title
stringlengths
3
124
content
sequencelengths
0
2.23k
metadata
dict
Lực lượng đối lập tại Bangladesh yêu cầu hủy bỏ bầu cử
[ "<start_of_turn> Người phát ngôn Đảng Dân tộc Chủ nghĩa Bangladesh (BNP) Osman Faruq cho rằng, cuộc tổng tuyển cử này là “một màn hài kịch”. Người dân Bangladesh đã nói không với cuộc bầu cử Quốc hội “một phía” này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \nTuy nhiên, Liên minh Nhân dân (AL) cầm quyền của Thủ tướng Sheikh Hasina bày tỏ khá hài lòng với số lượng cử tri đi bầu cử hôm nay (5/1). <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo các hãng tin phương Tây, trong ngày diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Bangladesh có ít nhất 16 người thiệt mạng do các vụ bạo lực và đụng độ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bạo lực đẫm máu đã khiến Ủy ban Bầu cử Bangladesh (BEC) buộc phải hoãn bỏ phiếu tại 160 địa điểm thuộc 21 đơn vị bầu cử trên cả nước./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Chủ Nhật, 23:11, 05/01/2014", "url": "https://vov.vn/the-gioi/luc-luong-doi-lap-tai-bangladesh-yeu-cau-huy-bo-bau-cu-304517.vov" }
Công nhân bị đá rơi vào đầu tử vong trong hầm thủy điện ở Điện Biên
[ "<start_of_turn> Trao đổi với phóng viên VOV sáng 7/1, lãnh đạo huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên xác nhận thông tin và cho biết, sự việc xảy ra vào chiều ngày 4/1, khi công nhân này đang dọn đá ở trong hầm thì bị đá rơi vào đầu dẫn đến tử vong. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sau khi nhận được thông tin, huyện Mường Chà đã cử cán bộ xuống hiện trường phối hợp với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp xử lý vụ việc theo quy định. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Nạn nhân được xác định là anh V.A.D (sinh năm 2000), trú tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Nạn nhân được phát hiện tử vong trong hầm thủy điện tại vị trí cách cửa hầm khoảng 200m. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Lò Văn Thang, Chủ tịch UBND xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo cho biết: hiện gia đình nạn nhân đã đưa thi thể anh V.A.D về và đang làm các thủ tục để an táng. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Được biết, công trình Thủy điện Mường Mươn được động thổ từ năm 2018 do Công ty cổ phần Năng lượng Điện Biên Sông Hồng làm chủ đầu tư. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đơn vị thi công hạng mục đường hầm xảy ra vụ tai nạn nói trên là Tập đoàn Việt Phương có trụ sở tại Hà Nội./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Bảy, 11:43, 07/01/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/cong-nhan-bi-da-roi-vao-dau-tu-vong-trong-ham-thuy-dien-o-dien-bien-post995053.vov" }
Đê sông Cầu sụt lún hàng chục mét, Bắc Ninh công bố tình huống khẩn cấp
[ "<start_of_turn> Sự cố sạt lở bờ sông tại vị trí K49+300 đê hữu Cầu với chiều dài sạt trượt 75m, chiều rộng 2,5m đến 3,5 m tại phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh đã tạo thành các vết nứt rộng từ 5cm đến 30 cm sát với tường nhà dân, gây nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến 17 hộ dân khu dân cư Vạn Phúc. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đáng chú ý, vị trí bị lún sâu nhất so với mặt đất hiện trạng từ 0,5m đến 1,2 m (ban đầu khoảng 30cm đến 70cm), cách chân đê phía sông 70m và có xu hướng tiếp tục phát triển. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Để bảo đảm an toàn về người và tài sản của nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh tổ chức di dời các hộ dân ra khỏi khu vực sự cố khi sự cố tiếp tục phát triển; tiến hành cắm biển cảnh báo các khu vực sạt lở bờ bãi sông; chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, trang thiết bị cần thiết để có thể huy động xử lý ngay nếu sự cố phát triển thêm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của khu dân cư và đê điều; tổ chức cắm cọc tiêu, mốc để quan trắc, lập sổ theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt trượt. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngay việc khoanh vùng phạm vi có nguy cơ sạt lở, thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục sự cố; chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh trong việc theo dõi diễn biến sự cố, tổ chức xử lý giờ đầu theo phương châm “4 tại chỗ”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tại Quyết định số 2175/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng đã Ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp đối với công trình xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ, bãi sông đoạn từ K49+190 ÷ K49+430 đê hữu Cầu, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tỉnh Bắc Ninh giao các ngành, đơn vị liên quan tham mưu để việc quản lý, thực hiện xử lý sự cố bảo đảm an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời, tăng cường thông tin, cảnh báo về tình huống khẩn cấp sự cố về đê điều tại phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh để nhân dân biết chủ động phòng tránh. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Sáu, 15:55, 17/11/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/de-song-cau-sut-lun-hang-chuc-met-bac-ninh-cong-bo-tinh-huong-khan-cap-post1059852.vov" }
Bờ kè kênh Phú Lộc Đà Nẵng sụt lún, sạt lở
[ "<start_of_turn> Sau những đợt mưa lớn đêm 7/11 và sáng sớm nay (8/11), ông Nguyễn Ái Tưởng, người dân sống ven kênh Phú Lộc ở phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ra xem vị trí sạt lở, sụt lún bờ kênh này có tiếp tục bị sạt lở hay không. Ông Tưởng cho biết, nhà ông sống ở đây nhiều năm qua, đến năm nay mới thấy tình trạng sạt lở ở bờ kênh này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Sạt là do dòng chảy, 2 bên dòng chảy mà bên này mạnh hơn trút xuống sạt thôi. Mấy năm trước thì nước chảy đều, không bị sạt lở, năm nay bên này chảy mạnh hơn, gây xói lở bờ kè. Lo lắng cho đường bên kia sợ sụt, xói lở luôn đường đó”, ông Tưởng nói.     <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đoạn sạt lở bờ kè kênh thoát nước Phú Lộc nằm ngay ngã 3 kênh Khe Cạn và kênh Phú Lộc, gần Trạm xử lý nước thải Phú Lộc. Đoạn sạt lở dài hơn chục mét, lan rộng đến sát vỉa hè đường Yên Khê 2. Khu vực sạt lở sát chân đường Yên Khê 2, vị trí sạt lở chỉ cách Trường Tiểu học Lê Văn Tám vài chục mét, rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Nguyên nhân tình trạng này được xác định do mưa lớn, nước sông dâng cao, dòng chảy xoáy vào bờ gây sạt lở. Tình trạng sạt lở bắt đầu từ các trận mưa lớn đầu tháng 10 vừa qua. Trước tình trạng này, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng đã đóng cọc tre và sử dụng hàng trăm bao cát, gia cố tạm thời vị trí sụt lún, tiến hành giăng dây, đặt biển cảnh báo tại khu vực sạt lở. <end_of_turn>", "<start_of_turn>  Ông Hà Văn Thành, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã cho gia cố tạm thời, đồng thời đề xuất Sở Xây dựng thành phố sớm có phương án khắc phục, bảo đảm an toàn cho công trình và người dân sinh sống chung quanh trong khu vực này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Trước mắt, Công ty gia cố tạm những chỗ nguy cơ sạt lở nhiều mà nguy hiểm. Nguy cơ sạt cao nên đơn vị làm tạm thời khẩn cấp bằng bao cát vậy thôi. Cùng với đó sẽ thống nhất giải pháp để làm.Chúng tôi báo cáo đơn vị chủ quản là Sở Xây dựng để có hướng khắc phục”, ông Hà Văn Thành cho hay. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo báo cáo của Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, qua kiểm tra thực tế, các tuyến kênh thoát nước B14, B24, kênh Tân Trào và mái taluy sông Phú Lộc, một số vị trí trên các tuyến kênh bị trượt mái, sạt lở và hư hỏng, nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật lân cận. Đối với tuyến sông Phú Lộc, đoạn từ đường Đặng Thị Vân đến đường Nguyễn Tất Thành, nhiều vị trí hư hỏng nặng.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Hồ Thuyên, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho biết, qua kiểm tra, lãnh đạo UBND quận xác định, nguyên nhân sạt lở bờ kênh Phú Lộc do nước từ quận Liên Chiểu đổ về kênh Phú Lộc quá lớn. Trước mắt, cần phải nạo vét để tăng lưu lượng dòng chảy; về lâu dài, địa phương sẽ phải có giải pháp căn cơ hơn.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Hiện nay, nước trên Liên Chiểu đổ về kênh Phú Lộc rất lớn. Quận đang hướng tách bớt dòng, phân lưu ở Liên Chiểu, không đổ về kênh Phú Lộc khiến kênh Phú Lộc quá tải so với lưu lượng của kênh. Quận sẽ đề nghị thành phố triển khai nối đường Yên Khê 2 cho dài song song bờ kênh, vừa bảo vệ kênh Phú Lộc vừa đồng bộ giao thông ở khu vực đó”, ông Hồ Thuyên cho biết. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 17:40, 08/11/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/bo-ke-kenh-phu-loc-da-nang-sut-lun-sat-lo-post1057914.vov" }
Thi công kè và đường đi bộ dọc sông Như Ý làm nứt nhà dân
[ "<start_of_turn> Ngôi nhà của ông Nguyễn Tấn Đức, ở số 57, đường Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú, thành Phố Huế bị ảnh hưởng nặng do quá trình thi công Dự án kè và đường đi bộ dọc sông Như Ý. Cách đây hơn 1 tháng, khi đơn vị thi công tiến hành ép cọc bằng thủy lực ở bờ sông, ngôi nhà của ông xuất hiện tình trạng nứt nẻ ở nhiều vị trí như mặt nền, móng, tường. Hiện, ông Đức phải dùng cây chống đỡ những vị trí nứt để ở tạm trong tình trạng thấp thỏm lo sợ.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Tấn Đức cho biết, đợt lũ lụt vừa rồi, gia đình ông phải sơ tán đi nơi khác trú ẩn vì sợ nhà sập: “Do tác động của đơn vị thi công, quá trình họ làm lấy xe múc, múc quá sâu, nhà tui nứt quá trầm trọng rồi. Tất cả các bức vách, tường ngăn, trụ, dầm đều nứt hết, rất nguy hiểm. Gia đình tôi có mẹ già và 2 con nhỏ. Mong chính quyền địa phương giải quyết càng sớm càng tốt”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo phản ánh của các hộ dân sống dọc sông Như Ý, phường Xuân Phú và phường Phú Hội, thành phố Huế việc triển khai Dự án kè và đường đi bộ dọc sông Như Ý thi công, bà con rất hoan nghênh, phấn khởi. Tuy nhiên, khi đơn vị thi công bắt đầu đóng cọc bê tông, mỗi cọc dài từ 14m-22m để làm kè, hàng chục nhà dân dọc bờ sông Như ý đã xảy ra hiện tượng nứt tường, sụt lún. Căn nhà của anh Trần Công Quang, sống cạnh bờ sông Như Ý, thành phố Huế  xuất hiện nhiều vết nứt chạy dài ở phần tường, các công trình phụ nứt toác. Anh Quang cho biết, mỗi lần đóng cọc bê tông xuống, nhà cửa rung lên và nứt nẻ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Mùa mưa lụt nguy hiểm, nứt nhà rồi sợ sập không dám ở trong nhà. Trong quá trình thi công đến hạng mục ép cọc, ép thủy lực, mình đã nhiều lần nói bên thi công rồi, mà họ nói tôi tới làm việc thôi, còn mấy việc ni tôi không dính dáng tới. Mình kiến nghị phải có phương án giải quyết để người dân yên tâm”, anh Quang nói. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đến thời điểm này, việc thi công Dự án kè và đường đi bộ dọc sông Như Ý đã làm ảnh hưởng tới 40 hộ dân sống ở 2 phường Phú Hội và Xuân Phú, thành Phố Huế. Nhiều nhà bị nứt mặt nền, móng, tường, rất nguy hiểm. Ông Văn Viết Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi Thừa Thiên Huế cho biết: liên danh nhà thầu đang phối hợp với Công ty Bảo hiểm xác định thiệt hại và có hướng khắc phục cho người dân. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Hiện nay, hư hại không lớn nhưng trên diện rộng, nhiều nhà dọc tuyến, mỗi nhà có tính chất khác nhau, nhà nứt tường, nhà sụt lún. Về quy trình thì phải có một đơn vị giám định độc lập để đánh giá toàn bộ thiệt hại, nguyên nhân, hướng xử lý khắc phục trên cơ sở giá trị đền bù của bảo hiểm. Đối với những trường hợp nằm ngoài phạm vi bảo hiểm thì nhà thầu sẽ phối hợp với chủ đầu tư và chính quyền địa phương sẽ có phương án hỗ trợ thêm để người dân sớm ổn định cuộc sống”, ông Văn Viết Thành cho biết. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đại diện Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ đầu tư Dự án kè và đường đi bộ dọc sông Như Ý cho rằng, đơn vị cũng đã dự lường và tính toán khi thi công sẽ ảnh hưởng đến nhà dân. Nhà dân xây dựng dọc sông Như Ý nằm trong diện có nguy cơ sạt lở, nền móng yếu. Quá trình thi công tác động thêm làm ảnh hưởng nhà dân. <end_of_turn>", "<start_of_turn>   <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế cho biết, khi nhận được phản ánh, đơn vị đã cử cán bộ  xuống đo đạc, đánh giá tình trạng nứt nẻ để có căn cứ đền bù thiệt hại. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Trách nhiệm hư hỏng đó là trong quá trình thi công và trách nhiệm khắc phục hư hỏng đó phải là của nhà thầu. Còn phía nhà thầu đã mua bảo hiểm thì của bảo hiểm, bảo hiểm sẽ khắc phục cho nhà thầu. Cuộc họp tuần vừa rồi, chúng tôi cũng mời toàn bộ, đơn vị thi công, nhà thầu, rồi đơn vị bảo hiểm...Các đơn vị có trách nhiệm xử lý. Đầu tiên phải là lên dự toán toàn bộ thiệt hại của người dân, trưng cầu một đơn vị tư vấn, giám định thiệt hại là bao nhiêu để làm căn cứ khắc phục cho người dân”, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh nói. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Dự án bờ kè và đường đi bộ dọc sông Như Ý rộng 6m, dài hơn 1,6 km từ Đập Đá đến cầu Vân Dương, chạy qua 2 phường Phú Hội và Xuân Phú, thành phố Huế, tổng kinh phí hơn 260 tỉ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế làm chủ đầu tư, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Sau khi hoàn thiện, tuyến đường đi bộ sẽ được lát đá granite, lan can bằng thép không gỉ, sơn tĩnh điện. Tuyến này còn có bãi đỗ xe rộng hơn 1.300m²; cầu vòm dài 36m và 11 bến nước. Công trình hoàn thành sẽ tạo điểm nhấn, diện mạo mới cho thành phố Huế. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 17:20, 29/11/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/thi-cong-ke-va-duong-di-bo-doc-song-nhu-y-lam-nut-nha-dan-post1062352.vov" }
Diễn biến mới vụ nổ kinh hoàng khiến 2 người chết ở Kim Sơn, Ninh Bình
[ "<start_of_turn> Theo thông tin chính thức từ UBND huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), vào khoảng 17h ngày 7/12/2023, tại xóm Tây Thổ, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình xảy ra vụ cháy, nổ gây hậu quả làm chết 2 người (là chị Mai Thị Xang, sinh năm 1993 và chị Lương Thị Giang, sinh năm 1995). <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sau khi nhận được tin báo về vụ việc, lãnh đạo huyện Kim Sơn đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo Công an huyện khẩn trương phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh tổ chức lực lượng chữa cháy, cấp cứu và truy tìm người bị nạn; khám nghiệm sơ bộ hiện trường. Công an huyện Kim Sơn đã trưng cầu phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh tiến hành khám nghiệm pháp y. Đồng thời Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Kim Sơn đã ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Linh để điều tra. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bước đầu, cơ quan công an xác định đây là vụ cháy, nổ. Nguyên nhân ban đầu xác định là do Nguyễn Văn Linh đặt mua thuốc pháo và các chế phẩm để sản xuất, buôn bán trái phép pháo nổ, trong quá trình thực hiện thì bị cháy, nổ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Hiện nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kim Sơn đang tiếp tục phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh tiếp tục khám nghiệm hiện trường để xác định nguyên nhân, diễn biến vụ việc. Tập trung lực lượng, biện pháp để điều tra, xác minh vụ việc, làm rõ vi phạm của Nguyễn Văn Linh và những cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Lãnh đạo huyện Kim Sơn cũng đã chỉ đạo, tổ chức thăm hỏi người bị nạn chỉ đạo ngành chức năng làm tốt công tác nắm tình hình; tập trung lực lượng điều tra, xác minh vụ việc, làm rõ vi phạm của Nguyễn Văn Linh và những cá nhân liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đồng thời huyện chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ trong dịp cuối năm. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo lời khai ban đầu của ông Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1996, trú tại Khối 1, thị trấn Bình Minh) từ 16/11/2023 ông Linh ký hợp đồng thuê lại nhà của gia đình ông Trần Văn Chính (sinh năm 1987 ở Xóm Tây Thổ, xã Văn Hải) với mục đích để ở. Tuy nhiên, khi xem trên mạng xã hội, Nguyễn Văn Linh biết cách thức chế tạo pháo nổ nên đã đặt mua thuốc pháo, dây cháy chậm và vỏ pháo trên mạng xã hội, chế tạo pháo để bán. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ngày 7/12, sau khi mua nguyên liệu trên mạng xã hội, Nguyễn Văn Linh đã thuê chị Mai Thị Xang (sinh 1993, ở Khối 1, thị trấn Bình Minh) và chị Lương Thị Giang (sinh năm 1995, ở Xóm An Hải, xã Kim Mỹ) làm công việc lắp ngòi nổ, đóng gói thuốc pháo, đóng gói đơn hàng pháo để Nguyễn Văn Linh bán. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đến khoảng 17h ngày 7/12, khi Linh đang ở trong phòng ngủ để thực hiện việc giao dịch đơn hàng trên máy tính thì gian bếp nhà ông Chính phát nổ. Linh chạy ra kiểm tra thì xác định chị Xang và chị Giang đã tử vong. Nhà cửa, tài sản của gia đình ông Chính và các hộ dân xung quanh bị hư hỏng. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Linh sợ hãi lấy xe mô tô đi về nhà tại Khối 1, thị trấn Bình Minh, sau đó đến trụ sở Công an huyện Kim Sơn để đầu thú và khai báo nội dung sự việc. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Sáu, 16:34, 08/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/dien-bien-moi-vu-no-kinh-hoang-khien-2-nguoi-chet-o-kim-son-ninh-binh-post1064288.vov" }
Đồng Nai xây dựng vùng nguyên liệu trái cây cho chế biến sâu
[ "<start_of_turn> Tuần lễ tôn vinh trái cây và Chợ phiên nông nghiệp đô thị Tây Nam năm 2022 diễn ra tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai trong 4 ngày, bắt đầu từ ngày 16/6, nhằm quảng bá sản phẩm nông sản và thúc đẩy dịch vụ du lịch của địa phương. Có 40 nhà vườn, doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai tham gia tuần lễ này.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ban tổ chức mong muốn, tại các hoạt động của tuần lễ, các nhà vườn có thể kết nối thêm khách hàng, đối tác để mở rộng thêm kênh tiêu thụ nông sản. Đồng thời, qua đó TP Long Khánh mời gọi, kết nối du khách và các đơn vị du lịch đến tham quan, khai thác, hợp tác với các mô hình du lịch sinh thái vườn tiêu biểu trên.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh hiện có hơn 73.000 ha cây ăn trái, chủ yếu là chôm chôm, sầu riêng, chuối, măng cụt, mít… Để khắc phục tình trạng khó khăn về tiêu thụ cho trái cây, tránh tình trạng mất giá, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai hướng tới tập trung vào chế biến sâu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Hiện nay tỉnh Đồng Nai có trên 244 cơ sở chế biến sâu riêng về cây ăn trái. Tuy nhiên, vẫn chưa đảm bảo được điều kiện về nguồn nguyên liệu. Để cung cấp vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến này, chúng tôi quy hoạch vùng sản xuất tập trung, gắn kết với xây dựng mã số vùng trồng, cũng như mã số vùng đóng gói”, ông Thắng nói./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Hai, 20:59, 13/06/2022", "url": "https://vov.vn/kinh-te/dong-nai-xay-dung-vung-nguyen-lieu-trai-cay-cho-che-bien-sau-post950195.vov" }
Ngành nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu
[ "<start_of_turn> Sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Minh Hoan.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Năm qua, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Sản xuất nông nghiệp cả nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì ổn định, phát triển và tiếp tục thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tăng 3,36% so với cùng kỳ; xuất khẩu gần 7 triệu tấn gạo và nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác với tổng kim ngạch hơn 53 tỉ USD. Khu vực du lịch, dịch vụ phát triển sôi động trở lại, nhất là từ sau khi kiểm soát được dịch bệnh, tăng 19,8%, xây dựng 1.666 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn kiểm soát. Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có hơn 208 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới và hoạt động trở lại, tăng hơn 30% so với cùng kỳ, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút khỏi thị trường. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Cùng với đó, ngành nông nghiệp đã chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Toàn ngành đã quán triệt và triển khai kịp thời, quyết liệt các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực và những kết quả đạt được của các cấp, các ngành, đặc biệt là của ngành Nông nghiệp, các địa phương và sự quyết tâm vượt khó, đổi mới sáng tạo của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp, đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước trong năm 2022. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 3,5%; Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản phải phấn đấu đạt từ 55 tỷ USD trở lên; Tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và nâng cao chất lượng rừng; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%; 280 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp quy chuẩn 60%.... Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN&PTNT và toàn ngành nông nghiệp, nông thôn phải tự tin bản lĩnh, và linh hoạt, chủ động rà soát, nắm bắt tình hình, lựa chọn những nhiệm vụ, giải pháp đột phá, trọng tâm để tập trung triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai các nhiệm vụ, công việc trọng tâm. Cùng với đó, xây dựng thương hiệu, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch, đáp ứng nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp; đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Về mục tiêu cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2023. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Coi trọng, làm tốt công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện nghiêm các Nghị quyết của BCH Trung ương về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ-TW của Trung ương. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đẩy mạnh cải cách hành chính, công vụ, công chức. Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, nhất là các quy hoạch ngành quốc gia - phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Có giải pháp cụ thể để kịp thời tháo gỡ các nút thắt về chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận đất đai, tín dụng, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp mạnh mẽ về cho địa phương, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu lại ngành theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm  OCOP để góp phần thúc đẩy sản xuất lớn, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển khoa học công nghệ, phát triển các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá chất lượng cao trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển mạnh mẽ, hợp lý, phù hợp, phát triển hệ thống hợp tác xã, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổng kết lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng kết thực tiễn, bám sát thực tiễn, nhu cầu của thị trường, nhân rộng các mô hình hiệu quả cao, những cách làm hay để điều chỉnh sản xuất phù hợp nhằm mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho người sản xuất. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh trong sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Làm tốt dự báo cung cầu, thông tin về tình hình thị trường, kết nối giữa người sản xuất với tiêu dùng, tranh thủ lợi thế từ các Hiệp định thương mại FTAs, nhất là EVFTA, CTPPP để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tiếp tục tháo gỡ rào cản để thâm nhập vào các thị trường mới. Đồng thời coi trọng thị trường nội địa, có chiến lược đưa hàng hóa từ nông thôn về thành thị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững; giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ “Thẻ vàng” trong năm 2023, ngăn chặn và xử lý nghiêm tầu cá khai thác trái phép ở nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất trích lập Quỹ phát triển hạ tầng thủy sản để có thể tập hợp, huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, cần chủ động chỉ đạo sản xuất và triển khai công tác phòng, chống thiên tai bảo đảm kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của từng vùng miền, gắn với đô thị hóa, tránh làm theo phong trào, hình thức, lãng phí. Xây dựng nông thôn mới không chỉ chạy theo chỉ tiêu số lượng xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới mà xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn phải theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại nhưng phải gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa, thực hiện Nghị quyết của Trung ương về phát triển văn hóa. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thủ tướng tin rằng, ngành nông nghiệp năm 2023 và thời gian tới sẽ chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, nước ta trở thành nước có nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Nông dân sẽ sống được bằng nông nghiệp, ngày càng giàu có, sung túc, văn minh hơn. Nông thôn sẽ ngày càng hiện đại, phồn vinh, thân thiện và đáng sống hơn./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Sáu, 12:07, 13/01/2023", "url": "https://vov.vn/chinh-tri/nganh-nong-nghiep-can-xay-dung-thuong-hieu-quy-hoach-phat-trien-vung-nguyen-lieu-post996256.vov" }
Nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu sắn Phú Yên
[ "<start_of_turn> Nhiều năm qua, bệnh khảm lá sắn trên diện rộng tại tỉnh Phú Yên vẫn chưa có thuốc đặc trị. Diện tích cây sắn bị thu hẹp, nếu không thay thế giống sắn mới kháng bệnh, nông dân sẽ tự chuyển sang trồng mía và keo, nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến sắn. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Niên vụ 2022-2023 này, diện tích sắn toàn tỉnh Phú Yên chỉ còn 23.000 ha, giảm gần 5.000 ha so với vụ trước. Năng suất sắn chỉ đạt từ 14 - 15 tấn, giảm từ 3 - 5 tấn/ha do bệnh khảm lá. Hiện nay, 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Phú Yên phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng sản xuất sớm hơn kế hoạch do thiếu nguyên liệu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Phú Yên cho biết, do cây sắn bị bệnh khảm, bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên giảm năng suất. Năm nay, các nhà máy kết thúc mua sớm hơn, lý do có một số diện tích người dân họ chuyển đổi qua trồng mía và trồng keo vì giá mía và keo một vài năm gần đây tăng tương đối cao. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Chưa có năm nào giá sắn nguyên liệu tại tỉnh Phú Yên lại tăng cao như hiện nay, có thời điểm lên tới 3.600 đồng/kg, tăng gần 1.000 đồng/kg so với đầu vụ nhưng nông dân lại không có để bán, còn các nhà máy thì phải kết thúc vụ sản xuất sớm hơn mọi năm. Nhà máy sắn Sông Hinh công suất 1.300 tấn củ tươi/ngày nhưng chỉ hoạt động được hơn 40% công suất vì thiếu nguyên liệu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Năng suất giảm nhiều, ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy. Bệnh khảm lá làm giảm năng suất từ 40-50% sản lượng vì củ ít, độ bột cũng giảm đi”, ông Huỳnh Tấn Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tinh bột sắn Sông Hinh nói. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến đang diễn ra ngay tại các vùng trồng sắn trọng điểm của tỉnh Phú Yên. Theo kế hoạch, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân hoạt động đến hết tháng 5 nhưng đến nay phải dừng sản xuất trước 1 tháng do thiếu nguyên liệu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Thạnh, Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột Sắn Đồng Xuân cho biết, trong những năm gần đây nhà máy luôn luôn thiếu nguyên liệu. Trầm trọng nhất năm nay do thời tiết và bệnh khảm lá nên năng suất thấp. “Trước đây năng suất sắn đạt 20 tấn/ha, nay còn 12 tấn/ha làm khiến nhà máy thu mua không đạt sản lượng sản xuất”, ông Thạnh cho biết./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 11:07, 05/04/2023", "url": "https://vov.vn/kinh-te/nguy-co-pha-vo-quy-hoach-vung-nguyen-lieu-san-phu-yen-post1011961.vov" }
Dự án BOT Quốc lộ 26 ở Đắk Lắk làm nứt nhà dân, chủ đầu tư phủi trách nhiệm ​
[ "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \"Khi họ làm đường sử dụng máy lu rung đầm mạnh làm nhà tôi nứt toác hết từ nóc xuống móng. Mưa gió nước chảy vào nhà ngập ướt hết, còn sợ nhà sập. Nhiều khi ở rong nhà mà cứ như ngoài trời, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của gia đình. Nhiều lần xã yêu cầu họ lên họp mà có giải quyết cho dân đâu. Họ trây ì trốn tránh trách nhiệm không muốn bồi thường. Nhà tôi không có tiền tu sửa nên cứ để vậy ở, việc sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn\", ông Chung nói. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Chung cảnh ngộ, nhưng không thể chờ được đền bù, gia đình ông Nguyễn Dư Phúc ở thôn 8, xã Ea Đar, đã phải vay tiền từ ngân hàng về để sửa lại toàn bộ ngôi nhà. Ông Nguyễn Dư Phúc bức xúc, nhà sửa cả trăm triệu đồng mà công ty cho người xuống nói hỗ trợ 3 triệu đồng là không thỏa đáng. <end_of_turn>", "<start_of_turn> \"Năm vừa rồi gia đình không ở được vì nước dột vào nhà nên phải đi vay gần 100 triệu từ ngân hàng về sửa chữa nhà để ở. Bên BOT họ nói là bồi thường do đơn vị thi công chứ không phải họ. Họ nói chỉ hỗ trợ 3 – 4 triệu đồng thì làm được gì. Như nhà tôi thì phải ở mức 30 – 40 triệu, tương đương 30-40% tiền sửa. Bên BOT họ cứ đổ qua đổ lại cho đơn vị thi công, trách nhiệm không phải ở họ\", Phúc bức xúc. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Dự án BOT quốc lộ 26 đoạn qua huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk nối với thị trấn Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, có chiều dài khoảng 48 km, hoàn thành từ tháng 10/2017. Công trình do Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng 501, ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư. <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> Chủ tịch UBND xã Ea Đar khẳng định, UBND xã Ea Đar đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư giải quyết bồi thường cho dân và công ty cũng nhiều lần cam kết hỗ trợ nhưng lại không thực hiện./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Hai, 05:21, 22/06/2020", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/du-an-bot-quoc-lo-26-o-ak-lak-lam-nut-nha-dan-chu-dau-tu-phui-trach-nhiem--1062326.vov" }
Cháy lớn tại cửa hàng phế liệu ở Trung Văn, Hà Nội
[ "<start_of_turn> Vào khoảng 13h35, ngày 13/12, đã xảy ra cháy tại cửa hàng cơ khí, phế liệu ở ngõ 54 phố Đại Linh, Tổ dân phố số 17, phường Trung Văn. Do chất cháy chủ yếu là giấy, nhựa nên đám cháy bùng phát lớn, khói bao trùm toàn bộ khu nhà tạm chứa phế liệu và thiết bị cơ khí. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ngay sau khi nhận được thông tin, mặc dù lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Nam Từ Liêm đang huy động 100 quân số ứng trực, phục vụ đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam, nhưng đã kịp thời điều động phương tiện, cắt cử cán bộ chiến sĩ kịp thời có mặt xử lý ngăn cháy lan, cháy lớn và tổ chức tìm kiếm cứu nạn.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Do khu vực xảy hỏa hoạn có nhiều nhà tạm có nguy cơ cao cháy lan nên lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH công an quận Thanh Xuân, Trường Đại học PCCC cũng đã được điều động, chi viên phối hợp dập lửa. Điều động cán bộ chiến sĩ và phương tiện đến làm nhiệm vụ. Khẩn trương phối hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng triển khai, tiếp cận khu vực trung tâm và dập tắt hoàn toàn đám cháy sao đó khoảng trên 30 phút. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bước đầu, các cơ quan xác định khu vực cháy là nhà tạm khung thép lợp mái tôn chủ nhân dùng làm cửa hàng cơ khí và chứa hàng phế liệu trên diện tích khoảng 120m2. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Vụ cháy đã không có thương vong về người, thiệt hại về tài sản cơ quan chức năng đang thống kê và điều tra nguyên nhân. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 16:04, 13/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/chay-lon-tai-cua-hang-phe-lieu-o-trung-van-ha-noi-post1065243.vov" }
Bangladesh hoãn hơn 160 điểm bỏ phiếu do bạo lực
[ "<start_of_turn> Ngày 5/1, Uỷ ban Bầu cử Bangladesh đã buộc phải hoãn bỏ phiếu ở 160 trung tâm bỏ phiếu do bạo lực. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo Uỷ ban bầu cử Bangladesh trong ngày 4/1, tại một số điểm bỏ phiếu ở thủ đô Dhaka và một số khu vực khác đã xảy ra tình trạng bạo lực, đốt các lá phiếu và hòm phiếu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \nRiêng trong ngày 5/1, ít nhất 11 người, trong đó có các quan chức và những người ủng hộ phe đối lập thiệt mạng bất chấp chính phủ Bangladesh đã triển khai 50.000 binh sỹ tại các điểm bầu cử và các khu vực công cộng để đảm bảo an ninh. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Cuộc bầu cử tại Bangladesh diễn ra trong bối cảnh Liên minh đối lập gồm 18 đảng - do Đảng Dân tộc Chủ nghĩa Bangladesh (BNP) của cựu Thủ tướng Khaleda Zia đứng đầu - tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử, đồng thời phát động biểu tình kéo dài 2 ngày. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trước đó, Đảng Dân tộc Chủ nghĩa Bangladesh yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức để mở đường cho việc thành lập chính phủ lâm thời phi đảng phái chịu trách nhiệm giám sát bầu cử. Tuy nhiên, bà Hasina đã bác bỏ yêu cầu này với lý do trái với Hiến pháp. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Phản ứng với quyết định của bà Hasina, phe đối lập liên tục phát động biểu tình buộc nhiều trường học, văn phòng và cửa hàng phải đóng cửa. Các vụ đánh bom cũng diễn ra thường xuyên nhằm vào các phương tiện giao thông./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Chủ Nhật, 20:46, 05/01/2014", "url": "https://vov.vn/the-gioi/bangladesh-hoan-hon-160-diem-bo-phieu-do-bao-luc-304509.vov" }
Vướng mắc trong đền bù sạt lở bờ sông Krông Nô, Đắk Nông
[ "<start_of_turn>   <end_of_turn>", "<start_of_turn> Những năm gần đây, tình trạng sạt lở trên sông Krông Nô, đoạn chảy qua tỉnh Đắk Nông diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm mất đất sản xuất của người dân. Việc đền bù thiệt hại gặp nhiều vướng mắc. Điều này khiến người dân bức xúc khi phải chờ đợi trong thời gian dài. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo ông Trần Văn Khánh, Giám đốc Công ty thủy điện Buôn Kuốp, tình trạng sạt lở trên sông Krông Nô đã được xác định do nhiều nguyên nhân như địa hình, địa chất, biến đổi khí hậu, khai thác cát và vận hành thủy điện. Trong đó, nguyên nhân vận hành thủy điện có trách nhiệm của Công ty thủy điện Buôn Kuốp. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, tốc độ sạt lở sông Krông Nô quá nhanh và có ảnh hưởng rất lớn từ việc khai thác cát khiến cho lòng sông quá sâu. Phía công ty thủy điện sẵn sàng đền bù thiệt hại cho người dân, nhưng với yêu cầu chính quyền địa phương phải đánh giá, phân định rõ trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp có liên quan. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Cũng theo ông Khánh, tại một số đoạn sạt lở, Công ty thủy điện Buôn Kuốp nhận trách nhiệm bồi thường. Trước đây, những diện tích đất sản xuất của dân bị sạt lở, chính quyền địa phương phê duyệt phương án, công ty có cơ sở pháp lý để chi tiền đền bù. Nhưng mấy năm gần đây, chính quyền yêu cầu công ty phải tự thỏa thuận với người dân trong việc bồi thường. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Bây giờ nảy sinh vấn đề, cách làm giống như trước đây thì chính quyền địa phương nói rằng, do những quy định pháp lý, chính quyền không phê duyệt phương án bồi thường nữa mà đề nghị Công ty thủy điện Buôn Kuốp đi thỏa thuận với người dân về tiền bồi thường, hỗ trợ diện tích sạt lở. Phương án bồi thường, hỗ trợ phải được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thì công ty mới ra tiền được. Văn bản gửi địa phương rồi họp cứ họp nhưng chưa tháo gỡ được\", ông Khánh nói. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Trần Đăng Ánh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết, việc đền bù thiệt hại sạt lở đất sản xuất trên sông Krông Nô thời gian qua do 2 đối tượng là các công ty khai thác cát và các công ty thủy điện thực hiện. Những đoạn sạt lở thuộc phạm vi khai thác cát được cấp phép thì các công ty cát tự thỏa thuận đền bù cho người dân. Một số đoạn sạt lở ngoài phạm vi cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát thì phía Công ty thủy điện Buôn Kuốp nhận trách nhiệm bồi thường. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trước đây, UBND huyện phê duyệt phương án đền bù diện tích bị sạt lở. Nhưng khi xem xét lại Luật đất đai 2013 thì không quy định chính quyền huyện thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ do hoạt động của nhà máy thủy điện gây ra. Do đó, huyện đã đưa ra phương án phối hợp, hỗ trợ công ty thủy điện thực hiện đầy đủ quy trình đền bù như trước đây, chỉ khác ở bước cuối cùng là công ty phê duyệt phương án bồi thường. Dù vậy, phía Công ty thủy điện Buôn Kuốp vẫn chưa đồng ý, dẫn đến vướng mắc kéo dài. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Huyện cũng đã làm việc với Công ty Buôn Kuốp nhiều lần. Huyện chỉ đạo phòng tài nguyên thẩm định một phương án có cả báo cáo thẩm định, gửi về công ty. Công ty chỉ căn cứ đó để ký nhưng công ty lại yêu cầu phê duyệt thì vướng ở chỗ này. Giờ chỉ tháo gỡ một bước này thôi: phê duyệt phương án ở cấp huyện hay là chủ đầu tư - đơn vị thực hiện đền bù phê duyệt. Mong muốn Công ty Buôn Kuốp phối hợp chặt chẽ hơn, đặc biệt là xin cơ chế cấp trên để có hướng giải quyết\", ông Trần Đăng Ánh cho biết. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Sở TN&MT lập đoàn khảo sát, phối hợp với tỉnh Đắk Lắk xác định rõ nguyên nhân sạt lở bờ sông Krông Nô và trách nhiệm các bên liên quan để sớm thực hiện đền bù thiệt hại cho người dân. Đồng thời, các cơ quan liên quan của tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 23 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Năm, 15:56, 30/11/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/vuong-mac-trong-den-bu-sat-lo-bo-song-krong-no-dak-nong-post1062566.vov" }
Chợ ở Bình Phước bốc cháy, 9 ki ốt bị thiêu rụi
[ "<start_of_turn> Thông tin ban đầu, khoảng 22h tối 10/12, người dân phát hiện lửa bốc lên trong chợ Thống Nhất (xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thấy vậy, người dân xung quanh hô hoán và cùng nhau dùng nước, bình chữa cháy xách tay dập lửa nhưng bất thành.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy- Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Bình Phước điều động phương tiện, cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ phối hợp với lực lượng công an địa phương triển khai phương án dập lửa. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sau hơn 2 giờ chữa cháy, ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn. Vụ cháy không thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi 9 ki ốt, hư hỏng nhiều tài sản của tiểu thương để bên trong chợ. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Hai, 10:10, 11/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/cho-o-binh-phuoc-boc-chay-9-ki-ot-bi-thieu-rui-post1064729.vov" }
Bạo lực bùng phát trước thềm tổng tuyển cử tại Bangladesh
[ "<start_of_turn> Trong một diễn biến có liên quan, cảnh sát Bangladesh ngày 4/1 cho biết tại thị trấn Natore miền Tây Bắc nước này, một nhóm các nhà hoạt động của đảng Dân tộc Chủ nghĩa Bangladesh đã ném bom xăng qua cửa sổ một toa tàu, làm 6 hành khách bị thương. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Liên minh đối lập gồm 18 đảng do đảng Dân tộc Chủ nghĩa Bangladesh  đứng đầu đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội và phát động thêm một cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trước đó, đảng Dân tộc Chủ nghĩa Bangladesh đã yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời phi đảng phái đứng ra giám sát bầu cử. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tuy nhiên, bà Hasina bác bỏ yêu cầu của phe đối lập và khẳng định yêu cầu này trái với hiến pháp. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Hàng loạt cuộc biểu tình trong những ngày qua tại Bangladesh khiến nhiều trường học, văn phòng và cửa hàng phải đóng cửa, cùng với đó là các vụ đánh bom thường xuyên diễn ra nhằm vào các phương tiện giao thông. Liên minh cầm quyền và đối lập đã cáo buộc lẫn nhau trước tình trạng bất ổn này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bangladesh đã triển khai hàng chục nghìn binh sỹ trên cả nước để ngăn chặn nguy cơ bùng phát bạo lực trong bối cảnh phe đối lập tuyên bố tẩy chay bầu cử dự kiến diễn ra ngày 5/1. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Khoảng 50.000 binh sỹ đã được bố trí tại các điểm bầu cử và khu vực công cộng nhằm ứng phó với tình trạng bạo lực có thể xảy ra. Lực lượng tuần tra cũng được tăng cường tại những tuyến đường trọng yếu ở thủ đô và các thành phố lớn, cũng như hỗ trợ các nhân viên tổ chức bầu cử. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Một nhân viên tổ chức bầu cử nói: “Tôi đến đây để sắp xếp các hòm phiếu, chuẩn bị phiếu bầu và các thiết bị thiết yếu khác cho cuộc tổng tuyển cử lần thứ 10 tại Bangladesh, với sự hỗ trợ của các nhân viên chính phủ cũng như các lực lượng tăng cường pháp luật ”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Cuối tháng 12 năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 1.200 người biểu tình quá khích chỉ trong vòng 4 ngày nhằm ngăn chặn bùng phát bạo lực trong các cuộc biểu tình quy mô lớn. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bạo lực bùng phát trên khắp Bangladesh kể từ đầu năm khi phe đối lập phát động các cuộc bãi công, biểu tình nhằm tẩy chay cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào ngày 5/1. Ít nhất 500 người thiệt mạng trong các vụ bạo lực, tuy nhiên con số này chưa được thẩm định./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Bảy, 20:08, 04/01/2014", "url": "https://vov.vn/the-gioi/bao-luc-bung-phat-truoc-them-tong-tuyen-cu-tai-bangladesh-304393.vov" }
Quảng Trị cần hơn 1.200 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển
[ "<start_of_turn>   <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sau các đợt mưa lũ vào tháng 11 vừa qua, nhiều bờ sông ở Quảng Trị tiếp tục sạt lở nghiêm trọng. Nặng nhất là bờ sông Hiếu đoạn qua các xã: Cam Hiếu, Cam Thủy và Cam Tuyền, huyện Cam Lộ bị xói, sạt lở nhiều đoạn với tổng chiều dài hơn 1,5km. Tại huyện Cam Lộ, bờ sông Trúc Khê đoạn qua xã Thanh An bị sạt lở với chiều dài khoảng 500m. Tình trạng sạt lở bờ các sông: Thạch Hãn, Vĩnh Định, Ái Tử chảy qua địa bàn các xã Triệu Long, Triệu Giang, Triệu Tài, Triệu Hòa, Triệu Trung… của huyện Triệu Phong cũng rất nghiêm trọng. Trong khi đó, tình trạng sạt lở kè biển, bờ biển cũng diễn ra nhiều năm qua ở các xã: Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; Triệu Vân, Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; Xâm thực biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng dọc bờ biển các xã: Trung Giang, Gio Hải huyện Gio Linh với chiều dài hàng nghìn mét. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Hà Sĩ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Giai đoạn từ năm 2020 -2023, tỉnh đã huy động 748 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hơn 60 km kè chống sạt lở dọc bờ sông, bờ biển kết hợp phục vụ nhu cầu giao thông dân sinh. Tuy nhiên, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Hiện nay tỉnh đã báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đã đề xuất với Thủ tướng chính phủ, các bộ ngành liên quan là 1.214 tỉ đồng để đầu tư 62,59 km chiều dài kè sông sạt lở, bờ sông và bờ biển tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, còn lại trong đó có các vị trí mà cử tri có sự kiến thì dã tranh thủ các nguồn khắc phục hậu quả thiên tai để khắc phục từng đoạn, phân kì, ưu tiên thứ tự để xử lí hàng năm, đảm bảo kịp thời, không để xảy ra vấn đề nguy cấp, nguy hiểm”. Ông Hà Sĩ Đồng nói. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 18:26, 06/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/quang-tri-can-hon-1200-ty-dong-khac-phuc-sat-lo-bo-song-bo-bien-post1063853.vov" }
Những bất ổn trong và sau tổng tuyển cử tại Bangladesh
[ "<start_of_turn> Việc Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh (BNP) đối lập tuyên bố tẩy chay sự kiện này khiến cho kết quả của cuộc tổng tuyển cử không còn là bất ngờ, thậm chí trở nên vô nghĩa khi nó không giải quyết được những bế tắc chính trị hiện nay và tạo ra những nguy cơ bất ổn trong và sau cuộc bầu cử này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh ngày 3/1 đã phát động một cuộc tổng đình công kéo dài 48 giờ trên toàn quốc nhằm phong tỏa các tuyến giao thông chính của nước này và kêu gọi người dân không đi bỏ phiếu vào ngày 5/1. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đảng này đang dẫn đầu một Liên minh đối lập gồm 18 đảng, yêu cầu Thủ tướng Seikh Hasina phải từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời không đảng phái đứng ra giám sát bầu cử theo cơ chế cũ trước khi bị hủy bỏ 2 năm trước. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Một thăm dò dư luận do tờ Dhaka Tribune công bố ngày 3/1 cho thấy, Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh giành được 37% sự ủng hộ trong khi Liên đoàn Awami cầm quyền giành được 36% sự ủng hộ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Do đó, kết quả cuộc bầu cử ngày 5/1 có thể không mấy bất ngờ rằng đảng cầm quyền Liên đoàn Aoami sẽ giành chiến thắng khi đảng đối lập chính Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh đã rút khỏi cuộc đua. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Nhưng cũng vì thế mà Liên minh châu Âu, Mỹ và Khối thịnh vượng chung từ chối cử quan sát viên đến cuộc tổng tuyển cử lần này vì nghi ngờ tính công bằng của cuộc bầu cử. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bên cạnh đó, việc đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh tẩy chay cuộc bầu này cử cũng có nghĩa là hơn một nửa trong số 300 ghế Quốc hội sẽ không có ai tranh cử, làm suy giảm tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Điều đó cũng khiến cuộc bầu cử khó có thể trở thành giải pháp ổn định tình hình chính trị tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Mặc dù vậy, ứng cử viên Liên đoàn Awami cầm quyền, ông Ilyas Mollah cho biết: “Đảng đối lập chính Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh không tham gia vào cuộc bầu cử lần này nhưng theo Hiến pháp thì cuộc bầu cử vẫn phải diễn ra. Họ không tham gia tranh cử nhưng người dân vẫn nhiệt tình tham chuẩn bị bầu cử và tôi hy vọng chúng ta sẽ có một cuộc bầu cử hòa bình”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trong khi đó, những cử tri trẻ ở thủ đô Dhaka cũng bày tỏ hy vọng rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong hòa bình và lá phiếu của họ sẽ tạo được sức ảnh hưởng nhất định. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Anh Mohammad Sabuj Hossain chia sẻ: “Tôi mong muốn 1 người đại diện cho nhân dân phải biết nghĩ cho tất cả mọi người. Họ phải biết lắng nghe quan điểm của chúng tôi”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trong bài phát biểu vận động tranh cử ngày 3/1, Thủ tướng Hasina cam kết sẽ biến Bangladesh trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và giải quyết những vấn nạn lâu nay của đất nước. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tuy nhiên, bất ổn chính trị ở Bangladesh khiến cho mong muốn cải thiện cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Bangladesh có 154 triệu dân, quốc gia đứng hàng thứ 8 thế giới về dân số song 1/3 trong số này phải sống dưới mức nghèo khổ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trong khi đó, bạo lực chính trị đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người dân Bangladesh trong năm ngoái, một nửa trong số này là nạn nhân của tình trạng xung đột leo thang kể từ ngày 25/11 vừa qua khi Ủy ban bầu cử công bố ngày bỏ phiếu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Giới phân tích nhận định, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu, thị trường quan trọng miễn thuế cho gần 60% sản phẩm ngành dệt may xuất khẩu mũi nhọn của Bangladesh, và để ngăn chặn bạo lực leo thang, Thủ tướng Hasina có thể và cần phải nhượng bộ./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Bảy, 14:13, 04/01/2014", "url": "https://vov.vn/the-gioi/nhung-bat-on-trong-va-sau-tong-tuyen-cu-tai-bangladesh-304343.vov" }
Lực lượng đối lập Bangladesh tẩy chay tổng tuyển cử
[ "<start_of_turn> Theo CCTV, lực lượng đối lập Bangladesh ngày 29/12 đã tuyên bố tẩy chay cuộc tổng tuyển cử tại Bangladesh, dự kiến diễn ra vào ngày 5/1 năm tới. Lực lượng đối lập cũng đồng thời kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời ở nước này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \n <end_of_turn>", "<start_of_turn> \nTuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử của phe đối lập cũng đồng nghĩa với việc có hơn 300 ghế tại Quốc hội Bangladesh sẽ không được tranh cử, làm ảnh hưởng tới tính hợp pháp của cuộc bầu cử. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Động thái trên của phe đối lập đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tại Bangladesh ngày 29/12 đã đổ ra các đường phố của thủ đô Dhaka nhằm tẩy chay cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 1/2014. Cảnh sát đã buộc phải dùng súng phun nước để giải tán đám đông biểu tình. Các cuộc đụng độ đã làm nhất 1 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Liên minh đối lập gồm 18 đảng, do đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh đứng đầu, muốn Thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời không đảng phái đứng ra giám sát bầu cử. Tuy nhiên, bà Hasina đã bác bỏ yêu cầu này vì cho rằng nó trái với Hiến pháp. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trong khi đó, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu, đã từ chối cử quan sát viên đến dự vì nghi ngờ tính công bằng của cuộc bầu cử. Bạo lực bùng phát trên khắp Bangladesh giữa cảnh sát và những người ủng hộ phe đối lập từ đầu năm đến nay đã khiến ít nhất 273 người thiệt mạng. Trong đó, gần một nửa số thương vong này xảy ra trong hai tháng gần đây./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Hai, 14:12, 30/12/2013", "url": "https://vov.vn/the-gioi/luc-luong-doi-lap-bangladesh-tay-chay-tong-tuyen-cu-303566.vov" }
Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất là đầu ra
[ "<start_of_turn> Để phát triển chuỗi giá trị ngô và sắn, thời gian qua Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã khảo sát vùng nguyên liệu tại 3 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Qua khảo sát cho thấy, ngô và sắn còn nhiều cơ hội để gia tăng chuỗi giá trị khi tham gia vào chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm áp lực từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng từ 30% đến 35% so với nhu cầu trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65% đến 70% giá thành. Do vậy, nếu không chủ động nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Quang Tin, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: “Ngô và sắn đều có những kỹ thuật canh tác có thể sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh với các loại cây trồng khác, tuy nhiên phải  tính toán được giá của sản phẩm khi sản xuất. Để thuận lợi khi triển khai, cần đưa ra giá cạnh tranh qua đó ký kết hợp đồng với nông dân và địa phương”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Nhấn mạnh đến việc phối hợp với doanh nghiệp trong triển khai các mô hình liên kết từ giống cây trồng, sơ chế, chế biến và thu mua nguyên liệu thông qua nông dân và các hợp tác xã, nhiều ý kiến đề nghị cần có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư và chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đến nông dân. Đồng thời hỗ trợ thành lập và phát triển các hợp tác xã ngô và sắn để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ đầu vào cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến để mở rộng quy mô, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: “Tây Nguyên là vùng thuận lợi để phát triển một số loại cây trồng làm thức ăn xanh sinh khối như: ngô, sắn. Để cạnh tranh với những loại cây trồng khác ở khu vực này phải làm sao nâng cao được hiệu quả kinh tế. Muốn xây dựng được vùng nguyên liệu lớn đáp ứng quy mô công nghiệp phải xây dựng mối liên kết giữa nông dân, hợp tác xã qua đó liên kết với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, vai trò của ngành chăn nuôi là rất quan trọng trong tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để xây dựng ngành chăn nuôi tự chủ trong bối cảnh hội nhập một trong những giải pháp là phải chủ động được nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Thành lập vùng nguyên liệu, quan trọng nhất là đầu ra tiêu thụ, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, qua đó giúp nông dân và hợp tác xã nơi triển khai dự án hưởng lợi./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Năm, 17:31, 05/01/2023", "url": "https://vov.vn/kinh-te/xay-dung-vung-nguyen-lieu-thuc-an-chan-nuoi-quan-trong-nhat-la-dau-ra-post994724.vov" }
Tàu cao tốc đi Phú Quốc tạm ngưng hoạt động do gió lớn
[ "<start_of_turn> Sáng 22/12, ông Võ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Cảng vụ hàng hải tỉnh Kiên Giang cho biết, do ảnh hưởng thời tiết trên vùng biển tỉnh Kiên Giang bất thường, gió Đông và Đông Bắc giật cấp 5, có lúc cấp 6 có lúc cấp 7, 8, sóng cao từ 1.75m đến 2m  nên tàu, phà cao tốc từ đất liền đi một số đảo tạm ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Cụ thể tuyến Rạch Giá, Hà Tiên đi Phú Quốc, đảo Nam Du và ngược lại tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Riêng tuyến Rạch Giá đi Lại Sơn và ngược lại do cảng vụ nội địa quản lý nên vẫn hoạt động bình thường. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sau khi nhận thông tin tàu phà tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng thời tiết xấu, các hãng tàu phà đã thông báo đến các đại lý và hành khách việc tàu, phà tạm ngưng hoạt động để hành khách chủ động công việc và thời gian. Đồng thời hoàn trả lại tiền vé hoặc dời sang chuyến sau khi tàu hoạt động trở lại. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Sáu, 08:34, 22/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/tau-cao-toc-di-phu-quoc-tam-ngung-hoat-dong-do-gio-lon-post1067066.vov" }
Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, sụp lún bờ biển
[ "<start_of_turn> Do chịu tác động của triều cường dâng cao, sóng lớn, trong đợt triều cường ngày 17-18-19 vừa qua, đoạn kè bảo vệ bờ biển ở xã Hiệp Thạnh (xây dựng từ năm 2008) đã xuất hiện nhiều vị trí sụp lún nghiêm trọng, tạo nhiều hố sâu hình lòng chảo và có khả năng phát sinh thêm trong thời gian tới. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ngoài ra, nhiều khe liên kết các cấu kiện hình lục giác kè bờ đã bị hở, nguy cơ phần cát dưới lớp cấu kiện này sẽ bị cuốn trôi và sụp, lún vào các đợt triều cường sắp tới. Nếu không kịp khắc phục, nguy cơ gây vỡ kết cấu công trình, ảnh hưởng đến trực tiếp đời sống của 30 hộ dân trong khu vực. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Trong khi đó, bờ biển thuộc xã Trường Long Hòa cũng đang tiếp tục bị sạt lở, làm ảnh hưởng hàng trăm ha đất canh tác, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của 478 hộ và nhiều ha rừng ven biển. Tình trạng sạt lở còn gây mất an toàn, đe dọa đến khu thực nghiệm nuôi thủy sản của Trường Đại học Trà Vinh; trại giống thủy sản công nghệ cao Thông Thuận. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Để hạn chế thiệt hại gây ra, lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo cắm biển báo, cảnh báo các khu vực sạt lở và sụp, lún; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sạt lở, sụp lún tại khu vực này để người dân chủ động phòng, tránh. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương theo dõi chặt chẽ và sẵn sàng phương án ứng phó sự cố; thường xuyên cập nhật, báo cáo diễn biến sạt lở, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: “Sở NN&PTNT đã tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai nhiều giải pháp, về lâu dài, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá toàn diện, tổng thể về hiện trạng, nguyên nhân gây ra sạt lở và đề xuất những giải pháp mang tính chất toàn diện hơn. Khi đề tài hoàn thiện, chúng tôi sẽ áp dụng những giải pháp đồng bộ hơn”. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 14:53, 29/11/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/tra-vinh-cong-bo-tinh-huong-khan-cap-sat-lo-sup-lun-bo-bien-post1062298.vov" }
Đầu tư hơn 982 tỷ đồng chống xói lở bờ biển Hội An
[ "<start_of_turn> Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký quyết định phê duyệt cho tỉnh Quảng Nam vay lại vốn vay từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để thực hiện dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An như kiến nghị của Bộ Tài chính. Chính phủ đồng ý chủ trương đàm phán với AFD về thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ cho dự án này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về kết quả thẩm định cho vay lại vốn vay AFD của dự án. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán với AFD về dự thảo thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ cho dự án; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ cho dự án theo quy định hiện hành và các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư xây dựng 42 triệu euro (tương đương 982 tỷ đồng), do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Thời gian thực hiện dự án kéo dài đến năm 2026. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Phạm vi xây dựng công trình từ cửa sông (cầu tàu đi Cù Lao Chàm) dọc về hướng bắc đến bên phía bắc của khách sạn Victoria, dài gần 3,4 km. Mục tiêu của dự án là chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực dự án. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Dự án này còn nhằm mục đích bảo vệ đất đai, nhà cửa, tài sản và tính mạng của người dân và các cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng cho khoảng 3,2 km2 diện tích đất, hơn 1.300 hộ dân phường Cửa Đại và khu vực lân cận, nhất là khu vực ven biển. Những năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển bị xóa xổ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết: “Đối với tình trạng sạt lở bờ biển, hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam phối hợp với các địa phương kiểm tra thực địa, tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam phân bổ nguồn lực để thực hiện giải pháp công trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất Trung ương bố trí nguồn lực triển khai các công trình lớn trong đề án xử lý sạt lở bờ biển”. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Ba, 20:18, 12/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/dau-tu-hon-982-ty-dong-chong-xoi-lo-bo-bien-hoi-an-post1065098.vov" }
Quảng Nam ghi nhận gần 100 vị trí ven sông có nguy cơ sạt lở cao
[ "<start_of_turn>   <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đáng lo ngại nhất là tình trạng sạt lở trên lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tại tỉnh Quảng Nam và các nhánh nhỏ của hệ thống sông này đang diễn ra với cường độ ngày càng lớn, đe dọa phần lớn diện tích đất sản xuất, nhà ở và an toàn tính mạng của người dân. Trên toàn lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, hiện có hơn 19.500 hộ dân sống ven sông thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi sạt lở và khoảng 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp đang bị đe dọa. Trong đó, hơn 1.200 hộ dân với khoảng 4.600 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ cao về sạt lở bờ sông. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đoạn qua thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và 2 huyện Duy Xuyên, Đại Lộc đã xuất hiện 85 điểm sạt lở, trong đó 36 điểm sạt lở lớn, đe dọa nhiều diện tích đất sản xuất, làng mạc, nhà cửa và tính mạng người dân. Ngoài khu vực lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thì các dòng sông khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở lớn nhỏ, biến động theo từng đợt mưa, lũ. Ngoài tác động của thiên tai, mưa lũ, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng khu dân cư, phát triển giao thông đã tác động đến dòng chảy khiến tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến phức tạp.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư xây dựng 7 công trình  phòng chống sạt lở bờ sông quy mô lớn nhằm khắc phục, hạn chế sạt lở, ổn định cuộc sống người dân ở khu vực này. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Các địa phương thực hiện cắm biển báo, rào chắn để người dân cảnh giác đối với các khu vực ven sông có nguy cơ sạt lở cao để hạn chế thiệt hại. Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao sẽ được đưa vào kế hoạch xây dựng các công trình trọng điểm để triển khai thực hiện\". <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Tư, 17:56, 13/12/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/quang-nam-ghi-nhan-gan-100-vi-tri-ven-song-co-nguy-co-sat-lo-cao-post1065279.vov" }
Sạt trượt, sụt lún đất hồ ở Lâm Đồng không phải do mưa
[ "<start_of_turn> Liên quan đến vụ sạt trượt, sụt lún tại hồ chứa nước Đông Thanh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), ngày 8/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu, cùng các chuyên gia đã đi khảo sát, kiểm tra thực địa. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, bước đầu đoàn công tác nhận định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt trượt, sụt lún đất ở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh không phải do mưa, mà địa chất trong khu vực này có một cung sạt trượt đã có từ trước, đến khi dự án thi công cộng với nhiều nguyên nhân tác động khác đã khiến cung sạt trượt này diễn ra nhanh hơn. Theo PGS.TS Nguyễn Châu Lân, chuyên gia và là thành viên của đoàn công tác, chính bởi kết cấu địa chất kém cộng với mạch nước ngầm đã dẫn đến hiện tượng sạt trượt.  <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Lượng mưa ở đây không phải là nguyên nhân chính gây ra sạt trượt ở hồ này. Ở đây có một dòng chảy rất lớn đã có từ trước rồi, bình thường thì dòng chảy này sẽ chảy xuống dưới nhưng trong nhiều trường hợp dòng chảy đổi dòng và chảy trực tiếp vào khối trượt. Và khối trượt này là đất đỏ bazan khi bão hòa nước, cộng với dòng chảy ngầm thì dẫn đến nguy cơ sạt trượt càng cao. Trượt ở đây thì trượt sâu, bên trên là đất và bên dưới là tầng đá rất sâu do đó phạm vi ảnh hưởng của khối trượt là rất lớn”, PGS.TS Nguyễn Châu Lân nói. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ngay khi kiểm tra thực địa, đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống thiên tai, đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng sạt trượt, sụt lún đất ở hồ chứa nước Đông Thanh. Tại đây, thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện thêm nhiều mũi khoan để xác định chính xác khu vực bị ảnh hưởng của khối sạt trượt, trên cơ sở đó đề ra phương án xử lý hiệu quả. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, nói: “Việc đầu tiên là khảo sát, khoan thăm dò  phải rộng hơn, phía thượng lưu cũng phải khoan. Bởi khối trượt ở thượng lưu đang có chiều hướng mở rộng. Khối thượng lưu và khối hạ lưu cách nhau chưa đến 100m, nếu 2 khối sạt trượt này nhập lại thì thành một khối quá lớn khi ấy sẽ rất nguy hiểm. Thứ hai là tiếp tục quan trắc, phải quan trắc rất kỹ thì mới khẳng định được để có giải pháp sau này. Giải pháp thì tôi đề nghị là hạ tải xuống, bởi nơi này không phải do mưa là chính, mạch nước ngầm là chính thì phải hạ tải sớm. Phải tính là ‘nhẹ đỉnh nặng chân’, phải có thoát nước ngầm và nước mặt”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Dự án hồ chứa nước Đông Thanh được thi công tại xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) có dung tích thiết kế hơn 3 triệu m3, cấp nước cho 700 ha đất nông nghiệp 7.500 hộ dân. Tuy nhiên, trong quá trình đang thi công, cụ thể là ngày 1/7 vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện trong khu vực bắt đầu xuất hiện các vết nứt, sụt lún, sạt trượt đất và có dấu hiệu lan rộng. Đến ngày 28/7, tình trạng sụt lún, sạt trượt đất nơi đây đã trở nên nghiêm trọng. Tổng cộng có 9 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa và đất sản xuất trên diện tích hơn 5ha, trong đó có 4 nhà ở bị nứt móng, xé rách tường, có nguy cơ đổ sập bất kể lúc nào. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị tỉnh Lâm Đồng tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt đảm bảo đời sống dân sinh trong khu vực hồ chứa nước, đặc biệt chú ý đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Ba, 18:50, 08/08/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/sat-truot-sut-lun-dat-ho-o-lam-dong-khong-phai-do-mua-post1038043.vov" }
Đê sông Cầu sụt lún hàng chục mét, Bắc Ninh lên phương án sơ tán dân
[ "<start_of_turn> Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh) và UBND thành phố Bắc Ninh, thời gian qua, tại khu dân cư ngoài bãi sông khu Vạn Phúc, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh xuất hiện vết nứt, sụt lún, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về người và tài sản. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Khu vực xảy ra sạt trượt có chiều dài đoạn khoảng 75m, các vết nứt có chiều rộng từ 5 đến 30 cm; vị trí bị lún sụt so với mặt đất hiện trạng ban đầu khoảng 30-70cm sát với khu dân cư ngoài bãi sông, có khả năng tiếp tục sạt trượt, gây mất an toàn về người, tài sản của nhân dân địa phương và an toàn đê điều. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ngay sau khi xảy ra sự cố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cắm biển cảnh báo, làm hệ thống rào chắn, theo dõi sát diễn biến sự cố, chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, nhân lực, trang thiết bị cần thiết để có thể huy động ngay nếu sự cố phát triển thêm ảnh hưởng đến an toàn của người và tài sản của nhân dân và an toàn đê điều, đồng thời xây dựng phương án, kịch bản sơ tán dân khỏi khu vực sự cố. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ngành chức năng cũng tập trung đánh giá sơ bộ nguyên nhân là do dòng chủ lưu khu vực này có sự biến đổi, áp sát bờ hữu (phía đối diện bờ tả là khu dân cư thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, các hộ dân sinh sống tôn tạo ra sát mép sông) kết hợp với lòng sông hẹp tạo thành các hố xói sâu áp sát bờ hữu gây ra sạt trượt. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Để giải quyết các vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành chức năng khẩn trương lập phương án xử lý khẩn cấp sự cố đê điều; tham mưu ý kiến chuyên gia để đảm bảo tính lâu dài, bền vững, trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thống nhất phương án giải quyết các vướng mắc, tồn tại chung tại khu vực bờ sông, ổn định dòng chảy, đảm bảo an toàn lâu dài cho bờ bãi sông, an toàn đê điều và tính mạng tài sản của nhân dân trong khu vực. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “UBND TP. Bắc Ninh chỉ đạo phường xem xét, tính toán đến việc quản lý, neo đậu của các tàu thuyền quanh khu vực bờ sông; tiếp tục động viên bà con nhân dân sơ tán khỏi khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét phương án tái định cư cho các hộ dân tại đây”, ông Tuấn nhấn mạnh. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Năm, 14:12, 26/10/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/de-song-cau-sut-lun-hang-chuc-met-bac-ninh-len-phuong-an-so-tan-dan-post1055057.vov" }
Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với 3 loại trái cây đặc sản của Tiền Giang
[ "<start_of_turn> Theo đó, có 3 loại trái cây được chọn hỗ trợ là: Mít, sầu riêng và thanh long. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang lựa chọn 30 ha sầu riêng, 58 ha mít và 50 ha thanh long của 192 nhà vườn trong tỉnh để hỗ trợ toàn diện về chuyển giao kỹ thuật canh tác và quản lí dịch hại; hỗ trợ một phần kinh phí vật tư nông nghiệp và kết nối với 3 hợp tác xã bao tiêu toàn bộ sản phẩm gồm: Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), Hợp tác xã Mỹ Lợi A,(huyện Cái Bè), Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo). <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tiền Giang hiện có hơn 85.000 ha vườn cây ăn trái, cho sản lượng hơn 1,6 triệu tấn trái/năm. Do đó, chương trình này sẽ hình thành vùng sản xuất cho trái sầu riêng, mít và thanh long; ứng dụng công nghệ tiến tiến, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng để phục vụ xuất khẩu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Đồng thời, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và nâng cao năng lực quản trị của các hợp tác xã với vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Nguyễn Trung Quý - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hưng Thịnh Phát, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: \"Chúng tôi đang triển khai chương trình này với các hộ nông dân, xây dựng vùng nguyên liêu sạch đạt tiêu chuẩn Global GAP. Chúng tôi tập huấn, hỗ trợ phân bón cho bà con. Thực hiện chương trình này trước hết sẽ giúp vùng nguyên liệu được nâng chuẩn lên, bà con nắm được thực hành sản xuất cho tốt. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Thứ hai khi vùng nguyên liệu được nhiều người biết đến, khách hàng tới nhiều bà con bán có giá hơn. Đơn vị nào muốn ký kết tiêu thụ sản phẩm thì sẵn sàng. Nói chung phải tái cơ cấu thì mình phải làm vậy chứ đâu có con đường nào khác”./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Hai, 16:56, 13/06/2022", "url": "https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/ho-tro-san-xuat-va-tieu-thu-doi-voi-3-loai-trai-cay-dac-san-cua-tien-giang-post950130.vov" }
Sạt lở sông Krông Nô, cần làm rõ trách nhiệm doanh nghiệp liên quan
[ "<start_of_turn> Theo ông Nguyễn Sáu, Bí thư Đảng uỷ xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông, sông Krông Nô đang sạt bị lở hàng ngày hàng giờ, mức độ rất nghiêm trọng. Trước đây, sạt lở chủ yếu chỉ diễn ra vào mùa mưa, diện tích rất nhỏ, nhưng nay càng nắng thì càng sạt lở và diện tích ngày càng tăng. Riêng địa bàn xã đã có hơn 50ha đất sản xuất của dân bị sạt lở xuống sông. Các xã lân cận như Quảng Phú, Buôn Choáh diện tích sạt lở cũng rất lớn. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Theo ông Sáu, trong giai đoạn 2010-2014, trách nhiệm bồi thường sạt lở được quy cho Thủy điện Buôn Tua Srah. Tuy nhiên, giai đoạn 2015 đến nay, phía thuỷ điện Buôn Tua Srah chối bỏ trách nhiệm, địa phương không xác định được đơn vị bồi thường. Trong khi đó, sạt lở vẫn diễn ra, khiến người dân rất bức xúc. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Sau khi xả nước thuỷ điện Buôn Tua Srah từ năm 2010-2014 được UBND huyện quan tâm, cùng với thuỷ điện bồi thường cho người dân 5 đợt. Nhưng  từ năm 2015 đến nay đo đạc, xác định, cắm mốc xong, gần 10 năm rồi chưa có cơ quan nào đặt vấn đề bồi thường cho dân cả. Vấn đề bồi thường tồn đọng rất lâu, cử tri rất bức xúc\", ông Nguyễn Sáu cho hay. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Còn ông Trần Đình Hiệp, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông cho biết, tình trạng sạt lở sông Krông Nô đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là sau khi có các dự án thuỷ điện như thuỷ điện Buôn Tua Srah và thuỷ điện Chư Pông Krông. Ông Hiệp cũng xác định tình trạng sạt lở sông Krông Nô xảy ra có nguyên nhân do hoạt động khai thác cát của các doanh nghiệp do cả 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cấp phép. Sông Krông Nô ngày càng sạt lở và càng rộng ra. Theo ông Hiệp, do không xác định được trách nhiệm cụ thể của các doanh nghiệp liên quan nên việc xử lý trách nhiệm và việc đền bù cho dân  đang gặp nhiều khó khăn <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Chính vì nguyên nhân do cả khai thác cát và thuỷ điện do đó thuỷ điện - chủ đầu tư chính là Buôn Tua Srah không thống nhất mức bồi thường mà yêu cầu tỉnh phải can thiệp để cho các đơn vị khai thác cát liên quan hai bên cùng phối hợp đền bù cho dân. Giờ khó là việc sạt lở như vậy nhưng đánh giá mức độ ảnh hưởng, bao nhiêu phần trăm của chủ đầu tư nào rất khó khăn, thuỷ điện bao nhiêu phần trăm, khai thác cát bao nhiêu phần trăm thì chưa thể đánh giá được\", ông Trần Đình Hiệp cho hay. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Cũng theo Giám đốc Sở TN&MT Đắk Nông, sở đang mưu cho tỉnh trình trung ương hỗ trợ dự án làm bờ kè chống sạt lở sông Krông Nô với chiều dài 5km, trị giá khoảng 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng, sở cần cân nhắc thêm về phương án này, bởi mức độ tốn kém cao và tác dụng thấp, khó khả khi khi trình ra trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cũng chỉ đạo Sở TN&MT lập đoàn khảo sát, phối hợp với tỉnh Đắk Lắk xác định rõ nguyên nhân sạt lở và trách nhiệm các bên liên quan. <end_of_turn>", "<start_of_turn> “Chúng tôi yêu cầu lập đoàn khảo sát, mời các nhà khoa học đủ trình độ về nghiên cứu, khảo sát, thậm chí mời đại diện bên tỉnh Đắk Lắk khảo sát cùng để đánh giá một cách tổng thể về nguyên nhân sạt lở và giải pháp. Đề nghị Sở TN&MT sớm lập đoàn, đánh giá về vấn đề này\", Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Vấn đề sạt lở sông và việc không làm rõ được trách nhiệm của các đơn vị khai thác cát và thủy điện, là một trong những bất cập lớn trong quản lý mà lãnh đạo các xã ở huyện Krông Nô đã phản ánh tới Thường trực tỉnh ủy Đắk Nông. Trước đó, Đài TNVN cũng đã nhiều lần đề cập tình trạng sạt lở trên sông Krông Nô diễn ra nghiêm trọng nhưng hoạt động khai thác cát vẫn diễn ra tại các điểm sạt lở, vi phạm quy định tại Nghị định 23 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Năm, 08:47, 16/11/2023", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/sat-lo-song-krong-no-can-lam-ro-trach-nhiem-doanh-nghiep-lien-quan-post1059468.vov" }
Dân sống bên bờ sạt lở, dự án di dân chậm triển khai
[ "<start_of_turn> Sau đợt lũ lịch sử cuối năm 2020, sông Nhùng, đoạn qua xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, có đoạn bờ sông ăn sát móng nhà dân, tạo ra những hàm ếch sâu cả chục mét. Ảnh hưởng của bão số 5 và số 6 mới đây, nước lũ tiếp tục xói sâu vào bờ. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Hồ Ngọc Tuân, ở xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết, hễ có mưa lũ là cả nhà phải lo sơ tán đi nơi khác: “Mức độ sạt lở hàng năm xảy ra liên tục. Mỗi năm cứ lấn dần sâu vào, luôn cả tuyến này và ảnh hưởng đến con đường này. Nước chảy qua rất mạnh, đe dọa đến tính mạng con người. Khi có mưa lũ là bà con được cảnh báo để chủ động phòng tránh”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Vùng trũng Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị hiện phát sinh gần 20 điểm sạt lở nặng, tập trung ở các xã Hải Lâm, Hải Quy, Hải Chánh, Hải Thượng... Nhiều tuyến giao thông, cầu cống bị hư hỏng, hàng chục héc ta đất nông nghiệp bị cuốn trôi. Sông Thạch Hãn đoạn qua huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị cũng có 20 đoạn sạt lở nặng. Tại thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, dù được nhà nước đầu tư xây dựng kè chống sạt lở nhưng sau 2 đợt lũ nhỏ mới đây, cả đoạn bờ kè bất ngờ đổ sụp xuống sông. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Bùi Duy Bình, nhà ở sát mép sông thôn Trà Liên Đông, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong cho biết, mỗi lần có mưa lũ là bà con thấy bất an: “Trước đó, từ ngay bờ rào này ra tới chân móng kè là 13m, lũ vừa rồi sạt từ bờ rào xuống còn khoảng 1,5 mét. Người dân ở ven bờ sông cảm thấy bất an, sợ sạt lở vào tới nhà không có đất để làm nhà ở. Mỗi lần di chuyển nhà phải có tiền mới làm nhà ở được”. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Người dân sống thấp thỏm bên bờ sông bị sạt lở, trong khi tại thôn Phước Mỹ, xã Triệu Giang, Dự án Khu tái định cư di dân ra khỏi vùng ngập lụt 3 xã Triệu Thượng, Triệu Long và Triệu Giang, huyện Triệu Phong đầu tư xây dựng 10 năm nay vẫn dở dang. Một phần mặt bằng của khu tái định cư này đã biến thành “rừng” trồng keo. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Bùi Văn Trúc, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển Quỹ đất huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết, dự án có tổng mức đầu tư hơn 29 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 20 tỷ đồng. Quá trình triển khai đúng vào thời điểm cắt giảm đầu tư công nên dự án tạm dừng. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Tương tự, sau nhiều năm triển khai và điều chỉnh, gia hạn, Dự án đầu tư xây dựng công trình di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn tại xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành. Dự án khởi động năm 2016, bố trí di dời khẩn cấp 60 hộ với 300 khẩu vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, đến nay chậm tiến độ do nhà thầu thiếu năng lực. <end_of_turn>", "<start_of_turn> Ông Lê Quang Lam, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh có khoảng 100 km bờ sông bị sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2.360 hộ dân, trong đó có gần 600 hộ đang sống trong vùng nguy hiểm cần di dời hoặc xây kè bảo vệ. Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Kè chống xói lở khẩn cấp các đoạn sông, giai đoạn 2022- 2025 với tổng số vốn đầu tư 95 tỷ đồng. <end_of_turn>", "<start_of_turn>  “Các địa phương, cơ quan liên qua đang triển khai khắc phục sạt lở lớn tại các điểm xung yếu trên các sông Thạch Hãn, Bến Hải, Ô Lâu. Các địa phương tiếp tục rà soát các vị trí xung yếu, những vị trí nào đang triển khai thi công phải khẩn trương hoàn thành. Các điểm xung yếu tiến hành rào chắn, bảo vệ, khuyến cáo người dân đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ”, ông Lê Quang Lam nói./. <end_of_turn>" ]
{ "date": "Thứ Sáu, 06:15, 15/10/2021", "url": "https://vov.vn/xa-hoi/dan-song-ben-bo-sat-lo-du-an-di-dan-cham-trien-khai-897952.vov" }