Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Tại đây, tất cả các loại vắc xin đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Cùng với hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP giúp vắc xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất trước khi đến với người sử dụng.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_4_4399005e67.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tiêm chủng uy tín và chất lượng*\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tiêm chủng cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và đa dạng các chủng loại vắc xin để đảm bảo mang đến dịch vụ y tế chất lượng nhất cho khách hàng. Ngoài ra, Long Châu còn cung cấp các gói tiêm chủng với đa dạng mức giá, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.\n\nNhư vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về [vắc xin uốn ván VAT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) rồi. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào, việc tiêm vắc xin được xem là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để được tư vấn về các gói tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), hãy để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-hap-thu-tt.html)\n\n[Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?", "abstract": "Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất? Vắc xin uốn ván thường kết hợp với các loại vắc xin khác như bạch hầu, bại liệt, ho gà, viêm gan B, và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib). Số lượng mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và loại vắc xin được sử dụng.", "md_content": "Nhiều người đặt câu hỏi về vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi, đặc biệt là đối với nhóm người có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Vắc xin này có thể được tiêm riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác như bạch hầu, bại liệt, ho gà, viêm gan B, và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib). Số lượng mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và loại vắc xin được sử dụng. Để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ tiêm và hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như bác sĩ chuyên khoa.\n\nBệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?\n-----------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) tạo ra ngoại độc tố có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Khi trực khuẩn này xâm nhập vào vết thương, ngoại độc tố được giải phóng vào máu, tấn công hệ thần kinh và cơ vận động, gây co cứng cơ và cơn co giật.\n\nBệnh uốn ván được coi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 21 ngày, và nguy cơ tử vong tăng lên do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.\n\n![Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_tiem_may_mui_phong_benh_hieu_qua_nhat_2_0d7bbe7584.jpg)\n\n*Trực khuẩn uốn ván có thể lây nhiễm do bị trầy xước bởi vật dụng gỉ sét*\n\nTrực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có thể tồn tại ở nhiều nơi như đất cát, bụi, phân gia súc (trâu, bò, ngựa), gia cầm, cống rãnh, và các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ. Chúng xâm nhập vào vết thương và vết trầy xước, tạo thành ổ nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván. Bệnh không lây truyền từ người này sang người khác, nhưng trẻ em, đặc biệt là khi bị trầy xước bởi vật dụng gỉ sét, có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu chưa được tiêm chủng.\n\nVắc xin ngừa uốn ván có hiệu quả không?\n---------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván đã được chứng minh mang lại hiệu quả phòng bệnh lên đến 95% khi được tiêm đủ liều và đúng theo lịch trình. Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, việc tiêm vắc xin uốn ván không chỉ giúp chủ động phòng tránh bệnh uốn ván mà còn mang lại lợi ích lớn khi kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ có thể được truyền sang con, đảm bảo sự bảo vệ cho đứa trẻ. Đồng thời, nó cũng bảo vệ sức khỏe của người mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.\n\n![Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_tiem_may_mui_phong_benh_hieu_qua_nhat_b703df2424.jpg)\n\n*Vắc xin ngừa uốn ván đạt hiệu quả lên đến 95%*\n\nTuy nhiên, việc tiêm vắc xin uốn ván không đảm bảo cung cấp kháng thể miễn dịch trọn đời và thường chỉ duy trì tác dụng trong khoảng 10 năm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo việc tiêm nhắc lại mỗi 10 năm để duy trì độ hiệu quả của vắc xin. Trong trường hợp có nghi ngờ về tiếp xúc với bào tử gây bệnh uốn ván, việc đi tiêm nhắc lại sớm hơn được đề xuất để tăng cường bảo vệ cá nhân và cộng đồng.\n\nVắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?\n------------------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván thường gây nhiều thắc mắc về số lượng mũi tiêm cần thiết, đặc biệt là đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Vắc xin uốn ván có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vắc xin khác như [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, ho gà, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib).\n\nSố lượng mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào đối tượng và loại vắc xin được sử dụng. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ tiêm và chỉ định của nhà sản xuất cũng như hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về một số loại vắc xin uốn ván phổ biến:\n\n**Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) - Bỉ**\n\nBao gồm 6 thành phần bảo vệ: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, và các bệnh do H.Influenzae týp B (Hib).\n\nVắc xin 6 trong 1 [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html) được áp dụng cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi với lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên để ngừa bệnh.\n* Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi 3: Tiêm 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi 4: Tiêm sau khoảng 1 năm từ mũi thứ 3. (Tối thiểu 6 tháng nếu tiêm mũi 3 khi trẻ đạt ≥ 12 tháng tuổi).\n\nHiện nay, vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 1.020.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n**Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi Pasteur (Pháp)**\n\nBảo vệ trước 6 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib).\n\nVắc xin 6 trong 1 Hexaxim được sử dụng bởi bác sĩ để tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, theo lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên để bắt đầu chương trình ngừa bệnh.\n* Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi 3: Tiêm 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi 4: Tiêm sau khoảng 1 năm từ mũi thứ 3. (Tối thiểu 6 tháng nếu tiêm mũi 3 khi trẻ đạt ≥ 12 tháng tuổi).\n\nHiện nay, vắc xin 6 trong 1 Hexaximđược tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 1.020.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n**Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Sanofi Pasteur (Pháp).**\n\nPhòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà (vô bào), và bại liệt (bất hoạt).\n\nVắc xin 4 trong 1 Tetraxim được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Lịch tiêm được thiết kế với 5 mũi như sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên để bắt đầu chương trình ngừa bệnh.\n* Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi 3: Tiêm 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi 4: Tiêm sau khoảng 1 năm từ mũi thứ 3.\n* Mũi 5: Tiêm 3 năm sau mũi thứ 4, thường vào lúc trẻ khoảng 4 - 6 tuổi.\n\nHiện nay, vắc xin 4 trong 1 Tetraximđược tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 548.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n![Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_tiem_may_mui_phong_benh_hieu_qua_nhat_1_a2338765f3.jpg)\n\n*Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Sanofi Pasteur phòng uống ván hiệu quả*\n\n**Vắc xin 3 trong 1 Adacel, do tập đoàn Sanofi Pasteur - Pháp sản xuất tại Canada**\n\nĐây là loại vắc xin phối hợp bảo vệ ngăn ngừa mắc các bệnh ho gà, bạch hầu, và uốn ván. Được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi.\n\nTrẻ em từ 7 đến 10 tuổi chưa tiêm hoặc không rõ tình trạng tiêm vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi thứ hai tối thiểu 6 tháng.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 5 năm so với mũi 3 và sau đó nhắc lại mỗi 10 năm.\n\nNgười từ 10 tuổi trở lên đã tiêm hoặc chưa hoàn tất lịch tiêm hoặc không rõ tình trạng tiêm:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi thứ hai tối thiểu 6 tháng.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nTrẻ từ 7 đến 10 tuổi đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, 4 trong 1:\n\n* Lịch tiêm 1 mũi, cách mũi vắc xin chứa thành phần ho gà - bạch hầu - uốn ván trước đó tối thiểu 5 năm.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nNgười từ 10 tuổi trở lên đã hoàn tất 03 mũi cơ bản ho gà - bạch hầu - uốn ván:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nHiện nay, vắc xin 3 trong 1 Adacelđược tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 685.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n**Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td), sản xuất bởi IVAC (Việt Nam)**\n\nVắc xin này được sử dụng cho người từ 7 tuổi trở lên. Lịch tiêm cụ thể như sau:\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn chưa từng tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn ván - bạch hầu hoặc không rõ tình trạng tiêm:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi tiêm thứ hai tối thiểu 6 tháng.\n* Liều tiêm nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản vắc xin 6 trong 1/5 trong 1/4 trong 1:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Liều nhắc Td tiếp theo: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với mũi tiêm trước.\n\nHiện nay, vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td)được tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 174.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nUốn ván là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, và hiện tại chưa có bất kỳ phương pháp điều trị nào mang lại hiệu quả cao. Chi phí điều trị cho bệnh này rất đắt đỏ. Trong khi đó vắc xin ngừa uốn ván được coi là một phương pháp dự phòng đơn giản, tiết kiệm, và hiệu quả.\n\nTiêm đủ liều vắc xin uốn ván không chỉ là biện pháp an toàn mà còn mang lại hiệu quả bảo vệ lớn, với tỷ lệ trên 95% cho những người đã được tiêm giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm này và bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ nhiễm trùng.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online qua hotline 1800 6928.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Khi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh?", "abstract": "Uốn ván là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao và khả năng xâm nhập cơ thể rất lớn. Nhiều người thắc mắc không biết khi nào cần tiêm uốn ván, làm cách nào để phòng ngừa biến chứng bệnh uốn ván tốt nhất?", "md_content": "Một câu hỏi thường được đặt ra là khi nào cần tiêm uốn ván? Việc tiêm phòng uốn ván được khuyến nghị cho tất cả mọi người. Đặc biệt, những người có nguy cơ tiếp xúc cao với virus uốn ván như nhân viên y tế, người sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều khả năng bị uốn ván. Bên cạnh đó, trẻ em và người cao tuổi cũng cần được tiêm phòng kịp thời để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.\n\nBệnh uốn ván là gì? Nguyên nhân gây bệnh\n----------------------------------------\n\nBệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, gây ra bởi ngoại độc tố protein mạnh của trực khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện thiếu oxy. Khi xảy ra nhiễm khuẩn, độc tố protein tetanospasmin được tiết ra và tác động lên toàn bộ cơ thể, gây tổn thương cho não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.\n\nBệnh uốn ván là một bệnh cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao và khó cứu chữa khi triệu chứng xuất hiện. Nguyên nhân chính gây ra bệnh uốn ván là do ngoại độc tố tetanus exotoxin của vi khuẩn Clostridium tetani phát triển trong điều kiện thiếu oxy tại vết thương, cụ thể như sau:\n\n* **Ngoại độc tố tetanus exotoxin:** Vi khuẩn Clostridium tetani sinh sản và tạo ra ngoại độc tố tetanus exotoxin trong điều kiện thiếu oxy tại vết thương. Đây là yếu tố chính gây ra triệu chứng của bệnh uốn ván.\n* **Xâm nhập qua vết thương:** Vi khuẩn Clostridium tetani có khả năng xâm nhập cơ thể thông qua các vết thương hoặc tổn thương ngoài da, chẳng hạn như vết cắt, vết thương do cháy, vết rỉ máu hoặc tổn thương sâu.\n* **Môi trường sống của vi khuẩn:** Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani có thể tồn tại và sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm đất, phân ngựa và đất bón phân.\n* **Tác động lên hệ thần kinh trung ương:** Ngoại độc tố tetanus exotoxin do vi khuẩn Clostridium tetani tiết ra ngăn chặn quá trình giải phóng các chất ức chế thần kinh, dẫn đến ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Điều này gây ra các triệu chứng co cứng cơ toàn thân (hay còn gọi là uốn ván toàn thân) như co thắt cơ, đau, mất sự ổn định về khả năng tự chủ cơ thể và rối loạn về hô hấp.\n\n![Khi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_nao_can_tiem_uon_van_cho_nguoi_khoe_manh_1_5748b44498.jpg)\n\n*Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe cơ thể con người*\n\nUốn ván cục bộ là dạng ít phổ biến hơn so với uốn ván toàn thân. Bệnh này thường biểu hiện chỉ trong khu vực gần vết thương. Uốn ván đầu là một biến thể hiếm gặp của uốn ván cục bộ, và thường xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tai hoặc chấn thương đầu.\n\nKhi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh?\n---------------------------------------------\n\nBệnh uốn ván là căn bệnh nguy hiểm, đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Để phòng ngừa bệnh, việc ngừa uốn ván thông qua tiêm phòng là rất quan trọng. Vì vậy, nhiều người thắc mắc không biết khi nào cần tiêm uốn ván?\n\n### Người lớn\n\nNhững người lớn làm việc trong các môi trường có nguy cơ cao gặp tai nạn lao động (như công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải; nhân viên chăn nuôi gia súc, gia cầm; người làm vườn, người làm việc tại trang trại, nông trường; công nhân xây dựng; bộ đội và thanh niên xung phong;...) cần được ưu tiên tiêm vắc xin phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe của mình.\n\n![Khi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_nao_can_tiem_uon_van_3_f43b3df6f1.webp)\n\n*Khi nào cần tiêm uốn ván là thắc mắc của nhiều người*\n\nĐối với người lớn, [vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) được khuyến nghị tiêm 3 mũi cơ bản, với mũi thứ 2 tiêm cách mũi đầu tiên 1 tháng và mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 là 6 tháng. Sau đó, mỗi 5 - 10 năm, cần tiêm một lần nhắc vắc xin để duy trì hiệu quả phòng ngừa.\n\n### Trẻ em\n\nTheo lịch tiêm chủng vắc xin phòng chống bệnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam, trẻ em sẽ được tiêm phòng uốn ván lần đầu vào thời điểm 2 tháng tuổi. Việc tiêm phòng uốn ván là một phần quan trọng trong lịch tiêm chủng ban đầu cho trẻ em để phòng ngừa các bệnh liên quan như [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html), viêm não mô cầu, viêm não Nhật Bản và viêm não do uốn ván.\n\nThường được kết hợp với các vắc xin khác như vắc xin Hexaxim [6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) (Pháp) hoặc vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 (Bỉ). Cả hai loại vắc xin này đều có lịch tiêm định kỳ bao gồm 4 mũi, được tiêm vào tháng thứ 2, 3 và 4, và mũi thứ 4 được tiêm cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng (tối thiểu 12 tháng).\n\n![Khi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_nao_can_tiem_uon_van_1_882ff7cb74.jpg)\n\n*Trẻ em nên tiêm uốn ván vào thời điểm 2 tháng tuổi*\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nViệc tiêm [vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong quá trình sinh nở và khi thai phụ tiếp xúc với các dụng cụ y tế.\n\nĐối với phụ nữ mang thai lần đầu, khuyến nghị tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên nên được tiêm sớm khi phát hiện có thai, thường là vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Mũi thứ 2 nên được tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng, và yêu cầu tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\nĐối với phụ nữ mang thai lần thứ 2 trở lên, khuyến nghị tiêm 1 mũi vắc xin trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\nCó nên chủ động tiêm uốn ván không?\n-----------------------------------\n\nNgoài tìm hiểu khi nào cần tiêm uốn ván, độc giả cũng nên chủ động tiêm uốn ván để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng khỏi căn bệnh uốn ván nguy hiểm. Vắc xin phòng uốn ván đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus uốn ván.\n\nTiêm phòng uốn ván giúp cung cấp miễn dịch cho cơ thể chống lại virus uốn ván và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nó không chỉ bảo vệ bản thân mà còn ngăn chặn sự lây lan của virus cho người khác, đặc biệt là những người yếu ớt và không thể tiêm phòng được.\n\n![Khi nào cần tiêm uốn ván cho người khỏe mạnh? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_nao_can_tiem_uon_van_4_ded5d40782.jpeg)\n\n*Chủ động tiêm uốn ván để bảo vệ sức khỏe tốt nhất*\n\nMột số câu hỏi thường gặp khi tiêm uốn ván\n------------------------------------------\n\n### Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?\n\nTrong trường hợp các vết thương nặng, sâu do tai nạn giao thông hoặc vật nhọn đâm vào, việc tiêm phòng uốn ván khẩn cấp ngay lập tức là cần thiết. Tuy nhiên, đối với các vết thương nhẹ hơn như bỏng, trầy xước, việc vệ sinh và cấp cứu ban đầu có thể được thực hiện trước.\n\nTheo khuyến nghị của Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc sử dụng vắc xin phòng uốn ván được khuyến cáo cho tất cả mọi người. Do đó, khi bị thương, việc đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm phòng kịp thời là quan trọng để đảm bảo an toàn.\n\n### Thời điểm cần tiêm uốn ván sau khi bị thương?\n\nBệnh uốn ván có thể ủ bệnh trong khoảng từ 3 - 21 ngày sau khi nhiễm khuẩn, thường là từ 7 - 8 ngày. Để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh uốn ván sau khi bị thương, thời gian tốt nhất để tiêm phòng là trong vòng 24 giờ.\n\nTrong khoảng thời gian này, việc tiêm vắc xin sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh. Nếu tiêm phòng sau 24 giờ kể từ khi bị thương, khả năng bảo vệ sẽ giảm đi. Tốt nhất là cố gắng tiêm phòng uốn ván sớm nhất có thể ngay sau khi bị thương. \n\nNhư vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc [khi nào cần tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-uon-van-cho-nguoi-khoe-manh.html). Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu. Xin chúc bạn luôn khỏe mạnh!\n\n", "date": "26/10/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà", "abstract": "Trước khi có vắc xin ngừa uốn ván bạch hầu và ho gà, ba căn bệnh này đã từng bùng phát thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới và để lại nhiều hậu quả đáng kể: Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà có hiệu quả phòng và bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.", "md_content": "Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc các loại bệnh này, những bệnh nhiễm trùng gây tử vong chủ yếu ở trẻ em.\n\nBệnh uốn ván bạch hầu và ho gà do đâu?\n--------------------------------------\n\nCác loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn chặn và điều trị các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy thận, và xuất huyết. Từ những năm 1920, vắc xin bạch hầu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tuy nhiên, để duy trì khả năng phòng bệnh, người lớn cần tiêm liều nhắc lại sau mỗi 10 năm.\n\n![Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/cac_loai_vac_xin_uon_van_bach_hau_va_ho_ga_cf313ac3ac.jpg)\n\n*Bạch hầu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy thận, và xuất huyết*\n\nBệnh này ảnh hưởng đến đường hô hấp và có thể gây ra các vấn đề như khó thở, tê liệt, suy tim và thậm chí tử vong. Dễ lây lan qua đường ho và hắt hơi, tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani, là một căn bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sự co thắt cơ mạnh mẽ và nguy hiểm. [Vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) đã được tích hợp vào lịch tiêm chủng cho trẻ em để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trong những năm đầu đời.\n\nUốn ván tấn công hệ thần kinh khi xâm nhập vào cơ thể, gây co thắt cơ và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.\n\nBệnh ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vắc xin ho gà đã giúp giảm đáng kể số lượng ca bệnh hiện nay, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Việc tiêm nhắc lại vắc xin cùng với các biện pháp phòng tránh giúp ngăn chặn sự lan truyền của ho gà và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.\n\n[Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) gây ho và co thắt cổ họng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và thậm chí hơi thở ở trẻ sơ sinh. Bệnh dễ lây lan, có thể gây viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.\n\nCác loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà\n------------------------------------------\n\nHiện nay ở Việt Nam, có các loại vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván được phối hợp như sau:\n\n**Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim:** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n\n**Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim, Combe Five, Quinvaxem (SII):** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B.\n\n**Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim:** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.\n\n**Vắc xin 3 trong 1 Adacel, Boostrix, DPT:** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.\n\n**Vắc xin 2 trong 1:** Phòng bạch hầu, uốn ván.\n\nCác loại vắc xin này cung cấp giải pháp toàn diện để phòng ngừa và kiểm soát bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và một số bệnh khác, đặc biệt là trong việc bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi các căn bệnh nguy hiểm.\n\nAi nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà?\n----------------------------------------------\n\nTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo rằng việc tiêm phòng vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà là cần thiết cho mọi người, bắt đầu từ 2 tháng tuổi và nên được nhắc lại trong suốt cuộc đời.\n\nTại Việt Nam, chương trình tiêm phòng bao gồm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà được khuyến cáo cho trẻ nhỏ, với 3 liều được tiêm vào các tháng thứ 2, 3 và 4 sau khi chào đời. Một liều nhắc lại nên được thực hiện vào thời điểm 18 tháng tuổi. Đối với trẻ từ 4 - 6 tuổi, việc nhắc lại vắc xin 4 trong 1, phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt là điều cần thiết.\n\n![Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_bach_hau_va_ho_ga_1_9c1147189f.jpg)\n\n*Trẻ nhỏ nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà*\n\nNgười lớn, đặc biệt là phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai trong khoảng từ tuần thứ 27 đến dưới 35 tuần thai, cũng cần nhắc lại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà. Tiêm nhắc lại nên được thực hiện mỗi 10 năm để duy trì khả năng kháng thể, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu, ho gà, uốn ván trong thời gian dài.\n\nĐể đảm bảo bảo vệ hiệu quả, trẻ em cũng như người lớn cần tuân thủ đầy đủ liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo.\n\nAi không nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà?\n----------------------------------------------------\n\nCó một số đối tượng, do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe, nên cân nhắc trước khi quyết định tiêm phòng vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà hoặc có thể xem xét trì hoãn tiêm phòng. Các trường hợp bao gồm:\n\n**Phản ứng dị ứng nghiêm trọng:** Nếu đã từng trải qua phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng hoặc dị ứng nghiêm trọng khi tiêm phòng trước đó.\n\n**Bệnh lý cấp tính:** Đang mắc bệnh lý cấp tính.\n\n**Vấn đề thần kinh:** Có tình trạng co giật hoặc các vấn đề hệ thống thần kinh khác.\n\n**Phản ứng mạnh sau tiêm phòng:** Bệnh nhân đã từng gặp tình trạng đau hoặc sưng dữ dội sau khi tiêm phòng vắc xin phòng uốn ván hoặc bạch hầu.\n\n**Hội chứng Guillian-Barré:** Đã từng mắc phải [hội chứng Guillian-Barré.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html)\n\n**Thể trạng yếu:** Cơ thể yếu, suy giảm miễn dịch cần cân nhắc trước khi tiêm.\n\nTrong trường hợp bệnh nhẹ như cảm lạnh, vẫn có thể tiêm phòng, nhưng nếu bệnh nghiêm trọng hơn, nên đợi cho đến khi bình phục trước khi quyết định tiêm phòng. Quyết định tiêm phòng nên được đưa ra dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.\n\n![Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_bach_hau_va_ho_ga_2_83ea0e4be7.jpg)\n\n*Quyết định tiêm phòng nên được đưa ra dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế*\n\nNgoài việc chủ động tiêm chủng và duy trì mũi tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà, việc lựa chọn địa điểm tiêm chủng cũng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo nhận được vắc xin chất lượng nhất, việc chọn một cơ sở y tế uy tín là vô cùng quan trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới.\n\nĐặc biệt, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp nhiều gói tiêm chủng ưu đãi, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đội ngũ nhân viên y tế đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng, tiêm nhẹ nhàng và ít đau, giúp bạn cảm thấy an tâm và thoải mái trong quá trình tiêm chủng.\n\nXem thêm:\n\n[Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-uon-van-bach-hau-hap-phu-td.html)\n\n[Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp: Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?", "abstract": "Uốn ván được biết đến là một loại bệnh lý nhiễm trùng cấp có thể mắc phải ở bất kỳ cơ thể nào. Nhiều người thắc mắc không biết bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.", "md_content": "Bệnh uốn ván không hiếm gặp hiện nay, đây là một bệnh lý nhiễm trùng do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên, tạo ra những tổn thương đến toàn bộ cơ thể. Vậy bệnh uốn ván có nguy hiểm không hay nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không?\n\nBệnh uốn ván có nguy hiểm không?\n--------------------------------\n\nCâu trả lời là có, [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) được xếp vào các loại bệnh nguy hiểm dễ gặp và có thể gây tử vong cho người mắc phải bệnh lý này. Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra, khi bị nhiễm khuẩn, độc tố của loại trực khuẩn này có khả năng gây nguy hiểm cho toàn bộ cơ thể như tổn thương não, giãn cứng cơ….\n\nBên cạnh đó, con đường lây truyền bệnh uốn ván khá dễ dàng, chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở. Ở trẻ sơ sinh, quy trình cắt và chăm sóc rốn không kỹ càng hoặc sinh nở ở môi trường không sạch sẽ khiến trẻ rất dễ mắc phải bệnh [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html).\n\n![Giải đáp: Bệnh uốn ván có nguy hiểm không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_co_nguy_hiem_khong_4_f3c98bc417.jpeg)\n\n*Bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Câu trả lời là có*\n\nNguyên nhân gây bệnh uốn ván\n----------------------------\n\nNgoài tìm hiểu bệnh uốn ván có nguy hiểm không, độc giả cũng nên hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani thường tồn tại trong phân gia cầm, trâu bò, dụng cụ phẫu thuật không được khử khuẩn sạch và kể cả trong đất cát. \n\nĐiều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở trên cơ thể con người, từ đó len lỏi vào từng tế bào và gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, uốn ván không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ cơ thể người này sang cơ thể người khác.\n\nBiểu hiện của bệnh uốn ván\n--------------------------\n\nBệnh lý uốn ván nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể, để biết được bản thân có mắc phải bệnh uốn ván hay không, mời bạn đọc tham khảo các biểu hiện của bệnh như:\n\n* Biểu hiện đầu tiên xuất hiện đó là cứng hàm, vùng miệng của bạn sẽ bắt đầu bị đơ cứng, khó phản xạ bình thường như nhai, nuốt và nói chuyện.\n* Khi bệnh càng nặng thêm thì sẽ xuất hiện các cơn co thắt và co giật liên tục vùng hầu họng, thanh quản.\n* Sự co cứng sẽ lan ra nhiều bộ phận khác khi phát bệnh thời gian đủ lâu, gây nên suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, ví dụ co cứng vùng gáy khiến cổ bị cứng và ngửa dần, vùng lưng cứng,... Những cơn co cứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, cực kỳ khó vận động.\n* Trong quá trình phát bệnh, người bệnh còn có thể bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao, nhịp tim đập nhanh bất thường, vã mồ hôi thường xuyên dù không vận động.\n* Một số biểu hiện người mắc bệnh lý uốn ván nặng như da tái xanh, sốt cao không lùi, tăng hoặc hạ huyết áp bất thường, thậm chí là ngừng tim.\n\n![Giải đáp: Bệnh uốn ván có nguy hiểm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_co_nguy_hiem_khong_2_6c5e440c94.jpeg)\n\n*Bệnh uốn ván có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ*\n\n4 giai đoạn mắc bệnh uốn ván\n----------------------------\n\nBệnh lý uốn ván không có biểu hiện ngay lập tức mà có thời gian ủ bệnh khá lâu. Dưới đây là tóm tắt 4 giai đoạn của bệnh uốn ván dễ thấy nhất khi cơ thể mắc bệnh.\n\n* **Thời kỳ ủ bệnh:** Thời kỳ này có thể bắt đầu từ 3 - 21 ngày với biểu hiện rõ nhất là cứng hàm. Tuy nhiên vẫn có khoảng 15% trường hợp người bệnh phát bệnh trong 3 ngày kể từ ngày bị thương. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh sẽ càng nặng.\n* **Thời kỳ khởi phát:** Giai đoạn này được tính từ khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên trên cơ thể cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), co thắt đầu họng, thanh quản. Thời gian biểu hiện giai đoạn này từ 1 đến 7 ngày, thông thường thời gian khởi phát càng ngắn thì bệnh sẽ càng nặng thêm.\n* **Thời kỳ toàn phát:** Giai đoạn này được dự đoán khi cơ thể bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng hơn, có thể kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Tại giai đoạn này, những trường hợp bị nặng có thể mắc phải chứng [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-69688.html).\n* **Thời kỳ lui bệnh:** Lúc này những cơn co giật, các triệu chứng khác của bệnh bắt đầu thưa dần và nhẹ hơn, miệng đã có thể phản xạ trở lại, giai đoạn này thường kéo dài vài tuần hoặc nhiều tháng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.\n\n![Giải đáp: Bệnh uốn ván có nguy hiểm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_co_nguy_hiem_khong_3_0bf690624e.jpeg)\n\n*Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở*\n\nBiến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván thường gặp\n------------------------------------------------\n\nĐể biệt được bệnh uốn ván có nguy hiểm không, bạn đọc có thể tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất của bệnh uốn ván như:\n\n* **Suy hô hấp:** Biến chứng này xảy ra khi dây thanh quản bị thắt chặt, co cứng vùng cổ và bụng, theo thống kê suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất.\n* **Biến chứng tim mạch:** Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng [suy tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-tim-314.html) hoặc ngừng tim đột ngột.\n* **Rối loạn thần kinh thực vật:** Đây là biến chứng có thể gặp đối với những ca uốn ván nặng khiến huyết áp tăng giảm thất thường, sốt cao, vã mồ hôi, nhịp thở phản xạ quá mức,....\n* **Viêm phổi:** Nhiễm trùng hệ hô hấp do vô tình hít phải một thứ gì đó gây nên biến chứng co thắt toàn thân như [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), thở gấp liên tục,...\n* **Nhiễm trùng nặng:** Nhiễm trùng thứ cấp gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng quan của cơ thể như nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có thể do đặt ống thông tiểu, nằm nhiều gây loét.\n* **Suy thận:** Trạng thái co thắt cơ nghiêm trọng khi mắc phải bệnh lý uốn ván khiến cơ xương protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây nên suy thận.\n* **Biến chứng xương khớp:** Tình trạng co cứng toàn thân kéo dài có thể gây gãy xương, rách cơ cực kỳ cao vì vùng cơ xương không được hoạt động trong thời gian dài.\n* **Huyết khối tắc mạch:** Tình trạng co cứng toàn thân hình thành nên các cục máu đông trong cơ thể. Các cục máu đông này có thể chặn động mạch chính của phổi hoặc một trong các nhánh của phổi gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch phổi.\n\n![Giải đáp: Bệnh uốn ván có nguy hiểm không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_co_nguy_hiem_khong_1_84229fbbee.webp)\n\n*Bệnh lý uốn ván có thể phát sinh thành các biến chứng nguy hiểm từ một vết thương nhỏ*\n\nCách phòng tránh bệnh uốn ván\n-----------------------------\n\nHiện nay, biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vacxin uốn ván theo chỉ định của các cơ sở y tế. Có nhiều loại vacxin phù hợp cho từng đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ cho đến phụ nữ mang thai.\n\nCụ thể:\n\n* **Trẻ em:** Cần được tiêm uốn ván vào thời điểm 2 tháng tuổi. Loại vacxin được sử dụng là vắc xin Hexaxim 6 trong 1 (Pháp) hoặc vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 (Bỉ) gồm 4 liều tiêm.\n* **Người trưởng thành:** Tiêm uốn ván gồm 3 mũi cơ bản và duy trì 5 - 10 năm, tiêm lại 1 lần để bảo vệ sức khỏe.\n* **Phụ nữ mang thai:** Được khuyến nghị tiêm 2 mũi vắc xin, mũi đầu tiên được tiêm sớm nhất khi phát hiện có thai.\n\nTrên đây là các thông tin trả lời cho câu hỏi bệnh [uốn ván có nguy hiểm không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-uon-van-co-nguy-hiem-khong.html). Hy vọng qua những thông tin trên bài, bạn đọc có thể hiểu rõ được về sự nguy hiểm của bệnh uốn ván và có cho mình những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. \n\n", "date": "27/10/2023", "tags": ["uốn ván", "Bệnh uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT", "abstract": "Vắc xin uốn ván hấp thụ TT là gì? Cần lưu ý những gì khi tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về loại vắc xin này nhé!", "md_content": "Tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ TT là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn để tạo hệ miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại bệnh uốn ván. Loại vắc xin này được nghiên cứu và phát triển từ giải độc tố uốn ván tinh chế và tá chất hấp phụ Aluminium phosphate. Vậy cụ thể vacxin uốn ván hấp thụ TT là gì? Lịch tiêm và liều lượng ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loại [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) này nhé!\n\nTầm quan trọng của tiêm vắc xin hấp thụ TT ngừa uốn ván\n-------------------------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố của trực khuẩn khi xâm nhập vào máu sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như co cứng cục bộ hoặc toàn thân, dẫn đến các cơn co giật nguy hiểm.\n\nThời gian ủ bệnh của trực khuẩn uốn ván thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 - 21 ngày. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào độ rộng vết thương, vị trí vết thương, mức độ nhiễm khuẩn và điều kiện yếm khí ở vết thương. So với uốn ván cục bộ, thì uốn ván toàn thể sẽ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều.\n\nBệnh uốn ván thường dẫn đến tử vong do [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-1196.html), suy hô hấp hoặc tim ngưng đột ngột do cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html). Lúc này, cần can thiệp hồi sức cấp cứu sớm nhất có thể để giúp tăng khả năng cứu sống người bệnh.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_4_faa838d996.jpg)\n\n*Tiêm phòng là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh uốn ván*\n\nTuy nhiên, người dân có thể chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván bằng việc tiêm vắc xin phòng ngừa để tạo hệ miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh. Trong đó, vắc xin uốn ván hấp thụ TT là một trong những loại vắc xin ngừa uốn ván được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Loại vắc xin này có thể sử dụng để phòng ngừa uốn ván cho hầu hết mọi đối tượng, từ trẻ em, người trưởng thành cho đến những đối tượng có nguy cơ cao như công nhân công trình, bộ đội, người làm vườn hoặc làm việc trong các trang trại, nông trại...\n\nVắc xin uốn ván hấp thụ TT là gì?\n---------------------------------\n\nVắc xin uốn ván hấp phụ TT là loại vaccine có tác dụng kích thích hệ miễn dịch chủ động tạo ra kháng thể để chống lại bệnh uốn ván. Loại vaccine này được phối hợp từ thành phần tá chất hấp phụ [Aluminium phosphate](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/aluminium-phosphate-gel-1528.html) và giải độc tố uốn ván tinh chế.\n\nVắc xin uốn ván hấp phụ (TT) được nghiên cứu và sản xuất với Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin về loại vắc xin này như:\n\n### Vắc xin uốn ván hấp thụ được chỉ định cho đối tượng nào?\n\nVắc xin uốn ván hấp thụ TT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như:\n\n* Phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html);\n* Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh hay nước thải công cộng;\n* Công nhân công trình xây dựng;\n* Người làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;\n* Người làm vườn hoặc làm ở các nông trường, trang trại;\n* Bộ đội, thanh niên xung phong.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_5_8db07ec7b4.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván hấp thụ TT được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em*\n\n### Vắc xin ngừa uốn ván chống chỉ định với những trường hợp nào?\n\nKhông phải ai cũng đủ điều kiện để tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ. Một số trường hợp không đảm bảo điều kiện sức khỏe để tiêm chủng như:\n\n* Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.\n* Người có biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước đó.\n* Người có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau liều tiêm trước đó.\n* Tạm hoãn tiêm đối với những trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh lý cấp tính.\n\n### Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ\n\n* Hiệu quả đáp ứng miễn dịch của vắc xin có thể sẽ bị giảm nếu đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch.\n* Việc tiêm nhầm vắc xin uốn ván hấp thụ dưới da có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn do vắc xin có chứa muối nhôm.\n* Không tiêm quá liều.\n* Vacxin chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.\n\nTác dụng phụ thường gặp sau tiêm\n--------------------------------\n\nTùy theo cơ địa của mỗi người mà sẽ có phản ứng phụ khác nhau sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Dưới đây là một số tác dụng phụ không mong muốn được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) như:\n\n* **Buồn nôn và nôn hoặc** [**tiêu chảy**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html)**:** Nếu gặp phải tác dụng phụ này, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung nước cho cơ thể, tránh ăn các thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa.\n* **Sốt và đau cơ:** Một số trường hợp sau tiêm có thể trải qua sốt nhẹ và đau cơ sau khi tiêm vắc xin. Đây là những biểu hiện cho thấy cơ thể đang hình thành hệ miễn dịch.\n* **Đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm:** Các triệu chứng này thường khá nhẹ và chỉ mang tính tạm thời, thường sẽ tự giảm đi sau vài ngày.\n* **Phản ứng dị ứng toàn thân:** Một số trường hợp có thể sẽ cảm thấy khó thở, [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html) hoặc ngứa toàn thân, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ và đau khớp.\n* **Hiếm gặp:** Một số trường hợp hiếm, người tiêm có thể sẽ gặp phải triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh ở cánh tay hoặc bả vai.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_2_0955f847d5.jpg)\n\n*Tùy theo cơ địa của từng người sẽ có tác dụng phụ sau tiêm khác nhau*\n\nNếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc xin uốn ván, người tiêm nên thông báo ngay cho bác sĩ để đảm bảo được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.\n\nLịch tiêm chủng vắc xin uốn ván hấp thụ (TT)\n--------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván hấp phụ TT được chỉ định tiêm ở khu vực bắp sâu. Liều tiêm mỗi mũi là 0,5ml và lịch tiêm cụ thể như sau:\n\n### Lịch tiêm cơ bản gồm 3 mũi tiêm\n\n* Mũi 1: Tiêm mũi TT đầu tiên.\n* Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 khoảng 4 tuần.\n* Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 2 khoảng 6 tháng.\n\n**Lưu ý:** Nên thực hiện tiêm liều nhắc lại bổ sung mỗi 5 - 10 năm/lần.\n\n### Lịch tiêm cho phụ nữ mang thai\n\nĐối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên và chưa tiêm lần nào, cần phải tiêm đủ 2 mũi theo lịch cụ thể như sau:\n\n* Mũi 1: Cần tiêm sớm khi phát hiện mang thai, thường là vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.\n* Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và cần đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_1_c2cded8105.jpg)\n\n*Bà bầu cần đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng*\n\nTrong những lần mang thai tiếp theo, các chị em cần tiêm bổ sung thêm 1 mũi và đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\n### Lịch tiêm đối với những trường hợp phơi nhiễm\n\nCác bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố như tình trạng vết thương, lịch sử [tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) ngừa uốn ván, thời gian tiêm ngừa uốn ván lần gần nhất và tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp nhất.\n\n* Nếu đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản và 2 mũi bổ sung: Không cần tiêm thêm.\n* Nếu đã tiêm từ 3 mũi trở lên: Tiêm thêm vacxin uốn ván hấp thụ (TT), lưu ý không nên [tiêm huyết thanh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-huyet-thanh-uon-van-co-tac-dung-bao-lau-nhung-thong-tin-can-biet.html) (SAT).\n* Nếu tiêm dưới 3 mũi: Cần tiêm bổ sung cho đủ 5 mũi.\n\nNên tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ TT ở đâu tốt và uy tín?\n--------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dân nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào luôn là đơn vị có các loại vắc xin mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Cùng với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP giúp toàn bộ vắc xin được bảo quản trong nhiệt độ tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến với người sử dụng.\n\nĐội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều đạt chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo bài bản để có đủ kiến thức chuyên môn và thực hành an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất cho khách hàng. Đặc biệt, khách hàng khi đến với Trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ luôn được hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt nhất.\n\nHiện tại, dịch vụ tiêm phòng uốn ván hấp thụ TT tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có giá khoảng 144.000 đồng/mũi (mức giá có thể có chênh lệch thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\nTrên đây là bài viết tổng hợp tất tần tật những thông tin liên quan đến [vắc xin uốn ván hấp thụ TT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-hap-thu-tt.html). Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại vắc xin này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến việc tiêm ngừa vắc xin uốn ván, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html)\n\n[Danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?", "abstract": "Vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh bạch hầu và uốn ván.", "md_content": "Sự kết hợp giữa giải độc tố uốn ván và bạch hầu trong [vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-uon-van-bach-hau-hap-phu-td.html) giúp cung cấp khả năng phòng ngừa mạnh mẽ đối với cả hai loại bệnh này, giúp tăng cường khả năng hấp thụ và kích thích hệ miễn dịch, làm tăng hiệu quả của vắc xin.\n\nVắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td là gì?\n------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván bạch hầu hay còn được biết đến với tên gọi vắc xin Td là một biện pháp phòng ngừa cần thiết giúp bảo vệ cộng đồng khỏi các [bệnh nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) nguy hiểm. Thành phần của vắc xin Td được thiết kế đặc biệt, kết hợp giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu tinh chế, tăng cường khả năng phòng ngừa của vắc xin. Đặc biệt, vắc xin còn chứa hợp chất Aluminium phosphate, giúp hấp phụ và tăng cường hiệu quả của các thành phần khác.\n\nVắc xin Td được đặc biệt chỉ định để phòng ngừa [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) và [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) ở người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Việc sử dụng vắc xin này không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh trong cộng đồng. Đối với những đối tượng có nguy cơ cao hoặc sống trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, tiêm phòng vắc xin Td trở thành yêu cầu cần thiết và quan trọng để duy trì sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\n![Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_uon_van_bach_hau_hap_phu_td_6e85b88581.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td tổng hợp làm tăng hiệu quả phòng bệnh*\n\nQuy trình tiêm phòng vắc xin Td đơn giản, an toàn và hiệu quả. Việc tuân thủ lịch trình tiêm phòng được khuyến khích để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cao nhất. Ngoài ra, những người làm trong ngành y tế, những người làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn có thể được ưu tiên tiêm phòng để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng. Vắc xin Td đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn diện để kiểm soát và loại bỏ các bệnh nhiễm trùng có thể nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng của nước ta.\n\nCó nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?\n------------------------------------------------\n\nBệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi trực khuẩn bạch hầu. Bệnh này tập trung làm tổn thương chủ yếu ở vùng mũi và họng, có thể lan rộng đến các khu vực khác trong cơ thể. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc thông qua nhiễm trùng gián tiếp từ đồ dùng, quần áo, thức ăn chứa mầm bệnh.\n\nBệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em do gây ra trụy tim. Việc phòng ngừa bệnh là điều quan trọng cần thiết, và vắc xin bạch hầu là một biện pháp hiệu quả.\n\nUốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra. Phương thức lây truyền chủ yếu qua da và niêm mạc tổn thương. Trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi thường mắc phải những trường hợp nặng, có tỷ lệ tử vong từ 30 đến 50%, đặc biệt cao đối với trẻ sơ sinh.\n\n![Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_uon_van_bach_hau_hap_phu_td_1_Cropped_59ec3a0900.jpg)\n\n*Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td là thắc mắc của nhiều người*\n\nĐể ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, việc tiêm vắc xin bạch hầu và uốn ván là điều cần thiết giúp bạn chủ động phòng ngừa khả năng mắc bệnh hiệu quả. Vắc xin này không chỉ giúp bảo vệ chính bạn mà còn góp phần kiểm soát bệnh trong cộng đồng, đặc biệt là đối với những đối tượng có nguy cơ cao.\n\nAi nên và không nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?\n-------------------------------------------------------------\n\nVắc xin Td hay còn được gọi là vắc xin uốn ván bạch hầu là giải pháp phòng bệnh cần thiết nhằm ngăn chặn bệnh bạch hầu và uốn ván, nhất là đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn. Vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này trong cộng đồng.\n\nTuy nhiên, vắc xin Td cần được cân nhắc tiêm trong một số trường hợp cụ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là những phản ứng có thể đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) hoặc bạch hầu, việc tiêm vắc xin Td không được khuyến nghị.\n\nNgoài ra, vắc xin Td cũng không nên được tiêm trong các trường hợp đang mắc nhiễm trùng cấp tính. Trong trường hợp này, việc tiêm vắc xin có thể được trì hoãn đến khi cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn và không có dấu hiệu nhiễm trùng. Cũng nên tránh tiêm đường bắp cho những người có rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh do quá trình tiêm.\n\nLiều tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td\n---------------------------------------------\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên, đã được tiêm đủ liều phòng bạch hầu và uốn ván trong miễn dịch cơ bản: Cần tiêm nhắc lại một liều vào tuổi thứ 7. Sau đó, mỗi 10 năm cần tiêm lại một lần để duy trì độ miễn dịch.\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên, chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván và bạch hầu: Trường hợp này trẻ cần tiêm 3 mũi.\n\nMũi thứ 2 tiêm sau 1 tháng kể từ mũi đầu tiên, mũi thứ 3 tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ 2. Sau đó, nếu cần thiết mỗi 10 năm tiêm nhắc lại một lần.\n\n![Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_uon_van_bach_hau_hap_phu_td_2_09a19af65a.jpg)\n\n*Mỗi 10 năm nên tiêm nhắc liều vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td*\n\nPhản ứng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td\n--------------------------------------------------------------------\n\nVề tác dụng phụ, mọi loại vắc xin đều có khả năng gây ra một số phản ứng phụ, và vắcxin Td không phải là ngoại lệ. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm:\n\n* Đau, đỏ và sưng tại khu vực tiêm.\n* Có thể xuất hiện các triệu chứng như [đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html), sốt nhẹ, mệt mỏi.\n* Các tác dụng phụ hiếm gặp có thể bao gồm đau nặng, chảy máu, tăng áp, và [viêm dây thần kinh ngoại biên.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tk-ngoai-bien-8.html)\n\nQuan trọng nhất là sau mỗi liều tiêm, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử trí kịp thời.\n\nHiện nay, vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td được tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 174.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đáp ứng nhu cầu tiêm phòng đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng. Trước khi tiêm, các bác sĩ chuyên khoa thực hiện thăm khám và sàng lọc tình trạng sức khỏe, cung cấp tư vấn về vắc xin, phác đồ tiêm, và hướng dẫn theo dõi sau tiêm theo các khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới.\n\nĐội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả. Sau tiêm, 100% khách hàng được theo dõi trong 30 phút và đánh giá sức khỏe trước khi ra về.\n\nQuy trình tiêm chủng được thực hiện tại phòng tiêm chủng thoáng đãng, có khu chơi giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Các vắc xin được nhập khẩu và bảo quản trong hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo chuỗi lạnh theo tiêu chuẩn GSP.\n\nĐặc biệt, bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm, và thông tin tiêm chủng của bé được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia giúp bộ mẹ thuận tiện ghi nhớ và theo dõi lịch tiêm của con.\n\nXem thêm:\n\n[Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html)\n\n[Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Huyết thanh uốn ván là gì? Những ai nên dùng huyết thanh uốn ván", "abstract": "Huyết thanh uốn ván không phải là một loại vắc xin mà là một sản phẩm y tế chứa kháng thể đặc hiệu chống độc tố uốn ván. Huyết thanh uốn ván SAT được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm trùng uốn ván (khi đã xuất hiện triệu chứng) và để phòng ngừa uốn ván trong trường hợp bị thương hoặc bị cắn bởi động vật.", "md_content": "Cơ địa và thể trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau, nên việc cân nhắc sử dụng huyết thanh uốn ván như thế nào là phù hợp thực sự rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng của huyết thanh uốn ván và chỉ ra những đối tượng nên sử dụng loại sinh phẩm y tế này.\n\nHuyết thanh uốn ván là gì?\n--------------------------\n\nHuyết thanh uốn ván là một sản phẩm y tế chứa kháng thể đặc hiệu chống độc tố [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Nó là một dạng huyết thanh có thành phần chứa các kháng thể đặc hiệu nhằm tiêu diệt độc tố gây bệnh của vi khuẩn uốn ván.\n\nHuyết thanh uốn ván là một dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, được sản xuất từ huyết tương hoặc plasma của các động vật hoặc người đã được tiêm phòng hoặc đã bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Khi các vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, chúng tiết ra các độc tố gây bệnh. Huyết thanh uốn ván chứa các kháng thể được sản xuất từ các cơ chế miễn dịch của động vật hoặc người nhằm tiêu diệt các độc tố này.\n\nHuyết thanh uốn ván không phải là một loại vắc xin, mà thực ra là một sinh phẩm y tế chứa kháng thể đặc hiệu chống độc tố uốn ván.\n\nHuyết thanh uốn ván có công dụng chính là điều trị nhiễm trùng uốn ván ở những người đã bị nhiễm và có triệu chứng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để phòng ngừa uốn ván trong trường hợp có nguy cơ bị nhiễm sau khi bị thương hoặc cắn bởi động vật gây bệnh. Huyết thanh uốn ván cung cấp kháng thể đặc hiệu chống độc tố uốn ván, giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\n![Huyết thanh uốn ván là gì? Những ai nên dùng huyết thanh uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_thanh_uon_van_1_f8dd9762f1.png)\n\n*Huyết thanh uốn ván có khả năng kháng lại độc tố của bệnh lý uốn ván*\n\nNhững ai nên dùng huyết thanh uốn ván?\n--------------------------------------\n\nDự phòng bệnh uốn ván trong trường hợp bị các vết thương hoặc cắn bởi động vật gây bệnh. Đây là biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng uốn ván sau khi xảy ra thương tích.\n\nĐiều trị cho những bệnh nhân đã bị bệnh uốn ván và đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh uốn ván. Huyết thanh uốn ván được sử dụng để giảm các biểu hiện và ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng uốn ván trong cơ thể.\n\nBên cạnh đó, cũng có các trường hợp sau đây được cho là chống chỉ định sử dụng huyết thanh uốn ván:\n\n* Những trường hợp có tiền sử dị ứng với huyết thanh kháng uốn ván nguồn gốc từ ngựa. Trong những trường hợp này, nếu việc sử dụng huyết thanh uốn ván là cần thiết, thì nên sử dụng loại huyết thanh uốn ván có nguồn gốc từ người.\n* Phụ nữ đang mang thai: Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng huyết thanh uốn ván cần được xem xét kỹ lưỡng và chỉ nên thực hiện khi có lợi ích lớn hơn so với nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.\n\n![Huyết thanh uốn ván là gì? Những ai nên dùng huyết thanh uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_thanh_uon_van_3_f288aa810a.jpeg)\n\n*Tiêm huyết thanh uốn ván ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván gây nên*\n\nNhững người có khả năng phản ứng dị ứng hoặc cảm ứng với huyết thanh, đặc biệt là những người đã sử dụng huyết thanh nhiều lần, có nguy cơ cao bị các phản ứng không mong muốn. Các phản ứng này có thể bao gồm sự xuất hiện của [mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), ngứa phù, viêm thận, và trong các trường hợp nặng hơn, có thể gây ra choáng hoặc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n\nBiểu hiện của phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay lập tức sau khi sử dụng huyết thanh, hoặc có thể xuất hiện sau vài giờ, thậm chí từ 7 đến 10 ngày sau khi tiêm huyết thanh uốn ván.\n\nCách sử dụng huyết thanh uốn ván\n--------------------------------\n\nDự phòng khi bị thương, liều huyết thanh uốn ván được sử dụng theo các giai đoạn và liều lượng như sau:\n\n* Đầu tiên, tiêm 0.1ml và chờ khoảng nửa giờ.\n* Tiếp theo, tiêm 0.25ml và chờ khoảng một giờ.\n* Nếu không có phản ứng phụ xảy ra, tiếp tục tiêm phần còn lại của liều. Liều phòng ngừa thông thường sau khi bị thương là 1500 đơn vị quốc tế.\n\nViệc tiêm huyết thanh uốn ván càng sớm càng tốt sau khi bị thương là một bước thường được áp dụng trong [phác đồ điều trị uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-tiet-ve-phac-do-dieu-tri-uon-van-hieu-qua.html) hiệu quả. Đối với những vết thương có nguy cơ gây uốn ván cao hoặc việc tiêm phòng bắt đầu muộn, hoặc ở những người có trọng lượng quá cao, cần tăng liều gấp đôi.\n\nTrong điều trị uốn ván, hiện chưa có liều tối ưu và liều có hiệu quả được xác định rõ. Các liều khuyên dùng thường là:\n\n* Đối với người lớn và trẻ em: 3000 - 6000 đơn vị quốc tế.\n* Đối với trường hợp uốn ván ở sơ sinh: Từ 5000 - 10.000 đơn vị quốc tế.\n* Đối với trẻ em và người lớn: 50.000 - 100.000 đơn vị quốc tế. Trong trường hợp này, liều được tiêm dưới da một nửa và nửa còn lại được tiêm vào cơ bắp.\n\nHuyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT (hay còn gọi là huyết thanh uốn ván) có thể được sử dụng thông qua tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.\n\n![Huyết thanh uốn ván là gì? Những ai nên dùng huyết thanh uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_thanh_uon_van_4_45e01f391c.webp)\n\n*Tham khảo trực tiếp ý kiến bác sĩ để sử dụng huyết thanh uốn ván hiệu quả nhất*\n\nLưu ý khi sử dụng huyết thanh uốn ván ai cũng nên biết\n------------------------------------------------------\n\nKhi tiếp xúc với huyết thanh uốn ván, cần kiểm tra tiền sử [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html) của bệnh nhân và luôn sẵn sàng áp dụng biện pháp chống sốc. Chuẩn bị sẵn các thuốc chống sốc như adrenalin, nhưng không được tiêm vào tĩnh mạch.\n\nTrước khi tiêm huyết thanh, cần thử phản ứng mẫn cảm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chưa từng sử dụng huyết thanh trước đây, tiêm một liều duy nhất toàn bộ. Trong trường hợp có phản ứng dị ứng, cần sử dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng cách tiêm dưới da hoặc vào cơ bắp với liều 0.1ml và theo dõi trong vòng 30 phút. Nếu không có phản ứng, tiếp tục tiêm liều 0.25ml và tiếp tục theo dõi trong 30 phút. Nếu không có phản ứng xảy ra, tiêm hết phần còn lại của liều.\n\nNgoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc kháng histamin trước khi tiêm huyết thanh. Không được trộn huyết thanh uốn ván trong cùng một bơm tiêm với giải độc tố uốn ván hoặc giải độc tố hấp phụ. Đồng thời, chế phẩm này có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với một số loại vắc xin sống như vắc xin sởi, vắc xin quai bị sống và vắc xin rubella sống. Do đó, nên hoãn tiêm huyết thanh uốn ván ít nhất 3 tháng sau khi tiêm các loại vắc xin sống này.\n\nTrong trường hợp quá liều hoặc xuất hiện tác dụng không mong muốn, cần thông báo cho bác sĩ kịp thời để được xử lý.\n\n![Huyết thanh uốn ván là gì? Những ai nên dùng huyết thanh uốn ván 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huyet_thanh_uon_van_2_d1b825e35b.jpg)\n\n*Một số cơ địa có thể bị dị ứng với huyết thanh uốn ván*\n\nHuyết thanh uốn ván được sử dụng để phòng ngừa sau khi bị thương và trong quá trình điều trị uốn ván. Việc sử dụng huyết thanh uốn ván đòi hỏi sự chuẩn bị và thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn và hiệu quả.\n\n[Huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html) là một công cụ quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh uốn ván. Việc sử dụng huyết thanh uốn ván cần tuân thủ quy trình và liều lượng đúng, và nên được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Đối với những ai có nguy cơ cao bị uốn ván hoặc đã bị thương, huyết thanh uốn ván có thể là một phương pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và sự phục hồi.\n\n", "date": "26/10/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Giá tiêm ngừa uốn ván là bao nhiêu? Tại sao nên tiêm ngừa uốn ván?", "abstract": "Uốn ván là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm cần được phòng tránh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hiện nay, để hạn chế mắc bệnh uốn ván, nhiều người lựa chọn biện pháp tiêm ngừa uốn ván định kỳ, vậy giá tiêm ngừa uốn ván là bao nhiêu?\n", "md_content": "Nhiều người thắc mắc không biết hiện nay vắc xin uốn ván giá bao nhiêu tiền? Nên tiêm phòng uốn ván ở đâu uy tín? Thời điểm nào tiêm phòng uốn ván là hợp lý? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giải đáp mọi thắc mắc về vắc xin uốn ván nhé.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) hay còn gọi là bệnh uốn ván (hay bệnh tử cung), là một bệnh nhiễm trùng, do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh uốn ván là một tình trạng tâm thần và cơ bắp, đặc trưng bởi những cơn co giật cơ bắp mạnh và đau đớn.\n\n![Giá tiêm ngừa uốn ván là bao nhiêu? Địa điểm chích ngừa uốn ván uy tín 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_ngua_uon_van_4_c9a08d76b2.jpeg)\n\n*Uốn ván là bệnh lý do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra*\n\nTại sao nên tiêm ngừa uốn ván?\n------------------------------\n\nTiêm ngừa uốn ván được khuyến nghị rộng rãi cho mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già, với những lợi ích quan trọng không thể bỏ qua.\n\n* **Ngăn ngừa uốn ván:** Vi khuẩn Clostridium tetani gây ra bệnh uốn ván, một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào vết thương hoặc nẻ da, nó sản xuất độc tố tetanospasmin gây ra các triệu chứng uốn ván. Việc tiêm ngừa uốn ván giúp cung cấp miễn dịch cho cơ thể chống lại vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.\n* **Hiệu quả và an toàn:** Việc tiêm ngừa uốn ván được coi là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để ngăn ngừa bệnh. [Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nhiều năm và đã chứng minh tính hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa uốn ván.\n* **Bảo vệ cộng đồng:** Việc tiêm ngừa uốn ván không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đóng góp vào việc bảo vệ cộng đồng. Khi đủ số lượng người được tiêm ngừa, hiệu quả của tiêm ngừa lan rộng và giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong cộng đồng.\n* **Tiết kiệm chi phí:** Phòng ngừa bệnh uốn ván thông qua tiêm ngừa có thể giúp tránh những chi phí lớn liên quan đến điều trị và chăm sóc y tế sau khi nhiễm bệnh. Việc tiêm ngừa uốn ván thường là một lựa chọn kinh tế hơn so với điều trị bệnh.\n\nGiá tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nHiện nay, giá tiêm ngừa uốn ván là thông tin được nhiều người quan tâm. Giá chích ngừa uốn ván tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đối với những người có vết thương hở chưa từng tiêm ngừa uốn ván, quy trình tiêm chủng bao gồm 5 mũi, được thực hiện theo lịch trình sau đây:\n\n* Lần 1: Trong vòng 1 ngày kể từ khi bị thương, người bệnh sẽ được tiêm mũi huyết thanh uốn ván (SAT) 1500DV, có giá khoảng từ 80.000 - 110.000 đồng. Cùng lúc với mũi SAT, mũi VAT cũng được tiêm, với mức giá tương tự.\n* Lần 2: Tiêm mũi thứ 3 sau một tháng.\n* Lần 3: Mũi thứ 4 nên tiêm sau 6 tháng.\n* Lần 5: Tiêm mũi thứ 5 sau 1 năm.\n\nCần lưu ý rằng giá tiêm ngừa uốn ván nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể có sự chênh lệch tùy thuộc vào nơi thực hiện tiêm ngừa. Do đó, để hiểu rõ hơn về giá dịch vụ khi tiêm ngừa uốn ván, bạn nên liên hệ với địa chỉ dự định tiêm phòng để được tư vấn chính xác nhất về mức giá cần chi trả.\n\n![Giá tiêm ngừa uốn ván là bao nhiêu? Địa điểm chích ngừa uốn ván uy tín 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_ngua_uon_van_1_aca53398b3.png)\n\n*Giá tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người*\n\nNhững ai nên tiêm ngừa uốn ván?\n-------------------------------\n\nTiêm vắc xin phòng uốn ván là cần thiết cho mọi người vì vắc xin này không cung cấp miễn dịch lâu dài suốt đời. Có những nhóm đối tượng sau đây cần được tiêm vắc xin để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uốn ván:\n\n* **Bà bầu:** Việc [tiêm uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi.html) là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bệnh uốn ván có thể gây tỷ lệ tử vong trên 90% cho trẻ sơ sinh qua đường rốn. Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua quá trình cắt rốn khi sinh. Đồng thời, phụ nữ mang bầu cũng dễ bị nhiễm bệnh trong quá trình chuyển dạ sinh nở.\n* **Nông dân:** Nhóm nghề nghiệp này có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao do tiếp xúc thường xuyên với đất, phân gia súc, gia cầm,... chứa nhiều vi khuẩn. Các vết thương hở trong quá trình làm việc có thể tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.\n* **Công nhân xây dựng:** Việc tiêm vắc xin uốn ván cho công nhân xây dựng giúp phòng tránh những tai nạn nghề nghiệp. Đối với những người tiếp xúc với nguy cơ như kim loại, sắt thép, tiêm vắc xin uốn ván ngay trong vòng 24 giờ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của họ.\n\n![Giá tiêm ngừa uốn ván là bao nhiêu? Địa điểm chích ngừa uốn ván uy tín 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_ngua_uon_van_2_6789ddfb83.jpg)\n\n*Tiêm ngừa uốn ván là điều cần thiết đối với mọi đối tượng*\n\nNên tiêm uốn ván khi nào?\n-------------------------\n\nViệc tiêm phòng uốn ván được khuyến nghị cho các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có nguy cơ cao. Đồng thời, nên tuân thủ lịch trình tiêm phòng được khuyến cáo để duy trì bảo vệ hiệu quả. Cụ thể:\n\n* **Trẻ em:** Trẻ từ 2 - 4 tháng cần tiêm 3 mũi [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html) hoặc 6 trong 1. Ở 18 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván. Sau đó, từ 5 - 10 năm, tiêm uốn ván mũi 2, 3 nhắc lại để duy trì bảo vệ.\n* **Phụ nữ mang thai:** WHO khuyến nghị tiêm ngừa uốn ván cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tổng cộng, cần tiêm 5 mũi vắc xin, lịch tiêm phòng bao gồm việc tiêm mũi thứ 6 sau 10 năm.\n* **Những người có nguy cơ cao:** Những người làm vườn, công nhân xây dựng, người dọn vệ sinh cống rãnh và các nhóm nguy cơ khác, nên tiêm ngừa 3 liều trong 6 tháng và tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm.\n* **Người bị vết thương:** Nếu đã tiêm đầy đủ hoặc tiêm lại trong vòng 5 năm, không cần tiêm lại. Trường hợp nghi ngờ bị uốn ván sau 5 năm, cần tiêm ngay. Nếu tiền sử không rõ, tiêm [huyết thanh kháng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-doc-to-uon-van-sat-va-nhung-dieu-can-biet-43575.html) và vắc xin theo lịch trình.\n\n![Giá tiêm ngừa uốn ván là bao nhiêu? Địa điểm chích ngừa uốn ván uy tín 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_ngua_uon_van_3_41baa6b85e.jpeg)\n\n*Cần tuân thủ lịch trình tiêm phòng được khuyến cáo*\n\nGiá tiêm ngừa uốn ván có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và cơ sở y tế. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và an toàn, hãy lựa chọn địa điểm chích ngừa uốn ván uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Điều này giúp bạn nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng với giá tiêm ngừa uốn ván hợp lý.\n\nHy vọng những thông tin trên trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được [giá tiêm ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-ngua-uon-van-la-bao-nhieu-tai-sao-nen-tiem-ngua-uon-van.html) hiện nay. Vắc xin phòng uốn ván là phương pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu. Do đó, hãy lên kế hoạch tiêm ngừa cho bản thân và các thành viên trong gia đình bạn nhé!\n\nCảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Đừng quên nhấn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích và mới mẻ nhé! \n\n", "date": "26/10/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không?", "abstract": "Dẫm phải đinh là một tai nạn thường thấy trong cuộc sống, tuy nhiên khi bị dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Đinh là một vật dụng thường được sử dụng để giữ các vật chất được kết dính với nhau thông qua lực ma sát. Đinh thường làm bằng sắt, kim loại,... và có kích thước khá nhỏ nên rất dễ bị dẫm phải nếu không được cất giữ gọn gàng. Vậy dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không?\n\nCách nhận biết vết thương do đạp đinh\n-------------------------------------\n\nVết thương do đạp đinh thường bao gồm cảm giác đau nhức và xuất huyết. Sau đó, vết thương sẽ bắt đầu tiết ra mủ và trở nên sưng đỏ. Xung quanh vết thương có thể xuất hiện sự bầm tím. Những vết thương do đạp đinh như vậy dễ bị [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) khi không thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách. Để đảm bảo ngăn ngừa nhiễm trùng, cần tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp.\n\n![Dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dam_phai_dinh_co_phai_tiem_phong_uon_van_khong_c7822df9a6.jpg)\n\n*Đinh sắc nhọn và khá nhỏ nên rất dễ bị dẫm phải*\n\nDẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không?\n-----------------------------------------------\n\nDẫm phải đinh rỉ sét khiến bạn có nguy cơ nhiễm nha bào uốn ván là rất cao nếu chưa được tiêm phòng bằng vaccine phòng bệnh uốn ván trước đó. Vaccine uốn ván được khuyến cáo tiêm nhắc lại lại sau mỗi 5 - 10 năm để duy trì hiệu lực bảo vệ hoặc tiêm phòng trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm bị thương. \n\nBệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), còn được gọi là phong đòn gánh, do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván tồn tại khắp mọi nơi và xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương mở, thậm chí những vết thương nhỏ như bị đạp gai, đạp đinh, trầy xước, hoặc bị dẫm,... Ngoài ra, bệnh có thể phát triển khi bạn mắc các bệnh lý nội khoa như sâu răng, loét da, [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), tai bị chảy mủ,... Ngay cả khi chị em phụ nữ tiến hành nạo phá thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng, cũng có nguy cơ mắc bệnh.\n\nVi khuẩn này phát triển trong điều kiện thiếu oxi tại vết thương và sau đó giải phóng độc tố vào máu, tấn công các thần kinh cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và gặp các cơn co giật. Trạng thái nghiêm trọng nhất là co cơ hô hấp, có thể gây ngừng thở và dẫn đến tử vong.\n\nNgoài triệu chứng co cơ, bệnh nhân mắc uốn ván còn đối mặt với sốt cao, đau [nhức đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html) và cơ thể mệt mỏi. Đôi khi, người bệnh cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Đây đều là những dấu hiệu đáng báo động, do đó bạn cần đi khám và tiêm phòng ngay khi dẫm phải đinh để đề phòng dẫm đinh bị uốn ván.\n\n![Dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dam_phai_dinh_co_phai_tiem_phong_uon_van_khong_1_b6246bfd55.webp)\n\n*Cần đi khám và tiêm phòng uốn ván khi dẫm phải đinh*\n\nCác bước sơ cứu vết thương giẫm phải đinh\n-----------------------------------------\n\nĐể đảm bảo vết thương từ việc giẫm phải đinh hồi phục nhanh chóng và tránh bị nhiễm trùng, có những bước cấp cứu cần được thực hiện như sau:\n\n* **Vệ sinh vết thương:** Ngay sau khi xảy ra giẫm đinh, hãy làm sạch vết thương ngay lập tức. Ngâm vết thương trong nước ấm pha xà phòng trong khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sử dụng một khăn mềm để lau sạch vết thương. Nếu có chảy máu, vi khuẩn đã được loại bỏ trong quá trình này.\n* **Gỡ bỏ da xung quanh vết thương:** Các lớp da xung quanh vết thương có thể gây cản trở trong quá trình thoát nước và loại bỏ bụi bẩn khỏi vết thương. Sử dụng kéo đã được rửa sạch và khử trùng bằng cồn để cắt bỏ các lớp da đó.\n* **Sử dụng kem chống vi khuẩn:** Cuối cùng, hãy bôi một lớp kem chống vi khuẩn lên vết thương và băng bó. Cần vệ sinh vết thương và bôi kem chống vi khuẩn mỗi 12 tiếng trong vòng 2 ngày.\n* **Sử dụng thuốc giảm đau:** Nếu bạn cảm thấy đau nhức, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau như [Paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/paracetamol-stada-500mg-10x10-32980.html) hoặc Ibuprofen.\n\nTheo các bác sĩ, nếu vết thương giẫm đinh bị sưng đỏ, chảy dịch, nguy cơ nhiễm trùng rất cao nên cần tiêm ngừa uốn ván ngay.\n\nNhiều người thường không coi trọng các vết thương từ các vật nhọn như mảnh thủy tinh hay dị vật mà không nhận ra hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn uốn ván nguy hiểm.\n\nMột số người có quan niệm rằng chỉ khi dẫm vào đinh mới cần tiêm uốn ván. Quan niệm này hoàn toàn sai vì vi khuẩn chỉ có trong kim loại, đinh sắt gỉ. Điều này là sai lầm, vi khuẩn có mặt ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Chỉ cần một vết thương nhỏ, bạn cũng có thể mắc phải vi khuẩn uốn ván.\n\nUốn ván là một bệnh cấp tính có nguy cơ tử vong cao, với tỷ lệ từ 25 - 90%. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi bị giẫm đinh hoặc vật nhọn và hãy đến cơ sở y tế để tiêm ngừa uốn ván.\n\nPhương pháp phòng tránh các nguy cơ dẫm phải đinh\n-------------------------------------------------\n\nPhương pháp tiêm phòng uốn ván là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng tránh bệnh uốn ván khi dẫm phải đinh. Hiện nay, một mũi tiêm phòng uốn ván có giá dao động khoảng 100.000 đồng và có sẵn tại nhiều địa chỉ, rất tiện lợi cho mọi người.\n\nNếu chưa từng [tiêm ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html) trước đây, bạn sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản. Mũi thứ hai được tiêm sau một tháng kể từ mũi thứ nhất, và mũi thứ ba được tiêm sau 6 - 12 tháng kể từ mũi thứ hai. Việc này sẽ đảm bảo khả năng phòng ngừa trong vòng 5 năm.\n\nSau 5 năm, nếu muốn duy trì miễn dịch, bạn có thể tiêm mũi thứ 4, sẽ có hiệu lực phòng ngừa trong 10 năm. Và sau 10 năm nữa, tiêm mũi thứ 5 sẽ giữ miễn dịch trong thêm 20 năm.\n\nNgoài ra, đối với trẻ nhỏ, bạn cần đảm bảo cất giữ đinh và các vật sắc nhọn khác, cũng như dao, kéo, ở những nơi trẻ không thể tiếp cận được. Khi chơi và vận động ngoài trời, hãy đảm bảo rằng trẻ luôn mang giày hoặc dép.\n\n![Dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dam_phai_dinh_co_phai_tiem_phong_uon_van_khong_2_05e17c6c53.jpg)\n\n*Khi đi ra ngoài hoặc lao động đều cần phải mang dép*\n\nĐối với người lớn, để giảm nguy cơ đạp phải đinh hoặc các vật sắc nhọn khác, hãy đảm bảo sử dụng trang phục và điều kiện lao động an toàn. Đặc biệt, nên sử dụng giày bảo hộ lao động chống đinh, được trang bị lớp lót chống thủng làm từ vật liệu thép hợp kim và đế giữa bằng chất liệu PU kép.\n\nTrên đây là một vài thông tin về việc [dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dam-phai-dinh-co-phai-tiem-phong-uon-van-khong.html)? Có thể thấy, không những dẫm đinh mà khi dẫm bất kỳ vật sắc nhọn nào làm tổn thương cơ thể thì bạn cũng không được chủ quan. Thay vào đó cần sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, đúng cách.\n\n", "date": "17/09/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván có sốt không? Mẹ bầu không thể bỏ qua!", "abstract": "Bị sốt sau khi tiêm uốn ván là tình trạng phổ biến ở rất nhiều người, đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc liệu tiêm uốn ván có sốt không. ", "md_content": "Mẹ bầu là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa uốn ván. Tuy nhiên, tiêm uốn ván có sốt không lại chính là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng. Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Nếu vẫn còn phân vân, những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.\n\nTầm quan trọng của tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu\n--------------------------------------------------\n\nTrên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến Bộ Y tế liệt kê [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) vào danh sách vắc xin cần được tiêm đầy đủ trước và trong khi mang thai.\n\nThai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các loại bệnh truyền nhiễm vì khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Từ đó, khiến cho vi khuẩn uốn ván nói riêng và các tác nhân có hại nói chung xâm nhập.\n\nTiêm phòng uốn ván không chỉ bảo vệ người mẹ khỏi bệnh uốn ván tử cung khi sinh con mà còn giúp trẻ có được miễn dịch thụ động. Nhờ vậy, hạn chế được nguy cơ mắc [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) - căn bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 95%.\n\nNếu mẹ bầu không tiêm phòng uốn ván mà còn mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng thai chết lưu, sinh non hoặc bị dị tật bẩm sinh là rất lớn. Điều này lại càng phổ biến ở các mẹ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Sởi, rubella, thủy đậu,...\n\nBên cạnh đó, vắc xin uốn ván đã được khuyến cáo là rất an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh nếu tuân đủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng.\n\n![Tiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_sot_khong_me_bau_khong_the_bo_qua_3_9ac571b6f1.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu* \n\nLịch tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu\n------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu “Tiêm uốn ván có sốt không?”, mẹ bầu cần phải nắm rõ được thời gian tiêm ngừa [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) phù hợp. Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên tiêm mũi đầu tiên vào 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi cuối cách ngày dự sinh ít nhất 15 ngày.\n\nNgoài ra, số lượng và thời gian cụ thể của từng mũi tiêm còn phụ thuộc vào tiểu sử mang thai và thể trạng của người mẹ. Đó là:\n\n### Đối với người chưa tiêm\n\nNhững người chưa từng tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản sẽ có lịch tiêm phòng như sau:\n\n* Lần 1: Tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ hoặc từ tuần thứ 20 trở đi.\n* Lần 2: Ít nhất 1 tháng sau lần 1 và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n* Lần 3: Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau.\n* Lần 5: Tiêm vào 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.\n\n### Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin\n\nLịch tiêm phòng như sau:\n\n* Lần 1: Tiêm ngay khi có thai lần đầu.\n* Lần 2: Tiêm nhắc lại vào 1 tháng sau lần tiêm thứ nhất.\n* Lần 3: Ít nhất 1 năm sau lần thứ 2.\n\n### Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin và 1 liều nhắc lại\n\nLịch tiêm phòng như sau:\n\n* Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.\n* Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1.\n\n![iêm vắc xin uốn ván onTiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 2g-me-bau-khong-the-bo-qua-5.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_sot_khong_me_bau_khong_the_bo_qua_5_4db3385620.png)\n\n*Tùy vào tình trạng mang thai và tiêm chủng mà số mũi tiêm sẽ khác nhau*\n\nBảng giá vắc xin phòng bệnh uốn ván\n-----------------------------------\n\n[Tiêm uốn ván hết bao nhiêu tiền](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-het-bao-nhieu-tien-43626.html) là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay, giá vắc xin phòng bệnh uốn ván sẽ dao động từ 80.000 - 150.000 đồng/mũi, tùy vào từng thời điểm và loại vắc xin. Một gói tiêm đầy đủ sẽ bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản. Đây được coi là mức giá hợp lý, hiệu quả bảo vệ lên đến 95%.\n\nBên cạnh đó, nếu mẹ tiêm tổng hợp các mũi để ngăn ngừa các bệnh lý chung thì mức giá sẽ tăng lên tương ứng.\n\nTiêm uốn ván có sốt không?\n--------------------------\n\nTiêm uốn ván có sốt không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng sốt nhẹ sau 8 - 12 tiếng tiêm phòng uốn ván là điều vô cùng bình thường nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Bên cạnh sốt, chị em mang thai còn có thể nhận thấy cũng dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể như:\n\n* Đau nhức, sưng tấy tại chỗ tiêm và nổi cục cứng lên như hạch.\n* [Sưng hạch bạch huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sung-hach-bach-huyet-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong.html) ở gần vị trí tiêm.\n* Dị ứng, đổ mồ hôi, ớn lạnh.\n* Đau cơ bắp, đau khớp.\n* Mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn và nôn.\n* Tiêu chảy.\n* [Rối loạn thần kinh chức năng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-chan-doan-roi-loan-than-kinh-chuc-nang.html) ở cánh tay, bả vai.\n\nĐây là phản ứng phụ của hầu hết các loại vắc xin hiện nay, cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn uốn ván.\n\n![Tiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_sot_khong_me_bau_khong_the_bo_qua_4_72e330d767.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván có sốt không? Nhiều mẹ bầu cảm thấy sốt nhẹ và vô cùng mệt mỏi*\n\nLàm sao để xử lý khi mẹ bầu tiêm uốn ván bị sốt?\n------------------------------------------------\n\nTiêm uốn ván có sốt không và câu trả lời là có thể xảy ra. Tình trạng sốt dù không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Để cải thiện triệu chứng này, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp đơn giản tại nhà sau:\n\n* Cởi bỏ bớt quần áo, mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.\n* Lau người bằng nước ấm trong 15 - 20 phút.\n* Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động hoặc làm việc quá sức.\n* Không ngồi trước quạt và điều hòa để tránh cảm lạnh.\n* Nếu bị sổ mũi, mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh đường thở.\n* Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bao gồm: Rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, đạm, protein,...\n* Ăn thực phẩm có dạng lỏng như: Sữa, cháo, yến mạch,... để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất.\n* Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu mẹ bầu muốn dùng thuốc hạ sốt.\n\n![Tiêm uốn ván có sốt không - Mẹ bầu không thể bỏ qua! 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_sot_khong_me_bau_khong_the_bo_qua_1_e75f4e65a5.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai nên duy trì uống ít nhất 2 lít nước/ngày*\n\nNhững ai không nên tiêm vắc xin uốn ván?\n----------------------------------------\n\nTiêm vắc xin uốn ván sẽ tạo ra lớp hàng rào vô hình giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn uốn ván. Tuy nhiên, nếu nằm trong nhóm đối tượng sau, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm phòng uốn ván:\n\n* Cơ thể bị dị ứng nghiêm trọng với vắc xin ở những lần tiêm trước như: Phát ban, mẩn đỏ, sốt cao, khó thở,... đặc biệt là những phản ứng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu.\n* Co giật hoặc hôn mê sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván.\n* Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barré.\n* Mẹ bầu đang mắc các bệnh cấp tính như: Cảm cúm, ho,... ngay khi chuẩn bị tiêm vắc xin.\n* Mẹ bầu được chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị nhất định để điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ.\n\nQua bài viết này, mẹ bầu đã biết được liệu [tiêm uốn ván có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-co-sot-khong-me-bau-khong-the-bo-qua.html). Hy vọng mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai, đồng thời cảm thấy an tâm hơn khi tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé!\n\n", "date": "21/09/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Phụ nữ mang thai bị cảm có tiêm uốn ván được không?", "abstract": "Tiêm phòng uốn ván là việc vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con. Tuy nhiên, bà bầu bị cảm có tiêm uốn ván được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!", "md_content": "Bà bầu nếu bị nhiễm vi khuẩn uốn ván không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ mà còn là một mối nguy lớn với sức khỏe thai nhi. Cả bà bầu và trẻ sơ sinh đều là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván với họ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bà bầu chưa biết bị cảm có tiêm uốn ván được không?\n\nPhụ nữ mang thai và mối nguy hiểm khi bị cảm\n--------------------------------------------\n\nTrong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Thời điểm này, cơ thể người mẹ khá nhạy cảm do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong. Hệ miễn dịch của mẹ bầu cũng suy giảm nên khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh kém hơn. Mẹ bầu vì thế dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh. Cảm là bệnh lý khá thường gặp ở các mẹ bầu.\n\nCảm có nhiều dạng khác nhau, trong đó 2 dạng thường gặp nhất ở bà bầu là [cảm lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cam-lanh-583.html) và cảm cúm. Cảm lạnh là bệnh cảm có triệu chứng nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn với cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cảm cúm thì ngược lại. Cảm cúm mang đến những triệu chứng khó chịu như: Sốt, ho, sổ mũi, đau nhức toàn thân, mệt mỏi,... Cúm có thể gây biến chứng [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và các bệnh về đường hô hấp khác.\n\nMẹ bầu có thể trạng yếu, bệnh cúm có khả năng diễn tiến nặng. Lúc này, không chỉ sức khỏe của mẹ bị giảm sút mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi. Cảm cúm làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi nếu thời điểm mẹ mắc cảm cúm nặng vào 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu mẹ bị sốt cao khi cúm, tử cung dễ bị kích thích co thắt nặng dẫn đến thai chết lưu, sảy thai hoặc sinh non.\n\n![bi-cam-co-tiem-uon-van-duoc-khong-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cam_co_tiem_uon_van_duoc_khong_1_f26b0593e8.jpg)\n\n*Trong các dạng cảm, cảm cúm luôn là mối lo lắng hàng đầu của các mẹ bầu*\n\nPhụ nữ mang thai và mối nguy hiểm khi bị uốn ván\n------------------------------------------------\n\nLý do khiến nhiều thai phụ muốn biết bị cảm có tiêm uốn ván được không là bởi uốn ván cũng là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với cả mẹ bầu, thai nhi và trẻ sơ sinh.\n\nBệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) còn được biết đến với tên gọi dân gian là phong đòn gánh - một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính với triệu chứng nặng và diễn tiến nhanh. Người bị uốn ván ban đầu sẽ bị co cứng cơ hàm, lưỡi, sau đó lan xuống cơ vai, cơ hoành, cơ tứ chi và co cứng toàn thân. Khi cơ hô hấp bị co cứng, bệnh nhân không thở được, trụy tim mạch. Vi khuẩn uốn ván cũng có thể làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và dẫn đến tử vong.\n\nBệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao (từ 25 - 95%). Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nhất - có thể lên đến 95%. Phụ nữ mang thai dễ mắc uốn ván trong quá trình sinh nở nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục. Nha bào uốn ván cùng có thể tồn tại trên các dụng cụ hỗ trợ sinh chưa được tiệt trùng. Uốn ván ở phụ nữ mang thai khi sinh chủ yếu là ván tử cung. Trẻ sơ sinh dễ bị mắc uốn ván qua dụng cụ cắt dây rốn nhiễm vi khuẩn uốn ván và gây nên [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) hay uốn ván sơ sinh.\n\nViệc tiêm phòng uốn ván là vô cùng cần thiết, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu, thai nhi trong quá trình mang thai. Kháng thể từ mẹ truyền sang thai nhi giúp phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh đồng thời bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi đủ tuổi tiêm phòng.\n\n![bi-cam-co-tiem-uon-van-duoc-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cam_co_tiem_uon_van_duoc_khong_2_48b2f49191.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai lo lắng về nguy cơ uốn ván*\n\nPhụ nữ mang thai bị cảm có tiêm uốn ván được không?\n---------------------------------------------------\n\nNhư vậy, cả cảm cúm và uốn ván đều là những bệnh nguy hiểm với bà bầu và thai nhi. Mẹ bầu thường được tư vấn tiêm phòng cả hai bệnh này. Tuy nhiên, cần chọn thời điểm tiêm thích hợp để vắc xin đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Nếu đến lịch tiêm phòng uốn ván mà mẹ bầu bị cảm cúm thì sao? Liệu bị cảm có tiêm uốn ván được không?\n\nKhi bà bầu bị cảm cúm, triệu chứng thường gặp là ngạt mũi, chảy mũi, viêm họng, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Khi bị sốt, các bác sĩ sẽ từ chối tiêm phòng trong mọi trường hợp và điều này được áp dụng với mọi loại vắc xin. Nếu tiêm phòng khi bị sốt có thể không đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.\n\nNgoài ra, sau khi tiêm uốn ván mẹ bầu có thể gặp tác dụng phụ. Tác dụng phụ có thể sẽ nghiêm trọng hơn bình thường khi mẹ bầu gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ bầu bị cảm cúm vốn đang mệt mỏi sẽ càng mệt mỏi hơn. Vì vậy, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, kể cả bị cảm, mẹ bầu nên tạm hoãn tiêm uốn ván. Nếu chăm sóc sức khỏe tốt, cảm cúm sẽ khỏi hoàn toàn trong một tuần. Khi đó, mẹ bầu tiêm vắc xin phòng uốn ván cũng chưa muộn. Để biết chính xác bà bầu bị cảm có tiêm uốn ván được không, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.\n\n![bi-cam-co-tiem-uon-van-duoc-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cam_co_tiem_uon_van_duoc_khong_3_ac86ec507c.jpg)\n\n*Trước khi tiêm phòng bất cứ vắc xin nào bà bầu cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ*\n\nBà bầu bị cảm cần lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván?\n--------------------------------------------------\n\nNgoài thông tin bầu bị cảm có chích ngừa uốn ván được không, bà bầu cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi tiêm phòng:\n\n* Nếu đến lịch tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu bỗng nhiên bị cảm cúm, hãy xin ý kiến bác sĩ đề dùng loại thuốc phù hợp. Với những người bình thường, sẽ có rất nhiều loại thuốc cảm cúm để họ lựa chọn. Nhưng với bà bầu, một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thai phụ cần dùng những loại [thuốc cảm cúm cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nhung-loai-thuoc-cam-cum-cho-ba-bau-nao-tot-41270.html) an toàn.\n* Nếu tiêm uốn ván sau khi bị cảm mới khỏi, mẹ bầu cũng cần thông tin đầy đủ về tính trạng và loại thuốc với bác sĩ. Điều này giúp loại bỏ trường hợp các thành phần của thuốc có thể tương tác với vắc xin uốn ván.\n* Bà bầu tuyệt đối không được tự ý mua vắc xin rồi tự tiêm phòng tại nhà. Việc tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện ở trung tâm tiêm chủng uy tín.\n\nQua bài viết này, hy vọng bạn đã biết bà bầu [bị cảm có tiêm uốn ván được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-nu-mang-thai-bi-cam-co-tiem-uon-van-duoc-khong.html). Cả cảm cúm và uốn ván đều là những căn bệnh nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn bác sĩ để được tiêm đủ số mũi, tiêm phòng đúng lịch. Điều quan trọng, mẹ bầu cần tiêm phòng trong điều kiện sức khỏe tốt nhất để đảm bảo an toàn bạn nhé!\n\nTham khảo ngay: [Có nên tiêm phòng bạch hầu ho gà uốn ván không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html)\n\n", "date": "09/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không? ", "abstract": "Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không là một trong những thắc mắc thường gặp của nhiều người trước thời điểm đi tiêm. Uốn ván là một bệnh lý gây nguy cơ tử vong cao nên người đi tiêm cần hết sức cẩn trọng.", "md_content": "Tiêm phòng là một trong những trách nhiệm mà mọi người cần thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội. Uốn ván nằm trong số những loại bệnh có thể phòng tránh thông qua tiêm vắc xin. Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không và sau khi tiêm cần kiêng gì là những câu hỏi phổ biến của người đi tiêm. Các thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.\n\nTại sao phải tiêm phòng uốn ván?\n--------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, cấp tính. Phụ nữ mang thai có thể gặp nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vào thời điểm sinh nở. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung.\n\nTrẻ nhỏ có thể bị vi trùng xâm nhập vào vị trí cắt và buộc dây rốn, gây nhiễm trùng rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván ở trẻ em còn có thể gây ra tình trạng suy hô hấp, [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-1196.html), khiến tim ngừng đập.\n\nVì những lý do trên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêm phòng vắc xin này. Những người chưa từng tiêm uốn ván cũng nên tiêm để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.\n\nTiêm phòng vắc xin uốn ván không hề gây hại, thậm chí là còn giúp cả mẹ và bé có sức khỏe tốt. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván trước khi phơi nhiễm để tạo kháng thể cho mẹ. Điều này sẽ giúp tránh lây nhiễm khi chuyển dạ và hạn chế nguy cơ bé bị uốn ván rốn.\n\n![truoc-khi-tiem-uon-van-co-duoc-an-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_co_duoc_an_khong_2_fe45b60077.jpg)\n\n*Nhiễm trùng uốn ván rất nguy hiểm*\n\nTrước khi tiêm uốn ván có được ăn không?\n----------------------------------------\n\nNhiều người khi chuẩn bị đi tiêm thường băn khoăn rằng trước khi tiêm uốn ván có được ăn không? Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào cho rằng phải kiêng ăn uống trước khi tiêm uốn ván. Do vậy, những người sắp đi tiêm nên ăn uống đầy đủ để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ăn uống đủ chất còn giúp cơ thể chống lại một số tác dụng phụ do tiêm phòng gây ra. Bạn chỉ cần lưu ý kiêng sử dụng rượu, bia và các chất kích thích sau khi tiêm ngừa uốn ván.\n\nDù việc ăn uống không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, bạn vẫn cần lưu ý một số điểm sau với từng đối tượng tiêm:\n\n### Lưu ý với trẻ nhỏ\n\nBố mẹ cần thông báo một số thông tin về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của trẻ cho bác sĩ như:\n\n* Nếu là trẻ sơ sinh thì cân nặng đã đạt mức 2,5kg trở lên chưa?\n* Các hoạt động bú sữa, ăn uống, ngủ nghỉ và chơi của trẻ có bình thường không?\n* Trẻ có đang bị sốt hay có đang mắc một loại bệnh gì không?\n* Bé có đang dùng thuốc hay áp dụng phương pháp điều trị khác không?\n* Trẻ có bị dị ứng với một loại thuốc hay thức ăn nào không?\n* Trẻ có bị dị ứng vắc xin hoặc gặp phản ứng nặng ở những lần tiêm trước không?\n\n### Lưu ý dành cho người lớn đi tiêm uốn ván\n\nNgười lớn đi tiêm uốn ván cần thông báo cho bác sĩ những thông tin sau đây:\n\n* Các loại bệnh đã mắc, những loại thuốc hay các liệu pháp điều trị đang dùng,...\n* Các loại vắc xin mới tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần).\n* Phản ứng của cơ thể sau những lần tiêm chủng trước đây hay là các loại phản ứng, dị ứng từng gặp phải.\n\n![truoc-khi-tiem-uon-van-co-duoc-an-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_co_duoc_an_khong_3_a52a8f8110.jpg)\n\n*Trước khi tiêm uốn ván không cần nhịn ăn*\n\nCần kiêng gì sau khi tiêm uốn ván?\n----------------------------------\n\nNgoài thắc mắc trước khi tiêm uốn ván có được ăn không, nhiều người cũng quan tâm cần phải [kiêng gì sau khi tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-phai-kieng-gi-nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-43661.html). Sau đây là những điều cần hạn chế sau khi tiêm phòng uốn ván:\n\n* Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích sau khi tiêm uốn ván.\n* Hạn chế vận động mạnh.\n* Giữ gìn sạch sẽ, tránh làm vết tiêm bị nhiễm trùng.\n\nGiống như nhiều loại vắc xin khác, quá trình tiêm ngừa uốn ván cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ gặp phản ứng phụ nhất sau khi tiêm phòng do có hệ miễn dịch yếu.\n\nNhóm những phản ứng nhẹ sau tiêm gồm: Sốt nhẹ, bị đau và sưng tại vị trí tiêm,... Tuy nhiên, nhóm phản ứng nhẹ này sẽ nhanh chóng mất đi trong 1 - 2 ngày nên bạn không cần quá lo lắng về các triệu chứng này.\n\nNgoài ra, cơ thể người tiêm còn có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp như: Nổi hạch quanh vị trí tiêm, bị thâm ở khu vực tiêm.\n\nMỗi phản ứng trên đây đều có hướng xử lý khác nhau. Do đó, để xử trí kịp thời nếu gặp phải phản ứng phụ, bạn nên theo dõi sức khỏe cẩn thận sau khi tiêm.\n\n![truoc-khi-tiem-uon-van-co-duoc-an-khong-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_co_duoc_an_khong_4_61d7f31440.jpg)\n\n*Giữ gìn sạch sẽ vết tiêm uốn ván để tránh nhiễm trùng*\n\nLiều lượng tiêm uốn ván\n-----------------------\n\nTùy từng đối tượng cụ thể mà liều lượng vắc xin uốn ván được tiêm sẽ khác nhau:\n\n### Liều lượng vắc xin cho trẻ nhỏ\n\nTrẻ từ 2 - 4 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html), tức là vắc xin phòng các bệnh: [Bạch hầu, uốn ván, ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html), viêm gan B và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib. Các mũi 5 trong 1 dành cho trẻ em được tiêm thành 3 lần, cụ thể:\n\n* Mũi đầu tiên: Tiêm vào thời điểm trẻ được 2 tháng tuổi.\n* Mũi thứ 2: Tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.\n* Mũi thứ 3: Tiêm sau mũi thứ hai ít nhất 1 tháng.\n\nKhi trẻ được 18 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT). Sau đó, cách 5 - 10 năm, mọi người nên tiêm nhắc lại một lần.\n\n### Liều lượng vắc xin cho phụ nữ có thai\n\nPhụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 - 35 tuổi) cần tiêm phòng uốn ván từ 3 - 5 mũi.\n\n* Liều 2 tiêm sau liều 1 tối thiểu 1 tháng.\n* Liều 3 tiêm sau liều 2 tối thiểu 6 tháng.\n\nSau khi tiêm mũi thứ 5 trên 10 năm thì phụ nữ trong độ tuổi này nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6.\n\nPhụ nữ lần đầu mang thai cần tiêm 2 mũi uốn ván cơ bản. Các mũi uốn ván trong thai kỳ cần phải hoàn thành trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng. [Thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-ba-bau-tiem-phong-uon-van-khi-nao-la-hop-ly.html) phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng của họ.\n\nNhóm 1: Người chưa từng tiêm, người không rõ tiền sử tiêm hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi vắc xin chứa thành phần uốn ván liều cơ bản (mũi cơ bản) nên tiêm theo lịch sau:\n\n* Lần 1: Tiêm sớm khi phát hiện có thai lần đầu.\n* Lần 2: Tiêm cách lần 1 ít nhất 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n* Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào lần có thai tiếp theo.\n* Lần 4: Sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần có thai tiếp theo.\n* Lần 5: Sau lần 4 ít nhất 1 năm sau hoặc vào lần có thai tiếp theo.\n\nNhóm 2: Người đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản nên tiêm theo lộ trình dưới đây:\n\n* Lần 1: Tiêm sớm khi phát hiện có thai lần đầu.\n* Lần 2: Tiêm cách lần 1 ít nhất 1 tháng.\n* Lần 3: Tiêm sau lần 2 tối thiểu 1 năm.\n\nNhóm 3: Người đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại nên tiêm theo lịch sau:\n\n* Lần 1: Tiêm sớm khi phát hiện có thai lần đầu.\n* Lần 2: Tiêm cách lần 1 ít nhất 1 năm.\n\n![truoc-khi-tiem-uon-van-co-duoc-an-khong-5.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_uon_van_co_duoc_an_khong_5_e3efe9f576.jpg)\n\n*Phụ nữ có thai rất cần tiêm uốn ván*\n\n### Liều lượng vắc xin để phòng bệnh cho người lớn nói chung\n\nNhằm phòng bệnh cho người lớn bất kỳ, mỗi người cần tiêm tối thiểu 3 liều vắc xin uốn ván. Khoảng cách giữa các liều trong trường hợp này tương tự như tiêm cho phụ nữ từ 15 - 35 tuổi.\n\nBài viết đã tìm ra đáp án cho câu hỏi [trước khi tiêm uốn ván có được ăn không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truoc-khi-tiem-uon-van-co-duoc-an-khong.html) và cần kiêng gì sau khi tiêm. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi tiêm vắc xin, mọi người cần tuân thủ chặt chẽ các quy tắc tiêm phòng. Nếu gặp vấn đề gì trong quá trình tiêm, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ.\n\nXem ngay: [Chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong.html)\n\n", "date": "11/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Nên tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu?", "abstract": "Bà bầu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm uốn ván cao và cần được tiêm phòng đầy đủ. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu để đảm bảo an toàn?", "md_content": "Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là tiêm phòng. Bất cứ ai trong chúng ta đều nên tiêm phòng uốn ván, từ trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi đến người trưởng thành. Trong đó, có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm uốn ván sớm và đủ. Một trong những đối tượng như vậy là bà bầu. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu là hợp lý?\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu?\n-----------------------------------------\n\nTheo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng uốn ván. Bà bầu tiêm uốn ván sẽ giúp cơ thể tự tạo kháng thể chủ động, giảm nguy cơ mắc uốn ván trong quá trình mang thai và sinh con. Kháng thể được sinh ra từ cơ thể mẹ sẽ truyền một phần sang con từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Nhờ đó, trẻ khi sinh ra cũng giảm được nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh.\n\nHầu hết mẹ bầu đều biết lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván. Nhưng không phải ai cũng biết tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu là tốt nhất. Theo các bác sĩ, [vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) có thể tiêm từ khi thai phụ bước vào tam cá nguyệt đầu tiên. Thời điểm lý tưởng nhất là tiêm vắc xin mũi đầu trong thai kỳ là từ tuần thai thứ 20 đến tuần thai thứ 24.\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-tuan-thu-bao-nhieu-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_tuan_thu_bao_nhieu_1_b17094717b.jpg)\n\n*Bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiêm phù hợp với thể trạng từng bà bầu*\n\nBầu bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván? Bà bầu không nên tiêm uốn ván trong 3 tháng đầu mang thai. Lý do là bởi khi đó thai nhi mới làm tổ trong tử cung còn chưa ổn định. Cơ thể mẹ bầu đang dần phải làm quen với những thay đổi về nội tiết tố bên trong. Ngoài những cơn [ốm nghén](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/om-nghen-1308.html), mẹ bầu còn gặp phải vô số triệu chứng khó chịu khác và hệ miễn dịch suy giảm. Tiêm uốn ván vào thời điểm này, tác dụng phụ của vắc xin có thể không tốt cho cả mẹ và thai nhi.\n\nNếu tiêm mũi uốn ván đầu tiên quá muộn, bà bầu sẽ không kịp tiêm 3 mũi liều cơ bản trước khi sinh khoảng 30 ngày. Vắc xin uốn ván được khuyến cáo không nên tiêm cho thai phụ tại thời điểm 30 ngày chờ sinh cuối cùng. Lý do tác dụng phụ của vắc xin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và quá trình sinh sản.\n\nKế hoạch tiêm uốn ván cho bà bầu\n--------------------------------\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc bà bầu đang mang thai lần đầu, lần thứ 2 hay lần thứ 3. Thời điểm này cũng phụ thuộc vào lịch sử tiêm phòng uốn ván của bà bầu vào thời điểm trước khi mang thai. Các mẹ có thể tham khảo liệu trình tiêm uốn ván cho bầu trong các trường hợp cụ thể như sau:\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-tuan-thu-bao-nhieu-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_tuan_thu_bao_nhieu_2_5f86994571.jpg)\n\n*Mẹ bầu nên tiêm đủ số mũi uốn ván như khuyến cáo để phòng bệnh tốt nhất*\n\n### Đối với bà bầu mang thai lần đầu\n\nVới những phụ nữ từng tiêm phòng uốn ván từ khi còn nhỏ, người chưa từng tiêm uốn ván, người từng tiêm uốn ván nhưng chưa đủ số mũi nên tiêm 2 mũi vắc xin.\n\nPhụ nữ chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván trước đây, phụ nữ từng tiêm phòng uốn ván nhưng chưa đủ số mũi liều cơ bản, hoặc phụ nữ tiêm phòng uốn ván từ khi còn rất nhỏ khi mang thai nên tiêm 2 mũi vắc xin bao gồm:\n\n* Mũi uốn ván đầu tiên có thể tiêm khi bà bầu bước sang 3 tháng giữa thai kỳ.\n* Mũi uốn ván thứ 2 nên tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất 1 tháng.\n\nVới những bà bầu đã từng mang thai trước đó và mũi cuối cùng cách thời điểm hiện tại không quá 5 năm, bà bầu chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván vào khoảng tuần thai thứ 24 là được. Nếu thời gian mang thai hiện tại cách thời điểm tiêm mũi uốn ván trước đó hơn 5 năm, mẹ bầu vẫn nên tiêm đủ 2 mũi như trên.\n\nBà bầu cần lưu ý gì khi tiêm phòng vắc xin uốn ván?\n---------------------------------------------------\n\nNgoài việc tìm hiểu nên tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu, thai phụ cũng nên lưu ý một số điều sau:\n\nVắc xin uốn ván không thể bảo vệ mẹ bầu và thai nhi “miễn nhiễm” 100% trước trực khuẩn uốn ván. Dù vắc xin uốn ván có thể giúp tạo kháng thể phòng bệnh cho mẹ và thai nhi, nhưng thai phụ vẫn cần sinh nở tại nơi an toàn và đảm bảo vệ sinh. Điều kiện sinh đẻ không sạch sẽ ngoài tiềm ẩn nguy cơ uốn ván còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.\n\nNgoài mẹ bầu có dự định sinh, kể cả những phụ nữ có ý định nạo phá thai cũng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc uốn ván cao và đều nên tiêm phòng.\n\nSau khi tiêm uốn ván, mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ như: Sưng đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn hoặc [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), đau đầu, đau người và mệt mỏi toàn thân,... Đây là những phản ứng bình thường của cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch của mẹ bầu đang sản xuất kháng thể. Tuy nhiên, nếu thấy những triệu chứng nặng như: Chóng mặt, xuất huyết tại chỗ tiêm, khó thở, tim đập nhanh, người tái nhợt,… bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-tuan-thu-bao-nhieu-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_tuan_thu_bao_nhieu_3_55f668b221.jpg)\n\n*Một số trường hợp đặc biệt mẹ bầu nên tạm hoãn hoặc không nên tiêm uốn ván*\n\nTiêm phòng uốn ván cho bà bầu quan trọng thế nào?\n-------------------------------------------------\n\nNgoài những mẹ bầu nhận thức được tầm quan trọng của tiêm uốn ván và muốn biết tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu, vẫn có những thai phụ trì hoãn việc này vì lo ngại [tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html). Tuy nhiên, hầu hết trường hợp tác dụng phụ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ. Các phản ứng như: Tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng đau tại chỗ, [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html),... sẽ tự hết sau vài ngày.\n\nVậy tiêm uốn ván làm gì? Tiêm uốn ván để phòng bệnh cho mẹ và truyền kháng thể cho thai nhi. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ nên tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván khi đủ 2 tháng tuổi. Nếu trong thời gian mang thai mẹ tiêm phòng đầy đủ, một phần kháng thể từ mẹ sẽ được truyền sang con. Lượng kháng thể này đủ để bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi tròn 2 tháng tuổi. Thai phụ dễ bị nhiễm khuẩn uốn ván qua đường sinh dục, qua các dụng cụ hỗ trợ sinh. Trẻ sơ sinh dễ nhiễm khuẩn uốn ván qua dụng cụ cắt dây rốn nhiễm nha bào uốn ván. Do đó, việc tiêm uốn ván cho bà bầu là việc không thể bỏ qua.\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-tuan-thu-bao-nhieu-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_o_tuan_thu_bao_nhieu_4_60cf748361.jpg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván là cách bảo vệ cả mẹ lẫn con*\n\nTỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván từ 25% - 95%. Ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95%. Ngay cả khi người bệnh thoát cửa tử, các [di chứng bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-chung-benh-uon-van-co-nguy-hiem-khong-va-cach-phong-benh-hieu-qua-43648.html) vẫn có thể đi theo người bệnh suốt đời. Vì vậy, các mẹ bầu đều nên tìm hiểu [tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-tuan-bao-nhieu.html) để tiêm phòng vào thời điểm tốt nhất.\n\nTham khảo thêm: [Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi.html)\n\n", "date": "08/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không?", "abstract": "Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao và chưa có cách điều trị hiệu quả. Chích ngừa là giải pháp tối ưu để phòng bệnh, giúp kéo giảm tỷ lệ mắc và tử vong do căn bệnh này. Vậy chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không?", "md_content": "Tiêm vắc xin có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa uốn ván cho mọi người, đặc biệt là bà mẹ mang thai và em bé. Tuy nhiên, nhiều người vì không hiểu rõ về lịch tiêm cũng như quá lo lắng về những tác dụng phụ mà bỏ lỡ mũi tiêm vô cùng quan trọng này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp băn khoăn chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không?\n\nNhững loại vắc xin uốn ván thường gặp\n-------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra khi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào vết thương trong điều kiện yếm khí. Vắc xin uốn ván đóng vai trò hỗ trợ cơ thể chống lại căn bệnh này. Hiện nhiều nơi thường tiêm vắc xin uốn ván kết hợp cùng một số loại vắc xin phòng các bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu và ho gà.\n\nVắc xin uốn ván là loại vắc xin bất hoạt, tạo ra kháng thể liên kết với độc tố chứ không phải vi khuẩn. Hiệu quả và độ an toàn của vắc xin uốn ván khá cao nên miễn dịch từ kháng thể uốn ván có thể tồn tại nhiều năm. Tuy nhiên, mức độ kháng thể sẽ giảm theo thời gian nên CDC khuyến cáo mọi người cần tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván 10 năm một lần nhằm giúp hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh này.\n\nSau đây là những loại vắc xin phòng bệnh uốn ván phổ biến nhất hiện nay:\n\n* DTaP: Đây là loại vắc xin kết hợp phòng các bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, dành cho trẻ dưới 7 tuổi.\n* TdaP: Loại vắc xin này dùng để ngừa bệnh [bạch cầu, uốn ván, ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html). Loại này dùng cho trẻ em lớn và người trưởng thành.\n* DT và Td: Đây là 2 loại vắc xin dự phòng bệnh bạch hầu và uốn ván. Trong khi vắc xin DT được tiêm cho trẻ nhỏ thì Td dùng để tiêm ngừa cho trẻ lớn và người trưởng thành.\n\n![chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong-2.jpeg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_co_tac_dung_phu_khong_2_f2f8a4943e.jpeg)\n\n*Có nhiều loại vắc xin uốn ván khác nhau*\n\nChích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không?\n-----------------------------------------\n\nViệc chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không còn phụ thuộc vào cơ địa phản ứng của từng người. Trong một số trường hợp, người tiêm gặp phản ứng phụ ở mức độ nặng, còn lại đa số mọi người chỉ bị phản ứng nhẹ ở vị trí tiêm. Đây chính là hiện tượng xảy ra khi cơ thể đang phản ứng lại với vắc xin để hình thành sự miễn dịch. Dưới đây là một số tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván.\n\n### Sưng, đau hoặc nóng đỏ vị trí tiêm\n\nSưng, đau hoặc nóng đỏ tại vị trí tiêm là một số tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván phổ biến nhất. Tình trạng này sẽ giảm dần và hết hẳn trong vài ngày sau tiêm.\n\nBạn có thể sẽ rơi vào tình trạng khó chịu khi bị đau, sưng hoặc nóng đỏ vị trí tiêm. Nếu không thể khắc phục được, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ về liều lượng thuốc được sử dụng để đảm bảo an toàn.\n\n### Sốt nhẹ 38 - 39 độ C\n\nSau khi tiêm uốn ván, nhiều người có thể bị sốt nhẹ với mức khoảng 38 độ C. Để xử lý tình trạng này, người bị sốt hãy uống các loại thuốc hạ sốt không kê đơn như [paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/acetaminophen). Trong trường hợp bị sốt cao hơn, liên tục trên 39 độ C, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.\n\n![chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong-6.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_co_tac_dung_phu_khong_6_4050e3585e.jpg)\n\n*Bạn có thể bị sốt sau khi tiêm vắc xin uốn ván*\n\n### Đau đầu hoặc đau mỏi người\n\nViệc băn khoăn chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không là hoàn toàn có cơ sở. Nguyên nhân là bởi nhiều người thường gặp phải tình trạng đau đầu hoặc đau mỏi nhiều vị trí trên cơ thể sau khi tiêm. Tác dụng phụ này sẽ nhanh chóng bớt đi không lâu sau khi chích ngừa.\n\nMột số người có thể bị đau mỏi ở mức nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn có thể sử dụng với liều lượng phù hợp một số loại thuốc giảm đau như paracetamol để cảm thấy dễ chịu hơn.\n\n### Mệt mỏi\n\nSau khi chích ngừa vắc xin uốn ván, bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi khắp toàn thân hoặc rất buồn ngủ. Đây được đánh giá là một trong những tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván khá phổ biến. Bạn không cần phải quá lo lắng vì đây chính là chỉ báo rằng cơ thể và hệ miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động bình thường để hình thành miễn dịch với căn bệnh này.\n\n### Tiêu chảy hoặc buồn nôn, nôn mửa\n\n[Tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) hoặc buồn nôn, nôn mửa là những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Tdap. Trung bình cứ 10 người trưởng thành tiêm loại vắc xin này sẽ có 1 người gặp phản ứng phụ này. Trong trường hợp này, bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường dinh dưỡng và nước, tránh tiêu thụ những đồ ăn, đồ uống có thể gây [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html), tiêu chảy.\n\n![chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong-8.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_co_tac_dung_phu_khong_8_ff037230f0.jpg)\n\n*10% người trưởng thành bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn sau khi tiêm uốn ván*\n\nNhững lưu ý khi tiêm ngừa uốn ván\n---------------------------------\n\nVậy chúng ta cần phải làm gì khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván và có đối tượng nào không tiêm được uốn ván không?\n\n### Xử trí khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván\n\nVới đa số những phản ứng phụ ở mức nhẹ như sốt, đau, mệt mỏi,... người đi tiêm nên dành thời gian nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà. Sau vài ngày, những phản ứng phụ này sẽ tự hết.\n\nTrong các trường hợp đặc biệt sau, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử trí phù hợp:\n\n* Khó thở;\n* Phát ban;\n* Tim đập nhanh;\n* Vết tiêm bị đau dữ dội, nóng rát, mẩn đỏ, sưng hoặc thậm chí xuất huyết;\n* Mặt hoặc họng bị sưng phù;\n* [Chóng mặt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chong-mat-763.html);\n* Suy nhược.\n\n### Những đối tượng nào không nên tiêm vắc xin uốn ván?\n\nViệc chích ngừa uốn ván được khuyến cáo dành cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây thì cần phải trao đổi thêm với bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng uốn ván:\n\n* Trong lịch sử tiêm chủng, bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với một hoặc một vài loại vắc xin nào đó ở những lần tiêm trước đây.\n* Bạn bị dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng ở mức nguy hiểm đến tính mạng trong những lần chích ngừa vắc xin phòng uốn ván trước đó.\n* Bạn rơi vào trạng thái co giật hoặc hôn mê sau lần tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đây.\n* Bệnh nhân bị Hội chứng Guillain - Barré.\n* Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính ngay trước khi tiêm vắc xin.\n* Người đang sử dụng thuốc có chứa corticoid liều cao.\n\nBài viết này đã cung cấp dữ liệu để bạn giúp bạn giải đáp băn khoăn về việc [chích ngừa uốn ván có tác dụng phụ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong.html)? Tương tự các loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng gây ra một số tác dụng phụ nhẹ cho thấy cơ thể đang phản ứng để xây dựng khả năng miễn dịch chống lại căn bệnh này, bao gồm đau nhức, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Hầu hết những tác dụng phụ này đều phổ biến đối với tất cả các loại vắc xin uốn ván.\n\nBên cạnh đó, Nhà thuốc Long Châu cũng đã gợi ý cho bạn hướng xử trí nếu gặp tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván. Đặc biệt, bạn cũng đã được giới thiệu về những tình huống cần thận trọng nếu muốn tiêm vắc xin uốn ván. Nếu còn thắc mắc liên quan đến việc chích ngừa uốn ván, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn khi tiêm.\n\nCó thể bạn chưa biết: [Những trường hợp không được tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-uon-van.html)\n\n", "date": "13/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Những trường hợp không được tiêm uốn ván", "abstract": "Vắc xin uốn ván nếu được tiêm đủ liều và đúng hướng dẫn có thể mang đến hiệu quả phòng bệnh đến 95%. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể tiêm uốn ván. Bạn có biết những trường hợp không được tiêm uốn ván?", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nha bào uốn ván tồn tại khắp mọi nơi trong tự nhiên. Uốn ván cũng có nhiều con đường lây nhiễm và có thể lây nhiễm cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có những trường hợp không được tiêm uốn ván hoặc cần tạm hoãn việc tiêm phòng uốn ván như dưới đây!\n\nNhững trường hợp không được tiêm uốn ván\n----------------------------------------\n\nBất cứ ai trong số chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc uốn ván. Và bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều cần tiêm phòng uốn ván, ngoại trừ một số trường hợp sau:\n\n### Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi\n\nTrẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu sau sinh cơ thể còn khá non nớt. Lúc này, cơ thể trẻ mới dần thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ nên còn rất nhạy cảm. Nếu trẻ tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn này, nguy cơ gặp tác dụng phụ sẽ khá cao. Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu có tiêm uốn ván đầy đủ, thì một phần kháng thể từ mẹ đã được truyền sang con. Lượng kháng thể dự phòng này có thể đủ để bảo vệ bé cho đến khi bé đủ 2 tháng tuổi và có thể tiêm phòng.\n\n### Tiền sử phản ứng nặng với vắc xin uốn ván hay vắc xin có thành phần tương tự\n\nNgười có tiền sử gặp phản ứng nặng (tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), tím tái khó thở, sốt cao dài ngày,…) với bất kỳ loại vắc xin uốn ván hay vắc xin có thành phần tương tự nào cũng nằm trong nhóm những trường hợp không được tiêm uốn ván. Nếu đã từng bị phản ứng nghiêm trọng và vẫn tiếp tục tiêm mũi tiếp theo, họ vẫn có thể phải đối mặt với những phản ứng như cũ thậm chí nặng hơn.\n\n![nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-uon-van-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_uon_van_1_19c3d2c869.jpg)\n\n*Khám sàng lọc trước khi tiêm phòng uốn ván*\n\n### Người đang mắc một số bệnh nghiêm trọng\n\nTheo các bác sĩ, những người đang mắc một số bệnh về rối loạn miễn dịch thần kinh, [hội chứng Guillain - Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html), suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, suy tim,… cũng không nên tiêm uốn ván.\n\n### Phụ nữ mang thai không nên tiêm uốn ván trong 30 ngày trước sinh\n\nPhụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao. Từ sau khi thai nhi được 20 tuần tuổi, bà bầu đã có thể tiêm phòng uốn ván. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên tiêm uốn ván trong khoảng 30 ngày trước sinh. Những tác dụng phụ của vắc xin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi khi sắp chào đời. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng chưa đủ để cơ thể tạo miễn dịch giúp phòng ngừa lây nhiễm uốn ván trong quá trình sinh nở.\n\nNgoài những trường hợp không được tiêm uốn ván trên đây, hướng dẫn của từng nhà sản xuất cũng có chống chỉ định với một số đối tượng. Trước khi tiêm phòng, chúng ta cần nghe tư vấn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả phòng bệnh. \n\nMột số trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cũng sẽ bị các bác sĩ chỉ định tạm hoãn uốn ván như:\n\n* Người đang sốt cao hoặc thân nhiệt hạ.\n* Người đang mắc bệnh cấp tính.\n* Người bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng.\n* Nghe tim, phổi và nhịp thở thấy các nhịp bất thường.\n* Người đang trong tình trạng li bì, không nhận thức được, bất thường về tri giác.\n\n![nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-uon-van-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_uon_van_2_9a49609899.jpg)\n\n*Tất cả mọi người đều cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm uốn ván*\n\nĐối tượng nào nên tiêm vắc xin uốn ván?\n---------------------------------------\n\nTrẻ sơ sinh từ khi đủ 2 tháng tuổi đã được khuyến cáo tiêm phòng uốn ván. Những người đã từng tiêm vắc xin uốn ván liều cơ bản quá 5 năm đều nên tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả miễn dịch. Đối tượng nào nên tiêm vắc xin uốn ván? Câu trả lời là bất cứ ai trong chúng ta nếu không thuộc trường hợp loại trừ bên trên. Ngoài những trường hợp không được tiêm uốn ván, cũng có những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, cần tiêm phòng càng sớm càng tốt như:\n\n### Phụ nữ mang thai chưa gần ngày dự sinh\n\nCả mẹ bầu và trẻ sơ sinh đều thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Bà bầu có thể mắc uốn ván trong quá trình sinh nở do các dụng cụ hỗ trợ sinh bị nhiễm nha bào uốn ván. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm uốn ván khi dụng cụ cắt dây rốn nhiễm nha bào uốn ván và mắc bệnh uốn ván rốn. Nếu phụ nữ mắc uốn ván trong quá trình mang thai, nguy cơ hỏng thai hay tử vong rất cao. Vì vậy, bà bầu tiêm phòng uốn ván tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.\n\n[Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) giúp cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể tự nhiên. Một lượng kháng thể sẽ truyền sang thai nhi để bảo vệ em bé từ khi còn trong bụng mẹ đến 2 tháng đầu đời. Sau khi đủ 2 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.\n\n![nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-uon-van-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_uon_van_3_c47fae49e7.jpg)\n\n*Bầu tiêm uốn ván để bảo vệ cả mẹ lẫn con*\n\n### Trẻ sơ sinh đủ 2 tháng tuổi\n\nNgoài những trường hợp không được tiêm uốn ván, có nhiều đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm uốn ván sớm. Một trong số đó là trẻ sơ sinh. Khi đủ 2 tháng tuổi, trẻ đã có thể tiêm phòng uốn ván với loại vắc xin phù hợp. Những năm đầu đời là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ đang từng bước hoàn thiện. Trẻ hiếu động nên cũng rất dễ bị trầy xước và nhiễm nha bào uốn ván. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý việc tiêm uốn ván đầy đủ cho trẻ.\n\n### Công nhân xây dựng\n\nCông nhân xây dựng phải làm việc thường xuyên ngoài công trường. Đây là nơi có nhiều dị vật, sắt thép, đinh tán, kim loại, bê tông,... Nguy cơ bị thương khá cao đồng nghĩa với việc họ trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván. Công nhân làm việc trên công trường xây dựng nên tiêm đủ các mũi uốn ván liều cơ bản. Cứ sau 5 - 10 năm họ lại cần tiêm nhắc lại một lần.\n\n### Nông dân\n\nNông dân thường xuyên làm việc trên đồng ruộng, nông trại. Họ phải tiếp xúc với bùn đất, mảnh chai, mảnh sành, phân gia súc gia cầm,... nên nguy cơ mắc uốn ván cũng khá cao. Việc tiêm phòng uốn ván cho nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết.\n\n![nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-uon-van-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_uon_van_4_789c4420b4.jpg)\n\n*Công nhân xây dựng, nông dân có nguy cơ nhiễm uốn ván khá cao*\n\n[Những trường hợp không được tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-uon-van.html) và trường hợp nên tiêm uốn ván càng sớm càng tốt đã được nêu trong bài viết. Tuy nhiên, việc tiêm phòng uốn ván không thể thực hiện tùy tiện. Chích uốn ván khi nào? Dùng loại vắc xin uốn ván nào? Câu trả lời khác nhau cho từng người. Mỗi người sẽ có một lịch sử tiêm chủng, tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe khác nhau. Khi đến trung tâm tiêm chủng, bạn nên mang theo sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh nếu có để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có thực hiện tiêm phòng vắc xin uốn ván với các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Việc thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.\n\nTham khảo thêm: [Bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-uon-van-nguy-hiem-nhu-the-nao.html)\n\n", "date": "08/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Phụ nữ mang thai 17 tuần tiêm uốn ván được không?", "abstract": "Vắc xin phòng uốn ván đã trải qua quá trình kiểm tra tính an toàn và hiệu quả rất nghiêm ngặt cho phụ nữ mang thai, được đề xuất để tiêm. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc rằng thai 17 tuần tiêm uốn ván được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin phòng uốn ván là một trong những loại vắc xin quan trọng nhất cho phụ nữ mang thai, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, thời điểm tiêm vắcxin cho mẹ bầu cũng là điều mà các mẹ cần hết sức lưu ý.\n\nCó nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai?\n----------------------------------------\n\nKhi vắc xin phòng uốn ván chưa ra đời, hàng năm có khoảng 500 nghìn trẻ sơ sinh trên toàn thế giới mất mạng do vi khuẩn uốn ván. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh mắc uốn ván từ mẹ có thể lên đến 95%. Thời gian ủ bệnh ngắn và biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu.\n\nVi khuẩn uốn ván có khả năng tiết ra protein độc mạnh gây ra các cơn co giật. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn và tấn công hệ thần kinh. Trẻ em và người trưởng thành mắc uốn ván nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao. Đối với phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập trong quá trình sinh nở, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.\n\n![Thai 17 tuần tiêm uốn ván được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thai_17_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_2_d32c547801.webp)\n\n*Tiêm uốn ván khi mang thai là cực kì quan trọng*\n\nHơn nữa, phụ nữ mang thai có thể nhiễm vi khuẩn uốn ván thông qua các vết thương hở, và sau đó lây truyền cho thai nhi. Trước đây, nhiễm trùng uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra nếu dụng cụ cắt rốn không được tiệt trùng kỹ càng, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua dây rốn chưa lành. Tuy nhiên, với sự phát triển của y tế ngày nay, tình trạng này rất hiếm.\n\nViệc [tiêm phòng uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-gia-bao-nhieu-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem.html) là một phương pháp phòng bệnh chủ động, giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.\n\nTác dụng khi tiêm vacxin uốn ván cho mẹ bầu\n-------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là một trong những mũi tiêm rất quan trọng và không nên bỏ qua. Trong suốt quãng thời gian 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, cơ thể của thai phụ trở nên vô cùng nhạy cảm. Hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu và dễ bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, thai nhi không có khả năng tự bảo vệ mà phụ thuộc hoàn toàn vào hệ miễn dịch của mẹ. \n\nNếu bà bầu mắc bệnh, thai nhi cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, có thể gặp nguy cơ dị tật bẩm sinh, [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/de-non-332.html), ngừng phát triển, hoặc thậm chí tử vong trước khi chào đời. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu không chỉ mang lại sự bảo vệ cần thiết cho mẹ, mà còn là một món quà quý giá mà mẹ có thể tặng cho con khi chào đời.\n\nCác loại vắc xin uốn ván cho bà bầu\n-----------------------------------\n\nHiện tại, có một số loại vắc xin phòng uốn ván được khuyến nghị cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, bao gồm:\n\n* **Vắc xin Adacel (Canada):** Đây là một loại vắc xin kết hợp, bao gồm 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào.\n* **Vắc xin Boostrix (Bỉ):** Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học GSK, vắc xin này bảo vệ phòng ngừa [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), bạch hầu và uốn ván.\n* **Vắc xin VAT (Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam):** Đây là vắc xin uốn ván hấp phụ được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam.\n\n \n\n![Thai 17 tuần tiêm uốn ván được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thai_17_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_1_b36e570977.jpg)\n\n*Vắc xin Adacel (Canada) là một trong những loại vắc xin phòng uốn ván phổ biến*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vacxin phòng uốn ván cho mẹ bầu\n-----------------------------------------------------\n\nLịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu khá rắc rối với nhiều mũi tiêm, do đó mẹ bầu nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ và được chỉ định lịch tiêm phòng chính xác dành riêng cho bạn.\n\nTương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng uốn ván cũng có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm không nghiêm trọng như sưng đau tại vị trí tiêm. Thông thường, những phản ứng này sẽ tự giảm đi sau vài ngày mà không cần can thiệp đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phản ứng lạ hoặc nghiêm trọng, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.\n\nViệc tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc từ các trung tâm y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.\n\nThai 17 tuần tiêm uốn ván được không?\n-------------------------------------\n\nLịch tiêm phòng uốn ván cho các bà bầu khi mang thai lần đầu có thể được thực hiện như sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm uốn ván khi thai đạt từ 20 tuần trở lên, không nên tiêm quá sớm vì thai nhi trong những tuần đầu vẫn đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.\n* Mũi 2: Tiêm uốn ván sau khoảng một tháng kể từ mũi đầu tiên và phải hoàn thành trước khi còn một tháng trước ngày dự sinh.\n\n![Thai 17 tuần tiêm uốn ván được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thai_17_tuan_tiem_uon_van_duoc_khong_88c81b1a10.jpg)\n\n*Thai 17 tuần không khuyến khích tiêm phòng uốn ván*\n\nTrước khi tiêm, bạn sẽ được khám bởi bác sĩ chuyên khoa Sản, thực hiện siêu âm thai, và có thể xét nghiệm máu hoặc nước tiểu tùy theo yêu cầu. Sau đó, nếu bạn đủ điều kiện để tiêm, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho việc tiêm phòng [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html).\n\nSau khi tiêm, bạn sẽ được theo dõi tại bệnh viện trong khoảng 30 phút. Nếu tình trạng ổn định, bạn sẽ được xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất thường như mẩn ngứa toàn thân, sưng đau tại chỗ tiêm, hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy đến khám lại ngay. Như vậy, không khuyến khích các mẹ bầu tiêm uốn ván ở tuần thứ 17 của thai kỳ.\n\nLịch tiêm phòng uốn ván thường bắt đầu từ tuần thai 20 trở đi và tiếp tục trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Do đó, câu trả lời cho việc [thai 17 tuần tiêm uốn ván được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-nu-mang-thai-17-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong.html) là không khuyến khích.\n\n", "date": "17/09/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?", "abstract": "Một trong số những bênhn nhiễm trùng cấp tính có biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong nhiều nhất là uốn ván. Uốn ván có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy bạn đã biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào chưa?", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương và đe doạ tính mạng của người bệnh. Nguồn lây nhiễm bệnh uốn ván tồn tại khắp mọi nơi và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này. Vậy bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\nBệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng nặng xuất hiện đột ngột và bệnh diễn tiến nhanh chóng. Bệnh xảy ra khi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể và sản sinh ra ngoại độc tố cực mạnh. Đường lây nhiễm trực khuẩn uốn ván phổ biến nhất là qua các vết trầy xước, vết thương tiếp xúc với đất cát, nước thải, phân gia súc gia cầm hay các dụng cụ sơ cứu, dụng cụ phẫu thuật có nhiễm trực khuẩn uốn ván.\n\nĐộc tố protein tetanospasmin do trực khuẩn uốn ván tiết ra sẽ xâm nhập vào máu lan khắp cơ thể. Ban đầu, độc tố này gây co cứng các cơ trên toàn thân nhưng sau đó nó gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đây là lý do nhiều người muốn biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào.\n\n![benh-uon-van-nguy-hiem-the-nao-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_nguy_hiem_the_nao_1_194ca0ab17.jpg)\n\n*Trực khuẩn gây bệnh uốn ván dưới kính hiển vi*\n\nCác thể của bệnh uốn ván\n------------------------\n\nBệnh uốn ván gồm các thể khác nhau từ uốn ván toàn thân, uốn ván sơ sinh đến uốn ván cục bộ. Cụ thể là:\n\n### Bệnh uốn ván toàn thân\n\nĐây là thể thường gặp nhất với triệu chứng ban đầu là co cứng các cơ hàm, cổ, vai, lưng. Tình trạng co cứng sẽ lan dần xuống cơ hoành, cơ bụng, cơ chân tay và cuối cùng là co cứng kịch phát toàn thân. Các cơn co cứng toàn thân sẽ có xu hướng gia tăng, nhất là khi người bệnh bị kích động bởi ánh sáng và tiếng động.\n\nKhi đó, người bệnh sẽ uốn cong người, làm đứt rách các cơ, cơ hô hấp bị co thắt gây ngạt thở và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân bị bệnh nhẹ chỉ xuất hiện cơn co cứng nhẹ thậm chí không bị co cứng.\n\n### Uốn ván sơ sinh\n\nUốn ván sơ sinh hay [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) là bệnh uốn ván xảy ra với trẻ sơ sinh. Trẻ có thể hoàn toàn bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 28.\n\nNguyên nhân gây bệnh uốn ván sơ sinh có thể do lây từ mẹ sang con hoặc do dụng cụ cắt cuống rốn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh. Khi bị bệnh, trẻ bị cứng hàm khó bú, co cứng toàn thân và nguy cơ tử vong do uốn ván ở trẻ sơ sinh là cao nhất.\n\n### Uốn ván cục bộ\n\nBệnh uốn ván cục bộ là trường hợp ít gặp. Ở thể này, bệnh chỉ biểu hiện giới hạn ở gần vết thương nên là thể nhẹ. So với các thể uốn ván khác, uốn ván cục bộ có tiên lượng tốt, nguy cơ tử vong thấp hơn.\n\n![benh-uon-van-nguy-hiem-the-nao-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_nguy_hiem_the_nao_2_68e5af1e06.jpg)\n\n*Trực khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương rất nhỏ*\n\nBệnh uốn ván nguy hiểm thế nào?\n-------------------------------\n\nĐể biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào, chúng ta cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố. Cụ thể là:\n\n### Có nhiều con đường lây nhiễm uốn ván\n\nNha bào uốn ván có trong đất, trên các đồ vật bị nhiễm bẩn, trong chất thải của gia súc hay con người…Chúng hiện diện khắp nơi trong môi trường tự nhiên và có khả năng xâm nhiễm vào mọi loại vết thương bằng nhiều cách khác nhau:\n\n* Thông thường, chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương nhẹ, vết bỏng, vết rách, vết cào xước trên da, vết tiêm chích,...\n* Nha bào uốn ván cũng có thể xâm nhập vào cơ thể trong quá trình nạo phá thai, phẫu thuật nếu điều kiện vệ sinh không đảm bảo.\n* Nếu một cơ quan nào đó trên cơ thể bị hoại tử hoặc có dị vật xâm nhập cũng tạo môi trường yếm khí lý tưởng cho nha bào uốn ván phát triển.\n* Nha bào uốn ván có thể xâm nhập vào dây rốn của trẻ sơ sinh trong quá trình sinh đẻ. Điều này dễ xảy ra nếu dụng cụ cắt dây rốn không đảm bảo vô trùng.\n\n### Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao\n\nBệnh uốn ván còn được đánh giá là bệnh cấp tính nặng và nguy hiểm bởi có tỷ lệ tử vong rất cao. Căn bệnh này được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước đang phát triển, nhất là ở các vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Đây là những vùng có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván chưa cao. \n\nỞ nước ta, bệnh phân bố ở mọi tỉnh thành, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không mang tính chất theo mùa. Theo thống kê, bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong từ 25% đến 90%. Ở trẻ sơ sinh, nếu bị mắc uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95%.\n\n![benh-uon-van-nguy-hiem-the-nao-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_nguy_hiem_the_nao_3_e00f1346b1.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván gây co cứng toàn thân, co rách các cơ, co thắt cơ hô hấp gây ngạt thở*\n\n### Bệnh uốn ván để lại biến chứng nguy hiểm\n\nMuốn biết bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào, chỉ cần nhìn vào biến chứng nguy hiểm của bệnh là sẽ rõ. Người bệnh uốn ván sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như:\n\n* Tình trạng co cơ, co giật mạnh không thể kiểm soát sẽ dẫn đến rách cơ và gãy xương.\n* Khi co cơ cực nghiêm trọng sẽ làm protein rò rỉ vào nước tiểu khiến người bệnh bị suy thận nặng.\n* Co thắt thanh quản mạnh gây khó thở, ngạt thở sẽ làm người bệnh suy hô hấp và tử vong.\n* Thuyên tắc phổi là tính trạng một mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.\n* Người bệnh không may hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp và phát triển thành viêm phổi.\n* Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng não, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu giống như bệnh động kinh.\n* Người bị uốn ván có các biến chứng rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện: nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, huyết áp lúc thấp lúc cao, thân nhiệt liên tục tăng cao và cuối cùng dẫn đến tử vong.\n* Ngay cả khi bệnh nhân được điều trị phục hồi và xuất viện, di chứng bệnh uốn ván vẫn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Tình trạng cứng cơ khớp có thể kéo dài từ nửa năm đến nhiều năm sau đó.\n\nNhư vậy [bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-uon-van-nguy-hiem-nhu-the-nao.html)? Người mắc bệnh nếu không kịp thời điều trị sẽ chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Đó là lý do vì sao bạn nên chủ động phòng bệnh, hợp tác với bác sĩ để điều trị nếu không may mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh uốn ván tồn tại khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm phòng uốn ván đầy đủ.\n\nXem thêm: [Phụ nữ mang thai bị cảm có tiêm uốn ván được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-nu-mang-thai-bi-cam-co-tiem-uon-van-duoc-khong.html)\n\n", "date": "07/09/2023", "tags": ["uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?", "abstract": "Một trong số những loại vắc xin bà bầu nên tiêm trong thai kỳ là vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bà bầu không tiêm đúng lịch và đủ mũi. Vậy bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một trong những bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm hàng đầu mà đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván thường là trẻ em và phụ nữ mang thai. Các bác sĩ luôn khuyến cáo bà bầu nên tiêm đủ số mũi vắc xin ngừa uốn ván theo quy định. Nhưng vì một lý do nào đó, bà bầu chỉ tiêm 1 mũi duy nhất. Vậy bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?\n\nTầm quan trọng của tiêm uốn ván với bà bầu và thai nhi\n------------------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván không chỉ giúp phòng bệnh cho bà bầu mà còn là cách để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh uốn ván sơ sinh. Dưới đây là tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván đầy đủ với từng đối tượng:\n\n### Tầm quan trọng với bà bầu\n\nPhụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao. Bởi những vết thương hở dễ xuất hiện trong quá trình chuyển dạ, sinh thường, sinh mổ hay khi cắt dây rốn cho trẻ. Các vi khuẩn gây bệnh uốn ván dễ dàng xâm nhập cơ thể người mẹ qua những vết thương hở này hoặc qua đường sinh dục. Tiêm phòng uốn ván giúp cơ thể người mẹ sản sinh sẵn kháng thể, phòng ngừa mắc bệnh trong quá trình sinh.\n\n![ba-bau-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_1_2be3776446.jpg)\n\n*Việc tiêm phòng uốn ván với bà bầu rất quan trọng*\n\n### Tầm quan trọng với thai nhi\n\nTrong trường hợp điều kiện vệ sinh không đảm bảo trong các ca sinh nở, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua dây rốn vào cơ thể trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ lây uốn ván từ mẹ. Vì vậy, nếu mẹ được tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước và trong khi mang bầu, kháng thể từ cơ thể mẹ sẽ được truyền sang thai nhi. Lượng kháng thể này có thể đủ để bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi đủ 2 tháng tuổi - thời điểm có thể bắt đầu chích uốn ván.\n\nNhư vậy, mẹ bầu tiêm uốn ván để phòng bệnh cho cả mẹ và bé. [Vắc xin phòng bệnh uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) đã được kiểm định an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu không cần lo lắng mà hãy yên tâm tiêm đủ mũi và đúng lịch.\n\nBà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?\n---------------------------------------\n\nBà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không là thắc mắc của nhiều thai phụ. Trong quá trình mang thai, vì một lý do nào đó mà liệu trình tiêm uốn ván của mẹ bầu bị ngắt quãng. Việc mới chỉ kịp tiêm một mũi đầu tiên khiến không ít bà bầu lo lắng. Uốn ván vốn là một căn bệnh nguy hiểm. Để có miễn dịch ở mức cao nhất, bà bầu cần tiêm đúng liệu trình như bác sĩ tư vấn và tiêm đủ số mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin. Hiệu quả bảo vệ của uốn ván khi tiêm đủ mũi có thể lên đến 95% cho mẹ bầu.\n\nNếu chỉ tiêm một mũi, lượng kháng thể cơ thể mẹ sản sinh ra chưa đủ để bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình sinh. Các chuyên gia khuyến cáo các bà bầu mang thai lần đầu nên tiêm đủ số mũi quy định trong khi mang bầu và tiêm mũi nhắc lại sau 5 - 10 năm sau đó. Trẻ sơ sinh sau khi chào đời cũng nên được tiêm phòng uốn ván khi đủ tháng tuổi theo quy định của từng loại vắc xin.\n\n![ba-bau-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_2_3ef95b579d.jpg)\n\n*Bà bầu tiêm uốn ván 1 mũi có được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố*\n\nTuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với bà bầu mang thai lần thứ 2 và lần thứ 3 cũng như các lần sau đó. Cụ thể là:\n\n* Nếu khi mang bầu lần 1, mẹ đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván và thời điểm mang bầu lần 2 cách đó chưa quá 5 năm, mẹ bầu chỉ cần tiêm một mũi nhắc lại là đủ. Trong trường hợp này, câu trả lời cho câu hỏi bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không là không sao.\n* Nếu lần mang thai thứ 2 đã cách mũi tiêm phòng uốn ván cuối cùng của lần mang thai đầu tiên hơn 5 năm, mẹ bầu cần được tiêm đủ 2 mũi nhắc lại.\n* Mẹ bầu [mang thai lần 3 tiêm uốn ván có cần thiết không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-3-co-can-thiet-khong.html)? Việc này quan trọng không khác gì đối với các lần mang thai trước đó. Số mũi tiêm lần này cũng phụ thuộc vào khoảng thời gian từ khi tiêm mũi cuối cùng trong lần mang bầu thứ 2 đến khi mang bầu lần 3.\n\nBà bầu tiêm uốn ván như thế nào là tốt nhất?\n--------------------------------------------\n\nTheo thông tư hướng dẫn của Bộ y tế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần tuân thủ hướng dẫn sau:\n\n### Chưa từng tiêm uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi hoặc không nhớ\n\nVới bà bầu chưa tiêm uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi uốn ván hoặc không nhớ lịch sử tiêm, liệu trình tiêm thường như sau:\n\n* Khi có thai lần đầu nên tiêm sớm mũi đầu tiên khi thai kỳ đủ 20 tuần trở lên.\n* Mũi thứ 2 bà bầu nên tiêm uốn ván cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Như vậy [thai 32 tuần tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thai-32-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong-lich-tiem-uon-van-cho-ba-bau-68685.html) vẫn được.\n* Mũi vắc xin uốn ván thứ 3 tiêm sau mũi thứ 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào lần mang thai tiếp theo\n* Mũi uốn ván thứ 4 tiêm sau mũi thứ 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo.\n* Mũi uốn ván thứ 5 tiêm cách mũi thứ 4 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo.\n\n![ba-bau-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ba_bau_tiem_1_mui_uon_van_co_sao_khong_3_67a05f67de.jpg)\n\n*Bà bầu cần có sự tư vấn của bác sĩ khi tiêm uốn ván*\n\n### Đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi\n\nVới bà bầu đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi liều cơ bản, các mũi tiêm cần đảm bảo như sau:\n\n* Mũi đầu tiên cần tiêm sớm nhất có thể khi mang thai lần đầu.\n* Mũi uốn ván thứ 2 tiêm cách sau đó ít nhất 1 tháng.\n* Mũi tiêm thứ 3 cần tiêm cách mũi uốn ván thứ 2 ít nhất 1 năm.\n\n### Đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 5 mũi\n\nBà bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván từ lần mang thai đầu tiên và đang mang thai lần thứ 2 cần lưu ý:\n\n* Mũi tiêm cuối cách thời điểm mang thai lần thứ 2 dưới 10 năm thì có thể không cần tiêm nhắc lại.\n* Nếu mũi tiêm cuối các thời điểm mang thai lần thứ 2 trên 10 năm cần tiêm nhắc lại 2 mũi.\n\nNhư vậy, [bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ba-bau-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong.html) còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Vì lộ trình tiêm uốn ván cho bà bầu khá phức tạp nên các mẹ nên có sự tư vấn của bác sĩ thay vì tự ý tiêm phòng. Tiêm phòng uốn ván là việc cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi. [Giá vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-vacxin-uon-van-cho-ba-bau-thoi-gian-va-dia-diem-tiem-phong-43667.html) cũng không quá đắt đỏ. Vì vậy, các mẹ bầu cần lưu ý tiêm đủ mũi tiêm và chuẩn lịch nhé!\n\n", "date": "05/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Những tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu", "abstract": "Bất kể loại vắc xin phòng bệnh nào cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Vắc xin uốn ván không phải là ngoại lệ. Bà bầu vốn có cơ địa nhạy cảm hơn bình thường nên khi tiêm phòng chắc chắn các mẹ bầu sẽ ít nhiều lo lắng phản ứng phụ của thuốc. Bạn đã biết tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu chưa?", "md_content": "Bà bầu có nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván trong quá trình sinh nở. Vi khuẩn có thể theo dây rốn, truyền vào thai nhi. [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) căn bệnh nhiễm trùng cấp tính này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho cả bà bầu và trẻ sơ sinh. Vì vậy, mọi bà bầu đều nên tiêm phòng uốn ván. Tìm hiểu tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu là việc nên làm.\n\nNguy cơ mắc uốn ván ở bà bầu và vắc xin phòng uốn ván\n-----------------------------------------------------\n\n### Nguy cơ mắc uốn ván ở bà bầu\n\nBệnh uốn ván gây ra do trực khuẩn Clostridium Tetani, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính. Sau khi xâm nhập và tấn công cơ thể, vi khuẩn uốn ván sản sinh ra độc tố tetanospasmin. Độc tố này đi vào máu và lân tới khắp cơ thể.\n\nNgười mắc bệnh uốn ván có triệu chứng đặc trưng là các cơn co cứng kèm cảm giác đau đớn. Sau đó, độc tố của vi khuẩn uốn ván gây suy hô hấp, [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-1196.html) và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Loại trực khuẩn này có độc tố mạnh, có thể gây ra những triệu chứng nặng nề một cách nhanh chóng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao.\n\nỞ phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở qua các dụng cụ hỗ trợ sinh, qua đường sinh dục,... Vi khuẩn uốn ván còn dễ xâm nhập theo đường dây rốn vào cơ thể trẻ gây ra uốn ván sơ sinh. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu chưa được tiêm phòng uốn ván thì không chỉ bà bầu mà cả trẻ sơ sinh đều có nguy cơ nhiễm uốn ván từ mẹ. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ em mắc uốn ván có thể lên đến 95% - một tỷ lệ cực kỳ cao.\n\n![tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_khi_tiem_uon_van_cho_ba_bau_1_de2a0ed6f8.jpg)\n\n*Nhiều mẹ bầu muốn biết tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu*\n\n### Vắc xin phòng uốn ván\n\n[Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi.html)? Vắc xin phòng bệnh uốn ván có tác dụng ngăn ngừa trực khuẩn uốn ván tạo ra độc tố gây hại cơ thể. Đây là loại vắc xin bất hoạt, khi được tiêm vào cơ thể, nó sẽ hoạt động bằng cách tạo ra kháng thể có thể liên kết với độc tố để vô hiệu hóa độc tố do trực khuẩn uốn ván tạo ra. Đây là loại vắc xin có độ ăn toàn cao. Miễn dịch từ kháng thể uốn ván mà cơ thể có được sau khi tiêm vắc xin có thể tồn tại trong nhiều năm.\n\nViệc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giúp cơ thể người mẹ tự tạo kháng thể, giảm nguy cơ bị uốn ván trong quá trình chuyển dạ hay sinh nở. Ngoài ra, một phần kháng thể từ người mẹ sẽ truyền sang thai nhi, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc uốn ván khi chào đời.\n\nCác loại vắc xin phòng bệnh uốn ván cho bà bầu hiện nay, bao gồm cả sản phẩm được sản xuất trong nước hay vắc xin nhập khẩu đều được kiểm định và chứng minh an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu không nên vì quá lo lắng tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu mà trì hoãn hay bỏ qua việc tiêm phòng.\n\n![tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_khi_tiem_uon_van_cho_ba_bau_2_f565630c0f.jpg)\n\n*Mức độ phản ứng của cơ thể với vắc xin uốn ván tùy thuộc từng cơ địa*\n\nTác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu\n----------------------------------------\n\nTùy cơ địa của từng mẹ bầu, các phản ứng phụ khi tiêm uốn ván sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng bao gồm và thường gặp và hiếm gặp mà các mẹ bầu nên biết trước khi tiêm uốn ván:\n\n### Triệu chứng nhẹ thường gặp\n\nCác phản ứng mức độ nhẹ có thể gặp ở bất cứ ai sau khi tiêm uốn ván như:\n\n* Bà bầu tiêm uốn ván có bị sốt không? Sau khi tiêm uốn ván, bà bầu có thể bị sốt nhẹ. Lý do là khi cơ thể tiếp nhận vắc xin, bộ máy miễn dịch sẽ hoạt động để tạo kháng thể tức thời. [Sốt sau khi tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-sot-sau-khi-tiem-uon-van-nhung-dieu-me-bau-nen-biet-43592.html) là triệu chứng hoàn toàn bình thường và có thể tự hết sau một vài ngày.\n* Một số bà bầu gặp tình trạng: Đau đầu, đau người, mệt mỏi sau tiêm uốn ván. Tác dụng phụ của tiêm uốn ván này cũng cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động tích cực để sinh kháng thể.\n* Một số người lại buồn nôn, nôn ói hoặc [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html). Lúc này, việc bạn cần làm là uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, tránh các thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hóa.\n* Bà bầu tiêm uốn ván có đau không? Sưng đau tại chỗ tiêm cũng là một tác dụng phụ thường gặp nhưng không đáng lo lắng. Để giảm cảm giác sưng đau khó chịu, mẹ bầu có thể chườm mát ở vị trí tiêm.\n\n### Triệu chứng nặng hiếm gặp\n\nCác phản ứng ở mức nghiêm trọng tuy hiếm gặp nhưng không thể loại trừ. Một số ít trường hợp ghi nhận người tiêm vắc xin uốn ván có thể gặp tác dụng phụ như:\n\n* Sưng phù ở mặt, miệng, lưỡi, họng. Nếu sưng phù đường thở có thể gây khó thở.\n* Ngứa hoặc phát ban toàn thân.\n* [Hoa mắt chóng mặt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoa-mat-chong-mat-14.html).\n* Nhịp tim nhanh.\n* Đau dữ dội, sưng, đỏ thậm chí xuất huyết tại chỗ tiêm.\n\nNhững phản ứng phụ nghiêm trọng này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu gặp một trong những biểu hiện nặng trên đây, bà bầu nên liên hệ với nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được hỗ trợ. Và cũng chính bởi tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu là khó tránh khỏi nên sau khi tiêm, bà bầu cần ở lại địa chỉ tiêm phòng từ 15 - 30 phút. Đây là khoảng thời gian cần thiết để theo dõi sức khỏe cho bà bầu vì các phản ứng nặng sau tiêm chủng hầu hết đều xuất hiện trong vòng 30 phút.\n\n![tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau-3.jpeg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_khi_tiem_uon_van_cho_ba_bau_3_f85e949506.jpeg)\n\n*Hầu hết tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đều rất nhẹ*\n\nCách giảm tác dụng phụ sau khi bà bầu tiêm uốn ván\n--------------------------------------------------\n\nĐể giảm tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu, bạn có thể áp dụng một số cách sau:\n\n* Chườm lạnh tại vị trí tiêm trong khoảng 15 phút để giảm sưng đau. Khi chườm bạn có thể dùng [túi chườm lạnh y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/tui-chuom-lanh-16361.html). Vị trí tiêm phòng cần được giữ sạch sẽ, khô ráo, không chà xát mạnh. Không áp viên đá lạnh trực tiếp lên vết tiêm.\n* Bà bầu nên uống nhiều nước để điều hòa thân nhiệt và bù lại lượng nước thất thoát ra khỏi cơ thể do sốt. Cung cấp đủ nước cũng giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn.\n* Mẹ bầu nên theo dõi các triệu chứng tác dụng phụ. Nếu các triệu chứng này có dấu hiệu gia tăng theo thời gian, mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.\n* Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào sau khi tiêm uốn ván.\n\nCác bằng chứng khoa học đều chứng minh vắc xin uốn ván có độ an toàn cao. Bạn không nên quá lo lắng [tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html) mà bỏ lỡ thời điểm phù hợp nhất để tiêm phòng. Tuy nhiên, trước khi tiêm, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được biết liều tiêm và lịch tiêm phù hợp nhất.\n\nTham khảo ngay: [Nên tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-uon-van-cho-ba-bau-o-tuan-bao-nhieu.html)\n\n", "date": "07/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì?", "abstract": "Tiêm phòng là biện pháp giúp cơ thể chủ động tạo kháng thể, giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vắc xin uốn ván giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể phòng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tên uốn ván. Điều này đặc biệt cần thiết với những đối tượng nhạy cảm như bà bầu, trẻ sơ sinh. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì?", "md_content": "Bà bầu tiêm phòng uốn ván là cách chủ động bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani gây bệnh uốn ván. Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì? Việc này không những tốt cho mẹ bầu mà còn có lợi với cả thai nhi. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn làm sáng tỏ lợi ích của việc tiêm uốn ván với mẹ bầu.\n\nBà bầu và nguy cơ mắc uốn ván\n-----------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với tỷ lệ biến chứng nặng và tử vong rất cao, có thể lên đến 95%. “Thủ phạm” gây bệnh uốn ván chính là vi khuẩn Clostridium tetani. Khi vi khuẩn tấn công cơ thể, nó sẽ sản sinh ra độc tố cực mạnh là tetanospasmin. Độc tố này đi vào máu, lan truyền khắp cơ thể, tấn công hệ thần kinh trung ương khiến người bệnh bị cơ cứng cơ toàn thân, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và cuối cùng là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.\n\nVi khuẩn Clostridium tetani có sức sống lâu dài và tồn tại khắp nơi trong môi trường sống quanh chúng ta. Uốn ván là bệnh có thể mắc phải quanh năm, không diễn ra theo mùa. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc uốn ván. Trong đó, bà bầu và trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván khá cao.\n\nỞ phụ nữ mang thai, nha bào uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh dục hoặc qua các dụng cụ hỗ trợ sinh gây uốn ván tử cung. Trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm uốn ván qua dụng cụ cắt dây rốn. Như vậy, bà bầu mắc uốn ván cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc uốn ván sơ sinh.\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_co_tac_dung_gi_1_4b98960031.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao*\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì?\n---------------------------------------\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì? Vắc xin uốn ván khi được tiêm vào cơ thể người mẹ sẽ kích thích hệ miễn dịch của mẹ sản sinh kháng thể tự nhiên. Lượng kháng thể này sẽ bảo vệ mẹ, giúp phòng ngừa mắc uốn ván trong khi mang thai và sau khi sinh con.\n\nMột phần kháng thể từ mẹ cũng được truyền sang bào thai. Điều này giúp giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị mắc uốn ván rốn. Ngoài ra, lượng kháng thể có sẵn trong cơ thể trẻ cũng là lá chắn bảo vệ bé trong 2 tháng đầu sau sinh. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu tiêm mũi uốn ván đầu tiên khi đủ 2 tháng tuổi. Vì vậy, lượng kháng thể có sẵn trong cơ thể được truyền từ mẹ rất quan trọng với 2 tháng đầu đời của trẻ.\n\nNhư vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ cả mẹ và bé trước căn bệnh nhiễm trùng cấp tính vô cùng nguy hiểm. [Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-can-tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-2.html) hay các lần mang thai sau đó đều rất quan trọng. Các loại vắc xin uốn ván đều được kiểm định và thử nghiệm an toàn để chứng minh độ an toàn cho thai phụ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ hãy yên tâm tiêm phòng theo đúng chỉ định và tư vấn của bác sĩ nhé!\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_co_tac_dung_gi_2_a44ff95e97.jpg)\n\n*Bác sĩ tư vấn trước khi tiêm phòng uốn ván*\n\nBà bầu tiêm phòng uốn ván cần lưu ý gì?\n---------------------------------------\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì đến đây bạn đã biết. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa uốn ván mà các mẹ bầu không nên bỏ qua như:\n\n* Phụ nữ mang thai không được tự ý tiêm phòng uốn ván khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Loại vắc xin, lịch tiêm, liều tiêm sẽ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Một số trường hợp thai phụ có vấn đề về sức khỏe hoặc tiền sử dị ứng với vắc xin có thể được tư vấn không nên hoặc tạm hoãn tiêm uốn ván.\n* Mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế hay trung tâm tiêm chủng uy tín để tiêm phòng uốn ván. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm vắc xin nhập khẩu. Đến địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo mẹ bầu được tiêm vắc xin chính hãng, chất lượng tốt và có hiệu quả bảo vệ cao.\n* Sau khi tiêm phòng, những phản ứng như sốt, đau đầu, đau người, sưng đau tại chỗ tiêm,… là phản ứng thường gặp. Mẹ bầu không nên quá lo lắng vì đó là lúc hệ miễn dịch làm việc để sản sinh ra kháng thể. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài ngày.\n* Nếu thai phụ sau tiêm có triệu chứng như: Da xanh tái, chân tay lạnh, tim đập dồn dập, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html),... cần được can thiệp y tế để phòng ngừa sốc phản vệ.\n* Vắc xin uốn ván sau khi vào cơ thể mẹ sẽ sản sinh kháng thể sau 2 tuần. Vì vậy, dù đã tiêm uốn ván nhưng mẹ bầu vẫn cần cẩn thận phòng tránh các yếu tố nguy cơ như các vết trầy xước, vết thương nhỏ,...\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_co_tac_dung_gi_3_57aea9ef0d.jpg)\n\n*Bà bầu bị sốt hoặc sức khỏe không tốt nên tạm hoãn việc tiêm uốn ván*\n\nCách giảm tác dụng phụ khi bà bầu tiêm phòng uốn ván\n----------------------------------------------------\n\nTiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì và cần lưu ý gì đến đây bạn đã biết. Như đã nói ở trên, việc gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hầu hết người tiêm chỉ gặp phản ứng nhẹ không đáng lo ngại. Bà bầu với cơ địa nhạy cảm có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn người khỏe mạnh bình thường hơn một chút. Vì vậy, các mẹ bầu có thể áp dụng cách giảm [tác dụng phụ của vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong.html) như:\n\n* Sưng đau tại chỗ tiêm: Mẹ bầu có thể làm dịu cảm giác sưng đau bằng cách chườm lạnh. Khi chườm, bạn nên dùng [túi chườm lạnh y tế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/tui-chuom-lanh-16361.html), tránh để nước hoặc nước đá tiếp xúc trực tiếp với vết tiêm. Vùng tiêm cần giữ khô ráo, sạch sẽ, tránh chà xát mạnh.\n* Mẹ bầu bị sốt nên tăng cường uống nước, nước điện giải, nước ép trái cây giàu vitamin C.\n* Nếu bị tiêu chảy, mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh dùng thực phẩm nhiều chất xơ, thực phẩm kích thích nhu động ruột trong thời gian này.\n* Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng tạo kháng thể sau khi tiêm phòng.\n\nUốn ván là một bệnh nguy hiểm với cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng có tỷ lệ tử vong cao nhất nếu bị mắc uốn ván. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc vô cùng cần thiết. [Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi.html) qua bài viết này có lẽ bạn đã biết. Giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng không quá cao. Vì vậy, mẹ bầu hãy tham khảo tư vấn của nhân viên y tế để tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch nhé!\n\n", "date": "09/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?", "abstract": "Tiêm phòng bệnh uốn ván là việc cần thiết với tất cả mọi người. Nhưng việc trước tiên cần làm là bạn hãy chọn một địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn cả trong và sau khi tiêm. Vậy tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?", "md_content": "Tiêm phòng uốn ván là việc cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như công nhân, nông dân, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh,… Hiện nay có rất nhiều địa chỉ tiêm chủng trên toàn quốc khiến không ít người hoang mang không biết tiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy đọc bài viết này để biết nên chích ngừa uốn ván ở đâu nhé!\n\nVắc xin uốn ván là gì? Tại sao nên tiêm ngừa uốn ván?\n-----------------------------------------------------\n\n### Uốn ván là bệnh gì?\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên. Loại trực khuẩn này tiết ra độc tố cực mạnh, có thể gây co cứng cơ toàn thân, trụy tim mạch, suy hô hấp, rối loạn thần kinh và cướp đi tính mạng người bệnh. Trực khuẩn uốn ván tồn tại khắp nơi trong môi trường tự nhiên và có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước rất nhỏ. Vì vậy, cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn luôn là tiêm ngừa vắc xin uốn ván.\n\n![tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tiem_ngua_uon_van_o_dau_de_dam_bao_an_toan_1_78c4453080.jpg)\n\n*Nha bào uốn ván tồn tại khắp nơi trong tự nhiên và dễ dàng xâm nhập qua vết thương nhỏ*\n\n### Vì sao nên tiêm vắc xin uốn ván?\n\nVắc xin uốn ván là một chế phẩm sinh học được bào chế từ trực khuẩn uốn ván hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống trực khuẩn uốn ván. Vắc xin được tiêm vào cơ thể người để kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể sản sinh kháng thể dự phòng. Kháng thể dự phòng này có thể phản ứng nhanh và chống lại trực khuẩn uốn ván một cách hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\nTiêm phòng vắc xin uốn ván không chỉ là cách để mỗi chúng ta tự bảo vệ mình. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm, nhiều người tiêm uốn ván sẽ góp phần tạo miễn dịch cộng động, ngăn chặn nguy cơ bùng phát của bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng với những người yếu thế trong xã hội như người nghèo, người dân vùng sâu vùng xa,...\n\nNgoài ra, thêm một lý do khác khiến chúng ta cần tìm hiểu tiêm ngừa uốn ván ở đâu chính là bệnh uốn ván đòi hỏi chi phí điều trị cao, thời gian phục hồi dài. Thậm chí người bệnh sau khi xuất viện vẫn có thể mang theo di chứng suốt đời. Tiêm phòng uốn ván đủ liều quy định và theo đúng hướng dẫn có thể đạt hiệu quả phòng bệnh đến 95%.\n\n![tiem-ngua-uon-van-o-dau-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_uon_van_o_dau_3_630d65fdaa.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván có thể giúp phòng bệnh đến 95%*\n\nTiêm ngừa uốn ván ở đâu để đảm bảo an toàn?\n-------------------------------------------\n\nCó nhiều cơ sở và trung tâm tiêm chủng ở mỗi tỉnh thành. Nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng băn khoăn chích uốn ván ở đâu để đảm bảo độ an toàn cao nhất. Độ an toàn cũng như hiệu quả tiêm phòng uốn ván phụ thuộc nhiều yếu tố như:\n\n### Chất lượng vắc xin uốn ván\n\nTrên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng uốn ván. Hầu hết trong số đó đều là vắc xin nhập khẩu. Cụ thể là:\n\n* Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp giúp phòng ngừa 5 bệnh: Uốn ván, ho gà, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.\n* Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp giúp phòng ngừa 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt ở trẻ em.\n* Vắc xin 3 trong 1 Adacel được sản xuất tại Canada giúp phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván.\n* Vắc xin 3 trong 1 Boostrix được sản xuất tại Bỉ giúp phòng bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván.\n* Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td) của Việt Nam giúp phòng bệnh uốn ván và bạch hầu.\n\n[Tiêm ngừa uốn ván ở đâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html) để đảm bảo an toàn? Vì vắc xin uốn ván lưu hành trên thị trường hầu hết đều là hàng nhập khẩu nên khi tiêm phòng bạn cần chọn địa chỉ uy tín, tin cậy. Việc này giúp đảm bảo bạn sẽ được tiêm vắc xin chuẩn chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ.\n\n![tiem-ngua-uon-van-o-dau-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_uon_van_o_dau_2_56b2aeac8b.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván ở các trung tâm tiêm chủng uy tín*\n\n### Quy trình bảo quản đạt chuẩn\n\nViệc tìm hiểu tiêm ngừa uốn ván ở đâu thực sự quan trọng. Bởi chỉ những địa chỉ uy tín mới đảm bảo được quy trình bảo quản vắc xin đạt chuẩn. Từ đó mới bảo lưu được tác dụng của vắc xin cho đến khi tiêm vào cơ thể con người. Các loại vắc xin uốn ván đều có yêu cầu về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng của môi trường bảo quản. Theo tiêu chuẩn về thực hành bảo quản thuốc tốt, vắc xin cần bảo quản trong kho lạnh, xe lạnh, tủ lạnh, thùng lạnh với các thiết bị theo dõi và cảnh báo nghiêm ngặt.\n\nĐược bảo quản trong môi trường không đảm bảo, vắc xin dễ bị vi sinh vật xâm nhập và các yếu tố bên ngoài tác động. Vắc xin không được bảo quản đúng cách không những giảm hiệu quả mà còn giảm tính an toàn. Không những không mang lại công dụng bảo vệ như mong đợi, loại vắc xin này còn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn.\n\n### Trình độ chuyên môn nghiệp vụ\n\nTrình độ chuyên môn của nhân viên y tế tại trung tâm tiêm chủng cũng là yếu tố cần lưu tâm. Sau khi tiêm xong, bạn nhất định cần lưu lại địa chỉ tiêm phòng 15 - 30 phút để theo dõi. Một số người sẽ gặp các tác dụng phụ ở mức nhẹ sau khi tiêm uốn ván như: Đau đầu, đau người, mệt mỏi, buồn nôn, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html),…\n\nTuy nhiên, cũng có trường hợp ghi nhận các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn như sưng môi, sưng họng, sưng mặt, ngứa toàn thân, chóng mặt, khó thở,... Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ sốc phản vệ sau tiêm vắc xin.\n\n![tiem-ngua-uon-van-o-dau-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_ngua_uon_van_o_dau_4_b392ebf528.jpg)\n\n*Trình độ chuyên môn của nhân viên y tế tại cơ sở tiêm chủng rất quan trọng*\n\nCác phản ứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng thường xảy ra trong vòng 15 phút đầu sau tiêm. Nếu sốc phản vệ không được xử lý kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Đây là lý do chúng ta nên chọn trung tâm tiêm chủng có đội ngũ nhân viên y tế trình độ cao. Khi họ được đào tạo bài bản, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, họ có thể thực hiện nghiệp vụ tiêm chủng đúng quy định và xử lý sốc phản vệ đúng cách.\n\nVới câu hỏi tiêm ngừa uốn ván ở đâu, câu trả lời là bạn nên đến các địa chỉ uy tín được bộ y tế cấp phép như [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trên cổng thông tin điện tử của từng tỉnh cũng cập nhật danh sách các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. Bạn không nên tự ý tiêm uốn ván ở các phòng khám tư, cơ sở không đạt chuẩn hay tiêm tại nhà để tránh hậu quả nghiêm trọng khó lường.\n\nXem thêm: [Chi tiết về phác đồ điều trị uốn ván hiệu quả](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-tiet-ve-phac-do-dieu-tri-uon-van-hieu-qua.html)\n\n", "date": "08/09/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu", "abstract": "Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vắc xin uốn ván dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Có những loại vắc xin dùng được cho cả người lớn và trẻ em nhưng có những loại vắc xin chỉ dành cho trẻ em. Vậy các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu bao gồm các loại nào?", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể xảy ra đối với bất cứ ai trong chúng ta. Hai trong số những đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao nhất là bà bầu và trẻ em. Nhưng tin vui là tiêm phòng vắc xin có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc uốn ván. Banh đã biết các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu là gì cơ?\n\nCác loại vắc xin uốn ván cho bà bầu\n-----------------------------------\n\nTrên thị trường hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng bệnh uốn ván của các nhà sản xuất khác nhau. Phần lớn vắc xin uốn ván tại Việt Nam hiện nay đều là vắc xin nhập khẩu. Mỗi loại vắc xin lại có chỉ định khác nhau về đối tượng phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dưới đây là các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu phổ biến nhất tại nước ta:\n\n### Vắc xin uốn ván Adacel\n\nVắc xin 3 trong 1 Adacel là một sản phẩm của tập đoàn Sanofi Pasteur (Pháp) được sản xuất tại Canada. Loại vắc xin này giúp các bà bầu phòng ngừa cùng 1 lúc 3 bệnh gồm: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván. Vắc xin phù hợp để dùng cho trẻ trên 4 tuổi cho đến người trưởng thành dưới 65 tuổi.\n\n![cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_cho_ba_bau_1_c137708a36.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván Adacel*\n\n### Vắc xin Boostrix\n\nBà bầu tiêm phòng uốn ván có thể chọn Boostrix. Đây cũng là dòng vắc xin 3 trong 1 được sản xuất và nhập khẩu về Việt Nam từ Bỉ. Đây là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Glaxosmithkline (GSK). Sản phẩm này cũng giúp phòng 3 bệnh bạch hầu, uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) và phù hợp với trẻ em từ 4 tuổi và người trưởng thành.\n\n![cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_cho_ba_bau_2_9ed1b7e79b.jpg)\n\n*Vắc xin Boostrix*\n\n### Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td)\n\nVắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td) là sản phẩm của của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang IVAC. Loại vắc xin này giúp phòng ngừa 2 bệnh bạch hầu, uốn ván, dùng được cho người từ 7 tuổi trở lên nên phù hợp với bà bầu.\n\n![cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_cho_ba_bau_3_5d438bb81d.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td)*\n\nBà bầu tiêm vắc xin uốn ván có an toàn không?\n---------------------------------------------\n\nCác loại vắc xin uốn ván cho bà bầu được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước và trong quá trình mang thai. Các sản phẩm này đều đã trải qua quá trình kiểm định an toàn nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Thử nghiệm lâm sàng đều chứng minh sản phẩm đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế đưa ra.\n\nTiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc vô cùng cần thiết. Trong khoảng thời gian mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ có thể bị suy yếu và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Thai nhi lúc này cũng chưa có khả năng tự bảo vệ mà hoàn toàn phụ thuộc vào miễn dịch từ cơ thể mẹ. Nếu không may mẹ bầu bị mắc uốn ván, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.\n\nVắc xin uốn ván giúp cơ thể mẹ bầu tạo kháng thể chủ động chống lại vi khuẩn gây uốn ván đồng thời truyền 1 phần cho thai nhi để phòng [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html). Khi đó, cơ thể em bé sẽ có sẵn lượng kháng thể vừa đủ để chờ đến khi chào đời và tròn 2 tháng tuổi để đủ tuổi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ nhỏ.\n\n![cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_cho_ba_bau_4_3759afc9ef.jpg)\n\n*Bất cứ mẹ bầu nào cũng nên chủ động tiêm uốn ván*\n\nLịch tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu\n------------------------------------------\n\nCác loại vắc xin uốn ván cho bà bầu khác nhau sẽ có hướng dẫn tiêm phòng khác nhau của nhà sản xuất. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tham khảo lịch tiêm uốn ván được Bộ y tế (Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017) hướng dẫn như sau:\n\nĐối với bà bầu chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 liều uốn ván cơ bản hoặc không nhớ tiền sử tiêm uốn ván\n\n* Mũi 1 tiêm từ tuần thai thứ 20 trở đi hoặc tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ.\n* Mũi uốn ván thứ 2 tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng và tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3 tiêm sau mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc tiêm vào lần mang thai tiếp theo.\n* Mũi 4 tiêm sau mũi uốn ván thứ 3 ít nhất 1 năm hoặc tiêm vào lần mang thai tiếp theo.\n* Mũi 5 tiêm sau mũi uốn ván thứ 4 ít nhất 1 năm hoặc tiêm vào lần mang thai tiếp theo.\n\nĐối với bà bầu đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản:\n\n* Mũi 1 nên tiêm sớm khi thai nhi được 20 - 24 tuần.\n* Mũi uốn ván thứ 2 tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi uốn ván thứ 3 tiêm sau mũi 2 ít nhất 1 năm.\n\nĐối với bà bầu đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:\n\n* Mũi 1 nên tiêm sớm khi thai nhi được 20 - 24 tuần.\n* Mũi uốn ván thứ 2 tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 năm.\n\n![cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau-5.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_cho_ba_bau_5_ce404301a0.jpg)\n\n*Trước khi tiêm uốn ván bà bầu cần được bác sĩ tư vấn*\n\nMột số thắc mắc thường gặp quanh việc tiêm vắc xin cho bà bầu\n-------------------------------------------------------------\n\nXung quanh việc bà bầu tiêm phòng uốn ván vẫn còn một số thắc mắc. Phổ biến nhất có thể kể đến như:\n\n### Các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?\n\nNhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và đi đến kết luận vắc xin uốn ván cho bà bầu an toàn với thai nhi. Hiện chưa có một báo cáo y khoa hay bằng chứng khoa học nào chứng minh vắc xin uốn ván có thể gây giảm trí nhớ của em bé sau khi chào đời giống một số lời đồn.\n\n### Bà bầu tiêm uốn ván có tác dụng phụ không?\n\nCâu trả lời là có. Vậy những [tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html) có đang lo ngại. Bất cứ ai trong số chúng ta tiêm phòng uốn ván cũng có thể gặp tác dụng phụ. Hầu hết chúng đều là những tác dụng phụ mức độ nhẹ và có thể tự biến mất sau một vài ngày. \n\nĐiển hình như:\n\n* Sưng đau tại vị trí tiêm. [Bà bầu tiêm uốn ván có đau không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ba-bau-tiem-uon-van-dau-khong-43633.html) cũng tùy trường hợp. Nhiều thai phụ không bị sưng đau sau khi tiêm phòng uốn ván.\n* Đau đầu, đau người, mệt mỏi.\n* Buồn nôn hoặc tiêu chảy sau tiêm.\n\nĐây là những phản ứng bình thường của cơ thể cho thấy hệ miễn dịch của bà bầu đang làm việc để sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh uốn ván. Các phản ứng này sẽ tự giảm và mất đi trong thời gian ngắn. Để giảm tác dụng phụ, bà bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước và chọn thực phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa.\n\nMột số rất ít trường hợp ghi nhận các phản ứng nghiêm trọng như sưng phù mặt, môi, họng, ngứa toàn thân, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, đau dữ dội hoặc xuất huyết tại vị trí tiêm,… Đây là lý do bà bầu nên chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín và tuân thủ quy định theo dõi tại chỗ sau khi tiêm để phòng ngừa sốc phản vệ.\n\n[Các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) trong hầu hết trường hợp đều an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. [Bà bầu tiêm uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-ba-bau-tiem-phong-uon-van-khi-nao-la-hop-ly.html)? Thời điểm tiêm có thể bắt đầu từ khi thai nhi được 20 - 24 tuần tuổi. Liều tiêm và số mũi tiêm sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết liệu trình tiêm phòng uốn ván phù hợp nhất.\n\n", "date": "07/09/2023", "tags": ["Tiêm phòng uốn ván", "tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Vết thương đã lành có bị uốn ván không? Đọc ngay để cảnh giác!", "abstract": "Uốn ván là nỗi lo của hầu hết các bệnh nhân khi cơ thể xuất hiện các vết thương hở. Cùng giải đáp thắc mắc: “Vết thương đã lành có bị uốn ván không?” qua bài viết dưới đây nhé! ", "md_content": "“Vết thương đã lành có bị uốn ván không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Thay vì sống trong lo lắng, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm lời giải thích chính xác nhất đến từ các chuyên gia. Còn chần chừ gì mà không đọc ngay bài viết dưới đây! \n\nUốn ván là gì?\n--------------\n\nTrước khi tìm hiểu về: “Vết thương đã lành có bị uốn ván không?”, bệnh nhân cần hiểu rõ về bản chất của căn bệnh uốn ván. [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) thực chất là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, xảy ra khi vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào các vết thương hở. Loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng phát tán làm tê liệt thần kinh của người bệnh. \n\nTheo các chuyên gia, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh uốn ván. Vi khuẩn uốn ván thường trú ngụ ở những cống rãnh, khu đất bẩn hoặc phân động vật. Vì vậy, nguy cơ bị uốn ván sẽ tăng cao nếu người bệnh bị thương do vật sắc nhọn bị nhiễm bẩn, thậm chí là dao kéo phẫu thuật không được khử trùng đúng cách. \n\nTheo đó, tỷ lệ mắc uốn ván cao nhất thường là những người làm về cơ khí, xây dựng, thường xuyên va chạm và gặp phải vết thương từ các vật dụng bằng sắt thép gỉ sét.\n\n![Vết thương đã lành có bị uốn ván không - Đọc ngay để cảnh giác! 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_thuong_da_lanh_co_bi_uon_van_khong_doc_ngay_de_canh_giac_1_1cccfed013.jpg)\n\n*Người bệnh thường bị uốn ván do giẫm vào đinh, sắt đã gỉ sét* \n\nVậy bệnh [uốn ván bao lâu phát bệnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-bao-lau-phat-benh-thoi-ky-u-benh-43653.html)? Trung bình, vi khuẩn uốn ván sẽ ủ bệnh trong 3 - 21 ngày. Thông thường, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu bất thường chỉ sau 3 ngày vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Với người trưởng thành, có sức đề kháng tốt, dấu hiệu sẽ xuất hiện muộn nhất sau 14 ngày. \n\nVết thương đã lành có bị uốn ván không?\n---------------------------------------\n\nCơ thể con người có cơ chế tự hồi phục các vết thương. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương mà thời gian chữa lành hoàn toàn có thể lên đến 3 - 4 tuần. \n\nNhư vậy, căn cứ vào thời gian ủ bệnh của vi khuẩn uốn ván, nhiều người bệnh không khỏi băn khoăn liệu vết thương đã lành có bị uốn ván không. Khi vết thương đã lành, miệng vết thương đã khép lại, khô dần và lên da non, khả năng bị nhiễm [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html) uốn ván là rất thấp. \n\nDù vậy, bạn cũng không thể loại trừ một tỷ lệ rất nhỏ vi khuẩn uốn ván vẫn có thể xâm nhập vào bên trong vết thương và phát bệnh. Lúc này, bệnh nhân nên chủ động chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để loại bỏ tối đa nguy cơ uốn ván. \n\n![Vết thương đã lành có bị uốn ván không - Đọc ngay để cảnh giác! 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_thuong_da_lanh_co_bi_uon_van_khong_doc_ngay_de_canh_giac_4_3ba9280d4d.jpg)\n\n*Vết thương đã lành có bị uốn ván không là thắc mắc của nhiều người*\n\nUốn ván nguy hiểm như thế nào?\n------------------------------\n\nTính đến nay, uốn ván là một trong những căn bệnh có thời gian phát bệnh nhanh nhất và tỷ lệ tử vong ở mức rất cao. Trong đó, hầu hết các ca bệnh phát hiện uốn ván bị tử vong đều mắc phải sai lầm là phát hiện và thăm khám bệnh quá muộn. \n\nNguyên nhân là do khi mới bắt đầu nhiễm bệnh, vết thương uốn ván rất nhỏ nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, với khả năng sinh sôi nhanh chóng, người bệnh dù chưa cảm nhận được bất cứ vết sưng tấy, đau nhức nào nhưng vi khuẩn đã lan dần đến tim và phổi. \n\nVới những người chưa tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván hoặc có sức đề kháng kém, bạn sẽ không thể chống chịu được với sự phá hủy nghiêm trọng của căn bệnh này. Uốn ván khi lan đến các cơ quan trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác đau đớn dữ dội. Chúng sẽ từ từ gây trụy tim, [rối loạn nhịp tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/roi-loan-nhip-tim-la-gi-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-hieu-qua-63342.html), viêm phổi, suy hô hấp và cuối cùng là tử vong. \n\n![Vết thương đã lành có bị uốn ván không - Đọc ngay để cảnh giác! 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_thuong_da_lanh_co_bi_uon_van_khong_doc_ngay_de_canh_giac_2_e419e8262f.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh* \n\nCách phòng ngừa uốn ván\n-----------------------\n\nMặc dù khả năng vết thương đã lành bị uốn ván là cực thấp nhưng người bệnh vẫn không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên đăng ký tiêm phòng uốn ván định kỳ. Ba đối tượng được khuyến khích tiêm uốn ván nhất có thể kể đến là: \n\n* **Bà bầu:** Khi sinh nở, bà bầu không tránh được việc đụng chạm dao kéo. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván sẽ hạn chế nguy cơ [uốn ván rốn trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html). Nếu không may bị nhiễm vi khuẩn uốn ván, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh sẽ lên đến 90%.\n* **Nông dân:** Công việc của người nông dân thường xuyên phải tiếp xúc với đất hoặc phân động vật chứa vi khuẩn uốn ván. Vì vậy, tuân thủ quy định tiêm vacxin uốn ván định kỳ chính là tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.\n* **Công nhân cơ khí, xây dựng, thợ hàn:** Đây là những người làm việc với sắt, thép mỗi ngày. Nếu cơ thể xuất hiện các vết thương hở, bạn nên chủ động thực hiện tiêm vacxin uốn ván trong vòng 24 giờ.\n\nVacxin uốn ván mặc dù không thể phát huy tác dụng cả đời nhưng cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi loại vi khuẩn này trong vòng 5 năm khi bạn tiêm đủ 3 liều trong 6 tháng. \n\n![Vết thương đã lành có bị uốn ván không - Đọc ngay để cảnh giác! 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_thuong_da_lanh_co_bi_uon_van_khong_doc_ngay_de_canh_giac_3_3efc14eb75.jpg)\n\n*Tiếm vacxin uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả* \n\nTóm lại, [vết thương đã lành có bị uốn ván không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vet-thuong-da-lanh-co-bi-uon-van-khong-doc-ngay-de-canh-giac-1.html)? Câu trả lời là không. Đây là kỹ năng sống vô cùng quan trọng nên bạn hãy chia sẻ tới những người xung quanh để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé! \n\n**Thu Trang** \n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp*** \n\n", "date": "05/05/2023", "tags": ["uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Chi tiết về phác đồ điều trị uốn ván hiệu quả ", "abstract": "Uốn ván được xem là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người nếu không được xử lý kịp thời. Vậy phác đồ điều trị uốn ván đang được áp dụng hiện nay như thế nào? Một số thông tin y khoa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình điều trị bệnh. ", "md_content": "Nếu được áp dụng phác đồ điều trị uốn ván đúng cách, người bệnh có thể sớm hồi phục bệnh và không để lại di chứng nặng nề. Vậy phác đồ này được thực hiện qua các bước ra sao, có cần lưu ý gì khi áp dụng hay không? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!\n\nPhác đồ điều trị uốn ván là gì?\n-------------------------------\n\nPhác đồ điều trị uốn ván là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống các bước điều trị được xây dựng nhằm đối phó với bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) - một bệnh cấp tính do nhiễm vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Đây được xem là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy bệnh uốn ván có chữa được không? Thực tế bệnh này hoàn toàn có thể chữa được nếu được điều trị sớm và đúng cách.\n\nHiện nay, phác đồ này đã được nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, khẳng định tính hiệu quả cao trong điều trị. Các bước thực hiện chủ yếu như mở rộng vết thương, loại bỏ dị vật và mô hoại tử và chăm sóc vết thương hàng ngày. Từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, làm sạch và chữa lành vết thương.\n\nThực hiện đúng phác đồ điều trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh uốn ván, từ đó ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Việc nắm vững quy trình và thực hiện đúng phác đồ điều trị uốn ván không chỉ là lý thuyết dành cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế mà còn là thông tin hữu ích giúp nâng cao nhận thức cộng đồng để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả.\n\n![phac-do-dieu-tri-uon-van-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_dieu_tri_uon_van_1_516ffacdc2.jpg)\n\n*Phác đồ điều trị uốn ván giúp bác sĩ và người bệnh nỗ lực giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh*\n\nCác bước trong phác đồ điều trị uốn ván\n---------------------------------------\n\nDưới đây là một số bước thường được áp dụng trong phác đồ điều trị uốn ván:\n\n* **Điều trị vết thương, đánh giá tình trạng bệnh:** Trước tiên, vết thương cần được làm sạch bằng nước muối sinh lý hoặc [dung dịch sát khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/con-va-nuoc-sat-trung) để loại bỏ bất kỳ chất bẩn hoặc mảnh vỡ nào còn sót lại. Sau đó, làm khô vết thương và băng gạc sạch. Sau khi điều trị vết thương, bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng của bệnh uốn ván mà người bệnh đang gặp phải.\n* **Tiêm ngừng cơ:** Việc tiêm ngừng cơ sẽ giúp loại bỏ sự co giật cơ do nhiễm độc uốn ván, giảm những cơn co giật và căng cơ.\n* **Tiêm huyết thanh uốn ván:** Tiêm huyết thanh uốn ván nhằm tăng cường khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn, ngăn chặn sự tiến triển của vi khuẩn và ngừng các triệu chứng của bệnh như đau đớn và co giật. Khi nguy cơ nhiễm trùng uốn ván cao hoặc bác sĩ không biết chính xác liệu người bệnh đã được tiêm phòng hay chưa, việc tiêm phòng bổ sung là cần thiết. [Tiêm uốn ván muộn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-muon-co-bi-sao-khong-43656.html) thì hiệu quả sẽ giảm đi.\n* **Sử dụng kháng sinh:** Kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn uốn ván trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần được thực hiện bằng sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh.\n\nNgoài các bước cơ bản trong phác đồ điều trị uốn ván như trên, bệnh nhân cũng cần được theo dõi phản ứng một cách chặt chẽ để có sự điều chỉnh khi cần thiết. Mặt khác, việc áp dụng phác đồ còn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và cơ địa từng người. Do đó, tuân thủ chỉ định của bác sĩ là cực kỳ cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất trong chữa trị.\n\n![phac-do-dieu-tri-uon-van-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_dieu_tri_uon_van_2_9c1ef31f94.jpg)\n\n*Tiêm huyết thanh uốn ván là bước rất quan trọng trong điều trị*\n\nNhững lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị uốn ván\n------------------------------------------------\n\nDưới đây là những lưu ý quan trọng khi áp dụng phác đồ điều trị uốn ván nhằm tăng hiệu quả chữa trị:\n\n* Tuyệt đối không bỏ qua việc đánh giá tình trạng bệnh nhân và tiền sử bệnh tật. Bởi mỗi cá thể sẽ gặp các phản ứng và đáp ứng thuốc điều trị khác nhau. Do đó, việc theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh cũng như tiền sử bệnh lý của bệnh nhân giúp xác định việc có cần thực hiện đầy đủ quy trình điều trị hay không, có cần kết hợp giải pháp khác hay không. Ngoài ra, khi [bị bệnh uốn ván tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-benh-uon-van-tiem-may-mui-43579.html) cũng sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.\n* Bên cạnh việc điều trị, ngăn ngừa virus gây bệnh uốn ván, người bệnh cũng cần quan tâm và điều trị các triệu chứng khác như: Chuột rút cơ, co giật, mất thị lực, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html),…\n* Ngoài các bước điều trị chính, người bệnh cần được chăm sóc hỗ trợ để duy trì chức năng hô hấp, giữ vệ sinh cá nhân, tránh nhiễm trùng vết thương, điều chỉnh tư thế ngủ nghỉ để tăng cường sức khỏe tổng thể.\n* Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khi áp dụng phương pháp điều trị. Do đó, để sớm có giải pháp ngăn ngừa kịp thời, hiệu quả, người bệnh nên thông báo sớm tình trạng sức khỏe với bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.\n\n![phac-do-dieu-tri-uon-van-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_dieu_tri_uon_van_3_004589118a.jpg)\n\n*Vết thương hở cần được chăm sóc cẩn thận tránh nhiễm trùng lan rộng*\n\nMột số tác dụng phụ có thể xảy ra trong phác đồ điều trị uốn ván\n----------------------------------------------------------------\n\nKhông phải tất cả người bệnh đều gặp tác dụng phụ khi áp dụng phác đồ điều trị uốn ván. Tuy nhiên ở một số ít người vẫn có những phản ứng như:\n\n* **Dị ứng:** Một số người có thể phản ứng dị ứng sau khi tiêm ngừng cản uốn ván như đau, sưng, phù nề tại nơi tiêm, sốt, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), ngứa ngáy,… Đây là những phản ứng không quá nghiêm trọng, có thể tự hết sau vài ngày.\n* **Phản ứng thần kinh:** Một số người sau khi tiêm ngừng cản uốn ván có thể gặp các phản ứng thần kinh như co giật, run rẩy, bồn chồn hoặc khó ngủ. Các phản ứng này thường chỉ xuất hiện tạm thời và thuyên giảm sau một thời gian.\n* **Các vấn đề về tiêu hóa:** Khi sử dụng kháng sinh, nhiều người có thể gặp các tình trạng [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html) như tiêu chảy, nôn mửa,… Nếu những tác dụng phụ này kéo dài hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời.\n\n![phac-do-dieu-tri-uon-van.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_dieu_tri_uon_van_3de48103db.jpg)\n\n*Khi gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ*\n\nVới những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về [phác đồ điều trị uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-tiet-ve-phac-do-dieu-tri-uon-van-hieu-qua.html) cũng như những lưu ý khi áp dụng. Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, do đó việc áp dụng đúng phác đồ điều trị, thực hiện sớm nhất có thể sẽ quyết định đến việc chữa trị thành công hay không.\n\nTham khảo thêm: [Trước khi tiêm uốn ván có được ăn không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truoc-khi-tiem-uon-van-co-duoc-an-khong.html)\n\n", "date": "07/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Tiêm uốn ván muộn có sao không?", "abstract": "Tiêm phòng uốn ván đầy đủ và kịp thời là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị bệnh uốn ván. Tuy nhiên vì những lý do khách quan, một số người không thể tiêm phòng đúng lịch. Vậy tiêm uốn ván muộn có sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Uốn ván là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, nhất là đối với trẻ em tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Tiêm phòng uốn ván là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa uốn ván, tuy nhiên tình trạng tiêm uốn ván muộn vẫn thường xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Vậy tiêm uốn ván muộn có sao không?\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\nBệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) với tên gọi khoa học là Tetanus là bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trên cơ thể trong điều kiện yếm khí. Khi vào trong cơ thể, độc tố sinh ra từ vi khuẩn này gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và não dẫn đến co cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.\n\nNguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván\n--------------------------------\n\nNguyên nhân chủ yếu gây bệnh uốn ván là do sự xâm nhập của trực khuẩn uốn ván vào cơ thể thông qua vết thương, vết trầy xước,... Trực khuẩn Clostridium tetani thường có trong đất cát, phân gia súc, gia cầm, các loại dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng kỹ lưỡng. Ngoài ra, trường hợp hoại tử bị nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến bệnh uốn ván.\n\n![tiem-uon-van-muon-co-bi-sao-khong-43656 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_muon_co_bi_sao_khong_43656_1_99940c185c.jpg)\n\n*Sự xâm nhập của trực khuẩn uốn ván vào cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh uốn ván*\n\nĐối với trẻ em sơ sinh, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhiễm bệnh là do quy trình cắt dây rốn và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh. Trường hợp này thường gặp ở các nơi như vùng núi, vùng sâu vùng xa, đẻ rơi, đẻ rớt không kịp đến bệnh viện hoặc [chăm sóc trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-cham-soc-tre-so-sinh-tu-a-den-z-ma-cha-me-nen-biet-va-ap-dung.html) không đảm bảo.\n\nĐối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván nhưng những người làm vườn, làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, công nhân xây dựng, người dọn vệ sinh hoặc bộ đội, thanh niên xung phong là những đối tượng dễ mắc bệnh uốn ván hơn vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván.\n\nMột số biểu hiện điển hình của bệnh uốn ván\n-------------------------------------------\n\nỞ những giai đoạn khác nhau của bệnh uốn ván sẽ có những biểu hiện điển hình khác nhau, cụ thể:\n\n### Tại giai đoạn ủ bệnh\n\nTừ khi có vết thương đến khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh uốn ván, biểu hiện của người bệnh thường là cứng hàm. Giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 3 - 21 ngày. Khoảng 15% bệnh sẽ khởi phát trong vòng 3 ngày sau khi bị thương, 10% phát bệnh sau 10 ngày, thời gian phát bệnh là 7 ngày. Giai đoạn ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.\n\n### Giai đoạn khởi phát\n\nGiai đoạn khởi phát tính từ thời điểm cứng hàm đến khi người bệnh xuất hiện cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) hoặc cơn co thắt hầu họng - thanh quản đầu tiên, thường xuất hiện từ ngày 1 đến ngày 7.\n\nBiểu hiện của bệnh trong giai đoạn này lúc đầu mỏi hàm, nói khó, khó nhai, nuốt bị vướng, khó khăn trong việc há miệng tăng dần và liên tục. Khi dùng lưỡi để ấn hàm xuống thì hàm càng cắn chặt hơn, dấu hiệu này gặp ở tất cả người bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn bị co cứng các cơ khác gồm cơ mặt, cơ gáy, cơ bụng, cơ ngực, cơ lưng, cơ liên sườn, cơ chi trên và cơ chi dưới. Khi có kích thích, tình trạng co cứng cơ tăng lên khiến người bệnh rất đau. Mặt khác, người bệnh có thể có các biểu hiện như bồn chồn, vã mồ hôi, sốt cao, tim đập nhanh.\n\n![tiem-uon-van-muon-co-bi-sao-khong-43656 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_muon_co_bi_sao_khong_43656_2_24720f96f1.jpg)\n\n*Uốn ván gây mỏi hàm, nói khó, khó nhai và khó khăn trong việc há miệng*\n\n### Giai đoạn toàn phát\n\nGiai đoạn này tính từ thời điểm có cơn co giật toàn thân hay cơn co thắt hầu họng hoặc thanh quản đầu tiên tới khi bệnh bắt đầu thuyên giảm dần. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 3 tuần với các biểu hiện cụ thể như:\n\n* Co cứng cơ toàn thân liên tục, co cứng điển hình làm cho người bệnh ưỡn cong, người bệnh rất đau.\n* Co thắt thanh quản khiến người bệnh khó thở, tím tái, ngạt khí dẫn đến [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), ngừng tim.\n* Co thắt hầu họng gây tình trạng khó nuốt, nuốt vướng, bị ứ đọng đờm và dễ bị sặc.\n* Co thắt cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện.\n* Cơn co giật toàn thân xuất hiện tự nhiên, người bệnh vẫn tỉnh, nắm chặt tay, uốn cong lưng và tay, chân duỗi. Thông thường, bệnh nhân có thể ngừng thở trong tư thế này. Cơn co giật kéo dài vài giây, vài phút hoặc có thể dài hơn. Trong cơn co giật, bệnh nhân có thể ngừng thở và tử vong.\n* Rối loạn thần kinh thực vật với biểu hiện da xanh tái, tăng tiết đờm, vã mồ hôi, sốt cao, huyết áp dao động, tim loạn nhịp và thậm chí có thể ngừng tim.\n\n### Giai đoạn lui bệnh\n\nCác cơn co giật cũng như các triệu chứng khác bắt đầu giảm dần, nhẹ hơn. Người bệnh đã có thể lấy lại khả năng mở rộng miệng và phản xạ nuốt cũng được cải thiện. Giai đoạn này có thể dao động trong vài tuần hoặc vài tháng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.\n\nTiêm uốn ván muộn có sao không?\n-------------------------------\n\nThực tế có thể thấy, nhiều trường hợp vì lý do nào đó đã bỏ lỡ thời điểm vàng để tiêm phòng uốn ván. Mọi người thường tự đặt câu hỏi rằng tiêm uốn ván muộn có sao không?\n\n* **Đối với phụ nữ mang thai:** Mẹ bầu trong trường hợp này cũng không cần quá lo lắng mà hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa uy tín để thực hiện xét nghiệm [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html). Cùng với đó, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn có nhất thiết tiêm phòng uốn ván tiếp không. Có khá nhiều trường hợp mẹ bầu quên tiêm mũi uốn ván thứ 2 nhưng khi sinh nở cả mẹ lẫn bé đều an toàn. Thai phụ nên lưu ý rằng không nên tiêm phòng uốn ván khi gần đến ngày sinh vì thành phần có trong vacxin có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, việc tiêm phòng uốn ván quá muộn sẽ không đủ thời gian để vacxin phát huy tác dụng bảo vệ mẹ và thai nhi trong quá trình sinh nở.\n* **Đối với người có vết thương hở nhưng chưa từng thực hiện tiêm phòng uốn ván:** Trường hợp này bạn không nên quá lo lắng, hãy chủ động liên hệ với cơ sở y tế để thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt nhé. Theo phân tích ở trên, thời gian ủ bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng là từ 3 - 21 ngày, như vậy nếu tiêm uốn ván muộn thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không tốt bằng việc tiêm phòng vào thời điểm vàng.\n\n![tiem-uon-van-muon-co-bi-sao-khong-43656 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_muon_co_bi_sao_khong_43656_3_27741832bd.jpg)\n\n*Nhiều trường hợp quên tiêm phòng đúng lịch khiến họ lo lắng tiêm uốn ván muộn có sao không*\n\nẮt hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình về tiêm uốn ván muộn có sao không. Mặc dù không có ảnh hưởng lớn nhưng bạn cũng nên tranh thủ thời gian, chủ động sắp xếp để thực hiện tiêm chủng đúng lịch để tăng cường hiệu quả vacxin, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về [tiêm uốn ván muộn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-muon-co-bi-sao-khong-43656.html). Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh uốn ván, những biểu hiện cụ thể của bệnh trong từng giai đoạn. Tiêm phòng uốn ván là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh uốn ván vì vậy hãy chủ động thực hiện tiêm phòng theo đúng lịch các bạn nhé.\n\n", "date": "13/03/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3 có cần thiết không?", "abstract": "Nhiều người cho rằng tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3 không thực sự cần thiết vì đã tiêm vào 2 lần trước đó. Vậy điều này có đúng không? Hãy cùng nghe chuyên gia giải đáp với những thông tin khoa học được cung cấp sau đây. ", "md_content": "Tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3 có nên hay không là câu hỏi mà nhiều phụ nữ đặt ra đối với các bác sĩ sản khoa. Liệu thực hiện tiêm chủng vào thời kỳ này có cần thiết và có để lại ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu bạn nhé!\n\nTại sao bà bầu cần tiêm uốn ván?\n--------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) được xem là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, do ngoại độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Khi bị nhiễm khuẩn, nó gây tổn thương não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và có thể tử vong nhanh chóng. Thông thường, bệnh uốn ván gây ra do vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước và vết thương tiếp xúc trực tiếp với đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh hoặc dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ lưỡng.\n\nVậy tại sao bà bầu lại cần tiêm uốn ván? Theo các nghiên cứu, vi khuẩn uốn ván có khả năng xâm nhập trong quá trình sinh nở theo đường sinh dục. Đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập tại vị trí cắt, buộc dây rốn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh, làm cho trẻ gặp tình trạng [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí là tim ngừng đập. Điều này thường xảy ra do cắt rốn bằng dụng cụ không đảm bảo tiệt trùng hoặc sau khi sinh, rốn của trẻ chưa được vệ sinh sạch sẽ.\n\nDo đó, việc bà bầu tiêm phòng vắc xin ngừa uốn ván chính là cách tạo “hàng rào bảo vệ” cho mẹ và bé khỏi các vi khuẩn nhiễm bệnh. Sau khi tiêm, các kháng thể trong vắc xin được truyền từ máu của mẹ sang thai nhi, giúp ngăn ngừa được tình trạng mắc [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) do nhiễm trùng cắt dây rốn.\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-3-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_mang_thai_lan_3_1_651bb3dee5.jpg)\n\n*Bà bầu cần tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con*\n\nCó cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3?\n-----------------------------------------------\n\nTiêm uốn ván rất cần thiết cho bà bầu nhưng đối với trường hợp mang thai lần 3 có cần tiêm tiếp hay không? Thông thường [bà bầu tiêm uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ba-bau-tiem-uon-van-khi-nao-ban-co-biet-43642.html)? Theo các bác sĩ sản khoa, mũi tiêm uốn ván có tác dụng khoảng 10 năm. Khi mang thai lần 1, bà bầu đã được yêu cầu tiêm 3 mũi uốn ván. Đến lần mang thai thứ 2, tùy vào thời gian tiêm mũi cuối cùng trước đó. Nếu mũi cuối cùng tiêm chưa đến 5 năm thì bà bầu chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại. Nếu mũi cuối cùng trước khi sinh lần 1 đã tiêm hơn 5 năm thì bà bầu cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại.\n\nĐến lần mang thai thứ 3, nếu mũi cuối cùng các mẹ tiêm vào cách đây dưới 10 năm thì không cần tiêm mũi nhắc lại lúc này nữa. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến khích bà bầu mang thai lần 3 nên đến các bệnh viện để làm xét nghiệm còn kháng thể hay không. Trường hợp mẹ tiêm mũi cuối cùng cách đây trên 10 năm thì khi mang thai lần 3 cần được tiêm 2 mũi nhắc lại, mũi thứ nhất vào tuần thai thứ 20, mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ nhất 1 tháng. Đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn nhiều bà bầu vẫn đặt ra là [mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mang-thai-lan-3-tiem-uon-van-khi-nao-co-can-thiet-khong.html).\n\nViệc tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3 cũng cực kỳ quan trọng như lần 1 và lần 2. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ trở nên suy yếu, dễ lây nhiễm bệnh. Trong khi đó, thai nhi lại không có khả năng tự bảo vệ mà chỉ dựa vào mức độ miễn dịch từ mẹ. Nếu mẹ mắc bệnh, thai nhi cũng chịu tác động xấu, thậm chí đối mặt với nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, sinh non, ngừng phát triển,… Việc tiêm vắc xin đầy đủ giúp thai nhi nhận được sự miễn dịch thụ động từ mẹ, tăng cường sức đề kháng, tránh nguy cơ mắc uốn ván khi mẹ chuyển dạ hoặc uốn ván nhiễm trùng cắt dây rốn. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy thực hiện tiêm chủng đúng lịch nhé!\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-3-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_mang_thai_lan_3_2_6e89c1c56a.jpg)\n\n*Nhiều người băn khoăn liệu có cần tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3*\n\nLịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3\n------------------------------------------\n\nNgoài [tiêm vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-uon-van-o-dau-de-dam-bao-an-toan.html), phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng các bệnh khác để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con. Dưới đây các mũi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 bạn cần quan tâm:\n\n### Cúm\n\nCúm là một căn bệnh thường gặp, lây truyền qua đường hô hấp. Với người bình thường, phần lớn triệu chứng và ảnh hưởng của cúm không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cảm cúm khi mang thai có thể gây những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi. Ngoài một số loại vắc xin cúm như Influvac-S (Việt Nam), hầu hết các vắc xin phòng cúm có thể được tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Phụ nữ có thai nên được thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.\n\n### Sởi – quai bị – rubella\n\nĐây là những căn bệnh nhiễm trùng nặng, có nguy cơ gây sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như mất thị giác, thính giác, tim, khuyết tật trí tuệ. Do đó, phụ nữ mang thai không nên bỏ qua các mũi tiêm này. Vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella được chỉ định cho phụ nữ chuẩn bị mang thai như sau: Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng và nên hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.\n\n### Thủy đậu\n\nNếu bà bầu không may mắc phải thủy đậu có thể gây hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi, gây dị tật ở sọ, bại não, [đục thủy tinh thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/duc-thuy-tinh-the-546.html),... Nhất là khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể bị sẩy thai. Do đó, khi có kế hoạch mang thai lần 3, phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu. Hiện vắc xin này đang được chỉ định tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và cần được hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.\n\n### Viêm gan B\n\nVirus [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có thể lây truyền từ mẹ sang con cả khi mang thai, trong lúc chuyển dạ và thời kỳ cho con bú. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện khi phụ nữ có kế hoạch mang thai. Vắc xin này được chỉ định tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.\n\n![tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-3-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_cho_ba_bau_mang_thai_lan_3_3_fdbb382286.jpg)\n\n*Phụ nữ cần tiêm một số vắc xin quan trọng trước và trong thời kỳ mang thai lần 3*\n\nNhư vậy, với các thông tin trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc [tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần 3](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-mang-thai-lan-3-co-can-thiet-khong.html) cũng như các mũi tiêm phòng ngừa khác. Phụ nữ mang thai dù lần đầu hay các lần sau đều cần được bảo vệ, chăm sóc một cách cẩn thận trước các nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn tỉ mỉ, chi tiết nhất trước khi có kế hoạch mang thai nhé!\n\nLưu ngay: [Danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html)\n\n", "date": "07/09/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm và cách sơ cứu vết thương đúng cách", "abstract": "Chích ngừa khi giẫm phải đinh cần được thực hiện càng sớm càng tốt để phòng tránh bệnh uốn ván. Bài viết đưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về chủ đề tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm. ", "md_content": "Tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm tưởng chừng như là điều vô cùng đơn giản, không mang lại tác dụng đáng kể nên thường bị lơ là. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết rằng việc đạp phải đinh có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng của việc [tiêm vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) nhé!\n\nVì sao cần phải tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm?\n---------------------------------------------------\n\nKhông chỉ có trường hợp bị thương do đinh đâm mà các vết thương hở khác do gai nhọn, mảnh thủy tinh, kim loại hay động vật cắn gây ra đều cần được tiêm phòng uốn ván. Nguyên nhân là vị trí vết thương chính là môi trường yếm khí thuận lợi để vi khuẩn uốn ván xâm nhập và phát triển. Từ đó, gây nên [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) - căn bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong lên đến 90%.\n\nHơn nữa, vi khuẩn uốn ván còn tích tụ rất nhiều ở các loại đinh, kim loại gỉ sét. Chúng có thể đi kèm với nhiều loại vi khuẩn khác có trong bụi bẩn, đất cát, phân gia súc,... khiến bệnh tiến triển phức tạp và khó điều trị hơn. Do đó, dù là vết thương nhỏ, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần xử lý và tiêm phòng kịp thời để tránh những hậu quả nguy hiểm về sau.\n\n![Chích ngừa uốn ván khi đạp phải đinh và cách sơ cứu vết thương đúng cách 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_khi_dap_phai_dinh_va_cach_so_cuu_vet_thuong_dung_cach_43646_3_cba138986d.jpg)\n\n*Vết thương hở khi bị đinh đâm là nơi vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập* \n\nNên tiêm phòng uốn ván sau khi bị đinh đâm bao lâu?\n---------------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này bắt nguồn từ thời gian vi khuẩn uốn ván xâm nhập và ủ bệnh trong cơ thể là từ 3 - 21 ngày, thông thường là từ 7 - 8 ngày. Do đó, thời gian để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi giẫm phải đinh.\n\nSau 24 giờ, vắc xin sẽ giảm bớt khả năng bảo vệ, nhưng bạn vẫn cần tiêm phòng đầy đủ vì “muộn còn hơn không”.\n\nĐối tượng cần chú ý tiêm ngừa uốn ván\n-------------------------------------\n\nNhiều người cho rằng chỉ cần tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm. Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin sẽ giúp người bệnh ngăn chặn được tình trạng vi khuẩn uốn ván tấn công. Đặc biệt, những nhóm đối tượng dưới đây cần được ưu tiên tiêm ngừa uốn ván:\n\n* **Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh:** Để ngăn ngừa bệnh uốn ván tử cung ở mẹ bầu và [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) ở trẻ sơ sinh, chị em nên tiêm đủ 2 mũi tiêm ngừa uốn ván vào 3 tháng giữa của thai kỳ.\n* **Nông dân làm việc ở nông trại:** Đây là những người thường xuyên tiếp xúc với đất cát bẩn và phân gia súc, gia cầm. Việc tiêm vắc xin uốn ván sẽ giúp người nông dân dù bị thương trong quá trình làm việc vẫn có thể giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh uốn ván.\n* **Người lao động ở công trường:** Công trường là nơi chứa nhiều có nhiều vật nhọn, đinh thép nên những đối tượng này cần phải chủ động tiêm phòng để bảo vệ cơ thể không bị nhiễm vi khuẩn uốn ván.\n\n![Chích ngừa uốn ván khi đạp phải đinh và cách sơ cứu vết thương đúng cách 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_khi_dap_phai_dinh_va_cach_so_cuu_vet_thuong_dung_cach_43646_e9894c9486.jpg)\n\n*Mẹ bầu là đối tượng cần được tiêm phòng uốn ván đầy đủ* \n\nCách sơ cứu khi bị đinh đâm\n---------------------------\n\nTrước khi tiêm phòng uốn ván, nếu lỡ bị đinh đâm, người bệnh nên tự sơ cứu vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý đơn giản mà vô cùng hiệu quả sau:\n\n### Khi đinh găm sâu vào chân\n\nTrong trường hợp này, bạn không nên cố tìm cách để rút đinh ra mà hãy thực hiện một vài bước sơ cứu khác như:\n\n* Bước 1: Bạn dùng một miếng gạc vô trùng bọc quanh vật nhọn.\n* Bước 2: Đặt các tấm lót chèn vào xung quanh để cố định chiếc đinh.\n* Bước 3: Dùng gạc mềm để băng cố định các miếng lót.\n* Bước 4: Nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và lấy đinh ra khỏi chân.\n\n### Khi đinh chưa găm sâu vào chân\n\nTrong trường hợp chiếc đinh đâm vào chân ở mức độ tương đối nông, hoặc không găm vào chân, bạn cần sơ cứu theo các bước sau:\n\n* Bước 1: Sau khi giẫm vào đinh, bạn cần vệ sinh vết thương ngay.\n* Bước 2: Tiếp theo, bạn dùng khăn sạch, mềm lau nhẹ nhàng quanh vết thương để loại bỏ bụi bẩn. Khi vết thương chảy máu thì tức là đã loại bỏ được bụi bẩn.\n* Bước 3: Sử dụng kéo sạch đã được khử trùng bằng cồn để loại bỏ các lớp da bị bong tróc che phủ vết thương. Nhờ đó, đảm bảo nước và bụi bẩn không thể đọng lại, gây nhiễm trùng vết thương.\n* Bước 4: Thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng cá nhân để giảm nguy cơ nhiễm trùng.\n* Bước 5: Mỗi ngày, bạn rửa lại vết thương bằng dung dịch sát khuẩn và bôi thuốc mỡ kháng sinh 2 lần/ngày.\n* Bước 6: Nếu cơn đau ở vết thương trở nên âm ỉ và khó chịu, bạn có thể uống thuốc giảm đau là [acetaminophen](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/acetaminophen) hoặc ibuprofen.\n\n![Chích ngừa uốn ván khi đạp phải đinh và cách sơ cứu vết thương đúng cách 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_khi_dap_phai_dinh_va_cach_so_cuu_vet_thuong_dung_cach_43646_1_44ca1226a7.jpg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm cần kết hợp với vệ sinh vết thương* \n\nCần lưu ý gì chăm sóc vết thương bị đinh đâm?\n---------------------------------------------\n\nSau khi tiêm phòng uốn ván, bạn vẫn cần hết giữ gìn vết thương thật sạch sẽ để loại bỏ tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, bạn cũng nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:\n\n* Tiêm vắc xin ngừa uốn ván đủ liều, đúng thời gian quy định để vắc xin đạt được hiệu quả cao nhất.\n* Hạn chế để vết thương dính nước.\n* Không dùng tay để chạm hoặc bóc vảy ở vết thương gây chảy máu.\n* Không tự ý bôi các loại thuốc dân gian lên vết thương.\n* Chỉ thoa thuốc ngoài da khi vết thương đã bắt đầu kéo da non và có dấu hiệu hồi phục.\n* Đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi vết thương xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Sưng tấy, mưng mủ, chảy máu không ngừng,...\n* [Băng bó vết thương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huong-dan-bang-bo-vet-thuong-dung-cach-49382.html) cẩn thận khi đi ra ngoài nhằm hạn chế cho vết thương tiếp xúc với bụi bẩn.\n* Nên tháo băng để vết thương được thông thoáng khi đi ngủ vào buổi tối.\n* Không tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ.\n\nGiẫm phải đinh cần kiêng ăn gì?\n-------------------------------\n\nChế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương. Để hạn chế các biến chứng, cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục, bạn cần tránh xa những loại thực phẩm dưới đây:\n\n* Rau muống có thể kích thích lớp biểu bì hình thành nên những mô sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ.\n* Thịt gà và đồ nếp sẽ mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và tạo ra sẹo lồi.\n* Hải sản khiến nhiều người bệnh xuất hiện triệu chứng dị ứng, gây ngứa ở quanh miệng vết thương.\n* Thịt bò không chỉ tạo ra sẹo lồi mà còn làm đậm màu da ở vị trí vết thương.\n* Đồ cay, nóng, đậm vị sẽ mang lại cảm giác châm chích, sưng tấy và khiến vết thương lâu lành hơn.\n\n![Chích ngừa uốn ván khi đạp phải đinh và cách sơ cứu vết thương đúng cách 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chich_ngua_uon_van_khi_dap_phai_dinh_va_cach_so_cuu_vet_thuong_dung_cach_43646_2_1108185ca6.jpg)\n\n*Thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến vết thương lâu hồi phục hơn* \n\nChắc hẳn qua bài viết này, bạn đã biết được tầm quan trọng của việc [tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-khi-dap-phai-dinh-va-cach-so-cuu-vet-thuong-dung-cach-43646.html). Hãy sử dụng giày bảo hộ khi lao động để tránh gặp phải những tai nạn không mong muốn nhé!\n\n", "date": "07/03/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Có nên tiêm uốn ván khi mang thai không?", "abstract": "Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bằng đường uống hoặc tiêm khi mang thai đều phải thật thận trọng bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Vậy đối với việc phòng ngừa uốn ván thì sao, có nên tiêm uốn ván khi mang thai hay không? ", "md_content": "Có nên tiêm uốn ván khi mang thai là câu hỏi mà không ít bà bầu đặt ra khi tham vấn ý kiến của các bác sĩ sản khoa. Liệu có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé hay không, thuốc có gây tác dụng phụ nguy hiểm hay không? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về băn khoăn này.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) (hay phong đòn gánh) là tên gọi của một loại bệnh cấp tính do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra, nó phát triển tại vết thương sinh ra ngoại độc tố Tetanus exotoxin. Bệnh này được y khoa xếp vào danh sách nguy hiểm bởi nó có nguy cơ tử vong rất cao. \n\nThông thường, các vi khuẩn uốn ván sống trong đất, phân bón, bụi đường, nhiễm bệnh vào cơ thể con người thông qua vết rách, vết cắn của động vật, vết thương, gãy xương phức tạp, tiêm chích bị nhiễm bẩn hoặc thậm chí cả các vết thương nhẹ như đinh sắt bị rỉ hoặc gai đâm,… Khi [sơ cứu vết thương hở](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-vet-thuong-ho-dung-cach-53426.html) không đúng cách, việc nhiễm vi khuẩn rất dễ xảy ra.\n\nThời gian ủ bệnh thường từ 3 - 10 ngày, một số trường hợp có thể lên đến 3 tuần. Thực tế thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Chất độc do vi khuẩn uốn ván gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như co thắt cơ và các vấn đề về hô hấp. Do đó, biểu hiện của bệnh thường là xuất hiện những cơn co cứng cơ, đau dữ dội. Với trẻ em thường có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, đói nhưng không bú được nên càng khó, sau đó xuất hiện cơn co giật, uốn cong người, đầu ngã ra sau và [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html),…\n\n![co-nen-tiem-uon-van-khi-mang-thai-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_uon_van_khi_mang_thai_1_850b1d0944.jpg)\n\n*Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng qua vết thương hở*\n\nCó nên tiêm uốn ván khi mang thai?\n----------------------------------\n\nUốn ván là bệnh nguy hiểm nhưng liệu tiêm phòng uốn ván có thực hiện được đối với phụ nữ mang thai hay không, có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé hay không? Cho đến nay, nhiều nghiên cứu thử nghiệm đã được thực hiện, kết quả cho thấy vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là hình thức tạo kháng thể cho mẹ, từ đó tránh nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ, hạn chế tình trạng bé bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.\n\nHơn nữa, đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Thời gian ủ bệnh thường rất ngắn, biến chứng để lại khá nặng nề, nhất là đối với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn non nớt. Với phụ nữ có thai, vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập ngay trong quá trình chuyển dạ sinh nở, gây nguy hiểm cho mẹ và con. Nếu dụng cụ cắt rốn cho trẻ không được tiệt trùng một cách cẩn thận và sử dụng đúng cách, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua gốc dây rốn chưa lành. Do đó, với câu hỏi “có nên tiêm uốn ván khi mang thai hay không” thì câu trả lời là cực kỳ cần thiết để chủ động bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.\n\nMột số người còn khá lo lắng không biết liệu rằng [bà bầu tiêm uốn ván đau không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ba-bau-tiem-uon-van-dau-khong-43633.html)? Thực ra, việc có đau hay không, đau nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa từng người. Tuy nhiên, cảm giác đau do tiêm phòng không đáng lo ngại, đây chỉ là thủ thuật tiêm phòng bình thường như rất nhiều loại vắc xin khác. Vì thế, bà bầu không nên vì bất kỳ lý do gì mà trì hoãn hoặc từ chối tiêm phòng vắc xin uốn ván nhé!\n\n![co-nen-tiem-uon-van-khi-mang-thai-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_uon_van_khi_mang_thai_2_f650e4f150.jpg)\n\n*Nhiều người băn khoăn có nên tiêm uốn ván khi mang thai?*\n\nPhụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván?\n-----------------------------------------------------\n\nVậy phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều quan trọng gì khi thực hiện tiêm phòng uốn ván? Dưới đây là [lịch tiêm uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thai-32-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong-lich-tiem-uon-van-cho-ba-bau-68685.html) và cách chăm sóc sức khỏe sau tiêm đúng cách mà bạn có thể tham khảo.\n\n### Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai\n\nHiện nay, có 3 loại vắc xin phòng uốn ván phổ biến là vắc xin Adacel (Canada), vắc xin Boostrix (Bỉ) và vắc xin VAT (Việt Nam). Vậy [bà bầu tiêm uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ba-bau-tiem-uon-van-khi-nao-ban-co-biet-43642.html)? Đối với vắc xin Adacel và Boostrix, trong mỗi thai kỳ, phụ nữ mang thai chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi, bác sĩ thường khuyến khích tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, cứ 10 năm thì tiêm nhắc lại 1 lần.\n\nĐối với vắc xin VAT, lịch tiêm uốn ván cho bà bầu theo quy trình như sau:\n\n* Đối với người chưa từng tiêm ngừa uốn ván, không nhớ rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: Mũi 1 khi có thai lần đầu, mũi 2 tối thiểu 1 tháng sau mũi 1, mũi 3 tối thiểu 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau, mũi 4 tối thiểu 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau, mũi 5 tối thiểu 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau.\n* Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: Mũi 1 khi có thai lần đầu, mũi 2 tối thiểu 1 tháng sau mũi 1, mũi 3 tối thiểu 1 năm sau mũi 2.\n* Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và đã thêm 1 liều nhắc lại: Mũi 1 tiêm khi có thai lần đầu, mũi 2 tối thiểu 1 năm sau mũi 1.\n\n### Chăm sóc sức khỏe sau tiêm\n\nVắc xin phòng uốn ván được xem là một loại vắc xin khá lành tính, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau tiêm. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên chủ quan, cần theo dõi kỹ mọi phản ứng của cơ thể để kịp thời có hướng xử lý phù hợp. \n\nMột số phản ứng phụ thường hay gặp phải là sốt, có thể gây sưng đau ở vị trí tiêm, song đây là phản ứng bình thường của cơ thể, bà bầu không nên quá lo lắng. Bởi khi vắc xin vào cơ thể thì bộ máy miễn dịch sẽ phản ứng tạo kháng thể chống lại tức thời, duy trì khả năng ứng phó khi cần. Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đi khám.\n\n![co-nen-tiem-uon-van-khi-mang-thai-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_uon_van_khi_mang_thai_3_b1fd4da555.jpg)\n\n*Bác sĩ luôn dặn dò bà bầu chăm sóc sức khỏe sau tiêm đúng cách*\n\nNgoài ra, chỗ tiêm có thể bị buốt, phồng hoặc sưng nhẹ. Hiện tượng này sẽ tự động khỏi sau khoảng 3 - 5 ngày mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Bà bầu không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp bất kỳ cái gì vào vị trí tiêm.\n\nVới những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh uốn ván và giải đáp băn khoăn [có nên tiêm uốn ván khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-uon-van-khi-mang-thai-khong.html) không. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm, vì thế bạn nhớ chủ động tiêm các mũi cần thiết nhằm loại trừ nguy cơ nhé! Ngoài ra, bà bầu cũng cần lưu ý lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, an toàn, bác sĩ có kỹ thuật, chuyên môn để tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.\n\n", "date": "05/09/2023", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Có nên tiêm phòng bạch hầu ho gà uốn ván không?", "abstract": "Chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến việc tiêm phòng bạch hầu ho gà uốn ván. Nhưng liệu việc tiêm chủng phòng ngừa này có thực sự cần thiết với tất cả mọi người không, hay chỉ đối với nhóm nguy cơ nhiễm bệnh cao? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau bạn nhé!", "md_content": "Bạch hầu ho gà uốn ván được xem là những căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy chúng ta nên thực hiện việc tiêm chủng phòng ngừa như thế nào, phác đồ ra sao, liệu có điều gì cần lưu ý hay không? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức khoa học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.\n\nBạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh gì?\n------------------------------------------\n\nTrước hết, chúng ta cần hiểu rõ về bản chất, nguyên nhân gây nên bệnh Bạch hầu ho gà uốn ván. Dựa vào các nghiên cứu khoa học và thực tiễn, y học đã lý giải về các căn bệnh này như sau:\n\n### Bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là một bệnh ở đường hô hấp, có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm như tê liệt, suy tim và tử vong. Bệnh rất dễ lây lan khi người bệnh ho và hắt hơi. [Con đường lây nhiễm bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) có thể từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc qua các đồ vật trung gian có chứa dịch tiết người bệnh.\n\n### Uốn ván\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) do một loại vi khuẩn thường xuất hiện ở trong đất cát xâm nhập vào cơ thể người, nó gây ra chất độc tấn công vào hệ thần kinh, làm xuất hiện co thắt cơ và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.\n\n### Ho gà\n\n[Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) là căn bệnh gây ho và co thắt cổ họng nghiêm trọng. Đây cũng là bệnh rất dễ lây lan, có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc tử vong.\n\n![bach-hau-ho-ga-uon-van-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bach_hau_ho_ga_uon_van_1_bf4b170cd0.jpg)\n\n*Bạch hầu ho gà uốn ván là những bệnh gây nguy hiểm cho người bệnh*\n\nCó nên tiêm phòng Bạch hầu ho gà uốn ván không?\n-----------------------------------------------\n\nCó nên [tiêm vắc xin Bạch hầu ho gà uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html) không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Liệu có phản ứng nào ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêm vắc xin này hay không, tiêm phòng Bạch hầu ho gà uốn ván có bị sốt không? Như thông tin đã nêu ở trên, Bạch hầu ho gà uốn ván là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng con người. Cho đến nay, tiêm phòng vắc xin vẫn là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất.\n\nViệc xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như rất ít. Một số biểu hiện nhẹ thường gặp như sốt, đỏ, sưng hoặc đau nhức tại vị trí tiêm, mệt mỏi,... Những triệu chứng trên có thể xuất hiện trong vòng 1 - 3 ngày sau tiêm và thường tự động khỏi, không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Do đó, bạn không cần phải lo lắng mà nên thực hiện tiêm phòng đúng lịch để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.\n\nHiện nay, vắc xin Bạch hầu ho gà uốn ván có 2 loại chính là DTaP và Tdap, ngoài ra còn có hai loại vắc-xin chống bệnh bạch hầu, uốn ván là DT và Td. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 7 tuổi cần được tiêm DTaP hoặc DT, còn trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn sẽ tiêm Tdap hoặc Td.\n\nVậy có điều gì cần lưu ý khi tiêm vắc xin để ngừa bệnh Bạch hầu ho gà uốn ván hay không? Theo các bác sĩ, trẻ em là đối tượng cần được theo dõi sức khỏe trước và sau tiêm cẩn thận nhất. Bạn cần lưu ý một số điểm sau đây khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ:\n\n* Trẻ em đang bị bệnh vừa hoặc nặng được khuyến cáo nên đợi đến khi hồi phục sức khỏe thì mới tiến hành tiêm chủng. Với các bệnh nhẹ như [cảm lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cam-lanh-583.html), sốt không quá cao vẫn có thể tiêm vắc xin Bạch hầu ho gà uốn ván, tuy nhiên cần được thăm khám đầy đủ để xác định tình trạng bệnh một cách chính xác.\n* Nếu trẻ đã từng gặp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, đe dọa đến tính mạng, dù đó là vắc xin gì thì cũng không nên tiếp tục thực hiện việc tiêm chủng.\n* Trong trường hợp trẻ gặp vấn đề ở não hoặc hệ thống thần kinh trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin thì không nên thực hiện tiêm thêm liều khác, kể cả liều có tác dụng tương tự.\n\n![bach-hau-ho-ga-uon-van-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bach_hau_ho_ga_uon_van_2_070e53e27c.jpg)\n\n*Cho đến nay, tiêm vắc xin vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh*\n\nLịch tiêm Bạch hầu, ho gà, uốn ván đầy đủ nhất\n----------------------------------------------\n\nVậy Bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Theo các bác sĩ, [lịch tiêm chủng Bạch hầu ho gà uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-bach-hau-ho-ga-uon-van-nhung-dieu-ban-can-biet-43590.html) và số lượng mũi tiêm ngừa các bệnh này có sự khác nhau ở từng độ tuổi, đối tượng, cụ thể như sau:\n\n### Đối với trẻ từ 0 - 6 tuổi\n\nỞ độ tuổi này, trẻ em nên được tiêm đủ 5 liều vắc-xin DTaP theo lịch trình sau đây: 1 liều lúc 2 tháng tuổi, 1 liều lúc 3 tháng tuổi, 1 liều lúc 4 tháng tuổi, 1liều lúc 18 - 24 tháng tuổi, 1 liều lúc 4 - 6 tuổi. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của bé tại thời điểm đến lịch tiêm, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bé để xác định bé có nên tiêm hay không.\n\n### Đối với trẻ từ 7 - 18 tuổi\n\nTrong độ tuổi này, việc tiêm chủng sẽ được áp dụng như sau:\n\n* Trẻ từ 7 - 10 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ bệnh ho gà, bao gồm cả trẻ em chưa bao giờ được tiêm phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng thì nên tiêm bổ sung một liều vắc-xin Tdap.\n* Trẻ từ 11- 12 tuổi nên được tiêm thêm một liều Tdap để tăng cường khả năng miễn dịch.\n* Ở độ tuổi từ 13 - 18 tuổi nếu chưa tiêm vắc-xin Tdap nên được tiêm bổ sung một liều, sau đó tiêm phòng uốn ván và bạch hầu (vắc xin Td) cứ 10 năm 1 lần.\n\n![bach-hau-ho-ga-uon-van-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bach_hau_ho_ga_uon_van_3_55a4533c69.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin Bạch hầu ho gà uốn ván cho trẻ cần thực hiện đúng theo độ tuổi*\n\n### Thanh thiếu niên và người lớn\n\nTheo các nghiên cứu, miễn dịch của vắc xin bạch hầu và uốn ván sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người cần tiêm nhắc lại vắc-xin Td phòng hai bệnh này cứ 10 năm 1 lần, kể từ lần tiêm chủng loại vắc xin này đầu tiên. Ngoài ra, khả năng miễn dịch của bệnh ho gà cũng bị suy yếu nhiều, do đó các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo người trong độ tuổi từ 11 - 64 nên tiêm bổ sung 1 liều Tdap thay thế cho 1 liều vắc-xin Td.\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ mang thai là đối tượng gặp nhiều nguy cơ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch thường khá yếu, cộng với quá trình sinh nở có thể xảy ra nhiều nguy hiểm. Do đó, bà bầu được khuyên nên tiêm một liều vắc xin Bạch hầu ho gà uốn ván Tdap ở mỗi lần mang thai, tốt nhất là trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 27 đến tuần thai thứ 36. Việc tiêm chủng phòng ngừa các bệnh này sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và bé, nhất là đối với em bé tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh uốn ván và ho gà trong vài tháng đầu đời.\n\nNhư vậy, với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh [Bạch hầu ho gà uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html) cũng như tầm quan trọng của việc tiêm chủng ngăn ngừa các bệnh này. Việc tiêm phòng là cần thiết, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thể trạng, tình hình sức khỏe của mỗi người. Do đó, bạn cần cung cấp đầy đủ về tiền sử bệnh và lịch sử tiêm chủng với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên tốt nhất nhé!\n\nXem thêm: [Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-tiem-1-mui-uon-van-co-sao-khong.html)\n\n", "date": "05/09/2023", "tags": ["Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván"]}, {"title": "Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi", "abstract": "Bệnh nhân uốn ván phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi đã điều trị kịp thời, cần có phương pháp chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách để người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn. Tìm hiểu về những phương pháp chăm sóc sẽ rất hữu ích khi người quen hay người thân của bạn không may mắc phải bệnh này.", "md_content": "Phương pháp chăm sóc bệnh nhân uốn ván phù hợp sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ trình bày chi tiết về phương pháp chăm sóc người bệnh cũng như phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả.\n\nNhững cần biết trước khi chăm sóc bệnh nhân uốn ván\n---------------------------------------------------\n\nTrước khi chăm sóc bệnh nhân [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), người chăm sóc cần được biết những điều sau:\n\n* Người chăm sóc cần phải hiểu được nguồn gốc cũng như nguyên nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván của người bệnh.\n* Người chăm sóc cần được biết các triệu chứng mà bệnh nhân đã và đang có của bệnh uốn ván. Người bệnh có bị co cơ, mỏi hàm hay không? Và các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào?\n* Người chăm sóc cần được biết đường lây nhiễm của vi khuẩn uốn vào vào cơ thể người bệnh. Người bệnh nhiễm vi khuẩn vì đạp đinh, gai đâm hay là do nhiễm trong quá trình phẫu thuật, sinh mổ, cắt dây rốn ([uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html)) hay do nạo phá thai. Người chăm sóc cần được biết lý do để có hướng điều trị đúng cách.\n* Cần đánh giá mức độ nguy hiểm của vết thương hay mức độ lành, tốc độ lành của vết thương để tiếp tục chăm sóc điều trị phù hợp.\n* Người chăm sóc cần đánh giá xem người bệnh có khó thở hay khó nuốt không. Các chỉ số sinh hiệu của người bệnh hàng ngày. Đồng thời đánh giá tinh thần, nhận thức của người bệnh.\n\nNgười chăm sóc cần nắm được những điều cơ bản trên để đưa ra hướng chăm sóc phù hợp để giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh cũng như thời gian điều trị bệnh uốn ván.\n\n![Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_benh_nhan_uon_van_sao_cho_mau_khoi_1_512b5d0e70.jpg)\n\n*Người chăm sóc cần phải hiểu được nguồn gốc cũng như nguyên nhân dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván của người bệnh*\n\nCách chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách nhất\n----------------------------------------------\n\nTheo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, cách chăm sóc bệnh nhân uốn ván sẽ có những điểm khác nhau:\n\n### Trong giai đoạn đầu\n\nTrong giai đoạn đầu, do các triệu chứng của uốn ván gây ra người bệnh khá khó vận động và mất kiểm soát bản thân. Trong giai đoạn này, người bệnh rất cần người chăm sóc hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày.\n\nDưới đây là các cách chăm sóc người bệnh uốn ván:\n\n* Người bệnh đã có biểu hiện [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), việc đầu tiên cần làm là khống chế các biểu hiện co giật trên để không làm tổn thương đến các cơ quan khác của cơ thể. Người chăm sóc dùng thuốc an thần dạng tiêm hoặc dạng uống tùy từng trường hợp cho người bệnh. Nhưng cần có chỉ định của bác sĩ hay cần có lời dặn của bác sĩ trước khi dùng thuốc an thần cho người bệnh. Nếu cần dùng thuốc đường tiêm, không tiêm bắp, cần tiêm đúng liều lượng và liên tục theo dõi trạng thái của người bệnh cho đến khi hết biểu hiện co giật.\n* Loại bỏ các chất đờm, dãi để người bệnh không bị ngạt thở. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh răng miệng, mũi cho người bệnh mỗi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần được rửa mắt và nhỏ thuốc hàng ngày trong quá trình điều trị bệnh.\n* Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho người bệnh. Người chăm sóc cần thay gra giường và hỗ trợ người bệnh thay quần áo thường xuyên.\n* Người bệnh có vết loét thì cần hạn chế để người bệnh đè lên vết loét. Tốt nhất nên cho người bệnh nằm đệm hơi hay đệm nước. Cần thay đổi tư thế nằm của người bệnh thường xuyên, khoảng 2 tiếng một lần.\n* Bệnh uốn ván có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nên vị trí nghỉ ngơi của người bệnh cần yên tĩnh, hạn chế các tác động mạnh, kích thích thần kinh của người bệnh.\n* Hỗ trợ người bệnh uống đủ nước, nếu cần thì tiêm truyền nước cho người bệnh.\n* Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị.\n* Không để người bệnh té, ngã. Theo dõi sinh hiệu của người bệnh để báo cho bác sĩ kịp thời.\n\n### Xử lý vết thương\n\nNgười bệnh uốn ván thường nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua các vết thương hở, bởi vậy cách xử lý, [vệ sinh vết thương hở](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao-56784.html) này cũng cực kỳ quan trọng. Nếu xử lý không đúng cách, người bệnh sẽ bị bội nhiễm, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Người chăm sóc cần:\n\n* Rửa vết thương và thay băng hàng ngày. Nếu vết thương có vết mủ cần dẫn lưu mủ ra ngoài.\n* Trong vết thương có dị vật, dị vật đó gây nên bệnh uốn ván thì cần lấy dị vật đó ra ngoài.\n* Vết thương đã hoại tử thì cần cắt, loại bỏ những mô chết.\n* Không băng kín hoàn toàn các vết thương. Quan sát tình trạng của vết thương, nếu cảm thấy tình trạng vết thương ngày càng nặng, vết loét càng sâu và rộng hơn, cần báo bác sĩ để tìm hướng điều trị kịp thời.\n* Cần tiêm kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.\n\n![Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_benh_nhan_uon_van_sao_cho_mau_khoi_2_29e2f2f5b7.jpg)\n\n*Xử lý vết thương là một khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân uốn ván*\n\n### Giai đoạn hồi phục\n\nTrong giai đoạn hồi phục, người chăm sóc nên hướng dẫn người bệnh những điều sau để người bệnh phục hồi nhanh hơn, đẩy nhanh thời gian hồi phục.\n\n* Khuyến khích người bệnh hít thở sâu, hướng dẫn người bệnh ho khạc đúng cách.\n* Người bệnh không nên nằm quá nhiều trong thời gian dài. Khuyến khích người bệnh vận động tay chân nhẹ nhàng để các khớp hoạt động thường xuyên, không cứng khớp.\n* Khi người bệnh đã tự ăn uống được, hướng dẫn bệnh nhân nhai, nuốt đúng cách để không ảnh hưởng đến các cơ, khớp liên quan.\n\n### Những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân uốn ván\n\nNgười chăm sóc trong toàn quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những điều sau:\n\n* Giai đoạn đầu của người bệnh, không được để người bệnh ăn thông qua đường miệng vì thời điểm này, người bệnh rất dễ sặc thức ăn.\n* Hạn chế tất cả các tình trạng gây kích thích thần kinh cho người bệnh, đặc biệt là trường hợp gặp người thân.\n* Người bệnh uốn ván ăn uống cần được kiểm soát riêng.\n\nCách tốt nhất là phòng ngừa bệnh uốn ván\n----------------------------------------\n\nHiện nay, cách tốt nhất vẫn là tiêm vaccine ngừa bệnh uốn ván, hiệu lực của vaccine uốn ván lên tới 100%. Tất cả các đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh, phụ nữ đang có thai [tiêm vaccine ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-vacxin-uon-van-cho-ba-bau-thoi-gian-va-dia-diem-tiem-phong-43667.html) đều cần thiết. Bệnh uốn ván sẽ được điều trị đơn giản hơn nếu người bệnh chủ động tiêm vaccine uốn ván phòng bệnh. Nhưng cần lưu ý rằng, cần đảm bảo đủ số lượng mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả của vaccine.\n\n![Chăm sóc bệnh nhân uốn ván sao cho mau khỏi 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_benh_nhan_uon_van_sao_cho_mau_khoi_3_c6e25c638f.jpg)\n\n*Cách phòng ngừa uốn ván tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh*\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề [chăm sóc bệnh nhân uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cham-soc-benh-nhan-uon-van-sao-cho-mau-khoi-43637.html) sao cho mau khỏi. Có thể thấy, chăm sóc bệnh nhân uốn ván đúng cách cũng không hề đơn giản. Cần đọc và hiểu rõ những phương pháp và lưu ý trên để hỗ trợ người bệnh trong toàn quá trình điều trị bệnh. Đồng thời cần tuân thủ theo các lời khuyên của bác sĩ trong quá trình điều trị.\n\n", "date": "05/03/2019", "tags": ["uốn ván", "Bệnh uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Góc giải đáp: Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?", "abstract": "Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, dao động từ 25 - 90%. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh uốn ván vì vậy tiêm phòng vacxin uốn ván là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?", "md_content": "Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, ảnh hưởng đến cơ bắp và dây thần kinh. Đây là loại bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao kể cả khi người bệnh được điều trị. Tiêm phòng [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là biện pháp tốt nhất hiện nay để ngăn ngừa bệnh uốn ván. Tuy nhiên, mọi người thường băn khoăn tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra lời giải đáp.\n\nVacxin uốn ván là gì?\n---------------------\n\nVacxin uốn ván là một chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ trực khuẩn uốn ván hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống với trực khuẩn uốn ván. [Vacxin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) được sử dụng để tiêm trực tiếp vào cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể phòng ngừa trực khuẩn uốn ván. Từ đó giúp cơ thể phản ứng nhanh, hiệu quả hơn khi tiếp xúc với nguồn bệnh và ngăn ngừa sự lây nhiễm của trực khuẩn, bảo vệ tối đa sức khỏe người được tiêm khỏi sự gây hại của trực khuẩn uốn ván.\n\nUốn ván gây ra bởi ngoại độc tố Tetanus exotoxin sản sinh từ trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vi khuẩn này có nhiều trong đất, phân bón đặc biệt là phân ngựa, các vật bị gỉ sét. Khi cơ thể có những tổn thương ở da hoặc vết thương hở, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.\n\n![Góc giải đáp: Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_duoc_bao_lau_thi_het_tac_dung_43601_1_10a54c2e14.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì vậy tiêm phòng uốn ván là điều vô cùng cần thiết*\n\nCó cần thiết phải tiêm phòng uốn ván không?\n-------------------------------------------\n\nTỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván từ 25 - 90%, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh bị uốn ván do nhiễm trùng cắt dây rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Vì vậy, tất cả mọi người đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Vacxin uốn ván còn được gọi là giải độc tố uốn ván, đây là loại vacxin có hiệu quả cao, an toàn đối với phụ nữ mang thai và người nhiễm HIV. Vacxin uốn ván có tác dụng lớn trong việc phòng bệnh, ngăn ngừa và điều trị uốn ván nguy hiểm. Từ đó giúp giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh.\n\nViệc thực hiện tiêm phòng uốn ván kịp thời và đầy đủ giúp người bệnh không phải trải qua cảm giác đau đớn và nguy hiểm do uốn ván gây ra. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng vacxin uốn ván còn giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng bởi đây là [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html), càng nhiều cá thể nhiễm bệnh thì sự bùng phát bệnh uốn ván càng cao. Mặt khác, uốn ván tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị, thậm chí không thể điều trị dứt điểm các biến chứng do bệnh để lại, bênh có thể để lại di chứng suốt đời, kìm hãm sự phát triển của trẻ và người lớn. Chính vì những lý do trên, tiêm phòng uốn ván là việc hết sức cần thiết mà mỗi người trong chúng ta cần thực hiện đầy đủ vì bản thân cũng như vì sức khỏe cộng đồng.\n\nTiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?\n---------------------------------------------\n\nBên cạnh việc được khuyến cáo tiêm phòng vacxin uốn ván đầy đủ và kịp thời, người tiêm thường thắc mắc rằng tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu? Vacxin uốn ván không cung cấp [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) miễn dịch suốt đời cho người tiêm. Thông thường, vacxin sẽ có tác dụng trong khoảng 10 năm chính vì vậy mà người tiêm thường được bác sĩ khuyên nên tiêm mũi nhắc lại mỗi thập kỷ để nồng độ kháng thể trong cơ thể được ổn định, tránh nguy cơ mắc bệnh uốn ván.\n\n![tiem-uon-van-duoc-bao-lau-thi-het-tac-dung-43601 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_duoc_bao_lau_thi_het_tac_dung_43601_2_6c224c2b61.jpg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu là câu hỏi được tìm kiếm khá nhiều*\n\nTuy vậy, tùy trường hợp và mức độ tổn thương mà người bệnh gặp phải có nghiêm trọng hay không mà bác sĩ sẽ quyết định có tiêm uốn ván nữa không. Trong trường hợp người bệnh bị thương nhưng đã tiêm đủ các mũi vacxin trong vòng 5 năm thì người bệnh không cần phải tiêm lại. Nếu người bệnh đã tiêm quá 5 năm và có biểu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn uốn ván thì nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng, tránh những biến chứng nguy hiểm từ bệnh.Một số vấn đề cần biết về tiêm phòng uốn ván.\n\nMột số vấn đề cần biết về tiêm phòng uốn ván\n--------------------------------------------\n\nBên cạnh việc tìm hiểu tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu, người bệnh cũng cần biết một số vấn đề sau về tiêm phòng uốn ván:\n\n### Cách xử lý vết thương để phòng bệnh uốn ván\n\nNếu bạn xử lý vết thương không tốt sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn uốn ván và gặp những biến chứng nguy hiểm từ bệnh. Vi khuẩn uốn ván xuất hiện khi cơ thể có vết thương hở do các vật bị gỉ sét, bẩn đâm vào da thịt đồng thời vết thương bị băng kín gây ra tình trạng nhiễm trùng vết thương, tăng nguy cơ uốn ván. Vì vậy, khi bị vết thương hở, bạn cần thực hiện xử lý vết thương như sau:\n\n* Đầu tiên, làm sạch vết thương bằng cách loại bỏ bùn đất, các dị vật ra khỏi da.\n* Tiếp theo tiến hành rửa vết thương bằng oxy già nhiều lần hoặc có thể sử dụng xà phòng xử lý, sau đó rửa lại bằng cồn 70 độ.\n* Cuối cùng, hãy đến ngay các trung tâm y tế để tiêm phòng uốn ván và tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được băng kín vết thương vì việc này sẽ tạo môi trường yếm khí khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển thành bệnh.\n\n![tiem-uon-van-duoc-bao-lau-thi-het-tac-dung-43601 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_duoc_bao_lau_thi_het_tac_dung_43601_3_7cdb592b07.jpg)\n\n*Biết cách xử lý vết thương giúp bạn hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn uốn ván*\n\n### Chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm phòng uốn ván\n\nSau khi tiêm ngừa uốn ván, cơ thể người được tiêm phòng có thể xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, nôn, người nóng sốt, đau đầu, mệt mỏi, sưng tấy tại vị trí tiêm,... Những triệu chứng này hết sức bình thường, đây là phản ứng của cơ thể khi tiếp nhận vacxin để sản sinh ra kháng thể, bạn không cần quá lo lắng. Để sức khỏe mau hồi phục sau khi tiêm phòng, bạn nên:\n\n* **Nghỉ ngơi và thư giãn:** Sau khi tiêm ít nhất 30 phút để hạn chế cảm giác chóng mặt hoặc buồn nôn.\n* Bổ sung nước cho cơ thể: Việc bổ sung nước là cần thiết để cơ thể tránh những tác dụng phụ do vacxin gây ra.\n* **Giữ vùng tiêm sạch sẽ và kiểm tra vùng tiêm:** Sau tiêm phòng, bạn nên hạn chế chạm vào vùng tiêm tránh trường hợp nhiễm trùng. Sau vài ngày, bạn kiểm tra tại vị trí tiêm xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Nếu có bất kỳ bất thường nào như sưng đỏ, có mủ thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.\n* **Không tự ý điều trị phản ứng phụ và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ:** Nếu bạn gặp các [tác dụng phụ của vacxin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong.html) thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc để điều trị. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị nếu các phản ứng này nghiêm trọng và không khỏi sau vài ngày.\n\nBên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác sau khi tiêm phòng uốn ván để hệ miễn dịch không bị suy yếu, không ảnh hưởng đến công dụng của vacxin.\n\nQua bài viết trên, hy vọng bạn biết được nhiều thông tin hữu ích cũng như tìm được lời giải đáp cho việc [tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-duoc-bao-lau-thi-het-tac-dung-43601.html). Vacxin uốn ván có tầm quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, vì vậy mỗi cá nhân hãy tự chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được hỗ trợ tiêm phòng đầy đủ nhé!\n\n", "date": "27/02/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không? Những quan niệm sai lầm về tiêm phòng uốn ván", "abstract": "Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của người nhiễm bệnh. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị uốn ván, cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh là tiêm phòng uốn ván. Vậy tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không, hãy cùng bài viết dưới đây tìm lời giải đáp nhé!", "md_content": "Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong và mắc [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) rất cao, có thể chiếm tới 80%, bệnh có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào trong năm. Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng chống bệnh hiệu quả là tiêm ngừa uốn ván. Vậy tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\nUốn ván hay còn được gọi với tên gọi khác là bệnh phong đòn gánh (Tetanus), bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Các bào tử vi khuẩn được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trong môi trường, đặc biệt trong đất, phân của động vật, dây thép gai, các dụng cụ bị gỉ sét,... Bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) không lây từ người này sang người khác, thường vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc các tổn thương trên da trong điều kiện yếm khí. Khi xâm nhập vào cơ thể, bào tử phóng một loại độc tố dẫn đến đau cơ và cứng khớp, thậm chí khiến bệnh nhân khó thở, co giật và tử vong.\n\nTiêm ngừa uốn ván có thực sự quan trọng không?\n----------------------------------------------\n\nUốn ván là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc uốn ván, tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng co thắt cơ bắp bằng cách sử dụng thuốc an thần. Chính vì vậy, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván là tiêm ngừa vắc-xin uốn ván.\n\n![tiem-uon-van-co-hai-khong-nhung-quan-niem-sai-lam-43629 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_hai_khong_nhung_quan_niem_sai_lam_43629_1_afe1570e30.jpg)\n\n*Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván là tiêm ngừa vắc-xin uốn ván*\n\nVắc-xin uốn ván hay còn được gọi là giải độc tố uốn ván, là loại vắc-xin vô hoạt được dùng để ngăn chặn nha bào uốn ván. Đối với trường hợp không được tiêm phòng uốn ván, người có nguy cơ mắc bệnh nên tiêm ngay trong vòng 48 giờ sau khi bị thương. Tiêm ngừa uốn ván giúp phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị uốn ván, giảm tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, nếu tiêm đủ liều, người bệnh sẽ không phải trải qua những cơn đau dữ dội và nguy hiểm.\n\nNhững đối tượng cần được tiêm ngừa uốn ván\n------------------------------------------\n\nBất kỳ đối tượng nào cũng cần được tiêm ngừa uốn ván. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng dưới đây không nên lo ngại tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không mà hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được thực hiện tiêm phòng đầy đủ.\n\n### Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản\n\nPhụ nữ trong giai đoạn từ 15 - 44 tuổi cần được tiêm ngừa uốn ván để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Sau 5 mũi tiêm, cơ thể sẽ có khả năng chống lại bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh nở, vắc-xin có hiệu lực gần như 100%.\n\n### Phụ nữ đang mang thai\n\nPhụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ cũng nên tiêm phòng uốn ván và chỉ cần tiêm đủ 2 mũi là có thể bảo vệ sức khỏe của sản phụ cũng như trẻ khi sinh ra khỏi bệnh uốn ván. Nên thực hiện tiêm ngừa uốn ván lần đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ, mỗi mũi tiêm nên cách nhau ít nhất một tháng và mũi thứ 2 cách ngày sinh khoảng 15 ngày.\n\n![tiem-uon-van-co-hai-khong-nhung-quan-niem-sai-lam-43629 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_hai_khong_nhung_quan_niem_sai_lam_43629_2_722f915ce0.jpg)\n\n*Phụ nữ đang mang thai là một trong những đối tượng cần được tiêm ngừa uốn ván*\n\n### Trẻ em sơ sinh\n\nTỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong do bệnh uốn ván lên đến 98%. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ thực hiện [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) theo quy định của Bộ Y tế để ngăn ngừa bệnh uốn ván. Mũi vắc-xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi tích hợp bao gồm bệnh ho gà, uốn ván và bạch hầu. Các mũi tiêm sau đó là mũi nhắc lại.\n\n### Người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh\n\nMột số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván do nghề nghiệp đặc thù như người làm vườn, người làm tại công trường, người chăn nuôi, công nhân vệ sinh cống rãnh và công nhân xây dựng tại công trường. Những đối tượng này nên được tiêm phòng uốn ván ít nhất 3 mũi trong vòng nửa năm. Sau 5 - 10 năm thì tiêm mũi nhắc lại giúp kéo dài công dụng của vắc-xin.\n\nTiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không? Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm uốn ván\n---------------------------------------------------------------------------------------\n\nVắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh. Những mầm bệnh này đều được giảm độc lực hay triệt tiêu khả năng gây bệnh. Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể sẽ tạo dấu hiệu để hệ thống miễn dịch tạo các kháng thể tương ứng để phòng chống lại mầm bệnh.\n\n[Vắc-xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) cũng là loại chứa độc tố gây bệnh đã được giảm độc tính nên việc lo ngại tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin uốn ván là phương pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\n![tiem-uon-van-co-hai-khong-nhung-quan-niem-sai-lam-43629 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_uon_van_co_hai_khong_nhung_quan_niem_sai_lam_43629_3_6bba538093.jpg)\n\n*Người vẫn băn khoăn rằng tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không*\n\nVắc-xin vào trong cơ thể sẽ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:\n\n* Nóng sốt;\n* Sưng tấy chỗ tiêm;\n* Đau người;\n* Buồn nôn;\n* Nôn;\n* Đau đầu.\n\nTrong một số trường hợp có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng nghiêm trọng hơn như khó thở và tim đập nhanh hoặc thậm chí bị co giật.\n\nĐối với những dấu hiệu dị ứng vắc-xin thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng sẽ được cải thiện và biến mất từ 2 - 3 ngày sau tiêm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời nhé.\n\nMột số điều cần lưu ý khi tiêm ngừa uốn ván\n-------------------------------------------\n\nThông qua những phân tích nêu trên, ắt hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc [tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-lam-gi-co-can-thiet-khong-43618.html) có ảnh hưởng gì không. Tiêm ngừa uốn ván sẽ không có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, tuy nhiên cơ thể vẫn sẽ diễn ra một số phản ứng dị ứng đối với vắc-xin, đây là những phản ứng bình thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván để nhanh hồi phục sức khỏe như:\n\n* **Tránh chạm vào vị trí tiêm:** Để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm vào vị trí tiêm. Không nên vỗ hoặc xoa vùng tiêm sau khi tiêm.\n* **Không sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác:** Bởi những loại đồ uống này có các chất làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.\n* **Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn:** Môi trường ô nhiễm và đầy bụi bẩn sẽ có thể khiến bạn bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm, vì vậy cần hạn chế tiếp xúc trong môi trường bụi bẩn để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe sau tiêm phòng.\n\nHy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc [tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-co-hai-khong-nhung-quan-niem-sai-lam-43629.html). Tiêm ngừa uốn ván là biện pháp hiệu quả và tốt nhất để phòng ngừa uốn ván, vì vậy bạn cùng người thân trong gia đình hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng nhé!\n\n", "date": "01/03/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Giải đáp: Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?", "abstract": "Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn một cách chi tiết và cụ thể nhất.", "md_content": "Tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván là phương pháp điều trị hiệu quả dành cho những người có vết thương chảy máu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu, khi nào nên tiêm vắc xin uốn ván nhé!\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\nTrước khi tìm hiểu: “Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?”, bạn đọc cần hiểu rõ về bản chất của căn [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Đây là bệnh lý gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani, hay còn gọi là vi khuẩn uốn ván. \n\nLoại vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và sinh trưởng trong môi trường yếm khí. Tiếp đó, chúng giải phóng độc tố và hòa vào trong máu, gây tê liệt các tế bào thần kinh điều khiển cơ. Cuối cùng, dẫn đến các cơn co giật cục bộ hoặc co giật toàn thân.\n\nUốn ván có nguy hiểm không?\n---------------------------\n\nUốn ván được xếp vào căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất, khoảng từ 10 - 80%. Đối với trẻ sơ sinh bị [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng có thể lên đến 95%. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 4 - 10 ngày. Trong đó, uốn ván toàn thân là thể thường gặp nhất với những dấu hiệu đặc trưng như: Khó nuốt, cứng hàm, co cứng thân cường độ mạnh, khó thở, tím tái,...\n\n![Giải đáp: Huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_thanh_uon_van_tac_dung_bao_lau_43572_5_479f95dfd6.jpg)\n\n*Uốn ván là căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao* \n\nKhi nào có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao nhất?\n---------------------------------------------\n\nTheo các bác sĩ, người bệnh nên chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân khi cơ thể xuất hiện các vết thương hở ngoài da như:\n\n* Rách, trầy, xước da;\n* Vết xăm mình, xỏ khuyên;\n* Vết tiêm;\n* Vết thương bị nhiễm bẩn, dính nhiều dị vật;\n* Vết thương do đạn bắn;\n* Gãy xương hở;\n* Vết bỏng;\n* Vết thương do phẫu thuật;\n* Vết cắn của động vật.\n\nĐây đều là những vị trí có thể tạo ra môi trường yếm khí thuận lợi cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và sinh sôi nhanh chóng. Hơn nữa, trong trường hợp trực khuẩn uốn ván đã xâm nhập vào cơ thể, vắc xin đã không còn tác dụng bảo vệ cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng huyết thanh Globulin điều trị uốn ván càng sớm càng tốt.\n\n![Giải đáp: Huyết thanh uốn ván tác dụng bao lâu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_thanh_uon_van_tac_dung_bao_lau_43572_3_6e6c498b22.jpg)\n\n*Một vết thương hở dù rất nhỏ trên da cũng có thể gây bệnh uốn ván* \n\nKhông những vậy, các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván là:\n\n* Người già, trẻ em có hệ miễn dịch yếu hoặc người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch nhưng chưa được [tiêm vắc xin ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html).\n* Người không được tiêm phòng TIG kịp thời để chống lại bệnh uốn ván.\n* Cơ thể người bệnh xuất hiện các loại vi khuẩn gây bệnh khác.\n* Mô tại vết thương bị tổn thương nhiều.\n* Xung quanh miệng vết thương bị sưng tấy.\n\nTiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\n---------------------------------------------\n\nTiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. [Huyết thanh kháng độc tố uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-doc-to-uon-van-sat-va-nhung-dieu-can-biet-43575.html) hay còn được biết đến với cái tên là Globulin miễn dịch. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị cho những người chưa có miễn dịch với trực khuẩn uốn ván và có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao. Nó được điều chế từ huyết tương của người được chọn và có tỷ lệ pha loãng khoảng 16%.\n\nĐể trả lời cho thắc mắc: “Tiêm SAT có tác dụng bao lâu?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng với phác đồ điều trị gồm đầy đủ 5 mũi tiêm thì người bệnh đã có khả năng kháng bệnh lên đến 5 năm. Do đó, trong khoảng thời gian 5 năm kể từ khi tiêm huyết thanh uốn ván, người bệnh chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin nhắc lại nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trực khuẩn uốn ván.\n\nTốt nhất, để duy trì khả năng miễn dịch với vi khuẩn uốn ván, người bệnh nên chủ động tiêm nhắc lại 1 liều sau 5 - 10 năm. Mũi nhắc này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả phòng bệnh uốn ván.\n\n![Giải đáp: Huyết thanh uốn ván dụng bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_thanh_uon_van_tac_dung_bao_lau_43572_2_4794ec6a97.jpg)\n\n*Không ít người bệnh thắc mắc tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu*\n\nPhác đồ tiêm huyết thanh uốn ván\n--------------------------------\n\nHuyết thanh uốn ván thường được đưa vào cơ thể với liều lượng là 250 IU. Nếu sau quá 24 giờ, bác sĩ sẽ tăng hàm lượng huyết thanh lên 500 IU. Theo đó, tổng liều lượng sau 5 liều huyết thanh là 5000 - 10.000 IU đối với trẻ em bị uốn ván và 50.000 - 100.000 IU đối với người lớn. Đồng thời, vắc xin uốn ván cũng được chỉ định tiêm vào tay cùng lúc, cùng liều lượng với huyết tương.\n\nDưới đây là phác đồ tiêm phòng uốn ván chi tiết dành cho những người chưa có miễn dịch với trực khuẩn uốn ván:\n\n* Lần 1: Người bệnh sẽ được chích hai mũi cùng lúc, bao gồm: 1 mũi huyết thanh và 1 mũi vắc xin. Trong đó, mũi thứ nhất là huyết thanh Tetanus 1500DV có tác dụng điều trị bệnh tức thời. Khi kết hợp cùng với vắc xin VAT, cơ thể sẽ tự tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn trong 10 ngày tiếp theo.\n* Lần 2: Bệnh nhân được tiêm thêm 1 mũi vào 3 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.\n* Lần 3: Mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên khoảng 6 tháng.\n* Lần 4: Người bệnh sẽ được thông báo chích mũi cuối cùng vào tháng thứ 12.\n\nTiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng phụ không?\n-----------------------------------------------\n\nĐối với những người dễ mẫn cảm hoặc có cơ địa dị ứng, việc lưu ý đến những tác dụng phụ không mong muốn của huyết thanh uốn ván là điều không thể bỏ qua. Biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm vài giờ hoặc 7 - 10 ngày sau khi tiêm. Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp những phản ứng phụ thường gặp nhất của phương pháp điều trị này. Đó là:\n\n* Nổi mề đay, ngứa rát da, dị ứng;\n* Hạ huyết áp, khó thở, choáng;\n* Viêm thận;\n* Sốc phản vệ.\n\nĐể xử lý kịp thời với những biểu hiện bất thường này, người bệnh nên theo dõi sát sao các dấu hiệu của bản thân sau khi tiêm. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn adrenalin để điều trị ngay nếu gặp trường hợp sốc phản vệ.\n\nTiêm huyết thanh uốn ván khi mang thai có nguy hiểm không?\n----------------------------------------------------------\n\nTrên thực tế, có rất nhiều mẹ bầu chưa kịp tiêm phòng vắc xin uốn ván nhưng đã bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì căn bệnh này có thể gây gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cũng không khỏi lo lắng liệu huyết thanh uốn ván có ảnh hưởng xấu đến em bé không.\n\nHiện nay, huyết thanh uốn ván được chống chỉ định với phụ nữ mang thai, khác với [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html). Vì vậy, mẹ cần cân nhắc về thời gian tiêm huyết thanh và tuổi của thai, cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn chính xác nhất nhé!\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_thanh_uon_van_tac_dung_bao_lau_43572_4_12335af7e2.jpg)\n\n*Mẹ bầu được khuyến cáo không nên tiêm huyết thanh uốn ván trong thai kỳ* \n\nTừ những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “[Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-huyet-thanh-uon-van-tac-dung-bao-lau-43572.html)?” phải không nào! Bên cạnh việc chủ động tiêm phòng vắc xin uốn ván, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm huyết thanh uốn ván khi cơ thể bị thương, bị trầy xước nhé.\n\n", "date": "23/02/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả", "abstract": "Uốn ván là niềm quan tâm của nhiều người vì tỷ lệ tử vong khá cao. Tỷ lệ tử vong do uốn ván khoảng 15 - 60%, tỷ lệ này tăng lên tới 80 - 90% đối với trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng uốn ván có chữa được không và phương pháp điều trị như thế nào để sức khỏe của người bệnh được đảm bảo?", "md_content": "Bệnh uốn ván có chữa được không là thắc mắc của nhiều người vì đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh uốn ván có chữa được không cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.\n\n### Bệnh uốn ván có chữa được không?\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh do nhiễm khuẩn có tác động lên hệ thần kinh của người bệnh. Độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani làm tổn thương hệ thần kinh, tổn thương nặng nề đến mức ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người qua những vết thương hở hay vết trầy xước nhỏ.\n\nVi khuẩn gây bệnh uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh con người, nhất là những vị trí vệ sinh kém như đất cát, cống rãnh, phân của động vật. Ngoài những nơi vệ sinh kém thì vi khuẩn Clostridium tetani có thể xâm nhập vào con người qua các dụng cụ y tế không được tiệt trùng đúng tránh trong quá trình phẫu thuật.\n\n![Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng và trị bệnh hiệu quả 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_co_chua_duoc_khong_cach_phong_va_tri_benh_hieu_qua_1_92f92082e5.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván có chữa được không là thắc mắc của nhiều người*\n\nVậy khi mắc bệnh uốn ván có chữa được không? Nếu người bệnh đã chủ động tiêm phòng đầy đủ thì vi khuẩn uốn ván không tấn công vào cơ thể được, cũng như không gây bệnh uốn ván được. Hoặc ngay khi người bệnh có vết thương hở, vết trầy xước, vệ sinh vết thương, sát trùng vết thương ngay lập tức thì nguy cơ mắc bệnh uốn ván cũng thấp hơn. Việc chữa trị bệnh uốn ván từ đó cũng sẽ đơn giản, hiệu quả hơn nếu bạn đã vệ sinh vết thương, tiêm phòng đầy đủ và đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.\n\nTóm lại, để trả lời cho câu hỏi bệnh uốn ván có chữa được không thì câu trả lời chính xác là \"có\" nếu người bệnh đi khám ngay khi có triệu chứng (tại thời điểm này vi khuẩn uốn ván chưa phát triển). Thời gian khám, bắt đầu điều trị càng trễ, mức độ nguy hiểm của người bệnh càng cao.\n\nBệnh uốn ván sẽ dễ điều trị nếu như bệnh nhân chủ động trong quá trình phòng ngừa với tuân thủ điều trị. Nhưng bệnh uốn ván sẽ khó chữa nếu người bệnh có những tình trạng sau đây:\n\n* Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu co thắt cơ.\n* Người bệnh co giật, kèm suy hô hấp, tím tái cơ thể, toát mồ hôi, toàn cơ thể bị uốn cong. Khi người bệnh có dấu hiệu co giật, uốn cong, người bệnh đang đối mặt với nguy cơ đứt cơ, rách cơ, gãy xương, co thắt họng, thanh quản, cơ hoành của người bệnh bị cứng và người bệnh có thể ngạt thở dẫn đến tử vong.\n* Ngoài ra, người bệnh có thể bị suy hô hấp, nhiễm trùng phế quản, các bệnh về phổi, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), rối loạn nhịp tim, hôn mê, liệt thần kinh sọ và rất nhiều biến chứng khác cực kì nguy hiểm.\n\nUốn ván chữa được không cụ thể là quá trình điều trị bệnh uốn ván có thể đơn giản nếu kịp thời điều trị và bệnh nhân chủ động phòng ngừa từ trước. Vì các biến chứng của uốn ván quá nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cũng cực kỳ cao. Vậy nên việc tiêm phòng chống bệnh uốn ván là rất cần thiết.\n\n![Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng và trị bệnh hiệu quả 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_co_chua_duoc_khong_cach_phong_va_tri_benh_hieu_qua_43636_2_c97f9df169.jpg)\n\n*Việc tiêm phòng chống bệnh uốn ván là rất cần thiết*\n\nCách phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả\n-------------------------------------\n\nHiện nay, việc tiêm [vaccine ngừa uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viec-tiem-vac-xin-ngua-uon-van-quan-trong-nhu-the-nao.html) là rất quan trọng vì có mức độ hiệu quả cực kỳ cao trong việc phòng bệnh, chi phí tiêm vaccine cũng hợp lý. Nên cách phòng bệnh uốn ván được ưu tiên hàng đầu là tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\nTiêm phòng đầy đủ các mũi vaccine sẽ giúp phòng ngừa lên tới 100% tỷ lệ mắc bệnh uốn ván. Nhưng không phải ai cũng biết rõ ràng bản thân mình đã tiêm đủ các mũi vaccine ngừa uốn ván hay chưa. Vậy những phương pháp phòng ngừa bệnh uốn ván dưới đây là cực kỳ cần thiết với đối tượng này:\n\n* Khi có vết thương hở, cần rửa vết thương với nước sạch, sau đó sát trùng vết thương bằng sản phẩm chuyên dụng để không [nhiễm trùng vết thương](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-vet-thuong-1074.html).\n* Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có các vết thương nghiêm trọng, không tự xử lý được. Để giúp vừa phòng ngừa bệnh uốn ván, vừa được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn cách chăm sóc vết thương đó.\n* Cần vệ sinh nơi ở thường xuyên cũng như hạn chế tiếp xúc với các môi trường vệ sinh kém. Hạn chế đi chân đất ra những nơi cống rãnh, đất cát,...\n* Cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất ngay khi bản thân hay những người xung quanh có dấu hiệu co cơ, co giật, cứng miệng. Để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.\n* Nên chủ động phòng ngừa cho trẻ ngay khi được sinh ra. Đồng thời, [mẹ bầu tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ba-bau-tiem-uon-van-khi-nao-ban-co-biet-43642.html) là thật sự rất cần thiết để bảo vệ bản thân và em bé. Cần tiêm đủ số mũi vaccine uốn ván mà bộ Y tế khuyến cáo.\n* Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể đặc biệt các nhóm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng của cơ thể. Để quá trình điều trị bệnh uốn ván trở nên hiệu quả hơn.\n\nPhương pháp điều trị bệnh uốn ván\n---------------------------------\n\nTrong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ ưu tiên xử lý các cơn co giật cơ, cùng lúc đó loại bỏ các độc tố, vi khuẩn trong cơ thể. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện theo các bước điển hình dưới đây:\n\n* Bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch vết thương, loại đi các mô đã chết và kháng khuẩn. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị để loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể.\n* Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc tiêm kháng độc và miễn dịch với vi khuẩn uốn ván. Globulin là thuốc thường được sử dụng nhất để kháng độc uốn ván nhất.\n* Để giảm các cơn co giật cho người bệnh, bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh dùng [Diazepam](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/diazepam) hoặc các loại thuốc an thần khác. Những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.\n* Đối với bệnh nhân có triệu chứng cứng hàm, co giật, khó nuốt, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng máy trợ thở trong thời gian nhất định.\n* Đối với bệnh uốn ván, người bệnh cần nghiêm túc điều trị mặc dù thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài. Để cơ thể hồi phục hoàn toàn khỏi bệnh uốn ván, người bệnh có thể phải mất 3 - 4 tháng.\n\n![Bệnh uốn ván có chữa được không? Cách phòng và trị bệnh hiệu quả 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_uon_van_co_chua_duoc_khong_cach_phong_va_tri_benh_hieu_qua_43636_3_2747301ccd.jpg)\n\n*Bác sĩ sẽ làm sạch vết thương, loại đi các mô đã chết và kháng khuẩn khi bắt đầu điều trị uốn ván*\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho thắc mắc [bệnh uốn ván có chữa được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-uon-van-co-chua-duoc-khong-cach-phong-va-tri-benh-hieu-qua-43636.html). Bệnh uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của con người, chính vì thế nên chúng ta cần chủ động trong quá trình phòng ngừa cũng như tuân thủ trong quá trình điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm không đáng có.\n\n", "date": "05/03/2019", "tags": ["uốn ván", "Bệnh uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không? Những điều mẹ bầu nên biết", "abstract": "Bị sốt sau khi tiêm uốn ván là điều mà nhiều mẹ bầu không khỏi lo sợ. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không? Mẹ bầu nên làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm uốn ván?", "md_content": "“Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ vì lo ngại cơn sốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Việc nắm được kiến thức tiêm phòng khi mang bầu sẽ giúp chị em chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời với các tác dụng phụ của thuốc. Từ đó, duy trì được sức khỏe toàn diện cho cả bản thân và bé yêu.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\nTrên thực tế, có không ít mẹ bầu né tránh việc tiêm phòng uốn ván vì không biết liệu tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không mà không hề biết rằng đây là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể và phát tán chất độc Neurotoxin. Chúng thường đi vào cơ thể qua đường vết thương hở và nhiễm trùng, sau đó tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra triệu chứng co thắt cơ, đau và các vấn đề về hô hấp.\n\nTheo đánh giá của WHO, người mắc bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong rất cao. Ban đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường như: Hàm và lưỡi bị tê cứng, cả người căng cứng, co giật, lưng ưỡn ngược ra đằng trước. Khi chất độc lan đến hệ cơ vùng ngực, lồng ngực sẽ bị cứng lại và cuối cùng là tử vong.\n\n![Bị sốt sau khi tiêm uốn ván - Những điều mẹ bầu nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_sau_khi_tiem_uon_van_nhung_dieu_me_bau_nen_biet_43592_1_c4fe6ee2ac.png)\n\n*Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương*\n\nVì sao bà bầu nên tiêm vắc xin uốn ván?\n---------------------------------------\n\nTiêm [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) chính là giải pháp tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi bị vi trùng uốn ván xâm nhập trong quá trình sinh con. Với thai phụ, vi khuẩn có thể tiến vào qua đường sinh dục và dẫn đến hiện tượng uốn ván tử cung. Bên cạnh đó, vị trí cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh cũng chính là nơi có môi trường yếm khí thuận lợi, tạo điều kiện cho căn bệnh [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) hình thành.\n\nNhư vậy, tiêm phòng uốn ván không chỉ bảo vệ mẹ bầu khi cơ thể xuất hiện vết thương hở trong quá trình mang thai, mà còn tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sau khi ra đời.\n\nThời gian mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván\n---------------------------------------\n\nBác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tiêm phòng vào 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn mẹ bầu ốm nghén, khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn.\n\nVậy bà [bầu tiêm phòng uốn ván khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-ba-bau-tiem-phong-uon-van-khi-nao-la-hop-ly.html) là hợp lý? Khoảng 20 tuần trở lên, tức là 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu mới được tiêm phòng mũi đầu tiên và tiếp tục tiêm mũi thứ 2 sau 1 tháng. Thời điểm muộn nhất để tiêm mũi thứ 2 là 1 tháng trước khi sinh.\n\nĐối với những mẹ bầu đã từng mang thai và tiêm phòng uốn ván, mẹ chỉ cần thực hiện tiêm 1 mũi phòng uốn ván. Nếu lần mang thai thứ 2 cách xa quá 10 năm, mẹ bầu sẽ phải tiêm lại 2 mũi uốn ván vì 2 mũi tiêm phòng uốn ván chỉ có giá trị trong thời gian 10 năm.\n\nThêm nữa, mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng Bộ Y tế quy định trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ có thể tiêm phòng uốn ván theo quy định và không được tiêm các mũi khác.\n\n![Bị sốt sau khi tiêm uốn ván - Những điều mẹ bầu nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/bi_sot_sau_khi_tiem_uon_van_nhung_dieu_me_bau_nen_biet_43592_2_86d59b5d54.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé* \n\nTiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?\n----------------------------------------\n\nĐể trả lời cho thắc mắc: “Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng: Sốt chính là một trong những phản ứng phụ thường gặp khi tiêm [các loại vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-cac-loai-vacxin-can-tiem-de-bao-ve-suc-khoe-toi-uu.html) phòng bệnh. Điều này cho thấy rằng cơ thể đang tạo kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân có hại.\n\nBên cạnh đó, trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của mẹ cũng trở nên yếu và nhạy cảm hơn với những vi khuẩn uốn ván. Như vậy, tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ bầu.\n\nThông thường, tiêm phòng uốn ván tổng cộng có 5 mũi, 2 mũi tiêm đầu tiên là 2 mũi cơ bản, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng. Sau 5 mũi tiêm này, có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thời gian cách mũi cuối cùng bao lâu. Do đó, mẹ bầu có thể bị sốt nhiều hơn 1 lần.\n\n![Bị sốt sau khi tiêm uốn ván - Những điều mẹ bầu nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_sau_khi_tiem_uon_van_nhung_dieu_me_bau_nen_biet_43592_4_394b0cf186.jpg)\n\n*Nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng liệu tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không*\n\nTiêm uốn ván có gây sinh non không?\n-----------------------------------\n\nKhông chỉ lo lắng về việc tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không, mẹ bầu còn không khỏi thắc mắc liệu [tiêm uốn ván gây sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hu-chuyen-tiem-uon-van-gay-sinh-non-43628.html) có thật không. \n\nĐiều này là không hề chính xác vì vắc xin uốn ván không gây ra hiện tượng dọa sinh và sinh non. Không những vậy, kháng thể uốn ván khi đi vào cơ thể của người mẹ còn có thể truyền sang thai nhi để bảo vệ con yêu lúc chào đời và sau sinh khoảng vài tháng.\n\nMẹ bầu nên làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm uốn ván?\n--------------------------------------------------\n\nBà bầu tiêm phòng uốn ván về bị mệt sẽ tự động hết sau 3 - 4 ngày nên mẹ không cần lo lắng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, các triệu chứng này lại khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. \n\nĐể hạ sốt một cách hiệu quả, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản sau:\n\n* Cởi bỏ bớt quần áo: Tốt nhất, mẹ nên nới lỏng quần áo và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để hạ bớt thân nhiệt.\n* Sử dụng túi chườm: Chị em có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm để chườm vào trán, nách, nếp gấp chân tay,... trong 20 - 30 phút.\n* Nếu bị sổ mũi, hắt xì, mẹ bầu nên xì mũi sạch. Đồng thời, sử dụng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để giảm bớt triệu chứng.\n* Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Mẹ bầu có thể ăn các đa dạng các loại thức ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nhờ đó, bù đắp được năng lượng bị thiếu hụt trong cơ thể.\n* Tránh dùng các biện pháp dân gian để hạ sốt vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.\n* Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt khi mang thai nếu không có chỉ định của bác sĩ.\n* Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể.\n* Bổ sung thêm vitamin, sắt, canxi và DHA để tăng sức đề kháng cho bà bầu.\n\n![tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_sot_sau_khi_tiem_uon_van_nhung_dieu_me_bau_nen_biet_43592_2_ff707959a1.jpg)\n\n*Nghỉ ngơi sau khi tiêm uốn ván giúp cơ thể mẹ bầu hồi phục nhanh chóng hơn* \n\nHy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã có thể giải đáp được thắc mắc: “[Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-sot-sau-khi-tiem-uon-van-nhung-dieu-me-bau-nen-biet-43592.html)?”. Hãy tiêm phòng vắc xin uốn ván đúng hạn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu, cũng như quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nhé!\n\n", "date": "26/02/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Trả lời: Bà bầu tiêm uốn ván bị nhức tay có sao không?", "abstract": "Mang thai là thời điểm mà vi khuẩn uốn ván rất dễ xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu. Mặc dù vậy, không ít mẹ bầu ngần ngại về việc tiêm uốn ván bị nhức tay.", "md_content": "Tiêm vắc xin uốn ván là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là với sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại cảm thấy vô cùng lo lắng khi tiêm uốn ván bị nhức tay.\n\nTình trạng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau nhanh chóng? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết dưới đây!\n\nUốn ván là gì?\n--------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh cấp tính vô cùng nguy hiểm, được gây ra bởi ngoại độc tố Tetanus exotoxin từ vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vi khuẩn này rất dễ sinh sôi dưới điều kiện yếm khí và nhanh chóng khiến nạn nhân bị tử vong.\n\nThông thường, vi khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương hoặc vết thương ở trên bề mặt da. Khi đi vào cơ thể, vi khuẩn Clostridium tetani sẽ ngay lập tức tiết ra độc tố và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương. Từ đó, gây ra các triệu chứng co cơ, gây đau nhức dữ dội và kéo theo các vấn đề về hệ hô hấp.\n\nLợi ích khi tiêm uốn ván cho bà bầu\n-----------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về tình trạng tiêm uốn ván bị nhức tay, mẹ bầu cần hiểu về những lợi ích to lớn khi bà bầu tiêm uốn ván kịp thời. Theo thống kê của WHO, đây là căn bệnh hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh hiện nay.\n\nTình trạng nhiễm trùng uốn ván có thể xảy ra trong quá trình sinh nở, làm cho vi khuẩn đi vào cơ thể theo đường sinh dục. Cuối cùng, gây nên tình trạng uốn ván tử cung. Đối với trẻ sơ sinh, bệnh thường lây nhiễm qua vị trí cắt rốn, gây nhiễm trùng rốn ([uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html)) ở trẻ sơ sinh.\n\nNhư vậy, tiêm uốn ván cho bà bầu sẽ tạo ra một lớp kháng thể tự nhiên, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhờ đó, phòng tránh được tối đa các loại vi trùng uốn ván xâm nhập.\n\n![Trả lời: Bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_ba_bau_tiem_uon_van_dau_bap_tay_khong_43600_4_839cc0d6b1.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván là mũi tiêm cần thiết trong quá trình mang thai* \n\nBà bầu tiêm uốn ván bị nhức tay có sao không?\n---------------------------------------------\n\nBầu tiêm uốn ván về bị đau tay là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai. Theo các bác sĩ, đây chính là phản ứng phụ của vắc xin mà hầu hết người bệnh sẽ gặp phải. Nhiều mẹ bầu cho biết, tình trạng tiêm uốn ván bị nhức tay thường đi kèm với cảm giác sưng, đau, mẩn đỏ. Vết tiêm nổi thành cục cứng trong 4 - 5 ngày và chỉ cần sờ nhẹ vào cũng cảm thấy vô cùng đau nhức.\n\nĐiều này xảy ra do một lượng nhỏ vi khuẩn đi vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch chống lại và duy trì khả năng ứng phó mỗi khi cần. Trong đó, mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang rất khỏe mạnh, có thể nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe ban đầu. \n\nBên cạnh đó, không phải chỉ có [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) mà mẹ bầu khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào thì đều xuất hiện những phản ứng phụ này. Cảm giác đau nhức sẽ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của mẹ bầu cũng như thai nhi. Vì vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng nhé!\n\n![Trả lời: Bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_ba_bau_tiem_uon_van_dau_bap_tay_khong_43600_2_b621613937.jpg)\n\n*Tiêm uốn ván bị nhức tay là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu*\n\nLàm sao để xử lý tiêm uốn ván bị nhức tay?\n------------------------------------------\n\nThông thường, tiêm uốn ván bị nhức tay sẽ chỉ kéo dài từ 6 - 8 tiếng và lâu nhất là từ 2 - 4 ngày, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của mỗi thai phụ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu cũng cảm thấy vô cùng khó chịu, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. \n\nDưới đây là một số phương pháp có thể cải thiện hiệu quả tình trạng mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay một cách nhanh chóng:\n\n### Chườm tay bằng đá lạnh\n\nSau khi tiêm tay khoảng vài tiếng, mẹ sử dụng một viên đá nhỏ, bọc vào khăn mỏng, mềm rồi chườm vào vị trí tiêm. Mỗi lần chườm, mẹ đặt viên đá vào vết tiêm khoảng 30 giây, sau đó nhấc lên 5 giây rồi tiếp tục thực hiện. Bạn tiến hành trong khoảng 20 - 30 phút, mỗi ngày chườm khoảng 2 - 3 lần. Bạn lưu ý không nên xoa trực tiếp viên đá vào vết thương để tránh bị bỏng lạnh.\n\n### Chườm nóng\n\nNếu sau khoảng 24 giờ kể từ giờ tiêm mà vết thương vẫn đau nhức thì bạn có thể tiến hành chườm nóng bằng túi chườm. Tốt nhất, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ túi chườm ở độ nóng vừa phải, không quá cao để tránh gây ra cảm giác khó chịu khi chườm lên da.\n\n### Sử dụng biện pháp dân gian\n\nBên cạnh chườm da, mẹ bầu tiêm uốn ván có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như: Dùng nước vôi ăn trầu để thoa lên da hoặc đắp một lát khoai tây mỏng lên da khoảng 15 - 20 phút. Những phương pháp này tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả của nó có thể khiến bạn bất ngờ đấy! Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi thực hiện các phương pháp dân gian này để đảm bảo an toàn.\n\n![Trả lời: Bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_ba_bau_tiem_uon_van_dau_bap_tay_khong_43600_1_7db1857276.jpg)\n\n*Mẹ bầu có thể đắp 1 lát khoai tây lên vết thương trong 15 - 20 phút* \n\n### Xoa vết thương nhẹ nhàng\n\nSau khi tiêm xong, mẹ có thể xoa nhẹ vết thương khoảng từ 20 - 30 phút để cải thiện tình trạng đau nhức. Bạn tuyệt đối không nên bôi thêm bất cứ loại dầu nào để tránh bị nhiễm trùng vết thương.\n\nNhững lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu\n---------------------------------------\n\nTiêm uốn ván là [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) vô cùng quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua khi bước vào giai đoạn mang thai. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và để mũi tiêm phát huy được tối đa hiệu quả, chị em hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây:\n\n* 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian phù hợp nhất để tiêm chủng ngừa uốn ván. Trong 3 tháng đầu, mẹ lưu ý không nên tiêm phòng vắc xin uốn ván vì đây là giai đoạn nhạy cảm, bào thai mới được hình thành, chưa ổn định nên tiêm vắc xin có thể khiến mẹ bị động thai.\n* Tuân thủ nghiêm túc lịch trình do bác sĩ đề ra để phù hợp với lịch tiêm của [các loại vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-cac-loai-vacxin-can-tiem-de-bao-ve-suc-khoe-toi-uu.html) khác.\n* Tránh vận động mạnh sau tiêm khiến vết thương sưng, đau hơn.\n* Không sử dụng rượu bia và chất kích thích sau khi tiêm vì có thể khiến vết thương sưng tấy và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.\n* Tránh làm nhiễm trùng, chảy máu hoặc làm tổn thương vết tiêm.\n* Không nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị ho, cảm cúm hoặc gặp phải bất cứ các vấn đề gì về sức khỏe.\n\n![Trả lời: Bà bầu tiêm uốn ván đau bắp tay không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tra_loi_ba_bau_tiem_uon_van_dau_bap_tay_khong_43600_3_81a375dafc.jpeg)\n\n*Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi tiêm uốn ván*\n\nHy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã không còn quá lo lắng khi phát hiện [tiêm uốn ván bị nhức tay](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tra-loi-ba-bau-tiem-uon-van-dau-bap-tay-khong-43600.html). Vắc xin uốn ván rất cần thiết nên trong quá trình mang thai, mẹ nên sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế tiêm càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé yêu nhé!\n\n", "date": "27/02/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Mách bạn cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu", "abstract": "Hầu hết mẹ bầu hiện nay đều cần phải thực hiện tiêm phòng uốn ván trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu. ", "md_content": "Tiêm vắc xin ngừa uốn ván đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Song, nhiều người lại vô cùng lo lắng khi nhận thấy chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa. Nếu vẫn thắc mắc về cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!\n\nVắc xin uốn ván là gì?\n----------------------\n\n[Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) hay còn được biết đến với tên gọi là vắc xin bại liệt, có tác dụng phòng ngừa [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Đây là một căn bệnh do cơ thể bị nhiễm chất độc Neurotoxin do vi khuẩn uốn ván Clostridium Tetani tiết ra khi xâm nhập vào các vết thương hở trên da.\n\nUốn ván được xếp vào danh sách những loại bệnh có diễn biến phức tạp và nguy cơ tử vong rất cao, chiếm khoảng 25 - 90% ở mẹ bầu và 95% ở trẻ sơ sinh. Chỉ sau 4 - 21 ngày, vi khuẩn Clostridium Tetani đã có thể gây ra bệnh uốn ván tử cung ở mẹ bầu và [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html) ở trẻ nhỏ. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ nhanh chóng bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tử vong khi đã ngừng tim.\n\n![Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mach_me_bau_cach_khac_phuc_khi_tiem_phong_uon_van_xong_bi_sung_va_ngua_43609_3_b17a7c5a3c.png)\n\n*Vắc xin uốn ván là bước nhảy vọt của y học hiện đại* \n\nLợi ích của việc tiêm chủng vắc xin uốn ván cho bà bầu\n------------------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Dưới đây là những lý do khiến các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên tiêm vắc xin uốn ván càng sớm càng tốt:\n\n### Bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và trẻ em\n\nVắc xin uốn ván sẽ kích thích cơ thể tự sản sinh ra kháng thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả khi trẻ em sinh ra, vắc xin khi tiêm vào cơ thể của mẹ vẫn có thể truyền sang trẻ và có tác dụng đến vài tháng đầu đời.\n\n### Bảo vệ sức khỏe của cộng đồng\n\nVắc xin uốn ván còn có thể nâng cao sức khỏe của cộng đồng một cách đáng kể. Một xã hội có càng nhiều người được tiêm chủng thì khả năng lây nhiễm cho gia đình và những người xung quanh càng ít.\n\n### Tiết kiệm chi phí chữa trị\n\nBệnh uốn ván có diễn biến vô cùng phức tạp nên đòi hỏi người bệnh phải tiêu tốn một lượng lớn tiền bạc và thời gian.\n\nCác phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm uốn ván\n------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu, bạn cần hiểu rõ một số phản ứng của cơ thể sau khi tiêm. Tùy vào thể trạng của mẹ bầu mà các [tác dụng phụ sau khi tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html) là khác nhau. Theo một số mẹ bầu, một số phản ứng thông thường mà nhiều mẹ bầu gặp phải có thể kể đến là:\n\n### Chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa\n\nĐây là dấu hiệu phổ biến nhất xuất hiện ở đa số chị em phụ nữ mang thai. Thông thường, vết tiêm sẽ sưng lên, đỏ tấy, nổi cục cứng như hạch và gây đau ngứa. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 - 8 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.\n\n![Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mach_me_bau_cach_khac_phuc_khi_tiem_phong_uon_van_xong_bi_sung_va_ngua_436091_afec026f87.jpg)\n\n*Vết tiêm thường sưng, ngứa thường đi kèm với sốt nhẹ* \n\n### Đau nhức cơ bắp\n\nMột số người có thể trải qua sự khó chịu và đau nhức cơ sau khi tiêm chủng. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức thường xuyên hơn, do hệ miễn dịch phải tập trung chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.\n\n### Sốt nhẹ\n\nNhiều mẹ bầu có phản ứng sốt nhẹ sau vài giờ tiêm vắc xin. Tốt nhất, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước để giảm bớt nhiệt độ cơ thể. Nếu sốt cao và muốn uống thuốc hạ sốt, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.\n\n### Buồn nôn, tiêu chảy\n\nBuồn nôn và tiêu chảy cũng là triệu chứng bình thường sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 - 8 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.\n\n### Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng\n\nBên cạnh các dấu hiệu phản ứng lành tính của cơ thể, mẹ bầu cũng có thể gặp phải rất nhiều triệu chứng bất thường khác. Lúc này, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. Cụ thể:\n\n* **Phản ứng anaphylaxis:** Anaphylaxis là một trạng thái cấp cứu và cần được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng có thể bao gồm: Khó thở, sưng môi mặt, họng và miệng, đau ngực, ho và ngất xỉu.\n* **Phản ứng không phải là anaphylaxis:** Đây là một dạng dị ứng đặc biệt, có thể là sốt cao, viêm nề, mệt mỏi nặng, đau khớp và cơ chân tay.\n* **Phản ứng dị ứng trên cơ sở miễn dịch:** Hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với vi khuẩn sẽ gây ra các triệu chứng bất thường như: [Phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html) da, ngứa, sưng môi, mắt, toàn bộ khuôn mặt hoặc khó thở.\n\n![Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mach_me_bau_cach_khac_phuc_khi_tiem_phong_uon_van_xong_bi_sung_va_ngua_43609_2_34e2184069.jpg)\n\n*Mẹ nên kiểm tra sức khỏe ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường* \n\nCách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu\n-----------------------------------------\n\nCác triệu chứng phụ sau khi tiêm uốn ván cho bà bầu dù không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu của thấy vô cùng khó chịu. Bởi vậy, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu đơn giản như sau:\n\n### Chườm lạnh\n\nSau khi tiêm, bạn đặt lên vết tiêm một miếng đá lạnh hoặc gel chườm lạnh để giảm đau và sưng tấy. Bạn chú ý nên bọc viên đá trong khăn mỏng để tránh bị bỏng lạnh. Tiếp đó, chườm lạnh trong 15 - 20 phút/lần và thực hiện 2 - 3 lần/ngày.\n\n### Nghỉ ngơi và uống đủ nước\n\nCơ thể mẹ bầu vô cùng nhạy cảm nên rất dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau khi tiêm. Vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời, duy trì uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình hydrat hóa diễn ra bình thường.\n\n### Dùng thuốc giảm đau\n\nNếu cảm giác đau nhức vượt quá khả năng chịu đựng hoặc mẹ bầu bị sốt cao, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc uống thuốc quá liều.\n\n### Theo dõi triệu chứng\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván, cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều biểu hiện của phản ứng phụ. Điều này có thể làm thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thể trạng và thói quen thường ngày của mẹ. Lúc này, mẹ nên theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh trong 5 - 7 ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.\n\n![Mách mẹ bầu cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mach_me_bau_cach_khac_phuc_khi_tiem_phong_uon_van_xong_bi_sung_va_ngua_43609_4_8aee26d58b.jpg)\n\n*Thực hiện những cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu*\n\nHy vọng rằng bài viết này đã mang tới cho chị em những thông tin bổ ích nhất về [cách giảm đau khi tiêm uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-me-bau-cach-khac-phuc-khi-tiem-phong-uon-van-xong-bi-sung-va-ngua-43609.html). Hãy theo dõi ngay những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để trang bị những kiến thức quan trọng trong quá trình mang thai, mẹ nhé!\n\n", "date": "27/02/2019", "tags": ["tiêm uốn ván", "Vacxin uốn ván", "Tiêm phòng uốn ván"]}, {"title": "Một số thông tin về vacxin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp", "abstract": "Vacxin Hexaxim đã trở thành lựa chọn phổ biến ở nhiều quốc gia trên toàn cầu nhờ vào khả năng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sáu loại bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về vacxin này và cần biết những điều quan trọng khi áp dụng nó cho trẻ.\n", "md_content": "Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc tiêm phòng cho con là ưu tiên hàng đầu. Vacxin 6 trong 1 vẫn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bà mẹ, bởi nó có khả năng phòng ngừa nhiều loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm duy nhất. Như vậy, Hexaxim là một loại vacxin nào? Và nên tiêm khi nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.\n\nNguồn gốc và tác dụng của vacxin Hexaxim\n----------------------------------------\n\nVacxin Hexaxim là một sản phẩm tiêm chủng 6 trong 1 tổng hợp, được phát triển và sản xuất tại Pháp bởi công ty dược phẩm quốc tế Sanofi Pasteur, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). Vào ngày 16/06/2018, vacxin này đã chính thức có mặt tại Việt Nam.\n\nĐây là một dung dịch tiêm có màu trắng đục, không cần hoàn nguyên. Chỉ cần một mũi tiêm, trẻ nhỏ có thể được bảo vệ khỏi sáu loại bệnh nguy hiểm, bao gồm [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), ho gà, bại liệt, bạch hầu, viêm màng não do vi khuẩn HIB và viêm gan B. Vacxin này được tiêm vào cơ bắp. Điểm tiêm nằm ở phía trước và bên ngoài của đùi hoặc vùng cơ delta ở trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên.\n\n![Hexaxim là vacxin 6 trong 1 có nguồn gốc từ Pháp](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_1_09489b3554.jpg)\n\n*Hexaxim là vacxin 6 trong 1 có nguồn gốc từ Pháp*\n\nVacxin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, khuyến nghị cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại sáu loại bệnh đã được đề cập. Các kháng thể này vẫn tồn tại trong cơ thể sau tiêm chủng. Khi trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố hoặc vi rút gây bệnh này tự nhiên, các kháng thể này giúp hệ thống miễn dịch phát hiện và tấn công chúng nhanh chóng, ngăn chúng gây ra bệnh.\n\nCác bệnh này đều nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao khi mắc phải ở trẻ em. Sau khi mắc bệnh, cơ thể không thể tự sản xuất kháng thể miễn dịch tự nhiên, do đó, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Tiêm vacxin là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.\n\nLịch tiêm phòng vacxin 6 trong 1 của Pháp\n-----------------------------------------\n\n**Lịch tiêm ban đầu:**\n\n* Lịch tiêm chủng cơ bản cho vacxin này bao gồm 3 mũi, với khoảng cách tối thiểu là 4 tuần giữa các mũi.\n* Bác sĩ khuyên nên tiêm 3 mũi vacxin ban đầu khi trẻ có độ tuổi từ 2 đến 4 tháng, và cần hoàn thành cả 3 mũi tiêm trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.\n* Trong trường hợp trẻ được tiêm vacxin viêm gan B từ lúc mới sinh, vẫn có thể sử dụng [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) như một liều bổ sung.\n\n**Tiêm nhắc lại:**\n\nTiêm nhắc lại (mũi 4) thực hiện ít nhất 6 tháng sau mũi 3, và tốt nhất là hoàn thành trước khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.\n\nHiện tại ở [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang cung cấp tiêm vacxin Hexaxim với giá 1.020.000 VND/ 1 mũi, tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm mà mức giá này có thể thay đổi. \n\n![Các bậc phụ huynh cần lưu ý lịch tiêm của bé để đảm tiêm đủ và đúng liều cho con em mình](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_2_8e677d7e80.jpg)\n\n*Các bậc phụ huynh cần lưu ý lịch tiêm của bé để đảm tiêm đủ và đúng liều cho con em mình*\n\n**Điều kiện của trẻ có thể tiêm:**\n\nCần đến bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.\n\n**Chú ý:**\n\n* Không dùng cho trẻ sinh non (dưới 37 tuần), trẻ sinh non 28 - 36 tuần có tiền sử hô hấp chưa phát triển hoặc sinh cực non dưới 28 tuần cần được chuyển tiêm tại bệnh viện mũi 1.\n* Ngoài ra, không nên tiêm vacxin này cùng ngày với [vacxin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html).\n\nVacxin 6 trong 1 của Pháp có những ưu điểm nổi trội nào?\n--------------------------------------------------------\n\nNhững ưu điểm của vacxin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp có thể kể đến như:\n\n* **Được kiểm tra nghiêm ngặt:** Vacxin 6 trong 1 của Pháp đã trải qua 26 nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở nhiều quốc gia trên toàn cầu và đã cung cấp hơn 50 triệu liều.\n* **Số lượng mũi tiêm giảm:** Đây là một loại vacxin kết hợp, cho phép trẻ chỉ cần 3 mũi tiêm để phòng ngừa hiệu quả 6 loại bệnh, thay vì 9 mũi tiêm đơn lẻ.\n* **Độ an toàn cao:** Để giảm thiểu các phản ứng sau tiêm, Hexaxim sử dụng thành phần ho gà vô bào thay vì toàn tế bào ho gà như các loại vacxin trước đây. Đến nay, không có ghi nhận về các trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vacxin 6 trong 1.\n* **Tính chính xác và tiện dụng:** Vì là hỗn dịch đã pha sẵn, giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng và giảm thiểu sai sót có thể xảy ra trong quá trình hoàn nguyên vacxin.\n* **Tính linh động:** Trẻ được khuyến nghị sử dụng cùng loại vacxin trong mỗi lần tiêm nhưng vẫn có thể chuyển đổi sang loại vacxin khác trong trường hợp đặc biệt và sau khi được sự chỉ dẫn của bác sĩ mà không gây ảnh hưởng tiêu cực.\n\n![Vacxin 6 trong 1 có ưu điểm lớn nhất là chỉ cần một mũi có thể giúp trẻ phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_3_e5e8d11eff.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 có ưu điểm là phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm*\n\nMột số chống chỉ định của vacxin Hexaxim\n----------------------------------------\n\nKhi trẻ có một số dấu hiệu sau đây, không nên tiêm vacxin này:\n\n* Tiền sử phản ứng phản vệ sau khi tiêm.\n* Quá mẫn với bất kỳ hoạt chất hoặc các tá dược nào được liệt kê trong thành phần của vacxin, hoặc quá mẫn với vacxin ho gà bất kỳ, hoặc đã từng trải qua phản ứng quá mẫn sau khi tiêm Hexaxim hoặc sau khi tiêm vacxin chứa các thành phần tương tự.\n* Có bệnh lý não không rõ nguyên nhân xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vacxin chứa thành phần ho gà (vacxin ho gà vô bào hoặc nguyên bào). Trong trường hợp này, nên ngừng tiêm vacxin ho gà và có thể tiếp tục với quá trình tiêm chủng với các vacxin bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib.\n* Không nên tiêm vacxin ho gà cho người có rối loạn thần kinh không kiểm soát hoặc [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html) không kiểm soát cho đến khi bệnh được điều trị, ổn định và có lợi ích rõ ràng vượt trội nguy cơ.\n* Trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin hoặc vacxin ho gà (vô bào hoặc nguyên bào), hoặc trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin chứa các thành phần tương tự.\n* Trẻ có bệnh tiến triển hoặc tổn thương ở não.\n\nBên cạnh đó, cần thận trọng với một số đối tượng như:\n\n* Như tất cả các loại vacxin tiêm chính quy khác, cần thận trọng khi sử dụng vacxin này đối với người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, vì có thể gây chảy máu sau khi tiêm vào cơ.\n* Vacxin 6 trong 1 của Pháp chứa một lượng rất nhỏ của các chất như glutaraldehyde, [neomycin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/neomycin), streptomycin và polymyxin B, vì vậy cần cẩn trọng đối với những trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ trong số những thành phần này.\n\nKhi quyết định tiếp tục sử dụng vacxin 6 trong 1 của Pháp, cần xem xét cẩn thận nếu trẻ đã trải qua bất kỳ trong những triệu chứng sau đây:\n\n* Sốt ≥ 40 độ C trong vòng 48 giờ sau khi tiêm, mà không có nguyên nhân xác định khác.\n* Trụy mạch hoặc trạng thái giống sốc (giảm áp lực máu và cơ đáp ứng) trong vòng 48 giờ sau tiêm.\n* Co giật kèm sốt hoặc không sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm.\n* Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc tiền sử dị ứng.\n* Nếu trước đây, sau khi tiêm vacxin chứa giải độc tố uốn ván (vacxin uốn ván), trẻ bị [hội chứng Guillain-Barré](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) (nhạy cảm bất thường, liệt) hoặc viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai), bác sĩ sẽ quyết định xem có nên tiếp tục sử dụng vacxin có chứa giải độc tố uốn ván hay không.\n* Nếu trẻ đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có suy giảm miễn dịch, thì đáp ứng miễn dịch đối với vacxin có thể bị giảm.\n\n![Cân nhắc kỹ với chuyên gia y tế về tình trạng trẻ bị sốt cao trước khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_4_84600625ae.jpg)\n\n*Cân nhắc kỹ với chuyên gia y tế về tình trạng trẻ bị sốt cao trước khi tiêm vacxin*\n\nTrên đây là thông tin về công dụng và ưu điểm của vacxin 6 trong 1 [Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html). Chúng tôi hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vacxin này và từ đó có thể đưa ra quyết định tiêm chủng cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?", "abstract": "Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không chính là câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.\n", "md_content": "Được biết trẻ em là đối tượng cần phải tiêm phòng đầy đủ để sức khỏe của trẻ duy trì ở mức ổn định. Vậy trẻ tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về tầm quan trọng của tiêm chủng nhé!\n\nVắc xin bại liệt là gì?\n-----------------------\n\nVắc xin phòng [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là một loại vắc xin được dùng để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Bệnh này là một loại bệnh lây nhiễm do virus bại liệt gây ra, tấn công hệ thần kinh và có thể gây liệt nửa thân hoặc toàn thân. Từ những năm 1950, bệnh bại liệt đã được phát hiện và miễn dịch hóa thông qua vắc xin phòng bại liệt. Vắc xin này được sản xuất bằng cách sử dụng các chủng virus bại liệt đã được giảm độc tố hoặc làm yếu đi. Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và tạo ra các kháng thể chống lại virus bại liệt. Nhờ vào quá trình này, nếu tiếp xúc với virus bại liệt thực tế, cơ thể đã có sự miễn dịch và không bị lây nhiễm bệnh.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tat_tan_tat_ve_tiem_phong_mui_bai_liet_co_sot_khong_o_tre_em_1_31b89194cd.jpeg)\n\n*Vắc xin bại liệt là vắc xin bất hoạt có thể ngăn ngừa bệnh bại liệt*\n\nĐối tượng nào cần tiêm phòng mũi bại liệt?\n------------------------------------------\n\nĐối với trẻ em, vắc xin phòng bại liệt được tiêm ngay từ khi trẻ mới sinh, các liều tiêm tiếp theo là khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng và 6 - 18 tháng tuổi. Thắc mắc tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không được các mẹ rất quan tâm. Vì trẻ sẽ được tiêm nhiều đợt trong suốt quá trình phát triển.\n\nNếu phát hiện trẻ đang bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh liên quan đến cấp tính thì không nên tiêm phòng mũi bại liệt. Tất nhiên vắc xin bại liệt có thể được dùng cho nhóm trẻ em có nguy cơ mắc những căn bệnh nền nguy hiểm, cơ thể miễn dịch không tốt kèm theo vấn đề sức khỏe không ổn định.\n\nTiêm phòng mũi bại liệt có sốt không?\n-------------------------------------\n\nSốt sau tiêm phòng vắc xin phòng mũi bại liệt là phản ứng hết sức bình thường. Tuy nhiên phản ứng này chỉ là tạm thời và sẽ tự giảm sau một vài ngày.\n\nTiêm phòng mũi bại liệt có sốt không phụ thuộc vào cơ địa và cách cơ thể trẻ phản ứng. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau để giảm thiểu phản ứng phụ sau tiêm vắc xin bại liệt:\n\n* Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm.\n* Có thể giảm sốt và đau cho trẻ bằng cách sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.\n* Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cơ thể loại bỏ độc tố.\n* Ăn uống đầy đủ bổ sung các chất dinh dưỡng vào bữa ăn.\n\nTrong nhiều trường hợp tiêm phòng mũi bại liệt còn gây ra những phản ứng nhẹ khác trong hệ miễn dịch. Do vậy cần hết sức chú ý đến phản ứng sau khi tiêm, đặc biệt là khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày. Khi bắt gặp những triệu bất thường sau chứng tỏ vắc xin đang có tác dụng nên theo dõi và kiểm tra đúng cách.\n\n* Sốt cao hơn 38 độ, kéo dài trong suốt 3 - 4 tiếng;\n* Trẻ thường xuyên quấy khóc, cơ thể lờ đờ uể oải;\n* [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html);\n* Nôn ói thường xuyên;\n* Co giật nhẹ;\n* Phát ban khắp người.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tat_tan_tat_ve_tiem_phong_mui_bai_liet_co_sot_khong_o_tre_em_2_951452787a.jpg)\n\n*Tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không?*\n\nNhững thông tin cần nắm khi thực hiện tiêm phòng mũi bại liệt\n-------------------------------------------------------------\n\nĐể hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không, dưới đây là những điều bạn nên biết.\n\n### Lợi ích của vắc xin\n\nVắc xin dùng để tiêm phòng mũi bại liệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bại liệt, một căn bệnh viêm não gây ra bởi virus bại liệt. Ngoài ra còn giúp phát triển miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của virus trong cơ thể.\n\n### Lịch tiêm chủng\n\nvắc xin phòng mũi bại liệt thường được tiêm theo lịch trình cụ thể. Đối với trẻ em, các liều tiêm thường được thực hiện khi còn nhỏ, bắt đầu từ ngay sau khi sinh và tiếp tục vào các tháng sau đó. Đối với người lớn, tiêm vắc xin phòng mũi bại liệt thường được khuyến nghị cho những ai có nguy cơ tiếp xúc với virus hoặc có kế hoạch du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao.\n\n### Tác dụng phụ có thể xảy ra\n\nMột số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin, bao gồm sốt nhẹ, đau nhức cơ, sưng nhẹ tại vùng tiêm. Những tác dụng phụ này thường tự giảm sau một thời gian ngắn và không đáng lo ngại. \n\n### Tư vấn y tế\n\nTrước khi tiêm phòng mũi bại liệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để kịp thời đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.\n\n### Tiếp tục giữ vệ sinh và phòng ngừa\n\nMặc dù đã tiêm phòng mũi bại liệt, nhưng vẫn cần duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng ngừa để đảm bảo vệ khỏi bệnh bại liệt và các bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh và tuân thủ các quy định về vệ sinh khi đi du lịch.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_phong_mui_bai_liet_co_bi_sot_khong_3_Cropped_a98ffd8122.jpg)\n\n*Thông tin cần lưu ý trước khi tiêm mũi phòng bại liệt*\n\n### Một số trường hợp không nên đưa trẻ đi tiêm phòng mũi bại liệt\n\nTrẻ em không được phép tiêm phòng khi gặp phải một trong số các trường hợp sau:\n\n* Trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh cấp tính thì nên tạm hoãn việc tiêm [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) phòng bại liệt.\n* Nếu trẻ có sốt bằng hoặc cao hơn 37.5 độ C trong trường hợp đã được đưa đi tiêm ngoài bệnh viện hoặc cao hơn mức 38 độ C cha mẹ nên tạm hoãn ngay việc tiêm vắc xin.\n* Nếu trẻ đang hoặc vừa kết thúc điều trị bằng corticoid ở liều cao tương đương prednisolone ≥ 2mg/kg/ngày, thì cần tạm hoãn việc sử dụng vắc xin sống giảm độc lực trong 14 ngày.\n* Trẻ vừa mới truyền máu, sử dụng các sản phẩm từ máu hoặc dùng [globulin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-globulin-mien-dich.html) miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ khi trẻ sử dụng globulin miễn dịch để điều trị viêm gan B, thì cần tạm hoãn việc tiêm vắc xin.\n\nNên lưu ý những gì khi thực hiện tiêm phòng mũi bại liệt cho trẻ em?\n--------------------------------------------------------------------\n\nĐể tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau khi tiêm mũi bại liệt ở trẻ cần theo dõi và lưu ý những vấn đề sau:\n\nĐối với trẻ em có những phản ứng nặng sau khi tiêm phòng mũi bại liệt, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị và kiểm tra kịp thời.\n\nNgoài ra, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng dị ứng với các hoạt chất hoặc tá dược trong vắc xin hoặc dị ứng với neomycin, streptomycin, polymycine B, nên thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm phòng.\n\n![Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_phong_mui_bai_liet_co_bi_sot_khong_4_Cropped_4c1a9dcdc3.jpg)\n\n *Thông báo tình trạng dị ứng của trẻ trước khi tiêm phòng vắc xin bại liệt*\n\nNhư vậy, với những thông tin liên quan đến [tiêm phòng mũi bại liệt có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-tiem-phong-mui-bai-liet-co-bi-sot-khong.html) chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về căn bệnh này. Từ đó có được những biện pháp xử lý kịp thời trước khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm. \n\n", "date": "24/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Tiêm Moderna có sốt không? Biện pháp xử lý sau tiêm sốt 38 độ trở lên", "abstract": "Sốt là một trong những phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Không ít người có thắc mắc liệu tiêm Moderna có sốt không, nếu có biểu hiện sốt trên 38 độ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì cần xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này của độc giả.", "md_content": "Việc sử dụng vắc xin là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19 và giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, trong số các loại vắc xin được sử dụng để phòng ngừa Covid-19, vắc xin Moderna là một trong những lựa chọn phổ biến. Vậy tiêm Moderna có sốt không?\n\nVai trò của vắc xin Moderna?\n----------------------------\n\nTừ khi đại dịch [Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/covid-19-1401.html) bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu vào cuối năm 2019, việc phát triển vắc xin đã trở thành một chìa khóa quan trọng mà mọi quốc gia đều kỳ vọng sẽ giúp chấm dứt dịch bệnh. Theo các báo cáo, đã có khoảng 100 loại vắc xin khác nhau đang được thử nghiệm lâm sàng trên con người và hầu hết đều cho thấy triển vọng tích cực.\n\nDự kiến trong năm 2021, nhu cầu về vắc xin Covid-19 trên toàn cầu sẽ vượt quá khả năng cung ứng. Đa số các nhà sản xuất đang tăng cường sản xuất hàng triệu lô vắc xin, trong khi các quốc gia tập trung vào việc mở rộng chương trình tiêm chủng, đặc biệt là tập trung vào việc tiêm cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người mắc bệnh nền, người cao tuổi và các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.\n\nTrước khi giải đáp cho thắc mắc \"tiêm Moderna có sốt không?\", hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về vắc xin Moderna. [Vắc xin Moderna](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-moderna-cua-nuoc-nao-san-xuat-gia-bao-nhieu-48492.html), do công ty Moderna (Mỹ) nghiên cứu và phát triển, đã nhận được sự phê duyệt từ Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 30/04/2021. Loại vắc xin này còn được biết đến dưới tên gọi Spikevax và được sản xuất bằng công nghệ mRNA nhằm tạo ra miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 mà không ảnh hưởng đến hệ gen của những người tiêm vắc xin này.\n\n![Moderna tạo ra miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 mà không ảnh hưởng đến hệ gen](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_moderna_co_sot_khong_1_fa1a00a870.jpg)\n\n*Moderna tạo ra miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 mà không ảnh hưởng đến hệ gen*\n\nVắc xin Moderna có ưu điểm là hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn chặn các trường hợp nhiễm Covid-19 nặng và giảm hơn 90% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin [Moderna](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-moderna-cua-nuoc-nao-san-xuat-gia-bao-nhieu-48492.html) cũng mang lại hiệu quả khá cao đối với biến thể Delta của virus, xuất phát từ Ấn Độ. Hơn nữa, quá trình bảo quản và phân phối cũng dễ dàng hơn, không yêu cầu điều kiện bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh cho vắc xin Moderna.\n\nTiêm Moderna có sốt không?\n--------------------------\n\nĐể trả lời cho câu hỏi tiêm Moderna có sốt không thì câu trả lời là có, tuy nhiên tỷ lệ này khá thấp trong các tác dụng phụ của Moderna. Ngoài [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) ra, sau khi tiêm Moderna còn gặp một số tác dụng phụ như:\n\n* **Đau nhức tại vết tiêm:** Đây là một triệu chứng khá phổ biến ở những người được tiêm vắc xin Moderna. Theo thống kê, khoảng 92% số người tiêm vắc xin gặp phải tình trạng đau nhức tại vị trí tiêm.\n* **Mệt mỏi:** Tỉ lệ mệt mỏi sau khi tiêm vắc xin chiếm khoảng 70%.\n* **Đau đầu:** Sau khi tiêm vắc xin Moderna, cũng có thể bạn sẽ cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là một tác dụng phụ của vắc xin và không cần phải lo lắng quá nhiều. Ước tính có khoảng 64,7% người cảm thấy đau đầu sau khi tiêm.\n* **Ớn lạnh:** Tỉ lệ người cảm thấy ớn lạnh sau khi được tiêm vắc xin chiếm khoảng 45,4%.\n* **Khác:** Ngoài ra, sau khi được tiêm vắc xin Moderna, cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau với tỉ lệ thấp hơn: Buồn nôn hoặc nôn, sưng đau ở nách, sưng tại vị trí tiêm, nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm,...\n* **Ít gặp:** Rất ít trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm vắc-xin Moderna, như sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, viêm cơ tim,... Sốc phản vệ là một trường hợp rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, với tỉ lệ xảy ra là 2.8 ca/1 triệu liều.\n\n![Tiêm Moderna có sốt không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_moderna_co_sot_khong_2_a4cdc683ce.jpg)\n\n*Tiêm Moderna có sốt không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người*\n\nBiện pháp xử lý sau tiêm sốt 38 độ trở lên\n------------------------------------------\n\nThường thường, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, sốt có thể xuất hiện và thường chỉ là sốt nhẹ, thường tự giảm đi sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 38,5 độ C, cần phải chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong nhiệt độ cũng như các triệu chứng khác có thể đi kèm.\n\nTrong trường hợp người được tiêm vắc xin gặp phải sốt cao liên tục trên 39 độ C, nhưng không thấy dấu hiệu giảm sốt sau khi sử dụng thuốc hạ sốt trong vòng 2 giờ, cùng với các triệu chứng khác như [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-co-uong-thuoc-gi-de-nhanh-giam-trieu-chung-cach-phong-ngua-dau-co.html), đau đầu nghiêm trọng không liên quan đến chấn thương, và sốt kéo dài không giảm, cần tham khảo ý kiến trực tuyến từ bác sĩ và đi đến bệnh viện gần nhất. Không loại trừ khả năng người tiêm vắc xin có thể nhiễm Covid-19 và có những triệu chứng như vậy.\n\nCác biện pháp giúp giảm sốt sau khi tiêm vắc xin Moderna:\n\n* **Sử dụng paracetamol:** Nếu sau tiêm vắc xin, nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 độ C và bạn cảm thấy đau nhiều, có thể sử dụng paracetamol theo hướng dẫn với liều lượng phù hợp. Lưu ý không sử dụng các loại thuốc chứa corticosteroid vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, trừ khi gặp phải tình trạng sốc phản vệ nặng.\n* **Uống nước đủ lượng:** Hãy uống nước từ từ và chia nhỏ thành nhiều lần. Nước có thể bao gồm nước lọc, oresol, nước ép trái cây giàu [vitamin A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vitamin-a-co-trong-trai-cay-nao.html) và C như nước cam, nước chanh, bưởi ép, đều rất quan trọng cho cơ thể.\n* **Chọn quần áo mỏng nhẹ:** Mặc quần áo mỏng nhẹ và thoáng mát để cơ thể thoải mái, dễ chịu và không bị nóng bức hoặc bí bách.\n\n![Uống nước cam có thể hỗ trợ giảm tình trạng sốt](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_moderna_co_sot_khong_3_69ac42c0fb.jpg)\n\n*Uống nước cam có thể hỗ trợ giảm tình trạng sốt*\n\nSau khi tiêm xong, người được tiêm vắc xin cần được quan sát ít nhất trong vòng 30 phút tại điểm tiêm chủng. Đây là khoảng thời gian có thể xảy ra các phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng, do đó việc ở lại là cần thiết để có thể xử lý kịp thời các biến chứng nghiêm trọng nếu cần. Các nhân viên y tế có đầy đủ kỹ năng và trang thiết bị để giải quyết mọi tình huống bất thường một cách hiệu quả.\n\nNếu sau khi tiêm vắc xin, người đi tiêm đã trở về nhà, cần có người thân ở bên cạnh để chăm sóc 24/24 trong ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm. Ngoài việc giám sát các biến chứng có thể xảy ra, cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.\n\nBài viết trên đã giải đáp thắc mắc “[tiêm Moderna có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-moderna-co-sot-khong-bien-phap-xu-ly-sau-tiem-sot-38-do-tro-len.html)” đến quý vị độc giả. Sự xuất hiện của sốt sau tiêm vắc xin Covid-19, đặc biệt là khi nhiệt độ vượt quá 38 độ C, thường là điều gây lo lắng cho nhiều người. Tuy nhiên, nếu xét về những lợi ích mà vắc xin mang lại cho cộng đồng trong dài hạn, việc tham gia tiêm phòng đầy đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ y tế và sở hữu kiến thức, kỹ năng để xử lý tình trạng này là điều quan trọng. Điều này sẽ giúp giảm bớt nỗi lo ngại của mọi người.\n\n", "date": "10/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "vaccine"]}, {"title": "Vắc xin SII và những điều cần biết", "abstract": "Vắc xin SII là vắc xin phòng một số bệnh được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vậy SII là vắc xin gì, ai có thể sử dụng, cùng tìm hiểu ngay nhé.", "md_content": "Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu, có nguy cơ mắc bệnh cao và trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, việc tiêm phòng cho trẻ các vắc xin theo khuyến nghị của Bộ Y Tế là điều cần thiết. Trong đó, vắc xin SII là loại vắc xin kết hợp có thể phòng 5 bệnh nguy hiểm. Vậy vắc xin SII là gì, đối tượng nào có thể sử dụng, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.\n\nVắc xin SII là gì?\n------------------\n\nVắc xin SII hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib là một loại vắc xin kết hợp 5 trong 1, có khả năng bảo vệ chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi do Hib cũng như viêm màng não mủ do Hib. Thành phần chính của vắc xin SII là sự kết hợp từ nhiều nguồn, bao gồm giải độc tố của vi khuẩn bạch hầu và giải độc tố uốn ván, thành phần bất hoạt của vi khuẩn ho gà, kháng nguyên của vi rút gây bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và kháng nguyên từ vi khuẩn [Haemophilus influenzae loại b](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) (Hib).\n\nVắc xin SII chứa thành phần trực tiếp từ các tác nhân gây bệnh, đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng của SII chỉ dừng lại tạo miễn dịch cho cơ thể để tạo ra kháng thể đặc hiệu để bảo vệ, không gây ra bệnh cho người tiêm chủng.\n\nVắc xin SII là sản phẩm của công ty dược Serum Institute of India, được cấp phép sản xuất tại Ấn Độ từ năm 2009. Một năm sau đó, vào năm 2010, vắc xin SII đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt chuẩn. Suốt nhiều năm qua, vắc xin SII đã được phê duyệt sử dụng rộng rãi trong hơn 80 quốc gia, và đã chứng minh được hiệu quả và an toàn của nó. Tháng 9/2018, vắc xin SII đã chính thức được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trong nước sau khi đã qua các thử nghiệm lâm sàng chứng minh tính an toàn trước đó.\n\nSo với loại vắc xin 5 trong 1 được lưu hành trước đó là ComBe Five, vắc xin SII đã được chứng minh không có sự khác biệt về độ an toàn và khả năng phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib và viêm phổi do Hib. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (CTTCMRQG), vắc xin ComBE Five và vắc xin SII đều đang được sử dụng để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi.\n\nVắc xin SII được khuyến cáo bảo quản trong các điều kiện đạt 2 - 8 độ C trong buồng lạnh, tủ lạnh hoặc thùng lạnh chuyên dụng. Nhiệt độ bảo quản quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_1_faf31333be.jpg)\n\n*Vắc xin SII là loại vắc xin 5 trong 1*\n\nCách sử dụng vắc xin SII\n------------------------\n\nVắc xin SII được cung cấp miễn phí như một phần của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia dành cho tất cả trẻ em từ 2 tháng đến dưới 1 tuổi, kết hợp với vắc xin ComBE Five để phòng ngừa 5 bệnh, bao gồm [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, vắc xin SII cần được tiêm lặp lại ba mũi riêng biệt, với khoảng thời gian tối thiểu một tháng giữa các lần tiêm.\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ em nên được tiêm vắc xin SII vào các thời điểm 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Trong trường hợp bỏ lỡ các mốc thời gian trên, trẻ nên tiêm sớm nhất có thể. Đối với trẻ trên 1 tuổi, vắc xin SII vẫn được khuyến nghị với mức độ an toàn và hiệu quả tương đương. Tuy nhiên, trẻ em trong nhóm này không được hưởng chính sách miễn phí của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.\n\nCác trẻ đã tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin ComBE Five trước đó vẫn có thể hoàn tất quá trình tiêm chủng bằng vắc xin SII mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_2_a7514117c5.jpg)\n\n*Vắc xin SII áp dụng cho trẻ em từ 2 tháng đến 1 tuổi*\n\nNhững đối tượng không được tiêm vắc xin SII\n-------------------------------------------\n\nVắc xin SII không nên được tiêm cho các trẻ có những đặc điểm sau:\n\n* Có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao hoặc đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính.\n* Có dấu hiệu của bệnh lý thần kinh, như co giật.\n* Xảy ra phản ứng co giật, giảm trương lực cơ, dị ứng, phản vệ,... với các loại vắc xin phòng bệnh.\n\nĐể đảm bảo an toàn cho trẻ, khi đến tiêm phòng, bố mẹ hoặc người thân cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ và thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh tật của trẻ, cũng như các tác dụng không mong muốn mà trẻ đã gặp phải trước đó khi tiêm chủng.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_3_74149c7e08.jpg)\n\n*Trẻ đang sốt cao không nên tiêm vắc xin SII*\n\nTác dụng không mong muốn khi tiêm vắc xin SII\n---------------------------------------------\n\nTương tự như nhiều loại thuốc khác, việc tiêm phòng bằng vắc xin SII cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến nhất là phản ứng sau tiêm, trong đó sốt là tác dụng phụ phổ biến nhất. Trẻ có thể bị sốt từ nhẹ đến trung bình, và hiếm khi có trường hợp sốt cao hơn 38,5 độ C. Các phản ứng tại chỗ tiêm như đau, sưng, nóng đỏ, hình thành mảng cứng hoặc mảng xuất huyết cũng có thể xảy ra ở một số trẻ.\n\nThường thì các tác dụng phụ này là nhẹ và tự giảm đi mà không cần các biện pháp điều trị y tế đặc biệt. Tuy nhiên, cũng đã ghi nhận một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng hơn, như:\n\n* Co giật trong khoảng 3 ngày sau tiêm.\n* Quấy khóc kéo dài liên tục trên 3 giờ. Thường thì biểu hiện này sẽ tự giảm sau 48 giờ.\n* Giảm trương lực cơ và trẻ có thể giảm đáp ứng với kích thích từ môi trường xung quanh.\n* Dị ứng, sốc phản vệ.\n\nĐể giảm thiểu các tác dụng phụ đối với trẻ, bố mẹ và người thân nên tuân thủ quy định theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Việc phát hiện sớm các tác dụng phụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cấp cứu kịp thời và đảm bảo an toàn cho trẻ.\n\nHiện nay, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin mới nhất nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn thế giới. Sở hữu kho lạnh đạt chuẩn GSP, Long Châu là địa chỉ tiêm chủng đáng tin cậy, luôn đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được đào tạo bài bản, có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng quy trình.\n\n![Những thông tin cần biết về vắc xin SII 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_sii_4_108fbccbab.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin SII có thể khiến trẻ quấy khóc trong 3 giờ*\n\nTrên đây là những thông tin bạn cần biết về [vắc xin SII](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-sii-va-nhung-dieu-can-biet.html). Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức cô đọng, ngắn gọn và chính xác về loại vắc xin đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.\n\n", "date": "25/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vắc xin", "abstract": "Để phòng ngừa tình trạng bại liệt thì thực hiện tiêm chủng ngừa vắc xin là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất. Khi thực hiện tiêm vắc xin, cần làm đúng thủ tục, quy trình và liều lượng quy định của Bộ Y tế. Vậy tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?", "md_content": "Tiêm vắc xin bại liệt để làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc bệnh bại liệt ở trẻ em. Trong một vài trường hợp đặc biệt do vắc xin bị khan hiếm hoặc đơn vị tiêm trước đấy ngừng cung cấp vắc xin và các bậc phụ huynh thường chuyển đổi sang bộ phận khác để tiêm vắc xin cho trẻ. Do đó, thường xảy ra tình trạng tiêm thừa hoặc thiếu mũi vắc xin bại liệt. Để biết thêm cũng thông tin về vắc xin bại liệt cũng như giải đáp thắc mắc “[Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-thua-mui-bai-liet-co-sao-khong-nhung-chu-y-khi-cho-be-tiem-vacxin.html)” bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!\n\nVắc xin bại liệt và phân loại vắc xin bại liệt\n----------------------------------------------\n\nVắc xin bại liệt là một loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) có tác dụng phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bại liệt, loại bệnh này do virus bại liệt (gồm type 1, 2, 3) gây ra trên đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em có độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh bại liệt là một loại bệnh nguy hiểm, gây ra những biến chứng nặng nề như gây liệt toàn thân hoặc nặng hơn là tử vong. Hiện nay, vắc xin bại liệt gồm nhiều loại, cụ thể như:\n\n### Dạng uống\n\nVắc xin bại liệt OPV hay còn gọi là vắc xin sống giảm động lực, là một loại vắc xin có chứa virus bại liệt sống và đã được làm suy yếu. Dạng uống có ưu điểm là dễ sử dụng, có thể phòng ngừa gián tiếp qua hình thức thức tiếp xúc gần, chi phí thấp và dễ sản xuất. \n\nTuy nhiên, nhược điểm của vắc xin bại liệt dạng uống là:\n\n* Khả năng miễn dịch không cao, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của từng cá nhân.\n* Có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng liên quan đến bệnh bại liệt.\n* Vắc xin có nguồn gốc lưu hành có nguy cơ xuất hiện virus bại liệt.\n\n### Dạng tiêm\n\nVắc xin bại liệt dạng tiêm bao gồm:\n\n* Vắc xin bại liệt IPV - dạng tiêm: Hay còn gọi là vắc xin bất hoạt, một loại vắc xin chứa virus bại liệt đã chết. Loại vắc xin này được đưa vào cơ thể theo con đường là tiêm bắp và tạo ra miễn dịch, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.\n* Vắc xin bại liệt phối hợp - dạng tiêm: Dạng phối hợp có 4 loại bao gồm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp và Infanrix Hexa của Bỉ (giúp phòng ngừa 6 loại bệnh là ho gà, uốn ván, bạch hầu, Hib, bại liệt và viêm gan B), vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp (có tác dụng ngừa 5 bệnh như ho gà, uốn ván, Hib, bệnh bạch hầu và bại liệt), Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp (ngăn ngừa 4 bệnh ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván).\n\nVắc xin bại liệt dạng tiêm có đáp ứng tốt và hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên quy trình sản xuất phức tạp, chi phí đắt và không có hiệu quả gián tiếp.\n\nVắc xin bại liệt khá đang dạng, do đó các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn cho trẻ sử dụng bằng đường tiêm hay đường uống, tiêm dịch vụ hoặc theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nó là một biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao khả năng phòng [bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) hiệu quả và giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng nhất là tình trạng tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Cần đảm bảo những lưu ý khi tiêm chủng và dùng đúng liều, đúng mũi, đúng lịch để trẻ được phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?\n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_1_9282cc489d.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt có cả dạng uống và dạng tiêm*\n\nNhững ai nên tiêm vắc xin bại liệt\n----------------------------------\n\nTiêm phòng vắc xin bại liệt là một trong những biện pháp ngăn ngừa bệnh bại liệt ở cả người lớn và trẻ em. Do đó, đối tượng tiêm phòng thích hợp nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt thì người lớn cũng có thể thực hiện tiêm phòng vắc xin bại liệt:\n\n* Trẻ em và trẻ sơ sinh: Là đối tượng nằm trong danh sách tiêm chủng định kỳ vắc xin để giúp trẻ bảo vệ và chống lại bệnh bại liệt. Vắc xin bại liệt thường được tiêm 4 liều với mỗi liều lần lượt ở mỗi độ tuổi như sau: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 đến 18 tháng tuổi, 4 đến 6 tuổi.\n* Người lớn: Đa số người lớn đều được tiêm phòng bại liệt khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn tiêm phòng không đầy đủ hoặc nghi ngờ rằng mình chưa tiêm phòng thì có thể tiêm phòng lại với thời gian như sau: Tiêm liều thứ nhất vào bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khỏe, liều thứ hai được thực hiện sau 1 - 2 tháng và liều thứ ba cách liều thứ hai từ 6 - 12 tháng. Nếu trước đây tiêm thiếu mũi thì bạn hoàn toàn có thể tiêm thêm mũi bại liệt bổ sung.\n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_2_0162ca70bd.jpg)\n\n*Tùy từng dạng vắc xin bại liệt mà có lịch tiêm phòng khác nhau*\n\nTiêm thừa mũi bại liệt có sao không?\n------------------------------------\n\nTrong một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng vắc xin có sai sót, do đó xảy ra tình trạng tiêm thừa hoặc thiếu vắc xin. Đứng trước nguy cơ đó, nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?\n\nCơ chế của vắc xin là kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể có khả năng phòng bệnh chứ không phải là gây bệnh. Do đó câu trả lời của việc “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? là “không” và điều này hoàn không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng nào đến trẻ. Ở trên thế giới, phòng ngừa bệnh bại liệt có nhiều phác đồ khác nhau, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cách tiêm, uống hay dùng phối hợp cả uống và tiêm.\n\nTăng khả năng đáp ứng miễn dịch bằng cách tiêm thừa vắc xin bại liệt là điều không cần thiết. Chỉ cần cho trẻ chích ngừa đúng và đủ số mũi là đã có thể cho ra hiệu quả miễn dịch phòng bệnh.\n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_3_267f2288f8.jpg)\n\n*Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?*\n\nNhững lưu ý khi tiêm chủng vắc xin bại liệt\n-------------------------------------------\n\nBạn đã biết “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?” vậy khi tiêm chủng vắc xin bại liệt cần lưu ý những gì? Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra ngay sau cho trẻ tiêm vắc xin bại liệt như trẻ quấy khóc nhiều, đau, sưng ở vị trí tiêm, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ. Theo các chuyên gia tiêm chủng, thì đây hoàn toàn là những phản ứng bình thường xảy ra khi có một tác nhân nhẹ xâm nhập vào cơ thể. Những phản ứng này có thể xảy ra mạnh hoặc yếu hoặc thậm chí là không có, điều này tùy thuộc vào thể trạng của trẻ.\n\nTrước khi tiêm vắc xin bại liệt hay bất kỳ loại vắc xin nào khác cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:\n\n* Không dùng vắc xin khi có một trong những trường hợp sau: Trẻ từng có tiền sử bị [sốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc.html) hoặc xảy ra phản ứng có mức độ nặng trong khi tiêm ở những lần trước đó, trẻ bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch.\n* Tạm hoãn việc tiêm vắc xin trong trường hợp như: Trẻ có tình trạng bị suy giảm chức năng ở một số cơ quan hoặc mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng; thân nhiệt của trẻ thấp (dưới 35,5°C) hoặc cao (trên 38°C); trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh bằng corticoid liều cao, trẻ sử dụng Globulin trong 3 tháng gần đây; trong khoảng 14 ngày trước khi tiêm trẻ điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị; trẻ bị tim mãn tính hoặc tim bẩm sinh.\n* Theo dõi thể trạng của bé sau khi tiêm ngừa vắc xin để kịp thời phát hiện và phòng ngừa những bất thường về nhịp thở, tình trạng quấy khóc, ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, biểu hiện tại vị trí tiêm và dấu hiệu phát ban trên da…\n* Khi chăm sóc trẻ sau tiêm cần thận trọng, không đụng vào chỗ tiêm của trẻ trong quá trình bồng bế, vệ sinh, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách uống nước, uống sữa hoặc bú mẹ.\n* Khi có dấu hiệu lạ, nguy hiểm cần đưa trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện để tránh nguy hiểm đến tính mạng như trẻ bị khó thở, sốt cao, sốc phản vệ, tím tái, sốc nhiễm độc, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html),…\n\nBiến chứng có thể xảy ra khi tiêm vắc xin bại liệt\n--------------------------------------------------\n\nBên cạnh những triệu chứng thường gặp, bé có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin bại liệt như:\n\n* Trẻ bị sốt cao và kéo dài (trên 38,5°C);\n* Vị trí tiêm sưng phù hoặc sưng to;\n* Trẻ bị khó thử hoặc thở gấp, người tím tái, chân tay lạnh;\n* Dị ứng với vắc xin, sốc phản vệ, co giật, phát ban, nôn, hôn mê,...\n\n Việc phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng nguy hiểm này giúp ngăn ngừa các rủi ro về sức khỏe của trẻ. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu trên vần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị. \n\n![Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không? Những chú ý khi cho bé tiêm vacxin 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_thua_mui_bai_liet_co_sao_khong_nhung_chu_y_khi_cho_be_tiem_vacxin_4_9319df0b60.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị sốt hoặc quấy khóc sau khi tiêm vắc xin bại liệt*\n\nTiêm thừa vắc xin bại liệt hoàn toàn không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm đến trẻ. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu xảy ra tình trạng tiêm thừa mũi bại liệt cho bé. Để phòng ngừa bệnh bại liệt bằng vắc xin đạt kết quả cao nhất, bố mẹ nên lưu ý lịch tiêm chủng cho bé, giúp tạo đề kháng miễn dịch trong cơ thể, nâng cao tối đa khả năng phòng bệnh. Trên đây là những thông tin về chủ đề “Tiêm thừa mũi bại liệt có sao không?” mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho con và gia đình.\n\n", "date": "10/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "bại liệt", "Vacxin"]}, {"title": "Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?", "abstract": "Có một số bậc cha mẹ trì hoãn việc tiêm chủng cho con vì đọc những thông tin không rõ ràng trên mạng. Tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo là cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đúng hạn. Vậy vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?", "md_content": "Trên thực tế, tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa một loạt [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) khác nhau và các bệnh có khả năng gây tử vong. Tiêm chủng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em vì trẻ thường dễ mắc nhiều loại bệnh hơn người lớn. Việc tiêm chủng chậm trễ cho trẻ có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.\n\nNhững loại vắc xin trẻ cần được tiêm phòng\n------------------------------------------\n\nTrẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh. Trung bình mỗi ngày trẻ tiếp xúc với khoảng 20 đến 40 kháng nguyên và các kháng nguyên này xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường mắt, mũi, miệng…\n\n![vi-sao-khong-nen-tri-hoan-tiem-chung-cho-tre 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_khong_nen_tri_hoan_tiem_chung_cho_tre_1_71189937c3.jpg)\n\n*Trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh*\n\nNhững loại vắc xin sau đây cho trẻ dưới 5 tuổi sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và có hệ miễn dịch tốt nhất trước khi đến trường. Tiêm vắc xin cho trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Dưới đây là một số loại vắc xin mà trẻ nên tiêm càng sớm càng tốt:\n\n* Vắc xin uốn ván.\n* Vắc xin 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella.\n* Vắc xin 3 trong 1 Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván.\n* Vắc xin 6 trong 1 Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Hib\n* Vắc xin Phế cầu.\n* Vắc xin Cúm.\n* Vắc xin Thủy đậu.\n* Vắc xin Viêm gan B.\n* Vắc xin Viêm não Nhật Bản.\n* Vắc xin não mô cầu Mengoc BC.\n\nTrường hợp nào được hoãn tiêm vắc xin?\n--------------------------------------\n\nĐể tránh những rủi ro có thể xảy ra sau tiêm chủng, người chăm sóc trẻ cần lưu ý những trường hợp bất thường sau đây khi quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.\n\n### Các trường hợp chống chỉ định\n\n* Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng cuối cùng: Sốt cao trên 39°C kèm theo co giật hoặc có triệu chứng của não/màng não, tím tái, khó thở.\n* Suy giảm miễn dịch: Trẻ bị bệnh [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-giam-he-mien-dich-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-ngua.html) bẩm sinh, giai đoạn lâm sàng IV ở trẻ nhiễm HIV hoặc có dấu hiệu suy giảm miễn dịch nặng phải chống chỉ định tiêm [vắc xin sống giảm độc lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html).\n* Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không được điều trị tốt không nên tiêm vắc xin BCG.\n\nĐối với các chống chỉ định khác hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\n![vi-sao-khong-nen-tri-hoan-tiem-chung-cho-tre 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_khong_nen_tri_hoan_tiem_chung_cho_tre_2_6a20315e62.jpg)\n\n*Đối tượng chống chỉ định hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin*\n\n### Các trường hợp tạm hoãn\n\n* Trẻ mắc bệnh cấp tính và nhiễm trùng. Phụ huynh hãy đợi sức khỏe trẻ ổn định thì mới tiêm phòng.\n* Trẻ đang sốt 37,5°C trở lên hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C.\n* Trẻ đã sử dụng sản phẩm [globulin miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-globulin-mien-dich.html), trừ huyết thanh kháng viêm gan B trong 3 tháng qua: Tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.\n* Trẻ đang hoặc vừa hoàn thành 14 ngày điều trị bằng corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị.\n* Trẻ sơ sinh nặng dưới 2000gr.\n* Đối với các thời điểm trì hoãn khác, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\nVì sao bạn không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?\n-------------------------------------------------\n\nTrong những năm gần đây đã có một số tin đồn rằng vắc xin có thể gây ra bệnh tự kỷ và các chấn thương não khác ở trẻ em. Dù thiếu bằng chứng nhưng những tin đồn này lại nhận được rất nhiều sự chú ý nhờ sự ủng hộ từ truyền thông và mạng xã hội. Kết quả là nhiều phụ huynh bối rối trước những thông tin trái ngược nhau trên Internet và lo lắng về sự an toàn của vắc xin cũng như lịch tiêm chủng của con mình.\n\nMột trong những quan niệm sai lầm đáng chú ý nhất là tiêm quá nhiều vắc xin cho trẻ nhỏ có thể dẫn đến tình trạng quá tải hóa học. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bác bỏ giả thuyết này và tin rằng tiêm chủng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em.\n\nMặc dù những lầm tưởng về trì hoãn tiêm chủng cho trẻ nghe có vẻ hợp lý nhưng chúng thường thiếu bằng chứng khoa học. Cần lưu ý lịch tiêm chủng được cập nhật hàng năm và không cố định. Vì vậy nếu các chuyên gia phát hiện ra rủi ro từ việc tiêm chủng, họ sẽ khuyến nghị thay đổi lịch tiêm chủng cho trẻ em. Nếu bạn chọn trì hoãn tiêm chủng cho con mình thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.\n\n![vi-sao-khong-nen-tri-hoan-tiem-chung-cho-tre 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_khong_nen_tri_hoan_tiem_chung_cho_tre_3_e8c82e8cd3.jpg)\n\n *Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ thì trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc một số vấn đề sức khỏe*\n\nNếu tiêm phòng chậm sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mà trẻ chưa được tiêm phòng. Ngoài ra, theo một nghiên cứu thì sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho trẻ cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị co giật do sốt sau khi tiêm [vắc xin MMR](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html). Điều này có nghĩa là nếu trẻ được tiêm chủng muộn hơn lịch khuyến cáo, trẻ sẽ có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin.\n\nNgoài ra, việc trì hoãn tiêm chủng còn khiến trẻ dễ mắc bệnh hoặc các bệnh đặc biệt phải đến bệnh viện, phòng khám, điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh tại đó. Ngoài ra không có bằng chứng nào cho thấy trẻ trì hoãn tiêm chủng phát triển tốt hơn trẻ tiêm chủng đúng thời điểm.\n\nTrên đây là nguyên nhân vì sao bạn không nên [trì hoãn tiêm chủng cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-khong-nen-tri-hoan-tiem-chung-cho-tre.html). Qua những thông tin trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh khác nhau mà còn làm giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm chủng sau này.\n\n", "date": "17/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Các lưu ý sau khi tiêm vaccine Moderna", "abstract": "Sau khi tiêm vaccine Moderna, một số tác dụng phụ như đau nhức tại chỗ tiêm, đau đầu và mệt mỏi có thể xuất hiện, nhưng thường chỉ kéo dài trong vài ngày và sẽ tự giảm đi. Để giảm nhẹ những triệu chứng này, nên nghỉ ngơi đủ, duy trì sự hydrat hóa bằng cách uống nhiều nước và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.", "md_content": "Vaccine Moderna là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19. Trong loạt vaccine hiện nay, Moderna đã được phát triển và triển khai rộng rãi trong chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Sau khi tiêm vaccine Moderna, quan trọng nhất là cần nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống cân đối để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ của vaccine. Việc này giúp cơ thể hồi phục sau quá trình tiêm và củng cố hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng chống lại virus. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ các biện pháp an toàn sẽ giúp tăng cường hiệu quả của vaccine và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.\n\nNhững tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Moderna\n-----------------------------------------------\n\nVaccine Moderna, giống như bất kỳ loại vaccine nào khác, đều có thể gây ra tác dụng phụ nhất là sau khi bạn hoàn thành cả hai liều tiêm. Tác dụng phụ có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào cơ địa và trạng thái sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng vì hầu hết các triệu chứng sẽ giảm đi sau khoảng 2 đến 3 ngày.\n\nMột số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine Moderna bao gồm đau tại vị trí tiêm (chiếm khoảng 92%), [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) (đến 70%), [đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html) (khoảng 64,7%) và cảm giác [ớn lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bat-mi-nguyen-nhan-gay-on-lanh-dot-ngot-khong-phai-ai-cung-biet.html) (từ 45,4%). Ngoài ra, người tiêm vaccine này cũng có thể trải qua một số tác dụng phụ khác với tỷ lệ thấp hơn, chẳng hạn như buồn nôn hoặc [nôn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html) (23%), sưng đau ở nách (19,8%), sốt (15,5%), sưng tại vị trí tiêm (14,7%), [nổi mẩn đỏ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-tri-noi-man-ngua-tai-nha-giam-ngua-nhanh-va-an-toan-61501.html) tại vị trí tiêm (10%),...\n\n![Các lưu ý sau khi tiêm vaccine moderna 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_luu_y_sau_khi_tiem_vaccine_moderna_1_Cropped_854b84e633.jpg)\n\n*Tác dụng phụ biến động tùy thuộc vào cơ địa và trạng thái sức khỏe của từng người*\n\nMặc dù rất hiếm, những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine Moderna có thể bao gồm sốc phản vệ, giảm tiểu cầu, viêm cơ tim, và tỷ lệ này được đánh giá là 2.8 ca/1 triệu liều.\n\nNên thận trọng khi tiêm vaccine Moderna cho ai?\n-----------------------------------------------\n\nVaccine Moderna được khuyến nghị sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên với liều lượng 0,5 ml và được tiêm vào cơ bắp của cánh tay. Hướng dẫn từ nhà sản xuất cho biết mỗi người nên tiêm tối đa 2 mũi và khoảng thời gian giữa hai mũi nên là 28 ngày.\n\nTuy nhiên, có những trường hợp nên hạn chế việc sử dụng vaccine Moderna, bao gồm:\n\n* Người từng bị dị ứng nghiêm trọng với vaccine mRNA Covid-19.\n* Những người phản ứng quá mẫn với polyethylene glycol và polysorbate, thể hiện bằng các triệu chứng như mày đay cấp tính, biểu hiện phù mạch, suy hô hấp hoặc sốc phản vệ trong vòng 4 giờ sau khi tiêm.\n* Bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính vừa đến nặng, cũng như những người có tiền sử dị ứng với các loại vaccine hoặc một số loại thuốc đều cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến chuyên gia miễn dịch - dị ứng trước khi quyết định tiêm vaccine.\n\n![Các lưu ý sau khi tiêm vaccine moderna 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_luu_y_sau_khi_tiem_vaccine_moderna_2_1f9b9a624a.jpg)\n\n*Vaccine Moderna được khuyến nghị sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên* \n\nCác lưu ý sau khi tiêm vaccine Moderna\n--------------------------------------\n\nSau khi tiêm vaccine Moderna, cần theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời những phản ứng bất thường. Sau 30 phút, nếu tình trạng sức khỏe ổn định, bạn có thể rời khỏi địa điểm tiêm và tự theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất trong vòng 7 ngày.\n\nNếu xuất hiện những tác dụng phụ như đau nhức tại chỗ tiêm, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sốt nhẹ, mẩn đỏ chỗ tiêm với mức độ nhẹ đến trung bình thì không cần quá lo lắng. Hãy nghỉ ngơi và sau khoảng 2 - 3 ngày, những triệu chứng này sẽ tự giảm đi.\n\nTrong trường hợp đau nặng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với sốt cao, có thể sử dụng thuốc hạ sốt, nhưng hãy tuân thủ liều lượng và tránh lạm dụng để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu tình trạng sức khỏe không cải thiện sau những biện pháp này, việc thăm khám cơ sở y tế gần nhất là cần thiết.\n\nUống nhiều nước là điều nên làm sau khi tiêm vaccine Moderna, đặc biệt là khi có biểu hiện sốt. Điều này giúp cơ thể giảm mệt mỏi và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước trong một lần, mà thay vào đó, nên duy trì việc uống thường xuyên với lượng vừa phải.\n\n![Các lưu ý sau khi tiêm vaccine moderna 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_luu_y_sau_khi_tiem_vaccine_moderna_3_b6ca2dcc1f.jpg)\n\n*Lưu ý uống nhiều nước sau khi tiêm vaccine moderna*\n\nChế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý. Sau khi tiêm, cơ thể có thể mệt mỏi và không muốn ăn nhiều. Đối mặt với tình trạng này, bạn nên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, và nước ép trái cây. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và duy trì một chế độ ăn đa dạng để tăng cường sức đề kháng là quan trọng.\n\nLưu ý rằng [sau khi tiêm vaccine Moderna](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-luu-y-sau-khi-tiem-vaccine-moderna.html), chỉ nên thực hiện hoạt động nhẹ nhàng và tránh các hoạt động mạnh trong khoảng một tuần, bao gồm cả liều tiêm thứ nhất và liều tiêm thứ hai, để đảm bảo sự hồi phục và tránh tác động lớn đối với cơ thể như tập thể dục cường độ cao. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích đối với bạn.\n\n", "date": "11/03/2024", "tags": ["vaccine", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa", "abstract": "Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, không chỉ các bệnh về đường hô hấp mà còn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy nên, trang bị cho bản thân những thông tin nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh là điều cần thiết. ", "md_content": "Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc phải phế cầu khuẩn nhiều nhất. Chúng không chỉ làm giảm sút sức khỏe người bệnh mà còn thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì cùng các thông tin liên quan đến loại vi khuẩn này qua bài viết dưới đây nhé!\n\nPhế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì?\n---------------------------------\n\nVi khuẩn Streptococcus Pneumoniae hay còn gọi là phế cầu khuẩn S.pneumoniae có rất nhiều chủng loại khác nhau. Đây là một loại [vi khuẩn Gram dương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-gram-duong-la-gi-vi-khuan-gram-duong-co-nguy-hiem-khong.html) thuộc chi Streptococcus và thường trú ngụ trong mũi, họng và đường thở con người. Loại vi khuẩn này còn nằm bên trong cơ thể của người khỏe mạnh mà không gây ra bệnh lý nào sẽ được gọi là người lành mang trùng. Khi cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phế cầu khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, sinh ra bệnh.\n\nNghiên cứu cho thấy bệnh phế cầu khuẩn S.pneumoniae sẽ lây lan theo đường hô hấp khi tiếp xúc hoặc va chạm với người bệnh thông qua các hành động như hắt hơi, hôn, ho hoặc dùng chung vật dụng cá nhân. Phế cầu khuẩn được tìm thấy trong vùng mũi họng 40 - 70% ở người khỏe mạnh, vì thế khi bạn sinh sống hoặc làm việc trong môi trường quân đội hoặc cần phải tiếp xúc nhiều người, tỷ lệ mắc phải vi khuẩn này là rất cao.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_c07a7557cc.jpg)\n\n*Phế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng cho người bệnh*\n\nPhế cầu khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang người khác và để lại di chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời còn có thể nguy hại cho tính mạng. Dù hiện nay có nhiều trường hợp chữa khỏi phế cầu khuẩn S.pneumoniae với liều kháng sinh nhưng chi phí điều trị các bệnh do phế cầu này gây ra rất tốn kém vì có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.\n\nCác bệnh do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây ra và triệu chứng đi kèm\n-------------------------------------------------------------------\n\nPhế cầu khuẩn S.pneumoniae có thể gây ra nhiều bệnh như sau:\n\n### Viêm tai giữa\n\nViêm tai giữa là bệnh lý nhiễm trùng tai giữa có nguyên nhân chính là không chữa trị dứt điểm các [bệnh lý về đường hô hấp trên](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-ly-nao-thuong-xay-ra-o-duong-ho-hap-tren.html) hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh thường khởi phát sau khi bị viêm mũi họng do phế cầu khuẩn S.pneumoniae. Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng mắc phải nhiều nhất, trong đó đáng chú ý là nhóm tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi.\n\nTheo thống kế, có đến 80% trẻ mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất một lần trước 3 tuổi. Hơn ⅓ trường hợp trẻ sẽ bị tái phát 3 lần hoặc nhiều hơn trong 1 năm. Triệu chứng thường thấy nhất ở trẻ là tình trạng đau tai, sốt, quấy khóc, khó chịu, chảy dịch trong tai giữa, mưng mủ hoặc giảm thính giác,... Người lớn khi bị viêm tai giữa cũng sẽ gặp các triệu chứng tương tự. Ngoài ra, còn có tình trạng ù tai, ngứa tai hoặc chảy dịch từ tai ra ngoài.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_2_f860155092.jpg)\n\n*Viêm tai giữa do S.pneumoniae thường xảy ra ở trẻ em*\n\n### Viêm phổi\n\nViêm phổi do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây ra thường có các triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường. Vì vậy mà nhiều người thường hay xem thường, không chú trọng. Các triệu chứng như là sốt, ớn lạnh, ho, thở nhanh, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn,....\n\nTuy nhiên, viêm phổi là một bệnh viêm nhiễm trùng tại phổi làm cho các túi khí ở một hoặc hai bên bị tổn thương. Từ đó gây nên viêm. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nếu không kịp thời chữa trị. Viêm phổi thường xuất hiện ở người trung niên hoặc người lớn tuổi. Ngày nay vì nhiều lý do khác nhau mà bệnh còn gặp ở cả những người trẻ tuổi.\n\n### Viêm màng não\n\nViêm màng não là bệnh lý rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bệnh được gây ra từ phế cầu khuẩn S.pneumoniae rất khó phát hiện, nếu chỉ theo dõi từ các triệu chứng và sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề khác nhau. Bệnh được biểu hiện từ 2 triệu chứng chính là đau đầu và nôn ói. Các triệu chứng khác đi kèm là sốt cao và mệt mỏi có thể xuất hiện trong một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 giờ. Vậy nên, nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.\n\nNgười bị viêm màng não còn có thể nhạy cảm với ánh sáng nhiều hơn, xuất hiện thêm tình trạng cứng cổ, chán ăn, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bồn chồn và lơ mơ ngủ gà.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_3_0926f630ea.jpg)\n\n*Bệnh viêm màng não là bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn S.pneumoniae*\n\n### Viêm xoang\n\nViêm xoang là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, kể cả người trẻ tuổi. Người mắc bệnh này sẽ có các triệu chứng như đau mặt, [nghẹt mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nghet-mui-855.html) kéo dài, chảy nước mũi và đau đầu. Viêm xoang rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác nên cần được chú ý kỹ hơn nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên.\n\nViêm xoang gây ra rất nhiều bất lợi cho người bệnh và bệnh cũng rất dễ tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí có thể trở thành tình trạng mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tĩnh mạch xoang hang, áp xe não, viêm màng não, nhiễm trùng ổ mắt,...\n\n### Nhiễm khuẩn huyết\n\nNhiễm trùng do phế cầu khuẩn S.pneumoniae gây nên ở máu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, bao gồm trẻ em và người lớn. Tỷ lệ tử vong của bệnh lý này rất cao, lên đến 20%. Các triệu chứng thường thấy của nhiễm trùng máu là sốt rét, bứt rứt, đau đầu, nhức mỏi cơ, lơ mơ ngủ gà và bị phát ban ngoài da.\n\nĐối tượng dễ mắc bệnh do khuẩn phế cầu khuẩn S.pneumoniae\n---------------------------------------------------------\n\nAi cũng có thể nhiễm phải phế cầu khuẩn S.pneumoniae. Tuy nhiên, có 3 nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải nhất chính là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 50 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh về gan, thận, phổi, tim. Ngoài ra, nhóm người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc phải bệnh rất cao.\n\nPhòng ngừa phế cầu khuẩn S.pneumoniae\n-------------------------------------\n\nHiện nay, một trong những biện pháp phòng ngừa phế cầu khuẩn S.pneumoniae chính là tiêm ngừa [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html). Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đã có thể tiêm ngừa. Với mức độ lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh lý cùng biến chứng nguy hiểm cho con người thì việc tiêm ngừa chính là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu. Từ đó cũng giảm thiểu tỷ lệ tử vong đáng tiếc cũng như giảm thiểu chi phí chữa trị và chăm sóc trong thời gian chữa bệnh.\n\nBệnh cạnh đó, các bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn S.pneumoniae như viêm phổi, viêm màng não cũng đã có các loại vắc xin phòng ngừa. Bạn có thể tìm đến các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín trên toàn quốc để tìm hiểu thông tin và tiêm ngừa. Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu có các loại vắc xin thế hệ mới nhất đến từ các nhà sản xuất có tiếng trên thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng và bảo quản đúng quy trình.\n\n![Phế cầu khuẩn S.pneumoniae là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phe_cau_khuan_s_pneumoniae_la_gi_nguyen_nhan_trieu_chung_va_cach_phong_ngua_4_1b02df8a85.jpg)\n\n*Việc tiêm ngừa sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn S.pneumoniae*\n\nTóm lại, phế cầu khuẩn [S.pneumoniae](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-s-pneumoniae-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua.html) có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,... Chủ động trong việc tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn loại vi khuẩn nguy hiểm này. \n\n", "date": "07/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?", "abstract": "Tiêm phòng IPV cho trẻ em, một trong những câu hỏi phổ biến mà các phụ huynh thường đặt ra là liệu mũi tiêm IPV có gây ra sốt hay không và nếu có, thời gian sốt kéo dài bao lâu sau khi tiêm. Điều này làm cho nhiều người lo lắng và muốn hiểu rõ hơn về phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin bại liệt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp được câu hỏi mũi tiêm IPV có sốt không?", "md_content": "Vắc xin IPV là loại vắc xin [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) đầu tiên được phát triển bởi nhà nghiên cứu Albert Salk và nó được tạo ra dưới dạng vắc xin bất hoạt. Quá trình tiêm phòng vắc xin cho trẻ em, một câu hỏi phổ biến mà các bậc phụ huynh thường quan tâm là mũi tiêm IPV có sốt không và nếu có thì thời gian sốt kéo dài bao lâu sau khi tiêm.\n\nVắc xin IPV là gì?\n------------------\n\n[Vắc xin IPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-ipv-danh-cho-doi-tuong-nao.html) là kết quả của nghiên cứu và phát triển của nhà virus học và nhà nghiên cứu y khoa Jonas Edward Salk, là loại vắc xin duy nhất có khả năng ngăn ngừa bệnh bại liệt. Được sản xuất từ các chủng virus bại liệt hoang dã, vắc xin này được bất hoạt bằng dung dịch formalin, khi tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh bại liệt.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_1_40fb77cc59.jpg)\n\n*Vắc xin IPV là vắc xin ngăn ngừa bệnh bại liệt*\n\nTính đến năm 2018, vắc xin IPV đã trở thành một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em dưới 5 tháng tuổi tại Việt Nam. Nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác như vắc xin bạch hầu, uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), viêm gan B và cúm haemophilus.\n\nNhờ sự xuất hiện của vắc xin bất hoạt IPV và vắc xin sống giảm độc lực OPV, bệnh bại liệt trên toàn cầu đã được kiểm soát đáng kể, với tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong giảm đáng kể.\n\nMặc dù Việt Nam đã đạt được thành công trong việc kiểm soát bệnh bại liệt trong 23 năm qua và được WHO công nhận, công tác phòng bệnh vẫn được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin bại liệt cao. Bên cạnh việc triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ dưới 5 tháng tuổi, phụ huynh cũng nên đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng cho các bệnh truyền nhiễm khác như [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, ho gà và viêm gan B để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Với tác dụng phòng ngừa bệnh bại liệt như vậy, vắc xin IPV còn gây các tác dụng phụ đến sức khoẻ người bệnh đặc biệt là tình trạng sốt. Liệu rằng mũi tiêm IPV có sốt không và sốt trong bao lâu?\n\nMũi tiêm IPV có sốt không?\n--------------------------\n\nMũi tiêm IPV có sốt không đang là vấn đề quan tâm của nhiều cha mẹ đối với con. Theo các chuyên gia cho biết rằng các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin này thường là nhẹ nhàng và tạm thời.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_2_eaeb402f98.jpg)\n\n*Mũi tiêm IPV có sốt không?*\n\nTiêm vắc xin IPV có thể gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức, mệt mỏi và mẩn đỏ tại vị trí tiêm trong vài ngày sau. Tuy nhiên, sốt thường là một trong những tác dụng phụ thông thường nhất và bố mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm sốt nào cho trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.\n\nTrẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm?\n---------------------------------------\n\nMũi tiêm IPV có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) không đã được giải đáp, nhưng sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm? Tiêm vắc xin IPV cho trẻ em được đánh giá là an toàn, với tỷ lệ các tác dụng phụ thấp. Trong các tác dụng phụ thông thường có thể xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau tiêm bao gồm đau nhẹ, sưng nhẹ ở vị trí tiêm, sốt nhẹ và thường sẽ tự giảm sau 2 - 10 ngày. Theo các chuyên gia, những phản ứng này là phổ biến khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang phản ứng với vắc xin một cách hiệu quả. Do đó, trả lời câu hỏi về việc liệu mũi tiêm IPV có sốt không, có thể nói rằng tiêm vắc xin bại liệt IPV có thể gây ra sốt nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ này thấp và sốt nhẹ thường tự giảm sau vài ngày.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_3_425cd79d02.jpg)\n\n*Tình trạng sốt ở trẻ kéo dài 2 đến 10 ngày sau tiêm*\n\nTheo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em thường có sốt nhẹ kéo dài từ 2 đến 10 ngày sau khi tiêm mũi IPV và hầu hết các trường hợp đều phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ em sau khi tiêm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện và các trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm.\n\nCách chăm sóc trẻ sau khi tiêm bị sốt\n-------------------------------------\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết các loại vắc xin được sử dụng để tiêm phòng đều được coi là an toàn. Các trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe là rất hiếm. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các phản ứng sốt sau khi tiêm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ các quy định sau:\n\n* Theo dõi tình trạng: Sau khi tiêm vắc xin bại liệt IPV, trẻ nên ở lại khu vực theo dõi ít nhất 30 phút để nhân viên y tế có thể theo dõi sức khỏe của trẻ và xử lý kịp thời các phản ứng bất thường có thể xảy ra.\n* Biểu hiện sau tiêm: Bố mẹ cần quan sát trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24 - 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm tình trạng tinh thần của trẻ, sinh hoạt hàng ngày, nhiệt độ cơ thể, phát ban trên da, sưng đỏ ở vị trí tiêm, khó thở và các dấu hiệu khác. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào không bình thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.\n* Xử trí kịp thời: Trong thời gian 24 - 48 giờ sau khi tiêm, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của các biến chứng nặng như sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ, co giật do sốt cao, khó thở hoặc ngưng thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị.\n\n![Mũi tiêm ipv có sốt không? Trẻ em sốt bao nhiêu ngày sau khi tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Mui_tiem_ipv_co_sot_khong_tre_em_sot_bao_nhieu_ngay_sau_khi_tiem_4_1199718ef0.jpg)\n\n*Quan sát các dấu hiệu của trẻ sau tiêm trong 24 - 48 giờ*\n\nKhông giống như vắc xin bại liệt sống giảm động lực OPV, vắc xin bại liệt IPV là loại vắc xin bất hoạt, có nghĩa là virus Polio đã bị tiêu diệt và không còn khả năng lây nhiễm và gây bệnh, do đó có độ an toàn cao. Tuy nhiên, giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, sưng, đau, quấy khóc, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa và các triệu chứng này thường kéo dài từ 2 đến 10 ngày. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn và chưa có trường hợp nào gặp tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm IPV.\n\nVì vậy, câu hỏi liệu [mũi tiêm IPV có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mui-tiem-ipv-co-sot-khong-tre-em-sot-bao-nhieu-ngay-sau-khi-tiem.html) đã được giải đáp. Tiêm vắc xin IPV theo đúng liều lượng và lịch trình là cơ hội quan trọng nhất để bảo vệ trẻ em trên toàn cầu không chỉ khỏi căn bệnh nguy hiểm như bại liệt mà còn giúp phát triển toàn diện về thể chất và trí óc. Do đó, bố mẹ cần tự giác bảo vệ sức khỏe của con bằng cách tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho từng độ tuổi của trẻ.\n\n", "date": "04/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bạch cầu", "ho gà"]}, {"title": "Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay", "abstract": "Trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, có một số loại vắc xin được phân phối miễn phí cho cộng đồng dân cư. Chúng nhằm mục đích đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Điều này có thể làm giảm khả năng phòng tránh và kiểm soát các dịch bệnh, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch và bệnh truyền nhiễm vẫn đang diễn ra trên toàn cầu. Cùng Long Châu tìm hiểu những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay nhé.", "md_content": "Hiện nay, ở Việt Nam, có hơn 30 loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) được sử dụng để tiêm chủng cho cả trẻ em và các nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, do hạn chế về ngân sách, Việt Nam chỉ cung cấp miễn phí một số loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ nhỏ theo Chương trình bắt đầu triển khai. \n\nNhững mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí\n-------------------------------------\n\nNhững mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí (TCMR) đã bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ năm 1981, với sự hỗ trợ quan trọng từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc – UNICEF. Chương trình nhằm mục đích giúp trẻ phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và có khả năng gây tử vong cao trong thời điểm đó.\n\nKể từ đó, chương trình đã dần mở rộng đối tượng tiêm chủng và phạm vi địa bàn. Các mũi tiêm chủng miễn phí cho trẻ ngày càng được mở rộng về số lượng và loại hình. Hiện nay, chương trình đã bao gồm hơn 10 loại vắc xin phòng [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) quan trọng, bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, bại liệt và nhiều bệnh nguy hiểm khác.\n\nCác loại vắc xin khi được tiêm sẽ đưa thành phần kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể khỏe mạnh, sau đó trẻ sản xuất các loại kháng thể đặc hiệu để chống lại kháng nguyên ấy. Kháng thể được tạo ra sẽ tồn tại trong máu một thời gian dài, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các đợt tấn công của [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html) và virus.\n\nQua chương trình tiêm chủng mở rộng, sức đề kháng của trẻ em đang được củng cố và tăng cao, giúp chúng ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm và giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Đồng thời, chi phí tiêm phòng cũng được tính toán thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh.\n\nChương trình tiêm chủng hiện đang được triển khai đều đặn hàng tháng, với hơn 1,5 triệu trẻ em được tiêm chủng mỗi năm. Ngoài ra, hàng triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng được tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết, như vắc xin phòng HPV và [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html).\n\n![Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_mui_tiem_chung_mo_rong_mien_phi_hien_nay_203e5d5aaf.png)\n\n*Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho bé nhà*\n\nĐịa chỉ tư vấn và những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em\n------------------------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn và tiêm chủng cho trẻ em ở Việt Nam:\n\n* **Family Medical Practice (FMP):** Không chỉ là một cơ sở y tế mà còn là một địa điểm thể hiện sự đạo đức nghề nghiệp và tận tâm đối với người bệnh mà còn trong việc tư vấn và tiêm chủng cho các bé nhỏ. Đội ngũ y bác sĩ luôn được đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục, đảm bảo cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất về tiêm chủng và chăm sóc trẻ em.\n* **Phòng khám Nhi đồng 315:** Hệ Thống Phòng Khám Nhi Đồng 315 cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện, bao gồm khám bệnh, xét nghiệm, tiêm ngừa và tư vấn về dinh dưỡng. Đội ngũ chuyên gia tại đây theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi thiếu niên, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của các em nhỏ.\n* **Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2:** Cả hai bệnh viện đều là các cơ sở y tế uy tín và có uy tín hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đội ngũ chuyên gia tại đây cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn và tiêm chủng cho trẻ em với chất lượng và tận tâm cao.\n\n![nhung_mui_tiem_chung_mo_rong_mien_phi_hien_nay_2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_mui_tiem_chung_mo_rong_mien_phi_hien_nay_2_79144d8cdc.jpg)\n\n*Bệnh viện Nhi Đồng 1 là cơ sở uy tín hiện nay trong hệ thống tiêm chủng*\n\nTại sao nên có những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ được miễn phí?\n---------------------------------------------------------------------------\n\nTừ khi mới sinh đến khi đạt 1 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất đối với việc tiêm chủng cho trẻ em. Trong thời kỳ này, sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nghiêm trọng.\n\nvắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em, giúp họ phòng ngừa và chống lại các bệnh tật. Ở Việt Nam, chương trình tiêm chủng đã đóng góp lớn trong việc cứu sống hàng triệu trẻ em và bảo vệ họ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác loại vắc xin mà trẻ em cần được tiêm chủng tương ứng với độ tuổi của họ.\n\nChương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (EPI), được hỗ trợ bởi UNICEF, đã đạt được nhiều thành tựu lớn, bao gồm loại trừ bệnh bại liệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh và kiểm soát căn bệnh sởi. vắc xin đã giúp bảo vệ hàng triệu trẻ em và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do các bệnh nguy hiểm.\n\nCác loại vắc xin trước khi được sử dụng đã được kiểm tra và đảm bảo về tính an toàn tại các cơ sở kiểm định quốc gia và quốc tế. Việt Nam đã sử dụng hàng triệu liều vắc xin này, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ em.\n\nMặc dù có những quan điểm sai lầm về vắc xin, nhưng thực tế là vắc xin miễn phí được mua với số lượng lớn và được hỗ trợ kinh phí bởi các tổ chức như WHO, UNICEF. Việc tiêm chủng miễn phí giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ em một cách toàn diện và hiệu quả.\n\n![Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_mui_tiem_chung_mo_rong_mien_phi_hien_nay_3_bf27d77d50.png)\n\n*Cần đến thăm khám và được tiêm chủng mở rộng bởi bác sĩ có chuyên môn*\n\nNhững mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ hiện có ở Việt Nam\n----------------------------------------------------------------\n\nDưới đây là danh sách các loại vắc xin miễn phí cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia:\n\n* vắc xin phòng bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html);\n* vắc xin phòng bệnh lao;\n* vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* vắc xin phòng bệnh [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html);\n* Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib;\n* vắc xin phòng bệnh rubella;\n* vắc xin phòng bệnh sởi;\n* vắc xin phòng viêm não Nhật Bản;\n* vắc xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao);\n* vắc xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao).\n\nDưới đây là danh sách các loại vắc xin miễn phí cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, cùng với lịch tiêm chủng cho từng độ tuổi:\n\n*Sơ sinh:*\n\n* vắc xin phòng bệnh lao;\n* vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.\n\n*02 tháng tuổi:*\n\n* vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* vắc xin phòng bệnh viêm gan B;\n* vắc xin phòng viêm màng não mủ do Hib (mũi 1);\n* vắc xin phòng bệnh bại liệt uống (lần 1).\n\n*03 tháng tuổi:*\n\n* vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* vắc xin phòng bệnh viêm gan B;\n* vắc xin phòng viêm màng não mủ do Hib (mũi 2);\n* vắc xin phòng bệnh bại liệt uống (lần 2).\n\n*04 tháng tuổi:*\n\n* vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* vắc xin phòng bệnh viêm gan B;\n* vắc xin phòng viêm màng não mủ do Hib (mũi 3);\n* vắc xin phòng bệnh bại liệt uống (lần 3).\n\n*05 tháng tuổi:*\n\n* vắc xin phòng bệnh bại liệt tiêm (IPV).\n\n*09 tháng tuổi:*\n\n* vắc xin phòng bệnh sởi (mũi 1).\n\n*18 tháng tuổi:*\n\n* vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* vắc xin phòng bệnh uốn ván (mũi 4);\n* vắc xin phòng bệnh sởi;\n* vắc xin phòng bệnh rubella.\n\n*1 - 5 tuổi:*\n\n* vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (mũi 1);\n* vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (mũi 2) - 1 - 2 tuần sau mũi 1;\n* vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (mũi 3) - một năm sau mũi 2.\n\n![Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_mui_tiem_chung_mo_rong_mien_phi_hien_nay_4_2d869e9c63.png)\n\n*Một số mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ hiện có ở Việt Nam*\n\nBài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về [những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-mui-tiem-chung-mo-rong-mien-phi-hien-nay.html) cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, bao gồm cả lịch tiêm chủng cụ thể cho từng độ tuổi. Điều này giúp cha mẹ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tiêm ngừa đầy đủ cho con em mình để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng được đề xuất là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của trẻ em.\n\n", "date": "26/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vắc xin bại liệt", "abstract": "Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt gây ra, gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động và dẫn đến liệt mềm cấp. Tiêm phòng bại liệt cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về mũi bại liệt tiêm khi nào, các loại vắc xin bại liệt hiện nay và những lưu ý khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ.", "md_content": "Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể để lại di chứng suốt đời hoặc gây tử vong cho trẻ em. Tuân thủ lịch tiêm vắc xin phòng bại liệt cho trẻ là cách thức đảm bảo và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh bại liệt ở trẻ. Vậy [mũi bại liệt tiêm khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) và những điều cần biết về vắc xin bại liệt là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc về tiêm phòng bại liệt cho trẻ qua bài viết sau đây.\n\nTại sao trẻ em cần tiêm vắc xin bại liệt? Bệnh này nguy hiểm như thế nào?\n-------------------------------------------------------------------------\n\n[Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus Polio. Khi virus này xâm nhập cơ thể, nó tấn công hệ thần kinh trung ương, làm hại các tế bào thần kinh vận động, có thể gây ra liệt vĩnh viễn, tàn phế hoặc thậm chí tử vong ở trẻ em. Virus bại liệt tấn công vào hạch bạch huyết và sau đó là hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương tế bào sừng trước của tủy sống và các tế bào thần kinh vận động trong não, dẫn đến liệt mềm cấp tính.\n\nCon người là vật chủ duy nhất của virus bại liệt, và bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác chủ yếu qua đường phân - miệng. Người không có triệu chứng mang virus cũng có thể trở thành nguồn lây lan trong cộng đồng, làm cho việc phát hiện và ngăn chặn bệnh trở nên khó khăn. Do đó, việc tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ nhằm tạo miễn dịch chủ động là cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet1_fff0f5a759.jpg)\n\n*Bệnh bại liệt gây ra các hậu quả nặng nề đối với trẻ*\n\nMũi bại liệt tiêm khi nào cho trẻ? Các loại vắc xin và thời gian tiêm phù hợp\n-----------------------------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu mũi bại liệt tiêm khi nào cho bé, bạn cần biết về một số loại vắc xin bại liệt hiện nay để lựa chọn cho phù hợp. Hiện tại, có một số loại vắc xin được phê duyệt để tiêm phòng bại liệt cho trẻ em, bao gồm:\n\n**Vắc xin bại liệt qua đường uống (OPV):** Đây là vắc xin dạng lỏng, chứa virus bại liệt sống đã được giảm độc lực, giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại virus. Vắc xin này được bao gồm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và trẻ sẽ nhận vắc xin tại các tháng tuổi thứ 2, 3 và 4 (tổng cộng 3 liều OPV).\n\n**Vắc xin bại liệt qua đường tiêm (IPV):** Là vắc xin dạng tiêm, chứa virus bại liệt đã được làm chết, nhằm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể phòng bệnh. Vắc xin này được sử dụng trong lịch tiêm nhắc cho trẻ.\n\n**Vắc xin phối hợp phòng bại liệt:** Có các loại vắc xin phối hợp bao gồm thành phần phòng chống bại liệt như vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp), cung cấp khả năng bảo vệ chống lại 6 bệnh gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib). Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) ngừa 5 bệnh bao gồm bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh do vi khuẩn Hib. Vắc xin Tetraxim (Pháp) giúp phòng ngừa 4 bệnh là bại liệt, bạch hầu, ho gà, và uốn ván.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet2_963eeb3f6f.jpg)\n\n*Tìm hiểu về các loại vắc xin bại liệt thông dụng hiện nay*Mũi bại liệt tiêm khi nào?\n\nViệc tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ đúng lịch là cách thức an toàn và hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh bại liệt ở trẻ. Vậy khi nào nên tiêm phòng bại liệt cho trẻ? Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ cần được tiêm phòng bại liệt theo lịch sau:\n\n* Uống 3 liều vắc xin bại liệt (bOPV): Khi trẻ đủ 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Tiêm 1 liều vắc xin bại liệt (IPV): Khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.\n* Tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin bại liệt (OPV hoặc IPV): Khi trẻ đủ 16 - 18 tháng tuổi.\n\nTrong dịch vụ tiêm chủng, các loại vắc xin chứa thành phần ngừa bại liệt bao gồm:\n\n* [Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) (Bỉ) và Hexaxim (Pháp), cũng như vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), được tiêm 3 liều chính tại các tháng 2, 3, và 4 tuổi. Liều tiêm nhắc lại được thực hiện khi trẻ đạt 16 - 18 tháng tuổi.\n* [Vắc xin Tetraxim (Pháp)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) được tiêm theo 3 liều chính vào tháng 2, 4, và 6 tuổi. Liều tiêm nhắc lại cũng được áp dụng vào khoảng 16 - 18 tháng tuổi của trẻ.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet3_1e651a9e15.jpg)\n\n*Giải đáp thắc mắc mũi bại liệt tiêm khi nào*\n\nNhững lưu ý khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ\n-------------------------------------------\n\nBạn đã biết được mũi bại liệt tiêm khi nào cho trẻ để phát huy hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin, ba mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:\n\n* Chọn nơi tiêm chủng uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn, có đủ chứng nhận cấp phép và có bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tiêm chủng cho trẻ.\n* Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại vắc xin bại liệt có thể sử dụng, lịch tiêm chủng, liều lượng, phản ứng có thể xảy ra và cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.\n* Không tiêm phòng bại liệt cho trẻ trong các trường hợp: Trẻ có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin IPV hoặc vắc xin chứa thành phần IPV trước đây; trẻ dị ứng với các hoạt chất, tá dược trong vắc xin hoặc dị ứng với [Neomycin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/neomycin), Streptomycin, Polymycine B; trẻ bị bệnh nặng, sốt cao, co giật, viêm não, viêm màng não, dị ứng, suy dinh dưỡng.\n* Theo dõi và ghi nhớ các loại vắc xin mà trẻ đã tiêm, thời gian tiêm, số lô, hạn sử dụng và tên của bác sĩ tiêm chủng. Nếu có thể, nên lưu giữ các tem vắc xin để dễ dàng theo dõi và nhắc lại.\n* Theo dõi và chăm sóc trẻ [sau khi tiêm phòng bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trieu-chung-sau-tiem-vac-xin-bai-liet-nhung-trieu-chung-nao-nguy-hiem-ba-me-can-luu-y-sau-khi-tiem.html): Sau khi tiêm phòng bại liệt, trẻ có thể có một số biến chứng như sốt nhẹ, đau, sưng, đỏ ở chỗ tiêm, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng... Cha mẹ nên giữ cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, áp lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau và sưng, cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu cần. Nếu trẻ có biểu hiện nghiêm trọng sau tiêm như phản ứng dị ứng, liệt mềm, sốt cao, co giật,… ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.\n\n![Mũi bại liệt tiêm khi nào và những điều cần biết về vaccine bại liệt 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_bai_liet_tiem_khi_nao_va_nhung_dieu_can_biet_ve_vaccine_bai_liet4_8c3da3cd88.jpg)\n\n*Nếu trẻ sốt cao sau tiêm, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay*\n\nNhững thắc mắc thường gặp của phụ huynh về tiêm phòng bại liệt cho trẻ\n----------------------------------------------------------------------\n\n### Có nên tiêm phòng bại liệt cho trẻ khi trẻ đang bị bệnh?\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ đang bị bệnh nhẹ như cảm, ho, sổ mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ... vẫn có thể tiêm phòng bại liệt theo lịch. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị bệnh nặng, sốt cao, co giật, viêm não, viêm màng não, dị ứng, suy dinh dưỡng,... thì nên hoãn tiêm phòng bại liệt cho đến khi trẻ bình phục hoàn toàn.\n\nNgoài ra, trẻ có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin bại liệt cũng nên được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng bại liệt. Cha mẹ nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về tình trạng sức khỏe, lịch sử bệnh tật và tiêm chủng của trẻ để được hướng dẫn phù hợp.\n\n### Tiêm phòng bại liệt cho trẻ có thể kết hợp với các vắc xin khác không?\n\nTiêm phòng bại liệt cho trẻ có thể kết hợp với các vắc xin khác trong cùng một lần tiêm chủng, miễn là các vắc xin đó được cấp phép sử dụng và không có tương tác xấu với nhau. Việc kết hợp các vắc xin có thể giúp giảm thiểu số lần tiêm chủng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cha mẹ và trẻ.\n\nBại liệt là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tàn tật suốt đời hoặc tử vong cho trẻ em. Hiện nay, có nhiều loại vắc xin bại liệt được cấp phép sử dụng, cha mẹ có thể lựa chọn theo nhu cầu và khả năng của mình. Khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều cần biết về mũi bại liệt tiêm khi nào, các loại vắc xin bại liệt hiện nay và những lưu ý khi tiêm phòng bại liệt cho trẻ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ.\n\n", "date": "02/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì?", "abstract": "Phế cầu khuẩn streptococcus pneumoniae, hay còn gọi là phế cầu, là một loại vi khuẩn trực khuẩn gram dương, có khả năng phân hủy máu alpha, thường tồn tại dưới dạng xếp đôi. Vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đe dọa tính mạng như viêm màng não, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, và nhiễm trùng huyết. ", "md_content": "Điều trị cho các bệnh do vi khuẩn này thường phụ thuộc vào đặc điểm kháng thuốc của vi khuẩn, và có thể sử dụng phối hợp các loại thuốc khác nhau. Do đó, hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng như loại vi khuẩn gây bệnh là rất quan trọng để có thể đề xuất phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Vậy phế cầu khuẩn streptococcus pneumoniae là gì và chúng gây ra những bệnh lý nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này nhé.\n\nTìm hiểu chung về phế cầu khuẩn streptococcus pneumoniae\n--------------------------------------------------------\n\nStreptococcus pneumoniae, còn được biết đến với tên gọi là [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) hoặc pneumococcus, là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc họ Streptococcaceae. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đường hô hấp của con người, đặc biệt là trong khoang mũi họng và mũi, cũng như có thể tìm thấy ở một số vị trí khác trong cơ thể.\n\n![Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Streptococcus_pneumoniae_1_8ef932300a.jpeg)\n\n*Streptococcus pneumoniae là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc họ Streptococcaceae*\n\nStreptococcus pneumoniae gây ra nhiều yếu tố gây bệnh như các loại capsule, enzyme hydrolytic và protein độc hại như pneumolysin. Nó gây ra nhiều loại bệnh như viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm huyết, viêm tai trung ương, viêm xoang và nhiều loại nhiễm trùng khác. Vi khuẩn này chủ yếu lây truyền qua giọt nước bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm. \n\nCác nhóm người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính đặc biệt là người hút thuốc có nguy cơ cao hơn để mắc các bệnh lý do Streptococcus pneumoniae gây ra. Để phòng tránh và điều trị hiệu quả các bệnh này, các biện pháp tiêm phòng và sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp là rất cần thiết.\n\nNhững bệnh lý do streptococcus pneumoniae gây ra\n------------------------------------------------\n\nVi khuẩn streptococcus pneumoniae khu trú ở nhiều nơi trong cơ thể người, đặc biệt là ở đường hô hấp gây ra một số bệnh lý như:\n\n### Viêm phổi\n\n[Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) do Streptococcus pneumoniae là một trong những biến chứng nghiêm trọng và phổ biến nhất của nhiễm trùng này. Các triệu chứng của viêm phổi do Streptococcus pneumoniae thường bao gồm sốt, ho, đau ngực, khó thở và cảm giác mệt mỏi. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phát triển các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng hơn hoặc thậm chí là viêm phổi cấp tính đe dọa đến tính mạng.\n\n![Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Streptococcus_pneumoniae_2_255c8c091e.jpeg)\n\n*Viêm phổi do Streptococcus pneumoniae thường dễ mắc ở trẻ em có đề kháng yếu*\n\nĐiều trị viêm phổi do Streptococcus pneumoniae thường bao gồm sử dụng các loại kháng sinh như beta-lactam, macrolide, fluoroquinolone hoặc pleuromutilin, tùy thuộc vào đặc điểm kháng thuốc của vi khuẩn và trạng thái nghiêm trọng của bệnh. Điều quan trọng là phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.\n\n### Viêm màng não\n\nViêm màng não do Streptococcus pneumoniae là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của màng não và tủy sống do vi khuẩn phế cầu gây ra. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng này và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tử vong hoặc các vấn đề sức khỏe vĩnh viễn.\n\nCác triệu chứng của viêm màng não do Streptococcus pneumoniae thường bao gồm cảm giác đau đầu nghiêm trọng, sốt cao, cổ cứng, buồn nôn và nôn mửa. Bệnh nhân cũng có thể trải qua các triệu chứng khác như mất ý thức, phát ban hoặc các vấn đề về thị lực.\n\n![Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Streptococcus_pneumoniae_3_25712d560a.jpg)\n\n*Viêm màng não là một trong những bệnh lý nguy hiểm do Streptococcus pneumoniae cần phải được điều trị tích cực từ sớm*\n\nĐiều trị viêm màng não do Streptococcus pneumoniae thường bao gồm sử dụng các loại kháng sinh mạnh như penicillin hoặc cephalosporin để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ như giảm đau, giảm sốt và duy trì sự cân bằng nước và điện giữa cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị.\n\nViêm màng não do Streptococcus pneumoniae yêu cầu điều trị ngay lập tức để ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Việc phòng ngừa thông qua tiêm phòng bằng [vắc xin phòng viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan.html) cũng là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn bệnh lý này.\n\n### Viêm tai giữa\n\nViêm tai giữa do Streptococcus pneumoniae là một loại nhiễm trùng tai giữa phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng của viêm tai giữa do Streptococcus pneumoniae thường bao gồm đau tai, đau và căng thẳng ở vùng tai, khó chịu và buồn nôn. Trẻ em có thể trở nên cáu kỉnh, khóc nhiều hơn bình thường hoặc gặp khó khăn trong việc ngủ.\n\nĐiều trị thường bao gồm sử dụng kháng sinh như [amoxicillin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/amoxicillin) hoặc augmentin để tiêu diệt vi khuẩn. Đối với trường hợp nặng hơn hoặc trẻ em không phản ứng với kháng sinh cơ bản, bác sĩ có thể kê đơn cho các loại kháng sinh mạnh hơn như ceftriaxone. Đồng thời, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và giảm sốt có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu và giúp trẻ em thoải mái hơn.\n\nNếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không hiệu quả, viêm tai giữa do Streptococcus pneumoniae có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết hoặc viêm xoang. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn.\n\n![Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Streptococcus_pneumoniae_4_739238027f.jpeg)\n\n*Có thể thấy tình trạng mủ vàng khi mắc viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, đặc biệt là ở trẻ em*\n\nPhương pháp điều trị bệnh do phế cầu khuẩn gây ra\n-------------------------------------------------\n\nBệnh do phế cầu khuẩn có thể diễn tiến nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu may mắn chữa khỏi, cũng có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng như mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần kinh. Do đó, việc phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời là rất quan trọng.\n\n* **Đối với tình trạng nhẹ:** Việc sử dụng kháng sinh là cần thiết để điều trị bệnh. Loại kháng sinh và liều lượng sẽ được bác sĩ quy định sau khi đánh giá tình trạng bệnh dựa trên kết quả kiểm tra và xét nghiệm.\n* **Đối với tình trạng nặng:** Cần tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Với những triệu chứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần phải thực hiện nhiều hình thức điều trị khác nhau như [liệu pháp oxy](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lieu-phap-oxy-la-gi-tim-hieu-chi-tiet-ve-lieu-phap-oxy.html).\n\nViêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn là các bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở nhóm người ở trong nhóm rủi ro cao như trẻ em và người già.\n\nViệc chẩn đoán và điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn đang là một thách thức lớn đối với các chuyên gia y tế. Phế cầu là một trong những loại vi khuẩn có độc lực mạnh, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. Nhiều loại kháng sinh thông thường có thể trở nên đề kháng, do đó cần sử dụng các loại kháng sinh phối hợp và liều lượng cao.\n\nĐối với các trường hợp nghiêm trọng như viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 21 đến 28 ngày hoặc thậm chí lên đến 6 tuần. Cần sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc và thời gian điều trị dài hơn. Một số trẻ sau khi hồi phục vẫn có thể gặp phải các di chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển tương lai.\n\n![Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Streptococcus_pneumoniae_5_04eeb2fde6.jpeg)\n\n*Điều trị bằng kháng sinh là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị các bệnh lý do phế cầu*\n\nMột số cách phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn\n--------------------------------------------\n\nĐể phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, có một số biện pháp cơ bản mà bạn có thể thực hiện:\n\n* **Tiêm phòng bằng vắc xin:** Việc tiêm phòng bằng các loại vắc xin phòng viêm màng não và viêm phổi do phế cầu khuẩn là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh lý. Các chương trình tiêm phòng thường khuyến khích cho trẻ em, người già và những người ở trong nhóm rủi ro cao.\n* **Vệ sinh cá nhân:** Đảm bảo thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, bao gồm việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có thể nhiễm bệnh.\n* **Tránh tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trùng:** Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh, đặc biệt là trong trường hợp viêm phổi hoặc viêm màng não, để giảm nguy cơ lây nhiễm.\n* **Chăm sóc sức khỏe toàn diện:** Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.\n* **Hạn chế hút thuốc:** Hút thuốc lá là một yếu tố rủi ro nghiêm trọng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Việc hạn chế hoặc ngừng hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.\n* **Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ:** Theo dõi các hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhà y tế về cách phòng tránh bệnh và điều trị nếu cần thiết, đặc biệt đối với những người ở trong nhóm rủi ro cao.\n\n![Streptococcus pneumoniae gây ra những bệnh gì? 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Streptococcus_pneumoniae_6_9677225a33.jpg)\n\n*Cần tiêm phòng vắc xin từ sớm để giảm các nguy cơ mắc bệnh viêm màng não và viêm phổi do phế cầu*\n\nCác bệnh do phế cầu khuẩn [streptococcus pneumoniae](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/streptococcus-pneumoniae-gay-ra-nhung-benh-gi.html) gây ra những vấn đề nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tính mạng nếu không điều trị tích cực. Đối với một số nhóm tuổi như trẻ em nhỏ, người cao tuổi, những người suy giảm miễn dịch và những người có vấn đề sức khỏe cơ bản có nguy cơ cao hơn để phát triển các nhiễm trùng pneumococcus nặng nề. Do đó, nếu mắc phải những căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, mọi người hãy đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.\n\n", "date": "04/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "phế cầu khuẩn"]}, {"title": "Vắc xin bại liệt có những loại nào? Lịch tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ bạn cần lưu ý", "abstract": "Trong cuộc chiến chống lại bệnh bại liệt, vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng mang lại sự an toàn và bảo vệ cho cộng đồng. Tuy nhiên, không chỉ một loại vắc xin chống bại liệt mà còn nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt và ưu điểm đáng chú ý. Trên hành trình khám phá về vắc xin bại liệt có những loại nào, bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào từng loại vắc xin để hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của con người.", "md_content": "Bại liệt là một căn bệnh gây suy nhược và đe doạ tính mạng. Bệnh lý này do một loại virus làm ảnh hưởng đến não và tủy sống có thể gây tê liệt hoặc thậm chí tử vong. Điều này làm cho bệnh bại liệt trở nên rất nguy hiểm. Vì vậy, tiêm chủng đầy đủ loại vắc xin chống bại liệt theo phác đồ được khuyến cáo nhằm bảo vệ con người khỏi các nguy cơ mắc bệnh và biến chứng đáng lo ngại. Vậy [vắc xin bại liệt có những loại nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bai-liet-co-nhung-loai-nao-lich-tiem-vac-xin-bai-liet-cho-tre-ban-can-luu-y.html)\n\nBệnh bại liệt là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh gây ra bởi virus bại liệt. Đây từng là một trong những căn bệnh đáng sợ ở nhiều nước, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Nhưng vào năm 1950 vắc xin bại liệt được ra đời đã chấm dứt mối đe dọa này. Hiện nay, có ba loại biến thể của virus bại liệt bao gồm loại 1, 2 và 3. Tuy nhiên, virus bại liệt loại 2 và 3 đã bị loại trừ (không còn tồn tại) và loại 1 chỉ tồn tại ở một số nơi trên thế giới và gây nhiều khả năng tê liệt nhất.\n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_1_9e0c2b8148.jpg)\n\n*Bại liệt là loại bệnh lây lan gây ra bởi virus bại liệt*\n\nBệnh bại liệt gây ra triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng ở hầu hết mọi người, nhưng ở một số người nó có thể gây các triệu chứng tương tự như bệnh cúm:\n\n* Đau họng;\n* Cảm thấy mệt;\n* Đau bụng;\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html);\n* Đau đầu;\n* Đau lưng hoặc cổ hoặc cứng khớp;\n* Yếu cơ;\n* Đau bụng;\n* Nôn mửa.\n\nHơn nữa, trong vòng một tuần từ khi mắc bệnh bạn cũng sẽ gặp các triệu chứng như:\n\n* Mất phản xạ;\n* Đau cơ hoặc yếu cơ nghiêm trọng;\n* Tay chân mềm;\n* Cảm giác như kim châm ở chân;\n* Bị liệt tay, chân hoặc cả hai;\n* [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) (nhiễm trùng ở não, tủy sống hoặc cả hai).\n\nDo vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh bại liệt có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống thần kinh bao gồm hiện tượng tăng lão hóa kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài, suy giảm chức năng tế bào cơ thể, viêm màng não và liệt tứ chi kéo dài suốt đời. Vậy vắc xin bại liệt có những loại nào và cách lựa chọn từng loại?\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm từng loại\n------------------------------------------------------\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào đang là câu hỏi quan tâm của nhiều người bệnh. \n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_2_a1b35ce4c3.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt có những loại nào?*\n\n### Vắc xin bại liệt đơn độc\n\nVắc xin bại liệt đơn độc bao gồm hai loại chính:\n\n* Vắc xin bại liệt dạng uống (OPV): Là vắc xin bại liệt đường uống (OPV) sử dụng virus sống đã bị làm yếu, do đó virus này sẽ không làm bạn bị bệnh. OPV có thể chứa một, hai hoặc cả ba loại virus bại liệt. OPV được sử dụng bằng cách tiêm vào miệng vắc xin ở dạng chất lỏng và nuốt.\n* Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV): Là vắc-xin bại liệt bất hoạt chứa virus bại liệt đã bị tiêu diệt nên nó không thể nhân lên nữa. Trong vắc xin gồm có phiên bản không hoạt động của virus bại liệt loại 1, 2 và 3. IPV được sử dụng bằng đường tiêm, có thể tiêm vào cánh tay hoặc chân tuỳ theo độ tuổi của người bệnh.\n\nDo vậy, người bệnh nên tham khảo những ý kiến từ các chuyên gia y tế để giúp lựa chọn vắc xin phù hợp.\n\n### Vắc xin bại liệt phối hợp\n\nĐể đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh và ngăn chặn sự tái phát của bệnh bại liệt, các nhà sản xuất vắc xin đã tập trung vào việc tích hợp thành phần phòng ngừa bệnh bại liệt vào các loại vắc xin phối hợp, song song với việc tiêm vắc xin đơn cho trẻ em dưới 1 tuổi.\n\nDo đó, vắc xin 6 in 1 được ra đời giúp phòng ngừa 6 bệnh gồm bại liệt, ho gà, bạch cầu, uốn ván, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và bệnh do vi khuẩn HIB gây ra.\n\nHơn nữa, vắc xin 5 in 1 của Pháp ngăn ngừa được 5 bệnh gồm bại liệt, uốn ván, bạch cầu, ho gà và bệnh do vi khuẩn HIB. Vắc xin 4 in 1 giúp phòng 4 bệnh như bại liệt, uốn ván, bạch cầu và ho gà. Vậy nên, người bệnh có thể lựa chọn vắc xin phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như chi phí tiêm chủng.\n\nVắc xin bại liệt nào tốt?\n-------------------------\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào đã được giải đáp, tuy nhiên nên lựa chọn vắc xin nào phù hợp cũng đang là vấn đề được quan tâm. Chương trình tiêm chủng đang mở rộng bao gồm hai loại vắc xin bại liệt đó là vắc xin bại liệt uống (OPV) và vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV). Đối với vắc xin bại liệt phối hợp chỉ có sẵn tại các điểm tiêm phòng dịch vụ.\n\nCả hai phương pháp tiêm vắc xin qua đường uống và đường tiêm đều đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh bại liệt tốt. Nhưng việc chọn tiêm vắc xin có chứa thành phần bại liệt trong các loại vắc xin phối hợp không chỉ giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt mà còn tạo ra kháng thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác. \n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_3_5c42a21957.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt kết hợp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác*\n\nHiện nay, không có cách chữa khỏi bệnh bại liệt hoàn toàn nhưng có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Có hai dạng vắc xin bại liệt được sử dụng phổ biến đó là vắc xin bại liệt đơn độc và vắc xin bại liệt phối hợp.\n\nLịch tiêm vắc xin bại liệt ở trẻ\n--------------------------------\n\nVắc xin bại liệt bảo vệ trẻ em bằng cách chuẩn bị đề kháng cho cơ thể trẻ chống lại virus bại liệt. Hầu như tất cả trẻ em (hơn 99%) được tiêm đủ liều vắc xin bại liệt bất hoạt theo khuyến cáo sẽ phòng ngừa được bệnh bại liệt. Theo khuyến nghị của CDC (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), trẻ em nên tiêm đủ 4 liều vắc xin bại liệt. Trẻ nên tiêm một liều ở các độ tuổi như 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng, 4 đến 6 năm. Dưới đây là lịch uống và tiêm chủng vắc xin bại liệt theo chương trình tiêm chủng mở rộng:\n\n* Uống 3 liều vắc xin phòng bại liệt (OPV) khi trẻ đạt 2, 3, 4 tháng tuổi;\n* Trẻ 5 tháng tuổi tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng bại liệt (IPV).\n\nCòn đối với lịch tiêm cho tiêm chủng dịch vụ thì lịch tiêm vắc xin kết hợp [6 in 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html), 5 in 1 và 4 in 1 được cụ thể như sau:\n\n* Tiêm 3 mũi khi trẻ từ 2, 3, 4 tháng tuổi;\n* Mũi tiêm 4 nhắc lại khi trẻ đạt 16 đến 18 tháng tuổi.\n\n![Vắc xin bại liệt có những loại nào? Đặc điểm của từng loại vắc xin 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vac_xin_bai_liet_co_nhung_loai_nao_dac_diem_cua_tung_loai_vac_xin_4_cce8d728fc.jpg)\n\n*Vắc xin kết hợp tiêm 3 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần*\n\nVắc xin bại liệt có những loại nào đã được giải đáp. Vắc xin bại liệt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bại liệt và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trên thị trường hiện nay, có hai loại vắc xin bại liệt chính là vắc xin đơn độc và vắc xin dạng kết hợp. Mỗi loại vắc xin bại liệt đều có đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu của người dân và giúp tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh tật. Việc lựa chọn loại vắc xin phù hợp cũng như tuân thủ lịch tiêm chủng định kỳ là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh bại liệt và bảo vệ sức khỏe của mọi người.\n\n", "date": "02/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Bé 10 tháng tiêm sởi được không?", "abstract": "Một trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đó bệnh sởi. Bệnh có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua đường hô hấp và dễ tạo thành ổ dịch. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa đó là tiêm vaccine cho trẻ. Vậy nên tiêm vaccine sởi khi nào? Bé 10 tháng tiêm sởi được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết bên dưới nhé!", "md_content": "Sởi là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp, đặc biệt là mùa đông xuân. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các bậc phụ huynh nên chủ động phòng ngừa cho bé từ sớm bằng cách tiêm phòng vaccine sởi để tránh những tác động xấu của bệnh đến sức khoẻ của bé. Nhiều mẹ thường thắc mắc liệu bé 10 tháng tiêm sởi được không? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.\n\nTìm hiểu về bệnh sởi\n--------------------\n\nSởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do loại virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh sởi có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào không phụ thuộc vào giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, đối với những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu hoặc trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ mắc [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) cao hơn.\n\nBệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng qua đường hô hấp. Đặc biệt loại virus này có khả năng tồn tại trong không khí và trên các bề mặt đồ vật lên đến 2 giờ. Chính vì thế bệnh có thể bùng phát nhanh chóng thành ổ dịch gây nguy hiểm. Tuỳ vào khả năng miễn dịch của mỗi người mà virus sẽ gây bệnh ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.\n\n![Bé 10 tháng tiêm sởi được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_10_thang_tiem_soi_duoc_khong_1_d1a7f5ca79.jpg)\n\n*Sởi là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh chóng bằng đường hô hấp*\n\nThời gian ủ bệnh của virus sởi lên tới khoảng 2 tuần hoặc thậm chí có thể dài hơn 20 ngày. Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu như: Sốt cao, ho, chảy nước mũi, [mắt đỏ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-do-851.html),… Sau khoảng 3 - 4 ngày là giai đoạn toàn phát, lúc này cơ thể sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, thường sẽ bắt đầu từ sau tai và lan ra trán, gáy, ngực, lưng,… Những nốt ban này sẽ dần biến mất sau khoảng một tuần và khả năng cao sẽ để lại những vết thâm trên cơ thể. Lúc này cũng chính là giai đoạn hồi phục.\n\nMỗi người chỉ bị mắc bệnh sởi một lần trong đời. Mặc dù đây là một bệnh lý khá lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: [Viêm phế quản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phe-quan-1271.html), viêm phổi kẽ, viêm tai giữa, viêm não, viêm tuỷ cấp hoặc tiêu chảy, kiết lị,…\n\nNhững điều cần biết về vaccine sởi\n----------------------------------\n\nHiện nay đã có vaccine phòng ngừa bệnh sởi với hiệu quả cao. Đây là loại vaccine chứa virus sống giảm độc lực có 2 loại dạng đơn và dạng kết hợp với mức độ hiệu quả là ngang nhau. Trong đó, vaccine sởi dạng kết hợp thường được sử dụng với vaccine rubella và vaccine quai bị (MMR). Người ta thường có xu hướng lựa chọn vaccine dạng kết hợp bởi tính hiệu quả và tiện lợi của nó.\n\nVaccine có độ an toàn cao đối với sức khỏe của người sử dụng, kể cả người bị nhiễm HIV. Dựa trên kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ trẻ em 9 tháng tuổi sau khi tiêm liều cơ bản đầu tiên có khả năng miễn nhiễm với bệnh sởi lên đến 85%. Và tỷ lệ này đối với trẻ em trên 12 tháng tuổi là 95%. Đa số các trường hợp đều đạt miễn dịch sau 2 năm tiêm phòng và hiệu lực của vaccine kéo dài đến nhiều năm liền.\n\nSau khi tiêm phòng khoảng 24 - 58 giờ, trẻ có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: Sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, kéo dài trong vài giờ), bé quấy khóc, khó chịu, khó ngủ, dễ bị trớ khi bú,… Đây là những phản ứng hết sức bình thường của cơ thể trước tác nhân lạ xâm nhập. Lúc này, phụ huynh nên bình tĩnh và chú ý theo dõi tình trạng của bé.\n\n![Bé 10 tháng tiêm sởi được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/be_10_thang_tiem_soi_duoc_khong_2_90809cc715.jpg)\n\n*Sau chích ngừa bé thường có triệu chứng như sốt, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú…*\n\nNếu sau tiêm bé xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao trên 38,5 độ, dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng, sốt kéo dài (trên 2 ngày), bé có thể khỏi sốt nhưng lại sốt trở lại sau 1 - 2 ngày, bé bị [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), tiêu chảy, ho, khó chịu, bỏ bú, khó thở, thở nhanh, hôn mê,… thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tiến triển.\n\nBé 10 tháng tiêm sởi được không?\n--------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi nên được tiêm phòng vaccine sởi, đặc biệt là những vùng có dịch sởi. Cụ thể rằng, đối với trẻ từ 9 tháng tuổi nên tiêm vaccine sởi đơn, còn đối với trẻ từ 12 tháng trở lên nên tiêm vaccine sởi kép.\n\nTại Việt Nam, khuyến cáo nên tiêm vaccine sởi mũi đầu tiên cho trẻ em trong giai đoạn từ 9 - 11 tháng tuổi. Mũi thứ hai sẽ thực hiện sau mũi đầu khoảng 6 - 7 tháng (tức là khi trẻ khoảng 15 - 18 tháng tuổi). Vậy tóm lại, bé 10 tháng tuổi nằm trong độ tuổi được khuyến cáo tiêm phòng vaccine ngừa sởi để phòng tránh bệnh sởi cũng như những biến chứng có thể xảy ra.\n\n![Bé 10 tháng tiêm sởi được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_10_thang_tiem_soi_duoc_khong_3_21aab28038.jpg)\n\n*Bé 10 tháng tuổi được khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine ngừa sởi*\n\nĐối với những bé ở độ tuổi từ 4 - 6 tuổi nên tiêm một mũi nhắc lại nếu cần thiết. Trong trường hợp trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ thành niên hoặc người lớn chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa từng mắc bệnh sởi trước đây thì cần tiêm ít nhất 2 mũi càng sớm càng tốt và lý tưởng nhất là nên tiêm khoảng 28 ngày trước khi đi vào vùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đối với phụ nữ có ý định mang thai thì nên tiêm vaccine trước đó ít nhất 3 tháng.\n\nBài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc [bé 10 tháng tiêm sởi được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/be-10-thang-tiem-soi-duoc-khong.html). Tiêm phòng sởi là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho con em mình. Trong trường hợp không thể đưa bé đi tiêm theo đúng lịch hẹn, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và lên lịch tiêm chủng bổ sung cho bé càng sớm càng tốt. \n\n", "date": "15/03/2024", "tags": ["sởi", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt? Những triệu chứng nào nguy hiểm ba mẹ cần lưu ý sau khi tiêm?", "abstract": "Tiêm vắc xin phòng bại liệt là cách tốt nhất để chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số ít trẻ sau khi tiêm vắc xin gặp phải một số triệu chứng phụ. Vậy những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải là gì?", "md_content": "Sau khi tiêm vắc xin, tuỳ vào tình trạng sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải các triệu chứng phụ với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trước khi tìm hiểu các [triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trieu-chung-sau-tiem-vac-xin-bai-liet-nhung-trieu-chung-nao-nguy-hiem-ba-me-can-luu-y-sau-khi-tiem.html), hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số thông tin cơ bản về loại vắc xin này bạn nhé.\n\nTổng quan về vắc xin phòng bại liệt\n-----------------------------------\n\nMột trong những phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh bại liệt cũng như các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi căn bệnh này đó là tiêm phòng vắc xin bại liệt.\n\nGiống như các loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin bại liệt có chứa một lượng nhỏ [virus bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-bai-liet-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-sot-bai-liet.html) đã bị làm suy yếu hoặc đã chết. Sau khi tiêm, loại vắc xin này sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus bại liệt.\n\nVắc xin bại liệt được bào chế dưới 2 dạng đó là dạng uống và dạng tiêm. Trong đó:\n\n* Vắc xin bại liệt dạng uống, viết tắt là OPV được xếp vào nhóm vắc xin giảm động lực bởi dạng vắc xin này được sản xuất từ các con virus bại liệt bị suy yếu, không còn khả năng gây bệnh.\n* Vắc xin bại liệt dạng tiêm thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, được sản xuất từ các con virus bại liệt đã chết.\n\nNgoài việc tiêm lẻ mũi vắc xin bại liệt, cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ tiêm mũi kết hợp có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có bại liệt như:\n\n* [Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html)/Hexaxim chứa 6 thành phần kháng nguyên khác nhau giúp phòng ngừa 6 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib.\n* Vắc xin 5in1 Pentaxim là vắc xin phối hợp 5 trong 1 giúp phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib.\n* Vắc xin 4in1 Tetraxim chứa 4 thành phần kháng nguyên giúp ngăn ngừa 4 bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu và bại liệt.\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_1_a64920d5dd.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt có tác dụng chống lại virus Polio gây bệnh bại liệt*\n\nTầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin bại liệt đối với trẻ em\n------------------------------------------------------------------\n\nCác chuyên gia cho biết: Chủ động tiêm phòng vắc xin bại liệt là cách phòng bệnh bại liệt đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất.Khi tiêm vắc xin phòng bại liệt, vắc xin sẽ đi vào cơ thể kích thích các kháng thể tự nhiên đối với virus Polio - [virus gây bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-bai-liet-va-nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-sot-bai-liet.html). Nhờ vậy mà trẻ sẽ có kháng thể trong cơ thể và các kháng thể này giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh bại liệt.\n\nViệc tiêm chủng đầy đủ các liều vắc xin bại liệt theo đúng khuyến nghị không chỉ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh mà còn hạn chế sự lây lan của virus bại liệt trong cộng đồng. Các thống kê kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt đã tạo ra miễn dịch trên 95% số người được tiêm.\n\nCó thể thấy rằng, sự ra đời của vắc xin bại liệt không chỉ giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ mắc bệnh mà còn giúp bé được bảo vệ toàn diện và phát triển khỏe mạnh từ đó mang lại sự an tâm cho cha mẹ.\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_2_90ac216d3e.jpg)\n\n*Cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin phòng bại liệt theo đúng khuyến nghị của Bộ Y tế*\n\nTriệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt\n-------------------------------------\n\nCũng giống như các loại vắc xin phòng bệnh khác, sau tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ. Việc sau tiêm trẻ có gặp phải các phản ứng phụ không còn phụ thuộc vào từng trường hợp và phản ứng cơ thể của trẻ đối với [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html).\n\nDo đó các chuyên gia y tế khuyến cáo sau khi trẻ tiêm vắc xin cha mẹ nên theo dõi trẻ tại nhà tối thiểu từ 24 đến 48 giờ đầu. Vậy những triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải là gì?\n\n### Các triệu chứng trẻ thường gặp sau khi tiêm bại liệt\n\nMột số triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc xin bại liệt có thể kể đến như:\n\n* Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt thường gặp nhất. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong quá trình đáp ứng miễn dịch từ vắc xin. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Chính vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng.\n* Đau tay hoặc đau chân: Đây cũng là một triệu chứng khá phổ biến sau mà trẻ có thể gặp phải sau tiêm vắc xin. Triệu chứng này chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày mà không cần đến sự can thiệp điều trị đặc biệt. Cha mẹ có thể xoa bóp, massage tay chân cho bé sau tiêm để bé dễ chịu cũng như giảm cảm giác tê nhức chân tay sau tiêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.\n* Sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Ngoài ra, trẻ có thể có một số biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, thậm chí là bỏ bú…\n\nTrên thực tế, các phản ứng phụ này thường ở mức độ nhẹ và có thể tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày.\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_3_5f89ae3ed4.jpg)\n\n*Sốt nhẹ là triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt thường gặp nhất*\n\n### Các triệu chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải sau tiêm\n\nTrong một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ. Việc phát hiện sớm các triệu chứng nguy hiểm này sẽ giúp ngăn ngừa các rủi ro sức khỏe cho trẻ.\n\nĐể có thể phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng hoặc nguy hiểm mà trẻ đang gặp phải, cha mẹ cần chú ý theo dõi toàn trạng tình thần của trẻ, đánh giá trẻ có tỉnh táo hay li bì, trẻ có quấy khóc nhiều không, tình trạng ăn ngủ, trẻ có sốt không, dấu hiệu trên da hoặc có sưng đỏ tại vị trí tiêm không, trẻ có khó thở không, có rối loạn tiêu hoá không…\n\nDưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải sau tiêm phòng vắc xin bại liệt, cha mẹ có thể tham khảo:\n\n* Sưng phù tại vị trí tiêm.\n* Sốt cao trên 39 độ C kéo dài quá 24 giờ và không có dấu hiệu hạ sốt.\n* Dị ứng vắc xin, thậm chí là [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) với các biểu hiện như nổi mày đay, phát ban, phù mặt, đau nhức khớp, co giật…\n* Trẻ quấy khóc, vật vã, li bì, hôn mê.\n* Trẻ thở gấp, khó thở kèm dấu hiệu rút lõm lồng ngực, rút lõm hõm ức, môi tím tái.\n* Chân tay lạnh, da nổi vân tím.\n* Trẻ nôn trớ nhiều, bú kém, ăn kém, thậm chí là bỏ bú, bỏ ăn.\n\nKhi phát hiện trẻ có những triệu chứng kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời (nếu cần).\n\n![Triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt trẻ có thể gặp phải mà cha mẹ cần lưu ý 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/trieu_chung_sau_tiem_vac_xin_bai_liet_tre_co_the_gap_phai_ma_cha_me_can_luu_y_4_64c7ffab07.jpg)\n\n*Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm vắc xin*\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về chủ đề tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bại liệt mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, cha mẹ sẽ hiểu hơn về loại vắc xin phòng bệnh bại liệt, tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin đồng thời nắm được các triệu chứng sau tiêm vắc xin bại liệt để có thể chăm sóc bé tốt hơn.\n\n", "date": "03/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell", "abstract": "Vaccine Vero Cell của Sinopharm phòng ngừa Covid-19 được sản xuất tại Trung Quốc và được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bạn nên tìm hiểu thông tin gì trước khi tiêm vaccine Vero Cell? Cùng theo dõi bài viết để biết nhé.", "md_content": "Tiêm vaccine Vero Cell có an toàn không là điều mà nhiều người quan tâm, nhất là thời điểm dịch Covid-19 đã không còn nguy cấp như những năm trước.\n\nNhững thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell\n---------------------------------------------------\n\n### Nhà sản xuất\n\nVaccine Vero Cell là vaccine giúp bảo vệ và chống lại [Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/chuyen-de/covid-19). Đây là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên không phải của phương Tây sản xuất và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 7 tháng 5 năm 2021.\n\nVaccine Vero Cell được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Sinopharm của Tập đoàn Y Dược Trung Quốc. Đây cũng là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc.\n\nVaccine Vero Cell là loại vaccine được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt, có nghĩa là:\n\n* Được sản xuất bằng cách làm biến đổi hoặc vô hiệu hóa virus gây bệnh để khi đưa vào cơ thể không còn gây bệnh mà vẫn kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.\n* Khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với virus, nó sẽ tấn công virus thông qua cơ chế phòng vệ tự nhiên, ghi nhớ các kháng nguyên và tạo ra các tế bào, kháng thể để chống lại virus trong lần xâm nhập tiếp theo.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_1_be75c23c72.jpg)\n\n*Vaccine Vero Cell của Sinopharm*\n\nVaccine Vero Cell của Sinopharm hiện đang được sử dụng ở hơn 65 quốc gia trên toàn thế giới và vùng lãnh thổ. Vào tháng 7 năm 2021, Bộ Y tế nước ta đã ký và phê duyệt sử dụng Vaccine Vero Cell để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống dịch Covid-19.\n\n### Lịch tiêm chủng, chỉ định và chống chỉ định\n\nVaccine Covid-19 Vero Cell của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người có độ tuổi từ 18 trở lên. Một số nhóm đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html), người đang điều trị hoặc đã từng mắc Covid-19 sẽ có khuyến cáo riêng từ nhà sản xuất khi tiêm vaccine Vero Cell\n\nLịch tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm gồm 2 mũi. Mũi thứ hai tiêm cách mũi một khoảng thời gian từ 3 - 4 tuần. Lưu ý nếu mũi tiêm thứ 2 bị trì hoãn quá 4 tuần vì một lý do nào đó thì cần được tiêm bổ sung trong khoảng thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động của vaccine.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_2_2e8a32eabf.jpg)\n\n*Tiêm vaccine Vero Cell theo đúng lịch tiêm để đảm bảo hiệu quả của vaccine*\n\nVaccine Vero Cell của Sinopharm chống chỉ định với các trường hợp sau:\n\n* Người tiêm vaccine Vero Cell mũi thứ nhất có những phản ứng phụ nặng sẽ không được chỉ định tiêm liều thứ 2.\n* Người có tiền sử quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc các tá dược có trong thành phần của vaccine. Ví dụ như mẫn cảm với Hydroxit nhôm sẽ không được tiêm vaccine Vero Cell mà nên chọn loại vaccine khác.\n\nTiêm vaccine Vero Cell cho một số nhóm đối tượng đặc biệt\n---------------------------------------------------------\n\nKhông phải ai cũng có thể tiêm vaccine Vero Cell. Dưới đây là một số khuyến cáo của nhà sản xuất khi tiêm vaccine cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:\n\n* **Người già từ 60 tuổi trở lên:** Cần nghiên cứu thêm về hiệu quả và độ an toàn khi tiêm vaccine Vero Cell cho người trên 60 tuổi. Tuy nhiên tính sinh kháng thể sau khi tiêm ở người cao tuổi tương tự người trẻ tuổi. Khi sử dụng cần cân nhắc và chủ động giám sát phản ứng sau khi tiêm.\n* **Người có bệnh nền:** Nên tiêm cho người mắc bệnh nền để phòng Covid-19.\n* **Phụ nữ mang thai:** Có ghi nhận về độ an toàn của vaccine với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên WHO khuyến cáo sử dụng khi lợi ích của tiêm chủng lớn hơn những nguy cơ rủi ro.\n* **Phụ nữ đang cho con bú:** Vaccine Vero Cell không phải là vaccine sống nên không gây ra nguy cơ cho trẻ.\n* **Người mắc HIV:** Có thể tiêm [vaccine Vero Cell](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-vaccine-vero-cell-va-nhung-dieu-ban-can-biet-63592.html) nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng. Nên cân nhắc lợi ích phòng bệnh trước khi tiêm. Không cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi tiêm.\n* **Người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị bằng** [**thuốc ức chế miễn dịch**](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/di-ung-and-he-mien-dich/thuoc-uc-che-mien-dich)**:** Có thể tiêm nếu thuộc nhóm nguy cơ. Người đi tiêm chủng nên cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng suy giảm miễn dịch để được nhân viên y tế tư vấn rõ lợi ích và rủi ro, quy trình theo dõi sau tiêm chủng.\n* **Người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị Covid-19:** Không nên tiêm vaccine Vero Cell trong vòng 90 ngày.\n* **Người đã từng bị Covid-19:** Sau 6 tháng khỏi bệnh, có thể tiêm vaccine để phòng bệnh tái phát.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_3_35dad60db8.jpg)\n\n*Vaccine Vero Cell Không phải là vaccine sống nên an toàn với phụ nữ đang cho con bú*\n\nTiêm vaccine Vero Cell có an toàn không?\n----------------------------------------\n\nNgoài việc biết vắc xin Vero Cell được sản xuất ở quốc gia nào, bạn cũng cần biết hiệu quả mà nó mang lại. Sau khi tiêm đủ liều, vắc xin sẽ đạt hiệu quả bảo vệ lên tới 79% sau 14 ngày. Trong thời điểm vắc xin phòng ngừa Covid-19 còn khan hiếm trên toàn cầu thì vắc xin Vero Cell vẫn được coi là một lựa chọn tốt. Hiện nay, đã có thêm nhiều loại vaccine khác, bạn có thể tham khảo và lựa chọn theo nhu cầu của bản thân.\n\nCDC đã xác nhận rằng lợi ích miễn dịch của vaccine Vero Cell vượt xa nguy cơ tác dụng phụ. Hầu hết các dấu hiệu về tác dụng phụ của vaccine là bình thường và không có gì phải lo lắng vì đó đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tạo ra một hàng rào bảo vệ và sẽ qua đi trong vài ngày tới.\n\nNếu bạn quá lo lắng về tác dụng phụ hoặc muốn giảm bớt hậu quả của tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Vero Cell, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có được thông tin chính xác.\n\nNgoài ra khi tiêm mũi thứ hai, tác dụng phụ có thể lớn hơn mũi tiêm đầu tiên, nhưng cũng có trường hợp người tiêm mũi thứ nhất gặp nhiều tác dụng phụ hơn mũi thứ hai.\n\n![Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine Vero Cell 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_vero_cell_4_7c8f62431a.jpg)\n\n*Nếu bạn còn lo lắng, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vaccine Vero Cell*\n\nTrên đây là những thông tin về vaccine Vero Cell phòng chống Covid-19 giúp bạn hiểu rõ về tác dụng và các vấn đề liên quan đến loại vắc xin này. Trước khi [tiêm vaccine Vero Cell](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-can-biet-khi-tiem-vaccine-vero-cell.html), nếu bạn vẫn còn băn khoăn thì có thể nhờ bác sĩ tư vấn để an tâm hơn khi sử dụng.\n\n", "date": "24/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record?", "abstract": "Chắc hẳn không ít người đã nghe đến thuật ngữ \"immunization record\" trong khi đi tiêm chủng. Nhưng thực sự, immunization record là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.", "md_content": "Hiện nay, chúng ta đối diện với nhiều nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát một cách hiệu quả, những bệnh này có thể nhanh chóng trở thành đại dịch và lây lan rộng rãi. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, việc tiêm chủng theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế là rất quan trọng. Vậy tiêm chủng immunization record là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.\n\nImmunization record là gì?\n--------------------------\n\nChắc hẳn, việc tiêm chủng đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về immunization record là gì? Đơn giản, đó chính là hồ sơ tiêm chủng, nơi lưu trữ thông tin về lịch tiêm phòng của mỗi cá nhân. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ các loại vắc xin bạn đã tiêm và đưa ra hướng dẫn tiêm phòng phù hợp nhất.\n\n![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_1_b149ef487e.jpg)\n\n*Immunization record là gì?*\n\nNgoài ra, trong hồ sơ tiêm chủng, cũng ghi lại thông tin về tiền sử bệnh và dị ứng với các thành phần thuốc. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe của bạn và đáp ứng kịp thời trong những trường hợp có biểu hiện phản ứng phụ sau tiêm.\n\nĐối với mọi người, việc chuẩn bị một bộ immunization record là rất quan trọng để dễ dàng theo dõi lịch sử tiêm vắc xin. Đặc biệt, trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt về hồ sơ tiêm chủng để [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-cach-giup-tang-cuong-suc-de-khang-hieu-qua-ma-ban-can-biet-60230.html) và giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.\n\nNhững thông tin có trong immunization record\n--------------------------------------------\n\nTrong hồ sơ tiêm chủng immunization record cần có các thông tin quan trọng sau:\n\n* Thông tin cá nhân: Bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh của bệnh nhân.\n* Loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đã tiêm: Ghi rõ tên của các loại vắc xin đã tiêm chủng, như vắc xin phòng [bệnh rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), vắc xin phòng bệnh polio,...\n* Ngày tiêm chủng: Ghi lại ngày tháng năm tiêm vắc xin.\n* Số lần tiêm chủng: Ghi rõ số lần tiêm cùng loại vắc xin, như tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh rubella.\n* Tên và chữ ký của bác sĩ: Ghi rõ tên và chữ ký của bác sĩ hoặc nhân viên y tế tiêm chủng.\n* Cơ sở y tế: Ghi rõ tên của cơ sở y tế nơi tiêm chủng.\n* Thời hạn và ngày cập nhật: Ghi rõ thời hạn hiệu lực của hồ sơ và ngày cập nhật gần nhất.\n\n![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_2_00c7c9bcce.jpg)\n\n*Hồ sơ immunization record tiện cho việc theo dõi lịch sử tiêm chủng*\n\nThông tin trên immunization record rất quan trọng hỗ trợ theo dõi việc tiêm chủng và đảm bảo bệnh nhân đã tiêm đủ vắc xin cần thiết cũng như cung cấp thông tin cho các tổ chức y tế, trường học, hoặc các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.\n\nTại sao cần lưu giữ immunization record?\n----------------------------------------\n\nViệc lưu giữ tiêm chủng immunization record mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:\n\n* Xác nhận tiêm chủng: Immunization record cung cấp thông tin chính xác về lịch sử tiêm chủng của mỗi người, giúp đánh giá liệu họ đã được tiêm đủ vắc xin cần thiết hay chưa. Điều này quan trọng để đảm bảo mức độ miễn dịch và xác định nếu cần tiêm lại vắc xin.\n* Đánh giá sức khỏe: Bằng cách phân tích immunization record, các chuyên gia y tế có thể đánh giá tình hình tiêm chủng trong cộng đồng và xác định những nhóm người chưa đạt chuẩn tiêm chủng. Điều này giúp lập kế hoạch tiêm phòng hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html).\n* Lưu trữ dữ liệu sức khỏe: Immunization record là một phần quan trọng của hồ sơ y tế cá nhân, có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trong trường hợp cần thiết. Dữ liệu này cũng hỗ trợ việc phát triển chương trình tiêm chủng và nghiên cứu y tế.\n* Giấy tờ chứng minh: Immunization record cũng là một giấy tờ chứng minh về việc đã tiêm chủng, có thể được yêu cầu khi nhập học, du lịch hoặc làm việc trong môi trường y tế. Điều này giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.\n\nVới những lợi ích trên, việc lưu giữ tiêm chủng immunization record đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\nLợi ích tuyệt vời của việc tiêm chủng\n-------------------------------------\n\nSau khi hiểu rõ về khái niệm tiêm chủng immunization record là gì, bạn đã nhận ra tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà việc tiêm phòng mang lại. Thực tế, việc này đem lại lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả cộng đồng.\n\nĐối với những người chủ động tiêm chủng đầy đủ, sức đề kháng cơ thể được tăng lên từ đo giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Kết quả là, dịch bệnh được kiểm soát và không lan rộng trong cộng đồng. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin giúp cơ thể trở nên kháng bệnh hơn, giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu mắc phải bệnh.\n\n![Immunization record là gì? Tại sao cần lưu giữ immunization record? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/immunization_record_la_gi_3_79ce512420.jpg)\n\n*tiêm chủng mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân và xã hội* \n\nThực sự, tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Khi người dân tự bảo vệ sức khỏe, chính phủ có thể tiết kiệm được chi phí điều trị, kiểm soát được nguy cơ lây lan dịch bệnh và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho mọi người.\n\nTóm lại [immunization record là gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/immunization-record-la-gi-tai-sao-can-luu-giu-immunization-record.html)? Immunization record không chỉ là một hồ sơ về lịch sử tiêm phòng của mỗi người mà còn là công cụ quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Việc duy trì và lưu giữ immunization record không chỉ giúp đảm bảo rằng mỗi cá nhân đã nhận đủ vắc xin cần thiết mà còn hỗ trợ việc theo dõi và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chính vì vậy, việc chủ động tiêm phòng và duy trì immunization record là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.\n\n", "date": "06/03/2024", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1", "abstract": "Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì thế, việc chủ động cho con tiêm phòng loại vắc xin này là rất cần thiết. Vậy tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?", "md_content": "Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không vẫn luôn là nỗi băn khoăn trong lòng nhiều bậc làm cha mẹ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin chi tiết về vắc xin 6 trong 1, thời điểm tiêm cũng như một số lưu ý khi tiêm loại vắc xin này.\n\nVắc xin 6 trong 1 phòng ngừa những bệnh nào?\n--------------------------------------------\n\nVắc xin 6 trong 1 là một vắc xin dạng phối hợp, có khả năng ngăn ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ em bao gồm:\n\n### Bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu. Căn bệnh này, nếu không được phát hiện cũng như chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, viêm cơ tim, trụy mạch đột ngột, thậm chí là gây tử vong nhanh chóng.\n\nTuy nhiên, chỉ với 1 mũi tiêm vắc xin 6 trong 1, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bạch hầu.\n\n### Ho gà\n\nHo gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với đối tượng là trẻ sơ sinh, nguy cơ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, xuất huyết kết mạc, suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị sớm.\n\n### Uốn ván\n\nBệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani là [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html). Căn bệnh này đặc trưng với triệu chứng co cứng cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy, thậm chí là cơ toàn thân và kèm theo đó là những cơn đau nhức toàn thân.\n\nCũng giống như hai căn bệnh nêu trên, uốn ván không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.\n\n### Bại liệt\n\nBại liệt cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính song tác nhân gây ra căn bệnh này là virus Polio. Căn bệnh này lây truyền qua đường tiêu hoá.\n\nBại liệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt hành tuỷ, liệt tuỷ sống, mất vận động chi, suy hô hấp, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ được phòng ngừa sau tiêm phòng vắc xin 6 trong 1.\n\n### Viêm gan B\n\nViêm gan B được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm về gan và tác nhân gây ra căn bệnh này là virus viêm gan B. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus viêm gan B sẽ tấn công và làm tổn thương gan. Nếu không được điều trị theo đúng phác đồ, bệnh có thể tiến triển thành suy gan và ung thư gan.\n\n### Viêm phổi và viêm màng não mủ gây ra bởi vi khuẩn HIB\n\nVi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIB) là tác nhân gây bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp, trong đó phải kể đến như viêm màng ngoài tim, phù phổi cấp, nhiễm trùng huyết, tràn dịch dưới màng cứng, phù não, suy hô hấp và đặc biệt là người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_1_e51aae2e5e.jpg)\n\n*Vắc xin 6 trong 1 giúp ngăn ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm*\n\nTiêm 6 trong 1 muộn có sao không?\n---------------------------------\n\nNhư bạn đã biết, virus, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não có thể xuất hiện ở mọi nơi. Nếu cơ thể không có đủ sức đề kháng thì rất dễ mắc bệnh. Do đó, thời điểm tiêm [vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) đang là chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.\n\nThời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế là khi trẻ được 2 tháng tuổi. Một câu hỏi đặt ra lúc này đó là tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?\n\nCác chuyên gia chỉ ra rằng: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch vắc xin 6 trong 1 cho trẻ là cách tốt nhất để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh từ đó chống lại bệnh tật.\n\nTrong trường hợp vì một lý do nào đó mà trẻ không được tiêm phòng đúng lịch, nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ không cao nếu trong cộng đồng có tỷ lệ lớn đã tiêm vắc xin 6 trong 1 và trẻ không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây bệnh. Lúc này, trẻ có thể tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 muộn từ 1 - 2 tháng.\n\nTrên thực tế, nhiều trường hợp bố mẹ quên lịch tiêm phòng của trẻ, cả năm sau mới tiêm nhắc lại nhưng trẻ vẫn có đáp ứng miễn dịch đối với bệnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những trẻ này có nguy cơ mắc bệnh và gặp nguy hiểm do biến chứng cao hơn so với những trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_3_0f1b7a1dc2.jpg)\n\n*Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?*\n\nCác loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến\n-------------------------------------------------\n\nHiện nay, vắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim là hai loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể:\n\n### Vắc xin Infanrix Hexa\n\nĐược sản xuất bởi GlaxoSmithKline, vắc xin Infanrix Hexa được bào chế dưới dạng bột đông khô HiB và hỗn dịch DTPa - HBV - IPV. Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ tiến hành pha hỗn dịch tiêm. Vắc xin Infanrix Hexa cần được pha hoàn nguyên. Hiện nay, loại vắc xin này đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia trên toàn thế giới.\n\n### Vắc xin Hexaxim\n\n[Vắc xin Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, bào chế dưới dạng hỗn dịch đóng sẵn trong bơm tiêm. Chính vì thế, trước khi tiêm, bác sĩ hoàn toàn không cần pha hoàn nguyên mà có thể sử dụng ngay từ đó giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng đồng thời đảm bảo được liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. Hiện nay, trên 113 quốc gia đã cấp phép lưu hành loại vắc xin này.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tim vắc xin 6 trong 1 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_2_192da917cd.jpg)\n\n*Hexaxim là một trong 2 loại vắc xin 6 trong 1 được cấp phép lưu hành tại Việt Nam*\n\nNhững lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1\n----------------------------------------------------\n\nĐến đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc tiêm 6 trong 1 muộn có sao không rồi đúng chứ. Bên cạnh đó, những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cũng là chủ để được nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần lưu ý những gì?\n\nKhi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ, để đảm bảo an toàn tiêm chủng và tối đa hiệu quả của vắc xin, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:\n\n* Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo chất lượng của vắc xin tránh trường hợp trẻ tiêm phải vắc xin kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.\n* Trẻ cần được tiêm vắc xin 6 trong 1 đúng lịch và đầy đủ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, cảm cúm, mắc các bệnh cấp tính, bị dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc từng bị [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) với vắc xin, trước khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ.\n* Khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi đi, mang đầy đủ sổ khám bệnh, sổ tiêm chủng cũng như các giấy tờ cần thiết khác nếu có.\n* Cần cho trẻ theo dõi sức khoẻ tại đơn vị y tế tiêm chủng trong vòng tối thiểu 30 phút kể từ lúc tiêm để theo dõi phản ứng của trẻ đối với vắc xin.\n* Khi về nhà, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường như trẻ sốt cao trên 39 độ C, bỏ bú, quấy khóc, nổi ban đỏ trên da, tím tái, khó thở… (nếu có) từ đó có hướng xử trí kịp thời.\n* Ngoài ra, cha mẹ không nên chạm hay đè vào vị trí tiêm, đặc biệt không chườm nóng, chườm lạnh hay đắp bất cứ loại thuốc lá nào vào vị trí tiêm.\n\n![Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_6_trong_1_muon_co_sao_khong_nhung_luu_y_khi_tiem_vac_xin_6_trong_1_4_c139b85a9f.jpg)\n\n*Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ*\n\nTrên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng. Hy vọng, qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc [tiêm 6 trong 1 muộn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-6-trong-1-muon-co-sao-khong-nhung-luu-y-khi-tiem-vac-xin-6-trong-1.html). Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline của Nhà thuốc Long Châu để được hỗ trợ bạn nhé.\n\n", "date": "18/12/2023", "tags": ["vaccine 6in1", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé? Lợi ích và điểm khác biệt của từng loại", "abstract": "Trước quyết định quan trọng về việc tiêm phòng cho bé yêu của bạn, câu hỏi đặt ra là: Nên tiêm 5in1 hay 6in1? Sự lựa chọn giữa các loại vắc xin này đang trở thành một đề tài được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là khi đề cao vấn đề an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và điểm khác biệt của từng loại vaccine, từ đó có thể quyết định phù hợp nhất cho con yêu của mình.\n", "md_content": "Vắc xin 5in1 và 6in1 là hai loại vắc xin phổ biến được sử dụng để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn băn khoăn không biết nên tiêm 5in1 hay 6in1. Bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn có câu trả lời cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích.\n\nVắc xin 5in1 là gì?\n-------------------\n\nVắc xin 5in1 là vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, bao gồm:\n\n* [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html): Là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có thể gây ra các biến chứng như viêm cơ tim, viêm thần kinh, suy hô hấp, thậm chí tử vong.\n* Ho gà: Là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, co giật, suy hô hấp, thậm chí tử vong.\n* Uốn ván: Là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, có thể gây ra các biến chứng như co cứng cơ, co giật, suy hô hấp, thậm chí tử vong.\n* Bại liệt: Là bệnh viêm nhiễm do virus polio gây ra, có thể gây ra các biến chứng như liệt cơ, teo cơ, dị tật xương, thậm chí tử vong.\n* Các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B (Hib) gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng.\n\n[Vắc xin 5in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, với 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, 3, 4 và 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 18. Trẻ cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B để hoàn thiện lịch tiêm chủng.\n\n![Nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé? Lợi ích và điểm khác biệt của từng loại 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_5in1_hay_6in1_cho_be_loi_ich_va_diem_khac_biet_cua_tung_loai1_3ec3ba5eeb.jpg)\n\n*Vắc xin 5in1 không được tiêm cho trẻ dưới 2 tháng tuổi*\n\nVắc xin 6in1 là gì?\n-------------------\n\n[Vắc xin 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) là vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, bao gồm:\n\n* Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh do Hib gây ra.\n* Viêm gan B: Là bệnh viêm nhiễm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể gây ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.\n\nVắc xin 6in1 được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, với 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, 3, 4 và 1 mũi nhắc lại vào tháng thứ 18. Trẻ không cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B vì vắc xin 6in1 đã bao gồm thành phần này.\n\n![Nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé? Lợi ích và điểm khác biệt của từng loại 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_5in1_hay_6in1_cho_be_loi_ich_va_diem_khac_biet_cua_tung_loai2_d98545b203.jpg)\n\n*Vắc xin 6in1 ngừa được cả bệnh viêm gan B cho bé*\n\nNên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé?\n------------------------------\n\nNhiều phụ huynh có thắc mắc không biết nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho con mình. Đây là một quyết định quan trọng và cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố sau:\n\n* Hiệu quả và an toàn của vắc xin: Cả hai loại vắc xin đều có hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm và đều được kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, vắc xin 5in1 không bao gồm thành phần phòng ngừa viêm gan B, nên trẻ cần được tiêm thêm [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) riêng. Khi tiêm vắc xin 6in1, trẻ không cần không cần tiêm thêm vắc xin viêm gan B riêng nữa, do đó có thể giảm nguy cơ phản ứng phụ và đau nhức cho trẻ.\n* Chi phí và khả năng tiếp cận của vắc xin: Vắc xin 5in1 được cung cấp miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và có thể tiêm tại các cơ sở y tế công. Vắc xin 6in1 là loại vắc xin tự nguyện, có giá cao hơn và chỉ có thể tiêm tại các cơ sở y tế tư nhân. Do đó, phụ huynh cần xem xét khả năng tài chính và địa điểm tiêm chủng phù hợp cho con mình.\n* Tình hình dịch bệnh và yếu tố cá nhân của trẻ: Một yếu tố quan trọng khác là tình hình dịch bệnh của các bệnh mà vắc xin phòng ngừa tại khu vực sinh sống của trẻ và yếu tố cá nhân của trẻ như sức khỏe, lịch sử tiêm chủng, dị ứng hay bất kỳ điều kiện đặc biệt nào. Phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho con mình.\n\nVì vậy, việc lựa chọn nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm chủng, khả năng tài chính, sự tư vấn của bác sĩ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin cho con, để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.\n\n![Nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé? Lợi ích và điểm khác biệt của từng loại 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_5in1_hay_6in1_cho_be_loi_ich_va_diem_khac_biet_cua_tung_loai3_28c901572c.jpg)\n\n*Giải đáp thắc mắc nên tiêm 5in1 hay 6in1*\n\nNhững lưu ý khi tiêm vắc xin 5in1 và 6in1 cho trẻ\n-------------------------------------------------\n\n### Những trường hợp trẻ không nên tiêm vắc xin\n\nBố mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau khi tiêm vắc xin cho trẻ:\n\n* Không tiêm vắc xin khi trẻ đang bị sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy, nôn mửa, dị ứng hoặc có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào khác.\n* Không tiêm vắc xin khi bé đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc kháng dị ứng hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.\n* Không tiêm vắc xin khi trẻ đang trong thời kỳ cai sữa, chuyển đổi thức ăn hoặc thay đổi môi trường sống.\n* Không tiêm vắc xin khi các bé đang trong thời kỳ phát triển răng, vì đây là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm trùng.\n\n### Theo dõi và xử lý phản ứng phụ\n\nSau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể có một số phản ứng phụ như sốt, đau, sưng, đỏ ở chỗ tiêm, quấy khóc, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Đây là những phản ứng bình thường, thường tự biến mất sau một vài ngày. Bố mẹ cần theo dõi và xử lý phản ứng phụ cho trẻ như sau:\n\nNếu trẻ sốt, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, như paracetamol hoặc ibuprofen. Không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm không steroid (như [aspirin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/aspirin-la-thuoc-gi-chi-dinh-chong-chi-dinh-tac-dung-phu-cua-aspirin-70020.html)) vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.\n\nNếu trẻ đau, sưng, đỏ ở chỗ tiêm, có thể chườm mát cho trẻ bằng khăn ấm hoặc bông gòn ẩm. Không nên chườm nóng, lạnh hoặc đắp bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm.\n\nNếu trẻ quấy khóc, có thể ôm, bế, vuốt ve, hát ru, đọc truyện hoặc chơi đùa cùng trẻ để trẻ yên tâm và thoải mái hơn.\n\nNếu trẻ buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, có thể cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn, để tránh mất nước và cân bằng điện giải. Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, béo, khó tiêu hoặc có chứa chất bảo quản, phẩm màu, chất tạo ngọt. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, như cháo, súp, bánh mì, trái cây, rau xanh.\n\nNếu trẻ có các dấu hiệu bất thường, như sốt cao, co giật, khó thở, mệt mỏi, mất nước nặng, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.\n\nNếu trẻ không có các dấu hiệu bất thường, nên theo dõi trẻ trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Nếu phản ứng phụ không giảm hoặc tăng lên, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.\n\n![Nên tiêm 5in1 hay 6in1 cho bé? Lợi ích và điểm khác biệt của từng loại 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_5in1_hay_6in1_cho_be_loi_ich_va_diem_khac_biet_cua_tung_loai4_84cff6deaa.jpg)\n\n*Đưa bé đến ngay bệnh viện nếu có biểu hiện bất thường sau tiêm*\n\nBài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: [Nên tiêm 5in1 hay 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-5in1-hay-6in1-cho-be-loi-ich-va-diem-khac-biet-cua-tung-loai.html)? Vắc xin 5in1 và 6in1 đều là những loại vắc xin hữu ích, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn vắc xin cho con, dựa trên các thông tin và lời khuyên của bác sĩ. Nhà thuốc Long Châu chúc bạn và các bé nhà mình luôn khỏe mạnh.\n\n", "date": "25/12/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Uống Rota 1 lần có tác dụng không?", "abstract": "Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy Rota. Cùng tìm hiểu ngay: “Uống Rota 1 lần có tác dụng không?” qua bài viết dưới đây nhé! ", "md_content": "Do hệ miễn dịch yếu nên không ít em bé bị nhiễm bệnh ngay gần thời điểm dùng vắc xin. Đây cũng chính là lý do mà nhiều trẻ nhỏ không đáp ứng đủ các liều vắc xin cần thiết. Điều này khiến cho các bậc cha mẹ đặt câu hỏi liệu uống Rota 1 lần có tác dụng không. Nếu vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, hãy để Long Châu giúp bạn giải đáp nhé!\n\nVirus Rota là gì?\n-----------------\n\n[Virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-dac-diem-virus-rota-gay-tieu-chay-nang-o-nguoi.html) là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi. Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: Tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải, [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-dinh-duong-la-gi-41678.html),…\n\nVirus Rota rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua tiếp xúc với tay hoặc vật thể nhiễm virus. Đặc biệt, loại virus này không thể tiêu diệt chỉ bằng phương pháp vệ sinh thông thường.\n\nSau khi đi vào cơ thể, virus sẽ ủ bệnh trong 2 - 3 ngày. Lúc này, bệnh nhi sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Bệnh tiến triển rất nhanh và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Uống Rota 1 lần có tác dụng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_uong_rota_1_lan_co_tac_dung_khong_2_603a771b7b.jpg)\n\n*Bệnh tiêu chảy Rota ở trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh* \n\nKhi nào nên cho trẻ sử dụng vắc xin Rota?\n-----------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu: “Uống Rota 1 lần có tác dụng không?“, cha mẹ cần nắm rõ được thời gian hợp lý nhất khi cho trẻ sử dụng vắc xin Rota. \n\nHầu hết các loại [vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) trên thị trường hiện nay đều được chia thành 2 - 3 liều. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm thích hợp nhất mà cha mẹ nên cho trẻ sử dụng loại vắc xin này là khi trẻ được 6 tuần tuổi. Với liều thứ 2 và 3, phụ huynh cần cho con uống cách liều thứ 1 ít nhất 2 tháng.\n\nBên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng trẻ cần hoàn thành liệu trình vắc xin Rota trước khi đạt 6 tháng tuổi. Đây chính là khoảng thời gian mà vắc xin phát huy được tối đa tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập của virus Rota.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Uống Rota 1 lần có tác dụng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_uong_rota_1_lan_co_tac_dung_khong_3_8e95be1176.jpg)\n\n*Vắc xin Rota nên được sử dụng từ khi trẻ đạt 6 tuần tuổi đến trước 6 tháng tuổi* \n\nUống Rota 1 lần có tác dụng không?\n----------------------------------\n\nĐể giải đáp cho thắc mắc: “Uống Rota 1 lần có tác dụng không?”, các bác sĩ đã khẳng định rằng: Chỉ cần một lượng nhỏ vắc xin ngừa tiêu chảy cấp đi vào dạ dày là cơ thể của trẻ đã có kháng thể chống lại căn bệnh này. \n\nDo đó, nếu chỉ uống 1 lần thì vẫn có tác dụng phòng bệnh nhưng không cao. Trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy Rota khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ uống đủ liều vắc xin để nâng cao hệ miễn dịch giúp chống lại căn bệnh này. \n\nNếu bé đang ở giai đoạn có thể dùng vắc xin Rota, bạn nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ và cho trẻ uống vắc xin Rota để tránh chậm trễ.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Uống Rota 1 lần có tác dụng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_uong_rota_1_lan_co_tac_dung_khong_1_a30e0103cf.jpg)\n\n*Uống Rota 1 lần có tác dụng không? Câu trả lời là có nhưng chưa cao*\n\nCác tác dụng phụ của vắc xin Rota\n---------------------------------\n\nNgay sau khi sử dụng vắc xin, có không ít trường hợp trẻ em bị tiêu chảy, [nôn trớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/non-tro-la-gi-tac-hai-cua-non-tro-keo-dai-doi-tre-so-sinh-48803.html), sốt, đau bụng, khóc, ho,… Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có chứng cứ lâm sàng thống kê rằng những triệu chứng này có liên quan đến việc uống vắc xin Rota. Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa ghi nhận bất cứ phản ứng phụ nguy hiểm nào ở trẻ nhỏ sau khi sử dụng loại vắc xin này. Vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm rằng những biểu hiện bất thường này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài giờ đồng hồ.\n\nNgoài ra, phụ huynh vẫn cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe cũng như những dấu hiệu lạ ở trẻ sau khi uống vắc xin trong 48 giờ đầu. Đặc biệt, bạn cần báo cáo kịp thời cho bác sĩ và cán bộ tiêm chủng khi con gặp các tác dụng phụ không mong muốn.\n\nĐể tránh những tác dụng phụ kể trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, phụ huynh có thể đưa con đến các chi nhánh của [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Tại đây, sẽ có các bác sĩ thực hiện khám sàng lọc cho trẻ và đưa ra lời khuyên về loại vắc xin Rota phù hợp.\n\nSau khi được chủng ngừa, trẻ sẽ được lưu lại để theo dõi trong khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo an toàn.\n\nĐối tượng nào không nên uống vắc xin Rota?\n------------------------------------------\n\nCũng giống như những loại vắc xin khác, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám kỹ càng trước khi uống vắc xin Rota. Một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng loại vắc xin này để tránh những tác động xấu đến sức khỏe là:\n\n* Trẻ bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của vắc xin.\n* Trẻ gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi uống liều vắc xin Rota đầu tiên.\n* Trẻ đang sốt cao hoặc mắc phải các bệnh lý cấp tính.\n* Trẻ đang bị [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) và nôn mửa.\n* Trẻ có tiền sử bị lồng ruột, bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa hoặc bị suy giảm miễn dịch nặng.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Uống Rota 1 lần có tác dụng không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_uong_rota_1_lan_co_tac_dung_khong_4_ad3a84ab54.jpg)\n\n*Trẻ tiêu chảy và sốt cao nên được điều trị khỏi hoàn toàn trước khi dùng vắc xin* \n\nNhư vậy, [uống Rota 1 lần có tác dụng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-rota-1-lan-co-tac-dung-khong.html)? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, vắc xin Rota chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi trẻ được uống đủ 2 - 3 liều. Do đó, để phòng ngừa các loại virus, phụ huynh nên cho con tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vắc xin Rota nhé!\n\n", "date": "17/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Những điều cần biết về việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm", "abstract": "Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Polio. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể để lại di chứng không hồi phục, thậm chí là gây tử vong. Cách phòng bệnh bại liệt hiệu quả là tạo hệ miễn dịch chủ động thông qua việc sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống hoặc tiêm. Vậy vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm khác nhau như thế nào? Nên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm?", "md_content": "Vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm đều có chung một tác dụng đó là bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Vậy nên lựa chọn vắc xin ở dạng uống hay dạng tiêm? Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu so sánh 2 loại vắc xin dạng uống và tiêm bạn nhé.\n\nSự giống và khác nhau của 2 loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm\n-------------------------------------------------------------------\n\n[Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh có thể lây truyền từ người mang mầm bệnh sang người lành. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus bại liệt sẽ gây ra các tổn thương tại hệ thống thần kinh trung ương. Về lâu dài, những vị trí tổn thương này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Người mắc bệnh bại liệt có thể phải đối mặt với những di chứng về vận động như liệt chi, liệt mềm… không hồi phục và người bệnh sẽ bị tàn tận suốt đời.\n\nĐể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này, việc chủ động tiêm phòng vắc xin bại liệt là điều vô cùng cần thiết.\n\nHiện nay, [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) bại liệt có 2 dạng là dạng uống và dạng tiêm. Vậy sự giống và khác nhau của hai loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm là gì?\n\n### Giống nhau\n\nCác loại vắc xin bại liệt dù ở dạng bào chế nào đi chăng nữa thì đều được nghiên cứu và sản xuất ra để giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus bại liệt.\n\nTheo đó, vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm đều có chung một tác dụng đó là bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Khi được đưa vào cơ thể, loại vắc xin này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên chống lại sự tấn công của virus gây bệnh bại liệt. Thông thường, quy trình đáp ứng miễn dịch sẽ mất khoảng từ 1 đến 2 tuần.\n\n![Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_viec_su_dung_vac_xin_bai_liet_dang_uong_va_tiem_1_ee5925e04a.jpg)\n\n*Vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm có chung một tác dụng là phòng ngừa bệnh bại liệt*\n\n### Khác nhau\n\nMặc dù cùng chung một mục tiêu là phòng ngừa căn bệnh bại liệt, song hai loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm này vẫn có những sự khác biệt rõ rệt, cụ thể:\n\n**Vắc xin phòng ngừa bại liệt dạng uống:**\n\nVắc xin phòng ngừa bại liệt dạng uống (OPV) là vắc xin sống giảm độc lực. Một liều vắc xin bại liệt hoàn chỉnh được tạo nên từ các con virus bại liệt bị suy yếu kết hợp cùng các hỗn dịch.\n\nHiện nay, vắc xin bại liệt dạng uống được sử dụng trong các chương trình Tiêm chủng mở rộng của nhà nước. Trẻ có thể bắt đầu uống loại vắc xin này khi được đủ 2 tháng tuổi trở lên.\n\nTrên thực tế, vắc xin bại liệt dạng uống được chia làm 2 loại đó là vắc xin tOPV và vắc xin bOPV. Trong đó, vắc xin tOPV chứa 3 tuýp kháng nguyên phòng bại liệt còn vắc xin bOPV chỉ chứa 2 tuýp kháng nguyên phòng bại liệt là tuýp 1 và tuýp 3.\n\n**Vắc xin phòng ngừa bại liệt dạng tiêm:**\n\nKhác với dạng uống, vắc xin bại liệt dạng tiêm ([IPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-ipv-danh-cho-doi-tuong-nao.html)) là vắc xin dạng bất hoạt, được bào chế từ những con virus đã chết. Do vậy, vắc xin bại liệt dạng tiêm hoàn toàn có thể được áp dụng tiêm kết hợp cùng một số loại vắc xin khác.\n\nVắc xin bại liệt dạng tiêm có chứa 3 loại kháng nguyên bại liệt đó là tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3.\n\nNgoài ra, hiện nay còn có 1 loại vắc xin bại liệt dạng tiêm được áp dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng dịch vụ đó là vắc xin bại liệt kết hợp hay [vắc xin 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html). Loại vắc xin này được bào chế với tác dụng phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib và viêm gan B.\n\nNên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng uống hay dạng tiêm?\n------------------------------------------------------\n\nVề bản chất, cả hai loại vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm đều đem lại tác dụng hiệu quả phòng bệnh bại liệt. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà các bậc cha mẹ có thể cân nhắc, lựa chọn cho bé sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống hoặc dạng tiêm sao cho phù hợp.\n\nTuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bố mẹ cho trẻ tiêm chủng loại vắc xin phối hợp bởi loại vắc xin này không chỉ mang lại hiệu quả phòng bệnh bại liệt mà còn giúp trẻ có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.\n\nThêm vào đó, để có thể phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin trong việc phòng bệnh, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm hoặc uống đúng và đủ liều vắc xin theo đúng lịch mà bác sĩ chuyên khoa đã tư vấn trước đó.\n\n![Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_viec_su_dung_vac_xin_bai_liet_dang_uong_va_tiem_2_8dc68d2683.jpg)\n\n*Bác sĩ giải thích cho cha mẹ về việc nên lựa chọn vắc xin bại liệt dạng uống hay tiêm*\n\nLịch tiêm phòng bại liệt\n------------------------\n\nTrên thực tế, các loại vắc xin phòng bại liệt dạng uống hay dạng tiêm chỉ khác nhau ở thành phần kháng nguyên. Do đó, để đạt được hiệu quả cao trong phòng ngừa bại liệt, cha mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm chủng theo đúng phác đồ dưới đây:\n\nĐối với vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm thuộc chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-la-gi-tiem-chung-mo-rong-co-bat-buoc-khong.html):\n\n* Trẻ cần tiêm hoặc uống đủ 4 lần.\n* Liều uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt 1, 2 và 3 sẽ tương ứng với thời điểm trẻ đủ 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Liều uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt thứ 4 sẽ được thực hiện khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.\n\nĐối với vắc xin bại liệt dạng phối kết hợp thuốc tiêm chủng dịch vụ (vắc xin 6in1):\n\n* Trẻ cần được tiêm tổng là 4 mũi.\n* Mũi tiêm 1, 2 và 3 sẽ được tiêm lần lượt tương đương với khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Mũi tiêm số 4 hay mũi tiêm nhắc lại cần được tiêm khi trẻ đủ 16 tháng tuổi trở lên.\n\n![Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_viec_su_dung_vac_xin_bai_liet_dang_uong_va_tiem_3_180b510ab8.jpg)\n\n*Cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng bại liệt theo đúng lịch*\n\nKhi chuyển đổi vắc xin bại liệt từ dạng uống sang dạng tiêm cần lưu ý những gì?\n-------------------------------------------------------------------------------\n\nNhư đã trình bày phía trên, vắc xin bại liệt dạng uống chỉ có tác dụng phòng ngừa 2 tuýp bại liệt đó là tuýp 1 và tuýp 3. Tuy chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ virus có khả năng biến đổi và lây bệnh trong cộng đồng được ghi nhận song vẫn tồn tại những trường hợp nhiễm virus bại liệt tuýp 2.\n\nChính vì thế, trẻ thường sẽ được sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống trước sau đó mới chuyển sang vắc xin bại liệt dạng tiêm. Vậy khi chuyển đổi vắc xin bại liệt dạng uống sang dạng tiêm cần lưu ý những gì?\n\n* Vắc xin bại liệt dạng tiêm chống chỉ định đối với trẻ có tiền sử dị ứng với các thành phần trong vắc xin hoặc đã từng xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau khi sử dụng vắc xin. Chính vì thế, trước khi tiêm phòng vắc xin bại liệt, trẻ cần được khám sàng lọc một cách kỹ càng và cẩn thận.\n* Sau khi tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng cũng như tác dụng phụ của vắc xin như sốt, đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm, quấy khóc… Do đó, sau khi trẻ được tiêm vắc xin, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khoẻ của trẻ một cách sát sao để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể đưa trẻ đi khám và xử lý sớm.\n\n![Những điều cần biết về việc sử dụng vắc-xin bại liệt dạng uống và tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_viec_su_dung_vac_xin_bai_liet_dang_uong_va_tiem_4_0be9df1194.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị sốt sau tiêm vắc xin phòng bại liệt*\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về [vắc xin bại liệt dạng uống và tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-viec-su-dung-vac-xin-bai-liet-dang-uong-va-tiem.html) mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến các bậc cha mẹ. Mong rằng, bài viết sức khỏe hôm nay sẽ giúp cho cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc bé tốt hơn.\n\n", "date": "01/03/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Cách phòng tránh virus Rota như thế nào?", "abstract": "Rota là loại virus gây nên bệnh tiêu chảy cấp và có khả năng lây lan mạnh mẽ. Cùng tìm hiểu ngay cách phòng tránh virus Rota nhé!", "md_content": "Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là nỗi ám ảnh của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này là virus Rota. Theo thống kê của WHO, mỗi năm, trên thế giới có đến hơn 215.000 ca tử vong do virus này gây ra. Vậy có cách phòng tránh virus Rota không? Thắc mắc này sẽ được Long Châu giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.\n\nBệnh tiêu chảy do virus Rota là gì?\n-----------------------------------\n\n[Tiêu chảy Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) hay còn được biết đến là căn bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch còn yếu, virus Rota có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và phát triển nhanh chóng.\n\nVirus Rota có cấu tạo dạng vòng và được phân thành nhiều nhóm khác nhau là: A, B, C, D, E, F và G. Trong đó, A, B, C là 3 chủng có tỷ lệ gây bệnh cao nhất ở người. Nếu không may mắc phải virus Rota chủng A, trẻ có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.\n\nKhí hậu nhiệt đới ẩm tại Việt Nam chính là điều kiện thuận lợi để loại virus này phát triển và gây bệnh. Chính vì thế mà Bộ Y tế đã xếp bệnh tiêu chảy Rota vào danh sách những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, chỉ xếp sau [nhiễm trùng hô hấp trên cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-trung-ho-hap-tren-cap-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua.html). Do đó, cha mẹ cần chủ động nâng cao sức đề kháng cho con vào giai đoạn mùa xuân - hè, từ tháng 3 - tháng 9.\n\n![Virus Rota có nguy hiểm không? Có cách phòng tránh virus Rota không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_co_nguy_hiem_khong_co_cach_phong_tranh_virus_rota_khong_4_8c19bee20a.jpg)\n\n*Virus Rota tồn tại rất nhiều trong môi trường sinh hoạt hàng ngày* \n\nTriệu chứng của bệnh tiêu chảy Rota\n-----------------------------------\n\nBan đầu, các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra thường không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh cảm cúm, sốt, tiêu chảy,... thông thường. Để xác định được chính xác liệu bé yêu có mắc tiêu chảy Rota hay không, cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của bệnh như sau:\n\n* **Buồn nôn và nôn mửa:** [Nôn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html) mửa là triệu chứng đầu tiên báo hiệu trẻ bị tiêu chảy Rota. Trẻ sẽ cảm thấy buồn nôn liên tục trong 6 - 24 giờ đầu, trước khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện.\n* **Tiêu chảy:** Virus Rota làm cho phân thải ra ngoài có màu xanh, nhiều nước và kèm theo nhớt. Đối với trẻ sơ sinh, bé có thể đi ngoài lên đến 20 lần/ngày. Còn với trẻ từ 1 - 5 tuổi, số lần đi ngoài sẽ khoảng 10 lần/ngày.\n* [**Mất nước**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-nuoc-1064.html)**:** Cơ thể mất nước thường có các biểu hiện bất thường là: Khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô,… Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng bù nước có chứa thành phần muối cho trẻ để tránh mất nước, mất muối quá lâu dẫn đến tử vong.\n* **Mệt mỏi, kiệt sức:** Trẻ trở nên nhạy cảm hơn, hay quấy khóc, ăn uống kém,...\n* **Sốt cao:** Sốt do tiêu chảy cấp thường đi kèm với ho và sổ mũi nhiều.\n\n![Virus Rota có nguy hiểm không? Có cách phòng tránh virus Rota không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_phong_tranh_virus_rota_nhu_the_nao_2_d7a337c197.jpg)\n\n*Triệu chứng của bệnh tiêu chảy Rota rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác* \n\nNguyên nhân gây bệnh tiêu chảy Rota\n-----------------------------------\n\nDù nguyên nhân sâu xa dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ em là virus Rota nhưng cha mẹ vẫn cần xem xét kỹ các yếu tố khách quan khác để điều trị được dứt điểm các triệu chứng của bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, virus Rota có nguy cơ cao xâm nhập vào cơ thể trẻ nếu xuất hiện một trong số các nguyên nhân dưới đây:\n\n* Bình sữa và dụng cụ ăn uống của trẻ không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn.\n* Đồ ăn của trẻ không được bảo quản đúng cách sau khi chế biến hoặc đun lại nhiều lần.\n* Thức ăn bị ô nhiễm trong quá trình chế biến, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống như: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, hải sản,...\n* Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm hoặc trẻ uống nước chưa được đun sôi.\n* Cha mẹ không rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, khiến cho virus Rota truyền từ tay người sang đồ ăn.\n* Trẻ có thói quen đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng khi chơi đùa.\n\nCó cách phòng tránh virus Rota không?\n-------------------------------------\n\nCách phòng tránh virus Rota chính là mối quan tâm lớn nhất của hầu hết các ông bố, bà mẹ hiện nay. Trên thực tế, có 2 cách phòng tránh virus Rota đơn giản và hiệu quả nhất mà cha mẹ có thể thực hiện bất cứ lúc nào để bảo vệ trẻ khỏi loại virus nguy hiểm này. Đó là:\n\n### Sử dụng vắc xin Rota\n\nDo hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên [vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) chính là cách hiệu quả nhất trẻ tránh xa căn bệnh tiêu chảy. \n\n![Virus Rota có nguy hiểm không? Có cách phòng tránh virus Rota không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_co_nguy_hiem_khong_co_cach_phong_tranh_virus_rota_khong_2_bb5a72b453.jpg)\n\n*Cho trẻ sử dụng vắc xin Rota chính là cách phòng tránh virus Rota hiệu quả* \n\nNhờ có loại vắc xin này, số lượng trẻ mắc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng đã giảm hơn 84% và giảm đến 85% tỷ lệ tử vong. Thời điểm tốt nhất mà trẻ có thể sử dụng vắc xin Rota là từ 6 tuần tuổi đến trước 6 tháng tuổi.\n\nHiện nay, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là địa chỉ cung cấp vắc xin Rota chính hãng, giá tốt. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến các chi nhánh Tiêm chủng Long Châu để được bác sĩ khám sàng lọc và thực hiện chủng ngừa.\n\n### Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày\n\nBên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vắc xin, cha mẹ cũng cần chủ động xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt, giúp nâng cao sức khỏe của trẻ và cả gia đình. Cụ thể:\n\n* Tuân thủ nghiêm túc quy tắc “ăn chín, uống sôi”.\n* Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn kém vệ sinh.\n* Nên tiệt trùng bình sữa và dụng cụ ăn uống của trẻ bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng trước khi sử dụng.\n* Vệ sinh đồ chơi và khu vực sinh hoạt của trẻ một cách thường xuyên.\n* Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và [men vi sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/thuoc-thay-the/men-vi-sinh) để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.\n\n![Virus Rota có nguy hiểm không? Có cách phòng tránh virus Rota không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_co_nguy_hiem_khong_co_cach_phong_tranh_virus_rota_khong_1_190aac3928.jpg)\n\n*Cha mẹ nên thường xuyên làm vệ sinh đồ chơi của bé sạch sẽ* \n\nBài viết trên đã giúp cha mẹ trả lời câu hỏi: “Có [cách phòng tránh virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-phong-tranh-virus-rota-nhu-the-nao.html) không?”. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những phương pháp chăm sóc trẻ hiệu quả, khoa học khác nhé!\n\n", "date": "17/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?", "abstract": "Trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không? Thường thì trẻ sơ sinh bị vàng da vẫn có thể tiêm vắc xin bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi vàng da ở trẻ sơ sinh là do bệnh lý nên việc tiêm vắc xin có thể cần xem xét và tư vấn cụ thể từ bác sĩ trước khi thực hiện. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm vắc xin cho bé.", "md_content": "Việc tiêm phòng vắc xin là một phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, để tiêm vắc xin, bé cần đáp ứng một số điều kiện về sức khỏe nhất định. [Vậy trẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong.html)\n\nTại sao cần tiêm vắc xin cho trẻ?\n---------------------------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) là một loại biện pháp y tế dựa trên nguyên lý cung cấp khả năng miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nhất định. Thông thường, chúng chứa các thành phần y học, như vi sinh vật gây bệnh, độc tố hoặc các phần protein bề mặt, đã được làm yếu hoặc tiêu diệt. Việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ là biện pháp đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp, giúp giảm nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ.\n\n![tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_vang_da_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_5e3ee51da4.jpg)\n\n*Vắc xin là một loại biện pháp y tế chủ động phòng ngừa các bệnh nguy hiểm ở trẻ em*\n\nQuá trình tiêm phòng cần tuân thủ liều lượng và lịch trình được quy định, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Cha mẹ cần đưa con đi tiêm đúng lịch trình để phòng ngừa các bệnh như sởi, viêm màng não, hay bại liệt. Việc chủng ngừa kịp thời và đầy đủ không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong mà còn tạo ra sức khỏe vững mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ.\n\nTiêm vắc xin đúng lịch trình mang lại hiệu quả lớn trong việc giảm số ngày mắc bệnh, giảm việc nhập viện và chi phí điều trị y tế. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ tránh khỏi tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây ra, đồng thời giảm bớt gánh nặng của cha mẹ trong việc chăm sóc con khi chúng mắc bệnh, từ đó nâng cao sức khỏe cho toàn bộ gia đình.\n\nTrẻ bị vàng da là gì?\n---------------------\n\nHiện tượng [vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vang-da-so-sinh-nguyen-nhan-va-dau-hieu-59837.html). Trẻ sơ sinh non tháng thường trải qua vàng da trong 2 - 3 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, ở trẻ đủ tháng, chỉ khoảng 25 - 30% gặp hiện tượng này. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh do sự tích tụ của bilirubin - chất có màu vàng tạo ra khi các tế bào hồng cầu phá vỡ. Hiện tượng này thường xảy ra do trẻ có số lượng tế bào hồng cầu cao và gan chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin khỏi máu.\n\n![tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_vang_da_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_46780e399b.jpg)\n\n*Vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh*\n\nKhi trẻ lớn hơn khoảng 2 tuần, gan phát triển đủ để xử lý và loại bỏ bilirubin, từ đó vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh tự khỏi mà không gây nguy hiểm.\n\nTuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể gặp cả vàng da sinh lý lẫn vàng da bệnh lý, biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn. Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi sau 2 tuần, trong khi vàng da bệnh lý đòi hỏi can thiệp y tế lâu dài và có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh.\n\nBiểu hiện vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh bao gồm:\n\n* Vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực và phần trên bụng.\n* Xuất hiện sau khoảng 48 - 72 giờ sau sinh.\n* Tự khỏi trong vòng 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.\n* Không kèm theo các triệu chứng bất thường khác.\n* Nước tiểu có màu tối hoặc vàng, phân màu nhạt.\n* Trẻ phát triển và tăng cân bình thường.\n\nTình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh cần lưu ý những dấu hiệu sau:\n\n* Vàng da rất đậm, lan tỏa khắp cơ thể và cả mắt.\n* Xuất hiện ngay từ ngày đầu sau sinh.\n* Không tự khỏi sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.\n* Có các triệu chứng bổ sung như: bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, ngưng thở, thở nhanh, thay đổi thân nhiệt...\n* Xét nghiệm bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường.\n\nTrẻ bị vàng da có tiêm vắc xin được không?\n------------------------------------------\n\nĐặc biệt đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, khi tiêm vắc xincó những khuyến cáo cụ thể:\n\nTrẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý với nồng độ bilirubin huyết thanh dưới hoặc bằng 7mg/dL vẫn có thể tiêm phòng vắc xin phòng lao.\n\n![tre-bi-vang-da-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tre_bi_vang_da_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_41594ef4a4.jpg)\n\n*Vàng da sinh lý có thể tiêm vắc xin phòng lao*\n\nĐối với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý với nồng độ bilirubin huyết thanh cao hơn 7mg/dL, việc tiêm phòng vắc xin phòng lao nên được hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục từ tình trạng vàng da. Việc hoãn tiêm phòng này có thể làm giảm hiệu quả phòng ngừa của vắc xin. Do đó, khi trẻ có các biểu hiện của tình trạng vàng da sơ sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.\n\nCha mẹ cũng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm và sử dụng chiếu đèn để điều trị vàng da tại nhà. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi vàng da, từ đó có thể tiêm phòng vắc xin đúng lịch trình và đầy đủ.\n\nTheo khuyến cáo y tế, không nên tiêm phòng cho trẻ khi bé đang trong tình trạng sốt cao (trên 37,5 độ C) hoặc đối diện với các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm da, [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html), hoặc tiêu chảy.\n\n", "date": "30/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "trẻ em", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?", "abstract": "Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin trễ có thể làm ảnh hưởng đến tác động và khả năng bảo vệ của vắc xin. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc: “Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?”.", "md_content": "Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không đang là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng, tuy nhiên có một số cha mẹ khác lại không mấy bận tâm. Trên thực tế, nếu cha mẹ chậm trễ trong việc tiêm phòng vắc xin có nghĩa là bé không có đủ khả năng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh, dẫn đến dễ bị nhiễm và mắc bệnh. Bởi việc tiêm chủng không đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm phải các bệnh lý mà vắc xin hoàn toàn có thể bảo vệ chống lại được.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đối với trẻ sơ sinh\n--------------------------------------------------------\n\nSơ sinh là giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, khi đó trẻ có một hệ miễn dịch non yếu, chưa trưởng thành và rất nhạy cảm đối với những tác nhân, nguy cơ bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Trong bối cảnh này, việc tiêm vắc xin theo đúng lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.\n\nDo đó, tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đúng lịch, đúng số mũi tiêm không chỉ là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ.\n\nMặc dù trẻ sơ sinh có thể không biểu hiện rõ ràng về tình trạng sức khỏe, nhưng hệ thống miễn dịch còn non yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện sau này. Vì vậy, việc tiêm vắc xin theo đúng lịch trình sẽ đảm bảo trẻ sơ sinh được bảo vệ tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời giúp trẻ xây dựng được một [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu đời.\n\nTrong một thế giới đầy rẫy những nguy cơ bệnh tật lây nhiễm, việc tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ riêng con trẻ mà còn góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh trong cộng đồng. Sự tham gia chủ động và theo đúng lịch hẹn của chương trình tiêm vắc xin không chỉ giúp bảo vệ cuộc sống của trẻ trong hiện tại và tương lai mà còn là một cách để cống hiến cho sức khỏe chung của cộng đồng. \n\nVậy trẻ tiêm vắc xin trễ có nguy cơ và hậu quả gì không? Hay trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_1_06fc42c19c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin giúp xây dựng hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh*\n\nTrẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không?\n----------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh theo đúng lịch trình trong chương trình tiêm chủng là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? \n\nViệc bỏ lỡ hay chậm trễ tiêm chủng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến trẻ dễ dàng mắc phải những căn bệnh mà vắc xin được thiết kế nhằm chống lại, bảo vệ và có thể mang theo những nguy cơ cũng như hậu quả đáng lo ngại. Một số nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh chậm trễ việc tiêm vắc xin, cụ thể như sau:\n\n### Tăng nguy cơ mắc bệnh\n\nNhư đã biết, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu kém, và hàng ngày trẻ phải phơi nhiễm với vô vàn tác nhân đến từ hệ tiêu hóa, hô hấp, da, niêm mạc... nên trẻ rất dễ bị nhiễm và mắc bệnh. Trong khi đó, việc tiêm vắc xin sẽ giúp tạo ra miễn dịch đặc hiệu giúp trẻ chống lại nhiều bệnh lý. \n\nDo vậy, việc tiêm vắc xin trễ hoặc bỏ sót sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, bại liệt, Hib... Những bệnh lý này có thể gây ra những gánh nặng bệnh tật, biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_2_2e5597cb72.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ*\n\n### Làm suy yếu hệ miễn dịch\n\nViệc tiêm vắc xin theo đúng lịch trình và đúng hẹn có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ tạo tính sinh miễn dịch đặc hiệu để phòng chống bệnh tật. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của Hoa Kỳ (US CDC), cho tới 24 tháng tuổi, trẻ sẽ được bảo vệ, phòng tránh khỏi 14 bệnh bởi vắc xin. Nếu tiêm vắc xin trễ hoặc bỏ sót khiến cho hệ miễn dịch của trẻ không nhận được sự kích thích cần thiết sẽ làm cho khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh bị giảm sút.\n\n### Gây ảnh hưởng tới cộng đồng\n\nTrẻ sơ sinh không được tiêm vắc xin theo đúng lịch trình có thể tạo ra những “ổ dịch” trong cộng đồng. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bệnh dịch lây lan rộng rãi, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu kém hoặc không thể tiêm vắc xin như người mẫn cảm, dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin, không hoặc chưa có điều kiện để tiêm vắc xin.... \n\n### Tác động đến hiệu quả của vắc xin\n\nMột số vắc xin có yêu cầu về chu kỳ tiêm theo đúng lịch trình và thời gian để tạo ra miễn dịch tốt nhất. Do đó, việc tiêm vắc xin chậm trễ có thể làm giảm hiệu quả của loại vắc xin đó hoặc cần phải tiêm thêm các liều tăng cường để đảm bảo sự bảo vệ cho cơ thể.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_3_30f6f4aaee.jpg)\n\n*Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không*\n\n### Tạo ra tác động xã hội và tâm lý\n\nViệc tiêm vắc xin trễ có thể tạo ra những hoài nghi và sự lo ngại về vắc xin trong cộng đồng. Điều này có thể gây ra những sợ hãi không cần thiết, cũng như tạo ra những thông điệp sai lệch về tác dụng của vắc xin.\n\nVì thế, đối với câu hỏi trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không, câu trả lời là có. Nếu trẻ sơ sinh chậm trễ trong việc tiêm vắc xin, điều đó nghĩa là trẻ đã bị bỏ lỡ cơ hội bảo vệ phòng tránh các căn bệnh mà vắc xin ngăn ngừa được. Từ đó, trẻ hoàn toàn có thể tránh được những nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng do bệnh tật gây nên. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ về lịch trình tiêm chủng theo đúng thời gian được khuyến nghị bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế, đồng thời cũng nên chủ động tham gia vào chương trình tiêm vắc xin nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của con trẻ.\n\nCách ứng phó và hướng giải quyết cho tình trạng tiêm vắc xin trễ\n----------------------------------------------------------------\n\nViệc tiêm chủng theo đúng lịch trình cho trẻ sơ sinh là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo phát huy tối đa hiệu lực của vắc xin, đồng thời giúp bé phòng tránh đặc hiệu được các bệnh mà vắc xin mang lại. Tuy nhiên, nếu con của bạn đã xảy ra tình trạng tiêm vắc xin trễ thì cha mẹ có thể thực hiện một số cách ứng phó và hướng giải quyết như sau:\n\n### Tìm hiểu và cập nhật lịch trình tiêm vắc xin\n\nĐầu tiên, cha mẹ hãy tìm hiểu và cập nhật về chương trình tiêm chủng cũng như lịch tiêm vắc xin theo đúng lịch hẹn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần hiểu rõ về các loại vắc xin, thời điểm tiêm và liều lượng cần thiết cho mỗi loại vắc xin.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc xin trễ ở trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_23_5a08645445.jpg)\n\n*Phụ huynh cần chủ động tìm hiểu và cập nhật lịch trình tiêm vắc xin cho bé*\n\n### Thực hiện tiêm bù vắc xin\n\nNếu bé của bạn đã bỏ lỡ lịch tiêm vắc xin đúng hẹn thì cha mẹ hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế hoặc bác sĩ tại các trung tâm tiêm chủng, để được tư vấn về việc tiếp tục tiêm vắc xin cho trẻ. Bác sĩ có thể đề xuất lịch trình thay thế để tiêm bù vắc xin cho việc bỏ sót. Điều này có thể yêu cầu tiêm một số liều vắc xin tăng cường nhằm đảm bảo trẻ sơ sinh có thể đạt được mức bảo vệ tối ưu.\n\nPhụ huynh hãy tuân thủ theo mọi chỉ định từ các chuyên gia y tế về việc tiêm bù vắc xin. Hãy đảm bảo hoàn thành đầy đủ các liều vắc xin được đề xuất để đảm bảo được sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ sơ sinh.\n\n### Tăng cường nhận thức và kiến thứcA\n\nĐể hạn chế tình trạng tiêm vắc xin chậm trễ trong tương lai, cha mẹ hãy tìm hiểu cũng như hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin theo đúng lịch trình. Đồng thời, hãy chia sẻ những thông tin này với người khác để tạo ra sự nhận thức và thúc đẩy công tác tiêm vắc xin đúng hẹn.\n\n### Ghi nhớ lịch tiêm vắc xin\n\nCha mẹ hãy sử dụng các phương tiện như ứng dụng di động hay lịch nhắc tiêm vắc xin trực tuyến để nhớ được đúng [lịch tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-bac-cha-me-nen-tham-khao-lich-tiem-chung-cho-tre-em-tu-0-12-tuoi.html). Điều này giúp phụ huynh không bỏ lỡ bất kỳ một liều vắc xin nào của con mình.\n\n### Tư vấn với bác sĩ về lịch trình tiêm vắc xin cụ thể cho trẻ\n\nBác sĩ sẽ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ sơ sinh. Sau đó, bác sĩ có thể đề xuất một lịch tiêm vắc xin phù hợp với tình trạng, điều kiện sức khỏe cụ thểA của bé.\n\n![Trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không? Cách giải quyết tình trạng tiêm vắc-xin trễ ở trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_so_sinh_chich_ngua_tre_co_sao_khong_cach_giai_quyet_tinh_trang_tiem_vac_xin_tre_o_tre_4_0ff1d12d80.jpg)\n\n*Cha mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về lịch trình tiêm vắc xin của trẻ*\n\nTrẻ tiêm vắc xin sớm hơn so với lịch hẹn có sao không?\n------------------------------------------------------\n\nTùy loại vắc xin mà có khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều tiêm khác nhau theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này đã được thể hiện qua các dữ liệu nghiên cứu về tính hiệu quả, an toàn và không thể gây bệnh của vắc xin. Đảm bảo đúng lịch tiêm, vắc xin sẽ phát huy tối đa hiệu lực cũng như hiệu quả. Bởi vậy, việc giảm khoảng cách giữa 2 liều tiêm vắc xin quá giới hạn tối thiểu sẽ không đảm bảo tối ưu tính sinh miễn dịch.\n\nViệc tiêm như vậy tuy vẫn sẽ có hiệu quả bảo vệ sau khi được tiêm phòng và sẽ không mất tác dụng của liều tiêm trước, nhưng nếu tiêm đúng phác đồ (lịch hẹn) sẽ có hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Trong trường hợp cần tiêm sớm hơn lịch hẹn hoặc thay đổi khoảng cách giữa các mũi, bạn nên chủ động tham vấn ý kiến của bác sĩ.\n\nTóm lại, vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch ổn định và nâng cao sức khỏe của trẻ sơ sinh. Việc tiêm vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc [trẻ sơ sinh chích ngừa trễ có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-so-sinh-chich-ngua-tre-co-sao-khong-cach-giai-quyet-tinh-trang-tiem-vac-xin-tre-o-tre.html).\n\n", "date": "30/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Trẻ sơ sinh", "trẻ em"]}, {"title": "Tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Cách xử lý khi lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn", "abstract": "Vắc xin là một loại sản phẩm y tế nhạy cảm, yêu cầu sự chăm sóc và bảo quản nghiêm ngặt. Nếu không tuân thủ đúng các điều kiện này, có thể dẫn đến việc vắc xin hết hạn trước thời gian được ghi trên bao bì. Vậy, tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm thế nào?", "md_content": "Hiểu rõ về thời hạn sử dụng của vắc xin cùng với việc duy trì quy trình bảo quản vắc xin một cách chính xác là chìa khóa để mọi người cảm thấy yên tâm khi tiêm chủng, đồng thời tránh được việc bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng. Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc và phát triển các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin giải đáp cho vấn đề tiêm vắc xin hết hạn có sao không?\n\nVắc xin có tầm quan trọng như thế nào?\n--------------------------------------\n\nVắc xin đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế, là công cụ chính để phòng ngừa và kiểm soát sự lây lan của các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html). Đây là sản phẩm sinh học kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cụ thể và bảo vệ sức khỏe con người. Vắc xin không chỉ bảo vệ người tiêm mà còn ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, được coi là phương pháp phòng ngừa hiệu quả, tiết kiệm và dễ dàng nhất để chống lại các nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm.\n\nCác loại bệnh như bệnh sởi, lao, cúm, rubella, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và cả COVID-19 đều có thể được ngăn chặn thông qua việc tiêm phòng vắc xin. Nếu tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng tăng lên, các bệnh truyền nhiễm sẽ được kiểm soát và ngăn chặn, mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.\n\nNgoài tác dụng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, việc tiêm phòng vắc xin còn giảm chi phí điều trị, giảm áp lực cho hệ thống y tế và giảm thiểu thời gian nghỉ ốm cho lao động, góp phần vào sự thịnh vượng của xã hội.\n\nTóm lại, vắc xin không chỉ quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm, giảm chi phí điều trị và nguy cơ nhập viện mà còn cải thiện sức khỏe cá nhân và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.\n\n![Tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Cách xử lý khi lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_het_han_co_sao_khong_cach_xu_ly_khi_lo_tiem_phai_vac_xin_het_han_1_0a01daaba7.jpg)\n\n*Vắc xin có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng xã hội khỏe mạnh, phát triển*\n\nTiêm vắc xin hết hạn có sao không?\n----------------------------------\n\nCó rất nhiều người thắc mắc về vấn đề tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Hạn sử dụng của vắc xin là thời gian mà vắc xin có thể được bảo quản mà vẫn đảm bảo tính ổn định và hiệu quả như đã được kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu. Thông tin về [hạn sử dụng của vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-han-su-dung-vac-xin-va-cach-xem-han-su-dung.html) thường được hiển thị trên sản phẩm với các dòng chữ như \"Hạn sử dụng\" hoặc \"HSD\", thể hiện khoảng thời gian giữa ngày sản xuất và ngày hết hạn hoặc thể hiện dưới dạng ngày, tháng, năm hết hạn.\n\nTiêm vắc xin sau khi hết hạn là việc sử dụng vắc xin sau khi nó đã vượt quá thời hạn sử dụng (được gọi là HSD) được in trên bao bì. Điều này có thể xảy ra do sơ xuất trong quá trình kiểm soát vắc xin và an toàn tiêm chủng và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người được tiêm.\n\nTiêm vắc xin hết hạn có sao không? Việc tiêm vắc xin sau khi hết hạn có thể dẫn đến việc mất đi hiệu quả của vắc xin hoặc các thành phần trong vắc xin có thể đã bị thay đổi, không còn đủ sức mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng vắc xin sau khi hết hạn có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, bao gồm cả các phản ứng phụ và không đem lại hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật.\n\nSự suy giảm hiệu quả của vắc xin khi hết hạn có thể được giải thích là do các thành phần trong vắc xin bị phân hủy theo thời gian. Các thành phần này bao gồm virus hoặc protein của virus, chất kích thích miễn dịch và các chất bảo vệ khác. Khi vắc xin đã hết hạn, các thành phần này sẽ không còn hiệu quả như trước, điều này ảnh hưởng đến khả năng kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ người được tiêm vắc xin.\n\nTiêm vắc xin hết hạn có sao không? Việc tiêm vắc xin sau khi hết hạn cũng có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe khác như phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, viêm và tăng nguy cơ tổn thương cho người tiêm. Do đó, việc đảm bảo sử dụng vắc xin trong thời hạn hiệu lực được hướng dẫn bởi bác sĩ, điều dưỡng hoặc nhân viên y tế là rất quan trọng. Ngoài ra, việc lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín, đáp ứng các quy định và hướng dẫn kiểm tra và giám sát quá trình bảo quản vắc xin, quy trình an toàn tiêm chủng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và quyền lợi của người tiêm.\n\n![Tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Cách xử lý khi lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_het_han_co_sao_khong_cach_xu_ly_khi_lo_tiem_phai_vac_xin_het_han_2_e698387de2.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin hết hạn có sao không là vấn đề được nhiều người quan tâm*\n\nNguyên nhân gây ra việc vắc xin hết hạn\n---------------------------------------\n\nỞ phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Vậy nguyên nhân gây ra việc vắc xin hết hạn là gì? Các nguyên nhân dẫn đến việc vắc xin hết hạn có thể bao gồm:\n\n* Quá trình sản xuất: Lỗi trong quá trình sản xuất vắc xin có thể dẫn đến việc sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về thời gian sử dụng.\n* Quá trình vận chuyển: Nếu vắc xin không được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được quy định, chúng có thể hỏng và hết hạn sớm hơn.\n* Điều kiện bảo quản không thích hợp: Lưu trữ vắc xin ở nhiệt độ hoặc độ ẩm không thích hợp trong các cơ sở y tế có thể làm giảm độ ổn định của [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) và gây ra việc hết hạn.\n* Thời gian lưu trữ: Nếu vắc xin được lưu trữ quá lâu mà không được sử dụng, chúng có thể mất đi hiệu quả và hết hạn trước thời gian dự kiến.\n* Kiểm tra và giám sát không đầy đủ: Nếu quy trình kiểm tra và giám sát vắc xin không được thực hiện một cách kỹ lưỡng, các vấn đề về chất lượng có thể không được phát hiện, dẫn đến việc phân phối và sử dụng vắc xin mặc dù đã hết hạn.\n\n![Tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Cách xử lý khi lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_het_han_co_sao_khong_cach_xu_ly_khi_lo_tiem_phai_vac_xin_het_han_3_da619586b7.jpg)\n\n*Cần tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất, giám sát và phân phối vắc xin*\n\nLỡ tiêm vắc xin hết hạn phải làm sao?\n-------------------------------------\n\nChúng ta đã biết tiêm vắc xin hết hạn có sao không rồi vậy nếu lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn thì cần xử lý thế nào? Khi phát hiện đã tiêm phải vắc xin đã hết hạn, cần thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn và phòng chống bệnh tật:\n\n* Thông báo ngay cho nhân viên y tế hoặc quản lý: Đây là bước quan trọng để họ có thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp cần thiết.\n* Theo dõi tình trạng sức khỏe: Tập trung quan sát tình trạng sức khỏe của bạn trong những ngày đầu sau tiêm. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.\n* Giữ bình tĩnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác: Trong khi nỗ lực phòng tránh trường hợp tiêm phải vắc xin đã hết hạn, cần nhớ rằng sự cẩn trọng và tinh thần tỉnh táo là chìa khóa để đảm bảo an toàn và chống lại bệnh tật hiệu quả.\n* Nhấn mạnh vào việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật khác để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh trong tình huống này.\n\n![Tiêm vắc xin hết hạn có sao không? Cách xử lý khi lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_het_han_co_sao_khong_cach_xu_ly_khi_lo_tiem_phai_vac_xin_het_han_4_ca4ec12175.jpg)\n\n*Thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia y tế nếu lỡ tiêm phải vắc xin hết hạn*\n\nNhư vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin giải đáp thắc mắc [tiêm vắc xin hết hạn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-het-han-co-sao-khong-cach-xu-ly-khi-lo-tiem-phai-vac-xin-het-han.html)? Tiêm phải vắc xin hết hạn có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong. Do đó, cần quản lý và kiểm soát hạn sử dụng của vắc xin nghiêm túc, cẩn thận để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.\n\n", "date": "22/02/2024", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những điều cần biết về hạn sử dụng vắc xin và cách xem hạn sử dụng", "abstract": "Chất lượng và hạn sử dụng vắc xin vẫn luôn là vấn đề quan tâm của rất nhiều độc giả trước khi thực hiện tiêm vắc xin. Việc hiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin cũng như quy trình bảo quản vắc xin chất lượng giúp người dân được an tâm tâm chủng, tránh bỏ lỡ các mũi vắc xin quan trọng từ đó giảm nguy cơ mắc và diễn tiến xấu các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.", "md_content": "Hiện nay, có không ít phụ huynh băn khoăn, thậm chí là hoang mang khi thực hiện tiêm chủng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về vắc xin và hạn sử dụng vắc xin. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật các kiến thức về hạn sử dụng vắc xin nhé.\n\nThế nào là hạn sử dụng vắc xin?\n-------------------------------\n\nHạn sử dụng [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) dùng để chỉ khoảng thời gian mà vắc xin duy trì được các tiêu chuẩn như đã xác định trong nghiên cứu về tính ổn định nếu được bảo quản đúng cách. Trên mỗi bao bì của các loại vắc xin, hạn sử dụng vắc xin được ghi rõ bằng ‘HSD’ hoặc ‘hạn dùng’, thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn hoặc hạn sử dụng hoặc hạn dùng thể hiện bằng khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn.\n\nCũng giống như tất cả các sản phẩm thuốc khác, mọi loại vắc xin đều có thời gian sử dụng và ngày hết hạn được xác định bởi nhà sản xuất và được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền.\n\nHạn sử dụng vắc xin phản ánh khoảng thời gian vắc xin giữ được tính ổn định, chất lượng, độ tinh khiết và độ bền khi điều kiện bảo quản đáp ứng theo đúng các điều kiện được ghi trên nhãn dán. Trong trường hợp vắc xin còn hạn nhưng điều kiện bảo quản vắc xin không đáp ứng được theo đúng quy định của nhà sản xuất thì hiệu quả của vắc xin không được phát huy tối đa, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người dùng.\n\nCó thể thấy rằng, hai yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng vắc xin và độ an toàn chính là hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.\n\n![Những điều cần biết về hạn sử dụng vắc xin và cách xem hạn sử dụng vắc xin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_han_su_dung_vac_xin_va_cach_xem_han_su_dung_vac_xin_1_6ac99f1248.jpg)\n\n*Hạn sử dụng vắc xin là một trong những yếu tố quyết định chất lượng vắc xin*\n\nMột loại vắc xin có thời hạn sử dụng là bao lâu?\n------------------------------------------------\n\nTrên thực tế, mỗi loại vắc xin sẽ có một thời hạn sử dụng khác nhau, điều này phụ thuộc vào từng loại vắc xin và hãng sản xuất vắc xin. Trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi trên thị trường, để đưa ra quyết định về hạn sử dụng vắc xin, nhà sản xuất sẽ nghiên cứu trong thời gian thực tế.\n\nTuy nhiên, trước khi phân phối về thị trường Việt Nam, một số loại vắc xin cần mất rất nhiều thời gian để thực hiện một loạt các thủ tục xuất nhập khẩu, kiểm định chất lượng và đăng ký nhãn mác… chính vì thế, có thể khi được đưa ra sử dụng tại thị trường thì thời gian có thể đã sau ngày sản xuất vài tháng, thậm chí là một năm. Để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho người sử dụng, vắc xin vẫn phải nằm trong hạn sử dụng cho phép.\n\nRiêng đối với [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html), thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 1 năm kể từ ngày sản xuất. Nguyên nhân là do các chủng cúm có thể thay đổi mỗi năm, để đạt được hiệu quả trong việc phòng ngừa virus cúm của năm đó, nhà sản xuất sẽ sản xuất vắc xin dựa trên danh sách các chủng cúm mà Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cập nhật.\n\nViệc hiểu đúng về hạn sử dụng vắc xin không chỉ tránh được tình trạng vắc xin bị lãng phí trong bối cảnh nhiều loại vắc xin khan hiếm mà còn giúp người dân tiêm đúng liều, đúng lịch từ đó tránh được nguy cơ mắc và diễn tiến nặng các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa.\n\n![Những điều cần biết về hạn sử dụng vắc xin và cách xem hạn sử dụng vắc xin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_han_su_dung_vac_xin_va_cach_xem_han_su_dung_vac_xin_2_a9d8b7527b.jpg)\n\n*Mỗi loại vắc xin sẽ có một thời hạn sử dụng khác nhau*\n\nCách xem hạn sử dụng vắc xin trên bao bì\n----------------------------------------\n\nThông tư 01-2018-TT-BYT hướng dẫn ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi đầy đủ là ‘ngày sản xuất’, ‘hạn sử dụng’ hoặc ‘hạn dùng’ và có thể viết tắt bằng chữ in hoa ‘NXS’, ‘HSD’ hoặc ‘HD’. Tiếp ngay sau đó là các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng của thuốc.\n\nTrên thực tế, hạn sử dụng vắc xin ghi trên bao bì có thể bằng 2 cách, đó là:\n\n* Hạn sử dụng: Tháng/năm.\n* Hạn sử dụng: Ngày/tháng/năm.\n\nSố chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải được ghi cùng một dòng, được phân cách ở giữa bởi dấu ‘/’ hoặc dấu ‘.’ hoặc ‘-’ hoặc dấu cách hoặc ghi liền nhau. Cụ thể: Ngày/tháng/năm hoặc ngày.tháng.năm hoặc ngày tháng năm…\n\nTrong trường hợp vỏ bao bì của vắc xin có chứa ống hay lọ dung môi pha tiêm hay các thành phần khác đi kèm thì nhãn bao bì ngoài phải thể hiện như sau:\n\n* Trường hợp tất cả các thành phần trong sản phẩm có cùng một ngày sản xuất và hạn sử dụng thì thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng có thể ghi chung trên nhãn bao bì ngoài của sản phẩm.\n* Trong trường hợp các thành phần trong sản phẩm có sự khác nhau về ngày sản xuất và hạn sử dụng thì trên nhãn dán có thể ghi cụ thể hạn dùng của từng thành phần hoặc ghi theo hạn dùng ngắn nhất của thành phần có trong sản phẩm.\n\nTheo điều 29 của Thông tư số 01/2018/TT-BYT quy định về nội dung, cách ghi nhãn của thuốc, các thành phần cấu lên thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc có 2 cách đọc như sau:\n\n* Hạn sử dụng theo tháng/năm: Hạn dùng là ngày cuối cùng của tháng hết hạn, nhãn phụ phải ghi dòng chữ ‘hạn sử dụng là ngày cuối cùng của tháng hết hạn'.\n* Hạn sử dụng theo ngày/tháng/năm: Hạn sử dụng ghi trên nhãn phụ được tính và ghi theo ngày sản xuất được ghi trên nhãn gốc.\n\n![Những điều cần biết về hạn sử dụng vắc xin và cách xem hạn sử dụng vắc xin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_han_su_dung_vac_xin_va_cach_xem_han_su_dung_vac_xin_3_c25b6223ab.jpg)\n\n*Hạn sử dụng của vắc xin được in trực tiếp trên bao bì hoặc nhãn dán*\n\nVắc xin phải sử dụng trước hạn sử dụng in trên bao bì trong trường hợp nào?\n---------------------------------------------------------------------------\n\nBa trường hợp ngoại lệ phải sử dụng vắc xin trước hạn sử dụng được in trên nhãn dán đó là:\n\n### Hoàn nguyên\n\nTrên thực tế, có một số loại vắc xin cần được hoàn nguyên trước khi tiêm. Để hoàn nguyên vắc xin, vắc xin dạng đông khô phải được trộn với dung dịch pha loãng. Khi vắc xin hoàn nguyên thành dạng lỏng thì vắc xin chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.\n\n### Lọ đa liều\n\nLọ đa liều được định nghĩa là một lọ chứa nhiều liều vắc xin. Loại vắc xin này thường chứa chất bảo quản chống [vi sinh vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sinh-vat-la-gi-chung-duoc-phan-bo-the-nao-trong-co-the-nguoi-63956.html). Do vậy, ngoài hạn sử dụng được in trên vỏ nhãn là ngày hết hạn của sản phẩm, lọ đa liều sẽ có thêm thời gian sử dụng sau khi mở nắp.\n\nLọ đa liều được thiết kế theo kiểu có thể lấy thuốc nhiều lần. Tuy nhiên, chất lượng vắc xin có thể bị giảm do [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) chéo hoặc nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài sau khi mở nắp nếu điều kiện bảo quản không phù hợp.\n\n### Thời hạn sử dụng bị nhà sản xuất rút ngắn\n\nHiệu lực của vắc xin có thể bị giảm trước hạn sử dụng in trên nhãn mác nếu không đảm bảo điều kiện bảo quản. Điều này có thể xảy đến do chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như nhiệt độ cao, đông băng, sự nhạy cảm với ánh sáng…\n\nTrong trường hợp trước thời hạn sử dụng được in trên bao bì mà hiệu lực của vắc xin bị giảm, nhà sản xuất sẽ cân nhắc có đưa vắc xin vào sử dụng hay không. Ngày hết hạn của vắc xin sẽ bị rút ngắn nếu đưa loại vắc xin này vào sử dụng.\n\n![Những điều cần biết về hạn sử dụng vắc xin và cách xem hạn sử dụng vắc xin 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_han_su_dung_vac_xin_va_cach_xem_han_su_dung_vac_xin_4_fc32b9ce6f.jpg)\n\n*Vắc xin có thể phải sử dụng trước thời hạn in trên bao bì*\n\nTrên đây là những chia sẻ về chủ đề [hạn sử dụng vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-han-su-dung-vac-xin-va-cach-xem-han-su-dung.html) mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp. Hy vọng, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này thông qua bài viết sức khỏe hôm nay. Chúc bạn sẽ luôn có thật nhiều sức khoẻ và cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong suốt thời gian qua.\n\n", "date": "20/02/2024", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Kỹ thuật tiêm trong da và những điều mà bạn cần biết", "abstract": "Kỹ thuật tiêm trong da đang trở thành một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến ngày nay, đồng thời là một phần quan trọng trong lĩnh vực tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe.", "md_content": "Tiêm trong da là phương pháp truyền chất hóa học vào lớp thượng bì của da. Quy trình này sử dụng các ống tiêm mảnh và ngắn, nhằm chạm nhẹ vào bề mặt da. Để hiểu hơn về kỹ thuật tiêm này, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.\n\nPhương pháp tiêm trong da sử dụng khi nào?\n------------------------------------------\n\nTiêm trong da (ID - Intradermal Injection) là quá trình chuyển giao một lượng nhỏ thuốc vào lớp thượng bì của da. Quy trình này thường được thực hiện bởi những người chăm sóc sức khỏe hoặc y tá dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, và thuốc sau đó sẽ được hấp thụ chậm vào hệ thống máu.\n\n![Kỹ thuật tiêm trong da và những điều mà bạn cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_trong_da_1_9116a7a278.jpg)\n\n*Tiêm trong da là quá trình chuyển giao một lượng nhỏ thuốc vào lớp thượng bì của da*\n\n### Trường hợp nên sử dụng tiêm trong da\n\nDưới đây là một số trường hợp thường được chỉ định tiêm trong da:\n\n* [Tiêm vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bcg-tiem-khi-nao-tac-dung-cua-vac-xin-bcg-la-gi.html) cho trẻ sơ sinh.\n* Phản ứng Mantoux để phát hiện trường hợp nhiễm trực khuẩn lao M.tuberculosis.\n* Thử nghiệm một số loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh, trước khi chúng được áp dụng vào cơ thể, đặc biệt là những loại dễ gây phản ứng phòng vệ như penicillin, [streptomycin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/streptomycin), hoặc thử nghiệm huyết thanh như kháng uốn ván, kháng nọc rắn.\n\n### Trường hợp không nên sử dụng tiêm trong da\n\nBên cạnh đó, tiêm trong da thường không được sử dụng cho những ai thuộc các trường hợp dưới đây:\n\n* Người mắc các bệnh dị ứng cấp tính như mề đay, viêm da dị ứng, viêm mũi, hen suyễn,...\n* Những trường hợp mà bác sĩ hoặc nhân viên y tế xác định là không thích hợp cho kỹ thuật tiêm trong da.\n* Quyết định sử dụng phương pháp này hoặc không thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của người nhận và mục đích của việc tiêm.\n\nChuẩn bị trước khi tiêm trong da\n--------------------------------\n\nTrước khi thực hiện tiêm trong da cho bệnh nhân, quá trình chuẩn bị bao gồm các bước sau:\n\n### Điều chỉnh tư thế cho bệnh nhân\n\nNgười lớn: Người bệnh có thể ngồi thẳng trên ghế và kéo tay áo lên cao hoặc nằm ngửa. Tay được tiêm cần được đặt ngửa, thẳng, và được đặt trên một chiếc gối mỏng.\n\nTrẻ em: Người nhà nên ngồi trên ghế và ôm bé vào lòng. Hai chân của bé kẹp giữa đùi, một tay ôm qua thân, và tay còn lại nắm lấy cẳng tay bé, đặt lên gối nhằm tránh trường hợp bé giãy giụa khi tiêm.\n\n### Chuẩn bị dụng cụ\n\nCác dụng cụ cần được chuẩn bị để tiêm trong da bao gồm:\n\n* Bơm tiêm với vạch chia 1/10 ml, loại 1 ml để đảm bảo độ chính xác khi bơm thuốc.\n* Kim tiêm có đường kính nhỏ (thường là kim số 26 - 27G), độ dài từ 0,6 - 1,3cm, và đầu mũi vát ngắn.\n* Khay tiêm, kim rút thuốc, găng tay y tế, hộp bông gòn có tẩm cồn 70%, panh kẹp, và thuốc chống [sốc thuốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-so-cuu-tre-bi-soc-thuoc-31866.html).\n* Dụng cụ phải đảm bảo vệ sinh, và bơm tiêm cần là mới hoàn toàn.\n\n![Kỹ thuật tiêm trong da và những điều mà bạn cần biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_trong_da_4_e593c77e28.jpg)\n\n*Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi thực hiện tiêm trong da*\n\n### Xác định vị trí tiêm\n\nVị trí được chọn để tiêm thường là vùng da mỏng hoặc có màu sáng để dễ nhận biết khi có phản ứng. Thông thường, tiêm sẽ được thực hiện ở 1/3 trên mặt trong của cẳng tay.\n\nKỹ thuật tiêm trong da thông thường\n-----------------------------------\n\nĐối với kỹ thuật tiêm ID thông thường, nhân viên y tế sẽ thực hiện các bước sau:\n\n* **Chuẩn bị vị trí:** Xác định vị trí tiêm và sát khuẩn khu vực đó bằng bông gòn tẩm cồn 70%, thực hiện theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.\n* **Lấy thuốc và chuẩn bị kim:** Cầm kim hướng lên trên và xoay đầu kim vát ngửa lên cùng chiều với mặt số của bơm tiêm và ấn nhẹ bơm tiêm để đẩy khí ra khỏi kim.\n* **Chuẩn bị da và tiêm thuốc:** Nắm cánh tay hoặc cẳng tay được tiêm, kéo căng phần da khu vực tiêm. Cầm kim sao cho phần vát ở đầu mũi kim ngửa lên trên và đưa bơm kim lại gần da chếch một góc từ 10 - 15 độ. Đẩy nhẹ cho đến khi phần vát ở mũi kim ngập hết trong da.\n* **Bơm thuốc và quan sát:** Dùng ngón tay cái để đẩy từ từ đầu bơm tiêm để đưa thuốc vào da. Quan sát vùng tiêm, nơi tiêm sẽ xuất hiện một cục có kích thước gần bằng hạt bắp và da đổi màu trắng bệch.\n* **Rút kim và sát khuẩn:** Rút kim nhanh và kéo căng da ở vùng tiêm trong vài giây, cuối cùng, sát khuẩn vùng tiêm.\n\nLưu ý: Bước cuối cùng là quan trọng để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html).\n\n![Kỹ thuật tiêm trong da và những điều mà bạn cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_trong_da_3_ccd6122c16.jpg)\n\n*Kỹ thuật tiêm trong da được thực hiện bởi các nhân viên y tế*\n\nKỹ thuật tiêm trong da để kiểm tra phản ứng thuốc\n-------------------------------------------------\n\nTrong trường hợp kiểm tra phản ứng thuốc, kỹ thuật tiêm ID tương tự như tiêm thông thường, tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý:\n\n* Sau khi rút kim, đặc biệt chú ý không sát trùng vùng tiêm. Sử dụng bút khoanh tròn để đánh dấu vị trí tiêm và quan sát phản ứng trong khoảng 15 - 20 phút.\n* Trong trường hợp không chắc chắn về kết quả hoặc có nghi ngờ về sai lệch, có thể thực hiện thử lại để so sánh. Bằng cách bơm 1/10 ml nước cất bằng kỹ thuật tương tự ở cánh tay còn lại và quan sát phản ứng. Đảm bảo bơm tiêm và nước cất không dính thuốc đã thử.\n* Cuối cùng, ghi báo cáo kết quả chi tiết vào phiếu tiêm và nộp lại cho bác sĩ điều trị để đánh giá và quyết định tiếp theo. Quá trình này đảm bảo rằng mọi kết quả được ghi chính xác và chăm sóc được thực hiện theo đúng quy trình y tế.\n\nNhững lưu ý cần nhớ sau khi tiêm trong da\n-----------------------------------------\n\nSau khi tiêm xong, nhân viên y tế cần tuân thủ các lưu ý sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:\n\n* **Không rửa nước hoặc chạm vào vị trí tiêm:** Bệnh nhân cần được nhắc nhở không nên rửa nước hoặc chạm vào vị trí tiêm để tránh nhiễm trùng.\n* **Quan sát các triệu chứng bất thường:** Theo dõi cơ thể bệnh nhân để phát hiện sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, nóng sốt, mề đay, tụt huyết áp, khó thở, đau đầu, chóng mặt, đau quặn bụng, co giật,...\n* **Báo ngay với bác sĩ trong trường hợp cần thiết:** Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không bình thường, nhân viên y tế cần thông báo ngay lập tức với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.\n* **Ngưng tiêm và xử trí theo phác đồ cấp cứu:** Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, nhân viên y tế cần ngưng tiêm ngay lập tức và rút kim ra. Đồng thời, thực hiện xử trí sốc phản vệ hoặc điều trị dị ứng thuốc theo phác đồ cấp cứu chống [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n\n![Kỹ thuật tiêm trong da và những điều mà bạn cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_trong_da_2_781a11afac.jpg)\n\n*Nếu có biểu hiện bất thường, nhân viên y tế cần ngưng tiêm ngay lập tức và rút kim ra*\n\nHy vọng rằng những thông tin về kỹ thuật [tiêm trong da](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ky-thuat-tiem-trong-da-va-nhung-dieu-ma-ban-can-biet.html) đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn trong tình huống cần thiết. Mặc dù các kỹ thuật tiêm được thực hiện chủ yếu bởi nhân viên y tế, nhưng việc tìm hiểu này có thể giúp mọi người tự chủ động trong mọi tình huống sức khỏe.\n\n", "date": "14/12/2023", "tags": ["Thông tin sức khỏe", "Tiêm chủng", "Sức khỏe"]}, {"title": "Trẻ bị rota có bị lại không? Cách phòng ngừa Rota cho trẻ", "abstract": "Trẻ bị Rota, một loại nhiễm khuẩn thường gặp, có thể khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Rotavirus là một loại virus dạng vòng, được chia thành bảy nhóm A, B, C, D, E, F, và G, với chỉ có các nhóm A, B, và C gây bệnh cho con người. Nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ bị Rota có bị lại không?", "md_content": "Tiêu chảy do virus Rota, hoặc được gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, đang được xem xét như một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy [trẻ bị Rota có bị lại không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rota-la-gi-tre-bi-rota-co-bi-lai-khong.html)? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.\n\nRota là gì?\n-----------\n\nTiêu chảy cấp do [virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-dac-diem-virus-rota-gay-tieu-chay-nang-o-nguoi.html), hay còn được gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, thường xảy ra ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Đây là một bệnh lý phổ biến và nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Virus Rota thuộc loại virus dạng vòng, và chủng virus phổ biến nhất gây bệnh ở con người là loại Rota chủng A.\n\nTriệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 1 đến 3 ngày. Ban đầu, trẻ có thể trải qua các triệu chứng như nôn mửa, sau đó là tiêu chảy nhiều lần trong ngày và sốt. Mất nước là một vấn đề quan trọng vì tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng ở trẻ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tiêu chảy có thể kéo dài vài tuần, và cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, yếu đuối, và đau đớn. Điều này đặc biệt đáng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị tiêu chảy do virus Rota và xuất hiện các triệu chứng sau đây, cần nhập viện ngay để được điều trị và ngăn ngừa tình trạng mất nước và biến chứng nghiêm trọng:\n\n* Tiêu chảy nặng kèm theo sự xuất hiện của máu trong phân.\n* [Nôn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html) mửa kéo dài hơn 3 giờ.\n* Sốt cao (trên 39 độ C).\n* Trẻ trở nên mệt mỏi, buồn nôn, đau đớn, và lờ đờ.\n* Có dấu hiệu rõ rệt của mất nước nghiêm trọng.\n\n![Rota là gì? Trẻ bị rota có bị lại không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_la_gi_tre_bi_rota_co_bi_lai_khong2_9c78a6a456.jpg)\n\n*Virus Rota gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ*\n\nTrẻ bị Rota có bị lại không?\n----------------------------\n\nNhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị Rota có bị lại không? Ngày nay có thể phòng ngừa bệnh này bằng việc tiêm vắc-xin. [Vắc-xin phòng virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) giúp trẻ tránh nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do virus Rota. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đảm bảo trẻ sẽ không bị bệnh sau khi được tiêm vắc-xin. Thậm chí, sau khi tiêm vắc-xin, vẫn có khả năng trẻ mắc bệnh, nhưng tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng sẽ giảm đáng kể. Điều này cũng đúng cho trẻ đã từng mắc tiêu chảy do virus Rota. Trẻ có thể bị bệnh nhiều lần trong đời, đặc biệt là khi còn nhỏ tuổi, và khả năng nhiễm bệnh nặng hơn là rất cao khi trẻ còn sơ sinh. Thông thường, lần đầu tiên trẻ mắc bệnh Rotavirus thường có triệu chứng nghiêm trọng nhất, trong các lần sau, triệu chứng thường nhẹ hơn và không kèm theo nguy cơ mất nước và mất cân nặng. Để chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, quan sát triệu chứng và thực hiện xét nghiệm phân. Thông qua xét nghiệm phân, họ sẽ xác định có dấu hiệu của virus Rota hay không, từ đó đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.\n\nTrong quá trình điều trị tiêu chảy do virus Rota, điều quan trọng là hỗ trợ trẻ trong việc tự đề kháng virus. Điều này bao gồm việc đảm bảo trẻ uống đủ nước và cung cấp đủ dinh dưỡng. [Dung dịch Oresol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/oresol-245-dhg-20-goi-27857.html) có thể được sử dụng để tránh mất nước và giúp điều trị tiêu chảy dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian trẻ bị bệnh, cha mẹ nên tránh cho trẻ uống nước có ga. Nếu trẻ vẫn bú mẹ, hãy tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ để giúp cung cấp dinh dưỡng và cung cấp kháng thể đối với virus.\n\n![Rota là gì? Trẻ bị rota có bị lại không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_la_gi_tre_bi_rota_co_bi_lai_khong3_3e74779d76.jpg)\n\n*Trẻ bị Rota có bị lại không? Trẻ vẫn có khả năng bị mắc bệnh lại*\n\nCách phòng ngừa Rota cho trẻ\n----------------------------\n\nCó một số cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ nhỏ:\n\n* Tiêm vắc-xin Rotavirus: Là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Vắc-xin giúp cung cấp kháng thể để bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm virus Rota. Thường thì các loại vắc-xin này được tiêm vào độ tuổi 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng.\n* Vệ sinh tay thường xuyên: Rất nhiều trường hợp nhiễm virus Rota đến từ việc tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm khuẩn và sau đó cảm thấy mồ hôi. Vì vậy, việc giữ tay sạch bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi thay tã là rất quan trọng.\n* Kiểm soát việc tiếp xúc với người bệnh: Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Virus Rota rất dễ lây lan, và việc tiếp xúc với người nhiễm bệnh có thể là nguồn lây cho trẻ.\n* An toàn thực phẩm: Đảm bảo thức ăn được chế biến, nấu chín hoàn toàn trước khi cho trẻ ăn. Các thức ăn như hải sản cần được nấu chín kỹ. Cẩn trọng với việc tiếp xúc với thức ăn mất vệ sinh, nước uống không đảm bảo.\n* Dinh dưỡng tốt: Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Hệ miễn dịch mạnh mẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm virus Rota.\n* Vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của trẻ: Trẻ thường tiếp xúc với đồ chơi và đồ dùng. Đảm bảo rằng đồ chơi và đồ dùng của trẻ được giữ sạch, vệ sinh thường xuyên.\n* Phòng ngừa tại nhà trường và các nơi công cộng: Đối với trẻ đi học hoặc tham gia các hoạt động tập thể, trường học và nhà trẻ nên tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh và quản lý trường hợp nhiễm bệnh.\n\n![Rota là gì? Trẻ bị rota có bị lại không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_la_gi_tre_bi_rota_co_bi_lai_khong4_f40af0a519.png)\n\n*Nên cho trẻ uống vác xin Rota để phòng ngừa bệnh*\n\nHy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ bị Rota có bị lại không. Nhớ rằng, virus Rota rất dễ lây truyền, và một vài biện pháp phòng ngừa vẫn không đảm bảo tránh hoàn toàn việc mắc bệnh. Tuy nhiên, việc thực hiện những biện pháp này có thể giảm nguy cơ trẻ mắc tiêu chảy do virus Rota một cách đáng kể.\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tại sao uống Rota bị tiêu chảy? Cách phòng ngừa bệnh", "abstract": "Tiêu chảy Rota là một bệnh tiêu chảy cấp tính do virus Rota gây ra, thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm chủng vắc xin Rota là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng sau khi uống Rota bị tiêu chảy là điều khiến nhiều cha mẹ lo lắng.", "md_content": "Một số trẻ em có thể bị tiêu chảy sau khi uống vắc xin Rota. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin, nhưng không phải là nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ra sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi trẻ uống Rota bị tiêu chảy. Giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này và cung cấp hướng dẫn về cách giữ cho trẻ được an toàn và khỏe mạnh khi đối mặt với tình trạng tiêu chảy.\n\nVắc xin Rota là gì?\n-------------------\n\nVắc xin phòng Rotavirus là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html), một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này ở trẻ em. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn, và có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt hoặc đồ vật bị nhiễm virus.\n\nTrẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng chủ yếu bị nhiễm virus Rota, và tiêu chảy cấp thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày, có những trường hợp khởi phát đột ngột với nôn mửa kéo dài từ 1 đến 3 ngày, sau đó là tiêu chảy. Số lần đi ngoài nhiều, thường từ 15 đến 20 lần/ngày, kèm theo tình trạng [nôn trớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/non-tro-la-gi-tac-hai-cua-non-tro-keo-dai-doi-tre-so-sinh-48803.html), dẫn đến mất nước nặng. Biến chứng nguy hiểm nhất là khô kiệt và mất muối, có thể dẫn đến trụy mạch và nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.\n\n[Vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) không chỉ giúp ngăn chặn bệnh mà còn giảm độ nặng của nó, giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vẫn có thể trải qua tiêu chảy mặc dù đã được tiêm vắc xin. Các biện pháp quản lý và điều trị tiêu chảy là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ em.\n\n![Tại sao uống rota bị tiêu chảy? Cách phòng ngừa bệnh 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_uong_rota_bi_tieu_chay_cach_phong_ngua_benh2_ba524ac892.jpg)\n\n*Vác xin Rota giúp trẻ phòng ngừa được căn bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota*\n\nTại sao uống Rota bị tiêu chảy?\n-------------------------------\n\nMặc dù vắc xin Rota đã được chứng minh là hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota. Tuy nhiên một số trẻ vẫn trải qua tình trạng uống Rota bị tiêu chảy. Điều này thường không phải là do chất lượng vắc xin, mà có thể là do một số nguyên nhân khác không liên quan đến vắc xin, như nhiễm trùng [lỵ trực trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ly-truc-trung-do-shigella-dysenteriae-195.html) hoặc đơn giản chỉ là rối loạn tiêu hóa. Có thể có tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin, và việc theo dõi và quản lý chúng là quan trọng. Phụ huynh không nên quá lo lắng mà cần theo dõi biểu hiện tiêu chảy của trẻ.\n\nNếu không có dấu hiệu giảm và bất thường, việc đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị là quan trọng. Không phải tất cả trẻ đều trải qua tình trạng tiêu chảy sau khi uống vắc xin Rota, và phụ huynh cũng có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ như sử dụng men tiêu hóa và tăng cường nước uống cho trẻ. Trong trường hợp tiêu chảy nặng và kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị.\n\nTất cả các loại vắc xin đều có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, vì hệ miễn dịch của họ còn yếu. Để giảm thiểu tác dụng phụ và xử lý kịp thời, việc theo dõi và quan sát trẻ sau khi tiêm vắc xin là quan trọng. Cha mẹ nên chú ý đến các phản ứng như tiêu chảy, nôn, đau bụng và đưa trẻ đến bệnh viện nếu cần thiết.\n\n![Tại sao uống rota bị tiêu chảy? Cách phòng ngừa bệnh 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_uong_rota_bi_tieu_chay_cach_phong_ngua_benh3_5443e9b438.jpg)\n\n*Uống Rota bị tiêu chảy là một tác dụng phụ không quá nguy hiểm*\n\nChống chỉ định khi uống vắc xin Rota\n------------------------------------\n\nCó một số trường hợp cần chú ý và hạn chế việc tiêm vắc xin Rota cho trẻ. Đối với những trường hợp sau, việc uống vắc xin Rota có thể là không an toàn:\n\n* Phản ứng dị ứng trước đó: Trẻ đã từng có phản ứng [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html) nghiêm trọng sau khi uống vắc xin Rota ở lần tiêm trước đó, thì việc tiếp tục tiêm có thể gây ra các phản ứng nặng.\n* Sốt: Trẻ đang trong tình trạng sốt. Việc uống vắc xin khi trẻ đang sốt có thể làm gia tăng nguy cơ phản ứng phụ và không đảm bảo hiệu quả của vắc xin.\n* Vấn đề về đường tiêu hóa: Trẻ đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, như tiêu chảy mạn tính hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.\n* Vấn đề về hệ miễn dịch: Có vấn đề về hệ miễn dịch, ví dụ như đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc có các bệnh lý liên quan.\n* Bệnh lý khác: Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh khác tại thời điểm uống vắc xin, nên chờ đến khi trẻ khỏi bệnh hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.\n* Kiểm tra hệ thống miễn dịch: Trước khi tiêm vắc xin, bé nên được bác sĩ kiểm tra hệ thống miễn dịch để đảm bảo rằng trẻ đủ khỏe mạnh để tiếp tục với vắc xin.\n\n![Tại sao uống rota bị tiêu chảy? Cách phòng ngừa bệnh 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tai_sao_uong_rota_bi_tieu_chay_cach_phong_ngua_benh4_94eee037a1.jpg)\n\n*Cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng vắc xin Rota*\n\nViệc trẻ [uống Rota bị tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-uong-rota-bi-tieu-chay-cach-phong-ngua-benh.html) không phải lúc nào cũng là điều lo lắng. Có những trường hợp, tình trạng này có thể là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy không liên quan đến vắc xin. Đôi khi, nó cũng có thể là do tác dụng phụ không mong muốn của vắc xin. Quan trọng nhất, cha mẹ cần theo dõi kỹ hơn các biểu hiện của trẻ sau khi uống vắc xin. Nếu tình trạng tiêu chảy không giảm, hoặc có dấu hiệu tỏ ra nặng nề hơn, cũng như nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, việc đưa trẻ đến thăm bác sĩ là cần thiết.\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? Có mấy loại vắc xin ngừa virus Rota?", "abstract": "Vắc xin Rota là một trong những loại vắc xin được khuyến khích nên cho trẻ sử dụng càng sớm càng tốt ngay khi vừa đủ 6 tuần tuổi. Vậy uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?", "md_content": "Uống vắc xin Rota có khả năng phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do loại virus này gây ra. Tuy nhiên, vẫn có không ít phụ huynh còn băn khoăn liệu uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Long Châu tìm hiểu về các loại vắc xin Rota cũng như thời gian mà loại vắc xin này phát huy được tối đa tác dụng nhé!\n\nCơ chế phát bệnh của virus Rota\n-------------------------------\n\nTrước khi giải đáp câu hỏi: “Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?”, người đọc cần hiểu rõ được cơ chế xâm nhập và phát bệnh của loại virus này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, Rota là loại virus tiêu biểu gây nên căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hay còn được biết đến là [bệnh tiêu chảy Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html).\n\nVirus Rota phát tán rất nhanh ngoài môi trường, đặc biệt là khi thời tiết nồm, ẩm và có thể tạo thành các đợt dịch tại trường học, bệnh viện,... Chúng thường xâm nhập vào cơ thể của người bệnh theo một số con đường phổ biến là:\n\n* Đường hô hấp;\n* Đường tiêu hoá;\n* Mút tay/ngậm đồ chơi,...\n\nKhi nhiễm bệnh, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường như:\n\n* Tiêu chảy nặng, khoảng 20 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh và 10 lần/ngày đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi.\n* Phân có màu xanh, nhiều nước và kèm theo nhớt.\n* [Mất nước](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-nuoc-1064.html), môi khô, lưỡi khô, da khô, trẻ khát nước liên tục.\n* Rối loạn điện giải gây thiếu hụt muối bên trong cơ thể.\n* Trẻ mệt mỏi, kiệt sức, kém ăn, dẫn đến [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-dinh-duong-la-gi-41678.html).\n\nNếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ chuyển biến nghiêm trọng một cách nhanh chóng. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là gây tử vong.\n\n![Có mấy loại vắc - xin Rota? Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_may_loai_vac_xin_rota_uong_rota_bao_lau_thi_ngam_thuoc_1_00ca91080d.jpg)\n\n*Virus Rota là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em* \n\nCó mấy loại vắc xin ngừa virus Rota?\n------------------------------------\n\nHiện nay, có nhiều loại vắc xin phòng ngừa virus Rota. Từ tháng 01/2006, WHO đã chính thức phê duyệt 2 loại chính giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh tiêu chảy Rota là RotaTeq và Rotarix. Bên cạnh đó, vắc xin Rotavin được sản xuất tại Việt Nam cũng được đánh giá là có hiệu quả rất cao mà vẫn an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Các loại vắc xin này đều được dùng trực tiếp qua đường uống.\n\n### Vắc xin Rotateq 2ml\n\nVắc xin [Rotateq](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) 2ml được sản xuất bởi hãng Merck tại Mỹ. Đây là loại vắc xin sống giảm động lực, bao gồm 5 loại kháng nguyên khác nhau là: G1, G2, G3, G4 và P1. Lịch uống được chia thành 3 lần, mỗi lần 2ml. Cụ thể:\n\n* Liều đầu được áp dụng trong giai đoạn từ 7.5 - 12 tuần tuổi;\n* Liều 2 và 3 cách liều đầu tối thiểu 28 ngày;\n\nCác bác sĩ khuyến nghị rằng thời gian tốt nhất để vắc xin phát huy được tối đa tác dụng là trước 32 tuần tuổi.\n\n### Vắc xin Rotarix\n\n[Vắc xin Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) được sản xuất bởi hãng Glaxo Smith Kline của Bỉ. Điểm khác biệt của loại vắc xin này là vắc xin giảm động lực có nguồn gốc từ chủng Rotta G1P8 ở người. Với vắc xin Rotarix, trẻ chỉ cần uống 2 liều, mỗi liều 1.5ml.\n\n* Liều 1: Bé đã có thể sử dụng ngay khi đạt 6 tuần tuổi.\n* Liều 2: Uống cách liều 1 tối thiểu 4 tuần.\n\nCha mẹ lưu ý nên cho trẻ sử dụng đủ 2 liều vắc xin Rotarix trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.\n\n![Có mấy loại vắc - xin Rota? Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_may_loai_vac_xin_rota_uong_rota_bao_lau_thi_ngam_thuoc_3_22f643eb0a.jpg)\n\n*Rotarix là 1 trong 3 loại vắc xin Rota phổ biến nhất tại Việt Nam* \n\n### Vắc xin Rotavin\n\nViệt Nam là một trong 4 nước sản xuất được vắc xin phòng ngừa virus Rota chỉ sau Mỹ, Bỉ và Trung Quốc. Vắc xin Rotavin của Việt Nam là loại vắc xin sống giảm động lực được sản xuất trên tế bào thận khỉ, có chứa chủng virus rota G1P8. Cũng giống như vắc xin Rotarix, bé cần sử dụng đủ 2 liều vắc xin Rotavin. Đó là:\n\n* Liều 1: Bé có thể uống Rota lúc 6 tuần tuổi trở lên;\n* Liều 2: Uống sau liều đầu từ 1 - 2 tháng.\n\nNếu cho trẻ sử dụng 1 liều vắc xin nào, bạn cũng cần đảm bảo liều thứ 2 có cùng chủng loại với liều đầu tiên. Trong đó, vắc xin Rotavin cần được sử dụng đủ trước khi bé đạt 6 tháng tuổi.\n\nUống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?\n---------------------------------\n\n“Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc?” là thắc mắc chung của các ông bố, bà mẹ. Nguyên nhân là do có rất nhiều em bé ngay sau khi uống đã gặp phải các phản ứng bất thường như: Buồn nôn, nôn ói, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html),...\n\nTheo đó, chỉ cần một lượng nhỏ vắc xin đi vào dạ dày là đã có thể phát huy được công dụng phòng ngừa virus Rota. Như vậy, chỉ cần uống vắc xin lần đầu tiên thì hiệu quả phòng bệnh cũng đạt trên 90%. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần uống đủ 2 - 3 liều Rota thì mới đạt khả năng ngừa bệnh tối đa.\n\nTrong trường hợp bé uống Rota nhưng [nôn trớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/non-tro-la-gi-tac-hai-cua-non-tro-keo-dai-doi-tre-so-sinh-48803.html) ngay sau đó thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một tác dụng phụ thông thường của loại vắc xin này. Hơn nữa, triệu chứng này cũng sẽ tự biến mất chỉ sau vài giờ đồng hồ.\n\n![Có mấy loại vắc - xin Rota? Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_may_loai_vac_xin_rota_uong_rota_bao_lau_thi_ngam_thuoc_2_ad533006d2.jpg)\n\n*Trẻ uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nĐể đảm bảo hơn khi cho bé uống vắc xin Rota, cha mẹ có thể đưa con đến [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được các bác sĩ khám sàng lọc trước khi dùng vắc xin. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên về loại vắc xin phù hợp nhất với bé. Sau khi dùng vắc xin, bé sẽ được theo dõi trong khoảng thời gian nhất định để hạn chế các tác dụng phụ trước khi được cho về nhà.\n\nTrên đây là một số giải đáp về thắc mắc: “[Uống Rota bao lâu thì ngấm thuốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-rota-bao-lau-thi-ngam-thuoc-co-may-loai-vac-xin-ngua-virus-rota.html)?”. Cha mẹ hãy chủ động cho trẻ thăm khám và sử dụng vắc xin Rota tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu khi đạt đủ tuổi để bảo vệ sức khỏe toàn diện của trẻ nhé!\n\n", "date": "17/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Virus Rota ở người lớn có nguy hiểm không?", "abstract": "Tiêu chảy cấp do virus Rota là một vấn đề phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Mặc dù đây là một bệnh lý phổ biến, nhưng nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, tiêu chảy có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể cho sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy virus Rota ở người lớn có nguy hiểm không?", "md_content": "Virus Rota, ban đầu được biết đến chủ yếu qua các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em, đang trở thành một vấn đề nổi lên đối với người lớn. Mặc dù thường gặp ở đối tượng nhỏ tuổi, nhưng sự thật là virus Rota không hề giới hạn ở trẻ em mà còn có thể ảnh hưởng đến người lớn. Nhiều người lo lắng virus Rota ở người lớn có nguy hiểm hay không? Có mang theo những biến chứng nặng nề và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày không?\n\nVirus Rota là gì?\n-----------------\n\n[Virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-dac-diem-virus-rota-gay-tieu-chay-nang-o-nguoi.html) là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như một số người lớn. Virus Rota có hình dạng như bánh xe (Rota trong tiếng Latin) và có năm loài khác nhau, trong đó loại A là phổ biến nhất ở người. Virus Rota được truyền bởi đường phân - miệng và gây viêm dạ dày ruột. Virus này có khả năng lây lan mạnh, gây ra viêm dạ dày và ruột. Thường xuất hiện từ cuối đông đến đầu xuân, người bị nhiễm virus này thường trải qua những triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, [nôn mửa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html), sốt, đau bụng và mất nước, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như một số người trưởng thành. Virus Rota có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.\n\n![Virus rota ở người lớn có nguy hiểm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_o_nguoi_lon_co_nguy_hiem_khong2_1b4b4f0924.jpg)\n\n*Virus Rota gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ em*\n\nVirus Rota ở người lớn có nguy hiểm không?\n------------------------------------------\n\nVirus Rota ở người lớn là một tình trạng hiếm gặp, nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng. Người lớn thường có hệ miễn dịch tốt hơn trẻ em, nên bệnh không nghiêm trọng và tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, người lớn có thể lây nhiễm virus Rota cho trẻ em hoặc người già, nên cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh, uống nhiều nước và ăn uống nhẹ nhàng.\n\nNếu có dấu hiệu [mất nước](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-nuoc-1064.html) hoặc bệnh kéo dài hơn một tuần, nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Virus Rota, mặc dù thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng vẫn ảnh hưởng đến người lớn. Trong trường hợp người lớn, bệnh thường không gây ra những vấn đề nghiêm trọng như ở trẻ em, nhưng vẫn có thể tạo ra một số khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người lớn nhiễm virus Rota thường trải qua các triệu chứng giống như một cơn bệnh tiêu chảy thông thường, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, và mất nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lớn cũng có thể trải qua những biến chứng nặng hơn.\n\nNguy cơ nặng nề hơn thường xuyên xuất hiện ở nhóm người già hoặc những người có [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) yếu. Trong những trường hợp này, xảy ra mất nước nặng, làm suy giảm tình trạng sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ bệnh lý nền. Tóm lại, virus Rota ở người lớn gây ra những tình trạng không thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với nhóm người có yếu tố rủi ro cao. Việc duy trì tư duy vệ sinh cá nhân và sự chú ý đến các biểu hiện bất thường là quan trọng để ngăn chặn và xử lý tình trạng này.\n\n![Virus rota ở người lớn có nguy hiểm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_o_nguoi_lon_co_nguy_hiem_khong3_804b631c44.jpg)\n\n*Virus Rota ở người lớn gây nên các triệu chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị*\n\nCách phòng ngừa virus Rota ở người lớn\n--------------------------------------\n\nĐể phòng ngừa virus Rota ở người lớn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:\n\n* Vắc xin: Mặc dù có hiệu quả tốt ở trẻ em, nhưng vắc xin cũng có thể được sử dụng ở người lớn, đặc biệt là đối với nhóm rủi ro cao như người làm việc trong ngành y tế hoặc những người chăm sóc người già. Vắc xin sẽ giúp phòng ngừa mắc các bệnh do virus Rota gây nên.\n* Duy trì vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Sử dụng nước rửa tay có chất kháng khuẩn nếu cần thiết.\n* Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh: Nếu có ai trong gia đình hoặc môi trường làm việc nhiễm virus Rota, hạn chế tiếp xúc trực tiếp và chia sẻ vật dụng cá nhân.\n* Chú ý đến thực phẩm: Tránh ăn hoặc chế biến thực phẩm khi không mang bao tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh. Nên rửa tay với xà phòng và dung dịch kháng khuẩn trước khi chế biến thức ăn.\n* Cẩn thận khi du lịch: Khi đi du lịch, tránh thức ăn và nước uống có thể bị nhiễm virus.\n* Chọn những nơi có vệ sinh thực phẩm tốt và tránh ăn đồ ăn đường phố không rõ nguồn gốc.\n* Sử dụng nước sạch: Sử dụng nước uống đã được đun sôi hoặc chai, tránh uống nước từ các nguồn không đảm bảo vệ sinh.\n* Tăng cường hệ miễn dịch: Duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ giấc ngủ và tập thể dục để củng cố hệ miễn dịch. Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe và hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.\n\n![Virus rota ở người lớn có nguy hiểm không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_o_nguoi_lon_co_nguy_hiem_khong4_703537bf0b.jpg)\n\n*Luôn giữa vệ sinh tay chân sạch sẽ*\n\nTrong việc phòng ngừa [virus Rota ở người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong.html), việc duy trì vệ sinh cá nhân, chủ động tiêm vắc xin, và thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh là quan trọng. Ngoài ra, việc chú ý đến thực phẩm, tránh nước uống có thể bị nhiễm virus khi du lịch, và tăng cường hệ miễn dịch thông qua lối sống lành mạnh đều là những biện pháp hiệu quả.\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam? Loại nào tốt hơn?", "abstract": "Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh viêm dạ dày ruột và tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vậy cha mẹ đã biết trẻ nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam chưa?", "md_content": "Virus Rota có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng sinh sôi mạnh mẽ trong hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có đến 125 triệu ca tiêu chảy bắt nguồn từ virus Rota. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, chống lại loại virus này một cách hiệu quả bằng vắc xin phòng Rota. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam.\n\nVirus Rota nguy hiểm như thế nào?\n---------------------------------\n\nCác bác sĩ chuyên khoa đã cảnh báo rằng: Virus Rota rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và nhạy cảm nên chỉ cần một lượng nhỏ virus xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe như: Suy nhược, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt cao, [mất nước](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-nuoc-1064.html), thậm chí là tử vong.\n\nLoại virus này thường lây nhiễm qua đường phân - miệng hoặc tay - miệng. Bệnh kéo dài từ 2 - 5 ngày và rất khó điều trị. Ở những trường hợp nặng, trẻ có thể đi ngoài lên đến 20 lần/ngày, gây mất nước nghiêm trọng.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam? Loại nào tốt hơn? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_viet_nam_loai_nao_tot_hon_2_447d42e9da.jpg)\n\n*Virus Rota có khả năng lây bệnh nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm*\n\nKhi nào nên cho trẻ uống vắc xin Rota?\n--------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu: “Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam?”, cha mẹ cần nắm rõ được thời điểm phù hợp cho trẻ uống vắc xin ngừa bệnh do virus Rota. Theo tính toán, trẻ có thể bị nhiễm virus Rota ngay từ tháng thứ 3 sau khi sinh. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm virus Rota sẽ tăng cao trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây lại là thời kỳ trẻ mọc răng, khiến nhiều trẻ có thói quen ngậm tay hoặc đồ chơi trong miệng.\n\nChính vì lý do này, các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ sử dụng vắc xin ngừa Rota ngay khi trẻ đạt 6 tuần tuổi và hoàn thành tất cả các liều trước khi tròn 6 tháng tuổi. Vắc xin khi đi vào cơ thể sẽ tạo ra lớp kháng thể tự nhiên cho trẻ, giúp trẻ chống lại [virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-dac-diem-virus-rota-gay-tieu-chay-nang-o-nguoi.html).\n\nNên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam?\n----------------------------------\n\nHiện nay, Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới có thể sản xuất được vắc xin phòng ngừa virus Rota, chỉ sau Mỹ, Bỉ và Trung Quốc. Trong đó, Rotavin M1 là loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp đã được Bộ Y tế công nhận đạt hiệu quả tốt về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch ở cơ thể người. \n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam? Loại nào tốt hơn? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_viet_nam_loai_nao_tot_hon_1_93b58475a9.jpg)\n\n*Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam? Cả 2 loại vắc xin đều phòng bệnh hiệu quả*\n\nTuy nhiên, vẫn có không ít bậc phụ huynh thắc mắc: “Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam?”. Trên thực tế, việc lựa chọn cho trẻ dùng loại vắc xin nào còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Cụ thể:\n\n### Vắc xin Rotarix của Bỉ\n\n[Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) là vắc xin do hãng dược phẩm GSK tại Bỉ sản xuất. Nó được khuyến nghị nên sử dụng cho trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 - 24 tuần tuổi. Phác đồ uống gồm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. Điểm đặc biệt của loại vắc xin này là chủng Rotavirus được lấy từ người G1P8 đã có miễn dịch chéo với 9 chủng Rota khác. Do Rotarix là loại vắc xin nhập khẩu nên giá thành cũng cao hơn so với vắc xin trong nước.\n\n### Vắc xin Rotavin M1 của Việt Nam\n\nNhiều nghiên cứu cũng như thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng vắc xin Rotavin M1 do Việt Nam sản xuất rất an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Khoảng thời gian vắc xin mang lại hiệu quả cao nhất là khi trẻ đạt 6 tuần - trước 6 tháng tuổi. Cũng giống như vắc xin Rotarix, loại vắc xin này cũng được chia thành 2 liều, cách nhau từ 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, giá thành của nó lại rẻ hơn.\n\nCha mẹ cũng cần lưu ý rằng nếu liều đầu tiên cha mẹ đã chọn loại vắc xin nào cho trẻ thì liều thứ 2 cũng phải chọn loại đó. Đây là quy định rõ ràng của cả 2 loại vắc xin, giúp chúng phát huy được tối đa tác dụng khi đi vào cơ thể.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam? Loại nào tốt hơn? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_viet_nam_loai_nao_tot_hon_3_e46e7c5758.jpg)\n\n*Rotavin là loại vắc xin phòng virus Rota được sản xuất tại Việt Nam* \n\nNếu vẫn còn băn khoăn không biết nên cho trẻ uống Rota của Bỉ hay Việt Nam, cha mẹ có thể đưa con đến các chi nhánh của [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được các bác sĩ tư vấn và khám sàng lọc. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để cha mẹ có lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bé và kinh tế của gia đình.\n\nCách phòng bệnh tiêu chảy Rota ở trẻ\n------------------------------------\n\nBên cạnh phương pháp phòng bệnh bằng cách cho trẻ sử dụng vắc xin, cha mẹ cũng cần lưu ý thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày để ngăn chặn virus tiêu chảy Rota xâm nhập vào hệ miễn dịch mỏng manh của trẻ:\n\n* Thực hiện nghiêm túc quy tắc “ăn chín, uống sôi”.\n* Hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm đã được chế biến sẵn, kém vệ sinh và không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.\n* Tiệt trùng bình sữa, đồ dùng đựng thực phẩm trước mỗi lần sử dụng bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng.\n* Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh hoạt và đồ chơi của trẻ để tránh virus Rota bám trên bề mặt, đặc biệt là với những trẻ có thói quen cho đồ chơi vào miệng.\n* Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc các loại [men vi sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/thuoc-thay-the/men-vi-sinh) để tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam? Loại nào tốt hơn? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_viet_nam_loai_nao_tot_hon_4_4a31c68a92.jpg)\n\n*Cha mẹ nên tiệt trùng bình sữa của con thường xuyên* \n\nTrên đây là những thông tin tổng quát nhất xoay quanh chủ đề: “[Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-uong-rota-cua-bi-hay-viet-nam-loai-nao-tot-hon.html)?”. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng vắc xin Rota nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung tại Trung tâm Ttiêm chủng Long Châu để nâng cao sức đề kháng của bé yêu nhé!\n\n", "date": "17/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Phản ứng phụ của vắc xin ngừa vi rút Rota cha mẹ cần biết", "abstract": "Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vắc xin ngừa Rotavirus là phương pháp phòng ngừa bệnh và các biến chứng do vi rút Rota gây ra. Đây là một số ít vắc xin được sử dụng bằng cách uống. Bài viết chia sẻ về phản ứng không mong muốn của vắc xin ngừa vi rút Rota, cung cấp thông tin chi tiết cho bạn. Bảo vệ sức khỏe cho con yêu của bạn bằng những hiểu biết hữu ích từ bài viết này ngay từ bây giờ nhé!", "md_content": "Cũng như mọi phương pháp phòng bệnh bằng vắc xin đường uống khác, vắc xin ngừa vi rút Rota cũng không tránh khỏi những phản ứng không mong muốn có thể xảy ra. Nhiều bậc phụ huynh đang đối diện với thách thức, băn khoăn rằng những tác dụng phụ không mong muốn sau khi con uống vắc xin Rota là gì? Bài viết này sẽ giúp các bậc cha, mẹ có thông tin về Rotavirus, vắc xin ngừa vi rút Rota và một số phản ứng phụ bất lợi của vắc xin này.\n\nRotavirus là gì?\n----------------\n\n[Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-dac-diem-virus-rota-gay-tieu-chay-nang-o-nguoi.html) là một loại vi rút đường ruột có khả năng gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp, thường được biết đến là tiêu chảy mất nước, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy mỗi năm có hơn 400.000 trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do Rotavirus, làm nổi bật sự nguy hiểm của căn bệnh này.\n\nBệnh tiêu chảy do Rotavirus không chỉ phổ biến mà còn có thể dẫn đến biến chứng tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện của trẻ mắc bệnh thường bao gồm nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong. Điều này không chỉ gây không thoải mái cho trẻ mà còn có thể dẫn đến mất nước nặng, đặt ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.\n\nLoại Rotavirus có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường phân-miệng hoặc tay-miệng. Tại nước ta, có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota. Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân. Do đó, việc hiểu biết và thực hiện biện pháp phòng ngừa là quan trọng. vắc xin ngừa Rotavirus là một giải pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ gánh nặng bệnh tật và di chứng. Hãy cùng tìm hiểu về [vắc xin ngừa vi rút Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) và phản ứng không mong muốn của vắc xin này.\n\n![Phản ứng phụ của vacxin Rota cha mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_phu_cua_vacxin_rota_cha_me_can_biet_1_bf7f51f599.jpg)\n\n*Rotavirus là một loại vi rút đáng sợ có khả năng gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp*\n\nCác loại vắc xin Rota phổ biến hiện nay\n---------------------------------------\n\nỞ Việt Nam, có ba loại vắc xin đang được sử dụng là [RotaTeq](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) (của Mỹ), [Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) (của Bỉ), và Rotavin M1 (sản xuất tại Việt Nam). Tất cả đều được dùng qua đường uống, mang lại sự thuận tiện cho quá trình phòng ngừa bệnh. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng loại vắc xin:\n\n### Vắc xin RotaTeq (2ml)\n\nXuất xứ: Mỹ, của hãng MSD.\n\nLoại vắc xin: Sống giảm độc lực, kết hợp giữa chủng Rota của người và bò, chứa 5 loại kháng nguyên G1, G2, G3, G4 và P1A.\n\nLịch uống ngừa:\n\n* Liều đầu tiên: Trẻ từ 7,5 - 12 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2 và thứ 3 cách liều trước tối thiểu 28 ngày.\n* Cần uống đủ 3 liều vắc xin trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.\n\n### Vắc xin Rotarix (1.5ml)\n\nXuất xứ: Bỉ, của hãng GSK (Glaxo Smith Kline).\n\nLoại vắc xin: Sống giảm độc lực, nguồn gốc từ chủng vi rút Rota từ người (G1P8).\n\nLiều lượng và lịch trình uống:\n\n* Liều đầu tiên: Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.\n* Liều thứ 2 ít nhất 4 tuần sau liều đầu tiên.\n* Cần uống đủ 2 liều vắc xin trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.\n\n### Vắc xin Rotavin (2ml)\n\nXuất xứ: Việt Nam.\n\nLoại vắc xin: Sống giảm độc lực, chứa chủng vi rút rota G1P8.\n\nLiều lượng và lịch trình uống:\n\n* Liều đầu tiên: Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.\n* Liều thứ 2 sau 1 - 2 tháng liều đầu tiên.\n* Cần uống đủ 2 liều vắc xin trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.\n\nViệc hiểu rõ về từng loại vắc xin và lịch trình uống sẽ giúp các bậc phụ huynh có quyết định hiệu quả nhất khi chọn lựa biện pháp phòng ngừa cho sức khỏe của con.\n\n![Phản ứng phụ của vacxin Rota cha mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/phan_ung_phu_cua_vacxin_rota_cha_me_can_biet_2_a12b216b0c.jpg)\n\n*Tất cả vắc xin Rota phổ biến hiện nay đều được dùng qua đường uống*\n\nMột số phản ứng không mong muốn của vắc xin ngừa vi rút Rota\n------------------------------------------------------------\n\nĐa số trẻ sau khi uống vắc xin ngừa Rotavirus không gặp vấn đề gì đáng lo ngại, nhưng cũng có trường hợp một số trẻ có thể trải qua các phản ứng phụ của vắc xin Rota như:\n\n* Bé bị tiêu chảy sau khi uống Rota.\n* Mày đay, mẩn ngứa.\n* Trẻ bị [nôn trớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-so-sinh-bi-non-tro-co-nguy-hiem-khong-53993.html);\n* Sốt nhẹ;\n* Đau bụng; đầy hơi\n* Viêm da.\n* Ho, quấy khóc;.\n\nĐể giảm thiểu khả năng xuất hiện phản ứng phụ của vắc xin Rota, cha mẹ cần phối hợp, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc với nhân viên y tế chuyên trách khi cho trẻ uống vắc xin. Tất cả các bé đều được khám sàng lọc, kiểm tra tình trạng sức khỏe trước, trong và sau khi uống vắc xin ngừa vi rút Rota. Nếu trẻ có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, phản ứng nào sau khi uống vắc xin, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc cán bộ, nhân viên y tế thực hiện chủng ngừa.\n\nNgoài ra, đặc biệt cần lưu ý rằng không sử dụng vắc xin ngừa vi rút Rota cho trẻ có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Nếu trẻ có phản ứng nặng sau khi uống Rotavirus, cần ngừng sử dụng liều tiếp theo. Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy, nên hoãn uống và chờ đến khi trẻ đã khỏi bệnh mới tiếp tục với liều tiếp theo của vắc xin ngừa vi rút Rota. Điều này đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho quá trình phòng bệnh của trẻ.\n\n![Phản ứng phụ của vacxin Rota cha mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_phu_cua_vacxin_rota_cha_me_can_biet_3_05f0c5eb1d.jpg)\n\n*Sốt là một trong những là phản ứng phụ của vắc xin Rota*\n\nBạn có thể đưa con đến tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc để được trải nghiệm dịch vụ chủng ngừa bằng vắc xin. Tại mỗi trung tâm tiêm chủng Long Châu đều thực hiện đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế về quy trình khám sàng lọc, tư vấn, chỉ định, thực hiện chủng ngừa cũng như theo dõi các phản ứng không mong muốn sau khi sử dụng vắc xin. Đồng thời với phong cách phục vụ và khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ làm thỏa mãn nhu cầu chủng ngừa bằng vắc xin của mọi khách hàng.\n\nQuyết định về việc cho trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bé. Mặc dù hầu hết trẻ sẽ không có biểu hiện bất thường nào, nhưng cũng có thể có những phản ứng phụ không mong muốn của vắc xin ngừa vi rút Rota đối với một số ít bé. Cha mẹ cần theo dõi, quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bé trước và sau khi uống Rota để phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả và tốt nhất.\n\n", "date": "29/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Sau khi tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không?", "abstract": "Sau khi tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời về việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách trong bài viết sau nhé?\n", "md_content": "Tiêm chủng định kỳ là biện pháp phòng bệnh chủ động rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêm phòng toàn diện và thường xuyên sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt với nhiều loại bệnh truyền nhiễm, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.\n\nSau khi tiêm vắc xin có dùng được kháng sinh không?\n---------------------------------------------------\n\nTheo các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong điều kiện bình thường, việc sử dụng kháng sinh sau tiêm chủng không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của vắc xin. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, không có chống chỉ định nào đối với việc tiêm chủng khi đang dùng kháng sinh kháng khuẩn.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-co-uong-khang-sinh-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_co_uong_khang_sinh_duoc_khong_1_60e92fcb30.jpg)\n\n*Sử dụng kháng sinh sau tiêm chủng không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của vắc xin*\n\nTiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của vắc xin sống giảm độc lực ngoại trừ vắc xin thương hàn đường uống và không có ảnh hưởng đối với [vắc xin bất hoạt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bat-hoat-la-gi-co-nen-tiem-hay-khong.html), vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, vắc xin giải độc tố.\n\nCác loại thuốc kháng vi rút dùng để ngừa cúm sẽ không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên, không nên tiêm vắc xin cúm giảm độc lực trong vòng 48 giờ sau khi dùng thuốc kháng vi rút. Thuốc chống [virus herpes](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-herpes-la-gi-virus-herpes-gay-benh-gi.html) có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin bệnh zona và vắc xin thủy đậu sống. Thuốc này phải được dừng lại ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin bệnh zona sống hoặc vắc xin thủy đậu. Không có bằng chứng cho thấy thuốc kháng vi rút ảnh hưởng đến [vắc xin rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) và vắc xin sởi, quai bị và rubella.\n\nTrẻ em sau tiêm phòng có được uống kháng sinh không?\n----------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm chủng, trẻ dễ bị ho, sốt, tiêu chảy, quấy khóc và các triệu chứng khác, do còn nhỏ, cơ thể chưa phản ứng nhanh nên cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.\n\nNhư đã đề cập ở trên, kháng sinh không ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của con bạn đối với tất cả các loại vắc xin, ngoại trừ một số loại vắc xin nhất định. Vì vậy, bé vẫn có thể được dùng kháng sinh khi tiêm phòng. Nhưng điều này không có nghĩa là cha mẹ có thể tùy ý cho con mình sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tùy thuộc vào tình trạng chung của trẻ và qua khám sàng lọc của bác sĩ, quyết định có thể được đưa ra là hoãn tiêm cho đến khi trẻ bình phục hoặc tiếp tục sử dụng.\n\nChống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em trong trường hợp nào?\n--------------------------------------------------------\n\nMặc dù việc tiêm chủng là vô cùng cần thiết nhưng trẻ em cũng được tiêm chủng trong một số trường hợp nhất định. Một số chống chỉ định tuyệt đối đối với việc tiêm chủng cho trẻ em như sau:\n\n* Tiền sử sốc và phản ứng nặng sau lần tiêm chủng đầu tiên khi tiêm cùng loại vắc xin.\n* Chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc xin.\n* [Trẻ sốt cao trên 39°C](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-sot-39-do-c-cha-me-can-lam-gi-de-tre-nhanh-chong-khoi-benh-65054.html), kèm theo co giật, có triệu chứng thần kinh như dấu hiệu não, màng não, khó thở, tím tái.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-co-uong-khang-sinh-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_co_uong_khang_sinh_duoc_khong_2_c099c3a84d.jpg)\n\n*Chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em trong trường hợp trẻ sốt cao trên 39°C* \n\n* Trẻ em bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh và trẻ nhiễm HIV bị chống chỉ định tiêm vắc xin sống giảm độc lực.\n\nCác trường hợp phải hoãn tiêm chủng\n-----------------------------------\n\n* Người bị suy giảm chức năng hô hấp và tuần hoàn, suy tim, suy thận hoặc hôn mê.\n* Người mắc bệnh truyền nhiễm, ác bệnh cấp tính.\n* Cơ thể sốt trên 37,5°C, nhiệt độ cơ thể dưới 35,5°C.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2000 gam.\n* Bệnh nhân có tiền sử [bệnh tim bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-tim-bam-sinh-co-chua-duoc-khong-yeu-to-nguy-co-di-tat-tim-bam-sinh.html) và các bệnh bẩm sinh khác ở phổi, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.\n* Bệnh nhân có tiền sử phản ứng với lần tiêm cùng loại vắc xin trước đó.\n* Người lớn, trẻ em đã sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng qua, trừ huyết thanh kháng viêm gan B.\n* Người lớn, trẻ em đã hoàn thành điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong vòng 14 ngày qua.\n\nNhững việc cần làm trước và khi đưa trẻ đi tiêm\n-----------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của con trước khi tiêm chủng để có thể thông báo cho bác sĩ trong quá trình sàng lọc trước khi tiêm chủng. Các vấn đề như nhẹ cân, nếu xuất hiện dấu hiệu ốm, sốt thì phải hoãn lịch tiêm chủng cho đến khi tình trạng trẻ cải thiện.\n\nCha mẹ cần theo dõi con để phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh lý trước đó, dị ứng thuốc, hóa chất, thực phẩm và các dấu hiệu bệnh lý. Cha mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ đang khám cho con và quyết định có nên tiêm chủng cho con hay không.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-co-uong-khang-sinh-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_co_uong_khang_sinh_duoc_khong_3_589ce89470.jpg)\n\n*Cha mẹ cần theo dõi con trước và khi đưa trẻ đi tiêm*\n\nĐặc biệt khi đưa trẻ đi tiêm chủng, quan trọng nhất là sổ tiêm chủng và thẻ tiêm chủng, vì sổ và thẻ có ghi đầy đủ các loại vắc xin mà trẻ đã tiêm trước đó. Các mẹ nên giữ cơ thể trẻ sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm và lựa chọn quần áo đơn giản, không cầu kỳ cho trẻ để giúp bác sĩ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêm chủng. Mẹ cần cho trẻ bú hoặc ăn trước khi tiêm phòng, không cho trẻ tiêm khi đói, đồng thời không cho trẻ ăn quá no để tránh khó chịu, nôn trớ.\n\nNếu trời lạnh mà đưa con đi tiêm phòng, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho con. Tránh không khí lạnh lọt vào có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Hãy đảm bảo bàn chân, bàn tay và cơ thể của trẻ đủ ấm và không để trẻ bị ướt khi trời mưa.\n\nHy vọng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không. Sau khi tiêm chủng, cả người lớn và trẻ em đều có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên, việc này cần có chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không thể dùng kháng sinh và tiêm chủng cùng lúc. Tuy nhiên, bạn không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào mà không có đơn của bác sĩ.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Đang ho có tiêm vắc xin được không và những khuyến cáo an toàn", "abstract": "Đang ho có tiêm vắc xin được không? Những trường hợp nào cần trì hoãn và chống chỉ định với những người đang mắc bệnh ho? Cần lưu ý gì khi tiêm phòng vắc xin?", "md_content": "Tiêm phòng vắc xin là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, liệu khi bạn đang ho có tiêm vắc xin được không? Việc tiêm phòng thời điểm này liệu có khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn? \n\nĐang ho có tiêm vắc xin được không?\n-----------------------------------\n\nThực tế, không có đáp án nào chính xác cho câu hỏi đang ho có tiêm vắc xin được không. Để quyết định việc tiêm hay trì hoãn còn phụ thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng ho.\n\nNguyên nhân gây ho được chia thành hai loại phổ biến: Do vi khuẩn và do virus. Nếu là do virus, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và phục hồi mà không cần sử dụng kháng sinh. Trường hợp này có thể tiêm phòng bình thường. Ngược lại, nếu bị [ho do nhiễm khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nhan-biet-nhiem-khuan-duong-ho-hap-va-cach-phong-tranh-41379.html), bạn sẽ cần điều trị khỏi hoàn toàn rồi mới tiến hành tiêm vắc xin.\n\n![dang-ho-co-tiem-vac-xin-duoc-khong-va-nhung-khuyen-cao-an-toan 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_va_nhung_khuyen_cao_an_toan_1_7ac9d7b618.jpg)\n\n*Bị ho do nhiễm khuẩn thường kèm theo triệu chứng sốt*\n\nVì vậy, trước khi quyết định đang ho có tiêm vắc xin được không, bạn nên đi thăm khám để có kết quả chẩn đoán nguyên nhân bị ho là do đâu. Bên cạnh đó, khi đến trung tâm tiêm phòng, bạn cũng cần thông báo tình trạng với bác sĩ để được khám sàng lọc kỹ càng.\n\nNhững trường hợp không nên tiêm phòng\n-------------------------------------\n\nBáo cáo về an toàn tiêm chủng của TS.BS Vũ Minh Điền - Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã quy định rõ về các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng như sau:\n\n### Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng\n\nCác trường hợp cần cân nhắc và phải có chỉ định của bác sĩ khi kiêm vắc xin:\n\n* Có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm vắc xin trước cùng thành phần như: Sốt cao trên 39 độ, có kèm co giật hoặc có dấu hiệu màng não, tím tái khó thở.\n* Người bị suy giảm miễn dịch (mắc HIV giai đoạn IV, suy giảm miễn dịch nặng, bẩm sinh): Không được tiêm vắc xin giảm độc lực.\n* Chống chỉ định tiêm vắc sống giảm động lực cho phụ nữ có thai.\n* Những người đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, [suy thận](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-than-679.html), suy gan,...).\n* Người thuộc các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.\n\n![dang-ho-co-tiem-vac-xin-duoc-khong-va-nhung-khuyen-cao-an-toan 4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_va_nhung_khuyen_cao_an_toan_4_fbd9ea5ade.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai cần thận trọng với một số loại vắc xin*\n\n### Trường hợp trì hoãn tiêm chủng\n\nCác trường hợp sau đây nên trì hoãn lịch tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh:\n\n* Có tình trạng suy chức năng cơ quan.\n* Người bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính.\n* Thân nhiệt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (đo tại nách).\n* Người đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị corticoid (đường tiêm, uống) liều cao (prednisolon 2mg/kg/ngày) và người đang hoặc mới kết thúc đợt hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày thì tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.\n* Có tiền sử phản ứng theo cấp độ tăng dần sau các mũi tiêm trước của cùng loại vắc xin.\n* Bị các bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính ở phổi, tim,... chưa hoàn toàn ổn định.\n* Người vừa sử dụng các [sản phẩm Globulin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-globulin-mien-dich.html) miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) thì tạm hoãn vắc xin sống giảm độc lực.\n* Người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.\n\nMột số lưu ý về tiêm vắc xin khi bị ho\n--------------------------------------\n\nKhông nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ hoặc không có sốt. Chỉ nên tạm hoãn nếu có các biểu hiện cấp tính vừa và nặng. Bên cạnh đó, cần tiến hành tiêm phòng càng sớm càng tốt khi các biểu hiện này không còn.\n\nĐang ho có tiêm vắc xin được không? Nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm, bạn vẫn nên tiêm phòng. Ví dụ: Tiêm [vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html) là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà dù sau lần tiêm trước đã mắc hội chứng Guillain-Barré .\n\n![dang-ho-co-tiem-vac-xin-duoc-khong-va-nhung-khuyen-cao-an-toan 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_va_nhung_khuyen_cao_an_toan_3_d415e1379f.jpg)\n\n*Đang ho có tiêm vắc xin được không? Mỗi loại vắc xin sẽ có hướng dẫn sử dụng riêng*\n\nMột số câu hỏi thường gặp về vấn đề ho và tiêm phòng\n----------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số câu hỏi phổ biến về vấn đề tiêm phòng khi bị ho mà chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp.\n\n### Bị ho kèm sổ mũi thì có được tiêm vắc xin không?\n\nNếu bị ho, sổ mũi nhẹ và không bị sốt thì bạn vẫn có thể tiêm phòng theo lịch hoặc đợi đến khi cơ thể khỏe mạnh hẳn mới tiêm nếu mũi tiêm không quá trễ.\n\n### Bị ho kèm sốt do nhiễm khuẩn làm lỡ lịch tiêm phòng thì có làm giảm hiệu quả vắc xin?\n\nNếu chẳng may bạn gặp vấn đề về sức khỏe cần trì hoãn tiêm phòng, bạn cũng không cần lo lắng bởi điều này hoàn toàn không làm mất hiệu quả vắc xin. Bạn chỉ cần quan tâm đến hai yếu tố:\n\n* Khoảng cách tối thiểu: Không có quy định về khoảng cách tối đa giữa các lần tiêm nên chỉ cần lưu ý về khoảng cách tối thiểu của 2 mũi tiêm. Vì vậy, nếu bạn bị ho, sốt không thể tiêm theo hẹn thì bạn hoàn toàn có thể tiêm vào thời điểm gần nhất khi sức khỏe đã ổn định.\n* Độ tuổi tối thiểu: Mỗi mũi vắc xin đều có sự khuyến cáo và chỉ định về độ tuổi tối thiểu để tránh các rủi ro nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị ốm, ho và không thể đến tiêm phòng đúng độ tuổi cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin.\n\n![dang-ho-co-tiem-vac-xin-duoc-khong-va-nhung-khuyen-cao-an-toan 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_ho_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_va_nhung_khuyen_cao_an_toan_2_8c3b3707ef.jpg)\n\n*Việc tiêm phòng cần đảm bảo độ tuổi và thời gian tối thiểu giữa các mũi*\n\n### Đang uống siro ho có tiêm phòng được không?\n\nHầu hết thành phần của các loại [siro ho](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuc-pham-chuc-nang/thuoc-ho-nguoi-lon-90ml-fidofar-16828.html) đều không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin. Vì vậy, bạn vẫn có thể tiêm phòng theo lịch. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về tình trạng sức khỏe, xem bản thân có thuộc các trường hợp trì hoãn/chống chỉ định hay không cũng như thông báo với nhân viên y tế cơ sở tiêm chủng về tình hình của mình.\n\nĐang ho có tiêm vắc xin được không? Tóm lại, việc quyết định tiêm hay trì hoãn tiêm chủng hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những đơn vị tiêm chủng uy tín, có nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm để được khám sàng lọc chính xác nhất.\n\n", "date": "27/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những thông tin mà bạn cần biết về vắc xin Td", "abstract": "Vắc xin Td còn được gọi là vắc xin uốn ván và bạch hầu. Vắc xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván ở người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin này trong bài viết Long Châu chia sẻ dưới đây nhé!\n", "md_content": "Trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Chúng bao gồm bệnh bạch hầu và uốn ván. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng và tránh các biến chứng nghiêm trọng của những bệnh này là tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván khi được kê đơn. Đây là loại vắc xin dành cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn.\n\nBệnh bạch hầu và uốn ván là gì?\n-------------------------------\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Đặc điểm lâm sàng của bệnh này chủ yếu là tổn thương vùng mũi, họng, thanh quản, xuất hiện giả mạc, kèm theo các triệu chứng nhiễm độc nặng, thường là nhiễm độc thần kinh và viêm cơ tim do ngoại độc tố bạch hầu. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh và đôi khi gián tiếp qua đồ vật, quần áo, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.\n\n![nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet-ve-vac-xin-td 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ma_ban_can_biet_ve_vac_xin_td_1_1757c0aeb4.jpg)\n\n*Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra*\n\nUốn ván cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván và các ngoại độc tố hướng thần kinh của nó gây ra. Bệnh lây lan qua da và niêm mạc bị tổn thương. Đặc điểm lâm sàng là co thắt cơ dai dẳng và những cơn giật cứng. Nó bắt đầu bằng sự co thắt của các cơ nhai và sau đó lan đến các cơ ở mặt, thân và các chi. Nguồn lây truyền [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là đất và các đồ vật bị nhiễm bào tử uốn ván xâm nhập vào các vết thương kín, sâu, bị dập trong môi trường kỵ khí.\n\nTại sao chúng ta nên tiêm phòng bệnh bạch hầu và uốn ván?\n---------------------------------------------------------\n\nUốn ván và bạch hầu là những căn bệnh rất nguy hiểm. Ngày nay, loại vi rút này rất hiếm ở Hoa Kỳ nhưng những người bị nhiễm bệnh thường phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Vắc xin Td được sử dụng để bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi cả hai bệnh này.\n\nUốn ván và bạch hầu đều là những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh bạch hầu lây từ người này sang người khác qua ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn gây bệnh uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương.\n\nUốn ván thường gây đau và cứng cơ khắp cơ thể. Nó khiến các cơ ở đầu và cổ bị căng cứng, khiến bạn không thể mở miệng, nuốt và đôi khi thậm chí là thở. Ngay cả khi được chăm sóc y tế tốt nhất, cứ 10 người mắc bệnh uốn ván thì có khoảng 1 người tử vong. Bệnh bạch hầu tạo ra một lớp màng dày ở phía sau cổ họng. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tê liệt, suy tim và tử vong.\n\nTrước khi có vắc xin, có tới 200.000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và hàng trăm trường hợp uốn ván được báo cáo mỗi năm ở Hoa Kỳ. Các trường hợp được báo cáo mắc cả hai bệnh này đã giảm khoảng 99% kể từ khi bắt đầu tiêm chủng.\n\nVắc xin Td là gì?\n-----------------\n\nVắc xin Td bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng như uốn ván và bạch hầu. Td thường được tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm, nhưng có thể được tiêm sớm hơn sau khi vết thương hoặc vết bỏng nghiêm trọng và nhiễm bẩn.\n\n![nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet-ve-vac-xin-td 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ma_ban_can_biet_ve_vac_xin_td_2_b28f2779bd.jpg)\n\n*Vắc xin Td bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng*\n\nMột loại vắc xin khác, được gọi là Tdap, giúp bảo vệ chống lại [bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) ngoài bệnh uốn ván và bạch hầu, đôi khi được khuyên dùng thay vì vắc xin Td. Bác sĩ hoặc người tiêm chủng có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin. Td có thể được tiêm một cách an toàn cùng lúc với các loại vắc xin khác.\n\nChỉ định và chống chỉ định tiêm chủng Td\n----------------------------------------\n\nThuốc chủng ngừa Td hiện có cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn muốn bảo vệ khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván. Vắc xin Td chống chỉ định trong các trường hợp sau:\n\n* Có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào có chứa bệnh bạch hầu hoặc uốn ván cùng với vắc xin Td.\n* Không tiêm vắc xin Td khi bạn bị nhiễm trùng cấp tính, hãy đợi cho đến khi hết nhiễm trùng để tiêm tiếp.\n* Không tiêm bắp cho người bị rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.\n\nLiều lượng vắc xin Td và tác dụng phụ\n-------------------------------------\n\n### Liều tiêm\n\nLiều vắc xin bạch hầu, uốn ván là 0,5ml:\n\n* Trẻ em từ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm một liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cơ bản sẽ được tiêm nhắc lại khi được 7 tuổi. Tiêm vắc xin 10 năm một lần để [tăng cường khả năng miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-50926.html).\n* Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin uốn ván và bạch hầu thì phải tiêm 3 liều. Liều thứ hai phải được tiêm trong vòng 1 tháng kể từ liều đầu tiên. Mũi 3 muộn hơn mũi 2 khoảng 6 tháng. Sau đó, việc tiêm được lặp lại cứ sau 10 năm nếu cần thiết.\n\n### Tác dụng phụ của vắc xin Td\n\nNguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc xin nào. Đối với vắc xin Td, các tác dụng phụ có thể bao gồm:\n\n* Đau, đỏ và sưng ở chỗ tiêm.\n* Các triệu chứng có thể xảy ra: Nhức đầu, sốt nhẹ và mệt mỏi.\n* Các triệu chứng hiếm gặp bao gồm đau dữ dội, chảy máu, áp xe và viêm dây thần kinh ngoại biên.\n\n![nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet-ve-vac-xin-td 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ma_ban_can_biet_ve_vac_xin_td_3_86201d39e7.jpg)\n\n*Nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc xin nào*\n\nVắc xin Td giá bao nhiêu?\n-------------------------\n\nNhìn chung, [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) thường có giá khá phải chăng. Bạn có thể tham khảo bảng giá tiêm chủng tại nhà thuốc Long Châu, với vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ Td, lọ 50ml chỉ 174.000 đồng. Nếu tiêm cùng lúc cho các bệnh khác thì chi phí sẽ cao hơn. Tốt nhất bạn nên liên hệ với đơn vị chăm sóc sức khỏe nơi bạn dự định tiêm vắc xin để biết thông tin cụ thể về vấn đề này để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất có thể.\n\nThuốc chủng ngừa uốn ván không đắt và là mức giá hợp lý cho hầu hết các gia đình hiện nay. Vì vậy, để đảm bảo bảo vệ khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván nguy hiểm, mọi người nên đến gặp bác sĩ và tiêm vắc xin đúng thời hạn.\n\nĐể nâng cao hiệu quả tiêm chủng, hình thành khả năng miễn dịch tốt trong cộng đồng, duy trì khả năng miễn dịch, bảo vệ lợi ích lâu dài của trẻ, phụ huynh cần chủ động phối hợp với nhà trường, sở y tế để đưa con đến trường. các địa điểm tiêm chủng và đảm bảo rằng tất cả trẻ em từ 7 tuổi đều được tiêm một liều vắc xin Td trong chiến dịch phòng bệnh uốn ván và bạch hầu.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Sự khác biệt giữa vaccine TDap và DTap mà bạn nên biết", "abstract": "Vaccine bạch hầu D có chứa độc tố vi khuẩn từ Corynebacterium diphtheriae. Vaccine uốn ván T chứa độc tố vi khuẩn được tạo ra từ Clostridium tetani. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt giữa vaccine TDap và DTap qua bài viết sau.\n", "md_content": "Trẻ dưới 2 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các mũi cơ bản, ngoài ra cần tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu, uốn ván vào những thời điểm cụ thể để bổ sung kháng thể cho cơ thể, kể cả người lớn và phụ nữ mang thai.\n\nVaccine DTap là gì?\n-------------------\n\nĐây là loại vaccine giúp bảo vệ trẻ dưới 7 tuổi khỏi [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html), uốn ván và ho gà. DTap có thể được tiêm cùng lúc với các loại vaccine khác. Ngoài ra, đôi khi trẻ có thể được tiêm vaccine DTap cùng một hoặc nhiều loại vaccine khác cùng một lúc. Vaccine DTap không phù hợp với tất cả trẻ em. Một số ít trẻ em nên tiêm các loại vaccine khác chỉ chữa bệnh bạch hầu và uốn ván thay vì DTap.\n\n![su-khac-biet-giua-vaccine-t-dap-va-d-tap-ma-ban-nen-biet 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_khac_biet_giua_vaccine_t_dap_va_d_tap_ma_ban_nen_biet_1_e3858e4f88.jpg)\n\n*Vaccine DTap là loại vaccine giúp bảo vệ trẻ dưới 7 tuổi khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà*\n\nCha mẹ nên báo cho cơ sở tiêm chủng biết nếu con họ đã có phản ứng dị ứng sau khi dùng DTap trước đó hoặc bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, bị hôn mê hoặc co giật nhiều lần kéo dài 7 ngày sau khi nhận một liều DTap, bị động kinh co giật hoặc các bệnh thần kinh khác đau dữ dội hoặc sưng tấy sau khi tiêm một liều vaccine DTap hoặc Dt. Trong một số trường hợp, cơ sở tiêm chủng có thể quyết định hoãn tiêm chủng DTap cho đến lần tiêm chủng theo lịch tiếp theo. Trẻ em bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng thường cần đợi cho đến khi bình phục trước khi chủng ngừa DTap.\n\nCác tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine có thể xảy ra như đỏ, đau, sưng và đau ở chỗ tiêm là phổ biến, ngoài ra, một số trẻ có thể bị sốt cao. DTap là vaccine kết hợp [phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html). Chúng chứa acellular pertusis, do đó, nhắm mục tiêu vào các kháng nguyên đặc hiệu hơn với phản ứng miễn dịch ít hơn so với các biến thể toàn tế bào của vaccine. Vaccine này được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng cho trẻ em trên khắp thế giới.\n\nVaccine Tdap là gì?\n-------------------\n\nVaccine Tdap bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng như uốn ván, bạch hầu và ho gà. Một liều Tdap được tiêm định kỳ ở tuổi 11 hoặc 12. Những người chưa tiêm Tdap ở độ tuổi đó nên tiêm càng sớm càng tốt. Tdap đặc biệt quan trọng đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bất kỳ ai tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai nên tiêm một mũi ho gà trong mỗi lần mang thai để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh ho gà.\n\n![su-khac-biet-giua-vaccine-t-dap-va-d-tap-ma-ban-nen-biet 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_khac_biet_giua_vaccine_t_dap_va_d_tap_ma_ban_nen_biet_2_9619938bb9.jpg)\n\n*Vaccine Tdap bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh nhiễm trùng*\n\nMột số người không nên sử dụng Vaccine này nếu đã bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều vaccine có chứa bệnh bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà hoặc đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine.\n\nNhững tác dụng phụ này thường nhẹ và tự hết. Phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Hầu hết những người tiêm vaccine Tdap đều không gặp vấn đề gì với vaccine. Các vấn đề nhỏ sau khi tiêm Tdap, chẳng hạn như đau, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, [đau dạ dày](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-da-day-o-vi-tri-nao-vi-sao-bi-dau-da-day.html) hoặc đau nhức cơ thể...\n\nSự khác biệt giữa vaccine DTap và TDap là gì?\n---------------------------------------------\n\nCả hai loại vaccine DTap và Tdap đều chứa các phần tử bạch hầu, uốn ván và ho gà bất hoạt hoặc giảm độc lực. Cả hai đều giúp giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến các bệnh nhiễm trùng này. Cả hai hạt pertusis đều là tế bào, do đó làm giảm tỷ lệ tác dụng phụ.\n\nDTap là vaccine định kỳ dành cho trẻ em dưới 7 tuổi. Tất cả trẻ em nên được tiêm DTaP lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi, với các liều tăng cường lúc 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Nếu tiêm liều 4, liều 4 có thể được tiêm sớm nhất là 12 tháng và ít nhất 6 tháng sau liều thứ ba. Tuy nhiên, Tdap thường được tiêm một liều duy nhất cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi và trẻ em trên 13 tuổi chưa bao giờ tiêm Tdap hoặc chưa rõ tình trạng vaccine. Sau liều này là liều tăng cường Td nhắc lại 10 năm.\n\n![su-khac-biet-giua-vaccine-t-dap-va-d-tap-ma-ban-nen-biet 3.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/su_khac_biet_giua_vaccine_t_dap_va_d_tap_ma_ban_nen_biet_3_5ef890ee47.png)\n\n*Vaccine DTap và Tdap đều chứa các phần tử bạch hầu, uốn ván và ho gà bất hoạt hoặc giảm độc lực*\n\nChống chỉ định cho DTaP và Tdap\n-------------------------------\n\nChống chỉ định cho DTaP và Tdap là:\n\n* Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi dùng thuốc hoặc thành phần vaccine trước đó.\n* Đối với thành phần bệnh ho gà: Bệnh não, chẳng hạn như hôn mê, suy giảm nhận thức hoặc co giật kéo dài, xảy ra trong vòng 7 ngày kể từ ngày dùng DTap hoặc Tdap trước đó và điều này không phải do nguyên nhân khác gây ra.\n\nVì vaccine uốn ván rất quan trọng nên những người đã từng bị dị ứng với các thành phần trong DTap hoặc Tdap nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa dị ứng để xác định xem họ có bị dị ứng với độc tố uốn ván hay không. Nếu không, họ có thể [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html). Người lớn có tiền sử bệnh não có thể tiêm vaccine uốn ván bạch hầu, trẻ em có thể tiêm vaccine uốn ván, bạch hầu Dt thay vì Tdap.\n\nHy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra sự khác biệt giữa vaccine TDap và DTap. Việc tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ trong những năm đầu đời. Ngoài ra, thanh thiếu niên và người lớn vẫn cần tiêm chủng nhắc lại để bổ sung khả năng miễn dịch của cơ thể.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ bị nôn sau uống Rotarix có sao không? Cách xử lý sau nôn", "abstract": "Bé yêu của bạn đang phải đối mặt với tình trạng bị nôn sau uống Rotarix? Điều này có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này và cung cấp những giải pháp hiệu quả.", "md_content": "Trong bối cảnh quan trọng của việc chủng ngừa để bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc hiểu rõ về tình trạng trẻ bị nôn sau uống Rotarix không chỉ giúp giảm bớt lo ngại mà còn mang lại thông tin hữu ích cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe của bé yêu. Hãy cùng tìm hiểu về Rotarix và những biện pháp xử lý hiệu quả trong bài viết này.\n\nRotarix là vaccine gì?\n----------------------\n\n[Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) là một loại vaccine được sử dụng để phòng ngừa nhiễm virus Rotavirus. Rotavirus là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy ở trẻ em, gây ra hàng nghìn ca tử vong hàng năm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.\n\nRotarix được sản xuất để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra sự chống lại virus Rotavirus. Loại vaccine này thường được dùng cho trẻ nhỏ để giúp trẻ phát triển khả năng đối phó với virus và giảm nguy cơ mắc bệnh [tiêu chảy do Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html).\n\n![Trẻ bị nôn sau uống Rotarix có sao không? Cách xử lý sau nôn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_non_sau_uong_rotarix_co_sao_khong_cach_xu_ly_sau_non_1_40032af147.jpg)\n\n*Vaccine Rotarix ngừa tiêu chảy ở trẻ em*\n\nViệc sử dụng vaccine Rotarix thường được thực hiện theo lịch trình tiêm phòng quốc gia, và đây là một phương pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ em khỏi những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, như mọi loại vaccine khác, Rotarix cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhất định ở một số trẻ, trong đó có thể có tình trạng bị nôn sau uống Rotarix mà con của bạn đang gặp phải.\n\nNên cho trẻ uống vaccine ngừa Rotavirus trong giai đoạn nào?\n------------------------------------------------------------\n\nVaccine ngừa [Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-lay-qua-duong-nao-cach-phong-benh-tieu-chay-rota.html) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Việc bắt đầu cho trẻ uống Rota từ 6 tuần tuổi giúp cơ thể bé phát triển khả năng chống lại virus, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn 6 - 36 tháng, khi trẻ thường xuyên khám phá thế giới và tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh.\n\nVaccine Rotarix hỗ trợ trong giai đoạn sau 6 tháng, khi trẻ tiếp tục tiếp xúc với môi trường. Tuân thủ liệu trình và thời gian là quan trọng để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn quan trọng này.\n\n![Trẻ bị nôn sau uống Rotarix có sao không? Cách xử lý sau nôn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_non_sau_uong_rotarix_co_sao_khong_cach_xu_ly_sau_non_2_fad7883a5b.jpeg)\n\n*Nên cho trẻ uống Rotarix khi trẻ đủ 6 tháng*\n\nTrẻ bị nôn sau uống Rotarix có sao không?\n-----------------------------------------\n\nPhản ứng [nôn trớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/non-tro-la-gi-tac-hai-cua-non-tro-keo-dai-doi-tre-so-sinh-48803.html) sau khi trẻ uống vaccine Rotarix là một phản ứng phụ thông thường và không nguy hiểm. Sau khi uống vaccine, trẻ có thể trải qua các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, và nôn trớ cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp.\n\nTuy nhiên, những phản ứng này thường không kéo dài và ít khi kéo dài cả tháng. Nếu trẻ trải qua nôn trớ nhiều lần và ảnh hưởng đến cân nặng hoặc sức khỏe tổng thể, việc đưa trẻ đi bác sĩ là quan trọng để loại trừ các nguyên nhân khác.\n\nĐể giảm nguy cơ nôn trớ, các biện pháp như [vỗ ợ hơi cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huong-dan-cach-vo-o-hoi-khi-be-ngu-hieu-qua-ma-khong-lam-be-thuc-giac-49894.html), không cho trẻ bú hết sữa trong một lần, và thực hiện mát-xa bụng có thể hữu ích. Nếu chướng bụng là nguyên nhân, bác sĩ có thể đề xuất thêm các biện pháp điều trị như Biogaia, men tiêu hóa, hoặc thuốc chống đầy hơi.\n\n![Trẻ bị nôn sau uống Rotarix có sao không? Cách xử lý sau nôn 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_non_sau_uong_rotarix_co_sao_khong_cach_xu_ly_sau_non_3_65b106a279.jpg)\n\n*Trẻ bị nôn sau uống Rotarix là phản ứng phụ thông thường*\n\nTrẻ bị nôn sau uống Rotarix có cần uống lại không?\n--------------------------------------------------\n\nKhi trẻ bị nôn sau uống Rotarix, không cần phải cho trẻ uống lại. Vaccine Rota được thiết kế để tạo ra phản ứng miễn dịch bằng cách kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, và cơ thể trẻ đã có thời gian đủ để hấp thụ vaccine trước khi có hiện tượng nôn.\n\nViệc nôn không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Việc bạn cần làm là tiếp tục cho trẻ uống đủ liều theo lịch tiêm chủng. Đến [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) chi nhánh gần nhất để thực hiện lịch uống vaccine đảm bảo tiêu chuẩn cho bé yêu của bạn. Tại đây, bé sẽ được các bác sĩ thăm khám trước khi uống vaccine, đồng thời được theo dõi các phản ứng sau khi dùng vaccine.\n\nCách xử lý trẻ bị nôn sau uống Rotarix\n--------------------------------------\n\nTrẻ bị nôn sau uống Rotarix, quan tâm và xử lý đúng cách là quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé yêu. Dưới đây là những bước cụ thể bạn có thể thực hiện:\n\n* **Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ:** Hãy chú ý đến biểu hiện của trẻ và theo dõi sự phát triển của bé sau khi uống vaccine. Nếu tình trạng nôn trớ kéo dài hoặc trở nên không bình thường, việc đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức là quan trọng.\n* **Không tự điều trị:** Tránh tự chẩn đoán hoặc tự điều trị tình trạng của trẻ. Việc đưa trẻ đến bác sĩ giúp đảm bảo nhận định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.\n* **Thông tin về thuốc đang sử dụng:** Thông báo với bác sĩ về mọi loại thuốc trẻ đang sử dụng để đảm bảo rằng không có tương tác tiêu cực giữa vaccine và các loại thuốc khác.\n* **Tránh kết hợp với vaccine khác:** Tránh tự ý kết hợp vaccine Rotarix với bất kỳ vaccine nào khác, đặc biệt là vaccine bại liệt, để tránh tình trạng tương tác không mong muốn và đảm bảo an toàn cho đường tiêu hóa của trẻ.\n\nNhớ rằng, sự chăm sóc và tư vấn chính xác từ chuyên gia y tế sẽ là nền tảng để giúp trẻ vượt qua tình trạng nôn trớ một cách an toàn và hiệu quả nhất.\n\n![Trẻ bị nôn sau uống Rotarix có sao không? Cách xử lý sau nôn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_non_sau_uong_rotarix_co_sao_khong_cach_xu_ly_sau_non_4_c35178fa11.jpg)\n\n*Đưa trẻ đi bác sĩ nếu có tình trạng bất thường*\n\n[Trẻ bị nôn sau uống Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-non-sau-uong-rotarix-co-sao-khong-cach-xu-ly-sau-non.html) là một phản ứng phụ thông thường và thường không đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc theo dõi và đưa trẻ đến thăm bác sĩ ngay khi có bất kỳ biểu hiện nào không bình thường là quan trọng để đảm bảo rằng mọi vấn đề được xử lý đúng cách.\n\n", "date": "02/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Công nghệ tiêm bap 5 điểm trong thẩm mỹ", "abstract": "Hiện này, công nghệ tiêm bap 5 điểm khá được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ. Đây là phương pháp làm đẹp đem lại làn da săn chắc, làm giảm nếp nhăn cho các chị em phụ nữ.", "md_content": "Xã hội ngày càng phát triển, vẻ đẹp bên ngoài cũng đóng góp một phần không nhỏ đối với cuộc sống con người, nhất là giới chị em phụ nữ. Tiêm bap 5 điểm là công nghệ tạo nên làn sóng trong thị trường thẩm mỹ. Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra tổng quan những điều cần biết về công nghệ tiêm bap 5 điểm trong bài viết dưới đây.\n\nTiêm bap 5 điểm là gì?\n----------------------\n\nHiện nay, trên các kênh mạng xã hội lan truyền liên tục những hình ảnh trước và sau khi tiêm bap, gây ra một làn sóng thẩm mỹ trong giới làm đẹp. Với những chia sẻ đó, không ít người nghi ngờ, không biết liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da hay không. Vậy, công nghệ tiêm bap 5 điểm là gì?\n\nTrước hết, tiêm bap (Bio Aesthetic Points) là phương pháp tiêm chất sinh học vào trong da để kích thích sản xuất [collagen](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/collagen) và elastin cho da được tiến sĩ Parinya Atipairin phát minh. Tiêm bap thường áp dụng cho ⅔ khuôn mặt dưới, nhờ tác dụng của các chất xúc tác sinh học mà làn da căng bóng, săn chắc và đàn hồi sau một thời gian ngắn tiến hành tiêm bap. Đây là một công nghệ đưa thẳng dưỡng chất đến chính xác khu vực mong muốn.\n\nTiêm bap 5 điểm là phương pháp tiêm bap nhưng tiêm tại 5 vị trí cụ thể ở mỗi bên mặt. Những vị trí thường xuyên được tiêm là: Cạnh mũi, gò má, cạnh góc hàm, cằm và gờ bình tai. Đây là 5 điểm tiêm không chứa các mạch lớn hay nhánh thần kinh trên giải phẫu. Nên việc kích thích mô mỡ tại vị trí này giúp biệt hóa hiệu quả các nguyên bào sợi. Từ ó làm tăng sản sinh collagen, elastin và giúp da đàn hồi, săn chắc.\n\n![Công nghệ tiêm bap 5 điểm trong thẩm mỹ -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cong_nghe_tiem_bap_5_diem_trong_tham_my_1_381d30ffcb.jpg)\n\n*Tiêm bap 5 điểm là tiêm vào các vị trí cố định trên gương mặt*\n\nTiêm bap 5 điểm đời mới kết hợp với [hyaluronic acid](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/hyaluronic-acid) giúp da giữ nước, bảo toàn độ ẩm, thể tích của mô da, giúp tăng độ đàn hồi da đáng kể. Hyaluronic acid là hoạt chất giúp da luôn căng bóng, hạn chế nếp nhăn trên da. Tuổi tác tăng lên thì lượng hyaluronic acid tự nhiên trong cơ thể càng giảm đi. Chính vì vậy nên tiêm bap 5 điểm kết hợp hyaluronic acid giúp đảm bảo hyaluronic acid vào đúng vị trí và tác động lên các tế bào da hiệu quả hơn.\n\nĐối tượng thường được tư vấn về phương pháp làm đẹp tiêm bap 5 điểm không giới hạn độ tuổi như các công nghệ làm đẹp khác. Tiêm bap 5 điểm có thể áp dụng với đối tượng từ 20 tuổi trở lên có nhu cầu cải thiện làn da. Nhưng tệp khách hàng chủ yếu của công nghệ này là những phái đẹp từ 30 tuổi trở lên. Vì tác dụng nhanh chóng cải thiện tình trạng nếp nhăn của làn da mà tiêm bap 5 điểm thường xuyên được các chị em lựa chọn trong công cuộc làm đẹp.\n\nTiêm bap 5 điểm được sử dụng nhiều vì thời gian nhận thấy hiệu quả của phương pháp chỉ khoảng 1 - 2 tuần sau khi thực hiện. Làn da căng bóng, mịn màng, trẻ trung hơn nhiều, dễ dàng nhận thấy được. Đồng thời tiêm bap 5 điểm không yêu cầu người thực hiện cần nghỉ dưỡng, đây là ưu điểm vượt trội hơn hẳn của tiêm bap 5 điểm. Thời gian giữ vững hiệu quả của tiêm bap 5 điểm trên làn da là khoảng 6 tháng. Sau đó, bạn nên tiêm nhắc lại nếu có điều kiện thích hợp.\n\n![Công nghệ tiêm bap 5 điểm trong thẩm mỹ -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cong_nghe_tiem_bap_5_diem_trong_tham_my_2_44855e80bb.jpg)\n\n*Tiêm bap 5 điểm thường được chị em ngoài 30 áp dụng*\n\nCông dụng của tiêm bap đem lại\n------------------------------\n\nTiêm bap 5 điểm với nhiều công dụng khác nhau lên làn da được nhiều khách hàng công nhận. Hầu như tất cả các tác dụng đều đến từ việc tăng sinh collagen và [elastin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/elastin-co-tac-dung-gi-phuong-phap-bo-sung-elastin-cho-co-the.html) của làn da.\n\n### Tăng sản sinh collagen\n\nKhi tiêm chất xúc tác vào thẳng da thì các chất xúc tác này tác động trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen cho da. Vì vậy, lúc này, lượng collagen được sản sinh sẽ khá nhiều để giúp cải thiện tình trạng da của con người.\n\n### Tăng cường sự đàn hồi của da và làm mờ nếp nhăn trên gương mặt\n\nKhi chất xúc tác sinh học được tiêm vào da sẽ kích thích sản xuất liên tục collagen và elastin mới, từ đó giúp da săn chắc, tăng [độ đàn hồi da](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/4-meo-cai-thien-do-dan-hoi-cho-da-hieu-qua-3584.html), dần dần cải thiện các nếp nhăn trên khuôn mặt.\n\n### Cải thiện rõ rệt độ sáng của da\n\nTác động chủ yếu của tiêm bap 5 điểm là tăng lượng collagen elastin trên da. Cũng nhờ tác động này mà độ sáng của da sẽ được cải thiện đồng thời. Các đốm nâu, đốm thâm trên khuôn mặt sẽ được cải thiện dần theo thời gian.\n\n![Công nghệ tiêm bap 5 điểm trong thẩm mỹ -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cong_nghe_tiem_bap_5_diem_trong_tham_my_3_4239a2293e.jpg)\n\n*Tiêm bap giúp cải thiện các đốm nâu*\n\n### Da đủ ẩm, căng bóng tươi trẻ\n\nNếu tiêm hyaluronic acid thì da bạn sẽ chắc chắn luôn được đảm bảo đủ lượng nước, đủ độ ẩm. Nếu bạn tiêm các chất xúc tác sinh học khác thì độ ẩm của da phụ thuộc vào mức độ sản sinh collagen và elastin vì 2 chất này đóng vai trò giữ độ ẩm cho da.\n\nNhững rủi ro có thể xảy ra khi tiêm bap\n---------------------------------------\n\nTiêm bap 5 điểm đem lại hàng loạt công dụng ấn tượng cho da như: Giúp da căng bóng, cải thiện nếp nhăn, nâng đỡ da và giữ độ ẩm cho da. Tuy tiêm bap 5 điểm đã được cải thiện về số mũi tiêm lên gương mặt và vị trí tiêm đều là những vị trí ít gặp tai biến, biến chứng, khách hàng có trải nghiệm thoải mái khi thực hiện. Nhưng công nghệ nào cũng sẽ có một số rủi ro nhất định, tiêm bap 5 điểm có thể dẫn đến những vấn đề như sau:\n\n* Tiêm bap 5 điểm có thể dẫn đến tình trạng sưng đau sau khi tiêm.\n* Tiêm bap 5 điểm gây [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) tại vùng tiêm.\n* Tại vùng tiêm bap có xuất hiện tình trạng sần cục sau khi tiêm.\n* Các biến chứng nguy hiểm khá ít xuất hiện .\n\nTình trạng sau khi tiêm hay biến chứng, rủi ro khi tiêm bap 5 điểm phụ thuộc vào trình độ, tay nghề và quy trình vô trùng, nhiệt khuẩn của cơ sở làm đẹp. Tay nghề của bác sĩ thực hiện gần như quyết định các biến chứng xảy ra ở chị em.\n\n![Công nghệ tiêm bap 5 điểm trong thẩm mỹ -4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cong_nghe_tiem_bap_5_diem_trong_tham_my_3_9187e73d4a.jpg)\n\n*Tiêm bap 5 điểm ít gây nên các biến chứng nguy hiểm*\n\nVậy nên, việc lựa chọn cơ sở uy tín, trung tâm thẩm mỹ uy tín rất quan trọng. Trước khi quyết định thực hiện tiêm bap 5 điểm, chị em nên tìm hiểu, khảo sát nhiều địa điểm về các nội dung như: Độ uy tín của cơ sở, trình độ bác sĩ, ý kiến của các khách hàng đã thực hiện, chi phí và chính sách bảo hành của trung tâm làm đẹp.\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về công nghệ [tiêm bap 5 điểm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cong-nghe-tiem-bap-5-diem-trong-tham-my.html) trong thẩm mỹ. Tiêm bap 5 điểm là phương pháp làm đẹp đáng thử nếu có nhu cầu cải thiện làn da của chị em phụ nữ. Lưu ý, nếu bạn có ý định thực hiện công nghệ nãy, hãy lựa chọn chính xác cơ sở thẩm mỹ uy tín để thực hiện bạn nhé!\n\n", "date": "14/12/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Sức khỏe", "Thông tin sức khỏe"]}, {"title": "Ai không nên tiêm vắc xin để tránh những tai biến sau tiêm chủng?", "abstract": "Ai không nên tiêm vắc xin để phòng tránh những biến chứng đáng tiếc sau tiêm chủng. Những trường hợp nào chống chỉ định và trì hoãn tiêm phòng theo hướng dẫn Bộ Y tế?", "md_content": "Vắc xin là phương pháp hiệu quả để phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm. Nhưng liệu có phải đối tượng nào cũng có thể tiêm phòng? Ai không nên tiêm vắc xin để đảm bảo sự an toàn? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết này.\n\nAi không nên tiêm vắc xin? Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng\n-------------------------------------------------------------\n\nNếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tạm hoãn tiêm phòng nhằm tránh các rủi ro sau tiêm:\n\n* Người gặp tình trạng suy chức năng cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, tim, hôn mê,...). Nhóm đối tượng này sẽ được chỉ định tiêm chủng lại sau khi sức khỏe ổn định.\n* Người bị các bệnh nhiễm trùng, [bệnh cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-cap-tinh-la-gi-su-khac-nhau-giua-benh-cap-tinh-va-benh-man-tinh-62496.html).\n* Người đang sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (nhiệt độ đo tại nách).\n* Người có dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.\n* Người có tiền sử phản ứng tăng dần sau các đợt tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin. Nhóm đối tượng này cần được chuyển sang bệnh viện để khám sàng lọc và tiêm chủng.\n* Người có các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh ở: Tim, phổi, hệ tiêu hóa, máu, tiết niệu, ung thư chưa ổn định. Nhóm đối tượng này được khuyên chuyển sang khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.\n* Người vừa kết thúc hoặc đang trong đợt điều trị [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-va-duoc-su-dung-trong-nhung-truong-hop-nao-61785.html) (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày) hoặc người hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng nên trì hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.\n* Người thuộc các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn nhà sản xuất trên từng loại vắc xin.\n\n![ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ai_khong_nen_tiem_vac_xin_de_tranh_nhung_bien_chung_sau_tiem_chung_2_0ddc9c1c48.jpg)\n\n*Trẻ em là đối tượng nhạy cảm cần được khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm chủng*\n\nCác trường hợp không được tiêm chủng\n------------------------------------\n\nNếu sau khi khám sàng lọc, bạn thuộc vào các trường hợp sau, nhân viên y tế có thể sẽ chống chỉ định tiêm chủng:\n\n* Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước (đối với loại vắc xin có cùng thành phần). Các dấu hiệu có thể kể đến gồm: Sốt cao trên 39 độ kèm co giật hoặc có các dấu hiệu tím tái, khó thở, não/màng nào.\n* Phụ nữ có thai chống chỉ định tiêm [vắc xin sống giảm động lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html) như: Sởi, quai bị, rubella và thủy đậu.\n* Người bị suy giảm miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh, mắc HIV/AIDS) chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống giảm động lực.\n* Trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ chống chỉ định tiêm vắc xin lao.\n* Trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó thì chống chỉ định tiêm bổ sung vắc xin có cùng thành phần.\n* Người trong tình trạng suy chức năng cơ quan (suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, suy tim, suy hô hấp,...).\n* Người thuộc các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại vắc xin.\n\n![ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ai_khong_nen_tiem_vac_xin_de_tranh_nhung_bien_chung_sau_tiem_chung_3_d2b2e35e77.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai có cơ địa nhạy cảm nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin*\n\nMột số ngoại lệ cần lưu ý cho các trường hợp không nên tiêm vắc xin\n-------------------------------------------------------------------\n\nNhìn chung, việc quyết định ai không nên tiêm vắc xin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn có thể cân nhắc tiêm phòng nếu:\n\n* Lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với các nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ: Tiêm phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván rất cần thiết cho một người đang sinh sống trong vùng có dịch ho gà. Việc tiêm chủng là cấp thiết ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau lần tiêm trước đó.\n* Người mắc [bệnh về đường hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-benh-ve-duong-ho-hap-de-gap-khi-thoi-tiet-thay-doi-41364.html) nhẹ hoặc bệnh cấp tính nhẹ nhưng nếu không sốt thì không nên trì hoãn tiêm chủng mà chỉ tạm hoãn khi có biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa. Bên cạnh đó, ngay sau khi các triệu chứng kết thúc, cần tiến hành tiêm càng sớm càng tốt.\n\n![ai-khong-nen-tiem-vac-xin-de-tranh-nhung-bien-chung-sau-tiem-chung 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ai_khong_nen_tiem_vac_xin_de_tranh_nhung_bien_chung_sau_tiem_chung_1_3e46bda3cd.jpg)\n\n*Khám sàng lọc giúp xác định ai không nên tiêm vắc xin*\n\nCách lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín để xác định đối tượng không nên tiêm phòng chính xác nhất\n------------------------------------------------------------------------------------------------\n\nViệc khám sàng lọc để xác định ai không nên tiêm vắc xin là điều cần thiết và nên được thực hiện ở những đơn vị uy tín. Để đánh giá một trung tâm tiêm chủng có chất lượng hay không, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:\n\n* Không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.\n* Cung cấp đầy đủ và có kho dự trữ vắc xin lớn nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vắc xin khi đến lịch, đặc biệt với các vắc xin khan hiếm.\n* Công khai minh bạch và đảm bảo bình ổn giá vắc xin.\n* Có quy trình bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.\n* Có đội ngũ nhân viên tiếp đón tư vấn tận tình, chuyên nghiệp.\n* Có đội ngũ bác sĩ tư vấn tiêm chủng chuyên môn cao và có kinh nghiệm.\n* Thực hiện đầy đủ các quy tắc về an toàn tiêm chủng gồm: Khám sàng lọc trước khi tiêm, tư vấn tiêm và thực hiện tiêm chủng đúng quy trình, [theo dõi phản ứng sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-tiem-vac-xin-can-lam-gi-tat-tan-tat-nhung-van-de-ban-can-biet-48574.html).\n* Có các tiện ích thuận tiện cho người tiêm phòng như: Đặt lịch hẹn tiêm, đặt giữ vắc xin, tiêm chủng trọn gói,...\n\nAi không nên tiêm vắc xin? Có lẽ bạn đã tìm được lời giải đáp qua những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên. Nhìn chung, để hạn chế thấp nhất các tai biến khi tiêm phòng, bạn nên thực hiện khám sàng lọc tại các đơn vị uy tín nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng.\n\n", "date": "27/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu là đúng theo lịch tiêm chủng?", "abstract": "Trong hành trình bảo vệ sức khỏe, việc uống vắc xin Rota là một bước quan trọng để ngăn chặn tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi: \"Nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu là tốt nhất?\". Đây là một vấn đề quan trọng cần được hiểu rõ để đảm bảo hiệu quả tối đa của vắc xin.", "md_content": "Sau khi sử dụng vắc xin Rota liều thứ nhất, cơ thể bắt đầu xây dựng sự đề kháng của mình chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất tốt nhất, việc sử dụng liều thứ hai là cực kỳ quan trọng. Thời gian cách giữa lần 1 và lần 2 có sự ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng. Vậy nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu cho trẻ là đúng, mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.\n\nBệnh tiêu chảy do virus Rota ở trẻ em là gì?\n--------------------------------------------\n\nBệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) là một tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra những triệu chứng như tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, đau bụng, quấy khóc, ăn uống kém và mất nước. Có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng, bao gồm trụy mạch và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi có nguy cơ cao hơn do hệ tiêu hóa non nớt và miễn dịch yếu.\n\nVirus Rota, thường xuất hiện trong môi trường có thời tiết thay đổi và độ ẩm cao, là nguyên nhân chính gây bệnh. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, với mùa xuân và mùa hè là thời kỳ cao điểm.\n\nMặc dù có thuốc điều trị các triệu chứng, nhưng không có loại thuốc nào có thể tiêu diệt virus Rota. Vì vậy, việc phòng tránh thông qua vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota đã được triển khai rộng rãi, giảm tỉ lệ tử vong lên tới 85%.\n\n![nho-rota-lan-2-cach-lan-1-bao-lau-la-dung-theo-lich-tiem-chung-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nho_rota_lan_2_cach_lan_1_bao_lau_la_dung_theo_lich_tiem_chung_1_ae35914862.jpg)\n\n*Bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra những triệu chứng như tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt, đau bụng,...*\n\nVắc xin Rota là gì? Vì sao cần cho trẻ uống Rota đúng lịch?\n-----------------------------------------------------------\n\n### Vắc xin Rota là gì?\n\n[Vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra. Vắc xin Rota thường được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em, giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus Rota. Việc sử dụng vắc xin này đã chứng minh giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm Rota và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp.\n\nKhuyến cáo từ các tổ chức y tế quốc tế như WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thường đề xuất việc sử dụng vắc xin Rota cho trẻ từ một thời điểm sớm, giúp bảo vệ hiệu quả trong giai đoạn đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Điều này giúp giảm tỷ lệ chuyển biến nặng và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho trẻ em.\n\n### Vì sao cần cho trẻ uống Rota đúng lịch?\n\nViệc cho trẻ uống vắc xin ngừa virus gây tiêu chảy cấp từ sớm là một quyết định quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Thời điểm \"vàng\" để bắt đầu tiêm vắc xin Rota thường được xác định từ 6 tuần tuổi, khi cơ thể trẻ có khả năng sinh ra kháng thể và chuẩn bị một hệ miễn dịch vững vàng trước khi bước vào giai đoạn dễ mắc bệnh nhất.\n\nPhác đồ uống vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp thường bao gồm 2 đến 3 liều tùy thuộc vào loại vắc xin được sử dụng. Nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu cũng phụ thuộc vào loại vắc xin. Vắc xin Rota được thiết kế dưới dạng uống, giúp quá trình chủng ngừa trở nên thuận tiện và không gặp khó khăn.\n\nQuan trọng nhất, trẻ nên hoàn thành việc uống vắc xin ngừa Rota trước khi đạt 6 tháng tuổi, vì sau thời gian này, nhiều trẻ đã nhiễm virus Rota tự nhiên. Điều này làm cho thời điểm tiêm chủng trở nên quan trọng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy gây ra bởi virus Rota. Cha mẹ cần lưu ý và tuân thủ lịch trình chủng ngừa để giữ cho sức khỏe của con em được bảo vệ mạnh mẽ từ những tháng đầu đời.\n\n![nho-rota-lan-2-cach-lan-1-bao-lau-la-dung-theo-lich-tiem-chung-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nho_rota_lan_2_cach_lan_1_bao_lau_la_dung_theo_lich_tiem_chung_2_5948401d2e.jpg)\n\n*Việc cho trẻ uống vắc xin ngừa virus gây tiêu chảy cấp từ sớm là điều quan trọng*\n\nNhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu?\n----------------------------------\n\nĐể trả lời câu hỏi “Nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu?”, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn lịch uống cụ thể cho từng loại vắc xin Rota. Có ba loại vắc xin chủng ngừa virus Rota phổ biến là [Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html), [Rotateq](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) và Rotavin-M1. Dưới đây là chi tiết về liệu trình uống của mỗi loại vắc xin:\n\n### Vắc xin Rotarix (Bỉ)\n\nLiều lượng: 2 liều.\n\nLịch trình:\n\n* Liều đầu tiên uống lúc 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ hai uống sau liều đầu tiên 4 tuần.\n\nHoàn thành trước: 24 tuần tuổi.\n\n### Vắc xin Rotateq (Mỹ)\n\nLiều lượng: 3 liều.\n\nLịch trình:\n\n* Liều đầu tiên uống trong khoảng 7 - 12 tuần tuổi.\n* Liều thứ hai uống cách nhau 1 tháng.\n* Liều thứ ba phải kết thúc trước tuần thứ 32.\n\n### Vắc xin Rotavin-M1 (Việt Nam)\n\nLiều lượng: 2 liều.\n\nLịch trình:\n\n* Liều đầu tiên uống khi trẻ được 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ hai uống sau liều đầu tiên 1 - 2 tháng.\n\nHoàn thành trước: Trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.\n\nNhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu tùy thuộc vào loại vắc xin. Việc tuân thủ đúng lịch trình và liều lượng của vắc xin Rota là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy. Cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng chủng ngừa được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm.\n\n![nho-rota-lan-2-cach-lan-1-bao-lau-la-dung-theo-lich-tiem-chung-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nho_rota_lan_2_cach_lan_1_bao_lau_la_dung_theo_lich_tiem_chung_3_5df5b5884b.jpg)\n\n*Nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu là câu hỏi của nhiều phụ huynh*\n\nNên cho trẻ uống Rota ở đâu?\n----------------------------\n\nKhi bạn lựa chọn tiêm chủng tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), bạn sẽ được tận hưởng một loạt các đặc quyền đảm bảo sự thuận tiện và an tâm:\n\n* **Thăm khám và tư vấn chuyên nghiệp:** Trước khi sử dụng vắc xin, trẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sàng lọc đầy đủ. Bác sĩ sẽ cung cấp tư vấn chi tiết về thông tin vắc xin và phác đồ tiêm.\n* **Đội ngũ y tế chuyên môn:** Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng đều có kỹ năng chuyên môn cao và hiểu rõ tâm lý trẻ. Điều dưỡng được đào tạo bài bản về các thao tác an toàn và không đau cho trẻ.\n* **Phòng tiêm chủng hiện đại:** Phòng tiêm chủng có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, với đội ngũ cấp cứu sẵn sàng phối hợp để xử trí các trường hợp khẩn cấp sau sử dụng vắc xin.\n* **Vắc xin chất lượng cao:** Toàn bộ vắc xin được nhập khẩu và bảo quản trong hệ thống tủ lưu trữ hiện đại, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng vắc xin cao nhất.\n\nVới những đặc quyền này, quý khách hàng có thể yên tâm khi chọn lựa dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, nơi sự chuyên nghiệp và an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu.\n\n![nho-rota-lan-2-cach-lan-1-bao-lau-la-dung-theo-lich-tiem-chung-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nho_rota_lan_2_cach_lan_1_bao_lau_la_dung_theo_lich_tiem_chung_4_d9c2694972.jpg)\n\n*Chọn Trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ được tận hưởng một loạt các đặc quyền*\n\nVậy là câu hỏi “[Nhỏ Rota lần 2 cách lần 1 bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nho-rota-lan-2-cach-lan-1-bao-lau-la-dung-theo-lich-tiem-chung.html)?” đã được giải đáp. Việc chủng ngừa bằng vắc xin Rota như Rotarix, Rotateq, và Rotavin-M1 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em khỏi bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota. Mỗi loại vắc xin có liệu trình uống riêng biệt, tuy nhiên, đều đặn và đúng lịch trình là chìa khóa để đạt được hiệu quả tốt nhất.\n\n", "date": "28/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Gợi ý 9 loại vắc xin cần thiết", "abstract": "Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì là thắc mắc của nhiều người bởi độ tuổi này với những bệnh lý mạn tính sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin chính là phương án hiệu quả giúp phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.", "md_content": "Theo thống kê, hằng năm có hàng triệu người trên thế giới tử vong vì các bệnh truyền nhiễm và người trên 65 tuổi nằm trong nhóm có tỷ lệ tương đối lớn. Nguyên nhân một phần đến từ nhận thức về việc tiêm phòng ở nhóm đối tượng này chưa cao.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi\n-----------------------------------------------------------\n\nNgười cao tuổi với hệ miễn dịch yếu cùng các bệnh mạn tính đi kèm sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn, biến chứng cũng sẽ nghiêm trọng khiến tăng tỷ lệ tử vong.\n\n![nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi--1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tren_65_tuoi_tiem_vacxin_gi_1_1a7f9bdaa7.jpg)\n\n*Người lớn tuổi dễ mắc bệnh truyền nhiễm với các biến chứng nặng*\n\nVì vậy, nhóm đối tượng này nên quan tâm đến việc người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì bởi tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và an toàn, giúp tạo nên một cộng đồng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh.\n\nNgười trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì?\n-----------------------------------\n\nTheo các chuyên gia, người trên 65 tuổi cần lưu ý tiêm đủ và đúng lịch 5 loại vắc xin cơ bản sau:\n\n### Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván\n\nNhững người cao tuổi với các bệnh mạn tính như: Tiểu đường, tim mạch, bệnh về hô hấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván. Ba loại bệnh truyền nhiễm này có tỷ lệ gây tử vong cao và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nếu chậm phát hiện.\n\nVì vậy, WHO đã đưa ra khuyến cáo trẻ em, người lớn và cả người cao tuổi nên tiêm phòng [vắc xin ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui.html) này theo lịch:\n\n* Nếu chưa từng tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng và tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần.\n* Nếu đã hoàn thành lịch cơ bản: Tiêm 1 liều cách mũi trước tối thiểu 1 năm và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.\n\n![nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi-goi-y-9-loai-vac-xin-can-thiet-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tren_65_tuoi_tiem_vacxin_gi_goi_y_9_loai_vac_xin_can_thiet_2_f961783fd7.jpg)\n\n*Một mũi tiêm giúp phòng tránh 3 bệnh nguy hiểm*\n\n### Vắc xin phòng bệnh thủy đậu\n\n[Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) có thể gây ra các triệu chứng như: Phát ban, ngứa, sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, nhức đầu. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị nhiễm trùng da, viêm phổi hoặc phù não.\n\nBiện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất là đó tiêm chủng 2 liều cơ bản, mỗi liều cách nhau 1 tháng và nên tiêm trước mùa dịch ít nhất 1 tháng để cơ thể sản sinh kháng thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy ra.\n\n### Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn\n\nPhế cầu là vi khuẩn gây ra các bệnh: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,... Đây là những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao. Đặc biệt, những người trên 65 tuổi với sức đề kháng yếu sẽ dễ chuyển biến nặng cũng như gặp nhiều tổn thương. Vì vậy, [tiêm phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html) khuẩn 1 liều duy nhất mang đến hiệu quả bảo vệ cả đời là điều cần thiết.\n\n![nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi-goi-y-9-loai-vac-xin-can-thiet-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tren_65_tuoi_tiem_vacxin_gi_goi_y_9_loai_vac_xin_can_thiet_3_9fb04b87af.jpg)\n\n*Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi là nhóm nguy cơ cao dễ mắc phế cầu khuẩn*\n\n### Vắc xin ngừa bệnh cúm\n\nĐối với nhóm đối tượng trên 65 tuổi, cúm là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vọng. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp với tình trạng diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch. Do có những biểu hiện tương tự cảm lạnh: Hắt hơi, đau đầu, ho, rát họng nên nhiều người đã chủ quan và khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những triệu chứng: Sốt cao, ớn lạnh và rét run, nhức mỏi cơ thể, đau nhức hốc mắt.\n\nCách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm đó là tiêm phòng [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) lặp lại hằng năm. Việc chủ động tiêm phòng giúp người cao tuổi tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như phòng các biến chứng nguy hiểm.\n\n### Vắc xin phòng viêm gan A và B\n\nNgười trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Từ độ tuổi 50 trở lên rất có khả năng mắc virus viêm gan A và virus HBV. Đây là loại bệnh được đánh giá là nguy hiểm với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí có tỷ lệ gây tử vong lên đến 70 - 90% với những người đã có sẵn bệnh gan mãn tính khác.\n\nHiện nay, đã có loại vắc xin mang tên Twinrix (Bỉ) là vắc xin duy nhất trên thế giới phòng được 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B trong cùng một mũi tiêm. Vì vậy, người trên 65 tuổi nên cân nhắc tiêm phòng loại vắc xin này với mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 6 tháng.\n\n![nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi-goi-y-9-loai-vac-xin-can-thiet-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tren_65_tuoi_tiem_vacxin_gi_goi_y_9_loai_vac_xin_can_thiet_4_f451b345ab.jpg)\n\n*Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Vắc xin 2 trong 1 ngừa viêm gan A và viêm gan B*\n\n4 loại vắc xin mở rộng tham khảo thêm\n-------------------------------------\n\nNhóm đối tượng trên 65 tuổi nếu có điều kiện nên tham khảo tiêm phòng thêm những loại vắc xin sau:\n\n* Sởi - Quai bị - Rubella: 2 mũi cách nhau 1 tháng\n* Tả: Liều 2 cách liều 1 tối thiểu 2 tuần và nhắc lại 2 liều cơ bản khi có dịch tả\n* Thương hàn: Tiêm dự phòng 3 mũi (vào các ngày 0 - 7 - 21 hoặc 28) cho những đối tượng nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng).\n* Dại: Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm nếu đánh giá có nguy cơ nhiễm bệnh\n\nHy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Nhìn chung, việc nhận thức đúng, đủ kiến thức về vắc xin để kịp thời đến các [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín tiêm phòng bảo vệ bản thân là điều cần thiết, đặc biệt ở nhóm đối tượng cao tuổi bị suy giảm hệ miễn dịch. \n\n", "date": "27/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết", "abstract": "Từ khi sinh ra, trẻ có hệ miễn dịch non yếu, chưa trưởng thành. Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ (US CDC), cho đến trước 2 tuổi, trẻ sẽ phòng được 14 bệnh bằng vắc xin. Do đó với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, vắc xin nói chung càng thể hiện được giá trị trong phòng ngừa đặc hiệu những bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Vắc xin ngừa vi rút Rota nói riêng cũng đóng góp vào quá trình phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bé, phụ huynh cần biết những lưu ý khi cho trẻ uống Rota.", "md_content": "Trong bối cảnh mỗi chúng ta ngày càng quan tâm đến việc chủ động phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân, cũng như gia đình và toàn cộng đồng. Vắc xin phòng ngừa bệnh do vi rút Rota gây ra, đã đóng góp vào sứ mệnh chung, nhằm ngăn ngừa căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây và có thể ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng của trẻ em - Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút Rota. Dưới đây là những lưu ý khi cho trẻ uống Rota, nhằm mang lại sự an toàn và bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.\n\nVi rút Rota và nguy cơ đối với trẻ nhỏ\n--------------------------------------\n\n[Vi rút Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html), một tác nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, đặt ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Không chỉ gây ra triệu chứng tiêu chảy, vi rút này còn có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính đáng kể như tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng và về hậu quả lâu dài là suy dinh dưỡng. Việc nhận biết và điều trị bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nặng, nguy hiểm.\n\nVi rút Rota lây nhiễm dễ dàng vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, một số trường hợp có thể lây qua đường hô hấp, hoặc thậm chí thông qua tiếp xúc với những đồ vật nhiễm vi rút. Điều đặc biệt đáng lưu ý là vi rút Rota sống bền vững trong môi trường, có thể sống nhiều giờ trên bàn tay và nhiều ngày trên các bề mặt rắn. Loại vi rút này vẫn ổn định và có khả năng gây bệnh khi sống trong phân một tuần. Vi rút Rota không dễ dàng bị loại bỏ bằng các biện pháp vệ sinh thông thường.\n\nTại nước ta,ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín. Tại Việt Nam có 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm vi rút Rota. Hàng năm, số trẻ chết do vi rút Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân. \n\nTrẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi ít bị bệnh vì có sẵn kháng thể do mẹ truyền cho, kháng thể trong huyết thanh cao ở thời kỳ sơ sinh, trẻ từ 3-6 tháng kháng thể giảm rồi tăng dần sau đó đạt cao điểm lúc 2 tuổi và duy trì trong nhiều năm. Tính miễn dịch đối với vi rút Rota xuất hiện phần lớn ở trẻ nhỏ sau khi mắc bệnh nhưng không bền vững nên bệnh vẫn có thể bị mắc lại.\n\nNhư vậy, thời kỳ trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Chủng ngừa vắc xin phòng chống vi rút Rota, là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ bé khỏi nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng tiềm ẩn. Việc đưa trẻ đi uống vắc xin đúng lịch trình sẽ là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn này.\n\n![Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_luu_y_khi_cho_tre_uong_rota_cha_me_can_biet_1_f066f5571a.jpg)\n\n*Vi rút Rota gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ*\n\nThời điểm cho trẻ uống vắc xin ngừa Rota thích hợp\n--------------------------------------------------\n\nThời điểm tốt nhất để trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota được xác định rõ trong lịch tiêm chủng, đây cũng là một trong những lưu ý khi cho trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota. Các bác sĩ thường khuyến nghị phụ huynh thực hiện liều vắc xin Rota thứ nhất từ khi trẻ đạt 6 tuần tuổi. Đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu phát triển, và vắc xin có thể kích thích cơ thể sinh miễn dịch nhằm chống lại vi rút Rota.\n\nLiều thứ hai của vắc xin nên được uống ít nhất sau 4 tuần kể từ liều thứ nhất. Quá trình này cho phép hệ miễn dịch của trẻ được nhắc lại, qua đó tăng cường miễn dịch và phản ứng hiệu quả hơn nữa khi tiếp xúc với vi rút Rota.\n\nĐặc biệt, cha mẹ cần hoàn thành lịch uống vắc xin Rota cho con trước khi bé đạt 6 tháng tuổi. Bởi thời điểm bé đạt 3 đến 6 tháng tuổi, lượng kháng thể hay miễn dịch với vi rút Rota bị suy giảm thấp nhất trong giai đoạn này. Điều này là quan trọng để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả nhất trong cơ thể bé và giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota. Sự tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch uống của bác sĩ là yếu tố quyết định để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh.\n\n![Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_luu_y_khi_cho_tre_uong_rota_cha_me_can_biet_2_069469779a.jpg)\n\n*Cha mẹ cần hoàn thành lịch uống vắc xin Rota cho con trước khi bé đạt 6 tháng tuổi*\n\nNhững lưu ý khi cho trẻ uống Rota\n---------------------------------\n\nMặc dù vắc xin ngừa vi rút Rota được coi là an toàn và có ít tác dụng phụ, nhưng việc quan tâm đến những lưu ý khi cho trẻ uống Rota là cực kỳ quan trọng:\n\n* **Kiểm tra sức khỏe trước và sau khi uống vắc xin:** Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc kiểm tra sức khỏe của trẻ cả trước và sau khi uống vắc xin. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ đang trong tình trạng sức khỏe tốt để tiếp tục quá trình chủng ngừa.\n* **Nguyên tắc không uống nếu trẻ quá mẫn với thành phần:** Nếu trẻ có dấu hiệu mẫn cảm hoặc phản ứng dị ứng đối với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, cha mẹ cần ngưng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.\n* **Hạn chế uống nếu trẻ bị tiêu chảy:** Trong trường hợp trẻ bị [tiêu chảy kéo dài](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tieu-chay-keo-dai-o-tre-em-la-do-dau-va-khac-phuc-nhu-the-nao-54518.html) hoặc quá nhiều lần sau khi uống vắc xin, không nên tiếp tục đưa trẻ uống liều kế tiếp. Cha mẹ cần đợi đến khi trẻ khỏi bệnh trước khi tiếp tục lịch chủng ngừa.\n* **Tuân thủ đúng lịch trình uống:** Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo lịch trình uống vắc xin là chìa khóa quan trọng để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả nhất.\n* **Theo dõi các biểu hiện phản ứng phụ nhẹ:** Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng có thể xuất hiện các biểu hiện như tiêu chảy, nôn ói, chướng bụng, quấy khóc, sốt nhẹ, nổi ban, viêm da... sau khi trẻ uống vắc xin. Các biểu hiện này thường tự giảm đi và bình phục mà không cần can thiệp.\n\n**Lưu ý đến các dấu hiệu phản ứng bất lợi nặng:** Trong trường hợp trẻ có biểu hiện, dấu hiệu của phản ứng phản vệ như: \n\n* Mày đay, phù mạch nhanh.\n* Khó thở, tức ngực, thở rít.\n* Đau bụng hoặc nôn.\n* Tụt huyết áp hoặc ngất.\n* Rối loạn ý thức.\n* Hoặc: Nôn nhiều, đau bụng liên tục kèm chướng, hoặc đi ngoài ra máu sau khi uống vắc xin.\n\nKhi trẻ có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào, chúng ta cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhà nhất nhằm được chẩn đoán, xử trí phù hợp, kịp thời và tốt nhất.\n\nTuy có một số tác dụng phụ nhẹ có thể xuất hiện, nhưng so với những lợi ích to lớn mà vắc xin mang lại.\n\n![Những lưu ý khi cho trẻ uống Rota cha mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_luu_y_khi_cho_tre_uong_rota_cha_me_can_biet_3_fe6d01b8a6.jpg)\n\n*Cha mẹ nên nắm rõ những lưu ý khi cho trẻ uống Rota*\n\nQuyết định về việc cho trẻ uống vắc xin ngừa Rota là một quyết định quan trọng. Bạn có thể đưa con đến tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc để được khám sàng lọc và tư vấn kỹ càng hơn về những lưu ý khi cho trẻ uống Rota, đảm bảo rằng trẻ nhỏ của bạn sẽ nhận được lịch trình chủng ngừa phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của bé.\n\nTrong hành trình bảo vệ sức khỏe cho con yêu, việc cho trẻ uống vắc xin ngừa vi rút Rota là một trong những bước cần thiết. Bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ biết về sự nguy hiểm của vi rút Rota và [những lưu ý khi cho trẻ uống Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-cho-tre-uong-rota-cha-me-can-biet.html). Cha mẹ nên cho trẻ uống Rota đúng thời điểm, đủ liệu trình để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.\n\n", "date": "28/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Bị dị ứng có được tiêm vacxin không?", "abstract": "Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, tiêm chủng là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc bị dị ứng có được tiêm vacxin hay không và vacxin có thể gây ra những tác dụng phụ gì, cùng theo dõi nhé!\n", "md_content": "Đối với người mắc bệnh dị ứng, nguy cơ dị ứng sau tiêm chủng cao hơn so với người không mắc bệnh dị ứng. Vì vậy, theo nguyên tắc trước khi điều trị bằng thuốc hay tiêm chủng, người đã có tiền sử dị ứng cần khai báo cẩn thận để bác sĩ cân nhắc có nên tiêm vacxin hay không và nếu có thì có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.\n\nNguyên nhân gây dị ứng sau tiêm chủng\n-------------------------------------\n\nDị ứng do tiêm chủng có thể có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, một số lý do phổ biến cho việc này có thể bao gồm:\n\n* Thành phần vacxin: Một số thành phần trong vacxin, chẳng hạn như protein, chất bảo quản hoặc chất kích thích miễn dịch, có thể gây dị ứng ở một số người.\n* Tiền sử dị ứng: Những người đã từng bị dị ứng với một thành phần của vacxin hoặc vacxin cùng loại trước đó có nguy cơ bị phản ứng dị ứng cao hơn.\n* Sức khỏe của người tiêm chủng: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các bệnh liên quan đến miễn dịch như viêm khớp, [lupus ban đỏ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lupus-ban-do-la-gi-lupus-ban-do-nen-kham-o-dau-57322.html) hoặc HIV có nguy cơ bị dị ứng sau khi tiêm vacxin.\n\n![giai-dap-thac-mac-bi-di-ung-co-duoc-tiem-vacxin-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_di_ung_co_duoc_tiem_vacxin_khong_1_00bd4f7b58.jpg)\n\n*Dị ứng do tiêm chủng có thể có nhiều nguyên nhân*\n\nĐể tránh bị dị ứng với vacxin, bạn nên thông báo cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình về bất kỳ dị ứng nào mà bạn mắc phải và tìm hiểu về các thành phần trong vacxin trước khi tiêm chủng. Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi tiêm chủng, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.\n\nDấu hiệu dị ứng khi tiêm vacxin\n-------------------------------\n\nCác triệu chứng dị ứng sau khi tiêm chủng có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng và thể trạng của mỗi người. Một số triệu chứng dị ứng phổ biến có thể bao gồm:\n\n* Phát ban, sưng tấy hoặc đỏ quanh vùng tiêm.\n* Khó thở, nghẹt mũi hoặc khó nuốt.\n* Chóng mặt, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn.\n* Đau bụng hoặc tiêu chảy.\n* Co giật hoặc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Bị sốt hoặc cảm thấy lạnh.\n* Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc mất thăng bằng.\n\nNếu sau khi tiêm vacxin có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ, bạn cần gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu.\n\nNhững người có hệ miễn dịch yếu có thể chủng ngừa không?\n--------------------------------------------------------\n\nNhững người có hệ miễn dịch yếu có thể tiêm vacxin nhưng việc tiêm phải được thực hiện theo chỉ định của chuyên gia và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Những người có hệ miễn dịch yếu có thể không đáp ứng được với vacxin như người khỏe mạnh nên việc tiêm vacxin có thể không đạt hiệu quả như mong đợi.\n\n![giai-dap-thac-mac-bi-di-ung-co-duoc-tiem-vacxin-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_di_ung_co_duoc_tiem_vacxin_khong_2_a77bb92f71.jpg)\n\n*Những người có hệ miễn dịch yếu tiêm vacxin phải được thực hiện theo chỉ định của chuyên gia* \n\nTuy nhiên, việc tiêm chủng vẫn được khuyến khích để giúp bảo vệ người bệnh khỏi [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) nguy hiểm. Một số loại vacxin được khuyến nghị tiêm cho những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm vacxin cúm và [vacxin bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bach-hau-co-hieu-qua-trong-bao-lau-bien-phap-phong-ngua-dich-bach-hau.html). Việc tiêm chủng sẽ được hướng dẫn dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh sử của từng cá nhân. Vì vậy, nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, bạn nên thảo luận về các khuyến nghị tiêm chủng với bác sĩ để chọn loại vacxin phù hợp nhất với mình.\n\nVậy người bị dị ứng có được tiêm vacxin không?\n----------------------------------------------\n\nNếu bạn bị dị ứng sau khi tiêm vacxin hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần của vacxin, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vacxin để đánh giá rủi ro và [lợi ích của vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-va-tac-dung-cua-vac-xin-65163.html). Nếu bác sĩ xác định rằng bạn không đủ điều kiện để tiêm chủng, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thay vì tiêm chủng.\n\nTuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ bị dị ứng với vacxin, bạn có thể tiêm vacxin như bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng và liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ có triệu chứng dị ứng.\n\nNhững trường hợp bị dị ứng không nên tiêm phòng\n-----------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn, những trường hợp dị ứng sau không nên tiêm phòng:\n\n* Tiền sử dị ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng quá mẫn với các thành phần vacxin: Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với vacxin hoặc các thành phần của vacxin, bạn nên tránh tiêm lại vacxin này hoặc bất kỳ loại vacxin nào khác có thành phần tương tự.\n* Tiền sử dị ứng với thực phẩm, thuốc hoặc các chất khác liên quan đến thành phần vacxin.\n* Có tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn.\n\nNếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên hoặc có tiền sử dị ứng, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm vacxin. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá những rủi ro và lợi ích của việc phòng ngừa và quyết định xem loại vacxin này có phù hợp với bạn hay không.\n\n![giai-dap-thac-mac-bi-di-ung-co-duoc-tiem-vacxin-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_bi_di_ung_co_duoc_tiem_vacxin_khong_3_9223971479.jpg)\n\n*Nếu bạn có tiền sử dị ứng, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm vacxin*\n\nCách xử lý dị ứng do tiêm chủng\n-------------------------------\n\nNếu bạn bị phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin, bạn nên thực hiện các bước sau để giảm bớt sự khó chịu và mức độ nghiêm trọng của phản ứng:\n\n* Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc khẩn cấp.\n* Nếu có các triệu chứng của phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, khó thở hoặc đau ngực, bạn nên nằm nghiêng để hỗ trợ hô hấp và giảm áp lực lên cơ tim.\n* Nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy uống nhiều nước để tránh mất nước và mất chất điện giải.\n* Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe để họ có thể giúp bạn điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển thuốc.\n\nXin lưu ý rằng các biện pháp khắc phục trên chỉ là hướng dẫn chung và việc áp dụng chúng có thể khác nhau tùy theo tình huống cụ thể. Vì vậy, nếu bạn gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêm chủng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc bị dị ứng có được tiêm vacxin không. Để đảm bảo an toàn, người bị dị ứng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và đánh giá nguy cơ dị ứng. Đồng thời, nhóm đối tượng này cần được tiêm chủng tại cơ sở có trang bị thiết bị cấp cứu sốc phản vệ.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "dị ứng"]}, {"title": "Tổng quan về vắc xin viêm màng não cầu khuẩn", "abstract": "Bệnh viêm màng não mô cầu là một loại bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em khi có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.Tiêm vắc-xin là một phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng tránh bệnh này. Vậy vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn là gì và những ai có thể tiêm loại vắc-xin này?\n", "md_content": "Bệnh viêm màng não mô cầu là một loại bệnh mà trẻ em có nguy cơ mắc phải rất cao. Triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau đầu, sốt, cứng cổ, trẻ sơ sinh khó di chuyển, khóc kèm theo âm thanh rên rỉ… Việc thực hiện tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin sẽ giúp trẻ [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lam-sao-de-tang-cuong-suc-de-khang-cho-co-the-khoe-manh-67418.html) chống lại căn bệnh nguy hiểm này.\n\nChỉ định cho vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn\n--------------------------------------------\n\nVắc-xin não mô cầu khuẩn liên hợp bậc bốn thường được tiêm cho thanh thiếu niên, tốt nhất là ở độ tuổi 11 hoặc 12 với liều nhắc lại ở tuổi 16. Vắc-xin liên hợp MenACWY được khuyến cáo cho người lớn có nguy cơ bị nhiễm màng não mô cầu, ví dụ:\n\n* Không có lách về mặt chức năng hoặc về giải phẫu bao gồm cả [bệnh hồng cầu hình liềm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-hong-cau-hinh-luoi-liem-48025.html).\n* Nhiễm HIV\n* Thiếu hụt thành phần bổ thể thường xuyên.\n* Sử dụng các chất ức chế bổ thể ví dụ như eculizumab, ravulizumab.\n* Làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các chủng phân lập của Neisseria meningitidis\n* Đi du lịch hoặc sống ở các vùng lưu hành bệnh.\n* Tiếp xúc với một ổ dịch do nhóm huyết thanh vắc xin.\n\n![tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_quan_ve_vac_xin_viem_mang_nao_cau_khuan_1_cacb30dc87.jpg)\n\n*Vắc-xin liên hợp MenACWY được khuyến cáo cho người lớn có nguy cơ bị nhiễm màng não mô cầu*\n\nNếu sinh viên đại học năm thứ nhất dưới hoặc 21 tuổi chỉ được tiêm một liều vắc-xin trước ngày sinh nhật thứ 16 của mình thì họ nên tiêm nhắc lại trước khi nhập học.\n\nMenACWY được khuyến nghị cho tất cả thanh thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi, kể cả những người nhiễm HIV. MenACWY được ưu tiên cho những người từ 11 đến 55 tuổi và những người hơn 55 tuổi trước đây đã được tiêm vắc-xin MenACWY và cần tiêm mũi nhắc lại hoặc những người có thể cần tiêm nhiều liều vắc xin.\n\nNên tiêm lại vắc-xin MenACWY 5 năm một lần đối với những người trưởng thành trước đây đã được tiêm vắc xin MenACWY hoặc MPSV4 và những người vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, ví dụ như người lớn không có lá lách về mặt giải phẫu hoặc chức năng, [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hiv-co-nhung-giai-doan-benh-nao-cac-dau-hieu-nhiem-hiv-sau-3-thang-ban-can-chu-y-67018.html) hoặc thiếu hụt thành phần bổ thể dai dẳng, những người đang dùng eculizumab hoặc ravizumab, các nhà vi sinh vật thường xuyên tiếp xúc với Neisseria meningitidis.\n\nMenACWY được chỉ định cho những người có nguy cơ cao trên 55 tuổi chưa từng tiêm vắc xin MenACWY và chỉ cần một liều duy nhất, ví dụ như khách du lịch.\n\nMenB-4C hoặc MenB-FHbp được chỉ định cho những người từ 10 tuổi trở lên mắc một số tình trạng nguy cơ cao nhất định bao gồm cả bệnh nhân bị suy giảm chức năng lá lách hoặc thiếu hụt bổ thể, những người dùng eculizumab hoặc ravelizumab, các nhà vi sinh vật thường xuyên tiếp xúc với Neisseria meningitidis và những người có nguy cơ bùng phát dịch não mô cầu nhóm huyết thanh B.\n\nVắc-xin viêm màng não cầu nhóm B không được khuyến cáo thường xuyên bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh cho tất cả thanh thiếu niên. Tuy nhiên, chúng có thể được tiêm dựa trên quyết định lâm sàng của từng cá nhân đối với bất kỳ ai trong độ tuổi từ 16 đến 23 tuổi, độ tuổi ưu tiên tiêm chủng là 16 đến 18 tuổi.\n\n![tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_quan_ve_vac_xin_viem_mang_nao_cau_khuan_2_c971ae129f.jpg)\n\n*Độ tuổi ưu tiên tiêm chủng là 16 đến 18 tuổi*\n\nChống chỉ định chính của vắc-xin viêm màng não mô cầu khuẩn là phản ứng dị ứng nghiêm trọng chẳng hạn như [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi dùng thuốc hoặc thành phần vắc-xin trước đó. Biện pháp phòng ngừa chính đối với vắc-xin viêm não mô cầu khuẩn là bệnh vừa hoặc nặng có sốt hoặc không sốt thì nên hoãn tiêm chủng cho đến khi khỏi bệnh.\n\nPhụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cầu khuẩn do A, C, W hoặc Y gây ra có thể tiêm vắc xin ngừa viêm màng não cầu khuẩn. Nên hoãn việc tiêm vắc-xin viêm màng não mủ nhóm B trong thời kỳ mang thai trừ khi người phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh huyết thanh nhóm B và [lợi ích của việc tiêm vắc-xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi.html) được coi là lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn.\n\nỞ trẻ em không có lách về mặt chức năng hoặc giải phẫu không nên tiêm vắc-xin MenACWY và phế cầu khuẩn liên hợp hay còn gọi là PCV13 trong cùng một lần khám mà nên tiêm cách nhau hơn 4 tuần.\n\nLiều dùng và cách dùng vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn\n------------------------------------------------------\n\nĐối với MenACWY thực hiện tiêm bắp là với liều lượng là 0,5 mL.\n\nHai liều MenACWY được tiêm cách nhau hơn 8 tuần và được tiêm nhắc lại 5 năm một lần. Hai liều này cần phải có đối với người lớn không có lách về mặt giải phẫu hoặc về chức năng, nhiễm HIV, thiếu hụt thành phần bổ thể dai dẳng hoặc những ai đang sử dụng eculizumab hoặc ravulizumab. Trẻ vị thành niên từ 11 đến 18 tuổi nhiễm HIV sẽ được tiêm phòng 2 liều cách nhau 8 tuần.\n\n![tong-quan-ve-vac-xin-viem-mang-nao-cau-khuan 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_quan_ve_vac_xin_viem_mang_nao_cau_khuan_3_3b4112d118.jpg)\n\n*Trẻ vị thành niên từ 11 đến 18 tuổi nhiễm HIV sẽ được tiêm phòng 2 liều cách nhau 8 tuần*\n\nVắc-xin viêm màng não mô cầu MenACWY liều đơn được chỉ định sử dụng cho các nhà vi sinh vật học thường xuyên tiếp xúc với các chủng Neisseria meningitidis phân lập, những người có nguy cơ trong đợt bùng phát nhóm huyết thanh vắc-xin và những người đi du lịch hoặc cư trú tại các vùng lưu hành bệnh tại địa phương. Nếu nguy cơ liên tục, ví dụ như các nhà vi sinh vật học tiếp tục nghiên cứu về Neisseria meningitidis liều tăng cường sẽ được tiêm 5 năm một lần.\n\nĐối với những người trên 10 tuổi có một số tình trạng nguy cơ cao nhất định như không có lách về mặt chức năng hay giải phẫu, sử dụng thuốc ức chế bổ thể…, và những người được cho là có nguy cơ cao vì đợt bùng phát bệnh não mô cầu do huyết thanh B gây ra sẽ được tiêm một liệu trình MenB-4C 2 liều cách nhau hơn 1 tháng hoặc một liệu trình MenB-FHbp 3 liều ở thời điểm 0, 1 đến 2 và 6 tháng. Nếu liều thứ 2 được tiêm sau liều thứ nhất 6 tháng thì không cần phải tiêm thêm liều thứ 3.\n\nTrên đây là những thông tin về vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn mà nhà thuốc Long Châu đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những loại vắc-xin này và giúp các mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh viêm màng não cầu khuẩn nguy hiểm.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Góc thắc mắc: Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?", "abstract": "Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó không thể không nói tới bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi là đủ là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Mời các bạn tham khảo câu trả lời của nhà thuốc Long Châu qua bài viết dưới đây.\n", "md_content": "Tiêm vắc-xin phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván là một loại vắc-xin có thể được sử dụng cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai.\n\nBệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà là gì?\n--------------------------------------\n\nTrước khi vắc-xin phòng [bệnh bạch hầu ho gà và uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html) được phát triển, ba bệnh này đã bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới:\n\n* Bạch hầu: Là một bệnh về đường hô hấp có thể gây khó thở, tê liệt, suy tim và tử vong. Bệnh lây lan dễ dàng khi người bệnh ho, hắt hơi.\n\n![goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_tiem_may_mui_1_7371ad4158.jpg)\n\n*Bạch hầu là một bệnh về đường hô hấp có thể gây khó thở, tê liệt, suy tim và tử vong*\n\n* Uốn ván: Gây ra bởi vi khuẩn thường thấy trong đất. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ tiết ra độc tố và tấn công hệ thần kinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây co thắt cơ, thậm chí tử vong.\n* Ho gà: Gây ho và co thắt cổ họng khiến trẻ khó ăn uống và thậm chí khó thở. Bệnh cũng rất dễ lây lan và có thể gây viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.\n\nVắc-xin bảo vệ cộng đồng bằng cách ngăn ngừa lây lan từ người sang người và hạn chế bệnh tật ở những người chưa được tiêm chủng. Nếu người dân ngừng tiêm chủng thì tỷ lệ mắc ba loại bệnh này sẽ tăng nhanh, hàng nghìn bệnh nhân mới xuất hiện và có nguy cơ tử vong cao.\n\nTìm hiểu vắc-xin DTaP, Tdap, DT và Td\n-------------------------------------\n\nSau khi đã biết được bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván là gì thì chúng ta cũng nên tìm hiểu về sự khác nhau của các loại vắc-xin này.\n\n* DTaP: Là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà giúp trẻ dưới 7 tuổi xây dựng hệ thống miễn dịch đối với ba bệnh nguy hiểm đến tính mạng trên do vi khuẩn gây ra.\n* Tdap: Giảm liều vắc-xin bạch hầu và ho gà. Tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván Tdap giúp xây dựng khả năng miễn dịch và cung cấp sự bảo vệ liên tục cho thanh thiếu niên từ 11 tuổi và người lớn từ 19 đến 64 tuổi.\n* DT và Td: Vắc-xin chỉ bảo vệ chống uốn ván và bạch hầu.\n\nVắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?\n--------------------------------------------\n\n### Trẻ từ 0 đến 6 tuổi\n\nCần [tiêm vắc-xin ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html) mấy mũi là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Theo khuyến cáo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tiêm 5 liều vắc-xin DTaP theo lịch trình sau:\n\n* Một liều lúc 2 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 3 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 4 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 18 - 24 tháng tuổi.\n* Một liều lúc 4 - 6 tuổi.\n\n![goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_tiem_may_mui_2_924d23e22b.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tiêm 5 liều vắc-xin DTaP*\n\n### Trẻ từ 7 đến 18 tuổi\n\nTrẻ em từ 7 đến 10 tuổi chưa được chủng ngừa đầy đủ [bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-ho-ga-bao-lau-thi-khoi-55807.html), kể cả những trẻ chưa từng tiêm chủng hoặc chưa rõ tình trạng tiêm chủng nên tiêm bổ sung một liều vắc-xin Tdap.\n\n### Thanh thiếu niên và người lớn\n\nThanh thiếu niên từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm thêm một liều Tdap để [tăng cường khả năng miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-50926.html). Thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi chưa được tiêm vắc-xin Tdap nên tiêm bổ sung thêm một liều tăng cường, sau đó tiêm vắc-xin uốn ván và bạch hầu hay còn gọi là Vắc-xin Td 10 năm một lần.\n\nNói chung, khả năng miễn dịch với vắc-xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó mọi người cần tiêm nhắc lại vắc-xin Td 10 năm một lần sau liều đầu tiên để chống lại cả hai bệnh. Nhưng do khả năng miễn dịch ho gà cũng bị suy yếu nên một dạng vắc-xin ho gà yếu hơn được thêm vào vắc-xin tăng cường Td để tạo ra vắc-xin bạch hầu uốn ván ho gà Tdap. Theo khuyến cáo hiện nay, những người trong độ tuổi từ 11 đến 64 nên tiêm một liều vắc-xin Tdap thay thế một liều vắc-xin Td.\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo tiêm một liều vắc-xin Tdap bạch hầu ho gà và uốn ván trong mỗi lần mang thai. Thời gian lý tưởng nhất để tiêm thuốc là từ tuần 27 đến tuần 36 của thai kỳ. Điều này sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi bệnh [uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) và ho gà trong vài tháng đầu đời.\n\nĐối tượng nào không nên tiêm vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván?\n------------------------------------------------------------\n\nCDC khuyến nghị trẻ em đang bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng nên đợi cho đến khi khỏi bệnh trước khi tiến hành tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, những người có triệu chứng nhẹ như cảm lạnh hoặc sốt nhẹ vẫn có thể tiêm ngừa bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván như bình thường.\n\n![goc-thac-mac-vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_tiem_may_mui_3_25ec439b35.jpg)\n\n*Trẻ em đang bị bệnh ở mức độ vừa phải hoặc nặng không nên tiêm vắc-xin*\n\nNếu con bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng sau khi tiêm bất kỳ liều vắc-xin nào thì tốt nhất nên dừng việc tiêm vắc-xin. Hoặc một trường hợp khác là con bạn có vấn đề về não hoặc hệ thần kinh trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiêm vắc-xin thì trẻ không nên tiêm thêm mũi vắc-xin khác\n\nMột số trẻ có thể xảy ra phản ứng xấu với vắc-xin ho gà có trong DTaP thì các mẹ nên lưu ý là không nên cho trẻ tiêm thêm liều tương tự. Tuy nhiên, vắc-xin DT có thể được sử dụng thay thế để phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.\n\nGiống như tất cả các loại thuốc khác, vắc-xin có thể gây ra tác dụng phụ. Nhưng có nguy cơ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng đối với vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván DTaP hoặc Tdap là vô cùng nhỏ. Mặt khác, nếu không có vắc-xin thì trẻ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà.\n\nTrên đây là lời giải đáp cho vấn đề vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi. Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn và giúp bạn biết được các tác dụng phụ và những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm để chuẩn bị tâm lý tốt nhất.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu phổ biến hiện nay", "abstract": "Nguy cơ mắc bệnh bạch hầu ngày càng gia tăng đe dọa sức khỏe người dân tại các vùng bùng dịch bệnh và có khả năng lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Vậy các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay là gì? Mời các bạn đón đọc qua bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.\n", "md_content": "Bệnh bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm mà bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Hãy tìm hiểu ngay các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu và nên tiêm sớm để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nhé.\n\nTổng quan về bệnh bạch hầu\n--------------------------\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que hay còn gọi là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh này đặc trưng bởi quá trình viêm và hình thành màng fibrin tại nơi vi khuẩn xâm nhập, đồng thời ngoại độc tố xâm nhập vào máu và gây nhiễm độc cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, suy tim cấp tính và thậm chí là tử vong trong trường hợp nặng với tỷ lệ 5 đến 10% tổng số ca bệnh.\n\n![cac-loai-vac-xin-phong-benh-bach-hau-pho-bien-hien-nay 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_benh_bach_hau_pho_bien_hien_nay_1_ed1a5ec79c.jpg)\n\n*Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính* \n\nVi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại ở người bệnh và người khỏe mạnh mang vi khuẩn mà không có triệu chứng bệnh, tạo thành ổ chứa và là nguồn lây truyền bệnh duy nhất. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn.\n\nBệnh nhân có thể đào thải vi khuẩn ngay từ giai đoạn khởi phát hoặc thậm chí ở cuối giai đoạn ủ bệnh, thời gian lây nhiễm kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ít hơn và hiếm khi vượt quá 4 tuần. Người khỏe mạnh có thể mang vi khuẩn bạch hầu trong vài ngày đến 3 hoặc 4 tuần và có thể lên đến 6 tháng. Việc điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể ngăn chặn sự lây truyền của vi khuẩn.\n\nBệnh bạch hầu có thể lây trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với đồ chơi, đồ vật có chứa chất tiết của người nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây bệnh bạch hầu da.\n\nThông thường, vi khuẩn bạch hầu được tìm thấy trên hoặc gần bề mặt màng nhầy của cổ họng. Khi người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn bạch hầu ho hoặc hắt hơi, những giọt nhỏ chứa mầm bệnh sẽ được bắn ra môi trường xung quanh và những người ở gần có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt là ở những nơi đông người.\n\nCác loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu phổ biến hiện nay\n------------------------------------------------------\n\nHiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu và có các phác đồ tiêm chủng khác nhau tùy theo loại vắc xin. Tiêm vắc xin bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc [phòng ngừa bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-bach-hau-va-cach-phong-ngua.html) và có hiệu quả ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn bạch hầu lên đến 97%.\n\n![cac-loai-vac-xin-phong-benh-bach-hau-pho-bien-hien-nay 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_benh_bach_hau_pho_bien_hien_nay_2_da5ad8e75c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu*\n\nHiện tại không có loại vắc xin đơn lẻ nào có thể ngăn ngừa bệnh bạch hầu mà chỉ có vắc xin kết hợp mới có thể phòng ngừa bệnh này, trong đó có chứa kháng nguyên bạch hầu. Các vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiệu quả hiện có tại một số bệnh viện và phòng khám bao gồm:\n\n* Vắc xin sáu trong một Hexaxim: Vắc xin được sản xuất từ Pháp có khả năng phòng ngừa đồng thời 6 loại bệnh: [Ho gà, bạch hầu, uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html), viêm gan B, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB. Vắc xin có sẵn cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.\n* Vắc xin Infanrix hexa 6 trong 1: Vắc xin nhập khẩu từ Bỉ có khả năng phòng cùng lúc 6 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi và [viêm màng não mủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-mang-nao-mu-lay-qua-duong-nao-56003.html) do vi khuẩn HIB. Loại vắc xin này cũng được chỉ định cho trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi.\n* Vắc xin Tetraxim 4 trong 1: Đây là vắc xin của Pháp có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công cùng lúc 4 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt. Vắc xin này được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi.\n* Vắc xin Adacel 3 trong 1: Vắc xin có xuất xứ từ Canada có thể phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Vắc xin này được sử dụng để phòng bệnh ở trẻ em và người lớn từ 4 đến 64 tuổi.\n* Vắc xin Boostrix 0.5ml 3 trong 1: Vắc xin có xuất xứ từ Bỉ, có tác dụng phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Vắc xin được sử dụng để phòng bệnh cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn không giới hạn độ tuổi.\n\nMột vài lưu ý về vắc xin phòng bệnh bạch hầu\n--------------------------------------------\n\n### Đối tượng tiêm chủng\n\nVắc xin này được khuyến nghị dùng cho trẻ em và người lớn. Đối tượng cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin, nhưng nói chung trên thị trường đều có loại vắc xin phù hợp cho tất cả những ai muốn tiêm phòng bệnh bạch hầu.\n\n![cac-loai-vac-xin-phong-benh-bach-hau-pho-bien-hien-nay 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_benh_bach_hau_pho_bien_hien_nay_3_571d195cd2.jpg)\n\n*Vắc xin phòng bệnh bạch hầu được khuyến nghị dùng cho trẻ em và người lớn*\n\nMột số đối tượng bị cấm tiêm vắc xin như: Người có tiền sử phản ứng nặng với các thành phần trong vắc xin hoặc trong những mũi vắc xin đã tiêm trước đó, bệnh nhân có bệnh lý về não, chấn thương não và các bệnh rối loạn về thần kinh.\n\n### Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm ngừa bạch hầu\n\nSau khi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, sưng tấy đỏ và đau tại chỗ tiêm. Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ giảm sau 1 đến 2 ngày.\n\nNếu sốt cao mà thuốc hạ sốt không có tác dụng, phát ban, tím tái, khó thở, trẻ quấy khóc liên tục, không chịu bú, bú kém, hôn mê hoặc các triệu chứng bất thường khác thì cần đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.\n\n### Nguy cơ bị bệnh bạch hầu sau khi tiêm chủng\n\nKhi được tiêm phòng đầy đủ, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi tiêm vắc xin cơ thể không có đủ kháng thể để bảo vệ nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.\n\nĐiều này có thể là do không tuân thủ đúng phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều vắc xin hoặc [hệ thống miễn dịch bị suy yếu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-dau-hieu-to-cao-he-mien-dich-cua-ban-co-the-dang-suy-yeu-45850.html) sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.\n\nNgoài ra, trong một số trường hợp nồng độ kháng thể trong máu có thể giảm xuống mức không đủ để tạo ra sự bảo vệ, đặc biệt là thời gian tiêm chủng bị trì hoãn trong một thời gian dài. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm phòng nhắc lại sau 10 năm để duy trì khả năng bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu.\n\nTrên đây là thông tin về các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu hiện nay mà nhà thuốc Long Châu đưa ra. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại vắc xin hiện có và có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân và gia đình bạn nhé.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm?", "abstract": "Giá cả của các loại vắc xin luôn là đề tài mà nhiều người quan tâm. Đương nhiên, mỗi loại vắc xin sẽ đi kèm với liều lượng, lịch tiêm và mức giá riêng biệt. Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Là thắc mắc của nhiều người khi chuẩn bị thực hiện tiêm chủng cho con em của mình. Đây là loại vắc xin quan trọng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể có khả năng chống lại năm loại bệnh phổ biến.", "md_content": "Theo các chuyên gia y tế, vắc xin 5 trong 1 có khả năng bảo vệ trẻ khỏi năm loại bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và những bệnh do vi khuẩn HIB gây ra. Điều này không chỉ giúp giữ cho trẻ được an toàn khỏe mạnh trước nhiều mối đe dọa bệnh lý mà còn giảm thiểu số lượng các lần tiêm vắc xin cần thiết cho từng bệnh một.\n\nTổng quan về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Chúng ta hãy tìm hiểu qua tổng quan về loại vắc xin này xem có gì đặc biệt. Đây là một loại vắc xin tổng hợp, chứa thành phần nhằm phòng chống năm loại bệnh lý khác nhau, bao gồm:\n\n* Bệnh [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html): Đây là loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan qua đường hô hấp, thể hiện qua các triệu chứng như: Ho liên tục kéo dài, sự khó chịu do tình trạng thở rít, tím tái sau mỗi cơn ho, mệt mỏi, nghẹt thở, suy hô hấp, và nguy cơ tử vong cao.\n* Bệnh bạch hầu: Gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, bệnh này có dấu hiệu lâm sàng là viêm giả mạc màu xám hoặc trắng ngà. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như: Viêm cơ tim, suy thận, và thậm chí là tử vong.\n* Bệnh uốn ván: Còn gọi là phong đòn gánh, do nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này tạo ra chất độc làm co cơ, gây cứng cơ và có thể dẫn đến đau nhức nghiêm trọng và tử vong.\n* Bệnh do Hib: [Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) có thể gây biến chứng như: Viêm não và phù não, có thể dẫn đến các vấn đề như điếc, mù một phần, bại não, chậm phát triển trí tuệ, và động kinh. Hib cũng có thể gây biến chứng ở hệ thần kinh và hô hấp.\n* Bệnh thứ 5 tùy thuộc vào loại vắc xin: Mỗi loại vắc xin 5 trong 1 sẽ bao gồm một loại vắc xin phòng tránh thêm một bệnh khác ngoài bốn loại bệnh trên. Ví dụ, vắc xin 5 trong 1 Pentaxim có thể phòng ngừa bệnh bại liệt. Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, mặt khác giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_5_f3879f1c0d.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 chứa thành phần nhằm phòng chống năm loại bệnh lý khác nhau*\n\nKhi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, những kháng thể được kích thích bởi vắc xin sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt chúng. Sử dụng vắc xin để phòng ngừa bệnh được coi là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe từ giai đoạn sớm. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.\n\nVắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay tại Việt Nam bao gồm hai loại chính là ComBE Five (sản xuất tại Ấn Độ) và Pentaxim (sản xuất tại Pháp). Chi tiết như sau:\n\n* Vắc xin ComBE Five (Ấn Độ): Thường được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin này giúp phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não và viêm phổi do vi khuẩn Hib. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin ComBE Five cần uống và tiêm kèm vắc xin ngừa bại liệt. Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu đối với loại ComBE Five của Ấn Độ, giá loại này khoảng 291.000 VNĐ.\n* Vắc xin Pentaxim (Pháp): Thường được ưa chuộng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, vắc xin này đề phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin Pentaxim cần thêm một liều vắc xin phòng viêm gan siêu vi B. Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu đối với loại entaxim của Pháp, giá loại này khoảng 713.000 VNĐ.\n\nGiá vắc xin 5 trong 1 mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm khác nhau.\n\nMặc dù cả hai đều là vắc xin 5 trong 1, nhưng loại Pentaxim được xem là vắc xin thế hệ mới hơn so với ComBE Five đặc biệt về thành phần ho gà. ComBE Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào, được tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi nuôi cấy và tăng sinh trong môi trường, và sau đó bị làm chết bằng nhiệt độ. Ngược lại, Pentaxim chứa thành phần ho gà vô bào, chỉ bao gồm kháng nguyên đặc hiệu sau khi loại bỏ các thành phần không cần thiết của vi khuẩn. Do đó, vắc xin Pentaxim được đánh giá là ít gây phản ứng sốt hơn so với ComBE Five.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_1_563e8be9af.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 phổ biến hiện nay là ComBE Five và Pentaxim*\n\nHiện nay, tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), đã và đang cung cấp vắc xin 6 trong 1, vượt qua nhược điểm của cả hai loại vắc xin 5 trong 1. Với khả năng phòng ngừa cả viêm gan B và bại liệt trong một loại vắc xin duy nhất, lựa chọn này mang lại sự thuận tiện cho ba mẹ có thể tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cho bé.\n\nLịch tiêm cho các loại vắc xin\n------------------------------\n\nNgoài vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? [Tại sao nên tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html)? Thì lịch tiêm loại vắc xin này cũng được nhiều người quan tâm. Cả các vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều yêu cầu quá trình tiêm 3 mũi cơ bản, cách nhau ít nhất 28 ngày, với mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ đạt đủ 2 tháng tuổi. Sau đó, trẻ cần nhận liều tiêm mũi thứ 4 vào lúc 18 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.\n\nTuy nhiên, lịch trình tiêm có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình cụ thể, có thể bị kéo dài một chút nếu trẻ trải qua tình trạng ốm đau hoặc hết vắc xin, nhưng cũng không nên chờ quá lâu, vì có nguy cơ trẻ mắc bệnh trước khi nhận đủ liều tiêm.\n\nNgoài ra, không nên tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 quá sớm, cụ thể là trước khi trẻ đủ 2 tháng tuổi hoặc trước lịch hẹn do bác sĩ đặt ra. Việc làm này có thể làm mất hiệu quả của vắc xin, đòi hỏi việc tiêm lại mũi vắc xin.\n\nChuẩn bị trước khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1\n------------------------------------------------------\n\nTrước khi quyết định tiêm vắc xin, quan trọng để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Phụ huynh cần kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu nào bất thường hoặc có mắc bệnh nào không. Nếu có bất kỳ điều gì đáng nghi ngờ hoặc trẻ đang trong tình trạng không khỏe, việc thông báo cho bác sĩ và nhân viên tiêm chủng để được kiểm tra và tư vấn về khả năng tiêm chủng là quan trọng.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_1_77d05edd07.png)\n\n*Chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 để hạn chế ảnh hưởng đến trẻ*\n\nKhi đưa trẻ đến tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, phụ huynh cần mang theo sổ tiêm chủng cùng với các giấy tờ liên quan, bao gồm sổ khám bệnh và sổ dinh dưỡng để giúp nhân viên y tế có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nĐồng thời, việc chọn mặc quần áo cho trẻ cũng quan trọng để thuận lợi cho quá trình tiêm bắp ở vùng đùi của trẻ.\n\nChăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin\n---------------------------------\n\n* Sau khi tiêm vắc xin, quan trọng nhất là phải ở lại tại cơ sở tiêm chủng trong khoảng 30 phút để được theo dõi phản ứng sau tiêm. Điều này giúp đề phòng và xử lý kịp thời mọi bất thường nếu có xuất hiện.\n* Khi đã về nhà, phụ huynh cần theo dõi trẻ thêm trong vòng 24 giờ sau tiêm. Việc quan sát và kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm là quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.\n* Trong quá trình chăm sóc, khi bế trẻ, hãy lưu ý không đặt áp lực hoặc chạm mạnh vào vùng tiêm. Việc cho trẻ ăn hoặc bú đủ bữa, đúng tư thế và đủ lượng cũng là một phần quan trọng.\n* Không nên đắp bất kỳ vật gì lên khu vực tiêm, kể cả khi nó có dấu hiệu sưng đau hoặc đỏ.\n* Liên tục theo dõi biểu hiện của trẻ, bao gồm: Tình trạng nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn uống, giấc ngủ, tâm trạng, và vị trí của vết tiêm.\n* Không tự y áp dụng các loại [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/he-than-kinh-trung-uong/thuoc-giam-dau-khong-opioid-and-ha-sot) hoặc các loại thuốc khác mà không có hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.\n* Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Sốt kéo dài hơn 24 - 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, quấy khóc, vật vã, khó thở, nôn, bỏ bữa, bú kém, co giật, hoặc phát ban, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Quan trọng nhất, cha mẹ nên cung cấp đầy đủ thông tin cho đội ngũ y tế, cả trước và sau khi xử lý.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu? Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_gia_bao_nhieu_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_2_42f15ffcbf.jpg)\n\n*Không tự ý áp dụng các loại thuốc hạ sốt sau khi trẻ tiêm vắc xin*\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp: [Vắc xin 5 trong 1 giá bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-gia-bao-nhieu-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem.html) Tiêm vắc xin đúng lịch, phù hợp để kích thích cơ thể của trẻ có thể tạo miễn dịch chủ động với các bệnh truyền nhiễm là cách thức hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn vắc xin 6 trong 1 thay thế cho loại 5 trong 1 với nhiều ưu điểm hơn.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Nên uống vắc xin ngừa bệnh do vi rút Rota của Bỉ hay Mỹ?", "abstract": "Khi nói đến việc chọn lựa loại vắc xin ngừa bệnh do Rota vi rút, nhiều người thường đặt ra câu hỏi: \"Nên uống vắc xin ngừa Rota vi rút của Bỉ hay Mỹ?\". Đây là một quyết định quan trọng vì chất lượng và nguồn gốc của vaccine Rota có thể ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch cũng như tính an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích các yếu tố quan trọng và so sánh hai loại vắc xin ngừa bệnh do Rota vi rút của Bỉ và Mỹ để giúp bạn đưa ra quyết định.", "md_content": "Trước khi cùng bắt đầu hành trình tìm hiểu về câu hỏi \"Nên uống vắc xin ngừa bệnh do vi rút Rota của Bỉ hay Mỹ?\", các mẹ nên có thông tin về vi rút Rota và sự nguy hiểm của vi rút Rota đối với trẻ nhỏ.\n\nMức độ nguy hiểm của vi rút Rota đối với trẻ nhỏ\n------------------------------------------------\n\n[Vi rút Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html), một chủng vi rút gây ra [bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-day-ruot-cap-tinh-138.html), đặt ra một mức độ nguy hiểm đáng kể đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi vi rút này xâm nhập cơ thể, nó có thể gây ra các bệnh lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tới mức nghiêm trọng hay tử vong, đặc biệt là em bé trong những tháng đầu đời, khi hệ miễn dịch còn non trẻ, hệ tiêu hoá dễ bị tổn thương.\n\nViêm dạ dày ruột cấp tính do vi rút Rota thường xuất hiện với triệu chứng như: Tiêu chảy, Sốt, Nôn ói, mất nước nặng, rối loạn điện giải... khiến trẻ rơi vào tình trạng suy nhược và mệt mỏi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ cũng như sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí là tử vong của trẻ.\n\nTrẻ mắc tiêu chảy do vi rút Rota thường gây khó chịu, mệt mỏi với số lần đi ngoài tăng đột ngột, thậm chí có thể lên đến 20 lần trong một ngày. Các triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy phân có nước, nôn ói, có thể sốt cao, kéo dài từ 2 đến 5 ngày.\n\nvi rút Rota lây truyền nhanh chóng qua đường phân - miệng hoặc tay - miệng, hơn nữa em bé nhỏ thường có phản xạ tự nhiên đưa tay hoặc bất kì vật dụng gì vào miệng, tạo điều kiện gây ra một môi trường lây nhiễm mạnh mẽ. Vắc xin ngừa tiêu chảy là một biện pháp phòng ngừa bệnh đặc hiệu, hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Điều này giúp em bé được bảo vệ tránh lây nhiễm vi rút Rota trở nên cực kỳ quan trọng. Việc sử dụng vắc xin sớm, đúng và đủ lịch giúp tăng cường hệ miễn dịch nhằm bảo vệ sức khỏe của bé trong giai đoạn đầu đời, tránh được các ảnh hưởng về lâu dài, cũng như đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ: Lựa chọn nào tốt hơn? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_my_lua_chon_nao_tot_hon_1_9c4c785a9c.jpg)\n\n*Vi rút Rota gây ra bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ nhỏ*\n\nChủng ngừa vi rút Rota cho trẻ đúng liều, đúng thời điểm\n--------------------------------------------------------\n\nViệc cho trẻ uống vắc xin Rota đúng liều, đúng thời điểm đóng vai trò quan trọng nhất giúp cơ thể tạo tính sinh miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa mắc bệnh. Nguy cơ nhiễm vi rút Rota tăng cao trong nhóm trẻ sơ sinh từ 6 đến 36 tháng tuổi, đó là khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới đầy bí ẩn xung quanh và tò mò với các đồ vật, đồ chơi. Với lứa tuổi này, trẻ dùng rất nhiều phương thức khác nhau để tìm hiểu, nhưng các bạn đó hay sử dụng tay, miệng khám phá, bởi vậy mọi đồ vật được di chuyển từ tay lên miệng một cách thường xuyên, liên tục. Mặc dù trẻ có thể bị nhiễm vi rút Rota ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng đối với đa số trẻ, khoảng thời gian từ 6 đến 36 tháng là thời điểm dễ bị nhiễm lây nhiễm bệnh nhất, các biến cố bất lợi, nguy hiểm cũng thường xảy ra ở giai đoạn này.\n\nChính vì lý do này, Quy định của Bộ Y Tế, cũng như hướng dẫn của các tổ chức y tế uy tín bậc nhất trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US CDC). Trung tâm kiểm soát và bệnh tật châu Âu (ECDC)... đều khuyến cáo rằng việc sử dụng [vắc xin ngừa Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) cho trẻ từ 6 tuần tuổi, hoặc 7,5 tuần tuổi, và hoàn tất chương trình vắc xin trước khi tròn 24 tuần hoặc 32 tuần tuổi, tuỳ thuộc vào từng loại vắc xin. Dữ liệu khoa học cho thấy, việc hoàn tất lịch chủng ngừa này giúp cơ thể của bé tạo được miễn dịch đặc hiệu, để xây dựng một \"lá chắn vững vàng\" trước khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, gây nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.\n\nXin nhấn mạnh lại một lần nữa, quan trọng nhất, việc đảm bảo trẻ được uống vắc xin ngừa vi rút Rota đúng thời điểm và đủ liều là cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều trường hợp khi Ba, mẹ nhớ ra thì bé đã trên lứa tuổi được chỉ định, bởi vậy, em bé đã lỡ điều kiện để hưởng lợi từ vắc xin. Cha mẹ nên chú ý và không bỏ lỡ \"thời điểm vàng\" này để bảo vệ con mình từ sự tấn công của vi rút Rota.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ: Lựa chọn nào tốt hơn? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_my_lua_chon_nao_tot_hon_2_3db8e7ed6a.png)\n\n*Nên cho trẻ uống Rota đúng liều, đúng thời điểm*\n\nNên uống Rota của Bỉ hay Mỹ?\n----------------------------\n\nNgày nay, trên thị trường có hai loại vắc xin ngừa vi rút Rota được sử dụng phổ biến: [Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) (sản xuất tại Bỉ) và [Rotateq](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) (sản xuất tại Mỹ). Cả hai đều đến từ các hãng dược phẩm danh tiếng và đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh viêm dạ dày - ruột do vi rút Rota. Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh, vậy hãy cùng tìm hiểu về đặc tính của từng loại vắc xin Rota.\n\n### Vắc xin Rotarix (Bỉ)\n\nVắc xin Rotarix, tinh hoa của nền y học Bỉ, là một biểu tượng vững chắc trong cuộc chiến chống lại vi rút Rota, được thiết kế để bảo vệ trẻ sơ sinh từ 6 tuần tuổi, và hoàn thành lịch chủng ngừa tối đa là trước 24 tuần tuổi. Rotarix vượt qua mọi thách thức với chỉ một tuýp huyết thanh G1P. Sự độc đáo này không chỉ giúp cơ thể bé tạo miễn dịch đặc hiệu với tuýp huyết thanh G1, mà miễn dịch được sinh ra đó cũng có tác dụng chéo với các tuýp huyết thanh khác không phải G1 còn lại.\n\n**Phương thức uống**\n\nRotarix là vắc xin dạng uống, kết hợp với khả năng bám dính tốt. Nên nếu bé trong trường hợp chẳng may nôn, ói sau liều uống bé sẽ không cần uống lại liều đó.\n\n**Lưu ý khi sử dụng**\n\nNếu bé đang bị sốt, hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, việc tạm hoãn uống vắc xin nên được xem xét.\n\nKhông dùng nếu bé có: Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin, Tiền sử lồng ruột, Dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá và rối loạn miễn dịch nghiêm trọng (SCID -**S**evere **C**ombined **I**mmuno **D**eficiency).\n\n**Tác dụng phụ**\n\nBé có thể gặp những hiện tượng như giảm sự thèm ăn, nôn và tiêu chảy nhẹ.\n\n**Lịch uống**\n\nVắc xin Rotarix khuyến nghị 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần. Liều đầu tiên có thể sử dùng từ 6 tuần tuổi và hoàn thành lịch uống tối đa là 24 tuần tuổi.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ: Lựa chọn nào tốt hơn? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_my_lua_chon_nao_tot_hon_3_5386520951.jpg)\n\n*Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh*\n\n### Vắc xin Rotateq (Mỹ)\n\nRotateq là sản phẩm của nền y học nước Mỹ, là vũ khí đáng kể trong cuộc chiến chống lại vi rút Rota. Được thiết kế cho trẻ từ 7,5 tuần tuổi trở lên, Rotateq không chỉ \"đánh bại\" các tuýp G1, G2, G3, G4 mà còn những tuýp có chứa thành phần P1A.\n\n**Phương thức uống**\n\nRotateq cũng là vắc xin đường uống và không được tiêm. Nếu bé nôn, ói sau khi uống, không cần phải uống lại liều đó do đặc tính bám dính tốt vào niêm mạc đường ống tiêu hoá của vắc xin.\n\n**Lưu ý khi sử dụng**\n\nTrước khi quyết định uống, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là với trẻ có vấn đề dạ dày - ruột.\n\n**Tác dụng phụ**\n\nBé có thể gặp những hiện tượng như nôn, bú kém, hoặc rối loạn tiêu hóa.\n\nKhông sử dụng cho trẻ có: Tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin, và rối loạn miễn dịch nghiêm trọng (SCID -**S**evere **C**ombined **I**mmuno **D**eficiency). \n\n**Lịch uống**\n\nRotateq khuyến nghị theo lịch uống 3 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất 01 tháng. Liều đầu tiên uống ở độ tuổi từ 7,5 đến 12 tuần tuổi, và nên hoàn thành lịch uống trước 32 tuần.\n\nKết luận: Cả hai vắc xin Rotarix và Rotateq đều là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả. Quyết định nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ dựa sự thảo luận giữa cha mẹ bé với bác sĩ trong quá trình tư vấn, khám sàng lọc và chỉ định vắc xin. Đó là sự lựa chọn chắc chắn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe dành cho bé trong cuộc chiến chống lại vi rút Rota.\n\nNên cho trẻ uống vắc xin Rota ở đâu?\n------------------------------------\n\nTại tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc hiện nay ngoài 2 loại vắc xin Rota uống cho trẻ là Rotarix (Bỉ), và Rotateq (Mỹ), còn có thêm sản phẩm ngừa vi rút Rota đến từ Việt nam là Rotavin-M1. Vắc xin Rotavin - M1 cũng có dạng bào chế tương đương như vắc xin Rotarix (Bỉ). \n\nCác vắc xin ngừa vi rút Rota tại Long châu được nhập khẩu lưu trữ, bảo quản và vận chuyển đạt chuẩn GSP - Có nghĩa đạt các tiêu chí theo các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, đảm bảo không những chỉ hiệu quả mà còn đáng tin cậy về chất lượng. Tại mỗi Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, đội ngũ y bác sĩ điều dưỡng, và tư vấn viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn mọi thắc mắc của bạn về vắc xin ngừa vi rút Rota, mang lại sự an tâm và tin cậy đồng thời cung cấp lịch trình tiêm chủng linh hoạt, phù hợp với lịch trình của gia đình bạn.\n\n![Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ: Lựa chọn nào tốt hơn? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_uong_rota_cua_bi_hay_my_lua_chon_nao_tot_hon_4_bde3a8045c.jpg)\n\n*Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nHy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “[Nên uống Rota của Bỉ hay Mỹ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-uong-rota-cua-bi-hay-my-lua-chon-nao-tot-hon.html)?” cho bé yêu nhà mình. Dù bạn chọn loại vắc xin nào, mục tiêu cuối cùng là tạo ra một lớp \"bức tường vững vàng\" bảo vệ sức khỏe của con yêu, giúp bé tự tin khám phá thế giới xung quanh mình mà không lo sợ những mối đe dọa từ vi rút Rota.\n\n", "date": "24/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi?", "abstract": "Vắc xin bại liệt là một trong những vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam. Tiêm đủ liều vắc xin bại liệt giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt và giảm nguy cơ lây lan bệnh bại liệt trong cộng đồng. Vậy vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi, nên tiêm loại vắc xin nào?\n", "md_content": "Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm có khả năng gây dịch. Một triệu chứng phổ biến của bệnh bại liệt là hội chứng liệt mềm cấp. Bệnh bại liệt có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin bại liệt bằng đường uống hoặc tiêm.\n\nBệnh bại liệt là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh do virus bại liệt gây ra. Bệnh bại liệt lây lan nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Bệnh bại liệt cũng có thể phát triển thành bệnh dịch.\n\n![giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_bai_liet_tiem_may_mui_1_43cfbf0ecb.jpg)\n\n*Bệnh bại liệt là bệnh do virus bại liệt gây ra*\n\nKhi bị nhiễm vi rút bại liệt, bệnh nhân có thể tự đào thải vi rút này khoảng 10 ngày trước và 14 ngày sau khi chính thức phát bệnh. Vì vậy, người mang virus cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh bại liệt trong cộng đồng.\n\nVắc xin bại liệt tiêm mấy mũi?\n------------------------------\n\n### Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1\n\nVắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 được sản xuất bởi GlaxoSmithKline, công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, vắc xin kết hợp 6 thành phần khác nhau giúp phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do H.Influenzae tuýp B gây ra. [Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) thích hợp cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, chia làm 4 mũi, 3 mũi tiêm đầu cách nhau 1 tháng, khoảng cách giữa mũi thứ 4 và mũi thứ 3 ít nhất là 6 tháng, thường là 12 tháng.\n\n### Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim\n\n[Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) là sản phẩm được sản xuất và phát triển bởi hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp. Đây là loại vắc xin kết hợp 6 trong 1 bao gồm 6 thành phần khác nhau, có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh do H.Influenzae tuýp B gây ra như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mưng mủ. Hexaxim là thuốc tiêm dành cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, chia làm 4 mũi tiêm, mũi 2 cách 1 tháng sau mũi 1, mũi 3 cách 1 tháng sau mũi 2, mũi 4 cách mũi thứ 3 là 12 tháng, cách tối thiểu 6 tháng.\n\n### Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim\n\n[Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, công ty dược phẩm và sinh học hàng đầu của Pháp. Pentaxim là vắc xin kết hợp 5 thành phần khác nhau để bảo vệ chống lại 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em là ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, các bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B gây ra. Pentaxim thích hợp cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, chia làm 4 mũi tiêm, 3 mũi tiêm đầu tiên cách nhau 1 đến 2 tháng, khoảng cách giữa mũi tiêm thứ 4 và mũi thứ 3 ít nhất là 6 tháng, thường là 12 tháng.\n\n![giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_bai_liet_tiem_may_mui_2_51279978c1.jpg)\n\n*Pentaxim là vắc xin kết hợp 5 thành phần khác nhau để chống lại 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em*\n\n### Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim\n\n[Vắc xin Tetraxim 4 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) là vắc xin phối hợp 4 trong 1 do Sanofi Pasteur tại Pháp sản xuất có chứa các thành phần giúp phòng ngừa 4 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, bao gồm ho gà, bạch hầu, viêm họng, uốn ván và bại liệt tủy sống. Tetraxim sẽ có những chỉ định tiêm chủng nhất định dựa trên khuyến nghị chính thức ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, Tetraxim được kê cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi chia thành 5 mũi tiêm, trong đó 3 mũi tiêm đầu cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 cách mũi thứ 3 1 năm và mũi thứ 5 cách mũi thứ 4 sau 3 năm, khi trẻ 4 đến 6 tuổi.\n\n### Vắc xin bại liệt OPV\n\nOPV là vắc xin sống giảm độc lực dùng đường uống, chứa vi rút bại liệt sống giảm độc lực. Vắc xin này kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể đối với vi rút bại liệt, ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút và kéo dài khả năng miễn dịch. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, OPV được sử dụng để phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi, được tiêm 3 liều lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. OPV được dùng bằng đường uống giúp trẻ sản sinh kháng thể phòng bệnh bại liệt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ.\n\n### Vắc xin bại liệt IPV\n\nIPV là vắc xin bại liệt bất hoạt được tiêm liên tục có chứa vi rút bại liệt bất hoạt và giúp kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể đối với vi rút bại liệt và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng IPV trong các chương trình tiêm chủng nhằm ngăn ngừa và loại trừ bệnh bại liệt, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao. IPV có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác tùy theo khuyến cáo của mỗi nước. Hiện nay, lịch uống và tiêm vắc xin bại liệt của chương trình TCMR là uống 3 liều vắc xin bại liệt đường uống OPV, khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt IPV.\n\n![giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vac_xin_bai_liet_tiem_may_mui_3_1a74b4468a.jpg)\n\n*IPV được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng nhằm ngăn ngừa và loại trừ bệnh bại liệt*\n\nMột số tác dụng phụ của vắc xin bại liệt\n----------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ, bao gồm:\n\n* Sốt: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và thường gặp sau khi tiêm chủng ở trẻ. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch, cơ thể có thể phản ứng bằng sốt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này vì nó sẽ giảm dần và biến mất trong vòng vài ngày sau khi tiêm phòng.\n* Đau tay hoặc chân: Đây là một trong những phản ứng thường gặp khi tiêm vắc xin bại liệt. Thông thường, phản ứng này không cần điều trị cụ thể và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.\n* Sưng hoặc đỏ da cũng là phản ứng thường gặp sau khi chủng ngừa bệnh bại liệt. Phản ứng này thường xảy ra tại nơi tiêm chủng và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.\n* Các triệu chứng khác như khó chịu, chán ăn và sưng tấy ở chỗ tiêm cũng có thể xảy ra sau khi tiêm hay uống vắc xin bại liệt.\n\nTuy nhiên, ngoài những tác dụng phụ thường gặp này, cha mẹ cần cẩn thận với những tác dụng phụ đặc biệt nguy hiểm sau:\n\n* Trẻ sốt cao dai dẳng trên 38,5°C, không thể hạ nhiệt.\n* Trẻ sẽ có các triệu chứng như khóc thường xuyên và mệt mỏi.\n* Trẻ bị phát ban, khó thở, thở nhanh.\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc [vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vac-xin-bai-liet-tiem-may-mui.html) Số lượng mũi tiêm bại liệt tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Tuy nhiên, dù tiêm vắc xin nào thì cũng cần lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín để đảm bảo vắc xin có chất lượng cao, quy trình tiêm chủng an toàn, đạt tiêu chuẩn hiệu quả do Bộ Y tế quy định và hiệu quả.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "bại liệt"]}, {"title": "Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm. Việc nắm rõ lịch tiêm chủng giúp đảm bảo rằng trẻ được tiêm đúng thời điểm và đủ liều để có khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Vậy trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?", "md_content": "Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ giúp trẻ phòng ngừa những căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm. Nắm rõ thông tin về tiêm vắc xin 5 trong 1 giúp vắc xin phát huy hiệu quả và đảm bảo tiêm đủ số mũi tiêm cần thiết.\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1\n--------------------------\n\nHiện nay, có hai loại [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) cho trẻ:\n\n* Vắc xin 5 trong 1 Combe Five: Được sản xuất bởi Công ty Biological E - Ấn Độ, là vắc xin 5 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vắc xin này bao gồm bạch hầu, Haemophilus influenzae týp B, viêm gan B, ho gà và [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-uon-van-cho-nguoi-khoe-manh.html). Được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam kể từ tháng 12/2018.\n* Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Là vắc xin 5 trong 1 chống bạch hầu, cúm, ho gà, uốn ván và bại liệt. Hỗ trợ phát triển khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Thường được sử dụng trong chương trình tiêm dịch vụ. Khác biệt chủ yếu là Combe Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào, có thể gây phản ứng sau tiêm nặng hơn so với Pentaxim chứa thành phần ho gà vô bào.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_1_9a862aa210.jpeg)\n\n*Hiện nay có 2 loại vắc xin 5 trong 1*\n\nTrẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?\n-------------------------------\n\nBa mẹ cần tìm hiểu chi tiết về \"trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?\", theo lịch tiêm chủng, trẻ cần tiêm 03 mũi cơ bản. Mỗi mũi tiêm được thực hiện cách nhau ít nhất 28 ngày. Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 được xác định như sau:\n\n* Mũi đầu tiên sẽ được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.\n* Mũi thứ hai sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.\n* Mũi thứ ba sẽ được tiêm khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.\n* Mũi tiêm nhắc lại sẽ diễn ra khi trẻ đạt 18 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ ba.\n\nĐiều này giúp đảm bảo trẻ nhận đủ lượng vắc xin cần thiết để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_2_3afe09d16f.jpeg)\n\n*Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?*\n\nTiêm đủ mũi vắc xin 5 trong 1 có quan trọng không?\n--------------------------------------------------\n\nViệc phụ huynh quên mũi tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả phòng ngừa bệnh cho trẻ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, để đảm bảo hiệu quả tối đa, trẻ nên hoàn thành 3 mũi tiêm vắc xin 5 trong 1 trước khi đạt 1 tuổi, với khoảng cách giữa các mũi là ít nhất 28 ngày. Mũi tiêm nhắc lại cần được thực hiện khi trẻ đạt 16-18 tháng tuổi, và lịch tiêm chủng phải hoàn thành trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi.\n\nQuan trọng nhất, việc tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 đúng thời gian giúp cơ thể trẻ duy trì đủ lượng kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch và bền vững trước nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Điều này làm cho quá trình tái sản xuất [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) mới trở nên quan trọng, đảm bảo cơ thể trẻ luôn sẵn sàng chống lại nguy cơ bệnh tật.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_3_6db4dbafc2.webp)\n\n*Tiêm đủ mũi vắc xin 5 trong 1 có quan trọng không?*\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ\n----------------------------------------\n\nViệc lựa chọn loại vắc xin 5 trong 1 có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và sự ưu tiên của gia đình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được tiêm đúng lịch trong độ tuổi quy định. Trường hợp trẻ có một số tình trạng nhẹ như [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), hoặc đang mọc răng, vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa như thông thường.\n\nĐể chăm sóc trẻ tốt hơn trong quá trình tiêm chủng, bố mẹ cần tuân thủ một số hướng dẫn. Điều này bao gồm việc đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ trước và sau khi tiêm, thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ, và theo dõi tình trạng của bé sau khi tiêm. Nếu trẻ có [sốt sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-tre-hay-sot-sau-tiem-tre-tiem-phong-khong-bi-sot-co-tot-khong.html), bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.\n\nTrường hợp phải hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ\n---------------------------------------------------\n\nViệc tiêm đúng đủ vắc xin 5 trong 1 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả phòng ngừa bệnh cho trẻ nhỏ, đồng thời đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ toàn diện trước các bệnh có nguy cơ cao mắc phải.\n\nTuy nhiên, trong một số tình huống sau đây, cha mẹ cần xem xét việc hoãn tiêm phòng cho trẻ:\n\n* Trẻ có dấu hiệu kích ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng với vắc xin trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.\n* Trẻ có sốt cao hoặc thấp hơn nhiệt độ bình thường.\n* Trẻ đang trong tình trạng suy giảm hệ miễn dịch nặng.\n* Trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính đang tiến triển.\n* Các dấu hiệu bất thường ở nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi của trẻ.\n* Tri giác của trẻ có các dấu hiệu bất thường như li bì hoặc mất nhận thức.\n\nViệc đưa ra quyết định hoãn tiêm phòng cần sự thảo luận và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.\n\n![Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_can_tiem_may_mui_5_trong_1_4_6fb51fdd4a.jpeg)\n\n*Trường hợp phải hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ*\n\nVắc xin 5 trong 1 giúp bé nâng cao hệ miễn dịch và tạo ra kháng thể chống lại nhiều loại bệnh. Việc hiểu rõ “[Trẻ cần tiêm mấy mũi 5 trong 1?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-can-tiem-may-mui-5-trong-1.html)”, đặc tính của từng loại vắc xin giúp bố mẹ có kế hoạch hợp lý để đưa bé đi tiêm, đảm bảo rằng bé nhận đủ mũi tiêm cần thiết để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?", "abstract": "Các chuyên gia cho rằng, tiêm chủng đúng lịch sẽ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch để phòng bệnh tối ưu. Tuy nhiên, nhiều trẻ bỏ lỡ lịch tiêm chủng vì nhiều lý do khác nhau. Vậy bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?", "md_content": "Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không có lẽ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Trên thực tế, khi gia đình chậm trễ tiêm phòng cho trẻ, đồng nghĩa với việc trẻ chưa có miễn dịch đầy đủ với bệnh tật và rất dễ bị lây nhiễm. Vì tiêm chủng không đầy đủ sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh mà vắc xin giúp phòng ngừa.\n\nVai trò của vắc xin đối với sức khỏe trẻ em\n-------------------------------------------\n\nTrẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi có sức đề kháng rất yếu, đặc biệt trẻ có sức khỏe yếu do bệnh tật, biếng ăn, [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-dinh-duong-la-gi-41678.html), là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm và dễ bị biến chứng nặng. Đồng thời, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều biến chứng virus, vi khuẩn mới đe dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em.\n\n![Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_tiem_phong_khong_dung_thang_co_sao_khong_1_7a82a7403e.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi có sức đề kháng rất yếu*\n\nSự xuất hiện và sử dụng rộng rãi vắc xin đã mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sức khỏe cộng đồng nói chung, giúp trẻ sản sinh ra kháng thể có tác dụng chống lại mầm bệnh. Một khi đã có kháng thể, nếu không may bị nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, quá trình lành bệnh sẽ nhanh hơn và nguy cơ biến chứng sẽ thấp.\n\nĐể đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất các bệnh truyền nhiễm, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên chú ý đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tiêm đủ các loại vắc xin được khuyến cáo. Kế hoạch tiêm chủng do WHO đề xuất dựa trên nhiều nghiên cứu, xem xét độ tuổi tiêm chủng thích hợp nhất để đảm bảo đáp ứng miễn dịch tối ưu, lâu dài, ít gây biến chứng và nguy cơ tử vong thấp nhất.\n\nTại sao cha mẹ nên cho con tiêm chủng theo chỉ định của bác sĩ?\n---------------------------------------------------------------\n\nTiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất. Sự ra đời của vắc xin đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ, bảo vệ hơn 2,5 triệu trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm mỗi năm theo Tổ chức Y tế Thế giới.\n\nĐể hệ miễn dịch có đủ thời gian sản sinh đủ kháng thể bảo vệ bé, các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên tiêm đủ liều vắc xin đúng thời hạn trước khi dịch đạt đỉnh điểm. [Lịch tiêm chủng cho trẻ em](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-bac-cha-me-nen-tham-khao-lich-tiem-chung-cho-tre-em-tu-0-12-tuoi.html) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm lâu dài nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả phòng bệnh tối đa.\n\nTiêm chủng cơ bản theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch tự nhiên nhất có thể. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại để tái tạo hàng rào vững chắc chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.\n\n![Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_tiem_phong_khong_dung_thang_co_sao_khong_2_d3bad4db66.jpg)\n\n*Tiêm chủng theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch tự nhiên nhất có thể*\n\nNguyên nhân bé tiêm phòng không đúng tháng\n------------------------------------------\n\nTrên thực tế, không phải trẻ nào cũng được tiêm phòng đúng lịch. Một số trường hợp phải hoãn tiêm chủng do tình trạng sức khỏe của trẻ không ổn định, bao gồm:\n\n* [Trẻ sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-sinh-non-khi-nao-di-tiem-phong-58227.html) và nhẹ cân dưới 2kg.\n* Trẻ bị nhiễm trùng cấp tính, có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng…\n* Bé mắc bệnh mãn tính nhưng đang ở giai đoạn tiến triển.\n* Cha mẹ bận rộn đi làm mà quên mất lịch tiêm chủng của con. Ngoài ra, có thể trẻ không được tiêm chủng đúng lịch do thiếu thông tin về các loại vắc xin mà trẻ cần.\n\nMột nguyên nhân khác khiến trẻ không được tiêm chủng đúng lịch là do thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phổ biến nhất là thiếu [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html) dẫn đến nhu cầu tiêm chủng cho trẻ không đủ. Cha mẹ có thể đợi vài ngày để đặt lịch tiêm chủng cho con, hoặc cân nhắc lựa chọn tiêm chủng cho con tại các bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng đủ tiêu chuẩn, uy tín.\n\nBé tiêm phòng không đúng tháng có sao không?\n--------------------------------------------\n\nSau nhiều thập kỷ nghiên cứu, lịch tiêm chủng đã được tính toán để giúp trẻ đạt được phản ứng miễn dịch tốt nhất và mức độ bảo vệ tối ưu. Vì vậy, trẻ cần được tiêm chủng theo lịch khuyến cáo để phòng bệnh hiệu quả nhất.\n\nMũi tiêm đầu tiên của hầu hết các loại vắc xin sẽ làm giảm dần lượng kháng thể theo thời gian, đôi khi xuống dưới ngưỡng bảo vệ trẻ. Vì vậy, liều tiêm nhắc lại của vắc xin đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được khả năng miễn dịch và giúp sản xuất đủ kháng thể để bảo vệ em bé.\n\nViệc bỏ lỡ lịch tiêm chủng cho trẻ có thể khiến kháng thể bị suy yếu, không có khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh, khiến trẻ có nguy cơ nguy hiểm mắc [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html), đặc biệt là trong mùa cao điểm.\n\n![Bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_tiem_phong_khong_dung_thang_co_sao_khong_3_fdf530cc32.jpeg)\n\n*Việc bỏ lỡ lịch tiêm chủng cho trẻ có thể khiến kháng thể bị suy yếu*\n\nĐể đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng do bác sĩ chỉ định. Nếu con bạn bị sốt trước khi tiêm chủng, hãy thông báo cho bác sĩ để xếp lịch tiêm chủng càng sớm càng tốt. Nếu trung tâm tiêm chủng hết vắc xin, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng khác để trẻ được tiêm chủng đúng lịch.\n\nNên làm gì nếu bé tiêm phòng không đúng tháng?\n----------------------------------------------\n\nCha mẹ theo dõi chặt chẽ lịch tiêm chủng để tránh gián đoạn. Bạn có thể đến cơ sở tiêm chủng hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về lịch tiêm chủng của mình. Nếu phát sinh vấn đề làm gián đoạn quá trình tiêm chủng của con, phụ huynh nên liên hệ với cơ sở tiêm chủng để có giải pháp hợp lý.\n\nHy vọng những thông tin trên đã giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc [bé tiêm phòng không đúng tháng có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/be-tiem-phong-khong-dung-thang-co-sao-khong.html). Tiêm cơ bản theo lịch trình cố định đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sức đề kháng. Theo các chuyên gia, kế hoạch tiêm chủng được xây dựng dựa trên các thí nghiệm khoa học. Thời điểm hẹn tiêm nhắc lại được gọi là mốc sớm nhất trong việc xây dựng sức đề kháng.\n\n", "date": "26/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em"]}, {"title": "Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim", "abstract": "Vắc xin Pentaxim và Hexaxim đều là những loại vắc xin hiệu quả giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng làm sao để phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim? Loại nào thì tốt hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc chi tiết và cụ thể nhất.", "md_content": "Nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ khi tìm hiểu về những loại vắc xin cần tiêm cho con vẫn thường lúng túng phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về công dụng, thành phần của từng loại vắc xin để có thể dễ dàng chọn loại vắc xin phù hợp cho con em mình.\n\nVắc xin Pentaxim là gì?\n-----------------------\n\nĐể phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim, trước tiên các phụ huynh cần hiểu rõ về đặc điểm công dụng của 2 loại vắc xin này.\n\nVắc xin Pentaxim hay còn gọi là [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) của Pháp, được sản xuất tại tập đoàn y dược hàng đầu thế giới là Sanofi Pasteur, Pháp. Đây là loại vắc xin có thành phần kết hợp để phòng chống lại 5 bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ nhỏ bao gồm: Ho gà, bạch hầu, viêm phổi, uốn ván và viêm màng não mủ do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B gây ra.\n\n![Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_vac_xin_pentaxim_va_hexaxim_1_19cfa0276c.jpg)\n\n*Vắc xin Pentaxim của Pháp sản xuất*\n\nKhi tiêm vắc xin Pentaxim, nó chứa một hoặc nhiều loại antigen (thành phần kích thích miễn dịch) từ vi khuẩn hoặc virus mà vắc xin đó được thiết kế để bảo vệ. Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể, là những protein có khả năng nhận diện và tấn công chính xác loại vi khuẩn hoặc virus đó.\n\nVắc xin Pentaxim phòng ngừa các bệnh đã kể trên nhưng ngoại trừ bệnh viêm gan B. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, trẻ nên được tiêm thêm vắc xin phòng viêm gan B.\n\nVắc xin Pentaxim là loại vắc xin được nhiều bố mẹ cân nhắc khi tiêm phòng cho con, tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số chỉ định với loại vắc xin này, dưới đây là một số trường hợp mà trẻ không được tiêm vắc xin Pentaxim:\n\n* Mẫn cảm với một thành phần trong vắc xin.\n* Trẻ có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.\n* Trẻ bị mắc các [bệnh cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-cap-tinh-la-gi-su-khac-nhau-giua-benh-cap-tinh-va-benh-man-tinh-62496.html), đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.\n* Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2 kg.\n\nVắc xin Hexaxim là gì?\n----------------------\n\n[Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) là vắc xin 6 trong 1 được sản xuất tại Pháp. Đây là loại vắc xin tích hợp phòng chống 6 bệnh lây nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Giống như vắc xin Pentaxim, vắc xin Hexaxim của Pháp có khả năng phòng chống bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm phổi, bệnh viêm màng não mủ và thêm một bệnh lý là viêm gan siêu vi B.\n\n![Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_vac_xin_pentaxim_va_hexaxim_2_66691d6a67.jpg)\n\n*Vắc xin Hexaxim 6 trong 1*\n\nCó một số trường hợp trẻ không nên được tiêm vắc xin Hexaxim:\n\n* Trẻ mẫn cảm với thành phần của vắc xin Hexaxim.\n* Trẻ có bệnh lý não không rõ nguyên nhân.\n* Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não.\n* Trẻ bị sốt trên 37 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C.\n\nPhân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim\n-------------------------------------\n\nDưới đây là bảng thông tin trực quan để phụ huynh dễ dàng phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim:\n\n\n\n| | Vắc xin Pentaxim | Vắc xin Hexaxim |\n| --- | --- | --- |\n| Phòng bệnh | Phòng được 5 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-viem-gan-b-cap-tinh.html) và viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra | Phòng được 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra |\n| Nơi sản xuất | Pháp | Pháp |\n| Nơi tiêm | Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập | Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập |\n| Phác đồ tiêm | * 3 mũi được tiêm vào các tháng thứ 2, 3, 4 hoặc có thể vào các tháng 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6. * Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm là 1 tháng. * Tiêm nhắc lại tốt nhất là vào tháng thứ 18 - 24. | * 3 mũi tiêm vào các tháng thứ 2, 3, 4 hoặc 3, 4, 5 hoặc 2, 4, 6. * Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. * Tiêm nhắc lại cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng |\n| Đường tiêm | Tiêm bắp | Tiêm bắp |\n| Chống chỉ định | * Trẻ mẫn cảm với thành phần của vắc xin Hexaxim. * Trẻ có bệnh lý não không rõ nguyên nhân. * Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não. * Trẻ bị sốt trên 37 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C. * Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày. | |\n\nNhững tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin cho trẻ\n---------------------------------------------------------\n\nCác [phản ứng sau khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) là một phần của quá trình tự nhiên của cơ thể phản ứng với thành phần của vắc xin để phát triển sự miễn dịch. Dưới đây là một số phản ứng thường gặp và triệu chứng liên quan:\n\n* Quầng đỏ, nốt cứng tại nơi tiêm: Đây là một phản ứng phổ biến và thường xuyên tự giảm đi mà không cần điều trị. Nó có thể xuất hiện trong vòng 48 - 72 giờ sau khi tiêm.\n* Sưng - phù ≥ 5cm tại nơi tiêm: Sự sưng và phù có thể xuất hiện và lan rộng toàn bộ chi nơi tiêm trong vòng 24 - 72 giờ sau tiêm. Thường tự giảm đi trong 3 - 5 ngày. Có khả năng gặp nhiều hơn ở những trẻ đã tiêm các mũi vắc xin thứ 3 hoặc thứ 4.\n* Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể phát sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin. Sốt có thể đạt mức cao nhất là ≥ 40 độ C.\n* Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn: Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin.\n* Buồn ngủ, co giật, giảm trương lực, giảm đáp ứng: Một số trẻ có thể trải qua các biểu hiện này, nhưng thường là tạm thời.\n* Kích thích, dễ kích động, mất ngủ, xáo trộn giấc ngủ, quấy khóc: Các biểu hiện tăng cường hoạt động thần kinh có thể xuất hiện như một phản ứng tiêu cực.\n* Biểu hiện dị ứng: Những biểu hiện dị ứng như ngứa mẩn đỏ, phát ban, mày đay có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, cần thảo luận với bác sĩ.\n* Sốc phản vệ (rất ít gặp): Mặc dù rất hiếm, nhưng cần chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin.\n\n![Phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_vac_xin_pentaxim_va_hexaxim_3_57344a0085.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị phát ban sau khi tiêm*\n\nHy vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh [phân biệt vắc xin Pentaxim và Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-vac-xin-pentaxim-va-hexaxim.html) để có thể chọn loại vắc xin phù hợp cho con mình. Việc tiêm vắc xin cần được thực hiện sớm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp", "abstract": "Phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 thường là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh, nhưng cần lưu ý rằng phản ứng này thường là tạm thời và hiếm khi gây nên vấn đề nghiêm trọng. Phụ huynh cần tìm hiểu kĩ về phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 để có cách xử trí đúng đắn.", "md_content": "Tiêm vacxin 5 trong 1 giúp bảo vệ trẻ em khỏi 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván và bệnh do vi khuẩn HIB. Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 qua bài viết dưới đây.\n\nThông tin về tiêm vacxin 5 trong 1\n----------------------------------\n\nTrên thị trường, có hai lựa chọn cho vacxin 5 trong 1, đó là Pentaxim (Pháp) và ComBE Five (Ấn Độ). vacxin ComBE Five, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và miễn phí, là nguồn an toàn và hiệu quả để phòng ngừa 5 loại bệnh, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, ho gà, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Được lựa chọn để thay thế Quinvaxem từ tháng 6/2018 vì ít phản ứng sau tiêm hơn Quinvaxem.\n\nVacxin 5 trong 1 Pentaxim là giúp phòng ngừa năm loại bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Được tiêm tại các cơ sở dịch vụ tiêm phòng, Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào nên hạn chế được nhiều tác dụng phụ sau tiêm. Tuy nhiên, trẻ sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 vẫn có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau khi tiêm.\n\n![cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_1_72e57e9cde.jpg)\n\n*Thông tin về tiêm vacxin 5 trong 1*\n\nCác phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp\n-------------------------------------------------\n\nPhản ứng sau khi [tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-5-trong-1-tre-bi-sot-phai-lam-sao-1.html) có thể xuất hiện những dạng biểu hiện khác nhau, và đây là một số phản ứng mà trẻ có thể trải qua sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 ComBE Five hoặc Pentaxim:\n\n### Phản ứng sau khi tiêm vacxin ComBE Five\n\n* Trẻ bị sốt nhẹ, đôi khi sốt cao trên 38 độ C.\n* Sưng, nóng đỏ tại vết tiêm.\n* Đau tại khu vực tiêm.\n* Trẻ có thể quấy khóc dai dẳng và cảm thấy khó chịu.\n* Buồn ngủ, có thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ và ăn uống.\n\n### Phản ứng sau khi tiêm vacxin Pentaxim\n\n* Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao trên 38 độ C.\n* Nổi mề đay, có thể phát ban ngoài da.\n* Vùng da quanh vết tiêm có thể trở nên đỏ, sưng hoặc nổi sần cứng.\n\nCác phản ứng này thường chỉ là tạm thời và tự giảm đi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ lo lắng nào, cha mẹ nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.\n\n![Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_2_81839b5838.webp)\n\n*Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp*\n\nPhản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 có nguy hiểm không?\n------------------------------------------------------\n\nSốt cao và trẻ quấy khóc là phản ứng thông thường sau khi tiêm vacxin 5 trong 1, và chúng thường sẽ giảm bớt sau vài ngày. Việc theo dõi và chăm sóc trẻ trong thời gian này là rất quan trọng.\n\nMột số tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ thực sự rất hiếm, và những biểu hiện như [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tut-huyet-ap-nen-lam-gi-xu-ly-tut-huyet-ap-cap-toc-58194.html), khó thở, và lạnh tay chân là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên, đa số trường hợp phản ứng tức thì đều được theo dõi và điều trị ngay lập tức tại các cơ sở y tế.\n\nQuan trọng nhất là cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ về bất kỳ lo lắng hoặc câu hỏi nào liên quan đến vacxin và phản ứng của trẻ. Việc hiểu rõ về các thông tin này sẽ giúp giảm bớt lo ngại và phản ứng nguy hiểm cho trẻ.\n\n![Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_3_20a52e5ba4.jpeg)\n\n*Phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 có nguy hiểm không?*\n\nNhững lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin 5 trong 1\n------------------------------------------------\n\nLợi ích của việc tiêm vacxin 5 trong 1 là không thể phủ nhận, tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần lưu ý để giảm thiểu phản ứng sau tiêm có thể xảy ra:\n\n### Trước khi tiêm phòng\n\nThông báo chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ, bao gồm cả loại thuốc đang sử dụng, tình trạng [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html), sốt, hoặc bất kỳ phản ứng nào với vacxin từ trước.\n\n### Chăm sóc sau khi tiêm\n\nSau khi tiêm, giữ trẻ lại ở nơi tiêm trong ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng. Tiếp tục quan sát tại nhà trong ít nhất 24 giờ. Theo dõi nhiệt độ, dấu hiệu tại chỗ tiêm, ăn ngủ, nhịp thở, và các dấu hiệu khác của sức khỏe.\n\n* Trẻ bị sốt: Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và đối phó với sốt nhẹ bằng cách mặc thoáng, uống nước và chườm mát. Cho trẻ thuốc hạ sốt nếu cần thiết và đưa đến bác sĩ nếu sốt không giảm.\n* Trẻ bị sưng đau chỗ tiêm: Chườm mát hoặc sử dụng thuốc giảm đau để giảm sưng đau. Dỗ dành và chơi trò chơi để giúp trẻ quên đi cảm giác đau. Tránh bôi, thoa, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng.\n* Trẻ bị dị ứng: Dị ứng như phát ban, [nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html) có thể tự khỏi sau vài ngày. Sử dụng thuốc chống dị ứng nếu tình trạng kéo dài hoặc thăm bác sĩ.\n* Trẻ gặp các phản ứng khác: Với những phản ứng hiếm gặp như sốt co giật, khó thở, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có sự chăm sóc chính xác.\n\n![Các phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1 thường gặp-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_thuong_gap_4_20441d16e3.webp)\n\n*Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 5 trong 1*\n\nTóm lại, [phản ứng sau tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-vacxin-5-trong-1-thuong-gap.html) thường gặp là sốt, sưng đau, và đỏ, cũng như sự quấy khóc của trẻ. Điều quan trọng là đảm bảo sức khỏe trẻ trước khi tiêm và theo dõi chặt chẽ biểu hiện sau tiêm. Bố mẹ cần giữ tinh thần bình tĩnh, không căng thẳng nhưng cũng không chủ quan. Việc theo dõi kỹ lưỡng và phát hiện nguy cơ sớm, đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, sẽ giúp bảo vệ trẻ một cách an toàn.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "vaccine 5in1", "Vacxin"]}, {"title": "Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ", "abstract": "Vắc xin Combe Five là vắc xin phối hợp phòng chống 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm gan B do Ấn Độ sản xuất, được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm 2018. Được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu, vắc xin này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.", "md_content": "Vắc xin Combe Five là một loại vắc xin rất hiệu quả được sản xuất bởi Ấn Độ có thể ngăn nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong do 5 căn bệnh truyền nhiễm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Haemophilus influenzae loại b (Hib). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về loại vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ Combe Five.\n\nVắc xin Combe Five là gì?\n-------------------------\n\nVắc xin ComBE Five, do Công ty Biological E ở Ấn Độ sản xuất, là một giải pháp phòng ngừa đa bệnh, bao gồm bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, viêm gan B, và các biến chứng của vi khuẩn Hib. \n\nCấu trúc của ComBE Five tương tự như vắc xin Quinvaxem, bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, giải độc tố vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt (toàn tế bào), kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B và kháng nguyên vỏ vi khuẩn Hib. Vì vậy, vắc xin Combe Five có khả năng phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra.\n\n![Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vacxin 5 trong 1 của Ấn Độ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/combe_five_nhung_thong_tin_can_biet_ve_loai_vacxin_5_trong_1_cua_an_do_1_ac5e7a3236.webp)\n\n*Vắc xin Combe Five* \n\nĐược đánh giá đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 2012, vắc xin Combe Five đã có hơn 400 triệu liều sử dụng trong 43 quốc gia.\n\nPhác đồ tiêm của vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ\n--------------------------------------------\n\nVắc xin Combe Five đặc biệt quan trọng với trẻ em, bởi nó có thể giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ. Combe Five cần được tiêm sớm, tốt nhất là khi trẻ sau 6 tuần tuổi. Với loại vắc xin này, trẻ cần được tiêm đầy đủ 3 mũi trước 1 tuổi, mỗi mũi cách nhau từ 28 - 30 ngày. Dưới đây là phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ Combe Five dành cho trẻ em:\n\n* Mũi 1: Lúc trẻ 2 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Được tiêm một tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: Tiếp theo mũi 2 một tháng.\n* Trẻ cần được tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 12 - 18 tháng.\n\n[Lịch tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-imojev-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) có thể thay đổi linh động tùy vào tình hình hiện tại của lượng vắc xin hoặc sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, quá trình tiêm vắc xin không nên kéo dài quá lâu. Việc tiêm nên diễn ra ngay khi có vắc xin hoặc khi trẻ đã khỏi bệnh để giảm nguy cơ mắc bệnh do không đạt được đủ liều vắc xin.\n\nTrước khi thực hiện tiêm, cần có sự kiểm tra và tư vấn từ cán bộ y tế. Điều này đảm bảo rằng mũi tiêm sẽ mang lại hiệu quả và an toàn cao nhất cho trẻ. Quá trình này cũng giúp định rõ liệu trẻ có điều kiện sức khỏe để nhận vắc xin hay không, và có thể được điều chỉnh dựa trên tình trạng cụ thể của từng trẻ.\n\nKhông tiêm vắc xin cho trẻ khi nào?\n-----------------------------------\n\nKhông nên tiêm vắc xin cho trẻ trong các trường hợp sau:\n\n* Trẻ có tiền sử [sốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm cùng loại vắc xin trước đó, như sốt cao trên 39°C kèm theo co giật, dấu hiệu của vấn đề não/màng não, tím tái, hoặc khó thở.\n* Trẻ đang trong tình trạng suy giảm chức năng của các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,...).\n* Trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng).\n* Các trường hợp khác nếu được hướng dẫn chống chỉ định bởi nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\nTiêm chủng vắc xin Combe Five nên được tạm hoãn trong các trường hợp sau:\n\n* Trẻ bị mắc các [bệnh cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-cap-tinh-la-gi-su-khac-nhau-giua-benh-cap-tinh-va-benh-man-tinh-62496.html), đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.\n* Trẻ bị sốt trên 37,5°C hoặc thân nhiệt hạ dưới 35,5°C.\n* Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2 kg.\n\n![Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vacxin 5 trong 1 của Ấn Độ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/combe_five_nhung_thong_tin_can_biet_ve_loai_vacxin_5_trong_1_cua_an_do_3_f858e96d58.webp)\n\n*Bố mẹ nên theo dõi trẻ 24h sau khi tiêm*\n\nCách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin Combe Five\n-------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, phụ huynh nên lưu ý những biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả vắc xin cũng như đảm bảo an toàn cho con:\n\n* Ở lại tại cơ sở tiêm chủng trong khoảng 30 phút để được theo dõi các phản ứng sau tiêm.\n* Khi về nhà, phụ huynh cần theo dõi vết tiêm và các dấu hiệu khác của trẻ trong vòng 24 giờ, đặc biệt là ban đêm.\n* Cần lưu ý không chạm vào vết tiêm, điều này khiến trẻ bị đau.\n* Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng giờ để đảm bảo dinh dưỡng.\n* Không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt và các bài thuốc dân gian để làm giảm các phản ứng phụ mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.\n* Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt kéo dài, quấy khóc, khó thở, nôn, bỏ bữa, co giật, hoặc phát ban, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám.\n\nNhững điều phụ huynh cần lưu ý sau khi tiêm Combe Five cho con\n--------------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, nhiều trẻ có thể xảy ra phản ứng phụ, tuy nhiên thường là ở mức độ nhẹ, phụ huynh nên theo dõi các dấu hiệu của con sau khi tiêm để có các biện pháp xử lý kịp thời. Trẻ có thể xảy ra các [phản ứng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) sau:\n\n* Sốt nhẹ;\n* Sưng, tấy đỏ chỗ tiêm;\n* Quấy khóc;\n* Lười bú, khó ngủ;\n* Chán ăn.\n\nNếu các biểu hiện trên xảy ra kéo dài và trở nặng, bố mẹ cần tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ để có cách khắc phục tốt nhất.\n\n![Combe Five: Những thông tin cần biết về loại vacxin 5 trong 1 của Ấn Độ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/combe_five_nhung_thong_tin_can_biet_ve_loai_vacxin_5_trong_1_cua_an_do_2_8d0cdddc9f.webp)\n\n*Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm*\n\nBộ Y tế khuyến cáo trẻ nên được tiêm vắc xin [Combe Five](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/combe-five-nhung-thong-tin-can-biet-ve-loai-vac-xin-5-trong-1-cua-an-do.html) đúng, đủ liều để nâng cao sức khỏe đề kháng cũng như ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ Combe Five để phụ huynh hiểu rõ về công dụng, quy trình tiêm chủng, và những lưu ý của vắc xin này.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["Vacxin", "vaccine 5in1", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Nếu đã tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không?", "abstract": "Thủy đậu là một bệnh tuy nhẹ nhưng rất phổ biến, chủ yếu là ảnh hưởng lứa tuổi trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn các thông tin về bệnh thủy đậu, đối tượng nên tiêm vắc xin thủy đậu và trả lời câu hỏi tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không.", "md_content": "Tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không? Thủy đậu là bệnh gây phát ban, ngứa, phồng rộp, dễ lây sang người khác và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thủy đậu vẫn luôn phổ biến từ trước cho đến tận khi vắc xin phòng ngừa thủy đậu được ra đời và cấp phép sử dụng vào năm 1995. Hầu hết mọi người đều bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và thường sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời sau khi khỏi bệnh.\n\nThủy đậu là bệnh gì?\n--------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (varicella) là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan rất phổ biến ở trẻ em do virus varicella-zoster gây ra. Đa phần các trường hợp mắc bệnh ở trẻ thì đều là bệnh nhẹ. Nhưng nếu là người lớn thì sẽ có nguy cơ bị bệnh nặng và xuất hiện biến chứng cao. Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nếu đã tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_roi_co_bi_nua_khong_1_41e450b61f.jpg)\n\n*Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra*\n\nBất kỳ trẻ em hoặc người lớn nào chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm chủng phòng ngừa đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Thủy đậu lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch lỏng do các vết [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), mụn nước đỏ phồng rộp bị bể ra hoặc qua nước bọt trong không khí (người bệnh nói chuyện, ho và hắt hơi tiết ra). Ngoài ra, người mẹ bị bệnh thủy đậu trong lúc mang thai và sau khi sinh cũng có thể lây bệnh cho con. \n\nNgười bệnh có thể có một số triệu chứng ban đầu khá giống với các bệnh nhiễm trùng khác:\n\n* Mệt mỏi và khó chịu;\n* Nổi mẩn ngứa ở thân, mặt, da đầu, dưới nách, trên cánh tay, chân và bên trong miệng;\n* Sốt, sổ mũi, đau đầu, chán ăn.\n\nSau đó khoảng một hoặc hai ngày là phát ban và ngứa. Phát ban bắt đầu bằng những đốm đỏ, sau đó nhanh chóng biến thành mụn nước phồng rộp. Khi này hoàn toàn có thể chắc chắn bạn đang mắc bệnh thủy đậu.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nếu đã tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_roi_co_bi_nua_khong_2_86c3164af6.jpg)\n\n*Sau từ một đến hai ngày, cơ thể sẽ nổi các vết phát ban đỏ và ngứa*\n\nBệnh thủy đậu có nguy hiểm không?\n---------------------------------\n\nThông thường, bệnh thủy đậu ảnh hưởng chủ yếu đến các lứa tuổi trẻ em, chỉ xảy ra ở tình trạng nhẹ và hoàn toàn có thể tự chữa khỏi ở nhà. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị bệnh nặng và xuất hiện các biến chứng như:\n\n* Người có [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) yếu ở mọi lứa tuổi ví dụ như người bị HIV, người đã được cấy ghép nội tạng hoặc đang điều trị ung thư.\n* Phụ nữ đang mang thai.\n\nNgười lớn có nhiều khả năng phải nhập viện hơn trẻ em nếu bị thủy đậu. Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh thủy đậu bao gồm:\n\n* Nhiễm trùng do phát ban;\n* Nhiễm trùng phổi;\n* [Nhiễm trùng máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-nhiem-trung-mau-co-chua-khoi-duoc-khong-cac-phuong-phap-chua-tri.html);\n* Viêm não, gan, khớp;\n* Hội chứng thủy đậu thai nhi (bẩm sinh) do mẹ truyền sang con.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nếu đã tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_roi_co_bi_nua_khong_3_cab3c11b9f.jpg)\n\n*Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị biến chứng cao nếu nhiễm thủy đậu trong thai kỳ*\n\nĐối tượng nên tiêm vắc xin thủy đậu?\n------------------------------------\n\nDưới đây là một số đối tượng nên tiêm vắc xin thủy đậu:\n\n### Trẻ sơ sinh\n\nTrẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dễ bị mắc bệnh thủy đậu hơn cả người lớn và có nguy cơ biến chứng cao. Vắc xin thủy đậu sẽ giúp các bé phòng ngừa bệnh và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.\n\n### Trẻ em chưa bị bệnh thủy đậu\n\nHầu hết trẻ em đã mắc bệnh thủy đậu sẽ có miễn dịch tự nhiên suốt đời và không cần tiêm vắc xin thủy đậu. Nhưng trẻ em khỏe mạnh từ 12 tháng tuổi trở lên và chưa mắc thủy đậu được khuyến khích nên tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin thủy đậu.\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nTiêm [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-thuy-dau-pho-bien-hien-nay-va-nhung-dieu-can-biet.html) trước khi mang thai 3 tháng giúp phòng ngừa mẹ bị nhiễm bệnh và bảo vệ thai nhi.\n\n### Những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch\n\nĐối tượng này cần chủ động tiêm vắc xin thủy đậu để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, phụ nữ có thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch cần phải trao đổi với bác sĩ thật kỹ trước khi tiêm chủng để tránh những việc ngoài ý muốn xảy ra.\n\nTiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không?\n------------------------------------------\n\n“Tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không?” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Câu trả lời là có khả năng. Về cơ bản, vắc xin sẽ huấn luyện cho các tế bào trong cơ thể giúp chúng có thể phát hiện, chống chọi và tiêu diệt một loại virus cụ thể nhưng bản thân vắc xin không có chức năng tự tiêu diệt virus. Thậm chí, có nhiều khả năng bạn sẽ bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ nữa. Tuy vậy, đừng lo lắng, dù không thể đảm bảo khả năng miễn dịch 100% nhưng nó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh và giảm nhẹ triệu chứng bệnh nếu mắc phải.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Nếu đã tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_roi_co_bi_nua_khong_5_83b75c742c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không là thắc mắc của nhiều người*\n\nVậy chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi \"Nếu đã [tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-da-tiem-vac-xin-thuy-dau-roi-co-bi-nua-khong.html)?\". Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần mắc bệnh thủy đậu một lần duy nhất thì có nghĩa là bạn sẽ có sẵn miễn dịch tự nhiên suốt đời và không bao giờ mắc bệnh một lần nào nữa. Nhưng dù vậy thì bạn vẫn cần phải tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là với phụ nữ có thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine thủy đậu", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?", "abstract": "Việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Có nhiều loại vắc xin khác nhau được phát triển để giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những loại vắc xin quan trọng là vắc xin 5 trong 1, giúp trẻ phòng ngừa đồng thời nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?", "md_content": "Theo quy tắc, việc tiêm và uống vắc xin cần phải tuân thủ đúng lịch trình để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Nếu trẻ thực hiện tiêm chủng vaccine muộn so với lịch trình, có thể gặp rủi ro mắc bệnh do vắc xin chưa kịp tạo ra đủ kháng thể bảo vệ.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ\n--------------------------------------------\n\nNgay từ khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ chủ yếu được cung cấp thông qua sữa mẹ, được gọi là hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, hệ miễn dịch này sẽ trải qua sự thay đổi và suy giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, và các tác nhân gây hại khác để xâm nhập cơ thể, gây ra nguy cơ mắc các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) nguy hiểm cho trẻ.\n\nViệc trẻ không tiêm vắc xin có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu, bao gồm việc mắc các bệnh nguy hiểm do thiếu hụt miễn dịch, có thể dẫn đến tình trạng tàn phế và thậm chí là tử vong. Những căn bệnh nguy hiểm như: Sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, và đậu mùa đều có thể gây ra hậu quả nặng nề và đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em trên toàn thế giới.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_b7729a682b.jpg)\n\n*Việc trẻ không tiêm vắc xin có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu*\n\nTuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh chưa đủ ý thức và chủ quan về việc trẻ không tiêm vắc xin có thể mang lại nguy hiểm. Nếu trẻ không tiêm vắc xin, khả năng phát triển miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh sẽ giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc \"trẻ không tiêm phòng có sao không\" là có, thậm chí rất nguy hiểm. Cha mẹ cần nhận thức sớm và đảm bảo rằng trẻ được tiêm đủ số lượng vắc xin từ khi còn nhỏ để cơ thể có khả năng sản xuất đủ kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Liệu đây cũng có phải là câu trả lời chính xác cho vấn đề: Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?\n\nThông tin về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một tiến bộ trong lĩnh vực y tế, cung cấp khả năng phòng ngừa đồng thời cho 5 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), bạch hầu, bệnh bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn HiB gây ra. Bác sĩ khuyến khích phụ huynh cho trẻ sơ sinh đi tiêm vắc xin đầy đủ để tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền nói trên.\n\nKể từ khi vắc xin tổng hợp 5 trong 1 được ra mắt, trẻ không cần phải tiêm nhiều mũi vắc xin riêng lẻ, thay vào đó, chỉ cần một liều vắc xin tổng hợp đã có thể bảo vệ khỏi 5 loại bệnh nguy hiểm. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm chi phí tiêm phòng đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích phụ huynh chọn vắc xin 5 trong 1 cho trẻ.\n\nHiện có hai dòng vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng tại Việt Nam, đó là ComBe Five và Pentaxim. Cụ thể, ComBE Five là sản phẩm của Ấn Độ và đã được sử dụng từ tháng 6/2018 đến nay, thay thế cho vắc xin Quinvaxem. Vắc xin này đang được tích hợp vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Trong quá trình tiêm vắc xin ComBe Five, cha mẹ cần chú ý cho bé tiêm thêm vắc xin phòng bệnh bại liệt.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_1_8e2add8007.jpg)\n\n*Có hai dòng vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng tại Việt Nam, đó là ComBe Five và Pentaxim*\n\nNgoài ComBe Five, Pentaxim loại vắc xin tổng hợp của Pháp, cũng là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh khi đưa bé đi tiêm phòng. Đối với trẻ tiêm Pentaxim, bác sĩ thường khuyến khích cha mẹ cho con tiêm thêm vắc xin phòng bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). Vậy nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?\n\nNếu không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?\n----------------------------------------------\n\nCác bệnh nói trên không chỉ có khả năng tấn công trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời mà còn để lại hậu quả nặng nề về sau, với tỷ lệ tử vong cao và rủi ro di chứng về vận động và tâm thần kinh. Sự ra đời của các loại vắc xin 5 trong 1 đã đem lại bước tiến lớn trong việc giảm thiểu số lượng trường hợp tử vong do những căn bệnh này gây ra.\n\nNếu bé được tiêm vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ thì bé sẽ phải uống thêm vắc xin phòng bại liệt. Còn nếu bé tiêm vắc xin 5 trong 1 của Pháp thì bé phải tiêm thêm vắc xin phòng viêm gan B. Do đó, không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không? Câu trả lời là có nếu trẻ không có phương án thay thế khác, sẽ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm.\n\nNgày nay, vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa đã trở thành sự lựa chọn toàn diện hơn, bảo vệ trẻ khỏi cả 6 loại bệnh nguy hiểm kể trên. Điều đặc biệt là thành phần ho gà trong vắc xin này là loại vô bào, giúp giảm tác dụng phụ và tăng độ an toàn. Vắc xin 6 trong 1 cũng giảm số lượng mũi tiêm cần thiết từ 9 xuống còn 3 mũi, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả chống lại các loại bệnh có thể ngăn chặn được. Nếu trẻ đã được tiêm vắc xin 6 trong 1 thì không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không? Câu trả lời là không, tuy nhiên cần thực hiện đúng liều tiêm chủng như đã khuyến cáo để đảm bảo hệ miễn dịch cho trẻ. Bạn có thể liên hệ với [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_1_2_5574ededa1.jpg)\n\n*Nếu không tiêm vắc xin 5 trong 1 có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ*\n\nCác trường hợp trẻ không nên tiêm vắc xin\n-----------------------------------------\n\nVắc xin không được áp dụng cho những trường hợp trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ khi tiêm. Các trường hợp bị coi là chống chỉ định và không nên tiêm bao gồm:\n\n* Trẻ đang có sốt cao trên 39 độ C.\n* Trẻ có tiền sử phản ứng sốc phản vệ hoặc phản ứng với bất kỳ loại kháng sinh, vắc xin nào đã từng sử dụng trước đó.\n* Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.\n* Trẻ đang mắc các vấn đề về chức năng đường hô hấp như: [Suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), hen suyễn, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận...\n\nCác trường hợp chống chỉ định khác có thể phụ thuộc vào loại vắc xin cụ thể. Ngoài ra, có những trường hợp mà việc tiêm phòng vắc xin nên được tạm hoãn, bao gồm:\n\n* Trẻ đang mắc các bệnh mãn tính, cấp tính.\n* Trẻ trải qua phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó.\n* Trẻ mới sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ khi sử dụng kháng huyết thanh viêm gan B.\n* Trẻ có cân nặng dưới 2000g.\n* Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc quá trình điều trị với Corticoid.\n\n![Nếu trẻ không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_tre_khong_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_sao_khong_1_3_d4fb69f1dd.jpg)\n\n*Trẻ trải qua phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó nên hoãn tiêm vắc xin*\n\nCác trường hợp tạm hoãn khác cần được xem xét theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay xác định của bác chuyên gia thông qua kiểm tra trực tiếp.\n\nTrên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề \"[không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-tre-khong-tiem-vac-xin-5-trong-1-co-sao-khong.html)?\". Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc theo dõi và đưa bé đi tiêm phòng ngay từ khi lịch chủng ngừa bắt đầu là quan trọng. Sự trì hoãn trong việc tiêm chủng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.\n\n", "date": "23/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng những bệnh nào?", "abstract": "Việc tiêm phòng mũi vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Mỗi mũi tiêm Quinvaxem cung cấp sự bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho trẻ. Cùng tìm hiểu thông tin về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin Quinvaxem, hay còn được biết đến là vắc xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Được tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ, vắc xin này đặc biệt quan trọng và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của nhiều loại bệnh nguy hiểm. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là gì?\n----------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, sản phẩm của hãng Berna Biotech, Hàn Quốc, là một lựa chọn đáng tin cậy với tiêu chuẩn chất lượng được công nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Với hơn 400 triệu liều vắc xin đã được sử dụng ở 91 quốc gia, Quinvaxem đã chứng minh hiệu quả và an toàn trong việc phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm.\n\nTừ tháng 6/2010, Quinvaxem đã được tích hợp vào chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi tại Việt Nam, làm nổi bật cam kết của nhà nước trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với khoảng 14 triệu lượt trẻ em đã được tiêm vắc xin này, chương trình tiêm chủng miễn phí đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng.\n\n![thong-tin-ve-vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_1_3a15e1cd01.webp)\n\n *Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là gì?*\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng tránh những bệnh nào?\n-------------------------------------------------------\n\nVắc xin Quinvaxem hay còn gọi là [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-moi-duoc-dua-vao-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-43761.html), là vắc xin kết hợp giữa các giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà được bất hoạt, và cả kháng nguyên vi rút viêm gan B cùng kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem mang lại hiệu quả phòng ngừa đối với bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.\n\n* Bạch hầu: Một bệnh truyền nhiễm mũi họng cấp tính có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vắc xin giúp kích thích miễn dịch chống lại vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, ngăn chặn sự lây lan của bệnh.\n* [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html): Do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, bệnh uốn ván có thể gây cứng cơ và tình trạng co giật. Vắc xin giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại độc tố của vi khuẩn.\n* Ho gà: Bệnh này do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vắc xin hỗ trợ miễn dịch phát triển sức đề kháng, giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong đường hô hấp.\n* Viêm gan B: Vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm [virus viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/muc-dich-cua-dinh-luong-virus-viem-gan-b-la-gi.html), một loại viêm gan có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được kiểm soát.\n* Bệnh do vi khuẩn Hib: Haemophilus influenzae type b (Hib) là nguyên nhân của nhiều bệnh, bao gồm viêm phổi và viêm màng não. Vắc xin giúp đào tạo hệ miễn dịch của trẻ để chống lại vi khuẩn Hib.\n\n![Thông tin về Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_2_02c4d1ac5b.webp)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem phòng tránh những bệnh nào?*\n\nMặc dù vắc xin Quinvaxem không ngừa bệnh bại liệt, nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào nỗ lực bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Việc duy trì lịch tiêm phòng đều đặn và theo đúng hướng dẫn từ các chuyên gia y tế có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem\n----------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Quinvaxem giúp bảo vệ cho trẻ nhỏ trước những đợt tấn công của 5 loại bệnh nguy hiểm. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, việc tiêm vắc xin 5 trong 1 cần được thực hiện sớm, bắt đầu từ khi trẻ được 6 tuần tuổi. Chương trình tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem được thiết kế với phác đồ rõ ràng:\n\n* Mũi 1: Trẻ được tiêm lúc 2 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiếp theo sau mũi 1 một tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng nữa.\n* Tiêm nhắc: Trẻ được tiêm khi đạt 12 - 18 tháng tuổi.\n\nCác chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu trẻ bỏ lỡ lịch tiêm, việc tiêm sớm trong thời gian sau mà không cần phải bắt đầu lại từ đầu sẽ là lựa chọn hợp lý. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ nhỏ sẽ không bị thiếu hụt bảo vệ trước các mối đe dọa từ những căn bệnh nguy hiểm này.\n\n![Thông tin về Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_3_6843f3765c.jpeg)\n\n*Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem*\n\nPhản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem\n--------------------------------------------------\n\nVắc xin Quinvaxem không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng bệnh, mà còn được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận về tính an toàn. Các phản ứng sau tiêm vắc xin, dù khá hiếm, nhưng vẫn cần được chú ý. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm.\n\nCác phản ứng thông thường sau tiêm chủng có thể bao gồm sốt nhẹ (dưới 38,5°C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, hoặc trẻ quấy khóc. Tuy nhiên, những phản ứng này thường tự giảm đi sau vài ngày.\n\nNgoài ra, một số phản ứng có thể xuất hiện khi sử dụng vắc xin Quinvaxem, tương tự như khi sử dụng vắc xin DPT với thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/meo-chua-ho-ga-tai-nha-bang-phuong-phap-dan-gian-don-gian.html) toàn tế bào, bao gồm:\n\n* Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin, với tỷ lệ xuất hiện dưới 1/100 liều sử dụng.\n* Co giật có hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin, với tỷ lệ xuất hiện dưới 1/100 liều sử dụng.\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Giảm trương lực cơ tay, giảm tri giác.\n\n![Thông tin về Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_5_trong_1_quinvaxem_4_d3b754f4d9.webp)\n\n*Phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem*\n\n[Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html) là một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Được tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ, vắc xin này đặc biệt quan trọng và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của nhiều loại bệnh nguy hiểm. \n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Vắc xin 5 trong phòng ngừa những bệnh nào?", "abstract": "Việc tiêm chủng là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc xin 5 trong 1 là một trong những loại vắc xin hỗn hợp hiệu quả, giúp phòng ngừa đồng thời nhiều loại bệnh. Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại và nên tiêm vắc xin loại nào là mối quan tâm của của nhiều phụ huynh.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 thường bao gồm phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, và viêm màng não do vi khuẩn H. influenzae týp B (Hib). Hiện tại ở Việt Nam, có một số loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu \"Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại?\" qua bài viết sau đây.\n\nTìm hiểu về vắc xin 5 trong 1\n-----------------------------\n\nVắc xin hỗn hợp 5 trong 1 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi 05 loại bệnh nguy hiểm chỉ trong một lần tiêm. Các bệnh này đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ, và theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em có rủi ro cao mắc phải chúng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Hậu quả của những bệnh này có thể rất nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ với tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nơi.\n\nViệc tiêm chủng không chỉ giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch, ngăn chặn sự lây lan của bệnh, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đặc biệt, việc tiêm chủng [vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vac-xin-5-trong-1-giup-phong-ngua-nhung-benh-gi-67381.html) giúp giảm số lần tiêm, giảm đau cho trẻ và tạo thuận lợi cho cha mẹ trong việc theo dõi lịch tiêm. \n\nHơn nữa, chi phí tiêm chủng thấp hơn đáng kể so với chi phí điều trị bệnh, làm cho quá trình tiêm chủng trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn cho mọi gia đình. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin 5 trong 1, vì vậy, phụ huynh nên tìm hiểu vắc xin 5 trong 1 có mấy loại.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_1_9974967121.webp)\n\n *Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1*\n\nVắc xin 5 trong phòng ngừa những bệnh nào?\n------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa 5 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm:\n\n* Bạch hầu: Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, đặc biệt là đối với những trẻ chưa được chủng ngừa.\n* Uốn ván: Gây ra bởi chất độc thần kinh do vi khuẩn phát triển từ vết thương bẩn. Bệnh có thể dẫn đến co thắt cơ, đặc biệt là ở hàm, gây khó thở.\n* Ho gà: Là một bệnh đường hô hấp, có thể kéo dài từ 4 - 8 tuần và gây tử vong ở một số trường hợp.\n* [Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html): Gây tác động lên hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng tê liệt. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này.\n* Các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib): Bệnh lây qua giọt bắn đường hô hấp và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng tai và các nhiễm trùng khác.\n* [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tu-khoi-duoc-khong-mot-so-cach-phong-benh-viem-gan-b.html): Do vi-rút viêm gan B gây ra, bệnh này có thể nhẹ, hoặc nặng tới mức cần nhập viện.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_2_ca4dd921f6.jpeg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại?*\n\nTuỳ vào từng loại vắc xin 5 trong 1 sẽ phòng tránh những bệnh khác nhau. Việc tiêm chủng 5 trong 1 không chỉ giúp tạo miễn dịch chống lại những [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm mà còn giảm bớt chi phí tiêm chủng cho trẻ. \n\nVắc xin 5 trong 1 có mấy loại?\n------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Hiện tại, có ba loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến là Pentaxim (Pháp), Quinvaxem (Hàn Quốc) và ComBe Five (Ấn Độ). \n\nTrong đó, vắc xin Quinvaxem và ComBe Five được tiêm phòng tại các trạm y tế cấp phường, xã, thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Nhà nước tài trợ miễn phí. Còn vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) thường được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ.\n\n### Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ\n\nVắc xin 5 trong 1 ComBe Five được sản xuất tại công ty Biological E ở Ấn Độ. Đây là một loại vắc xin mới được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia kể từ tháng 6/2010. Trẻ em được tiêm vắc xin này miễn phí tại các cơ sở y tế xã phường. \n\nComBe Five có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem và đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 43 quốc gia trên thế giới, với hơn 400 triệu liều đã được tiêm. Ở Việt Nam, loại vắc xin này đã được cấp phép sử dụng từ tháng 5/2017, thay thế cho vắc xin Quinvaxem.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_3_9d5031d31c.webp)\n\n*Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ*\n\n### Vắc xin Pentaxim của Pháp\n\nVắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp bởi công ty sản xuất dược phẩm Sanofi Pasteurs. Đây là một loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng dịch vụ, được tiêm tại các cơ quan trong và ngoài hệ thống y tế công lập. Loại vắc xin này đang được ưa chuộng nhiều vì có nhiều ưu điểm. \n\nTrong đó, điểm nổi bật nhất là việc chứa thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ho-ga-dung-khang-sinh-gi-de-dieu-tri-benh-56174.html) vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên khác). Điều này giúp giảm nguy cơ phản ứng sau tiêm, đồng thời giảm khả năng xuất hiện sốt sau tiêm.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại? Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 loại nào?-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_co_may_loai_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_loai_nao_4_34db500d86.jpeg)\n\n*Vắc xin Pentaxim của Pháp*\n\n### Vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc\n\nVắc xin Quinvaxem được sản xuất bởi hãng Berna Biotech, Hàn Quốc, đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Cho đến thời điểm hiện tại, hơn 400 triệu liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng rộng rãi ở 91 quốc gia. Thành phần vắc xin Quinvaxem tương tự vắc xin ComBe Five và đã được thay thế bằng vắc xin ComBe Five từ năm 2017.\n\nVắc xin 5 trong 1 không chỉ giảm số lần tiêm mà còn giúp trẻ giảm đau. Việc tiêm chủng nên được thực hiện đúng lịch, đủ số mũi để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc vào từng loại vắc xin, vắc xin 5 trong 1 có thể phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về “[Vắc xin 5 trong 1 có mấy loại?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-co-may-loai-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-loai-nao.html)”.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?", "abstract": "Sốt là phản ứng phụ thường gặp sau khi trẻ được tiêm phòng vacxin. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Vậy trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có bị sốt không?", "md_content": "Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không? Trẻ vẫn có thể phát sốt, nhưng thường là mức độ nhẹ hơn so với lần tiêm đầu tiên. Sốt là một phản ứng bình thường, cho thấy cơ thể của bé đã bắt đầu thích ứng với thành phần của vacxin. Phụ huynh không cần quá lo lắng vì đây là một biểu hiện phổ biến và thường gặp. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?” qua bài viết dưới đây.\n\nKhi nào trẻ được tiêm mũi 2 vacxin 5 trong 1?\n---------------------------------------------\n\nTheo lịch tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế quy định, lịch tiêm vacxin 5 trong 1 được thực hiện như sau:\n\n* Tiêm lần 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.\n* Tiêm lần 2: Tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.\n* Tiêm lần 3: Tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.\n* Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1: Tiêm khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi và việc tiêm phải hoàn thành trước khi trẻ được 24 tháng tuổi.\n\nĐảm bảo tiêm đúng thời điểm theo lịch sẽ giúp trẻ phát triển đầy đủ sức đề kháng để chống lại các bệnh như ho gà, uốn ván, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Việc tuân thủ lịch tiêm cũng giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau tiêm chủng cho trẻ.\n\n![Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vacxin_5_trong_1_mui_2_co_sot_khong_1_8d8c6bea5c.png)\n\n *Khi nào trẻ được tiêm mũi 2 vacxin 5 trong 1?*\n\nTrẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 1 có sốt không?\n---------------------------------------------\n\nSau khi [tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html), trẻ có thể bị phản ứng phụ là bị sốt. Điều này là hoàn toàn bình thường và sốt sau khi tiêm có thể được giải thích bởi lý do sau:\n\n* Đáp ứng miễn dịch của cơ thể: Cơ thể trẻ phản ứng để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố lạ, tức là các kháng nguyên có trong vacxin 5 trong 1.\n* Cơ thể sản xuất kháng thể: Hệ miễn dịch của bé bắt đầu tạo ra các kháng thể phản ứng với các kháng nguyên có trong vacxin.\n\nKhi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 lần 1, thường có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ (dưới 39 độ C), quấy khóc, và một số trẻ có thể có vết tiêm sưng nhẹ. Những biểu hiện này thường tự giảm đi sau 1 - 2 ngày.\n\nTrẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?\n---------------------------------------------\n\nKhi bé tiêm lần thứ hai vacxin 5 trong 1, có thể xuất hiện hiện tượng sốt, một phản ứng thường thấy sau khi tiêm vacxin. Tuy nhiên, điều này thường nhẹ hơn so với lần đầu tiên, và đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bé đang phản ứng tích cực với thành phần của vacxin.\n\nCơ thể trẻ đã được tiêm lần đầu tiên đã trải qua quá trình thích ứng với các kháng nguyên trong vacxin, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn ở lần tiêm thứ hai. Do đó, mức độ sốt thường giảm đi và thời gian kéo dài ngắn hơn, là dấu hiệu rõ ràng của việc thích ứng của cơ thể với vacxin.\n\nĐây là phản ứng bình thường và tạm thời, sốt nhẹ sau tiêm vacxin không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp có biểu hiện sốt cao hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác lo lắng, việc thảo luận và thông báo với bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bé.\n\n![Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vacxin_5_trong_1_mui_2_co_sot_khong_2_e815ea0963.jpeg)\n\n*Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?*\n\nChăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2\n-------------------------------------------------------\n\nSau tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 khoảng 3 - 4 tiếng, trẻ có thể sốt dưới 39 độ và quấy khóc. Mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú hoặc uống nước để bù nước mất do sốt, tránh biến chứng như sốc, đột quỵ. Lau chườm toàn thân bằng khăn nhúng nước ấm hoặc sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng giúp bé hạ sốt nhanh và thoải mái. Sử dụng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-thuoc-ha-sot-bao-lau-thi-ha-luu-y-khi-uong-thuoc-ha-sot-de-dam-bao-an-toan.html) khi cần thiết, đặc biệt nếu sốt trên 38.5 độ C để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.\n\nLưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 cho bé\n--------------------------------------------\n\nMặc dù đã có kinh nghiệm tiêm chủng cho bé ở lần 1, nhưng mẹ cùng cần chuẩn bị cho lần tiêm thứ hai của bé. Mẹ cần chú ý đến một số điều quan trọng để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi và an toàn:\n\n* Trước khi tiêm, hãy đảm bảo bé không quá no hoặc đói. Bé nên ăn uống một cách vừa đủ để tránh tình trạng nôn mửa do quá no hoặc [hạ đường huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ha-duong-huyet-294.html) nếu đói.\n* Trước khi tiêm, hãy tắm rửa bé sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng tại vùng vết tiêm.\n* Thông báo chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, bao gồm các triệu chứng như sốt, hoặc tiêu chảy. Cũng cần thông tin về bất kỳ loại thuốc nào bé đang sử dụng.\n* Mẹ nên giữ bé lại nơi tiêm ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Điều này giúp bác sĩ theo dõi bất kỳ phản ứng phụ nào và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề.\n\nNhững biểu hiện bất thường như sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), hoặc khó thở cần được báo cáo ngay lập tức để bé có thể nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời.\n\n![Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vacxin_5_trong_1_mui_2_co_sot_khong_3_4587e3d055.jpeg)\n\n*Lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 cho bé*\n\nTóm lại, sau lần tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2, trẻ có thể sốt nhưng nhẹ hơn lần trước. Mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và hạ sốt đúng cách theo hướng dẫn chuyên gia. Lưu ý, nếu sốt trên 39 độ và không giảm sau các biện pháp, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về “[Trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-vacxin-5-trong-1-mui-2-co-sot-khong.html)?”.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không?", "abstract": "Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh dễ lây nhiễm, đặc biệt với trẻ nhỏ. Do đó, tiêm vắc-xin phòng bệnh là cần thiết. Vậy tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không?", "md_content": "Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh dễ lây nhiễm, đặc biệt với trẻ nhỏ. Do đó, tiêm vắc-xin phòng bệnh các bệnh này là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều mẹ lo lắng liệu trẻ tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không. Cùng tham khảo các thông tin dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp thắc mắc.\n\nTìm hiểu về vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván\n--------------------------------------------\n\nĐây là một dạng vắc-xin nhằm kích thích sự hình thành kháng thể chống lại 3 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:\n\n* [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là một bệnh liên quan đến đường hô hấp, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp và suy tim, có thể dẫn đến tình trạng tử vong.\n* Ho gà, một bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, lây truyền thông qua tiếp xúc với đường ăn uống và đường thở. Bệnh có thể phức tạp và gây ra những vấn đề nghiêm trọng như khó thở, viêm phổi, co giật, tổn thương não và thậm chí là tử vong.\n* [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở. Vi khuẩn này có khả năng nhanh chóng tấn công hệ thần kinh, gây co thắt, đặc biệt là ở đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng tử vong.\n\nĐây là một loại vắc-xin có khả năng kích thích sự hình thành kháng thể, giúp ngăn chặn hiệu quả căn bệnh này. Loại vắc-xin này đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn cầu. Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván đã được tích hợp vào chương trình tiêm chủng quốc gia, là bắt buộc cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Nhiều người thắc mắc liệu tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không.\n\nDưới đây là một số loại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván được sử dụng:\n\n* **Vắc-xin 6 trong 1 (Infanrix Hexa và Hexaxim):** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não và [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tu-khoi-duoc-khong-mot-so-cach-phong-benh-viem-gan-b.html).\n* **Vắc-xin 5 trong 1 (Pentaxim):** Phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và viêm não, viêm phổi do vi khuẩn.\n* **Vắc-xin Tdap (Adacel và Boostrix):** Bao gồm 3 thành phần bạch hầu, uốn ván, và ho gà, tiêm vào cơ vô bào.\n* **Vắc-xin Tdap:** Dành cho thanh thiếu niên trên 11 tuổi và người trưởng thành, phòng bạch hầu, uốn ván và ho gà.\n* **Vắc-xin DT và Td:** Chỉ phòng bệnh uốn ván và bạch hầu, không phổ biến hiện nay.\n* **Vắc-xin 4 trong 1 (Tetraxim):** Phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.\n\nTrong số này, vắc-xin ComBe Five, SII, DPT là những loại vắc-xin được sử dụng phổ biến nhất trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tại Việt Nam.\n\n![Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_1_0ffbfae76a.jpg)\n\n*Vắc-xin Adacel phòng 3 bệnh bạch cầu, ho gà, uốn ván*\n\nTiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván thời điểm nào?\n----------------------------------------------------\n\nVắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Liều lượng và lịch trình tiêm vắc-xin được quy định như sau:\n\n### Đối với trẻ nhỏ\n\nTrẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi cần nhận tổng cộng 5 mũi vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván vào các thời điểm cụ thể: 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 18 - 24 tháng tuổi, và từ 4 đến 6 tuổi. Nếu trẻ ở độ tuổi từ 7 - 18 tuổi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván hoặc chưa từng tiêm loại vắc-xin này, họ cần tiêm bổ sung thêm 1 liều vắc-xin Tdap.\n\n![Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_2_84ecee8fc3.jpg)\n\n*Trẻ nhỏ cần tiêm phòng 5 mũi vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván*\n\n### Phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt cần chú ý đến việc tiêm mũi vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván trong suốt quá trình thai nghén. Mỗi khi bắt đầu một chu kỳ mang thai mới, việc quan trọng là mẹ bầu nên tiêm một liều vắc-xin trong khoảng một tháng trước khi mang thai. Hành động này không chỉ giúp bổ sung kháng thể cho người mẹ mà còn truyền miễn dịch mạnh mẽ cho thai nhi, tạo ra một tầng bảo vệ chặt chẽ cho cả hai.\n\n### Người trưởng thành\n\nHiệu quả của vắc-xin sẽ giảm đi theo thời gian. Vì vậy, đối với người trưởng thành, việc tiêm lại vắc-xin phòng bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván là một yêu cầu quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo thực hiện tiêm nhắc lại mỗi 10 năm để duy trì độ bảo vệ của vắc-xin.\n\n### Những đối tượng không nên tiêm vắc-xin\n\nvắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván được khuyến cáo cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành. Tuy nhiên, có những trường hợp sau đây mà việc tiêm loại vắc-xin này cần được cân nhắc và có thể không thực hiện:\n\n* Trẻ nhỏ đang trong tình trạng ốm, sức khỏe không đảm bảo.\n* Trẻ đã từng biểu hiện dấu hiệu tổn thương hoặc phản ứng mạnh với mũi vắc-xin trước đó, đặc biệt là khi không tiêm lại.\n* Trẻ có tiền sử về sốc phản vệ hoặc dị ứng đối với liều vắc-xin trước đó.\n\n![Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_3_83ff6b82de.jpg)\n\n*Trẻ đang ho, sốt không nên tiêm phòng vắc-xin*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván\n------------------------------------------------------\n\nTrong thời gian dài, vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván đã được tích hợp vào chương trình tiêm chủng quốc gia, đó là một biện pháp bắt buộc để kích thích sự hình thành kháng thể và bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không tránh khỏi khả năng gây ra một số phản ứng nhất định. Do đó, việc lưu ý và cân nhắc là cần thiết:\n\nTiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? Phản ứng sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván thường bao gồm các dạng phản ứng thông thường như sốt nhẹ dưới 38,5°C, đau và sưng ở vị trí tiêm, cũng như sự quấy khóc của trẻ. Những tình trạng này thường có thể kéo dài từ 1 - 2 ngày và sau đó tự giảm đi.\n\nTuy nhiên, nếu sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, trẻ phát hiện những triệu chứng bất thường sau đây, việc đưa trẻ đến bệnh viện là cần thiết:\n\n* Trẻ có sốt cao trên 39°C và có biểu hiện co giật.\n* Trẻ quấy khóc nhiều, từ chối bú, từ chối ăn, gặp khó khăn trong việc thở, có dấu hiệu tái tái, biểu hiện lơ mơ,...\n\nĐể đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, cha mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm tiêm chủng và bệnh viện uy tín. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những đơn vị uy tín tổ chức tiêm chủng các loại vắc-xin được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có đầy đủ hệ thống kho lạnh để bảo quản vắc-xin đạt tiêu chuẩn quốc tế GSP và đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc vắc-xin luôn đảm bảo an toàn khi được tiêm cho khách hàng. Hiện tại, vắc-xin 3in1 phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có giá khoảng 685.000 đồng/mũi (mức giá có thể có chênh lệch thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\n![Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_4_062b71406f.jpg)\n\n*Tiêm phòng vắc-xin tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nHy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết liệu trẻ [tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-bach-hau-ho-ga-uon-van-co-sot-khong.html). Để ngăn chặn tình trạng bất thường sau khi tiêm vắc-xin, cha mẹ quan sát trẻ ít nhất trong vòng 1 giờ sau tiêm là cần thiết và theo dõi chặt chẽ trong 24 giờ đầu tiên sau khi tiêm.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1? ", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 giúp chủng ngừa 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy nhiễm nguy hiểm là bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván và bệnh do vi khuẩn Hib (Pentaxim - Pháp) hoặc Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib, Viêm gan B (ComBE Five - Ấn độ). Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 đúng, đủ lịch sẽ giúp bảo vệ cho em bé ngăn ngừa những nhóm bệnh trên. Vậy, trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?", "md_content": "Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Trong số các loại vắc xin, vắc xin tích hợp 5 nhóm bệnh trong 1 mũi tiêm đang được ưu tiên trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Để tránh rủi ro và bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc tiêm vắc xin này cần được thực hiện đúng và đủ lịch trình. \n\nThông tin về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nHiện nay, trên thị trường có hai loại vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng rộng rãi. \n\nvắc xin 5 trong 1 - Pentaxim, sản xuất tại Canada và Pháp bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur, được áp dụng trong tiêm chủng dịch vụ. Pentaxim bảo vệ trẻ khỏi 5 loại bệnh nguy hiểm bao gồm: Bạch hầu, [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/meo-chua-ho-ga-tai-nha-bang-phuong-phap-dan-gian-don-gian.html), Uốn ván, Bại liệt và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây ra (Hib).\n\nvắc xin 5 trong 1 ComBE Five, sản xuất bởi Công ty Biological, Ấn Độ, là vắc xin được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và được miễn phí hoàn toàn. ComBE Five đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh, gồm có: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tu-khoi-duoc-khong-mot-so-cach-phong-benh-viem-gan-b.html) và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây nên (Hib). Từ tháng 6/2018, ComBE Five đã thay thế hoàn toàn cho vắc xin có cùng thành phần - Quinvaxem (Sản xuất tại Hàn quốc) - được sử dụng trước đó.\n\nCần tiêm mấy mũi vắc xin 5 trong 1?\n-----------------------------------\n\n[vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) cần được tiêm theo phác đồ để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh. Trẻ cần hoàn thành 3 mũi tiêm trước 1 tuổi trong lịch tiêm cơ bản, với mỗi mũi cách nhau ít nhất 28 ngày. Mũi nhắc lại quan trọng để tăng cường sức đề kháng nên được tiêm khi trẻ đạt từ 16 - 18 tháng tuổi. Việc hoàn thành lịch tiêm này trước khi trẻ 24 tháng tuổi sẽ giúp cơ thể em bé tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu nhằm bảo vệ trước các căn nguyên gây bệnh trên. Lịch tiêm cụ thể bao gồm:\n\n* Mũi 1 khi trẻ 2 tháng tuổi;\n* Mũi 2 khi trẻ 3 tháng tuổi;\n* Mũi 3 khi trẻ 4 tháng tuổi:\n* Mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 16 - 18 tháng tuổi.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_1_dc168278a5.jpeg)\n\n*Cần tiêm mấy mũi vắc xin 5 trong 1?*\n\nTrẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?\n-------------------------------------\n\nTrẻ mấy tháng tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1? Trẻ cần được tiêm vắc xin 5 trong 1 theo lịch trình quy định của Bộ Y tế.\n\nTheo Thông tư số 38/2017/TT-BYT, trẻ nên được tiêm mũi đầu tiên khi đạt 2 tháng tuổi và tiếp theo là 2 mũi vào lúc 3, 4 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm là ít nhất 1 tháng, và mũi tiêm nhắc lại cần thực hiện khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Việc này giúp đảm bảo vắc xin tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để phòng bệnh đúng và hiệu quả. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và vắc xin có sẵn, lịch tiêm có thể điều chỉnh, nhưng không nên để trẻ tiêm quá muộn, nhằm giúp cho vắc xin phát huy hiệu quả cao nhất. \n\nĐồng thời, trước khi tiêm, việc thăm khám sàng lọc của cán bộ y tế là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và sẵn sàng tiêm chủng cho trẻ.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_2_989a4169a1.webp)\n\n*Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?*\n\nCó cần tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 theo đúng lịch?\n------------------------------------------------------\n\nTheo thời gian, tính sinh miễn dịch do vắc xin đa giá 5 trong 1 tạo ra sẽ giảm dần, khiến khả năng phòng bệnh của cơ thể cũng bị giảm trước các căn nguyên gây bệnh. Mũi tiêm nhắc lại, như cái tên gọi, đóng vai trò quan trọng trong việc \"nhắc nhở\" hệ miễn dịch \"tái tạo\" lại tính sinh miễn dịch đặc hiệu. Việc thực hiện đúng lịch tiêm sẽ tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin, giúp cơ thể duy trì khả năng phòng chống đặc hiệu với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã đề cập ở trên.\n\nViệc một số bậc phụ huynh, vì nhiều lý do mà xao nhãng tiêm mũi nhắc lại cho con, đặc biệt thường chưa nắm rõ về tầm quan trọng cũng như cơ chế miễn dịch của việc tiêm nhắc lại vắc xin. Theo các dữ liệu của nghiên cứu khoa học , cũng như hướng dẫn của Bộ Y Tế, thời gian để hoàn thành 3 mũi tiêm cơ bản của vắc xin đa giá 5 trong 1 là trước 1 tuổi, với khoảng cách giữa mỗi mũi là ít nhất 28 ngày. Mũi nhắc lại cần tiêm khi trẻ đạt từ 18 tháng tuổi. Vì vậy, các bậc Bố mẹ nên chú ý đảm bảo [trẻ tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-5-trong-1-muon-co-sao-khong.html) đủ và đúng lịch để giúp cơ thể có được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa nhiễm bệnh.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_3_2c593d7250.jpeg)\n\n *Có cần tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1 theo đúng lịch?*\n\nTrẻ nên trì hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 khi nào?\n------------------------------------------------\n\nvắc xin đa giá 5 trong 1 sẽ đạt hiệu quả tốt khi trẻ được tiêm đúng thời điểm và đủ lịch theo độ tuổi quy định. Trong những tình trạng như tiêu chảy nhẹ, ho, sổ mũi (không kèm sốt) hay quá trình mọc răng, việc tiêm vắc xin vẫn có thể thực hiện bình thường.\n\nTuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những trường hợp không nên tiêm vắc xin 5 trong 1, được biết đến là \"chống chỉ định\" của vắc xin, bao gồm:\n\n* Trẻ có dấu hiệu dị ứng đối với bất kỳ loại vắc xin nào trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin 5 trong 1.\n* Trẻ đang có sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.\n* Trẻ đang bị tình trạng [suy giảm hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) nặng.\n* Trẻ đang bị các bệnh cấp tính hoặc các bệnh mạn tính tiến triển.\n* Nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi của trẻ có dấu hiệu bất thường.\n* Tri giác của trẻ hiện đang không bình thường (trẻ ngủ li bì hoặc không có nhận thức).\n\nNhững trường hợp này đều cần được bác sĩ thăm khám sàng lọc, tư vấn và thảo luận chi tiết trước khi quyết định chỉ định tiêm vắc xin.\n\n![Trẻ mấy tháng tiêm vacxin 5 trong 1? Thời điểm nên tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_may_thang_tiem_vacxin_5_trong_1_thoi_diem_nen_tiem_vacxin_5_trong_1_cho_tre_4_0ebd93b944.jpeg)\n\n*Trẻ nên trì hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 khi nào?*\n\nHy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm thông tin về \"[Trẻ mấy tháng tiêm vắc xin 5 trong 1?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-may-thang-tiem-vacxin-5-trong-1-thoi-diem-nen-tiem-vacxin-5-trong-1-cho-tre.html)\", ba mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin để trẻ được củng cố hệ miễn dịch. Việc tiêm phòng đúng lịch và theo đúng hướng dẫn của Bộ y tế là quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ. \n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tiêm vắc xin bị sốc phản vệ và cách khắc phục", "abstract": "Trong một số trường hợp hiếm, có nguy cơ xảy ra phản ứng nghiêm trọng, gọi là sốc phản vệ sau tiêm vắc xin. Điều này đặt ra câu hỏi về những trường hợp tiêm vắc xin bị sốc phản vệ và biện pháp khắc phục và ngăn ngừa điều này xảy ra.", "md_content": "Tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, mặc dù hiếm nhưng sốc phản vệ sau tiêm vắc xin vẫn có thể xảy ra và gây nguy hiểm đến tính mạng.\n\nTiêm vắc xin bị sốc phản vệ là gì?\n----------------------------------\n\n[Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm vắc xin (hay còn được gọi là phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin hoặc phản ứng vắc xin nghiêm trọng) là một phản ứng hiếm gặp nhưng có tính nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin. Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với một thành phần cụ thể trong vắc xin.\n\n![tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bi_soc_phan_ve_va_cach_khac_phuc_1_496c8a90de.jpg)\n\n*Sốc phản vệ sau tiêm vắc xin là phản ứng dị ứng nguy hiểm*\n\nKhi vắc xin được tiêm, cơ thể tiếp xúc với các thành phần kích thích hệ miễn dịch để tạo ra sức kháng cho một nhóm bệnh, vi khuẩn cụ thể. Hầu hết các vắc xin đều được kiểm nghiệm an toàn khi đưa vào tiêm chủng ở người. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng mạnh, gọi là sốc phản vệ sau tiêm vắc xin.\n\nSốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin do đâu?\n----------------------------------------\n\nSốc phản vệ sau tiêm vắc xin xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mạnh với các thành phần trong vắc xin. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bao gồm:\n\n**Dị ứng:** Một số người có thể phản ứng mạnh với một thành phần cụ thể trong vắc xin, như protein hoặc chất bảo quản, dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.\n\n**Yếu tố di truyền:** Một số trường hợp sốc phản vệ có thể do yếu tố di truyền. Có các gen có thể làm cho người dễ phản ứng mạnh hơn với vắc xin và gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.\n\n**Lịch sử phản vệ trước đó:** Người đã từng phản ứng mạnh sau khi tiêm một loại vắc xin trước đó, đặc biệt là sốc phản vệ, có nguy cơ cao hơn bị sốc phản vệ sau khi tiêm các loại vắc xin khác.\n\n**Hệ miễn dịch suy giảm:** Những người có sức khỏe yếu, [hệ miễn dịch suy giảm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) hay vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ cao hơn bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin.\n\n**Lượng chất dị ứng trong vắc xin:** Số lượng chất dị ứng (như protein) trong vắc xin có thể kích thích hệ miễn dịch mạnh hơn, gây ra sốc phản vệ.\n\n![tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tiem_vac_xin_bi_soc_phan_ve_va_cach_khac_phuc_2_5d482182d3.jpg)\n\n*Sốc phản vệ do lượng chất dị ứng trong vắc xin*\n\n**Lịch tiêm chủng nhanh:** Nguyên nhân chủ động gây nên tiêm vắc xin bị sốc phản vệ có thể do vô tình tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian ngắn có thể tăng nguy cơ phản ứng dị ứng và sốc phản vệ.\n\nDù sốc phản vệ sau tiêm vắc xin rất hiếm gặp, trước khi tiêm chủng người bệnh được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe. Sau khi tiêm chủng người tiêm cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện và xử lý các phản ứng nghiêm trọng kịp thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin, người tiêm cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.\n\nBiểu hiện bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin\n---------------------------------------------\n\nCác triệu chứng của sốc phản vệ sau tiêm vắc xin bao gồm:\n\n* Da phát ban, sưng, ngứa tại vùng tiêm.\n* [Khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html) hoặc đau khi hít thở.\n* Cảm giác chóng mặt hoặc mất ý thức.\n* Nhịp tim nhanh và mạnh.\n* Huyết áp giảm mạnh.\n* Tiêu chảy hoặc buồn nôn.\n\nSốc phản vệ là một tình trạng cần được xử lý ngay lập tức và đòi hỏi sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin, và việc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế cần được thực hiện một cách nhanh chóng.\n\nCách phòng tránh tiêm vắc xin bị sốc phản vệ\n--------------------------------------------\n\nCách phòng ngừa sốc phản vệ sau tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi tiêm chủng. Dưới đây là các biện pháp cụ thể để phòng tránh hiện tượng này:\n\n**Tiêm chủng an toàn:** Đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình và tránh nhiễm khuẩn.\n\n![tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bi_soc_phan_ve_va_cach_khac_phuc_3_7ecf464005.jpg)\n\n*Chọn cơ sở tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn cho trẻ*\n\n**Kiểm tra y tế trước tiêm:** Trước khi tiêm vắc xin, thông báo về lịch sử sức khỏe cá nhân và lịch sử phản ứng tiêm chủng trước đó để đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp.\n\n**Xác định nhóm rủi ro:** Nhận diện nhóm người có nguy cơ cao hơn bị sốc phản vệ sau tiêm vắc xin, bao gồm những người có tiền sử phản ứng mạnh, hệ miễn dịch suy giảm, hoặc dị ứng với thành phần trong vắc xin.\n\n**Giám sát sau tiêm:** Quan sát người tiêm sau khi tiêm vắc xin, đặc biệt là trong các trường hợp có nguy cơ cao. Cơ sở y tế cần sẵn sàng xử lý ngay lập tức các phản ứng nghiêm trọng nếu có.\n\n**Tiêm vắc xin riêng lẻ:** Trong trường hợp có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ, xem xét tiêm từng loại vắc xin một cách riêng biệt và trong khoảng thời gian cách biệt để giảm nguy cơ.\n\n**Cập nhật thông tin vắc xin:** Đảm bảo cơ sở y tế và nhân viên được cập nhật về thông tin liên quan đến vắc xin, bao gồm các phản ứng không mong muốn và các biện pháp xử lý.\n\n**Kiểm tra dị ứng trước tiêm:** Trong một số trường hợp, có thể thực hiện kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vắc xin để đánh giá phản ứng có thể xảy ra. Việc chuẩn bị và phòng tránh sẵn sàng giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tiêm chủng.\n\nTrong quá trình tiêm vắc xin, việc phòng ngừa và xử lý sốc phản vệ là vô cùng quan trọng. Giúp giảm thiểu nguy cơ [tiêm vắc xin bị sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-bi-soc-phan-ve-va-cach-khac-phuc.html) và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mọi người.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ 2 tháng tuổi nên tiêm những mũi vắc xin nào để bảo vệ sức khỏe?", "abstract": "Trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu đời dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, việc tiêm chủng cho trẻ 2 tháng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ bệnh tật nguy hiểm. Vậy trẻ 2 tháng tiêm mũi gì để bảo vệ trẻ trong hành trình khám phá thế giới.", "md_content": "Để bảo vệ sức khoẻ, từ khi [trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi vắc xin gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe.html) là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa Kỳ (US CDC) thì tới 2 tuổi, vắc xin sẽ giúp bảo vệ trẻ phòng tránh 14 bệnh truyền nhiễm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib, Cúm...\n\nTại sao nên tiêm vắc xin cho bé 2 tháng tuổi?\n---------------------------------------------\n\nViệc tiêm chủng giúp cơ thể phòng ngừa bệnh bằng cách đưa vào kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch sản xuất tạo miễn dịch thu được đặc hiệu. Trẻ em mới sinh được hưởng miễn dịch từ mẹ qua nhau thai hoặc bú sữa mẹ, nhưng miễn dịch này sẽ giảm dần và hết theo thời gian. Sau thời gian này, nếu không tiêm chủng, trẻ sẽ không có miễn dịch từ đó có nguy cơ cao nhiễm và lây truyền các bệnh nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Bai liệt, Hib...\n\n![tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tiem_mui_gi_de_bao_ve_suc_khoe_1523a4033b.jpg)\n\n*Tiêm chủng giúp cơ thể bé chủ động phòng ngừa bệnh do vi khuẩn*\n\nHiện nay nước ta thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình quốc gia cung cấp miễn phí tiêm vắc xin cho tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng. Mục tiêu là giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Việc tiêm chủng từ lúc mới sinh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ khỏi các gánh nặng bệnh tật và thậm chí là tử vong do các căn bệnh nguy hiểm mà có thể ngăn ngừa bằng vắc xin, trong suốt cuộc đời.\n\nỞ độ tuổi 2 tháng, việc chích ngừa vắc xin phòng ngừa các loại bệnh như [Ho gà,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) Uốn ván, Bại liệt và một số loại bệnh khác được khuyến nghị trong lịch tiêm chủng mở rộng ở trẻ em.\n\nTrẻ 2 tháng tiêm mũi gì để bảo vệ sức khoẻ?\n-------------------------------------------\n\nKhi trẻ 2 tháng tuổi, phụ huynh muốn quan tâm đến các mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của con trong thời kỳ này. Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng khi trẻ chuẩn bị tiêm phòng 8 loại bệnh, liều đầu tiên gồm:\n\n* [**vắc xin kết hợp chống 6 loại bệnh**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html)**:** Vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae type B gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ.\n* **Vắc xin phòng Rotavirus, giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp:** Đây là vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.\n* **Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu gây ra các bệnh:** Viêm Phổi, Viêm tai giữa, viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết...\n\n![tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tiem_mui_gi_de_bao_ve_suc_khoe_2_fbf5006092.jpg)\n\n*Vắc xin phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B,...*\n\nLưu ý khi đưa trẻ 2 tháng tuổi đi tiêm vắc xin\n----------------------------------------------\n\nKhi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:\n\nTuân thủ lịch tiêm chủng: Đảm bảo trẻ được tiêm đúng và đủ lịch theo chương trình tiêm chủng được khuyến cáo. Điều này không chỉ giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ mà còn giúp phòng tránh được những bệnh nguy hiểm, duy trì sự phát triển toàn diện cho trẻ.\n\nKiểm tra sức khỏe trước tiêm: Trước khi tiêm, khám sàng lọc là bước bắt buộc. Cha mẹ cần mang theo tất cả các cuốn sổ tiêm chủng, chia sẻ, trao đổi thông tin cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe trước đó của trẻ, bao gồm các bệnh lý, dị ứng hoặc việc sử dụng thuốc. Điều này giúp bác sĩ lựa chọn lịch tiêm phù hợp và an toàn cho trẻ. \n\nMặc quần áo thoáng mát và giữ tâm lý thoải mái khi đưa trẻ đi tiêm.\n\nChăm sóc sau tiêm chủng: Sau khi tiêm, ở lại theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút, tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ trong 24 giờ tiếp theo nhằm phát hiện bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường để có hướng xử trí tất cả các phản ứng sau tiêm kịp thời và hiệu quả nhất.\n\nChăm sóc trẻ 2 tháng tuổi sau tiêm vắc xin\n------------------------------------------\n\nSau khi trẻ được tiêm chủng và theo dõi sau tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, bé có thể ra về và tiếp tục chăm sóc tại nhà.\n\nỞ lại và theo dõi: Trẻ cần ở lại tại đơn vị tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế có thể theo dõi và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ biểu hiện lạ hay phản ứng không mong muốn.\n\n![tre-2-thang-tiem-mui-gi-de-bao-ve-suc-khoe 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tiem_mui_gi_de_bao_ve_suc_khoe_3_fc8521ffc1.jpg)\n\n*Trẻ nên ở lại và theo dõi 30 phút sau khi tiêm tại chung tâm tiêm chủng*\n\nTheo dõi tại nhà: Trong vòng 1 - 2 ngày sau tiêm, cha mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà để nhận biết các dấu hiệu sau:\n\n* Tình trạng tinh thần của trẻ.\n* Thái độ khi bú mẹ, ăn uống, giấc ngủ.\n* Các biểu hiện về hô hấp, nhiệt độ cơ thể, phản ứng tại vị trí tiêm chủng hoặc phát ban.\n* Nếu trẻ bị sốt, cần theo dõi nhiệt độ và sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý áp đặt bất cứ thứ gì lên vùng tiêm chủng.\n\nNhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ đi cơ sở y tế gần nhất: Cần lưu ý các dấu hiệu sau để đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất:\n\n* Nếu trẻ có sốt cao hơn 38°C, cần dùng thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá.\n* Phản ứng nghiêm trọng: Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào như co giật, khó thở, hoặc phát ban lạ, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.\n* Các biểu hiện không bình thường như khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém hoặc từ chối bú. Các phản ứng thường xảy ra nhưng kéo dài hơn 1 ngày.\n\nTrẻ 2 tháng tuổi được khuyến nghị tiêm vắc xin phù hợp để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đồng thời duy trì sự phát triển toàn diện cho bé, nhất là trong giai đoạn đầu đời quan trọng này.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em", "Trẻ sơ sinh", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp phòng những bệnh nào?", "abstract": "Vắc xin Pentaxim là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để phòng ngừa năm loại bệnh nguy hiểm, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae (H.I) nhóm B gây ra. Cùng tìm hiểu thông tin về vắc xin 5 trong 1 Pentaxim qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được thiết kế để phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho trẻ, bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, và viêm màng não do Hib. Một điểm đáng lưu ý là so với vắc xin Quinvaxem/ComBE Five/SII (vắc xin 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng), vắc xin Pentaxim thường gây ít sốt hơn, điều này có thể làm cho các bậc phụ huynh cảm thấy an tâm khi lựa chọn vắc xin này để tiêm cho con.\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim là gì?\n---------------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html) Pentaxim là một giải pháp hiệu quả khi kết hợp phòng ngừa 5 loại bệnh trong một mũi tiêm, bao gồm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Việc tích hợp nhiều vắc xin vào một giúp giảm số lần tiêm, từ đó giảm đau đớn cho trẻ nhỏ khi phải tiêm nhiều lần. Điều này không chỉ thuận tiện cho bé mà còn làm tăng hiệu quả của chương trình tiêm chủng.\n\nVắc xin Pentaxim được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới, Sanofi Pasteur (Pháp). Quy trình tiêm của vắc xin này được thực hiện bằng cách tiêm bắp ở mặt trước hoặc bên đùi, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.\n\n![vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_1_7b0ef7cf03.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp*\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim phòng ngừa những bệnh nào?\n-----------------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim giúp phòng ngừa 5 loại bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim giúp phòng ngừa các căn bệnh như:\n\n* [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html): Do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như viêm cơ tim và tử vong.\n* Bệnh ho gà: Gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến viêm phế quản phổi và nguy cơ ngừng thở.\n* Uốn ván: Do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, khiến cơ thể cứng đơ và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.\n* Bệnh bại liệt: Do virus Polio gây ra, có thể làm tổn thương tế bào thần kinh và gây liệt mềm.\n* Các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib): Gồm viêm màng não và viêm phổi, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu và tử vong.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_2_77fa4fc98a.webp)\n\n *Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim phòng ngừa những bệnh nào?*\n\nCác bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) đều có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. \n\nVới sự kết hợp của các loại vắc xin này trong một mũi tiêm, vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp trẻ ít phải tiêm nhiều lần mà còn tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm này, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ nhỏ.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim cho trẻ\n-----------------------------------------------\n\nPhụ huynh cần cập nhật thông tin về việc [tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html) đúng theo lịch để giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\nLịch tiêm chủng cụ thể cho trẻ nhỏ có thể thực hiện như sau:\n\n* Mũi tiêm thứ nhất: Có thể tiêm vào tháng thứ 2, 3, hoặc 4 sau khi trẻ mới sinh.\n* Mũi tiêm thứ hai: Tiêm cách một tháng sau mũi tiêm đầu tiên, tức là vào tháng thứ 3, 4, hoặc 5 sau khi trẻ sinh ra.\n* Mũi tiêm thứ ba: Cách một tháng sau mũi tiêm thứ hai, có thể tiêm vào tháng thứ 4, 5, hoặc 6 sau sinh.\n* Mũi tiêm nhắc lại: Tiêm khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi.\n\nMột số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin cho trẻ bao gồm:\n\n* Tránh tiêm khi trẻ đang bị sốt hoặc bị sốt trong vòng 3 ngày gần ngày tiêm.\n* Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ căn bệnh nào mà trẻ đang gặp phải.\n* Nắm rõ các tiêu chuẩn để được tiêm vắc xin, bao gồm cân nặng của trẻ.\n\nĐiều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng cho sự phòng ngừa tốt nhất cho trẻ.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_3_1caec2dfa4.jpeg)\n\n *Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim cho trẻ*\n\nTác dụng phụ và chống chỉ định của vắc xin 5 trong 1 Pentaxim\n-------------------------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 Pentaxim có những đối tượng chống chỉ định và tác dụng không mong muốn cần được biết đến:\n\n### Đối tượng chống chỉ định\n\n* Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.\n* Trẻ đã có các phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin chứa các chất tương tự.\n* Trẻ mắc bệnh não tiến triển hoặc có [tổn thương não](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ton-thuong-nao-tim-hieu-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html).\n\nTrường hợp trẻ từng bị bệnh não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin ho gà mà không có nguyên nhân khác được xác định.\n\n### Tác dụng không mong muốn\n\n* Vị trí kích thích tại nơi tiêm có quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm, đau tại nơi tiêm. Thường chỗ đau sẽ tự khỏi sau vài ngày.\n* Sưng, phù ≥ 5cm tại nơi tiêm, có thể lan rộng và tự khỏi trong vòng 3 - 5 ngày.\n* Sốt nhẹ, nhiều trường hợp có thể sốt cao.\n* Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn.\n* Buồn ngủ, co giật, giảm trương lực cơ tay, giảm đáp ứng.\n* Dễ bị kích động, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc.\n* Biểu hiện dị ứng: Ngứa mẩn đỏ, phát ban, mày đay.\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) (rất ít gặp), cần chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng sốc phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_pentaxim_cua_phap_4_29e9a195be.webp)\n\n*Tác dụng không mong muốn thường gặp của vắc xin Pentaxim*\n\nViệc hiểu rõ về những đối tượng chống chỉ định và tác dụng phụ giúp cha mẹ và bác sĩ theo dõi và đối phó hiệu quả khi tiêm vắc xin cho trẻ.\n\n[Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) của Pháp có độ an toàn khá cao. Tuy nhiên, trẻ được tiêm chủng có thể gặp phải một số phản ứng khi tiêm. Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc và tìm hiểu thông tin thật kĩ về vắc xin 5 trong 1 trước khi tiêm chủng cho bé.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tdap vaccine là gì và tầm quan trọng với trẻ sơ sinh", "abstract": "Tdap vaccine là loại vaccine được khuyến khích tiêm phòng hiện nay, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Vậy Tdap vaccine là gì?", "md_content": "Chắc chắn nhiều người sẽ tự đặt câu hỏi \"Tdap vaccine là gì?\" khi bắt đầu tìm hiểu về chủ đề sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tầm quan trọng của Tdap vaccine trong việc bảo vệ sức khỏe cả của bà bầu và trẻ sơ sinh.\n\nTình hình bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván ở trẻ nhỏ\n-------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu Tdap vaccine là gì, chúng ta cần biết [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, và uốn ván là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những em bé dưới 1 tuổi. Trong số này, ho gà được coi là một vấn đề y tế đáng chú ý, đặc biệt là tại các nước phát triển, với khoảng 50 triệu trường hợp mắc bệnh và khoảng 300.000 trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Những tháng đầu đời là thời kỳ mà trẻ có nguy cơ mắc [bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) cao nhất và có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, khi trẻ quá nhỏ để tiêm phòng hoặc chưa đủ tuổi để nhận vaccine.\n\n![Tdap vaccine là gì và tầm quan trọng với trẻ sơ sinh 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tdap_vaccine_la_gi_va_tam_quan_trong_voi_tre_so_sinh_1_0afad328ca.jpg)\n\n*Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh đáng lưu ý ở trẻ nhỏ*\n\nTdap vaccine là gì và tầm quan trọng với phụ nữ mang thai\n---------------------------------------------------------\n\nTdap vaccine, viết tắt của \"Tetanus, Diphtheria, and Pertussis\" (bạch hầu, ho gà, uốn ván), được sử dụng để phòng ngừa ba loại bệnh nhiễm trùng này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đều khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai nên nhận mũi tiêm Tdap trong khoảng từ tuần thứ 27 đến 35 của thai kỳ. Mục tiêu là truyền kháng thể chống lại ho gà từ mẹ sang thai nhi trong tử cung, nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh trước khi chúng được tiêm vaccine.\n\nMũi tiêm Tdap vaccine trong ba tháng cuối thai kỳ sẽ cung cấp một lượng kháng thể thụ động cao cho thai nhi trước khi chúng chào đời. Đây là biện pháp bảo vệ ngắn hạn nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn sơ sinh, giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh cho trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Các kháng thể này cũng đóng vai trò trong việc giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng từ những bệnh này.\n\nViệc tiêm vaccine Tdap cho phụ nữ mang thai vào thời gian khuyến nghị đã được chứng minh là có hiệu quả phòng bệnh cao hơn 78% so với việc tiêm chủng trực tiếp cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.\n\nMột nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêm ngừa có tác dụng phòng bệnh đối với cả ho gà với nồng độ kháng thể bảo vệ ở bà mẹ và trẻ sơ sinh cao hơn rất đáng kể so với nhóm không tiêm chủng. Tuy nhiều người chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của Tdap vaccine là gì, nhưng chúng được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé, không gây nhiễm bệnh hay các [biến chứng thai kỳ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-thai-ki-co-nguy-hiem-khong-62827.html), và cho đến nay, không có báo cáo về các phản ứng nghiêm trọng nào ở thai phụ sau khi tiêm vaccine trong vòng một tháng và đến khi sinh.\n\n![Tdap vaccine là gì và tầm quan trọng với trẻ sơ sinh 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tdap_vaccine_la_gi_va_tam_quan_trong_voi_tre_so_sinh_2_8c4f4aaf98.jpg)\n\n*Mũi tiêm Tdap vaccine rất quan trọng trong 3 tháng cuối thai kỳ*\n\nLưu ý khi tiêm Tdap vaccine là gì?\n----------------------------------\n\nĐể giúp phòng ngừa các trường hợp trẻ mắc bệnh bạch hầu, ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) khi còn quá nhỏ, chắc chắn rất nhiều mẹ muốn biết lưu ý khi tiêm Tdap vaccine là gì, tất cả sẽ được chia sẻ trong phần dưới đây:\n\n### Tiêm vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván ở mỗi lần mang thai\n\nTrên thực tế, nồng độ kháng thể phản ứng với vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván trong cơ thể con người sẽ giảm dần theo thời gian. Mặc dù xét nghiệm máu có khả năng đo lường kháng thể chống ho gà, nhưng không thể xác định mức độ cần thiết để bảo vệ bản thân hoặc thai nhi chống lại bệnh ho gà. Cụ thể, ngay cả khi phụ nữ đã trải qua bệnh ho gà trong quá khứ hoặc đã được tiêm vaccine trước đó, miễn dịch không được duy trì suốt đời. Do đó, việc tiêm lại vaccine Tdap trong mỗi thai kỳ mang thai có thể giúp thai nhi nhận được mức độ kháng thể bảo vệ tối đa, hỗ trợ chống lại các bệnh nhiễm trùng này một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu phụ nữ đã được tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai, việc tiêm lại vaccine này không nhất thiết phải thực hiện mỗi khi mang thai.\n\n### Tiêm vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván bổ sung sau sinh\n\nNếu phụ nữ mang thai không tiêm vaccine Tdap và chưa từng được tiêm chủng trước đây, họ cũng có thể nhận bổ sung vaccine này sau khi sinh. Thậm chí, phụ nữ đang cho con bú cũng có thể tiêm Tdap một cách an toàn.\n\nTuy nhiên, cần khoảng 3 - 4 tuần sau khi tiêm vaccine để cơ thể của người mẹ phát triển đủ kháng thể. Do đó, trong khoảng thời gian này, phụ nữ vẫn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình chăm sóc. Việc tiêm vaccine Tdap sau sinh ở người mẹ không tạo ra khả năng truyền kháng thể để bảo vệ trẻ sơ sinh. Trẻ vẫn có thể mắc bệnh từ các nguồn khác như anh chị em, ông bà và những người chăm sóc trẻ. Đồng thời, việc đảm bảo chủng ngừa cho tất cả những người tiếp xúc với trẻ đòi hỏi sự tốn kém và khó khăn trong thực hiện. Vì vậy, việc tiêm vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván bổ sung sau sinh không được coi là biện pháp tối ưu.\n\n![Tdap vaccine là gì và tầm quan trọng với trẻ sơ sinh 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tdap_vaccine_la_gi_va_tam_quan_trong_voi_tre_so_sinh_3_7762b399fb.jpg)\n\n*Mẹ có thể tiêm vaccine Tdap sau khi sinh con* \n\n### Chỉ tiêm vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván một lần trong thai kỳ\n\nNhìn chung, hiệu quả miễn dịch của vaccine này không duy trì lâu như mong đợi từ các chuyên gia. Do đó, ngay cả khi đã được chủng ngừa trước đó (khi không mang thai), nhưng do khoảng cách giữa lần chủng ngừa trước đó và thời kỳ mang thai là quá lớn, việc tiêm lại vaccine Tdap được khuyến nghị trong khoảng tuần 27 - 35 của thai kỳ nhằm tạo ra mức kháng thể bảo vệ tối ưu cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu việc tiêm Tdap được chỉ định sớm hơn trong thai kỳ do vết thương, dịch bệnh đang bùng phát trong cộng đồng hoặc phụ nữ đã tiêm Tdap trước khi mang thai để phòng bệnh thì không nhất thiết phải tiêm lại trong ba tháng cuối thai kỳ.\n\nTiêm vaccine Tdap ở đâu an toàn và uy tín?\n------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho việc tiêm phòng vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, việc đến các trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy là rất quan trọng. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị hàng đầu, cung cấp các loại vaccine mới nhất nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn thế giới.\n\nVới hệ thống kho lạnh tuân thủ chuẩn quốc tế GSP, Long Châu đảm bảo rằng tất cả vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn, đáp ứng đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc vắc xin luôn duy trì chất lượng tốt nhất trước khi đến tay người sử dụng.\n\nĐội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều đã đạt chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo một cách toàn diện, có kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng thực hành cao nhất trong việc tiêm chủng an toàn.\n\nHiện tại, vaccine 3in1 phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có giá khoảng 685.000 đồng/mũi (mức giá có thể có chênh lệch thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\n![Tdap vaccine là gì và tầm quan trọng với trẻ sơ sinh 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tdap_vaccine_la_gi_va_tam_quan_trong_voi_tre_so_sinh_4_f2515fd8ee.jpg)\n\n*Long Châu là trung tâm có dịch vụ tiêm chủng vaccine Tdap*\n\nTdap vaccine không chỉ là một biện pháp đơn thuần phòng ngừa bệnh tật, mà còn là một phần quan trọng của nỗ lực chung để bảo vệ cộng đồng khỏi các loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Việc hiểu rõ về [Tdap vaccine là gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tdap-vaccine-la-gi-va-tam-quan-trong-voi-tre-so-sinh.html) và tầm quan trọng của nó sẽ giúp mỗi người có những quyết định thông tin và đúng đắn về sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\n", "date": "22/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?", "abstract": "​​Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B (HIB) đều là những căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Cách tốt nhất để bảo vệ con yêu khỏi những căn bệnh trên chính là tiêm vắc xin 5 trong 1. Nhưng nhiều phụ huynh thắc mắc tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ có bị sốt không và cần làm gì khi trẻ có những phản ứng sau tiêm?", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 là giải pháp toàn diện, hiệu quả, tiện lợi và kinh tế, giúp bố mẹ bảo vệ em bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Đây là một vắc xin kết hợp phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B (HIB). Tuy nhiên, mẹ cần biết về các phản ứng thường gặp sau khi tiêm mũi 5 trong 1. “Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?” là một trong những điều mà phụ huynh thắc mắc.\n\nThông tin về vắc xin 5 trong 1\n------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp phòng được 5 loại bệnh bao gồm: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-quyet-phong-chong-dich-bach-hau-hieu-qua-46474.html), ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html). Việc tiêm vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp trẻ cùng lúc phòng được nhiều bệnh nguy hiểm mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí, và giảm tải được số mũi tiêm cho trẻ nhỏ.\n\nHiện nay, có hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng là ComBE Five của Ấn Độ và Pentaxim của Pháp:\n\n* Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five (Ấn Độ): Sử dụng để thay thế vắc xin Quinvaxem, được sản xuất tại Hàn Quốc. Vắc xin này có thể phòng được các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-do-vi-khuan-596.html) do H.influenzae týp B (HIB). Trẻ được tiêm vắc xin này cần uống và tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt.\n* Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): giúp ngăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm vi khuẩn HIB. Trẻ sau khi tiêm vắc xin này cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B.\n\n![tre-tiem-vac-xin-5-trong-1-co-bi-sot-khong-1.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_bi_sot_khong_1_a48dfef4bf.png)\n\n*Thông tin về vắc xin 5 trong 1*\n\nViệc lựa chọn giữa hai loại vắc xin này thường tùy thuộc vào quy định và quyết định của trung tâm tiêm chủng và bậc phụ huynh.\n\nTrẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?\n-------------------------------------------\n\nNhiều bậc phụ huynh đều có chung một nỗi lo lắng khi cho trẻ tiêm phòng: “Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?”.\n\nSốt là một phản ứng tự nhiên thường gặp sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1, và mỗi bé có thể có biểu hiện sốt khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của em bé. Thông thường, các bé sau khi tiêm mũi 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng có thể gặp sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm theo quấy khóc và ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường và sẽ tự giảm đi sau 1 – 2 ngày.\n\nNguyên nhân chủ yếu gây sốt sau khi tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ho-ga-dung-khang-sinh-gi-de-dieu-tri-benh-56174.html) trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Five. Loại thành phần này được làm từ vi khuẩn ho gà loại toàn tế bào, giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn, nên có thể gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các phản ứng này thường ở mức độ nhẹ, và không đáng lo ngại quá mức.\n\nVắc xin Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào, ít gây phản ứng phụ sau tiêm hơn so với Quinvaxem và ComBE Five. Điều này làm cho Pentaxim trở thành lựa chọn phổ biến hơn cho phụ huynh khi quyết định tiêm vắc xin cho con.\n\n![Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_bi_sot_khong_2_35de561a52.jpeg)\n\n*Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?*\n\nCần lưu ý điều gì sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1?\n-----------------------------------------------------\n\nSốt sau khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 là một hiện tượng phổ biến, nhưng nếu nó kéo dài trên 38,5 độ C mà không có dấu hiệu giảm mặc dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách, hoặc nếu sốt kéo dài trên 2 ngày, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề này. Đây không còn là dấu hiệu sốt bình thường và cần phải theo dõi bé.\n\nNgoài ra, trẻ có hệ miễn dịch nhạy cảm với một chất dị ứng trong thành phần của vắc xin có thể phản ứng bằng cách gây [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/soc-phan-phe-la-gi-phac-do-xu-tri-soc-phan-ve-65545.html). Các dấu hiệu của hiện tượng này có thể bao gồm:\n\n* Thở nhanh, thở ngắt quãng, khó thở;\n* Phù nề mặt hoặc toàn thân, da tím quanh môi và chi;\n* Sốt cao, khóc thét dai dẳng kèm la hét;\n* Co giật, chỗ tiêm sưng đỏ và có dịch.\n\nNếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được sơ cứu kịp thời.\n\n![Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_vac_xin_5_trong_1_co_bi_sot_khong_3_99d4d879e6.jpeg)\n\n*Trẻ có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1*\n\nĐể chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1, cha mẹ cần duy trì môi trường thoáng mát, thoải mái, không đắp chăn quá mức khi trẻ đang sốt. Việc lau người cho con bằng khăn ấm với nước có nhiệt độ thấp hơn cơ thể 1 - 2 độ C, tăng cường việc cho con bú mẹ và bổ sung nước cũng là những biện pháp quan trọng. Nên tránh dùng nước lạnh hoặc đá để lau hoặc rửa cho trẻ, và không nên kiêng tắm cho con. Nếu phát hiện sốt bất thường, ba mẹ cần theo dõi và liên hệ với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và chính xác.\n\nTrẻ bị sốt nhẹ thường gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 và thường tự giảm đi sau vài ngày. Nhưng nếu sốt cao liên tục trên 38.5 độ, đặc biệt nếu có các dấu hiệu bất thường khác, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của bé một cách chính xác. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề “[Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-vac-xin-5-trong-1-co-bi-sot-khong.html)?”\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Bé 6 tháng tiêm mũi gì để con khoẻ mạnh và được bảo vệ toàn diện?", "abstract": "Trẻ ở tuổi 6 tháng thường được khuyến nghị tiêm các loại vắc xin phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện. Những mũi vắc xin này giúp cơ thể phòng tránh các bệnh nguy hiểm và giữ cho sức khỏe của trẻ được bảo vệ một cách toàn diện. Vậy bé 6 tháng tiêm mũi gì?", "md_content": "Việc tiêm chủng cho bé ở tuổi 6 tháng tuổi giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, tiêu chảy cấp do rotavirus và bệnh bại liệt. Sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần một cách toàn diện, không bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh tiềm ẩn.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin cho bé 6 tháng tuổi?\n--------------------------------------------\n\nTừ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, mỗi cơ thể đều trải qua các giai đoạn phát triển miễn dịch nhằm tạo ra sức đề kháng chống lại bệnh tật. Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và yếu hơn, đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài và biến đổi thời tiết. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các căn bệnh nguy hiểm phát triển. Ô nhiễm không khí và môi trường làm gia tăng và phức tạp của các loại bệnh như SARS, H1N1, H5N1 đặt ra nguy cơ tử vong và biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi 6 tháng đến 1 tuổi.\n\n![be-6-thang-tiem-mui-gi-de-con-khoe-manh-va-duoc-bao-ve-toan-dien 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_6_thang_tiem_mui_gi_de_con_khoe_manh_va_duoc_bao_ve_toan_dien_1_fee902c8e4.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin cho bé 6 tháng tuổi*\n\nTiêm chủng không chỉ giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên mà còn kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể. Những kháng thể này sẽ tiêu diệt virus, vi khuẩn và duy trì trong cơ thể, giúp bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh trong các lần xâm nhập sau này.\n\nBé 6 tháng tiêm mũi gì?\n-----------------------\n\nTrẻ 6 tháng tuổi sẽ được tiêm phòng mũi vắc xin theo tiêu chuẩn của chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:\n\n[Vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván:](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-khong.html) Đây là vắc xin tổng hợp chống lại 3 loại bệnh phổ biến mà trẻ có thể mắc phải. Để giảm số lần tiêm, có thể sử dụng [vắc xin kết hợp 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html), bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B.\n\n[Vắc xin phòng mũi viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tiem-may-mui-va-gom-nhung-loai-nao.html): Đây là liều thứ 3 và cũng là liều cuối cùng nếu trẻ đã tiêm đúng lịch trình từ trước đó. Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm có thể lây từ mẹ sang con, nên trẻ được tiêm mũi ngừa viêm gan B ngay sau khi sinh và sau đó tiếp tục theo lịch trình.\n\n![be-6-thang-tiem-mui-gi-de-con-khoe-manh-va-duoc-bao-ve-toan-dien 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_6_thang_tiem_mui_gi_de_con_khoe_manh_va_duoc_bao_ve_toan_dien_2_3304906864.jpg)\n\n*Vắc xin phòng mũi viêm gan B cho bé 6 tháng tuổi*\n\n[Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp:](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html) Trẻ mắc phế cầu khuẩn có thể phát triển các bệnh từ viêm xoang, viêm tai giữa đến các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Vắc-xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi virus gây ra những căn bệnh nghiêm trọng, thường được tiêm vào giai đoạn 6 tháng tuổi.\n\nVắc xin Haemophilus cúm B (Hib) chủ yếu ngăn ngừa viêm màng não và viêm phổi, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 5 tuổi. Chủng ngừa vắc xin Hib ở tuổi 6 tháng giúp cơ thể phòng tránh vi khuẩn này. Lưu ý, mũi tiêm tiếp theo sẽ diễn ra khi trẻ đạt 12 - 15 tháng tuổi.\n\nVắc xin phòng bại liệt bao gồm dạng uống (bOPV) hoặc dạng tiêm (IPV). Trẻ từ 5 - 6 tháng thường được chỉ định tiêm thêm 1 liều vắc-xin IPV để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh bại liệt.\n\n[Vắc xin ngừa Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) quan trọng trong việc ngăn chặn tiêu chảy cấp và nôn mửa, hai triệu chứng gây mất nước thường xảy ra do virus rota gây ra.\n\nVắc xin ngừa cúm thường được khuyến cáo tiêm hàng năm, đặc biệt vào mùa thu hoặc trước thời tiết giao mùa, khi dịch cúm xuất hiện mạnh nhất. Việc tiêm định kỳ hàng năm giúp tăng hiệu quả của vắc xin.\n\nCác mũi vắc xin này khi tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây bệnh, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần của trẻ.\n\nTheo dõi bé 6 tháng tuổi sau tiêm vắc xin\n-----------------------------------------\n\nSau khi trẻ 6 tháng tuổi tiêm vắc xin, việc chăm sóc và theo dõi phản ứng của trẻ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé. Trong 30 phút sau khi tiêm, trẻ ở lại cơ sở y tế để kiểm tra có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu phản ứng nào hay không.\n\nTheo dõi tại nhà:\n\n* Tinh thần và ăn uống: Kiểm tra tinh thần của trẻ, khả năng bú mẹ, ăn uống, và thái độ ngủ.\n* Phản ứng tại chỗ tiêm: Quan sát vùng tiêm có phát ban, sưng, đỏ, hoặc đau không.\n* Nhiệt độ: Đo nhiệt độ của trẻ và ghi nhận, đặc biệt nếu trẻ sốt cao hơn 38°C.\n* Hành vi bất thường: Lưu ý bất kỳ dấu hiệu bất thường như co giật, tím tái, khó thở, hoặc khóc thét.\n\n![be-6-thang-tiem-mui-gi-de-con-khoe-manh-va-duoc-bao-ve-toan-dien 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/be_6_thang_tiem_mui_gi_de_con_khoe_manh_va_duoc_bao_ve_toan_dien_3_9d31ae2091.jpg)\n\n*Theo dõi bé 6 tháng tuổi sau tiêm vắc xin và thận trọng các phản ứng bất thường*\n\nPhản ứng thường gặp:\n\n* Sưng và đau tại chỗ tiêm: Thường gặp và có thể kéo dài trong vài ngày, không cần phải lo lắng nếu không xuất hiện các dấu hiệu khác.\n\nKhi trẻ có dấu hiệu bất thường:\n\n* Sốt cao: Nếu trẻ có sốt cao hơn 38°C, cần dùng thuốc hạ sốt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá.\n* Phản ứng nghiêm trọng: Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào như co giật, khó thở, hoặc phát ban lạ, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.\n\nViệc theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe toàn diện cho bé. Nếu có bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn và hỗ trợ.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em", "Trẻ sơ sinh"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Vắc xin 5 trong 1 tiêm mấy mũi?", "abstract": "Tiêm vắc xin 5 trong 1 là một phần quan trọng của chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ ở nước ta. Để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch này, việc chủ động theo dõi kế hoạch tiêm phòng và đưa con đi tiêm đúng lịch là vô cùng quan trọng. Vậy vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào và phụ huynh cần lưu ý gì khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 không chỉ là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm thời gian và giảm mũi tiêm cho trẻ. Với khả năng bảo vệ trước 5 loại bệnh có nguy cơ cao, vắc xin này không chỉ làm tăng hiệu suất trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giúp đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. \n\nCác loại vắc xin 5 trong 1\n--------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) cung cấp sự bảo vệ đồng thời cho nhiều loại bệnh và có hai loại phổ biến có thể lựa chọn để tiêm cho trẻ:\n\n### Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five của Ấn Độ\n\nPhòng được bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra.\n\nTrẻ cần được bổ sung vắc xin phòng bệnh bại liệt riêng biệt để tăng hiệu quả phòng ngừa 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_1_4b2b3b1091.jpeg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five của Ấn Độ*\n\n### Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp\n\nNgăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn Hib.\n\nKhông bao gồm thành phần phòng ngừa bệnh viêm gan B, do đó, trẻ sau đó cần được tiêm bổ sung vắc xin viêm gan siêu vi B.\n\nSự khác nhau chính giữa hai loại vắc xin này là thành phần phòng ngừa bệnh ho gà. vắc xin ComBE Five của Ấn Độ sử dụng loại toàn tế bào, trong khi Pentaxim của Pháp sử dụng thành phần ho gà vô bào. Do đó, Pentaxim thường ít gây ra các phản ứng phụ như sốt, khóc, và khó chịu cho trẻ sau khi tiêm hơn so với ComBE Five của Ấn Độ.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_2_5bbb6def61.jpeg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp*\n\nVắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào?\n-------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp để phòng ngừa năm loại bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ chỉ trong một lần tiêm. Một mũi tiêm giúp phòng ngừa các bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, và các bệnh do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra như viêm phổi và viêm màng não.\n\nVắc xin 5 trong 1 tiêm mấy mũi? Phác đồ tiêm chủng cho vắc xin 5 trong 1 được khuyến cáo cho trẻ dưới 2 tuổi như sau:\n\n* Tiêm mũi 5 trong 1 lần 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi;\n* Tiêm mũi 5 trong 1 lần 2: Khi trẻ được 3 tháng tuổi;\n* Tiêm mũi 5 trong 1 lần 3: Khi trẻ được 4 tháng tuổi;\n* Mũi tiêm nhắc lại vắc xin 5 trong 1: Khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi.\n\nVắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Trong trường hợp trẻ đã tiêm mũi 1 nhưng sau đó bị ốm và chưa tiêm mũi 2, khi trẻ đủ sức khỏe, gia đình cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin 5 trong 1 càng sớm càng tốt. Việc này giúp \"nhắc nhở\" hệ miễn dịch, tạo khả năng miễn dịch sớm và đầy đủ, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm quan trọng nằm trong phạm vi phòng ngừa của vắc xin.\n\nSau khi trẻ đã tiêm đủ vacxin 5 trong 1, cần bổ sung thêm liều [vắc xin phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) để đảm bảo sự bảo vệ toàn diện.\n\nHiện tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp các loại vắc xin viêm gan B như:\n\n* GENE HBVAX 1ML: Giá khoảng 215.000đ;\n* HEBERBIOVAC 1ML: Giá khoảng 210.000đ;\n* GENE HBVAX 0,5ML: Giá khoảng 194.000đ;\n* HEBERBIOVAC 0,5ML: Giá khoảng 182.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_3_2cc58a7eb0.webp)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào?*\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ\n----------------------------------------\n\nDấu hiệu sốt và một số phản ứng nhẹ là phản ứng phổ biến sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1. [Tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-5-trong-1-tre-bi-sot-phai-lam-sao-1.html) nhẹ khoảng 38 - 38.5 độ C, quấy khóc, ăn uống kém trong vòng 1-2 ngày sau tiêm phòng. Tuy nhiên, việc theo dõi các dấu hiệu bất thường là quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ.\n\nCác triệu chứng có thể xuất hiện sau tiêm vắc xin 5 trong 1 cần được chú ý bao gồm:\n\n* Trẻ thở khò khè, ngắt quãng.\n* Trẻ bị phát ban, phù nề.\n* Trẻ sốt cao trên 38.5 độ C.\n* Trẻ khóc to dai dẳng kèm la hét, có hiện tượng [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html).\n* Ở chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch.\n\nNên hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ khi trẻ có những dấu hiệu sau:\n\n* Khi trẻ có dấu hiệu kích ứng, phản ứng nghiêm trọng trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.\n* Khi trẻ sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.\n* Trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng.\n* Trẻ bị bệnh cấp tính hoặc các bệnh mãn tính tiến triển.\n* Nghe nhịp tim, nhịp thở, hoặc phổi bất thường.\n* Trẻ bị rối loạn nhận thức.\n\nNhững trường hợp trên cần được đánh giá kỹ lưỡng và thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiếp tục tiêm vắc xin. Vì an toàn của trẻ là ưu tiên hàng đầu.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào? Khi nào tiêm vắc xin 5 trong 1?-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_tiem_khi_nao_khi_nao_tiem_vac_xin_5_trong_1_4_79c0cf9874.jpeg)\n\n*Lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ*\n\nViệc quan tâm đến cân nặng của trẻ trước khi tiêm phòng là một biện pháp an toàn và chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe của em bé. Đối với những em bé dưới 2kg, việc không tiêm vắc xin ngay lập tức nhằm ngăn chặn các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi tiêm.\n\nQua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp thông tin hữu ích về “[Vắc xin 5 trong 1 tiêm khi nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html)”. Trong trường hợp phát hiện phản ứng nghiêm trọng, việc đưa bé tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời là rất quan trọng. Việc tham khảo địa chỉ y tế uy tín và chuyên nghiệp là một bước quan trọng để đảm bảo rằng bé sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất và được theo dõi một cách chặt chẽ trước và sau khi tiêm phòng.\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa cho trẻ", "abstract": "Infanrix Hexa là vacxin 6 trong 1 của Bỉ đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Với ưu điểm vượt trội là giúp giảm thiểu số lần tiêm ở trẻ nhỏ, trẻ ít phải chịu số lần đau hơn, tiết kiệm được thời gian và độ bảo vệ của bé cũng được nâng lên so với khi tiêm các mũi tiêm lẻ. Vậy phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa cho trẻ được thực hiện như thế nào?\n", "md_content": "Để ba mẹ nắm được thông tin về vắc xin cũng như phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý dành cho trẻ khi tiêm vắc xin này.\n\nThông tin cơ bản về vắc xin Infanrix hexa\n-----------------------------------------\n\n[Infanrix hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) là vắc xin 6 trong 1 có nguồn gốc từ Bỉ với tác dụng phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ bao gồm: Ho gà, bệnh bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, Hib và bại liệt. Bằng cách kết hợp tất cả các thành phần này vào một loại vắc xin duy nhất, Infanrix Hexa 6 trong 1 không chỉ giúp giảm số lần tiêm chủng cho trẻ mà còn đồng nghĩa với việc giảm đau đớn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bậc phụ huynh.\n\n![Infanrix hexa là vacxin 6 trong 1 của nhà sản xuất GSK của Bỉ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_tiem_vac_xin_infanrix_hexa_1_3fa2088aaf.jpg)\n\n*Infanrix hexa là vắc xin 6 trong 1 đến từ Bỉ*\n\nCơ chế phòng ngừa của vắc xin là qua việc kích thích hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại sáu loại bệnh đặc biệt. Khi trẻ tiếp xúc tự nhiên với các vi khuẩn, độc tố hoặc virus gây bệnh, các kháng thể này giúp hệ thống miễn dịch nhận diện, tấn công và ngăn chúng gây tổn thương. Vì vậy, việc tiêm vắc xin được coi là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ cơ thể trẻ khỏe mạnh.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa\n----------------------------------\n\nTiêm chủng theo phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa như sau đây để đảm bảo hiệu quả:\n\n* Phác đồ 3 mũi: Vắc xin có thể được tiêm vào các thời điểm sau: 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm cần ít nhất là 1 tháng.\n* Phác đồ 3 mũi áp dụng cho trẻ đã [tiêm phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html) sơ sinh như sau: Tiêm vào các thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi.\n* Phác đồ 2 mũi: Tiêm vắc xin có thể thực hiện vào các thời điểm sau: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi.\n\nĐối với việc tiêm nhắc lại:\n\nNếu đã tuân thủ phác đồ 3 mũi, việc tiêm nhắc lại mũi thứ 4 nên được thực hiện ít nhất sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Trong trường hợp tuân thủ phác đồ 2 mũi (3 và 5 tháng tuổi), việc tiêm nhắc lại mũi thứ 3 nên diễn ra ít nhất sau 6 tháng kể từ mũi thứ 2.\n\nĐối với đường tiêm, vắc xin thường được [tiêm bắp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-bap-tay-la-gi-phuong-phap-xac-dinh-vi-tri-tiem-bap-tay-63195.html) sâu theo chỉ định, không thực hiện qua tĩnh mạch hoặc trong da để đảm bảo hiệu quả và an toàn.\n\n![Cần tuân thủ phác đồ tiêm vacxin Infanrix hexa theo chỉ dẫn của bác sĩ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_tiem_vac_xin_infanrix_hexa_2_4dc11eb86b.jpg)\n\n*Cần tuân thủ phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa theo chỉ dẫn của bác sĩ*\n\nTác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin Infanrix Hexa\n----------------------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin Infanrix Hexa được ghi nhận dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng bao gồm đau, sưng đỏ tại vết tiêm, trẻ sốt trên 38 độ C, cơ thể mệt mỏi, kích thích, bồn chồn, ngủ không yên, quấy khóc bất thường, [nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), viêm da, nôn mửa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, co thắt phế quản, co giật có hoặc không kèm sốt, có thể xuất hiện sự sưng lan tỏa tại vùng cánh tay đã tiêm vắc xin, đôi khi có thể lan đến các khớp gần kề.\n\nNgoài ra, một số tác dụng phụ được ghi nhận bao gồm sưng hạch bạch huyết, giảm tiểu cầu, phản ứng dị ứng, phản ứng sưng lan rộng, sưng tại vùng cánh tay tiêm vắc xin, xuất hiện mụn nước tại nơi tiêm.\n\nMột số lưu ý khi đi tiêm chủng cho trẻ\n--------------------------------------\n\nKhi cho trẻ đi tiêm vắc xin, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả:\n\n* **Kiểm tra lịch tiêm chủng:** Xác định lịch trình tiêm chủng của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Lịch tiêm chủng đều được thiết kế để bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html).\n* **Tư vấn y tế:** Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đã có các phản ứng tiêm trước đó, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc người tiêm chủng để được tư vấn thêm.\n* **Đọc kỹ thông tin vắc xin:** Đọc thông tin chi tiết về vắc xin mà trẻ sẽ được tiêm để hiểu rõ về các tác dụng phụ có thể xuất hiện và cách xử lý khi có vấn đề.\n* **Báo cáo triệu chứng:** Thông báo cho người tiêm chủng hoặc bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng bất thường sau tiêm hoặc sốt kéo dài, co giật,...\n* **Giữ gìn vệ sinh:** Giữ cho khu vực xung quanh nơi tiêm sạch sẽ. Hạn chế chạm vào khu vực đó sau khi tiêm để tránh nhiễm trùng.\n* **Nắm vững trẻ:** Hãy giữ trẻ chặt tay hoặc ôm chặt nếu cần thiết để tránh các cử động bất ngờ hoặc cảm giác không thoải mái.\n* **Sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp:** Trước khi tiêm, hỏi người tiêm chủng về biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.\n* **Theo dõi tình trạng sức khỏe:** Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm và liên hệ ngay với bác sĩ nếu có vấn đề nào đó không bình thường.\n\n![Cần khám kỹ sức khỏe cho bé trước khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phac_do_tiem_vac_xin_infanrix_hexa_3_9832283c6e.jpg)\n\n*Cần khám kỹ sức khỏe cho bé trước khi tiêm vắc xin*\n\nTrên đây, chúng tôi đã gửi đến quý bậc phụ huynh chi tiết về [phác đồ tiêm vắc xin Infanrix hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) cho trẻ cũng như một số thông tin tổng quan về vắc xin này. Mong rằng, các bậc phụ huynh theo dõi lịch tiêm phòng cho con mình để bé được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh được một số bệnh nguy hiểm.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["vaccine 6in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết", "abstract": "Tiêm chủng là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ở Việt Nam, vắc xin 5 trong 1 đã trở thành một phần quan trọng của chương trình tiêm chủng mở rộng, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 có thể gây ra những vấn đề không mong muốn ở trẻ bố mẹ nên lưu tâm.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 bao gồm khả năng phòng ngừa đồng thời 5 loại bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Qua tiêm chủng với vắc xin này, cơ thể trẻ sẽ được kích thích để tạo ra miễn dịch, giúp bé tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng bé có thể bị tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1.\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay\n-----------------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) là một phương pháp tiêm chủng hiệu quả, giúp phòng ngừa đồng thời 5 loại bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn HIB. Cả hai loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay được sử dụng trong chương trình tiêm chủng, đó là Pentaxim (Pháp) và ComBE Five (Ấn Độ). Chúng đều được tích hợp trong một mũi tiêm, giúp tiết kiệm thời gian và giảm số lượng mũi tiêm cho trẻ.\n\nTrong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin Quinvaxem trước đây được sử dụng, nhưng do ngừng sản xuất, nó đã được thay thế bằng vắc xin ComBE Five. Vắc xin này đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới.\n\nNgoài ra, vắc xin Pentaxim do công ty Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất là một lựa chọn hiện đại hơn và đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này thể hiện sự đa dạng và sự cải tiến trong lĩnh vực y tế, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ em trên toàn cầu.\n\n### Vắc xin ComBE Five\n\nĐây là sản phẩm vắc xin 5 trong 1 của Ấn Độ, chứa kháng nguyên từ vi khuẩn và virus bạch hầu, uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ho-ga-dung-khang-sinh-gi-de-dieu-tri-benh-56174.html), viêm gan B, và các bệnh do H.influenzae týp B (Hib) gây ra. Thành phần ho gà trong ComBE Five là ho gà toàn tế bào, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ. Với cấu trúc này, vắc xin này hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm.\n\n![Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_1_f675792aa8.webp)\n\n*Vắc xin ComBE Five*\n\n### Vắc xin Pentaxim\n\nĐây là vắc xin 5 trong 1 xuất xứ từ Pháp, cũng chứa kháng nguyên của năm loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và H.influenzae týp B ([Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html)). Thành phần ho gà trong Pentaxim được xử lý để chỉ giữ lại các kháng nguyên đặc hiệu sau khi loại bỏ những thành phần không cần thiết khác của vi khuẩn. Điều này giúp giảm triệu chứng sốt và tác dụng phụ so với ComBE Five, nhờ vào việc sử dụng ho gà vô bào.\n\n![tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_2_7d5d6c2018.jpg)\n\n*Vắc xin Pentaxim*\n\nCả hai loại vắc xin đều sử dụng các chất phụ gia, tá dược, và chất bảo quản để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của chúng trong quá trình phòng ngừa bệnh cho trẻ.\n\nTác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1\n----------------------------------\n\nPhản ứng sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 thường là những biểu hiện nhẹ và tạm thời. Các phản ứng tại chỗ là phản ứng thông thường, và thường tự giảm đi sau một thời gian ngắn như:\n\n* Sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm;\n* Sốt nhẹ;\n* Quấy khóc hơn bình thường;\n* Trẻ kém ăn, kém bú.\n\nĐây là những tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 phổ biến. Những biểu hiện này thường chỉ xuất hiện trong vòng 1 - 2 ngày và không đòi hỏi điều trị đặc biệt.\n\nSau khi tiêm vắc xin, quan trọng nhất là theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm để phát hiện và xử lý kịp thời bất kỳ phản ứng nào không mong muốn. Việc giữ cho trẻ nằm nghỉ, giữ ấm, và duy trì việc ăn uống và uống nước đủ có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.\n\nCác biện pháp như chườm mát, dùng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, và khuyến khích bú hoặc ăn nhẹ cũng là cách để giúp trẻ vượt qua những tác dụng không mong muốn gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1.\n\n![Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_3_4941f4d4ce.jpeg)\n\n*Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1*\n\nTác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 có đáng lo ngại không?\n---------------------------------------------------------\n\nMặc dù tác dụng phụ phổ biến của vắc xin 5 trong 1 thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng cũng rất quan trọng. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay lập tức khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng. Những biểu hiện như [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, khó thở, tím tái, li bì, lơ mơ, bú kém, hoặc bỏ bú là những dấu hiệu cần được chú ý và xử lý kịp thời.\n\nGặp cán bộ y tế để được tư vấn và đánh giá tình hình sức khỏe của trẻ là bước quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé. Những phản ứng nặng như sốc phản vệ cần được xử lý kịp thời để giảm thiểu tác động và nguy cơ nghiêm trọng cho trẻ.\n\nQuan trọng nhất là sự chủ động trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong 24-48 giờ sau khi tiêm chủng. Điều này giúp đưa ra biện pháp can thiệp sớm khi cần thiết và đảm bảo an toàn cho bé.\n\n![Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 mà ba mẹ cần biết-4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vac_xin_5_trong_1_ma_ba_me_can_biet_4_b9eaffb6af.jpeg)\n\n*Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 có đáng lo ngại không?*\n\nViệc theo dõi lịch tiêm và những triệu chứng sau tiêm là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc xin. Phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của trẻ, và sự chủ động trong việc theo dõi và báo cáo về bất kỳ biểu hiện nào không bình thường sau tiêm chủng giúp cung cấp sự chăm sóc và can thiệp kịp thời. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về “[Tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-vac-xin-5-trong-1-ma-ba-me-can-biet.html)”.\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?", "abstract": "Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy các loại vắc xin phòng bệnh ngay từ sớm. Một phần vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện đủ để chống lại các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh thủy đậu. Chắc hẳn nhiều phụ huynh đã thắc mắc liệu tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?", "md_content": "Tiêm chủng vắc xin đầy đủ là hoạt động vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Vậy có thể tiêm bao nhiêu mũi vắc xin miễn phí? Có bao nhiêu loại vắc xin? Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? là những thắc mắc mà nhiều cha mẹ đặt ra trước khi cho con mình tiêm chủng. Cùng đọc qua bài viết sau để tìm hiểu xem có mũi thủy đậu trong tiêm chủng mở rộng hay có nên cho trẻ tiêm phòng hay không nhé?\n\nCác loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia\n----------------------------------------------------------------------\n\nCác chương trình tiêm chủng mở rộng hiện đang được triển khai trên toàn quốc, đối tượng tiêm chủng được mở rộng cùng số lượng vắc xin. Sau đây là danh sách các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng:\n\n* Vắc xin phòng lao BCG;\n* Vắc xin phòng bại liệt;\n* Vắc xin phòng viêm gan B;\n* Vắc xin phòng rubella;\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng bạch hầu;\n* Vắc xin phòng ho gà;\n* Vắc xin phòng uốn ván;\n* Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn tuýp B (Hib);\n* [Vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-va-nhung-thong-tin-can-biet.html);\n* Vắc xin phòng bệnh tả (các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao);\n* Vắc xin phòng bệnh thương hàn (các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao).\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_1_ce06d4fbd3.png)\n\n*Các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia*\n\nNhững mũi vắc xin cần thiết khác\n--------------------------------\n\nNgoài những loại vắc xin trên, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm chủng thêm các loại vắc xin khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Các mũi vắc xin được khuyên nên tiêm thêm bao gồm:\n\n* Vắc xin phòng [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html): Vắc xin này được chỉ định tiêm chủng cho cả người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên.\n* Vắc xin phòng ngừa viêm màng não do mô cầu nhóm B+C.\n* Vắc xin phòng cúm: Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi nên tiêm 1 liều 0,25ml/năm, trẻ từ trên 36 tháng tuổi và người lớn sẽ tiêm 1 liều 0,5ml/ năm. Vì vắc xin phòng cúm rất quan trọng nên cần tiêm nhắc lại hàng năm.\n* Vắc xin phòng viêm gan A.\n* Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus.\n* Vắc xin phòng ngừa [HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html): Giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung, được chỉ định tiêm cho những bé gái từ 9 đến 26 tuổi.\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_2_8485fc7eb4.png)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?*\n\nTiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không?\n-----------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng là dự án y tế nhằm mang lại cho trẻ em cơ hội tiêm chủng miễn phí, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên nhiều cha mẹ thắc mắc chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không khi chỉ có 12 loại vắc xin trong chương trình này.\n\nCó thể thấy, câu trả lời cho thắc mắc tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? là “Không”. Mặc dù tại Việt Nam hiện có tới 30 loại vắc xin nhưng vì ngân sách xã hội có hạn nên chỉ có 12 loại vắc xin được hỗ trợ chi phí. Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia các phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng và các mũi vắc xin khác nhằm bảo vệ và giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn.\n\nMột trong số các mũi tiêm được khuyến khích là vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Tuy bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng vẫn có một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Bệnh nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến bệnh [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html), viêm màng não hoặc thậm chí là tử vong.\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_3_50be0df771.png)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? Câu trả lời là không*\n\nLưu ý những dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng\n--------------------------------------------\n\nMặc dù việc tiêm chủng mở rộng rất cần thiết nhưng không phải lúc nào cơ thể trẻ cũng sẵn sàng để tiêm vắc xin. Các phụ huynh và gia đình cần lưu ý một số dấu hiệu chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng sau:\n\n### Đối với trẻ sơ sinh\n\nVì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, mà việc tiêm vắc xin thực chất là đưa các tác nhân gây bệnh đã bị vô hiệu hóa vào cơ thể nên sẽ khó tránh các dấu hiệu đáng chú ý sau:\n\n* Trẻ sốt cao, trên hoặc bằng 38 độ C.\n* Thân nhiệt trẻ hạ thấp dưới hoặc bằng 35,5 độ C.\n* Nhịp tim bất thường, không ổn định.\n* Phản ứng bất thường, trẻ có thể mệt mỏi, li bì, bú kém,...\n* Cân nặng của trẻ dưới 2 kg và có các chống chỉ định khác.\n\n### Với trẻ trên 1 tuổi\n\nCác dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng ở trẻ trên 1 tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm phần lớn cũng giống trẻ sơ sinh như sốt cao, tụt thân nhiệt, nhịp tim không ổn định,... Ngoài ra có thêm một vài biểu hiện đặc biệt khác như:\n\n* Trẻ có tiền sử từng bị sốc, có [phản ứng sau tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) nghiêm trọng ở lần tiêm chủng trước.\n* Trẻ đang hoặc đã từng mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính.\n* Trẻ đang hoặc vừa kết thúc việc tiêm vắc xin điều trị corticoid/gammaglobulin.\n* Nhịp thở không ổn định.\n* Ý thức có biểu hiện bất thường và chống chỉ định khác.\n\n![Cha mẹ cần biết: Tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cha_me_can_biet_Tiem_chung_mo_rong_co_mui_thuy_dau_khong_4_98c4aba557.png)\n\n*Những dấu hiệu cần tạm hoãn tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ*\n\nCó thể thấy, thông qua bài viết trên chúng ta đã biết được tầm quan trọng cũng như một vài thông tin cơ bản của chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay. Đồng thời giải đáp được thắc mắc của cha mẹ là [tiêm chủng mở rộng có mũi thuỷ đậu không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cha-me-can-biet-tiem-chung-mo-rong-co-mui-thuy-dau-khong.html)? Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại thêm kiến thức bổ ích, hữu ích và giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn vai trò của vắc xin đối với sức khỏe trẻ em.\n\n", "date": "18/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không?", "abstract": "Tiêm vắc xin là một biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện của trẻ. Tuy nhiên có một số trường hợp sức khỏe của trẻ không phù hợp cho chỉ định tiêm vắc xin. Vậy liệu viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không?", "md_content": "Viêm da cơ địa ở trẻ là bệnh mãn tính và có liên quan đến cơ địa dị ứng. Trước quyết định tiêm vắc xin, nhiều bậc phụ huynh thường đặt ra câu hỏi rằng liệu viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không? Có gây kích thích cơ địa dị ứng của trẻ không?\n\nDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa\n----------------------------------------\n\n[Bệnh viêm da cơ địa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-co-dia-535.html) còn được gọi là eczema hoặc chàm thể tạng, là một loại bệnh lý trên da phổ biến thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và có thể diễn tiến nặng hơn hoặc suy giảm khi trường thành và phát triển hệ miễn dịch.\n\n![tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_da_co_dia_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_a06a55d3de.jpg)\n\n*Bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng*\n\nDấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa thường xuất hiện ở vùng da trên mặt, đầu, tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể. Da thường khô, đỏ, gây ngứa, khiến trẻ thường xuyên gãi, cảm thấy bứt rứt và khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh có xu hướng tái phát, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Điều này thường ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.\n\nNguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ chủ yếu bắt nguồn từ di truyền và dị ứng. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này, khả năng trẻ mắc bệnh cũng cao hơn. Hơn nữa, nếu trẻ gặp các vấn đề dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản dị ứng, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cũng tăng lên.\n\nNgoài ra, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự khởi phát và nặng hơn của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Dị ứng với thức ăn như trứng, sữa, hải sản, lúa mì, đậu...điều kiện thời tiết khô hanh; môi trường ô nhiễm với khói bụi, hóa chất, lông vật nuôi; cũng như chất liệu từ áo quần như len, nỉ, dạ...\n\nTrẻ bị viêm da cơ địa có tiêm vắc xin được không?\n-------------------------------------------------\n\nTrẻ bị viêm da cơ địa (eczema) thường vẫn có thể tiêm vắc xin nhưng có những lưu ý cần xem xét:\n\n**Đánh giá tình trạng sức khỏe:** Việc tiêm vắc xin có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Bác sĩ cần kiểm tra xem việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến cơ địa dị ứng của trẻ không.\n\n![tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_da_co_dia_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_35bf108008.jpg)\n\n*Bác sĩ cần kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi cho trẻ tiêm vắc xin*\n\n**Phản ứng của cơ thể:** Nếu trẻ đã từng có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin trước đó như phát ban, khó thở, hoặc các triệu chứng khác, cần cân nhắc trước khi tiêm vắc xin mới.\n\n**Chế độ điều trị:** Nếu trẻ đang sử dụng các loại thuốc đặc biệt hoặc đang trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, cần thảo luận với bác sĩ liệu vắc xin có tương thích với liệu pháp đang được áp dụng hay không.\n\n**Liên hệ với bác sĩ:** Trước khi tiêm vắc xin, hãy thảo luận với bác sĩ của trẻ để đảm bảo rằng việc tiêm vắc xin không gây ra tác động tiêu cực đối với tình trạng sức khỏe và da của trẻ.\n\nTuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị viêm da cơ địa vẫn có thể tiêm vắc xin mà không gây ra vấn đề lớn. Tuy nhiên, việc này vẫn cần được thảo luận và đánh giá cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.\n\nBé bị viêm da cơ địa không có chống chỉ định tiêm vắc xin thông thường. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt mẹ cần lưu ý để hoãn lịch tiêm phòng cho bé:\n\n* Trẻ bị viêm da cơ địa nổi mẩn khắp người.\n* Trẻ bị viêm da cơ địa và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid: Cần hoãn lịch tiêm phòng do hệ miễn dịch của bé còn yếu, khó đáp ứng với vắc xin.\n* Trẻ bị viêm da cơ địa kèm nhiễm khuẩn, sốt cao: Không nên tiêm vắc-xin trong tình trạng sốt, [cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) hoặc khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn vì hệ miễn dịch đang yếu.\n* Trẻ có phản ứng nghiêm trọng với lần tiêm phòng trước đó: Nếu bé đã có phản ứng diễn ra sau khi tiêm vắc-xin trước đó, như phát ban, đau đầu, khó thở, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tiêm.\n* Trẻ mắc các bệnh mạn tính chưa ổn định ở tim, phổi, hệ tiêu hóa: Vắc xin có thể gây nguy hiểm khi cơ thể đang mắc bệnh và sức đề kháng không ổn định.\n* Trẻ dưới 2kg: Bé sơ sinh dưới 2kg thường có sức đề kháng yếu, đặc biệt là khi mắc viêm da cơ địa, không nên tiêm vắc xin.\n\nViệc quyết định tiêm vắc xin cho trẻ bị viêm da cơ địa cần được kiểm tra và đánh giá sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn và tốt nhất cho sức khỏe của các bé trong quá trình phòng bệnh và bảo vệ sức đề kháng.\n\nĐiều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ\n------------------------------------\n\n**Điều trị y học**\n\nTăng cường độ ẩm cho da: Sử dụng các loại thuốc dưỡng ẩm để giữ cho da ẩm và mềm mại.\n\n![tre-bi-viem-da-co-dia-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_da_co_dia_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_e35bb73aeb.jpg)\n\n*Sử dụng các loại thuốc dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ*\n\nSử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ: Có thể sử dụng thuốc [corticosteroid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html) (trong thời gian ngắn) và tacrolimus (duy trì kết hợp với dưỡng ẩm trong thời gian dài) để giảm viêm và ngăn ngừa việc bệnh tái phát.\n\nSử dụng thuốc kháng sinh: Đôi khi sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.\n\n**Chăm sóc hàng ngày**\n\n*Tránh gãi:* Giúp trẻ tránh việc gãi bằng cách lờ đi vùng da bị tổn thương, hạn chế trẻ gãi và giữ vệ sinh tay sạch sẽ.\n\n*Chăm sóc vệ sinh:* Tránh tắm nước quá nóng, thay vào đó sử dụng nước ấm và [sữa tắm dưỡng ẩm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-loai-sua-tam-cho-tre-so-sinh-duong-am-bao-ve-lan-da-54485.html) để giữ da không bị khô và ngứa.\n\n*Lựa chọn quần áo phù hợp:* Chọn quần áo từ chất liệu mềm mại như cotton, thấm hút mồ hôi tốt và không kích ứng da.\n\n*Vệ sinh không gian sống:* Đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, tránh lông vật nuôi, khói bụi, và hóa chất có thể kích ứng da trẻ.\n\nNếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào xuất hiện trên da của trẻ, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được xử trí kịp thời và chính xác.\n\n", "date": "20/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết", "abstract": "Tiêm vacxin cho trẻ nhỏ luôn là một trong những vấn đề cần thực hiện để ngăn ngừa các loại bệnh hiểm nghèo có nguy cơ gây hại cao. Với mục tiêu hướng đến cộng đồng, Bộ Y tế triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc với chương trình vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng.", "md_content": "Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch yếu và có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Tiêm vacxin cho trẻ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Thực hiện chương trình vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều cha mẹ cần biết giúp con phòng bệnh sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.\n\nTiêm chủng mở rộng là gì?\n-------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng là một chương trình được Bộ Y tế Việt Nam triển khai với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.\n\n![Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_tiem_chung_mo_rong_va_nhung_dieu_me_can_biet_1_f5f720011c.png)\n\n*Tiêm chủng mở rộng là chương trình với mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ*\n\nĐến nay, chương trình được mở rộng cả về phạm vi và đối tượng tiêm chủng. Các loại bệnh nằm trong danh sách tiêm chủng mở rộng bao gồm lao, ho gà, bạch hầu, [uốn ván,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, viêm phổi và thương hàn.\n\nBan đầu, đối tượng hướng đến là trẻ em dưới 1 tuổi, đây là giai đoạn hệ miễn dịch của các bé còn non nớt và cần được bảo vệ nhất. Đến nay, chương trình phát triển và dần mở rộng phạm vi cho bé sơ sinh đến khi đủ 10 tuổi.\n\nCác loại vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng\n--------------------------------------------\n\nVacxin 5 trong 1 là một trong những mũi vacxin được tiêm cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể giảm nguy cơ mắc 5 loại bệnh gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ/viêm phổi do [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) và viêm gan B chỉ với một mũi tiêm.\n\nKhi cho trẻ tham gia tiêm mũi vacxin 5 trong 1, cơ thể trẻ sẽ tăng thêm sức đề kháng\n\nVacxin 5 trong 1 mở rộng là loại vacxin miễn phí được tài trợ bởi kinh phí chính phủ, liên kết với Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.\n\n![Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_tiem_chung_mo_rong_va_nhung_dieu_me_can_biet_2_519bfc8667.png)\n\n*Vacxin Quinvaxem và ComBe Five là hai loại vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng*\n\nCác loại [vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) được áp dụng trong chương trình bao gồm:\n\n* **Vacxin Quinvaxem:** Sản xuất tại công ty Berna Biotech, Hàn Quốc. Vacxin chứa giải độc tố vi khuẩn uốn ván, bạch hầu, ho gà toàn tế bào và kháng nguyên vỏ vi khuẩn HIB và kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B. Tuy nhiên, từ tháng 12/2017 trở đi, loại vacxin này ngừng sử dụng tại Việt Nam.\n* **Vacxin ComBe Five:** Sản xuất tại công ty Biological E, Ấn Độ. Thành phần trong loại vacxin này tương tự như vacxin Quinvaxem. Từ tháng 5/2017, Bộ Y tế cấp phép ban hành vacxin ComBE Five thay thế cho loại vacxin trên trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng.\n\n### Độ tuổi tiêm vacxin 5 trong 1\n\nĐối tượng thuộc diện được tiếp cận vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng bao gồm trẻ sơ sinh từ 6 tuần đến 24 tháng tuổi để phòng 5 loại bệnh: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB.\n\nTuy nhiên, theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định rằng trẻ sẽ được tiêm vacxin khi đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi thứ 4 tiêm nhắc lại khi đủ 18 - 24 tháng tuổi.\n\n### Phân biệt vacxin 6 trong 1 và vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng\n\nĐối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh có con đầu lòng cần hiểu rõ sự khác nhau giữa [vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html).\n\n![Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_tiem_chung_mo_rong_va_nhung_dieu_me_can_biet_3_bb7ebfe4cf.png)\n\n*Hexaxim là liều vacxin 6 trong 1 hiện đang được sử dụng tại Việt Nam*\n\n* **Vacxin 5 trong 1:** Vacxin chứa các loại vi khuẩn và kháng nguyên phòng 5 loại bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HIB và viêm gan B.\n* **Vacxin 6 trong 1:** Bao gồm các thành phần phòng 5 loại bệnh như vacxin 5 trong 1 và có bổ sung thêm vacxin phòng ngừa bệnh bại liệt (so với vacxin ComBe Five hoặc Quinvaxem).\n\nMẹ cần chuẩn bị gì trước khi cho bé tham gia tiêm chủng\n-------------------------------------------------------\n\nKhi cho con tham gia tiêm chủng, có một vài lưu ý mà bố mẹ cần nắm như sau:\n\n* Không nên cho trẻ đi tiêm nếu trẻ đang bị sốt.\n* Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh phải thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên tiêm chủng để kiểm tra và xác định xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng không.\n* Mặc quần áo cho bé thoải mái và thuận tiện khi tiêm. Vị trí tiêm nằm ở vùng đùi.\n* Mang theo sổ tiêm, sổ dinh dưỡng để thuận tiện cho việc theo dõi. Đối với trường hợp tiêm mũi đầu có thể đến nhận sổ lại cơ sở tiêm chủng.\n\nCác triệu chứng có thể xuất hiện sau tiêm chủng mũi 5 trong 1\n-------------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm, một vài triệu chứng thông thường mà trẻ có thể gặp phải như sốt nhẹ, lười bú, quấy khóc và cáu kỉnh. Tại khu vực tiêm bị sưng tấy và có cảm giác đau. Nếu bé có những biểu hiện trên, mẹ đừng quá lo lắng.\n\nĐể khắc phục các tình trạng trên, mẹ cần theo dõi sau tiêm trong vòng 24 giờ, đặc biệt là ban đêm. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, không được sử dụng thuốc hạ sốt mà không có ý kiến bác sĩ. Chú ý khi bế trẻ không chạm vào chỗ tiêm và không được đắp bất cứ thứ gì vào khu vực này.\n\nPhòng bệnh hiểm nghèo bằng vacxin [5 trong 1 tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-tiem-chung-mo-rong-va-nhung-dieu-me-can-biet-1.html) là việc cần phải làm để đảm bảo sức khỏe con trẻ. Phụ huynh có thể lựa chọn tham gia chương trình tiêm chủng miễn phí hoặc các mũi tiêm dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng kinh tế của gia đình.\n\n", "date": "18/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "So sánh: Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ?", "abstract": "Bệnh tiêu chảy Rotavirus là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus Rota gây ra. Trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt rất dễ bị nhiễm virus Rota. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là sử dụng vaccine Rota. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vaccine Rota khá thông dụng: Rotarix và Rotateq. Vậy Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.", "md_content": "Trước khi giải đáp thắc mắc “Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ?”, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về tầm quan trọng của việc phòng tiêu chảy do virus Rota gây ra.\n\nBệnh tiêu chảy do virus Rota\n----------------------------\n\n[Bệnh tiêu chảy Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) là bệnh nhiễm trùng đường ruột do virus Rota gây ra. Virus Rota là một loại virus dạng vòng, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường là do tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh.\n\n![So sánh Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_rotarix_va_rotateq_loai_nao_tot_hon_voi_tre_1_51232102e4.jpg)\n\n*Virus Rota có dạng vòng và thường lây truyền qua đường tiêu hoá*\n\n### Triệu chứng\n\nCác triệu chứng của bệnh tiêu chảy Rotavirus thường khởi phát đột ngột và có thể bao gồm:\n\n* Tiêu chảy;\n* Nôn mửa;\n* Đau bụng;\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html);\n* Mệt mỏi.\n\nTrong một số trường hợp, bệnh tiêu chảy Rotavirus có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, có thể gây tử vong.\n\nTiêu chảy Rotavirus thường bắt đầu từ 2 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.\n\n### Ai có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy Rotavirus?\n\nTrẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị bệnh tiêu chảy Rotavirus. Khoảng 95% trẻ em dưới 5 tuổi sẽ bị nhiễm virus Rota ít nhất một lần trong đời.\n\n![So sánh Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_rotarix_va_rotateq_loai_nao_tot_hon_voi_tre_2_ac3feca64c.jpg)\n\n*Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy Rotavirus cao*\n\n### Tiêu chảy Rotavirus có thể gây ra biến chứng gì?\n\nTiêu chảy Rotavirus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Các biến chứng có thể bao gồm:\n\n* [Mất nước](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-nuoc-1064.html);\n* Thiếu điện giải;\n* Nhiễm trùng máu;\n* Viêm phổi;\n* Tiêu chảy kéo dài.\n\n### Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus\n\nCách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus là sử dụng vaccine Rota. Vaccine Rota có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus nặng ở trẻ em.\n\nCác biện pháp phòng ngừa khác bao gồm:\n\n* Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.\n* Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em.\n* Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi, đồ dùng nhà bếp và tay nắm cửa.\n* Tránh tiếp xúc với người bị tiêu chảy Rotavirus.\n\nTầm quan trọng của vaccine Rota\n-------------------------------\n\n[Vaccine Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) còn được gọi là vaccine phòng Rotavirus, được sử dụng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Vaccine Rota được khuyến cáo cho tất cả trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là đối tượng có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện.\n\nVirus Rota gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt, co giật… Đặc biệt là gây mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí gây tử vong ở trẻ.\n\nTrước khi có vaccine Rota, bệnh tiêu chảy Rotavirus là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine Rota đã giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tiêu chảy Rotavirus xuống 50%. Hầu hết trẻ em được chủng ngừa sẽ được bảo vệ khỏi bệnh Rotavirus. Khoảng 7 trong số 10 trẻ em sẽ được bảo vệ khỏi bệnh Rotavirus ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào.\n\n![So sánh Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_rotarix_va_rotateq_loai_nao_tot_hon_voi_tre_2_6ef2774596.jpg)\n\n*Tiêu chảy kéo dài khiến bé mất nước nghiêm trọng, từ đó có thể dẫn đến tử vong*\n\nSo sánh vaccine Rotarix và Rotateq\n----------------------------------\n\n[Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) và [Rotateq](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) là hai loại vaccine phòng bệnh tiêu chảy Rotavirus thông dụng nhất hiện nay. Cả hai loại vaccine đều được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus, nhưng có một số điểm khác biệt cần lưu ý khi lựa chọn loại vaccine phù hợp cho trẻ. \n\nDưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa Rotarix và Rotateq:\n\n\n\n| **Đặc điểm** | **Rotarix** | **Rotateq** |\n| --- | --- | --- |\n| **Nguồn gốc** | Sản xuất từ GSK của Bỉ. | Sản xuất từ MDS của Mỹ. |\n| **Loại vaccine** | Vaccine sống giảm độc lực. | Vaccine tái tổ hợp. |\n| **Tác dụng** | Phòng chủng Rotavirus ở người RIX4414 và 9 chủng liên quan. | Phòng các type huyết thanh G1, G2, G3, G4 và các type huyết thanh G chứa P1A như G9. |\n| **Dạng bào chế** | Dung dịch dạng keo nhẹ, có vị giống nước mía non. | Dung dịch trong và loãng hơn, có vị hơi ngọt và mặn nhẹ. |\n| **Đường dùng** | Uống 2 liều. | Uống 3 liều. |\n| **Liều dùng** | 1,5ml/liều. | 2 ml/liều. |\n| **Lịch trình** | * Liều đầu tiên từ 6 tuần tuổi. * Liều thứ hai cách liều đầu tiên ít nhất 1 tháng. | * Liều đầu tiên từ 6 tuần tuổi. * Liều thứ hai cách liều đầu tiên 4 tuần. * Liều thứ ba cách liều thứ hai ít nhất 4 tuần. |\n| **Chỉ định** | Trẻ từ 6 tuần - 24 tuần tuổi. | Trẻ từ 7,5 tuần - 32 tuần tuổi. |\n| **Hiệu quả** | Nghiên cứu cho thấy Rotarix có hiệu quả 86% trong việc ngăn ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi. | Nghiên cứu cũng cho thấy Rotateq có hiệu quả 85% trong việc ngăn ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi. |\n| **Tính an toàn** | Cả hai loại vaccine đều được chứng minh là an toàn và dung nạp tốt ở trẻ em. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy Rotarix có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. | |\n| **Giá cả** | Giá của Rotarix và Rotateq có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp và khu vực. Thông thường giá 1 liều của Rotarix sẽ cao hơn một chút so với Rotateq. | |\n\nVậy Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ?\n\nRotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ?\n--------------------------------------------\n\nTừ bảng trên, có thể thấy 2 loại vaccine này đều có những ưu điểm riêng biệt và đều được chứng minh an toàn với trẻ. Tuy nhiên, các bé sử dụng Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:\n\n* **Tuổi của trẻ:** Rotarix chỉ cần uống 2 liều, trong khi Rotateq cần uống 3 liều. Nếu trẻ quá nhỏ để uống 3 liều, Rotarix có thể là lựa chọn phù hợp hơn.\n* **Tiền sử dị ứng:** Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine Rotarix, Rotateq có thể là lựa chọn phù hợp hơn và ngược lại.\n* **Khả năng chi trả:** Giá của Rotarix và Rotateq có thể khác nhau. Nếu gia đình có ngân sách hạn chế, Rotateq có thể là lựa chọn phù hợp hơn.\n\n![So sánh Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_rotarix_va_rotateq_loai_nao_tot_hon_voi_tre_3_68cb05ada6.jpg)\n\n*Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn với trẻ là thắc mắc của nhiều người*\n\nVà tất nhiên, để có câu trả lời tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại vaccine phù hợp cho trẻ. Hiện nay, cả hai loại vaccine này đều đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Cha mẹ có thể đưa con đến các chi nhánh của Tiêm chủng Long Châu để được bác sĩ khám sàng lọc và tư vấn loại vaccine phòng Rotavirus tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nVậy chúng ta đã giải đáp thắc mắc “[Rotarix và Rotateq loại nào tốt hơn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-rotarix-va-rotateq-loai-nao-tot-hon-voi-tre.html) với trẻ?”. Cả Rotarix và Rotateq đều là những loại vaccine an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus. Cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ để sử dụng vaccine Rotarix hoặc Rotateq cho trẻ càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi trẻ được 6 tháng tuổi và tiêm đầy đủ các liều vaccine khác theo lịch trình được khuyến cáo.\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?", "abstract": "“Phòng bệnh hơn chữa bệnh\", việc tiêm chủng là điều cần thiết mà mỗi bậc phụ huynh đều có trách nhiệm cho con tham gia. Trước nhiều thông tin trái chiều đối với tác dụng của loại vacxin 5 trong 1 mới, lựa chọn nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho con cũng làm nhiều bố mẹ đau đầu.", "md_content": "Việc cho con được tiêm vacxin đầy đủ sẽ giúp con tránh hoặc hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo đến mức thấp nhất. Trước đời sống ngày càng phát triển, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu so sánh giữa việc nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ. Bạn đọc có thể tham khảo một vài ý kiến của Nhà Thuốc Long Châu trong bài biết này.\n\nMục đích của việc tiêm phòng cho trẻ\n------------------------------------\n\nTrẻ em là đối tượng có sức đề kháng non nớt, dễ bị ảnh hưởng và tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo như sốt rét, bệnh uốn ván, bệnh viêm não mô cầu, bệnh ho gà, bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), viêm gan A, bệnh bạch hầu,... có thể khiến trẻ tử vong nếu mắc phải.\n\n![Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_nen_tiem_chung_mo_rong_hay_dich_vu_cho_tre_1_cf4be1761d.png)\n\n*Cho trẻ tiêm phòng để giúp cơ thể đủ sức kháng lại các tác nhân gây bệnh*\n\nTiêm phòng là biện pháp giúp bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Sau khi tiêm vacxin, trẻ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn so với những bé không tham gia tiêm chủng.\n\nCác loại vacxin sử dụng trong tiêm chủng cho trẻ\n------------------------------------------------\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng đã được Bộ Y tế thực hiện từ năm 1981, đến nay vẫn tiếp tục được duy trì với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trong đó đối tượng chính là trẻ nhỏ. Ngày nay, bố mẹ có thể lựa chọn cho con sử dụng mũi tiêm miễn phí hoặc dịch vụ tùy theo nhu cầu và điều kiện gia đình.\n\n### Mũi tiêm 5 trong 1\n\nMũi tiêm 5 trong 1 là một loại vacxin kết hợp, thường được sử dụng để tiêm phòng cho trẻ em từ 6 tuần đến 24 tháng tuổi. Mũi tiêm này thường bao gồm nhiều loại vacxin khác nhau trong cùng một liều tiêm, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm một cách hiệu quả.\n\nThường thì mũi tiêm 5 trong 1 bao gồm vacxin chống các bệnh:\n\n* Bệnh bạch hầu (DTP);\n* [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) (Pertussis);\n* Bệnh uốn ván (Tetanus);\n* Bệnh viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B (Hib);\n* Bệnh viêm gan B (HBV) hoặc Bại liệt (Polio) (tuỳ loại vacxin).\n\n![Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_nen_tiem_chung_mo_rong_hay_dich_vu_cho_tre_2_7051b390f5.png)\n\n*Mũi tiêm 5 trong 1 ComBe Five*\n\n### Mũi tiêm 6 trong 1\n\nVacxin 6 trong 1 chứa các loại vi khuẩn và kháng nguyên có tác dụng chống lại 6 loại bệnh hiểm nghèo. Với một mũi tiêm, bé có thể giảm thiểu tình trạng mắc 6 loại bệnh do vi khuẩn gây ra:\n\n* Difteri (D): Bệnh bạch hầu;\n* Tetanus (T): Bệnh uốn ván;\n* Pertussis (P): Ho gà;\n* Polio (IPV): [Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html);\n* Haemophilus influenzae type B (Hib): Viêm màng não;\n* Hepatitis B (HBV): Viêm gan B.\n\nKhi sử dụng mũi tiêm này, mẹ không cần cho bé tiêm phòng bệnh viêm gan B hoặc uống bổ sung liều chống bại liệt. Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng không hỗ trợ mũi tiêm này, phụ huynh có thể cho con tiếp cận với mức phí dịch vụ.\n\nMẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?\n----------------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng không chỉ bảo vệ trẻ mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh nói trên trong cộng đồng. Điều này góp phần vào việc bảo vệ những người thể trạng yếu và người già, người có hệ miễn dịch yếu, không thể tiêm phòng hoặc chưa được tiêm đủ liều.\n\nCác mũi vacxin hiện đang được sử dụng lưu hành tại Việt Nam bao gồm:\n\n**Vacxin chương trình tiêm chủng mở rộng:**\n\n* **Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem:** Có xuất xứ Hàn Quốc và được cung cấp bởi Công ty Berna Biotech. Mỗi mũi vacxin có khả năng chống lại 5 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html). Tuy nhiên, đến nay vacxin này đã ngừng lưu hành tại Việt Nam.\n* **Vacxin 5 trong 1 ComBe Five:** Có xuất xứ Ấn Độ và được cung cấp bởi Công ty Biological E. Đây là vacxin tiếp tục được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thay thế cho vacxin Quinvaxem.\n\n**Vacxin dịch vụ:**\n\n* **Vacxin 5 trong 1 Pentaxim:** Có xuất xứ Pháp và được cung cấp bởi Công ty Sanofi Pasteur. Thành phần vacxin Pentaxim khác với hai loại trên. Các loại bệnh phòng tránh bao gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và viêm màng não (không có viêm gan B).\n* **Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa:** Có xuất xứ Bỉ và được cung cấp bởi Công ty GlaxoSmithKline (GSK). Có chứa thành phần ngừa 6 loại bệnh hiểm nghèo: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm màng não, bại liệt trong một mũi tiêm. Khi tiêm cần phải làm bước pha hoàn nguyên vacxin.\n* **Vacxin 6 trong 1 Hexaxim:** Có xuất xứ Pháp và được cung cấp bởi Công ty Sanofi Pasteur. So với vacxin Infanrix Hexa, không có sự khác biệt về chức năng phòng bệnh mà chỉ thay đổi thành phần kháng nguyên. Sản phẩm là dịch tiêm pha sẵn và có thể sử dụng ngay.\n\n![Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_nen_tiem_chung_mo_rong_hay_dich_vu_cho_tre_3_ce24b7eca3.png)\n\n*Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?*\n\nĐối với mỗi loại vacxin khác nhau sẽ có xuất xứ, giá thành cũng như loại bệnh phòng chống khác nhau. Do đó khả năng ngừa bệnh giữa các loại vacxin là như nhau, tuy nhiên cần cân nhắc tiêm hoặc uống bổ sung liều còn thiếu để con bạn được bảo vệ toàn diện.\n\nViệc tham gia tiêm chủng mở rộng hay cho bé sử dụng vacxin dịch vụ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và khả năng của mỗi gia đình. Dù là chọn mũi tiêm nào đi chăng nữa, bố mẹ đều cần bảo đảm mình hiểu rõ loại vacxin sử dụng cho con. Đặc biệt là các loại bệnh phòng ngừa mà vacxin phát huy tác dụng.\n\nViệc tiêm phòng cho trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng xung quanh. Đối với vấn đề [nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-nen-tiem-chung-mo-rong-hay-dich-vu-cho-tre.html), việc sử dụng liều vacxin tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ có thể phụ thuộc vào điều kiện và mong muốn của bố mẹ, miễn là họ cảm thấy an tâm về liều tiêm mình dành cho con. \n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "So sánh Infanrix Hexa và Hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào?", "abstract": "Hiện nay vắc xin 6 trong 1 là một trong những loại vắc xin được cho là an toàn và bảo vệ trẻ hiệu quả nhất trong những năm tháng đầu đời. Trong đó nhiều người hay đặt lên bàn cân so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim với nhau. Bài viết sẽ thông tin chính xác đến bạn về hai dạng vắc xin này.\n", "md_content": "Trẻ em vừa sinh ra cần bổ sung các mũi tiêm phòng. [Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) là loại vắc xin được nhiều phụ huynh ưu tiên tiêm phòng cho con. Hiện nay trên thị trường đang có 2 dạng vắc xin 6 trong 1 là Infanrix Hexa và Hexaxim. Nhiều người muốn so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim để xem nên chọn vắc xin nào cho bé tiêm phòng.\n\nNhững điều cần biết về Infanrix hexa và Hexaxim\n-----------------------------------------------\n\nInfanrix Hexa là vắc xin 6 trong 1 tiên tiến với ưu điểm phòng ngừa được 6 loại bệnh khác nhau chỉ trong 1 lần tiêm. Cụ thể vắc xin sẽ giúp phòng bệnh uốn ván, bệnh ho gà, bệnh bạch hầu, bệnh bại liệt, các bệnh do virus HBV gây nên cũng như viêm gan B. Vậy thay vì phải tiêm 6 mũi phòng các bệnh kể trên thì với Infanrix Hexa, trẻ chỉ tiêm một liều vắc xin duy nhất mà hiệu quả vẫn đảm bảo.\n\n![So sánh infanrix hexa và hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_infanrix_hexa_va_hexaxim_nen_tiem_vac_xin_nao_1_676a729344.jpg)\n\n*Infanrix Hexa là vắc xin 6 trong 1 được nhiều phụ huynh tin tưởng*\n\nHiện nay, nhiều người chủ động tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 và tìm hiểu sự đánh giá, so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim bởi 2 loại vắc xin này sẽ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao. Đặc biệt [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html) có thành phần ho gà vô bào giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh, bạn cần đưa bé tiêm phòng theo đúng lịch trình tiêm chủng:\n\n* Nên cho bé tiêm đủ 3 mũi cơ bản, có thể thích hợp vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi. Tuy nhiên giữa các mũi phải cách nhau ít nhất 1 tháng.\n* Nếu bé đã tiêm viêm gan B sơ sinh thì có thể tiêm Infanrix Hexa vào thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi.\n* Đặc biệt vắc xin này có thể cho bé tiêm phòng theo phác đồ 2 mũi và tiêm lúc bé đạt 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi.\n\nĐể trẻ được bảo vệ tốt nhất thì phụ huynh cần cho bé tiêm mũi nhắc lại. Với những bé đã tiêm đủ 3 mũi thì nên tiêm nhắc lại cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng. Với bé tiêm đủ 2 mũi cũng tương tự, tiêm mũi nhắc lại cách mũi 2 khoảng 6 tháng.\n\nVới vắc xin Hexaxim thì sao? Hexaxim được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm Pháp. Tác dụng của loại vắc xin này tương tự như Infanrix hexa. Hexaxim sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm vào vùng bắp, mặt trước hoặc ngoài của phần đùi trên hay tiêm ở vùng cơ delta ở trẻ trên 15 tháng tuổi. Những bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi chính là đối tượng để tiêm loại vắc xin này. Lịch tiêm chủng Hexaxim mà phụ huynh có thể tham khảo như sau:\n\n* Tiêm 3 mũi đầu vào lúc bé đạt 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc lớn hơn là 3, 4, 5 tháng tuổi. Bắt buộc phải hoàn thành 3 mũi cơ bản này trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và các mũi tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.\n* Riêng với mũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 4) nên được tiêm khi bé đủ 16 đến 18 tháng nhưng phải cách mũi 3 khoảng 1 năm.\n\nCho đến hiện nay Hexaxim là vắc xin rất an toàn, được lưu hành trên toàn cầu và chưa ghi nhận những biến chứng nặng nào ở trẻ khi tiêm. Tại Việt Nam, nhiều phụ huynh đã chủ động chọn Hexaxim để tiêm cho con bởi mũi tiêm này được cho giúp bé ít gặp tác dụng phụ hơn sau tiêm. \n\nSo sánh Infanrix Hexa và Hexaxim\n--------------------------------\n\nVắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim đều phòng 6 bệnh như đã kể trên. Với Infanrix Hexa được sản xuất bởi nước Bỉ, còn vắc xin Hexaxim được sản xuất bởi nước Pháp. Chúng còn khác nhau bởi thành phần và mức giá:\n\n* **Infanrix Hexa:** Đây là vắc xin được bào chế dưới dạng bột HIB đông khô và huyền dịch bao gồm dịch bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B. Vắc xin này chứa kháng nguyên ho gà vô bào gồm kháng nguyên PT, FHA, PRN.\n* [**Hexaxim**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html)**:** Vắc xin được bào chế dưới dạng hỗn hợp tiêm pha sẵn, nạp sẵn trong xi lanh và có thể sử dụng ngay. Hexaxim chỉ chứa hai thành phần kháng nguyên ho gà là PT và FHA.\n\n![So sánh infanrix hexa và hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_infanrix_hexa_va_hexaxim_nen_tiem_vac_xin_nao_2_c83a68a7a7.jpg)\n\n*Rất nhiều người so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim*\n\nCác chuyên gia đã nhận định rằng việc so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim là không cần thiết bởi bạn nên lựa chọn vắc xin có giá phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như cho trẻ tiêm đúng lịch là có thể bảo vệ trẻ hiệu quả. Với vắc xin Hexaxim, bé đã tiêm [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-dieu-tri-o-dau-hieu-qua-nhat-24606.html) trước đó thì vẫn tiêm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim như bình thường. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nên tiêm nhắc lại mũi thứ 4 và tiêm trước khi bé 18 tháng tuổi.\n\nCác phụ huynh cần cân nhắc chọn cơ sở tiêm chủng thật chất lượng cho trẻ. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang là nơi được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn với dịch vụ tiêm vắc xin 6 trong 1, Infanrix Hexa và Hexaxim đều có giá 1.020.000đ và giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nChăm sóc trẻ sau tiêm phòng thế nào?\n------------------------------------\n\nNhư đã đề cập, không nên mất quá nhiều thời gian để so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim, nên cân nhắc chọn loại vắc xin sao cho thật phù hợp với sự tiện lợi, điều kiện kinh tế của bản thân. Sau khi đưa bé tiêm phòng, phụ huynh cần chú ý chăm sóc bé để trẻ ít gặp tác dụng phụ cũng như nhanh chóng khỏe mạnh sau tiêm:\n\n* **Theo dõi trẻ tại cơ sở tiêm chủng:** Dù sau khi tiêm phòng trẻ quấy khóc hay ngoan ngoãn thì vẫn phải ở lại tại cơ sở tối thiểu 30 phút. Hành động này để xem xét trẻ sau tiêm có bị sốc phản vệ hay không. Nếu trẻ quấy khóc liên tục, thở nhanh, da mẩn đỏ thì phải báo ngay cho bác sĩ để kịp thời cấp cứu.\n* **Theo dõi tại nhà:** Sau khi bé không có dấu hiệu gì bất thường sau tiêm, bố mẹ không nên chủ quan mà phải tiếp tục theo dõi biểu hiện của bé tại nhà trong 72 giờ tiếp theo. Cần xem trẻ có sinh hoạt bình thường không như trong cách ăn, ngủ, chơi. Nếu bé bị sốt nhẹ hay sưng đau tại vùng tiêm thì đây là phản ứng sau tiêm bình thường. Nên hạ nhiệt cho trẻ như dán miếng giảm nhiệt và bổ sung nước. Hạn chế chạm vào vùng tiêm và cho trẻ ăn mặc thật thoáng mát. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết sau 1 đến 2 ngày.\n\n![So sánh infanrix hexa và hexaxim? Nên tiêm vắc xin nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_infanrix_hexa_va_hexaxim_nen_tiem_vac_xin_nao_3_7064180cf7.jpg)\n\n*Nên quan tâm đến sức khoẻ của bé sau tiêm phòng*\n\nTrên đây là những chia sẻ về vấn đề [so sánh Infanrix Hexa và Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-infanrix-hexa-va-hexaxim-nen-tiem-vac-xin-nao.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về vắc xin 6 trong 1 cũng như chủ động tiêm phòng và chăm sóc bé thật tốt.\n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["vaccine 6in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung", "abstract": "Sau khi tiêm vaccine là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc do một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm. Khi này, bố mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine để thúc đẩy quá trình phục hồi tốt hơn.", "md_content": "Giai đoạn sau khi tiêm vaccine gần như là “nỗi ám ảnh” của nhiều bậc phụ huynh bởi con quấy khóc, ăn rất ít hoặc không ăn, người con mệt mỏi,… Để phần nào cải thiện tình trạng này, bạn có thể thêm các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine vào thực đơn hàng ngày giúp bé mau khỏe hơn.\n\nLưu ý quan trọng trước khi cho trẻ tiêm vaccine\n-----------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine, bố mẹ cũng nên lưu ý một số điều rất quan trọng trước khi cho trẻ tiêm bởi đây có thể là yếu tố khiến bé dễ mệt mỏi, tăng nguy cơ biến chứng sau khi tiêm:\n\n* Tuyệt đối không nên cho bé tiêm vaccine khi đang bị bệnh hoặc có biểu hiện nóng sốt, sốt cao. Bạn có thể trình bày với bác sĩ để dời lịch tiêm lại vài ngày hoặc đến khi bé khỏe mạnh hoàn toàn.\n* Không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no trước khi tiêm vaccine để tránh nguy cơ bị [hạ đường huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ha-duong-huyet-294.html) sau tiêm.\n* Nên vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ nhằm giảm thiểu nhiễm trùng chỗ tiêm.\n* Bố mẹ nên cho con mặc quần áo thoải mái, chất liệu co giãn, thấm hút tốt để dễ dàng thao tác khi tiêm.\n* Luôn mang theo đầy đủ hồ sơ, các loại giấy tờ của con, quan trọng nhất là sổ tiêm của trẻ.\n* Nên cho trẻ tiêm các loại vaccine phối hợp có chứa vô bào để có thể phòng ngừa nhiều bệnh trong cùng một mũi tiêm, đồng thời hạn chế phản ứng sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức, sốt cao sau khi tiêm vaccine.\n* Bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ như tiền sử bệnh tật, dị ứng,… để dễ dàng kiểm soát các phản ứng phụ sau khi tiêm hơn.\n\n![Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/thuc_pham_tot_cho_tre_sau_tiem_vaccine_ma_bo_me_nen_luu_y_bo_sung1_37023b6d48.jpg)\n\n*Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi tiêm vaccine*\n\nNhững loại thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine\n-------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm ngừa, có đến 60% trẻ có biểu hiện mệt mỏi, nóng sốt hoặc sốt cao. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến [trẻ chán ăn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bieu-hien-tre-chan-an-nhu-the-naotre-bieng-an-phai-lam-sao-69338.html), sụt cân nhanh,… Nếu bạn cũng đang lo lắng về vấn đề này thì hãy thử tăng cường thêm các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine dưới đây.\n\n### Rau xanh và các loại trái cây\n\nTheo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ nhi khoa cho biết, tiêm vaccine để phòng bệnh là biện pháp tốt nhất giúp cơ thể tạo ra kháng thể tự nhiên chống lại mầm bệnh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html). Các loại vaccine hiện nay có thể đạt hiệu quả ngừa bệnh lên đến 95%, con số rất cao và rất cần thiết cho trẻ nhỏ.\n\nSau khi tiêm vaccine nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine là những thực phẩm nào? Bác sĩ cũng cho biết thêm, sau khi tiêm phụ huynh nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bởi chỉ khi cơ thể đủ chất mới có thể tăng sinh kháng thể và vaccine đạt hiệu quả cao nhất.\n\nTheo đó, khẩu phần rau xanh mỗi ngày cần đảm bảo chiếm 30% tổng bữa ăn, đặc biệt là các loại rau sẫm màu như rau ngót, rau muống, rau mồng tơi, rau bí, bông cải xanh, rau chân vịt,… Bố mẹ cũng nên bổ sung thêm thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine gồm các loại quả có màu vàng, đỏ như gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài,…\n\nTrái cây nên cho trẻ sau tiêm vaccine ăn là [các loại trái cây giàu vitamin A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-ban-cac-loai-trai-cay-giau-vitamin-a-bo-duong-cho-co-the-67730.html) hoặc beta-carotene bao gồm dâu tây, dâu đen, cam, quýt,… để cơ thể có đủ chất xơ, chất chống viêm cần thiết.\n\n### Ngũ cốc nguyên hạt\n\nNgũ cốc nguyên hạt là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào cho cơ thể, đồng thời cũng rất giàu protein, chất béo, vitamin và chất khoáng nên đây là thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine. Các hoạt chất chống oxy hóa từ thực vật mà ngũ cốc nguyên hạt cung cấp cho cơ thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng cường đề kháng cho trẻ. Các loại hạt này rất giàu năng lượng nên bố mẹ cần cân nhắc cho trẻ bổ sung với liều lượng hợp lý, tránh ăn quá nhiều.\n\n![Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_pham_tot_cho_tre_sau_tiem_vaccine_ma_bo_me_nen_luu_y_bo_sung2_bf490ea324.jpg)\n\n*Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine là các loại ngũ cốc nguyên hạt*\n\n### Thịt gà\n\nMột trong những thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bạn rất nên cân nhắc bổ sung, đó là thịt gà. Thịt gà tương đối lành tính và chứa rất nhiều protein chất lượng cao, các axit amin có khả năng kháng lại nhiều loại virus nguy hiểm, từ đó hỗ trợ trẻ phục hồi hiệu quả sau tiêm vaccine. Bạn có thể cho bé ăn cháo gà hoặc súp gà sau khi tiêm đều rất ngon miệng và bổ dưỡng cho trẻ.\n\n### Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine – Các loại cá béo\n\nMột số loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá cơm,… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ, đặc biệt bổ sung nhiều chất béo tốt, omega-3 và protein. Nếu bạn chưa biết thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine là gì thì hãy thêm cá béo vào bữa ăn cho trẻ nhé. Bạn có thể nấu cháo cá hoặc áp chảo, nướng, làm thành chả cá,… cho con ăn đều rất tốt.\n\n### Sữa chua\n\nSữa chua cũng là thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ cần cho bé ăn thường xuyên. Lượng lợi khuẩn dồi dào có trong sữa chua hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng đề kháng, sức khỏe phục hồi tốt hơn.\n\nCách chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm vaccine\n--------------------------------------------\n\nNgoài quan tâm đến những thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine, nhiều ông bố, bà mẹ cũng rất quan tâm về cách chăm sóc trẻ khi có các phản ứng phụ sau tiêm. Dưới đây là một số phản ứng phụ và cách chăm sóc tương ứng bạn có thể tham khảo.\n\n**Trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine:** Đây là phản ứng phụ phổ biến nhất sau tiêm nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy kiểm tra nhiệt độ của trẻ mỗi 2 – 3 giờ/lần và cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi bé sốt cao trên 38.5oC và mặc quần áo rộng rãi cũng là cách giúp trẻ hạ nhiệt.\n\n**Trẻ bị sưng đỏ chỗ tiêm:** Với các trường hợp này bố mẹ cần theo dõi thường xuyên vì tình trạng này có thể kéo dài 6 – 8 tiếng sau khi tiêm. Lúc này bạn nên lấy gạc lạnh để chườm chỗ sưng cho trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn. Thời gian mỗi lần chườm từ 10 – 15 phút là được.\n\n**Trẻ bị phát ban, nổi mề đay:** Với những bé có phản ứng sau tiêm vaccine là phát ban hoặc nổi [mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), đa phần đều là do tiêm vaccine ngừa bệnh sởi, quai bị hoặc thủy đậu. Bố mẹ không nên quá lo lắng, cứ tắm rửa, vệ sinh cho con bình thường, tăng cường thêm thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine vì hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 1 – 2 ngày.\n\n![Thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine mà bố mẹ nên lưu ý bổ sung 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_pham_tot_cho_tre_sau_tiem_vaccine_ma_bo_me_nen_luu_y_bo_sung3_7da5ee7aa5.jpg)\n\n*Khi bé có dấu hiệu phát ban sau tiêm, hãy tắm sạch sẽ cho con và theo dõi sức khỏe thường xuyên*\n\nHy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu về các thực phẩm tốt cho trẻ sau tiêm vaccine đã giúp các bậc phụ huynh có chế độ dinh dưỡng cho bé sau tiêm thích hợp hơn, giúp con bổ sung nhiều dưỡng chất hơn qua bữa ăn hàng ngày. Nếu trẻ sốt cao trên 39oC hoặc các phản ứng phụ kéo dài quá lâu, tốt nhất bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.\n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["Dinh dưỡng", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay và những điều cần biết", "abstract": "Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể gây biến chứng nặng nề. Tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho các bạn biết các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay.", "md_content": "Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), [bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) có thể được phòng ngừa nhờ vào việc tiêm vắc xin thủy đậu hoặc các phương pháp khác, trong đó tiêm phòng vắc xin là biện pháp đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất. Vậy hiện nay có các loại vắc xin thủy đậu nào?\n\nTìm hiểu về bệnh thủy đậu và vắc xin phòng bệnh\n-----------------------------------------------\n\nBệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ, là bệnh lây nhiễm do virus Varicella - Zoster gây ra. Bệnh lây từ người này sang người khác qua giọt nước bọt bắn ra từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh qua hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện hoặc lây nhiễm trực tiếp từ dịch tiết của người bệnh. \n\nDù là bệnh lành tính nhưng cũng có một số trường hợp gặp biến chứng đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ mắc bệnh [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html), người mắc bệnh HIV/AIDS. Những biến chứng thường gặp khi bị thủy đậu như nhiễm trùng da, zona, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,... Riêng đối với phụ nữ đang mang thai dễ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.\n\n![cac-loai-vac-xin-thuy-dau-pho-bien-hien-nay-va-nhung-dieu-can-biet 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_thuy_dau_pho_bien_hien_nay_va_nhung_dieu_can_biet_1_d372b50ad2.jpg)\n\n*Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ*\n\nVắc xin thủy đậu là chế phẩm có chứa một chủng virus thủy đậu tự nhiên sống đó là virus Varicella Zoster. Tuy nhiên virus này đã được xử lý để giảm độc lực, không gây bệnh và có khả năng tạo miễn dịch khi tiêm vào cơ thể người.\n\nCác loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay\n-------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin thủy đậu là phương pháp tạo miễn dịch chủ động. Hiện nay có các loại vắc xin thủy đậu như:\n\n### Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)\n\nĐây là loại vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu, được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross - Hàn Quốc. Vắc xin Varicella được dùng tiêm phòng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Ngoài ra, vắc xin cũng được khuyến khích sử dụng cho những đối tượng chưa mắc thủy đậu và có các yếu tố như: Người có nguy cơ mắc thủy đậu cao, người có bệnh bạch cầu lympho cấp tính, người có khối u ác tính thể rắn đã áp dụng phương pháp phẫu thuật hoặc hóa trị để ức chế sự phát triển khối u, người có bệnh lý thận hư, hen phế quản, sinh viên y khoa, bác sĩ, cán bộ y tế, phụ nữ đang có dự định mang thai,...\n\nLịch tiêm của [vắc xin Varicella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varicella-vaccine-gcc-han-quoc-phong-ngua-benh-thuy-dau.html) cụ thể như sau:\n\n* Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: 2 mũi. Mũi đầu tiên là mũi tiêm đầu tiêm trong độ tuổi. Mũi thứ 2 được tiêm cách sau mũi đầu tiên 3 tháng hoặc hẹn mũi 2 đến 4 - 6 tuổi.\n* Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi và mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.\n* Đối với phụ nữ đang có dự định mang thai thì nên hoàn thành lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.\n\n![cac-loai-vac-xin-thuy-dau-pho-bien-hien-nay-va-nhung-dieu-can-biet 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_thuy_dau_pho_bien_hien_nay_va_nhung_dieu_can_biet_2_b400604c13.jpg)\n\n*Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) là một trong các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay*\n\n### Vắc xin Varilrix (Bỉ)\n\nVắc xin Varilrix là một trong các loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn GlaxoSmithkline (Bỉ). [Vắc xin Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html) được áp dụng cho người khỏe mạnh từ 9 tháng tuổi trở lên, người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh thủy đậu. Lịch tiêm đối với loại vắc xin này được thực hiện như sau:\n\n* Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Nên được tiêm 2 mũi vắc xin và mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 3 tháng.\n* Đối với trẻ 13 tuổi trở lên và người lớn: Cũng nên được nên 2 mũi nhưng mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.\n\n### Vắc xin Varivax (Mỹ)\n\nVắc xin Varivax tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ). Loại vắc xin này được áp dụng cho đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm vắc xin Varivax cụ thể như sau:\n\n* Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều vắc xin 0.5ml.\n* Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất tiêm lần đầu liều 0.5ml, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất khoảng từ 4 - 8 tuần, liều 0.5ml.\n\n![cac-loai-vac-xin-thuy-dau-pho-bien-hien-nay-va-nhung-dieu-can-biet 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_thuy_dau_pho_bien_hien_nay_va_nhung_dieu_can_biet_3_cd15abfdda.jpg)\n\n*Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều vắc xin Varivax 0.5ml*\n\nMột số lưu ý khi thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu\n------------------------------------------------------\n\nĐể các loại vắc xin thủy đậu phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi thực hiện tiêm phòng vắc xin bạn cần lưu ý một số điều sau:\n\n* Chủ động tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước ít nhất 01 tháng từ thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh để cơ thể tạo kháng thể.\n* Tuân thủ đúng theo lịch tiêm vắc xin mũi bổ sung nếu cần để tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.\n* Không tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ có các vấn đề về sức khỏe hoặc đang điều trị [bệnh nền](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-nen-la-gi-nhung-dieu-can-luu-y-khi-mac-benh-nen-65107.html) như ung thư, lao, rối loạn đông máu,...\n* Sau khi thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu, tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh trong vòng ít nhất 6 tuần.\n* Theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế sau khi tiêm 30 phút.\n* Giữ vệ sinh vùng tiêm sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, không nên tự ý bôi, đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vùng tiêm.\n* Sau khi tiêm nếu xuất hiện các phản ứng phụ nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.\n\nTrên đây là thông tin về [các loại vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-thuy-dau-pho-bien-hien-nay-va-nhung-dieu-can-biet.html) phổ biến hiện nay. Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng vẫn có khả năng gây biến chứng nặng nề đối với sức khỏe khi không được điều trị phù hợp. Việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh an toàn, hiệu quả và không tốn kém. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta nên chủ động liên hệ với cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng cho bản thân và cả người thân trong gia đình nữa nhé.\n\n", "date": "19/11/2023", "tags": ["vaccine thủy đậu", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?", "abstract": "Một trong những cách giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh là tiêm phòng bởi trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm và thường dễ mắc bệnh. Một câu hỏi đặt ra: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không? ", "md_content": "Hàng năm, Bộ Y tế đã tổ chức chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html) phổ cập cho trẻ em toàn quốc. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến tiêm chủng, nhiều mẹ vẫn băn khoăn có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu nhé.\n\nSơ lược về gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh\n-----------------------------------------\n\nChắc hẳn bên cạnh câu hỏi có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không thì không ít mẹ thắc mắc những gói tiêm chủng dịch vụ cho trẻ có khác gì so với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.\n\nTheo thông tin mà Bộ Y tế đưa ra, gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo phải phòng ngừa được tối thiểu 10 loại bệnh bao gồm viêm gan B, lao phổi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), bại liệt, rubella, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) và viêm màng não mủ gây ra bởi vi khuẩn HIB.\n\nThực tế cho thấy, các mũi vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu miễn dịch của con và con có thể bị trễ lịch tiêm trong trường hợp thiếu vắc xin và điều này làm giảm hiệu quả phòng bệnh.\n\nĐây chính là lý do mà các cơ sở y tế tư nhân đã đưa ra các gói tiêm chủng phù hợp hơn để có thể giúp các bé phòng bệnh tối đa. Vậy có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_1_40a7154a67.jpg)\n\n*Tiêm chủng giúp phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm*\n\nCó nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?\n------------------------------------------------\n\nNhư các bạn đã biết, tiêm vắc xin là biện pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất để dự phòng một số [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) nguy hiểm. Theo các chuyên gia y tế, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng sớm và đầy đủ các loại vắc xin để có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.\n\nTrên thực tế, có nhiều quan điểm trái chiều về việc đã cho con đi tiêm phòng theo đúng chương trình tiêm chủng mở rộng thì có cần mua thêm gói tiêm chủng cho trẻ hay không.\n\nVới thắc mắc này, các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tiêm đầy đủ các mũi vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng là chưa đủ, trẻ sơ sinh cần nhiều loại vắc xin hơn để có thể dự phòng nhiều bệnh nguy hiểm.\n\nThêm vào đó, rất nhiều trường hợp trẻ bị lỡ lịch tiêm phòng. Điều này xuất phát từ việc thiếu sót trong công tác quản lý lịch trình tiêm chủng cho con của nhiều bậc phụ huynh. Chính vì thế, với câu hỏi có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh hay không thì câu trả lời là có bạn nhé. Để làm sáng tỏ hơn chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc mua gói tiêm chủng trong phần tiếp theo nhé.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_2_1203ef5707.jpg)\n\n*Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không là thắc mắc của nhiều người*\n\nLợi ích của việc mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh\n---------------------------------------------------\n\nThực tế chứng minh rằng, việc mua trọn gói tiêm chủng cho trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ giúp cha mẹ an tâm hơn mà còn giúp cho bé được hưởng mọi quyền lợi trong những năm tháng đầu đời. Một số lợi ích của việc mua gói tiêm chủng phải kể đến như:\n\n### Hiệu quả phòng bệnh tối đa\n\nTiêm chủng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trước nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, viêm màng não do virus, [lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/lao-phoi-445.html), uốn ván… Những căn bệnh này có thể khiến trẻ sơ sinh phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.\n\nTrong khi đó, mũi tiêm phòng đầu tiên chỉ có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch ban đầu cho trẻ. Chính vì thế, bé cần được tiêm phòng đúng lịch, đủ số mũi trong thời gian quy định để cơ thể có thể sản xuất đủ kháng thể, từ đó chống lại các căn bệnh nêu trên.\n\n### Không lo đến vấn đề thiếu hụt vắc xin\n\nTrên thực tế, số lượng vắc xin cung cấp tại một số điểm tiêm có thể bị hạn chế. Cùng với đó, một số vấn đề liên quan khác cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vắc xin trầm trọng. Điều này khiến trẻ không được tiêm phòng theo đúng lịch và hiệu quả phòng bệnh cũng có thể vì thế mà bị suy giảm.\n\nSử dụng trọn gói tiêm chủng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo đúng lịch, đảm bảo trẻ sẽ không bị thiếu bất cứ mũi vắc xin quan trọng nào.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_3_884894a2db.jpg)\n\n*Đăng ký gói tiêm chủng giúp trẻ được tiêm phòng đầy đủ, không lo thiếu hụt vắc xin*\n\n### Tránh tình trạng cha mẹ quên lịch tiêm của trẻ\n\nĐăng ký các gói tiêm chủng tại các cơ sở y tế sẽ giúp cha mẹ không bị bỏ lỡ lịch tiêm phòng của trẻ. Các cơ sở cung cấp gói tiêm chủng sẽ có trách nhiệm thông báo lịch tiêm của trẻ cho cha mẹ, từ đó giúp cho các bậc phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi và không quên lịch tiêm. Việc tiêm phòng đúng hẹn có tác dụng đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.\n\nBên cạnh đó, khi mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, bé sẽ được ưu tiên xếp lịch tiêm bổ sung sau khi ổn định nếu đến lịch tiêm phòng trẻ không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm.\n\n### Không lo sự thay đổi về giá\n\nKhi mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ thường cần phải thanh toán trước một phần nào đó, thậm chí là cả gói tiêm chủng. Ngoài các quyền lợi nêu trên, cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng hay bận tâm về việc tăng giá vắc xin trong tương lai, đặc biệt là có thể tiết kiệm chi phí trong trường hợp tăng giá.\n\nMột số lưu ý trong hành trình tiêm phòng của trẻ sơ sinh\n--------------------------------------------------------\n\nCó nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không thì câu trả lời là có bạn nhé. Để tránh tình trạng thiếu vắc xin xuất phát từ việc nhu cầu thị trường tăng cao hoặc do ảnh hưởng của dịch bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên đăng ký tiêm phòng cho bé yêu càng sớm càng tốt để trẻ được tiêm phòng đúng lịch. Vậy trong hành trình tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý những vấn đề gì?\n\nDưới đây là một số lưu ý trong hành trình tiêm phòng vắc xin cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo:\n\n* Hành trình tiêm phòng của trẻ sẽ bắt đầu trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi trẻ chào đời. Điều này giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, việc đăng ký tiêm phòng cho trẻ tại các cơ sở y tế từ sớm là vô cùng cần thiết, giúp trẻ không bị bỏ lỡ những mũi tiêm quan trọng trong những ngày tháng đầu đời.\n* Dựa vào khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế, các cơ sở y tế sẽ cung cấp lịch tiêm chủng cho trẻ, kể từ khi vừa chào đời và kéo dài đến khi trẻ lớn.\n* Cha mẹ cần đảm bảo lịch tiêm chủng của bé yêu được ghi chép đầy đủ trong sổ tay y tế của trẻ để theo dõi lịch sử tiêm cũng như kiểm soát các mũi vắc xin đã tiêm, đảm bảo trẻ được tiêm đủ liều, đủ mũi và đúng lịch tiêm vắc xin.\n\nNgoài ra, khi lựa chọn cơ sở y tế để mua gói tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần cân nhắc và lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo về chất lượng vắc xin, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như chất lượng dịch vụ.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_co_nen_mua_goi_tiem_chung_cho_tre_so_sinh_4_0834b006ac.jpg)\n\n*Cha mẹ cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín*\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tiêm chủng vắc xin cho trẻ. Hy vọng, qua những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có được lời giải đáp cho thắc mắc [có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-mua-goi-tiem-chung-cho-tre-so-sinh-khong.html) không. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và cảm ơn ba mẹ đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.\n\n", "date": "21/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "trẻ em", "Trẻ sơ sinh"]}, {"title": "Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không?", "abstract": "Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn hay không là thắc mắc mà nhiều phụ huynh đặt ra. Bởi bệnh phế cầu khuẩn thực sự rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nên bố mẹ bỉm rất lo lắng.\n", "md_content": "Trẻ sơ sinh phải được bố mẹ chủ động tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ tốt sức khỏe, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 hiện được nhiều phụ huynh tin tưởng để tiêm cho bé. Tuy nhiên nhiều phụ huynh rất thắc mắc liệu vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn?\n\nHiểu về vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1\n----------------------------------------------\n\nCác căn bệnh như bại liệt, ho gà, uốn ván, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB thật sự nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Biến chứng khi mắc các bệnh này rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Và sự xuất hiện của vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 đã giúp giảm số ca tử vong do các bệnh này gây ra.\n\n![Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không? 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_6_trong_1_co_ngua_duoc_phe_cau_khuan_khong_1_27c707bc8f.png)\n\n*Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không là thắc mắc của nhiều người*\n\nTuy nhiên trước khi tìm hiểu về vấn đề vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn ta nên hiểu hơn về công dụng và sự khác biệt của hai dạng vắc-xin này:\n\n* **Vắc-xin 5 trong 1:** Hiện nay có hai loại vắc-xin 5 trong 1 phổ biến tại Việt Nam đó là vắc-xin ComBE Five được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi và vắc xin Pentaxim tiêm theo hình thức dịch vụ mất phí. Cả hai dạng vắc-xin đều giúp trẻ tránh được bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bạch hầu, bại liệt và các bệnh do vi khuẩn HIB gây nên.\n* **Vắc-xin 6 trong 1:** Tương tự như vắc-xin 5 trong 1, vắc-xin này có 2 loại là [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) và Hexaxim phòng ngừa được 6 bệnh truyền nhiễm trong đó có 5 bệnh đã kể trên và phòng thêm bệnh viêm gan B.\n\nVậy có thể thấy với vắc-xin 6 trong 1 thì trẻ được phòng 6 bệnh truyền nhiễm trong đó có viêm gan B mà không cần phải tiêm bổ sung. Nếu bạn cho con tiêm vắc xin 5 trong 1 loại ComBE Five thì phải uống bổ sung vắc-xin ngừa bại liệt. Nếu chọn tiêm vắc xin 5 trong 1 loại [Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) thì trẻ cần tiêm thêm vắc xin viêm gan B. Khi chọn tiêm phòng dù vắc-xin nào thì phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm chủng với 3 mũi tiêm cơ bản, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày. Mũi đầu tiên tiêm vào lúc bé 2 tháng tuổi. Khuyến khích tiêm phòng nhắc lại cho trẻ, lý tưởng nhất là vào tháng 18.\n\nVắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn?\n--------------------------------------------------------\n\nNhư đã trình bày ở trên, vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 đều có thể giúp bé phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra. Nhưng phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia cũng là một nguyên nhân khác có thể gây viêm màng não nên nhiều người cho rằng vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 cũng có thể ngừa phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, thành phần kháng nguyên của 2 loại vắc-xin này hoàn toàn khác với thành phần kháng nguyên có trong vắc-xin phòng phế cầu khuẩn. Chính vì vậy, để giải đáp cho câu hỏi vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không thì câu trả lời là không. Để ngừa phế cầu hiệu quả, phụ nên chủ động chủ động cho trẻ tiêm phòng thêm [vắc-xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-tiem-khi-nao-co-nhung-loai-vac-xin-phe-cau-nao.html).\n\n![Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_6_trong_1_co_ngua_duoc_phe_cau_khuan_khong_2_0f6d6f50f1.jpg)\n\n*Tiêm thêm vắc xin phế cầu khuẩn bổ sung giúp bảo vệ trẻ tốt hơn*\n\nViệc tiêm bổ sung thêm vắc-xin phế cầu có thể giúp trẻ ngừa được các bệnh:\n\n* **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu thường tồn tại ở vùng hầu họng và gây bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi, người già. Trẻ sẽ hay ho, sốt cao, ớn lạnh và nhanh chóng bị suy hô hấp nếu không điều trị kịp thời.\n* **Viêm màng não:** Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nguy hiểm cho người bệnh như liệt nửa người, thần kinh vận động phát triển kém, não bị tổn thương.\n* **Viêm tai giữa:** Các phế cầu khuẩn có thể lan rộng từ vùng viêm mũi họng cho đến khu vực tai giữa qua vòi nhĩ, gây [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) và bị ứ đọng dịch trong tai. Nếu để lâu, trẻ sẽ dễ bị thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực.\n* **Nhiễm trùng huyết:** Tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao và các vi khuẩn phế cầu sẽ tấn công vào màu. Người bệnh sẽ sốt cao, nhịp tim nhanh, bị khó thở, hôn mê sâu.\n\nVậy có thể thấy vắc xin phế cầu thực sự cần thiết cho trẻ. Nếu bé đang trong độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi, bé thích hợp với vắc xin Synflorix. Vắc xin Prevenar 13 được sản xuất bởi Mỹ cũng phù hợp cho bé từ 2 tháng tuổi trở lên.\n\nNhững lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ\n------------------------------------\n\nSau khi giải đáp được thắc mắc vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn hay không, ta cùng tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm phòng cho bé:\n\n### Với bé trước khi tiêm\n\nChuẩn bị tâm lý thật thoải mái cho trẻ để bé không quá lo sợ khi đi tiêm. Hạn chế cho bé ăn quá no, chỉ ăn hoặc bú vừa đủ để tránh hạ đường huyết sau tiêm. Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm. Phụ huynh phải khai báo rõ ràng tình trạng sức khoẻ của bé với bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bé. \n\n![Vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_6_trong_1_co_ngua_duoc_phe_cau_khuan_khong_3_7afa2bd918.jpg)\n\n*Hãy đảm bảo trẻ có sức khoẻ tốt trước khi tiêm phòng*\n\n### Với bé sau khi tiêm\n\nKhông ra về ngay mà ở lại cơ sở tiêm phòng từ 30 phút để xem có dấu hiệu sốc phản vệ hay không. Sau khi về nhà, bố mẹ tiếp tục theo dõi bé trong 72 giờ tiếp theo. Trẻ lúc này có thể sốt nhẹ và đau ở vùng tiêm, nhưng đây là triệu chứng bình thường. Nên hạ sốt cho bé bằng chườm khăn lạnh, mặc áo quần rộng thoáng và hạn chế chạm vào vết tiêm.\n\nTrên đây là những chia sẻ về vấn đề [vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 có ngừa được phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-6-trong-1-co-ngua-duoc-phe-cau-khuan-khong.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về các loại vắc-xin này và chủ động tiêm phòng thật khoa học cho bé. \n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1", "abstract": "Vacxin 5 trong 1 được biết là vacxin phòng bệnh cho trẻ được khuyến khích tiêm phòng hiện nay. Tuy nhiên có những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể những trường hợp này là gì.", "md_content": "Trẻ em có sức đề kháng rất yếu trong những năm đầu đời vậy nên cần phải tiêm phòng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh như ho gà, uốn ván, viêm nhiễm hệ hô hấp là các bệnh cực kỳ nguy hiểm, lúc này nên tiêm phòng vacxin 5 trong 1 để bảo vệ sức khỏe bé. Vậy liệu con bạn có là một trong những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 hay không?\n\nTiêm vacxin 5 trong 1 mang lại lợi ích gì?\n------------------------------------------\n\nVacxin 5 trong 1 là loại vacxin tổng hợp gồm có 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm. Cụ thể chúng có thể phòng các bệnh:\n\n* [**Bệnh bạch hầu:**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html)Là bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh sẽ khiến trẻ dễ gặp biến chứng suy thận, viêm cơ tim.\n* **Bệnh ho gà:** Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp và nó khiến trẻ ho dai dẳng, sau cơn ho thường tím tái, thở rít. Đặc biệt nguy hiểm hơn bệnh sẽ khiến bé suy hô hấp, nghẹt thở dẫn đến tử vong.\n* **Bệnh uốn ván:** Uốn ván là bệnh gây tử vong rất cao nếu không may mắc bệnh. Vậy nên các bậc phụ huynh rất muốn tiêm phòng cho con vacxin càng sớm càng tốt và không mong con mình là một trong những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Vi khuẩn uốn ván giải phóng một loại chất độc gây cứng cơ, co cơ và gây tử vong.\n* **Bệnh bại liệt:** Bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Polio và thường lây truyền qua đường phân - miệng. Chân tay, lưng mất dần vận động, liệt tuỷ sống, liệt hành tuỷ, suy hô hấp là biến chứng nặng nề của bệnh.\n* **Bệnh viêm phổi,** [**viêm màng não**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) **do vi khuẩn HIB:** Vi khuẩn HIB rất nguy hiểm, chúng sẽ làm bé bị chậm phát triển, bại não, điếc, động kinh thậm chí mù loà. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào thì khả năng trẻ tử vong rất cao.\n\n![Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 mẹ bỉm nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_vacxin_5_trong_1_me_bim_nen_biet_1_589849ab2c.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 giúp bé phòng ngừa được 5 căn bệnh nguy hiểm*\n\nTóm lại với vacxin 5 trong 1, chúng sẽ giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm gồm ho gà, bạch hầu, viêm phổi, bại liệt, viêm màng não, uốn ván. Hiện nay việc tiêm phòng vắc xin này rất dễ dàng và không quá tốn kém.\n\nNhững trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1\n-------------------------------------------------\n\n[Vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html) không còn xa lạ gì với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay có hai hình thức để tiêm phòng vacxin này:\n\n* **Vacxin ComBe Five:** Đây là vacxin được sản xuất bởi Ấn Độ và chúng được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Vậy nên trẻ được tiêm hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế.\n* **Vacxin Pentaxim:** Vacxin được sản xuất tại Pháp bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteurs. Vacxin này mất phí và thường được tiêm ở các cơ sở y tế tư nhân. Nhiều chuyên gia đánh giá cao loại vacxin này bởi chúng có nhiều ưu điểm khiến bé ít gặp phản ứng phụ sau tiêm hơn.\n\nDù cho tiêm loại vacxin nào thì bé đều phải tiêm đủ 3 mũi cơ bản, thích hợp để tiêm vào lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi. Phụ huynh cần chủ động tiêm nhắc lại cho bé, thời điểm vàng là vào lúc 18 tháng tuổi. Như đã đề cập, không phải bé nào cũng thích hợp để tiêm vacxin 5 trong 1. Vậy đâu là những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1?\n\n* Trẻ có tiền sử sốc hay phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó.\n* Sốt cao trên 39 độ C hoặc co giật, có dấu hiệu tím tái, khó thở.\n* Trẻ đang bị suy giảm chức năng các cơ quan như [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), suy tim, suy thận, suy gan.\n* Trẻ suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh bẩm sinh, nhiễm HIV.\n\n![Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 mẹ bỉm nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_vacxin_5_trong_1_me_bim_nen_biet_2_07097156cc.jpg)\n\n*Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 thường là các bé có sức khoẻ không ổn định*\n\nTrên đây chính là những trường hợp tuyệt đối không được tiêm vacxin 5 trong 1. Lúc này cơ thể bé không đủ khả năng để tiếp nhận vacxin và tình trạng có thể tệ hơn nếu tiêm phòng. Trong quá trình thăm khám, phụ huynh cần khai báo thật chi tiết và rõ ràng với bác sĩ ở giai đoạn khám sàng lọc trước khi tiêm để bảo vệ sức khoẻ cho con. Nếu bé đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng, sốt, khối lượng cơ thể dưới 2kg cùng trạng thái sức khoẻ không ổn định cũng không được tiêm phòng.\n\nChăm sóc trẻ trước và sau tiêm phòng thế nào?\n---------------------------------------------\n\nSau khi tìm hiểu về những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1, ta cần quan tâm đến cách chăm sóc bé trước và sau tiêm phòng sao cho khoa học. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố giúp bé ít gặp tác dụng phụ hơn:\n\n### Trước khi tiêm phòng\n\nCho trẻ ăn vừa đủ hoặc bú đủ để không bị đói. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá no bởi chắc chắn bé sẽ khóc khi tiêm và rất dễ bị nôn. Ngoài ra hãy cho trẻ mặc áo quần thật thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho quá trình tiêm phòng. Với phụ huynh, cần chủ động mang theo các loại giấy tờ cần thiết để thuận lợi cho quá trình tiêm chủng.\n\n![Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 mẹ bỉm nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_truong_hop_khong_duoc_tiem_vacxin_5_trong_1_me_bim_nen_biet_3_6291def0cb.jpg)\n\n*Nên cho bé bú hoặc ăn nhẹ, tạo tâm lý thoải mái trước khi tiêm phòng*\n\n### Sau khi tiêm phòng\n\nBị sốt hay sưng đau chỗ tiêm là hai phản ứng phụ sau tiêm thường gặp nhất. Phụ huynh không nên quá lo lắng, sau khi ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút, bạn nên theo dõi sức khoẻ của bé trong 72 giờ tiếp theo. Nếu bé sốt, hãy cho bé uống nhiều nước và dán miếng hạ nhiệt. Hạn chế chạm vào chỗ tiêm của bé. Ngoài ra nên cho bé ăn thức ăn mềm, chia nhỏ bữa ăn hoặc bú vừa phải.\n\nTrên đây là chia sẻ về [những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-truong-hop-khong-duoc-tiem-vacxin-5-trong-1-me-bim-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về loại vacxin này và có cho mình thông tin cần thiết nhất để chủ động tiêm phòng cho bé. \n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại?", "abstract": "Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh khi có con đang trong độ tuổi cần tiêm ngừa để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và di chứng.", "md_content": "Trước khi có vacxin phòng bệnh thì đã có nhiều trẻ em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn viêm não mô cầu gây ra. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh, các bố mẹ đều không phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Vì thế bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này, đồng thời có những giải đáp cụ thể hơn về việc phòng ngừa bệnh bằng vacxin, điển hình như vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu, có bao nhiêu loại vacxin viêm não mô cầu,... Mọi người cùng xem qua nhé.\n\nThời gian ủ bệnh của vi khuẩn gây ra bệnh viêm não mô cầu\n---------------------------------------------------------\n\n[Vi khuẩn não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-nao-mo-cau-va-nhung-dieu-ban-nen-biet.html) neisseria meningitidis là tác nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm của viêm não mô cầu, chúng phát triển và lây lan rất nhanh, thậm chí bùng thành dịch, đặc biệt nguy hiểm ở nhóm trẻ em. Vậy thời gian ủ bệnh thông thường của chủng vi khuẩn này khoảng bao nhiêu ngày là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm lúc này.\n\nThời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong 10 ngày sau khi cơ thể nhiễm vi khuẩn, phổ biến nhất là sau 3 - 4 ngày bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng đầu tiên đó là sốt cao li bì đến 40 độ C, cảm thấy lạnh người, nhức đầu, đau họng, mệt mỏi, trong các trường hợp nặng có thể gây co giật, sốt li bì, nổi mụn nước,...\n\nDo vi khuẩn viêm não mô cầu tấn công rất nhanh nên người bệnh cần phải được điều trị sớm nếu không có nguy cơ rơi vào tình trạng nhiễm trùng nặng và tử vong sau 24 giờ. Ngay cả khi được can thiệp thì vẫn có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng cho não như tổn thương về thần kinh, khiếm thính,...\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_1_86c9fd5af1.png)\n\n*Vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu tiến triển và lây lan rất nhanh*\n\nCó bao nhiêu loại vacxin viêm não mô cầu?\n-----------------------------------------\n\n[Viêm não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là một trong nhiều bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp có mức độ nguy hiểm cao, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vì thế việc tiêm ngừa vacxin được xem là giải pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh này, hiện nay có 3 loại vacxin viêm não mô cầu đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, bao gồm:\n\n### Vacxin viêm não mô cầu tuýp A và C\n\nVacxin eningococcal A và C là vacxin phòng ngừa các bệnh viêm màng não mô cầu do neisseria meningitidis tuýp A và C gây ra các biến chứng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,... Có thể áp dụng cho nhóm trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành.\n\nTuy nhiên hiện tại loại vacxin này đã ngưng sản xuất, thay vào đó đã được bổ sung thêm 2 chủng Y và W-135 trong vacxin viêm não mô cầu ACYW. Theo đó phác đồ tiêm sẽ gồm 1 mũi cho trẻ từ 2 tuổi (hoặc lớn hơn 6 tháng tuổi đã tiếp xúc với người bệnh) và thực hiện tiêm nhắc lại sau khoảng 3 năm.\n\n### Vacxin viêm não mô cầu ACWY\n\nVacxin viêm não mô cầu sanofi pasteur giúp cơ thể phòng ngừa vi khuẩn gây [bệnh viêm não mô cầu tuýp ACYW](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-chi-tiet-ve-benh-viem-mang-nao-mo-cau-acyw-58349.html), đồng thời cũng thay thế cho vacxin viêm não mô cầu AC). Có thể sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn với phác đồ tiêm cụ thể như sau:\n\n* **Trẻ từ 9 tháng - 23 tháng:** Tiêm 2 mũi liều 0,5ml cách nhau 3 tháng.\n* **Trẻ từ 24 tháng - người lớn 55 tuổi:** Tiêm 1 mũi liều 0,5ml.\n\nTrong đó độ tuổi từ 15 - 55 tuổi đã từng tiêm trước đó và muốn tiêm tái chủng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thì có thể tiêm cách mũi gần nhất 4 năm.\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_2_eeed850da4.jpg)\n\n*Vacxin viêm não mô cầu ACYW được thay thế vacxin viêm não mô cầu AC*\n\n### Vacxin viêm não mô cầu B và C\n\nVacxin viêm não mô cầu Va-Mengoc BC giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa các bệnh viêm màng não do mô cầu Meningococcal thuộc chủng B và C gây ra.\n\nKhác với vacxin viêm não AC, [vacxin viêm não mô cầu BC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vacxin-viem-mang-nao-mo-cau-bc-la-bao-nhieu-58209.html) có thể sử dụng cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi và người lớn đến 45 tuổi. Phác đồ tiêm sẽ bao gồm 2 mũi, trong đó mũi thứ 2 cách mũi đầu từ 6 - 8 tuần, loại vacxin này được khuyến khích nên tiêm cho các đối tượng bộ đội, học sinh học bán trú,... Vì môi trường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.\n\nVacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu?\n-------------------------------------\n\nNgoài việc tìm hiểu về các loại vacxin phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu thì câu hỏi thắc mắc vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu cũng nhận được sự quan tâm từ nhiều bạn đọc, cụ thể vacxin viêm não mô cầu ACYW tại trung tâm tiêm chủng Long Châu có giá1.250.000 VND/mũi.\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_3_f1baf955e5.png)\n\n*Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu là thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm*\n\nLựa chọn đơn vị tiêm chủng viêm não mô cầu uy tín, chất lượng\n-------------------------------------------------------------\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị nhập khẩu các loại vacxin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hơn nữa đến với Long Châu, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn đa dạng các gói vacxin phù hợp với nhiều khách hàng từ 0 tuổi đến người lớn.\n\nĐặc biệt khách hàng có thể lựa chọn tiêm trọn gói cho trẻ để đảm bảo con được tiêm đủ liều và đúng lịch, không lo khan hiếm vacxin trong mùa dịch. Một điểm cộng của trung tâm tiêm chủng Long Châu được nhiều khách hàng đánh giá tốt đó là quy trình thăm khám kỹ lưỡng trước, trong và sau khi tiêm.\n\n* **Trước khi tiêm:** Khách hàng sẽ được khám sàng lọc và bác sĩ sẽ tư vấn loại vacxin phù hợp với thể trạng của từng người.\n* **Trong quá trình tiêm:** Khách hàng sẽ được chứng kiến quá trình khử trùng các dụng cụ y tế, nắm các thông tin về loại vacxin trước khi tiêm.\n* **Sau khi tiêm:** Các khách hàng đều được lưu trú tối thiểu 30 phút để theo dõi các phản ứng sau khi tiêm.\n\n![Vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu? Có bao nhiêu loại? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_nao_mo_cau_gia_bao_nhieu_co_bao_nhieu_loai_4_bc6d0670a8.png)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu có đa dạng các gói tiêm dành cho trẻ em và người lớn*\n\nHy vọng qua các thông tin trong bài viết trên, mọi người sẽ giải đáp được vai trò quan trọng của việc tiêm ngừa đầy đủ vacxin cũng như biết được [vacxin viêm não mô cầu giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-viem-nao-mo-cau-gia-bao-nhieu-co-bao-nhieu-loai.html),... Từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.\n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["Lịch tiêm chủng", "Tiêm chủng", "Vacxin", "phòng bệnh"]}, {"title": "Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé?", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 là một trong những loại vắc xin được khuyến khích tiêm phòng cho bé ngừa các bệnh nguy hiểm. Để phát huy hiệu quả bảo vệ cần phải tiêm đúng lịch. Vậy tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào? Bài viết sẽ thông tin cụ thể đến bạn. ", "md_content": "[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vac-xin-5-trong-1-giup-phong-ngua-nhung-benh-gi-67381.html) được biết đến là loại vắc xin an toàn, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ của trẻ toàn diện hơn. Cần tiêm phòng vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và luôn khai báo rõ ràng tình hình sức khoẻ của bé trước khi tiêm. Đặc biệt để đạt hiệu quả phòng bệnh, phụ huynh nên cho con tiêm nhắc lại. Vậy tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?\n\nVắc xin 5 trong 1 và những lợi ích\n----------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin tổng hợp, giúp chống lại 5 loại bệnh lý khác nhau. Hiện nay có 2 dạng vắc xin 5 trong 1 mà phụ huynh có thể lựa chọn để tiêm phòng cho con:\n\n### Vắc xin Combe Five\n\nĐây là loại vắc xin nằm trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-tiem-chung-mo-rong-va-nhung-dieu-me-can-biet-1.html) quốc gia do công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất. Với trẻ em dưới 1 tuổi có thể tiêm phòng miễn phí vắc xin này ở các cơ sở y tế địa phương. Trước khi tìm hiểu về tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào, ta cùng điểm qua các lợi ích khi cho trẻ tiêm Combe Five:\n\n* **Phòng bệnh ho gà:** Bệnh đường hô hấp và gây nên các biến chứng nặng nề như khiến trẻ mệt mỏi, nghẹt thở, suy hô hấp.\n* **Phòng bệnh bạch hầu:** Bệnh do virus Corynebactarium diphtheria và có thể gây ra chứng viêm cơ tim, [suy thận](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-than-679.html), nặng hơn khiến trẻ tử vong.\n* **Phòng bệnh uốn ván:** Mắc bệnh uốn ván thì tỷ lệ tử vong rất cao, vi khuẩn Clostridium tetani sẽ khiến cơ thể bị co cơ, cứng cơ khiến trẻ đau nhức nghiêm trọng và tử vong.\n* **Phòng bệnh do vi khuẩn HIB:** Một khi vi khuẩn HIB này xâm nhập vào cơ thể thì rất dễ gây bệnh viêm não, bại não, mù loà. Đặc biệt vi khuẩn còn gây biến chứng ở hệ hô hấp khiến bệnh nhân bị phù nề họng dẫn đến ngạt thở.\n* **Phòng bệnh viêm gan B:** Đối với vắc xin Combe Five, vắc xin giúp trẻ phòng bệnh viêm gan B hiệu quả.\n\n![Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_nhac_lai_mui_5_trong_1_khi_nao_de_tot_nhat_cho_be_1_a21a4b0330.png)\n\n*Vacxin 5 trong 1 được khuyến khích tiêm phòng cho trẻ*\n\n### Vắc xin Pentaxim\n\nNgoài loại vắc xin ComBE Five, phụ huynh có thể cho con tiêm phòng theo hình thức dịch vụ với vắc xin Pentaxim. Bản chất Pentaxim cũng giúp trẻ phòng được 5 bệnh như vắc xin Combe Five nhưng thay vì phòng viêm gan B thì chúng hỗ trợ phòng bệnh bại liệt. Khi tiêm phòng Pentaxim, bố mẹ bỉm cần mất phí và có thể tiêm chủng tại các bệnh viện công lập, tư nhân hay tại các Trung tâm tiêm chủng.\n\nTiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào?\n------------------------------------\n\nDù bạn chọn vắc xin ComBE Five hay vắc xin [Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html) cho con thì phải tuân thủ lịch tiêm chủng. Tất cả đều phải tiêm đủ 3 mũi cơ bản và mỗi mũi cách nhau ít nhất 28 ngày. Khi bé đủ 2 tháng tuổi thì bố mẹ nên cân nhắc cho con tiêm mũi đầu tiên. Tương tự khi trẻ được 3 tháng tuổi nên tiêm mũi thứ 2 và mũi 3 khi bé được 4 tháng tuổi.\n\nĐặc biệt vắc xin sẽ hoạt động tốt nhất khi trẻ được tiêm nhắc lại. Vậy lúc nào là thời điểm phù hợp để tiêm mũi này? Khi bé được 18 tháng tuổi hoặc tiêm phòng cách mũi thứ 3 trên 6 tháng và phải hoàn thành trước 24 tháng tuổi.\n\nVới mũi tiêm nhắc lại, chúng rất quan trọng và được các chuyên gia đánh giá cực kỳ cần thiết. Khi hệ miễn dịch vắc xin tạo ra đang giảm dần, cơ thể sẽ không đủ sức để chống chọi lại sự tấn công của bệnh, vậy nên tiêm vắc xin nhắc lại sẽ “tiếp sức” cho hệ miễn dịch để bảo vệ bé tốt hơn.\n\n![Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_nhac_lai_mui_5_trong_1_khi_nao_de_tot_nhat_cho_be_2_e622cb013b.jpg)\n\n*Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào là thắc mắc nhiều phụ huynh đặt ra*\n\nNhững chú ý khi cho trẻ đi tiêm phòng\n-------------------------------------\n\nSau khi giải đáp được thắc mắc tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào, ta cùng quan tâm đến những vấn đề xung quanh khi đưa trẻ tiêm phòng. Hiện nay vắc xin 5 trong 1 được phân phối rộng rãi trên toàn quốc và bố mẹ có thể dễ dàng tiếp cận được để tiêm phòng cho con. Tuy nhiên phụ huynh cần cân nhắc để chọn đúng cơ sở tiêm chủng an toàn và đảm bảo các tiêu chí sau:\n\n* Trẻ được thăm khám, sàng lọc về thể trạng và sức khoẻ thật cẩn thận từ đó tư vấn vắc xin phòng bệnh và lên phác đồ tiêm chủng.\n* Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng luôn tuân thủ quy định tiêm phòng theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế thế giới.\n* Các trẻ đến tiêm phòng được theo dõi trong 30 phút sau tiêm và đánh giá sức khoẻ tổng quan trước khi ra về.\n* Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo luôn cung cấp vắc xin tốt nhất cho người dùng.\n\nNgoài ra, phụ huynh cần chủ động chăm sóc trẻ tại nhà thật cẩn thận trong 72 giờ sau tiêm. Hãy quan sát những biểu hiện khác thường ở trẻ trong lúc bé ăn, ngủ, các triệu chứng tại chỗ tiêm, tinh thần để kịp thời xử lý. Hãy duy trì chế độ ăn uống thật khoa học, cho bé bú/ăn đúng bữa. Nếu bé có dấu hiệu sốt hay sưng đau tại vùng tiêm, đừng lo sợ bởi đây là triệu chứng bình thường sau tiêm. Với những bé bị sốt nhẹ, có thể dán miếng giảm nhiệt và bổ sung [nước điện giải](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-nuoc-bu-dien-giai-nhieu-co-tot-khong-57313.html), ăn nhiều trái cây. Tại vùng tiêm, hạn chế chạm vào cũng như không tự ý bôi đắp bất kỳ thuốc gì để tránh gây nhiễm trùng.\n\n![Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_nhac_lai_mui_5_trong_1_khi_nao_de_tot_nhat_cho_be_3_dc91e96c1e.jpg)\n\n*Sau tiêm phòng vắc xin cho bé cần theo dõi kỹ sức khoẻ của con tại nhà*\n\nTrên đây là những chia sẻ về thắc mắc [tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-nhac-lai-mui-5-trong-1-khi-nao-de-tot-nhat-cho-be.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về tiêm phòng vắc xin cho con cũng như chủ động chăm sóc bé sau tiêm thật khoa học. \n\n", "date": "17/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin HPV có mấy loại? Nên tiêm loại vắc xin HPV nào?", "abstract": "Vắc xin HPV bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus HPV nguy cơ cao giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục và các tổn thương tiền ung thư.", "md_content": "Mỗi loại vắc xin HPV có khả năng bảo vệ chống lại các loại virus HPV khác nhau. Quyết định sử dụng loại vắc xin nào thường phụ thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ, đối tượng tiêm và tình trạng sức khỏe cụ thể.\n\nVắc xin HPV là gì?\n------------------\n\n[Virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) (Human Papillomavirus) một loại virus lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, thường thông qua quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con. Đặc biệt, virus này có thể tồn tại trong cơ thể một thời gian dài trước khi gây ra triệu chứng bệnh. Trên thế giới, có hơn 100 loại HPV, trong đó, các type 16 và 18 được coi là có nguy cơ gây ra ung thư cao nhất.\n\nHiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc biệt cho bệnh gây ra bởi virus HPV, do đó, việc ngừa bệnh qua việc tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\n![vac-xin-hpv-co-may-loai-nen-tiem-loai-vac-xin-hpv-nao 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_co_may_loai_nen_tiem_loai_vac_xin_hpv_nao_1_366fb8b495.jpg)\n\n*Ngừa bệnh bằng cách chủ động tiêm vắc xin*\n\nVắc xin HPV được xem là an toàn và có khả năng bảo vệ phụ nữ trước những bệnh liên quan đến HPV type 16 và 18, hai loại virus chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung. Các căn bệnh ung thư thường khó chữa trị khi phát hiện muộn nên bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho bé gái từ 9 tuổi trở lên tiêm ngừa vắc xin HPV để đảm bảo được bảo vệ trước khi tiếp xúc với loại virus này. Độ tuổi phù hợp để tiêm vắc xin và có hiệu quả nhất là dưới 26 tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ chưa kết hôn hoặc chưa có quan hệ tình dục.\n\nVắc xin HPV có mấy loại?\n------------------------\n\nHiện nay, có 2 loại vắc xin HPV chính được sử dụng:\n\n### Vắc xin Gardasil\n\n[Vắc xin Gardasil](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-gardasil-4-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet.html) là sản phẩm của Merck Sharp & Dohme (Mỹ), được thiết kế để bảo vệ cơ thể chống lại 4 chủng virus gây ra u nhú ở người: Virus HPV type 6, 11, 16 và 18. FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã chấp thuận sử dụng vắc xin Gardasil cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, giúp ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn.\n\n*Tác dụng phổ biến nhất của vắc xin Gardasil:* Giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.\n\n* [Ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), âm hộ, âm đạo: Do chứa 2 loại virus type 16 và 18.\n* Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà sinh dục): Do chứa 2 loại virus type 6 và 11.\n\n*Phác đồ tiêm vắc xin Gardasil bao gồm 3 mũi:* Mũi 1 được tiêm vào ngày đầu tiên, mũi 2 tiếp theo sau 2 tháng từ mũi đầu tiên, và mũi 3 được tiêm 6 tháng sau mũi đầu tiên.\n\nTrong trường hợp không thể tiêm đúng lịch theo phác đồ, có thể áp dụng lịch tiêm linh hoạt: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng, và mũi 3 cách mũi 2 ít nhất là 3 tháng.\n\n*Cách sử dụng:*\n\n* Vắc xin Gardasil được chỉ định tiêm vào bắp vai hoặc vùng trên đùi.\n* Vắc xin dạng liều duy nhất 0,5ml không cần pha loãng hoặc hoàn nguyên.\n* Lắc kỹ lọ vắc xin trước khi sử dụng để làm dịch trở nên đục màu trắng. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần loại bỏ vắc xin trước khi tiêm.\n* Sử dụng bơm tiêm vô khuẩn để lấy 0,5ml vắc xin từ lọ và tiêm ngay sau khi lấy ra.\n\n![vac-xin-hpv-co-may-loai-nen-tiem-loai-vac-xin-hpv-nao 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_co_may_loai_nen_tiem_loai_vac_xin_hpv_nao_2_6d1f21002a.jpg)\n\n*Vắc xin Gardasil chỉ định tiêm vào bắp tay hoặc trên đùi*\n\n### Vắc xin Gardasil 9\n\nVắc xin Gardasil 9 được phát triển bởi tập đoàn hàng đầu về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Merck Sharp & Dohme (MSD – Mỹ), là loại vắc xin thế hệ mới, mở rộng đối tượng và phạm vi bảo vệ rộng hơn ở cả nam và nữ. Vắc xin này bảo vệ khỏi 9 loại virus HPV nguy cơ cao gây ung thư gồm virus HPV type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, gây bệnh ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản.\n\n*Tác dụng của vắc xin Gardasil 9:*\n\nVắc xin Gardasil 9 được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh lý cho cả nam và nữ giới:\n\nỞ nữ giới:\n\n* Phòng ngừa ung thư cổ tử cung.\n* Phòng ngừa ung thư âm hộ và âm đạo.\n* Phòng ngừa ung thư hậu môn.\n* Giảm nguy cơ một số loại ung thư đầu và cổ như [ung thư vòm họng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-ung-thu-vom-hong-thuong-gap-o-do-tuoi-nao.html), ung thư khoang miệng.\n* Bảo vệ khỏi tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn.\n* Phòng ngừa mụn cóc sinh dục.\n\nỞ nam giới:\n\n* Phòng ngừa [ung thư hậu môn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-hau-mon.html).\n* Giảm nguy cơ một số loại ung thư đầu và cổ như ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng.\n* Bảo vệ khỏi tổn thương tiền [ung thư](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu.html) hoặc loạn sản hậu môn.\n* Phòng ngừa mụn cóc sinh dục.\n\n*Phác đồ tiêm vắc xin Gardasil 9:*\n\nChương trình tiêm chủng cho nhóm từ 9 - 14 tuổi và nhóm từ 15 - 26 tuổi đều có những chỉ định cụ thể:\n\nNhóm từ 9 - 14 tuổi (Có thể tiêm 02 hoặc 03 mũi):\n\n* Đối với lịch tiêm 02 mũi: Mũi 2 được đưa vào từ 6-12 tháng sau mũi 1.\n* Đối với lịch tiêm 03 mũi: Mũi 2 được đưa vào ít nhất sau 2 tháng kể từ mũi 1, mũi 3 được đưa vào ít nhất sau 4 tháng kể từ mũi 2.\n* Nếu mũi 2 được tiêm sớm hơn 5 tháng sau mũi 1, cần phải tiêm mũi thứ 3 ít nhất sau 4 tháng kể từ mũi 2.\n* Quyết định tiêm 02 hoặc 03 mũi sẽ được xác định bởi bác sĩ tiêm chủng.\n\nNhóm từ 15 - 26 tuổi:\n\n* Chương trình tiêm 03 mũi: Mũi 2 được đưa vào ít nhất sau 2 tháng kể từ mũi 1, mũi 3 được đưa vào ít nhất sau 4 tháng kể từ mũi 2.\n* Trong trường hợp cần hoàn thành liệu trình tiêm chủng sớm: Mũi 2 được đưa vào ít nhất sau 1 tháng kể từ mũi 1, mũi 3 được đưa vào ít nhất sau 3 tháng kể từ mũi 2.\n\n*Cách sử dụng:*\n\nVắc xin Gardasil 9 được tiêm bắp ở vùng cơ delta của phần trên cánh tay hoặc ở vùng trước phía trên đùi.\n\nKhông được tiêm vào mạch máu, tiêm dưới da hoặc tiêm trong da.\n\nCác [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) này chỉ dùng để phòng ngừa và không có tác dụng trong việc điều trị. Do đó, Gardasil và Gardasil 9 không được chỉ định để điều trị các bệnh ung thư, tổn thương hoặc các loạn sản gây ra bởi virus HPV có trong vắc xin, cũng không ngăn ngừa các tổn thương từ các loại HPV khác không có trong vắc xin ở thời điểm tiêm chủng.\n\nNên tiêm loại vắc xin HPV nào?\n------------------------------\n\nQuyết định tiêm loại vắc xin HPV nào nên được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa và phụ thuộc vào đối tượng tiêm chủng, giới tính, lịch sử y tế của bạn.\n\n![vac-xin-hpv-co-may-loai-nen-tiem-loai-vac-xin-hpv-nao 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_co_may_loai_nen_tiem_loai_vac_xin_hpv_nao_3_3bac1d7e1b.jpg)\n\n*Quyết định tiêm vắc xin nên được tư vấn với bác sĩ*\n\n[*Vắc xin Gardasil 9*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html)*:* Đây là loại vắc xin hiệu quả cao bảo vệ cơ thể chống lại 9 loại virus HPV nguy cơ cao. Phạm vi bảo vệ rộng hơn so với các loại vắc xin khác, phòng tránh nhiều loại virus gây ung thư hơn.\n\n*Vắc xin Gardasil (vắc xin Gardasil 4):* Bảo vệ cơ thể khỏi các virus HPV nguy cơ cao bao gồm 4 loại virus HPV (6, 11, 16, 18). Mặc dù không phòng được nhiều các loại virus có thể gây ung thư như Gardasil 9, nhưng vắc xin Gardasil vẫn cung cấp bảo vệ chống lại các loại virus nguy cơ cao phổ biến nhất, và có chi phí dễ chịu hơn.\n\nBạn nên thảo luận với bác sĩ để lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và nhu cầu bảo vệ sức khỏe của bạn. Trong trường hợp sức khỏe tốt, bác sĩ có thể khuyên dùng Gardasil 9 do khả năng bảo vệ rộng hơn, và hiệu quả hơn.\n\n***Xem thêm:*** [Vắc xin 6 trong 1 của Pháp Hexaxim kết hợp phòng được nhiều bệnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-6-trong-1-cua-phap-hexaxim-ket-hop-phong-duoc-nhieu-benh.html)\n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["tiêm hpv", "Tiêm chủng", "Hpv", "Ung thư cổ tử cung", "Ung thư"]}, {"title": "Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà hiệu quả", "abstract": "Chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà không khó, tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại chăm sóc sai cách hoặc xem nhẹ về căn bệnh này. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu xem, làm thế nào để chăm sóc con mình một cách tốt nhất khi con bị tiêu chảy virus Rota nhé.", "md_content": "Trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân nhiều nước thường dễ bị mất nước. Tình trạng thiếu nước có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy do virus Rota vẫn hấp thu nước được, vì vậy bố mẹ cần bù nước cho trẻ kịp thời và tìm hiểu kỹ những cách chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà để phòng ngừa khi gặp tình trạng cấp bách.\n\nCách chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà\n-------------------------------------------------\n\n### Chế độ ăn đúng cách\n\nĐể ngăn chặn tình trạng sụt cân ở trẻ, bố mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà đúng cách, và tất nhiên cần duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nhỏ. Thức ăn nên có độ mềm và lỏng hơn so với bình thường, đảm bảo đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm bột, béo, đạm và rau. Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, với khoảng cách khoảng 2 giờ giữa các bữa ăn.\n\nĐối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và còn bú mẹ, nên duy trì việc cho trẻ bú mẹ như bình thường, vì đây là yếu tố rất quan trọng.\n\n![Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy virus rota tại nhà hiệu quả 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_tieu_chay_virus_rota_tai_nha_1_44b8e69fa7.jpg)\n\n*Duy trì chế độ ăn chín uống sôi cho trẻ bị tiêu chảy virus Rota*\n\nVới trẻ lớn hơn, điều quan trọng là đảm bảo cung cấp đủ khẩu phần, không nên áp đặt chế độ ăn kiêng. Thức ăn nên được nấu chín kỹ và cho con ăn ngay sau khi nấu. Thêm vào đó, cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép như chuối, cam, xoài cũng là một cách tốt.\n\nLưu ý:\n\n* Tránh sử dụng các loại thực phẩm như măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.\n* Tránh sử dụng nước có ga, vì chúng có thể gây khó tiêu và làm đầy bụng.\n\n### Bù nước sao cho đúng?\n\nDung dịch phổ biến để bù nước bao gồm dung dịch oresol, ORS II, viên hoặc gói hydrite. Bố mẹ cần pha chuẩn dung dịch bù nước theo đúng tỉ lệ để hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ [mất nước](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-nuoc-1064.html) và sụt cân. Mỗi gói oresol lớn cần được hòa tan trong 1 lít nước đun sôi và để nguội.\n\nKhi không có dung dịch oresol sẵn, bạn có thể tự nấu nước cháo muối theo cách sau: Sử dụng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước). Hãy đun sôi hỗn hợp này đến khi chỉ còn 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít), sau đó cho trẻ uống dần.\n\nNhững lưu ý khi chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà\n------------------------------------------------------------\n\n[Tiêu chảy cấp do virus rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) là một bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 3 đến 24 tháng. Mặc dù đây là một bệnh phổ biến, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa tự trang bị kiến thức cho mình để có thể chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà một cách tốt nhất, coi thường hoặc hiểu nhầm rằng tiêu chảy có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác hoặc là một vấn đề bình thường khi con ăn phải [thực phẩm bẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-pham-ban-la-gi-muc-do-nguy-hiem-huy-hoai-co-the-nhu-the-nao-70143.html).\n\nTiêu chảy do virus Rota có khả năng lây lan nhanh chóng và khó điều trị. Virus có thể tồn tại trên tay người trong vài giờ, trên các bề mặt trong vài ngày.\n\n![Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy virus rota tại nhà hiệu quả 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_tieu_chay_virus_rota_tai_nha_2_b87bab1447.jpg)\n\n *Rửa tay bằng xà phòng là cách chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà hiệu quả*\n\nKhi tự chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:\n\n* Không sử dụng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài cho trẻ nhỏ.\n* Không tự mua kháng sinh và cho con uống thuốc bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.\n* Cho trẻ uống nhiều nước, và không sử dụng Oresol với nồng độ không đúng theo quy định.\n\nCách phòng bệnh tiêu chảy virus Rota cho trẻ nhỏ\n------------------------------------------------\n\nViệc quan trọng nhất chính là tiêm [vacxin phòng virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) cho trẻ, tuy nhiên, bố mẹ cần tìm hiểu kĩ thời điểm nào thích hợp nhất để tiêm vacxin cho trẻ mang lại hiệu quả cao nhất, nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng Long Châu, ở đây chúng tôi có sẵn vacxin và đội ngũ bác sĩ tận tâm, chuyên viên tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên chân thành, tốt nhất cho sức khỏe con nhỏ đấy ạ.\n\n![Cách chăm sóc trẻ tiêu chảy virus rota tại nhà hiệu quả 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_tieu_chay_virus_rota_tai_nha_3_d0255419de.jpg)\n\n*Vacxin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota nên cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi*\n\nMặc dù trẻ đã được tiêm vacxin phòng virus Rota nhưng vẫn có khả năng mắc các trường hợp tiêu chảy do các tác nhân khác. Do đó, các bậc cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cho trẻ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota tại nhà như ăn chín, uống nước sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt, người lớn cần duy trì thói quen rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ nhỏ, tuyệt đối không dùng miệng để làm nhỏ thức ăn rồi mớm cơm cho trẻ.\n\n[Chăm sóc trẻ tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-cham-soc-tre-tieu-chay-do-virus-rota-tai-nha-hieu-qua.html) tại nhà khá đơn giản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu trẻ gặp những dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, không tự ý chăm sóc trẻ tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy tập trung vào chăm sóc dinh dưỡng và giữ cho trẻ luôn được cấp đủ nước để đảm bảo một tình trạng sức khỏe tốt nhất cho tương lai của con mình, bố mẹ nhé.\n\n", "date": "16/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Nếu quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?", "abstract": "Viêm não Nhật Bản là bệnh lý nguy hiểm do muỗi gây ra, căn bệnh này luôn là nỗi ám ảnh của phụ huynh mỗi khi hè tới. Để phòng ngừa bệnh thì tiêm vắc xin sẽ là việc cần thiết. Vậy, nếu quên lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?", "md_content": "Mỗi loại vắc xin sẽ có số mũi tiêm khác nhau, đôi khi do thời gian các mũi tiêm cách nhau khá xa nên rất nhiều người quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tới vắc xin viêm não Nhật Bản và tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Quên lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?”, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết này.\n\nVì sao cần thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?\n----------------------------------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một căn bệnh rất nguy hiểm, nhất là với trẻ em. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 14 ngày nhưng trong nhiều trường hợp nặng, người bệnh có nguy cơ tử vong cao ở ngày thứ 7 sau khi rơi vào tình trạng vào hôn mê và các xuất hiện các cơn co giật. Trong giai đoạn đầu phát bệnh, trẻ em sẽ có một số triệu chứng như đau bụng, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), ớn lạnh, buồn nôn, nôn. Sau 3 đến 4 ngày, trẻ có thể bị hôn mê, lơ mơ hoặc co giật. Nếu may mắn vượt qua các cơn nguy kịch thì người bệnh cũng phải đối mặt với các di chứng nguy hiểm do bệnh để lại như [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), rối loạn tâm thần,...\n\nĐây là căn bệnh phức tạp không có thuốc đặc trị, do đó, tiêm vắc xin là cách duy nhất để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.\n\n![Nếu quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_quen_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_mui_3_thi_co_sao_khong_1_029293bdf1.png)\n\n*Vắc xin là phương pháp giúp phòng bệnh tối ưu nhất*\n\nBệnh viêm não Nhật Bản cần tiêm mấy mũi vắc xin?\n------------------------------------------------\n\nNhờ có [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) mà số ca mắc viêm não Nhật Bản đã suy giảm đi rất nhiều. Và để đạt được hiệu quả phòng bệnh tối đa thì cả người lớn và trẻ em cần phải thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ theo lịch trình.\n\nVậy, bệnh viêm não Nhật Bản cần tiêm mấy mũi vắc xin? Điều này sẽ còn tùy thuộc vào đối tượng thực hiện tiêm phòng là người lớn hay trẻ nhỏ và sử dụng loại vắc xin nào để tiêm chủng. Cụ thể:\n\n### Vắc xin Jevax\n\nVắc xin Jevax là loại vắc xin do Việt Nam sản xuất. Được nuôi cấy từ tế bào não chuột thế hệ đầu tiên giúp tạo ra miễn dịch cho cơ thể chủ động chống lại bệnh viêm não Nhật Bản, vắc xin Jevax là vắc xin bất hoạt sẽ dành cho trẻ từ 12 tuổi và người trưởng thành. Phác đồ tiêm chủng vắc xin Jevax như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Sau mũi tiêm đầu tiên từ 1-2 tuần.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 một năm.\n\nCứ sau mỗi 3 năm sẽ cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin Jevax để duy trì hiệu quả phòng bệnh.\n\n![Nếu quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_quen_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_mui_3_thi_co_sao_khong_2_31890514d9.png)\n\n*Tùy thuộc vào từng loại vắc xin mà số mũi tiêm sẽ khác nhau*\n\n### Vắc xin Imojev\n\nVắc xin Imojev của Thái Lan được tái tổ hợp thế hệ mới giảm độc lực có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành. Chỉ với 2 mũi tiêm và vắc xin sẽ có hiệu lực suốt đời.\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Sau mũi đầu tiên 1 năm.\n\nLưu ý, người trưởng thành chỉ cần tiêm vắc xin Imojev 1 liều duy nhất và không thực hiện tiêm cho phụ nữ đang có thai.\n\nNgoài 2 loại vắc xin này, hiện nay tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) còn có thêm vắc xin JEEV 3MCG 0.5 ML của Ấn Độ cũng mang lại hiệu quả phòng bệnh rất tốt với 2 mũi cơ bản. Với các mức giá phải chăng, trong khoảng từ 160.000VNĐ đến 400.000VNĐ một mũi vắc xin, khách hàng thực hiện tiêm chủng sẽ được các bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế của trung tâm tư vấn và chăm sóc tận tình, thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi đa khoa trước, trong, sau quá trình tiêm chủng. Đưa ra được sự lựa chọn phù hợp và an toàn nhất nhất với thể trạng, cam kết vắc xin chuẩn chính hãng, được bảo quản cẩn thận, tiêm ít đau, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi đến với trung tâm.\n\nQuên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 có sao không?\n-------------------------------------------------------\n\nNhư đã đề cập qua ở phần trên, do khoảng cách từ mũi thứ 2 đến mũi thứ 3 khá xa hoặc do nhiều lý do khác nên rất nhiều người đã quên tiêm mũi thứ 3. Họ sẽ phân vân không biết nên tiêm tiếp hay tiêm lại từ đầu và liệu quên mũi thứ 3 vắc xin có phát huy tác dụng hay không? Quên tiêm [vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-quen-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-mui-3-thi-co-sao-khong.html) có sao không?\n\nTheo các chuyên gia, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì cơ thể sẽ chưa có khả năng chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu như đã tiêm mũi thứ 2 thì cơ thể đã có thể sản sinh ra sức đề kháng chống lại virus gây bệnh lên tới 80%. Nếu thực hiện tiêm đầy đủ vắc xin mũi 3 thì hiệu quả phòng chống bệnh sẽ tăng lên khoảng 90 - 95%. Dẫu vậy, một số loại vắc xin sẽ chỉ có công hiệu kéo dài 3 - 4 năm, sau khoảng thời gian này sẽ cần thực hiện tiêm nhắc lại. Do đó, nếu như quên tiêm mũi 3, bạn cũng không cần quá lo lắng, không cần tiêm lại từ đầu và có thể thực hiện tiêm các mũi tiếp theo. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cung cấp cho khách hàng lịch tiêm cụ thể, chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng chủ động theo dõi lịch tiêm, không bỏ qua các mũi tiêm quan trọng.\n\n![Nếu quên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 thì có sao không?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_quen_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_mui_3_thi_co_sao_khong_3_75355af135.png)\n\n*Thực hiện tiêm chủng theo lịch để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh*\n\nBài viết đã cung cấp một số thông tin có liên quan tới vắc xin viêm não Nhật Bản. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ có ích trong việc giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Lựa chọn địa điểm tiêm cũng là một việc rất quan trọng, hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn ý tế để không xảy ra bất cứ vấn đề về sức khỏe không mong muốn nào.\n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Viêm não nhật bản", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản mà bạn cần biết", "abstract": "Khi chuẩn bị đến lịch tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ, các bậc phụ huynh thường thắc mắc không biết tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 có sốt không, có sưng tấy không? Hãy cùng tìm hiểu tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Mỗi khi bước vào mùa mưa, rủi ro lây nhiễm viêm não Nhật Bản gia tăng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời có tỷ lệ tử vong và biến chứng đáng kể. May mắn, nhờ có vắc xin viêm não Nhật Bản, nguy cơ này đã được kiểm soát đáng kể. Nếu bạn chưa có thông tin về những tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết này!\n\nViêm não Nhật Bản có nguy hiểm không?\n-------------------------------------\n\nNguy cơ của bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) so với các bệnh truyền nhiễm khác là đặc biệt cao. Virus gây bệnh này tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương của con người, và hơn 50% số ca mắc viêm não Nhật Bản để lại những di chứng nặng nề như bại liệt, liệt nửa người, bại não, mất ngôn ngữ,...\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_1_21fb35a13e.jpg)\n\n*Viêm não Nhật Bản để lại những di chứng nặng nề như bại liệt, liệt nửa người, bại não,...*\n\nĐặc biệt nguy hiểm, bệnh không có những triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn ủ bệnh, và các biểu hiện ban đầu có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não khác. Điều này làm cho việc xác định tình trạng bệnh trở nên khó khăn và phức tạp. Bệnh có thể phát triển rất nhanh, từ việc sốt cao đến co giật và hôn mê chỉ trong vài ngày sau khi nhiễm virus. Vì vậy, việc tiêm vắc xin chống viêm não Nhật Bản trở nên quan trọng và cần thiết.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là gì?\n--------------------------------\n\n[Vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) đối mặt với một căn bệnh có sự tiến triển tình tế, không bày tỏ rõ các triệu chứng trong giai đoạn ủ bệnh. Các biểu hiện của bệnh thường phát triển rất nhanh chóng, có thể dẫn đến tình trạng li bì và co giật chỉ sau vài ngày kể từ khi nhiễm virus.\n\nMức tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 30%, và những người sống sót cũng có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả nặng nề. Hơn 50% số ca mắc viêm não Nhật Bản gặp phải những di chứng đáng kể như bại liệt, liệt nửa người, bại não, rối loạn tâm thần, mất khả năng ngôn ngữ, và nhiều tác động khác.\n\nĐể ngăn chặn bệnh hiệu quả, việc diệt muỗi và duy trì vệ sinh trong nhà là rất quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là sử dụng vắc xin. Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là Imojev (Thái Lan) và [Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) (Việt Nam).\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_2_73b1e98535.jpg)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản giúp ngăn chặn bệnh hiệu quả*\n\nCác tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản\n------------------------------------------\n\nTác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản thường là những phản ứng nhẹ và sẽ tự giảm đi sau một thời gian. Khi chuẩn bị cho lịch tiêm, nhiều phụ huynh thắc mắc về việc liệu việc tiêm mũi 1 và 2 cũng như mũi 3 của vắc xin viêm não Nhật Bản có thể gây sốt, sưng tấy hay không.\n\nTất cả các loại vắc xin, bao gồm vắc xin viêm não Nhật Bản, đều có khả năng gây ra tác dụng phụ như sưng tấy và sốt. Thông thường, những tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng và sẽ tự giảm đi mà không cần điều trị. Một số tác dụng phụ nhẹ mà có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao gồm:\n\n* Đau khi tiếp xúc, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm (gặp khoảng 1/4 người tiêm).\n* Sốt, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.\n* Đau đầu và đau cơ, phổ biến ở người trưởng thành.\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_3_66e34e97c7.jpg)\n\n*Sốt là một trong những tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản*\n\nTuy nhiên, những vấn đề nghiêm trọng với vắc xin viêm não Nhật Bản rất hiếm và bao gồm:\n\n* Ngất xỉu, một hiện tượng có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả việc tiêm vắc xin. Vì vậy sau khi tiêm nên ngồi hoặc nằm nghỉ trong khoảng 15 phút sau khi tiêm có thể giúp tránh nguy cơ ngất xỉu và chấn thương do té ngã.\n* Đau vai kéo dài và giảm phạm vi hoạt động của cánh tay (rất hiếm).\n* Phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt và cổ, khó thở, [tim đập nhanh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tim-dap-nhanh-919.html), chóng mặt và yếu người (rất hiếm, và thường xảy ra sau vài phút đến vài tiếng sau khi tiêm).\n* Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng như mất cảm giác thèm ăn hoặc bỏ bú.\n* Phản ứng rối loạn da và mô dưới da, thường là hiếm gặp như phát ban, mề đay, ban sần.\n\nLưu ý cần nhớ sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản\n----------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số điều mà phụ huynh cần lưu ý sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản:\n\n* **Quan sát trong 30 phút:** Trẻ cần được quan sát tại nơi tiêm chủng trong khoảng 30 phút sau khi tiêm vắc xin.\n* **Vệ sinh thân thể:** Về nhà, cha mẹ cần giữ sạch sẽ thân thể của bé để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.\n* **Không bôi hoặc đắp thứ gì vào chỗ tiêm:** Tránh việc bôi hoặc đắp bất kỳ chất nào lên chỗ tiêm để ngăn chặn tình trạng đau và nguy cơ nhiễm khuẩn.\n* **Kiểm tra nhiệt độ:** Sử dụng nhiệt kế đúng cách để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé.\n* **Dinh dưỡng hợp lý:** Sau tiêm, cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, bao gồm các thực phẩm sạch, tươi sống và đảm bảo vệ sinh an toàn. Bổ sung khoáng chất và thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng để [tăng cường sức đề kháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-can-phai-tang-suc-de-khang-trong-co-the-50192.html) của bé.\n\n![Tác dụng phụ vắc xin viêm não nhật bản 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_4_a38b340780.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể*\n\nTrên đây là chia sẻ của chúng tôi về [tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-vac-xin-viem-nao-nhat-ban.html). Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhũng thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vắc xin này. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn", "abstract": "Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev tại Việt Nam dành cho nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi và người trưởng thành tiêm nhắc lại đang nhận được nhiều sự quan tâm nhờ vào những tác động tích cực trong việc phòng ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng.", "md_content": "Vắc xin bệnh viêm não Nhật Bản Imojev được lưu hành và sử dụng phổ biến tại Việt Nam để đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ảnh hưởng nặng nề đến não bộ và có tỷ lệ tử vong cao ở nhóm trẻ em. Vì thế mà vắc xin được xem là biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh tối ưu nhất, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến mọi người về thông tin các loại vắc xin cũng như lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev hiện nay có bao nhiêu mũi, mọi người cùng theo dõi qua nhé!\n\nBệnh viêm não Nhật Bản đáng sợ với sức khỏe như thế nào?\n--------------------------------------------------------\n\nViêm não Nhật Bản được xem là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đỉnh điểm mắc bệnh thường rơi vào tháng 4 - tháng 10 tại Việt Nam và các nước có khí hậu tương tự và xảy ra phổ biến ở nhóm trẻ em dưới 15 tuổi.\n\nTrên thực tế các trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản phần lớn mọi người đều ỷ y vì các dấu hiệu của bệnh khá giống với bệnh cảm thông thường gây ra sự nhầm lẫn, bao gồm:\n\n* [Suy hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html);\n* Sốt cao;\n* Nôn;\n* Co giật;\n* Hôn mê sâu.\n\nTính đến hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị căn bệnh này và cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh đó là tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật. Tuy các trường hợp hầu hết đều xảy ra ở nhóm trẻ em nhưng thực tế cho thấy người trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc bệnh vì các triệu chứng của viêm não Nhật vẫn xuất hiện ở người lớn, vì thế chúng ta không nên chủ quan và cần phải chủ động phòng ngừa bệnh sớm nhất để bảo vệ sức khỏe.\n\n![Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_imojev_cho_tre_em_va_nguoi_lon_1_d85c4ec62f.png)\n\n*Cảnh báo mức độ nguy hiểm của căn bệnh viêm não Nhật Bản*\n\nVắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản có bao nhiêu loại?\n-------------------------------------------------------\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản giúp nâng cao sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi virus là một trong các loại vắc xin bắt buộc tiêm ở trẻ nhỏ và được khuyến khích ở người trưởng thành, khi đó vắc xin ngừa viêm não Nhật sẽ giết chết một lượng nhỏ virus, làm giảm độc tính hoặc làm yếu đi khả năng gây bệnh đối với cơ thể.\n\nHiện nay tại Việt Nam sẽ có hai loại vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản bao gồm vắc xin Jevax và vắc xin Imojev.\n\n![Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_imojev_cho_tre_em_va_nguoi_lon_2_2d12ab47d3.png)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản có bao nhiêu loại?*\n\n### Vaccine Jevax\n\nJevax là vắc xin [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) được sản xuất tại Việt Nam với công nghệ nuôi cấy từ tế bào tạo miễn dịch cho cơ thể chủ động phòng ngừa bệnh. Được sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn với tổng cộng 3 mũi.\n\n### Vaccine Imojev\n\nImojev là vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật được nghiên cứu phát triển bởi tập đoàn dược Sanofi Pasteur (Pháp) và sản xuất tại Thái Lan, có thể làm giảm khả năng sống của virus viêm não Nhật Bản và được sử dụng chính thức cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi và người trưởng thành với tổng cộng 2 mũi.\n\nCả hai vắc xin trên dù lựa chọn tiêm loại nào thì mọi người cũng cần phải lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín, chất lượng và tiêm đủ số mũi để phòng bệnh tốt nhất.\n\nLịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu\n-----------------------------------------------------------------------------\n\nNhận thấy nhu cầu lựa chọn vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev của khách hàng ngày càng cao nhờ vào tính tối ưu có thể sử dụng được cho trẻ từ 9 tháng tuổi, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đã có sẵn lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev dành cho cả người lớn và trẻ em như sau:\n\n**Trẻ từ 9 tháng tuổi tiêm 2 mũi**\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 năm.\n\n**Người trưởng thành tiêm 1 mũi**\n\nBên cạnh gói tiêm viêm não Nhật Bản thì khách hàng có thể lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để thực hiện tiêm phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html); sởi - quai bị - rubella; cúm mùa;... với nhiều loại vắc xin thế hệ mới nhất được nhập khẩu trực tiếp từ các đơn vị sản xuất hàng đầu thế giới. Thêm nữa khách hàng còn được lựa chọn linh hoạt các dịch vụ tiêm theo yêu cầu như tiêm lẻ; đặt giữ vắc xin;... đặc biệt khách hàng có thể linh hoạt đặt lịch cho người lớn và trẻ em trước khi tiêm để tiết kiệm thời gian.\n\n![Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_imojev_cho_tre_em_va_nguoi_lon_3_a84343ed92.png)\n\n*Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nMột số thắc mắc khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev\n---------------------------------------------------------\n\nDưới đây là những thắc mắc của nhiều khách hàng khi đặt lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mà bài viết đã tổng hợp để giải đáp cho mọi người.\n\n![Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_imojev_cho_tre_em_va_nguoi_lon_4_9290c7f8b5.jpg)\n\n*Một số thắc mắc thường gặp khi tiêm ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản*\n\n### Các trường hợp nào không nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Imojev?\n\nMột số nhóm đối tượng sau đây không nên sử dụng vắc xin Imojev để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.\n\n* Người mắc hội chứng [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html);\n* Mẹ bầu hoặc mẹ bỉm đang cho con bú cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng;\n* Người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin;\n* Người đã từng bị sốc phản vệ;\n* Người bệnh HIV, AIDS hoặc đang trong quá trình sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị;\n* Người bệnh đang trong thời gian điều trị u hoặc có khối u ác tính.\n\n### Tiêm vắc xin Jevax rồi có chuyển sang vắc xin Imojev được không?\n\nNếu các mũi tiêm trước sử dụng vắc xin Jevax thì vẫn có thể đổi sang vắc xin Imojev vào các lần tiếp theo, cụ thể:\n\n* **Nếu chỉ tiêm 1 mũi Jevax trước đó:** Có thể tiêm thêm 2 mũi Imojev và mũi 1 Imojev cách mũi Javex ít nhất 2 tuần và mũi 2 Imojev cách mũi đầu tối thiểu 1 năm.\n* **Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax trước đó:** Chỉ cần tiêm mũi Imojev cách đó 1 năm thay cho mũi Jevax thứ 3.\n* **Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax:** Chỉ cần tiêm 1 mũi Imojev là mũi nhắc lại cách mũi cuối ít nhất 3 năm.\n\nLưu ý: Chỉ có thể chuyển từ vắc xin Jevax sang vắc xin Imojev nhưng không thể thực hiện ngược lại.\n\nBài viết trên đã cung cấp đến mọi người các thông tin quan trọng của [lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-imojev-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) cùng với một số thắc mắc thường gặp của nhiều khách hàng, từ đó có thể chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất cho bản thân và người thân yêu của mình.\n\n", "date": "14/11/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Tiêm vắc xin", "Lịch tiêm chủng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp?", "abstract": "Bệnh dại được xem là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây từ động vật sang con người, hoặc ngược lại từ người sang động vật. Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng, bệnh dại gây nên hàng nghìn trường hợp tử vong hàng năm, ảnh hưởng đến hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Vậy vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp?", "md_content": "Trước sự nguy hiểm của bệnh dại, vắc xin phòng dại trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy. Khi bệnh nhân mắc phải căn [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) và bắt đầu lên cơn, không có liệu pháp nào có thể cứu chữa, với tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Vậy nên cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Việt Nam về phác đồ tiêm phòng dại để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu giải đáp cho vấn đề \"vắc xin phòng dại tiêm khi nào là thích hợp?\" trong bài viết dưới đây.\n\nDấu hiệu bị mắc bệnh dại\n------------------------\n\nTrước khi đến với vấn đề vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp? Chúng ta cùng tìm hiểu về các dấu hiệu bị mắc bệnh dại. Từ thời điểm nhiễm virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, thường mất trung bình khoảng từ 35 đến 65 ngày. Ban đầu, những dấu hiệu có thể là sốt, đau đầu hoặc [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), kèm theo các biểu hiện như: Chán ăn, buồn nôn, và đau hoặc ngứa ở vết cắn (chiếm hơn 80% trong số các trường hợp). Những triệu chứng này có thể kéo dài liên tiếp từ 3 đến 4 ngày.\n\nSau giai đoạn này, các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh bắt đầu xuất hiện, bao gồm sự kích động, lú lẫn, và tình trạng lo lắng cùng với sự [tăng động](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tang-dong-1293.html) không tự chủ. Người bệnh có thể thể hiện những hành vi bất thường như: Khó ngủ, trải qua chứng ảo giác, không chịu được ánh sáng, tiếng ồn hoặc không khí, sợ nước, co giật cơ, và thậm chí có thể xảy ra tê liệt.\n\n![Vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_dai_tiem_khi_nao_sau_khi_bi_cho_can_la_thich_hop_2_3ef0ff74c4.jpg)\n\n*Dấu hiệu mệt mỏi có thể kéo dài liên tiếp từ 3 đến 4 ngày*\n\nThời gian mắc bệnh dại thường kéo dài từ 2-3 ngày, nhưng có thể nối dài đến 5-6 ngày hoặc thậm chí lâu hơn nếu nhận được sự chăm sóc tích cực. Đáng tiếc, nếu bệnh dại không được chữa trị kịp thời sau khi người bệnh nhiễm virus, sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê, co giật và tử vong. Thông thường, điều này xảy ra từ 4 - 7 ngày sau khi các triệu chứng ban đầu bắt đầu trở nặng.\n\nVắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp?\n---------------------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp? Việc tiêm vắc xin phòng dại là cực kỳ quan trọng khi đối mặt với các tình huống sau đây:\n\n* Vết cắn nghiêm trọng: Đối với vết cắn sâu, quá nhiều hoặc vết cắn ở các vùng nguy hiểm như: Đầu, mặt, cổ, các chi, bộ phận sinh dục, người bị cắn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh, và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.\n* Tình huống liên quan đến trẻ em: Trong trường hợp trẻ bị [chó dại cắn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-khi-bi-cho-dai-can-va-nhung-dieu-can-biet-53710.html) hoặc chó có biểu hiện dại cắn, không thể theo dõi con vật sau khi cắn hay vụ tai nạn xảy ra trong vùng đang có dịch bệnh dại chó mèo, cần ngay lập tức đưa trẻ đến tiêm phòng dại.\n* Vết cắn có dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu vết cắn trở nên đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh, có dấu hiệu của nhiễm trùng như: Rỉ dịch hay mủ, sốt cao hơn 38°C kèm theo cảm giác lạnh run và sưng hạch bạch huyết, cũng là tình trạng đòi hỏi việc tiêm vắc xin phòng dại ngay.\n\n![Vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_dai_tiem_khi_nao_sau_khi_bi_cho_can_la_thich_hop_3_6ba8c57d35.jpeg)\n\n*Trong trường hợp trẻ bị chó dại cắn cần ngay lập tức đưa trẻ đến tiêm phòng dại*\n\nNgoài ra, đối với các tình huống sau đây, không cần thực hiện tiêm phòng ngay lập tức mà thay vào đó cần thực hiện theo dõi trong khoảng 10 - 14 ngày:\n\n* Vết cắn nhẹ và xa các vùng nguy hiểm: Trong trường hợp vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và không gần trung tâm thần kinh trung ương.\n* Chó đã được tiêm ngừa dại: Đối với chó đã được tiêm ngừa dại, không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh dại và sống trong khu vực không có dịch bệnh dại chó mèo.\n* Chó có biểu hiện dại, chết, mất tích hoặc bị giết thịt trong vòng 10 - 14 ngày: Nếu chó phát dại, chết, mất tích hoặc bị giết thịt trong khoảng thời gian 10 - 14 ngày sau khi cắn, hãy ngay lập tức đưa đi tiêm vắc xin phòng dại. Nếu sau 14 ngày, chó vẫn khỏe mạnh và bình thường, không cần thiết phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.\n\nLưu ý rằng nếu bệnh nhân đi tiêm phòng sau một khoảng thời gian dài kể từ khi bị chó dại cắn, huyết thanh sẽ không còn hiệu quả, và chỉ còn cách duy nhất là tiêm vắc xin phòng dại. Do đó, đối với việc vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp?, các nạn nhân cần tuân thủ chặt chẽ lịch trình và liều lượng tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.\n\nCác phương pháp phòng chống mắc bệnh dại do chó cắn\n---------------------------------------------------\n\nĐể phòng chống chó cắn và bệnh dại, có một số biện pháp và hành động quan trọng mà cần thực hiện:\n\n* Tiêm phòng vắc xin cho chó: Đảm bảo chó được tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ theo lịch trình của bác sĩ thú y. Tiêm thêm các loại vắc xin ngừa các bệnh truyền nhiễm khác cũng là một biện pháp quan trọng.\n* Nuôi chó có tính cách nhân từ: Chọn chó với tính cách nhân từ, dễ huấn luyện và thân thiện với con người. Tránh chọn những giống chó săn hoặc có tính cách hăng hái.\n* Huấn luyện chó: Thực hiện huấn luyện để chó hiểu các lệnh cơ bản. Giáo dục chó về cách tương tác với con người và trẻ em.\n* Sử dụng xích hoặc rọ mõm: Khi ra ngoài hoặc trong các tình huống không kiểm soát được, sử dụng xích hoặc rọ mõm để giữ chó và ngăn chặn chó cắn người khác. Đặc biệt quan trọng khi chó tiếp xúc với trẻ em.\n* Không nên tự ý tiếp xúc với chó lạ: Trẻ em và người lớn nên tránh tiếp xúc với chó lạ, đặc biệt là khi chưa có sự giám sát của chủ nhân.\n* Tiêm phòng: Cần tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình và hướng dẫn của bác sĩ.\n* Thực hiện cách xử lý khi bị cắn: Nếu bị chó cắn, cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm, sau đó báo cáo với cơ quan y tế và đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để đánh giá tình trạng và xác định liệu pháp tiêm phòng cần thiết.\n\n![Vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_dai_tiem_khi_nao_sau_khi_bi_cho_can_la_thich_hop_4_cd48fc8df8.jpg)\n\n*Đảm bảo chó được tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ theo lịch trình của bác sĩ thú y*\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện nay là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nViệc thực hiện các biện pháp phòng chống chó cắn và bệnh dại là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của cả cộng đồng. Nhận thức của cộng đồng đối với nguy cơ bị bệnh dại cũng đóng góp quan trọng vào việc duy trì môi trường sống an toàn và khỏe mạnh cho mọi người.\n\nNhư vậy, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp về vấn đề \"[vắc xin phòng dại tiêm khi nào sau khi bị chó cắn là thích hợp?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phong-dai-tiem-khi-nao-sau-khi-bi-cho-can-la-thich-hop.html)\". Cũng như là chia sẻ về cách phòng chống chó cắn và bệnh dại trong bài viết trên. Ngoài ra, việc tăng cường nhận thức trong cộng đồng về quy tắc và lịch trình tiêm phòng vắc xin phòng dại là quan trọng để mọi người có thể tự bảo vệ mình và gia đình.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp?", "abstract": "Tiêm ngừa vắc xin phòng dại là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi mối đe dọa của bệnh dại. Một trong những câu hỏi mà được nhiều người quan tâm đến đó là: \"Tiêm ngừa vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp?\". Theo dõi để biết thêm về quy trình tiêm ngừa vắc xin phòng dại và số mũi vắc xin cần tiêm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn chặn bệnh dại.", "md_content": "Trong cuộc sống hiện đại, vấn đề về sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên được chú trọng, đặc biệt là việc tiêm vắc xin, trong đó không thể không kể đến [vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html). Tuy nhiên, không ít người tỏ ra bối rối vì chưa nắm rõ quy trình tiêm phòng dại. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tiêm chủng vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp trong bài viết dưới đây.\n\nNếu không tiêm ngừa vắc xin phòng dại có vấn đề gì không?\n---------------------------------------------------------\n\nTrước khi đến với vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp? Chúng ta cùng xem xét việc không tiêm vắc xin phòng dại có vấn đề gì không? Việc không tiêm phòng dại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong, đặc biệt khi một người tiếp xúc với virus dại qua việc bị động vật có khả năng nhiễm bệnh dại cắn, liếm.\n\nTrong trường hợp không thực hiện tiêm phòng dại, rủi ro nhiễm [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) tăng cao khi tiếp xúc với động vật mang trong mình virus dại, đặc biệt là ở các loài như: Chó, mèo, cáo, chồn, hay dơi. Khi bị nhiễm bệnh dại, virus dại có thể tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng như: Sốt, đau đầu, cảm giác mệt mỏi và buồn nôn. Ngoài ra, bệnh dại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Viêm não, liệt cơ, co giật và hôn mê. Tình trạng này nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao, gần như là 100%.\n\nTrong trường hợp chưa tiêm phòng dại và bị cắn bởi động vật có khả năng nhiễm bệnh dại, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để bắt đầu quá trình điều trị khẩn cấp. Điều trị này thường bao gồm việc làm sạch vết thương và tiêm phòng dại sau cắn, đồng thời có thể yêu cầu sử dụng immunoglobulin dại nếu được xác định là cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này không đảm bảo hiệu quả hoàn toàn trong việc ngăn ngừa bệnh dại.\n\n![Vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_dai_tiem_may_mui_la_thich_hop_2_55faa3598d.jpg)\n\n*Rủi ro nhiễm bệnh tăng cao khi tiếp xúc với động vật mang trong mình virus dại*\n\nViệc tiêm phòng dại trước khi tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh có thể tăng cường [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) của cơ thể đối với virus dại, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng có rủi ro cao như: Nhân viên y tế, nhân viên thú y, những người thường xuyên du lịch hoặc sống ở khu vực có nguy cơ cao về dại.\n\nTiêm ngừa vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp?\n------------------------------------------------------\n\nTiêm ngừa vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp? Thông thường, một chu kỳ tiêm chủng phòng dại chuẩn bao gồm một liều tiêm ban đầu, sau đó là các liều bổ sung theo lịch trình cụ thể. Số lượng mũi tiêm và lịch trình tiêm vắc xin phòng dại có sự khác biệt đối với vị trí tiêm và đối tượng nằm trong tình trạng phơi nhiễm:\n\n### Đối với vắc xin phòng dại tiêm bắp\n\n* Cho những người chưa tiếp xúc với virus dại, quy trình bao gồm 3 mũi tiêm với liều 0.5 ml vào các ngày số 0, 7 và 28. Mũi nhắc lại cần được thực hiện sau khoảng 1 - 5 năm kể từ mũi tiêm đầu tiên.\n* Đối với những người đã tiếp xúc với virus dại, lịch trình bao gồm 5 mũi tiêm với liều 0.5 ml vào các ngày số 0, 3, 7, 14 và 28. Trong trường hợp tiếp xúc ở mức độ II, việc kết hợp tiêm thêm Immunoglobulin dại là cần thiết.\n* Đối với những người đã đủ liều tiêm trong vòng 5 năm trở lại, quy trình chỉ yêu cầu tiêm 2 mũi vào các ngày số 0 và số 3.\n* Người đã được tiêm đầy đủ nhưng đã vượt quá 5 năm hoặc tiêm không đều, cần thực hiện việc tiêm 5 mũi vào các ngày số 0, 3, 7, 14 và 28, đồng thời tiêm thêm Immunoglobulin dại theo lịch trình tương tự như trường hợp chưa từng tiêm vắc xin dại.\n\n### Đối với vắc xin phòng dại tiêm dưới da\n\n* Đối với những người chưa được tiêm vắc xin phòng dại lần nào: thực hiện 2 mũi tiêm với liều 0.1 ml tại 2 vị trí khác nhau vào các ngày số 0, 3 và 7.\n* Đối với những người đã tiêm vắc xin phòng dại: thực hiện 2 mũi tiêm với liều 0.1 ml vào các ngày số 0 và số 3.\n\n![Vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_dai_tiem_may_mui_la_thich_hop_1_2dba46ea52.jpg)\n\n*Tiêm chủng vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi?*\n\nQuy trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại như thế nào?\n--------------------------------------------------------\n\nNgoài việc vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi thì Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu thêm về quy trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại:\n\n* Kiểm tra y tế: Bạn sẽ được kiểm tra y tế trước khi tiêm phòng dại. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ thực hiện cuộc thăm khám và sàng lọc để đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể tác động đến [quy trình tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-quy-trinh-tiem-chung-ma-ban-nen-biet.html).\n* Tiêm vắc xin: Vắc xin phòng dại sẽ được tiêm vào một vị trí nhất định trên cơ thể, thường là vùng cánh tay hoặc đùi.\n* Quan sát sau tiêm chủng: Sau khi tiêm vắc xin, bạn sẽ được quan sát trong khoảng thời gian ngắn, thường là 15 - 30 phút. Mục tiêu là đảm bảo rằng không có phản ứng nghiêm trọng xảy ra.\n* Hướng dẫn sau tiêm chủng: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra và cách chăm sóc sau khi tiêm. Điều này bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác dụng phụ và những dấu hiệu cần lưu ý.\n* Lịch trình tiêm chủng tiếp theo: Nếu có liều tiếp theo cần tiêm, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn về lịch trình tiêm chủng tiếp theo và kế hoạch bổ sung nếu cần thiết.\n\n![Vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi là thích hợp? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_dai_tiem_may_mui_la_thich_hop_4_8b368172e3.jpg)\n\n*Bạn sẽ được kiểm tra y tế trước khi tiêm phòng dại*\n\nCác quy trình chi tiết có thể biến đổi theo loại vắc xin và quy định cụ thể của từng quốc gia hoặc tổ chức y tế. Bạn nên thảo luận chi tiết với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ở trung tâm tiêm chủng để biết thông tin cụ thể về quy trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là đơn vị tiêm phòng uy tín với các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hiện nay tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nTrên đây là những thông tin về tiêm vắc xin phòng dại như: Tiêm chủng [vắc xin phòng dại tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phong-dai-tiem-may-mui-la-thich-hop.html) và quy trình tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại. Như đã chia sẻ ở trên việc tiêm phòng dại đúng thời điểm và đúng liều lượng đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được hiệu quả tối đa và bảo vệ người bệnh khỏi những phản ứng bất lợi, hãy tuân thủ đúng phác đồ tiêm phòng dại theo khuyến cáo của WHO.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không? ", "abstract": "Việc tiêm vắc xin phòng dại không chỉ là một biện pháp dự phòng hiệu quả để bảo vệ bản thân và ngăn ngừa bệnh dại, mà còn mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực khác đối với cả cá nhân lẫn cộng đồng. Theo dõi bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?", "md_content": "Nhiều người vẫn hoài nghi về việc [tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) do những thông tin không có căn cứ như lo ngại về tác động tiêu cực như: Suy giảm trí nhớ hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, việc này đã khiến xảy ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc vì bị bệnh dại. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các loại vắc xin và tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?\n\nCác nhóm người cần tiêm vắc xin phòng dại\n-----------------------------------------\n\nCó một số nhóm người cần tiêm vắc xin phòng [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh dại. Các đối tượng bao gồm:\n\n* Trong trường hợp tiếp xúc với động vật có khả năng nhiễm virus dại: Nếu bạn tiếp xúc với động vật được nghi ngờ nhiễm virus dại thông qua cắn, liếm hoặc tiếp xúc với nước bọt của chúng, việc tiêm vắc xin phòng dại là cần thiết để phòng ngừa bệnh dại.\n* Người đang điều trị cho bệnh dại: Trong trường hợp nghi nhiễm virus dại, việc điều trị bệnh dại ngay lập tức là quan trọng. Việc sử dụng vắc xin phòng dại kết hợp với các phương pháp điều trị khác sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của bệnh dại.\n* Các trường hợp đặc biệt: Đối với những người làm trong lĩnh vực y tế, người phục vụ động vật, những người có nguy cơ cao tiếp xúc với virus dại, và những người đi du lịch đến các quốc gia có nguy cơ cao về bệnh dại, việc tiêm vắc xin phòng dại là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_co_anh_huong_gi_khong_2_a3031be12f.jpg)\n\n*Đối với người đi du lịch tại nơi nhiễm virus việc tiêm vắc xin phòng dại là cần thiết*\n\nQuyết định tiêm vắc xin phòng dại nên dựa trên tư vấn của bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe và nguy cơ cá nhân. Hành động này không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dại và làm cho môi trường sống trở nên an toàn hơn.\n\nMột số loại vắc xin phòng dại hiện nay\n--------------------------------------\n\nCùng tìm hiểu về một số loại vắc xin phòng dại hiện nay trước khi đến với vấn đề tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?\n\n### Verorab\n\n[Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) đại diện cho một thế hệ mới của vắc xin phòng dại, được sản xuất trên tế bào Vero tinh chế. Được thiết kế để kích thích hệ miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh dại, Verorab được khuyến cáo cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với virus dại hoặc sau khi tiếp xúc với động vật có khả năng nhiễm dại. Ngoài ra, Verorab còn được sử dụng cho việc tiêm phòng nhắc lại.\n\nViệc sử dụng Verorab đòi hỏi việc hòa tan với dung môi để tạo thành hỗn hợp tiêm. Việc tiêm chủng nên được thực hiện sớm đối với cả trẻ em và người lớn để đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc phòng ngừa bệnh dại.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_co_anh_huong_gi_khong_1_9d5472e0e7.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng dại mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đối với cả cá nhân lẫn cộng đồng*\n\n### Abhayrab\n\nAbhayrab, một loại vắc xin bất hoạt, được sản xuất dựa trên tế bào Vero tại Ấn Độ bởi công ty Human Biological Institute. Vắc xin này giúp tạo miễn dịch chủ động, giúp phòng ngừa bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em. Nó được đề xuất để tiêm phòng trước khi tiếp xúc với virus dại hoặc sau khi bị cắn bởi động vật có khả năng nhiễm bệnh. Vắc xin Abhayrab đã được nhập khẩu và sử dụng tại các điểm tiêm vắc xin dịch vụ tại Việt Nam.\n\n### Indirab\n\nVắc xin dại Indirab, một loại vắc xin bất hoạt được sản xuất trên tế bào Vero bởi Công ty Bharat Biotech International Limited (Ấn Độ), dùng để tiêm phòng và điều trị sau khi tiếp xúc với virus dại, áp dụng cho người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, đáng chú ý rằng vắc xin dại Indirab hiện không được sử dụng và lưu hành tại Việt Nam.\n\n### Rabipur\n\nVắc xin phòng dại Rabipur, còn được biết đến với tên gọi vắc xin PCEC, là sản phẩm của Công ty Chiron Behring Vaccines Pvt. Ltd. tại Ấn Độ. Đây là một loại vắc xin phòng dại được tinh chế từ tế bào phôi gà, được chế tạo đặc biệt cho việc tiêm cho người. Rabipur được sản xuất ở dạng vắc xin đông khô vô khuẩn, sử dụng virus chủng Flury LEP đã được bất hoạt hóa trong môi trường nguyên bào sợi gà nguyên bản. Nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất được đề ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vắc xin Rabipur được thiết kế để tiêm bắp và không chứa pyrogen, tá dược, cũng như chất bảo quản, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.\n\n### Speeda\n\nSpeeda là một loại vắc xin phòng dại do công ty Liaoning Chengda Biotechnology ở Trung Quốc sản xuất và phân phối trên thị trường. Hiện tại, vắc xin Speeda vẫn đang được sản xuất và phân phối rộng rãi tại nhiều quốc gia trên toàn cầu.\n\n### HDCV (Imovax, Sanofi Pasteur)\n\nHDCV là loại vắc xin tế bào lưỡng bội. Vắc xin này đã được kiểm định và chứng minh an toàn, đây là lựa chọn được khuyến khích để tiêm phòng trước khi tiếp xúc với virus dại, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như: Bác sĩ thú y, nhân viên vận chuyển thú vật, những người thám hiểm hang động, và khách du lịch đến các vùng có rủi ro lây nhiễm.\n\n### PCECV (RabAvert, Novartis)\n\nVắc xin phòng dại PCECV là một loại vắc xin được sản xuất từ tế bào phôi gà tinh khiết. Trước khi được áp dụng trong phòng dại cho người, vắc xin PCECV phải trải qua một loạt các kiểm định chất lượng, bao gồm hiệu quả, độc tính, an toàn và vô trùng.\n\nHiện nay, Verorab và Abhayrab là hai loại vắc xin được pháp luật chấp nhận lưu thông và sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Cả hai đều có sẵn tại các trung tâm tiêm chủng.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hiện nay tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nVới khả năng bảo vệ cao và thích hợp với tình trạng sức khỏe, đặc điểm sinh lý của người Việt Nam. Vậy, tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?\n\nTiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?\n---------------------------------------------------\n\nĐể giải đáp vấn đề vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý rằng, như nhiều loại vắc xin khác, tiêm vắc xin phòng dại cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ. Đa số những phản ứng này thường là nhẹ và tạm thời. Dưới đây là một số ảnh hưởng phổ biến có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin phòng dại:\n\n* Đau và sưng ở nơi tiêm: Đau, đỏ, hoặc sưng tại vị trí tiêm là một phản ứng thường gặp và thường tự giảm đi sau một thời gian ngắn.\n* Triệu chứng toàn thân nhẹ: Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, hoặc hoa mắt chóng mặt có thể xuất hiện nhưng thường là tạm thời.\n* Nổi mề đay: Một số người có thể trải qua nổi mề đay, một phản ứng da thường gặp, nhưng thường không nguy hiểm.\n* Sốt: Một số người có thể trải qua sốt nhẹ sau khi tiêm, nhưng thường sẽ tự giảm sau vài ngày.\n* Phản ứng hiếm gặp khác: Một số trường hợp hiếm gặp có thể bao gồm các rối loạn hệ thần kinh như: [Hội chứng Guillain-Barré](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html), co giật, ảnh hưởng đến não, ngừng thở, ngừng tim, có thể dẫn đến tử vong. Nhưng thường rất hiếm.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không? 4](https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_co_anh_huong_gi_khong_4_63d65090aa.jfif)\n\n*Một số người có thể trải qua sốt nhẹ sau khi tiêm*\n\nQuan trọng nhất, những phản ứng này thường là tạm thời. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin, người tiêm nên thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.\n\nTrên đây là một số thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc về vấn đề \"tiêm [vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-co-anh-huong-gi-khong.html)\". Hy vọng qua những thông tin Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh dại.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Các phản ứng sau tiêm Tetraxim mà chúng ta cần biết", "abstract": "Việc tiêm vaccine Tetraxim để phòng các loại bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà và bệnh viêm màng não đang ngày càng được quan tâm rộng rãi hơn. Vậy bạn đã biết các phản ứng sau tiêm Tetraxim chưa?", "md_content": "[Vaccine Tetraxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) từ lâu đã trở thành một trong những biện pháp quan trọng trong chiến dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong việc ngăn chặn sự lây lan của bốn loại bệnh nguy hiểm gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà và bệnh viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B. Việc tiêm vaccine Tetraxim không chỉ mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp chúng ta xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho toàn cộng đồng. \n\nTuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít người e ngại về các phản ứng sau khi tiêm Tetraxim. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các khía cạnh của vấn đề này để có cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về vaccine Tetraxim cũng như các phản ứng cơ thể mà chúng ta có thể trải qua sau khi tiêm vaccine này.\n\nCơ chế hoạt động của vaccine Tetraxim\n-------------------------------------\n\nVaccine Tetraxim được xem như một bước đột phá trong lĩnh vực y tế. Vaccine này được nghiên cứu và phát triển để bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn và virus gây bệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) và bệnh [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html). Người tiêm vaccine Tetraxim không chỉ được bảo vệ trước những bệnh truyền nhiễm cơ bản mà còn có thể giảm thiểu tình trạng lây lan các loại vi khuẩn gây bệnh này cho mọi người trong cộng đồng.\n\n![Các phản ứng sau tiêm tetraxim mà chúng ta cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_tetraxim_ma_chung_ta_can_biet_4_c58a3d59af.jpg)\n\n*Vaccine Tetraxim giúp cơ thể sản sinh kháng nguyên tự nhiên*\n\nCơ chế hoạt động của vaccine Tetraxim chủ yếu dựa trên việc đưa một lượng nhỏ các yếu tố không gây bệnh của các vi khuẩn và virus vào cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc với những thành phần này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích thích để tạo ra các kháng thể chống lại chúng. Quá trình này giúp cơ thể \"nhớ\" và nhanh chóng phản ứng khi tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thực sự, từ đó bảo vệ người được tiêm khỏi bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus này.\n\nCác phản ứng sau tiêm Tetraxim thường gặp\n-----------------------------------------\n\nCũng giống như nhiều loại vaccine khác, sau khi tiêm Tetraxim việc gặp phải một số phản ứng là hoàn toàn bình thường và các bạn không cần quá lo lắng. Các [phản ứng sau tiêm Tetraxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-tetraxim-ma-chung-ta-can-biet.html) có thể bao gồm cảm giác đau nhức, sưng và đỏ tại khu vực tiêm. Đây cũng là dấu hiệu bình thường của quá trình mà hệ miễn dịch đang phản ứng và chuẩn bị chống lại các tác nhân gây bệnh.\n\nNgoài ra, người tiêm vaccine cũng có thể gặp một số phản ứng nhẹ khác như [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) hoặc buồn nôn. Những phản ứng này thường sẽ tự giảm đi sau vài ngày và không quá ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên cần lưu ý mỗi người sẽ có thể có những phản ứng khác nhau sau khi tiêm Tetraxim.\n\n![Các phản ứng sau tiêm tetraxim mà chúng ta cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_tetraxim_ma_chung_ta_can_biet_3_1020680db9.jpg)\n\n*Một số người có thể bị sốt, nổi ban đỏ sau khi tiêm Các phản ứng sau tiêm Tetraxim*\n\nTrong một số trường hợp, người tiêm vaccine có thể gặp một số phản ứng nguy hiểm hơn như phát ban, đau cơ hoặc mệt mỏi. Nếu gặp phải tình trạng này, các bạn hãy nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Mặc dù các phản ứng này chỉ là tạm thời và không quá nguy hiểm nhưng việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine Tetraxim là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cơ thể và sức khỏe của chúng ta.\n\nAi nên và không nên tiêm vaccine Tetraxim?\n------------------------------------------\n\nNhững đối tượng nên tiêm vaccine Tetraxim bao gồm trẻ nhỏ và người cao tuổi hoặc những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao về lây nhiễm bệnh. Khi này, các bạn có thể theo dõi lịch tiêm Tetraxim tại các cơ sở y tế hay tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để có thể tiêm đúng hạn và kịp thời. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế lành nghề, dày dặn kinh nghiệm cùng các loại vắc xin đa dạng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới đảm bảo sẽ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng không chỉ với vaccine Tetraxim và còn với các loại vắc xin cần thiết khác cho cơ thể. Hãy tới Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay để được tư vấn và tiêm phòng bảo vệ sức khỏe.\n\nNgược lại, những người có tiền sử phản ứng mẫn cảm với các thành phần của vaccine, người đang có các bệnh lý nền hoặc các vấn đề về sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo an toàn. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, các bạn sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo người tiêm không nằm trong diện không thể tiêm vắc xin nên các bạn có thể hoàn toàn an tâm.\n\n![Các phản ứng sau tiêm tetraxim mà chúng ta cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_tetraxim_ma_chung_ta_can_biet_2_fb47fd0d0e.jpg)\n\n*Không phải ai cũng có thể tiêm vaccine Tetraxim*\n\nViệc lựa chọn tiêm vaccine Tetraxim không chỉ đơn giản là quyết định cá nhân mà còn là một đóng góp tích cực vào việc bảo vệ cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy luôn thận trọng trước trong và sau khi tiêm để đảm bảo quyết định tiêm vaccine là phù hợp và an toàn cho từng người.\n\nLưu ý sau khi tiêm vaccine Tetraxim\n-----------------------------------\n\nSau khi tiêm vaccine, các bạn cần chú ý quan sát sự phản ứng của cơ thể và thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay phản ứng mạnh với vaccine. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, các bạn sẽ được theo dõi sau khi tiêm để đảm bảo được can thiệp y tế kịp thời nếu có bất kỳ dấy hiệu bất thường nào. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan, dưới đây là một số lưu ý sau khi tiêm vaccine Tetraxim mà các bạn có thể tham khảo:\n\n* Đảm bảo người tiêm vaccine được nghỉ ngơi đủ và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch.\n* Nếu có bất kỳ nghi ngờ hay vấn đề về sức khỏe sau tiêm, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ.\n\nViệc có ý thức và kiến thức đầy đủ trước và sau khi tiêm vaccine sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả nhất.\n\nTrong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm, vaccine Tetraxim đóng vai trò quan trọng, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bạn đã hiểu hơn về cơ chế hoạt động của vaccine và các phản ứng thường gặp sau tiêm.\n\n", "date": "15/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh"]}, {"title": "Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết", "abstract": "Huyết thanh uốn ván (SAT) là một loại thuốc được sử dụng để phòng ngừa và điều trị uốn ván. Bài viết này sẽ giải đáp một trong những câu hỏi được mọi người quan tâm nhất: \"Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\" Đồng thời, bài viết sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà mọi người cần biết khi thực hiện tiêm huyết thanh uốn ván.", "md_content": "Những câu hỏi như: Huyết thanh uốn ván là gì? Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? khiến nhiều người phân vân khi lựa chọn phương pháp điều trị này. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách cụ thể và chi tiết nhất.\n\nUốn ván là bệnh gì? Uốn ván có nguy hiểm không?\n-----------------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, cực kì nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất, bụi, phân động vật và có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, chảy máu.\n\nKhi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra độc tố uốn ván, độc tố này sẽ kích thích sự co thắt cơ, dẫn đến các triệu chứng của bệnh uốn ván. Các triệu chứng của uốn ván thường xuất hiện từ 3 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm [vi khuẩn Clostridium tetani](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-trung-uon-van-song-o-dau-ban-co-biet-43606.html). Các triệu chứng do uốn ván gây ra bao gồm:\n\n* Co cứng cơ toàn thân, đặc biệt là cơ mặt, cổ, lưng, bụng, chân tay.\n* Khó nuốt, nói.\n* Nhịp tim, nhịp thở nhanh.\n* Vã mồ hôi.\n* Sốt.\n\nTrong một số trường hợp, bệnh uốn ván có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, chẳng hạn như co giật, [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-ho-hap-la-gi-cau-hoi-cu-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-dap-an-54126.html), suy tim và có khả năng dẫn đến tử vong.\n\nĐây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc nhưng người bệnh hoàn toàn có thể giảm thiểu các triệu chứng khi đã bị nhiễm hoặc phòng ngừa uốn ván bằng cách tiêm huyết thanh uốn ván (SAT).\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_huyet_thanh_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_nhung_thong_tin_can_biet_1_ca11b9c744.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao*\n\nHuyết thanh uốn ván là gì? Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\n------------------------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu thông tin về “Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?” thì bạn đọc cần nắm rõ thông tin về huyết thanh uốn ván (SAT).\n\n[Huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html) (SAT) hay còn được biết đến với cái tên là Globulin miễn dịch là một loại thuốc được sử dụng để phòng ngừa và điều trị uốn ván. Huyết thanh uốn ván có thành phần chứa các kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván. Khi tiêm vào cơ thể, các kháng thể này sẽ trung hòa độc tố uốn ván, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.\n\nHuyết thanh uốn ván được sử dụng trong các trường hợp sau:\n\n**Điều trị uốn ván:** SAT được áp dụng trong điều trị cho những người bị uốn ván, đặc biệt là khi đã biểu hiện các triệu chứng của bệnh.\n\n**Dự phòng uốn ván:** SAT được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của uốn ván trong những tình huống có nguy cơ cao về nhiễm trùng uốn ván, bao gồm những trường hợp như:\n\n* Bị thương sâu, bẩn, hoặc do vật sắc nhọn gây ra.\n* Bị cắn bởi động vật có khả năng truyền nhiễm uốn ván.\n* Gặp phải bỏng nặng.\n* Gặp chấn thương gây gãy xương.\n\nĐể trả lời câu hỏi về \"Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?\", các chuyên gia y tế khẳng định rằng với lộ trình tiêu chuẩn 5 mũi tiêm đầy đủ, người bệnh có thể kháng bệnh uốn ván trong khoảng thời gian lên đến 5 năm. Trong khoảng thời gian này, để duy trì khả năng miễn dịch người bệnh có thể tiêm thêm 1 liều nhắc lại vắc xin nếu nghi ngờ bản thân nhiễm trực khuẩn uốn ván.\n\nĐể duy trì hệ miễn dịch chống lại bệnh uốn ván, việc tự tiêm nhắc lại một liều sau khoảng 5 – 10 năm là phương pháp thực hiện tốt nhất. Trong trường hợp này, huyết thanh Globulin sẽ đóng một vai trò quan trọng để ngăn chặn căn bệnh uốn ván suốt đời.\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_huyet_thanh_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_nhung_thong_tin_can_biet_2_19d63461d5.png)\n\n*Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT)*\n\nĐối tượng nào cần tiêm huyết thanh uốn ván?\n-------------------------------------------\n\nHuyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT không phải là vắc xin, mà thay vào đó, đây là một sinh phẩm y tế chứa kháng thể đặc hiệu chống độc tố uốn ván. Đối tượng cần tiêm huyết thanh uốn ván bao gồm:\n\n* Người bị vết thương có nguy cơ nhiễm bào tử uốn ván: Người có vết thương sâu, bẩn, rách da, có dị vật, vết thương do súc vật cắn, vết thương do kim tiêm, vết thương do vật sắc nhọn đâm.\n* Người không được tiêm hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván trong 10 năm gần đây.\n* Người bị bệnh uốn ván: Tiêm huyết thanh uốn ván kết hợp với kháng sinh và các biện pháp hỗ trợ khác để điều trị bệnh uốn ván.\n\nTiêm huyết thanh uốn ván có những tác dụng phụ gì?\n--------------------------------------------------\n\nHuyết thanh uốn ván là một loại thuốc an toàn và hiệu quả lâu dài, tuy nhiên, đối với những ai có cơ thể dị ứng với các thành phần thuốc, biết những tác dụng phụ của tiêm huyết thanh uốn ván là điều vô cùng cần thiết. Khi tiêm huyết thanh uốn ván (SAT) có thể gây ra một số tác dụng phụ như:\n\n**Dị ứng:** Dị ứng là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của SAT. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: Ngứa ngáy, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, sốt, chóng mặt, buồn nôn.\n\n**Sốt:** SAT có thể gây sốt nhẹ trong vài ngày sau khi tiêm.\n\n**Đau, sưng:** Vị trí tiêm SAT có thể bị đau, sưng trong vài ngày sau khi tiêm.\n\nĐể xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường, người bệnh cần theo dõi kỹ càng các dấu hiệu của cơ thể sau khi tiêm. Trong một số trường hợp, cần liên hệ bác sĩ hoặc cơ sở tiêm chủng để có các biện pháp điều trị kịp thời.\n\nĐể đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm phòng, nên lựa chọn các trung tâm y tế chuyên khoa hoặc cơ sở y tế có kinh nghiệm và tuân thủ theo các quy trình tiêu chuẩn. Một trong những lựa chọn uy tín mà bạn có thể tham khảo là [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trung tâm cam kết cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, thực hiện tiêm theo các quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm.\n\n![Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu? Những thông tin cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tiem_huyet_thanh_uon_van_co_tac_dung_bao_lau_nhung_thong_tin_can_biet_3_3f8182a8c1.jpg)\n\n*Tiêm huyết thanh uốn ván có thể gây sốt nhẹ vài ngày sau tiêm*\n\nHy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc \"tiêm [huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-huyet-thanh-uon-van-co-tac-dung-bao-lau-nhung-thong-tin-can-biet.html)\". Ngoài việc tự chủ động tiêm vắc xin phòng uốn ván, quan trọng là khi cơ thể bị tổn thương hoặc trầy xước, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm huyết thanh uốn ván.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?", "abstract": "Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Nếu như bạn đang có ý định đi tiêm vắc xin thì trước tiên bạn sẽ cần nắm rõ một vài thông tin xoay quanh vắc xin này.", "md_content": "Vậy, cụ thể, bạn đã biết vắc xin viêm não Nhật Bản B là gì và có bao nhiêu loại hay chưa? Lựa chọn địa điểm tiêm cũng là một việc rất quan trọng không thể bỏ qua. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về một số thông tin của vắc xin viêm não Nhật Bản B.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản B là gì? Có mấy loại vắc xin?\n-------------------------------------------------------\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản B là loại vắc xin đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể chủ động chống lại [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-viem-nao-nhat-ban-b-va-viem-nao-nhat-ban.html) do virus thuộc type B gây ra. Khi đi vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để tiêu diệt virus JEV - virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nVề bệnh viêm não Nhật Bản, đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương. Mặc dù có tỷ lệ mắc rất thấp, chỉ chiếm 1% nhưng tỷ lệ tử vong lên đến 25 - 35%. Ngoài ra, trong số 65 - 75% người sống sót, khỏi được bệnh thì có tới 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Do đó, việc tiêm vắc xin giúp phòng bệnh là việc rất cần thiết và quan trọng.\n\nTrên thị trường có rất nhiều các loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B nhưng vắc xin có hiệu quả phòng bệnh cao nhất là 2 loại vắc xin Jevax và Imojev:\n\n* Vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax: Là vắc xin dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược Vabiotech (Việt Nam).\n* Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev: Đây là loại vắc xin thế hệ mới được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, có thể tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn do Thái Lan sản xuất.\n\nTùy vào mỗi loại lịch tiêm chủng mà các bác sĩ sẽ tư vấn loại vắc xin phù hợp nhất cho bệnh nhân. Do đó, hãy tuân thủ theo lịch tiêm và luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định tiêm bất cứ loại vắc xin nào.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_b_co_bao_nhieu_loai_nen_tiem_o_dau_1_27f01c3805.png)\n\n*Vắc xin là phương pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả*\n\nLý do vì sao nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B?\n--------------------------------------------------\n\nTheo các số liệu được thống kê và đã đề cập qua ở phần trên thì lý do tiên quyết đó chính là do bệnh có tỷ lệ tử vong và gây biến chứng nguy hiểm về thần kinh, vận động cao. Khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh có nguy cơ tử vong chỉ trong vòng 7 ngày đầu sau khi bị [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), lâm vào hôn mê sâu cùng với những triệu chứng tổn thương não khác. Nếu may mắn khỏi bệnh thì bệnh vẫn sẽ có thể để lại di chứng nặng nề nhất là rối loạn vận động hay rối loạn tâm thần, suy giảm khả năng giao tiếp. Đây chính là “ác mộng” của các phụ huynh khi có con nhỏ bởi muỗi Culex (hay còn gọi là muỗi ruộng) chính là vật trung gian lây truyền căn bệnh này và chúng xuất hiện nhiều vào mùa hè.\n\nBệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản sẽ có một số biểu hiện sớm như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm phế quản. Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cũng có thể mắc viêm bàng quang, viêm bể thận do đặt sonde dẫn lưu hoặc thông tiểu. Thời gian nằm bệnh lâu có thể khiến bệnh nhân bị viêm loét, tắc tĩnh mạch hoặc rối loạn dinh dưỡng. Các di chứng sớm do bệnh gây ra bao gồm [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html), liệt nửa người, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ nghiêm trọng, mất ngôn ngữ,... Một số các di chứng khác như điếc, nghe kém, động kinh,... là các di chứng bệnh nhân có thể gặp nhưng sẽ xuất hiện muộn.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_b_co_bao_nhieu_loai_nen_tiem_o_dau_2_b20b09dcf7.png)\n\n*Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh nguy hiểm*\n\nNên thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở đâu?\n---------------------------------------------------\n\nBạn đọc nên lựa chọn các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo về chất lượng của vắc xin cũng như sự an toàn của sức khỏe. Tự hào là trung tâm tiêm chủng có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, cam kết tất cả các loại vắc xin đều là chính hãng và được bảo quản kỹ càng, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) sẽ là điểm đến tuyệt vời và an toàn dành cho sức khỏe. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cung cấp cho khách hàng đa dạng các gói tiêm dành cho mọi đối tượng như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ trước khi mang thai,...\n\nHiện nay, tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đến 3 loại vắc xin viêm não Nhật Bản B, bao gồm: JEVAX 1ML (Việt Nam), IMOJEV (Thái Lan) và JEEV 3MCG 0.5 ML (Ấn Độ) với mức giá phải chăng, dao động từ 160.000VNĐ đến 400.000VNĐ. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được khám sàng lọc để đảm bảo không xảy ra bất cứ vấn đề, tác dụng phụ không mong muốn nào và nghe đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên y tế tư vấn về loại vắc xin phù hợp với thể trạng, giải đáp các thắc mắc trước, trong và sau quá trình tiêm. Khách hàng có thể đến trung tâm trực tiếp hoặc đặt lịch, đăng ký gói tiêm trước khi qua trung tâm.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản B có bao nhiêu loại? Nên thực hiện tiêm ở đâu?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_b_co_bao_nhieu_loai_nen_tiem_o_dau_3_3efabf31cd.png)\n\n*Lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe*\n\nTiêm [vắc xin viêm não Nhật Bản B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-b-co-bao-nhieu-loai-nen-thuc-hien-tiem-o-dau.html) là biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh viêm não Nhật Bản một cách tối ưu, hiệu quả nhất. Do đó, hãy nâng cao ý thức và chủ động đi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh, đừng để viêm não trở thành gánh nặng của bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với trung tâm để được giải đáp và hỗ trợ.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Viêm não nhật bản", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván?", "abstract": "Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt đáng lo ngại đối với trẻ sơ sinh. Do đó, để phòng ngừa uốn ván hiệu quả, việc tiêm ngừa vắc xin uốn ván được xem là phương pháp tốt nhất và an toàn. Tuy nhiên, vẫn nhiều người lo ngại rằng tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mọi người giải đáp mọi thắc mắc.", "md_content": "Bệnh uốn ván là bệnh có khả năng xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm mà không rõ rệt theo mùa. Đây là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao và chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Vì thế, việc tiêm ngừa uốn ván được xem là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến uốn ván. Vậy tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Tiêm uốn ván gây tác dụng phụ như thế nào? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh là \"tetanus\" là một bệnh lý nhiễm trùng nặng, do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này thường tồn tại trong đất và phân của động vật, dây thép gai, các đồ vật bị gỉ sét,...\n\nBệnh uốn ván thường xuất hiện khi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, vết cắt hoặc làn da bị tổn thương. Khi vi khuẩn xâm nhập, chúng sản xuất một loại độc tố mạnh, gọi là tetanospasmin, làm kích thích cơ bắp và gây co thắt cơ, dẫn đến các triệu chứng như cảm giác cứng và đau cơ, đặc biệt là ở cơ vùng cổ và hàm, thậm chí gây co giật và tử vong ở người bệnh.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_co_hai_khong_can_luu_y_gi_khi_tiem_uon_van_1_d9b6f74325.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván là bệnh lý nguy hiểm*\n\nĐây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này chính là tiêm phòng uốn ván.\n\nVắc xin uốn ván là gì? Tiêm vắc xin uốn ván có hại không?\n---------------------------------------------------------\n\n[Vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) chứa một hoặc một số thành phần của vi khuẩn đã bị giết chết hoặc làm yếu đồng thời giữ lại khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Khi người tiêm phòng nhận được vắc xin uốn ván, hệ miễn dịch của họ phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn Clostridium tetani. Tiêm ngừa uốn ván là biện pháp hiệu quả để phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị bệnh uốn ván, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong.\n\nVậy tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Câu trả lời là không, ngược lại còn giúp cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh uốn ván. Tiêm phòng uốn ván là phương pháp hữu hiệu dành cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lao động làm việc trong các nông trại hay công trường,... để phòng ngừa bệnh tật.\n\nTuy nhiên việc tiêm phòng uốn ván có thể gây ra một số [tác dụng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chich-ngua-uon-van-co-tac-dung-phu-khong.html) như sốt, sưng đau, nóng đỏ vị trí viêm, nhưng mọi người không nên quá lo lắng, những tác dụng phụ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý mà không cần phải can thiệp y tế.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_co_hai_khong_can_luu_y_gi_khi_tiem_uon_van_2_1530e3a1aa.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván có hại không?*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván\n-------------------------------------\n\nChắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “tiêm vắc xin uốn ván có hại không?” sau khi đã đọc tham khảo các thông tin phía trên. Để đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả của vắc xin, dưới đây là một số lưu ý cần biết sau khi tiêm phòng vắc xin uốn ván:\n\n* Theo dõi vết tiêm: Kiểm tra vùng tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vấn đề gì đáng chú ý. Để giảm thiểu nguy cơ [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html), bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm vào vị trí tiêm sau khi tiêm vắc xin.\n* Tránh hoạt động mạnh: Tránh vận động cường độ cao trong vài giờ đầu sau khi tiêm vắc xin để giảm cảm giác đau và sưng tại vùng tiêm.\n* Không sử dụng các chất kích thích: Những loại đồ uống này chứa thành phần có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.\n* Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Kiêng tiếp nhận quá nhiều đạm và chất béo, thay vào đó, hãy tập trung vào xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe.\n\nNgoài ra, cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu có các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván có hại không? Cần lưu ý gì khi tiêm uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_co_hai_khong_can_luu_y_gi_khi_tiem_uon_van_3_2abf59d585.png)\n\n*Cần theo dõi vết tiêm sau khi tiêm để tránh gây nhiễm trùng*\n\nĐể đảm bảo an toàn, việc tiêm phòng dại nên được thực hiện tại các trung tâm y tế chuyên khoa hoặc cơ sở y tế có kinh nghiệm và tuân thủ theo các quy trình tiêu chuẩn. Một trong những lựa chọn uy tín mà bạn có thể tham khảo là [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trung tâm cam kết cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm thực hiện tiêm theo các quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm. Do đó, việc đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây sẽ giúp bạn tiêm phòng vắc xin uốn ván và nhiều loại vắc xin khác theo yêu cầu một cách an toàn và hiệu quả.\n\nHy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc \"[tiêm vắc xin uốn ván có hại không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-co-hai-khong-can-luu-y-gi-khi-tiem-uon-van.html)\". Tiêm vắc xin uốn ván mang lại nhiều lợi ích quan trọng và việc chủ động tiêm phòng uốn ván là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình. Vì vậy bạn cùng người thân trong gia đình hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng nhé!\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại", "abstract": "Việc tiêm vắc xin phòng dại trước hoặc sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh có khả năng khiến cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại. Tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì luôn được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mọi người giải đáp các thắc mắc chi tiết và cụ thể nhất.", "md_content": "Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus dại lây từ động vật sang con người. Bệnh này có nguy cơ tử vong lên đến 100% sau khi phát hiện các triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều vắc xin phòng ngừa bệnh dại hiệu quả, làm giảm bớt lo lắng cho người bệnh. Câu hỏi như “Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì?”, “Kiêng ăn gì khi tiêm vắc xin dại?”... luôn được nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.\n\nBệnh dại là bệnh gì? Bệnh dại có nguy hiểm không?\n-------------------------------------------------\n\n[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ tử vong lên đến 100% nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh này gây ra bởi virus dại (Rhabdo virus) lây từ động vật sang người thường thông qua chất tiết như nước bọt nhiễm virus. Những trường hợp mắc bệnh dại hầu như đều có nguyên nhân từ các vết cào, cắn, vết liếm của chó, mèo nhiễm virus dại. Nhiều trường hợp người bị chó nhà cắn nhưng không thấy dấu hiệu bất thường nên chủ quan và không tìm đến các biện pháp phòng ngừa kịp thời, vì thế khi virus đã di chuyển lên não, cơ thể bắt đầu lên cơn dại, lúc đó đã quá muộn vì nguy cơ tử vong khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng là 100%.\n\n![Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_tiem_vac_xin_phong_dai_kieng_nhung_gi_luu_y_can_biet_khi_tiem_phong_dai_1_d121152c0a.jpg)\n\n*Bệnh dại có nguy cơ tử vong lên đến 100%*\n\nCác chuyên gia nhận định rằng do sự quan tâm của xã hội đối với công tác phòng bệnh, tiêm phòng dại ở cả người và động vật vẫn ở mức thấp. Ngoài ra, nguồn bệnh chủ yếu đến từ các loài động vật có vú máu nóng, đặc biệt là chó, là loài động vật gần gũi với con người và thường được thả rông, điều này đang dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số các ca bệnh dại. Cách duy nhất để có thể phòng chống căn bệnh nguy hiểm này là [tiêm vắc xin phòng bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html).\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nVắc xin phòng dại là loại vắc xin chứa độc tố protein của virus dại, đã được làm mất tính độc hại. Nó được sử dụng để phòng ngừa bệnh dại. Khi bạn nhận vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với protein này bằng cách tạo ra kháng thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây được coi là một biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay.\n\n![Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/khi_tiem_vac_xin_phong_dai_kieng_nhung_gi_luu_y_can_biet_khi_tiem_phong_dai_2_161c703a40.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất*\n\nHiện nay có 5 loại vắc xin phòng dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và có sẵn hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam. Các loại vắc xin phòng bệnh dại này bao gồm:\n\n* [Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) (sản xuất tại Pháp).\n* Abhayrab (sản xuất tại Ấn Độ).\n* Indirab (sản xuất tại Ấn Độ).\n* Rabipur (sản xuất tại Ấn Độ).\n* Speeda.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện nay là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nKhi tiêm vắc xin phòng dại, bên cạnh việc lựa chọn loại vắc xin phù hợp, mọi người nên lưu ý tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.\n\nSau khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì để đạt hiệu quả tốt nhất?\n-----------------------------------------------------------------------\n\nCó thể thấy, bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, mọi người hoàn toàn có thể phòng, ngừa bệnh dại một cách chủ động và hiệu quả nhất bằng cách tiêm phòng vắc xin phòng dại.\n\nSau khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Dưới đây là một số lưu ý cần biết để tiêm vắc xin đạt hiệu quả cao:\n\n### Không sử dụng các chất kích thích\n\nCác chất kích thích như thuốc lá, rượu, và các loại chất kích thích khác có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với vắc xin và có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng phụ không mong muốn. Vì vậy tuyệt đối không được dùng các chất kích thích sau khi tiêm phòng.\n\n### Không vận động mạnh\n\nCần tránh hoạt động nặng và vận động cường độ cao ngay sau khi tiêm vắc xin để tăng cường sự thoải mái và giảm nguy cơ đau hay sưng ở vị trí tiêm.\n\n### Không sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch\n\nCác loại thuốc như aminoquinolines (2) được sử dụng trong điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư, và [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html) có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể tạo ra lượng kháng thể cần thiết để đối phó với virus gây bệnh dại. Hệ miễn dịch yếu đuối có thể làm giảm hiệu suất của vắc xin và tăng nguy cơ phản ứng phụ.\n\n### Chế độ dinh dưỡng phù hợp\n\nKiêng tiếp nhận quá nhiều đạm và chất béo, thay vào đó, hãy tập trung vào xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe.\n\nNgoài ra, cần liên hệ bác sĩ và thăm khám kịp thời khi có sự bất thường như sốt, mệt mỏi, choáng váng sau khi tiêm phòng dại.\n\nĐể bảo đảm an toàn, mọi người nên thực hiện tiêm phòng dại tại các trung tâm y tế chuyên khoa, cơ sở y tế có đủ kinh nghiệm và tuân thủ theo phác đồ tiêu chuẩn.\n\n![Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì? Lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/khi_tiem_vac_xin_phong_dai_kieng_nhung_gi_luu_y_can_biet_khi_tiem_phong_dai_3_28e4bc2ed8.jpg)\n\n*Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia sau khi tiêm phòng dại*\n\nTrên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “[Khi tiêm vắc xin phòng dại kiêng những gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-tiem-vac-xin-phong-dai-kieng-nhung-gi-luu-y-can-biet-khi-tiem-phong-dai.html)” và những lưu ý cần biết khi tiêm phòng dại. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn. Để việc tiêm vắc xin phòng dại đảm bảo an toàn, hiệu quả, bạn nên tìm đến các trung tâm, cơ sở tiêm chủng uy tín, đủ kinh nghiệm và tuân thủ theo phác đồ tiêu chuẩn. \n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Vacxin", "phòng bệnh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết", "abstract": "Những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm một số bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời, vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa bé đi tiêm.\n", "md_content": "Trẻ em khi vừa mới sinh ra đến dưới 1 tuổi có sức đề kháng rất kém. Một số bệnh nguy hiểm có thể tấn công trẻ vào lúc này, vậy nên tiêm vacxin là điều cần thiết. Vacxin 5 trong 1 là loại vacxin rất được khuyến khích tiêm phòng cho trẻ hiện nay. Bài viết sẽ bật mí những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mà bạn cần biết.\n\nVacxin 5 trong 1 có tác dụng gì?\n--------------------------------\n\n[Vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html) là vacxin chứa 5 thành phần giúp chống 5 loại bệnh khác nhau. Trước khi tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1, ta cùng điểm qua những loại bệnh mà vacxin này có thể giúp cơ thể phòng tránh. Cụ thể:\n\n* **Bệnh ho gà:** Đây là bệnh lý có thể lây lan qua đường hô hấp, khiến trẻ bị ho liên tục, trẻ thở rít, tím tái sau mỗi cơn ho từ đó có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.\n* **Bệnh bạch hầu:** Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm cơ tim, suy thận nếu không điều trị kịp thời.\n* **Bệnh uốn ván:** Vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cứng cơ gồm cơ gáy, cơ nhai, cơ thân khiến trẻ bị đau nhức nghiêm trọng và tử vong.\n* **Bệnh do vi khuẩn Hib:** [Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) rất nguy hiểm, chúng có thể gây biến chứng viêm não và phù não, từ đó gây ra những hệ quả như điếc, mù, bại não, thiểu năng trí tuệ. Ngoài ra Hib còn khiến trẻ dễ mắc phải biến chứng hô hấp nặng nề như phù nề họng dẫn đến bị ngạt.\n* **Bệnh bại liệt hoặc viêm gan B:** Tùy vào loại vacxin, nếu bạn sử dụng vacxin 5 trong 1 Pentaxim thì chúng giúp phòng ngừa bại liệt, nếu sử dụng vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ giúp phòng ngừa bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n\n![Những lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vv_4aa6a0f2a7.png)\n\n*Tiêm vacxin 5 trong 1 giúp phòng bệnh cho bé hiệu quả*\n\nVậy có thể thấy đây là loại vacxin có thể phòng chống được 5 loại bệnh lý, chúng hoạt động theo cơ chế kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra những loại kháng thể để nhanh chóng nhận diện, tiêu diệt vi khuẩn tấn công.\n\nNhững lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1\n-------------------------------------\n\nHiện nay vacxin 5 trong 1 đã được phân phối rộng rãi tại Việt Nam và hầu hết các bậc phụ huynh đều có thể chủ động tiêm phòng cho con. Tuy nhiên trước khi cho con tiêm vacxin, bạn nên tìm hiểu về các chủng loại:\n\n* **Vacxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia:** Vacxin này tên là Combe Five, do công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất. Đối với loại vacxin này, trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm chủng miễn phí tại các cơ quan y tế địa phương.\n* **Vacxin tiêm chủng dịch vụ:** Những loại vacxin theo hình thức tiêm chủng dịch vụ bên ngoài bao gồm vacxin Pentaxim, Hexaxim xuất xứ từ Pháp, vacxin [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-tiem-vacxin-infanrix-hexa-cho-tre.html) được sản xuất tại Bỉ. Đây là những loại vacxin sẽ mất phí nếu sử dụng và thường được tiêm tại những bệnh viện công lập, tư nhân hoặc các trung tâm tiêm chủng.\n\nMột trong những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 buộc bạn phải quan tâm đó là lịch trình tiêm chủng cho bé. Dù bạn chọn tiêm cho trẻ loại vacxin nào thì đều cần tiêm đủ 3 mũi cơ bản, mỗi mũi sẽ cách nhau ít nhất 28 ngày. Khi bé được 2 tháng tuổi, phụ huynh nên đưa bé đi tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm thứ 2 sẽ được khuyến khích tiêm vào lúc bé 18 tháng tuổi hoặc cách mũi thứ 3 trên 6 tháng.\n\n![Những lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vv_1_9c11a75aac.jpg)\n\n*Có những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 mà mẹ bỉm phải biết*\n\nTuy nhiên, tuyệt đối không tiêm vacxin cho trẻ khi bé đang có tình trạng sức khoẻ không ổn định:\n\n* Bé đã có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vacxin lần trước với triệu chứng sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khó thở.\n* Trẻ có tình trạng suy chức năng cơ quan như [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-suy-ho-hap-ma-ban-nen-biet-51544.html), suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan.\n* Trẻ suy giảm miễn dịch, có cân nặng không đạt chuẩn hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác.\n\nCác y bác sĩ tại bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng đều sẽ thăm khám bé trước khi tiến hành tiêm phòng. Vậy nên phụ huynh hãy chủ động khai báo rõ ràng để bảo vệ sức khoẻ cho con. \n\nChăm sóc trẻ sau tiêm thế nào?\n------------------------------\n\nSau khi tìm hiểu về những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1, các bố mẹ bỉm cũng nên chuẩn bị các kiến thức liên quan đến [chăm sóc trẻ sau tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cham-soc-tre-sau-tiem-vacxin-5-trong-1-nhu-the-nao.html). Thông thường sau tiêm bé sẽ gặp một số tác dụng phụ, tuy nhiên tình trạng này chỉ ở mức độ nhẹ và có thể khỏi sau 1 - 2 ngày:\n\n* **Đau, đỏ và sưng vết tiêm:** Lúc này vết tiêm phòng sẽ bị sưng đỏ, chúng có thể khiến bé cảm thấy đau nhức, quấy khóc. Bố mẹ hãy chú ý hạn chế đụng chạm vào vùng này và không thoa hay đắp bất cứ thuốc gì để phòng nhiễm trùng. Nếu bé quá đau, có thể dùng khăn lạnh chườm lên chỗ sưng cho bé.\n* **Sốt nhẹ:** Trẻ sau tiêm phòng rất dễ bị sốt. Đây là triệu chứng bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang đáp ứng tốt vacxin. Nếu bé sốt hãy cho trẻ dán miếng hạ nhiệt cũng như bổ sung nước cùng các chất điện giải. Ngoài ra nên mặc những áo quần thật thoáng mát để bé nhanh chóng hạ nhiệt.\n\nĐây là hai dấu điển hình khi bé vừa tiêm vacxin, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé từ lúc tiêm phòng cho đến 72 giờ tiếp theo khi ở nhà. Nếu có bất kỳ các triệu chứng khó thở, tím tái, nôn ói nào xảy ra thì phải ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.\n\n![Những lưu ý khi tiêm vắc xin 5 trong 1 mà mẹ bỉm nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vv_2_3513bc13b9.jpg)\n\n*Trẻ bị sốt nhẹ sau tiêm phòng là bình thường*\n\nTrên đây là chia sẻ về [những lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-vac-xin-5-trong-1-ma-me-bim-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về loại vacxin này và chủ động chăm sóc bé sau tiêm phòng để bảo vệ tốt sức khoẻ của con. \n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["vaccine 5in1", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin 6 trong 1 của Pháp Hexaxim kết hợp phòng được nhiều bệnh", "abstract": "Vắc xin 6 trong 1 của Pháp có tên gọi là Hexaxim được thiết kế để bảo vệ trẻ em khỏi 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc xin Hexaxim cung cấp khả năng phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm với một lần tiêm, giúp giảm số lần tiêm cần thiết so với việc tiêm từng loại vắc xin đơn lẻ.", "md_content": "Vắc xin 6 trong 1 của Pháp Hexaxim mang lại lợi ích bảo vệ và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ em, đồng thời cũng đảm bảo sự hiệu quả và tiện lợi trong 1 mũi tiêm.\n\nVắc xin 6 trong 1 của Pháp Hexaxim có tác dụng gì?\n--------------------------------------------------\n\n[Vắc xin Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) là một loại vắc xin tổng hợp, được sản xuất bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur, cùng nhà sản xuất với vắc xin Pentaxim. Đây là một loại vắc xin tiêm pha sẵn, không cần phải pha trộn trước khi sử dụng, được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và đặc biệt dùng để chủng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ. Các loại bệnh này bao gồm:\n\n* Bạch hầu.\n* [Ho gà.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html)\n* [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html).\n* Viêm gan B.\n* Hib (bệnh do Haemophilus influenzae type b gây ra, ví dụ như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) và [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html)).\n* Bại liệt.\n\n![vac-xin-6-trong-1-cua-phap-hexaxim-ket-hop-phong-duoc-nhieu-benh 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_6_trong_1_cua_phap_hexaxim_ket_hop_phong_duoc_nhieu_benh_1_6d019f8d1d.jpg)\n\n*Vắc xin Hexaxim chủng ngừa 6 loại bệnh*\n\nVắc xin Hexaxim giúp bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ và biến chứng nghiêm trọng của những bệnh này thông qua việc tạo ra hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.\n\nƯu điểm của vắc xin 6 trong 1 của Pháp\n--------------------------------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) 6 trong 1 của Pháp có những ưu điểm:\n\n**Tiện lợi chủng ngừa:** Một mũi tiêm vắc xin này có thể phòng ngừa hiệu quả đến 6 loại bệnh nguy hiểm, giảm số lượng tiêm chủng cần thiết từ 9 xuống còn 3 lần so với việc sử dụng các vắc xin đơn lẻ.\n\n**Dạng tiêm sẵn, không cần pha trộn:** Vắc xin này đã được bào chế sẵn, không cần phải hoàn nguyên, giúp giảm thời gian và nguy cơ lỗi phát sinh trong quá trình pha trộn. Điều này đồng thời đảm bảo liều lượng chính xác và tránh nhiễm khuẩn trong quá trình sử dụng.\n\n**Tính an toàn cao:** Vắc xin này có thành phần ho gà vô bào, giúp giảm phản ứng tại chỗ sau tiêm chủng như sưng, đau, hoặc sốt so với các loại vắc xin chứa ho gà toàn tế bào.\n\n**Chứng minh về hiệu quả và an toàn:** Đã có hơn 23 nghiên cứu lâm sàng trên 18 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, chứng minh về hiệu quả của vắc xin này. Hơn 50 triệu liều vắc xin đã được sử dụng tại 113 quốc gia mà không ghi nhận trường hợp nào gặp phản ứng phụ nghiêm trọng.\n\n**Tương thích với các loại vắc xin khác:** Có thể tiêm đồng thời với nhiều loại vắc xin khác như [vắc xin sởi - quai bị - rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html), vắc xin viêm não mô cầu nhóm A, C, [vắc xin Rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) mà không làm giảm tác dụng của nhau.\n\n![vac-xin-6-trong-1-cua-phap-hexaxim-ket-hop-phong-duoc-nhieu-benh 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_6_trong_1_cua_phap_hexaxim_ket_hop_phong_duoc_nhieu_benh_2_db27334acc.jpg)\n\n*Có thể tiêm đồng thời với nhiều loại vắc xin khác*\n\n**Phối hợp linh hoạt với các vắc xin khác:** Có thể linh động chuyển đổi giữa vắc xin 6 trong 1 của Pháp với các vắc xin cùng loại trong trường hợp bất khả kháng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ nhà sản xuất khuyến cáo chỉ nên sử dụng cùng một loại vắc xin trong một liệu trình tiêm chủng.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp\n---------------------------------------\n\nBố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm vắc xin 6 trong 1 theo đúng thời gian:\n\n**Tiêm 3 mũi cơ bản:** Trẻ nên được tiêm 3 mũi vắc xin cơ bản khi lần lượt đạt độ tuổi 2, 3 và 4 tháng. Các mũi tiêm cần có khoảng cách tối thiểu là 1 tháng. Việc hoàn thành 3 mũi tiêm này trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi giúp trẻ đạt hiệu quả bảo vệ của vắc xin.\n\n**Mũi tiêm nhắc lại thứ 4:** Tiêm mũi nhắc lại thứ 4 tốt nhất là khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.\n\n**Lưu ý:**\n\nVắc xin 6 trong 1 cần phải tuân thủ theo lịch trình được quy định, không nên tiêm quá sớm (khi trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi) hoặc đi sớm hơn so với lịch hẹn với bác sĩ. Việc làm này sẽ làm mất tác dụng của vắc xin và có thể yêu cầu phải tiêm lại từ đầu.\n\nNên tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp ở đâu?\n------------------------------------------\n\nĐể tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp cho con cha mẹ có thể đến đăng ký tại trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín. Lựa chọn một cơ sở tiêm chủng đáng tin cậy cần xem xét thực hiện đầy đủ 4 bước quan trọng trong quá trình tiêm chủng: Khám sàng lọc trước tiêm, tiêm, theo dõi phản ứng sau tiêm và kiểm tra sức khỏe sau tiêm.\n\n![vac-xin-6-trong-1-cua-phap-hexaxim-ket-hop-phong-duoc-nhieu-benh 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_6_trong_1_cua_phap_hexaxim_ket_hop_phong_duoc_nhieu_benh_3_4b45c7d1b1.jpg)\n\n*Lựa chọn một cơ sở tiêm chủng đáng tin cậy*\n\nỞ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, quy trình tiêm luôn được thực hiện đầy đủ và cẩn thận:\n\n**Khám sàng lọc trước tiêm:** Trước khi tiêm vắc xin, trẻ được kiểm tra sức khỏe với các bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp đảm bảo trẻ có tình trạng sức khỏe tốt nhất để tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về loại vắc xin phòng bệnh phù hợp với từng độ tuổi dựa trên khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới, cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin.\n\n**Đội ngũ chuyên nghiệp:** Bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý của trẻ và áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.\n\n**Theo dõi sau tiêm:** Tất cả trẻ tiêm chủng sẽ được theo dõi và kiểm tra lại sức khỏe trước khi ra về.\n\n**Môi trường thoải mái:** Phòng tiêm chủng được thiết kế thoáng đãng, có khu vực chơi giúp trẻ cảm thấy thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.\n\nQuy trình này đảm bảo sự an toàn và tạo sự thoải mái cho trẻ em khi đến tiêm chủng.\n\n***Xem thêm:*** [Vắc xin HPV có mấy loại? Nên tiêm loại vắc xin HPV nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-co-may-loai-nen-tiem-loai-vac-xin-hpv-nao.html)\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "bệnh truyền nhiễm", "Bệnh uốn ván", "ho gà", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Các loại vaccine HPV cho nữ phổ biến nhất hiện nay", "abstract": "Tỉ lệ mắc các bệnh do virus HPV gây ra đang ngày càng tăng cao ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Vì vậy biệc tiêm phòng vaccine HPV cho nữ giúp phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra.", "md_content": "Ung thư cổ tử cung đang là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên khắp thế giới. Đến hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện được cho là do virus HPV gây ra. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh, việc phòng ngừa tốt nhất là tiêm ngừa vaccine HPV cho nữ.\n\nVaccine HPV là gì?\n------------------\n\nHPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân chủ yếu gây [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), là một loại virus gây nhiễm trùng ở người thông qua đường tiếp xúc, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con, và có thể tồn tại trong cơ thể người trong thời gian dài trước khi gây ra bệnh.\n\nHiện có hơn 100 loại HPV, trong đó, các loại 16 và 18 có nguy cơ gây ra ung thư cao nhất. Đối với bệnh này, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó, để giảm tỷ lệ mắc bệnh, phương thức duy nhất là tiêm vaccine.\n\n![Các loại vaccine HPV cho nữ phổ biến nhất hiện nay 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_cho_nu_1_ebc7cff03c.jpg)\n\n*Vaccine HPV giúp bảo vệ phụ nữ khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV loại 16 và 18*\n\nVaccine HPV cho nữ được đánh giá là an toàn và có khả năng mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ phụ nữ khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV loại 16 và 18, hai loại chủ yếu gây ung thư cổ tử cung.\n\nBác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em gái từ 9 tuổi nên tiêm ngừa để đảm bảo sự bảo vệ trước khi có khả năng nhiễm virus này. Độ tuổi an toàn để tiêm ngừa và có hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ chưa lập gia đình hoặc chưa có quan hệ tình dục.\n\nTác dụng của vaccine HPV là gì?\n-------------------------------\n\nVaccine HPV được thiết kế để ngăn chặn sự nhiễm và tổn thương do virus HPV, đặc biệt là chống lại các biến thể virus như 6, 11, 16 và 18. Những virus này có thể gây tân sinh trong biểu mô cổ tử cung, ung thư tuyến cổ tử cung, tân sinh trong biểu mô âm hộ và âm đạo. Ngoài ra, vaccine cũng giảm nguy cơ phát sinh ung thư ở hậu môn và các bộ phận sinh dục (cả ở nam và nữ), cũng như [ung thư hầu họng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ung-thu-vom-hong-va-nhung-hinh-anh-ung-thu-vom-hong-giai-doan-dau.html).\n\n![Các loại vaccine HPV cho nữ phổ biến nhất hiện nay 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_cho_nu_4_650e74faaa.png)\n\n *HPV là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tiến triển của những tổn thương tiền ung thư*\n\nChuyên gia y tế khẳng định rằng vaccine HPV đã được sử dụng toàn cầu và chứng minh tính an toàn và hiệu quả trong việc kích thích hệ miễn dịch, với khả năng bảo vệ lên đến 30 năm.\n\nMặc dù đa số người nhiễm HPV không có triệu chứng, nhưng có một tỷ lệ nhỏ có thể phát triển mạn tính và dẫn đến các tổn thương tiền ung thư. Việc sử dụng vaccine HPV là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tiến triển của những tổn thương này và giảm nguy cơ phát sinh các loại ung thư liên quan đến virus HPV.\n\nCác loại vaccine HPV cho nữ thường được sử dụng\n-----------------------------------------------\n\nHiện nay, có hai loại vaccine HPV chính là Gardasil và [Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html) của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ). Cả hai loại vaccine này khác nhau ở một số điểm cơ bản, bao gồm số lượng tuýp virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm, và tác dụng phòng ngừa.\n\n![Các loại vaccine HPV cho nữ phổ biến nhất hiện nay 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_cho_nu_3_5422771f93.png)\n\n*Hiện nay có hai loại vaccine HPV chính là Gardasil và Gardasil 9*\n\n### Vaccine phòng HPV – Gardasil (4 loại)\n\nVaccine chống HPV - Gardasil (bốn loại) được phát triển để ngăn chặn virus HPV với bốn loại gen (6, 11, 16, 18). Vaccine này được khuyến cáo để tiêm chủng cho phụ nữ và cô gái trong độ tuổi từ 9 - 26, không phụ thuộc vào việc đã kết hôn hay đã có quan hệ tình dục. Vaccine Gardasil giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục,....\n\n### Vaccine ngừa HPV – Gardasil 9 (9 loại)\n\nVaccine ngừa HPV – Gardasil 9 là vaccine duy nhất tại Việt Nam phòng ngừa 9 loại virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58). Hiệu quả phòng bệnh của vaccine Gardasil 9 lên đến trên 94%, bảo vệ khỏi nhiều loại ung thư như cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng, và [mụn cóc sinh dục](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mun-com-sinh-duc-487.html). Gardasil 9 được sản xuất để tiêm chủng cho cả nam và nữ từ 9 đến dưới 27 tuổi. Gardasil 9 được tiêm ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tính an toàn và hiệu quả cao. Gardasil 9 có thể được tiêm gộp chung cùng nhiều vaccine khác trong cùng một buổi để đạt được hiệu quả phòng bệnh toàn diện.\n\nĐộ tuổi tiêm ngừa vaccine HPV cho nữ\n------------------------------------\n\nTại Việt Nam, vaccine phòng HPV theo hướng dẫn của nhà sản xuất được khuyến nghị dành cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất kể có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, độ tuổi an toàn và vaccine đạt hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi, đặc biệt là cho phụ nữ chưa có quan hệ tình dục.\n\n![Các loại vaccine HPV cho nữ phổ biến nhất hiện nay 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_cho_nu_2_797c014977.png)\n\n*Vaccine phòng HPV được khuyến nghị dành cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi*\n\nChuyên gia đề xuất việc tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung sớm nhất có thể vì mang lại hiệu quả bảo vệ kéo dài đến 30 năm. Ngoài ra, tiêm phòng HPV cho các bé trai bởi số liệu cho thấy nam giới mắc bệnh ung thư do virus HPV đang tăng lên và nhiễm HPV có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, miệng, lưỡi và các bệnh ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật,...).\n\nTrường hợp nào không nên tiêm vaccine HPV cho nữ?\n-------------------------------------------------\n\nVaccine HPV với cơ chế tạo miễn dịch chủ động hiệu quả và được khuyến khích cho phụ nữ đã có gia đình, đã có quan hệ tình dục, hoặc ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp không nên tiêm chủng vaccine HPV, bao gồm:\n\n* Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc tá dược của vaccine HPV.\n* Người đang mắc sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng.\n* Người bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-co-phai-la-ung-thu-mau-cach-phong-ngua-giam-tieu-cau.html), rối loạn đông máu, hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.\n* Phụ nữ đang mang thai.\n\nTrên đây là chia sẻ của chúng tôi về các loại [vaccine HPV cho nữ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vaccine-hpv-cho-nu-pho-bien-nhat-hien-nay.html) phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vaccine HPV.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu?", "abstract": "Bệnh thủy đậu có thể tác động đến mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu và cần lưu ý gì sau khi tiêm vắc xin thủy đậu?", "md_content": "Mặc dù thủy đậu thường là một bệnh lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Vậy vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu và những lưu ý sau khi tiêm là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.\n\nBệnh thủy đậu là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster (virus thủy đậu) gây ra. Virus này chủ yếu là nguyên nhân của bệnh thủy đậu ở trẻ em và có thể dẫn đến bệnh zona ở người lớn.\n\n![Vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_tac_dung_trong_bao_lau_1_162e4a187b.jpg)\n\n*Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra*\n\nBệnh này có khả năng lây lan nhanh chóng và thường thể xuất hiện ở cả trẻ em. Thời tiết ẩm nồm là thời kỳ bệnh thủy đậu thường bùng phát mạnh mẽ nhất. Biểu hiện rõ rệt của bệnh là những nốt phồng rộp trên khắp cơ thể, bao gồm cả niêm mạc lưỡi và miệng.\n\nBệnh thủy đậu có nhiều đường lây nhiễm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, sự hiểu biết cơ bản về bệnh này là quan trọng để triển khai phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.\n\nTại sao nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu?\n----------------------------------------\n\nBệnh thủy đậu thường phát sinh vào mùa đông - xuân và có thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 - 16 ngày. Bệnh này chủ yếu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (như ho, hắt hơi, nói chuyện) khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh như ga trải giường, khăn mặt, quần áo,...\n\nMặc dù thủy đậu thường là một loại bệnh nhẹ và lành tính, nhưng vẫn có những trường hợp gặp phải biến chứng, đặc biệt là ở trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, và người bị nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html). Các biến chứng thường gặp nhất bao gồm nhiễm trùng da và zona. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu còn có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi,...\n\nTrong một số trường hợp nặng, thủy đậu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc chủ động tiêm [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-thuy-dau-pho-bien-hien-nay-va-nhung-dieu-can-biet.html) được coi là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn những biến chứng khó lường của bệnh này.\n\n![Vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_tac_dung_trong_bao_lau_3_Cropped_2fa1360c79.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm*\n\nCác loại vắc xin ngừa bệnh thủy đậu\n-----------------------------------\n\nCó 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu phổ biến nhất hiện nay bao gồm:\n\n### Vắc xin Varivax (Mỹ)\n\nVarivax đã được chỉ định để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch.\n\n### Vắc xin Varicella (Hàn Quốc)\n\nVaricella là một vắc xin dạng đông khô chứa vi rút thủy đậu (Varicella) sống, đã được giảm độc lực. Sau khi pha với nước hồi chỉnh, tạo thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt. Vắc xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch.\n\n### Vắc xin Varilrix (Bỉ)\n\n[Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html) là một vắc xin đông khô được sản xuất từ tà chủng Oka sống, và nó giảm độc lực của virus varicella-zoster. Quá trình sản xuất của nó bao gồm việc nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người. Vắc xin này được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.\n\nVắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu?\n-------------------------------------------\n\nSau khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin thủy đậu mất khoảng 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng. Do đó, việc đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất 1 tháng được khuyến khích. Hiện chưa có thông tin chính xác về thời gian hiệu quả cụ thể của vắc xin thủy đậu sau khi tiêm, nhưng theo một số nghiên cứu, vắc xin có thể giữ tác dụng trong khoảng 10 - 20 năm đối với những người đã được tiêm phòng. Sau thời gian này, việc tiêm nhắc lại giúp duy trì hiệu quả phòng ngừa thủy đậu.\n\n![Vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_tac_dung_trong_bao_lau_4_65e2855041.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nNgoài việc tìm hiểu về vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu, các bậc phụ huynh cũng cần nắm được một số thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ:\n\n* Không nên tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ mắc dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, có suy giảm miễn dịch bẩm sinh, đang trải qua điều trị ung thư, nhiễm HIV, hoặc có bất thường về máu. Trước khi tiêm, phụ huynh cần thông báo về lịch sử dị ứng và tình trạng sức khỏe của con cho người tiêm chủng.\n* Việc tiêm vắc xin thủy đậu nên hoãn đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang có sốt cao, bị viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính như [lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/lao-phoi-445.html), viêm thận,... hoặc trẻ mới hồi phục sau một bệnh nặng.\n* Không nên sử dụng vắc xin thủy đậu cho những người đang suy dinh dưỡng, mắc bệnh tim mạch cấp, có rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, đang mang thai hoặc 2 tháng trước khi dự kiến mang thai, và đã tiêm vắc xin sống khác (như vắc xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,...) trong vòng 1 tháng gần đây.\n\nTrên đây là chia sẻ của chúng tôi để giải đáp thắc mắc [vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau.html). Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và sớm đưa trẻ đi tiêm phòng để có thể ngừa bệnh cho bé một cách tốt nhất!\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["vaccine thủy đậu", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Lịch tiêm vắc xin uốn ván bầu lần 2 bạn nên biết", "abstract": "Tất cả phụ nữ mang thai, kể cả những phụ nữ mang thai lần thứ hai, đều phải được tiêm phòng uốn ván để đảm bảo quá trình sinh nở được an toàn nhất. Khi nào cần tiêm vắc xin uốn ván bầu lần 2, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi này.\n", "md_content": "Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật cũng là bước quan trọng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Vắc xin uốn ván là một trong những mũi tiêm cần thiết khi mang thai.\n\nBệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai\n-------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do độc tố cực mạnh clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này có mặt khắp nơi, được tìm thấy trong đất, cát và nước. Vi khuẩn có khả năng tồn tại mạnh mẽ ở môi trường bên ngoài và khó bị tiêu diệt ngay cả ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài.\n\n![lich-tiem-vac-xin-uon-van-bau-lan-2-ban-nen-biet 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_uon_van_bau_lan_2_ban_nen_biet_1_d68c24a9d2.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do độc tố cực mạnh clostridium tetani gây ra*\n\nVi khuẩn gây uốn ván qua vết thương hở có thể gây uốn ván với các triệu chứng tổn thương thần kinh nghiêm trọng, gây co thắt cơ khắp cơ thể, thường gây co giật. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến tử vong do liệt hô hấp.\n\nNếu phụ nữ không có kháng thể uốn ván, họ có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván trong khi sinh. Trẻ sinh ra từ mẹ không có kháng thể uốn ván rất dễ bị nhiễm vi khuẩn uốn ván qua việc cắt, thắt dây rốn, gây uốn ván rốn. Uốn ván sơ sinh là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn hệ thần kinh tự chủ dẫn đến tử vong.\n\nTầm quan trọng của tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai\n-----------------------------------------------------\n\nTỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, hơn 90% ở người lớn và lên tới 95% ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. [Tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) là cách duy nhất để bảo vệ cơ thể bạn khỏi loại vi khuẩn nguy hiểm này.\n\nTiêm phòng uốn ván là phương pháp tạo miễn dịch tích cực cho cơ thể, giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu. Đối với phụ nữ mang thai, quá trình này giúp ngăn ngừa vi khuẩn uốn ván xâm nhập trong quá trình sinh nở. Kháng thể truyền từ mẹ sang con cũng giúp giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng dây rốn do cắt dây rốn.\n\nVì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe, an toàn cho mẹ và bé.\n\n![lich-tiem-vac-xin-uon-van-bau-lan-2-ban-nen-biet 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_uon_van_bau_lan_2_ban_nen_biet_2_cc1a24ae00.jpg)\n\n *Việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là cần thiết và quan trọng*\n\nLịch tiêm uốn ván khi mang thai lần 2\n-------------------------------------\n\nĐối với phụ nữ mang thai lần đầu, việc tiêm phòng uốn ván thường được thực hiện 2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng, ít nhất 15 ngày trước khi sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định 2 mũi tiêm này là mũi đầu tiên ngay sau khi phát hiện có thai, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng.\n\nĐối với phụ nữ mang thai lần thứ 2, cách tiêm phòng uốn ván cần được tính toán hợp lý dựa trên khoảng cách giữa 2 lần mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và mẹ bầu đã được tiêm 2 liều vắc xin uốn ván trong lần mang thai đầu tiên thì lần này mẹ bầu chỉ cần tiêm thêm 1 liều vắc xin uốn ván khi thai nhi đã khỏe mạnh và được 24 tuần tuổi.\n\nNếu khoảng cách giữa các lần mang thai trên 5 năm thì lịch tiêm phòng uốn ván sẽ tương tự như lần mang thai đầu tiên. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai phải tiêm thêm hai mũi vắc xin, mũi đầu tiên ngay sau khi biết mình có thai và mũi thứ hai sau 1 tháng.\n\nBà bầu cần chú ý gì khi tiêm phòng uốn ván?\n-------------------------------------------\n\nTiêm phòng uốn ván đã được phổ cập tiêu chuẩn ở hầu hết các nước trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và các đối tượng khác. Ngoài phụ nữ mang thai chuẩn bị sinh con, những người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván hoặc sảy thai không an toàn cũng nên tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.\n\nMặc dù [vắc xin uốn ván cho mẹ bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html) có thể truyền trực tiếp kháng thể bảo vệ sang con nhưng tình trạng sinh nở vẫn cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu bạn sinh con trong điều kiện không an toàn, vệ sinh không đảm bảo, con bạn có thể mắc nhiều bệnh ngoài bệnh uốn ván. Những căn bệnh này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ em do sức khỏe kém.\n\nSưng và đau có thể xảy ra tại chỗ tiêm, tình trạng này sẽ tự lành sau vài ngày. Nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc hỗ trợ. Ngoài ra, một số mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin, đây là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tốt, nhận biết chất lạ và sản sinh kháng thể.\n\n![lich-tiem-vac-xin-uon-van-bau-lan-2-ban-nen-biet 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_vac_xin_uon_van_bau_lan_2_ban_nen_biet_3_c13f5862dc.jpg)\n\n*Một số mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin, đây là dấu hiệu bình thường*\n\nĐể phòng ngừa và điều trị kịp thời [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm chủng, phụ nữ mang thai nên ở lại bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng lạ như chân tay lạnh, tiêu chảy, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), nhịp tim nhanh, da nhợt nhạt, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Việc giám sát cần tiếp tục sau khi trở về nhà.\n\nSau khi tiêm chủng, để bảo vệ sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh uống rượu, cà phê, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích, những chất này không những làm giảm nguy cơ hoạt động của hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. thai nhi.\n\nĐể đảm bảo phòng bệnh hiệu quả và hình thành kháng thể bảo vệ tối ưu chống uốn ván, điều quan trọng là phải tiêm vắc xin đúng thời điểm tùy theo tuổi thai. Cách tính tuổi thai chính xác nhất là dựa vào kết quả siêu âm và đo chiều dài đầu mông của thai nhi hoặc dựa vào chu kỳ kinh nguyệt ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều.\n\nQuá trình mang thai dù xảy ra bao nhiêu lần cũng mang một ý nghĩa thiêng liêng. Tiêm chủng nói chung và phòng bệnh uốn ván nói riêng là một trong những cách bảo đảm sự toàn vẹn của quá trình mang thai và sinh con. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết thời điểm [tiêm vắc xin uốn ván bầu lần 2.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-uon-van-bau-lan-2-ban-nen-biet.html)\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "So sánh vắc xin uốn ván VAT và SAT?", "abstract": "Bệnh uốn ván cực kỳ nguy hiểm, khi bệnh nặng nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh tự chủ… Cùng tìm hiểu hai loại vắc xin uốn ván VAT và huyết thanh uốn ván SAT bài viết sau nhé!\n", "md_content": "Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, do vi khuẩn kỵ khí Clostridium tetani gây ra, có nguy cơ tử vong cao do độc tố của trực khuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh... Vắc xin uốn ván giúp tạo miễn dịch chủ động ở trẻ em và người lớn, đặc biệt ở nhóm có nguy cơ cao. Hai loại vắc xin tiêm phòng uốn ván VAT và SAT loại nào tốt hơn?\n\nVắc xin uốn ván là gì?\n----------------------\n\nVắc xin uốn ván là chế phẩm sinh học có đặc tính kháng nguyên được chiết xuất từ ​​trực khuẩn uốn ván hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên tương tự trực khuẩn uốn ván, được dùng để tiêm vào cơ thể người nhằm kích thích hệ thống miễn dịch và tạo ra kháng thể phòng ngừa trực khuẩn uốn ván. Từ đó giúp cơ thể phản ứng nhanh và hiệu quả hơn khi tiếp xúc với loại trực khuẩn này, giúp ngăn ngừa nhiễm trực khuẩn và bảo vệ sức khỏe người tiêm khỏi tác hại của [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html).\n\n![So sánh vắc xin uốn ván VAT và SAT?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_vac_xin_uon_van_vat_va_sat_1_47d87d51b2.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván là gì? So sánh vắc xin uốn ván VAT và SAT?*\n\nUốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao do ngoại độc tố uốn ván từ vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đất, phân bón và đặc biệt là phân ngựa. Khi có vết cắt hoặc tổn thương trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.\n\nTại sao phải chủng ngừa uốn ván?\n--------------------------------\n\n[Tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cá nhân và cộng đồng. Vắc xin uốn ván đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phòng bệnh uốn ván bằng cách giúp cơ thể sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn và các bệnh nguy hiểm.\n\nUốn ván có thể gây ra những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: [Suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), viêm não, tàn tật và thậm chí tử vong. Tiêm phòng uốn ván có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm này.\n\nTiêm phòng uốn ván không chỉ bảo vệ người được tiêm vắc xin mà còn bảo vệ toàn bộ cộng đồng. Vì uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nên càng có nhiều người miễn dịch với vi khuẩn có hại thì cộng đồng sẽ càng khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sự phát triển, bùng phát hoặc thậm chí loại trừ bệnh uốn ván. \n\n![So sánh vắc xin uốn ván VAT và SAT?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_vac_xin_uon_van_vat_va_sat_2_e312f77fa5.jpg)\n\n*Tiêm phòng uốn ván nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cá nhân và cộng đồng*\n\nĐiển hình là Việt Nam đã loại trừ thành công bệnh uốn ván sơ sinh nhờ sử dụng vắc xin vào năm 2005 và duy trì thành tích này cho đến ngày nay. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già cũng như những người không thể tiêm vắc xin uốn ván vì lý do y tế.\n\nTheo nhiều thống kê, nhiễm uốn ván đòi hỏi chi phí và thời gian điều trị, phục hồi rất tốn kém, thậm chí không thể chữa khỏi hoàn toàn các biến chứng do bệnh để lại sẽ để lại di chứng suốt đời và ức chế sự phát triển của trẻ nhỏ, người lớn. Tuy nhiên, uốn ván là một bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa hoàn toàn bằng tiêm phòng uốn ván, giúp mang lại nhiều lợi ích ích kinh tế hơn. \n\nBên cạnh đó, việc ngừa uốn ván còn giúp tránh đau đớn, bệnh tật, loại bỏ chi phí cơ hội và lãng phí thời gian điều trị cho người bệnh. Tiêm phòng vắc xin uốn ván VAT và SAT là biện pháp phòng tránh nhiễm uốn ván hữu hiệu nhất hiện nay.\n\nSo sánh vắc xin uốn ván VAT và SAT\n----------------------------------\n\n### Vắc xin uốn ván VAT\n\n[Vắc xin VAT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) là vắc xin uốn ván hấp thụ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh uốn ván, một bệnh cấp tính có thể gây biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Vắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại vi khuẩn Clostridium tetani, nguyên nhân gây bệnh uốn ván. Với vắc xin này, những người có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván có thể được bảo vệ khỏi vi khuẩn.\n\nNgoài ra, bệnh nhân uốn ván có cơ hội sống sót cao hơn vì hệ thống y tế có nhiều thời gian và cơ hội hơn để can thiệp và điều trị kịp thời. Vắc xin VAT được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam, 1 mũi tiêm 0,5 ml chứa độc tố uốn ván tinh khiết: ≥40dvqt, AlPO4: ≤3Mg, Merthiolate: ≤0,05Mg, natri clorid: 3,5-5,0Mg. Vắc xin VAT được tiêm qua đường bắp và cần tiêm đúng theo lịch tiêm, liều lượng khuyến cáo của chuyên gia y tế để đạt được hiệu quả tiêm chủng tốt nhất.\n\n![So sánh vắc xin uốn ván VAT và SAT?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_vac_xin_uon_van_vat_va_sat_3_ec04e11971.jpg)\n\n*Vắc xin VAT có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh uốn ván*\n\n### Huyết thanh chống uốn ván SAT\n\n[Huyết thanh chống uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html) SAT không phải là vắc xin. Đây là chế phẩm sinh học y tế có chứa kháng thể đặc hiệu chống độc tố uốn ván SAT được sử dụng để điều trị cho những người bị uốn ván khi có triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván ở vết thương hoặc vết cắn của động vật.\n\nHuyết thanh SAT là huyết thanh ngựa do Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế Nha Trang sản xuất. Sử dụng tại các phòng tiêm chủng hoặc các cơ sở y tế trên toàn quốc.\n\nHy vọng thông tin trên đã giúp bạn phân biệt [vắc xin uốn ván VAT và SAT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-vac-xin-uon-van-vat-va-sat.html). Tiêm phòng uốn ván là biện pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, hiện nay chưa có phương pháp điều trị đảm bảo hiệu quả, không những chi phí điều trị cao mà còn tốn rất nhiều chi phí, thời gian và có tác dụng phụ, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển lành mạnh cũng như hạnh phúc của trẻ em và người lớn.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tác dụng phụ của huyết thanh uốn ván là gì?", "abstract": "Uốn ván là một trong những bệnh nguy hiểm nhất, có khả năng tấn công và xâm nhập cơ thể rất mạnh. Huyết thanh uốn ván được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật ngay sau khi bị thương. Vậy tác dụng phụ khi tiêm huyết thanh uốn ván là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!\n", "md_content": "Huyết thanh kháng độc tố uốn ván sinh học y tế có chứa các kháng thể đặc hiệu chống lại độc tố uốn ván. Vết thương uốn ván có nguy cơ cao có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.\n\nTriệu chứng của bệnh uốn ván\n----------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) không xuất hiện ngay lập tức mà có thời gian ủ bệnh lâu dài. Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn bao gồm thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ phát triển bệnh toàn diện và thời kỳ thuyên giảm. Mỗi giai đoạn của bệnh có những triệu chứng khác nhau giúp người bệnh hiểu được tình trạng sức khỏe của mình.\n\n![tac-dung-phu-cua-huyet-thanh-uon-van-la-gi 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_huyet_thanh_uon_van_la_gi_1_de19051c4d.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván không xuất hiện ngay lập tức mà có thời gian ủ bệnh lâu dài*\n\n### Thời kỳ ủ bệnh\n\nThời gian này được tính từ khi vết thương xuất hiện cho đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, có thể kéo dài từ 3 đến 21 ngày, với triệu chứng đầu tiên là cứng hàm. Khoảng 15% trường hợp khởi phát trong vòng 3 ngày sau chấn thương và 10% khởi phát trong vòng 14 ngày. Trung bình, các triệu chứng đầu tiên xuất hiện bảy ngày sau khi bị thương. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tình trạng càng nghiêm trọng.\n\n### Thời kỳ khởi phát\n\nGiai đoạn này bao gồm từ lúc bắt đầu cứng hàm đến lần co giật hoặc co thắt đầu tiên của hầu họng hoặc thanh quản. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 1 đến 7 ngày, nếu xuất hiện trong thời gian ngắn hơn, dưới 48 giờ thì tình trạng nghiêm trọng hơn.\n\nBệnh nhân gặp các triệu chứng như mỏi hàm, khó nuốt, nhai và há miệng. Sau đó, sự co thắt này cũng sẽ lan sang các cơ quan khác như co cơ mặt, làm nếp nhăn trán hiện rõ và cau mày, co thắt cơ cổ khiến cổ trở nên cứng và dần ngửa ra sau, co thắt cơ lưng, cơ bụng cứng và thấy rõ khi chạm vào, có thể nhìn thấy, co thắt cơ chi trên khiến cánh tay luôn ở tư thế cong...\n\nNhững cơn co cứng này khiến bệnh nhân đau đớn và khó di chuyển. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như sốt cao, vã mồ hôi, tim đập nhanh…\n\n### Thời kỳ toàn phát\n\nĐây là giai đoạn nặng của bệnh, có nhiều triệu chứng rõ ràng, từ cơn co giật toàn thân đầu tiên và co thắt cổ họng cho đến thuyên giảm. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần với các triệu chứng như co thắt toàn thân, khó thở, tím tái, co thắt cơ dẫn đến bí tiểu, bí ruột.\n\nNhững trường hợp nặng còn có thể bị rối loạn hệ thần kinh với biểu hiện như da nhợt nhạt, sốt cao trên 39 đến 40 độ, tiết nhiều đờm, đổ mồ hôi, huyết áp tăng hoặc giảm, [rối loạn nhịp tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/roi-loan-nhip-tim-la-gi-dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-hieu-qua-63342.html) hoặc suy tim, ngừng tim và các triệu chứng khác.\n\n### Thời gian thuyên giảm\n\nLúc này, các cơn co giật và các triệu chứng khác bắt đầu ít xảy ra và ít nghiêm trọng hơn, miệng có thể mở được và phản xạ nuốt trở lại. Giai đoạn này thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.\n\nPhòng ngừa uốn ván bằng cách sử dụng huyết thanh\n------------------------------------------------\n\nUốn ván là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng, có khả năng lây lan rất cao nên việc phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình. Khi người bệnh phát hiện có triệu chứng uốn ván cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và tiêm [huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html).\n\n![tac-dung-phu-cua-huyet-thanh-uon-van-la-gi 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_huyet_thanh_uon_van_la_gi_2_6c69782564.jpg)\n\n*Phòng ngừa uốn ván bằng cách sử dụng huyết thanh là điều cần thiết* \n\n### Hàm lượng huyết thanh uốn ván\n\n* Hàm lượng: 1500 đơn vị/ml, dạng ống tiêm. Cần bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C và tránh để đông đá vì để đông sẽ làm giảm hiệu quả. Nếu huyết thanh bị đông cứng phải loại bỏ ngay.\n* Chỉ định: Phòng uốn ván ở bệnh nhân bị động vật cắn hoặc vết thương sâu và điều trị bổ trợ khi bệnh nhân uốn ván có triệu chứng.\n* Chống chỉ định: Người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với huyết thanh chống uốn ván ngựa và phụ nữ có thai.\n\n### Cách sử dụng huyết thanh uốn ván\n\n**Dự phòng uốn ván**\n\nNgười bệnh cần sử dụng huyết thanh uốn ván để dự phòng ngừa sau chấn thương. Phương pháp sử dụng là Besredka với phác đồ tiêm là tiêm 0,1 ml, đợi 30 phút, tiêm 0,25 ml, đợi 30 phút, nếu không có phản ứng thì tiêm tiếp liều còn lại.\n\nLiều thông thường của huyết thanh kháng độc tố uốn ván để dự phòng sau chấn thương ở người lớn và trẻ em là 1500 đơn vị, dùng càng sớm càng tốt sau khi bị thương.\n\nTăng gấp đôi liều cho những người có vết thương dễ bị uốn ván hoặc những người thừa cân hoặc tiêm muộn (hơn 24 giờ sau khi bị thương).\n\n**Điều trị uốn ván**\n\n* Điều trị uốn ván ở sơ sinh: Liều 5.000 đến 10.000 đơn vị\n* Trẻ em và người lớn: Dùng 50.000 đến 100.000 đơn vị, một nửa tiêm dưới da và nửa còn lại tiêm bắp.\n\nTác dụng phụ của việc tiêm huyết thanh uốn ván\n----------------------------------------------\n\nĐối với những người mẫn cảm hoặc cơ địa dễ bị dị ứng, những người đã sử dụng huyết thanh uốn ván nhiều lần có thể gặp phản ứng bất lợi sau khi tiêm, chẳng hạn như nổi mề đay, ngứa, sưng tấy, khó thở, tụt huyết áp, viêm thận và trong trường hợp nặng có thể bị chóng mặt hoặc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay sau khi tiêm huyết thanh hoặc trong vòng vài giờ, thậm chí 7 đến 10 ngày sau khi tiêm.\n\nNgười bệnh cần chuẩn bị epinephrine để điều trị ngay trong trường hợp sốc phản vệ, tránh tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Bên cạnh đó, bác sĩ cần đặc biệt thận trọng ở những người trước đây đã được tiêm huyết thanh ngựa hoặc các động vật khác. Người tiêm cần thông báo kịp thời cho bác sĩ khi gặp những phản ứng bất lợi khi tiêm thuốc.\n\n![tac-dung-phu-cua-huyet-thanh-uon-van-la-gi 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_huyet_thanh_uon_van_la_gi_3_0acc918c18.jpg)\n\n*Khi gặp những phản ứng bất lợi khi tiêm thuốc, bạn cần thông báo kịp thời cho bác sĩ* \n\nLưu ý khi sử dụng huyết thanh kháng độc tố uốn ván\n--------------------------------------------------\n\n* Cần phải hiểu rõ về tiền sử dị ứng của bệnh nhân.\n* Thử phản ứng dị ứng thuốc trước khi tiêm.\n* Trong trường hợp huyết thanh ngựa chưa được sử dụng trước đó, có thể dùng đủ liều.\n* Nếu kết quả phản ứng quá mẫn là dương tính thì phải sử dụng phương pháp Besredka.\n* Nếu cần thiết, sử dụng thuốc kháng histamine trước khi tiêm huyết thanh.\n* Phải chuẩn bị sẵn thuốc và biện pháp chống sốc trước khi tiêm SAT.\n\nHy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về [tác dụng phụ của huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-huyet-thanh-uon-van-la-gi.html). Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong lên tới 95%. Trẻ có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng đáng sợ và những biến chứng nghiêm trọng trước khi chết. Nếu may mắn vượt qua và sống sót, đứa trẻ sẽ có nguy cơ cao phải chịu nhiều di chứng vĩnh viễn.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Góc giải đáp: Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không?", "abstract": "Vi rút HPV có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Cũng vì vậy, việc tiêm phòng vaccine HPV được đông đảo chị em quan tâm. Đặc biệt, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không? Hãy cùng giải đáp câu hỏi trên và tìm hiểu về vaccine phòng ngừa HPV trong bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Có hơn 100 chủng HPV, trong đó khoảng 40 chủng lây lan qua đường tình dục, có thể gây ra các bệnh lý ở bộ phận sinh dục. Vậy trước khi giải đáp câu hỏi “[Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-tiem-vaccine-hpv-co-ngua-duoc-lay-qua-hon-moi-khong.html)?” thì hãy cùng tìm hiểu về loại vi rút này đã nhé.\n\nVi rút HPV là gì?\n-----------------\n\n[Vi rút HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) (Human Papilloma Virus) là một loại vi rút gây u nhú ở người. Đa số các chủng HPV đều lành tính, chỉ gây ra mụn cóc ở bên ngoài da. Tuy nhiên, có khoảng 15 chủng HPV có nguy cơ cao dẫn tới ung thư cổ tử cung, điển hình như chủng HPV 16 và 18. Bên cạnh đó, các chủng vi rút HPV này còn có khả năng gây ra ung thư ở nhiều bộ phận khác như: Hậu môn, âm đạo, âm hộ, dương vật,...\n\n![Góc giải đáp: Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_tiem_vaccine_hpv_co_ngua_duoc_lay_qua_hon_moi_khong_1_9ceb1bbeae.jpg)\n\n*Vi rút HPV (Human Papilloma Virus) là một loại vi rút gây u nhú ở người*\n\nVi rút HPV có thể lây truyền cho bất kỳ ai thông qua việc tiếp xúc với người bị nhiễm khi quan hệ tình dục. Việc hôn hoặc chạm vào da ở vùng sinh dục của người nhiễm bằng miệng cũng gây ra nguy cơ lây nhiễm HPV rất cao.\n\nKhông chỉ vậy, nếu trên da có vết trầy xước hoặc vết thương hở mà vô tình tiếp xúc với đồ dùng cá nhân hoặc vật dụng của người nhiễm HPV thì cũng sẽ đưa đến khả năng lây nhiễm cao.\n\nTheo thống kê, trên toàn thế giới, vi rút HPV đã gây ra gần 1/20 những bệnh lý nguy hiểm về ung thư ở con người. Mỗi năm có khoảng 630.000 ca mắc mới với tỷ lệ nữ giới chiếm rất cao.\n\nHầu hết, khi mọi người nhiễm vi rút HPV ở giai đoạn đầu sẽ không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Do đó, rất khó để nhận biết bản thân có mắc phải loại vi rút này hay không. Nếu vô tình quan hệ tình dục hoặc để người thân tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng cá nhân của bản thân thì sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm rất cao.\n\nĐể phòng ngừa loại vi rút nguy hiểm này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chung thủy với một bạn tình,... Đồng thời, có thể lựa chọn tiêm chủng vaccine HPV để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn hơn cho bản thân.\n\nTìm hiểu về vaccine HPV\n-----------------------\n\n[Vaccine HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-tiem-khi-nao-ai-nen-tiem-vaccine-hpv.html) có tác dụng giúp tạo khả năng đáp ứng miễn dịch cho cơ thể để chống lại sự xâm nhập gây bệnh của vi rút HPV. Loại vaccine này sẽ hỗ trợ ngăn chặn lây nhiễm và giảm thiểu khả năng gây tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản bởi HPV chủng 6, 11, 16, 18. Đồng thời, làm giảm các loại ung thư ở bộ phận sinh dục, hậu môn, hầu họng.\n\n![Góc giải đáp: Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_tiem_vaccine_hpv_co_ngua_duoc_lay_qua_hon_moi_khong_2_05d72e79a0.jpg)\n\n*Vaccine HPV giúp tạo khả năng đáp ứng miễn dịch cho cơ thể để chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi rút HPV*\n\nHiện nay, vaccine HPV đã được sử dụng phổ biến ở trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Loại vaccine này được chứng minh an toàn và mang tới hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới.\n\nHai loại vaccine HPV là [Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html) và Gardasil đang được sử dụng chủ yếu hiện nay:\n\n### Gardasil 9\n\nĐây là loại vaccine cho hiệu quả đến 94%, có thể giúp phòng ngừa 9 chủng vi rút HPV đó là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. Những chủng này rất nguy hiểm, có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, [ung thư âm hộ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-am-ho-377.html), ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục,...\n\nLoại vaccine này được đánh giá là có tính an toàn và hiệu quả rất cao. Nó có thể sử dụng tiêm phòng cho cả nam lẫn nữ có độ tuổi từ 9 đến 27.\n\n### Gardasil\n\nVaccine Gardasil có thể giúp phòng ngừa vi rút HPV chủng 6, 11, 16 và 18. Loại vaccine này chỉ sử dụng tiêm cho nữ giới có độ tuổi khoảng từ 9 đến 26. Đặc biệt, được chỉ định cho cả phụ nữ đã hoặc chưa quan hệ tình dục.\n\nTiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không?\n----------------------------------------------------\n\nRất nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không. Bởi các bằng chứng đã cho thấy rằng, việc tiếp xúc qua da thông thường nhất là hôn sâu hoặc quan hệ tình dục bằng miệng đều có nguy cơ gây lây nhiễm vi rút HPV cao.\n\n![Góc giải đáp: Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_tiem_vaccine_hpv_co_ngua_duoc_lay_qua_hon_moi_khong_3_96ff48c0bf.jpg)\n\n*Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không?*\n\nHiện nay, tại Việt Nam đang sử dụng phổ biến 2 loại vaccine là Gardasil 9 và Gardasil. Như đã nói ở trên, những loại vaccine này sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cũng như giảm thiểu khả năng gây bệnh của vi rút HPV, nhất là giảm nguy cơ gây ra [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) ở phụ nữ. Vậy nên tiêm vaccine sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa lây nhiễm vi rút HPV thông qua các đường tiếp xúc, trong đó có cả hôn môi.\n\nCó thể thấy, tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng tránh vi rút HPV và các bệnh lý do loại vi rút này gây ra hữu hiệu nhất, đặc biệt là với phái nữ. Chính vì vậy, hãy chủ động tìm hiểu và tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cả gia đình.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có đầy đủ và đa dạng các loại vaccine phòng ngừa vi rút HPV hàng đầu hiện nay. Đảm bảo được tính an toàn cũng như hiệu quả cho mọi người.\n\nĐặc biệt, với việc tiêm chủng vaccine HPV, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của bản thân như: Mua hoặc đặt và giữ vắc xin theo yêu cầu, tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu,... Không chỉ vậy, Quý khách còn được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn vaccine thích hợp theo nhu cầu, vấn đề và cơ địa, thể trạng của mình.\n\nVậy nên nếu như bạn đang tìm kiếm một [địa chỉ tiêm phòng HPV uy tín](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vaccine-hpv-o-dau.html), đảm bảo chất lượng thì hãy liên hệ ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn nhé.\n\nHy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vaccine phòng ngừa vi rút HPV và giải đáp được thắc mắc “Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không?”. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác.\n\n", "date": "13/11/2023", "tags": ["Vaccine hpv", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván có sốt không?", "abstract": "Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm triệu chứng và tránh các biến chứng nghiêm trọng của những bệnh này là tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván khi được kê đơn. Vậy tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván có sốt không?", "md_content": "Theo nghiên cứu gần đây, bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván đang quay trở lại ở một số nơi trên thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, bệnh bạch hầu đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Vắc xin bạch hầu được ra đời để ngăn ngừa và điều trị chứng bệnh này, là loại vắc xin dành cho cả trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn.\n\nTìm hiểu về vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván\n--------------------------------------------\n\nĐây là loại vắc xin tạo ra kháng thể chống lại 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n### Bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván là gì?\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là bệnh về đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim và tử vong.\n\n![tiem-mui-bach-hau-ho-ga-uon-van-co-sot-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_1_e0048fea8d.jpg)\n\n*Bạch hầu là bệnh về đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm*\n\nHo gà cũng là một [bệnh về đường hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hieu-ro-ve-nguyen-nhan-gay-ra-cac-benh-ve-duong-ho-hap.html) lây lan qua đường thực phẩm và tiếp xúc qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây ra các biến chứng dẫn đến khó thở, viêm phổi, co giật, tổn thương não và thậm chí tử vong.\n\nUốn ván là bệnh do vi khuẩn tấn công vào vết thương hở. Vi khuẩn có thể nhanh chóng tấn công hệ thần kinh, gây co thắt, đặc biệt là ở đường hô hấp và nếu không được điều trị có thể gây tử vong.\n\n### Vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván là gì?\n\n[Vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html) tạo ra kháng thể có tác dụng ngăn ngừa bệnh hiệu quả và đã được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia bắt buộc cho trẻ em và phụ nữ mang thai.\n\n### Các loại vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván\n\n* Vắc xin sáu trong một (Infanrix Hexa và Hexaxim): Vắc xin bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não và viêm gan B.\n* Vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim): Bảo vệ chống bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm não và viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra.\n* Vắc xin DtaP (Adacel và Boostrix): Giúp [phòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-ngua-benh-ho-ga-bach-hau-uon-van-55753.html) vô bào.\n* Vắc xin Tdap: Vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà dành cho thanh thiếu niên và người lớn từ 11 tuổi trở lên.\n* Vắc xin DT và Td: Chỉ có tác dụng phòng bệnh uốn ván và bạch hầu, hiện nay không còn được sử dụng phổ biến.\n* Vắc xin 4 trong 1 (Tetraxim): Bảo vệ cơ thể giúp chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.\n\nTrong số đó, vắc xin ComBe Five, SII, DPT là những loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia của nước ta.\n\n![tiem-mui-bach-hau-ho-ga-uon-van-co-sot-khong 2.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_2_0f603e3bb5.png)\n\n*Vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván tạo ra kháng thể có tác dụng ngăn ngừa bệnh hiệu quả*\n\nTiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván có sốt không?\n-----------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể có các triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức tại chỗ tiêm, mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, cho con bú thường xuyên, cho con bú khi trẻ thức, theo dõi nhiệt độ cơ thể và không bôi bất cứ thứ gì tại chỗ tiêm. Tình trạng này có thể kéo dài 1 đến 2 ngày rồi tự hết.\n\nKhi trẻ bị sốt cần đo nhiệt độ và theo dõi chặt chẽ, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu trẻ không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Đồng thời, khi trẻ có dấu hiệu quấy khóc hoặc quấy khóc lâu ngày, mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.\n\nTriệu chứng bất thường cần lưu ý sau tiêm chủng\n-----------------------------------------------\n\nMột trong những vấn đề nghiêm trọng nhất khi tiêm chủng là phản ứng dị ứng, nhưng tỷ lệ gặp rất thấp. Phản ứng dị ứng thường gặp trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiến hành tiêm chủng.\n\nMặc dù phản ứng dị ứng rất hiếm nhưng luôn cần phải cảnh giác và can thiệp y tế ngay lập tức. Các triệu chứng có thể bao gồm khó thở hoặc thở khò khè, khàn giọng, nổi mề đay, xanh xao, suy nhược, nhịp tim không đều và chóng mặt.\n\nTrong một số ít trường hợp, nạn nhân bị co giật kéo dài, hôn mê hoặc suy giảm ý thức và tổn thương não. Nhưng cần lưu ý rằng những vấn đề trên hiếm khi xảy ra. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác nhận được liệu phản ứng dị ứng thực sự có liên quan đến vắc xin hay do nguyên nhân khác gây ra.\n\n![tiem-mui-bach-hau-ho-ga-uon-van-co-sot-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_bach_hau_ho_ga_uon_van_co_sot_khong_3_ba80c4daee.jpg)\n\n*Bệnh nhân có thể bị hôn mê sau tiêm chủng nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra*\n\nCách xử lý các phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván\n----------------------------------------------------------------------------\n\nBạn nên đưa con mình đến bác sĩ nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau sau khi tiêm một liều vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván:\n\n* Co giật hoặc ngất xỉu.\n* Khóc liên tục hơn 3 tiếng.\n* Sốt trên 40 độ C.\n\nNếu con bạn bị co giật vì bất kỳ lý do gì, cha mẹ nên ưu tiên hạ sốt nếu có. Sử dụng thuốc giảm đau không chứa aspirin trong vòng 24 giờ sau khi tiêm để giúp hạ sốt và giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi bị sốt vì nó có thể gây ra một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye, có thể gây tổn thương não, gan và đe dọa tính mạng.\n\nTrên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc [tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván có sốt không.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-mui-bach-hau-ho-ga-uon-van-co-sot-khong.html) Việc tuân thủ đúng lịch tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh hiểm nghèo mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Góc thắc mắc: Nên tiêm huyết thanh uốn ván khi nào? ", "abstract": "Hàng ngày, các bác sĩ cấp cứu kê đơn tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván để phòng ngừa uốn ván cho nhiều bệnh nhân có vết thương chảy máu. Vậy triệu chứng của bệnh uốn ván là gì, khi nào chúng ta cần tiêm huyết thanh uốn ván, cùng tìm hiểu ngay sau đây với nhà thuốc Long Châu nhé?\n", "md_content": "Theo nhiều nghiên cứu, uốn ván được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, việc tiêm phòng uốn ván là điều bắt buộc.\n\nUốn ván là gì? Chúng nguy hiểm đến mức nào?\n-------------------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh cấp tính, đe dọa tính mạng do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván là vi khuẩn Clostridium tetani gây ra nếu không được điều trị. Trực khuẩn này phát triển nhanh chóng ở những vùng cơ thể có vết thương hở, Clostridium tetani sau đó bắt đầu giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công các tấm vận động thần kinh cơ, khiến cơ của người nhiễm bệnh co rút, cứng lại và gây những cơn co giật nguy hiểm.\n\n![goc-thac-mac-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-khi-nao 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_nen_tiem_huyet_thanh_uon_van_khi_nao_1_c847bd131e.jpg)\n\n*Uốn ván được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong*\n\nThông thường, cơn động kinh xảy ra khi bị kích thích, nhưng đôi khi chúng xảy ra một cách tự phát. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc, vết thương hở, tình trạng kỵ khí và vị trí vết thương, các dấu hiệu lâm sàng có thể là uốn ván toàn thân hoặc uốn ván cục bộ.\n\nTrực khuẩn uốn ván thường ủ bệnh trong cơ thể từ 7 đến 10 ngày. Uốn ván có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn hệ thần kinh tự chủ, ngừng tim dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Không chỉ ở các nước châu Á mà ngay cả ở một số nước đang phát triển như châu Phi, Nam Mỹ, uốn ván sơ sinh cũng là nguyên nhân chính gây tử vong. Tỷ lệ tử vong do uốn ván còn phụ thuộc vào từng trường hợp hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, có thể lên tới 10% đến 80%.\n\nMột số triệu chứng thường gặp ở người bị uốn ván\n------------------------------------------------\n\nTheo thống kê của các cơ sở y tế, đa số các trường hợp đều có dấu hiệu uốn ván khoảng một tuần sau khi bị thương.\n\nCác trường hợp xuất hiện triệu chứng sau 3 ngày chiếm 15% và 10% số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau 14 ngày. Uốn ván hệ thống là dạng uốn ván phổ biến nhất và có các triệu chứng kinh điển như khó nuốt và cứng hàm. Một số người bị nhiễm uốn ván còn bị co thắt mạnh có thể gây [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html) và tím tái.\n\nHuyết thanh kháng độc tố uốn ván là gì?\n---------------------------------------\n\nHuyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT có tên tiếng Anh là Tetanus antitoxin, đây là dung dịch không màu hoặc màu vàng nhạt, thành phần được chiết xuất từ ​​huyết tương ngựa do Viện Vắc xin và Sinh học y tế Việt Nam sản xuất, được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm tiêm chủng hoặc trạm y tế trên toàn quốc.\n\n![goc-thac-mac-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-khi-nao 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_nen_tiem_huyet_thanh_uon_van_khi_nao_3_035cd9b2d7.jpg)\n\n*Huyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT có thành phần được chiết xuất từ ​​huyết tương ngựa*\n\n[Huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html) không phải là vắc xin mà là chế phẩm sinh học y tế có chứa kháng thể đặc hiệu chống lại độc tố uốn ván. Huyết thanh SAT được sử dụng để điều trị bệnh nhân uốn ván khi có triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván ở vết thương hoặc vết cắn của động vật.\n\nKhi nào nên tiêm huyết thanh uốn ván?\n-------------------------------------\n\nHuyết thanh uốn ván được sử dụng khi:\n\n* Phòng ngừa: Người có vết thương có nguy cơ nhiễm bào tử uốn ván, người có vết thương đã tiêm vắc xin uốn ván 10 năm trước, người có vết thương mà kế hoạch tiêm phòng uốn ván chưa đầy đủ hoặc không chắc chắn.\n* Điều trị: Chỉ định ở người bệnh uốn ván khi xuất hiện triệu chứng của bệnh.\n\nTuy nhiên, huyết thanh uốn ván chống chỉ định ở những bệnh nhân có:\n\n* Có tiền sử dị ứng với các sản phẩm có nguồn gốc từ ngựa. Trong trường hợp này cần chuyển sang dùng huyết thanh uốn ván có nguồn gốc từ người.\n* Phụ nữ có thai.\n\nLiều lượng và cách sử dụng huyết thanh uốn ván\n----------------------------------------------\n\n### Dự phòng khi bị thương\n\nTrong trường hợp phòng bệnh khi bị thương, liều huyết thanh uốn ván khuyến cáo là:\n\n* Tiêm 0,1ml và đợi 30 phút.\n* Tiêm 0,25 ml và đợi 30 phút.\n* Nếu không có phản ứng xảy ra, liều còn lại sẽ được tiêm.\n* Liều dự phòng thông thường sau chấn thương là 1500 đvqt.\n* Nên tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương.\n\nNên tăng liều gấp đôi đối với những người có vết thương dễ bị uốn ván, chậm bắt đầu tiêm chủng hoặc trọng lượng cơ thể rất cao.\n\n![goc-thac-mac-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-khi-nao 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_thac_mac_nen_tiem_huyet_thanh_uon_van_khi_nao_2_1ea1b8cfd4.jpg)\n\n*Tăng liều gấp đôi đối với những người có vết thương dễ bị uốn ván*\n\n### Khi điều trị uốn ván\n\nHiện nay, liều điều trị tối ưu và liều hiệu quả để [điều trị bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-co-o-dau-va-dieu-tri-nhu-the-nao-43587.html) vẫn chưa được xác định.\n\n* Liều khuyến cáo cho người lớn và trẻ em là 3000 đến 6000 đvqt.\n* Uốn ván sơ sinh: liều 5.000 đến 10.000 đvqt\n* Trẻ em và người lớn: 50.000 đến 100.000 đvqt, một nửa liều tiêm dưới da và một nửa tiêm bắp.\n\nBệnh uốn ván rất nguy hiểm và có thể gây tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở trẻ em. Nhưng bằng việc tiêm vắc xin uốn ván, đặc biệt là vắc xin uốn ván kết hợp có thể phòng ngừa hoàn toàn, hạn chế tối đa số lần và tần suất tiêm, giúp trẻ giảm đau, bảo vệ trẻ khỏi những nguyên nhân nguy hiểm của nhiều bệnh tật. Huyết thanh chống uốn ván SAT được sử dụng để ngăn ngừa uốn ván ở những người vừa bị thương. Vì vậy, sau khi bị thương bạn nên tiêm phòng càng sớm càng tốt và đến cơ sở tiêm chủng uy tín nhé!\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Có nên tiêm huyết thanh uốn ván cho bà bầu không?", "abstract": "Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ và bé. Các mẹ hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tầm quan trọng của tiêm huyết thanh uốn ván cho bà bầu trong bài viết dưới đây nhé.\n", "md_content": "Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Vì vậy, tất cả phụ nữ đều cần tiêm phòng uốn ván khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.\n\nBệnh uốn ván nguy hiểm thế nào?\n-------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Độc tố uốn ván tác động lên hệ thần kinh cơ, khiến người bệnh bị co thắt, co giật, có thể dẫn đến tử vong. Uốn ván sơ sinh phổ biến ở khu vực nông thôn và việc sinh nở tại nhà không đảm bảo vô trùng.\n\n![co-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-cho-ba-bau-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_huyet_thanh_uon_van_cho_ba_bau_khong_1_7df19ec0cf.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao*\n\nBệnh uốn ván chủ yếu lây lan qua các con đường sau:\n\n* Vi khuẩn thường có trong đất, bụi, phân và xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở trên da…\n* Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng lên nếu người phụ nữ sử dụng thiết bị bị ô nhiễm trong quá trình chuyển dạ hoặc phá thai.\n* Trẻ sơ sinh có thể bị uốn ván rốn nếu tay người cắt dây rốn, người chăm sóc dây rốn hoặc người hộ sinh không sạch sẽ. Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh nếu dùng dụng cụ không sạch sẽ để cắt bao quy đầu và rạch da, bôi chất bẩn vào vết thương.\n\nHuyết thanh uốn ván là gì?\n--------------------------\n\n[Huyết thanh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-uon-van-la-gi-nhung-ai-nen-dung-huyet-thanh-uon-van.html) là dung dịch không màu hoặc hơi vàng có nguồn gốc từ huyết tương ngựa. Sau khi gây miễn dịch, chế phẩm có chứa kháng thể đặc hiệu chống lại độc tố uốn ván.\n\nHuyết thanh uốn ván không phải là vắc xin mà là chế phẩm sinh học y tế có chứa kháng thể đặc hiệu chống lại độc tố uốn ván. Huyết thanh uốn ván được sử dụng để điều trị cho người bị uốn ván khi có triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván ở vết thương hoặc vết cắn của động vật.\n\nHuyết thanh này có tên là SAT và được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân uốn ván và phòng ngừa uốn ván.\n\nTiêm huyết thanh uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?\n-------------------------------------------------------\n\nHuyết thanh uốn ván là sản phẩm sinh học y tế có chứa kháng thể đặc hiệu chống lại độc tố uốn ván và được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân uốn ván hoặc để ngăn chặn sự phát triển của uốn ván trong trường hợp bị thương. Huyết thanh uốn ván được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương để tạo miễn dịch chủ động với giải độc tố uốn ván, loại độc tố này có thời gian bán hủy khá dài lên tới 28 ngày.\n\nHiện nay, không giống như vắc xin uốn ván, huyết thanh uốn ván chống chỉ định ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn cần cân nhắc, xem xét thời điểm tiêm huyết thanh trước khi biết mình có thai và đến các cơ sở y tế phụ sản để xác định tuổi thai và nhận được lời khuyên chính xác nhất.\n\n![co-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-cho-ba-bau-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_huyet_thanh_uon_van_cho_ba_bau_khong_2_a45d2ef828.jpg)\n\n*Huyết thanh uốn ván chống chỉ định ở phụ nữ mang thai*\n\nKhi nào bà bầu nên tiêm vắc xin uốn ván?\n----------------------------------------\n\nSau đây là lịch [tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-uon-van-cho-phu-nu-mang-thai-43588.html) theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Phụ nữ mang thai cần đến gặp bác sĩ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi tiêm vắc xin. Nếu bạn chưa từng tiêm phòng, chưa tiêm đủ 3 loại vắc xin này hoặc không biết lịch sử tiêm chủng của mình thì bạn sẽ cần tiêm vắc xin uốn ván theo lịch:\n\n* Lần 1: Tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vì 3 tháng đầu thai kỳ không ổn định nên hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ nên bắt đầu tiêm chủng vào thời điểm 3 tháng sau khi mang thai, tức khoảng 20 tuần.\n* Lần 2: Cách lần đầu ít nhất 1 tháng.\n* Lần 3: Ít nhất 6 tháng sau lần tiêm thứ 2 hoặc trong lần mang thai thứ 2.\n* Lần 4: Cách lần thứ 3 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai tiếp theo.\n* Lần 5: Tiêm cách lần thứ 4 ít nhất 1 năm hoặc trong lần mang thai tiếp theo.\n\nĐối với vắc xin uốn ván khi mang thai lần 2, nếu bạn đã tiêm 2 mũi ở lần mang thai trước và lần mang thai tiếp theo trong vòng 10 năm thì bạn chỉ cần tiêm một mũi bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu bạn đã tiêm 5 mũi và mũi cuối cách đây chưa đầy 10 năm thì bạn không cần tiêm mũi nữa vì cơ thể vẫn còn kháng thể bảo vệ. Nếu mang thai sau 10 năm cần tiêm 2 mũi.\n\nBà bầu nên cẩn thận khi tiêm vắc xin uốn ván\n--------------------------------------------\n\nDưới đây là một số điều mẹ bầu cần nhớ khi tiêm vắc xin uốn ván:\n\n* Bạn cần gặp bác sĩ trước khi tiêm và làm theo hướng dẫn tiêm của bác sĩ, không bao giờ tự tiêm. Ngoài ra, bà bầu cũng nên sắp xếp tiêm đủ liều để đảm bảo hiệu quả.\n\n![co-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-cho-ba-bau-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_huyet_thanh_uon_van_cho_ba_bau_khong_3_393b462c43.jpg)\n\n*Bạn cần gặp bác sĩ trước khi tiêm và làm theo hướng dẫn tiêm của bác sĩ*\n\n* Tác dụng phụ của việc tiêm phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai có thể bao gồm đau và sưng tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đây là lúc vắc xin bắt đầu hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ.\n\nNgoài việc tiêm phòng uốn ván, cũng cần hết sức chú ý đến công tác tiêm chủng và sinh nở để đảm bảo vệ sinh an toàn nhằm phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.\n\nHy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên [tiêm huyết thanh uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-huyet-thanh-uon-van-cho-ba-bau-khong.html) không. Mẹ bầu có thể đến các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín trên toàn quốc để tiêm phòng uốn ván. Trước khi tiêm chủng, các bà mẹ cần tìm hiểu địa điểm tiêm chủng uy tín, chất lượng và có dây chuyền bảo quản vắc xin tốt để đảm bảo cung cấp vắc xin có chất lượng cao nhất.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trước khi tiêm vaccine viêm gan B cần xét nghiệm gì?", "abstract": "Tiêm phòng viêm gan B là cần thiết để bảo vệ bạn và người thân khỏi nguy cơ nhiễm viêm gan B suốt đời và nhiễm các bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Vậy trước khi tiêm vaccine viêm gan B cần xét nghiệm gì, hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ!\n", "md_content": "Viêm gan B mãn tính là nguyên nhân chính gây ung thư gan. Tiêm vaccine viêm gan B là giải pháp tốt nhất giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và các biến chứng có thể xảy ra.\n\nViêm gan B và những hệ lụy\n--------------------------\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-bi-benh-viem-gan-b-co-nguy-hiem-khong.html) là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B tấn công và làm tổn thương gan. Những người mắc bệnh này có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng mãn tính, có thể dẫn đến tử vong do xơ gan hoặc [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html).\n\n![truoc-khi-tiem-vaccine-viem-gan-b-can-xet-nghiem-gi 1.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_vaccine_viem_gan_b_can_xet_nghiem_gi_1_17cb5e86fd.png)\n\n*Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B gây ra*\n\nKhi bị nhiễm viêm gan B, bệnh nhân có thể tự hồi phục và tự tạo khả năng miễn dịch bảo vệ, nhưng cũng có thể có nguy cơ:\n\n* Bị viêm gan tối cấp và tử vong vì suy gan.\n* Hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt virus nên bệnh sẽ tiến triển mãn tính theo thời gian.\n\nTại sao bạn nên chủng ngừa viêm gan B?\n--------------------------------------\n\nTiêm vaccine viêm gan B giúp ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B và các biến chứng của nó, đặc biệt là suy gan và xơ gan. Mặc dù viêm gan tối cấp hiếm gặp nhưng tình trạng này có liên quan đến tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.\n\nTrên thực tế, chương trình tiêm chủng phổ cập cho trẻ sơ sinh tại các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc viêm gan B mạn tính, giảm tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em từ 10% xuống chỉ còn 1% và giảm hoàn toàn tỷ lệ mắc viêm gan B mạn tính, giảm một nửa tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi.\n\nTiêm vaccine viêm gan B cần xét nghiệm gì?\n------------------------------------------\n\nTheo thống kê của Bộ Y tế, có từ 8% đến 25% dân số mắc bệnh viêm gan B, đây là một con số rất cao và khiến bệnh viêm gan B trở thành mối lo ngại của ngành y tế và toàn xã hội. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Bộ Y tế, nước ta chỉ tiêm chủng phổ cập vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ.\n\nĐối với người lớn, nếu chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì tuyệt đối nên [tiêm vaccine viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-viem-gan-b-co-bi-lay-nua-khong.html). Tiêm vaccine viêm gan B được coi là rất an toàn và không có chống chỉ định.\n\nMay mắn thay, không giống như HIV và các loại virus viêm gan khác có chung đường lây truyền, chẳng hạn như [viêm gan C](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-c-144.html) và viêm gan D, viêm gan B đã có vaccine có thể giúp ngăn ngừa bệnh này.\n\nTrước khi tiêm vaccine, bạn sẽ cần xét nghiệm máu để xem liệu mình có bị nhiễm bệnh hay không và cơ thể bạn có kháng thể hay không. Ít nhất hai xét nghiệm cần làm trước khi tiêm chủng là HBsAg và antiHBs.\n\n![truoc-khi-tiem-vaccine-viem-gan-b-can-xet-nghiem-gi 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_vaccine_viem_gan_b_can_xet_nghiem_gi_2_3d0a829c67.jpg)\n\n*Trước khi tiêm vaccine viêm gan B, bạn sẽ cần xét nghiệm máu*\n\n* HBsAG (-), antiHBs(+): Đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.\n* HBsAG (-), antiHBs(-): Có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.\n* HBsAG (+), antiHBs(-): Cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà chuyên gia quyết định hỗ trợ cải thiện hay theo dõi.\n\nMột số lưu ý khi tiêm vaccine viêm gan B\n----------------------------------------\n\n### Ghi nhớ lịch tiêm chủng\n\nĐể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh của vaccine viêm gan B và tất cả các loại vaccine khác cần phải tuân thủ lịch tiêm chủng nhắc lại.\n\nHiện nay, hầu hết các trường hợp, lịch tiêm chủng người dân áp dụng là 0-1-6, cụ thể:\n\n* Mũi tiêm đầu tiên: Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, bạn sẽ đủ điều kiện tiêm vắc xin.\n* Mũi thứ 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi thứ 3: Sáu tháng sau mũi tiêm đầu tiên.\n\nCần phải tiêm chủng đúng ba lần và đầy đủ theo kế hoạch để thiết lập mức kháng thể bảo vệ lâu dài. Một đến hai tháng sau lần tiêm thứ ba, có thể thực hiện xét nghiệm antiHBs để xem có đủ kháng thể bảo vệ hay không.\n\nTheo thời gian, lượng kháng thể giảm dần. Một liều vaccine tăng cường sẽ giúp khởi động bộ nhớ của hệ thống miễn dịch để tái tạo lượng kháng thể được tạo ra trước đó sau lần tiêm chủng đầu tiên.\n\nNgoài vaccine viêm gan B, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn trong môi trường sống hiện nay cũng gây tổn hại rất lớn cho gan. Vì vậy, việc hỗ trợ chức năng chống độc, phòng bệnh của gan và giúp gan thực hiện 500 chức năng giải độc, trao đổi chất và dự trữ là rất cần thiết.\n\n![truoc-khi-tiem-vaccine-viem-gan-b-can-xet-nghiem-gi 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_vaccine_viem_gan_b_can_xet_nghiem_gi_3_81dd76f361.jpg)\n\n*Việc hỗ trợ chức năng chống độc, phòng bệnh của gan và giúp gan trao đổi chất và dự trữ là rất cần thiết*\n\n### Cần tiêm lại vaccine khi nồng độ kháng thể thấp\n\nTiêm vaccine viêm gan B có giúp ngừa bệnh 100% hay không là câu hỏi được nhiều người muốn biết. Trên thực tế, tiêm phòng viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhưng không phải hiệu quả 100%. Có nhiều trường hợp nhiễm viêm gan B dù đã tiêm phòng.\n\nCụ thể, khi bạn có đủ kháng thể bảo vệ sau 3 lần tiêm chủng, bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian dài nhưng khả năng sản sinh kháng thể bảo vệ là >90%.\n\nTrong một số trường hợp, kháng thể có thể giảm xuống dưới mức bảo vệ, chẳng hạn như ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc những người cần truyền máu thường xuyên do mắc bệnh. Trước tình trạng trên, các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm kháng thể và tiêm chủng tăng cường để giúp tăng nồng độ kháng thể.\n\nHy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc [tiêm vaccine viêm gan B cần xét nghiệm gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truoc-khi-tiem-vaccine-viem-gan-b-can-xet-nghiem-gi.html). Để có được hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B hiệu quả nhất, trẻ em và người lớn cần được tiêm vaccine theo đúng lịch trình và số mũi tiêm được khuyến nghị. Số lượng vaccine viêm gan B được khuyến nghị thay đổi tùy theo độ tuổi.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?", "abstract": "Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức y tế, việc xem xét và cập nhật chương trình tiêm chủng mở rộng là rất quan trọng. Nhiều loại vắc xin đã trở thành phần không thể thiếu trong các chương trình này. Vậy tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?\n", "md_content": "Việc tiêm vắc xin quai đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nỗ lực phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Vậy chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng là gì?\n--------------------------------------\n\n[Chương trình Tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) (CTTCMR) là một chương trình y tế công cộng được triển khai tại Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế thực hiện. Với sự hỗ trợ bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chương trình nhằm cung cấp các loại vắc xin miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến trong cộng đồng có tính nghiêm trọng. Chương trình này đã cho thấy thành tựu lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, đóng góp làm giảm phần giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra.\n\n![Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_chuong_trinh_tiem_chung_mo_rong_co_mui_quai_bi_khong_3_a9ec194da0.jpg)\n\n*Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng*\n\nViệc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là vô cùng quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới đây là danh sách các mũi vắc xin được triển khai trong CTTCMR năm 2023 mới nhất cho trẻ:\n\n* Vắc xin phòng ngừa bệnh lao phổi;\n* Vắc xin phòng viêm gan B;\n* Vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* Vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* Vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* Vắc xin phòng bệnh bại liệt (dạng uống và tiêm);\n* Vắc xin phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib;\n* [Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vaccine-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-jevax-1ml.html);\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng rubella;\n* Vắc xin bệnh tả (áp dụng khu vực có nguy cơ cao);\n* Vắc xin phòng thương hàn (áp dụng khu vực có nguy cơ cao).\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?\n-----------------------------------------------------\n\nNhiều người thắc mắc rằng trong chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? Thì câu trả lời là hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai năm 2023 không bao gồm mũi vắc xin quai bị. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người dân về tiêm chủng, những người có nhu cầu có thể đăng ký các mũi tiêm chủng dịch vụ, trong đó có mũi quai bị.\n\nTrong chương trình tiêm mở rộng của Bộ y tế, vắc xin quai bị được khuyến cáo cho trẻ từ 1 tuổi, và một liều nhắc lại sẽ được tiêm khi trẻ đạt 4 tuổi. Việc [tiêm vắc xin quai bị cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-phong-quai-bi-cho-tre-cha-me-can-luu-y-43347.html) dưới 12 tháng tuổi không đem lại hiệu quả kéo dài. Trường hợp trẻ được tiêm dưới 12 tháng, cần phải tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật.\n\nBên cạnh đó, đối với chị em phụ nữ có dự định mang thai cũng được khuyến nghị là nên tiêm vắc xin quai bị. Tuy nhiên, trước khi tiêm, cần thực hiện xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra mức kháng thể quai bị. Sau khi tiêm vắc xin này, phụ nữ nên tránh việc trong ít nhất 3 tháng.\n\n![Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_2_fed83ef805.jpg)\n\n*Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không?* \n\nĐể việc tiêm chủng phòng ngừa đạt hiệu quả tốt, ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của tiêm chủng như thời điểm độ tiêm chủng, loại vắc xin, tình trạng sức khỏe cá nhân thì điều quan trọng không kém là được thực hiện bởi các cán bộ y tế có chuyên môn và cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng.\n\nVì sao tiêm vắc xin quai bị là điều cần thiết?\n----------------------------------------------\n\n[Bệnh quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như sốt, sưng tuyến nước bọt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Trong một số trường hợp, bệnh quai bị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng và viêm màng não.\n\nTheo ngành y, bệnh quai bị vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu và có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc đưa vắc xin quai bị vào chương trình tiêm chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức y tế hàng đầu trên thế giới khuyến khích là cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\nVắc xin quai bị có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin quai bị sau khi tiêm đủ 2 liều là khoảng 90 - 95%. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin quai bị là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Tiêm vắc xin quai bị giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh quai bị, từ đó giúp bảo vệ những người không thể được tiêm vắc xin, chẳng hạn như trẻ sơ sinh, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu.\n\nNgoài ra, tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin quai bị là rất hiếm gặp. Chỉ có một số tác dụng phụ thường gặp sau, bao gồm: Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, [mệt mỏi,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) nhức đầu,...\n\n![Hỏi đáp: Chương trình tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_chuong_trinh_tiem_chung_mo_rong_co_mui_quai_bi_khong_1_2c09fd3926.jpg)\n\n*Vắc xin quai bị có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh*\n\nTrên đây là lời giải đáp của Long Châu về vấn đề [tiêm chủng mở rộng có mũi quai bị không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-co-mui-quai-bi-khong.html). Tóm lại, tiêm vắc xin quai bị được xem là một phương pháp an toàn và hiệu quả, được khuyến khích trong chương trình tiêm chủng ở cả trẻ em và người lớn.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? Tầm quan trọng của vaccine Rota", "abstract": "Trẻ em bị mắc phải virus Rota được ước tính với con số không hề nhỏ, vì vậy, các bậc phụ huynh thường thắc mắc tiêm ngừa virus rota có trong tiêm chủng mở rộng không? Cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.\n", "md_content": "Trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng hiện nay, việc tích hợp Rota vào lịch tiêm chủng đang thu hút sự chú ý với những ưu điểm đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Rota, một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt đe dọa sức khỏe của trẻ nhỏ, vì thế, Rota có trong tiêm chủng mở rộng không được rất nhiều phụ huynh quan tâm.\n\nVirus Rota là gì?\n-----------------\n\nTrước khi giải đáp cho thắc mắc Rota có trong tiêm chủng mở rộng không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về Rota cũng như những ảnh hưởng của loại virus này đối với sức khỏe. [Virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html) là một trong những loại virus gây ra tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ước tính hằng năm trên thế giới có đến hơn 215.000 ca tử vong do loại virus này gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh, gây ra viêm dạ dày và viêm ruột, đi kèm với nó là các triệu chứng như tiêu chảy nặng, buồn nôn, mắc ói, đau bụng và mất nước ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người trưởng thành.\n\n![Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_2_179af467c1.png)\n\n*Virus Rota là một trong những loại virus gây ra tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh*\n\nVirus Rota có thể lây truyền qua bất cứ thứ gì khi người bệnh chạm vào, như: Thực phẩm, tay nắm cửa, thang máy, đồ dùng, các bề mặt lâu ngày không được khử trùng cũng có nguy cơ chứa virus Rota rất cao.\n\nHiện nay chưa có loại thuốc nào có thể trị được virus Rota, [kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-sinh-la-gi-ban-can-biet-gi-ve-thuoc-khang-sinh-46454.html) cũng không thể kháng được virus Rota, việc điều trị cũng dựa vào việc điều trị các triệu chứng của nó. Virus Rota có thể ở trong cơ thể từ một tuần đến 10 ngày, trong lúc đang bị nhiễm phải virus Rota, người bệnh cần bổ sung nhiều nước để tránh bị mất nước.\n\nCác triệu chứng khi người bệnh nhiễm phải virus Rota có thể nhắc đến như: Ngủ li bì, uống ít nước, nôn ói nhiều, phân có màu đen hoặc máu và mủ, sốt hơn 24h,... Nếu nghi ngờ một người bị mắc phải virus Rota, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra vì đây là một loại virus lây lan rất mạnh.\n\nVaccine Rota có trong tiêm chủng mở rộng không?\n-----------------------------------------------\n\nTheo lộ trình tăng số lượng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, sẽ có 4 loại vaccine được triển khai vào chương trình tiêm chủng này, giai đoạn 2022 - 2030 các loại vaccine như: Vaccine phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, phế cầu, [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) và cúm mùa sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.\n\nVaccine Rota là loại vaccine được nghiên cứu để sử dụng trong việc bảo vệ chống nhiễm trùng virus Rota, đồng thời giảm nguy cơ tử vong do virus Rota ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh tiêm phòng virus Rota, những việc như rửa tay, sử dụng nước sạch và vệ sinh sạch sẽ cũng là những cách phòng ngừa Rota.\n\nHiện nay có 2 loại vaccine được cấp phép sử dụng cho trẻ em ở Hoa Kỳ, đó là RotaTeq và Rotarix. Tuy nhiên, nếu trẻ có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vaccine Rota trước đó hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc thì không nên tiêm phòng virus Rota. Đồng thời, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do mắc phải các bệnh như tắc nghẽn đường ruột cũng không nên tiêm phòng virus Rota.\n\n![Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_1_3bbecc4bf6.jpg)\n\n*Tiêm ngừa virus Rota có trong tiêm chủng mở rộng không là điều mà nhiều phụ huynh thắc mắc*\n\nTầm quan trọng của Rota trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng\n-----------------------------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Và tầm quan trọng của vaccine Rota trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng có thể nhắc đến như sau:\n\n### Ngăn chặn sự lây lan của Rota\n\nVirus Rota thường lây lan qua đường nước, và việc tiêm chủng không chỉ bảo vệ trẻ em khỏi mức độ nặng của bệnh tiêu chảy mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của loại vi khuẩn này bên trong cộng đồng. Đây như là một biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ, giúp định hình một môi trường an toàn hơn cho toàn bộ cộng đồng.\n\n### Tăng cường an toàn y tế cộng đồng\n\nViệc mở rộng tiêm chủng Rota không chỉ là bảo vệ cá nhân mà còn là nỗ lực hướng tới sự an toàn cho cộng đồng. Điều này giảm áp lực lên hệ thống y tế bằng cách giảm số lượng trẻ em phải nhập viện do bệnh tiêu chảy, tạo ra một môi trường y tế ổn định và bền vững.\n\n### Giảm tỷ lệ tử vong\n\nRota có thể gây tử vong do [nhiễm trùng đường ruột](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-duong-ruot-1326.html), và việc tiêm chủng là một biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ tử vong này. Bằng cách đơn giản như tiêm chủng, chúng ta có thể bảo vệ những sinh linh nhỏ bé và yếu đuối khỏi những hậu quả nặng nề của căn bệnh này.\n\n![Rota có trong tiêm chủng mở rộng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rota_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_3_55c1b61f37.jpg)\n\n*Rota có thể gây tử vong do nhiễm trùng đường ruột*\n\n### Ưu điểm phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm\n\nTích hợp Rota vào chiến dịch tiêm chủng mở rộng không chỉ là biện pháp phòng ngừa mà còn giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Đây là một phần quan trọng của chiến lược y tế công cộng, đặc biệt là trong các khu vực có điều kiện vệ sinh kém.\n\nTại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), dịch vụ tiêm chủng Rota được cung cấp chuyên nghiệp và hiệu quả. Vắc xin Rota giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm nhiễm do Rotavirus, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em. Việc tiêm chủng Rota tại đây không chỉ đảm bảo an toàn mà còn hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ, giúp trẻ phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. \n\nTrong bối cảnh đầy thách thức của thế giới ngày nay, việc có Rota trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng không chỉ là một cơ hội để bảo vệ sức khỏe của trẻ em mà còn là một cam kết mạnh mẽ đối với sự phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Chúng ta đang xây dựng một tương lai với nhiều tiềm năng và an toàn hơn, từng liều vắc xin một. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc Rota là gì và [Rota có trong tiêm chủng mở rộng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rota-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html)? Cùng theo dõi chúng tôi để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì?", "abstract": "Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin uốn ván. Có những vấn đề xung quanh tiêm vắc xin như sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp cho vấn đề này.\n", "md_content": "Uốn ván do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra rất nguy hiểm, bệnh để lại hậu quả lớn về sức khỏe và tăng chi phí điều trị. Bên cạnh việc tiêm phòng uốn ván, mọi người cần chú ý sau khi tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất.\n\nBệnh uốn ván là gì?\n-------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố này gây co cứng cơ, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Vi khuẩn này chịu nhiệt rất tốt và kháng hầu hết thuốc sát trùng, bào tử có thể tồn tại trong nhiều năm. Chúng còn phân bố ở khắp mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất, tro, đường ruột/phân của động vật và con người, trên bề mặt da và các dụng cụ rỉ sét như đinh, kim, dây thép gai,... Có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở, sau đó vi khuẩn sẽ sản sinh độc tố uốn ván.\n\n![uốn ván 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_1_81ec396e6e.jpg)\n\n*Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra*\n\nCác triệu chứng của bệnh uốn ván thường xuất hiện từ 3 đến 21 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng ban đầu thường là cứng hàm, khó nuốt, khó nói. Sau đó, các cơ khác của cơ thể cũng có thể bị co cứng, bao gồm cơ mặt, cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng, cơ chân tay,... Các cơn co cứng có thể xảy ra đột ngột và dữ dội, có thể gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.\n\nBệnh uốn ván có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) và có thể dẫn đến tử vong.\n\nVắc xin uốn ván là gì? Khi nào phải tiêm phòng vắc xin uốn ván?\n---------------------------------------------------------------\n\nUốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ vào năm 2017 cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị cho một trẻ em mắc uốn ván là hơn 800.000 USD. Vì thế, tiêm ngừa [vắc xin phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html) là biện pháp tối ưu nhất giúp phòng ngừa và hạn chế hậu quả do căn bệnh này gây ra.\n\nNhững đối tượng cần tiêm ngừa vắc xin uốn ván bao gồm:\n\n* Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15- 44 tuổi).\n* Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên.\n* Người có vết thương hở, đặc biệt là các vết thương sâu, bẩn, hoặc vết thương do kim tiêm, vật nhọn đâm vào.\n* Người có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván như nông dân, công nhân xây dựng, nhân viên y tế.\n* Người sống ở các khu vực có tỷ lệ mắc uốn ván cao.\n\nTuy nhiên, bạn cần thăm khám để được tư vấn và hướng dẫn về chương trình tiêm chủng phù hợp, cũng như theo lịch tiêm chủng của mỗi loại vắc xin.\n\n![uốn ván 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uon_van_2_5a8d86579b.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói tiêm chủng phòng ngừa bệnh uốn ván*\n\nHiện nay, bạn có thể tiêm phòng ngừa uốn ván tại các cơ sở y tế được cấp phép. Trong đó, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đã được cấp phép tiêm chủng hiện đang cung cấp các gói tiêm chủng phòng ngừa bệnh uốn ván bao gồm uốn ván như gói vắc xin 6 trong 1 của HEXAXIM, INFANRIX HEXA; gói vắc xin 4 trong 1 TETRAXIM; gói 3 trong 1 ADACEL hoặc vắc-xin uốn ván hấp phụ (TT) với giá giao động từ 144.000đ đến 1.020.000đ. Tiêm vắc xin uốn ván là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh uốn ván.\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì?\n------------------------------------------------------\n\nCũng như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm uốn ván, cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván. Trong thời gian này, hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ. Do đó, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cung như hạn chế các loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến tiêm vắc xin uốn ván. Dưới đây là một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và những thực phẩm nên ăn.\n\n### Thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm vắc xin uốn ván\n\nMột số thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm vắc xin uốn ván bao gồm:\n\n* **Chất kích thích:** Nên tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn. Vì chúng có thể gây ức chế, làm suy giảm sức đề kháng và làm giảm hiệu quả vắc xin. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả vắc xin.\n* **Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa:** Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu như các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ,... Vì chúng khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để sản sinh kháng thể. Ngoài ra, thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ của vắc xin uốn ván, chẳng hạn như sốt, sưng đỏ tại chỗ tiêm,...\n\n![Sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì và nên ăn gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_tiem_vac_xin_uon_van_kieng_an_gi_va_nen_an_gi_3_f532db95de.jpg)\n\n*Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa là đáp án cho câu hỏi sau tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì*\n\n### Những thực phẩm nên ăn tiêm vắc xin uốn ván\n\nTheo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, bạn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi và [tăng cường hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/8-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-50926.html). Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước để giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố.\n\nTrên đây là một số thông tin Long Châu chia sẻ đến các bạn về vắc xin phòng bệnh uốn ván và những lưu ý sau khi [tiêm vắc xin uốn ván kiêng ăn gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-tiem-vac-xin-uon-van-kieng-an-gi-va-nen-an-gi.html)? Nên ăn gì? Hy vọng bài viết có ích cho bạn, giúp bạn hiểu và phòng ngừa hiệu quả hơn. Vắc xin uốn ván là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Tiêm vắc xin uốn ván giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh uốn ván, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi", "abstract": "Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền và hay gặp nhất ở trẻ em. Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ. Vậy vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi loại nào tốt, an toàn?", "md_content": "Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền và gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Tuy là bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể để lại những biến chứng khôn lường như xuất huyết, viêm màng não,... Do vậy, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi đang được sử dụng hiện nay.\n\nBệnh thủy đậu là gì và mức độ nguy hiểm thế nào?\n------------------------------------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella, có khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là trong môi trường ẩm. Biểu hiện chính của bệnh là nốt mụn nước lan rộng trên cơ thể trong vòng 24 giờ. Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều đường, gây ra những biến chứng nguy hiểm và sẹo da. Thủy đậu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì thế hiểu biết về bệnh là quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.\n\nNếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thủy đậu có thể phát triển nhanh chóng, gây biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm vi khuẩn, viêm da và mất thẩm mỹ do sẹo.\n\nBệnh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi, thậm chí là [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html) - màng não, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Thủy đậu cũng có thể được truyền từ mẹ sang con, đặc biệt là trong giai đoạn thai nhi 3 tháng tuổi hoặc sắp sinh, có thể gây ra các vấn đề bẩm sinh như đầu nhỏ, sẹo, và các vấn đề về thị lực.\n\nSau khi điều trị, virus thủy đậu có thể ngủ đông trong hạch thần kinh, và khi sức đề kháng giảm sút, virus có thể tái hoạt động gây ra bệnh Zona thần kinh, một tình trạng nguy hiểm khác. Để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm này, cách tốt nhất là tiêm vắc xin phòng thủy đậu.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_thuy_dau_cho_tre_9_thang_tuoi_1_a333df36ad.jpg)\n\n*Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella gây ra*\n\nVắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi được sử dụng hiện nay\n-----------------------------------------------------------\n\nHiện nay, vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi được cấp phép là Varilrix. Đây là một loại vắc xin đông khô, được sản xuất từ chủng Oka sống, đã được giảm độc lực của virus varicella-zoster thông qua phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người. Varilrix đang được kỳ vọng là một giải pháp quan trọng trong phòng ngừa thủy đậu, đặc biệt là khi bệnh trở nên nguy hiểm và lây lan nhanh chóng.\n\n[Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html) được sản xuất và phát triển bởi GlaxoSmithKline (GSK - Bỉ), một trong những hãng dược hàng đầu thế giới. Nghiên cứu đã chứng minh rằng vắc xin này có hiệu lực bảo vệ trẻ em và người lớn trước virus gây thủy đậu với tỷ lệ bảo vệ lên đến hơn 96%. Đây là một thành tựu đáng chú ý, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong bối cảnh thủy đậu đang trở thành một mối đe dọa toàn cầu với tốc độ lây lan nhanh chóng và biến chứng nguy hiểm.\n\nVắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi Varilrix trở thành vắc xin phòng thủy đậu sớm nhất hiện nay. Đây là một thông tin vô cùng hạnh phúc đối với hàng triệu gia đình Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch thủy đậu gây lo ngại trên khắp nơi.\n\nTheo thông tin từ GSK, Varilrix không chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ mà còn ít gây ra các phản ứng phụ đối với trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch. Vắc xin này đã được triển khai rộng rãi trên toàn cầu trong nhiều năm và hiệu quả của nó tiếp tục làm nổi bật tính an toàn và khả năng kích thích miễn dịch cho cơ thể người.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/tim_hieu_ve_vac_xin_thuy_dau_cho_tre_9_thang_tuoi_2_b139a5b416.jpg)\n\n*Varilrix là vắc xin có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh 9 tháng*\n\nTác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin Varilrix\n-------------------------------------------------\n\nTùy theo cơ địa mà mỗi trẻ sẽ có phản ứng khác nhau khi tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi Varilrix. Dưới đây là một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm loại vắc xin này:\n\n* Phản ứng tại vị trí tiêm có thể bao gồm nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau và tăng nhạy cảm tại khu vực tiêm. Có xu hướng gia tăng tỷ lệ đau, đỏ và sưng sau liều tiêm thứ hai so với sau liều tiêm đầu tiên. Ngoài ra, các phản ứng toàn thân có thể bao gồm [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa và tiêu chảy.\n* Tương tự như các loại vắc xin thủy đậu khác, vắc xin Varilrix cũng có khả năng gây ra phát ban dạng thủy đậu ở khu vực tiêm vắc xin, tuy nhiên, những biểu hiện này thường nhẹ hơn so với những người không tiêm vắc xin.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_thuy_dau_cho_tre_9_thang_tuoi_3_2cf6ee1fe0.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu Varilrix có thể gây đau đầu sau tiêm*\n\nTiêm vắc xin Varilrix ở đâu tốt và uy tín?\n------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao, người dân nên đưa con em mình đến các trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy để tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị hàng đầu với việc cung cấp các loại vắc xin mới nhất, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn cầu.\n\nSở hữu một hệ thống kho lạnh tuân thủ chuẩn quốc tế GSP, Long Châu đảm bảo rằng tất cả các loại vắc xin được lưu trữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn, đáp ứng đúng các yêu cầu của nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc vắc xin luôn duy trì chất lượng tốt nhất trước khi đến tay người sử dụng.\n\nĐội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều đã đạt chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo một cách toàn diện để có kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng thực hành cao nhất trong việc tiêm chủng an toàn.\n\nHiện tại, vắc xin phòng thủy đậu Varilrix tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có giá khoảng 935.000 đồng/mũi (mức giá có thể có chênh lệch thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\n![Tìm hiểu về vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_thuy_dau_cho_tre_9_thang_tuoi_4_0bf809d8af.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tiêm uy tín, an toàn*\n\nTrên đây là những thông tin tổng hợp về [vắc xin thủy đậu cho trẻ 9 tháng tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-thuy-dau-cho-tre-9-thang-tuoi.html) Varilrix. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và những lưu ý sau khi tiêm loại vắc xin này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc tiêm chủng vắc xin, hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được giải đáp kịp thời bạn nhé!\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["vaccine thủy đậu", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Lưu ý gì khi tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn?", "abstract": "Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả người lớn. Để phòng ngừa biến chứng của thủy đậu, nên tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn càng sớm càng tốt.", "md_content": "Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả người lớn. Do đó, để phòng ngừa biến chứng của thủy đậu, chúng ta cần tiêm phòng vắc xin thủy đậu càng sớm càng tốt. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu việc tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn trong bài viết dưới đây.\n\nCó nên tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn?\n-------------------------------------------\n\nThủy đậu, một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người khỏe mạnh, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể. Sau khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh thường ủ và phát triển trong khoảng 1 - 3 tuần.\n\nNgười mắc thủy đậu thường trải qua các triệu chứng đặc trưng, bao gồm sự xuất hiện của các đốm đỏ nhỏ ban đầu trên ngực và mặt, lan rộ sau đó trên toàn bộ cơ thể. Các đốm này sau đó chuyển thành mụn nước ngứa, vỡ ra và hình thành vết loét, tạo ra vảy. Bệnh nhân cũng có thể trải qua các triệu chứng giống cúm như chán ăn, mệt mỏi, [đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html), và đau nhức cơ thể.\n\nMặc dù thủy đậu ở người lớn không thường gây nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn da, xương, mô mềm, viêm não và [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), có thể dẫn đến tử vong.\n\nTrong bối cảnh này, việc chủ động phòng ngừa thông qua việc tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn trở thành một lựa chọn ưu tiên và hiệu quả nhất. Phụ nữ chuẩn bị mang thai, những người là nhân viên y tế, chưa từng mắc thủy đậu, hoặc sống trong vùng dịch, việc tiêm vắc xin thủy đậu không chỉ là biện pháp an toàn mà còn là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan và nguy cơ mắc bệnh.\n\n![Lưu ý gì khi tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_gi_khi_tiem_vac_xin_thuy_dau_cho_nguoi_lon_1_57b26cd34c.jpg)\n\n*Thủy đậu có thể gây nhiễm khuẩn huyết ở người lớn*\n\nLưu ý gì khi tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn?\n-------------------------------------------------\n\nMặc dù khả năng lây lan virus thủy đậu ở người lớn thấp hơn so với trẻ nhỏ nhưng biến chứng để lại là khó lường. Do đó, mọi người dân đều nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu và lưu ý một số vấn đề sau:\n\n### Khi nào nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho người lớn?\n\nNhững người đã từng mắc bệnh thủy đậu phần lớn sẽ phát triển khả năng miễn dịch với virus gây bệnh này. Do đó, nếu bạn trải qua thủy đậu khi còn nhỏ, khả năng lớn là bạn sẽ không mắc lại khi trở thành người lớn.\n\nTuy nhiên, có những tình huống khiến người đã có khả năng miễn dịch với virus thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh lần thứ hai, đặc biệt là khi hệ miễn dịch yếu đuối, đặc biệt là trong mùa dịch. Do đó, người lớn được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước thời điểm mùa dịch bắt đầu ít nhất 1 tháng. Điều này là do vắc xin cần một khoảng thời gian 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại virus thủy đậu.\n\nTại Việt Nam, dịch thủy đậu thường bắt đầu vào tháng 1, đạt đỉnh vào khoảng tháng 3, và kết thúc vào tháng 5 - là cuối mùa cao điểm. Tuy nhiên, ngoài thời gian dịch, người lớn vẫn có thể mắc thủy đậu bất cứ khi nào trong năm, đặc biệt là khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại bệnh.\n\nKhông nên chờ đến mùa dịch mới đi tiêm phòng vắc xin, vì có nguy cơ cao mắc bệnh khi vắc xin chưa phát huy tác dụng và có thể dẫn đến tình trạng chen chúc và khan hiếm vắc xin. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin trước hoặc sau mùa dịch giúp cơ thể chuẩn bị kháng thể sẵn sàng và giảm áp lực cho các trung tâm tiêm chủng.\n\nĐối với phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản và có ý định mang thai, việc tiêm phòng thủy đậu và hoàn thành lịch trình tiêm ít nhất 3 tháng trước khi mang thai được khuyến nghị. Một liều tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn bao gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 4 năm, vì vậy, việc chủ động tiêm phòng là quan trọng nếu có kế hoạch mang thai hoặc định di chuyển đến khu vực có dịch.\n\nTrẻ em từ 13 tuổi trở lên cũng nên tuân thủ lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu, bao gồm 2 mũi tiêm tương tự như người lớn.\n\n![Lưu ý gì khi tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_gi_khi_tiem_vac_xin_thuy_dau_cho_nguoi_lon_2_9d2422b0a8.jpg)\n\n*Người dân nên chủ động tiêm vắc xin trước và sau mùa dịch*\n\n### Đối tượng không nên tiêm vắc xin thủy đậu\n\nViệc tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn được xem là một biện pháp cần thiết cho tất cả mọi đối tượng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc này có thể cần phải được hoãn đối với những người sau đây:\n\n* Đang bị [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), nổi đỏ, mẩn ngứa.\n* Mắc các bệnh lý tim mạch hoặc suy giảm chức năng gan, thận.\n* Từng gặp các phản ứng phụ khi tiêm các loại vắc xin khác.\n* Bị dị ứng với các hoạt chất có trong vắc xin phòng thủy đậu.\n* Có hiện tượng và được bác sĩ chẩn đoán suy giảm miễn dịch tế bào.\n* Phụ nữ mang thai hoặc đang dự định có thai trong vòng 2 tháng.\n* Đã tiêm các loại vắc xin sởi, [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), quai bị trong vòng 1 tháng trước khi định tiêm vắc xin phòng thủy đậu.\n\n![Lưu ý gì khi tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_gi_khi_tiem_vac_xin_thuy_dau_cho_nguoi_lon_3_b22ad765a8.jpg)\n\n*Người suy giảm chức năng gan không nên tiêm vắc xin thủy đậu*\n\nĐịa chỉ tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn an toàn, uy tín\n-----------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao, người dân nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp những loại vắc xin mới nhất, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn thế giới. Với hệ thống kho lạnh tuân thủ chuẩn quốc tế GSP, chúng tôi cam kết đảm bảo rằng mọi loại vắc xin đều được lưu trữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn, đáp ứng đúng các yêu cầu của nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc vắc xin luôn duy trì chất lượng tốt nhất trước khi đến tay người sử dụng.\n\nĐội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đều đã đạt chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo một cách toàn diện, sở hữu kiến thức chuyên sâu cùng với kỹ năng thực hành cao nhất trong việc tiêm chủng an toàn. Khách hàng đến với trung tâm đảm bảo sẽ trải qua dịch vụ y tế hàng đầu với chất lượng được đảm bảo.\n\n![Lưu ý gì khi tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_gi_khi_tiem_vac_xin_thuy_dau_cho_nguoi_lon_4_87f96694af.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tiêm phòng uy tín*\n\nTrên đây là những thông tin về dịch vụ [tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-gi-khi-tiem-vac-xin-thuy-dau-cho-nguoi-lon.html). Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vắc xin phòng thủy đậu cho người lớn và lưu ý khi tiêm. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["vaccine thủy đậu", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những điều bạn cần biết về vaccine viêm gan B tái tổ hợp", "abstract": "Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng viêm gan B đầy đủ để hạn chế tối đa bệnh gan. Nhưng bạn biết viêm gan b tái tổ hợp là gì, đối tượng nào cần tiêm phòng, mời các bạn xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại vaccine này nhé!", "md_content": "Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Tiêm vaccine viêm gan B được coi là cách hiệu quả và an toàn nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do virus viêm gan B gây ra.\n\nVaccine viêm gan B tái tổ hợp là gì?\n------------------------------------\n\n[Vaccine viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-b-tiem-may-mui-va-gom-nhung-loai-nao.html) tái tổ hợp Gene-HBvax là vaccine virus tiểu đơn vị tái tổ hợp bất hoạt không gây nhiễm, sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp để mã hóa HBsAg tinh khiết từ tế bào nấm men.\n\n![nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-viem-gan-b-tai-to-hop 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_viem_gan_b_tai_to_hop_1_b5198adc9a.jpg)\n\n*Vaccine viêm gan B tái tổ hợp là gì? Tại sao bạn cần tiêm vaccine viêm gan B?*\n\nĐây là sản phẩm dạng dung dịch có màu hơi đục, được điều chế bằng cách nuôi cấy tế bào nấm men chứa công nghệ di truyền mã hóa gen sinh tổng hợp HBsAg, sau đó được tinh chế và bất hoạt bằng các kỹ thuật vật lý và hóa học như siêu ly tâm, sắc ký cột và xử lý formaldehyde.\n\nTại sao bạn cần tiêm vaccine viêm gan B?\n----------------------------------------\n\nVaccine viêm gan B được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm cho trẻ em và người lớn có nguy cơ phơi nhiễm với [virus viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/muc-dich-cua-dinh-luong-virus-viem-gan-b-la-gi.html), việc tiêm phòng toàn diện sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe.\n\n### Một mũi tiêm, bảo vệ trọn đời\n\nChỉ với một liều vaccine viêm gan B, bạn có thể được bảo vệ khỏi virus viêm gan B suốt đời. Vaccine này an toàn và phù hợp để sử dụng cho nhiều lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường, với điều kiện làm việc và sinh hoạt nên có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Bạn nên tiêm phòng vaccine viêm gan B cẩn thận để phòng ngừa bệnh gan suốt đời.\n\n### Ngăn ngừa xơ gan, suy gan và ung thư gan\n\nNgười mắc bệnh viêm gan B mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh xơ gan, suy gan, [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html)… Vì vậy, tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B ngay từ đầu là cách an toàn và hiệu quả nhất để chống lại những căn bệnh này.\n\nĐối tượng được tiêm vaccine viêm gan B tái tổ hợp\n-------------------------------------------------\n\nVaccine viêm gan B được cung cấp cho nhiều người và nhiều nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thời gian tiêm và liều lượng tiêm ở mỗi đối tượng không giống nhau. Vì vậy, bạn phải tuân theo hướng dẫn tiêm phòng của bác sĩ.\n\n![nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-viem-gan-b-tai-to-hop 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_viem_gan_b_tai_to_hop_2_39c4951677.jpg)\n\n*Vaccine viêm gan B được cung cấp cho nhiều người và nhiều nhóm tuổi khác nhau*\n\n### Tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ nhỏ\n\nĐiều quan trọng là tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ khỏe mạnh và bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ cần chú ý đến sức khỏe của người mẹ trước khi tiêm vắc xin.\n\n* Nếu người mẹ không bị viêm gan B, trẻ sẽ được tiêm vaccine với liều dành cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Mũi tiêm thứ hai được tiêm khi bé được hai tháng tuổi. Ngoài ra, vaccine viêm gan B cũng nằm trong kế hoạch tiêm chủng mở rộng với các mũi tiêm 5 trong 1 vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4.\n* Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B thì trẻ phải được tiêm huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Ngoài ra, các bà mẹ cần tiêm vaccine ngừa bệnh này vì đây là bệnh có thể lây từ mẹ sang em bé trong khi sinh.\n\n### Tiêm phòng viêm gan B cho người lớn\n\nTrước khi người lớn được tiêm vaccine viêm gan B, họ cần xét nghiệm để phát hiện kháng thể chống viêm gan B, cụ thể là Anti-HBs hoặc HBsAb trong cơ thể. Người lớn chỉ nên tiêm ngừa nếu kháng thể HBsAb < 10 UI/ml.\n\nTheo lịch tiêm chủng cho người lớn, các bác sĩ khuyên nên tiêm 3 mũi vào lúc 0, 1 và 6 tháng sau mũi tiêm đầu tiên.\n\nTác dụng phụ của tiêm phòng viêm gan B\n--------------------------------------\n\nCó một số tác dụng phụ có thể xảy ra với người tiêm trong quá trình tiêm chủng. Vì vậy, sau khi tiêm chủng, bạn cần theo dõi sức khỏe và đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy điều gì bất thường.\n\n### Tác dụng phụ thường gặp\n\nTrong trường hợp bình thường, sau khi tiêm vaccine viêm gan B, chỗ tiêm sẽ bị đau, cứng da và ban đỏ. Đây là những phản ứng bình thường nên bạn không cần phải lo lắng quá.\n\n### Tác dụng phụ rất hiếm\n\nMột số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm chủng là:\n\n* Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, sốt và nhạy cảm khắp cơ thể.\n* Triệu chứng đau đầu, chóng mặt, dị cảm ở vùng thần kinh trung ương và ngoại biên.\n* Luôn có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.\n* Thay đổi chức năng gan\n* Đau và khó chịu ở xương và khớp.\n* Mề đay, ngứa, phát ban xuất hiện trên da.\n\n![nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-viem-gan-b-tai-to-hop 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_viem_gan_b_tai_to_hop_3_df42484687.jpg)\n\n*Mề đay, ngứa, phát ban xuất hiện trên da là tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm chủng*\n\n### Tác dụng phụ trong những trường hợp đặc biệt\n\nTrong những trường hợp đặc biệt, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như sau:\n\n* Phản ứng dị ứng khắp cơ thể.\n* Bệnh tim mạch hạ huyết áp, viêm mạch.\n* Liệt hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, viêm não, viêm dây thần kinh, bệnh não...\n* Có dấu hiệu bệnh lý hạch bạch huyết.\n\nNhững lưu ý khi tiêm vaccine viêm gan B tái tổ hợp\n--------------------------------------------------\n\n* Trong một số ít trường hợp có thể xảy ra [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), nên có sẵn thuốc epinephrine để phòng ngừa.\n* Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Nói chung, không nên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B cũng có thể tiêm vaccine này nhưng không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.\n* Do thời gian ủ bệnh viêm gan B kéo dài nên lúc tiêm có thể nhiễm viêm gan B nhưng sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Trong trường hợp này, vaccine không bảo vệ được.\n* Vaccine này không được tiêm tĩnh mạch.\n* Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo và những đối tượng có hệ miễn dịch mất cân bằng, có thể không đạt được mức kháng thể bảo vệ đầy đủ sau một liều tiêm chủng cơ bản thông thường. Vì vậy, những đối tượng này có thể phải tiêm bổ sung.\n\nQua những kiến ​​thức cơ bản trên về [vaccine viêm gan B tái tổ hợp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-viem-gan-b-tai-to-hop.html), hy vọng các bạn sẽ hiểu sâu hơn về vaccine này và xây dựng kế hoạch tiêm chủng khoa học. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trước căn bệnh này, bạn đừng quên đến các trung tâm y tế, bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ nhé!\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trường hợp nào cần tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn?", "abstract": "Cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh viêm gan B nguy hiểm là tiêm vaccine viêm gan B. Vậy trường hợp nào cần tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn?", "md_content": "Viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan. Tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn là giải pháp tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ lây nhiễm và nhiều chuyên gia khuyên bạn nên tiêm càng sớm càng tốt.\n\nCông dụng của vaccine viêm gan B\n--------------------------------\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-bi-benh-viem-gan-b-co-nguy-hiem-khong.html) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B gây ra. Hiện chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm cho bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Virus viêm gan B có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh và gây ra các bệnh về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan.\n\n![Trường hợp nào cần tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truong_hop_nao_can_tiem_vaccine_viem_gan_b_cho_nguoi_lon_1_ac01476dc0.png)\n\n*Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B gây ra*\n\nVaccine viêm gan B giúp ngăn ngừa viêm gan B và các hậu quả của nó, chẳng hạn như xơ gan và ung thư gan. Khuyến cáo tiêm vaccine viêm gan B cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B. Việc tiêm chủng rộng rãi phòng ngừa viêm gan B sẽ giúp kiểm soát viêm gan B trong cộng đồng và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B.\n\nTrường hợp nào cần tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn?\n---------------------------------------------------------\n\nTiêm vaccine viêm gan B cho người lớn được khuyến cáo cho các nhóm người sau:\n\n* Những người có quan hệ tình dục với bạn tình dương tính với viêm gan B.\n* Người có quan hệ tình dục với người không chung thủy hoặc có nhiều mối quan hệ khác.\n* Người nhiễm [các bệnh lây qua đường tình dục](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-benh-pho-bien-lay-qua-duong-tinh-duc-nguy-hiem-47470.html).\n* Người có hành vi quan hệ đồng tính luyến ái.\n* Người sử dụng ma túy.\n* Những người sống với thành viên gia đình dương tính với viêm gan B.\n* Bệnh nhân và nhân viên của cơ sở dành cho người khuyết tật.\n* Nhân viên y tế, cảnh sát, nhân viên bảo vệ, đều có nguy cơ tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân hoặc tội phạm.\n* Người mắc bệnh thận đặc biệt ở giai đoạn cuối.\n* Khách du lịch quốc tế đi du lịch đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao hoặc trung bình.\n* Người mắc bệnh gan mãn tính.\n* Người nhiễm virus viêm gan C.\n* Người nhiễm HIV.\n* Người lớn từ 19 đến 59 tuổi chưa được tiêm phòng viêm gan B và mắc bệnh tiểu đường.\n* Người lớn từ 60 tuổi trở lên mắc [bệnh tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-tieu-duong-chu-yeu-lay-qua-duong-nao-20230.html) và chưa được tiêm vaccine viêm gan B nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.\n* Tù nhân.\n* Tất cả những người khác đều mong muốn được bảo vệ khỏi bị nhiễm virus viêm gan B.\n\nQuy trình tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn như thế nào?\n------------------------------------------------------------\n\nĐể bảo vệ người dân và loại bỏ vaccine viêm gan B trong tương lai, vaccine viêm gan B đã được đưa vào kế hoạch tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ lớn và người lớn, việc tiêm phòng viêm gan B vẫn cần thiết để bảo vệ bản thân, người thân và thế hệ tương lai.\n\n![Trường hợp nào cần tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn? ă](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truong_hop_nao_can_tiem_vaccine_viem_gan_b_cho_nguoi_lon_2_b3cc0a5328.jpg)\n\n*Tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn là cần thiết* \n\n### Nên làm gì trước khi chủng ngừa viêm gan B?\n\nMột trong những xét nghiệm quan trọng sẽ được thực hiện tại cơ sở chăm sóc sức khỏe nơi bạn tiêm vaccine là xét nghiệm kháng nguyên virus viêm gan B (HBsAg) và kháng thể (HBsAb):\n\n* HBsAg dương tính và HBsAb âm tính: Bạn đã nhiễm virus viêm gan B nên việc tiêm phòng không còn hiệu quả và các biện pháp kiểm soát virus trong cơ thể được thực hiện.\n* HBsAb dương tính và HBsAg âm tính: Bạn có kháng thể từ vaccine viêm gan B trước đó hoặc đã bị nhiễm viêm gan B và đã hồi phục. Nếu lượng kháng thể vẫn đủ >10 mUI/ml máu thì không cần tiêm.\n* Âm tính với cả HBsAg và HBsAb: Bạn không có kháng thể bảo vệ và chưa bao giờ bị nhiễm viêm gan B nên cần phải tiêm phòng.\n\n### Phác đồ tiêm phòng viêm gan B\n\nTùy theo loại vaccine mà số lượng và thời gian tiêm có thể khác nhau. Các lựa chọn tiêm phổ biến hiện nay bao gồm:\n\n#### Phác đồ 0-1-6\n\n* Mũi tiêm 1: Mũi tiêm đầu tiên.\n* Mũi thứ 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi thứ 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên (nếu tiêm đúng lịch).\n\n#### Phác đồ 0-1-2-12:\n\n* Mũi tiêm 1: Mũi tiêm đầu tiên.\n* Mũi thứ 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi thứ 3: 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi thứ 4: Một năm sau mũi 3.\n\nTác dụng phụ của việc tiêm phòng viêm gan B là gì?\n--------------------------------------------------\n\nGiống như các loại vaccine khác, vaccine viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ, triệu chứng phổ biến nhất là đau ở chỗ tiêm. Các tác dụng phụ nhỏ thường gặp chỉ kéo dài một hoặc hai ngày bao gồm:\n\n* Đỏ, sưng hoặc ngứa ở chỗ tiêm.\n* Đau đầu.\n* Mệt mỏi, cáu kỉnh.\n* Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng.\n* Sốt nhẹ dưới 37,8 độ C.\n* Buồn nôn.\n\n![Trường hợp nào cần tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn? â](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truong_hop_nao_can_tiem_vaccine_viem_gan_b_cho_nguoi_lon_3_54878b01f7.jpg)\n\n*Buồn nôn là tác dụng phụ nhỏ thường gặp khi tiêm phòng viêm gan B*\n\nCác tác dụng phụ khác rất ít khi xảy ra, nhưng nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức, cụ thể:\n\n* Đau lưng, mờ mắt hoặc thay đổi tầm nhìn, ớn lạnh, lú lẫn.\n* Táo bón hoặc tiêu chảy, khó thở hoặc nuốt.\n* Ngất xỉu hoặc chóng mặt khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi.\n* Ngứa, đặc biệt là ở bàn chân hoặc bàn tay, đau khớp.\n* Ăn mất ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa.\n* Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.\n* Đỏ da, đặc biệt là ở tai, mặt, cổ hoặc cánh tay, phát ban da.\n* Buồn ngủ hoặc khó ngủ.\n* Cứng hoặc đau ở cổ hoặc vai.\n* Co thắt dạ dày hoặc đau bụng.\n* [Đổ mồ hôi nhiều](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/do-mo-hoi-nhieu-mac-benh-gi-nhung-ly-do-khien-mo-hoi-ra-nhieu-hon-binh-thuong-48411.html).\n* Sưng mắt, mặt hoặc bên trong mũi.\n* Mệt mỏi bất thường hoặc yếu cơ, sụt cân.\n\nTheo các chuyên gia y tế, vaccine B là vaccine an toàn và hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em. [Tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truong-hop-nao-can-tiem-vaccine-viem-gan-b-cho-nguoi-lon.html) giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm viêm gan B, căn bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Hãy đăng ký tiêm chủng càng sớm càng tốt để nâng cao sức đề kháng cho bạn và gia đình.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà", "abstract": "Trước khi có vắc xin ngừa uốn ván bạch hầu và ho gà, ba căn bệnh này đã từng bùng phát thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới và để lại nhiều hậu quả đáng kể: Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà có hiệu quả phòng và bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.", "md_content": "Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc các loại bệnh này, những bệnh nhiễm trùng gây tử vong chủ yếu ở trẻ em.\n\nBệnh uốn ván bạch hầu và ho gà do đâu?\n--------------------------------------\n\nCác loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn chặn và điều trị các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy thận, và xuất huyết. Từ những năm 1920, vắc xin bạch hầu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tuy nhiên, để duy trì khả năng phòng bệnh, người lớn cần tiêm liều nhắc lại sau mỗi 10 năm.\n\n![Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/cac_loai_vac_xin_uon_van_bach_hau_va_ho_ga_cf313ac3ac.jpg)\n\n*Bạch hầu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy thận, và xuất huyết*\n\nBệnh này ảnh hưởng đến đường hô hấp và có thể gây ra các vấn đề như khó thở, tê liệt, suy tim và thậm chí tử vong. Dễ lây lan qua đường ho và hắt hơi, tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani, là một căn bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến sự co thắt cơ mạnh mẽ và nguy hiểm. [Vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) đã được tích hợp vào lịch tiêm chủng cho trẻ em để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trong những năm đầu đời.\n\nUốn ván tấn công hệ thần kinh khi xâm nhập vào cơ thể, gây co thắt cơ và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.\n\nBệnh ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vắc xin ho gà đã giúp giảm đáng kể số lượng ca bệnh hiện nay, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Việc tiêm nhắc lại vắc xin cùng với các biện pháp phòng tránh giúp ngăn chặn sự lan truyền của ho gà và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.\n\n[Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) gây ho và co thắt cổ họng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và thậm chí hơi thở ở trẻ sơ sinh. Bệnh dễ lây lan, có thể gây viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.\n\nCác loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà\n------------------------------------------\n\nHiện nay ở Việt Nam, có các loại vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván được phối hợp như sau:\n\n**Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim:** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n\n**Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim, Combe Five, Quinvaxem (SII):** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B.\n\n**Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim:** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.\n\n**Vắc xin 3 trong 1 Adacel, Boostrix, DPT:** Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.\n\n**Vắc xin 2 trong 1:** Phòng bạch hầu, uốn ván.\n\nCác loại vắc xin này cung cấp giải pháp toàn diện để phòng ngừa và kiểm soát bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và một số bệnh khác, đặc biệt là trong việc bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi các căn bệnh nguy hiểm.\n\nAi nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà?\n----------------------------------------------\n\nTrung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo rằng việc tiêm phòng vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà là cần thiết cho mọi người, bắt đầu từ 2 tháng tuổi và nên được nhắc lại trong suốt cuộc đời.\n\nTại Việt Nam, chương trình tiêm phòng bao gồm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà được khuyến cáo cho trẻ nhỏ, với 3 liều được tiêm vào các tháng thứ 2, 3 và 4 sau khi chào đời. Một liều nhắc lại nên được thực hiện vào thời điểm 18 tháng tuổi. Đối với trẻ từ 4 - 6 tuổi, việc nhắc lại vắc xin 4 trong 1, phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt là điều cần thiết.\n\n![Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_bach_hau_va_ho_ga_1_9c1147189f.jpg)\n\n*Trẻ nhỏ nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà*\n\nNgười lớn, đặc biệt là phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai trong khoảng từ tuần thứ 27 đến dưới 35 tuần thai, cũng cần nhắc lại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà. Tiêm nhắc lại nên được thực hiện mỗi 10 năm để duy trì khả năng kháng thể, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu, ho gà, uốn ván trong thời gian dài.\n\nĐể đảm bảo bảo vệ hiệu quả, trẻ em cũng như người lớn cần tuân thủ đầy đủ liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo.\n\nAi không nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà?\n----------------------------------------------------\n\nCó một số đối tượng, do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe, nên cân nhắc trước khi quyết định tiêm phòng vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà hoặc có thể xem xét trì hoãn tiêm phòng. Các trường hợp bao gồm:\n\n**Phản ứng dị ứng nghiêm trọng:** Nếu đã từng trải qua phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng hoặc dị ứng nghiêm trọng khi tiêm phòng trước đó.\n\n**Bệnh lý cấp tính:** Đang mắc bệnh lý cấp tính.\n\n**Vấn đề thần kinh:** Có tình trạng co giật hoặc các vấn đề hệ thống thần kinh khác.\n\n**Phản ứng mạnh sau tiêm phòng:** Bệnh nhân đã từng gặp tình trạng đau hoặc sưng dữ dội sau khi tiêm phòng vắc xin phòng uốn ván hoặc bạch hầu.\n\n**Hội chứng Guillian-Barré:** Đã từng mắc phải [hội chứng Guillian-Barré.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html)\n\n**Thể trạng yếu:** Cơ thể yếu, suy giảm miễn dịch cần cân nhắc trước khi tiêm.\n\nTrong trường hợp bệnh nhẹ như cảm lạnh, vẫn có thể tiêm phòng, nhưng nếu bệnh nghiêm trọng hơn, nên đợi cho đến khi bình phục trước khi quyết định tiêm phòng. Quyết định tiêm phòng nên được đưa ra dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.\n\n![Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_uon_van_bach_hau_va_ho_ga_2_83ea0e4be7.jpg)\n\n*Quyết định tiêm phòng nên được đưa ra dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế*\n\nNgoài việc chủ động tiêm chủng và duy trì mũi tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà, việc lựa chọn địa điểm tiêm chủng cũng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo nhận được vắc xin chất lượng nhất, việc chọn một cơ sở y tế uy tín là vô cùng quan trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới.\n\nĐặc biệt, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp nhiều gói tiêm chủng ưu đãi, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đội ngũ nhân viên y tế đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng, tiêm nhẹ nhàng và ít đau, giúp bạn cảm thấy an tâm và thoải mái trong quá trình tiêm chủng.\n\nXem thêm:\n\n[Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-uon-van-bach-hau-hap-phu-td.html)\n\n[Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là gì? Vì sao bạn cần phải tiêm vắc xin uốn ván?", "abstract": "Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhưng có thể hoàn toàn ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc xin. Việc tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván hiệu quả bảo vệ trên 95% người được tiêm và ngăn ngừa lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Cần tuân thủ một số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ.", "md_content": "Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một biện pháp quan trọng để tự bảo vệ sức khỏe khỏi vi khuẩn uốn ván và nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm mà bệnh này có thể gây ra, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Có một số [lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!\n\nCác triệu chứng của bệnh uốn ván\n--------------------------------\n\nCác triệu chứng của bệnh [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) thường xuất hiện khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hoặc nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 - 21 ngày, tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của vết thương. Dưới đây là một số triệu chứng chính do bệnh uốn ván gây ra:\n\n**Giai đoạn đầu:** Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng những triệu chứng như co thắt cơ nhẹ, sau đó lan rộng đến các bộ phận khác như ngực, cổ, lưng và bụng. Những cơn co cơ mạnh mẽ, đột ngột hoặc kéo dài có thể gây rách cơ hoặc gãy xương.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_1_186b75ecad.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng những triệu chứng như co thắt cơ nhẹ*\n\n**Các triệu chứng khác:** Ngoài co cơ, bệnh uốn ván thường đi kèm với sốt, nhức đầu, buồn nôn, khó chịu hoặc mất kiểm soát đại tiện. Bệnh uốn ván có thể chia thành hai loại chính:\n\n* **Uốn ván toàn thân:** Đây là dạng phổ biến của bệnh, thường xuất hiện co giật trong vòng 7 ngày. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến các cơ, dẫn đến các triệu chứng như cơ co cứng. Trong trường hợp nặng có thể gây ngừng thở và tử vong.\n* **Uốn ván cục bộ:** Đây là dạng không phổ biến hơn và thường có tiên lượng tốt hơn so với uốn ván toàn thân. Triệu chứng của uốn ván cục bộ thường giới hạn ở các cơ gần với vết thương.\n\nVì sao bạn cần phải tiêm vắc xin uốn ván?\n-----------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin ngừa uốn ván mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số lý do quan trọng nên tiêm vắc xin uốn ván:\n\n* **Bảo vệ cá nhân:** Vắc xin ngừa uốn ván giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván, bảo vệ cá nhân khỏi nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh uốn ván có thể gây ra các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, bao gồm [suy hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html), viêm não, tàn tật và thậm chí tử vong.\n* **Bảo vệ cộng đồng:** Uốn ván là một trong những [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) và việc tiêm vắc xin tạo ra một cộng đồng có nhiều cá nhân miễn dịch hơn, giúp ngăn chặn sự lây lan và phát triển của bệnh trong cộng đồng.\n* **Loại bỏ chi phí và thời gian điều trị:** Mắc uốn ván đòi hỏi chi phí và thời gian điều trị đáng kể. Thậm chí không thể điều trị hoàn toàn các biến chứng do bệnh để lại. Bệnh uốn ván có thể để lại di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin ngừa uốn ván, mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn, giúp tránh đau đớn và bệnh tật, loại bỏ chi phí cơ hội và chi phí thời gian dành cho việc điều trị.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_2_34db5cdab4.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin ngừa uốn ván mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng*\n\nViệc tiêm vắc xin ngừa uốn ván không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào mục tiêu ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Vậy cần tuân thủ một số lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ.\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván\n------------------------------\n\n### Sau khi tiêm vắc xin uốn ván nên kiêng gì?\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván, có một số quy tắc cần tuân theo để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các hướng dẫn sau tiêm vắc xin uốn ván:\n\n* **Tránh tiếp xúc vùng tiêm:** Một trong những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là quý vị nên tránh chạm vào vùng tiêm để ngăn ngừa nguy cơ [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html). Không nên vỗ hoặc mát xa vùng tiêm trong khoảng thời gian sau tiêm.\n* **Không uống rượu hoặc chất kích thích:** Để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng, tránh uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích sau tiêm vắc xin uốn ván, vì chúng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.\n* **Tránh môi trường ô nhiễm và bụi bẩn:** Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và bụi bẩn sau tiêm vắc xin để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng và tránh nguy cơ nhiễm trùng vắc xin.\n\nNhớ tuân thủ các hướng dẫn này để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả của vắc xin uốn ván.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_3_17947ea184.jpg)\n\n*Một trong những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là tránh tiếp xúc vùng tiêm*\n\n### Sau khi tiêm vắc xin uốn ván nên làm gì?\n\nSau khi tiêm vắc xin uốn ván, quý vị nên tuân thủ những biện pháp dưới đây để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả của vắc xin:\n\n* **Nghỉ ngơi và thư giãn:** Hãy dành ít nhất 30 phút sau khi tiêm vắc xin để nghỉ ngơi và thư giãn, giúp tránh cảm giác chóng mặt hoặc buồn nôn.\n* **Giữ vùng tiêm sạch sẽ:** Sau khi tiêm, hãy đảm bảo giữ vùng tiêm sạch sẽ và không chạm vào vùng tiêm trong một thời gian để tránh nhiễm trùng.\n* **Kiểm tra vùng tiêm:** Vài ngày sau khi tiêm, hãy kiểm tra vùng tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào như đỏ, sưng, đau hoặc có mủ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.\n* **Theo dõi phản ứng phụ:** Hãy lưu ý theo dõi sát các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, như đỏ, sưng, ngứa hoặc cảm giác khó chịu. Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin thường rất hiếm hoặc nhẹ nhàng và thường biến mất sau một vài ngày. Nếu có các triệu chứng lạ, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay để ứng phó kịp thời.\n* **Uống đủ nước:** Đảm bảo bạn uống đủ nước sau khi tiêm vắc xin để giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng nước và giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ.\n* **Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ:** Hãy tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ và nhà sản xuất vắc xin về việc chăm sóc và kiêng cữ sau khi tiêm vắc xin.\n* **Không tự mình tự trị phản ứng phụ:** Nếu gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, hãy tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc biện pháp điều trị. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được giúp đỡ đúng cách.\n* **Tuân theo lịch tiêm nhắc lại:** Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ kéo dài, hãy tuân theo đúng lịch trình tiêm nhắc lại theo hướng dẫn từ nhà sản xuất vắc xin và các cơ quan y tế. Việc tiêm nhắc lại sẽ giúp củng cố [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) và duy trì hiệu quả phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\n![Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/luu_y_khi_tiem_vac_xin_uon_van_4_22a5e9f059.jpg)\n\n*Hãy đảm bảo giữ vùng tiêm sạch sẽ để tránh nhiễm trùng*\n\nHãy nhớ rằng việc tiêm vắc xin uốn ván là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh uốn ván. Hãy tích cực tham gia tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng. Nếu bạn có câu hỏi về vắc xin, tiêm chủng hoặc cần tiêm vắc xin uốn ván, hãy liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn và hỗ trợ. Hy vọng bài viết của Nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin hữu ích về những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Viêm não mô cầu BC là bệnh gì? Có thể tiêm vắc xin phòng ngừa không?", "abstract": "Viêm não mô cầu BC là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy liệu căn bệnh này có vắc xin phòng ngừa không?", "md_content": "Viêm não mô cầu BC là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện với những triệu chứng đa dạng, từ sốt, đau đầu cho đến những biểu hiện nghiêm trọng hơn như tụt huyết áp, co giật,… Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. \n\nĐối diện với sự phức tạp và nguy hiểm của bệnh viêm não mô cầu BC, liệu có một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nào để bảo vệ chúng ta khỏi căn bệnh này không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh viêm não mô cầu BC cũng như liệu có loại vắc xin nào để phòng ngừa bệnh hay không thông qua bài viết này.\n\nViêm não mô cầu BC là bệnh gì? Đặc điểm và triệu chứng của bệnh\n---------------------------------------------------------------\n\n[Viêm não mô cầu BC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-mang-nao-mo-cau-bc-tat-tan-tat-thong-tin-can-biet-58204.html) là một trong những bệnh lý nguy hiểm về hệ thống thần kinh, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng y tế và người dân. Đây là một bệnh lý đặc biệt phức tạp, đặc trưng bởi mô cầu BC là một thành phần quan trọng của não bộ. Vì vậy mà viêm não mô cầu BC có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.\n\n![Viêm não mô cầu BC là bệnh gì? Có thể tiêm vắc xin phòng ngừa không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_mo_cau_bc_la_benh_gi_co_the_tiem_vac_xin_phong_ngua_khong_4_a77808d5fe.jpg)\n\n*Viêm não mô cầu BC là bệnh lý hết sức nguy hiểm*\n\nMô cầu BC chịu trách nhiệm truyền tải các tín hiệu giữa các tế bào não và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và chức năng của hệ thống thần kinh. Khi bị viêm nhiễm, mô cầu BC trở nên tổn thương, gây ra những biến đổi bất thường trong cấu trúc và hoạt động của nó.\n\nTriệu chứng ban đầu của các bệnh nhân viêm não mô cầu BC thường khá nhẹ nhàng như đau đầu, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) và [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của bệnh, những biểu hiện nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện, bao gồm tụt huyết áp, co giật và thậm chí là [mất trí nhớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-tri-nho-850.html). Điều này cũng đặt ra thách thức lớn trong việc chẩn đoán vì những triệu chứng sơ bộ của bệnh rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.\n\nViêm não mô cầu BC thường xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau, từ trẻ em đến người cao tuổi và không giới hạn trong một khu vực cụ thể và rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến nó trở thành một vấn đề toàn cầu, đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý và ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Đồng thời, sự đa dạng về triệu chứng và tác động lên cơ thể khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp chính xác và kịp thời từ các bác sĩ và chuyên gia y tế.\n\nNguyên nhân gây bệnh viêm não mô cầu BC\n---------------------------------------\n\nNguyên nhân gây bệnh Viêm não mô cầu BC khá đa dạng, có thể bao gồm:\n\n* Vi khuẩn: Viêm não mô cầu BC thường xuất hiện sau khi có nhiễm trùng vi khuẩn, thường là do các loại vi khuẩn như streptococcus pneumoniae, neisseria meningitidis hoặc haemophilus influenzae. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào mô cầu bạch cầu thông qua máu và gây ra sự viêm nhiễm.\n* Virus: Một số virus cũng có thể gây viêm nhiễm mô cầu bạch cầu, bao gồm virus như herpes simplex, enterovirus và mumps.\n\nBệnh viêm não mô cầu BC có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy mũi hoặc họng của người bệnh - tức đường hô hấp. Những người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường. Đặc biệt trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện cũng là một trong những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh.\n\n![Viêm não mô cầu BC là bệnh gì? Có thể tiêm vắc xin phòng ngừa không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_mo_cau_bc_la_benh_gi_co_the_tiem_vac_xin_phong_ngua_khong_3_5af41c161c.jpg)\n\n*Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm não mô cầu BC*\n\nCó thể tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu BC không?\n--------------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh viêm não mô cầu BC. Hiện nay đa phần các loại vắc xin ngừa bệnh đều được phát triển để bảo vệ người dân khỏi các loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh này.\n\nTại nhiều quốc gia trên thế giới, các loại vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu BC thường được đưa vào lịch tiêm phòng quốc gia. Việc tiêm phòng vắc xin thường được khuyến khích ở trẻ em và nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao như người cao tuổi hay người có hệ miễn dịch yếu.\n\nQuá trình tiêm vắc xin sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển khả năng chống lại vi khuẩn hoặc virus mục tiêu mà vắc xin đang nhắm đến. Khi có nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch đã được \"đào tạo\" này sẽ nhận biết và tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ phát triển bệnh.\n\n![Viêm não mô cầu BC là bệnh gì? Có thể tiêm vắc xin phòng ngừa không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_mo_cau_bc_la_benh_gi_co_the_tiem_vac_xin_phong_ngua_khong_1_452084e0a5.jpg)\n\n*Viêm não mô cầu BC có vắc xin phòng ngừa*\n\nNếu bạn quan tâm đến việc [tiêm vắc xin phòng viêm não mô cầu BC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-viem-mang-nao-mo-cau-bc-khong-58300.html) hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, nhân viên y tế để được tư vấn chi tiết hoặc có thể tham khảo thông tin tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Hiện nay vắc xin phòng viên não mô cầu BC đã có mặt tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cùng nhiều loại vắc xin phòng bệnh hữu ích khác, tất cả đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Không chỉ vậy, tại đây, các bạn sẽ được các bác sĩ và chuyên viên y tế tư vấn kỹ lưỡng về vắc xin trước khi thực hiện tiêm đồng thời được thăm khám sức khỏe trước và sau khi tiêm. Vì vậy, nếu có nhu cầu tiêm vắc xin phòng viêm não mô cầu BC, hãy tới Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay.\n\nViêm não mô cầu BC là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng và đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học và tiến bộ trong nghiên cứu vắc xin, chúng ta có cơ hội lớn để ngăn chặn bệnh này thông qua việc tiêm vắc xin phòng ngừa. Vắc xin không chỉ bảo vệ cá nhân trước căn bệnh nguy hiểm này mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Để đảm bảo một tương lai khỏe mạnh cho chính bản thân mình và cộng đồng, việc tham gia vào chương trình tiêm vắc xin ngừa [viêm não mô cầu BC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-nao-mo-cau-bc-la-benh-gi-co-the-tiem-vac-xin-phong-ngua-khong.html) là vô cùng quan trọng và cần thiết.\n\n", "date": "11/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "viêm não"]}, {"title": "Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?", "abstract": "Vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh bạch hầu và uốn ván.", "md_content": "Sự kết hợp giữa giải độc tố uốn ván và bạch hầu trong [vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-uon-van-bach-hau-hap-phu-td.html) giúp cung cấp khả năng phòng ngừa mạnh mẽ đối với cả hai loại bệnh này, giúp tăng cường khả năng hấp thụ và kích thích hệ miễn dịch, làm tăng hiệu quả của vắc xin.\n\nVắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td là gì?\n------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván bạch hầu hay còn được biết đến với tên gọi vắc xin Td là một biện pháp phòng ngừa cần thiết giúp bảo vệ cộng đồng khỏi các [bệnh nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) nguy hiểm. Thành phần của vắc xin Td được thiết kế đặc biệt, kết hợp giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu tinh chế, tăng cường khả năng phòng ngừa của vắc xin. Đặc biệt, vắc xin còn chứa hợp chất Aluminium phosphate, giúp hấp phụ và tăng cường hiệu quả của các thành phần khác.\n\nVắc xin Td được đặc biệt chỉ định để phòng ngừa [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) và [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) ở người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Việc sử dụng vắc xin này không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh trong cộng đồng. Đối với những đối tượng có nguy cơ cao hoặc sống trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, tiêm phòng vắc xin Td trở thành yêu cầu cần thiết và quan trọng để duy trì sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\n![Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_uon_van_bach_hau_hap_phu_td_6e85b88581.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td tổng hợp làm tăng hiệu quả phòng bệnh*\n\nQuy trình tiêm phòng vắc xin Td đơn giản, an toàn và hiệu quả. Việc tuân thủ lịch trình tiêm phòng được khuyến khích để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cao nhất. Ngoài ra, những người làm trong ngành y tế, những người làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn có thể được ưu tiên tiêm phòng để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng. Vắc xin Td đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe toàn diện để kiểm soát và loại bỏ các bệnh nhiễm trùng có thể nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng của nước ta.\n\nCó nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?\n------------------------------------------------\n\nBệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi trực khuẩn bạch hầu. Bệnh này tập trung làm tổn thương chủ yếu ở vùng mũi và họng, có thể lan rộng đến các khu vực khác trong cơ thể. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc thông qua nhiễm trùng gián tiếp từ đồ dùng, quần áo, thức ăn chứa mầm bệnh.\n\nBệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em do gây ra trụy tim. Việc phòng ngừa bệnh là điều quan trọng cần thiết, và vắc xin bạch hầu là một biện pháp hiệu quả.\n\nUốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra. Phương thức lây truyền chủ yếu qua da và niêm mạc tổn thương. Trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi thường mắc phải những trường hợp nặng, có tỷ lệ tử vong từ 30 đến 50%, đặc biệt cao đối với trẻ sơ sinh.\n\n![Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_uon_van_bach_hau_hap_phu_td_1_Cropped_59ec3a0900.jpg)\n\n*Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td là thắc mắc của nhiều người*\n\nĐể ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, việc tiêm vắc xin bạch hầu và uốn ván là điều cần thiết giúp bạn chủ động phòng ngừa khả năng mắc bệnh hiệu quả. Vắc xin này không chỉ giúp bảo vệ chính bạn mà còn góp phần kiểm soát bệnh trong cộng đồng, đặc biệt là đối với những đối tượng có nguy cơ cao.\n\nAi nên và không nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?\n-------------------------------------------------------------\n\nVắc xin Td hay còn được gọi là vắc xin uốn ván bạch hầu là giải pháp phòng bệnh cần thiết nhằm ngăn chặn bệnh bạch hầu và uốn ván, nhất là đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn. Vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và ngăn chặn sự lan truyền của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này trong cộng đồng.\n\nTuy nhiên, vắc xin Td cần được cân nhắc tiêm trong một số trường hợp cụ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là những phản ứng có thể đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) hoặc bạch hầu, việc tiêm vắc xin Td không được khuyến nghị.\n\nNgoài ra, vắc xin Td cũng không nên được tiêm trong các trường hợp đang mắc nhiễm trùng cấp tính. Trong trường hợp này, việc tiêm vắc xin có thể được trì hoãn đến khi cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn và không có dấu hiệu nhiễm trùng. Cũng nên tránh tiêm đường bắp cho những người có rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh do quá trình tiêm.\n\nLiều tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td\n---------------------------------------------\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên, đã được tiêm đủ liều phòng bạch hầu và uốn ván trong miễn dịch cơ bản: Cần tiêm nhắc lại một liều vào tuổi thứ 7. Sau đó, mỗi 10 năm cần tiêm lại một lần để duy trì độ miễn dịch.\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên, chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván và bạch hầu: Trường hợp này trẻ cần tiêm 3 mũi.\n\nMũi thứ 2 tiêm sau 1 tháng kể từ mũi đầu tiên, mũi thứ 3 tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ 2. Sau đó, nếu cần thiết mỗi 10 năm tiêm nhắc lại một lần.\n\n![Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_uon_van_bach_hau_hap_phu_td_2_09a19af65a.jpg)\n\n*Mỗi 10 năm nên tiêm nhắc liều vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td*\n\nPhản ứng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td\n--------------------------------------------------------------------\n\nVề tác dụng phụ, mọi loại vắc xin đều có khả năng gây ra một số phản ứng phụ, và vắcxin Td không phải là ngoại lệ. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm:\n\n* Đau, đỏ và sưng tại khu vực tiêm.\n* Có thể xuất hiện các triệu chứng như [đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html), sốt nhẹ, mệt mỏi.\n* Các tác dụng phụ hiếm gặp có thể bao gồm đau nặng, chảy máu, tăng áp, và [viêm dây thần kinh ngoại biên.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tk-ngoai-bien-8.html)\n\nQuan trọng nhất là sau mỗi liều tiêm, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử trí kịp thời.\n\nHiện nay, vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td được tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 174.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đáp ứng nhu cầu tiêm phòng đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng. Trước khi tiêm, các bác sĩ chuyên khoa thực hiện thăm khám và sàng lọc tình trạng sức khỏe, cung cấp tư vấn về vắc xin, phác đồ tiêm, và hướng dẫn theo dõi sau tiêm theo các khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới.\n\nĐội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả. Sau tiêm, 100% khách hàng được theo dõi trong 30 phút và đánh giá sức khỏe trước khi ra về.\n\nQuy trình tiêm chủng được thực hiện tại phòng tiêm chủng thoáng đãng, có khu chơi giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Các vắc xin được nhập khẩu và bảo quản trong hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo chuỗi lạnh theo tiêu chuẩn GSP.\n\nĐặc biệt, bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm, và thông tin tiêm chủng của bé được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia giúp bộ mẹ thuận tiện ghi nhớ và theo dõi lịch tiêm của con.\n\nXem thêm:\n\n[Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html)\n\n[Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "tiêm uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?", "abstract": "Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất? Vắc xin uốn ván thường kết hợp với các loại vắc xin khác như bạch hầu, bại liệt, ho gà, viêm gan B, và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib). Số lượng mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và loại vắc xin được sử dụng.", "md_content": "Nhiều người đặt câu hỏi về vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi, đặc biệt là đối với nhóm người có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Vắc xin này có thể được tiêm riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác như bạch hầu, bại liệt, ho gà, viêm gan B, và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib). Số lượng mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và loại vắc xin được sử dụng. Để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ tiêm và hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như bác sĩ chuyên khoa.\n\nBệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?\n-----------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) tạo ra ngoại độc tố có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Khi trực khuẩn này xâm nhập vào vết thương, ngoại độc tố được giải phóng vào máu, tấn công hệ thần kinh và cơ vận động, gây co cứng cơ và cơn co giật.\n\nBệnh uốn ván được coi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 21 ngày, và nguy cơ tử vong tăng lên do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.\n\n![Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_tiem_may_mui_phong_benh_hieu_qua_nhat_2_0d7bbe7584.jpg)\n\n*Trực khuẩn uốn ván có thể lây nhiễm do bị trầy xước bởi vật dụng gỉ sét*\n\nTrực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có thể tồn tại ở nhiều nơi như đất cát, bụi, phân gia súc (trâu, bò, ngựa), gia cầm, cống rãnh, và các dụng cụ phẫu thuật không được tiệt trùng kỹ. Chúng xâm nhập vào vết thương và vết trầy xước, tạo thành ổ nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván. Bệnh không lây truyền từ người này sang người khác, nhưng trẻ em, đặc biệt là khi bị trầy xước bởi vật dụng gỉ sét, có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu chưa được tiêm chủng.\n\nVắc xin ngừa uốn ván có hiệu quả không?\n---------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván đã được chứng minh mang lại hiệu quả phòng bệnh lên đến 95% khi được tiêm đủ liều và đúng theo lịch trình. Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, việc tiêm vắc xin uốn ván không chỉ giúp chủ động phòng tránh bệnh uốn ván mà còn mang lại lợi ích lớn khi kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ có thể được truyền sang con, đảm bảo sự bảo vệ cho đứa trẻ. Đồng thời, nó cũng bảo vệ sức khỏe của người mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.\n\n![Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_tiem_may_mui_phong_benh_hieu_qua_nhat_b703df2424.jpg)\n\n*Vắc xin ngừa uốn ván đạt hiệu quả lên đến 95%*\n\nTuy nhiên, việc tiêm vắc xin uốn ván không đảm bảo cung cấp kháng thể miễn dịch trọn đời và thường chỉ duy trì tác dụng trong khoảng 10 năm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo việc tiêm nhắc lại mỗi 10 năm để duy trì độ hiệu quả của vắc xin. Trong trường hợp có nghi ngờ về tiếp xúc với bào tử gây bệnh uốn ván, việc đi tiêm nhắc lại sớm hơn được đề xuất để tăng cường bảo vệ cá nhân và cộng đồng.\n\nVắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?\n------------------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván thường gây nhiều thắc mắc về số lượng mũi tiêm cần thiết, đặc biệt là đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Vắc xin uốn ván có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vắc xin khác như [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bại liệt, ho gà, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib).\n\nSố lượng mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào đối tượng và loại vắc xin được sử dụng. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ tiêm và chỉ định của nhà sản xuất cũng như hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về một số loại vắc xin uốn ván phổ biến:\n\n**Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) - Bỉ**\n\nBao gồm 6 thành phần bảo vệ: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, và các bệnh do H.Influenzae týp B (Hib).\n\nVắc xin 6 trong 1 [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html) được áp dụng cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi với lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên để ngừa bệnh.\n* Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi 3: Tiêm 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi 4: Tiêm sau khoảng 1 năm từ mũi thứ 3. (Tối thiểu 6 tháng nếu tiêm mũi 3 khi trẻ đạt ≥ 12 tháng tuổi).\n\nHiện nay, vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 1.020.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n**Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi Pasteur (Pháp)**\n\nBảo vệ trước 6 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib).\n\nVắc xin 6 trong 1 Hexaxim được sử dụng bởi bác sĩ để tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, theo lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên để bắt đầu chương trình ngừa bệnh.\n* Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi 3: Tiêm 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi 4: Tiêm sau khoảng 1 năm từ mũi thứ 3. (Tối thiểu 6 tháng nếu tiêm mũi 3 khi trẻ đạt ≥ 12 tháng tuổi).\n\nHiện nay, vắc xin 6 trong 1 Hexaximđược tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 1.020.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n**Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Sanofi Pasteur (Pháp).**\n\nPhòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà (vô bào), và bại liệt (bất hoạt).\n\nVắc xin 4 trong 1 Tetraxim được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Lịch tiêm được thiết kế với 5 mũi như sau:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên để bắt đầu chương trình ngừa bệnh.\n* Mũi 2: Tiêm 1 tháng sau mũi đầu tiên.\n* Mũi 3: Tiêm 1 tháng sau mũi thứ 2.\n* Mũi 4: Tiêm sau khoảng 1 năm từ mũi thứ 3.\n* Mũi 5: Tiêm 3 năm sau mũi thứ 4, thường vào lúc trẻ khoảng 4 - 6 tuổi.\n\nHiện nay, vắc xin 4 trong 1 Tetraximđược tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 548.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n![Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_tiem_may_mui_phong_benh_hieu_qua_nhat_1_a2338765f3.jpg)\n\n*Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Sanofi Pasteur phòng uống ván hiệu quả*\n\n**Vắc xin 3 trong 1 Adacel, do tập đoàn Sanofi Pasteur - Pháp sản xuất tại Canada**\n\nĐây là loại vắc xin phối hợp bảo vệ ngăn ngừa mắc các bệnh ho gà, bạch hầu, và uốn ván. Được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi.\n\nTrẻ em từ 7 đến 10 tuổi chưa tiêm hoặc không rõ tình trạng tiêm vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi thứ hai tối thiểu 6 tháng.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 5 năm so với mũi 3 và sau đó nhắc lại mỗi 10 năm.\n\nNgười từ 10 tuổi trở lên đã tiêm hoặc chưa hoàn tất lịch tiêm hoặc không rõ tình trạng tiêm:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi thứ hai tối thiểu 6 tháng.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nTrẻ từ 7 đến 10 tuổi đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, 4 trong 1:\n\n* Lịch tiêm 1 mũi, cách mũi vắc xin chứa thành phần ho gà - bạch hầu - uốn ván trước đó tối thiểu 5 năm.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nNgười từ 10 tuổi trở lên đã hoàn tất 03 mũi cơ bản ho gà - bạch hầu - uốn ván:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Liều nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nHiện nay, vắc xin 3 trong 1 Adacelđược tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 685.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\n**Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td), sản xuất bởi IVAC (Việt Nam)**\n\nVắc xin này được sử dụng cho người từ 7 tuổi trở lên. Lịch tiêm cụ thể như sau:\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn chưa từng tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn ván - bạch hầu hoặc không rõ tình trạng tiêm:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi tiêm thứ hai tối thiểu 6 tháng.\n* Liều tiêm nhắc: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nTrẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản vắc xin 6 trong 1/5 trong 1/4 trong 1:\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.\n* Liều nhắc Td tiếp theo: Khoảng cách tối thiểu 10 năm so với mũi tiêm trước.\n\nHiện nay, vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td)được tiêm chủng tại các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá 174.000 VND/1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nUốn ván là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, và hiện tại chưa có bất kỳ phương pháp điều trị nào mang lại hiệu quả cao. Chi phí điều trị cho bệnh này rất đắt đỏ. Trong khi đó vắc xin ngừa uốn ván được coi là một phương pháp dự phòng đơn giản, tiết kiệm, và hiệu quả.\n\nTiêm đủ liều vắc xin uốn ván không chỉ là biện pháp an toàn mà còn mang lại hiệu quả bảo vệ lớn, với tỷ lệ trên 95% cho những người đã được tiêm giúp ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm này và bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ nhiễm trùng.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online qua hotline 1800 6928.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "uốn ván", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết", "abstract": "Vắc xin uốn ván VAT là gì? Công dụng và liều dùng ra sao? Những đối tượng nào nên tiêm loại vắc xin này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vắc xin này trong bài viết sau đây nhé!", "md_content": "[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván VAT là biện pháp an toàn và hiệu quả, giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vacxin VAT là gì? Liều dùng và công dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về loại vắc xin uốn ván này nhé!\n\nVắc xin uốn ván VAT là gì?\n--------------------------\n\nVắc xin uốn ván VAT là [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) hấp thụ, có vai trò quan trọng trong việc giúp phòng ngừa bệnh uốn ván - căn bệnh cấp tính có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.\n\nVắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động để chống lại trực khuẩn Clostridium tetani - nguyên nhân gây bệnh uốn ván. Việc sử dụng [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) không chỉ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn mà còn tăng cơ hội sống sót cho những người mắc bệnh uốn ván.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_1_2e4c712528.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván VAT là vắc xin uốn ván hấp thụ giúp phòng ngừa bệnh uốn ván*\n\nVắc xin VAT, được phát triển và sản xuất tại Việt Nam, trong mỗi liều tiêm 0,5ml có chứa các giải độc tố uốn ván tinh chế, bao gồm: dvqt (≥ 40); AlPO4 (≤ 3mg); Merthiolate (≤ 0,05 mg) và Natri clorid (3,5 - 5,0 mg). Vắc xin uốn ván VAT được tiêm qua bắp tay và việc tiêm chủng cần tuân thủ đúng lịch cũng như liều lượng được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh tốt nhất.\n\nHiệu quả phòng bệnh của vắc xin uốn ván VAT\n-------------------------------------------\n\nTrên thực tế, vắc xin uốn ván VAT có chứa độc tố uốn ván hấp thụ - một thành phần giúp hệ miễn dịch cơ thể hình thành các kháng nguyên để chống lại độc tố do trực khuẩn uốn ván gây ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêm đủ liều vắc xin uốn ván sẽ cho khả năng phòng ngừa lên đến 95%. Vì vậy, đây được xem là biện pháp chủ động phòng ngừa an toàn và hiệu quả.\n\nTuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin này chỉ được sử dụng với mục đích phòng ngừa, tức là sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này cũng có nghĩa là, vắc xin sẽ không giúp điều trị bệnh khi bị nhiễm trực khuẩn uốn ván. Đồng thời, vắc xin uốn ván VAT không cung cấp khả năng miễn dịch vĩnh viễn và hiệu lực thường chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm. Đây cũng chính là lý do vì sao các bác sĩ lại khuyến nghị nên tiêm mũi nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.\n\nNgoài ra, trong trường hợp nghi ngờ đã tiếp xúc với bào tử gây ra bệnh uốn ván thì có thể cần phải tiêm mũi nhắc lại sớm hơn. Chẳng hạn như nếu bạn vô tình bị thương do vật sắc nhọn bị rỉ hoặc các vết cắt sâu do tiếp xúc với đất bị nhiễm khuẩn… thì cần phải đi khám và cân nhắc tiêm mũi nhắc lại để phòng ngừa các nguy cơ biến chứng xảy ra.\n\nNhững trường hợp nào nên tiêm vắc xin uốn ván VAT?\n--------------------------------------------------\n\nVới hiệu quả mà vắc xin uốn ván VAT mang lại, việc chủ động tiêm phòng sớm là điều cần thiết. Loại vắc xin này sẽ giúp tạo miễn dịch chủ động, bảo vệ cho cả trẻ em và người lớn khỏi nguy cơ bị bệnh uốn ván. Đặc biệt được khuyến nghị cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như:\n\n* Phụ nữ đang [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html);\n* Những người thường xuyên làm việc trong trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm;\n* Người làm việc trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, xử lý cống rãnh và nước thải công cộng;\n* Công nhân làm việc ở công trường, có nguy cơ cao bị vết thương hở trên da;\n* Những người làm vườn, làm việc tại các trang trại và nông trường;\n* Người làm trong quân đội và thanh niên xung phong.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_3_93bfe224ff.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván VAT được chỉ định cho hầu hết mọi đối tượng*\n\nNhững ai không nên tiêm vắc xin uốn ván VAT?\n--------------------------------------------\n\nMặc dù vắc xin uốn ván có khả năng giúp phòng ngừa bệnh, nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiêm. Trước khi tiêm vắc xin, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe lâm sàng để đảm bảo rằng bạn không thuộc những trường hợp sau:\n\n* Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin.\n* Người đã có phản ứng dị ứng sau lần tiêm vắc xin trước đó.\n* Người có dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau lần tiêm trước.\n* Người đang bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao hoặc đang mắc bệnh cấp tính.\n* Không nên tiêm vắc xin vào tĩnh mạch trong bất kỳ hoàn cảnh nào.\n\nNgoài ra, cần phải thận trọng khi sử dụng vắc xin trong những trường hợp sau:\n\n* Khả năng đáp ứng miễn dịch của vắc xin có thể sẽ bị giảm khi đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch.\n* Tránh tiêm vắc xin quá liều.\n* Việc tiêm vắc xin dưới da có thể gây ra các phản ứng phụ nặng hơn so vắc xin uốn ván thường có chứa muối nhôm.\n* Vắc xin uốn ván VAT không phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú.\n\nViệc tuân thủ theo chỉ định và hạn chế sử dụng vắc xin đối với những trường hợp không đủ điều kiện sẽ giúp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván.\n\nLịch tiêm chủng uốn ván và liều tiêm\n------------------------------------\n\nĐể đảm bảo tiêm chủng đúng lịch và đủ liều lượng, cần tuân thủ theo lời khuyên của các chuyên gia y tế. Dưới đây là một số thông tin về liều dùng vắc xin theo quy định của nhà sản xuất, bao gồm:\n\n### Đối với người lớn\n\nViệc tiêm vắc xin uốn ván VAT sẽ giúp tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh. Để đảm bảo hiệu quả, cần tiêm tổng cộng 3 mũi với liều lượng 0,5ml/mũi qua đường tiêm bắp sâu. Thời điểm tiêm cụ thể như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên tại thời điểm được chỉ định.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 4 - 8 tuần.\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 - 12 tháng.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_2_e50513b0b3.jpg)\n\n*Cần tiêm tổng cộng 3 mũi với liều lượng 0,5ml/mũi để đảm bảo hiệu quả miễn dịch*\n\nCần lưu ý rằng, tiêm bổ sung mũi vắc xin tăng cường qua đường tiêm bắp sau mỗi 10 năm với liều 0,5ml. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, nếu trước đó đã tiêm vắc xin uốn ván thì cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại trước khi sinh. Mỗi mũi tiêm cần cách nhau ít nhất 4 tuần, mũi đầu tiên khi thai nhi được 20 tuần trở đi và mũi thứ 2 cần hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 4 tuần. Sau đó, tiêm 3 mũi nhắc lại theo lịch tiêm chủng.\n\n### Đối với trẻ em\n\nVới trẻ em cũng cần phải tiêm đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), Hib) qua đường tiêm bắp tay vào các tháng thứ 2, 3 và 4 sau sinh.\n\nKhi trẻ đủ 18 tháng tuổi, cần phải tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin DPT ([bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html)). Sau đó, cứ mỗi 5 - 10 năm cần tiêm bổ sung mũi nhắc lại uốn ván.\n\n### Đối với những đối tượng bị phơi nhiễm\n\nCần dựa vào lịch sử tiêm chủng, tình trạng vết thương và sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ tiêm cụ thể:\n\n* Nếu đã tiêm đủ các mũi vắc xin uốn ván cơ bản: Cần tiêm 1 mũi nhắc lại và không cần tiêm SAT (huyết thanh uốn ván).\n* Nếu khách hàng chưa tiêm vắc xin: Cần tuân thủ tiêm theo lịch tiêm cơ bản và tiêm SAT cùng ngày với tiêm mũi 1.\n\nTrong suốt quá trình tiêm chủng, nếu gặp phải những triệu chứng như đau lưng, sốt nhẹ, sưng đỏ tại vị trí tiêm hoặc thậm chí là dị ứng nhẹ, ớn lạnh, đau khớp... Đây đều là những phản ứng bình thường của cơ thể để bắt đầu hình thành miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng kéo dài để được hướng dẫn theo dõi và điều trị chính xác.\n\nTiêm uốn ván VAT ở đâu uy tín và giá bao nhiêu?\n-----------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván là mũi tiêm phòng được các chuyên gia khuyến nghị và cần tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm tính từ lần kết thúc mũi tiêm gần nhất. Vì vậy, người dân cần chủ động chọn trung tâm uy tín để được thực hiện tiêm mũi vắc xin nhắc lại.\n\nMột trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín và đảm bảo chất lượng vắc xin là Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Tại đây, tất cả các loại vắc xin đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Cùng với hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP giúp vắc xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất trước khi đến với người sử dụng.\n\n![Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_uon_van_vat_va_nhung_dieu_can_biet_4_4399005e67.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tiêm chủng uy tín và chất lượng*\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tiêm chủng cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và đa dạng các chủng loại vắc xin để đảm bảo mang đến dịch vụ y tế chất lượng nhất cho khách hàng. Ngoài ra, Long Châu còn cung cấp các gói tiêm chủng với đa dạng mức giá, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.\n\nNhư vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về [vắc xin uốn ván VAT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html) rồi. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào, việc tiêm vắc xin được xem là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để được tư vấn về các gói tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), hãy để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-hap-thu-tt.html)\n\n[Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT", "abstract": "Vắc xin uốn ván hấp thụ TT là gì? Cần lưu ý những gì khi tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về loại vắc xin này nhé!", "md_content": "Tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ TT là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn để tạo hệ miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại bệnh uốn ván. Loại vắc xin này được nghiên cứu và phát triển từ giải độc tố uốn ván tinh chế và tá chất hấp phụ Aluminium phosphate. Vậy cụ thể vacxin uốn ván hấp thụ TT là gì? Lịch tiêm và liều lượng ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loại [vaccine uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/luu-y-khi-tiem-vac-xin-uon-van-vi-sao-ban-can-phai-tiem-vac-xin-uon-van.html) này nhé!\n\nTầm quan trọng của tiêm vắc xin hấp thụ TT ngừa uốn ván\n-------------------------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là căn bệnh cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố của trực khuẩn khi xâm nhập vào máu sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như co cứng cục bộ hoặc toàn thân, dẫn đến các cơn co giật nguy hiểm.\n\nThời gian ủ bệnh của trực khuẩn uốn ván thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 - 21 ngày. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào độ rộng vết thương, vị trí vết thương, mức độ nhiễm khuẩn và điều kiện yếm khí ở vết thương. So với uốn ván cục bộ, thì uốn ván toàn thể sẽ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều.\n\nBệnh uốn ván thường dẫn đến tử vong do [rối loạn thần kinh thực vật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-than-kinh-thuc-vat-1196.html), suy hô hấp hoặc tim ngưng đột ngột do cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html). Lúc này, cần can thiệp hồi sức cấp cứu sớm nhất có thể để giúp tăng khả năng cứu sống người bệnh.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_4_faa838d996.jpg)\n\n*Tiêm phòng là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh uốn ván*\n\nTuy nhiên, người dân có thể chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván bằng việc tiêm vắc xin phòng ngừa để tạo hệ miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh. Trong đó, vắc xin uốn ván hấp thụ TT là một trong những loại vắc xin ngừa uốn ván được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Loại vắc xin này có thể sử dụng để phòng ngừa uốn ván cho hầu hết mọi đối tượng, từ trẻ em, người trưởng thành cho đến những đối tượng có nguy cơ cao như công nhân công trình, bộ đội, người làm vườn hoặc làm việc trong các trang trại, nông trại...\n\nVắc xin uốn ván hấp thụ TT là gì?\n---------------------------------\n\nVắc xin uốn ván hấp phụ TT là loại vaccine có tác dụng kích thích hệ miễn dịch chủ động tạo ra kháng thể để chống lại bệnh uốn ván. Loại vaccine này được phối hợp từ thành phần tá chất hấp phụ [Aluminium phosphate](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/aluminium-phosphate-gel-1528.html) và giải độc tố uốn ván tinh chế.\n\nVắc xin uốn ván hấp phụ (TT) được nghiên cứu và sản xuất với Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin về loại vắc xin này như:\n\n### Vắc xin uốn ván hấp thụ được chỉ định cho đối tượng nào?\n\nVắc xin uốn ván hấp thụ TT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như:\n\n* Phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html);\n* Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh hay nước thải công cộng;\n* Công nhân công trình xây dựng;\n* Người làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;\n* Người làm vườn hoặc làm ở các nông trường, trang trại;\n* Bộ đội, thanh niên xung phong.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_5_8db07ec7b4.jpg)\n\n*Vắc xin uốn ván hấp thụ TT được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em*\n\n### Vắc xin ngừa uốn ván chống chỉ định với những trường hợp nào?\n\nKhông phải ai cũng đủ điều kiện để tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ. Một số trường hợp không đảm bảo điều kiện sức khỏe để tiêm chủng như:\n\n* Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.\n* Người có biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước đó.\n* Người có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau liều tiêm trước đó.\n* Tạm hoãn tiêm đối với những trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh lý cấp tính.\n\n### Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ\n\n* Hiệu quả đáp ứng miễn dịch của vắc xin có thể sẽ bị giảm nếu đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch.\n* Việc tiêm nhầm vắc xin uốn ván hấp thụ dưới da có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn do vắc xin có chứa muối nhôm.\n* Không tiêm quá liều.\n* Vacxin chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.\n\nTác dụng phụ thường gặp sau tiêm\n--------------------------------\n\nTùy theo cơ địa của mỗi người mà sẽ có phản ứng phụ khác nhau sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Dưới đây là một số tác dụng phụ không mong muốn được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) như:\n\n* **Buồn nôn và nôn hoặc** [**tiêu chảy**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html)**:** Nếu gặp phải tác dụng phụ này, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung nước cho cơ thể, tránh ăn các thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa.\n* **Sốt và đau cơ:** Một số trường hợp sau tiêm có thể trải qua sốt nhẹ và đau cơ sau khi tiêm vắc xin. Đây là những biểu hiện cho thấy cơ thể đang hình thành hệ miễn dịch.\n* **Đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm:** Các triệu chứng này thường khá nhẹ và chỉ mang tính tạm thời, thường sẽ tự giảm đi sau vài ngày.\n* **Phản ứng dị ứng toàn thân:** Một số trường hợp có thể sẽ cảm thấy khó thở, [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html) hoặc ngứa toàn thân, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ và đau khớp.\n* **Hiếm gặp:** Một số trường hợp hiếm, người tiêm có thể sẽ gặp phải triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh ở cánh tay hoặc bả vai.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_2_0955f847d5.jpg)\n\n*Tùy theo cơ địa của từng người sẽ có tác dụng phụ sau tiêm khác nhau*\n\nNếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc xin uốn ván, người tiêm nên thông báo ngay cho bác sĩ để đảm bảo được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.\n\nLịch tiêm chủng vắc xin uốn ván hấp thụ (TT)\n--------------------------------------------\n\nVắc xin uốn ván hấp phụ TT được chỉ định tiêm ở khu vực bắp sâu. Liều tiêm mỗi mũi là 0,5ml và lịch tiêm cụ thể như sau:\n\n### Lịch tiêm cơ bản gồm 3 mũi tiêm\n\n* Mũi 1: Tiêm mũi TT đầu tiên.\n* Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 khoảng 4 tuần.\n* Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 2 khoảng 6 tháng.\n\n**Lưu ý:** Nên thực hiện tiêm liều nhắc lại bổ sung mỗi 5 - 10 năm/lần.\n\n### Lịch tiêm cho phụ nữ mang thai\n\nĐối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên và chưa tiêm lần nào, cần phải tiêm đủ 2 mũi theo lịch cụ thể như sau:\n\n* Mũi 1: Cần tiêm sớm khi phát hiện mang thai, thường là vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.\n* Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và cần đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_uon_van_hap_thu_tt_1_c2cded8105.jpg)\n\n*Bà bầu cần đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng*\n\nTrong những lần mang thai tiếp theo, các chị em cần tiêm bổ sung thêm 1 mũi và đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.\n\n### Lịch tiêm đối với những trường hợp phơi nhiễm\n\nCác bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố như tình trạng vết thương, lịch sử [tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) ngừa uốn ván, thời gian tiêm ngừa uốn ván lần gần nhất và tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp nhất.\n\n* Nếu đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản và 2 mũi bổ sung: Không cần tiêm thêm.\n* Nếu đã tiêm từ 3 mũi trở lên: Tiêm thêm vacxin uốn ván hấp thụ (TT), lưu ý không nên [tiêm huyết thanh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-huyet-thanh-uon-van-co-tac-dung-bao-lau-nhung-thong-tin-can-biet.html) (SAT).\n* Nếu tiêm dưới 3 mũi: Cần tiêm bổ sung cho đủ 5 mũi.\n\nNên tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ TT ở đâu tốt và uy tín?\n--------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dân nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào luôn là đơn vị có các loại vắc xin mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Cùng với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP giúp toàn bộ vắc xin được bảo quản trong nhiệt độ tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến với người sử dụng.\n\nĐội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều đạt chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo bài bản để có đủ kiến thức chuyên môn và thực hành an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất cho khách hàng. Đặc biệt, khách hàng khi đến với Trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ luôn được hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt nhất.\n\nHiện tại, dịch vụ tiêm phòng uốn ván hấp thụ TT tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có giá khoảng 144.000 đồng/mũi (mức giá có thể có chênh lệch thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\nTrên đây là bài viết tổng hợp tất tần tật những thông tin liên quan đến [vắc xin uốn ván hấp thụ TT](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-uon-van-hap-thu-tt.html). Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại vắc xin này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến việc tiêm ngừa vắc xin uốn ván, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html)\n\n[Danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-uon-van-cho-ba-bau.html)\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Vaccine viêm gan B tiêm khi nào?", "abstract": "Tiêm phòng viêm gan B là cần thiết để bảo vệ bạn và người thân khỏi nguy cơ nhiễm viêm gan B và phát triển các bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Vậy Vaccine viêm gan B tiêm khi nào?\n", "md_content": "Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có khả năng đe dọa tính mạng. Vaccine có thể giúp ngăn ngừa nhiễm viêm gan B và ngăn ngừa các biến chứng như bệnh mãn tính và ung thư gan.\n\nViêm gan B là gì?\n-----------------\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-bi-benh-viem-gan-b-co-nguy-hiem-khong.html) là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt nghiêm trọng với sức khỏe. Căn bệnh này do virus viêm gan B (HBV) gây ra, tấn công và làm tổn thương gan. Viêm gan B có thể gây nhiễm trùng mãn tính, khiến mọi người có nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan.\n\n![giai-dap-thac-mac-vaccine-viem-gan-b-tiem-khi-nao 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vaccine_viem_gan_b_tiem_khi_nao_1_56f36600a1.jpg)\n\n*Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất trên thế giới*\n\nViêm gan B là một bệnh dịch thầm lặng vì hầu hết mọi người đều không có triệu chứng khi mới nhiễm bệnh, ngay cả khi đã bước vào giai đoạn mãn tính. Vì vậy, người bệnh có thể vô tình lây virus sang người khác. Ở những người bị nhiễm bệnh mãn tính nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, tổn thương gan thầm lặng có thể tiến triển thành bệnh gan nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan hoặc ung thư gan.\n\nHiện nay, bệnh viêm gan B có thể phòng ngừa và điều trị được. Đã có vaccine an toàn và hiệu quả có khả năng bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B từ 98% đến 100%. Điều trị bằng thuốc cũng có hiệu quả và giúp kiểm soát nhiễm trùng viêm gan B mãn tính.\n\nMục đích của việc tiêm phòng viêm gan B\n---------------------------------------\n\n[Tiêm vaccine viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-viem-gan-b-co-bi-lay-nua-khong.html) được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B và các biến chứng của nó, cụ thể như viêm gan giai đoạn cuối, xơ gan, suy gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Trong giai đoạn cấp tính, viêm gan tối cấp hiếm khi xảy ra nhưng có tỷ lệ tử vong đáng kể, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.\n\nChiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm kiểm soát nhiễm virus viêm gan B nhằm mục đích cung cấp khả năng miễn dịch viêm gan B phổ quát cho trẻ sơ sinh bằng liều vaccine đầu tiên khi mới sinh. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ bao phủ vaccine viêm gan B trong chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ em trên toàn cầu đã đạt tới 185 quốc gia (84%).\n\nVaccine tạo ra kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan B và hiệu giá từ 10 mIU/mL trở lên được coi là có tác dụng bảo vệ chống lây nhiễm HBV.\n\nVới các quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao, các chương trình tiêm chủng phổ cập viêm gan B đã có tác động sâu sắc đến việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh mãn tính, giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em từ 10% xuống 1% và giảm một nửa tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi.\n\n![giai-dap-thac-mac-vaccine-viem-gan-b-tiem-khi-nao 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vaccine_viem_gan_b_tiem_khi_nao_2_2bb7206ee1.jpg)\n\n*Tiêm vaccine viêm gan B được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B và các biến chứng của nó*\n\nVaccine viêm gan B tiêm khi nào? Chỉ định của vaccine viêm gan B như thế nào?\n-----------------------------------------------------------------------------\n\nTổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên đưa vaccine viêm gan B vào chương trình tiêm chủng định kỳ cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới. Vaccine viêm gan B cũng được chỉ định cho người lớn có nguy cơ nhiễm trùng cao.\n\nChiến lược chỉ nhắm mục tiêu tiêm chủng vào các nhóm có nguy cơ cao, không có tác động đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B, do đó việc tiêm chủng phổ cập được khuyến khích cho trẻ sơ sinh và tất cả thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng trước đó. Tất cả phụ nữ mang thai cũng nên được sàng lọc viêm gan B.\n\nKhuyến cáo tiêm ba liều vaccine viêm gan B:\n\n* Liều vaccine đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.\n* Liều vaccine thứ hai được tiêm sau liều đầu tiên từ 1 đến 2 tháng.\n* Liều vaccine thứ ba được tiêm từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi.\n\nVaccine viêm gan B cũng được khuyến cáo cho những người từ 60 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng và những người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:\n\n* Người có bạn tình mắc bệnh viêm gan B.\n* Người sống chung với người mắc bệnh viêm gan B.\n* Người bị [bệnh lây truyền qua đường tình dục](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-benh-pho-bien-lay-qua-duong-tinh-duc-nguy-hiem-47470.html).\n* Quan hệ tình dục đồng giới.\n* Người có thói quen dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích ma túy.\n* Nhân viên y tế có thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.\n* Người đang chạy thận nhân tạo, mắc bệnh gan mãn tính, bị nhiễm HIV…\n\nTính an toàn và tác dụng phụ của vaccine viêm gan B\n---------------------------------------------------\n\nVaccine viêm gan B được coi là một trong những loại vaccine an toàn và hiệu quả nhất từng được phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và nhiều tổ chức y tế khác đã tiến hành nhiều nghiên cứu kiểm tra tính an toàn của vaccine.\n\n![giai-dap-thac-mac-vaccine-viem-gan-b-tiem-khi-nao 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_vaccine_viem_gan_b_tiem_khi_nao_3_06bfa40a22.jpg)\n\n*Vaccine viêm gan B được coi là một trong những loại vaccine an toàn và hiệu quả nhất*\n\nKhông có bằng chứng nào cho thấy vaccine viêm gan B gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), bệnh tự kỷ, [bệnh đa xơ cứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-da-xo-cung-59749.html) hoặc các tình trạng rối loạn thần kinh khác.\n\nCác tác dụng phụ thường gặp của vaccine viêm gan B có thể bao gồm đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm. Vaccine viêm gan B có thể không được khuyến nghị cho những người bị dị ứng nấm men hoặc có tiền sử phản ứng bất lợi với vaccine.\n\nTrước khi tiêm vaccine viêm gan B, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị rối loạn hệ thống miễn dịch, bệnh đa xơ cứng, các vấn đề về thận, bệnh gan lâu dài, rối loạn chảy máu và [HIV/AIDS.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html)\n\nCũng như các loại vaccine khác, những người mắc bệnh cấp tính ở mức độ trung bình hoặc nặng nên được hoãn tiêm chủng cho đến khi tình trạng của họ được cải thiện.\n\nViêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan có khả năng đe dọa tính mạng. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc [vaccine viêm gan B tiêm khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vaccine-viem-gan-b-tiem-khi-nao.html) cũng như những tác dụng phụ và lưu ý khi tiêm vaccine này. Khi nghi ngờ bị viêm gan B, bạn hãy đến ngay cơ sở ý tế để nhận được sự chỉ định và chăm sóc của bác sĩ nhé.\n\n", "date": "12/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin Rotarix phòng bệnh gì? ", "abstract": "Vắc xin Rotarix được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Việc này giúp xây dựng hệ miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh do virus rota gây ra. Bệnh do virus rota gây ra có thể gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. Vậy vắc xin Rotarix phòng bệnh gì?", "md_content": "Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện thường tạo điều kiện dễ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy. Để bảo vệ sức khỏe của bé khỏi nguy cơ này, việc sử dụng [vắc xin Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.html) là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.\n\nVắc xin Rotarix phòng bệnh gì?\n------------------------------\n\nVắc xin Rotarix chủ yếu nhằm mục tiêu bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm virus Rota, một trong những loại virus phổ biến gây [bệnh tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên khắp thế giới. Tiêu chảy do Rota có thể tiến triển nhanh chóng và có diễn biến nặng, bao gồm sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy nặng, và mất nước, có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.\n\n[Virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html) lây nhiễm một cách dễ dàng thông qua tiếp xúc thông thường và có thể phát tán nhanh chóng thành đại dịch. Việc duy trì vệ sinh cá nhân là quan trọng và cần thiết để ngăn chặn lây nhiễm. Ngoài ra, chủ động tiêm phòng vắc xin Rotarix để đảm bảo trẻ nhận được sự bảo vệ tốt nhất.\n\n![vac-xin-rotarix-phong-benh-gi.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_rotarix_phong_benh_gi_140905b591.jpg)\n\n*Vắc xin Rotarix phòng bệnh tiêu chảy cho virus Rota gây ra*\n\nChủng ngừa virus Rota thông qua vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy và các biến chứng liên quan. Trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên thường được khuyến khích sử dụng vắc xin này, tuy nhiên, thời điểm cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Trước khi quyết định sử dụng vắc xin, trẻ cần được khám lâm sàng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe, đặc biệt là với trẻ dưới 24 tuần tuổi, khi mà hiệu quả của vắc xin đối với độ tuổi này chưa được chứng minh.\n\nVắc xin Rotarix dùng mấy liều?\n------------------------------\n\nLịch dùng vắc xin Rotarix được quy định như sau:\n\n**Đối tượng sử dụng:**\n\nTrẻ từ 6 tuần tuổi trở lên được khuyến khích sử dụng vắc xin chủng ngừa virus Rota.\n\n**Lịch uống vắc xin:**\n\n* Liều đầu tiên: Dùng khi trẻ đạt 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2: Tiếp theo liều đầu tiên, cách nhau ít nhất 4 tuần.\n* Kết thúc 2 liều: Trước khi trẻ đạt 24 tuần tuổi.\n\n**Đường dùng:**\n\n[Vắc xin Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) được điều chế dùng đường uống, không được tiêm.\n\n![vac-xin-rotarix-phong-benh-gi-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_rotarix_phong_benh_gi_1_e674909158.jpg)\n\n*Cha mẹ nên cho trẻ uống vắc xin Rotarix để phòng bệnh*\n\nVắc xin có khả năng bám dính tốt, do đó, nếu trẻ nôn sau khi uống, không cần phải tiếp tục cho trẻ uống liều bổ sung mà vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên lịch uống và sử dụng vắc xin Rotarix nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị.\n\nLưu ý khi dùng vắc xin Rotarix\n------------------------------\n\nCó một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng liều đầu tiên của vắc xin Rotarix có thể tăng nguy cơ lồng ruột nhẹ, đặc biệt là trong vòng khoảng 31 ngày, với nguy cơ cao trong 7 ngày đầu tiên. Do đó, để sau khi sử dụng vắc xin, trẻ cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lồng ruột như đau bụng dữ dội, nôn kéo dài, phân có máu, chướng bụng, hoặc sốt cao. Khi có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, việc đưa trẻ đến thăm bác sĩ ngay lập tức là cần thiết.\n\nTrong trường hợp chủng ngừa cho trẻ sinh non (đẻ trước hoặc bằng 28 tuần tuổi thai), cần xem xét nguy cơ ngừng thở tiềm tàng và thực hiện các biện pháp giám sát hô hấp trong khoảng 48 - 72h.\n\nNgoài ra, không nên dùng vắc xin Rotarix trong bất kỳ trường hợp nào khi có các biểu hiện nghiêm trọng.\n\n![vac-xin-rotarix-phong-benh-gi-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_rotarix_phong_benh_gi_2_f120722248.jpg)\n\n*Trẻ sinh non cần thận trọng khi sử dụng vắc xin Rotarix*\n\nRotarix có thể được sử dụng cùng lúc với các loại vắc xin hoặc vắc xin kết hợp như vắc xin 6 trong 1 (DTPa - HBV - IPV/Hib), vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà toàn tế bào (DTPw), vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào (DTPa), vắc xin Haemophilus influenzae type b (Hib), vắc xin bại liệt tiêm bất hoạt (IPV), [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html), vắc xin cộng hợp viêm phổi, và vắc xin cộng hợp viêm não huyết thanh nhóm C. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng đáp ứng miễn dịch và tính an toàn của những vắc xin này không bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời.\n\nSử dụng Rotarix cùng lúc với vắc xin bại liệt uống (OPV) cũng không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên bại liệt, và đáp ứng miễn dịch đối với Rotarix vẫn được duy trì nếu vắc xin OPV được uống 2 tuần sau khi sử dụng Rotarix.\n\nVắc xin Rotarix giá bao nhiêu?\n------------------------------\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện nay cung cấp dịch vụ uống vắc xin Rotarix ngừa tiêu chảy do Rotavirus, với giá 815.000 VND. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nTrẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên gia vắc xin thăm khám, được thực hiện sàng lọc đầy đủ về thể trạng và sức khỏe. Các chuyên gia sẽ tư vấn về vắc xin phòng bệnh, cung cấp phác đồ uống, hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi chủng ngừa, tuân thủ theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất cho trẻ.\n\nĐội ngũ bác sĩ và điều dưỡng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc trẻ. Áp dụng các phương pháp giảm đau hiệu quả, tạo không gian thân thiện và thoải mái hơn cho trẻ.\n\nTrẻ sau khi uống vắc xin sẽ được theo dõi trong vòng 30 phút và được đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi rời khỏi phòng tiêm.\n\nVắc xin Rotarix được nhập khẩu và lưu trữ tại hệ thống kho lạnh hiện đại, tuân thủ chuẩn GSP (Good Storage Practice), đảm bảo giữ vắc xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.\n\nBố mẹ sẽ nhận được tin nhắn về thông tin tiêm chủng hoặc lịch uống vắc xin của bé sẽ và được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, tạo thuận lợi và minh bạch trong quá trình quản lý sức khỏe của trẻ.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết", "abstract": "Cảm cúm là bệnh rất phổ biến, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và dễ tái phát bệnh nhiều lần. Để phòng bệnh hiệu quả, việc tiêm phòng cúm là rất cần thiết, việc nắm rõ những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe sau tiêm chủng.", "md_content": "Cảm cúm là bệnh hầu như ai cũng phải mắc ít nhất một đến hai lần trong đời. Đặc biệt với trẻ em, người có sức đề kháng kém thì bệnh có thể khiến cơ thể nhanh chóng kiệt sức. Để hạn chế bị bệnh cũng như tái phát cúm nhiều lần, tiêm vắc xin là phương pháp tốt nhất. Vậy tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm là gì?\n\nBệnh cúm có nguy hiểm không?\n----------------------------\n\nCúm mùa hay gọi tắt là cúm là bệnh cấp tính do virus cúm gây ra và rất dễ lây lan từ người sang người. Các con đường lây nhiễm phổ biến ở bệnh cúm là qua nói chuyện, ho, hắt hơi, tiếp xúc với một số đồ vật có virus. Hiện nay có 3 chủng cúm là cúm A, cúm B, cúm C trong đó [cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-a.html) chính là bệnh nguy hiểm nhất. Nhắc đến cúm nhiều người còn rất chủ quan tuy nhiên thực tế hằng năm có khoảng nửa triệu người tử vong do cúm cũng như mắc phải các biến chứng nặng nề về sau.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_1_8d27eb2a2d.png)\n\n*Cúm là bệnh không nên chủ quan*\n\nViệc tiêm vắc xin và có những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm là điều khiến nhiều người e ngại nhưng đây chính là biện pháp bảo vệ bản thân tốt nhất. Bệnh cúm mùa thường lành tính tuy nhiên với các đối tượng có sức đề kháng kém cũng như không điều trị kịp thời thì dễ tử vong hoặc mắc biến chứng:\n\n* [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), suy hô hấp.\n* Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu.\n* Gây sảy thai ở phụ nữ mang thai, biến chứng thai kỳ gây quái thai.\n\nĐặc biệt cúm hoàn toàn có thể lây lan nhanh ở cộng đồng và trở thành đại dịch. Một khi chúng trở thành dịch thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn gây ra hàng loạt biến động về kinh tế, xã hội. Cụ thể có thể nhìn cách [đại dịch covid - 19](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/covid-19-1401.html) đã lan rộng và gây ra những thiệt hại nặng nề về người và sự phát triển kinh tế ra sao để hình dung. Bệnh cúm sẽ rất nguy hiểm nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em hay người già.\n\nVậy dấu hiệu nhận biết của bệnh cúm là gì? Đó là khi bạn cảm thấy khó thở, đau tức vùng ngực, liên tục hắt hơi, sổ mũi, ho khan. Một khi bệnh tiến triển nặng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sốt cao, hay mê man. Tóm lại cúm là bệnh không thể chủ quan và tiêm phòng chính cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi virus cúm.\n\nThông tin về tiêm vacxin cúm\n----------------------------\n\nNhiều người đồn đoán về tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Tuy nhiên trước khi giải đáp về vấn đề này ta cùng tìm hiểu khái quát loại vắc xin cúm.\n\nHiện nay với chính sách khuyến khích tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vắc xin cúm cùng các loại vắc xin khác được lưu thông rộng rãi và luôn được kiểm duyệt rất an toàn trước khi cung cấp cho người dân. Bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể [tiêm phòng cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-dang-bi-cum-co-tiem-phong-cum-duoc-khong.html). Việc tiêm vắc xin cúm sẽ bảo vệ bạn khỏi bị cúm mùa, cụ thể sau khi tiêm thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể nhận ra virus cúm và ngay lập tức tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại virus.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_2_87a0434f01.jpg)\n\n*Tiêm vaccine phòng cúm là điều nên làm*\n\nMùa cúm cao điểm nhất là vào các tháng thu đông nên việc chủ động tiêm phòng vắc xin cúm rất cần thiết. Thông thường, mỗi mũi tiêm phòng cúm mỗi mùa có đủ khả năng bảo vệ cơ thể cho đến mùa cúm tiếp theo. Tuy nhiên tuỳ hệ miễn dịch, một số đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch có thể chủ động tiêm phòng cúm mũi thứ hai sau 6 tháng.\n\nQuan trọng hơn cả là bạn phải đến các bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng uy tín để được cung cấp nguồn vắc xin đảm bảo. Hãy tiêm phòng cúm định kỳ và đúng lộ trình, điều này giúp nâng cao sức đề kháng cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Hiện nay, tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có cung cấp dịch vụ tiêm chủng 3 loại vacxin cúm mùa tùy thuộc theo nhu cầu của khách hàng:\n\n* Vacxin cúm IVACFLU-S 0,5ml xuất xứ từ Việt Nam có giá 185.000đ.\n* Vacxin cúm VAXIGRIP TETRA xuất xứ từ Pháp có giá 333.000đ.\n* Vacxin cúm INFLUVAC TETRA xuất xứ từ Hà Lan có giá 333.000đ.\n\nLưu ý: Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế. Để đặt lịch tiêm chủng, bạn có thể đăng kí ngay tại website của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), hoặc liên hệ tư vấn: 1800 6928 - nhánh phím số 2.\n\nMột số tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm\n-------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin dù là vắc xin ngừa cúm hay các bệnh khác thì đều khiến cơ thể phản ứng lại sau tiêm ở những mức độ khác nhau. Và tác dụng phụ thường gặp ở người vừa tiêm vắc xin cúm có thể kể đến:\n\n### Hiện tượng sốt\n\nSốt chính là phản ứng dễ xảy ra nhất sau khi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể nên bạn không cần phải quá lo lắng. Một khi phát sốt sau tiêm vắc xin chứng tỏ có thể đang tiếp nhận sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân bên ngoài đồng thời sản sinh cơ chế tự bảo vệ từ đó thân nhiệt nóng lên. Nếu sốt quá cao, trên 39 độ C dù đã được can thiệp bởi các biện pháp như chườm ấm, dùng [miếng dán hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-su-dung-va-bao-quan-mieng-dan-ha-sot-cho-tre-68974.html) thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_3_cc85985d50.jpg)\n\n*Sốt là tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm thường gặp*\n\n### Hiện tượng sưng đau tại chỗ tiêm\n\nTác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm phổ biến phải kể đến sưng đau tại chỗ tiêm. Tại vị trí này có thể sưng đỏ và chạm vào sẽ hơi đau, nhưng chúng sẽ nhanh chóng khỏi sau vài ngày. Tuyệt đối không tự ý chườm đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm để tránh nhiễm trùng. Với trẻ nhỏ, các bé có thể sẽ quấy khóc vì cảm thấy khó chịu nên phụ huynh cần hạn chế để bé đụng vào chỗ tiêm.\n\nCó thể thấy các tác dụng phụ sau tiêm phòng cúm không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên có một số nguyên tắc tiêm phòng mà bạn nên nắm để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất:\n\n* **Ở lại nơi tiêm chủng ít nhất là 30 phút sau khi tiêm:** Việc này để tiện theo dõi sức khoẻ. Nếu không có hiện tượng bất thường nào xảy ra bạn có thể ra về và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ tiếp theo tại nhà.\n* **Có chế độ ăn uống khoa học:** Sau khi tiêm phòng vắc xin nên bổ sung nhiều chất xơ, đạm để cơ thể tràn đầy năng lượng, tăng sức đề kháng. Đặc biệt nên uống nhiều nước trái cây như cam, chanh để cơ thể được cung cấp đủ nước và chất điện giải.\n* **Nghỉ ngơi hợp lý:** Dù bạn đang rất khỏe mạnh sau khi tiêm phòng, thậm chí không hề gặp tác dụng phụ sau tiêm thì vẫn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế lao động nặng nhọc trong thời gian này.\n* **Chú ý biểu hiện của cơ thể:** Tiêm phòng vắc xin hiện nay rất an toàn bởi hầu hết các vắc xin đều được kiểm định rất kỹ trước khi cho lưu hành. Tuy nhiên không nên chủ quan, hãy theo dõi kỹ tình trạng cơ thể sau tiêm và nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng lạ nào, bạn phải thăm khám bác sĩ sớm nhất.\n\n![Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_sau_khi_tiem_vacxin_cum_nen_biet_4_a5fe57b6a0.jpg)\n\n*Sau tiêm phòng thường sẽ hơi sưng đau ở vùng tiêm*\n\nTrên đây là những chia sẻ về [tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-sau-khi-tiem-vacxin-cum-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh cúm mùa và chủ động tiêm phòng để bảo vệ bản thân và cộng đồng. \n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm"]}, {"title": "Vì sao nên tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết?", "abstract": "Dengue virus là nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết, và muỗi cái thuộc chi Aedes là vật trung gian truyền bệnh bằng cách đốt. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tạng. Vì vậy việc tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết trở thành một biện pháp quan trọng trong chiến dịch phòng ngừa bệnh.", "md_content": "Ngày nay, việc sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn bệnh và giảm rủi ro của các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Xã hội ngày càng quan tâm đến loại vaccine này, vì bệnh đã trở nên phổ biến và lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng. Đồng thời với tốc độ lây lan nhanh chóng bệnh còn đi kèm với các biến chứng nguy hiểm như suy đa tạng, xuất huyết não, thậm chí tử vong. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nhé!\n\nCó vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết không?\n-------------------------------------------\n\nTrong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh [sốt xuất huyết Dengue](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-xuat-huyet-dengue-155.html) đã tăng cao, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Thống kê cho thấy trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia ghi nhận sự lây lan của bệnh này. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên gấp 4 lần vào năm 1995. WHO ước tính mỗi năm có từ 50 - 100 triệu người trên thế giới mắc bệnh sốt xuất huyết. Không chỉ số ca mắc tăng mà còn có sự biến đổi đa dạng của chủng virus.\n\nNguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là muỗi cái thuộc chi Aedes, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Muỗi này hoạt động vào ban ngày và chỉ muỗi cái mới có khả năng truyền bệnh. Khi muỗi này đốt người, bệnh nhân sẽ nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 8 - 11 ngày. Khi virus vào cơ thể người, nó mất từ 2 - 7 ngày để tồn tại trong máu.Và trong khoảng thời gian này, muỗi Aedes có thể truyền bệnh khi hút máu.\n\n![Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_sot_xuat_huyet_1_0627c623d5.jpg)\n\n*Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là muỗi cái thuộc chi Aedes*\n\nDo đó, nhu cầu về phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt là chống lại 4 chủng virus cùng lúc, ngày càng tăng. Sự xuất hiện của vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết Dengvaxia® (CYD-TDV) từ công ty Sanofi Pasteur đã đáp ứng nhu cầu này. Vaccine này an toàn và hiệu quả, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống khoảng 25% và số ca tử vong giảm đến 50%. Với tỷ lệ phòng bệnh lên đến 60,8%, đã được thử nghiệm tại 17 quốc gia trong suốt 20 năm, vaccine Dengvaxia® là một giải pháp đáng tin cậy để bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.\n\nVì sao nên tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết?\n--------------------------------------------------\n\nViệc tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết là một biện pháp quan trọng và hiệu quả để ngăn chặn sự bùng phát của [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) này, đặc biệt là trong điều kiện môi trường và khí hậu thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của muỗi Aedes - vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.\n\nVirus Dengue với bốn loại huyết thanh virus là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, được truyền bệnh chủ yếu thông qua muỗi Aedes. Muỗi này với khả năng sinh nở và tuổi thọ cao, có thể lây truyền bệnh trong khoảng 40 ngày sống của nó, đặt ra mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.\n\nTiêm phòng sốt xuất huyết trở thành một biện pháp cần thiết để tạo ra kháng thể trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như lây nhiễm virus. Các hệ lụy của bệnh sốt xuất huyết, từ những triệu chứng nhẹ đến những biến chứng nguy hiểm như suy đa tạng, [xuất huyết não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/xuat-huyet-nao-1094.html), đều là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Việc tiêm vaccine phòng sốt xuất huyết không chỉ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh mà còn đóng góp vào việc bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ lây lan và hậu quả nặng nề của bệnh truyền nhiễm này.\n\n![Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_sot_xuat_huyet_2_5c019de235.jpg)\n\n*Vì sao phải tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết?*\n\nCác biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết\n---------------------------------------\n\nNgoài cách tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết thì cũng có các cách phòng ngừa sốt xuất huyết có thể được thực hiện hiệu quả thông qua các biện pháp chủ động sau đây:\n\n**Tiêu diệt lăng quăng, muỗi, bọ gậy:**\n\n* Dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, loại bỏ đồ dụng và vật dụng chứa nước có thể làm tổ cho muỗi và mầm bệnh sốt xuất huyết.\n* Phát quang cây cối và tránh chơi ở những nơi ẩm thấp.\n* Mỗi hành động nhỏ như vậy sẽ giúp xua đuổi muỗi và giảm nguy cơ lây nhiễm.\n\n**Tuyên truyền nâng cao ý thức:**\n\n* Tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của cộng đồng về cách phòng ngừa sốt xuất huyết.\n* Tìm hiểu thông tin liên quan đến căn bệnh để có khả năng xử trí kịp thời khi có dấu hiệu sốt xuất huyết.\n\n**Phòng tránh bị muỗi đốt:**\n\n* Mặc quần áo dài tay, kể cả khi đi ngủ.\n* Sử dụng màn kín đáo khi ngủ và màn xua muỗi.\n* Sử dụng bình xịt muỗi, [kem chống muỗi](https://nhathuoclongchau.com.vn/cham-soc-ca-nhan/chong-muoi-con-trung), hoặc vợt điện muỗi.\n* Sử dụng rèm che hoặc màn có tẩm hóa chất diệt muỗi và điều hòa nhiệt độ để giảm nguy cơ muỗi trú ngụ trong nhà.\n\n**Cách ly người bệnh:**\n\nĐối với gia đình có người mắc sốt xuất huyết, cần cách ly người bệnh để ngăn chặn sự lây lan trong gia đình.\n\n![Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_sot_xuat_huyet_3_4d6b273b16.jpg)\n\n*Ngoài tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết còn có các cách phòng ngừa khác*\n\nMặc dù đã có [vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-nen-tiem-vaccine-phong-benh-sot-xuat-huyet.html), nhưng người dân cũng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống, như ngăn muỗi đẻ trứng, phát quang bụi rậm, xử lý rác thải đúng cách, theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trước khi quyết định tiêm chủng, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về vaccine. Sốt xuất huyết đang là một căn bệnh có sức ảnh hưởng đáng kể trên toàn cầu. Việc tiêm vaccine khi có cơ hội là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["phòng bệnh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ", "abstract": "Vaccine MVVAC là loại vaccine phòng sởi được chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và những người chưa có miễn dịch bệnh. Cùng bài viết bên dưới khám phá thông tin về lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện cũng như các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine MVVAC nhé!", "md_content": "Vaccine sởi đơn MVVAC tiêu chuẩn phòng ngừa bệnh sởi hàng đầu cho trẻ nhỏ. Hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu để trị bệnh sởi. Do đó, phụ huynh cần lưu ý và cho trẻ nhỏ thực hiện tiêm chủng theo đúng quy định.\n\nVaccine sởi đơn MVVAC là gì?\n----------------------------\n\nLoại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) sởi đơn được sử dụng hiện nay có tên MVVAC. Được biết, đây là vaccine virus sống, đã được giảm độc lực. MVVAC sản xuất dựa trên công nghệ chuyển giao từ viện Kitasato tại Nhật Bản kết hợp với công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO. Vaccine được Bộ Y tế cấp phép cho sử dụng vào cuối năm 2009. Theo đó, nó cũng được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.\n\nBên cạnh vaccine sởi đơn MVVAC, xuất hiện các loại vaccine phối hợp khác nhằm mục đích phòng ngừa nhiều bệnh lý chưa có thuốc đặc trị như: [Sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), quai bị ở người lớn và trẻ em, Rubella.\n\nLịch tiêm chủng và quy trình thực hiện tiêm chủng vaccine MVVAC\n---------------------------------------------------------------\n\nVaccine sởi đơn MVVAC đã được đi vào quy chế tạo nên miễn dịch chủ động ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở đi và cho cả những đối tượng chưa có kháng thể chống virus sởi.\n\nVaccine MVVAC có lịch tiêm chủng cụ thể như sau:\n\n* Mũi thứ nhất: Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine MVVAC theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.\n* Mũi thứ hai: Cần được tiêm nhắc lại khi trẻ bước qua tháng thứ 15 - 18. Cũng có thể kết hợp vaccine [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) hay Rubella trong MMR II.\n\nCách sử dụng vaccine như sau: Vaccine sởi đơn MVVAC có đường tiêm dưới da với liều tiêm 0.5 ml/liều. Ngoài ra, không được tiêm ở tĩnh mạch.\n\nQuy trình thực hiện tiêm chủng:\n\n* Bước 1: Khử trùng toàn bộ dụng cụ tiêm chủng và dụng cụ lấy vaccine theo quy định.\n* Bước 2: Bề mặt nắp của lọ vaccine cũng cần được khử trùng bằng cồn trước khi tiến hành sử dụng cho việc tiêm chủng.\n* Bước 3: Sử dụng bơm tiêm hút 5,5ml nước cất pha tiêm sau đó bơm vào lọ vaccine. Cần lắc đều để bột đông khô đồng thời vaccine tan hết. Người tiêm chủng sẽ đảm bảo dung dịch không có dị vật, cặn hay bị vẩn đục.\n* Bước 4: Sử dụng bơm tiêm có dung lượng 1ml để lấy 0,5ml vaccine. Bơm tiêm cần được thay đổi cho từng người.\n* Bước 5: Thực hiện tiêm dưới da của trẻ theo đúng hướng dẫn của chương trình TCMR.\n\nTuyệt đối không để nhiễm bẩn vào dụng cụ trong quá trình thao tác thực hiện tiêm chủng và cần thay đổi bơm tiêm mỗi khi lấy vaccine cho từng trẻ.\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_1_23e19d8892.jpg)\n\n*Vaccine sởi đơn MVVAC có đường tiêm dưới da*\n\nChỉ định và chống chỉ định của vaccine MVVAC\n--------------------------------------------\n\n### Chỉ định\n\nVaccine MVVAC có chỉ định như sau:\n\n* Tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi.\n* Phòng ngừa bệnh cho các đối tượng chưa có kháng thể sởi.\n\n### Chống chỉ định\n\nMột số đối tượng có chống chỉ định tiêm vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:\n\n* Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vaccine.\n* Cần hoãn tiêm đối với các đối tượng đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp tính.\n* Đối tượng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, loại trừ trẻ em bị nhiễm HIV chưa tiến triển sang AIDS.\n* Phụ nữ đang mang thai.\n* Người mắc bệnh lao đang tiến triển và chưa được đưa vào điều trị.\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_836a3e5124.jpg)\n\n*Vaccine MVVAC phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi*\n\nNhững tác dụng phụ không mong muốn của vaccine MVVAC\n----------------------------------------------------\n\nMột số phản ứng không mong muốn có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:\n\n* Trẻ bị đau, sưng hoặc phát ban đỏ ở vùng da tiêm chủng trong khoảng 3 ngày.\n* Triệu chứng ho, sốt, sổ mũi cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ và kéo dài không quá 3 ngày.\n* Xuất hiện một số trường hợp tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận nguyên do bắt nguồn từ vaccine.\n* Một số báo cáo giảm tiểu cầu, co giật và [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html) được ghi nhận. Tuy nhiên, những trường hợp này cực kỳ hiếm gặp.\n* Những tác dụng nghiêm trọng khác sau khi tiêm vaccine MVVAC chưa được ghi nhận.\n\nCần thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện các tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng vaccine nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.\n\nVaccine sởi đơn MVVAC thuộc dạng [vaccine sống giảm độc lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html). Do đó, có thể dùng kết hợp với các loại vaccine sống khác. Điều này không làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch và công hiệu. \n\nTuy nhiên, không được trộn lẫn các loại vaccine với nhau mà cần sử dụng bơm tiêm khác nhau cũng như đảm bảo không tiêm vào cùng một vị trí. Bạn cũng có thể lựa chọn tiêm thêm các loại vaccine sống khác cách mũi tiêm MVVAC tối thiểu 1 tháng.\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_3_5d8f3f8dcf.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị đau, sưng hoặc phát ban đỏ ở vùng da tiêm chủng*\n\nThận trọng khi sử dụng và bảo quản vaccine MVVAC\n------------------------------------------------\n\n### Thận trọng khi sử dụng\n\nMột số điều cần thận trọng khi sử dụng vaccine sởi đơn MVVAC có thể kể đến như:\n\n* Cần đặc biệt thận trọng với các trường hợp có tiền sử co giật, sốt cao, dị ứng, giảm tiểu cầu hay tổn thương não.\n* Không nên sử dụng vaccine sởi đơn MVVAC trong trường hợp đối tượng tiêm chủng đang bị sốt hay đang trong tiến trình điều trị và sử dụng các phương pháp tác động đến hệ miễn dịch như truyền máu, dùng thuốc,... Chỉ thực hiện tiêm chủng cho trẻ em đã hết sốt ít nhất 3 ngày và kết thúc quá trình điều trị tác động đến hệ miễn dịch ít nhất 4 tuần.\n\n### Bảo quản\n\nVaccine sởi đơn MVVAC cần được bảo quản trong điều kiện như sau:\n\n* Các lọ vaccine sởi loại đông khô nên được bảo quản ở nhiệt độ từ ≤ 8 độ C. Ngoài ra, cần tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.\n* Các lọ nước pha tiêm cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Tuyệt đối không làm đông băng.\n* Lọ vaccine sau quá trình pha hồi chỉnh với nước pha tiêm cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Ngoài ra, những lọ vaccine này cần phải sử dụng trong vòng 6 giờ đồng hồ.\n\nVaccine sởi đơn MVVAC có giá bao nhiêu?\n---------------------------------------\n\nVaccine sởi đơn MVVAC được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Tùy thuộc vào từng cơ sở tiêm phòng khác nhau, vaccine sởi đơn MVVAC sẽ có giá dao động khác nhau. Tuy nhiên, mức giá trung bình của loại vaccine này rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 VND/mũi.\n\nĐặc biệt vaccine sởi đơn MVVAC đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với mức giá ưu đãi. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế hàng đầu nhé!\n\n![Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_mvvac_lich_tiem_chung_quy_trinh_thuc_hien_va_tac_dung_phu_4_478de4bbb7.jpg)\n\n*Vaccine sởi đơn MVVAC đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nHiện tại, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, việc tiến hành tiêm chủng vaccine sởi đơn [MVVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-mvvac-lich-tiem-chung-quy-trinh-thuc-hien-va-tac-dung-phu.html) cho trẻ nhỏ và các đối tượng chưa được miễn dịch là đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong tương lai.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?", "abstract": "Bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn do 2 chủng virus HPV-16 và HPV-18 được xác định chiếm 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà. Vaccine HPV giúp ngăn ngừa hoạt động của nhiều chủng virus HPV nguy hiểm. Vậy người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?", "md_content": "Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. [Người đã mắc phải sùi mào gà vẫn có thể tiêm phòng HPV.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-dang-bi-sui-mao-ga-co-tiem-vaccine-hpv-duoc-khong.html) Tuy nhiên, tác dụng của vaccine ngừa HPV có thể giảm đi so với những người không mắc bệnh.\n\nBiểu hiện nam giới đang bị sùi mào gà\n-------------------------------------\n\n[Sùi mào gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sui-mao-ga-la-benh-gi-nhung-dau-hieu-benh-sui-mao-ga-ban-can-biet.html) là một bệnh lý xã hội nguy hiểm do virus Human Papilloma (HPV) gây ra, thường xuất hiện dưới dạng các mụn cóc ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ, có hình dạng mềm mại giống như những gai nhú, bề mặt ráp và màu hồng nhạt.\n\nNguyên nhân gây mắc bệnh sùi mào gà bao gồm:\n\n* [Virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, là con đường phổ biến nhất cho việc lây nhiễm sùi mào gà.\n* Người có hệ miễn dịch yếu có thể nhiễm sùi mào gà khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, chăn màn, bàn chải đánh răng, khăn tắm, và thậm chí là những nơi có vết thương hở.\n\nKhi virus HPV xuất hiện trong cơ thể, chúng thường ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 9 tháng, và triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới biểu hiện:\n\nCơ quan sinh dục và da xung quanh khu vực bao quy đầu, nếp gấp bẹn,... xuất hiện các nốt sùi mềm, màu hồng nhạt, nhô cao, và thường là đơn độc. Những nốt sùi này thường không gây khó chịu hoặc ngứa, làm cho việc nhận biết trở nên khó khăn.\n\n![Người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_sui_mao_ga_co_tiem_vaccine_hpv_duoc_khong_d1d1487482.jpg)\n\n*Nam giới bị sùi mào gà xuất hiện các nốt sùi mềm*\n\nCác nốt sùi phát triển và tập trung thành các mảng có đường kính khoảng vài centimet. Các mảng này có thể giống như mào gà hoặc súp lơ, mềm mại và ẩm ướt do chứa dịch. Nếu áp dụng áp lực, dịch có thể chảy ra ngoài. Một số trường hợp nốt sùi có thể phát triển lớn đến mức có thể chạm được, có thể xuất hiện máu, và dịch bốc mùi khó chịu.\n\nBiểu hiện nữ giới đang bị sùi mào gà\n------------------------------------\n\nBệnh sùi mào gà không phân biệt giới tính, xuất hiện cả ở nam và nữ, tuy nhiên, thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ thường tiếp xúc với tinh dịch nam giới khi quan hệ tình dục và môi trường âm đạo cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus này. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, bệnh cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con và thông qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.\n\nBệnh sùi mào gà dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tình dục, và gây ra đau rát khi di chuyển. Trong trường hợp bệnh phát hiện trong giai đoạn mang thai, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non có thể tăng lên. Thai nhi cũng có khả năng mắc bệnh sau khi sinh hoặc thông qua việc bú mẹ. Bệnh sùi mào gà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), ung thư dương vật, gây ra vô sinh, hiếm muộn hoặc thậm chí tử vong.\n\n**Triệu chứng thường gặp ở nữ giới:**\n\n*Nốt sùi vùng kín:* Sau khoảng 3 tuần kể từ khi quan hệ tình dục với người mắc HPV, vùng kín của nữ giới có thể xuất hiện các nốt sùi màu hồng nhạt, chứa dịch và dễ chảy máu. Những nốt sùi này có thể xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo và tử cung mà không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào cho bệnh nhân. Trong trường hợp quan hệ tình dục hoặc cọ xát, nốt sùi có thể bị vỡ, gây chảy máu và có thể dẫn đến nhiễm trùng.\n\n*Biểu hiện khác:* Các nốt sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi và hậu môn của bệnh nhân. Ngoài ra, người mắc bệnh có thể trải qua các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau rát khi quan hệ tình dục,...\n\n![Người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_sui_mao_ga_co_tiem_vaccine_hpv_duoc_khong_1_ca84064fe2.jpg)\n\n*Nữ giới bị sùi mào gà gây đau rát vùng kín khi quan hệ*\n\nKhi phát hiện biểu hiện của bệnh sùi mào gà, phụ nữ nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Điều này giúp tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.\n\nĐối với người phụ nữ, để giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, bạn nên chủ động tiêm [vaccine HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao.html) để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh lý khác do virus HPV gây ra.\n\nNgười đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?\n--------------------------------------------------------\n\nTiêm phòng vaccine HPV là một biện pháp để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm virus HPV.\n\nHiện nay có hơn 40 chủng virus HPV thường lây nhiễm ở bộ phận sinh dục:\n\n* Các chủng HPV có nguy cơ cao: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66. Các chủng này có thể gây bệnh ung thư từ cổ tử cung đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác. Đặc biệt, chủng 16 và chủng 18 có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất.\n* Các chủng HPV có nguy cơ thấp: 6, 11, 42, 43, 44, 53. Trong số này, chủng 6 và chủng 11 là loại gây sùi mào gà.\n* Các chủng HPV không rõ nguy cơ ung thư: 26, 68, 73, 82.\n\nVaccine HPV được thiết kế để bảo vệ khỏi nhiễm các loại virus HPV, gồm cả một số loại có thể gây ra sùi mào gà và nguy cơ cao. Người nhiễm HPV có thể bị nhiễm nhiều loại virus khác nhau, và vaccine HPV không chỉ ngăn bệnh sùi mào gà mà còn giúp bảo vệ chống lại một số chủng virus gây ung thư từ cổ tử cung đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.\n\nNếu bạn đang có kế hoạch tiêm vaccine HPV và đang bị sùi mào gà, bạn nên thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể xem xét tình trạng sức khỏe cụ thể, đánh giá rủi ro và lợi ích của việc tiêm vaccine trong trường hợp của bạn.\n\nCác chuyên gia bệnh xã hội khẳng định rằng, ngay cả khi đã mắc sùi mào gà, việc tiêm phòng HPV vẫn có thể thực hiện để ngăn chặn khả năng bệnh biến chứng thành ung thư.\n\nVaccine HPV hiệu quả chống lại chủng virus HPV 16, 18, trong khi vaccine chống sùi mào gà ngăn chặn chủng virus HPV 6, 11. Tuy nhiên, quyết định về việc tiêm phòng và loại vaccine nào phù hợp cần được đưa ra dựa trên tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.\n\n![Người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_sui_mao_ga_co_tiem_vaccine_hpv_duoc_khong_2_ba0eeb1cea.jpg)\n\n*Người đang bị sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không là thắc mắc của nhiều người*\n\nNgười đang bị sùi mào gà cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, làm các xét nghiệm liên quan và có chỉ định hợp lý xem đủ điều kiện để tiêm vaccine HPV được không?\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng", "abstract": "Rotateq vaccine là một trong các loại vaccine phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus cực kỳ hiệu quả hiện nay. Cùng bài viết khám phá những thông tin liên quan đến công dụng, liều dùng và một số lưu ý khi sử dụng loại vaccine này nhé!", "md_content": "Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng vaccine Rotateq là một trong các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.\n\nCông dụng và liều dùng của Rotateq vaccine\n------------------------------------------\n\n### Công dụng\n\nRotateq [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-la-gi-nhung-loai-vaccine-cho-nguoi-cao-tuoi.html) có thể giúp phòng bệnh tiêu chảy xuất phát từ Rotavirus. Virus Rota được xác định là nguyên do hàng đầu khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tiêu chảy nặng. \n\nLoại virus này dễ dàng lây qua đường tay - miệng và phân - miệng mỗi khi tiếp xúc với tã hay phân của những đứa trẻ nhiễm bệnh mà không vệ sinh tay sạch sẽ. Không chỉ vậy, virus Rota cũng có thể lây truyền thông qua đường hô hấp. Do đó, bệnh rất dễ lây chéo trong cộng đồng và môi trường bệnh viện.\n\nRotateq vaccine chính là chìa khóa tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) gây ra. Điều này cũng giúp ngăn ngừa căn bệnh có thể phát sinh thành dịch lớn.\n\nTrẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt khi thời tiết lạnh, ẩm ướt vào mùa đông - xuân.\n\nTiêu chảy do virus Rota có thời gian ủ bệnh từ 2 - 3 ngày và thời gian phát bệnh từ 5 - 7 ngày. Trẻ em mắc phải bệnh có triệu chứng nôn mửa, sốt, tiêu chảy, mất nước và [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html). Tình trạng nếu không được xử lý và điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân tử vong.\n\n### Liều dùng\n\nRotateq vaccine được sản xuất tại nước Mỹ, gồm có 3 liều và mỗi liều có dung lượng 2ml. Thời điểm sử dụng các liều cho trẻ cụ thể như sau:\n\n* Liều thứ 1: Sử dụng cho trẻ từ 7.5 - 12 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2: Sử dụng sau khi dùng liều thứ 1 tối thiểu 4 tuần.\n* Liều thứ 3: Sử dụng sau khi dùng liều thứ 2 tối thiểu 4 tuần.\n\nThời điểm tốt nhất để kết thúc lịch sử dụng vaccine Rotateq là trước khi trẻ được 32 tuần tuổi.\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_2_c2e99296d5.jpg)\n\n*Rotateq vaccine giúp phòng bệnh tiêu chảy xuất phát từ Rotavirus*\n\nChỉ định và chống chỉ định của vaccine Rotateq\n----------------------------------------------\n\n### Chỉ định\n\nVaccine Rotateq có chỉ định sử dụng như sau:\n\n* Vaccine Rotateq chỉ sử dụng thông qua đường uống.\n* Vaccine Rotateq tuyệt đối không sử dụng đường tiêm trong bất kỳ trường hợp nào.\n* Vaccine Rotateq được các bác sĩ chỉ định nhằm phòng ngừa các căn bệnh do virus Rota thuộc trong tuýp huyết thanh G2, G2, G3, G4, G9 gây nên. Đây là những chủng virus hàng đầu gây ra bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.\n* Vaccine Rotateq không được chỉ định ở đối tượng người trưởng thành, phụ nữ có thai và đang cho con bú.\n\n### Chống chỉ định\n\nVaccine Rotateq chống chỉ định với những đối tượng như sau:\n\n* Chống chỉ định với đối tượng có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccine.\n* Những trẻ có dấu hiệu mẫn cảm với liều dùng vaccine Rotateq thứ nhất thì không nên sử dụng thêm các liều tiếp theo.\n* Không sử dụng cho trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_2_f5d3b26f58.jpg)\n\n*Vaccine Rotateq chỉ sử dụng thông qua đường uống*\n\nMột số điểm cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng vaccine Rotateq\n---------------------------------------------------------------\n\n### Lưu ý\n\nCần lưu ý một vài điểm sau khi cho trẻ sử dụng Rotateq vaccine. Cụ thể:\n\n* Sau khi sử dụng vaccine, trẻ không bị hạn chế gì về ăn uống.\n* Nếu trẻ có tính trạng nôn, trớ thời gian trong và sau khi uống vaccine, không cần cho trẻ uống thêm liều bổ sung.\n* Tuyệt đối không tiêm vaccine Rotateq.\n* Uống trực tiếp vaccine Rotateq, không pha loãng cùng với nước hay trộn với bất cứ dung dịch và vaccine nào khác.\n* Kiểm tra các thông tin vaccine cẩn thận trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng.\n\n### Thận trọng\n\nCần thận trọng với một số đối tượng sau đây khi sử dụng vaccine Rotateq:\n\n* Khi sử dụng vaccine, cần cẩn trọng đối với trẻ đang điều trị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm chức năng miễn dịch.\n* Thận trọng với những trẻ nhiễm HIV.\n* Thận trọng với trẻ vừa mới truyền máu hay dùng các sản phẩm từ máu chưa qua ngày thứ 42.\n* Trẻ bị bệnh dạ dày, đường ruột, tiêu chảy mãn tính, tiền sử lồng ruột, chậm phát triển,... cũng cần nên thận trọng khi sử dụng vaccine.\n* Cần tạm dừng vaccine đối với trẻ có sức khỏe không được ổn định như nôn mửa, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), tiêu chảy,...\n* Một số nghiên cứu chỉ ra rằng không tìm thấy chủng vaccnine bên trong phân của những đứa trẻ mắc một số chứng bệnh nặng như ung thư, xơ nang tụy, tim bẩm sinh,... Vì vậy, cần có sự cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng vaccine Rotateq.\n* Mức độ cũng như khả năng bảo vệ trước virus Rota từ vaccine Rotateq không có nghiên cứu khi sử dụng từ 1 hoặc 2 liều vaccine.\n* Tương tự các loại vaccine khác, sử dụng vaccine Rotateq cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đề phòng trường hợp trẻ có thể bị sốc phản vệ.\n\nTác dụng phụ không mong muốn của vaccine Rotateq\n------------------------------------------------\n\nMột số tác dụng phụ không mong muốn của Rotateq vaccine:\n\n* Nghiên cứu thực hiện trên 71.752 đứa trẻ không phát hiện vaccine Rotateq làm tăng nguy cơ lồng ruột.\n* Một số tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng vaccine Rotateq có thể kể đến như sốt, tiêu chảy, nôn mửa. Các triệu chứng này có tỷ lệ ≥ 1/10.\n* Những tác dụng phụ không phổ biến như viêm họng sau khi dùng vaccine Rotateq có tỷ lệ ≥ 1/1000 và <1/100.\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_3_60f0a299a4.jpg)\n\n*Sốt là tác dụng phụ thường thấy của vaccine Rotateq*\n\nTương tác thuốc của vaccine Rotateq\n-----------------------------------\n\nVaccine Rotateq có thể sử dụng cùng một thời điểm với các vaccine kết hợp khác như vaccine bại liệt bất hoạt, vaccine ho gà - bạch hầu - uốn ván, vaccine [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), vaccine phòng các bệnh lý do Hib, vaccine cộng hợp phế cầu khuẩn.\n\nNgoài ra, vaccine Rotateq cũng có thể kết hợp với vaccine phòng bại liệt loại uống OPV. Sự kết hợp này không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của OPV. Mặc cho OPV có làm giảm một số đáp ứng miễn dịch của vaccine Rotateq. Thế nhưng, các nghiên cứu cho biết khả năng chống lại virus Rota không bị tác động. \n\nKhả năng đáp ứng miễn dịch của Rotateq vaccine sẽ không bị ảnh hưởng nếu đối tượng uống vaccine bại liệt OPV sau khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi sử dụng Rotateq.\n\nPhương pháp bảo quản vaccine Rotateq\n------------------------------------\n\nVaccine Rotateq được đảm bảo bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C. Một khi được lấy ra khỏi tủ lạnh bảo quản, vaccine Rotateq cần phải sử dụng ngay lập tức. Mặt khác, nếu bảo quản vaccine Rotateq ở nhiệt độ 25 độ C, cần sử dụng trong vòng 48 giờ đồng hồ. Sau 48 giờ, vaccine sẽ phải bị loại bỏ theo đúng quy định.\n\nVaccine Rotateq bao nhiêu tiền?\n-------------------------------\n\nVaccine Rotateq của Mỹ có tầm giá trong khoảng 600.000 - 700.000 VND/liều. Cần lưu ý, đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể có sự chênh lệch nhất định, tùy thuộc vào thời điểm sử dụng vaccine và nhiều yếu tố khác.\n\nVaccine Rotateq hiện đang có sẵn tại các cơ sở của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Tại đây cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt, tùy theo yêu cầu như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, đặt mua và giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\n![Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/rotateq_vaccine_cong_dung_lieu_dung_va_luu_y_khi_su_dung_3_99f3caa30e.jpg)\n\n*Vaccine Rotateq của Mỹ đã có mặt tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nUống [Rotateq vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rotateq-vaccine-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-dung.html) phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp để bảo vệ con trẻ của bạn càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ có một sức khỏe khỏe mạnh, không rơi vào tình huống nguy hiểm do Rotavirus gây nên.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Nên tiêm vaccine HPV ở đâu?", "abstract": "Với 95% trường hợp ung thư cổ tử cung liên quan đến virus HPV, bệnh lý này đang trở thành mối đe dọa lớn với tỷ lệ tử vong cao. Trước tình trạng đáng lo ngại này, việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả như tầm tiêm phòng vaccine HPV là cực kỳ cần thiết, đặc biệt là đối với đối tượng chị em phụ nữ. Vậy nên tiêm vaccine HPV ở đâu?", "md_content": "Ung thư cổ tử cung do virus HPV đang là nguyên nhân đe dọa sức khỏe chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việc chủ động phòng ngừa bằng biện pháp tiêm vaccine HPV giúp chị em bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh lý do virus HPV gây nên. Vậy [nên tiêm vaccine HPV ở đâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vaccine-hpv-o-dau.html) Làm sao để lựa chọn cơ sở y tế tiêm chủng phù hợp, đảm bảo an toàn và dịch vụ chất lượng?\n\nVaccine HPV là gì?\n------------------\n\nTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 11 - 12% dân số toàn cầu, tương đương gần 800 triệu người nhiễm [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html). Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus HPV dao động từ 8 - 11%.\n\nHiện có hơn 140 chủng virus HPV được phát hiện, trong đó có 40 chủng được truyền qua đường tình dục và tác động đến các khu vực như bộ phận sinh dục và hậu môn. Trong số đó, 13 chủng virus HPV có nguy cơ cao (như 6, 11, 16 và 18) có khả năng gây ra mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật, vùng hầu họng và đặc biệt là ung thư cổ tử cung.\n\n![Nên tiêm vaccine HPV ở đâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vaccine_hpv_o_dau_541609c535.jpg)\n\n*Vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thử cổ tử cung và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục*\n\nMỗi 4 phút trôi qua lại có 1 người tử vong do [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html). Trung bình, ung thư cổ tử cung chiếm mạng sống của hơn 300 ngàn phụ nữ mỗi năm, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển do thiếu chủ động phòng ngừa hiệu quả.\n\nHiện vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung, nhưng việc tiêm vaccine phòng virus HPV đã được chứng minh an toàn và hiệu quả lên đến 99% thông qua nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, cũng như trên thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 15 năm qua.\n\nLựa chọn loại vaccine HPV tiêm chủng\n------------------------------------\n\nHiện nay tại Việt Nam, có hai loại vaccine được cấp phép sử dụng để phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả khả năng gây bệnh của virus HPV. Đó là Gardasil 9 (vaccine HPV 9 tuýp) và Gardasil (vaccine HPV 4 tuýp), cả hai đều do hãng dược phẩm nổi tiếng MSD (Merck Sharp & Dohme, Mỹ) sản xuất. Tuy cả hai loại đều nhằm mục đích phòng ngừa bệnh do HPV gây ra, nhưng chúng khác nhau về phạm vi phòng ngừa, hiệu quả và lịch tiêm chủng.\n\n**Vaccine Gardasil:**\n\nGardasil có khả năng phòng ngừa 4 tuýp HPV nguy cơ cao là 6, 11, 16, 18, dành cho phụ nữ từ 9 - 26 tuổi. Gardasil hiệu quả trong việc ngăn chặn tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung do hai chủng HPV 16, 18; cũng như mụn cóc sinh dục ([sùi mào gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sui-mao-ga-la-benh-gi-nhung-dau-hieu-benh-sui-mao-ga-ban-can-biet.html)) do hai chủng HPV type 6, 11 và các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác. Gardasil đạt hiệu quả phòng ngừa lên đến 90%.\n\nĐối với lịch tiêm chủng, Gardasil áp dụng 3 mũi: Mũi 1 (lần tiêm đầu tiên); mũi 2 (1 tháng sau mũi 1) và mũi 3 (4 tháng sau mũi 2).\n\n**Vaccine Gardasil 9:**\n\nGardasil 9 không chỉ phòng ngừa 4 tuýp HPV như Gardasil mà còn bổ sung thêm 5 tuýp HPV khác là 31, 33, 45, 52, 58, mở rộng cả đối tượng và phạm vi phòng ngừa. Gardasil 9 đặc biệt hiệu quả với tỷ lệ phòng ngừa lên đến 94%, đặc biệt là ở cả nữ giới và nam giới, trong đó có cộng đồng đồng tính nam (MSM) và cộng đồng những người đồng tính (LGBT). Gardasil 9 được coi là vaccine bình đẳng giới, giúp giảm lưu hành của HPV thông qua việc tạo ra miễn dịch cộng đồng.\n\n![Nên tiêm vaccine HPV ở đâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vaccine_hpv_o_dau_1_11e8172ef2.jpg)\n\n*Vaccine Gardasil 9 mở rộng ngăn ngừa lên đến 9 chủng virus HPV nguy cơ cao*\n\nGardasil 9 áp dụng cho cả nam và nữ, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi. Đối với độ tuổi từ 9 - 14 tuổi, áp dụng phác đồ 2 liều, cách nhau 6 - 12 tháng; độ tuổi từ 15 tuổi trở lên áp dụng phác đồ 3 liều (0, 2, 6 tháng) và hoàn thành trong vòng 1 năm.\n\nVới hiệu quả bảo vệ vượt trội, phác đồ tiêm đơn giản, cả Gardasil và Gardasil 9 đều là những vaccine hiệu quả để phòng ngừa các bệnh do vi rút HPV gây ra. Người đã hoàn thành phác đồ 3 mũi của Gardasil 4 vẫn có thể tiêm thêm 3 mũi Gardasil 9 để bổ sung phòng ngừa cho các tuýp HPV nguy hiểm khác.\n\nCả hai loại vaccine vẫn hiệu quả khi tiêm cho những người đã có quan hệ tình dục, thậm chí là đã từng nhiễm HPV.\n\nNên tiêm vaccine HPV ở đâu?\n---------------------------\n\nĐể lựa chọn địa chỉ tiêm [vaccine HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao.html) phù hợp, đảm bảo an toàn và dịch vụ chất lượng, bạn có thể cân nhắc các tiêu chí sau đây:\n\n**Nguồn cung vaccine chính hãng và ổn định**\n\nĐảm bảo vaccine được nhập khẩu chính hãng và nguồn cung ổn định, hạn chế tình trạng hết vaccine thường xuyên. Gardasil và Gardasil 9 là những vaccine có nhu cầu sử dụng lớn. Bạn nên chọn các trung tâm tiêm chủng uy tín có khả năng cung ứng đủ vaccine, nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.\n\n**Bảo quản vaccine đạt chuẩn GSP**\n\n* Cơ sở tiêm chủng cần có khả năng bảo quản tốt vaccine theo yêu cầu của nhà sản xuất.\n* Bảo quản vaccine, vật tư tiêm chủng chưa sử dụng theo quy định.\n\n**Khám sàng lọc trước khi tiêm**\n\nĐể đảm bảo quy trình tiêm vaccine diễn ra an toàn và sức khỏe của bạn được đặt lên hàng đầu, yêu cầu cơ sở y tế cần thực hiện khám sàng lọc và tư vấn cho đối tượng tiêm chủng trước khi tiêm. Thông báo về loại vaccine sẽ tiêm, tư vấn cụ thể và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.\n\n**Tiêm nhẹ, ít đau**\n\n* Đảm bảo cơ sở tiêm chủng thực hiện quy trình tiêm chủng an toàn, tiêm đúng chỉ định, đúng liều, đúng đường dùng.\n* Đội ngũ nhân viên y tế cần được đào tạo chuyên sâu về an toàn tiêm chủng, đồng thời quy trình tiêm và giám sát phản ứng sau tiêm cũng cần được thực hiện thận trọng.\n\n**Giá tốt, chính sách ưu đãi**\n\nLựa chọn các cơ sở tiêm chủng có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi, quà tặng và tiện ích giúp bạn tiết kiệm chi phí.\n\n**Tiện ích tại cơ sở tiêm chủng**\n\nNơi bạn chọn nên có cơ sở vật chất sạch sẽ và tiện ích thoải mái. Quy trình tiêm chủng cũng cần được thực hiện một cách an toàn và chặt chẽ, bao gồm việc kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm và nhà chờ theo dõi phản ứng sau tiêm thoải mái, hạn chế ồn ào để bạn được nghỉ ngơi sau tiêm trước khi ra về.\n\nHệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn mang đến trải nghiệm an toàn và chất lượng.\n\n![Nên tiêm vaccine HPV ở đâu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vaccine_hpv_o_dau_2_deab60b62d.jpg)\n\n*Nên tiêm vaccine HPV tại hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nLà đối tác chiến lược với các hãng vaccine lớn vì vậy Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đảm bảo cung ứng đủ vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.\n\nTại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tất cả khách hàng đều được bác sĩ khám sàng lọc miễn phí, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên có chứng chỉ an toàn tiêm chủng. Sau tiêm, khách hàng được theo dõi và kiểm tra phản ứng sau tiêm, đồng thời nhận được thông tin đầy đủ về vaccine. Phòng tiêm tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, và các tiện ích miễn phí như wifi, nước uống sạch, giữ xe đều giúp tạo ra môi trường thoải mái cho người đến tiêm phòng.\n\nĐặc biệt, chương trình ưu đãi giá vaccine và quà tặng cùng nhiều ưu đãi khác sẽ giúp bạn có mức chi phí phù hợp nhất cho gói tiêm vaccine HPV của mình.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Tác dụng phụ của vaccine HPV", "abstract": "Tiêm ngừa vaccine HPV là giải pháp giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra như: Ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ,.. Vaccine HPV cũng giống như nhiều loại vaccine khác, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine HPV trong nội dung bài viết dưới đây.", "md_content": "Giống như nhiều loại vaccine khác, sau khi tiêm vaccine HPV cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này thường là nhẹ và tạm thời, thường giảm đi sau vài ngày.\n\nHiểu rõ hoạt động của vaccine HPV\n---------------------------------\n\n[Vaccine HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-hoat-dong-nhu-the-nao-vac-xin-hpv-tiem-may-mui.html) là biện pháp phòng tránh các bệnh do virus HPV gây ra trên cơ thể người. Virus HPV được phát hiện tới 140 chủng khác nhau, trong đó có 40 chủng nguy hiểm, đặc biệt là HPV chủng 6, 11, 16, 18, có thể gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục và các bệnh ung thư như vùng hậu môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, dương vật và vùng hầu họng.\n\nTrong số các bệnh lý này, ung thư cổ tử cung ở nữ giới là căn bệnh có nguy cơ lớn nhất và phổ biến nhất, làm ám ảnh nhiều phụ nữ trong nhiều thập kỷ. [Ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) đe dọa sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.\n\nVaccine HPV đã được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trong 30 năm qua và được sử dụng trên nhiều quốc gia. Vaccine HPV hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, mụn cóc sinh dục, tiền ung thư, loạn sản và các bệnh lý khác do HPV gây ra ở cả nam và nữ.\n\n![Tác dụng phụ của vaccine HPV](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_hpv_d00e71fa05.jpg)\n\n*Vaccine HPV hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, mụn cóc sinh dục...*\n\nTương tự như các loại vaccine khác, vaccine HPV hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Khi cơ thể tiếp xúc với các loại vi rút HPV, các kháng thể này sẽ tương tác với vi rút, ngăn chặn nó lây nhiễm vào các tế bào khỏe mạnh.\n\nCác vaccine HPV hiện nay được sản xuất dựa trên cơ sở các vi sinh vật có cấu trúc giống vi rút (Virus-like particles, VLPs) được tạo ra từ các thành phần bề mặt của HPV. VLPs không có khả năng lây nhiễm do thiếu ADN của vi-rút. Tuy nhiên, chúng gần giống với vi rút tự nhiên và kháng thể phản ứng với VLP cũng có tác dụng chống lại vi rút tự nhiên. Sự sản xuất kháng thể cao trong cơ thể do VLPs giúp vaccine có hiệu quả cao.\n\nTuy nhiên vaccine HPV không đạt hiệu quả bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và cũng không điều trị các nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi rút gây ra.\n\nCó mấy loại vaccine HPV?\n------------------------\n\nHiện nay, trên thị trường có hai loại vaccine HPV được sử dụng phổ biến là Gardasil và Gardasil 9, cả hai đều có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Sự khác biệt chủ yếu giữa chúng nằm ở số lượng chủng HPV mà vaccine có khả năng phòng ngừa, lịch tiêm, đối tượng tiêm, và hiệu quả sử dụng.\n\n**Vaccine Gardasil**\n\nGardasil là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Dược Merck Sharp & Dohme (MSD), Hoa Kỳ. Vaccine này được thiết kế để phòng ngừa các bệnh như ung thư âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, loạn sản tế bào, tổn thương tiền ung thư, và mụn cóc sinh dục. Đặc điểm nổi bật của Gardasil là khả năng phòng ngừa 4 chủng virus HPV, bao gồm HPV type 6, 11, 16, 18. Vaccine này được khuyến nghị đặt hiệu quả tốt nhất khi tiêm cho nữ giới trong đột tuổi từ 9 - 26 tuổi, kể cả những người chưa từng hoặc đã từng quan hệ tình dục.\n\n**Vaccine Gardasil 9**\n\nGardasil 9 có khả năng phòng ngừa 9 chủng virus HPV, bao gồm HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58, với hiệu quả lên tới 94%. Vaccine này được khuyến nghị tiêm cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 - 27, và cũng là sản phẩm của hãng dược MSD của Hoa Kỳ.\n\nHiện nay, Gardasil 9 đã được phân phối ở 84 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ trên toàn cầu và ghi nhận đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và độ an toàn y tế. Đặc biệt, bạn có thể tiêm Gardasil 9 cùng các loại vaccine khác trong một buổi tiêm mà không lo lắng về khả năng tương tác thuốc, giúp đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.\n\n![Tác dụng phụ của vaccine HPV 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_hpv_1_c96591d68d.jpg)\n\n*2 loại vaccine HPV được sử dụng phổ biến là Gardasil và Gardasil 9*\n\nTác dụng phụ của vaccine HPV\n----------------------------\n\nTương tự như các loại vaccine khác, sau khi tiêm vaccine HPV người tiêm có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn, đây là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với vaccine.\n\nDưới đây là một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp sau khi tiêm vaccine HPV:\n\n* Vị trí tiêm bị sưng, đỏ, bầm tím.\n* Đau đầu.\n* Sốt.\n* [Chóng mặt.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chong-mat-763.html)\n* Buồn nôn.\n* Đau nhẹ ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, ngón chân, bàn chân, chân.\n* Đau cơ và khớp nhẹ.\n\n![Tác dụng phụ của vaccine HPV 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vaccine_hpv_3_41d37bb286.jpg)\n\n*Sau khi tiêm có thể xuất hiện một số tác dụng phụ của vaccine HPV nhưng không quá nghiêm trọng*\n\nNgoài ra, có một số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vaccine HPV, bao gồm:\n\n* Phát ban, đỏ, ngứa.\n* [Khó thở.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html)\n\nKhoảng 3 trên 1.000.000 người sau khi tiêm vaccine HPV có thể phát sinh phản ứng dị ứng. Sau khi tiêm, bạn nên ở lại cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý khi có bất kỳ dấu hiệu nào của tác dụng phụ sau tiêm vaccine.\n\nNhững tác dụng phụ này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường và kéo dài hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thêm. Ghi nhận thực tế, hiệu quả ngăn ngừa các bệnh lý cho virus HPV thường lớn hơn rất nhiều so với các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine.\n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vaccine HPV đều được nhập khẩu chính hãng, đã được kiểm định chất lượng. Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vaccine theo yêu cầu, đặt giữ vaccine online…\n\nKính mời quý khách liên hệ hotline 1800 692 hoặc đến trực tiếp các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn sức khỏe và mũi tiêm phù hợp.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Tìm hiểu về vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản - Jevax 1ml", "abstract": "Viêm não Nhật Bản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi. Tại Việt Nam, Jevax là một trong hai loại vaccine viêm não Nhật Bản được sử dụng phổ biến. Vậy vaccine Jevax 1ml là gì?", "md_content": "Tiêm chủng là một trong những biện pháp để phòng những bệnh truyền nhiễm cho trẻ và cả người lớn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về vaccine Jevax 1ml ngay qua bài viết dưới đây.\n\nVaccine Jevax 1ml là gì? Chỉ định và chống chỉ định\n---------------------------------------------------\n\nVaccine Jevax 1ml là vaccine phòng bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) được sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH). Đây là một trong các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu, sản xuất các loại vaccine phòng bệnh, các sinh phẩm dùng cho người. Với cơ sở vật chất đạt các tiêu chuẩn GSP, GDP, WHO-GMP, vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2015.\n\nVaccine Jevax 1ml có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Theo đánh giá qua các nghiên cứu lâm sàng và có thể đạt hiệu quả cao lên đến 95% sau 2 liều tiêm. Vaccine Jevax 1ml là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả và an toàn. Vaccine này nên được tiêm cho tất cả trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn ở các vùng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao.\n\n![viêm não 11.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_11_643dd849fa.jpg)\n\n*Vaccine Jevax 1ml là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả và an toàn*\n\nDưới đây là một số thông tin về vaccine Jevax mà bạn cần tham khảo:\n\n### Chỉ định\n\n* Tuân thủ các quy định hiện hành về khám sàng lọc trong an toàn tiêm chủng.\n* [Vaccine viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-khi-tiem-can-luu-y-nhung-gi.html) dùng để phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng người lớn và trẻ em từ đủ 12 tháng tuổi trở lên.\n\n### Chống chỉ định\n\n* Không tiêm vaccine jevax đối với những người quá nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của vaccine;\n* Phụ nữ có thai;\n* Mắc các bệnh bẩm sinh;\n* Sốt cao hoặc bệnh nhiễm trùng tiến triển;\n* Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, suy giảm chức năng gan thận;\n* Người mắc tiểu đường, quá mẫn;\n* Bệnh nhân ung thư máu hoặc các bệnh ác tính khác.\n\nSau tiêm vaccine viêm não Nhật Bản Jevax có những phản ứng phụ nào?\n-------------------------------------------------------------------\n\nTương tự như các vaccine phòng bệnh khác, [vaccine Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) phòng viêm não Nhật Bản là một loại vaccine sống, điều này có nghĩa là vẫn có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xuất hiện:\n\n* **Tác dụng phụ tại chỗ:** Đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm. Các triệu chứng này thường tự khỏi sau vài ngày.\n* **Tác dụng phụ toàn thân:** Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Các triệu chứng này thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày.\n* **Tác dụng phụ hiếm gặp:** Phản ứng phản vệ, co giật, viêm màng não vô trùng. Các phản ứng này rất hiếm gặp và thường xảy ra ở những người có tiền sử dị ứng với vaccine hoặc các thành phần của vaccine.\n\nHầu hết trường hợp đều không gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên, việc theo dõi và phòng ngừa vẫn là quan trọng. Trước khi tiêm, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe và nếu có bất kỳ triệu chứng nào như sốt cao hoặc nhiễm trùng, việc tiêm sẽ được hoãn. Nếu có những tác dụng không mong muốn khi tiêm chủng cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.\n\n![viêm não 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_2_a3342f9e99.jpg)\n\n*Nếu trẻ có những tác dụng không mong muốn khi tiêm chủng cần thông báo cho bác sĩ*\n\nNhằm giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, trẻ cần được giữ lại, nghỉ ngơi và được theo dõi chặt chẽ trong khoảng 30 phút sau khi tiêm để đảm bảo sự an toàn và theo dõi các phản ứng. Đồng thời, gia đình có trách nhiệm quan trọng tiếp tục theo dõi sau giai đoạn ở cơ sở y tế. Việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ cần được thực hiện một cách cẩn thận và liên tục trong vòng 24 giờ đầu tiên.\n\nCác dấu hiệu đặc biệt cần được chú ý bao gồm sốt kéo dài trong hơn 48 tiếng, sốt li bì kéo dài từ 1 - 2 ngày. Nếu sốt tăng lên trên 38,5 độ C và không phản ứng với thuốc hạ sốt thì đây cũng là một trường hợp cần quan tâm đặc biệt. Ngoài ra, các triệu chứng như hắt hơi, ho, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy cũng là điều cần ba mẹ nên lưu ý. Nếu trẻ có dấu hiệu như bỏ ăn, khó thở, thở nhanh, tình trạng tái tím, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), quấy khóc liên tục, hôn mê, hay li bì thì cần được đưa đến trung tâm y tế để kịp thời chữa trị.\n\nPhác đồ và lịch tiêm vaccine Jevax 1ml\n--------------------------------------\n\nHiện tại, liều tiêm và lịch tiêm vaccine Javax để phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ được phổ biến như sau:\n\n### Liều tiêm\n\n* Trẻ từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 36 tháng tuổi: Tiêm 0,5 ml/liều.\n* Trẻ từ 36 tháng tuổi (tức > 3 tuổi) và người lớn: Tiêm 1,0 ml/liều.\n\n### Lịch tiêm\n\n* Mũi 1: Được tính từ lần đầu tiên tiêm vaccine Jevax 1ml, áp dụng với các đối tượng được sử tiêm chủng.\n* Mũi 2: Tiêm mũi thứ 2 cách lần tiêm mũi đầu tiên từ 1 đến 2 tuần.\n* Mũi 3: Mũi thứ 3 có thể tiêm cách mũi tiêm đầu tiên 1 năm.\n* Tái tiêm chủng: Nên tiêm chủng nhắc lại với thời gian cách mỗi lần tiêm là 3 năm, để duy trì khả năng miễn dịch.\n\n![Tìm hiểu về vacxin viêm não Nhật Bản Jevax 1ml](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vaccine_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_jevax_1ml_5117345577.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu có cung cấp dịch vụ tiêm vaccine Jevax 1ml*\n\nHiện nay, vaccine Jevax 1ml được tiêm chủng tại các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với giá 165.000 VND 1 mũi. Tuy nhiên, đơn giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nNhững lưu ý trước khi tiêm chủng vaccine\n----------------------------------------\n\nTrước khi quyết định tiêm vaccine Jevax 1ml, dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình tiêm phòng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả:\n\n* **Lựa chọn cơ sở y tế uy tín:** Chọn các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo quy trình tiêm phòng được thực hiện đúng quy định và an toàn nhất.\n* **Tham khảo y kiến bác sĩ:** Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe của bạn và xem xét xem liệu việc tiêm vaccine có phù hợp không.\n* **Trường hợp mang thai hoặc cho con bú:** Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy thảo luận với bác sĩ về an toàn của vaccine trong trường hợp của bạn.\n* **Hoàn thành đủ liều vaccine bổ sung:** Đối với những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc đang có dịch, hãy đảm bảo hoàn thành đủ liều vaccine bổ sung để tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể.\n\n![viêm não 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viem_nao_3_a3d59fd59e.jpg)\n\n*Chọn các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy để tiêm chủng*\n\nTrên đây là một số thông tin tổng quát về vaccine [Jevax 1ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vaccine-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-jevax-1ml.html) mà chúng tôi mong muốn gửi đến bạn đọc. Đặc biệt đối với trẻ em, vaccine viêm não Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ trong giai đoạn đầu đời, giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh và những biến chứng tiềm ẩn.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 như thế nào? ", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 nói riêng và bất cứ loại vắc xin nào nói chung đều có thể khiến trẻ cảm thấy sốt, mệt mỏi, chán ăn... Vậy các bậc cha mẹ nên theo dõi, chăm sóc và xử trí giúp trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 như thế nào? ", "md_content": "Tiêm chủng vắc xin là cực kỳ quan trọng với mỗi em bé từ khi chào đời. Việc tiêm ngừa vắc xin giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch để bảo vệ đặc hiệu cho cơ thể trước sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus... có hại. Tuy nhiên, một số em bé có tình trạng sốt, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc liên tục,... sau khi tiêm lại là điều khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi băn khoăn, đặc biệt đối với mũi vắc xin đa giá 5 trong 1. Lúc này, theo dõi, xử trí và chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 chính là điều vô cùng quan trọng giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.\n\nThành phần của vắc xin 5 trong 1\n--------------------------------\n\nBất cứ loại vắc xin nào cũng chứa các kháng nguyên gây bệnh đã được đặc chế. Sau khi được đưa vào cơ thể, trẻ sẽ có quá trình tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm nhận diện, hoạt hóa và loại bỏ tác nhân gây bệnh (là các kháng nguyên có trong vắc xin). Tuy vậy, trẻ có thể có các phản ứng không mong muốn khác trong quá trình sinh miễn dịch đó. Vì vậy, muốn biết được sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 cơ thể của trẻ xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nào, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về thành phần của loại vắc xin này.\n\nTại Việt Nam hiện nay, có 2 loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến nhất là:\n\n### Vắc xin ComBE Five\n\nĐây là loại vắc xin của Ấn Độ, nằm trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) của Bộ Y tế. Trẻ tiêm vắc xin được miễn phí hoàn toàn. \n\nTiêm vắc xin ComBE Five có thể giúp trẻ phòng ngừa 5 bệnh lý nguy hiểm và có khả năng truyền nhiễm cao là: Bạch hầu,Uốn ván, Ho gà, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và các bệnh viêm phổi hay viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra. Một trong những điểm đặc biệt của loại vắc xin này là thành phần vắc xin Ho gà là dạng được bào chế bất hoạt, toàn tế bào (Hay còn gọi là vắc xin bất hoạt toàn thể).\n\n![Chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin 5 trong 1 như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_nhu_the_nao_3_364ab14cf8.jpg)\n\n*Trẻ nhỏ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 rất dễ bị sốt* \n\n### Vắc xin Pentaxim\n\nVắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp, giúp phòng bệnh: Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt và bệnh do H.influenzae tuýp B ([Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html)). Chính vì thế, loại vắc xin này có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý kể trên, nhất là bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib gây ra.\n\nTuy nhiên, so với ComBE Five, có 3 điểm khác biệt. \n\n* Thứ nhất, thành phần vắc xin Ho gà trong Pentaxim là dạng bào chế bất hoạt vô bào (tức là vắc xin dạng bất hoạt bán phần). Đây là dạng bào chế đòi hỏi kĩ thuật hiện đại, công nghệ cao, chỉ tách chiết các thành phần kháng nguyên đặc hiệu, loại bỏ các thành phần không cần thiết khác của vi khuẩn này. Chính vì vậy, trẻ nhỏ tiêm phòng vắc xin Pentaxim thường sẽ ít xuất hiện các phản ứng sau tiêm hơn so với vắc xin ComBE Five.\n* Thứ hai, Pentaxim được bào chế không có vắc xin Viêm gan B, nhưng lại bổ sung thêm vắc xin Bại liệt.\n* Thứ ba: Pentaxim là vắc xin dịch vụ, nên khi trẻ tiêm sẽ phải trả chi phí cho loại vắc xin này.\n\nTác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1\n------------------------------------------------------\n\nCũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, mặc dù được đánh giá là an toàn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nhưng bé vẫn có thể xuất hiện những phản ứng sau tiêm xảy ra, bao gồm:\n\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ dưới 38,5 độ C, kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Đôi khi có thể trên 40 độ C;\n* Quấy khóc và cáu kỉnh;\n* Khó ngủ, [rối loạn giấc ngủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-giac-ngu-29.html);\n* Chán ăn, bỏ bú;\n* Tiêu chảy;\n* Sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm.\n\nTuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.\n\n![Chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin 5 trong 1 như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_nhu_the_nao_2_cc17f10c79.jpg)\n\n*Trẻ quấy khóc có thể là một trong những tác dụng phụ của vắc xin* \n\nKhi nào nên cho trẻ khám bác sĩ?\n--------------------------------\n\nNếu những triệu chứng kể trên kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, thậm chí là trở nên nghiêm trọng một cách nhanh chóng, bạn nên cho trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.\n\nBên cạnh những tác dụng phụ kể trên, một số em bé có thể xuất hiện tình trạng [phản ứng phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra, nhưng cha mẹ cũng nên ghi nhớ những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này để nhận biết nhé!\n\n* Mày đay, phù mạch nhanh;\n* Khó thở, tức ngực, thở rít;\n* Đau bụng hoặc nôn;\n* Tụt huyết áp hoặc ngất;\n* Rối loạn ý thức.\n\nNếu không được xử lý kịp thời, trẻ rất dễ bị trụy tim mạch, ngừng tuần hoàn, thậm chí là ngừng thở, ngừng tim chỉ trong thời gian rất ngắn.\n\nChăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 như thế nào?\n----------------------------------------------------\n\nTheo quy định của bộ Y tế, sau khi trẻ chích ngừa vắc xin 5 trong 1, cha mẹ nên cho trẻ ở lại điểm tiêm phòng để theo dõi ít nhất 30 phút, để được theo dõi, phát hiện, chẩn đoán và xử trí những phản ứng sau tiêm ngay tại trung tâm tiêm chủng. Đặc biệt là các phản ứng nặng như phản vệ.\n\n![Chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin 5 trong 1 như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_nhu_the_nao_3_3753d22dc8.jpg)\n\n*Trẻ nên được theo dõi sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1*\n\nĐể giảm thiểu cảm giác khó chịu cho trẻ, cha mẹ hãy thực hiện theo các bước chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 như sau:\n\n### Nếu trẻ bị sốt\n\nBạn hãy kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên, đặc biệt là trong khoảng 24 giờ sau tiêm chủng. Nếu trẻ sốt nhẹ, bố mẹ nên cho trẻ mặc thoáng, uống nhiều nước và chườm mát thường xuyên. Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 38,5 độ C, trẻ quấy khóc nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo liều chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng. Đặc biệt với những bé có tiền sử sốt cao, co giật, sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt từ 38 độ C. \n\n### Nếu vị trí tiêm bị sưng tấy\n\nKhi chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1, bạn cần lưu ý đến vị trí tiêm. Vị trí tiêm bị sưng đau, tấy đỏ là điều thường xảy ra. Để giảm đau, bố mẹ nên chườm mát tại chỗ tiêm bằng gel lạnh hoặc đá lạnh bọc trong khăn mềm. Bạn cũng nên dỗ dành để trẻ nhanh quên đi cơn đau. Không nên đắp thêm bất cứ vật gì vào vết tiêm để tránh tình trạng [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) xảy ra.\n\n### Nếu trẻ bị dị ứng\n\nDị ứng có thể biểu hiện bằng tình trạng [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), nổi mề đay hoặc ngứa toàn thân. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng nên cha mẹ có thể sử dụng thuốc chống dị ứng và đưa con đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời, tốt nhất.\n\n![Chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin 5 trong 1 như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_tre_sau_tiem_vacxin_5_trong_1_nhu_the_nao_1_210860c0f3.jpg)\n\n*Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 đúng cách giúp trẻ phục hồi sức khỏe*\n\nHy vọng qua chia sẻ của bài viết này, bạn đã biết thêm về phương pháp [chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cham-soc-tre-sau-tiem-vacxin-5-trong-1-nhu-the-nao.html). Đối với một số phản ứng khác hiếm gặp như: Sốt co giật, khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực,... cha mẹ nên cho trẻ thăm khám kịp thời để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhé! \n\nTất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc, tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các công ty Dược phẩm, sinh học danh tiếng toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Chuỗi cung ứng, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển đạt tiêu chuẩn cao nhất. Quy trình tiêm nhẹ ít đau, mức giá tiêm chủng ưu đãi, đa dạng loại vắc xin, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP,... là những ưu điểm nổi bật của tất cả các đơn vị Tiêm chủng Long Châu, hứa hẹn mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời nhất!\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vắc xin HPV tiêm khi nào? Ai nên tiêm vắc xin HPV?", "abstract": "Theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US CDC) và thông tin từ nhà sản xuất vắc xin... Tiêm ngừa vắc xin HPV được thực hiện theo các độ tuổi và quy định số mũi trong lịch tiêm cụ thể nhất định. Vậy vắc xin HPV tiêm khi nào? Ai nên tiêm vắc xin HPV?", "md_content": "[Vắc xin ngừa HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao.html) (Human Papillomavirus) được chỉ định tiêm phòng cho nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, hoặc tối đa lên tới 45 tuổi tùy loại vắc xin. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng trong từng trường hợp cụ thể khi khám sàng lọc trước tiêm bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định lịch cũng như số mũi tiêm, vậy [nên sử dụng vắc xin HPV tiêm khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-tiem-khi-nao-ai-nen-tiem-vaccine-hpv.html)? Ai nên tiêm vắc xin HPV?\n\nVirus HPV gây nên những bệnh gì?\n--------------------------------\n\nHuman papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 100 chủng virus khác nhau, trong số đó các chủng virus nguy cơ cao rất dễ lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc đường tình dục. Như mọi loại virus khác, HPV xâm nhập và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HPV nằm tại lớp đáy của tế bào thượng bì.\n\nCó hơn 100 chủng HPV khác nhau, trong đó khoảng hơn 30 tuýp gây ra các bệnh vùng sinh dục ở cả nam và nữ, có khả năng lây nhiễm da với da thông qua việc quan hệ, bao gồm cả quan hệ bằng miệng. Đáng chú ý là, nhiễm HPV có thể xảy ra ngay cả với những người không hoặc chưa có quan hệ tình dục.\n\n![hpv-vaccine-tiem-khi-nao-ai-nen-tiem-vaccine-hpv.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vaccine_tiem_khi_nao_ai_nen_tiem_vaccine_hpv_b62a9d92ce.jpg)\n\n*Virus HPV nguy cơ cao gây nhiễm bệnh lây qua đường tình dục*\n\nTheo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), HPV là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, khi hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.\n\nTương tự như nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác, người nhiễm virus HPV thường không có biểu hiện hoặc dấu hiệu, triệu chứng gì, qua đó người nhiễm không nhận ra mình đang nhiễm bệnh và do đó có thể lây truyền cho các đối tác khác.\n\nHPV hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra những bệnh như:\n\n[Mụn cóc sinh dục](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mun-com-sinh-duc-487.html): Có khoảng 12 loại virus HPV, được xếp vào nhóm \"nguy cơ thấp\", gây mụn cóc sinh dục. Hầu hết bệnh nhân mắc mụn cóc sinh dục do hai chủng HPV nguy cơ thấp: Loại 6 và loại 11. Mụn cóc sinh dục có thể phát triển ở trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn, hầu họng hay dương vật, cũng có thể lan sang vùng da xung quanh.\n\nUng thư: Có ít nhất 13 loại virus HPV, được xếp vào nhóm \"nguy cơ cao\", có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo hoặc dương vật, [ung thư miệng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-mieng-387.html) và vòm họng. Hầu hết các trường hợp ung thư liên quan tới virus HPV đều do hai tuýp nguy cơ cao: Loại 16 và 18.\n\nCác loại vắc xin HPV phổ biến hiện nay?\n---------------------------------------\n\nHiện nay, Việt Nam đang sử dụng hai loại vắc xin phòng ngừa HPV là vắc xin [Gardasil 4](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-gardasil-4-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet.html) và vắc xin [Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html), cả hai đều có nguồn gốc từ Mỹ.\n\nVắc xin HPV Gardasil 4 giúp bảo vệ nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi khỏi nguy cơ lây nhiễm bốn chủng 16, 18, 6, và 11. Đặc biệt, chủng 16 và 18 được coi là nguy hiểm nhất vì liên quan đến các bệnh ung thư như: Ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và ung thư âm đạo.\n\nTrong khi đó, vắc xin Gardasil 9 mang lại khả năng ngừa đa dạng chủng virus nguy cơ cao hơn, bao gồm cả chủng 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58. Vắc xin Gardasil 9 hiệu quả bảo vệ cho cả nam, nữ và cộng đồng những người LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính dục và chuyển giới - Lesbian, Gay, Bisexual, Trans - gender).\n\n![Vắc xin HPV tiêm khi nào? Ai nên tiêm vắc xin HPV?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vac_xin_tiem_khi_nao_ai_nen_tiem_vac_xin_hpv_1_c2a18c40b4.jpg)\n\n*Vắc xin Gardasil 9 hiệu quả bảo vệ ngăn nhiễm virus HPV cho cả nam và nữ*\n\nTại Mỹ, Gardasil 9 được chỉ định cho người lớn từ 9 đến 45 tuổi.\n\nVắc xin HPV tiêm khi nào? Ai nên tiêm vắc xin HPV?\n--------------------------------------------------\n\nVắc xin HPV (Human Papillomavirus) thường được khuyến cáo tiêm phòng cho nam và nữ ở độ tuổi từ 9 - 26 tuổi. \n\nTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ, (US CDC), Thông tin kê toa của nhà sản xuất vắc xin... lịch tiêm vắc xin HPV được thực hiện như sau:\n\n### Trẻ em và người lớn từ 9 đến 26 tuổi\n\nKhuyến nghị tiêm vắc xin phòng bệnh do HPV ở độ tuổi sinh sản bao gồm cả nam và nữ. Có thể bắt đầu tiêm phòng sớm nhất là lúc 9 tuổi.\n\n![HPV vaccine tiêm khi nào? Ai nên tiêm vaccine HPV? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vaccine_tiem_khi_nao_ai_nen_tiem_vaccine_hpv_1_58d969707a.jpg)\n\n*Vắc xin HPV tiêm khi nào? Ai nên tiêm vắc xin HPV?*\n\n### Người lớn từ 27 đến 45 tuổi\n\nHiện nay Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phê chuẩn vắc xin 9 chủng HPV được phép tiêm cho người đến 45 tuổi vì vậy người trưởng thành từ độ tuổi 27 đến 45 tuổi vẫn có thể tiêm phòng vắc xin HPV.\n\nCác bác sĩ sẽ thăm khám sàng lọc, tư vấn và chỉ định khách hàng trong độ tuổi này để xác định lịch và số mũi tiêm phù hợp.\n\n### Đối tượng khác\n\nHiệu quả phòng virus HPV đã được khẳng định thông qua các dữ liệu nghiên cứu khoa học trên vắc xin ngừa HPV đối với cả nam giới và nữ giới, bao gồm cả cộng đồng đồng LGBT. Tiêm ngừa vắc xin HPV là quan trọng nhất trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus HPV và qua đó tránh được những biến chứng nguy hiểm từ virus này. Đồng thời, khi việc tiêm vắc xin ngừa HPV tạo được miễn dịch cộng đồng sẽ giúp bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương hơn.\n\nTiêm vắc xin ngừa HPV đúng thời điểm và đúng số liều sẽ giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiễm và ngăn ngừa gây bệnh bởi HPV. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có đầy đủ vắc xin Gardasil 4 và Gardasil 9, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất.\n\n![hpv-vac-xin-tiem-khi-nao-ai-nen-tiem-vac-xin-hpv.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vac_xin_tiem_khi_nao_ai_nen_tiem_vac_xin_hpv_5fe17ff382.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có đầy đủ vắc xin ngừa virus HPV*\n\nHiện tại, tất cả các Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nĐể tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vắc xin Gardasil 4 hoặc vắc xin Gardasil 9 mời quý khách đăng ký thông tin tiêm chủng qua hotline 18006928 để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và đồng thời hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Vacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?", "abstract": "Tiêm vacxin viêm màng não chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ em khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Cùng tìm hiểu vacxin phòng bệnh viêm màng não Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?", "md_content": "Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, để lại những di chứng vô cùng lâu dài. Để làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này, mẹ nên chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh. Trong đó, không thể không kể đến 2 loại vacxin ngừa viêm màng não phổ biến nhất là Infanrix Hexa và Synflorix. Vậy vacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?\n\nNguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ em\n--------------------------------------\n\nBệnh [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) là tình trạng nhiễm trùng lớp màng não bao quanh não và tủy sống. Bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp, làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm màng não ở trẻ sơ sinh:\n\n### Do vi khuẩn Hib\n\nHaemophilus influenzae tuýp B (hay [Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html)) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý viêm màng não cấp. Loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào vùng mũi họng qua đường hô hấp. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ từ 6 tháng - 2 tuổi còn yếu nên chỉ cần tiếp xúc gần với nguồn bệnh, bé cũng có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh.\n\nTuy nhiên, chỉ cần tiêm vacxin có chứa thành phần phòng viêm màng não do Hib, trẻ đã có thể giảm thiểu đến 90% nguy cơ mắc bệnh.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_infanrix_hexa_khac_phe_cau_synflorix_cho_nao_1_02a01f6021.jpg)\n\n*Haemophilus influenzae tuýp B rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ* \n\n### Do phế cầu khuẩn\n\nTheo thống kê của Bộ Y tế, viêm màng não do phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Phế cầu khuẩn thường tồn tại ở vùng hầu họng của con người. Vậy nên, có đến 70% trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu vùng mũi họng. \n\nChỉ đến khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, bệnh mới phát tác, gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như: Viêm phổi, viêm màng não, [nhiễm khuẩn máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-khuan-mau-o-tre-em-nguyen-nhan-va-bieu-hien-61155.html),…\n\n### Do mô cầu khuẩn\n\nViêm màng não do mô cầu khuẩn thường xảy ra đột ngột với hàng loạt triệu chứng bất thường như: Đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn và nôn, cổ cứng và xuất hiện mụn nước. Tác nhân gây nên căn bệnh này được chia thành 4 nhóm chính là: A, B, C, D. Trong đó, não mô cầu khuẩn A, B là nguyên nhân thường gặp nhất. Với căn bệnh này, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 15%.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_infanrix_hexa_khac_phe_cau_synflorix_cho_nao_2_8fc48a6433.jpg)\n\n*Mô cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ*\n\nDấu hiệu viêm màng não ở trẻ em\n-------------------------------\n\nBệnh viêm màng não ở trẻ em thường tiến triển âm thầm nên rất khó để phát hiện kịp thời. Nếu phát hiện bé yêu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, rất có thể trẻ đã bị viêm màng não:\n\n* Sốt cao, có thể lên đến 39 độ;\n* Đau nhức cơ, khớp;\n* Ù tai;\n* Da bị kích ứng;\n* Cứng gáy;\n* Đau đầu;\n* Sợ ánh sáng;\n* Nôn ói.\n\nKhi bệnh phát triển nghiêm trọng, trẻ rất dễ bị suy hô hấp, [phù não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phu-nao-1053.html), viêm phổi, viêm thận,... Ngay cả khi đã khỏi bệnh, chỉ có khoảng 45% tỷ lệ trẻ em phục hồi lại hoàn toàn. Số còn lại sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị giảm thính lực, liệt nửa người hoặc động kinh. Từ đó, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi học tập và vận động.\n\nVacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?\n----------------------------------------------------\n\nỞ Việt Nam hiện nay, có 2 loại vacxin phòng bệnh viêm màng não chính là: [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) và [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html). Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi thắc mắc liệu Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? Dưới đây là câu trả lời chi tiết dành cho bạn!\n\n![Giải đáp thắc mắc: Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_infanrix_hexa_khac_phe_cau_synflorix_cho_nao_5_0bf48563b4.jpg)\n\n*Vacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào là thắc mắc rất phổ biến* \n\n### Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa\n\nInfanrix Hexa là loại vacxin được sản xuất tại Bỉ, giúp phòng ngừa cùng lúc 6 căn bệnh chỉ bằng 1 mũi tiêm, bao gồm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não mủ do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B (Hib) gây nên. Theo các bác sĩ, chỉ cần trẻ được 2 tháng tuổi trở lên, mẹ đã có thể cho trẻ tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa.\n\n### Vacxin phế cầu khuẩn Synflorix\n\nVacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? Vacxin Synflorix có thể phòng ngừa đến 10 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau, gây nên một số căn bệnh phổ biến là: Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp,… Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vacxin phế cầu khuẩn Synflorix cho trẻ là từ 2 tháng tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6.\n\n![Vacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_infanrix_hexa_khac_phe_cau_synflorix_cho_nao_3_81eff6a493.jpg)\n\n*Vacxin phế cầu khuẩn Synflorix có thể phòng ngừa đến 10 chủng vi khuẩn phế cầu*\n\nLịch tiêm chủng vacxin Infanrix Hexa và Synflorix\n-------------------------------------------------\n\nVới mỗi loại vacxin, mẹ cần chủ động ghi nhớ lịch tiêm phòng của trẻ để đảm bảo vacxin phát huy được tối đa tác dụng. Cụ thể:\n\n### Đối với vacxin Infanrix Hexa\n\nLịch tiêm phòng vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa bao gồm 4 mũi là:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên;\n* Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1;\n* Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2;\n* Mũi 4: Cách mũi thứ 3 là 12 tháng (cách tối thiểu 6 tháng).\n\n### Đối với vacxin Synflorix\n\nNếu trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 tuần - 6 tháng tuổi, bạn có thể áp dụng lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Vào 2 tháng tuổi;\n* Mũi 2: Vào 4 tháng tuổi;\n* Mũi 3: Vào 6 tháng tuổi;\n* Mũi nhắc lại: Sau 6 tháng kể từ mũi 3.\n\nNếu trẻ từ 12 tháng tuổi trở nên, trẻ chỉ cần tiêm liệu trình 2 mũi duy nhất:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên;\n* Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_infanrix_hexa_khac_phe_cau_synflorix_cho_nao_4_80746d3c4d.jpg)\n\n*Lịch tiêm phòng vacxin Synflorix gồm 4 mũi cơ bản* \n\nHiện tại, cả hai loại vacxin Infanrix Hexa và phế cầu Synflorix đều đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với mức giá ưu đãi. Tại đây, bạn sẽ nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ trước khi thực hiện tiêm chủng. Quy trình tiêm nhẹ, ít đau, nhiều chủng vacxin chính hãng, mức giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP chính là những ưu điểm hàng đầu của Tiêm chủng Long Châu.\n\nViêm màng não do Hib gây ra dù nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa kịp thời bằng cách tiêm phòng vacxin. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đúng thời điểm để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện nhé! Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc vacxin [Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html). Mong rằng thông tin trên mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích!\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "viêm màng não"]}, {"title": "Những thông tin bạn cần biết về vaccine phòng H1N1", "abstract": "Vaccine phòng H1N1 là một biện pháp quan trọng và hiệu quả trong việc chống lại virus cúm gây ra bệnh H1N1. Quá trình tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đối với những nhóm người có nguy cơ cao hoặc tiếp xúc thường xuyên với đám đông, việc tiêm vaccine trở thành một biện pháp cực kỳ quan trọng.", "md_content": "Cúm A(H1N1) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi virus cúm A(H1N1). Bệnh này có khả năng lây nhiễm cao và có khả năng lan rộng nhanh chóng trong cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về mức độ dịch ở cấp độ 6, đây là cấp độ cao nhất và đồng thời được xem là một đại dịch trên quy mô toàn cầu. Do tính nguy hiểm của cúm A(H1N1), Nhà thuốc Long Châu khuyến cáo người dân nên đến tiêm [vaccine phòng H1N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-ve-vaccine-phong-h1-n1.html) để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ lây nhiễm.\n\nBệnh cúm A/H1N1 là gì?\n----------------------\n\nCúm A/H1N1 là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính thuộc dạng cúm theo mùa, được gây ra bởi chủng virus cúm A/H1N1. Tên gọi phân nhóm H1N1 liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus, bao gồm protein hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1).\n\nBan đầu, bệnh [cúm A/H1N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-h1n1-436.html) được gọi là \"cúm lợn\" do cho rằng nó xuất phát từ lợn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chủng virus này kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau như lợn, chim, và người, gây bệnh ở người.\n\n![Những thông tin bạn cần biết về vaccine phòng H1N1 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vaccine_phong_h1_n1_1_174e9485cd.jpg)\n\n*Cúm A/H1N1 là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp*\n\nCấu tạo của virus cúm A/H1N1 bao gồm một phần lõi chứa phân tử RNA và protein, vỏ capsid có capsome sắp xếp theo kiểu đối xứng xoắn, và vỏ ngoài cùng là một lớp lipid kép có nguồn gốc từ màng bào tế bào chủ. Trên bề mặt virus, có 2 loại glycoprotein tạo thành các gai nhú, đó là kháng nguyên H (hemagglutinin) và kháng nguyên N (neuraminidase). Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhiễm bệnh và là mục tiêu của các thuốc kháng virus và vaccine.\n\nVirus cúm A có 2 chủng chính là H1N1 và H3N2, và có khả năng biến đổi liên tục, tạo nên các biến thể mới và gây ra đợt dịch cúm. Các kháng nguyên H và N quyết định tính kháng nguyên đặc hiệu của từng chủng virus cúm và đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và phát triển vaccine phòng H1N1.\n\nVaccine phòng H1N1\n------------------\n\nCó hai loại vaccine phòng H1N1 là Influvac (Hà Lan) và [Vaxigrip (Pháp)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-can-biet-ve-vacxin-cum-vaxigrip-tetra.html) thường được thiết kế để phòng ngừa bệnh cúm mùa và bao gồm phòng ngừa cho các chủng virus cúm chủ yếu như H1N1, H3N2 và B. Việc này giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm trong mùa lạnh. Đối với những người thuộc đối tượng được khuyến nghị, việc tiêm phòng vaccine cúm là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\n### Influvac (Hà Lan)\n\n* **Nhà sản xuất:** Influvac được sản xuất bởi công ty dược phẩm Abbott, có trụ sở tại Hà Lan.\n* **Chủng virus:** Influvac thường bao gồm các chủng virus cúm chính như H1N1, H3N2 và B, tùy thuộc vào biến động của virus cúm trong mỗi mùa.\n* **Đường tiêm:** Có thể được tiêm bắp hoặc dưới da, phù hợp với sự thoải mái và lựa chọn của bệnh nhân.\n* **Đối tượng:** Được chỉ định cho người từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là những nhóm người có rủi ro cao hoặc có yếu tố nguy cơ.\n\n![Những thông tin bạn cần biết về vaccine phòng H1N1 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vaccine_phong_h1_n1_2_a28b0189af.jpg)\n\n*Influvac được sản xuất bởi công ty dược phẩm Abbott*\n\n### Vaxigrip (Pháp)\n\n* **Nhà sản xuất:** Vaxigrip được phát triển và sản xuất bởi Sanofi Pasteur, một tập đoàn dược phẩm hàng đầu có trụ sở tại Pháp.\n* **Chủng virus:** Vaxigrip cũng bao gồm các chủng virus cúm quan trọng như H1N1, [H3N2](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-a-h3-n2.html) và B, tuỳ thuộc vào sự biến động của virus trong mỗi mùa cúm.\n* **Đường tiêm:** Có thể được tiêm bắp hoặc dưới da để đảm bảo sự thuận tiện và lựa chọn cho người tiêm.\n* **Đối tượng:** Được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao.\n\nCả hai loại vaccine này đều là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa [bệnh cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) trong cộng đồng và giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân. Việc lựa chọn giữa Influvac và Vaxigrip thường phụ thuộc vào sự tiện lợi và sự thoải mái của bệnh nhân, cũng như sự khuyến nghị của các chuyên gia y tế địa phương.\n\nCác biện pháp phòng ngừa H1N1 khác ngoài vaccine\n------------------------------------------------\n\nCác biện pháp phòng ngừa H1N1 bệnh cúm mùa do virus cúm A/H1N1 có thể được thực hiện theo các cách cụ thể sau:\n\n**Rửa tay đúng cách:**\n\n* Thường xuyên rửa tay theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.\n* Hạn chế để tay tiếp xúc với mắt và mũi, nơi virus có thể xâm nhập.\n\n**Duy trì vệ sinh môi trường:**\n\n* Giữ gìn vệ sinh môi trường sống bằng cách lau chùi các dụng cụ và đồ vật thường xuyên tiếp xúc.\n* Đảm bảo không gian sống thoáng mát và sạch sẽ.\n\n**Sử dụng khẩu trang và che miệng:**\n\n* Sử dụng khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc trong môi trường ô nhiễm.\n* Tránh chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi.\n\n**Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện:**\n\n* Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cơ thể.\n* Thực hiện tập luyện thể dục thể thao để duy trì sức khỏe.\n\n**Tập thể dục đều đặn:** Tập thể dục thường xuyên để củng cố hệ thống miễn dịch.\n\n**Biện pháp đặc biệt cho người bệnh:**\n\n* Người bệnh nên sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với đám đông.\n* Che miệng và mũi khi hoặc [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html), có thể sử dụng khăn giấy và loại bỏ nó vào thùng rác.\n* Theo dõi dấu hiệu nặng và đưa đến cơ sở y tế nếu cần thiết.\n* Không tự y áp dụng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.\n\n![Những thông tin bạn cần biết về vaccine phòng H1N1 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vaccine_phong_h1_n1_3_93903f961f.jpg)\n\n*Ngoài tiêm vaccine phòng H1N1 còn có các biện pháp phòng ngừa khác*\n\nNhững biện pháp này giúp bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây lan của virus cúm A/H1N1 trong cộng đồng.\n\nNếu có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin chi tiết về vaccine phòng H1N1. Đừng ngần ngại thảo luận thêm với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp sự tư vấn chuyên nghiệp và giúp bạn đưa ra quyết định thông tin dựa trên nhu cầu và tình hình sức khỏe cụ thể của bạn.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["phòng bệnh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Hib vaccine có thể phòng chống được bệnh gì?", "abstract": "Viêm màng não hay viêm phổi là căn bệnh phổ biến ở nhiều trẻ sơ sinh. Để ngăn ngừa bệnh lý này, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng Hib vaccine. ", "md_content": "Theo thống kê, các ca bệnh viêm màng não và viêm phổi do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi từ 0 - 5 tuổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Thậm chí là khi khỏi bệnh, trẻ vẫn có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng khôn lường về trí tuệ và khả năng vận động. Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng nhờ vào sự đời của Hib vaccine, cơ thể của trẻ sẽ tự kháng lại vi khuẩn gây nên căn bệnh này.\n\nVi khuẩn Hib là gì?\n-------------------\n\nVi khuẩn Hib là tên viết tắt của cầu khuẩn gram âm Haemophilus Influenzae. Chúng được chia thành chủng không có vỏ bọc và có vỏ bọc. Trong đó, kiểu huyết thanh Haemophilus Influenzae type b là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ở con người.\n\nTùy thuộc vào sức mạnh của hệ miễn dịch mà khi vi khuẩn Hib đi vào cơ thể con người, chúng sẽ phát tác thành nhiều căn bệnh khác nhau như:\n\n* Viêm màng não: Bao gồm các triệu chứng là: Sốt, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn và lừ đừ.\n* [Viêm nắp thanh quản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-nap-thanh-quan-va-nhung-dieu-can-biet-60108.html): Gây ra tình trạng khó thở, khó nuốt và sốt cao.\n* Viêm phổi: Có các dấu hiệu bệnh tiêu biểu là: Khó thở, sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, đau đầu, đau ngực và ho.\n* Viêm xương tủy: Trẻ sẽ bị sưng, viêm và đau trên các vùng xương trên cơ thể.\n* Viêm mô tế bào: Tại khu vực bị ảnh hưởng, vết thương sẽ bị ảnh hưởng đỏ, nóng, sưng, đau, chảy dịch hoặc mủ.\n\nVi khuẩn Hib lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với dịch niêm mạc mũi và nước bọt của người bệnh. Do đó, tiêm phòng vaccine Hib là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ em trong những năm tháng đầu đời.\n\n![Hib vaccine có thể phòng chống được bệnh gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hib_vaccine_co_the_phong_chong_duoc_benh_gi_3_9c923a9e02.jpeg)\n\n*Vi khuẩn Hib là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm* \n\nHib vaccine phòng ngừa những bệnh lý gì?\n----------------------------------------\n\nHib vaccine là một loại chế phẩm vaccine giúp đề phòng các bệnh lý nhiễm trùng do tác nhân Haemophilus Influenzae type b gây ra ở trẻ nhỏ. Các căn bệnh này bao gồm: Viêm màng não, viêm mũi họng, viêm nắp thanh quản, viêm phổi, viêm xương tủy, viêm mô tế bào,... \n\nTrong đó, nó tập trung nâng cao khả năng phòng ngừa 2 căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) và viêm phổi Hib.\n\nDo thành phần điều chế vaccine Quimi Hib được lấy từ lớp vỏ nang của vi khuẩn nên khi tiêm chủng Hib vaccine, cơ thể của trẻ sẽ tự động tạo ra kháng thể đối với tác nhân lây nhiễm bệnh. Vaccine Hib là loại vaccine nằm trong danh sách tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam.\n\nNgoài ra, để nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, bạn có thể cho trẻ chích ngừa các loại vaccine kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, có bao gồm cả thành phần Hib như: Quinvaxem, Pentaxim và [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html). \n\nNhư vậy, cha mẹ không chỉ tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm chủng mà trẻ vẫn có thể tạo được sức đề kháng đối với các bệnh lý khác như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và [viêm gan siêu vi B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), không chỉ riêng vi khuẩn Hib.\n\n![Hib vaccine có thể phòng chống được bệnh gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hib_vaccine_co_the_phong_chong_duoc_benh_gi_2_63950bebff.jpg)\n\n*Hib vaccine có thể phòng chống được bệnh gì? Các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra*\n\nLịch tiêm Hib vaccine như thế nào?\n----------------------------------\n\nVì bản chất của Hib vaccine là loại vaccine đơn giá nên việc tiêm chủng chỉ nhằm mục đích chủ động tạo kháng thể đối với tác nhân là vi khuẩn Hib. Như vậy, lịch tiêm của trẻ sẽ được xây dựng như sau:\n\n### Đối với trẻ dưới 1 tuổi\n\nThời điểm tiêm 3 mũi vaccine Quimi Hib sẽ được thực hiện vào các mốc 2 - 4 - 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời gian giãn cách giữa các mũi tiêm vaccine Quimi Hib phải được đảm bảo là không ít hơn 8 tuần.\n\n### Đối với trẻ từ 15 - 18 tháng tuổi\n\nBạn nên cho trẻ đi tiêm mũi nhắc lại khi thời gian cách mũi thứ 3 được ít nhất 8 tuần. Trong trường hợp trẻ được áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam thì trẻ không cần tiêm thêm Quimi Hib ở mốc thời điểm này. Nguyên nhân là do thành phần kháng nguyên của Hib đã có tích hợp sẵn trong vaccine đa giá là loại chế phẩm 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.\n\n### Đối với trẻ trên 1 tuổi\n\nNếu đã trên 1 tuổi mà trẻ vẫn chưa được tiêm phòng Hib vaccine thì chỉ cần được tiêm duy nhất 1 mũi Quimi Hib.\n\n![Hib vaccine có thể phòng chống được bệnh gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hib_vaccine_co_the_phong_chong_duoc_benh_gi_4_6f7b01aea6.jpg)\n\n*Trẻ trên 1 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi Hib vaccine duy nhất* \n\nCần lưu ý gì trước và sau khi cho trẻ tiêm vaccine Hib?\n-------------------------------------------------------\n\nTiêm vaccine Hib nói riêng và các loại vaccine khác nói chung đều có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như: Sốt, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), sưng, trẻ quấy khóc, bỏ bú,... Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau để bảo đảm sức khỏe toàn diện cho con:\n\n### Trước khi tiêm\n\nBạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, cũng như tiền sử dị ứng với thành phần của vaccine trong các lần tiêm trước, bao gồm: Sốt cao, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html),... Bên cạnh đó, nếu trẻ đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu có nên hoãn tiêm chủng cho con hay không.\n\n### Sau khi tiêm\n\nSau khi cho bé tiêm xong, bạn nên ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để các bác sĩ theo dõi. Đồng thời, kiểm tra thân nhiệt và các biểu hiện của trẻ trong ít nhất 24 - 48 tiếng sau khi tiêm. Nếu bé xuất hiện các biểu hiện sốt, co giật, khó thở,... bạn nên nhanh chóng cho trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.\n\n![Hib vaccine có thể phòng chống được bệnh gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hib_vaccine_co_the_phong_chong_duoc_benh_gi_40ceff99ce.jpg)\n\n*Cần theo dõi tình trạng của trẻ sau khi tiêm vaccine*\n\nNên cho trẻ tiêm vaccine Hib ở đâu?\n-----------------------------------\n\nHiện nay, Hib vaccine đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là vaccine Hexaxim của Pháp và vaccine Infarix Hexa được sản xuất tại Bỉ. Đây là hai loại vaccine 6 trong 1, giúp ngừa đến 6 loại bệnh, trong đó có bệnh do Hib gây ra.\n\nTrước khi tiêm, trẻ sẽ được thăm khám sàng lọc kỹ càng. Nhân viên y tế sẽ tư vấn về các mũi tiêm để cha mẹ nắm được. Bạn cũng sẽ được kiểm tra lọ vaccine chuẩn bị tiêm cho bé. Quá trình tiêm chủng được tiến hành bởi các nhân viên y tế có tay nghề giàu kinh nghiệm, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro không đáng có. \n\nTrẻ cũng được lưu trú tại cơ sở tiêm để các bác sĩ theo dõi chặt chẽ các triệu chứng sau khi tiêm.\n\nCó thể thấy, [Hib vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hib-vaccine-co-the-phong-chong-duoc-benh-gi.html) giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Để hiệu quả tiêm phòng Hib vaccine được tốt nhất, cha mẹ nên tuân thủ nghiêm túc những lưu ý được bác sĩ đề ra khi tiêm nhé!\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay", "abstract": "Hiện nay, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngành y tế nước ta đang nỗ lực triển khai tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản theo từng tháng để đảm bảo trẻ được tiêm chủng ngay khi đủ 1 tuổi. Vắc xin viêm não Nhật Bản, còn gọi là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm não Nhật Bản, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.", "md_content": "Việc tổ chức tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ hàng tháng có thể đặt ra thách thức cho ngành y tế do yêu cầu phải cung cấp vắc xin thường xuyên, nhưng điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe cộng đồng. Vậy vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản được sử dụng ở Việt Nam hiện nay gồm những loại nào? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.\n\nHiểu về bệnh viêm não Nhật Bản\n------------------------------\n\nTrước khi giới thiệu một số loại vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay, chúng ta cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh này, từ đó hiểu được vì sao cần phải triển khai tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản.\n\n### Dịch tễ\n\n[Bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) (JEV) có khả năng lây truyền từ muỗi đốt chích (cụ thể là muỗi Culex tritaeniorhynchus) sang con người. Viêm não vi rút Nhật Bản sẽ xâm nhập vào mạch máu não, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm sốt, viêm não, co giật, và có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thần kinh và tử vong. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải viêm não Nhật Bản và có nguy cơ cao bị bệnh viêm não virus. \n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_1_e25f75090f.jpeg)\n\n*Trung gian gây truyền nhiễm bệnh là muỗi Culex tritaeniorhynchus*\n\nHằng năm, trung bình trên thế giới khảo sát có khoảng 60.000 ca viêm não Nhật Bản. Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam đặc biệt vẫn ghi nhận sự lưu hành của căn bệnh này và có tính chất theo mùa, thường xuất hiện vào mùa mưa khi sự hoạt động của muỗi tăng cao.\n\n### Biến chứng\n\nThông thường, bệnh sẽ được ủ trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi bị truyền nhiễm bằng vật thể trung gian. Sau khi ủ bệnh các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện như: Sốt, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, suy nhược,... Nặng hơn nữa có thể bị liệt, rối loạn thần kinh. Khi đã xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não Nhật Bản, rất nhanh sau đó sẽ chuyển biến xấu hơn chính là gây hôn mê sâu, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), khó thở có thể phải cần tới hỗ trợ thở máy.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_2_19b25683c5.jpeg)\n\n*Sốt cao là một trong các triệu chứng xuất hiện đầu tiên*\n\nMột khi đã xuất hiện rõ ràng các biểu hiện của bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực từ sớm sẽ dẫn tới các biến chứng nặng nề như:\n\n* Liệt thần kinh sọ não gây rối loạn thần kinh gây co giật, giảm khả năng nhận thức các giác quan.\n* Giảm khả năng vận động hoặc dẫn đến liệt.\n* Ngoài ra có thể mắc các hội chứng mắc kèm do thở máy lâu ngày như nhiễm trùng, viêm phổi,...\n* Một số biến chứng khác về lâu về dài như hội chứng [Parkinson](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/parkinson-27.html), động kinh,...\n\nViêm não Nhật Bản là một căn bệnh đáng báo động còn vì nguy cơ tử vong cao khi phát bệnh, cứ 4 người khi gặp tình trạng cấp thì có 1 người không qua khỏi. Việc tiêm chủng phòng ngừa ngay từ sớm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc, tử vong do bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nCác loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản\n-----------------------------------------------------\n\nHiện nay trên thị trường xuất hiện đa dạng vắc xin để cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêm ngừa căn bệnh viêm não Nhật Bản, với từng loại có các đặc điểm khác nhau để lựa chọn. Một số loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản thường được sử dụng hiện nay có thể kể đến như:\n\n### Vắc xin JEVAX (Việt Nam)\n\n[Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) là loại vắc xin được sản xuất tại Việt Nam có lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ người dân khỏi bệnh viêm não Nhật Bản. Sự có mặt của vắc xin cung cấp một cách hiệu quả để tạo miễn dịch cho mọi đối tượng, bao gồm người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh viêm não Nhật Bản, vì đây là độ tuổi thường là nạn nhân chính của bệnh này. Việc sản xuất vắc xin trong nước giúp tăng cường sự tiếp cận và hiệu quả trong chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin viêm não Nhật Bản.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_3_39eaa9e93b.jpeg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản với vắc xin JEVAX*\n\nĐể vắc xin đạt được hiệu quả tối ưu, cần lưu ý tiêm đúng lịch trình của mũi nhắc lại. Đối với vắc xin JEVAX cần tuân thủ lịch tiêm như sau:\n\n* Mũi 1: Thực hiện cho người lớn hoặc trẻ em trên 12 tháng.\n* Nhắc lại mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 từ 1 - 2 tuần.\n* Nhắc lại mũi 3: 1 năm sau mũi thứ 2.\n* Có thể nhắc lại sau mỗi 3 năm hoặc khi có dịch bệnh viêm não xuất hiện.\n\nNgoài ra, đặc biệt lưu ý tới các trường hợp sau chống chỉ định với vắc xin JEVAX:\n\n* Nhạy cảm hay dị ứng với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.\n* Sức khoẻ lúc tiêm đang có vấn đề như sốt, mệt mỏi, nhiễm trùng,...\n* Mắc các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, bệnh tim tiến triển,... hay các bệnh ác tính liên quan tới tim, thận, gan.\n* Đặc biệt: Không tiêm vắc xin này cho phụ nữ đang mang thai.\n\n### Vắc xin IMOJEV (Thái Lan)\n\n[IMOJEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) là loại vắc xin được phát triển bởi công ty dược của Pháp và được sản xuất tại Thái Lan. Đây là loại vắc xin có rất nhiều ưu điểm:\n\n* Sử dụng được cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.\n* Khả năng khởi phát tác dụng chống lại bệnh viêm não Nhật Bản nhanh, đối với người lớn là sau 2 tuần và với trẻ em là sau 4 tuần tiêm vắc xin.\n* Lịch tiêm đơn giản: Với trẻ em dưới 17 tuổi chỉ tiêm 1 mũi và có thể nhắc lại sau 1 - 2 năm, người lớn trên 18 tuổi tiêm 1 mũi và không cần tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm.\n\nMột số đối tượng như sau cần chống chỉ định tiêm vắc xin IMOJEV:\n\n* Dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong vắc xin.\n* Những người bị mắc chứng suy giảm miễn dịch, người bị [HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n* Đặc biệt: Không tiêm vắc xin IMOJEV cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_4_b6e4ef2ab2.jpeg)\n\n*IMOJEV là loại vắc xin được phát triển bởi công ty Sanofi Pasteur*\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), chi phí để tiêm một mũi vắc xin JEVAX có giá 165.000 VND, phù hợp cho tất cả các đối tượng có nhu cầu tiêm ngừa bệnh viêm màng não. Còn IMOJEV là loại vắc xin tiện lợi và đem lại hiệu quả trong quá trình tiêm mũi nhắc lại, vì thế nên chi phí cũng sẽ cao hơn so với loại vắc xin JEVAX, giá IMOJEV là 715.000 VND. Dù giá thành cao nhưng đây cũng là loại vắc xin được ưa chuộng trên thị trường vì ưu điểm nó đem lại.\n\nLưu ý: Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế.\n\nPhản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản\n----------------------------------------------------------\n\nCác [phản ứng sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-xu-ly-cac-phan-ung-sau-tiem-chung-cua-tre-60728.html) có thể xảy ra và thường không quá nghiêm trọng. Một số phản ứng thông thường như sưng, đau ở vết tiêm sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Các phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ thể cũng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin. Điều này có thể làm cho cơ thể cảm thấy thấy khó chịu hoặc đuối sức hơn so với bình thường. Các phản ứng này thường sẽ tự giảm đi sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.\n\nMặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra các trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin. Do đó, việc theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin là quan trọng. Bác sĩ thường khuyên nên nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút sau tiêm để theo dõi xem có phản ứng bất thường nào không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào, bác sĩ sẽ xử lý ngay lập tức. Chăm sóc sau tiêm vắc xin là quan trọng để nhanh chóng phục hồi và quay trở lại hoạt động bình thường.\n\n![Tìm hiểu về các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng viêm não Nhật Bản hiện nay](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_viem_nao_nhat_ban_5_75fe1a0a52.jpeg)\n\n*Theo dõi sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để có thể kịp thời xử lý phản ứng phụ*\n\nTheo khuyến cáo của Bộ y tế hiện nay, triển khai [tiêm chủng vắc xin mở rộng viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-cac-loai-vac-xin-tiem-chung-mo-rong-viem-nao-nhat-ban-hien-nay.html) rất quan trọng để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Cách chính sách của nhà nước hỗ trợ rất nhiều cho trẻ em để tăng thêm hiệu quả phủ rộng khắp nơi. Ngoài ra, có rất nhiều trung tâm tiêm chủng uy tín được mở ra với việc đảm bảo chất lượng vắc xin cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc ở nơi đây.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?", "abstract": "Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu là một vấn đề mà bất cứ ai cũng cần biết. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp phải những vết thương hở khiến vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh. Bỏ lỡ thời điểm tốt nhất tiêm uốn ván sau khi bị vết thương sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.", "md_content": "Uốn ván là một bệnh dễ mắc phải do nhiễm trùng, đặc biệt đối với các vết thương hở. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh chỉ thông qua một vết xước nhỏ, vì thế không được chủ quan mà cần phải phòng ngừa. Cách hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương.\n\nTại sao cần phải tiêm phòng uốn ván?\n------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thông qua vết thương, vi khuẩn Clostridium tetani có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh uốn ván. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên như đất, cát và phân động vật. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chúng sản xuất và tiết ra ngoại độc tố tetanospasmin, một loại độc tố mạnh, nguy hiểm.\n\nLoại độc tố này khi tấn công vào hệ thần kinh sẽ cản trở các dây thần kinh kiểm soát cử động cơ bắp và gây ra hiện tượng co cứng cơ bắp và co giật cơ bắp. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, suy tim, và rối loạn thần kinh thực vật. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.\n\n![Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_khi_bi_vet_thuong_2_61d9b0dd59.jpeg)\n\n*Thông qua vết thương, vi khuẩn Clostridium tetani có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh uốn ván*\n\nVắc xin uốn ván là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Người nào đã bị thương bởi các vật gỉ sét hoặc có vết thương hở nên tìm sự chăm sóc y tế và tiêm phòng nếu cần.\n\nCó một điều quan trọng khác cần lưu ý là việc [tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bị nhiễm trùng. Thông qua vắc xin, cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, giúp ngăn chúng phát triển và tạo ra độc tố gây uốn ván.\n\nNên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?\n---------------------------------------------------------\n\nĐể ngăn ngừa bệnh uốn ván, việc tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương có nguy cơ nhiễm trùng là rất quan trọng. Các vết thương nặng do tai nạn hoặc do các vật sắc nhọn như đinh rỉ, mái tôn rỉ, cành cây có nguy cơ cao nhiễm trùng uốn ván và cần được xử lý và tiêm phòng khẩn cấp.\n\nCác loại [vết thương hở](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-vet-thuong-ho-dung-cach-53426.html) có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn cũng cần được sơ cứu đúng cách và theo hướng dẫn y tế. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để đảm bảo sự an toàn, bất kể nguy cơ nhiễm trùng có thấp hay cao. \n\nTiêm phòng càng sớm càng tốt sau khi bị thương để làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn và sản xuất ngoại độc tố tetanospasmin. Thời gian tốt nhất để tiêm phòng vắc xin uốn ván khi bị vết thương là trong vòng 48 giờ sau vết thương, nhưng việc tiêm phòng vẫn còn hiệu quả sau thời điểm đó. Trường hợp tiêm vắc xin uốn ván sau 48 giờ tính từ lúc bị thương vẫn có khả năng giảm nguy cơ nhiễm trùng uốn ván, nhưng lúc này hiệu quả bảo vệ có thể giảm đi nhiều so với việc tiêm phòng sớm.\n\n![Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_khi_bi_vet_thuong_3_4187a0bfe5.jpeg)\n\n*Cần tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ*\n\nHiện nay, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm vắc xin uốn ván với giá 144.000 VND. Tuy nhiên, tùy theo thời điểm thực tế mà giá này sẽ có sự thay đổi nhất định. Lựa chọn dịch vụ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ nhận được các trải nghiệm tốt nhất:\n\n* Vắc xin đảm bảo chất lượng, đảm bảo chính hãng và đa chủng loại nhằm cho khách hàng lựa chọn được tốt nhất.\n* Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, tiêm nhẹ, ít gây đau và khó chịu.\n* Hệ thống lưu trữ vắc xin đạt chuẩn GSP, đảm bảo vắc xin được bảo quản chất lượng và luôn sẵn sàng khi cần sử dụng.\n* Chi phí điều trị hợp lý.\n\nCách sơ cứu vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập\n-------------------------------------------------\n\nTrước khi tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương, việc làm sạch và xử lý vết thương đúng cách rất quan trọng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván. Cách để xử lý vết thương như sau:\n\n* **Rửa vết thương:** Rửa vết thương sạch sẽ với nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy trong thời gian ngắn để loại bỏ bất kỳ chất bẩn, đất đá, hoặc vi khuẩn nào có thể làm nhiễm trùng vết thương.\n* **Sát khuẩn:** Nếu vết thương bị dơ bẩn hoặc có nguy cơ cao [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-nhiem-trung-vet-thuong-ho-57880.html), bạn có thể sử dụng dung dịch oxy già để sát khuẩn vùng vết thương. Sau đó, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau khô.\n* **Loại bỏ dị vật:** Nếu vết thương có dị vật như thủng đinh, bạn cần loại bỏ dị vật một cách cẩn thận và sát khuẩn vùng vết thương.\n* **Theo dõi triệu chứng:** Theo dõi vết thương sau khi xử lý để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sưng, đỏ, đau tăng dần hoặc dịch mủ chảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, cần tìm sự chăm sóc y tế kịp thời.\n* **Không tự chữa trị:** Tránh việc tự chữa trị bằng các phương pháp dân gian dùng các loại lá hay thuốc bôi không được kiểm chứng, vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc làm cho tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.\n\nVết thương sau khi được xử lý ban đầu cần đưa người bị thương tới trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng để được tiêm phòng uốn ván kịp thời.\n\n![Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_khi_bi_vet_thuong_4_4e892b6410.jpeg)\n\n*Vết thương cần được xử lý sạch sẽ để tránh nhiễm trùng*\n\n[Tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vac-xin-uon-van-khi-bi-vet-thuong-trong-bao-lau.html) rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe của mọi người. Nếu bạn hoặc ai đó cần tiêm phòng uốn ván, hãy nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Việc này có thể giúp bảo vệ khỏi nguy cơ uốn ván, một bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin uốn ván", "Vacxin"]}, {"title": "Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?", "abstract": "Hắt hơi, sổ mũi là những căn bệnh phổ biến mà bất cứ em bé nào cũng từng gặp phải trong những tháng đầu đời. Vậy bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?", "md_content": "Ốm vặt là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều trẻ sơ sinh phải hoãn lịch tiêm phòng. Trên các diễn đàn nuôi dạy con, có không ít ông bố, bà mẹ thắc mắc liệu bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!\n\nBé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?\n-------------------------------------------\n\nBé bị [sổ mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/so-mui-1183.html) có chích ngừa 5in1 được không là thắc mắc khiến nhiều bậc phụ huynh “đứng ngồi không yên”. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào kết quả kiểm tra các triệu chứng bệnh và thể trạng của bé mà bác sĩ mới có thể kết luận được bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không. \n\nCụ thể:\n\n* Nếu bé chỉ bị sổ mũi nhẹ, nhiệt độ cơ thể bình thường, không sốt, bé vẫn vui chơi và ăn uống tốt thì bạn hoàn toàn có thể cho trẻ tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần lo ngại về bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đối với sức khỏe của trẻ.\n* Nếu bé sổ mũi kèm theo sốt âm ỉ khoảng 38 độ C, nhưng không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bé vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn về thể trạng của trẻ, bạn vẫn nên cho bé thăm khám bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng.\n* Trong trường hợp trẻ bị ốm nặng và xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi, nhiều đờm, quấy khóc, sốt cao kéo dài hoặc ngủ li bì,... thì rất có thể bé đã bị bội nhiễm vi khuẩn. Từ đó, sức đề kháng của trẻ bị giảm đi đáng kể. Tốt nhất, bạn không nên cho trẻ chích ngừa 5in1 vì không đem lại hiệu quả, mà còn gây phản tác dụng, khiến trẻ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác.\n\n![Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không - Tìm hiểu ngay! 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_bi_so_mui_co_chich_ngua_5in1_duoc_khong_tim_hieu_ngay_4_ec47a38835.jpg)\n\n*Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không? Tùy vào thể trạng của bé* \n\nKhi nào nên hoãn tiêm phòng vacxin 5in1?\n----------------------------------------\n\nQuyết định có nên tiêm phòng vacxin 5in1 cho trẻ hay không phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy “bé yêu” nằm trong danh sách sau, bạn nên báo cáo lại với bác sĩ và hoãn việc tiêm phòng vacxin cho đến khi sức khỏe của trẻ thực sự ổn định nhé!\n\n* Trẻ có sức đề kháng yếu, dễ ốm vặt.\n* Mắc các bệnh nhiễm trùng gây [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) cao, ho nhiều và ngủ li bì.\n* Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc đợt điều trị bằng Corticoid liều cao chỉ nên tiêm phòng 5in1 sau ít nhất 14 ngày.\n* Trẻ mới sử dụng dòng sản phẩm Globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng gần nhất.\n* Trẻ mới chào đời có cân nặng nhỏ hơn 2kg.\n* Trẻ không đạt đủ điều kiện tiêm chủng sau khi được thăm khám sàng lọc.\n\n![Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không - Tìm hiểu ngay! 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_bi_so_mui_co_chich_ngua_5in1_duoc_khong_tim_hieu_ngay_2_7e7485c03e.jpeg)\n\n*Bạn nên hoãn tiêm chủng cho trẻ khi bé bị ốm nặng* \n\nKhi nào không nên tiêm vacxin 5in1 cho trẻ?\n-------------------------------------------\n\nBên cạnh trường hợp hoãn tiêm, trẻ nhỏ có các dấu hiệu sau không nên tiêm phòng loại vacxin 5 trong 1 này:\n\n* Trẻ có tiền sử sốc hoặc có phản ứng dị ứng nặng nề sau lần tiêm vacxin đầu tiên như: Sốt cao trên 39 độ C, co giật, dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở,...\n* Trẻ bị suy giảm chức năng các cơ quan, bao gồm: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,...\n* Trẻ mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh HIV,...\n\nCác phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin 5in1\n-----------------------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin, mẹ cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi trong 30 phút. Sau khi về nhà, bạn cũng cần chú ý các biểu hiện lạ ở trẻ trong suốt 24 giờ. Nguyên nhân là do sau khi tiêm, trẻ rất có thể gặp phải các phản ứng phụ sau:\n\n* Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C kéo dài trong vài giờ;\n* Sưng đau và tấy đỏ tại vị trí tiêm;\n* Hay cáu kỉnh, quấy khóc;\n* [Rối loạn giấc ngủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-giac-ngu-29.html);\n* Chán ăn, lười ăn, bỏ bú.\n\nTuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng các dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 1 - 2 ngày.\n\n![Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không - Tìm hiểu ngay! 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_bi_so_mui_co_chich_ngua_5in1_duoc_khong_tim_hieu_ngay_1_96622f81fc.jpeg)\n\n*Tiêm vacxin 5 trong 1 có thể gây sốt nhẹ trong vài giờ đầu*\n\nCách xử lý tình trạng sổ mũi trước khi tiêm vacxin 5in1\n-------------------------------------------------------\n\nĐể chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt nhất trước lịch tiêm phòng vacxin 5in1 sắp tới, cha mẹ nên điều trị triệt để tình trạng [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html), sổ mũi của bé. Đồng thời, thực hiện ngay những lưu ý quan trọng sau để đảm bảo sức khỏe của trẻ luôn ở mức tốt nhất nhé!\n\n* Cho trẻ mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.\n* Thường xuyên massage làm ấm lòng bàn chân và vùng ngực của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng cảm lạnh, cảm cúm.\n* Thay chăn ga gối đệm định kỳ hàng tuần và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bé mắc phải tình trạng [viêm mũi dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mui-di-ung-473.html).\n* Vệ sinh mũi và họng cho con hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn có trong khoang mũi.\n* Rửa mũi cho trẻ 2 - 3 lần/tuần để cải thiện sức khỏe đường hô hấp cho bé.\n* Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất.\n* Khi trẻ bị sổ mũi, ho và sốt kéo dài, mẹ nên cho bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.\n* Tránh sử dụng các liệu pháp dân gian khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.\n\n![Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không - Tìm hiểu ngay! 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/be_bi_so_mui_co_chich_ngua_5in1_duoc_khong_tim_hieu_ngay3_69ee1bdac5.jpg)\n\n*Bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng dụng cụ chuyên dụng* \n\nBài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất xoay quanh chủ đề: “[Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/be-bi-so-mui-co-chich-ngua-5in1-duoc-khong.html)?”. Nhìn chung, nếu các triệu chứng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, bạn vẫn nên cho trẻ tiêm phòng đúng lịch để giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch bền vững nhé! \n\nTại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), trước khi tiến hành tiêm chủng, bé sẽ được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ. Sau đó, nếu bé đủ điều kiện để tiêm, quá trình tiêm chủng mới được bắt đầu. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, phụ huynh có thể đưa bé đến các địa chỉ của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được bác sĩ thăm khám sàng lọc.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vacxin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vacxin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với mức giá tốt.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Giải đáp: Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?", "abstract": "Ở một số quốc gia, vacxin thủy đậu đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng cho trẻ em và cho thấy hiệu quả miễn dịch vô cùng cao trong vài thập kỷ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tóm lược một số thông tin về bệnh thủy đậu, nguồn gốc vacxin thủy đậu, đơn vị tiêm chủng uy tín và giải đáp câu hỏi: “Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?”.", "md_content": "Tiêm chủng đã làm thay đổi đáng kể dịch tễ học bệnh thủy đậu ở đa số quốc gia có chương trình tiêm chủng định kỳ. Hiện nay có rất nhiều loại vacxin thủy đậu được cấp phép sử dụng, trong đó không thể không nhắc đến vacxin thủy đậu của Mỹ. \"[Vacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-vacxin-thuy-dau-varivax-tiem-may-mui.html)?\" sẽ được giải đáp dưới đây.\n\nDịch tễ bệnh thủy đậu\n---------------------\n\nVirus Varicella zoster là một loại virus herpes - có khả năng độc nhất là gây nhiễm trùng tiềm ẩn ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nó là nguyên nhân gây gây bệnh [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) khi nhiễm trùng tiên phát và bệnh zona thần kinh khi nhiễm trùng thứ phát (tái hoạt động).\n\nVirus Varicella zoster được phát hiện ra trước những năm 1950 và mãi cho tới năm 1974, giáo sư Michiaki Takahashi tại Đại học Osaka, Nhật Bản mới tạo ra một loại vacxin sống chủng Oka an toàn để phòng ngừa thủy đậu. Đây là loại vacxin ngừa herpes virus đầu tiên và vẫn là duy nhất cho đến nay. Hiện nay, có rất nhiều loại vacxin thủy đậu được cấp phép sử dụng bao gồm Varivax (Merck Sharp and Dohm), Varilrix (Glaxo Smith Kline), Okavax (Biken) thuộc chủng Oka và SuduVax (Hàn Quốc) là loại vacxin duy nhất không phải chủng Oka,…\n\nỞ Việt Nam, bệnh thường bùng phát vào tháng 2 đến tháng 6 với triệu chứng đặc trưng và sốt và phát ban kèm mụn nước. Tuy bệnh thủy đậu là bệnh nhẹ và ít bùng phát hơn do đa phần trẻ nhỏ đã được thực hiện tiêm chủng, bệnh thường lành tính và tự khỏi nhưng vẫn có ghi nhận một số trường hợp xuất hiện biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, bệnh [zona thần kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/zona-than-kinh-39.html) (biến chứng thứ phát) gây đau thần kinh mãn tính,…\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_cua_my_tiem_may_mui_2_73c7c7982b.png)\n\n*Thủy đậu lây lan nhanh qua đường không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp mụn nước*\n\nVacxin thủy đậu Varivax tiêm mấy mũi?\n-------------------------------------\n\n### Nguồn gốc vacxin thủy đậu Varivax\n\nVacxin thủy đậu chủng Oka được Merck Sharp and Dohm của Mỹ tiếp thị dưới tên thương mại Varivax. Vacxin Varivax hoạt động dựa trên cơ chế là vacxin chứa virus Varicella sống giảm độc lực. Vacxin sống giảm độc lực là vacxin chứa virus còn sống như đã bị suy yếu, bất hoạt nhưng nó vẫn có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch mà không thể gây hại hay gây bệnh cho cơ thể.\n\nSau khi Varivax được tiêm vào cơ thể khỏe mạnh sẽ gây ra phản ứng miễn dịch với virus Varicella zoster bao gồm sự phát triển của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T. Từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu (miễn dịch đặc hiệu) cho virus thủy đậu.\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_cua_my_tiem_may_mui_3_6e5462650c.jpg)\n\n*Vacxin ngừa bệnh thủy đậu của Mỹ - Varivax*\n\n### Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi?\n\nTheo nghiên cứu khảo sát ở Hoa Kỳ, vacxin thủy đậu đầu tiên với khuyến nghị 1 liều duy nhất được đưa vào lịch tiêm chủng cho trẻ em Mỹ vào năm 1995, cho kết quả số ca mắc bệnh thủy đậu đã giảm trong những năm tiếp theo đó. Tuy nhiên, theo thời gian, khảo sát ghi nhận các đợt bùng phát tiếp tục xảy ra ở những nhóm đã được tiêm chủng vacxin ngày càng tăng. Cho nên khuyến nghị tiêm liều thứ hai ra đời. Hai liều vacxin thủy đậu được tiêm lúc nhỏ đã được chứng minh là rất thành công trong việc ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở cả người lớn và bệnh nhân bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html). Và kết quả cho thấy tỷ lệ kháng thể cao hơn khi tiêm liều thứ hai. Điều này có nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus tốt hơn và lâu dài hơn.\n\nVarivax lần đầu tiên được cấp phép (dưới dạng lịch một liều) tại Hoa Kỳ vào năm 1995 cho trẻ khỏe mạnh từ 12 tháng tuổi trở lên. Năm 2006, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ (AICP) đã đưa ra khuyến nghị về lịch tiêm hai liều. Cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo rằng vacxin thủy đậu Varivax nên tiêm 2 liều để đạt khả năng miễn dịch với bệnh lên 98% và cần tiêm nhắc lại sau khoảng 10 năm tiêm liều thứ 2.\n\nLịch tiêm của vacxin Varivax như sau: Mỗi lần tiêm khoảng 0,5 mL/liều và tiêm theo vị trí cơ delta ở bắp tay hay đùi hoặc tiêm dưới da.\n\n* Trẻ 12 tháng đến 12 tuổi: Tiêm liều đầu tiên cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Nên có khoảng cách tối thiểu là 3 tháng giữa các liều.\n* Thanh thiếu niên (>13 tuổi) và Người lớn (chưa mắc thủy đậu hay chưa tiêm vacxin bao giờ): Tiêm hai liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.\n\nCó thể tiêm vacxin Varivax (của Mỹ) ở đâu?\n------------------------------------------\n\nBên cạnh ý thức tiêm chủng định kỳ thì việc chọn địa điểm tiêm chủng cũng rất quan trọng. Bạn cần chọn một đơn vị uy tín để nhận được vacxin chất lượng nhất. Và Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong các đơn vị vô cùng uy tín về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ và tay nghề của nhân viên y tế tiêm chủng. Tại đây có rất nhiều gói tiêm chủng ưu đãi cho nhiều đối tượng khác nhau. Và bạn cũng sẽ an tâm khi các nhân viên y tế đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng của viện Pasteur kèm tay nghề tiêm nhẹ nhàng, ít đau.\n\nVới vacxin thủy đậu Varilrix tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giá cả sẽ dao động trong khoảng 690.000 đồng và sẽ có ưu đãi khi tiêm theo nhóm, gia đình.\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu của Mỹ tiêm mấy mũi? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_cua_my_tiem_may_mui_4_742145d80c.png)\n\n*Bạn hoàn toàn an tâm khi lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nTóm lại, bệnh thủy đậu là bệnh khá phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, nhưng cũng không loại trừ người trưởng thành, người lớn tuổi và người, có bệnh mãn tính khác. Việc tiêm vacxin ngừa thủy đậu nên được thực hiện đầy đủ 2 liều theo khuyến cáo và tiêm nhắc lại sau 10 năm để đảm bảo an toàn cho bạn và cộng đồng.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "thủy đậu"]}, {"title": "Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1: Bạn đã biết chưa?", "abstract": "Hiện nay, vacxin 6 trong 1 được đánh giá rất cao do công dụng hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1.", "md_content": "Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu nên cha mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc, ngay cả tiêm phòng vacxin. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng về tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 - một trong những loại vacxin phổ biến nhất hiện nay. Để giải đáp thắc mắc cho độc giả, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất xoay quanh chủ đề: “Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1”.\n\nVacxin 6 trong 1 là gì?\n-----------------------\n\nĐến nay, [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) vẫn được coi là một bước tiến vĩ đại trong nền y học thế giới bởi chỉ với 1 mũi tiêm, trẻ sơ sinh đã có thể ngăn ngừa 6 bệnh lý cùng một lúc. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ lây lan nhanh như: Viêm màng não HIB, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), bại liệt, uốn ván, ho gà và bạch hầu.\n\nTrước khi được cấp phép tại Việt Nam, loại vacxin này đã được sử dụng rộng rãi ở hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Qua nhiều năm áp dụng, vacxin 6 trong 1 cho kết quả phòng bệnh vô cùng hiệu quả và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh.\n\nNhờ có vacxin 6 trong 1, trẻ sẽ được giảm bớt nỗi lo sợ đau, sợ bệnh viện. Đồng thời, tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí đi lại cho cha mẹ.\n\n![Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 - Bạn đã biết chưa? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vacxin_6_trong_1_ban_da_biet_chua_3_4bd1d9b005.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch* \n\nVacxin 6 trong 1 có an toàn không?\n----------------------------------\n\nTheo các chuyên gia y tế, vacxin 6 trong 1 đã được kiểm nghiệm về độ an toàn nên cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ sử dụng mũi tiêm này. Độ an toàn của vacxin 6 trong 1 được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như sau:\n\n* **Nghiên cứu lâm sàng:** Trước khi ra mắt, vacxin 6 trong 1 đã được nghiên cứu rộng rãi ở hàng ngàn các nghiên cứu lâm sàng nhằm xác minh tính an toàn và hiệu quả của vacxin trong việc ngăn ngừa bệnh.\n* **Quy trình kiểm tra an toàn:** Sản phẩm này cũng đã được phê duyệt và cấp phép sử dụng bởi nhiều tổ chức y tế uy tín như: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA),...\n* **Tỷ lệ phản ứng phụ:** Thấp.\n* **Lợi ích vượt trội:** Vacxin 6 trong 1 mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm số lượng mũi tiêm, giảm áp lực đi tiêm cũng như chi phí và thời gian đi lại. Việc phòng ngừa cùng lúc 6 bệnh cũng vượt trội hơn so với nhiều loại vacxin riêng lẻ.\n\n![Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 - Bạn đã biết chưa? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vacxin_6_trong_1_ban_da_biet_chua_4_86781596cf.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 đã được chứng nhận bởi WHO là rất an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ* \n\nNhững tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1\n---------------------------------------\n\nMặc dù được đánh giá là an toàn với sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng bất cứ loại vacxin nào cũng có những tác dụng phụ nhất định. Dưới đây là một số tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 mà cha mẹ không thể bỏ qua:\n\n* **Đau, sưng và đỏ tại vị trí tiêm:** Một trong những tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 phổ biến nhất là sưng tấy và đau nhức vị trí tiêm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì các triệu chứng này thường rất nhẹ và chỉ là tạm thời.\n* **Sốt kéo dài:** Nhiều trẻ nhỏ sau khi tiêm thường bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ thành từng cơn. Lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp nhé!\n* **Mệt mỏi và quấy khóc:** Mệt mỏi và đau nhức cơ thể là phản ứng thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân sau khi tiêm vacxin 6 trong 1. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày, khiến cho trẻ quấy khóc và chán ăn.\n* **Phản ứng dị ứng:** Phản ứng dị ứng thường rất hiếm khi xảy ra nhưng cha mẹ cũng không nên bỏ qua. Thông thường, trẻ bị dị ứng với vacxin thường có các dấu hiệu bất thường như: Nổi phát ban trên da, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), thở khò khè, sưng môi và mặt.\n\n![Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 - Bạn đã biết chưa? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vacxin_6_trong_1_ban_da_biet_chua_2_ef7f31adba.jpg)\n\n*Tăng thân nhiệt đột ngột cũng có thể là tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1*\n\nCần lưu ý gì khi cho trẻ tiêm vacxin 6 trong 1?\n-----------------------------------------------\n\nTrước khi cho trẻ tiêm phòng vacxin 6 trong 1, cha mẹ cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:\n\n* Tuân thủ nghiêm túc [lịch tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) bằng cách cho trẻ đi khám đúng thời điểm, giúp vacxin phát huy được tối đa tác dụng.\n* Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ về sức khỏe, thể trạng của trẻ cũng như các bệnh lý mà trẻ đang mắc phải để đề ra phác đồ tiêm chủng hợp lý.\n* Giúp trẻ thư giãn để giữ tâm trạng thoải mái, tránh cảm giác lo âu, sợ hãi.\n* Sau khi tiêm, bạn nên cho trẻ theo dõi khoảng 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Khi trẻ không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ có thể cho trẻ về nhà. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sức khỏe của trẻ suốt 24 giờ tiếp theo.\n* Nếu cơ thể trẻ xuất hiện các phản ứng phụ, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.\n\n![Tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1 - Bạn đã biết chưa? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_phu_cua_vacxin_6_trong_1_ban_da_biet_chua_1_e090400f56.jpg)\n\n*Bạn nên theo dõi trẻ thường xuyên trong 24 giờ sau khi tiêm* \n\nHiện tại vacxin 6 trong 1 đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với mức giá ưu đãi. Với những ưu điểm như tiêm nhẹ - ít đau, vacxin chính hãng đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Trung tâm tiêm chủng Long Châu chính là địa chỉ uy tín hàng đầu mỗi khi bạn cần tiêm phòng.\n\nHy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất về [tác dụng phụ của vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-phu-cua-vacxin-6-trong-1-ban-da-biet-chua.html). Tiêm vacxin là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giúp trẻ phòng bệnh. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vacxin theo độ tuổi được khuyến cáo nhé! \n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ", "abstract": "Tiêm mũi HIB 3 có sốt không là vấn đề lo lắng của nhiều bố mẹ có con nhỏ chuẩn bị tiêm ngừa HIB - vi khuẩn gây ra các bệnh lý viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp khác ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. ", "md_content": "Việc tiêm ngừa đối với trẻ nhỏ vốn luôn quan trọng hơn bao giờ hết vì đây là điều kiện để có thể của trẻ có đủ sức đề kháng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn HIB gây ra các bệnh nguy hiểm viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,... có tỷ lệ tử vong cao nếu không phòng ngừa sớm bằng vacxin. Vậy các giai đoạn nào cần tiêm ngừa HIB ở trẻ và [sau khi tiêm mũi HIB 3 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-mui-hib-3-co-sot-khong-cac-giai-doan-can-tiem-ngua-hib-cho-tre.html)? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, mời mọi người cùng xem qua nhé.\n\nĐặc điểm của vi khuẩn HIB\n-------------------------\n\nTrước khi biết được câu trả lời sau khi tiêm mũi HIB 3 có sốt không thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm và tác hại của vi khuẩn HIB nhé.\n\nHIB tên đầy đủ là Haemophilus Influenzae thuốc nhóm cầu khuẩn gram âm xuất hiện dưới 2 chủng có vỏ bọc và không có vỏ, được phân thành huyết thanh type a - f, trong đó kiểu huyết thanh Haemophilus Influenzae type b là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nhất cho con người.\n\nKhi cơ thể bắt đầu nhiễm [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) thì sẽ kèm theo nhiều biểu hiện bệnh khác nhau tùy thuộc vào bộ phận bị tác động, điển hình là các bệnh sau đây:\n\n* Viêm phổi: Bắt đầu là sự mệt mỏi, uể oải, phát sốt, cảm thấy, đau ngực và ho nhiều.\n* Viêm nắp thanh quản: Khó thở, hành sốt.\n* Viêm mô tế bào: Vị trí bị tác động bị sưng, đau và chảy mủ hoặc dịch.\n* Viêm xương tủy: Bị sưng viêm tại vùng xương bị ảnh hưởng\n* [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html): Sốt, nhức đầu, buồn nôn.\n\nVi khuẩn HIB luôn có mặt khắp mọi nơi và có thể sống trong môi trường vòm họng, mũi lâu dài mà không có bất kỳ dấu hiệu nào, sau đó tiếp tục lây lan trong cộng đồng bằng các giọt nước hắt hơi có trong không khí, chính vì sự lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm cao nên việc tiêm phòng vacxin để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những năm đầu đời là cực kỳ quan trọng.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_1_7aada2d73d.png)\n\n*Vi khuẩn HIB có đặc điểm như thế nào?*\n\nCác giai đoạn tiêm ngừa HIB ở trẻ nhỏ\n-------------------------------------\n\nLộ trình tiêm ngừa HIB ở nhóm trẻ em từ khi mới sinh ra đến dưới 2 tuổi cơ bản bao gồm 4 mũi, trong đó thời gian tiêm mũi thứ 4 sẽ linh hoạt phụ thuộc vào loại vacxin kết hợp hay vacxin đơn vì vacxin ngừa HIB có thể sử dụng phối hợp phòng ngừa nhiều bệnh khác chỉ với 1 mũi tiêm để giảm cảm giác đau và tiết kiệm thời gian, chi phí cho bố mẹ.\n\nNhư vậy lịch trình tiêm ngừa HIB ở nh óm trẻ nhỏ sẽ chia thành các giai đoạn sau đây, cụ thể:\n\n* Trẻ đủ **2 tháng tuổi:** 1 mũi.\n* Trẻ đủ **3 tháng tuổi:** 1 mũi.\n* Trẻ đủ **4 tháng tuổi:** 1 mũi.\n* Trẻ đủ **18 tháng tuổi:** 1 mũi.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_2_4e9542c969.jpg)\n\n*Các giai đoạn tiêm ngừa HIB cho trẻ dưới 2 tuổi*\n\nTiêm mũi HIB 3 có sốt không?\n----------------------------\n\nMũi HIB 3 được thực hiện ở nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi và như đã đề cập sẽ có hai loại vacxin kết hợp và vacxin đơn, trong đó phần lớn lựa chọn tiêm vacxin đơn thì có thể gây ra sốt và đối với mũi kết hợp thì sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng bé mà sẽ có triệu chứng hành sốt nhẹ hoặc kéo dài.\n\nNếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ không kéo dài thì bố mẹ có thể an tâm đây vì chỉ do sức đề kháng của bé còn yếu và phản ứng từ các thành phần chống bệnh ho gà trong các loại vắc xin phối hợp. Vì thế để vacxin phát huy tối đa hiệu quả tốt nhất, bố mẹ hãy tuân thủ và lưu ý những điều trên.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_3_427802ba13.png)\n\n*Trẻ em tiêm mũi HIB có sốt không? Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi tiêm ngừa cho bé?*\n\n### Trước khi tiêm\n\nĐể hạn chế tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra sau khi tiêm ngừa, bố hoặc mẹ cần nói trước với bác sĩ về tình hình sức khỏe của con hiện tại như trẻ đã từng có các triệu chứng sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin, tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của vacxin, bé đang dùng thuốc điều trị chứa kháng sinh,...\n\n### Sau khi tiêm\n\nSau khi thực hiện tiêm ngừa, phụ huynh nên cho trẻ ở lại tối thiểu 30 phút để theo dõi vết tiêm có xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không và kịp thời xử lý trong các trường hợp sốc phản vệ, khó thở, co giật,...\n\nNhóm đối tượng nào nên và không nên tiêm ngừa HIB?\n--------------------------------------------------\n\nHIB là vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở nhóm trẻ em, đặc biệt rơi vào nhóm dưới 2 tuổi, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chủ động tiêm mũi HIB cho trẻ. Ngoài nhóm trẻ em thì nhóm người trưởng thành thuộc các trường hợp dưới đây cũng cần phải tiêm ngừa, bao gồm:\n\n* Người có [dấu hiệu bị suy giảm hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/6-dau-hieu-canh-bao-he-mien-dich-bi-suy-giam-ma-ban-bo-qua-40584.html) khi điều trị y khoa các bệnh như HIV, ung thư,...\n* Người đã được ghép tế bào gốc tạo máu.\n* Người bị suy giảm chức năng lách, đang chờ cấy ghép hoặc đã từng ghép tạng.\n\nTuy nhiên HIB vẫn được chống chỉ định với một số đối tượng vì những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.\n\n* Người dị ứng với các thành phần trong thuốc tiêm ngừa HIB.\n* Người đang mắc các bệnh cấp tính cần ưu tiên điều trị trước.\n* Người có tiền sử gặp các phản ứng phản vệ trong đợt tiêm gần nhất.\n* Người bị tổn thương não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vaccine có chứa thành phần ho gà trước đó.\n\n![Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_mui_hib_3_co_sot_khong_cac_giai_doan_can_tiem_ngua_hib_cho_tre_4_4e52da6cf8.jpg)\n\n*Bên cạnh trẻ em thì người trưởng thành cũng cần phải tiêm đầy đủ các mũi ngừa HIB*\n\nLựa chọn tiêm ngừa tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n-----------------------------------------------------\n\nHiện nay tại Việt Nam đã lưu hành [vacxin phối hợp 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm do HIB gây ra khi sức đề kháng của trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi vẫn chưa được hoàn thiện. Loại vacxin này giúp giảm tổng số mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi để tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bố mẹ, đặc biệt là hạn chế tiêm quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.\n\nĐến với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, trước khi thực hiện tiêm ngừa bất kỳ loại vacxin nào, khách hàng cũng sẽ được thăm khám kỹ lưỡng để xác định cơ địa từng người có được chỉ định chích hay không, điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế các bố mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi cho trẻ tiêm ngừa tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "viêm màng não"]}, {"title": "Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 được khuyến cáo nên tiêm chủng khi trẻ đạt 2 tháng tuổi trở lên. Vậy trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?", "md_content": "Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non trẻ, và chưa được bảo vệ đặc hiệu nên rất dễ mẫn cảm với các tác nhân có hại từ bên ngoài. Mà hàng ngày, bé có thể tiếp xúc với vô vàn vi sinh vật có thể gây bệnh qua các đường hô hấp, tiêu hoá, niêm mạc... Tuy vậy, không phải em bé nào cũng được tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1 đúng lịch. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng, băn khoăn liệu trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!\n\nVắc xin đa giá 5 trong 1 là gì? Lịch tiêm bao nhiêu mũi?\n--------------------------------------------------------\n\nHiện nay, 2 loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam là vắc xin ComBE Five của Ấn Độ và vắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp. Về cơ bản, 2 loại vắc xin đều có khả năng chống lại 5 căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao là: Ho gà, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, các bệnh do vi khuẩn HiB gây ra (viêm màng não, viêm phổi), bại liệt (chỉ có trong Pentaxim) và viêm gan B (chỉ có trong ComBE Five). \n\nĐiểm khác biệt duy nhất của 2 loại mũi tiêm này là sau khi tiêm vắc xin ComBE Five, trẻ bổ sung thêm mũi vắc xin phòng bệnh bại liệt. Trong khi đó, khi hoàn thành tiêm chủng vắc xin Pentaxim, trẻ sơ sinh tiêm bổ sung vắc xin chống lại bệnh viêm gan B.\n\nTrẻ sơ sinh cần tiêm đủ 3 hay 4 mũi tiêm để vắc xin đa giá 5 trong 1 tuỳ thuộc vào loại vắc xin nhằm phát huy được tối đa tác dụng sinh miễn dịch đặc hiệu để ngăn ngừa các nhóm bệnh trên. Cụ thể theo hướng dẫn lịch tiêm của Bộ Y Tế (Thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17/10/2017):\n\n* Mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ đạt đủ 2 tháng tuổi.\n* Mũi thứ 2 sẽ được tiêm cách mũi đầu khoảng 1 tháng, tức là khi trẻ được 3 tháng tuổi.\n* Mũi thứ 3 cách mũi 2 khoảng 2 tháng. (Với vắc xin ComBE Five thì cần 3 liều cơ bản).\n* Mũi nhắc lại cuối cùng cần được tiêm sau khoảng 1 năm, trong giai đoạn trẻ từ 16 - 18 tháng tuổi. (Với văc xin Pentaxim và hoàn thành mũi nhắc 4 trước 24 tháng tuổi - Hướng dẫn thông tin kê toa của nhà sản xuất)\n\n![Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Mẹ nên làm gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_5_trong_1_muon_co_sao_khong_me_nen_lam_gi_4_3d7695e6b8.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 tiêm cần được tiêm 4 mũi* \n\nTrẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?\n-------------------------------------\n\nVì nhiều lý do như: Sức khỏe của trẻ không đủ điều kiện tiêm chủng hoặc cha mẹ quá bận rộn, cũng có thể vì hết vắc xin... mà rất nhiều trẻ em muộn lịch tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1. Đây chính là lý do cho hàng ngàn câu hỏi xoay quanh chủ đề: “Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?”.\n\nVề nguyên tắc, vắc xin chỉ có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất khi được tiêm đúng thời điểm và đủ liều. Như vậy, trẻ tiêm càng muộn thì khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh càng thấp, nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn so với những em bé được tiêm đầy đủ. \n\nDo đó, nếu phát hiện bé yêu bị chậm lịch tiêm phòng, cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi tiêm bù (tiêm đuổi) lại càng sớm càng tốt.\n\nTrẻ tiêm 5 trong 1 muộn cần làm gì?\n-----------------------------------\n\nTrong trường hợp mũi tiêm bị khan hiếm hoặc chưa thể sắp xếp cho trẻ đi tiêm sớm, bạn cần áp dụng ngay các phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu sau để phòng bệnh cho con:\n\n* Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.\n* Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ trước và sau ăn, cũng như sau khi chơi đồ chơi.\n* Không để trẻ cho tay bẩn hoặc các vật không đảm bảo vệ sinh vào miệng.\n* Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là trong các mùa dịch.\n* Tăng cường chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất để [nâng cao sức đề kháng cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-cach-nang-cao-suc-de-khang-cho-tre-49682.html).\n\n![Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Mẹ nên làm gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_5_trong_1_muon_co_sao_khong_me_nen_lam_gi_1_e4c00de25d.jpeg)\n\n*Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Mẹ nên cho trẻ tiêm càng sớm càng tốt* \n\nKhi nào nên hoãn tiêm vắc xin 5 trong 1?\n----------------------------------------\n\nNhư vậy bạn đã được giải đáp thắc mắc trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không. Trên thực tế, nhiều cha mẹ vì lo sợ con bị nhiễm các căn bệnh nguy hiểm nên dù sức khỏe của trẻ không đảm bảo nhưng vẫn tiến hành tiêm chủng cho con. Đây là một quan niệm sai lầm. Khi em bé có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng hay bất thường nào, bố mẹ nên trao đổi, tham vấn với bác sỹ thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng để xem trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Đặc biệt các trường hợp dưới đây có thể không được tiêm hoặc hoãn tiêm ngừa vắc xin:\n\n* Trẻ có tiền sử bị [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html) hoặc có phản ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin xảy ra trong những lần tiêm trước.\n* Trẻ bị sốt cao và đang trong giai đoạn hồi phục bệnh.\n* Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, dễ ốm vặt.\n* Trẻ đang mắc các bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính chưa ổn định.\n* Các chống chỉ định theo nhà sản xuất khác.\n\n![Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Mẹ nên làm gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_5_trong_1_muon_co_sao_khong_me_nen_lam_gi_3_0bd7495cad.jpg)\n\n*Trẻ nên hoãn tiêm chủng nếu sức khỏe không đảm bảo* \n\nChăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 như thế nào?\n--------------------------------------------------------\n\nĐể phát hiện sớm nhằm xử trí kịp thời những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin đa giá 5 trong 1, cha mẹ nên lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau nhé!\n\n* Ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để các bác sĩ theo dõi [phản ứng sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html), đề phòng các biến cố bất thường có thể xảy ra.\n* Sau khi về nhà, bạn cần theo dõi trẻ ít nhất trong 24 giờ đầu, đặc biệt là khi về đêm.\n* Không đè lên vị trí tiêm hoặc chạm vào chỗ tiêm của trẻ khi bế, ẵm.\n* Tăng cường cho trẻ bú.\n* Tránh để trẻ nằm bú gây sặc sữa.\n* Không đắp bất cứ vật gì nên vết tiêm, ngay cả khi vị trí tiêm bị sưng tấy.\n* Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau, [thuốc hạ sốt cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/top-5-cac-loai-thuoc-ha-sot-cho-tre-va-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-an-toan-70492.html) khi không có chỉ định của bác sĩ.\n\n![Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không? Mẹ nên làm gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/tre_tiem_5_trong_1_muon_co_sao_khong_me_nen_lam_gi_2_7b0f5c99f2.jpg)\n\n*Kiểm tra sức khỏe của trẻ trong 24 giờ đầu sau khi tiêm phòng*\n\nBài viết trên chính là lời giải chi tiết nhất cho thắc mắc: “[Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-5-trong-1-muon-co-sao-khong.html)?”. Hãy đưa trẻ đến cở sở y tế gần nhà nhất khi cơ thể bé xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: Thở khò khè, tím tái, co giật, phát ban, bỏ bú, nôn trớ,... để tránh những tổn hại cho sức khỏe của con, bạn nhé! \n\nTất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc tự hào là nơi cung cấp các loại vắc xin chính hãng, từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Đạt chuẩn GSP trong lưu trữm bảo quản và vận chuyển vắc xin. Quá trình tiêm chủng theo quy định của Bộ Y Tế. Trước, trong và sau tiêm đều được bác sĩ, điều dưỡng, tư vấn viên giàu kinh nghiệm tư vấn, khám sàng lọc, chỉ định vắc xin, tiêm, đồng thời phát hiện và xử trí những phản ứng sau tiêm tốt nhất có thể.\n\nHãy liên hệ ngay với Trung tâm tiêm chủng Long Châu qua số hotline 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn đặt lịch và nhận được những ưu đãi sớm nhất bạn nhé!\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Trẻ 3 tháng tuổi mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì?", "abstract": "Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Mũi đầu tiên được khuyến khích tiêm khi trẻ đạt đủ 2 tháng tuổi. Vậy khi trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì?", "md_content": "Sau khi trẻ được sinh ra, Mẹ có thể truyền cho con miễn dịch từ mẹ thông qua rau thai, hay bú sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này ở dạng thụ động, sẽ giảm dần và hết theo thời gian. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn \"non trẻ\" chưa được hoàn thiện nên bé rất dễ nhiễm phải các căn bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), Uốn ván, Bại liệt,... \n\nThông thường, khi trẻ đủ 2 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm mũi 5 trong 1 đầu tiên để phòng bệnh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trẻ có thể bỏ lỡ thời điểm này. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng liệu trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 có sao không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!\n\nVắc xin 5 trong 1 phòng ngừa bệnh gì?\n-------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 được khuyến khích nên tiêm phòng ngay từ khi trẻ từ tháng thứ 2 trở lên. Hiện nay có hai loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến là ComBE Five và Pentaxim. Điểm đặc biệt của loại vắc xin này đó là chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất, nó có thể giúp trẻ phòng ngừa được 5 căn bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Đó là:\n\n### Bệnh ho gà\n\nHo gà là căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Trẻ có thể dễ dàng mắc phải khi tiếp xúc với dịch từ niêm mạc mũi, nước bọt của người bị bệnh. Bệnh ho gà có thời gian ủ bệnh từ 7 - 20 ngày với những triệu chứng đặc biệt như: Sốt, ho rũ rượi, sau cơn ho chảy nhiều đờm dãi, [viêm đường hô hấp trên](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-duong-ho-hap-tren-bieu-hien-va-xu-tri-61316.html), chán ăn, mệt mỏi,...\n\n![Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_3_thang_moi_tiem_mui_5_trong_1_can_luu_y_dieu_gi_4_c28a84aea7.jpg)\n\n*Bệnh ho gà có thể được phòng ngừa nhờ tiêm chủng vắc xin 5 trong 1*\n\n### Bạch hầu\n\nBạch hầu là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiễm độc cấp tính ở bất cứ lứa tuổi nào. Hằng năm, tỷ lệ tử vong của trẻ em mắc phải căn bệnh này cũng rất cao, từ 2000 - 3000 ca.\n\nNgay từ khi vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng lan rộng chỉ trong thời gian ngắn. Từ ngày thứ 2 - ngày thứ 7 của bệnh, bệnh nhi sẽ xuất hiện các biểu hiện [viêm cơ tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-co-tim-423.html). Tiếp đó là liệt cục bộ các dây thần kinh sọ từ ngày thứ 5 sau khi mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong do đối mặt với biến chứng của viêm dây thần kinh ngoại biên.\n\n### Uốn ván\n\nMặc dù vi khuẩn uốn ván không có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác nhưng sau khi trải qua ca sinh nở, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván cũng rất cao. Tỷ lệ tử vong uốn ván rốn có thể lên tới 90%. Hơn nữa, vi khuẩn uốn ván nếu tồn tại ở dạng nha bào thì bền vững với thời gian và các yếu tố vật lý, hóa học, môi trường. Khi có cơ hôi, chúng dễ dàng xâm nhập qua vết thương hở trên da. Bệnh do ngoại độc tố Tetanus exotoxin của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Nó tiến triển âm thầm, gây nên những cơn co giật, hôn mê cho trẻ trong vòng 7 ngày sau khi nhiễm bệnh.\n\n![Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_3_thang_moi_tiem_mui_5_trong_1_can_luu_y_dieu_gi_1_27a0376b63.jpg)\n\n*Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm nên cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt* \n\n### Viêm màng não, viêm phổi do Hib\n\n[Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) là một loại vi khuẩn gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh xâm lấn khác. \n\nChỉ riêng năm 2000, WHO ước tính Hib đã gây ra khoảng 3 triệu ca bệnh nghiêm trọng, trong đó có đến 386.000 ca tử vong ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như: Điếc, sa sút trí tuệ,... khiến cho mất đi khả năng học tập và gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vận động.\n\n### Viêm gan siêu vi B (chỉ có trong vắc xin ComBE Five)\n\nThành phần virus viêm gan B chỉ có trong vắc xin ComBE Five. Vì vậy, cha mẹ cần ghi nhớ rằng: Chỉ khi trẻ tiêm chủng loại vắc xin 5 trong 1 này, bé yêu mới không cần bổ sung [tiêm phòng viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html). \n\nNhiễm viêm gan B, dễ chuyển sang thể viêm gan mạn, tiếp theo là Xơ gan và Ung thư gan. \n\n### Bệnh bại liệt (chỉ có trong vắc xin Pentaxim)\n\nBệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính, lây qua đường tiêu hóa và có khả năng gây tử vong rất cao. Nếu khỏi để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt, teo các chi... Tuy nhiên, chúng chỉ có thể được phòng ngừa nếu bạn lựa chọn tiêm vắc xin Pentaxim của Pháp cho con.\n\nTrẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 có sao không\n-----------------------------------------------\n\nDo nhiều nguyên nhân khác nhau như: Trẻ bị ốm, mũi tiêm khan hiếm hoặc hết, cha mẹ bận rộn mà nhiều trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1. \n\nTheo hướng dẫn tiêm chủng của Bộ Y Tế, cũng như các khuyến cáo của các tổ chức y tế như: Tổ chức Y Tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật hoa Kỳ ( US CDC), thông tin kê toa của các nhà sản xuất vắc xin... thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ là từ 2 tháng tuổi (Có thể sớm nhất từ 6 tuần tuổi, tùy vào loại vắc xin). Khi đó vắc xin có thể phát huy được tối đa khả năng sinh miễn dịch để phòng ngừa bệnh. Vì vậy, nếu trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 thì bé đã lỡ được phòng ngừa bệnh 1 khoảng thời gian, mẹ nên chủ động cho trẻ đi tiêm đúng lịch ở các mũi tiêm sau nhé!\n\nCha mẹ cần lưu ý rằng khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần. Nếu bỏ lỡ lịch tiêm chủng, bạn cần sắp xếp cho trẻ đi tiêm phòng bù, hay tiêm đuổi trong thời gian sớm nhất.\n\n![Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_3_thang_moi_tiem_mui_5_trong_1_can_luu_y_dieu_gi_4_22761bb548.jpg)\n\n*Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 nên hạn chế hoãn lịch tiêm trong lần tiếp theo* \n\nCho trẻ tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý gì?\n----------------------------------------\n\nNhiều cha mẹ khi thấy trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 thì không khỏi lo lắng mà cho trẻ đi tiêm bất kể tình trạng cơ thể của trẻ đang như thế nào. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì nó có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng trước và sau khi cho trẻ đi tiêm phòng. Đó là:\n\n**Trước khi tiêm:**\n\n* Không cho trẻ ăn/bú quá no hoặc để trẻ đói vì có thể khiến trẻ bị [tụt đường huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tut-duong-huyet-gay-nguy-hiem-cho-suc-khoe-nhu-the-nao-46229.html) sau khi tiêm.\n* Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé, đặc biệt là tại các vị trí tiêm phòng.\n* Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát để các bác sĩ dễ dàng thực hiện.\n* Chia sẻ, thảo luận và trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, tiền sử bệnh tật cũng như các dấu hiệu dị ứng ở các mũi tiêm trước trong khi thăm khám, sàng lọc và chỉ định vắc xin.\n* Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng.\n\n**Sau khi tiêm:**\n\n* Theo quy định của bộ y tế: Trẻ được theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút.\n* Theo dõi, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của trẻ trong tối thiểu 24 giờ, đặc biệt là khi trẻ ăn, ngủ nhằm được chẩn đoán và xử trí kịp thời và tốt nhất các phản ứng sau tiêm.\n\n![Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 cần lưu ý điều gì? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_3_thang_moi_tiem_mui_5_trong_1_can_luu_y_dieu_gi_2_72e8126b0e.jpg)\n\n*Bạn nên chú ý đến các biểu hiện bất thường của bé trong 24 giờ sau tiêm* \n\n[Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-3-thang-moi-tiem-mui-5-trong-1-can-luu-y-dieu-gi.html) là điều bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ nhé! \n\n[Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin từ các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Với những ưu điểm như tiêm nhẹ, ít đau, vắc xin chính hãng đa chủng loại, giá tốt, hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tiêm chủng uy tín dành cho bạn.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Sau tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao?", "abstract": "Cũng giống như những loại vắc xin khác, vắc xin đa giá 5 trong 1 vẫn có một số phản ứng sau tiêm mà các bậc cha mẹ không thể bỏ qua. Dưới đây là cách xử lý nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt.", "md_content": "[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html) là một trong những loại vắc xin phổ biến nhất hiện nay. Nó nằm trong danh sách tiêm chủng mở rộng của Việt Nam nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp trẻ em sau khi tiêm xong bị sốt, quấy khóc dai dẳng không dứt, người bứt rứt, khó chịu... Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Khi tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.\n\nVắc xin 5 trong 1 là gì?\n------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin tổng hợp, có khả năng phòng ngừa 5 bệnh lý chỉ bằng 1 mũi tiêm duy nhất. Đây chính là lý do mà loại vắc xin này được nhiều cha mẹ ưu tiên cho trẻ sử dụng. Nó không chỉ giúp giảm thiểu số mũi tiêm cho trẻ, làm giảm nỗi sợ mỗi khi đi tiêm, mà còn tiết kiệm được tối đa thời gian của các bậc phụ huynh. Nhưng quan trọng nhất là em bé sau khi tiêm đúng và đủ lịch, sẽ được phòng ngừa đặc hiệu nhóm bệnh có trong thành phần của vắc xin. \n\nCác loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến nhất\n----------------------------------------\n\nTại Việt Nam hiện nay, 2 loại vắc xin tổng hợp 5 trong 1 được áp dụng chủ yếu là vắc xin 5 trong 1 ComBE Five của Ấn Độ và vắc xin Pentaxim được sản xuất tại Pháp. Cụ thể:\n\n* Vắc xin ComBE Five: Loại vắc xin này chính thức được cấp phép sử dụng tại Việt Nam vào tháng 6/2018, nằm trong danh sách tiêm chủng mở rộng. Vắc xin này chứa các thành phần giúp phòng ngừa nhiễm bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib (**H**aemophilus **I**nfluenzae type **B**) và Viêm gan B.\n* [Vắc xin Pentaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-pentaxim-cua-phap-phong-nhung-benh-nao.html): Thuộc chương trình tiêm chủng dịch vụ nên nếu có nhu cầu tiêm cho trẻ, cha mẹ sẽ cần phải trả thêm chi phí. Vắc xin này chứa các thành phần nhằm ngăn ngừa nhóm bệnh gồm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Hib (**H**aemophilus **I**nfluenzae type **B**).\n\n![Đọc ngay: Tiêm vacxin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/doc_ngay_tiem_vacxin_5_trong_1_tre_bi_sot_phai_lam_sao_4_ddaa28785e.jpg)\n\n*Tại Việt Nam hiện nay, có 2 loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến* \n\nNhững tác dụng phụ sau tiêm của vắc xin 5 trong 1\n-------------------------------------------------\n\nMặc dù vắc xin 5 trong 1 được đánh giá là an toàn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ nên hết sức lưu ý đến những tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1, bao gồm:\n\n### Đối với vắc xin ComBE Five\n\nvắc xin ComBE Five có thể gặp một số dấu hiệu, triệu chứng từ thường gặp tới hiếm gặp như:\n\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ hoặc sốt cao trên 38,5 độ;\n* Sưng, đau, nóng đỏ tại chỗ tiêm;\n* Trẻ quấy khóc dai dẳng, khó chịu;\n* Buồn ngủ, [rối loạn giấc ngủ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-giac-ngu-29.html) và ăn uống;\n* Dấu hiệu phản ứng nặng: Phát ban, mày đay, ngứa, ngủ gà, co giật, khó thở, tím tái...\n\n### Đối với vắc xin Pentaxim\n\nCác phản ứng sau tiêm của trẻ với vắc xin Pentaxim cũng thường có các biểu hiện từ thường xuyên gặp tới hiếm, thậm chí rất hiếm gặp sau đây: \n\n* Sốt: Có thể gặp từ sốt nhẹ (dưới 38 độ) đến sốt cao (trên 38,5 độ);\n* [Nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), phát ban ngoài da;\n* Tại chỗ tiêm: Sưng, nóng, đỏ đau;\n* Có thể có quầng đỏ, cứng tại nơi tiêm;\n* Các dấu hiệu nặng, rất hiếm gặp như: Mày đay rộng, nhanh, Khó thở, co giật, tím tái...\n\n![Đọc ngay: Tiêm vacxin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/doc_ngay_tiem_vacxin_5_trong_1_tre_bi_sot_phai_lam_sao_1_f1743c39fc.jpeg)\n\n*Vắc xin Pentaxim có thể gây ra nhiều phản ứng phụ* \n\nNguyên nhân sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt\n-----------------------------------------------------\n\nNhư đã nói ở trên, sốt hoặc tăng thân nhiệt đột ngột là phản ứng phổ biến, thường gặp nhất ở nhiều trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1. Để cải thiện được tình trạng này, cha mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân khiến sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt.\n\nSau khi được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể bé bắt đầu được kích hoạt tạo miễn dịch đặc hiệu thông qua 3 pha (giai đoạn) dưới đây:\n\n* Nhận diện: Bước này, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiến hành nhận diện, phân tích và trình diện các kháng nguyên có trong thành phần của Vắc xin.\n* Hoạt hóa: Thông qua các tế bào lym phô dòng B hay T sẽ có cơ chế đáp ứng miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể) hay miễn dịch tế bào.\n* Hiệu quả: Loại bỏ kháng nguyên hay tác nhân gây bệnh.\n\nTuy nhiên, vắc xin đa giá 5 trong 1 chứa nhiều nhóm kháng nguyên của cả 5 bệnh, do vậy mức độ phản ứng của hệ miễn dịch em bé nhiều khi quá mức hơn bình thường, đó là lý do vì sao tình trạng Sốt hay xảy ra sau tiêm mũi vắc xin này.\n\nTrên thực tế, nhiều phản ứng sau tiêm thường bắt nguồn từ thành phần [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) có trong vắc xin. \n\n* Với ComBE Five: Đây là dạng bào chế bất hoạt toàn tế bào vi khuẩn Ho gà.\n* Vắc xin Pentaxim: Được bào chế dạng bất hoạt nhưng ở thể vô bào, hay chỉ lấy 1 phần của vi khuẩn Ho gà. Có lẽ, chính sự khác biệt ở dạng bào chế này, cho nên dường như các phản ứng sau tiêm của Pentaxim ít và nhẹ hơn so với vắc xin ComBE Five.\n\n![Đọc ngay: Tiêm vacxin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/doc_ngay_tiem_vacxin_5_trong_1_tre_bi_sot_phai_lam_sao_2_e1487cd3a5.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt là phản ứng thường gặp*\n\nTiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt nên xử lý như thế nào?\n--------------------------------------------------------\n\nViệc trẻ sơ sinh thay đổi thân nhiệt đã khiến nhiều cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, đặc biệt là với những người mới lần đầu sinh con. Vì vậy, tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt nên xử lý như thế nào chính là điều được rất nhiều người quan tâm.\n\nThông thường, bé yêu sẽ chỉ xuất hiện triệu chứng sốt trong vài giờ sau khi tiêm nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc cơ bản sau:\n\n* Cho trẻ theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng.\n* Để trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, tránh đắp chăn quá nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.\n* Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, không bị cọ sát vào vết thương.\n* Dùng khăn bông mềm, nhúng nước ấm lau quanh người cho bé, đặc biệt là các vùng bẹn, nách, bàn tay và bàn chân.\n* Cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường bú mẹ.\n* Chỉ nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn mềm, dạng lỏng, giúp trẻ dễ tiêu hóa.\n* Nếu vết thương sưng đỏ, mẹ nên cho trẻ chườm đá để con cảm thấy dễ chịu hơn.\n* Với những trẻ bị sốt cao, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau hoặc [thuốc hạ sốt cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/top-5-cac-loai-thuoc-ha-sot-cho-tre-va-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-an-toan-70492.html) theo chỉ định của bác sĩ.\n\n![Đọc ngay: Tiêm vacxin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/doc_ngay_tiem_vacxin_5_trong_1_tre_bi_sot_phai_lam_sao_3_392f712b2a.jpg)\n\n*Bạn nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa* \n\nLựa chọn địa chỉ uy tín để tiêm vắc xin là rất quan trọng. Tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Chuỗi cung ứng, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển đạt chuẩn GSP. Tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu như tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nHy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã trang bị được những kiến thức cần thiết để xử lý khi [tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ bị sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-5-trong-1-tre-bi-sot-phai-lam-sao-1.html). Hãy theo dõi ngay những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để chuẩn bị thật tốt cho bé yêu trước khi tiêm chủng, bạn nhé! \n\nXem thêm: \n\n[Trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 có sao không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-3-thang-moi-tiem-mui-5-trong-1-can-luu-y-dieu-gi.html)\n\n[Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/be-bi-so-mui-co-chich-ngua-5in1-duoc-khong.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu và nên tiêm ở đâu?", "abstract": "Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp hàng đầu giúp phòng bệnh và giảm nguy cơ biến chứng thần kinh. Vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu, tiêm mấy mũi và lựa chọn tiêm ở đâu chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.", "md_content": "Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa như tăng cường miễn dịch, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người bị thủy đậu, vệ sinh mũi họng hàng ngày… thì tiêm [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) là cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả nhất.\n\nTại Việt Nam đang lưu hành nhiều loại vắc xin thủy đậu với nguồn gốc, phác đồ tiêm và chi phí khác nhau. Nếu ba mẹ vẫn đang phân vân không biết nên tiêm loại nào và vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu thì hãy tham khảo những thông tin trong bài viết này nhé.\n\nTiêm vắc xin thủy đậu có cần thiết không?\n-----------------------------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (hay còn được gọi là bệnh trái rạ) là cái tên quen thuộc với mỗi chúng ta, đặc biệt khi vào mùa đông xuân. Bệnh thường khởi phát với những nốt đỏ rải rác toàn thân và dần tiến triển thành mụn nước. Người bị thủy đậu có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, ngứa…\n\n![Tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu và nên tiêm ở đâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_tiem_vac_xin_thuy_dau_gia_bao_nhieu_va_nen_tiem_o_dau_1_20d8354dc3.jpg)\n\n*Thủy đậu có thể để lại những di chứng cả đời*\n\nThủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoster, virus này có khả năng lây lan rất nhanh thông qua việc hít, nuốt, tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, miệng của người bệnh. Ở nước ta, bệnh thường có xu hướng gia tăng nhanh và bùng phát thành nhiều ổ dịch vào vào những tháng đầu năm đến cuối mùa xuân. Bởi đây là lúc thời tiết ẩm, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho virus thủy đậu sinh sôi và phát triển.\n\nHầu hết các trường hợp thủy đậu là lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Do đó, người dân thường có tâm lý chủ quan cho rằng việc tiêm vắc xin thủy đậu là lãng phí và không cần thiết. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu nguy hiểm hơn mọi người vẫn nghĩ. Người bệnh không nên chủ quan bởi nếu thủy đậu bị bội nhiễm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hoạt tử da, lở loét, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não, [zona thần kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/zona-than-kinh-39.html) ở tuổi trung niên, thậm chí đe dọa tính mạng.\n\n![Tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu và nên tiêm ở đâu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_tiem_vac_xin_thuy_dau_gia_bao_nhieu_va_nen_tiem_o_dau_2_086f1aaabb.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu là cần thiết đối với trẻ em và những người có nguy cơ cao*\n\nTrong khi đó, việc tiêm vắc xin không chỉ giúp chúng ta giảm tỷ lệ mắc bệnh mà còn giúp giảm nhẹ những biến chứng do bệnh gây ra. Ai cũng cần tiêm phòng thủy đậu, nhất là trẻ em, phụ nữ trước khi mang thai, người suy giảm miễn dịch hoặc những người chưa từng mắc thủy đậu. Theo thống kê, có tới 98% người đã tiêm vắc xin thủy đậu được bảo vệ khỏi căn bệnh này. Với những trường hợp còn lại, hệ miễn dịch quá yếu vẫn có thể mắc bệnh nhưng triệu chứng sẽ nhẹ hơn và nguy cơ biến chứng thấp hơn những người chưa tiêm vắc xin.\n\nVắc xin thủy đậu giá bao nhiêu?\n-------------------------------\n\nCó 3 loại vắc xin thủy đậu đang lưu hành tại nước ta hiện nay bao gồm Varicella, Varivax, Varilrix. Tất cả những loại kể trên đều có thể áp dụng tiêm cho trẻ em và người lớn. Trong đó phác đồ, thời điểm tiêm và chi phí hoàn toàn khác nhau. Vậy vắc xin thủy đậu bao nhiêu tiền? Dưới đây là chi phí và lịch tiêm của từng loại vắc xin thủy đậu tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.\n\n### Chi phí và lịch tiêm vắc xin Varicella (Hàn Quốc)\n\nVaricella được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross (Hàn Quốc), là [vắc xin sống giảm độc lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html) dành cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn. Vắc xin phòng thủy đậu Varicella có phác đồ tiêm gồm 2 mũi, cụ thể như sau:\n\n* Phác đồ cho trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi, mũi 2 tiêm cách mũi đầu 3 tháng hoặc tiêm trong giai đoạn trẻ được 4 đến 6 tuổi.\n* Phác đồ cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.\n\n**Chi phí tham khảo**: 690.000 đồng.\n\n![Tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu và nên tiêm ở đâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_tiem_vac_xin_thuy_dau_gia_bao_nhieu_va_nen_tiem_o_dau_3_8043406049.jpg)\n\n*Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin Varicella*\n\n### Chi phí và lịch tiêm vắc xin Varivax (Mỹ)\n\nVắc xin thủy đậu giá bao nhiêu? Vắc xin Varivax cũng được chỉ định cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn với phác đồ tiêm 2 mũi, liều 0,5ml dưới da tương tự như vắc xin Varicella. Đây là sản phẩm vắc xin đến từ tập đoàn Merck Sharp and Dohm (MSD), đơn vị sản xuất vắc xin hàng đầu ở Mỹ.\n\n**Chi phí tham khảo**: 980.000 đồng.\n\n### Chi phí và lịch tiêm vắc xin Varilrix (Bỉ)\n\n[Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html) là vắc xin thủy đậu duy nhất có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và những người chưa có miễn dịch phòng thủy đậu. Đây là vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Glaxosmithkline (GSK). Vắc xin thủy đậu Varilrix thường được chỉ định tiêm liều 0,5ml vị trí dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi. Phác đồ tiêm Varilrix gồm 2 mũi với lịch như sau:\n\n* Phác đồ tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 3 tháng.\n* Phác đồ tiêm cho trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng.\n\n**Chi phí tham khảo**: 935.000 đồng.\n\nGợi ý địa chỉ tiêm thủy đậu uy tín, chất lượng\n----------------------------------------------\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, trong đó có vắc xin thủy đậu. Đây là một trong những địa chỉ tiêm chủng an toàn, chất lượng và tin cậy được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Cả 3 loại vắc xin thủy đậu đều có khả năng bảo vệ cao và được kiểm định an toàn khi đưa vào cơ thể. Do đó, tùy vào độ tuổi tiêm chủng, ngân sách tiêm mũi lẻ hoặc theo gói, bạn có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất.\n\n![Tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu và nên tiêm ở đâu? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_tiem_vac_xin_thuy_dau_gia_bao_nhieu_va_nen_tiem_o_dau_4_be28070a1b.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đầy đủ các loại vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn*\n\nTrên đây là những nội dung chi tiết về số lượng, phác đồ và chi phí tiêm phòng các loại vắc xin thủy đậu. Hy vọng những thông tin giải đáp thắc mắc [vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-tiem-vac-xin-thuy-dau-gia-bao-nhieu-va-nen-tiem-o-dau.html) trong bài viết này sẽ giúp bạn chủ động và yên tâm hơn về vấn đề chi phí trước khi đi tiêm.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix", "abstract": "Vacxin Hexaxim và Rotarix đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiêm chủng để ngăn ngừa và kiểm soát các căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu về các loại vacxin này và tầm quan trọng của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em.", "md_content": "Vacxin Hexaxim và Rotarix là hai loại vacxin quan trọng được sử dụng để bảo vệ trẻ em khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hexaxim là một vacxin kết hợp, cung cấp khả năng phòng ngừa cho nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, trong khi Rotarix chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn viêm ruột virus, một trong những bệnh thường gặp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về tính năng, hiệu quả và những ưu điểm của hai loại vacxin quan trọng này.\n\nThông tin về vacxin Hexaxim\n---------------------------\n\nVacxin Hexaxim, một loại vacxin có xuất xứ từ Pháp, sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Đa quốc gia Sanofi Pasteur, được ra mắt chính thức tại Việt Nam vào ngày 16/06/2018. Vacxin này chứa 6 thành phần phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm gồm: Uốn ván, ho gà, bại liệt, bạch hầu, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do vi khuẩn HIB và viêm gan B.\n\n![Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_hexaxim_va_rotarix_2_423eff3da0.jpg)\n\n*Vacxin Hexaxim chứa 6 thành phần phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm*\n\nVacxin Hexaxim là loại vacxin tổng hợp, tiên tiến và hiện đại, đáp ứng chuẩn chất lượng theo quy định của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), dành cho trẻ nhỏ, chỉ cần tiêm một mũi vacxin Hexaxim để phòng tránh đồng thời 6 loại bệnh trên. Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp cơ thể tạo ra sự bảo vệ (kháng thể) chống lại vi khuẩn và virus gây ra các bệnh nhiễm trùng khác nhau.\n\nLoại vacxin này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát các bệnh lý nguy hiểm. Mỗi bệnh có tác động lớn đến sức khỏe của trẻ em và cần sự can thiệp kịp thời để ngăn chặn. Đây bao gồm việc bảo vệ trẻ khỏi bạch hầu, một căn bệnh thường ảnh hưởng đến cổ họng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác; ho gà, gây ra các vấn đề về hô hấp; viêm gan B, gây viêm và có thể dẫn đến các vấn đề gan nghiêm trọng; bệnh bại liệt, ảnh hưởng đến dây thần kinh và có thể gây tê liệt hay yếu cơ; [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), có thể gây co thắt cơ và ho gà, một bệnh nhiễm trùng cấp tính.\n\nVacxin Hexaxim đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ khỏi một loạt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\nThông tin về vacxin rotarix\n---------------------------\n\nVacxin Rotarix đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi virus rota, một loại virus phổ biến gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn cầu. Bệnh [tiêu chảy do rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) có thể có diễn biến rất nghiêm trọng, có thể gây sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy nặng, và mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.\n\n![Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_hexaxim_va_rotarix_3_08b54cbd76.jpg)\n\n*Vacxin Rotarix bảo vệ cơ thể khỏi virus rota*\n\nNguy hiểm của virus rota nằm ở việc lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc thông thường. Việc vệ sinh cá nhân không kỹ có thể là nguyên nhân gây lây nhiễm bệnh. Do đó, việc tiêm vacxin Rotarix trở nên vô cùng quan trọng để cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ.\n\nHầu hết trường hợp được tiêm phòng với vacxin Rotarix sẽ tránh khỏi bị tiêu chảy do virus rota. Trẻ từ 6 tuần trở lên có thể sử dụng vacxin này, tuy nhiên, thời điểm tiêm vacxin có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vacxin là quan trọng. [Vacxin Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ lớn hơn 24 tuần tuổi do chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của nó đối với trẻ lớn hơn.\n\nLịch tiêm vacxin Hexaxim và Rotarix\n-----------------------------------\n\nBố mẹ nên tham khảo lịch tiêm vacxin hexaxim và Rotarix để đảm bảo cho trẻ tiêm phòng đúng thời gian khuyến nghị.\n\n![Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_hexaxim_va_rotarix_1_2abc1fb00b.jpg)\n\n*Bố mẹ nên tham khảo lịch tiêm vacxin hexaxim và Rotarix để bảo vệ tối đa*\n\n### Lịch tiêm vacxin Hexaxim\n\nLiều tiêm cơ bản của vacxin Hexaxim bao gồm 3 mũi, với khoảng cách ít nhất là 4 tuần giữa mỗi lần tiêm.\n\nBa mũi tiêm vacxin Hexaxim cơ bản được khuyến nghị thực hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 4 tháng và cần hoàn thành cả 3 mũi tiêm trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.\n\nTrong trường hợp trẻ đã được tiêm vacxin [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) khi mới sinh, vẫn có thể sử dụng vacxin Hexaxim 6 in 1 như một liều bổ sung cho vacxin viêm gan B.\n\nMũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 4) được thực hiện sau ít nhất 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3. Điều tốt nhất là hoàn tất việc tiêm mũi thứ 4 trước khi trẻ đạt 18 tháng tuổi.\n\n### Lịch tiêm vacxin Rotarix\n\nTrẻ có thể bắt đầu sử dụng vacxin ngừa virus Rota từ 6 tuần tuổi trở lên. Liều đầu tiên được tiêm khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, sau đó tiêm liều thứ hai ít nhất sau 4 tuần kể từ liều đầu tiên. Việc hoàn tất cả 2 liều này cần được thực hiện trước khi trẻ đạt 24 tuần tuổi.\n\nTrong giai đoạn 0 - 12 tháng đầu đời, trẻ cần tiêm các loại vacxin quan trọng, bao gồm các loại có giới hạn tiêm ngắn và các vacxin được chứng minh hiệu quả trong việc tạo miễn dịch chéo. Tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ 0 - 12 tháng tuổi sẽ tạo cơ hội cho sức khỏe, sự phát triển và hạnh phúc của trẻ. Trong số đó, việc sử dụng [vacxin Hexaxim và Rotarix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-2-loai-vacxin-hexaxim-va-rotarix.html) là quan trọng, không nên bỏ qua để bảo vệ sức khỏe cho con bạn.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm?", "abstract": "Viêm gan A không được coi là nguy hiểm như viêm gan B hoặc C. Do đó, nhiều người cảm thấy hoang mang và do dự về việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.", "md_content": "Bệnh viêm gan siêu vi A, do virus viêm gan A gây ra, là một loại nhiễm trùng ở gan. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống hoặc vật dụng bị nhiễm phân của người bệnh, dù chỉ là với lượng rất ít. Viêm gan A thường xuất hiện phổ biến tại Việt Nam, gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc tiêm [vắc xin phòng bệnh viêm gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-nen-tiem-vac-xin-phong-benh-viem-gan-a-khi-nao-nen-tiem.html) A là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân khỏi loại bệnh truyền nhiễm này.\n\nViêm gan A là gì? vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh?\n-----------------------------------------------------\n\n[Bệnh Viêm gan A do virus viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html) (HAV) gây ra. Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với phân của người nhiễm bệnh, ví dụ như việc không rửa tay đúng cách. Bạn cũng có thể mắc viêm gan A từ thực phẩm, nước uống hoặc các vật dụng nhiễm HAV.\n\nTriệu chứng bao gồm:\n\n* Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau khớp.\n* Đau bụng và tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em).\n* Da và mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét.\n\n![Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_benh_viem_gan_1_5bf6fd6500.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin viêm gan A tránh nguy cơ nhiễm và giúp bệnh không nặng hơn*\n\nNhững triệu chứng này thường xuất hiện từ 2 đến 6 tuần sau khi tiếp xúc và thường kéo dài dưới 2 tháng. Mặc dù hầu hết trẻ em không thể phát hiện triệu chứng, nhưng hầu hết người lớn lại có triệu chứng. Viêm gan A cấp tính có thể gây ra tình trạng suy nhược và mệt mỏi.\n\nMặc dù viêm gan A hiếm khi gây tử vong, tuy nhiên nó thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên và những người bị các bệnh gan khác.\n\nViệc tiêm tiêm vắc xin để [phòng bệnh viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-va-cach-phong-benh-viem-gan-a-don-gian-62609.html) là rất quan trọng để tránh nguy cơ bị nhiễm và giúp bệnh không trở nên nặng hơn nếu xảy ra sự lây nhiễm với các loại viêm gan khác.\n\nVắc xin phòng viêm gan A mấy mũi?\n---------------------------------\n\nChuyên gia khuyên rằng, để tránh nhiễm viêm gan A, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan A nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín. Vắc xin phòng viêm gan A thông thường yêu cầu 2 mũi tiêm bắp, được cách nhau ít nhất 6 tháng. Ngoài ra, có sẵn vắc xin kết hợp viêm gan A và B, với phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy theo độ tuổi.\n\nCó nhiều loại vắc xin phòng viêm gan A như: Epaxal, Havrix, Havax, Avaxim... Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, chỉ có hai loại vắc xin phòng viêm gan A thông thường là Havax, Avaxim. Ngoài ra, còn có vắc xin kết hợp viêm gan A và B, như vắc xin Twinrix 1ml do GSK của Bỉ sản xuất, có thể sử dụng cho trẻ em và người lớn từ 1 tuổi trở lên.\n\n![Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_benh_viem_gan_2_3626b88ead.jpg)\n\n*Vắc xin phòng viêm gan A thông thường yêu cầu 2 mũi tiêm bắp*\n\nĐối với từng loại vắc xin, liều lượng sử dụng có thể thay đổi:\n\n* [Vắc xin Avaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-avaxim-phong-ngua-benh-viem-gan-a-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) 80 UI/0.5ml: Cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau 6 - 36 tháng.\n* Vắc xin Avaxim 160 UI/1ml: Dành cho người từ 16 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi cách nhau 6 - 12 tháng.\n* Vắc xin Havax: [Vắc xin Havax 0.5ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a.html) dành cho trẻ từ 2 tuổi đến 18 tuổi; từ 18 tuổi trở lên, có thể sử dụng vắc xin Havax 1ml. Phương pháp tiêm bao gồm 2 mũi tiêm bắp cách nhau 6 - 12 tháng.\n* Vắc xin kết hợp viêm gan A và B - Vắc xin Twinrix 1ml: Được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.\n\nKhi nào nên tiêm phòng bệnh viêm gan A?\n---------------------------------------\n\nCần tiêm vắc xin phòng viêm gan A cho các đối tượng sau:\n\n* Trẻ em từ 1 tuổi trở lên.\n* Những người đi du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ viêm gan A cao.\n* Gia đình và người chăm sóc trẻ em nhận nuôi từ các quốc gia có tỷ lệ viêm gan A cao.\n* Người có quan hệ tình dục đa đối tác hoặc không biết rõ về tình trạng sức khỏe của đối tác.\n* Các nhân viên làm việc trong môi trường tiếp xúc với kim tiêm và máu.\n* Những người mắc bệnh gan mãn tính hoặc lâu dài, bao gồm [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) hoặc viêm gan C.\n* Người có rối loạn đông máu.\n* Người sử dụng ma túy.\n* Những người tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm gan A.\n\n![Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A? Khi nào nên tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phong_benh_viem_gan_3_07a1449b57.jpg)\n\n*Những người mắc bệnh gan mãn tính nên tiêm phòng bệnh viêm gan A*\n\nVắc xin phòng viêm gan A được đánh giá là an toàn và không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.\n\nMột số tác dụng phụ thường là nhẹ và tạm thời, bao gồm:\n\n* Đau nhức hoặc đỏ tại vùng tiêm.\n* Sốt nhẹ.\n* Đau đầu.\n* Cảm giác mệt mỏi.\n\nGiống như nhiều loại thuốc khác, có một tỷ lệ rất nhỏ mà vắc xin phòng viêm gan A có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn từ việc mắc viêm gan A lớn hơn nhiều so với rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng vắc xin phòng viêm gan A. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan A là cần thiết.\n\nDo đó, bài viết đã cung cấp thông tin về việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan. Để biết thêm thông tin và tư vấn về tiêm chủng, bạn có thể liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tham khảo bạn nhé.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng có mất tiền không? Tại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng?", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng có mất tiền không, nên tiêm vắc xin ở đâu là những nỗi băn khoăn chung của nhiều bậc bố mẹ khi đưa con đi tiêm chủng. Tất cả những câu hỏi trên của quý phụ huynh sẽ được giải đáp trong bài viết này!", "md_content": "Ngoại trừ câu hỏi tiêm chủng mở rộng có mất tiền không thì khi nghe bác sĩ hoặc ai đó nói về việc nên cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng nhiều ông bố bà mẹ vẫn còn hoang mang, chưa thật sự hiểu tiêm chủng mở rộng là gì và tại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng.\n\nSơ lược về chương trình tiêm chủng mở rộng\n------------------------------------------\n\nTrước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-bao-gom-nhung-mui-nao.html) có mất tiền không, trước hết hãy tìm hiểu tiêm chủng mở rộng là gì nhé!\n\n### Tiêm chủng mở rộng là gì?\n\nNăm 1981, Bộ Y tế Việt Nam bắt đầu thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc Gia với sự hỗ trợ của các tổ chức uy tín trên thế giới đó là WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc). Mục đích của chương trình là cung cấp dịch tiêm chủng miễn phí cho trẻ em tại các địa phương. Với ý nghĩa nhân văn nhằm bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước nói riêng và con người nói chung.\n\n![Tiêm chủng Mở rộng có mất tiền không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mat_tien_khong_1_634b4af03a.jpg)\n\n*Chuownh trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc Gia với sự hỗ trợ của WHO & UNICEF*\n\n### Các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng\n\nCho đến nay có 12 loại vắc xin đã và đang được tiêm chủng miễn phí cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đó là các loại:\n\n* Vắc xin viêm gan B;\n* Vắc xin uốn ván;\n* Vắc xin bạch hầu;\n* Vắc xin phòng [Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html);\n* Vắc xin lao phổi;\n* Vắc xin bại liệt;\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng ho gà;\n* Vắc xin thương hàn;\n* Vắc xin viêm màng não;\n* Vắc xin tả;\n* Vắc xin [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html).\n\nMỗi loại vắc xin đều có công dụng và thời điểm tiêm khác nhau, quý phụ huynh cần tham khảo và tìm hiểu kỹ càng từng thời điểm phù hợp để quyết định tiêm cho con loại vắc xin nào.\n\nTiêm chủng mở rộng có mất tiền không?\n-------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng có mất tiền không? Với tất cả 12 mũi tiêm được nêu trên thì có mất tiền không và phải mất bao nhiêu để chi trả cho các mũi tiêm này là câu hỏi chung của nhiều phụ huynh. Quý phụ huynh hãy yên tâm rằng các mũi tiêm thuộc Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia là hoàn toàn miễn phí, không mất tiền nếu quý phụ huynh cho trẻ tiêm tại các Cơ sở Y tế Công cộng, các mũi tiêm này đã được chi trả bởi nhà nước.\n\n![Tiêm chủng Mở rộng có mất tiền không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mat_tien_khong_2_1a0c18110c.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mất tiền không là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nTại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng?\n------------------------------------------\n\nMột trong những câu hỏi được quan tâm khác đó là “tại sao cần cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng”. Chúng ta vẫn thường nghe ông bà ta nói rằng, “phòng hơn chữa”, áp dụng câu nói này vào vấn đề sức khỏe là vô cùng hợp lý. Bởi chúng ta biết rằng, sức khỏe là phần cực kì quan trọng đối với sự sống của con người. Mọi sự tác động khiến con người sinh bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làm giảm chất lượng sống thậm chí đe dọa đến mạng của của người mắc bệnh. Do vậy để hạn chế tối đa các tác nhân xấu có khả năng gây bệnh (vi khuẩn, virus,...) thì [tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vac-xin-bao-lau-co-khang-the-mien-dich.html) là lựa chọn tối ưu và hiệu quả nhất.\n\nCó thể tiêm vacxin ở đâu khác không?\n------------------------------------\n\nMột vấn đề khác cũng được nhiều phụ huynh quan tâm đó là ngoài chọn tiêm vắc xin tại các Cơ sở Y tế Công cộng thì còn địa điểm nào có thể tiêm ngừa cho con được không. Câu trả lời là bạn cũng có thể chọn tiêm phòng cho cho con trẻ tại những trung tâm tiêm ngừa uy tín khác. Điều đó giúp đảm bảo việc thăm khám, sàng lọc trước tiêm được chu đáo và cẩn thận. Đồng thời việc tiêm chủng ở các trung tâm bên ngoài theo hình thức dịch vụ đặt giờ cũng giúp cho bạn hạn chế thời gian phải xếp hàng, chờ đợi.\n\nTuy vậy, để đổi được các tiện ích trên bạn sẽ phải mất phí. Cụ thể về giá phí sẽ tùy thuộc vào mũi tiêm và trung tâm và bạn chọn. Nếu đang có nhu cầu đăng ký cho con đi tiêm chủng dịch vụ, bạn có thể tham khảo mức phí và đặt lịch tại website của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\n![Tiêm chủng Mở rộng có mất tiền không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mat_tien_khong_3_d5dc762dc3.jpg)\n\n*Có thể tiêm ngừa tại các trung tâm dịch vụ bên ngoài*\n\nNếu tiêm chủng không đúng lịch trình có sao không?\n--------------------------------------------------\n\nNếu bị trễ đợt tiêm ngừa cho con, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế về việc cho con đi tiêm bù. Tùy theo nguyên nhân và thời gian trễ là bao lâu mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về việc có nên cho con đi tiêm bù do bị lỡ đợt tiêm hay không. Phần đa là các loại vắc xin bị qua thời điểm tiêm thì không còn tác dụng tốt nhất như khi tiêm đúng đợt nhưng vẫn sẽ có những lợi ích nhất định. Chính vì vậy, không phải hoàn toàn là 100% nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn khuyên là nên cho con đi tiêm bù nếu bị trễ đợt tiêm.\n\nBài viết trên là những chia sẻ từ chúng tôi về việc [tiêm chủng mở rộng có mất tiền không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-co-mat-tien-khong-tai-sao-can-cho-tre-di-tiem-chung-mo-rong.html) cũng như các câu hỏi liên quan đến vấn đề tiêm chủng mở rộng mong rằng phần nào đó giúp bạn đọc có được những thông tin hữu dụng. Hãy cùng theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin sức khỏe bổ ích nhé!\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vaccine HPV cho nam giới có cần thiết không?", "abstract": "Dù nam hay nữ, ai cũng có nguy cơ nhiễm virus HPV, một tác nhân gây bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Virus HPV khiến nam giới có nguy cơ mắc sùi mào gà, ung thư dương vật, miệng, và vòm họng. Hãy cùng tìm lời giải đáp liệu việc tiêm vaccine HPV cho nam giới có cần thiết không?", "md_content": "Nam giới cũng chịu nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như sùi mào gà và ung thư do HPV gây ra. Vậy để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do virus HPV gây ra, việc [tiêm vaccine HPV cho nam giới có cần thiết không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vaccine-hpv-cho-nam-gioi-co-can-thiet-khong.html)\n\nTiêm vaccine HPV cho nam giới có cần thiết không?\n-------------------------------------------------\n\n[HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) loại virus lây truyền chủ yếu qua đường tình dục hoặc tiếp xúc da. Đặc trưng với khoảng 100 loại, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục, và trong số đó, 15 loại được coi là đặc biệt nguy hiểm. Hai chủng phổ biến nhất, HPV-16 và HPV-18 đặc biệt nguy hiểm với khả năng gây ung thư cổ tử cung.\n\n![Tiêm vaccine HPV cho nam giới có cần thiết không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_hpv_cho_nam_gioi_co_can_thiet_khong_1_c98e4dad71.jpg)\n\n*HPV loại virus lây truyền chủ yếu qua đường tình dục*\n\nHPV không chỉ là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung mà còn liên quan đến nhiều loại ung thư khác như ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật và các loại ung thư vùng đầu - cổ. Chủng [HPV-6](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhiem-virus-hpv-type-6-co-nguy-hiem-khong.html) và HPV-11 có thể gây ra bệnh [sùi mào gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sui-mao-ga-la-benh-gi-nhung-dau-hieu-benh-sui-mao-ga-ban-can-biet.html) cơ quan sinh dục.\n\nNam giới cũng có thể mắc phải HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nguy cơ nhiễm HPV ở nam giới tăng cao khi có nhiều đối tác tình dục, quan hệ tình dục quá sớm, hệ thống miễn dịch suy giảm, hoặc khi da và niêm mạc bị tổn thương.\n\nHPV ở nam giới đóng góp vào hơn 90% các trường hợp ung thư hậu môn, khoảng 70% ung thư hầu họng và hơn 60% các trường hợp [ung thư dương vật.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-duong-vat-450.html) Những người có quan hệ tình dục đồng giới đặt ra mức nguy cơ 17 lần cao hơn so với nam giới có quan hệ tình dục khác giới. Đặc biệt, đàn ông có HIV, hệ miễn dịch suy giảm, đối diện với nguy cơ cao mắc các vấn đề nghiêm trọng từ HPV, như ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục khó điều trị. Đối với nam giới thực hiện quan hệ tình dục đồng giới, nguy cơ mắc ung thư hậu môn tăng cao gấp 17 lần so với nam giới quan hệ tình dục khác giới.\n\nVirus HPV có thể gây nhiều bệnh ở nam giới, từ sùi mào gà đến ung thư miệng, vòm họng, hậu môn, và dương vật. Việc tiêm vaccine HPV không chỉ bảo vệ nam giới khỏi các bệnh sùi mào gà và ung thư, mà còn giúp ngăn chặn việc lây nhiễm cho đối tác tình dục của họ.\n\nHiện tại, không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho virus HPV, do đó việc tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn chặn các bệnh nguy hiểm do virus này gây ra. Đặc biệt, việc tiêm vaccine được khuyến cáo cho tất cả nam giới đồng tính đến 45 tuổi nhằm tối đa hóa bảo vệ và giảm nguy cơ [lây nhiễm HPV.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-nhiem-hpv-la-gi-bien-phap-phong-tranh-nhu-the-nao.html)\n\n![Tiêm vaccine HPV cho nam giới có cần thiết không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_hpv_cho_nam_gioi_co_can_thiet_khong_2_cdf0e69901.jpg)\n\n*Tiêm vaccine HPV là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất*\n\nVaccine Gardasil bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus gây u nhú ở người, đó là 6, 11, 16 và 18. FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận sử dụng vắc-xin cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 nhằm ngăn chặn mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm vật và hậu môn. Gardasil cũng được phê chuẩn cho nam giới từ 9 đến 26 tuổi để phòng tránh mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.\n\nNam giới tiêm vaccine HPV nào?\n------------------------------\n\nNam giới có thể tiêm một trong hai loại vaccine HPV hiện đang sử dụng phổ biến là Gardasil 9. Vaccine này được phê chuẩn để sử dụng cho nam giới và phòng tránh các tác nhân gây bệnh liên quan đến virus HPV, bao gồm mụn cóc sinh dục và các loại ung thư như ung thư hậu môn, dương vật, và ung thư vùng đầu - cổ. Hiện nay, vaccine Gardasil 9 được phê chuẩn cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 - 26 đạt hiệu quả tối ưu nhất trong độ tuổi lý tưởng là từ 11- 13 tuổi.\n\nLịch tiêm vaccine HPV cho nam giới\n----------------------------------\n\nLịch tiêm của vaccine này được thiết kế với 3 mũi như sau:\n\n* Mũi 1: Thực hiện vào ngày tiêm đầu tiên;\n* Mũi 2: Tiêm sau 2 tháng kể từ mũi đầu tiên;\n* Mũi 3: Tiêm sau 6 tháng từ mũi đầu tiên.\n\nKhi cần điều chỉnh lịch tiêm, khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 1 phải là ít nhất 1 tháng, và giữa mũi 3 và mũi 2 phải là ít nhất 3 tháng.\n\n![tiem-vaccine-hpv-cho-nam-gioi-co-can-thiet-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vaccine_hpv_cho_nam_gioi_co_can_thiet_khong_3_dded060655.jpg)\n\n*Tiêm vaccine HPV cho nam giới giúp phòng ngừa sùi mào gà và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục*\n\nĐối với thời điểm tiêm chủng, hiện tại, vaccine ngừa virus HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi. Tuy nhiên, nhóm bé trai từ 11 - 13 tuổi cũng được xem xét là độ tuổi lý tưởng để đạt được lợi ích tương tự từ vaccine. Trong trường hợp không tiêm vắc-xin trong khoảng 9 - 13 tuổi, nhiều chuyên gia đề xuất nam giới đồng tính, lưỡng tính hoặc những người nam giới liên quan đến các vấn đề miễn dịch nên xem xét việc tiêm vaccine trước năm 45 tuổi. Ngay cả khi đã nhiễm HPV, vaccine vẫn có thể giúp bảo vệ chống lại các chủng virus HPV khác mà người tiêm chưa từng nhiễm.\n\nHiện nay, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đã có dịch vụ tiêm phòng vaccine Gardasil 9 cho cho cả nam giới và nữ giới với mức giá tham khảo là 2.940.000 VND/1 mũi tiêm. Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế. Bạn có thể liên hệ hotline 1800 6928 để đăng ký thông tin tiêm chủng và tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Vaccine hpv", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu?", "abstract": "Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây!", "md_content": "Các mũi tiêm 6 trong 1 chính là biện pháp hiệu quả giúp các bậc cha mẹ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đồng thời, giảm thiểu đáng kể số lần tiêm chủng. Tuy nhiên, để vắc xin phát huy được tốt đa tác dụng, cha mẹ đừng quên thời điểm các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu nhé!\n\nVắc xin 6 trong 1 là gì?\n------------------------\n\nVắc xin 6 trong 1 được biết đến là loại vắc xin đặc biệt có khả năng phòng ngừa hiệu quả 6 căn bệnh nguy hiểm. Khi sử dụng loại vắc xin này, trẻ chỉ cần tiêm chủng 1 mũi tiêm để ngừa 6 bệnh.\n\nHiện nay, có 2 loại vắc xin 6 trong 1 đã được Bộ Y tế cấp phép và chứng nhận là an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Đó là:\n\n* [Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) 0,5ml được sản xuất bởi GlaxoSmithKline của Bỉ. Đến nay, vắc xin Infanrix Hexa đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia.\n* [Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html) của Pháp do Sanofi Pasteur sản xuất. Mỗi năm, có đến 50 triệu liều được sử dụng cho trẻ em tại 113 quốc gia trên toàn thế giới.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_cac_mui_tiem_6_trong_1_cach_nhau_bao_lau_4_f658a7a222.jpg)\n\n*Vắc xin 6 trong 1 được rất nhiều bậc cha mẹ tin tưởng và lựa chọn* \n\nNhững bệnh được phòng ngừa bằng vắc xin 6 trong 1\n-------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu, cha mẹ cần nắm được những loại bệnh mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa. Bao gồm:\n\n* **Bệnh bạch hầu:** Căn bệnh này do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nó có thể dẫn tới viêm cơ tim và suy thận ở trẻ nhỏ.\n* **Bệnh ho gà:** Ho gà rất dễ lây qua đường hô hấp, khiến cho trẻ bị ho dai dẳng kéo dài, thở rít và cơ thể tím tái. Bệnh tiến triển gây ra các cơn ho nặng, đi kèm với mệt mỏi và suy hô hấp. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.\n* **Uốn ván:** Căn bệnh này bắt nguồn từ vi khuẩn Clostridium tetani với các dấu hiệu đặc trưng là căng cứng và đau nhức cơ vùng mặt, gáy, thân.\n* **Bại liệt:** Virus Polio gây bệnh [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) có thể lây nhiễm thông qua đường miệng. Nhiễm virus bại liệt không chỉ khó điều trị mà còn kéo theo rất nhiều nguy cơ như: Liệt tủy sống, mất khả năng vận động, bệnh tay chân, suy hô hấp, liệt hành tủy, thậm chí là tử vong.\n* **Viêm gan B:** Viêm gan B do virus HBV gây ra. Trẻ mắc virus HBV thường cảm thấy mệt mỏi, đau tức vùng gan, buồn nôn và chán ăn.\n* **Viêm màng não và viêm phổi:** Hai căn bệnh này đều bắt nguồn từ [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) và để lại rất nhiều di chứng về thần kinh. Bệnh làm cho trẻ nhỏ bị hạn chế vận động, mất khả năng học tập, điếc và suy giảm trí tuệ.\n\nCác mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu?\n-----------------------------------------\n\nĐể trả lời cho câu hỏi: “Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu?”, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng: Việc tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 cần được tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ của bác sĩ. Thời gian cụ thể cho từng mũi tiêm như sau:\n\n* 3 mũi tiêm chính được thực hiện khi trẻ đạt 2, 3 và 4 tháng tuổi;\n* Tiêm nhắc lại vắc xin 6 trong 1 ở mũi thứ 4 trong khoảng thời gian từ 16 - 18 tháng tuổi.\n\nTốt nhất, phác đồ tiêm phòng 6 trong 1 cho trẻ nhỏ nên được hoàn thành trước 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên duy trì các mũi tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng để đảm bảo sức đề kháng cho trẻ nhỏ, cũng như giúp các mũi tiêm đạt được hiệu quả tối ưu nhé!\n\n![Giải đáp thắc mắc: Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_cac_mui_tiem_6_trong_1_cach_nhau_bao_lau_4_76988f4468.jpg)\n\n*Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nCác tác dụng phụ của vắc xin 6 trong 1\n--------------------------------------\n\nBên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà vắc xin 6 trong 1 đem lại, cha mẹ cũng cần lưu ý những tác dụng phụ sau:\n\n* Vị trí tiêm bị sưng đau, đỏ tấy và ngứa ngáy.\n* Trẻ bị sốt thành từng cơn và cảm thấy khó chịu.\n* Nhiều trẻ sơ sinh bị sốt cao, co giật đi kèm với nổi ban đỏ.\n* Cổ họng và lưỡi bị sưng gây [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), thở khò khè.\n\nNếu phát hiện bé yêu có những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ. Đồng thời, đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời để tránh những biến chứng khôn lường xảy ra.\n\nChăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 như thế nào?\n--------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý mà những người lần đầu làm cha mẹ không thể bỏ qua!\n\n* Cho trẻ ở cơ sở tiêm phòng 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình trạng của trẻ sau tiêm. Khi cơ thể của trẻ không xuất hiện các dấu hiệu bất thường nào, mẹ có thể yên tâm đưa trẻ về nhà.\n* Theo dõi trẻ liên tục 24 giờ ngay cả khi đi ngủ. Các triệu chứng bất thường sau khi tiêm thường được biểu hiện qua nhịp thở gấp, ngắt quãng, không đều; da nổi ban, ửng đỏ; nhiệt độ cơ thể giảm hoặc tăng đột ngột; trẻ chán ăn, khó ngủ,...\n* Nếu trẻ bị sốt nhẹ hoặc quấy khóc do đau nhức, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp.\n* Hạn chế chạm vào vùng tiêm của trẻ khiến cho bị đau nhức.\n* Không cho trẻ mặc quần áo quá chật, chèn ép vào chỗ tiêm.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_cac_mui_tiem_6_trong_1_cach_nhau_bao_lau_3_da2e7a5f61.jpg)\n\n*Thân nhiệt của trẻ có thể sẽ tăng lên đột ngột sau khi tiêm chủng* \n\nHiện tại, vắc xin 6 trong 1 đã có mặt tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu.\n\nHãy liên hệ ngay với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để nhận được tư vấn và mức giá ưu đãi nhé!\n\nHy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ [các mũi tiêm 6 trong 1 cách nhau bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-cac-mui-tiem-6-trong-1-cach-nhau-bao-lau.html). Hãy cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là vắc xin 6 trong 1 khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cha mẹ nhé! \n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?", "abstract": "Việc tiêm ngừa HPV đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà... Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ đang đứng trước một câu hỏi khó khăn: Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?", "md_content": "Tiêm ngừa HPV là giải pháp bảo vệ sức khỏe đặc biệt là nữ giới từ 9 đến 26 tuổi. Tuy nhiên, không ít chị em phụ nữ tỏ ra hoang mang và thắc mắc về [giá tiêm phòng HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-hpv-hien-nay-la-bao-nhieu.html) là bao nhiêu, liệu có đắt đỏ hay không?\n\nVirus HPV có thể lây qua đường nào?\n-----------------------------------\n\n[Human Papillomavirus (HPV)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-hpv-la-gi-57224.html) là một loại virus có khả năng gây u nhú và viêm nhiễm tại nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Theo thống kê của các nhà khoa học, có hơn 100 chủng HPV được phân loại thành hai loại: Loại (i) bao gồm các chủng có khả năng gây ung thư và loại (ii) bao gồm các chủng không gây ung thư.\n\nTrong khoảng 30 - 40 chủng HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục, một số có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới, và ung thư hậu môn và dương vật ở nam giới. Các chủng khác có thể gây viêm nhiễm ở da ngón tay, bàn tay và mặt.\n\n![gia-tiem-hpv-hien-nay-la-bao-nhieu.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_hpv_hien_nay_la_bao_nhieu_96627d9273.jpg)\n\n*Virus HPV gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới*\n\nVirus HPV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm quan hệ tình dục, nước bọt từ người nhiễm HPV ở miệng cũng có thể là nguồn lây nhiễm, tăng nguy cơ mụn cóc sinh dục và các vấn đề khác. Cả quan hệ tình dục với người không có triệu chứng cũng có thể lây nhiễm HPV.\n\nLưu ý rằng HPV không lây nhiễm qua tiếp xúc với bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.\n\nCó nên tiêm vắc xin HPV không?\n------------------------------\n\nĐể ngăn chặn nguy cơ bệnh do HPV, việc tiêm vắc xin [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) được coi là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Phòng ngừa bệnh giúp ngăn chặn tiến triển của vius xâm nhập và nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung.\n\nVắc xin HPV đã chứng minh được tính an toàn và sinh miễn dịch lâu dài, có thể tồn tại hiệu quả tới 30 năm theo các nghiên cứu. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn ngăn chặn mọi loại virus và vi khuẩn gây ung thư, cũng như không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và không là biện pháp tránh thai.\n\n![Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_hpv_hien_nay_la_bao_nhieu_1_cd71e8556d.jpg)\n\n*Vaccine Human Papillomavirus (HPV) bảo vệ khỏi chủng virus gây u nhú và ung thư cổ tử cung*\n\nUng thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm nhất mà vắc xin HPV có thể ngăn chặn, là nỗi lo lớn đối với phụ nữ khi đến độ tuổi sinh sản. Mỗi năm, hàng chục ngàn phụ nữ trên thế giới chết vì ung thư cổ tử cung, và Việt Nam cũng không nằm ngoài tỉ lệ này, hàng ngày có 7 phụ nữ tử vong và 14 trường hợp mới mắc bệnh.\n\nVirus HPV không chỉ là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung, mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác ở cả nam và nữ. Mặc dù phần lớn người nhiễm HPV không có triệu chứng, nhưng một số người có thể phát triển các tổn thương tiền ung thư mà không thể nhận biết.\n\nNguy cơ lây nhiễm HPV không phân biệt giới tính, và nam giới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy tỷ lệ mắc HPV ở nam cao hơn, nhưng miễn dịch cộng đồng ở nam lại phụ thuộc vào việc bảo vệ của vắc xin ở nữ. Nam giới cũng có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn và nguy cơ chuyển đổi huyết thanh sau nhiễm tự nhiên cao, tăng nguy cơ lây nhiễm từ nữ sang nam. Vì vậy việc tiêm ngừa HPV là quan trọng ở cả nam và nữ giới.\n\nCác loại vắc xin HPV hiện nay\n-----------------------------\n\nHiện nay, tại Việt Nam có 2 loại [vắc xin phòng virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-da-biet-tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-gia-bao-nhieu-chua-44674.html) đang được sử dụng là Gardasil và Gardasil 9, cả hai đều có nguồn gốc từ Mỹ.\n\nVắc xin Gardasil được thiết kế để bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng vi rút HPV quan trọng, bao gồm chủng 16, chủng 18, chủng 6 và chủng 11. Các chủng HPV 16 và 18 được coi là đặc biệt nguy hiểm, vì chúng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các loại ung thư nặng như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn. Trong khi đó, chủng 6 và chủng 11 gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.\n\nVắc xin Gardasil 9 có khả năng phòng ngừa 9 chủng vi rút HPV, bao gồm chủng 6, chủng 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Điều này mang lại hiệu quả bảo vệ lên đến 94%, mở rộng phạm vi phòng tránh so với phiên bản trước đó.\n\nCả hai loại vắc xin đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của các chủng vi rút HPV nguy hiểm, đặc biệt là những loại gây ra các căn bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục.\n\n![Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_hpv_hien_nay_la_bao_nhieu_2_de820838e9.jpg)\n\n*Vắc xin Gardasil 9 có khả năng phòng ngừa 9 chủng vi rút HPV*\n\n### Vắc xin HPV Gardasil (Gardasil 4)\n\nCơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận việc tiêm vắc xin HPV cho nhóm đối tượng từ 9 đến 26 tuổi, và đặc biệt khuyến khích tiêm phòng càng sớm càng tốt.\n\nĐối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc vượt qua độ tuổi 26, việc tiêm vắc xin HPV vẫn mang lại hiệu quả, nhưng không cao như khi tiêm đúng thời điểm và đúng độ tuổi.\n\nLịch tiêm vắc xin Gardasil 4:\n\n**Lịch tiêm:**\n\n*Phác đồ 03 mũi (0+2+4)*\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách 02 tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: Cách 04 tháng sau mũi 2.\n\n**Lịch tiêm nhanh (từ 15 tuổi):**\n\n*Phác đồ 03 mũi (0 +1 +3)*\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách 01 tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: Cách 03 tháng sau mũi 2.\n\nTiêm vắc xin theo đúng phác đồ và lịch tiêm giúp đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ khỏi các chủng virus HPV nguy hiểm.\n\n![gia-tiem-hpv-hien-nay-la-bao-nhieu-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_hpv_hien_nay_la_bao_nhieu_1_2c15886dda.jpg)\n\n*Vắc xin HPV Gardasil (Gardasil 4) giúp ngừa 4 chủng nguy hiểm chủng 16, 18, 6 và 11*\n\n### Vắc xin HPV Gardasil 9\n\nVắc xin Gardasil 9 được coi là vắc xin bình đẳng giới vì đã mở rộng phạm vi bảo vệ cả nam giới. Việc tiêm vắc xin được khuyến khích trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.\n\nDựa vào độ tuổi và tình trạng cụ thể, lịch tiêm vắc xin Gardasil 9 được chia thành các phác đồ khác nhau:\n\n**Lịch tiêm từ 09 đến dưới 15 tuổi:**\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách 06 tháng sau mũi 1.\n\n**Lịch tiêm từ 15 đến 26 tuổi:**\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách 02 tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: Cách 04 tháng sau mũi 2.\n\n**Lịch tiêm nhanh (từ 15 tuổi):**\n\n* Mũi 1: Lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách 01 tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: Cách 03 tháng sau mũi 2.\n\nTất cả 03 liều phải tiêm trong 01 năm trong lịch tiêm nhanh.\n\n![gia-tiem-hpv-hien-nay-la-bao-nhieu-9.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_hpv_hien_nay_la_bao_nhieu_9_0146d86941.jpg)\n\n*Vắc xin HPV Gardasil 9 giúp ngừa ̣9 chủng nguy hiểm chủng 6, chủng 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58*\n\nGiá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?\n-----------------------------------\n\nCả hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 đã trở thành sản phẩm quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus HPV tại Việt Nam. Được nhập khẩu từ Mỹ, chúng không chỉ đánh bại các loại virus gây ra các bệnh lý nguy hiểm mà còn đem lại sự an tâm và bảo vệ cho sức khỏe cộng đồng.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… \n\n![Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_hpv_hien_nay_la_bao_nhieu_3_6d11810dbd.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu có tiêm chủng vắc xin HPV*\n\nVề giá cả, vắc xin Gardasil được [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp với mức giá là 1.780.000đ cho mỗi mũi tiêm. Đây là một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của vi rút HPV và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan, bảo vệ cả nam và nữ giới khỏi các tác động tiêu cực của virus này.\n\nVới vắc xin Gardasil 9, giá tiêm là 2.940.000đ cho mỗi mũi. Loại vắc xin này được coi là có hiệu quả cao hơn, bảo vệ khỏi 9 chủng virus HPV phổ biến và nguy hiểm. Giá cao hơn nhưng đây là sự đầu tư hợp lý để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự lan truyền của HPV trong cộng đồng.\n\nGiá tiêm HPV có thể thay đổi tùy theo thời gian. Nếu bạn quan tâm đến việc tiêm vắc xin HPV, bạn có thể đặt lịch online qua hệ thống của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn cụ thể về giá cả và các lịch tiêm phù hợp.\n\nVắc xin HPV bảo vệ được bao lâu sau khi tiêm?\n---------------------------------------------\n\nVắc xin HPV được chứng minh bảo vệ ít nhất trong khoảng 10 năm theo các nghiên cứu hiện tại. Mặc dù đây chỉ là thời gian tối thiểu, nhưng có hy vọng rằng hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài thêm nhiều năm nữa, có thể lên đến 30 năm. Điều này đặt ra một hy vọng tích cực về khả năng ngăn chặn sự phát triển của các bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến HPV.\n\nTuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng vắc xin HPV không thể hoàn toàn ngăn chặn tất cả các loại virus và vi khuẩn gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, và các bệnh khác. Do đó, việc duy trì thói quen thăm [khám phụ khoa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/kham-phu-khoa-la-kham-nhung-gi-giai-dap-thac-mac-66226.html) hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Ngay cả sau khi tiêm vắc xin, phụ nữ vẫn nên thực hiện khám phụ kho định kỳ hàng năm để đảm bảo sức khỏe sinh sản toàn diện.\n\nThăm khám phụ khoa hàng năm không chỉ giúp theo dõi và đánh giá hiệu suất của vắc xin mà còn phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hay vấn đề nào liên quan đến sức khỏe sinh sản. Việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa kết hợp giữa vắc xin HPV và thăm khám phụ khoa định kỳ sẽ tối ưu hóa khả năng ngăn chặn và kiểm soát các vấn đề liên quan đến HPV trong cộng đồng.\n\nVắc xin phòng HPV không chỉ giúp ngăn ngừa nhiễm và tổn thương tiền ung thư hay loạn sản do HPV, mà còn bảo vệ khỏi nhiều loại ung thư phức tạp khác. Trong đó, vắc xin Gardasil và Gardasil 9 đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, với giá tiêm dao động từ 1.780.000đ đến 2.940.000đ mỗi mũi tiêm, tùy thuộc vào loại vắc xin.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ", "abstract": "Tiêm chủng vắc xin là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh đã chủ động phòng ngừa cho con như tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ hay các loại vắc xin khác. Bài viết sẽ thông tin đến bạn cụ thể hơn về hình thức tiêm chủng này.\n", "md_content": "Chủ động tiêm chủng không còn là vấn đề xa lạ. Vậy nên hiện nay rất nhiều phụ huynh đã ý thức được và nghiêm túc cho con tiêm phòng theo khuyến cáo. Từ khi bé sinh ra sẽ có rất nhiều loại vắc xin cần phải tiêm ngừa và vắc xin uốn ván cho trẻ là một trong những mũi tiêm quan trọng. \n\nBệnh uốn ván có nguy hiểm không?\n--------------------------------\n\n[Bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra rất mạnh. Cụ thể trực khuẩn này có tên là Clostridium tetani, một khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tổn thương não bộ, hệ thần kinh trung ương và gây tử vong. Đặc biệt bệnh có thể gặp với bất kỳ đối tượng nào và người có sức đề kháng càng yếu như trẻ em lại càng dễ phát bệnh hơn.\n\n![Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bao_ve_suc_khoe_be_tiem_vac_xin_uon_van_cho_tre_1_94f369a5d5.jpg)\n\n*Bệnh uốn ván có tỉ lệ gây tử vong rất cao* \n\nCách phòng ngừa bệnh tốt nhất lúc này là tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ từ những năm tháng đầu đời. Thông thường các trực khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những [vết thương hở](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lam-the-nao-de-vet-thuong-ho-co-the-mau-lanh.html), các vết rách, vết bỏng do nhiễm bẩn hoặc tiêm chích bẩn. Đặc biệt trong các cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện tại các cơ sở trái phép, không đảm bảo điều kiện vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm uốn ván rất cao.\n\nTrong quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh và gây ra uốn ván rốn. Hiện nay với sự phát triển của y học, trường hợp trẻ sơ sinh mắc uốn ván rất hiếm nhưng không thể không xảy ra bởi tại các bệnh viện vùng sâu vùng xa vẫn chưa đảm bảo về mặt an toàn y tế.\n\nCó thể thấy uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và những ai thường làm việc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn sẽ phải cẩn trọng. Cụ thể làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn, công trường xây dựng, là bộ đội, thanh niên xung kích sẽ dễ mắc bệnh nếu xảy ra va chạm, trầy xước trong quá trình lao động.\n\nTại sao nên tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ?\n-----------------------------------------\n\nMột khi mắc bệnh uốn ván, người bệnh thường có các dấu hiệu như gặp co thắt cơ hàm, bụng, ngực, cổ, lưng. Ngoài ra còn có triệu chứng như sốt, nhức đầu, người mệt mỏi, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu và mất kiểm soát trong đại tiện. Việc tiêm vắc xin uốn ván chính là cách để giải độc tố uốn ván, ngăn ngừa các nha bào gây bệnh. Với những đối tượng chưa từng tiêm phòng, phải tiêm vắc xin ngay trong vòng 48 giờ kể từ khi bị thương.\n\nTrẻ em được phụ huynh cho tiêm [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html) là điều rất cần thiết. Bạn cần phải ghi nhớ 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm chủng sau để bảo vệ bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này:\n\n* Tiêm 3 liều cơ bản khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi.\n* Tiêm 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi.\n* Sau 5 - 10 năm cần tiêm nhắc lại 1 liều bởi vắc xin uốn ván không tạo ra được miễn dịch bền vững suốt đời.\n\n![Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bao_ve_suc_khoe_be_tiem_vac_xin_uon_van_cho_tre_2_a16618ca0a.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ là điều cần thiết*\n\nNgày nay, vắc xin uốn ván cho trẻ là dạng vắc xin phối hợp, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau giúp giảm số lần tiêm. Một số loại vắc xin phổ biến như:\n\n* Vắc xin 3 trong 1 - Adacel và Boostris để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người từ 4 tuổi đến dưới 65 tuổi.\n* Vắc xin 4 trong 1 - Tetraxim phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.\n* Vắc xin 5 trong 1 - Pentaxim giúp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ HIB cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến tròn 24 tháng tuổi.\n* Vắc xin 6 trong 1 - Infanrix hexa hoặc Hexaxim phòng [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B cũng như các bệnh viêm phổi.\n\nTuy nhiên với trẻ em có sức khoẻ chưa ổn định nên cần phải rất lưu ý trước khi tiêm phòng để tránh các biến chứng ngoài ý muốn: Đảm bảo trẻ đủ cân nặng trên 2.5 kg, trẻ đang bú mẹ hay ăn uống bình thường, trẻ không mắc các bệnh lý bẩm sinh nào, trẻ không sốt và không dị ứng với thành phần của thuốc. Ngoài ra phụ huynh cần phải tìm cho bé nơi tiêm chủng thật an toàn cũng như cho con đi tiêm chủng theo đúng thời gian quy định để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của trẻ.\n\nCó thể đăng ký và tiêm chủng tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên các tỉnh thành:\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh:**\n\n* Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh.\n* Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.\n* 203 - 205 - 205A Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại thành phố Hà Nội:**\n\n* 244 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.\n* 129 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại tỉnh Tây Ninh:**\n\n* 376 - 378 Lê Duẩn, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.\n* 68 Quốc Lộ 22B, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.\n* 218 Quốc Lộ 22B, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.\n\n**Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại tỉnh Đồng Nai:**\n\n* 15/18A Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.\n\nTư vấn ngay: 1800 6928 - nhánh phím số 2. \n\nChăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin thế nào?\n--------------------------------------\n\nSau khi tìm hiểu về tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ, ta cùng điểm qua một số triệu chứng mà bé có thể gặp phải sau tiêm:\n\n* **Sốt:** Thân nhiệt của bé sau tiêm có thể cao hơn bình thường, nhưng chỉ là sốt nhẹ và kéo dài từ 24 - 72 giờ sau tiêm và tự khỏi. Lúc này chỉ cần theo dõi tình trạng thân nhiệt của bé, đặt miếng dán, chườm ấm và cho bé mặc áo quần rộng rãi để dễ thoát nhiệt. Nếu [trẻ sốt cao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-tre-sot-cao-can-lam-gi-de-ha-sot-cho-tre-31909.html) trên 39 độ C thì phải đến ngay cơ sở y tế vì đây không còn là dấu hiệu thường gặp sau tiêm nữa.\n* **Sưng đau tại chỗ tiêm:** Ngay tại vị trí tiêm của trẻ có dấu hiệu bị sưng, đỏ hoặc cứng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên tuỳ cơ địa, mỗi bé sẽ có những mức độ đau khác nhau. Tốt nhất hãy chườm lạnh cho bé, nên giữ gìn thật sạch sẽ chỗ tiêm cho bé bởi đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị áp xe do không vệ sinh đúng cách.\n\n![Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bao_ve_suc_khoe_be_tiem_vac_xin_uon_van_cho_tre_3_a0e391c716.jpg)\n\n*Quan sát biểu hiện của trẻ sau tiêm phòng để có cách xử lý kịp thời*\n\nCó thể nói trên đây là 2 dấu hiệu phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ gặp một số dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời:\n\n* **Rối loạn tiêu hoá:** Nếu sau tiêm uốn ván mà trẻ gặp triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời chẩn đoán bệnh.\n* **Triệu chứng giả cúm:** Rất ít khi tiêm vắc xin uốn ván gây tác dụng phụ như hắt hơi, sổ mũi. Vậy nên phụ huynh hãy quan sát con thật cẩn thận, nếu bé sau 1 đến 2 ngày có dấu hiệu cảm cúm và còn quấy khóc, biếng ăn thì đó là triệu chứng bất bình thường.\n\nTóm lại sau khi đưa bé tiêm chủng, dù là loại vắc xin gì thì bạn phải cùng bé theo dõi ngay tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Sau đó tiếp tục quan sát con khi ở nhà trong 72 giờ tiếp theo. Luôn khai báo chân thật về tình trạng sức khoẻ của bé trước khi tiêm để bác sĩ chủ động quyết định tiêm hay không.\n\nTrên đây là những chia sẻ về [vắc xin uốn ván cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bao-ve-suc-khoe-be-tiem-vac-xin-uon-van-cho-tre.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và biết cách tiêm phòng cho bé thật hiệu quả để con được phát triển tốt nhất. \n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Vacxin uốn ván", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Bao giờ nên cho trẻ đi tiêm?", "abstract": "Tiêm vacxin 5 trong 1 là một phần quan trọng của chiến dịch tiêm chủng mở rộng nước ta. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu xem vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì nhé! ", "md_content": "Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài. Lúc này, tiêm vacxin chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vacxin 5 trong 1 có thể bảo vệ trẻ đồng thời 5 căn bệnh nguy hiểm. Vậy vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé!\n\nVacxin 5 trong 1 là gì?\n-----------------------\n\n[Vaccine 5in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html) là vacxin thế hệ mới, có tác dụng phòng ngừa 5 căn bệnh khác nhau chỉ bằng 1 mũi tiêm duy nhất. Bởi vậy, cha mẹ luôn được khuyến khích nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ để làm tăng khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.\n\nHiện nay, 2 dòng vacxin tổng hợp 5 trong 1 được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam là ComBe Five và Pentaxim. Trong đó, ComBe Five có xuất xứ từ Ấn Độ, được cấp phép sử dụng từ tháng 06/2018. Loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam. Sau khi cho trẻ tiêm vacxin ComBe Five, trẻ vẫn cần phải bổ sung thêm mũi tiêm chống bệnh bại liệt.\n\nBên cạnh ComBe Five, dòng vacxin Pentaxim của Pháp cũng được nhiều cha mẹ ưu tiên cho con sử dụng. Tuy nhiên, loại vắc xin này thuộc chương trình tiêm dịch vụ nên cha mẹ cần phải trả thêm chi phí nếu có nhu cầu. Đối với trẻ tiêm Pentaxim, bạn nên cho con tiêm bổ sung vacxin phòng [bệnh viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n\n![Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Bao giờ nên cho trẻ đi tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_gom_nhung_benh_gi_bao_gio_nen_cho_tre_di_tiem_4_e13c2ce369.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 giúp nâng cao hệ miễn dịch để chống lại 5 căn bệnh cùng lúc*\n\nVacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì?\n-----------------------------------\n\nVacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xét trong phạm vi vacxin Pentaxim. Theo đó, loại vacxin này có khả năng chống lại 5 căn bệnh là: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh do HIB gây ra. Đây đều là các bệnh lý nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Cụ thể:\n\n### Bạch hầu\n\nBệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là một trong những căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp. Trẻ mắc bạch hầu thường xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:\n\n* Đau họng, ho kéo dài.\n* Cổ họng và amidan xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám gây khó thở.\n* Sốt cao, ớn lạnh.\n* [Rối loạn nhịp tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-nhip-tim-601.html).\n\nBệnh diễn biến rất nhanh, dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh và trụy tim mạch, thậm chí là tử vong chỉ sau 6 - 10 ngày.\n\n### Ho gà\n\nBệnh [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) bắt nguồn từ trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) lây lan trong không khí khi trẻ vô tình tiếp xúc với dịch niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Ban đầu, các triệu chứng của bệnh cũng tương tự với bệnh cảm lạnh thông thường. Sau 15 - 20 tiếng, trẻ ho yếu dần, lưỡi bị đẩy ra ngoài, nôn mửa nhiều đờm, chảy nước mắt, mặt phù nề, vã mồ hôi, cơ thể tím tái và có thể ngừng thở nhanh chóng.\n\n![Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Bao giờ nên cho trẻ đi tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_gom_nhung_benh_gi_bao_gio_nen_cho_tre_di_tiem_d6923b5ca8.jpg)\n\n*Ho gà có thể khiến trẻ nhanh chóng bị suy hô hấp* \n\n### Uốn ván\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) được xếp vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao hiện nay. Bệnh lây nhiễm âm thầm trong cơ thể con người khi vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào vết thương hở và phát triển trong điều kiện yếm khí.\n\nTriệu chứng đặc trưng nhất khi trẻ mắc uốn ván là các cơn co cứng cơ kèm theo đau, biểu hiện rõ nhất ở cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và cơ thân. Từ ngày thứ 3 sau khi nhiễm bệnh, trẻ sơ sinh bắt đầu bỏ bú, co giật nhiều dẫn đến tử vong.\n\n### Bại liệt\n\nVacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Một trong những căn bệnh ở trẻ sơ sinh cần được quan tâm hàng đầu là bệnh bại liệt. Bệnh do virus Polio lây truyền theo đường tiêu hóa và đường hô hấp.\n\nĐiểm đặc biệt của căn bệnh này là không có triệu chứng rõ ràng nên cha mẹ rất dễ chủ quan. Trẻ mắc bệnh bại liệt chỉ sốt nhẹ, nhức đầu, nôn ói kéo dài vài ngày, sau đó hồi phục hoàn toàn. Nhưng cũng có trẻ mắc hội chứng viêm màng não gây sốt, đau đầu dữ dội, cứng cổ, lưng và đau cơ. Chỉ sau vài giờ, bệnh có thể gây liệt hai chân và nửa thân dưới. Tiếp theo, virus sẽ nhanh chóng làm tổn thương não bộ, gây khó nuốt, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html) và tử vong.\n\n![Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Bao giờ nên cho trẻ đi tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_gom_nhung_benh_gi_bao_gio_nen_cho_tre_di_tiem_3_b9e68f2701.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Vacxin 5 trong 1 giúp phòng bệnh bại liệt*\n\n### Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae Loại B (Hib)\n\n[Vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ thường gặp ở trẻ từ 6 tháng - 2 tuổi. Bệnh để lại nhiều di chứng dai dẳng về thần kinh, nhiễm trùng máu, viêm thượng vị,... Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong đối với trẻ sơ sinh bị [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do Hib là 5 - 10%. Ngay cả khi khỏi bệnh, trẻ vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị điếc, sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập và gặp nhiều khó khăn khi vận động.\n\nNhư vậy, vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ giúp trẻ phòng ngừa 5 căn bệnh nguy hiểm là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib. Còn đối với vacxin 5 trong 1 Quinvaxem hoặc ComBE Five, 5 căn bệnh được phòng ngừa sẽ bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bệnh do vi khuẩn HiB và viêm gan B.\n\nLịch tiêm phòng vacxin 5 trong 1 cho trẻ nhỏ\n--------------------------------------------\n\nVacxin tổng hợp 5 trong 1 chỉ phát huy được tối đa tác dụng khi trẻ tiêm đủ 3 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Theo khuyến nghị của các bác sĩ, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm phòng loại vacxin này. Sau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chính, cha mẹ chú ý nên cho trẻ tiêm nhắc lại vào tháng thứ 16 - 18 để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ.\n\nTuy nhiên, nếu bé đang sốt cao hoặc thân nhiệt hạ thấp dưới 35.5 độ C thì bạn nên hoãn lịch tiêm đến khi sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định. Ngoài ra, với những em bé mới điều trị bệnh bằng corticoid, bạn cũng nên lùi lịch tiêm ít nhất 14 ngày kể từ khi kết thúc điều trị để cơ thể của trẻ được phục hồi lại bình thường.\n\n![Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Bao giờ nên cho trẻ đi tiêm? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_gom_nhung_benh_gi_bao_gio_nen_cho_tre_di_tiem_3_35b0e1474d.JPG)\n\n*Cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi tiêm đúng lịch* \n\nLựa chọn địa điểm tiêm vacxin uy tín rất quan trọng. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là nơi cung cấp dịch vụ tiêm ngừa với nguồn vacxin chính hãng chất lượng, được bảo quản chuyên nghiệp bằng hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Tại Long Châu, có đa dạng các loại vacxin cho bạn lựa chọn. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi tiến hành tiêm ngừa.\n\nHy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ đã nắm được [vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-5-trong-1-gom-nhung-benh-gi-bao-gio-nen-cho-tre-di-tiem.html). Sau khi tiêm chủng, cha mẹ nên theo dõi các dấu hiệu của con trong suốt 24 giờ đầu để xử lý kịp thời, tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé! \n\nXem thêm:\n\n[Tiêm vacxin 5 trong 1 trẻ bị sốt phải làm sao?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-5-trong-1-tre-bi-sot-phai-lam-sao-1.html)\n\n[Trẻ tiêm 5 trong 1 muộn có sao không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-5-trong-1-muon-co-sao-khong.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu?", "abstract": "Tiêm phòng vắc xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho bé trong 9 tháng thai kỳ. Tuy nhiên không phải tất cả các loại vắc xin đều được khuyến cáo an toàn và hiệu quả cho bà bầu. Vậy vắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu?", "md_content": "Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, việc tiêm vắc xin là quan trọng và cần thiết đối với bà bầu. Tuy nhiên để xem xét bà bầu nên tiêm loại vắc xin nào, bạn nên đi khám bác sĩ sản khoa để được kiểm tra sức khỏe và lịch sử tiêm chủng để được tư vấn lịch tiêm và loại vắc xin phù hợp nhất. Trong nội dung bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu liệu [vắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-co-dung-duoc-cho-ba-bau.html)\n\nVắc xin Prevenar 13 là gì?\n--------------------------\n\n[Vắc xin phế cầu Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html), do tập đoàn Pfizer - một trong những công ty dược hàng đầu thế giới, nghiên cứu và phát triển, đặt ra một giải pháp hiệu quả cho phòng ngừa nhiều bệnh lý do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) gây ra. Với 13 chủng vi khuẩn khác nhau, Prevenar 13 mục tiêu phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết.\n\n![Vắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_prevenar_13_co_dung_duoc_cho_ba_bau_1_009ac5017d.jpg)\n\n*Vắc xin phế cầu Prevenar 13 phòng ngừa nhiều bệnh lý như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết*\n\nĐược ứng dụng cho cả trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ cao như người có bệnh mãn tính, người cao tuổi, hay những người suy giảm miễn dịch. Phế cầu khuẩn thường khu trú trong họng xâm nhập và làm tổn thương, đe dọa tính mạng khi gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) và nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.\n\nVới sự đa dạng của loại vi khuẩn này và khả năng đề kháng với nhiều loại kháng sinh, việc tiêm vắc xin Prevenar 13 trở thành một biện pháp phòng ngừa toàn diện và hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, chi phí điều trị và thời gian nằm viện.\n\nVắc xin Prevenar 13 phòng được bệnh gì?\n---------------------------------------\n\n**Bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn**\n\nBệnh [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do phế cầu khuẩn là bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là khi màng não, lớp bảo vệ quan trọng của não bị viêm. Ở bất kể độ tuổi nào căn bệnh này đều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như điếc, mù, tê liệt, động kinh, phù não, hôn mê, thậm chí là tử vong.\n\n**Viêm phổi do phế cầu khuẩn**\n\n[Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) do phế cầu khuẩn khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngay cả sau khi hồi phục, người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với những di chứng như mù, liệt, điếc và chậm phát triển thần kinh. Cả trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.\n\n![Vắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_prevenar_13_co_dung_duoc_cho_ba_bau_2_cc8e9eb143.jpg)\n\n*Viêm phổi do phế cầu khuẩn cần được điều trị kịp thời*\n\n**Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn**\n\nViêm tai giữa do phế cầu khuẩn thường xuyên xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực, [viêm xương chũm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-xuong-chum.html), viêm màng não, liệt mặt, áp xe não, thậm chí đe dọa tính mạng.\n\n**Nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn**\n\n[Nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) do phế cầu khuẩn có thể khiến cơ thể bị suy kiệt nhanh chóng, tổn thương gan, thận và gây rối loạn đông máu. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến hạ huyết áp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa dạng ở trẻ em và tử vong ở người lớn tuổi.\n\nĐể ngăn chặn những rủi ro này, việc tiêm vắc xin phế cầu Prevenar 13 là một biện pháp cần thiết và mang lại hiệu quả. Trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là những người ở độ tuổi và tình trạng sức khỏe có nguy cơ cao, vắc xin giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh do phế cầu khuẩn. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bằng cách tiêm [vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) đúng hẹn.\n\nVắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu?\n--------------------------------------------\n\nTuy đạt hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh do phế cầu khuẩn nhưng [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ, dữ liệu về độ an toàn của vắc xin trong thai kỳ còn hạn chế. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp nhóm B cho dữ liệu từ nghiên cứu trên động vật, cho thấy không có nguy cơ lớn đối với thai nhi, mặc dù chưa có nghiên cứu trên người.\n\nVắc xin Prevenar 13 thường không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình mang thai, an toàn của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hiện tại, thông tin về an toàn của Prevenar 13 trong thai kỳ vẫn còn hạn chế do số lượng nghiên cứu trên người mang thai không đủ.\n\n![Vắc xin Prevenar 13 có dùng được cho bà bầu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_prevenar_13_co_dung_duoc_cho_ba_bau_3_bd97b67c96.jpg)\n\n*Vắc xin Prevenar 13 không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai*\n\nNếu bạn đang mang thai và có ý định tiêm vắc xin Prevenar 13, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ giúp bạn cung cấp các thông tin chi tiết và khảo sát tình trạng sức khỏe của bạn để đưa ra quyết định an toàn nhất cho bạn và thai nhi.\n\nTiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hiểu được điều đó, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) luôn sẵn các gói vắc xin phù hợp với phụ nữ mang thai để bảo vệ thai phụ khỏi các bệnh có thể nguy hiểm đến bản thân thai phụ và bào thai. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nXem thêm:\n\n[Bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-viem-tai-giua-co-tiem-phe-cau-duoc-khong.html)\n\n[Những phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-ung-cua-tre-sau-khi-tiem-phe-cau.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền?", "abstract": "Tiêm chủng vắc xin phòng dại là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả con người và thú cưng. Nhiều người thắc mắc về việc tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chi phí của việc tiêm chủng vắc xin phòng dại, và tại sao đây là một đầu tư quan trọng cho cả sức khỏe cá nhân và cộng đồng.", "md_content": "[Bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) xuất phát từ virus được truyền từ động vật sang con người. Vì vậy, khi bị cắn hoặc cào bởi động vật như: Chó hoặc mèo mà không được tiêm vắc xin phòng dại và điều trị theo đúng quy trình thì khả năng nguy cơ tử vong rất cao. Vậy, tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? Có mắc không và liệu rằng vắc xin phòng dại mang lại lợi ích gì con người? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời cho các vấn đề trên trong bài viết sau.\n\nTiêm vắc xin phòng dại mang lại lợi ích gì?\n-------------------------------------------\n\nTrước khi trả lời cho vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng dại. Bệnh dại là một loại bệnh bị gây ra bởi virus dại (Rhabdovirus). Theo thống kê dịch tễ học, trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong do bệnh dại chiếm lên đến 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 trở đi, tỷ lệ mắc bệnh dại đã tăng đáng kể ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Động vật có vú được xem là nơi chứa virus dại, ở Việt Nam chó chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 96 - 97%), tiếp theo là mèo (khoảng 3 - 4%). [Tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) mang lại những lợi ích quan trọng, bao gồm:\n\n* Phòng ngừa bệnh dại: Lợi ích chính của vắc xin phòng dại là ngăn ngừa bệnh dại. Nó giúp cung cấp miễn dịch cho cơ thể để chống lại virus dại, giúp ngăn chặn bệnh dại phát triển sau khi bị nhiễm.\n* Bảo vệ sức khỏe cá nhân: Việc tiêm vắc xin phòng dại là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân khỏi bệnh dại. Nếu bạn tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh dại hoặc bị cắn, vắc xin phòng dại là cách đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho bạn.\n* Bảo vệ cộng đồng: Tiêm vắc xin phòng dại cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh dại trong cộng đồng. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực y tế, thú y hoặc tiếp xúc với động vật, vắc xin phòng dại là một phần quan trọng của việc bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ bùng phát của bệnh.\n* Loại bỏ nỗi lo sợ: Bệnh dại gây nhiều nỗi lo sợ do tính nguy hiểm và khả năng tử vong. Việc tiêm vắc xin phòng dại giúp loại bỏ nỗi lo sợ này và mang lại sự an tâm trong việc tiếp xúc với động vật hoặc trong các tình huống có nguy cơ nhiễm bệnh dại.\n* Hiệu quả lâu dài: Một số loại vắc xin phòng dại có khả năng bảo vệ lâu dài, có công dụng kéo dài nhiều năm giúp bạn tránh việc phải tiêm lại nhiều lần.\n* Giảm tải tài chính cho điều trị: Nếu bạn mắc phải bệnh dại và cần phải điều trị, chi phí của quá trình điều trị có thể rất đắt đỏ và phức tạp.\n* Bảo vệ tính mạng khỏi nguy cơ tử vong do bệnh dại: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Việc tiêm vắc xin phòng dại sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ này.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_bao_nhieu_tien_2_3dd2d1a8ab.jpg)\n\n*Việc tiêm vắc xin phòng dại là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng*\n\nViệc tiêm vắc xin phòng dại không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và đóng góp vào sự kiểm soát bệnh dại trên toàn cầu.\n\nLúc nào cần tiêm vắc xin phòng dại?\n-----------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin phòng bệnh dại có thể được thực hiện như một biện pháp dự phòng chủ động và bảo vệ người dưới các tình huống và lý do sau:\n\n### Tiêm dự phòng chủ động\n\n* Người thường xuyên tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus dại: Các nhóm như: Nhân viên kiểm lâm, người làm công việc chăn nuôi, bác sĩ thú y, hay người làm việc tại lò mổ thường tiếp xúc thường xuyên với động vật và có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại. Việc tiêm vắc xin phòng dại có thể được khuyến nghị.\n* Người du lịch đến các vùng có bệnh dại: Các khu vực như: Nam Mỹ, châu Phi, Mexico, và Đông Nam Á có thể có nguy cơ cao về bệnh dại. Người du lịch đến những vùng này nên xem xét việc tiêm vắc xin phòng dại để đảm bảo an toàn.\n* Trẻ em: Dựa vào nghiên cứu, trẻ em thường có thiên hướng thích tiếp xúc với động vật. Thường thì họ sẽ giấu bố mẹ khi bị cắn vì lo ngại bị mắng, do đó việc tìm kiếm sự trợ giúp và dự phòng thường diễn ra muộn. Điều quan trọng là bạn cần giúp trẻ hiểu cách tiếp xúc an toàn với động vật lạ và chủ động tiêm phòng chủ động cho trẻ.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_bao_nhieu_tien_3_628d5cb6ba.jpg)\n\n*Trẻ em thường có thiên hướng thích tiếp xúc với động vật*\n\n### Khi bị cắn bởi thú vật\n\nCác hành động cần thực hiện sau khi bị cắn sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của vết thương:\n\n* Da không bị xây xát: Nếu không có vết thương da, bạn có thể không cần điều trị bổ sung.\n* Vết cắn xây xước nhẹ, xa vùng đầu, mặt, cổ: Nếu vết thương nhẹ và không gây xây xát nhiều hoặc viêm nhiễm, bạn có thể tiếp tục theo dõi tình hình. Con vật gây ra vết thương vẫn bình thường và không có triệu chứng bất thường trong 15 ngày, bạn chỉ cần theo dõi con vật thêm một thời gian.\n* Vết cắn gần vùng đầu mặt cổ, vết cắn sâu nhiều vị trí, vết cắn ở đầu chi hoặc bộ phận sinh dục: Trong những trường hợp này, bạn nên đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và quyết định liệu bạn cần tiêm vắc xin phòng dại hay không. Việc này cần thực hiện trong vòng 24 - 48 giờ kể từ thời điểm bị cắn.\n\nNgoài ra, nếu bạn nghi ngờ rằng con vật cắn bạn có khả năng mang virus dại, bạn nên đưa con vật đó đi xét nghiệm chẩn đoán về bệnh dại. Điều này có thể giúp xác định rõ tình hình và có kế hoạch điều trị thích hợp. Vậy, vắc xin phòng dại cho người giá bao nhiêu?\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_bao_nhieu_tien_1_e17d3f33c7.jpg)\n\n*Bệnh dại xuất phát từ virus dại được truyền từ động vật sang con người*\n\nVắc xin phòng dại cho người giá bao nhiêu?\n------------------------------------------\n\nTiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? Theo thông tin từ các cơ sở y tế, chi phí tiêm ngừa dại có thể thay đổi tùy theo tình trạng của vết thương cần tiêm vắc xin hay [huyết thanh kháng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-thanh-khang-dai-la-gi-su-dung-nhu-the-nao.html). Giá vắc xin phòng dại hiện thường dao động khoảng 250.000 đồng, còn giá huyết thanh kháng dại thường được tính dựa trên số ml/kg thể trọng của người tiêm và có sự biến đổi từ 450.000 đồng đến 700.000 đồng.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hiện nay tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nCó nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá vắc xin phòng dại bao gồm:\n\n* Địa điểm: Giá vắc xin phòng dại có thể khác nhau tùy theo quốc gia, vùng miền và nguồn cung ứng. Ở một số nước, giá cơ bản có thể thấp hơn so với các nước khác.\n* Loại vắc xin: Có nhiều loại vắc xin phòng dại khác nhau trên thị trường. Mỗi loại có tính năng và thành phần riêng, và do đó có giá cả khác nhau. Các loại vắc xin tiên tiến hơn có thể có giá cao hơn.\n* Phí dịch vụ: Giá tiêm vắc xin phòng dại có thể bao gồm cả phí tiêm và phí dịch vụ của cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Các phí này có thể thay đổi tùy theo nơi bạn tiêm vắc xin và các dịch vụ bổ sung khác như: Khám sức khỏe và tư vấn.\n* Chính sách quốc gia: Một số quốc gia có chính sách tiêm vắc xin phòng dại miễn phí hoặc có mức hỗ trợ tài chính cho người dân. Tùy thuộc vào chính sách quốc gia, bạn có thể được hỗ trợ hoặc miễn phí tiêm vắc xin.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_bao_nhieu_tien_4_55abaf21fa.jpg)\n\n*Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá vắc xin phòng dại*\n\nVì những yếu tố này, vậy nên không có câu trả lời chính xác chung đối với vấn đề vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền? Giá tiêm vắc xin phòng dại cho người có thể thay đổi và tốt nhất là nên tham khảo thông tin cụ thể từ cơ sở y tế hoặc bệnh viện địa phương để biết giá chính xác tại nơi bạn thăm khám.\n\nTrong bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp qua về vấn đề tiêm chủng [vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-bao-nhieu-tien.html) và cung cấp một vài thông tin về lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin phòng dại. Đây là một khoản đầu tư quan trọng cho sức khỏe và an toàn cá nhân mà không nên tiết kiệm. Giá trị của việc bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa của bệnh dại không thể đo bằng tiền bạc.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "bệnh dại", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những lưu ý trước khi quyết định tiêm vaccine Gardasil 9", "abstract": "Gardasil 9 là vaccine thế hệ mới, đã được cải tiến giúp phòng ngừa 9 chủng vi rút cực kỳ nguy hiểm dẫn đến các bệnh như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Trước khi quyết định tiêm vaccine Gardasil 9, bạn có thể tham khảo những thông tin cần biết về vaccine Gardasil 9 trong nội dung bài viết dưới đây.", "md_content": "Vaccine Gardasil 9 là giải pháp giúp nâng cao độ bao phủ chống lại 9 chủng virus HPV ở cả nam và nữ giới. Tiêm phòng vaccine Gardasil 9 là sự đầu tư vào sức khỏe của thế hệ trẻ, giúp xây dựng một cộng đồng trẻ khỏe mạnh và chống lại nguy cơ bệnh tật.\n\nHiểu rõ về vaccine Gardasil 9\n-----------------------------\n\nHPV và vi rút gây u nhú ở người, đang là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STI). Nó có thể lây nhiễm thông qua đời sống tình dục không an toàn như quan hệ bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Điều đặc biệt đáng lưu ý là HPV có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào. \n\n![Những lưu ý trước khi quyết định tiêm vaccine Gardasil 9](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_luu_y_truoc_khi_quyet_dinh_tiem_vaccine_gardasil_9_1_69168ca4db.jpg)\n\n*HPV và vi rút gây u nhú ở người*\n\nCó hơn 100 chủng [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) được phát hiện và đa phần chúng không gây hại, không xuất hiện triệu chứng và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong số này có khoảng 40 chủng HPV có thể gây bệnh tại các vùng sinh dục và hậu môn. Trong đó, đặc biệt có 15 chủng HPV được xác định là có nguy cơ cao, đặc biệt là HPV 16 và HPV 18, có khả năng gây ra các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.\n\nNhững chủng HPV ít nguy hiểm hơn có thể dẫn đến các bệnh như mụn cóc ở bàn chân hoặc mụn cóc ở vùng sinh dục với tên gọi \"[sùi mào gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sui-mao-ga-590.html)\". Tùy thuộc vào loại chủng virus gây bệnh, tình trạng nhiễm HPV có thể không biểu hiện ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như [ung thư âm hộ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-am-ho-377.html), âm đạo, dương vật, hậu môn và cả vùng miệng - họng. Nhiều loại HPV có khả năng tiếp tục tồn tại trong cơ thể mà không báo hiệu bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, làm tăng khả năng nhiễm bệnh và tiềm ẩn rủi ro ung thư.\n\nGardasil 9 được lưu hành trong chăm sóc y tế vào năm 2022, đã được đánh giá cao như một vaccine thế hệ mới với những ưu điểm nổi bật trong việc phòng ngừa virus HPV. Gardasil 9, được coi là một đột phá nhờ hiệu quả của nó có khả năng tăng hiệu quả bảo vệ 9 chủng virus nguy hiểm và mở rộng đối tượng sử dụng phòng bệnh cho cả ở nam và nữ giới.\n\nVaccine Gardasil 9 đặc biệt hiệu quả với khả năng bảo vệ khỏi 9 chủng virus HPV phổ biến nhất bao gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58, với mức hiệu quả lên đến trên 94%. Điều này là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của virus và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV, đặc biệt là các loại ung thư nguy hiểm.\n\nHiện nay, Gardasil 9 đã được phân phối rộng rãi tại 84 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, chứng minh hiệu quả và tính an toàn cao của vaccine này. Ngoài ra Gardasil 9 an toàn khi kết hợp với các loại vaccine khác trong cùng một buổi tiêm, mà ít lo ngại về khả năng tương tác giữa chúng, mang lại hiệu quả phòng bệnh tối đa.\n\nAi nên tiêm vaccine Gardasil 9?\n-------------------------------\n\nVaccine HPV Gardasil 9 hay còn gọi vaccine HPV ngừa 9 chủng được khuyến cáo cho cả nam và nữ, và được coi là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ khỏi nhiễm các chủng virus HPV có thể dẫn đến các bệnh ung thư và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Dưới đây là một số đối tượng nên xem xét việc tiêm vaccine Gardasil 9:\n\n**Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi:** Vaccine Gardasil 9 được khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26, nhằm bảo vệ khỏi các chủng virus HPV có thể gây ra các bệnh như ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn và các vùng sinh dục khác.\n\n![Những lưu ý trước khi quyết định tiêm vaccine Gardasil 9 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_luu_y_truoc_khi_quyet_dinh_tiem_vaccine_gardasil_9_2_9a84429f64.jpg)\n\n*Khuyến cáo nên tiêm vaccine Gardasil 9 cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi*\n\n**Nam giới từ 9 đến 26 tuổi:** Gardasil 9 cũng được khuyến cáo cho nam giới trong độ tuổi tương tự. Nó giúp bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm nguy cơ mắc HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà.\n\n**Những người từ 27 đến 45 tuổi:** Dù Gardasil 9 đã được chứng minh vẫn có tác dụng an toàn và hiệu quả ở nhóm tuổi từ 27 đến 45, quyết định tiêm vaccine ở độ tuổi này thường phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ về rủi ro nhiễm HPV và lợi ích bảo vệ.\n\n**Nhóm có nguy cơ cao:** Các nhóm có nguy cơ cao, như những người có nhiều đối tác tình dục, người có hệ thống miễn dịch yếu, hoặc những người đang điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch có thể được khuyến khích tiêm vaccine Gardasil 9 để tăng cường bảo vệ.\n\n**Nhóm đặc biệt:** Gardasil 9 cũng có thể được xem xét cho những người đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc đã có lịch sử ung thư nữ sinh dục.\n\nTrước khi quyết định tiêm vaccine, bạn nên chia sẻ rõ tình trạng sức khỏe với bác sĩ để đảm bảo rằng việc tiêm phòng phù hợp với tình trạng sức khỏe và mong muốn phòng bệnh của bạn.\n\nPhác đồ và lịch tiêm vaccine Gardasil 9\n---------------------------------------\n\nĐể đảm bảo hiệu quả tối đa của vaccine Gardasil 9, bạn cần tuân thủ phác đồ và lịch trình tiêm.\n\n**Nhóm từ 9 tuổi đến dưới 15 tuổi:**\n\nPhác đồ 2 mũi:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm từ 6-12 tháng sau mũi 1.\n* Nếu cách mũi 2 và mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 ít nhất 3 tháng sau mũi 2.\n\nPhác đồ 3 mũi (0-2-6):\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm ít nhất sau 2 tháng mũi 1.\n* Mũi 3: Tiêm ít nhất sau 4 tháng mũi 2.\n\n![Những lưu ý trước khi quyết định tiêm vaccine Gardasil 9 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_luu_y_truoc_khi_quyet_dinh_tiem_vaccine_gardasil_9_3_c926fa1b38.jpg)\n\n*Cần tuân thủ phác đồ và lịch trình tiêm*\n\n**Nhóm từ 15 tuổi đến dưới 27 tuổi:**\n\nPhác đồ 3 mũi (0-2-6):\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm ít nhất sau 2 tháng mũi 1.\n* Mũi 3: Tiêm ít nhất sau 4 tháng mũi 2.\n\nPhác đồ tiêm nhanh:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm ít nhất sau 1 tháng mũi 1.\n* Mũi 3: Tiêm ít nhất sau 3 tháng mũi 2.\n\nLưu ý rằng các lịch trình và phác đồ có thể được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người và tư vấn của bác sĩ. Trước khi tiêm vaccine, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và đưa ra quyết định chính xác với để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong khi tiêm vaccine Gardasil 9.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vaccine Gardasil 9 đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ [vaccine Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html) theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nĐể tư vấn, đặt lịch tiêm chủng vaccine Gardasil 9 mời quý khách đăng ký thông tin tiêm chủng qua hotline 18006928 để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Những phản ứng có thể gặp của trẻ sau khi tiêm vắc xin ngừa Phế cầu", "abstract": "Sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi, chán ăn... đều có thể là những phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu. Hãy cùng tìm hiểu để cha mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu và xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bé sau khi tiêm phế cầu.", "md_content": "Sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn, sẽ kích thích cơ thể trẻ để tạo được miễn dịch đặc hiệu nhằm phòng ngừa nhiễm và lây nhiễm bệnh do Phế cầu gây nên. Tuy nhiên, có thể những phản ứng trong quá trình tạo miễn dịch đặc hiệu đó làm xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng như sốt, sưng, đau nóng, đỏ tại chỗ tiêm, hay chán ăn, mệt mỏi... Phụ huynh nên lưu ý theo dõi, quan sát tất cả các dấu hiệu, triệu chứng, [phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-ung-cua-tre-sau-khi-tiem-phe-cau.html) nhằm phát hiện và có hướng xử trí kịp thời, hiệu quả nhất, để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bé yêu của mình.\n\nVắc xin phế cầu có tác dụng gì?\n-------------------------------\n\nTheo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC), mỗi năm có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới tử vong do các biến chứng của viêm phổi và phế cầu khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và các nguy cơ đe dọa tính mạng khác ở trẻ nhỏ.\n\nĐể đối mặt với những ảnh hưởng nguy hiểm của phế cầu khuẩn, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cực kỳ quan trọng và cần thiết. [Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) giúp cơ thể tạo được miễn dịch đặc hiệu, ngăn ngừa nhiễm và lây truyền Phế cầu khuẩn- nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm.\n\n![Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_cua_tre_sau_khi_tiem_phe_cau_1_9ab204c425.jpg)\n\n*Vắc xin phế cầu kích thích hệ miễn dịch ngăn ngừa tác nhân gây bệnh viêm phổi*\n\nVắc xin phòng phế cầu khuẩn Synflorix được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, với lịch tiêm được điều chỉnh dựa trên độ tuổi và thời điểm bắt đầu tiêm mũi vắc xin Synflorix đầu tiên. Việc tiêm vắc xin Synflorix đúng và đủ lịch giúp trẻ tự bảo vệ sớm trước sự xâm nhập và gây bệnh của Phế cầu khuẩn.\n\nTuy nhiên, có những trường hợp trì hoãn tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn như khi trẻ đang mắc bệnh lý cấp tính hoặc có triệu chứng sốt cao, mắc các bệnh mãn tính mà chưa được điều trị ổn định... Ngoài ra, nếu trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, cũng sẽ không tiêm.\n\nVắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cũng có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, quấy khóc, chán ăn trong một số rất ít trường hợp có thể xuất hiện tiêu chảy, nổi ban, tụ máu tại nơi tiêm, và sốt cao. Rất hiếm các bé có các triệu chứng nặng như mày đay nhanh, diện rộng, co giật, khó thở, tím tái, li bì, kích thích.... trong những trường hợp đó, phụ huynh cần đưa ngay bé tới cở sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất. \n\nPhản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu\n-------------------------------------\n\nMọi loại vắc xin phòng bệnh khi được tiêm vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người. Vắc xin phòng bệnh phế cầu Synflorix cũng có thể có những phản ứng sau khi tiêm.\n\n**Sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu**\n\nSốt thường được coi là một phản ứng phổ biến của cơ thể sau khi tiêm vắc xin, là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với quá trình sinh miễn dịch đặc hiệu của vắc xin đó. Thời gian phản ứng sốt thông thường diễn ra trong 24 giờ đầu sau tiêm. Nếu bé sốt hơn 24 giờ, chúng ta cần xem lại căn nguyên gây sốt khác. \n\n![Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_cua_tre_sau_khi_tiem_phe_cau_2_e6effd3f33.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu*\n\nKhi trẻ có sốt sau tiêm vắc xin Synflorix, cha mẹ cho trẻ mặc đồ thoáng mát và bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng cường cho bé bú... Nếu phản ứng sốt kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng như [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), quấy khóc, tím tái, khó thở, lơ mơ... thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất.\n\n**Một số phản ứng khác có thể xảy ra**\n\nNgoài sốt, sau khi tiêm vắc xin phế cầu, trẻ cũng có thể gặp một số phản ứng khác như chán ăn, sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, chóng mặt, mệt mỏi...\n\nMột hiện tượng khác là chai cứng tại vị trí tiêm, chiếm tỉ lệ khoảng từ 1 – 10%. Nếu trẻ có sốt cao (trẻ dưới 2 tuổi) hoặc sốt (trẻ từ 2 – 5 tuổi), cần lưu ý và theo dõi, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi có sốt cao (Trên 38,5 độ C hoặc với trẻ có tiền sử sốt cao, co giật, dùng thuốc hạ sốt ngay khi sốt 38 độ C ).\n\nCác triệu chứng hiếm gặp khác có thể bao gồm [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), nôn mửa, dị ứng, viêm da, phát ban, và cần được theo dõi và xử lý khi cần thiết.\n\nLưu ý giảm thiểu phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu\n------------------------------------------------------\n\nĐể giảm thiểu khả năng xảy ra phản ứng sau khi tiêm chủng vắc xin phế cầu, cũng như nhanh chóng giảm các phản ứng khi chúng xuất hiện, cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến những điều sau:\n\n* Hoãn tiêm chủng vắc xin nếu trẻ đang có sốt cao, bệnh nặng, hoặc sức khỏe không ổn định. Việc tiêm vắc xin phế cầu chỉ nên được thực hiện khi trẻ hồi phục hoàn toàn.\n* Vắc xin phòng phế cầu chỉ nên được tiêm vào bắp hoặc vị trí thích hợp, không được sử dụng theo đường dưới da hay tiêm tĩnh mạch.\n* Nếu trẻ có biểu hiện giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng đông máu, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.\n* [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) của Bỉ không thay thế được cho vắc xin đặc chủng phòng bệnh khác như bạch hầu, uốn ván....\n* Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm chủng đối với trẻ có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.\n* Chú ý đến lịch tiêm chủng của trẻ, đảm bảo tuân thủ đúng lịch tiêm và thời gian quy định.\n* Không trộn lẫn vắc xin phòng bệnh phế cầu với các loại vắc xin khác để tiêm. Điều này giúp tránh tình trạng không mong muốn do tương tác giữa các loại vắc xin.\n\n![phan-ung-cua-tre-sau-khi-tiem-phe-cau 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_cua_tre_sau_khi_tiem_phe_cau_3_b54a8538a3.jpg)\n\n*Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.*\n\nTại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc, chúng tôi tự hào là điểm đến đáng tin cậy, tiên phong cung cấp những loại vắc xin thế hệ mới nhất từ những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới giúp trẻ nhận được bảo vệ tối ưu trước những rủi ro sức khỏe. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, sự linh hoạt và thuận tiện là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo mọi gia đình đều có cơ hội tiếp cận với Vắc xin, bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của toàn dân.\n\nXem thêm:\n\n[Đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-da-chich-5-trong-1-co-can-chich-synflorix-khong.html)\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vaccine sống giảm độc lực là gì? Các loại vaccine sống giảm độc lực", "abstract": "Tất cả các loại vaccine đều hoạt động dựa trên cơ chế kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu (Miễn dịch đặc hiệu thu được) để chống lại các căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, đối với mỗi loại vaccine sẽ mang đến các cơ chế tác dụng khác nhau. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin cơ bản về các vaccine sống giảm độc lực.", "md_content": "Trong các loại vaccine, vaccine sống giảm độc thuộc thế hệ vắc xin kinh điển, tuy nhiên với vai trò của mình, các vắc xin nhóm này vẫn luôn khẳng định được giá trị, hiệu quả trong phòng, chống bệnh tật. Sau đây hãy cùng khám phá chi tiết những thông tin cần biết về loại vaccine này nhé!\n\nVaccine sống giảm độc lực là gì?\n--------------------------------\n\n[Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) sống giảm độc lực là sản phẩm y tế được tạo ra từ các tác nhân gây bệnh, như virus hoặc vi khuẩn nhằm giúp bảo vệ sức khỏe an toàn. Quá trình sản xuất vaccine này đặc biệt chú trọng vào việc làm giảm độc lực của tác nhân, làm yếu đi tác nhân gây bệnh để đảm bảo an toàn khi sử dụng.\n\nPhương pháp phổ biến nhất để làm giảm độc lực là nuôi cấy lặp đi lặp lại tác nhân trong môi trường. Thông thường, các chuyên gia sử dụng tế bào nuôi cấy hoặc phôi động vật như phôi gà tạo thành loại vaccine sống giảm độc lực. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần, thậm chí lên đến 200 lần, giúp tác nhân thích nghi với môi trường nuôi cấy và đồng thời giảm hoặc loại bỏ khả năng nhân lên trong môi trường tế bào con người.\n\n![Thông tin cơ bản về vaccine sống giảm độc lực 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_co_ban_ve_vaccine_song_giam_doc_luc_1_9349149d3d.png)\n\n*Vaccine sống giảm độc lực giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây hại hiệu quả*\n\nQua quá trình này, vaccine sống giảm độc lực sẽ được tạo ra với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhờ vào việc kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh mà đảm bảo không gây ra bệnh.\n\nCác loại vaccine sống giảm độc lực\n----------------------------------\n\nVaccine sống giảm độc lực là một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa các tác nhân tiềm ẩn gây bệnh và xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh trong cơ thể. Khác với các loại vaccine khác, vaccine sống giảm độc lực được sản xuất từ các tác nhân gây bệnh nhưng đã được làm giảm độc lực để không gây ra ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe. Sau đây là một số loại vaccine sống giảm độc lực phổ biến hiện nay:\n\n* Vaccine sởi - [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) - rubella: Loại vaccine sống giảm độc lực sởi, quai bị và rubella giúp bảo vệ người tiêm tránh khỏi nguyên nhân gây bệnh hiệu quả. Đồng thời, loại vaccine này đã góp phần rất lớn trong việc kiểm soát và loại bỏ sởi ở nhiều quốc gia.\n* [Vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html): Nhằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh thủy đậu và zona, vaccine thủy đậu là một trong những vaccine sống giảm độc lực giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, mang đến sự an toàn cho người tiêm và cả cộng đồng.\n* [Vaccine lao (BCG)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bcg-vaccine-la-gi-chi-phi-tiem-chung-nhu-the-nao.html): BCG không chỉ bảo vệ khỏi lao mà còn có tác động tích cực đối với các bệnh nhiễm khuẩn khác, đồng thời hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch cao.\n* Vắc xin Viêm não Nhật bản: Giúp cơ thể ngăn ngừa căn bệnh Viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh không có điều trị đặc hiệu và để lại nhiều hậu quả di chứng nặng nề cho hệ thần kinh.\n\n![Thông tin cơ bản về vaccine sống giảm độc lực 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_co_ban_ve_vaccine_song_giam_doc_luc_2_dca6da3a50.jpg)\n\n*Vaccine sống giảm độc lực là loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay*\n\nNếu bạn quan tâm đến các loại vaccine sống giảm độc lực này, trung tâm tiêm chủng Long Châu là nơi cung cấp đa dạng các loại vaccine cần thiết cho cả người lớn và trẻ em với chất lượng tốt nhất, đảm bảo nguồn gốc và giá thành hợp lý. Cụ thể, bạn có thể tham khảo mức giá của các loại vaccine sống giảm độc lực sau đây tại trung tâm Tiêm chủng Long Châu:\n\n* Vaccine sởi - quai bị - rubella: Đối với liều sản xuất tại Mỹ có mức giá khoảng 327.000đ/liều và sản xuất tại Bỉ có giá thành khoảng 415.000đ/liều.\n* Vaccine lao BCG (Việt Nam): Khoảng 150.000đ/liều.\n* Vắc xin Viêm não Nhật bản (Thái Lan): Khoảng 715.000/liều.\n\nGiá tiêm lẻ chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo thời điểm khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu, bạn có thể đặt lịch tiêm chủng online [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc qua số Hotline 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác nhu cầu tiêm chủng của bạn nhé!\n\nPhản ứng phụ khi sử dụng vaccine sống giảm độc lực\n--------------------------------------------------\n\nVaccine sống giảm độc lực, mặc dù mang đến nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa các loại bệnh, nhưng cũng có thể gây ra một số phản ứng bất lợi và nguy cơ cho người sử dụng. Trong một số trường hợp, tác nhân sống giảm độc lực có thể biến đổi ngược trở lại dưới dạng đầy đủ độc lực, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác nhân gây bệnh phát triển. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở một số loại vaccine cụ thể.\n\nHệ miễn dịch thường phản ứng bình thường và loại trừ tác nhân sống giảm độc lực, nhưng ở những người có hệ miễn dịch suy giảm sẽ khó kiểm soát cơ thể tránh khỏi tác nhân sống giảm độc lực này. Hơn nữa, đáp ứng miễn dịch với vắc xin sống giảm độc lực không được đảm bảo trên cơ địa những người có suy giảm nặng miễn dịch mắc phải hay nguyên phát.\n\nBên cạnh đó, một số vaccine sống giảm độc lực như vaccine lao BCG, có thể tạo nên nhiều phản ứng sau tiêm rầm rộ như nổi hạch, viêm hạch tại vùng tiêm, sốt...\n\nNgoài ra, nếu tác nhân sống giảm độc lực bị ô nhiễm trong môi trường nuôi cấy, có khả năng bị ô nhiễm bởi các virus khác như retrovirus. Điều này có thể gây ra những tác động phụ không mong muốn. Vì thế nên, các chuyên gia rất kỹ trong việc bảo quản vaccine khi sản xuất nhằm giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng. \n\nĐối tượng không nên tiêm vaccine sống giảm độc lực\n--------------------------------------------------\n\nVaccine sống giảm độc lực không phù hợp cho những đối tượng sau:\n\n* Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người mắc bệnh bạch cầu, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc nhiễm virus suy giảm miễn dịch có thể gặp rủi ro cao khi sử dụng vaccine sống giảm độc lực.\n* Phụ nữ mang thai: Có nhiều tranh cãi về tác động của vaccine sống giảm độc lực đối với thai nhi. Cụ thể nhiều vaccine như thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, lao, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html), thương hàn, zona thần kinh, rota,... đã được chống chỉ định tiêm trong thời kỳ mang thai.\n\nVì thế nên, nếu bạn có kế hoạch mang thai, bạn cần nên chủ động tiêm vaccine sống giảm độc lực trước khi có thai, tùy thuộc vào khuyến cáo của từng nhà sản xuất mà yêu cầu ít nhất là một tháng hoặc lâu hơn.\n\n![Thông tin cơ bản về vaccine sống giảm độc lực 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/thong_tin_co_ban_ve_vaccine_song_giam_doc_luc_3_bd519a4e36.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai không nên tiêm ngừa các loại vaccine sống giảm độc lực*\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về thông tin cơ bản của [vaccine sống giảm độc lực](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-song-giam-doc-luc-la-gi-cac-loai-vaccine-song-giam-doc-luc.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi cân nhắc tiêm phòng loại vaccine này nhé!\n\nXem thêm:\n\n* [*Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)\n* [*Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html)\n* [*Vaccine MVVAC: Lịch tiêm chủng, quy trình thực hiện và tác dụng phụ*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-mvvac-lich-tiem-chung-quy-trinh-thuc-hien-va-tac-dung-phu.html)\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Vacxin"]}, {"title": "Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không?", "abstract": "Vết tiêm lao mưng mủ sau một tháng có thể gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đôi khi đây là phản ứng tích cực cho thấy việc tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ có hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng mưng mủ sau tiêm vắc xin lao, những nguy cơ có thể xảy ra và cách ba mẹ có thể chăm sóc bé khi vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng.", "md_content": "[Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vet-tiem-lao-mung-mu-sau-1-thang-co-sao-khong.html) là tình trạng thường thấy sau khi trẻ tiêm vắc xin lao. Những vết mưng mủ này thường gây lo lắng cho phụ huynh, và có thể dẫn đến nhiều câu hỏi và sự băn khoăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng này, tại sao nó xảy ra, và liệu có đáng lo ngại không.\n\nTiêm phòng lao cho trẻ\n----------------------\n\n[Bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html) do vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis - MTB) gây ra, là một bệnh lây truyền qua không khí và có tốc độ truyền nhiễm rất nhanh. Khi hít chung không khí với người mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao. Khi nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh dễ mắc các biến chứng ở phổi và có thể lan sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác. Bộ Y tế đã quyết định đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng và áp dụng rộng rãi cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện.\n\n[Vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) (bacille Calmette-Guerin) là loại vắc xin phòng ngừa bệnh lao. Trong vắc xin BCG, có chứa một dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao, nhưng vi khuẩn này đã bị làm yếu đi, nên không có khả năng gây bệnh và có tác dụng bảo vệ.\n\n![Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_tiem_lao_mung_mu_sau_1_thang_co_sao_khong_2_1dd3352713.jpg)\n\n*Vắc xin BCG (bacille Calmette-Guerin) phòng ngừa bệnh lao*\n\nVắc xin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến thể nguy hiểm của bệnh lao, bao gồm lao [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) với mức độ bảo vệ lên đến 70%. Người lớn chưa mắc bệnh lao và chưa được chủng ngừa trước đây, nhưng thường xuyên tiếp xúc với nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao, cũng nên được tiêm vắc xin BCG. Loại vắc xin này chỉ cần một liều duy nhất và không cần tiêm thêm các liều bổ sung. Ngoài ra, vắc xin BCG cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các hình thái khác của khuẩn lao không điển hình.\n\nQuy trình tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ\n----------------------------------------\n\nQuy trình tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ là một quá trình quan trọng đòi hỏi sự cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quá trình tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ.\n\n**Trước khi đi tiêm phòng lao cho trẻ:**\n\n* Trước khi quyết định tiêm vắc xin, trẻ cần được khám bác sĩ để đảm bảo rằng trẻ đủ điều kiện và nghe tư vấn từ phía bác sĩ. Lựa chọn một cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thực hiện tiêm phòng, tránh nguy cơ xảy ra sự cố không mong muốn.\n* Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để tạo cảm giác thoải mái trong quá trình tiêm.\n* Trước khi tiêm, hãy đảm bảo rằng trẻ đã ăn đủ bữa. Trẻ không nên cảm thấy quá no hoặc đói để tránh nguy cơ nôn ói hoặc choáng, cũng như hạ đường huyết khi tiêm vắc xin.\n\n![Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không? ă](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_tiem_lao_mung_mu_sau_1_thang_co_sao_khong_549df0bf49.jpg)\n\n*Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát khi đi tiêm lao*\n\n**Quy trình tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ:**\n\n* Vắc xin phòng lao BCG thường được tiêm vào da, thường là phía trên cánh tay hoặc vai trái. Nhân viên y tế sử dụng một bơm kim tiêm riêng biệt khi tiêm chủng vắc xin BCG.\n* Trước khi pha tiêm vắc xin, nhân viên y tế cẩn thận mở ống vắc xin và đảm bảo vô trùng vắc xin bên trong. Khi pha tiêm vắc xin, cần thực hiện quy trình vô khuẩn để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vắc xin.\n* Đối với trẻ dưới 1 tuổi, pha 1 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có 0,5 mg BCG và sau đó lắc cho đến khi tan đều. Tiêm 0,1 ml vào da (với lượng BCG là 0,05 mg).\n* Đối với trẻ trên 1 tuổi, pha 0,5 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có 0,5 mg BCG và sau đó lắc cho đến khi tan đều. Tiêm 0,1 ml vào da (với lượng BCG là 0,1 mg).\n* Sau khi pha, tiêm vắc xin cần được bảo quản trong điều kiện lạnh ở nhiệt độ 2 - 8 độ C trong vòng 6 giờ. Phần vắc xin còn lại sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ cần phải hủy bỏ để đảm bảo tính an toàn.\n\n**Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ:**\n\n* Sau khi tiêm, trẻ nên ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể sau tiêm và để xử lý kịp thời các tình huống bất thường hoặc phản ứng phụ có thể xảy ra.\n* Trong 4 ngày đầu sau tiêm, cần theo dõi phản ứng của trẻ để phát hiện kịp thời các vấn đề như sốt, nhiễm trùng vùng tiêm, hoặc sưng mủ.\n* Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể trẻ, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được thăm khám, tư vấn, và điều trị đúng phương pháp. Tránh tự ý xử lý trẻ bằng thuốc tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của trẻ.\n* Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và bú mẹ đủ bữa để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.\n\nVết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không?\n----------------------------------------------\n\nKhi tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh, cũng như khi tiêm các loại vắc xin khác, có thể xuất hiện những phản ứng thông thường sau tiêm. Các phản ứng này bao gồm:\n\n**Sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm:** Vùng da tại nơi tiêm có thể sưng, đỏ, và đau một chút đây là phản ứng thường gặp và tạm thời.\n\n**Sốt sau tiêm vắc xin lao:** Một số trẻ có thể sốt sau khi tiêm vắc xin lao. Điều này là phản ứng thường gặp và thường tự giảm đi sau một thời gian ngắn.\n\n**Quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi:** Trẻ có thể quấy khóc hơn bình thường, chán ăn hoặc [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) sau khi tiêm vắc xin.\n\n**Nổi ban:** Một số trẻ có thể phát ban sau tiêm. Đây cũng là một phản ứng thông thường và không nguy hiểm.\n\n**Nổi nốt sần nhỏ tại chỗ tiêm:** Có thể xuất hiện nốt sần nhỏ tại vị trí tiêm sau khoảng 30 phút.\n\nNgoài ra, vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng. Mưng mủ này xuất hiện dưới dạng lỗ rò tiết dịch trong 2 - 3 ngày, sau đó sẽ đóng vẩy. Sau 2 tuần, các vẩy sẽ bong ra, để lại một vết sẹo lõm đường kính khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu rằng việc tiêm vắc xin lao đạt hiệu quả.\n\n![Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không? â](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vet_tiem_lao_mung_mu_sau_1_thang_co_sao_khong_1_48c7e3ed96.jpg)\n\n*Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không?*\n\nTrong một số trường hợp, sau tiêm vắc xin lao, trẻ có thể phát triển viêm hạch, tức là sự sưng to và đau ở vùng cổ hoặc sau tai. Sự sưng to này thường xảy ra từ 3-5 tuần sau tiêm và sẽ tự giảm mà không gây di chứng trong vòng khoảng 1 tháng.\n\nNhững biểu hiện như sốt nhẹ, mưng mủ, và sưng tấy tại vị trí tiêm là rất bình thường, và cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để xử lý các phản ứng này, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:\n\n**Sốt nhẹ:** Dùng nước lau mát cho trẻ, và nếu cần thiết, cho trẻ uống [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/top-5-cac-loai-thuoc-ha-sot-cho-tre-va-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-an-toan-70492.html) theo hướng dẫn của nhân viên y tế.\n\n**Sưng đau tại vị trí tiêm:** Có thể chườm mát tại nơi tiêm bằng khăn sạch thấm nước lạnh. Tránh tiếp xúc với vùng da tiêm, và không xát chanh hoặc đắp khoai tây mỏng lên vùng tiêm để tránh làm tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.\n\nNếu sau tiêm vắc xin lao, các phản ứng trở nên nặng hơn, như sốt cao kéo dài, sưng to tại vị trí tiêm kéo dài, hoặc tổn thương khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị thích hợp.\n\nNếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, co giật, da tái màu, hôn mê, hoặc biểu hiện không bình thường khác, cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.\n\nNgược lại, nếu sau tiêm vắc xin lao, trẻ không phát triển mưng mủ trong vòng 5 tháng hoặc không xuất hiện vết sẹo lõm, cha mẹ nên theo dõi và xem xét tiêm lại vắc xin lao cho trẻ.\n\nTiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Hiện nay, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh và cả các vắc xin phòng ngừa bệnh truyền nhiễm khác. Cha mẹ có thể lựa chọn tiêm lẻ hoặc mua các gói tiêm chủng cho bé, đảm bảo sự an toàn và chất lượng y tế cho trẻ nhỏ của mình.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? ", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp... trên người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tuy nhiên, bệnh này có thể chủ động phòng ngừa đặc hiệu bằng cách tiêm phòng vắc xin Cúm. Vậy đối với người đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng cúm được không?", "md_content": "Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về câu hỏi \"Người đang bị Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?\" qua bài viết sau nhé!\n\nBệnh Cúm là gì?\n---------------\n\nBệnh Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, [đau họng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-hong-795.html) và ho. Tình trạng ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa cụ thể như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt thường khá dễ gặp ở trẻ em.\n\nTuy nhiên, ở những người như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch,... bệnh Cúm có thể diễn biến nặng hơn như bội nhiễm viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí với các thể Cúm ác tính có thể dẫn đến tử vong.\n\n![Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_cum_co_tiem_phong_cum_duoc_khong_1_b01198e139.jpg)\n\n*Bệnh Cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe khác nhau*\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin Cúm được khuyến nghị là một biện pháp hiệu quả giúp giảm 60% các loại bệnh gây ra bởi Cúm, giảm tỷ lệ tử vong do Cúm đến 70 - 80%. Đồng thời, tiêm vắc xin Cúm giúp bảo vệ cơ thể lên đến 80% - 90%. Vì thế nên, mọi người cần nên thực hiện tiêm vắc xin Cúm, đặc biệt là trong giai đoạn trước mùa Đông nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa sự lây lan của Cúm trong cộng đồng.\n\nNgười đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?\n------------------------------------------------------------\n\nChúng ta cần phân biệt rõ là cảm lạnh hay bệnh Cúm! Bởi giữa 2 nhóm bệnh này thường có biểu hiện gần tương tự nhau. \n\nNếu bạn đang bị bệnh Cúm, điều đó có nghĩa bạn đang có một tình trạng nhiễm trùng cấp tính, thì bạn nên trì hoãn tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm phòng Cúm sẽ chỉ tiến hành khi bạn đã bình phục khỏi bệnh Cúm.\n\nTrong trường hợp bạn đã mắc Cúm, điều quan trọng nhất là bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước, điện giải, cũng như cung cấp các loại vitamin... nhằm giúp cơ thể bình phục sớm. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu triệu chứng Cúm của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần nên thăm khám ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.\n\nCòn nếu bạn chỉ bị cảm lạnh thông thường, nghĩa là bạn không có tình trạng nhiễm trùng cấp tính, bạn vẫn có thể tiến hành tiêm ngừa Vắc xin Cúm. Khi đó, bác sĩ sẽ cần thăm khám, đánh giá một cách toàn diện, tỉ mỉ trước khi chỉ định cho bạn tiêm ngừa. \n\nĐặc biệt hơn, vắc xin Cúm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể đặc hiệu giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Tuy nhiên, vắc xin Cúm không có tác dụng chữa bệnh Cúm khi bạn đang nhiễm bệnh.\n\n![Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_cum_co_tiem_phong_cum_duoc_khong_2_dc71ca18bf.jpeg)\n\n*Việc tiêm phòng Cúm khi bị bệnh Cúm không có tác dụng hỗ trợ điều trị nào*\n\nPhản ứng sau khi tiêm vắc xin Cúm\n---------------------------------\n\nKhi tiêm chủng ngừa Cúm, phản ứng phụ phổ biến nhất thường là sưng, đau tại vị trí tiêm. Đặc biệt, đặc biệt là những trẻ chưa từng tiếp xúc với virus Cúm, có thể xuất hiện tình trạng [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ và cảm thấy đau, mệt mỏi trong khoảng thời gian sau tiêm. Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 1 - 2 ngày, do đó bạn không cần quá lo ngại về vấn đề này.\n\nMột số trường hợp sau đây rất hiếm có thể xảy ra, như phản ứng phản vệ, khó thở, nói khó, li bì, co giật, mày đay nhanh, rộng... Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau tiêm chủng, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.\n\nNhững người cần nên tiêm phòng Cúm\n----------------------------------\n\nViệc tiêm phòng Cúm được khuyến nghị cho bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm vắc xin Cúm giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng nặng của Cúm và đồng thời ngăn ngừa việc lây lan bệnh Cúm cho những người xung quanh.\n\nĐối với những người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt với những người có bệnh lý nền mạn tính như tim mạch, hô hấp, chuyển hóa... nên được tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm nhằm giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. \n\n![Người đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_dang_bi_cum_co_tiem_phong_cum_duoc_khong_3_42b8ec525c.jpg)\n\n*Người từ 65 tuổi trở lên cần tiêm ngừa Cúm giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả*\n\nTiêm vắc xin Cúm có thể bị Cúm hay không?\n-----------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin Cúm, bạn cần chờ khoảng 10 - 14 ngày để vắc xin phát huy tác dụng. Trong khoảng thời gian này, người vừa tiêm chủng vẫn có khả năng mắc bệnh Cúm nếu tiếp xúc với bệnh nhân Cúm trước khi vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể.\n\nMặc dù đã tiêm vắc xin Cúm, bạn vẫn có thể mắc Cúm, nhưng thường các triệu chứng sẽ nhẹ và không nguy hiểm đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin Cúm sẽ chỉ kéo dài trong vòng khoảng 1 năm do virus Cúm luôn biến đổi kháng nguyên.\n\nVì thế nên, để ngăn ngừa bệnh Cúm một cách hiệu quả, bạn cần tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm và tuân thủ các biện pháp không đặc hiệu như dùng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách, vệ sinh cá nhân, rèn luyện sức khỏe, duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng Cúm hoặc nghi nhiễm Cúm.\n\nNên tiêm vắc xin Cúm ở đâu?\n---------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói vắc xin đa dạng theo nhu cầu và từng lứa tuổi của khách hàng với giá thành hợp lý, đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.\n\nHiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp 3 loại vắc xin Cúm mùa là:\n\n* IVACFLU-S 0,5ML (Việt Nam): Giá khoảng 185.000đ;\n* VAXIGRIP TETRA (Pháp): Giá khoảng 333.000đ;\n* INFLUVAC TETRA (Hà Lan): Giá khoảng 333.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy từng thời điểm. Bạn nên đặt lịch tiêm chủng online [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác về nhu cầu tiêm chủng của mình.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “[Người đang bị bệnh Cúm có tiêm phòng vắc xin Cúm được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-dang-bi-cum-co-tiem-phong-cum-duoc-khong.html)”. Tiêm phòng Cúm đúng lịch sẽ giúp cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tối ưu. Hi vọng qua những thông tin được cung cấp bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cho việc tiêm phòng của bản thân và gia đình. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe nhé.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Cúm", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Giải đáp y khoa: Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không?", "abstract": "Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Các vắc xin giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo hệ thống miễn dịch của bé phát triển mạnh mẽ và chống lại các bệnh tật. Việc quyết định có nên chích vắc xin hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, tình trạng sức khỏe và lịch tiêm chủng trước đó. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về trường hợp đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không nhé!", "md_content": "Tiêm phòng là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Các vắc xin giúp tạo nên miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, câu hỏi về việc đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không thì cần tư vấn của bác sĩ. Nếu bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khuyến nghị tiêm phòng cho bé thì hãy tuân theo để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé yêu của bạn nhé.\n\nVắc xin 5 trong 1 là gì?\n------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin tổng hợp bao gồm 5 thành phần khác nhau nhằm phòng ngừa 5 bệnh truyền nhiễm. Các bệnh được phòng ngừa bao gồm:\n\n* [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) (Diphteria): Bệnh cấp tính, gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, với triệu chứng viêm niêm mạc họng và lợi mạc có màu trắng hoặc xám. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như [suy thận](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-than-679.html), [viêm cơ tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-co-tim-423.html) và có thể dẫn đến tử vong.\n* Ho gà (Pertussis): Một bệnh đường hô hấp cấp tính, với các triệu chứng là các cơn ho kéo dài, đau và khó thở. Bệnh này có thể gây mệt mỏi, tím tái, suy hô hấp và thậm chí dẫn đến tử vong.\n* Bệnh uốn ván (Tetanus): Do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, với triệu chứng là co cứng cơ, đau đớn và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.\n* [Bệnh bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) (Poliomyelitis): Do virus đường ruột Polio gây ra, lây truyền qua đường phân - miệng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như chân tay, lưng dần mất vận động, liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp và tử vong.\n* Viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do vi khuẩn Hib: Có thể dẫn đến phù não, điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ, bại não, điếc, động kinh hoặc mù một phần. Ngoài ra, vi khuẩn này có thể gây phù nề họng và có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở. Vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể như máu, tim, phổi, xương, khớp và mắt cùng miệng.\n\n![Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_chich_5_trong_1_co_can_chich_synflorix_khong_1_86644b6275.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin tổng hợp phòng ngừa 5 bệnh truyền nhiễm*\n\nCó mấy loại vắc xin 5 trong 1\n-----------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 bao gồm các loại vắc xin sau:\n\n* Vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc): Được sản xuất tại Hàn Quốc. Loại vắc xin này có tác dụng phòng ngừa năm bệnh truyền nhiễm phổ biến gồm: Bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, viêm màng não mủ, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) do vi khuẩn HiB và [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html).\n* Vắc xin ComBe Five (Ấn Độ): Được sản xuất tại công ty Biological E, Ấn Độ. Đây là một loại vắc xin mới được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Trẻ em được tiêm miễn phí tại các cơ quan y tế xã. Loại vắc xin này có thành phần tương tự vắc xin Quinvaxem và đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 43 quốc gia trên thế giới với hơn 400 triệu liều. Ở Việt Nam, vắc xin này được cấp phép sử dụng từ tháng 5/2017 để thay thế [vắc xin Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html).\n* Vắc xin Pentaxim (Pháp): Vắc xin này được sản xuất tại Pháp bởi công ty sản xuất dược phẩm Sanofi Pasteurs. Đây là loại vắc xin mất phí và được tiêm tại các cơ quan trong và ngoài công lập. Vắc xin này đang được sử dụng phổ biến vì nó có nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của vắc xin này là nó chứa thành phần ho gà vô bào, chỉ chứa các thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ các thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn. Thành phần ho gà vô bào được đánh giá là có ít phản ứng sau tiêm và ít gây sốt hơn.\n\nVắc xin 5 trong 1 thường bao gồm phòng ngừa cho 5 bệnh truyền nhiễm khác nhau, nhưng không bao gồm tất cả các bệnh trong [vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html). Vậy đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tiếp tục tìm hiểu nhé!\n\n![Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_chich_5_trong_1_co_can_chich_synflorix_khong_2_f79613901b.jpg)\n\n*Có ba loại vắc xin 5 trong 1*\n\nLịch tiêm phòng vắc xin 5 trong 1\n---------------------------------\n\nNhìn chung, vắc xin tổng hợp này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và cha mẹ nên tuân theo lịch trình và đưa bé đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Việc tuân thủ lịch tiêm phòng này giúp giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của họ. Nếu việc tiêm chủng bị trì hoãn, trẻ có thể mắc các căn bệnh nguy hiểm và sức khỏe của các bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đôi khi, việc phát hiện và chữa trị bệnh một cách kịp thời có thể cứu sống các bé.\n\nSau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chính với khoảng thời gian tối thiểu là 1 tháng giữa mỗi lần tiêm, cha mẹ cần theo dõi và đưa bé đi tiêm nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ cho trẻ nhỏ. Thời điểm thích hợp để tiêm nhắc lại là khi trẻ đạt khoảng 16 - 18 tháng tuổi.\n\nĐã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không?\n------------------------------------------------\n\nĐối với câu hỏi về việc đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không thường phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và lịch tiêm phòng riêng của trẻ. Lịch tiêm 5 trong 1 thường không bao gồm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) Synflorix, nhưng quyết định cuối cùng nên dựa trên hướng dẫn của bác sĩ và tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ. Để biết rõ hơn về lịch tiêm phòng và xem liệu trẻ của bạn cần tiêm thêm Synflorix hay không, bạn có thể tham khảo và thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế tại [trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng quan của bé và đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc tiêm phòng để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ của bạn.\n\n![Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_chich_5_trong_1_co_can_chich_synflorix_khong_3_5067a93af7.jpg)\n\n*Đã chích 5 trong 1 có cần chích Synflorix không?*\n\nĐến đây chắc các ba mẹ đã trả lời được câu hỏi [đã chích 5 trong 1 có cần chích synflorix không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-da-chich-5-trong-1-co-can-chich-synflorix-khong.html). Nếu có điều kiện ba mẹ hãy cho trẻ tiêm sớm để đảm bảo sức khoẻ và phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ nhỏ nhé. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được thắc mắc cho bạn.\n\nXem thêm: \n\n[Phản ứng của trẻ sau khi tiêm phế cầu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-ung-cua-tre-sau-khi-tiem-phe-cau.html)\n\n[Sau khi tiêm synflorix có sốt không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-synflorix-co-sot-khong-phan-ung-sot-keo-dai-bao-lau.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không?", "abstract": "Bệnh dại là một loại bệnh nguy hiểm, không có phương pháp điều trị cụ thể và có nguy cơ tử vong cao. Do đó, cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại là tiêm vắc xin phòng dại. Tuy nhiên, có nhiều người còn lo lắng về việc tiêm vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không? Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này nhé!", "md_content": "Thực tế hiện nay có rất nhiều thông tin không chính xác và tin đồn gây hoang mang, khiến người ta lo sợ về tác động của việc tiêm vắc xin phòng dại đối với sức khỏe và hệ thần kinh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) cũng như vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không.\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nTrước khi đến với vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không? Chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về bệnh dại và [vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) là gì? Bệnh dại là một bệnh nghiêm trọng do một loại virus gây ra thường xuất phát từ động vật. Con người có thể mắc bệnh dại khi bị cắn bởi động vật nhiễm virus này. Ban đầu, triệu chứng của bệnh có thể không xuất hiện rõ ràng. Tuy nhiên, sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng kể từ khi bị cắn, bệnh dại có thể gây ra đau đầu, mệt mỏi, sốt và cảm giác không thoải mái. Các triệu chứng sau đó bao gồm co giật, ảo giác và tê liệt. Đa số trường hợp bệnh dại ở người dẫn đến tử vong.\n\nĐể đảm bảo sự an toàn khỏi bệnh dại, việc tiêm vắc xin phòng dại là một biện pháp hiệu quả. Vắc xin này được tạo ra từ virus dại đã bị tiêu diệt hoàn toàn và không còn khả năng gây ra bệnh dại. Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ phản ứng bằng việc tạo ra khả năng miễn dịch để chống lại bệnh dại. Vắc xin phòng bệnh dại có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_co_tac_dung_phu_khong_2_69067a0daa.png)\n\n*Vắc xin phòng bệnh dại có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em*\n\nTương tự như với các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh dại được tiêm cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh dại, nhằm đảm bảo sự an toàn và bảo vệ họ trong trường hợp tiếp xúc với virus bệnh dại. Tuy nhiên, thực tế là có nhiều người vẫn còn lo lắng về sự an toàn của việc tiêm phòng dại, dẫn đến việc tiêm phòng này chưa được phổ biến đủ rộng rãi. Vậy, tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không?\n\nTiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không?\n---------------------------------------------------\n\nVới sự lo lắng về vấn đề vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không, nhiều người hiện nay còn do dự về quyết định tiêm loại vắc xin này. Đối với mọi loại vắc xin phòng bệnh, phản ứng phụ sau tiêm có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin phòng bệnh dại được làm từ virus dại đã chết và không thể gây ra bệnh dại. Do đó, nguy cơ vắc xin gây ra hại cho sức khỏe nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong là vô cùng thấp. Các trường hợp phản ứng nghiêm trọng từ vắc xin phòng bệnh dại rất hiếm gặp. Sau khi tiêm, một số người có thể trải qua các tác dụng phụ có thể bao gồm:\n\n* Tại vị trí tiêm: Có một số tác dụng phụ có thể xảy ra tại vị trí tiêm chủng bao gồm sưng đỏ, đau, và viêm. Thông thường, những tác dụng này thường tự giảm đi và biến mất sau vài ngày kể từ thời điểm tiêm chủng.\n* Toàn thân: Ngoài ra, một số tác dụng phụ có thể xảy ra trên toàn cơ thể như: Mệt mỏi, [hoa mắt chóng mặt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoa-mat-chong-mat-14.html), run và đau nhức ở các khớp cơ.\n* Sốc phản vệ: Có trường hợp hiếm hoi người được tiêm chủng có thể gặp phản ứng sốc phản vệ sau tiêm, nhưng đây là trường hợp rất hiếm.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_co_tac_dung_phu_khong_3_fd5912f4b2.jpg)\n\n*Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trên toàn cơ thể như mệt mỏi*\n\nSau quá trình tiêm chủng, người tiêm cần theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân. Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên chủ động tìm đến bác sĩ để có sự can thiệp và điều trị kịp thời.\n\nNhững lưu ý sau khi tiêm chủng vắc xin phòng dại\n------------------------------------------------\n\nĐể giảm thiểu các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng dại, cần tuân thủ các quy tắc sau:\n\n* Hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về đối tượng chống chỉ định cho vắc xin phòng dại.\n* Trì hoãn lại việc tiêm phòng nếu bạn đang sốt cao hoặc đang mắc bệnh cấp tính.\n* Không nên tiêm vắc xin nếu bạn đang dùng [corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html) trong thời gian dài, có tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.\n* Hãy luôn tuân thủ lịch tiêm và số lượng mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả của vắc xin phòng bệnh dại.\n* Ghi chép thông tin về cơ sở tiêm chủng và tuân theo thời gian quy định để có thể theo dõi và xử lý một cách kịp thời nếu xảy ra các tác dụng phụ nguy cấp sau khi tiêm vắc xin phòng dại.\n* Hạn chế sử dụng các loại thuốc có tiềm năng làm suy yếu hoặc ức chế hệ thống miễn dịch, vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết sau khi tiêm vắc xin phòng dại.\n* Người đang trong quá trình điều trị bệnh ác tính nên chọn phương pháp tiêm vắc xin qua bắp và sau đó cần theo dõi mức kháng thể trong máu.\n* Tránh uống các loại đồ uống có ga hoặc có chứa cồn, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kháng thể trong cơ thể.\n\n![Tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vac_xin_phong_dai_co_tac_dung_phu_khong_4_21d6e21a96.jpg)\n\n*Tránh uống các loại đồ uống có ga hoặc có chứa cồn*\n\nTổ chức Y tế thế giới đã xác nhận rằng tất cả các loại vắc xin phòng dại hiện đang sử dụng đều được đánh giá là an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh dại. Các vắc xin này đều chứa virus dại bất hoạt, điều này đồng nghĩa rằng sau khi tiêm vào cơ thể, chúng không còn khả năng gây ra bệnh dại. Và điều quan trọng là bạn nên tiêm vắc xin ở những [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín. \n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Hiện nay tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline 1800 6928 (miễn phí) của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nTóm lại, để giải đáp cho vấn đề \"[vắc xin phòng dại có tác dụng phụ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-co-tac-dung-phu-khong.html)?\" thì câu trả lời là có. Tuy nhiên so sánh với lợi ích lớn mà vắc xin phòng dại mang lại trong việc ngăn chặn bệnh dại và hệ lụy từ bệnh này, các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng dại không đáng được coi là lý do quan trọng khi quyết định về việc tiêm chủng, bởi hầu hết chúng không gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh Cúm Influvac Tetra có giá bao nhiêu?", "abstract": "Tiêm chủng vắc xin Cúm là rất cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt với những khách hàng có bệnh lý nền như Tiểu đường, Huyết áp, Bệnh phổi mạn tính, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nhằm giúp bảo vệ sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật, thậm chí tử vong do bệnh Cúm. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều loại vắc xin cúm khác nhau. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn về loại vắc xin Influvac Tetra.", "md_content": "Bệnh [Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-mua-va-cac-cach-phong-tranh-ban-can-biet-45133.html) thường xảy ra vào mùa Đông. Đây là căn bệnh lây rất nhanh và mạnh, nếu mỗi khi có bệnh, dịch thì khoảng 30 đến 60% dân cư trong cộng đồng sẽ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt với những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp... Người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai... thì có nguy cơ chịu gánh nặng bệnh tật, thậm chí là tử vong do căn bệnh Cúm gây ra cao hơn. Do đó, để ngăn ngừa bệnh Cúm, mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa đặc hiệu bằng tiêm phòng vắc xin Cúm. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về loại vắc xin influvac tetra nhé!\n\nThông tin về vắc xin influvac\n-----------------------------\n\nVắc xin Influvac Tetra là một sản phẩm vắc xin phòng cúm mùa được sản xuất bởi công ty dược phẩm Abbott (Hà Lan), đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người khỏi nguy cơ mắc bệnh Cúm. vắc xin này chứa các thành phần kháng nguyên của cả virus [cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-a-la-benh-gi-cach-nhan-biet-dau-hieu-cum-a.html) (H3N2 và H1N1) và cúm B (Victoria và Yamagata), giúp kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại các loại virus cúm mùa.\n\nTại Việt Nam, dịch Cúm thường xảy ra vào mùa Đông, nên việc tiêm vắc xin Influvac Tetra thường bắt đầu mùa trước khi mùa cúm mùa bùng phát. Cụ thể lịch tiêm như sau:\n\n* Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến trước 9 tuổi: Cần nên tiêm 2 mũi trong năm đầu tiên với khoảng cách ít nhất 4 tuần giữa hai mũi và sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.\n* Người trên 9 tuổi: Đối tượng này chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin mỗi năm và mũi tiêm nhắc mỗi năm.\n\nViệc tiêm vắc xin Influvac Tetra hàng năm không những bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn mà còn góp phần tạo ra \"Miễn dịch cộng đồng\" và ngăn ngừa bệnh Cúm lây lan.\n\n![Tiêm chủng vacxin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vacxin_influvac_tetra_bao_nhieu_tien_1_a825146fd8.jpg)\n\n*Vắc xin Influvac Tetra có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi virus gây bệnh cúm*\n\nMột số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Influvac Tetra\n---------------------------------------------------\n\nTác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Influvac Tetra thường khá nhẹ chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, không gây ra vấn đề lâu dài với sức khỏe. Một số phản ứng thường gặp như đau, sưng, nóng, đỏ nhẹ tại vùng tiêm, đau đầu, mệt mỏi, cảm giác khó chịu, đau khớp, cơ, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ, nôn mửa hoặc phát ban nhẹ. Những phản ứng này thường tự giảm đi sau vài ngày, do đó bạn không nên quá lo ngại khi xuất hiện các triệu chứng này.\n\nĐể giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra, việc tiêm vắc xin phòng cúm mùa nên được thực hiện tại các trung tâm tiêm chủng có kinh nghiệm và đảm bảo tuân theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của mình, hãy thảo luận và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc y tá trước khi tiêm.\n\nTuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau khi tiêm vắc xin như khó thở, nói khàn, li bì, co giật, phát ban, mày đay nhanh, rộng, phù mạch, hoặc cảm giác buồn nôn chóng mặt... bạn cần nên ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.\n\n![Tiêm chủng vacxin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vacxin_influvac_tetra_bao_nhieu_tien_2_c7569e5b84.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin cúm bạn rất dễ cảm thấy mệt mỏi*\n\nCác đối tượng nên tiêm phòng vắc xin Influvac Tetra\n---------------------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa kỳ, tiêm vắc xin Influvac Tetra nhắc lại hàng năm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu nhằm bảo vệ khỏi bệnh Cúm. Đặc biệt, một số đối tượng sau đây cần được ưu tiên tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm:\n\n* Trẻ em sau 6 tháng đến dưới 5 tuổi và người cao tuổi.\n* Phụ nữ mang thai hoặc có dự định [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) cần tiêm vắc xin Cúm để bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Cúm và đảm bảo sức khỏe của thai nhi, đồng thời giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm bệnh Cúm trong 3 tháng đầu của thai kì. Hơn nữa em bé dưới 6 tháng tuổi, sẽ được nhận kháng thể tự nhiên của Mẹ truyền qua nhau thai, hoặc qua sữa mẹ nhằm giúp trẻ phòng tránh bệnh Cúm trong 6 tháng đầu đời.\n* Những người mắc các bệnh mãn tính như viêm phổi, hen suyễn, đái tháo đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch... cần thực hiện tiêm vắc xin Cúm định kỳ. Các dữ liệu khoa học chỉ ra rằng, vắc xin phòng bệnh Cúm đã làm giảm nguy cơ gánh nặng bệnh tật và thậm chí tử vong do bệnh Cúm trên những khách hàng có bệnh lý nền trên. Đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng do virus Cúm gây nên.\n\nViệc tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp bạn tạo ra một \"lá chắn\" mạnh mẽ chống lại virus cúm và giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.\n\nTiêm vắc xin Influvac Tetra có giá bao nhiêu?\n---------------------------------------------\n\nHiện nay, trên thị trường có nhiều loại vắc xin Cúm được lưu hành và tất cả các loại vắc xin đều được kiểm định, đánh giá về chất lượng và mức độ an toàn trước khi sử dụng rộng rãi. Các loại vắc xin cúm phổ biến có thể kể đến như Vaxigrip của Pháp, Vaxigrip Tetra của Pháp, Influvac của Hà Lan.\n\nVề giá cả, mức giá tiêm vắc xin cúm mùa Influvac của Hà Lan tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) dao động từ 300.000 đến 400.000 đồng mỗi liều. Giá tiêm lẻ vắc xin mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm.\n\nNếu bạn quan tâm đến các loại vắc xin Cúm, bạn có thể đặt lịch online qua hệ thống của trung tâm tiêm chủng Long Châu hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn cụ thể về các gói vắc xin phù hợp với nhu cầu.\n\n![Tiêm chủng vacxin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_vacxin_influvac_tetra_bao_nhieu_tien_3_741d706f8a.jpg)\n\n*Giá tiêm chủng vắc xin influvac dao động trong khoảng 300.000 - 400.000đ mỗi liều*\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “tiêm chủng vắc xin Influvac Tetra có giá bao nhiêu?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại vắc xin ngừa Cúm này nhé!\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Cúm", "Tiêm phòng cúm", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm Synflorix có sốt không? Phản ứng sốt kéo dài bao lâu?", "abstract": "Nhiều phụ huynh có thắc mắc về việc liệu tiêm Synflorix có sốt không. Sốt là một phản ứng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin phế cầu. Tuy nhiên, không cần lo lắng quá về điều này, vì phản ứng sốt thường tự giảm và biến mất sau 1 - 2 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách.", "md_content": "Tiêm vắc xin Synflorix để phòng phế cầu giúp trẻ tránh các bệnh nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm trùng huyết, và viêm tai giữa cấp. Tuy nhiên, một số phụ huynh có thắc mắc về việc liệu [tiêm synflorix có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-synflorix-co-sot-khong-phan-ung-sot-keo-dai-bao-lau.html), hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này nhé!\n\nVắc xin phòng phế cầu Synflorix\n-------------------------------\n\nSynflorix là một loại vắc xin xuất xứ từ Bỉ, được thiết kế để bảo vệ khỏi 10 loại phế cầu khuẩn phổ biến nhất, bao gồm các týp 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi để ngăn ngừa các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html), viêm tai giữa do phế cầu và Haemophilus influenzae không xác định loại gây ra.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_1_11221743a1.jpg)\n\n*Synflorix là một loại vắc xin xuất xứ từ Bỉ*\n\nTiêm Synflorix có sốt không?\n----------------------------\n\nMột số phụ huynh có câu hỏi về việc tiêm Synflorix có [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) không. Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp rằng việc tiêm vắc xin này có khả năng gây sốt cho bé. Phản ứng sau tiêm phế cầu có thể khác nhau tùy theo từng người do đặc điểm cơ địa của mỗi người. Các phản ứng thường gặp bao gồm sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), tăng thân nhiệt so với bình thường, sưng và đau tại vị trí tiêm, nhưng những triệu chứng này thường tự giảm đi sau 1 - 2 ngày. Các chuyên gia y tế dự phòng lưu ý rằng sốt sau tiêm phế cầu là một phản ứng bình thường, cho thấy hệ miễn dịch đang tạo phản ứng với vắc xin.\n\nTuy nhiên, một số trẻ có thể trải qua các phản ứng hiếm hoi như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, tình trạng da tím tái hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Do đó, để đảm bảo hiệu quả vắc xin và đồng thời giảm thiểu phản ứng sốt sau tiêm, người tiêm chủng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, làm theo lịch tiêm và số mũi tiêm theo hướng dẫn. Ngoài ra còn phải chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tiêm phế cầu.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_2_51768bff3f.jpg)\n\n*Tiêm Synflorix có sốt không?*\n\nKhi tiêm phế cầu, phản ứng sốt kéo dài bao lâu?\n-----------------------------------------------\n\nĐến đây chắc các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi liệu tiêm Synflorix có sốt không. Sốt là một biểu hiện y khoa thường thấy, có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trên mức bình thường (dao động từ 36.5 - 37.5 độ C). Sốt thường là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) và thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.\n\nNgoài ra, sốt cũng có thể xuất hiện sau tiêm phế cầu (vắc xin là một chất hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể). Khi vắc xin này nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ nhận biết nó là một chất lạ và phản ứng bằng cách gây ra sốt để hình thành kháng thể và tạo ra \"trí nhớ miễn dịch\". Điều này có nghĩa là nếu cơ thể tiếp tục tiếp xúc với tác nhân gây bệnh tương ứng với vắc xin ([phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html)), hệ thống miễn dịch sẽ tự động huy động kháng thể để chống lại kẻ xâm nhập.\n\nThời gian kéo dài của sốt sau tiêm phế cầu thường là 1 - 2 ngày và sau đó sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau một thời gian ngắn, không gây ra các di chứng.\n\n[Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) đã được nghiên cứu và chứng minh là an toàn và hiệu quả, đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia. Mặc dù có một số trường hợp báo cáo về phản ứng phụ như sốt kéo dài 2 ngày sau tiêm, mệt mỏi, đau cơ, và sưng tại vị trí tiêm, những biểu hiện này thường rất nhẹ và trung bình. Điều này chứng tỏ vắc xin đang hoạt động hiệu quả trong việc đào tạo hệ miễn dịch để chuẩn bị cho sự phòng thủ trước các tác nhân gây bệnh.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_3_e2bba0f18f.jpg)\n\n*Thời gian kéo dài của sốt sau tiêm Synflorix thường là 1 - 2 ngày*\n\nNhững lưu ý khi tiêm Synflorix\n------------------------------\n\nDưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin phòng phế cầu Synflorix để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ:\n\n* Trì hoãn tiêm nếu trẻ đang có sốt cao kéo dài.\n* Không tiêm vắc xin Synflorix qua đường tĩnh mạch hoặc đường da và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.\n* Cần đặc biệt chú ý khi tiêm cho trẻ có dấu hiệu [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-la-benh-ly-nguy-hiem-nhung-co-chua-duoc-khong-65002.html) hoặc rối loạn đông máu.\n* Hãy lưu ý rằng vắc xin Synflorix chỉ bảo vệ trước một số tuýp huyết thanh cụ thể.\n* Nên duy trì lịch tiêm chủng cho các loại vắc xin khác như phế cầu bạch hầu và HIB.\n* Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể không có đáp ứng miễn dịch tốt sau khi tiêm vắc xin.\n* Hiệu quả của vắc xin Synflorix thường cao nhất cho trẻ dưới 2 tuổi.\n* Tránh sử dụng [Paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/acetaminophen) trước tiêm vắc xin để không làm giảm miễn dịch của trẻ.\n* Đặc biệt quan tâm đến trẻ sinh non và theo dõi hô hấp sau khi tiêm, đặc biệt với trẻ có dấu hiệu chưa hoàn thiện về hệ hô hấp.\n* Không nên pha trộn vắc xin Synflorix với các loại vắc xin khác trong cùng một mũi tiêm.\n* Cơ sở y tế luôn sẵn sàng để đối phó với [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) nếu xảy ra tình huống đó.\n\n![Tiêm Synflorix có sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_synflorix_co_sot_khong_4_d38ca3bb8e.jpg)\n\n*Nên trì hoãn tiêm Synflorix nếu trẻ đang có sốt cao kéo dài*\n\nĐến đây chắc các phụ huynh đã trả lời được câu hỏi tiêm synflorix có sốt không. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) cung cấp vắc xin Synflorix, được sản xuất bởi GSK (Bỉ), để tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho trẻ. Việc tiêm vắc xin phế cầu này phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và hướng dẫn từ bác sĩ. Vì vậy, hãy đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn bởi bác sĩ một cách rõ ràng và cụ thể nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)\n\n[Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-thiet-phai-tiem-phe-cau-cho-tre-khong-co-phan-ung-phu-sau-tiem-khong.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? ", "abstract": "Tiêm chủng là phương pháp chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm bệnh tật, hoặc làm giảm gánh nặng cũng tử vong do bệnh tật gây nên. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể được tiêm vắc xin. Bởi một số rất ít trường hợp đặc biệt khi tiêm vacxin có thể gây nên nguy hiểm cho chính người được tiêm. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những trường hợp nào không nên tiêm vacxin nhé!", "md_content": "Tiêm chủng vắc xin là cách chăm sóc sức khỏe chủ động nhằm bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh, hoặc giảm gánh nặng cũng như tử vong do bệnh tật gây nên. Tuy nhiên trước khi tiêm chủng, bạn cần phải hiểu rõ bản thân có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá [những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-nhung-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-vacxin.html) nhé!\n\nTìm hiểu về vắc xin\n-------------------\n\n[vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác nhân gây bệnh cụ thể. Vắc xin giúp kích thích hệ miễn dịch tạo ra sức đề kháng đặc hiệu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.\n\nCó thể nói vắc xin là một thành tựu y học vĩ đại, cho phép con người chủ động bảo vệ bản thân tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, cúm và rất nhiều bệnh lý khác. Vắc xin giúp ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh, giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả, giảm gánh nặng và tử vong do bệnh tật.\n\n![Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_nhung_truong_hop_nao_khong_nen_tiem_vacxin_1_fb05a02c54.jpg)\n\n*Vắc xin giúp bạn phòng tránh các nguy cơ gây bệnh hiệu quả*\n\nNhững trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?\n--------------------------------------------\n\nMột số đối tượng sau đây tuyệt đối không nên tiêm vắc xin bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe:\n\n* Những người có phản ứng phản vệ nặng với bất cứ thành phần nào, hoặc tương tự có trong vắc xin trước đó.\n* Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất Vắc xin, có từng trường hợp chống chỉ định tuyệt đối.\n* Trì hoãn tiêm vắc xin: Với những trường hợp có các bệnh mạn tính mà chưa được điều trị ổn định. Hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.\n* Thận trọng khi tiêm vắc xin: Một số vắc xin với Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, hoặc chưa có dữ liệu an toàn, hiệu quả trên cả thai nhi hoặc em bé đang bú mẹ.\n* Tương tác giữa các vắc xin (Vắc xin sống, giảm độc lực, vắc xin có ức chế chéo...), hoặc khoảng cách tối thiểu của vắc xin cùng loại.\n\n![Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_nhung_truong_hop_nao_khong_nen_tiem_vacxin_2_dcccaf9935.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào*\n\nMột số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin\n------------------------------------\n\nTrong thực tế, không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ sau khi tiêm chủng. Đặc biệt, một số rất ít trường hợp có các dấu hiệu, biểu hiện nghiêm trọng, người được tiêm nên ngay lập tức được đưa tới cơ sở y tế gần nhất.\n\nSau khi tiêm phòng vắc xin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ thông thường, nhưng chúng thường không ảnh hưởng lâu dài hay nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể các triệu chứng có thể xuất hiện như sưng, đau tại khu vực tiêm, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ và trẻ sẽ có thể quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, do đó bạn chỉ cần chăm sóc, theo dõi cẩn thận các dấu hiệu chuyển biến nặng và không cần quá lo lắng.\n\nTuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nặng nào, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời nhanh chóng. Các triệu chứng nặng có thể xảy ra như [phản ứng phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), sốt cao không đáp ứng thuốc, co giật, khó thở hoặc biểu hiện tím tái, li bì... thậm chí có thể nguy hại đến sức khỏe, tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.\n\n![Thắc mắc: Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_nhung_truong_hop_nao_khong_nen_tiem_vacxin_3_1c0dd63413.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin bạn có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ*\n\nNhững điều lưu ý khi tiêm vắc xin\n---------------------------------\n\nNhằm để đảm bảo tình trạng sức khỏe an toàn khi tiêm chủng, người đi tiêm phòng vắc xin cần nên lưu ý một số vấn đề sau:\n\n* Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng.\n* Bạn cần nên chia sẻ tất cả các loại bệnh đang mắc phải hoặc các loại thuốc, chế phẩm đang sử dụng điều trị.\n* Đối với phụ nữ, bên cạnh các thông tin cơ bản, cần chia sẻ bản thân có mang thai hay không hoặc thời gian dự định có thai trong tương lai.\n* Người được tiêm chủng nên có người đi cùng để hỗ trợ, chăm sóc theo dõi sức khỏe trước, trong và sau khi tiêm ngừa.\n* Theo quy định của Bộ Y Tế, sau khi tiêm, bạn ở lại 30 phút để các nhân viên y tế theo dõi phản ứng phụ có thể xảy ra. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, người được tiêm sẽ được chăm sóc, xử trí và điều trị kịp thời.\n* 48 giờ sau tiêm, bạn cần nên quan sát nếu có các phản ứng phụ bất thường nào, bạn cần liên hệ, thông báo tới cơ sở y tế gần nhất.\n\nNếu bạn đang tìm hiểu về các loại vắc xin cho nhu cầu tiêm chủng của mình, vui lòng đến tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc với đội ngũ Bác sĩ, điều dưỡng, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của bạn cũng như thân nhân của bạn về Vắc xin. \n\nNgoài ra, để thuận tiện cho quy trình tiêm chủng, bạn có thể đặt lịch tiêm trước hoặc gọi: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về vấn đề \"những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?\". Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết hơn về việc tiêm chủng ngừa bệnh, tránh các biến chứng gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.\n\nCó thể bạn cần biết:\n\n* [*Có nên mua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-mua-goi-tiem-chung-cho-tre-so-sinh-khong.html)\n* [*Tiêm chủng vắc xin Influvac Tetra cúm bao nhiêu tiền?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vacxin-influvac-tetra-cum-bao-nhieu-tien.html)\n* [*Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-nen-tiem-chung-mo-rong-hay-dich-vu-cho-tre.html)\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bảo vệ sức khỏe"]}, {"title": "Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?", "abstract": "Tiêm đủ mũi vắc xin viêm não Nhật Bản và Synflorix theo lịch trình là biện pháp an toàn, hiệu quả để kiểm soát virus và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ chúng. Vì vậy, một số bậc cha mẹ có thắc mắc liệu Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không.", "md_content": "Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc chích ngừa trẻ nên được thực hiện càng sớm càng tốt và càng nhiều mũi càng tốt. Cơ thể trẻ có khả năng tiếp nhận nhiều kháng nguyên cùng một lúc. Do đó, nhiều bậc cha mẹ có thắc mắc về việc [vắc xin Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/synflorix-tiem-chung-voi-viem-nao-nhat-ban-duoc-khong.html). Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá thêm về trường hợp này!\n\nVắc xin Synflorix\n-----------------\n\nVắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html), chứa 10 antigens phổ biến của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, bao gồm các loại 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, và 23F. Vắc xin này kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các antigens của phế cầu. Khi phế cầu xâm nhập vào cơ thể, những kháng thể này, được tạo ra sau khi tiêm vắc xin, bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bởi phế cầu.\n\nVắc xin Synflorix phòng phế cầu khuẩn được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Phác đồ tiêm phụ thuộc vào độ tuổi khi trẻ tiêm mũi Synflorix đầu tiên. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin càng sớm trong khoảng độ tuổi khuyến cáo sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển kháng thể bảo vệ sớm hơn khi tiếp xúc với phế cầu. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được tiêm vào cơ thể thông qua một mũi tiêm và vị trí thích hợp để tiêm là phần trước của đùi trẻ nhỏ hoặc cơ đùi ở trẻ lớn.\n\n![Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_tiem_chung_voi_viem_nao_nhat_ban_duoc_khong_1_12bd4af8d0.jpg)\n\n*Vắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng phế cầu khuẩn*\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản\n-------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ muỗi cắn người sau khi hút máu từ các loài chim và gia súc nhiễm virus viêm màng não. Triệu chứng bệnh thường bao gồm sốt cao, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, và nôn mửa, cùng với nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh kéo dài suốt đời. Trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.\n\nViệc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là một biện pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh này. Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin an toàn và hiệu quả để phòng viêm não Nhật Bản, bao gồm:\n\n* **Vắc xin Imojev:** Loại vắc xin thế hệ mới, sản xuất theo công nghệ tiên tiến, và tạo miễn dịch mạnh mẽ phòng bệnh viêm não Nhật Bản. [Imojev](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đây là sản phẩm của Sanofi Pasteur, một tên tuổi hàng đầu trong ngành dược phẩm thế giới.\n* **Vắc xin Jevax:** Vắc xin này dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Nó giúp xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên mạnh mẽ để đối phó với bệnh viêm não Nhật Bản. Jevax được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech, một công ty dược phẩm tại Việt Nam.\n\nCả hai loại vắc xin này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả trẻ em và người lớn khỏi nguy cơ viêm não Nhật Bản. Chương trình tiêm chủng có thể cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng và phân loại vắc xin cho từng đối tượng.\n\nSynflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?\n------------------------------------------------------\n\nNhiều ba mẹ thắc mắc liệu Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? Câu trả lời của Nhà thuốc Long Châu là có thể nhé. Tuy nhiên, khi tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc, cần lưu ý rằng các vắc xin khác nhau phải tiêm vào các vị trí khác nhau. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và tránh tạo điều kiện cho xung đột hoặc phản ứng giữa các vắc xin sau khi được tiêm vào trẻ.\n\n![Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_tiem_chung_voi_viem_nao_nhat_ban_duoc_khong_2_e8d4965674.jpg)\n\n*Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?*\n\nMột trong những điều mà cha mẹ quan tâm là liệu việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không, có khiến bé quấy khóc nhiều hơn hoặc có sốt cao hơn không? Các chuyên gia đã khẳng định rằng việc tiêm cùng lúc nhiều loại vắc xin hoàn toàn an toàn và không gây hại cho trẻ, chỉ mang lại những lợi ích cần thiết. Phản ứng phụ sau tiêm cùng lúc nhiều vắc xin tương đương với việc tiêm từng loại vắc xin riêng lẻ. Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc sẽ gây ra tác dụng phụ như sốt, quấy khóc nhiều hơn hoặc tác động xấu đến hệ miễn dịch của trẻ.\n\nƯu điểm của việc Synflorix tiêm chung với viêm não Nhật Bản\n-----------------------------------------------------------\n\nĐến đây chắc các bậc cha mẹ đã có đáp án cho câu hỏi Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không. Việc cho trẻ tiêm chung Synflorix với viêm não Nhật Bản sẽ có các lợi ích như:\n\n* **Bảo vệ trẻ tốt hơn:** Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh và dễ mắc các bệnh nặng hơn. Chích ngừa trẻ sớm giúp bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, việc tiêm nhiều mũi cùng lúc giúp giảm đau, quấy khóc và số lần sốt sau tiêm, từ đó giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cha mẹ không cần phải đối mặt với việc thấy con đau đớn và khóc lóc nhiều lần.\n* **Tiết kiệm thời gian:** Đối với cha mẹ bận rộn, việc đưa trẻ đi tiêm không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều kiện thời tiết, giao thông, và nhiều yếu tố khác có thể tạo ra những trở ngại. Việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc giúp giảm thiểu số lần cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, tiết kiệm thời gian và công sức cho cha mẹ.\n* **Tiết kiệm chi phí:** Nhiều đơn vị tiêm chích ngừa đều đòi hỏi phải trả tiền khám sàng lọc trước tiêm, cộng thêm các chi phí đi lại. Do đó, việc tiêm nhiều mũi cùng một lúc không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm tiền bạc cho cha mẹ.\n\n![Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_tiem_chung_voi_viem_nao_nhat_ban_duoc_khong_3_9867c40378.jpg)\n\n*Việc cho trẻ tiêm chung Synflorix với viêm não Nhật Bản sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí*\n\nBây giờ thì các ba mẹ đã trả lời được câu hỏi Synflorix tiêm chung với viêm não Nhật Bản được không. Thế nên ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng uy tín để tiêm chủng cho bé. Là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin hàng đầu, [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện cung cấp đầy đủ cả vắc xin phòng viêm não Nhật Bản và Synflorix. Tất cả các loại vắc xin của trung tâm tiêm chủng Long Châu được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn nhờ hệ thống dây chuyền lạnh chuyên dụng. Vậy nên, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến tiêm chủng để đảm bảo rằng trẻ đã nhận đủ số mũi tiêm, đặc biệt là các mũi nhắc lại, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?", "abstract": "Sốt thường là một trong những phản ứng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin. Tiêm phòng lao ở trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng và cấp thiết. Vậy sau khi tiêm mũi lao có sốt không?", "md_content": "Việc tiêm phòng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhưng điều mà nhiều phụ huynh quan tâm là liệu sau khi [tiêm mũi lao có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-mui-lao-co-sot-khong.html)?\n\nTiêm phòng lao là gì?\n---------------------\n\n[Bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html) do vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis - MTB) gây ra, loại vi khuẩn này có khả năng lây truyền nhanh chóng qua không khí, khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh thông qua việc hít thở cùng không khí với người mắc bệnh. Nếu nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nặng tại phổi, có thể lan sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác.\n\n![Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_mui_lao_co_sot_khong_1_8a6ea1110c.jpg)\n\n*Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra có khả năng lây truyền nhanh chóng qua không khí*\n\nBộ Y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đặc biệt là cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng. [Vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) (bacille Calmette-Guerin) là biện pháp phòng ngừa chính cho bệnh lao. Vắc xin này chứa một dạng vi khuẩn lao đã được làm yếu đi, đảm bảo không gây bệnh mà vẫn kích thích hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.\n\nBCG được khuyến cáo đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó hiệu quả đặc biệt trong việc phòng ngừa các biến chứng lao nguy hiểm, với độ bảo vệ lên tới 70%, đặc biệt là trong trường hợp lao viêm màng não. Người lớn chưa được chủng ngừa và thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng được khuyến khích tiêm vắc xin BCG. Ngoài ra, vắc xin này còn có hiệu quả đối với việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các biến thể khác của khuẩn lao không điển hình. Mặc dù chỉ cần tiêm một liều duy nhất, nhưng vắc xin BCG vẫn là một biện pháp hiệu quả và quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của bệnh lao.\n\nQuy trình tiêm phòng lao\n------------------------\n\nVắc xin ngừa lao BCG đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và kiểm soát bệnh lao, giúp cơ thể phát triển miễn dịch chủ động đối với loại vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra bệnh lao. Vắc xin này được ưu tiên chỉ định cho các đối tượng cụ thể như nhóm người chưa từng tiêm phòng, không có dấu vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao, những người có phản ứng Tuberculin âm tính, và những trường hợp bị bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin.\n\nVắc xin tiêm phòng lao BCG được tiêm vào da, vthường là ở mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái.\n\nTrước khi pha tiêm, nhân viên y tế cần cẩn thận mở ống vắc xin để tránh bất kỳ rủi ro nào về vệ sinh. Quá trình pha tiêm phải tuân theo quy trình vô khuẩn, đối với trẻ em dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi có liều lượng và thể tích tiêm thường khác nhau. Không tiêm vắc xin đã quá hạn, bị ẩm hoặc dính.\n\nSau khi pha, vắc xin cần được bảo quản trong điều kiện lạnh để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, cần được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, không vượt quá 6 giờ, và phần vắc xin còn lại sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ cần được hủy bỏ để đảm bảo an toàn.\n\nSau khi tiêm mũi lao có sốt không?\n----------------------------------\n\nCó thể bé sẽ [sốt sau khi tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-sau-tiem-vac-xin-bao-lau-thi-sot.html) mũi vắc xin phòng bệnh lao, và đây thường là một phản ứng phụ phổ biến. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần của vắc xin. Thường thì, sốt sau khi tiêm mũi lao là một biểu hiện tạm thời và sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hoặc có các triệu chứng nguy hiểm khác, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng của trẻ.\n\n![Sau khi tiêm mũi lao có sốt không? ă](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_mui_lao_co_sot_khong_2_b2609b437c.jpg)\n\n*Có thể bé sẽ sốt sau khi tiêm mũi vắc xin phòng bệnh lao*\n\nCác phản ứng thường gặp sau tiêm lao\n------------------------------------\n\nThường thì, vắc xin ngừa lao BCG gây ra ít phản ứng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên, sau khi tiêm, có thể xuất hiện một số biểu hiện phản ứng như sau:\n\n**Phản ứng thường gặp:**\n\n*Chán ăn và quấy khóc:* Một số trẻ có thể trở nên chán ăn và quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. Ngay sau khi tiêm, có thể xuất hiện một nốt đỏ nhỏ tại vị trí tiêm, thường biến mất trong khoảng 30 phút đến 1 giờ.\n\n*Sưng và áp xe:* Trong 24 giờ sau tiêm, có thể sưng và áp xe tại vị trí tiêm, có thể kèm theo sốt nhẹ và nổi hạch. Các triệu chứng này thường tự khỏi trong 1 - 3 ngày mà không cần điều trị.\n\n**Phản ứng tại vị trí tiêm:**\n\n*Vết loét và sẹo:* Sau 2 tuần đến 2 tháng, hoặc thậm chí lâu hơn, có trường hợp tại vị trí tiêm xuất hiện đỏ da, hóa mủ trắng, mụn mủ tự vỡ tạo vết loét tại vùng tiêm, kéo dài khoảng 2 tuần. Sau đó, vết loét tự lành và để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 3 - 5mm, điều này là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đã phản ứng và phát triển miễn dịch chống lại vi khuẩn lao.\n\n![Sau khi tiêm mũi lao có sốt không? ă](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_mui_lao_co_sot_khong_3_cede27a91a.jpg)\n\n*Tại vị trí tiêm mũi lao có thể xuất hiện vết loét và sẹo*\n\n**Phản ứng hiếm gặp:**\n\nPhản ứng nặng: Các phản ứng nặng khi tiêm BCG rất hiếm, chỉ xảy ra ở khoảng 1/1.000.000 người, thường là viêm tủy hoặc nhiễm lao. Đối với những trường hợp này, thường liên quan đến [bệnh nhân HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html) hoặc suy giảm miễn dịch.\n\n**Áp xe tại chỗ tiêm:**\n\nXuất hiện áp xe tại chỗ tiêm thường do việc sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng, tuy nhiên, đây là một hiện tượng khá hiếm.\n\nTrẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh lao sớm và đúng lịch để có kháng thể bảo vệ trước khi tiếp xúc với các mầm bệnh nguy hiểm. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng tuân theo yêu cầu của Bộ y tế để đảm bảo rằng con bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh truyền nhiễm.\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không?", "abstract": "Trẻ đã từng bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không? Hãy cùng tìm hiểu xem liệu sau khi bị viêm tai giữa tiêm bổ sung vắc xin phế cầu có thể là lựa chọn phù hợp để tăng cường bảo vệ sức khỏe của trẻ trong tình trạng này.", "md_content": "Tiêm vắc xin phế cầu là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết trong việc phòng ngừa hiệu quả các bệnh viêm tai giữa, viêm màng não... do phế cầu gây ra. Một số bậc phụ huynh đặt ra thắc mắc rằng: [Trẻ đã bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-viem-tai-giua-co-tiem-phe-cau-duoc-khong.html)\n\nBiểu hiện của trẻ bị viêm tai giữa\n----------------------------------\n\n[Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) là một trong những tình trạng nhiễm trùng tai phổ biến nhất, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính của hiện tượng này bao gồm những yếu tố sau:\n\n* Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa đầy đủ khả năng chống lại vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của chúng.\n* Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh ở trẻ, đặc biệt là ống thính giác kết nối tai với phần sau của cổ họng. Cấu trúc chưa hoàn thiện của ống thính giác ở trẻ làm tăng khả năng tắc nghẽn, khiến chất lỏng và tạp chất không thể thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.\n* Biến chứng từ các bệnh lý tai mũi họng khác như viêm họng, viêm xoang, viêm VA, [viêm amidan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-amidan-467.html) cũng có thể góp phần gây viêm tai giữa ở trẻ.\n\n![tre-bi-viem-tai-giua-co-tiem-phe-cau-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_tai_giua_co_tiem_phe_cau_duoc_khong_1_70219471f6.jpg)\n\n*Biến chứng từ các bệnh lý tai mũi họng khác*\n\nKhi trẻ bị viêm tai giữa, thường xuất hiện các dấu hiệu như:\n\n* Sốt cao, dùng tay dụi hoặc kéo vành tai, khó chịu, quấy khóc khó ngủ, chán ăn, và có thể đi kèm với nôn ói hoặc tiêu chảy.\n* Chảy mủ từ ống tai cũng là một trong những biểu hiện thường gặp.\n* Đồng thời trẻ có thể kém phản xạ với âm thanh và có triệu chứng đau tai, đau đầu, hoặc giảm thính lực tạm thời.\n\nTrẻ bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không?\n------------------------------------------------\n\nBệnh phế cầu là một nhóm các bệnh lý do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Có nhiều chủng vi khuẩn này thường trú trong mũi, họng và đường thở của những người khỏe mạnh, được gọi là người lành mang trùng. Mỗi năm, gần 500,000 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu thiệt mạng do các bệnh liên quan đến phế cầu, bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) và nhiều bệnh lý khác.\n\nPhế cầu lây lan qua đường hô hấp, thông qua nước bọt và dịch mũi họng khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc chơi chung đồ chơi.\n\nBệnh viêm tai giữa là một trạng thái nhiễm trùng tai, thường xảy ra ở trẻ nhỏ sau khi mắc các bệnh như cúm, sởi, viêm mũi họng, [viêm xoang](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-xoang-479.html), viêm V.A, viêm amidan, u vòm mũi họng, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), và viêm khí phế quản. Các vi khuẩn gây ra viêm tai giữa thường bao gồm phế cầu khuẩn (S. pneumoniae), vi khuẩn HiB (H. influenzae loại B), tụ cầu vàng (S. aureus), và M. catarrhalis.\n\nNhiều bậc phụ huynh thường đối diện với băn khoăn khi quyết định liệu trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không? Một số người có quan điểm rằng trẻ đã mắc các bệnh này sẽ không mắc lại trong tương lai. Tuy đúng là cơ thể trẻ tự phát triển miễn dịch sau khi nhiễm vi khuẩn phế cầu, nhưng thực tế có đến 90 loại vi khuẩn phế cầu khác nhau và sự miễn dịch chỉ hình thành đối với loại mà cơ thể đã tiếp xúc. Do đó, trẻ có thể vẫn dễ mắc phải các loại phế cầu khác trong tương lai nếu không tiếp tục biện pháp phòng ngừa.\n\n![tre-bi-viem-tai-giua-co-tiem-phe-cau-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_tai_giua_co_tiem_phe_cau_duoc_khong_2_2513142ff5.jpg)\n\n*Thực tế có đến 90 loại vi khuẩn phế cầu khác nhau*\n\nHơn nữa, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu không chỉ giúp ngăn chặn các bệnh như viêm tai giữa mà còn bảo vệ khỏi những tác động nghiêm trọng khác của vi khuẩn phế cầu. Vắc xin có thể ngăn chặn viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết do các loại phế cầu gây ra. Do đó, dù trẻ đã bị viêm tai giữa, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu vẫn là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.\n\nKhi nào nên tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ?\n-----------------------------------------------\n\n[Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) bao gồm 10 loại kháng nguyên phổ biến là 1, 4, 5, 6B, 7 F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F, cộng hợp với Protein D của Hemophilus Influenza không định týp. Nó được thiết kế để bảo vệ trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi khỏi các nguy cơ liên quan đến phế cầu, và có các phác đồ tiêm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ:\n\n**Đối với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:**\n\n*Liệu trình 3 + 1:*\n\n* Liều 1: Bắt đầu từ 6 tuần tuổi.\n* Liều 2: Cách liều 1 ít nhất 1 tháng.\n* Liều 3: Cách liều 2 ít nhất 1 tháng.\n* Liều nhắc lại (liều 4): Cách liều 3 ít nhất 6 tháng sau và thường được tiêm sau 1 tuổi để tối ưu hóa kháng thể.\n* Đối với trẻ sinh non (ít nhất 27 tuần tuổi thai), có thể sử dụng liệu trình 3 + 1 khi trẻ đạt 2 tháng tuổi.\n\n*Liệu trình 2 + 1: Thay thế liệu trình 3 + 1.*\n\n* Liều 1: Dùng cho trẻ 6 tuần tuổi.\n* Liều 2: Cách liều 1 ít nhất 2 tháng.\n* Liều nhắc lại: Cách liều 2 ít nhất 6 tháng.\n\n![tre-bi-viem-tai-giua-co-tiem-phe-cau-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_viem_tai_giua_co_tiem_phe_cau_duoc_khong_3_d56e13b814.jpg)\n\n*Tiêm phòng cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi*\n\n**Đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:**\n\n* Nếu chưa tiêm vắc xin trước đó, có thể sử dụng lịch trình 2 liều tiêm và 1 liều nhắc.\n* Liều 1: Ngày bắt đầu tiêm.\n* Liều 2: Cách liều 1 ít nhất 1 tháng.\n* Liều nhắc lại: Khi trẻ lớn hơn 1 tuổi và cách liều 2 ít nhất 2 tháng.\n\n**Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi:**\n\nTrường hợp chưa tiêm trước đó, tiêm 2 liều với khoảng cách ít nhất là 2 tháng.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là địa điểm đáng tin cậy cho dịch vụ tiêm phòng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng giàu kinh nghiệm. Trước khi tiêm, khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc và tư vấn về vắc xin, đồng thời nhận được hỗ trợ chăm sóc sau tiêm chủng theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.\n\nTiêm chủng Long Châu phục vụ sự thoải mái và an toàn, luôn theo dõi 100% khách hàng trong 30 phút sau tiêm và đánh giá sức khỏe trước khi ra về. Phòng tiêm chủng thân thiện với trẻ, kèm theo thông báo nhắc lịch và đồng bộ thông tin tiêm chủng Quốc gia, tạo ra môi trường tốt nhất cho quá trình tiêm phòng hiệu quả và an toàn.\n\nXem thêm:\n\n[Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tim cụ thể ra sao?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)\n\n[Có nên tiêm mũi phế cầu cho bé không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-mui-phe-cau-cho-be-khong-lich-tiem-mui-phe-cau-cho-be.html)\n\n", "date": "09/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? Cần lưu ý gì?", "abstract": "Bệnh thủy đậu thường nhẹ nhưng có thể nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu nếu những đối tượng này chưa từng mắc thủy đậu hay chưa từng tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả trong việc phòng ngừa thủy đậu? Vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? sẽ được làm rõ trong bài viết này.", "md_content": "Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở đa số các nước trên toàn thế giới. Bệnh không những gây ra tác động xấu đến sức khỏe, công việc mà còn là gánh nặng chi phí y tế của một quốc gia. Vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này. Thế vắc xin thủy đậu nên tiêm bao nhiêu mũi, [vắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-1-mui-co-duoc-khong-can-luu-y-gi.html) sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.\n\nThủy đậu là gì?\n---------------\n\n### Nguồn gốc bệnh thủy đậu\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với tốc độ lây lan rất nhanh. Thủ phạm của bệnh này là do virus Varicella zoster - một loại virus herpes alpha chỉ lây nhiễm ở người. Không giống như các loài virus mang gen sợi đơn (RNA) như Coronavirus, virus cúm có khả năng biến đổi cao nên tạo ra nhiều chủng loại khác nhau, virus Varicella zoster được tạo thành từ DNA sợi đôi nên nó khá ổn định về mặt vật chất. Vì thế bệnh thường bệnh lành tính, ít biến đổi và thường tự khỏi.\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_tiem_1_mui_co_duoc_khong_2_a7b42e90f2.jpeg)\n\n*Hình ảnh virus Varicella zoster gây bệnh thủy đậu*\n\n### Con đường lây truyền\n\nTỷ lệ lây truyền của virus này lên tới 90% là do chúng có trong dịch tiết đường hô hấp và dịch tiết ra từ các mụn nước trên da, chúng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên da hay qua dịch tiết đường hô hấp hoặc qua việc hít phải các hạt virus trong không khí.\n\n### Biểu hiện lâm sàng qua các giai đoạn bệnh\n\nĐối tượng mắc thủy đậu chủ yếu là trẻ em. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài khoảng 10 - 21 ngày. Trong thời gian này, virus ban đầu nhân lên ở đường hô hấp trên, vào máu, lây lan đến hệ thống lưới nội mô (gan, lá lách) và các cơ quan khác. Người mắc bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng báo trước như sốt, khó chịu và phát ban điển hình bao gồm ngứa, rát, sần, mụn nước. Ban đầu, da thành thành ban đỏ rồi phát triển thành các mụn nước, sau đó tiến triển thành mụn mủ rồi đóng vảy. Các tổn thương trên da này chủ yếu là trung tâm ở lưng, mặt và lây lan nhanh chóng đến phần còn lại của cơ thể. Theo nguyên tắc, sau khoảng 5 - 7 ngày mắc bệnh thì sự lây nhiễm của bệnh thủy đậu kết thúc sau khi mụn nước đóng vảy hoàn toàn.\n\nSau khi bị nhiễm trùng tiên phát, virus có thể tồn tại tiềm ẩn ở dạng không hoạt động trong các tế bào hạch, tế bào thần kinh. Khi sức đề kháng của bạn bị suy giảm do tuổi tác hay mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư, người ghép tạng,... sẽ tạo cơ hội cho việc tái hoạt động của Varicella zoster gây ra bệnh zona thần kinh với các triệu chứng đau dây thần kinh sau Herpetic, viêm mống mắt, [tăng nhãn áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thien-dau-thong.html) thứ phát,...\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_tiem_1_mui_co_duoc_khong_3_b2c8cc6100.jpg)\n\n*Các triệu chứng của thủy đậu có thể kể đến như sốt, nổi mụn nước, đau đầu, mệt mỏi...*\n\n### Biến chứng của thủy đậu\n\nMặc dù thủy đậu nói chung là một bệnh lành tính nhưng lại gây cảm thấy khó chịu đáng kể do ngứa, thẩm mỹ (sẹo). Các biến chứng không phải là hiếm gặp và chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch tế bào. Biến chứng thường liên quan đến nhiễm trùng da và liên quan đến hệ thần kinh trung ương bao gồm [viêm màng não do virus](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-do-virus-174.html). \n\nBiện pháp tốt nhất phòng ngừa thủy đậu\n--------------------------------------\n\nCách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng thủy đậu và giảm bệnh một cách hiệu quả cũng như gánh nặng kinh tế là phòng ngừa ngay từ ban đầu. Theo nguyên tắc đó, vắc xin thủy đậu sống giảm độc lực đã được nghiên cứu và phát triển. vắc xin thủy đậu sống giảm độc lực lần đầu tiên được phát triển ở Nhật Bản bởi Takahashi. Cho đến nay đã có rất nhiều loại vắc xin thủy đậu ra đời, đa phần là chủng Oka, với khả năng tạo miễn dịch lên tới 96%.\n\nVắc xin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không?\n------------------------------------------\n\nĐể trả lời cho câu hỏi này, các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng 95% trẻ em được tiêm chủng cho trẻ khỏe mạnh từ 12 - 18 tháng tuổi phát triển kháng thể bảo vệ sau một liều vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, hiệu quả miễn dịch 95% chống lại bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm và sẽ suy yếu dần nên nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng vẫn rất cao.\n\nNăm 2006, khuyến cáo tiêm hai liều vắc xin thủy đậu cho trẻ khỏe mạnh ra đời và cho thấy rằng liều vắc xin thủy đậu thứ hai gây ra phản ứng ghi nhớ mạnh mẽ ở những người đã được tiêm một liều duy nhất, với sự gia tăng khả năng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Theo nghiên cứu, ở người khỏe mạnh tiêm một liều duy nhất có hiệu quả khoảng 95% và 98 - 99% sau hai liều. Việc thực hiện tiêm chủng hai liều đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh bùng phát, từ đó kéo theo tỷ lệ nhập viện, tử vong và chi phí y tế liên quan đến nhiễm trùng thủy đậu cũng suy giảm.\n\nHiện nay, lịch tiêm vắc xin thủy đậu bắt đầu với liều đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 9 đến 15 tháng tuổi (tùy loại vắc xin) và liều thứ hai được tiêm cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Hơn nữa, liều thứ hai được khuyến nghị tiêm như liều nhắc lại cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi đã được tiêm một liều duy nhất trước đó.\n\nHãy đến với [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - một trong các đơn vị vô cùng uy tín về chất lượng vacxin cũng như dịch vụ và tay nghề của nhân viên y tế tiêm chủng. Hiện tại, Long Châu có các loại vắc xin ngừa thủy đậu với những mức giá tham khảo khác nhau phù hợp cho từng kinh tế gia đình, bao gồm:\n\n* VARICELLA-GCC của Hàn Quốc: Khoảng 690.000đ\n* VARIVAX của Mỹ: Khoảng 980.000đ\n* VARILRIX của Bỉ: Khoảng 935.000đ\n\n![Giải đáp: Vacxin thủy đậu tiêm 1 mũi có được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vacxin_thuy_dau_tiem_1_mui_co_duoc_khong_4_d28c751edd.jpeg)\n\n*Hiệu quả miễn dịch của tiêm 2 liều vắc xin thủy đậu có thể lên đến 99%*\n\nTóm lại, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thủy đậu có thể được ngăn ngừa một cách hiệu quả bằng cách thực hiện tiêm phòng thủy đậu. Hiệu quả của vắc xin ở trẻ khỏe mạnh dao động lần lượt từ 80 đến 95% cho liều đầu tiên và từ 93 đến 99% cho liều thứ hai. \n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "thủy đậu"]}, {"title": "Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella", "abstract": "Vắc xin MMR của Mỹ là một loại vắc xin kết hợp ngăn ngừa ba loại bệnh phổ biến ở trẻ em: Sởi, quai bị và rubella. Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, quan trọng phải tuân thủ lịch tiêm chủng MMR II và hoàn thành số mũi vắc xin theo quy định.", "md_content": "Sởi, quai bị và rubella là ba loại bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. Trẻ em có thể mắc bệnh thông qua tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Thông thường, hầu hết trẻ mắc bệnh này sẽ hồi phục hoàn toàn sau một thời gian điều trị, nhưng ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng. Ngày nay, cả ba loại bệnh này đều có thể được phòng ngừa hoàn toàn thông qua một mũi vắc xin kết hợp là [MMR II](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html).\n\nTổng quan về vắc xin MMR II\n---------------------------\n\nVắc xin MMR II là một loại vắc xin sống, giảm độc lực, có tác dụng phòng ngừa đồng thời cả ba căn bệnh: Sởi, quai bị và rubella. Đây đều là ba loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được khuyến cáo tại nước ta. Khả năng mắc bệnh cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng.\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_1_98971a9184.jpg)\n\n*Vắc xin MMR II phòng ngừa sởi, quai bị và rubella*\n\n### Bệnh sởi\n\n[Bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) thường xuất hiện với phát ban trên toàn cơ thể, sốt, chảy nước mũi và ho khan kéo dài. Các biến chứng của bệnh sởi có thể bao gồm viêm phổi, viêm não, và trong trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi trong thời kỳ thai nghén có nguy cơ cao gây ra các vấn đề như dị dạng thai nhi, sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.\n\n### Bệnh quai bị\n\nDấu hiệu điển hình của bệnh [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html) thường bao gồm sưng đau ở vùng gần tai, sốt, khó khăn khi nhai, và cảm giác đau nhức ở cơ thể. Các biến chứng của bệnh có thể bao gồm viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng gây ra vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị có thể gây ra việc sinh non, thai chết lưu hoặc các tình trạng dị tật bẩm sinh.\n\n### Bệnh Rubella\n\n[Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) gây ra phát ban trên toàn cơ thể, sốt nhẹ, và sưng hạch vùng góc hàm, cổ. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc sảy thai.\n\nHiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sởi - quai bị - rubella, và nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Bộ Y tế khuyến cáo cả người lớn và trẻ em nên tiêm phòng vắc xin ngừa sởi - quai bị - rubella.\n\nVắc xin MMR II có hiệu quả phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella lên đến 95%. Nó có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai để ngăn chặn hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ. Vắc xin MMR II thường được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, với trẻ dưới 12 tháng tuổi cần tiêm từng loại vắc xin riêng biệt.\n\nVắc xin sởi - quai bị - rubella tiêm mấy mũi?\n---------------------------------------------\n\nĐể phòng ngừa sởi - quai bị - rubella, trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên cần được tiêm vắc xin MMR của Mỹ với 2 mũi cơ bản:\n\n* Mũi 1: Dành cho trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Dành cho trẻ từ 4 - 6 tuổi (có thể tiêm sớm hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình hình dịch bệnh).\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_2_f8a4d2d8c8.jpg)\n\n*Vắc xin MMR của Mỹ có 2 mũi cơ bản*\n\nNgười lớn và trẻ từ 7 tuổi trở lên, nếu chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa sởi - quai bị - rubella, cũng cần tiêm đủ 2 mũi cơ bản:\n\n* Mũi 1: Tiêm vào thời điểm được chỉ định.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (đặc biệt với phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm đầy đủ mũi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng).\n\nTương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin MMR có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm như phản ứng tại chỗ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn và phòng tránh phản ứng sau tiêm, sau khi tiêm vắc xin MMR, cả trẻ em và người lớn đều cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ sau khi về nhà, để kịp thời xử lý nếu có tình huống bất thường xảy ra.\n\nVắc xin phòng bệnh MMR II giá bao nhiêu?\n----------------------------------------\n\nGiá thành tùy thuộc vào thời điểm tiêm phòng và cơ sở lựa chọn tiêm chủng. Ví dụ, loại vắc xin kết hợp phòng ba bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR II - Mỹ) tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chua-benh/tiem-chung) có giá giao động 300.000 vnđ đến 350.000 vnđ.\n\nTác dụng phụ của vắc xin MMR II\n-------------------------------\n\nCác tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella bao gồm:\n\n* Cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói tại vị trí tiêm.\n* Sốt từ 38°C trở lên kèm theo ban đỏ nhẹ trên da, nhưng hiếm gặp.\n* Các phản ứng nhẹ tại chỗ như ban đỏ chai và cảm giác căng cứng, đau họng, dễ kích thích, khó chịu, viêm tuyến mang tai, buồn nôn và tiêu chảy.\n* Phản ứng co thắt khí phế quản có thể xảy ra.\n* Đau cơ và khớp thường thoáng qua và không kéo dài, chỉ thường xảy ra ở phụ nữ trưởng thành.\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_3_5d4915c00d.jpg)\n\n*Sốt từ 38°C trở lên là tác dụng phụ của hầu hết các vắc xin*\n\nMặc dù các tác dụng phụ thường là nhẹ và các phản ứng nặng khá hiếm, nhưng vẫn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin.\n\nNhững lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella\n---------------------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella, mặc dù có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và phòng bệnh, nhưng cần được theo dõi kỹ lưỡng. Bên cạnh các tác dụng phụ thường gặp, cha mẹ không nên lơ là mà cần chú ý đến:\n\n* Sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được giữ quan sát tại bệnh viện trong khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng có thể xảy ra, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu có tình trạng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Khi trẻ về nhà, cha mẹ cần tiếp tục quan sát trẻ trong khoảng thời gian 24 - 48 giờ. Họ cần chú ý đến tâm trạng của trẻ, nhiệt độ cơ thể, các vết đỏ, nhịp thở, nhu cầu ăn uống.\n* Cha mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp với vùng tiêm của trẻ. Họ cần tránh sử dụng lá thuốc, khăn chườm nóng hoặc lạnh để tránh việc làm nhiễm trùng vùng tiêm.\n* Nếu trẻ có biểu hiện sốt sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, cha mẹ không cần quá lo lắng. Họ có thể giúp trẻ uống nhiều nước/sữa, sử dụng thuốc hạ sốt và đặc biệt để trẻ mặc quần áo thoáng mát.\n\n![Thông tin về vắc xin MMR II phòng sởi - quai bị - rubella 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mmr_ii_4_f9b3a433e6.jpg)\n\n*Cho trẻ uống nhiều nước/sữa để giảm bớt sốt sau khi tiêm vắc xin*\n\nVắc xin MMR II chống chỉ định với ai?\n-------------------------------------\n\nNgười không nên tiêm vắc xin MMR II nếu:\n\n* Có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.\n* Đang mang thai, cần tránh việc mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin.\n* Có tiền sử dị ứng với neomycin.\n* Đang mắc bệnh sốt hoặc viêm đường hô hấp.\n* Bị bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.\n* Có các bệnh lý liên quan đến máu, bạch cầu hoặc u hạch bạch huyết; hoặc trong trường hợp có khối u ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.\n* Bị suy giảm miễn dịch từ bẩm sinh hoặc do yếu tố di truyền, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có triệu chứng lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch. Đồng thời, những người có tiền sử trong gia đình về suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền không nên tiêm vắc xin cho đến khi có chứng cứ về khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin.\n\nVắc xin MMR II đã đóng góp quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bố mẹ cần lưu ý để tiêm vắc xin cho con theo độ tuổi khuyến nghị.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Những thông tin cần biết về vacxin cúm Vaxigrip Tetra", "abstract": "Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra được biết đến là một loại vắc xin phổ biến nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh cúm. Loại vắc xin này được khuyến khích tiêm chủng hàng năm đối với trẻ em và người lớn. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về vắc xin Vaxigrip Tetra nhé.", "md_content": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết... hoặc trên: Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Bệnh Cúm là bệnh có khả năng truyền nhiễm khá nhanh và mạnh, trong 1 vụ dịch, khoảng 30 - 60% dân cư trong cộng đồng có thể bị bệnh Cúm (Hệ số lây nhiễm cao). Sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn loại vắc xin ngừa cúm hiệu quả Vaxigrip Tetra nhé!\n\nThông tin về vắc xin cúm Vaxigrip Tetra\n---------------------------------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) Vaxigrip Tetra là loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa, được sản xuất bởi hãng Sanofi của Pháp. Vắc xin này có tác dụng phòng ngừa được 4 chủng của virus cúm, bao gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Vắc xin được chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành.\n\nVắc xin Vaxigrip Tetra là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả, và không thể gây bệnh, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc cúm và giảm nguy cơ tử vong do cúm.\n\n![Những thông tin cần biết về vacxin cúm vaxigrip tetra 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vacxin_cum_vaxigrip_tetra_1_1d0d6d3a0b.jpg)\n\n*Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra là một trong những loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay*\n\nLiều dùng vắc xin cúm Vaxigrip Tetra\n------------------------------------\n\nTiêm ngừa phòng [cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-la-benh-gi-tiem-vaccine-cum-bao-nhieu-tien.html) cần nên được thực hiện mỗi năm một lần bởi các loại virus gây bệnh cúm luôn thay đổi cấu trúc mỗi năm. Do đó, thành phần của vắc xin cúm cũng thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh nhằm đáp ứng kịp thời các loại virus Cúm gây bệnh.\n\nCụ thể, liều tiêm vắc xin Vaxigrip Tetra ở trẻ em và người lớn như sau:\n\n* Trẻ từ 36 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi: Tiêm 2 liều 0.5 ml cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc hàng năm.\n* Trẻ từ 9 tuổi và người lớn: Tiêm nhắc hàng năm, liều 0.5 ml.\n\nCó nên tiêm phòng cúm hay không?\n--------------------------------\n\nViệc tiêm phòng vắc xin cúm là rất cần thiết giúp bảo vệ cơ thể cá nhân và cộng đồng tránh khỏi nguy cơ lây bệnh. Bởi do virus cúm rất dễ lây lan và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cúm có thể gây các bệnh lý xấu cho người bệnh như viêm phổi, xơ hóa phổi hoặc thậm chí tác động đến chức năng tim mạch gây [đột quỵ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dot-quy-680.html).\n\nViệc tiêm phòng vắc xin cúm mùa sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các virus Cúm gây bệnh. Đồng thời, vắc xin giúp giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.\n\n![Những thông tin cần biết về vacxin cúm vaxigrip tetra 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vacxin_cum_vaxigrip_tetra_2_452cb5ae6e.jpg)\n\n*Bạn cần nên tiêm phòng cúm hàng năm nhằm bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm gây bệnh*\n\nĐối tượng không nên tiêm vắc xin cúm Vaxigrip Tetra\n---------------------------------------------------\n\nMột số đối tượng sau đây tuyệt đối không nên thực hiện tiêm phòng [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.html) Vaxigrip Tetra:\n\n* Người bị dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin: Các thành phần của vắc xin Vaxigrip Tetra có thể kể đến như protein của virus cúm gây bệnh và chất bảo quản. Nếu người tiêm bị dị ứng với các thành phần này, cần nên tiếp nhận sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ nhằm cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ, và khả năng xử trí, quản lý tốt các phản ứng không mong muốn.\n* Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra được chỉ định đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, do đó nếu trẻ nhỏ hơn độ tuổi này, tính sinh Miễn dịch không được đảm bảo.\n* Đối tượng đã từng có tiền sử phản ứng phản vệ với một số loại vắc xin cúm tương tự khác.\n* Người có tiền sử co giật hoặc đang trong tình trạng động kinh.\n* Người mắc bệnh nặng: Đối với những người mắc các bệnh lý nặng, không đảm bảo khả năng tính sinh Miễn dịch, cho nên chúng ta sẽ trì hoãn việc tiêm chủng cho tới khi bệnh ổn định.\n* Người đang trong giai đoạn điều trị ung thư, bệnh hệ thống: Đối với người đang tiến hành điều trị ung thư hoặc điều trị với thuốc steroid không nên tiêm vắc xin cúm khi bệnh chưa ổn định . Để đảm bảo tính sinh Miễn dịch của Vắc xin, chúng ta sẽ trì hoãn việc tiêm cho tới khi bệnh được điều trị, quản lý ổn định.\n\n![Những thông tin cần biết về vacxin cúm vaxigrip tetra 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_can_biet_ve_vacxin_cum_vaxigrip_tetra_3_5b5c8429b5.jpg)\n\n*Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm ngừa vắc xin cúm* \n\nMột số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin cúm\n--------------------------------------------\n\nCác phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cúm thường là những biểu hiện nhẹ, tạm thời và thoáng qua mà không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Thông thường là sau 1 - 2 ngày, những triệu chứng này sẽ tự giảm đi. Các phản ứng nhẹ có thể xuất hiện sau khi tiêm cúm như:\n\n* Phản ứng tại khu vực tiêm: Có thể xuất hiện ban đỏ, sưng, đau nhẹ hoặc nốt đỏ, tạo cục cứng khi chạm vào.\n* Phản ứng toàn thân: Người tiêm chủng có thể sốt nhẹ, sổ mũi, đau đầu, cảm giác mệt mỏi và đôi khi có thể ra mồ hôi hoặc đau cơ.\n\nTuy nhiên, đối với trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện các triệu chứng phản ứng phản vệ sau tiêm, đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của đội ngũ nhân viên y tế. Những triệu chứng có thể xuất hiện mà bạn cần lưu ý như sốt cao, co giật, li bì, tím tái, vã mồ hôi, da, chân tay lạnh, đau bụng kèm nôn mửa, tụt huyết áp gây ngất lịm và khó thở... Với tình huống này, bạn cần nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh các biến chứng về sức khỏe về sau.\n\nTiêm vắc xin Vaxigrip Tetra ở đâu?\n----------------------------------\n\nTất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên cả nước được biết đến là địa chỉ tiêm phòng vắc xin cho trẻ và người lớn với giá thành hợp lý, đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao. Trung tâm tiêm chủng Long Châu có thể tự hào là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin và công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, nhằm cung cấp tối đa nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, tất cả các trung tâm Tiêm chủng đáp ứng rất tốt về chuỗi bảo quản, vận chuyển và cung ứng Vắc xin theo tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam.\n\nNgoài ra, với đội ngũ nhân lực y tế chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao về quy trình thăm khám, sàng lọc, chỉ định vắc xin, xử trí các phản ứng sau tiêm nếu có, chăm sóc khách hàng. Trung tâm tiêm chủng Long Châu còn cung cấp đa dạng dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nBảng giá tiêm lẻ tại trung tâm tiêm chủng Long Châu cho vắc xin cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) là 333.000đ, giá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm. Bạn nên gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn chính xác về giá tiêm và đặt lịch tiêm phòng phù hợp với nhu cầu cá nhân.\n\nBài viết trên đây là chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những thông tin cần biết về vắc xin cúm [Vaxigrip Tetra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-can-biet-ve-vacxin-cum-vaxigrip-tetra.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khi cân nhắc tiêm phòng vắc xin cúm tránh nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời cân nhắc một số các đối tượng cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào website Trung tâm tiêm chủng của Long Châu để tham khảo các gói tiêm cúm phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình nhé!\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Cúm", "Tiêm phòng cúm"]}, {"title": "Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota", "abstract": "Trẻ 26 tháng có uống Rota được không và thời điểm vàng nên cho trẻ uống vắc xin Rota là lúc bao nhiêu tuổi. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật liên tục những kiến thức về chăm sóc con trẻ, bố mẹ nhé.", "md_content": "Một câu hỏi phổ biến trong tâm trí của nhiều phụ huynh là liệu trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần hiểu rõ về vắc xin Rota, thời điểm vàng của việc uống vắc xin Rota và những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp đối với sức khỏe của trẻ.\n\nDấu hiệu của bệnh virus Rota\n----------------------------\n\nSau khi trẻ nhiễm virus Rota trong khoảng 1 - 2 ngày, các triệu chứng của bệnh virus Rota có thể bắt đầu xuất hiện, và trong một số trường hợp, có thể kéo dài từ 4 - 7 ngày. Các dấu hiệu của [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html) bao gồm:\n\n* Nôn mửa;\n* Tiêu chảy;\n* Phân lỏng toàn nước;\n* Sốt nhẹ;\n* [Đau bụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-bung-994.html);\n* Quấy khóc;\n* Ho;\n* Chảy nước mũi;\n* Mệt mỏi.\n\nTrong trường hợp nhiễm virus Rota, trẻ có thể bắt đầu nôn mửa trong khoảng 6 - 12 giờ trước khi xuất hiện tiêu chảy. Tình trạng nôn mửa có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, và lượng nôn giảm dần khi bắt đầu xuất hiện tiêu chảy.\n\nPhân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh như dưa cải hoặc xuất hiện đờm, nhớt. Trong trường hợp tiêu chảy do virus Rota, phân không chứa máu, điều này là đặc điểm quan trọng để phân biệt với [tiêu chảy nhiễm khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tieu-chay-nhiem-khuan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1.html). Tiêu chảy sẽ tăng dần trong vài ngày rồi mới bắt đầu giảm, thường sẽ kéo dài từ 3 - 9 ngày.\n\n![Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_26_thang_co_uong_rota_duoc_khong_1_9b64a5471d.jpg)\n\n*Sốt nhẹ, quấy khóc là một trong các dấu hiệu của tiêu chảy cấp do nhiễm virus Rota*\n\nThời gian kéo dài của tiêu chảy, cộng với tình trạng nôn và tiêu chảy liên tục, khiến cơ thể trẻ khó chịu, ăn kém, và dễ mất nước. Việc bổ sung đủ nước và chất điện giải là cần thiết. Trong trường hợp thiếu nước và chất điện giải nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng trụy mạch đe dọa tính mạng của trẻ. Các dấu hiệu của mất nước bao gồm liên tục khát nước, môi khô, da khô, lưỡi khô, tiểu ít, và quấy khóc.\n\nVắc xin Rota là gì?\n-------------------\n\nVắc xin Rota đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus Rota, gốc của bệnh tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ nhỏ.\n\nBệnh tiêu chảy cấp thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, chủ yếu do virus Rota. Đây là loại virus thường lây lan qua đường miệng, đường phân, tiếp xúc với tay hoặc các vật dụng nhiễm virus, và cũng có thể lây qua đường hô hấp. Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhiễm virus Rota.\n\nĐể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ trong giai đoạn quan trọng này, việc uống [vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) theo lịch trình khuyến nghị của Bộ Y tế là cực kỳ quan trọng, vì hiện chưa có phương pháp điều trị chuẩn cho loại virus này.\n\nMặc dù bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến nhưng nhiều bố mẹ thiếu kiến thức về sức khỏe con trẻ thường cho rằng tiêu chảy là bình thường, hoặc không quá chú trọng vào lịch trình chủng ngừa đúng, hoặc quên lịch chủng ngừa của con, nhiều bố mẹ cứ đặt câu hỏi rằng: “Trẻ 26 tháng có uống Rota được không?” Hãy cùng Long Châu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.\n\nTrẻ 26 tháng có uống Rota được không?\n-------------------------------------\n\nVắc xin Rota chỉ phát huy tác dụng hiệu quả khi trẻ được uống trước 6 tháng tuổi. Do đó, nếu con của bố mẹ đã 26 tháng tuổi thì việc uống vắc xin [virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-gay-tieu-chay-nguy-hiem-o-tre-nho.html) sẽ không có tác dụng.\n\nVậy nên, bố mẹ cần lưu ý kĩ về lịch trình chủng ngừa chuẩn của trẻ, không những vắc xin Rota mà những vắc xin khác cũng vậy nhé.\n\n![Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_26_thang_co_uong_rota_duoc_khong_2_fbed7877e9.jpg)\n\n*Bố mẹ thắc mắc trẻ 26 tháng có uống Rota được không?*\n\nNếu trẻ đã được 26 tháng tuổi mà bố mẹ vẫn chưa cho con uống Rota, bố mẹ có thể đưa trẻ nhỏ đến trung tâm tiêm chủng để được bác sĩ thăm khám và nhận tư vấn về cách chăm sóc trẻ, phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ trong giai đoạn này nhé.\n\nThời điểm vàng để cho trẻ uống vắc xin Rota\n-------------------------------------------\n\nĐể bảo vệ trẻ khỏi virus gây tiêu chảy cấp, nên bắt đầu cho trẻ uống vắc xin từ sớm, với thời điểm tốt nhất là từ 6 tuần tuổi. Đây được coi là \"thời điểm vàng,\" khi cơ thể của trẻ có thể sinh ra kháng thể và xây dựng một hệ thống rào chắn mạnh mẽ trước khi bước vào giai đoạn dễ mắc bệnh nhất. Phác đồ uống vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp thường bao gồm 2 đến 3 liều, tùy thuộc vào loại vắc xin được sử dụng. Tất cả vắc xin ngừa virus Rota đều có thể uống nên quá trình chủng ngừa cho trẻ trở nên dễ dàng và thuận tiện.\n\n![Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_26_thang_co_uong_rota_duoc_khong_3_8bf288ea26.jpg)\n\n*Trẻ uống vắc xin Rota vào thời điểm tốt nhất là từ 6 tuần tuổi*\n\nQuan trọng nhất, trẻ nên hoàn thành việc uống vắc xin ngừa Rota trước khi đạt 8 tháng tuổi, vì sau thời kỳ này, nhiều trẻ đã có khả năng nhiễm virus Rota tự nhiên. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa con đi tiêm chủng đúng thời điểm để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ trong những tháng đầu đời.\n\nBệnh tiêu chảy cấp cũng rất nguy hiểm, vậy nên bố mẹ cần đưa con đến trung tâm tiêm chủng để chủng ngừa cho con càng sớm càng tốt. Bài viết trên đã giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc câu hỏi : “[Trẻ 26 tháng có uống Rota được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-26-thang-co-uong-rota-duoc-khong-thoi-diem-vang-cho-tre-uong-rota.html)?” và những khía cạnh khác về bệnh tiêu chảy cấp. Bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Long Châu để được giải đáp nhé.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng bệnh", "abstract": "Dù chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh đậu mùa, việc sử dụng vaccine được xem là một phương pháp kiểm soát hiệu quả.. Hiện tại đã có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hay chưa và liệu có nên tiêm hay không? Phương pháp phòng ngừa bệnh là gì?", "md_content": "Hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ, xuất phát từ Tây và Trung Phi, đang làm lo sợ nhiều quốc gia trên toàn thế giới vì nguy cơ bùng phát dịch. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn để cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh này. Một trong những câu hỏi mà nhiều người đặt ra ngày nay là: \"Có nên sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không?\" Chúng ta sẽ cùng trả lời trong bài viết dưới đây.\n\nĐậu mùa khỉ là gì?\n------------------\n\nĐậu mùa khỉ, còn được gọi là monkeypox, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguồn gốc từ châu Phi, được gây ra bởi virus đậu mùa khỉ và có tiềm ẩn gây ra các đợt dịch.\n\nTriệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm xuất hiện phát ban, có những nốt mụn nước chứa đầy mủ kèm theo sốt, đau đầu cấp tính, đau cơ, đau lưng, cảm giác lạnh, [sưng hạch bạch huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sung-hach-bach-huyet-909.html) và các triệu chứng đường hô hấp như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho.\n\n![Cách phòng bệnh và thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_dau_mua_khi_1_a88629767d.jpg)\n\n*Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính* \n\nVirus [đậu mùa khỉ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-mua-khi-1408.html) có thể được truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt phát ban, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, thông qua tiếp xúc tình dục, qua các vật dụng của người bị nhiễm và cũng có thể truyền từ mẹ sang con.\n\nCó vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ chưa?\n---------------------------------------\n\nMột trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn hiện nay là vấn đề liên quan đến việc có sẵn vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hay chưa. Theo các chuyên gia y tế, [virus gây bệnh đậu mùa khỉ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-virus-dau-mua-khi-59298.html) có mối liên hệ mật thiết với virus gây bệnh đậu mùa thường.\n\nChủng ngừa bằng vaccine đậu mùa thông thường có khả năng bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa khỉ. Những người đã tiêm vaccine có thể được bảo vệ đến mức 85% trước căn bệnh nguy hiểm này. Đây là lý do Bộ Y tế đã ban hành quy định sử dụng vaccine để phòng bệnh cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.\n\n![Cách phòng bệnh và thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_dau_mua_khi_2_3b775d95bf.jpg)\n\n*Vaccine đậu mùa thông thường có khả năng bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa khỉ*\n\nTuy nhiên, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị ngừng tiêm chủng vaccine. Hành động này đã dẫn đến việc không nhiều quốc gia còn dự trữ loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ.\n\nHơn nữa, các dây chuyền sản xuất đã ngừng hoạt động từ lâu và chỉ một số ít quốc gia đang bắt đầu tái khởi động. Vì thế, hiện tại chưa có chỉ định cụ thể về việc tiêm vaccine rộng rãi cho người dân. Dựa trên báo cáo mới nhất, Hoa Kỳ hiện đang có 100 triệu liều vaccine trong Chiến lược dự trữ quốc gia, bao gồm:\n\n* ACAM2000: Được sử dụng để chủng ngừa cho người từ 18 tuổi trở lên và có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ. Vaccine này đạt hiệu quả bảo vệ sau 28 ngày tiêm, nhưng người tiêm phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus từ vaccine.\n* MVA-BN: Là loại vaccine mới được phát triển để phòng bệnh đậu mùa, được tiêm dưới da và có khoảng cách 4 tuần giữa mỗi mũi. Người tiêm MVA-BN chỉ được xem là đã chủng ngừa sau khi tiêm đủ cả 2 liều theo quy định.\n\nDựa trên đặc tính của từng loại vaccine, hiện chỉ có vaccine MVA-BN (hay còn được gọi là Jynneos) đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng. Mục tiêu của loại vaccine này là phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho con người.\n\nNên tiêm vaccine đậu mùa khỉ hay không?\n---------------------------------------\n\nTheo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, quyết định có nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hay không phụ thuộc vào việc bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này hay không. Bao gồm:\n\n* Những người tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong vùng dịch: Cần được tiêm vaccine sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm.\n* Những người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh: Cần tiêm vaccine phòng ngừa một cách chủ động, bao gồm nhân viên y tế và nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm.\n\n![Cách phòng bệnh và thông tin về vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_phong_benh_dau_mua_khi_3_8629356d6e.jpg)\n\n*vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ nên dùng cho nhóm người có nguy cơ cao*\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại không cần thiết tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi vì bệnh này không dễ lây lan khi thực hiện biện pháp phòng ngừa. Hơn nữa, vaccine vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.\n\nVì vậy, nếu bạn không thuộc nhóm nguy cơ cao, việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không cần thiết.\n\nCách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ\n---------------------------------\n\nĐể ngăn ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:\n\n* Tránh tiếp xúc gần với động vật có khả năng nhiễm virus (những con động vật bị bệnh hoặc đã chết ở khu vực có dịch đậu mùa khỉ), hạn chế buôn bán động vật hoang dã.\n* Giữ khoảng cách với những người nghi nhiễm hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng hoặc đồ dùng có thể nhiễm [vi khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-la-gi-cau-tao-cua-vi-khuan-nhu-the-nao-63968.html).\n* Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn và nước sạch.\n* Thực hiện lối sống lành mạnh: Đảm bảo ăn chín, uống nước sôi, tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường hoạt động thể dục, cải thiện sức khỏe.\n* Sử dụng các thiết bị bảo hộ y tế khi tiếp xúc và chăm sóc người bệnh.\n\nHi vọng thông tin trên đã mang lại kiến thức hữu ích về [vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vaccine-phong-benh-dau-mua-khi-va-cach-phong-benh.html). Xin hãy chia sẻ thông tin này với người thân và bạn bè để cùng nhau đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng xung quanh.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "đậu mùa khỉ"]}, {"title": "Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng", "abstract": "Các chương trình tiêm chủng vắc xin thường nhắm đến mục tiêu chính là trẻ em (Chương trình tiêm chủng mở rộng), tuy nhiên trên thực tế hiện nay, người lớn cũng phải đối diện với nguy cơ nhiễm phải tất cả những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng vắc xin. Tất cả các bệnh truyền nhiễm đều có thể gây ra gánh nặng về bệnh tật, biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và thậm chí cả nguy cơ tử vong hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là danh sách các loại vắc xin cho người lớn mà tất cả chúng ta cần quan tâm, tiêm ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe.", "md_content": "Tất cả trẻ em và người lớn được tiêm [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đồng nghĩa với việc tham gia vào việc xây dựng một cộng đồng miễn dịch mạnh mẽ - hay tạo được \"Miễn dịch cộng đồng\". Việc này giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật trong xã hội.\n\nSự quan trọng của việc tiêm vắc xin cho người lớn\n-------------------------------------------------\n\nHàng triệu người trên thế giới mất đi mạng sống hàng năm do các bệnh truyền nhiễm, dù có thể dễ dàng ngăn ngừa nó bằng việc tiêm phòng vắc xin. Các ước tính cho thấy rằng sử dụng vắc xin có thể ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu trường hợp tử vong do những bệnh này trên khắp thế giới.\n\nTuy nhiên, ở Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin cho người lớn vẫn chưa được chú trọng đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của các loại vắc xin cho người lớn vẫn còn kém. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 10% người đã được tiêm phòng khi còn trẻ cần phải tiêm lại sau khi trưởng thành, bởi tính miễn dịch của nhiều loại vắc xin có thể giảm đi theo thời gian, chẳng hạn như: Vắc xin uốn ván, vắc xin ho gà, vắc xin bạch hầu...\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_07402d7fe0.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng*\n\nTrẻ em và người lớn chích ngừa không chỉ là một biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật cho bản thân mà còn đóng góp vào sự an toàn của cả gia đình và toàn bộ cộng đồng. Mỗi người tiêm phòng góp phần xây dựng một cộng đồng có miễn dịch cao hơn, giúp giảm tỷ lệ lưu hành, mắc phải [các bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) đồng thời làm giảm bớt hậu quả và biến chứng cũng như gánh nặng của tất cả các bệnh đó đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Do đó, đối với mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như có bệnh lý nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... hãy ưu tiên tiêm vắc xin để bảo vệ chính mình và đóng góp vào sự bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng.\n\nCác loại vắc xin cho người lớn\n------------------------------\n\n### Vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà dễ lây và lây nhanh qua hô hấp, dịch tiết. Uốn ván dễ dàng thâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc. Tất cả đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc biệt là với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới nhân mạng. \n\nAdacel là loại vắc xin được đánh giá cao cho hiệu quả phòng ngừa các bệnh trên, nhằm tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu cho chúng ta trước bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, thông qua việc tiêm theo liệu trình cơ bản hay nhắc lại, dành cho người từ 4 đến 64 tuổi. Đây là một loại vắc xin kết hợp, đa giá bao gồm ba thành phần chính: Giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu với liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào. \n\nTất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang thực hiện tiêm [vắc xin Adacel](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/adacel-vaccine-giai-phap-phong-ngua-bach-hau-uon-van-ho-ga.html) để phòng ngừa 3 căn bệnh nguy hiểm này với giá khoảng 685.000VND.\n\n### Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục do virus HPV, các loại U nhú, sùi sinh dục, niêm mạc\n\nNhiễm virus HPV ngoài việc gây [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html)còn dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm khác ở cả nam và nữ, bao gồm ung thư vòm họng, âm đạo, hậu môn… cũng như gây ra các tình trạng u nhú, sùi sinh dục, hậu môn... Tiêm vắc xin phòng virus HPV giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và các tổn thương tiền ung thư, bao gồm các loại [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) như: Gardasil 9, ngừa 9 tuýp 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 hay Gardasil 4 ngừa 4 tuýp 6, 11, 16 và 18. Vắc xin đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo ra miễn dịch mạnh mẽ.\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_1_092cf66fc0.jpg)\n\n*Vắc xin Gardasil 4, 9 giúp phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm do virus HPV*\n\nHiện nay, các loại vắc xin cho người lớn phòng bệnh nguy hiểm do virus HPV bao gồm:\n\n* [Vắc xin Gardasil 4](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-gardasil-4-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet.html) (Mỹ) với giá khoảng 1.780.000VND tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n* [Vắc xin Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-truoc-khi-quyet-dinh-tiem-vaccine-gardasil-9.html) (Mỹ) với giá khoảng 2.940.000VND tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n\nTrong đó, vắc xin Gardasil 9 dành cho cả nam giới và nữ giới từ 9 tuổi trở lên, giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm và mụn cóc, sùi sinh dục cho hiệu quả cao lên đến 94%. Có thể nói, đây chính là nhóm vắc xin duy nhất hiện nay, có khả năng, hiệu quả ngăn ngừa các bệnh Ung thư. \n\n### Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, lên đến 30%. Khi mắc phải bệnh, có 50% trường hợp sống sót, nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như bị tổn thương não vĩnh viễn, di chứng về vận động và tâm thần. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa đặc hiệu bằng việc tiêm vắc xin.\n\nVắc xin Viêm não Nhật bản đã được thực hiện trong chương trình tiêm chủng ở nước ta. Nhờ sử dụng vắc xin, trong nhiều năm qua, số lượng ca mắc viêm não Nhật Bản đã giảm rất đáng kể.\n\nNhững biến chứng có thể xảy ra khi người lớn mắc viêm não Nhật Bản bao gồm: Liệt hoặc liệt tứ chi, mất khả năng ngôn ngữ... Do đó, người lớn nên tự mình tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản để bảo vệ bản thân, đặc biệt là trong trường hợp sống tại những khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.\n\nHiện nay, các công nghệ hiện đại đã góp phần tạo ra những vắc xin thế hệ mới, đảm bảo an toàn, hiệu quả như Imojev (sản xuất tại Thái Lan- Công nghệ gen ARN là công nghệ duy nhất cho tới nay đoạt giải Nobel cho vắc xin thuộc lĩnh vực Y Sinh học), Jeev (Sản xuất tại Ấn độ - Nuôi cấy trong tế bào Vero).\n\nHiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai tiêm các loại vắc xin cho người lớn phòng căn bệnh này bao gồm:\n\n* JEVAX 1 ML với giá khoảng 165.000VND.\n* [IMOJEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) với giá khoảng 715.000VND.\n* JEEV 3MCG 0.5 ML với giá khoảng 389.000VND.\n\n### Vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella\n\nSởi, quai bị và rubella là các bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây truyền nhanh, và mạnh (Hệ số lây nhiễm rất cao) chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:\n\n* Sởi có thể gây viêm thanh quản, viêm phế quản, hoặc gây ra các biến chứng trên hệ thần kinh như: Viêm màng não hoặc viêm tủy cấp... đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch tạm thời, qua đó bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn khác - \"Hậu sởi\" chính là biến chứng thường gặp mà chúng ta đã biết tới.\n* Quai bị có thể gây viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra trên phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, thai lưu, sinh non...\n* Rubella có thể gây sảy thai, thai chết lưu, thai non... và đặc biệt là các dị tật bẩm sinh (CRS - Congenital Rubella Syndrom) ở trẻ sơ sinh như: Điếc, đục thủy tinh thể, bệnh tim, tật mắt nhỏ, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ...\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_2_edbd6d917c.jpg)\n\n*PRIORIX 0.5 ML VIAL 1'S là một trong những loại vắc xin quan trọng cho người lớn để phòng sởi, quai bị, rubella*\n\nChủ động tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào sự bảo vệ cho toàn bộ cộng đồng - Tạo miễn dịch cộng đồng - là việc mà tất cả chúng ta cần tham gia và thực hiện. Hiện tại, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai các loại vắc xin phòng những căn bệnh này bao gồm:\n\n* PRIORIX 0.5 ML VIAL 1'S với giá khoảng 415.000VND.\n* [MMR II](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-mmr-ii-phong-soi-quai-bi-rubella.html) với giá khoảng 327.000VND.\n\n### Vắc xin phòng bệnh cúm mùa\n\nVirus Cúm luôn đột biến, biến đổi hàng năm, do vậy vắc xin phòng bệnh Cúm cần được tiêm nhắc hàng năm nhằm đáp ứng đặc hiệu với các chủng Cúm biến đổi đó. Nó không chỉ gây ra triệu chứng như: Sốt cao đột ngột, cảm giác ớn lạnh, ho khan, tức ngực, khó thở... mà còn làm tình trạng nặng lên của các bệnh lý nền có sẵn như: Hen suyễn, nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm phế quản, ngoài ra có thể dẫn đến tử vong dễ dàng nếu nhiễm bệnh Cúm thể ác tính, hoặc không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị, can thiệp y tế kịp thời. Đặc biệt, với phụ nữ dự định mang thai hoặc đang mang thai, người lớn tuổi, trẻ em nhỏ, dưới 5 tuổi... nên tiêm nhắc Cúm hàng năm để giảm các gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh Cúm gây nên. \n\nMột số loại vắc xin phòng cúm dành cho người lớn tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, bao gồm:\n\n* IVACFLU-S 0,5 ML với giá khoảng 185.000VND.\n* VAXIGRIP TETRA với giá khoảng 333.000VND.\n* [INFLUVAC TETRA](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vacxin-influvac-tetra-va-nhung-thac-mac-thuong-gap.html) với giá khoảng 333.000VND.\n\n### Vắc xin phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn\n\nPhế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn gây bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề thậm chí có thể đối diện nguy cơ tử vong. Phế cầu lây nhiễm qua đường hô hấp, cư trú trong vùng hầu họng, lây lan qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi và các dịch tiết trên bề mặt. Người bình thường nhiễm phế cầu có tỷ lệ tử vong 10 - 20% do các biến chứng thường gặp như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em và người già, có thể lên tới 50%. Hiện nay, một số chủng phế cầu đã kháng thuốc, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, phức tạp, kéo dài và tốn kém. Do đó, cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa cả đặc hiệu (tiêm vắc xin) lẫn không đặc hiệu (sử dụng khẩu trang, chất sát khuẩn, khoảng cách...) để phòng ngừa hoặc hạn chế lây nhiễm bệnh.\n\n[Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) là loại vắc xin có công nghệ, thế hệ mới có khả năng phòng ngừa đặc hiệu và hiệu quả các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra như: Nhiễm khuẩn máu, Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa... Vắc xin Prevenar 13 tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang có giá khoảng 1.280.000VND.\n\n### Vắc xin phòng thủy đậu\n\nBệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây nhiễm nhanh và mạnh qua hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết chứa mầm bệnh từ người nhiễm bệnh. Bệnh thường lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần với người bệnh, đặc biệt là qua các phần tử khí dung đường hô hấp, dịch tiết từ mũi, họng chứa virus gây bệnh. Các dịch bề mặt nơi tiếp xúc khác như: Quần áo hoặc ga trải giường có dính dịch từ những phỏng trên da vỡ hoặc từ mũi, họng của người bệnh cũng là những đường lây lan của bệnh.\n\nHiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đặc hiệu nhất là sử dụng vắc xin. Hiện tại, tại tất cả trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang triển khai các loại vắc xin phòng căn bệnh này bao gồm:\n\n* VARICELLA-GCC với giá khoảng 690.000VND.\n* VARIVAX với giá khoảng 980.000VND.\n* VARILRIX với giá khoảng 935.000VND.\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_5_f21f4ca5af.jpg)\n\n*VARIVAX được đánh giá khá cao để giúp phòng bệnh thủy đậu*\n\n### Vắc xin phòng uốn ván\n\nỞ nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất là vùng nông thôn và vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh uốn ván đã hiện diện ở tất cả khắp các tỉnh thành. Mọi chúng ta, bất kể mọi lứa tuổi, đều có nguy cơ có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người có nguy cơ cao tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh như: Nông dân, nhân viên chăn nuôi và những người sử dụng chất gây nghiện.\n\nĐể tự bảo vệ khỏi bệnh uốn ván một cách đặc hiệu và hiệu quả nhất, mỗi bản thân chúng ta nên chủ động thực hiện việc tiêm vắc xin ngừa bệnh uốn ván. Hiện nay, tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đã và đang thực hiện tiêm vắc xin có chứa thành phần ngừa bệnh uốn ván như: Uốn ván hấp phụ (TT) 0,5 ml/ống có giá 144.00 đồng, hoặc Td (Bạch hầu Uốn ván) có giá 174.000 đồng và Adacel (ngừa bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván) có giá 685.000 đồng. \n\n### Viêm màng não do vi khuẩn mô cầu\n\n[Viêm màng não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là bệnh lây nhiễm nhanh và mạnh qua đường hô hấp. Khi nhiễm bệnh, biểu hiện các triệu chứng sớm rất dễ nhầm lẫn với bệnh Cúm thông thường như: Sốt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chán ăn, đau họng, nhức đầu và những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì diễn biến nhanh chóng và dễ dàng gây tử vong nhanh chóng trong vài giờ ở thể tối cấp.\n\n[Vắc xin Menactra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-menactra-giup-phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau.html) đã được khẳng định trong hiệu quả phòng ngừa đặc hiệu bệnh viêm màng não do Não mô cầu trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vắc xin Menactra có khả năng bảo vệ khỏi cả bốn nhóm huyết thanh gây bệnh A, C, Y và W-135, được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn đến 55 tuổi. Vắc xin Menactra tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc đang có giá khoảng 1.250.000VND.\n\n### Vắc xin phòng viêm gan B và viêm gan A.\n\n[Viêm gan siêu vi B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường máu như tiêm chích ma túy chung, quan hệ tình dục không có biện pháp phòng ngừa, mẹ truyền cho con, tiêm truyền các chế phẩm liên quan đến máu bị nhiễm bệnh... Hơn nữa, Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm Viêm gan B khá cao trên thế giới ( Theo Cục y tế dự phòng Việt nam VN CDC: Khoảng 10 -20 % dân số có HBsAg dương tính). Hậu quả của nhiễm Viêm gan B gây viêm gan cấp, viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. \n\nViêm gan A lại lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Sẽ rất nguy hiểm nếu bị nhiễm viêm gan A ở thể tối cấp với các triệu chứng rầm rộ như Sốt, Vàng mắt, Vàng da, tổn thương nghiêm trọng tế bào gan. Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất. \n\nTiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi A và B là một biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho những người không có kháng thể hoặc có lượng kháng thể suy giảm không đủ để bảo vệ cơ thể.\n\nHiện tại, tại Việt Nam, có nhiều loại vắc xin phòng viêm gan A, B, bao gồm:\n\n* [TWINRIX](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-twinrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b.html) với giá khoảng 635.000VND (ngừa cả Viêm gan A và B).\n* GENE HBVAX 1 ml với giá khoảng 215.000VND (ngừa viêm gan B).\n* [HEBERBIOVAC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vaccine-phong-viem-gan-b-heberbiovac-1ml.html) 1 ml với giá khoảng 210.000VND (ngừa viêm gan B).\n\nBảng giá tiêm lẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm.\n\n### Vắc xin phòng bệnh Thương Hàn\n\nThương hàn là một bệnh do vi khuẩn lây truyền qua đường tiêu hóa. Chúng ta hoàn toàn có thể bị lây nhiễm từ nguồn nước, thực phẩm bị nhiễm bệnh. Biểu hiện bệnh bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng nổi bật như Sốt cao, liên tục, rối loạn tiêu hóa, đào ban vùng hố chậu phải... Việc chẩn đoán và điều trị thường dễ bị nhầm lẫn với các căn nguyên khác. Ngoài ra, vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn Thương hàn cũng là vấn đề khó khăn và đầy thách thức. \n\nTrong một số vụ ngộ độc với độc tố của vi khuẩn Thương hàn, đã có 1 số trẻ phải nhập viện, thậm chí xảy ra tử vong tại các thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà nội.\n\nViệc chủng ngừa bằng vắc xin là phương pháp đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất nhằm tránh những biến cố bất lợi do vi khuẩn Thương hàn gây ra. \n\nTất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Đặc biệt vắc xin phòng ngừa bệnh Thương hàn - Typhim - sản xuất tại Pháp với giá khoảng 310.00/liều.\n\n### Vắc xin phòng bệnh Tả\n\nBệnh Tả là một bệnh do vi khuẩn Tả gây nên, rất dễ lây truyền qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn lây nhiễm cho người lành qua thực phẩm, nước bị nhiễm khuẩn. Sau khi nhiễm bệnh, chúng ta thường có các triệu chứng sôi bụng, đầy bụng, nôn, tiêu chảy liên tục, về sau phân toàn nước, có thể có sốt nhẹ nhưng hiếm gặp, rối loạn nước, điện giải làm cô đặc máu... Đặc biệt nguy hiểm với thể Tả tối cấp, có thể tử vong trong 1 đến 3 giờ sau khi rơi vào trụy tim, mạch. \n\nGần đây nhất vào năm 2008, tại Hà nội xảy ra vụ dịch Tả sau đợt ngập lụt trên diện rộng. Đã có hàng trăm người bị nhiễm bệnh, phải nhập viện điều trị tích cực. \n\nVắc xin Tả là vắc xin bất hoạt, dạng uống, đã được Việt Nam sản xuất và là đây phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả, tốt và rẻ nhất nhằm tránh những biến cố bất lợi do bệnh Tả gây nên.\n\nVắc xin Tả - mOrcvax - đã hiện diện tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc, với giá khoảng 160.000 đồng/liều.\n\nTất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc tự hào cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Để thuận tiện cho việc thăm khám và tiêm chủng, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\n![Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vac_xin_cho_nguoi_lon_can_phai_tiem_phong_7_dfe18e430c.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe toàn diện*\n\nChú ý khi đi tiêm chủng đối với người lớn\n-----------------------------------------\n\nĐể đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, người đi tiêm cần tuân thủ các hướng dẫn sau:\n\n* Mang theo tất cả các sổ tiêm chủng (nếu có).\n* Chia sẻ, cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại với bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc, bao gồm: Các bệnh đã từng mắc, các bệnh đang mắc, loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị đang sử dụng; các loại thuốc hoặc vắc xin đã tiêm, uống trong vòng 4 tuần gần đây, các phản ứng của cơ thể trước đó khi tiêm thuốc hoặc vắc xin, cũng như bất kỳ phản ứng nào hoặc dị ứng đã xảy ra do các nguyên nhân khác...\n* Phụ nữ nên thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong tương lai.\n* Cân nhắc có người đi cùng nếu sức khỏe của bạn đang quá yếu.\n* Được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm để được chăm sóc, phát hiện và xử trí các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra. Vui lòng thông báo cho bất cứ nhân viên nào tại trung tâm tiêm chủng nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như: Buồn nôn, thở nhanh, ho khan, phát ban da,...\n* Tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 48 giờ sau tiêm. Nếu có sưng đau ở vị trí tiêm chích hoặc phản ứng khác, bạn nên liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được. phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất.\n\nTiêm chủng là biện pháp phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm, giúp giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí điều trị y tế và tỷ lệ tử vong. Kể từ khi vắc xin xuất hiện, được lưu hành, đã có rất nhiều bệnh nguy hiểm đã được ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả. Hay Vắc xin đã giúp Nhân loại sống Thọ hơn, và khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn cần nắm bắt đầy đủ thông tin [các loại vắc xin cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html) và chủ động thực hiện lịch tiêm ngừa để phòng bệnh cho bản thân nói riêng cũng như thân nhân và cho toàn xã hội nói chung.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vacxin Gene - HBvax (lọ 1 ml): Công dụng, thành phần và cách sử dụng", "abstract": "Viêm gan B là loại bệnh nhiễm trùng gan phổ biến trên toàn cầu. Virus viêm gan B có thể tồn tại trong máu và các chất dịch khác của người bệnh, song người bệnh phải chấp nhận sống chung với virus viêm gan B cả đời. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu vacxin viêm gan B tái tổ hợp Gene - HBvax (lọ 1ml) nhé.", "md_content": "Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh thường lây qua đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con. Một trong những cách phòng bệnh hiện nay là tiêm ngừa [vacxin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html), mà một trong số đó là vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml).\n\nViêm gan B là bệnh gì?\n----------------------\n\nViêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thậm chí gây suy gan dẫn đến tử vong. Hiện, virus HBV vẫn còn là nỗi lo đối với sức khỏe toàn cầu. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 20% dân số bị nhiễm virus viêm gan B.\n\nHầu hết những người mới mắc viêm gan B không có triệu chứng vì vậy vô tình lây nhiễm virus cho người khác. Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) như:\n\n* Cơ thể mệt mỏi;\n* Ăn uống không ngon miệng;\n* Thường xuyên buồn nôn, nôn ói;\n* Nước tiểu sẫm màu;\n* Đau bụng;\n* Đi ngoài phân có màu xanh xám hoặc sẫm màu;\n* Thường xuyên rối loạn tiêu hóa;\n* Đau hạ sườn phải;\n* Xuất huyết dưới da;\n* Sưng bụng, chướng bụng;\n* Vàng da, vàng mắt.\n\nBệnh nếu không được phát hiện kịp thời và được điều trị thích hợp sẽ dễ gây ra tổn thương nghiêm trọng cho gan, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.\n\n![vacxin-viem-gan-b-tai-to-hop-gene-h-bvax-lo-1-ml-cong-dung-thanh-phan-va-cach-su-dung 1.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_gan_b_tai_to_hop_gene_h_bvax_lo_1_ml_cong_dung_thanh_phan_va_cach_su_dung_1_842d2d4d6e.png)\n\n*Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra*\n\nThông tin về vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml)\n-----------------------------------------\n\nMột trong những loại vacxin được đánh giá cao trong việc phòng ngừa bệnh viêm gan B là Gene - HBvax (lọ 1ml) được sản xuất bởi công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH).\n\nVacxin Gene - HBvax là vắc xin virus tiểu đơn vị tái tổ hợp bất hoạt không gây nhiễm. HBsAg (kháng nguyên bề mặt của siêu vi B) tinh khiết từ tế bào nấm men đã được mã hóa bằng công nghệ tái tổ hợp ADN. Vacxin Gene - HBvax là sản phẩm dạng dung dịch, có màu trắng hơi đục, được sản xuất bằng cách nuôi cấy tế bào nấm men được điều chế bằng công nghệ di truyền có gen mã hóa sinh tổng hợp, sau đó thực hiện tinh chế bất hoạt bằng kỹ thuật hóa lý như siêu ly tâm, sắc ký cột và xử lý với formaldehyde. \n\nThành phần của vacxin Gene - HBvax\n----------------------------------\n\nTrong 1ml vacxin Gene - HBvax có chứa các thành phần sau:\n\n* Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B tinh khiết: ≈ 20 μg;\n* Hydroxit nhôm (tính theo nhôm): ≤ 600 μg;\n* Thimerosal: ≤ 0,012% (w/v).\n\nĐối với vacxin Gene - HBvax (lọ 0.5ml) cũng có thành phần tương tự như lọ 1ml, tuy nhiên liều lượng của các thành phần giảm đi một nửa.\n\nCông dụng của vacxin viêm gan B tái tổ hợp Gene - HBvax (lọ 1ml)\n----------------------------------------------------------------\n\nBất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, tuy nhiên tỷ lệ điều trị bệnh khỏi hoàn toàn đối với [viêm gan B mạn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-viem-gan-b-man-tinh-co-nguy-hiem-khong-72757.html) còn tương đối thấp. Chính vì vậy, thực hiện tiêm ngừa vacxin phòng bệnh viêm gan B là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Vacxin Gene - HBvax được sử dụng để gây miễn dịch chủ động nhằm phòng ngừa bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, gene - HBvax không phòng được các bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, virus viêm gan C hay các loại virus khác có khả năng gây nhiễm cho tế bào gan.\n\n![vacxin-viem-gan-b-tai-to-hop-gene-h-bvax-lo-1-ml-cong-dung-thanh-phan-va-cach-su-dung 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_gan_b_tai_to_hop_gene_h_bvax_lo_1_ml_cong_dung_thanh_phan_va_cach_su_dung_2_c9126e8d26.jpg)\n\n*Vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml) gây miễn dịch chủ động nhằm phòng ngừa bệnh viêm gan B*\n\nCách sử dụng vacxin Gene - HBvax\n--------------------------------\n\n### Đối tượng áp dụng\n\nVacxin Gene - HBvax (lọ 1ml) được chỉ định áp dụng cho các đối tượng bao gồm:\n\n* **Nhóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh:** Nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện thường tiếp xúc với máu, nhân viên trong phòng thí nghiệm, gia đình có người nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt là trẻ sinh ra từ mẹ mang HBsAg và HBeAg.\n* **Nhóm bệnh nhân:** Bệnh nhân thường xuyên truyền máu hoặc các sản phẩm của máu có thể đã bị nhiễm virus viêm gan B, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân bị viêm thận mạn tính hoặc phải điều trị băng thẩm tích máu.\n* **Nhóm khác:** Nhân viên hành chính, bộ đội, tù nhân, người đồng tính, người bị nghiện và tiêm chích ma túy, những người thường xuyên di chuyển đến các vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao như Châu Phi, Địa Trung Hải, Trung Âu, Nam Mỹ hoặc Châu Á.\n\nTuy nhiên, vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml) không áp dụng đối với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người mắc bệnh bẩm sinh, người bị mệt mỏi, sốt cao hoặc phản ứng toàn thân với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đang tiến triển, người mắc bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html), bệnh quá mẫn, người mắc bệnh ung thư hoặc bệnh ác tính khác nói chung.\n\n![vacxin-viem-gan-b-tai-to-hop-gene-h-bvax-lo-1-ml-cong-dung-thanh-phan-va-cach-su-dung 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_gan_b_tai_to_hop_gene_h_bvax_lo_1_ml_cong_dung_thanh_phan_va_cach_su_dung_3_f0472e8bd9.jpg)\n\n*Vacxin Gene - HBvax được chỉ định áp dụng cho cả trẻ em và người lớn*\n\n### Liều dùng\n\nLiều tiêm của vacxin viêm gan B tái tổ hợp Gene - HBvax (lọ 1ml) đối với người trên 10 tuổi là 20 μg/liều/1ml, tiêm vào vùng cơ delta; đối với người từ 10 tuổi trở xuống liều tiêm là 10μg/liều/0.5ml, tiêm vào vùng đùi vì cơ delta của trẻ còn nhỏ. Vacxin Gene - HBvax được chỉ định tiêm vào bắp, không được tiêm vào tĩnh mạch, vùng mông hoặc trong da. Riêng đối với người bị bệnh ưa chảy máu, có thể tiêm vacxin theo đường dưới da. Lưu ý nên lắc kỹ vacxin trước khi thực hiện tiêm.\n\n### Lộ trình tiêm vacxin Gene - HBvax\n\nLịch tiêm cơ bản gồm 03 liều tiêm bắp có thể thực hiện như sau:\n\n* **Lịch tiêm 0-1-2-12:** Mũi tiêm thứ nhất là mũi tiêm đầu tiên, đối với trẻ em sơ sinh tốt nhất nên thực hiện tiêm ngừa trong vòng 24h sau sinh. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu 01 tháng, mũi tiêm thứ 3 cách mũi đầu 02 tháng, mũi nhắc lại được tiêm sau 01 năm kể từ mũi tiêm đầu tiên.\n* **Lịch tiêm 0-1-6:** Mũi tiêm đầu tiên tương tự như lịch tiêm 0-1-2-12. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu tiên 01 tháng, mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm đầu 06 tháng và 05 năm sau kể từ mũi tiêm đầu tiên thì tiêm mũi nhắc lại.\n\nHãy liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng vắc xin Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) nếu bạn có nhu cầu tiêm vacxin ngừa viêm gan B. Hiện tại giá niêm yết của một mũi tiêm vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml) tại trung tâm là 215.000 đồng. Tuy nhiên, giá vacxin có thể biến động theo từng thời điểm, để tham khảo thêm thông tin về giá, bạn có thể truy cập website của Trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n\n![Vacxin viêm gan B tái tổ hợp Gene - HBvax (lọ 1 ml): Công dụng, thành phần và cách sử dụng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_viem_gan_b_tai_to_hop_gene_h_bvax_lo_1_ml_cong_dung_thanh_phan_va_cach_su_dung_4_f1309f15be.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện có cung cấp dịch vụ tiêm vacxin Gene - HBvax*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml)\n--------------------------------------------------\n\nCơ thể có thể có một số phản ứng như đau và sưng tại vị trí tiêm sau khi tiêm ngừa vacxin Gene - HBvax (lọ 1ml). Phản ứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ hết trong vòng 02 ngày sau khi tiêm, vì vậy người sau khi tiêm không cần quá lo lắng khi cơ thể xuất hiện hiện tượng này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất hiện biểu hiện ít gặp như buồn nôn, mệt mỏi, sốt, đau đầu. Nếu những biểu hiện này không thuyên giảm, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ thăm khám, theo dõi và điều trị phù hợp nhé. Ngoài ra, khi tiêm vacxin Gene - HBvax cũng cần có epinephrine để sử dụng trong trường hợp xảy ra [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Không sử dụng vacxin đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không sử dụng vacxin đã bị đông đá.\n\nTrên đây là một số thông tin về vacxin viêm gan B tái tổ hợp [Gene - HBvax (lọ 1ml)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-gene-h-bvax-lo-1-ml-cong-dung-thanh-phan-va-cach-su-dung.html). Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về công dụng, thành phần và cách sử dụng vacxin. Tiêm ngừa viêm gan B là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức khỏe cộng đồng. Hãy chủ động thực hiện tiêm phòng vacxin bạn nhé.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "TYPHIM VI (Pháp) - Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả", "abstract": "TYPHIM VI là loại vaccine có tác dụng phòng bệnh thương hàn cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn. Cùng tìm hiểu thông tin, mức giá dịch vụ tiêm vaccine TYPHIM VI dưới đây.", "md_content": "TYPHIM VI được lưu hành tại Việt Nam với tác dụng phòng bệnh thương hàn cho đối tượng trẻ từ 2 tuổi và người lớn. Đây là một trong những loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin, lịch tiêm chủng và cách thức đăng ký tiêm vaccine ở bài viết dưới đây nhé.\n\nBệnh thương hàn là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh\n------------------------------------------------------\n\n[Bệnh thương hàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuong-han-151.html) là bệnh lý thường gặp hiện nay, gây ra bởi trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn. Thương hàn thường khiến người bệnh bị nhiễm độc toàn thân kèm các tổn thương đến đường tiêu hóa. Ở giai đoạn đầu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt cao kéo dài, ăn không ngon…\n\nNếu sống trong môi trường có nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo an toàn về sinh sẽ rất dễ nhiễm loại bệnh này. Bên cạnh đó, mùa hè là thời điểm thương hàn phát triển và lây lan rất nhanh.\n\nĐể phòng tránh bệnh thương hàn, chúng ta cần chủ động tiêm đủ vaccine phòng bệnh. Hiện nay các trung tâm tiêm chủng thường tiêm 2 loại phổ biến: Vaccine bất hoạt TYPHIM VI dạng tiêm hoặc vaccine giảm độc lực dạng uống.\n\n![TYPHIM VI (Pháp) - Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/typhim_vi_phap_vaccine_phong_benh_thuong_han_hieu_qua_1_02c8f92f68.jpg)\n\n*Bệnh thương hàn: Triệu chứng và cách phòng tránh*\n\nThông tin tổng quát về TYPHIM VI phòng bệnh thương hàn\n------------------------------------------------------\n\nVacxin TYPHIM VI được nghiên cứu, phát triển và sản xuất bởi Sanofi Pasteur - Hãng dược phẩm hàng đầu của Pháp. Vaccine có hàm lượng 0.5ml/lọ, được tiêm chỉ định ở bắp hoặc dưới da.\n\n### Những đối tượng chống chỉ định\n\nKhông nên dùng vaccine TYPHIM VI nếu:\n\n* Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin.\n* Người mắc các bệnh rối loạn chức năng đông máu hoặc có bệnh lý [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-la-benh-ly-nguy-hiem-nhung-co-chua-duoc-khong-65002.html).\n* Trẻ em chưa đủ 2 tuổi theo quy định.\n\n### Thận trọng khi tiêm vaccine với các trường hợp\n\n* Người đang có biểu hiện sốt hoặc nhiễm trùng.\n* Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.\n* Vaccine TYPHIM VI chỉ có tác dụng phòng bệnh thương hàn do virus Salmonella Typhi, không có tác dụng phòng bệnh thương hàn Salmonella paratyphi tuýp A và B.\n\n### Lịch tiêm và những phản ứng phụ\n\nVaccine phòng bệnh thương hàn sẽ được tiêm 1 mũi, sau đó cứ cách 3 năm nên tiêm 1 mũi nhắc lại một lần. Người lớn và trẻ em có thể áp dụng chung một lịch tiêm chủng vaccine ngừa bệnh thương hàn.\n\n**Một số phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine:**\n\n* Phản ứng thường gặp: Đau nhức tại vị trí tiêm, sưng, sốt, đau đầu, có quầng đỏ tại vết tiêm…\n* Phản ứng hiếm gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay, phát ban, đau khớp, đau cơ, quá mẫn…\n\nSau khi tiêm khoảng 30 phút, người bệnh có thể về nhà để theo dõi thêm nếu không có triệu chứng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Trong 48 giờ sau tiêm, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường và trở nặng thì người bệnh cần được đưa đến các trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi.\n\n### Tương tác thuốc\n\nVaccine TYPHIM VI có thể tiêm chủng cùng với các loại vaccine khác như: Bạch hầu, viêm gan A, uốn ván, bại liệt, ho gà, dại, viêm gan B…\n\n![TYPHIM VI (Pháp) - Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/typhim_vi_phap_vaccine_phong_benh_thuong_han_hieu_qua_2_df2558b05d.png)\n\n*Thông tin về vaccine TYPHIM VI phòng bệnh thương hàn*\n\nVì sao nên tiêm vacxin TYPHIM VI?\n---------------------------------\n\nKhi bị bệnh, nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn như: Xuất huyết bao tử, thủng ruột non, viêm não, viêm xương, nặng hơn là gây tử vong. Theo một vài thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do thương hàn chủ yếu là trẻ em (có độ tuổi từ 2 - 12 tuổi).\n\nKhi TYPHIM VI được đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch, tạo kháng thể tự nhiên để kháng lại trực khuẩn thương hàn (Salmonella Typhi, Salmonella Paratyphi).Việc chủ động tiêm phòng sớm sẽ giúp chúng ta phòng tránh hiệu quả bệnh thương hàn. Đặc biệt là đối với bé từ trên 2 tuổi, phụ huynh nên sớm tiêm phòng và cứ cách 3 năm tiêm mũi nhắc lại một lần để phòng bệnh tốt nhất.\n\nTiêm ngừa vaccine phòng ngừa bệnh thương hàn ở đâu?\n---------------------------------------------------\n\nHiện nay có rất nhiều bệnh viện, trung tâm tiêm chủng cung cấp dịch vụ tiêm ngừa vaccine TYPHIM VI ngừa bệnh thương hàn. Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng gần nhất. Hoặc có thể tham khảo tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n\nChúng tôi tự hào khi là đơn vị cung cấp các dịch vụ tiêm chủng các loại vaccine thế hệ mới. Đến với trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn có thể lựa chọn đa dạng các gói tiêm như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vaccine theo yêu cầu, đặt giữ vaccine online…\n\n### Vì sao nên chọn tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu?\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu hiện đang được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, không gian sạch sẽ, có khu vui chơi dành cho trẻ sau tiêm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, có chuyên môn và được trang bị đầy đủ kỹ năng xử trí các tình huống khẩn cấp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tận tâm và tận tình, giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ.\n\n**Những ưu điểm tuyệt vời khi tiêm phòng vaccine tại trung tâm tiêm chủng Long Châu:**\n\n* Tiêm nhẹ, ít đau giúp các bé luôn thoải mái trước, trong và sau khi tiêm.\n* Được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chọn vaccine, phác đồ, lịch tiêm chi tiết và miễn phí.\n* Vaccine chính hãng, đa chủng loại và được nhập khẩu từ nước ngoài.\n* Hệ thống lưu trữ vaccine đạt [tiêu chuẩn GPS](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-thong-luu-tru-gsp-la-gi-bao-quan-vac-xin-theo-chuan-gsp-nhu-the-nao.html).\n* Mức giá dịch vụ tốt, ổn định.\n\n![TYPHIM VI (Pháp) - Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/typhim_vi_phap_vaccine_phong_benh_thuong_han_hieu_qua_3_05b00944d5.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu - Điểm tiêm chủng uy tín*\n\n### Cách đăng ký tiêm vaccine phòng bệnh thương hàn\n\nĐể đăng ký tiêm vaccine thương hàn tại trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 3 cách sau:\n\n* Trực tiếp đến các điểm tiêm chủng Long Châu gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn tiêm chi tiết.\n* Liên hệ đăng ký thông qua hotline 1800 6928 để được hỗ trợ đăng ký và hẹn lịch tiêm.\n* Đăng ký online trên website của Long Châu để hẹn lịch tiêm nhanh chóng. Đây là cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc sắp xếp thời gian.\n\n**Cách đăng ký tiêm vaccine online tại trung tâm tiêm chủng Long Châu:**\n\n* Bước 1: Truy cập link đăng ký [TẠI ĐÂY](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung)!\n* Bước 2: Kéo xuống mục Đăng ký & đặt lịch tiêm chủng ngay để tiến hành đặt lịch.\n* Bước 3: Điền đầy đủ thông tin họ tên, ngày sinh, số điện thoại, chọn địa điểm tiêm chủng, chọn loại vaccine, chọn ngày & giờ. Sau đó nhấn Gửi để hoàn tất đăng ký.\n\nSau khi nhận được thông tin đăng ký, trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ tiến hành gọi điện xác nhận thông qua số điện thoại đã đăng ký. Đến trước ngày tiêm, chúng tôi sẽ gọi điện nhắc hẹn thêm một lần nữa để quý khách không bỏ lỡ lịch tiêm.\n\nMức giá tiêm vaccine TYPHIM VI hiện nay là bao nhiêu?\n-----------------------------------------------------\n\nMức giá của dịch vụ tiêm vaccine thường có sự thay đổi tùy theo từng thời điểm và tùy vào mỗi trung tâm tiêm chủng. Mức giá hiện nay thường dao động từ 200.000VNĐ - 400.000VNĐ. Nếu bạn muốn biết thông tin tiêm vaccine TYPHIM VI tại trung tâm tiêm chủng Long Châu chính xác; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928 để được hỗ trợ nhanh chóng.\n\n![TYPHIM VI (Pháp) - Vaccine phòng bệnh thương hàn hiệu quả 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/typhim_vi_phap_vaccine_phong_benh_thuong_han_hieu_qua_4_2d0430a322.png)\n\n*Mức giá tiêm vaccine TYPHIM VI hiện nay*\n\nBài viết trên là những thông tin về vaccine phòng bệnh thương hàn [TYPHIM VI](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/typhim-vi-phap-vaccine-phong-benh-thuong-han-hieu-qua.html) (Pháp). Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thương hàn và vaccine phòng bệnh hiện nay. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những tin tức mới về vaccine nhé!\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Lịch tiêm chủng", "Bệnh thương hàn", "điều trị thương hàn"]}, {"title": "Biến chứng tiêm phòng lao và cách xử lý hiệu quả", "abstract": "Lao là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên và có thể lây từ người qua người thông qua giọt bắn. Lao thường xuất hiện với các triệu chứng ho ra máu, ho có đờm hoặc không đờm, cơ thể bị suy nhược, đau ngực, sốt,... Vaccine phòng lao là lựa chọn hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh này. Vậy sau khi tiêm có xảy ra biến chứng tiêm phòng lao hay không?", "md_content": "Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Đây cũng là loại vaccine nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ sơ sinh. Vậy vaccine lao là gì? Biến chứng tiêm phòng lao bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu thông tin sau đây.\n\nVaccine lao là gì?\n------------------\n\nVaccine lao tại Việt Nam hiện nay là BCG ([Bacillus Calmette-Guerin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bacillus-calmette-guerin-substrain-tice-live-antigen)). Vaccine này chứa vi khuẩn gây bệnh lao ở dạng bất hoạt độc lực. Vì thế, chúng không có khả năng gây bệnh mà ngược lại còn có tác dụng bảo vệ cơ thể. Cụ thể, vaccine ngăn hình thành các thể lao như lao sơ nhiễm, lao thứ phát, ngăn ngừa bệnh lao diễn biến nặng như lao kê, lao màng não,...\n\nĐối tượng nào cần tiêm phòng lao?\n---------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế, vaccine phòng lao được tiêm cho trẻ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi sau khi sinh. Trên thực tế, đối với những trẻ phát triển ổn định, sức khỏe tốt sẽ thường được tiêm sau khi sinh trong vòng 24 giờ. Đối với những trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt, có thể hoãn việc tiêm [vaccine phòng lao BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bcg-tiem-khi-nao-tac-dung-cua-vac-xin-bcg-la-gi.html) đến khi trẻ đạt trạng thái sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn nên tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.\n\n![Biến chứng tiêm phòng lao 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_tiem_phong_lao_1_9bb5809c63.png)\n\n*Bố mẹ nên tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ sớm để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất*\n\nTrẻ được tiêm phòng lao muộn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn đối với những trẻ được tiêm phòng sớm. Bệnh lao có thể xuất hiện ở trẻ sau sinh vài ngày, do hệ miễn dịch lúc này còn yếu. Nếu đã xác định chính xác trẻ bị nhiễm lao, việc tiêm phòng lao lúc này sẽ không cần thiết nữa. Bên cạnh đó, tiêm phòng vaccine lao cho trẻ sau 1 tuổi có thể xảy ra những biến chứng tiêm phòng lao mạnh hơn.\n\nNgười lớn không mắc bệnh lao và chưa được tiêm chủng lao nhưng lại tiếp xúc thường xuyên với yếu tố phơi nhiễm cũng nên tiêm phòng lao.\n\nMột số biến chứng tiêm phòng lao có thể xuất hiện\n-------------------------------------------------\n\nThông thường, rất hiếm xuất hiện các biến chứng tiêm phòng lao nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau khi tiêm, người tiêm có thể gặp các phản ứng sau:\n\n* Trẻ có thể quấy khóc, chán ăn hơn so với bình thường.\n* Phần lớn trẻ chỉ có phản ứng tại chỗ tiêm. Vị trí tiêm sẽ xuất hiện nốt đỏ nhỏ và nốt đỏ này sẽ biến mất trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau tiêm.\n* Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm vaccine phòng lao, một vài trường hợp có biểu hiện sưng, áp xe tại chỗ, nổi hạch và sốt nhẹ. Các triệu chứng trên sẽ mất trong 1 đến 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị.\n* Sau 2 tuần đến 2 tháng, tại vết tiêm có thể xuất hiện vết đỏ da, hóa mủ trắng và mụn mủ này sẽ tự vỡ tạo thành vết loét kéo dài 2 tuần và sau đó tự lành, để lại vết sẹo nhỏ (3 đến 5 mm). Đây cũng là lúc cơ thể của bé đã có miễn dịch với [vi khuẩn gây bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-che-gay-benh-cua-vi-khuan-lao-la-gi-52406.html).\n* Nếu người tiêm sử dụng phải kim tiêm không được vô trùng sẽ xuất hiện áp xe tại chỗ tiêm.\n* Nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc cơ thể của người tiêm phản ứng quá mạnh với vaccine lao, có thể xuất hiện mụn mủ và để lại vết sẹo to ở vị trí tiêm. Ngoài ra, người tiêm có thể bị nổi hạch lao phản ứng dưới đòn, hạch nách hoặc hạch cổ cùng phía với bên tiêm vaccine. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì phản ứng này chỉ xuất hiện với tỷ lệ 1/100 trẻ.\n* Các phản ứng nặng sau khi tiêm phòng lao xảy ra với tỉ lệ rất thấp, chỉ 1/1.000.000 người bị nhiễm bệnh lao hoặc viêm tủy, các trường hợp này hay xảy ra đối với người nhiễm HIV hoặc bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) mắc phải.\n\n![Biến chứng tiêm phòng lao 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_tiem_phong_lao_2_a8ea9772ca.png)\n\n*Thông thường, rất hiếm xuất hiện các biến chứng tiêm phòng lao nghiêm trọng*\n\nXử lý biến chứng khi tiêm phòng lao\n-----------------------------------\n\nTùy theo biến chứng xuất hiện sau khi tiêm phòng lao mà cách xử lý khác nhau như sau:\n\n* Đối với các phản ứng nhẹ sau khi tiêm như nổi sần, nổi hạch,... sẽ không cần can thiệp điều trị, hiện tượng này sẽ tự mất đi sau vài ngày.\n* Đối với trường hợp trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm (dưới 38.5 độ), bố mẹ nên hạ nhiệt cho trẻ bằng cách chườm ấm và cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, ngoài các biện pháp hạ sốt kể trên, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.\n* Bố mẹ nên hạn chế chạm vào chỗ tiêm khi ôm hoặc bé trẻ. Nếu vị trí tiêm sưng đau, trẻ quấy khóc nhiều, bố mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol với liều 10 - 15mg/kg/lần.\n* Bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy sau khi tiêm 2 tuần đến 2 tháng mà vết tiêm của trẻ còn mưng mủ, bởi đây là biểu hiện bình thường, sau thời gian mưng mủ, mụn mủ sẽ tự vỡ và để lại sẹo. Điều này thể hiện trẻ có đáp ứng tốt với việc tiêm phòng vaccine.\n\nCác biểu hiện cần đưa trẻ đến viện\n----------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của cục Y tế dự phòng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng sau khi chích vaccine lao như:\n\n* Trẻ sốt cao trên 39 độ và không hạ sốt khi đã dùng thuốc, sốt kéo dài quá 24 giờ, cơn sốt xuất hiện sau 12 tiếng tiêm chủng.\n* Trẻ [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), phát ban.\n* Trẻ bị nôn trớ, bú kém hoặc bỏ bú.\n* Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, kém tương tác với bố mẹ, trẻ mệt, li bì, hôn mê.\n* Trẻ có biểu hiện thở nhanh, thở rên, thở ậm ạch, khó thở, tím môi, lạnh chi trên da nổi vân tím.\n\nNgoài các biểu hiện kể trên, bố mẹ thấy bé yêu của mình có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.\n\n![Biến chứng tiêm phòng lao 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_tiem_phong_lao_3_435284eb53.png)\n\n*Khi trẻ sốt cao trên 39 độ và không hạ sốt khi đã dùng thuốc, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện*\n\nNếu bố mẹ còn loay hoay trong việc tìm kiếm trung tâm vaccine để tiêm chủng cho con em mình, có thể tham khảo [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Đến đây, bố mẹ sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt với giá ưu đãi. Hiện nay, vaccine phòng ngừa lao BCG tại trung tâm tiêm chủng Long Châu có giá 150.000 đồng/mũi (giá này có thể thay đổi tùy vào thời điểm).\n\nQua bài viết trên, có thể thấy, [biến chứng tiêm phòng lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-tiem-phong-lao-va-cach-xu-ly-hieu-qua.html) thường rất hiếm xảy ra, một số phản ứng sau tiêm cũng không quá nguy hiểm nếu xử lý kịp thời và đúng cách. Điều quan trọng hơn hết là bố mẹ nên cho con em mình tiêm phòng vaccine phòng lao BCG càng sớm càng tốt để hiệu quả của vaccine được phát huy tốt nhất. Từ đó, bé yêu của bạn sẽ được bảo vệ một cách trọn vẹn hơn.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? Một số lưu ý sau khi tiêm chủng", "abstract": "Từ khi vacxin 6 trong 1 có mặt trên thị trường, không ít các bậc cha mẹ đã tin tưởng lựa chọn loại vacxin này nhằm bảo vệ, phòng ngừa cho con của mình. Vậy vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? Cần lưu ý những gì sau khi tiêm chủng?\n", "md_content": "Để bảo vệ sức khỏe cho con em mình ngay từ khi sinh ra thì tiêm vacxin là điều không thể bỏ qua. Chỉ cần tiêm đủ số mũi theo phác đồ, vacxin có thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, vô cùng an toàn và tiện lợi, trong đó có vacxin 6 trong 1. Hãy cùng tìm hiểu vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi và lịch tiêm như thế nào qua bài viết sau.\n\nTại sao trẻ cần được tiêm vacxin?\n---------------------------------\n\nĐể trả lời cho câu hỏi vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi, trước tiên ta cần tìm hiểu vì sao trẻ cần được tiêm chủng cũng như hiểu rõ hơn về sự hình thành miễn dịch khi tiêm chủng vacxin. Nguyên nhân trẻ em cần được tiêm chủng vacxin có thể kể đến như:\n\n* Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, do đó khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh thì trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ lớn và người lớn.\n* Tiếp xúc không chọn lọc: Trẻ còn quá nhỏ nên không nhận biết được những yếu tố nguy cơ gây bệnh, không hạn chế tiếp xúc hay tiếp xúc những mầm bệnh từ môi trường xung quanh.\n* Một số [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) có xu hướng ngày càng tăng, làm cho trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều đặc biệt là những trẻ không được chủng ngừa.\n* Khả năng giải quyết một số bệnh của y học hiện đại còn hạn chế.\n\n![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_0_950b0607aa.jpg)\n\n*Tiêm vacxin cho trẻ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm*\n\nCơ chế hoạt động của vacxin\n---------------------------\n\nVacxin là chế phẩm mang tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế, điều chế lại để đảm bảo độ an toàn cần thiết. Khi vacxin vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ không gây ra các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh mà sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch (kháng thể) chống lại tác nhân gây bệnh. \n\nVacxin nâng cao khả năng kháng, chống lại bệnh tật của cơ thể. Khi vacxin được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch cơ thể sẽ xem vacxin là một vật lạ nên sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, tạo nên trí nhớ của hệ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân gây bệnh thật sự xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ sử dụng trí nhớ có được khi tiêm vacxin để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để tiêm vacxin đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiêm vào đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng số lần tiêm và tiêm lặp lại theo đúng phác đồ, lịch tiêm chủng.\n\nVacxin 6 trong 1 ngừa những bệnh nào?\n-------------------------------------\n\nVacxin 6 trong 1 là một loại vacxin phối hợp thế mới, có thể phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm như:\n\n### Bạch hầu\n\nTác nhân gây bệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) chính là vi khuẩn hiếu khí gram dương Corynebacterium diphtheriae, gây ra nhiễm trùng cấp tính ở trẻ với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, khàn tiếng, ho, xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà bám chặt, lan nhanh ở vòm hầu, mũi, tuyến hạnh nhân,…\n\n### Ho gà\n\nTác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis và đối tượng thường mắc phải là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng. Triệu chứng viêm long đường hô hấp kéo dài, ho thành từng cơn, mỗi cơn dài 15 - 20 tiếng ho liên tiếp, có thể gây ngưng thở, tím tái do thiếu oxy.\n\n![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_2_d5b762eec9.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 phòng ngừa được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh*\n\n### Uốn ván\n\nTác nhân gây bệnh chính là Clostridium gây triệu chứng là những cơn co cứng, cứng hàm gây há miệng khó khăn, cứng cơ nhai, cơ cổ, những cơn co cứng khi bị kích thích bởi ánh sáng hay tiếng động mạnh.\n\n### Bại liệt\n\nTác nhân chính gây bệnh là virus đường ruột Polio chủ yếu lây qua đường phân miệng, gây triệu chứng nguy hiểm như liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp, mất vận động ở chân, tay, lưng.\n\n### Viêm gan B\n\nTác nhân chính gây bệnh là virus HBV. Triệu chứng của bệnh không điển hình và diễn tiến rất thầm lặng, gây tổn hại gan một cách từ từ và sẽ có những đợt bùng phát cấp sau này.\n\n### Các bệnh gây ra bởi HiB\n\nTác nhân chính là vi khuẩn gram âm Haemophilus influenzae type B gây ra các bệnh như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…\n\nVacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi?\n------------------------------\n\nHiện nay vacxin 6 trong 1 có hai loại là Infanrix Hexa được sản xuất tại Bỉ (loại phổ biến và thường được sử dụng ở Việt Nam) và Hexaxim được sản xuất tại Pháp. Theo phác đồ hiện tại, lịch tiêm chủng vacxin 6 trong 1 như sau:\n\n* **Gồm 3 mũi chính:** Trẻ sẽ tiêm lần lượt ở 2, 3, 4 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là một tháng tuổi.\n* **Mũi nhắc lại (mũi thứ 4):** Trẻ sẽ được tiêm ở 16 - 18 tháng tuổi.\n\nVacxin 6 trong 1 là vacxin dành cho trẻ có độ tuổi từ 2 - 24 tháng tuổi, vì thế nên hoàn thành phác đồ tiêm trước 24 tháng tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.\n\nNếu bạn đang có ý định tiêm chủng loại vacxin này cho trẻ thì có thể tham khảo tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), cả hai loại vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa và Hexaxim được cung cấp với giá 1.020.000 VND. Giá này có thể dao động tùy theo thời điểm cụ thể.\n\n![Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_tiem_may_mui_3_27de97a556.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nCác lưu ý khi tiêm chủng vacxin 6 trong 1\n-----------------------------------------\n\nCác trường hợp chống chỉ định:\n\n* Trẻ có tiền sử sốc và phản ứng nặng sau khi tiêm vacxin lần trước (có cùng thành phần).\n* Trẻ có tình trạng suy chức năng đa cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,...\n* Trẻ bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay HIV).\n* Các chống chỉ định khác nhau do nhà sản xuất đưa ra theo từng loại vacxin.\n\nCác trường hợp tạm hoãn tiêm vacxin:\n\n* Trẻ mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng cấp tính.\n* Trẻ sốt cao hoặc trẻ bị hạ thân nhiệt.\n* Trẻ đang hoặc vừa kết thúc đợt điều trị trong vòng 14 bằng thuốc [Corticoid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/corticoid-la-gi-ten-cac-loai-thuoc-co-chua-corticoid.html).\n* Trẻ có cân nặng dưới 2000g.\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để trả lời cho thắc mắc [vacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-tiem-may-mui-mot-so-luu-y-sau-khi-tiem-chung.html). Qua bài viết trên, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về vai trò vacxin nói chung và vacxin 6 trong 1 nói riêng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuân thủ tiêm đúng và đủ số mũi theo lịch tiêm chủng sẽ giúp việc phòng bệnh hiệu quả tốt hơn.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vacxin Avaxim phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ em và người lớn", "abstract": "Vacxin Avaxim là vaccine phòng ngừa bệnh viêm gan A, được chỉ định cho trẻ em và người lớn. Đăng ký tiêm Avaxim ở đâu? Bảng giá vacxin viêm gan A Avaxim mới nhất.", "md_content": "Vacxin Avaxim là loại vacxin phòng bệnh viêm gan A được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Vậy chúng ta đăng ký tiêm chủng vacxin ở đâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin và ham khảo bảng giá vacxin viêm gan A Avaxim mới nhất.\n\nBệnh truyền nhiễm viêm gan A liệu có nguy hiểm?\n-----------------------------------------------\n\nViêm gan A là bệnh truyền nhiễm, lây nhiễm chủ yếu qua con đường ăn uống, có thể gây biến chứng rất nguy hiểm. Loại virus gây bệnh viêm gan A có khả năng lây lan rất nhanh, vì vậy cần phải có biện pháp phòng tránh đặc biệt là trẻ em.\n\nHầu hết những người mắc bệnh viêm gan A thường có các triệu chứng: [Đau dạ dày](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-da-day-nguyen-nhan-hau-qua-va-cach-khac-phuc-49828.html), mệt mỏi, buồn nôn, vàng mắt, vàng da, ăn ít, nước tiểu sẫm màu và đi tiêu nhạt. Riêng đối với những trẻ dưới 6 tuổi, những triệu chứng này sẽ ít biểu hiện, gây khó khăn cho việc phát hiện và điều trị.\n\nMột điều đáng lo ngại khi mắc viêm gan A là khả năng lây nhiễm rất cao, ngay từ 2 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Dù trẻ nhỏ hay người lớn thì khi mắc đều phải tiêm vacxin viêm gan A để phòng tránh bệnh hiệu quả.\n\n### Viêm gan A lây nhiễm qua những con đường nào?\n\nViêm gan A lây nhiễm chủ yếu thông qua đường tiêu hóa (phân, miệng). Quá trình lây nhiễm thông qua việc ăn phải thức ăn, uống chung nước có chứa virus. Mặt khác, bệnh này còn lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi (quan hệ tình dục miệng, hậu môn) với người bị nhiễm bệnh.\n\nMột trường hợp hiếm gặp chính là lây truyền qua đường máu, bởi vì tỉ lệ virus viêm gan A tồn tại trong máu rất thấp. Mặc dù là trường hợp hiếm gặp những chúng ta cũng cần có biện pháp phòng tránh bệnh để đảm bảo an toàn.\n\n### Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A\n\nHiện nay bệnh viêm gan A chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó cần phải cẩn trọng và đề phòng. Sau khi điều trị khỏi vẫn để lại di chứng cho sức khỏe, đặc biệt là gan. Có thể thấy tiêm vacxin là một trong những biện pháp [phòng ngừa bệnh viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-va-cach-phong-benh-viem-gan-a-don-gian-62609.html) tốt nhất hiện nay.\n\nSong song với đó, chúng ta cũng cần hạn chế ăn thức ăn sống, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, không ăn chung đồ - dùng chung vật dụng cá nhân…\n\n![Vacxin Avaxim phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ em và người lớn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_avaxim_phong_ngua_benh_viem_gan_a_cho_tre_em_va_nguoi_lon_1_551790717f.jpg)\n\n*Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm*\n\nĐôi nét về vacxin Avaxim ngừa bệnh viêm gan A\n---------------------------------------------\n\nHiện nay, đã có rất nhiều loại vacxin được nghiên cứu và phát triển để phòng bệnh viêm gan A, trong đó có Avaxim.\n\nAvaxim được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur, một hãng dược phẩm hàng đầu ở Pháp. Đây là loại vacxin bất hoạt, có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm gan A ở người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên\n\nVacxin ngừa viêm gan A Avaxim có 2 loại tương ứng với các độ tuổi khác nhau:\n\n* Avaxim 80U/0.5ml (80 đơn vị kháng nguyên): Dành cho trẻ em từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi. Thời gian tiêm 2 liều cách nhau từ 6 - 36 tháng.\n* Avaxim 160U/0.5ml (160 đơn vị kháng nguyên): Dành cho người từ 16 tuổi trở lên. Thời gian tiêm 2 liều cách nhau 6 - 12 tháng.\n\nLưu ý: Vacxin này sẽ được tiêm vào vị trí cơ delta trên cánh tay.\n\n**Tương tác thuốc:**\n\nVacxin có thể tiêm cùng lúc với các loại vacxin khác như: Bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, HIB.\n\n**Thận trọng khi sử dụng vacxin với:**\n\n* Người đang bị [bệnh gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-gan-va-cach-phong-ngua-cac-benh-ve-gan-hieu-qua-49821.html).\n* Người bị suy giảm miễn dịch, bị giảm tiểu cầu và có nguy cơ chảy máu.\n* Tác dụng phòng ngừa bệnh sẽ không hiệu quả nếu tiêm vacxin trong thời gian ủ bệnh.\n\n![Vacxin Avaxim phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ em và người lớn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_avaxim_phong_ngua_benh_viem_gan_a_cho_tre_em_va_nguoi_lon_2_b84702a3c8.jpg)\n\n*Vacxin Avaxim 80U có tác dụng ngừa viêm gan A*\n\nChống chỉ định và phản ứng phụ sau tiêm vacxin Avaxim\n-----------------------------------------------------\n\nTương tự như các loại vacxin khác, vacxin Avaxim có các thông tin chống chỉ định với các trường hợp:\n\n* Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc như Neomycin, Polysorbate…\n* Người đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính và người có bệnh mãn tính đang trong quá trình phát triển.\n\nBên cạnh những thông tin chống chỉ định, bạn cũng cần lưu ý một vài phản ứng phụ sau tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời. Một số phản ứng phụ phổ biến và không quá nguy hiểm sau khi tiêm vacxin như: Đau nhức tại vết tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html)…\n\nLưu ý: Sau khi tiêm cần theo dõi khoảng 30 phút, nếu không có tình trạng sốc phản vệ thì bạn có thể về nhà và theo dõi thêm.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin Avaxim ngừa bệnh viêm gan A?\n----------------------------------------------------\n\nHiện nay, vacxin Avaxim là một trong số ít vacxin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Theo nhà sản xuất, Avaxim được điều chế từ virus viêm gan A bất hoạt bằng formaldehyde trong tế bào lưỡng bội của người. Do đó, hiệu quả ngừa bệnh của loại vacxin này rất tốt và an toàn với người sử dụng.\n\nAvaxim đạt các tiêu chuẩn ngừa bệnh và được chứng nhận bởi tổ chức y tế thế giới WHO. Vì vậy, bạn có thể an tâm với chất lượng cũng như tác dụng của vacxin này.\n\nChúng ta cần chủ động tiêm phòng sớm vacxin ngừa viêm gan A. Bên cạnh đó, mỗi người cần tiêm đủ 2 mũi và đúng thời gian để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.\n\n![Vacxin Avaxim phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ em và người lớn 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_avaxim_phong_ngua_benh_viem_gan_a_cho_tre_em_va_nguoi_lon_3_4e44b3ef12.jpg)\n\n*Nên tiêm vacxin Avaxim vì có hiệu quả phòng ngừa tốt*\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu - Địa chỉ tiêm chủng uy tín\n----------------------------------------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm ngừa viêm gan A Avaxim dành cho cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, đặt giữ vacxin online, mua đặt giữ vacxin theo yêu cầu…\n\nDịch vụ tiêm phòng vacxin tại trung tâm tiêm chủng Long Châu luôn được đảm bảo an toàn, chất lượng bởi:\n\n* Chúng tôi có hệ thống cơ sở y tế, cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, khả năng xử trí tình huống linh hoạt.\n* Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn miễn phí trước, trong và sau khi tiêm chủng vacxin.\n* Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, được khử khuẩn thường xuyên.\n* Quy trình đăng ký, tiêm chủng chuyên nghiệp và linh hoạt.\n* Mọi thông tin tiêm chủng vacxin tại trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.\n\n![Vacxin Avaxim phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ em và người lớn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_avaxim_phong_ngua_benh_viem_gan_a_cho_tre_em_va_nguoi_lon_4_75c4e1aace.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu - Địa chỉ tiêm chủng uy tín*\n\nBảng giá tiêm vacxin avaxim mới nhất\n------------------------------------\n\nHiện nay, mức giá tiêm vacxin viêm gan A Avaxim trên thị trường dao động từ 500.000VNĐ - 600.000VNĐ. Tùy vào mỗi điểm tiêm, dịch vụ và theo từng thời điểm mà giá của vacxin sẽ có mức giá khác nhau.\n\nNếu bạn quan tâm đến mức giá của dịch vụ tiêm vacxin Avaxim ngừa viêm gan A ở trung tâm tiêm chủng Long Châu, hãy liên hệ qua hotline 1800 6928 để được tư vấn. Bạn cũng có thể đặt lịch tiêm vacxin [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Hoặc có thể trực tiếp đến các trung tâm tiêm chủng của Long Châu gần nhất để được hỗ trợ nhanh chóng.\n\nBài viết trên là những thông tin về bệnh viêm gan A, [vacxin Avaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-avaxim-phong-ngua-benh-viem-gan-a-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html) ngừa bệnh. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan A, cũng như vacxin phòng bệnh hiệu quả.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Lịch tiêm chủng", "Viêm gan a"]}, {"title": "Varicella Vaccine GCC (Hàn Quốc) phòng ngừa bệnh thủy đậu", "abstract": "Varicella Vaccine GCC là loại vaccine có tác dụng phòng ngừa bệnh thủy đậu, được nghiên cứu và sản xuất tại Hàn Quốc. Tiêm chủng vaccine Varicella ở đâu nhanh chóng, tìm hiểu ngay.", "md_content": "Varicella Vaccine GCC là vacxin dạng đông khô có tác dụng ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Varicella được nghiên cứu, sản xuất tại Hàn Quốc và đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Vậy chúng ta nên tiêm chủng vacxin ngừa thủy đậu ở đâu uy tín, chất lượng? Mức giá [Varicella Vaccine GCC](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varicella-vaccine-gcc-han-quoc-phong-ngua-benh-thuy-dau.html) hiện nay là bao nhiêu?\n\nBệnh thủy đậu: Triệu chứng và phương pháp phòng bệnh\n----------------------------------------------------\n\nBệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu (Varicella virus) gây ra. Đây là bệnh lành tính, không có nhiều triệu chứng nặng, tuy nhiên phụ nữ mang thai mắc bệnh này có thể sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi.\n\n### Bệnh thủy đậu có những triệu chứng nào?\n\nMùa đông, mùa xuân là thời điểm [bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) phát triển mạnh và dễ lây lan. Thời gian ủ bệnh từ khoảng 14 - 16 ngày. Những triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh thủy đậu như:\n\n* Giai đoạn khởi phát: Sốt, đau đầu, phát ban, đau cơ… Đối với trẻ em, ở giai đoạn này thường không có dấu hiệu rõ ràng.\n* Giai đoạn toàn phát: Cơ thể bắt đầu xuất hiện dấu hiệu sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… Lúc này toàn thân sẽ có những mụn nước li ti có đường kính từ 1 - 3mm. Trường hợp nặng, mụn nước thường có kích thước to hơn và dễ gây nhiễm trùng.\n\n### Phương pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu\n\nTiêm vaccine là phương pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả và an toàn nhất. Chúng ta nên tiêm chủng cho những người bị phơi nhiễm, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người có nguy cơ cao mắc bệnh.\n\nKhi bị thủy đậu cần chữa trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não, zona…\n\n![Varicella Vaccine GCC (Hàn Quốc) phòng ngừa bệnh thủy đậu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varicella_vaccine_gcc_han_quoc_phong_ngua_benh_thuy_dau_1_147388f29b.png)\n\n*Bệnh thủy đậu có những triệu chứng nào? Biện pháp phòng ngừa*\n\nVaricella Vaccine GCC: Thông tin, chỉ định và chống chỉ định\n------------------------------------------------------------\n\nVaccine ngừa bệnh thủy đậu Varicella Vaccine GCC được nghiên cứu và phát triển bởi Green Cross, Hàn Quốc. Varicella Vaccine có dạng đông khô nên khi sử dụng cần pha với nước hồi chỉnh thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt.\n\n### Thông tin vaccine Varicella GCC\n\nTrong 1 lọ vacxin Varicella GCC 0.7ml hoàn nguyên có chứa virus thủy đậu sống giảm độc lực ≥ 1.400 PFU. Thành phần có trong thuốc bao gồm: Sucrose, [Glycine](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/glycine), Sodium L- glutamate hydrate, Gelatin, L-Cysteine…\n\nMỗi lọ tương ứng với một liều, thuốc phải được sử dụng sau 30 phút hoàn nguyên với nước hồi chỉnh. Mỗi đối tượng cần tiêm đủ 2 mũi để đảm bảo phòng ngừa bệnh hiệu quả.\n\n### Chỉ định\n\n* Varicella Vaccine GCC được sử dụng để tiêm cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.\n* Sử dụng cho những người chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc có nguy cơ cao bị thủy đậu.\n* Người tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu hoặc sống trong vùng có dịch bệnh.\n* Người mắc bệnh bạch cầu Lympho cấp tính và không tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào của vacxin Varicella trong 3 tháng gần nhất.\n* Phụ nữ có kế hoạch mang thai và muốn được bảo vệ trước khi mang thai.\n* Người bị hen phế quản, thận hư cần điều trị bằng ACTH hoặc corticosteroid.\n\n### Chống chỉ định\n\nTương tự như các loại vaccine khác, Varicella Vaccine có các thông tin chống chỉ định như:\n\n* Người [mẫn cảm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/man-cam-la-gi-hoi-chung-man-cam-voi-thanh-phan-cua-thuoc-la-nhu-the-nao-68927.html) với bất kì thành phần nào của vaccine.\n* Người sốt, suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan và thận.\n* Người có tiền sử quá mẫn với Kanamycin, Erythromycin.\n* Người có tiền sử bị co giật trong khoảng 1 năm tính đến thời điểm tiêm vaccine.\n* Phụ nữ đang mang thai hoặc 2 tháng trước khi lên kế hoạch mang thai.\n* Đối tượng đã tiêm phòng vaccine sống khác như bại liệt, sởi, rubella, quai bị và BGG trong khoảng 1 tháng trở lại.\n* Người bị suy giảm miễn dịch tế bào, hệ thống miễn dịch tiên phát, mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc AIDS…\n* Người mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào Lympho T, u Lympho ác tính.\n\n![Varicella Vaccine GCC (Hàn Quốc) phòng ngừa bệnh thủy đậu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varicella_vaccine_gcc_han_quoc_phong_ngua_benh_thuy_dau_2_2b1b9524c8.png)\n\n*Varicella Vaccine chống chỉ định với những trường hợp nào?*\n\n### Những lưu ý khi tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu\n\nKhi tiêm Varicella Vaccine ngừa bệnh thủy đậu cần thận trọng và cần lưu ý:\n\n* Điều trị bằng epinephrine trường hợp bệnh nhân có phản ứng quá mẫn sau khi tiêm.\n* Cần thận trọng khi tiêm ngừa cho phụ nữ đang cho con bú.\n* Trường hợp đối tượng tiêm điều trị bằng 6 -mercaptopurine phải ngừng sử dụng thuốc trước khi tiêm vaccine 1 tuần và sử dụng lại sau khoảng 1 tuần.\n* Trong trường hợp khẩn cấp, phải tạo miễn dịch chủ động bằng immunoglobulin Varicella - zoster thì cần tiến hành tiêm vaccine (trừ trường hợp có dấu hiệu suy giảm miễn dịch). Lưu ý, vaccine phải được tiêm trong thời gian tối đa là 72 giờ sau khi phơi nhiễm virus thủy đậu.\n\n### Tương tác thuốc\n\n* Trường hợp truyền máu, huyết tương trong ít nhất 5 tháng thì không nên tiêm vaccine.\n* Khoảng 2 tháng sau khi tiêm vaccine không được sử dụng immunoglobulin kể cả VZIG (trừ khi tiêm các chế phẩm này có lợi hơn tiêm vaccine).\n* Trong vòng 6 tuần sau khi tiêm vacxin tuyệt đối không được sử dụng salicylate. Bởi vì, có một số báo cáo hội chứng Regy đã xảy ra với những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu tự nhiên do đã sử dụng salicylate.\n\n### Lịch tiêm vaccine theo từng đối tượng\n\nCác đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên đều cần tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu.\n\n**Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:**\n\n* Mũi 1: Xác định ở lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 3 tháng. Trường hợp trẻ tiêm mũi 1 trước 4 tuổi thì có thể hẹn tiêm mũi 2 vào khoảng thời gian 4 - 6 tuổi.\n\n**Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn:**\n\n* Mũi 1: Xác định ở lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng.\n\n![Varicella Vaccine GCC (Hàn Quốc) phòng ngừa bệnh thủy đậu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varicella_vaccine_gcc_han_quoc_phong_ngua_benh_thuy_dau_3_515aa137e4.png)\n\n*Tiêm vaccine Varicella Vaccine cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên*\n\nBảng giá tiêm Varicella Vaccine GCC hiện nay\n--------------------------------------------\n\nHiện nay chưa có mức giá cụ thể cho dịch vụ tiêm Varice Varicella. Tùy vào thời điểm mà mức giá của loại vaccine này có thể thay đổi. Giá Varicella Vaccine GCC sẽ dao động từ 600.000VNĐ - 900.000VNĐ. Để biết được thông tin giá dịch vụ tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu chi tiết, bạn có thể liên hệ với trung tâm tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 nhé.\n\nĐăng ký tiêm vaccine Varicella tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n-----------------------------------------------------------------\n\nBạn có thể lựa chọn các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng trên cả nước để tiêm phòng vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Hoặc bạn cũng có thể đến ngay các trung tâm tiêm chủng Long Châu gần nhất để đăng ký tiêm vaccine.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm hầu hết các loại vaccine phòng bệnh như: Thủy đậu, cúm mùa, bạch hầu, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html)… Với đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi tự tin sẽ mang đến những dịch vụ chất lượng giúp quý khách hàng an tâm khi sử dụng.\n\nĐể đăng ký tiêm vaccine tại trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn có thể liên hệ qua hotline 1800 6928 hoặc đến trung tâm để được tư vấn. Hoặc bạn có thể truy cập [website Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để thực hiện đăng ký lịch tiêm online.\n\n![Varicella vaccine GCC (Hàn Quốc) phòng ngừa bệnh thủy đậu 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_avaxim_phong_ngua_benh_viem_gan_a_cho_tre_em_va_nguoi_lon_4_7bb3d0e82e.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nHãy chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh thủy đậu, đặc biệt là cho trẻ để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Varicella Vaccine GCC ngừa bệnh thủy đậu.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Lịch tiêm chủng", "phòng bệnh thủy đậu", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "BCG vaccine là gì? Chi phí tiêm chủng như thế nào?", "abstract": "Theo WHO, Việt Nam quốc gia đứng thứ 10 trong 30 nước chịu gánh nặng bệnh lao nặng nề nhất thế giới, với số lượng người mắc bệnh lao và bệnh lao kháng đa thuốc cao so với nhiều nước khác. Do đó việc tiêm BCG vaccine phòng ngừa lao là việc hết sức cần thiết, nhất là đối với trẻ sơ sinh.", "md_content": "Vậy BCG vaccine là gì và chi phí tiêm như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.\n\nTầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh lao\n-------------------------------------------\n\n[Vi khuẩn lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-che-gay-benh-cua-vi-khuan-lao-la-gi-52406.html) (Mycobacteria) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao đang nổi lên càng làm tình hình thêm phức tạp.\n\nBệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng phổi là vị trí phổ biến nhất. Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp, khi người mắc bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, hát,... và phát tán vi khuẩn ra không khí. Những người hít phải vi khuẩn này có thể bị nhiễm bệnh.\n\n![BCG vaccine là gì? Chi phí tiêm chủng như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bcg_vaccine_la_gi_chi_phi_tiem_chung_nhu_the_nao_1_7193476a21.jpg)\n\n*Vi khuẩn lao gây ra hàng loạt các bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người*\n\nBệnh lao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc bệnh lao và có nguy cơ cao bị biến chứng hơn người lớn. Các biến chứng thường gặp của bệnh lao ở trẻ sơ sinh bao gồm:\n\n* [**Lao phổi**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/lao-phoi-445.html)**:** Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh lao ở trẻ sơ sinh. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào phổi, chúng sẽ gây ra các triệu chứng như ho, sốt, khó thở,... Nếu không được điều trị, bệnh lao phổi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tim, [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html),...\n* [**Lao màng não**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lao-mang-nao-va-nhung-trieu-chung-lao-mang-nao-51665.html)**:** Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh lao, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, chúng sẽ gây viêm màng não, dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn mửa, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html),...\n* **Lao xương khớp:** Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào xương và khớp, gây viêm, đau và tổn thương.\n* **Lao ngoài phổi:** Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như thận, hệ tiêu hóa,... gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương.\n\nNgoài ra, bệnh lao ở trẻ sơ sinh còn có thể gây ra các biến chứng khác như:\n\n* Tăng nguy cơ tử vong.\n* Tăng nguy cơ chậm phát triển thể chất và trí tuệ.\n* Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.\n\nVì vậy, việc phòng ngừa bệnh lao là vô cùng quan trọng.\n\nBCG vaccine đã tồn tại hơn 80 năm và là một trong những loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất trong số các loại vaccine phòng lao hiện nay.\n\nĐối tượng cần tiêm BCG vaccine\n------------------------------\n\n[Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) không phải là dạng thuốc thông thường, do đó không thể tiêm cho bất kỳ ai mà phải tiêm đúng đối tượng. BCG vaccine chỉ được cung cấp khi trẻ em hoặc người lớn được cho là có nguy cơ tiếp xúc với bệnh lao cao hơn. Thông thường, chỉ nên tiêm BCG vaccine 1 lần trong đời. Sau đây là những đối tượng cần tiêm BCG vaccine:\n\n### Trẻ sơ sinh\n\nTrẻ sơ sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao cao nhất. Do đó ở Việt Nam, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm BCG vaccine vào khoảng 28 ngày tuổi. Tuy nhiên, bé phải khoẻ mạnh, không có bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch và có cân nặng đạt 2kg trở lên.\n\nĐối với bé hơn 1 tháng vẫn có thể tiêm BCG vaccine. Nhưng cần xét nghiệm Mantoux - một xét nghiệm da được sử dụng để phát hiện nhiễm vi khuẩn lao. Xét nghiệm này để xác định bé có bị nhiễm vi khuẩn lao hay không. Nếu kết quả xét nghiệm Mantoux dương tính có nghĩa bé đã bị nhiễm vi khuẩn lao và sẽ không được tiêm phòng.\n\n![BCG vaccine là gì? Chi phí tiêm chủng như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/bcg_vaccine_la_gi_chi_phi_tiem_chung_nhu_the_nao_2_7873862f9f.jpg)\n\n*Trẻ sơ sinh cần được tiêm BCG vaccine trong khoảng 28 ngày tuổi*\n\n### Người lớn\n\nTrên thực tế, rất hiếm khi BCG vaccine được tiêm cho bất kỳ ai trên 16 tuổi vì có rất ít bằng chứng cho thấy vaccine này có hiệu quả tốt ở người lớn.\n\nNhưng nó được tiêm cho những người trưởng thành từ 16 đến 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao thông qua công việc của họ, chẳng hạn như một số nhân viên y tế, nhân viên thú y. Và chắc chắn rằng, trước khi tiêm BCG vaccine, họ cũng phải tiến hành thực hiện xét nghiệm để xác định bản thân không nhiễm vi khuẩn lao.\n\nTác dụng, đường tiêm, phản ứng phụ và chăm sóc sau tiêm BCG vaccine\n-------------------------------------------------------------------\n\n[Tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) là cách đơn giản, an toàn và hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi các bệnh có hại trước khi bạn tiếp xúc với chúng. Nó sử dụng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn để xây dựng khả năng chống lại các bệnh [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) cụ thể và làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ hơn.\n\nVaccine làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách phối hợp với hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn để xây dựng khả năng bảo vệ. Khi bạn tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng theo quy trình sau:\n\n* Nhận biết mầm bệnh xâm nhập, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn.\n* Tạo ra kháng thể. Kháng thể là các protein được hệ thống miễn dịch tạo ra một cách tự nhiên để chống lại bệnh tật.\n* Nhớ về căn bệnh và cách chống chọi với nó. Nếu sau đó bạn tiếp xúc với mầm bệnh, hệ thống miễn dịch của bạn có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi bạn trở nên không khỏe.\n\nĐây là cách hoạt động của hầu hết các vaccine. Do đó, có thể nói tiêm vaccine là cách an toàn và thông minh để tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể mà không gây bệnh. Vậy đối với BCG vaccine sẽ như thế nào?\n\n### Tác dụng\n\nBCG hay Bacille Calmette - Guerin là một loại vaccine sống được sản xuất từ ​​chủng vi khuẩn lao đã bị suy yếu. Vì vi khuẩn trong vaccine yếu nên nó kích hoạt hệ thống miễn dịch bảo vệ chống lại nhiễm trùng nhưng không gây bệnh lao cho bạn.\n\n![BCG vaccine là gì? Chi phí tiêm chủng như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bcg_vaccine_la_gi_chi_phi_tiem_chung_nhu_the_nao_3_1736a3e658.jpg)\n\n*BCG vaccine chứa vi khuẩn lao đã bị suy yếu*\n\nBCG vaccine có tác dụng bảo vệ được ghi nhận chống lại bệnh viêm màng não và bệnh lao lan truyền ở trẻ em.\n\nBCG là loại vaccine duy nhất chống lại bệnh lao. Đây là loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất và thường là một phần trong lịch tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh.\n\n### Đường tiêm\n\nHầu hết các loại vaccine đều được dùng bằng đường tiêm, BCG vaccine cũng không ngoại lệ. Chuyên gia y tế sẽ sử dụng kim tiêm chuyên biệt với BCG vaccine, tiêm trong da của bé ở vị trí mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái.\n\n### Tác dụng phụ sau tiêm\n\nGiống như tất cả các loại vaccine, BCG vaccine có thể gây ra tác dụng phụ nhưng chúng không phổ biến và nhìn chung là nhẹ. Một số tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:\n\n* Đau nhức hoặc tiết dịch từ nơi tiêm;\n* [Sốt sau tiêm vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html);\n* Đau đầu;\n* Sưng hạch dưới nách ở cánh tay nơi tiêm thuốc.\n\nĐặc biệt, các biểu hiện sưng, đỏ, nóng đau, mưng mủ là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vaccine lao. Vết mưng mủ thường có đường kính dưới 1 cm và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng trước khi lành thành sẹo nhỏ, phẳng. Vết sẹo này càng rộng, chứng tỏ vaccine càng có hiệu quả.\n\n![BCG vaccine là gì? Chi phí tiêm chủng như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bcg_vaccine_la_gi_chi_phi_tiem_chung_nhu_the_nao_3_3b15c1b8b7.jpg)\n\n*Việc mưng mủ là phản ứng hết sức bình thường sau khi tiêm chủng*\n\nNgoài ra, còn có các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tủy và bệnh lao lan rộng nhưng rất hiếm gặp.\n\n### Chăm sóc chỗ tiêm\n\nĐối tượng tiêm BCG vaccine thường là trẻ sơ sinh, da của các bé rất mỏng và dễ tổn thương. Do đó việc chăm sóc chỗ tiêm kỹ càng là điều rất cần thiết. Bạn có thể thực hiện theo các cách sau:\n\n* Giữ cho khu vực tiêm sạch sẽ và khô ráo.\n* Bạn có thể tắm cho trẻ như bình thường. Cẩn thận lau khô vùng da sau khi tắm.\n* Có thể sử dụng băng vết thương bằng gạc nếu vùng đó bắt đầu rỉ dịch.\n* Sử dụng tăm bông cồn vô trùng để làm sạch khu vực nếu cần.\n* Không bôi thuốc mỡ, kem sát trùng hoặc miếng dán.\n\nChi phí tiêm chủng BCG vaccine như thế nào?\n-------------------------------------------\n\nHiện tại, Long Châu cũng đã có cung cấp dịch vụ tiêm chủng. Chi phí tiêm chủng BCG vaccine tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu dao động trong khoảng 150.000 đồng/mũi. Giá này đã bao gồm vaccine, dụng cụ tiêm và các dịch vụ khác như khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi sau tiêm,... Cần lưu ý rằng giá tiêm vaccine có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm tiêm chủng.\n\nĐể đặt lịch tiêm chủng BCG vaccine tại Long Châu, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 1800 6928 (miễn phí) hoặc đặt lịch online trên website của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\nDưới đây là quy trình tiêm chủng BCG vaccine tại Long Châu:\n\n* **Khám sàng lọc trước tiêm:** Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ, bao gồm cân nặng, chiều cao, nhiệt độ,... để đảm bảo trẻ đủ điều kiện tiêm chủng.\n* **Thông báo, giải đáp thắc mắc:** Bạn sẽ được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về vaccine.\n* **Tiêm vaccine:** BCG vaccine sẽ được tiêm đúng chỉ định, đúng liều và đúng đường dùng.\n* **Theo dõi sau tiêm:** Trẻ sẽ được theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm để phát hiện các phản ứng bất thường.\n\nNếu trẻ có bất kỳ phản ứng bất thường nào sau tiêm, bác sĩ sẽ xử trí kịp thời.\n\nNhư vậy, có thể thấy tiêm chủng [BCG vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bcg-vaccine-la-gi-chi-phi-tiem-chung-nhu-the-nao.html) là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh lao. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng BCG vaccine đầy đủ theo lịch tiêm chủng.\n\nXem thêm: [Vắc xin BCG tiêm khi nào? Tác dụng của vắc xin BCG là gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bcg-tiem-khi-nao-tac-dung-cua-vac-xin-bcg-la-gi.html)\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "bệnh lao"]}, {"title": "Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ", "abstract": "Bệnh thủy đậu là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới và có thể để lại các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vacxin chính là cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất. Trong bài viết này sẽ chia sẻ về vacxin Varilrix - loại vacxin thủy đậu duy nhất có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.", "md_content": "Việc đưa vacxin phòng bệnh thủy đậu vào chương trình tiêm chủng quốc gia đã làm giảm gánh nặng bệnh thủy đậu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết này sẽ trình bày tổng quan về bệnh, các loại vacxin ngừa bệnh thủy đậu phổ biến được sử dụng ở Việt Nam và cũng như các đơn vị tiêm chủng uy tín.\n\nTổng quan về bệnh thủy đậu\n--------------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (hay còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan qua đường hô hấp, dịch tiết,... do virus Herpes loại 3 - Varicella-zoster gây ra. Ở Việt Nam, bệnh thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm và tỷ lệ lây nhiễm toàn cầu là trên 90%.\n\n### Tìm hiểu sơ lược về virus Varicella-zoster\n\nVirus Varicella-zoster là một loại virus Herpes tuýp 3, hướng thần kinh phổ biến ở người. Nó là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiên phát dẫn đến bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus nằm trong Hạch cảm giác và khi sức đề kháng suy yếu thì nó tái hoạt động nhiễm trùng gây ra [bệnh Zona thần kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-bi-zona-than-kinh-la-gi-va-cach-phong-ngua.html) (hay còn gọi là Herpes zoster - Giời leo).\n\nBệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn người lớn, nhưng vẫn không loại trừ trường hợp người trưởng thành mắc bệnh. Một khi người trưởng thành mắc bệnh có thể bệnh nặng hơn ở trẻ. Trong khi đó, bệnh Zona thì thường xuất hiện ở người già hay người bị suy giảm miễn dịch.\n\nNó là loại virus duy nhất ở người có khả năng nhân lên trong động mạch não và gây ra bệnh mạch máu. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh [mất trí nhớ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mat-tri-nho-850.html) thông qua tái hoạt động virus bằng cách tích tụ các mảng amyloid, phát triển đám rối sợi thần kinh, từ đó gây chết tế bào não.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_2_2ce0690528.png)\n\n*Cấu trúc virus Varicella-zoster*\n\n### Con đường lây truyền\n\nThủy đậu lây lan qua giọt bắn (ho, hắt hơi) của người bệnh trong không khí hoặc lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với dịch mụn nước truyền nhiễm. Thời gian ủ bệnh thông thường là 10 đến 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu cho đến khi phát bệnh thủy đậu. Bệnh nhân thủy đậu có khả năng lây nhiễm từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban và khả năng lây nhiễm kéo dài cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy hoàn toàn.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_3_83a4600038.png)\n\n*Thủy đậu lây truyền qua không khí và tiếp xúc*\n\n### Triệu chứng của bệnh thủy đậu\n\nBệnh thủy đậu thường biểu hiện ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Sốt và phát ban đỏ ngứa là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Nốt ban đỏ có kích thước lớn dần cỡ hạt đậu phát triển thành các nốt sẩn, mụn nước trong, mụn mủ vàng và đóng vảy. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh có thể kèm theo có các triệu chứng như mệt mỏi, viêm họng và đau đầu kéo dài từ 5 đến 7 ngày.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_4_27b94cdf8e.jpeg)\n\n*Các triệu chứng của bệnh thủy đậu*\n\nHầu hết các trường hợp thủy đậu nặng xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch như bệnh ung thư, người ghép tạng hoặc tủy xương, bệnh tự miễn dịch, HIV/AIDS, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai (có thể lây cho thai nhi trong bụng mẹ) và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như [nhiễm trùng máu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html), viêm phổi, viêm não và nhiễm trùng da. Nếu phụ nữ mang thai mắc thủy đậu sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho thai nhi như bệnh về thần kinh, bệnh về mắt và thiểu sản chi,...\n\nTìm hiểu các loại vacxin phòng bệnh thủy đậu\n--------------------------------------------\n\nPhương pháp hiệu quả nhất hiện nay để phòng thủy đậu chính là tiêm vacxin theo lịch. Vacxin thủy đậu được giới thiệu lần đầu tiên là vacxin thủy đậu sống giảm độc lực chủng Oka. Cho đến nay, nhân loại đã phát minh ra nhiều loại vacxin thủy đậu khác nhau, trong đó có 3 loại được sử rộng rãi trên thị trường Việt Nam và trên toàn cầu là:\n\n* **Vacxin Varilrix** được phát triển bởi GlaxoSmithKline - công ty dược phẩm hàng đầu thế giới của Anh và sản xuất ở Bỉ.\n* **Vacxin Varivax** được phát triển bởi tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ) và sản xuất tại Mỹ.\n* **Vacxin Varicella** được cung cấp bởi công ty Chữ thập Xanh (Green Cross) của Hàn Quốc.\n\nTrong đó, Varilrix là loại vắc xin thủy đậu đầu tiên được bán trên thị trường, được bào chế ở dạng bột đông khô.\n\nHiệu quả của vacxin Varilrix\n----------------------------\n\nCho đến nay, trẻ em được tiêm hai liều vacxin thủy đậu đã cho thấy hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch với virus Varicella-zoster giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tự nhiên trong ít nhất vài thập kỷ. Tương tự như các loại vacxin chủng Oka khác, Varilrix được chứng minh là an toàn, hiệu quả và tạo miễn dịch tốt ở cả trẻ em và người lớn bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) và người có hệ miễn dịch bình thường.\n\nTiêm chủng định kỳ cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi bằng vacxin thủy đậu sống giảm độc lực đã được chứng minh làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng nặng do thủy đậu ở trẻ được tiêm chủng.\n\nVacxin Varilrix là vacxin duy nhất tại Việt Nam được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi, trong khi các loại khác từ 12 tháng tuổi mới có thể tiêm. Lịch tiêm vacxin Varilrix như sau:\n\n* Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi có thể tiêm mũi 1 và sau ít nhất 3 tháng tiến hành tiêm mũi 2.\n* Trẻ từ 13 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_5_1fed37bf0e.jpeg)\n\n*Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất*\n\nTiêm vacxin Varilrix ở đâu?\n---------------------------\n\nViệc lựa chọn đơn vị tiêm chủng rất quan trọng, bạn nên chọn những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng vacxin. Tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc là một lựa chọn không thể bỏ qua. Tại đây, các loại vắc xin luôn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Quy trình vận chuyển và lưu trữ cho đến tay khách hàng luôn đảm bảo điều kiện bảo quản nghiêm ngặt của vacxin. Nhân viên y tế thực hiện tiêm chủng cho khách hàng đã được cấp chứng nhận an toàn tiêm chủng. Bên cạnh đó, Long Châu còn cung cấp đa gói tiêm chủng với nhiều mức giá ưu đãi cho từng lứa tuổi hay tiêm chủng theo nhóm, gia đình.\n\nVới vacxin Varilrix tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, giá cả sẽ dao động trong khoảng 920.000 đồng.\n\n![Varilrix - Vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu sớm cho trẻ 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/varilrix_vacxin_phong_ngua_benh_thuy_dau_som_cho_tre_6_7c35f0902f.png)\n\n*Lựa chọn Long Châu - lựa chọn an tâm*\n\nQuy trình tiêm vacxin Varilrix\n------------------------------\n\nTrước khi tiêm, bạn sẽ được khám sức khỏe sàng lọc và cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh cho nhân viên y tế để xem xét có đủ điều kiện tiêm chủng hay không và được tư vấn về loại vacxin phù hợp nhất với lứa tuổi, nhu cầu của bạn. Nếu bạn không thuộc diện chống chỉ định tiêm Varilrix thì nhân viên y tế tiến hành thực hiện tiêm chủng theo quy trình chuẩn của Bộ Y Tế nói chung và của từng đơn vị tiêm chủng nói riêng.\n\nSau khi tiêm vacxin Varilrix, bạn sẽ được theo dõi khoảng 30 phút tại trung tâm, đơn vị tiêm chủng đểphát hiện và xử trí bất cứ phản ứng sau tiêm nào có thể xảy ra như sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, thậm chí các phản ứng nặng như co giật, li bì, khó thở,... Sau khi về nhà, bạn có thể cảm thấy đau nhức chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, sốt, phát ban do vacxin,... Bạn không cần quá lo lắng vì đây có thể chỉ là các dấu hiệu, triệu chứng sau tiêm thường gặp, thường bình phục hoàn toàn sau 1 hay vài ngày. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng hoặc tổng đài để được hỗ trợ kịp thời và tốt nhất.\n\nCách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu là chủng ngừa bằng vacxin thủy đậu [Varilrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/varilrix-vacxin-phong-ngua-benh-thuy-dau-som-cho-tre.html). Thực hiện chủng ngừa đúng lịch sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho mỗi chúng ta với bệnh thủy đậu nói riêng và các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc xin khác nói chung. Đồng thời với việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu được thực hiện tốt, cũng sẽ tạo ra Miễn dịch cộng đồng để cùng chung tay tiến tới xóa bỏ căn bệnh thủy đậu.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "thủy đậu"]}, {"title": "Giải đáp: Vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu?", "abstract": "Chủng ngừa Vắc xin là phương thức tạo miễn dịch chủ động để thu được miễn dịch đặc hiệu. Việc tiêm chủng vắc xin được dành cho mọi lứa tuổi, từ khi mới sinh ra cho tới người trưởng thành và người cao tuổi. Đặc biệt lứa tuổi nhỏ, thường được ưu tiên tiêm ngừa nhiều nhóm vắc xin để giúp em bé phòng tránh được các bệnh lý dễ lây nhiễm, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài cũng như ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ. Vắc xin phối hợp 6 bệnh trong 1 mũi tiêm (Vắc xin đa giá - Vắc xin 6 trong 1) thường được các bậc cha, mẹ lựa chọn. Vậy vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.", "md_content": "Chủng ngừa là quá trình một người được tao ra miễn dịch đặc hiệu, chủ động thông qua việc tiêm vắc xin nhằm chống lại các bệnh lý mà các kháng nguyên có trong thành phần vắc xin là đại diện. vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người được tiêm qua 3 cơ chế: Nhận diện, Hoạt hóa, và Hiệu quả (Đáp ứng) nhằm loại bỏ kháng nguyên - đại diện cho các căn nguyên gây bệnh, từ đó giúp cơ thể chúng ta ngăn ngừa, chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật đó. \n\nTừ khi triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc vào năm 1994, Việt Nam đã thành công loại trừ gần như hoàn toàn bệnh Bại liệt cũng như giảm được đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván... vắc xin 6 trong 1 ra đời với mục đích giảm thiểu số mũi tiêm so với tiêm chủng vắc xin từng bệnh đơn lẻ, mà vẫn đảm bảo tính sinh miễn dịch đặc hiệu, hiệu quả cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu qua bài viết sau.\n\nVắc xin 6 trong 1 có thể phòng bệnh lý nào?\n-------------------------------------------\n\nTrước khi giải đáp cho thắc mắc vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu một số bệnh lý mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng tránh được. Cụ thể:\n\n### Viêm gan siêu vi B\n\nTheo Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), nước ta có tỷ lệ mắc [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) cao, tỷ lệ dương tính HBsAg - (Hepatitis B surface Antigen) dao động từ 15 - 20% trên 1 số nhóm dân cư như phụ nữ mang thai, người hiến máu... Viêm gan vi rút B có đường lây bản chất là qua đường máu, cụ thể là lây truyền Mẹ - con, Tình dục, Tiêm chích, sử dụng máu và các chế phẩm máu bị nhiễm... \n\nĐặc biệt với đường lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, bú sữa mẹ, nếu trẻ không được thực hiện dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con thì nguy cơ em bé bị nhiễm và 90%, đưa đến khả năng tiến triển thành viêm gan mãn tính, xơ gan thậm chí là Ung thư gan sau này. Việc chích ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B là cực kì quan trọng cho việc phòng tránh lây nhiễm vi rút viêm gan B của trẻ cũng như cho cả cộng đồng.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_2_ca1435a580.jpg)\n\n*Vắc xin 6 trong 1 có thể phòng viêm gan siêu vi B*\n\n### Bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, dịch tiết từ người nhiễm bệnh bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các triệu chứng của bệnh là tình trạng nhiễm trùng, xuất hiện những giả mạc, mảng trắng ở vùng hầu họng, thanh quản và mũi, khiến trẻ không thở được và đồng thời độc tố của Bach hầu có thể gây ra biến chứng nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, tỷ lệ tử vong từ 5% - 10%. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở họng, thanh quản, hạch dưới hàm.\n\n### Ho gà\n\nHo gà là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, dịch xuất tiết của người nhiễm... gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Một trong những triệu chứng nguy hiểm khi trẻ mắc ho gà (đặc biệt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi) là ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, gây đe dọa tính mạng, ở trẻ lớn triệu chứng ho có thể kéo dài lên đến 100 ngày. Biến chứng khác của Ho gà: Viêm phổi, viêm tai giữa. Di chứng cơ học của ho nặng, đột ngột như: Xuất huyết dưới kết mạc mắt, nặng lên hay gây thoát vị thành bụng, thoát vị bẹn, thậm chí gãy xương sườn... rất hiếm gặp tai biến mạch não, co giật,…\n\n### Bại liệt\n\n[Bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường tiêu hóa bởi virus Polio. Virus này có thể xâm nhập vào các hạch bạch huyết, sau đó là vào hệ thần kinh trung ương, khiến cho các tế bào thần kinh vận động của vỏ não và các tế bào sừng trước tủy sống bị tổn thương, dẫn đến hội chứng liệt mềm. Bại liệt có thể liệt cơ hô hấp hoặc liệt tủy sống dẫn đến tử vong hoặc tàn tật suốt đời.\n\n### Uốn ván\n\nUốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, gây ra bởi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Vi khuẩn uốn ván tồn tại bền vững và lâu dài khi ở dạng Nha bào. Chúng xâm nhập qua các vết thương trên da, niêm mạc, khi mắc bệnh, bệnh nhân bị tấn công bởi cả nội độc tố và ngoại độc tố, biểu hiện bằng các triệu chứng đau và co cứng ưu thế các cơ duỗi, chính bởi vậy nên cơ thể bị uốn cong lên như \"tấm ván\", co giật toàn thân, bởi não và hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, dẫn đến ngưng thở, suy hô hấp và tử vong.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_3_6efab98128.jpg)\n\n*Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao*\n\n### Viêm phổi và viêm màng não mủ do HiB\n\nĐây là bệnh do vi khuẩn Hib gây nên, lây qua đường hô hấp, dịch xuất tiết. Các bệnh phổ biến do Hib gây nên bao gồm: Viêm Phổi, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm khớp, Viêm mô tế bào... những căn bệnh này có thể gây tử vong cao cũng như để lại một số di chứng nặng nề như não úng thủy, tay chân yếu, chậm phát triển tâm thần vận động, giảm thính lực...\n\nVắc xin 6 trong 1 có những ưu điểm gì?\n--------------------------------------\n\nNếu việc tiêm chủng phòng 6 bệnh trên được thực hiện từng mũi riêng lẻ sẽ khiến trẻ chịu gánh nặng số mũi tiêm, cũng như số lần hứng chịu thương tổn đau do tiêm và tiêu tốn thêm thời gian, chi phí của ba, mẹ, người thân những khi phải đưa bé tới nơi chủng ngừa. Quan trọng là việc được tiêm vắc xin sớm, kịp thời sẽ giúp em bé có được miễn dịch để phòng bệnh trong thời gian nhanh nhất. Với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong cuộc sống, các loại vắc xin đa giá như 3, 5 hay 6 vắc xin trong 1 mũi tiêm được ra đời. \n\nTất cả những loại vắc xin này đều đã được chứng minh, kiểm nghiệm bằng dữ liệu, số liệu thông qua các nghiên cứu khoa học rất có giá trị là: An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Và việc phối hợp nhiều vắc xin trong 1 mũi tiêm có hiệu quả miễn dịch phòng bệnh tương đương với tiêm riêng lẻ từng mũi. Lợi ích rõ ràng của mũi vắc xin đa giá 6 trong 1 là giúp cho trẻ giảm được số lần tiêm từ 6 mũi xuống chỉ còn 1 mũi.\n\nHiện nay vắc xin đa giá 5 trong 1 sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm phòng ngừa 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib và viêm gan B. Đây là vắc xin được miễn phí hoàn toàn và bạn có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa ở các trạm y tế, trung tâm y tế tại địa phương.\n\nVới vắc xin đa giá 6 trong 1 hiện được cung cấp tại các cơ sở dịch vụ tiêm chủng, đồng nghĩa với việc bạn phải trả phí. \n\nCả 2 loại vắc xin trên đều có hiệu quả tạo miễn dịch phòng bệnh, nhưng vì thành phần kháng nguyên ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là vô bào (Vắc xin bất hoạt bán phần) còn trong vắc xin đa giá 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng là dạng bất hoạt toàn thể (Toàn tế bào) nên dường như các phản ứng sau tiêm của vắc xin dịch vụ trẻ sẽ gặp ít hơn. Vì vậy, tùy theo điều kiện kinh tế cũng như sự thuận tiện mà cha mẹ có thể lựa chọn loại vắc xin giúp trẻ, để có phương án phù hợp và tốt nhất.\n\nNgoài ra, khi đến tiêm chủng vắc xin 6 trong 1 tại các trung tâm, bạn sẽ được các bác sĩ chia sẻ thông tin, giải đáp, trao đổi, tư vấn cũng như lên lịch tiêm phối hợp với các vắc xin phòng bệnh khác như: Ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, Rotavirus,... để bảo vệ tốt hơn nữa giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 0](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_0_ad8e579843.jpg)\n\n*Kháng nguyên ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là vô bào nên trẻ sẽ ít sốt hơn*\n\nVắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nTrên thị trường hiện nay có 2 loại vắc xin 6 trong 1 là:\n\n* Vắc xin Infanrix Hexa: Được sản xuất tại Bỉ và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.\n* Vắc xin Hexaxim: Được sản xuất tại Pháp.\n\nTrẻ sơ sinh thực hiện tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 theo lịch tiêm như sau:\n\n* 3 mũi cơ bản lần lượt ở mốc tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Có thể chỉ định sớm nhất từ 6 tuần tuổi.\n* Mũi 4 tiêm nhắc lại khi trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi.\n\nLưu ý:\n\n* Trong trường hợp mũi 3 tiêm trễ, lúc trẻ trên 12 tháng thì khoảng cách mũi nhắc tối thiểu với mũi 3 là 6 tháng.\n* Hoàn thành mũi nhắc trước 24 tháng tuổi.\n\nTrong trường hợp vì nhiều lý do mà tiêm chủng chưa đúng lịch thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm bù (đuổi) càng sớm càng tốt để đảm bảo tính sinh miễn dịch phòng bệnh. Trong tình huống bất khả kháng như hết loại vắc xin này, trẻ vẫn có thể tiếp tục tiêm mũi tiếp theo lịch với loại vắc xin khác mà có thành phần kháng nguyên tương đương, để đạt được hiệu quả miễn dịch phòng bệnh.\n\nHiện nay, tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), trên toàn quốc, vắc xin đa giá Infanrix Hexa và Hexaxim 6 trong 1 có giá 1.020.000 VND, giá có thể thay đổi tùy thời điểm. Quy trình tiêm chủng vắc xin tại các trung tâm tiêm chủng Long Châu được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y Tế: Đảm bảo toàn bộ khách hàng được thăm khám sàng lọc, chỉ định, tiêm chủng và theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm. Đồng thời với phong cách phục vụ và cung cấp dịch vụ tốt nhất, tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tiêm chủng vắc xin của mọi khách hàng.\n\n![vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_gia_bao_nhieu_4_fbc281c757.jpg)\n\n*vắc xin 6 trong 1 giá bao nhiêu? Tại Long Châu, vắc xin 6 trong 1 có giá 1.020.000 VND*\n\nThông qua chia sẻ của bài viết giúp chúng ta hiểu rõ hơn vắc xin đa giá 6 trong 1 phòng được những bệnh lý nào, cũng như biết được [vắc xin 6 trong 1 có giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-gia-bao-nhieu.html). Việc tiêm vắc xin đúng, đủ lịch, giúp kích thích cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân chúng ta nói riêng, cũng như thân nhân, gia đình và toàn bộ cộng đồng nói chung.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tại sao trẻ em bị vàng da không được tiêm lao?", "abstract": "Vắc xin phòng lao hiện nay được sử dụng ở nước ta là vắc xin BCG đây là lựa chọn cần thiết và hiệ quả trong việc ngăn ngừa bệnh lao. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều được tiêm vắc xin BCG, đặc biệt nếu bé đang bị vàng da. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân tại sao vàng da không được tiêm lao?", "md_content": "Việc tiêm vắc xin phòng lao (BCG) là một bước quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao, tuy nhiên, có một số tình huống việc tiêm chủng cần phải hoãn lại hoặc không được thực hiện, và một trong những tình trạng này là vàng da ở trẻ sơ sinh. Vậy [tại sao vàng da không được tiêm lao?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao.html)\n\nTìm hiểu về vắc xin tiêm phòng lao\n----------------------------------\n\n[Vắc xin phòng lao BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) hoạt động bằng cách chứa một dạng vi khuẩn lao bị bất hoạt, nghĩa là vi khuẩn này không còn khả năng gây ra bệnh. Thay vì gây hại, nó được sử dụng để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.\n\n![tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_em_bi_vang_da_khong_duoc_tiem_lao_3_edd8bf44f0.jpg)\n\n*Vắc xin tiêm phòng lao BCG tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao*\n\nVắc xin BCG thường được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, với hiệu quả đặc biệt trong việc ngăn ngừa các biến thể nguy hiểm của bệnh lao. Vắc xin này có khả năng bảo vệ trẻ khỏi lao viêm màng não với mức độ bảo vệ lên đến 70%. Đối với người lớn chưa từng mắc [bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html) và chưa được tiêm vắc xin BCG trước đây, nhưng có tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố có khả năng phơi nhiễm vi khuẩn lao nên cân nhắc tiêm vắc xin BCG càng sớm càng tốt.\n\nNgoài việc ngăn ngừa bệnh lao, vắc xin BCG cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các dạng khác của khuẩn lao không điển hình. Điều quan trọng là loại vắc xin này chỉ cần tiêm một liều duy nhất và không yêu cầu việc tiêm thêm các liều bổ sung.\n\nNhững trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng lao?\n-----------------------------------------------------------\n\nChỉ địnhtiêm vắc xin phòng lao được khuyến cáo cho tất cả những trường hợp sau đây:\n\n* Trẻ chưa từng bị nhiễm vi khuẩn lao.\n* Trẻ đang trong tình trạng sức khỏe tốt và không mắc bất kỳ bệnh lý suy giảm miễn dịch nào.\n\n![tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_em_bi_vang_da_khong_duoc_tiem_lao_1_aba76aa221.jpg)\n\n*Chỉ định tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ có sức khỏe tốt và chưa nhiễm lao*\n\nTuy nhiên, có một số tình huống không khuyến cáo và có thể là chống chỉ định tiêm phòng lao, bao gồm:\n\n* Trẻ đang trong giai đoạn sốt cao.\n* Trẻ mới khỏi bệnh, với cơ thể đang trong quá trình phục hồi.\n* Trẻ có biểu hiện viêm da mủ hoặc các tình trạng da liễu tương tự.\n* Trẻ đang mắc các bệnh mạn tính như sởi, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), hoặc các bệnh lý khác cần xem xét cẩn thận trước khi tiêm.\n* Trẻ có trọng lượng cơ thể thấp, [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sinh-non-va-nhung-dieu-me-can-biet-46245.html), hoặc đang ở trong tình trạng thiếu cân và đang nằm lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt.\n* Trẻ có những biểu hiện, triệu chứng, hoặc bệnh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch hoặc [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html).\n\nChú ý rằng việc tiêm vắc xin phòng lao cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ, và quyết định cuối cùng về việc tiêm vắc xin nên được đưa ra sau khi trẻ được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.\n\nTại sao vàng da không được tiêm lao?\n------------------------------------\n\nVắc xin phòng lao (BCG) thường được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng tháng đầu sau khi chào đời, và quá trình tiêm nên được thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da, quyết định về việc tiêm chủng vắc xin BCG sẽ phụ thuộc vào trường hợp vàng da mà trẻ đang mắc phải.\n\n![tai-sao-tre-em-bi-vang-da-khong-duoc-tiem-lao.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_em_bi_vang_da_khong_duoc_tiem_lao_b84136a88e.jpg)\n\n*Trẻ vàng da không được tiêm lao do nồng độ Bilirubin trong máu quá cao*\n\nNguyên nhân gây vàng da có thể là vàng da bệnh lý hoặc vàng da sinh lý, được đo lường dựa trên nồng độ Bilirubin trong máu. Nếu nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ vượt quá 7mg/dL (155 mmol/L), quy trình tiêm chủng BCG sẽ bị hoãn lại cho đến khi mức độ vàng da giảm xuống mức an toàn. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra và đánh giá lại mức độ vàng da, và sau đó bác sĩ sẽ quyết định liệu trẻ có thể tiêm vắc xin BCG trong tình trạng hiện tại hay cần hoãn việc tiêm phòng cho đến khi tình trạng vàng da cải thiện. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình tiêm chủng của trẻ.\n\nViệc tuân thủ lịch trình tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nó không chỉ giúp kích thích cơ thể chủ động sản xuất miễn dịch và tạo ra một hệ đề kháng mạnh mẽ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ. \n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng tuân theo các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo rằng con bạn nhận được dịch vụ chăm sóc và bảo vệ tốt nhất.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp: Tiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu?", "abstract": "Bệnh dại là một bệnh lây nhiễm đáng sợ, có nguồn gốc từ động vật và có thể lây từ người sang người. Chưa có loại thuốc điều trị cụ thể cho bệnh dại, điều này làm tăng tỷ lệ tử vong đáng kể ở hiện tại. Trong trường hợp này, việc tiêm vắc xin phòng dại được coi là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh dại. Vậy, tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu?", "md_content": "Ngày nay, các trường hợp mắc [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) ở con người thường xuất phát từ việc tiếp xúc với vết liếm hoặc vết cắn của động vật nhiễm bệnh. Bệnh này tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong. Viêm phòng dại là phương pháp duy nhất và hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh dại. Vậy, bạn có biết tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sau bài viết dưới đây.\n\nBệnh dại là bệnh gì?\n--------------------\n\nTrước khi trả lời cho vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. Bệnh dại là một bệnh truyền từ động vật sang con người, do virus dại (Rabies virus) gây ra. Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi triệu chứng xuất hiện thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, tuy nhiên có trường hợp ngắn hơn (1 tuần) hoặc dài hơn (1 năm) tùy thuộc vào các yếu tố như số lượng virus xâm nhập vào cơ thể và vị trí virus xâm nhập. Bệnh dại có hai biểu hiện chính là điên cuồng và tê liệt. Trong số đó, dạng điên cuồng là phổ biến nhất ở con người.\n\n* Thể cuồng: Người bệnh thể hiện hành vi hung dữ, tăng động, kích động, và có sự sợ hãi đối với nhiều yếu tố như: Gió, nước, tiếng ồn, ánh sáng, và nhiều yếu tố khác. Một số trường hợp có thể trải qua rối loạn hệ thần kinh thực vật, biểu hiện bằng tăng tiết nước bọt, hạ áp huyết, và ra mồ hôi nhiều. Sau vài ngày từ khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân thường tử vong do ngừng hô hấp và tim ngừng hoạt động.\n* Thể liệt: Thể này có thời gian diễn tiến lâu hơn so với thể cuồng. Các cơ xung quanh vùng bị cắn dần dần mất khả năng hoạt động, sau đó bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái [hôn mê](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhan-biet-nhung-nguyen-nhan-gay-hon-me-47491.html) và cuối cùng tử vong.\n\n![Giải đáp: Tiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_phong_vac_xin_phong_dai_co_tac_dung_bao_lau_2_f3887be02f.jpg)\n\n*Người bệnh dạng điên cuồng có hành vi hung dữ và kích động*\n\nVirus dại xâm nhập hệ thần kinh của động vật có vú và có thể được truyền qua các cách sau:\n\n* Khi động vật bị dại cắn hoặc cào ai đó.\n* Khi động vật bị dại liếm vào vết thương trên da của ai đó, virus dại có thể lây truyền qua đường nước bọt.\n\nTại Đông Nam Á, 96% trong số những trường hợp gây bệnh dại ở người thường xuất phát từ việc bị chó cắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị bệnh dại có thể là do mèo, chó rừng, cáo, chó sói và các động vật ăn thịt khác cắn.\n\nNgười thân của người bị bệnh dại cũng cần thận trọng khi chăm sóc bệnh nhân, vì có khả năng lây truyền virus dại qua đường nước bọt.\n\nTiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu?\n-------------------------------------------------\n\nTiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? Vắc xin phòng dại chỉ có hiệu lực trong một thời gian cố định, không có loại vắc xin nào trên thế giới có khả năng cung cấp miễn dịch suốt đời. Vắc xin phòng dại không đảm bảo miễn dịch vĩnh viễn. Độ hiệu quả của vắc xin có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, phụ thuộc vào số lần tiêm. Ngay cả khi bạn đã tiêm đủ 4 liều vắc xin sau tiếp xúc với virus dại, bạn vẫn cần phải tiêm lại nếu tiếp tục tiếp xúc với virus dại sau này.\n\nTuy nhiên, vắc xin phòng dại là một biện pháp an toàn, đã trải qua hàng loạt kiểm tra chất lượng, bao gồm hiệu quả, độ an toàn và quy trình vô trùng. Ở Hoa Kỳ, có hai loại vắc xin phòng dại có sẵn. Cả hai loại vắc xin đều chứa virus dại đã bị bất hoạt:\n\n* Vắc xin phòng dại được tạo ra thông qua quá trình nuôi cấy tế bào lưỡng bội từ người.\n* Vắc xin phòng dại (RabAvert) được sản xuất thông qua nuôi cấy tế bào phôi gà tinh khiết.\n\nCả hai loại vắc xin này được xem xét là an toàn và hiệu quả như nhau. Giống như nhiều loại vắc xin khác, vắc xin phòng dại cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ như: Đau và đỏ tại vị trí tiêm. Một số người có thể trải qua tình trạng nổi mề đay, đau khớp và sốt cao sau khi tiêm liều tăng cường.\n\n![Giải đáp: Tiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_phong_vac_xin_phong_dai_co_tac_dung_bao_lau_3_f24870c46e.jpg)\n\n*Vắc xin phòng dại là một biện pháp an toàn đã trải qua hàng loạt kiểm tra chất lượng*\n\nTrong quá trình điều trị phòng ngừa bệnh dại, không nên ngừng hoặc gián đoạn quá trình [tiêm phòng dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html) chỉ vì một số phản ứng phụ nhỏ. Thông thường, những phản ứng này không có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và thường tự giảm đi sau vài ngày. Nếu cần, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm viêm và hạ sốt như: Ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm những triệu chứng đau. Nếu bạn là phụ nữ mang thai và có chỉ định, bạn cũng nên tiêm vắc xin phòng dại. Nên tiêm phòng ở những [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín.\n\nHiện nay tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh dại bao gồm:\n\n* ABHAYRAB 0,5ML (TB) (Ấn Độ): Giá khoảng 315.000đ;\n* VERORAB (Pháp): Giá khoảng 415.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nMột số điều cần phải lưu ý để phòng tránh bệnh dại\n--------------------------------------------------\n\nNgoài trả lời vấn đề tiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? Nhà thuốc Long Châu còn cung cấp thêm một số thông tin về một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý để phòng tránh bệnh dại:\n\n* Đảm bảo chó và mèo cưng của bạn được tiêm phòng đầy đủ và tiêm nhắc lại theo lịch trình được đề xuất bởi bác sĩ thú y.\n* Luôn giữ chó và mèo của bạn trong tầm kiểm soát và đeo rọ mõm cho chó mỗi khi ra ngoài. Đừng để chó thả rông hoặc tự do chạy ra đường.\n* Tránh trêu chọc hoặc đùa nghịch với chó và mèo một cách thô bạo.\n* Nếu có sự nghi ngờ về việc mắc bệnh dại ở các con vật hoặc thấy dấu hiệu bệnh lý, hãy cách ly và theo dõi chúng một cách cẩn thận để ngăn ngừa lây nhiễm.\n* Hãy vệ sinh kỹ lưỡng và tiến hành khử trùng để đảm bảo sạch sẽ toàn bộ các khu vực như: Chuồng, lồng, dụng cụ chăm sóc và vận chuyển, cũng như quản lý chất thải và môi trường liên quan đến thức ăn.\n* Cần tiến hành tiêm chủng bắt buộc đối với tất cả chó và mèo trong khu vực ổ dịch và các khu vực tiếp giáp. Đồng thời, tiến hành tiêu hủy những con chó và mèo chưa được tiêm phòng đúng quy định.\n* Nếu bị cắn, cào hoặc liếm bởi chó hoặc mèo, hãy thực hiện các biện pháp sau: Rửa vết thương kỹ bằng nước và xà phòng trong ít nhất 15 phút. Sau đó, lau vùng vết thương bằng cồn hoặc cồn iod. Hạn chế băng kín vết thương. Đừng tự chữa hoặc nhờ các phương pháp dân gian. Nếu chó hoặc mèo cắn bị phát dại hoặc có triệu chứng bệnh, đến trung tâm y tế để tiêm phòng. Nếu không có triệu chứng, tiếp tục theo dõi.\n* Xử lý môi trường và tiến hành tiêu trùng toàn bộ khu vực mà người mắc bệnh dại tiếp xúc: Bao gồm giường, chăn màn, quần áo và đồ dùng cá nhân. Trong trường hợp người mắc bệnh dại qua đời, cần thực hiện các biện pháp khử trùng môi trường và phòng tránh lây nhiễm trong quá trình chôn cất. Phương án tốt nhất là nên tiến hành hoả thiêu để đảm bảo không làm lan truyền virus dại ra môi trường.\n* Những người chăm sóc người mắc bệnh dại và có nguy cơ bị nhiễm virus dại thông qua tiếp xúc với nước bọt của người bệnh hoặc bị cào cắn cần được [tiêm vắc xin dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-dai-khong-tac-dung-phu-khi-tiem-vac-xin-dai.html) cùng với huyết thanh kháng dại ngay lập tức để đảm bảo hiệu quả tối đa.\n\n![Giải đáp: Tiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_phong_vac_xin_phong_dai_co_tac_dung_bao_lau_4_de3227cc07.jpg)\n\n*Đảm bảo chó và mèo cưng của bạn được tiêm phòng đầy đủ*\n\nBệnh dại có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh dại là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bạn và gia đình.\n\nTrong bài viết này, chúng ta đã nói về tiêm phòng [vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-tiem-phong-vac-xin-phong-dai-co-tac-dung-bao-lau.html) và những điều cần lưu ý để phòng tránh bệnh dại. Vắc xin này, mặc dù rất hiệu quả trong việc bảo vệ người khỏi bệnh dại, nhưng không phải là một biện pháp miễn dịch suốt đời. Điều quan trọng là việc tiêm đầy đủ các liều vắc xin và tuân thủ đúng lịch trình để duy trì sự bảo vệ khỏi bệnh dại.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "Tiêm vắc xin", "bệnh dại"]}, {"title": "Tiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả không?", "abstract": "Bệnh lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu hiện nay. Vắc xin BCG là vắc xin phòng bệnh lao được khuyến nghị tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong 30 ngày đầu đời. Vậy với những trường hợp người lớn chưa tiêm vắc xin phòng bệnh lao thì liệu tiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả không?", "md_content": "Vắc xin BCG phòng lao được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh tiêm phòng càng sớm càng tốt. Vậy liệu tiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả bảo vệ họ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.\n\nBệnh lao nguy hiểm như thế nào?\n-------------------------------\n\n[Bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html) (TB) là một căn bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ người sang người thông qua không khí. Khi một người bị bệnh lao hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ có thể phát tán vi khuẩn lao vào môi trường xung quanh, và người khác có nguy cơ nhiễm bệnh khi hít phải một số lượng vi khuẩn lao.\n\nVi khuẩn gây bệnh lao không chỉ tấn công làm tổn thương phổi, mà chúng cũng có khả năng di chuyển qua máu hoặc hệ thống bạch huyết để xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như thận, cột sống và não, gây ra bệnh tại những vị trí này. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong.\n\nTìm hiểu về vắc xin BCG\n-----------------------\n\n[Vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) (bacille Calmette Guerin) là biện pháp tiêm phòng ngừa bệnh lao (TB) được sử dụng rộng rãi. vắc xin BCG chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao, nhưng vi khuẩn này đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây ra bệnh mà thay vào đó, nó giúp kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể để bảo vệ khỏi bệnh lao.\n\n![Tiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bcg_cho_nguoi_lon_co_hieu_qua_khong_758e0b67be.jpg)\n\n*Vắc xin BCG là biện pháp tiêm phòng ngừa bệnh lao*\n\nThông thường, vắc xin BCG được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các biến thể nguy hiểm của bệnh lao, bao gồm cả lao [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), với mức bảo vệ lên tới 70%. Ngoài ra, người lớn chưa từng mắc bệnh lao và không được chủng ngừa trước đây, nhưng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ nhiễm lao cũng có thể được chủng ngừa bằng vắc xin BCG. Loại vắc xin này chỉ cần một liều duy nhất để phòng ngừa, không cần tiêm thêm các liều bổ sung.\n\nTiêm phòng lao cho trẻ muộn ảnh hưởng như thế nào?\n--------------------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin phòng lao trong tháng đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt như trẻ đẻ non, trẻ có bệnh lý cấp tính, trẻ bị ốm, hoặc trẻ đang sử dụng kháng thể như IVIG, Pentaglobin... cần phải xem xét hoãn việc tiêm chủng. Việc tiêm chủng sau thời gian 1 tháng sau sinh vẫn là một lựa chọn tốt hơn là không tiêm.\n\nTrẻ chưa được tiêm vắc xin phòng lao trong giai đoạn sơ sinh có thể tiêm phòng lao muộn. Trực khuẩn lao lây truyền qua đường hô hấp, và nếu trẻ đã bỏ qua giai đoạn tiêm vắc xin sơ sinh, bé có thể bị nhiễm bệnh lao tự nhiên thông qua môi trường sống. Trong trường hợp này, vắc xin BCG không thể bảo vệ trẻ, và việc tiêm có thể tăng nguy cơ phản ứng phụ viêm hạch sau tiêm vắc xin BCG. Phản ứng viêm hạch này phụ thuộc vào kỹ thuật tiêm và phản ứng cơ thể với vắc xin. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, sau khi quá tuổi sơ sinh, cần thực hiện xét nghiệm Mantoux hoặc kiểm tra kháng thể kháng lao có thể thực hiện để xác định xem trẻ đã bị nhiễm trực khuẩn lao tự nhiên trước khi tiêm vắc xin BCG.\n\n![Tiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả không? ă](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bcg_cho_nguoi_lon_co_hieu_qua_khong_2_3cb64cec76.jpg)\n\n*Tiêm phòng lao cho trẻ muộn cần thực hiện xét nghiệm Mantoux hoặc kiểm tra kháng thể kháng lao*\n\nTrẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin BCG phòng lao có khoảng 1/100 trẻ có phản ứng [viêm hạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-hach-bach-huyet-cap-tinh-co-nguy-hiem-khong.html). Việc tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ muộn có nguy cơ cao hơn cho phản ứng viêm hạch. Ban đầu, hạch sẽ nhỏ, sau đó to dần và thường dễ nhận biết khi tắm cho bé. Hạch sau tiêm chỉ là phản ứng sau tiêm, thường không liên quan đến nhiễm lao và không cần dùng thuốc kháng lao để điều trị. Phản ứng viêm hạch có thể xuất hiện dưới hai hình thức:\n\n* Hạch dính lại với nhau, cảm giác cứng nhưng không đỏ, không đau, và không sốt.\n* Hạch sưng, viêm tấy đỏ, có thể kéo dài và rồi tự nhiên lành.\n\nHạch xuất hiện ở vùng nách gần vị trí tiêm vắc xin BCG của trẻ thường trong vài tháng sau tiêm chủng. Hạch có thể chứa mủ rồi tự vỡ và tạo sẹo. Nếu hạch không tự vỡ, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được đánh giá và xác định xem hạch có phải là phản ứng sau tiêm vắc xin BCG không. Có thể cần đến bác sĩ ngoại khoa để bóc, chích hạch.\n\nTiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả không?\n-------------------------------------------------\n\nNếu ngoài độ tuổi trên, [tiêm vắc xin BCG cho người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-bcg-cho-nguoi-lon-co-hieu-qua-khong.html) tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể trước khi tiêm vắc xin BCG, bác sĩ cần cân nhắc giữa phản ứng phụ sau tiêm và lợi ích của việc tiêm vắc xin BCG cho các đối tượng sau:\n\n* Trẻ em quá tuổi sơ sinh và người lớn có nhu cầu tiêm vắc xin BCG.\n* Em bé hoặc trẻ em dưới 6 tuổi có tiền sử cư trú hoặc ở lại kéo dài (hơn 3 tháng) tại một quốc gia có tỷ lệ mắc lao cao.\n* Người đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.\n* Người có tiền sử gia đình mắc bệnh lao trong vòng 5 năm qua.\n\nXét nghiệm Mantoux hoặc xét nghiệm da tuberculin được thực hiện trước khi tiêm vắc xin BCG để đánh giá tình trạng nhiễm lao hoặc kháng thể kháng lao. Kết quả của xét nghiệm Mantoux đánh giá mức độ nhạy cảm của cơ thể với protein tuberculin (PPD) sau khi tiêm vào da. Kích thước vùng cứng (sẩn) trên da cánh tay được đo 48 - 72 giờ sau tiêm. Kích thước sẩn càng lớn, cơ thể càng có nguy cơ bị nhiễm hoặc mắc bệnh lao. Đánh giá kết quả dựa trên kích thước sẩn:\n\n* Kích thước sẩn 5mm cho biết nguy cơ nhiễm bệnh cao.\n* Kích thước sẩn 10mm cho biết nguy cơ nhiễm bệnh trung bình.\n* Kích thước sẩn 15mm cho biết nguy cơ nhiễm bệnh thấp.\n\n![Tiêm vắc xin BCG cho người lớn có hiệu quả không? â](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_bcg_cho_nguoi_lon_co_hieu_qua_khong_1_d37dcb7970.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin BCG cho người lớn*\n\nTrong trường hợp kết quả Mantoux cho thấy kích thước sẩn lớn, việc tiêm vắc xin BCG có thể không được khuyến nghị, vì nó có thể gây ra các tác động phụ nghiêm trọng hoặc không có khả năng bảo vệ trước bệnh lao. Nếu bạn có kết quả Mantoux dương tính mạnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để đánh giá tình trạng nhiễm bệnh và xác định liệu trị cần thiết. Nếu xét nghiệm Mantoux âm tính, bạn có thể tiêm vắc xin BCG. Ngoài ra, xét nghiệm máu để đánh giá kháng thể kháng lao IgG và IgM có thể được thực hiện. Nếu kết quả cho thấy kháng thể dương tính, việc tiêm vắc xin BCG có thể không mang lại hiệu quả phòng bệnh.\n\nTiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 1800 6928. Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "tiêm phòng"]}, {"title": "Vắc xin BCG tiêm khi nào? Tác dụng của vắc xin BCG là gì?", "abstract": "Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Vắc xin phòng lao BCG cho trẻ là thực sự cần thiết trong ngừa bệnh lao để bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn chặn bệnh lao trong cộng đồng. Khoảng thời gian tốt nhất để tiêm vắc xin BCG cho trẻ để đạt hiệu quả phòng bệnh là khi nào? Vắc xin BCG tiêm khi nào?", "md_content": "Bệnh lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới và có khả năng lây lan rất nhanh. Trong cuộc chiến chống lại bệnh lao, việc tiêm ngừa vắc xin phòng lao BCG cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh này. [Vậy vắc xin BCG tiêm khi nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bcg-tiem-khi-nao-tac-dung-cua-vac-xin-bcg-la-gi.html) \n\nTác dụng của vắc xin BCG là gì?\n-------------------------------\n\n[Vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) (Bacille Calmette Guerin) đã được phát triển nhằm phòng ngừa bệnh lao (TB). Trong vắc xin BCG, chứa một dạng vi khuẩn lao. Tuy nhiên, vi khuẩn này đã được làm yếu đi để không còn khả năng gây bệnh mà nó có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể.\n\n![Vắc xin BCG tiêm khi nào? Tác dụng của vắc xin BCG là gì?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_bcg_tiem_khi_nao_tac_dung_cua_vac_xin_bcg_la_gi_1_13c0ebfb18.jpg)\n\n*Vắc xin BCG (Bacille Calmette Guerin) phòng ngừa bệnh lao*\n\nVắc xin BCG thường được khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến thể nguy hiểm của [bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html), bao gồm cả lao viêm màng não với mức độ bảo vệ lên tới 70%. Đối với người lớn chưa từng mắc bệnh lao và không được tiêm vắc xin BCG trong quá khứ, nhưng thường xuyên tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh, cũng nên tiêm vắc xin này. Ngoài ra, BCG cũng có khả năng ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các biến thể lao không điển hình khác. Đáng chú ý, loại vắc xin ngừa lao này chỉ cần một liều tiêm duy nhất mà không cần tiêm thêm các liều bổ sung.\n\nVắc xin BCG tiêm khi nào?\n-------------------------\n\nBệnh lao là một bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Bệnh này có thể lây trực tiếp qua không khí, qua giao tiếp và thông qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.\n\nNgày nay, tỷ lệ mắc bệnh lao ngày càng gia tăng. Để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh chương trình tiêm chủng vắc xin BCG phòng lao đã được triển khai trên toàn thế giới, đặc biệt là tại giai đoạn sơ sinh. Vắc xin phòng lao BCG là một loại vắc xin sống đã được làm yếu hóa, được sản xuất trực tiếp từ vi khuẩn lao Calmette Guerin.\n\nTrong vắc xin phòng lao BCG, có chứa kháng nguyên BCG, và khi tiêm vào cơ thể, nó kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, gọi là miễn dịch đặc hiệu chủ động, để sản xuất các kháng thể chống lại kháng nguyên này.\n\nTuy nhiên, giống như các loại vắc xin khác, tất cả các tác nhân gây bệnh trong vắc xin phòng lao đã được làm suy yếu hoặc bất hoạt, vì vậy chúng không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể. Theo thống kê lâm sàng, chỉ có khoảng 1 trường hợp nhiễm BCG sau tiêm vắc xin phòng lao cho mỗi triệu trường hợp, và thường xảy ra ở những người [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html) hoặc có hệ miễn dịch suy giảm.\n\nVắc xin phòng lao BCG có thể được tiêm cho mọi độ tuổi, nhưng việc tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến cáo của Bộ Y tế là tiêm vắc xin lao trong tháng đầu sau khi trẻ sinh ra, và việc tiêm trước 28 ngày tuổi là lựa chọn tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh, không cần phải tuân theo các biện pháp chăm sóc đặc biệt, không cần lưu trong phòng cách ly hoặc lồng kính; việc tiêm vắc xin phòng lao có thể thực hiện ngay sau khi trẻ chào đời.\n\n![Vắc xin BCG tiêm khi nào? Tác dụng của vắc xin BCG là gì? ă](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_bcg_tiem_khi_nao_tac_dung_cua_vac_xin_bcg_la_gi_2_42e4704c59.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin lao trong tháng đầu sau khi trẻ sinh ra*\n\nViệc tiêm vắc xin phòng lao muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao, thậm chí nhiễm bệnh trong những ngày đầu sau khi sinh, vì lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có khả năng tự bảo vệ trước tác nhân gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn lao và các loại vi khuẩn khác.\n\nĐối với trẻ em không đủ điều kiện sức khỏe hoặc không được tiêm vắc xin ở giai đoạn 1 tháng tuổi, việc tiêm vắc xin phòng lao sau này có thể thực hiện, nhưng nó chỉ hiệu quả khi trẻ chưa nhiễm khuẩn lao. Nếu trẻ đã được xác định mắc bệnh lao, việc tiêm vắc xin phòng lao tại thời điểm đó trở nên không cần thiết.\n\nAi nên tiêm vắc xin BCG?\n------------------------\n\nVắc xin BCG, vắc xin ngừa lao, chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lao bằng cách khuyến khích hệ miễn dịch tạo ra miễn dịch chủ động chống lại bệnh lao. Vắc xin BCG được ứng dụng cho các nhóm sau:\n\nNhóm người chưa được tiêm vắc xin ngừa lao (không có vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao).\n\nNhững người có phản ứng Tuberculin âm tính, tức là không phản ứng với vết thử nghiệm Tuberculin, điều này chỉ ra rằng họ chưa bị nhiễm khuẩn lao.\n\nNhững người bị nhiễm bệnh lao do các chủng kháng với [isoniazid](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/isoniazid) và [rifampin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rifampicin), hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị lao.\n\nTrước khi quyết định cho trẻ tiêm vắc xin BCG, quý phụ huynh nên đảm bảo rằng trẻ đã được khám sức khỏe đầy đủ và đã nghe tư vấn từ bác sĩ. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thực hiện việc tiêm phòng, để tránh nguy cơ xảy ra các sự cố không mong muốn.\n\nĐặc biệt, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin BCG, nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để tránh làm cho trẻ cảm thấy bí bách và khó thở sau khi tiêm.\n\n![Vắc xin BCG tiêm khi nào? Tác dụng của vắc xin BCG là gì?22](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_bcg_tiem_khi_nao_tac_dung_cua_vac_xin_bcg_la_gi_3_28d357420c.jpg)\n\n*Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát*\n\nNgoài ra, quý phụ huynh nên đảm bảo rằng trẻ đã ăn đủ bữa trước khi tiêm vắc xin. Trẻ không nên bị no quá hoặc không nên đói quá, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ nôn ói hoặc trạng thái hạ đường huyết sau khi tiêm vắc xin. Những lưu ý trên sẽ giúp ba mẹ tự tin, thoải mái và trẻ có buổi tiêm vắc xin BCG an toàn.\n\nTiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó cung cấp sức đề kháng mạnh mẽ để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho bé. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là một đơn vị tiên phong trong dịch vụ cung cấp vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Tất cả các loại vắc xin của Long Châu đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên toàn cầu. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng linh hoạt và đa dạng theo yêu cầu của quý khách hàng, bao gồm tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua và đặt giữ vắc xin theo nhu cầu cá nhân của bạn.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?", "abstract": "Tiêm phòng lao là một ưu tiên cần thiết và quan trọng từ khi trẻ chỉ mới 0 đến 30 ngày tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể chưa tiêm phòng lao trong 1 tháng đầu đời. Vậy mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Lúc này hiệu quả bảo vệ của vắc xin có bị ảnh hưởng không?", "md_content": "Một trong những ưu tiên cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao là tiêm phòng lao từ khi mới sinh đến 30 ngày tuổi. Tuy nhiên, nếu con đã vượt qua thời kỳ này, liệu mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?\n\nVai trò của vắc xin phòng bệnh lao\n----------------------------------\n\n[Vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) là sản phẩm được sản xuất từ chủng vi khuẩn sống Calmette-Guérin (BCG) và hiện đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, được sản xuất tại Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. Vắc xin này đã chứng tỏ hiệu quả mạnh mẽ trong việc phòng bệnh lao và có thể duy trì tác dụng lâu dài.\n\n![mui-lao-tiem-sau-1-thang-co-duoc-khong 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_1_32298d0254.jpg)\n\n*Vắc xin phòng bệnh lao duy trì tác dụng lâu dài*\n\nVắc xin BCG phòng lao hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch thông qua quá trình tương tác với tế bào miễn dịch. Kết quả của việc này là phản ứng tuberculin trong da của trẻ, một chỉ số quan trọng để xác định miễn dịch đối với vi khuẩn lao và trẻ không cần tiêm lại vắc xin này sau khi tiêm lần đầu.\n\nMũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?\n---------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên được tiêm vắc xin phòng lao trong tháng đầu sau khi chào đời. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có một số trường hợp trẻ không thể tiêm vắc xin phòng lao ngay trong vòng 1 tháng sau khi sinh, ví dụ như trẻ đẻ non, trẻ có bệnh lý cấp tính, hoặc trẻ đang trong tình trạng ốm đau khiến cho việc tiêm chủng không thực hiện được. Trong những trường hợp này, việc tiêm vắc xin BCG cần phải được hoãn lại.\n\nNếu việc tiêm chủng mũi lao của trẻ qua 1 tháng tuổi, bậc phụ huynh cũng không nên lo lắng quá. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lịch tiêm chủng bổ sung cho trẻ.\n\nTiêm vắc xin phòng lao cho trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh thường được gọi là tiêm phòng lao muộn. Bệnh lao lây qua đường hô hấp, do đó, trẻ chưa được tiêm phòng trong giai đoạn sơ sinh có thể mắc [bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-lao-phoi-lay-qua-duong-nao-cach-phong-ngua-benh-lao-phoi-hieu-qua.html) tự nhiên trong môi trường sống. Do đó, vắc xin không thể bảo vệ trẻ và có thể tăng nguy cơ phản ứng phụ viêm hạch sau khi tiêm vắc xin BCG. Tính chất của phản ứng này còn phụ thuộc vào kĩ thuật tiêm vắc xin trong da và khả năng phản ứng của cơ thể với vắc xin.\n\n![mui-lao-tiem-sau-1-thang-co-duoc-khong 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_2_f10a80046a.jpg)\n\n*Tiêm phòng lao muộn cho trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh làm giảm hiệu quả bảo vệ*\n\nĐể đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ quá tuổi sơ sinh, cần xét nghiệm Mantoux hoặc kiểm tra kháng thể kháng lao để xác định trẻ có nhiễm trực khuẩn lao tự nhiên trước khi quyết định cho trẻ tiêm vắc xin BCG.\n\nNgoài ra, trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin BCG phòng lao có tỷ lệ khoảng 1/100 trẻ có phản ứng viêm hạch nách, hạch cổ, hạch dưới đòn bên trái. Tiêm phòng lao cho trẻ muộn có nguy cơ cao hơn về phản ứng viêm hạch. Phản ứng viêm hạch này thường bắt đầu nhỏ, sau đó phình to và có thể dễ dàng phát hiện khi phụ huynh tắm cho bé. Điều quan trọng là phản ứng này chỉ là kết quả của việc tiêm vắc xin, thường không phải là bệnh lao, và không cần dùng các loại thuốc kháng lao để điều trị. Hạch nách ban đầu có thể xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều hạch, chúng thường có cảm giác cứng chắc, không đỏ, không đau và không gây sốt. [Hạch nách](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hach-o-nach-la-gi-nguyen-nhan-noi-hach-o-nach-62289.html) có thể thay đổi theo thời gian.\n\nVì vậy phụ huynh nên tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi mũi lao tiêm sau 1 tháng vẫn là một biện pháp bảo vệ cần thiết nên thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì trẻ em càng lớn, nguy cơ nhiễm lao từ cộng đồng càng cao.\n\nMột số trường hợp trẻ sau 1 tháng kể từ ngày sinh, bé vẫn chưa được tiêm phòng lao, thì cần phải tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem có nhiễm lao không. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với lao, bé sẽ không được tiêm phòng lao nữa, để đảm bảo điều này sẽ giúp tránh tình trạng quá liều tiêm phòng lao.\n\nTầm quan trọng của tiêm chủng đúng lịch\n---------------------------------------\n\nTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm, có thể gây nguy cơ đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc tiêm vắc xin cho trẻ từ sớm là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của họ. Ngay cả khi trẻ nhận được một số kháng thể từ mẹ thông qua thai kỳ và sữa mẹ, kháng thể này chỉ có tác dụng tạm thời và không đủ để bảo vệ trẻ khỏi tất cả các loại bệnh có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Chính vì vậy, việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là trong 2 năm đầu đời, bắt đầu từ lúc sơ sinh là rất quan trọng.\n\nTuân thủ lịch tiêm chủng theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia hoặc lịch trình tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tạo ra một hệ thống miễn dịch tối ưu. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng và các phác đồ tiêm vắc xin sẽ đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh nguy hiểm.\n\n![mui-lao-tiem-sau-1-thang-co-duoc-khong 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_3_b97c8d8c27.jpg)\n\n*Tuân thủ lịch tiêm chủng để trẻ được bảo vệ tốt nhất*\n\nThời điểm tốt nhất để tiêm chủng từng loại vắc xin có thể khác nhau, và trẻ cần nhận đủ liều vắc xin theo lịch trình được khuyến cáo để đạt hiệu quả tối ưu trong việc phòng ngừa bệnh. Ngay cả đối với trẻ có bệnh nhẹ hoặc bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh, việc tiêm chủng vẫn có thể thực hiện nếu bác sĩ đánh giá rằng trẻ đủ sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ có tiền sử phản ứng dị ứng, đang điều trị ức chế hệ miễn dịch hoặc có vấn đề sức khỏe đặc biệt, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin để xác định liệu trẻ có nên tiêm hay không, hoặc liệu có cần tạm hoãn tiêm chủng hay không.\n\nViệc tiêm đầy đủ và tuân thủ lịch trình vắc xin giúp kích thích cơ thể sản xuất miễn dịch chủ động đặc hiệu, tạo ra một hệ thống sức đề kháng để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là một đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng tuân theo yêu cầu của Bộ y tế để đảm bảo rằng con bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh truyền nhiễm.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["bệnh lao", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng là gì? Tiêm chủng mở rộng có bắt buộc không?", "abstract": "Để các bậc cha mẹ, phụ huynh hiểu được và nắm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa cũng như lợi ích của tiêm chủng mở rộng, bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về chương trình tiêm chủng mở rộng và các loại vaccine phòng bệnh miễn phí cho trẻ em khi đang trong độ tuổi tiêm chủng.\n", "md_content": "Tiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình có lợi ích lớn. Tuy nhiên, vấn đề về tiếp cận vẫn là một thách thức. Có những khu vực hoặc cộng đồng khó tiếp cận do vấn đề về hạ tầng y tế hay là các vấn đề kinh tế.\n\nTiêm chủng mở rộng là gì?\n-------------------------\n\nTiêm chủng là việc đưa kháng nguyên vào cơ thể ở dạng vaccine thông qua đường tiêm, nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển sự miễn dịch đối với một căn bệnh nào đó, từ đó có thể ngăn ngừa các tác nhân gây ra bệnh.\n\nTiêm chủng mở rộng là một chiến lược y tế công cộng nhằm đảm bảo mọi người trong cộng đồng đều có cơ hội tiếp cận và nhận được các loại vaccine quan trọng. Mục tiêu là tăng cường sức đề kháng cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) và bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện.\n\nTiêm chủng mở rộng là một trong những chương trình với mục tiêu y tế quốc gia, nó có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ nhận được vắc xin để bảo vệ khỏi các bệnh phổ biến như viêm gan B, bệnh lao, bệnh ho gà, uốn ván, bệnh [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), bệnh sởi - rubella, và viêm não Nhật B. Đây là những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, và việc tiêm phòng sớm sẽ giảm đáng kể nguy cơ trẻ mắc phải những bệnh này.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_1_9b4d551072.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm*\n\nTiêm chủng mở rộng có tầm quan trọng như thế nào?\n-------------------------------------------------\n\nLợi ích của việc tiêm chủng mở rộng có thể nhắc đến như sau:\n\n### Ngăn chặn đại dịch toàn cầu\n\nVới sự xuất hiện của các biến thể virus và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tiêm chủng mở rộng là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của chúng. Việc tiêm chủng rộng rãi giúp xây dựng sức đề kháng cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ bùng phát đại dịch.\n\n### Bảo vệ nhóm dân số yếu\n\nTiêm chủng mở rộng đặc biệt quan trọng đối với nhóm dân số yếu như trẻ em, người già, và những người có hệ thống miễn dịch yếu. Việc bảo vệ những nhóm này không chỉ giữ gìn sức khỏe của họ mà còn giảm áp lực cho hệ thống y tế.\n\n### Giảm chi phí y tế dài hạn\n\nMặc dù việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng có thể đòi hỏi đầu tư ban đầu, nhưng nó mang lại lợi ích lớn về chi phí y tế dài hạn. Việc ngăn chặn bệnh truyền nhiễm từ trước sẽ giảm nguy cơ bùng phát đại dịch và giảm áp lực cho hệ thống y tế.\n\nĐối với trẻ em, phụ huynh nên tuân thủ và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng để giảm nguy cơ mắc phải các bệnh sau: Lao, bạch hầu, bại liệt, sởi, rubella, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), uốn ván, ho gà, viêm phổi, viêm não Nhật Bản B,… Đây là các bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu trẻ không may mắc phải có thể sẽ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng ở trẻ. Thậm chí, nó còn có thể lây lan thành bệnh dịch gây nguy hiểm cho cộng đồng.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_2_d506668fb6.jpg)\n\n*Phụ huynh nên tuân thủ và cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng*\n\nTiêm chủng mở rộng có bắt buộc không?\n-------------------------------------\n\nTheo thông tư 38/2017/TT-BYT có quy định danh mục bệnh các truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế bắt buộc. Một số bệnh truyền nhiễm cần thực hiện tiêm vaccine bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nó được áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi bao gồm các bệnh như sau: Viêm gan B, bệnh lao, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bạch hầu, Rubella, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B, bệnh sởi, [viêm não Nhật bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). Trong đó, có hai vaccine được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh là loại vaccine viêm gan virus B tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vaccine phòng lao, được tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau khi chào đời. Ngoài ra, các đối tượng tiêm các loại vaccine nêu trên đều sẽ được miễn phí.\n\nCác bệnh kể trên thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng đều là các loại bệnh thuộc diện bắt buộc phải tiêm để duy trì miễn dịch cho cộng đồng. Việc tiêm chủng là bắt buộc để tăng cường miễn dịch cho đối tượng được tiêm và cho cả cộng đồng. Nếu trong cộng đồng vẫn còn những đối tượng không được tiêm chủng thì bệnh vẫn tiếp tục được lây lan, từ đó gây nên dịch.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_3_d5e510c36d.jpg)\n\n*Việc tiêm chủng là bắt buộc để tăng cường miễn dịch*\n\nMột số người vẫn còn hoài nghi về an toàn và hiệu quả của vaccine, điều này tạo ra thách thức trong việc thuyết phục mọi người tham gia [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-la-gi-tiem-chung-mo-rong-co-bat-buoc-khong.html). Công việc tăng cường giáo dục và tạo ra chiến lược thuyết phục là cần thiết. Một số người vẫn còn hoài nghi về an toàn và hiệu quả của vaccine, điều này tạo ra thách thức trong việc thuyết phục mọi người tham gia tiêm chủng. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.\n\n", "date": "10/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? ", "abstract": "Các bệnh do HIB gây ra nằm ở đường hô hấp trên (phổi và phế quản) khá nguy hiểm và dễ lây lan nhất ở nhóm đối tượng trẻ em từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi khi chưa tiêm vacxin phòng ngừa bệnh. ", "md_content": "Vi khuẩn HIB thuộc nhóm vi khuẩn nguy hiểm và dễ lây lan hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi,... cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu không được tiêm chủng phòng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể hơn để giúp bạn đọc hiểu hơn về mức độ nguy hiểm cũng như các bệnh do HIB gây ra, mọi người cùng xem qua để chủ động bảo vệ con trước các biến chứng do bệnh gây ra nhé!\n\nMức độ nguy hiểm của vi khuẩn HIB đối với cơ thể con người\n----------------------------------------------------------\n\nVi khuẩn HIB xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ khi trẻ hít phải những giọt nước bọt từ người bệnh trong không khí, hơn nữa các triệu chứng ban đầu của bệnh do HIB gây ra thường không rõ ràng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ lây lan trong cộng đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm do HIB gây ra như viêm màng não, viêm phổi,...\n\nTrong đó bệnh [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do HIB gây ra có đến hơn 30% để lại di chứng vĩnh viễn cho não bộ gây rối loạn tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thêm nữa đứa trẻ đã từng mắc bệnh do HIB gây ra thì cũng có khả năng sẽ tái nhiễm thêm một lần nữa hoặc gây biến chứng. Vì thế việc thực hiện tiêm ngừa bệnh do HIB cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.\n\n![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_1_c593f9415d.jpg)\n\n*Hình dạng của vi khuẩn HIB - nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp*\n\nVi khuẩn HIB gây ra các bệnh lý nào?\n------------------------------------\n\nTrước khi có vacxin phòng ngừa vi khuẩn HIB thì đây chính là nỗi ám ảnh hàng đầu đối với nhóm trẻ dưới 4 tuổi khi gây ra căn bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. Trong đó có thể kể đến các bệnh có độ phát nhanh do vi khuẩn HIB gây ra như:\n\n* Viêm màng não;\n* Viêm nắp thanh quản;\n* [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html);\n* Viêm mô tế bào thường ở mặt;\n* Viêm xương và khớp.\n\nNhóm đối tượng dễ mắc các bệnh do HIB nhất\n------------------------------------------\n\nBên cạnh nhóm trẻ em dưới 4 tuổi thì có thêm những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh như:\n\n* Người mắc các bệnh khác như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.\n* Người bị nhiễm HIV/AIDS.\n* Người đang ghép tủy hoặc điều trị ung thư.\n\n![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_2_d142f2525a.jpg)\n\n*Trẻ em dưới 4 tuổi thuộc nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh do HIB*\n\nBiểu hiện phổ biến nhận diện bệnh do vi khuẩn HIB\n-------------------------------------------------\n\nTrong các bệnh lý nguy hiểm mà HIB gây ra thì viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm nắp thanh quản là phổ biến và dễ tiến triển nặng nhất rơi vào nhóm trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 4 tháng đến 18 tháng tuổi. Càng nguy hiểm hơn khi bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ đến khi trở nặng thì bố mẹ mới phát hiện thì lúc này trẻ đã đứng trước nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng khó lường.\n\nNhững trường hợp trẻ có kèm theo các triệu chứng thì các dấu hiệu sẽ cụ thể như sau:\n\n* **Viêm màng não:** Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, phát sốt và có dấu hiệu rối loạn về ý thức, cảm xúc.\n* **Viêm tủy xương:** Có triệu chứng sưng, viêm và đau ở phần xương.\n* **Viêm phổi:** Trẻ bị hành sốt, ớn lạnh, hơi thở gấp, suy hô hấp và ho lõm lồng ngực.\n* **Viêm nắp thanh quản:** Có dấu hiệu khó thở, chảy nước dãi, sốt cao và bứt rứt.\n\nNhận biết được [vi khuẩn HIB nguy hiểm thế nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html), khi thấy con bắt đầu có các biểu hiện trên thì các bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức trước khi bệnh trở nặng.\n\nBệnh được chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?\n----------------------------------------------\n\nNếu nghi ngờ cơ thể nhiễm vi khuẩn HIB thì nên thăm khám ngay lập tức để có chẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ bằng cách dựa vào các triệu chứng trên cơ thể hoặc thực hiện một số xét nghiệm để tìm vi khuẩn như máu hoặc dịch não tủy.\n\nSong song với đó, cách điều trị những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn HIB cũng được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu như Cotrimoxazol, Ampicillin,...\n\nCó thể phòng ngừa các bệnh do HIB gây ra bằng vacxin nào?\n---------------------------------------------------------\n\nNhư đã đề cập, các bệnh do HIB có tính lây lan rất nhanh qua đồ vật, đồ chơi mà trẻ thường cầm nắm hoặc ngậm, do đó bên cạnh việc vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ thì các bố mẹ cần phải chủ động phòng ngừa bệnh viêm màng não do HIB gây ra bằng cách tiêm phòng vacxin cho con.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu đã có [vacxin 6 trong 1 ngừa các bệnh do HIB gây ra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) từ Pháp và Bỉ dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi có thể kể đến như viêm gan B, bệnh viêm phổi, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà và viêm màng não. Hiện tại, giá vắc xin là 1.020.000đ và có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Việc tiêm chủng chủ động chính là cách điều trị tốt nhất trước khi các triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị nhập khẩu và cung cấp các loại vacxin mới nhất từ các nhà sản xuất trên thế giới, đến với Long Châu khách hàng có thể tùy ý lựa chọn các dịch vụ tiêm ngừa theo nhu cầu như tiêm lẻ, tiêm theo gói, đặt vacxin online,...\n\n![Các bệnh do HIB gây ra có thể phòng ngừa bằng vacxin nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_benh_do_hib_gay_ra_co_the_phong_ngua_bang_vacxin_nao_3_e8a648a133.jpg)\n\n*Lựa chọn tiêm ngừa các bệnh do HIB gây ra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nNhóm đối tượng trẻ em dưới 4 tuổi thường có nguy cơ cao mắc [các bệnh do HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-do-hib-gay-ra-co-the-phong-ngua-bang-vacxin-nao.html) gây ra, vì thế các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu sớm các gói vacxin chống lại vi khuẩn HIB gây ra để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng bệnh tốt nhất.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "viêm màng não", "Bệnh viêm phổi ở trẻ em"]}, {"title": "Tại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư?", "abstract": "Bệnh ung thư từ lâu đã là một trong những thách thức lớn nhất của ngành y học, nhưng với sự tiến bộ trong nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng ung thư, chúng ta có thể chống lại căn bệnh nguy hiểm này một cách hiệu quả hơn. ", "md_content": "Ung thư đang xếp thứ hai trong danh sách nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu. Tính chất chung của bất kỳ loại ung thư nào là sự xuất hiện của tế bào bất thường. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về dấu hiệu cảnh cáo mắc bệnh ung thư cũng như tại sao chúng ta cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư trong bài viết sau đây.\n\nCác dấu hiệu cảnh báo bản thân đang mắc bệnh ung thư\n----------------------------------------------------\n\nChúng ta cùng tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh ung thư trước khi trả lời cho vấn đề: Tại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư? Phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị hiệu quả. Chủ động tự kiểm tra và nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo ung thư không chỉ giúp bạn nắm bắt tình hình sớm mà còn có thể tăng cơ hội điều trị thành công với mức chi phí thấp hơn. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét những triệu chứng phổ biến của ung thư mà bạn nên quan tâm.\n\n* Sụt cân không rõ nguyên nhân.\n* Mệt mỏi, suy nhược.\n* Sốt cao hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên do.\n* Cảm nhận đau âm ỉ và kéo dài thường xuyên.\n* Các vấn đề về tiêu hóa và ăn uống.\n* Sưng to hoặc xuất hiện cục u, bướu.\n* Trên da xuất hiện các dấu hiệu bất thường.\n* Khàn tiếng hoặc [ho khan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-khan-646.html) kéo dài.\n* Thay đổi thói quen đi vệ sinh.\n* Chảy máu không có lý do.\n\n![Tại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_can_tiem_chung_vac_xin_phong_ung_thu_2_aa7c242e75.jpeg)\n\n*Suy nhược là một trong những triệu chứng phổ biến của ung thư*\n\nVì vậy, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa ung thư để ngăn ngừa bệnh, hãy luôn lắng nghe cơ thể của mình và nhận thấy sớm những dấu hiệu bất thường. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng gì, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.\n\nTại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư?\n---------------------------------------------\n\nTại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư? Hàng năm, trên toàn cầu, có hơn 600.000 trường hợp mới mắc bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh này lên thứ hai sau ung thư vú. Ngoài ra, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, u nhú sinh dục và nhiều bệnh khác do viêm nhiễm [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-virus-hpv-la-gi-virus-hpv-gay-benh-gi.html) có thể gây ra nguy hiểm cho cả nam và nữ. May mắn rằng, trên thế giới, có hai loại vắc xin, đó là Gardasil và Gardasil 9 (tại Mỹ) có khả năng phòng ngừa các bệnh ung thư do virus HPV gây ra hiệu quả.\n\nVắc xin Gardasil (Mỹ) là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho 4 dạng virus HPV có nguy cơ cao, gồm 6, 11, 16, 18, đối với phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi từ 9 - 26. Vắc xin này có khả năng phòng ngừa các bệnh gây ra bởi virus HPV với mức hiệu quả vượt quá 90%.\n\nVắc xin Gardasil 9 (Mỹ), là một phiên bản mới hơn, đã mở rộng phạm vi bảo vệ lên 9 loại virus HPV phổ biến: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Vắc xin này đã được khuyến nghị sử dụng cho cả nam giới. Điều này đặc biệt quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong các cộng đồng có nguy cơ cao lây nhiễm các căn bệnh nguy hiểm do virus HPV, như cộng đồng đồng tính nam (MSM) và cộng đồng người đồng tính (LGBT). Sự gia tăng tỷ lệ tiêm vắc xin đầy đủ cho thanh niên nam nữ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ lây truyền virus HPV trong cộng đồng.\n\nNgoài ra, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), một bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV, đang phổ biến tại Việt Nam và có tiềm năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và thậm chí ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B theo lịch trình rất quan trọng. Vắc xin viêm gan B đã đạt được thành công lớn trong việc tạo miễn dịch phòng bệnh, với tỷ lệ bảo vệ lên đến 95%, đồng thời giúp ngăn ngừa diễn tiến xơ gan và nguy cơ mắc ung thư gan do viêm gan B.\n\n![Tại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_can_tiem_chung_vac_xin_phong_ung_thu_3_070f66c80d.jpg)\n\n*Tiêm chủng vắc xin phòng ung thư để có thể ngăn ngừa bệnh ung thư và giúp bảo vệ sức khỏe*\n\nChúng ta cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư để có thể ngăn ngừa bệnh ung thư và giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như cộng đồng. Hãy chọn những [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) uy tín để thực hiện tiêm phòng.\n\nHiện nay tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu có các gói vắc xin phòng bệnh ung thư bao gồm:\n\n* Ung thư cổ tử cung (GARDASIL 4): Giá khoảng 1.780.000đ;\n* Ung thư do vi rút HPV (GARDASIL 9): Giá khoảng 2.940.000đ.\n\nGiá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\nNên làm gì khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh ung thư?\n--------------------------------------------------\n\nKhi xuất hiện các dấu hiệu đáng ngờ về việc mắc bệnh ung thư, quá trình sàng lọc để phát hiện bệnh nên được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có nhiều phương pháp sàng lọc khác nhau, bao gồm chụp X-quang, MRI, CT scan, siêu âm, và sinh thiết. Khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, quy tắc sau đây có thể giúp bạn vượt qua khó khăn, tự quyết định hơn trong mọi tình huống, giảm bớt lo âu và sợ hãi:\n\n* Tăng cường kiến thức về ung thư: Sự hiểu biết về ung thư sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Hãy sẵn sàng tinh thần để đối mặt với những tình huống khó khăn, và luôn kiểm soát căn bệnh thay vì để nó kiểm soát bạn.\n* Dự trù cho các thay đổi về sức khỏe: Sau khi bạn nhận được chẩn đoán ung thư và trước khi bắt đầu quá trình điều trị, là lúc thích hợp để bạn lập kế hoạch. Hãy sẵn sàng tinh thần để đối mặt với bệnh tình một cách tốt hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những thay đổi có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị, chẳng hạn như: Sự thay đổi về khẩu phần ăn, giảm cân, hay [rụng tóc](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rung-toc-532.html)...\n* Tâm sự với người thân và bạn bè: Việc chia sẻ thông tin này với người thân, bạn bè, và các chuyên gia y tế là rất quan trọng. Một số người bệnh có thể trải qua cảm giác cô đơn, căng thẳng và trầm cảm, vì vậy, việc duy trì tâm trạng tích cực và nhận sự hỗ trợ xã hội trong giai đoạn này là điều thiết yếu.\n* Lập kế hoạch tài chính: Khi mắc bệnh ung thư, cả gia đình thường phải đối mặt với gánh nặng tài chính đáng kể. Quá trình điều trị thường kéo dài và có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc và thu nhập của người bệnh. Bên cạnh đó, các chi phí liên quan đến thuốc, thiết bị y tế và di chuyển trong quá trình điều trị cũng đòi hỏi nguồn tài chính đáng kể.\n* Duy trì lối sống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cùng với ngủ đủ giấc giúp bạn quản lý căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình điều trị ung thư. Duy trì việc tập thể dục trong suốt quá trình điều trị không chỉ giúp người bệnh tuân theo liệu trình điều trị một cách tốt hơn, mà còn có thể cải thiện chất lượng sức khoẻ và tuổi thọ của cuộc sống.\n\n![Tại sao cần tiêm chủng vắc xin phòng ung thư? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_can_tiem_chung_vac_xin_phong_ung_thu_4_6e590f7fa2.jpg)\n\n*Việc tâm sự với người thân bạn bè là rất quan trọng*\n\nTrong tình huống nghi ngờ mắc bệnh ung thư, việc nhanh chóng tìm đến sự tư vấn và chăm sóc y tế là quan trọng nhất. Đồng thời, duy trì một lối sống lành mạnh, hỗ trợ tinh thần và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ là những yếu tố quan trọng để giúp bạn vượt qua bệnh ung thư và duy trì sức khỏe tốt hơn.\n\nVắc xin phòng ung thư không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tật mà còn đưa chúng ta gần hơn với một thế giới mà ung thư không còn là mối đe dọa sống. Hy vọng qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ phía trên có thể giúp bạn và người thân hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như là lợi ích mà [vắc xin phòng ung thư](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-can-tiem-chung-vac-xin-phong-ung-thu.html) mang lại.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "phòng bệnh", "Bệnh ung thư"]}, {"title": "Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab", "abstract": "Là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm nên phòng ngừa bệnh dại là cách tốt nhất giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cho người có nguy cơ mắc bệnh. Nằm trong nhóm các loại vắc xin dại thế hệ mới được đánh giá an toàn và hiệu quả cao, vắc xin phòng dại Abhayrab được khuyến cáo tiêm chủng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về loại vắc xin này.", "md_content": "Vắc xin Abhayrab là vắc xin phòng dại tế bào vero tinh chế, được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm cho người ở mọi lứa tuổi nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại.\n\nTại sao phải tiêm phòng dại?\n----------------------------\n\nVirus bệnh dại lây chủ yếu qua tuyến nước bọt thông qua vết thương, vết cắn, vết cào, liếm của động vật sang người. Thời gian ủ bệnh thường sẽ kéo dài từ 2 - 12 tuần. Khoảng thời gian này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, khoảng cách từ vết cắn đến não, vị trí vết cắn có liên quan đến dây thần kinh hay không.\n\nTriệu chứng ban đầu của [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html) thường không rõ ràng, một số biểu hiện thoáng qua bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt, có cảm giác khó chịu tại vết cắn… Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị từ sớm, triệu chứng bệnh dại có thể toàn phát ra toàn cơ thể với các biểu hiện như: Liệt cơ hoặc viêm não, sợ gió, sợ nước… Đồng thời khả năng tử vong có thể xảy ra nếu những triệu chứng này kéo dài trên 6 ngày sau đó.\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_57e3cfd7ca.jpeg)\n\n*Tiêm phòng dại nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này*\n\nKhi đã lên cơn dại, kể cả động vật hay người đều dẫn đến tử vong. Tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh dại. Do đó, tiêm vắc xin phòng dại được xem là biện pháp ngừa bệnh duy nhất, mang lại hiệu quả cao khi bị các loại động vật như: Chó, mèo… cắn.\n\nThông tin chung về vắc xin phòng dại Abhayrab\n---------------------------------------------\n\nVắc xin Abhayrab là vắc xin phòng bệnh dại tế bào vero tinh chế do công ty Human Biological Institute của Ấn Độ sản xuất. Hiện nay, Abhayrab được nhập khẩu về Việt Nam và được sử dụng rộng rãi tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ. Loại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) này có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn).\n\nNgoài ra vắc xin phòng dại Abhayrab còn được khuyến khích tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao như:\n\n* Nhân viên y tế, bác sĩ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm.\n* Người làm việc trong sở thú, trong rừng, thợ săn…\n* Người tiếp xúc thường xuyên với động vật.\n* Người có nhiều vật nuôi như: Chó, mèo trong nhà.\n\n### Thành phần\n\n* Thành phần vắc xin phòng dại Abhayrab bột đông khô trong mỗi liều đơn: Vắc xin dại chủng L.Pasteur 2601/Vero được nhân giống trên tế bào vero, được bất hoạt bằng beta-propiolactone. Hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc lớn hơn 2,5 UI (đơn vị quốc tế). Tá dược gồm: [Maltose](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/maltose); Human Serum albumin và Thiomersal có vai trò là chất bảo quản.\n* Thành phần ống dung môi hoàn nguyên: NaCl 0,9 %, nước cất pha tiêm vừa đủ 0,5ml.\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_1_8045eebce3.jpeg)\n\n*Vắc xin phòng dại Abhayrab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cả người lớn và trẻ em*\n\n### Quy cách đóng gói\n\n* Hộp 1 lọ vắc xin đông khô, 1 lọ dung môi hoàn nguyên và 1 bơm kim tiêm vô trùng.\n* Hộp 10 lọ vắc xin đông khô, 10 lọ dung môi hoàn nguyên và 10 bơm kim tiêm vô trùng.\n* Hộp 50 lọ vắc xin đông khô và 100 lọ dung môi hoàn nguyên.\n\n### Cách dùng\n\nBệnh dại là bệnh gây chết người cực kỳ nguy hiểm, vì vậy vắc xin phòng dại không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi. Vắc xin phòng dại Abhayrab thường được chỉ định tiêm bắp. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay còn trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Lưu ý không được tiêm vào vùng mông. Một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da, tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.\n\nCách dùng: Hoàn nguyên vắc xin phòng dại Abhayrab với dung môi đi kèm, nên dùng vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên. Không được bảo quản lại vắc xin đã hoàn nguyên để dùng lại sau này. Nếu có thắc mắc xung quanh về cách dùng bạn có thể tham khảo thông tin tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được nhân viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất.\n\n### Liều dùng\n\n* Liều tiêm bắp: 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.\n* Liều tiêm trong da: Một liều sử dụng là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên.\n\nLịch tiêm phòng vắc xin phòng dại Abhayrab\n------------------------------------------\n\n### Tiêm với mục đích dự phòng\n\n* Lịch tiêm cơ bản: Tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) theo phác đồ 0, 7, 28 ngày hoặc 0, 7, 21 ngày.\n* Lịch tiêm nhắc lại: Khoảng 1 năm sau tiêm mũi nhắc thứ 4.\n* Các mũi tiêm nhắc sau đó: Cứ 5 năm tiêm 1 lần.\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_2_1e726883d9.jpeg)\n\n*Chú ý tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab theo liều lượng đã khuyến cáo*\n\n### Tiêm vắc xin dự phòng sau phơi nhiễm\n\nPhác đồ tiêm bắp: Người lớn và trẻ em đều tiêm liều 0,5ml. Cụ thể:\n\n* Người chưa tiêm dự phòng, người đã tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ hoặc quá 5 năm chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 liều cơ bản vào ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 28. Nếu cần thiết có thể tiêm thêm mũi thứ 6 lúc 90 ngày.\n* Người đã tiêm dự phòng trong vòng 5 năm: Tiêm 2 liều theo lịch vào ngày 0 và ngày 3.\n\nPhác đồ tiêm trong da: Tiêm liều 0,1ml. Cụ thể:\n\n* Người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người đã tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ hoặc đã quá 5 năm chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm trong da 2 liều tại 2 vị trí khác nhau theo lịch: 0, 3, 7, 28 ngày (Phác đồ 2-2-2-2).\n* Người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 liều 0,1ml theo lịch ngày 0 và ngày 3.\n\nLưu ý khi tiêm phòng vắc xin Abhayrab\n-------------------------------------\n\n### Chống chỉ định\n\n* Không tiêm bắp ở người [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-tinh-trang-giam-tieu-cau-an-gi-de-tang-tieu-cau-nhanh-nhat-63751.html) hoặc rối loạn chảy máu.\n* Đối với tiêm dự phòng: Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin; người có bệnh cấp tính hoặc mãn tính trong giai đoạn đang tiến triển.\n\n### Thận trọng\n\n* Không dùng đồng thời Abhayrab với các thuốc gây ức chế miễn dịch (corticosteroid) vì có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ của vắc xin.\n* Những trường hợp bị phơi nhiễm nặng như: Vị trí cắn gần đầu, vết cắn nặng nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.\n* Việc điều trị không đúng, không đủ phác đồ, trì hoãn thời điểm điều trị sau phơi nhiễm có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.\n* Cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sốc phản vệ sau khi tiêm.\n* Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau, ngứa chỗ tiêm, sốt, chóng mặt, đau đầu, mày đay, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) (hiếm gặp).\n\n![Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_abhayrab_4_369feb5a9a.jpeg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu là điểm đến tiêm phòng đáng tin cậy*\n\nVới mục tiêu bảo vệ sức khỏe và phòng tránh lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh dại, Trung tâm tiêm chủng Long Châu đã triển khai dịch vụ tiêm chủng vắc xin trọn gói và theo yêu cầu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêm phòng của bệnh nhân. Vắc xin phòng dại Abhayrab hiện đang có mặt tại hệ thống Trung tâm tiêm chủng Long Châu với giá thành khoảng 315.000VND (giá tiêm lẻ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm). Nếu đang quan tâm đến việc tiêm phòng vắc xin dại và muốn biết mức giá chi tiết hãy liên hệ ngay với trung tâm để được tư vấn chi tiết.\n\nNhững thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về vắc xin Abhayrab và [tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-vaccine-phong-ngua-benh-dai.html). Việc tiêm [vắc xin phòng dại Abhayrab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-abhayrab.html) không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lan truyền của bệnh dại cộng đồng. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng dại trước và sau phơi nhiễm theo đúng phác đồ quy định có thể đảm bảo hiệu quả bảo vệ của vắc xin tránh sự lây nhiễm của virus dại ở mức tối đa.\n\nXem thêm:\n\n[Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html)\n\n[Tiêm chủng vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-vac-xin-phong-dai-co-anh-huong-gi-khong.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Một số điều bạn cần biết về vaccine havax 0.5ml phòng bệnh viêm gan A", "abstract": "Viêm gan A là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do siêu vi viêm gan A gây ra. Bệnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp viêm gan cấp tính. Tuy nhiên, viêm gan A vẫn chưa có thuốc đặc trị, chính vì vậy để phòng ngừa bệnh bạn nên thực hiện tiêm phòng vaccine viêm gan A. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về vaccine havax 0.5ml phòng bệnh viêm gan A nhé!", "md_content": "Bệnh viêm gan A là loại bệnh truyền nhiễm có thể tạo thành dịch nhưng lại chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy vaccine havax 0.5ml ra đời để phòng ngừa bệnh viêm gan A đặc biệt đối với người có nguy cơ phơi nhiễm với virus viêm gan A. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như những thông tin về loại vaccine này nhé.\n\nBệnh viêm gan A là gì?\n----------------------\n\n[Viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html) là bệnh do virus viêm gan A (HAV) gây ra, làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Đây là nguyên nhân gây viêm gan cấp tính, đặc biệt đối với trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi. Virus viêm gan A chủ yếu lây lan qua tiếp xúc phân - miệng vì vậy loại virus này có thể lây lan qua đường thức ăn hoặc xuất hiện ở các khu vực vệ sinh kém.\n\nHầu hết, người mắc bệnh viêm gan A sẽ tự khỏi sau 2 - 4 tuần và không để lại bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe. Một số người có thể nhiễm virus viêm gan A mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng điển hình đột ngột và dễ gây nhầm lẫn với bệnh cúm đường ruột như: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, nước tiểu màu vàng, đau cơ khớp, buồn nôn, nôn, [vàng da](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/vang-da-913.html), vàng mắt,...\n\n![mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mot_so_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_havax_0_5ml_phong_benh_viem_gan_a_1_51ee93ffc1.jpg)\n\n*Viêm gan A là bệnh do virus HAV gây ra làm tổn thương và suy giảm chức năng gan*\n\nMột số thông tin về vaccine havax 0.5ml\n---------------------------------------\n\nHavax 0.5ml là loại vaccine tiêm dịch vụ, có nguồn gốc tại Việt Nam, được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech). Vaccine havax là một trong những loại vaccine phòng bệnh viêm gan A, đạt các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Havax 0.5ml chứa virus viêm gan A chủng HM175 được bất hoạt bằng formaldehyde và được hấp phụ với nhôm hydroxide. Ngoài ra, những thông tin về vaccine havax 0.5ml bạn cần biết như:\n\n### Chỉ định sử dụng\n\nVaccine havax được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi và những người có nguy cơ phơi nhiễm cao với virus HAV như:\n\n* Người chưa thực hiện tiêm ngừa viêm gan A nhưng có dự định du lịch đến nơi thường có virus HAV.\n* Người làm công việc dễ có nguy cơ phơi nhiễm: Y tá, hộ lý, cán bộ, viên chức thực hiện công tác phục vụ trẻ tàn tật, nhân viên xử lý nước, nước thải và thực phẩm công nghiệp.\n* Người đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm: Bệnh nhân truyền dịch nhiều lần, tiêm tĩnh mạch, bệnh ưa chảy máu hoặc người đồng tính.\n\nHavax 0.5ml không bảo vệ bệnh viêm gan do virus viêm gan khác hoặc các tác nhân gây bệnh viêm gan khác gây ra.\n\n![mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mot_so_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_havax_0_5ml_phong_benh_viem_gan_a_2_a0d6bd879a.jpg)\n\n*Vaccine havax 0.5ml được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi*\n\n### Liều lượng và cách sử dụng\n\nĐối với trẻ từ 24 tháng tuổi đến 18 tuổi thì thực hiện tiêm liều 0,5ml, tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên từ 6 - 12 tháng. Đối với người trên 18 tuổi thì tiêm liều 01 ml, tiêm 2 mũi và mũi sau cách mũi đầu cũng từ 6 - 12 tháng.\n\nVaccine havax phải được tiêm vào bắp để tạo hệ miễn dịch tốt nhất, không tiêm dưới da hoặc tiêm vào đường tĩnh mạch. Đối với người lớn, vaccine nên được tiêm vào vùng cơ Delta, đối với trẻ em thì tiêm tại vùng đùi ngoài vì cơ Delta của trẻ còn nhỏ. Riêng đối với bệnh nhân ưa chảy máu, có thể tiêm vaccine vào vùng dưới da. Lưu ý lắc vaccine kỹ trước khi tiêm.\n\n### Chống chỉ định\n\nKhông tiêm vaccine havax đối với những trường hợp sau:\n\n* Người mắc bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc gan;\n* Người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị [suy dinh dưỡng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-dinh-duong-298.html);\n* Người mắc bệnh ung thư máu hoặc các bệnh ác tính nói chung;\n* Bệnh quá mẫn;\n* Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của vaccine;\n* Trẻ em dưới 24 tháng tuổi;\n* Những đối tượng mắc bệnh bẩm sinh;\n* Tiêm tại tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào;\n* Người đang sốt cao, phản ứng toàn thân hoặc bệnh nhiễm trùng đang tiến triển.\n\n### Bảo quản thuốc\n\nVaccine havax 0.5ml được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Không đông đá vaccine và tránh ánh sáng.\n\n![mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mot_so_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_havax_0_5ml_phong_benh_viem_gan_a_3_6dfaeded10.jpg)\n\n*Havax được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi*\n\n### Tương tác của thuốc\n\nHavax là loại vaccine bất hoạt nên có thể tiêm kết hợp cùng nhiều loại vaccine khác như bạch hầu - ho gà - uốn ván, vaccine bại liệt, [vaccine sởi - quai bị - rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html), vaccine HIB, vaccine viêm gan B,... Bên cạnh đó, havax cũng có thể được sử dụng đồng thời với Globulin miễn dịch. Tuy nhiên, phải sử dụng bơm kim tiêm khác nhau và tiêm tại vị trí khác nhau khi kết hợp đồng thời giữa havax và các loại vaccine khác.\n\nCông dụng của vaccine havax 0.5ml trong việc phòng bệnh viêm gan A\n------------------------------------------------------------------\n\nQua nhiều nghiên cứu cho thấy vaccine havax 0.5ml được đánh giá là vaccine có độ hiệu quả cao trong việc phòng bệnh viêm gan A. Cụ thể vaccine có công dụng giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus HAV, từ đó bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh viêm gan A và giúp giảm bớt triệu chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan A gây ra. Không những vậy, havax 0.5ml còn giúp ngăn chặn sự lây lan và bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi bệnh viêm gan A.\n\nCó thể thấy, bất cứ ai trong chúng ta đều có nguy cơ nhiễm virus HAV nhưng vẫn chưa có cách điều trị triệt để bệnh. Vì vậy, tiêm phòng là biện pháp hiệu quả và kinh tế. Bạn có thể liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để thực hiện việc tiêm phòng nhé.\n\n![mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a 4.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mot_so_dieu_ban_can_biet_ve_vaccine_havax_0_5ml_phong_benh_viem_gan_a_4_9429dcfc00.png)\n\n*Havax được đánh giá là vaccine có độ hiệu quả cao trong việc phòng bệnh viêm gan A*\n\nTác dụng phụ và một số lưu ý sau khi tiêm phòng vaccine havax 0.5ml\n-------------------------------------------------------------------\n\nSau khi thực hiện tiêm phòng vaccine havax 0.5ml thì tại vùng tiêm có thể bị sưng đỏ và đau. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 2 ngày. Một số trường hợp ít gặp có thể bị sốt, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi. Chính vì vậy, việc theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm rất quan trọng. Người sau tiêm cần lưu ý một số vấn đề như:\n\n* Theo dõi sức khỏe trong vòng 30 phút ngay sau khi tiêm tại cơ sở tiêm chủng. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng bất thường như thở nhanh, ngắt quãng, buồn nôn, da mẩn đỏ, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/soc-phan-phe-la-gi-phac-do-xu-tri-soc-phan-ve-65545.html),... thì báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.\n* Sau khi về nhà cần theo dõi thêm các biểu hiện của cơ thể, nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng thì cần đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.\n\nTrên đây là một số thông tin về vaccine [havax 0.5ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-dieu-ban-can-biet-ve-vaccine-havax-0-5ml-phong-benh-viem-gan-a.html) phòng bệnh viêm gan A. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan A, công dụng của vaccine cũng như tầm quan trọng của việc tiêm phòng vaccine ngăn ngừa bệnh. Sau khi thực hiện tiêm phòng viêm gan A, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích hơn bạn nhé!\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không?", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng là dự án thuộc mục tiêu y tế quốc gia, với mong muốn mang lại cho trẻ em cơ hội tiêm chủng miễn phí, giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên chỉ có 12 loại vắc xin trong chương trình này. Vậy vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không?", "md_content": "Tiêm chủng vắc xin đầy đủ là hoạt động là vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Vắc xin giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tạo nền tảng sức khỏe vững chắc để phát triển toàn diện. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, chính vì thế sức khỏe của trẻ là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.\n\nHiểu rõ tầm quan trọng của tiêm vắc xin đối với sự phát triển của trẻ, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) với mục tiêu ban đầu là mang đến dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi vào năm 1981. Vậy có bao nhiêu loại vắc xin được miễn phí? Vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không?\n\nÝ nghĩa của Chương trình Tiêm chủng mở rộng\n-------------------------------------------\n\nTrước khi trả lời vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Hiểu rõ tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin đối với sự phát triển của trẻ, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).\n\n![Hỏi đáp: Vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_vac_xin_thuy_dau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_1_87b0ac83f2.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng đã phổ cập vắc xin đến đông đảo người dân*\n\n### Lịch sử hơn 30 năm của Chương trình Tiêm chủng mở rộng\n\nChương trình Tiêm chủng mở rộng là một dự án mục tiêu y tế quốc gia, được Bộ Y tế khởi xướng và triển khai thí điểm từ năm 1981 với mục đích ban đầu là mang đến dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.\n\nSau 4 năm triển khai thí điểm, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành tiêm chủng trên cả nước với 10 loại vắc xin miễn phí cho trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở vào năm 1985. Sau hơn 30 năm triển khai, dự án vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao và cung cấp hàng trăm triệu liều vắc xin miễn phí phòng 12 [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) cho trẻ em và phụ nữ.\n\n![Hỏi đáp: Vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_vac_xin_thuy_dau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_0e04ffe48f.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng mang đến nhiều tác dụng to lớn đối với xã hội*\n\nNhờ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, hàng trăm ngàn trẻ em và phụ nữ đã được vắc xin bảo vệ khỏi nguy cơ bệnh tật, tàn phế. Đồng thời, hàng chục ngàn trẻ đã được cứu sống, tỷ lệ tử vong do ho gà, bạch hầu, sởi,… giảm rõ rệt. Sự thành công của Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em, gánh nặng kinh tế và xã hội.\n\n### Lợi ích của Chương trình Tiêm chủng mở rộng\n\nTrong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Không chỉ tạo cơ hội tiêm chủng vắc xin miễn phí cho mọi trẻ em từ thành thị đến nông thôn, Chương trình Tiêm chủng mở rộng còn mang lại nhiều lợi ích to lớn:\n\n* Bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, bạch hầu, ho gà, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html),…\n* Giảm tỷ lệ biến chứng hoặc tử vong do bệnh gây ra.\n* Giảm thiểu nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.\n* Giảm gánh nặng chi phí cho người dân.\n\nCập nhật mới nhất danh sách vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng\n-------------------------------------------------------------------------\n\nHiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng vẫn được áp dụng tại tất cả các địa phương trong cả nước. Cho đến nay, không chỉ đối tượng tiêm chủng được mở rộng mà số lượng vắc xin miễn phí cũng tăng lên 12 loại. Dưới đây là danh sách các loại vắc xin miễn phí theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng:\n\n* Vắc xin phòng bệnh lao BCG;\n* Vắc xin phòng bệnh bại liệt;\n* Vắc xin phòng bệnh viêm gan B;\n* Vắc xin phòng bệnh rubella;\n* Vắc xin phòng bệnh sởi;\n* Vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* Vắc xin phòng bệnh [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html);\n* Vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* Vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib;\n* Vắc xin phòng bệnh não Nhật Bản;\n* Vắc xin phòng bệnh tả (áp dụng với các địa phương có nguy cơ cao);\n* Vắc xin phòng bệnh thương hàn (áp dụng với các địa phương có nguy cơ cao).\n\nVắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không?\n---------------------------------------------------\n\nTheo danh sách đã đề cập ở trên thì với câu hỏi vắc xin thủy đậu có trong tiêm chủng mở rộng không, câu trả lời là \"Không\". Thực tế hiện nay có tới 30 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam, tuy nhiên do ngân sách xã hội còn hạn chế nên chỉ có 12 loại được nhà nước hỗ trợ chi phí. Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia y tế người dân nên chủ động cho trẻ tiêm chủng dịch vụ để giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất.\n\n![Hỏi đáp: Vắc xin thủy đậu có trong Tiêm chủng mở rộng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hoi_dap_vac_xin_thuy_dau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_2_772a55f0e4.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu không thuộc diện Tiêm chủng mở rộng*\n\nNgoài vắc xin thủy đậu, các loại vắc xin không có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được khuyến nghị tiêm cho trẻ bao gồm:\n\n* Vắc xin Rota;\n* Vắc xin viêm màng não do não mô cầu BC và ACYW;\n* Vắc xin sởi – quai bị – rubella;\n* Vắc xin phế cầu;\n* Vắc xin cúm mùa;\n* Vắc xin [viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html);\n* Vắc xin HPV.\n\nHiện tại các vắc xin này đều có đầy đủ tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), trong đó vắc xin thủy đậu khoảng 690.000 đồng đến 980.000 đồng tùy loại vắc xin. Ba mẹ hãy đăng ký cho trẻ tiêm bổ sung càng sớm càng tốt nhé. \n\nTrên đây là những thông tin và ý nghĩa của Chương trình Tiêm chủng mở rộng hiện nay. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi [vắc xin thủy đậu có trong tiêm chủng mở rộng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html) và nhận thức rõ hơn vai trò của vắc xin đối với sức khỏe của trẻ. \n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Bệnh thủy đậu", "thủy đậu"]}, {"title": "Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu", "abstract": "Hiện nay, vắc xin Menactra đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cho mục đích phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Loại vắc xin này được đánh giá khá cao và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ đối mặt với các biến chứng bệnh nguy hiểm. Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại vắc xin này.", "md_content": "Vắc xin Menactra được sử dụng để khuyến nghị việc xây dựng miễn dịch tự nhiên và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do Neisseria meningitidis (vi khuẩn gây viêm màng não) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như các bệnh: Nhiễm trùng máu, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html)…\n\nBệnh viêm màng não mô cầu là bệnh gì?\n-------------------------------------\n\n[Viêm màng não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-mo-cau-189.html) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra thông qua đường hô hấp. Bệnh này thường tái phát trong cả năm, tuy nhiên, có thể lan rộng vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân dựa trên dữ liệu từ Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết tỷ lệ mắc bệnh là 2.3 trên mỗi 100,000 người.\n\nNão mô cầu hiện được chia thành 4 nhóm chính là: A, B, C và D. Trong số đó, não mô cầu nhóm A là thường thấy nhất tại nước ta. Ngoài ra, còn có những nhóm huyết thanh khác có thể gây bệnh này, bao gồm: W-135, X, Y và Z mặc dù có ít độc lực hơn nhưng nhóm vi khuẩn này vẫn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Rất may, bệnh viêm màng não mô cầu có thể hoàn toàn điều trị nếu được phát hiện kịp thời và tiếp cận điều trị đúng cách, với tỷ lệ khỏi bệnh thường dao động từ 85% đến 95%.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_daf54db67b.jpg)\n\n*Vắc xin Menactra được đánh giá cao trong việc phòng bệnh viêm màng não mô cầu*\n\nTổng quan vắc xin Menactra\n--------------------------\n\nVắc xin Menactra, sản xuất bởi hãng [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) hàng đầu thế giới tại Mỹ. Vắc xin Menactra có khả năng bảo vệ khỏi cả bốn nhóm huyết thanh gây bệnh A, C, Y và W-135, được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng và người lớn dưới 55 tuổi. Phác đồ tiêm như sau:\n\n* Cho trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều vắc xin cách nhau ít nhất 3 tháng.\n* Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn dưới 55 tuổi: Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.\n* Đối với nhóm người trong độ tuổi từ 15 đến 55 có nguy cơ cao mắc bệnh, có thể được đề xuất tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 4 năm kể từ mũi tiêm trước đó.\n\nVắc xin Menactra được khuyến nghị tiêm bắp, ưu tiên là vào mặt trước - bên ngoài của đùi hoặc khu vực cơ delta, tùy thuộc vào độ tuổi và khối cơ của người tiêm. Không tiêm Menactra vào tĩnh mạch hoặc dưới da và trong da. Vắc xin cần được lưu trữ ở khoảng nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C và không được phép đông băng.\n\nKhoảng cách tiêm giữa vắc xin Menactra và các loại vắc xin khác\n---------------------------------------------------------------\n\n* Các loại [Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html), 5in1, 4in1 hoặc DPT có thể tiêm cùng ngày hoặc nếu tiêm 4 loại vắc xin đó trước, thì khuyến khích chờ ít nhất 6 tháng trước khi tiêm vacine Menactra. Nếu đã tiêm vắc xin Menactra trước, không có hạn chế về thời gian cho việc tiêm 4 loại vắc xin kia.\n* Cách thời gian giữa mũi tiêm VA - Mengoc - BC nên ít nhất là 2 tháng.\n* Khi tiêm vắc xin Prevenar 13, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm Prevenar 13 trước khi tiêm Menactra, với khoảng cách ít nhất là 1 tháng.\n* Trẻ dưới 18 tuổi không nên tiêm cùng ngày cả vắc xin Typhim và Menactra.\n\nVắc xin Menactra mang nhiều ưu điểm quan trọng, không chỉ bảo vệ khỏi nhiều nhóm vi khuẩn gây bệnh hơn, mà còn cho phép tiêm phòng sớm ở trẻ, giúp xây dựng miễn dịch từ sớm. Ngoài ra, nó được đánh giá là an toàn hơn với ít tác dụng phụ. Lịch tiêm phòng dễ dàng ghi nhớ và đặc biệt hiệu quả với mức độ bảo vệ cao hơn, bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm do cả 4 nhóm vi khuẩn A, C, Y và W-135 gây ra.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_1_ad55e0fd5c.jpg)\n\n*Cần chú ý khoảng cách tiêm giữa vắc xin Menactra và các loại vắc xin khác*\n\nTác dụng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin Menactra\n------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin Menactra để phòng ngừa bệnh, thường xuất hiện những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không đòi hỏi điều trị đặc biệt. Đây là biểu hiện của sự phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có thể bao gồm:\n\n* Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: Có thể có triệu chứng như nhạy cảm ở vị trí tiêm và một số biểu hiện cáu kỉnh.\n* Trẻ từ 2 tuổi đến 10 tuổi: Các triệu chứng thường bao gồm đau tại vị trí tiêm, cáu kỉnh, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), thay đổi trong thói quen ngủ và cảm thấy [chán ăn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chan-an-1011.html).\n* Người từ 11 tuổi đến 55 tuổi: Có thể xuất hiện đau tại vị trí tiêm, đau đầu và cảm giác [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html).\n\nCác phản ứng sau tiêm này có thể xảy ra trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng.\n\nChống chỉ định vắc xin Menactra\n-------------------------------\n\n* Người đã từng phản ứng quá mẫn toàn bộ đối với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bất kể là sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một loại vắc xin khác chứa cùng một thành phần trước đây.\n* Người được chẩn đoán mắc [hội chứng Guillain-Barré](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) (GBS) và những người có tình trạng nhạy cảm bất thường hoặc liệt, do có nguy cơ cao hơn bị GBS sau khi tiêm Menactra. Trước khi quyết định sử dụng vắc xin, cần xem xét cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiềm tàng.\n* Người đang trong tình trạng sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc đang trong quá trình tiến triển của một phản ứng dị ứng.\n* Mặc dù hiếm khi xảy ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau liều tiêm đầu tiên, cần ngưng việc tiêm liều thứ hai.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_2_08f3b23f8f.jpg)\n\n*Chống chỉ định Vắc xin Menactra cho người bị sốt*\n\nCẩn trọng khi sử dụng vắc xin Menactra\n--------------------------------------\n\n* Trong trường hợp phụ nữ [mang thai,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm vắc xin Menactra. Việc này cần được xem xét một cách cẩn trọng và chỉ nên thực hiện nếu thật sự cần thiết.\n* Luôn phải sẵn sàng thiết bị và phác đồ để ứng phó với các tình huống sốc phản vệ sau khi tiêm.\n* Các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm, thiếu hụt bổ thể, hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không phản ứng đầy đủ với vắc xin. Cần xem xét cẩn thận việc sử dụng vắc xin đối với nhóm người này.\n* Tương tự như với tất cả các vắc xin tiêm bắp cơ khác, cần thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hoặc có rối loạn đông máu, do có thể gây ra tình trạng chảy máu sau khi tiêm.\n\nTiêm vắc xin Menactra ở đâu?\n----------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là địa chỉ đáng tin cậy chuyên về dịch vụ tiêm chủng, cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất và nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nVới trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên môn cao, đảm bảo quá trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho mọi người. Hiện giá tiêm chủng vắc xin Menactra tại trung tâm tiêm chủng Long Châu khoảng 1.250.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm.\n\nĐể thuận tiện cho việc thăm khám và tiêm chủng, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\n![Thông tin về vắc xin Menactra giúp phòng bệnh viêm màng não mô cầu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_vac_xin_menactra_giup_phong_benh_viem_mang_nao_mo_cau_3_54e4dde310.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa điểm tiêm phòng vắc xin Menactra đáng tin cậy*\n\nTrên đây là những thông tin mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ về [vắc xin Menactra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vac-xin-menactra-giup-phong-benh-viem-mang-nao-mo-cau.html) để giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này cũng như đối tượng nên tiêm, lịch trình tiêm phù hợp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy theo dõi tình trạng sau tiêm của bạn hoặc người thân để phát hiện kịp thời bất thường, và nhờ sự can thiệp của chuyên viên tiêm chủng để được xử lý y tế đúng đắn.\n\nXem thêm:\n\n[Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html)\n\n[Giá vắc xin viêm màng não mô cầu ACYW bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vac-xin-viem-mang-nao-mo-cau-acyw-bao-nhieu-58358.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "phòng bệnh"]}, {"title": "Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax", "abstract": "Bệnh thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, thường gặp nhiều ở trẻ em và ảnh hưởng đến việc học, đi làm của người bệnh. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về bệnh, vacxin thủy đậu Varivax của Mỹ và các bước cần phải làm trước, trong và sau khi tiêm vacxin.", "md_content": "Hiện tại ở Việt Nam có 3 loại vacxin phòng thủy đậu được sử dụng phổ biến nhất bao gồm Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ). Trong bài viết này sẽ tập trung đề cập về vacxin Varivax và nơi tiêm chủng uy tín bạn có thể tin tưởng.\n\nBệnh thủy đậu là gì?\n--------------------\n\n### Nguyên nhân\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh do virus Varicella-zoster gây ra. Virus Varicella zoster là một loại virus herpes phổ biến ở người, gây ra hai bệnh riêng biệt là thủy đậu nguyên phát và herpes zoster (hay còn gọi là bệnh zona - do sự tái hoạt động của virus tiềm ẩn).\n\nVirus Varicella xuất hiện gần như tất cả các nước trên toàn thế giới. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông và mùa xuân.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_2_a707d31731.jpg)\n\n*Varicella-zoster virus - thủ phạm gây bệnh thủy đậu*\n\n### Con đường lây truyền\n\nVirus Varicella lây truyền từ người sang người thông qua việc hít phải các giọt chứa virus từ hành động hắt hơi, ho của người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp dịch mụn nước truyền nhiễm từ các vết tổn thương trên da. Do đó, thủy đậu là một trong các bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, với tỷ lệ tấn công thứ cấp khoảng 90% khi tiếp xúc với nguồn lây.\n\n### Triệu chứng\n\nThủy đậu là bệnh lành tính và thường tự khỏi, nó là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc phải và thường sẽ nặng hơn trẻ.\n\nBệnh được chẩn đoán dựa trên hai triệu chứng đặc trưng là phát ban giống mụn nước và [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html). Những vết phát ban trên da tạo thành các mụn nước nhỏ, ngứa và đóng vảy. Vị trí xuất hiện có thể bắt đầu ở ngực, lưng và mặt sau đó lan rộng. Kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, viêm họng và đau đầu kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khoảng thời gian ủ bệnh là khoảng hai tuần và 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc virus sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.\n\nTuy nói là lành tính nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nặng bao gồm nhiễm trùng thứ cấp, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html) và nhiễm trùng da do vi khuẩn ở thanh thiếu niên, người lớn và các đối tượng bị suy giảm miễn dịch.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_3_306c72d6a9.jpg)\n\n*Các triệu chứng của bệnh thủy đậu*\n\n### Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin phòng thủy đậu?\n\nTrước khi có vacxin, bệnh thủy đậu đã làm 10.500 đến 13.000 người phải nhập viện và 100 đến 150 người chết mỗi năm. Từ khi có vacxin, số ca mắc, ca nhập viện và tử vong giảm đáng kể. Vacxin giống như xây dựng một hàng rào bảo vệ tốt cho cơ thể khỏi virus thủy đậu. Việc tiêm vacxin định kỳ đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu, phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh và là cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu.\n\nVacxin Varivax có nguồn gốc như thế nào?\n----------------------------------------\n\n[Vacxin Varivax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-vang-de-tiem-vacxin-phong-thuy-dau-varivax.html) là một trong 3 loại vacxin được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Varivax được nghiên cứu, phát triển và sản xuất ở Hoa Kỳ với cơ chế là vacxin chứa virus Varicella còn sống nhưng đã bị giảm độc lực để không thể gây hại hay gây bệnh cho cơ thể nhưng vẫn có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Sau khi Varivax được tiêm vào cơ thể khỏe mạnh sẽ gây ra cả phản ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T, từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu ([miễn dịch đặc hiệu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mien-dich-dac-hieu-co-tac-dung-phong-tranh-benh-tat-ra-sao-70190.html)) cho virus thủy đậu.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_4_e133070801.jpg)\n\n*Vacxin Varivax phát triển khả năng miễn dịch, phòng bệnh thủy đậu*\n\nCác bước cần chuẩn bị khi tiêm vacxin thủy đậu Varivax\n------------------------------------------------------\n\n### Trước khi tiêm\n\n* Bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin bệnh thủy đậu và các trường hợp không nên tiêm vacxin Varivax. Nói với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, việc này giúp cho bạn tránh khỏi nguy cơ [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html) với các thành phần trong vacxin và bảo vệ sức khỏe của bạn.\n* Tham khảo các loại vacxin hiện có và xem xét loại nào phù hợp với độ tuổi cũng như kinh tế gia đình.\n* Lựa chọn chỗ tiêm uy tín để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng vacxin. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một lựa chọn không thể bỏ qua. Bạn có thể yên tâm khi lựa chọn Long Châu bởi vì các loại vacxin luôn được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, quy trình vận chuyển nghiêm ngặt, đảm bảo điều kiện bảo quản của vacxin từ khi vận chuyển đến lưu trữ. Các bác sĩ tiêm chủng tại Long Châu đều đạt chứng nhận an toàn tiêm chủng của viện Pasteur. Ngoài ra, còn có rất nhiều ưu đãi và các gói vacxin phù hợp cho từng đối tượng với giá tốt. Với vacxin Varivax, giá cả sẽ dao động trong khoảng 700.000 đồng.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_5_cc01e4e890.jpg)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu - nơi uy tín gửi trọn niềm tin*\n\n* Điều quan trọng không thể thiếu là chăm sóc bản thân trước khi tiêm. Bạn nên đi ngủ sớm và uống đủ nước trước khi tiêm để có một trạng thái tốt nhất cho ngày đi tiêm.\n\n### Lịch tiêm vacxin Varivax\n\nTheo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):\n\n* **Trẻ dưới 13 tuổi** nên tiêm hai liều với liều đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và liều thứ hai dành cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi.\n* **Người từ 13 tuổi trở lên** chưa mắc thủy đậu hay chưa tiêm vacxin bao giờ thì nên tiêm hai liều cách nhau 1 tháng.\n\n### Sau khi tiêm\n\nSau khi tiêm, bạn nên ở lại để theo dõi trong khoảng 15 phút để đảm bảo bạn không xảy ra phản ứng tức thời bất kỳ nào. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm ở mức độ nhẹ đến trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Biểu hiện phổ biến nhất là đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm. Trường hợp hiếm gặp hơn là phản ứng nhẹ bao gồm sốt và phát ban dạng thủy đậu nhẹ liên quan đến vắc xin. Ở mức độ phản ứng vừa phải có thể gây sốt co giật ở mức độ nhẹ (có biểu hiện giật mình hoặc nhìn chằm chằm), nhiễm trùng đường hô hấp trên, với các triệu chứng ho, đau ngực và khó thở. Trường hợp cực kỳ hiếm gặp có thể gây các phản ứng nghiêm trọng như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-do-virus-184.html), số lượng tế bào máu thấp và phản ứng não nghiêm trọng.\n\n![Thời điểm vàng để tiêm vacxin phòng thủy đậu Varivax 6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thoi_diem_vang_de_tiem_vacxin_phong_thuy_dau_varivax_6_c70622913c.jpg)\n\n*Đợi 15 phút sau khi tiêm để theo dõi*\n\nĐối với các triệu chứng nhẹ như đau nhức chỗ tiêm, bạn có thể khắc phục bằng cách chườm khăn ẩm, mát để giảm bớt khó chịu tại chỗ tiêm. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nếu cần, không tự ý dùng thuốc sau tiêm.\n\nTiêm chủng định kỳ giúp tăng miễn dịch chống lại bệnh, góp phần giảm chi phí điều trị nếu mắc bệnh thủy đậu và khi có ngày nhiều người được tiêm vacxin ngừa bệnh thủy đậu thì toàn bộ cộng đồng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm chủng, bạn đang giúp bản thân và cộng đồng được khỏe mạnh.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab", "abstract": "Việc tiêm vắc xin phòng dại trước và sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo kháng thể. Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại vắc xin phòng bệnh dại với nguồn gốc và giá cả khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về vắc xin phòng dại Verorab - một trong những vắc xin dại thế hệ mới phổ biến hiện nay.", "md_content": "Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn cần phải điều trị dự phòng bằng vắc xin phòng dại. Đồng thời có khoảng 60.000 - 70.000 người chết do [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html), đa số được báo cáo từ các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống.\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nVắc xin phòng dại là loại [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa độc tố protein của virus dại đã được làm mất tính độc hại và được sử dụng để phòng ngừa bệnh dại. Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ phản ứng với protein này bằng cách sản xuất kháng thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây được xem là một trong những biện pháp [phòng chống bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chong-benh-dai-kinh-nghiem-a-z-65188.html) hiệu quả nhất hiện nay.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_1_53d9a7491c.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin một trong những biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay*\n\nBên cạnh khả năng phòng ngừa bệnh dại, việc tiêm vắc xin dại còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn như:\n\n* Hiệu quả lâu dài: Một số loại vắc xin phòng bệnh dại có hiệu quả lâu dài, thời gian kéo dài nhiều năm đến cả đời nên bạn không cần phải tiêm lại nhiều lần.\n* Giảm chi phí điều trị: Nếu bạn bị nhiễm bệnh dại và cần điều trị, chi phí sẽ rất đắt đỏ và phức tạp. Việc tiêm vắc xin phòng dại là một giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn nhiều.\n* Phòng ngừa khả năng tử vong do bệnh dại: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dại rất nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin phòng dại sẽ giúp tránh nguy cơ này.\n* Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm phòng bệnh dại giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.\n\nTổng quan về vắc xin phòng dại Verorab\n----------------------------------------\n\nVắc xin phòng dại Verorab được sản xuất bởi Sanofi Pasteur - tập đoàn hàng đầu về dược phẩm và chế phẩm sinh học của Pháp. Sản phẩm được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Loại vắc xin này có thể dùng trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại. Ưu điểm của loại vắc xin này là tính miễn dịch và an toàn cao, hiệu giá kháng thể sau khi tiêm cao gấp 10 lần so với vắc xin thế hệ thứ nhất và hầu như không xuất hiện những biến chứng kèm theo ở hệ thần kinh trung ương.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_fc52e7d062.jpg)\n\n*Vắc xin Verorab được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn*\n\nQuy cách đóng gói: Hộp 5 lọ, lọ 1 liều vắc xin đông khô và 5 ống, ống 0,5ml dung môi, hoàn nguyên thành hỗn dịch tiêm.\n\nDạng bào chế:\n\n* Vắc xin phòng dại Verorab có dạng bột đông khô cùng dung môi, hoàn nguyên thành hỗn dịch tiêm.\n* Trước khi hoàn nguyên bột đông khô đồng chất và có dạng viên nhỏ màu trắng.\n* Sau khi được hoàn nguyên, vắc xin phòng dại Verorab trở thành hỗn dịch trong suốt, đồng nhất.\n\nCách bảo quản:\n\n* Vắc xin Verorab được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 8ºC.\n* Không được để đông băng.\n* Bảo quản trong hộp tránh ánh nắng chiếu vào.\n\nLiều dùng vắc xin phòng dại Verorab\n-----------------------------------\n\n### Tiêm bắp\n\n* Thực hiện tiêm bắp với liều 0.5ml vắc xin Verorab đã hoàn nguyên.\n* Thường tiêm ở mặt trước - bên đùi ở trẻ em và tiêm ở vùng cơ Delta ở cánh tay với người lớn.\n* Lưu ý không tiêm ở vùng mông.\n\n### Tiêm trong da\n\n* Thực hiện tiêm với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (tương đương 1/5 liều tiêm bắp).\n* Tiêm ở vị trí cánh tay hay cẳng tay.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_2_31f73829d6.jpg)\n\n*Vị trí tiêm vắc xin phòng dại Verorab là ở cánh tay hay cẳng tay*\n\nLịch tiêm vắc xin phòng dại Verorab\n-----------------------------------\n\nLịch tiêm vắc xin phòng dại Verorab được áp dụng tùy theo tình trạng tiêm ngừa, miễn dịch đối với bệnh dại và miễn dịch của bệnh nhân. Cụ thể:\n\n### Tiêm dự phòng\n\n* Liều cơ bản: Tiêm 3 liều vắc xin phòng dại Verorab vào các ngày 0, 7 và 28 qua hình thức tiêm bắp.\n* Tiêm nhắc lại: Tiêm nhắc lại sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm thực hiện tiêm lại một lần.\n\n### Tiêm sau phơi nhiễm\n\nVới người chưa tiêm dự phòng:\n\n* Tiêm bắp vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.\n* Tiêm trong da theo phác đồ 2 vị trí “2-2-2-0-1-1”. Hai mũi tiêm trong da ở hai vị trí khác nhau vào các ngày 0, 3, 7. Một mũi tiêm trong da vào các ngày 28 (hoặc 30) và ngày 90.\n\nVới người đã tiêm dự phòng:\n\n* Nếu đã tiêm vắc xin trước phơi nhiễm ít hơn 5 năm: Tiêm nhắc lại hai liều vào ngày 0 và 3.\n* Nếu đã tiêm vắc xin trước phơi nhiễm quá 5 năm, không đều hoặc không chắc chắn thì tiêm lại từ đầu với phác đồ giống với người chưa tiêm vắc xin phòng dại.\n* Trường hợp bệnh nhân bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) thì cần bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm đầy đủ.\n\nTác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng dại Verorab\n-----------------------------------------------\n\nMột số phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phòng dại Verorab gồm các phản ứng tại chỗ tiêm như: Đau, sưng, đỏ da cùng một số phản ứng toàn thân bao gồm:\n\n* Cảm giác mệt mỏi;\n* Đau đầu, chóng mặt;\n* Sốt, run rẩy, ngất;\n* Có thể bị đau nhức xương khớp, [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-co-bap-1352.html);\n* Tình trạng rối loạn dạ dày, ruột gây cảm giác [đau bụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-bung-994.html), buồn nôn;\n* [Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_3_9051ebd462.jpg)\n\n*Đau đầu, chóng mặt có thể là tác dụng phụ sau khi tiêm Verorab*\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab\n----------------------------------------\n\n* Lưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab cho các đối tượng bị dị ứng với neomycin.\n* Không nên tiêm cùng vị trí hay dùng chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.\n* Không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu.\n* Với phụ nữ có thai và cho con bú: Nên trì hoãn lịch tiêm nếu tiêm dự phòng trước phơi nhiễm. Trường hợp tiêm sau phơi nhiễm với mục đích dự phòng thì nhóm đối tượng này không thuộc chống chỉ định.\n* Cẩn trọng khi tiêm vắc xin phòng dại Verorab với những người bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-tinh-trang-giam-tieu-cau-an-gi-de-tang-tieu-cau-nhanh-nhat-63751.html) hoặc rối loạn đông máu.\n* Không được tiêm trong da ở những trường hợp sau: Người bệnh đang điều trị dài ngày bằng các thuốc ức chế miễn dịch (gồm cả corticoid), thuốc Chloroquin; trường hợp bị khiếm khuyết miễn dịch; trẻ em hoặc người có vết cắn nặng phần đầu, cổ hoặc người đến khám trễ sau khi bị vết thương.\n\nTiêm vắc xin phòng dại Verorab ở đâu? Giá thành bao nhiêu?\n----------------------------------------------------------\n\nGiá tham khảo của vắc xin phòng dại Verorab rơi vào khoảng 415.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các trung tâm, cơ sở chuyên khoa để thực hiện tiêm phòng dại theo đúng phác đồ tiêu chuẩn.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu là một trong những địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn, tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất và được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm với quy trình tiêm đảm bảo đủ các bước nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tiêm. Do đó, bạn có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiêm phòng vắc xin Verorab cũng như nhiều loại vắc xin khác theo yêu cầu.\n\n![Những điều cần biết về vắc xin phòng dại Verorab 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_vac_xin_phong_dai_verorab_4_a6b2a5c0e1.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng dại Verorab tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nCó thể thấy thực hiện tiêm phòng [vắc xin phòng dại Verorab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-verorab.html) là phương pháp đảm bảo hiệu quả phòng bệnh dại một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các tác dụng phụ sau khi tiêm để tìm gặp bác sĩ hỗ trợ và xử trí kịp thời nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường bạn nhé!\n\nXem thêm:\n\n[Thông tin cần biết về vắc xin phòng dại Abhayrab](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phong-dai-abhayrab.html)\n\n[Tiêm phòng dại cho người có tác dụng bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-dai-cho-nguoi-co-tac-dung-bao-lau-64572.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Tiêm phòng dại"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm", "abstract": "Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin thủy đậu và lịch tiêm của mỗi loại ra sao? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!", "md_content": "[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuy-dau-herpes-la-gi-40940.html) là căn bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan, có thể diễn tiến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Theo Bộ Y tế, bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin. Vậy vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin thủy đậu? Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp trong bài viết này nhé!\n\nCơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu\n-------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu vắc xin thủy đậu có mấy loại, cần nắm được cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. Trên thực tế, cơ thể sau khi bị bệnh thủy đậu sẽ tự tạo ra kháng thể tự nhiên để chống lại sự tấn công của virus. Vì vậy, người từng bị thủy đậu thường rất hiếm khi bị tái phát lại lần 2, ngay cả khi có tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh.\n\n![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_3_1c43c3c722.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể*\n\nTiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp để tạo miễn dịch cho cơ thể, còn gọi là tạo miễn dịch chủ động. Điều này có nghĩa là co thể sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định để chống lại virus gây bệnh giống như sau khi nhiễm bệnh tự nhiên.\n\nVề bản chất, vắc xin thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực. Virus sau khi phân lập sẽ trải qua nhiều lần nuôi cấy trong tế bào của chuột thí nghiệm. Quá trình làm sẽ làm giảm độc tính của virus nhưng vẫn sẽ đảm bảo duy trì khả năng tạo ra kháng thể. Sau đó, virus biến đổi sẽ được thanh lọc và xử lý thành dạng bột đông khô để sử dụng.\n\nVắc xin thủy đậu có mấy loại? Phác đồ tiêm chủng cụ thể của mỗi loại\n--------------------------------------------------------------------\n\nViệc nắm rõ các loại vắc xin thủy đậu và phác đồ tiêm chủng của mỗi loại sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) có mấy loại? Hiện tại, có 3 loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến, bao gồm:\n\n### Vắc xin thủy đậu Varicella (Hàn Quốc)\n\n* Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi 1 có thể tiêm khi trẻ được tối thiểu 12 tháng tuổi. Mũi 2 cách tối thiểu 3 tháng hoặc nên tiêm vào giai đoạn trẻ từ 4 - 6 tuổi.\n* Đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiêm khi đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Phụ nữ trước khi mang thai: Cần chủ động hoàn thành các mũi tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html) ít nhất 3 tháng.\n\n![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_4_eb423f47af.jpg)\n\n*Varicella là một trong những loại vắc xin thủy đậu phổ biến hiện nay*\n\n### Vắc xin thủy đậu Varivax (Mỹ)\n\n* Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều vắc xin Varivax 0,5ml duy nhất. Mũi 2 cần cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.\n* Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 cần tiêm liều 0,5ml khi trẻ đủ 13 tuổi trở lên. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần với liều 0,5ml.\n\n### Vắc xin thủy đậu Varilrix (Bỉ)\n\n* Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 tiêm khi trẻ đủ từ 9 tháng trở lên. mũi 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 6 tuần.\n* Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi 1 có thể tim khi trẻ vừa đủ 13 tuổi trở lên. Mũi thứ 2 nên cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 6 tuần.\n* Phụ nữ trước khi mang thai: Cần chủ động [tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) vắc xin thủy đậu đầy đủ ít nhất 3 tháng trước khi có bầu.\n\nNhững trường hợp nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu\n------------------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ, tất cả những người khỏe mạnh (cả người lớn và trẻ em) chưa có miễn dịch với thủy đậu đều cần tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Theo Bộ Y tế (2016), vắc xin thủy đậu được chỉ định cho trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster.\n\nTrước đây, bệnh thủy đậu đã từng gây ra nhiều đợt dịch trong trường học, ký túc xá và doanh trại quân đội do đặc tính dễ lây lan. Sau khi vắc xin thủy đậu ra đời và được đưa vào sử dụng, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số cũng giảm đi đáng kể. Các đợt dịch bùng phát gần như không còn xảy ra và bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong cộng đồng. Đây là kết quả của miễn dịch cộng đồng được tạo ra thông qua việc tiêm vắc xin (hơn 90% dân số có đề kháng với bệnh thủy đậu).\n\n![Vắc xin thủy đậu có mấy loại? Những điều cần lưu ý khi tiêm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_co_may_loai_nhung_dieu_can_luu_y_khi_tiem_2_ca1295a227.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu cho các trường hợp chưa có kháng thể với Herpes zoster*\n\nNhững điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu\n----------------------------------------------------\n\nĐể các loại vắc xin thủy đậu phát huy được tối đa hiệu quả phòng bệnh, trước khi tiêm chủng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:\n\n* Cần chủ động tiêm vắc xin thủy đậu trước thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh ít nhất 1 tháng để giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh.\n* Tuân theo lịch tiêm vắc xin bổ sung (mũi nhắc lại) nếu cần thiết để tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.\n* Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.\n* Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thành phần vắc xin hoặc từng bị [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm chủng.\n* Tránh tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ có vấn đề sức khỏe khiến hệ miễn dịch suy yếu, hoặc đang điều trị các bệnh nền như ung thư, hóa trị, bệnh lao, rối loạn đông máu,...\n* Hoãn tiêm vắc xin nếu trẻ đang bị ho, sốt hoặc viêm nhiễm,... nên cho trẻ tiêm lại khi sức khỏe ổn định.\n* Sau tiêm vắc xin, tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh trong khoảng ít nhất 6 tuần.\n* Theo dõi tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn.\n* Giữ vệ sinh sạch sẽ tại vị trí tiêm và không nên bôi, chườm đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vết tiêm.\n* Chọn trung tâm tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình tiêm chủng.\n\nHiện tại, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn với mức giá giao động từ 690.000 - 935.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm). Khi lựa chọn các dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng vì toàn bộ các loại vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng trực tiếp tại các hãng sản xuất hàng đầu thế giới. Đi kèm với mức giá tốt và dịch vụ chăm sóc tận tình, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.\n\nTrên đây là bài viết tổng hợp về một số loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến cũng như những điều cần lưu ý khi tiêm phòng để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp được cho câu hỏi [vắc xin thủy đậu có mấy loại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-may-loai-nhung-dieu-can-luu-y-khi-tiem.html) và có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["thủy đậu", "Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin Rota nên uống khi nào? Uống Rota muộn có sao không?", "abstract": "Rota là một loại vắc xin được sử dụng rộng rãi để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tiêu chảy do virus Rota. Tuy nhiên, có những trường hợp bố mẹ cho con uống vaccine này trễ hơn so với quy định hoặc hướng dẫn. Việc uống Rota muộn có sao không? Cùng tìm hiểu ngay.", "md_content": "Khi nói đến việc tiêm phòng [bệnh tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) Rota cho trẻ em, độ tuổi cụ thể theo khuyến nghị là từ 6 tuần đến 6 tháng. Tuy nhiên, có lẽ bạn đang tự hỏi liệu uống vắc xin phòng tiêu chảy Rota muộn có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu xem việc uống Rota muộn có sao không trong bài viết dưới đây.\n\nVắc xin Rota nên uống khi nào?\n------------------------------\n\nVắc xin phòng virus Rota được cung cấp qua đường uống, khác biệt hoàn toàn so với cách tiêm mà nhiều loại vắc xin khác sử dụng.\n\nĐể bảo vệ cơ thể, việc bắt đầu chương trình tiêm vắc xin Rota cho trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi và hoàn thành chương trình trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi là quan trọng để kích thích sản xuất kháng thể. Uống [vắc xin Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) có thể bao gồm 2 hoặc 3 liều, tùy thuộc vào từng loại vắc xin.\n\nVai trò của việc tiêm vắc xin Rota trong 6 tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Là giai đoạn cơ thể trẻ còn non yếu và chưa phát triển đủ kháng thể để đối phó với virus Rota, do đó bảo vệ trẻ nhỏ bằng vắc xin là biện pháp quan trọng.\n\n![Vắc xin rota nên uống khi nào? Uống rota muộn có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_rota_muon_co_sao_khong_1_fc9b01558b.png)\n\n*Vắc xin phòng virus Rota dùng cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi*\n\nHiện tại có hai loại vắc xin phòng virus Rota, đó là Rotarix và Rotateq, mỗi loại có phương pháp uống và lịch trình khác nhau.\n\n* Vắc xin Rotarix: Gồm hai liều, liều đầu tiên thường được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần tuổi và liều thứ hai cách nhau 4 tuần. Việc hoàn thành 2 liều này cần được thực hiện trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi. Quan trọng là cần uống cùng loại vắc xin. Nếu trẻ nôn mửa sau khi uống, không cần thiết phải uống liều thay thế.\n* Vắc xin Rotateq: Được chỉ định dành cho trẻ em, không sử dụng cho người lớn. Bao gồm 3 liều, liều đầu tiên thường được dùng khi trẻ 7 - 8 tuần tuổi, liều thứ hai sau 4 tuần và liều thứ ba sau 4 tuần kế tiếp. Chương trình uống vắc xin Rotateq phải kết thúc trước khi trẻ đạt 32 tuần tuổi. Trong trường hợp nôn mửa sau khi uống, không cần uống liều thay thế. Việc uống các liều tiếp theo cần tiếp tục theo lịch trình đề ra.\n\nUống Rota muộn có sao không?\n----------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin phòng virus Rota đúng thời điểm rất quan trọng. Thực tế, nhiều phụ huynh nhớ ra việc cần cho con tiêm vắc xin phòng virus Rota khi trẻ đã vượt qua 6 tháng tuổi, dẫn đến việc trẻ không thể được tiêm phòng nữa. Tiêm vắc xin sau khoảng thời gian này có thể làm giảm hoặc làm mất đi hiệu quả của vắc xin. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý và không bỏ lỡ cơ hội quý báu để bảo vệ con trước virus này.\n\n![Vắc xin rota nên uống khi nào? Uống rota muộn có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_rota_muon_co_sao_khong_2_805d7d124d.jpg)\n\n*Uống Rota muộn có sao không là câu hỏi của nhiều người*\n\nChuẩn bị gì khi dùng vắc xin Rotavirus?\n---------------------------------------\n\nKhi phụ huynh cho trẻ uống vắc xin Rotavirus, cần chú ý những điều sau:\n\n* Trẻ không nên ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh nôn ói khi uống vắc xin.\n* Quan sát trẻ ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để kiểm tra phản ứng sau khi uống vắc xin.\n* Thực hiện theo dõi kỹ lưỡng trong vòng 2 - 3 ngày sau khi uống vắc xin.\n* Nếu trẻ có các tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, hoặc đau bụng kéo dài, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý các phản ứng kịp thời.\n* Thông báo cho bác sĩ nếu trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh để ngăn ngừa tương tác với vắc xin.\n* Nếu trẻ vừa được tiêm vắc xin bại liệt, cha mẹ không nên cho trẻ tiêm vắc xin Rotavirus để tránh tương tác giữa hai loại vắc xin.\n\nCác trường hợp cần xem xét khi sử dụng vắc xin:\n\n* Trẻ đang mắc bệnh nặng hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch/đang trong quá trình điều trị bệnh.\n* Do vắc xin có thể tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ, cần quan sát kỹ lưỡng trong vòng 7 giờ sau khi uống.\n* Khi dùng loại vắc xin này cho trẻ sinh non hoặc có trọng lượng nhẹ, cần tìm kiếm ý kiến từ chuyên gia y tế.\n\nMột vài lưu ý khi sử dụng vắc xin Rota\n--------------------------------------\n\nViệc tuân thủ lịch tiêm vắc xin là điều cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng vắc xin ngừa virus Rota, một số trường hợp cần lưu ý:\n\n* Trẻ nhỏ có dấu hiệu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, không nên sử dụng.\n* Nếu trẻ phản ứng nặng sau khi tiêm liều đầu, không nên tiếp tục uống liều 2 và 3.\n* Trẻ có tiền sử về các vấn đề [lồng ruột](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/long-ruot-125.html) không nên sử dụng vắc xin này.\n* Không nên sử dụng vắc xin cho trẻ bị các [bệnh về đường tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-benh-ve-duong-tieu-hoa-de-gap-nhat-va-cach-phong-ngua-63853.html).\n* Trường hợp trẻ có rối loạn miễn dịch cần hạn chế sử dụng vắc xin.\n* Trẻ đang có các triệu chứng như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy cũng không nên sử dụng vắc xin.\n\n![Chú ý khi sử dụng vắc xin Rota Việc tuân thủ lịch tiêm vắc xin rất quan trọng để bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng vắc xin ngừa virus Rota, một số trường hợp cần lưu ý: Trẻ nhỏ có dấu hiệu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, không nên sử dụng. Nếu trẻ phản ứng nặng sau khi tiêm liều đầu, không nên tiếp tục uống liều 2 và 3. Trẻ có tiền sử về các vấn đề lồng ruột không nên sử dụng vắc xin này. Không nên sử dụng vắc xin cho trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa. Trường hợp trẻ có rối loạn miễn dịch cần hạn chế sử dụng vắc xin. Trẻ đang có các triệu chứng như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy cũng không nên sử dụng vắc xin. 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_rota_muon_co_sao_khong_3_316335b614.jpg)\n\n*Trẻ đang có các triệu chứng sốt không nên sử dụng vắc xin*\n\nThắc mắc [uống Rota muộn có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-rota-nen-uong-khi-nao-uong-rota-muon-co-sao-khong.html) đã được giải đáp bên trên. Vắc xin Rota là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota ở trẻ. Vắc xin được khuyến nghị cho trẻ bắt đầu uống từ 6 tuần tuổi và cần hoàn thành lịch tiêm trước khi trẻ đạt 6 tháng tuổi. Bố mẹ cần chú ý cho trẻ uống Rota kịp thời điểm bảo vệ sức khỏe của con tuyệt đối nhé.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Virus Rota lây qua đường nào? Cách phòng bệnh tiêu chảy Rota", "abstract": "Virus Rota, nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Việc nắm vững thông tin về virus Rota lây qua đường nào không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả mà còn giúp gia đình có sự chuẩn bị và phòng tránh tốt nhất.\n", "md_content": "Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu được gây ra bởi virus Rota. Trước khi có vắc xin phòng ngừa, hầu hết trẻ em thường mắc bệnh này ít nhất một lần, thường là trước khi trẻ được 5 tuổi hoặc thậm chí còn nhỏ hơn. Nhiều cha mẹ quan tâm liệu bệnh tiêu chảy cấp do nhiễm virus Rota có lây lan không? Virus Rota lây qua đường nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay.\n\nVirus Rota có lây không? Virus Rota lây qua đường nào?\n------------------------------------------------------\n\nTrẻ em có thể mắc virus Rota một hoặc một vài lần trong suốt thời kỳ phát triển, thường xuất hiện từ tháng thứ 3 đến khi trẻ được 3 tuổi, và những lần nhiễm sau này có thể giúp [tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tang-cuong-he-mien-dich-cho-be-nhu-the-nao-cho-chuan-60273.html).\n\nNhiều bậc phụ huynh quan tâm liệu virus Rota có lây nhiễm hay không. Thực tế, virus Rota thường tồn tại trong môi trường ô nhiễm và có thể lây lan qua thực phẩm và vật dụng nhiễm bẩn. Khi virus xâm nhập cơ thể, chúng sẽ đi qua đường tiêu hóa và lây sang người khác thông qua tiếp xúc tay - miệng hoặc với phân của người nhiễm bệnh.\n\n![Virus Rota lây qua đường nào? Cách phòng bệnh tiêu chảy Rota](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_lay_qua_duong_nao_1_e2e6a3dc33.jpg)\n\n*Nhiều bố mẹ quan tâm virus Rota lây qua đường nào*\n\nLoại virus Rota gây bệnh ở trẻ em có thể sống lâu ngoài môi trường và có thể lây nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc với vật dụng, tay, thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm virus. Virus này cũng có thể tồn tại trên một số loại động vật, từ trâu, bò, chó, cừu đến khỉ, có khả năng gây bệnh trước khi trưởng thành và lây nhiễm sang người. Trong các động vật này, Rotavirus có khả năng lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng Rota gây bệnh trên cơ thể người.\n\nTheo nghiên cứu, mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota có thể chứa tới hơn 1.000 tỷ Rotavirus (chỉ cần khoảng 10 virus Rota là có thể nhiễm bệnh). Phân của trẻ khi thải ra môi trường có thể bám trên bề mặt vật dụng đến vài tuần và trên tay vài giờ. Nếu trẻ không tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nhiễm bệnh này và không đưa vào miệng, sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus Rota.\n\nĐiều trị tiêu chảy do virus Rota\n--------------------------------\n\nPhương pháp điều trị bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota không phải là sử dụng kháng sinh vì chúng không ảnh hưởng đến virus. Trẻ bị tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi sau 3 - 4 ngày, nhưng nếu tình trạng kéo dài, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra. Dưới đây là một số chỉ dẫn:\n\n* Đảm bảo trẻ uống đủ nước đã được đun sôi để làm nguội, nước canh rau, hoặc nước khoáng không ga để bổ sung nước và [chất điện giải](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chat-dien-giai-la-gi-cach-bu-chat-dien-giai-cho-co-the-54124.html).\n* Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để trẻ duy trì năng lượng. Đối với trẻ bú sữa cần vệ sinh kĩ bình sữa, núm vú và các dụng cụ pha sữa.\n* Không nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì chúng chỉ ngừng phân đào thải, không diệt virus.\n\n![Virus Rota lây qua đường nào? Cách phòng bệnh tiêu chảy Rota 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_lay_qua_duong_nao_2_61a4c1381d.png)\n\n *Cho trẻ uống đủ nước đã được đun sôi để làm nguội*\n\nCách phòng bệnh tiêu chảy Rota\n------------------------------\n\n### Thói quen hằng ngày\n\nThay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể ngăn ngừa lây nhiễm virus Rota:\n\n* Ưu tiên ăn thực phẩm chín và uống nước sôi để đề phòng bệnh tiêu chảy Rota.\n* Tránh sử dụng thực phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh.\n* Tiệt trùng bình sữa và dụng cụ ăn uống của trẻ bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng trước khi sử dụng.\n* Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh hoạt và đồ chơi của trẻ để ngăn chặn virus Rota có thể bám trên bề mặt.\n* Bổ sung các loại [men vi sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/men-vi-sinh-la-gi-co-nen-dung-men-vi-sinh-cho-tre-so-sinh-khong-68830.html), vitamin và khoáng chất để củng cố hệ tiêu hóa của trẻ.\n\n### Sử dụng vaccine để phòng bệnh\n\nNgoài việc duy trì vệ sinh hàng ngày và đảm bảo an toàn thực phẩm, virus Rota vẫn có thể xâm nhập và gây ra triệu chứng tiêu chảy Rota, đặc biệt ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dẫn đến tỷ lệ bệnh nặng cao hơn so với người lớn.\n\nHiện nay, việc sử dụng [vaccine phòng tiêu chảy do virut Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) đã được phổ biến ở Việt Nam thông qua chương trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và nhỏ tuổi. Thống kê cho thấy loại vắc xin này đã giảm tỷ lệ chuyển biến nặng hơn 84% ở trẻ em và giảm đến 85% tỷ lệ tử vong.\n\n![Virus Rota lây qua đường nào? Cách phòng bệnh tiêu chảy Rota 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/virus_rota_lay_qua_duong_nao_3_3788f56945.png)\n\n*Tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy Rota cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi* \n\nDo đó, các tổ chức y tế quốc tế khuyên rằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy Rota nên diễn ra sớm hơn. Nên tiêm vắc xin cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi để tận dụng tối đa khả năng phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rota.\n\nBài viết trên đã giúp bố mẹ nắm được [virus Rota lây qua đường nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-rota-lay-qua-duong-nao-cach-phong-benh-tieu-chay-rota.html). Tóm lại, không nên xem nhẹ khi trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota. Bệnh này có khả năng lây lan rất cao, do đó, khi trẻ nhiễm virus Rota, nên tránh đưa trẻ đến trường hoặc nhà trẻ. Điều quan trọng hơn cả là tiêm phòng virus Rota theo khuyến nghị để ngăn ngừa tình trạng này.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?", "abstract": "Vacxin thủy đậu là mũi tiêm quan trọng mà các chị em phụ nữ cần thực hiện trước khi mang bầu. Vậy tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? Nếu các chị em đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!", "md_content": "Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ [mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mang-thai-486.html). Vì vậy, tiêm vacxin thủy đậu là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?\n\nTại sao phải tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai?\n-----------------------------------------------------\n\nThủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh có thể lây từ người bệnh 2 ngày trước khi xuất hiện mụn nước cho đến khi mụn nước khô và bong vảy. Bệnh có thể được miễn nhiễm đối với những người đã từng mắc bệnh trước đó hoặc đã được tiêm phòng.\n\n[Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuy-dau-herpes-la-gi-40940.html) đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm gan, viêm não, viêm phổi hay thậm chí là tử vong. Đối với thai nhi:\n\n* **Nếu mẹ bị bệnh ở tuần thứ 8 - 28 của thai kỳ:** Mặc dù ít bị ảnh hưởng nhưng thai nhi vẫn có nguy cơ (<1%) mắc các hội chứng varicella bẩm sinh, dị tật não, mắt, tay chân, ruột và bàng quang.\n* **Nếu mẹ bị bệnh từ tuần thứ 28 - 36 của thai kỳ:** Virus có khả năng lây truyền sang thai nhi và không gây triệu chứng. Virus này có thể tái hoạt động ở trẻ trong vài năm đầu đời và gây ra bệnh Zona.\n* **Nếu mẹ bị thủy đậu 7 ngày trước hoặc sau sinh:** Trẻ có nguy cơ bị thủy đậu sơ sinh với các biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi và tỷ lệ tử vong cao.\n\n![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_3_034ed38c85.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất*\n\nVì vậy, việc quan tâm tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được là điều rất cần thiết. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả và an toàn nhất cho mẹ bầu. Vì vậy, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và đang dự định kết hôn hoặc có kế hoạch sinh con nên chủ động tiêm phòng sớm để tránh được các rủi ro có thể xảy ra.\n\nTiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được?\n-----------------------------------------------\n\n[Vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) là loại vắc xin sống, được sản xuất từ virus giảm độc lực nên có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn sẽ thấp hơn so với nhiễm bệnh tự nhiên. Do đó, phụ nữ cần phải thực hiện tiêm phòng thủy đậu trước khi 3 tháng để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất.\n\nSau khi tiêm phòng, vắc xin thủy đậu sẽ cần khoảng 1 - 2 tuần để phát huy tác dụng sau tiêm. Vì vậy, nếu không kịp tiêm trước 3 tháng thì thời gian tối thiểu cần đảm bảo là 1 tháng.\n\nLịch tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai\n--------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo sức kháng trong thai kỳ, các chị em phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai với 2 mũi vắc-xin. Trong đó, mũi 1 có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào và mũi 2 sẽ cách mũi 1:\n\n* Ít nhất 1 tháng đối với vắc xin Varicella (Hàn Quốc) và Varivax (Mỹ).\n* Ít nhất 6 tháng đối với vắc xin Varilrix (Bỉ).\n\nCác chị em cần lưu ý nên hoàn tất đủ 2 mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Nếu bạn đã tiêm 1 mũi khi còn nhỏ, chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi nhắc lại trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng là đủ.\n\n![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_2_d8bf6d7cd0.jpg)\n\n*Phụ nữ nên hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi mang bầu ít nhất 3 tháng là tốt nhất*\n\nNhững trường hợp không nên tiêm vắc xin thủy đậu\n------------------------------------------------\n\nNgoài việc tìm hiểu tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được, các chị em cũng cần biết những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Các trường hợp này bao gồm:\n\n* Người bị nhiễm HIV/AIDS;\n* Phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai trong vòng 1 tháng;\n* Người mắc [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), rối loạn chức năng gan thận, bệnh về bạch cầu hoặc ung thư;\n* Người bị suy giảm hệ miễn dịch tế bào;\n* Người đang bị sốt hoặc [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), dị ứng;\n* Người có tiền sử bị co giật hoặc sốc phản vệ trong những lần tiêm trước đó;\n* Người đang trong quá trình điều trị bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch bằng thuốc.\n\nBên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các căn bệnh đang mắc phải để quyết định xem có nên tiêm phòng thủy đậu hay không.\n\nHiệu quả của vắc xin phòng ngừa thủy đậu\n----------------------------------------\n\nCác thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng trước khi vắc xin được cấp phép đã cho thấy rằng, việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu sẽ cho hiệu quả ngăn ngừa đến 98% các dạng thủy đậu và 100% chống lại bệnh thủy đậu nghiêm trọng. Tuy nhiên theo các nghiên cứu sau khi được cấp phép, hiệu quả giảm xuống còn 92% đối với tất cả các dạng thủy đậu.\n\nLiên quan đến thời gian bảo vệ, vắc xin sống thường cho khả năng miễn dịch lâu dài. Với vắc xin thủy đậu, sẽ cho khả năng chủng ngừa ít nhất là 10 - 20 năm sau khi tiêm chủng. Vì vậy, hãy tới các cơ sở uy tín để thảo luận về việc tiêm mũi nhắc lại và đảm bảo hiệu quả bảo vệ.\n\nMới tiêm vắc xin thủy đậu xong thì biết có thai, có sao không?\n--------------------------------------------------------------\n\nKhi hay tin mang thai sau khi mới tiêm thủy đậu, các mẹ không nên quá lo lắng mà đưa ra quyết định vội vàng. Thay vào đó, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa và duy trì việc khám thai định kỳ để được theo dõi thường xuyên.\n\n![Phụ nữ tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_tiem_vac_xin_thuy_dau_bao_lau_thi_co_thai_duoc_1_2edae1d838.png)\n\n*Tham khảo ý kiến bác sĩ và tuần thủ lịch khám thai định kỳ để được theo dõi thường xuyên*\n\nVắc xin ngừa thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc lực, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khả năng này rất thấp và hiện chưa ghi nhận trường hợp thai nhi dị tật bẩm sinh nào. Nguy cơ và biến chứng do vắc xin thủy đậu gây ra cho thai nhi cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc mẹ bầu bị nhiễm thủy đậu trong thời gian thai kỳ.\n\nTiêm phòng thủy đậu trước khi kết hôn hoặc chuẩn bị mang thai có vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con. Điều quan trọng là tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng đáng tin cậy để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách. \n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là đơn vị có các loại vacxin thế hệ mới nhất. Các loại vắc xin thủy đậu mới và cả những loại vắc xin quan trọng khác đều được nhập từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Không chỉ vậy, Trung tâm tiêm chủng Long Châu còn có rất nhiều ưu đãi và cung cấp đa dạng các gói vacxin phù hợp với từng đối tượng với giá tốt nhất. Hiện tại, vacxin thủy đậu đang có mức giá giao động từ 690.000 - 935.000 đồng (giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm).\n\nHy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các chị em giải đáp được cho thắc mắc tiêm vắc xin thủy đậu bao lâu thì có thai được nhé! \n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Bệnh thủy đậu", "Mang thai"]}, {"title": "Tổng quan viêm phổi do Phế cầu: Trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Phế cầu có bị viêm phổi không?", "abstract": "Lo lắng về trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không có thể là một điều mà nhiều bậc phụ huynh quan ngại. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về khả năng viêm phổi sau tiêm vắc xin phòng phế cầu ở trẻ em.", "md_content": "Viêm phổi ở trẻ em thường là một bệnh phổ biến và chiếm một tỷ lệ cao trong số các nguyên nhân gây tử vong do bệnh hô hấp cấp tính. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhưng thường thấy nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 0 đến 5 tuổi. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu để bảo vệ con là điều rất quan trọng. Một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra vẫn là liệu trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không. Cùng tìm hiểu ngay.\n\nTổng quan về viêm phổi do phế cầu khuẩn\n---------------------------------------\n\nViêm phổi do vi khuẩn phế cầu là tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng tại phổi, gây tổn thương [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html). Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_1_6be773d1a8.jpg)\n\n*Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ*\n\n[Viêm phổi do phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-phoi-do-phe-cau-la-gi-co-nguy-hiem-khong.html) ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề hơn nữa trên trẻ nhỏ, người cao tuổi, cũng như những người đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc đang trong quá trình điều trị, làm giảm khả năng miễn dịch của họ chống lại nhiễm trùng. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ rệt nguy cơ nhiễm trùng do phế cầu khuẩn tăng gấp bốn lần khi có bệnh lý mạn tính nền như [bệnh tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), bệnh phổi, bệnh tim hoặc tình trạng nghiện rượu, và tăng cao hơn ở những người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm do ung thư hoặc nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html)...\n\nTại sao nên tiêm ngừa vắc xin Phế cầu khuẩn cho trẻ?\n----------------------------------------------------\n\nBệnh do Phế cầu khuẩn được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sử dụng vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh phế cầu khuẩn. Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn có tác động tích cực đối với những bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn và viêm phổi do phế cầu khuẩn trên toàn thế giới.\n\nĐối với trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm tuổi dưới 2, có hệ miễn dịch non trẻ và chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn Phế cầu. Các bệnh như: Viêm phổi, [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), Viêm tai giữa, Nhiễm khuẩn huyết... có thể xuất hiện do vi khuẩn phế cầu gây nên. Trong tình huống xấu nhất, các bệnh do nhiễm vi khuẩn phế cầu có thể gây tử vong hoặc phải chịu gánh nặng bệnh tật, di chứng nặng nề như điếc, khiếm thị hoặc các vấn đề về phát triển trí tuệ...\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_2_211cb548b0.jpg)\n\n*Tiêm ngừa phế cầu khuẩn giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng*\n\nTiêm [vắc xin phòng bệnh do Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả để giúp trẻ nhỏ tránh bệnh tật do vi khuẩn Phế cầu gây bệnh. Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu kích thích hệ miễn dịch tạo ra miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại, không nhiễm vi khuẩn hoặc nếu nhiễm, sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và tử vong. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu rộng rãi sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng, góp phần ngăn ngừa việc lây lan vi khuẩn này trong cả gia đình, cũng như toàn xã hội. Qua đó, cũng giúp phòng tránh bệnh tật do Phế cầu cho những người vì nhiều lý do mà không thể tiếp cận được vắc xin.\n\nTrẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những bé có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Phế cầu (như có các bệnh lý mạn tính liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc miễn dịch suy giảm) được khuyến nghị tiêm đúng và đủ lịch [vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html). Tuy nhiên, trước khi quyết định tiêm vắc xin, cha mẹ nên chia sẻ, cung cấp thông tin, tham vấn với bác sĩ trong quá trình thăm khám sàng lọc, chỉ định để có lịch tiêm, số mũi tiêm phù hợp nhằm đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. \n\nTrẻ nên tiêm loại vắc xin phế cầu khuẩn nào?\n--------------------------------------------\n\nDo tính chất nguy hiểm của vi khuẩn Phế cầu, việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên, đầy đủ là vô cùng quan trọng để củng cố hệ thống miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh một cách đặc hiệu và hiệu quả. Mặc dù vậy, một số phụ huynh vẫn đang băn khoăn [nên tiêm vắc xin phòng phế cầu 10 hay 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-phe-cau-10-hay-13-cho-tre-co-the-tiem-ca-hai-loai-vac-xin-khong-1.html). Theo các hướng dẫn, khuyến cáo của các tổ chức Y tế, hiệp hội Y khoa uy tín như Cục Y Tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Châu Âu (E CDC)... cả vắc xin phòng phế cầu 10 (Synflorix) và phế cầu 13 (Prevenar) đều có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do Phế cầu khuẩn có thể gây ra. \n\n[Vắc xin phòng phế cầu 10 Synflorix (Bỉ)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi (trước khi trẻ đầy 6 tuổi), trong khi vắc xin phòng phế cầu 13 là Prevenar 13 (Bỉ), dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến người lớn, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có các bệnh lý nền mạn tính. Việc tiêm vắc xin phòng phế cầu đúng và đủ lịch, sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vì thế, các bậc cha mẹ đều có thể cân nhắc, lựa chon cho con vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu Synflorix hoặc Prevenar.\n\nTrẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?\n---------------------------------------\n\nPhần này chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi trẻ đã tiêm vắc xin ngừa bệnh Phế cầu, có bị viêm phổi không?\n\nTrên thực tế, Phế cầu khuẩn là căn nguyên hàng đầu gây ra Viêm Phổi và các bệnh lý khác như Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... Việc tiêm vắc xin ngừa Phế cầu sẽ giúp phòng ngừa đặc hiệu căn nguyên do vi khuẩn Phế cầu.\n\nNgoài ra một số vắc xin khác cũng góp phần ngăn ngừa đặc hiệu những căn nguyên hay gây Viêm phổi như Hib (Haemophilus Influenzae type B), Cúm, Viêm màng não do não mô cầu...\n\nTuy nhiên, Viêm phổi còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác gây ra nữa. Ví dụ như Liên cầu, Tụ cầu vàng, Trực khuẩn mủ xanh.... Bởi vậy, sau khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, chúng ta vẫn có thể bị Viêm Phổi do các căn nguyên khác gây ra. Do đó, bất cứ khi nào em bé có biểu hiện của Viêm phổi như sốt, ho, khạc đờm xanh vàng, khó thở... bố mẹ cần đưa bé thăm khám, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả theo từng căn nguyên đó.\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_3_5cda7b7f83.jpg)\n\n*Nhiều bố mẹ lo lắng trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không*\n\nXin nhấn mạnh lại, việc tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu không chỉ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu thu được chống lại vi khuẩn phế cầu, mà còn bảo vệ cơ thể phòng tránh các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn này gây ra. Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và những người có bệnh lý nền.\n\nCách phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn?\n-------------------------------------------\n\nPhòng ngừa viêm phổi do phế cầu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh và tăng cường sức khỏe cho những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh này. Dưới đây là các cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh:\n\n**Phòng ngừa đặc hiệu:**\n\nTiêm vắc xin: Tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của Phế cầu. Theo khuyến cáo, hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng Việt Nam (VN CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC)... trẻ từ 6 tuần tuổi nên được tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu.\n\n**Phòng bệnh không đặc hiệu:**\n\n* Hạn chế tiếp xúc: Giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh và sử dụng [khẩu trang](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khau-trang) thường xuyên và đúng cách để ngăn chặn sự lây nhiễm, đặc biệt khi xung quanh có người mắc bệnh.\n* Vệ sinh tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh.\n* Vệ sinh môi trường: Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như lau dọn, thông gió, và sát trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên để ngăn chặn lây lan bệnh.\n* Tăng cường sức khỏe: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giữ môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\n![Tổng quan viêm phổi do phế cầu. Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_tiem_phe_cau_co_bi_viem_phoi_khong_4_1a22ccc1e2.jpg)\n\n*Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh*\n\nHy vọng, qua bài viết chia sẻ trên đã giúp phụ huynh trả lời được cho câu hỏi [trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html). Viêm phổi không chỉ do phế cầu khuẩn gây nên mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu giúp bé tránh được những bệnh tật, biến chứng nguy hiểm không ngờ do Phế cầu gây nên.\n\nXem thêm:\n\n[Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html)\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Vắc xin bất hoạt là gì? Có nên tiêm hay không?", "abstract": "Vắc xin hoạt động bằng cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm khu trú, tiêu diệt, và thải loại tác nhân gây bệnh. Qua đó, vắc xin giúp người được tiêm ngừa không bị nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm sẽ giảm gánh nặng, cũng như tử vong do bệnh tật gây ra. Hiện nay, Vắc xin được bào chế theo những phương cách khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vắc xin được bào chế dạng bất hoạt và có nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không?", "md_content": "Vắc xin (vắc-xin) bất hoạt được sử dụng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm thường gặp nguy hiểm.\n\nvắc xin bất hoạt là gì?\n-----------------------\n\nVắc xin ([Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html)) bất hoạt là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus, trong môi trường thích hợp. Sau khi vi sinh vật đã phát triển, trưởng thành hoàn toàn, chúng ta sử dụng các phương pháp như: Nhiệt độ, hóa chất hoặc tia xạ để tiêu diệt, suy yếu nhằm làm cho các tác nhân gây bệnh trở nên không hoạt động (dạng bất hoạt).\n\nMặc dù ở trạng thái bất hoạt chúng vẫn bao gồm nhiều thành phần có khả năng kích thích, sinh miễn dịch. Khi vào cơ thể, kháng nguyên từ các tác nhân gây bệnh này sẽ được các tế bào trình diện kháng nguyên (APC - *Antigen Presenting Cell* ) nhận diện và đưa đến các hạch bạch huyết. Trong quá trình vận chuyển này, các tác nhân gây bệnh sẽ được enzyme phân cắt thành các đoạn peptide, được gọi là epitope. Các epitope này sẽ kết hợp với phân tử MHC (M*ajor Histocompatibility Complex) -* Phức hợp phù hợp tổ chức chính *-* để tạo thành phức hợp peptide-MHC trên bề mặt của các tế bào miễn dịch.\n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_e0e8c3f139.jpg)\n\n*Vắc xin bất hoạt là sản phẩm của quá trình sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh*\n\nSau đó, phức hợp này sẽ được tế bào T ở hạch bạch huyết nhận diện thông qua thụ thể tế bào T, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên thông qua miễn dịch dịch thể tạo kháng thể hoặc miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình này tạo ra \"Tính nhớ miễn dịch\" giúp cơ thể chuẩn bị để đối phó với mầm bệnh cụ thể đó trong tương lai một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.\n\nPhân loại vắc xin bất hoạt\n--------------------------\n\nĐể tạo ra vắc xin bất hoạt, chúng ta tiến hành nuôi cấy virus hoặc các tác nhân gây bệnh khác trong điều kiện thích hợp nhằm giúp chúng phát triển, trưởng thành tốt nhất, sau đó sử dụng hóa chất hoặc nhiệt độ để làm cho chúng trở nên bất hoạt (Tiêu diệt hoặc giảm độc lực). Bằng các công nghệ, tiến hành tách lấy cả một vi sinh vật hoặc một phần của tác nhân gây bệnh để tạo ra vắc xin. Có 2 loại chính của vắc xin bất hoạt đó là:\n\n### Vắc xin bất hoạt toàn thể (Toàn tế bào)\n\nQuy trình sản xuất loại vắc xin này diễn ra như sau: Tác nhân gây bệnh được nuôi cấy cho đến khi phát triển, trưởng thành hoàn chỉnh. Sau đó, sử dụng hóa chất hoặc nhiệt độ tác động để làm cho chúng trở nên bất hoạt. Khi đó tác nhân gây bệnh không còn khả năng gây bệnh nhưng vắc xin vẫn kích thích cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu nhằm ngăn ngừa bệnh.\n\nDo không phải là loại vắc xin sống, vắc xin này thường an toàn và có thể sử dụng cho những người có [hệ miễn dịch suy giảm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, việc tiêm nhắc là cần thiết. Một số ví dụ về loại vắc xin bất hoạt phổ biến bao gồm: Vắc xin tả, bại liệt, cúm, viêm gan A, thương hàn, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), dại.\n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_1_4cea8ccc5e.jpg)\n\n*vắc xin bất hoạt hiện đang có 2 loại chính*\n\n### Vắc xin dưới đơn vị (Tiểu đơn vị)\n\nVắc xin dưới đơn vị, tương tự với vắc xin bất hoạt toàn thể, không chứa tác nhân gây bệnh sống, đảm bảo an toàn và loại bỏ nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng là vắc xin dưới đơn vị chỉ bao gồm một phần của vi sinh vật gây bệnh nhưng vẫn chứa các thành phần kháng nguyên cần thiết để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch đặc hiệu. Do đó, quy trình sản xuất vắc xin dưới đơn vị phức tạp hơn, đòi hỏi các công nghệ bào chế phải thực hiện các quy trình chính xác để xác định lượng kháng nguyên cần thiết, đủ để kích thích sinh miễn dịch.\n\nVắc xin dưới đơn vị có thể được chia thành một số dạng khác nhau, bao gồm: Vắc xin dưới đơn vị liên hợp, vắc xin dưới đơn vị có bản chất protein và vắc xin polysaccharide. Một số ví dụ về các loại vắc xin dưới đơn vị phổ biến bao gồm: Vắc xin phòng viêm gan B, [vắc xin phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu, [vắc xin phòng HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-hoat-dong-nhu-the-nao-vac-xin-hpv-tiem-may-mui.html) và vắc xin phòng zona.\n\nĐánh giá về vắc xin bất hoạt\n----------------------------\n\nTính an toàn: Vắc xin bất hoạt được bào chế từ tác nhân gây bệnh không hoạt động cho nên đảm bảo tính an toàn, đồng thời vắc xin đảm bảo tính KHÔNG thể gây bệnh. Cũng bởi vậy nên vắc xin này còn được sử dụng cho những người có hệ miễn dịch suy giảm mắc phải hoặc nguyên phát.\n\nTính hiệu quả: Những vắc xin được bào chế dạng bất hoạt đều có tính sinh miễn dịch thông qua hai con đường miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, tuy nhiên ưu thế chủ yếu theo con đường miễn dịch dịch thể, nghĩa là tạo ra kháng thể đặc hiệu. Chính vì vậy, nên vắc xin được bào chế dạng bất hoạt, thường phải tiêm nhắc lại. Ngày nay, nhiều vắc xin bất hoạt được bào chế bằng các công nghệ mới, hiện đại, như cộng hợp với các thành phần mà tính sinh miễn dịch tốt, bền vững đã giải quyết được vấn đề trên. Vắc xin Phế cầu cộng hợp, Viêm màng não do não mô cầu cộng hợp,... là những ví dụ cụ thể. \n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_2_25a1e0fad0.jpg)\n\n*Như các loại vắc xin khác, vắc xin bất hoạt cũng có ưu nhược điểm nhất định*\n\nVắc xin bất hoạt chứa các thành phần là toàn bộ hay 1 phần của vi sinh vật đã không còn khả năng hoạt động gây bệnh , nên điều kiện bảo quản, lưu trữ, vận chuyển không cần nghiêm ngặt như với các vắc xin khác. Điều này giúp vắc xin bất hoạt có thể vận chuyển đến những vùng khó tiếp cận, thiếu trang thiết bị bảo quản hiện đại. Tuy vậy, các cơ sở, công ty bào chế, vận hành, sản xuất vắc xin lại đòi hỏi nghiêm ngặt về các tiêu chí của \"An toàn sinh học\" trong quá trình nuôi cấy, phát triển vi sinh vật. \n\nCó nên tiêm vắc xin bất hoạt hay không?\n---------------------------------------\n\nTrong danh sách các loại vắc xin, vắc xin bất hoạt được coi là loại vắc xin an toàn và phù hợp cho mọi khách hàng bao gồm: Trẻ em, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc phải hoặc nguyên phát. Vắc xin bất hoạt có rất nhiều ưu điểm và đang được sử dụng rộng rãi.\n\nTất cả các loại vắc xin trải qua quá trình tiến hành rất nhiều nghiên cứu lâm sàng có giá trị khoa học rất cao, đánh giá, kiểm tra, bởi các cơ quan quản lý, chuyên môn cực kỳ khắt khe, nghiêm ngặt để đảm bảo tính An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Các vắc xin bất hoạt phải được cấp phép trước mới được đưa vào sản xuất, sử dụng. Quá trình đánh giá về tính An toàn, hiệu quả... còn được tiếp tục ghi nhận, đánh sau khi lưu hành. Tuy nhiên, vì vắc xin là một chế phẩm sinh học, nên khi tiêm vắc xin, có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây tổn hại về sức khỏe lâu dài.\n\nMột số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin bao gồm:\n\n* Phản ứng tại chỗ như: Sưng, đau, nóng hoặc đỏ tại vị trí tiêm.\n* Phản ứng toàn thân như: Sốt, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), chán ăn,...\n* Rất hiếmxảy ra các biến cố nặng sau khi tiêm chủng, ví dụ như: Sốt cao khó kiểm soát, phản ứng phản vệ như khó thở, co giật, tím tái, li bì, mày đay diện rộng và nhanh,... Tất cả những biến cố này cần được chẩn đoán, xử trí kịp thời để tránh tổn hại đến sức khỏe của người được tiêm.\n\n![Thế nào là Vac xin bất hoạt ? Có nên tiêm hay không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/the_nao_la_vac_xin_bat_hoat_co_nen_tiem_hay_khong_3_a133a46d20.jpg)\n\n*Đa số phản ứng phụ vắc xin bất hoạt thường chỉ là những hiện tượng nhẹ*\n\nVới thông tin được chia sẻ trên về vắc xin bất hoạt đã giúp bạn hiểu chi tiết thêm về cách thức bào chế, hoạt động của loại vắc xin này trong việc ngăn ngừa, phòng bệnh. Hiện nay, tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc là những cơ sở đảm bảo cung cấp dịch vụ tiêm chủng có chất lượng tốt nhất, với đội ngũ chuyên gia, bác sỹ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, phục vụ tận tình, chu đáo. Các bậc cha mẹ có thể yên tâm lựa chọn để tiêm chủng cho con em mình cũng như cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra bạn có thể đặt câu hỏi hay đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được tư vấn chuyên sâu hơn.\n\nXem thêm:\n\n* [*Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html)\n* [*Vắc xin uốn ván VAT và những điều cần biết*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-vat-va-nhung-dieu-can-biet.html)\n* [*Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Adacel vaccine: Giải pháp phòng ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà", "abstract": "Bên cạnh những tiến bộ y tế, vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Trong danh mục các loại vaccine, Adacel được gọi tên khi nó bảo vệ chúng ta khỏi ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà. ", "md_content": "Adacel vaccine - một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Trong thời đại hiện đại, công nghệ y tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Và trong bối cảnh đó, Adacel vaccine đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những nguy cơ từ bạch hầu, uốn ván và ho gà. \n\nHãy cùng điểm qua thông tin về Adacel vaccine và tại sao nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trước khi tìm hiểu về Adacel vaccine, hãy xem các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà có nguy hiểm không nhé!\n\nBạch hầu, uốn ván, ho gà có nguy hiểm không?\n--------------------------------------------\n\nBộ ba bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà ảnh hướng xấu đến sức khỏe. Cần hiểu biết về chúng cũng như nguyên nhân, triệu chứng và tác động của từng loại bệnh nói trên.\n\n### Bạch hầu (Tuberculosis)\n\n**Nguyên nhân:** [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.\n\n**Triệu chứng:** Bạch hầu thường tác động đến phổi và có thể gây ra triệu chứng như ho khan, sốt, và khó thở.\n\n**Tác động:** Bạch hầu có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm viêm màng phổi, tổn thương cơ quan nội tạng và có thể gây tử vong.\n\n### Uốn ván (Tetanus)\n\n**Nguyên nhân:** [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani.\n\n**Triệu chứng:** Uốn ván gây ra co cứng cơ, nhức đầu và có thể dẫn đến cơn co giật mạnh.\n\n**Tác động:** Tetanus là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể dẫn đến việc co cứng cơ toàn thân, gây khó thở và có thể tử vong.\n\n### Ho gà (Pertussis)\n\n**Nguyên nhân:** [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis.\n\n**Triệu chứng:** Ho gà thường có triệu chứng như ho khan, khó thở và sự mệt mỏi.\n\n**Tác động:** Bệnh ho gà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là sự suy yếu hô hấp, viêm phổi, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến tử vong.\n\n![Adacel vaccine: giải pháp phòng ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/adacel_vaccine_giai_phap_phong_ngua_bach_hau_uon_van_ho_ga_1_efffd465e5.jpg)\n\n*Bạch hầu, uốn ván, ho gà gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ*\n\nAdacel vaccine được sử dụng cho đối tượng nào?\n----------------------------------------------\n\nAdacel là một loại vaccine kết hợp, được sử dụng để bảo vệ con người khỏi ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur Limited - Canada, sử dụng cho người từ 4 đến 64 tuổi.\n\nNgoài ra, dựa trên khuyến cáo từ cơ quan y tế của từng quốc gia, Adacel có thể được coi là sự lựa chọn cho liều thứ 5 của vaccine uốn ván, bạch hầu và ho gà vô bào (DTaP) cho trẻ em từ 4 đến 6 tuổi. Việc tiêm vaccine này có thể được thực hiện đồng thời với vaccine bại liệt bất hoạt (IPV) tại hai vị trí khác nhau, giúp hoàn tất lịch tiêm chủng cho độ tuổi này.\n\nBạn nên biết là mắc bệnh uốn ván, bạch hầu hoặc ho gà trước đây không tạo ra miễn dịch vĩnh viễn chống lại những bệnh này. Do đó, ngay cả khi bạn đã từng mắc bệnh hoặc có triệu chứng trước đây, việc tiêm vaccine vẫn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa tái phát bệnh.\n\nĐối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, như người nhiễm HIV, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Việc tiêm vaccine phòng bệnh giúp họ tạo ra miễn dịch và cung cấp một lớp bảo vệ quan trọng để đối phó với bạch hầu, uốn ván và ho gà.\n\n![Adacel vaccine: giải pháp phòng ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/adacel_vaccine_giai_phap_phong_ngua_bach_hau_uon_van_ho_ga_5_2_46e906187a.jpg)\n\n*Adacel vaccine được sử dụng cho người từ 4 đến 64 tuổi*\n\nTiêm Adacel bằng đường nào?\n---------------------------\n\nLiều tiêm Adacel vaccine thường được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm bắp, nên tiêm ở cơ delta.\n\nTuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên tiêm bắp cho những người có tình trạng tối loạn chảy máu, bao gồm bệnh [máu khó đông](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mau-kho-dong-1300.html), giảm tiểu cầu, hoặc những người đang sử dụng liệu pháp kháng đông, vì tiêm bắp có thể gây tụ máu tại nơi tiêm. \n\nKhi đối mặt với quyết định tiêm cho nhóm người này, cần cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng của vaccine và nguy cơ tiêm bắp.\n\nChống chỉ định tiêm Adacel vaccine\n----------------------------------\n\n**Quá mẫn cảm:** Không nên tiêm vaccine Adacel cho những người từng trải qua phản ứng quá mẫn toàn thân với bất kỳ thành phần nào của Adacel hoặc từng trải qua phản ứng gây nguy kịch đến tính mạng sau khi tiêm vaccine này hoặc một vaccine chứa các thành phần tương tự.\n\n**Rối loạn thần kinh cấp tính:** Nếu bất kỳ bệnh lý não không do nguyên nhân cụ thể nào xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm một liều vaccine bất kỳ có chứa thành phần ho gà, thì tiêm chủng Adacel sẽ bị chống chỉ định.\n\n![Adacel vaccine: giải pháp phòng ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/adacel_vaccine_giai_phap_phong_ngua_bach_hau_uon_van_ho_ga_4_3da8291257.jpg)\n\n*Chống chỉ định tiêm Adacel vaccine cho người quá mẫn cảm với thành phần vaccine*\n\nAdacel có được sử dụng chung với các sản phẩm khác không?\n---------------------------------------------------------\n\nCó một số tương tác liên quan đến vaccine Adacel:\n\n### Tương tác với các thuốc khác\n\nViệc điều trị ức chế miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của vaccine Adacel, làm cho đáp ứng miễn dịch không đạt được như mong muốn.\n\nKhông nên trộn chung Adacel với các loại thuốc khác trong cùng một bơm tiêm.\n\n### Tương tác với các vaccine khác\n\nAdacel có thể tiêm cùng lúc với [vaccine cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) và viêm gan B.\n\nKhi tiêm vaccine cùng lúc, cần sử dụng các bơm tiêm riêng biệt và tiêm ở các vị trí khác nhau. Tốt nhất là nên tiêm ở các chi khác nhau để tránh tương tác giữa các loại vaccine.\n\nLịch tiêm cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo tuổi\n--------------------------------------------------\n\nDưới đây là phác đồ và lịch tiêm cho việc sử dụng Adacel vaccine:\n\n* Trẻ em từ 7 tuổi đến 18 tuổi chưa từng tiêm vaccine chứa thành phần ho gà - bạch hầu - uốn ván hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa, gồm 3 mũi: Mũi 1 lần đầu tiêm Adacel, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Sau đó, tiêm liều nhắc tiếp theo cách nhau ít nhất 10 năm so với liều tiêm trước.\n* Người lớn từ 18 tuổi trở lên từng tiêm vaccine chứa thành phần ho gà - bạch hầu - uốn ván hoặc chưa hoàn tất lịch tiêm hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa, gồm 3 mũi như sau: Mũi 1 lần đầu tiêm Adacel, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Sau đó, tiêm liều nhắc tiếp theo cách nhau ít nhất 10 năm so với liều tiêm trước.\n* Trẻ em từ 7 tuổi đến 18 tuổi đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản của các loại [vaccine 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html), 5in1, 4in1: Tiêm 1 mũi, cách mũi vaccine có chứa ho gà - bạch hầu - uốn ván trước đó ít nhất 5 năm. Sau đó, tiêm liều nhắc tiếp theo cách nhau ít nhất 10 năm so với liều tiêm trước.\n* Người lớn từ 18 tuổi trở lên đã hoàn tất 03 mũi cơ bản của vaccine chứa ho gà - bạch hầu - uốn ván: Tiêm 1 mũi. Sau đó, tiêm liều nhắc tiếp theo cách nhau ít nhất 10 năm so với liều tiêm trước.\n\nLưu ý: Có thể chuyển đổi giữa vaccine Adacel và Boostrix trong các liều tiêm nhắc.\n\n![Adacel vaccine: giải pháp phòng ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/adacel_vaccine_giai_phap_phong_ngua_bach_hau_uon_van_ho_ga_3_d161765a52.jpg)\n\n*Tiêm đủ theo lịch để tối ưu tác dụng của vaccine*\n\nGiá tiêm Adacel vaccine hiện nay là bao nhiêu?\n----------------------------------------------\n\nAdacel vaccine (Canada) phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà có giá dao động trong khoảng 600.000 - 700.000đ/liều, giá tiêm có thể thay đổi tùy vào thời điểm bạn đăng ký tiêm chủng. Đặc biệt, Adacel vaccine hiện đang có sẵn ở các địa chỉ của [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với mức giá ưu đãi.\n\nLựa chọn tiêm chủng tại đây, bạn sẽ được khám sàng lọc và tư vấn, giải đáp thắc mắc trước khi tiêm. Việc tiêm chủng được thực hiện bởi đội ngũ y tế đã qua đào tạo chuyên sâu. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cam kết đảm bảo sự an toàn và chất lượng của sản phẩm y tế dành cho bạn.\n\n![Adacel vaccine: giải pháp phòng ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/adacel_vaccine_giai_phap_phong_ngua_bach_hau_uon_van_ho_ga_5_5571b29818.jpg)\n\n*Tư vấn trước khi tiêm tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nTrong bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu về [Adacel vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/adacel-vaccine-giai-phap-phong-ngua-bach-hau-uon-van-ho-ga.html) và những thông tin quan trọng liên quan đến nó. Adacel là một công cụ quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván và ho gà. Có lịch tiêm Adacel vaccine cụ thể dành cho trẻ em và người trưởng thành và việc tuân thủ lịch tiêm là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết", "abstract": "Quai bị là một bệnh lý nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em. Mặc dù tỷ lệ phát triển các biến chứng của bệnh này khá thấp, nhưng chúng có thể gây hại nghiêm trọng không chỉ cho khả năng sinh sản mà còn đe dọa đến sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng quai bị trở nên vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.", "md_content": "Hiện nay, các biện pháp phòng ngừa và tiêm phòng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong số những vắc xin quan trọng đó, vắc xin phòng [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-quai-bi-la-gi-cach-dieu-tri-va-cham-soc-ngan-ngua-bien-chung-nguy-hiem-71472.html) là một loại vắc xin không thể bỏ qua. Cùng Long Châu tìm hiểu về lợi ích vắc xin này mang lại và những lưu ý cần thiết cho sức khỏe.\n\nTiêm vắc xin phòng quai bị mang lại lợi ích gì?\n-----------------------------------------------\n\nHiện nay, vẫn chưa có một loại vắc xin phòng ngừa quai bị độc lập. Tại Việt Nam, người ta thường sử dụng vắc xin kép MMR, một loại vắc xin kết hợp có khả năng phòng ngừa cùng lúc ba loại bệnh, bao gồm sởi, quai bị và rubella. Trên toàn thế giới, có một loại vắc xin khác là vắc xin MMRV (sởi, quai bị, rubella, và [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-benh-thuy-dau-den-tu-dau-40266.html)), nhưng việc sử dụng nó không phổ biến rộng rãi do có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như: Sốt cao và co giật.\n\nVắc xin phòng quai bị chứa các dạng virus quai bị đã được suy yếu và không thể gây bệnh cho con người. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, nó kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại virus. Những kháng thể này hình thành một \"lớp khiên\" bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus trong tương lai, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh. Việc tiêm phòng quai bị có các tác dụng sau:\n\n* Phòng ngừa bệnh quai bị: Vắc xin giúp tạo sự miễn dịch cho cơ thể chống lại virus quai bị, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.\n* Giảm độ nghiêm trọng của bệnh: Trong trường hợp nhiễm bệnh, việc đã được tiêm vắc xin có thể giúp làm giảm độ nghiêm trọng của bệnh quai bị.\n* Phòng ngừa biến chứng: Bệnh quai bị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vắc xin có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng này.\n* Bảo vệ cộng đồng: Việc tiêm vắc xin quai bị không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn đóng góp vào việc ngăn ngừa sự lây lan của virus trong cộng đồng, bảo vệ những người có thể trạng yếu hoặc không thể tiêm vắc xin.\n\n![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_2_65dc694fde.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin giúp tạo sự miễn dịch cho cơ thể chống lại virus quai bị*\n\nViệc tiêm phòng quai bị là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả và đặc biệt được khuyến cáo cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.\n\nTiêm vắc xin phòng quai bị rồi thì có mắc bệnh quai bị nữa không?\n-----------------------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin phòng quai bị rồi thì có thể bị nữa không? Vì vắc xin phòng quai bị được kết hợp với vắc xin sởi và [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), nên hiệu quả của việc bảo vệ bệnh dao động trong khoảng 90 - 95%. Mặc dù không đảm bảo ngăn hoàn toàn bệnh quai bị, nhưng vắc xin làm cho bệnh trở nên nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn đối với những người đã được tiêm vắc xin. Khi bạn được tiêm phòng, hệ miễn dịch của cơ thể đã được chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện và tiêu diệt virus quai bị nếu nó xâm nhập. Điều này có nghĩa rằng, khi bạn thực sự nhiễm bệnh, hệ miễn dịch sẽ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn trong việc chống lại virus và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh gây ra.\n\nTuy nhiên, khả năng hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng với vắc xin có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi khi tiêm, loại vắc xin sử dụng, tình trạng sức khỏe cá nhân, chất lượng vắc xin, quá trình bảo quản vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng của chuyên viên y tế.\n\nNhững điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng quai bị\n---------------------------------------------------\n\n### Những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng quai bị\n\nCác hiện tượng phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng quai bị thường không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng phản ứng phụ thường gặp bao gồm:\n\n* Sưng, đau, và đỏ ở vị trí tiêm, có thể kèm theo đau cơ.\n* Đau đầu, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), và sốt nhẹ.\n* Các phản ứng dị ứng như: Nôn và phá ban.\n\nHầu hết những triệu chứng này thường tự giảm đi sau 48 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn trải qua các phản ứng nghiêm trọng như: Sốt cao và co giật, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.\n\n![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_3_62ff4a5ed6.jpg)\n\n*Đau đầu là triệu chứng phản ứng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin phòng quai bị*\n\n### Những đối tượng không nên tiêm vắc xin phòng quai bị\n\nMặc dù vắc xin phòng quai bị rất an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin MMR, chẳng hạn:\n\n* Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin MMR.\n* Người đã trải qua phản ứng sau khi tiêm lần đầu vắc xin MMR hoặc có tiền sử không đáp ứng với vắc xin.\n* Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú. Cần chờ ít nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR mới nên thụ thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.\n* Những người có các rối loạn liên quan đến giảm tiểu cầu hoặc chứng đông máu cũng cần thận trọng khi quyết định tiêm vắc xin phòng quai bị.\n\n### Khi tiêm phòng quai bị cho trẻ cần lưu ý những gì?\n\nMột số lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin phòng quai bị cho trẻ nhỏ bao gồm:\n\n* Tiêm càng sớm càng tốt để giúp trẻ phát triển sức đề kháng đối với bệnh.\n* Thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm. Trò chuyện với bác sĩ về bệnh sử và tiền sử dị ứng của trẻ. Trẻ không nên được tiêm phòng khi đang sốt hoặc ốm.\n* Sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng như: Sốt cao kéo dài, nôn mửa nhiều hoặc [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), hãy liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và chăm sóc.\n* Đảm bảo trẻ uống đủ nước và được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin.\n* Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh quai bị để ngăn ngừa lây nhiễm. Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ lây lan của bệnh.\n\n![Những thông tin về vắc xin phòng quai bị mà bạn nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_thong_tin_ve_vac_xin_phong_quai_bi_ma_ban_nen_biet_4_dd23ec5d1c.jpg)\n\n*Đảm bảo trẻ uống đủ nước và được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin*\n\nViệc tuân theo các quy tắc và lưu ý này sẽ giúp đảm bảo rằng việc tiêm vắc xin phòng quai bị được thực hiện an toàn và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe mọi người khỏi căn bệnh này. Hãy chọn [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng. \n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu hiện là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, vắc xin phòng Sởi – Quai Bị – Rubella đang được tiêm lẻ với giá khoảng 327.000đ - 415.000đ. Giá tiêm lẻ mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm, để nắm rõ thông tin tiêm chủng, bạn nên liên hệ trực tiếp hotline để đặt lịch và được tư vấn nhanh chóng nhất.\n\n[Vắc xin phòng quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-thong-tin-ve-vac-xin-phong-quai-bi-ma-ban-nen-biet.html) đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ cũng như người lớn. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin quai bị là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Vì quai bị có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cha mẹ cần tập trung vào việc tiêm vắc xin từ sớm để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Hãy hành động ngay từ đầu, thay vì chờ đợi cho đến khi bệnh đã xảy ra.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "Vắc xin quai bị"]}, {"title": "Tiêu chảy cấp do rota là bệnh gì? Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi?", "abstract": "Tiêu chảy cấp do virus rota là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Hơn 90% trẻ dưới ba tuổi đã từng bị nhiễm virus này ít nhất một lần. Vậy trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi? Mẹ cần làm thế nào để nhận biết các triệu chứng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này.", "md_content": "Tiêu chảy rota ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus rota gây ra. Khi mắc phải virus rota, trẻ có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn mửa, cùng với nguy cơ nhiễm độc và hội chứng hô hấp. Vậy trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi? Phòng ngừa nhiễm virus rota ở trẻ em như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.\n\nTiêu chảy cấp do rota là bệnh gì?\n---------------------------------\n\nVirus rota là nguyên nhân gây [nhiễm trùng đường ruột](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-duong-ruot-1326.html), được gọi là tiêu chảy cấp, thường xuất hiện ở phần lớn trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng năm, tiêu chảy cấp có thể gây hơn 600.000 ca tử vong trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Virus nhanh chóng tấn công hệ tiêu hóa, gây nôn mửa, tiêu chảy mạnh, dẫn đến mất nước nghiêm trọng, và nếu không được bổ sung nước kịp thời, có thể gây tử vong.\n\n![Tiêu chảy cấp do rota là bệnh gì? Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_rota_may_ngay_thi_khoi_1_6582389429.jpg)\n\n*Virus rota là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp*\n\nKhoảng từ 1 đến 3 ngày sau khi nhiễm virus, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy. Ban đầu, trẻ có thể có sốt cao trên 39 độ C, khó chịu, quấy khóc, nôn mửa, và sau đó là tiêu chảy, sốt và nôn mửa mỗi ngày.\n\nHầu hết trẻ khi bị tiêu chảy mất nhiều nước và [chất điện giải](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chat-dien-giai-la-gi-cach-bu-chat-dien-giai-cho-co-the-54124.html), cần phải nhập viện để điều trị. Nếu không bổ sung nước kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng mất nước bao gồm miệng khô, mắt lồi, da khô, tiểu ít và thường xuyên buồn ngủ.\n\nTriệu chứng\n-----------\n\nKhi trẻ bị [tiêu chảy do virus rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html), thường mất khoảng 2 ngày cho đến khi các triệu chứng rõ ràng bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng tiêu chảy cấp do rotavirus bao gồm:\n\n* Nôn mửa: Đây thường là dấu hiệu ban đầu, khi trẻ nôn mửa nhiều trước khi tiêu chảy xuất hiện, thường kéo dài khoảng 6 - 12 giờ và có thể tiếp tục từ 2 - 3 ngày trước khi tiêu chảy bắt đầu, sau đó dấu hiệu này sẽ giảm dần.\n* Tiêu chảy: Phân lỏng, thường có màu xanh và nhớt nhưng không có máu. Trẻ có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần mỗi ngày.\n* Mất nước: Biểu hiện mất nước bao gồm cảm giác khát, khô môi, khô lưỡi, da khô, tiểu ít và quấy khóc. Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất và nguy hiểm nhất của tiêu chảy cấp do rotavirus, có thể dẫn đến tình trạng mất nước và muối, giảm áp lực tĩnh mạch và thậm chí tử vong nếu không được bổ sung nước kịp thời.\n* Trẻ có thể sút cân do mất nước và thường ăn uống kém.\n* Một số trẻ có thể có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi,...\n\nTrẻ bị rota mấy ngày thì khỏi?\n------------------------------\n\nCâu hỏi \"Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi?\" thường là điều mà hầu hết các bà mẹ quan tâm khi đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, việc đưa ra dự đoán chính xác khá khó vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh, thời gian xuất hiện triệu chứng, tình trạng sức khỏe của bé và cách chăm sóc từ phía bố mẹ.\n\n![Tiêu chảy cấp do rota là bệnh gì? Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_rota_may_ngay_thi_khoi_2_bf2fda4afd.png)\n\n*Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi được nhiều bố mẹ quan tâm*\n\nNếu phát hiện kịp thời và can thiệp đúng cách bé sẽ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của trẻ.\n\nThường thì, tình trạng này có thể được cải thiện chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc bệnh suốt 7 - 10 ngày trước khi dần hồi phục. Nếu sau 14 ngày mà triệu chứng không giảm, bạn cần lưu ý vì có thể trẻ đang trải qua tiêu chảy kéo dài. Khi đó, cần can thiệp sâu hơn để kiểm soát bệnh.\n\nPhòng ngừa rota ở trẻ em\n------------------------\n\nDưới đây là một số hướng dẫn phòng ngừa rota mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua:\n\n* Việc vệ sinh cơ thể cho bé là rất cần thiết. Cha mẹ cần đảm bảo bé được vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đồng thời, hướng dẫn bé về việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sử dụng xà phòng để rửa tay.\n* Tránh để trẻ bò trườn trên sàn nhà hoặc ở những khu vực bẩn thỉu. Bên cạnh đó, việc vệ sinh thường xuyên các vật dụng tiếp xúc với bé, như bình sữa, đồ chơi.\n* Tã lót của trẻ khi bị bệnh cần được bỏ vào túi nilon kín đáo trước khi vứt vào thùng rác.\n* Ngoài ra, dùng [vắc xin phòng rotavirus](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine) cũng là một biện pháp quan trọng. Vắc xin rota phòng bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus dành cho trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi. Lịch tiêm phụ thuộc vào loại vắc xin, và hiện nay Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các loại vắc xin ngừa rotavirus như Rotarix, Rotavin-M1, Rotateq.\n\n![Tiêu chảy cấp do rota là bệnh gì? Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_rota_may_ngay_thi_khoi_3_664678fc15.jpg)\n\n*Dùng vắc xin phòng rotavirus dành cho trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi*\n\nHy vọng thông tin ở trên sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ và giải đáp được thắc mắc \"[Trẻ bị rota mấy ngày thì khỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tieu-chay-cap-do-rota-la-benh-gi-tre-bi-rota-may-ngay-thi-khoi.html)?\". Đồng thời, cần có nhiều biện pháp phòng ngừa hơn để bảo vệ sức khỏe cho con.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?", "abstract": "Ngoài các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,... vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Vấn đề về tiêm ngừa bệnh do phế cầu khuẩn như thế nào? Lịch tiêm và cơ sở tiêm chủng vắc xin nào uy tín? cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm.", "md_content": "Phế cầu khuẩn (***Streptococcus pneumoniae**)* là vi khuẩn gây nên nhiều bệnh lý như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang... trên mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt với trẻ em (dưới 5 tuổi), người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch mắc phải hay nguyên phát, phẫu thuật cắt lách, nghiện rượu, hút thuốc lá - thuốc lào... thì nguy cơ cao hơn phải chịu gánh nặng bệnh tật, biến chứng thậm chí là đe dọa đến tính mạng. \n\nĐể ngăn chặn vi khuẩn này gây bệnh bằng cách tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu, chỉ duy nhất tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn là phương pháp tốt nhất, đồng thời với chi phí thấp nhất mà đạt được hiệu quả tối đa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các loại vắc xin ngừa bệnh Phế cầu khuẩn và nên [tiêm vắc xin ngừa phế cầu khi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html) để bảo vệ chúng ta tối ưu nhất.\n\nNên tiêm mũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho trẻ không?\n--------------------------------------------------------------\n\nNhững bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm tai giữa,... do vi khuẩn phế cầu gây ra có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng ta, đặc biệt là trên trẻ em.\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính Phế cầu khuẩn tước đi tính mạng của hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển.\n\n [Viêm phổi do Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-viem-phoi-do-phe-cau-la-gi-co-nguy-hiem-khong.html) *S. pneumoniae* là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do viêm phổi trên toàn cầu. Nó gây ra nhiều ca tử vong hơn tất cả các căn nguyên khác cộng lại trong năm 2016. Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các quốc gia ở Châu Phi và Châu Á.\n\nNhư vậy, bệnh do Phế cầu khuẩn có sức tàn phá không kém so với Covid-19, bởi vậy viêm phổi do Phế cầu khuẩn vẫn đang là mối nguy hiểm đối với trẻ em trên toàn cầu.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_1_ad2f20e1e3.jpg)\n\n*Cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng*\n\nTheo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), cứ 1 trong 12 trẻ em và 1 trong 6 người lớn tuổi bị viêm màng não do Phế cầu khuẩn sẽ bị thiệt mạng. Những người sống sót có thể gặp các biến chứng về lâu dài, như mất thính giác hoặc chậm phát triển.\n\nCũng theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ (US CDC), nhờ có sự can thiệp của vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi xâm lấn ở trẻ dưới 5 tuổi:\n\n* Giảm đến 95% trên toàn bộ trẻ.\n* Đặc biệt, giảm tới 99% số bệnh nhi bởi tác động hiệu quả của vắc xin phế cầu 13 chủng huyết thanh (PCV 13- Prevenar 13 là đại diện có mặt tại Việt Nam).\n\nVắc xin phòng Phế cầu khuẩn đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra. Chính bởi vậy, Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa kỳ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật châu Âu, Bộ Y tế... khuyến cáo cha mẹ nên tiêm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) cho trẻ ngay khi đến độ tuổi tiêm phòng theo đúng lịch và lứa tuổi.\n\nCó loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?\n-----------------------------------------\n\nTại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng các bệnh do [Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) đang phổ biến, đó là vắc xin Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ).\n\n### Vắc xin Synflorix (PCV10)\n\nVắc xin Synflorix chứa thành phần kháng nguyên phòng ngừa 10 chủng huyết thanh bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F của vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin Synflorix sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_2_80c8277ae3.jpg)### Vắc xin Prevenar 13 (PCV13)\n\nVắc xin Prevenar 13 ngăn ngừa 13 tuýp huyết thanh của vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra, bao gồm type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. [Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) dùng được cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, cũng như người lớn.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_3_c96b2e09da.jpg)Tiêm phế cầu khi nào, số mũi tiêm cho từng giai đoạn?\n-----------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn thường được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Vắc xin được tiêm tại vùng cơ delta ở cánh tay hoặc mặt trước - bên đùi, tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cụ thể, lịch tiêm theo độ tuổi vắc xin ngừa bệnh do phế cầu được chia sẻ như dưới đây, xin mời bố mẹ tham khảo và đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh nhé:\n\n### Trẻ 6 tuần đến 6 tháng tuổi\n\nTrẻ ở độ tuổi này thường được khuyến nghị thực hiện một trong hai liệu pháp tiêm vắc xin: Liệu pháp 3 mũi cơ bản hoặc 2 mũi cơ bản.\n\n**Vắc xin Synflorix (PCV10)**\n\nLịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\nLịch tiêm 2 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 2 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng với khoảng cách là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\n**Vắc xin Prevenar 13 (PCV13)**\n\nLịch tiêm 3 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng. Nếu mũi 3 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\nLịch tiêm 2 mũi cơ bản bao gồm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 2 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng cách là 2 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng với khoảng cách là 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm khi bé đã trên 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu 2 tháng.\n\nLưu ý: Nếu trẻ đã tiêm đủ lịch của [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), có thể tiêm nhắc 1 mũi Prevenar với khoảng cách tối thiểu 2 tháng với mũi cuối của Synflorix.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_4_870994041c.jpg)\n\n*Tiêm phế cầu khi nào và số mũi khác nhau ở từng giai đoạn của bé*\n\n### Trẻ sinh non\n\nSynflorix - Trẻ [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/de-non-332.html) từ 27 tuần tuổi thai có lịch tiêm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 6 tháng.\n\nPrevenar - Trẻ sinh non dưới 37 tuần tuổi thai có lịch tiêm:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ đạt tối thiểu từ 6 tuần tuổi (2 tháng tuổi).\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 1 tháng (4 tuần).\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi cơ bản cuối cùng ít nhất 8 tháng.\n\n### Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 11 tháng chưa từng tiêm vắc xin phế cầu\n\n**Vắc xin Synflorix**\n\nLịch tiêm gồm 3 mũi:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, sau 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng.\n\n**Vắc xin Prevenar 13**\n\nLịch tiêm gồm 3 mũi:\n\n* Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng.\n* Mũi nhắc: Tiêm sau mũi 2 tối thiểu 6 tháng. Nếu mũi 2 tiêm trễ, sau 1 tuổi thì mũi nhắc cách tối thiểu mũi 2 là 2 tháng.\n\n### Trẻ từ 12 tháng tuổi\n\n**Vắc xin Synflorix**\n\nTrẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi. Khoảng cách là 2 tháng.\n\n**Vắc xin Prevenar 13**\n\nTrẻ từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách tối thiểu là 2 tháng.\n\nTrẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\n![Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ? Tiêm phế cầu khi nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_phe_cau_khi_nao_5_cbe1ddac30.jpg)\n\n*Trẻ 24 tháng đến 5 tuổi cần tiêm đúng 2 liều vắc xin phòng phế cầu*\n\nBố mẹ cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho con\n-------------------------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên là quan trọng và cần được tiêm đúng độ tuổi phù hợp. Bố mẹ cần ghi chép lịch tiêm theo khuyến cáo để chuẩn bị, lên kế hoạch tiêm trọn vẹn vắc xin phòng bệnh cho con một cách đúng đắn. Một số điểm quan trọng mà bố mẹ cần chú ý bao gồm:\n\n* Trẻ mắc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu không nên được tiêm vắc xin phòng Phế cầu khuẩn.\n* Trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy giảm cũng không nên tiêm vắc xin phòng phế cầu.\n* Bố mẹ cần chờ đủ 72 giờ và tìm ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ sinh non chưa đủ 28 tuần tuổi.\n* Trẻ nếu đau, sốt hoặc mắc các bệnh lý cấp tính cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn trước khi tiêm vắc xin phòng phế cầu.\n* Luôn tiêm đúng lịch và liều lượng được khuyến nghị, cũng như theo dõi để nhận biết các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, dị ứng, phát ban,...\n\nThông tin trên cung cấp giải đáp các thông tin về lịch tiêm vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn cho bé và thời điểm tiêm phế cầu khi nào là hợp lý. Bố mẹ cần tham khảo, hiểu lịch tiêm và thời gian phù hợp để tiêm vắc xin. Ngoài ra, tìm hiểu, lựa chọn đơn vị tiêm chủng uy tín và chất lượng sẽ mang lại sự yên tâm hơn về sức khỏe của bé sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn cũng như tất cả các loại vắc xin khác. Hiện tại, tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho mọi độ tuổi. Với độ uy tín, nhân viên tận tâm, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé.\n\nXem thêm: [Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Hpv vaccine gardasil 4 và một số lưu ý bạn cần biết", "abstract": "Hiện nay, nhiều chị em chọn phương pháp tiêm hpv vaccine gardasil 4 để phòng ngừa các bệnh liên quan đến virus HPV, bởi loại virus này có khả năng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. ", "md_content": "Trước khi chọn tiêm bất cứ một loại thuốc hay vaccine nào vào cơ thể thì điều cần làm là tìm hiểu về nó thật kỹ càng. Đặc biệt là với một loại vaccine mà được quyền chủ động chọn tiêm hay không tiêm như HPV vaccine gardasil 4 thì càng phải thận trọng hơn nữa. Vậy HPV vaccine gardasil 4 là gì, nên tiêm vào độ tuổi nào và những điểm gì lưu ý khi tiêm?\n\nHPV vaccine gardasil 4 là gì?\n-----------------------------\n\nVaccine gardasil 4 là một loại vaccine có tác dụng ngăn ngừa [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) do virus HPV gây nên. Ngoài ung thư cổ tử cung thì virus HPV cũng gây nên một số bệnh khác gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn,... Vì vậy nên các bác sĩ cũng như các tổ chức y tế khuyến cáo rằng kể cả các bạn là nam hay nữ thì cũng đều cần tiêm vaccine này để phòng bệnh cũng như bảo vệ cơ thể mình một cách tốt nhất.\n\n![Hpv vaccine gardasil 4 và một số lưu ý bạn cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vaccine_gardasil_4_1_b9503e87b5.jpg)\n\n*HPV vaccine gardasil 4 có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV gây nên*\n\nHiện nay, Vaccine Gardasil 4 có thể phòng được 4 chủng HPV, bao gồm:\n\n* HPV chủng 6 và chủng 11 gây bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, u nhú đường hô hấp tái phát (RRP).\n* HPV chủng 16 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, [ung thư âm hộ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-am-ho-377.html), ung thư âm đạo, ung thư vòm họng.\n* HPV chủng 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo.\n\nĐộ tuổi và phác đồ tiêm HPV vaccine gardasil 4\n----------------------------------------------\n\n### Về độ tuổi tiêm\n\nTheo nghiên cứu, HPV vaccine gardasil 4 được tiêm cho cả nam giới và nữ giới và nên được tiêm trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi. Nhưng với nữ giới, tốt nhất là nên tiêm vào giai đoạn 9 đến 26 là tốt nhất.\n\n### Về phát đồ tiêm\n\nCó tất cả 3 mũi tiêm đối với HPV vaccine gardasil 4 và thời gian tiêm được bác sĩ khuyến cáo như sau:\n\n* Mũi thứ nhất được tính là ngày đầu tiên bắt đầu tiêm ngừa.\n* Mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 2 tháng (tính từ ngày tiêm mũi số 1).\n* Mũi thứ ba cách mũi thứ hai 4 tháng (cách mũi đầu tiên 6 tháng).\n\n![Hpv vaccine gardasil 4 và một số lưu ý bạn cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vaccine_gardasil_4_2_4b4cbe5e2a.jpg)\n\n*Có 3 mũi tiêm đối với HPV vaccine gardasil* \n\nNhững lưu ý khi tiêm HPV vaccine gardasil 4\n-------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo sẽ đạt hiệu quả tốt nhất và không xảy ra các sự cố xấu đến sức khỏe, bạn nên lưu ý một vài điểm sau khi chọn tiêm HPV vaccine gardasil 4:\n\n### Trước khi tiêm\n\nTrước khi tiêm HPV vaccine gardasil 4, cụ thể là trong vòng 1 tháng trước thời điểm tiêm bạn cần chắc chắn rằng mình không tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác cũng như không sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch (thuốc chống thải ghép, corticoid,...)\n\nNgoài ra, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước với bác sĩ hay cơ sở nhận hồ sơ tiêm về việc bạn đang mắc bệnh gì hay đang sử dụng thuốc gì. Kể cả tiền sử trước đó trong ít nhất 6 tháng để chắc chắn rằng sẽ không gặp phải một số vấn đề ảnh hưởng sau tiêm.\n\n### Tác dụng phụ sau khi tiêm\n\nMặc dù đã được kiểm chứng về độ an toàn và sử dụng trên nhiều quốc gia. Tuy vậy, khi tiêm HPV vaccine gardasil 4 bạn vẫn có khả năng gặp phải một số [tác dụng phụ sau tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-tac-dung-phu-sau-khi-tiem-hpv-lam-sao-de-kiem-soat-tac-dung-phu.html) như đau ở chỗ tiêm, nhức đầu, buồn nôn, khó chịu thậm chí là phát sốt.\n\nRất ít người có phải ứng mạnh với vaccine nhưng không phải không có, vì vậy nếu bạn nhận thấy cơ thể có những phản ứng quá khó chịu hoặc đáng ngờ thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám và xử lý kịp thời.\n\n### Đối với phụ nữ mang thai\n\nNếu trong quá trình tiêm HPV vaccine gardasil 4 mà bạn mang thai thì hãy tham vấn ý kiến bác sĩ bác sĩ thai sản, bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định tiếp tục tiêm theo đúng kế hoạch để đảm bảo rằng mọi thứ an toàn cho cả mẹ và bé.\n\n![Hpv vaccine gardasil 4 và một số lưu ý bạn cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_vaccine_gardasil_4_3_a067463d1a.jpg)\n\n*Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đang trong kế hoạch tiêm mà mang thai* \n\n### Lựa chọn cơ sở uy tín\n\nKhông chỉ khi tiêm HPV vaccine gardasil 4 mà tất cả các loại vaccine khác cũng vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để \"chọn mặt gửi vàng\", lựa chọn một cơ sở tiêm ngừa uy tín là điều rất quan trọng. Hiện nay, giá tiêm vaccine gardasil 4 tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có giá 1.780.000 VND, giá này có thể dao động tùy theo thời điểm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn nếu đang có ý định tiêm vaccine phòng HPV nhé!\n\nTiêm HPV vaccine gardasil 4 rồi có cần đi xét nghiệm HPV nữa không?\n-------------------------------------------------------------------\n\nTiêm HPV vaccine gardasil 4 là một lựa chọn sáng suốt nhưng điều đó không có nghĩa là nó đảm bảo 100% rằng bạn sẽ không mắc bệnh. Bởi HPV còn nhiều chủng khác có khả năng gây bệnh cho người. Việc tiêm vaccine HPV gardasil 4 chỉ tăng khả năng bảo vệ cơ thể của bạn trước virus, từ đó giúp ngăn ngừa tối đa các bệnh nguy hiểm do virus này gây nên. Do vậy, việc đi khám tổng quát định kỳ, [xét nghiệm HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-hpv-bao-nhieu-tien-quy-trinh-nhu-the-nao.html) là vẫn cần thiết.\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [HPV vaccine gardasil 4](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hpv-vaccine-gardasil-4-va-mot-so-luu-y-ban-can-biet.html) và một số điều bạn cần lưu ý khi tiêm loại vaccine này. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn trong việc tham khảo các thông tin trước khi tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân.\n\n", "date": "07/11/2023", "tags": ["Vaccine hpv", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? Phác đồ tiêm như thế nào?", "abstract": "Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng do bệnh gây ra. Vậy vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? Khi nào cần tiêm mũi nhắc lại?", "md_content": "[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp vào thời điểm giao mùa đông xuân. Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao đều là những điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, gây bệnh, trong đó có virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh có tốc độ lây nhiễm cao và thường bùng phát thành dịch trong cộng đồng.\n\nKhông chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ do sự xuất hiện của những nốt màu đỏ, thủy đậu còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm kéo dài. Chính vì thế, người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.\n\nThủy đậu nguy hiểm như thế nào?\n-------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không, chúng ta cần hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này. Thủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Ai cũng có thể là nạn nhân của thủy đậu nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em do đề kháng còn non yếu. Tỷ lệ mắc thủy đậu ở người lớn ít hơn nhưng không có nghĩa bạn có thể chủ quan, bởi có rất nhiều trường hợp bị thủy đậu biến chứng nặng, thậm chí tử vong do không điều trị kịp thời.\n\n![Giải đáp: Vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vac_xin_thuy_dau_co_phai_tiem_nhac_lai_khong_74995016ee.jpg)\n\n*Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu rất cao*\n\nHầu hết các trường hợp thủy đậu đều có thể điều trị tại nhà nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, người bệnh dễ gặp các biến chứng như:\n\n* Viêm da bội nhiễm;\n* Sẹo xấu;\n* Hoạt tử vết loét;\n* Viêm gan, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html);\n* Nhiễm trùng máu;\n* Viêm não;\n* Zona thần kinh, hội chứng Raysam Hunt ở tuổi trung niên.\n\nNguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể bị biến chứng sảy thai, trẻ sinh ra dễ bị bị tật đầu nhỏ, bại não, nhẹ cân, chậm phát triển,… Do đó, việc tiêm đầy đủ vắc xin thủy đậu là rất cần thiết, nhất là trẻ em và phụ nữ trước khi mang thai.\n\nPhác đồ tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em và người lớn\n-----------------------------------------------------\n\nDù là bệnh phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều người chưa nắm được thông tin về phác đồ tiêm và vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không. Hiện nay đang lưu hành 3 loại vắc xin phòng thủy đậu dành cho trẻ em và người lớn, bao gồm Varicella, Varivax, Varilrix. Dưới đây là lịch tiêm và đối tượng chỉ định theo từng loại vắc xin:\n\n### Lịch tiêm vắc xin Varicella (Hàn Quốc) và vắc xin Varivax (Mỹ)\n\nCả 2 loại vắc xin này đều dành cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Phác đồ tiêm gồm 2 mũi, cụ thể:\n\n* Đối với trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi: Mũi 1 tiêm lần đầu tiên, mũi 2 cách tối thiểu 3 tháng hoặc tiêm khi trẻ 4 đến 6 tuổi.\n* Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên: Mũi tiêm đầu tiên, mũi 2 cách tối thiểu 1 tháng.\n\n![Giải đáp: Vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vac_xin_thuy_dau_co_phai_tiem_nhac_lai_khong_1_39f2ad0deb.jpg)\n\n*Mỗi loại vắc xin sẽ có phác đồ tiêm khác nhau*\n\n### Lịch tiêm vắc xin Varilrix (Bỉ)\n\nVắc xin Varilrix (Bỉ) là loại duy nhất có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch với phác đồ tiêm 2 mũi như sau:\n\n* Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Mũi 1 tiêm lần đầu tiên, sau ít nhất 3 tháng tiêm mũi 2.\n* Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên: Mũi tiêm đầu tiên, sau ít nhất 1 tháng tiêm mũi 2. Lưu ý, không được tiêm mũi 2 trước 4 tuần trong bất kỳ trường hợp nào.\n\nVì sao cần tiêm vắc xin mũi nhắc lại?\n-------------------------------------\n\nVắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? Sau khi tiêm, [vắc xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) cần khoảng 2 tuần để hình thành kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi thì khả năng bảo vệ chỉ khoảng 94%, để hoàn thiện khả năng bảo vệ, cơ thể cần được tiêm liều nhắc lại. Mặt khác, miễn dịch của các loại vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, đến lúc sẽ không đủ khả năng chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Do đó, tiêm đầy đủ mũi nhắc lại là cần thiết để cơ thể nâng cao hiệu giá kháng thể.\n\nVắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không?\n---------------------------------------------\n\nNhư đã đề cập ở trên, việc tiêm nhắc lại vắc xin là vô cùng quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ lâu dài. Một số loại vắc xin cần tiêm nhắc lại bao gồm [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, thủy đậu, phế cầu, viêm não Nhật Bản,… Với câu hỏi vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không, câu trả lời là \"Có\". Nếu đã tiêm mũi 1 vắc xin Varicella hoặc Varivax, ba mẹ hãy nhớ cho trẻ đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tiêm mũi nhắc lại sau tối thiểu 3 tháng hoặc hoặc khi trẻ được 2 đến 4 tuổi để bảo vệ trẻ toàn diện, lâu dài. Chi phí tiêm vắc xin thủy đậu tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện nay trong khoảng 690.000 đồng đến 980.000 đồng.\n\n![Giải đáp: Vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_vac_xin_thuy_dau_co_phai_tiem_nhac_lai_khong_2_d68202102f.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu cần tiêm đủ 2 mũi để phát huy hiệu quả bảo vệ tối đa*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu\n-------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin, bạn cần ghi nhớ một số điều sau:\n\n* Thông báo đầy đủ với bác sĩ về tiền sử [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html), sốc phản vệ, các loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ khi khám sàng lọc.\n* Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu ít nhất 6 tuần, nên hạn chế tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc nghi ngờ mắc bệnh do kháng thể tạo ra từ vắc xin chưa đủ mạnh.\n* Bạn vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh nếu tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc nghi ngờ thủy đậu trong vòng 72 giờ.\n* Giữ gìn vết tiêm sạch sẽ, không tự ý bôi hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm.\n\nTrên đây là những thông tin về bệnh thủy đậu và các loại vắc xin phòng bệnh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc [vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-phai-tiem-nhac-lai-khong-phac-do-tiem-nhu-the-nao.html) để chủ động thời gian hoàn thành phác đồ tiêm đúng lịch nhé.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Bệnh thủy đậu", "thủy đậu"]}, {"title": "Giải đáp y khoa: Vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?", "abstract": "Vắc xin Synflorix là sản phẩm nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ). Vắc xin Synflorix giúp đề phòng 10 tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh như: Viêm Phổi, Viêm họng, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết, Viêm tai giữa cấp... Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá và giải đáp thắc mắc Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không nhé!", "md_content": "Vắc xin Synflorix được sử dụng để phòng ngừa các loại bệnh như: Viêm phổi, Viêm tai giữa, Viêm màng não, Nhiễm khuẩn huyết... do vi khuẩn phế cầu gây ra. [Vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) này được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các lịch tiêm, số mũi tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi tiêm của trẻ. Tuy nhiên rất nhiều ba mẹ băn khoăn rằng [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html). Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé!\n\nThông tin về vắc xin Synflorix\n------------------------------\n\nVắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo Smith Kline (GSK -Bỉ) được sử dụng để tạo miễn dịch cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, nhằm phòng ngừa một loạt các bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vắc xin này bao gồm các thành phần để chống lại các tuýp huyết thanh của phế cầu bao gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_1_60c397d813.jpg)\n\n*Vắc xin Synflorix là một sản phẩm của công ty Glaxo SmithKline (Bỉ)*\n\nCác căn bệnh mà [vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) giúp phòng ngừa đều có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và người lớn. Dưới đây là các bệnh và hậu quả tiềm ẩn:\n\n* **Viêm màng não:** [Viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) gây ra bởi phế cầu khuẩn có thể rất nguy hiểm và khó phát hiện. Triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, nôn ói, và đặc biệt ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu, triệu chứng như chán ăn kém, sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại các biến chứng, di chứng nặng nề.\n* **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu có khả năng gây [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Nó có thể lây truyền qua không khí và dễ xảy ra trong môi trường đông đúc như lớp học hoặc nơi sống chung. Viêm phổi có thể gây ra nhiều triệu chứng không dễ dàng chẩn đoán và điều trị.\n* **Nhiễm trùng huyết:** Phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến tình trạng [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Bệnh này đe dọa sức khỏe nghiêm trọng vì nó có thể tạo ổ di bệnh ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể gây tử vong.\n* **Viêm tai giữa:** [Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn đến viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mạn tính, và ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và thính lực.\n\nVắc xin Synflorix có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đặc hiệu do vi khuẩn Phế cầu gây nên các bệnh này, đặc biệt là đối với trẻ em.\n\nSynflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?\n-------------------------------------------------\n\nNhiều người đã tỏ ra quan tâm và thắc mắc về việc vắc xin Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Theo thông tin của nhà sản xuất vắc xin, Synflorix được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. \n\nTuy nhiên, thực tế cho thấy có một nhu cầu lớn từ phía người lớn và trẻ trên 5 tuổi trong việc tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm gây ra bởi [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Nhiều trường hợp, bao gồm những người mắc bệnh phổi như: Lao phổi, Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), hoặc bệnh áp huyết cao, đã được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_2_feb6aad501.jpg)\n\n*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*\n\nTừ nhu cầu đó, hiện nay trên thị trường có hai loại vắc xin khác được sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn để bảo vệ khỏi bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, đó là [Pneumo 23 và Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-prevenar-13.html).\n\n**Vắc xin Pneumo 23:**\n\n* **Xuất xứ:** Vắc xin Pneumo 23 được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur (Pháp).\n* **Chỉ định:** Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do phế cầu khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi, viêm tai giữa, và nhiễm trùng huyết ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, vắc xin Pneumo 23 còn được chỉ định cho người cao tuổi, những người có nguy cơ miễn dịch giảm, người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phoi-tac-nghen-man-tinh-164.html) (COPD), và nhiều trường hợp khác.\n\n**Vắc xin Prevenar 13:**\n\n* **Xuất xứ:** Vắc xin Prevenar-13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học, Pfizer (Mỹ). Nó được sản xuất tại Bỉ.\n* **Chỉ định:** Prevenar 13 là một loại vắc xin thế hệ mới, được sử dụng để phòng ngừa một loạt các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, và nhiễm trùng huyết. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và được sử dụng cho người lớn.\n\nVới sự ra đời của những loại vắc xin này, người lớn và trẻ em trên 5 tuổi có lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho mình, phòng tránh các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cụ thể sẽ được quyết định theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám sàng lọc, tư vấn để đảm bảo đạt hiệu quả và an toàn tốt nhất.\n\nLịch tiêm chủng ngừa vắc xin Synflorix cho bé\n---------------------------------------------\n\nTới đây chắc các bậc cha mẹ đã trả lời được câu hỏi liệu Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không. Dưới đây là lịch tiêm chủng ngừa cho trẻ dựa vào từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ:\n\n**Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:** Có hai lịch tiêm cơ bản để chọn lựa:\n\n**Liệu trình 3 + 1 (được khuyến cáo để đạt hiệu quả tối ưu):**\n\n* **Mũi 1:** Tiêm lúc trẻ 6 tuần - 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Tối thiểu 1 tháng sau mũi 1.\n* **Mũi 3:** Tối thiểu 1 tháng sau mũi 2.\n* **Mũi nhắc:** Tối thiểu 6 tháng sau mũi 3.\n\n**Liệu trình 2 + 1 (được sử dụng để thay thế phác đồ 3 + 1):**\n\n* **Mũi 1:** Tiêm lúc trẻ 6 tuần tuổi - 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Tối thiểu 2 tháng sau mũi 1.\n* **Mũi nhắc:** Tối thiểu 6 tháng sau mũi 2.\n\n**Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm có 3 mũi\n\n* Mũi 1: Trong độ tuổi 7 - 11 tháng.\n* Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất `1 tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tháng.\n\n**Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi:** Lịch tiêm có 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng. Không cần tiêm liều nhắc lại.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_3_fa7bbfa0c8.jpg)\n\n*Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi có hai phác đồ tiêm để ba mẹ chọn lựa*\n\nNhững điều lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix\n---------------------------------------------------\n\nCó một số điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh như Synflorix, đặc biệt tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ:\n\n**Tuổi và tình trạng sức khỏe:** Vắc xin cần được tiêm theo đúng liệu trình cho từng độ tuổi để có kết quả phòng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cần phải lưu ý, bao gồm:\n\n* Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n* Có các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu hoặc giảm bạch cầu.\n* Trẻ sinh non dưới 28 tuần.\n\nTrong những trường hợp này, việc quyết định tiêm vắc xin cần phải được thảo luận và lấy ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.\n\n**Phản ứng phụ:** Sau khi tiêm có thể xảy ra một số phản ứng phụ, bao gồm:\n\n* Những triệu chứng thường gặp như quấy khóc, chán ăn, sốt nhẹ hoặc sưng vùng tiêm.\n* Những triệu chứng hiếm gặp như [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), dị ứng, hoặc nôn trớ.\n* Nếu trẻ trải qua bất kỳ triệu chứng bất thường sau tiêm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí thích hợp.\n\n![Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/synflorix_co_tiem_duoc_cho_tre_tren_5_tuoi_khong_4_3c9f439066.jpg)\n\n*Sau khi tiêm trẻ có thể xảy ra một số phản ứng phụ như chán ăn, sốt nhẹ*\n\n**Theo dõi và quản lý:** Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau khi tiêm, cha mẹ cần tuân thủ các quy tắc sau:\n\n* Theo quy định của Bộ y tế, Trẻ được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút.\n* Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường khác như: Sốt, quấy khóc liên tục, phát ban, khó thở, tím tái, co giật... trong vòng 24 giờ sau tiêm.\n* Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nặng như: Sốt cao không hạ nhiệt độ khi dùng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, tím tái, biểu hiện dị ứng nặng... hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tốt nhất.\n\nNhững biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc tiêm vắc xin Synflorix, phòng bệnh Phế cầu cho trẻ.\n\nĐến đây chắc các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi “Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?”. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn, cha mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đến tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phong-chua-benh/tiem-chung) trên toàn quốc để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra tình trạng sức khỏe, và tiêm vắc xin phòng bệnh Synflorix để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất.\n\nXem thêm:\n\n[*Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)\n\n[*Giá thuốc Synflorix cho trẻ em là bao nhiêu?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ", "abstract": "Bài viết giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những điều mẹ cần biết khi tiêm Synflorix cho con nhỏ tập trung đề cập đến tầm quan trọng của việc hiểu rõ về chi phí liên quan đến vắc xin Synflorix và những thông tin quan trọng mà các bậc phụ huynh cần phải biết khi quyết định bảo vệ sức khỏe của con cái, hãy cùng tìm hiểu nhé.", "md_content": "Hiện nay, vấn đề sức khỏe của trẻ em ngày càng được quan tâm hơn nữa. Việc hiểu rõ về giá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những điều các bậc cha, mẹ cần biết khi quyết định tiêm Synflorix cho con nhỏ là vô cùng quan trọng. Được biết đến là một vắc xin đặc hiệu bảo vệ nhằm chống lại nhiễm khuẩn phế cầu, Synflorix không chỉ mang lại sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu mà còn là một quyết định đầu tư vào tương lai cho sự khỏe mạnh của cả gia đình cũng như toàn xã hội.\n\nThông tin về vắc xin ngừa bệnh do phế cầu khuẩn - Synflorix\n-----------------------------------------------------------\n\nSynflorix là vắc xin có chứa các bộ phận của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae, còn gọi là phế cầu khuẩn). Nó được sử dụng để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi chống lại bệnh xâm lấn như: V[iêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) (nhiễm trùng phổi), Viêm màng não, V[iêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), Nhiễm trùng huyết... do S. pneumoniae gây ra. Bệnh xâm lấn là do vi khuẩn tấn công, lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết), [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) (nhiễm trùng màng quanh não và cột sống), Viêm phổi, Viêm họng...\n\nGiá vắc xin Synflorix cho trẻ em và những thông tin cơ bản về Synflorix\n-----------------------------------------------------------------------\n\n[Vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix 0,5 ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, bào chế từ 1 phần của vi khuẩn Phế cầu, có tác dụng kích thích cơ thể người được tiêm tạo miễn dịch đặc hiệu nhằm ngăn ngừa các bệnh do nhiễm Phế cầu khuẩn gây nên.\n\nGiá vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix tại tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có giá dao động từ 1.035.000 đến 1.200.000 đồng tùy thuộc vào thời điểm và luôn có sẵn, vậy nên bạn chỉ cần đặt lịch và đến khám là trẻ hoàn toàn có thể được tiếp nhận ngay vắc xin.\n\n![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_1_c83e7764bf.jpg)\n\n*Giá vắc xin Synflorix cho trẻ em tùy theo thời điểm*\n\nVắc xin phế cầu khuẩn Synflorix 0,5 ml chứa “vắc xin liên hợp polysaccharide phế cầu khuẩn” giúp cơ thể sinh miễn dịch đặc hiệu bằng ba giai đoạn: Nhận biết - trình diện, Hoạt hóa và Hiệu quả nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh là Phế cầu khuẩn (Kháng nguyên có trong vắc xin).\n\nLịch tiêm chủng Synflorix cho trẻ em\n------------------------------------\n\n**Trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Liều 1 có thể tiêm cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 1.\n* Liều thứ 3 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 2.\n* Liều nhắc lại được chỉ định ít nhất sau 6 tháng kể từ liều 3.\n\n***Trẻ sinh non** (*Từ 28 tuần đến dưới 37 tuần tuổi)**:** Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé tương tự cho trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi.\n\n**Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm vào năm thứ 2, cần cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.\n\n**Trẻ 1 - 5 tuổi:** Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\nTuy nhiên, trẻ em dưới 6 tháng tuổi có các tình trạng dễ mắc các bệnh xâm lấn này, chẳng hạn như trẻ nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), [bệnh hồng cầu hình liềm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-hong-cau-hinh-luoi-liem-48025.html) hoặc có các vấn đề về chức năng lách... nên tiêm ba liều, sau đó là liều nhắc lại.\n\n![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_2_1b4d523700.jpg)\n\n*Bố mẹ cần tuân thủ lịch tiêm Synflorix cho trẻ*\n\nNgoài việc hiểu rõ lịch tiêm Synflorix cho trẻ các bậc cha, mẹ cần tham khảo kỹ những địa điểm, trung tâm tiêm chủng vắc xin uy tín, chất lượng nhằm giúp đạt được hiệu quả tốt nhất và phòng tránh bị trục lợi.\n\nMột số điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin Synflorix\n------------------------------------------------\n\nNgoài việc quan tâm đến giá vắc xin Synflorix cho trẻ em, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến các vấn đề sau đây khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix cho trẻ:\n\n**Trước khi tiêm chủng:** Chia sẻ, cung cấp đầy đủ thông tin, cũng như các tài liệu liên quan tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn, thăm khám sàng lọc, chỉ định lịch tiêm phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. \n\n**Sau tiêm ngừa:**\n\n* Sau khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix, em bé có thể xuất hiện một số phản ứng sau tiêm. Thường gặp nhất là tại chỗ tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Ít hơn là phản ứng sốt. Ngoài ra em bé còn có thể có mất vị giác, cảm giác [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html)... các dấu hiệu, triệu chứng sẽ giảm dần và bình phục hoàn toàn theo thời gian thông thường là 1 - vài ngày. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài hoặc không giảm, trẻ cần đưa tới các cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất.\n* Ngất xỉu sau tiêm: Một số trường hợp có thể gặp tình trạng ngất xỉu sau khi tiêm, tuy nhiên, nó rất hiếm khi xảy ra.\n\n![Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm Synflorix cho con nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_thuoc_synflorix_cho_tre_em_3_ad561d6729.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phế cầu Synflorix có gây một ít tác dụng phụ không đáng lo ngại*\n\n* Trường hợp cần cân nhắc: Đối với trẻ có các điều kiện như suy giảm miễn dịch nặng, suy giảm [bạch cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bach-cau-la-gi-bach-cau-co-nhiem-vu-gi.html), trẻ sinh non dưới 28 tuần, hay trẻ có rối loạn đông máu... cần thực hiện thăm khám sàng lọc, hội chẩn bác sĩ chuyên khoa... trước khi quyết định tiêm [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html).\n\nQua chia sẻ bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp giúp bạn những thông tin về [giá vắc xin Synflorix cho trẻ em](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html) và những lưu ý cần thiết khi tiêm. Tiêm vắc xin đúng nơi, đúng thời điểm sẽ giúp bé được bảo vệ đặc hiệu khỏi các bệnh do Phế cầu khuẩn gây nên, qua đó bố mẹ luôn an tâm sức khoẻ của con mình, hãy đặt lịch tiêm tại tất cả các trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc ngay bây giờ vì chúng tôi luôn có sẵn vắc xin Synflorix nói riêng, các loại vắc xin khác nói chung và cung cấp tốt nhất dịch vụ tiêm chủng. Hãy dành sự ưu tiên cho con của mình để đầu tư sức khoẻ trong tương lai các con, bố mẹ nhé!\n\nXem thêm:\n\n* [Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n* [vắc xin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-vacxin-infanrix-hexa-khac-phe-cau-synflorix-cho-nao.html)\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm mà bạn nên biết", "abstract": "Loại vắc xin nào cũng có thể gây ra phản ứng phụ, không ngoại trừ vắc xin thủy đậu. Vậy, những phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm là gì? Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?", "md_content": "Tiêm vắc xin thủy đậu giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, sau khi tiêm rất có thể cơ thể bạn sẽ gặp phải một số các phản ứng phụ. Nếu chưa biết những phản ứng phụ đó là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết và trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?”.\n\nTìm hiểu về bệnh thủy đậu\n-------------------------\n\n[Thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) là bệnh do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra, đây là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân, khi thời tiết ẩm ướt. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 14 ngày, sau khoảng thời gian này, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện trên cơ thể như phát ban phồng rộp, ngứa ngáy, người bệnh cảm thấy [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) và sốt. Thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém.\n\nBệnh dễ dàng lây lan từ người sang người nếu như người đó chưa bao giờ bị mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vắc xin. Các virus thủy đậu sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho,... Và khi hít phải không khí có chứa các giọt bắn này chắc chắn người bình thường sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua sự tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng sinh hoạt có dính virus gây bệnh. Nếu như trong quá trình mang thai, các mẹ bầu bị thủy đậu thì thai nhi trong bụng cũng sẽ bị lây bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là rất quan trọng và cần thiết.\n\n![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_1_aebbc89e8f.png)\n\n*Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhiều nhất là ở đối tượng trẻ em*\n\nTiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng phụ sau tiêm\n----------------------------------------------------------------\n\nCó 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu là VARIVAX, VARICELLA-GCC, VARILRIX được sản xuất bởi 3 nước khác nhau (Hàn Quốc, Mỹ, Bỉ). Điểm chung của các loại vắc xin này là sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu. Phần lớn, [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html) an toàn cho hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc khác, vắc xin cũng có tác dụng phụ khi sử dụng. Tỷ lệ xảy ra một số phản ứng phụ sau khi tiêm liều vắc xin thứ nhất cao hơn liều thứ hai. Các phản ứng bao gồm:\n\n* Các cơ bị đau nhức, sưng đỏ hoặc bầm tím xung quanh vị trí tiêm.\n* Bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), phát ban nhẹ ở trên da. Triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiêm khoảng 2 tuần.\n* Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, đau họng, buồn nôn.\n* Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, có thể bị mất ngủ.\n* Đau dạ dày, bị [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html).\n\nNhư vậy, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể bị sốt, đi kèm theo là một số các triệu chứng khác. Các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như dị ứng hay [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), nhiễm trùng phổi và gan, viêm màng não hay co giật có thể xảy ra nhưng các trường hợp này cực kỳ hiếm. Xác suất xảy ra chỉ khoảng 1/1 triệu người được tiêm chủng.\n\nCần lưu ý, riêng với phụ nữ có thai hoặc người có bệnh lý nền ở mức độ nhẹ, nặng khác nhau nên thực hiện tiêm vào đúng thời điểm đã được lên lịch. Tìm hiểu kỹ về các thành phần có trong vắc xin thủy đậu, nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào thì bạn không nên tiêm vắc xin để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.\n\n![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_2_0c44acf624.png)\n\n*Sốt là phản ứng có thể gặp sau khi tiêm thủy đậu*\n\nMột số lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu\n--------------------------------------------\n\nMột số điều bạn sẽ cần lưu ý trước khi tiêm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, nhất là với đối tượng trẻ em như sau:\n\n* Liên hệ với bác sĩ để lên lịch tiêm phù hợp với thể trạng của bản thân hoặc cho trẻ.\n* Thông báo cho nhân viên y tế biết về tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý nền như ung thư, [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html), bệnh lao, đang hóa trị,... Phần lớn, các trường hợp này sẽ không được chỉ định thực hiện tiêm phòng.\n* Hoãn tiêm thủy đậu nếu như đang trong tình trạng mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính, sốt cao, hoặc vừa mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời gian hồi sức.\n* Hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh thủy đậu trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm.\n* Sau khi tiêm, hãy ở lại trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu không có bất cứ biểu hiện gì bất thường, hãy về nhà và tiếp tục nghỉ ngơi theo dõi ít nhất 24 giờ.\n* Không bôi hay đắp bất cứ gì lên vết tiêm.\n* Nếu có các triệu chứng bất thường như [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), sốt cao, cơ thể tím tái và không tiếp nhận thuốc hạ sốt thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết.\n\nĐiều quan trọng là bạn nên lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, thăm khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm để không gặp phải các biến chứng không mong muốn. [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn đang có ý định tiêm vắc xin phòng bệnh với giá thành hợp lí giao động từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ mỗi mũi vắc xin. Cam kết vắc xin chuẩn, chính hãng, đầy đủ các chủng loại, dịch vụ tiêm uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.\n\n![Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_thuy_dau_co_sot_khong_mot_so_phan_ung_sau_khi_tiem_thuy_dau_ban_nen_biet_3_eb25b90b4b.png)\n\n*Ghi nhớ một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi tiêm vắc xin*\n\nCuối cùng, sốt chính là một phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ không xảy ra ở tất cả mọi người, tùy từng trường hợp, thể trạng mà các phản ứng phụ sẽ khác nhau hoặc không xảy ra. Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “[Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-thuy-dau-co-sot-khong-mot-so-phan-ung-sau-khi-tiem-ma-ban-nen-biet.html)?”. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ có ích đối với bạn đọc.\n\nXem thêm:\n\n[Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hien-tiem-vac-xin-thuy-dau-co-bi-nua-khong.html)\n\n[Vắc xin thuỷ đậu tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-thac-mac-vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix", "abstract": "Hiện nay, nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, và viêm phổi do vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh phế cầu cho trẻ được khuyến nghị và ủng hộ bởi WHO. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ có thể chưa tường tận hiểu biết về các loại vắc xin phòng bệnh phế cầu Pneumo 23 và Synflorix.", "md_content": "Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý đe dọa tính mạng bệnh nhân, bao gồm viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm trùng huyết, cũng như viêm xoang và viêm tai giữa. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu, như [Pneumo 23 và Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-synflorix.html), là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với các bệnh lý mà vi khuẩn phế cầu gây ra.\n\nSự nguy hiểm của vi khuẩn phế cầu\n---------------------------------\n\nVi khuẩn phế cầu đã và đang gây tử vong cho hàng trăm nghìn trẻ em trên toàn cầu mỗi năm. Khi bị nhiễm vi khuẩn phế cầu, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm đe doạ tính mạng, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các bệnh viêm xoang và viêm tai giữa,...\n\nDo đó, việc chủng ngừa phế cầu khuẩn từ sớm được coi là một biện pháp tối quan trọng và hiệu quả để ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm như đã nêu trên. Hiện có ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu đang được sử dụng để thực hiện chương trình chủng ngừa, đó là [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html), Pneumo 23 và Synflorix.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_1_1571dc2281.jpg)\n\n*Ba loại vắc xin phòng bệnh phế cầu là Prevenar 13, Pneumo 23 và Synflorix*\n\nCó bao nhiêu loại vắc xin phế cầu\n---------------------------------\n\nCó một số loại vắc xin phòng bệnh phế cầu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu phòng ngừa. Dưới đây là các loại [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) phổ biến:\n\n* **Vắc xin Synflorix (PCV10):** Loại vắc xin này phòng được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau và thường được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi. Nó có nguồn gốc từ Bỉ và có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm phổi và viêm tai giữa.\n* **Vắc xin Pneumo 23 (PPSV23):** Loại vắc xin này phòng được 23 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Nó được sản xuất tại công ty Sanofi Pasteur (Pháp). Thường chỉ cần một mũi tiêm (nếu hệ miễn dịch giảm, có thể tiêm một mũi nhắc lại) và thường được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nó không phòng được bệnh viêm phổi và [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html).\n* **Vắc xin Prevenar 13:** Loại vắc xin này phòng được 13 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Nó được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ. Prevenar 13 là một dòng vắc xin thế hệ mới, hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, và [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) do vi khuẩn phế cầu. Nó có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên cũng như cho người lớn.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_2_cdd2e9937b.jpg)\n\n*Vắc xin Synflorix (PCV10) là loại vắc xin này phòng được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau*\n\nSo sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix\n-----------------------------------------------\n\nVắc xin Pneumo 23 và Synflorix đều được sử dụng để ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn phế cầu, nhưng chúng có các điểm khác nhau về cách hoạt động, loại vi khuẩn mà chúng bảo vệ, và đối tượng chỉ định. Dưới đây là một so sánh giữa hai loại vắc xin này:\n\n**Xuất xứ:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Vắc xin này là sản phẩm của công ty Sanofi Pasteur, một công ty dược phẩm có trụ sở tại Pháp.\n* **Vắc xin Synflorix:** Vắc xin này được sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (GSK), một tập đoàn dược phẩm có nguồn gốc từ Bỉ.\n\n**Cách hoạt động:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Đây là một loại vắc xin polysaccharide polyvalent, tức là nó chứa các đoạn polysaccharide (chất từ vi khuẩn) để kích thích miễn dịch. Vắc xin Pneumo 23 bảo vệ khỏi 23 loại phế cầu khuẩn phổ biến.\n* **Vắc xin Synflorix:** Đây là một loại vắc xin protein-conjugate polyvalent. Nó chứa các loại polysaccharide từ vi khuẩn phế cầu được gắn kết với protein để tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) bảo vệ khỏi 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau.\n\n**Loại vi khuẩn bảo vệ:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Bảo vệ khỏi 23 loại phế cầu khuẩn phổ biến, bao gồm cả các chủng gây bệnh nguy hiểm.\n* **Vắc xin Synflorix:** Vắc xin Synflorix là một loại vắc xin phòng ngừa các bệnh được gây ra bởi vi khuẩn phế cầu. Nó chứa 10 typ kháng nguyên phổ biến của vi khuẩn phế cầu, bao gồm các loại 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các loại vi khuẩn phế cầu này. Điều này có nghĩa rằng khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào cơ thể sau này, các kháng thể đã được tạo ra từ vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý.\n\n**Liều lượng và lịch tiêm chủng :**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Thường chỉ cần một mũi tiêm, và sau đó có thể cần tiêm lại sau khoảng 5 - 10 năm, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n* **Vắc xin Synflorix:** Có nhiều mũi tiêm theo lịch trình cụ thể cho từng độ tuổi. Thường là 3 mũi tiêm chính và 1 mũi tiêm nhắc lại sau 6 tháng.\n\n**Đối tượng chỉ định:**\n\n* **Vắc xin Pneumo 23:** Thường được đề xuất cho những người 2 tuổi trở lên và đặc biệt cho những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, như người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý cơ địa.\n* **Vắc xin Synflorix:** Tạo miễn dịch chủ động chống lại [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài ra, có thể xem xét tiêm cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh phế cầu xâm lấn, như bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn chức năng lá lách, hoặc [nhiễm HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html).\n\n![So sánh hai loại vắc-xin Pneumo 23 và Synflorix 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_synflorix_4_8cb8c67a32.jpg)\n\nSo sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix\n\nLựa chọn giữa hai loại vắc xin này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, hãy đến [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để được bác sĩ tư vấn và quyết định nên tiêm vắc xin nào giữa Pneumo 23 và Synflorix nhé!\n\nXem thêm: \n\n[Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html)\n\n[Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Những lợi ích mà vaccine phòng sốt rét mang lại là gì?", "abstract": "Sốt rét đã trở thành một vấn đề lớn trên toàn cầu, đặc biệt tại các khu vực có muỗi truyền bệnh. Để đối phó với tình hình này, các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đã ngày càng quan trọng, và vaccine phòng sốt rét đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này.", "md_content": "Ngày nay, vaccine phòng [sốt rét](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-ret-157.html) đã trở thành một lựa chọn quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà sốt xuất huyết gây ra. Để hiểu chi tiết hơn về các lợi ích cũng như là những rủi ro khi tiêm vaccine hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.\n\nVaccine phòng bệnh sốt rét là gì?\n---------------------------------\n\nVaccine Mosquirix, còn được gọi là vaccine sốt rét RTS, S/AS01, thường được tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 17 tháng tuổi để giúp bảo vệ trẻ khỏi ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây ra bệnh sốt rét. Việc sử dụng vaccine này thường được khuyến cáo trong những khu vực có tỷ lệ cao về bệnh sốt rét do Plasmodium falciparum và tuân theo các hướng dẫn chính thức tại những vùng đó.\n\n![Những lợi ích mà vaccine phòng sốt rét mang lại 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loi_ich_ma_vaccine_phong_sot_ret_mang_lai_2_da37c94f5c.png)\n\n*Vaccine Mosquirix thường được tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 17 tháng tuổi*\n\nHoạt chất trong vaccine Mosquirix bao gồm các protein có trên bề mặt của ký sinh trùng Plasmodium falciparum và virus [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). Sau khi trẻ được tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại các protein này. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của trẻ trở nên nhanh hơn trong việc tạo ra kháng thể khi tiếp xúc với ký sinh trùng gây sốt rét và virus viêm gan B bên ngoài môi trường sống.\n\nLiều vaccine phòng bệnh sốt rét này là 0,5 ml và được tiêm ở bắp đùi hoặc vai. Chương trình chủng ngừa cho trẻ thường bao gồm 3 mũi, với khoảng cách một tháng giữa mỗi mũi. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên nên tiêm một mũi thứ tư khoảng 18 tháng sau khi mũi thứ ba đã được tiêm. Tuy nhiên, loại vaccine này chỉ nên được tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho con của mình sống hoặc du lịch đến các vùng có nguy cơ sốt rét cao, hãy thảo luận với bác sĩ về việc chủng ngừa bằng loại vaccine này.\n\nNhững lợi ích mà vaccine phòng sốt rét mang lại\n-----------------------------------------------\n\nVaccine phòng sốt rét Mosquirix đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm số ca sốt rét do Plasmodium falciparum ở trẻ em trong 12 tháng sau khi tiêm mũi thứ ba. Vaccine phòng sốt rét mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:\n\n* Hỗ trợ cao trong việc bảo vệ sức khỏe: Vaccine Mosquirix đã đạt hiệu quả đáng kể, giảm tới 30% số ca sốt rét nặng, nguy hiểm đến tính mạng, ngay cả ở những khu vực sử dụng màn tẩm hóa chất để phòng sốt rét và có điều kiện y tế tốt để chẩn đoán và điều trị bệnh.\n* Tính an toàn cao: Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 2,3 triệu liều vắc xin phòng bệnh sốt rét Mosquirix được sử dụng tại 3 quốc gia châu Phi và tất cả đều cho thấy vaccine này có độ an toàn cao. Độ an toàn của Mosquirix tương đương với các loại vaccine khác. Một số ít trẻ có thể trải qua co giật do sốt cao, nhưng tình trạng này có thể được kiểm soát bằng [cách sử dụng thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-su-dung-thuoc-ha-sot-cho-tre-53162.html) theo hướng dẫn của bác sĩ.\n* Phòng bệnh cộng đồng: Việc tiêm vaccine phòng sốt rét không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào việc ngăn ngừa lây lan của bệnh trong cộng đồng. Điều này giúp giảm nguy cơ bùng phát các đợt dịch bệnh sốt rét.\n* Không ảnh hưởng đến các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác: Ở các khu vực đã đưa vaccine Mosquirix vào sử dụng, không có dấu hiệu giảm việc sử dụng màn tẩm hóa chất phòng sốt rét, tiêm các loại vaccine khác cho trẻ em hoặc đưa bé đi khám khi bị sốt.\n* Giảm gánh nặng cho hệ thống y tế: Bằng cách ngăn ngừa bệnh sốt rét, vaccine giúp giảm áp lực lên hệ thống y tế và giảm chi phí điều trị bệnh.\n\n![Những lợi ích mà vaccine phòng sốt rét mang lại 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loi_ich_ma_vaccine_phong_sot_ret_mang_lai_3_95f79ecaa2.jpg)\n\n*Tiêm vaccine phòng sốt rét giảm tới 30% số ca sốt rét nặng*\n\nVaccine phòng sốt rét có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em và đối phó với bệnh sốt rét, một vấn đề y tế nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xác minh rằng vaccine Mosquirix có khả năng kích thích sản xuất các kháng thể chống lại viêm gan B một cách hiệu quả, tương tự như vaccine viêm gan B hiện tại đã được cấp phép.\n\nMột số lưu ý và rủi ro khi tiêm vaccine phòng bệnh sốt rét\n----------------------------------------------------------\n\n### Một số điều cần lưu ý\n\nDưới đây là một số lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine phòng sốt rét:\n\n* Nắm rõ thông tin về vaccine: Trước khi tiêm, hãy tìm hiểu kỹ về vaccine phòng sốt rét, bao gồm thành phần, tác dụng, lịch trình tiêm, và các tác dụng phụ tiềm ẩn. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ hơn về vaccine và xác định xem nó phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.\n* Tuân thủ lịch trình tiêm: Vaccine phòng bệnh sốt rét thường đòi hỏi tiêm theo lịch trình gồm 4 mũi. Để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ lịch trình tiêm đúng lúc.\n* Theo dõi các tác dụng phụ: Sau khi tiêm vaccine, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ, những tác dụng phụ này thường là tạm thời và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua các phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ và chăm sóc kịp thời.\n* Chọn cơ sở y tế đáng tin cậy: Đảm bảo bạn tiêm vaccine tại các [trung tâm tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng vaccine. Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, là địa điểm uy tín mà bạn có thể tham khảo.\n\nViệc biết và tuân thủ những lưu ý khi tiêm vaccine phòng sốt rét là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.\n\n### Một số rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vaccine phòng bệnh sốt rét\n\nKhi tiến hành các nghiên cứu về vaccine Mosquirix, đã ghi nhận một số tác dụng phụ sau:\n\n* Sốt co giật (đột ngột bị co giật do tăng nhiệt độ cơ thể): Tỷ lệ này là 1 trường hợp trên 1.000 trẻ.\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html): Khoảng 1 trẻ trên 4 trẻ có thể phát triển sốt sau khi tiêm.\n* Cảm giác khó chịu và phản ứng tại vùng tiêm: Khoảng 3 trẻ trong 20 trẻ có thể trải qua các cảm giác không thoải mái và phản ứng tại vùng tiêm.\n* Sưng tấy vết tiêm: Khoảng 1 trẻ trong 10 trẻ có thể trải qua sưng tấy tại vị trí tiêm.\n\n![Những lợi ích mà vaccine phòng sốt rét mang lại 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loi_ich_ma_vaccine_phong_sot_ret_mang_lai_4_b6d5621295.png)\n\n*Khoảng 1 trẻ trong số 4 trẻ có thể phát triển sốt sau khi tiêm*\n\nVaccine phòng bệnh sốt rét đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Vì vậy, việc nắm vững những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh sốt rét là hết sự quan trọng để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bạn.\n\n[Vaccine phòng sốt rét](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-loi-ich-ma-vaccine-phong-sot-ret-mang-lai-la-gi.html) không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đóng góp vào việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh sốt rét trong cộng đồng. Quan trọng nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ về vắc xin trước khi tiêm, tuân thủ lịch tiêm, và theo dõi tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào liên quan đến vắc xin phòng bệnh sốt rét, luôn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có kinh nghiệm.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng", "sốt rét"]}, {"title": "Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? Tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm", "abstract": "Vi khuẩn phế cầu gây nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ, đặc biệt làm suy yếu hệ miễn dịch. Để bảo vệ sức khỏe của con yêu, cha mẹ cần tiêm vacxin phòng bệnh phế cầu cho trẻ từ sớm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin về vấn đề tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng.", "md_content": "Mọi người đều có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm trùng phổi, viêm tai giữa, và nhiễm khuẩn huyết. Chính vì vậy, tiêm vacxin phế cầu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn. Nhiều người thắc mắc [tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phe-cau-bao-lau-thi-co-tac-dung-tac-dung-phu-co-the-xuat-hien-sau-tiem.html). Hãy cùng tìm hiểu nhé!\n\nVacxin phế cầu là gì?\n---------------------\n\n[Vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho sức khỏe trẻ. Loại vacxin này giúp tạo sự kháng cự trong cơ thể chống lại các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vacxin phế cầu thường được tiêm vào cơ delta ở cánh tay hoặc bên đùi của trẻ.\n\nCó hai loại vacxin phế cầu phổ biến:\n\n* [**Vacxin phế cầu Synflorix**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html)**:** Ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khác nhau, bao gồm viêm tai giữa và viêm phổi. Thích hợp cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi.\n* [**Vacxin phế cầu Prevenar 13**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html)**:** Ngăn ngừa 13 chủng phế cầu khác nhau và bảo vệ khỏi viêm phổi, viêm tai, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và cả người lớn.\n\nTiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?\n--------------------------------------------\n\nNếu bạn đang thắc mắc tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng thì Nhà thuốc Long Châu xin trả lời là vacxin phế cầu không có tác dụng ngay sau khi tiêm. Thường cần một thời gian để hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và phát triển sự bảo vệ. Thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vacxin cũng như cá nhân từng người. Điều này có nghĩa rằng trẻ có thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong giai đoạn ban đầu sau tiêm.\n\n![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_2_af48c3ae3c.jpg)\n\n*Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?*\n\nMột số loại vacxin phế cầu cần một loạt các mũi tiêm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thời gian cách giữa các mũi tiêm trong loạt vacxin này cũng được quy định để đảm bảo sự phát triển của miễn dịch. Sau khi hoàn thành toàn bộ lịch tiêm, thường cần một thời gian để cơ thể xây dựng sự bảo vệ đầy đủ.\n\nTùy thuộc vào loại vacxin và độ tuổi của người tiêm, tác dụng của vacxin có thể bắt đầu phát huy từ vài tuần đến vài tháng sau tiêm. Trong trường hợp cụ thể, bạn nên tham khảo với bác sĩ để biết thời gian cụ thể cho loại vacxin bạn đang quan tâm.\n\nTác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm vacxin phế cầu\n-----------------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm [vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) bao gồm:\n\n**Thường gặp (tỷ lệ từ 10% trở lên):**\n\n* Trẻ có thể trải qua giai đoạn chán ăn, chóng mặt.\n* Vùng tiêm có thể sưng, đỏ, đau.\n* Sốt có thể xảy ra khi nhiệt độ đo ở nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi vượt qua 38 độ C.\n\n**Thường gặp (tỷ lệ từ 1 - 10%):**\n\n* Có thể xuất hiện chai cứng tại vị trí tiêm.\n* Sốt cao hơn (đo ở nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi).\n* Sốt từ 38 độ C trở lên (đo ở nhiệt độ hậu môn đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi).\n\n**Phản ứng không thường gặp (tỷ lệ từ 0,1 - 1%):**\n\n* Trẻ có thể trải qua trạng thái quấy khóc bất thường, tiêu chảy, nôn mửa.\n* Có khả năng xuất hiện u máu tại nơi tiêm, chảy máu, và sưng nhỏ.\n* Có thể xảy ra biểu hiện ngưng thở ở trẻ sơ sinh.\n* Sốt có thể cao hơn 40 độ C, đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi hoặc cao hơn 39 độ C ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi.\n\n**Phản ứng hiếm gặp (tỷ lệ 0,01 - 0,1%):**\n\n* Trẻ có thể trải qua viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm.\n* Có khả năng xảy ra co giật do lên cơn sốt, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), nổi mề đay.\n* Có thể gây giảm trương lực cơ và giảm đáp ứng.\n\nCác tác dụng phụ này đòi hỏi theo dõi và điều trị kịp thời tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm vacxin.\n\n![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_1_a40bef334a.jpg)\n\n*Vacxin phế cầu là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho sức khỏe trẻ*\n\nNhững điều lưu ý khi cho trẻ tiêm vacxin phế cầu\n------------------------------------------------\n\nViệc tiêm vacxin phòng phế cầu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), viêm màng não và [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html). Nhất là đối với trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số điều quan trọng cần xem xét khi tiêm vacxin cho trẻ:\n\n* Trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch không nên tiêm vacxin, vì tiêm có thể làm giảm kháng nguyên của cơ thể.\n* Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc chảy máu sau khi tiêm bắp không nên tiêm vacxin.\n* Trường hợp trẻ sinh non dưới 28 tuần cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ tiêm vacxin trong trường hợp này cần được theo dõi trong vòng 48 - 72 giờ để phòng trường hợp [suy hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-ho-hap-cap-165.html) hoặc ngừng thở.\n* Trẻ đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính không nên tiêm vacxin.\n* Trẻ có dị ứng với thành phần vacxin cần thảo luận với bác sĩ.\n* Sau khi tiêm, trẻ cần ở lại nơi tiêm trong ít nhất 1 giờ để theo dõi. Thường thì sau tiêm, trẻ có thể trải qua biểu hiện như sốt nhẹ, quấy khóc, đau nhức tại vùng tiêm, và biếng ăn. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức.\n* Cha mẹ nên lựa chọn cơ sở tiêm vacxin có uy tín. Hiện nay, [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế. Cha mẹ có thể tin tưởng đưa con thăm khám và tiêm vacxin tại trung tâm tiêm chủng Long Châu.\n\n![Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phe_cau_bao_lau_thi_co_tac_dung_3_e262566d74.jpg)\n\n*Việc tiêm vacxin phòng phế cầu rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ*\n\nCha mẹ cần lên kế hoạch tiêm vacxin cho con sớm và tuân thủ các quy định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng.\n\nXem thêm:\n\n[*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n\n[*Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-la-gi-mui-phe-cau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?", "abstract": "Việc tiêm mũi vắc-xin phòng phế cầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của trẻ, yếu tố sức khỏe, và khuyến nghị của các chuyên gia y tế. Nhiều ba mẹ thắc mắc liệu có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn phế cầu. ", "md_content": "Vắc-xin phòng phế cầu là một trong những mũi tiêm mà các chuyên gia y tế khuyến nghị phụ huynh cân nhắc tiêm cho trẻ từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có thắc mắc liệu [có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html). Dưới đây là một số thông tin quan trọng Nhà thuốc Long Châu cung cấp về việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu mà bố mẹ nên hiểu rõ.\n\nVắc-xin phòng phế cầu khuẩn là gì?\n----------------------------------\n\nVắc-xin phòng [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) là một loại vắc-xin được phát triển để bảo vệ khỏi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và có các phác đồ tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ. Ở Việt Nam, có hai loại vắc-xin phòng phế cầu chính:\n\n* **Vắc-xin phòng phế cầu Synflorix (PCV10):** Loại vắc-xin này được thiết kế để bảo vệ khỏi 10 chủng khác nhau của vi khuẩn phế cầu. Vắc-xin Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài việc phòng ngừa phế cầu, loại vắc-xin này còn giúp phòng ngừa viêm tai giữa và viêm phổi.\n* **Vắc-xin Prevenar 13:** Loại vắc-xin này được thiết kế để phòng ngừa một loạt các bệnh lý do vi khuẩn phế cầu gây ra, có nguy cơ nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Prevenar 13 cung cấp sự bảo vệ chống lại 13 chủng khác nhau của vi khuẩn phế cầu.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_1_99f454d1b5.jpg)\n\n*Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu được khuyến nghị cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi* \n\nVắc-xin phòng phế cầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm mà vi khuẩn phế cầu có thể gây ra. Việc lựa chọn loại vắc-xin phù hợp cho trẻ cần thảo luận với bác sĩ của bạn để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.\n\nCó cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?\n-----------------------------------------\n\nĐể quyết định liệu có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không, chúng ta cần tìm hiểu về những lợi ích mà việc tiêm phòng này mang lại. Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập vào cơ thể, có khả năng lây lan và tấn công các vùng khác nhau. Khi chúng xâm nhập vào các cơ quan quan trọng như hệ tuần hoàn máu, não, và phổi, chúng gây ra những triệu chứng bệnh lý, như sốt, [cảm lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cam-lanh-583.html), ho, đau ngực, thở nhanh, khó thở, và nhiều triệu chứng khác.\n\nMặc dù những triệu chứng này có thể không quá nghiêm trọng ban đầu nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm điếc, mù lòa, động kinh và nhiều biến chứng khác.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_2_389431300f.jpg)\n\n*Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?*\n\nVì vậy, việc tiêm phòng phế cầu khuẩn là một biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừng hầu hết các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm:\n\n* **Viêm phổi:** Vi khuẩn phế cầu thường là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em và người cao tuổi, chiếm đến 60 - 80% các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm phổi bao gồm ho, cảm lạnh, thở nhanh, sưng đau ngực, và suy kiệt.\n* **Viêm màng não:** Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, từ 5 - 15%, ngay cả khi điều trị kịp thời. Triệu chứng của viêm màng não bao gồm sốt, đau đầu, cổ cứng, buồn nôn, nôn mửa, và hôn mê. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.\n* **Viêm tai giữa:** Vi khuẩn phế cầu có thể lan sang tai giữa, gây viêm nhiễm và ứ đọng dịch trong tai. Viêm tai giữa là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, và nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.\n* **Viêm xoang:** Viêm xoang là một biến chứng khá nhẹ hơn so với các bệnh lý khác do phế cầu khuẩn gây ra. Triệu chứng của viêm xoang bao gồm đau mặt, nghẹt mũi, đau đầu, và chảy mũi màu vàng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm xoang có thể trở nghiêm trọng.\n* **Viêm nội tâm mạc:** Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm nhiễm của các màng ngoài tim và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, như van tim bất thường, xuất huyết, lách to, và những triệu chứng khác.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_3_e460e9f50b.jpg)\n\n*Tiêm phòng phế cầu khuẩn là một biện pháp giúp ngăn các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra*\n\nHơn nữa, việc tiêm [vắc-xin phòng phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html) chỉ cần thực hiện theo lịch tiêm đúng phác đồ, và vắc-xin giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn phế cầu. Điều này có nghĩa là việc tiêm vắc-xin này cung cấp sự bảo vệ cho suốt đời, vì vi khuẩn phế cầu không thay đổi nhanh chóng như virus.\n\nNhững trường hợp nên và không nên tiêm mũi phế cầu\n--------------------------------------------------\n\nĐến đây chắc ba mẹ đã tự trả lời được câu hỏi có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không. Tuy nhiên không phải khi nào cũng tiêm mũi phế cầu cho bé được. Mỗi loại vắc-xin, bao gồm vắc-xin phòng phế cầu, cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng trước khi tiêm. Vắc-xin phòng phế cầu được ưu tiên cho các trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trước khi quyết định tiêm, cả phụ huynh và bác sĩ nên xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nTrẻ nên tiêm vắc-xin khi không có triệu chứng sốt hoặc vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Các trường hợp không nên tiêm gồm:\n\n* Trẻ có nguy cơ bị chảy máu sau khi tiêm bắp như trẻ bị [giảm tiểu cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giam-tieu-cau-la-benh-ly-nguy-hiem-nhung-co-chua-duoc-khong-65002.html) hoặc có các vấn đề về đông máu.\n* Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.\n* Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi cần được quan sát kỹ trong vòng 48 - 72 giờ sau tiêm.\n* Trẻ có các bệnh lý cấp tính hoặc sốt đột ngột không nên tiêm vắc-xin.\n* Trẻ có tiền sử dị ứng đối với các thành phần của vắc-xin cần được theo dõi kỹ để phòng ngừa dị ứng sau tiêm.\n* Việc tiêm vắc-xin phòng phế cầu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhưng nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.\n\n![Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_thiet_phai_tiem_mui_phe_cau_khong_4_9c0bb31af5.jpg)\n\n*Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch không nên tiêm vắc-xin phế cầu*\n\nĐể đảm bảo hiệu quả tối đa và an toàn khi tiêm vắc-xin phòng phế cầu, cần tuân theo đúng độ tuổi, liều tiêm, và lịch tiêm mà bác sĩ đã khuyên. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là một đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế. Cha mẹ có thể đến trực tiếp để bác sĩ tư vấn nhé. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã trả lời cho các ba mẹ câu hỏi có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Những điều cần biết về tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu", "abstract": "Hiện nay, có rất nhiều người quan tâm tới việc tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu. Bởi những căn bệnh truyền nhiễm này rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và thậm chí là dẫn tới tử vong. Do đó, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về loại vắc xin tiêm phòng cho mẹ bầu này nhé!", "md_content": "Tiêm vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà và [uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-cho-ba-bau-co-tac-dung-gi.html) thường được thực hiện từ khoảng tuần thứ 27 - 36 của thai kỳ. Loại vắc xin này giúp tăng miễn dịch cho thai nhi chống lại các tác nhân gây nên những căn bệnh trên ngay khi vừa mới chào đời.\n\nTìm hiểu về bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván\n-----------------------------------------\n\nBệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván là những loại bệnh truyền nhiễm được đánh giá là rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và thậm chí là dẫn tới tử vong.\n\n### Bệnh bạch hầu\n\nĐây là một căn bệnh được gây ra do vi khuẩn bạch cầu corynebacteria và có tính lây truyền. Bệnh bạch hầu có nhiều triệu chứng giúp chúng ta nhận biết đó là:\n\n* Sốt;\n* Đau ở vùng họng, khiến việc nuốt khó khăn;\n* Cơ thể mệt mỏi;\n* Mất vị giác;\n* Vùng hầu họng xuất hiện mảng màu trắng xám, kết dính và có thể bị chảy máu nếu có sự ma sát.\n\n[Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là căn bệnh nguy hiểm, bởi nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy hô hấp, tổn thương thận, tổn thương cơ tim, tổn thương thần kinh,... Vậy nên cần tiêm phòng bệnh và thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu của bạch hầu. Để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.\n\n![Những điều cần biết về tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_ba_bau_1_6b33e73b77.jpg)\n\n*Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe thai kỳ*\n\n### Bệnh ho gà\n\n[Bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) là một bệnh lý ở đường hô hấp, có thể lây nhiễm qua các đường tiếp xúc bao gồm ăn, uống và thở. Bệnh gây ra do vi khuẩn bordetella pertussis.\n\nBệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng ho gà sẽ phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ban đầu, bệnh nhân sẽ gặp phải các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ngứa họng kèm sốt nhẹ. Sau đó, bắt đầu xuất hiện triệu chứng ho dữ dội, các cơn ho có thể kéo dài trong vài phút khiến người bệnh trở nên khó thở. Ho gà có khả năng cao dẫn đến tử vong do những biến chứng như co giật, viêm phổi, tổn thương não bộ,...\n\n### Uốn ván\n\nCuối cùng, [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là một bệnh nhiễm trùng thần kinh do vi khuẩn clostridium tetani gây ra. Đây là một vi khuẩn chỉ có thể sống trong môi trường không có oxy, chúng thường được tìm thấy trong đất, bụi và phân động vật.\n\nVi khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể khi có các vết thương hở. Đối với mẹ bầu, nếu trong quá trình sinh nở bằng phương pháp mổ hoặc lúc rạch tầng sinh môn không đảm bảo quy trình chuẩn an toàn vệ sinh y tế thì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào. Bệnh uốn ván có thể gây co thắt cơ, nếu không điều trị đúng cách, kịp thời thì khả năng dẫn tới tử vong là rất cao.\n\nTầm quan trọng của tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu\n---------------------------------------------------------\n\nBệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là đối với sức khỏe của thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ mắc phải các bệnh lý này thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh. Nếu khi mới chào đời, em bé gặp phải bệnh ho gà, uốn ván thì sẽ để lại rất nhiều biến chứng nặng nề, có khả năng dẫn tới tử vong.\n\nChính vì vậy, tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe thai kỳ và trẻ nhỏ. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp phòng ngừa cho trẻ nhỏ 3 loại bệnh nguy hiểm trên trong 3 tháng đầu sau sinh. Đồng thời, bổ sung kháng thể cho người mẹ trong suốt quá trình mang thai. Từ đó, hỗ trợ cho quá trình sinh nở an toàn, em bé chào đời khỏe mạnh hơn.\n\nVắc xin Tdap giúp bảo vệ bà bầu và trẻ nhỏ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên. Theo khuyến cáo, bà bầu nên tiêm vắc xin này từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ.\n\n![Những điều cần biết về tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_ba_bau_2_b0472c269a.jpg)\n\n*Theo khuyến cáo, bà bầu nên tiêm vắc xin Tdap từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ*\n\nNhững lưu ý khi tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván cho bà bầu\n--------------------------------------------------------\n\nMột số lưu ý mà mẹ bầu cần nắm khi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà đó là:\n\n* Tiêm Tdap được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai từ 27 đến 36 tuần tuổi. Do đó, mẹ bầu cần chủ động lên lịch thăm khám, tiêm chủng cho phù hợp.\n* Tiêm Tdap được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai và cả thai nhi. Nó sẽ không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy vậy, vẫn có một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra đó là: Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi,...\n* Mẹ bầu nên thăm khám và sàng lọc, nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.\n* Chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, đảm bảo vắc xin chất lượng để giữ an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.\n\nNgoài ra, trước khi tiêm chủng, nếu mẹ bầu có bất kỳ dị ứng nào với thành phần của vắc xin thì hãy báo cho bác sĩ biết. Để từ đó bác sĩ tư vấn hướng khắc phục cho phù hợp, an toàn.\n\n![Những điều cần biết về tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_biet_ve_tiem_bach_hau_ho_ga_uon_van_cho_ba_bau_3_5fd7a0012a.jpg)\n\n*Mẹ bầu nên thăm khám, sàng lọc, nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng*\n\nBên cạnh đó, nếu mắc các bệnh lý nào khác hoặc gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trước khi tiêm thì cũng cần báo kỹ càng cho bác sĩ biết nhé.\n\nMẹ bầu cũng nên lưu ý, trước khi tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván, nên lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng vắc xin để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.\n\nMẹ bầu có thể tin chọn [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung). Tự hào là nơi được đông đảo khách hàng tin chọn, tiêm chủng Long Châu có đa dạng các loại vắc xin thế hệ mới hiện nay. Tất cả đều được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến về y khoa trên thế giới, là vắc xin của những nhà sản xuất hàng đầu hiện nay.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu cũng có các dịch vụ linh hoạt với nhu cầu của mẹ bầu như tiêm lẻ, mua và đặt vắc xin theo nhu cầu (có thể đặt online tiện lợi), tiêm theo yêu cầu riêng,... Vậy nên nếu mẹ bầu nào còn đang phân vân chưa biết tiêm chủng ở đâu uy tín, an toàn thì hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Tiêm chủng Long Châu nhé!\n\nHy vọng với những thông tin về việc [tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-bach-hau-ho-ga-uon-van-cho-ba-bau.html) trên đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ an toàn. Từ đó góp phần cho sự chào đời mạnh khỏe của bé. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều kiến thức về sức khỏe khác.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Nếu vaccine HPV tiêm trễ có sao không?", "abstract": "Hiện nay, tỷ lệ mắc phải các bệnh do virus HPV đang dần tăng cao, việc nghiên cứu vaccine HPV là một trong những thành công trong việc ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề tiêm phòng này, nhất là câu hỏi vaccine HPV tiêm trễ có sao không? Cùng theo dõi qua bài viết sau nhé.\n", "md_content": "Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ, nó nối liền giữa thân tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ác tính của biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào phát triển một cách bất thường, các tế bào này tăng lên nhanh chóng một cách mất kiểm soát, xâm lấn vào các khu vực xung quanh và di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể. Một trong những cách để phòng tránh ung thư cổ tử cung là tiêm ngừa HPV, nhưng vaccine HPV tiêm trễ có sao không là điều mà nhiều chị em thắc mắc.\n\nCác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung\n----------------------------------------------\n\nNguyên nhân chính gây ra [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/10-dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-chi-em-can-het-suc-luu-y.html) là là do một nhóm gồm 200 virus có tên gọi là Human Papillomavirus (HPV), một phần trong nhóm virus này có thể lây nhiễm thông qua đường sinh dục. HPV sẽ được chia ra thành 2 loại, đó là HPV có nguy cơ thấp và HPV có nguy cơ cao. trong đó, HPV16 và HPV18 đã được kiểm tra và xác định đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung. Để phòng tránh virus HPV gây bệnh, phương pháp được khuyến khích sử dụng nhiều nhất đó là tiêm phòng HPV, tuy nhiên, liệu vaccine HPV tiêm trễ có sao không? \n\nHầu như đa số mọi người khi bước vào độ tuổi sinh hoạt tình dục đều đã từng bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, trong đó, tỷ lệ mắc phải HPV ở nguy cơ cao lên đến 50%. Khi bị nhiễm phải virus HPV, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động kích hoạt để phòng chống lại sự xâm nhập này, tuy nhiên, cơ chế phòng vệ của cơ thể không phải lúc nào cũng hoạt động tốt, trong trường hợp bị nhiễm HPV ở nhóm nguy cơ cao mà không kịp thời chữa trị dứt điểm, thì nó có thể phát triển thành ung thư.\n\n![Nếu vaccine HPV tiêm trễ có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_vaccine_hpv_tre_co_sao_khong_1_410c39f671.jpg)\n\n*Nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung là là do virus Human Papillomavirus (HPV)*\n\nBên cạnh nguyên nhân chính là virus HPV, thì một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng khả năng mắc phải ung thư cổ tử cung như:\n\n* Đời sống quan hệ tình dục không lành mạnh: Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người và [quan hệ tình dục không an toàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/quan-he-tinh-duc-khong-an-toan-co-tac-hai-nhu-the-nao-68866.html).\n* Mang thai và sinh đẻ nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung.\n* Sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi).\n* Vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách.\n* Tiền sử viêm cổ tử cung mãn tính.\n* Hệ miễn dịch bị suy giảm: Nếu hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động kém đi, nguy cơ nhiễm HPV có khả năng tăng cao từ đó dẫn tới nguy cơ ung thư cổ tử cung cũng tăng theo.\n* Sử dụng thuốc tránh thai trong khoảng thời gian dài trên 5 năm.\n\nVaccine HPV là gì? Vaccine HPV tiêm trễ có sao không?\n-----------------------------------------------------\n\n[Vaccine HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-hoat-dong-nhu-the-nao-vac-xin-hpv-tiem-may-mui.html) (Human Papillomavirus Vaccines) là loại vaccine tạo ra được sử dụng cho cơ thể người có khả năng miễn dịch và chống lại sự xâm nhập gây hại của chủng vi khuẩn HPV.\n\nVirus HPV không chỉ là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, mà nó còn là nguyên nhân của một số loại bệnh nguy hiểm khác như ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn. Vì thế, vaccine HPV ra đời giúp ngăn ngừa và phòng chống các nguy cơ truyền nhiễm này. Vaccine HPV hiện nay có 2 loại, đó là [Gardasil 4 và Gardasil 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao.html).\n\nChủ động tiêm phòng HPV là một trong những biện pháp rất quan trọng giúp tạo miễn dịch giúp ngăn ngừa các bệnh lý về đường sinh dục cho cả nam giới lẫn nữ giới. Việc tiêm vaccine HPV theo đúng phác đồ tiêm đã được tư vấn là việc rất cần thiết, tuy nhiên, trong quá trình tiêm chủng có thể bạn sẽ gặp phải một số các vấn đề khách quan hoặc chủ quan mà đi tiêm vaccine HPV không đúng thời gian đã được hẹn sẵn. Vì vậy vấn đề vaccine HPV tiêm trễ có sao không là thắc mắc của rất nhiều người.\n\n![Nếu vaccine HPV tiêm trễ có sao không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_vaccine_hpv_tre_co_sao_khong_4_051e8a5b69.jpg)\n\n*Vaccine HPV tiêm trễ có sao không là thắc mắc của nhiều chị em*\n\nViệc tiêm phòng HPV đầy đủ, đúng lịch và đúng mũi rất cần thiết, đây là điều kiện để vaccine có thể phát huy tốt nhất tác dụng của nó. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm có thế bạn sẽ gặp một số vấn đề mà không thể tiêm đúng lịch, mặc dù việc tiêm trễ có thể sẽ không làm giảm đi chất lượng và công dụng của vaccine, nhưng bạn nên sắp xếp để đảm bảo được lịch tiêm ngừa của mình để vaccine được phát huy công dụng hiệu quả nhất.\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), vaccine HPV Gardasil 4 có giá 1.780.000 VND và Gardasil 9 có giá 2.940.000 VND, tùy theo thời điểm mà giá có thể thay đổi. Cả 2 loại vaccine này đều xuất xứ từ Mỹ và có khả năng phòng virus HPV hiệu quả.\n\nMột số lưu ý khi tiêm ngừa vaccine HPV\n--------------------------------------\n\nLưu ý trước khi tiêm:\n\n* Kiểm tra sàng lọc các bệnh lý phụ khoa cũng như tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm ngừa vaccine HPV.\n* Tìm hiểu kỹ và nghe tư vấn từ bác sĩ về các gói tiêm cũng như lịch tiêm.\n* Chọn các địa điểm trung tâm tiêm chủng uy tín.\n* Nên tiêm phòng từ 3 đến 6 tháng trước khi mang thai.\n\nLưu ý sau khi tiêm:\n\n* Sau khi tiêm nên nghỉ ngơi tại chỗ từ 20 đến 30 phút để bác sĩ theo dõi sau tiêm.\n* Vết tiêm có thể bị sưng đỏ và đau khi cử động mạnh.\n* Nội tiết có thể thay đổi, kinh nguyệt bị trễ và nóng trong người.\n\n![Nếu vaccine HPV tiêm trễ có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/neu_vaccine_hpv_tre_co_sao_khong_2_6ac671a325.jpg)\n\n*Cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để việc tiêm ngừa vaccine trở nên dễ dàng hơn*\n\nQua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn về thắc mắc tiêm [vaccine HPV trễ có sao không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/neu-vaccine-hpv-tiem-tre-co-sao-khong.html)? Tóm lại, việc tiêm HPV trễ có thể sẽ làm giảm đi hiệu quả của vaccine, vì thế, bạn nên cố gắng đi tiêm phòng theo đúng phác đồ đã được chỉ định để công dụng của vaccine được phát huy tốt nhất.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Vaccine hpv", "Tiêm chủng"]}, {"title": "So sánh hai loại vắc xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13", "abstract": "Phế cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng do loại vi khuẩn này. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cho các bậc phụ huynh tiêm phòng vắc xin phòng bệnh như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13.", "md_content": "Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng người mắc phải các bệnh như viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu gây ra ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều này làm nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về cách phòng ngừa bệnh cho con. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều loại vắc xin như [Pneumo 23 và Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-prevenar-13.html) có khả năng giảm thiểu nguy cơ này.\n\nTổng quan về vi khuẩn phế cầu\n-----------------------------\n\nVi khuẩn phế cầu, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm cao và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt, nhóm trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, và nhiều bệnh lý khác. Vì lý do này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích cha mẹ cho con cái tiêm các loại vắc xin như [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html), Pneumo 23 và Prevenar 13 phòng bệnh.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_1_ea64f0dc8f.jpg)\n\n*WHO khuyến khích cha mẹ cho con cái tiêm các loại vắc xin phế cầu như Synflorix, Pneumo 23 và Prevenar 13*\n\nTheo thống kê, hàng năm có khoảng năm trăm triệu trẻ em trên toàn cầu mất mạng do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Điều này cho thấy không chỉ khả năng lây nhiễm cao mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Không chỉ trẻ em, người già cũng là đối tượng dễ bị tấn công và gây ra bệnh do vi khuẩn phế cầu. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là cách giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh do vi khuẩn này gây ra.\n\nSo sánh hai loại vắc xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13\n---------------------------------------------------\n\nVắc xin Pneumo 23 và Prevenar 13 là hai loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu do [vi khuẩn phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) gây ra, nhưng chúng có một số khác biệt quan trọng về cấu trúc, tác dụng phòng bệnh và đối tượng sử dụng. Dưới đây là một so sánh giữa hai loại vắc xin này:\n\n### Xuất xứ\n\n* **Pneumo 23:** Được sản xuất bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteur tại Pháp\n* **Prevenar 13:** Là sản phẩm của tập đoàn dược phẩm và công ty chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới - Pfizer, có trụ sở tại Hoa Kỳ. [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) được sản xuất tại Bỉ.\n\n### Số chủng phế cầu được bảo vệ\n\n* **Pneumo 23:** Bảo vệ khỏi 23 chủng phế cầu khác nhau.\n* **Prevenar 13:** Bảo vệ khỏi 13 chủng phế cầu khác nhau.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_2_454c55870a.jpg)\n\n*Vắc xin Pneumo 23 là loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh phế cầu* \n\n### Đối tượng sử dụng\n\n**Pneumo 23:** Vắc xin Pneumo 23 được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, bao gồm [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, nó cũng được đề xuất cho các đối tượng sau đây, đặc biệt là:\n\n* Người cao tuổi trên 65 tuổi, đặc biệt là những người cư trú tại các trung tâm dưỡng lão hoặc cơ sở từ thiện.\n* Các cá nhân có sự suy giảm miễn dịch hoặc khả năng đáp ứng miễn dịch yếu, bao gồm những người đã phẫu thuật cắt lách, mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hoặc bị hội chứng thận hư.\n* Những người thường xuyên phải nhập viện hoặc có các bệnh mãn tính như [tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), viêm phế quản mạn, thiểu năng hô hấp, [bệnh tắc nghẽn mãn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phoi-tac-nghen-man-tinh-164.html), suy tim, nghiện rượu hoặc nghiện thuốc lá.\n* Những người mắc bệnh rò dịch não tủy.\n\n**Prevenar 13:** Các đối tượng sử dụng vắc xin phế cầu khuẩn 13 bao gồm:\n\n* Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.\n* Người trưởng thành.\n* Người cao tuổi và những người mắc các bệnh mãn tính như [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), bệnh tiểu đường, bệnh lao phổi, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.\n\n### Liều tiêm\n\n* **Pneumo 23:** Thường chỉ cần tiêm một mũi.\n* **Prevenar 13:** Thường cần tiêm một loạt liều, thường là 2, 3, hoặc 4 liều, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n\n### Thời điểm tiêm phòng\n\n* **Pneumo 23:** Có thể sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.\n* **Prevenar 13:** Thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.\n\n### Thời gian bảo vệ\n\n* **Pneumo 23:** Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, tác dụng bảo vệ có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm.\n* **Prevenar 13:** Tác dụng bảo vệ kéo dài từ 3 đến 5 năm hoặc hơn, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_3_2b219daefc.jpg)\n\n*Prevenar 13 thường được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên*\n\nTác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu\n-------------------------------------------------------\n\nMặc dù [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý cho trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Mặc dù các phản ứng này thường không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng cần phải được theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau tiêm. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:\n\n* Tại vị trí tiêm, có thể xuất hiện sưng, đau, ửng đỏ, đau đầu, chóng mặt hoặc sốt nhẹ (thân nhiệt tăng khoảng 38 độ C). Để kiểm tra nhiệt độ chính xác của trẻ dưới 2 tuổi, nên kiểm tra ở vùng hậu môn. Trong vài ngày sau tiêm, trẻ có thể trở nên chán ăn hoặc không muốn ăn. Các trường hợp này thường chiếm một tỷ lệ khoảng 10%.\n* Vùng tiêm có thể trở nên chai cứng, và nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến 39 độ C (chiếm tỷ lệ từ 5 - 10% trường hợp).\n* Trẻ có thể quấy khóc và [nôn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html) sau khi tiêm.\n* Trẻ có thể trải qua tiêu chảy, buồn nôn thường xuyên và quấy khóc. Tại vị trí tiêm có thể xuất hiện u máu hoặc chảy máu và sưng tấy. Một số trường hợp ở trẻ sơ sinh có thể gây ra ngưng thở, sốt cao trên 40 độ C. Tuy những tác dụng phụ này thường xảy ra hiếm.\n* Có thể xảy ra [viêm da dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-da-di-ung-1187.html), phát ban, co giật, hoặc giảm sức mạnh cơ, mặc dù chúng thường xảy ra hiếm.\n\n![So sánh hai loại vắc-xin ​​Pneumo 23 và Prevenar 13 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_sanh_hai_loai_vac_xin_pneumo_23_va_prevenar_13_4_efaed4bc98.jpg)\n\n*Trẻ có thể quấy khóc và nôn sau khi tiêm*\n\nMặc dù tác dụng phụ do vắc xin gây ra thường ít gặp, nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi tiêm cho trẻ. Sau tiêm, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi trong vòng 2 - 3 giờ. Cũng cần phải theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ trong những ngày sau tiêm để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời.\n\nNhà thuốc Long Châu hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn ​​Pneumo 23 và Prevenar 13. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin cho tất cả đối tượng là quan trọng, vì vắc xin giúp ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. Hiện tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là trung tâm uy tín, có các loại vắc xin phế cầu. Ba mẹ có thể đưa bé đến trực tiếp trung tâm để được tư vấn rõ hơn.\n\nXem thêm:\n\n[So sánh hai loại vắc xin Pneumo 23 và Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-sanh-hai-loai-vac-xin-pneumo-23-va-synflorix.html)\n\n[Synflorix tiêm chung với viêm não nhật bản được không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/synflorix-tiem-chung-voi-viem-nao-nhat-ban-duoc-khong.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Vắc xin 6 trong 1 và những điều cần biết", "abstract": "Vắc xin đa giá 6 trong 1 có thể là một lựa chọn tốt nhất cho bé trong những ngày tháng đầu đời, sau khi sinh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin về các bệnh lý mà vắc xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa được, bao nhiêu loại vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ.", "md_content": "Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vắc xin nhằm phục vụ cho tất cả các khách hàng ở mọi độ tuổi khác nhau. Để lựa chọn đúng vắc xin, phù với điều kiện sức khỏe, lứa tuổi hay khả năng tài chính... cũng là những vấn đề chúng ta cần xem xét, cân nhắc trước khi quyết định.\n\nTiêm vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vắc xin 6 trong 1 luôn dành được nhiều sự quan tâm của quý phụ huynh. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vắc xin 6 trong 1 qua bài viết dưới đây.\n\nVắc xin 6 trong 1 phòng ngừa được những bệnh lý nào?\n----------------------------------------------------\n\nTrẻ em là đối tượng đặc biệt với hệ miễn dịch còn non trẻ và chưa hoàn thiện. Do vậy, việc giúp em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu thu được nhằm phòng tránh các bệnh lý mà hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin là cấp thiết và cần thực hiện từ khi trẻ sinh ra. Toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, ở mỗi một độ tuổi phù hợp, cần được hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu với mỗi một bệnh lý, trẻ cần tiêm 1 loại vắc xin thì số mũi và số lần tiêm trở thành gánh nặng của trẻ. Chưa kể, một số loại bệnh lý cần tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh.\n\nVới mong muốn hạn chế số mũi tiêm, tiết kiệm thời gian, chi phí của phụ huynh, và dựa vào ứng dụng công nghệ, khoa học hiện đại vào trong cuộc sống, đó chính là sự ra đời của các vắc xin tổ hợp, chứa nhiều thành phần kháng nguyên khác nhau để phòng ngừa được nhiều bệnh khác nhau gọi là vắc xin đa giá. Hiện nay, vắc xin phối hợp ngừa được nhiều bệnh nhất là vắc xin 6 trong 1. Vậy vắc xin 6 trong 1 ngăn ngừa được những bệnh gì?\n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_1_72badf601c.jpg)\n\n*Tiêm phòng cho trẻ là cách phòng bệnh tốt nhất*\n\nVắc xin 6 trong 1 là vắc xin phối hợp được dùng phổ biến trong chương trình tiêm chủng dịch vụ với tác dụng ngừa được 6 bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:\n\n* **Bệnh bạch hầu:** [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) dễ lây nhiễm qua hô hấp, dịch tiết của người nhiễm. Biến chứng: Nhiễm trùng, nhiễm độc, tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh... tỷ lệ tử vong 5% - 10%.\n* **Bệnh ho gà:** Ngừa bệnh Ho gà, dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết từ bệnh nhân Ho gà. Biến chứng: Ngưng thở, ức chế trung tâm hô hấp, viêm phổi nặng, thoát vị, tai biến mạch não... có khả năng dẫn đến tử vong.\n* **Bệnh uốn ván:** Ngay từ khi sinh ra, trẻ có thể bị vi khuẩn uốn ván tấn công, tỷ lệ tử vong lên tới 90% với thể uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván: Tấn công bằng cả Nội độc tố và Ngoại độc tố, gây tổn thương cơ cấp, tổn thương hệ thần kinh, hô hấp, nguy cơ tử vong khi ngưng thở, suy hô hấp. Vậy nên, tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Uốn ván được chỉ định tiêm cho phụ nữ khi mang thai, trẻ em và cả người lớn.\n* **Bệnh bại liệt:** Ngừa bệnh bại liệt, là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Biến chứng: Tấn công hệ thần kinh, gây liệt do tổn thương não và tủy sống, nguy cơ tử vong cao và nếu khỏi để lại rất nhiều di chứng nặng nề.\n* **Bệnh viêm gan siêu vi B:** Ngừa bệnh viêm gan B, bản chất là bệnh lây qua đường máu. Các đường lây cơ bản bao gồm: Mẹ truyền cho con, Tình duch, tiêm chích chung, sử dụng máu và các chế phẩm máu bị nhiễm viêm gan B. Biến chứng: Bệnh lý này thường âm thầm tiến triển, không có triệu chứng rõ ràng, khi phát hiện ra bệnh thường đã là giai đoạn muộn, nguy hiểm như: Viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan, nguy hiểm nhất là ung thư gan.\n* **Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B - HiB:** Vi khuẩn này lây qua hô hấp. Thường gây bệnh: Viêm phổi, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-viem-mang-nao-do-haemophilus-169.html), nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa... để lại di chứng chậm phát triển vận động, ngôn ngữ,... thậm chí bệnh do Hib có thể là nguyên nhân gây tử vong.\n\nVắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm trên, nên thường được các bậc phụ huynh lựa chọn tiêm phòng cho trẻ nhỏ. \n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_2_549c9700fd.jpg)\n\n*Tại Việt Nam có mấy loại vắc xin 6 trong 1*\n\nCác loại vắc xin 6 trong 1\n--------------------------\n\nHiện nay, tại thị trường Việt Nam có 2 loại vắc xin đa giá 6 trong 1, đến từ 2 hãng sản xuất khác nhau:\n\n* **Vắc xin Infanrix Hexa:** Thuộc hãng GSK, được sản xuất tại Bỉ. Vắc xin này được bào chế ở hỗn hợp huyền dịch (phòng ngừa 5 loại bệnh trừ bệnh do vi khuẩn HiB) và bột đông khô (phòng ngừa bệnh do vi khuẩn HiB). Bột HiB sẽ được pha với huyền dịch trước khi tiêm. Vắc xin này đã được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2006, theo diện tiêm dịch vụ.\n* **Vắc xin Hexaxim:** Thuộc hãng Sanofi Pasteur, sản xuất tại Pháp. Dạng bào chế của vắc xin này là dạng hỗn hợp tiêm pha sẵn trong xi lanh. Dạng bào chế giúp giảm thiểu các thao tác của nhân viên y tế, tránh bị nhiễm khuẩn do thao tác, đồng thời, đảm bảo chính xác liều lượng mỗi mũi tiêm. Vắc xin này được phê duyệt, lưu hành tại Việt Nam từ năm 2018, và cũng theo diện tiêm dịch vụ.\n\nVắc xin 6 trong 1 cần được tiêm đúng và đủ theo [lịch tiêm chủng dành cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vacxin-cho-tre-duoi-24-thang-tuoi-phu-huynh-can-tham-khao.html) mới phát huy tối đa hiệu quả phòng ngừa bệnh. Lịch tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi (Tuổi tối thiểu để tiêm mũi đầu tiên là 06 tuần tuổi) và 1 mũi nhắc lại khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi. Giữa các mũi tiêm nên cách tối thiểu là 1 tháng. Và phụ huynh cần lưu ý thời gian hoàn thành tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nên trước khi trẻ đạt 24 tháng tuổi.\n\nHiện nay, tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đã có đầy đủ cả 2 loại vắc xin 6 trong 1, đảm bảo nhu cầu tiêm ngừa cho các bé. Đồng thời, khi lựa chọn tiêm tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu, các bé sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám sàng lọc, tư vấn, chia sẻ và giải đáp thắc mắc chi tiết cho phụ huynh trước khi tiêm. Sau khi được nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện kĩ thuật tiêm êm ái, nhẹ nhàng ít đau, bé sẽ được theo dõi nhằm phát hiện, xử trí kịp thời và tốt nhất tất cả các phản ứng sau khi tiêm tại trung tâm. \n\nTheo quy định và hướng dẫn của Bộ Y Tế, tất cả khách hàng đều được theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm chủng. Đồng thời, trung tâm tiêm chủng Long châu luôn hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho phụ huynh khi có bất kỳ lo lắng, băn khoăn về chất lượng dịch vụ cũng như phản ứng sau tiêm của trẻ.\n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_3_bdca806dcb.jpg)\n\n*Tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu đã có cả 2 vắc xin 6 trong 1*\n\nLưu ý cần biết khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ\n-------------------------------------------------\n\nVắc xin 6 trong 1 thường được tiêm tại phía trước hoặc bên bắp đùi của trẻ. vắc xin này có độ an toàn và hiệu quả cao cho trẻ, có tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian cho phụ huynh. Nhưng trước khi cho trẻ đi tiêm người, phụ huynh cần quan tâm đến những vấn đề dưới đây:\n\n* Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín: Khi lựa chọn địa điểm tiêm chủng, phụ huynh nên tham khảo những vấn đề như quy trình tiêm tại cơ sở, điều kiện bảo quản vắc xin, khả năng xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng của trung tâm đặc biệt là mức độ thỏa mãn, hài lòng khi sử dụng dịch vụ.\n* Lựa chọn loại vắc xin sẽ tiêm ngừa cho trẻ: Để biết chi tiết về các loại vắc xin, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp các địa điểm tiêm chủng để được tư vấn.\n* Chuẩn bị và mang theo tất cả các sổ, tài liệu tiêm chủng liên quan của bé.\n* Quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ trước khi tiêm, nếu có bất thường cần thông báo với bác sĩ khi khám sàng lọc.\n* Trước khi tiêm, bác sĩ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ, phụ huynh phối hợp, chia sẻ toàn bộ thông tin về tình trạng sức khỏe, dị ứng, tiền sử bệnh, điều trị bệnh nếu có của trẻ với bác sĩ.\n* Trước khi tiêm, phụ huynh nên yêu cầu nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin sẽ tiêm cho trẻ, phụ huynh xác nhận chính xác loại vắc xin trẻ được tiêm.\n* Phụ huynh cần được biết các tác dụng phụ có thể có, hướng theo dõi, cách xử lý trong các trường hợp cần thiết từ nhân viên y tế.\n* Sau khi tiêm xong, trẻ cần ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi [phản ứng sau khi tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) nếu có để kịp thời xử lý. Theo quy định của Bộ Y Tế, khoảng thời gian tối thiểu ở lại địa điểm tiêm chủng sau khi tiêm là 30 phút.\n* Tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ khi đã về nhà. Nếu cảm thấy bất thường, nên liên hệ lại cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, hướng dẫn xử trí kịp thời và tốt nhất.\n\n![Vacxin 6 trong 1 và những điều cần biết -4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_va_nhung_dieu_can_biet_4_244893f35a.jpg)\n\n*Phụ huynh liên hệ trung tâm tiêm chủng để được tư vấn lựa chọn vắc xin 6 trong 1*\n\n[Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) là loại vắc xin đang được ưu tiên sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ nhờ tính an toàn, hiệu quả và tiện dụng của nó. Nhưng phụ huynh cần lưu ý, nên tiêm cho trẻ đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng mà Bộ Y tế, cũng như các tổ chức Y tế uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (US CDC)... khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Có nên tiêm mũi vắc xin ngừa Phế cầu cho bé không? Lịch tiêm thế nào?", "abstract": "Vi khuẩn Phế cầu là một trong những loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là trẻ có hệ miễn dịch yếu. Vi khuẩn phế cầu có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên kích thích việc tiêm mũi phế cầu cho bé để tạo sự miễn dịch đáng tin cậy và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn phế cầu.", "md_content": "Hiện nay, tiêm [vắc xin Phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, tốt nhất để chủ động phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, như Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng máu... đặc biệt ở trẻ nhỏ. [Mũi vắc xin Phế cầu cho bé](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-mui-phe-cau-cho-be-khong-lich-tiem-mui-phe-cau-cho-be.html) đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ.\n\nPhế cầu khuẩn là gì?\n--------------------\n\nPhế cầu khuẩn, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, là một loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng thường gây ra các bệnh như [Viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), Viêm màng não,Viêm tai giữa,Viêm xoang, nhiễm trùng huyết... Phế cầu khuẩn phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi.\n\n[Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) đe dọa sức khoẻ trẻ nhỏ:\n\n* Cứ khoảng 20 giây, viêm phổi do phế cầu có thể làm thiệt mạng một đứa trẻ.\n* Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) ở trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 80%), với tới 15% trẻ em tử vong dù đã được điều trị và cấp cứu tích cực.\n* Vi khuẩn phế cầu làm tăng tỷ lệ tử vong do [nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html) ở trẻ nhỏ.\n* Phế cầu vẫn đang là một mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Thậm chí sau khi điều trị tích cực, di chứng để lại do phế cầu vẫn rất nặng nề. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin ngừa vi khuẩn phế cầu là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ khỏi nguy cơ từ loại vi khuẩn nguy hiểm này.\n\n![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_1_f9b81df49f.jpg)\n\n*Phế cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em và người già*\n\nNên tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ không?\n---------------------------------------------\n\nTrẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ dưới 2 tuổi, thường có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html). Trong các tình huống nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những tác động về sức khỏe kéo dài, ví dụ như [khiếm thị](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khiem-thi-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-khiem-thi.html), điếc hoặc các vấn đề về phát triển trí tuệ.\n\nMũi vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu cho bé là một biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do nhiễm vi khuẩn phế cầu. Vắc xin này giúp hệ miễn dịch của trẻ tạo ra miễn dịch đặc hiệu nhằm chống lại việc nhiễm vi khuẩn, hoặc nếu nhiễm, gây bệnh thì làm giảm nguy cơ chịu gánh nặng bệnh tật, cũng như tử vong. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu rộng rãi còn đóng vai trò tạo miễn dịch cộng đồng giúp, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong gia đình, xã hội.\n\nĐối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn phế cầu (như trẻ có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, thận, gan hoặc hệ miễn dịch suy giảm), việc tiêm vắc xin phòng phế cầu lại càng trở lên quan trọng hơn nữa. Sự thảo luận, tư vấn, cũng như thăm khám, sàng lọc của bác sĩ với các bậc phụ huynh, người bảo trợ... cho bé sẽ quyết định đến lịch tiêm, số mũi tiêm vắc xin đảm bảo phù hợp và tốt nhất. \n\n![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_2_152bae1406.jpg)\n\n*Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không?*\n\nLịch tiêm mũi phế cầu cho bé\n----------------------------\n\nHiện có hai loại vắc xin phòng phế cầu được sử dụng rộng rãi, đó là Synflorix và Prevenar 13.\n\n### vắc xin Synflorix\n\nV[ắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trẻ được tiêm ở vùng cơ delta cánh tay hoặc mặt trước của đùi tùy theo độ tuổi. Lịch tiêm chính thống cho trẻ như sau:\n\n**Trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Liều 1 có thể tiêm cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi.\n* Liều thứ 2 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 1.\n* Liều thứ 3 được tiêm ít nhất sau 1 tháng kể từ liều 2.\n* Liều nhắc lại được chỉ định ít nhất sau 6 tháng kể từ liều 3.\n\n**Trẻ sinh non** (Từ 28 tuần đến dưới 37 tuần tuổi)**:** Lịch tiêm mũi phế cầu cho bé tương tự cho trẻ 6 tuần - 6 tháng tuổi.\n\n**Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Nếu mũi 3 tiêm vào năm thứ 2, cần cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.\n\n**Trẻ 1 - 5 tuổi:** Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\n![Nên tiêm mũi phế cầu cho bé không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_mui_phe_cau_cho_be_khong_3_088d762617.jpg)\n\n*vắc xin Synflorix được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi*\n\n### Vắc xin Prevenar 13\n\nV[ắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) phòng các bệnh phế cầu gây nguy hiểm cho trẻ và người lớn, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, [viêm tai giữa cấp tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-tai-giua-cap-va-nhung-dieu-can-biet-57267.html), nhiễm khuẩn máu... Người có thể sử dụng vắc xin này bao gồm trẻ từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành và người cao tuổi hoặc người có các bệnh mãn tính như tắc nghẽn phổi mạn tính, lao phổi, bệnh tim mạch, đái tháo đường (tiểu đường) và nhiều trường hợp khác. Lịch tiêm vắc xin cho trẻ có thể được thực hiện theo các cách sau:\n\n**Trẻ từ 6 tuần - 6 tháng tuổi:** Lịch tiêm gồm 4 mũi. \n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu sau 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu sau 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi 3 ít nhất 8 tháng. Nếu trẻ tiêm mũi nhắc lúc trên 1 tuổi thì cần cách mũi 3 ít nhất là 2 tháng.\n\n**Trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm mũi phế cầu cho bé trước đó):**\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu sau 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Tiêm cách tối thiểu mũi 2 từ 6 tháng. Nếu trẻ trên 1 tuổi, thì khoảng cách với mũi 2 ít nhất là từ 2 tháng.\n\n**Trẻ từ 12 - 23 tháng tuổi:** Lịch tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\n**Trẻ từ 24 tháng tuổi đến người lớn:** Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nViệc tiêm vắc xin phế cầu cần tuân thủ đúng độ tuổi, liều lượng và lịch tiêm được khuyến nghị sẽ đảm bảo phát huy tối đa công dụng của vắc xin, qua đó bảo vệ tối ưu cho người được chủng ngừa. Sau khi tiêm, cha mẹ, thân nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe của người được tiêm để phát hiện bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào nhằm giúp chẩn đoán, xử trí kịp thời, tốt nhất những phản ứng sau tiêm nếu có. Tất cả các [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc luôn sẵn sàng cung cấp tốt nhất các dịch vụ tiêm chủng vắc xin Phế cầu nói riêng và toàn bộ các vắc xin khác nói chung. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về mũi vắc xin phòng ngừa bệnh do Phế cầu. Chúc bạn sức khỏe. \n\nXem thêm:\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n[Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tìm hiểu chi tiết về vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp", "abstract": "Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt là những căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Tất cả mọi người, bao gồm trẻ em và người lớn đều tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các bệnh này. Tetraxim là loại vắc xin an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mọi người khỏi những căn bệnh nguy hiểm này. ", "md_content": "Vắc xin Tetraxim được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Sanofi Pasteur, một tập đoàn có trụ sở tại Pháp và hoạt động trên phạm vi quốc tế. [Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đã được cơ quan Bộ Y tế cấp phép cho việc lưu hành và có khả năng thay thế cho các loại vắc xin riêng lẻ để phòng bệnh các bệnh kể trên.\n\nTổng quan về vắc xin Tetraxim 0.5ml\n-----------------------------------\n\nVắc xin Tetraxim 0.5ml (Sanofi Pasteur - Pháp) là một loại vắc xin tổ hợp được nghiên cứu và phát triển để ngăn ngừa các loại bệnh: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), uốn ván, ho gà và bại liệt ở trẻ em. Sản phẩm này đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo quyết định số 687/QĐ-QLD ngày 15/12/2014 của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.\n\n![Tìm hiểu chi tiết về Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_chi_tiet_ve_vac_xin_4_trong_1_tetraxim_cua_phap_5_635b6faf31.jpg)\n\n*Vắc xin Tetraxim 0.5ml là một loại vắc xin tổ hợp*\n\nTetraxim 0.5 ml được sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur - Pháp, một trong những nhà sản xuất có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vắc xin tổ hợp. Loại vắc xin 4 trong 1 giúp giảm số lượng tiêm chủng cần thiết và giảm bớt sự đau đớn và khó chịu cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.\n\nVề quy cách đóng gói, sản phẩm có sẵn trong các tùy chọn sau:\n\n* Hộp 1 bơm tiêm có gắn kèm kim tiêm và nạp sẵn 1 liều (0.5ml).\n* Hộp 1 bơm tiêm không gắn kim tiêm nạp sẵn 1 liều (0.5 ml), đi kèm với 2 kim tiêm.\n* Hộp 10 bơm tiêm có gắn kim tiêm nạp sẵn 1 liều (0.5 ml).\n\nLiều dùng và cách tiêm vắc xin Tetraxim\n---------------------------------------\n\n### Liều dùng\n\n* Loạt chủng ngừa cơ bản: Vắc xin Tetraxim 0.5 ml được tiêm trong loạt tiêm chủng cơ bản theo lịch tiêm chính. Trẻ sẽ được tiêm ba liều cách nhau một tháng, lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Chủng ngừa nhắc lại: Sau loạt tiêm chủng cơ bản, thường từ 16 đến 18 tháng tuổi, trẻ cần tiêm 1 liều để duy trì sự bảo vệ.\n* Chủng ngừa nhắc lại từ 5 đến 13 tuổi: Trẻ cần tiêm 1 mũi để bảo vệ khỏi các bệnh.\n* Đối với loạt tiêm chủng cơ bản và lịch tiêm chủng nhắc lại vắc xin, liều thứ nhất có thể sử dụng Tetraxim 0.5 ml hoặc có thể hoàn nguyên với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae tuýp B (Act-HIB) bằng cách tiêm cùng lúc nhưng tại 2 vị trí khác nhau.\n\n![Tìm hiểu chi tiết về Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_chi_tiet_ve_vac_xin_4_trong_1_tetraxim_cua_phap_1_5873cc424c.jpg)\n\n*Chú ý liều dùng tiêm vắc xin Tetraxim theo khuyến cáo*\n\n### Cách tiêm vắc xin Tetraxim\n\n* Vắc xin Tetraxim 0.5 ml được tiêm bắp (IM) tại vị trí mặt trước bên của đùi cho trẻ nhỏ và ở vùng cơ Delta cho trẻ lớn.\n* Nếu sử dụng bơm tiêm không gắn sẵn kim, hãy đảm bảo tra chặt kim tiêm vào đầu bơm tiêm bằng cách xoay một phần tư vòng.\n* Vắc xin Tetraxim 0.5 ml có thể được sử dụng để hoàn nguyên vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae tuýp B (Act-HIB).\n* Trước khi tiêm, hỗn dịch cần được lắc đều để tạo ra một dung dịch màu trắng đục và đồng nhất.\n* Sản phẩm không còn sử dụng hoặc rác thải phải được xử lý theo quy định về vệ sinh và môi trường.\n\nChỉ định và chống chỉ định vắc xin Tetraxim\n-------------------------------------------\n\n### Chỉ định\n\nVắc xin Tetraxim 0.5 ml được chỉ định tiêm phòng để:\n\n* Tiêm ngừa các loại bệnh: Bạch hầu, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), ho gà và bại liệt cho trẻ từ hai tháng tuổi trở lên.\n* Tiêm lại sau một năm kể từ loạt tiêm cơ bản trong năm thứ hai của trẻ.\n* Tiêm lại cho trẻ từ 5 - 13 tuổi, theo khuyến cáo chính thức.\n\nTác dụng không mong muốn:\n\n* Vùng tiêm bị phản ứng: Có thể xuất hiện sưng, đỏ, và đau tại nơi tiêm.\n* Phản ứng đặc trưng ở trẻ từ 2 tuổi đến hơn 2 tuổi: Các triệu chứng có thể bao gồm đau cơ, đau đầu, và khó chịu.\n* Phản ứng toàn thân: Các phản ứng này có thể bao gồm: Phát ban, quấy khóc không bình thường, [nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html), [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html), giảm chất lượng của khẩu phần ăn, giấc ngủ, sốt cao.\n\n![tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_chi_tiet_ve_vac_xin_4_trong_1_tetraxim_cua_phap_ebf066be74.jpg)\n\n*Vắc xin Tetraxim được chỉ định tiêm phòng các loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt*\n\n### Chống chỉ định\n\nChống chỉ định tiêm phòng vắc xin Tetraxim 0.5 ml áp dụng cho những trường hợp sau:\n\n* Người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Tetraxim 0.5 ml hoặc người thể hiện dấu hiệu quá mẫn sau khi tiêm các loại vắc xin chống bạch hầu, ho gà hoặc uốn ván trong quá khứ.\n* Người từng trải qua phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng sau khi tiêm các loại vắc xin tương tự hoặc vắc xin chứa thành phần tương tự.\n* Trong trường hợp người được tiêm vắc xin Tetraxim 0.5 ml đang trong tình trạng sốt hoặc đang mắc bệnh cấp tính, tiêm phòng nên được hoãn lại cho đến khi tình trạng khá hơn.\n* Người đang mắc bệnh không liên quan đến vắc xin Tetraxim 0.5 ml mà liên quan đến bệnh não tiến triển.\n* Người từng mắc bệnh não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm các loại vắc xin có chứa kháng nguyên ho gà, bao gồm cả vắc xin ho gà toàn tế bào hoặc vắc xin ho gà vô bào.\n\nCảnh báo và thận trọng khi sử dụng vắc xin Tetraxim\n---------------------------------------------------\n\n* Tính sinh miễn dịch của vắc xin 4 trong 1 - Tetraxim 0.5 ml có thể bị giảm do điều trị ức chế miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch. Người trong trường hợp này nên đợi đến khi kết thúc điều trị hoặc khỏi bệnh trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, tiêm phòng vẫn được thực hiện cho các đối tượng bị suy giảm miễn dịch mạn tính.\n* Người từng trải qua các triệu chứng sau tiêm các loại vắc xin tương tự hoặc chứa thành phần tương tự, như: [Hội chứng Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) hoặc viêm đám rối thần kinh cánh tay, nên xem xét cẩn thận giữa lợi ích tiềm tàng và khả năng có thể bị tai biến khi tiêm [vắc xin dành cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-cho-tre-5-tuoi-ma-phu-huynh-nen-tham-khao.html). Đối với trẻ nhỏ chưa được tiêm đủ các liều cơ bản, lịch tiêm cần được điều chỉnh.\n* Không tiêm vào mạch máu, và không tiêm vào da. Cần đảm bảo rằng kim tiêm không nằm trong mạch máu.\n* Trong trường hợp trẻ bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chảy máu, cần thận trọng khi tiêm vắc xin, vì có nguy cơ chảy máu khi tiêm bắp.\n* Trước khi tiêm vắc xin, cần kiểm tra kỹ tiền sử y khoa, đặc biệt là liên quan đến việc tiêm chủng phòng ngừa và bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đã từng xảy ra sau tiêm vắc xin. Thăm khám lâm sàng cũng cần được thực hiện.\n* Nếu từng có triệu chứng: Sốt, trụy mạch, quấy khóc dai dẳng, co giật hoặc bất kỳ triệu chứng nào bị xem xét có thể liên quan đến việc tiêm vắc xin trong quá khứ, cần xem xét cẩn thận khi quyết định tiếp tục sử dụng vắc xin có chứa thành phần liên quan tiếp theo.\n* Nếu từng có phản ứng phù nề ở chi dưới sau khi tiêm vắc xin chứa thành phần: Haemophilus influenzae tuýp B, vắc xin Tetraxim 0.5ml và vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae tuýp B nên tiến hành tiêm ở hai vị trí tiêm khác nhau ở hai ngày khác nhau.\n* Cần phải chuẩn bị các phương tiện điều trị thích hợp và theo dõi chặt chẽ người được tiêm để xử trí ngay khi có phản ứng phản vệ để đảm bảo [lợi ích của vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-loi-ich-cua-vac-xin-doi-voi-suc-khoe.html) sau khi tiêm phòng.\n* Khi tiêm các liều cơ bản ở trẻ nhỏ sinh quá non tháng hoặc trẻ có tiền sử hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh, cần lưu ý nguy cơ có thể xảy ra cơn ngưng thở tạm thời trong 48 - 72 giờ sau tiêm vắc xin. Tiêm chủng mang lại nhiều lợi ích ở nhóm trẻ này, do đó, không nên từ chối hoặc trì hoãn việc tiêm chủng.\n* Vắc xin Tetraxim 0.5 ml không được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, mà chỉ áp dụng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.\n\n![Tìm hiểu chi tiết về Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim của Pháp 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_chi_tiet_ve_vac_xin_4_trong_1_tetraxim_cua_phap_3_6d3c19e625.jpg)\n\n*Đăng ký và đặt lịch tiêm chủng vắc xin Tetraxim tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nGiá vắc xin Tetraxim và địa điểm tiêm phòng\n-------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin Tetraxim đầy đủ và đúng lịch là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, ho gà, bại liệt và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nó giúp tạo ra một miễn dịch chủ động và đặc hiệu chống lại các bệnh nguy hiểm. Chính vì lẽ đó, việc tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân mà còn đóng góp vào việc bảo vệ cộng đồng trước những mối đe dọa từ bệnh tật.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là một đơn vị uy tín và đáng tin cậy trong lĩnh vực tiêm chủng, cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.\n\nGiá tiêm lẻ vắc xin Tetraxim tại trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện khoảng 548.000VND và có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Ngoài ra bạn có thể đăng ký thông tin tiêm chủng tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hoặc gọi 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\nTiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Trong đó, vắc xin 4 trong 1 - [Tetraxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-chi-tiet-ve-vac-xin-4-trong-1-tetraxim-cua-phap.html) là một trong những loại vắc xin cần thiết để tiêm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi để tiến hành thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo khuyến cáo.\n\nXem thêm:\n\n[*Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi phòng bệnh hiệu quả nhất?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-uon-van-tiem-may-mui-phong-benh-hieu-qua-nhat.html)\n\n[*Các loại vắc xin uốn ván bạch hầu và ho gà*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-uon-van-bach-hau-va-ho-ga.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["phòng bệnh", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Lịch tiêm vắc xin phòng cúm", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, tính chất lây nhiễm nhanh và manh, chính vì vậy Cúm thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm phòng cúm đúng cách là phương pháp đặc hiệu ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, và nếu mắc bệnh sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong... Vậy vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.", "md_content": "[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là một loại bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh và mạnh, bệnh có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong. Việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh Cúm.\n\nCúm là bệnh gì?\n---------------\n\nCúm do virus cúm (Influenza virus) gây ra, đây là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hàng năm có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em trên toàn cầu mắc cúm. Điều này dẫn đến hàng nửa triệu ca tử vong mỗi năm do các vấn đề liên quan đến cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 1 đến 1,8 triệu người mắc cúm mùa.\n\n![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_0407f9599a.jpg)\n\n*Cúm có thể tự khỏi nhưng ở một số người lại gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng*\n\nCúm có thể tự khỏi, nhưng cũng có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở những người mắc bệnh mạn tính về Tim mạch, Hô hấp, Thận - Tiết niệu, thiếu máu, bệnh chuyển hóa... Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, và đặc biệt các thể Cúm ác tính, nguy cơ tử vong rất cao.\n\nTrước khi tìm hiểu về vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Hãy điểm qua về các chủng loại virus cúm đang được biết đến. Các chủng cúm được ghi nhận từ trước đến nay là: A, B, C và D. Trong đó, chủng [cúm A và cúm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-a-va-cum-b-khac-nhau-nhu-the-nao-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-cum-68371.html) thường gặp ở người, chủng cúm C gây ra bệnh nhẹ và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Chủng cúm D không ảnh hưởng đến người, mà thường gây bệnh ở gia súc.\n\n* Chủng cúm A: Chiếm khoảng 75% số ca nhiễm cúm ở người và có thể gây ra các đợt dịch lớn khác nhau. Các đại dịch cúm toàn cầu đã được ghi nhận trong lịch sử, ví dụ như: cúm A (H3N2) và cúm A (H1N1) và Cúm gia cầm (H5N1)...\n* Chủng cúm B: Chủng cúm B có thể được phân thành hai dòng chính là dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria. Chủng cúm B có tỷ lệ 25% số ca nhiễm cúm mùa hàng năm và có khả năng lây truyền mạnh từ người này sang người khác. Mặc dù ít gây ra đại dịch, chủng cúm B vẫn có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng nếu diễn biến xấu.\n* Chủng cúm C: Chủng cúm C ít phổ biến hơn và ít nguy hiểm hơn so với chủng cúm A và B. Bệnh do cúm C không gây ra các đợt dịch ở người.\n* Chủng cúm D: Chủng cúm D chủ yếu gây bệnh trên gia súc và chưa được xác định gây bệnh ở người. Virus cúm D có cấu trúc và tính chất tương tự như virus cúm C.\n\n![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_1_702298bb2d.jpg)\n\n*Chủng cúm A và cúm B là chủng cúm thường gặp ở người*\n\nLý do mỗi người cần tiêm vắc xin cúm\n------------------------------------\n\nViệc tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng nhất để đề phòng bệnh Cúm. Các loại vắc xin Cúm giúp ngăn ngừa mắc bệnh, hoặc nếu nhiễm bệnh thì giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm. Hiệu quả của vắc xin Cúm phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng bệnh tật, miễn dịch của người được tiêm, và tính sinh miễn dịch các thành phần kháng nguyên Cúm trong vắc xin và các chủng virus Cúm đang hoạt động. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin cúm có thể giảm đến 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm và hiệu suất bảo vệ có thể lên tới 80 - 90%.\n\nNhững người có nguy cơ cao mắc cúm và gặp nguy cơ nhiễm cúm biến chứng nên xem xét việc tiêm vắc xin cúm hàng năm, bao gồm:\n\n* Trẻ em từ 6 đến dưới 5 tuổi và người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.\n* Ngườicó các bệnh lý nền như: Bệnh Tim mạch, bệnh Phổi mãn tính, Hen suyễn, bệnh chuyển hóa (như tiểu đường), bệnh thận mãn tính hoặc có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hay nguyên phát.\n* Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai (ngăn ngừa bị Cúm khi mang thai, và bảo vệ cho thai nhi, hoặc em bé dưới 6 tháng tuổi).\n* Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn lây nhiễm Cúm như nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm... Bạn cũng cần tìm hiểu [lưu ý trước khi tiêm phòng cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-cum-62654.html) để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.\n\n![vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_lich_tiem_vac_xin_phong_cum_4347b99123.jpg)\n\n *Hiệu quả của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng miễn dịch,...*\n\nvắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?\n--------------------------------------------\n\nvắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Các vắc xin phòng cúm thường đạt hiệu quả bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, các loại virus cúm thường đột biến, biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục. Do đó, các loại vắc xin Cúm sử dụng trong một mùa cúm có thể không còn hiệu quả vào năm tiếp theo. Chính vì lý do này, chúng ta nên tiêm vắc xin Cúm hàng năm, đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa... hoặc người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, suy giảm miễn dịch... để đảm bảo sự hiệu quả của Vắc xin Cúm.\n\nCâu hỏi phổ biến khác là [tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-cum-sau-bao-lau-thi-co-tac-dung-bao-lau-thi-can-tiem-nhac-lai-vac-xin-cum.html)? vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà thường cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm để vắc xin bắt đầu bảo vệ bạn khỏi virus cúm có trong vắc xin Cúm.\n\nLịch tiêm vắc xin phòng cúm\n---------------------------\n\nNgoài các thắc mắc \"vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? Có thể dùng vắc xin phòng bệnh cúm lâu dài không?\" thì lịch tiêm vắc xin phòng cúm cũng là một thông tin mà bạn cần phải quan tâm, cụ thể đối với:\n\n* Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi, chưa từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng. Tiếp theo, tiêm nhắc hàng năm.\n* Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi với liều lượng 0.5ml. Sau đó tiến hành tiêm nhắc hàng năm.\n\n![Góc tìm hiểu: Vacxin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_tim_hieu_vacxin_phong_cum_co_tac_dung_trong_bao_lau_3_21bf8d4891.jpg)\n\n*Vắc xin phòng cúm cần thực hiện tiêm nhắc lại hằng năm*\n\nNgoài ra, để tự bảo vệ bản thân khỏi cúm, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung, không đặc hiệu sau:\n\n* Tuân thủ vệ sinh cá nhân bằng cách giữ sạch và rửa tay thường xuyên với xà phòng, đồng thời che miệng khi hắt hơi. Cần quan tâm đến việc vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý.\n* Bảo đảm cơ thể được giữ ấm bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Hãy kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.\n* Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc cúm hoặc trường hợp có triệu chứng cúm.\n* Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng các loại thuốc kháng virus như Tamiflu mà hãy tuân theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.\n* Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng như: Ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.\n\nTrên đây là những thông tin về: [vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-cum-co-tac-dung-trong-bao-lau-lich-tiem-vac-xin-phong-cum.html) Hiện tại giá tiêm chủng phòng bệnh cúm mùa tại trung tâm tiêm chủng Long Châu khoảng từ 158.000VND đến 333.000VND tùy theo loại vắc xin, giá tiêm lẻ có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Nếu bạn đang có ý định tiêm phòng cúm thì có thể đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Cúm", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?", "abstract": "Chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Nhiều cha mẹ thắc mắc liệu mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Mặc dù chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đến các trung tâm tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của bé.", "md_content": "Trong thời gian gần đây, tăng cường sức khỏe cho trẻ em đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Bộ Y tế đã thực hiện nhiều nỗ lực để cung cấp hướng dẫn và thông tin về các mũi tiêm vắc-xin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ đã được triển khai và đạt được những thành tựu đáng kể. Bài viết này sẽ giúp bạn có đáp án cho câu hỏi [mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-la-gi-mui-phe-cau-co-trong-tiem-chung-mo-rong-khong.html). Ba mẹ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng là gì?\n--------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế quan trọng được triển khai tại Việt Nam kể từ năm 1981. Chương trình này nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Mục tiêu của tiêm chủng mở rộng là đẩy lùi bệnh tật và cung cấp cho trẻ nhỏ sức đề kháng cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tmui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_1iem_chung_mo_rong_khong_Cropped_4c42f8080e.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng là một chương trình y tế quan trọng của Việt Nam từ năm 1981*\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng đã chứng minh tầm quan trọng của mình trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em bằng cách cung cấp vắc-xin phòng ngừa cho 12 loại bệnh khác nhau. Tiêm chủng là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo trẻ nhỏ được bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), viêm não Nhật Bản, viêm gan B, và nhiều bệnh khác.\n\nMũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?\n----------------------------------------------\n\nNếu bạn thắc mắc mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Thì câu trả lời đưa ra là hiện tại mũi phế cầu chưa được đưa vào trong tiêm chủng mở rộng. Có bốn loại vắc-xin dự kiến sẽ được thêm vào chương trình tiêm chủng mở rộng theo Nghị quyết 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về Lộ trình tăng lượng vắc-xin trong giai đoạn 2021 - 2030. Các loại vắc-xin này bao gồm vắc-xin phòng bệnh [tiêu chảy do virus Rota](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-do-virus-rota-168.html), vắc-xin phòng bệnh do phế cầu, vắc-xin phòng bệnh [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), và vắc-xin phòng bệnh cúm mùa.\n\nTheo kế hoạch, vắc-xin phòng bệnh do virus Rota đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2022. Còn lại, ba loại [vaccine phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), ung thư cổ tử cung và cúm mùa dự kiến sẽ được thêm vào chương trình tương ứng vào năm 2025, 2026 và 2030.\n\n![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_2_f44bfaa718.jpg)\n\n*Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không?*\n\nChính phủ đã giao cho Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan để cấp kinh phí mua vắc-xin và tổ chức thực hiện theo lộ trình thêm vắc-xin vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng có những loại vắc-xin nào?\n----------------------------------------------------------\n\nĐến đây câu hỏi mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không đã có câu trả lời. Vậy thì danh sách các loại vắc-xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hiện nay có những loại vắc-xin nào?\n\n* **Vắc-xin phòng bệnh lao:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thương đến hệ hô hấp và có thể gây tử vong.\n* **Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B:** Loại vắc-xin này giúp bảo vệ người tiêm khỏi bị [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html), một bệnh có thể gây viêm gan mãn tính và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.\n* **Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu:** Đây là vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến cổ họng, hầu và khu vực quanh nó.\n* **Vắc-xin phòng bệnh ho gà:** Loại vắc-xin này giúp ngăn ngừa bệnh ho gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn.\n* **Vắc-xin phòng bệnh uốn ván:** Vắc-xin này giúp bảo vệ khỏi bệnh uốn ván, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.\n* **Vắc-xin phòng bệnh bại liệt:** Đây là vắc-xin phòng bệnh bại liệt, một bệnh truyền nhiễm gây bại liệt và có thể gây khó khăn trong việc di chuyển và làm việc.\n* **Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).\n* **Vắc-xin phòng bệnh sởi:** Vắc-xin này giúp phòng ngừa bệnh sởi, một bệnh lây truyền dễ lan tỏa trong cộng đồng và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.\n* **Vắc-xin phòng bệnh Rubella:** Loại vắc-xin này giúp ngăn ngừa [bệnh Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), một bệnh truyền nhiễm thường gây các triệu chứng ban đỏ và viêm khớp.\n* **Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản:** Vắc-xin này giúp ngăn ngừa [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html), một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.\n* **Vắc-xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao):** Loại vắc-xin này được áp dụng ở những vùng có nguy cơ cao để ngăn ngừa bệnh tả, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.\n* **Vắc-xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao):** Vắc-xin này được sử dụng ở những vùng có nguy cơ cao để ngăn ngừa bệnh [thương hàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuong-han-151.html), một bệnh truyền nhiễm thường gây ra bởi vi khuẩn và có triệu chứng sốt và hậu môn sưng đau.\n\n![Mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mui_phe_cau_co_trong_tiem_chung_mo_rong_khong_3_3f29368f92.jpg)\n\n*Hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng có những loại vắc-xin nào?*\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nhằm đảm bảo rằng cộng đồng được bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau và giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng toàn cầu.\n\nBa mẹ hiện đã có câu trả lời cho việc liệu mũi phế cầu có trong tiêm chủng mở rộng không. Mặc dù hiện nay mũi tiêm phòng phế cầu chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể đến các cơ sở tiêm vacxin có uy tín như [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - đơn vị uy tín có các loại vacxin phế cầu, đảm bảo tuân thủ quy trình của Bộ Y tế để tiêm cho bé để đảm bảo sức khỏe và sự bảo vệ cho sức khỏe của con yêu. \n\nXem thêm:\n\n[Có cần thiết phải tiêm mũi phế cầu không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-co-can-thiet-phai-tiem-mui-phe-cau-khong.html)\n\n[Những ai nên tiêm vắc xin phế cầu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ai-nen-tiem-vac-xin-phe-cau-lich-tiem-va-tac-dung-phu-la-gi.html)\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "tiêm phế cầu"]}, {"title": "Thời điểm nên tiêm phòng Cúm cho trẻ là khi nào?", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết… hoặc trên người già, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những điều cần nên biết khi tiêm phòng Cúm cho trẻ nhé.", "md_content": "Sức đề kháng của trẻ còn kém, chưa thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus gây bệnh Cúm. Hơn nữa, bệnh Cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế nên, cha mẹ cần thực hiện tiêm phòng Cúm cho trẻ nhanh chóng.\n\nBệnh Cúm là gì?\n---------------\n\nCúm là một bệnh lý phổ biến xuất hiện chủ yếu trong mùa đông và thường do chủng virus Cúm như A (H3N2), A (H1N1), [Cúm B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-cum-b-la-gi-bi-cum-b-bao-lau-thi-khoi-67437.html) (Yamagata, Victoria) và Cúm C gây ra. Bệnh Cúm lây nhiễm thông qua đường hô hấp, chủ yếu lây nhiễm do các giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi và họng qua hắt hơi hoặc ho (Phần tử khí dung). Ngoài ra, virus Cúm có thể tồn tại trên các bề mặt và vật dụng hàng ngày mà người bệnh đã tiếp xúc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh Cúm bằng cách chạm tay vào các bề mặt có chứa virus gây bệnh và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.\n\nBiểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm đặc biệt có thể diễn tiến nặng trên trẻ em dưới 5 tuổi.\n\n![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_1_0d20750f9c.jpg)\n\n*Bệnh Cúm là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp*\n\nVì sao nên tiêm phòng Cúm cho trẻ hàng năm?\n-------------------------------------------\n\n[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/can-lam-gi-khi-co-dau-hieu-dau-tien-cua-benh-cum-53602.html) là một bệnh lây truyền rất dễ nhiễm phải, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch chưa trưởng thành như trẻ em. Việc tiêm phòng Cúm cho trẻ là điều rất cần thiết mà các bậc cha mẹ nên quan tâm, đặc biệt là khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi.\n\nCúm thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt là vào mùa đông. Bệnh này có khả năng biến đổi, tạo ra các chủng virus mới, dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho trẻ cần thực hiện hàng năm một lần để bảo vệ sức khỏe của trẻ tối đa nhất có thể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh Cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.\n\nThời điểm tiêm phòng Cúm cho trẻ\n--------------------------------\n\nTrong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và chỉ nhận được miễn dịch được chuyển giao từ mẹ qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, sau đó giảm dần sau khoảng 6 tháng. Vì thế nên, trẻ từ 6 tháng tuổi tiêm vắc xin Cúm là rất cần thiết.\n\nLiều tiêm phòng Cúm cho trẻ em và người lớn được chỉ định như sau:\n\n* Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến trước 9 tuổi: Tiêm 2 liều, cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc hàng năm liều 0.5 ml.\n* Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm hàng năm liều 0.5 ml.\n\n![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_2_acaf794fdc.jpg)\n\n*Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể tiêm vắc xin Cúm*\n\nTiêm phòng Cúm cho trẻ em ở đâu?\n--------------------------------\n\nỞ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, chi phí tiêm phòng Cúm cho trẻ được niêm yết minh bạch rõ ràng. Có sẵn 3 loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html) phòng Cúm cơ bản với giá tiêm lẻ như sau:\n\n* Vắc xin Vaxigrip Tetra (xuất xứ Pháp): 333.000 đồng/liều.\n* Vắc xin Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan): 333.000 đồng/liều.\n\nBảng giá tiêm lẻ vắc xin Cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Ngoài việc tiêm phòng Cúm, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cũng xây dựng các gói tiêm chủng đa dạng nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. Các gói tiêm chủng được thiết kế phù hợp với từng nhóm trẻ theo độ tuổi, bao gồm nhiều loại vắc xin cần thiết trong mỗi giai đoạn. Điều này giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tiêm lẻ từng loại vắc xin khác.\n\nTiêm phòng Cúm khi mang thai có được không?\n-------------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin phòng Cúm trước khi mang thai có thể bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và cho cả sự phát triển của thai nhi. Vắc xin giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong thời kỳ mang thai và đề cao khả năng phòng ngừa bệnh Cúm. Đồng thời, việc tiêm vắc xin Cúm còn tạo hệ miễn dịch cho thai nhi ngay sau khi chào đời bằng miễn dịch đặc hiệu từ mẹ truyền sang con qua rau thai hoặc bú sữa mẹ, bảo vệ bé tránh khỏi bệnh Cúm trong khoảng thời gian khi trẻ còn quá nhỏ, hệ miễn dịch còn rất \"non trẻ\".\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin Cúm cho cả trẻ em và người lớn. Trước khi tiêm, trẻ em sẽ được thăm khám và sàng lọc sức khỏe kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn về loại vắc xin cần thiết, lên phác đồ tiêm phù hợp, đồng thời giải thích về các phản ứng phụ có thể xảy ra và cách chăm sóc bé sau tiêm phòng tại nhà. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ được tiêm phòng một cách an toàn và hiệu quả.\n\n![Những điều cần nên biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_nen_biet_khi_tiem_phong_cum_cho_tre_3_ea2a208c07.jpg)\n\n*Mẹ bầu khi mang thai cần nên tiêm phòng Cúm*\n\nTrẻ em nào không nên tiêm phòng Cúm?\n------------------------------------\n\nDù vắc xin Cúm là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em không nên tiêm phòng vắc xin Cúm. Đây là những trường hợp không nên tiêm vắc xin Cúm:\n\n* Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vắc xin Cúm thường không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Bởi do hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển và chưa đảm bảo kích thích trẻ sinh miễn dịch đặc hiệu với vắc xin Cúm.\n* Trẻ từng gặp phản ứng nghiêm trọng với vắc xin Cúm trước đây.\n* Trẻ từng bị hội chứng [Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html): Hội chứng Guillain-Barre là một tình trạng nghiêm trọng và việc tiêm vắc-xin Cúm cần được xem xét kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế.\n* Trẻ đang trong tình trạng sốt hoặc đang ốm: Nếu trẻ đang trong tình trạng không khỏe hoặc có sốt, việc tiêm vắc xin Cúm nên được hoãn lại cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.\n* Trẻ dị ứng nặng với trứng gà, thịt gà. Việc tiêm chủng vắc xin Cúm chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ và sự cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những điều cần nên biết khi [tiêm phòng Cúm cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-nen-tiem-phong-cum-cho-tre-la-khi-nao.html). Hy vọng rằng qua bài viết này, các cha mẹ có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức trong việc cân nhắc tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ nhé!\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Cúm", "Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?", "abstract": "Thủy đậu đã từng là bệnh lý khá phổ biến vì đặc tính lây lan dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của vắc xin mà bệnh lý này đã giảm đáng kể. Vậy, tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?", "md_content": "Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng khỏi bệnh lý thủy đậu. Nhưng, liệu vắc xin có giúp ngăn ngừa bệnh 100% hay không? Tiêm vắc xin rồi thì có khả năng bị nữa hay không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số thông tin về bệnh thủy đậu và trả lời cho câu hỏi “Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?”.\n\nBệnh thủy đậu là gì?\n--------------------\n\n[Bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra, virus này có tên gọi là Varicella virus.\n\nBệnh có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em và cả người lớn. Thời điểm bệnh thủy đậu phổ biến nhất thường là vào mùa xuân lúc thời tiết mưa phùn ẩm ướt. Bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng rõ rệt như xuất hiện các nốt phồng (chứa nước) khắp cơ thể, không ngoại trừ niêm mạc lưỡi và miệng. Do đó, việc tìm hiểu thêm về căn bệnh này là cần thiết để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.\n\nThủy đậu sẽ lây từ người sang người thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc các giọt bắn phát ra từ đường hô hấp (như khi hắt hơi, ho, nói chuyện) hoặc từ các chất dịch bên trong các nốt phồng bị vỡ ra. Bệnh cũng có thể lây qua các vật dụng đã bị nhiễm chất dịch từ các nốt phồng. Vì vậy, cần lưu ý tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh thủy đậu.\n\n![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_1_c293bb8ca7.png)\n\n*Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh*\n\nĐối tượng nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu\n-----------------------------------------\n\nBệnh thủy đậu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là với những đối tượng như trẻ em, phụ nữ và những người có hệ miễn dịch kém. Cụ thể:\n\n* Trẻ em: Trẻ em nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu. Mũi thứ nhất từ 12 - 15 tháng tuổi và mũi thứ hai từ 4 - 6 tuổi.\n* Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm theo chỉ định của bác sĩ, tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 8 tuần tùy từng loại vắc xin.\n* Phụ nữ có kế hoạch mang thai: Bạn nên thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để giúp phòng ngừa bệnh và bảo vệ thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.\n* Những người có miễn dịch kém: Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì nên chủ động tiêm vắc xin thủy đậu.\n\nMột số các loại vắc xin khác cũng sẽ được tiêm cùng thời điểm với vắc xin thủy đậu như vắc xin sởi, [quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html), rubella. Hãy thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ riêng thủy đậu.\n\nTiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?\n--------------------------------------\n\n“Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?” là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra sau khi thực hiện tiêm thủy đậu. Vắc xin có thể giúp phòng ngừa bệnh tuyệt đối hay không? Sau khi bạn thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu, nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ giảm một cách đáng kể và phần lớn là không bị mắc bệnh hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Dẫu vậy, vắc xin sẽ không thể ngăn ngừa bệnh thủy đậu 100%.\n\nMột số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi đã tiêm phòng vắc xin nhưng các biểu hiện bệnh sẽ nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Tiêm vắc xin thủy đậu sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus thủy đậu và tạo sự miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus.\n\nChính vì thế, mặc dù không thể ngăn bệnh hoàn toàn nhưng tiêm vắc xin thủy đậu vẫn là việc rất quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh thủy đậu, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Không chỉ thế, vắc xin còn bảo vệ cho cả cộng đồng, giúp giảm thiểu tối đa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.\n\n![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_2_44ae19420c.png)\n\n*Tiêm vắc xin sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh* \n\nNhững trường hợp chống chỉ định với vắc xin\n-------------------------------------------\n\nVắc xin có thể tiêm cho hầu hết mọi người nhưng cũng có một số trường hợp cần hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin. Một số trường hợp như:\n\n* Bị [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-di-ung-539.html): Không nên thực hiện tiêm nếu bạn bị dị ứng nặng với các thành phần của vắc xin.\n* Phụ nữ đang mang thai: Vắc xin được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai, nếu bạn đang mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm.\n* Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch bị suy giảm do mắc bệnh lý nền hoặc đang điều trị bệnh ung thư, [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html),... cũng không nên tiêm vắc xin vì rất có thể vắc xin sẽ không phát huy được hiệu quả phòng bệnh.\n* Bị suy giảm tiểu cầu hoặc đang dùng corticosteroid: Thảo luận với bác sĩ trước khi có ý định tiêm vắc xin thủy đậu nếu lượng tiểu cầu của bạn đang bị suy giảm hoặc bạn đang dùng corticosteroid với liều lượng cao.\n\n![Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_hien_tiem_vac_xin_thuy_dau_co_bi_nua_khong_3_050c71b4a3.png)\n\n*Chống chỉ định đối với những người dị ứng với thành phần của vắc xin*\n\nNên tiêm vắc xin thủy đậu ở đâu?\n--------------------------------\n\nViệc lựa chọn địa chỉ tiêm vắc xin uy tín sẽ giúp bảo vệ cho sức khỏe khỏi các nguy cơ, biến chứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) - địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu. Trung tâm sẽ cung cấp cho bạn các gói tiêm bệnh thủy đậu với đa dạng chủng vắc xin từ các nước khác nhau như Hàn Quốc (vắc xin VARICELLA-GCC), Bỉ (VARILRIX) và Mỹ (VARIVAX) với giá thành chỉ từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ/1 mũi vắc xin (giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm).\n\nCam kết tuân thủ đầy đủ các bước như khám sàng lọc, giải đáp thắc mắc cho đối tượng thực hiện tiêm chủng,... trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe cho người thực hiện tiêm sau khi tiêm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đây là điểm đến khi tiêm chủng bởi vắc xin luôn đảm bảo chính hãng 100%. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn cũng có thể liên hệ với trung tâm để được tư vấn kỹ càng hơn.\n\nTrên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin bệnh thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “Thực hiện [tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuc-hien-tiem-vac-xin-thuy-dau-co-bi-nua-khong.html)?”. Tiêm vắc xin thủy đậu rồi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Hãy đảm bảo thực hiện tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cả cộng đồng khỏi sự lây lan của các bệnh lý nguy hiểm.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Bệnh thủy đậu"]}, {"title": "Một số thông tin về vacxin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp", "abstract": "Vacxin Hexaxim đã trở thành lựa chọn phổ biến ở nhiều quốc gia trên toàn cầu nhờ vào khả năng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sáu loại bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về vacxin này và cần biết những điều quan trọng khi áp dụng nó cho trẻ.\n", "md_content": "Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc tiêm phòng cho con là ưu tiên hàng đầu. Vacxin 6 trong 1 vẫn là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bà mẹ, bởi nó có khả năng phòng ngừa nhiều loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm duy nhất. Như vậy, Hexaxim là một loại vacxin nào? Và nên tiêm khi nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.\n\nNguồn gốc và tác dụng của vacxin Hexaxim\n----------------------------------------\n\nVacxin Hexaxim là một sản phẩm tiêm chủng 6 trong 1 tổng hợp, được phát triển và sản xuất tại Pháp bởi công ty dược phẩm quốc tế Sanofi Pasteur, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). Vào ngày 16/06/2018, vacxin này đã chính thức có mặt tại Việt Nam.\n\nĐây là một dung dịch tiêm có màu trắng đục, không cần hoàn nguyên. Chỉ cần một mũi tiêm, trẻ nhỏ có thể được bảo vệ khỏi sáu loại bệnh nguy hiểm, bao gồm [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), ho gà, bại liệt, bạch hầu, viêm màng não do vi khuẩn HIB và viêm gan B. Vacxin này được tiêm vào cơ bắp. Điểm tiêm nằm ở phía trước và bên ngoài của đùi hoặc vùng cơ delta ở trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên.\n\n![Hexaxim là vacxin 6 trong 1 có nguồn gốc từ Pháp](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_1_09489b3554.jpg)\n\n*Hexaxim là vacxin 6 trong 1 có nguồn gốc từ Pháp*\n\nVacxin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, khuyến nghị cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại sáu loại bệnh đã được đề cập. Các kháng thể này vẫn tồn tại trong cơ thể sau tiêm chủng. Khi trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố hoặc vi rút gây bệnh này tự nhiên, các kháng thể này giúp hệ thống miễn dịch phát hiện và tấn công chúng nhanh chóng, ngăn chúng gây ra bệnh.\n\nCác bệnh này đều nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao khi mắc phải ở trẻ em. Sau khi mắc bệnh, cơ thể không thể tự sản xuất kháng thể miễn dịch tự nhiên, do đó, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Tiêm vacxin là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.\n\nLịch tiêm phòng vacxin 6 trong 1 của Pháp\n-----------------------------------------\n\n**Lịch tiêm ban đầu:**\n\n* Lịch tiêm chủng cơ bản cho vacxin này bao gồm 3 mũi, với khoảng cách tối thiểu là 4 tuần giữa các mũi.\n* Bác sĩ khuyên nên tiêm 3 mũi vacxin ban đầu khi trẻ có độ tuổi từ 2 đến 4 tháng, và cần hoàn thành cả 3 mũi tiêm trước khi trẻ đủ 6 tháng tuổi.\n* Trong trường hợp trẻ được tiêm vacxin viêm gan B từ lúc mới sinh, vẫn có thể sử dụng [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) như một liều bổ sung.\n\n**Tiêm nhắc lại:**\n\nTiêm nhắc lại (mũi 4) thực hiện ít nhất 6 tháng sau mũi 3, và tốt nhất là hoàn thành trước khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.\n\nHiện tại ở [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đang cung cấp tiêm vacxin Hexaxim với giá 1.020.000 VND/ 1 mũi, tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm mà mức giá này có thể thay đổi. \n\n![Các bậc phụ huynh cần lưu ý lịch tiêm của bé để đảm tiêm đủ và đúng liều cho con em mình](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_2_8e677d7e80.jpg)\n\n*Các bậc phụ huynh cần lưu ý lịch tiêm của bé để đảm tiêm đủ và đúng liều cho con em mình*\n\n**Điều kiện của trẻ có thể tiêm:**\n\nCần đến bệnh viện hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.\n\n**Chú ý:**\n\n* Không dùng cho trẻ sinh non (dưới 37 tuần), trẻ sinh non 28 - 36 tuần có tiền sử hô hấp chưa phát triển hoặc sinh cực non dưới 28 tuần cần được chuyển tiêm tại bệnh viện mũi 1.\n* Ngoài ra, không nên tiêm vacxin này cùng ngày với [vacxin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.html).\n\nVacxin 6 trong 1 của Pháp có những ưu điểm nổi trội nào?\n--------------------------------------------------------\n\nNhững ưu điểm của vacxin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp có thể kể đến như:\n\n* **Được kiểm tra nghiêm ngặt:** Vacxin 6 trong 1 của Pháp đã trải qua 26 nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở nhiều quốc gia trên toàn cầu và đã cung cấp hơn 50 triệu liều.\n* **Số lượng mũi tiêm giảm:** Đây là một loại vacxin kết hợp, cho phép trẻ chỉ cần 3 mũi tiêm để phòng ngừa hiệu quả 6 loại bệnh, thay vì 9 mũi tiêm đơn lẻ.\n* **Độ an toàn cao:** Để giảm thiểu các phản ứng sau tiêm, Hexaxim sử dụng thành phần ho gà vô bào thay vì toàn tế bào ho gà như các loại vacxin trước đây. Đến nay, không có ghi nhận về các trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vacxin 6 trong 1.\n* **Tính chính xác và tiện dụng:** Vì là hỗn dịch đã pha sẵn, giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng và giảm thiểu sai sót có thể xảy ra trong quá trình hoàn nguyên vacxin.\n* **Tính linh động:** Trẻ được khuyến nghị sử dụng cùng loại vacxin trong mỗi lần tiêm nhưng vẫn có thể chuyển đổi sang loại vacxin khác trong trường hợp đặc biệt và sau khi được sự chỉ dẫn của bác sĩ mà không gây ảnh hưởng tiêu cực.\n\n![Vacxin 6 trong 1 có ưu điểm lớn nhất là chỉ cần một mũi có thể giúp trẻ phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_3_e5e8d11eff.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 có ưu điểm là phòng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm*\n\nMột số chống chỉ định của vacxin Hexaxim\n----------------------------------------\n\nKhi trẻ có một số dấu hiệu sau đây, không nên tiêm vacxin này:\n\n* Tiền sử phản ứng phản vệ sau khi tiêm.\n* Quá mẫn với bất kỳ hoạt chất hoặc các tá dược nào được liệt kê trong thành phần của vacxin, hoặc quá mẫn với vacxin ho gà bất kỳ, hoặc đã từng trải qua phản ứng quá mẫn sau khi tiêm Hexaxim hoặc sau khi tiêm vacxin chứa các thành phần tương tự.\n* Có bệnh lý não không rõ nguyên nhân xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vacxin chứa thành phần ho gà (vacxin ho gà vô bào hoặc nguyên bào). Trong trường hợp này, nên ngừng tiêm vacxin ho gà và có thể tiếp tục với quá trình tiêm chủng với các vacxin bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib.\n* Không nên tiêm vacxin ho gà cho người có rối loạn thần kinh không kiểm soát hoặc [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html) không kiểm soát cho đến khi bệnh được điều trị, ổn định và có lợi ích rõ ràng vượt trội nguy cơ.\n* Trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vacxin hoặc vacxin ho gà (vô bào hoặc nguyên bào), hoặc trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin chứa các thành phần tương tự.\n* Trẻ có bệnh tiến triển hoặc tổn thương ở não.\n\nBên cạnh đó, cần thận trọng với một số đối tượng như:\n\n* Như tất cả các loại vacxin tiêm chính quy khác, cần thận trọng khi sử dụng vacxin này đối với người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, vì có thể gây chảy máu sau khi tiêm vào cơ.\n* Vacxin 6 trong 1 của Pháp chứa một lượng rất nhỏ của các chất như glutaraldehyde, [neomycin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/neomycin), streptomycin và polymyxin B, vì vậy cần cẩn trọng đối với những trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ trong số những thành phần này.\n\nKhi quyết định tiếp tục sử dụng vacxin 6 trong 1 của Pháp, cần xem xét cẩn thận nếu trẻ đã trải qua bất kỳ trong những triệu chứng sau đây:\n\n* Sốt ≥ 40 độ C trong vòng 48 giờ sau khi tiêm, mà không có nguyên nhân xác định khác.\n* Trụy mạch hoặc trạng thái giống sốc (giảm áp lực máu và cơ đáp ứng) trong vòng 48 giờ sau tiêm.\n* Co giật kèm sốt hoặc không sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm.\n* Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khỏe hoặc tiền sử dị ứng.\n* Nếu trước đây, sau khi tiêm vacxin chứa giải độc tố uốn ván (vacxin uốn ván), trẻ bị [hội chứng Guillain-Barré](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) (nhạy cảm bất thường, liệt) hoặc viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai), bác sĩ sẽ quyết định xem có nên tiếp tục sử dụng vacxin có chứa giải độc tố uốn ván hay không.\n* Nếu trẻ đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có suy giảm miễn dịch, thì đáp ứng miễn dịch đối với vacxin có thể bị giảm.\n\n![Cân nhắc kỹ với chuyên gia y tế về tình trạng trẻ bị sốt cao trước khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hexaxim_4_84600625ae.jpg)\n\n*Cân nhắc kỹ với chuyên gia y tế về tình trạng trẻ bị sốt cao trước khi tiêm vacxin*\n\nTrên đây là thông tin về công dụng và ưu điểm của vacxin 6 trong 1 [Hexaxim](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vacxin-6-trong-1-hexaxim-cua-phap.html). Chúng tôi hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vacxin này và từ đó có thể đưa ra quyết định tiêm chủng cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào là thắc mắc của nhiều người. Kể từ khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng được Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất vào năm 1981, chương trình này đã nhanh chóng được Việt Nam coi là một trong những chương trình ưu tiên quốc gia của đất nước.", "md_content": "Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI) ban đầu được thành lập vào năm 1974 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với mục tiêu cung cấp phổ quát tiêm chủng cho trẻ em phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và bệnh lao. Kể từ khi được thông qua vào năm 1981, EPI ở Việt Nam đã diễn ra nhanh chóng và thành công được triển khai. Vậy tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?\n\nLịch tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?\n----------------------------------------------\n\nTheo khuyến nghị năm 2015, [Tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) bao gồm những mũi nào được trình bày dưới đây, bao gồm: \n\n* Vắc xin phòng bệnh lao (BCG) được tiêm một mũi càng sớm càng tốt sau khi sinh.\n* Liều HepB (vắc xin phòng bệnh viêm gan B) sơ sinh càng sớm càng tốt sau khi sinh với 1 mũi tiêm.\n* Quinvaxem (DTP-Hep B-Hib): Gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus cúm loại b tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, tiêm 3 mũi.\n* Bệnh bại liệt (OPV) được tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm 3 mũi.\n* Sởi được tiêm 2 mũi vào tháng thứ 9 và tháng thứ 18 của trẻ.\n* Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): Liều tăng cường DPT là 1 mũi tiêm vào lúc trẻ được 18 tháng.\n* [Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) tiêm liều thứ nhất khi trẻ được 12 tháng và sau đó 2 tuần tiêm mũi thứ 2, mũi thứ 3 tiêm vào lúc trẻ được 24 tháng.\n* Bệnh tả tiêm 2 mũi vào tuổi thứ 2 và tuổi thứ 5.\n* Bệnh thương hàn tiêm 1 mũi khi trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi.\n* Uốn ván: Tiêm ở đối tượng phụ nữ đến tuổi sinh đẻ từ 15 đến 45 tuổi (thời điểm phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con một cách tự nhiên hoặc thời điểm phụ nữ có kinh nguyệt) ít nhất 2 mũi.\n\n![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_1_11779837d2.jpg)\n\n*Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nVì sao cần tiêm chủng ở trẻ em?\n-------------------------------\n\nTrẻ em là ưu tiên hàng đầu trong việc mở rộng các chương trình tiêm chủng. Nhiều bà mẹ hoài nghi về lợi ích của chương trình do lo ngại về sức khỏe của con mình. Theo đó, tiêm chủng sẽ mang lại cho trẻ em những lợi ích như sau: \n\n* Giúp bảo vệ trẻ khỏi các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm.\n* Giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng hoặc tử vong.\n* Giảm thiểu sự bùng phát của nhiều dịch bệnh.\n* Tiêm vắc xin giúp hệ thống miễn dịch của trẻ sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh trong lần tấn công tiếp theo.\n* Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các bệnh truyền nhiễm như [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), bại liệt, sởi, viêm gan B. Vì vậy, việc tiêm phòng là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp bé phát triển toàn diện.\n\nTheo nghiên cứu y học, gần 85% trẻ được tiêm chủng có khả năng miễn dịch với nhiều bệnh nguy hiểm, trong khi số trẻ chưa được tiêm chủng thấp hơn rất nhiều.\n\nViệc mở rộng tiêm chủng cho trẻ em có thể giúp bảo vệ những người có hệ thống miễn dịch yếu nhất, điều này cũng có nghĩa là giữ cho toàn bộ cộng đồng được khỏe mạnh và an toàn. Do việc mở rộng tiêm chủng nên nhiều bệnh đã được kiểm soát như [bệnh lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-benh-lao-la-gi-benh-lao-co-tu-khoi-khong.html), viêm não Nhật Bản,... Ngoài ra, việc mở rộng tiêm chủng còn có thể giúp gia đình và xã hội tiết kiệm một phần lớn chi phí điều trị bệnh. Khi dịch bệnh được kiểm soát, các dịch vụ y tế sẽ không bị quá tải thường xuyên, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực đất nước phát triển.\n\n![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_2_0cf54d6787.jpg)\n\n*Việc mở rộng tiêm chủng có thể giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ*\n\nNhững trường hợp nào không nên tiêm chủng?\n------------------------------------------\n\nKhi đã có thông tin về tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào, vậy cũng cần chú ý đến những trường hợp không nên tiêm ở trẻ. Tuy việc tiêm chủng mở rộng là cần thiết nhưng không phải lúc nào trẻ em cũng đủ điều kiện để tuân thủ lịch tiêm chủng và vẫn có một số chống chỉ định và trì hoãn đối với trẻ có triệu chứng như sau:\n\n**Đối với trẻ sơ sinh:**\n\n* Trẻ sốt trên 37,5 độ C.\n* Nhiệt độ cơ thể trẻ giảm xuống dưới 35,5 độ C.\n* Nhịp tim bất thường hoặc xuất hiện tiếng tim bệnh lý.\n* Dấu hiệu ý thức bất thường (ngủ nhiều hoặc quấy khóc liên tục, bú, uống kém...).\n* Trẻ em có cân nặng dưới 2000 gram có những chống chỉ định khác.\n\n**Đối với trẻ trên 1 tuổi:**\n\n* Trẻ bị sốc hoặc có phản ứng nặng với lần tiêm chủng trước đó.\n* Có bệnh tiến triển cấp tính hoặc mãn tính.\n* Hiện đang hoặc đã điều trị liệu pháp corticosteroid/gamma globulin.\n* Trẻ sốt trên 37,5 độ C.\n* Thân nhiệt của trẻ thấp hơn hoặc bằng 35,5 độ C.\n* Nhịp tim bất thường.\n* Nhịp thở nhanh.\n* Ý thức bất thường và các chống chỉ định khác.\n\n![Tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_bao_gom_nhung_mui_nao_3_4723e58c90.jpg)\n\n*Không nên tiêm khi trẻ đang biểu hiện của sốt* \n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào cung cấp các loại vaccine thế hệ mới nhất của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Tiêm chủng Long Châu cung cấp một số dịch vụ tiêm chủng linh hoạt tùy theo nhu cầu của Quý Khách. Để tiết kiệm thời gian tại điểm làm thủ tục và tận dụng nhiều ưu đãi khác, bạn vui lòng tham khảo giá hoặc đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung).\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [tiêm chủng mở rộng bao gồm những mũi nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-bao-gom-nhung-mui-nao.html). Chương trình tiêm chủng mở rộng rất cần thiết ở trẻ để bảo vệ sức khỏe về sau. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời cho trẻ. \n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Cúm là bệnh gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? ", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông.", "md_content": "Hãy cùng tìm hiểu bệnh Cúm và vắc xin tiêm phòng Cúm qua bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu.\n\nBệnh Cúm là gì?\n---------------\n\nBệnh cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Trong mỗi vụ dịch có khoảng 30 - 60% số cá thể không được tiêm phòng có thể bị mắc bệnh. Vi rút Cúm có khả năng tái tổ hợp, trao đổi các chất liệu di truyền giữa các chủng khác nhau, do đó sự đột biến, biến đổi xảy ra liên tục. \n\nCác chủng Cúm hay gây bệnh là: Cúm A (H3N2, H1N1), Cúm B (Yamagata, Victoria), và Cúm C thường kết hợp với Cúm A hoặc tự gây bệnh.\n\nBiểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm có thể diễn tiến nặng trên những người có bệnh lý nền: Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết... hoặc Người già, Trẻ em dưới 5 tuổi, Phụ nữ mang thai....\n\n![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_1_982f410259.png)\n\n*Bệnh cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không tiêm ngừa phòng tránh*\n\nPhòng ngừa bệnh Cúm\n-------------------\n\nKhông đặc hiệu: Sử dụng thường xuyên khẩu trang đúng cách, các dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách....\n\nĐặc hiệu: Tiêm phòng vắc xin Cúm hàng năm. \n\nVì sao nên tiêm phòng vắc xin Cúm?\n----------------------------------\n\nTiêm vắc xin cúm là một biện pháp cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân, đồng thời tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Virus cúm mùa lây lan rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu và người ở độ tuổi cao. Trong lịch sử, cúm mùa đã gây ra những đại dịch lây lan kinh hoàng, đặc biệt là đại dịch năm 1918 tại Tây Ban Nha, đã cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người.\n\nNhững nghiên cứu dịch tễ gần đây cho thấy rằng căn bệnh cúm mùa sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, mà sẽ tiếp tục phát triển và biến chủng để thích nghi với các kháng thể tồn tại trong cơ thể. Cúm mùa có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), xơ hóa phổi và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc ngừng tim đột ngột.\n\nTiêm vắc xin cúm giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm mùa. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của triệu chứng cúm mùa. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin cũng giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho người khác nhờ tạo miễn dịch cộng đồng.\n\nVắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu?\n--------------------------------------\n\nCác vắc xin cúm thường có hiệu lực bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ này thường chỉ kéo dài trong khoảng 6 - 12 tháng do vi rút cúm thường biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hàng năm. Do đó, các vắc xin ngừa cúm được tiêm phòng trong một năm có thể không còn tác dụng vào năm tiếp theo. Chính vì vậy, chúng ta cần nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai... để đảm bảo tính tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành và chủng virus cúm có trong vắc xin.\n\nThông thường, vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm, vắc xin mới bắt đầu có tác dụng bảo vệ bạn khỏi một số loại virus cúm.\n\nMột số triệu chứng sau khi tiêm vắc xin cúm\n-------------------------------------------\n\nSau khi thực hiện tiêm vắc xin cúm sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp, nhưng thường không kéo dài lâu ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin:\n\n* Đau nhức, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ thông thường và thường kéo dài trong 1 - 2 ngày.\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) nhẹ: Một số người có thể xuất hiện cơn sốt nhẹ sau tiêm vắc xin. Do đó, bạn cần nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi đủ để giúp sức đề kháng cơ thể tốt. Sốt này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng sức khỏe.\n* Đau cơ, khó chịu: Đau cơ và khó chịu cũng là tác dụng phụ phổ biến. Bạn cần nên nghỉ ngơi và chỉ thực hiện các động tác nhẹ tránh tác động đến vị trí tiêm.\n\n![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_2_b4a15ee043.jpg)\n\n*Sau khi tiêm ngừa cúm thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ*\n\nTiêm vắc xin cúm giá bao nhiêu?\n-------------------------------\n\nHiện nay, có nhiều loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html) cúm mùa đang được phân phối trên thị trường. Hầu hết các loại vắc xin này đều đã được kiểm định và đánh giá về chất lượng, độ an toàn trước khi được tung ra sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay:\n\n* vắc xin Vaxigrip Tetra của Pháp.\n* vắc xin Influvac của Hà Lan.\n* vắc xin Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam.\n\nTại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mức giá bán lẻ tham khảo với mỗi loại vắc xin cúm cụ thể như sau:\n\n* Giá tiêm vắc xin cúm mùa Vaxigrip Tetra của Pháp: 333.000đ/liều.\n* Giá tiêm vắc xin cúm mùa Influvac của Hà Lan: 333.000đ/liều.\n* Giá tiêm vắc xin cúm mùa Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam: 185.000đ/liều.\n\nBảng giá tiêm lẻ vắc xin cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… bạn nên liên hệ trực tiếp số điện thoại trung tâm tiêm chủng: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.\n\n![Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cum_la_gi_tiem_vaccine_cum_bao_nhieu_tien_3_501e9eb163.png)\n\n*Tiêm ngừa cúm giúp bạn phòng tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra*\n\nNhững ai nên tiêm vắc xin Cúm?\n------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa kỳ.... những đối tượng dưới đây cần nên chủ động tiêm vắc xin cúm ngừa bệnh:\n\n* Phụ nữ mang thai.\n* Trẻ em từ 6 tháng tuổi.\n* Người lớn trên 64 tuổi.\n* Những người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/14-loai-vac-xin-ngua-viem-phoi-cho-nguoi-lon-va-tre-em-ban-can-biet.html) mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch do đang điều trị bệnh hoặc đang mắc bệnh HIV.\n\nBên cạnh đó, cũng có một số đối tượng không được khuyến nghị tiêm vắc xin Cúm:\n\n* Những người quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin Cúm.\n* Những người đang trong tình trạng sốt hoặc sốt cao hoặc bị mắc bệnh cấp tính.\n* Những người bị dị ứng nặng với trứng Gà, Thịt Gà. Chỉ nên tiêm tại cơ sở y tế và cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.\n* Những người đã từng mắc hội chứng Guillain-Barré trong khoảng thời gian 6 tuần sau khi tiêm vắc xin cúm.\n\nVắc xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu không?\n------------------------------------------\n\nCúm có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Bởi sự suy giảm hệ miễn dịch trên phụ nữ trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh Cúm mùa. Do đó, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ gánh nặng bệnh tật hoặc tử vong do bệnh Cúm.\n\nViệc tiêm vắc xin cúm mùa giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Những kháng thể này có thể bảo vệ thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, đồng thời giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời, sau khi chào đời qua Miễn dịch thụ động tự nhiên của Mẹ, . Bởi vì trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch chưa đảm bảo sinh kháng thể để tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, những kháng thể cũng có thể được truyền cho con qua sữa mẹ.\n\nBài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “[tiêm vắc xin cúm có giá bao nhiêu?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-la-benh-gi-tiem-vaccine-cum-bao-nhieu-tien.html)”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về bệnh cúm, đồng thời cân nhắc tiêm ngừa để giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường và bảo vệ sức khỏe tối ưu nhé.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Cúm", "Tiêm phòng cúm"]}, {"title": "Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì?", "abstract": "Vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh mà phế cầu có thể gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai, nhiễm trùng huyết,... Đây là biện pháp giúp bảo vệ hệ hô hấp và phổi cho cả trẻ em và người lớn sau khi tiêm chủng.", "md_content": "Phế cầu (Streptococcus Pneumoniae) là vi khuẩn thường cư trú tại vùng tị hầu, gây bệnh khi đường hô hấp bị tổn thương, đặc biệt đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu, dễ phát triển các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên tiêm vắc xin phế cầu là phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về loại vắc xin này.\n\nThông tin về vắc xin phế cầu\n----------------------------\n\nVắc xin phòng bệnh do phế cầu kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại sự lây nhiễm, mắc bệnh của [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Vắc xin phế cầu là giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất trong việc nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe một cách đặc hiệu khỏi các bệnh lý, cũng như biến chứng do phế cầu khuẩn gây ra, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, và người có bệnh lý nền.\n\nHiện nay, tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng bệnh phế cầu phổ biến:\n\n* Vắc xin Synflorix (Hay còn gọi là Phế cầu 10 - PCV 10): Được sản xuất bởi công ty Glaxosmithkline (GSK) tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 10 tuýp huyết thanh do phế cầu khuẩn gây các bệnh nguy hiểm như [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,...\n* Vắc xin Prevenar 13 (Phế cầu 13 - PCV 13): Được phát triển bởi công ty Pfizer tại Mỹ và sản xuất tại Bỉ, bảo vệ phòng ngừa 13 tuýp huyết thanh của phế cầu khuẩn ngăn ngừa gây bệnh [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính và nguy hiểm khác.\n\nTrẻ em từ 2 tháng tuổi (có thể tiêm từ 6 tuần tuổi) trở lên đến dưới 6 tuổi (Với vắc xin Syflorix) hoặc cả trẻ em độ tuổi trên và người lớn (Vắc xin Prevenar 13) đều được tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu. Mũi vắc xin này thường được tiêm vào vùng cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước - bên đùi của trẻ.\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_1_142ff24b9f.jpg)\n\n*Vắc xin phòng phế cầu chống lại sự lây nhiễm của phế cầu khuẩn*\n\nVi khuẩn phế cầu có thể cư trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hệ hô hấp bị tổn thương, hoặc khả năng miễn dịch suy giảm, vi khuẩn này có thể tấn công gây ra nhiều bệnh lý. Tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu là một phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm:\n\n* Viêm phổi; viêm Phế quản, viêm màng phổi có mủ.\n* [Viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html);\n* Viêm xoang;\n* Viêm màng não mủ;\n* [Bệnh nhiễm trùng huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-huyet-95.html).\n* Viêm màng ngoài tim;\n* Viêm khớp...\n\nAi nên tiêm vắc xin phế cầu?\n----------------------------\n\nNhững người cần được khuyến nghị tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn:\n\n* Trẻ dưới 5 tuổi: Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo được miễn dịch chủ động, đặc hiệu để ngăn ngừa bệnh do phế cầu gây ra. Với những em bé mới chào đời, hệ miễn dịch non trẻ và chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh, do đó nếu không được chủng ngừa, nguy cơ rất cao nhiễm và mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh do phế cầu. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh với hệ thống miễn dịch yếu, giúp họ phòng tránh nhiễm vi khuẩn phế cầu một cách hiệu quả.\n* Người trên 65 tuổi: Hệ thống miễn dịch thường suy giảm khi lớn tuổi, dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm và mắc bệnh do phế cầu khuẩn, khả năng chống lại nhiễm trùng viêm phổi kém hiệu quả. Vì vậy, tất cả người lớn trên 65 tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu.\n* Người có suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh: Trên nền hệ thống miễn dịch suy giảm, làm giảm khả năng chống lại các bệnh [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) như viêm phổi.\n* Những người mắc các bệnh lý nền về tim mạch, tiểu đường, COPD, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html) hoặc khí phế thũng: Các bệnh lý nền trên góp phần làm suy yếu hệ thống miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi.\n* Người phải trải qua hóa trị liệu, cấy ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS: Hệ thống miễn dịch của những người bị suy giảm, bởi vậy nguy cơ viêm phổi tăng cao.\n* Người hút thuốc lá: Hút thuốc có thể gây tổn thương cho hệ thống lông mao phổi, làm giảm khả năng lọc vi trùng và bụi bẩn.\n* Người nghiện rượu nặng: Việc uống rượu quá mức có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.\n* Người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị bệnh nghiêm trọng: Trạng thái này có thể làm yếu đi hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.\n* Những người có bệnh lý về huyết học như hồng cầu hình liềm, bệnh máu ác tính, ghép tủy...\n* Phẫu thuật cấy ghép ốc tai, cắt lách...\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_2_ca455f2183.jpg)\n\n*Trẻ em 2 tháng tuổi trở lên và người lớn đều được vắc xin phế cầu*\n\nKhông phải tất cả ai cũng đều phù hợp để tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đặc biệt những người thuộc diện dưới đây không nên tiêm vắc xin phòng phế cầu bao gồm:\n\n* Người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html): Nếu xuất hiện các dấu hiệu như dị ứng, ngứa, nổi mày đay, phát ban, khó thở, co giật, tím tái... sau khi tiêm vắc xin phế cầu cần chia sẻ, thông báo với bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.\n* Người đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh nặng: Trong trường hợp sốt cao, viêm đường hô hấp hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu cần hoãn đến khi khỏi hoàn toàn, tuân theo chỉ định của bác sĩ.\n* Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Hiện chưa có đủ dữ liệu để đánh giá tác động của vắc xin phòng phế cầu đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh đang bú do đó sẽ không chỉ định cho những người thuộc diện này, tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy vắc xin ngừa bệnh Phế cầu không thấy tác dụng có hại trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến độc tính sinh sản.\n\nLịch tiêm phế cầu\n-----------------\n\nTuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ được điều chỉnh để phù hợp.\n\n### Vắc xin Phế cầu 10-Synflorix\n\nĐối với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Mũi 1: Tiêm từ sớm nhất ở 6 tuần tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 4: Cách mũi 3 ít nhất 6 tháng.\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_4_43880d14a7.jpg)\n\n*Tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ khác nhau*\n\nĐối với trẻ từ 7 tháng đến dưới 12 tháng, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Từ 7 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi đầu 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 6 tháng.\n\nĐối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, chưa tiêm vắc xin phòng phế cầu trước đó: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng. \n\n### Phế cầu 13 - Prevenar 13\n\nTrẻ từ 6 tuần tuổi - 6 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi.\n\n* Mũi 1: Từ 6 tuần tới 6 tháng.\n* Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 4: Sau mũi 3 ít nhất 8 tháng.\n\nTrẻ từ 7 đến 11 tháng: Lịch tiêm gồm 3 mũi.\n\n* Mũi 1: Từ 7 đến 11 tháng tuổi.\n* Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tháng.\n\nTrẻ từ 12 đến 23 tháng: Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau ít nhất 2 tháng.\n\nTrẻ từ 24 tháng trở lên và người lớn: Lịch tiêm chỉ gồm 1 mũi duy nhất.\n\nTác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu\n-----------------------------------\n\nMặc dù vắc xin phòng phế cầu có khả năng ngăn chặn nhiều căn bệnh do phế cầu cho cả trẻ em lẫn người lớn, việc tiêm vắc xin này vẫn có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm. Theo quy định của Bộ Y Tế, chúng ta cần ở lại để theo dõi ít nhất 30 phút, nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm không mong muốn xảy ra. các Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cần theo dõi trong khoảng 30 phút - 1 giờ sau khi tiêm. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin bao gồm:\n\nThường gặp: Tỷ lệ trên 1/100 liều.\n\n* Tại vị trí tiêm: Sưng, nóng, đỏ, đau;\n* Chóng mặt, bứt rứt, quấy khóc;\n* Sốt trên 38 độ C (thân nhiệt tăng trên 37,5 độ C). Để kiểm tra chính xác nhiệt độ của trẻ dưới 2 tuổi, nên đo ở vùng hậu môn;\n* Chán ăn hoặc không thèm ăn, chiếm khoảng 10%;\n* Nôn, tiêu chảy;\n* Chai cứng tại chỗ tiêm;\n* Giảm vận động do đau, sưng nề vùng tiêm;\n* Nổi hạch tại vùng tiêm.\n\nÍt hoặc hiếm gặp: Tỷ lệ dưới 1/100 liều.\n\n* Sốt trên 39 độ C;\n* Quấy khóc, ngừng thở trên trẻ sinh rất non;\n* Cơn giảm trương lực, đáp ứng HHE (Hypotonic Hyporesponsive Episodes);\n* Sưng lan tỏa chi tới các khớp lân cận;\n* Tụ máu tại chỗ tiêm;\n* Chai cứng có đường kính trên 7 cm;\n* Nổi hạch tại vùng tiêm;\n* Các phản ứng dị ứng nặng: Mày đay nhanh, diện rộng, tím tái, khó thở, co giật, phù mạch...\n\n![Ai nên tiêm vắc xin phế cầu? Lịch tiêm và tác dụng phụ là gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_phe_cau_3_fc8daf66d4.jpg)\n\n*Sốt là một trong những tác dụng phụ khi tiêm phòng phế cầu*\n\nMặc dù các vắc xin nói chung, và vắc xin ngừa bệnh Phế cầu nói riêng đều đạt các tiêu chí An toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh, tuy nhiên chúng ta sau khi tiêm ngoài việc theo dõi tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút, nên tiếp tục được theo dõi trong 24 giờ nhằm phát hiện sớm để được xử trí kịp thời những bất thường sau tiêm chủng.\n\nGiá tiêm vắc xin phế cầu\n------------------------\n\nNhiều cha mẹ không chỉ quan tâm đến lịch tiêm vắc xin phòng phế cầu mà còn lo ngại về chi phí tiêm chủng. Thực tế cho thấy, không có một mức giá cố định cho việc tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu do nó thay đổi tùy thuộc vào khu vực, thời điểm... và còn phụ thuộc vào loại vắc xin được sử dụng và số lượng mũi tiêm cần thiết. Hiện tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phế cầu Synflorix và Prevernar 13 với giá cả hợp lý tùy theo thời điểm trong khoảng trên 1.000.000đ 1 mũi.\n\nDưới đây là những thông tin cơ bản về vắc xin phế cầu và những điều cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin, quý phụ huynh có thể liên hệ với Long Châu để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.\n\nXem thêm:\n\n[Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)\n\n[Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phe-cau-khi-nao-co-loai-vac-xin-phe-cau-nao-danh-cho-tre.html)\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ: Ưu điểm, công dụng và tác dụng phụ", "abstract": "Vacxin Infanrix Hexa – một loại vacxin 6 trong 1 của Bỉ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Ưu điểm nổi trội của vacxin này là giúp giảm số lần tiêm cho trẻ nhỏ, giảm bớt sự đau đớn, tiết kiệm thời gian và đồng thời cung cấp một mức bảo vệ tốt hơn cho trẻ so với việc tiêm từng loại vacxin riêng lẻ.", "md_content": "Bài viết này sẽ giới thiệu về vacxin Infanrix Hexa, một loại vacxin 6 trong 1 đang được sử dụng rộng rãi để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu điểm, số mũi tiêm, công dụng và tác dụng phụ có thể gặp phải mà các bậc phụ huynh cần biết.\n\nƯu điểm của vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ\n-------------------------------------------------\n\nInfanrix Hexa là một loại [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) tiên tiến, được thiết kế với những ưu điểm vượt trội trong việc phòng ngừa đồng thời 6 loại bệnh nguy hiểm chỉ bằng một mũi tiêm. Các bệnh mà vacxin này bảo vệ bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại viêm màng não mủ, cùng viêm phổi do H.Influenzae týp B (Hib). Bằng cách tích hợp tất cả những thành phần này vào một vacxin duy nhất, nó giúp giảm số lượng mũi tiêm cần thiết, từ đó giảm thiểu cảm giác đau đớn cho bé khi phải tiêm quá nhiều lần.\n\n![Ưu điểm của Infanrix Hexa là có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm chỉ trong một mũi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_1_ec196a307e.jpg)\n\n*Ưu điểm của Infanrix Hexa là có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm*\n\nCác bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm thường gặp có thể là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, ở Việt Nam, trẻ em dưới 1 tuổi được xem là nhóm dễ mắc các bệnh truyền nhiễm này.\n\nVacxin 6 trong 1 có nhiều ưu điểm quan trọng:\n\n* Thứ nhất, nó giảm số lần tiêm chủng cho trẻ, tiết kiệm thời gian và chi phí.\n* Thứ hai, thành phần của vacxin bao gồm ho gà vô bào giúp giảm tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng.\n\nVacxin 6 trong 1 của Bỉ tiêm mấy mũi?\n-------------------------------------\n\nVacxin 6 trong 1 tiêm mấy mũi còn phụ thuộc vào phác đồ tiêm mà bạn lựa chọn. Có thể thực hiện một trong các phác đồ tiêm sau đây:\n\n* **Lịch tiêm chủng cơ bản:** Gồm 3 mũi 0,5ml tiêm vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc 3, 4, 5 tháng tuổi hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi. Thời gian ít nhất giữa mỗi mũi là 1 tháng.\n* **Lịch tiêm chủng cơ bản (đối với trẻ đã được tiêm viêm gan B sơ sinh):** Gồm 3 mũi 0,5 ml tiêm vào đúng thời điểm 6, 10, 14 tuần tuổi.\n* **Lịch tiêm chủng cơ bản 2 mũi:** Tiêm đúng vào thời điểm bé 3 tháng tuổi và 5 tháng tuổi (theo lịch 3 và 5 tháng tuổi).\n* **Tiêm nhắc lại:** Nếu lựa chọn phác đồ 2 mũi (3, 5 tháng tuổi), thì mũi nhắc lại (mũi 3) cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng, tốt nhất vào thời điểm từ 11 - 13 tháng tuổi. Nếu lựa chọn phác đồ 3 mũi, thì mũi nhắc lại (mũi 4) được tiêm cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng tuổi, tốt nhất là hoàn thiện tiêm mũi thứ 4 trước khi trẻ đạt 18 tháng tuổi.\n\nHiện tại, ở [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), giá của một mũi tiêm Infanrix Hexa là 1.020.000 VND, tuy nhiên giá có thể dao động tùy thời điểm.\n\nCông dụng chính của vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa\n--------------------------------------------------\n\nVacxin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, khuyến nghị sản xuất và tạo ra [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) chống lại sáu loại bệnh đang được bảo vệ. Khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, độc tố hoặc virus gây bệnh này tự nhiên, các kháng thể đã được tạo ra thông qua việc tiêm vacxin cho phép hệ thống miễn dịch nhanh chóng nhận diện, tấn công và ngăn chúng gây bệnh. Vì vậy, việc tiêm vacxin là một biện pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi họ tiếp xúc với nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm.\n\nVacxin 6 trong 1 của Bỉ đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa 6 căn bệnh nguy hiểm, mà nếu mắc phải có thể dẫn đến tử vong. Các bệnh này bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, và các bệnh do vi khuẩn H.Influenzae tuýp B gây viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html).\n\n![Viêm màng não là một trong những bệnh nguy hiểm mà vacxin 6 trong 1 của Bỉ có thể phòng ngừa được](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_2_f8e3545d69.jpg)\n\n*Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm mà vacxin 6 trong 1 của Bỉ có thể phòng ngừa được*\n\nTác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 của Bỉ\n------------------------------------------------------------\n\nVới những lợi ích phòng bệnh mà vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ mang lại, đây là một trong những loại vacxin thường được khuyến cáo tiêm phòng. Tuy nhiên, sau khi tiêm vacxin này, trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:\n\n* Mệt mỏi;\n* Sốt ≥ 38 độ C;\n* [Nôn mửa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/non-873.html);\n* Tiêu chảy;\n* Viêm da;\n* Ngủ không yên;\n* Co thắt phế quản;\n* Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;\n* Quấy khóc không bình thường;\n* Co giật (có hoặc không có sốt);\n* Đau và sưng đỏ tại nơi tiêm;\n* Sưng lan tỏa tại vùng cánh tay tiêm vacxin và đôi khi lan đến các khớp gần kề;\n* Mày đay (nhìn thấy ở các loại vacxin khác của GSK có chứa thành phần ho gà-DTPa).\n\nCác tác dụng phụ kể trên dựa vào kết quả thử nghiệm lâm sàng của của vacxin 6 trong 1 của Bỉ, không phải trẻ nào sau khi tiêm cũng gặp phải những tác dụng phụ này.\n\n![Sốt và mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm vacxin](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_3_02f630165d.jpg)\n\n*Sốt và mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm* Infanrix Hexa\n\nTính an toàn của vacxin Infanrix Hexa được thể hiện dựa trên thông tin từ hơn 16.000 trẻ. Như đã quan sát từ vacxin DTPa và vacxin kết hợp chứa DTPa, đã được báo cáo về sự gia tăng phản ứng tại nơi tiêm và sốt sau khi tiêm vacxin 6 trong 1 của Bỉ so với tiêm chủng cơ bản. Các tác dụng phụ bao gồm:\n\n* [Sưng hạch bạch huyết](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sung-hach-bach-huyet-909.html);\n* Giảm tiểu cầu;\n* Phản ứng dị ứng;\n* Suy sụp hoặc trạng thái giống sốc;\n* Phản ứng sưng lan rộng;\n* Sưng tại vùng cánh tay tiêm vacxin;\n* Xuất hiện mụn nước tại nơi tiêm.\n\nPhản ứng sưng sau mũi sau tiêm nhắc lại thường thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ tiêm chủng cơ bản bằng vacxin ho gà không tế bào so với trẻ tiêm chủng cơ bản bằng vacxin ho gà toàn tế bào. Thường thì phản ứng sưng có thể giảm tự nhiên sau khoảng 4 ngày.\n\nLưu ý quan trọng trước khi tiêm Infanrix Hexa cho trẻ\n-----------------------------------------------------\n\nDưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho các bậc phụ huynh trước khi cho trẻ đi tiêm chủng:\n\n* Khi trẻ bị sốt cao kéo dài, việc tiêm vacxin 6 trong 1 nên được hoãn lại. Nếu trẻ thể hiện cùng lúc các triệu chứng liên quan đến vacxin chứa thành phần ho gà, việc sử dụng vacxin này cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định tiêm.\n* Infanrix Hexa chứa ít neomycin và polymyxin, vì vậy, đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp đã biết mình dị ứng với hai loại kháng sinh này.\n* Mặc dù không có chống chỉ định về việc sử dụng vacxin này cho trẻ có tiền sử [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) do sốt, tiền sử gia đình có tình trạng co giật hoặc về hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhưng trẻ có tiền sử co giật do sốt cần được theo dõi cẩn thận sau khi tiêm vacxin, bởi có thể xảy ra tác dụng phụ trong 2 đến 3 ngày sau tiêm.\n* Suy giảm miễn dịch do virus HIV không được cho là chống chỉ định. Tuy nhiên, bệnh nhân có miễn dịch suy giảm có thể không đạt được đáp ứng miễn dịch như mong đợi sau khi tiêm chủng.\n* Cần lưu ý rằng không phải tất cả các trẻ sau khi tiêm vacxin đều đạt được đáp ứng miễn dịch bảo vệ. vacxin 6 trong 1 cũng có thể tiêm cho trẻ đẻ non, tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch thường yếu hơn và hiệu quả bảo vệ chưa được xác định rõ qua nghiên cứu lâm sàng.\n\n![Trẻ có tiền sử co giật cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế và phải theo dõi cẩn thận sau khi tiêm](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Infanrix_Hexa_4_df2231a929.jpg)\n\n*Trẻ có tiền sử co giật cần tham khảo ý kiến bác sĩ và phải theo dõi cẩn thận sau khi tiêm*\n\nHiện nay Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều loại vacxin, bao gồm vacxin 6 trong 1 và nhiều vacxin khác nhằm tăng cường hệ miễn dịch trẻ em. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin cung cấp ở đây đã giúp quý vị hiểu rõ về vacxin [Infanrix Hexa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-infanrix-hexa-uu-diem-cong-dung-va-tac-dung-phu.html) và các lưu ý quan trọng trước khi cho trẻ tiêm loại vacxin này. \n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Những điều cần biết về loại vắc xin này", "abstract": "Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu hơn người lớn rất nhiều, chính vì vậy mà nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm rất cao. Đặc biệt là bạch hầu, ho gà và uốn ván. Cách tốt nhất giúp phòng ngừa và giảm nhẹ những bệnh nguy hiểm này đó chính là tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván. Vậy loại vắc xin này cần tiêm mấy mũi?", "md_content": "Hiện nay, ho gà, bạch hầu và uốn ván được xem là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao cho trẻ em. Vậy nên việc tiêm phòng vắc xin ho gà bạch hầu uốn ván là vô cùng quan trọng. Để biết rõ hơn về loại vắc xin này thì hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!\n\nTìm hiểu về loại vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván\n-----------------------------------------------\n\nĐây là loại vắc xin rất phổ biến hiện nay, được sử dụng để phòng ngừa 3 loại bệnh truyền nhiễm là [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), bạch hầu và uốn ván.\n\n### Bệnh ho gà, bạch hầu và bệnh uốn ván\n\nBệnh ho gà là một căn bệnh truyền nhiễn cấp tính đường hô hấp và thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này lây nhiễm qua các đường tiếp xúc như ăn uống, đường thở. Khi vi rút tấn công vào đường hô hấp, chúng sẽ giải phóng độc tố, gây viêm, sưng đường thở. Ho gà có khả năng cao dẫn đến tử vong do những biến chứng như khó thở, co giật, viêm phổi, tổn thương não bộ,...\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) cũng là loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Căn bệnh này có thể gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim, thận và cả hệ thần kinh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể khiến người bệnh gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm có [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-suy-ho-hap-cap-o-tre-em-51680.html), suy tim, tê liệt thậm chí là tử vong.\n\nCuối cùng, bệnh uốn ván là căn bệnh do các vi khuẩn clostridium tetani gây ra khi cơ thể có vết thương hở. Chúng tấn công vào hệ thần kinh của cơ thể, gây co thắt cơ, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì khả năng dẫn tới tử vong là rất cao.\n\n### Vắc xin ho gà bạch hầu uốn ván\n\nĐây là loại vắc xin giúp ngăn chặn quá trình lây lan các loại bệnh bạch hầu, ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) từ người này sang người khác. Nó giúp tạo ra kháng thể để phòng ngừa hiệu quả những bệnh này.\n\n![Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Những điều cần biết về loại vắc xin này 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_1_Cropped_ca8f7c162e.jpg)\n\n*Vắc xin ho gà bạch hầu uốn ván giúp tạo ra kháng thể để phòng ngừa những loại bệnh này*\n\nHiện nay, vắc xin ho gà bạch hầu uốn ván được sử dụng rất phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Những loại vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván phổ biến hiện nay bao gồm có:\n\n* Vắc xin DTaP;\n* Vắc xin Tdap;\n* Vắc xin DT và Td;\n* Vắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim 6 trong 1;\n* Vắc xin Pentaxim 5 trong 1;\n* Vắc xin Tetraxim 4 trong 1.\n\nVắc xin bạch hầu ho gà uốn ván sẽ cần tiêm mấy mũi?\n---------------------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tiêm đủ 5 mũi [vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-bach-hau-ho-ga-uon-van-cho-be-nhung-dieu-ban-can-biet-43650.html) (DTaP), cụ thể như sau:\n\n* Mũi thứ 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi;\n* Mũi thứ 2: Khi trẻ được 3 tháng tuổi;\n* Mũi thứ 3: Khi trẻ được 4 tháng tuổi;\n* Mũi thứ 4: Khi trẻ được 18 - 24 tháng tuổi;\n* Mũi thứ 5: Khi trẻ được 4 - 6 tuổi.\n\nĐối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 7 - 18 tuổi thì:\n\n* Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 10 tuổi (chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa đầy đủ các mũi vắc xin) thì cần tiêm một liều Tdap.\n* Đối với trẻ vị thành niên từ 11 - 12 tuổi thì sẽ tiêm thêm một mũi vắc xin Tdap để tăng cường đề kháng với các loại bệnh này.\n* Với những ai từ 13 - 18 tuổi (trong trường hợp chưa tiêm vắc xin Tdap) thì sẽ tiêm một liều vắc xin này. Sau đó, cứ sau 10 năm sẽ tiêm phòng 1 lần vắc xin Td (uốn ván, bạch hầu).\n\n![Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Những điều cần biết về loại vắc xin này 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_2_0225eb673c.jpg)\n\n*Đối với trẻ nhỏ từ 7 - 10 tuổi chưa được tiêm phòng thì cần tiêm một liều Tdap*\n\nĐối với người trưởng thành: Nếu chưa tiêm đủ 5 mũi hoặc chưa tiêm mũi nhắc lại trong vòng 10 năm cần được tiêm nhắc lại vắc xin Tdap.\n\nĐối với phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo nên tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván để bảo vệ thai nhi khỏi các căn bệnh như uốn ván sơ sinh, ho gà trong những tháng mới ra đời. Nên tiêm vắc xin Tdap ở khoảng thời gian từ tuần thứ 27 - 36 trong thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo về sức khỏe nhất, mẹ bầu nên thăm khám và nhận tư vấn tiêm vắc xin từ chuyên gia/bác sĩ chuyên khoa nhé.\n\nNhững đối tượng cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiêm\n--------------------------------------------------------------\n\nTuy được khuyến cáo nhưng vẫn sẽ có một số đối tượng chưa phù hợp để tiêm loại vắc xin này, vậy nên khi gặp các tình trạng dưới đây thì bạn hãy lưu ý thăm khám và hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ:\n\n* Trẻ em đã từng tiêm vắc xin và bị [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html), hoặc có các dấu hiệu dị ứng khi tiêm.\n* Trẻ em ốm yếu, sức khỏe không đảm bảo hoặc đang mắc các bệnh nền khác.\n* Trẻ em đã từng có những phản ứng sức khỏe mạnh với mũi vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván trước đó.\n\n![Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Những điều cần biết về loại vắc xin này 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_bach_hau_ho_ga_uon_van_3_4e769a63b4.jpg)\n\n*Trẻ em đã từng tiêm vắc xin và bị sốc phản vệ hoặc có dấu hiệu dị ứng thì cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi tiêm*\n\nCác bậc phụ huynh cần lưu ý, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng ngừa bạch hầu, ho gà và uốn ván, cha mẹ nên lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, có vắc xin chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con em mình.\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là nơi được đông đảo khách hàng tin chọn. Tiêm chủng Long Châu có đầy đủ các loại vắc xin phòng ngừa bệnh thế hệ mới, tất cả đều được chọn lọc kỹ lưỡng và nhập khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới.\n\nĐặc biệt, với việc tiêm chủng vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu còn cung cấp các dịch vụ linh hoạt phù hợp với nhu cầu của từng gia đình như: Mua và đặt hoặc giữ vắc xin theo yêu cầu (dành cho cả việc đặt online), tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu,... Nếu như các bậc phụ huynh đang muốn tìm nơi tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn cho con em của mình thì hãy liên hệ ngay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn nhé!\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về [vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-bach-hau-ho-ga-uon-van-tiem-may-mui-nhung-dieu-can-biet-ve-loai-vac-xin-nay.html) và những giải đáp chi tiết cho việc loại vắc xin này nên tiêm bao nhiêu mũi. Hy vọng qua đó đã giúp bạn nắm được những kiến thức hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con cái, người thân của mình.\n\n", "date": "06/11/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không?", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang có ý định đưa trẻ đi tiêm chủng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đang được phổ biến và áp dụng trên toàn quốc, hiểu về vấn đề này sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc tiêm phòng phế cầu khuẩn cho trẻ.", "md_content": "Tiêm chủng hiện nay đã được coi là quyền lợi thiết yếu của bất kỳ trẻ em nào tại Việt Nam. Việc tiêm phòng giúp cơ thể trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, chống lại nhiều virus có hại. Vậy trong mũi tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? Nếu không thì phụ huynh có nhu cầu tiêm phòng cho con có thể tiêm ở đâu?\n\nTiêm chủng mở rộng phòng ngừa dành cho đối tượng nào?\n-----------------------------------------------------\n\nTừ năm 1981 đến nay, nhà nước ta đã áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng. Dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Y tế nước ta đã khởi xướng thực hiện. Tiêm chủng mở rộng là biện pháp đẩy lùi bệnh tật cực kỳ quan trọng, giúp cho trẻ chống lại nguồn bệnh trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng đã mang lại nhiều lợi ích như:\n\n* Bảo vệ trẻ khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Uốn ván, bại liệt, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html),... (những bệnh lý chưa có thuốc đặc trị, nên tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất).\n* Giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.\n* Giảm nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh (bảo vệ sức khỏe cho bé, cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế lây lan, bùng phát thành các đợt dịch nguy hiểm).\n\n![Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mui_phe_cau_khong_1_33ea954929.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe*\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam hiện nay đã phòng ngừa tới 12 loại bệnh cho trẻ nhỏ. Ban đầu, chương trình chỉ áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi, nhưng đến nay, nhờ sự phát triển của kinh tế và y tế, chương trình đã áp dụng cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi trên toàn quốc. Tiêm chủng là biện pháp tối ưu, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Những loại vắc xin ngừa bệnh nào nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta hiện nay? Và tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không?\n\nTiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không?\n----------------------------------------\n\n[Tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html) là biện pháp bảo vệ sức khỏe chủ yếu cho trẻ em, ngoài ra còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi dịch bệnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay đã bao gồm phòng ngừa 12 loại bệnh lý bao gồm:\n\n* Vắc xin phòng viêm gan B;\n* Vắc xin phòng lao phổi;\n* Vắc xin phòng bạch hầu;\n* Vắc xin phòng ho gà;\n* Vắc xin phòng uốn ván;\n* Vắc xin phòng bại liệt;\n* Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib;\n* Vắc xin phòng sởi;\n* Vắc xin phòng rubella;\n* Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản;\n* Vắc xin phòng tả (vùng nguy cơ cao);\n* Vắc xin phòng thương hàn (vùng nguy cơ cao).\n\nChương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước bao gồm phòng ngừa 12 loại bệnh nguy hiểm. Nhưng hiện nay, trong danh mục tiêm chủng mở rộng chưa có mũi phế cầu. Nếu phụ huynh có nhu cầu tiêm phòng phế cầu cho trẻ nên thực hiện tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín.\n\n![Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mui_phe_cau_khong_2_36b6382c97.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh*\n\nVì sao nên tiêm vắc xin phế cầu cho bé?\n---------------------------------------\n\nPhế cầu khuẩn (phế cầu) là vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae. Vi khuẩn này là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm phổi, viêm tai giữa, [viêm màng não do phế cầu,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-do-phe-cau-594.html) nhiễm trùng huyết,... Đặc biệt, đối với các đối tượng đặc biệt, cần bảo vệ là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa chống lại được tác nhân gây bệnh. Các đối tượng này rất dễ bị phế cầu tấn công và gây bệnh, mỗi năm có gần nửa triệu trẻ em tử vong do phế cầu khuẩn tấn công.\n\nPhế cầu khuẩn không những gây bệnh nặng, để lại biến chứng trên hệ thần kinh, hệ hô hấp, khi điều trị, còn gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh - một vấn đề nhức nhối trong y tế. Khi điều trị phế cầu khuẩn, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh liều mạnh, lâu dài, dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Khi trẻ lớn lên, khi có tình trạng đề kháng kháng sinh, điều trị bất cứ bệnh nào do vi khuẩn tấn công cũng rất khó khăn và nguy hiểm. Vậy nên, chủ động tiêm vắc xin phế cầu là việc quan trọng, bảo vệ hệ hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), có 2 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não) là:\n\n* **Synflorix:** Được sản xuất tại Bỉ bởi tập đoàn GSK. Loại vắc xin này giúp chống được 10 chủng phế cầu khuẩn, có thể dùng với trẻ từ 2 tháng tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6 của trẻ.\n* **Prevenar 13:** Được sản xuất tại Bỉ bởi tập đoàn Pfizer. Loại vắc xin này giúp chống được 13 chủng phế cầu khuẩn, có thể dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đặc biệt, vắc xin Prevenar 13 có khả năng tạo “miễn dịch chéo” nhưng không đặc hiệu với Covid 19.\n\n![Tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không? -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_mo_rong_co_mui_phe_cau_khong_3_b3a945725b.jpg)\n\n*Vắc xin phòng ngừa phế cầu đang có tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nĐối với mỗi độ tuổi, sẽ có [lịch tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html) khác nhau. Trước khi tiêm vắc xin phế cầu cho bé, phụ huynh sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ càng về lịch tiêm và từng loại vắc xin, sau đó tiến hành lựa chọn vắc xin phù hợp và tiêm cho bé.\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho thắc mắc [tiêm chủng mở rộng có mũi phế cầu không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-mo-rong-co-mui-phe-cau-khong.html). Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chưa có mũi phế cầu. Phụ huynh có nhu cầu và điều kiện để tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ nên tham khảo các trung tâm tiêm chủng đảm bảo an toàn và uy tín.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới", "abstract": "Imojev là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới dành cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi. Với ưu điểm vượt trội so với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ cũ, Imojev đã được lưu hành và tiêm chủng rộng rãi trên cả nước từ năm 2019.", "md_content": "[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một trong những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều di chứng cho người bệnh. Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh vào thời điểm mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7. Viêm não Nhật Bản lây từ người sang người qua trung gian muỗi Culex. Đặc điểm lâm sàng của viêm não Nhật Bản là hội chứng nhiễm độc, nhiễm trùng toàn thân nặng cùng sự phát triển của viêm não tủy nặng.\n\nBệnh viêm não đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể gây nên những tổn thương nặng nề ở hệ thần kinh trung ương. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng. Trường hợp may mắn sống sót, tỷ lệ gặp di chứng lên tới 50%. Người bệnh có thể bị thần kinh, liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ, mất ngôn ngữ, bại não… những di chứng này sẽ theo họ suốt cả cuộc đời. Sự ra đời của các loại [vaccine viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-khi-tiem-can-luu-y-nhung-gi.html) như Jevax, Imojev không chỉ giảm nguy cơ nhiễm bệnh, vắc xin còn giúp giảm tỷ lệ di chứng tối ưu và đặc hiệu nhất.\n\nVì sao người lớn và trẻ em cần được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản?\n-------------------------------------------------------------------\n\nAi cũng có thể là “nạn nhân” của muỗi Culex gây viêm não Nhật Bản, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Trong đó, độ tuổi có nguy cơ cao nhất trong khoảng từ 2 đến tuổi do miễn dịch còn non yếu. Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện từ sớm do triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cấp tính khác. Triệu chứng của viêm não Nhật Bản thường gặp gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn, đau khớp, cứng gáy, [rối loạn ý thức](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-roi-loan-nhan-thuc.html), liệt chi,… Bệnh diễn biến rất nhanh và có thể chuyển biến nặng sang co giật, hôn mê, thậm chí gây tử vong chỉ sau vài ngày mắc bệnh.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_1_31c5b506e8.png)\n\n*Rất nhiều trường hợp trẻ gặp di chứng nặng nề do chưa tiêm hoặc không tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản*\n\nNguy hiểm hơn, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh có thể phòng ngừa bên ngoài bằng các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt như ngủ màn, phun hóa chất diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ, phát quang bụi rậm, cống rãnh… Tuy nhiên, cách này thường không triệt để và mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ khi đủ tuổi. Vắc xin có khả năng bảo vệ lên tới 95%, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí cho gia đình, xã hội.\n\nVắc xin Imojev thế hệ mới có ưu điểm gì? Có an toàn không?\n----------------------------------------------------------\n\nHiện nay trên thị trường đang lưu hành 3 loại vắc xin từ các hãng sản xuất khác nhau bao gồm Imojev, [Jevax](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-jevax-42004.html) và [JEEV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-jeev-3mcg-0-5ml-an-do-phong-benh-viem-nao-nhat-ban.html). Trong đó, vắc xin Imojev thế hệ mới được nhiều người lựa chọn bởi nhiều ưu điểm vượt trội.\n\n### Ưu điểm của vắc xin thế hệ mới\n\nƯu điểm đầu tiên của Imojev chính là độ tuổi tiêm chủng. Imojev có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi giúp bảo vệ trẻ sớm hơn so với các vắc xin khác khi phải chờ trẻ đủ 12 tháng tuổi.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_95dfbcdff2.jpg)\n\n*Với vắc xin thế hệ mới Imojev trẻ chỉ cần tiêm 2 mũi là hoàn thành phác đồ bảo vệ*\n\nBên cạnh đó, phác đồ tiêm Imojev khá đơn giản với 1 liều duy nhất ở người lớn trên 18 tuổi và 2 liều với trẻ em từ 9 tháng tuổi là hoàn thành. Trong khi đó, nếu lựa chọn Jevax trẻ sẽ phải tiêm 3 mũi và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi 15 tuổi. Điều này không chỉ khiến tốn kém nhiều chi phí, công sức mà còn có thể khiến nhiều người quên mất lịch tiêm, giảm khả năng bảo vệ. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của Imojev so với vắc xin Jevax và cũng là điểm cộng để nhiều người lựa chọn vắc xin này.\n\n### Vắc xin Imojev thế hệ mới có an toàn không?\n\nVắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản do Sanofi (Pháp) sản xuất được đánh giá là an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Mức độ an toàn của vắc xin trong thực tế còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sức khỏe người được tiêm, chất lượng vắc xin, bảo quản,… Tuy nhiên, bất kỳ vắc xin nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ toàn thân hoặc tại chỗ cho người được tiêm. Do vậy, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, bạn nên lựa chọn các cơ sở tiêm chủng uy tín, có sẵn các phương tiện cấp cứu để giảm biến cố nếu xảy ra [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n\nPhác đồ và lịch tiêm vắc xin Imojev\n-----------------------------------\n\nVắc xin Imojev được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ gồm 2 liều cơ bản:\n\n* Với trẻ em (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Mũi đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt khi trẻ đủ từ 9 tháng tuổi. Mũi 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 năm.\n* Người trưởng thành từ 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào): Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_imojev_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_the_he_moi_2_58c4e07209.jpg)\n\n*Trẻ cần được tiêm đầy đủ, đúng lịch để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ*\n\nImojev là vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp thường được tiêm với liều 0,5ml. Vị trí tiêm tại mặt trước hoặc mặt bên của đùi (với trẻ dưới 2 tuổi) hay vùng cơ Delta ở cánh tay (với trẻ trên 2 tuổi và người lớn).\n\nTiêm vắc xin Imojev ở đâu, giá bao nhiêu tiền?\n----------------------------------------------\n\nVắc xin Imojev không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên bạn có thể tiêm vắc xin này tại các trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc. Trong đó, [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) với hệ thống tiêm chủng rộng khắp cả nước, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại sẽ là một gợi ý địa chỉ tiêm chủng an toàn, chất lượng dành cho bạn và gia đình. Với vắc xin Imojev, chi phí tham khảo khi tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là khoảng 715.000 đồng (mức giá này có thể thay đổi tùy thời điểm).\n\nViêm não Nhật Bản vẫn có thể để lại di chứng thần kinh cả đời ngay cả khi được cứu sống. Vì thế, hãy bảo vệ trẻ bằng cách cho trẻ tiêm đầy đủ [vắc xin Imojev](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-imojev-phong-benh-viem-nao-nhat-ban-the-he-moi.html) ngay khi trẻ tròn 9 tháng tuổi ba mẹ nhé.\n\nXem thêm:\n\n[Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev cho trẻ em và người lớn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-imojev-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html)\n\n[Tiêm chủng phòng ngừa: Viêm não Nhật bản tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-phong-ngua-viem-nao-nhat-ban-tiem-may-mui.html)\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Vacxin"]}, {"title": "Thông tin về vắc xin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp", "abstract": "Hiện nay, việc sử dụng vắc xin Influvac Tetra để phòng ngừa đặc hiệu bệnh cúm là một biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh Cúm, và nếu nhiễm bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm gây nên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại vắc xin này cùng với nhà thuốc Long Châu trong bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin Influvac Tetra, do hãng Abbott - Hà Lan sản xuất, được phát triển để phòng ngừa bệnh Cúm gây ra bởi virus [Cúm A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-a.html) (bao gồm chủng H1N1 và H3N2) và virus Cúm B (bao gồm chủng Yamagata và Victoria). Vắc xin này dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, đặc biệt là người cao tuổi trên 65, người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Chuyển hóa... và phụ nữ mang thai.\n\nTổng quan về vắc xin Influvac Tetra\n-----------------------------------\n\nInfluvac Tetra là vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa đặc hiệu bệnh Cúm. Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích tính sinh miễn dịch thuộc hệ miễn dịch của cơ thể nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu bị bệnh sẽ giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong.\n\nVirus cúm luôn đột biến, biến đổi kháng nguyên, do đó mỗi năm vắc xin Influvac Tetra đều được thay đổi để đáp ứng phù hợp với các chủng Cúm mới lưu hành. chứa các loại virus mới. Chính vì vậy, việc tiêm phòng Cúm được tiêm nhắc hàng năm để đảm bảo được phòng ngừa bệnh Cúm tốt nhất.\n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_2_c6dc1ee67d.jpg)\n\n*Influvac Tetra giúp ngăn ngừa bệnh cúm*\n\nVắc xin Influvac Tetra tiêm nhắc đúng lịch hàng năm sẽ bảo vệ bạn phòng ngừa được bốn chủng virus Cúm có trong thành phần tạo kháng nguyên của vắc xin. Đồng nghĩa, Influvac Tetra không bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm do các chủng virus Cúm khác gây ra.\n\nVắc xin Influvac Tetra có liều lượng 0.5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tùy theo độ tuổi mà có lịch tiêm phù hợp như trình bày dưới đây:\n\n* Trẻ từ 6 tháng tới dưới 9 tháng: Năm đầu tiên tiêm 2 mũi, Khoảng cách giữa 2 mũi là 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc hàng năm.\n* Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm nhắc hàng năm duy nhất 1 mũi.\n\nCần lưu ý điều gì trước khi tiêm Influvac Tetra?\n------------------------------------------------\n\nMột vài trường hợp không tiêm được vắc xin Influvac Tetra nếu:\n\n* Bị dị ứng nặng (Phản ứng phản vệ nặng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Influvac. Đặc biệt nếu dị ứng nặng với trứng gà, hoặc thịt gà, bạn chỉ nên được cân nhắc rất kĩ lợi ích và nguy cơ, đồng thời bạn nếu có chỉ định tiêm, phải được thực hiện tại cơ sở y tế có kinh nghiệm xử trí phản ứng phản vệ.\n* Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng.\n* Nếu đang mắc bệnh hô hấp cấp tính hoặc bị các bệnh truyền nhiễm đang hoạt động khác. Việc tiêm chủng Influvac sẽ trì hoãn tới khi được các bệnh đó được điều trị ổn định.\n* Người mắc [hội chứng Guillain-Barre](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-guillain-barre-va-nhung-dieu-can-biet-64364.html) trong vòng 1 năm kể từ lần tiêm phòng cúm trước đó.\n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_1_d45dece85a.png)\n\n*Người đang sốt hoặc người suy dinh dưỡng không nên tiêm Influvac Tetra*\n\nCó tác dụng phụ khi tiêm Influvac Tetra không?\n----------------------------------------------\n\nSau khi tiêm xong vắc xin Influvac, theo quy định chung của Bộ Y Tế, bạn sẽ được theo dõi trực tiếp tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Vui lòng thông báo cho bác sĩ, điều dưỡng, hoặc tư vấn viên bất kì các dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bạn.\n\nTất cả các loại thuốc, chế phẩm sinh học, vắc xin... đều có thể có phản ứng phụ. Với vắc xin Influvac Tetra, hầu hết các tác dụng không mong muốn đều nhẹ, tại chỗ như sưng, nóng, đỏ và đau, và thường hết trong vòng vài ngày, không để lại bất cứ biến cố sức khỏe về lâu dài.\n\nTuy nhiên, rất hiếm xảy ra biến cố nặng như sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, Co giật, khó thở, li bì, tím tái.... Nếu bạn hoặc người nhà bạn sau tiêm, có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào ở trên, cần phải được đưa ngay tới bất kì cơ sở y tế nào gần nhất để chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh nguy hại tới sức khỏe. \n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_3_e844e74611.jpg)\n\n*Tất cả các loại thuốc vắc xin đều có thể gây nên tác dụng phụ*\n\nCác phản ứng sau tiêm thường gặp như sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân có thể gặp như nhức đầu, mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau nhức cơ và khớp.\n\nCác tác dụng phụ khác được báo cáo ở trẻ em:\n\n* Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn.\n* Khó chịu, buồn ngủ, sốt.\n* Tác dụng phụ nghiêm trọng.\n\nNên tiêm cúm vào thời điểm nào?\n-------------------------------\n\nBệnh Cúm thường xuất hiện vào mùa Đông, do vậy chúng ta nên tiêm ngừa Influvac Tetra vào thời điểm trước đó. Thông thường sau tiêm khoảng 1 -2 tuần, vắc xin mới bắt đầu có hiệu lực ngăn ngừa bệnh Cúm. Tuy nhiên, Việt nam có khí hậu Nhiệt đới gió mùa, nên chúng ta hoàn toàn có thể tiêm nhắc ngừa Cúm bất cứ thời điểm nào trong năm, để chủ động phòng ngừa đặc hiệu bệnh Cúm.\n\nPhụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh phổi nặng hoặc bệnh ức chế miễn dịch và những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của họ về việc tiêm phòng sớm hơn.\n\nInfluvac Tetra có giá bao nhiêu?\n--------------------------------\n\nHiện tại vắc xin Influvac Tetra được cung cấp và sử dụng tại tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc. Vắc xin Influvac nói riêng và tất cả các loại vắc xin khác tại Long Châu luôn được đảm bảo về chất lượng, xuất xứ cũng như quá trình lưu trữ, bảo quản, vận chuyển đạt chuẩn GSP. Mức giá vắc xin Influvac Tetra tại Long Châu được cập nhật liên tục và thường xuyên tùy theo điểm, dao động từ 300.000đ đến 350.000đ.\n\nMột vài thắc mắc liên quan tới loại vắc xin này\n-----------------------------------------------\n\nCác thắc mắc liên quan tới loại vắc xin Influvac Tetra.\n\n### Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm theo mùa hay không?\n\nVới phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch suy giảm tạm thời, cho nên nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật và thương tổn do bệnh Cúm cao hơn người bình thường. Đặc biệt nếu bị bệnh Cúm trong 3 tháng đầu của thai kì, rất nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, thai nhi còn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bệnh Cúm.\n\nTiêm vắc xin cúm đã được chứng minh có khả năng làm giảm khoảng một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến Cúm ở phụ nữ mang thai.\n\n![Thông tin về vacxin Influvac Tetra và những thắc mắc thường gặp 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Influvac_tetra_4_eebbde8f79.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp phòng chống cảm cúm cho trẻ*\n\nTiêm phòng cúm có thể làm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm của phụ nữ mang thai.\n\nHơn nữa, phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm cũng giúp cho thai nhi và em bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh khi truyền kháng thể ngừa Cúm qua nhau thai và bú sữa mẹ.\n\n### Có thể dùng Influvac Tetra khi đang cho con bú không?\n\nInfluvac Tetra có thể được sử dụng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, thảo luận với mẹ bé trước khi chỉ định tiêm vắc xin. \n\n### Có thể dùng Influvac Tetra nếu đang dùng các loại thuốc khác không?\n\nNếu bạn đang sử dụng bất kì thuốc, chế phẩm sinh học hay thực phẩm chức năng... bạn vui lòng thông báo cho bác sĩ khi thăm khám, sàng lọc để Bác sĩ sẽ cân nhắc, đánh giá kĩ lưỡng về tương tác với vắc xin, sau đó sẽ quyết định xem bạn nên được tiêm hay trì hoãn.\n\n### Có thể uống rượu sau khi tiêm Influvac Tetra không?\n\nKhông có dữ liệu về tương tác giữa chất có cồn (Rượu, Bia) với vắc xin Influvac, tuy nhiên bạn có thể cần thảo luận với Bác sĩ trong quá trình thăm khám, sàng lọc sức khỏe để nhằm đưa ra quyết định, hướng dẫn có lợi cho bạn nhất.\n\nTrên đây là một số thông tin cần biết để có cái nhìn tổng quan về vắc xin [Influvac Tetra](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vacxin-influvac-tetra-va-nhung-thac-mac-thuong-gap.html). Hy vọng thông tin này có thể hữu ích cho bạn. Hãy thực hiện tiêm ngừa vắc xin Cúm Influvac để giúp thân nhân, bản thân bạn, cũng như góp sức tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa bệnh Cúm.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B ", "abstract": "Viêm gan A và B là 2 căn bệnh ở gan có nguy cơ lây nhiễm cao và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dù vậy, 2 bệnh lý này toàn hoàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin Twinrix.", "md_content": "Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người bị [viêm gan do virus](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-gan-virus-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) cao nhất thế giới với khoảng 10 - 15% dân số. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan, căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 và là một trong những gánh nặng bệnh tật rất lớn hiện nay.\n\nTrong đó, phổ biến nhất là viêm gan A và viêm gan B. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như suy giảm chức năng gan, xơ gan, [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Bên cạnh đó, virus viêm gan rất dễ lây lan nếu không có biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B cho người lớn và trẻ em càng sớm càng tốt chính là giải pháp tốt nhất bảo vệ cơ thể tránh xa 2 căn bệnh này.\n\nVắc xin Twinrix có gì đặc biệt?\n-------------------------------\n\nHiện nay đang lưu hành rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B với nguồn gốc, phác đồ và hiệu quả bảo vệ khác nhau như Engerix B, Euvax B, Twinrix, [Avaxim 80U](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-avaxim-phong-ngua-benh-viem-gan-a-cho-tre-em-va-nguoi-lon.html). Trong đó, chỉ có duy nhất vắc xin Twinrix là vắc xin phối hợp có khả năng phòng được cả 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B cùng lúc chỉ với 1 mũi tiêm. Bạn có thể lựa chọn tiêm vắc xin riêng biệt hoặc tiêm vắc xin phối hợp tùy nhu cầu và điều kiện sức khỏe.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_88f4ed3ce2.jpg)\n\n*Vắc xin kết hợp Twinrix giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với tiêm lẻ*\n\nVắc xin Twinrix được nghiên cứu và sản xuất bởi Glaxosmithkline (GSK), tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu đến từ Bỉ. Đây cũng là đơn vị sản xuất các loại vắc xin khác như vắc xin Rota, [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html), vắc xin hạch hầu - ho gà - uốn ván,...\n\nVắc xin Twinrix được tạo thành từ kháng nguyên tinh khiết bất hoạt của virus viêm gan A, B. Sau khi [vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa kháng nguyên bất hoạt của virus được tiêm vào, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tạo ra đồng thời 2 loại kháng thể chống lại những virus này. Do đó, những người đã tiêm vắc xin sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng do bệnh gây ra.\n\nĐối tượng và lịch tiêm vắc xin Twinrix\n--------------------------------------\n\nVắc xin Twinrix phòng bệnh [viêm gan A](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html), B được chỉ định cho trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tiêm càng sớm càng tốt bao gồm:\n\n* Nhân viên làm trong ngành y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, mẫu máu hay bệnh phẩm;\n* Công an, lính cứu hỏa;\n* Người bị bệnh máu khó đông;\n* Người đang chạy thận;\n* Người sống chung hoặc thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với người bị viêm gan A, B;\n* Người thường xuyên dùng chất kích thích.\n\nTuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định với vắc xin này như người nhạy cảm với một trong những thành phần của vắc xin. Ngoài ra, người đang bị sốt cao, phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên cân nhắc trước khi tiêm.\n\nVắc xin phòng viêm gan A, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) thường tiêm bắp với liều 1ml. Dưới đây là phác đồ và lịch tiêm cụ thể cho từng đối tượng.\n\n### Lịch tiêm vắc xin Twinrix cho trẻ từ 1 tuổi\n\nTrẻ từ 1 tuổi đến dưới 16 tuổi cần tiêm 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên có thể tiêm ngay khi trẻ 1 tuổi hoặc bất cứ lúc nào tùy ý. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tiêm sớm nhất có thể. Mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng.\n\n![Tìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_1_803274eb29.jpeg)\n\n*Trẻ em có thể được bảo vệ sớm khỏi viêm gan A, B bằng vắc xin từ khi 1 tuổi*\n\nLưu ý, với những trẻ đang [tiêm vắc xin 6in1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) hoặc 5in1 thì lịch tiêm Twinrix cần giữ khoảng cách tối thiểu 1 tháng.\n\n### Lịch tiêm vắc xin Twinrix cho người lớn từ 16 tuổi trở lên\n\nĐể đạt hiệu quả bảo vệ tối đa, người từ 16 tuổi trở lên cần tiêm 3 mũi vắc xin Twinrix, cụ thể:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên;\n* Mũi 2: Cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng;\n* Mũi 3: Cách mũi đầu tiên ít nhất 6 tháng.\n\n![tim-hieu-ve-vac-xin-tTìm hiểu về vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A và B 3winrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_vac_xin_twinrix_phong_benh_viem_gan_a_va_b_2_10fd7b72b9.jpg)\n\n*Người lớn cần tiêm theo phác đồ 3 mũi*\n\nTác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin Twinrix\n------------------------------------------------\n\nCũng như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm Twinrix người tiêm có thể gặp những phản ứng cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch với vắc xin như:\n\n* Phản ứng tại chỗ tiêm gồm đau, sưng, ửng đỏ;\n* Phản ứng toàn thân như sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…;\n* Phản ứng hiếm gặp khác gồm chán ăn, hạ huyết áp, [đau cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-co-bap-1352.html), [đau khớp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-khop-phan-ung-co-the-sau-khi-tiem-vac-xin-co-dang-lo-51180.html)…\n\nHầu hết các phản ứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau khoảng 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Trường hợp các phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc tới các cơ sở y tế gần nhất được thăm khám kịp thời.\n\nChi phí tiêm vắc xin Twinrix\n----------------------------\n\nTiêm vắc xin Twinrix 1ml là cách tối ưu nhất hiện nay để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm virus viêm gan A, B. Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin Twinrix (Bỉ) cho người lớn và trẻ em với giá khoảng 635.000 đồng, giá này có thể thay đổi tùy vào thời điểm bạn đăng ký tiêm chủng. Lựa chọn tiêm chủng tại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin bởi toàn bộ vắc xin sử dụng tại đây đều được nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất vắc xin hàng đầu trên thế giới.\n\nTrên đây là những thông tin chi tiết về phác đồ, lịch tiêm, tác dụng phụ không mong muốn và chi phí tham khảo của [vắc xin Twinrix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-vac-xin-twinrix-phong-benh-viem-gan-a-va-b.html). Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của tiêm chủng vắc xin, đồng thời lựa chọn được cơ sở tiêm chủng uy tín, chất lượng cho bản thân và gia đình.\n\nXem thêm:\n\n[Danh sách các loại vắc xin cho người lớn cần phải tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/danh-sach-cac-loai-vac-xin-cho-nguoi-lon-can-phai-tiem-phong.html)\n\n[Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-nen-tiem-vac-xin-phong-benh-viem-gan-a-khi-nao-nen-tiem.html)\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản", "abstract": "Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml được nghiên cứu và phát triển bởi Biological E. Limited, hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Vaccine được phát triển để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.", "md_content": "Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml là loại vaccine phòng viêm não Nhật Bản được phát triển bởi hãng dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Jeev là loại vaccine tinh khiết, bất hoạt nuôi cấy trên tế bào Vero. Sản phẩm đã được tiền thẩm định bởi WHO và được tiêm chủng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.\n\nThông tin về vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jeev\n-------------------------------------------------\n\nJeev có nguồn gốc từ Ấn Độ, được phát triển bởi Biological E. Limited - Một hãng dược phẩm hàng đầu. Jeev cùng với hai loại vaccine IXIARO, JESPECT đều được sử dụng phổ biến trong tiêm chủng ở các nước phát triển.\n\nHiện nay, loại vaccine này đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam.\n\n### Vaccine chống chỉ định\n\n* Người bị dị ứng và nghi ngờ dị ứng với các thành phần của vaccine.\n* Nếu sau khi tiêm mũi 1 có dấu hiệu quá mẫn với vaccine thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.\n* Phụ nữ mang thai, đang cho con bú.\n* Người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) bẩm sinh.\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_1_897e9cfed1.png)\n\n*Thông tin về vaccine Jeev 3mcg/0.5ml phòng bệnh viêm não Nhật Bản*\n\n### Hàm lượng, điều kiện bảo quản\n\n* Vaccine Jeev có dạng hỗn dịch, màu trắng trong và chứa trong lọ thủy tinh.\n* Jeev có hàm lượng 3mcg/0.5ml và 6mcg/0.5ml.\n* Điều kiện bảo quản từ 2 - 8 ℃, không để đông đá, tránh ánh sáng mặt trời.\n\n### Đường tiêm và tương tác thuốc\n\nVaccine Jeeev được chỉ định tiêm ở bắp, không được tiêm vào tĩnh mạch trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, vaccine Jeev 3mcg/0.5ml, 6mcg/0.5ml có thể tiêm đồng thời với vaccine phòng bệnh khác với điều kiện phải tiêm ở các vị trí chi khác.\n\nLưu ý: Không được trộn lẫn loại vaccine này với các loại thuốc khác khi tiêm.\n\n### Tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine Jeev\n\nKhi tiêm chủng vaccine cơ thể sẽ có một vài phản ứng phụ sau tiêm như: Sưng, đau, xuất hiện quầng đỏ tại vị trí tiêm, ban đỏ, sốt, quấy khóc, giảm sự thèm ăn…\n\nLưu ý: Sau khi tiêm nếu có các biểu hiện bất thường khác và có dấu hiệu trở nặng, hãy đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi.\n\nĐối tượng, liều tiêm và lịch tiêm vaccine Jeev\n----------------------------------------------\n\nTiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản đúng lịch, đúng mũi giúp khắc chế virus viêm não Nhật Bản hiệu quả. [Tiêm chủng vaccine đúng tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi.html), đúng cách sẽ hạn chế những rủi ro từ biến chứng thần kinh, vận động.\n\nĐối tượng tiêm vaccine có độ tuổi từ ≥ 1 tuổi đến ≤ 49 tuổi. Mỗi đối tượng tiêm sẽ có liều tiêm khác nhau như:\n\n* Đối với trẻ em ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi sử dụng liều tiêm 3mcg/0.5ml.\n* Đối với trẻ và người lớn ≥ 3 tuổi đến ≤ 49 tuổi sử dụng liều tiêm 6mcg/0.5ml.\n\nTham khảo lịch tiêm đối với vaccine phòng viêm não Nhật Bản Jeev dưới đây:\n\n* Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm, liều lượng tương ứng với độ tuổi.\n* Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n\nKhuyến cáo: Nên tiêm mũi nhắc lại để duy trì và tăng cường hệ miễn dịch. Mũi nhắc lại sẽ được tiêm dựa trên tình hình dịch tễ bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html).\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_2_c310791f9e.jpg)\n\n*Đối tượng, liều tiêm và lịch tiêm vaccine*\n\nƯu điểm và nhược điểm của vaccine Jeev\n--------------------------------------\n\nĐể trở thành loại vaccine được nhiều người tin dùng, Jeev có những ưu và nhược điểm nổi bật như:\n\n**Ưu điểm:**\n\n* Là vaccine bất hoạt nuôi cấy từ tế bào Vero, tá chất nhôm, không chứa chất gây dị ứng Gelatin và các thành phần có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy, Jeev được đánh giá là an toàn với trẻ nhỏ.\n* Jeev không có nguy cơ đảo ngược thành phần virus độc hại nên có khả năng phòng chống bệnh hiệu quả.\n* Vaccine có dạng lỏng, vì vậy sẽ dễ sử dụng hơn so với dạng đông khô.\n* Vaccine có hiệu quả trong phòng virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\n**Nhược điểm:**\n\nGiống như hầu hết các loại vaccine khác, Jeev cũng mang lại nhiều phản ứng phụ không mong muốn sau tiêm. Các phản ứng này thường diễn ra trong vòng 3 ngày đầu tiên sau tiêm, chỉ gây khó chịu và phản ứng sẽ biến mất trong vài ngày.\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_2_e06b1b6ef2.jpg)\n\n*Vaccine Jeev có nhiều ưu điểm và được đánh giá là an toàn*\n\nVì sao nên tiêm vaccine Jeev 3mcg/0.5ml sớm cho trẻ?\n----------------------------------------------------\n\nPhòng bệnh hơn chữa bệnh, đối với bệnh viêm não Nhật Bản chúng ta nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh thường gặp ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong cao (25 - 30%). Theo một vài dữ liệu cho biết khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh thường có di chứng về thần kinh nặng nề.\n\nVaccine Jeev 3mcg/0.5ml là liều lượng dành cho trẻ từ ≥ 1 tuổi đến ≤ 3 tuổi. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng sớm để phòng bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhé.\n\nĐăng ký tiêm chủng vaccine Jeev phòng viêm não Nhật Bản ở đâu?\n--------------------------------------------------------------\n\nBạn có thể đăng ký tiêm chủng vaccine Jeev tại hầu hết các phòng tiêm chủng, bệnh viện, phòng khám… Bạn cũng có thể đăng ký tiêm vaccine tại trung tâm tiêm chủng Long Châu. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiêm chủng có các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới.\n\nKhi tiêm chủng tại Long Châu, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm khám và tư vấn miễn phí. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, xử trí tốt các tình huống y tế. Hệ thống trung tâm tiêm chủng hiện đại, sạch sẽ với đầy đủ cơ sở vật chất.\n\nNếu bạn đang phân vân không biết nên tiêm vaccine Jeev 3mcg/0.5ml cho trẻ ở đâu thì có thể đăng ký tại Long Châu qua các bước sau:\n\n* Truy cập trang thông tin tiêm chủng của Long Châu [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung)!\n* Chọn mục Đăng ký & đặt lịch tiêm chủng, sau đó điền đầy đủ thông tin bao gồm: Họ tên, ngày sinh, số điện thoại người liên hệ, địa điểm tiêm, loại vaccine, ngày & giờ hẹn tiêm.\n* Sau khi điền đầy đủ thông tin, hãy click chọn Đăng ký & đặt lịch để gửi thông tin về trung tâm tiêm chủng Long Châu. Khi nhận được thông tin đăng ký chúng tôi sẽ tiến hành xác nhận lại thông tin thông qua điện thoại một lần nữa.\n\n![Vaccine Jeev 3mcg/0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh viêm não Nhật Bản 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_jeev_3mcg_0_5ml_an_do_phong_benh_viem_nao_nhat_ban_3_e5e97eaf96.jpg)\n\n*Đăng ký tiêm vaccine Jeev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu*\n\nGói tiêm vaccine Jeev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu giá bao nhiêu?\n-----------------------------------------------------------------------\n\nVaccine Jeev 3mcg/0.5ml được Long Châu nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ và bảo quản với nhiệt độ từ 2 - 8 độ C, theo đúng tiêu chuẩn. Tùy theo từng thời điểm mà giá của vaccine Jeev sẽ có sự thay đổi, do đó để có được mức giá chính xác nhất, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928. Hoặc bạn hãy đến các trung tâm tiêm chủng Long Châu gần nhất để được tư vấn.\n\nHãy chủ động tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bài viết trên là những thông tin về [vaccine Jeev 3mcg/0.5ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-jeev-3mcg-0-5ml-an-do-phong-benh-viem-nao-nhat-ban.html) (Ấn Độ) mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn.\n\nHy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích về vaccine Jeev cũng như địa điểm đăng ký tiêm chủng.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Viêm não nhật bản", "Lịch tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp vào mùa đông do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Vậy nên việc tiêm vắc xin Cúm là phương pháp phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất. Bài viết này nói về thông tin vắc xin Cúm phòng ngừa loại Cúm nào và những biện pháp phòng tránh bệnh Cúm.", "md_content": "Nhiều người cho rằng bệnh Cúm là bệnh cảm thông thường. Trên thực tế, có nhiều chủng virus Cúm gây nên bệnh Cúm. Có nhiều người chưa rõ tiêm vắc xin cúm mang lại lợi ích như thế nào? Và vắc xin Cúm có thể phòng ngừa loại chủng Cúm nào? Những cách phòng tránh bệnh cúm là gì? Cùng tìm hiểu ngay.\n\nTại sao nên tiêm phòng cúm?\n---------------------------\n\nLợi ích việc tiêm [vắc xin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) là giúp bạn tránh bị nhiễm vi rút Cúm. Khi đó, vắc xin Cúm cũng đã giúp ngăn ngừa bệnh Cúm lây sang người khác từ bạn. Mỗi khi chúng ta bị nhiễm virus Cúm, hoàn toàn chúng ta có thể đã lây nhiễm vi rút Cúm sang cho những người khác xung quanh, nhưng người tiếp xúc gần... mặc dù phải mấy vài ngày sau đó, chính chúng ta mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau nhức người, cơ khớp...\n\n![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_cua_vacxin_9e853f622e.png)\n\n*Vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào?*\n\nViệc tiêm vắc xin cúm hàng năm, đúng lịch sẽ mang lại lợi ích to lớn, đáng kể cho những người có nguy cơ bị gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. Điển hình như những người mắc bệnh Hen suyễn, [COPD](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-53175.html), bệnh mạn tính hệ Tim, mạch, Thận - Tiết niệu, Nội tiết - chuyển hóa... ngoài ra là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi đều có nhiều khả năng bị bệnh nặng hơn, phải nhập viện hoặc thậm chí nếu ở thể Cúm ác tính có thể tử vong. Hơn nữa, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, việc tiêm phòng vắc xin Cúm có thể bảo vệ bạn, thai nhi và con bạn trong sáu tháng đầu đời sau khi sinh.\n\nVắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào?\n------------------------------------\n\nTiêm phòng cúm là cách phòng ngừa chủ động, đặc hiệu và hiệu quả nhất để bảo vệ bạn khỏi bệnh Cúm và các biến chứng. Ngoài ra, Nếu chẳng may, bạn bị bệnh Cúm, việc tiêm phòng vắc xin Cúm làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do Cúm.\n\nTiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm đúng lịch hàng năm, tùy theo loại mà bảo vệ chống lại 3 hoặc 4 chủng virus Cúm khác nhau. Cụ thể:\n\n* Vắc xin VAXIGRIP TETRA, INFLUVAC TETRA phòng chống được 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A là [A/H1N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-h1n1-436.html), A/H3N2 và 2 chủng cúm B là Yamagata, Victoria.\n* IVACFLU-S 0,5ML phòng chống được 3 chủng cúm, gồm 2 chủng cúm A là A/H1N1, A/H3N2 và 1 chủng cúm nhóm B.\n\nCác yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm là gì?\n------------------------------------------------------------------\n\nHiệu quả của vắc xin [Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) (hoặc khả năng bảo vệ chúng trước một chủng Cúm gây bệnh) có thể khác nhau tùy theo mùa do tính đột biến, biến đổi của vi rút Cúm xảy ra thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, khả năng bảo vệ có thể khác nhau tùy thuộc vào người được tiêm chủng.\n\nHiệu quả của vắc xin Cúm có thể khác nhau và phụ thuộc vào:\n\n* Sức khỏe và tuổi của người tiêm phòng cúm.\n* Sự phù hợp của vắc xin với các chủng Cúm lưu hành.\n\n![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_2_caad2c984a.jpg)\n\n*Hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm có thể khác nhau tùy theo mùa*\n\nKhi vắc xin Cúm không phù hợp với một số chủng virus Cúm gây bệnh trong cộng đồng, việc tiêm vắc xin có thể mang lại rất ít hoặc không có hiệu quả, tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật do các chủng virus Cúm đó gây ra. Do vậy việc sản xuất Vắc xin Cúm phải phù hợp với các chủng Cúm gây bệnh lưu hành, việc tiêm phòng sẽ mang lại lợi ích đáng kể bằng cách ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng.\n\nGiảm nguy cơ mắc bệnh cúm bằng những phương pháp không đặc hiệu khác\n--------------------------------------------------------------------\n\nVắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, hiệu quả và tốt nhất cho tất cả chúng ta chống lại bệnh Cúm. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều có thể thực hiện nhiều phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và nhiễm vi rút Cúm và các loại virus, vi khuẩn khác.\n\nBiện pháp phòng ngừa có thể dễ dàng thực hiện như sau:\n\n* Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ít nhất 20 giây mỗi lần. Sử dụng chất khử trùng có chứa cồn nếu không có xà phòng và nước.\n* Giữ bàn tay của bạn tránh xa khuôn mặt của bạn. Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.\n* Tránh đám đông. Bệnh cúm lây lan dễ dàng ở những nơi tụ tập đông người, chẳng hạn như ở trường học hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng. Tránh đám đông khi bệnh cúm đang lây lan trong khu vực của bạn.\n* Che miệng khi ho và [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html). Che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay.\n* Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm vào, chẳng hạn như điện thoại, máy tính, công tắc đèn và tay nắm cửa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm khi chạm vào bề mặt có virus trên đó rồi chạm vào mặt bạn.\n* Thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh và tránh căng thẳng.\n* Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh nếu có thể. Nếu bị bệnh cúm, bạn cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm bằng cách ở nhà và tránh xa những người khác. Tiếp tục ở nhà cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ.\n\n![Vacxin cúm phòng ngừa loại cúm nào? Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_phong_ngua_loai_cum_nao_3_e3244a21da.jpg)\n\n*Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm*\n\nNhư vậy, tiêm vắc xin cúm là phương pháp đặc hiệu ngăn ngừa mắc bệnh Cúm, hoặc ít hơn là giảm các biến chứng của bệnh. Việc thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu này góp phần bảo vệ chúng ta khỏi bệnh Cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.\n\nBài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi [vắc xin cúm phòng ngừa loại cúm nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-cum-phong-ngua-loai-cum-nao-yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-cua-vacxin.html)? Những biện pháp phòng ngừa cúm cho cả gia đình. Chúc bạn có sức khỏe tốt.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng", "abstract": "Vắc xin Imojev (Thái Lan) là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản thế hệ mới. Vắc xin Imojev dành cho những đối tượng nào? Đăng ký tiêm chủng ở đâu uy tín?", "md_content": "Vắc xin Imojev (Thái Lan) là loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, dành cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Đây là loại vắc xin thế hệ mới được sản xuất tại Thái Lan bởi Sanofi Pasteur. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thông tin vắc xin ở bài viết dưới nhé.\n\nThông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan)\n--------------------------------------\n\nImojev là vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp và được nuôi cấy trên tế bào Vero để tạo miễn dịch chủ động với bệnh [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html). Vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur (Pháp). Tác dụng chủ yếu của loại vắc xin này chính là khắc chế, phòng chống virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nSở dĩ có cái tên Imojev (Thái Lan) là do vắc xin này được sản xuất tại nhà máy Sanofi Pasteur tại Thái Lan. Vắc xin được đặt tên theo nước sản xuất là Thái Lan để phân biệt với vắc xin Imojev (Pháp) trước đó.\n\nImojev (Thái Lan) được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019 và trở thành một trong những lựa chọn khi tiêm chủng cùng với Jevax, Jeev… Vắc xin Imojev được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên với liều lượng 0.5ml/liều.\n\n![Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_1_a41bc2a4c4.jpg)\n\n*Thông tin về vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản*\n\nLịch tiêm, liều lượng sử dụng và chống chỉ định\n-----------------------------------------------\n\nVắc xin Imojev (Thái Lan) mang nhiều ưu điểm vượt trội và được sử dụng rất phổ biến trong tiêm chủng. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm và hiệu quả nhờ khả năng tạo hệ miễn dịch nhanh, lâu dài. Vì vậy, hãy chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để phòng bệnh tốt nhất.\n\nVắc xin Imojev được tiêm với liều lượng 0.5ml/liều với 2 mũi cơ bản.\n\n* Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm, dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.\n* Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi 1 đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi. Riêng trẻ từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nLưu ý: Trường hợp đã tiêm 1 mũi Jevax trước đó thì cần trao đổi với bác sĩ để có phác đồ tiêm phù hợp.\n\nVắc xin chống chỉ định với:\n\n* Người có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với các thành phần có trong vắc xin.\n* Người bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch tế bào.\n* Người bị nhiễm [HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html) có triệu chứng.\n* Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.\n\nTiêm vắc xin Imojev có an toàn không?\n-------------------------------------\n\nQua các thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Imojev (Thái Lan) được nhiều chuyên gia đánh giá là an toàn và có hiệu quả phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt. Tuy nhiên, vắc xin Imojev cũng sẽ có những phản ứng phụ sau tiêm tương tự như các loại vắc xin khác.\n\nMột số biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin như: Đau nhức, mệt mỏi, khó chịu, sốt… Trường hợp bị dị ứng với thành phần thuốc, người bệnh sẽ có dấu hiệu [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Vì vậy, sau khi tiêm người bệnh sẽ được giữ lại theo dõi trong vòng 30 phút. Nếu sau khi về nhà mới có dấu hiệu sốc phản vệ thì cần đưa người bệnh đến phòng khám gần nhất để được theo dõi.\n\nLưu ý: Phải hoãn tiêm khi người bệnh có dấu hiệu bị bệnh cấp tính hoặc đang bị sốt.\n\n![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_2_95d374e7ab.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin Imojev có an toàn không?*\n\nMột số lưu ý khi tiêm vắc xin Imojev\n------------------------------------\n\nKhi tiêm vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản, cả người bệnh và bác sĩ cần lưu ý một số vấn đề sau:\n\nĐối với bác sĩ:\n\n* Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu.\n* Đối với những người đang điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong hoặc trên 14 ngày. Sau khi ngưng điều trị cần chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi phục hồi chức năng miễn dịch mới có thể tiêm vắc xin Imojev.\n* Tiêm tại mặt trước và bên đùi hoặc vùng cơ Delta của cánh tay đối với trẻ từ 9 - 24 tháng tuổi.\n\nĐối với bệnh nhân (người nhà bệnh nhân):\n\nCần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người nhà cần theo dõi bệnh nhân trong thời gian đầu sau tiêm (khoảng trong 1 - 3 ngày đầu).\n\nTương tác thuốc:\n\n* Khi tiêm vắc xin Imojev cùng với các vắc xin khác phải tiêm ở các vị trí khác nhau.\n* Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin Imojev cùng lúc với vắc xin phòng sởi, quai bị và rubella.\n* Trường hợp với sống có nguy cơ mắc [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) cao thì có thể cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên tiêm cùng lúc vắc xin Imojev với vắc xin sởi.\n\n![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_3_cbe5024d6a.jpg)\n\n*Tuyệt đối không tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu*\n\nTiêm vắc xin Imojev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n------------------------------------------------------\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu là đơn vị tiêm chủng vắc xin Imojev (Thái Lan) tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi là đơn vị cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới từ các hãng dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Imojev được nhập khẩu trực tiếp từ Sanofi Pasteur tại Thái Lan.\n\nKhi lựa chọn tiêm chủng tại [trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi:\n\n* Có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp; có chuyên môn cao; giàu kinh nghiệm; thăm khám và tư vấn miễn phí.\n* Trẻ sẽ được tư vấn loại vắc xin phù hợp, bên cạnh đó là tư vấn phác đồ tiêm chủng chi tiết nhất.\n* Bệnh nhân được theo dõi trước, trong và sau khi tiêm vắc xin một cách chặt chẽ. Đảm bảo kịp thời xử trí các tình huống, sự cố y tế xảy ra khi tiêm chủng.\n* Hệ thống trung tâm tiêm chủng chất lượng cao, trang bị đầy đủ thiết bị y tế, cơ sở vật chất, mang lại sự hài lòng với khách hàng.\n\n![Vắc xin Imojev (Thái Lan): Thông tin, địa điểm đăng ký tiêm chủng 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_imojev_thai_lan_thong_tin_dia_diem_dang_ky_tiem_chung_3_e63eb01a80.jpg)\n\n*Trung tâm tiêm chủng Long Châu tại Quận 10, TP.HCM*\n\nBảng giá tiêm vắc xin Imojev tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n---------------------------------------------------------------\n\nHiện nay, mức giá tiêm vắc xin Imojev thường dao động từ khoảng 700.000VNĐ trở lên. Tùy vào từng thời điểm mà mức giá của vắc xin sẽ có sự khác nhau. Để biết được mức giá chính xác theo từng gói tiêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6928.\n\nQuy trình đăng ký tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n---------------------------------------------------------------\n\nBạn đang quan tâm đến gói tiêm chủng vắc xin Imojev (Thái Lan) tại trung tâm tiêm chủng Long Châu? Hãy theo dõi quy trình đăng ký tiêm chủng vắc xin tại Long Châu dưới đây:\n\n* Đăng ký trực tiếp tại các trung tâm tiêm chủng của Long Châu hoặc đăng ký online.\n* Trước khi tiêm: Khám sàng lọc, thông báo và giải đáp thắc mắc về vắc xin Imojev.\n* Trong quá trình tiêm: Nhân viên y tế kiểm tra vắc xin, bơm tiêm, dung môi và dụng cụ trước khi sử dụng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm vắc xin theo đúng liều lượng, đúng chỉ định và đúng đường tiêm.\n* Sau khi tiêm: Theo dõi người bệnh trong vòng 30 phút đầu tiên, xử lý các chất thải y tế sau khi tiêm chủng theo đúng quy định.\n\nBài viết trên là những thông tin cần thiết về [vắc xin Imojev (Thái Lan)](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-imojev-thai-lan-thong-tin-dia-diem-dang-ky-tiem-chung.html) mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn.\n\n", "date": "05/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vaccine HPV là gì? Giữa HPV vaccine gardasil 4 và 9 nên tiêm loại nào?", "abstract": "Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến ở nữ giới, đặc biệt đối với phụ nữ ngoài 30 tuổi. Hiện chỉ có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm ngừa vaccine mà chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vậy giữa HPV vaccine gardasil 4 và 9 nên tiêm loại nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!", "md_content": "HPV gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), ung thư hậu môn, viêm nhiễm cơ quan sinh dục,... Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang dần trẻ hóa. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tiêm phòng vaccine. Hiện nay có HPV vaccine gardasil 4 và 9 là loại vaccine phổ biến được sử dụng phòng bệnh ung thư do HPV gây ra, chính vì vậy nhiều người đắn đo rằng giữa 2 loại vaccine này nên tiêm loại nào?\n\nVaccine HPV là gì?\n------------------\n\nVirus HPV (Human Papilloma Virus) là loại virus chủ yếu lây qua đường tình dục như tiếp xúc da với da, hầu họng, niêm mạc miệng, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bệnh. Hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của người bệnh bằng miệng cũng có nguy cơ lây nhiễm [HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-hpv-la-gi-57224.html). Bên cạnh đó, HPV cũng có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh, gây ra bướu gai hô hấp cho trẻ sơ sinh. Virus HPV ở người được phát hiện hơn 140 loại có liên quan, trong đó khoảng 40 loại có khả năng gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục và một số loại gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh về hầu họng, hậu môn, âm hộ, âm đạo,...\n\n![vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_la_gi_giua_hpv_vaccine_gardasil_4_va_9_nen_tiem_loai_nao_1_0c3bfb2aa3.jpg)\n\n*Vaccine HPV tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn HPV*\n\nVaccine HPV là loại vaccine tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn HPV ở người. Hiện nay loại vaccine phổ biến giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm này là HPV vaccine gardasil 4 và 9.\n\nĐối tượng nên tiêm ngừa HPV\n---------------------------\n\nVirus HPV sau khi nhiễm vào cơ thể không gây ra những triệu chứng bất thường khiến người bệnh khó nhận biết. Thực tế, đa số người bệnh sẽ không biết cho đến khi cơ thể xuất hiện mụn cóc sinh dục hoặc làm [xét nghiệm PAP](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-so-pap-la-gi-doi-tuong-nao-nen-xet-nghiem-pap.html) do các triệu chứng bất thường khác. Chính vì vậy, việc tiêm phòng HPV là vô cùng cần thiết, theo khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn về thực hành Chủng ngừa (ACIP) thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) những đối tượng sau đây nên thực hiện tiêm phòng như:\n\n### Người từ 9 đến 26 tuổi\n\nĐộ tuổi được khuyến khích thực hiện tiêm phòng HPV là từ 9 đến 26 tuổi dù đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, độ tuổi vàng để thực hiện tiêm ngừa là từ 9 đến 13 tuổi được áp dụng cho cả trẻ em gái và em trai. Bởi, người càng trẻ thì sau khi tiêm phòng kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn, khả năng đáp ứng miễn dịch cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ nhiễm HPV mặc dù không quan hệ tình dục, nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi,... Tiêm phòng càng sớm thì có thể tránh được nguy cơ phơi nhiễm và nhiễm HPV. Mặt khác, vaccine HPV còn có hiệu quả kéo dài đến 30 năm.\n\n![vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_la_gi_giua_hpv_vaccine_gardasil_4_va_9_nen_tiem_loai_nao_2_23cc198f80.jpg)\n\n*Độ tuổi vàng để thực hiện tiêm ngừa HPV là từ 9 đến 13 tuổi*\n\n### Người từ 27 tuổi đến 45 tuổi\n\nVaccine HPV đã được FDA phê chuẩn tiêm cho người trưởng thành từ 27 đến tuổi 45 để phòng bệnh. Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu có nhu cầu tư vấn và tiêm phòng vaccine HPV. \n\n### Phụ nữ đang mang thai\n\nKhông có căn cứ nào cho thấy tiêm ngừa HPV sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên theo khuyến cáo phụ nữ nên hoàn thành phác đồ các mũi [tiêm phòng HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-hpv-55573.html) 3 tháng hoặc ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Trường hợp chưa hoàn thành 3 mũi tiêm nhưng mang thai thì cần hoãn việc thực hiện tiêm phòng cho đến khi sinh xong. Cần thông báo cho bác sĩ để tiến hành thăm khám theo chỉ định.\n\nNên tiêm loại nào giữa HPV vaccine gardasil 4 và 9?\n---------------------------------------------------\n\nỞ nước ta hiện nay đang lưu hành hai loại vaccine phòng ngừa bệnh HPV là HPV vaccine gardasil 4 và 9, hai loại vaccine này đều có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ. Mặc dù đều có công dụng ngăn ngừa bệnh HPV nhưng giữa hai loại vaccine này có sự khác biệt nhất định. Chính vì vậy, mọi người thường băn khoăn giữa HPV vaccine gardasil 4 và 9 nên tiêm loại nào?\n\nHPV vaccine gardasil 4 được sử dụng chủ yếu cho nữ giới, giúp bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus HPV chủng 16, 18, 6 và 11. HPV chủng 16 và 18 là 2 chủng nguy hiểm nhất vì chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, [ung thư hậu môn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-hau-mon.html), ung thư âm đạo. Riêng HPV chủng 6 và 11 gây ra bệnh mụn cóc sinh dục. Khác so với vaccine gardasil 4, vaccine gardasil 9 được xem là loại vaccine bình đẳng giới vì được sử dụng cho cả nam và nữ. Vaccine gardasil 9 giúp ngừa được nhiều chủng virus hơn bao gồm: HPV chủng 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Hơn thế nữa, hiệu quả bảo vệ của vaccine lên đến 94%.\n\n![vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_hpv_la_gi_giua_hpv_vaccine_gardasil_4_va_9_nen_tiem_loai_nao_3_b59ab465db.jpg)\n\n*Nên lựa chọn tiêm ngừa loại nào giữa HPV vaccine gardasil 4 và 9?*\n\nTừ phân tích trên có thể thấy, HPV vaccine gardasil 9 có công dụng vượt trội hơn gardasil 4. Vì vậy, chúng ta có thể cân nhắc liên hệ với [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để thực hiện tiêm phòng vaccine gardasil 9 cho cả bản thân và người thân trong gia đình càng sớm càng tốt. Hiện tại, ở Trung tâm tiêm chủng Long Châu, vaccine HPV gardasil 4 có giá 1.780.000 VND 1 mũi và vaccine HPV gardasil 9 có giá 2.940.000 VND 1 mũi. Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế.\n\nVới những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã hiểu hơn về virus HPV, tầm quan trọng của vaccine phòng ngừa HPV cũng như có cho mình đáp án về việc lựa chọn giữa [HPV vaccine gardasil 4 và 9](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-hpv-la-gi-giua-hpv-vaccine-gardasil-4-va-9-nen-tiem-loai-nao.html) nên tiêm loại nào. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và đời sống bạn nhé.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vaccine hpv"]}, {"title": "Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm vắc xin phòng Cúm cho bà bầu trong thời kỳ mang thai rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé, bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ nhưng điều cần lưu ý khi tiêm Vacxin Cúm cho mẹ bầu.", "md_content": "Trước khi mang thai, phụ nữ nên ưu tiên tiêm phòng bệnh Cúm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin Cúm khi mang thai vẫn chưa được bà bầu quan tâm nhiều, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu nhé.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu\n--------------------------------------------------------------\n\nThiên chức làm mẹ là điều tuyệt vời nhất của bất cứ phụ nữ nào, tuy nhiên khi mang thai, hệ miễn dịch của sản phụ bị suy giảm tạm thời. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, phụ nữ có bầu thường phải chịu hệ quả gánh nặng bệnh tật, cũng như tử vong do rất nhiều bệnh lý mang đến. Bệnh Cúm nói riêng là 1 trong những căn bệnh có khả năng gây tổn hại tới sức khỏe của người mẹ, lẫn em bé khi còn trong bụng mẹ.\n\n![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_1_f8455e310d.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu còn giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu*\n\nTiêm vắc xin Cúm đúng lịch cho phụ nữ trước khi mang thai, hoặc trong khi có thai mang lại lợi ích gấp đôi là có thể bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi. Mặt khác, trẻ sơ sinh không thể tiêm phòng vắc xin Cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Vì vậy, Khi người mẹ được tiêm phòng vắc xin Cúm đúng lịch lúc mang thai hoặc trước khi có em bé, các kháng thể ngừa bệnh Cúm được tạo ra trong cơ thể người mẹ sẽ được truyền sang con qua rau thai, hoặc khi em bé bú sữa mẹ, qua con đường miễn dịch thụ động tự nhiên. Những kháng thể này sẽ trợ giúp em bé phòng chống bệnh Cúm cho đến khi bé có thể được tiêm phòng vắc xin Cúm đầu tiên lúc 6 tháng tuổi.\n\nMẹ bầu tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai có an toàn không?\n---------------------------------------------------------------\n\nTất cả những dữ liệu nghiên cứu khoa học, đã chỉ ra rằng lợi ích tiêm ngừa vắc xin Cúm đều mang lại hiệu quả to lớn cho cả mẹ và em bé trong bụng mẹ. Do đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Hoa kỳ (US CDC), và các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khác đều khuyến cáo rằng bất kỳ phụ nữ đang mang thai nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Cúm.\n\nTiêm vắc xin phòng bệnh Cúm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh Cúm và các vấn đề sức khỏe khác. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi... khi mang thai khiến bà bầu dễ bị bệnh cúm nặng hơn. Tiêm phòng cúm cũng làm giảm khoảng 40% khả năng phụ nữ mang thai phải nhập viện vì cúm.\n\nNgoài ra, tiêm vắc xin ngừa bệnh Cúm giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của thai nhi do bệnh Cúm. Bị sốt do bệnh Cúm sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ [dị tật bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-tat-tim-bam-sinh-la-gi-phong-ngua-di-tat-tim-bam-sinh-o-tre.html) và các vấn đề tổn hại sức khỏe khác của thai nhi.\n\nNhững tác dụng phụ thường gặp phải khi tiêm vắc xin phòng cúm cho mẹ bầu\n------------------------------------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ phổ biến nhất mà người mang thai gặp phải cũng giống như những tác dụng phụ mà người bình thường gặp phải khi tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Chúng thường có triệu chứng nhẹ, không để lại bất cứ tổn hại sức khỏe về lâu dài nào và có bao gồm một trong những triệu chứng sau:\n\n* Sưng, đau, nóng, đỏ tại vị trí tiêm;\n* Đau đầu;\n* Sốt nhẹ;\n* Đau cơ;\n* buồn nôn;\n* Mệt mỏi.\n\n![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_2_9e9ad0dcf6.jpg)\n\n*Tác dụng phụ sau tiêm có phản ứng nhẹ và không quá nghiêm trọng*\n\nNếu xảy ra tác dụng phụ, chúng thường bắt đầu ngay sau khi tiêm và thường kéo dài 1 - 2 ngày. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy liên hệ với các trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn xử trí tại nhà, hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Nếu sốt cao, từ 38,5 độ trở lên hoặc đau nhiều, có thể sử dụng Paracetamol, vì độ an toàn của thuốc đã được khẳng định khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nó sẽ giúp mẹ bầu và bé tránh bị sốt. Không dùng ibuprofen trừ khi được bác sĩ sản khoa chỉ định.\n\nThông thường, tác dụng phụ sau tiêm có phản ứng nhẹ và không quá nghiêm trọng, nhanh chóng bình phục sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, cực kì hiếm gặp các phản ứng nặng có biểu hiện như: Co giật, tím tái, khó thở, mày đay nhanh, rộng trong thời gian ngắn....trong trường hợp đó, mẹ bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, xử trí kịp thời và tốt nhất.\n\nTiêm vắc xin phòng bệnh Cúm cho bà bầu nên thực hiện vào tháng thứ mấy của thai kỳ?\n-----------------------------------------------------------------------------------\n\nCác dữ liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tiêm vắc xin cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ là an toàn, từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu khi mang thai trước mùa cúm (tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi có vắc xin.\n\nNếu bạn mắc một tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ biến chứng cúm, chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh tim, bạn nên cân nhắc việc tiêm vắc xin phòng cúm thật sớm để chuẩn bị cơ thể khoẻ mạnh trong mùa cúm.\n\n![Tiêm vacxin phòng cúm cho bà bầu và những điều cần lưu ý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_phong_cum_cho_ba_bau_3_f1d4760275.jpg)\n\n*Vắc xin cúm có thể tiêm bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ*\n\nNhững phụ nữ đã tiêm vắc xin cúm khi đang mang thai cũng truyền lại một số khả năng bảo vệ cho con của họ, kéo dài trong vài tháng đầu đời. Việc tiêm vắc xin cúm là an toàn cho những phụ nữ đang cho con bú nếu họ đủ điều kiện.\n\nBị cúm khi mang thai phải làm sao?\n----------------------------------\n\nTrong trường hợp nghi ngờ mình bị cúm khi đang mang thai hoặc mới mang thai (từ 2 tuần trở lên) thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa khám. Các triệu chứng cúm thường là:\n\n* Sốt hoặc nóng người;\n* Cảm thấy ớn lạnh;\n* Đau nhức cơ thể;\n* Đau đầu;\n* Mệt mỏi ho hoặc đau họng;\n* Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.\n\nBác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus sau khi khám tổng quan cho mẹ bầu. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn kéo dài tới 4 - 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng cúm. Thuốc kháng virus không chữa khỏi bệnh cúm nhưng có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.\n\nHy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp các ông bố bà mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc [tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-cum-cho-ba-bau-va-nhung-dieu-can-luu-y.html) trong thời kỳ mang thai là quan trọng như thế nào, vậy nên các ông bố cần tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu càng sớm càng tốt nhé.\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?", "abstract": "Uốn ván là một loại bệnh lý thường được bác sĩ khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai. Nhưng đôi khi, có một số trường hợp sau tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa, liệu tình trạng này có đáng lo ngại không?", "md_content": "Tiêm vắc xin uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng nếu sau khi tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa thì có nguy hiểm không? Nên xử lý tình trạng này như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây.\n\nTại sao mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván?\n--------------------------------------\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh cấp tính do vi khuẩn Clostridium tetani tấn công và để lại ngoại độc tố của vi khuẩn trong cơ thể người. Triệu chứng đặc trưng của uốn ván là cơn co cứng ở cơ, kèm theo cơn đau dữ dội. Xuất phát từ cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy sau đó là co cứng cơ toàn thân. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván lên tới 90%, đối với trẻ sơ sinh, khoảng 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván sẽ tử vong. Nên việc tiêm theo đúng phác đồ phòng bệnh uốn ván là cực kỳ cần thiết.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_1_5944ecd62a.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván là cực kỳ cần thiết*\n\nUốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cực kỳ cao nhưng đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nên biện pháp phòng chống bệnh uốn ván được tích cực tìm kiếm. Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong đất, kim loại gỉ sét, phân, môi trường xung quanh nên tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mang mầm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ có thai, trong quá trình chuyển dạ, là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván. Tiêm vắc xin là cách phòng chống tốt nhất bệnh lý uốn ván, với hiệu quả phòng bệnh lên tới 95%. Khi tiêm vắc xin, kháng thể chống lại bệnh uốn ván hình thành trong cơ thể mẹ, sẽ được truyền qua thai nhi. Nên từ khi mới sinh ra, trong cơ thể trẻ đã có sẵn kháng thể chống bệnh uốn ván, điển hình là bệnh [uốn ván rốn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-ron-tre-so-sinh-dau-hieu-trieu-chung-cua-benh-43570.html), từ đó bảo vệ được bé lúc mới chào đời.\n\nTiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa có nguy hiểm không?\n--------------------------------------------------------\n\nHầu như tất cả các loại vắc xin đều có một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin. Tùy từng loại vắc xin mà các phản ứng này có thể nặng hay nhẹ. [Vắc xin uốn ván có một số tác dụng phụ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-khi-tiem-uon-van-cho-ba-bau.html) điển hình như:\n\n* Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm.\n* Mệt mỏi, sốt nhẹ.\n* Đau cơ, khó chịu.\n\nNhững phản ứng này thường nhẹ và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Sau khoảng 1 - 2 ngày những triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đáp ứng với vắc xin, kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tạo kháng thể ngừa bệnh.\n\nVậy nên tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu không cần quá lo lắng về điều này. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và phản ứng sau tiêm ngày càng trợ nặng, cản trở hoạt động thường ngày thì mẹ bầu cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào? -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_2_a4758b19bd.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa là phản ứng bình thường của cơ thể*\n\nNgoài những phản ứng bình thường như trên, cũng có những phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm cần được cấp cứu kịp thời. Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin uốn ván cần được lưu ý như:\n\n* Phản ứng dị ứng: Khó thở, sưng nặng mặt, môi, họng.\n* Ngứa toàn thân.\n* Tim đập nhanh, chóng mặt, [suy nhược cơ thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-nhuoc-co-the-701.html).\n* Đau dữ dội, xuất huyết tại vị trí tiêm.\n\nNhững triệu chứng nguy hiểm trên cần được chăm sóc, cấp cứu ngay lập tức. Nếu mẹ bầu sau khi tiêm có phản ứng bất thường như trên, hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng gần nhất để được hỗ trợ.\n\nCách xử lý khi bị sưng và ngứa do tiêm vắc xin uốn ván\n------------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa không phải phản ứng nghiêm trọng cần được cấp cứu và điều trị. Nhưng cảm giác sưng và ngứa có thể gây khó chịu, nếu có thể, mẹ bầu tham khảo chuyên viên y tế tại cơ sở tiêm chủng về tình trạng này để được tư vấn, hỗ trợ cách tốt nhất. Nếu không thuận tiện, mẹ bầu có thể thực hiện biện pháp sau:\n\n* Chườm lạnh: Sử dụng túi đá nhỏ chườm quanh vết tiêm trong vòng 30 giây và ngưng trong vòng 5 giây, lặp lại các thao tác này trong khoảng 20 - 30 phút.\n* Chườm nóng: Sau 24 giờ tiêm vắc xin và tiến hành chườm lạnh, mẹ bầu vẫn còn sưng và ngứa, nên đổi qua chườm nóng. Dùng túi nước ấm, chườm xung quanh vị trí tiêm với khoảng thời gian tương tự chườm lạnh.\n* Trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiêm, tiến hành massage vùng da xung quanh vết tiêm, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng hiệu quả.\n* Lưu ý: Khi chườm nóng, chườm lạnh, không chườm ngay vào vị trí tiêm, cũng như không sử dụng các biện pháp dân gian chưa được chứng minh, cụ thể là: Đắp lát khoai tây, dùng nước vôi,... xoa, đắp, chườm lên vị trí tiêm, vì khả năng gây kích ứng khá cao.\n\n![Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa nên xử lý như thế nào? - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_uon_van_bi_sung_va_ngua_nen_xu_ly_nhu_the_nao_3_ccc66ae5e6.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ và bé*\n\nTiêm vắc xin uốn ván là cách bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Vắc xin uốn ván chỉ đảm bảo hiệu quả khi mẹ bầu tuân thủ lịch tiêm uốn ván khi mang thai, đảm bảo đủ số mũi vắc xin uốn ván. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là trung tâm tiêm chủng uy tín và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hiện nay trung tâm đã có vắc xin phòng uốn ván và luôn đảm bảo hỗ trợ tận tình cho từng khách hàng.\n\n[Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-uon-van-bi-sung-va-ngua-nen-xu-ly-nhu-the-nao.html) là phản ứng bình thường của cơ thể nhằm kích thích hệ miễn dịch, tạo kháng thể chống lại bệnh. Mẹ bầu và gia đình nên lưu lại cách xử lý cũng như các phản ứng nghiêm trọng cần được điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Vacxin uốn ván"]}, {"title": "Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn? Lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé", "abstract": "Hiện tại ở Việt Nam, có hai loại vacxin 6 trong 1 cho trẻ, đó là vacxin Infanrix Hexa của Bỉ và Hexaxim của Pháp, cả hai đều đảm bảo an toàn, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và tránh việc phải tiêm nhiều lần cho trẻ. Vậy vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn?\n", "md_content": "Vacxin 6 trong 1 là một loại vacxin kết hợp thế hệ mới, hiện đang phổ biến trên toàn cầu và tại Việt Nam. Sự kết hợp này giúp trẻ có chỉ cần tiêm một mũi nhưng có sức đề kháng với 6 bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn có thắc mắc về việc chọn loại vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn và liệu có nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm không?\n\nVacxin 6 trong 1 phòng những bệnh gì?\n-------------------------------------\n\nTrẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ dàng mắc bệnh và sức khỏe của bé có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhờ sự phát triển của y học, nhiều loại vacxin đã được phát triển để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, các phụ huynh thường quan tâm và đưa con em đi tiêm các loại vacxin 6 trong 1 để đảm bảo sức khỏe của trẻ.\n\nHiện tại, ở Việt Nam, có hai loại [vacxin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) đang được phân phối, đó là vacxin Hexaxim của Pháp và vacxin Infanrix Hexa của Bỉ. Các loại vacxin kết hợp này có khả năng đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 6 căn bệnh nguy hiểm như: Viêm gan và viêm não mủ do Hib gây ra, ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B.\n\n![Bại liệt là một trong những bệnh mà vacxin 6 trong 1 có thể phòng ngừa](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vacxin_6_trong_1_cua_Bi_hay_Phap_tot_hon_1_78ccdb134a.jpg)\n\n*Bại liệt là một trong những bệnh mà vacxin 6 trong 1 có thể phòng ngừa*\n\nNhững căn bệnh này đều là những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong và tác động xấu đối với sức khỏe trẻ em nếu không được tiêm phòng. Khi tiêm vacxin, cơ thể sẽ phát triển kháng thể miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tốt hơn.\n\nVacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn?\n-----------------------------------------\n\nHiện nay, các cơ sở tiêm chủng đang tư vấn vacxin 6 trong 1, bao gồm hai loại:\n\n* Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK) tại Bỉ.\n* Vacxin 6 trong 1 Hexaxim được sản xuất bởi Sanofi Pasteur tại Pháp.\n\nCả hai loại vacxin này đều có khả năng phòng tránh 6 loại bệnh truyền nhiễm. Nếu một loại vacxin bị thiếu hụt, có thể sử dụng loại khác thay thế, hoặc thay thế cả vacxin 5 trong 1 trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html). Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về quốc gia sản xuất, thành phần kháng nguyên ho gà và dạng bào chế.\n\n* **Vacxin Infanrix Hexa 6 trong 1 của Bỉ:** Được sản xuất dưới dạng bột khô HiB và huyền dịch, bao gồm thành phần kháng nguyên như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm gan B. Trước khi tiêm, cần phải kết hợp bột khô HiB với huyền dịch để tạo thành vacxin đã pha, được gọi là pha hoàn nguyên vacxin. Vacxin Infanrix Hexa chứa kháng nguyên ho gà không nằm trong tế bào, bao gồm 3 thành phần kháng nguyên: Độc tố ho gà PT, ngưng kết tố hồng cầu dạng sợi là FHA và PRN.\n* **Vacxin Hexaxim 6 trong 1 của Pháp:** Được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm sẵn sàng, đã được nạp sẵn vào ống tiêm, sẵn sàng để sử dụng, nhằm giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng cho trẻ, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm, và đảm bảo sự chính xác về liều lượng trong mỗi mũi tiêm. Bổ sung, vacxin này chứa hai thành phần kháng nguyên quan trọng, đó là PT và FHA, liên quan đến viêm phế quản và [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html).\n\n![vacxin 6 trong 1 của bỉ hay pháp tốt hơn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_cua_bi_hay_phap_tot_hon_lich_tiem_vacxin_6_trong_1_cho_be_1_3ef98957c7.jpg)\n\n*Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn là thắc mắc của nhiều phụ huynh*\n\nTại thời điểm viết bài, giá của vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đều có giá 1.020.000 VND, tuy nhiên giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm.\n\nCả hai đều rất thuận tiện, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn cho bé và tránh phải đưa bé đi tiêm từng mũi cho từng bệnh riêng lẻ. Tuy nhiên, vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn không quá quan trọng, quan trọng hơn là tuân theo lịch tiêm, đảm bảo đủ liều tiêm theo hướng dẫn, chọn nơi tiêm có uy tín để đảm bảo chất lượng vacxin, thực hiện kiểm tra sàng lọc cho trẻ và tư vấn đầy đủ cho gia đình trước khi tiêm. Đồng thời, lựa chọn một cơ sở tiêm chủng có khả năng cấp cứu nếu có phản ứng phụ sau tiêm.\n\nLịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé\n---------------------------------\n\nDù là vacxin của Bỉ hay Pháp thì lịch tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé đều theo quy định như sau:\n\n* **Mũi 1:** Tiêm khi trẻ đạt 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng.\n* **Mũi 3:** Cách mũi tiêm thứ hai 1 tháng.\n* **Mũi nhắc lại:** Cách mũi tiêm thứ ba 1 năm.\n\nMặc dù có khả năng thay thế hai loại vacxin này cho nhau nhưng nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng chỉ một loại vacxin trong một liệu trình tiêm. Đặc biệt cần tuân thủ chính xác lịch tiêm và số lượng mũi tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc tạo miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Không nên tiêm quá sớm khi trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi hoặc trước lịch hẹn với bác sĩ, để đảm bảo hiệu quả của vacxin. Toàn bộ liệu trình tiêm vacxin 6 trong 1 phải hoàn thành trước khi trẻ đạt 24 tháng tuổi.\n\n![Vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh nhưng song song đó, phụ huynh cần tuân thủ lịch tiêm cho trẻ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vacxin_6_trong_1_cua_Bi_hay_Phap_tot_hon_4_3ae84dcfb1.jpg)\n\n*Cần tuân thủ chính xác lịch tiêm và số lượng mũi tiêm cho trẻ*\n\nTrẻ không nên được tiêm vacxin 6 trong 1 trong những trường hợp sau:\n\n* Trẻ có sự suy giảm miễn dịch.\n* Trẻ đang mắc bệnh cảm cúm, sốt cao hoặc các bệnh cấp tính khác.\n* Trẻ đã có sốt hoặc cơn co giật trong vòng 3 ngày trước ngày tiêm.\n* Trẻ đã từng phản ứng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi tiêm các loại vacxin khác như bại liệt, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bạch hầu, viêm màng não do Hib.\n* Trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vacxin.\n* Trước khi tiêm vacxin 6 trong 1, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe tại cơ sở tiêm chủng. Phụ huynh nên đem theo sổ khám bệnh, sổ tiêm chủng và tiền sử bệnh lý, thuốc điều trị để bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm. Điều này giúp ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm vacxin 6 trong 1.\n\nChăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 6 trong 1\n------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin 6 trong 1, việc chăm sóc trẻ là quan trọng để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho bé. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin 6 trong 1:\n\n* **Giữ trẻ ở lại tại nơi tiêm chủng:** Hãy cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Các y tá hoặc bác sĩ sẽ theo dõi để kiểm tra xem có phản ứng phụ nào xuất hiện hay không. Đây là thời gian quan trọng để phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề có thể xảy ra.\n* **Theo dõi triệu chứng:** Sau khi trẻ về nhà, bạn nên theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm. Quan sát xem có xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), da tím tái, từ chối ăn hoặc bú, quấy khóc mạnh mẽ và liên tục.\n* **Nhiệt độ cơ thể:** Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ nếu cần thiết. Nếu trẻ có sốt, hãy sử dụng các biện pháp để hạ sốt được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà sản xuất vacxin.\n* **Ấm áp và thoải mái:** Đảm bảo trẻ được giữ ấm, thoải mái và có đủ giấc ngủ. Cung cấp nước uống hoặc sữa cho trẻ nếu cần.\n* **Không chạm vào chỗ tiêm:** Tránh chạm vào hoặc xoa bóp khu vực tiêm của trẻ. Không đắp thuốc hoặc sử dụng các biện pháp điều trị khác vào chỗ tiêm, tránh làm tổn thương da.\n\n![vacxin 6 trong 1 của bỉ hay pháp tốt hơn 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_6_trong_1_cua_bi_hay_phap_tot_hon_lich_tiem_vacxin_6_trong_1_cho_be_4_d9ec45361d.jpg)\n\n*Cần theo dõi nhiệt độ cho trẻ sau khi tiêm vacxin*\n\nTrên đây là một số thông tin về [vacxin 6 trong 1 của Bỉ hay Pháp tốt hơn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-cua-bi-hay-phap-tot-hon-lich-tiem-vacxin-6-trong-1-cho-be.html). Vacxin 6 trong 1 dù là của Bỉ hay Pháp thì đều là một trong những loại vacxin quan trọng nhất giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm cùng lúc. Vì vậy, cha mẹ nên tuân thủ lịch tiêm vacxin cho bé một cách tuyệt đối, không được bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào.\n\n", "date": "04/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Biện pháp phòng bệnh Cúm cho trẻ", "abstract": "Vắc xin Cúm là liệu pháp được thực hiện nhằm ngăn ngừa bệnh Cúm, đặc biệt trên trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền... sẽ không nhiễm bệnh, hoặc nếu nhiễm giúp giảm gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm. Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Nhà thuốc Long Châu nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung như trên, bài viết này sẽ giúp bố mẹ trả lời con có sốt sau tiêm không, những dấu hiệu có thể xảy ra với con nhỏ sau khi tiêm và cách phòng chống nhé.", "md_content": "Vắc xin Cúm giống như bất kỳ loại chế phẩm sinh học, hay dược phẩm nào, đều có công dụng và các phản ứng bất lợi, tuy nhiên, hầu hết các phản ứng sau tiêm vắc xin nếu có, thường rất nhẹ, và nhanh chóng phục hồi, không để lại di chứng. Hầu hết trẻ em đều ổn sau khi tiêm ngừa. Tác dụng phụ thường ở mức tối thiểu và kéo dài dưới 24 giờ và một điều chắc hẳn rất nhiều bố mẹ đều quan tâm là liệu sau tiêm vắc xin Cúm, trẻ có bị sốt không? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ những lưu ý và cách chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau khi tiêm nhé.\n\nTiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không?\n-----------------------------------------\n\nVắc xin Cúm giúp kích thích hệ miễn dịch tạo miễn dịch đặc hiệu chống lại vi rút Cúm. Tuy vậy, để được phê duyệt cho sản xuất, lưu hành vắc xin Cúm, các công ty, nhà sản xuất đã phải trải qua rất nhiều bước nghiêm ngặt, khắt khe trong quá trình phê duyệt. Bất cứ vắc xin nào cũng phải đạt tiêu chí: An Toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh thể hiện bằng các nghiên cứu khoa học rất có giá trị, mới được cấp phép. Tuy nhiên, vắc xin Cúm vẫn có 1 tỷ lệ nhất định các phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm. Thông thường hay gặp nhất (Tỷ lệ trên 1/100 liều) là phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau nhẹ, sốt nhẹ, đau đầu. Ít và hiếm gặp (Tỷ lệ dưới 1/100 liều tiêm) là có thể có sốt cao, ít đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật, khó thở, li bì, mày đay cấp... Vậy nên, sau khi tiêm [vắc xin Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html), hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ phản ứng, có thể sốt nhẹ hoặc rất ít gặp và hiếm gặp là sốt cao. Qua đây, Bố mẹ đã hiểu rõ về phản ứng sau tiêm vắc xin Cúm và không cần phải lo lắng.\n\n![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_1_fae4f2b408.jpg)\n\n*Nhiều bố mẹ lo lắng không biết tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không?*\n\nCó rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc: Phải chăng việc con mình không bị sốt có nghĩa là vắc xin không có tác dụng? Đây là quan điểm hoàn toàn chưa chính xác, điều quan trọng nhất là Vắc xin Cúm kích thích hệ miễn dịch của em bé tạo được miễn dịch đặc hiệu để phòng ngừa bệnh Cúm. Sẽ là lý tưởng nhất nếu không có bất cứ phản ứng sau tiêm chủng. Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bố, mẹ trả lời cho vấn đề: “Tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không?”.\n\nTại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng Cúm?\n------------------------------------------\n\nVắc xin Cúm được bào chế dưới dạng bất hoạt, điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin Cúm mà thành phần chính của vắc xin là toàn bộ Vi rút Cúm hay chỉ một phần của Vi rút Cúm (Vắc xin tiểu đơn vị - đại điện là Influvac Tetra, Vaxigrip Tetra, Ivacflu - S). Sốt có thể xảy ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với kháng nguyên, hoặc thành phần khác như tá dược có trong vắc xin.\n\nTỷ lệ sốt trên trẻ em tiêm vắc xin Cúm Vaxigrip lần lượt là 20,4 %, 11,2% ở các lứa tuổi 6 tháng đến 36 tháng và 3 đến 8 tuổi. Với vắc xin Influvac Tetra, tỷ lệ sốt gặp ở trẻ em từ dưới 1/10 đến 1/100 liều tiêm. \n\nTất cả các vắc xin Cúm đều ghi nhận với tuổi càng cao thì phản ứng sốt tỷ lệ càng thấp. \n\nĐồng thời,với các yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe về tiêu chuẩn bào chế, lưu hành vắc xin phải luôn luôn đảm bảo tính An toàn, Hiệu quả và Không gây bệnh. Như vậy, sốt sau khi tiêm phòng không có nghĩa là trẻ thực sự bị bệnh Cúm hoặc mũi tiêm không an toàn. \n\nTheo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Việt Nam (VN CDC), tiêm vắc xin Cúm có thể làm giảm khả năng mắc [bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) từ 40 đến 60%. Và ngay cả khi trẻ bị nhiễm bệnh Cúm, vắc xin có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do bệnh gây ra cho trẻ em.\n\nCó nên cho con uống thuốc trước khi đi tiêm Cúm để ngừa sốt sau khi tiêm không?\n-------------------------------------------------------------------------------\n\nCâu trả lời là tuyệt đối không. \n\nCác nghiên cứu so sánh đối chứng về việc dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm chủng vắc xin thì có tính sinh miễn dịch thấp hơn so với những người không được dùng thuốc. Do đó, không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của trẻ đối với tính sinh miễn dịch của vắc xin.\n\n![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_2_ee08667326.jpg)\n\n*Không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi tiêm vắc xin*\n\nRất nhiều bố mẹ đều thắc mắc tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không và muốn con mình không bị sốt cao, tiền sử có [sốt cao co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sot-co-giat-o-tre-em-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-tre.html)... nên thường có suy nghĩ cho con uống thuốc hạ sốt trước khi đi tiêm Cúm, điều đó là hoàn toàn không đúng và phi khoa học, bố mẹ nên trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin trong quá trình thăm khám sàng lọc với bác sĩ khi tiêm Cúm cho trẻ nhé.\n\nChăm sóc trẻ nhỏ sau tiêm Cúm đúng cách\n---------------------------------------\n\nĐôi khi trẻ có phản ứng nhẹ sau khi tiêm, chẳng hạn hay gặp nhất là sưng, đau tại chỗ tiêm, hoặc ít gặp hơn là [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), sốt. Nhiều bố mẹ thường lo lắng và luôn đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tiêm Cúm có bị \"sốc thuốc\" - Phản ứng phản vệ - không, tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không, trẻ có biếng ăn không,...\n\nBố mẹ yên tâm nhé, những phản ứng trên hoàn toàn bình thường, chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách trước và sau tiêm là được nhé:\n\n* Đọc thông tin về vắc xin và tìm hiểu về các tác dụng phụ mà con bạn có thể gặp phải.\n* Dùng khăn ẩm, mát để giúp giảm mẩn đỏ, đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ được tiêm.\n* Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-cac-loai-thuoc-ha-sot-va-mot-so-phuong-phap-ha-sot-khac-tai-nha.html) theo chỉ định của bác sĩ.\n* Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Việc một số trẻ ăn ít hơn trong 24 giờ sau khi tiêm chủng là điều bình thường.\n* Hãy chú ý nhiều hơn đến con bạn trong vài ngày. Nếu thấy con có những triệu chứng bất thường, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.\n\n![Tiêm cúm cho trẻ có bị sốt không? Những lưu ý cần thiết để phòng cúm cho con nhỏ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_cum_cho_tre_co_bi_sot_khong_3_f6819d7f5f.jpg)\n\n*Hạ sốt bằng cách tắm nước ấm hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ*\n\nCách để phòng ngừa bệnh Cúm khi chăm sóc con nhỏ\n------------------------------------------------\n\nKhi chăm sóc con nhỏ, đặc biệt lúc bản thân bố mẹ đang bị ốm, cảm Cúm thì bố mẹ cần lưu ý những điều sau để không lây bệnh cho con:\n\n**Phòng ngừa đặc hiệu:** \n\nTiêm ngừa vắc xin phòng bệnh Cúm.\n\n**Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu:**\n\n* Nếu chúng ta có các triệu chứng Cúm, hãy tránh tiếp xúc với người khác khi có thể, kể cả trẻ mà bạn chăm sóc. Khi đó, chúng ta sẽ nhờ người thân có sức khỏe tốt chăm sóc trẻ để hạn chế tiếp xúc với trẻ.\n* Khi ho và [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html) cần che miệng để không vô tình làm phát tán vi rút bắn ra xung quanh.\n* Rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường khác.\n* Hạn chế không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Vi rút thường lây lan theo cách này.\n* Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi có người bị bệnh Cúm.\n\nBài viết trên đã giúp các bố mẹ trả lời được câu hỏi: “[Tiêm Cúm cho trẻ có bị sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-cum-cho-tre-co-bi-sot-khong-nhung-luu-y-can-thiet-de-phong-cum-cho-con-nho.html)?” và hàng loạt lưu ý để bố mẹ chăm sóc con thật tốt. Nếu bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm phòng cúm", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 1", "abstract": "Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 cho trẻ nhỏ nằm trong chiến dịch Tiêm chủng mở rộng của nước ta. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. ", "md_content": "Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 hiện đang được sử dụng miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Những thông tin dưới đây sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu thêm về vaccine 5 trong 1 và đưa ra một số lời khuyên để phụ huynh lưu ý về loại vaccine này.\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đề phòng những bệnh nào?\n-----------------------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 là vaccine tổng hợp, gồm có 5 thành phần giúp phòng chống 5 bệnh lý bao gồm:\n\n### Bệnh bạch hầu\n\n[Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/con-duong-lay-nhiem-benh-bach-hau-46461.html) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra, với các triệu chứng viêm giả mạc màu trắng ngà hoặc xám. Nếu căn bệnh này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm cơ tim, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng. \n\n### Ho gà\n\nHo gà là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng là ho dai dẳng. Sau khi ho, người bệnh thường tím tái và thở khò khè. Những cơn ho dữ dội kéo dài ở trẻ khiến trẻ mệt mỏi, xanh xao, ngạt thở dẫn đến tử vong.\n\n### Uốn ván\n\n[Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Clostridiumtetani giải phóng độc tố gây cứng cơ, co thắt cơ đau đớn và thậm chí tử vong. Triệu chứng nhận biết của bệnh là những cơn co cứng cơ hàm, cơ nhai, đến các cơ ở chi kèm theo những cơn co giật, cơn đau khó chịu.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 11](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_1_1941b47fb8.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 là vaccine tổng hợp giúp phòng chống 5 bệnh lý khác nhau* \n\n### Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib\n\nVi khuẩn Hib có thể gây phù não do viêm, dẫn đến một số hậu quả như chậm phát triển trí tuệ, điếc, động kinh, bại não hoặc mù một phần. Hib hiếm khi ảnh hưởng đến các mô như mắt và miệng, cũng như tim, phổi, máu, xương và khớp.\n\n### Bệnh thứ 5 phụ thuộc vào loại vaccine\n\nNgoài 4 bệnh nêu trên, mỗi loại vaccine 5 trong 1 còn bảo vệ chống lại một bệnh khác. Ví dụ, vaccine Pentaxim 5 trong 1 bảo vệ chống lại bệnh bại liệt. Nguyên nhân gây bệnh này là do nhiễm virus bại liệt đường ruột. Nó có thể lây truyền qua đường phân - miệng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động của lưng, chân và tay, liệt hành tủy, liệt tủy sống, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. \n\n[Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-quinvaxem-phong-nhung-benh-nao.html) giúp phòng ngừa viêm gan B. Những căn bệnh nêu trên không chỉ dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà ngay cả khi được chữa khỏi cũng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Có nguy cơ không hồi phục và tử vong cao. Di chứng thần kinh và vận động thường gặp nhất ở trẻ em.\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 ở trẻ em như thế nào?\n--------------------------------------------------\n\nTiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đúng lịch là phương pháp để trẻ có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Vaccine 5 trong 1 cần được tiêm 3 liều cách nhau ít nhất một tháng. Trẻ em thường có thể tiêm chủng vaccine 5 trong 1 từ 2 tháng tuổi. Phụ huynh nên bám sát lịch trình và đưa trẻ đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 12](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_2_796a7c69fe.jpg)\n\n*Tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 đúng lịch giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả*\n\nNếu tiêm chủng muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nhiều căn bệnh thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chủng chính, cha mẹ nên cẩn thận và tiêm nhắc lại cho bé những mũi tiêm chủng bổ sung để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ. Thời điểm thích hợp để tiêm nhắc lại là khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi.\n\nKhi cho trẻ tiêm chủng mở rộng 5 trong 1 cần lưu ý những gì?\n------------------------------------------------------------\n\nNếu trước ngày tiêm, trẻ có tình trạng tiêu chảy nhẹ, ho hay sổ mũi không kèm sốt thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine được. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: \n\n* Trước tiêm nên cho trẻ ăn no và sau tiêm trẻ ăn uống bình thường.\n* Phụ huynh cần thông báo về tiền sử mắc bệnh, dị ứng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ cho bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.\n* Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng và thường xuyên theo dõi các biểu hiện tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng.\n* Hiện tượng sốt nhẹ, sưng đỏ tại vết tiêm là các [phản ứng sau tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-xu-ly-cac-phan-ung-sau-tiem-chung-cua-tre-60728.html) của trẻ, cha mẹ không cần quá lo lắng. Lưu ý không sử dụng các biện pháp dân gian như chườm đắp khoai tây lên vết tiêm, điều này có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.\n* Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm như sốt cao, quấy khóc nhiều, co giật, bỏ bú mẹ, khó thở, tím tái,... cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.\n\n![Tìm hiểu về tiêm chủng mở rộng 5 trong 13](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_ve_tiem_chung_mo_rong_5_trong_1_3_ddac0453a2.jpg)\n\n*Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng*\n\nHiện nay, [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có cung cấp dịch vụ tiêm chủng vaccine cho trẻ nhỏ và người lớn, linh hoạt tùy theo nhu cầu của khách hàng bao gồm tiêm chủng lẻ, tiêm theo gói,... Tất cả các loại vaccine đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất. \n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về [tiêm chủng mở rộng 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-tiem-chung-mo-rong-5-trong-1.html). Đây là một trong những vaccine cần tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Vì vậy cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời. Cùng Nhà thuốc Long Châu để theo dõi những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Thông tin về vaccine phòng viêm gan B Heberbiovac 1ml ", "abstract": "Vaccine viêm gan B là loại vaccine đã được sản xuất gần 20 năm. Hiện nay, đã sản xuất được vaccine viêm gan B theo phương pháp pháp tái tổ hợp cho phép đạt tính an toàn cao và hiệu quả bảo vệ sức khỏe. Heberbiovac 1ml là một trong các loại vaccine tiêm phòng viêm gan B được sản xuất bởi Cu Ba.", "md_content": "Bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) ở thể cấp hoặc mạn là bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Viêm gan B lây truyền theo con đường tương tự như virus HIV nhưng có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV từ 50 đến 100 lần. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới và tiêm phòng vaccine viêm gan B là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Dưới đây là thông tin Heberbiovac 1ml Vaccine tiêm phòng viêm gan B.\n\nThông tin về vaccine Heberbiovac 1ml\n------------------------------------\n\nVaccine viêm gan B giúp ngăn ngừa viêm gan B và các hậu quả của nó, chẳng hạn như xơ gan và [ung thư gan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-gan-451.html). Vaccine viêm gan B được khuyến nghị cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B.\n\nVaccine Heberbiovac HB là vaccine viêm gan B tái tổ hợp có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan virus B. Virus viêm gan B dễ dàng lây truyền qua 3 đường gồm: Đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con.\n\n* **Tên vaccine:** Heberbiovac 1ml.\n* **Dạng bào chế:** Bột pha tiêm.\n* **Đóng gói:** Hộp chứa 25 lọ 10mcg/0,5ml hoặc 25 lọ 20mcg/1,0ml.\n* **Nguồn gốc:** Vaccine Heberbiovac HB được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Kỹ thuật di truyền và Công nghệ sinh học Cuba (C.I.G.B), một trong những tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới.\n* **Cách sử dụng:** Vaccine Heberbiovac HB được chỉ định bằng đường tiêm bắp sâu ở vị trí trước bên đùi của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi hoặc tiêm ở cơ delta với trẻ trên 1 tuổi và người lớn. Không sử dụng bằng cách thức khác ngoài đường tiêm bắp.\n\n![Thông tin Heberbiovac 1ml Vaccine tiêm phòng viêm gan B1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_heberbiovac_vaccine_viem_gan_B_1_bfbecd872e.jpg)\n\n*Heberbiovac 1ml là vaccine viêm gan B tái tổ hợp có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm gan virus B*\n\nChỉ định và chống chỉ định đối với vaccine Heberbiovac 1ml\n----------------------------------------------------------\n\nVaccine Heberbiovac 1ml được chỉ định và chống chỉ định với một số đối tượng dưới đây:\n\n### Chỉ định của vaccine Heberbiovac 1ml\n\nVaccine Heberbiovac 1ml được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em, những người chưa được tiêm chủng phòng ngừa trước kia và những người có yếu tố nguy cơ cao.\n\n**Trẻ em**\n\nỦy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (Advisory Committee on Immunization Practices - ACIP) khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vaccine viêm gan B khi mới sinh, bất kể người mẹ có mắc bệnh hay không.\n\nTrẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HBV cần được tiêm vaccine viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong vòng 12 giờ sau khi sinh để bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm virus. Tuy nhiên, báo cáo về tình trạng HBsAg của người mẹ có thể sai sót hoặc chậm trễ, nên việc tiêm vaccine phòng gan B cho trẻ sơ sinh đóng vai trò như một mạng lưới an toàn, giảm nguy cơ lây bệnh khi mẹ mang HBsAg.\n\n![Thông tin Heberbiovac 1ml Vaccine tiêm phòng viêm gan B2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_heberbiovac_vaccine_viem_gan_B_2_1045649910.jpg)\n\n*ACIP khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm vaccine viêm gan B khi mới sinh* \n\n**Người lớn**\n\nMột số đối tượng dưới đây cần tiêm phòng vaccine viêm gan B đầy đủ:\n\n* Người có lối sống tình dục không an toàn, cởi mở, đặc biệt là quan hệ đồng giới nam.\n* Những đối tượng thường xuyên phơi nhiễm máu hay dịch trong môi trường nhiều người mắc viêm gan virus B như nhân viên y tế, người giám hộ,...\n* Những đối tượng sử dụng các thủ thuật và các chế phẩm liên quan về máu như xăm mình, truyền máu hay châm cứu, bệnh nhân lọc máu lâu dài,...\n* Ở những đối tượng suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lý mạn tính như [đái tháo đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html), nhiễm HIV, bệnh thận, bệnh lý ở tim mạch,...\n* Những đối tượng tiền sử trong gia đình có người mắc hoặc nhiễm virus viêm gan B.\n* Vaccine Heberbiovac 1ml cũng cũng có tác dụng phòng ngừa virus viêm gan D, còn các loại virus viêm gan khác (A,C,E,...) không có tác dụng.\n\n### Chống chỉ định của vaccine Heberbiovac 1ml\n\nKhông chỉ định tiêm vaccine Heberbiovac 1ml đối với bệnh nhân đang sốt cao hoặc mắc một số bệnh lý cấp tính. Nếu một người đã có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vaccine viêm gan B trước đó, do một thành phần của vaccine viêm gan B hoặc nấm men thì nhà cung cấp dịch vụ không tiêm vaccine viêm gan B cho đối tượng này. Khi vaccine viêm gan B được tiêm kết hợp, nhà cung cấp nên kiểm tra các chống chỉ định với các loại vaccine khác.\n\n![Thông tin Heberbiovac 1ml Vaccine tiêm phòng viêm gan B3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_heberbiovac_vaccine_viem_gan_B_3_461c4e4295.jpg)\n\n*Không tiêm vaccine Heberbiovac 1ml đối với người đang sốt cao hoặc mắc một số bệnh lý cấp tính*\n\nMột số điều cần lưu ý về vaccine Heberbiovac 1ml\n------------------------------------------------\n\nKhi sử dụng vaccine Heberbiovac cần lưu ý một số vấn đề sau. \n\n### Thận trọng\n\n* Không có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng vaccine Heberbiovac 1ml trên phụ nữ mang thai.\n* Không tiêm phòng cho những người bị nhiễm viêm gan B tại thời điểm tiêm chủng hoặc trong thời gian ủ bệnh của viêm gan B (thời gian ủ bệnh viêm gan B có thể dài hơn 6 tháng), vì vậy cần chú ý làm xét nghiệm kiểm tra và khai thác kĩ tiền sử của người bệnh.\n* Không tiêm tĩnh mạch trong mọi trường hợp.\n* Cân nhắc sử dụng liều gấp đôi ở những bệnh nhân bị [suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-suy-giam-mien-dich.html) vì đáp ứng miễn dịch có thể không cao.\n* Giống như tất cả các loại vaccine, việc chăm sóc y tế phải luôn được chuẩn bị sẵn sàng để ngăn ngừa sốc phản vệ.\n\n### Bảo quản\n\nVaccine Heberbiovac 1ml cần được bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Thời hạn sử dụng của vaccine sẽ không bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn với nhiệt độ môi trường xung quanh (25 - 30 độ C) trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, nhiệt độ để đảm bảo sự ổn định vẫn ở mức từ 2 đến 8 độ C. Không đông lạnh vaccine, vaccine đông lạnh phải được loại bỏ.\n\n### Tác dụng phụ thường gặp\n\nSau tiêm vaccine viêm gan B, bạn có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ như đỏ, đau và cứng ở chỗ tiêm. [Các phản ứng sau tiêm khác](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-viem-gan-b-ma-ban-co-the-gap.html) có thể xảy ra như sốt, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi,... Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường sẽ kết thúc sau 1 - 2 ngày. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào khác, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.\n\n![Thông tin Heberbiovac 1ml Vaccine tiêm phòng viêm gan B4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_ve_heberbiovac_vaccine_viem_gan_B_4_580d627df8.jpg)\n\n*Một số tác dụng phụ phản ứng nhẹ như đỏ, đau và cứng ở chỗ tiêm*\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) có cung cấp dịch vụ tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B. Với vaccine Heberbiovac xuất xứ từ Cu Ba với liều 1ml có giá là 210.000 VND và liều 0,5ml là 182.000 VND. Giá này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực tế.\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vaccine phòng viêm gan B [Heberbiovac 1ml](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-vaccine-phong-viem-gan-b-heberbiovac-1ml.html). Đây là một trong những vaccine cần tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho động đồng trong tiêm chủng của quốc gia. Vì vậy cần tham khảo lịch tiêm chủng để có dự phòng sức khỏe kịp thời. Cùng Nhà thuốc Long Châu để theo dõi những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!\n\n", "date": "03/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm", "abstract": "Các triệu chứng và những vấn đề cần lưu ý sau khi tiêm vacxin cúm là điều bố mẹ cần nắm được để biết cách chăm sóc cho con. Vậy sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không, những việc nên làm để cơ thể nhanh hồi phục là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Việc tiêm vacxin cúm hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa dịch cúm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và các dịch bệnh đang hoành hành. Do đó, việc tiêm vacxin cúm là cần thiết ở mọi độ tuổi. Nhiều người không biết nên chăm sóc cơ thể như thế nào sau khi tiêm vacxin. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Chăm sóc cơ thể như thế nào cho hợp lý sau khi tiêm.\n\nTác dụng phụ của vacxin cúm\n---------------------------\n\n[Vacxin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) có thể gây ra các tác dụng phụ. Chúng thường nhẹ và chỉ kéo dài một hoặc hai ngày. Việc gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin là điều bình thường. Nó cho thấy vacxin đang dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn cách tự bảo vệ khỏi căn bệnh này. Nhưng không phải ai cũng bị tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường nhẹ và có thể bao gồm:\n\n* Phản ứng tại chỗ tiêm: Người ta thường quan sát thấy các triệu chứng tại chỗ tiêm, bao gồm đau, đỏ, nóng và sưng.\n* Khó chịu trong cơ thể : Một số người có thể bị đau nhức cơ thể trong vài ngày sau khi tiêm phòng cúm. Sự khó chịu này là một phản ứng bình thường khi cơ thể bạn tạo ra các kháng thể bảo vệ để chống lại virus cúm tiềm ẩn trong mùa cúm.\n* Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu: Đôi khi, mọi người có thể cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu ngay sau khi tiêm phòng cúm. Đây có thể là phản ứng với kim tiêm hoặc [tụt huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giup-ban-hieu-ro-hon-ve-hien-tuong-tut-huyet-ap-38666.html) trong quá trình tiêm chủng.\n* Sốt nhẹ: Sốt nhẹ là tác dụng phụ thường gặp của việc tiêm phòng cúm nhưng thường hết trong vòng một hoặc hai ngày. Cơn sốt nhẹ này là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang phản ứng với vacxin, chuẩn bị chống lại virus cúm.\n\n![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_1_0c167503ae.jpg)\n\n*Sốt nhẹ là tác dụng phụ thường gặp của tiêm phòng cúm*\n\nNhững tác dụng phụ thường gặp này ít nghiêm trọng hơn nhiều so với việc phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng liên quan đến bệnh cúm và chúng thường biến mất trong vòng vài ngày.\n\nSau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không?\n-------------------------------------------------\n\nHầu hết các loại thuốc sẽ không ảnh hưởng đến vacxin cúm của bạn hoặc gây ra vấn đề gì sau khi bạn tiêm phòng. Một số loại thuốc như thuốc chống virus và thuốc ức chế miễn dịch, có thể làm đảo lộn phản ứng miễn dịch do tiêm phòng cúm.\n\nNếu bạn dùng thuốc, chẳng hạn như [steroid](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/steroid-la-gi-tim-hieu-ve-cong-dung-va-tac-dung-phu-cua-steroid.html), có thể ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ về thời gian dùng thuốc. Họ có thể khuyên bạn nên chọn thời điểm uống thuốc để vacxin cúm có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.\n\n![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_2_e134769ed0.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không?*\n\nMặc dù một số chuyên gia cho biết thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau và nhức tại chỗ tiêm vacxin, các nhà nghiên cứu khác cho rằng những loại thuốc này có thể làm loãng hoặc làm suy yếu tác dụng bảo vệ của vacxin. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.\n\nChăm sóc cơ thể sau khi tiêm phòng cúm\n--------------------------------------\n\nPhần trên đã làm rõ được câu hỏi sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không. Còn chăm sóc cơ thể như thế nào để hạn chế và giảm bớt triệu chứng sau tiêm vacxin cúm.\n\nKhông có bất kỳ loại thực phẩm nào cần phải hạn chế sau khi tiêm phòng cúm. Vì vậy, chỉ cần lắng nghe cơ thể bạn và ghi nhớ những phương pháp dưới đây tốt nhất.\n\n### Uống đủ nước\n\nSự cân bằng tốt giữa chất lỏng và chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho hệ thống miễn dịch làm quen với vacxin cúm và bắt đầu xây dựng khả năng bảo vệ. Ngoài ra, một trong những tác động có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm là nhức đầu nhẹ. Tình trạng mất nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau đầu nói trên. Uống đủ nước vào ngày hôm trước, ngày tiêm và ngày sau khi tiêm phòng cúm là một biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng đau đầu.\n\n### Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic\n\nThực phẩm tốt cho đường ruột có chứa [Prebiotic và Probiotic](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-prebiotic-va-probiotic-47833.html) có thể giúp vacxin đạt hiệu quả hơn.\n\nCố gắng ăn trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và thực phẩm lên men (chẳng hạn như kim chi, dưa cải bắp và kombucha) để tăng cường vi khuẩn đường ruột tốt.\n\n![Sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không? Cách chăm sóc sau tiêm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_cum_co_uong_thuoc_duoc_khong_3_2ccb4bbe72.jpg)\n\n*Bổ sung thêm Prebiotic và Probiotic để tăng cường vi khuẩn đường ruột*\n\n### Không tập thể dục thể thao với cường độ cao\n\nCác chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mọi người nên cân nhắc giảm hoạt động thể chất trong những ngày sau khi tiêm chủng. Nên tránh tập luyện cường độ cao ngay sau khi tiêm, vì các bài tập cường độ cao có thể làm tăng đau cánh tay hoặc đau nhức ở chỗ tiêm.\n\nCho cơ thể bạn thời gian để phục hồi và tập trung vào các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp ngăn ngừa sự khó chịu tiềm ẩn và đảm bảo rằng việc tiêm phòng cúm sẽ bảo vệ bạn một cách hiệu quả khỏi virus cúm.\n\nBài viết trên đây đã làm rõ vấn đề [sau khi tiêm vacxin cúm có uống thuốc được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-cum-co-uong-thuoc-duoc-khong-cach-cham-soc-sau-tiem.html) và cách chăm sóc cơ thể sau tiêm. Hy vọng bạn biết cần làm gì cũng như những lưu ý khi theo dõi sức khỏe sau tiêm sẽ giúp bạn giảm khó chịu và nhanh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.\n\n", "date": "02/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin"]}, {"title": "Vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?", "abstract": "Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông. Tiêm chủng vắc xin Cúm là quan trọng đối với tất cả mọi người và đặc biệt trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi. Nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?", "md_content": "Việc tiêm ngừa vắc xin Cúm hàng năm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy cơ tử vong có thể xảy ra. Trẻ em thường dễ mắc bệnh Cúm, vì thế việc tiêm phòng vắc xin Cúm là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng sẽ đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Nhiều mẹ vẫn chưa biết rõ về vai trò của vắc xin Cúm và [vắc xin Cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-cum-cho-tre-6-thang-tuoi-gia-bao-nhieu.html). Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.\n\nThông tin về bệnh cúm\n---------------------\n\nCúm là một loại virus hô hấp, lây bệnh truyền nhiễm cấp tính nhanh và mạnh, biểu hiện có thể sốt, ho, đau nhức cơ thể và ở trẻ em còn có thể biểu hiện là nôn mửa và tiêu chảy. Các [biến chứng của bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-bien-chung-nguy-hiem-benh-cum-mua-ma-ban-can-biet-45515.html) có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, mất nước, làm trầm trọng thêm một số tình trạng bệnh lý và thậm chí tử vong gặp trong những trường hợp mắc Cúm ác tính.\n\n[Bệnh Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) xảy ra chủ yếu vào những tháng mùa đông. Do tính chất đột biến, biến đổi của virus Cúm, nên mỗi năm các ca nhiễm bệnh Cúm đều có thể do các chủng virus Cúm khác nhau gây ra. Đôi khi một trong những chủng này có thể gây ra một đợt bùng phát lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn (ví dụ như đợt bùng phát cúm lợn H1N1 năm 2009).\n\n![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_2_fea6b411dd.jpg)\n\n*Cúm là một loại virus hô hấp truyền nhiễm có thể gây sốt, ho, đau nhức cơ thể*\n\nCác dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm. Cúm thường bắt đầu bằng sốt đột ngột và có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:\n\n* Đau mỏi người, cơ khớp.\n* Đau đầu;\n* Ho hoặc thở khò khè, khó thở.\n* Đau rát họng và sổ mũi;\n* Mệt mỏi, uể oải;\n* Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.\n\nTrẻ em có nên tiêm phòng cúm không?\n-----------------------------------\n\nTrẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa bao giờ tiêm phòng cúm sẽ cần tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau ít nhất 4 tuần, sau đó tiêm nhắc mũi vắc xin Cúm hàng năm. Những người đã từng tiêm một hoặc nhiều liều vắc xin Cúm theo mùa thông thường trước đây hoặc trẻ em từ 9 tuổi trở lên sẽ chỉ cần tiêm 1 liều mỗi năm.\n\nvắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, bao gồm cả những trẻ:\n\n* Từ 6 tháng đến 5 tuổi.\n* Bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính (chẳng hạn như loạn sản phế quản phổi, xơ nang, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html)) đủ nghiêm trọng và đang được theo dõi y tế thường xuyên.\n* Mắc các bệnh mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch, ung thư, HIV hoặc điều trị thuốc gây ức chế miễn dịch.\n* Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh chuyển hóa khác.\n* Mắc bệnh thận mãn tính.\n* Bị [thiếu máu mãn tính](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/canh-giac-voi-benh-thieu-mau-man-tinh-23866.html) hoặc rối loạn máu.\n* Bị rối loạn thần kinh mãn tính hoặc rối loạn phát triển thần kinh.\n* Béo phì nặng (chỉ số khối cơ thể ≥40).\n* Người đang mang thai.\n* Phải dùng axit acetylsalicylic (ASA hoặc Aspirin) hàng ngày.\n* Sống trong một cơ sở chăm sóc bệnh mãn tính, hoặc trung tâm dưỡng lão.\n* Sống với người có nguy cơ cao bị bệnh Cúm.\n\n![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_1_4454c87b54.jpg)\n\n*Trẻ trên 6 tháng nên tiêm vắc xin cúm để ngăn chặn các biến chứng không mông muốn*\n\nTrẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng do Cúm - chẳng hạn như sốt cao, co giật và viêm phổi... Nếu bạn có con nhỏ dưới 5 tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe, mọi người sống trong nhà nên tiêm phòng Cúm, hay chúng ta đã chủ động tạo ra được \"miễn dịch cộng đồng bệnh Cúm\" trong căn nhà của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng hơn nữa, nếu bạn có con dưới 6 tháng tuổi hoặc nếu một thành viên trong gia đình bạn đang mang thai. Những người chăm sóc, hoặc thường xuyên tiếp xúc với trẻ dưới 5 tuổi cũng nên được chủng ngừa.\n\nVai trò của vắc xin phòng cúm\n-----------------------------\n\nVới những người đã được vắc xin Cúm đúng lịch, sẽ giúp ngăn ngừa không nhiễm bệnh Cúm, hoặc nếu có bị nhiễm sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật, tỷ lệ nhập viện, thậm chí làm giảm tỷ lệ tử vong.\n\nTiêm vắc xin Cúm không chỉ bảo vệ bạn khỏi bệnh Cúm. Nó cũng góp phần giúp bảo vệ mọi người và cộng đồng xung quanh bạn - Đây chính là cách tạo ra \"Miễn dịch cộng đồng\". Vắc xin cúm làm cho cơ thể ít có nguy cơ mắc bệnh Cúm hơn và do đó ít có khả năng lây lan bệnh Cúm hơn. Tiêm vắc xin Cúm là cách tuyệt vời để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh Cúm, chẳng hạn như người già, trẻ sơ sinh và những người mắc các bệnh lý như hen suyễn. Mỗi năm có hàng nghìn người chết vì Cúm và tiêm vắc xin Cúm là một cách giúp ngăn ngừa điều đó.\n\nvắc xin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?\n--------------------------------------------------\n\nQuay trở lại câu hỏi chính đặt ra ở đầu bài là vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có đầy đủ vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi với giá tham khảo:\n\n* INFLUVAC TETRA xuất xứ từ Hà Lan: Giá dao động hơn 300.000đ đến 350.000đ tùy thời điểm.\n* VAXIGRIP TETRA từ Pháp: Giá dao động hơn 300.000đ đến 350.000đ tùy thời điểm.\n\n![Vacxin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_cum_cho_tre_6_thang_tuoi_gia_bao_nhieu_3_038c8524ab.jpg)\n\n*vắc xin cúm cho trẻ 6 tháng tuổi giá bao nhiêu?*\n\nĐể biết chính xác giá tại thời điểm hiện tại tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tất cả các [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc hoặc qua hotline 18006928 (miễn phí) để được tư vấn bạn nhé.\n\nvắc xin tại Long Châu đảm bảo được nhập khẩu từ các công ty uy tín, nổi tiếng hàng đầu thế giới, hơn nữa chuỗi bảo quản , cung ứng, vận chuyển đạt chuẩn GSP, và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y Tế. Nên các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn tiêm chủng tại tất cả các Trung tâm tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc.\n\nHy vọng những thông tin trên đã giúp ba mẹ tìm được câu trả lời cho thắc mắc về vai trò của vắc xin Cúm và vắc xin Cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu? Ba mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Điều đó sẽ giúp trẻ phòng ngừa loại bệnh phổ biến này, đồng thời tránh lây nhiễm cho những người xung quanh trong cộng đồng.\n\n", "date": "02/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản có thể gặp là gì?", "abstract": "Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý gây viêm lan tỏa ở não do virus viêm não Nhật Bản (JEV) gây ra. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng thần kinh nổi trội bên cạnh triệu chứng tiêu hóa, hô hấp. Người bệnh mắc viêm não Nhật Bản có thể để lại di chứng thần kinh về sau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, sức khỏe xã hội của người bệnh. Với sự ra đời của vắc xin viêm não Nhật Bản, đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh. Bản thân vắc xin là một chất lạ đối với cơ thể nên không tránh khỏi những phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản.", "md_content": "Biết được căn nguyên của viêm não Nhật Bản là một loại virus, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời vắc xin viêm não Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1930. Sự xuất hiện loại vắc xin này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và di chứng do bệnh để lại. Theo thời gian, các nhà nghiên cứu tạo ra nhiều thế hệ vắc xin hơn nhằm đạt hiệu quả phòng bệnh cao và giảm tác dụng phụ do vắc xin gây ra. Tuy nhiên với mỗi cá thể, mỗi loại vắc xin đưa vào sẽ có những phản ứng riêng, do đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những [phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-sau-tiem-viem-nao-nhat-ban-co-the-gap-la-gi.html) có thể gặp.\n\nViêm não nhật bản là gì?\n------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) (JE) là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do virus gây ra tổn thương lan tỏa ở não bộ. Viêm não Nhật Bản lần đầu tiên được mô tả là một đợt bùng phát bất thường của bệnh viêm não mùa hè ở Nhật Bản trong thế kỷ 19. Sau đó, nó được công nhận là bệnh đặc hữu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan, Philippines và Úc. Người ta ước tính rằng ít hơn 1% số người bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản phát triển thành bệnh.\n\nCác biểu hiện lâm sàng của bệnh bao gồm từ mất phương hướng hoặc thay đổi tính cách nhẹ đến nhầm lẫn, mê sảng và thậm chí hôn mê. Di chứng tâm thần kinh lâu dài phát triển ở 30% đến 50% những người sống sót, chẳng hạn như thiếu vận động dai dẳng, khó khăn trong học tập, các vấn đề về hành vi và thay đổi tính cách. Một số báo cáo cho thấy trẻ nhỏ và người già có nhiều khả năng mắc bệnh hơn, có thể để lại di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao hơn so với người trẻ tuổi.\n\n![Phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/phan_ung_sau_tiem_vaccin_viem_nao_nhat_ban_2_d19c5bed5c.jpg)\n\n*Tổn thương não trong bệnh viêm não Nhật Bản*\n\nVirus viêm não Nhật Bản (JEV)\n-----------------------------\n\nVirus viêm não Nhật Bản (JEV) là một loại virus thuộc họ Flavivirus do muỗi họ Flaviviridae truyền. JEV có thể được chia thành năm kiểu gen theo trình tự gen. Các loài chim lội nước là vật chủ tự nhiên và là vật mang mầm bệnh JEV. Một số loài vật nuôi có thể đóng vai trò là vật chủ khuếch đại. Lợn nhà và lợn hoang dã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp virus trong máu để muỗi truyền bệnh. Con người là vật chủ cuối cùng và hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều không có triệu chứng. Do đó, rất khó để nhận ra tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản chính xác và gánh nặng bệnh tật có thể bị đánh giá thấp.\n\nViêm não nhật bản nguy hiểm như thế nào?\n----------------------------------------\n\nTỷ lệ tử vong trong bệnh viêm não Nhật Bản thay đổi từ 3% đến 30%. Người ta thấy có các tổn thương đồi thị điển hình trên chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.\n\nMột nghiên cứu của Solomon T và cộng sự từ 1994 - 1997 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy trong số 555 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, 144 bị nhiễm JEV chiếm tỷ lệ 26%, trong đó có 134 trẻ em và 10 người lớn. Trong số đó có 17 bệnh nhân tử vong và 33 bệnh nhân để lại di chứng nặng nề.\n\nNghiên cứu cho thấy bệnh nhân trong tình trạng [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dong-kinh-621.html) có nhiều khả năng tử vong hơn. Bệnh nhân bị co giật có nhiều khả năng có áp lực nội sọ tăng cao và phát triển các dấu hiệu thân não tương thích với hội chứng thoát vị. Sự kết hợp của hôn mê, các cơn [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), dấu hiệu thân não và bệnh trong 7 ngày trở lên là yếu tố dự đoán chính xác kết quả xấu của bệnh. Những phát hiện này cho thấy rằng trong viêm não Nhật Bản, co giật và [tăng áp lực nội sọ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hoi-chung-tang-ap-luc-noi-so-1005.html) có thể là nguyên nhân quan trọng gây tử vong. Những con số biết nói cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản\n-------------------------\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin sống giảm độc lực, được sử dụng như một biện pháp dự phòng có hiệu quả bệnh viêm não Nhật Bản. Tại Việt Nam, vắc xin này được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng lần đầu vào năm 1997 nhằm mục đích phòng bệnh cho trẻ em và người lớn. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản là Imojev và Jevax. Imojev là vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được sử dụng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, loại vắc xin này do Pháp sản xuất. Vắc xin Jevax được dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn do Việt Nam sản xuất.\n\n### Đối tượng nào cần tiêm vắc xin JEV-\\*\n\nVắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước châu Á trong 20 năm qua. Vắc xin thường được coi là có hiệu quả và khả năng gây phản ứng thấp. Tại Việt Nam, vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến khích tiêm cho tất cả các trẻ từ 1 đến 15 tuổi. Đây cũng là loại vắc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng và được miễn phí hoàn toàn cho trẻ dưới 5 tuổi.\n\n![Các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản có thể gặp là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_phan_ung_sau_tiem_viem_nao_nhat_ban_co_the_gap_la_gi_2_7d292fe899.jpg)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến khích tiêm cho tất cả các trẻ từ 1 đến 15 tuổi*\n\n### Đối tượng nào không được tiêm\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin sống giảm độc lực, vì vậy nó chống chỉ định với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc những người dị ứng với vắc xin. Cụ thể, những trường hợp sau không được tiêm vắc xin JE:\n\n* Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú;\n* Người bị suy giảm miễn dịch;\n* Người bị nhiễm HIV;\n* Người đã từng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin viêm não Nhật Bản.\n\nTrước khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản, trẻ sẽ được các bác sĩ có kinh nghiệm về tiêm chủng khám sàng lọc trước. Nếu đủ điều kiện về sức khỏe trẻ mới được tiến hành tiêm vắc xin này.\n\n### Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nên tiêm khi nào?\n\nTheo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, vắc xin viêm não Nhật Bản được tiêm theo phác đồ với 3 mũi tiêm cơ bản:\n\n* Mũi 1: Trẻ từ 12 tháng tuổi;\n* Mũi 2: 1 - 2 tuần sau tiêm mũi 1;\n* Mũi 3: 1 năm sau tiêm mũi 2.\n\nSau đó có thể tiêm nhắc lại mỗi 3 - 4 năm cho đến khi trẻ được 15 tuổi để tăng cường khả năng miễn dịch.\n\nNhững phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản có thể gặp?\n-----------------------------------------------------\n\nKể từ năm 1989, một số lượng bất thường các phản ứng toàn thân đặc trưng chủ yếu là nổi mề đay toàn thân hoặc phù mạch sau khi tiêm vắc xin JE đã được báo cáo ở Úc, Canada và Đan Mạch đã gây nghi ngờ về khả năng gây phản ứng phụ của loại vắc xin này. vắc xin khi đưa vào cơ thể người sẽ trở thành một yếu tố lạ đối với hệ miễn dịch, và có thể gây phản ứng không mong muốn. Cho đến hiện nay, các phản ứng phụ được biết đến bao gồm:\n\n**Phổ biển nhất:**\n\n* Mệt mỏi\n* Ho\n* Tiêu chảy\n* Sốt\n* Đau đầu\n* Đau khớp, sưng khớp\n* Mất ngon miệng, chán ăn\n* Đau cơ\n* Nôn, buồn nôn\n* Chảy nước mũi\n* Ban đỏ\n* Run tay, run chân\n* Vã mồ hôi\n* Khó ngủ.\n\n**Ít phổ biến:**\n\n* Khó thở\n* Ù tai\n* Nghẹt mũi\n* Hắt hơi\n* Đau lưng.\n\n![Phản ứng sau tiêm vaccin viêm não Nhật Bản 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_ung_sau_tiem_vaccin_viem_nao_nhat_ban_4_a2813048a5.jpg)\n\n*Sốt là phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản hay gặp*\n\nTrẻ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có thể xảy ra một hoặc một số tác dụng phụ kể trên. Một số triệu chứng nhẹ có thể không cần chăm sóc y tế, tuy nhiên trẻ nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn khi có một trong các biểu hiện trên vì sự an toàn của người sử dụng.\n\nViêm não Nhật Bản là một bệnh nguy hiểm có thể tử vong và để lại những di chứng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật bản đã được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các bà mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đủ theo lịch trình. Đừng quá lo ngại về các phản ứng sau tiêm viêm não Nhật Bản, hãy theo dõi con bạn sau khi tiêm vắc xin để có thể phát hiện tác dụng phụ nếu có và xử trí kịp thời.\n\n", "date": "22/08/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Góc giải đáp: Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không?", "abstract": "Tiêm vacxin viêm não Nhật Bản đúng lịch và đủ liều là cách an toàn, hiệu quả và tốt nhất để phòng chống viêm não Nhật Bản, hạn chế những di chứng vận động và thần kinh của bệnh viêm não Nhật Bản. Một số người sau khi tiêm viêm não Nhật Bản thắc mắc “Liệu tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?”\n", "md_content": "Sốt là phản ứng phụ có thể xuất hiện khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản, đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Cùng tìm hiểu xem tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không và những thông tin hữu ích để xử trí một cách an toàn và hiệu quả.\n\nVacxin viêm não Nhật Bản\n------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) có thể dự phòng bằng vacxin một cách hiệu quả và an toàn. Vacxin viêm não Nhật Bản là vacxin tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Khi vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chủ động tiêu diệt virus gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nCó 4 loại vacxin:\n\n* Vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột.\n* Vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào Vero.\n* Vacxin sống giảm độc lực.\n* Vacxin sống tái tổ hợp.\n\nTại Việt Nam, có 2 loại là vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột và vacxin sống tái tổ hợp. Và vacxin được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vacxin bất hoạt dẫn xuất từ tế bào não chuột.\n\n![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_2_e7ddecd5a3.jpg)\n\n*Tiêm vacxin là cách hiệu quả nhất phòng viêm não Nhật Bản*\n\nVì sao cần tiêm vacxin viêm não Nhật Bản\n----------------------------------------\n\nĐối với bệnh viêm não Nhật Bản, tỷ lệ tử vong khá cao 25 - 35% mặc dù tỷ lệ mắc chỉ dưới 1%. Có đến 50% người có nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn trong số 65 - 75% người có thể sống sót. Do vậy, ta có thể thấy được sự nguy hiểm đến tính mạng là cao và nặng nề. Thời gian phục hồi đối với bệnh nhân tiên lượng tốt có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm chứ không tính bằng tuần, ngày. Chi phí điều trị tốn kém. Hiện nay, viêm não Nhật Bản đã có thể phòng bệnh bằng vacxin. Do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vacxin đầy đủ, đúng lịch.\n\nNhững bệnh nhân viêm não Nhật Bản có khả năng tử vong trong 7 ngày đầu khi người bệnh lâm vào hôn mê sâu, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html) và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân hồi phục có thể để lại những di chứng nặng nề như rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp. Bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: Viêm phổi, viêm phế quản và những tai biến có thể gặp trong quá trình điều trị như bị viêm bể thận, [viêm bàng quang](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-bang-quang-366.html), rối loạn dinh dưỡng, loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu. Những di chứng sớm có thể có như: Mất ngôn ngữ, múa giật, bại hoặc liệt nửa người, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ nghiêm trọng. Những di chứng muộn có thể có như nghe kém hoặc điếc, động kinh, rối loạn tâm thần…\n\nTrước khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) và chương trình tiêm chủng dịch vụ (TCDV) triển khai tiêm vacxin viêm não Nhật bản thì virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm đến 25 - 30% số ca bệnh và có tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức cao. Hiện nay sau khi vacxin được triển khai rộng rãi và được hưởng ứng tích cực thì tỷ lệ này đã giảm rõ rệt. Chính vì vậy hãy bảo vệ cho bản thân và gia đình bằng cách tiêm phòng vacxin đầy đủ.\n\nLịch tiêm viêm não Nhật Bản\n---------------------------\n\nAi cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản bất kể độ tuổi hay đối tượng nào. Tuy nhiên trẻ từ 2 - 6 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. Có 2 loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam là vacxin Imojev (Pháp - sản xuất tại Thái Lan) cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn với độ an toàn và hiệu quả cao và vacxin Jevax (Việt Nam) cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.\n\n![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_3_3ee90da70e.png)\n\n*Tiêm chủng đúng phác đồ để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.*\n\nVacxin Jevax được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn với lịch tiêm chủng như sau:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên\n* Mũi 2: 1 - 2 tuần sau mũi 1\n* Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.\n\nVacxin Imojev được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ từ 9 tháng tuổi với lịch tiêm như sau:\n\nTrẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi:\n\n* Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.\n* Mũi 2: 1 năm sau mũi 1\n* Người từ 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nVới vacxin Imojev, không cần tiêm nhắc lại thêm sau đó đối với trẻ đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng. Có thể sử dụng vacxin thế hệ mới để tiêm nhắc một mũi duy nhất đối với trẻ đã hoàn thành lịch tiêm vacxin viêm não Nhật Bản cơ bản với 3 liều trong chương trình tiêm chủng mở rộng và không cần tiêm nhắc lại sau đó.\n\nTiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?\n------------------------------------------\n\nCác tác dụng phụ do tiêm vacxin viêm não Nhật Bản thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Sau khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản có thể gặp các phản ứng nhẹ như:\n\n* Đau khi chạm, sưng hoặc đỏ tấy ở vị trí tiêm vacxin.\n* Sốt thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.\n* [Nhức đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhuc-dau-24.html), đau cơ dấu hiệu này thường gặp ở người trưởng thành.\n\n![Tiêm viêm não nhật bản mũi 2 có sốt không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_viem_nao_nhat_ban_mui_2_co_sot_khong_4_7b5f6143e3.jpg)\n\n*Tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không?*\n\nNhư vậy sau tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có thể có sốt, đau ở vị trí tiêm. Tuy nhiên chúng có thể tự giới hạn nên không cần phải lo lắng quá nhiều.\n\nCách xử trí khi sốt sau tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2\n----------------------------------------------------\n\n[Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) là tác dụng phụ thường gặp ở trẻ hơn so với người lớn, đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi phát hiện cơ thể trẻ nóng lên bố mẹ cần cặp nhiệt độ cho trẻ và theo dõi thân nhiệt. Nếu trẻ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C thì chỉ cần dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Bên cạnh đó nên cho trẻ nằm ở nơi tránh gió, thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. \n\nKhi sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên uống đủ nước và cho trẻ bú sữa nhiều cữ trong ngày. Khi sốt vẫn có thể tắm bằng nước ấm trong phòng kín và lau khô không để bị nhiễm lạnh, vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp sau khi đã thực hiện các cách trên mà vẫn không hạ sốt nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp nhất.\n\nTrên đây là những chia sẻ về việc [tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2 có sốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-viem-nao-nhat-ban-mui-2-co-sot-khong.html) và đã giải đáp thắc mắc về tác dụng phụ sau tiêm phòng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt nhất. \n\n", "date": "12/08/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? ", "abstract": "Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua nhiều đường khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy, việc hiểu rõ về con đường lây bệnh và cách phòng ngừa bệnh lao phổi là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu những tác động nguy hiểm của căn bệnh này.", "md_content": "Bệnh [lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-lao-phoi-51046.html) là một căn bệnh đáng sợ có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, người nhiễm bệnh sẽ không biết mình nhiễm bệnh lao phổi khi nào cho đến khi bệnh trở nên diễn biến nặng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này.\n\nBệnh lao phổi là bệnh gì?\n-------------------------\n\nBệnh lao phổi là một biến chứng của bệnh lao, đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.\n\n![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_1_b61fdaaff2.png)\n\n*Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra*\n\n### Nguyên nhân gây bệnh lao phổi\n\n[Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/diem-mat-cac-nguyen-nhan-lao-phoi-va-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-55062.html) là sự lây nhiễm của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người mắc bệnh lao phổi hoặc từ các nguồn lây nhiễm khác như động vật hoặc môi trường. Khi một người nhiễm vi khuẩn lao, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thống hô hấp, sinh sôi và tấn công các mô và cơ quan trong phổi. Bệnh lao phổi nếu không được điều trị có thể gây tử vong.\n\nNguy cơ lây nhiễm bệnh lao phổi cao đối với những người có các yếu tố nguy cơ như HIV/AIDS, hóa trị, xạ trị ung thư, trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn.\n\n### Dấu hiệu bệnh lao phổi\n\nBệnh lao phổi có thể có nhiều dấu hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lao phổi:\n\n**Dấu hiệu lâm sàng:**\n\n* Ho kéo dài, [ho khan](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-khan-646.html), thường kéo dài hơn 3 tuần.\n* Ho ra đờm có máu.\n* Đau ngực khi thở.\n* Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.\n* Sốt và đổ mồ hôi khi về đêm.\n\n**Các dấu hiệu khác:**\n\n* Giảm cân mà không rõ nguyên nhân.\n* Hụt hơi, khó thở.\n* Sưng hạch bạch huyết.\n* Viêm màng phổi.\n\n![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_2_4d92b71f69.png)\n\n*Ho kéo dài là dấu hiệu thường thấy của bệnh lao phổi*\n\nBệnh lao phổi lây qua đường nào?\n--------------------------------\n\nBệnh lao phổi có thể lây lan qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Dưới đây là chi tiết về các con đường lây bệnh của bệnh lao phổi:\n\n* **Lây trực tiếp từ người mắc bệnh:** Khi một người mắc bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm trực tiếp vào đường hô hấp của người khác như tiếp xúc gần, [hắt hơi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hat-hoi-830.html), nói chuyện hoặc khi người khác hít thở không khí chứa vi khuẩn lao mà người mắc bệnh phát ra. Điều này còn có thể xảy ra trong môi trường đông người, các không gian hẹp như xe buýt, phòng họp, hoặc nhà ở chung.\n* **Lây từ động vật:** Mặc dù rất hiếm, nhưng vi khuẩn lao cũng có thể lây từ một số động vật bằng cách tiếp xúc trực tiếp với mô hoặc chất bài tiết từ động vật nhiễm vi khuẩn lao.\n* **Nhiễm từ phân tử vi khuẩn trong không khí:** Khi vi khuẩn lao được phát tán vào không khí, chúng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới dạng các phân tử nhỏ. Những phân tử này có thể lưu thông trong không khí trong một khoảng cách xa hơn và được hít vào hệ thống hô hấp của những người khác.\n\nCách phòng ngừa bệnh lao phổi\n-----------------------------\n\nCác biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm và phát triển bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi mà bạn nên lưu ý:\n\n* Tiêm [vaccine lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vaccine-lao-phoi-51072.html) BCG là cách phòng chống hiệu quả bệnh lao phổi. Vaccine BCG có chứa vi khuẩn bệnh lao nhưng được làm suy yếu đi để bảo vệ cơ thể. Vaccine này thường được tiêm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ một lần và không tiêm nhắc lại.\n* Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với nước hoặc xà phòng trước và sau khi ăn. Che miệng khi hắt hơi và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.\n* Bệnh nhân lao phổi nên hạn chế lây nhiễm cho người khác bằng cách không đến những nơi đông người, không khạc nhổ bừa bãi, không ngủ cùng phòng hoặc ăn uống chung với người khác.\n* Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như ăn uống hợp lý, tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ nghỉ đầy đủ, tránh căng thẳng và không sử dụng rượu bia, thuốc lá…\n* Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, bên cạnh đó cần phải thăm khám sức khỏe theo định kỳ để phòng ngừa bệnh lao.\n\n![Bệnh lao phổi lây qua đường nào? Cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_lao_phoi_lay_qua_duong_nao_cach_phong_ngua_benh_lao_phoi_hieu_qua_3_d39de3e81b.png)\n\n*Che miệng khi hắt hơi để hạn chế lây truyền vi khuẩn*\n\nNgoài vaccine BCG, gần đây thế giới đang nghiên cứu một loại vaccine mới có tên là M72. Đây là một loại vaccine đang phát triển để phòng ngừa lao phổi và đã được thử nghiệm trong các nghiên cứu lâm sàng. Vaccine M72 được sử dụng cho người lớn, được tạo ra từ các protein lấy từ vi khuẩn để kích hoạt một phản ứng miễn dịch bệnh lao phổi cho cơ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng vaccine M72 vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được phổ biến rộng rãi.\n\nTrên đây là những thông tin quan trọng về bệnh lao phổi lây qua đường nào và [cách phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-lao-phoi-lay-qua-duong-nao-cach-phong-ngua-benh-lao-phoi-hieu-qua.html). Hi vọng, qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó giúp bạn có thể phòng tránh được bệnh cho chính bản thân và những người thân trong gia đình của mình.\n\n", "date": "25/09/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?", "abstract": "Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus Nipah thường xảy ra ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong cao và gây những di chứng tàn phế nặng nề. Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời đúng cho vấn đề: \"Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?\"", "md_content": "Hiện nay chúng ta có thể chủ động phòng ngừa [bệnh viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-viem-nao-nhat-ban-la-gi-42019.html) thông qua việc tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí tiêm phòng, liệu viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân, đòi hỏi chúng ta tìm hiểu kỹ hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết được vị trí tiêm thích hợp.\n\nViêm não Nhật Bản là gì?\n------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về vấn đề viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh viêm não Nhật Bản là một loại nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương do virus. Năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện và đặt tên cho bệnh này là viêm não Nhật Bản. Viêm não Nhật Bản có thể gây nguy hiểm và nguy cơ tử vong cho cả người lớn và trẻ em. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, nó có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là ở trẻ dưới 15 tuổi. Nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi, chiếm 75% trên tổng số người mắc bệnh.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_2_3624760c29.jpeg)\n\n*Nhóm tuổi có nguy cơ bị bệnh cao nhất là trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi*\n\nBệnh viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện suốt năm, nhưng thường bùng phát mạnh mẽ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin phòng viêm não Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và các rủi ro liên quan. Điều này giúp bảo vệ trẻ em trước nguy cơ nhiễm virus và đảm bảo sự an toàn, sức khỏe của trẻ.\n\nCác đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản\n-------------------------------------------\n\nBệnh viêm não Nhật Bản đang có mức lưu hành cao nhất tại các tỉnh đồng bằng và vùng trung du miền Bắc trong nước. Các khu vực ghi nhận các ổ dịch chủ yếu là những nơi có nền nông nghiệp phát triển, thường kết hợp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, hoặc là vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều cây ăn quả và nuôi lợn.\n\nBệnh viêm não Nhật Bản không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người, mà phải thông qua muỗi Culex làm trung gian. Muỗi này hút máu từ động vật mang virus, thường là lợn, sau đó truyền bệnh cho con người qua vết muỗi đốt. Muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản được gọi là véc tơ truyền bệnh. Việc ăn uống chung, sử dụng đồ dùng chung, và tiếp xúc gần gũi hàng ngày với người bệnh không có khả năng gây lây bệnh.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_3_09009bd31c.png)\n\n*Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền thông qua muỗi Culex*\n\nVì sao phải tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản?\n----------------------------------------------\n\nTrong suốt 20 năm qua, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã kiểm soát và giám sát dịch bệnh, và kết quả cho thấy virus viêm não Nhật Bản từng chiếm đến 61,3% trong số các ca viêm não (trong những năm 90). Tuy nhiên, sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng [vắc xin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-va-viet-nam-dang-dung-loai-nao-42066.html) rộng rãi cho trẻ, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10 - 15%. Trước đó, số lượng ca nhiễm bệnh hàng năm lên tới khoảng 200 - 300 trường hợp.\n\nNgay cả sau khi bệnh nhân khỏi bệnh, họ có thể vẫn mắc các di chứng về thần kinh như: Liệt, chậm phát triển thần kinh, mất khả năng ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, và cử động bất thường ngoài ý muốn như: Run rẩy và gồng cứng người. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các di chứng rất muộn như: Động kinh và bệnh [Parkinson](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/parkinson-27.html).\n\nViệc tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản sớm, đầy đủ và đúng lịch là một biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả cho trẻ, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và các biến chứng nguy hiểm sau này.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_1_574747e7e5.jpeg)\n\n*Tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản giúp giảm nguy cơ bị bệnh*\n\nTiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân?\n---------------------------------------------------------\n\nQuy trình tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thực hiện dưới da, và không bao giờ được tiến hành qua tuyến mạch. Cụ thể, vị trí tiêm phòng thường là cơ delta ở bắp tay hoặc mặt trước bên đùi. Tiêm viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân đều đem lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, vị trí tiêm phòng cụ thể sẽ tuân thủ chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện cho người được tiêm.\n\nQuá trình tiêm phòng đòi hỏi phải đảm bảo vô trùng. Tâm nút nhôm phải được sát trùng toàn bộ bằng cồn iot và không được mở nút cao su. Để đảm bảo vô trùng hoàn toàn, cần sử dụng kim tiêm và bơm tiêm một lần riêng biệt cho mỗi người, hoặc dùng bơm kim tiêm một lần duy nhất. Lọ vắc xin cần được lắc kỹ trước khi sử dụng và chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ với điều kiện bảo quản vô trùng ở nhiệt độ 2 - 8°C. Đối với những người có trạng thái [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) tốt, nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra để tăng cường bảo vệ.\n\nVắc xin phòng viêm não Nhật Bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật từ những năm tháng đầu đời. Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm sớm và đúng lịch để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trong những đợt cao điểm dịch bệnh.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_4_f33360cd3a.jpeg)\n\n*Sử dụng kim tiêm và bơm tiêm một lần*\n\nNhững điều cần lưu ý sau khi tiêm viêm não Nhật Bản\n---------------------------------------------------\n\nNgoài vấn đề viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân thì các bạn cũng cần tìm hiểu sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên lưu ý gì? Có một số lưu ý quan trọng để bạn chú ý và tuân thủ: \n\n* Giám sát sau tiêm: Thường thì sau khi tiêm phòng, cần ở lại chờ trong 30 phút để được theo dõi và đảm bảo không có phản ứng phụ nghiêm trọng. Hãy ở lại trong phòng chờ sau khi tiêm và thông báo ngay lập tức cho nhân viên y tế nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ.\n* Vệ sinh sạch sẽ: Để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, không nên đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm. Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên và nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, lau người bằng nước ấm và có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.\n* Cảm giác đau nhẹ và sưng: Có thể xuất hiện cảm giác đau nhẹ hoặc sưng tại vị trí tiêm. Đây là một phản ứng thông thường và thường sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.\n* Dấu hiệu phản ứng phụ: Trong một số trường hợp hiếm, có thể xuất hiện dấu hiệu phản ứng phụ như: Sốt, mệt mỏi, hoặc dấu hiệu dị ứng như: [Phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), ngứa, khó thở. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc không thoải mái, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.\n* Tiếp tục theo dõi: Hãy tiếp tục giám sát sức khỏe của bạn sau khi tiêm phòng và tuân thủ các lịch tiêm chủng đề ra bởi nhà cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo bảo vệ sức khỏe tối ưu.\n\n![Giải đáp: Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tiêm ở tay hay chân? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_tiem_vac_xin_phong_viem_nao_nhat_ban_tiem_o_tay_hay_chan_5_25c11121b8.jpeg)\n\n*Có thể xuất hiện dấu hiệu phản ứng phụ như: Sốt, mệt mỏi*\n\nĐể bảo vệ sức khỏe của trẻ, việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản kịp thời, đủ và đúng liều lượng là vô cùng quan trọng. Tuân thủ những lưu ý sau khi tiêm phòng cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bé.\n\nHy vọng rằng thông qua bài viết này có thể giải đáp thắc mắc \"[viêm não nhật bản tiêm ở tay hay chân](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-tiem-vac-xin-phong-viem-nao-nhat-ban-tiem-o-tay-hay-chan.html)?\". Đồng thời, các bậc cha mẹ sẽ nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, tìm được cơ sở tiêm chủng chất lượng, hiệu quả, an toàn cho bé yêu của mình.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Vacxin", "Tiêm chủng", "viêm não", "Bệnh về não"]}, {"title": "Hệ thống lưu trữ GSP là gì? Bảo quản vắc xin theo chuẩn GSP như thế nào?", "abstract": "Vắc xin cũng như thuốc, đều là những chế phẩm đặc biệt, cần phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp. Do đó, để đảm bảo chất lượng vắc xin đến tay người tiêu dùng một cách vẹn toàn cần phải có hệ thống lưu trữ GSP đúng chuẩn.", "md_content": "Hệ thống lưu trữ GSP là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống quy trình đảm bảo chất lượng và vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thuốc, [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đạt chuẩn. Điều kiện bảo quản thuốc trong kho GSP phải tuân theo đúng quy trình thao tác chuẩn và các tiêu chuẩn GSP.\n\nMột số thông tin về hệ thống lưu trữ GSP\n----------------------------------------\n\n### Định nghĩa GSP\n\nHệ thống lưu trữ GSP là gì? Theo thông tư 02/ QĐHN-BYT, GSP là cụm từ viết tắt của “Good Storage Practice\" - Thực hành tốt bảo quản thuốc. GSP là một trong những yếu tố quan trọng của 5 tiêu chuẩn thực hành tốt GPs.\n\nThực hành tốt bảo quản thuốc là thực hiện, đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP giúp đảm bảo chất lượng thành phẩm, giúp sản phẩm ổn định trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.\n\n![Hệ thống lưu trữ GSP là gì? Bảo quản Vaccine theo chuẩn GSP như thế nào? - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/he_thong_luu_tru_gsp_la_gi_bao_quan_vac_xin_theo_chuan_gsp_nhu_the_nao_1_93abf5f105.png)\n\n*GSP là cụm từ viết tắt của “Good Storage Practice\"*\n\n### Các tiêu chuẩn và nguyên tắc GSP trong bảo quản dược phẩm\n\nMột kho lưu trữ đạt tiêu chuẩn GSP cần đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:\n\n* Kho có thiết kế phù hợp với các nguyên tắc bảo quản lưu trữ thuốc.\n* Hệ thống trang thiết bị: Hệ thống điều hoà, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cần đảm bảo tiêu chuẩn đầy đủ và hiện đại.\n* Các kho cần có sự đồng đều về các thiết bị, điều kiện bảo quản và cùng tuân thủ những hướng dẫn, quy định chung.\n* Điều kiện lưu trữ kho cần được kiểm tra tối thiểu 2 lần một ngày. Cần ghi chép kết quả và cập nhật hồ sơ để dễ dàng kiểm soát, tra cứu.\n* Hệ thống kho cần có điện duy trì 24/7, có các phần mềm quản lý hiện đại, các phần mềm quản lý cần có kết nối mạng.\n\nBảo quản vắc xin theo chuẩn GSP như thế nào?\n--------------------------------------------\n\nVắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt có tính kháng nguyên nhằm phòng [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) ở người và động vật. Chính vì tính chất đặc biệt của vắc xin mà quy trình bảo quản vắc xin cũng hết sức nghiêm ngặt. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP, vắc xin phải được bảo quản theo các quy định cụ thể sau:\n\n* Vắc xin phải không được bảo quản chung với các chế phẩm khác mà phải có khu vực bảo quản riêng.\n* Vắc xin phải được sắp xếp đúng vị trí, tránh làm đóng băng vắc xin.\n* Phải đảm bảo vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc xin, tránh để nhiễm khuẩn.\n* Vắc xin phải được bảo quản trong hệ thống lưu trữ có thiết bị cảnh báo nhiệt độ buồng lạnh, có nhật ký tự động ghi lại nhiệt độ đối với các phòng [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html).\n* Ngoài ra dung môi không đóng gói cùng vắc xin cũng phải đáp ứng nhiệt độ từ +2°C đến 8°C trước khi sử dụng 24 giờ.\n\nĐể có thể đáp ứng yêu cầu trên, đặc biệt là yêu cầu về nhiệt độ phải dao động từ 2-8°C đối với vắc xin, toàn bộ quá trình phải được bảo quản lạnh. Vì vậy, cần phải bảo quản vắc xin trong hệ thống lưu trữ lạnh đạt chuẩn GSP.\n\n![Hệ thống lưu trữ GSP là gì? Bảo quản vắc xin theo chuẩn GSP như thế nào? - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/he_thong_luu_tru_gsp_la_gi_bao_quan_vac_xin_theo_chuan_gsp_nhu_the_nao_2_2c24df828f.jpeg)\n\n*Cần phải bảo quản vắc xin trong hệ thống lưu trữ lạnh đạt chuẩn GSP*\n\nHệ thống lưu trữ kho lạnh đạt chuẩn GSP để bảo quản vắc xin\n-----------------------------------------------------------\n\nHệ thống lưu trữ kho lạnh đạt chuẩn GSP là một hệ thống dây chuyền bảo quản và lưu trữ lạnh vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất - kinh doanh vắc xin. Trong các quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển vắc xin đều phải đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ, đặc biệt là trong quy trình bảo quản vắc xin.\n\nĐể đảm bảo điều đó, cần phải có một hệ thống lưu trữ kho lạnh kết hợp cùng với hệ thống xe lạnh và các thiết bị vận chuyển chuyên dụng để có thể đảm bảo lượng cung cấp vắc xin tới nhiều địa điểm tiêm chủng trong ngày và bảo quản lâu dài vắc xin. Hệ thống lưu trữ GSP phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:\n\n* Hệ thống lưu trữ kho lạnh GSP gồm 3 phần: Vỏ kho, hệ thống lạnh, hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ.\n* Vỏ kho phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chống cháy cao nhất là tiêu chuẩn chậm cháy B2 của châu Âu, với bên trong là lớp cách nhiệt còn bên ngoài là lớp inox nhập khẩu.\n* Hệ thống lạnh có máy nén theo công nghệ châu Âu và thiết bị lạnh nhập khẩu từ Châu Âu để luôn đảm bảo nhiệt độ từ 2 đến 8°C. Mỗi kho lạnh sẽ luôn có 2 dàn lạnh để đề phòng trường hợp 1 dàn lạnh bị hỏng.\n* Hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất của một hệ thống lưu trữ kho lạnh đạt chuẩn GSP. Đây là đầu não giúp quản lý dàn lạnh và kiểm soát nhiệt độ trong kho luôn đạt chuẩn.\n* Hơn thế nữa, các kho lạnh luôn được trang bị 2 nguồn điện để đề phòng sự cố mất điện, giúp vắc xin luôn được bảo quản trong môi trường tối ưu nhất.\n\n![Hệ thống lưu trữ kho lạnh GSP 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/he_thong_luu_tru_gsp_la_gi_bao_quan_vac_xin_theo_chuan_gsp_nhu_the_nao_3_151fb96174.jpg)\n\n*Hệ thống lưu trữ kho lạnh GSP lưu trữ vắc xin*\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về [hệ thống lưu trữ GSP](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-thong-luu-tru-gsp-la-gi-bao-quan-vac-xin-theo-chuan-gsp-nhu-the-nao.html) cũng như cách bảo quản vắc xin theo chuẩn GSP. Vắc xin cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp. Cách bảo quản và vận chuyển vắc xin không đúng chuẩn thì chất lượng vắc xin sẽ không được đảm bảo, dẫn đến khả năng sinh kháng thể giảm, thậm chí có thể gây tai biến.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Bảo vệ sức khỏe"]}, {"title": "Vaccine cúm là gì? Lợi ích kinh tế của tiêm vaccine cúm như thế nào?", "abstract": "Cúm lây lan qua đường hô hấp, tấn công mạnh mẽ vào phổi, gây sốt, ho liên tục nhiều ngày. Một trong những cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả đó là tiêm vaccine phòng ngừa cúm. Ngoài lợi ích về sức khỏe, vaccine cúm còn mang lại một số lợi ích về kinh tế.", "md_content": "Mỗi lần bị cúm, ngoài việc sức khỏe bị ảnh hưởng thì bạn cũng cần chi một khoản tiền để chữa bệnh. Khi tiêm vaccine cúm đầy đủ, bạn sẽ vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa tiết kiệm được cho mình thời gian và chi phí điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những lợi ích của về sức khỏe cũng như lợi ích kinh tế mà vaccine cúm mang lại.\n\nVaccine cúm là gì?\n------------------\n\nVaccine cúm là một loại vaccine đang được sử dụng nhiều với công dụng phòng bệnh cúm cho con người. Trong vaccine cúm có chứa thành phần của virus cúm không còn khả năng gây bệnh. Sau khi tiêm khoảng 3 tuần, vaccine cúm mới bắt đầu có tác dụng. 3 tuần là khoảng thời gian để hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus vậy nên tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa đủ thời gian tác dụng. Tiêm vaccine cúm là một trong những cách [phòng ngừa lây nhiễm virus cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-phong-ngua-lay-nhiem-virus-cum-khi-thoi-tiet-thay-doi-48196.html) khi thời tiết thay đổi hiệu quả.\n\n![Bạn sẽ có lợi ích kinh tế của tiêm vaccine cúm như thế nào? - 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_se_co_loi_ich_kinh_te_cua_tiem_vaccine_cum_nhu_the_nao_1_4433a45360.jpg)\n\n*Vaccine cúm chứa thành phần virus không còn khả năng gây bệnh*\n\nLợi ích chung của tiêm vaccine cúm\n----------------------------------\n\nTiêm vaccine cúm giúp xây dựng “hàng rào” chắc chắn và hiệu quả trước trước sự tấn công của virus cúm và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Trong đó có thể kể tên những lợi ích sau:\n\n### Ngăn ngừa bệnh cúm\n\nTheo thống kê trong giai đoạn 2017 - 2018 của Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC, việc tiêm vaccine phòng cúm đã có tác dụng ngăn ngừa khoảng 6,2 triệu lượt bệnh nhân cúm, 3,2 triệu lượt khám bệnh liên quan đến cúm, 91 nghìn ca nhập viện và 5,7 nghìn ca tử vong có liên quan đến cúm. Điều đó cho thấy, vaccine cúm đã giúp bảo vệ sức khỏe con người rất nhiều, không chỉ dừng ở bệnh [cúm mùa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cum-mua-va-cac-cach-phong-tranh-ban-can-biet-45133.html).\n\n### Hàng rào phòng ngừa quan trọng\n\nTiêm phòng cúm là một giải pháp bảo vệ sức khỏe quan trọng cho những đối tượng mắc bệnh mãn tính. Tiêm vaccine cúm giúp giảm tỉ lệ người bệnh nhập viện vì các bệnh lý như bệnh tim mạch có liên quan đến cúm, bệnh nhân [đái tháo đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html) hoặc có hội chứng suy giảm miễn dịch. Đồng thời, vaccine cúm giúp ngăn ngừa các trường hợp diễn tiến nặng và bệnh nhân phải nhập viện vì bệnh phổi có liên quan đến cúm. \n\n### Bảo vệ phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần được tiêm phòng cúm. Việc tiêm vaccine cúm có thể bảo vệ sức khỏe mẹ bầu bởi bệnh cúm có thể gây ra một số [dị tật bẩm sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-di-tat-bam-sinh-thuong-gap-o-thai-nhi-46943.html) ở thai nhi, đặc biệt là những thai phụ không may mắc bệnh cúm trong thời gian 3 tháng đầu của thai kì.\n\nĐộ an toàn của vaccine cúm đối với phụ nữ mang thai và cho con bú đã được các chuyên gia chứng thực. Theo đó, vaccine phòng cúm cho phụ nữ mang thai là dạng vaccine liều đơn, được sản xuất từ một loại virus bất hoạt, an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bất kì giai đoạn nào của thai kì. Chính vì thế, vaccine cúm là một trong những vaccine mà phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần chủ động tiêm phòng để tạo ra sự bảo vệ kép cho cả mẹ và bé.\n\n![Bạn sẽ có lợi ích kinh tế của tiêm vaccine cúm như thế nào? - 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_se_co_loi_ich_kinh_te_cua_tiem_vaccine_cum_nhu_the_nao_2_c0f5455b7c.jpg)\n\n*Vaccine đủ an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú*\n\nLợi ích kinh tế của tiêm vaccine cúm\n------------------------------------\n\nNgoài lợi ích liên quan đến sức khỏe, vaccine cúm còn có thể mang lại một số lợi ích về kinh tế: \n\n* **Giảm thiểu chi phí khám, chữa bệnh:** Tiêm phòng vaccine cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, giúp tiết kiệm được chi phí khám và chữa bệnh. Ngoài ra còn hạn chế được việc bệnh nhân phải nhập viện hay việc người thân trong gia đình phải mất thời gian, tạm dừng các công việc để chăm sóc cho người bệnh.\n* **Giảm gánh nặng y tế, tăng chất lượng cuộc sống:** Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng chính là một hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan, với mỗi 1 đô la đầu tư cho việc tiêm chủng sẽ giúp tiết kiệm được 16 đô la chi phí cho việc chăm sóc y tế, đồng thời giúp tăng năng suất kinh tế hiệu quả. Chính vì thế, ngoài việc tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bản thân, tiêm vaccine cúm sẽ giúp ngăn ngừa virus cúm lây lan trong cộng đồng, tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, từ đó giảm được gánh nặng cho y tế, giúp ổn định và nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng cuộc sống.\n\n![Bạn sẽ có lợi ích kinh tế của tiêm vaccine cúm như thế nào? - 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_se_co_loi_ich_kinh_te_cua_tiem_vaccine_cum_nhu_the_nao_3_2d51f7a887.jpg)\n\n*Vaccine cúm còn có thể mang lại một số lợi ích về kinh tế*\n\nVới 1 mũi tiêm vaccine cúm hàng năm, bạn sẽ nhận được các lợi ích về sức khỏe cũng như về kinh tế. Lưu ý vaccine cúm có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại virus trong tối đa 1 năm. Virus cúm là virus khá đặc trưng, thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên, vì vậy vaccine cúm cần được nghiên cứu và sản xuất phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành. Đây chính là lý do vaccine cúm thường được phát hành hàng năm và chúng ta cần [tiêm vaccine cúm định kì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-tiem-vaccine-cum-dinh-ki-hang-nam-45453.html) hàng năm để đảm bảo sức khỏe.\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những lợi ích sức khỏe cũng như [lợi ích kinh tế của tiêm vaccine cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vaccine-cum-la-gi-loi-ich-kinh-te-cua-tiem-vaccine-cum-nhu-the-nao.html) mang lại cho chúng ta. Lưu ý rằng, loại vaccine này cần được tiêm hàng năm để có thể xây dựng hàng rào bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho bản thân, gia đình và cho cả cộng đồng.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Bảo vệ sức khỏe"]}, {"title": "Giá tiêm vacxin trước khi mang thai, nên tiêm lẻ hay tiêm theo gói?", "abstract": "Giá tiêm vacxin trước khi mang thai được nhiều chị em có kế hoạch sinh nở quan tâm. Hiện nay được chia thành 2 dạng là tiêm vacxin lẻ và tiêm vacxin theo gói. Vậy lựa chọn nào là tốt nhất?", "md_content": "Tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bầu phòng ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây sang con trong thai kỳ. Đặc biệt đối với nhiều phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ, chưa có kinh nghiệm thường có nhiều thắc mắc. Các chị em có thể lựa chọn hình thức tiêm chủng phù hợp với nhu cầu của bản thân nhưng cần chủ động tìm hiểu các loại vacxin, tránh bỏ sót để đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt chuẩn bị cho hành trình mang thai.\n\nCác bệnh truyền nhiễm dễ lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai\n---------------------------------------------------------------------\n\nHệ miễn dịch của người mẹ trong hành trình mang thai thường kém hơn so với bình thường, vì thế nếu không tiêm ngừa đầy đủ mẹ sẽ rất dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến con, điển hình là các bệnh sau đây:\n\n* **Bệnh sởi:** Trong thai kỳ nếu mẹ bầu bị bệnh sởi có thể khiến thai nhi bị dị tật, sảy thai hoặc sinh non,…\n* **Bệnh quai bị:** Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thay kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi nhiều nhất, nếu mắc bệnh quai bị trong thời gian này thì em bé có khả năng cao sẽ bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu,…\n* **Rubella:** Nếu mẹ nhiễm [bệnh rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html) trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể thai nhi sẽ khó phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ bị dị tật rất cao.\n* **Bạch hầu:** Bệnh có tỷ lệ tử vong cao đối với trẻ nhỏ, mẹ bầu sau khi tiêm vacxin sẽ có lượng kháng thể thụ động giúp bé miễn dịch ngay từ trong bụng để phòng ngừa bệnh.\n* **Cúm:** Tuy bệnh không gây biến chứng cho mẹ nhưng đối với em bé thì rất dễ bị dị tật nếu mẹ bầu mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.\n* **Thủy đậu:** Nếu phát hiện bệnh ở tuần thứ 8 - 20 thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật, nếu phát hiện ở thời điểm trước và sau sinh thì trẻ có thể bị bệnh [thủy đậu sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/diem-danh-mot-so-trieu-chung-thuy-dau-o-tre-so-sinh-cha-me-can-luu-y.html) và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.\n\n![Thắc mắc thường gặp: Giá tiêm vacxin trước khi mang thai, nên tiêm lẻ hay tiêm theo gói? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_thuong_gap_gia_tiem_vacxin_truoc_khi_mang_thai_nen_tiem_le_hay_tiem_theo_goi_1_68b28d9e86.jpg)\n\n*Mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai, trẻ sinh ra có tỷ lệ cao mắc bệnh thủy đậu sơ sinh*\n\nNên lựa chọn tiêm vacxin trước khi mang thai theo gói hay tiêm lẻ?\n------------------------------------------------------------------\n\nHiện nay ở các trung tâm tiêm chủng hầu hết đều có 2 hình thức tiêm chủng theo gói hoặc tiêm lẻ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng.\n\n### Lựa chọn tiêm lẻ\n\nLịch sử tiêm vacxin của mỗi người là khác nhau, vì thế hình thức dịch vụ tiêm lẻ sẽ phù hợp với nhiều chị em muốn tiêm bổ sung các mũi còn thiếu. Mọi người có thể xem qua [các loại vacxin cần tiêm trước khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cam-nang-chich-ngua-truoc-khi-mang-thai-dung-cach-43261.html) để đảm bảo mình không bỏ sót mũi tiêm nào.\n\n### Lựa chọn tiêm theo gói\n\nNếu so với hình thức tiêm lẻ thì giá tiêm vacxin trước khi mang thai theo gói lúc nào cũng tiện lợi hơn, bên cạnh chi phí tiết kiệm thì còn có thêm các lợi ích đi kèm như sau:\n\n* Sẵn sàng tiêm ngay khi đến lịch mà không cần lo rằng có hết vacxin hay không, giúp tiết kiệm tối đa thời gian.\n* Không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi giá vacxin theo từng thời điểm.\n* Được tư vấn và cung cấp lịch tiêm chủng theo lộ trình để tiện theo dõi.\n\nĐối với cả hai hình thức tiêm lẻ hay tiêm theo gói thì trước khi hoàn thành tất cả mũi tiêm thì bạn đọc cần ngừa thai từ 4 - 5 tháng. Ngoài ra, đối với hình thức tiêm lẻ, khuyến cáo người tiêm nên tham khảo ý kiến bác sĩ tiêm vacxin cách tuần hay tháng. Nếu cần thiết vẫn có thể tiêm 2 vacxin cùng lúc nhưng sẽ rất khó nhận biết phản ứng sau tiêm xảy ra do loại vacxin nào (nếu có).\n\nBên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, mọi người nên lựa chọn các đơn vị tiêm chủng lớn được nhiều người biết đến như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Tránh các cơ sở không có tên tuổi, mặc dù có rất ít trường hợp xảy ra nhưng xác suất tiêm vacxin hết hạn, không rõ nguồn gốc hiện nay vẫn có mà chúng ta khó lường trước được.\n\n![Thắc mắc thường gặp: Giá tiêm vacxin trước khi mang thai, nên tiêm lẻ hay tiêm theo gói? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_thuong_gap_gia_tiem_vacxin_truoc_khi_mang_thai_nen_tiem_le_hay_tiem_theo_goi_2_7f3ce49ce8.jpg)\n\n*Nên đến những đơn vị tiêm chủng uy tín như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\nGiá tiêm vacxin trước khi mang thai tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu\n----------------------------------------------------------------------\n\nGiá tiêm vacxin trước khi mang thai ở mỗi đơn vị tiêm chủng có thể khác hoặc giống nhau nhưng nhìn chung đều có sự chênh lệch không đáng kể. Tuy vậy, mọi người không nên vì giá rẻ mà lựa chọn các cơ sở không uy tín, cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc lựa chọn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. \n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện nay đã và đang trở thành địa chỉ tiêm vacxin trước khi mang thai đáng tin cậy của nhiều chị em phụ nữ với các điểm nổi bật như:\n\n* Đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc.\n* Trước khi tiêm sẽ được thăm khám, sàng lọc kỹ lưỡng về thể trạng sức khỏe của mỗi người để sự tư vấn phác đồ tiêm phù hợp nhất.\n* 100% khách hàng đến với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.\n* Vacxin được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới và bảo quản trong khi lạnh hiện đại đạt tiêu chuẩn GSP.\n\n![Thắc mắc thường gặp: Giá tiêm vacxin trước khi mang thai, nên tiêm lẻ hay tiêm theo gói? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_thuong_gap_gia_tiem_vacxin_truoc_khi_mang_thai_nen_tiem_le_hay_tiem_theo_goi_3_b397f080f0.jpg)\n\n*Vacxin MMR 3 trong 1 tiêm ngừa bệnh Sởi - Quai Bị - Rubella*\n\nĐặc biệt là tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn có nhiều gói tiêm tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhiều khách hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Dưới đây là giá tiêm vacxin trước khi mang thai của 2 hình thức tiêm lẻ và tiêm theo gói.\n\n### Giá tiêm vacxin lẻ trước khi mang thai\n\nGiá tiêm vacxin trước khi mang thai theo giá lẻ (có thể thay đổi theo từng thời điểm), bao gồm:\n\n* **Thủy đậu:** 2 mũi vacxin Varivax (Mỹ) với giá 905,000VND/mũi.\n* **Sởi - Quai Bị - Rubella:** 2 mũi vacxin loại MMR II (Mỹ) có giá 300,000VND/mũi.\n* **Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà (Vắc xin 3.1):** 1 mũi vacxin Adacel (Canada) có giá 610,000VND/mũi.\n* **Các bệnh do phế cầu (Viêm phổi, Viêm tai giữa, Viêm màng não):** 1 mũi Prevenar 13 có giá 1,280,000VND/mũi.\n* **Cúm mùa:** 1 mũi Vaxigrip Tetra (Pháp) có giá 346,000VND/mũi.\n\n![Thắc mắc thường gặp: Giá tiêm vacxin trước khi mang thai, nên tiêm lẻ hay tiêm theo gói? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_thuong_gap_gia_tiem_vacxin_truoc_khi_mang_thai_nen_tiem_le_hay_tiem_theo_goi_4_8d8a41bf0e.jpg)\n\n*Trước khi hoàn thành tất cả mũi tiêm thì các chị em cần tránh thai từ 4 - 5 tháng*\n\n### Giá tiêm vacxin trước khi mang thai theo gói tiêu chuẩn\n\nGiá tiêm vacxin trước khi mang thai theo gói tiêu chuẩn có giá 4,600,000VND bao gồm:\n\n* **Thủy đậu:** 2 mũi Varivax (Mỹ).\n* **Sởi - Quai Bị - Rubella:** 2 mũi MMR II (Mỹ).\n* **Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà (Vắc xin 3.1):** 1 mũi Adacel (Canada).\n* **Các bệnh do phế cầu (Viêm phổi, Viêm tai giữa,** [**Viêm màng não**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html)**):** 1 mũi Prevenar 13 (Bỉ).\n* **Cúm mùa:** 1 mũi Vaxigrip Tetra (Pháp).\n\nQua các thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ có sự lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Khi tham khảo [giá tiêm vacxin trước khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-tiem-vacxin-truoc-khi-mang-thai-nen-tiem-le-hay-tiem-theo-goi.html) ở 2 hình thức tiêm lẻ và tiêm theo gói tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ chuẩn bị điều kiện sức khỏe tốt nhất trước khi bước vào thai kỳ.\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay - Mời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chích sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại? Khi tiêm cần lưu ý những gì?", "abstract": "Mỗi khi mùa mưa đến, bệnh viêm não Nhật Bản lại có nguy cơ tăng cao. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với nguy cơ tử vong lớn và tỉ lệ mắc di chứng rất đáng kể. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó biện pháp tối ưu nhất, an toàn nhất chính là tiêm ngừa. Hãy cùng nhau tìm hiểu các loại vắc xin viêm não Nhật Bản cũng như những lưu ý về chúng thông qua bài viết này nhé!", "md_content": "Viêm não Nhật Bản là một bệnh nguy hiểm. Tiêm ngừa góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm nhẹ mức độ một khi mắc phải. Vậy vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại? Trước và sau tiêm cần lưu ý những điều gì?\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là gì?\n--------------------------------\n\nVắc xin [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là vắc xin khi đưa vào cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch sản sinh ra [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) chống lại vi rút JEV (Japanese encephalitis virus) gây bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nThông thường, trong vắc xin sẽ chứa một lượng nhỏ vi rút đã bị làm yếu đi hoặc được làm giảm độc tính hoặc đã bị giết chết để đưa vào cơ thể, chúng không có khả năng gây bệnh mà ngược lại sẽ kích thích sinh ra đáp ứng miễn dịch, từ đó cơ thể chúng ta sẽ có khả năng chống lại bệnh.\n\nTại sao chúng ta cần tiêm phòng?\n--------------------------------\n\nTheo các chuyên gia y tế cho biết, giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản trong năm là vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 10. Nguyên nhân của sự bùng phát bệnh vào thời điểm này là do sự phát triển mạnh mẽ của vật chủ trung gian (muỗi Culex hay còn gọi là muỗi ruộng). Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi.\n\nMặc dù tỷ lệ mắc bệnh này dưới 1% nhưng không thể xem nhẹ vì tỷ lệ tử vong cao (khoảng 30%), thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi mắc bệnh với các biểu hiện như co giật, sốt cao, hôn mê sâu, nôn, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp.\n\nTuy nhiên, trong số 70% số người còn lại có thể sống sót thì có đến 50% người có nguy cơ mắc các di chứng liên quan đến vận động và trí tuệ, đa phần sẽ không được hồi phục. Số ít bệnh nhân có thể hồi phục được nhưng với thời gian khá dài (tính bằng tháng, năm). Những di chứng để lại thường thấy như [liệt nửa người](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/liet-nua-nguoi-17.html), giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần, nghe kém hoặc nặng có thể dẫn đến điếc,...\n\nHiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó, cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân, gia đình chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. \n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại? Khi tiêm cần lưu ý những gì 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_co_may_loai_khi_tiem_can_luu_y_nhung_gi_2_fbaa1cfc35.png)\n\n*Tiêm vắc xin là cách an toàn và hiệu quả nhất để phòng bệnh*\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại?\n--------------------------------------\n\nHiện nay, vắc xin Jevax và Imojev là 2 loại vắc xin an toàn, hiệu quả cao cho cả trẻ em và người lớn mà Việt Nam đang có để phòng viêm não Nhật Bản.\n\n### Vắc xin Jevax\n\nLà vắc xin do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất, dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Đây là loại vắc xin bất hoạt, giúp cơ thể tạo hàng rào miễn dịch tự nhiên, dự phòng đặc hiệu viêm não Nhật Bản, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.\n\n### Vắc xin Imojev\n\nLà vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur (Pháp), đây là loại vắc xin sống giảm độc lực, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, tạo miễn dịch nhanh và lâu dài, phù hợp cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. Do đó, trẻ em có thể tiếp cận vắc xin rất sớm, góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm não.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại? Khi tiêm cần lưu ý những gì 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_co_may_loai_khi_tiem_can_luu_y_nhung_gi_3_8ecf54002d.png)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại?*\n\nCả 2 loại vắc xin đều có khả năng bảo vệ trẻ nhỏ cũng như người lớn khỏi sự tấn công của vi rút JEV. Hoặc trường hợp không may mắc bệnh, vắc xin cũng phần nào giúp bệnh ít tiến triển nặng hơn, giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn đang băn khoăn rằng không biết vắc xin nào tốt hơn hay loại nào sẽ phù hợp với mình thì hãy nhớ rằng “vắc xin được tiêm sớm nhất là vắc xin tốt nhất”.\n\nCác tác dụng phụ thường gặp khi tiêm\n------------------------------------\n\nTương tự như những loại khác, vắc xin viêm não Nhật Bản cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này bởi những phản ứng phụ thường không nghiêm trọng, có thể tự khỏi và sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.\n\nSau khi tiêm, các phản ứng nhẹ thường gặp phải như:\n\n* Đỏ, ngứa ở vị trí tiêm;\n* Đau cơ khi tiếp xúc;\n* Mệt mỏi, khó chịu;\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) (thường gặp ở trẻ nhỏ);\n* Đau đầu (thường gặp ở người lớn).\n\nCác phản ứng vừa và nghiêm trọng có thể gặp nhưng rất hiếm xảy ra như:\n\n* Đau cánh tay và vai kéo dài;\n* Phản ứng dị ứng: nổi mề đay, phát ban, sưng mặt;\n* Khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt;\n* Mất cảm giác thèm ăn (đối với người lớn) hoặc bỏ bú (đối với trẻ sơ sinh);\n* Ngất xỉu.\n\nNhững lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin\n-------------------------------------\n\nBên cạnh việc tìm hiểu vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại thì những lưu ý về chúng cũng rất cần thiết.\n\nTrước khi tiêm, chúng ta đặc biệt là các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ các loại vắc xin, thời điểm tiêm cũng như những lưu ý cần biết để đảm bảo vắc xin phát huy được hiệu quả nhất, góp phần bảo vệ sức khỏe và tránh các phản ứng không mong muốn xảy ra.\n\nTheo các chuyên gia y tế dự phòng: Nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ không đủ để cơ thể chúng ta tạo ra miễn dịch chống lại bệnh, hiệu quả bảo vệ sẽ được tăng lên 80% sau mũi tiêm thứ 2 và nếu tiêm mũi 3 sẽ tăng hiệu quả lên 90 - 95%. Tuy nhiên, tiêm nhắc lại là điều cần thiết vì vắc xin này chỉ có hiệu lực trong khoảng 3 năm. Vì vậy, để duy trì hệ miễn dịch cho trẻ tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm nhắc lại cho đến khi 15 tuổi, sau 15 tuổi thì cơ thể trẻ đã có đủ sức đề kháng để tự bảo vệ.\n\n![Vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại? Khi tiêm cần lưu ý những gì 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_viem_nao_nhat_ban_co_may_loai_khi_tiem_can_luu_y_nhung_gi_4_74c6d0d2e6.png)\n\n*Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch góp phần nâng cao sức đề kháng bảo vệ sức khỏe*\n\nĐối với vắc xin Jevax (cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn):\n\n* Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên, phụ huynh cần cho trẻ tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi trẻ đủ 1 tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi tiêm thứ nhất từ 1 - 2 tuần. Lúc này bổ sung vắc xin cho lần tiêm trước đó, giúp trẻ tạo ra kháng thể nhiều và nhanh hơn để chống lại vi rút.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất là 12 tháng.\n* Sau đó cần tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần để tăng miễn dịch, phòng bệnh lâu dài.\n\nĐối với vắc xin Imojev (cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn):\n\n* Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên, trẻ từ đủ 9 tháng tuổi là có thể tiêm ngừa.\n* Mũi 2: Ít nhất 12 tháng kể từ khi tiêm mũi 1.\n* Người lớn từ đủ 18 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin duy nhất là có thể phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản.\n\nSau khi tiêm chúng ta cũng cần chú ý một số vấn đề sau:\n\n* Cần ngồi lại theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở tiêm chủng. Vì thời gian này thường xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, khi về nhà, cần theo dõi người được tiêm 48 giờ nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) nếu có.\n* Các bé cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh tình trạng bị [nhiễm trùng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/nhiem-trung-1027.html) sau tiêm. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên bôi hoặc đắp bất cứ loại thuốc gì vào chỗ tiêm để tránh trẻ bị đau và nhiễm khuẩn.\n* Người được tiêm vắc xin cần ăn đầy đủ chất, các thực phẩm tươi sạch, bổ sung thêm trái cây và khoáng chất để cơ thể đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.\n\nĐối với căn bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản thì việc tiêm phòng là điều cần thiết. Thông qua bài viết trên, chắc hẳn chúng ta đã biết được [vắc xin viêm não Nhật Bản có mấy loại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-may-loai-khi-tiem-can-luu-y-nhung-gi.html) cũng như một số lưu ý cần thiết khi tiêm. Từ bây giờ, hãy cùng nhau nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và thực hiện tiêm ngừa vắc xin để chung tay bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội bạn nhé!\n\n", "date": "09/08/2023", "tags": ["Viêm não nhật bản", "Tiêm vắc xin", "phòng bệnh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin 5 trong 1 được phân bổ để tiêm chủng mở rộng cho trẻ em", "abstract": "Tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 là một phần nằm trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em Việt Nam. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động theo dõi thông tin về kế hoạch tiêm chủng và đưa con đi tiêm đúng lịch.", "md_content": "Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đã chính thức viện trợ 185.000 liều vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) để phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em Việt Nam. Ngay khi về đến Việt Nam, lô vắc xin này đã nhanh chóng được kiểm định và được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã quyết định phân bổ 185.000 liều vaccine này đến 48 tỉnh/thành phố trong tháng 8.\n\nPhân bổ 185.000 liều vắc xin 5 trong 1 để tiêm chủng mở rộng cho trẻ em\n-----------------------------------------------------------------------\n\nCụ thể, 185.000 liều vaccine này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) viện trợ để phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em tại Việt Nam. Ngay khi về đến Việt Nam, lô vắc xin này nhanh chóng được làm thủ tục để Viện Kiểm định Quốc gia thẩm định vào ngày 14/8 và đã có kết quả.\n\nSau đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thông tin về việc phân phối 185.000 liều vaccine 5 trong 1 (có tên viết tắt là DPT-VGB-Hib) đến 49 tỉnh/thành phố khác nhau trong cả nước. Kế hoạch vận chuyển dự kiến sẽ thực hiện trong tháng 8/2023.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 được phân bổ để tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_duoc_phan_bo_de_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em_2_e30188ee68.jpg)\n\n*185.000 liều vắc xin 5 trong 1 được phân bổ để phục vụ cho chiến dịch Tiêm chủng mở rộng*\n\nTrước đó, đã có khoảng 72.300 liều vaccine 5 trong 1 từ nguồn tài trợ trong nước cũng được phân bổ đến 14 tỉnh miền núi phía Bắc để triển khai chương trình tiêm chủng trong tháng 8.\n\nVới sự hỗ trợ này, toàn bộ 63/63 tỉnh/thành phố đã và sẽ nhận được vaccine 5 trong 1 trong tháng 8. Kế hoạch tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib tại các địa phương sẽ được triển khai xuyên suốt đến hết tháng 9/2023.\n\nVaccine \"5 trong 1\" có tác dụng bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và Haemophilus Influenzae loại B (Hib). Loại vaccine này thích hợp cho trẻ từ 2 tháng đến 18 tháng tuổi chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin có các thành phần tương tự.\n\nVắc xin 5 trong 1 là gì?\n------------------------\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html) là loại vắc xin tiêm phòng 5 bệnh khác nhau được kết hợp trong cùng 1 mũi tiêm. Việc tiêm phòng loại vắc xin này sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh lý nguy hiểm gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn H.influenzae tuýp B gây ra.\n\nHiện có 2 loại vắc xin \"5 trong 1\" là ComBE Five (Ấn Độ) và Pentaxim (Pháp), trong đó:\n\n* **Vaccin ComBE Five (Ấn Độ):** Được dùng phổ biến trong chương trình Tiêm chủng mở rộng phòng ngừa bạch hầu, ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Trẻ tiêm vắc xin ComBE Five cần uống và tiêm kèm vắc xin ngừa bại liệt.\n* **Vaccin Pentaxim (Pháp):** Được dùng chủ yếu trong chương trình Tiêm chủng dịch vụ, phòng ngừa uốn ván, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Trẻ tiêm vắc xin Pentaxim cần tiêm thêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 được phân bổ để tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_duoc_phan_bo_de_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em_1_805e46959f.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 giúp bảo vệ trẻ khỏi 5 căn bệnh nguy hiểm*\n\nMặc dù đều là vắc xin 5 trong 1 nhưng Pentaxim là vắc xin thế hệ mới so với ComBE Five ở thành phần ho gà. Nếu ComBE Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào (được tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ) thì Pentaxim lại chứa thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa kháng nguyên đặc hiệu sau khi các thành phần kháng nguyên không cần thiết của vi khuẩn được loại bỏ). Vì vậy, vắc xin Pentaxim được đánh giá là ít phản ứng sốt hơn so với ComBE Five.\n\nVì sao cần tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ em?\n---------------------------------------------\n\nTrẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có thể trạng và đề kháng yếu do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến thể chất và não bộ nếu không được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận.\n\nTheo Tổ chức Y tế Thế giới, có 5 căn bệnh nguy hiểm hàng đầu mà trẻ dễ mắc phải trong những tháng đầu đời bao gồm ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B, viêm phổi và [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html) do vi khuẩn Hib. Các căn bệnh này không chỉ để lại những di chứng nặng nề mà còn có tỷ lệ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng... Tiêm chủng là một trong những giải pháp hoàn hảo để bảo vệ trẻ bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể đối phó với các tác nhân gây bệnh.\n\nTrong bối cảnh dịch bệnh thay đổi phức tạp, vắc xin kết hợp 5 trong 1 đã trở thành biện pháp phòng bệnh hiệu quả hàng đầu hiện nay. Điểm đáng chú ý là thay vì trẻ phải tiêm riêng lẻ 5 mũi như trước kia, giờ chỉ cần 1 mũi duy nhất đã đủ để phòng ngừa nhiều loại bệnh.\n\n![Vắc xin 5 trong 1 được phân bổ để tiêm chủng mở rộng cho trẻ em 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_5_trong_1_duoc_phan_bo_de_tiem_chung_mo_rong_cho_tre_em_3_88cf5a9875.jpg)\n\n*Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 từ giai đoạn từ 6 tuần tuổi để đạt hiệu quả tốt nhất*\n\nVắc xin 5 trong 1 được khuyến nghị nên được tiêm sớm trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi để bảo vệ trẻ tốt nhất. Phụ huynh cần theo dõi sát lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 để đảm bảo hiệu quả tốt nhất:\n\n* 3 mũi cơ bản: Tiêm cho trẻ ở giai đoạn 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n* Mũi tiêm bổ sung: Khi trẻ ở giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi.\n\n*Lưu ý:* Trẻ cần hoàn thành cả 3 mũi tiêm cơ bản trước khi tròn 1 tuổi, với khoảng cách tối thiểu 28 ngày giữa mỗi mũi tiêm.\n\nTrên đây là tổng hợp những thông tin chia sẻ về việc [phân bổ vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-duoc-phan-bo-de-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em.html) để phục vụ cho công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở Việt Nam. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chú ý theo dõi được lịch tiêm chủng mới nhất nhé!\n\n", "date": "18/08/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng", "tiêm phòng"]}, {"title": "Tại sao nên tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ?", "abstract": "Tiêm phòng cho trẻ luôn nằm trong kế hoạch chăm sóc cho trẻ phát triển toàn diện. Nhưng tại sao ba mẹ nên lựa chọn vắc xin 5 trong 1 cho trẻ hơn các loại vắc xin khác? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn về vấn đề này.", "md_content": "Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin có mặt trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vắc xin này sẽ phòng được bệnh nào, cũng như tại sao nên tiêm loại vắc xin này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1 qua bài viết dưới đây.\n\nTại sao nên lựa chọn vắc xin 5 trong 1?\n---------------------------------------\n\nTiêm chủng cho trẻ nhỏ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp cơ thể trẻ chống lại được nhiều loại bệnh nguy hiểm trong giai đoạn hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Từ đó, bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ phát triển toàn diện. Đồng thời, đây cũng là biện pháp tiết kiệm chi phí, vì chi phí tiêm chủng cho trẻ thấp hơn rất nhiều lần chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh. Trong thời buổi rất nhiều bệnh nguy hiểm cần phòng tránh cho trẻ, vắc xin 5 trong 1 ra đời nhằm giảm thiểu số mũi, số lần tiêm phòng cho trẻ. Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin tổng hợp, có khả năng phòng được 5 bệnh truyền nhiễm trong 1 loại vắc xin.\n\n![Tại sao nên tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ? -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_nen_tiem_vac_xin_5_trong_1_cho_tre_742fc7084c.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin tổng hợp, phòng được 5 bệnh trong 1 mũi tiêm*\n\nVắc xin 5 trong 1 phòng được các bệnh nào?\n------------------------------------------\n\nVắc xin 5 trong 1 là vắc xin thế hệ mới phòng được 5 loại bệnh nguy hiểm khác nhau. Trong các loại bệnh lý nguy hiểm dưới đây, tùy từng loại vắc xin 5 trong 1 sẽ chống được bộ 5 bệnh lý khác nhau:\n\n* **Bệnh ho gà:** Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm trên đường hô hấp. Vi khuẩn Bordetella pertussis là tác nhân gây ra bệnh ho gà với các triệu chứng đặc trưng như: Ho dữ dội, ho kiểu co thắt, kết thúc bằng thở rít, âm độ cao như tiếng gà.\n* **Bệnh bạch hầu:** [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Độc tố của vi khuẩn này gây ra nhiều tổn thương trên cơ thể, triệu chứng thường gặp là đau họng, sốt ớn lạnh, sổ mũi, chất mủ nhầy có lẫn máu chảy ra từ mũi.\n* **Bệnh uốn ván:** Uốn ván là một bệnh nguy hiểm,do vi khuẩn Clostridium tetani phóng chất độc, trước tiên là làm đau cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và cơ thân của trẻ. Bệnh uốn ván ở trẻ có thể lây từ thao tác cắt rốn không đảm bảo vệ sinh. Trẻ dưới 1 tuổi rất cần được tiêm phòng uốn ván đúng lịch tiêm Bộ Y tế khuyến cáo.\n* **Bệnh viêm phổi và** [**viêm màng não do vi khuẩn H.Influenzae**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-viem-mang-nao-do-haemophilus-169.html)**:** Vi khuẩn H.Influenzae khi tấn công vào trẻ có những triệu chứng khá thông thường nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Chậm phát triển trí tuệ, điếc, động kinh, bại não.\n* **Bệnh bại liệt:** Virus Polio xâm nhập qua đường tiêu hóa và phát bệnh với các triệu chứng thường gặp như: Buồn nôn, mệt mỏi, sốt, táo bón. Tình trạng nguy hiểm mà người bệnh phải đối diện là: Suy dinh dưỡng, viêm phổi, khó thở, liệt cơ hô hấp, liệt hai chân và nửa thân dưới, thậm chí là dẫn tới tử vong.\n\n![vắc xin 5 trong 1 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_3_8e15f8251b.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin thế hệ mới phòng được 5 loại bệnh nguy hiểm khác nhau*\n\nCác loại vắc xin 5 trong 1 đang có ở Việt Nam\n---------------------------------------------\n\nHiện nay, tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin 5 trong 1 dành cho trẻ nhỏ là ComBe Five và Pentaxim. Hai loại này có sự khác biệt về bộ 5 bệnh lý vắc xin có khả năng phòng ngừa như sau:\n\n* **Vắc xin ComBe Five:** Là dòng vắc xin được sản xuất tại Ấn Độ, được sử dụng từ năm 2018 tới nay. Là dòng vắc xin phổ biến trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, bộ 5 bệnh lý vắc xin ComBe Five có khả năng phòng ngừa là: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn H.Influenzae, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). Vắc xin này chưa có thành phần để phòng bệnh bại liệt. Vậy nên trẻ cần tiêm kèm thêm 1 mũi phòng bệnh bại liệt sau khi tiêm vắc xin ComBe Five.\n* **Vắc xin Pentaxim:** Là dòng vắc xin được sản xuất tại Pháp, được nhiều phụ huynh lựa chọn trong chương trình Tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng. Bộ 5 bệnh lý vắc xin Pentaxim có khả năng phòng ngừa là: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn H.Influenzae, [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html). Ngược lại với vắc xin ComBe Five, vắc xin Pentaxim chưa bổ sung thành phần phòng ngừa viêm gan B. Vậy nên, trẻ cần tiêm kèm vắc xin phòng ngừa viêm gan B sau khi tiêm Pentaxim.\n\nSo sánh 2 loại vắc xin này thì Pentaxim là thế hệ vắc xin mới với thành phần ngừa bệnh ho gà có cải tiến so với vắc xin ComBe Five. Đồng thời, vắc xin Pentaxim được đánh giá có khả năng hạn chế phản ứng sốt của bé sau khi tiêm.\n\n![vắc xin 5 trong 1 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_5_trong_1_c6e7fc5e89.jpg)\n\n*Pentaxim là thế hệ vắc xin mới với thành phần ngừa bệnh ho gà được cải tiến*\n\nHiện nay, tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đã có vắc xin 6 trong 1, khắc phục được khuyết điểm của cả 2 loại vắc xin 5 trong 1, có khả năng phòng ngừa viêm gan B và bại liệt trong chỉ 1 loại vắc xin. Ba mẹ có thể tham khảo loại vắc xin 6 trong 1 để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cho bé.\n\n[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-nen-tiem-vac-xin-5-trong-1-cho-tre.html) luôn được Nhà nước và các bác sĩ vận động tiêm phòng cho bé. Nhưng lưu ý, dù tiêm loại vắc xin nào cũng cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng cho bé để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.\n\n", "date": "02/11/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với sức khỏe", "abstract": "Tiêm chủng mang đến lợi ích đặc biệt to lớn đối với sức khỏe của cá nhân và của cả động đồng. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc tiêm chủng qua bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin là một sản phẩm chuyên biệt có chứa kháng nguyên, được sử dụng để kích thích mạnh mẽ với hệ miễn dịch nhằm nâng cao khả năng phản ứng tự động của cơ thể đối với những tác nhân gây bệnh. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tầm quan trọng của việc tiêm chủng qua bài viết dưới đây.\n\nTiêm chủng là gì?\n-----------------\n\n[Tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html) là việc truyền vắc xin vào cơ thể để kích thích việc sản sinh kháng thể, nhằm tăng cường sức đề kháng đối với một căn bệnh cụ thể. Vắc xin giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh cho cơ thể.\n\n![tam-quan-trong-cua-viec-tiem-chung 1.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_viec_tiem_chung_1_c7746fef14.png)\n\n*Tiêm chủng là việc truyền vắc xin vào cơ thể để kích thích việc sản sinh kháng thể*\n\nKhi vắc xin được tiêm vào cơ thể, nó tạo ra một cuộc \"tấn công\" và kích thích cơ thể sản xuất kháng thể để bảo vệ, chống lại virus. Các kháng thể này tồn tại trong cơ thể của người đã tiêm vắc xin, giúp phòng ngừa và đối phó với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm chủng\n----------------------------------\n\nTiêm chủng hỗ trợ con người phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm và giảm nguy cơ tử vong. Việc tiêm phòng vắc xin nên thực hiện sớm, đặc biệt là với trẻ em trong 2 năm đầu đời.\n\nKhi không được tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ, hoặc tiêm muộn, trẻ em dễ mắc nhiều bệnh lý vì cơ thể chưa đủ kháng thể tự bảo vệ. Nhiều vùng có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp đã chứng kiến ​​những dịch bệnh nghiêm trọng như viêm não Nhật Bản, ho gà, [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), bạch hầu,... cướp đi sinh mạng của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.\n\nCha mẹ cần thấu hiểu tầm quan trọng của tiêm phòng và chủ động đưa con em đi tiêm chủng theo [lịch tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-bac-cha-me-nen-tham-khao-lich-tiem-chung-cho-tre-em-tu-0-12-tuoi.html) để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Hãy xem việc tiêm phòng vắc xin không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm cùng bảo vệ cộng đồng, xã hội.\n\n![tam-quan-trong-cua-viec-tiem-chung 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_viec_tiem_chung_2_50cb3d876e.jpg)\n\n*Việc tiêm phòng vắc xin nên thực hiện sớm, đặc biệt là với trẻ em trong 2 năm đầu đời*\n\nLợi ích tiêm chủng mang lại cho sức khỏe\n----------------------------------------\n\n### Đối với cá nhân\n\nDưới đây là một số lợi ích mà tiêm chủng mang lại đối với mỗi người:\n\n* Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh phổ biến như ho gà, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), sởi, quai bị, lao, viêm màng não mủ, tả, thương hàn,... Khi tiêm phòng, cơ thể hình thành hệ miễn dịch bảo vệ khỏi những căn bệnh trên.\n* So với chi phí khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm, tiêm phòng có giá rẻ hơn rất nhiều. Vì vậy, vắc xin phòng bệnh không chỉ giúp phòng bệnh mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền.\n* Tiêm vắc xin sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn và phòng tránh được những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Từ đó sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa dị tật hay bị ảnh hưởng đến trí não và thể chất.\n\n### Đối với cộng đồng, xã hội\n\nTiêm chủng giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật. Hiện nay, chương trình tiêm chủng đã mở rộng và phổ biến cho hầu hết trẻ em, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nguồn nhân lực trong tương lai của một quốc gia.\n\nTiêm vắc xin không chỉ bảo vệ cho từng cá nhân mà còn có tầm vĩ mô hơn, ngăn ngừa bệnh tật cho cả cộng đồng. Đây được đánh giá là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh tật cho con người, tránh xảy ra các đại dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả cộng đồng.\n\n![tam-quan-trong-cua-viec-tiem-chung 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_viec_tiem_chung_3_477b42d403.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ cho mỗi người mà còn ngăn ngừa bệnh tật cho cộng đồng*\n\nTheo ước tính, khoảng 85 - 95% người tiêm vắc xin sẽ phát triển kháng thể đặc hiệu bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Do đó, những người được tiêm vắc xin ít có nguy cơ tử vong hoặc di chứng do bệnh tật gây ra. Nhờ chương trình tiêm vắc xin, hàng năm có khoảng 2,5 triệu trẻ em trên toàn thế giới được cứu sống khỏi nguy cơ tử vong do các căn [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm.\n\nTiêm vắc xin giúp con người khỏe mạnh, giảm thiểu bệnh tật. Từ đó, giảm thiểu chi phí khám và chữa bệnh trong thời gian dài vì đã được phòng ngừa và bảo vệ. Lợi ích to lớn hơn là tiết kiệm thời gian và công sức của gia đình, người thân. Đặc biệt, giảm tình trạng phải chăm sóc người bệnh bị di chứng, tàn phế hay mất khả năng lao động trong mỗi gia đình.\n\nNguy cơ khi trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm muộn\n----------------------------------------------------\n\nTrong thời gian gần đây, một số gia đình, phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm chủng nên không đưa trẻ đi tiêm. Nhiều phụ huynh đã quyết định không tiêm phòng cho trẻ, bỏ qua thời điểm phòng bệnh tốt nhất. \n\nTrường hợp trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm muộn sẽ nguy hiểm, dẫn đến trẻ không có hệ thống miễn dịch bảo vệ. Nếu trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Người lớn ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, không chỉ trẻ em chưa tiêm phòng mới bị mắc bệnh. \n\nNgoài ra việc không tiêm vắc xin ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gia đình, cộng đồng, có thể kéo theo việc nhiều gia đình và cộng đồng phải chi trả một khoản phí lớn để điều trị bệnh, kiểm soát sự lây lan của bệnh.\n\n![tam-quan-trong-cua-viec-tiem-chung 4.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_viec_tiem_chung_4_c90591c8b2.png)\n\n*Phụ huynh thường lo lắng về phản ứng sau tiêm chủng của trẻ*\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về [tầm quan trọng của việc tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-chung-doi-voi-suc-khoe.html) đối với sức khỏe. Việc thực hiện tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật mà còn thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Mới tiêm vacxin có được tắm không? ", "abstract": "\"Mới tiêm vacxin có được tắm không?\" là vấn đề thắc mắc thường gặp ở phần lớn khách hàng, đặc biệt đối với cha mẹ sau khi cho trẻ tiêm ngừa vacxin. Việc xuất hiện các phản ứng sau tiêm là điều không thể tránh khỏi, vậy làm sao để chăm sóc cơ thể tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người.", "md_content": "Ai trong chúng ta cũng đã từng nhiều lần tiêm vacxin để chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì vacxin có thể tạo ra hàng rào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất. Bên cạnh nhiều lợi ích vacxin mang lại thì các tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm như sốt, sưng đau vết tiêm, đau đầu, cơ thể mệt mỏi… khiến không ít người cảm thấy lo lắng và thắc mắc rằng liệu mới tiêm vacxin có được tắm không. Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!\n\nCông dụng của vacxin đối với sức khỏe\n-------------------------------------\n\nTiêm vacxin ngoài việc phòng ngừa nhiều loại bệnh, tăng cường kháng thể thì chúng còn mang đến nhiều lợi ích khác mà chúng ta không ngờ đến, vì thế trước khi tìm hiểu câu trả lời đi tiêm vacxin về có được tắm không thì mọi người hãy điểm qua về một số công dụng tuyệt vời của việc tiêm phòng đầy đủ là như thế nào nhé.\n\n### Giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng\n\nKhi mỗi cá nhân tiêm phòng vacxin đầy đủ thì hệ miễn dịch sẽ đủ mạnh để chống lại nhiều tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Việc chủ động tiêm ngừa vacxin còn mang ý nghĩa tạo ra hệ miễn dịch cộng đồng mà những người xung quanh sẽ không mắc bệnh.\n\n### Giảm chi phí điều trị\n\nSo với chi phí điều trị thì giá tiêm ngừa vacxin thấp hơn rất nhiều, tiêm ngừa đầy đủ sẽ giúp bạn phòng ngừa hoặc làm giảm đi mức độ nặng của các bệnh truyền nhiễm, từ đó chi phí điều trị cũng giảm một lượng đáng kể.\n\n### Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm\n\nTiêm phòng đầy đủ còn là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe của bạn về lâu dài, theo nhiều thống kê cho thấy có đến 85% người đã từng tiêm vacxin có thể chống lại các bệnh mà họ đã tiêm trước đó. Hơn nữa, còn làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng và giảm tối đa tỷ lệ tử vong ở nhiều bệnh phổ biến như uốn ván, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), sởi, bại liệt,…\n\n![Giải đáp thắc mắc: Mới tiêm vacxin có được tắm không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_moi_tiem_vacxin_co_duoc_tam_khong_1_7c4a33da6b.jpg)\n\n*Trẻ em cần được tiêm ngừa đầy đủ để tăng hệ miễn dịch chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm*\n\nMới tiêm vacxin có được tắm không?\n----------------------------------\n\nBên cạnh kiểm tra các chỉ số trước khi tiêm thì quá trình theo dõi và chăm sóc cơ thể sau tiêm cũng vô cùng quan trọng, một trong số đó là câu hỏi về việc sau tiêm vắc xin có tắm được không.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Mới tiêm vacxin có được tắm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_moi_tiem_vacxin_co_duoc_tam_khong_2_1ae3d19851.jpg)\n\n*Nhiều người thắc mắc: \"Mới tiêm vacxin có được tắm không?\"*\n\nTính đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào cho biết về thông tin liên quan đến những rủi ro do tắm sau khi tiêm vacxin. Tuy vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất, mọi người nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp tinh thần được thư giãn, giảm đau mỏi cơ và ngủ ngon hơn. Đặc biệt khi tắm cần phải lưu ý những điều sau:\n\n* Không ngâm nước quá lâu, cần tắm nhanh và lau khô người sau khi tắm.\n* Không nên tắm khi cơ thể sốt ở mức từ 38,5 độ C.\n* Không chà mạnh lên vùng tiêm vì có thể gây nhiễm trùng hoặc làm xước da.\n\nRiêng đối với trẻ nhỏ sau khi tiêm vacxin các cha mẹ cần theo dõi khoảng 2 tiếng. Nếu không có phản ứng bất thường tại vết tiêm thì mới cho bé đi tắm, cần tắm ở nơi kín gió và tránh gió trực tiếp vào người.\n\nQuy trình thực hiện tiêm chủng tại trung tâm tiêm chủng Long Châu\n-----------------------------------------------------------------\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) tự hào là một trong các đơn vị cung cấp vacxin mới nhất tại Việt Nam khi toàn bộ vacxin đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới giúp đáp ứng nhu cầu tiêm chủng đa dạng của nhiều khách hàng hiện nay.\n\nBên cạnh đó, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu còn có quy trình tiêm chủng an toàn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế với 3 giai đoạn: Trước, trong và sau khi tiêm chủng.\n\nĐặc biệt nhấn mạnh về vai trò của các nhân viên y tế tại trung tâm khi phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêm chủng về các tác dụng, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo tính minh bạch về hạn sử dụng, liều lượng và đường tiêm.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Mới tiêm vacxin có được tắm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_moi_tiem_vacxin_co_duoc_tam_khong_3_5dcd048038.jpg)\n\n*Quy trình tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu*\n\n* **Trước khi tiêm:** Tư vấn, khám sàng lọc để đảm bảo đối tượng tiêm chủng có sức khỏe ổn định đủ điều kiện tiêm. Đồng thời các bác sĩ sẽ thông báo đến người tiêm hoặc người giám hộ (đối với trẻ em) về thông tin loại vacxin cũng như giải đáp thắc mắc về những công dụng, đường tiêm, liều lượng tiêm và thời điểm tiêm nhắc lại (nếu có).\n* **Trong khi tiêm chủng:** Nhân viên y tế tại trung tâm sẽ cho người tiêm hoặc người giám hộ của trẻ kiểm tra về hạn sử dụng, xuất xứ, công dụng và liều lượng của loại vacxin trước khi tiến hành tiêm.\n* **Sau khi tiêm chủng:** Người được tiêm chủng sẽ được ở lại theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút và sẽ được hướng dẫn tiếp tục theo dõi trong 24 giờ tiếp theo sau khi tiêm chủng. Cùng với đó nhân viên y tế sẽ bảo quản hoặc xử lý các vắc xin, chất thải y tế chưa sử dụng hoặc đã sử dụng theo đúng quy định.\n\nCác thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về việc [mới tiêm vacxin có được tắm không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-moi-tiem-vacxin-co-duoc-tam-khong.html). Mọi người nên chủ động tìm hiểu và tiêm ngừa tại các cơ sở y tế uy tín chất lượng và tuân theo những chỉ định của các bác sĩ và các chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn có đội ngũ y tế cấp cứu có chuyên môn cao sẵn sàng xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng sau tiêm. Đăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay - Mời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chích sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "20/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Giải đáp thắc mắc: Huyết áp cao có tiêm vacxin được không?", "abstract": "“Huyết áp cao có tiêm vacxin được không?” luôn là nỗi trăn trở của nhiều bệnh nhân cao huyết áp. Để giúp bạn yên tâm hơn về vấn đề này, bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc trên và hướng dẫn cách giữ cho huyết áp luôn ổn định.", "md_content": "Huyết áp cao thường xuất hiện ở các bệnh nhân lớn tuổi, suy thận, đái tháo đường, ăn nhiều mỡ, đường, ăn mặn, béo phì, di truyền,... Huyết áp cao có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, nhiều người luôn thắc mắc “Huyết áp cao tiêm vacxin được không?” và làm cách nào để ổn định huyết áp khi tiêm vacxin.\n\n**Những phản ứng sau khi tiêm vacxin**\n--------------------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin, chúng ta có thể gặp một số triệu chứng khó chịu. Tình trạng này là do hệ miễn dịch đang phản ứng với vacxin để tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Vì vậy, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau khi tiêm vacxin sau đây:\n\n* Phản ứng tại chỗ sau tiêm: Hầu hết mọi người sẽ có phản ứng ngay sau tiêm với các dấu hiệu như đau cơ, mệt mỏi và đau đầu.\n* Phản ứng phản vệ: Triệu chứng xuất hiện trong 30 phút đầu tiên sau khi tiêm. Phản ứng phụ này khá nguy hiểm vì có thể gây tử vong hoặc gây biến chứng nặng. Các biểu hiện bao gồm: Ban đỏ từng điểm hoặc đám, khó thở, đau quặn bụng, phù mí mắt, phù mặt, thở rít, tăng/giảm huyết áp, mất ý thức, ngừng tim,...\n\n![Giải đáp thắc mắc: Huyết áp cao có tiêm vacxin được không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_huyet_ap_cao_co_tiem_vacxin_duoc_khong_1_6ae446b530.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vacxin, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau người và đau đầu*\n\n**Dấu hiệu của tăng huyết áp là gì?**\n-------------------------------------\n\n[Các triệu chứng cao huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-cua-tang-huyet-ap-pho-bien-nhung-kho-nhan-ra-38541.html) thường gặp như mệt mỏi, tim đập nhanh, nhức đầu, hồi hộp, tay chân đổ mồ hôi, khó ngủ,... Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể liên quan đến tăng huyết áp như đốm máu trong mắt, đỏ bừng mặt và chóng mặt.\n\nNgười bệnh thường chỉ biết mình bị cao huyết áp khi tình cờ khám chữa bệnh khác. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình tại nhà nếu được chẩn đoán huyết áp cao. Mỗi ngày nên đo huyết áp vào buổi sáng và buổi chiều, ở tư thế nằm và sau khi nghỉ ngơi 15 phút để có kết quả đúng nhất.\n\n**Các biến chứng của huyết áp cao**\n-----------------------------------\n\nTrong y khoa, người ta gọi huyết áp cao là \"sát nhân thầm lặng\". Bởi vì huyết áp cao có thể gây ra biến chứng gây tử vong đột ngột. Biến chứng thường gặp nhất là gây đột tử do [nhồi máu cơ tim cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhan-biet-dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-va-cach-xu-tri-63682.html) và [gây đột quỵ do tai biến mạch máu não](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dot-quy-va-tai-bien-mach-mau-nao-nguy-hiem-nhu-the-nao-co-khac-nhau-khong.html). Vì vậy, rất nhiều người lo lắng rằng huyết áp cao có tiêm vacxin được hay không vì lo ngại các biến chứng nguy hiểm trên.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Huyết áp cao có tiêm vacxin được không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_huyet_ap_cao_co_tiem_vacxin_duoc_khong_2_6c8511e32e.jpg)\n\n*Huyết áp cao có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây biến chứng nặng sau này*\n\n**Người bị huyết áp cao có tiêm vacxin được không?**\n----------------------------------------------------\n\nHuyết áp cao khiến cho quá trình theo dõi sau tiêm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các biến chứng của huyết áp cao rất khó lường. Vì vậy, bệnh nhân đã được điều trị nhưng huyết áp vẫn cao nên tiêm vacxin tại cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ để kịp thời theo dõi xử lý.\n\nHiện tại, chúng ta chưa có chống chỉ định tiêm vacxin cho các bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp trước khi tiêm an toàn nên nằm trong khoảng 90 - 140mmHg đối với huyết áp tâm thu và khoảng 60 - 90mmHg đối với huyết áp tâm trương.\n\nNgười bị huyết áp cao mãn tính vẫn có thể tiêm vacxin. Trước và sau khi tiêm bệnh nhân cần phải duy trì uống thuốc huyết áp. Bệnh nhân sẽ được tiêm vacxin nếu huyết áp trở về mức ổn định.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Huyết áp cao có tiêm vacxin được không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_huyet_ap_cao_co_tiem_vacxin_duoc_khong_3_474ecefa93.jpg)\n\n*Người huyết áp cao vẫn có thể tiêm vacxin nếu huyết áp nằm trong ngưỡng an toàn*\n\n**Tại sao thường bị tăng huyết áp trước khi tiêm vacxin?**\n----------------------------------------------------------\n\nViệc tăng huyết áp khi tiêm vacxin có thể bắt nguồn từ vấn đề tâm lý. Các chuyên gia gọi đây là \"[hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-tang-huyet-ap-ao-choang-trang-va-cach-phong-tranh-hieu-qua-70993.html)\". Hội chứng này xuất hiện khi bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, lo lắng mỗi khi nhìn thấy bác sĩ hoặc những người mặc áo blouse trắng. Tuy nhiên, huyết áp sẽ về mức bình thường khi bệnh nhân về nhà.\n\n**Cần làm gì để ổn định huyết áp khi tiêm vacxin?**\n---------------------------------------------------\n\nNhững người bị \"hội chứng áo choàng trắng\" cần phải ổn định tâm lý trước khi tiêm. Sau đây là một số cách giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn:\n\n* Làm chủ tâm lý, suy nghĩ tích cực về việc tiêm vacxin;\n* Trong ngày đi tiêm, không uống cà phê, nước trà,...;\n* Không thức khuya vào đêm hôm trước;\n* Không nên sử dụng các loại thuốc an thần để giảm lo lắng trước khi tiêm.\n\n![Giải đáp thắc mắc: Huyết áp cao có tiêm vacxin được không 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_thac_mac_huyet_ap_cao_co_tiem_vacxin_duoc_khong_4_e9c0daebe2.jpg)\n\n*Bệnh nhân cao huyết áp không nên ngừng uống thuốc trong thời gian tiêm chủng*\n\n**Sau khi tiêm vacxin cần làm gì?**\n-----------------------------------\n\nĐể bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm, bệnh nhân nên lưu ý các vấn đề sau đây:\n\n* Hạn chế uống rượu bia trong 3 ngày sau khi tiêm;\n* Giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất;\n* Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.\n\nBài viết trên đã giải đáp thắc mắc “[Huyết áp cao có tiêm vacxin được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-huyet-ap-cao-co-tiem-vacxin-duoc-khong.html)?” và cách ổn định huyết áp khi tiêm ngừa. Cơ thể mỗi người sẽ có các phản ứng khác nhau. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên chú ý các dấu hiệu sau khi tiêm vacxin và liên hệ sớm với cơ sở y tế nếu có các triệu chứng bất thường.\n\nNếu bạn còn có các thắc mắc khác cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu qua các cổng thông tin bên dưới. Ngoài ra, bạn nên [đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để nhận được nhiều chính sách ưu đãi và rút ngắn thời gian làm thủ tục.\n\n", "date": "20/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Lợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi", "abstract": "Tiêm chủng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng mở rộng. Vậy lợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi là gì?", "md_content": "Tiêm chủng vaccine là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay lợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi qua bài viết dưới đây.\n\nTiêm chủng là gì?\n-----------------\n\n[Tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html) là một hoạt động rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe con người khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vaccine để kích thích cơ thể sinh ra các kháng nguyên chống lại bệnh. Khi một lượng nhỏ virus có trong vaccine được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một cuộc tấn công lại virus và kích thích sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể, chống lại virus, vi khuẩn được tiêm trong vaccine.\n\n![loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/loi_ich_tac_dung_cua_viec_tiem_vaccine_dung_tuoi_1_15ef64891f.jpg)\n\n*Tiêm chủng là sử dụng vaccine để kích thích cơ thể sinh ra các kháng nguyên chống lại bệnh*\n\nTiêm vaccine sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả bản thân và cộng đồng, ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nguy hiểm, đảm bảo một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi người.\n\nLợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi\n-------------------------------------------------\n\nTiêm vaccine cần được tiêm đúng và đủ liều, bám sát theo [lịch tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html). Dưới đây là một số lợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi đối với sức khỏe:\n\n### Hiệu quả phòng bệnh\n\nMột trong những lợi ích chính của việc tiêm vaccine đúng lịch và đầy đủ đó là tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh tật. Đến 95% trẻ được tiêm chủng sẽ phát triển hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước những loại virus, vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Điều này giúp trẻ tránh khỏi những căn bệnh có khả năng để lại di chứng nặng nề hoặc thậm chí là gây tử vong.\n\n### Giúp trẻ phát triển toàn diện\n\nViệc tiêm phòng vaccine đầy đủ mang đến lợi ích lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em tiêm đủ vaccine sẽ được bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm, giúp cơ thể phát triển [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) mạnh mẽ, từ đó không bị ảnh hưởng bởi các di chứng hay dị tật. Việc này có tác động tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ.\n\n![loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi 2.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/loi_ich_tac_dung_cua_viec_tiem_vaccine_dung_tuoi_2_ccc8d94338.png)\n\n*Lợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi*\n\n### Tiết kiệm chi phí\n\nMột lợi ích quan trọng khác là việc tiêm vaccine có chi phí thấp hơn nhiều so với việc điều trị các bệnh truyền nhiễm nếu trẻ mắc phải. Chi phí bỏ ra cho tiêm chủng là một đầu tư nhỏ cho sức khỏe trẻ em, nhưng nó giúp ngăn ngừa những hậu quả tồi tệ và chi phí lớn sau này nếu trẻ phải điều trị, chăm sóc do mắc các căn bệnh truyền nhiễm.\n\n### Xây dựng cộng đồng khỏe mạnh\n\nViệc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của từng trẻ em mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe của cả cộng đồng. Khi số lượng trẻ em được tiêm chủng đủ và đúng lịch tăng lên, nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm giảm, giúp hạn chế dịch bệnh và tạo ra môi trường sống an toàn cho mọi người. \n\nĐiều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu gánh nặng chi phí điều trị các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và gia đình. Việc tiêm chủng đầy đủ là một cách thông minh và bền vững để đảm bảo sức khỏe cũng như phát triển toàn diện cho trẻ em và cộng đồng.\n\nHậu quả nếu không tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn\n-------------------------------------------------\n\nViệc không tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đúng lịch, không đủ liều mang đến những hậu quả tiềm tàng và nguy hiểm. Trẻ em sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trước khi có đủ miễn dịch bảo vệ.\n\nTiêm chủng được coi là biện pháp hiệu quả và quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh nguy hiểm, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở con người. Đặc biệt, việc tiêm phòng nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là ở trẻ em trong hai năm đầu đời. Không ít trường hợp ở địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html),... lấy đi tính mạng của nhiều người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.\n\nĐiều này càng chứng minh rằng việc không tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, không đúng lịch sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như hệ miễn dịch chung của cộng đồng. \n\n![loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/loi_ich_tac_dung_cua_viec_tiem_vaccine_dung_tuoi_3_0419861472.jpg)\n\n*Không tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh*\n\nTrên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến bạn về [lợi ích, tác dụng của việc tiêm vaccine đúng tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-tac-dung-cua-viec-tiem-vaccine-dung-tuoi.html). Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm những kiến thức về tiêm chủng cũng như chủ động hơn trong việc phòng bệnh truyền nhiễm.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "21/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "bệnh truyền nhiễm"]}, {"title": "Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt - Nhân viên y tế", "abstract": "Nhân viên y tế là những người có nhiệm vụ hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe của người dân. Vì tính chất công việc phải tiếp xúc với người bệnh thường xuyên nên nhân viên y tế chính là đối tượng dễ bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp nhất. Hãy cùng tìm hiểu các loại vắc xin cần tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt này trong bài dưới đây nhé!", "md_content": "Các nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều rủi ro về bệnh lây nhiễm như: Cúm, sởi, thủy đậu, viêm gan B, viêm gan C,... Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh được các bệnh nguy hiểm trên. Bài viết sau đây của trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ giới thiệu 6 loại vắc xin cần thiết để tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt là nhân viên y tế.\n\nVì sao nhân viên y tế cần được tiêm chủng vắc xin?\n--------------------------------------------------\n\nTheo Tổ chức y tế thế giới, nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên hành chính tại bệnh viện, sinh viên y khoa, tình nguyện viên bệnh viện,...) là thành phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng, hướng tới Bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC) và đạt được các Mục tiêu phát triển (SDGs) liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, họ cũng chính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố dịch bệnh, nguy hại, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh do nghề nghiệp.\n\n![Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_chung_cho_nhom_doi_tuong_dac_biet_nhan_vien_y_te_1_708398795d.jpg)\n\n*Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt là nhân viên y tế rất quan trọng*\n\n### Nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cao hơn\n\nNguy cơ lây nhiễm của nhân viên y tế bắt nguồn từ các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng,...) tồn tại trong cơ thể bệnh nhân, chất thải y tế, phương tiện trung gian, kết hợp với các điều kiện đặc thù như quá tải, cấp cứu, trực đêm,... sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm bệnh thông qua các đường máu, đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, máu là yếu tố lây nhiễm phổ biến nhất đối với nhân viên y tế. Các tai nạn rủi ro nghề nghiệp thường là do kim tiêm, các vật sắc nhọn bị nhiễm khuẩn.\n\nTheo tạp chí y học dự phòng, ước tính hàng năm trên thế giới có 3 triệu nhân viên y tế tiếp xúc với đường máu có thể lây nhiễm các bệnh HBV, HCV, [HIV](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hiv-aids-440.html). Một thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), năm 2000 có 384 000 tổn thương qua da xảy ra với nhân viên y tế bệnh viện, có khoảng 1% nhân viên y tế bị nhiễm viêm gan siêu vi C và 800 người nhiễm viêm gan siêu vi B đều là do phơi nhiễm nghề nghiệp.\n\n### Nhân viên y tế được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cộng đồng\n\nViệc lây nhiễm nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhân viên y tế mà còn có thể trở thành nguồn truyền bệnh cho chính gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh. Chính vì thế, vắc xin là chìa khóa may mắn giúp các nhân viên y tế phòng ngừa được bệnh. Hiện nay, việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt này là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, với mục đích thông qua vắc xin giúp cơ thể tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch để chống lại các bệnh truyền nhiễm. Từ đó có thể kiểm soát được rủi ro lây nhiễm nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.\n\n6 loại vắc xin cần tiêm chủng cho nhân viên y tế\n------------------------------------------------\n\n### Vắc xin phòng bệnh Viêm gan B\n\n[Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-viem-gan-b-24753.html) là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan và các vấn đề sức khỏe khác. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm gấp từ 50 - 100 lần, do đó việc tiêm chủng vắc xin này là hết sức cần thiết đối với các nhân viên y tế.\n\n![Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/female_doctor_preparation_inoculation_e982616f55.jpg)\n\n*Tiêm chủng vắc xin viêm gan B là hết sức cần thiết đối với các nhân viên y tế*\n\n### Vắc xin phòng bệnh Cúm\n\nBệnh cúm xuất hiện là do virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp. Một số trường hợp cúm có thể gây ra nguy hiểm với những biến chứng nặng, cần nhập viện hay thậm chí dẫn đến tử vong. Một nghiên cứu tổng hợp năm 2009 về nhiễm cúm A (H1N1) cho kết quả nhân viên y tế có khả năng bị nhiễm bệnh cao gấp hai lần so với các ngành nghề khác.\n\nTrung tâm Phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC) khuyến nghị tất cả người trưởng thành nên chủng ngừa cúm hàng năm, tốt nhất là trước thời điểm mùa cúm xảy ra. Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt chẳng hạn như nhân viên y tế là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này.\n\n### Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu\n\nThủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu ngoài da không gây nguy hiểm, tuy nhiên bệnh này có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết, riêng năm 2018 thống kê có đến 31 000 ca thủy đậu được ghi nhận trên cả nước. Vì vậy, tiêm [vắc xin phòng bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-benh-thuy-dau-phai-tiem-may-mui-40318.html) là bệnh pháp tối ưu cho tất cả mọi người, bao gồm cả nhân viên y tế.\n\n### Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella\n\nMột nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy các nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm sởi cao gấp 13 lần so với người bình thường. Và mặc dù quai bị và rubella có xu hướng ít nghiêm trọng hơn nhưng nhân viên y tế cần chủng ngừa 3 loại bệnh này để giảm nguy cơ mắc bệnh từ các bệnh nhân. Ngày nay đã có vắc xin kết hợp giúp ngăn ngừa cùng lúc 3 bệnh [sởi, quai bị và rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html) rất an toàn và thuận tiện.\n\n### Vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván\n\nTừ năm 2015, tại Việt Nam liên tục ghi nhận số lượng ca mắc do bạch hầu, ho gà, uốn ván có xu hướng gia tăng và dịch bệnh có thể trở lại. Do đó, dù mọi người đã tiêm ngừa nhưng nếu không tiêm nhắc lại vẫn có khả năng mắc bệnh.\n\nĐể bảo vệ cơ thể xuyên suốt, WHO khuyến cáo tất cả mọi người nên thực hiện các mũi tiêm nhắc lại với vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván. Trong đó, tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt là các nhân viên y tế vô cùng cần thiết để giảm việc mắc cũng như lây lan bệnh.\n\n![Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://s3-sgn09.fptcloud.com/cms-prod/tiem_chung_cho_nhom_doi_tuong_dac_biet_nhan_vien_y_te_3_11c9d66284.jpg)\n\n*Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván*\n\n### Vắc xin phòng các bệnh do não mô cầu khuẩn\n\nNhân viên y tế có thể bị lây nhiễm viêm màng não trực tiếp qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao, vì vậy, tất cả mọi người kể cả nhân viên y tế nên đăng ký tiêm vắc xin này để bảo vệ không chỉ chính sức khỏe của bản thân mà còn là cả cộng đồng.\n\nMột số điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin\n------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo an toàn tiêm chủng, dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần [lưu ý sau khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vac-xin-can-chu-y-dieu-gi-de-giam-dau.html):\n\n* **Ở lại để được theo dõi:** Bạn cần ở lại tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để được theo dõi tình hình sức khỏe. Sau khi chờ theo dõi, nếu không có biểu hiện bất thường bạn có thể ra về và tự theo dõi sức khỏe tại nhà.\n* **Lường trước một số tác dụng phụ:** Một số tác dụng có thể xuất hiện cho thấy hệ miễn dịch đang làm việc để tạo ra kháng thể chống lại virus. Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ,... là những tác dụng phụ hầu hết mọi người đều gặp. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu nặng hơn hoặc bất thường như sốt cao, co giật, da tím tái,... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.\n* **Chế độ dinh dưỡng:** Sau khi tiêm vắc xin, đối tượng tiêm chủng cần uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, D, C, E và kẽm để tăng cường sức đề kháng, biệt hóa tế bào miễn dịch. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,... không ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa để không gây ức chế miễn dịch và tăng phản ứng viêm có hại cho cơ thể.\n\n![Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/doctor_vaccinating_patient_clinic_109bc26ac5.jpg)\n\n*Cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm chủng*\n\nTrên đây là những thông tin về vắc xin cần thiết để [tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-cho-nhom-doi-tuong-dac-biet-nhan-vien-y-te.html) là nhân viên y tế. Các nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiêm vắc xin là việc hết sức cần thiết để có thể giúp họ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của chính bản thân. \n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "18/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?", "abstract": "Tiêm phòng lao là một biện pháp quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao, và việc tiêm phòng lao cần thực hiện càng sớm càng tốt kể từ khi bé chào đời. Tuy nhiên, chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền là điều mà nhiều phụ huynh thắc mắc.", "md_content": "Để đảm bảo sức khỏe tốt cho con yêu, việc tiêm phòng lao cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vậy [chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chi-phi-tiem-mui-lao-cho-tre-so-sinh-bao-nhieu-tien.html)\n\nVai trò của việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh\n-----------------------------------------------\n\n[Vắc xin BCG](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/bcg-vaccine) (bacille Calmette-Guerin) là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh lao (TB). Vắc xin BCG chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao, tuy nhiên, vi khuẩn này đã được bất hoạt làm cho yếu đi và không còn khả năng gây bệnh, chúng được đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể bảo vệ và phòng ngừa bệnh lao.\n\n![Chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_phi_tiem_mui_lao_cho_tre_so_sinh_bao_nhieu_tien_1_dcbf4eeb28.jpg)\n\n*Vắc xin BCG (bacille Calmette-Guerin) phòng ngừa bệnh lao (TB)*\n\nVắc xin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến thể nguy hiểm của bệnh lao, bao gồm cả lao viêm màng não, với mức độ bảo vệ lên đến 70%. Người lớn chưa từng được chủng ngừa lao và thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố tiềm ẩn nhiễm lao cũng nên xem xét việc tiêm vắc xin BCG.\n\nNgoài việc ngăn ngừa bệnh lao, vắc xin BCG cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và một số dạng khác của khuẩn lao không điển hình. Đặc biệt, điểm đáng lưu ý là vắc xin BCG chỉ cần tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm thêm các liều bổ sung.\n\nQuy trình tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh\n------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng lao BCG chỉ cần tiêm một lần duy nhất là có thể đạt được hiệu quả phòng bệnh.\n\n**Quy trình tiêm vắc xin phòng lao:**\n\n* *Liều duy nhất:* Vắc xin phòng lao BCG chỉ cần tiêm một lần duy nhất và không yêu cầu các liều tiêm nhắc lại.\n* *Liều lượng:* Số liệu tiêm vắc xin phòng lao là 0.1ml với hàm lượng 0.5mg/ml.\n* *Thời điểm tiêm:* Thường thì vắc xin phòng lao BCG nên được tiêm ngay sau khi trẻ mới chào đời, và càng sớm càng tốt trong khoảng thời gian 30 ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ chưa tiêm vắc xin BCG trong giai đoạn sơ sinh, có thể tiến hành xét nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao để đánh giá tình trạng nhiễm lao của trẻ. Nếu trẻ chưa nhiễm lao, vẫn có thể tiêm vắc xin BCG ngoài giai đoạn sơ sinh.\n* *Vị trí tiêm:* Tiêm vắc xin phòng lao BCG thường được thực hiện ở mặt ngoài phía trên của cơ delta cánh tay hoặc vai trái.\n\n![Chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/smalls/chi_phi_tiem_mui_lao_cho_tre_so_sinh_bao_nhieu_tien_2_e4ff045686.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng lao được thực hiện ở cánh tay*\n\n* *Kỹ thuật tiêm:* Vắc xin phòng lao BCG thường được tiêm dưới da, và cần lưu ý sử dụng kim tiêm chuyên biệt để đảm bảo quy trình tiêm an toàn.\n\n**Phản ứng sau tiêm:**\n\nNgay sau khi tiêm vắc xin phòng lao, một nốt đỏ nhỏ thường xuất hiện tại vị trí tiêm và dần biến mất sau 30 phút đến 1 giờ.\n\nTrong vòng 24 giờ sau tiêm, có thể xuất hiện sưng, áp xe tại vị trí tiêm, có thể kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch. Những triệu chứng này thường tự giảm đi trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 ngày sau tiêm mà không cần phải điều trị.\n\nSau 2 tuần đến 2 tháng, và đôi khi có thể kéo dài hơn, vùng tiêm có thể xuất hiện đỏ da, hóa mủ trắng, mụn mủ tự vỡ và tạo thành vết loét. Quá trình này có thể kéo dài khoảng 2 tuần, sau đó, vết loét sẽ tự lành và chỉ để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 3 - 5mm. Tất cả những dấu hiệu này đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ đã phản ứng và phát triển miễn dịch với vi khuẩn lao.\n\n**Lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ:**\n\n* Sau khi tiêm vắc xin phòng lao, bé sẽ được yêu cầu ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30 phút sau tiêm để theo dõi phản ứng của cơ thể sau tiêm và để theo dõi sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu nào khác thường có thể xảy ra do phản ứng với vắc xin.\n* Cần tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ trong 4 ngày đầu sau tiêm để phát hiện kịp thời bất kỳ vấn đề nào như sốt, nhiễm trùng tại vị trí tiêm, hoặc sưng mủ.\n* Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể của trẻ sau tiêm, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để thực hiện thăm khám, tư vấn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự mua thuốc và tự điều trị cho trẻ mà không được hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.\n* Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và bú mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể trẻ.\n\nChi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?\n----------------------------------------------------\n\nVắc xin phòng lao (hiện tại sử dụng vắc xin BCG) là một biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh được khuyến nghị tiêm càng sớm càng tốt trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi bé chào đời. Vắc xin BCG chỉ cần tiêm một lần duy nhất và không yêu cầu các liều tiêm nhắc lại.\n\nTheo khuyến cáo, đối với những trẻ sơ sinh sinh non, hoặc có vấn đề về sức khỏe, hoặc đang được chăm sóc đặc biệt, việc tiêm vắc xin BCG nên đợi đến khi bé có tình trạng sức khỏe tốt, đủ cân nặng và đang phát triển ổn định.\n\n![Chi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chi_phi_tiem_mui_lao_cho_tre_so_sinh_bao_nhieu_tien_3_6bd154cf61.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin BCG khi bé có tình trạng sức khỏe tốt*\n\nTrong tình huống bé nhà bạn chưa được tiêm vắc xin lao do sinh non, thể trạng yếu, và hiện tại bé đã đủ 20 ngày tuổi và sức khỏe ổn định, thì việc sắp xếp thời gian để đưa bé đến trung tâm tiêm chủng để được tiêm bổ sung càng sớm càng tốt. Tại trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ sẽ tư vấn và kiểm tra bé miễn phí để xác định xem bé đủ điều kiện về sức khỏe và cân nặng để tiêm vắc xin lao một cách an toàn và sớm nhất, giúp bé phát triển miễn dịch và tránh nguy cơ nhiễm bệnh.\n\nTại [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung), giá của vắc xin phòng lao là 150.000 đồng. Bé sẽ được kiểm tra miễn phí trước khi tiêm và sau tiêm, bé sẽ được theo dõi và chăm sóc tận tình tại phòng chờ bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp.\n\nChi phí tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh có thể thay đổi theo thời gian. Để biết chi phí cụ thể cho việc tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền, bạn nên liên hệ hotline 1900 6928 để được tư vấn chi phí chính xác nhất.\n\n", "date": "08/11/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan? Lưu ý khi tiêm vacxin cúm", "abstract": "Tiêm vacxin cúm là biện pháp phòng chống bệnh cúm hiệu quả nhất. Bởi vì lo ngại các triệu chứng sau khi tiêm và khả năng phòng bệnh, một số người thường thắc mắc nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề trên cho bạn.", "md_content": "Hiện nay, vacxin cúm từ Hà Lan và Pháp được nhiều người lựa chọn vì xuất xứ từ các doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu thế giới. Vì vậy, không ít người thắc mắc nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan để đem lại hiệu quả tốt nhất.\n\n**Vì sao cần tiêm vacxin cúm?**\n-------------------------------\n\n[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là một bệnh nhiễm virus cấp tính tại đường hô hấp. Bệnh gây ra các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, sổ mũi, đau cơ,... thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể diễn biến nặng hơn và đe dọa đến tính mạng. Do đó, tiêm vacxin cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh cúm lên đến 70 - 90%.\n\n**Các loại vacxin cúm phổ biến tại Việt Nam**\n---------------------------------------------\n\nHiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng 4 loại sản phẩm vacxin đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn gồm:\n\n* Vacxin cúm Ivacflu S phòng ngừa 3 chúng cúm gồm 2 chủng cúm A (H3N2 và [H1N1](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-h1n1-436.html)) và 1 chủng cúm B (Victoria hoặc Yamagata), xuất xứ tại Việt Nam.\n* Vacxin cúm Vaxigrip Tetra phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria), xuất xứ tại Sanofi Pasteur Pháp.\n* Vacxin cúm GCFlu Quadrivalent phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Victoria và Yamagata), xuất xứ tại Hàn Quốc.\n* Vacxin cúm Influvac Tetra phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria), xuất xứ tại hãng dược phẩm Abbott Hà Lan.\n\n![Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan? Lưu ý khi tiêm vacxin cúm 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vacxin_cum_cua_phap_hay_ha_lan_luu_y_khi_tiem_vacxin_cum_1_138b66f965.jpg)\n\n*Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vacxin cúm khác nhau*\n\n**Những điều cần biết về vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan**\n---------------------------------------------------------------\n\n### **Đối tượng có thể tiêm vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan**\n\nVacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan được chỉ định dành cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi và người lớn.\n\n### **Phác đồ tiêm vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan**\n\n*Trẻ chưa tiêm vacxin cúm từ 6 tháng đến 9 tuổi:*\n\n* Mũi 1: Mũi tiêm vacxin lần đầu.\n* Mũi 2: Cách tối thiểu 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.\n\n*Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn:* \n\nTiêm duy nhất một mũi, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.\n\n![Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan? Lưu ý khi tiêm vacxin cúm 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vacxin_cum_cua_phap_hay_ha_lan_luu_y_khi_tiem_vacxin_cum_2_348716cd70.jpg)\n\n*Vacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan được chỉ định dành cho trẻ em trên 6 tháng và người lớn*\n\n**Những điều cần biết về vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp**\n-------------------------------------------------------------\n\n### **Đối tượng có thể tiêm vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp**\n\nVacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.\n\n### **Phác đồ tiêm vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp**\n\n*Trẻ chưa tiêm vacxin cúm từ 6 tháng đến 9 tuổi:*\n\n* Mũi 1: Mũi tiêm vacxin lần đầu.\n* Mũi 2: Cách tối thiểu 4 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.\n\n*Trẻ em trên 9 tuổi và người lớn:*\n\nTiêm duy nhất một mũi, tiêm nhắc lại mỗi năm và cách mũi tiêm trước tối thiểu 12 tháng.\n\n![Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan? Lưu ý khi tiêm vacxin cúm 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vacxin_cum_cua_phap_hay_ha_lan_luu_y_khi_tiem_vacxin_cum_3_180fc58922.jpg)\n\n*WHO khuyến cáo người dân nên tiêm vacxin cúm Vaxigrip Tetra nhắc lại mỗi năm một lần*\n\n**Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan?**\n--------------------------------------------\n\nTheo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, người dân có thể tiêm chủng các loại vacxin đã được kiểm nghiệm và chứng minh an toàn. Không nên ưu tiên loại vacxin nào tốt hơn loại vacxin nào. Điều quan trọng là bạn cần tiêm vacxin cúm đúng theo phác đồ và nhắc lại vào mỗi năm.\n\nVacxin cúm Influvac Tetra của Hà Lan và vacxin cúm Vaxigrip Tetra của Pháp đều có tác dụng chống lại 4 chủng cúm phổ biến nhất hiện nay. Do đó, tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan đều đem lại tác dụng như nhau.\n\n![Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan? Lưu ý khi tiêm vacxin cúm 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vacxin_cum_cua_phap_hay_ha_lan_luu_y_khi_tiem_vacxin_cum_4_2a456e1295.jpg)\n\n*Bạn có thể tiêm các loại vacxin cúm đã được Bộ Y tế công nhận*\n\n**Khi nào nên tiêm ngừa vacxin cúm?**\n-------------------------------------\n\nBạn có thể tiêm vacxin ngừa cúm vào mọi thời điểm trong năm theo lịch tiêm định kỳ với các vacxin hiện hành. Sau khi tiêm ngừa, bạn sẽ được bảo vệ khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm lên đến 90%.\n\nThời điểm tiêm vacxin cúm tốt nhất là trước mùa dịch cúm từ 2 - 4 tuần. Tại Việt Nam, dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào tháng 7 và tháng 11. Vào mùa đông và mùa xuân năm sau, dịch cúm có thể bùng phát mạnh hơn.\n\n**Các lưu ý khi tiêm phòng vacxin cúm**\n---------------------------------------\n\n### **Những ai nên tiêm vacxin cúm?**\n\nNhững đối tượng dưới đây nên tiêm ngừa vacxin phòng chống bệnh cúm:\n\n* Trẻ em từ trên 6 tháng tuổi;\n* Trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi sử dụng aspirin trong thời gian dài;\n* Người lớn trên 50 tuổi;\n* Người mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, thận;\n* Người mắc các bệnh như: [Hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html), nhiễm HIV, tiểu đường;\n* Người được ghép tạng;\n* Phụ nữ đang mang thai;\n* Người có nguy cơ mắc bệnh cúm cao.\n\n![Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan? Lưu ý khi tiêm vacxin cúm 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vacxin_cum_cua_phap_hay_ha_lan_luu_y_khi_tiem_vacxin_cum_5_a4be9cd28c.jpg)\n\n*Phụ nữ có thai nên tiêm phòng bệnh cúm*\n\n### **Những ai không nên tiêm vacxin cúm?**\n\n* Trẻ em dưới 6 tháng tuổi;\n* Người quá mẫn cảm với thành phần của vacxin;\n* Người bị sốt vừa đến sốt cao, người bị bệnh cấp tính được chỉ định hoãn tiêm vacxin.\n\n### **Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm**\n\nSau khi tiêm vacxin, người bệnh có thể có các phản ứng sau tiêm như: Đau sưng vùng tiêm, cơ thể mệt mỏi, sốt, đau đầu,... Các phản ứng trên rất phổ biến và xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với vacxin. Do đó, các phản ứng này sẽ không kéo dài và có thể tự hết mà không cần điều trị.\n\nNếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp về chi phí, lịch tiêm, các gói tiêm chủng, tìm hiểu [nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-vacxin-cum-cua-phap-hay-ha-lan-luu-y-khi-tiem-vacxin-cum.html),... vui lòng liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể rút ngắn thời gian làm thủ tục tiêm chủng và nhận được nhiều ưu đãi nếu đặt lịch sớm [tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center).\n\n", "date": "20/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng", "abstract": "Hiện nay, việc tiêm chủng không còn là vấn đề xa lạ với bất kỳ ai. Nhưng không phải ai cũng có những kiến thức đầy đủ về việc tiêm chủng. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về tiêm chủng, tại sao cần tiêm chủng và sự đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng được thực hiện như thế nào qua bài viết dưới đây.\n", "md_content": "Trong quá trình tiêm chủng, việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa những vấn đề có thể xảy ra là rất quan trọng. Bên cạnh đó, những yêu cầu về dụng cụ dùng để tiêm chủng và quá trình xử lý rác thải sau khi tiêm chủng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề này.\n\nTiêm chủng được hiểu như thế nào?\n---------------------------------\n\n[Tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html) là việc tiêm vắc xin (sự bất hoạt hoạt động toàn phần của vi khuẩn hoặc vi rút hoặc một phần không gây bệnh của vi khuẩn và vi rút) vào cơ thể nhằm kích thích tạo các đáp ứng miễn dịch với mục đích phòng chống bệnh tật. Hay nói cụ thể hơn, việc tiêm vắc xin giúp tăng khả năng sinh kháng thể chống lại sự hình thành, phát triển của một số bệnh. Nhờ việc tiêm chủng việc ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm và cải thiện sức khỏe trên toàn thế giới hiện quả hơn bao giờ hết.\n\n![Sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng- 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/1_jpg_Su_can_thiet_cua_viec_dam_bao_an_toan_trong_qua_trinh_tiem_chung_1_e99267e581.jpg)\n\n*Tiêm chủng là việc tiêm vắc xin vào cơ thể để kích thích tạo các đáp ứng miễn dịch*\n\nQuy trình tiêm chủng hiện nay như thế nào?\n------------------------------------------\n\nVề cơ bản, quy trình tiêm chủng hiện nay có những bước cơ bản như:\n\n### Trước khi tiêm chủng\n\nKhi đăng ký tiêm chủng, đối tượng tiêm hoặc cha, mẹ, người giám hộ sẽ được tư vấn cụ thể về thông tin của vắc xin về các tác dụng, liều lượng, đường tiêm, lợi ích của vắc xin mang lại và những [phản ứng sau khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) có thể gặp phải.\n\nKhám sàng lọc theo quy định của Bộ Y tế, đánh giá và quan sát thể trạng là điều bắt buộc thực hiện trước khi tiêm chủng đối với cả người lớn và trẻ em. Các vấn đề được ghi lại bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng và tiền sử tiêm chủng.\n\n### Trong khi tiêm chủng\n\nViệc thực hiện tiêm chủng được thực hiện theo những quy định:\n\n* Liều lượng, đường dùng của mỗi loại vắc xin được thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo.\n* Mỗi loại vắc xin được bảo quản theo quy định riêng của mỗi loại. Dung môi của vắc xin nào chỉ được sử dụng cho đúng loại vắc xin đó.\n* Khi tiêm chủng phải thực hiện kiểm tra lại vắc xin, dung môi, bơm - kim tiêm được sử dụng.\n* Đối tượng được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ phải được xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng.\n* Phải tiêm cho đúng đối tượng, đúng vắc xin, đúng liều, đường sử dụng, đúng thời điểm.\n* Bơm tiêm, kim tiêm, vật sắc nhọn sau khi sử dụng phải cho vào hộp an toàn sau khi tiêm, không đậy nắp kim tiêm.\n\n![Sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng- 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Su_can_thiet_cua_viec_dam_bao_an_toan_trong_qua_trinh_tiem_chung_2_193ec142a0.jpg)\n\n*Việc thực hiện tiêm chủng phải được thực hiện theo những quy định*\n\n### Sau khi tiêm chủng\n\nĐối tượng tiêm vắc xin sẽ được thực hiện theo dõi ngay tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút kể từ khi được tiêm. Nếu không có phản ứng bất thường, đối tượng sẽ được về nhà. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện theo dõi, giám sát tình trạng sức khỏe tại gia ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng.\n\nCác vấn đề cần quan sát bao gồm thể trạng, ăn uống, giấc ngủ, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, sự phát ban trên da, vết tiêm,... Cần đưa đối tượng tiêm chủng đến ngay cơ sở y tế gần nhất và khai báo loại vắc xin đã sử dụng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao trên 39 độ C, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), khó thở, da tím tái, trên da có các vết phát ban,... Đối với trẻ nhỏ có thêm các dấu hiệu bất thường như khóc thét, khóc kéo dài, ngủ li bì, trẻ bỏ bú,...\n\nNhững việc cần để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng\n------------------------------------------------------------\n\nNgoài những bước cần thực hiện trong quá trình tiêm chủng được giới thiệu như trên, người thực hiện tiêm chủng cần làm những điều sau để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng như:\n\n* Xem xét mặt cảm quan của vắc xin có vẩn đục, lắng cặn, màu sắc và dung tích có bình thường không. Hạn sử dụng của vắc xin còn không. Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về vắc xin được chứng kiến với ít nhất 3 bên gồm: Điều dưỡng chính, điều dưỡng phụ, đối tượng tiêm chủng.\n* Trước khi tiêm đối tượng tiêm chủng được rửa, khử khuẩn, vô trùng vị trí tiêm. Đồng thời người thực hiện tiêm cũng phải được rửa, khử khuẩn, vô trùng tay trước khi tiếp xúc với vắc xin nhằm tránh trường hợp [phơi nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phoi-nhiem-la-gi-cach-xu-ly-va-chua-tri-phoi-nhiem-ra-sao-65319.html) với vi khuẩn.\n* Dung môi pha tiêm (nếu có) cùng phải được kiểm tra về mặt cảm quan như sự vẩn đục, màu sắc, dung tích,... Trước khi pha trộn với vắc xin.\n* Thông thường vắc xin được bảo quản trong kho bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP với nhiệt độ phù hợp với từng loại vắc xin theo yêu cầu từ nhà sản xuất.\n* Kim tiêm được sử dụng trong quá trình tiêm là bơm kim tiêm vô khuẩn và sử dụng một lần duy nhất. Bơm tiêm, kim tiêm sau khi sử dụng được chứa trong dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm, có màu vàng, có thành đáy cứng không bị xuyên thủng và phải có biểu tượng chất thải có chứa chất gây bệnh.\n\n![Sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng- 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Su_can_thiet_cua_viec_dam_bao_an_toan_trong_qua_trinh_tiem_chung_3_3588672b53.jpg)\n\n*Bơm tiêm, kim tiêm sau khi sử dụng được chứa trong dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm*\n\nTrên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về sự cần thiết của việc [đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/su-can-thiet-cua-viec-dam-bao-an-toan-trong-qua-trinh-tiem-chung.html). Hi vọng với bài viết, bạn có thể trang bị được cho mình thêm những kiến thức về tiêm chủng và chủ động trong việc phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "18/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "bệnh truyền nhiễm", "tiêm phòng"]}, {"title": "Phân biệt giữa vắc xin và thuốc tránh bệnh", "abstract": "Phân biệt giữa vắc xin và thuốc tránh bệnh là điều khiến nhiều người băn khoăn. Nếu vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.", "md_content": "Hiện nay, nhiều người vẫn đang phân vân không biết thuốc phòng bệnh và vắc xin có khác gì nhau? Trong bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn phân biệt giữa vắc xin và thuốc tránh bệnh để bạn khỏi bị nhầm lẫn.\n\nVắc xin là gì?\n--------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) là một chất chứa kháng nguyên được xuất phát từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên tương tự vi sinh vật gây bệnh. Quá trình chế biến đảm bảo an toàn và giúp cơ thể tự tạo ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.\n\n![phan-biet-giua-vac-xin-va-thuoc-tranh-benh 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_giua_vac_xin_va_thuoc_tranh_benh_1_e5acd9c3f2.jpg)\n\n*Vắc xin là một chất chứa kháng nguyên*\n\nVắc xin chứa phiên bản suy yếu hoặc tương tự virus (còn gọi là kháng nguyên). Điều này đồng nghĩa với việc các kháng nguyên không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng lại kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với virus trong tương lai.\n\nVắc xin có phải là thuốc không?\n-------------------------------\n\nVắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên nhằm tạo miễn dịch đặc hiệu cho cơ thể người để chống chọi với một tác nhân gây bệnh cụ thể. Vắc xin là loại thuốc đặc biệt, có quy chế bảo quản và sử dụng riêng cho từng loại.\n\nVắc xin thường được sử dụng để bảo vệ trẻ em khỏi những [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) nguy hiểm có thể gây tử vong. Vắc xin kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tốt hơn và hiệu quả hơn.\n\nSau khi tiêm chủng, vắc xin giúp cải thiện khả năng tấn công của hệ miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh, bằng cách chuẩn bị sẵn sàng để cơ thể ứng phó với một số bệnh cụ thể. Nhờ đó, khi cơ thể tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn sau này, hệ miễn dịch sẽ nhận biết và biết cách chống lại chúng.\n\nVắc xin là một loại thuốc khác biệt so với các loại thuốc chữa bệnh khác. Trong trường hợp của thuốc chữa bệnh thông thường, tác dụng của thuốc chỉ tác động đến người sử dụng và chỉ ảnh hưởng đến cá nhân đó. Tuy nhiên, vắc xin lại khác biệt, vì khi được tiêm vắc xin, người đó không chỉ bảo vệ bản thân mình mà còn bảo vệ những người khác mà họ tiếp xúc, đặc biệt là trong trường hợp các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là qua đường hoạt động không khí.\n\n![phan-biet-giua-vac-xin-va-thuoc-tranh-benh 2.png](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_giua_vac_xin_va_thuoc_tranh_benh_2_aae3a50a19.png)\n\n*Vắc xin là một loại thuốc khác biệt so với các loại thuốc chữa bệnh khác*\n\nMột số câu hỏi thường gặp về vắc xin\n------------------------------------\n\n### Tiêm vắc xin có an toàn không?\n\nVắc xin rất an toàn, tất cả vắc xin đều trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt về độ an toàn và thử nghiệm lâm sàng trước khi được sử dụng rộng rãi. Chính phủ chỉ phân phối các loại vắc xin đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn nghiêm ngặt.\n\nNgoài ra, nếu không tiêm phòng, trẻ em rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và để lại hậu quả, di chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.\n\n### Tiêm nhiều vắc xin có ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của trẻ không?\n\nNhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng việc tiêm nhiều vắc xin sẽ có tác động không tốt. Tuy nhiên, thực tế là trẻ em tiếp xúc hàng trăm loại vi khuẩn và virus hàng ngày và đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao. Những bệnh này tác động và ảnh hưởng đến cơ thể và hệ miễn dịch nhiều hơn nhiều so với việc tiêm vắc xin. Do đó, bạn có thể yên tâm hoàn toàn khi cho trẻ tiêm đầy đủ và đúng lịch trình.\n\n### Cần lưu ý những gì sau khi tiêm chủng vắc xin cho bé?\n\nSau khi tiêm vắc xin, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, trạng thái tỉnh táo, ăn uống, giấc ngủ, và quan sát toàn bộ da và vùng tiêm (sưng, mẩn đỏ, phát ban) trong vòng 24 - 48 giờ.\n\nHãy để trẻ mặc quần áo thoáng mát và thoải mái, duy trì chế độ ăn uống bình thường và cung cấp đủ nước cho bé. Nếu cần, có thể sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen theo liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ, áp dụng nén lạnh để giảm đau và sưng tại vùng tiêm cho bé.\n\nHãy nhận biết các [phản ứng sau tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) như sốt nhẹ, sưng đau tại vùng tiêm, dị ứng và các phản ứng khác. Hãy theo dõi bé một cách liên tục sau tiêm ít nhất trong vòng 24 giờ để xử lý kịp thời. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.\n\n![phan-biet-giua-vac-xin-va-thuoc-tranh-benh 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phan_biet_giua_vac_xin_va_thuoc_tranh_benh_3_9f9fbaeabb.jpg)\n\n*Một số câu hỏi thường gặp về vắc xin*\n\n### Cách xử lý khi bé bị sốt sau tiêm?\n\nSau một vài giờ hoặc một ngày tiêm, có thể một số trẻ bị sốt, thường là sốt nhẹ, nhưng đôi khi có thể là [sốt cao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-tre-sot-cao-can-lam-gi-de-ha-sot-cho-tre-31909.html) (trên 39 độ C) và có tình trạng quấy khóc. Hãy để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, áp dụng bình ẩm lên trán trẻ mà không sử dụng đá hay nước lạnh. Bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sốt cao không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt hoặc đi kèm với lừ đừ, co giật, hãy đưa trẻ nhập viện ngay.\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn [phân biệt giữa vắc xin và thuốc tránh bệnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-giua-vac-xin-va-thuoc-tranh-benh.html). Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức phòng bệnh này.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch đơn giản, hiệu quả", "abstract": "Thời tiết giao mùa khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch đơn giản, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình.", "md_content": "Để bảo vệ sức khỏe của bản thân việc chủ động tìm cách phòng ngừa bệnh dịch là điều mà bất cứ ai cũng nên làm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch đơn giản, hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!\n\nĐeo khẩu trang nơi công cộng\n----------------------------\n\nĐeo [khẩu trang](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khau-trang) được xem là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống dịch bệnh. Đây là một biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa giọt bắn từ đường hô hấp và lây truyền qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Mọi người nên đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế khi ở nơi công cộng, đặc biệt là khi tiếp xúc gần với mọi người xung quanh.\n\n![ac-bien-phap-phong-ngua-benh-dich 1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ac_bien_phap_phong_ngua_benh_dich_1_9dcab5a371.jpg)\n\n*Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống dịch bệnh*\n\nRửa tay thường xuyên và đúng cách\n---------------------------------\n\nRửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh dịch. Để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay, chúng ta cần [rửa tay đúng cách](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-thoi-diem-rua-tay-va-6-buoc-rua-tay-dung-cach-69743.html) theo các bước như sau:\n\n* Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước, thêm xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.\n* Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà kỹ các kẽ ngoài các ngón tay và ngược lại.\n* Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh vào các ngón tay và các kẽ ngón và móng tay trong vòng ít nhất 20 giây.\n* Sử dụng bàn tay này xoay rửa ngón cái của bàn tay kia và thực hiện ngược lại.\n* Rửa sạch tay dưới vòi nước sau đó lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn giấy sử dụng một lần.\n\nVệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau rửa các bề mặt thường xuyên tiếp xúc\n-----------------------------------------------------------------\n\nVệ sinh và khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày tại các bề mặt mà bạn thường chạm tay vào như tay nắm cửa, bàn, ghế, tay vịn, công tắc đèn, điện thoại di động, điều khiển từ xa, bàn phím máy tính,...\n\nSử dụng các chất lau rửa có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy để làm sạch bề mặt. Hãy sử dụng sản phẩm phù hợp với từng loại bề mặt và tuân theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Ngay sau khi khử trùng, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 20 giây. Hãy rửa tay ngay sau khi tháo găng tay.\n\n![ac-bien-phap-phong-ngua-benh-dich 2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ac_bien_phap_phong_ngua_benh_dich_2_21519ef426.jpg)\n\n*Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là một cách phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả*\n\nTránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng\n---------------------------------\n\nCác vị trí như tay nắm cửa, mặt bàn, điện thoại,... rất dễ trở thành vật trung gian lây truyền virus khi bạn tiếp xúc với những vật dụng này. Do đó, hãy tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, hãy duy trì vệ sinh sạch sẽ và súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch diệt khuẩn.\n\nKhông dùng chung vật dụng cá nhân\n---------------------------------\n\nNếu công việc của bạn đòi hỏi phải tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html), hãy lưu ý không dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn tắm và thiết bị điện tử. Nếu có thể, hãy sử dụng riêng biệt phòng tắm và nhà vệ sinh so với người bệnh.\n\nBổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rèn luyện thể chất\n--------------------------------------------------------\n\nTăng cường rèn luyện thể lực, duy trì [chế độ dinh dưỡng hợp lý](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lam-sao-de-xay-dung-che-do-dinh-duong-hop-ly-71060.html) một trong những biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Mỗi người cần tập trung vào việc rèn luyện thể lực và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng một lối sống lành mạnh, tạo nên thói quen có lợi cho sức khỏe và giúp chống lại dịch bệnh. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe tốt để phòng chống bệnh tốt hơn.\n\nBên cạnh đó, việc vận động thường xuyên và rèn luyện thể lực tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một sức khỏe vững mạnh, giúp chúng ta phòng bệnh hiệu quả.\n\n![ac-bien-phap-phong-ngua-benh-dich 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ac_bien_phap_phong_ngua_benh_dich_3_7d0d3aa6a4.jpg)\n\n*Tăng cường rèn luyện thể chất, ăn uống điều độ để tăng sức đề kháng*\n\nGiữ khoảng cách an toàn\n-----------------------\n\nKhi đi đến những nơi công cộng, bạn cần giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2 mét với những người xung quanh bởi vì một số người có thể lây truyền virus mà không có triệu chứng bệnh. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, cần tránh tiếp xúc gần với người bệnh và duy trì khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người bị bệnh và những người sống cùng nhà.\n\nKhông ôm, bắt tay\n-----------------\n\nCác loại virus truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Vì vậy, mọi người cần hạn chế bắt tay, ôm và tiếp xúc trực tiếp với người khác, hạn chế tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.\n\nThực hiện tiêm phòng đầy đủ\n---------------------------\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc kiểm soát tình hình bệnh tật, giúp ta hoàn toàn có thể phòng bệnh và ngăn ngừa quá trình lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm.\n\nViệc tiêm phòng đầy đủ là biện pháp phòng ngừa bệnh dịch đơn giản mang đến hiệu quả tối ưu. Các loại vắc xin cần thiết giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ người mắc các bệnh như ho gà, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, rubella hoặc sởi, quai bị,... Tiêm phòng đầy đủ là biện pháp bảo vệ sức khỏe hạn chế nguy cơ mắc bệnh từ đó góp phần duy trì thể chất cũng như trí não khỏe mạnh.\n\n![cac-bien-phap-phong-ngua-benh-dich 5.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_bien_phap_phong_ngua_benh_dich_5_d0e82b4840.jpg)\n\n*Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa bệnh dịch hiệu quả nhất*\n\nTrên đây là [các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-bien-phap-phong-ngua-benh-dich-don-gian-hieu-qua.html) đơn giản và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ cho sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Lịch tiêm chủng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi và nên tiêm khi nào?", "abstract": "Vắc xin thủy đậu là một biện pháp quan trọng để bảo vệ chúng ta khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi và trong thời gian nào là tối ưu nhất? Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mỗi người.", "md_content": "Trong danh sách các vắc xin cần tiêm phòng, vắc xin thủy đậu là một trong những loại vắc xin quan trọng nhằm ngăn chặn bệnh thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm.\n\nAi cần tiêm vắc xin thủy đậu?\n-----------------------------\n\nMọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi, đều có thể mắc phải bệnh thủy đậu nếu họ chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh trước đây. Những người có hệ thống miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ cao hơn và có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm màng não hoặc thậm chí tử vong khi mắc [bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html).\n\n![vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_tiem_may_mui_va_nen_tiem_khi_nao_69abb11a69.jpg)\n\n*Trẻ em có nguy cơ cao hơn mắc bệnh thủy đậu*\n\nDo đó, để ngăn ngừa bệnh thủy đậu và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh trong trường hợp mắc phải, tất cả người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng nên tiêm vắc xin thuỷ đậu. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe và tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.\n\nVắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi?\n------------------------------\n\nSố mũi tiêm vắc xin thủy đậu phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng tiêm phòng trước đó. Dưới đây là lịch tiêm vắc xin thủy đậu theo từng đối tượng cụ thể:\n\n*Trẻ nhỏ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi hoặc trẻ từ 19 tháng đến 13 tuổi chưa từng mắc bệnh thủy đậu:*\n\n* Tiêm mũi vắc xin thứ nhất.\n* Sau đó, tiêm mũi vắc xin thứ hai sau 3 tháng hoặc khi trẻ đạt đến độ tuổi 4 đến 6 tuổi.\n\n![vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_tiem_may_mui_va_nen_tiem_khi_nao_1_578b0dff40.jpg)\n\n*Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi phụ thuộc vào từng độ tuổi*\n\n*Trẻ từ 13 tuổi trở lên hoặc người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu:*\n\n* Tiêm mũi vắc xin thứ nhất.\n* Tiêm mũi vắc xin thứ hai sau khoảng 4 đến 8 tuần kể từ mũi thứ nhất.\n\n*Phụ nữ có kế hoạch mang thai:*\n\n* Ngừng thụ tinh ít nhất 3 tháng sau khi hoàn thành lịch tiêm vắc xin thủy đậu.\n\nLưu ý rằng đây chỉ là hướng dẫn chung và cụ thể hơn về lịch tiêm vắc xin thủy đậu nên được tuân theo theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhà y tế.\n\nBị thủy đậu rồi cần tiêm phòng vắc xin nữa không?\n-------------------------------------------------\n\nNếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu, có nghĩa là cơ thể của bạn đã phát triển miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Trong trường hợp này, bạn không cần tiêm phòng bệnh thủy đậu vì bạn đã có sự bảo vệ miễn dịch.\n\nTuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn liệu bạn đã từng mắc phải bệnh thủy đậu hay không, có thể do nhầm lẫn với các bệnh khác như tay chân miệng, thì tốt nhất vẫn là [tiêm phòng bệnh thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-thuy-dau-o-dau-va-gia-tien-la-bao-nhieu-40244.html). Điều này giúp tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và đảm bảo sự an toàn cho bạn.\n\nLịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu\n--------------------------------\n\nDưới đây là lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu của vắc xin Varivax (Mỹ), vắc xin Varicella (Hàn Quốc) và vắc xin Varilrix (Bỉ):\n\n**Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu của vắc xin Varivax (Mỹ), vắc xin Varicella (Hàn Quốc):**\n\n*Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:*\n\nTiêm mũi thứ nhất và khuyến nghị tiêm mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 3 tháng.\n\nĐối với trẻ dưới 4 tuổi, nên tiêm mũi thứ nhất khi trẻ đạt 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai khi trẻ đạt từ 4 đến 6 tuổi.\n\n*Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn:*\n\nTiêm mũi thứ nhất và nên tiêm mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.\n\n![vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui-va-nen-tiem-khi-nao-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_thuy_dau_tiem_may_mui_va_nen_tiem_khi_nao_2_a768ab0f9e.jpg)\n\n*Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho từng loại vắc xin*\n\n**Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu vắc xin Varilrix (Bỉ):**\n\n*Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:*\n\nTiêm mũi thứ nhất và nên tiêm mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 3 tháng.\n\n*Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn:*\n\nTiêm mũi thứ nhất và tiêm mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng (tuyệt đối không tiêm khi chưa đủ 4 tuần trong bất kỳ hoàn cảnh nào).\n\nLưu ý rằng các lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hướng dẫn của tổ chức y tế địa phương. Vì vậy, tốt nhất là tham khảo và tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc nhà y tế cụ thể trong khu vực bạn đang sinh sống.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin và du lịch: Những thông tin mà bạn cần biết", "abstract": "Từ khi dịch covid 19 xảy ra thì các nước trên thế giới đã và đang chú ý hơn về thông tin tiêm phòng vắc xin của khách du lịch. Câu chuyện vắc xin và du lịch được đề cao trong bối cảnh bệnh truyền nhiễm ngày một nhiều và nguy hiểm.\n", "md_content": "Các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) hiện nay ngày một nhiều và nguy hiểm. Có một sự thật buộc phải chấp nhận rằng một khi xuất hiện bệnh truyền nhiễm thì du lịch chính là một trong các yếu tố cầu nối cho bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng. Vậy trước khi đi du lịch hay đi nước ngoài bạn nên tiêm phòng những loại vắc xin gì? Bài viết này sẽ thông tin chính xác đến bạn.\n\nTại sao nên tiêm vắc xin trước khi đi du lịch?\n----------------------------------------------\n\nTrước khi đi nước ngoài, chúng ta cần phải thực hiện tiêm phòng vắc xin. Đây không còn là thông tin xa lạ gì bởi theo đề nghị của một số quốc gia, người đi du lịch phải tiêm các loại vắc xin như bệnh sốt vàng, bệnh não mô cầu, bệnh dại, tả, [thương hàn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuong-han-151.html),... Tuy nhiên với sự phát triển của các nước trên thế giới với chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện hiệu quả nên rất ít quốc gia nào hiện nay yêu cầu phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin khi du lịch.\n\n![Vắc xin và du lịch: Những thông tin mà bạn phải nắm! 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_va_du_lich_nhung_thong_tin_ma_ban_phai_nam_1_84717a5bf2.jpg)\n\n*Tiêm phòng vắc xin trước khi đi du lịch là điều cần thiết*\n\nNhưng với đại dịch covid 19 vừa qua là một “hồi chuông cảnh tỉnh” cho những ai đang có ý định du học hay du lịch nước ngoài, cần phải chú trọng hơn trong việc chủ động tiêm phòng vắc xin để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng. Việc tiêm phòng trước khi khởi hành sang một đất nước xa lạ sẽ là cách bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình hiệu quả hơn hết.\n\nTại Việt Nam, hầu hết các đơn vị y tế dự phòng trên toàn quốc thường có đủ loại vắc xin cần thiết để bảo vệ cho người đi du lịch ra nước ngoài. Nếu có ý định đi nước ngoài, tốt nhất bạn phải liên hệ với các đơn vị y tế dự phòng để tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ trong tiêm chủng.\n\nNhững loại vắc xin nào nên tiêm trước khi đi nước ngoài\n-------------------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin khi đi du lịch vẫn còn là khái niệm mới với một số người. Trong một vài trường hợp, nếu bạn đi đến các thành phố lớn và chỉ nghỉ tạm tại các khách sạn cao cấp thì có thể không cần phải tiêm vắc xin. Nhưng nếu chuyến đi của bạn dài ngày hoặc đến những khu vực vùng sâu vùng xa, bạn phải tiêm bổ sung một số loại vắc xin trước khi đi du lịch từ 4 - 6 tuần. Một số loại vắc xin sau mà bạn nên cân nhắc tiêm phòng:\n\n### Viêm gan A và B\n\nTiêm vắc xin viêm gan A trước khi đi du lịch hay du học là rất cần thiết bởi căn bệnh này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng triệu người trên toàn thế giới. Đặc biệt nếu bạn muốn đặt chân đến các khu vực có nguy cơ cao như châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông thì nên tiêm vắc xin trước 2 - 4 tuần để thuốc phát huy tác dụng. Tương tự hãy chủ động tiêm phòng [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-benh-viem-gan-b-24737.html) bởi nếu không cẩn thận bệnh sẽ phát triển thành mãn tính và có thể gây ung thư.\n\n![Vắc xin và du lịch: Những thông tin mà bạn phải nắm! 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_va_du_lich_nhung_thong_tin_ma_ban_phai_nam_3_282bf39098.jpg)\n\n*Bệnh viêm gan A và viêm gan B đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới*\n\n### Bại liệt\n\nBệnh bại liệt đã được khống chế và loại trừ ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên nếu bạn có ý định đi đến Afghanistan và Pakistan, nơi virus này vẫn còn tồn tại và gây chết người thì bạn nên cân nhắc tiêm phòng trước khi đi du lịch. Nếu đã tiêm vắc xin khi còn nhỏ thì vẫn nên tiêm nhắc lại khi đã trưởng thành trước khi đến 2 quốc gia trên.\n\n### Viêm não Nhật Bản\n\nViêm não Nhật Bản là bệnh lý có thể lây truyền qua vết cắn của muỗi. Nếu bạn muốn du lịch an toàn ở những khu vực có khí hậu ấm áp - điều kiện lý tưởng để bệnh bùng phát thì nên tiêm vắc xin. Những ai đã tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản từ nhỏ thì không cần phải tiêm nhắc lại trước khi khởi hành.\n\n### Bệnh sốt vàng\n\nSốt vàng có thể lây qua vết cắn của muỗi và có thể gây suy gan, [suy thận](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/suy-than-cap-la-gi-nguy-hiem-the-nao-28057.html) nếu không điều trị kịp thời. Tiêm vắc xin phòng bệnh sốt vàng là yếu tố tiên quyết để được nhập cảnh vào một số quốc gia khu vực châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Tốt nhất bạn phải tiêm vắc xin sốt vàng ít nhất là 10 ngày trước khi khởi hành. Một liều vắc xin phòng bệnh sốt vàng có thể bảo vệ bạn trong suốt cả đời.\n\n![Vắc xin và du lịch: Những thông tin mà bạn phải nắm! 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_va_du_lich_nhung_thong_tin_ma_ban_phai_nam_4_46d41fc582.jpg)\n\n*Chủ động tiêm vắc xin sốt vàng nếu chuẩn bị đi châu Phi*\n\n### Uốn ván\n\n[Tiêm uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-co-hai-khong-nhung-quan-niem-sai-lam-43629.html) rất cần thiết khi khi đi du lịch. Khi di chuyển đến đất nước xa lạ thì có thể xảy ra những rủi ro về tai nạn. Trường hợp các nạn nhân được đưa đến phòng cấp cứu thì các nhân viên y tế sẽ hỏi về mũi tiêm uốn ván của bạn. Ngày nay, vắc xin uốn ván được kết hợp với vắc xin phòng bạch hầu và ho gà. Bạn nên tiêm mũi vắc xin này khi đến Indonesia, Thái Lan, Lào bởi đây là khu vực đã có tiền sử bùng các dịch bệnh này.\n\nCần làm gì để hạn chế tác dụng phụ sau tiêm\n-------------------------------------------\n\nVới những ai tiêm vắc xin để đi du lịch hoặc chuẩn bị du học thời gian dài, thời gian tốt nhất để tiêm là trước 1 tháng. Đây là thời điểm đủ để vắc xin phát huy tác dụng tạo kháng nguyên bảo vệ cơ thể. Vậy sau tiêm cần phải làm gì để hạn chế tác dụng phụ?\n\n### Thời điểm vừa tiêm xong\n\nSau khi tiêm xong, nguyên tắc bắt buộc là phải ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khoẻ. Bởi hầu hết các trường hợp [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/soc-phan-phe-la-gi-phac-do-xu-tri-soc-phan-ve-65545.html) thường xảy ra trong 30 phút sau tiêm. Nếu không có dấu hiệu bất thường như khó thở, đau tức ngực, sốt cao thì bạn có thể được về nhà và tiếp tục theo dõi sức khoẻ ít nhất trong 24h tiếp theo.\n\n![Vắc xin và du lịch: Những thông tin mà bạn phải nắm! 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_va_du_lich_nhung_thong_tin_ma_ban_phai_nam_2_2f2a7ca75b.jpg)\n\n*Sau khi tiêm xong phải ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khoẻ*\n\n### Sau khi đã tiêm xong\n\nLúc này bạn cần uống nhiều nước bởi nước có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu, chuyển hóa và đào thải. Bổ sung nước sau tiêm sẽ giúp gia tăng hiệu quả hấp thu của cơ thể, tuy nhiên chỉ uống đủ nước và chia nhỏ để uống từ từ. Ngoài ra cần tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như cá, rau xanh, trái cây tươi, sữa để cơ thể đủ chất.\n\nNgoài ra hãy tránh uống rượu bia bởi những chất kích thích sẽ gia tăng tình trạng sốc phản vệ sau tiêm. Tránh làm việc quá sức, nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày sau tiêm hoặc làm việc nhẹ nhàng. Nên chú trọng đến giấc ngủ, ngủ sớm và đủ giấc để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.\n\nViệc tiêm phòng rất quan trọng nên bạn phải chọn những cơ sở tiêm phòng chất lượng. Trung tâm tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng để bạn tham khảo.\n\nTrên đây là những chia sẻ về chủ đề [vắc xin và du lịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-va-du-lich-nhung-thong-tin-ma-ban-can-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn việc tiêm vắc xin trước khi khởi hành ra nước ngoài và chủ động tiêm phòng khi cần. \n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "phòng bệnh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Giải đáp: Huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin?", "abstract": "\"Huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin?\" là câu hỏi nhận được nhiều lượt quan tâm từ mọi người trước khi thực hiện tiêm phòng bất kỳ loại vacxin nào, vì hầu hết chúng ta đều mang tâm lý rằng nếu huyết áp không ổn định thì tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ sau tiêm sẽ rất cao. Do vậy việc tìm hiểu kỹ lưỡng là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.", "md_content": "Tiêm vacxin là cách phòng ngừa tiết kiệm chi phí của nhiều bệnh lý nguy hiểm bằng cách nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Chính vì lợi ích của việc tiêm vacxin mang lại rất lớn nên hoạt động tiêm chủng được khuyến khích ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy trước khi thực hiện tiêm ngừa thì chúng ta cần thực hiện kiểm tra nhiều chỉ số để hạn chế tối đa xảy ra phản ứng sau khi tiêm, đặc biệt là huyết áp. Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin? Mời mọi người cùng xem qua bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.\n\nVì sao trước khi tiêm vacxin thường bị tăng huyết áp?\n-----------------------------------------------------\n\nThực tế cho thấy không chỉ có người bệnh cao huyết áp mà còn có nhiều trường hợp bị tăng huyết áp đột ngột trước khi tiêm vacxin, được gọi là hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng.\n\n![Giải đáp: Huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin? Sau khi tiêm có được tắm không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_ap_bao_nhieu_thi_duoc_tiem_vacxin_sau_khi_tiem_co_duoc_tam_khong_1_72af45917a.jpg)\n\n*Hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng gây khó thở đột ngột cho người bệnh*\n\nTheo tiến sĩ Dirar Abdallah – chủ tịch Y khoa và tư vấn nội khoa tại Bệnh viện Prime (UAE) cho biết việc bệnh nhân không có tiền sử bệnh huyết áp trước đó, nhưng lại bị cao huyết áp đột ngột khi vào bệnh viện hoặc nhìn thấy các y bác sĩ mặc áo blouse trắng được gọi là [chứng tăng huyết áp áo choàng trắng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-tang-huyet-ap-ao-choang-trang-va-cach-phong-tranh-hieu-qua-70993.html).\n\nKhi mắc hội chứng này bên cạnh việc huyết áp tăng đột ngột thì sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như: Khó thở đột ngột, nhịp tim đập nhanh, bị khô họng, cảm thấy hồi hộp hoặc thậm chí là ngất xỉu.\n\nLý giải về các dấu hiệu khi mắc hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng, Tiến sĩ Abdallah cho biết người bệnh thường mang tâm lý lo lắng về tình hình bệnh,… Những điều này vô tình làm kích thích thần kinh giải phóng hormone adrenaline hoặc epinephrine làm tăng nhịp tim, lượng đường trong máu và huyết áp. Chính vì thế trước và sau khi thực hiện tiêm bất kỳ loại vacxin nào, người ta thường quan tâm nhiều vấn đề như sau khi [tiêm vacxin về có được tắm không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-moi-tiem-vacxin-co-duoc-tam-khong.html), chỉ số huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa phản ứng phụ xảy ra sau khi tiêm,…\n\nHuyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin?\n----------------------------------------\n\nCác bệnh nhân tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác khi tiêm ngừa vacxin Covid-19 nói riêng và các loại vacxin nói chung cần được thăm khám kỹ lưỡng, đặc biệt là các chỉ số huyết áp trước khi thực hiện việc tiêm ngừa. Vậy huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin cũng là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm.\n\n![Giải đáp: Huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin? Sau khi tiêm có được tắm không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_ap_bao_nhieu_thi_duoc_tiem_vacxin_sau_khi_tiem_co_duoc_tam_khong_2_e67d3611de.jpg)\n\n*Huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin để hạn chế các phản ứng sau khi tiêm?*\n\nTheo nhiều chuyên gia nhận định hiện tại không có khuyến cáo huyết áp bao nhiêu có thể tiêm ngừa vacxin các loại vacxin cũng như không có chống chỉ định tiêm chủng vacxin cho người bệnh cao huyết áp.\n\nMặc dù vậy, để đảm bảo an toàn nhất với các bệnh nhân khi tiêm chủng thì [huyết áp tâm thu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-ap-tam-thu-tam-quan-trong-va-nhung-dieu-ban-can-biet.html) nên ở mức giới hạn từ 90 - 140 mmHg và [huyết áp tâm trương](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huyet-ap-tam-truong-tam-quan-trong-va-nhung-dieu-ban-can-biet.html) ở mức 60 - 90mmHg.\n\nĐối với trường hợp huyết áp quá cao thì ngay cả không tiêm vacxin vẫn gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh như đột quỵ, biến chứng tim mạch,… Bên cạnh đó huyết áp tăng cao cũng gây khó khăn cho quá trình theo dõi các phản ứng sau khi tiêm. Vì thế bệnh nhân có nhiều bệnh lý cần được tiêm ngừa tại các cơ sở y tế lớn như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để có khả năng xử lý tốt các tình huống cấp bách (nếu có).\n\nHệ thống tiêm chủng Long Châu hiện đại, an toàn đạt chuẩn GSP\n-------------------------------------------------------------\n\n[Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của nhiều khách hàng để thực hiện việc tiêm ngừa cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình với nhiều điểm nổi bật:\n\n* Nhiều gói tiêm đáp ứng nhu cầu đa dạng ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.\n* Quy trình tiêm chủng tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế.\n* Kho vacxin đa dạng chủng loại được nhập khẩu chính hãng và bảo quản trong điều kiện đạt tiêu chuẩn GSP đảm bảo an toàn chất lượng.\n* Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp.\n* Để hướng đến sự tiện lợi cho Khách hàng, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mở cửa từ 7 giờ 30 đến 18 giờ tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật.\n\n![Giải đáp: Huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin? Sau khi tiêm có được tắm không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_huyet_ap_bao_nhieu_thi_duoc_tiem_vacxin_sau_khi_tiem_co_duoc_tam_khong_3_9e59edf792.png)\n\n*Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị có nhiều vacxin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới*\n\nBài viết đã cung cấp đến bạn đọc thông tin giải đáp về việc [huyết áp bao nhiêu thì được tiêm vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-huyet-ap-bao-nhieu-thi-duoc-tiem-vacxin.html), từ đó mọi người có thể chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trước, trong và sau khi tiêm ngừa bất kỳ loại vacxin nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay - Mời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chích sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "20/07/2023", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng nên làm gì?", "abstract": "Sức khỏe của trẻ nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, có thể xảy ra một số tình huống khi trẻ 2 tháng tuổi sau tiêm phòng sốt cao, khó chịu. Điều này có thể gây lo lắng và hoang mang cho cha mẹ. Vậy, trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng, bạn nên làm gì để giúp trẻ và đảm bảo sức khỏe của bé?", "md_content": "Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ khi có con nhỏ đặc biệt là trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng khiến họ lo lắng không biết nên xử lý như thế nào? \n\nTrẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm có sao không?\n--------------------------------------------------\n\nTrẻ nhỏ ở độ tuổi 2 - 3 tháng thường được tiêm vắc xin để phòng [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, bại liệt, Hemophilus Influenza typ B, viêm gan B hoặc vắc xin phòng phế cầu.\n\nSau khi tiêm, có thể xảy ra một số phản ứng phụ như sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, trẻ quấy khóc hơn và có thể gặp sốt. Thông thường, các phản ứng phụ này nhẹ và kéo dài trong 1 - 2 ngày, thường tự giảm đi và không đòi hỏi can thiệp y tế.\n\n![tre-2-thang-tuoi-bi-sot-sau-khi-tiem-phong-nen-lam-gi.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_nen_lam_gi_0f4d5723ba.jpg)\n\n*Không nên quá lo lắng nếu trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng*\n\nNếu bé 2 tháng tuổi nhà bạn có biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Sốt sau tiêm vắc xin là một phản ứng phụ phổ biến thông thường của hệ miễn dịch trẻ em đối với thành phần trong vắc xin và là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng và phát triển kháng thể bảo vệ. Sốt thường xuất hiện trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm và thường tự giảm đi sau 1 - 2 ngày.\n\nTuy nhiên, nếu cơn sốt cao và kéo dài ngoài ra đi kèm các triệu chứng bất thường khác như nổi mẫn đỏ, khó thở, bé mệt mỏi khó chịu. Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời yêu cầu can thiệp y tế.\n\nTrẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng nên làm gì?\n------------------------------------------------------\n\nNếu trẻ 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng, hãy thực hiện các bước sau:\n\n**Đo và ghi lại nhiệt độ của trẻ:** Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ. Ghi lại giá trị nhiệt độ để theo dõi sự thay đổi trong thời gian.\n\n**Thực hiện các biện pháp giảm sốt:** Nếu nhiệt độ trẻ đạt hoặc vượt quá 38,5 độ C, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy chắc chắn tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng. Đừng dùng thuốc từ tự ý mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, có thể làm mát trẻ bằng cách chườm mát hay lau mát trán và cơ thể của trẻ bằng nước ấm hoặc bằng khăn ướt mát.\n\n**Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi và giữ ấm:** Hãy đảm bảo trẻ có thời gian nghỉ ngơi đủ và không tiếp xúc với nhiệt độ môi trường quá lạnh. Đồng thời, trẻ cần được giữ ấm bằng cách mặc áo ấm và che chắn bằng chăn, nhưng đảm bảo không quá quấn ủ kín trẻ.\n\n![tre-2-thang-tuoi-bi-sot-sau-khi-tiem-phong-nen-lam-gi-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_nen_lam_gi_2_14da09068f.jpg)\n\n*Giữ ấm và không tiếp xúc với nhiệt độ môi trường quá lạnh*\n\n**Quan sát triệu chứng khác:** Ngoài sốt, quan sát xem trẻ có các triệu chứng khác như khó thở, [khó nuốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/chung-kho-nuot-50.html), nôn mửa, hoặc khóc không ngừng hay không. Nếu có bất kỳ triệu chứng đáng ngại nào, hãy đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.\n\n**Theo dõi và ghi nhớ thông tin:** Hãy theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ và triệu chứng của trẻ sau khi tiêm phòng. Ghi lại thông tin này để có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn cho bác sĩ nếu cần thiết.\n\nNếu cơn sốt của trẻ kéo dài, trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bạn lo lắng về sức khỏe của trẻ, hãy đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc thêm.\n\nTrường hợp nào cần đến gặp bác sĩ?\n----------------------------------\n\nNếu cơn sốt của trẻ cao hơn 38,5 độ C hoặc kéo dài quá lâu (hơn 2 ngày) hoặc trẻ có các triệu chứng khác đáng chú ý như [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), khó nuốt, nôn mửa, hoặc khóc không ngừng, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Một số trường hợp hiếm có thể gắn liền với phản ứng phản vắc xin nghiêm trọng hơn, và việc điều trị và quan sát thêm có thể được yêu cầu.\n\n![tre-2-thang-tuoi-bi-sot-sau-khi-tiem-phong-nen-lam-gi-3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_2_thang_tuoi_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_nen_lam_gi_3_2295753b2d.jpg)\n\n*Nếu quá lo lắng bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe*\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Có nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không? Nên tiêm vắc xin nào?", "abstract": "Khi mang thai, phụ nữ thường quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi một cách tối đa. Trong giai đoạn này, câu hỏi phổ biến mà nhiều bà bầu đặt ra là liệu có nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không và nếu có, thì vắc xin nào là an toàn và hiệu quả nhất cho mẹ và thai nhi.", "md_content": "Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của một người phụ nữ, và việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi là ưu tiên hàng đầu. Việc quyết định liệu có nên tiêm vắc xin hay không và chọn loại vắc xin phù hợp khi mang thai là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.\n\nCó nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không?\n---------------------------------------------------\n\n[Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-nen-tiem-vac-xin-cho-phu-nu-mang-thai-hay-khong-nen-tiem-vac-xin-nao.html) là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một số vắc xin được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai giúp bảo vệ mẹ và truyền kháng thể cho thai nhi trước khi sinh. Điều này giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi một số bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.\n\n![co-nen-tiem-vac-xin-cho-phu-nu-mang-thai-hay-khong-nen-tiem-vac-xin-nao-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_cho_phu_nu_mang_thai_hay_khong_nen_tiem_vac_xin_nao_1_0681083f91.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết*\n\nViệc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai nên được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của các chuyên gia y tế. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế tại trung tâm tiêm chủng sẽ đưa ra các khuyến nghị cụ thể và quyết định về việc tiêm vắc xin phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như các yếu tố riêng của từng trường hợp.\n\nMang thai nên tiêm vắc xin nào?\n-------------------------------\n\nTheo khuyến nghị của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), các sản phụ nên tiêm vắc xin ho gà (có thành phần trong vaccin Tdap) và vắc xin phòng cúm trong mỗi lần mang thai.\n\n**Vắc xin phòng cúm:**\n\nPhụ nữ mang thai có nguy cơ nặng hơn khi mắc cúm do sự thay đổi chức năng miễn dịch, tim và phổi trong thai kỳ.\n\n[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) có thể gây hậu quả nghiêm trọng đặc biệt khi mang thai, với nguy cơ biến chứng và cần nhập viện cao hơn so với những người không mang thai.\n\nTiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ sản phụ mà còn bảo vệ thai nhi.\n\nTrẻ em dưới 6 tháng tuổi quá nhỏ để tiêm vắc xin và có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm virus cúm.\n\nTiêm vắc xin cúm trong thai kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ em bé sơ sinh khỏi cúm.\n\nVắc xin cúm được sản xuất từ virus bất hoạt, nên an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nên tránh tiêm vắc xin cúm xịt mũi vì loại này là virus sống giảm độc lực.\n\n**Vắc xin ho gà:**\n\n[Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.\n\nKhoảng 7 trong 10 trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.\n\nBà mẹ mang thai tiêm vắc xin ho gà để tạo ra kháng thể bảo vệ cho cả bà mẹ và thai nhi trước khi sinh.\n\nKháng thể này sẽ bảo vệ trẻ ở mấy tháng đầu sau sinh trước khi trẻ đủ tháng để tiêm vắc xin ho gà.\n\nU.S. CDC khuyến nghị tiêm vắc xin ho gà trong khoảng tuần 27 đến tuần 36 của mỗi lần mang thai, tốt nhất là trong 3 tháng đầu.\n\n![co-nen-tiem-vac-xin-cho-phu-nu-mang-thai-hay-khong-nen-tiem-vac-xin-nao-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_cho_phu_nu_mang_thai_hay_khong_nen_tiem_vac_xin_nao_2_f73bde1366.jpg)\n\n*Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm*\n\n**Các loại vắc xin khác:**\n\n*Viêm màng não mô cầu:* Nếu phụ nữ mang thai làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc đi du lịch đến các nước có nguy cơ viêm màng não mô cầu, có thể cần tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu.\n\n*Viêm gan B:* Nếu bà mẹ có viêm gan B, cần xét nghiệm và tiêm vắc xin để bảo vệ trẻ khi sinh.\n\n*Viêm gan A:* Đối với phụ nữ mang thai có tiền sử viêm gan mạn tính, có thể được khuyên dùng vắc xin [viêm gan A.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-a-142.html)\n\n*Vắc xin khi đi du lịch:* Phụ nữ mang thai có kế hoạch du lịch quốc tế cần tư vấn bác sĩ về việc tiêm các loại vắc xin ít nhất 4 đến 6 tuần trước khi đi du lịch.\n\nNhững lưu ý khi tiêm phòng vắc xin cho phụ nữ mang thai\n-------------------------------------------------------\n\nCác loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai đều được coi là an toàn và có hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin như đau, đỏ, hoặc sưng tại vị trí tiêm, đau cơ, cảm thấy mệt, và sốt thường là nhẹ và tạm thời. Những tác dụng phụ này thường tự giảm đi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe.\n\nRất ít trường hợp có báo cáo về các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến vắc xin trong thai kỳ. Tuy nhiên, những lợi ích của việc tiêm vắc xin trong việc ngăn chặn các bệnh nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi vẫn được đánh giá cao hơn so với nguy cơ của các tác dụng phụ có thể xảy ra.\n\n![co-nen-tiem-vac-xin-cho-phu-nu-mang-thai-hay-khong-nen-tiem-vac-xin-nao.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_cho_phu_nu_mang_thai_hay_khong_nen_tiem_vac_xin_nao_b50800fa6e.jpg)\n\n*Sau tiêm vắc xin bạn có thể thấy đau vị trí tiêm, mệt và sốt nhẹ tạm thời*\n\nQuan trọng nhất, phụ nữ mang thai nên thảo luận và nhận lời khuyên từ bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để có thông tin chi tiết và cá nhân hóa về việc tiêm vắc xin trong thai kỳ.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trước khi tiêm vắc xin có nên test dị ứng hay không?", "abstract": "Khi tiến hành tiêm vắc xin, một số người có cơ địa dị ứng băn khoăn rằng liệu trước khi tiêm vắc xin có test không? Điều này liên quan đến việc kiểm tra và đánh giá sức khỏe của người nhận vắc xin trước khi tiêm. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình tiêm vắc xin và xem liệu có cần phải thực hiện các test hay không để đảm bảo tiêm vắc xin an toàn và hiệu quả.", "md_content": "Quy trình tiêm vắc xin được thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe của mỗi người và đối với một số trường hợp đặc biệt, việc thực hiện các test trước tiêm có thể là cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình này và xem liệu chúng ta cần phải làm các [test trước khi tiêm vắc xin hay không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/truoc-khi-tiem-vac-xin-co-nen-test-di-ung-hay-khong.html)\n\nTrước khi tiêm vắc xin có test không?\n-------------------------------------\n\n[Trước khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem-vacxin.html), thường không có quy trình test đặc biệt được thực hiện. Tuy nhiên, trước khi tiêm bạn thường được kiểm tra sức khỏe tổng quát và trình bày lịch sử y tế của mình trước khi tiêm vắc xin. Việc này giúp đảm bảo rằng bạn không có các điều kiện hoặc bất thường nào có thể gây nguy hiểm khi tiêm vắc xin.\n\nThông qua việc đánh giá sức khỏe tổng quát và lịch sử y tế, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về việc tiêm vắc xin dựa trên hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức y tế và chương trình tiêm chủng. Nếu có bất kỳ vấn đề nghi ngờ hoặc nguy cơ, các bác sĩ và nhân viên y tế có thể yêu cầu các xét nghiệm hoặc kiểm tra bổ sung trước khi tiêm vắc xin.\n\n![truoc-khi-tiem-vac-xin-co-nen-test-di-ung-hay-khong.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_vac_xin_co_nen_test_di_ung_hay_khong_dc26400fa3.jpg)\n\n \n\nĐối tượng có nguy cơ dị ứng vắc xin\n-----------------------------------\n\nTheo PGS. TS. Hoàng Thị Lâm, vắc xin, giống như các loại thuốc khác, cũng có khả năng gây dị ứng và bất kỳ thành phần nào trong vắc xin cũng có thể đóng vai trò là một dị nguyên.\n\nCó nhiều thành phần có thể gây dị ứng trong vắc xin, tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Đó có thể là gelatin (có trong [vắc xin sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-soi-gia-bao-nhieu-va-loai-vacxin-soi-nao-thuong-dung-hien-nay-41238.html), rubella, thủy đậu...), protein trứng (vắc xin sởi, rubella, vắc xin dại...), protein sữa (bạch hầu, ho gà, uốn ván...). \n\nMột số chất bảo quản trong vắc xin như [thimerosal](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/thimerosal), aluminum và phenoxyethanol cũng có tiềm năng gây dị ứng. Các kháng sinh, chất chống nấm được sử dụng trong vắc xin hoặc chính thành phần vắc xin cũng có thể là những thành phần kháng nguyên dễ gây dị ứng. PEG và Polysorbate, hai thành phần có trong vắc xin ngừa Covid 19, cũng được xem là các dị nguyên tiềm năng.\n\nTuy nhiên, PGS. TS. Hoàng Thị Lâm nhấn mạnh rằng không phải ai cũng bị dị ứng vắc xin, chỉ những người có cơ địa dị ứng mới có nguy cơ dị ứng vắc xin. Những người có cơ địa dị ứng là những người bản thân hoặc có thành viên trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng vắc xin, hen phế quản, [viêm mũi dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mui-di-ung-473.html), v.v...\n\n![truoc-khi-tiem-vac-xin-co-nen-test-di-ung-hay-khong-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_vac_xin_co_nen_test_di_ung_hay_khong_1_8756f9c15d.jpg)\n\n*Không phải ai cũng bị dị ứng vắc xin, chỉ một số đối tượng đặc biệt*\n\nPGS. TS. Hoàng Thị Lâm cho biết, hiện nay đã có nhiều phác đồ hướng dẫn cách tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vắc xin ở những người có cơ địa dị ứng.\n\nVới những người có cơ địa dị ứng, cần có các cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin. Tuy nhiên, thăm khám lâm sàng là quan trọng nhất để nhận biết những người có nguy cơ dị ứng vắc xin.\n\nCó một số phương pháp xét nghiệm có thể xác định mức kháng thể dị ứng với vắc xin, thông thường là kháng thể IgE đặc hiệu với vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin. Test da với vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin cũng được sử dụng.\n\nTất cả các test này cần có test đối chứng để loại bỏ các trường hợp dương tính giả và âm tính giả. Test da cũng có thể gây phản ứng phản vệ, nên chỉ được thực hiện tại các đơn vị có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc có chứng chỉ về việc thực hiện test này.\n\nNgoài test da, chúng ta có thể thực hiện xét nghiệm IgE đặc hiệu với di nguyên (vắc xin) như protein trứng, protein sữa, [gelatin](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/gelatin), latex và nấm mốc hoặc kháng sinh (thành phần của vắc xin). Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ dị ứng sẽ sử dụng test kích thích với vắc xin và/hoặc thành phần của vắc xin để chẩn đoán người bệnh có dị ứng với vắc xin hay không. Đây cũng là thủ thuật có tính nguy hiểm cao, nên chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa dị ứng.\n\nNgười có cơ địa dị ứng vắc xin nên làm gì?\n------------------------------------------\n\nNếu test da, test kích thích và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho kết quả âm tính, tức là không phản ứng dị ứng, thì cơ hội dị ứng vắc xin rất thấp. Nếu bất kỳ một test nào trên đề cập đến kết quả dương tính, thì nên cân nhắc thay thế vắc xin nếu có thể. Nếu không thể thay thế vắc xin và người bệnh cần thiết phải tiêm vắc xin đó, nên cân nhắc tiêm vắc xin theo phác đồ liều tăng dần, còn được gọi là giảm mẫn cảm với vắc xin. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện cấp cứu.\n\n![truoc-khi-tiem-vac-xin-co-nen-test-di-ung-hay-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_khi_tiem_vac_xin_co_nen_test_di_ung_hay_khong_2_0ae1b195bb.jpg)\n\n*Người có cơ địa dị ứng vắc xin nên cân nhắc tiêm vắc xin theo phác đồ liều tăng dần*\n\nVới những người có cơ địa dị ứng, cần có các cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Sau khi tiêm vắc xin có uống cafe được không?", "abstract": "Cafein có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nhịp tim, vì vậy việc sử dụng cafe sau khi tiêm vắc xin có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp sau khi tiêm vắc xin có uống cafe được không?", "md_content": "Uống cafe sau khi tiêm vắc xin có phải là lựa chọn tốt? Một ly cafe thơm ngon có thể mang lại nhiều lợi ích và sự thú vị, nhưng liệu nó có gây ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin và sức khỏe của bạn?\n\nSau khi tiêm vắc xin có uống cafe được không?\n---------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, không có hạn chế chính thức về việc uống cafe. Tuy nhiên, có một số yếu tố cần được xem xét trước khi quyết định uống cafe sau tiêm vắc xin.\n\n**Các phản ứng phụ:** Một số người có thể xuất hiện một số phản ứng phụ sau tiêm vắc xin như đau nhức, mệt mỏi, hoặc sốt. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm vắc xin, uống cafe có thể không được khuyến nghị trong giai đoạn này, vì cafe có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi hoặc tăng độ kích thích.\n\n**Tác động của cafein:** Cafe chứa cafein, một chất kích thích mạnh có thể tác động đến hệ thần kinh. Nếu bạn cảm thấy nhạy cảm với cafein, nên tạm dừng việc uống cafe sau tiêm vắc xin. [Cafein](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/caffeine-la-gi-nhung-cong-dung-cua-caffeine-ma-co-the-ban-chua-biet-62941.html) có thể gây lo lắng, mất ngủ hoặc tăng nhịp tim sau tiêm vắc xin.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin có uống cafe được không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_co_uong_cafe_duoc_khong5_87ba9c07f1.jpg)\n\n*Cafe chứa chất kích thích mạnh có thể tác động đến hệ thần kinh*\n\nCafein trong cafe có thể tác động đến nhịp tim và ảnh hưởng đến mức độ kích thích của hệ thần kinh, nên tránh uống cà phê, trà và các đồ uống chứa cafein trước và sau khi tiêm vắc xin là một lựa chọn an toàn. Tạm dừng uống cà phê ít nhất 1 ngày trước tiêm và 3 ngày sau tiêm vắc xin có thể giúp đảm bảo không có tác động tiêu cực đến quá trình tiêm chủng và phục hồi sau tiêm.\n\nSau khi tiêm vắc xin cần làm gì?\n--------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, bạn nên ở lại cơ sở y tế trong khoảng thời gian 30 phút để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Đa số các trường hợp sốc phản vệ xảy ra trong vòng 30 phút sau tiêm, và việc ở lại cho phép bác sĩ can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.\n\nSau giai đoạn theo dõi, nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể rời khỏi cơ sở y tế và tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Các tác dụng phụ sau tiêm thường xuất hiện sớm, bao gồm đau mỏi cơ, sốt nhẹ, mệt mỏi, [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html), và các triệu chứng này cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại virus. Đa số mọi người sẽ trải qua những tác dụng phụ này.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin có uống cafe được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_co_uong_cafe_duoc_khong_1_8e042953ed.jpg)\n\n*Theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm vắc xin*\n\nTuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi các tác dụng phụ và nếu gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, thở hổn hển, [đau ngực](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/dau-nguc-805.html), sốt cao, mệt mỏi nghiêm trọng, mất ý thức và các dấu hiệu sốc phản vệ khác, cần ngay lập tức đến cơ sở y tế. Đây là những tình huống cấp cứu cần can thiệp ngay để bảo vệ tính mạng và giảm thiểu hậu quả tiềm tàng sau tiêm vắc xin.\n\nSau khi tiêm vắc xin cần lưu ý điều gì?\n---------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, có một số điều mà những người đi tiêm cần lưu ý và quan tâm. Phản ứng sau tiêm có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, mất sự thèm ăn, và những phản ứng này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên coi thường và cần theo dõi cơ thể trong vòng 48 giờ sau tiêm để phát hiện sớm và có cách xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, cần lưu ý những điều sau đây:\n\n**Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học:** Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau xanh, tỏi và trái cây giàu vitamin C. Đây giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tác động phụ của vắc xin.\n\n**Uống đủ nước:** Nước rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt sau khi tiêm vắc xin. Việc cung cấp đủ nước giúp giảm tác động phụ như sốt, đau cơ, mệt mỏi. Uống đủ nước giúp bạn tránh tình trạng mệt mỏi và giảm tác động phụ của thuốc.\n\n**Nghỉ ngơi đầy đủ:** Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi sau khi tiêm vắc xin. Việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và giảm căng thẳng.\n\n**Vận động nhẹ nhàng:** Tuy nhiên, bạn cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng sau khi tiêm vắc xin để cải thiện lưu thông máu và giảm tác dụng phụ của thuốc. Hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể và tránh các hoạt động mạnh.\n\n**Sử dụng thuốc hỗ trợ:** Trong trường hợp sốt cao, mệt mỏi, đau nhức, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại [thuốc giảm đau hoặc hạ sốt.](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuoc-giam-dau-ha-sot-ibuprofen-va-paracetamol-khac-nhau-nhu-the-nao.html) Tuy nhiên, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định.\n\n**Hạn chế sử dụng chất kích thích:** Hạn chế sử dụng rượu, bia, cafe và các chất kích thích khác trong vòng 5 đến 7 ngày sau tiêm. Chất kích thích có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và hiệu quả của vắc xin.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin có uống cafe được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_co_uong_cafe_duoc_khong_2_f748900543.jpg)\n\n*Hạn chế sử dụng rượu, bia, cafe trong vòng 5 đến 7 ngày sau tiêm*\n\nSau khi tiêm vắc xin bạn hãy tuân thủ các khuyến nghị và luôn liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tình trạng bất thường hay vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Uống nước dừa sau khi tiêm vắc xin có tác dụng gì?", "abstract": "Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể cần thời gian để thích nghi và hồi phục. Trong quá trình này, nhu cầu về chất điện giải và nước của cơ thể cũng tăng cao. Nhiều người tin rằng việc uống nước dừa sau khi tiêm vắc xin là một biện pháp bổ sung nước và điện giải hiệu quả.", "md_content": "Nước dừa được cho là có khả năng cung cấp chất điện giải và cân bằng nước trong cơ thể, từ đó giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, trước khi áp dụng thói quen này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tác dụng của việc uống nước dừa sau tiêm vắc xin và những yếu tố cần cân nhắc để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của quá trình hồi phục sau tiêm vắc xin.\n\nUống nước dừa có tốt không?\n---------------------------\n\n[Nước dừa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khong-nen-uong-nuoc-dua-khi-nao-67532.html) là một nguồn nước tinh khiết nhất, có thể có dạng trong suốt hoặc hơi đục, được chứa trong phần ruột rỗng của quả dừa. Nước dừa có hương vị thơm bùi đặc trưng và cung cấp một cảm giác ngọt mát khi uống. Đáng lưu ý, cần phân biệt nước dừa và nước cốt dừa. Nước cốt dừa là phần nước và dầu béo được chiết xuất từ phần thịt của quả dừa.\n\n![Uống nước dừa sau khi tiêm vắc xin có tác dụng gì?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_nuoc_dua_sau_khi_tiem_vac_xin_co_tac_dung_gi_16a6a632f8.jpg)\n\n*Nước dừa có vị thơm bùi, ngọt mát khi uống*\n\nNgười ta yêu thích nước dừa không chỉ vì hương vị ngon mà còn bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Ngoài việc lấy nước dừa tinh khiết từ quả dừa tươi, người ta còn có thể uống nước dừa được đóng gói trong lon hoặc chai. Ngoài tác dụng giải khát, nước dừa cũng được sử dụng thay thế cho chất bù điện giải. \n\nMột điều ít người biết là nước dừa cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, bao gồm các axit amin và glucose, cũng như các chất điện giải như natri, kali và magiê. Tuy nhiên, nước từ trái dừa non và dừa già cũng có một số khác biệt nhỏ về thành phần dinh dưỡng. Điển hình, trong nước của trái dừa non có tổng hàm lượng phenolic và đường cao hơn so với dừa già, trong khi dừa già lại có giá trị pH, kali và nồng độ protein cao hơn.\n\nUống nước dừa sau khi tiêm vắc xin có tác dụng gì?\n--------------------------------------------------\n\nMặc dù nước dừa có lợi cho sức khỏe, nhưng [uống nước dừa sau khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uong-nuoc-dua-sau-khi-tiem-vac-xin-co-tac-dung-gi.html) trong một số trường hợp đặc biệt có thể gây hại cho sức khỏe, mặc dù nhiều người cho rằng nó có thể cung cấp chất điện giải cần thiết cho cơ thể.\n\nPGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, đã cảnh báo rằng uống nước dừa sau tiêm vắc xin có thể gây tăng đường huyết, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường. Vì vậy, khi uống bất kỳ dung dịch nào sau tiêm vắc xin, cần phải cẩn thận.\n\n[Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) là phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin, và nếu sốt nhẹ dưới 38 độ, không cần sử dụng thuốc hạ sốt. Trong trường hợp sốt cao hơn, cần uống thuốc và chỉ uống lại sau 4 - 6 giờ nếu sốt chưa giảm. Việc uống quá liều thuốc hạ sốt có thể gây ngộ độc và gây hại cho gan.\n\nTheo BSCKII Đinh Thị Kim Liên, nước dừa là một loại nước uống giàu chất dinh dưỡng. Nước dừa chứa khoảng 95% nước, còn lại là đường và một số vi chất dinh dưỡng như sắt, kali, canxi, photpho... Nước dừa có tác dụng bổ sung chất điện giải cho cơ thể bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiên, cần uống nước dừa đúng cách để tránh tác động ngược.\n\nKhông nên uống quá 1 - 2 quả dừa mỗi ngày, vì việc uống nước dừa thường xuyên có thể dẫn đến thừa cân, đặc biệt đối với những người thừa cân hoặc béo phì. Nước dừa có nhiều đường, nên khi uống nước dừa cần giảm lượng calo từ các nguồn thức ăn khác. Những người có các vấn đề sức khỏe như huyết áp thấp cũng cần chú ý khi uống nước dừa, vì nó có thể ảnh hưởng đến huyết áp.\n\n![Uống nước dừa sau khi tiêm vắc xin có tác dụng gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_nuoc_dua_sau_khi_tiem_vac_xin_co_tac_dung_gi_1_3e7ba54721.jpg)\n\n*Không nên uống quá mỗi quả dừa mỗi ngày*\n\nCác chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý khi uống nước dừa:\n\nNước dừa trong đông y có tính giải nhiệt, làm mát, [hạ huyết áp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-ha-huyet-ap-bang-dan-gian-voi-nguyen-lieu-don-gian-de-tim-60825.html). Vì vậy, những người có huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp hoặc mệt mỏi do lạnh không nên uống nước dừa. Những người mắc tiểu đường hoặc suy thận cũng cần hạn chế việc uống quá nhiều nước dừa để tránh tăng hàm lượng kali trong máu.\n\nKhông nên uống nước dừa vào buổi tối, vì việc uống vào thời điểm này kết hợp ba yếu tố âm bao gồm nước dừa, nước đá và buổi tối, có thể không tốt cho cơ thể.\n\nKhông nên uống nước dừa ngay sau khi làm việc vất vả hoặc vận động mạnh. Việc uống nước dừa trong tình trạng này có thể làm giảm sự linh hoạt, gây buồn ngủ và kém phản xạ. Nếu uống nước dừa, cần uống từ từ và ít một.\n\nNên uống gì sau khi tiêm vắc xin?\n---------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, cần chú ý đến việc ăn uống để cơ thể hồi phục và hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là một số lựa chọn đồ uống phổ biến và khuyến nghị sau khi tiêm vắc xin:\n\n### Nước lọc\n\nUống đủ nước để duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nước tinh khiết là lựa chọn tốt nhất. Tránh uống đồ uống có cồn hoặc nhiều đường.\n\n### Nước ép hoặc sinh tố trái cây\n\n[Nước ép trái cây](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/diem-danh-cac-loai-nuoc-ep-trai-cay-tot-cho-co-the-64360.html) tươi chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, tránh nước ép trái cây có đường hoặc pha chế có nhiều đường.\n\n![Uống nước dừa sau khi tiêm vắc xin có tác dụng gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_nuoc_dua_sau_khi_tiem_vac_xin_co_tac_dung_gi_2_9ed1649762.jpg)\n\n*Nước ép hoặc sinh tố trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi cơ thể*\n\n### Nước dừa tươi\n\nNước dừa tươi chứa nhiều chất điện giải tự nhiên và chất khoáng, có thể giúp phục hồi cân bằng điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, nên uống nước dừa một cách cẩn thận và không quá lạm dụng.\n\nNgoài ra, cần tránh uống các đồ uống có cồn, nhiều đường hoặc nhiều cafein, vì chúng có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vắc xin.\n\nNgoài việc uống đủ nước, cần lưu ý ăn uống đủ và cân đối, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, thịt, cá và các nguồn protein, để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêm vắc xin.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Sau khi tiêm vắc xin bao lâu có kháng thể miễn dịch?", "abstract": "Sau khi tiêm vắc xin bao lâu có kháng thể miễn dịch để đạt khả năng bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh tương ứng. Hãy cùng tìm hiểu về quá trình hình thành miễn dịch và thời gian cần thiết để đạt hiệu quả bảo vệ sau tiêm vắc xin.", "md_content": "Sau tiêm vắc xin bạn cần phải đợi bao lâu để kháng thể miễn dịch được hình thành và đạt đến mức độ bảo vệ đủ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của vắc xin và cũng ảnh hưởng đến việc xác định thời điểm cần tiêm lại vắc xin. Hãy cùng tìm hiểu sau khi tiêm vắc xin bao lâu có kháng thể miễn dịch và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình này.\n\nMiễn dịch là gì?\n----------------\n\n[Miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-may-loai-mien-dich-cach-tang-cuong-he-mien-dich-cho-co-the-63023.html) là quá trình mà cơ thể phản ứng và bảo vệ chống lại các bệnh tật thông qua sự hiện diện của kháng thể. Kháng thể là những protein được tạo ra bởi cơ thể để tiêu diệt và trung hòa các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố. Mỗi loại kháng thể đặc hiệu cho một loại bệnh cụ thể. Ví dụ, kháng thể chống lại [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html) chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sởi, không có tác dụng đối với [bệnh quai bị](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/quai-bi-94.html). \n\nCó hai loại miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động:\n\n**Miễn dịch chủ động:**\n\nMiễn dịch chủ động là quá trình mà cơ thể tạo ra kháng thể đối với một căn bệnh sau khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh. Tiếp xúc có thể xảy ra thông qua nhiễm bệnh trực tiếp (miễn dịch tự nhiên) hoặc thông qua việc tiêm một loại vắc xin chứa vi sinh vật đã được giết chết hoặc giảm độc lực (miễn dịch vắc xin). \n\nKhi đã có miễn dịch đối với một căn bệnh, nếu người đó tiếp tục tiếp xúc với bệnh đó trong tương lai, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ nhận ra và tạo ra kháng thể cần thiết để chống lại vi sinh vật gây bệnh.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-bao-lau-co-khang-the-mien-dich.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_bao_lau_co_khang_the_mien_dich_6b12dfe887.jpg)\n\n*Miễn dịch là quá trình mà cơ thể phản ứng lại tác nhân gây bệnh*\n\n**Miễn dịch thụ động:**\n\nMiễn dịch thụ động là quá trình mà một người nhận được kháng thể từ nguồn bên ngoài thay vì tạo ra kháng thể bằng chính hệ miễn dịch của mình. Trẻ sơ sinh có thể nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ thông qua thai nhi. Miễn dịch thụ động cũng có thể được cung cấp thông qua các sản phẩm máu chứa kháng thể, chẳng hạn như globulin miễn dịch, để phòng ngừa bệnh tật ngay lập tức. \n\nMiễn dịch thụ động có lợi thế là tạo ra miễn dịch ngay lập tức, trong khi miễn dịch chủ động mất thời gian để phát triển (thường là vài tuần). Tuy nhiên, miễn dịch thụ động chỉ kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài tháng, trong khi miễn dịch chủ động có tác dụng bảo vệ lâu dài.\n\nCác yếu tố quyết định thời hạn miễn dịch của vắc xin\n----------------------------------------------------\n\nMỗi loại vắc xin có thời hạn duy trì miễn dịch khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:\n\n### Mức độ đáp ứng miễn dịch\n\nĐáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin được đo lường thông qua lượng kháng thể có mặt trong máu. Mức độ đáp ứng miễn dịch khác nhau đối với từng loại vắc xin, và ngưỡng nồng độ kháng thể không phải lúc nào cũng liên quan đến khả năng bảo vệ chống lại căn bệnh. \n\nNgay cả khi đạt ngưỡng kháng thể đủ, không thể chắc chắn rằng người được tiêm chủng sẽ hoàn toàn bảo vệ khỏi căn bệnh mãi mãi. Cần tăng mường một hệ miễn dịch mạnh bằng cách tăng nhanh nồng độ kháng thể sau khi duy trì tiêm vắc xin tăng cường.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-bao-lau-co-khang-the-mien-dich-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_bao_lau_co_khang_the_mien_dich_1_a42f530c0b.jpg)\n\n*Mức độ đáp ứng miễn dịch ảnh hưởng tới thời gian miễn dịch của vắc xin*\n\n### Hiệu lực và hiệu quả bảo vệ của vắc xin\n\nHiệu lực và hiệu quả của vắc xin được xác định thông qua so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm đã tiêm chủng và nhóm chưa tiêm chủng. Hiệu lực của vắc xin được đo trong các thử nghiệm lâm sàng được kiểm soát, trong khi hiệu quả của vắc xin được đo trong cộng đồng khi vắc xin được sử dụng rộng rãi. Từ đó, ta có thể xác định tỷ lệ người được tiêm chủng được bảo vệ bởi vắc xin.\n\nMiễn dịch cộng đồng là hiện tượng miễn dịch của vắc xin trong một cộng đồng đã tiêm chủng. Đối với một số bệnh, nếu tỷ lệ tiêm chủng cao trong cộng đồng, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm hoặc không còn. Điều này đặc biệt đúng đối với các bệnh như sởi và bệnh phế cầu. Để duy trì hiệu quả bảo vệ, ta cần duy trì mức độ tiêm chủng cao trong cộng đồng để ngăn ngừa tái phát bệnh.\n\nSau khi tiêm vắc xin bao lâu có kháng thể miễn dịch?\n----------------------------------------------------\n\nThời hạn duy trì sinh kháng thể miễn dịch của một số loại vắc xin:\n\n**Ho gà:** Khoảng 4 - 6 năm, việc tiêm mũi vắc xin nhắc lại ở tuổi 11 được khuyến nghị để duy trì miễn dịch.\n\n**Bạch hầu:** Khoảng 10 năm, việc tiêm mũi vắc-xin nhắc lại được khuyên dùng ở độ tuổi 45 - 65.\n\n[**Uốn ván**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-uon-van-co-hai-khong-nhung-quan-niem-sai-lam-43629.html)**:** Vắc xin bảo vệ 96% trong khoảng 13 - 14 năm và 72% trong hơn 25 năm. Tiêm mũi vắc xin nhắc lại được khuyến nghị ở độ tuổi 45 - 65.\n\n**Bệnh bại liệt:** Hơn 99% được bảo vệ ít nhất trong 18 năm. Tiêm mũi vắc xin nhắc lại được đề nghị cho những người đi du lịch đến các nước có nguy cơ cao.\n\n**Haemophilus influenzae loại B:** Miễn dịch kéo dài hơn 9 năm. Tình trạng miễn dịch lâu dài được quan sát trong vắc xin này.\n\n**Bệnh viêm gan B:** Miễn dịch kéo dài hơn 20 năm. Có khả năng miễn dịch suốt đời cho những người đã chuyển đổi huyết thanh.\n\n![sau-khi-tiem-vac-xin-bao-lau-co-khang-the-mien-dich-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_bao_lau_co_khang_the_mien_dich_2_81becfbaa9.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin cần thời gian để có kháng thể miễn dịch*\n\n**Bệnh sởi:** Miễn dịch suốt đời với hơn 96% số người tiêm chủng. Bảo vệ cộng đồng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền cho những người không thể tiêm chủng hoặc chưa đủ tuổi.\n\n**Quai bị:** Hơn 90% được bảo vệ trong 10 năm, và khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian. Thời gian miễn dịch có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quần thể.\n\n[**Bệnh Rubella**](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rubella-virus-vaccine)**:** Hơn 90% được bảo vệ trong khoảng 15 - 20 năm. Bảo vệ cộng đồng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền cho những người không thể tiêm chủng hoặc chưa đủ tuổi.\n\n[**Phế cầu**](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-la-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-khi-nao.html)**:** Khoảng 4 - 5 năm đối với vắc xin liên hợp. Tiêm mũi vắc-xin nhắc lại cho trẻ em được khuyến nghị để giảm bệnh ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng.\n\n**Vi rút gây u nhú ở người:** Miễn dịch kéo dài hơn 5 - 8 năm. Vi rút gây u nhú vẫn còn lưu hành và khả năng miễn dịch có thể kéo dài rất lâu.\n\nMiễn dịch cộng đồng có vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh. Việc tiêm chủng cho cả cộng đồng giúp ngăn chặn sự lây truyền và bảo vệ những người không thể tiêm chủng hoặc chưa đủ tuổi.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trẻ em tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có sốt không?", "abstract": " Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nặng nề, và vắc xin được xem là một biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe con em chúng ta. Tuy nhiên, những phản ứng xuất hiện sau tiêm như sốt có thể làm cha mẹ lo lắng. Vậy, trẻ em sau tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không và cách chăm sóc con yêu trong thời gian này.", "md_content": "[Trẻ em tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-sot-khong.html) Đó là một trong những câu hỏi thường gặp từ các bậc phụ huynh khi đưa con đi tiêm phòng.\n\nNhư bất kỳ loại vắc xin nào, trẻ em có thể xuất hiện những phản ứng phụ như sốt sau tiêm. Cùng tìm hiểu về khả năng trẻ em bị [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và những thông tin hữu ích để giúp bố mẹ chăm sóc con một cách an toàn và hiệu quả.\n\nVắc xin viêm não Nhật Bản là gì?\n--------------------------------\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html) là một căn bệnh nguy hiểm và thường tiến triển lặng lẽ, không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn ủ bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh bùng phát, tốc độ tiến triển rất nhanh và người bị nhiễm virus có thể mắc các triệu chứng nghiêm trọng như li bì và co giật chỉ sau vài ngày.\n\nTỷ lệ tử vong của viêm não Nhật Bản khá cao, lên đến 30%. Ngay cả khi may mắn sống sót, người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng nặng nề. Khoảng 50% số bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản gặp phải các di chứng như bại liệt, liệt nửa người, bại não, rối loạn tâm thần và mất khả năng ngôn ngữ.\n\nĐể phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm não Nhật Bản, vệ sinh không gian sống và phòng tránh muỗi là những biện pháp được khuyến khích. Tuy nhiên, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin. Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được sử dụng là Imojev (Thái Lan) và Jevax (Việt Nam). Việc tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh hiệu quả trong cộng đồng.\n\n![tre-em-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-sot-khong.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_co_sot_khong_f07691990d.jpg)\n\n*Vắc xin viêm não Nhật Bản giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh hiệu quả trong cộng đồng*\n\n**Thông tin về hai loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là Imojev và Jevax:**\n\n*Vắc xin Imojev:*\n\nĐối tượng sử dụng: Vắc xin Imojev được chỉ định cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.\n\nLiều trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax):\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Tiêm cách 1 năm sau mũi đầu tiên.\n\nLiều người trên 18 tuổi:\n\n* Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\n*Vắc xin Jevax:*\n\nĐối tượng: Vắc xin Jevax được chỉ định cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.\n\nLịch tiêm:\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.\n* Mũi 2: Tiêm một – hai tuần sau mũi 1.\n* Mũi 3: Tiêm 1 năm sau mũi 2.\n* Sau 3 năm tiêm nhắc lại một liều.\n\nTrẻ em tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không?\n-------------------------------------------\n\nVắc xin phòng viêm não Nhật Bản đã được xác nhận là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, tương tự như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm nhẹ, không nghiêm trọng, như sốt nhẹ hoặc sưng đau tại vị trí tiêm. Những phản ứng này là bình thường và thường tự khỏi sau 2 - 3 ngày.\n\nTrong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, tỷ lệ xảy ra chỉ khoảng 1/1 triệu, có thể xảy ra sốt cao kéo dài, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), hoặc phát ban. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên thông báo ngay cho trung tâm tiêm chủng hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và theo dõi.\n\n![tre-em-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-sot-khong.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_co_sot_khong_f07691990d.jpg)\n\n*Trẻ em tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không là thắc mắc của nhiều người*\n\nThường thì các phản ứng sau tiêm như sốt nhẹ và mệt mỏi tự khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày. Đối với mũi tiêm thứ 2 và 3, tỷ lệ gặp các triệu chứng này có thể cao hơn so với mũi đầu tiên, nhưng bố mẹ không nên quá lo lắng, vì đây chỉ là những phản ứng thông thường sau tiêm.\n\nTrong trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng, bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ của trẻ, đảm bảo trẻ uống đủ nước, cung cấp chất điện giải và bổ sung thêm vitamin nếu cần thiết.\n\nCách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản\n--------------------------------------------------------------------\n\nĐể chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, phụ huynh nên tuân thủ các biện pháp sau:\n\n* Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ để giúp hạ nhiệt cơ thể.\n* Đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và uống nước nhiều hơn. Nếu trẻ sốt > 38.5 độ C và quấy khóc, có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường như [paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/acetaminophen) hoặc [ibuprofen](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng.\n* Khi bế trẻ, tránh chạm vào vùng vắc xin, không chườm nóng, xoa dầu, nặn chanh hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vùng tiêm để tránh gây nhiễm trùng.\n* Không sử dụng aspirin hoặc các thuốc ho và hạ sốt khác, vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.\n\nCác phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao gồm sốt nhẹ, sưng nóng đỏ đau tại vùng tiêm, đau đầu, và đau cơ. Tuy nhiên, các phản ứng này thường tự khỏi sau thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.\n\n![tre-em-tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-co-sot-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_tiem_vac_xin_viem_nao_nhat_ban_co_sot_khong_2_8d94093bbb.jpg)\n\n*Sốt nhẹ ở trẻ em sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản*\n\nMột số phản ứng hiếm khi xảy ra sau tiêm vắc xin bao gồm: Đau vai kéo dài và giảm hoạt động của tay, dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt, cổ, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, bỏ bú, mất cảm giác thèm ăn, li bì, co giật. Tuy hiếm, nhưng nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên thông báo ngay cho trung tâm tiêm chủng hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn.\n\nDù có một số phản ứng nhẹ sau tiêm, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản vẫn lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra. Vắc xin giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh lây lan trong cộng đồng, đồng thời giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do viêm não Nhật Bản.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Hiệu quả sau tiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu?", "abstract": "Bệnh Rubella có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Tiêm vắc xin Rubella là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh và các biến chứng. Vậy, tiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu?", "md_content": "Tiêm vắc xin Rubella là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chúng ta và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh Rubella. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là: [Tiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hieu-qua-sau-tiem-vac-xin-rubella-co-tac-dung-bao-lau.html)? Hãy cùng tìm hiểu về thời gian hiệu quả của vắc xin Rubella và tầm quan trọng của việc tiêm phòng định kỳ.\n\nVắc xin Rubella là gì?\n----------------------\n\n[Bệnh Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/rubella-98.html), còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày, là một bệnh truyền nhiễm nhẹ do virus Rubella gây ra. Bệnh này được lây truyền qua đường hô hấp khi người khỏe mạnh hít phải các chất tiết như nước bọt và nước mũi chứa virus Rubella từ người bệnh. Nó cũng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc với các vật dụng như sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi,... mà có dính chất tiết mũi họng của người bệnh.\n\nVắc xin Rubella là một loại vắc xin được sử dụng để phòng ngừa bệnh Rubella. Vắc xin này chứa các thành phần của virus Rubella đã bị giảm tác nhân gây hại, không gây ra bệnh, nhưng vẫn đủ để kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus Rubella nguy hiểm.\n\n![hieu-qua-sau-tiem-vac-xin-rubella-co-tac-dung-bao-lau.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hieu_qua_sau_tiem_vac_xin_rubella_co_tac_dung_bao_lau_4cc51a7bb9.jpg)\n\n*Vắc xin Rubella là loại vắc xin sống giảm độc lực*\n\nKhi được tiêm vắc xin, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại virus Rubella trong trường hợp tiếp xúc với nó sau này. Việc tiêm vắc xin Rubella là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh và giảm nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng như [viêm não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-37.html), [viêm màng phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-phoi-178.html) hoặc các vấn đề thai nhi nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Rubella.\n\nĐối tượng nên tiêm phòng vắc xin Rubella?\n-----------------------------------------\n\nTheo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, có một số đối tượng cần được ưu tiên tiêm phòng Rubella, bao gồm:\n\n**Nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản hoặc đang có kế hoạch mang thai:** Vắc xin Rubella rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bởi vì nếu một phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Rubella, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh. Việc tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.\n\n![hieu-qua-sau-tiem-vac-xin-rubella-co-tac-dung-bao-lau-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hieu_qua_sau_tiem_vac_xin_rubella_co_tac_dung_bao_lau_1_df04f88980.jpg)\n\n*Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin Rubella*\n\n**Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên:** Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên cần được tiêm phòng Rubella để bảo vệ khỏi bệnh và giúp ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng.\n\n**Người trưởng thành và người lớn tuổi trước đó chưa được tiêm phòng Rubella:** Nếu bạn là người trưởng thành hoặc người lớn tuổi chưa từng tiêm phòng Rubella, nên xem xét việc tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong xã hội.\n\nTiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu?\n-----------------------------------------\n\n[Vắc xin Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rubella-virus-vaccine) là một loại vắc xin sống giảm độc lực, tức là nó chứa một dạng giảm độc của virus Rubella. Vắc xin này kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus Rubella, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm và phòng ngừa bệnh trong một khoảng thời gian dài.\n\nLịch tiêm phòng Rubella được khuyến cáo như sau:\n\n**Trẻ nhỏ:** Đối với trẻ em, tiêm phòng Rubella bắt đầu từ mũi tiêm đầu tiên khi bé đạt 12 - 15 tháng tuổi. Sau đó, nên tiêm mũi nhắc lại khi bé đạt 4 - 6 tuổi để đảm bảo sự bảo vệ liên tục.\n\n**Phụ nữ chuẩn bị mang thai:** Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai, nên tiêm vắc xin Rubella ít nhất 3 tháng trước khi dự định có thai. Việc tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp cơ thể phụ nữ có đủ kháng thể chống lại virus Rubella và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.\n\n![hieu-qua-sau-tiem-vac-xin-rubella-co-tac-dung-bao-lau-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hieu_qua_sau_tiem_vac_xin_rubella_co_tac_dung_bao_lau_2_5f237fb72e.jpg)\n\n*Phụ nữ chuẩn bị mang thai tiêm vắc xin Rubella có tác dụng bao lâu*\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trong thời gian 3 mũi tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không?", "abstract": "Vắc xin HPV là liệu pháp hiệu quả để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Để đảm bảo hiệu quả người bệnh cần duy trình đúng và đủ lịch tiêm 3 mũi vắc xin HPV. Nhiều người có thắc mắc liệu tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không?", "md_content": "Việc duy trì quy trình tiêm chủng đầy đủ là cực kỳ quan trọng để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa của vắc xin HPV. Vậy, liệu quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến quá trình tiêm vắc xin HPV? Trong thời gian 3 mũi [tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-hpv-co-duoc-quan-he-khong.html)\n\nVắc xin HPV là gì?\n------------------\n\n[Vắc xin HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-la-gi-doi-tuong-nao-nen-tiem-46972.html) là một loại vắc xin được phát triển nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại HPV. HPV là một họ virus gồm hơn 140 loại khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại có khả năng gây viêm nhiễm ở vùng sinh dục và một số loại có thể dẫn đến các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.\n\n![Trong thời gian 3 mũi tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_hpv_co_duoc_quan_he_khong_1_f4e48d351a.jpg)\n\n*Vắc xin HPV tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus*\n\nHiện có hai loại vắc xin phổ biến được cấp phép sử dụng để phòng ngừa viêm nhiễm do các loại virus HPV và các bệnh liên quan, đó là Gardasil 9 và Gardasil. Cả hai loại vắc xin này đều có khả năng phòng ngừa [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), âm hộ, âm đạo, tổn thương tiền ung thư và loạn sản, [mụn cóc sinh dục](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mun-com-sinh-duc-487.html), cũng như các bệnh lý do nhiễm virus HPV. Vắc xin HPV được áp dụng cho cả nam và nữ, nhằm bảo vệ sức khỏe của mọi người.\n\nVắc xin HPV phòng được bệnh gì?\n-------------------------------\n\nVirus HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở con người và chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, bao gồm quan hệ bằng miệng, âm đạo và hậu môn. Tuy nhiên, virus HPV cũng có thể lây truyền qua đường khác như từ mẹ sang con, tiếp xúc da hoặc thông qua các dụng cụ cắt móng tay, đồ lót và vật dụng khác.\n\nTheo nghiên cứu, có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó khoảng 40 chủng có khả năng gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục và gây ra mụn cóc ở nam và nữ giới. Các loại virus HPV này gây ra khoảng 4,5% tổng số ca ung thư trên toàn cầu ở cả hai giới. Mỗi năm, có gần 690.000 trường hợp ung thư liên quan đến HPV được chẩn đoán trên toàn thế giới.\n\n![Trong thời gian 3 mũi tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_hpv_co_duoc_quan_he_khong_aec5924d25.jpg)\n\n*Vắc xin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, loạn sản, mụn cóc sinh dục*\n\nVirus HPV được xem là nguyên nhân gây ra hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Theo thống kê và nghiên cứu của các chuyên gia, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Chỉ trong năm 2020, khoảng 340.000 phụ nữ đã mất vì ung thư cổ tử cung, với 85% số ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển do thiếu các chiến lược phòng ngừa hiệu quả. Tại Việt Nam, mỗi ngày có thêm 14 trường hợp mắc bệnh và 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Nếu không tiêm vắc xin phòng HPV, số liệu này có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai.\n\nVắc xin HPV được đánh giá là an toàn và có khả năng bảo vệ cao trong việc phòng ngừa các chủng virus HPV có nguy cơ cao ở trẻ em gái, phụ nữ và trẻ em trai, nam giới. Hiện nay, có hai loại vắc xin HPV được sử dụng tại Việt Nam, đó là Gardasil và Gardasil 9. Vắc xin Gardasil bảo vệ chống lại 4 chủng virus HPV (6, 11, 16 và 18), giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục. Nó được khuyến cáo tiêm cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 - 26. Vắc xin Gardasil 9 bảo vệ chống lại 9 chủng virus HPV (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) và được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 26 tuổi, phòng các bệnh liên quan đến đường sinh dục nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, mụn cóc sinh dục, tổn thương tiền ung thư và loạn sản.\n\nTheo khuyến cáo của nhà sản xuất, vắc xin HPV hiện nay được khuyến nghị tiêm cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 - 26, bất kể đã có quan hệ tình dục hay [nhiễm HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhan-dien-dau-hieu-nhiem-hpv-sat-thu-gay-nhieu-benh-ung-thu-56233.html), đã sinh con hay chưa. Để đạt được hiệu quả miễn dịch cao nhất, việc tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt.\n\nTrong thời gian 3 mũi tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không?\n-------------------------------------------------------------\n\nTrong quá trình tiêm phòng HPV, không có yêu cầu kiêng cử quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục sau tiêm vắc xin HPV không ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin. Vắc xin HPV đã được thiết kế để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV. Do đó, dù bạn quan hệ tình dục sau tiêm vắc xin HPV, hiệu quả miễn dịch vẫn được duy trì và cơ thể vẫn có khả năng đáp ứng chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus HPV.\n\n![Trong thời gian 3 mũi tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vacxin_hpv_co_duoc_quan_he_khong_2_433f7fac3e.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin HPV có được quan hệ không là thắc mắc của nhiều người*\n\nTuy nhiên, quan trọng là bạn nên tuân thủ các biện pháp bảo vệ phòng bệnh, bao gồm sử dụng [bao cao su](https://nhathuoclongchau.com.vn/cham-soc-ca-nhan/bao-cao-su) và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tình trạng khác liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục. Vắc xin HPV chỉ bảo vệ khỏi các loại virus HPV đã được định danh trong vắc xin và không bảo vệ hoàn toàn khỏi các loại virus HPV khác hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.\n\nNgoài ra, nếu ngay sau khi tiêm vắc xin nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi bạn nên nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình sau tiêm và hạn chế hoạt động tình dục mạnh.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt", "abstract": "Tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trong số các vắc xin quan trọng, vắc xin lao đóng vai trò đặc biệt, giúp phòng ngừa một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Vì vậy, nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt.", "md_content": "Vắc xin lao đã từng được coi là một biện pháp quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lao. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh đã được khuyến nghị rộng rãi. Cùng tìm hiểu vì sao tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh và tại sao càng sớm càng tốt.\n\nVì sao nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?\n------------------------------------------\n\nTheo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ sơ sinh chưa tiếp xúc với vi khuẩn lao nên được tiêm vắc xin ngay trong 24 giờ đầu tiên để giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển nhanh chóng và nhận diện [vi khuẩn lao](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-che-gay-benh-cua-vi-khuan-lao-la-gi-52406.html) khi chúng tấn công cơ thể non nớt của trẻ.\n\nBệnh lao, do vi khuẩn lao có tên Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra, là một bệnh lây truyền qua không khí. Điều này có nghĩa là nếu tiếp xúc với không khí chứa vi khuẩn lao từ người mắc bệnh lao, nguy cơ mắc bệnh lao sẽ cao.\n\n![Nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_lao_cho_tre_so_sinh_cang_som_cang_tot_1_ee5adb1a1d.jpg)\n\n*Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt*\n\nKhi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân dễ phát triển các biến chứng về phổi và vi khuẩn lao có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não và các cơ quan khác. Trước khi có vắc xin phòng lao, bệnh lao được coi là \"tứ chứng nan y\" với tỷ lệ tử vong cao.\n\nTiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?\n-----------------------------------------------------\n\nTheo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi trẻ vừa mới sinh tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu tiên. Vắc xin phòng lao BCG chứa kháng nguyên BCG, khi tiêm vào cơ thể, nó kích thích hoạt động của hệ miễn dịch (miễn dịch đặc hiệu chủ động), từ đó tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên.\n\nTuy nhiên, trong vắc xin phòng lao và các loại vắc xin khác, các tác nhân gây bệnh đã được làm suy yếu hoặc bất hoạt, nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể. Thống kê số liệu lâm sàng cho thấy chỉ có khoảng 1 trường hợp nhiễm BCG sau tiêm vắc xin phòng lao trên mỗi 1 triệu trường hợp, và thường xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm HIV hoặc có miễn dịch suy giảm.\n\n![Nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_lao_cho_tre_so_sinh_cang_som_cang_tot5_6c1cacb660.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin phòng lao trong vòng 24 giờ đầu tiên chào đời*\n\nVắc xin phòng lao BCG có thể tiêm ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến cáo của Bộ Y tế là nên tiêm vắc xin lao trong tháng đầu tiên sau sinh, và tiêm trước khi trẻ 28 ngày tuổi là tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sau khi sinh không cần tuân thủ chế độ chăm sóc đặc biệt, không cần nằm phòng theo dõi hoặc trong lồng kính, có thể tiêm vắc xin lao ngay trong ngày đầu sau sinh.\n\nViệc [tiêm vắc xin phòng lao muộn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-lao-cho-tre-so-sinh-muon-co-anh-huong-gi-khong-52374.html) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao hơn so với trẻ đã được tiêm, thậm chí có thể nhiễm lao ngay trong những ngày đầu sau sinh. Lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, không đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn lao và các loại vi khuẩn khác.\n\nĐối với trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe hoặc chưa được tiêm phòng trong giai đoạn 1 tháng tuổi, có thể tiêm vắc xin phòng lao sau này. Tuy nhiên, vắc xin chỉ có tác dụng khi cơ thể trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Đối với những trường hợp xác định trẻ đã mắc bệnh lao, không cần thiết phải tiêm vắc xin phòng lao.\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh\n------------------------------------------\n\nTrước khi tiêm phòng lao cho trẻ, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo trẻ có tình trạng sức khỏe tốt và giảm nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc xin. Phụ huynh cần lưu ý những điều sau:\n\n* Cần thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ, như có triệu chứng ốm, sốt, [sinh non](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sinh-non-va-nhung-dieu-me-can-biet-46245.html), tiền sử dị ứng, hay phản ứng mạnh sau lần tiêm chủng trước.\n* Đồng thời, yêu cầu nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi tiêm. Hỏi rõ về loại vắc xin mà trẻ sẽ được tiêm.\n* Cho trẻ ăn uống bình thường sau khi tiêm.\n* Theo dõi trẻ thường xuyên sau tiêm chủng, ít nhất trong 30 phút sau tiêm và trong ít nhất 24 giờ sau tiêm.\n* Nếu trẻ bị sốt, chỉ dùng thuốc hạ sốt khi được chỉ định và theo hướng dẫn của nhân viên y tế.\n\n![Nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_lao_cho_tre_so_sinh_cang_som_cang_tot_2_7edab17a51.jpg)\n\n*Sau tiêm phòng lao trẻ có thể bị sốt cao*\n\nNếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, hoặc biểu hiện tím tái, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Các phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua đi nếu được phát hiện và xử lý kịp thời.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Các vắc xin cần tiêm trước khi mang thai", "abstract": "Trước khi mang thai, việc tiêm các loại vắc xin quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các vắc xin cần tiêm trước khi mang tha không chỉ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà còn cung cấp sự miễn dịch cho thai nhi từ giai đoạn đầu đời.", "md_content": "Tìm hiểu [các vắc xin cần tiêm trước khi mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-vac-xin-can-tiem-truoc-khi-mang-thai.html) là bước chuẩn bị đặc biệt quan trọng trong cho mẹ khi hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ hoạt động yếu hơn khi mang thai.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin trước khi mang thai?\n--------------------------------------------\n\nTheo các chuyên gia, việc tiêm vắc xin trước khi mang thai là rất cần thiết cho mẹ bầu vì những lý do sau đây:\n\n**Mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao:**\n\nKhi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ hoạt động kém hơn bình thường, làm cho mẹ bầu trở thành một nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh. Đồng thời, nguy cơ bệnh phát triển nặng cũng cao hơn so với các nhóm khác.\n\n**Thai nhi không có khả năng tự bảo vệ sức khỏe:**\n\nThai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mẹ để bảo vệ sức khỏe. Nếu mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, sức khỏe của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.\n\n**Hậu quả nghiêm trọng đến thai nhi khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm:**\n\n[*Bệnh sởi*](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html)*:* Mẹ bầu mắc sởi có nguy cơ cao sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ bị nhẹ cân.\n\n*Rubella:* Mẹ bầu mắc Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể sinh ra con dị tật ở một hoặc nhiều cơ quan, dễ sinh non và sảy thai.\n\n*Quai bị:* Mẹ bầu mắc quai bị ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra sinh con dị tật hoặc thai chết lưu, trẻ sinh ra bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.\n\n[*Viêm gan B:*](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html)Mẹ bị viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con, dẫn đến nguy cơ cao bị xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành.\n\n*Thủy đậu:* Mẹ bầu mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.\n\n![Các vắc xin cần tiêm trước khi mang thai](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_vac_xin_can_tiem_truoc_khi_mang_thai_2_47c28fa80a.jpg)\n\n*Mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi*\n\n**Thai nhi nhận được miễn dịch từ mẹ:**\n\nKhi mẹ tiêm vắc xin trước và trong thai kỳ, thai nhi cũng nhận được miễn dịch từ mẹ thông qua hiện tượng miễn dịch thụ động. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và phòng tránh nguy cơ bệnh tật trong những tháng đầu đời của thai nhi.\n\n**An toàn của các loại vắc xin cho mẹ bầu:**\n\nCác loại vắc xin được khuyến nghị cho phụ nữ có kế hoạch mang thai và mẹ bầu đều an toàn cho cả mẹ và bé. Chỉ cần tuân thủ quy định về an toàn tiêm chủng, không cần lo lắng quá nhiều.\n\nCác loại vắc xin như vắc xin cúm, vắc xin phòng viêm gan B... đều là vắc xin bất hoạt hoặc vắc xin tái tổ hợp, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.\n\nVì những lý do trên, việc tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin là điều quan trọng để có một sức khỏe tốt nhất và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.\n\nCác vắc xin cần tiêm trước khi mang thai\n----------------------------------------\n\nDưới đây là một số loại vắc xin mà chị em nên tiêm trước khi mang thai để đảm bảo bước vào một giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh:\n\n*Vắc xin sởi, quai bị và Rubella:* Nên tiêm ít nhất 1 tháng trước khi mang thai để bảo vệ mẹ bầu khỏi các biến chứng nguy hiểm và tránh nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.\n\n*Vắc xin cúm:* Loại vắc xin này có thể tiêm trước khi mang thai hoặc trong suốt thai kỳ mà không gây hại cho mẹ và thai nhi.\n\n[*Vắc xin thủy đậu*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-thuy-dau-o-dau-va-gia-tien-la-bao-nhieu-40244.html)*:* Nếu chưa từng mắc thủy đậu, việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước khi mang thai là rất quan trọng. Bệnh này có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là tình trạng dị tật bẩm sinh.\n\n![Các vắc xin cần tiêm trước khi mang thai 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_vac_xin_can_tiem_truoc_khi_mang_thai_1_5838ec116f.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh*\n\n*Vắc xin viêm gan B:* Nguy cơ mắc viêm gan B ở người Việt Nam ngày càng tăng. Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B có thể truyền bệnh cho thai nhi, gây nguy hiểm khi trẻ lớn lên. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B trước khi mang thai là rất quan trọng.\n\n*Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván:* Các bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và em bé sau sinh. Chính vì vậy, chị em cần tuân thủ quy định về tiêm phòng để đảm bảo sự an toàn trong thai kỳ.\n\n[*Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV)*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-da-biet-tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-gia-bao-nhieu-chua-44674.html)*:* Đối với chị em dưới 26 tuổi, việc tiêm vắc xin HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là rất quan trọng. Nếu đã mang thai mà chưa tiêm đủ liệu trình, chị em cần dừng lại và tiếp tục tiêm sau khi sinh. Đồng thời, không được kéo dài quá 24 tháng giữa các mũi tiêm.\n\nTrước khi tiêm vắc xin, chị em nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để nhận được thông tin chi tiết về các loại vắc xin và lịch trình tiêm cụ thể. Khi tiêm, hãy ghi nhớ lịch sử tiêm để cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ.\n\nLưu ý khi tiêm vắc xin chuẩn bị mang thai\n-----------------------------------------\n\nKhi chuẩn bị mang thai, tiêm vắc xin giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, chị em cần lưu ý những điểm sau đây:\n\n*Tư vấn y tế:* Trước khi tiêm vắc xin, hãy tham khảo ý kiến ​​và tư vấn y tế từ bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe của chị em và đưa ra quyết định phù hợp về loại vắc xin cần tiêm và thời điểm thích hợp.\n\n*Thông báo về thai kỳ:* Trao đổi với nhân viên y tế, về việc bạn đang chuẩn bị mang thai hoặc kế hoạch mang thai trong tương lai gần. Điều này giúp họ đưa ra lịch trình tiêm phù hợp và tư vấn đúng cách cho bạn hơn.\n\n*Tuân thủ lịch tiêm:* Theo chỉ định của bác sĩ, hãy tuân thủ lịch tiêm vắc xin được đề ra. Điều này giúp đảm bảo bạn nhận đủ mũi tiêm cần thiết và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.\n\n![Các vắc xin cần tiêm trước khi mang thai 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_vac_xin_can_tiem_truoc_khi_mang_thai_558cf57af9.jpg)\n\n*Tuân thủ đúng và đủ lịch tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ*\n\n*Đồng bộ với lịch trình khám thai kỳ:* Khi tiêm vắc xin, cần đảm bảo rằng nó không xung đột với các khám thai hoặc xét nghiệm khác trong quá trình chuẩn bị mang thai. Hãy đồng bộ lịch tiêm vắc xin với lịch trình chăm sóc thai kỳ để không gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý sức khỏe.\n\n*Lưu trữ thông tin lịch sử tiêm:* Khi tiêm vắc xin, hãy ghi nhớ và cung cấp thông tin đầy đủ về lịch sử tiêm cho nhân viên y tế. Điều này giúp họ đánh giá hiệu quả tiêm chủng và đưa ra quyết định tốt nhất cho sự phòng ngừa bệnh.\n\n*Theo dõi các phản ứng phụ:* Sau khi tiêm vắc xin, hãy quan sát cơ thể và chú ý đến mọi dấu hiệu phản ứng phụ có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất?", "abstract": "Trong quá trình chuẩn bị để có thai, việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi là một yếu tố quan trọng. Trong số các biện pháp bảo vệ sức khỏe, việc tiêm phòng vắc xin cúm đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, phụ nữ cần biết rằng tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.", "md_content": "Phụ nữ cần lưu ý là tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai, đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy, phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất?\n\nTại sao nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai?\n-------------------------------------------------------\n\nTrong thời kỳ mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều rất quan trọng. Một căn bệnh như cúm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hai. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai được coi là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.\n\n[Cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là một căn bệnh thông thường nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ thường hoạt động yếu hơn, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng cúm. Nếu mẹ bầu mắc cúm trong [3 tháng đầu thai kỳ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-thai-phat-trien-tot-3-thang-dau-la-gi-nhung-dieu-me-bau-can-luu-y.html), có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai là một biện pháp quan trọng để đảm bảo thai nhi có sức khỏe tốt.\n\n![Phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_nen_tiem_vac_xin_cum_sau_bao_lau_thi_co_thai_la_tot_nhat_2_bca7c0a695.jpg)\n\n*Mẹ bầu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi*\n\nVới tất cả những lợi ích và tác động tích cực mà việc [tiêm vắc xin phòng cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-cum-62654.html) mang lại cho mẹ và thai nhi, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tìm đến các trung tâm y tế để được tư vấn và tiêm phòng đúng lịch trình khi mang thai.\n\nPhụ nữ nên tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất?\n----------------------------------------------------------------\n\nViệc tiêm vắc xin cúm trước thời điểm mang thai được khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tốt nhất là tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi có ý định mang thai, nhưng tối thiểu cũng nên tiêm 1 tháng trước. Điều này giúp hệ miễn dịch của mẹ phát triển đủ mạnh và tạo đủ kháng thể để bảo vệ cả hai.\n\nTuy nhiên, nếu đã mang thai nhưng chưa kịp tiêm phòng, mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ bầu vẫn có thể tiêm bổ sung một số loại vắc xin, như vắc xin cúm dạng bất hoạt, để tăng cường sức khỏe và bảo vệ mẹ và thai nhi. Việc tiêm bổ sung này cần được thảo luận và hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia y tế, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và thai nhi.\n\n![Phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_nen_tiem_vac_xin_cum_sau_bao_lau_thi_co_thai_la_tot_nhat_1_4d8cf6510c.jpg)\n\n*Tốt nhất là tiêm vắc xin cúm ít nhất 3 tháng trước khi có ý định mang thai*\n\nVắc xin cúm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia y tế để được tư vấn và tiêm phòng đúng lịch trình, bất kể trước hay sau khi mang thai.\n\nLưu ý khi tiêm phòng cúm trước khi mang thai\n--------------------------------------------\n\nTiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý khi tiêm phòng cúm trước khi mang thai:\n\n**Tìm hiểu vắc xin cúm:** Hiểu rõ về loại vắc xin cúm mà bạn sẽ tiêm phòng. Thông tin về thành phần, hiệu lực bảo vệ, tác dụng phụ có thể gặp phải và lịch tiêm phòng là rất quan trọng để bạn có thể đưa ra quyết định thông thái.\n\n**Tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế:** Trước khi tiêm phòng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và khuyến cáo riêng cho trường hợp của bạn. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn phù hợp với tình trạng của bạn.\n\n**Tiêm phòng trước thời điểm mang thai:** Cố gắng lên kế hoạch [tiêm phòng vắc xin cúm trước thời điểm mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phu-nu-nen-tiem-vac-xin-cum-sau-bao-lau-thi-co-thai-la-tot-nhat.html) ít nhất 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng. Điều này giúp cho hệ miễn dịch của bạn phát triển đủ mạnh và tạo đủ kháng thể để bảo vệ cả mẹ và thai nhi.\n\n![Phụ nữ nên tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có thai là tốt nhất? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phu_nu_nen_tiem_vac_xin_cum_sau_bao_lau_thi_co_thai_la_tot_nhat_6098607ab4.jpg)\n\n*Vắc xin cúm tiêm sau khi mang thai kém hiệu quả hơn*\n\n**Lên lịch tiêm phòng phù hợp với các vắc xin khác:** Nếu bạn cũng có kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin khác, hãy đồng bộ hóa thời gian tiêm phòng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để lên lịch tiêm phòng phù hợp.\n\n**Theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm phòng:** Sau khi tiêm phòng, theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và nếu có bất kỳ tác động phụ nào xảy ra, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin HPV hoạt động như thế nào? Vắc xin HPV tiêm mấy mũi?", "abstract": "Vắc xin HPV đã trở thành một biện pháp phòng ngừa quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm và tiến triển các bệnh liên quan đến virus HPV. Vậy, vắc xin HPV tiêm mấy mũi và chúng hoạt động như thế nào để bảo vệ chúng ta khỏi những căn bệnh nguy hiểm? Hãy cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của vắc xin HPV và tầm quan trọng của việc tiêm đúng số mũi để đạt được hiệu quả tốt nhất.", "md_content": "Các loại vắc xin HPV khác nhau đòi hỏi số lượng mũi tiêm khác nhau và tuân thủ đúng lịch tiêm là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh khác do virus HPV gây ra. Hãy cùng tìm hiểu vắc xin HPV tiêm mấy mũi và tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ tiêm chủng.\n\nVắc xin HPV có tác dụng gì?\n---------------------------\n\n[Vắc xin phòng ngừa HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-la-gi-doi-tuong-nao-nen-tiem-46972.html) đã được chứng minh là hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm và tổn thương tiền ung thư gây ra bởi virus HPV loại 6, 11, 16 và 18, bao gồm ung thư biểu mô lát và biểu mô tuyến cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, vòm họng và hậu môn. Tuy vậy, vắc xin HPV không phải là biện pháp phòng ngừa cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và không thể ngăn ngừa tránh thai.\n\n[Ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) là một trong những bệnh nguy hiểm nhất mà vắc xin HPV có thể ngăn ngừa. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Mỗi năm, hàng trăm ngàn phụ nữ trên thế giới mắc phải ung thư cổ tử cung, và mỗi ngày có hàng trăm phụ nữ tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong và 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung. Virus HPV không chỉ gây ung thư cổ tử cung mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác ở cả nam và nữ.\n\n![Vắc xin HPV hoạt động như thế nào? Vắc xin HPV tiêm mấy mũi?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_hoat_dong_nhu_the_nao_vac_xin_hpv_tiem_may_mui_1_63b64f5ea6.jpg)\n\n*Vắc xin phòng ngừa HPV ngăn ngừa nhiễm và tổn thương tiền ung thư gây ra bởi virus HPV*\n\nTuy phần lớn người nhiễm HPV không có triệu chứng và có thể tự khỏi, nhưng một phần nhỏ người nhiễm có nguy cơ phát triển các tổn thương tiền ung thư. Việc tiêm vắc xin HPV giúp ngăn ngừa sự tiến triển từ tổn thương tiền ung thư thành ung thư cổ tử cung theo thời gian.\n\nNgoài ra, virus HPV không phân biệt giới tính và có tác động đến cả nam và nữ. Tuy lưu hành của HPV ở nam cao hơn ở nữ, miễn dịch cộng đồng trong nam giới phụ thuộc vào việc bao phủ vắc xin ở nữ. Tỷ lệ lây nhiễm HPV từ nữ sang nam cao hơn so với từ nam sang nữ. Điều này đòi hỏi việc tiêm vắc xin HPV ở cả nam và nữ là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan và bảo vệ sức khỏe của cả hai giới.\n\nVắc xin HPV hoạt động như thế nào?\n----------------------------------\n\nVắc xin HPV là loại vắc xin được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Cơ chế phòng bệnh của vắc xin HPV tương tự như các loại vắc xin khác, nghĩa là nó \"bắt chước\" quá trình gây bệnh tự nhiên của virus HPV để giúp cơ thể phản ứng và đề kháng lại căn bệnh khi gặp phải virus trong tương lai. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để tấn công hoặc tiêu diệt virus HPV và ngăn chặn sự lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.\n\nCác vắc xin HPV hiện nay được sản xuất dựa trên vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) được hình thành từ các thành phần bề mặt của HPV. Các VLP không gây nhiễm trùng vì thiếu ADN của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có khả năng tương tự với virus tự nhiên. Các VLP kích thích cơ thể sản xuất mức độ kháng thể cao, do đó vắc xin HPV có hiệu quả cao.\n\n![Vắc xin HPV hoạt động như thế nào? Vắc xin HPV tiêm mấy mũi? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_hoat_dong_nhu_the_nao_vac_xin_hpv_tiem_may_mui_73cdc6fc86.jpg)\n\n*Vắc xin HPV được sản xuất dựa trên vi sinh vật có cấu trúc giống VLPs*\n\nTuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại vắc xin HPV chỉ được sử dụng để phòng ngừa, không có tác dụng điều trị. Do đó, vắc xin HPV không thể điều trị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, tổn thương loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn hoặc [mụn cóc sinh dục](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/mun-com-sinh-duc-487.html) mức độ cao,... Ngoài ra, vắc xin HPV không ngăn ngừa tổn thương do các loại HPV có trong vắc xin đối với những người đã nhiễm các loại HPV đó trước khi tiêm vắc xin.\n\nVắc xin HPV tiêm mấy mũi?\n-------------------------\n\nVắc xin HPV có số lượng mũi tiêm khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin. Theo hướng dẫn của các chuyên gia tiêm chủng, dưới đây là số mũi tiêm cho mỗi loại vắc xin HPV:\n\n**Vắc xin Gardasil 4:**\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên cho bé gái và phụ nữ từ 9 - 26 tuổi.\n* Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.\n* Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.\n\n![Vắc xin HPV hoạt động như thế nào? Vắc xin HPV tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_hoat_dong_nhu_the_nao_vac_xin_hpv_tiem_may_mui_2_4b5d2cd5ed.jpg)\n\n*Vắc xin HPV tiêm mấy mũi tùy thuộc vào loại vắc xin và độ tuổi*\n\n**Vắc xin Gardasil 9:**\n\n*Đối với nam giới và nữ giới từ 9 tuổi đến dưới 15 tuổi:*\n\nPhác đồ 2 mũi:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 từ 6 - 12 tháng.\n\nNếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 dưới 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.\n\nPhác đồ 3 mũi (0 - 2 - 6):\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.\n\nĐối với *nam giới và nữ giới* từ 15 tuổi đến dưới 27 tuổi:\n\nPhác đồ 3 mũi (0 - 2 - 6):\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.\n\nPhác đồ tiêm nhanh:\n\n* Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.\n\nLưu ý: Phác đồ 3 mũi (0 - 2 - 6) có thể được sử dụng cho cả người từ 9 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ 15 tuổi đến dưới 27 tuổi.\n\nVới mỗi loại vắc xin HPV, quan trọng nhất là tuân thủ đúng phác đồ tiêm chủng được khuyến nghị để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe. Hãy thảo luận và nhận tư vấn chi tiết từ bác sĩ để chọn phác đồ tiêm phù hợp với bạn.\n\nVắc xin HPV đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus HPV. Cơ chế hoạt động của vắc xin này là kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus HPV, giúp cơ thể phản ứng và đề kháng khi gặp phải virus trong tương lai. Để đạt được hiệu quả tối đa, việc tiêm đúng số mũi vắc xin rất quan trọng. Hãy luôn tuân thủ phác đồ tiêm chủng được khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe của bạn và cộng đồng khỏi căn bệnh nguy hiểm này.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Có nên tiêm vắc xin dại không? Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin dại?", "abstract": "Vắc xin dại là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh dại, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Tuy nhiên, như bất kỳ phương pháp y tế nào, vắc xin dại cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu có nên tiêm vắc xin dại hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.", "md_content": "Khi nói đến vắc xin dại, một số người có thể nảy sinh câu hỏi về tác dụng phụ mà nó có thể gây ra. Như tất cả các vắc xin khác, vắc xin dại cũng có thể mang theo một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiểu rõ những tác dụng phụ này và so sánh với lợi ích mà vắc xin dại mang lại từ đó quyết định có nên tiêm vắc xin dại không?\n\nVắc xin phòng dại là gì?\n------------------------\n\nVắc xin dại là một biện pháp quan trọng để bảo vệ người tiêm khỏi [bệnh dại](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-dai-229.html). Vắc xin này hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi rút dại. Những kháng thể này có khả năng nhận diện và tiêu diệt vi rút dại khi có sự xâm nhập vào cơ thể.\n\nĐể đạt hiệu quả tốt nhất, việc tiêm vắc xin dại cần được thực hiện trước khi tiếp xúc với động vật hoặc bị cắn bởi động vật (tiêm phòng sớm). Trong trường hợp bị cắn, thời gian tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt và không nên chủ quan dựa vào việc không có triệu chứng bất thường. Điều đó bởi vì vi rút dại có thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí có thể lên đến 1 năm. \n\nTrong giai đoạn ủ bệnh này, không có triệu chứng rõ ràng vì vi rút dại chưa tấn công vào hệ thống thần kinh. Nếu không tiêm vắc xin dại sau khi vi rút dại đã xâm nhập vào não, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay và nguy cơ tử vong gần như là 100%. Vắc xin dại không còn khả năng cứu chữa trong trường hợp này.\n\n![Có nên tiêm vắc xin dại không? Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin dại? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_dai_khong_tac_dung_phu_khi_tiem_vac_xin_dai_5_b30ac1233b.jpg)\n\n*Tiêm phòng vắc xin dại là một biện pháp quan trọng để bảo vệ khỏi bệnh dại*\n\nVắc xin dại đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và điều trị bệnh dại. Để đảm bảo sự bảo vệ tối đa, việc tiêm phòng dại trước khi tiếp xúc và cắn bởi động vật là điều cần thiết, đồng thời không nên chủ quan khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào.\n\nCó nên tiêm vắc xin dại không?\n------------------------------\n\nTiêm vắc xin dại là một biện pháp quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong do vi rút dại. Việc tiêm phòng vắc xin dại có thể ngăn chặn sự lây lan của vi rút và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm bệnh dại.\n\nVắc xin dại đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh dại. Vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi rút dại. Khi người tiêm vắc xin tiếp xúc với vi rút dại sau này, hệ thống miễn dịch đã được chuẩn bị và có khả năng phản ứng nhanh chóng, ngăn chặn sự lây lan và tấn công của vi rút.\n\nĐặc biệt, nếu bạn tiếp xúc với động vật hoang dã, [bị chó dại cắn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-cho-dai-can-bao-lau-thi-tiem-phong-65595.html), hoặc nghi ngờ bị cắn bởi động vật mang vi rút dại, việc tiêm phòng vắc xin dại là cực kỳ quan trọng. Thời gian tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi rút dại lây lan và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.\n\n![Có nên tiêm vắc xin dại không? Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin dại? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_dai_khong_tac_dung_phu_khi_tiem_vac_xin_dai_42896bc185.jpg)\n\n*Khi bị động vật cắn, việc tiêm phòng vắc xin dại là cực kỳ quan trọng*\n\nVì vậy, tiêm vắc xin dại là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa bệnh dại.\n\nTác dụng phụ khi tiêm vắc xin dại?\n----------------------------------\n\nSau khi tiêm phòng vắc xin dại, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như sau:\n\n**Tác dụng phụ tại chỗ tiêm:** Một số người có thể gặp sưng đỏ và đau nhức tại chỗ tiêm trong vòng từ 24 đến 48 giờ sau tiêm. Đây là phản ứng thông thường và thường tự giảm đi sau vài ngày.\n\n**Phản ứng phụ toàn thân:** Một số người có thể trải qua phản ứng phụ toàn thân sau tiêm vắc xin dại. Các triệu chứng có thể bao gồm [đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-dau-la-benh-gi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-54796.html), choáng váng, mệt mỏi, run rẩy, ù tai, và có thể làm giảm khả năng thị lực tạm thời. Những triệu chứng này thường không nghiêm trọng và tự giảm đi trong vài ngày.\n\n**Phản ứng phụ sau liều tăng cường:** Đôi khi, sau khi tiêm liều tăng cường của vắc xin dại, một số người có thể gặp phản ứng phụ như [sốt cao](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), đau nhức xương khớp, đau cơ, phát ban hoặc rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên lo lắng, vì các phản ứng này thường tự giảm đi sau vài ngày và không kéo dài.\n\n![Có nên tiêm vắc xin dại không? Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin dại?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_tiem_vac_xin_dai_khong_tac_dung_phu_khi_tiem_vac_xin_dai_2_80cfa36bbe.jpg)\n\n*Sốt cao sau khi tiêm liều tăng cường của vắc xin dại*\n\n**Rất hiếm khi gặp sốc phản vệ:** Tuy tỷ lệ rất hiếm, nhưng có một số trường hợp người tiêm vắc xin dại có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Tuy nhiên, những trường hợp này thường chỉ xảy ra đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc tình trạng sức khỏe không đảm bảo để tiêm chủng. Điều quan trọng là đảm bảo cơ thể có đủ sức khỏe và dưỡng chất để đối phó với phản ứng mạnh từ vắc xin.\n\nĐể giảm nguy cơ phản ứng phụ và tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin dại, trước và sau khi tiêm vắc xin dại bạn hãy nhớ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này có thể được đạt được thông qua việc ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ, và duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt?", "abstract": "Trẻ em được tiêm vắc xin đầy đủ là một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của con trẻ. Một trong những phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc xin của trẻ là cơn sốt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời gian và tần suất sốt sau tiêm vắc xin ở trẻ em, giúp bạn hiểu rõ hơn về phản ứng này và làm thế nào để xử lý khi trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin.", "md_content": "Khi tiêm [vắc xin cho trẻ em](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-nen-tiem-phong-nhung-loai-vac-xin-nao-46753.html), một trong những phản ứng phổ biến mà phụ huynh thường gặp phải là cơn sốt, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Tuy sốt sau tiêm vắc xin là một biểu hiện phụ thông thường, nhưng thời gian và tần suất sốt có thể khác nhau đối với từng loại vắc xin và từng trẻ. Điều này thường khiến nhiều phụ huynh tự hỏi: \"[Trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-sau-tiem-vac-xin-bao-lau-thi-sot.html)\" Cùng tìm hiểu về thời gian và cách xử lý sốt sau tiêm vắc xin ở trẻ em để giúp bạn có được thông tin cần thiết và đáp ứng tốt nhất cho sức khỏe của con.\n\nNhững phản ứng thường gặp của trẻ em sau khi tiêm vắc xin\n---------------------------------------------------------\n\n### Sốt\n\n[Sốt sau tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-tre-hay-sot-sau-tiem-tre-tiem-phong-khong-bi-sot-co-tot-khong.html) là một phản ứng phổ biến. Thông thường, trẻ sơ sinh thường bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Cơn sốt này thường tự giảm và không kéo dài quá 2 ngày. Để theo dõi sốt của trẻ, nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể khoảng 2 - 3 giờ một lần hoặc 15 - 30 phút một lần. \n\nNếu nhiệt độ của trẻ cao sau khi tiêm phòng (trên 38,5 độ C), bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt, có thể là dạng nước hoặc đặt hậu môn theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ chỉ bị sốt nhẹ dưới 38 độ C, có thể chườm ấm cho trẻ và tháo rời quần áo để làm giảm sốt nhanh chóng.\n\n### Đau vùng tiêm\n\nSưng, đau và đỏ tại chỗ tiêm cũng là hiện tượng thường gặp và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Không nên bôi hoặc chườm bất kỳ thứ gì lên chỗ tiêm của bé, bao gồm cả việc chườm đá hoặc chườm nóng. Nếu bé khó chịu và quấy khóc, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol cho bé theo chỉ định của bác sĩ.\n\nTrong một số trường hợp hiếm, có thể xảy ra vết bầm tím ngay chỗ tiêm, đặc biệt là ở trẻ có bệnh lý về máu hoặc giảm tiểu cầu. Trước khi tiêm phòng cho trẻ, hãy đưa bé đi khám sàng lọc để có thể đưa ra biện pháp phù hợp và cần thiết.\n\n![Trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_sau_tiem_vac_xin_bao_lau_thi_sot_1_ab1b4ffd54.jpg)\n\n*Sốt, sưng, đau và đỏ vùng tiêm là các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin*\n\nPhát ban hoặc nổi mụn nước có thể xảy ra sau khi tiêm phòng sởi, quai bị, rubella sau 5 - 12 ngày. Nếu trẻ tiêm vắc xin phòng thủy đậu, sau khoảng 3 - 4 tuần có thể xuất hiện mụn nước trên da tương tự như thủy đậu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và tự giải quyết sau 1 - 2 ngày.\n\nNói chung, nếu trẻ bị sốt sau tiêm phòng hoặc có một số phản ứng phụ nhẹ, trẻ thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc hoặc có thể ăn uống kém hơn một chút. Điều này không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu phản ứng trở nên nặng hơn, có thể trẻ bị sốc phản vệ. Sau khi tiêm phòng, tốt nhất là bạn và trẻ cùng ở lại điểm tiêm chủng để được theo dõi trong vòng 30 phút. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn có thể về nhà và tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất trong 24 - 48 giờ tiếp theo.\n\nTrẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt?\n----------------------------------------\n\nThời gian mà trẻ em có thể bị sốt sau khi tiêm vắc xin có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin và đặc tính cá nhân của từng trẻ. Trong nhiều trường hợp, cơn sốt sau tiêm vắc xin thường xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ đầu tiên sau tiêm. Tuy nhiên, cũng có thể có trẻ không bị sốt hoặc sốt xảy ra sau một khoảng thời gian ngắn hơn.\n\nSốt thường ở mức nhẹ hoặc trung bình và thường không kéo dài quá 2 ngày. Trong trường hợp sốt kéo dài hoặc sốt cao hơn 38,5 độ C, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thêm.\n\n![Trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_sau_tiem_vac_xin_bao_lau_thi_sot_3a0e5af203.jpg)\n\n*Trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt là thắc mắc của nhiều ba mẹ*\n\nBa mẹ cần quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm vắc xin. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, như sốt kéo dài, triệu chứng nghiêm trọng, hoặc phản ứng quá mức, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.\n\nTheo dõi trẻ em sau khi tiêm vắc xin tại nhà\n--------------------------------------------\n\nTrong quá trình theo dõi trẻ sau khi tiêm phòng, mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau đây:\n\n**Thân nhiệt của bé:** Hãy theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé để xem có có sốt hay không. Nếu bé có sốt nhẹ hoặc sốt cao, hãy ghi nhận và theo dõi biểu hiện sốt trong thời gian tiếp theo.\n\n**Tình trạng mệt mỏi và khó chịu:** Quan sát xem bé có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu không. Nếu bé có biểu hiện này, hãy đảm bảo bé được nghỉ ngơi đủ và nhận tư vấn y tế từ bác sĩ về các biện pháp giảm khó chịu cho bé.\n\n**Tình trạng ăn uống và ngủ:** Chú ý xem bé có ăn uống và ngủ bình thường không. Đảm bảo bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi sau khi tiêm phòng.\n\n**Nhịp thở của bé:** Quan sát xem bé có thở nhanh hoặc gặp khó khăn trong việc thở không. Nếu có bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.\n\n**Phản ứng da:** Kiểm tra xem bé có xuất hiện phản ứng da như phát ban hay nổi mụn nước không. Ghi nhận tần suất và mức độ của phản ứng da này.\n\n**Vết tiêm:** Quan sát xem vết tiêm của bé có sưng tấy hay đau nhức không. Hạn chế động vào vùng vết tiêm để tránh làm bé khó chịu.\n\nChăm sóc bé sau khi tiêm vắc xin\n--------------------------------\n\nSau khi tiêm phòng, nếu bé còn bú mẹ, hãy cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé đã ăn thức ăn, hãy đảm bảo bé được uống đủ nước và cung cấp thức ăn dễ tiêu.\n\nNếu bé bị sốt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như đo thân nhiệt, mặc cho bé quần áo mỏng và lau người bé bằng khăn ướt. Nếu sốt cao hơn 38,5 độ C, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt như [paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-me-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-paracetamol-cho-tre-55526.html) hoặc [ibuprofen](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/ibuprofen) theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng các biện pháp như đắp chanh lên da, vì chúng chưa được kiểm chứng và có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da cho bé.\n\nHạn chế tiếp xúc và động vào vùng vết tiêm của bé, đặc biệt khi bế bé, để tránh làm bé đau và khó chịu.\n\n![Trẻ em sau tiêm vắc xin bao lâu thì sốt? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_sau_tiem_vac_xin_bao_lau_thi_sot_2_2eb936d421.jpg)\n\n*Để bé nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc và động vào vùng vết tiêm của bé*\n\nNếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hoặc bé có phản ứng nặng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị phù hợp.\n\nSốt sau tiêm vắc xin là một phản ứng phụ mà trẻ em có thể trải qua. Thời gian và tần suất sốt sau tiêm vắc xin có thể khác nhau đối với từng loại vắc xin và từng trẻ. Việc quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm vắc xin là rất quan trọng. Nếu sốt của trẻ kéo dài, sốt cao hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. \n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng? Bao lâu thì cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm?", "abstract": "Khi quyết định tiêm vắc xin cúm, một trong những câu hỏi thường được đặt ra là tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng? Vắc xin cúm không mang lại hiệu quả ngay lập tức, mà cần một thời gian nhất định để miễn dịch phản ứng và phát triển. Hãy cùng tìm hiểu về thời gian cần thiết để vắc xin cúm có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi căn bệnh này.", "md_content": "Sự hiệu quả của vắc xin cúm không chỉ phụ thuộc vào vi rút cúm mà còn liên quan đến cơ địa và hệ thống miễn dịch của mỗi người. Một câu hỏi mà nhiều người quan tâm là [tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vac-xin-cum-sau-bao-lau-thi-co-tac-dung-bao-lau-thi-can-tiem-nhac-lai-vac-xin-cum.html), và sau bao lâu chúng ta cần tiêm nhắc lại để duy trì hiệu lực bảo vệ?\n\nAi nên tiêm vắc xin cúm?\n------------------------\n\nVắc xin cúm là biện pháp quan trọng để phòng ngừa [bệnh cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html), và được coi là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn các biến chứng cúm. Hiệu quả của vắc xin cúm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tiêm và khả năng miễn dịch của người được tiêm, cũng như sự phù hợp giữa thành phần vi rút trong vắc xin và vi rút cúm đang lưu hành. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng vắc xin cúm có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm lên tới 70 - 80% và có hiệu lực bảo vệ từ 80% - 90%.\n\n![Tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng? Bao lâu thì cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_cum_sau_bao_lau_thi_co_tac_dung_bao_lau_thi_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_cum_c6c116f8b3.jpg)\n\n*Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cúm cần tiêm vắc xin cúm*\n\nCó những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm hoặc gặp biến chứng nghiêm trọng từ bệnh cúm, do đó, họ cần tiêm vắc xin cúm hàng năm.\n\n* Trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi và người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.\n* Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên mắc các [bệnh tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html) hoặc bệnh phổi mãn tính, [hen suyễn](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/hen-suyen-1397.html), bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch cũng nên tiêm vắc xin cúm hàng năm.\n* Nếu có kế hoạch mang thai trong mùa cúm, phụ nữ cũng cần tiêm vắc xin cúm.\n* Những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân cúm như nhân viên y tế và người sống chung trong cùng một gia đình với bệnh nhân cúm cũng nên được tiêm vắc xin cúm hàng năm.\n\nTiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng?\n---------------------------------------------\n\nTiêm vắc xin cúm định kỳ hàng năm là điều quan trọng. Hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm không xảy ra ngay lập tức mà mất khoảng 2 - 3 tuần sau khi tiêm để đạt được tác dụng bảo vệ khỏi một số loại vi rút cúm trong mùa cúm đó. Việc xác định thời điểm tiêm phòng cúm đúng cách là rất quan trọng do tác động chậm của vắc xin.\n\n![Tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng? Bao lâu thì cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_cum_sau_bao_lau_thi_co_tac_dung_bao_lau_thi_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_cum_1_e1d48c0d69.jpg)\n\n*Hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm mất khoảng 2 - 3 tuần sau khi tiêm*\n\nCác vắc xin ngừa cúm được chứng minh có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài trong khoảng 6 - 12 tháng do tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên của vi rút cúm theo chu kỳ hàng năm. Do đó, các loại vắc xin cúm sử dụng trong một năm có thể không còn hiệu quả trong năm tiếp theo. Điều này khiến các chuyên gia y tế khuyến cáo [tiêm phòng cúm hàng năm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-phai-tiem-vacxin-ngua-cam-cum-hang-nam-41193.html), đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa chủng vi rút cúm đang lưu hành với chủng vi rút có trong vắc xin.\n\nBao lâu thì cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm?\n------------------------------------------\n\nVắc xin phòng cúm mùa được khuyến nghị để tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lịch tiêm phòng cúm như sau:\n\nTrẻ từ 6 tháng - 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:\n\n* Tiêm 2 mũi vắc xin cúm cách nhau tối thiểu 1 tháng.\n* Sau đó, tiêm vắc xin cúm nhắc lại hàng năm.\n\nTrẻ trên 9 tuổi và người lớn:\n\n* Tiêm 1 mũi vắc xin cúm có dung tích 0.5ml.\n* Sau đó, tiêm vắc xin cúm nhắc lại hàng năm.\n\nĐiều này giúp bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bị nhiễm vi rút cúm và giảm nguy cơ mắc các biến chứng do cúm gây ra. Việc tuân thủ lịch tiêm phòng cúm đúng cách và tiêm nhắc lại hàng năm là cần thiết để duy trì hiệu lực bảo vệ tốt nhất.\n\n![Tiêm vắc xin cúm sau bao lâu thì có tác dụng? Bao lâu thì cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tiem_vac_xin_cum_sau_bao_lau_thi_co_tac_dung_bao_lau_thi_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_cum_2_e814e649b9.jpg)\n\n*Các chuyên gia y tế khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm để duy trì hiệu quả bảo vệ*\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Sau khi tiêm vắc xin không bị sốt có kháng thể không?", "abstract": "Trong quá trình tiêm vắc xin, một trong những phản ứng phổ biến mà nhiều người quan tâm là cơn sốt sau tiêm. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua sốt sau khi tiêm vắc xin. Điều này khiến nhiều người tự hỏi: \"Sau khi tiêm vắc xin không bị sốt, liệu có kháng thể được hình thành trong cơ thể không?\" Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sốt và sự hình thành kháng thể sau khi tiêm vắc xin.", "md_content": "Tiêm vắc xin là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chúng ta và ngăn ngừa bệnh tật. Một phản ứng phổ biến sau tiêm vắc xin là [cơn sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), nhưng không phải ai cũng trải qua sốt sau khi tiêm. Điều này đặt ra câu hỏi: \"[Sau khi tiêm vắc xin không bị sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vac-xin-khong-bi-sot-co-khang-the-khong.html), liệu cơ thể có hình thành kháng thể để bảo vệ khỏi bệnh không?\" Vậy tại sao sau tiêm lại có người bị sốt người không?\n\nBị sốt do đâu?\n--------------\n\nTrong não, chúng ta có một vùng được gọi là \"vùng hạ đồi\" có vai trò quan trọng trong việc nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vùng này đảm nhiệm chức năng duy trì nhiệt độ trong khoảng xung quanh 37 độ C, là mức nhiệt độ bình thường của người.\n\nKhi cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc virus, chúng sẽ giải phóng các hoá chất gây tổn thương vào máu để làm suy yếu cơ thể. Trong trường hợp này, vùng \"hạ đồi\" sẽ nhận được tín hiệu về sự tấn công và phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể lên cao hơn mức bình thường, từ 37 độ C lên 39 - 40 độ C, và có thể cao hơn nữa. Đây chính là hiện tượng sốt.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin không bị sốt có kháng thể không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_khong_bi_sot_co_khang_the_khong_1_de97a1ab6c.jpg)\n\n*Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể báo động cơ thể gặp sự tổn thương*\n\nSốt có vai trò như một cơ chế dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể, nó là một cách báo động của cơ thể khi gặp sự tổn thương. Khi tiêm vắc xin, cơ thể cũng nhận diện nó và phản ứng tương tự. Sự tăng nhiệt độ cơ thể đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể khỏi bất kỳ tác nhân gây bệnh nào.\n\nVì sao sau khi tiêm vắc xin có người sốt, có người không?\n---------------------------------------------------------\n\nKhi hệ miễn dịch nhận diện và phản ứng sau khi tiêm vắc xin, mỗi người có thể có các phản ứng khác nhau. Một vắc xin sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định, nhưng thời gian để tạo ra đủ kháng thể theo kế hoạch sản xuất có thể khác nhau đối với mỗi người. Có thể gây sốt hoặc không, nhưng điều quan trọng là vắc xin vẫn đảm bảo hiệu quả.\n\nCơn sốt sau tiêm vắc xin cho thấy hệ miễn dịch đang \"nóng nảy\" và chiến đấu mạnh mẽ với \"kẻ địch\". Tuy nhiên, với những người không gây sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó đang chiến đấu một cách nhẹ nhàng hơn.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin không bị sốt có kháng thể không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_khong_bi_sot_co_khang_the_khong_614ba65850.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin có người sốt, có người không là triệu chứng thông thường*\n\nDù có sốt hay không, hệ miễn dịch đã nhận diện và đưa virus vào danh sách tiêu diệt. Lần tới nếu virus này xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tự động tiêu diệt nó.\n\nNhư vậy, có hay không sốt đều mang lại hiệu quả miễn dịch tương tự. Hệ miễn dịch đã học cách tiêu diệt khi có \"kẻ địch\" xâm nhập cơ thể.\n\nSau khi tiêm vắc xin không bị sốt có kháng thể không?\n-----------------------------------------------------\n\nCó thể có kháng thể sau khi tiêm vắc xin mà không gây sốt. [Sốt sau tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html) là một phản ứng phổ biến, nhưng không phải tất cả mọi người đều trải qua sốt sau khi tiêm vắc xin.\n\nKháng thể là một phần quan trọng của hệ miễn dịch và được sản xuất nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, như vi khuẩn hoặc virus. Khi tiêm vắc xin, chất kích thích có trong vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch và khuyến khích sản xuất kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh tật.\n\nDù có sốt hay không sau tiêm vắc xin, quá trình sản xuất kháng thể vẫn có thể xảy ra. Hệ miễn dịch sẽ tiếp xúc với thành phần vắc xin và phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể để đối phó với tác nhân gây bệnh. Do đó, không bị sốt không có nghĩa là không có kháng thể.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin không bị sốt có kháng thể không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_khong_bi_sot_co_khang_the_khong_2_544ac371d9.jpg)\n\n*Tiêm đủ liều và tuân thủ theo lịch tiêm chủng để tạo kháng thể hiệu quả nhất*\n\nTuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của vắc xin, thời gian cần thiết để tạo ra đủ kháng thể có thể khác nhau đối với từng người. Việc tiêm đủ liều và tuân thủ theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị là cách tốt nhất để đạt được mức độ bảo vệ tối ưu cho bạn.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Giải đáp: Sau khi tiêm vắc xin có được quan hệ không? ", "abstract": "Trong thời gian gần đây, việc tiêm vắc xin bảo vệ sức khỏe được chú trọng và quan tâm rất nhiều. Trong số những câu hỏi phổ biến, một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm liệu rằng sau khi tiêm vắc xin có được quan hệ không?", "md_content": "Vắc xin là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát các bệnh tật. Trên toàn cầu, hàng triệu người đã tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng [sau khi tiêm vắc xin có được quan hệ không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-co-duoc-quan-he-khong.html), quan hệ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?\n\nTầm quan trọng khi tiêm vắc xin cho người lớn\n---------------------------------------------\n\nHàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm tử vong vì các căn bệnh truyền nhiễm mà có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Ước tính rằng, vắc xin có thể ngăn ngừa từ 2 đến 3 triệu trường hợp tử vong do các bệnh này trên toàn cầu. Tuy nhiên, tại nước ta, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho người lớn vẫn còn thấp và nhận thức về tầm quan trọng của vắc xin với người lớn vẫn chưa cao.\n\nTheo nhiều nghiên cứu, khoảng 10% người đã được tiêm vắc xin từ nhỏ cần được tiêm nhắc lại khi trưởng thành, bởi vì hiệu lực của nhiều loại vắc xin có thể giảm dần theo thời gian, như vắc xin uốn ván hay [ho gà.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html)\n\nTiêm vắc xin là một phương pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, không chỉ bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ gia đình và cộng đồng. Mỗi người tiêm vắc xin đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng miễn dịch. Khi đó, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm sẽ giảm, gánh nặng bệnh tật và di chứng sẽ không còn là mối đe dọa cho cuộc sống của mọi người.\n\n![sau-khi-tiem-vacxin-co-duoc-quan-he-khong-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_co_duoc_quan_he_khong_1_0228e6a262.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin giúp phòng bệnh chủ động cho tất cả mọi người*\n\nTất cả người lớn đều được khuyến khích tiêm phòng, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh và biến chứng nặng như phụ nữ mang thai, người cao tuổi, và những người mắc các bệnh nền.\n\nSau khi tiêm vắc xin có được quan hệ không?\n-------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, phản ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin có thể khác nhau đối với mỗi người. Tuy nhiên, phần lớn mọi người sẽ trải qua một số triệu chứng chung sau tiêm, bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy và đau tại vị trí tiêm.\n\nNgoài những triệu chứng thông thường đó, cũng có thể xảy ra những tác dụng phụ hiếm như liệt Bell, viêm hạch bạch huyết, cảm giác dị cảm và viêm cơ tim. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục. Tuy nhiên, những phản ứng phụ trên có thể ảnh hưởng gián tiếp đến ham muốn và khả năng hoạt động tình dục của người tiêm.\n\nVậy, tiêm vắc xin có kiêng quan hệ không? Ngay sau khi tiêm vắc xin, bạn hoàn toàn có thể thực hiện quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trong hướng dẫn an toàn sau tiêm, người được tiêm không nên thực hiện các hoạt động căng thẳng như tập thể dục nặng, bơi, chạy hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo để tránh nguy cơ [viêm cơ tim.](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-co-tim-423.html) \n\n![sau-khi-tiem-vacxin-co-duoc-quan-he-khong.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_co_duoc_quan_he_khong_8b69df0bda.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin có được quan hệ không là thắc mắc của nhiều người*\n\nThời gian theo dõi sau tiêm thường kéo dài khoảng 7 ngày. Do đó, trong 7 ngày đầu, ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục nhẹ nhàng, bạn cũng nên quan sát tình trạng sức khỏe của mình. Sau khi qua 7 ngày, nếu cảm thấy sức khỏe đã ổn định, bạn có thể yên tâm quay trở lại tần suất và cường độ quan hệ tình dục như bình thường.\n\nLưu ý gì trong quá trình tiêm vắc xin\n-------------------------------------\n\nDưới đây là một số điều cần lưu ý trong quá trình trước, trong và sau khi tiêm vắc xin để có trải nghiệm an toàn và hiệu quả:\n\n### Trước khi tiêm vắc xin\n\nTìm hiểu chính xác về đối tượng chống chỉ định tiêm loại vắc xin bạn chuẩn bị tiêm, bao gồm những người có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin và người đang mắc bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ dị ứng nào bạn từng trải qua và thuốc đang sử dụng trước khi tiêm.\n\nChuẩn bị tốt tinh thần và thể trạng: Hãy nghỉ ngơi đầy đủ vào đêm trước tiêm và bổ sung nước đầy đủ vào buổi sáng để đảm bảo thể trạng tốt nhất trong ngày tiêm.\n\n### Trong quá trình tiêm vắc xin\n\nTuân thủ các biện pháp phòng bệnh tại nơi tiêm chủng, bao gồm giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay sạch. Hãy tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế và khai báo y tế đầy đủ để có thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.\n\n![sau-khi-tiem-vacxin-co-duoc-quan-he-khong-2.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_co_duoc_quan_he_khong_2_efb3febc7f.jpg)\n\n*Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình tiêm vắc xin*\n\nLưu giữ lịch tiêm chủng để sử dụng cho lần tiêm tiếp theo hoặc cho các mục đích khác sau này.\n\n### Sau khi tiêm vắc xin\n\nỞ lại nơi tiêm thêm 15 - 30 phút để nghỉ ngơi và theo dõi phản ứng sau tiêm. Mặc dù phản ứng thuốc sau tiêm nghiêm trọng như phản vệ rất hiếm, nhưng các tác dụng phụ nhẹ và trung bình khác có thể xảy ra.\n\nCác triệu chứng này có thể bao gồm đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), [đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-dau-la-benh-gi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-54796.html), đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy. Thông thường, các triệu chứng này chỉ kéo dài trong vài ngày. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với trung tâm y tế để được tư vấn và theo dõi thêm.\n\nTheo dõi cơ thể của bạn sau tiêm: Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc các triệu chứng kéo dài, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc thêm.\n\nLưu ý rằng các quy định và hướng dẫn có thể khác nhau tùy theo loại vắc xin sử dụng. Hãy tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm vắc xin.\n\nQuyết định về việc quan hệ sau khi tiêm vắc xin là một quyết định cá nhân, và việc tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có được thông tin chính xác và tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân của mình.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Có cần xét nghiệm trước khi đi tiêm HPV hay không?", "abstract": "Trước khi đi tiêm HPV, một câu hỏi thường gây bối rối cho nhiều người là liệu có cần phải tiến hành xét nghiệm trước hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về việc này và đưa ra quyết định tối ưu trước khi tiêm phòng.", "md_content": "Vắc xin HPV đã được công nhận là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến virus HPV, nhưng liệu có cần phải tiến hành xét nghiệm trước khi đi tiêm phòng? Trên thực tế, việc xét nghiệm trước không phải là một yêu cầu bắt buộc, nhưng có những tình huống cần đáp ứng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm HPV.\n\nVắc xin HPV là gì?\n------------------\n\n[Vắc xin HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-la-gi-doi-tuong-nao-nen-tiem-46972.html) là một loại vắc xin được thiết kế để kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch chống lại virus HPV và ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của virus này ở con người. Virus HPV gồm hơn 140 loại virus liên quan đã được phát hiện ở người, trong đó có khoảng 40 loại HPV có khả năng gây viêm nhiễm vùng sinh dục và một số loại ung thư đặc biệt như ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.\n\n![Có cần xét nghiệm trước khi đi tiêm HPV hay không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_xet_nghiem_truoc_khi_di_tiem_hpv_hay_khong_a8fe2ec569.jpg)\n\n*Vắc xin HPV kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch chống lại virus HPV*\n\nHiện nay, có hai loại vắc xin HPV được cấp phép sử dụng để phòng ngừa viêm nhiễm do các loại virus HPV gây bệnh, đó là Gardasil 9 và Gardasil. Cả hai loại vắc xin này đều có khả năng phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và các bệnh lý khác do [nhiễm virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhan-dien-dau-hieu-nhiem-hpv-sat-thu-gay-nhieu-benh-ung-thu-56233.html). Vắc xin HPV được khuyến cáo cho cả nam và nữ.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin ngừa HPV?\n---------------------------------\n\nUng thư cổ tử cung, hầu họng và mụn cóc là những bệnh nguy hiểm gây ra bởi virus HPV. Loại virus này rất dễ lây lan và có thể gây những hậu quả nguy hiểm cho những người mắc phải.\n\nHPV là viết tắt của \"Human Papilloma Virus\" - một loại virus gây u nhú ở con người và có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể. Đặc biệt, HPV typ 16 và 18 gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, trong khi HPV typ 6 và 11 gây ra khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục. Vi rút này lây lan chủ yếu qua đường tình dục.\n\nBác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa, BS.CK1 Nguyễn Thị Hồng Loan từ Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: HPV thường tấn công mạnh những người thường xuyên gặp [stress](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/stress-34.html), có sức đề kháng yếu, nhiễm siêu vi, có nhiều đối tác tình dục hoặc quan hệ tình dục từ sớm... Đối với những người có hệ miễn dịch kém, HPV sẽ có cơ hội tấn công sớm hơn. Người nhiễm HPV thường không có triệu chứng, virus này tồn tại trong cơ thể lâu dài mà không gây ra biểu hiện nào.\n\nMối liên hệ giữa HPV và [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) mạnh hơn gấp 7 lần so với mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi. Khoảng 5,2% tổng số các trường hợp ung thư được cho là do HPV gây ra. Nhiễm HPV trong thời gian dài dẫn đến sự biến đổi tế bào và phát triển thành ung thư cổ tử cung.\n\nĐể ngăn ngừa hậu quả do nhiễm HPV, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm phòng HPV là biện pháp quan trọng. Việc tiêm phòng HPV cần có ít nhất hai mũi tiêm để đạt được mức độ bảo vệ đủ để chống lại ung thư cổ tử cung. Do đó, nếu chỉ tiêm một mũi tiêm, hiệu quả bảo vệ sẽ không cao.\n\n![Có cần xét nghiệm trước khi đi tiêm HPV hay không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_xet_nghiem_truoc_khi_di_tiem_hpv_hay_khong_2_adc9eb068e.jpg)\n\n*Phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm HPV càng sớm càng tốt*\n\nBộ Y tế khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi và chưa từng có quan hệ tình dục nên tiêm phòng virus HPV. Tuy nhiên, người phụ nữ trên 26 tuổi và những người đã có quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm phòng, tuy nhiên hiệu quả sẽ giảm đi.\n\nĐể đạt được hiệu quả tối đa từ việc tiêm phòng, có một số điều kiện cần tuân thủ trước khi tiêm, bao gồm: Cơ thể khỏe mạnh, chưa bị phơi nhiễm HPV, không tiêm bất kỳ vắc xin nào trong 4 tháng trước đó và không sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch (như corticoid hay thuốc chống tự miễn...).\n\nSau khi đã được tiêm phòng và tạo lớp \"phòng ngự\" vững chắc, phụ nữ sẽ được hưởng một số lợi ích, bao gồm: Ngăn chặn sự lây lan của các loại HPV mà vắc xin đã ngừa; ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 98% cho các loại virus 16 và 18 trong Gardasil; ngăn ngừa bệnh mồng gà sinh dục do virus 6 và 11 với tỉ lệ 99%.\n\nBS.CK1 Nguyễn Thị Hồng Loan cũng khuyến nghị: \"Sau khi hoàn thành việc tiêm phòng, bạn vẫn nên đi khám phụ khoa định kỳ (khoảng 6 tháng) và làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như những người chưa tiêm phòng HPV\".\n\nCó cần thiết phải xét nghiệm trước khi đến cơ sở tiêm phòng HPV hay không?\n--------------------------------------------------------------------------\n\nTrước khi đi tiêm ngừa HPV, nhiều người lo lắng về việc có cần phải đi xét nghiệm HPV trước hay không. Thực tế là không cần thiết phải tiến hành xét nghiệm trước khi đi tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối và có điều kiện, bạn có thể đi khám tổng quát trước.\n\n![Có cần xét nghiệm trước khi đi tiêm HPV hay không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_xet_nghiem_truoc_khi_di_tiem_hpv_hay_khong_1_440f1e8d62.jpg)\n\n*Không bắt buộc xét nghiệm trước khi đến cơ sở tiêm phòng HPV*\n\nViệc xét nghiệm trước khi đi tiêm ngừa HPV không bắt buộc nhưng có thể cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt. Bạn có thể liên hệ tư vấn và thảo luận trước với bác sĩ của bạn để đáp ứng những yêu cầu riêng cho quá trình tiêm chủng đạt hiệu quả nhất. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm phòng HPV để bảo vệ sức khỏe của bạn.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1: Nguyên nhân, phản ứng sau tiêm và cách xử trí", "abstract": "Đối với trẻ nhỏ, việc tiêm ngừa vắc xin là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Chủng ngừa có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu, thu được nhằm phòng chống các loại bệnh nguy hiểm mà hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng Vắc xin. Tuy nhiên, bất kỳ loại vắc xin nào cũng có thể có phản ứng sau tiêm, với vắc xin đa giá 6 trong 1, thường gặp nhất là sốt. Vậy nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 là gì?", "md_content": "Tại Việt nam, kể từ khi chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu được thực hiện từ năm 1981 tới nay, thành quả ngăn ngừa bệnh đã được ghi nhận. Đặc biệt như Bại liệt chúng ta đã hoàn toàn \"thanh toán\" được. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc ghi nhận những phản ứng sau tiêm của chương trình cũng là mặt hạn chế mà chúng ta phải đối mặt. Bởi vậy, hầu như các bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và lo lắng về các phản ứng của trẻ sau khi tiêm phòng vắc xin. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu đâu là nguyên nhân, những phản ứng và cách xử lý như thế nào khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1.\n\nTổng quát về vắc xin 6 trong 1\n------------------------------\n\n[Vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-phong-nhung-benh-gi-va-co-bao-nhieu-loai-64040.html) là một loại vắc xin hỗn hợp (Vắc xin đa giá) được tiêm chủng nhằm ngăn ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm ở trẻ em có trong 1 mũi tiêm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 6 loại bệnh nguy hiểm đó là: [Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), Bạch hầu, [Uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), Bại liệt, [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) và Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenzae type B) gây ra Viêm Phối, Viêm tai giữa, Viêm màng não...\n\nHiện nay, tại thị trường Việt Nam chúng ta có hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được dùng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ cả 2 loại này có thành phần kháng nguyên tương đương nhau và do đó, trong những tình huống bất khả kháng, có thể thay thế cho nhau:\n\n* Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim có nguồn gốc từ Pháp do Sanofi Pasteur sản xuất. Có mặt tại Việt Nam từ tháng 06 năm 2018.\n* Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa có nguồn gốc từ Bỉ do GSK (GlaxoSmithKline) sản xuất. Hiện diện tại Việt nam từ năm 2006.\n\nĐây là hai loại vắc xin có thành phần ho gà là loại vô bào (vắc xin bất hoạt bán phần), vì thế so với thành phần ho gà loại nguyên bào (Vắc xin bất hoạt toàn thể) thì tính an toàn cao hơn. Vì vậy, các phản ứng sau tiêm với mũi vắc xin đa giá 6 trong 1 thường ít gặp, hoặc gặp thì nhẹ hơn. việc cho trẻ đi tiêm vắc xin 6 trong 1 không chỉ giúp bé giảm được số lần đi tiêm chủng, giảm gánh nặng về số mũi tiêm mà còn tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian đưa trẻ đi.\n\nVề lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cụ thể như sau: \n\n* **Mũi 1:** Khi trẻ được 2 tháng tuổi (Tối thiểu là từ 6 tuần tuổi).\n* **Mũi 2:** Khi trẻ được 3 tháng tuổi.\n* **Mũi 3:** Khi trẻ được 4 tháng tuổi.\n* **Mũi 4:** Mũi tiêm nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi.\n\n*Lưu ý:* \n\n* *Hoàn thành mũi tiêm nhắc trước 24 tháng tuổi.*\n* *Nếu mũi 3 tiêm muộn, khi trẻ trên 12 tháng tuổi thì khoảng cách mũi nhắc thứ 4 với mũi 3 tối thiểu là 06 tháng.*\n\nThông thường loại vắc xin này cần phải tiêm ít nhất là 3 mũi cơ bản, khoảng cách giữa mỗi lần tiêm tối thiểu là 28 ngày.\n\n![Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1: Nguyên nhân, phản ứng sau tiêm và cách xử lý 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_6_trong_1_nguyen_nhan_phan_ung_sau_tiem_va_cach_xu_ly_1_8d8e69e063.jpg)\n\n*Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim có nguồn gốc từ Pháp*\n\nNguyên nhân, phản ứng và cách xử lý khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1\n---------------------------------------------------------------------------------------\n\nTiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nhằm ngăn ngừa, phòng tránh đặc hiệu nhóm gồm 6 bệnh khác nhau. Tuy nhiên, sau khi bé tiêm vắc xin 6 trong 1 có thể bị sốt. Vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi bị sốt sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cùng Nhà thuốc Long Châu nhé!\n\n### Nguyên nhân\n\nKhi được tiêm vắc xin 6 trong 1, hệ miễn dịch của Bé, sẽ tiến hành quá trình tạo miễn dịch đặc hiệu trải qua ba giai đoạn:\n\n* Nhận diện: Bước này, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiến hành nhận diện, phân tích và trình diện các kháng nguyên có trong thành phần của Vắc xin.\n* Hoạt hóa: Thông qua các tế bào lym phô dòng B hay T sẽ có cơ chế đáp ứng miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể) hay miễn dịch tế bào.\n* Hiệu quả: Loại bỏ kháng nguyên hay tác nhân gây bệnh.\n\nTùy thuộc vào đặc điểm, tình trạng, đáp ứng của từng bé mà có thể có phản ứng sốt hoặc không. Có trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, có trẻ sốt cao trên 39.5 độ C. Thông thường, trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng trong 24 giờ đầu, sau sẽ tự khỏi và bình phục hoàn toàn mà không cần bất cứ can thiệp nào, đa phần các bạn bị sốt không cần phải dùng [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/he-than-kinh-trung-uong/thuoc-giam-dau-khong-opioid-and-ha-sot). \n\n![Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1: Nguyên nhân, phản ứng sau tiêm và cách xử lý 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_6_trong_1_nguyen_nhan_phan_ung_sau_tiem_va_cach_xu_ly_2_5af6d5738b.jpg)\n\n*Sức đề kháng yếu là nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1*\n\n### Các phản ứng sau tiêm khác của trẻ\n\nNgoài triệu chứng sốt, em bé có thể gặp:\n\n* **Tại vị trí tiêm:** Sưng, nóng, đỏ đau. Đây là phản ứng của trẻ thường gặp với các thành phần tá dược hoặc kháng nguyên có trong vắc xin. Các biểu hiện này sẽ giảm và hết sau 1, vài ngày. Việc chườm lạnh, có thể giúp quá trình bình phục nhanh hơn.\n\n*Lưu ý: Ngoài chườm lạnh, không tự ý đắp bất kì vật gì lên vùng tiêm.* \n\n* **Trẻ quấy khóc, khó chịu và mệt mỏi:** Đây là do tình trạng đáp ứng miễn dịch của bé với vắc xin. Các dấu hiệu, triệu chứng này cũng sẽ giảm và hết sau 1 vài ngày.\n* **Trẻ bú ít, lười ăn:** Việc cơ thể tiếp nhận nhiều nhóm kháng nguyên có trong vắc xin, và đáp ứng của cơ thể bé có thể làm thay đổi vị giác, kèm theo có thể do nguyên nhân sốt, nên bé sẽ bú ít hơn. Biểu hiện này cũng tự hết sau 1, vài ngày. Xử trí: Chúng ta nên chia nhỏ số lần bú và tăng cường số lần cho trẻ bú.\n\nBên cạnh những phản ứng thông thường, còn có một số trường hợp có phản ứng ít gặp, hiếm thậm chí rất hiếm gặp như:\n\n* Mày đay, phù mạch nhanh;\n* Khó thở, tức ngực, thở rít;\n* Đau bụng hoặc nôn;\n* Tụt huyết áp hoặc ngất;\n* Rối loạn ý thức;\n* Khóc thét bất thường;\n* Nhiễm khuẩn đường hô hấp;\n* Sưng viêm lan đến vị trí tiêm hoặc lan ra các khớp lân cận;\n* [Viêm phế quản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phe-quan-1271.html);\n* Trẻ nổi mề đay hoặc co giật.\n* Sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt.\n\nKhi có bất kì dấu hiệu, biểu hiện nào trên đây, chúng ta nên ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được chẩn đoán, xử trí phù hợp và tốt nhất. Đồng thời có thể liên hệ với tổng đài để được trợ giúp hiệu quả nhất.\n\n### Cách xử lý khi trẻ bị sốt\n\nSau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, trẻ xuất hiện sốt chúng ta nên bình tĩnh thực hiện các bước cụ thể như sau:\n\n* Trẻ bị sốt dưới 38.5 độ C: Đầu tiên cho bé chườm ấm, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, có thể thấm hút mồ hôi tốt, không cho trẻ ngồi hoặc nằm trực tiếp dưới quạt. Tăng cường cho trẻ bú bằng tăng số lần và thời gian mỗi lần bú.\n* Trẻ bị sốt trên 38.5 độ C: Cho bé uống thuốc hạ sốt đúng với liều lượng, phù hợp với cân nặng cũng như độ tuổi của bé. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc hạ sốt mà không đáp ứng thì cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý hiệu quả, kịp thời và tốt nhất.\n\n![Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1: Nguyên nhân, phản ứng sau tiêm và cách xử lý 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_sot_sau_khi_tiem_phong_6_trong_1_nguyen_nhan_phan_ung_sau_tiem_va_cach_xu_ly_4_76383677e8.jpg)\n\n*Khi trẻ bị sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt*\n\nMột số lưu ý sau khi trẻ tiêm phòng 6 trong 1\n---------------------------------------------\n\nSau khi trẻ đi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:\n\n* Cha mẹ nên đưa bé đi tiêm các mũi vắc xin đúng hạn, không nên trì hoãn nếu không có vấn đề gì về sức khỏe của trẻ.\n* Theo quy định của Bộ Y tế, trẻ ở lại ít nhất 30 phút để theo dõi nhằm kịp thời phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời, hiệu quả và tốt nhất. Kể cả các tình huống nặng như [phản ứng phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n* Khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 thì luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể bằng [nhiệt kế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/nhiet-ke) để có thái độ xử trí phù hợp.\n* Sau khi tiêm và về nhà, các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tiếp tục theo dõi sức khoẻ của trẻ kể cả lúc ngủ tối thiểu trong vòng 24 giờ.\n* Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng không bình thường sau khi tiêm thì đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.\n* Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi sức khoẻ có vấn đề như sốt, phát ban, [vàng da](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/vang-da-913.html)…\n\nNhư vậy, sốt có thể là phản ứng sau tiêm thường gặp [khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-sot-sau-khi-tiem-phong-6-trong-1-nguyen-nhan-phan-ung-sau-tiem-va-cach-xu-ly.html). Hi vọng qua bài viết này, người đọc có thêm thông tin về các loại vắc xin 6 trong 1, cũng như nguyên nhân và cách xử lý Sốt, cũng như các phản ứng sau tiêm khác của mũi vắc xin đa giá 6 trong 1. \n\n***Xem thêm:*** \n\n* [*Trẻ bị sốt và chướng bụng: Dấu hiệu cảnh báo, cách điều trị*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-sot-va-chuong-bung-cha-me-nen-lam-gi-che-do-an-cho-tre-khi-bi-chuong-bung.html)\n* [*Liều dùng phù hợp và lưu ý khi dùng Ibuprofen cho trẻ em*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ibuprofen-cho-tre-em-lieu-dung-phu-hop-va-cac-luu-y-khi-su-dung.html)\n* [*Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt là bao lâu?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khoang-cach-giua-2-lan-uong-thuoc-ha-sot-la-bao-lau-de-bao-ve-an-toan-cho-suc-khoe.html)\n", "date": "15/07/2023", "tags": ["Trẻ bị sốt", "Tiêm chủng", "tiêm phòng", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Người mới tiêm vacxin có được uống thuốc không?", "abstract": "\"Người mới tiêm vacxin có được uống thuốc không?\" là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp xây dựng một sức đề kháng tốt, chống lại được các bệnh lý nguy hiểm và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc vấn đề \"[Mới tiêm vacxin có được uống thuốc không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-moi-tiem-vacxin-co-duoc-uong-thuoc-khong.html)?\". Xem ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!\n\nMới tiêm vacxin có được uống thuốc không?\n-----------------------------------------\n\nTiêm vaccine là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, sau khi tiêm hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng và tạo ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng như đau cơ, mệt mỏi và [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html). Trong trường hợp này, người dùng có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và aspirin có thể giảm phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vacxin.\n\n![[Giải đáp] Người mới tiêm vacxin có được uống thuốc không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_nguoi_moi_tiem_vacxin_co_duoc_uong_thuoc_khong_2_b8f0a25d56.jpg)\n\n*Uống thuốc sau khi tiêm không gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả vacxin*\n\nVậy mới tiêm vacxin có được uống thuốc không? Theo thông tin chính thức từ các tổ chức y tế hàng đầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết việc sử dụng các loại thuốc thông thường như paracetamol hoặc [ibuprofen](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/ibuprofen) sau khi tiêm chỉ ảnh hưởng nhỏ và không làm mất đi hiệu quả chung của vacxin.\n\nNgoài ra, một số loại thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid có thể làm giảm khả năng miễn dịch phản ứng với vacxin. Tuy nhiên, do lý do y tế nên các bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp khác nhau để tối đa hóa hiệu quả của vacxin đối với những người dùng thuốc này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc và liều lượng được khuyến nghị để đảm bảo an toàn sử dụng.\n\nCách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm phòng\n-----------------------------------------\n\nSau khi tiêm phòng, việc chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của vaccin và giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn và lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm phòng:\n\n* Chăm sóc vùng tiêm: Đặt miếng chườm lạnh hoặc băng lên vùng tiêm để giảm sưng và đau ở vị trí tiêm. Tránh tập thể dục mạnh và tác động đến vùng tiêm quá nhiều.\n* Triệu chứng phụ thường gặp: Triệu chứng cảm lạnh, sốt nhẹ, đau đầu hoặc mệt mỏi là phản ứng thông thường của cơ thể sau khi tiêm vacxin và sẽ tự giảm sau vài ngày. Hãy nghỉ ngơi và uống đủ nước để phục hồi nhanh chóng.\n* Theo dõi sức khỏe: Nếu có triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.\n* Tiếp tục thực hiện biện pháp phòng ngừa: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc [nước rửa tay](https://nhathuoclongchau.com.vn/cham-soc-ca-nhan/nuoc-rua-tay), đeo [khẩu trang](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khau-trang) và duy trì khoảng cách xã hội dù đã tiêm phòng.\n\n![[Giải đáp] Người mới tiêm vacxin có được uống thuốc không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_nguoi_moi_tiem_vacxin_co_duoc_uong_thuoc_khong_3_ee1d7b364c.jpg)\n\n*Theo dõi sức khỏe sau tiêm và liên hệ bác sĩ khi có triệu chứng bất thường*\n\nChế độ dinh dưỡng sau khi tiêm vacxin\n-------------------------------------\n\nNgoài những thắc mắc xoay quanh vấn đề mới tiêm vacxin có được uống thuốc không thì sau tiêm nên ăn gì cũng cần được quan tâm. Dưới đây là một số lời khuyên về ăn uống để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêm:\n\n### Duy trì chế độ ăn cân đối\n\nHãy tiếp tục ăn một chế độ ăn đa dạng và cân đối, bao gồm các nhóm thực phẩm chính như rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá, đậu và sản phẩm sữa. Đảm bảo bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe.\n\n### Giữ đủ nước cho cơ thể\n\nHãy uống đủ nước trong suốt ngày để duy trì sự cân bằng lượng nước trong cơ thể. Nước giúp duy trì sự mở rộng mạch máu, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và loại bỏ độc tố. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây hoặc các loại nước khác không quá nhiều đường. Thông thường, nên bổ sung khoảng 8 ly nước mỗi ngày.\n\n### Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa\n\nBổ sung chế độ ăn của bạn với các loại trái cây và rau xanh giàu chất chống oxy hóa như dứa, dưa hấu, dưa leo, cam, dưa chuột, rau cải xanh, cà chua, và các loại hạt như hạt chia, hạt lanh. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn hại và tăng cường chức năng miễn dịch.\n\n### Bổ sung vitamin và khoáng chất\n\nĐảm bảo bạn cung cấp đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. Các nguồn vitamin C, vitamin D, kẽm và selen có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm như cam, quýt, kiwi, trái cây berries, cá hồi, sữa, hạt hướng dương và thịt gia cầm.\n\n![[Giải đáp] Người mới tiêm vacxin có được uống thuốc không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/giai_dap_nguoi_moi_tiem_vacxin_co_duoc_uong_thuoc_khong_1_ea181c3e16.jpg)\n\n*Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường sức khỏe tổng thể*\n\n### Tránh thức ăn nhanh và không lành mạnh\n\nHạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt có nhiều đường và chất béo bão hòa. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm tươi, chế biến từ nguyên liệu tự nhiên và tự nấu. Đồng thời, hãy tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin.\n\nHy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và phần nào giải đáp được thắc mắc mới tiêm vacxin có được uống thuốc không. Đồng thời, biết cách chăm sóc và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể phục hồi sau tiêm nhé!\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay - Mời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chích sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "16/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn", "abstract": "Vaccine được xem là một phát minh vĩ đại của y học nhân loại. Vì từ khi vaccine ra đời, các loại bệnh truyền nhiễm đã được phòng ngừa hiệu quả. Vậy tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!", "md_content": "Vaccine được ra đời vào năm 1796 bởi nhà khoa học Jenner. Từ khi vaccine được tìm thấy, chúng ta đã thật sự sở hữu một loại vũ khí sắc bén và hữu hiệu nhất để chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của nhiều người. Vậy tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn cụ thể là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.\n\nTiêm chủng là gì?\n-----------------\n\nTiêm chủng là dùng vaccine đưa vào cơ thể một lượng vừa đủ, giúp kích thích hệ miễn dịch, từ đó sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh. Kháng thể lúc này sẽ có hai nhiệm vụ, một là diệt virus, hai là tồn tại trong cơ thể thời gian dài để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể những lần sau.\n\n![Tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_tiem_chung_trong_tung_giai_doan_1_5493b49ef5.jpg)\n\n*Tiêm chủng giúp cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh*\n\nTính đến nay đã có khoảng 30 [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) có vaccine phòng ngừa và khoảng 190 quốc gia trên thế giới đã sử dụng vaccine phổ cập cho người dân. Ước tính có khoảng 85 - 95% số người được tiêm chủng vaccine sẽ tạo ra miễn dịch đặc hiệu, từ đó giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Những người đã tiêm chủng vaccine không mắc bệnh, đồng nghĩa với việc họ sẽ không chết hoặc mắc các di chứng do bệnh truyền nhiễm đó gây ra.\n\nVậy phát sinh có tầm quan trọng như thế nào trong từng giai đoạn? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.\n\nTầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn\n--------------------------------------------------\n\nKhông thể phủ nhận những lợi ích mà vaccine mang lại cho nền y học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn cụ thể là gì? Cùng Long Châu tìm hiểu ngay dưới đây.\n\n### Tầm quan trọng của tiêm chủng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ\n\nTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh. Vì thế nhóm đối tượng này rất dễ bị nhiễm bệnh trước các tác nhân xấu. Vaccine và tiêm chủng mang đến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ những lợi ích sau:\n\n* Bảo vệ trẻ nhỏ trước các tác nhân gây bệnh.\n* Tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh.\n* Giúp gia đình của trẻ giảm thiểu chi phí y tế hàng năm.\n* Giảm nguy cơ mắc các di chứng do các bệnh truyền nhiễm gây nên.\n\nTừ khi có vaccine ra đời, hàng năm nền y học đã cứu lấy mạng sống khoảng 2,5 triệu trẻ em tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, lại có một số gia đình không cho con em mình tiêm chủng bởi lo ngại việc [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau khi tiêm vaccine. Chính vì nỗi lo ngại này mà nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để phòng bệnh cho trẻ tốt nhất. Ba mẹ cần tìm hiểu rõ những phản ứng sau khi tiêm vaccine để có những quyết định đúng đắn cho sức khỏe con em mình.\n\nNếu như trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh do hệ miễn dịch của trẻ không tạo kháng thể để bảo vệ. Việc trẻ không được tiêm vaccine có thể làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng bởi dịch bệnh có thể lây lan cho những người thân trong gia đình và cả cộng đồng. Từ đó sẽ dẫn đến hệ lụy là cộng đồng có thể phải chi trả một khoản tiền lớn để trị bệnh và kiểm soát mức độ lây lan. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng uy tín và cho trẻ tiêm đầy đủ các loại [vaccine dành cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-cho-tre-5-tuoi-ma-phu-huynh-nen-tham-khao.html) để bảo vệ trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhé!\n\n![Tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_tiem_chung_trong_tung_giai_doan_2_30e65ae6fb.jpg)\n\n*Tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn*\n\n### Tầm quan trọng của tiêm chủng đối người trưởng thành\n\nNhiều người trưởng thành quên rằng bản thân cũng là đối tượng cần được tiêm vaccine phòng ngừa để góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.\n\nDưới đây là những lý do người trưởng thành nên tiêm vaccine:\n\n* Các chủng ngừa vaccine được tiêm khi còn nhỏ sẽ mất dần tác dụng qua thời gian. Vì thế cần tiêm liều vaccine nhắc lại theo khuyến cáo để hệ miễn dịch luôn sẵn sàng chống lại các tác nhân gây bệnh.\n* Hàng năm có khoảng vài triệu người trưởng thành mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể tiêm ngừa được như: Viêm màng não mô cầu, bạch hầu, uốn ván, viêm gan A-B.\n* Người trưởng thành không tiêm vaccine sẽ tốn một khoản chi phí điều trị, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của họ.\n* Các chủng ngừa không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người trưởng thành mà còn bảo vệ cả gia đình và cộng đồng mà người đó sinh sống khỏi các tác nhân gây bệnh.\n* Người trưởng thành nếu không tiêm vaccine, khi mắc bệnh sẽ lây trực tiếp cho người thân, đặc biệt nguy hiểm khi lây cho người cao tuổi có bệnh nền, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.\n\n### Tầm quan trọng của tiêm chủng đối phụ nữ mang thai\n\nPhụ nữ mang thai được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch trước và trong giai đoạn mang thai có thể tạo cho bé miễn dịch trong những tháng đầu đời, đồng thời giúp mẹ phòng tránh những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.\n\nTrong lúc mang thai, miễn dịch của người mẹ sẽ bị suy giảm. Nếu thai phụ không tiêm vaccine phòng ngừa trước đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, sởi, quai bị, thủy đậu, uốn ván,... Nếu không may mắc các bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ cao gây cho thai nhi dị tật câm, điếc, liệt, mù, não úng thủy,...\n\nThai phụ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, cúm, chức năng phổi sẽ bị tổn hại, có thể gây biến chứng và suy hô hấp. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị bệnh nặng cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra các nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc chết lưu.\n\nTrẻ sinh ra từ mẹ nhiễm bệnh có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong những tháng đầu đời của trẻ. Vì thế, [tiêm vaccine cho mẹ bầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-cho-ba-bau-vao-thang-thu-may.html) đúng thời điểm và đúng liều góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.\n\n### Tầm quan trọng của tiêm chủng đối người lớn tuổi\n\nTheo các chuyên gia, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ ngày càng suy yếu theo tuổi tác. Khi lớn tuổi, cơ thể chúng ta sẽ bị lão hóa tự nhiên dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm cũng cao hơn. Nếu không tiêm vaccine phòng bệnh, người cao tuổi sẽ rất dễ nhiễm bệnh và gây khó khăn trong việc điều trị, nguy cơ xảy ra các di chứng, thậm chí là tử vong.\n\nTheo thống kê, ở người cao tuổi, nhóm được sử dụng [vaccine phòng ngừa cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-cum-62654.html) có tỉ lệ mắc bệnh cúm giảm 56% và tỉ lệ cúm phải nhập viện giảm 69%. Đối với đối tượng có bệnh nền mạn tính, việc tiêm phòng vaccine cúm làm giảm tần suất bệnh liên quan đến phổi tắc nghẽn mãn tính là 76,3%, giảm biến cố trên tim mạch ở bệnh nhân có bệnh mạch vành cấp là 70%, giảm tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường phải nhập viện 50%.\n\nTừ các số liệu kể trên cho thấy việc tiêm chủng phòng ngừa cho người lớn tuổi đóng vai trò quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân người lớn tuổi mà còn đem lại nhiều giá trị cho gia đình và xã hội.\n\n![Tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tam_quan_trong_cua_tiem_chung_trong_tung_giai_doan_3_fc10aa298b.jpg)\n\n*Tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người lớn tuổi*\n\nNhững thành tựu to lớn của chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam\n---------------------------------------------------------------------\n\nVaccine ra đời tạo nên những kỳ tích vĩ đại cho nền y học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta được thí điểm năm 1981 và chính thức mở rộng chương trình này năm 1985 với các vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu, [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soi-99.html), uốn ván, bại liệt, lao,... Những kỳ tích mà chương trình mang đến như:\n\n* Hàng năm có hơn 1,5 triệu trẻ em và 1,6 triệu phụ nữ mang thai được phòng ngừa bệnh với 50 triệu liều vaccine.\n* Từ năm 1979 đã quét sạch và phòng ngừa hoàn toàn bệnh đậu mùa.\n* Từ năm 2000 đã quét sạch vào phòng ngừa hoàn toàn nệm bại liệt.\n* Năm 2005 đã loại trừ hoàn toàn bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh.\n\nCác bệnh khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng như ho gà, viêm não Nhật Bản, sởi,... đã giảm một cách đáng kể từ hàng trăm đến hàng nghìn lần từ khi vaccine xuất hiện.\n\nTrung tâm tiêm chủng Long Châu là một lựa chọn tuyệt vời để gửi gắm sức khỏe của bạn. Nơi đây tự hào với sứ mệnh mang các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các quốc gia hàng đầu trên thế giới như Bỉ, Pháp, Hàn Quốc, Canada,... Đến với Trung tâm tiêm chủng Long Châu, bạn sẽ hài lòng với nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, gói vaccine theo từng độ tuổi và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác đang chờ đón bạn.\n\nBài viết trên đây, Long Châu đã giải đáp [tầm quan trọng của tiêm chủng trong từng giai đoạn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-tiem-chung-trong-tung-giai-doan.html). Việc tiêm chủng đầy đủ tạo ra miễn dịch cho toàn thể cộng đồng. Một người khỏe, cộng đồng sẽ khỏe. Vì thế, dù bạn đang ở bất kỳ độ tuổi nào cũng nên tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình cũng như cộng đồng mình đang sinh sống.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "16/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Bảo vệ sức khỏe", "Chăm sóc sức khỏe"]}, {"title": "Sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì để giảm đau?", "abstract": "Sau khi tiêm vắc xin, việc chăm sóc giảm đau là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và phục hồi nhanh chóng. Đau tại vùng tiêm là một phản ứng phổ biến sau tiêm vắc xin, nhưng có những biện pháp đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng để giảm đau và tăng cường sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì?", "md_content": "Sự xuất hiện đau sau khi tiêm vắc xin có thể làm cho trải nghiệm sau tiêm trở nên khó chịu. Tuy nhiên, có một số biện pháp đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện để giảm đau và cải thiện sức khỏe sau khi tiêm vắc xin. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và phục hồi nhanh chóng.\n\nVì sao nên tiêm vắc xin?\n------------------------\n\nVắc xin được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm và các biến chứng liên quan. Khi cơ thể được tiêm vắc xin, nó sẽ kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng và tạo ra hàng phòng thủ tự nhiên để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số ví dụ về tác động của vắc xin trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng:\n\n[*Vắc xin viêm gan B*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html)*:* Vắc xin này giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan liên quan đến nhiễm vi-rút viêm gan B.\n\n[*Vắc xin HPV*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-hpv-la-gi-doi-tuong-nao-nen-tiem-46972.html)*:* Vắc xin này giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do vi rút HPV gây ra.\n\n[*Vắc xin cúm*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-sao-phai-tiem-vacxin-ngua-cam-cum-hang-nam-41193.html)*:* Vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc cúm và các biến chứng liên quan như viêm phổi và các vấn đề tim mạch, đặc biệt đối với những người có các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường và bệnh phổi.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì để giảm đau?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_can_chu_y_dieu_gi_de_giam_dau_4a042e7486.jpg)\n\n*Vắc xin có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm*\n\nNgoài ra, việc tiêm vắc xin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm. Những người không thể tiêm vắc xin như trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ thống miễn dịch yếu, đặc biệt cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh để ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.\n\nVí dụ, để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh ho gà, bà mẹ cần tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván trong thời gian mang thai. Điều này giúp xây dựng một lớp miễn dịch cho trẻ sơ sinh từ khi còn trong tử cung, bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc bệnh ho gà sau khi ra đời.\n\nNhờ vào lợi ích của vắc xin, chúng ta có thể tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh, cũng như đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Việc tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và duy trì sức khỏe cộng đồng .\n\nPhản ứng phụ sau tiêm vắc xin\n-----------------------------\n\nPhản ứng phụ sau tiêm vắc xin là điều rất thường gặp và cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng với vắc xin để tạo ra kháng thể chống bệnh. Tuy phản ứng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và miễn dịch của từng người và từng loại vắc xin sử dụng.\n\nDưới đây các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin và cách xử lý để làm giảm khó chịu:\n\n**Phản ứng tại chỗ sau tiêm**\n\nPhản ứng này rất phổ biến và xảy ra khoảng 70 - 75% trường hợp sau tiêm vắc xin. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau cơ, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html), đau tại vị trí tiêm, đau đầu và mệt mỏi. Thông thường, các triệu chứng này nhẹ và tự giảm đi sau vài ngày nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau. Mỗi loại vắc xin ngừa bệnh có thể gây ra các triệu chứng tại chỗ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người tiêm.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì để giảm đau? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_can_chu_y_dieu_gi_de_giam_dau_1_bd89058d26.jpg)\n\n*Theo dõi phản ứng phụ sau tiêm để kịp thời xử lý*\n\n**Phản ứng phản vệ**\n\nĐây là một phản ứng phụ nguy hiểm và yêu cầu can thiệp ngay lập tức để tránh tử vong hoặc di chứng nặng nề sau này. Phần lớn phản ứng phản vệ xảy ra trong khoảng 30 phút sau tiêm, nhưng cũng có thể xảy ra sau vài giờ hoặc trong cùng ngày.\n\nCác triệu chứng thường gặp trong phản ứng phản vệ bao gồm: Xuất hiện ban đỏ từng điểm hoặc đám, phù mí mắt và mặt, [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html), thở rít, đau quặn bụng, tăng hoặc giảm mạnh huyết áp, mất ý thức và ngừng tim.\n\nCần theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu phản vệ để đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Đối với những người có nguy cơ cao bị phản vệ, việc tiêm vắc xin tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu nhanh là cần thiết để đảm bảo an toàn.\n\nSau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì?\n---------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch cần hoạt động tương tác với vắc xin để tạo ra kháng thể, do đó cần hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều lưu ý sau khi tiêm vắc xin:\n\n**Tránh uống rượu bia**\n\nMặc dù chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy rượu bia làm giảm hiệu quả của vắc xin, nhưng chúng có thể ức chế hệ miễn dịch và làm mất nước cơ thể. Vì vậy, sau tiêm vắc xin, nên kiêng uống rượu bia ít nhất trong vòng 3 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất. Uống rượu bia cũng có thể làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng và gây nhầm lẫn với phản ứng phản vệ sau tiêm.\n\n**Tránh làm việc quá sức**\n\nTác dụng phụ và ảnh hưởng của vắc xin có thể làm giảm sức khỏe, khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Vì vậy, sau tiêm vắc xin, cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ để phục hồi sức khỏe. Tránh làm việc quá sức trong thời gian này để không làm nặng thêm tác dụng phụ sau tiêm.\n\n**Ngủ sớm và đủ giấc**\n\nViệc ngủ đủ giấc và có giấc ngủ sớm là quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt sau khi tiêm vắc xin. Thói quen thức khuya có thể làm rối loạn nội tiết tố và miễn dịch, điều này không tốt khi hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để hình thành kháng thể chống lại virus. Vì vậy, hãy dành thời gian ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm sau khi tiêm vắc xin để giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng.\n\n![Sau khi tiêm vắc xin cần chú ý điều gì để giảm đau? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vac_xin_can_chu_y_dieu_gi_de_giam_dau_2_4cc52d7c0b.jpg)\n\n*Sau khi tiêm vắc xin cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc*\n\nMỗi cơ thể và loại vắc xin khác nhau sẽ có những phản ứng phụ sau tiêm khác nhau. Hãy nhớ luôn lắng nghe cơ thể của bạn và nhận biết các phản ứng phản vệ kịp thời để nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nếu cần thiết để đảm bảo bạn có trải nghiệm an toàn và thuận lợi sau khi tiêm vắc xin.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Trước và sau khi tiêm vắc xin cử ăn gì, nên ăn gì?", "abstract": "Trước và sau khi tiêm vắc xin, chúng ta cần lưu ý về việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin. Hãy cùng tìm hiểu về những gợi ý về chế độ ăn uống phù hợp trước và sau khi tiêm vắc xin và tiêm vắc xin cử ăn gì trong bài viết dưới đây.", "md_content": "Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách trước và sau khi tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cơ thể. Những thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp cung cấp năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch, trong khi việc kiêng những thực phẩm không phù hợp có thể giảm hiệu quả của vắc xin. \n\nVậy, tiêm vắc xin cử ăn gì? Hãy tìm hiểu cách lựa chọn thực phẩm và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý trước và sau khi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe và tối đa hóa lợi ích của vắc xin.\n\nAi nên tiêm vắc xin?\n--------------------\n\nVắc xin là một hoạt chất có chứa kháng nguyên, được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương tự với vi sinh vật gây bệnh, đã qua quá trình biến đổi để đảm bảo an toàn, thích nghi và không gây hại cho cơ thể. Vắc xin giúp cơ thể tự tạo ra miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh.\n\n[Vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) chứa các phiên bản yếu đi của virus hoặc phiên bản tương tự virus (được gọi là kháng nguyên). Điều này có nghĩa là kháng nguyên không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu của bệnh, nhưng nó kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với virus trong tương lai.\n\nVắc xin đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh từ vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em nên được tiêm chủng rộng rãi, trong khi người lớn chỉ cần tiêm chủng trong các nhóm có nguy cơ cao.\n\n![Trước và sau khi tiêm vắc xin cử ăn gì, nên ăn gì?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_khi_tiem_vac_xin_cu_an_gi_nen_an_gi_1_ddc9bf52e9.jpg)\n\n*Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin*\n\nĐể đạt được hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh, tỷ lệ tiêm chủng cần phải đạt trên 80% trong những đối tượng chưa có miễn dịch. Việc tiêm chủng rộng rãi là việc tiêm chủng cho phần lớn trẻ em, và đóng góp quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.\n\nTrước và sau khi tiêm vắc xin nên ăn gì?\n----------------------------------------\n\nThực ra, không có thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể ngăn chặn vi rút xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ có thể hỗ trợ và tối ưu hoá hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể là vô cùng quan trọng và cần thiết.\n\n### Nước\n\nNước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của con người. Uống đủ nước mỗi ngày giúp cung cấp oxy và duy trì sự tuần hoàn máu. Ngoài ra, nước còn giúp đẩy độc tố và loại bỏ các chất gây bệnh. Hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để các bộ phận hoạt động tốt, tránh tình trạng mất nước gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.\n\n### Thực phẩm nguyên hạt\n\nViệc ưu tiên bổ sung thực phẩm nguyên hạt trước và sau khi tiêm vắc xin cũng rất quan trọng. Thực phẩm nguyên hạt chứa ít chất béo và giàu vitamin, khoáng chất, và [chất xơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chat-xo-la-gi-vai-tro-cua-chat-xo-doi-voi-suc-khoe-60386.html), tạo điều kiện tốt cho cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.\n\n![Trước và sau khi tiêm vắc xin cử ăn gì, nên ăn gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_khi_tiem_vac_xin_cu_an_gi_nen_an_gi_2_db539f97a1.jpg)\n\n*Thực phẩm nguyên hạt tạo điều kiện tốt cho cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng*\n\nCuộc khảo sát cho thấy hiên nay chế độ ăn uống của nhiều người miễn dịch yếu thường chứa nhiều chất béo và đường. Việc tiếp thu quá nhiều chất này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, suy gan, rối loạn tiêu hóa. Do đó, duy trì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh. \n\nĐể tăng cường hệ miễn dịch sau khi tiêm vắc xin, hãy ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giảm lượng chất béo. Các loại thực phẩm nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, bắp có thể bổ sung nhiều rau, củ, quả và trái cây.\n\n### Rau xanh\n\nNgoài ra, bổ sung các loại rau xanh đậm vào chế độ ăn cũng rất quan trọng. Các loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa và có hiệu quả trong việc kháng viêm. Bạn nên tăng cường ăn các loại rau như súp lơ, cải bó xôi, rau ngót, rau muống để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.\n\nTrước và sau khi tiêm vắc xin cử ăn gì?\n---------------------------------------\n\nNgoài việc biết những thực phẩm nên bổ sung trước và sau khi tiêm vắc xin để tăng sức khỏe và sức đề kháng chống lại bệnh, việc biết những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi tiêm vắc xin cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ về tiêm vắc xin cử ăn gì?\n\n### Không nên nhịn đói trước khi tiêm\n\nViệc tiêm vắc xin cần được thực hiện khi cơ thể đủ năng lượng. Do đó, trước khi tiêm, hãy đảm bảo ăn đủ chất. Nhịn đói trước khi tiêm có thể gây hiện tượng chóng mặt, đau đầu hoặc thậm chí ngất xỉu, đặc biệt đối với những người sợ tiêm.\n\n### Tránh sử dụng rượu và bia\n\nRượu và bia nên được tránh trong khoảng một tuần trước và sau khi tiêm vắc xin. Chúng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm mất nước cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và gây khó khăn trong quá trình tác động của vắc xin lên cơ thể.\n\n### Hạn chế tiêu thụ cafein\n\n[Cafein](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/caffeine-la-gi-nhung-cong-dung-cua-caffeine-ma-co-the-ban-chua-biet-62941.html) được tìm thấy trong trà, cà phê và nước tăng lực. Trước khi tiêm vắc xin, hạn chế tiêu thụ các sản phẩm chứa cafein. Cafein có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Sử dụng quá nhiều cafein có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra và hiệu quả tiêm vắc xin.\n\n### Hạn chế thực phẩm chứa chất béo\n\nThức ăn có nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ và nước có ga nên hạn chế sau khi tiêm vắc xin. Những loại thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.\n\n![Trước và sau khi tiêm vắc xin cử ăn gì, nên ăn gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_khi_tiem_vac_xin_cu_an_gi_nen_an_gi_90db6d9566.jpg)\n\n*Trước và sau khi tiêm vắc xin cử ăn gì là thắc mắc của nhiều người*\n\nViệc chú trọng đến chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vắc xin không chỉ là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin mà còn là cách để chăm sóc sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Hãy luôn lưu ý về chế độ ăn uống và tuân thủ các chỉ dẫn từ chuyên gia y tế để tận hưởng lợi ích to lớn mà vắc xin mang lại cho sức khỏe của mình.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin phế cầu tiêm khi nào? Có những loại vắc xin phế cầu nào?", "abstract": "Vắc xin phế cầu là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ em và người lớn trước nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin phế cầu đúng độ tuổi để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tối đa. Vậy, vắc xin phế cầu tiêm khi nào?", "md_content": "Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong ở trẻ em và người lớn. May mắn rằng, vắc xin phế cầu khuẩn đã được phát triển và đã được khuyến khích trong chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất, việc tiêm vắc xin phế cầu đúng độ tuổi là rất quan trọng. Liệu vắc xin phế cầu tiêm khi nào là tốt nhất?\n\nTìm hiểu về vi khuẩn phế cầu\n----------------------------\n\nVi khuẩn phế cầu (phế cầu khuẩn) là một loại vi khuẩn thuộc chi Streptococcus pneumoniae. Chúng thường sinh sống trong mũi họng và gây bệnh khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu. Vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh khi nhiễm vào phổi, máu hoặc não. Đặc biệt, vì lây lan qua đường hô hấp, vi khuẩn phế cầu có thể nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng.\n\nTrẻ em dưới 5 tuổi và các em đi học tại nhà trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn phế cầu nếu hệ miễn dịch của chúng yếu mà chưa được tiêm phòng.\n\n![vac-xin-phe-cau-la-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-khi-nao.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_la_gi_vac_xin_phe_cau_tiem_khi_nao_9726eeb633.jpg)\n\n*Vi khuẩn phế cầu sinh sống trong mũi họng*\n\nLoại vi khuẩn này gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), viêm phổi, nhiễm trùng máu, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-do-phe-cau-594.html), và nhiều bệnh lý khác. Ngay cả khi trẻ may mắn hồi phục khỏi bệnh, các em vẫn có thể mắc phải các di chứng nguy hiểm như điếc, mù lòa và trí tuệ phát triển chậm. Nếu trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong cũng tăng lên. \n\nDo đó, việc tiêm vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu đầy đủ khi trẻ đủ tuổi là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh.\n\nCó những loại vắc xin phế cầu nào?\n----------------------------------\n\nHiện nay, có ba loại vắc xin phòng phế cầu như sau:\n\n**Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ):** Đây là một loại vắc xin có khả năng phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh như nhiễm trùng, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, viêm tai giữa,... [Vắc xin Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) được coi là một biện pháp hiệu quả trong việc phòng tránh những nguy cơ sức khỏe liên quan đến phế cầu khuẩn.\n\n![vac-xin-phe-cau-la-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-khi-nao-4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_la_gi_vac_xin_phe_cau_tiem_khi_nao_4_c5526da2d7.jpg)\n\n*Các loại vắc xin phế cầu giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn*\n\n**Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Mỹ):** Vắc xin này có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm tai giữa,... [Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) là một dòng vắc xin thế hệ mới và không tương tác đặc hiệu với vi rút Covid - 19.\n\n**Vắc xin phế cầu Pneumo 23 (Pháp):** Loại vắc xin này có khả năng ngăn chặn sự tấn công của 23 chủng phế cầu khác nhau. Tuy nhiên, vắc xin Pneumo 23 có tác dụng giới hạn và không bảo vệ được khỏi một số bệnh lý như viêm tai giữa và viêm phổi. Nó thường được sử dụng cho đối tượng trẻ em từ 2 tuổi trở lên.\n\nViệc sử dụng vắc xin phòng phế cầu nào tùy thuộc vào độ tuổi và chỉ định của mỗi loại vắc xin. Vì vậy, để biết thông tin chi tiết về lịch tiêm và đối tượng sử dụng, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các cơ sở y tế.\n\nVắc xin phế cầu tiêm khi nào?\n-----------------------------\n\nVắc xin phòng phế cầu khuẩn được đề xuất tiêm cho trẻ theo các độ tuổi cụ thể để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Trẻ càng nhỏ, nguy cơ mắc bệnh phế cầu càng cao, do đó việc tiêm vắc xin phòng phế cầu càng sớm trong giai đoạn dễ nhiễm bệnh sẽ giúp bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.\n\nNgoài những biến chứng nguy hiểm mà phế cầu có thể gây ra, kháng kháng sinh cũng là một rào cản lớn trong việc điều trị các bệnh liên quan đến phế cầu. Điều trị phải kéo dài và đòi hỏi sử dụng các loại kháng sinh mạnh, thậm chí phải kéo dài trong hơn 1 tháng. Vì vậy, việc phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng phế cầu cho trẻ là cần thiết và rất quan trọng.\n\n![vac-xin-phe-cau-la-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-khi-nao-1.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_la_gi_vac_xin_phe_cau_tiem_khi_nao_1_5b1b1d97a8.jpg)\n\n*Vắc xin phế cầu tiêm khi nào là thắc mắc của nhiều người*\n\nHiện nay, vắc xin phòng phế cầu được đề xuất cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi với các phác đồ tiêm khác nhau tùy theo độ tuổi. Trong trường hợp bé của bạn đã hơn 4 tháng tuổi, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu càng sớm càng tốt. Thời gian giữa liều 1 và liều 2 ít nhất là 1 tháng. Tương tự, thời gian giữa liều 2 và liều 3 cũng ít nhất là 1 tháng.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin phế cầu có tác dụng gì? Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi?", "abstract": "Vắc xin phế cầu là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Hãy cùng tìm hiểu vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh trong nội dung bài viết dưới đây.", "md_content": "Vắc xin phế cầu là một trong những vắc xin quan trọng trong chương trình tiêm chủng, giúp bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều người là [vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) Hãy cùng tìm hiểu về số lượng mũi tiêm và các loại vắc xin phế cầu để có được thông tin cụ thể và chủ động trong tiêm chủng của bạn và cả gia đình.\n\nVắc xin phế cầu là gì?\n----------------------\n\nVắc xin phế cầu khuẩn là một biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Được khuyến nghị để tiêm cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi, với các phác đồ tiêm khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ở Việt Nam, hiện có hai loại vắc xin phế cầu sau:\n\n**Vắc xin phế cầu Synflorix (PCV10):** Đây là loại vắc xin có khả năng phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Được khuyến nghị để tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Đặc biệt, vắc xin này cũng giúp phòng ngừa viêm tai giữa và viêm phổi.\n\n**Vắc xin Prevenar 13:** Đây là loại vắc xin phòng các bệnh phế cầu khuẩn, gồm 13 chủng vi khuẩn, mà vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra và có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn.\n\n![Vắc xin phế cầu có tác dụng gì? Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_la_gi_vac_xin_phe_cau_tiem_khi_nao_4_c5526da2d7.jpg)\n\n*Vắc xin phế cầu phòng ngừa vi khuẩn Streptococcus pneumoniae*\n\nViệc tiêm vắc xin phế cầu khuẩn là một biện pháp quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do vi khuẩn phế cầu khuẩn gây ra.\n\nVắc xin phế cầu có tác dụng gì?\n-------------------------------\n\nTheo thống kê của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), hàng năm trên toàn cầu có gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html) và phế cầu khuẩn được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm phổi và các bệnh nguy hiểm khác ở trẻ.\n\nPhế cầu khuẩn có khả năng gây bệnh ở mọi người, tùy thuộc vào cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra các bệnh như viêm màng não, nhiễm trùng não và tủy sống, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, [viêm tai giữa,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html) nhiễm trùng tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang và nhiều bệnh lý khác.\n\nĐể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn là cực kỳ quan trọng. Việc tiêm vắc xin phế cầu khuẩn giúp kích thích cơ thể tạo ra hệ miễn dịch chủ động đặc hiệu, tạo ra kháng thể chống lại các loại phế cầu gây bệnh giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tương tự, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cụ thể sẽ kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn, virus gây ra bệnh đó, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.\n\nVắc xin phế cầu tiêm mấy mũi?\n-----------------------------\n\nHiện nay, có hai loại vaccine phòng phế cầu phổ biến: Synflorix và Prevenar 13.\n\n### Vắc xin phế cầu Synflorix tiêm mấy mũi?\n\n[Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) là một loại vắc xin phòng phế cầu được sử dụng rộng rãi cho trẻ em. Loại vaccine này được tiêm cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Việc tiêm vắc xin được thực hiện ở vùng cơ trên cánh tay hoặc mặt trước hoặc bên của đùi, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.\n\n![Vắc xin phế cầu có tác dụng gì? Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_la_gi_vac_xin_phe_cau_tiem_khi_nao_3_Cropped_d4e12d7aef.jpg)\n\n*Vắc xin phế cầu Synflorix được sử dụng rộng rãi cho trẻ em*\n\nPhác đồ tiêm vắc xin Synflorix chuẩn cho trẻ như sau:\n\n*Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi*\n\n* Liều 1: Có thể tiêm từ 6 tuần tuổi.\n* Liều 2: Cách liều 1 ít nhất 1 tháng.\n* Liều 3: Cách liều 2 ít nhất cũng là 1 tháng.\n* Liều bổ sung: Tiêm cách liều 3 ít nhất 6 tháng.\n\n*Đối với trẻ sinh non (≥ 27 tuần tuổi)*, chủng ngừa Synflorix bắt đầu từ 2 tháng tuổi và sử dụng phác đồ cơ bản 3 + 1 như đã nêu ở trên.\n\n*Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin trước đó*\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi nhắc lại: Tiêm vào năm thứ 2, cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.\n\n*Trẻ từ 1 đến 3 tuổi chưa tiêm vaccine trước đó*\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.\n\nTrên đây là một số hướng dẫn về phác đồ tiêm vaccine Synflorix cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo thông tin chi tiết và lịch tiêm phòng cụ thể từ bác sĩ hoặc các cơ sở y tế.\n\n### Vắc xin phế cầu Prevenar 13 tiêm mấy mũi?\n\n[Vắc xin Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) được sử dụng để phòng ngừa các bệnh phế cầu khuẩn nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính và nhiễm trùng máu do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây ra.\n\n![Vắc xin phế cầu có tác dụng gì? Vắc xin phế cầu tiêm mấy mũi? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_phe_cau_la_gi_vac_xin_phe_cau_tiem_khi_nao_2_b338149781.jpg)\n\n*Vắc xin phế cầu Prevenar 13 dùng cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên*\n\nĐối tượng có thể sử dụng vắc xin Prevenar 13 bao gồm:\n\n* Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên.\n* Người trưởng thành.\n* Người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi, bệnh tim mạch, tiểu đường...\n\nLịch tiêm phòng vắc xin Prevenar 13 như sau:\n\n*Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi tiêm 3 liều cơ bản*\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n* Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất 1 tháng.\n\nMũi tiêm nhắc lại: Tiêm khi trẻ 11 - 15 tháng tuổi và cách mũi 3 ít nhất 2 tháng. Lưu ý, mũi tiêm đầu tiên có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi.\n\n*Trẻ em từ 7 tháng đến 11 tháng tuổi (chưa tiêm vắc xin trước đó) tiêm 2 liều cơ bản*\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.\n\nMũi tiêm nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. Lưu ý, mũi tiêm nhắc lại cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.\n\n*Trẻ em từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi (chưa tiêm vắc xin trước đó)*\n\n* Mũi 1: Tiêm lần đầu.\n* Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.\n\n*Trẻ em từ 24 tháng tuổi đến người lớn*\n\n* Tiêm 1 mũi duy nhất.\n\nLưu ý rằng các thông tin và lịch tiêm vắc xin cụ thể nên được tham khảo từ bác sĩ hoặc các cơ sở y tế.\n\nViệc tiêm vắc xin phế cầu khuẩn là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. Để đảm bảo hiệu quả tối đa, cha mẹ nên tuân thủ đúng lịch tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho bé và người thân trong gia đình.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tại sao trẻ hay sốt sau tiêm? Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?", "abstract": "Tiêm phòng là điều cần thiết ở trẻ em. Thông thường sau khi tiêm xong, các bé thường gặp tình trạng sốt nhẹ. Điều này khiến một số phụ huynh lo lắng khi không thấy con sốt cũng như thắc mắc trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?", "md_content": "Một số cha mẹ sau khi đưa con đi tiêm phòng, thấy con khỏe mạnh, không có biểu hiện [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) thường thấy lo lắng không biết trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Cha mẹ cảm thấy lo sợ không biết tiêm phòng có tác dụng với con không? Những thông tin dưới đây có thể giúp cha mẹ giải đáp phần nào những câu hỏi đó. \n\nTại sao trẻ tiêm phòng xong thường sốt?\n---------------------------------------\n\nTrước khi đi vào tìm đáp án cho câu hỏi “Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?” hay “Tại sao có những bé tiêm xong sốt, có những bé thì không?”, cha mẹ cần hiểu được định nghĩa sốt là gì, tại sao sau khi các bé được tiêm phòng thường xuất hiện tình trạng sốt.\n\nVậy sốt là gì? Sốt ở trẻ là sự tăng nhiệt độ tạm thời cao hơn so với bình thường, nguyên nhân là do phản ứng của cơ thể với các tác nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn cảm cúm, [cảm lạnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cam-lanh-583.html)… Hiểu cách khác, sốt là sự phản kháng lại các tác nhân nhiễm trùng của hệ miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể. Đi kèm với sự phản kháng đó là những triệu chứng như [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html), khó chịu, thân nhiệt tăng…\n\n![Tại sao trẻ hay sốt sau tiêm? Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_hay_sot_sau_tiem_tre_tiem_phong_khong_bi_sot_co_tot_khong_1_afaaeb4243.jpg)\n\n*Sau khi tiêm phòng, trẻ thường xuất hiện tình trạng sốt*\n\nVậy tại sao trẻ em tiêm phòng xong thường hay sốt? [Vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) được tiêm vào trong cơ thể với vai trò là tác nhân giúp hệ miễn dịch cơ thể được “tập trận”. Ta có thể hiểu rằng vaccine là kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt, chết hoặc gần chết. Nhờ các nhà khoa học đã làm mất khả năng hoạt động hoặc thay đổi cấu trúc của kháng nguyên, khiến cho kháng nguyên mất đi tính nguy hiểm ban đầu.\n\nKhi tiêm vào cơ thể, theo đúng quy trình, hệ miễn dịch sẽ nhận diện tác nhân nguy hiểm và cố gắng tiêu diệt nó. Tất nhiên, khi này kháng nguyên đã bị mất khả năng hoạt động nên không thể gây hại và cũng dễ dàng bị cơ thể tiêu diệt. \n\nTuy vậy, khi vi rút tấn công cơ thể, chúng sẽ thải ra một số chất vào máu làm suy yếu vật chủ, lúc này “vùng hạ đồi” ở não nhận ra sự tấn công từ bên ngoài, lập tức tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, hiện tượng này được gọi là sốt. Và khi vaccine đi vào cơ thể, cơ thể cũng ghi nhận là một cuộc tấn công và có phản ứng tương tự. Sốt như một báo động của cơ thể về tình trạng nhiễm trùng, cơ thể bị tổn thương.\n\nTrẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?\n-----------------------------------------\n\nCha mẹ thường nghĩ rằng, sau khi tiêm phòng con trẻ sốt là điều hiển nhiên, nên khi thấy con mình sau tiêm không sốt thường khiến cha mẹ thấy băn khoăn, lo lắng, không biết trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Không biết vaccine tiêm cho con có hiệu quả không?\n\nCha mẹ nên hiểu rằng, hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau, nên khi nhận diện được sự tấn công từ “kẻ địch”, đáp ứng của hệ miễn dịch ở mỗi người cũng khác nhau. Vaccine có thể giúp cơ thể tạo ra một lượng kháng thể nhưng số lượng và thời gian tạo kháng thể ở mỗi người là khác nhau. Tình trạng sốt có thể diễn ra, cũng có thể không, nhưng chung quy mục tiêu vẫn là đảm bảo hiệu quả của vaccine.\n\nSau tiêm, bé có tình trạng sốt nghĩa là hệ miễn dịch bé đang “chiến đấu” với kháng nguyên. Trường hợp con không sốt, cha mẹ không phải quá lo lắng, bé không sốt không có nghĩa là hệ miễn dịch của bé gặp vấn đề, mà chỉ đơn giản là phản ứng diễn ra nhẹ nhàng. Do thể trạng các bé là khác nhau, tuy rằng không sốt nhưng hệ miễn dịch bé vẫn nhận diện và ghi nhớ kháng nguyên, lần tới khi virus xuất hiện thì hệ miễn dịch vẫn kịp thời tiêu diệt.\n\n![Tại sao trẻ hay sốt sau tiêm? Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_hay_sot_sau_tiem_tre_tiem_phong_khong_bi_sot_co_tot_khong_2_2e3590f5ee.jpg)\n\n*Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không là câu hỏi của nhiều cha mẹ*\n\nNhư vậy, tình trạng sốt hay không sốt không phải là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của tiêm phòng, cả hai trường hợp đều có hiệu quả miễn dịch là tương đương nhau và dù có sốt hay không thì hệ miễn dịch vẫn sẽ hoạt động theo quy trình thông thường khi có tác nhân xâm nhập.\n\nLàm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng?\n-------------------------------------\n\nNhư giải thích ở trên, tình trạng sốt là biểu hiện cho việc hệ miễn dịch của cơ thể đang đáp ứng lại với kháng nguyên. Đa số trường hợp trẻ sốt sau tiêm là an toàn. Khi trẻ xuất hiện tình trạng sốt sau tiêm, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là chú ý theo dõi tình trạng của con để dự phòng trường hợp có gì bất thường. Sau đó, dựa theo tình trạng của bé để có cách xử lý phù hợp.\n\n* **Trường hợp sốt trên 38,5 độ C:** Sử dụng [thuốc hạ sốt cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/top-5-cac-loai-thuoc-ha-sot-cho-tre-va-cach-su-dung-thuoc-ha-sot-an-toan-70492.html) theo đúng liều lượng phù hợp với tuổi và cân nặng của bé. Trường hợp sử dụng thuốc mà tình trạng sốt không giảm, cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ.\n* **Trường hợp sốt dưới 38,5 độ C:** Chườm ấm, cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, không để bé nằm trước quạt.\n* **Trường hợp sốt kèm các biểu hiện khác như:** Lừ đừ, mệt mỏi, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), ngủ li bì, dùng thuốc nhưng không đỡ kéo dài hơn 2 ngày thì người nhà cần đưa bé đến bệnh viện gấp.\n\nMột số điều cha mẹ cần lưu ý sau khi đưa con đi tiêm phòng\n----------------------------------------------------------\n\nKhi đi tiêm thì bé cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi nhằm dự phòng [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) hoặc các biến chứng để được xử lý kịp thời. Nếu sau khi về nhà, bé bắt đầu sốt, cần cặp [nhiệt kế](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/nhiet-ke) thường xuyên, theo dõi thân nhiệt bé, nếu thấy dấu hiệu gì bất thường cần đưa bé đến viện ngay.\n\n**Một số phản ứng bình thường trẻ có thể gặp sau tiêm:**\n\n* **Sưng, đau tại vị trí tiêm:** Do da bé còn non nên sau tiêm dễ bị sưng, một số bé nổi cục ở vết tiêm nhưng rồi sẽ hết sau 1 - 2 ngày nên cha mẹ không cần can thiệp.\n* **Trẻ mệt mỏi, quấy khóc:** Thể hiện sự đáp ứng miễn dịch trong cơ thể bé khiến bé mệt mỏi, khó chịu nên dễ quấy khóc.\n* **Lười ăn, bỏ bú:** Mệt mỏi và sốt là 2 vấn đề chính dẫn đến bé mệt mỏi, lười ăn, bỏ bú. Cha mẹ khi này có thể chia nhỏ bữa cho con, động viên giúp bé ăn để nhanh chóng hồi phục. Cha mẹ có thể bổ sung thêm [vitamin C](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/vitamin-c) cho con.\n\n**Một số phản ứng tiềm ẩn nguy hiểm**\n\nDưới đây là một số phản ứng có thể gây nguy hiểm cho bé mà ba mẹ cần lưu ý:\n\n* Lơ mơ, ngủ li bì, sưng viêm lan tỏa, nhiễm khuẩn…\n* Viêm phế quản, phát ban.\n* Co giật, [nổi mề đay](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/me-day-527.html).\n\nTrong những trường hợp này, cha mẹ nên sớm đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.\n\n![Tại sao trẻ hay sốt sau tiêm? Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tai_sao_tre_hay_sot_sau_tiem_tre_tiem_phong_khong_bi_sot_co_tot_khong_3_f439ade0eb.jpg)\n\n*Nếu thấy bé sốt có dấu hiệu lạ, cha mẹ cần đưa con tới viện ngay*\n\nThông qua bài viết trên, mong rằng đã có câu trả lời cho lo lắng của nhiều phụ huynh là [trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tai-sao-tre-hay-sot-sau-tiem-tre-tiem-phong-khong-bi-sot-co-tot-khong.html)? Tùy vào thể trạng mỗi bé mà tình trạng sốt, không sốt là khác nhau, vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con không sốt. Con không sốt sau tiêm không có nghĩa là hệ miễn dịch con không chiến đấu, mà có thể chỉ đơn giản là do cơ thể bé phản ứng nhẹ nhàng với vaccine.\n\n***Xem thêm:***\n\n* [*Trẻ bị viêm họng sốt về đêm có nghiêm trọng không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-bi-viem-hong-sot-ve-dem-co-nghiem-trong-khong-bo-me-can-luu-y-nhung-gi.html)\n* [*Trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì? Ba mẹ cần làm gì để cải thiện?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-bi-sot-va-non-la-benh-gi-nhung-dieu-ba-me-can-lam-khi-tre-sot-va-non.html)\n", "date": "13/07/2023", "tags": ["trẻ em", "Tiêm chủng", "tiêm phòng"]}, {"title": "Thông tin về quy trình tiêm chủng mà bạn nên biết", "abstract": "Tiêm chủng là nghĩa vụ cũng là quyền lợi của chúng ta. Cần nắm bắt quy trình tiêm chủng để chủ động trong lúc tiêm vắc xin phòng bệnh. ", "md_content": "Tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể phòng được một số bệnh nguy hiểm. Hiện nay việc tiêm chủng đã được mở rộng toàn dân, một số loại vắc xin được cung cấp miễn phí để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Vậy quy trình tiêm chủng ra sao? Có những chú ý gì khi đi tiêm phòng? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm chủng\n----------------------------------\n\nTiêm chủng là tiêm vắc xin vào cơ thể để kích thích sinh ra kháng thể, từ đó tạo ra miễn dịch với một căn bệnh nào đó. Các kháng thể được sinh ra sẽ tồn tại trong cơ thể người được tiêm vắc xin để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Việc tiêm chủng mang lại nhiều lợi ích:\n\n* **Với cá nhân người tiêm:** Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ em, buộc phải tiêm phòng ho gà, viêm gan B, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-nao-nhat-ban-190.html), uốn ván, sởi, quai bị, viêm màng não, thương hàn, bởi đây là các căn bệnh có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Việc chủ động tiêm vắc xin còn giúp giảm thiểu các rủi rỏ gặp biến chứng khi mắc bệnh. Được tiêm vắc xin từ nhỏ còn giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.\n* **Đối với cộng đồng, xã hội:** Trẻ em khi tiêm phòng được phát triển khoẻ mạnh hơn. Các chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho thế hệ tương lai. Ngoài ra hiện nay các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như covid 19 xuất hiện ngày một nhiều, tiêm phòng vắc xin chính là cách tạo ra miễn dịch cộng đồng hiệu quả. Việc tiêm vắc xin còn giúp tiết kiệm chi phí và công sức chữa bệnh, từ đó hạn chế được tình trạng con người bị tàn phế, mất khả năng lao động trong mỗi gia đình.\n\n![Thông tin từ A đến Z về quy trình tiêm chủng mà bạn nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_tu_a_den_z_ve_quy_trinh_tiem_chung_ma_ban_nen_biet_1_3829c2593f.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin rất quan trọng với sức khoẻ và lợi ích cộng đồng*\n\nViệc tiêm chủng cần được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là với trẻ trong 2 năm đầu đời. Tiêm vắc xin không được tiêm muộn, tiêm không đầy đủ bởi trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khi cơ thể chưa có kháng thể để tự bảo vệ.\n\nQuy trình tiêm chủng cần nắm\n----------------------------\n\nHiện nay khi tiêm chủng tại các cơ sở y tế, quy trình tiêm chủng đều được thực hiện một cách đầy đủ:\n\n### Trước khi tiêm chủng\n\nKhám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Nếu đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì cần tư vấn với phụ huynh hay người giám hộ của trẻ. Bước sàng lọc, tư vấn trước khi tiêm rất quan trọng bởi những thông tin được cung cấp sẽ là cơ sở để bác sĩ biết được bạn có phải là đối tượng phù hợp để tiêm phòng hay không cũng như có những biện pháp cấp cứu kịp thời nếu không may mắc dị ứng sau tiêm.\n\n![Thông tin từ A đến Z về quy trình tiêm chủng mà bạn nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_tu_a_den_z_ve_quy_trinh_tiem_chung_ma_ban_nen_biet_2_22146ca739.jpg)\n\n*Khám sàng lọc là quy trình tiêm chủng bắt buộc*\n\nLúc khám sàng lọc, bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ trạng thái hiện tại của người tiêm, hỏi và ghi chép thông tin của đối tượng tiêm về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây. Ngoài ra bác sĩ còn tư vấn cho đối tượng tiêm về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng, cũng như thông tin về liều lượng, đường dùng loại [vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-la-gi-co-nhung-loai-vac-xin-nao-hien-nay-65975.html) được tiêm chủng trước mỗi lần tiêm.\n\n### Trong khi tiêm chủng\n\nThực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện tiêm vắc xin vào cơ thể, đảm bảo tiêm đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và an toàn. Những ai đi tiêm phòng cần phối hợp với các y bác sĩ trong lúc tiêm, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được bố mẹ hỗ trợ để quá trình tiêm vắc xin diễn ra suôn sẻ nhất. Theo đúng quy định, các bác sĩ luôn phải kiểm tra vắc xin, dung môi và bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng. Cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng. Bơm tiêm, kim tiêm và vật sắc nhọn sau khi sử dụng phải cho vào hộp an toàn ngay sau khi tiêm.\n\n### Sau khi tiêm chủng\n\nNgười tiêm phải ở lại ngay cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, người tiêm được quyền về nhà và tiếp tục theo dõi các [phản ứng sau khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) ít nhất trong vòng 24 giờ. Nếu đối tượng tiêm vắc xin có các dấu hiệu như khó thở, phát ban, sưng đau chỗ tiêm lâu ngày không hết, mệt mỏi quá độ, sốt cao thì phải đưa ngay đối tượng đến bệnh viện.\n\n![Thông tin từ A đến Z về quy trình tiêm chủng mà bạn nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_tu_a_den_z_ve_quy_trinh_tiem_chung_ma_ban_nen_biet_4_30c46a002c.jpg)\n\n*Cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 24 giờ sau khi tiêm vắc xin*\n\nĐối tượng nào nên chống hay hoãn tiêm chủng?\n--------------------------------------------\n\nKhông phải ai cũng có thể thực hiện tiêm chủng như bình thường. Một số đối tượng sau nên chống chỉ định tiêm chủng:\n\n* Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước.\n* Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc xin virus sống giảm độc lực vì có nguy cơ gây nguy hiểm đến bào thai.\n* Người có tình trạng suy chức năng các cơ quan như [suy hô hấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-hieu-suy-ho-hap-ma-ban-nen-biet-51544.html), suy tuần hoàn, suy tim, suy thận.\n* Ngoài ra có những đối tượng thuộc nhóm chống chỉ định tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\nMột số đối tượng hoãn tiêm chủng:\n\n* Đối tượng có sức khoẻ không bình thường, đang mắc các bệnh cấp tính hay các bệnh nhiễm trùng.\n* Người đang sốt hoặc bị hạ thân nhiệt.\n* Người mời dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng phải tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.\n* Người đang hoặc kết thúc đợt điều trị corticoid liều cao, hoá trị, xạ trị trong vòng 14 ngày phải tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.\n\nNgoài những đối tượng đặc biệt này ra thì hầu hết những ai có sức khỏe ổn định đều có thể tiêm chủng để phòng bệnh. Cần tiêm đầy đủ, đúng lịch cũng như tìm đến các cơ sở tiêm chủng uy tín. [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) là địa chỉ đáng để bạn tham khảo. \n\n![Thông tin từ A đến Z về quy trình tiêm chủng mà bạn nên biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thong_tin_tu_a_den_z_ve_quy_trinh_tiem_chung_ma_ban_nen_biet_3_3ecb35e2ea.jpg)\n\n*Những ai có sức khỏe ổn định đều có thể tiêm chủng để phòng bệnh*\n\nTrên đây là những chia sẻ về [quy trình tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-quy-trinh-tiem-chung-ma-ban-nen-biet.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu rõ về quá trình tiêm chủng để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình trong mỗi lần tiêm vắc xin.\n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "17/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "phòng bệnh", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Những lợi ích của vắc xin đối với sức khỏe", "abstract": "Tiêm vắc xin phòng bệnh là điều rất cần thiết và được chính phủ khuyến khích toàn dân nên thực hiện đúng lịch trình. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn những lợi ích của vắc xin mang lại cho sức khỏe từ đó giúp bạn chủ động hơn trong việc tiêm chủng.\n", "md_content": "Vắc xin được xem là phát minh “vĩ đại” của nhân loại. Hầu hết các bệnh hiểm nghèo đã và đang được kiềm chế tốt nhờ vắc xin. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chủ quan về vấn đề tiêm chủng vì chưa hiểu cụ thể những lợi ích của vắc xin mang lại cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vắc xin và cung cấp những thông tin liên quan.\n\nVắc xin và những điều cần biết\n------------------------------\n\nVắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên và có nguồn gốc từ vi sinh vật, được dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động giúp tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh.\n\n![Góc giải đáp: Những lợi ích của vắc xin mà bạn nên biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_nhung_loi_ich_cua_vac_xin_ma_ban_nen_biet_1_f93b2f1e92.jpg)\n\n*Vắc xin được mệnh danh là phát minh \"vĩ đại\" của con người*\n\nViệc tiêm chủng quan trọng bởi đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html). Vắc xin tiêm chủng sẽ kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại bệnh. Cụ thể đặc tính cơ bản của vắc xin là:\n\n* **Tính kháng nguyên đặc thù:** Là khả năng kích thích cơ thể tạo thành kháng thể. Kháng nguyên mạnh khi đưa vào cơ thể sau một lần sẽ sinh ra nhiều kháng thể.\n* **Tính sinh miễn dịch:** Vắc xin sẽ gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực hay một loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên. Chúng sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch, từ đó cơ thể tăng cường sức đề kháng.\n\nHiện nay có rất nhiều loại vắc xin được phát minh. Chúng thường là những loại sau:\n\n* **Vắc xin chết:** Đây là chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch. Trong vắc xin chết người ta chia thành hai loại: Vắc xin giải độc tố như [vắc xin uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-uon-van-la-gi-tac-dung-va-tiem-nhu-the-nao-43644.html), vắc xin bạch hầu và vắc xin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh chế như vắc xin ho gà, cúm, bại liệt, dại.\n* **Vắc xin sống:** Đây là vắc xin chứa những tác nhân nhiễm trùng tự nhiên, được làm giảm độc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm như vắc xin sốt vàng, vắc xin bại liệt, sởi, quai bị.\n* **Vắc xin tách chiết:** Đây là vắc xin công nghệ cao, chỉ tách lấy một phần vỏ chứa thành phần kháng nguyên đặc thù Polysaccharide của vi khuẩn như vắc xin não mô cầu, vắc xin phế cầu.\n* **Vắc xin tái tổ hợp:** Là những vắc xin được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen như [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-viem-gan-b-co-bi-lay-nua-khong.html) tái tổ hợp.\n\nLợi ích của vắc xin mang lại cho sức khỏe\n-----------------------------------------\n\nNgay từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã được khuyến khích tiêm chủng một số loại vắc xin và người lớn vẫn cần được tiêm vắc xin nếu cần thiết. Vậy cụ thể lợi ích của việc tiêm phòng này là gì?\n\n### Giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm\n\nKhi được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ được tạo ra “một cuộc tấn công của những kẻ xâm nhập” từ đó làm cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ. Hiện nay để bảo vệ cơ thể trẻ trước những bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, [viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-nao-nhat-ban-va-viem-nao-nhat-ban-b-co-nguy-hiem-khong-42091.html), sởi, quai bị, bạn cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.\n\n![Góc giải đáp: Những lợi ích của vắc xin mà bạn nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_nhung_loi_ich_cua_vac_xin_ma_ban_nen_biet_2_eb9a0f3399.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm*\n\n### Phòng các biến chứng xảy ra\n\nNếu trì hoãn tiêm vắc xin, bạn sẽ dễ bị tổn thương trước căn bệnh, cụ thể dễ gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ tổn thương trước những biến chứng của bệnh. Vậy nên khi đã tiêm vắc xin phải tiêm đúng, tiêm đủ liều.\n\n### Giúp trẻ phát triển toàn diện\n\nTiêm chủng ngay từ khi trẻ được sinh ra sẽ giúp bé phát triển khoẻ mạnh, không gặp các biến chứng làm ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Vai trò của vắc xịn thật sự quan trọng từ khi trẻ chào đời bởi kháng thể được truyền từ mẹ và sữa mẹ không đủ để bảo vệ bé trong thời gian dài. Tiêm vắc xin sẽ hỗ trợ bé chống lại các căn bệnh một cách an toàn nhất.\n\n![Góc giải đáp: Những lợi ích của vắc xin mà bạn nên biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_nhung_loi_ich_cua_vac_xin_ma_ban_nen_biet_3_a49e9db42d.jpg)\n\n*Tiêm vắc xin tạo điều kiện cho bé phát triển tốt*\n\n### Mang lại lợi ích cho cả cộng đồng\n\nMột số bệnh không chỉ gây tổn hại đến người mắc mà nó còn truyền nhiễm làm lây lan trong cộng đồng. Vậy nên tiêm vắc xin không chỉ là việc làm bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ được mọi người xung quanh. Hiện nay có rất nhiều chương trình tiêm chủng mở rộng và hãy tích cực hưởng ứng để bảo vệ sức khỏe cho cả xã hội.\n\nNhững thắc mắc xung quanh việc tiêm chủng\n-----------------------------------------\n\nTiêm vắc xin thực sự hiệu quả từ khi trẻ mới chào đời. Vậy nên có rất nhiều phụ huynh lo lắng và có những thắc mắc liên quan việc tiêm phòng cần được giải đáp:\n\n### Vắc xin có an toàn không?\n\nCâu trả lời là có. Tất cả các loại vắc xin được lưu hành rộng rãi hiện nay đều được kiểm tra độ an toàn một cách nghiêm ngặt, luôn được thử nghiệm lâm sàng trước khi sử dụng. Đặc biệt các quốc gia trên thế giới chỉ đăng ký và phân phối vắc xin đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn.\n\n![Góc giải đáp: Những lợi ích của vắc xin mà bạn nên biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_nhung_loi_ich_cua_vac_xin_ma_ban_nen_biet_4_ea1c1c0fd5.jpg)\n\n*Vắc xin rất an toàn cho sức khoẻ*\n\n### Vắc xin khiến cơ thể bị ốm?\n\nHầu hết các triệu chứng ốm, mệt mỏi hay khó chịu sau khi tiêm vắc xin rất nhẹ và chỉ xuất hiện tạm thời. Biểu hiện thường là hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Để hạn chế hiện tượng này bạn chỉ cần dùng thuốc giảm đau, đắp khăn lạnh lên vết tiêm.\n\n### Vắc xin có liên hệ gì đến miễn dịch cộng đồng?\n\nNếu cộng đồng bạn sinh sống có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó thì cộng đồng đó đã đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng như trẻ sơ sinh.\n\nTrên đây là những chia sẻ về những [lợi ích của vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-loi-ich-cua-vac-xin-doi-voi-suc-khoe.html). Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về loại vắc xin này và chủ động tiêm phòng để ngừa bệnh hiệu quả. \n\nTrung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "15/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Bảo vệ sức khỏe"]}, {"title": "Những phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ mà ba mẹ cần biết", "abstract": "Đưa trẻ đi tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm tốt nhất. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, nhất là những bé chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các nhu cầu, mong muốn cá nhân, việc chăm sóc và theo dõi trẻ 24 giờ sau tiêm phòng là việc làm cần thiết. Do đó, ba mẹ cần nắm rõ các phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao.", "md_content": "Phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vacxin. Đa số đều ở mức độ nhẹ, một số ít ở mức độ vừa, còn phản ứng ở mức độ nặng (hội chứng sốc nhiễm độc, [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html)) thì rất hiếm xảy ra.\n\nBiểu hiện sau khi tiêm vacxin ở trẻ\n-----------------------------------\n\nCác biểu hiện sau khi tiêm vacxin ở trẻ phổ biến thường thấy có thể xảy ra đó là:\n\n### Sốt nhẹ\n\nSau khi tiêm phòng, sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đây là cách cơ thể đáp ứng với vacxin và bé thường tự khỏi sau 1 - 2 ngày tiêm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ có thể có sốt cao hơn 39℃. Khi xảy ra tình trạng này, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.\n\n![Những phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ mà ba mẹ cần biết](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_phan_ung_sau_khi_tiem_vacxin_o_tre_ma_ba_me_can_biet_8c9383bee0.jpg)\n\n*Trẻ sau khi tiêm vacxin có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ*\n\n### Vết tiêm bị sưng đỏ, đau\n\nVết tiêm bị đau, sưng đỏ là phản ứng sau khi tiêm vacxin bình thường, không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất đi sau vài ngày. Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh ở vùng tiêm để giúp trẻ giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.\n\n### Phát ban đỏ hoặc nổi mụn nước\n\nTrẻ sau tiêm [vacxin sởi - quai bị - rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html) từ 5 - 12 ngày có thể xảy ra tình trạng phát ban giả sởi trên da. Việc tiêm vacxin phòng thủy đậu cũng có thể gây ra một số ít ban mụn nước trên da bé tương tự mụn nước thủy đậu sau 3 - 4 tuần tiêm. Tuy nhiên, số lượng nốt ban này rất ít và không nhiều như khi bị nhiễm bệnh thực sự, chúng cũng thường tự biến mất sau 1 - 2 ngày.\n\n### Dị ứng\n\nTrẻ có thể phát ban mề đay hoặc ngứa toàn thân sau khi tiêm phòng vacxin. Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy quá khó chịu, cần sử dụng một số thuốc chống dị ứng.\n\n### Rối loạn tiêu hóa nhẹ\n\nMột số ít trẻ sau khi tiêm vacxin phòng tiêu chảy do rotavirus cũng có thể gặp phải các triệu chứng [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html) như: Đi ngoài nhiều từ 5 - 6 lần mỗi ngày và phân loãng hơn. Tương tự các phản ứng sau khi tiêm vacxin khác, biểu hiện này thường tự giảm sau 1 - 2 ngày mà không cần sử dụng men tiêu hóa hoặc thuốc.\n\n![Những phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ mà ba mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_phan_ung_sau_khi_tiem_vacxin_o_tre_ma_ba_me_can_biet_1_2cd29ebace.jpg)\n\n*Rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện sau khi tiêm vacxin ở trẻ*\n\nPhản ứng ở trẻ sau khi tiêm vacxin một số bệnh phổ biến\n-------------------------------------------------------\n\n### Lao\n\n* Đối tượng tiêm: Cho trẻ sơ sinh, loại vacxin: BCG.\n* Tại vị trí tiêm: Có thể cảm thấy đau, sưng và nóng.\n* Toàn thân: Trẻ có thể có sốt nhẹ, trở nên quấy khóc và bú ít, nhưng thường sẽ hết sau một vài ngày.\n* Thông thường ở trẻ sau khi được tiêm vacxin BCG, một nốt nhỏ sẽ xuất hiện tại vị trí tiêm và biến mất sau đó khoảng 30 phút. Khoảng hai tuần sau đó, sẽ xuất hiện một vết loét đỏ nhỏ có kích thước nhỏ, và sau hai tuần nữa, vết loét sẽ tự lành và để lại một sẹo có kích thước khoảng 5mm.\n* Trong thời gian này, phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ nếu xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn bên trái hoặc nốt mủ quá lớn tại vị trí tiêm (đường kính trên 1cm), cần đến cơ sở y tế để được khám lại ngay.\n\n### Viêm gan B\n\n* Đối tượng tiêm: Cho trẻ sơ sinh và người lớn, loại vacxin: 1 trong 3 loại sau: Engerix B, Euvax B, Hepavax.\n* Tại vị trí tiêm: Có thể cảm thấy đau và sưng nhẹ.\n* Toàn thân: Trẻ có thể có sốt nhẹ và trở nên quấy khóc.\n* Các triệu chứng này sẽ hết trong vòng vài giờ hoặc đến 1 - 2 ngày.\n\n### Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib\n\n* Đối tượng tiêm: Cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, loại vacxin: Infanrix Hexa, Hexaxim.\n* Tại vị trí tiêm: Sẽ có sự sưng đỏ và đau từ 1 - 3 ngày. Có thể xuất hiện một cục cứng sau khoảng 1 - 3 tuần và sẽ tự khỏi.\n* Toàn thân: Trẻ có thể có sốt, trở nên quấy khóc, nôn mửa, tiêu chảy và bú kém.\n\n![Những phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ mà ba mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_phan_ung_sau_khi_tiem_vacxin_o_tre_ma_ba_me_can_biet_3_82f61deec4.jpg)\n\n*Sốt là phản ứng phổ biến ở trẻ sau khi tiêm vacxin*\n\nCác phản ứng nặng sau tiêm vacxin ở trẻ\n---------------------------------------\n\nTuy rất hiếm khi xảy ra, nhưng trẻ nhỏ vẫn có thể gặp phải những phản ứng nặng sau khi tiêm vacxin được biểu hiện qua những điểm sau:\n\n* Phản ứng quá mẫn cấp tính thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm vacxin. Kèm theo là một hay nhiều triệu chứng bao gồm: Phát ban, phù nề ở mặt hoặc phù nề toàn thân, phù nề thanh quản, thở khò khè, ngắt quãng.\n* Sốt cao liên tục trên 38,5°C và không đáp ứng thuốc hạ sốt như: Paracetamol, Ibuprofen.\n* Khóc thét không nguôi, la hét dai dẳng trên 3 giờ.\n* Bụng đau quặn, tiểu tiện không tự chủ.\n* Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa.\n* Co giật toàn thân không kèm theo triệu chứng tại chỗ, có thể có sốt hoặc không.\n* Sờ chỗ tiêm thấy mềm hoặc rò dịch, có thể là [áp xe](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ap-xe-958.html) nhiễm khuẩn hay vô khuẩn.\n* Nhiễm khuẩn huyết thường khởi phát cấp tính, trầm trọng và có tính chất toàn thân. Biến chứng nguy hiểm thường gặp hơn là sốc nhiễm trùng.\n\nỞ một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như: Viêm hạch, viêm não, tai biến thần kinh… Đây đều là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng bé nếu ba mẹ không đưa con đến bệnh viện kịp thời.\n\n![Những phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ mà ba mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_phan_ung_sau_khi_tiem_vacxin_o_tre_ma_ba_me_can_biet_4_c00a9e37ac.jpg)\n\n*Khóc thét không nguôi, la hét dai dẳng trên 3 giờ là phản ứng nặng ở trẻ sau khi tiêm vacxin*\n\nNhững lưu ý trước và sau khi cho trẻ tiêm vacxin\n------------------------------------------------\n\n### Trước khi tiêm phòng cho trẻ\n\nMặc dù tiêm phòng có thể khiến bé gặp một số triệu chứng khó chịu, thậm chí gây nguy hiểm. Nhưng ba mẹ không thể phủ nhận lợi ích phòng bệnh tuyệt vời mà vacxin đem lại. Khi cho trẻ tiêm phòng tại các trung tâm bé sẽ được theo dõi cụ thể, cẩn thận:\n\n* Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. Bạn sẽ được tư vấn [trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-em-nen-tiem-phong-nhung-loai-vac-xin-nao-46753.html) phòng bệnh tốt và phù hợp với từng lứa tuổi của bé. Đồng thời được hướng dẫn cách theo dõi phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ.\n* Ba mẹ, người giám hộ của trẻ được xem qua lọ vacxin trước khi tiêm.\n* Vacxin, bơm tiêm, dung môi và dụng cụ được kiểm tra kỹ trước khi sử dụng.\n* Trẻ sau tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.\n\n### Chăm sóc tại nhà\n\nTiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Triệu chứng tại chỗ tiêm, nốt phát ban trên da, tinh thần, ăn, ngủ, thở... Ba mẹ cần chú ý:\n\n* Cho trẻ ăn đúng tư thế và bú đủ bữa, đủ số lượng.\n* Kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt là ban đêm.\n* Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).\n* Cặp nhiệt độ, chườm mát nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C và dùng hạ sốt theo đơn khi con sốt trên 38.5 độ C.\n* Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (khoai tây, lá cây, chanh...).\n* Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy các dấu hiệu phản ứng sau khi tiêm vacxin nặng kể trên.\n\n![Những phản ứng sau khi tiêm vacxin ở trẻ mà ba mẹ cần biết 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_phan_ung_sau_khi_tiem_vacxin_o_tre_ma_ba_me_can_biet_5_1facd3683c.png)\n\n*Chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trước và sau khi tiêm vacxin*\n\nTrên đây là những thông tin cụ thể về [phản ứng sau khi tiêm vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) của trẻ mà phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm, theo dõi. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tiêm phòng các loại vacxin cho bé yêu cũng như các thành viên trong gia đình, hãy liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn kỹ lưỡng.\n\n[Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "13/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Chăm sóc trẻ"]}, {"title": "Các triệu chứng sau tiêm vacxin bạn cần biết", "abstract": "Tiêm vacxin giúp cho bản thân và cả cộng đồng phòng tránh được một số các căn bệnh phức tạp, nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm vacxin sẽ có một số ít các trường hợp cơ thể xảy ra phản ứng. Để bảo đảm sức khỏe, bạn sẽ cần biết một số các triệu chứng sau tiêm vacxin.", "md_content": "Cơ thể của bạn hoàn toàn có thể gặp các triệu chứng sau tiêm vacxin và các triệu chứng này là khác nhau ở từng người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.\n\nTiêm vacxin để làm gì? Vacxin có vai trò như thế nào?\n-----------------------------------------------------\n\nTiêm vắc-xin là quá trình cung cấp một số loại vắc-xin cho cơ thể của một người hoặc động vật. Mục đích chính của việc tiêm vacxin là kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất các kháng thể và tế bào miễn dịch nhằm mục đích bảo vệ chống lại các bệnh lý hoặc vi khuẩn gây bệnh.\n\nViệc tiêm vắc xin giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch với một loại vi khuẩn, vi rút hoặc các yếu tố gây bệnh khác. Khi một người tiêm vắc-xin, thành phần hoạt động của vắc-xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các phản ứng có thể đặc hiệu, có khả năng nhận diện và phá hủy các tác nhân gây bệnh tương ứng.\n\n![Các triệu chứng sau tiêm vacxin bạn cần biết1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_trieu_chung_sau_tiem_vacxin_ban_can_biet_1_d7b49047f5.jpg)\n\n*Tiêm vacxin giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và cả cộng đồng*\n\nTiêm vacxin có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:\n\n* Phòng bệnh: Vacxin giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm và truyền nhiễm như viêm nhiễm, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-soi-la-gi-benh-soi-may-ngay-khoi-41359.html), quai bị, viêm gan B, viêm gan C, [HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-hpv-la-gi-57224.html) và COVID-19.\n* Giảm nguy cơ gây bệnh: Vacxin giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch, từ đó làm giảm nguy cơ gây bệnh và truyền nhiễm.\n* Bảo vệ cá nhân và cộng đồng: Bằng cách tiêm vacxin, một người không chỉ bảo vệ chính mình mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật trong cộng đồng, đóng góp vào việc kiểm tra dịch bệnh và bảo vệ những người yếu thế .\n* Giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng: Ngay cả khi một người được tiêm vắc-xin mắc bệnh, vắc-xin có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và nguy hiểm, giảm khả năng phải nhập viện hoặc tử vong.\n\nViệc tiêm vacxin phụ thuộc vào loại vacxin và chương trình tiêm chủng địa phương. Cần làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc bác sĩ chuyên gia trong quá trình tiêm vắc-xin.\n\nCác triệu chứng sau tiêm vacxin có thể gặp\n------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vắc xin, một số người có thể gặp một số triệu chứng phụ nhỏ trong vài giờ hoặc vài ngày. Các triệu chứng này là tạm thời và không đáng sợ và thường tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Dưới đây là một số các triệu chứng sau tiêm vacxin thường gặp:\n\n* Niêm mạc tại khu vực tiêm: Đỏ ở khu vực tiêm là một triệu chứng phổ biến sau khi tiêm vacxin. Đây thường là phản ứng bình thường và tự giảm đi sau vài ngày.\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html): Một số người có thể sốt nhẹ sau khi tiêm vắc-xin. Đây là một phản ứng thường gặp và thường tự giảm trong vài ngày. Việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol có thể giúp giảm triệu chứng.\n* [Mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html) và đau cơ: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi tiêm vắc-xin. Đây là những triệu chứng thông thường và thường tự giảm sau vài ngày.\n* Buồn nôn hoặc say nắng: Một số người có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc mệt mỏi sau khi tiêm vắc-xin. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.\n* Đau đầu: Một số người có thể trải qua cơn đau đầu sau khi tiêm vắc-xin. Đây là một phản ứng thường gặp và thường tự giảm đi.\n\n![Các triệu chứng sau tiêm vacxin bạn cần biết2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_trieu_chung_sau_tiem_vacxin_ban_can_biet_2_b40d585a18.jpg)\n\n*Có một vài phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiêm nên bạn cần ngồi theo dõi tại trung tâm trong 30 phút*\n\nNgoài ra, cần lưu ý rằng một số phản ứng phụ hiếm có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin như [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Vui lòng tham khảo hướng dẫn và tư vấn từ cơ quan y tế hoặc bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết về các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin cụ thể.\n\nLưu ý đảm bảo an toàn khi tiêm vacxin\n-------------------------------------\n\nKhi đi tiêm vắc xin, bạn có thể lưu ý các điều sau để đảm bảo quá trình tiêm vắc xin được an toàn và hiệu quả:\n\n* Tuân theo sự chỉ đạo của cơ quan y tế: Hãy thực hiện theo sự chỉ đạo và quy định của cơ quan y tế địa phương hoặc bác sĩ chuyên gia. Điều này bao gồm việc biết chính xác thời gian, địa điểm và phương pháp tiêm chủng.\n* Thông báo về lịch sử bệnh và dị ứng: Trước khi tiêm vacxin, hãy thông báo cho nhân viên y tế về lịch sử bệnh của bạn và các dị ứng liên quan. Điều này giúp họ đánh giá xem có bất kỳ giới hạn chế độ hoặc biện pháp đặc biệt nào cần thiết hay không.\n* Hỏi về thành phần của vắc xin: Nếu bạn có bất kỳ lo lắng hoặc dị ứng với thành phần của vắc xin, hãy hỏi nhân viên y tế về thành phần cụ thể của vắc xin trước khi tiêm chủng.\n* Bảo đảm vệ sinh cá nhân: Đảm bảo rửa tay kỹ trước và sau khi tiêm vacxin để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, hãy đeo [khẩu trang](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khau-trang) (nếu được yêu cầu) và duy trì khoảng cách xã hội trong quá trình tiêm chủng.\n* Kiên nhẫn và thận trọng sau khi tiêm vắc-xin: Một số người có thể phản ứng như đau nhức vùng tiêm quá nhiều hoặc sốt sau khi tiêm vắc-xin. Vui lòng nghỉ ngơi và nghỉ đủ sau khi tiêm chủng. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng hoặc nếu như kéo dài, hãy liên hệ với nhân viên y tế hoặc bác sĩ ngay lập tức.\n* Ghi nhớ lịch tiêm chủng: Ghi nhớ và tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ. Một số loại vắc xin yêu cầu nhiều liều tiêm để đạt được hiệu quả tối đa tối đa, vì vậy hãy chắc chắn tuân thủ hướng dẫn liên quan đến lịch tiêm chủng.\n\n![Các triệu chứng sau tiêm vacxin bạn cần biết3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_trieu_chung_sau_tiem_vacxin_ban_can_biet_3_143b300a8b.jpg)\n\n*Cần lưu ý đảm bảo tuân thủ theo lịch tiêm chủng*\n\nNhớ rằng việc tiêm vắc-xin tuân thủ lịch tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm.\n\nNgoài ra, lựa chọn địa điểm uy tín để tiêm vacxin cũng rất quan trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online…\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "14/07/2023", "tags": ["Lịch tiêm chủng", "Tiêm chủng", "tiêm phòng"]}, {"title": "Tìm hiểu phản ứng sốc phản vệ sau tiêm vacxin", "abstract": "Việc tiêm phòng vacxin là vô cùng cần thiết và quan trọng, nhờ có vacxin mà cộng đồng đã đẩy lùi được một số các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều an toàn với vacxin. Đã có ghi nhận số người bị sốc phản vệ sau tiêm vacxin.", "md_content": "Vacxin được điều chế từ virus, vi khuẩn hay thậm chí là từ độc tố của chúng hoặc các kháng nguyên đặc hiệu, chính vì vậy mà tình trạng cơ thể [bị sốc phản vệ sau tiêm vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tim-hieu-phan-ung-soc-phan-ve-sau-tiem-vacxin.html) là hoàn toàn có thể xảy ra. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.\n\nVì sao phải tiêm vacxin?\n------------------------\n\nTiêm vacxin là một phương pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật thông qua việc kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể chống lại các loại vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh. \n\n![Tìm hiểu phản ứng sau tiêm chủng: Sốc phản vệ sau tiêm vacxin1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_phan_ung_sau_tiem_chung_soc_phan_ve_sau_tiem_vacxin_1_2fe7eaa6a7.jpg)\n\n*Vacxin sẽ giúp cơ thể phòng tránh một số các căn bệnh nguy hiểm*\n\nDưới đây là một số lý do quan trọng vì sao cần tiêm vacxin:\n\n* Bảo vệ cá nhân: Vacxin giúp bảo vệ người tiêm khỏi các bệnh nguy hiểm, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và mắc các biến chứng nguy hiểm từ các loại vi rút và vi khuẩn. Nó có thể ngăn chặn hoặc làm giảm sự lây lan của bệnh tới người khác và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của bạn.\n* Bảo vệ cộng đồng: Điều quan trọng về vacxin là khả năng ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Khi một lượng đủ lớn người trong cộng đồng được tiêm chủng, hiện tượng miễn dịch cộng đồng xảy ra, bảo vệ những người không thể tiêm vacxin hoặc những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm trẻ em, người già và người bị bệnh mãn tính.\n* Ngăn ngừa bệnh lây nhiễm: Vacxin có thể ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nguy hiểm như [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), polio, quai bị và đậu mùa. Nhờ vacxin, các bệnh truyền nhiễm mà trước đây là nguy hiểm và phổ biến có thể được kiểm soát và loại bỏ.\n* Đóng góp vào loài người: Vacxin đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới. Nhờ vacxin, nhiều loại bệnh nguy hiểm đã được kiểm soát và loại bỏ, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe và phát triển của con người.\n\nTuy nhiên, quyết định tiêm vacxin là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, y tế và giới hạn của mỗi người. Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tin tưởng vào các nguồn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng khi đưa ra quyết định về việc tiêm vacxin.\n\nSốc phản vệ sau tiêm vacxin có nguy hiểm không?\n-----------------------------------------------\n\n[Sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html) sau tiêm vacxin là một tình huống nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng.\n\nSốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng của hệ miễn dịch cơ thể đối với chất gây dị ứng (allergen) trong vacxin. Nó xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ và quá mức, gây ra các phản ứng tức thì và toàn thân, ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn và hô hấp.\n\nCác triệu chứng của sốc phản vệ có thể làm suy giảm huyết áp, gây [khó thở](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/kho-tho-700.html) và có thể gây suy hô hấp hoặc tim mạch. Nếu không có điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như [suy tim](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-tim-314.html), suy hô hấp, thậm chí tử vong.\n\n![Tìm hiểu phản ứng sau tiêm chủng: Sốc phản vệ sau tiêm vacxin2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_phan_ung_sau_tiem_chung_soc_phan_ve_sau_tiem_vacxin_2_0ab362c7e1.png)\n\n*Sốc phản vệ sau tiêm vacxin là tình trạng nguy hiểm nhưng hiếm gặp*\n\nTuy nhiên, quan sát và xử lý sớm sốc phản vệ có thể giúp đảo ngược tình trạng và cứu sống bệnh nhân. Những biện pháp cấp cứu như cung cấp oxy, đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, tiêm epinephrine (adrenaline) và chăm sóc y tế chuyên nghiệp có thể cải thiện tình trạng bệnh nhân.\n\nTuy sốc phản vệ là một tình huống nghiêm trọng nhưng nó xảy ra rất hiếm sau tiêm vacxin. Đa số người tiêm vacxin không gặp phản ứng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cơ sở y tế thường được trang bị và chuẩn bị sẵn sàng để xử lý các trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau tiêm vacxin.\n\nMột số lưu ý khi tiêm vacxin\n----------------------------\n\nKhi tiêm vacxin, có một số chú ý quan trọng để đảm bảo quá trình tiêm được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. \n\n![Tìm hiểu phản ứng sau tiêm chủng: Sốc phản vệ sau tiêm vacxin3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_phan_ung_sau_tiem_chung_soc_phan_ve_sau_tiem_vacxin_3_18e287632f.jpg)\n\n*Tuân thủ theo hướng dẫn của các y bác sĩ để đảm bảo sức khỏe*\n\nDưới đây là một số lưu ý khi tiêm vacxin:\n\n* Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế: Luôn tuân thủ hướng dẫn và lời khuyên của chuyên gia y tế về loại vacxin cần tiêm, liều lượng và lịch tiêm.\n* Thông báo về tiền sử y tế: Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe, dị ứng trước đây hoặc điều kiện y tế đặc biệt, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm vacxin. Điều này giúp họ đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định phù hợp.\n* Tránh tiêm vacxin khi bị ốm: Nếu bạn đang bị bệnh nặng hoặc sốt cao, hãy chờ cho đến khi hồi phục trước khi tiêm vacxin. Bạn nên thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình trước khi tiêm.\n* Sẵn sàng thông tin về tác dụng phụ: Hãy tìm hiểu về các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vacxin cụ thể mà bạn sẽ tiêm. Điều này giúp bạn hiểu và đối mặt với bất kỳ phản ứng nào có thể xảy ra sau tiêm.\n* Giữ lại hồ sơ tiêm chủng: Lưu giữ hồ sơ tiêm chủng của bạn, bao gồm tên vacxin, ngày tiêm và liều lượng. Điều này giúp bạn theo dõi và cung cấp thông tin cho nhân viên y tế trong tương lai.\n* Kiểm tra vùng tiêm: Trước khi tiêm, hãy đảm bảo vùng tiêm được làm sạch và kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vấn đề khác không.\n* Theo dõi sau tiêm: Sau khi tiêm vacxin, hãy tham khảo hướng dẫn của nhân viên y tế về các biểu hiện phản ứng phụ có thể xảy ra và cách giải quyết chúng. Nếu bạn gặp phản ứng nghiêm trọng, hãy liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức.\n\nNếu đang có nhu cầu tiêm vacxin, hãy chọn những địa điểm tiêm vacxin uy tín để đảm bảo sức khỏe. Quý khách có thể tham khảo Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.\n\nMời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "13/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "tiêm phòng"]}, {"title": "Sau khi tiêm vacxin bị sốt nên xử trí thế nào?", "abstract": "Tiêm vacxin là phương pháp hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng virus có thể gây ra. Sau khi tiêm phòng, bạn có thể gặp phải một số phản ứng và sốt là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất. Hiện tượng này có nguy hiểm? Sau khi tiêm vacxin bị sốt nên xử trí thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!", "md_content": "Thông thường, [sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) được xem như là một dấu hiệu của bệnh tật. Do đó, nhiều người thường lo lắng khi thấy bản thân cũng như các thành viên trong gia đình bị sốt sau khi được tiêm vacxin.\n\nTại sao tiêm vacxin lại gây sốt?\n--------------------------------\n\nThông thường, nhiệt độ cơ thể của con người dao động khoảng 37℃. Sốt là tình trạng cơ thể có nhiệt độ cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, về cơ bản nhiệt độ cơ thể mỗi người cũng có thể khác nhau. Đồng thời có thể thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày.\n\nNhiều người cho rằng sau khi tiêm vacxin bị sốt là một điều xấu. Tuy nhiên, tình trạng sốt thậm chí sốt cao là một phần quan trọng và bình thường trong các phản ứng miễn dịch. Sốt giúp cơ thể đối phó với vi trùng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập và hạn chế sự sinh sản của những tác nhân gây hại này. Đồng thời, nhiệt độ cơ thể cao cũng kích thích một số cơ chế sinh hoá hỗ trợ phản ứng miễn dịch diễn ra hiệu quả hơn.\n\n![Sau khi tiêm vacxin bị sốt nên xử trí thế nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_bi_sot_nen_xu_tri_the_nao_c972ba88e1.jpeg)\n\n*Sau khi tiêm vacxin bị sốt khiến nhiều người lo lắng*\n\nVacxin giúp hệ miễn dịch sản sinh kháng thể để phòng ngừa virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Với cơ chế hoạt động bằng cách để cơ thể tiếp xúc với một số thành phần của virus, vi khuẩn hay vi khuẩn bất hoạt để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, các thành phần hoạt chất trong vacxin không đủ mạnh để gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh như: Nhiễm trùng hoặc các triệu chứng nặng của bệnh.\n\nTrong một số trường hợp, phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm vacxin có thể gây ra các triệu chứng như: Sốt nhẹ hoặc vài tác dụng phụ khác. Tuy nhiên, không phải ai đi tiêm vacxin về đều bị sốt.\n\nĐặc điểm giúp phân biệt sốt do tiêm vacxin và sốt thông thường\n--------------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin bị sốt có thể dễ bị nhầm lẫn với sốt thông thường. Tuy nhiên, chỉ cần để ý các đặc điểm sau đây, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa 2 tình trạng này:\n\n* Thời gian xuất hiện: Thông thường, sốt sau tiêm vacxin se xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm. Trong khi đó, sốt thông thường xảy ra sau khi cơ thể nhiễm bệnh hoặc do một số nguyên nhân khác.\n* Các triệu chứng kèm theo: Sau khi tiêm vacxin bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như: [Đau đầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-dau-la-benh-gi-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-54796.html), đau cơ, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Với sốt thông thường, tùy thuộc nguyên nhân bệnh lý các biểu hiện đi kèm theo bao gồm: Đau họng, ho, viêm mũi, đau khớp, đau bụng...\n* Thời gian kéo dài: Sốt sau tiêm vacxin thường kéo dài trong vài ngày và bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen. Còn nếu bạn phát sốt do nguyên nhân bệnh lý khác, thời gian bị sốt thường kéo dài hơn.\n\n![Sau khi tiêm vacxin bị sốt nên xử trí thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_bi_sot_nen_xu_tri_the_nao_1_91bcf25482.jpg)\n\n*Sốt sau tiêm vacxin thường kéo dài trong vài ngày*\n\nSau khi tiêm vacxin bị sốt có nguy hiểm không?\n----------------------------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin bị sốt không đáng ngại và không gây nguy hiểm nếu đây là một phản ứng phụ thông thường. Tuy nhiên, với một số trường hợp tình trạng sốt có thể kéo dài và chuyển biến theo hướng xấu hơn và cần được giám sát, phát hiện để điều trị kịp thời. Nếu sau khi tiêm phòng bạn sốt cao liên tục và không có dấu hiệu giảm nhiệt kèm theo các triệu chứng khác đáng lo ngại, hãy liên hệ với bác sĩ để thăm khám ngay.\n\nCần lưu ý rằng tỷ lệ phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm vacxin là rất thấp trong khi [lợi ích và tác dụng của vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-va-tac-dung-cua-vac-xin-65163.html) mang lại trong việc phòng bệnh lại vượt trội hơn rất nhiều so với những tác dụng phụ. Tiêm vacxin giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch trong cộng đồng. Do đó, bạn vẫn nên tiếp tục tiêm đầy đủ vacxin để đảm bảo sức khỏe của bản thân.\n\nCách xử lý tình trạng sau khi tiêm vacxin bị sốt\n------------------------------------------------\n\nNếu bạn bị sốt khi tiêm vacxin, các biện pháp sau đây sẽ giúp giảm các triệu chứng, khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn và tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi nhanh chóng:\n\n* Uống đủ nước: Hãy đảm bảo uống đủ nước và duy trì cơ thể được cấp nước liên tục. Việc làm này cũng giúp giảm đau đầu và đau nhức cơ.\n* Nghỉ ngơi: Nếu có thể, hãy nghỉ ngơi và tránh các hoạt động căng thẳng, quá sức sau khi tiêm phòng để hạn chế tình trạng sau khi tiêm vacxin bị sốt.\n* Dùng thuốc giảm đau hạ sốt: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và hạ sốt như Paracetamol hay Ibuprofen để giảm triệu chứng sốt.\n* Chườm lạnh: Đặt một chiếc khăn mát lên trán hoặc lau người bằng nước lạnh cũng có thể giúp hạ sốt và giảm đau nhức cơ.\n\n![Sau khi tiêm vacxin bị sốt nên xử trí thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_khi_tiem_vacxin_bi_sot_nen_xu_tri_the_nao_2_6290ca050f.jpg)\n\n*Lau người sẽ giúp bạn giảm sốt và cải thiện tình trạng đau nhức cơ*\n\nNgoài ra, bạn cần theo dõi triệu chứng và cụ thể thời gian phản ứng. Hãy liên hệ bác sĩ tư vấn nếu thấy sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt kèm theo các triệu chứng như:\n\n* Xây xẩm, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường.\n* Hồi hộp, đau tức ngực, đánh trống ngực kéo dài.\n* Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, lú lẫn, hôn mê, co giật.\n* Nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.\n* Phát ban, nổi mẩn đỏ hay [xuất huyết dưới da](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xuat-huyet-duoi-da-la-gi-xuat-huyet-duoi-da-o-nguoi-gia-co-nguy-hiem-khong-69896.html).\n\nCó thể thấy, sau khi tiêm vacxin bị sốt nhẹ là phản ứng không đáng lo ngại. Chỉ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý đúng cách bạn có thể phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, lưu ý lựa chọn các cơ sở tiêm phòng uy tín để đảm bảo an toàn và được sử dụng các dịch vụ chất lượng.\n\nTrên đây là những thông tin về vấn đề [sau khi tiêm vacxin bị sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sau-khi-tiem-vacxin-bi-sot-nen-xu-tri-the-nao.html), hi vọng bạn đã có thể phân biệt các tình trạng sốt và cách xử lý hiệu quả. Trung tâm tiêm chủng Long Châu mang đến nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt như: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, đặt giữ vacxin online,… Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào về các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm vacxin, quý khách hàng có thể liên hệ với trung tâm tiêm chủng Long Châu để được giải đáp và tư vấn.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "13/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin", "Thông tin sức khỏe"]}, {"title": "Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy?", "abstract": "Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong thời gian này nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.", "md_content": "Việc tiêm vacxin đầy đủ trước khi mang thai là một việc làm rất quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong những tháng đầu đời, nhất là trẻ em chưa đủ tuổi chủng ngừa các vacxin.\n\nTrước khi mang thai cần tiêm phòng những vắc xin gì?\n----------------------------------------------------\n\n### Vacxin cúm\n\nBệnh cúm là một bệnh thường gặp và nhanh khỏi đối với người bình thường nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh cúm có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Khi mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng nhiễm khuẩn, sốt cao, nhiễm độc do virus sẽ có thể khiến thai chết lưu, dẫn đến tình trạng sảy thai. Do đó, [vacxin cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-luu-y-truoc-khi-tiem-phong-cum-62654.html) là rất quan trọng đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai.\n\n### Vacxin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván\n\nHo gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của đường hô hấp. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vacxin ho gà sẽ rất dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng.\n\nBạch hầu ở phụ nữ đang mang thai có thể khiến thai lưu, có nguy cơ tử vong hoặc để non. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các biến chứng như tổn thương tim, thận, suy hô hấp, tổn thương thần kinh.\n\nTrong khi đó, uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở phụ nữ mang thai hoặc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được hưởng vacxin uốn ván thụ động thông qua mẹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.\n\n### Vắc xin phòng phế cầu khuẩn\n\nPhế cầu khuẩn là một nguyên nhan dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, viêm màng não,... Không chỉ riêng trẻ em, phế cầu khuẩn đã tấn công ở cả người lớn, đặc biệt là người già có bệnh nền, khó khăn trong điều trị do kháng kháng sinh.\n\nCùng với sự ảnh hưởng của Covid-19 tác động lên phổi, nhiều người từng nhiễm Covid-19 đã tăng nhận thức trong việc tiêm [vacxin phòng phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-viec-tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon.html), tránh sự tác động đồng thời cùng lúc lên hệ hô hấp.\n\n### Vắc xin phòng Sởi – quai bị – Rubella\n\n* Sởi: Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sởi sẽ có nguy cơ bị bội nhiễm do suy giảm hệ miễn dịch, đe dọa nguy cơ sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi rất cao, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.\n* Quai bị: Virus quai bị có thể tác động đến buồng trứng gây viêm nhiễm, phá hủy tế bào trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Phụ nữ mang thai mắc quai bị ở bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ tác động đến thai kỳ và thai nhi. Đối với trường hợp bị nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi càng cao.\n* Rubella: Phụ nữ mang thai bị nhiễm Rubella trong thai kỳ có nguy cơ gặp biến chứng khi sinh nở, đồng thời trẻ sinh ra dễ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh.\n\n### Thủy đậu\n\nĐối với bệnh thủy đậu, phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virus thủy đậu trong 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp là xuất hiện các bóng nước để lại sẹo ở da, trẻ sinh ra nhẹ cân, dị tật đầu nhỏ, chậm phát triển, trào ngược dạ dày, thực quản,... Theo số liệu thống kê, có khoảng 30% trẻ em tử vong nếu bị mắc thủy đậu bẩm sinh, 15% trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona ở 4 năm đầu đời.\n\nDo đó, đối với phụ nữ chưa từng miễn dịch thủy đậu thì cần tiêm phòng vacxin trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng từ nhỏ thì vẫn cần thêm 1 mũi tiêm tăng cường. [Vacxin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-thac-mac-vac-xin-thuy-dau-tiem-may-mui.html) phụ nữ nên tiêm trước 3 tháng mang thai.\n\n### Viêm não Nhật Bản\n\nTheo thống kê, viêm não Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 67000/năm và tỷ lệ tử vong rơi vào khoảng 25% - 30%, nếu được cứu sống thì khoảng 50% bệnh nhân sẽ có di chứng về thần kinh, khó khăn trong việc học tập hoặc khả năng ứng xử sau này.\n\n[Viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) ở phụ nữ đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ cần có kế hoạch chủ động tiêm vacxin viêm não Nhật Bản trước khi mang thai để tránh nguy cơ bị nhiễm viêm não trong thai kỳ.\n\n### Viêm gan B\n\nKhi trong thời gian mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối kỳ, nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B thì tỷ lệ lây truyền sang trẻ lên đến 90%. Do đó, để chủ động phòng ngừa bệnh, chị em nên tiêm đủ 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai.\n\nBên cạnh đó, trước khi mang thai, phụ nữ cũng nên tiêm vacxin phòng virus HPV - đây là nguyên nhân gây ra bệnh [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vacxin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu khuẩn A, C, Y, W.\n\n![Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Khong_co_tieu_de_3_202eb59fcd.png)\n\n*Mẹ bị nhiễm viêm gan B thì tỷ lệ lây truyền sang trẻ lên đến 90%*\n\nTiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy?\n-----------------------------------------\n\nCác loại vacxin thường sẽ được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (vào tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, từng loại vacxin cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm vào thời gian khác nhau phù hợp với tình trạng sức khỏe của phụ nữ đang mang thai.\n\nTrong thời gian mang thai, bà bầu thường được khuyến cáo tiêm phòng vacxin ho gà - bạch hầu, uốn ván, vacxin uốn ván. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể chủ động tiêm các loại vacxin khác như viêm gan B, cúm (đối với mẹ bầu chưa tiêm vacxin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang nhiễm virus viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác) theo sự hướng dẫn của bác sĩ.\n\n![Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2102241257_b20937066b.jpg)\n\n*Các loại vacxin thường sẽ được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ*\n\nLịch tiêm phòng cho bà bầu\n--------------------------\n\nĐể có một hệ thai kỳ khỏe mạnh, việc nắm rõ các lịch tiêm phòng cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Một số loại vacxin được bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên tiêm như: Vắc xin cúm, ho gà - bạch cầu - uốn ván và vắc xin phòng uốn ván.\n\nĐối với vacxin cúm: Nên tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần\n\nĐối với vacxin ho gà - bạch cầu - uốn ván: Tiêm 1 lần và nên tiêm nhắc lại 10 năm/lần. Nếu tiêm trong thời gian thai kỳ thì nên tiêm 1 mũi vacxin ho gà - bạch cầu - uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.\n\nĐối với vacxin uốn ván:\n\n* Phụ nữ mang thai chưa tiêm/không biết đã tiêm hay chưa/chưa tiêm đủ 3 mũi liều cơ bản thì nên tiêm 2 mũi trong thời gian thai kỳ và các mũi nhắc sau đó.\n* Đối với phụ nữ mang thai, tiêm đủ 3 mũi vacxin uốn ván liều cơ bản thì nên tiêm 2 mũi trong thời gian thai kỳ và 1 mũi nhắc sau đó.\n* Phụ nữ mang thai tiêm đủ 3 mũi liều cơ bản và 1 liều nhắc lại thì chỉ cần tiêm 1 mũi trong thai kỳ và 1 mũi nhắc sau đó.\n\n![Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_va_be_5ef87a63cc.jpg)\n\n*Tiêm đầy đủ vacxin đúng lịch sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh*\n\nLịch [tiêm phòng cho phụ nữ mang thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-cho-ba-bau-vao-thang-thu-may.html) sẽ tùy vào từng giai đoạn thai kỳ và tiền sử tiêm chủng của mỗi mẹ bầu. Để được tiêm chủng, bạn có thể đến Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và đặt lịch tiêm. Trung tâm tiêm chủng Long Châu mang đến không gian thoải mái, riêng tư và tiện nghi nhằm nâng cao trải nghiệm khi đến sử dụng các dịch vụ:\n\n* Khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm chủng.\n* Khám và tư vấn gói vắc-xin cho trẻ em và người lớn.\n* Gói vắc-xin đa chủng loại, giá tốt cho trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi, thanh thiếu niên và người trưởng thành.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "12/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Lịch tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Các loại vacxin cho trẻ 5 tuổi mà phụ huynh nên tham khảo", "abstract": "Vacxin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là đối với trẻ em, giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và xây dựng kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Khi trẻ được tiêm phòng đầy đủ, hệ miễn dịch của trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ và có khả năng đánh bại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.", "md_content": "Lợi ích của việc tiêm vacxin, các loại vacxin cho trẻ dưới 5 tuổi và những phản ứng sau tiêm là nội dung của bài viết này. Mời ba mẹ theo dõi chi tiết bên dưới để hiểu rõ về tầm quan trọng của vacxin đối với trẻ.\n\nLợi ích của việc tiêm vacxin cho trẻ\n------------------------------------\n\nTiêm vacxin cho trẻ em mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, tạo nền móng cho sự phát triển trong tương lai của thế hệ trẻ.\n\n* Phòng ngừa bệnh tật: Vacxin giúp trẻ phòng ngừa được nhiều loại bệnh nguy hiểm như viêm gan, [bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm não Nhật Bản, bệnh quai bị và cúm. Vacxin cung cấp miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ kháng lại các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.\n* Bảo vệ cá nhân và cộng đồng: Tiêm vacxin không chỉ bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn và virus lây lan trong xã hội. Trẻ em nhỏ thường có hệ miễn dịch yếu và dễ bị nhiễm bệnh từ người khác, do đó tiêm vacxin giúp ngăn chặn sự lan truyền của bệnh tật trong cộng đồng.\n* Giảm tỷ lệ nhiễm trùng và biến chứng: Việc tiêm vacxin giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng của các bệnh truyền nhiễm. Các biến chứng có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe như viêm phổi, viêm não hoặc các vấn đề tiêu hóa.\n* Tiết kiệm chi phí: Tiêm vacxin có thể giúp trẻ tránh được một số bệnh tật nghiêm trọng và từ đó giảm nguy cơ phải điều trị trong bệnh viện hoặc sử dụng dịch vụ y tế đắt đỏ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí y tế cho gia đình mà còn giảm áp lực tài chính cho hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng.\n* Tạo miễn dịch cộng đồng: Khi đa số trẻ em được tiêm vacxin sẽ hình thành miễn dịch cộng đồng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh và giúp bảo vệ những người yếu đuối như trẻ sơ sinh, người già, những người không thể tiêm vacxin vì một lý do gì đó.\n* Giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh: Việc tiêm vacxin cho trẻ là một phần quan trọng của chiến lược phòng và kiểm soát dịch bệnh.\n\nNội dung trên đã trả lời cho câu hỏi trẻ em cần tiêm những loại vacxin nào. Để tận hưởng những lợi ích của việc tiêm chủng, ba mẹ nên tuân thủ đúng loại vacxin và lịch tiêm dành cho trẻ vì nó không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng sức khỏe toàn cộng đồng.\n\n![Các loại vacxin cho trẻ 5 tuổi 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vinamilk_1_8281_e15958b6ad.jpg)\n\n*Tiêm vacxin sẽ giúp trẻ bảo vệ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch*\n\nCác loại vacxin cho trẻ 5 tuổi\n------------------------------\n\n### Vacxin viêm gan B\n\n* Mô tả: Vacxin này được sử dụng để phòng ngừa [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-viem-gan-b-24753.html), một căn bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan B gây ra. Nó kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Thường có 4 liều tiêm: Mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ sau sinh, các mũi sau cách nhau 1 tháng và liều cuối cùng phải hoàn thành trước 18 tháng tuổi.\n\n### Vacxin lao\n\n* Mô tả: Vacxin này được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao, một căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Vacxin lao giúp kích thích hệ miễn dịch để phòng ngừa các biểu hiện nghiêm trọng của bệnh lao.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Được tiêm một lần duy nhất trong đời, thường là ngay sau khi trẻ sơ sinh.\n\n### Vacxin phế cầu\n\n* Mô tả: Vacxin [phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-viec-tiem-vac-xin-phe-cau-cho-nguoi-lon.html) được sử dụng để phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi, viêm màng não và các bệnh khác liên quan do vi khuẩn này.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Tùy thuộc vào loại vacxin được sử dụng, có thể yêu cầu từ 2 đến 4 liều tiêm trong suốt giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tuổi.\n\n### Vacxin ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - HiB\n\n* Mô tả: Đây là một loại vacxin kết hợp được sử dụng để phòng ngừa nhiều căn bệnh gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae loại B gây ra.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Thường có 3 liều tiêm, được tiêm vào 2, 4 và 6 tháng tuổi của trẻ, hoặc các mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.\n\n### Vacxin cúm\n\n* Mô tả: Vacxin này được sử dụng để phòng ngừa căn bệnh cúm, một bệnh nhiễm trùng do virus cúm gây ra, giúp kích thích hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm và giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm độ nghiêm trọng của bệnh.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Vacxin cúm được tiêm mỗi năm hoặc thay đổi theo tình hình dịch bệnh hiện tại.\n\n### Vacxin sởi - quai bị - rubella (MMR)\n\n* Mô tả: [Vacxin MMR](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-la-du-41259.html) (gồm các thành phần phòng bệnh sởi, quai bị và rubella) được sử dụng để phòng ngừa ba căn bệnh sởi, quai bị và rubella. Đây là những căn bệnh rất nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Vì thế, cần tiêm vacxin này để thích hệ miễn dịch nhằm sản xuất ra kháng thể chống lại các loại virus này.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Thường có 2 liều tiêm, lần đầu tiên vào khoảng 12 - 15 tháng tuổi và lần tiêm phụ sau 4 - 6 tuổi.\n\n### Vacxin viêm não Nhật Bản\n\n* Mô tả: Vacxin này được sử dụng để phòng ngừa viêm não Nhật Bản, một căn bệnh làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gây ra ở trẻ nhỏ khi có hệ miễn dịch yếu, vacxin này giúp kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus và giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm độ nghiêm trọng của bệnh.\n* Liều lượng và lịch tiêm chủng: Thường có 2 liều tiêm, với khoảng cách thời gian giữa các liều thay đổi tùy thuộc vào loại vacxin được sử dụng.\n\n![Các loại vacxin cho trẻ 5 tuổi 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/n_bb8a81eb97.jpg)\n\n*Ba mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch*\n\nCác phản ứng sau tiêm của trẻ\n-----------------------------\n\nSau khi tiêm vacxin, một số trẻ có thể trải qua các phản ứng phổ biến như sau:\n\n* Đau hoặc sưng tại vị trí tiêm: Đây là phản ứng thông thường và thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Có thể giảm đau bằng cách áp lên nơi tiêm bằng một miếng gạc lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau được khuyến nghị bởi bác sĩ.\n* Mệt mỏi, khó chịu: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái trong một thời gian ngắn sau khi tiêm. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường sẽ tự giảm đi sau một thời gian.\n* Tăng nhiệt độ: Một số trẻ có thể có sốt nhẹ sau tiêm. Đây là một phản ứng phổ biến và thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Nếu sốt tăng cao hoặc kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.\n* [Rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-cham-soc-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-54726.html): Một số trẻ có thể gặp rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy sau tiêm. Đây là hiện tượng tạm thời và thông thường sẽ tự hết.\n* Phản ứng dị ứng: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng như viêm da, ngứa, hoặc phù quanh khu vực tiêm. Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.\n\nLưu ý rằng các phản ứng sau tiêm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vacxin và cơ địa của trẻ. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại hoặc câu hỏi nào về phản ứng sau tiêm của trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn.\n\n![Các loại vacxin cho trẻ 5 tuổi 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20190527_105810_515081_theo_doi_sau_tiem_max_1800x1800_eaf9724b21.jpg)\n\n*Sốt là một trong những phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ*\n\nVacxin đã và đang đóng góp rất nhiều vào việc duy trì sức khỏe và cứu sống hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới. Đó là một thành tựu y tế quan trọng và một minh chứng cho sự phát triển của y học trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, các bậc cha mẹ hãy luôn tuân thủ lịch tiêm chủng đúng hẹn và tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia y tế. Hy vọng qua bài viết về [các loại vacxin cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-cho-tre-5-tuoi-ma-phu-huynh-nen-tham-khao.html) này đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn từng loại vacxin cũng như tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe của trẻ.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "13/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì? Tại sao nên đi tiêm phòng?", "abstract": "\"Đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì?\" là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trước khi đi tiêm chủng. Việc chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết sẽ góp phần giúp quá trình đi tiêm phòng hoàn thành trơn tru hơn.", "md_content": "Trước khi đi tiêm chủng, việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết là rất quan trọng. Các giấy tờ này không chỉ giúp đảm bảo quyền lợi của bạn mà còn đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra suôn sẻ. Vậy cụ thể [đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-tiem-vacxin-can-giay-to-gi-tai-sao-nen-di-tiem-phong.html)? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ về các giấy tờ cần mang theo khi đi tiêm vacxin, cùng tìm hiểu ngay nhé!\n\nTiêm chủng vắc xin phòng bệnh là gì?\n------------------------------------\n\nXã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc tiêm phòng ngừa bệnh và chủ động đi tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ góp phần trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.\n\n![Đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì? Tại sao nên đi tiêm phòng? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_tiem_vacxin_can_giay_to_gi_tai_sao_nen_di_tiem_phong_2_83094aeade.jpg)\n\n*Việc tiêm chủng vắc xin sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả*\n\nTrên thực tế, bản chất của tiêm chủng là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Lúc này, một lượng rất nhỏ virus có trong vắc xin sẽ được đưa vào cơ thể, khởi đầu cuộc tấn công của hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus. Đồng thời, quá trình này cũng kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc biệt, nhằm đối phó với một loại bệnh truyền nhiễm cụ thể.\n\nNhờ sự tồn tại của những kháng thể này, cơ thể sẽ duy trì khả năng chống lại virus và vi khuẩn sau khi đã tiêm vắcxin, như một cách sẵn sàng để đối phó với những tác nhân gây bệnh. Việc tiêm chủng phòng bệnh không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn có lợi cho cộng đồng, bởi vì nếu đủ người trong cộng đồng được tiêm chủng, từ đó làm giảm nguy cơ lây lan bệnh và giúp ngăn chặn các đợt dịch bệnh.\n\nKhi đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì?\n----------------------------------\n\nĐể tiêm phòng vắc-xin, việc chuẩn bị giấy tờ là điều không thể thiếu. Dưới đây là những giấy tờ cần thiết mà bạn cần chuẩn bị:\n\n* Giấy tờ tùy thân: Bạn cần mang theo giấy tờ chứng minh tuổi và nghề nghiệp của bạn như căn cước công dân hoặc chứng minh thư.\n* Giấy tờ liên quan đến tình trạng sức khỏe (nếu có): Để đảm bảo việc tiêm phòng vắc xin được an toàn, hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ liên quan đến bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn có nguy cơ mắc các bệnh như [bệnh tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tim-mach-599.html), tiểu đường, [béo phì](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/beo-phi-562.html), bệnh thận, dị ứng với thuốc, hãy xuất trình giấy tờ chứng minh bệnh lý để được tư vấn cẩn thận trước khi tiêm chủng.\n\n![Đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì? Tại sao nên đi tiêm phòng? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_tiem_vacxin_can_giay_to_gi_tai_sao_nen_di_tiem_phong_3_0ef7c9197c.jpg)\n\n*Việc chuẩn bị giấy tờ trước khi đi tiêm là rất quan trọng*\n\nVậy trẻ em khi đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì? Đối với trẻ em, các phụ huynh cần mang đầy đủ những giấy tờ sau khi đi tiêm phòng:\n\n* Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ;\n* Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ đưa bé đi tiêm phòng;\n* Sổ tiêm chủng của trẻ (nếu có);\n* Phiếu đăng ký tiêm phòng hoặc số thứ tự.\n\nNhững giấy tờ này sẽ giúp đảm bảo quá trình tiêm phòng vắc-xin diễn ra thuận lợi và chính xác, đồng thời bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.\n\nTại sao nên đi tiêm phòng vắc xin?\n----------------------------------\n\nBên cạnh những vấn đề xoay quanh đi tiêm phòng cần mang những gì, việc tại sao nên tiêm phòng vắc xin cũng cần được quan tâm. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng trong việc tiêm vắc xin:\n\n### Lợi ích cá nhân của việc tiêm phòng vắc-xin\n\n* Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như cúm, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-viem-gan-b-24753.html) và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.\n* Tiết kiệm chi phí, bởi việc tiêm phòng vắc-xin có chi phí thấp hơn nhiều so với việc điều trị các biến chứng và tình trạng bệnh.\n* Việc tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà không phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm và tác động xấu đến sức khỏe và trí tuệ.\n\n### Lợi ích chung của việc tiêm chủng trong cộng đồng\n\n* Tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ cá nhân, đặc biệt là trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ mà còn giúp phổ cập cho đại đa số trẻ em trong cộng đồng, góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực từ mỗi quốc gia.\n* Tiêm phòng vắc-xin không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật trong cộng đồng.\n* Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm khoảng 85 - 95% theo thống kê của Bộ Y tế. Việc tiêm phòng vắc-xin đã cứu sống hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm.\n* Giảm tổn thất kinh tế nhờ việc giảm chi phí điều trị và chăm sóc sức khỏe. Nhờ tiêm phòng mà sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, công sức chăm sóc trẻ mắc bệnh và các di chứng kéo dài.\n\n![Đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì? Tại sao nên đi tiêm phòng? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_tiem_vacxin_can_giay_to_gi_tai_sao_nen_di_tiem_phong_1_3cdcb8dfeb.jpg)\n\n*Việc tiêm chủng đầy đủ mang lại lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng*\n\nViệc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ mang lại lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng, giúp bảo vệ sức khỏe và xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh. Vì vậy, hãy tuân thủ lịch trình và khuyến nghị tiêm chủng của các tổ chức y tế để đảm bảo mình và cộng đồng được bảo vệ tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và giải đáp được thắc mắc đi tiêm vacxin cần giấy tờ gì nhé!\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay - Mời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chích sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "11/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin?", "abstract": "Tiêm vắc xin là một phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nguy hiểm. Trước khi tiến hành tiêm vắc xin, việc chuẩn bị cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi và an toàn. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin, từ thông tin về vắc xin cho đến tình trạng sức khỏe cá nhân.", "md_content": "\"Tại sao phải khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin?, cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin?\" là những nội dung chính của bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc tiêm vắc xin sắp tới.\n\nTại sao phải khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin?\n--------------------------------------------------\n\nKhám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc tiêm vắc xin. Dưới đây là một số lý do:\n\n* Đánh giá tình trạng sức khỏe: [Khám sàng lọc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/sang-loc-truoc-sinh-la-gi-tam-quan-trong-cua-sang-loc-truoc-sinh-64261.html) cho phép nhân viên y tế đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn trước khi tiêm vắc xin. Việc này có thể bao gồm kiểm tra các triệu chứng, lịch sử bệnh lý và thuốc đang dùng để giúp xác định xem bạn có đủ điều kiện tiêm hay không.\n* Phát hiện các rào cản khi tiêm: Khám sàng lọc cho phép nhân viên y tế phát hiện các rào cản có thể gặp phải. Ví dụ, nếu bạn đang mắc một bệnh hoặc đang dùng một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, nhân viên y tế có thể cung cấp các khuyến nghị hoặc điều chỉnh liều lượng vắc xin để đảm bảo an toàn và hiệu quả.\n* Tư vấn thông tin: Qua quá trình khám sàng lọc, bạn có thể được cung cấp thông tin về vắc xin, tác dụng phụ có thể xảy ra và các biện pháp giảm đau, khó chịu sau tiêm. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội để đặt câu hỏi và nhận được sự tư vấn chính xác từ nhân viên y tế.\n\nTóm lại, khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin là một phần quan trọng trong quá trình tiêm chủng, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc tiêm vắc xin cho mỗi cá nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để tiêm hay không và thông báo cho bạn cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vắc xin để giúp cho quá trình tiêm đạt được hiệu quả tốt nhất.\n\n![ban-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem-vacxin.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_vacxin_495a05dbda.jpg)\n\n*Khám sàng lọc trước khi tiêm là một việc cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe*\n\nNhững thông tin chi tiết cần cung cấp cho bác sĩ\n------------------------------------------------\n\nThông tin cần cung cấp cho bác sĩ trước khi tiêm vắc xin có thể khác nhau tùy theo đối tượng như trẻ nhỏ, người lớn và phụ nữ.\n\n### Đối với trẻ nhỏ\n\n* Tuổi của trẻ: Cung cấp tuổi của trẻ để xác định loại vắc xin và liều lượng thích hợp.\n* Lịch sử y tế: Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe, bệnh lý hay dấu hiệu không bình thường nào mà trẻ đã từng gặp phải.\n* Tiền sử phản ứng sau tiêm chủng: Nếu trẻ đã từng trải qua [phản ứng sau khi tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-phan-ung-thuong-gap-sau-khi-tiem-vacxin-covid-48426.html) vắc xin trước đây, hãy thông báo cho bác sĩ biết về các triệu chứng và biện pháp điều trị đã được thực hiện.\n* Thuốc đang sử dụng: Liệt kê tất cả các loại thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc tự mua và các loại thảo dược) mà trẻ đang sử dụng hiện tại.\n\n### Đối với người lớn\n\n* Lịch sử y tế: Cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sức khỏe hiện tại và quá khứ mà bạn đang hoặc đã từng gặp phải, bao gồm các bệnh mãn tính, bệnh lý [tim mạch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguyen-nhan-benh-tim-mach-la-gi-lam-the-nao-de-phong-benh-tim-mach-72764.html), hệ thống miễn dịch suy giảm và các vấn đề sức khỏe khác.\n* Phản ứng sau tiêm chủng trước đây: Nếu bạn đã trải qua phản ứng sau khi tiêm vắc xin trước đó, hãy thông báo cho bác sĩ biết về các triệu chứng và biện pháp điều trị đã được thực hiện.\n* Thuốc đang sử dụng: Liệt kê tất cả các loại thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc tự mua và các loại thảo dược) bạn đang sử dụng hiện tại.\n\n![ban-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem-vacxin 3.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_vacxin_3_525ced230d.jpg)\n\n*Thông tin chi tiết và đầy đủ về lịch sử y tế trước khi tiêm vắc xin là rất quan trọng*\n\n### Đối với phụ nữ\n\n* Trạng thái mang thai hoặc đang cho con bú: Nếu bạn đang mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú, hãy thông báo cho bác sĩ biết để đảm bảo an toàn trong việc tiêm vắc xin và tuân thủ các hướng dẫn đặc biệt.\n* [Chu kỳ kinh nguyệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/chu-ky-kinh-nguyet-45-ngay-co-binh-thuong-khong-62676.html) và biện pháp ngừa thai: Thông báo về tình trạng hành kinh hiện tại và bất kỳ biện pháp kiểm soát sinh sản nào bạn đang sử dụng.\n* Dị ứng và quá trình tiêm chủng trước đây: Thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ dị ứng nào mà bạn đã từng có, cung cấp thông tin về các loại vắc xin mà bạn đã tiêm trước đây và ngày tiêm chủng. Điều này giúp bác sĩ xác định lịch trình tiêm vắc xin hiện tại và đưa ra quyết định phù hợp.\n\nThông tin chi tiết và đầy đủ về lịch sử y tế, thuốc đang sử dụng, dị ứng, các yếu tố cá nhân khác là những gì mà mọi người cần chuẩn bị khi tiêm vắc xin, cung cấp các thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá toàn diện, an toàn và hiệu quả về việc tiêm vắc xin.\n\nNhững việc cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin\n----------------------------------------------\n\nCó một số việc bạn cần chuẩn bị khi tiêm vắc xin để quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi và an toàn.\n\n### Tìm hiểu về vắc xin\n\n* Đọc và tìm hiểu thông tin liên quan đến loại vắc xin mà bạn sẽ tiêm. Xem xét các nguồn thông tin tiêm chủng đáng tin cậy như trang web của Nhà thuốc Long Châu.\n* Hiểu rõ cách hoạt động của vắc xin và tác dụng phụ có thể xảy ra. Như vậy, bạn sẽ có kiến thức cơ bản về vắc xin và biết điều gì xảy ra sau khi bạn tiêm.\n\n### Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và khám sàng lọc\n\n* Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm.\n* Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề y tế nào liên quan, hãy thông báo cho bác sĩ để đảm bảo an toàn khi tiêm.\n* Nếu bạn đang bị bệnh hoặc có triệu chứng của bất kỳ bệnh nào, hãy chờ đến khi bạn hồi phục hoàn toàn. Việc tiêm vắc xin trong tình trạng không khỏe mạnh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả.\n\nTại Trung tâm tiêm chủng Long Châu luôn có Bác sĩ hỗ trợ trực tuyến sẵn sàng tư vấn và trả lời các thắc mắc liên quan đến tiêm chủng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ số điện thoại: 1800 6928 (nhánh 2) để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thông tin cần thiết.\n\n### Chuẩn bị giấy tờ\n\n* Bạn cần mang theo đầy đủ các hồ sơ bệnh án, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh mạn tính hoặc dị ứng.\n* Hãy kiểm tra yêu cầu của cơ sở tiêm chủng về giấy tờ và chuẩn bị chúng trước khi đến điểm tiêm.\n\n![ban-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem-vacxin 4.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_vacxin_4_2cd97b5acf.jpg)\n\n*Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái trước khi tiêm vắc xin*\n\n### Ăn, ngủ đủ và giữ tinh thần thoải mái\n\n* Đảm bảo bạn có một bữa ăn lành mạnh và đủ năng lượng trước khi tiêm vắc xin.\n* Cố gắng có [giấc ngủ chất lượng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phuong-phap-do-luong-chat-luong-giac-ngu-70407.html) vào đêm trước khi tiêm để duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.\n* Việc tiêm vắc xin là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và xã hội. Hãy duy trì tinh thần tích cực và tin tưởng vào y tế và quy trình tiêm chủng để giúp kiểm soát dịch bệnh.\n\n### Chuẩn bị thời gian\n\n* Quá trình tiêm chủng có thể mất thời gian, do đó hãy dành thời gian đủ để đến điểm tiêm chủng và hoàn thành quá trình tiêm mà không cần vội.\n* Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn để theo dõi sức khỏe sau tiêm. Đặc biệt, dành thời gian cho quá trình hồi phục sau khi tiêm và không có kế hoạch quan trọng ngay sau đó.\n\nLưu ý rằng việc tuân thủ các hướng dẫn và chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, vùng lãnh thổ và loại vắc xin mà bạn sẽ tiêm. Luôn luôn tham khảo hướng dẫn từ các cơ quan y tế địa phương hoặc tư vấn của bác sĩ để biết thông tin chi tiết và phù hợp nhất cho trường hợp của bạn.\n\nViệc tiêm vắc xin giúp tăng cường sự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình tiêm vắc xin thuận lợi thì việc [chuẩn bị gì khi tiêm vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ban-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem-vacxin.html) có vai trò quan trọng nhằm tăng tính hiệu quả và an toàn. Việc nắm vững thông tin, tối ưu hóa sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi trong mọi vấn đề sẽ giúp chúng ta trải qua quá trình tiêm chủng một cách tự tin, an toàn. Hãy luôn tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được hướng dẫn cụ thể và tốt nhất trên con đường bảo vệ sức khỏe của chúng ta.\n\n![ban-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-tiem-vacxin 7.jpg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ban_can_chuan_bi_gi_truoc_khi_tiem_vacxin_7_6b2968ecb2.jpg)\n\n*Liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể*\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vắc xin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n*Bài viết có tham khảo Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em số 1575/QĐ-BYT của Bộ Y tế.*\n\n", "date": "11/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?", "abstract": "Việc tiêm chủng cho trẻ là một vấn đề vô cùng cần thiết, có tác dụng vừa giúp trẻ phòng chống các loại bệnh nguy hiểm vừa tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với vacxin 5 trong 1 hay vacxin 6 trong 1 đều có chung một mục đích đó là giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Vậy vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?", "md_content": "Ngày nay, việc tiêm chủng mở rộng đã tiến triển tiêm 12 loại vacxin cho trẻ. Dù là tiêm chủng miễn phí hay là dịch vụ đều có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm. Trong đó, không ít người đang thắc mắc loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thắc mắc này nhé.\n\nTác dụng của việc tiêm chủng vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1\n----------------------------------------------------------\n\nTrước khi tìm hiểu về vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau thì hãy cùng Long Châu điểm qua một số tác dụng của việc tiêm chủng hai loại vacxin này nhé!\n\nVacxin hỗn hợp ví dụ như vacxin 5 trong 1 hay 6 trong 1 - loại vacxin có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ có trong cùng 1 mũi tiêm. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), 6 loại bệnh nguy nguy hiểm đó là: [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi hoặc viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra. \n\nĐây là những căn bệnh tỷ lệ mắc ở trẻ sơ sinh rất lớn, hậu quả mà nó để lại rất lớn, nguy cơ tử vong rất cao, hoặc để lại những di chứng về tâm thần kinh cũng như về vận động. Và từ khi trẻ em được tiêm chủng loại vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1, đã có tác dụng làm giảm hàng trăm, hàng nghìn lần tỷ lệ tử vong do các loại bệnh này gây ra. Cụ thể như sau:\n\n* Với vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa và vacxin 6 trong 1 Hexaxim sẽ phòng ngừa đủ 6 loại bệnh đó là bạch hầu, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại bệnh liên quan do HIB gây ra.\n* Vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ phòng ngừa các bệnh trên, ngoại trừ bệnh viêm gan B. Vì vậy, ngoài tiêm loại vacxin này trẻ cần được tiêm thêm vacxin viêm gan B.\n* Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five tương tự như vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ phòng ngừa các bệnh trên ngoại trừ bệnh bại liệt. Vì vậy, ngoài tiêm vacxin này thì trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa [bại liệt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bai-liet-220.html).\n\nNgoài ra, hai loại vacxin hỗn này đều được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở nên, đồng thời đều cần phải tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ nhỏ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng, cộng thêm 1 mũi tiêm nhắc lại.\n\n![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_1_5edc718b9c.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều cần tiêm mũi nhắc lại*\n\nVacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?\n----------------------------------------------\n\nVề cơ bản vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều những mũi vacxin tổng hợp, các tác dụng ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm hay gặp có trong 1 mũi tiêm chủng. Vậy vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau?\n\n### Vacxin 5 trong 1\n\nVacxin 5 trong 1 khá phổ biến nhưng nhiều người chưa biết đến thông tin của chúng. Trên thị trường ngày nay vacxin 5 trong 1 có nhiều loại khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Nhà thuốc Long Châu cung cấp cho bạn đọc các thông tin như sau:\n\n* **Về tác dụng phòng chống bệnh:** Vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ phòng ngừa các bệnh trên, ngoại trừ bệnh [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html); vì vậy ngoài tiêm loại vacxin này trẻ cần được tiêm thêm vacxin viêm gan B. Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five tương tự như vacxin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ phòng ngừa các bệnh trên ngoại trừ bệnh bại liệt; vì vậy ngoài tiêm vacxin này thì trẻ cần uống thêm vacxin phòng ngừa bại liệt.\n* **Về thành phần ho gà:** Vacxin ComBE Five là loại toàn tế bào, còn vacxin Pentaxim là loại vô bào.\n* **Về nơi sản xuất:** Vacxin 5 trong 1 Pentaxim là của Pháp và Canada, vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five là của Ấn Độ, vacxin 5 trong 1 Quinvaxem là của Hàn Quốc. Tuy nhiên vacxin Quinvaxem đã ngừng sản xuất.\n* **Về lịch tiêm:** Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng, mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi.\n* **Về nơi tiêm:** Đối với vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five có thể tiêm chủng ở các sở y tế công lập hoặc các trạm y tế của xã, phường và thị trấn. Đối với vacxin 5 trong 1 Pentaxim tiêm dịch vụ ở các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập.\n* **Về chi phí:** Vacxin 5 trong 1 mới ComBE Five sẽ được tiêm miễn phí bởi vì đây là loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Còn vacxin 5 trong 1 Pentaxim có giá dao động từ 785.000 đồng.\n\n### Vacxin 6 trong 1\n\nVậy còn vacxin 6 trong 1 thì sao? Chúng khác loại vacxin 5 trong 1 ở những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!\n\n* **Về tác dụng phòng chống bệnh:** Với vacxin 6 trong 1 sẽ phòng ngừa đủ 6 loại bệnh đó là bạch hầu, ho gà, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-la-gi-bieu-hien-va-cach-phong-ngua-43580.html), bại liệt, bệnh viêm gan B và bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB gây ra.\n* **Về thành phần ho gà:** Đây là loại vô bào.\n* **Về nơi sản xuất:** Vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa là của Bỉ, vacxin 6 trong 1 Hexaxim là của Pháp.\n* **Về lịch tiêm:** Trẻ cũng được tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi, mũi tiêm nhắc lại khi trẻ từ 16 - 18 tháng tuổi.\n* **Về chi phí:** Tiêm vacxin 6 trong 1 Infanrix hexa có giá dao động từ 915.000 đồng, còn vacxin 6 trong 1 Hexaxim có giá dao động từ 1.015.000 đồng.\n\n![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_2_43c634854f.jpg)\n\n*Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau là thắc mắc của nhiều gia đình khi tiêm phòng cho trẻ*\n\n### Phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1\n\nVì vacxin ComBE Five thuộc loại thành phần ho gà toàn tế bào cho nên sau khi tiêm chủng sẽ có phản ứng nặng hơn so với tiêm vacxin chứa thành phần ho gà vô bào như: Vacxin Pentaxim, vacxin Infanrix hexa hoặc vacxin Hexaxim.\n\nTheo khuyến cáo của WHO, tất cả các trẻ đều cần phải tiêm chủng đầy đủ để phòng chống 6 bệnh nguy hiểm. Dù cho trẻ tiêm loại vacxin nào cũng cần phải cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi cơ bản trước 12 tháng tuổi. Trong trường hợp khi trẻ tiêm mũi hết thì những mũi sau trẻ có thể tiêm những loại vacxin còn lại. Và việc tiêm hỗn hợp các loại vacxin đã kể trên đều giúp trẻ phòng ngừa bệnh tốt.\n\nMột số lưu ý khi tiêm vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1 cho trẻ\n------------------------------------------------------------------\n\nKhi đưa trẻ đi tiêm vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 cần lưu ý một số điều sau:\n\n* Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vacxin đúng thời hạn, không trì hoãn lịch tiêm chủng quốc gia.\n* Các bậc phụ huynh nên chọn lựa những cơ sở y tế thực hiện đầy đủ 4 quy trình tiêm chủng bao gồm: Khám sàng lọc trước khi tiêm, tiêm, theo dõi tình trạng sau tiêm và nhân viên y tế kiểm tra sức khoẻ sau khi tiêm chủng.\n* Khi trẻ có chỉ định tiêm chủng do 1 nguyên nhân nào đó, cần liên hệ ngay với đơn vị tiêm chủng để trẻ có thể được tiêm vacxin.\n* Khi đi tiêm vacxin cần mang đầy đủ giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng của trẻ bao gồm sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Ngoài ra nên mặc quần áo dễ cởi để tiện cho việc tiêm chủng của trẻ.\n* Sau khi tiêm xong nên cho trẻ ở lại trong vòng 30 phút để theo dõi tình trạng của trẻ.\n* Sau khi tiêm chủng khoảng một vài giờ mà trẻ bị sốt, cộng thêm tình trạng quấy khóc, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, chườm cho trẻ khăn ẩm để làm mát, tuyệt đối không được chườm đá hoặc nước lạnh.\n* Sau khi tiêm về, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, lưu ý đo thân nhiệt của trẻ. Bên cạnh đó, còn phải phải theo dõi sức khoẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ ít nhất trong vòng 24 giờ.\n* Khi trẻ có những biểu hiện không ổn định sau tiêm chủng như: Sốt cao, [co giật](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/co-giat-765.html), khó thở, người tím tái, quấy khóc dai dẳng và kéo dài… thì đưa ngay đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.\n* Không nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi sức trẻ có vấn đề như cảm lạnh, sốt, vàng da, phát ban, chàm…\n\n![Tác dụng của việc tiêm chủng là gì? Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tac_dung_cua_viec_tiem_chung_la_gi_vacxin_5_trong_1_va_6_trong_1_co_gi_khac_nhau_3_2e7105fde9.jpg)\n\n*Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm chủng*\n\nTrên đây là một số thông tin việc tiêm chủng vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1. Hi vọng qua bài viết có thể giúp người đọc nắm rõ hơn về vấn đề [vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có gì khác nhau](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tac-dung-cua-viec-tiem-chung-la-gi-vacxin-5-trong-1-va-6-trong-1-co-gi-khac-nhau.html). Dù là tiêm loại vacxin nào, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho con.\n\n", "date": "19/06/2023", "tags": ["Vacxin", "Tiêm chủng", "tiêm phòng"]}, {"title": "Các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ em mà phụ huynh cần biết", "abstract": "Việc tiêm chủng cho trẻ em không chỉ là một biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất mà còn là một cam kết vững chắc cho sự phát triển trí tuệ và sức khỏe của trẻ. Việc tiêm chủng đúng lịch trình và đầy đủ các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng không chỉ giúp trẻ phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh từ khi còn nhỏ, mà còn mang lại sự an toàn cho cả gia đình và cộng đồng xung quanh.", "md_content": "Các loại vacxin đã và đang được tiêm chủng mở rộng cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Việc tiêm chủng mở rộng cho trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của tiêm chủng cho trẻ em, chung tay xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.\n\nVacxin là gì?\n-------------\n\nVacxin được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhằm bảo vệ và chống lại các bệnh truyền nhiễm. Vacxin thường chứa các thành phần từ vi khuẩn, virus hoặc các thành phần tổng hợp giúp kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch. Khi được tiêm vào cơ thể, vacxin kích thích hệ miễn dịch phát triển khả năng nhận biết và tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà vacxin đó nhắm đến.\n\nPhản ứng miễn dịch này cho phép cơ thể xây dựng sự miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh trong tương lai. Nếu cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực tế sau khi đã được tiêm vacxin, hệ miễn dịch đã được chuẩn bị và có khả năng phản ứng nhanh chóng, ngăn ngừa hoặc làm giảm tính nghiêm trọng của bệnh.\n\nViệc [tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-chung-day-du-de-ngua-viem-nao-nhat-ban-42185.html) theo lịch trình được khuyến nghị giúp xây dựng sự miễn dịch trong cơ thể và giảm nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ cá nhân, cộng đồng khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc phát triển và sử dụng vacxin đã có một tác động lớn trong kiểm soát và loại bỏ một số bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.\n\n![Các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng mà ba mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/viut_1_9c90f2d66f.jpg)\n\n*Vacxin chứa các thành phần từ virus, vi khuẩn để kích thích cơ thể tạo ra các phản ứng miễn dịch*\n\nLợi ích của các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng đối với trẻ\n----------------------------------------------------------------\n\nCác loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc tiêm chủng:\n\n### Bảo vệ khỏi các căn bệnh nguy hiểm\n\nVacxin giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hoặc tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, như bệnh sởi, quai bị, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html), viêm gan, viêm màng não và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Việc tiêm chủng sớm, đầy đủ giúp trẻ phát triển miễn dịch và tránh được những biến chứng nguy hiểm.\n\n### Ngăn ngừa lây lan bệnh trong cộng đồng\n\nTiêm chủng đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Để có được hiện tượng miễn dịch trong cộng đồng thì tất cả mọi người phải tiêm chủng, việc này giúp bảo vệ cả những người không được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh, người già yếu, hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.\n\n### Giảm nguy cơ biến chứng và tử vong\n\nVacxin giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng từ các bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn, việc tiêm vacxin phòng bệnh viêm màng não giúp giảm nguy cơ [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-viem-mang-nao-mu-tiem-khi-nao-la-tot-nhat-56133.html) và các vấn đề liên quan như tàn tật, suy tim và tử vong do bệnh này.\n\n### Bảo vệ cá nhân và gia đình\n\nTiêm chủng không chỉ bảo vệ trẻ mà còn giúp bảo vệ gia đình và cộng đồng xung quanh khỏi các căn bệnh truyền nhiễm. Trẻ được tiêm chủng càng sớm càng tạo ra tấm chắn bảo vệ hiệu quả và kéo dài.\n\n### Giảm gánh nặng cho xã hội\n\nViệc tiêm chủng đúng lịch trình và đầy đủ giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, giảm tải cho dịch vụ y tế và từ đó giảm chi phí điều trị, quá trình chăm sóc bệnh nhân cũng tốt hơn.\n\n### Đóng góp vào kiểm soát dịch bệnh\n\nTiêm chủng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh trong cộng đồng, đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch tễ và bảo vệ sức khỏe cộng đồng toàn cầu.\n\nLưu ý là việc tiêm chủng theo lộ trình được khuyến nghị và tư vấn từ bác sĩ là quan trọng để đảm bảo những lợi ích, bảo vệ tốt nhất cho trẻ em.\n\n![Các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng mà ba mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/image001_8da2015b70.jpg)\n\n*Tiêm vacxin cho trẻ là cách giúp trẻ bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình*\n\nCác loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng\n----------------------------------------\n\n### Vacxin phòng ngừa lao phổi\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao phổi, một căn bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.\n* Thời điểm tiêm: [Vacxin lao phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-vaccine-lao-phoi-51072.html) thường được tiêm trong thời gian sớm nhất sau khi sinh hoặc trong 1 - 2 tháng đầu đời của trẻ.\n\n### Vacxin phòng ngừa bại liệt\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi bệnh bại liệt, một bệnh virus gây tổn thương cơ xương và liệt nửa người.\n* Thời điểm tiêm: Tiêm theo lộ trình 4 liều, thường được tiêm vào 2, 4 và 6 - 18 tháng tuổi, liều bổ sung cuối cùng vào 4 - 6 tuổi.\n\n### Vacxin phòng ngừa ho gà, uốn ván\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà, uốn ván và ho lây qua hơi thở.\n* Thời điểm tiêm: Tiêm theo lộ trình 5 liều vào 2, 4, 6 và 15 - 18 tháng tuổi và 4 - 6 tuổi.\n\n### Vacxin phòng ngừa viêm não Nhật Bản\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi viêm não Nhật Bản, một căn bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.\n* Thời điểm tiêm: Tiêm 2 liều, có thể tiêm khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và nhắc lại 1 năm sau đó.\n\n### Vacxin phòng ngừa viêm gan B\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi viêm gan B, một căn bệnh gan nhiễm trùng do virus viêm gan B gây ra.\n* Thời điểm tiêm: Thường được tiêm 3 - 4 liều, đầu tiên là trong vòng 12 - 24 giờ sau khi sinh, các liều tiếp theo vào 1 - 2 tháng tuổi và 6 - 18 tháng tuổi. Liều bổ sung có thể được tiêm vào 4 - 6 tuổi.\n\n### Vacxin phòng ngừa viêm màng não\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b gây ra.\n* Thời điểm tiêm: Tiêm vacxin này theo lộ trình 3 - 4 liều, thường tiêm vào 2, 4 và 6 tháng tuổi, và liều bổ sung cuối cùng vào 12 - 15 tháng tuổi.\n\n### Vacxin phòng ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR)\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi [sởi, quai bị và rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html).\n* Thời điểm tiêm: Tiêm vacxin MMR vào 1 - 2 liều, thường là vào 12 - 15 tháng tuổi và 4 - 6 tuổi. Đôi khi có thể tiêm liều bổ sung trong trường hợp rủi ro cao hoặc không được tiêm trong khi bé.\n\n### Vacxin phòng ngừa viêm gan A\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi viêm gan A, một căn bệnh gan nhiễm trùng do virus viêm gan A gây ra sẽ lan truyền đến đường tiêu hóa nếu không được tiêm chủng bảo vệ ngay từ nhỏ.\n* Thời điểm tiêm: Vacxin này thường được tiêm 2 liều, với khoảng cách từ 6 - 18 tháng giữa các liều. Liều đầu tiên thường được tiêm từ 12 - 23 tháng tuổi, và liều bổ sung sau 6 - 18 tháng.\n\n### Vacxin phòng ngừa bạch hầu\n\n* Mục đích: Bảo vệ trẻ khỏi bệnh [bạch hầu,](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) một bệnh da lây nhiễm gây ra bởi virus varicella-zoster.\n* Thời điểm tiêm: Vacxin này thường được tiêm 2 liều, với khoảng cách từ 12 - 15 tháng giữa các liều. Liều đầu tiên thường tiêm vào 12 - 15 tháng tuổi, và liều bổ sung sau 4 - 6 tuổi.\n\nLưu ý rằng lộ trình tiêm chủng có thể có sự khác biệt nhỏ tùy theo khu vực. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng đúng đắn và tư vấn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế rất quan trọng để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ em.\n\n![Các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng mà ba mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/pfizer_biontech_xin_cap_phep_vaccine_phong_covid_19_cho_tre_em_tu_5_11_tuoi_tai_my_16328860208091357801323_222583afd7.jpg)\n\n*Ba mẹ cần cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng*\n\nViệc tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phát triển trí tuệ của các thế hệ trẻ, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các căn bệnh truyền nhiễm. Tất cả các trẻ em cần được tiêm vacxin để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cả cộng đồng. Hy vọng qua nội dung bài viết về [các loại vacxin trong tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html) bạn đã hiểu được tầm quan trọng của vacxin và cùng chung tay với nhau để xây dựng một cộng đồng an toàn, bền vững cho thế hệ trẻ.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "11/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Góc giải đáp: Mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé có hiệu quả không?", "abstract": "Hầu hết các trẻ nhỏ đều gặp phải một số tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vaccine như đau nhức, sốt, quấy khóc, bú kém… Để giúp bé hạn chế được các triệu chứng trên, nhiều chị em phụ nữ đã mách nhau một tuyệt chiêu là mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho con. Vậy thực hư của bí quyết này là gì? Cách uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé như thế nào?", "md_content": "Đối với phương pháp mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé đã được nhiều mẹ bỉm áp dụng và cho biết việc này khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc rằng tại sao mẹ uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé lại có tác dụng \"thần kỳ\" như thế? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên nhé!\n\nTác dụng phụ sau khi tiêm phòng vaccine thường gặp ở trẻ\n--------------------------------------------------------\n\nTrước khi giải đáp thắc mắc mẹ có nên uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé không, hãy cùng tìm hiểu một số tác dụng phụ mà trẻ thường gặp phải sau khi tiêm phòng vaccine.\n\nViệc tiêm ngừa vaccine cho trẻ nhỏ là một hoạt động rất cần thiết để bảo vệ các bé trước những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Hầu hết các loại vaccine để tiêm chủng cho trẻ em đều rất an toàn. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, vaccine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:\n\n* Vị trí tiêm bị đau nhức và sưng đỏ.\n* [Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) (thường trên 38°C) và phát ban.\n* Buồn nôn và nôn ói.\n* Cáu gắt và quấy khóc dai dẳng.\n* Bú kém hoặc bỏ bú, chán ăn.\n* Đau bụng, tiêu chảy.\n\n![Góc giải đáp: Mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé có hiệu quả không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_me_uong_la_tia_to_truoc_khi_tiem_phong_vaccine_cho_be_co_hieu_qua_khong_1_5b7c02798c.jpg)\n\n*Sau khi tiêm phòng vaccine trẻ có thể bị sưng đau tại vị trí tiêm*\n\nTrong một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ hiếm khi xảy ra nhưng rất nghiêm trọng, bao gồm:\n\n* [**Sốc phản vệ**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html)**:** Đây là một phản ứng dị ứng và thường sẽ xảy ra ngay sau khi tiêm (nếu có). Tình trạng rất hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm đối với trẻ. Nếu được xử trí và cấp cứu kịp thời thì trẻ bị sốc phản vệ có thể hồi phục tốt.\n* **Sốt cao kèm co giật:** Tình trạng này sẽ xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao và kéo dài từ 1 - 2 phút. Nếu không biết cách xử trí đúng cách, cha mẹ hãy gọi cho tổng đài cấp cứu để được nhân viên y tế hướng dẫn biện pháp sơ cứu ban đầu và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.\n* [**Tắc ruột**](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tac-ruot-so-sinh-245.html)**:** Đây là một trong các tác dụng phụ của loại vaccine ngừa virus Rota khi trẻ được dùng ở liều thứ nhất và liều thứ hai. Tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ này là rất thấp nên cha mẹ không cần quá lo lắng.\n* **Hô hấp:** Sau khi tiêm phòng vaccine, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng xảy ra trên hệ hô hấp như thở khò khè, khó thở, tím tái.\n\nNhư vậy, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ toàn trạng sức khỏe của bé sau khi tiêm phòng để phát hiện sớm các bất thường và xử trí kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng cho con. Vậy mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé có lợi ích gì không?\n\nMẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho trẻ có hiệu quả không?\n-----------------------------------------------------------------\n\nSau khi tiêm phòng vaccine, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị sốt, sưng đau tại vị trí tiêm hoặc bú kém, quấy khóc liên tục là tình trạng khá phổ biến. Các triệu này sẽ giảm và trẻ dần ổn định sau tiêm chủng 3 - 5 ngày. Mặc dù không có gì đáng ngại nhưng vẫn khiến cho các bà mẹ lo lắng và quan tâm đến vấn đề làm thế để hạn chế tình trạng sốt và khó chịu ở trẻ sau khi tiêm chủng. Theo đó, nhiều bà mẹ dã truyền tai nhau cách mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho trẻ để giúp con không bị sốt, bị đau sau tiêm. Nhiều mẹ cho biết cách này khá hiệu quả sau khi áp dụng.\n\n![Góc giải đáp: Mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé có hiệu quả không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_me_uong_la_tia_to_truoc_khi_tiem_phong_vaccine_cho_be_co_hieu_qua_khong_2_8031c72583.jpg)\n\n*Mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho trẻ là mẹo dân gian*\n\nMặc dù mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng là một mẹo trong dân gian được truyền tai nhau và được cho là khá hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được vấn đề này. Vì thế, các mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về thông tin này cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc từ những mẹ đã có kinh nghiệm uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé…\n\nTuy vậy, nước lá tía tô là một thức uống khá tốt đối với sức khỏe. Mẹ uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có thể giúp trẻ tránh được tác dụng phụ của vaccine bởi:\n\n* Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, trong lá tía tô có chứa một hợp chất có khả năng kiểm soát được các phản ứng [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-la-gi-cac-kieu-di-ung-pho-bien-59849.html), đó là axit rosmarinic. Điều này đã được chứng minh qua các thử nghiệm trên loài chuột và cho kết quả khả quan rằng lá tía tô giúp chống lại các dị ứng rất mạnh.\n* Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc Dân tộc đã cho biết rằng lá tía tô có tính ấm và có hương vị là sự pha trộn giữa các loại thảo dược khác nhau như cam thảo, bạc hà, quế và hồi hương nên có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn. Trong Đông y, tía tô được xếp vào nhóm cây thuốc có công dụng giải biểu và phát tán phong hàn, giúp cơ thể toát mồ hôi nhằm điều hòa thân nhiệt và trị sốt, giải cảm.\n\nDo vậy, nhiều bà mẹ đã tin rằng việc uống nước lá tía tô có thể giúp trẻ giảm được các triệu chứng gây khó chịu sau khi tiêm phòng.\n\n![Góc giải đáp: Mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé có hiệu quả không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_me_uong_la_tia_to_truoc_khi_tiem_phong_vaccine_cho_be_co_hieu_qua_khong_3_8925a10259.jpg)\n\n*Hoạt chất axit rosmarinic có trong lá tía tô có khả năng kiểm soát được các phản ứng dị ứng*\n\nHướng dẫn mẹ cách uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé\n------------------------------------------------------------\n\nDưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn mẹ cách uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé để giúp con tránh được các tác dụng phụ của vaccine như:\n\n* Cách nấu nước lá tía tô: Mẹ hãy rửa sạch khoảng 200g lá tía tô và cho vào nồi có chứa 500ml nước sạch rồi đun sôi. Sau khi nước sôi khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp và nhớ đậy kín nắp để phần tinh chất của lá tía tô được tiết ra hoàn toàn. Lọc lấy nước để uống.\n* Cách uống: Trong khoảng 3 - 5 ngày trước khi đến lịch tiêm vaccine của bé, mẹ hãy uống nước lá tía tô thường xuyên và cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng nước tía tô thay thế hoàn toàn nước lọc.\n* Ngoài ra, đối với trẻ từ 1 tuổi trở nên, mẹ cũng có thể cho bé uống nước lá tía tô trực tiếp. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi cho trẻ uống nhé!\n\n![Góc giải đáp: Mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng vaccine cho bé có hiệu quả không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_me_uong_la_tia_to_truoc_khi_tiem_phong_vaccine_cho_be_co_hieu_qua_khong_d36cdfd1a2.jpg)\n\n*Mẹ nên uống nước lá tía tô trong vòng 3 - 5 ngày trước khi trẻ đi tiêm phòng vaccine*\n\nTóm lại, mặc dù việc [mẹ uống lá tía tô trước khi tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-me-uong-la-tia-to-truoc-khi-tiem-phong-vaccine-cho-be-co-hieu-qua-khong.html) cho bé chỉ là một bí quyết được lưu truyền trong dân gian nhưng đã được nhiều mẹ bỉm áp dụng và cho hiệu quả khá khả quan. Bên cạnh đó, theo Đông y thì lá tía tô cũng có công dụng giải cảm và trị sốt nên các mẹ vẫn có cơ sở để yên tâm khi uống loại nước này để giúp con hạ sốt, giảm đau sau khi chích ngừa. Để có thêm những thông tin mới có ích cho sức khỏe, mời bạn đọc truy cập vào trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!\n\n**Ánh Vũ**\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "12/06/2023", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng", "trẻ em"]}, {"title": "Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà bố mẹ cần biết", "abstract": "Trẻ em cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, một số trẻ có thể xảy ra triệu chứng sốt sau khi tiêm phòng khiến phụ huynh không khỏi lo lắng. Hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng là một quá trình cần thiết để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ không chỉ cảm thấy dễ chịu hơn mà còn giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng không mong muốn. ", "md_content": "Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hạ sốt an toàn, hiệu quả sau tiêm phòng cho trẻ để giúp các bé trải qua quá trình tiêm phòng một cách thoải mái và vui vẻ nhất.\n\nVì sao trẻ lại sốt sau tiêm phòng?\n----------------------------------\n\nSốt là một phản ứng phổ biến trong quá trình tiêm phòng vaccine ở trẻ em và là một phần tự nhiên của cơ thể đáp ứng miễn dịch. Trong vaccine chứa các thành phần như protein, vi khuẩn hoặc virus đã bị làm yếu đi. Khi vaccine được tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch được kích thích và phản ứng bằng cách sản xuất ra nhiều kháng thể hơn. Sự kích thích mạnh mẽ này có thể gây ra một số phản ứng phụ như sốt, [đau nhức cơ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-chua-dau-nhuc-co-bap-hieu-qua-ngay-tai-nha.html), hoặc mệt mỏi. Điều này cho thấy rằng hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động để xây dựng sự kháng cự cho các bệnh tật chẳng may gặp phải trong tương lai. \n\nSốt sau tiêm phòng vaccine đa số thường là nhẹ và tạm thời. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em không gặp vấn đề nghiêm trọng vì sốt sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hoặc gây khó chịu cho trẻ, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.\n\nLưu ý rằng các loại vaccine đã trải qua quy trình kiểm tra và thử nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các tổ chức y tế quốc gia và quốc tế sẽ theo dõi và đánh giá liên tục sự an toàn của các loại vaccine. Tiêm phòng vaccine là một biện pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh nguy hiểm, do đó, nếu có bất cứ thắc mắc về tiêm phòng vaccine, bạn nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.\n\n![Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà ba mẹ cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/istockphoto_499148554_612x612_46a4f21f3c.jpg)\n\n*Sốt là một phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng vaccine cho trẻ* \n\nCác phản ứng thường gặp ở trẻ khi tiêm phòng\n--------------------------------------------\n\nKhi trẻ em được tiêm phòng, có thể xuất hiện một số phản ứng phổ biến như sau:\n\n* Đau và sưng tại vị trí tiêm: Đây là phản ứng thông thường sau tiêm phòng. Vùng da xung quanh nơi tiêm có thể trở nên đỏ, sưng và đau nhức trong một vài giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường mất đi sau vài ngày.\n* Sốt: Sốt là một phản ứng phổ biến sau tiêm phòng. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc cao hơn bình thường trong 1 - 2 ngày sau khi tiêm. Đa số trường hợp sốt là tạm thời và tự giảm đi mà không gây vấn đề nghiêm trọng. Việc cung cấp nước đầy đủ và giữ trẻ thoải mái có thể giúp kiểm soát sốt tốt nhất.\n* Mệt mỏi hoặc buồn ngủ: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ hơn sau khi tiêm phòng. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể do hệ thống miễn dịch hoạt động để phản ứng với vaccine. Trẻ cần được nghỉ ngơi đủ sau tiêm phòng để phục hồi.\n* Đau cơ và khó chịu: Một số trẻ có thể trải qua đau cơ và khó chịu sau khi tiêm phòng. Đây là một phản ứng thông thường và thường tự giảm đi trong vòng vài ngày.\n* Thay đổi tâm trạng: Một số trẻ có thể trải qua sự thay đổi tâm trạng sau khi tiêm phòng. [Trẻ quấy khóc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-nguyen-nhan-khien-tre-so-sinh-ngu-khong-sau-giac-hay-quay-khoc-47402.html), khó chịu, hay có biểu hiện lo âu. Điều này có thể do sự căng thẳng hoặc tác động tâm lý của việc tiêm phòng. Do đó, việc ba mẹ cần làm là an ủi, quan tâm và chơi đùa cùng với trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn.\n\nLưu ý rằng các phản ứng này thường là tạm thời và không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn quan ngại về bất kỳ triệu chứng nào sau tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và đánh giá cụ thể trường hợp của trẻ.\n\n![Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà ba mẹ cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lam_gi_khi_tre_khoc_khong_ngung_1_549839b58a.jpg)\n\n*Trẻ quấy khóc, khó chịu là một trong những phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng*\n\nCách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng\n--------------------------------------\n\nĐể hạ sốt cho trẻ sau khi [tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-dang-uong-siro-ho-co-tiem-phong-duoc-khong-khi-nao-tre-khong-duoc-tiem-phong.html), dưới đây là các biện pháp chi tiết và cách thực hiện:\n\n### Sử dụng paracetamol\n\nHai loại thuốc này thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng tương ứng với trẻ.\n\n### Tuân thủ liều lượng chính xác\n\nTuân thủ liều lượng chính xác khi cho trẻ uống là rất quan trọng giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt và đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, tránh các tác dụng không mong muốn.\n\n### Cho trẻ uống nhiều nước\n\nKhi trẻ sốt, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh. Hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước để giữ cho cơ thể được cân bằng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước ép trái cây không đường là lựa chọn tốt. Tránh các loại đồ uống có chứa cafein hoặc chất kích thích.\n\n### Sử dụng khăn ướt\n\nLàm ẩm khăn bằng nước ấm, vắt ráo và áp lên trán, nách và vùng bẹn của trẻ. Khăn ướt giúp làm mát cơ thể và giảm sốt. Hãy lưu ý thay khăn ướt thường xuyên.\n\n### Tắm nước ấm\n\nNếu sốt cao, bạn có thể tắm trẻ bằng nước ấm để làm giảm sốt. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước không quá lạnh hoặc quá nóng và giữ trẻ trong nước trong khoảng 10 - 15 phút. Sau khi tắm, lau khô trẻ và mặc quần áo thoáng khí.\n\n### Tránh mặc quần áo dày và bó hẹp\n\nMặc cho trẻ những bộ quần áo mỏng, thoáng khí và nhẹ để thoát nhiệt hiệu quả. Tránh mặc quần áo dày, chất liệu nhiệt giữ nhiệt hoặc bó chặt, vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây khó chịu cho trẻ.\n\n### Môi trường thoáng đãng\n\nĐảm bảo phòng của trẻ có đủ thông gió và không quá nóng. Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt để tạo luồng không khí trong phòng. Điều này giúp làm giảm cảm giác nóng bức và khó chịu do sốt.\n\n### Theo dõi triệu chứng và liên hệ lại với bác sĩ\n\nNếu sốt không giảm sau khi áp dụng các biện pháp [hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-sot-bao-nhieu-do-thi-uong-thuoc-ha-sot-huong-dan-ha-sot-tai-nha-cho-tre.html) trên, hoặc nếu trẻ có các triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, nôn mửa hoặc biểu hiện không bình thường khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm.\n\nLưu ý rằng việc sử dụng thuốc giảm sốt chỉ là một phương pháp tạm thời để giảm triệu chứng sốt và không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Trong mọi trường hợp, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và trao đổi với các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho trẻ.\n\n![Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà ba mẹ cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_sot_cao_co_giat_6_16633007771271625969668_0a39c32687.jpg)\n\n*Lau mát là một trong những cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng*\n\nSốt là một phản ứng thông thường và thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, để giúp trẻ thoải mái hơn thì ba mẹ nên áp dụng các [cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-ha-sot-cho-tre-sau-khi-tiem-phong-ma-bo-me-can-biet.html). Hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng thuốc hạ sốt, lau mát, cung cấp đủ nước và chất lỏng, tạo môi trường thoải mái cho trẻ và liên hệ với bác sĩ nếu cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn và thoải mái nhất cho trẻ.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "12/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh", "abstract": "Tiêm vacxin cho học sinh không chỉ là một biện pháp phòng ngừa mà còn tạo sự an tâm và tin tưởng cho gia đình khi các em bước vào học đường. Nhờ tiêm chủng các em sẽ được bảo vệ khỏi những biến thể mới của virus và giảm nguy cơ mắc bệnh nặng. ", "md_content": "Khi được tiêm vacxin đầy đủ sẽ giúp giảm sự lây lan của virus trong cộng đồng, duy trì hoạt động của trường học một cách an toàn và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Hãy cùng chung tay và lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh để có thể xây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ.\n\nTầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh\n------------------------------------------------\n\nViệc tiêm vacxin cho học sinh có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của cả cá nhân học sinh và cộng đồng xung quanh.\n\n### Bảo vệ sức khỏe cá nhân\n\nTiêm vacxin giúp bảo vệ học sinh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh cúm, [ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html), uốn ván, viêm gan B và nhiều bệnh khác. Vacxin giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng khả năng chống lại các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.\n\n### Ngăn chặn sự lây lan bệnh\n\nHọc sinh ở trong môi trường giáo dục thường tiếp xúc gần gũi với nhau và có thể dễ dàng truyền nhiễm bệnh lẫn nhau. Khi hầu hết học sinh được tiêm vacxin, tỷ lệ lây nhiễm giữa các em sẽ giảm, giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng học đường.\n\n### Tạo một môi trường học tập an toàn\n\nViệc tiêm vacxin cho học sinh giúp tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh. Khi học sinh không phải lo lắng về việc mắc bệnh hoặc truyền nhiễm bệnh cho nhau, các em có thể tập trung vào việc học tập và phát triển tốt hơn.\n\n### Bảo vệ cộng đồng\n\nHọc sinh là một phần của cộng đồng xã hội và thường xuyên tiếp xúc với người khác ở nhà trường và ngoài xã hội. Khi học sinh được tiêm vacxin, các em không chỉ bảo vệ bản thân mình mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh, bao gồm gia đình, bạn bè và các thành viên khác trong cộng đồng.\n\n### Giúp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn\n\nViệc tiêm vacxin cho học sinh là một chiến lược quan trọng để kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Khi có tỷ lệ học sinh tiêm vacxin cao trong học đường sẽ [ngăn ngừa dịch bệnh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xong-hoi-giup-tang-cuong-he-mien-dich-ngan-ngua-dich-benh-covid-19-49006.html) phát triển và giúp bảo vệ tất cả mọi người trong xã hội\n\nTóm lại, tiêm vacxin cho học sinh có tầm quan trọng lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân, ngăn chặn sự lây lan bệnh, tạo môi trường học tập an toàn, bảo vệ cộng đồng và đóng góp vào quá trình kiểm soát dịch bệnh. Việc tuân thủ chương trình tiêm chủng được khuyến nghị là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật trong môi trường học đường.\n\n![Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cham_soc_suc_khoe_tre_em_4_e132beb416.jpg)\n\n*Vacxin giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại vi khuẩn và virus*\n\nCác loại vacxin chính cần tiêm cho học sinh\n-------------------------------------------\n\nHầu hết tất cả học sinh đã được tiêm phòng khi dưới 3 tuổi, tuy nhiên vẫn có một số vacxin cần tiêm mới và tiêm nhắc lại để đảm bảo hệ miễn dịch.\n\n### Vacxin cúm\n\nVaccin cúm được khuyến khích tiêm để bảo vệ học sinh khỏi virus [cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-bi-cam-cum-co-nen-an-cam-hay-khong-41051.html). Vaccin cúm thường được tiêm hàng năm vì virus này thường xuyên thay đổi gen và xuất hiện các chủng mới. Tiêm vacxin cúm có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm cúm, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng học đường.\n\n### Vacxin não mô cầu\n\nVacxin [não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/trieu-chung-benh-viem-mang-nao-mo-cau-58507.html) là một loại vacxin giúp bảo vệ học sinh khỏi nhiễm khuẩn và bệnh do vi khuẩn này gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết và các biến chứng nguy hiểm khác. Vacxin này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.\n\n### Vacxin Covid-19\n\nVacxin Covid-19 là vacxin được phát triển để bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19. Việc tiêm vacxin Covid-19 trong cộng đồng học sinh có tầm quan trọng lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vacxin [Covid-19](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/covid-19-1401.html) hiện đã được phê chuẩn và sử dụng rộng rãi trên thế giới, với nhiều loại vacxin khác nhau như Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. \n\nViệc tiêm vacxin Covid-19 cho học sinh giúp bảo vệ sức khỏe của các em, giảm nguy cơ nhiễm virus và truyền nhiễm trong cộng đồng học đường. Đồng thời, nó cũng đóng góp vào kiểm soát dịch bệnh và tái mở cửa các cơ sở giáo dục một cách an toàn.\n\n![Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vaccine_ngua_covid_19_tiem_cho_tre_em12_16342958672131617666142_1c265d0abb.jpg)\n\n*Vacxin Covid-19 là một trong những vacxin cần phải tiêm cho học sinh* \n\nCác lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin cho học sinh\n-------------------------------------------------\n\n* Tuân theo lịch tiêm chủng: Đảm bảo tuân thủ lịch tiêm chủng do cơ quan y tế hoặc tổ chức y tế địa phương đề ra. Lịch này đã được thiết kế để cung cấp bảo vệ tốt nhất cho học sinh.\n* Kiểm tra thông tin sức khỏe: Trước khi tiêm vacxin, cần cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của học sinh. Thông báo cho nhân viên y tế nếu học sinh có bất kỳ vấn đề sức khỏe đáng chú ý hoặc các điều kiện y tế đặc biệt.\n* Thông báo về dị ứng: Nếu học sinh từng trải qua phản ứng dị ứng sau tiêm vacxin trước đây hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần trong vacxin hãy thông báo cho nhân viên y tế trước tiên. Điều này giúp họ đánh giá rủi ro và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.\n* An toàn và vệ sinh: Chắc chắn rằng liệu pháp tiêm chủng được thực hiện bởi nhân viên y tế có kỹ năng và đảm bảo an toàn. Đảm bảo rằng dụng cụ tiêm chủng đã được vệ sinh và làm sạch đúng cách để tránh lây nhiễm.\n* Theo dõi sau tiêm chủng: Sau khi tiêm vacxin, học sinh cần được theo dõi trong một khoảng thời gian ngắn để quan sát các phản ứng không mong muốn hoặc phản ứng dị ứng để kịp thời có phương án xử lý.\n* Ghi chép và thông báo: Đảm bảo rằng việc tiêm vacxin của học sinh được ghi chép đầy đủ. Ghi chú lại loại vacxin, ngày tiêm và bất kỳ thông tin quan trọng nào liên quan đến quá trình tiêm chủng.\n\n![Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuoc_ha_sot_sau_tiem_vaccine_2_1631418539090941117431_021f3f9ff0.jpg)\n\n*Theo dõi sau tiêm để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra*\n\nViệc [tiêm vacxin cho học sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tam-quan-trong-cua-viec-tiem-vacxin-cho-hoc-sinh.html) giúp xây dựng một \"vòng bảo vệ\" trong môi trường học đường, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và giúp duy trì hoạt động học tập ổn định. Đồng thời, đó cũng là một thông điệp tích cực khuyến khích các nhóm đối tượng khác trong xã hội tham gia tiêm chủng, góp phần vào công cuộc chống dịch bệnh toàn cầu. Tất cả chúng ta cần hỗ trợ, khuyến khích phụ huynh và học sinh tham gia chiến dịch tiêm vacxin này để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và toàn xã hội.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "11/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Tổng hợp các loại vacxin phụ nữ cần tiêm để bảo vệ sức khỏe", "abstract": "Tiêm vắc-xin là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn ngừa các tác nhân xấu gây ảnh hưởng và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Vậy phụ nữ cần tiêm các loại vắc xin nào? Hãy cùng tìm hiểu các loại vacxin phụ nữ cần tiêm trong bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Đối với phụ nữ, việc tiêm vắc-xin đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ bảo vệ mình khỏi những tác nhân nguy hiểm gây bệnh mà còn giúp giữ gìn vẻ tươi trẻ cho bản thân. Bài viết này sẽ tập trung vào [các loại vacxin phụ nữ cần tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tong-hop-cac-loai-vacxin-phu-nu-can-tiem-de-bao-ve-suc-khoe.html) để duy trì sức khỏe tốt, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!\n\nVacxin HPV - Một trong các loại vacxin phụ nữ cần tiêm\n------------------------------------------------------\n\nHPV là một loại virus gây ra u nhú ở người và có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn từ người bị nhiễm bệnh. Một số loại HPV có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như mụn sinh dục và ung thư.\n\n![Tổng hợp các loại vacxin phụ nữ cần tiêm để bảo vệ sức khỏe 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_cac_loai_vacxin_phu_nu_can_tiem_de_bao_ve_suc_khoe_2_4951a4d82f.jpg)\n\n*Vacxin HPV là vacxin phụ nữ cần tiêm để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung*\n\nVắc-xin HPV là một trong các loại vacxin phụ nữ cần tiêm để giúp phòng ngừa các bệnh như [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), ung thư âm đạo, ung thư âm hộ và mụn cóc sinh dục. Cơ chế hoạt động của vắc-xin HPV là kích thích cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại virus HPV. Loại vắc-xin này có thể tiêm cho các bé gái từ 9 tuổi trở lên.\n\nỞ Việt Nam, có 2 loại vắc-xin HPV được sử dụng phổ biến bao gồm:\n\n* Cervarix chứa 2 tuýp gây bệnh ung thư cổ tử cung (loại 16 và 18).\n* Gardasil chứa 2 tuýp virus gây bệnh ung thư và 2 tuýp gây bệnh mụn cóc sinh dục và sùi mào gà (loại 6, 11, 16, 18).\n\nCả 2 loại vắc-xin đều được tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc-xin HPV, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mẩn đỏ, ngứa, bầm tím, phát ban, dị ứng, đau tức ngực, ớn lạnh, ngất xỉu, đau khớp, động kinh, đau dạ dày và khó thở.\n\nVắcxin phòng sởi - quai bị - rubella\n------------------------------------\n\n[Sởi - quai bị - rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html) là những bệnh lý dễ lây qua đường hô hấp nếu cơ thể chưa có kháng thể phòng bệnh. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.\n\nHiện nay, đã có sẵn một loại vắc-xin kết hợp giúp phòng ngừa 3 bệnh cùng lúc trong một mũi tiêm. Đây là một loại vắc-xin sống, đã được giảm độc tính, hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại virus. Vì vậy, phụ nữ nên tự tin tiêm vacxin này để phòng ngừa bệnh tật. Đặc biệt là phụ nữ có thai, tốt nhất nên tiêm loại vacxin này trước khi mang bầu 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng.\n\nTuy nhiên, vắc-xin sởi - quai bị - rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ vô tình tiêm vắc-xin này khi mới biết mình có thai, cần thông báo ngay cho bác sĩ sản khoa để được tư vấn về các biện pháp chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp. Đối với phụ nữ đang cho con bú, có thể tiêm vaccin này mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, theo chỉ dẫn của CDC.\n\nViêm gan siêu vi B\n------------------\n\nViêm gan siêu vi B là bệnh lý lây truyền qua máu và các chất lỏng trong cơ thể, do đó, rất dễ bị nhiễm mà không hề hay biết. [Bệnh viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có thể lây truyền qua 3 con đường chính là quan hệ tình dục, máu và từ mẹ sang con. Để đảm bảo an toàn, việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B và thực hiện xét nghiệm huyết thanh trước khi tiêm vacxin là rất quan trọng.\n\n![Tổng hợp các loại vacxin phụ nữ cần tiêm để bảo vệ sức khỏe 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_cac_loai_vacxin_phu_nu_can_tiem_de_bao_ve_suc_khoe_1_eedb56c2d1.jpg)\n\n*Viêm gan siêu vi B là một trong các loại vacxin phụ nữ cần tiêm*\n\nHãy duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ dù bạn đã tiêm phòng hay chưa. Điều này vì việc tiêm phòng không đảm bảo bạn hoàn toàn miễn dịch, mà chỉ làm tăng khả năng phòng ngừa căn bệnh.\n\nVaccin phòng bệnh cúm\n---------------------\n\nVắc-xin phòng [bệnh cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html) là một trong các loại vacxin phụ nữ cần tiêm, đặc biệt là phụ nữ mang thai và phụ nữ có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm. Cúm là một căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp gây ra bởi virus cúm.\n\nViệc tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và thai nhi. Vắc-xin này giúp kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus cúm, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm độ nặng của bệnh khi mắc cúm.\n\nVacxin phòng bệnh đậu mùa\n-------------------------\n\n[Đậu mùa](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-hai-benh-thuy-dau-va-dau-mua-40313.html) là một bệnh nhiễm trùng khu trú do virus Varicella-Zoster gây ra. Phụ nữ chưa từng mắc bệnh đậu mùa hoặc chưa được tiêm vắc-xin cần xem xét tiêm phòng để tránh mắc bệnh khi mang thai. Bệnh đậu mùa có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.\n\nVắc-xin phòng bệnh đậu mùa giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và thai nhi bằng cách kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus Varicella-Zoster.\n\n![Tổng hợp các loại vacxin phụ nữ cần tiêm để bảo vệ sức khỏe 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tong_hop_cac_loai_vacxin_phu_nu_can_tiem_de_bao_ve_suc_khoe_3_2ad8d1dd35.jpg)\n\n*Vacxin phòng bệnh đậu mùa giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ*\n\nViệc tiêm các loại vacxin phụ nữ cần tiêm là một cách hiệu quả để duy trì sức khỏe tốt. Để đảm bảo hiệu quả cao nhất, ngoài việc tiêm các loại vắc-xin phù hợp, cần tuân thủ đúng lịch tiêm và theo dõi sự tiến triển của hệ miễn dịch. Hãy luôn tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để biết thông tin chi tiết về lịch tiêm và các biện pháp phòng ngừa bệnh sẽ phù hợp với bạn nhé!\n\nHãy đến với Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu để được trải nghiệm nhiều ưu đãi khuyến mãi khi đăng kí “Gói Tiêm Vắc-xin” và nhận quà tặng hấp dẫn nhé!\n\nĐăng ký và đặt lịch tiêm chủng ngay - Mời quý khách đăng ký [thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chích sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "10/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Thông tin về các loại vacxin cần tiêm để bảo vệ sức khỏe tối ưu", "abstract": "Vacxin là một thành tựu vĩ đại của y học, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mỗi loại vacxin được nghiên cứu để phản ứng với một chất gây bệnh cụ thể và mang đến sự bảo vệ cho cá nhân, cộng đồng.", "md_content": "Từ khi được phát minh, vacxin đã giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và tử vong do nhiều loại vi rút và vi khuẩn gây ra. Vậy thông tin cụ thể các loại vacxin cần tiêm hiện nay là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.\n\nVì sao cần phải tiêm vacxin?\n----------------------------\n\nViệc tiêm vacxin có tầm quan trọng vô cùng lớn và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong xã hội. Mọi người hãy chủ động tìm hiểu và tiêm vacxin vì những lý do sau đây:\n\n### Bảo vệ sức khỏe cá nhân\n\nVacxin giúp kích thích hệ miễn dịch để tạo ra [kháng thể](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khang-the-la-gi-60693.html) chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, từ những căn bệnh thông thường như cúm, bạch hầu cho đến những bệnh nghiêm trọng như viêm gan B, bại liệt cứng cơ hay các bệnh về phổi.\n\n### Ngăn chặn sự lây lan của bệnh\n\nViệc tiêm vacxin không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh trong cộng đồng. Khi mọi người trong cộng đồng được tiêm vacxin sẽ tạo thành một cộng đồng miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm đáng kể. Điều này góp phần ngăn chặn dịch bệnh và giữ cho cộng đồng an toàn, khỏe mạnh.\n\n### Giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong\n\nViệc tiêm vacxin đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Vacxin đã đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ hoặc giảm thiểu những căn bệnh nguy hiểm như bại liệt, [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-soi-la-gi-benh-soi-may-ngay-khoi-41359.html), rubella và nhiều bệnh khác.\n\n### Bảo vệ nhóm có sức đề kháng yếu\n\nTiêm vacxin có thể bảo vệ nhóm người sức đề kháng yếu như trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu. Bằng cách tiêm vacxin, chúng ta không chỉ bảo vệ bản thân mình mà còn giúp đảm bảo an toàn cho những người không thể tiêm vacxin do điều kiện sức khỏe.\n\n### Kiểm soát dịch bệnh dễ dàng\n\nViệc tiêm vacxin là một phần quan trọng trong chiến lược kiểm soát dịch bệnh và tiến bộ y tế công cộng. Đây là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh tật, giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của xã hội.\n\nTóm lại, việc tiêm vacxin có tầm quan trọng về mặt cá nhân, cộng đồng và toàn cầu. Nó không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân, mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong.\n\n![Các loại vacxin cần tiêm để bảo vệ sức khỏe 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Prudential_ra_mat_san_pham_moi_9352_5933_1585126646_47e8ccdfd0.jpg)\n\n*Tiêm vacxin để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng*\n\nCác loại vacxin cần tiêm\n------------------------\n\n### Vacxin viêm não Nhật Bản\n\nVacxin này xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, đa phần người lớn ít mắc nhưng nếu chẳng may mắc phải thì tỷ lệ tử vong cực kỳ cao hoặc để lại di chứng vô cùng nặng nề. Do đó, cần phải tiêm [vacxin viêm não Nhật Bản](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-viem-nao-nhat-ban-va-nhung-thong-tin-can-biet.html) để bảo vệ cơ thể chống lại vi rút, nhất là trẻ em và những người sống hoặc thường xuyên di chuyển đến các khu vực có nguy cơ cao bị nhiễm virus này.\n\n### Vacxin viêm phổi và các bệnh do phế cầu\n\nCó nhiều loại vacxin nhằm bảo vệ chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, gây ra viêm phổi, viêm màng não và các nhiễm trùng khác như Prevnar 13 và Pneumovax 23. Người lớn trên 65 tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy giảm và những người có yếu tố nguy cơ cao khác cần tiêm vacxin này để bảo vệ sức khỏe.\n\n### Vacxin cúm\n\nVacxin cúm bao gồm các chủng virus cúm hiện tại và được cập nhật hàng năm để bảo vệ chống lại các biến thể mới của virus cúm. Việc tiêm vacxin cúm hàng năm được khuyến nghị cho người lớn, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ mang thai và nhân viên y tế.\n\n### Vacxin ung thư cổ tử cung do virus HPV\n\nCần tiêm vacxin này để ngăn ngừa các loại virus HPV gây ra [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ung-thu-co-tu-cung-va-dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung-tung-giai-doan-44663.html), ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và các bệnh liên quan khác. Các đối tượng nữ giới và nam giới từ 9 đến 45 tuổi nên tiêm vacxin này để bảo vệ sức khỏe.\n\n### Vacxin sởi - quai bị - rubella (MMR)\n\nĐây là một loại vacxin kết hợp bao gồm sởi, quai bị và rubella. Việc tiêm vacxin MMR giúp bảo vệ khỏi ba loại bệnh trên. Người lớn thường đã được tiêm vacxin này khi còn bé nhưng nếu chưa có hoặc chỉ tiêm một liều có thể tiêm bổ sung.\n\n### Vacxin thủy đậu\n\nNguy cơ mắc thủy đậu ở người lớn cao hơn nhiều so với trẻ em và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da, viêm phổi,... Đối với thai phụ nếu nhiễm thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Do đó cần tiêm vacxin thủy đậu, nhất là phụ nữ nên tiêm ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.\n\n### Vacxin uốn ván\n\nUốn ván là bệnh gây nguy cơ tử vong cao nhất và tất cả các độ tuổi đều có thể mắc phải. Vacxin uốn ván được sử dụng để bảo vệ chống lại virus gây ra bệnh. Người lớn thường đã được tiêm vacxin này khi còn bé, nhưng trong một số trường hợp, liều bổ sung có thể được khuyến nghị.\n\n### Vacxin viêm gan A và B\n\nCó hai loại vacxin riêng biệt để bảo vệ chống lại virus viêm gan A và B. Việc tiêm vacxin này rất cần thiết vì viêm gan siêu vi B lây lan với tốc độ rất cao, gây xơ gan, viêm gan cấp mãn tính và nhất là ung thư gan. Do đó, phải chủ động tiêm viêm gan nếu không có kháng thể hoặc kháng thể đã bị suy yếu để bảo vệ sức khỏe.\n\n### Vacxin ho gà bạch hầu uốn ván\n\nĐây là một loại vacxin kết hợp bao gồm bạch hầu, [uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) và ho gà. Nó bảo vệ chống lại ba loại bệnh này và thường được sử dụng trong quá trình tiêm chủng trẻ em nhưng trong một số trường hợp người lớn có thể cần được tiêm lại.\n\nĐây chỉ là các loại vacxin cần tiêm quan trọng và danh sách này có thể thay đổi theo thời gian, tình hình sức khỏe công cộng. Việc tiêm vacxin là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Hãy luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tuân thủ hướng dẫn từ cơ quan y tế địa phương và quốc gia.\n\n![Các loại vacxin cần tiêm để bảo vệ sức khỏe 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/gia_tiem_vacxin_uon_van_cho_ba_bau_thoi_gian_va_dia_diem_tiem_phong_j_QCQF_1553533199_e0a78e3e95_6235b6d479.jpg)\n\n*Mọi người cần chủ động tìm hiểu và tiêm vacxin để phòng ngừa bệnh*\n\nNhững lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin\n--------------------------------------\n\nNgoài việc tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cần tiêm được nêu ở trên thì có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:\n\n* Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tiêm vacxin theo hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ. Họ sẽ xác định loại vacxin phù hợp với bạn dựa trên tình trạng sức khỏe và lịch tiêm chủng.\n* Kiểm tra thông tin về vacxin: Nắm rõ thông tin về vacxin bao gồm thành phần, liều lượng và hiệu quả dự kiến. Đọc tài liệu cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy, như Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.\n* Thông báo về lịch sử bệnh và dị ứng: Bạn nên cung cấp thông tin cho bác sĩ về lịch sử bệnh tật và các dị ứng thường gặp. Điều này giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ, quyết định liệu việc tiêm vacxin có phù hợp với bạn hay không.\n* Thực hiện kiểm tra sức khỏe trước tiêm: Trước khi tiêm vacxin có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra sức khỏe đơn giản để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại và đảm bảo an toàn cho việc tiêm chủng.\n* Theo dõi phản ứng sau tiêm: Sau khi tiêm vacxin hãy theo dõi cơ thể của bạn để phát hiện các phản ứng không mong muốn. Thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu bạn có bất kỳ triệu chứng lạ hoặc phản ứng nghi ngờ.\n\nLưu ý rằng thông tin về vacxin và quy trình tiêm chủng có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, luôn cập nhật thông tin từ các nguồn tin cậy và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế khi cần thiết.\n\n![Các loại vacxin cần tiêm để bảo vệ sức khỏe 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_11_f96a136642.jpg)\n\n*Tuân thủ theo hướng dẫn tiêm ngừa của bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất*\n\nVacxin là một phương pháp quan trọng và hiệu quả để phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Chúng giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để nhận diện và đối phó với các chất gây bệnh. Việc tiêm vacxin mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng đồng, giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hy vọng qua nội dung bài viết về [các loại vacxin cần tiêm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ve-cac-loai-vacxin-can-tiem-de-bao-ve-suc-khoe-toi-uu.html) này bạn đã nắm rõ tầm quan trọng của chúng để bảo vệ sức khỏe và góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh.\n\nNgoài ra, nếu bạn đang quan tâm về thông tin các loại vacxin cần tiêm, hãy liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "10/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Thông tin cần biết về vắc xin phế cầu Synflorix", "abstract": "Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết là những bệnh nguy hiểm mà nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây ra và đe dọa tính mạng của những ai mắc phải. Tiêm phòng vacxin phòng phế cầu khuẩn chính là cách phòng bệnh hiệu quả. Có 2 loại vacxin ngừa phế cầu hiện nay là Synflorix và Prevenar 13. Vậy Synflorix có giá bao nhiêu và mũi tiêm này có thể phòng được những bệnh nào?", "md_content": "Streptococcus Pneumoniae (phế cầu khuẩn) là tác nhân hàng đầu gây nhiều bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Vi khuẩn này thông thường tạm trú ở vùng hầu họng của cơ thể và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi, thường gặp nhất là trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và người cao tuổi có sức đề kháng yếu. May mắn là hiện nay đã có [vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) để phòng bệnh, một loại điển hình trong số đó là vacxin Synflorix.\n\nMũi tiêm Synflorix phòng những bệnh nào?\n----------------------------------------\n\nPhế cầu khuẩn có đến 90 loại khác nhau và hiện nay chưa có vacxin nào có khả năng phòng ngừa tất cả các loại này. Synflorix là vacxin của Bỉ ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau chủ yếu gây nên các bệnh nặng như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm tai giữa, [viêm màng não](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-mang-nao-36.html), nhiễm khuẩn huyết,...\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_1_c8c6d051fd.jpg)\n\n*Mũi tiêm Synflorix có thể phòng bệnh viêm phổi*\n\nNgoài ra vacxin còn ngừa được [vi khuẩn HIB](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html), một tác nhân gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Đây là loại vacxin cộng hợp nên khả năng sinh miễn dịch rất cao vì vậy không cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần sau khi tiêm đủ phác đồ.\n\nNhiều phụ huynh lo lắng khi tiêm phối hợp nhiều loại vacxin sẽ làm quá tải hệ thống miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên thực tế, hàng ngày trẻ em đã tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên lạ trong môi trường sống mà cơ thể trẻ vẫn đáp ứng được tốt. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy vacxin phế cầu có thể tiêm phối hợp với các vacxin phòng [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html), ho gà (cả vô bào và toàn tế bào), uốn ván, bại liệt (cả đường tiêm và đường uống), vacxin phòng HiB, viêm gan B, tiêu chảy do Rotavirus, [vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-vacxin-viem-mang-nao-mo-cau-bc-la-bao-nhieu-58209.html),...\n\nPhụ huynh yên tâm rằng các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như lịch sử tiêm chủng để biết cách phối hợp vacxin phù hợp cho trẻ. Ưu điểm của phối hợp vacxin là tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cha mẹ, trẻ có cơ hội tiếp cận với vacxin sớm hơn dẫn đến phòng bệnh hiệu quả hơn.\n\nNgoại trừ trẻ em, một số đối tượng khác cũng nên tiêm phòng phế cầu là:\n\n* Người lớn trên 65 tuổi.\n* Người có hệ thống miễn dịch suy yếu (ghép tạng, hóa trị liệu, HIV/AIDS),...\n* Người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường ([tiểu đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/benh-tieu-duong-289.html)), lao phổi, tâm phế mạn, hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).\n* Người bệnh trải qua phẫu thuật hoặc mắc các bệnh nặng, người đang điều trị thở máy tại các khoa hồi sức tích cực.\n* Người hút thuốc hoặc nghiện rượu trong nhiều năm\n* Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh như nhân viên y tế, người chăm sóc trong viện dưỡng lão,...\n\nNgười lớn chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất, tuy nhiên cần tiêm loại [Prevenar 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-prevenar-13-phong-cac-benh-do-phe-cau-khuan-hieu-qua.html) vì Synflorix chỉ sử dụng được cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi.\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_2_0604b8e86e.jpg)\n\n*Phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae*\n\nMũi tiêm Synflorix tiêm khi trẻ mấy tháng?\n------------------------------------------\n\nTrong chương trình tiêm chủng mở rộng không có vacxin phế cầu, vì vậy chỉ khi cha mẹ chủ động tiêm chủng cho trẻ mới phòng ngừa được bệnh do phế cầu gây ra. Vacxin phế cầu Synflorix dùng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, đây là cách phòng bệnh sớm nhất cho trẻ vì độ tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý trong đó có các bệnh do [phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html). Vậy vacxin phế cầu Synflorix tiêm mấy mũi? Tùy vào lứa tuổi của trẻ mà có những phác đồ tiêm khác nhau như sau:\n\n### Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: Tiêm 4 mũi\n\n* **Mũi 1:** Vào lúc 2 tháng tuổi.\n* **Mũi 2:** Vào 3 tháng tuổi.\n* **Mũi 3:** Vào 4 tháng tuổi.\n* **Mũi nhắc lại:** Sau 6 tháng kể từ mũi cuối.\n\n### Trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi và chưa từng được tiêm phòng vacxin trước đó\n\n* **Mũi 1:** Lần tiêm đầu tiên.\n* **Mũi 2:** Cách mũi đầu 1 tháng.\n* **Mũi nhắc lại:** Vào năm trẻ 2 tuổi và cách mũi thứ 2 ít nhất 2 tháng.\n\n### Trẻ từ 12 - 23 tháng và trẻ từ 24 tháng - 5 tuổi chưa từng được tiêm phòng vacxin trước đó\n\n* **Mũi 1:** Lần tiêm đầu tiên.\n* **Mũi 2:** Cách mũi đầu 2 tháng.\n\nCác bậc phụ huynh nên cố gắng hoàn tất các mũi tiêm cho con theo phác đồ để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất và được bảo vệ trong một thời gian dài. Trong trường hợp trễ lịch tiêm hoặc bỏ lỡ những mũi tiêm trước đây thì trẻ không cần tiêm lại từ đầu mà theo phác đồ tiêm bổ sung để tiếp tục chủng ngừa. Khi trẻ hoàn tất phác đồ bổ sung thì hiệu quả bảo vệ vẫn là tối ưu. Phụ huynh nên giữ lại sổ tiêm chủng hoặc nhớ lịch sử tiêm chủng trước đây của trẻ để thông báo cho bác sĩ kịp thời.\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_2_1df45b9108.jpg)\n\n*Synflorix chỉ sử dụng được cho trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi*\n\nVacxin Synflorix giá bao nhiêu?\n-------------------------------\n\nVacxin Synflorix tại [Trung tâm tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) hiện đang được niêm yết là 1.035.000 VND và mức giá này có thể thay đổi theo từng thời điểm. Trước khi tiêm vacxin, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ cho bạn về loại vacxin nên tiêm sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và từng tình trạng sức khỏe tại thời điểm trẻ đi tiêm.\n\nChống chỉ định của vacxin là các đối tượng quá mẫn với bất kì thành phần nào trong vacxin hoặc có những phản ứng dị ứng trong lần tiêm chủng vacxin trước. Thận trọng khi sử dụng với trẻ đang sốt hoặc bị nhiễm trùng cấp tính, trường hợp này nên hoãn tiêm.\n\nNếu trẻ có các triệu chứng nhẹ như ho ít, sổ mũi, không sốt và vẫn bú, ăn bình thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng để được khám sàng lọc trước tiêm và quyết định tình trạng sức khỏe của bé có tiêm chủng được hay không.\n\nMột số tác dụng không mong muốn của vacxin có thể là:\n\n* Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ > 12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ.\n* Ngoài ra trẻ có thể sốt > 38 độ C, đau sưng đỏ hoặc chai cứng chỗ tiêm.\n* Trẻ có thể bị kích thích, quấy khóc hoặc chán ăn.\n\nCũng như các loại vacxin khác, sau khi tiêm ngừa Synflorix, phụ huynh nên để trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Trong vòng 24 giờ đầu phụ huynh cần tiếp tục theo dõi tình hình ăn, ngủ của con, quan sát xem trẻ có sốt, phát ban, sưng đau vị trí tiêm hay không để kịp thời phát hiện các phản ứng nặng của trẻ và đưa đến các cơ sở y tế.\n\n![Vacxin Synflorix giá bao nhiêu? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vacxin_synflorix_gia_bao_nhieu_3_e846cab657.jpg)\n\n*Vacxin Synflorix phòng các bệnh do phế cầu khuẩn*\n\nHiện nay tình trạng kháng kháng sinh của phế cầu khuẩn đang ngày càng tăng cao, dẫn đến việc điều trị bệnh kéo dài, tốn kém và khó khăn hơn khi không may mắc bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, việc phòng ngừa bệnh ngay từ sớm bằng vacxin cho những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Hãy lựa chọn cơ sở uy tín tiêm ngừa [Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html) để phòng bệnh và bảo vệ cho sự phát triển của con bạn. \n\n***Xem thêm:***\n\n* [*Synflorix có tiêm được cho trẻ trên 5 tuổi không?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-y-khoa-synflorix-co-tiem-duoc-cho-tre-tren-5-tuoi-khong.html)\n* [*Giá thuốc Synflorix cho trẻ em và những lưu ý khi tiêm*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/gia-thuoc-synflorix-cho-tre-em-va-nhung-luu-y-khi-tiem-synflorix-cho-con-nho.html)\n* [*Thời điểm cần tiêm vắc-xin Synflorix cho trẻ là khi nào?*](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-diem-can-tiem-vac-xin-synflorix-cho-tre-la-khi-nao.html)\n", "date": "15/10/2022", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "vắc xin phế cầu"]}, {"title": "Kỹ thuật tiêm bắp là gì? Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào?", "abstract": "Trong y học, có thể đưa thuốc vào cơ thể bằng các con đường khác nhau như đường uống, tiêm, bôi ngoài da và đường truyền. Đường tiêm là cách thức được sử dụng phổ biến và có nhiều kỹ thuật. Trong đó, tiêm bắp là kỹ thuật đơn giản nhất. Vậy kỹ thuật tiêm bắp được thực hiện như thế nào?", "md_content": "Để trả lời cho câu hỏi kỹ thuật tiêm bắp là gì và quy trình tiến hành tiêm bắp, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.\n\n\nKỹ thuật tiêm bắp là gì?\n------------------------\n\n\nTiêm bắp là kỹ thuật được nhân viên y tế sử dụng để đưa thuốc vào trong cơ bắp bằng kim tiêm, từ đó giúp hấp thụ vào máu nhanh chóng hơn. Trong y học, đây cũng là một kỹ thuật phổ biến nhằm đưa thuốc và vaccine vào cơ thể.\n\n\nKỹ thuật tiêm bắp được sẽ được sử dụng khi các hình thức đưa thuốc vào cơ thể khác không mang lại hiệu quả cao. Tiêm bắp sẽ giúp thuốc tác dụng nhanh bởi cơ được tưới nhiều máu và luôn co bóp. \n\n\nTiêm bắp có ưu điểm so với các đường tiêm khác như:\n\n\n* Đường uống (thuốc đi qua dạ dày): Một số loại thuốc có thể bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa.\n* Đường tiêm tĩnh mạch (đưa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch): Người thực hiện khó xác định được vị trí tiêm hoặc một số thuốc có thể gây kích thích tĩnh mạch.\n* Đường tiêm dưới da (đưa thuốc vào mô mỡ ngay dưới lớp da): Thuốc được đưa vào cơ thể bằng tiêm bắp sẽ được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da. Bên cạnh đó, mô cơ cũng có thể chứa được khối lượng thuốc lớn hơn mô mỡ dưới da.\n\n\n![Kỹ thuật tiêm bắp là gì? Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ky_thuat_tiem_bap_la_gi_quy_trinh_tiem_bap_dien_ra_nhu_the_nao_1_f6f967dec1.jpg) *Kỹ thuật tiêm bắp có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức khác*\nCác vị trí phù hợp để thực hiện tiêm bắp\n----------------------------------------\n\n\n### Cơ delta cánh tay\n\n\nCơ delta (tiêm bắp tay) là vị trí thường được sử dụng nhất để [tiêm vaccine](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nguoi-da-tiem-vaccine-covid-19-co-can-tiep-tuc-deo-khau-trang-khong-52567.html). Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm bắp tay không phù hợp cho người bệnh tự tiêm vì khối lượng cơ delta khá nhỏ, làm khối lượng thuốc được tiêm có thể bị giới hạn (thường không quá 1 ml). Đồng thời, kỹ thuật tiêm bắp tay cũng không dễ cho người bệnh tự thực hiện.\n\n\nĐể xác định vị trí tiêm của cơ delta, kỹ thuật viên cần sờ để cảm nhận vùng xương mỏm cùng vai nằm ở phía trên của cánh tay. Sau đó đặt 2 ngón tay hình chữ V có khoảng cách vừa đủ, ở dưới cùng của hai ngón tay tạo thành một hình tam giác lộn ngược. Vị trí tiêm chính là trung tâm của hình tam giác. Đây chính là cách tiêm bắp tay đơn giản nhất.\n\n\n![Kỹ thuật tiêm bắp là gì? Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ky_thuat_tiem_bap_la_gi_quy_trinh_tiem_bap_dien_ra_nhu_the_nao_3_f50486ed9f.jpg) *Cơ delta là vị trí thường xuyên được sử dụng để tiêm vaccine*\n### Cơ đùi lớn phía ngoài\n\n\nNgoài tiêm bắp tay thì cơ đùi lớn cũng là một vị trí phù hợp để tiêm bắp. Tuy nhiên kỹ thuật tiêm cơ đùi lớn phía ngoài thường được sử dụng khi những vùng tiêm khác không thể thực hiện được hoặc người bệnh phải tự tiêm. Cách xác định vị trí là chia vùng đùi trên thành ba phần bằng nhau. Sau đó xác định vị trí chính giữa của ba phần này. Vị trí tiêm sẽ là phần trên cùng bên ngoài của đùi.\n\n\n### Cơ vùng sau ngoài của mông\n\n\nCác cơ vùng sau ngoài của mông là vị trí an toàn nhất để tiêm bắp cho người lớn và trẻ em trên 7 tháng. Vị trí tiêm này sâu, không gần với mạch máu và dây thần kinh quan trọng nên sẽ hạn chế được nguy hiểm của tiêm nhầm chỗ. Vị trí này rất khó để tự tiêm nên cần được thực hiện bởi kỹ thuật viên.\n\n\nĐể xác định vị trí các bạn hãy đặt gót bàn tay lên hông của người được tiêm với các ngón tay hướng về phía đầu của họ. Các ngón tay được đặt sao cho ngón cái hướng về vùng háng trong khi các ngón tay cảm nhận được xương chậu. Đặt ngón trỏ và ngón giữa tạo thành hình chữ V và tiêm vào giữa V.\n\n\n### Cơ vùng sau của mông\n\n\nVùng cơ sau của mông cũng là vị trí tiêm chích khá phổ biến. Tuy nhiên, do dễ gây tổn thương cho dây thần kinh tọa nên bác sĩ thường có xu hướng lựa chọn vị trí cơ vùng sau ngoài của mông hơn. Vị trí tiêm này rất khó nên người bệnh tuyệt đối không được tự tiêm.\n\n\nNhư vậy mỗi vị trí tiêm đều có mục đích khác nhau. Kỹ thuật tiêm bắp mặc dù dễ nhưng người bệnh không nên tự ý tiêm mà không có chỉ định của bác sĩ.\n\n\nQuy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào?\n---------------------------------------\n\n\nChuẩn bị trước khi tiêm bắp:\n\n\n* Xác định chính xác bệnh nhân và giải thích quy trình tiêm bắp cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải được biết đầy đủ về lợi ích và hậu quả của tất cả các kỹ thuật mà nhân viên y tế thực hiện.\n* Đánh giá để lựa chọn vị trí tiêm bắp phù hợp dựa trên chỉ định lâm sàng, loại thuốc được sử dụng, tuổi tác và các tình trạng sẵn có của bệnh nhân.\n* Thực hiện kiểm tra thuốc theo quy trình nhằm đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời điểm cho bệnh nhân.\n* Cần kiểm tra bệnh nhân có tiền sử [dị ứng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-ngoai-da-phai-lam-sao-41036.html) không.\n* Để bệnh nhân ở tư thế thoải mái và dễ thực hiện kỹ thuật tiêm bắp. Bộc lộ vùng da đã chọn và kiểm tra nhằm đảm bảo vị trí phù hợp để tiêm thuốc.\n\n\n![Kỹ thuật tiêm bắp là gì? Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ky_thuat_tiem_bap_la_gi_quy_trinh_tiem_bap_dien_ra_nhu_the_nao_3_d7f1ca6639.jpg) *Xác định đúng bệnh nhân và kiểm tra thể trạng trước khi tiêm*\nCác bước thực hiện kỹ thuật tiêm bắp:\n\n\n* [Rửa tay](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-buoc-rua-tay-dung-cach-theo-bo-y-te-khuyen-cao-45328.html) sạch sẽ sau đó đeo găng.\n* Làm sạch vị trí tiêm với cồn isopropyl 70% rồi để khô trong 30 giây.\n* Rút thuốc vào ống tiêm. Kim được chọn thường là 21G hoặc 23G.\n* Kéo căng da hoặc có thể sử dụng phương pháp tiêm hình chữ Z. Giữ da bằng tay không thuận.\n* Giữ mũi tiêm thẳng góc bằng tay thuận sau đó nhanh chóng đưa kim vào da ở góc 90° đến ½ hoặc ⅔ mũi tiêm.\n* Rút pittong ra một chút để kiểm tra xem kim có đâm trúng mạch máu hay không. Nếu thấy có máu ngay lập tức phải rút kim và vứt vào thùng đựng vật sắc nhọn. Đặt bông vào vị trí vừa tiêm sau đó giải thích cho bệnh nhân. Nếu không có máu, đẩy pittong để tiêm thuốc với tốc độ 1 ml/10 giây giúp giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.\n* Sau khi tiêm, cần đợi 10 giây để thuốc hấp thụ và khuếch tán rồi rút kim. Lưu ý vứt kim vào thùng chuyên đựng vật nhọn. Không được chà xát vết thương vì có thể sẽ làm cho thuốc chảy ra ngoài theo đường tiêm. Cuối cùng đặt một miếng gạc lên vị trí đã tiêm.\n* Viết hồ sơ tiêm thuốc theo đúng chỉ định, ghi chú tên thuốc, liều lượng, đường dùng, thời gian và thông tin chi tiết về bệnh nhân.\n* Sau khi tiêm cần theo dõi bệnh nhân để kiểm tra phản ứng với thuốc như sưng đau, phù nề tại chỗ, nặng là nổi mề đay, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi, choáng váng và tụt huyết áp.\n\n\n![Kỹ thuật tiêm bắp là gì? Quy trình tiêm bắp diễn ra như thế nào? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ky_thuat_tiem_bap_la_gi_quy_trinh_tiem_bap_dien_ra_nhu_the_nao_4_77b1957647.jpg) *Lấy thuốc đúng kỹ thuật để tránh bọt khí*\nTiêm bắp là cách thức phổ biến và hiệu quả nhất để đưa thuốc vào trong cơ thể. Tuy nhiên, nhân viên y tế cũng cần rèn luyện thường xuyên để không ngừng nâng cao chất lượng mũi tiêm. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có thêm hiểu biết về [kỹ thuật tiêm bắp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ky-thuat-tiem-bap-la-gi-quy-trinh-tiem-bap-dien-ra-nhu-the-nao-63036.html). Chúc mọi người luôn có nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.\n\n\n**Ánh Vũ**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "28/09/2022", "tags": ["Sức khỏe", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Lịch tiêm vacxin cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phụ huynh cần tham khảo", "abstract": "Việc tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ em là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe và bảo vệ chống lại các bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Lịch tiêm vacxin cho trẻ em là một chuỗi các liều tiêm được thiết kế để bảo vệ cơ thể khỏi các loại virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây bệnh. ", "md_content": "Các bậc cha mẹ hãy thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ nhằm đóng góp vào việc ngăn chặn và loại bỏ các căn bệnh nguy hiểm, mang lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ em.\n\nVì sao trẻ cần tiêm phòng vacxin?\n---------------------------------\n\nTrẻ em cần tiêm phòng vacxin vì có nhiều lợi ích quan trọng có thể loại bỏ hoặc giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số lý do quan trọng:\n\n### Bảo vệ sức khỏe\n\n[Tiêm phòng vacxin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/goc-giai-dap-me-uong-la-tia-to-truoc-khi-tiem-phong-vaccine-cho-be-co-hieu-qua-khong.html) giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại các bệnh truyền nhiễm. Vacxin kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, giúp ngăn chặn sự lan truyền của chúng trong cơ thể.\n\n### Ngăn ngừa bệnh nguy hiểm\n\nVacxin giúp ngăn chặn và kiểm soát các bệnh nguy hiểm như uốn ván, bại liệt, bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản và nhiều bệnh khác. Các bệnh này có thể gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe như để lại nhiều di chứng nặng nề hoặc thậm chí có thể tử vong.\n\n### Bảo vệ cộng đồng\n\nViệc tiêm phòng vacxin giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Đây được gọi là hiệu ứng miễn dịch cộng đồng, vì khi đủ số lượng người tiêm phòng, sự lây lan của bệnh giảm xuống, nguy cơ mắc phải bệnh cũng giảm đi và đồng thời bảo vệ cả những người không thể tiêm phòng được như trẻ em mới sinh, người già hay những người có hệ miễn dịch yếu.\n\n### Giảm áp lực hệ thống y tế\n\nTiêm phòng vacxin giúp giảm tình trạng nhiễm trùng và bệnh tật trong cộng đồng, từ đó giảm áp lực cho hệ thống y tế và giúp cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho mọi người.\n\nTổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế quốc gia khác khuyến nghị việc tiêm phòng vacxin cho trẻ em để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Quá trình tiêm phòng cần tuân thủ lịch tiêm chủng được khuyến nghị của các cơ quan y tế và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi đồng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.\n\n![Lịch tiêm vacxin cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn nhất 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Vitamin_E_giup_tang_cuong_he_mien_dich_c83adaabcc.jpg)\n\n*Tiêm vacxin giúp trẻ bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh lây nhiễm*\n\nLịch tiêm vacxin cho trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi\n-----------------------------------------------------\n\nTrẻ em cần tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch để phát huy tối đa hiệu quả phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là một lịch tiêm vacxin cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 24 tháng tuổi, tùy theo quốc gia và hệ thống y tế.\n\n### Giai đoạn sơ sinh\n\n* Vacxin chống viêm gan B mũi 1 trong 24 giờ đầu sau sinh, hoặc càng sớm càng tốt nếu trẻ bị hoãn tiêm trong 24 giờ đầu vì một lý do gì đó.\n* Vacxin phòng lao trong vòng 30 ngày sau sinh.\n\n### 1 tháng tuổi\n\n* [Vacxin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-phong-viem-gan-b-cong-dung-lieu-luong-than-trong-khi-su-dung-64469.html) mũi 2 nếu mẹ mắc viêm gan B, hoặc có thể kết hợp khi tiêm vacxin 5in1 hoặc 6in1 mũi 1 ở những tháng sau.\n\n### 1,5 đến 2 tháng tuổi\n\n* Uống vacxin tiêu chảy liều 1.\n* Vacxin phế cầu, viêm phổi, viêm màng não mũi 1.\n* Vacxin viêm gan B mũi 2, vacxin kết hợp 5ni1 hoặc 6in1 mũi 1.\n\n### 3 tháng tuổi\n\n* Uống vacxin tiêu chảy liều 2.\n* Vacxin phế cầu, viêm phổi, viêm màng não mũi 2.\n* Vacxin viêm gan B mũi 3, vacxin kết hợp 5ni1 hoặc 6in1 mũi 2.\n\n### 4 tháng tuổi\n\n* Uống vacxin tiêu chảy liều 3.\n* [Vacxin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-viem-mang-nao-phe-cau-va-nhung-dieu-can-biet-58549.html), viêm phổi, viêm màng não mũi 3.\n* Vacxin viêm gan B mũi 4, vacxin kết hợp 5ni1 hoặc 6in1 mũi 3.\n\n### 5 tháng tuổi\n\n* Tiêm vacxin bại liệt nếu ở giai đoạn trên sử dụng vacxin 5in1.\n\n### 6 tháng tuổi\n\n* Vacxin phòng cúm mũi 1.\n* Vacxin viêm màng não mô cầu B, C.\n\n### 9 - 12 tháng tuổi\n\n* [Vacxin sởi - quai bị - rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-soi-quai-bi-rubella-tiem-may-mui-thi-du-72065.html) và nhắc lại sau 4 năm.\n* Vacxin viêm não Nhật Bản và nhắc lại sau 1 - 2 năm.\n\n### 12 - 24 tháng tuổi\n\n* Vacxin viêm não Nhật Bản nhắc lại mũi 2.\n* Vacxin thủy đậu mũi 1, nhắc lại sau 4 năm.\n* Vacxin viêm gan A mũi 1, nhắc lại sau 6 - 12 tháng.\n* Nhắc lại vacxin viêm gan B và 5in1 hoặc 6in1 nhắc lại phải hoàn thành trước 24 tháng tuổi.\n\nLịch tiêm vacxin cho trẻ có thể thay đổi trong từng quốc gia và khu vực hoặc theo khuyến nghị của các tổ chức y tế. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lịch tiêm phòng phù hợp cho trẻ của bạn.\n\n![Lịch tiêm vacxin cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn nhất 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/070627_Vc_xin_viem_gan_B_cho_tr_s_sinh_bao_nhieu_tin_d8d255ad4a.jpg)\n\n*Tiêm đủ vacxin cho trẻ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh*\n\nNhững lưu ý khi cho trẻ tiêm ngừa vacxin\n----------------------------------------\n\nKhi cho trẻ tiêm ngừa vacxin, có một số lưu ý quan trọng sau đây để đảm bảo quá trình tiêm ngừa diễn ra an toàn và hiệu quả:\n\n* Độ tuổi thích hợp: Trẻ em nên tuân thủ theo lịch tiêm ngừa do bác sĩ hoặc cơ sở y tế khuyến nghị. Các loại vacxin có thể được tiêm từ khi trẻ sơ sinh và tiếp tục trong suốt quá trình trưởng thành.\n* Kiểm tra sức khỏe: Trước khi tiêm, trẻ nên được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo không có vấn đề gì đáng lo ngại. Việc này giúp tránh các biến chứng có thể xảy ra sau tiêm.\n* Thông báo về tiền sử dị ứng: Bạn cần thông báo cho nhân viên y tế về mọi tiền sử dị ứng trước đây của trẻ với bất kỳ loại vacxin nào hoặc thành phần của chúng. Điều này giúp xác định liệu vacxin có phù hợp và an toàn cho trẻ hay không.\n* Theo dõi tác dụng phụ: Sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi trong một thời gian ngắn để xem xét các tác dụng phụ có thể xảy ra. Điều này đảm bảo sự an toàn và giúp nhân viên y tế có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.\n* Chăm sóc sau tiêm: Sau khi tiêm, hãy chăm sóc đặc biệt cho trẻ. Đảm bảo trẻ uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau tiêm, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.\n* Tiêm đúng liều và theo lịch: Tuân thủ chính xác liều lượng và lịch tiêm ngừa được khuyến nghị. Việc tiêm đúng liều và đúng thời gian là cực kỳ quan trọng để đạt được hiệu quả ngừa bệnh tốt nhất.\n* Ghi chép và báo cáo: Hãy ghi chép lại thông tin về vacxin mà trẻ đã tiêm, bao gồm tên vacxin, số lô, ngày tiêm và nhân viên y tế tiêm. Nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc vấn đề liên quan đến vacxin, hãy báo cáo cho cơ quan y tế địa phương.\n* Tiếp tục tiêm ngừa đầy đủ: Tiêm ngừa là một quá trình liên tục. Hãy đảm bảo rằng trẻ hoàn thành toàn bộ lịch tiêm ngừa được khuyến nghị để đạt được hiệu quả tối đa trong việc ngăn ngừa bệnh.\n\nLưu ý rằng điều này chỉ là một hướng dẫn chung. Hãy luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có thông tin chi tiết và phù hợp với trường hợp cụ thể của bạn.\n\n![Lịch tiêm vacxin cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn nhất 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tang_cuong_he_mien_dich_cho_be_yeu_6727f5ad8d.jpg)\n\n*Chăm sóc trẻ sau tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời xử lý nếu xảy ra phản ứng với thuốc*\n\nHành trình tiêm vacxin cho trẻ không chỉ mang lại sự an toàn cho chính con em chúng ta mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh trong cộng đồng. Tóm lại, tiêm vacxin cho trẻ không chỉ là một trách nhiệm cá nhân mà còn là một trách nhiệm xã hội. Bằng cách tuân thủ [lịch tiêm vacxin cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-vacxin-cho-tre-duoi-24-thang-tuoi-phu-huynh-can-tham-khao.html) đúng hẹn và đầy đủ, chúng ta đang đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe chung cho cả cộng đồng.\n\nNgoài ra, bạn có thể liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn cụ thể hơn về thông tin các loại vacxin cần tiêm. [Đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung#vax-section.vaccine-center) để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.\n\n", "date": "10/07/2023", "tags": ["Tiêm chủng", "Lịch tiêm chủng", "Tiêm vắc xin"]}, {"title": "Vắc xin DPT là gì, bạn đã biết chưa?", "abstract": "DPT là loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng có tác dụng phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên. Vậy bạn có biết vắc xin DPT là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!", "md_content": "Không giống như những trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong tình trạng tự nâng cao hệ miễn dịch trong vòng tay của ba mẹ, những trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên đã và đang bước vào giai đoạn tiếp xúc với môi trường xung quanh. Cũng trong giai đoạn này, trẻ nhỏ có nguy cơ đối mặc với rất nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau – đặc biệt là các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) cấp tính, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nói riêng và từ đó lây lan tạo thành dịch bệnh truyền nhiễm nói chung.\n\n\nDo đó, nắm được những nỗi lo lắng của các bậc làm cha mẹ, hiện nay loại vắc xin DPT thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng đã có thể tiếp cận gần như hầu hết tất cả các trẻ nhỏ trên địa bàn với mục đích giúp trẻ phòng bệnh, nâng cao hệ miễn dịch, nâng cao tổng trạng sức khỏe từ đó có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ trong những năm tháng đầu đời. Và để hiểu rõ hơn vắc xin DPT là gì, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!\n\n\nThắc mắc: Vắc xin DPT là gì?\n----------------------------\n\n\nDPT - vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa 3 bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm bao gồm: [Bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) (Diphtheria), [bệnh ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) (Pertussis) và [bệnh uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/uon-van-158.html) (Tetanus). Ngoài ra, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng, đây là 3 loại bệnh có thể truyền nhiễm nhanh chóng, có khả năng tạo thành dịch và đã gây ra cái chết cho hàng triệu người. May mắn thay, hiện nay với việc đưa vắc xin DPT vào chương trình mở rộng, thì hầu hết các trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi trở lên, cho đến lí tưởng nhất là trước 18 tháng đều có cơ hội tiếp cận và được được tiêm chủng loại vắc xin này.\n\n\nNgoài ra, đây là vắc xin nên được tiêm bắp sâu ở cơ delta của cánh tay hoặc mặt trước của bắp đùi. Và đây cũng là nguyên nhân có thể làm trẻ tiêm mũi DPT có nguy cơ bị nhức cánh tay và bị đau chân. Không những thế, đối với chương trình TCMR, các bậc cha mẹ nên lưu ý theo dõi về lịch tiêm tại địa bàn, sao cho cố gắng sử dụng cùng một sản phẩm cho tất cả các liều tiêm và nên tham khảo thông tin bởi hướng dẫn sử dụng vắc xin có thể khác nhau với mỗi nhà cung cấp.\n\n\n![Vắc xin DPT là gì – bạn đã biết chưa?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_dpt_la_gi_ban_da_biet_chua_1_03334ef30f.jpg) *Vắc xin DPT là gì – là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc*\nTác dụng và liều dùng của vắc xin DPT\n-------------------------------------\n\n\nDPT là loại vắc xin phối hợp từ giải độc tố bạch hầu tinh chế, huyền dịch của vi khuẩn ho gà đã bất hoạt và giải độc tố uốn ván tinh chế, sau đó được hấp phụ bằng tá chất có tên là Aluminium phosphate. Đây là vắc xin được sử dụng để tạo miễn dịch chủ động, thuộc nhóm dị ứng và miễn dịch, phân nhóm vắc xin kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Dưới đây là những tác dụng và liều dùng kèm theo mà bạn đọc có thể tham khảo:\n\n\n### Tác dụng tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván\n\n\nĐối với trẻ nhỏ trên 6 tuần tuổi và tiêm chủng lần đầu tiên, cần thực hiện 3 liều, mỗi liều 0.5 ml và cách nhau tối thiểu 4 đến 8 tuần. Khi đó, lí tưởng nhất trẻ cần được tiêm lần lượt vào lúc 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi.\n\n\nSau đó, liều DPT thứ 4 nên được tiêm nhắc lại từ lúc 15 tháng đến 20 tháng tuổi và nên cách ít nhất 6 tháng kể từ khi trẻ tiêm liều DPT thứ 3.\n\n\nTiếp theo, liều DPT thứ 5 có thể sẽ được tiêm khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi hoặc trước khi bắt đầu đến trường đi học cấp 1 và liều thứ 5 nên được tiêm nếu trẻ đã được tiêm liều thứ 4 trước 4 tuổi.\n\n\n![Vắc xin DPT là gì – bạn đã biết chưa?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_dpt_la_gi_ban_da_biet_chua_2_99daa25e86.jpg) *DPT là loại vắc xin phối hợp có tác dụng tạo hệ miễn dịch chủ động cho trẻ ngăn ngừa 3 bệnh truyền nhiễm bạch hầu, ho gà và uốn ván*\n### Tác dụng tăng cường ngăn ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván\n\n\nSau giai đoạn trên, có nghĩa là sau khi trẻ đã tiêm đủ 5 mũi DPT, tiếp theo đó đối với những trẻ giai đoạn từ 10 đến 18 tuổi, các thanh thiếu niên vẫn cần nhắc lại 1 mũi duy nhất nữa với liều 0.5ml và ưu tiên cho việc tiêm bắp sau vào cơ delta. Ngoài ra, mũi vắc xin DPT này cần được tiêm cách tối thiểu 5 năm, kể từ khi trẻ tiêm liều vắc-xin DPT cuối cùng.\n\n\n### Tác dụng ngăn ngừa bệnh uốn ván trong điều trị vết thương\n\n\nTrong trường hợp thanh thiếu niên từ 10 – 18 tuổi xảy ra vết thương và có nguy cơ mắc bệnh uốn ván như bị nhiễm phân, nhiễm bụi bẩn, đất bẩn… có thể dùng một liều tăng cường 0.5 ml, nếu bệnh nhân đó không tiêm bất kỳ giải độc tố uốn ván nào trong 10 năm qua.\n\n\nNgoài ra, để thuận tiện hơn cho việc tiêm chủng và điều trị bệnh, mỗi chúng ta cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ, nên có biện pháp thống kê tình trạng các mũi tiêm vắc xin DPT nói riêng và tất cả các vắc xin khác nói chung nhằm hệ thống và dễ kiểm soát hơn khi gặp bất kì sự cố về sức khỏe nào nếu có.\n\n\n![Vắc xin DPT là gì – bạn đã biết chưa?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_dpt_la_gi_ban_da_biet_chua_3_a1086566b3.jpg) *Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc xin DPT nhằm giải độc tố uốn ván*\nTác dụng phụ của vắc xin DPT là gì?\n--------------------------------------\n\n\nGiống như những vắc xin khác, vắc xin DPT cũng có thể mang lại những tác dụng phụ nhẹ không mong muốn, cụ thể như sau:\n\n\n* Đau nhẹ và sưng tại vị trí tiêm.\n* Sốt, đau đầu nhẹ và [mệt mỏi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/met-moi-659.html).\n* Gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html) và đau bụng.\n\n\nTuy nhiên, không phải bất kì đối tượng nào cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Thậm chí, họ cũng có nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khác không được đề cập đến. Do đó, sau khi tiêm, nên cho trẻ lưu lại địa bàn tiêm chủng ít nhất 30 phút và nên tham khảo ý kiến dược sĩ/bác sĩ khi có bất kì triệu chứng bất thường nào như: Thân nhiệt trẻ trên 40.5 độ không hạ, trẻ suy sụp, trẻ khóc dai dẳng kéo dài trên 3 giờ, trẻ co giật…\n\n\nTuy nhiên, không phải bất kì trẻ nào hoặc bất kì cũng có những biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Trẻ cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác không được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức bạn nhé!\n\n\n![Vắc xin DPT là gì – bạn đã biết chưa?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_dpt_la_gi_ban_da_biet_chua_4_a67ae314f3.jpg) *Vắc xin DPT cũng có thể mang lại những tác dụng phụ nhẹ không mong muốn*\nTrên đây là những thông tin về [Vắc xin DPT là gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-dpt-la-gi-ban-da-biet-chua-67376.html) gửi đến quý độc giả. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị nhất định và làm hài lòng bạn đọc. Đối với chương trình Tiêm chủng Mở rộng, vắc xin DPT là một trong những vắc xin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phòng tránh 3 bệnh truyền nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mong rằng những thiên thần đáng yêu của chúng ta sẽ được tiêm chủng đầy đủ, có nhiều sức khỏe và thỏa sức khám phá thế giới xung quanh các bạn nhé!\n\n\n**Hoàng Yến**\n\n\n***Nguồn tham khảo:*** ***Tổng hợp***\n\n", "date": "14/12/2022", "tags": ["bạch cầu", "ho gà", "Tiêm vắc xin", "uốn ván", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Thắc mắc: Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa những bệnh gì?", "abstract": "Đúng với tên gọi, vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp, có tác dụng giúp phòng được 5 loại bệnh nguy hiểm được tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO kiểm định và cấp phép lưu hành sử dụng cho các bé từ 6 tuần tuổi cho đến trước 5 tuổi. Đặc biệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin 5 trong 1 này còn được đưa vào danh sách những loại vắc xin miễn phí cho trẻ. Vậy vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?", "md_content": "Là loại vắc xin kết hợp, vắc xin 5 trong 1 có tác dụng phòng ngừa lên đến 5 [bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-truyen-nhiem-la-gi-cac-benh-truyen-nhiem-thuong-gap-o-tre-em-63226.html) khác nhau chỉ trong 1 mũi tiêm, mang lại rất nhiều ưu điểm như giảm tình trạng đau nhức cho trẻ và giảm thiểu tối đa thời gian quý báu của các bậc phụ huynh. Không những thế, việc kết hợp phòng ngừa 5 bệnh trong 1 mũi tiêm là phương pháp được đánh giá là an toàn và phù hợp nhất cho việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp giảm thiểu tình trạng lây nhiễm và những biến chứng nặng nề của 5 bệnh có thể gây ra.\n\n\nTuy nhiên, đối với những quý phụ huynh lần đầu đảm nhiệm thiên chức làm cha mẹ sẽ không khỏi có nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khỏe của con yêu mình. Trong đó, vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì là thắc mắc của đại đa số các cha mẹ. Và để biết rõ hơn về vấn đề này, xin mời quý độc giả xem qua bài viết dưới đây nhé!\n\n\nTầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với trẻ nhỏ\n--------------------------------------------------\n\n\nĐối với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức đề kháng tự nhiên sẽ nhận được từ kháng thể của người mẹ thông qua việc bú sữa mẹ trực tiếp. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ chỉ tồn tại một thời gian nhất định khi trẻ còn bú mẹ cho đến 1 năm sau đó. Sau khoảng thời gian này, cơ thể của trẻ cũng sẽ tiếp tục hình thành kháng thể, giúp tạo nên sức đề kháng tuy nhiên hệ miễn dịch vẫn chưa thật sự hoàn thiện.\n\n\nLúc này, khi trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh như khám phá thông qua cầm, nắm; tiếp xúc với những người xung quanh như ôm, hôn… và kết hợp với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến cho một số trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Khi đó, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh an toàn nhất, hỗ trợ tăng cường đề kháng giúp chống chọi lại bệnh, bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ diễn biến nặng nếu không may mắc bệnh.\n\n\n![Thắc mắc: Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_vac_xin_5_trong_1_giup_phong_ngua_bao_gom_nhung_benh_gi_1_6cdbd29823.jpg) *Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất đối với trẻ nhỏ*\nVắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?\n--------------------------------------------------------\n\n\n5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp, có tác dụng hỗ trợ trẻ phòng những bệnh dưới đây:\n\n\n### Bệnh ho gà (Pertussis)\n\n\n[Ho gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ho-ga-441.html) là một bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây từ người này qua người khác. Đặc biệt khi người bệnh ho, hắt hơi sau đó người lành tiếp xúc với dịch niêm mạc mũi và niêm mạc họng hoặc người lành ở trong cùng với người bệnh trong cùng 1 không gian khép kín. Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày, trẻ sẽ có triệu chứng như sốt nhẹ, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi, ho kéo dài kèm theo tiếng thở rít giống như tiếng gà gáy, miệng chảy nhiều đờm dãi, nôn ói và có dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên.\n\n\nĐây là một bệnh rất nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm, trẻ có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm như viên phế quản phổi, lồng ruột, viêm não, vỡ phế năng, [tràn khí màng phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tran-khi-mang-phoi-60463.html), xuất huyết võng mạc và bội nhiễm…\n\n\n![Thắc mắc: Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_vac_xin_5_trong_1_giup_phong_ngua_bao_gom_nhung_benh_gi_2_6497e588d5.jpg) *Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì - là thắc mắc của rất nhiều người*\n### Bệnh bạch hầu (Diphtheria)\n\n\n[Bệnh hạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính, có khả năng ảnh hưởng đến mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Mùa cao điểm của bệnh bạch hầu xảy ra khi thời tiết bắt đầu chuyển sang lạnh. Nguyên nhân gây ra bệnh được biết là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 7 đến 21 ngày, thông qua tiếp xúc với vật dụng chứa vi khuẩn, trẻ sẽ có những triệu chứng như xuất hiện những mảng trắng xám ở hầu họng, sưng cổ, ớn lạnh, ho và sốt.\n\n\nBệnh được đánh giá có khả năng gây ra những biến chứng nặng nề khi không điều trị kịp thời như viêm cơ tim do nhiễm độc (xảy ra từ ngày 2 đến ngày 7 của chu trình bệnh), liệt dây thần kinh số IV và số X (xuất hiện ngày thứ 5) và viêm dây thần kinh ngoại biên...\n\n\n![Thắc mắc: Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_vac_xin_5_trong_1_giup_phong_ngua_bao_gom_nhung_benh_gi_3_c13f50299b.jpg) *Đúng với tên gọi - vắc xin 5 trong 1 sẽ có tác dụng phòng 5 bệnh trong cùng 1 mũi tiêm*\n### Bệnh uốn ván (Tetanus)\n\n\nBệnh uốn ván hay còn được gọi với cái tên là bệnh [phong đòn gánh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tat-ca-nhung-thong-tin-can-biet-ve-uon-van-va-phong-don-ganh-43651.html), bệnh thường xảy ra phổ biến ở các khu vực nông thôn, tuy nhiên cũng tại nông thôn, nguy cơ gây tử vong ở trẻ sơ sinh là khá cao. Mặc dù uốn ván không lây từ người này sang người khác, tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh là do ngoại độc tố có tên là tetanus exotoxin của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra.\n\n\nSau khoảng thời gian ủ bệnh từ 3 đến 21 ngày, thông qua vết thương nhiễm đất bẩn, phân người và phân động vật hoặc do nha bào xâm nhập qua dây rốn khi cắt rốn bằng dụng cụ chưa được vô trùng... trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như cơ hàm, cơ vai, cơ cổ bị căng cứng và co giật... Không những thế, biến chứng của bệnh uốn ván rất nguy hiểm như nhịp tim bất thường, gãy xương sống do co giật và hôn mê.\n\n\n### Bệnh viêm màng não, viêm phổi do vi khuẩn Hib\n\n\nVi khuẩn Haemophilus influenza type B (Hib) tồn tại ở mũi và họng của người bệnh có khả năng gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh xâm lấn nguy hiểm. Loại vi khuẩn này hầu như chỉ có thể ảnh hưởng đến những trẻ dưới 5 tuổi. Với phương thức lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp.\n\n\nBiến chứng của bệnh thường gây ra tình trạng viêm màng não và di chứng như điếc, khó khăn vận động, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập và thậm chí là tử vong.\n\n\n![Thắc mắc: Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_vac_xin_5_trong_1_giup_phong_ngua_bao_gom_nhung_benh_gi_4_b5cd05989e.jpg) *Viêm màng não, viêm phổi do vi khuẩn Hib là bệnh rất nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời*\n### Bệnh viêm gan siêu vi B (chỉ có trong vắc xin 5 trong 1 ComBE Five - Ấn Độ)\n\n\nViêm gan B do virus HBV là bệnh nhiễm trùng gan có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Viêm gan B gây ra sự tổn thương đến các cơ quan nội tạng khiến suy gan và ung thư gan. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây tử vong khi không được điều trị. Thời gian ủ bệnh là khoảng 3 tháng và 3 phương thức lây truyền phổ biến là đường máu, đường sinh dục và mẹ truyền sang con.\n\n\n### Bệnh bại liệt (chỉ có trong vắc xin 5 trong 1 Pentaxim – Pháp)\n\n\nBệnh bại liệt do virus Polio là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính thông qua đường tiêu hóa (do nhiễm nguồn nước bẩn) và có khả năng gây tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 35 ngày trẻ sẽ có triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, đau bụng dữ dội, đau họng và nhức cơ... Bại liệt còn có những biến chứng nguy hiểm khi không điều trị kịp thời như teo cơ, yếu cơ, cứng khớp và nguy hiểm nhất là tử vong.\n\n\n![Thắc mắc: Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa bao gồm những bệnh gì?5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thac_mac_vac_xin_5_trong_1_giup_phong_ngua_bao_gom_nhung_benh_gi_5_b49bedd63c.jpg) *Bệnh bại liệt thường chỉ có trong vắc xin 5 trong 1 Pentaxim – Pháp*\nTrên đây là những thông tin về [Vắc xin 5 trong 1 giúp phòng ngừa những bệnh gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vac-xin-5-trong-1-giup-phong-ngua-nhung-benh-gi-67381.html). Hi vọng những thông tin có trong bài viết này sẽ hữu ích và mang lại nhiều giá trị cho quý độc giả. Ngoài ra, tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất mà các cha mẹ có thể làm cho các con yêu của chúng ta. Do đó, quý phụ huynh hãy cân nhắc và sắp xếp lịch tiêm chủng cho con em mình các bạn nhé!\n\n\n**Hoàng Yến**\n\n\n***Nguồn tham khảo:*** ***Tổng hợp***\n\n", "date": "14/12/2022", "tags": ["Tiêm vắc xin", "Tiêm chủng", "ho gà", "bạch hầu", "viêm màng não", "uốn ván", "viêm phổi", "Viêm gan b"]}, {"title": "Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ mà phụ huynh cần nắm rõ", "abstract": "Tiêm chủng vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm. Cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để bảo vệ cơ thể không mắc bệnh nếu như bạn tuân thủ đúng lịch tiêm chủng mở rộng.", "md_content": "Tiêm chủng mở rộng là dự án nằm trong chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia. Hiện nay, bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới có nguy cơ xâm nhập, lây lan và phát triển thành dịch.\n\nTiêm vắc xin không đúng lịch có sao không?\n------------------------------------------\n\nKhi tiêm vắc xin, đợt tiêm ngừa các [bệnh truyền nhiễm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/the-nao-la-benh-truyen-nhiem-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-chong-63698.html) đầu tiên chính là đợt tiêm ngừa cơ bản cho trẻ. Lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, mũi tiêm nhắc lại có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập hệ miễn dịch, cơ thể cần được tiêm nhắc lại để có thể tái sản xuất kháng thể. \n\n![Tìm hiểu lịch tiêm chủng mở rộng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_lich_tiem_chung_mo_rong_1_c213918f3a.jpg)\n\n*Đợt tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm đầu tiên chính là đợt tiêm ngừa cơ bản cho trẻ*\n\nNếu tiêm mũi nhắc lại trễ hơn so với lịch chuẩn quá xa (tùy loại vắc xin) so với mũi đầu có thể làm mất hiệu quả phòng bệnh. Trong thời gian tiêm ngừa trễ cơ thể có khả năng sẽ có lỗ hổng miễn dịch đối với căn bệnh cần tiêm phòng và dễ mắc bệnh trong thời gian đó. Vì vậy, chỉ khi tiêm vắc xin theo đúng lịch thì khả năng phòng bệnh của vắc xin trước các loại bệnh truyền nhiễm mới có thể đạt hiệu quả cao nhất. \n\nTrong trường hợp đã bị nhỡ lịch tiêm nhắc lại, cần liên hệ với các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, hỗ trợ hướng khắc phục, tiêm bù mũi tiêm nhắc lại.\n\nCác loại vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng\n--------------------------------------------------------------\n\nHiện nay, danh mục vắc xin trong chương trình [tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-em-ma-phu-huynh-can-biet.html) quốc gia bao gồm 12 loại vắc xin sau đây:\n\n* Vắc xin phòng bệnh lao;\n* Vắc xin phòng bệnh viêm gan B;\n* Vắc xin phòng bệnh bạch hầu;\n* Vắc xin phòng bệnh ho gà;\n* Vắc xin phòng bệnh uốn ván;\n* Vắc xin phòng bệnh bại liệt.\n* Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib;\n* Vắc xin phòng bệnh sởi;\n* Vắc xin phòng bệnh rubella;\n* Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản;\n* Vắc xin phòng bệnh tả (áp dụng đối với vùng có nguy cơ cao);\n* Vắc xin phòng thương hàn (áp dụng đối với vùng có nguy cơ cao).\n\n![Tìm hiểu lịch tiêm chủng mở rộng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_lich_tiem_chung_mo_rong_2_1c101fbbac.jpeg)\n\n *Danh mục vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng*\n\nLịch tiêm chủng mở rộng hiện nay\n--------------------------------\n\nHiện nay, lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi mà phụ huynh cần nắm để đảm bảo trẻ được tiêm chủng đúng lịch và đúng số mũi vắc xin theo khuyến cáo để phòng bệnh hiệu quả:\n\n**Đối với trẻ sơ sinh:**\n\n* Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) trong 24 giờ đầu sau sinh.\n* Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao.\n\n**Đối với trẻ 02 tháng:**\n\n* Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 ([vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thac-mac-vac-xin-5-trong-1-giup-phong-ngua-nhung-benh-gi-67381.html)).\n* Uống vắc xin bại liệt lần 1.\n\n**Đối với trẻ 03 tháng:**\n\n* Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 2.\n* Uống vắc xin bại liệt lần 2.\n\n**Đối với trẻ 04 tháng:**\n\n* Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3.\n* Uống vắc xin bại liệt lần 2.\n\n**Đối với trẻ 05 tháng:** Tiêm vắc xin bại liệt đa giá (IPV).\n\n**Đối với trẻ 09 tháng:** Tiêm vắc xin sởi mũi 1.\n\n**Đối với trẻ 18 tháng:** \n\n* Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4.\n* Tiêm vắc xin sởi - rubella (MR).\n\n**Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi:**\n\n* Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1.\n* Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (1 - 2 tuần sau mũi 1).\n* Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2).\n\nNhững điều lưu ý khi tiêm chủng vắc xin\n---------------------------------------\n\nDưới đây là một số vấn đề phụ huynh cần [lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dua-tre-di-tiem-phong-48214.html):\n\n### Trước khi tiêm\n\nCha mẹ đảm bảo mang theo phiếu/sổ tiêm chủng của trẻ, thực hiện khai báo tình trạng sức khỏe của trẻ với cán bộ y tế, một số câu hỏi để khám sàng lọc như sau:\n\n* Trẻ sơ sinh đã đủ cân nặng (2kg) chưa?\n* Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ bình thường trong những ngày gần đây không?\n* Trẻ có đang sốt/mắc bệnh không?\n* Trẻ có đang dùng thuốc hay sử dụng phương pháp điều trị nào trong 3 tháng qua không?\n* Trẻ có tiêm vắc xin nào trong 4 tuần gần đây không?\n* Trẻ có tiền sử dị ứng với thức ăn hay thuốc nào không?\n* Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng (sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm…) ở những lần tiêm trước hay không?\n\n### Trong lúc tiêm\n\nTrong quá trình tiêm chủng, điều quan trọng nhất chính là tư thế của trẻ, nhân viên y tế cần hướng dẫn người thân giữ đúng tư thế trẻ khi tiêm chủng.\n\n### Sau khi tiêm\n\nTrong vòng 30 phút sau khi tiêm, cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi và xử lý kịp thời nếu có phản ứng bất thường xảy ra. Về nhà, phụ huynh cần theo dõi trẻ tiếp tục ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về tình trạng tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html), phản ứng tại chỗ tiêm… Lưu ý là không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của trẻ. \n\n![Tìm hiểu lịch tiêm chủng mở rộng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tim_hieu_lich_tiem_chung_mo_rong_3_579dd82472.jpg)\n\n*Theo dõi tình trạng của trẻ sau khi tiêm chủng*\n\nNgoài ra, cha mẹ cũng cần nắm rõ những [phản ứng sau tiêm vắc xin ở trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-phan-ung-sau-khi-tiem-vacxin-o-tre-ma-ba-me-can-biet-1.html) để không nhầm giữa những phản ứng thông thường và các phản ứng nặng có thể gây nguy hiểm. Cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý nếu như trẻ xuất hiện một trong các tình trạng sau: \n\n* Sốt cao trên 39 độ C;\n* Co giật, lừ đừ, lả người, không có phản ứng;\n* Khó thở, rút lõm lồng ngực khi thở, tím tái, thở rít;\n* Tình trạng quấy khóc dữ dội kéo dài;\n* Ăn/bú kém đi kèm với một số phản ứng: Sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban… kéo dài trên 1 ngày.\n\nTiêm chủng các loại vắc xin là biện pháp phòng tránh hiệu quả những căn bệnh truyền nhiễm và làm giảm di chứng, giảm tỷ lệ tử vong ở người mắc các căn bệnh này. Vì thế, cha mẹ cần chú ý tiêm phòng cho con trẻ theo đúng [lịch tiêm chủng mở rộng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-mo-rong-cho-tre-ma-phu-huynh-can-nam-ro.html). Đây chính là quyền lợi và trách nhiệm của cha mẹ đối với con trẻ, trách nhiệm không chỉ với bản thân gia đình mà còn là đối với cả an sinh toàn xã hội.\n\n", "date": "05/12/2022", "tags": ["Thông tin sức khỏe", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?", "abstract": "Dị ứng thuốc tây là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi những phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc tây. Một số trường hợp dị ứng thuốc tây nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.", "md_content": "Trong Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế ban hành quy định rõ về các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng, các đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng và các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng. Vậy dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.\n\n\nTìm hiểu chung\n--------------\n\n\n### Vắc xin là gì?\n\n\nVacxin là chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.\n\n\nCó 2 loại vacxin:\n\n\n* Vacxin nhược độc: Mầm bệnh bị làm yếu đi.\n* Vacxin chết: Mầm bệnh bị giết chết.\n\n\n### Tiêm chủng là gì?\n\n\nTiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch.\n\n\nTiêm ngừa vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vắc xin. Bằng việc tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Việt Nam đã đạt được các kết quả như thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005 nhờ thành công của tiêm chủng mở rộng. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, [Bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) giảm 433 lần, [Uốn ván sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/uon-van-so-sinh-va-cach-phong-ngua-43573.html) giảm 69 lần… \n\n\n\n![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_1_1b2dd1ee6d.jpg)\n\n\n*Dị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?*\n\n\n\n**Các trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng**\n\n\n* Người có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: Sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.\n* Người có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …).\n* Người bị suy giảm miễn dịch ([HIV/AIDS](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/kiem-soat-benh-hiv-aids-o-viet-nam-45149.html), bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.\n* Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\n\n**Các trường hợp tạm hoãn trong tiêm chủng**\n\n\n* Người bị mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.\n* Người sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách).\n* Người mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.\n* Người đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2 kg.\n* Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.\n\n\n**Một số lưu ý trước khi tiêm chủng**\n\n\n* Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sức khỏe. Nếu người đi tiêm đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, tiền sử dị ứng thuốc,… thì người đi tiêm cần xuất trình bằng chứng để chứng minh mình có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.\n* Các chuyên gia y tế khuyến cáo người đi tiêm không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.\n* Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng.\n* Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroid ngay trước khi tiêm vắc xin vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.\n* Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra.\n* Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.\n* Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).\n* Nên tiêm vào cánh tay không thuận, thường sẽ tiêm vào tay trái.\n* Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.\n\n\nDị ứng thuốc tây\n----------------\n\n\n[Dị ứng thuốc](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-chua-di-ung-thuoc-tay-hieu-qua-40630.html) là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của bạn với bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể. Bất kỳ loại thuốc nào - không kê đơn, kê đơn hoặc thảo dược - đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Tuy nhiên, dị ứng thuốc có nhiều khả năng xảy ra hơn với một số loại thuốc.\n\n\nTùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thuốc nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc. Các phản ứng khác, đặc biệt là phát ban, có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Bên cạnh đó, dị ứng thuốc tây có thể gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh (như sốc phản vệ).\n\n\nDị ứng thuốc đôi khi bị nhầm lẫn với một số tác dụng phụ của thuốc do dấu hiệu, triệu chứng tương tự nhau. Dị ứng thuốc cũng khác với ngộ độc thuốc do dùng thuốc quá liều.\n\n\n![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_2_6dccb55d15.jpg) *Dị ứng thuốc tây là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch*\n**Cách xử trí khi bị dị ứng thuốc tây?**\n\n\nĐể điều trị dị ứng thuốc, nhân viên y tế thường dùng các loại thuốc kháng histamin (để làm giảm sự ngứa da, nổi mẩn), thoa corticosteroid vào da, các thuốc giãn phế quản để hạn chế những triệu chứng giống suyễn, tiêm epinephrine (adrenaline) để trị [shock phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html).\n\n\nHiện tại không có cách gì để ngăn ngừa dị ứng thuốc tây, nếu bạn biết rằng bạn bị dị ứng với một loại thuốc nào đó thì cách tốt nhất để ngăn ngừa sự dị ứng thuốc tây là: \n\n\n* Tránh các chất gây dị ứng;\n* Mang theo bút tiêm epinephrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp;\n* Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamin khi xảy ra dị ứng;\n* Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc tây mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh.\n\n\nDị ứng thuốc tây có tiêm vắc xin được không?\n--------------------------------------------\n\n\nTheo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế, trong các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng nêu trên không có trường hợp dị ứng thuốc tây. Vì vậy những người có tiền sử bị dị ứng thuốc tây (dù dị ứng nhẹ hay dị ứng nghiêm trọng) đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định.\n\n\n![di-ung-thuoc-tay-co-tiem-vac-xin-duoc-khong 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/di_ung_thuoc_tay_co_tiem_vac_xin_duoc_khong_3_dfc9cbf2d7.jpg) *Dị ứng thuốc tây vẫn có thể tiêm vắc xin*\nTuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn trước khi chỉ định tiêm vaccine cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng cần khai báo kỹ về tình trạng dị ứng để bác sĩ tiêm chủng cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin hay không và nếu tiêm thì có kế hoạch theo dõi như thế nào trước khi chỉ định tiêm.\n\n\nPhản ứng quá mẫn nhanh và dị ứng nặng có thể xảy ra ngay sau chích hay trong vòng 4 tiếng sau chích với các triệu chứng như phát ban, mày đay, phù người, khò khè, khó thở.\n\n\nVì vậy, để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vắc xin đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút.\n\n\nDo đó bạn nên thành thật khai báo tình trạng dị ứng thuốc tây khi sàng lọc trước tiêm vắc xin để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất.\n\n\n**Thu Hà**\n\n\n*Nguồn tham khảo: Tổng hợp*\n\n", "date": "24/04/2022", "tags": ["Vacxin", "dị ứng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Các loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép tại Việt Nam", "abstract": "Đại dịch Covid-19 đã gây ra những sự tổn hại về kinh tế, tính mạng con người trên khắp thế giới. Để ức chế đại dịch này, các loại vắc xin Covid-19 đã ra đời nhằm tăng hệ miễn dịch để con người chống chọi lại với virus.", "md_content": "Có rất nhiều các loại vắc xin Covid-19 được sản xuất tại các quốc gia khác nhau. Để hiểu rõ hơn về những loại vắc xin này, bạn hãy tham khảo nội dung ở bài viết sau.\n\n\n**Thế nào là vắc xin Covid-19?**\n--------------------------------\n\n\nVắc xin Covid-19 chính là chủng loại vắc xin có tác dụng ngăn ngừa virus corona gây ra chứng [viêm đường hô hấp cấp](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/viem-duong-ho-hap-cap-co-nguy-hiem-khong-60148.html). Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều đơn vị đã công bố sản xuất thành công vắc xin và cho hiệu quả rất tích cực.\n\n\nVào cuối tháng 02/2020, WHO đã bày tỏ sự quan ngại về việc sản xuất thành công một loại vắc xin phòng căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do loại virus Sars-CoV-2 gây ra trong vòng 18 tháng.\n\n\nTuy nhiên, chỉ sau 8 tháng, cuộc đua về nghiên cứu, thử nghiệm về vắc xin Covid-19 đã có đến 320 ứng viên tham gia ở trên toàn cầu và đưa vắc xin Covid-19 trở thành loại vắc xin với tốc độ nghiên cứu nhanh nhất ở trong lịch sử. \n\n\n**Các loại vắc xin phòng Covid-19 phổ biến**\n--------------------------------------------\n\n\nDưới đây là các loại vắc xin phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.\n\n\n### **Vắc xin AstraZeneca**\n\n\n![Các loại vắc xin phòng covid 19 đã được cấp phép tại Việt Nam1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_covid_19_da_duoc_cap_phep_tai_viet_nam_1_15b4b74879.jpg) *AstraZeneca là một trong các loại vắc xin phòng Covid-19 đã được cấp phép tại Việt Nam*\n[Vắc-xin AstraZeneca](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-ban-can-biet-ve-vac-xin-astrazeneca-48584.html) được sản xuất bởi tập đoàn AstraZeneca và đã được cấp phép tại 181 vùng quốc gia và lãnh thổ. Vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào trong danh sách sử dụng khẩn cấp. Vào ngày 1/2/2021, AstraZeneca đã được Việt Nam phê duyệt và vào tháng 3/2021 đã được triển khai tiêm chủng tiêm chủng và hiện đang có số lượng được dùng nhiều nhất tại Việt Nam. Được sản xuất theo công nghệ vector, cứ 2 liều tiêm thì cách nhau từ 8 đến 12 tuần.\n\n\n### **Vắc xin Gam-Covid-Vac**\n\n\nVắc xin Gam-Covid-Vac hay còn có tên gọi khác là vắc xin Sputnik V. Loại vắc xin này được sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga và đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, ngày 23/3/2021, vắc xin Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin dành cho nhu cầu cấp bách đối với việc phòng chống dịch Covid-19. Đây vốn là loại vắc xin sử dụng công nghệ tái tổ hợp mang gen mã hóa protein S của Sars-CoV-2. Loại vắc xin này cần được tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 3 tuần.\n\n\n### **Vắc xin Vero Cell**\n\n\n![Các loại vắc xin phòng covid 19 đã được cấp phép tại Việt Nam2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_covid_19_da_duoc_cap_phep_tai_viet_nam2_951e81b6e1.jpg) *Vắc xin phòng Covid-19 Vero Cell*\nVắc xin Vero Cell được phát triển bởi Beijing Institute of Biological Products Co và Sinopharm - Trung Quốc. Vắc xin đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào trong danh sách sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vào ngày 3/6/2021 cho nhu cầu cấp bách trong việc phòng chống dịch Covid-19. Vắc xin được sản xuất theo công nghệ bất hoạt virus, thời gian tiêm 2 liều cách nhau từ 3 đến 4 tuần.\n\n\n### **Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech**\n\n\nLoại vắc xin này đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Ngày 16/6/2021, vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Vào ngày 23/8/2021, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra sự chấp thuận hoàn toàn đối với loại vắc xin này trong việc phòng ngừa Covid-19 ở những người trên 16 tuổi.\n\n\n### **Vắc xin Spikevax (Tên khác là Moderna)**\n\n\n[Vắc xin Moderna](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-moderna-cua-nuoc-nao-san-xuat-gia-bao-nhieu-48492.html) được sản xuất bởi Moderna và được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vắc xin cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, liều sử dụng 2 liều cách nhau 4 tuần.\n\n\n![Các loại vắc xin phòng covid 19 đã được cấp phép tại Việt Nam3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cac_loai_vac_xin_phong_covid_19_da_duoc_cap_phep_tai_viet_nam3_077c82ae3c.jpg) *Vắc xin Moderna*\n### **Vắc xin Janssen**\n\n\nVắc xin Janssen được sản xuất bởi Janssen Biologics B.V (Hà Lan) và anssen Pharmaceutica NV (Bỉ). Vắc xin đã được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào trong danh sách sử dụng khẩn cấp. Mặc dù Việt Nam chưa tiếp nhận loại vắc xin này nhưng Bộ Y tế đã có yêu cầu phê duyệt vào ngày 15/7/2021.\n\n\n### **Vắc xin Abdala**\n\n\nVắc xin Abdala được sản xuất bởi Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba. Mỗi liều của vắc xin chứa 0.5ml với 50mcg vắc xin protein tổng hợp chứa những vùng liên kết với thụ thể của virus Sars-CoV-2. Vắc xin được bào chế ở dạng hỗn hợp tiêm bắp. Vắc xin được đóng gói mỗi hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa tới 10 liều, mỗi liều có dung tích 0,5ml. Vào ngày 17/9/2021, Bộ Y tế đã phê duyệt loại vắc xin này.\n\n\n[Các loại vắc xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-loai-vac-xin-phong-covid-19-da-duoc-cap-phep-tai-viet-nam-64097.html) Covid-19 giúp bảo vệ cơ thể bạn trước sự tấn công của virus Sars-CoV-2. Nhờ vậy mà sẽ ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn hoặc tử vong. Tuy vậy, sau khi tiêm vắc xin, mỗi người cũng cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống nghiêm túc để bảo vệ bản thân cũng như gia đình. \n\n\n \n\n**Lê Hồng**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "17/10/2022", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ", "abstract": "Tiêm chủng khi đến tuổi là việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bé, giúp tạo miễn dịch với các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm chủng xong, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng, vì vậy bố mẹ cần nắm được đâu là dấu hiệu nguy hiểm, đâu là dấu hiệu bình thường để có hướng ứng phó thích hợp.", "md_content": "Sau tiêm chủng, trẻ thường xuất hiện các vấn đề sức khỏe như quấy khóc, sốt, sưng đỏ ở vị trí tiêm,... khiến bố mẹ rất lo lắng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi bé con nhà bạn gặp tình huống như vậy nhé!\n\n\nCác phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng\n--------------------------------------\n\n\n### Sốt\n\n\n[Sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sot-618.html) là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ sau tiêm chủng. Phần lớn các trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày. Bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ bé 2-3 giờ/ lần, nếu trẻ bắt đầu sốt cao hơn 38 độ C thì 15-30 phút/ lần. Trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C, bố mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C, phụ huynh chỉ cần theo dõi, chườm ấm hoặc dán khăn hạ sốt cho trẻ. \n\n\n[Khăn hạ sốt Dr. Papie 3MO+](https://nhathuoclongchau.com.vn/trang-thiet-bi-y-te/khan-ha-sot-drpapie-5x5-32087.html) chứa gel hạ sốt với các thành phần như vitamin, Chlorophyll, bạc hà, lô hội, chanh,... đem lại công dụng giảm nhiệt, hạ sốt an toàn cho bé sau khi tiêm chủng. Khăn được làm từ vải không dệt, tiệt tùng kép và chất liệu 100% cotton nên có khả năng thấm hút, giữ ấm tốt, tạo cảm giác mềm mại, dễ chịu cho bé khi dùng.\n\n\n![Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00031947_khan_ha_sot_drpapie_5_tui_x_5_khan_8074_62fb_large_11713c8687.jpg)\n\n\n *Khăn hạ sốt Dr. Papie 3MO+ đem lại công dụng giảm nhiệt hiệu quả*\n\n\n### Phát ban đỏ, nổi mụn nước trên da\n\n\nNhững loại vaccine như [sởi-quai bị-rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-soi-quai-bi-rubella-bao-nhieu-tien-41237.html) có thể làm khởi phát ban sởi trên da khoảng 5-12 ngày sau khi tiêm. Vaccine phòng thủy đậu cũng có thể gây nổi mụn nước giống như mụn [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html) sau 3-4 tuần. Tuy nhiên số trường hợp được ghi nhận khá ít và phần lớn sẽ biến mất sau 1-2 ngày xuất hiện, do vậy bố mẹ cũng không cần quá lo lắng khi thấy bé con gặp tình trạng này.\n\n\n### Phản ứng tại vị trí tiêm\n\n\nThông thường sau khi tiêm xong, khá nhiều trẻ bị sưng đỏ, cứng, đau vùng da tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Bố mẹ không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm hay chườm nóng, chườm lạnh. Nếu trẻ quấy khóc nhiều vì sưng đau, bạn có thể cho trẻ sử dụng [paracetamol](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/acetaminophen) với liều hạ sốt để giảm đau cho bé.\n\n\nVẫn có một số ít trường hợp xuất hiện vết bầm tím tại vị trí tiêm, chẳng hạn như trẻ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề đông máu, suy giảm tiểu cầu. Nếu trẻ thuộc những đối tượng này, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để truyền tiểu cầu hoặc các yếu tố đông máu trước khi tiêm.\n\n\n![Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_tay_covid_19_16293870450611280039561_d5d7d305d9.jpg)\n\n\n*Trẻ thường bị sưng đỏ, cứng, đau vùng da tại vị trí tiêm*\n\n\n### Rối loạn tiêu hóa nhẹ\n\n\nTuy hiếm gặp nhưng vẫn có một số rất ít bé xuất hiện các triệu chứng [rối loạn tiêu hóa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/roi-loan-tieu-hoa-210.html) như đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần (5-6 lần/ ngày) sau khi tiêm vaccine phòng [tiêu chảy](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/tieu-chay-133.html). Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày mà không cần sử dụng men tiêu hóa hay thuốc. Mẹ có thể bổ sung nước, chất điện giải hoặc cho trẻ ăn cháo muối để bé cảm thấy dễ chịu hơn.\n\n\n### Triệu chứng giả cúm\n\n\nCác triệu chứng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước miếng trong, đau đầu, đau cơ,... cũng có thể xuất hiện sau khi tiêm vaccine và thường sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày. Phụ huynh có thể dùng [nước muối sinh lý](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-cong-dung-cua-nuoc-muoi-sinh-ly-47742.html) để vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ tiết quá nhiều dịch mũi.\n\n\n![Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_bi_hat_hoi_so_mui_7e44cd4687.jpg)\n\n\n*Các triệu chứng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi sau khi tiêm chủng*\n\n\nCách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng\n------------------------------------------------\n\n\nViệc xuất hiện các phản ứng kể trên là bình thường sau khi tiêm chủng, tuy nhiên bé có thể gặp phải những phản ứng vượt mức bình thường và đó có thể là dấu hiệu sớm của [sốc phản vệ](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/soc-phan-ve-108.html). Do vậy, bố mẹ cần phải theo dõi bé cẩn thận sau khi tiêm chủng để kịp thời xử lý.\n\n\n### Theo dõi ít nhất 30 phút tại nơi tiêm chủng sau khi tiêm\n\n\nNếu phát hiện các biểu hiện quấy khóc liên tục, thở nhanh, thở ngắt quãng, nôn trớ, da nổi mẩn, tinh thần không tỉnh táo,... bố mẹ cần báo ngay với nhân viên y tế để tránh nguy cơ sốc phản vệ.\n\n\n### Theo dõi tại nhà ít nhất 1-2 ngày sau khi tiêm chủng\n\n\nQuan sát về tình trạng ăn ngủ, nhiệt độ cơ thể, tinh thần, nhịp thở, có [phát ban](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/phat-ban-884.html) không, có các biểu hiện sưng đỏ vị trí tiêm không. Trong quá trình theo dõi, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau:\n\n\n* Sốt cao hơn 39 độ C, đã cho sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm.\n* Trẻ co giật, gọi không đáp ứng hoặc cả người lừ đừ, mệt lả.\n* Thở nhanh, ngắt quãng, thở khò khè, tím tái, có nút lõm lồng ngực,...\n* Trẻ bị lạnh tay chân, nổi mề đay, nổi vân tím.\n* Trẻ quấy khóc nhiều giờ, bú kém hoặc bỏ bú.\n* Vị trí tiêm bị cứng đau kèm theo quầng đỏ có kích thước lan rộng, gây hạn chế vận động của trẻ.\n\n\n![Cách xử lý các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20190527_110017_689041_tiem_vacxin_cho_con_max_1800x1800_2f3cd84a39.jpg)\n\n\n*Theo dõi tại nhà ít nhất 1-2 ngày sau khi tiêm chủng*\n\n\nTiêm chủng là việc bất kỳ trẻ nào cũng cần thực hiện khi đến tuổi để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm. Bố mẹ cần nhận biết được các phản ứng sau khi tiêm vaccine của trẻ để có biện pháp ứng phó thích hợp, đảm bảo sức khỏe cho bé con của mình.\n\n\n**Hoàng Trang**\n\n\nNguồn tổng hợp\n\n", "date": "19/08/2022", "tags": ["Tiêm chủng", "tiêm phòng", "sốc phản vệ"]}, {"title": "Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết theo Bộ Y tế quy định", "abstract": "Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi rất quan trọng giúp bảo vệ con khỏi nguy cơ bệnh tật. Nhưng mẹ đã nắm rõ hay chưa, hãy theo dõi lịch chi tiết dưới đây để không bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng.", "md_content": "Tiêm chủng đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ con cả đời và phòng chống các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh. Vì vậy mẹ cần theo dõi chặt chẽ [lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-cho-tre-tu-1-den-10-tuoi-chi-tiet-theo-bo-y-te-quy-dinh-59847.html) để tránh tiêm xót cho con. Cùng bài viết sau tìm hiểu về những mũi tiêm quan trọng nhất không thể bỏ qua và các trường hợp trẻ chống chỉ định tiêm. \n\n\n**Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi**\n--------------------------------------------\n\n\n### **Từ 1 tuổi**\n\n\nMột số vaccine cần được tiêm:\n\n\n* Vaccine viêm gan A: Tiêm mũi 1 khi trẻ được 1 tuổi và được tiêm mũi 2 nhắc lại sau đó 6 đến 12 tháng.\n* Vaccine sởi - quai bị - rubella - MMR: Lần 1 tiêm cho trẻ khi 1 tuổi tuổi và lần 2 được tiêm lại khi trẻ được 4-6 tuổi.\n* Vaccine thủy đậu: Mũi 1 tiêm cho trẻ từ 1 tuổi và mũi 2 được tiêm lại từ lúc trẻ 4 đến 6 tuổi. Mũi 2 có thể tiêm sớm hơn khoảng sau 3 tháng nếu trẻ dưới 13 tuổi. Ngoài ra có thể nhắc lại ít nhất 1 tháng sau nếu trẻ trên 1 3 tuổi.\n* Viêm gan siêu vi A: Mũi 1 tiêm từ khi trẻ 1 tuổi và tiêm mũi 2 cách mũi 1 khoảng nửa năm đến một tháng.\n* Viêm não Nhật Bản: Tiêm cho trẻ 3 lần tất cả, lần 1 là khi trẻ được 12 tháng. Lần 2 được tiêm cách lần 1 khoảng 1 - 2 tuần. Một năm sau đó mới tiêm tiếp mũi 3. Sau đó, cứ 3 năm lại tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi bé 15 tuổi.\n\n\n\n![Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết theo Bộ Y tế quy định 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_cho_tre_tu_1_den_10_tuoi_chi_tiet_theo_bo_y_te_quy_dinh_1_11859ab4a0.jpg)\n\n\n*Lịch tiêm chúng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi sẽ giúp con tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh* \n### **Trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi**\n\n\nTiêm vaccine phế cầu PCV và đây là lần 4. Đây là mũi tiêm không bắt buộc. \n\n\n### **Trẻ từ 16 -18 tháng tuổi**\n\n\nTiêm vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt lần 4.\n\n\nTiêm vaccine viêm màng não mũi 4.\n\n\n### **Trẻ từ 2 tuổi**\n\n\nTiêm vaccine viêm phế quản, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm tai: Mũi 1. Mũi 2 nhắc lại sau đó khoảng 5 năm.\n\n\nTiêm vaccine thương hàn (Typhim) và não mô cầu meningococcal A+C: Mũi 1 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và sẽ được nhắc lại mỗi 3 năm.\n\n\nTiêm vaccine bệnh viêm phổi: Mũi 1 cho trẻ từ 2 tuổi trở đi.\n\n\n### **Trẻ từ 3 tuổi**\n\n\nTiêm vaccine cúm: Được tiêm cho trẻ mỗi năm 1 lần. Đặc biệt sẽ tiêm cho những trẻ có nguy cơ mắc biến chứng bệnh cúm. Đối với trẻ nhỏ dưới 8 tuổi và chưa mắc cúm lần nào hay chưa tiêm chủng thì nên tiêm liều thứ 2 sau khoảng 4 tuần tiêm liều thứ nhất. \n\n\n### **Trẻ từ 4 -10 tuổi**\n\n\nTrẻ từ 4 tuổi trở đi tiến hành tiêm nhắc lại đối với vaccin bạch hầu - uốn ván và ho gà. Bốn mũi đầu đã tiêm trước đó và giai đoạn này chỉ cần tiêm mũi 5 còn lại. \n\n\nVaccine bại liệt: Tiêm mũi 5.\n\n\nVaccine MMR: Tiêm tiếp mũi 2.\n\n\nVaccine thủy đậu: tiêm mũi thứ 2.\n\n\nLịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi rất quan trọng và cần thiết. Vì các mũi tiêm đó sẽ bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Các mẹ hãy lưu ý ghi nhớ và cho con đi tiêm đầy đủ nhé!\n\n\n\n![Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết theo Bộ Y tế quy định 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_cho_tre_tu_1_den_10_tuoi_chi_tiet_theo_bo_y_te_quy_dinh_2_3f0405bfe9.jpg)\n\n\n*Khi trẻ càng lớn mật độ và số lượng các mũi tiêm càng ít đi* \n**Trường hợp không được tiêm chủng**\n------------------------------------\n\n\nCác trẻ sau đây không nên thực hiện tiêm chủng: \n\n\n* Có tiền sử phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước: Sốt cao trên 39oC kèm co giật hoặc khó thở, não/màng não, tím tái.\n* [Suy giảm miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-quen-an-uong-nguy-hai-lam-suy-giam-mien-dich-46550.html): Chống chỉ định tiêm chủng các loại vaccine sống giảm độc lực.\n* Các trường hợp chống chỉ định khác là dựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin, phần này trước khi tiêm mẹ sẽ được y tế tư vấn kỹ.\n\n\nThực hiện hoãn tiêm đối với các trường hợp sau:\n\n\n* Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, [hôn mê](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhan-biet-nhung-nguyen-nhan-gay-hon-me-47491.html),...). Ngoài ra trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc các bệnh nhiễm trùng cũng dừng lại tiêm đợi sức khoẻ ổn mới tiêm.\n* Sốt trên 38oC đối với tiêm ở cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện và trên 37, 5oC đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện. Ngoài ra trường hợp sốt kèm theo hạ thân nhiệt dưới 35, 5oC khi đo tại nách cũng được hoãn tiêm.\n* Trẻ mới hoặc đang dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng.\n* Trẻ mới vừa hoàn tất đợt điều trị corticoid liều cao, xạ trị hoặc hóa trị trong vòng 14 ngày.\n* Trẻ sinh non dưới 34 tuần: Nếu người mẹ có HBsAg (-) thì tạm hoãn tiêm vaccine [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) sơ sinh và các mũi tiêm chủng cho đến khi trẻ đủ 34 tuần tuổi. Nếu người mẹ có HBsAg (+) hay mẹ không xét nghiệm thì sẽ chuyển khám sàng lọc và tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện.\n* Trẻ sinh non dưới 34 tuần sẽ tạm hoãn tiêm vắc xin BCG. Sau đó tiến hành tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (bao gồm cả tuổi thai).\n\n\nTiến hành chuyển khám sàng lọc trước khi tiêm chủng tại bệnh viện cho những trẻ sau đây:\n\n\n* Những trẻ có cân nặng dưới 2kg.\n* Những trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau mỗi lần tiêm chủng.\n* Những trẻ đang mắc các bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính về tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, máu, tiết niệu, ung thư chưa điều trị khỏi.\n\n\nCác trường hợp trẻ nhỏ tạm hoãn tiêm chủng khác được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất với từng loại vaccine hoặc theo chỉ định của bác sĩ. \n\n\n\n![Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết theo Bộ Y tế quy định 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_cho_tre_tu_1_den_10_tuoi_chi_tiet_theo_bo_y_te_quy_dinh_3_a529becf27.jpg)\n\n\n*Bác sĩ sẽ tiến hành khám trước khi tiêm cho trẻ* \n**Cách xử trí khi nhỡ lịch tiêm chủng**\n---------------------------------------\n\n\nTrẻ bị nhỡ lịch tiêm chủng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng trong đó nguyên nhân phổ biến là do bố mẹ quên lịch tiêm của con. Ngoài ra có thể do trẻ bị bệnh, sốt vào ngày có lịch hẹn,...\n\n\nTrường hợp bị nhỡ tiêm chủng thì tùy vào loại vắc-xin và thời gian lỡ bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm bù. Đa số trường hợp trẻ sẽ được tiêm bù mũi vaccine càng sớm càng tốt.\n\n\nNếu nhỡ hẹn tiêm vì các nguyên nhân chủ quan như cơ sở y tế không còn vắc-xin trẻ cần tiêm thì cha mẹ hãy chủ động tìm các cơ sở y tế khác để con được tiêm đảm bảo đề kháng cho cơ thể. \n\n\n\n![Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết theo Bộ Y tế quy định 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/lich_tiem_chung_cho_tre_tu_1_den_10_tuoi_chi_tiet_theo_bo_y_te_quy_dinh_4_ebdd8d0d00.jpg)\n\n\n*Trẻ bị sốt sau tiêm chủng là phản ứng bình thường không đáng lo và không cần điều trị* \n**Cách chăm trẻ giảm đau sau tiêm chủng**\n-----------------------------------------\n\n\nSau khi trẻ được tiêm chủng mẹ nên ở lại khoảng 30 phút để theo dõi. Con có thể xuất hiện như quấy khóc liên tục, khó thở phát ban đỏ, tím tái hay sưng đỏ tại vị trí tiêm. Lúc này mẹ nên thông báo cho y tá để có thể xử lý kịp thời.\n\n\nTrên đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế. Mẹ nhớ lưu lại để thực hiện tiêm đầy đủ cho con yêu nhé. Công việc bận rộn mẹ có thể sẽ quên mất các mốc tiêm chủng nhưng không sao cả vì cơ sở y tế nơi bé tiêm chủng sẽ gọi điện nhắc lịch cho mẹ. Để chắc chắn hơn thì mẹ có thể theo dõi trong sổ tiêm chủng của bé hoặc tải một số app hỗ trợ về để tránh quên. \n\n\n**Nguyễn Khuyên** \n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "01/08/2022", "tags": ["Tiêm chủng"]}, {"title": "Tìm hiểu HPV là gì?", "abstract": "HPV có lẽ là từ ngữ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hiện nay đang có rất nhiều căn bệnh do loại virus này gây ra. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu rõ về HPV. Vậy HPV là gì? HPV gây ra những phiền toái nào cho con người? Cách phòng và chữa trị như thế nào?", "md_content": "HPV là tên của một nhóm các loại virus rất phổ biến. Có nhiều người đã từng nhiễm phải HPV trong cuộc đời nhưng lại không hề biết điều này, bởi đôi khi [nhiễm HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-hpv-gay-ung-thu-co-tu-cung-co-dung-khong-44646.html) sẽ không gây ra triệu chứng. HPV là gì? HPV là bệnh gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu HPV là gì trong bài viết dưới đây, để bạn có những kiến thức chính xác nhất về căn bệnh này!\n\n\nHPV là gì?\n----------\n\n\n![HPV là gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_la_gi_1_5fd0140b1a.jpg) *Virus HPV là loại virus gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất*\nHPV (hay Human papillomavirus) là một tác nhân gây ra u nhú ở cơ thể con người. Hiện nay, HPV là loại virus gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Trong số hơn 100 loại virus HPV, có khoảng hơn 40 chủng virus gây ra các bệnh về đường sinh dục.\n\n\nĐối với các chủng khác, bệnh có thể không gây nguy hại gì đến sức khỏe, thậm chí còn không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài. Trong hơn 40 chủng virus gây ra các bệnh về đường sinh dục thì có một số chủng chỉ gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hậu môn.\n\n\nMột số chủng virus nguy hiểm còn lại có thể xâm nhập và gây ra các loại bệnh bên trong cơ quan sinh dục và là nguyên nhân gây ra ung thư ở một số bộ phận như: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu, hậu môn, trực tràng...Vì vậy, tùy thuộc vào chủng virus HPV là gì mà các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau cũng như các loại bệnh cũng sẽ khác nhau.\n\n\nNhững bệnh do virus HPV\n-----------------------\n\n\nPhần lớn các chủng virus HPV không xuất hiện biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không may mắn mắc phải HPV của những chủng virus gây bệnh nguy hiểm thì phải kịp thời điều trị. Ngoài việc cần biết được HPV là gì thì bạn đọc cũng nên chú ý tới một số bệnh do những chủng virus HPV nguy hiểm gây ra được kể dưới đây:\n\n\n### Mụn cóc sinh dục\n\n\nLà bệnh phổ biến do virus HPV gây ra. Mụn cóc sinh dục lây truyền qua đường tình dục và có liên quan đến [bệnh mồng gà](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/sui-mao-ga-590.html). Thời gian ủ bệnh khoảng từ 1 - 3 tháng, cũng có nhiều trường hợp lâu hơn, khoảng vài tháng cho tới một năm. Mụn cóc sinh dục mắc nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 - 45 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn so với ở nam giới.\n\n\nBệnh lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc ngoài da. Đối với trẻ sơ sinh, bệnh có thể lây trong lúc sinh. Hoặc mắc bệnh do vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, bộ phận sinh dục ẩm ướt kéo dài...\n\n\n![HPV là gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_la_gi_2_ad7dcfd76b.jpg) *Mụn cóc sinh dục do virus HPV*\n### Ung thư dương vật\n\n\nMột trong những căn bệnh do virus HPV gây ra đó là ung thư dương vật. Ung thư dương vật thường là ung thư phát triển từ lớp biểu mô của niêm mạc quy đầu. Cũng như ung thư âm hộ, ung thư dương vật là bệnh khá ít gặp. Một số nguyên nhân khác gây ra ung thư dương vật có thể là: Không cắt bao quy đầu, tiền sử sùi mào gà...\n\n\nCác triệu chứng mà bạn cần chú ý:\n\n\n* Bệnh sử về mụn cóc sinh dục, chấn thương dương vật hay nhiễm trùng đường tiết niệu.\n* Đàn ông hẹp bao quy đầu nhưng chưa cắt.\n* Niệu đạo hẹp.\n\n\nCơ địa của mỗi người khác nhau nên khi bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có được phương pháp điều trị căn bệnh này hiệu quả.\n\n\n### Ung thư hậu môn\n\n\nLà một căn bệnh ác tính phát sinh từ hậu môn và hoàn toàn khác với ung thư đại trực tràng. Các loại ung thư hậu môn thường gặp hiện nay chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến, ung thư hạch, khối u ác tính hoặc ung thư biểu mô basaloid.\n\n\nCác triệu chứng quan trọng của ung thư hậu môn mà bạn cần chú ý và hãy đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ:\n\n\n* Xuất huyết trực tràng.\n* Ngứa hậu môn.\n* Một khối u hoặc khối lượng ở lỗ hậu môn.\n* Dễ nhạy cảm, đau nhức vùng hậu môn.\n* Các thay đổi trong chuyển động ruột hay thói quen đi cầu: Tiểu tiện bất thường...\n* Ra dịch bất thường từ hậu môn.\n* Xuất hiện hạch bạch huyết sưng ở vùng háng hoặc hậu môn.\n\n\n### Ung thư cổ tử cung\n\n\nUng thư cổ tử cung là một bệnh do virus HPV gây ra và thường gặp ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và đặc biệt là đời sống vợ chồng. Bệnh phát triển âm ỉ trong thời gian dài, quá trình từ lúc nhiễm HPV tới khi phát triển thành ung thư cổ tử cung được ước tính kéo dài trong thời gian trung bình 10 - 15 năm.\n\n\nLà một căn bệnh có thể lấy đi quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bởi vậy chị em phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm căn bệnh này, bởi nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi.\n\n\n![HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20200605_162104_122759_ung_thu_co_tu_cung_max_1800x1800_9ab25b7607.jpg) *HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung*\n### Ung thư âm hộ\n\n\nSau vấn đề tuổi tác thì HPV là một trong những yếu tố gần gũi nhất, có mối quan hệ mật thiết tới căn bệnh trên. Trung bình bệnh nhân mắc bệnh khoảng 65 tuổi.\n\n\nUng thư âm hộ là ung thư xuất hiện trên bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Có một số hình thái ung thư âm hộ được ghi nhận như: Loét âm hộ hoặc khối u gây ngứa ngáy hoặc đau, đôi khi triệu chứng đau và ngứa có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên bệnh này có tần suất mắc thấp hơn hẳn các loại bệnh ung thư về phụ khoa khác.\n\n\nDấu hiệu mắc ung thư âm hộ thường là các triệu chứng như: Đau, ngứa, chảy máu hay có những bất thường ở âm hộ, vùng da âm hộ bị thay đổi màu sắc hoặc dày lên, xuất hiện mụn cóc,...\n\n\nPhòng tránh HPV như thế nào?\n----------------------------\n\n\nBên cạnh việc hiểu rõ HPV là gì, HPV gây ra những loại bệnh nào thì việc phòng tránh HPV là điều mà chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều quan tâm và chú trọng. Mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, có những biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa HPV hiệu quả.\n\n\n### Tiêm vaccine phòng HPV\n\n\nPhương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HPV là tiêm đủ liều vaccine HPV. Bởi vậy, chúng ta cần đưa con em mình, dù nam hay nữ, đến tiêm vaccine trong độ tuổi từ 11 - 13 tuổi. Đối với nam giới nên tiến hành tiêm phòng cho tới năm 21 tuổi. Còn đối với nữ giới tới năm 26 tuổi nếu lúc nhỏ họ chưa được tiêm đầy đủ.\n\n\n![HPV là gì? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/hpv_la_gi_4_57efcab9da.jpg) *Tiêm phòng vaccine HPV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HPV*\n### Quan hệ tình dục an toàn\n\n\nQuan hệ tình dục là con đường lây nhiễm chính của virus HPV, vì vậy bản thân mỗi người chúng ta cần chủ động đưa ra những biện pháp thích hợp để phòng tránh sự xâm nhập của mầm bệnh. Người có sinh hoạt tình dục cần chú trọng những điều sau:\n\n\n* Sử dụng [bao cao su](https://nhathuoclongchau.com.vn/cham-soc-ca-nhan/bao-cao-su): Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu không biết rõ về bạn tình. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV. Tuy nhiên, phương pháp này không hoàn toàn có khả năng loại bỏ tối đa nguy cơ lây nhiễm, bởi virus vẫn có thể lây lan qua những vùng da của cơ quan sinh dục, nơi mà không được bao phủ bởi bao cao su. Khuyến khích việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn và đường miệng.\n* Quan hệ chung thủy: Việc quan hệ chung thủy một vợ - một chồng là một trong những biện pháp góp phần hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn tình nhiễm virus HPV nhưng lại không xuất hiện dấu hiệu gì cả, dẫn tới lây truyền. Do đó, để bảo đảm an toàn, cần thăm khám sức khỏe khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ.\n\n\n### Kiểm tra sức khỏe thường xuyên\n\n\nTừ độ tuổi 21 tuổi, phụ nữ nên thực hiện các kiểm tra sàng lọc [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html) (Pap’s test) ít nhất là 3 năm một lần giúp cho việc tầm soát kịp thời các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung để có thể kịp thời đưa ra phương án chữa trị. Sau lứa tuổi 30, bạn cũng nên kiểm tra nhưng có thể với tần suất ít hơn nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.\n\n\n### Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục\n\n\nSau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi tiểu rồi vệ sinh cơ quan sinh dục thật kỹ với nước và xà phòng. Các bước này sẽ giúp bạn rửa trôi vi khuẩn trước khi chúng lây nhiễm vào bên trong cơ thể bạn.\n\n\nTrên đây là đáp án cho câu hỏi [HPV là gì](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html). Hy vọng Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc có thể nắm bắt được chính xác nhất về bệnh HPV cũng như những cách phòng tránh HPV để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân mình!\n\n\n**Ánh Vũ**\n\n\n*Nguồn tham khảo: Tổng hợp*\n\n", "date": "29/06/2022", "tags": ["Hpv", "Tiêm chủng", "virus"]}, {"title": "Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn? Cách chăm sóc rốn khô và rụng sớm", "abstract": "Dây rốn là điểm gắn kết giữa mẹ và con khi trẻ đang trong bụng mẹ. Khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn tách rời giữa mẹ và con giữ lại phần gốc dài khoảng 2 - 3cm chờ rốn rụng. Vậy rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?", "md_content": "Cần chăm sóc phần dây rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào để mau khô, không nhiễm trùng và rụng sớm. Đây là điều mà cha mẹ đều muốn tìm hiểu để chăm sóc cho con. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời những thắc mắc này nhé! \n\n\nTìm hiểu về rốn trẻ sơ sinh\n---------------------------\n\n\nCụm từ rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng được nhiều người quan tâm và hỏi nhiều nhất, đặc biệt là những người mới lần đầu làm mẹ. Dây rốn dài khoảng 50cm từ lỗ mở dạ dày của thai nhi nối với nhau thai trong bụng mẹ. \n\n\n![Làm sao để biết rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? -1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ron_tre_so_sinh_bao_lau_thi_rung_cach_cham_soc_ron_kho_va_rung_som_1_d3001d97e8.jpg) *Làm sao để biết rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?* \nVai trò của dây rốn là cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng từ nhau thai đến máu của thai nhi. Dây rốn đó được hình thành từ 1 tĩnh mạch và có vai trò cung cấp máu và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. 2 động mạch cung cấp máu cùng những sản phẩm từ thai nhi ngược trở lại nhau thai. \nNhau thai có nhiệm vụ truyền kháng thể từ mẹ tới thai nhi bằng dây rốn. Kháng thể truyền từ mẹ sang thai nhi giúp cho bé có khả năng miễn dịch với một số bệnh nhiễm trùng trong những tháng đầu đời. Dây rốn chỉ có thể truyền các kháng thể có ở cơ thể mẹ. \n\n\nRốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, bao lâu thì lành hẳn?\n-------------------------------------------------------\n\n\nThời gian rụng rốn của trẻ thông thường sẽ nằm trong khoảng từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Khi rốn lành hẳn thường phải đến ngày thứ 15 sau khi sinh. Có một số trẻ thời gian rụng rốn sẽ sớm hơn hoặc muộn hơn. Việc rụng rốn này tùy thuộc vào cơ thể trẻ hoặc [cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-ve-sinh-ron-cho-tre-so-sinh-de-tranh-nhiem-trung-52411.html). Đặc biệt có một số trường hợp rụng rốn muộn hơn đó là trẻ sinh non hoặc trẻ là con đầu lòng. \n\n\nCó một số trường hợp phải sau 2 tuần sinh rốn mới rụng. Vậy trường hợp này có được coi là bình thường không? Rốn được coi là bình thường là rốn của trẻ khô ráo, sạch sẽ và không nhiễm trùng.\n\n\nNhững bé lâu rụng rốn như trẻ sinh non hoặc do nhiễm trùng, nuôi ăn tĩnh mạch, chiếu đèn… thì cần phải vệ sinh rốn hằng ngày và thay băng thường xuyên. Việc chăm sóc rốn cần tỉ mỉ và kỹ càng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không dùng mẹo dân gian hay bôi bất cứ thứ gì lên rốn trẻ. Làm như vậy có thể sẽ khiến rốn lâu rụng hơn và còn có nguy cơ nhiễm trùng.\n\n\nCách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh trước khi rụng\n--------------------------------------------\n\n\nNắm rõ được thông tin rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng cần biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh từ khi em bé mới chào đời.\n\n\nKhi mới chào đời, rốn trẻ thường sáng bóng và có màu vàng. Những ngày sau, cuống rốn trẻ bắt đầu khô dần và có thể chuyển sang màu nâu, xám, đen hoặc màu xanh và chuẩn bị rụng. Có nghĩa là bạn phải chăm sóc rốn trẻ từ khi trẻ mới chào đời. Khi chăm sóc rốn cho con cần chú ý những cách sau: Luôn giữ cho cuống rốn trẻ được thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo.\n\n\n![Làm sao để biết rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? -2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ron_tre_so_sinh_bao_lau_thi_rung_cach_cham_soc_ron_kho_va_rung_som_2_32a321a9fd.jpg) *Luôn giữ cho rốn trẻ sơ sinh được khô ráo, sạch sẽ.*\nCho bé mặc quần áo rộng rãi và để hở xuống dưới rốn để rốn được tiếp xúc với không khí thường xuyên nhất. Mục đích là để rốn được khô thoáng không bị ẩm ướt khiến vi khuẩn xâm nhập. \n\n\nKhi vệ sinh cuống rốn cho trẻ cần lưu ý không được dùng xà phòng hoặc cồn 70 độ. Lưu ý khi [tắm cho trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/huong-dan-cach-pha-nuoc-tam-cho-tre-so-sinh-dung-nhiet-do-51591.html) không nên để nước hoặc xà phòng nhây vào dây rốn như vậy sẽ dễ viêm nhiễm. Nếu rốn bé có dịch nhầy hoặc rỉ máu nên dùng tăm bông thấm nhẹ. Không được bứt cuống rốn dù đã sắp rụng. Việc rụng rốn phải để tự nhiên. Nếu bứt dây rốn trước khi hiện tượng rụng có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng rốn trẻ.\n\n\nBé mới rụng rốn xong có cần chăm sóc?\n-------------------------------------\n\n\nTrẻ rụng rốn xong có cần chăm sóc nữa không? Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn? Đó là những thắc mắc của các bà mẹ có con mới sinh. Khi cuống rốn đã rụng rồi thì cha mẹ vẫn phải tiếp tục chăm sóc rốn cho con. Bởi vì sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh xảy ra, cần khoảng 7 – 10 ngày để rốn bé lành hẳn. \n\n\nTrước khi rốn lành cần giữ cho rốn luôn khô ráo sạch sẽ thoáng. Nếu rốn rụng rồi nhưng vẫn chưa khô nên vệ sinh bằng cách dùng khăn mềm thấm nước lau sạch nhầy hoặc dịch. Để rốn thoáng tiếp xúc với không khí tã quần nên kéo thấp hơn rốn. Khi tắm cho bé nên tắm nhanh không để rốn ngâm lâu trong nước. Tắm xong vệ sinh rốn sạch sẽ lau khô và không quấn bất kỳ băng gạc nào.\n\n\n![Làm sao để biết rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? -3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/ron_tre_so_sinh_bao_lau_thi_rung_cach_cham_soc_ron_kho_va_rung_som_3_c6dcc32bbc.jpg) *Dù rốn đã rụng cha mẹ vẫn phải chăm sóc rốn cho con.*\nKhi rốn mới rụng có thể rỉ một chút máu nhưng đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Có thể nhìn thấy một chút dịch vàng hoặc mô sẹo màu hồng.\n\n\nLưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh\n----------------------------------\n\n\nThông thường tình trạng nhiễm trùng ít khi xảy ra khi rốn đã rụng. Nếu có chỉ là một con số rất nhỏ. Tỷ lệ nhiễm trùng rốn sau rụng chỉ khoảng 1/200 trường hợp. Dù ít nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ cần theo dõi để biết cách xử trí sớm.\n\n\nNếu như rốn bị sưng đỏ hay chảy máu nhiều và kéo dài thì có thể bé đã bị nhiễm trùng. Hoặc nếu rốn trẻ có một mảnh mô màu đỏ ở chân rốn đồng thời chảy dịch vàng đó có thể là dấu hiệu của u hạt rốn. Khi thấy dấu hiệu này cần đưa trẻ đến khám để được điều trị phù hợp. Nếu sau 3 tuần mà rốn trẻ chưa rụng thì cũng cần được thăm khám. Nếu trẻ bị sốt, quấy khóc, bỏ bú khi chạm vào vùng rốn hoặc chảy mủ có mùi hôi thì cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị.\n\n\nHy vọng qua bài viết [rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng](http://ttps//nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/ron-tre-so-sinh-bao-lau-thi-lanh-han-cach-cham-soc-ron-kho-va-rung-som-54172.html) đã có thể giúp bạn hiểu khái quát về quá trình chăm sóc rốn trước và sau khi rụng cho trẻ. Những thông tin này có thể giúp bạn biết cách chăm sóc rốn cho trẻ một cách tốt nhất, an toàn nhất. \n\n\n**Tuệ Nhi**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "18/05/2022", "tags": ["Trẻ sơ sinh", "Chăm sóc trẻ", "tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai", "abstract": "Để chuẩn bị cho sự xuất hiện thiên thần nhỏ, các bà mẹ luôn có hàng trăm điều cần chuẩn bị, một trong số đó là tiêm phòng vaccine trước khi mang thai.", "md_content": "Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.\n\n\n**Danh sách các loại vaccine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai**\n------------------------------------------------------------------------\n\n\n### **Vaccine viêm gan B**\n\n\nViêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến tại Việt Nam. [Viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html) có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau, trong đó có thể lây từ mẹ sang con. Việc mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B và lây truyền cho con thì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của trẻ.\n\n\n![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_1_991cefcf7a.jpg)*Viêm gan B là bệnh phổ biến dễ lây lan từ mẹ sang con trong thai kì.*\nThông thường, liều vaccine viêm gan B sẽ bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản. Đối với những chị em đã từng tiêm phòng viêm gan B trước đây thì nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần thiết để tiêm mũi nhắc lại vaccine viêm gan B hay không.\n\n\n### **Vaccine sởi - quai bị - rubella**\n\n\nSởi - quai bị - rubella là 3 căn bệnh truyền nhiễm dễ mắc phải ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu, cơ thể trong thời kỳ nhạy cảm. Phụ nữ mang thai bị mắc 1 trong 3 bệnh này có thể dẫn đến tình trạng [dị tật bẩm sinh thai nhi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-di-tat-bam-sinh-thuong-gap-o-thai-nhi-46943.html) hoặc tác động không nhỏ đến sự phát triển về mặt tâm thần của trẻ sau này.\n\n\nHiện nay, đã có loại vaccine 3in1 giúp phòng chống nhóm 3 bệnh sởi, quai bị và rubella chỉ với 1 mũi tiêm. Việc tiêm phòng vaccine 3in1 này cần được lưu ý kết thúc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.\n\n\n![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_2_642327aefe.jpg)*Hiện nay đã có vắc-xin 3 trong 1 sởi quai bị rubella cho chị em.*\n### **Vaccine cúm**\n\n\nCúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính do virus Cúm gây ra. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp nên rất dễ mắc phải. Trường hợp mẹ bầu mắc cúm nặng có nguy cơ cao sảy thai, thai lưu.\n\n\nTuy nhiên, có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine cúm trước khi mang thai. Việc này sẽ giúp tăng khả năng miễn nhiễm của thai phụ với virus từ 70 - 80% và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine cúm cũng được khuyến cáo nên tiêm nhắc lại hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đang có mong muốn mang thai.\n\n\n### **Vaccine thủy đậu**\n\n\nThường những người đã từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm phòng trước đây sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp ngoại lệ có thể nhiễm lại. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe an toàn trước khi mang thai, người mẹ vẫn cần làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xem có cần tiêm nhắc lại [vaccine thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-thuy-dau-co-tac-dung-trong-bao-lau-sau-khi-tiem-40507.html) hay không.\n\n\nPhụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai thì cần đảm bảo tiêm phòng vaccine trước đó ít nhất 3 tháng. Trong quá trình mang thai cũng nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn bệnh.\n\n\nVaccine thủy đậu được xem là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không may mắc bệnh thủy đậu thì thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật như đầu nhỏ, ngắn chi, tâm thần chậm phát triển, sẹo ở da, hội chứng thủy đậu bẩm sinh,... Đặc biệt tỷ lệ tử vong của thai nhi tới 20 - 30% nếu mẹ mắc thủy đậu trước khi sinh 5 ngày.\n\n\n**Lưu ý khi tiêm vaccine trước khi mang thai**\n----------------------------------------------\n\n\nTrước khi tiêm phòng vaccine chị em phụ nữ cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe lâm sàng cũng như khả năng miễn dịch với các loại bệnh. Từ đó đưa ra được loại vaccine phù hợp nhất.\n\n\nHầu hết các loại vaccine đều cần được tiêm chủng hoàn tất trước khi mang thai từ 1 tới 3 tháng (tốt nhất là 3 tháng). Do đó, nếu đang có ý định mang thai thì bạn cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm phòng sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn nhất.\n\n\n![Danh sách các loại vaccxine chị em nên chích ngừa trước khi mang thai 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/danh_sach_cac_loai_vaccxine_chi_em_nen_chich_ngua_truoc_khi_mang_thai_3_671660e6c2.jpg)*Chị em nên chủ động tiêm phòng trước 1-3 tháng khi có ý định mang thai.*\nTiêm vaccine trước khi mang thai được chỉ định thường tương đối an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ với người cơ địa nhảy cảm. Những triệu chứng có thể bao gồm cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, vị trí tiêm sưng đau, hắt hơi, sổ mũi với mức độ nhẹ. Sau một vài ngày thì những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị hay sử dụng thuốc.\n\n\nTrường hợp có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm,... thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời.\n\n\n**Quên tiêm chủng trước khi mang thai có sao không?**\n-----------------------------------------------------\n\n\nViệc lên kế hoạch tiêm chủng trước khi mang thai là rất cần thiết và quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng không tránh được trường hợp một số mẹ đã trót mang bầu trước khi tiêm chủng.\n\n\nPhương pháp duy nhất để đảm bảo an toàn và khỏe mạnh cho mẹ và bé lúc này chính là:\n\n\n* Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh và chăm sóc cơ thể bản thân thật tốt. Nghỉ ngơi, hoạt động thể thao đều đặn hợp lý.\n* Hạn chế tiếp xúc với đám đông, nơi bụi bặm, nhất là khi đang có dịch và mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.\n* Tắm rửa vệ sinh cơ thể, răng miệng, đường hô hấp thường xuyên sạch sẽ hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***\n\n", "date": "11/12/2020", "tags": ["Tiêm chủng", "Vacxin", "Mang thai"]}, {"title": "Nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào?", "abstract": "Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả trong việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người. Cùng với những lợi ích trực tiếp và gián tiếp của vacxin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng.", "md_content": "Mục tiêu của tiêm vacxin lao là để bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vacxin là an toàn nhưng không phải không có những phản ứng sau tiêm. Những câu hỏi như [tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-phong-lao-cho-tre-so-sinh-muon-co-anh-huong-gi-khong-52374.html) có sốt không? Khi nào tiêm thì tốt nhất? được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tiêm vacxin lao được phân tích trong bài viết này. \n\n\nTại sao cần tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh?\n--------------------------------------------------\n\n\nBệnh lao có khả năng lây truyền qua không khí hoặc khi tiếp xúc với những giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh lao là ho ra máu, ho kéo dài, sốt nhẹ về chiều, mồ hôi trộm ban đêm, khó thở…\n\n\n![Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_phong_lao_cho_tre_so_sinh_khi_nao_1_5adc5f5115.jpg)\n*Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?*\nKhi bị lao khiến người bệnh suy kiệt trầm trọng nhanh chóng. Sức khỏe suy kiệt dẫn tới nhiều biến chứng tim, phổi, hệ bạch huyết, xương và hệ thần kinh cùng nhiều cơ quan khác. \n\n\nTrước đây chưa có vacxin tiêm phòng bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Khi tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc làm thiết yếu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng của lao. Hiện nay nhiều cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng lao bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. \n\n\nTiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào là tốt nhất?\n---------------------------------------------------\n\n\nBệnh lao bị gây ra bởi vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh lao lây nhiễm qua giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Để hạn chế bị bệnh lao người ta đưa ra chương trình tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Vắc-xin phòng lao BCG có chứa kháng nguyên BCG khi vào cơ thể kích thích cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên. \n\n\nCơ chế của vacxin lao hay vacxin khác thì tác nhân gây bệnh đã được làm bất hoạt hoặc suy yếu nên không thể gây ra bệnh lý cho cơ thể. Thống kê số liệu cho thấy có rất ít trường hợp tiêm vacxin phòng lao bị nhiễm BCG mà đều xảy ra ở người suy giảm miễn dịch hay bệnh nhân nhiễm HIV (1/1000000).\n\n\nTiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào? Vacxin lao BCG tiêm được ở mọi lứa tuổi nhưng càng tiêm sớm càng tốt. Theo Bộ Y tế nên tiêm vacxin lao trong tháng đầu tiên sau sinh là tốt nhất. Nếu trẻ sơ sinh có sức khỏe bình thường có thể tiêm ngay ngày đầu sau sinh. Bởi vì nếu tiêm muộn, bé có thể mắc bệnh ngay trong thời gian chưa tiêm này. Khi trẻ mới sinh hệ miễn dịch còn yếu nên không đủ khả năng bảo vệ trước vi khuẩn lao cũng như các loại vi khuẩn khác. \n\n\nNếu những trẻ chưa đủ sức khỏe để tiêm ở giai đoạn 1 tháng tuổi có thể tiếp tục tiêm khi đủ điều kiện. Tuy nhiên vacxin chỉ có tác dụng khi trẻ chưa bị nhiễm lao. Nếu đã xác định trẻ nhiễm lao thì không cần tiêm.\n\n\nTiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh giá bao nhiêu?\n---------------------------------------------\n\n\nĐây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhất khi chuẩn bị tiêm phòng cho con. Tuy nhiên để có một câu trả lời chính xác cho dịch vụ thì không dễ. Tùy theo nguồn gốc và chất lượng dịch vụ cơ sở tiêm mà giá có thể khác nhau. Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn nơi uy tín để tiêm cho con. Đồng thời mức giá cũng phải phù hợp với túi tiền. Có một số nơi đưa ra mức giá khoảng 120.000đ tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo. \n\n\n\n![Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_phong_lao_cho_tre_so_sinh_khi_nao_2_873a57f9e2.jpg)\n*Ngoài tiêm chủng mở rộng có cả tiêm phòng lao dịch vụ.*\n\nChỉ định tiêm phòng lao\n-----------------------\n\n\nTiêm phòng lao được chỉ định cho tất cả trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, không mắc bệnh suy giảm miễn dịch và chưa bị nhiễm lao. Có một số trường hợp cần hoãn tiêm chủng do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp hoặc đang sốt. Trẻ có cân nặng dưới 2kg và trẻ nhẹ cân hoặc mới kết thúc điều trị globulin miễn dịch, corticoid…\n\n\nTrường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng lao như trẻ đang bị sốt cao, trẻ mới khỏi bệnh. Khi trẻ đang mắc bệnh mãn tính như sởi, [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), viêm da mủ…\n\n\nTrẻ sinh non nằm lồng kính hoặc có bệnh lý về suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…\n\n\nLưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh\n----------------------------------------\n\n\nKhi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo trẻ có khỏe mạnh. Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau không để trẻ đói trước khi tiêm. Khi trẻ ốm sốt, trẻ sinh non, có dị ứng cần báo cho nhân viên y tế. Sau khi tiêm chủng cho con cần theo dõi sức khỏe 30 phút tại điểm tiêm và 24 giờ sau tiêm tại nhà. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nếu trẻ có biểu hiện như sốt cao cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu như trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục, bỏ bú, co giật, tím tái cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.\n\n\n![Nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất?-3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_phong_lao_cho_tre_so_sinh_khi_nao_4_02848feca3.jpg)\n*Trước khi tiêm phòng cần đảm bảo trẻ khỏe mạnh.*\nMột số phản ứng phụ sau tiêm phòng lao\n--------------------------------------\n\n\nVacxin phòng lao BCG cũng như các loại vacxin khác, có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu tiêm xong trẻ bị sốt nhẹ, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, vết loét nhẹ để sẹo, sưng hạch ở hõm nách cánh tay tiêm thuốc thì đó là dấu hiệu bình thường. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đáp ứng miễn dịch tốt. Nếu như trẻ có phản ứng trầm trọng như bỏ bú, bé mệt lả, tím tái co giật, liệt, hôn mê… cần phải nhập viện cấp cứu. Theo WHO thì các vacxin được cấp phép lưu hành rất an toàn hiếm khi xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.\n\n\nKhi trẻ tiêm về gặp phải những phản ứng thông thường cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà.\n\n\nNếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ thì cho trẻ uống nhiều nước, mặc mát. Phản ứng chỗ tiêm sẽ khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Cho trẻ bú mẹ hoặc uống đủ nước mỗi ngày và quan sát thường xuyên không đè vào chỗ tiêm.\n\n\nTrẻ có thể bị viêm hạch bạch huyết với biểu hiện có một hạch lympho sưng to hoặc có một hốc rò rỉ trên một hạch thường xảy ra trong vòng 2-6 tháng triệu chứng này có thể tự lành.\n\n\nBài viết trên đã giúp cha mẹ trả lời những câu hỏi thắc mắc liên quan đến tiêm phòng lao. Khi có đầy đủ thông tin cha mẹ có thể yên tâm cho trẻ tiêm và chăm sóc sau tiêm một cách an toàn.\n\n\n**Tuệ Nhi**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "17/05/2022", "tags": ["Trẻ sơ sinh", "tiêm phòng", "Tiêm chủng", "Chăm sóc trẻ"]}, {"title": "Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào?", "abstract": "Nên tiêm vắc-xin rubella ở thời điểm nào là câu hỏi thường gặp của chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Bởi chẳng ai muốn trong giai đoạn mang thai phải chịu ảnh hưởng của những bệnh có nguy cơ lây truyền cao và ảnh hưởng đến thiên thần nhỏ.", "md_content": "Trước khi tìm hiểu tiêm vắc-xin rubella ở thời điểm nào chắc chắn bạn nên biết rubella là gì cùng với con đường lây nhiễm và những nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.\n\n\n**Đường lây truyền của bệnh Rubella**\n-------------------------------------\n\n\nBệnh Rubella thường gặp phổ biến ở mùa đông và mùa xuân, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hè. Virus gây bệnh ở trên hầu hết cả thế giới, không phân biệt quốc gia, chủng tộc.\n\n\nChỉ duy nhất con người là ổ chứa virus Rubella và người mắc bệnh là nguồn lây nhiễm duy nhất cho những người khác. Khả năng lây lan cao nhất là trong thời kỳ bệnh bắt đầu phát ban. Khu tập trung đông người, những nơi công cộng là ổ lây lan nhanh nhất, vì bệnh lây lan dễ dàng qua đường hô hấp.\n\n\n**Những con đường truyền bệnh Rubella phổ biến:**\n\n\n***Lây nhiễm bởi các giọt nước bọt trong không khí:*** Được phát tán khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ. Các giọt có chứa virus [Rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-rubella-47454.html) được phóng ra môi trường ngoài và dễ dàng lây nhiễm cho người khác khi họ hít phải virus.\n\n\n***Từ mẹ sang thai nhi qua đường máu:*** Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh Rubella thì khả năng lây cho thai nhi là rất cao. Khi bé bị nhiễm virus rubella thì có thể chết lưu ngay trong bụng mẹ. Còn trường hợp vẫn còn sống sót thì khả năng trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như bại não, mù mắt hoặc tổn thương tim… là rất lớn.\n\n\n![Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_rubella_o_thoi_diem_nao_1_5cf1dc039b.jpg)*Có thể lây nhiễm Rubella qua đường máu từ mẹ sang con vào thai kì.*\n***Lây lan từ trẻ sơ sinh đã mắc Rubella:*** Với những bé có mẹ bị nhiễm Rubella trong thai kỳ thì việc bị mắc Rubella bẩm sinh là tất yếu. Trong dịch tiết hầu ở họng hoặc nước tiểu của những trẻ này cũng có chứa virus Rubella. Và đó chính là nguồn lây nhiễm bệnh đối với những ai tiếp xúc gần với trẻ. Khả năng lây nhiễm này có thể kéo dài trong thời gian khoảng 1 năm hoặc hơn, tính từ khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, nguồn bệnh Rubella lành tính và sau khi khỏi, người bệnh sẽ xuất hiện miễn dịch bền vững.\n\n\n**Bệnh rubella có thực sự nguy hiểm không?**\n--------------------------------------------\n\n\nRubella là bệnh lành tính, người bệnh sẽ khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai thì khác. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.\n\n\n![Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_rubella_o_thoi_diem_nao_2_503b907ef2.jpg)*Bệnh Rubella cực nguy hiểm với phụ nữ có thai.*\nNhững biến chứng nguy hiểm bao gồm:\n\n\n* [Sảy thai](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/say-thai-497.html), thai chết lưu.\n* Mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như bị đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, vận động, điếc, mù lòa hoặc bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh).\n* Đồng thời, nếu trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm bệnh Rubella còn có thể gặp tình trạng bị vàng da, xuất huyết, [đái tháo đường](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-dai-thao-duong-va-thuoc-ha-duong-huyet-diamicron-42151.html), lách to, xương thủy tinh,...\n\n\nHội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp từ 70 - 90% trẻ sơ sinh được sinh ra từ những thai phụ nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do vậy, tất cả phụ nữ trước khi quyết định mang thai nên chủ động làm xét nghiệm để xác định đã có miễn dịch với Rubella chưa.\n\n\n**Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào?**\n---------------------------------------------\n\n\nTiêm vắc-xin rubella sẽ là biện pháp giúp tạo hệ miễn dịch vững chắc ít nhất là 16 năm cho người tiêm chủng và có khi cả đời. Lứa tuổi bắt đầu tiêm chủng vắc-xin này là trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4 – 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất và nên tiêm chủng Rubella 3 tháng trước khi có thai. Cần lưu ý, tuyệt đối không được tiêm vắc-xin này cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể sẽ thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm. Bởi đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực và có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.\n\n\n![Nên tiêm vắc-xin Rubella ở thời điểm nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_tiem_vac_xin_rubella_o_thoi_diem_nao_3_7c11de7979.jpg)*Nên tiêm Rubella trước khi có ý định có e bé trước 3 tháng.*\nDo đó, sau khi tiêm chủng Rubella, phải tuân thủ đúng lời dặn bác sĩ, 3 tháng sau mới được có bầu.\n\n\nBệnh Rubella có khả năng lây lan nhanh nên khi mắc bệnh phải cách ly người bệnh, không đến chỗ đông người. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu ban đầu khởi phát của bệnh như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi… cần đi khám để được điều trị. Trong quá trình mang thai, các thai phụ nên khám và theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho thai phụ.\n\n\nĐặc biệt, khi mắc Rubella các thai phụ không được tự ý dùng thuốc để chữa và điều trị. Bởi việc làm này hết sức nguy hiểm, có thể hại đến tính mạng cho cả mẹ và con, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngoài ra, các thai phụ khi mắc Rubella cũng cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhiễm lạnh. Đồng thời phải giữ gìn vệ sinh để không bội nhiễm các nốt ban do Rubella gây ra.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn: Tổng Hợp***\n\n", "date": "23/12/2020", "tags": ["rubella", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử", "abstract": "Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.", "md_content": "Hiện nay Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng quốc gia đang cố gắng làm việc trực tuyến 24/7 để có thể chỉ đạo, giám sát trực tuyến chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Bên cạnh đó đối tượng tiêm chủng cũng được mở rộng từ 11 nhóm đến 16 nhóm.\n\n\nTriển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử\n-------------------------------------------------------\n\n\n![Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mo_rong_doi_tuong_tiem_vac_xin_covid_19_trong_chien_dich_tiem_chung_lon_nhat_lich_su_1_efdcd2b6f2.jpg)Bộ y tế triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử\nTheo bộ trưởng Bộ Y tế, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với sự tham gia của nhiều bộ, ngành từ tháng 7/2021-tháng 4/2022.\n\n\nNước ta đã kinh nghiệm triển khai tiêm chủng theo chiến dịch với lần gần đây nhất được tô chức vào năm 2014) với hơn 23 triệu liều vắc xin sởi - rubella được tiêm cho trẻ em toàn quốc. Với chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19, nước ta đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vắc xin COVID-19 qua nhiều kênh khác nhau. Đến nay đã có khoảng 105 triệu liều từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam. \n\n\n![Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mo_rong_doi_tuong_tiem_vac_xin_covid_19_trong_chien_dich_tiem_chung_lon_nhat_lich_su_2_42ebb6a165.jpg)*Dự kiến sẽ có khoảng 105 triệu liều vacxin covid cho đợt tiêm chủng lịch sử này*\nVì thế đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và nhiều bộ, ngành và thông tin toàn bộ tất cả các lực lượng đều vào cuộc vận chuyển, bảo quản số lượng lớn vacxin trong thời gian tới từ đó phân phối vắc xin và bắt đầu tiêm chủng diện rộng trong toàn dân.\n\n\nMột số thông tin từ Bộ y tế, nước ta sẽ thiết lập 8 kho bảo quản, trong đó 1 kho tại Bộ tư lệnh Quân khu thủ đô và 7 kho tại 7 quân khu trong toàn quốc và khoảng 15.000 điểm tiêm chủng có đủ nhân lực, thiết bị sẽ được đưa lên \"bản đồ\" tiêm chủng. Kế hoạch này sẽ được cập nhật theo tình hình dịch và khả năng cung ứng vắc xin, thông qua công nghệ thông tin để thông báo cho người dân biết mình đến điểm tiêm chủng nào, vào thời gian này bằng cách gửi tin nhắn thông báo cho người đăng ký.\n\n\nCũng trong kế hoạch, Bộ Y tế nêu rõ việc tổ chức tiêm chủng ngoài những địa điểm có sẵn sẽ có thêm các cụm điểm tiêm chủng lưu động, bố trí tiêm chủng theo giờ để đảm bảo giãn cách và an toàn cho người dân. Đặc biệt là ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất một đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng, người dân sẽ được theo dõi tiến trình tiêm chủng đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.\n\n\nPhạm vi triển khai của chiến dịch là trên quy mô toàn quốc, trong đó ưu tiên cho 4 nhóm tỉnh, thành phố gồm:\n\n\n* Các tỉnh, thành đang có dịch, trong đó ưu tiên tiêm trước cho cư dân trong vùng dịch.\n* Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm hoặc có thực hiện thí điểm các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ.\n* Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đông công nhân và dân cư.\n* Các tỉnh, thành phố có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế.\n\n\nMở rộng 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng vắc xin diện rộng\n-----------------------------------------------------------\n\n\n![Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/mo_rong_doi_tuong_tiem_vac_xin_covid_19_trong_chien_dich_tiem_chung_lon_nhat_lich_su_3_fc4a7d744b.png)*16 nhóm đối tượng được tiêm chủng vắc xin covid diện rộng*\nVới chiến dịch lần này, Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vắc xin COVID-19 trong năm 2021 và đến hết quý I/2022 sẽ có khoảng 70% dân số được tiêm vắc xin. Người dân sau khi tiêm chủng đầy đủ sẽ đảm bảo tỷ lệ dự phòng COVID-19 (đạt trên 90%) và đảm bảo an toàn sức khỏe, không để lại những tác dụng phụ nguy hiểm.\n\n\n**16 nhóm đối tượng được tiêm chủng vắc xin covid diện rộng theo công văn của Bộ Y tế bao gồm:** \n\n\n1. Cán bộ y tế\n\n\n2. Người tham gia công tác phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, người làm công tác truy vết, làm việc ở khu cách ly, điều tra dịch tễ...)\n\n\n3. Lực lượng công an; quân đội\n\n\n4. Cán bộ ngoại giao\n\n\n5. Giáo viên, học sinh, sinh viên\n\n\n5. Cán bộ hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh\n\n\n7. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu ( hàng không, vận tải, du lịch, điện, nước)… \n\n\n8. Người mắc bệnh mạn tính\n\n\n9. Người trên 65 tuổi\n\n\n10. Người sinh sống ở vùng có dịch\n\n\n11. Người nghèo, các đối tượng chính sách\n\n\n12. Người bán hàng ăn, buôn bán ở chợ, xây dựng, lao động tự do\n\n\n13. Người được cơ quan nhà nước cử đi công tác, học tập và lao động ở nước ngoài.\n\n\n14. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố \n\n\n15. Các chức sắc, chức việc các tôn giáo \n\n\n16. Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế\n\n\nNhững đối tượng thuộc diện tiêm mở rộng sẽ được thông báo qua tin nhắn địa điểm và thời gian tiêm. Khi đến tiêm sẽ được check mã QR và khám sàng lọc và điền vào ứng dụng có sẵn. Nếu đạt yêu cầu về sức khỏe thì sẽ được tiêm chủng, sau đó hệ thống sẽ nhắc nhở 2 tiếng/lần theo dõi phản ứng sau tiêm để chúng ta có thể cập nhật nhanh những diễn biến sau tiêm của người dân, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.\n\n\n**Xuân Trúc**\n\n\n**Nguồn tham khảo: Bộ y tế**\n\n", "date": "09/07/2021", "tags": ["Tiêm chủng", "Dịch corona", "Virus corona"]}, {"title": "Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?", "abstract": "Lựa chọn sử dụng vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế tất cả các loại vắc xin nào cũng tiềm ẩn nguy cơ và các phản ứng bất lợi khác nhau dù ít dù nhiều, điều đó vẫn có thể xảy ra sau khi sử dụng.", "md_content": "Vắc xin được tạo ra nhằm đáp ứng [hệ miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/he-mien-dich-co-vai-tro-gi-hai-cach-giup-tang-cuong-he-mien-dich-hieu-qua-48008.html) trong cơ thể người sử dụng, thông qua phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong vắc xin. Các phản ứng tại chỗ và phản ứng hệ thống như: Đau tại chỗ tiêm, sốt... có thể xảy ra như một phần của sự đáp ứng miễn dịch. Một vắc xin thật sự lý tưởng là vắc xin không gây ra phản ứng phụ, hoặc chỉ xảy ra các phản ứng bất lợi nhẹ đối với cơ thể. Thêm vào đó, các thành phần khác trong vắc xin như: Tá dược, chất ổn định và các chất bảo quản... có thể là nguồn khởi phát các phản ứng.\n\n\nMột vắc xin được cho là tốt là vắc xin ít gây ra phản ứng, hạn chế gây ra phản ứng ở mức tối thiểu trong thời gian cơ thể tạo ra miễn dịch. Tuy nhiên hiện nay, tất cả các loại vắc xin đều ít nhiều gây ra các phản ứng đối với cơ thể như đau cơ khớp… Vậy hiện tượng này có đáng lo ngại? Hãy cùng nhau xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề nhé!\n\n\nTầm quan trọng của tiêm vắc xin\n-------------------------------\n\n\nCác phản ứng sau khi sử dụng vắc xin là tình trạng đáp ứng vắc xin của cá nhân đối với thành phần của vắc xin đã sử dụng. Ngay cả khi vắc xin đó được đảm bảo hoàn toàn các yêu cầu như: Bảo quản, sự vận chuyển, quá trình chuẩn bị và chỉ định. Tất cả các phản ứng bất lợi có thể xảy ra ở từng mức độ khác nhau, những phản ứng không mong muốn từ nhẹ cho tới những phản ứng nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Do đó, song song với việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh, chúng ta cũng cần phải nắm rõ những phản ứng bất lợi có thể xảy ra.\n\n\nTuy nhiên, chúng ta luôn ghi nhớ rằng sử dụng vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả hơn cả, so với việc chúng ta mạo hiểm với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà lẽ ra bản thân có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin.\n\n\n\n![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_1_3d12fc5665.jpg)\n\n\n*Vắc xin là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả*\nĐau khớp – phản ứng cơ thể sau khi sử dụng vắc xin có đáng lo?\n--------------------------------------------------------------\n\n\nCác phản ứng sau của cơ thể sau khi sử dụng vắc- xin là tình trạng đáp ứng vắc xin đó. Dưới đây là những loại phản ứng có thể gặp sau khi sử dụng vắc xin:\n\n\n### Các phản ứng nhẹ đối với cơ thể\n\n\nCác phản ứng nhẹ thường xảy ra sau khi tiêm vắc xin vài giờ và biến mất ngay sau khoảng thời gian ngắn, ít nguy hiểm xảy ra gồm:\n\n\n* Phản ứng tại chỗ tiêm vắc xin như: Đau, sưng, đỏ.\n* Phản ứng toàn thân sau khi tiêm như: Sốt nhẹ, khó chịu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, đau đầu, chán ăn.\n\n\nCác phản ứng nhẹ thường xảy ra ngay trong ngày sử dụng vắc xin hoặc chậm nhất là ngày hôm sau. Trừ trường hợp nổi mề đay do tiêm vắc xin [sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-soi-la-gi-benh-soi-may-ngay-khoi-41359.html), có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin từ 6 – 12 ngày và kéo dài trong khoảng một vài ngày.\n\n\nNhư vậy, đau khớp sau khi tiêm vắc xin được xem là các phản ứng nhẹ đối với cơ thể, chúng ta không nên lo lắng quá. Tuy nhiên nếu tình trạng đau khớp kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhé!\n\n\n\n![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_2_2dd4367492.jpg)\n\n\n*Đau khớp sau khi tiêm vắc xin là phản ứng nhẹ có thể hết sau vài giờ*\n### Các phản ứng nặng đối với cơ thể\n\n\nĐa số các phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin cũng sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Ngay cả phản ứng sốc phản vệ, tuy có thể đe dọa tính mạng nhưng có thể can thiệp điều trị được và không để lại di chứng. Do đó, sau khi tiêm phòng vắc xin, chúng ta nên ở lại 30 phút nhằm theo dõi các phản ứng sau khi tiêm để được can thiệp y tế nhanh nhất. Các phản ứng nặng đối với cơ thể được kể đến như sau:\n\n\n* Thường không để lại các các hậu quả lâu dài.\n* Trường hợp rất nặng và không được can thiệp y tế sớm có thể gây ra khuyết tật.\n* Hiếm trường hợp xảy ra tình trạng đe dọa đến tính mạng.\n* Bao gồm cả chứng [động kinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/so-cuu-benh-nhan-dong-kinh-dung-cach-28776.html) và các phản ứng dị ứng, được gây ra bởi phản ứng của cơ thể với các thành phần có trong vắc xin.\n* Các phản ứng rất nặng sau khi sử dụng vắc xin bao gồm: Động kinh, phản ứng phản vệ, giảm tiểu cầu, quấy khóc kéo dài, cơn giảm trương lực giảm phản ứng (hypotonic hyporesponsive episode - HHE)...\n\n\n### Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh\n\n\nCác phản ứng nghiêm trọng cần được lưu tâm và sớm được phát hiện để có biện pháp can thiệp sớm như sốc phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin có thể đe dọa tính mạng. Các phản ứng sốc phản vệ được coi là nghiêm trọng nếu có thể:\n\n\n* Có thể gây ra tử vong.\n* Đe dọa đến tính mạng.\n* Yêu cầu nhập viện để điều trị hoặc nếu đang điều trị tại bệnh viện thì thời gian nằm viện phải kéo dài.\n* Để lại hậu quả không mong muốn như khuyết tật hoặc giảm chức năng vận động đáng kể hoặc kéo dài dai dẳng.\n* Gây nên tình trạng bất thường bẩm sinh hoặc có thể gây ra dị tật thai nhi.\n* Cần có can thiệp sớm để tránh các tổn thương không đáng có hoặc di chứng vĩnh viễn.\n\n\n\n![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_3_d7a6d53587.jpg)\n\n\n*Sau khi tiêm phòng nên chờ 30 phút để nhân viên y tế kiểm tra*\nCách xử lý khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin\n--------------------------------------------------------------------\n\n\n### Đối với trường hợp sốc phản vệ\n\n\nThường xuất hiện trong thời gian hoặc ngay sau khi tiêm chủng, với các triệu chứng như:\n\n\n* Kích thích, mệ mỏi vật vã.\n* Mẩn ngứa, nổi ban đỏ, nổi mày đay.\n* Phù Quincke.\n* Mạch đập nhanh và nhỏ khó bắt.\n* Huyết áp không đo được do bị tụt.\n* Khó thở thậm chí nghẹt thở.\n* Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ được.\n* Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.\n* Đôi khi hôn mê, đôi khi giãy giụa, co giật...\n\n\nCác trường hợp này cần dừng ngay việc tiêm vắc xin, và tiến hành cấp cứu xử trí sốc phản vệ sau tiêm theo phác đồ của bộ Y tế, đồng thời chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực gần nhất.\n\n\n### Phản ứng quá mẫn cảm cấp tính\n\n\nThường xảy ra trong 2 giờ sau tiêm vắc xin với một hoặc nhiều các triệu chứng như:\n\n\n* Thở khò khè và ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản.\n* Phù nề thanh quản, phù nề ở mặt hoặc có thể phù nề toàn thân.\n* Phát ban.\n\n\nĐể xử trí vấn đề này, nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin, để phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Các trường hợp phản ứng nặng cần cho bệnh nhân thở oxy và xử trí tương tự như sốc phản vệ.\n\n\n### Co giật\n\n\nNhững cơn co giật toàn thân không kèm theo triệu chứng, có thể sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như: Thông đường thở, hút sạch đờm dãi và cho thở oxy. Có thể xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc chống co giật như diazepam hoặc các loại thuốc khác theo đúng phác đồ xử trí co giật của Bộ Y tế.\n\n\n\n![Đau khớp - phản ứng cơ thể sau khi tiêm vắc xin có đáng lo?4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_khop_phan_ung_co_the_sau_khi_tiem_vac_xin_co_dang_lo_4_2b7e4979e8.jpg)\n\n\n*Hãy tự trang bị cho mình kiến thức và cách xử trí cho những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh*\nĐau khớp sau khi tiêm vắc xin là tình trạnh thường xảy ra được xếp vào nhóm phản ứng nhẹ đối với cơ thể, bạn đọc đừng nên lo lắng quá. Nếu đau khớp dai dẳng kéo dài có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác và cần nên đi khám sớm để được điều trị. Các phản ứng nặng và các phản ứng nghiêm trọng thường rất hiếm xảy ra. Hãy tự trang bị cho mình kiến thức và cách xử trí cho những phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh. Và luôn ghi nhớ rằng sử dụng vắc xin phòng bệnh là phương pháp an toàn và hiệu quả tối ưu nhất.\n\n\n**Hoàng Yến**\n\n\n***Nguồn: Tổng hợp***\n\n", "date": "03/03/2022", "tags": ["Đau khớp", "tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng", "abstract": "Tiêm vacxin cho trẻ là điều vô cùng quan trọng vì chúng sẽ kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh sau nà. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho trẻ đi tiêm phòng để tránh hậu quả không đáng có.", "md_content": "[Tiêm phòng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-nao-can-tiem-phong-uon-van-nhung-luu-y-ve-tiem-phong-43567.html) là cách tốt nhất để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên ba mẹ cần biết cách chăm sóc cho trẻ trước và sau khi tiêm để hạn chế những tác dụng phụ con thường gặp phải.\n\n\nKhám sàng lọc trước khi tiêm chủng\n----------------------------------\n\n\n![Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_luu_y_khi_dua_tre_di_tiem_phong_1_2045e55fdb.jpg)*Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng*\nKhám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tạm hoãn hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.\n\n\n### Trẻ sẽ tạm hoãn tiêm chủng trong những trường hợp sau\n\n\nSức khỏe của trẻ chưa ổn định, đang trong thời gian mắc những bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng\n\n\nTrẻ chưa đủ cân nặng, thấp hơn 2.5kg.\n\n\nTrước thời gian tiêm phòng trẻ không ăn uống và chơi bình thường, có dấu hiệu mắc bệnh sốt.\n\n\nTrẻ mắc những bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.\n\n\nTrẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch, hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, [trẻ đang uống kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-dang-uong-khang-sinh-co-tiem-phong-duoc-khong-46506.html) liều cao cần được hoãn tiêm trong vòng 3 tháng.\n\n\nTrẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.\n\n\nTrường hợp không được tiêm chủng\n--------------------------------\n\n\n![Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_luu_y_khi_dua_tre_di_tiem_phong_2_9bee4b50f8.jpg)*Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng để biết tình trạng sức khỏe của trẻ*\nTrẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin vào lần tiêm trước như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.\n\n\nTrẻ bị suy cơ quan trong cơ thể như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan\n\n\nTrẻ suy giảm miễn dịch do mắc những bệnh truyền nhiễm lây lan ngay từ khi còn trong bụng mẹ.\n\n\nTrẻ nằm trong các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng được nhà sản xuất quy định đối với từng loại vắc-xin.\n\n\nĐể có kết quả khám sàng lọc chuẩn xác nhất, đầu tiên ba mẹ nên cung cấp những thông tin đúng và đầy đủ cho bác sĩ, đồng thời \n\n\nnhững bệnh lý bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.\n\n\nQuan sát kĩ những biểu hiện của trẻ sau khi tiêm chủng\n------------------------------------------------------\n\n\n![Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_dieu_can_luu_y_khi_dua_tre_di_tiem_phong_3_c00925ec5a.jpg)*Theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 giờ một lần sau khi tiêm*\nSau khi tiêm chủng mẹ và trẻ ở lại khoảng 30 phút tại điểm tiêm chủng để các nhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng.\n\n\nTrước khi về nhà, mẹ nên ghi nhớ nhiệt độ cơ thể của trẻ và tình vết tiêm để có cơ sở so sánh sau này. Sau khi về nhà ba mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 48 giờ:\n\n\n* Trẻ có vui vẻ ăn chơi vui ngủ hay không.\n* Nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, có xuất hiện những vết ban đỏ lạ trên da không.\n* Cần tránh cho trẻ chạm, đè vào chỗ tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.\n* Ba mẹ cũng không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.\n\n\nĐể đảm bảo hiệu quả khi tiêm vắc-xin được tốt nhất, trẻ không được sử dụng dạng thuốc corticoid, các thuốc ức chế, làm giảm miễn dịch,... trong vòng 6 tháng.\n\n\nNếu ba mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng như con sốt cao trên 39 độ C, cơ thể tím tái, khó thở, phát ban đỏ trên da, bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ\n\n\nXây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để con nhanh hồi phục\n------------------------------------------------------------------------\n\n\nĐa số trẻ em sau tiêm chủng sẽ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ với những biểu hiện như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng hơn trước. Vì thế trong thời gian này mẹ nên chú ý chế độ ăn uống của con như:\n\n\nVới những trẻ đang bú mẹ thì mỗi ngày mẹ nên cho trẻ ti sữa ít nhất 150 ml/1kg thể trọng\n\n\nVới trẻ đang ăn dặm thì mẹ nên cho con uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép hoa quả vào chế độ ăn hằng ngày như nước chanh, cam, dừa, bưởi để bù lại lượng vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm những thức ăn giúp dễ tiêu hóa hơn như sữa chua, váng sữa.\n\n\nNếu trẻ đã cai sữa thì mẹ nên chon con ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…Ngoài ra cũng nên bổ sung nhiều món ăn có nhiều kẽm và Vitamin A để tăng sức đề kháng như thịt bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm có màu đỏ.\n\n\nTrẻ sau khi tiêm phòng thường dễ mệt mỏi, chán ăn nên mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn từng ít một và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt. Nên thêm tỷ trọng của những món cháo với thịt và rau, có thể xay nhuyễn để cung cấp vitamin A, B, C và chất xơ để tốt cho sức khỏe và sự hồi phục của con.\n\n\nChế độ chăm sóc trẻ sau tiêm\n----------------------------\n\n\nCho trẻ uống nhiều nước, nằm ở không gian thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 giờ một lần.\n\n\nChỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể thoải mái và có thể giải tỏa bớt nhiệt giúp nếu trẻ bị sốt sau khi chích ngừa.\n\n\nLau người, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt là nên chú ý ở trẻ có tiền sử co giật sau khi tiêm phòng.\n\n\nNếu trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều, ba mẹ đặt trẻ ngồi vào chậu nước ấm cho thoải mái, lau bẹn, nách và khắp người trẻ một cách sạch sẽ.\n\n\n**Trúc**\n\n\n**Nguồn: Tổng hợp**\n\n", "date": "28/04/2021", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?", "abstract": "Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường trở nên yếu hơn nên có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh. Do đó, việc tiêm vắc-xin trước khi mang thai là việc làm cần thiết và hữu ích đối với tất cả thai phụ.", "md_content": "Việc tiêm vắc-xin là do nếu chẳng may mắc các bệnh do virus, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ.\n\n\n**Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?**\n----------------------------------------------\n\n\nCơ thể chị em trong thai kỳ thường rất nhạy cảm và rất dễ mắc các bệnh do virus gây ra. Do vậy, việc tiêm vắc-xin trước khi chuẩn bị mang thai rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Việc này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ khi bầu mà còn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và mạnh khỏe trong suốt thai kì của con.\n\n\n### **Tăng sức đề kháng cho người mẹ**\n\n\nMột trong những lí do mà chị em phụ nữ nên tiêm vắc-xin trước khi mang thai đó là thời gian này cơ thể của người mẹ hệ miễn dịch yếu hơn bình thường nên dễ bị nhiễm bệnh. Có thể nói, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu tiêm vắc-xin bảo vệ thì khi bước vào thai kỳ, người phụ nữ sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh, tránh nhiều rủi ro cho mẹ và thai nhi.\n\n\n![Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_nen_tiem_phong_truoc_khi_mang_thai_1_9f446d4a5d.jpeg)*Tiêm vắc-xin bảo vệ thì khi bước vào thai kỳ sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh.*\nBởi nếu như không may mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ thì việc chữa bệnh rất khó, do các bác sĩ vừa điều trị vừa cố gắng tránh làm ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Và bệnh truyền nhiễm thường đe dọa tới sự phát triển của thai nhi.\n\n\nDưới đây là một vài dẫn chứng cho thấy thai nhi sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều thiệt thòi nếu như mẹ bầu mắc phải một số bệnh nguy hiểm, dễ mắc khi mang thai như:\n\n\n* **Bệnh sởi:** Mẹ bầu nếu bị [bệnh sởi](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-soi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-41346.html) thì thai nhi sinh ra có thể bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.\n* **Bệnh quai bị:** Nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ mà mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi dễ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí là thai chết lưu – sinh non.\n* **Bệnh rubella:** Vào 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus [rubella](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/rubella-soi-duc-la-benh-gi-dieu-tri-ra-sao-41333.html) thì thai nhi có nguy cơ cao ( tới 90%) bị dị tật não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển đầy đủ các tháng thai kỳ tiếp theo.\n* **Bệnh thủy đậu:** Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn sớm của thời kỳ mang thai (vào tuần thứ 8 – 20) thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Còn trường hợp bị thủy đậu ngay trước hoặc sau sinh con thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh, thậm chí có thể tử vong.\n* **Bệnh cúm:** Bệnh này tuy sẽ không gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng lại có thể gây tình trạng dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đặc biệt nguy hiểm nếu [mẹ bầu bị cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/me-bau-bi-cam-cum-so-mui-khi-mang-thai-41043.html) trong 3 tháng đầu mang thai.\n* **Bệnh viêm gan B:** Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì sẽ dễ dàng lây lan cho bé trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng diễn tiến bệnh xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành rất cao. Bởi vì nguyên nhân này cho nên các bà mẹ rất quan tâm tới vấn đề có nên tiêm các loại vắc-xin trước khi mang thai không?\n\n\n### **Đảm bảo thai nhi phát triển tốt hơn**\n\n\n![Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_nen_tiem_phong_truoc_khi_mang_thai_2_58b308f9ae.jpg)*Tiêm vắc-xin trước khi mang thai sẽ đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt hơn.*\nNgoài ra, tiêm vắc-xin cho phụ nữ trước khi mang thai cũng đem tới rất nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp em bé có hệ miễn dịch tốt hơn. Các bác sĩ cho rằng, một số loại vắc-xin sẽ có tác dụng tuyệt vời, giúp thai nhi có sức đề kháng cao, bé khỏe mạnh và không bị mắc các căn bệnh nguy hiểm trong những tháng mới sinh. Vì vậy, người phụ nữ nên chuẩn bị kiến thức kĩ càng trước khi mang thai, để em bé có sức khỏe tốt nhất, phát triển tự nhiên.\n\n\nMột số người phụ nữ vẫn còn chưa hiểu hết việc vì sao nên tiêm vắc-xin trước khi mang thai, bởi vì họ sợ vắc-xin sẽ gây ra nhiều tác động không tốt đến sức khỏe em bé. Tuy nhiên, hầu hết các vắc-xin cho phụ nữ trước khi mang bầu được chỉ định đều là những loại an toàn, là loại tái tổ hợp hoặc bất hoạt. Bạn chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ tiêm phòng.\n\n\n![Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vi_sao_nen_tiem_phong_truoc_khi_mang_thai_3_b223108c15.jpg)*Vắc-xin được chỉ định cho mẹ trước khi mang thai đều là loại an toàn.*\n**Nếu không kịp tiêm phòng trước mang thai thì có nên tiêm phòng trong khi mang thai được không?**\n--------------------------------------------------------------------------------------------------\n\n\nHầu hết các vắc-xin là dạng virus còn sống, chỉ bị làm yếu đi thì bác sĩ đều khuyên nên tiêm trước khi mẹ mang thai ít nhất 1 tháng. Bởi thời gian này để tránh trường hợp xấu xảy ra là dù virus bị làm yếu đi vẫn gây bệnh cho mẹ. Bởi thế, những vắc-xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai thì không nên tiêm trong thời kỳ mang thai.\n\n\nVắc-xin tiêm phòng trong thời kỳ mang thai: Vắc-xin ngừa uốn ván. Uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, do đó phụ nữ trong tuổi sinh sản cần được tiêm vắc-xin ngừa uốn ván trước khi mang thai hoặc tuần thai 27 – 36.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng Hợp***\n\n", "date": "11/12/2020", "tags": ["Tiêm chủng", "Mang thai"]}, {"title": "Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?", "abstract": "Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, cùng tìm hiểu ngay nhé!", "md_content": "Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng đó chính là khi trẻ đang có sức khỏe ổn định và theo lịch trình được khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin. Tuy nhiên, sẽ có những lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Lúc này, các bậc phụ huynh đang rất băn khoăn không có liệu có nên cho trẻ tiêm phòng không? Và sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!\n\n\nTrẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không?\n---------------------------------------------\n\n\nTheo nhận định từ các chuyên gia y tế, việc quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc phụ thuộc vào 2 yếu tố là loại vắc xin và loại thuốc đang sử dụng. Đa số những loại thuốc thông thường có tác dụng để trị ho, sốt, [cảm cúm](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/cum-434.html)… sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều khi tiêm vắc xin. Trẻ vẫn có thể tiêm vắc xin theo lịch trình.\n\n\nTuy nhiên, với một số loại thuốc như steroid, kháng sinh và các thuốc để điều trị ung thư, liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch thì trẻ cần phải có thời gian chờ đợi và cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.\n\n\n*![sau-uong-khang-sinh-bao-lau-thi-duoc-tiem-phong-cho-tre-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre2_100b8b1ff8.jpg)*\n\n\n*Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không?*\n\n\nTrong đó, hầu như các loại thuốc [kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/thuoc/khang-sinh) không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên trẻ vẫn có thể tiêm phòng được. Nhưng nếu trẻ đang trong thời gian uống thuốc kháng sinh mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng (sốt, tiêu chảy nhẹ,...) sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin. Một số loại thuốc kháng virus như tamiflu còn có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Những loại thuốc khác đang làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Nếu tiêm vắc xin lúc này, virus có thể kích hoạt gây bệnh.\n\n\nTrẻ đang ốm có tiêm phòng được không?\n-------------------------------------\n\n\nSau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng và trẻ đang ốm có tiêm phòng được không? Trong trường hợp nếu trẻ đang ốm, tốt nhất mẹ nên chờ sau khi trẻ khỏi ốm hẳn rồi mới nên tiêm phòng. Nhưng nếu trong trường hợp sắp có lịch tiêm phòng mà trẻ chưa khỏi ốm thì bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.\n\n\n*![sau-uong-khang-sinh-bao-lau-thi-duoc-tiem-phong-cho-tre-2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre3_aac68adf4b.jpg)*\n\n\n*Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?*\n\n\nVới những bệnh nhẹ hoặc gặp vấn đề như sốt nhẹ, cảm lạnh, ho, sổ mũi, viêm tai giữa, tiêu chảy nhẹ... trẻ em vẫn có thể được tiêm phòng. Trong trường hợp này, việc tiêm vắc xin này cũng chỉ đơn giản là cơ thể sẽ phải cùng lúc sản sinh ra các đề kháng để chống lại virus (trong vắc xin) và chống lại các virus, vi khuẩn gây ra bệnh tại thời điểm đó. Điều này không có vấn đề gì, vắc xin không làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn mà nó chỉ gây ra các tác dụng phụ nhẹ gần giống với triệu chứng bệnh, ví dụ như sốt, chán ăn,...\n\n\nVới những bệnh nặng hoặc tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng như ung thư, bị nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, những trường hợp đang hóa trị liệu, truyền máu, cấy ghép hoặc đang điều trị bệnh bằng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch... thì tạm thời không nên cho trẻ tiêm phòng hoặc phải chờ đợi. \n\n\nSau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng?\n------------------------------------------------\n\n\nTùy vào mục đích của việc sử dụng kháng sinh cho trẻ sẽ có khoảng thời gian sau uống kháng sinh thì được tiêm phòng khác nhau. Theo đó, có 2 trường hợp cần phải được phân loại rõ: \n\n\n* Đối với trẻ đang sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng: Nếu chỉ là những bệnh lý nhẹ như [viêm họng](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-hong-468.html), nhiễm trùng tai,... thì trẻ vẫn có thể uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và cả sau khi tiêm phòng.\n* Đối với trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc kháng để điều trị các bệnh vừa và nặng thì tạm thời thì sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Câu trả lời ở đây là không nên tiêm phòng. Bởi những triệu chứng của bệnh và những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với các tác dụng phụ của vắc xin khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu bệnh trở nặng sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi. Việc tiêm vắc xin, tức là đưa virus vào cơ thể có kích hoạt bệnh.\n\n\n*![sau-uong-khang-sinh-bao-lau-thi-duoc-tiem-phong-cho-tre-1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre4_830872c05d.jpg)*\n\n\n*Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng*\n\n\nMột số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sau uống kháng sinh\n------------------------------------------------------------------\n\n\nSau khi tiêm phòng, đặc biệt là đối với trẻ sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng, cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây: \n\n\n* Sau khi tiêm xong, nên ngồi lại khoảng 15 - 30 phút để theo dõi xem trẻ có bị dị ứng với thuốc không.\n* Khi về nhà, mẹ nên theo dõi xem trẻ có bị sốt không, những biểu hiện trên da, cử chỉ, có quấy khóc và bú mẹ bình thường không. Đặc biệt là đối với những trẻ mới tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.\n* Sau khi tiêm xong, mẹ nên chườm mát ở vị trí tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.\n* Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường sau tiêm, phụ huynh có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.\n* Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì cơn sốt sẽ hạ ngay chỉ sau một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng và nên đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.\n* Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.\n\n\nTrên đây là một số chia sẻ về vấn đề sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng được mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc sử dụng kháng sinh và tiêm phòng cho trẻ nhé!\n\n\n**Thủy Phan**\n\n\nNguồn Tham Khảo: Tổng Hợp\n\n", "date": "26/07/2020", "tags": ["tiêm phòng", "Trẻ sơ sinh", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?", "abstract": "Rất nhiều phụ huynh lo lắng không biết liệu đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không và có bị ảnh hưởng gì không? Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai loại vắc xin này và an tâm hơn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu xem ngay giải đáp dưới đây nhé!", "md_content": "[Vắc xin 5 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-5-trong-1-tiem-khi-nao-vac-xin-5-trong-1-tiem-may-mui.html) và vắc xin 6 trong 1 đều có tác dụng giúp phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Điểm khác nhau giữa hai loại vắc xin này là ở số lượng và loại bệnh có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 khiến các phụ huynh cảm thấy lo lắng không biết có bị ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu chi tiết hơn về hai loại vắc xin này nhé!\n\nTìm hiểu về vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1\n--------------------------------------------------\n\nVắc xin được phát triển để giúp phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ bùng phát thành dịch, nguy cơ di chứng và tử vong cao. Cả vắc xin 5 trong 1 và [vắc xin 6 trong 1](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vacxin-6-trong-1-va-nhung-dieu-can-biet.html) đều được khuyến nghị tiêm chủng cho trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao như Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Bệnh do vi khuẩn Hib. Những căn bệnh này không chỉ hay xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn để lại di chứng nặng nề về sau.\n\n![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_5_458474a020.jpg)\n\n*Vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 đều là vắc xin kết hợp phòng nhiều bệnh cùng lúc*\n\nVề cơ bản, cả hai loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều là những loại vắc xin quan trọng được chỉ định tiêm phòng cho trẻ trong khoảng từ 2 - 24 tháng tuổi. Đặc trưng của từng loại vắc xin cụ thể như sau:\n\n### Vắc xin 5 trong 1\n\nVắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp có khả năng phòng ngừa 5 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đang có 4 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, dịch vụ. Bao gồm:\n\n**Vắc xin Pentaxim:** Được sản xuất tại Pháp và Canada bởi Công ty dược phẩm Sanofi Pasteur. Loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt và bệnh do [vi khuẩn Hib](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hib-nguy-hiem-the-nao-mot-so-cach-phong-ngua.html) gây ra. Do vậy, trẻ cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B khi tiêm vắc xin Pentaxim.\n\n**Vắc xin ComBe Five:** Được sản xuất tại Ấn Độ bởi Công ty Biological.\n\n**Vắc xin SII:** Do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất. \n\n**Vắc xin Quinvaxem:** Được sản xuất tại Hàn Quốc bởi Công ty Berna Biotech Korea Corp.\n\nCả 4 loại vắc xin này được sử dụng để phòng ngừa 5 căn bệnh bao gồm Uốn ván, Ho gà, Bạch hầu, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Khi tiêm cho trẻ các vắc xin 5 trong 1 này, cha mẹ cần cho trẻ uống/tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt.\n\n### Vắc xin 6 trong 1\n\nSo với vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 có khả năng giúp phòng ngừa các đủ 6 căn bệnh nguy hiểm trong cùng 1 mũi tiêm bao gồm Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Hiện tại, có hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam là:\n\n* Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ;\n* Vắc xin Hexaxim của Pháp.\n\nNên lựa chọn vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 để tiêm phòng cho trẻ?\n-------------------------------------------------------------------\n\nMục tiêu của việc tiêm phòng vắc xin là để ngừa những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Khi sử dụng vắc xin 6 trong 1, trẻ có thể được chủng ngừa đồng thời 6 loại bệnh chỉ trong một mũi tiêm, không cần phải tiêm thêm bổ sung các loại vắc xin khác.\n\n![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_2_4245483ca5.png)\n\n*Việc tiêm vắc xin 6 trong 1 sẽ giúp phòng ngừa đủ 6 loại bệnh trong một mũi tiêm*\n\nTuy nhiên, với vắc xin 5 trong 1 thì trẻ vẫn cần phải bổ sung thêm một loại vắc xin khác tùy vào loại vắc xin được chủng ngừa. Cụ thể, với vắc xin Pentaxim thì bố mẹ cần tiêm bổ sung thêm mũi [vắc xin viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mot-so-thong-tin-can-biet-ve-viec-tiem-phong-viem-gan-b.html) cho trẻ. Còn với vắc xin ComBe Five, SII, Quinvaxem thì trẻ cần phải uống/tiêm thêm vắc xin bại liệt. Việc tiêm chủng vắc xin kết hợp nhiều loại bệnh khác nhau trong cùng một mũi không chỉ giúp trẻ giảm số lần tiêm, mà còn giúp các phụ huynh giảm bớt tần suất đưa con đi tiêm chủng.\n\nĐang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?\n----------------------------------------------------------------\n\nĐể đảm bảo tối ưu hiệu lực của vắc xin, chỉ nên tiêm cùng 1 chủng loại. Nhưng trong những trường hợp bất khả kháng, chẳng hạn như hết, hay khan hiếm vắc xin cùng loại hoặc không rõ thông tin về mũi tiêm trước đó thì vẫn có thể tiêm loại vắc xin hiện có với cùng thành phần tương đương với mũi vắc xin tiêm trước đó.\n\nTheo lịch tiêm chủng của Bộ y tế, trẻ dưới 1 tuổi cần được uống/tiêm vắc xin phối hợp để phòng ngừa đồng thời các bệnh gồm Ho gà, Uốn ván, Bạch hầu, Bại liệt, Viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib vào thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi.\n\nĐể đảm bảo mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất, trẻ cần được thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Vậy đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? Trong trường hợp đã tiêm vắc xin 5 trong 1 nhưng muốn chuyển sang tiêm 6 trong 1 do hết, khan hiếm vắc xin, lo ngại về các phản ứng sau tiêm,..., ba mẹ vẫn muốn con được tiêm chủng đảm bảo đủ liều và đúng lịch thì có thể đến tất cả các trung tâm tiêm chủng để được tham vấn ý kiến bác sĩ nhằm giúp bé được tiếp cận đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng vắc xin.\n\nKhi đưa trẻ đi tiêm chủng, phụ huynh nên mang theo tất cả các giấy tờ liên quan đến hồ sơ sức khỏe của bé cũng như toàn bộ cuốn sổ tiêm cá nhân hoặc phiếu tiêm chủng để giúp bác sĩ nắm được thông tin về loại vắc xin mà trẻ đã được tiêm trước đó. Đồng thời, đưa ra chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất đối với trẻ.\n\n![Đang tiêm vắc-xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_4_2c4df6abd7.jpg)\n\n*Trẻ đang tiêm vắc xin 5 trong 1 vẫn có thể chuyển sang 6 trong 1 trong một số trường hợp*\n\nTrường hợp nếu uống hoặc tiêm dư một loại vắc xin nào đó cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí, điều này còn giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Do vậy, các phụ huynh không cần quá lo lắng về việc phải chuyển đổi mũi tiêm hay tiêm dư vắc xin. Điều quan trọng là phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra chỉ định về chủng loại và số lượng mũi tiêm phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ.\n\nHiện tại, tất cả các [Trung tâm Tiêm chủng Long Châu](https://nhathuoclongchau.com.vn/trung-tam-tiem-chung) trên toàn quốc đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin phòng ngừa bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Trong đó bao gồm cả các loại vắc xin phòng ngừa Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và Hib với giá thành hợp lý.\n\nKhi lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi:\n\n* Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chuyên môn, đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.\n* Người đến tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc đầy đủ, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe để tư vấn loại vắc xin cũng như lịch tiêm chủng phù hợp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.\n* 100% đều được các nhân viên y tế theo dõi và đánh giá lại tình trạng sức khỏe sau tiêm 30 phút trước khi ra về.\n* Tất cả các loại vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được nhập khẩu chính hãng và được bảo quản tại hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.\n* Phòng tiêm chủng sạch sẽ, thoáng mát và có khu vui chơi dành riêng để trẻ vui chơi, tạo tâm lý thoải mái trước và sau tiêm chủng.\n\n![Đang tiêm vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không?6](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dang_tiem_vac_xin_5_trong_1_chuyen_sang_6_trong_1_co_duoc_khong_46fca99740.jpg)\n\n*Long Châu sở hữu đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm*\n\nĐể được tư vấn về dịch vụ hoặc đặt lịch tiêm chủng, Quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline 18006928 hoặc đặt lịch trực tiếp.\n\nHy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho thắc mắc “[Đang chích vắc xin 5 trong 1 chuyển sang 6 trong 1 có được không](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dang-tiem-vac-xin-5-trong-1-chuyen-sang-6-trong-1-co-duoc-khong.html)” nhé. Hy vọng sẽ giúp bố mẹ cảm thấy an tâm và chủ động hơn trong việc tiêm chủng cho trẻ.\n\n", "date": "14/01/2024", "tags": ["Vacxin", "vaccine 5in1", "vaccine 6in1", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?", "abstract": "Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc tạo nên hệ miễn dịch bền vững cho trẻ chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Nhưng khá nhiều cha mẹ lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?", "md_content": "Tâm lý lo lắng này của cha mẹ là hoàn toàn hợp lý vì không biết được việc trẻ đang uống kháng sinh thì có ảnh hưởng gì tới tác dụng của tiêm phòng không.\n\n\n**Thuốc kháng sinh là gì?**\n---------------------------\n\n\nKháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn. Các loại kháng sinh khác nhau thì khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn là không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo chỉ định của Bác sĩ.\n\n\nĐối với trẻ nhỏ, do [hệ thống miễn dịch](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thoi-quen-lam-hong-he-thong-mien-dich-19797.html) bảo vệ cơ thể chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Trong đó, các chứng bệnh như cảm cúm, chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản... thông thường là do virus xâm nhập gây bệnh, cha mẹ dễ nhầm tưởng là trẻ nhiễm khuẩn và tự ý có trẻ uống kháng sinh. Điều này không những không có hiệu quả điều trị mà trẻ có thể chịu [tác dụng phụ của thuốc kháng sinh](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-voi-suc-khoe-46456.html), tăng nguy cơ đề kháng thuốc.\n\n\n![Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_dang_uong_khang_sinh_co_tiem_phong_duoc_khong_1_b86d825e9c.jpg)*Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý*\n**Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?**\n------------------------------------------------------\n\n\nThực tế, có không ít trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh nhưng lại đến lịch tiêm chủng vì trẻ nhỏ trong độ tuổi này rất thường hay gặp các triệu chứng như ho sốt, tiêu chảy,... Do đó, cha mẹ đều lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, thì về nguyên tắc thì ngoài một số trường hợp ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ đang uống kháng sinh.\n\n\nDùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin sống giảm độc lực (ngoại trừ vắc-xin thương hàn uống) và vắc-xin bất hoạt. Những trẻ này cần được khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm xác định kỹ càng hơn tình trạng sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa.\n\n\n![Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_dang_uong_khang_sinh_co_tiem_phong_duoc_khong_2_c18853063f.jpg)*Một số trường hợp dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin.*\nCần [phân biệt các trường hợp sốt do bệnh và sốt mọc răng ở trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phan-biet-sot-moc-rang-o-tre-va-sot-do-benh-45585.html), bởi vì các trường hợp sốt, tiêu chảy đang dùng kháng sinh có thể sẽ phải hoãn tiêm để chờ cho bình phục sức khỏe, còn nếu bé sốt mọc răng thì vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp ho, sổ mũi cần chỉ định tiêm chủng hay hoãn tùy vào từng trường hợp cụ thể. \n\n\nVậy, trẻ có tiêm phòng được không nếu đang uống kháng sinh thì Không nên tiêm vắc-xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng virus mặc dù thuốc kháng virus không ảnh hưởng đến vắc-xin cúm bất hoạt.\n\n\nVắc-xin sống zoster hoặc [vắc-xin thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-vacxin-phong-thuy-dau-o-dau-va-gia-tien-la-bao-nhieu-40244.html) có thể bị giảm hiệu quả bởi thuốc kháng virus herpes. Vì vậy trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc-xin sống zoster hoặc thủy đậu.\n\n\nKhông có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc kháng virus đối với vắc-xin Rotavirus và vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella).\n\n\n**Các chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em**\n------------------------------------------\n\n\nTuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.\n\n\nMột số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:\n\n\n* Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.\n* Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.\n* Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải tuân theo các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin.\n\n\nNgoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:\n\n\n* Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê.\n* Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính.\n* Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C.\n* Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B).\n* Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày.\n* Trẻ nặng dưới 2000g.\n* Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin.\n* Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.\n\n\n![Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_dang_uong_khang_sinh_co_tiem_phong_duoc_khong_3_29357f98b3.jpg)*Một số trường hợp bệnh nặng ở trẻ phải trì hoãn tiêm vắc-xin để không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.*\n**Một số lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng**\n------------------------------------------\n\n\nĐể đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:\n\n\n* Cân nặng: Trẻ đã đủ 2,5 kg chưa (trẻ sơ sinh)?\n* Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi như thế nào?\n* Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không?\n* Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không?\n* Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không?\n* Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không?\n\n\nNhìn chung trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì việc quan trọng là phải cho con khám sàng lọc trước tiêm và cha mẹ cần tìm hiểu kỹ bệnh viện, đơn vị tiêm chủng, đồng thời xem xét đến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn Tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "21/07/2020", "tags": ["Tiêm chủng", "tiêm phòng", "Trẻ sơ sinh"]}, {"title": "Trẻ em nên tiêm phòng những loại vắc xin nào", "abstract": "Trẻ em cần được tiêm vắc xin phòng ngừa những bệnh nguy hiểm khi được 6 – 18 tháng. Dưới đây là những loại vắc xin phòng bệnh được khuyến cáo tiêm cho tất cả các đối tượng trẻ em, để bảo vệ con trẻ khỏi những chứng bệnh nguy hiểm.", "md_content": "Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây ra và có nguy cơ gặp biến chứng nặng thậm chí tử vong khi bị bệnh. Vì thế, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin để phòng chống những bệnh lây truyền nguy hiểm, và phải tiêm đúng thời gian và liều lượng để mang lại hiệu quả cao nhất.\n\n\nVắc xin ngừa viêm gan B\n-----------------------\n\n\n![Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_nen_tiem_phong_nhung_loai_vacxin_nao_1_15d09bad54.jpg)*Tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng vắc xin đầy đủ*\nTất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B ngay sau sinh, tốt nhất là 24 giờ sau khi sinh nhằm mục đích phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B như các trẻ khác, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể và thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Đây là mũi tiêm đầu tiên đầu tiên của trẻ, và sau đó bé cần thực hiện thêm 3 mũi tiêm nữa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.\n\n\nTiêm mũi thứ hai sau mũi 1 một tháng, và mũi thứ 3 cũng tiếp theo đó một tháng và tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm. Mẹ không nên bỏ qua tiêm mũi 4 vì mũi thuốc này có tác dụng tăng cường liều lượng và giúp bảo vệ cơ thể trẻ lên tới 90%, thời gian bảo vệ trên 20 năm. Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ em có thể là vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1).\n\n\nVaccine DTaP\n------------\n\n\nVắc xin DPT là một loại vắc xin kết hợp chống lại ba bệnh truyền nhiễm ở người: bạch hầu, ho gà và uốn ván, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể để phòng 3 bệnh trên cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 48 tháng tuổi. Các thành phần vắc xin bao gồm độc tố bạch hầu và uốn ván và giết chết toàn bộ tế bào vi khuẩn gây ra bệnh ho gà hoặc kháng nguyên ho gà. Để đạt được hiệu quả tối đa, vắc xin DTaP cần được tiêm lặp lại ba mũi riêng biệt với khoảng thời gian giữa hai lần tiêm tối thiểu cách nhau một tháng để tránh [những dị ứng khi tiêm phòng uốn ván](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/di-ung-khi-tiem-phong-uon-van-co-nguy-hiem-khong-43658.html).\n\n\nVaccine MMR\n-----------\n\n\n![Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_nen_tiem_phong_nhung_loai_vacxin_nao_2_481c01a467.jpg)*Tiêm đúng liều lượng và đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất*\nVắc xin MMR là loại vắc xin phối hợp trị 3 loại bệnh điển hình như sởi, quai bị, rubella, là những căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu không được chủng ngừa bằng vắc xin trước đó. Vắc xin MMR giúp cơ thể tạo miễn dịch phòng 3 loại bệnh trên cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Đây là một loại vắc xin sống, giảm độc lực, được tiêm dưới da và có thể sử dụng cho cả người lớn người lớn chưa được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản hoặc chưa từng tiêm phòng.\n\n\nTiêm chủng mũi đầu tiên cho trẻ này nên được tiêm nhắc lại lúc 4-6 tuổi (độ tuổi đi học), hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra để giúp biến đổi thể dịch cho những trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm lần trước. Tuy nhiên mẹ cần cập nhật [những lưu ý khi tiêm phòng loại](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-luu-y-khi-tiem-phong-soi-cho-tre-ma-me-nen-biet-41310.html) vắc xin này nhé.\n\n\nVới trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn: nên tiêm 2 mũi liên tục với thời gian cách 1 tháng, chú ý phải tiêm dưới da và tuyệt đối không được tiêm lên tĩnh mạch.\n\n\nVaccine Haemophilus cúm B (Hib)\n-------------------------------\n\n\nVi khuẩn HIB (Haemophilus Influenzae type B) là nguyên nhân chủ yếu gây 2 bệnh nghiêm trọng là viêm phổi và viêm màng não mủ bệnh, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ trong đó trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Khi chưa có vắc xin phòng ngừa, vi khuẩn HIB gây viêm phổi nặng ở ¼ trẻ và gần ½ số trường hợp viêm màng não với những biến chứng nặng nề như di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, giảm khả năng học tập, khó khăn khi vận động…\n\n\nHiện nay có 2 loại vắc xin Haemophilus cúm B (Hib) chính như:\n\n\nVắc xin Pentaxim 5 trong 1, phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi-viêm màng não do HIB, nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ.\n\n\nVắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1, phòng 6 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB.\n\n\nLiệu trình tiêm vắc xin Hib bao gồm 3 liều cơ bản vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và 1 liều nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi. Với những vắc xin phòng nhiều bệnh cùng lúc này mẹ nên nhớ cho con hoàn thành toàn bộ liệu trình tiêm vắc xin Hib để giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm bệnh.\n\n\nVắc xin phòng ngừa virus Rota (RV)\n----------------------------------\n\n\n![Trẻ em nên tiêm phòng những loại vacxin nào 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tre_em_nen_tiem_phong_nhung_loai_vacxin_nao_3_7377596f30.jpg)*Thường xuyên cập nhật lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế*\nVirus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em và mỗi năm có khoảng hàng chục ngàn trẻ em nước ta phải nhập viện vì nhiễm virus này. Loại vắc xin này không có trong chương trình tiêm phòng quốc gia nhưng đều được cấp dưới dạng dịch vụ.\n\n\nTổ chức Y tế Thế giới WHO đã phê chuẩn sử dụng 2 loại vắc xin ngừa tiêu chảy do virus Rota đó là RotaTeq và Rotarix.\n\n\nRotaTeq: Là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất phối hợp giữa chủng Rotavirus của người và bò, chứa đồng thời 5 loại kháng nguyên virus là P1, G1, G2, G3 và G4 và Rotarix có nguồn gốc từ chủng Rotavirus ở người. Loại vắc xin chỉ dùng đường uống và nên bắt đầu lúc 6 tuần tuổi và phải kết thúc 2 liều trước 6 tháng tuổi.\n\n\nVới vắc xin RotaTeq, trẻ phải uống 3 liều với mỗi liều 2 ml tại những thời điểm sau:\n\n\nLiều 1: Uống khi trẻ được 7,5 đến 12 tuần tuổi.\n\n\nLiều 2: Uống cách liều 1 ít nhất 1 tháng.\n\n\nLiều 3: Uống cách liều 2 ít nhất 1 tháng.\n\n\nVới Rotarix chỉ gồm 2 liều uống, mỗi liều 1,5ml tại những thời điểm sau:\n\n\nLiều 1: Uống khi trẻ được 1,5 tháng tuổi.\n\n\nLiều 2: Uống cách liều 1 ít nhất 4 tuần.\n\n\n**Trúc**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "24/08/2020", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng"]}, {"title": "Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không?", "abstract": "Vi khuẩn phế cầu (Tên khoa học là Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa,... Đặc biệt trẻ em nhỏ là những người dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch còn non trẻ và chưa hoàn thiện. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh băn khoăn nên tiêm vắc xin ngừa phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?", "md_content": "Phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và cư trú tại đó. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, sẽ gây bệnh, tùy thuộc vào cơ quan, bộ phận xâm lấn mà có biểu hiện bệnh tương ứng. Phế cầu hiện vẫn là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ trẻ em tử vong tăng cao ở nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà việc nên tiêm vắc xin ngừa bệnh do phế cầu 10 hay 13 cho trẻ được nhiều phụ huynh đưa ra làm chủ đề bàn tán. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây.\n\nSự nguy hiểm của phế cầu khuẩn đối với trẻ nhỏ\n----------------------------------------------\n\nVi khuẩn phế cầu (Phế cầu khuẩn) là một loại vi khuẩn lây lan qua đường hô hấp khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các phần tử khí dung, dịch tiết qua đường hô hấp, hoặc nước bọt... của người nhiễm. Thông thường chúng sẽ cư trú tại vùng mũi, họng, sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi, sẽ xâm nhập vào các cơ quan, bộ phận như Phổi, máu, tai giữa, màng não... và biểu hiện bệnh. Đặc biệt là khi hệ miễn dịch đang bị tổn thương hoặc suy giảm.\n\n![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_1_7f10ef3a07.png)\n\n*Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng*\n\n[Phế cầu khuẩn](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phe-cau-khuan-la-gi-mot-so-benh-do-phe-cau-khuan-gay-ra.html) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra khoảng 500.000 ca tử vong ở trẻ em trên khắp thế giới mỗi năm. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như [viêm phổi](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-phoi-180.html), [viêm tai giữa](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-tai-giua-474.html), viêm màng não,... Ngoài ra, nếu nhiễm phế cầu đồng thời với Covid 19 thì khả năng tử vong tăng cao rất nhiều.\n\nDo vậy, phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ và bản thân mỗi chúng ta từ sớm là biện pháp đặc hiệu, chủ động giúp bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm chi phí. Hiện nay có 2 loại [vắc xin phế cầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-co-tac-dung-gi-vac-xin-phe-cau-tiem-may-mui.html) đang được sử dụng phổ biến để phòng bệnh là Synflorix và Prevenar 13 (còn gọi là vắc xin phế cầu 10 và 13).\n\nSo sánh vắc xin Synflorix và vắc xin Prevenar 13\n------------------------------------------------\n\nCả 2 loại vắc xin phế cầu 10 hay 13 đều được sản xuất tại Bỉ và có khả năng phòng ngừa một số tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu. Tuy nhiên nên tiêm phế cầu 10 hay 13 vẫn là vấn đề mà các cha mẹ quan tâm. Hãy cùng điểm qua một số đặc điểm khác biệt giữa 2 loại vắc xin trước khi lựa chọn tiêm cho trẻ.\n\n* [Vắc xin phế cầu Synflorix](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thong-tin-can-biet-ve-vac-xin-phe-cau-synflorix-63965.html): Có khả năng phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn thường gặp nhất, bao gồm các loại sau: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Vắc xin này được chỉ định sử dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trước 6 tuổi.\n* Vắc xin phế cầu Prevenar 13: Khả năng phòng ngừa cao lên đến 13 chủng phế cầu khuẩn thường gặp nhất là 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Prevenar 13 được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.\n\n![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_3_7cc559e7ab.png)\n\n*Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?*\n\nNên tiêm phế cầu 10 hay 13? Có thể tiêm cả hai loại không?\n----------------------------------------------------------\n\nVì phế cầu khuẩn có tính nguy hiểm cao trong việc gây bệnh, nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa Phế cầu khuẩn đúng lịch và đầy đủ là rất quan trọng. Mặc dù cả 2 loại vắc xin đều được sản xuất tại Bỉ vậy nhưng nhiều gia đình vẫn băn khoăn loại vắc xin nào tốt hơn? Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không?\n\n### Nên tiêm phế cầu 10 hay 13? Lựa chọn nào tốt hơn?\n\nCác số liệu và dữ liệu khoa học cho thấy, cả vắc xin phế cầu 10 (Synflorix) và 13 (Prevenar) đều có hiệu quả tốt khi phòng ngừa vi khuẩn Phế cầu. Tuy nhiên về độ tuổi sử dụng thì có sự khác biệt như dưới đây:\n\nVắc xin ngừa Phế cầu 10 (Synflorix) được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi. \n\n[Vắc xin phế cầu 13](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-phe-cau-prevenar-13-can-tiem-may-mui-la-du.html) (Prevenar 13) được dùng cho trẻ từ sau 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già.\n\n![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_4_58407c7696.png)\n\n*Phụ huynh nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?*\n\nDo đó, việc lựa chọn nên tiêm vắc xin ngừa bệnh do phế cầu 10 hay 13 cân nhắc theo tính sẵn có của vắc xin, độ tuổi tiêm vắc xin, điều kiện kinh tế và nhu cầu của mỗi chúng ta. Chủ động tiêm vắc xin là một cách hiệu quả, đặc hiệu giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Phế cầu khuẩn nhằm tránh mắc bệnh và các biến chứng do Phế cầu gây ra.\n\n### Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không?\n\nBạn cần lưu ý:\n\n* Với người đã tiêm đủ lịch vắc xin Phế cầu 10 (Synflorix), thì có thể tiêm nhắc thêm 1 mũi duy nhất Phế cầu 13 (Prevenar), với điều kiện cách mũi cuối của Phế cầu 10 tối thiểu là 08 tuần.\n* Với người đã tiêm đủ lịch Phế cầu 13 (Prevenar), không có chỉ định tiêm phế cầu 10 (Synflorix).\n* Nên hoàn thiện lịch tiêm đúng loại vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.\n\n![Góc giải đáp: Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ? Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không? 5](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Goc_giai_dap_Nen_tiem_phe_cau_10_hay_13_cho_tre_Co_the_tiem_ca_hai_loai_vac_xin_khong_5_b723c9a9ab.png)\n\n*Có thể tiêm cả hai loại vắc xin không?*\n\nCó thể thấy, qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã phần nào biết được sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn cũng như có cho mình quyết định [nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nen-tiem-phe-cau-10-hay-13-cho-tre-co-the-tiem-ca-hai-loai-vac-xin-khong-1.html). Và chúng ta hoàn toàn có thể tiêm ngừa cả 2 loại vắc xin ngừa bệnh do Phế cầu khuẩn trong điều kiện cụ thể.\n\nXem thêm:\n\n[Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/co-can-thiet-phai-tiem-phe-cau-cho-tre-khong-co-phan-ung-phu-sau-tiem-khong.html)\n\n[Trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Phế cầu có bị viêm phổi không?](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tre-tiem-phe-cau-co-bi-viem-phoi-khong-tong-quan-viem-phoi-do-phe-cau.html)\n\n", "date": "31/10/2023", "tags": ["lao phổi", "tiêm phế cầu", "viêm phổi", "Tiêm chủng cho bé - VAC"]}, {"title": "Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết", "abstract": "Từ lúc sinh ra đến khi tròn 1 tuổi là thời điểm bé phải tiêm nhiều loại vắc xin nhất, với tổng số mũi vắc xin cần thiết là khoảng 20 mũi. Nên việc nắm bắt những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ giúp mẹ không bỏ sót mũi tiêm chủng nào cho con.", "md_content": "Bởi ở giai đoạn này, sức đề kháng còn kém, trẻ rất dễ mắc hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao nếu không được tiêm ngừa đầy đủ.\n\n\n**Những điều cần lưu ý trước khi đưa bé tiêm vắc xin**\n------------------------------------------------------\n\n\nĐể có [lịch tiêm chủng](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) cho trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ và chính xác, cha mẹ cần làm những việc sau:\n\n\n* Tìm hiểu kỹ các loại vắc xin trẻ có thể được tiêm trong thời gian dưới 1 tuổi. Thời gian tiêm phù hợp và nên đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng để đăng ký sớm.\n* Nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng của trẻ.\n* Trước khi đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng cho bé 2019, phụ huynh cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.\n* Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,...\n* Sau khi tiêm cần biết cách chăm sóc trẻ như thế nào, ăn uống ra sao và vệ sinh cho trẻ.\n* Cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ sau khi tiêm để kịp thời đưa đến bệnh viện.\n\n\n![Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loai_vac_xin_cho_tre_duoi_1_tuoi_ma_me_phai_biet_1_5fb5c06805.jpg)*Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần tiêm phòng đầy đủ để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.*\n**Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết**\n----------------------------------------------------------\n\n\n**Vắc xin phòng ngừa bệnh lao và viêm gan B**\n\n\nTrong khoảng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin [viêm gan B](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/viem-gan-b-143.html). Và trong khoảng thời gian bé dưới 1 tháng tuổi, thường là trước khi mẹ và bé xuất viện thì trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin BCG để ngừa bệnh lao phổi.\n\n\n*Lịch tiêm chủng vắc xin:*\n\n\n* Mũi 1: Tiêm lần thứ 1 ngay sau khi sinh con\n* Mũi 2: Sau mũi đầu 1 tháng\n* Mũi 3: Sau mũi 2, 1 tháng\n* Tiêm nhắc lại sau mũi 3 sau một năm\n\n\nĐối với vắc xin phòng ngừa lao: Chỉ cần tiêm cho bé một liều duy nhất trong đời. Nếu không có các chống chỉ định khác con thông thường sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện và không cần tiêm nhắc lại.\n\n\n**Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib**\n\n\nCòn gọi là vắc xin Pentaxim 5 trong 1, chỉ định giúp ngừa 5 bệnh là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib (Haemophilus Influenzae type b) gây ra. Trong trường hợp bé đã tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (vắc xin 5 trong 1 - Quinvaxem) thì mẹ chỉ cần bổ sung vắc xin ngừa bại liệt, vì trong vắc xin này không bao gồm ngừa bệnh bại liệt.\n\n\n![Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loai_vac_xin_cho_tre_duoi_1_tuoi_ma_me_phai_biet_2_26cad79a3d.jpg)*Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib hay còn gọi là Pentaxim 5 trong 1*\n*Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cho trẻ như sau:*\n\n\nGồm 3 mũi:\n\n\n* Mũi 1: Lúc con 2 tháng tuổi\n* Mũi 2: Sau mũi 1 cách một tháng\n* Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 một tháng\n* Tiêm nhắc lại khi trẻ được 12 tới 18 tháng\n\n\n[**Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus**](https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/rotavirus-vaccine)\n\n\nĐây là loại vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota gây nên. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh bắt đầu với những biểu hiện: sốt, ói mửa nhiều, sau đó là tiêu chảy và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.\n\n\n*Lịch tiêm chủng vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ:*\n\n\n* Liều đầu tiên: Nên cho con tiêm khi được 6 tuần tuổi\n* Liều thứ 2: Sau đó 1 tháng\n\n\nCha mẹ phải chú ý hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi.\n\n\n**Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu**\n\n\nVắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae, như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.\n\n\n![Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_loai_vac_xin_cho_tre_duoi_1_tuoi_ma_me_phai_biet_3_8c467daadf.jpg)*Vắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngừa viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.*\n*Lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu (vắc xin Synflorix) cho trẻ :*\n\n\n* Mũi 1: Lúc 2 tháng tuổi\n* Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng\n* Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng\n* Mũi thứ 4 tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3\n\n\n**Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C**\n\n\nGiống như virus [thủy đậu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/thuy-dau-591.html), virus viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên bệnh viêm màng não do não mô cầu rất dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch. Viêm màng não do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin cho trẻ.\n\n\n*Lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm não mô cầu B+C cho trẻ:*\n\n\n* Mũi 1: Trẻ từ 6 tháng\n* Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần.\n\n\nTrẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Chính vì thế, để phòng bệnh cho trẻ thì vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất, vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn Tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "21/07/2020", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng", "Trẻ sơ sinh"]}, {"title": "Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì?", "abstract": "Tiêm chủng cho con là điều các bậc phụ huynh cần theo sát để tăng cường sức đề kháng, phòng chống nguy cơ mắc bệnh. Trẻ trước và sau khi được tiêm vắc-xin cần chú ý những gì để có sức khỏe tốt nhất.", "md_content": "Bởi mỗi bé trước và sau khi tiêm vắc xin có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc… Nếu không được theo dõi, cảnh báo trước và phát hiện những bất thường thì có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho con.\n\n\n**Vì sao trẻ cần được tiêm chủng?**\n-----------------------------------\n\n\nTiêm phòng vắc-xin chính là việc sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại những tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể có vắc-xin, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ và nhận diện vắc-xin. Một khi những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhân ra, tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đó khiến cơ thể không bị mắc bệnh.\n\n\nViệc [tiêm vắc-xin](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tri-hoan-tiem-vac-xin-mua-dich-covid-co-duoc-khong-45860.html) cho trẻ là biện pháp giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, vì:\n\n\n* Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu nên các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể.\n* Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và bùng phát thành dịch.\n* Bệnh truyền nhiễm chủ yếu lây qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục hoặc lây từ mẹ sang con,...\n\n\n![Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_tiem_chung_cho_con_cha_me_phai_luu_y_nhung_gi_1_b889a45693.jpg)*Tiêm vắc-xin chính là biện pháp giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.*\nVì vậy, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm cũng như hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.\n\n\n**Chuẩn bị trước khi cho trẻ đi tiêm chủng**\n--------------------------------------------\n\n\nTheo dõi tình trạng sức khỏe của bé: kiểm tra xem trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không? Cân nặng của bé có đạt không? Bé có đang bệnh hay không? nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng, để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không?\n\n\n**Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng**\n\n\nGhi nhớ về các loại thuốc bé đang, đã sử dụng và các loại vắc-xin, thuốc, thức ăn bé bị dị ứng trên 2 tuần. Vì có một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Do vậy, phụ huynh cần ghi chú và báo cho bác sĩ tiêm chủng biết.\n\n\n**Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ**\n\n\nPhụ huynh cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm. Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.\n\n\n![Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_tiem_chung_cho_con_cha_me_phai_luu_y_nhung_gi_3_c0d1d11e0b.jpg)*Cha mẹ cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ trước khi tiêm để tránh nhiễm trùng cho con.*\n**Theo dõi sau tiêm chủng tại nơi tiêm**\n\n\nSau tiêm chủng cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.\n\n\n**Thân nhiệt, nhịp thở**\n\n\nSự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ.\n\n\nNhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng: Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban).\n\n\nNhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho trẻ trước ra về.\n\n\n**Sau khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì tại nhà?**\n--------------------------------------------------\n\n\nCần tiếp tục theo dõi sau tiêm chủng cho trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm... Gia đình cần chú ý:\n\n\n* Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.\n* Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.\n* Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm.\n* Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.\n* Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ bị sốt thì bố mẹ cặp nhiệt độ, chườm ấm và theo dõi; cho trẻ uống [thuốc hạ sốt](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-chon-dung-loai-thuoc-ha-sot-cho-tre-em-33403.html) theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.\n* Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ.\n* Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ, không xoa dầu, chườm nóng hay nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng chỗ tiêm.\n\n\n![Trước và sau tiêm chủng cho con, cha mẹ phải lưu ý những gì? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/truoc_va_sau_tiem_chung_cho_con_cha_me_phai_luu_y_nhung_gi_2_1_367198b41c.jpg)*Theo dõi bé tại nhà sau khi tiêm chủng*\nTất cả các trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi:\n\n\n* Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú.\n* Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím.\n* Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ.\n* Sốt trên 3 ngày.\n* Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và có quầng đỏ kích thước > 2cm.\n\n\nCách xử trí các trường hợp có phản ứng sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm:\n\n\n* Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm.\n* Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên > 2cm, cứng, nóng cần đưa trẻ đi KHÁM LẠI NGAY.\n\n\nCách xử trí các trường hợp có phản ứng sốt:\n\n\n* Sốt < 38,5 độ C: Chườm trán, nách , bẹn trẻ bằng nước ấm hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ thường xuyên hơn.Ăn mặc thoáng mát, không ủ ấm trẻ. Theo dõi nhiệt độ 3 giờ /1 lần.\n* Sốt > 38,5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "21/07/2020", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng", "trẻ em"]}, {"title": "Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không?", "abstract": "Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm, người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh. Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh là chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ.", "md_content": "Tuy nhiên, đừng chủ quan rằng tiêm phòng đầy đủ thì cơ thể sẽ miễn nhiễm với bệnh. Vì thực tế, dù đã chủng ngừa, nhưng theo thời gian, sự miễn dịch của cơ thể với các bệnh này sẽ dần suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.\n\n\n**Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?**\n------------------------------------\n\n\nCùng với bệnh ho gà, uốn ván, [bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/bach-hau-221.html) cũng là một trong những bệnh nguy hiểm. Hiện nay, trên cả nước ta đang báo động về tình trạng dịch bệnh bạch hầu có nguy cơ bùng phát mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 1 cháu bé tử vong; cách ly một số người nhiễm bệnh và tiếp xúc với người nhiễm bệnh.\n\n\nTheo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch hầu được đánh giá có mức độ nguy hiểm truyền nhiễm thuộc nhóm B, đây là loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, mũi và thanh quản... do vi khuẩn bạch hầu gây nên.`\n\n\nKhi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể gây nên các [biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-bach-hau-va-cach-phong-ngua-46464.html) như:\n\n\n* Suy hô hấp và tuần hoàn\n* Giọng nói bị thay đổi, hay sặc và khó nuốt khi ăn uống\n* Lú lẫn, mơ hồ\n* Trong trường hợp nặng có thể gây hôn mê, sau đó tử vong\n* Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên\n* Bệnh bạch hầu cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, ống thận hoại tử, chảy máu vỏ thượng thận,... ở người bệnh.\n\n\n![Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_bach_hau_khong_1_1_d6c566db9d.jpg)*Khi bị nhiễm bệnh, Vi khuẩn Bạch hầu có thể gây nên các biến chứng như Suy hô hấp và tuần hoàn*\nỞ những người không được tiêm vắc-xin bạch hầu, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh.\n\n\n**Triệu chứng bệnh bạch hầu**\n-----------------------------\n\n\nKhi bị bệnh bạch hầu, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh bạch hầu sau đây:\n\n\n* Có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn.\n* Xuất hiện giả mạc ở hai bên thành họng, giả mạc có màu trắng ngà, xám, đen và dai, dễ chảy máu.\n* Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở và khó nuốt.\n* Trường hợp bị bệnh nặng sẽ không xuất hiện các triệu chứng như sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt. Vì bị sưng cổ nên sẽ làm hẹp đường thở gây khó thở cho người bệnh.\n\n\n![Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_bach_hau_khong_2_3acac4f752.jpg)*Khi bị bệnh bạch hầu, người bệnh sẽ xuất hiện một số Triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng*\n**Tiêm phòng là phương pháp phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất**\n------------------------------------------------------------\n\n\nĐể tránh mắc bạch hầu, mọi người nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.\n\n\nĐặc biệt mọi người nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu. [Vắc-xin bạch hầu](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/lich-tiem-chung-vacxin-bach-hau-va-nhung-luu-y-quan-trong-46463.html) gần như không có chống chỉ định tiêm chủng. Do vậy, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu.\n\n\nVậy vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi? Theo đó, vắc-xin này được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vắc-xin ho gà ở dạng dung dịch. Lịch tiêm cơ bản của vắc-xin tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:\n\n\n* Trẻ nhỏ: Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1. Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2. Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.\n* Người lớn: cần tiêm nhắc lại vắc-xin sau 10 năm kể từ lần đầu tiên được chủng ngừa.\n\n\nVắc-xin bạch hầu cho trẻ nhỏ gồm 4 mũi tiêm với lịch tiêm như sau:\n\n\nBa mũi đầu cách nhau 30 ngày, tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi. Mũi thứ tư cách mũi thứ ba khoảng 1 năm. Tiêm nhắc lại sau 7 năm và tiếp theo cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.\n\n\nNgười lớn: Tiêm 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14 tới 16 .\n\n\nSau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, người tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: Sốt (sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp); đau nhức, nổi ban, sưng tại chỗ. Những phản ứng khác nghiêm trọng hơn chẳng hạn như co giật, giảm trương lực cơ thường rất hiếm gặp.\n\n\n**Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không?**\n------------------------------------------------\n\n\nHiệu quả bảo vệ của vắc xin rất cao, miễn dịch này sẽ bảo vệ cơ thể bạn sau tiêm vắc xin thường kéo dài khoảng 10 năm nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy nếu bạn không tiêm nhắc lại vẫn có thể mắc bệnh. Mọi người cần tiêm vắc xin nhắc để duy trì mức độ bảo vệ.\n\n\n![Có cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_can_tiem_nhac_lai_vac_xin_bach_hau_khong_3_be27900997.jpg)*Sau 10 năm cần tiêm nhắc lại vắc xin phòng bạch hầu.*\nTrong tình hình xuất hiện ca bệnh bạch hầu rải rác ở một số tỉnh thành, trẻ lớn và người lớn có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, không rõ ràng cũng nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn sử dụng các vắc xin phòng bệnh bạch hầu phù hợp. Tiếp theo lịch tiêm bắt buộc, trẻ lớn hơn và người lớn được khuyến cáo tiêm nhắc bạch hầu sau 10 năm để cơ thể tiếp tục sản sinh ra miễn dịch nhé.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "21/07/2020", "tags": ["tiêm phòng", "Tiêm chủng", "bạch hầu"]}, {"title": "Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm?", "abstract": "Tiêm phòng vắc-xin HPV là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung.", "md_content": "Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. thậm chí đã từng quan hệ tình dục hoặc đã nhiễm virus HPV.\n\n\n**Vắc-xin HPV là gì?**\n----------------------\n\n\nVắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Hiện nay ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới.\n\n\n![Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_la_gi_doi_tuong_nao_nen_tiem_1_c9ac89ec03.jpeg)*Vắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung*\nVirus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục: vùng tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc trực tiếp với dương vật, tử cung, âm đạo hay hậu môn của những người bị nhiễm bệnh. Hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền [virus HPV](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/virus-hpv-gay-ung-thu-co-tu-cung-co-dung-khong-44646.html).\n\n\nNgoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót... HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.\n\n\nHiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây [ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/ung-thu-co-tu-cung-381.html), tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em phụ nữ chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.\n\n\n**Vì sao cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung?**\n---------------------------------------------\n\n\nUng thư cổ tử cung là căn bệnh xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, tại đây hình thành một khối u lớn, phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Qua nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của nhóm HPV nguy cơ cao.\n\n\n![Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_la_gi_doi_tuong_nao_nen_tiem_2_30242aa023.jpg)*Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư cổ tử cung*\nPhát hiện bệnh càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn IV, tế bào ung thư đã di căn ra ngoài vùng chậu, đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng, hoặc có thể xâm lấn các cơ quan xa như phổi, gan, xương... Lúc này, việc điều trị trở nên phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh rất thấp, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Theo thống kê, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca bệnh mới và có 7 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.\n\n\n**Đối tượng nào nên tiêm phòng HPV?**\n-------------------------------------\n\n\nHiện nay Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng ACIP (Advisory Committee on Immunization Practices) thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ CDC (Centers for Disease Control and prevention) đã đưa ra các khuyến cáo:\n\n\nĐộ tuổi tiêm phòng vacxin thường quy cho cả trẻ em gái lẫn trẻ em trai được thực hiện ở tuổi 11 hoặc 12, cũng có thể bắt đầu tiêm phòng khi trẻ lên 9 tuổi; đối với nữ giới có thể kéo dài thời gian tiêm phòng đến hết 26 tuổi và nam giới đến hết 21 tuổi nếu chưa được tiêm phòng vacxin đầy đủ trước đó; đối với nam giới tuổi từ 22 đến 26 vẫn có thể tiêm phòng vacxin tùy theo từng trường hợp.\n\n\nTuy nhiên, độ tuổi tốt nhất để [tiêm ngừa ung thư cổ tử cung](https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-o-tuoi-day-thi-46845.html) - vacxin HPV là từ 9 - 16 tuổi với lý do:\n\n\n* Thứ 1: tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do có thể kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.\n* Thứ 2: Trẻ có thể nhiễm virus HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi... Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.\n* Thứ 3: Vắc xin này có hiệu quả kéo dài tới 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm ngừa sớm cho con thì sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Các chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ 3 mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm.\n\n\n![Vắc-xin HPV là gì? Đối tượng nào nên tiêm? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/vac_xin_hpv_la_gi_doi_tuong_nao_nen_tiem_3_14736525e9.jpg)*Chị em từ 9-26 tuổi nên chủ động tiêm phòng HPV*\nĐối với phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì việc tiêm phòng sẽ rất lý tưởng và hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Còn trường hợp đã quan hệ tình dục rồi cũng được khuyên đi tiêm phòng sớm vì trên thực tế, nữ giới có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải.\n\n\nĐối với các nhóm đối tượng đặc biệt như trẻ em có tiền sử bị lạm dụng tình dục hoặc bạo hành tình dục, khuyến cáo bắt đầu tiêm phòng vacxin HPV thường quy từ lúc lên 9 tuổi; nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, khuyến cáo nên tiêm phòng vacxin HPV thường quy giống như đối tượng nam giới nói chung và có thể kéo dài đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm phòng vacxin đầy đủ trước đó\n\n\nTrường hợp đối tượng chuyển giới, khuyến cáo tiêm phòng vacxin HPV thường quy và có thể đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm phòng vacxin đầy đủ trước đó.\n\n\n**Thanh Hoa**\n\n\n***Nguồn Tham khảo: Tổng hợp***\n\n", "date": "23/09/2020", "tags": ["Tiêm chủng"]} ]