Tuytdrmt1510 commited on
Commit
43eeeda
·
verified ·
1 Parent(s): 1b6f527

Upload 2 files

Browse files

Thêm B3_F15_sgk10, C2_Fcs3_sgk11

Files changed (2) hide show
  1. B3_F15_new.csv +16 -0
  2. C2_Fcs3_new.csv +30 -0
B3_F15_new.csv ADDED
@@ -0,0 +1,16 @@
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
+ requirement_label,lesson,context,grade
2
+ "Nêu được ví dụ minh hoạ sự vi phạm bản quyền thông tin và sản phẩm số, qua ví dụ đó giải thích được sự vi phạm đã diễn ra thế nào và có thể dẫn tới hậu quả gì.",Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số,"1 Bản quyền thông tin và sản phẩm số: Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hoá (gọi tắt là tác phẩm) của mình. Các sản phẩm số cũng được bảo vệ bởi quyền tác giả. Ví dụ, Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng cho cả những xuất bản phẩm đã được số hoá (như bài viết, tranh ảnh, video,...) và các sản phẩm kỹ thuật số (như trang web, phần mềm,...). (Nguồn: www.moj.gov.vn). Trang web của một công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến có đăng bài giới thiệu về trò chơi. Nội dung bài giới thiệu và các video minh hoạ được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngoài. Công ty chưa liên hệ để xin phép nhà sản xuất đó. Em hãy tham khảo các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết công ty có vi phạm quyền tác giả không. Nếu có vi phạm thì theo em công ty sẽ bị xử phạt ra sao? Trong tình huống ở Hoạt động 1, nếu muốn đăng tải bài giới thiệu, công ty cần phải thoả thuận để có được sự đồng ý của tác giả (nhà sản xuất game nước ngoài) và phải trả phí theo thoả thuận. Công ty đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định tại các khoản 7, 8, 10 của Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) của Quốc hội quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuỳ theo tình huống cụ thể, công ty sẽ bị xử phạt theo một trong những quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Em muốn viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình lấy từ một trang web du lịch. Em hãy tham khảo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết mình cần phải thực hiện việc gì để không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Trong bài viết của mình em có thể sử dụng những bức ảnh và lời bình với điều kiện không làm sai ý tác giả và có trích dẫn một cách hợp lý. Để làm rõ nguồn thông tin đã sử dụng, ta ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan tổ chức, tên cuốn sách, tạp chí hay địa chỉ trang web nơi đăng thông tin, ngày tháng công bố thông tin (nếu có). Ví dụ: Dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng cũng thúc đẩy Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin (Nguyễn Đức Vinh, Mỹ Anh, Tác động kinh tế – xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam). (Nguồn: https://dangcongsan.vn/xa-hoi ngày 06/11/2021).",10
3
+ Nêu được ví dụ về những tác hại của việc chia sẻ và phổ biến thông tin một cách bất cẩn.,Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số,"2 Tác hại của sự bất cẩn khi chia sẻ thông tin qua Internet: a) Thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính có thể bị tiết lộ. Thông tin cá nhân của một người khi lưu trữ hoặc giao tiếp một cách bất cẩn trong môi trường số rất dễ bị kẻ xấu thu thập, đánh cắp. Chúng dùng thông tin cá nhân đó để đe doạ, lừa đảo, tống tiền nạn nhân và cả bạn bè, thân nhân của người đó. Sử dụng kĩ thuật số, kẻ xấu thực hiện những thủ đoạn chiếm đoạt thông tin cá nhân rất tinh vi. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp an ninh như sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm diệt virus để chống lại những phần mềm độc hại lan truyền đến máy tính của mình. Cổng thông tin điện tử của Chính phủ ngày 22/9/2020 cảnh báo “Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những cuộc điện thoại tự xưng là cán bộ của các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng”. Kẻ gian thường mạo danh “điều tra viên từ Cục Cảnh sát điều tra của Bộ Công an”, “cán bộ toà án”. Để tạo sự tin tưởng, kẻ gian luôn đọc chính xác được những thông tin của nạn nhân như số căn cước công dân, quê quán, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, họ tên người thân, số tài khoản ngân hàng. Với tâm lý lo sợ, rất nhiều nạn nhân đã làm theo yêu cầu của kẻ lừa đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2020, công an đã tiếp nhận 776 vụ với số tiền bị lừa đảo lên đến hàng nghìn tỷ đồng. (Nguồn: https://cand.com.vn ngày 11/11/2020). Khi chia sẻ thông tin trên mạng, bản thân mỗi người phải có ý thức tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình, đồng thời cần phải chú ý giữ gìn, không tuỳ tiện tiết lộ thông tin cá nhân của người khác. Trách nhiệm về vấn đề nêu trên được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13. b) Vi phạm pháp luật khi chia sẻ thông tin số: 3 Tháng 3/2020, một chủ tài khoản Facebook chia sẻ lại trên trang Facebook của mình thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 từ một tài khoản Facebook khác với nội dung: “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày”. Theo Luật An ninh mạng, hành vi của chủ tài khoản Facebook nói trên bị nghiêm cấm. Em hãy tìm hiểu điểm a khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ và cho biết, chủ tài khoản đó bị xử phạt bằng hình thức nào. Mạng xã hội và các kênh thông tin trên Internet hiện đang ngày càng được ưa chuộng so với những kênh thông tin truyền thống. Tuy nhiên, nhiều diễn đàn, trang tin và nguồn thông tin hoạt động theo hướng tự phát, thiếu kiểm duyệt. Điều này dẫn đến việc xuất hiện những thông tin sai sự thật, những lời lẽ thiếu văn hoá hay câu chuyện phi đạo đức. Những hành vi đó, theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 bị nghiêm cấm. 4 Năm 2017, một người đàn ông bị toà án Thuỵ Sỹ tuyên phạt hơn 4.129 USD vì bấm nút Like các bình luận có nội dung nói xấu, phỉ báng người khác trên Facebook (Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet ngày 01/6/2017). Theo em, ngoài việc thể hiện sự vô văn hoá, việc bấm nút Like một thông tin sai trái có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không? Khi người sử dụng mạng xã hội bấm nút Like, Share hay Comment đối với một nội dung thông tin sẽ tạo ra các tương tác khiến thông tin đó xuất hiện nhiều hơn, phổ biến rộng hơn trên các trang Facebook cá nhân. Nếu đó là thông tin vô căn cứ hay sai trái thì hành động bấm nút Like, Share hay Comment rõ ràng đã tiếp tay cho việc lan truyền thông tin đó. Vì vậy, hành vi đó có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Hiện nay một số người, trong đó đa số là thanh thiếu niên, bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, vô cảm với xã hội. Họ thường xuyên tham gia các mạng xã hội để cổ vũ cho lối sống ích kỷ, coi thường pháp luật, bắt chước theo những hành động vô văn hoá. Một số người lợi dụng không gian mạng để đăng tải những nội dung sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự của người khác. Những hành vi đó vi phạm “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày 17/6/2021.",10
4
+ Trình bày và giải thích được một số nội dung cơ bản của luật An ninh mạng,Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số,"Điểm c khoản 1 Điều 17, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13: Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây: c) Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điểm d khoản 1 Điều 8, Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 quy định về “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng”: d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.",10
5
+ "Giải thích được một số khía cạnh pháp lí của vấn đề bản quyền, của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin trong môi trường số.",Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số,"Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019) quy định 1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm 3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019) quy định về Hành vi xâm phạm quyền tác giả 1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học 2. Mạo danh tác giả 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả 4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó 5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả 6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này (điểm a Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; điểm đ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu) 7. Làm tác phẩm phái sinh (là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn) mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này (Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị) 8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này (Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị) 9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả 10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình 13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm 14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình 15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Nghị định 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Điều 10 Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm 1. Phạt tiền từ 3000000 đồng đến 5000000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả 2. Phạt tiền từ 5000000 đồng đến 10000000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả 3. Biện pháp khắc phục hậu quả a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 11 Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm 1. Phạt tiền từ 5000000 đồng đến 10000000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 12 Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh 1. Phạt tiền từ 5000000 đồng đến 10000000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 18 Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm 1. Phạt tiền từ 15000000 đồng đến 35000000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 2. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.",10
6
+ Viết được chương trình con trong thư viện chuẩn,Bài 10: Chương trình con và các thư viện chương trình con có sẵn,"Khái niệm chương trình con Khi giải quyết một bài toán phức tạp, người ta thường phân chia bài toán đó thành một số bài toán con. Em sẽ chia bài toán sau đây thành những bài toán con nào? Bài toán: Cho ba tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b và c; u, v và w; p, q và r. Độ dài các cạnh đều là số thực cùng đơn vị đo. Em hãy tính diện tích của mỗi tam giác đó và đưa ra diện tích lớn nhất trong các diện tích tính được. Công thức Heron tính diện tích tam giác theo độ dài ba cạnh: S = sqrt((a + b + c)(a + b - c)(a - b + c)(b + c - a))/4 Khi lập trình để giải một bài toán có thể chia bài toán đó thành các bài toán con, viết các đoạn chương trình giải các bài toán con. Sau đó xây dựng chương trình giải quyết bài toán ban đầu bằng cách sử dụng các đoạn chương trình đã viết cho các bài toán con. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cho phép người lập trình tạo ra chương trình con bằng cách đặt tên cho một đoạn chương trình gồm các câu lệnh thực hiện một việc nào đó. Mỗi khi cần thực hiện việc này sẽ không cần viết lại các câu lệnh này mà chỉ viết ra tên đã đặt cho đoạn chương trình. Đoạn chương trình được đặt tên như thế chính là một chương trình con và tên đã đặt là tên của chương trình con đó. Sử dụng các chương trình con là một trong những cách giúp việc lập trình trở nên dễ dàng hơn (minh hoạ ở Hình 1). def Hello(): hoten = input(Xin cho biết tên bạn?) chaomung = Xin chào bạn + hoten print(chaomung) Xin chào () Khối lệnh được đặt tên Hello Gọi tên hàm ở những nơi cần thực hiện Hình 1. Một chương trình Python có chương trình con Hello Khai báo và gọi thực hiện một hàm trong Python Có thể gọi một chương trình con trong Python là một hàm. Để sử dụng hàm cần khai báo hàm và viết lời gọi thực hiện. Hàm trong Python được khai báo theo mẫu sau: def tên_hàm (tham_số): - Các lệnh mô tả hàm Trong đó: Tên hàm phải theo quy tắc đặt tên trong Python. Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số. - Phần thân hàm (gồm các lệnh mô tả hàm) phải viết lùi vào theo quy định của Python. def ptb1(): Giải phương trình bậc nhất a = int(input(a=)) b = int(input(b=)) nếu a != 0: print(Phương trình có nghiệm duy nhất: , -b/a) elif a == 0: if b == 0: print(Phương trình có vô số nghiệm.) else: print(Phương trình vô nghiệm.) ptb1() Hình 2. Một chương trình Python có sử dụng hàm Chương trình trong Hình 2 khai báo hàm ptb1(), hàm này giải phương trình có dạng ax + b = 0. Khi được gọi thực hiện, hàm ptb1() yêu cầu nhập các hệ số a, b từ bàn phím, biện luận và giải phương trình rồi đưa ra kết quả. Em hãy soạn thảo chương trình ở Hình 2 đặt tên là VD_ptb1.py, sau đó chạy chương trình với các dữ liệu đầu vào như ở Hình 3 và đối chiếu kết quả. Em hãy sửa lại chương trình VD_ptb1.py theo các bước trong Bảng 1, đặt tên là Try_ptb1.py, chạy thử và trả lời hai câu hỏi sau: a) Chương trình “Try_ptb1.py” đã truyền trực tiếp hệ số a = 5, b = 4 vào lời gọi hàm ptb1(5, 4), kết quả khi chạy có khác gì với kết quả chạy chương trình ở Hình 2 không? b) Vì sao trong chương trình Try_ptb1.py, thân của hàm không cần những câu lệnh nhập giá trị cho các hệ số a, b? Bảng 1. Các bước sửa chương trình VD_ptb1.py 1) Bổ sung tham số a, b vào trong cặp ngoặc () ở dòng khai báo hàm, để được ptb1 (a, b). 2) Xoá trong thân hàm hai lệnh nhập hệ số a, b từ bàn phím. 3) Thay lời gọi ptb1() bằng ptb1(5, 4) để hàm thực hiện với a = 5, b = 4. 4) Thêm các lời gọi thực hiện hàm ptb1(a, b) tương ứng với cặp hệ số a = 0, b = 0 và a = 0, b = 4. Một hàm có thể được thực hiện với những giá trị do chương trình truyền vào qua lời gọi hàm, tương ứng với danh sách tham số. Hai ví dụ sau đây cho thấy hai cách truyền dữ liệu cho hàm thực hiện. Cách thứ nhất, chương trình gọi thực hiện hàm với các giá trị cụ thể (Ví dụ 1). Cách thứ hai, chương trình gọi thực hiện hàm với giá trị tham số truyền vào (Ví dụ 2). Ví dụ 1. Ở chương trình Try1_ptb1.py, lời gọi ptb1(5, 4) đã làm hàm ptb1(a, b) được thực hiện với a = 5, b = 4. Ví dụ 2. Chương trình ở Hình 4 khai báo và sử dụng hàm BMI (h, w) tính chỉ số sức khoẻ BMI theo hai tham số chiều cao và cân nặng. Lời gọi BMI (cao, nang) đã làm hàm BMI (h, w) được thực hiện với h có giá trị của biến cao, w có giá trị của biến nang. Giá trị của hai biến cao và nang của chương trình đã được nhập vào từ bàn phím trước khi chương trình gọi thực hiện hàm BMI (h, w). def BMI (h,w): idx=w/(h/100)**2 print(Chỉ số BMI:, idx) cao = int (input(Chiều cao (cm):)) nang = float(input(Cân nặng (kg):)) BMI (cao, nang) Lời gọi hàm Trong nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao, hàm có thể trả về cho chương trình một giá trị qua tên của nó. Như vậy tên hàm được sử dụng như một biến trong chương trình gọi nó. Đó cũng là lí do làm cho người lập trình nhận thấy việc sử dụng hàm rất hữu ích ở nhiều trường hợp. Trong Python cũng vậy, một hàm có thể trả về một giá trị qua tên của nó nếu như có lệnh return <Giá_trị> trước khi ra khỏi hàm. Ví dụ 3. Hình 5 minh hoạ một ví dụ khai báo hàm có trả về giá trị và lời gọi hàm. def chieu_cao (m, cm): tong = 100*m + cm return tong Nhập dữ liệu để đổi sang đơn vị centimet so_met = int(input(đo được số mét: )) so_cm = int(input(đo được số xăng ti mét: )) Xuất ra kết quả của hàm print (chieu_cao (so_met, so_cm)) Hình 5. Một ví dụ về trả giá trị của hàm qua tên hàm Các hàm được xây dựng sẵn Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng trong xử lí thông tin và giúp cho việc lập trình thuận lợi, một loạt các hàm được xây dựng sẵn, gắn với mỗi hệ thống ngôn ngữ lập trình bậc cao. Mỗi tập hợp gồm một số các hàm được xây dựng sẵn thường gọi là một thư viện. Trong chương trình của mình, người lập trình chỉ cần gọi hàm có sẵn (trong một thư viện) thực hiện mà không cần phải tự mình xây dựng lại hàm đó. Số lượng thư viện, số hàm trong mỗi thư viện, lời gọi tới chúng,... có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào hệ thống ngôn ngữ lập trình. Ngay từ những bước đầu tiên làm quen với lập trình Python, em đã sử dụng một số hàm trong thư viện chuẩn của Python như print(), input(),... và một số hàm toán học trong thư viện math. Thư viện math cung cấp các hằng và hàm toán học, ví dụ hàm gcd(x, y) trả về ước chung lớn nhất của x và y. Để có thể sử dụng các hàm trong thư viện cần kết nối thư viện hoặc hàm đó với chương trình. Hai cách thông dụng để kết nối hàm và thư viện được nêu ở Hình 6. Kết nối chương trình với tất cả các hàm của thư viện math: import math Kết nối chương trình với hàm gcd của thư viện math: from math import gcd. Ví dụ 4. Chương trình ở Hình 7 kết nối hàm gcd trong thư viện math. from math import gcd a = int(input(a = )) b = int(input(b = )) print(Ước chung lớn nhất:, gcd(a, b))",10
7
+ Viết được chương trình con biểu diễn một thuật toán đơn giản,Bài 11: Thực hành lập trình với hàm và thư viện,"Bài 1. Giải phương trình Chương trình cho trong Hình 1 nhằm tạo một bảng chọn việc, để người chạy chương trình chọn cho máy tính giúp giải phương trình bậc nhất hay giải phương trình bậc hai. Em hãy đưa khai báo của các hàm thực hiện hai việc nói trên và các lời gọi chúng vào đúng chỗ trong chương trình. Sau đó hãy chạy thử chương trình với một số dữ liệu đầu vào khác nhau để kiểm thử chương trình. Tài liệu Biên tập Định dạng Chạy Tùy chọn Cửa sổ Giúp đỡ * Khai báo hàm Giải pt bậc nhất GPTB1 * Khai báo hàm Giải pt bậc hai GPTB2 * Tạo bảng chọn việc whileTrue: print (************ print(BANG CHON VIEC) print (1. Giải phương trình bậc nhất ) print (2. Giải phương trình bậc hai ) print (3. Thoát khỏi công việc) print (*** ) chon = input( Hãy chọn (1 hay 2 hay 3):) if chon ==1: print(Giải phương trình bậc nhất) * lời gọi hàm GPTB1 Else chon ==2: print(Giải phương trình bậc hai) * lời gọi hàm GPTB2 else: print(Tạm biệt) break Bài 2. Thời gian gặp nhau Hiện tại, anh trai Khánh Nam đang ở thành phố A còn em gái Sương Mai đang ở thành phố B. Khoảng cách giữa hai thành phố đó là d km. Hai anh em đi ô tô xuất phát cùng một thời điểm từ hai thành phố, ô tô khởi hành từ A đi về B với tốc độ không đổi v1 km/h, ô tô khởi hành từ B đi đến A với tốc độ không đổi v2 km/h; trong đó d, v1, v2 là các số thực. Chương trình ở Hình 2 khai báo hàm mtime với các tham số d, v1, v2 để xác định thời gian hai ô tô gặp nhau tính từ lúc xuất phát. Em hãy: a) Hoàn thiện chương trình ở Hình 2 bằng cách bổ sung cho chương trình lời gọi hàm mtime với dữ liệu nhập từ bàn phím. b) Chạy chương trình và chạy thử chương trình với ít nhất hai bộ dữ liệu vào khác nhau. Hướng dẫn: Viết hàm mtime với tham số d, v1, v2 và trả về thời gian gặp nhau d / (v1 + v2) def mtime(d,v1,v2): t = v1+v2 trả lại d/t d = float(input(d = )) v1= float(input(v1 = )) v2= float(input(v2 = )) print(Hai xe gặp nhau sau, mtime (d, v1, v2), giờ.) kết quả d = 300 v1 = 70 v2 = 80 Hai xe gặp nhau sau 2.0 giờ. Bài 3. Thời gian thực hiện chương trình Hàm time (với lời gọi time()) trong thư viện time cho biết thời gian tại thời điểm hiện tại (tính theo giây). Để biết thời gian thực hiện chương trình, người ta ghi nhận thời điểm lúc bắt đầu thực hiện chương trình, thời điểm lúc kết thúc chương trình và đưa ra hiệu các thời điểm đã xác định. Em hãy gắn hàm time từ thư viện time vào một số chương trình đã có của em và đưa ra thời gian thực hiện chương trình. Hướng dẫn: Gắn thư viện time vào chương trình: import time Để ghi nhận thời điểm bắt đầu viết câu lệnh đầu tiên là: tb = time.time() Cuối chương trình, đưa ra thời gian thực hiện: time.time()-tb Để cho đẹp: Nên dùng quy cách %.4f để đưa ra thời gian thực hiện chương trình với bốn chữ số ở phần thập phân (Hình 3). thời gian import time tb = time.time() n = 0 S = 0 X = int (input()) while x > 0: n = n + 1 s = s + x X = int(input()) if n > 0: print(Trung bình cộng:,s/n) print(Thời gian: 8,4f giây%(time.time()-tb)) 5 6 4 0 Trung bình cộng: 5.0 Thời gian: 9,9937 giây",10
8
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: biến,"Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học","1 Biến và phép gán a) Biến trong chương trình Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào, ta cũng phải biết sử dụng biến để lưu dữ liệu cần thiết cho chương trình, nhất là những chương trình được thực hiện nhiều lần. Biến là tên một vùng nhớ; trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi. Hình 1 minh hoạ một ví dụ về chương trình trong Python sử dụng biến a. Giá trị 12 được lưu trong biến a >>> a = 12 >>> print(a) 12 Câu lệnh print() in ra màn hình giá trị của biến đặt trong ngoặc đơn Giá trị của biến a Lưu ý: Trong Python, các biến đều phải được đặt tên theo một số quy tắc. Không trùng với từ khoá (được sử dụng với ý nghĩa xác định không thay đổi) của Python (Hình 2). Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới. Ví dụ 1. n, delta, x1, Ab, _t12, Trường_sa là những tên biến đúng. 12t là tên biến sai (bắt đầu bằng chữ số). A b là tên biến sai (chứa dấu cách). Ab và AB là hai tên biến khác nhau.",10
9
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: phép gán,"Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học","b) Phép gán trong chương trình Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng phép gán (câu lệnh gán). Câu lệnh gán giá trị số học cho một biến là câu lệnh phổ biến nhất trong mọi chương trình ở mọi ngôn ngữ lập trình. Dạng đơn giản nhất của câu lệnh gán trong Python là: Biến = <Biểu thức> Phép gán được thực hiện như sau: Bước 1. Tính giá trị biểu thức ở vế phải. Bước 2. Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái. Ta thường gặp biểu thức số học ở vế phải của một phép gán. Biểu thức số học có thể là một số, một tên biến hoặc các số và biến liên kết với nhau bởi các phép toán số học (xem Bảng 1). Trong biểu thức số học, có thể có các cặp ngoặc tròn xác định mức ưu tiên thực hiện phép tính tạo thành một biểu thức có dạng tương tự như cách viết trong toán học. Các phép toán được thực hiện theo thứ tự như trong toán học. Bảng 1. Kí hiệu các phép toán số học trong Python Phép toán Kí hiệu trong Python Ví dụ Cộng + 3 + 12 = 15 Trừ - 15 - 3 = 12 Nhân * 12 * 5 = 60 Chia / 16 / 5 = 3.2 Chia lấy phần nguyên // 16 // 5 = 3 Chia lấy phần dư % 16 % 5 = 1 Luỹ thừa ** 2 ** 3 = 8 Ví dụ 2. Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số học. >>> (3 + 5) * 2 16 Phép cộng trong ngoặc thực hiện trước >>> 3 + 5 * 2 13 Phép nhân thực hiện trước Lưu ý: Trước và sau mỗi tên biến, mỗi số hoặc dấu phép tính có thể có số lượng tùy ý các dấu cách (dấu trắng). Trong biểu thức chỉ sử dụng các cặp ngoặc tròn để xác định thứ tự thực hiện các phép tính. Ví dụ 3. Hai câu lệnh gán sau là tương đương: v = (a*x + b) * x + c V = (a * x + b) * x + c",10
10
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: các câu lệnh vào – ra,Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản,"2 Các câu lệnh vào – ra đơn giản Khi thực hiện chương trình, dữ liệu sẽ được nhập vào từ bàn phím hoặc từ tệp ở thiết bị ngoài. Kết quả thực hiện phải được đưa ra màn hình hay ra tệp. a) Nhập dữ liệu từ bàn phím Khi lập trình Scratch, em đã dùng câu lệnh nào trong chương trình để yêu cầu nhập dữ liệu từ bàn phím? Với câu lệnh nhập dữ liệu ta có thể lập trình với các biến mà giá trị của nó chỉ có thể biết khi thực hiện chương trình (ở thời điểm giá trị đó được nhập vào từ bàn phím hoặc từ tệp). Ví dụ, để tính tổng n số tự nhiên đầu tiên ta có câu lệnh: tổng = n * (n + 1)//2 Câu lệnh này không thể thực hiện được nếu không biết giá trị cụ thể của n. Thay vì gán giá trị cho n trong chương trình ta có thể nhập giá trị từ bàn phím. Như vậy, ta có một chương trình cho phép tính sum với n bằng bao nhiêu cũng được mà không cần sửa chương trình. Câu lệnh nhập giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng: Biến = input (dòng thông báo) Trong đó: dòng thông báo là để nhắc người dùng biết cần nhập gì, dòng thông báo là một xâu kí tự đặt giữa cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép, có thể không cần có. Dữ liệu nhập vào có dạng xâu k�� tự. Nếu muốn chuyển dữ liệu này sang kiểu số nguyên hay số thực để tính toán cần có câu lệnh int() hay float() như sau: Biến = int(input (dòng thông báo)) Với biến kiểu nguyên Biến = float(input (dòng thông báo)) Với biến kiểu thực Ví dụ 1. Chương trình ở Hình 3 thực hiện tính tổng n số tự nhiên đầu tiên với giá trị n nhập vào từ bàn phím. n = int(input(n = )) sum = n * (n + 1)//2 input () nhập dữ liệu vào int () chuyển kiểu dữ liệu vừa nhập vào thành kiểu số nguyên Hình 3. Chương trình tính tổng n số tự nhiên đầu tiên b) Xuất dữ liệu ra màn hình Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình. Ở cửa sổ Code để đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình cần dùng câu lệnh print(). Dạng đơn giản của câu lệnh print() đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print (danh sách biểu thức) Trong đó danh sách biểu thức là các biểu thức viết cách nhau bởi dấu “,”. Câu lệnh print() sẽ in ra màn hình giá trị các biểu thức theo đúng thứ tự và cách nhau bởi dấu cách. Ví dụ 2. Viết chương trình nhập ba số thực là điểm kiểm tra cuối học kì của ba môn Ngữ văn, Vật lí và Sinh học. Tính và đưa ra màn hình tổng điểm và điểm trung bình của ba môn. Hình 4a và Hình 4b minh hoạ chương trình và một kết quả chạy chương trình. van = float(input(Điểm Ngữ văn: )) li = float(input(Điểm Vật lí:)) sinh = float(input(Điểm Sinh học:)) t = van + li + sinh print(Tổng ba môn:, t, trung bình:, t/3) Hình 4a. Chương trình tính tổng điểm và điểm trung bình Điểm Ngữ văn: 7.5 Điểm Vật lí: 10 Điểm Sinh học: 9.5 Tổng ba môn: 27.0 trung bình: 9.0",10
11
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: hằng,Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản,"3 Hằng trong Python Hằng là những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Khác với nhiều ngôn ngữ lập trình khác, Python không cung cấp công cụ khai báo hằng. Khi lập trình bằng Python, người ta thường sử dụng hằng số như một loại biến với cách đặt tên đặc biệt, ví dụ bắt đầu bằng dấu gạch dưới và sau đó là các kí tự La tinh in hoa, gán giá trị cần thiết cho nó và tự quy ước không gán lại giá trị cho các biến đó. Ví dụ: PI = 3.1416 * Sử dụng như hằng pi = 3.1416 _MOD = 1000000007 * Sử dụng như hằng mod = 10e9 + 7 Nếu hai dòng nêu trên ở trong chương trình chính thì hai biến đó được coi là hằng ở trong chương trình con.",10
12
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: các kiểu dữ liệu chuẩn,Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào - ra đơn giản,"1 Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cho phép sử dụng các biến kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực. Trong Python khi một biến được gán bằng một biểu thức, tùy thuộc giá trị biểu thức đó là số nguyên hay số thực thì biến sẽ lưu trữ tương ứng là kiểu số nguyên hoặc là kiểu số thực (Hình 1). Chỉnh sửa tập tin >>> a = 5 >>> b = 5.0 >>> c = 3.2 >>> print(a/3) 1.6666666666666667 Biến a nhận giá trị kiểu số nguyên Các biến b và c nhận giá trị kiểu số thực Phép chia có kết quả là số thực Hình 1. Làm việc với số nguyên và số thực Câu lệnh type() của Python cho ta biết kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong cặp dấu ngoặc tròn (Hình 2). >>> a = 5 >>> print(type(a)) <class int> >>> a = 5.0 >>> print(type(a)) <class float> >>> print(type(5/3)) <class float> Câu lệnh in ra màn hình: kiểu dữ liệu của biến a Kết quả in ra màn hình: kiểu số nguyên Kết quả in ra màn hình: kiểu số thực Hình 2. Câu lệnh type() cho biết kiểu dữ liệu",10
13
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: câu lệnh lặp,Bài 8: Câu lệnh lặp,"Cấu trúc lặp trong mô tả thuật toán Em đã biết, khi có một (hay nhiều) thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp. Có những thuật toán ta biết trước được số lần lặp của những thao tác cần lặp lại. Nhưng cũng có những thuật toán ta không biết trước được số lần lặp mà chỉ đến khi thực hiện thuật toán với những dữ liệu đầu vào cụ thể mới biết được. Ví dụ 1. Thuật toán của việc in ra màn hình máy tính 10 dòng “Xin chào Python” là thuật toán có cấu trúc lặp với số lần biết trước. Ví dụ 2. Khi mô tả thuật toán cho máy tính hỏi và kiểm tra mật khẩu thì ta không tính trước được số lần máy tính yêu cầu nhập lại mật khẩu, bởi vì chừng nào mật khẩu nhập vào chưa đúng thì máy tính còn hỏi lại. Đây là thuật toán có cấu trúc lặp với số lần không biết trước. Với hai mẫu mô tả cấu trúc lặp ở Hình 1, em hãy mô tả hai thuật toán ở Ví dụ 1 và Ví dụ 2. Mẫu mô tả cấu trúc lặp có số lần biết trước Lặp với đếm từ số đếm đầu đến số đếm cuối: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh Hết lặp Mẫu mô tả cấu trúc lặp không biết trước số lần lặp Lặp khi điều kiện lặp được thoả mãn: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh Hết lặp Hình 1. Mẫu mô tả cấu trúc lặp trong mô tả thuật toán Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cung cấp các câu lệnh để người lập trình mô tả được hai loại cấu trúc lặp nêu trên. Cũng như ở các mẫu mô tả cấu trúc lặp trong thuật toán (Hình 1), câu lệnh lặp với số lần biết trước trong ngôn ngữ lập trình bậc cao cần dùng một biến để đếm số lần lặp. Trong khi đó ở câu lệnh lặp với số lần lặp không biết trước phải có biểu thức logic thể hiện điều kiện lặp. Câu lệnh lặp với số lần lặp biết trước trong Python Trong Python, câu lệnh lặp với số lần biết trước có dạng: for biến_chay in range(m, n) với m đến n là danh sách giá trị lặp Trong câu lệnh lặp for, hàm range(m,n) dùng để khởi tạo dãy số nguyên từ m đến n-1 (với m < n). Trường hợp m = 0, hàm range(m,n) có thể viết gọn là range(n). Ví dụ 4. Viết chương trình nhập n từ bàn phím và tính tổng các số tự nhiên chia hết cho 3 nhỏ hơn n. n = int(input(n =)) tổng = 0 for i in range(1,n): if i%3 == 0: tổng = tổng + i print(Tổng của các số tự nhiên nhỏ hơn ,n, và chia hết cho 3 là: , tổng) Hình 4. Ví dụ một chương trình sử dụng câu lệnh for Câu lệnh lặp với số lần lặp không biết trước trong Python while <điều kiện>: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh Ví dụ 5. Các phần mềm ứng dụng mang tính cá nhân thường dùng mật khẩu để xác nhận quyền sử dụng. Chương trình ở Hình 5 yêu cầu người dùng nhập mật khẩu. Người dùng sẽ được yêu cầu nhập lại cho đến khi nhập đúng mật khẩu (là HN123). Khi dữ liệu nhập vào đúng là “HN123” thì thông điệp Bạn đã nhập đúng mật khẩu xuất hiện trên màn hình. Ví dụ 6. Chương trình ở Hình 6 khi thực hiện sẽ in ra màn hình các số từ 1 đến 6. Điều kiện lặp là sodem <= 6. Khi điều kiện lặp đúng thì sodem được in ra màn hình và tăng lên 1 đơn vị, rồi điều kiện lặp được kiểm tra lại. Quá trình trên được lặp lại cho đến khi sodem > 6 thì vòng lặp kết thúc. sodem = 1 while(sodem <= 6): print(sodem) sodem = sodem + 1 1 2 3 4 5 6 >>> Hình 6. Chương trình sử dụng câu lệnh while",10
14
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: cấu trúc điều khiển,Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh,"Dưới đây là đoạn văn bản đã được sửa lỗi và chỉnh lại theo yêu cầu:1 Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán Em đã biết, trong quá trình thực hiện thuật toán, khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo thì cần cấu trúc rẽ nhánh (Hình 1a). Nếu <điều kiện>: Nhánh đúng Trái lại: Nhánh sai Hết nhánh Hình 1a. Mẫu cấu trúc rẽ nhánh Nếu a chia hết cho 2: In ra màn hình số chẵn Trái lại: In ra màn hình số lẻ Hết nhánh Hình 1b. Ví dụ thể hiện mẫu cấu trúc rẽ nhánh 1 Em hãy vẽ sơ đồ khối thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong ví dụ ở Hình 1b. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cung cấp các công cụ để mô tả <điều kiện>, tính giá trị <điều kiện> và câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dựa trên giá trị tính được của <điều kiện>.2 Điều kiện rẽ nhánh Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False. Phép so sánh hai giá trị hay so sánh hai biểu thức sẽ cho ta một biểu thức logic. Như vậy, các phép so sánh thường được sử d��ng để biểu diễn các <điều kiện>. Bảng 1 mô tả cách viết các phép so sánh trong Python. Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python So sánh Kí hiệu trong Python Lớn hơn > Lớn hơn hoặc bằng >= Nhỏ hơn < Nhỏ hơn hoặc bằng <= Bằng == Khác !=Ví dụ 1. Bảng 2 minh hoạ một số <điều kiện> được biểu diễn bằng phép so sánh viết trong Python và giá trị logic tương ứng của nó.Bảng 2. Ví dụ một số phép toán quan hệ Điều kiện A < B Giá trị logic của điều kiện với A=5, B=10 A*A+B*B <= 100 A+5 != B 2*A == B True False False True Kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic (and – và, or – hoặc, not – phủ định) ta lại nhận được một biểu thức logic (Hình 2).Ý nghĩa Phép tính Biểu thức And x and y Cho kết quả là True khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị True Or x or y Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False Not not x Đảo giá trị logic của x Hình 2. Một số phép toán logic Ví dụ 2. Bảng 3 cho ta một số ví dụ về <điều kiện> được tạo thành do kết nối một vài biểu thức logic lại bằng các phép tính logic. Bảng 3. Ví dụ kết quả tính biểu thức logic Điều kiện Giá trị của biểu thức logic điều kiện A=5, B=10 (A < B) và (A + 5 != B) False (3 * A > B) or (2 * A == B) True not (A*A+ B*B <= 100) True 3 Câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Python Tương ứng với hai loại cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh. Hình 3 cho thấy cách viết câu lệnh rẽ nhánh dạng if (bên trái) và sơ đồ khối tương ứng của cấu trúc này (bên phải). if <điều kiện: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh điều kiện (sai) -> kết thúc điều kiện (đúng) -> Câu lệnh hay nhóm lệnh -> Kết thúc Hình 3. Cách viết và sơ đồ khối của câu lệnh if Ví dụ 3. Hình 4 minh hoạ một chương trình sử dụng câu lệnh if trong Python. >>>t=9 >>>if t<10: print(t, không phải là số nguyên dương có hai chữ số) 9 không phải là số nguyên dương có hai chữ số >>> Hình 4. Chương trình kiểm tra số nguyên dương có hai chữ số Hình 5 minh hoạ cách viết câu lệnh rẽ nhánh if-else (bên trái) và sơ đồ khối tương ứng của cấu trúc này (bên phải). if <điều kiện>: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1 else: Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2 điều kiện (sai) -> Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1 -> kết thúc điều kiện (đúng) -> Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2 -> Kết thúc Hình 5. Cách viết và sơ đồ khối của câu lệnh if-else Câu lệnh hoặc các câu lệnh trong cùng nhóm phải được viết lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau (Hình 6). Một nhóm các câu lệnh như vậy còn gọi là một khối lệnh. A = int(input(Nhập vào một số nguyên: )) if A%2 == 0: print (A, là số chẵn.) else: print (A, là số lẻ.) Chương trình Khối lệnh sau if phải lùi vào trong so với if Khối lệnh sau else phải lùi vào trong so với else Kết quả thực hiện Nhập vào một số nguyên: 15 15 là số lẻ. >>> Hình 6. Cách viết các câu lệnh Lưu ý: Cách viết các câu lệnh trong Python: Các câu lệnh ở khối trong viết lùi các đầu dòng nhiều hơn các câu lệnh khối ngoài. Các câu lệnh cùng một khối: có khoảng cách tới đầu dòng như nhau. Ví dụ 4. Tây Nguyên sản xuất hai loại cà phê là Robusta và Arabica. Trung bình hằng năm lượng cà phê Arabica chiếm 10% tổng sản lượng và giá bán trung bình gấp 2,5 lần so với cà phê Robusta. Những năm Arabica được mùa (chiếm từ 10% tổng sản lượng trở lên), giá bán chỉ gấp 2 lần, còn khi mất mùa thì giá bán gấp 3 lần. Chương trình ở Hình 7 cho phép nhập vào tổng sản lượng cà phê và sản lượng cà phê Arabica. Chương trình sẽ đưa ra thông báo “Arabica được mùa” hoặc “Arabica mất mùa” cùng tỉ lệ giá bán tương ứng của Arabica. a) Chương trình c = int(input(Tổng sản lượng cà phê: )) a = int(input(sản lượng Arabica: )) if a/c >= 0.1: print(Arabica được mùa. ) hs = 2 else: print(Arabica mất mùa.) hs = 3 print(Hệ số giá bán: , hs) b) Kết quả thực hiện Tổng sản lượng cà phê: 120 Sản lượng Arabica: 11 Arabica mất mùa. Hệ số giá bán: 3 Hình 7. Chương trình đánh giá sản lượng cà phê ở Tây Nguyên",10
15
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: kiểu dữ liệu xâu,Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự - xử lí xâu kí tự,"1 Kiểu dữ liệu xâu kí t��� Em hãy đọc chương trình sau đây và cho biết mỗi biến: so_hop, khoi_luong_hop, don_vi_kl chứa dữ liệu thuộc kiểu nào. Tính khối lượng cafe trong bao: so_hop = int(input(số hộp cafe trong bao)) khoi_luong_hop = float(input(Mỗi hộp nặng)) don_vi_kl = input(Đơn vị tính khối lượng) print(Khối lượng cafe trong bao là:, so_hop*khoi_luong_hop, don_vi_kl) Gợi ý: có thể dùng hàm type() để kiểm tra kết quả. Để giải quyết các bài toán trong thực tế gồm cả dữ liệu số và không phải là số, các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cho chúng ta dùng các biến thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự và cung cấp một số công cụ để xử lí dữ liệu kiểu xâu kí tự. Một xâu kí tự là một dãy các kí tự. Trong Python, xâu kí tự được đặt trong cặp nháy đơn (hoặc nháy kép). Ví dụ 1. Hình 1 minh hoạ một chương trình sử dụng kiểu dữ liệu xâu kí tự và một biến có chứa xâu kí tự. Làm quen name = input(Bạn tên gì) print(Chào bạn ,name) print(Rất vui được làm quen với bạn) print(Chúc bạn ,name, một ngày vui) Kết quả: Bạn tên gì Phạm Anh Thư Chào bạn Phạm Anh Thư Rất vui được làm quen với bạn Chúc bạn Phạm Anh Thư một ngày vui Hình 1. Một chương trình với dữ liệu kiểu xâu Các kí tự trong xâu được đánh số bắt đầu từ 0. Python cung cấp hàm len() để đếm số kí tự trong một xâu kể cả kí tự dấu cách. Số kí tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu. Hình 2 minh hoạ một chương trình sử dụng hàm len() và kiểu dữ liệu xâu kí tự. Đếm số kí tự viết tên của bạn name = input(Bạn tên là gì) print (Chào bạn, name) print (len(name)) Bạn tên là gì Phạm Anh Thư Chào bạn Phạm Anh Thư 12 Hàm cho biết độ dài xâu kí tự (số kí tự) chứa trong biến name Phạm Anh Thư gồm 12 kí tự Một kết quả chạy chương trình Hình 2. Một chương trình sử dụng hàm len() Một số hàm xử lí xâu kí tự Python cung cấp nhiều công cụ để xử lí xâu. Một số công cụ thường dùng là: a) Ghép xâu bằng phép + Viết liên tiếp các xâu cần ghép theo thứ tự và đặt giữa hai xâu kế nhau dấu + (Hình 3). x = ABC y = 1234 z = cba x = x + y + z Kết quả: ABC1234cba b) Đếm số lần xuất hiện xâu con Hàm y.count(x) đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y (Hình 4). y = abc1234abc1234abc1234 print(y.count(a)) 3 x = c12 print(y.count(x,3)) 2 y = aaa x = aa print(y.count(x)) 1 Hình 4. Số lần xuất hiện xâu con Có thể nêu các tham số xác định cụ thể phạm vi tìm kiếm. Ví dụ: y.count(x, 3) cho biết số lần xuất hiện các xâu x không giao nhau trong xâu y nhưng chỉ trong phạm vi từ kí tự thứ ba đến kí tự cuối của xâu y. y.count(x,3,5) cho biết số lần xuất hiện các xâu x không giao nhau trong xâu y nhưng chỉ trong phạm vi từ kí tự thứ ba đến kí tự thứ năm của xâu y. c) Xác định xâu con Xác định xâu con của xâu y từ vị trí m đến trước vị trí n (m < n) ta có cú pháp: y[m:n] (Hình 5). y = 0123456 print(y[2:5]) 234 y = 0123456 print(y[2]) 2 Hình 5. Xác định một xâu con Các trường hợp đặc biệt: y[:m] là xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y. y[m:] là xâu con nhận được bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y. d) Tìm vị trí xuất hiện lần đầu tiên của một xâu trong xâu khác Hàm y.find(x) trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y. Nếu xâu x không xuất hiện như một xâu con, kết quả trả về sẽ là -1. Hình 6. Tìm vị trí đầu tiên của một xâu con y = Cái xắc xinh xinh x = xinh z = bé print(y.find(x)) print(y.find(z)) 8 -1 e) Thay thế xâu con Hàm y.replace(x1,x2) tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2. Tất cả các xâu con bằng x1 và không giao nhau của y đều được thay bằng xâu x2.",10
16
+ Viết và thực hiện được một vài chương trình có sử dụng: kiểu dữ liệu danh sách,Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - xử lí danh sách,1) Kiểu dữ liệu danh sách Nhiều khi chúng ta cần lưu trữ nhiều phần tử dữ liệu cùng với nhau thành một dãy mà trong dãy đó thứ tự của mỗi phần tử dữ liệu là quan trọng. Với những dãy dữ liệu như thế ta có thể truy cập xem hoặc thay đổi được một phần tử của dãy khi biết vị trí của nó trong dãy. Bảng 1 Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội của các ngày trong tuần Ngày Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ nhật Nhiệt độ °C 38 36 37 36 38 38 37 Nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao cho phép sử dụng kiểu dữ liệu theo cấu trúc như vậy gọi là kiểu mảng. Thay vì dùng nhiều biến riêng lẻ chứa các đại lượng cùng một kiểu dữ liệu ta có thể dùng một biến kiểu mảng chứa cả dãy các đại lượng đó. Trong Python có kiểu dữ liệu danh sách list để lưu trữ dãy các đại lượng có thể ở các kiểu dữ liệu khác nhau và cho phép truy cập tới mỗi phần tử của dãy theo vị trí chỉ số của phần tử đó. Khi tất cả các phần tử trong danh sách đều có cùng một kiểu dữ liệu thì danh sách đó tương ứng với mảng ở nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao khác. Các phần tử trong danh sách của Python được đánh chỉ số bắt đầu từ 0. Ví dụ 1 Thay vì dùng sáu biến kiểu kí tự để lưu trữ tên sáu bạn Hình 1a có thể dùng một biến kiểu danh sách Hình 1b. friends Ánh Hồng Minh Hằng Tuyết Nga Tuấn Thành Anh Quân Thúy Anh type friends class list Các phần tử trong danh sách phải cách nhau bởi dấu phẩy Hình 1a Dùng sáu biến để lưu trữ tên sáu bạn Hình 1b Dùng một biến kiểu danh sách 1 Với gợi ý từ Ví dụ 1 em hãy viết câu lệnh Python để tạo ra một biến kiểu danh sách lưu trữ được dữ liệu cho ở Bảng 1 Viết câu lệnh in ra phần tử thứ ba của danh sách được tạo ở yêu cầu 1 Dùng hàm type kiểm tra lại kiểu dữ liệu của biến vừa tạo ra Dùng hàm len để biết kích thước của danh sách độ dài hay số phần tử của danh sách Khởi tạo danh sách Có nhiều cách khởi tạo danh sách ba cách trong số các cách đó là Dùng phép gán ví dụ ds 1 1 2 3 5 8 Dùng câu lệnh lặp for gán giá trị trong khoảng cho trước ví dụ ds i for i in range 6 Kết quả ds 0 1 2 3 4 5 Khởi tạo danh sách số nguyên hay thực từ dữ liệu nhập vào a int i for i in input split Câu lệnh cho phép nhập một dãy số nguyên trên cùng một dòng print Nhập một danh sách gồm các số nguyên a int i for i in input split print a Hình 2a Một chương trình nhập danh sách các số nguyên và in ra danh sách đó Nhập một danh sách gồm các số nguyên 12 24 9 11 7 12 24 9 11 7 Hình 2b Kết quả chạy chương trình ở Hình 2a khi nhập năm số nguyên các số cách nhau một hay một số dấu cách Truy cập đến phần tử trong danh sách Nêu tên danh sách và chỉ số của phần tử chỉ số cần đặt trong cặp dấu ngoặc vuông Chỉ số có thể là một biểu thức số học Trong Ví dụ 1 với danh sách friends friends 5 là phần tử thứ ba trong danh sách và có giá trị là Thúy Anh Hình 3 friends 0 Ánh Hồng Yêu cầu cho biết phần tử đầu tiên của danh sách friends friends 5 Thúy Anh Yêu cầu cho biết phần tử ở vị trí thứ sáu của danh sách friends Hình 3 Xem một số phần tử của danh sách Một số hàm và thao tác xử lý danh sách Hãy hình dung nhóm em dùng một danh sách trong Python để lưu trữ và quản lý danh sách các bạn trong Câu lạc bộ Lập trình của lớp em Trong tình huống ấy nhóm em mong muốn Python cung cấp sẵn những công cụ nào ở dạng hàm để dễ thực hiện được việc quản lý danh sách câu lạc bộ Bảng 2 sau đây giới thiệu một số hàm Python cung cấp để người lập trình xử lý danh sách nhanh chóng thuận lợi Ngoài ra còn có nhiều hàm khác nữa có thể dùng trong xử lý danh sách mà người lập trình có thể dễ dàng tra cứu và tìm hiểu Bảng 2 Một số hàm xử lý danh sách trong Python Hàm xử lý danh sách Ý nghĩa a append x Bổ sung phần tử x vào cuối danh sách a a pop i Xóa phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách a và đưa ra phần tử này a insert i x Bổ sung phần tử x vào trước phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách a a insert 0 x sẽ bổ sung x vào đầu danh sách a sort Sắp xếp các phần tử của danh sách a theo thứ tự không giảm Ví dụ 2 Hình 3 minh họa chương trình Python sử dụng một số hàm để xử lý danh sách friends Mai Minh Nga Anh Giang Lan friends append Hoa friends 6 Hoa friends pop 2 Nga friends insert 0 Phan friends 0 Phan friends sort print friends Anh Giang Hoa Lan Mai Minh Phan Hình 3 Một chương trình xử lý danh sách Ghép các danh sách thành một danh sách Phép cộng được dùng để ghép nối hai danh sách Ví dụ 3 Chương trình ở Hình 4 thực hiện ghép hai danh sách a 1 2 3 b Hồng Cúc Lan Mai c a b print c 1 2 3 Hồng Cúc Lan Mai Duyệt các phần tử trong danh sách theo thứ tự lưu trữ Gọi a là một danh sách câu lệnh duyệt danh sách có dạng for i in a Các câu lệnh xử lý Ví dụ 4 Hình 5 minh họa chương trình và kết quả duyệt danh sách bằng câu lệnh for a 4 1 4 2 2 5 for i in a print i i 16 1 16 4 4 25 Hình 5 Chương trình duyệt danh sách bằng câu lệnh for,10
C2_Fcs3_new.csv ADDED
@@ -0,0 +1,30 @@
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
+ requirement_label,lesson,context,grade
2
+ " Sử dụng được máy tìm kiếm, chẳng hạn máy tìm kiếm của Google, Yahoo, Bing,... trên PC và thiết bị số thông minhđể tìm kiếm thông tin bằng cách gõ từ khoá",Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm,"Khi tìm kiếm thông tin trên Internet bằng máy tìm kiếm, có thể sử dụng một số toán từ và các kí hiệu đặc biệt, kết hợp với các từ khóa tìm kiếm để tạo biểu thức tìm kiếm. Điều này nhằm tăng hiệu quả tìm kiếm như: tìm kiếm nhanh hơn, trả về kết quả phù hợp với mong đợi hơn. Nhiệm vụ 1: Kết hợp các từ khóa tìm kiếm thành biểu thức tìm kiếm. Yêu cầu: Em hãy sử dụng máy tìm kiếm Google để thực hiện tìm kiếm với các biểu thức sau và so sánh kết quả nhận được về: thời gian tìm kiếm, số lượng trang web trả về, nội dung một số trang web kết quả. a) Cá heo xanh. b) “Cá heo xanh” + “cửa hàng”. c) Cửa hàng cá heo xanh. Hướng dẫn thực hiện: Truy cập trang web www.google.com, tại ô tìm kiếm nhập lần lượt các biểu thức tìm kiếm trên, quan sát và nhận xét các kết quả nhận được. Google hỗ trợ các kí hiệu đặc biệt và toán từ nhằm tăng hiệu quả tìm kiếm, một số kí hiệu đó như sau (kí hiệu A, B là các từ khóa tìm kiếm): A: Tìm trang chứa chính xác từ khóa A. A - B: Tìm trang chứa từ khóa A nhưng không chứa từ khóa B. A + B: Tìm trang kết quả chứa cả từ khóa A và B nhưng không cần theo thứ tự. A *: Tìm trang chứa từ khóa A và một số từ khác mà Google xem là có liên quan. Ví dụ: Từ khóa tin học tìm các trang có chứa từ tin học ứng dụng, tin học văn phòng,... AND B: Tìm trang chứa cả từ khóa A và B. OR A B (hoặc A | B): Tìm trang chứa từ khóa A hoặc B. Toán tử này hữu ích khi tìm từ đồng nghĩa hoặc một từ có nhiều cách viết. A + filetype (loại tệp): Tìm thông tin chính xác theo loại tệp như .txt, .doc, .pdf... Sử dụng từ khóa này thuận lợi trong tìm kiếm tài liệu, sách điện tử.",11
3
+ "Sử dụng được máy tìm kiếm, chẳng hạn máy tìm kiếm của Google, Yahoo, Bing,... trên PC và thiết bị số thông minhđể tìm kiếm thông tin bằng tiếng nói",Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm,"Tìm kiếm thông tin bằng giọng nói. Nhiệm vụ 3. Tìm kiếm thông tin bằng giọng nói trên Google. Yêu cầu: Em hãy tìm những trường học ở quận/huyện nơi em ở bằng giọng nói trên máy tìm kiếm Google. Hướng dẫn thực hiện: Chẳng hạn, nếu muốn tìm trường học ở quận Cầu Giấy thì em thực hiện như sau: Bước 1. Truy cập trang web www.google.com và chọn ngôn ngữ tiếng Việt (Hình 3). Bước 2. Chọn biểu tượng 🎤 (Tìm kiếm bằng giọng nói), xuất hiện cửa sổ như ở Hình 4, bật micro của máy tính và nói trường học ở quận Cầu Giấy. Kết quả tìm kiếm là các trang web của các trường học ở Cầu Giấy. Hình 3. Cửa sổ giao diện tìm kiếm của Google. Hình 4. Cửa sổ giao diện tìm kiếm bằng giọng nói. Tìm kiếm bằng giọng nói rất thuận lợi khi sử dụng tìm kiếm trên các thiết bị di động, thiết bị điều khiển trên ô tô. Ngoài ra, Google còn cung cấp tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh. Kết quả tìm kiếm là các trang web có hình ảnh cần tìm kiếm, thông tin về vật thể trong hình và các hình ảnh tương tự khác.",11
4
+ Xác lập được các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin,Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm,"Điều chỉnh biểu thức tìm kiếm. Yêu cầu: Dựa trên kết quả Bài 1, em hãy điều chỉnh biểu thức tìm kiếm để nhận được kết quả phù hợp với mong đợi hơn. Ví dụ Đặc điểm sinh thái của cá heo xanh. Hướng dẫn thực hiện: Dùng toán tử trừ (-) để loại các trang web về các cửa hàng có tên cá heo xanh: Nhập vào ô tìm kiếm từ khóa cá heo xanh - cửa hàng (Hình 1). Hình 1. Kết quả tìm kiếm theo từ khóa cá heo xanh - cửa hàng. Một cách khác để thu hẹp kết quả tìm kiếm là sử dụng bộ lọc trên một hoặc nhiều thuộc tính dữ liệu như ở Hình 2 bằng cách truy cập trang tìm kiếm nâng cao www.google.com/advanced_search. Hình 2. Cửa sổ giao diện tìm kiếm nâng cao của Google.",11
5
+ Sử dụng được chức năng nâng cao của dịch vụ mạng xã hội là cài đặt bảo mật và các quyền riêng tư trên mạng xã hội,Bài 3: Thực hành một số tính năng nâng cao của mạng xã hội,"Cài đặt bảo mật và quyền riêng tư trên mạng xã hội. Các mạng xã hội cung cấp các cơ chế bảo vệ tài khoản bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc thiết lập bảo mật hai lớp. Bảo mật hai lớp là thêm một bước xác thực, ví dụ: Người dùng phải nhập một dãy số được gửi đến số điện thoại đã đăng kí kèm theo tài khoản. Nhiệm vụ 1. Bảo mật hai lớp tài khoản Facebook. Yêu cầu: Em hãy kích hoạt bảo mật hai lớp cho tài khoản Facebook của mình. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Đăng nhập tài khoản Facebook, chọn Your Profile, chọn Settings & privacy, chọn Settings tại cửa sổ Settings & privacy. Bước 2. Chọn Security and login, chọn Use two-factor authentication trong mục Two-factor authentication và chọn Edit (Hình 1). Hình 1. Cửa sổ Security and login. Bước 3. Lựa chọn các phương án: (1) Use Authentication App: Sử dụng một ứng dụng như Google Authenticator hoặc Duo Mobile để tạo mã xác minh nhằm bảo vệ tốt hơn. (2) Use Text Message (SMS): Sử dụng tin nhắn văn bản để nhận mã xác minh. (3) Use security key: Sử dụng khoá bảo mật đăng nhập qua USB hoặc NFC. Chẳng hạn, lựa chọn (2), nhập số điện thoại và chọn Continue, nhập mã xác nhận 6 số được gửi vào điện thoại, chọn Done. Nhiệm vụ 2. Cài đặt quyền riêng tư với các thông tin chia sẻ trên Facebook. Yêu cầu: Em đăng một bức ảnh chụp với bạn trên Facebook và chia sẻ bức ảnh với người bạn này. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Đăng nhập tài khoản Facebook trên máy tính. Bước 2. Tạo bài đăng, tại cửa sổ Create Post chọn Photo/Video, chọn Add photos/videos, chọn ảnh cần đăng. Bước 3. Chọn Specific friends (Hình 2), nhập tài khoản Facebook của người mà em muốn chia sẻ ảnh, chọn Save changes, chọn Post. Trong bảng chọn Hình 2, có thể lựa chọn đối tượng khác để chia sẻ bài đăng. Facebook cũng cung cấp tính năng thiết lập quyền chia sẻ các hoạt động của người dùng (cho các bài đăng trong tương lai, những bài đăng mà người dùng được gắn thẻ,...) trừ khi người dùng muốn thay đổi nó, thực hiện như sau: Tại cửa sổ Settings (cột bên trái ở Hình 1) chọn Privacy. Chọn Who can see your future posts? trong mục Your activity tại cửa sổ Privacy Settings and Tools. Chọn các đối tượng để chia sẻ bài đăng như ở Hình 2. Hình 2. Cửa sổ chọn người chia sẻ.",11
6
+ Sử dụng được chức năng nâng cao của dịch vụ mạng xã hội là trao đổi và chia sẻ thông tin,Bài 3: Thực hành một số tính năng nâng cao của mạng xã hội,"Trao đổi và chia sẻ thông tin. Nhiệm vụ 3. Tạo phòng họp nhóm để trao đổi thông tin trên Facebook. Yêu cầu: Em hãy tạo phòng họp trên Facebook để trao đổi về làm bài tập nhóm. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Đăng nhập tài khoản Facebook, chọn Create room hoặc chọn ☰ (Menu), rồi chọn Room trong cửa sổ Create (Hình 3). Bước 2. Đặt tên phòng họp và thời gian cuộc họp: Tại cửa sổ Create your room (Hình 4), chọn Room name, chọn New và nhập tên phòng họp, chọn thời gian bắt đầu cuộc họp tại Start time, sau đó chọn Save. Chọn Create Room. Bước 3. Gửi lời mời tham gia phòng họp. Chọn nút Send bên cạnh tài khoản muốn mời, chọn Join Room để tham gia và bắt đầu cuộc họp. Hình 3. Cửa sổ Create. Hình 4. Đặt tên và thời gian cho phòng họp. Gợi ý: Để tạo sự kiện, chọn Event trong cửa sổ Create.",11
7
+ Biết cách phân loại và đánh dấu các email,Bài 4: Thực hành một số tính năng hữu ích của dịch vụ thư điện tử,"Ở lớp 6, em đã biết sử dụng các chức năng cơ bản của dịch vụ thư điện tử (như: tạo tài khoản, đăng nhập tài khoản, soạn thư, gửi thư và đăng xuất khỏi hộp thư) để trao đổi thông tin với thầy cô, bạn bè, người thân. Sau một thời gian sử dụng, hộp thư đến sẽ chứa rất nhiều email và khi cần tìm kiếm có thể phải mất nhiều thời gian. Để thuận tiện, các dịch vụ thư điện tử đều hỗ trợ tính năng quản lý bằng cách phân loại và gắn nhãn các thư đến. Việc phân loại cho phép người dùng dễ dàng gắn thẻ, gắn nhãn vào nhóm các thư cũng như sự kiện lịch trong các dịch vụ thư điện tử. Gmail có sẵn các nhóm được gắn nhãn như: Inbox (các thư được gửi đến), Sent (các thư đã được gửi đi), Drafts (các thư nháp).... (Hình 1). Nhiệm vụ 1. Phân loại và đánh dấu email trong Gmail. Yêu cầu: Em hãy tạo nhãn “Học tập” cho các email về học tập, gồm các email được gửi từ giáo viên và các bạn trong lớp. Đánh dấu cho những email được gửi đến từ giáo viên. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Đăng nhập tài khoản Gmail của em. Bước 2. Chọn 3 (Settings) ở góc phải trên màn hình, xuất hiện cửa sổ Settings như ở Hình 2, chọn mục Labels, chọn Create new label. Bước 3. Tại cửa sổ New label nhập tên nhãn “Học tập” và chọn Create. Lưu ý: Có thể tạo nhãn con của một nhãn khác giống như tạo thư mục con, bằng cách chọn Nest label under và chọn tên nhãn cha (Cửa sổ New label ở Hình 2). Nếu muốn gán thêm nhãn khác cho email: chọn email cần gán thêm nhãn, chọn Labels (Hình 3), chọn nhãn muốn gán thêm. Nếu muốn di chuyển email sang nhãn khác: chọn email muốn di chuyển, chọn Move to (Hình 3), chọn nhãn muốn email di chuyển đến. Bước 4. Chọn dấu ở cạnh email cần đánh dấu (email do giáo viên gửi). Lưu ý: Em nên đánh dấu những email quan trọng để dễ tìm kiếm.",11
8
+ Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng. ,Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng,"Lừa đảo qua mạng a) Một số dạng lừa đảo Không thể tin tưởng mọi điều nhìn thấy, nghe thấy trên mạng. Biết cách phát hiện nội dung giả mạo, lừa đảo là một kỹ năng quan trọng khi sử dụng Internet. Bọn lừa đảo trên mạng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhằm những mục đích khác nhau. Có nhiều ví dụ về lừa đảo, từ lừa “nhấn chuột là được tiền”, lừa nạp thẻ điện thoại, đến lừa tiền đặt cọc, tiền chuyển hàng hay đánh cắp thông tin cá nhân. Dưới đây nêu ví dụ một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng. Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển. Gửi email hay tin nhắn qua mạng xã hội và thông báo, ví dụ: “Bạn thật may mắn đã trúng thưởng...” hoặc “Nhân ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm của công ty, để tri ân khách hàng, công ty xin tặng món quà... Cần trả phí vận chuyển (từ 100 đến 200 nghìn đồng) để nhận quà”. Kèm theo thông báo là ảnh món quà rất bắt mắt, ghi giá bán tới vài triệu đồng. Nạn nhân mất tiền phí vận chuyển, không nhận được gì hoặc món quà chỉ đáng giá 10 đến 20 nghìn đồng. Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả. Lập tài khoản mạo danh các gian hàng trực tuyến uy tín để lừa khách hàng đặt mua, sau đó yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để chiếm đoạt hay yêu cầu thanh toán và trả hàng giả, chất lượng khác xa với hình ảnh quảng cáo. Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân. Cũng dùng thủ đoạn giống như hai trường hợp ở trên, nhưng thay vì lừa lấy tiền, bọn lừa đảo yêu cầu nhấn vào link để xác nhận sớm, nếu chậm sẽ mất cơ hội. Đường link gửi kèm sẽ dẫn tới một trang web (giả mạo) yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (ví dụ số tài khoản, mật khẩu,...) để có thể thực hiện giao dịch và chúng sẽ lấy cắp những thông tin ấy. Các đối tượng lừa đảo có thể mạo danh các cơ quan, doanh nghiệp, người có uy tín, bạn bè hoặc người quen, thậm chí là đối tác nước ngoài, mời chào hợp tác kinh doanh, mua hàng giá rẻ,... kèm link lừa đảo.",11
9
+ Nêu được những biện pháp phòng tránh một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng. ,Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng,"b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa: Trong tin học, việc lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân bằng các trang web giả gọi là phishing. Cần nhận biết các dấu hiệu lừa đảo và luôn có ý thức đề phòng để tự bảo vệ, tránh bị lừa. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp uy tín phải đảm bảo giao tiếp quan hệ công chúng với chất lượng cao, có tính chuyên nghiệp. Nếu email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn thì đó có thể là lừa đảo. Những lỗi này có thể là do sự thiếu chuyên nghiệp của kẻ lừa đảo, do cố gắng tránh các bộ lọc thông minh, phát hiện kiểu lừa đảo đã biết, do được dịch từ một ngoại ngữ, từ kẻ lừa đảo xuyên biên giới, nhằm đ���n nạn nhân là người thường hay thích mới lạ. Tên miền gồm vài phần cách nhau dấu chấm. Phần đầu viết tắt tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ nhớ nhưng các phần đuôi như: “com”, “net”, “org”,... ít được chú ý hơn. Các đuôi tên miền khác với tên miền chính thức mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn dùng là dấu hiệu lừa đảo. Cần chú ý nhận biết những cách viết sai chính tả trong tên miền để đánh lừa người đọc. Ví dụ, thay chữ “o” bằng số 0; thay “m” bằng “r” và “n”. Đây là những thủ đoạn phổ biến. Trỏ chuột vào một liên kết nhưng không nháy chuột, ta sẽ nhìn thấy địa chỉ đích - thực sự mà liên kết sẽ mở ra. Nếu nó không khớp với địa chỉ hiển thị mời nháy chuột thì đó là dấu hiệu lừa đảo. Cảnh giác với email, tin nhắn từ người lạ, với cách xưng hô chung chung hoặc đột xuất bất ngờ từ người quen cũ lâu nay ít liên hệ. Tạo ra tình huống khẩn cấp là một thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo. Nạn nhân sẽ không kịp suy nghĩ về hậu quả. Hãy tìm cách kiểm tra lại thông tin bằng con đường khác, chẳng hạn như gọi điện thoại trực tiếp, truy cập địa chỉ trang web in trên các tài liệu chính thức. Khi nghi ngờ email, tin nhắn là lừa đảo, đừng mở bất kỳ liên kết hoặc tệp đính kèm nào mà hãy kiểm tra địa chỉ đích thực sự để phát hiện liên kết lừa đảo. c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại: Nếu nghi ngờ rằng mình đã có thể vô tình bị lừa qua mạng, hãy làm ngay một vài việc sau: – Lập tức thay đổi mật khẩu cho những tài khoản giao tiếp qua mạng bị ảnh hưởng. Cần thiết lập xác minh hai bước cho những tài khoản quan trọng. – Nếu tài khoản bị ảnh hưởng có liên quan đến nhà trường hay một cơ quan, tổ chức, cần thông báo ngay cho người có trách nhiệm. – Nếu đã lỡ chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân, hãy báo ngay cho ngân hàng biết. Nếu đã bị thiệt hại, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng.",11
10
+ "Giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội,... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hoá ứng xử. ",Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng,"a) Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực: Trên không gian mạng, các tiêu chuẩn về hành xử có đạo đức, có văn hóa, tuân thủ pháp luật cũng như trong cuộc sống thực. Hãy ý thức rằng khi lên mạng là đang ở giữa cộng đồng. Trong cuộc sống thực, hầu hết mọi người đều tuân thủ luật pháp, hành xử lịch sự, có văn hóa. Một số người hành xử trên mạng theo cách khác hẳn với khi đối mặt trực tiếp vì họ cho rằng, trên không gian mạng thì yêu cầu thấp hơn về đạo đức, văn hóa trong hành xử. b) Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng: Hãy đặt mình vào vị trí người khác. Cha mẹ, thầy cô vẫn dạy: “Ta đối xử với người khác thế nào thì họ đối xử với ta như thế”. Trên không gian mạng, lời khuyên này được cụ thể hóa là: “Hãy nhớ ở đầu kia của mạng là những người khác, cũng có cảm xúc giống ta!”. Vì không nhìn thấy, ta dễ dàng quên rằng họ đang có mặt, không thấy các phản ứng tức thì, người ta dễ hiểu lầm nhau và khi biết thì đã muộn. Rộng lượng với người khác, không gây chiến trên mạng. Khi ai đó mắc lỗi với bạn, hãy rộng lượng. Cần phản ứng lịch sự và tốt nhất là theo cách riêng tư hơn là to tiếng công khai. Có người thích “thể hiện”, dù sự việc không liên quan trực tiếp đến mình cũng phản ứng theo cách cực đoan. Phán xử người khác bằng ngôn từ bất lịch sự, hành vi thiếu văn hóa chỉ dẫn đến có thêm kẻ thù mà thôi. Những gì bạn nói ra, viết ra trên mạng có thể được lưu trữ ở một nơi nào đó, được chuyển tiếp đi bất cứ đâu mà bạn không còn quyền kiểm soát nữa. Tôn trọng “văn hóa nhóm”. Khi tham gia một nhóm mạng mới, hãy tìm hiểu xem “văn hóa nhóm” có phù hợp với bạn. Có những điều chấp nhận được ở một nơi này lại thành thô lỗ, bất lịch sự ở nơi khác. Một số câu chuyện cười kể trong nhóm nhỏ là bình thường nhưng không nên mang kể trong nhóm chat của cả lớp. Bạn không phải là trung tâm của không gian mạng. Đừng cố lấn át, nói hết phần người khác khi tham gia một nhóm mạng. Đừng mong đợi tất cả bài đăng, câu hỏi của bạn được phản hồi ngay; đừng cho rằng tất cả người đọc sẽ đồng ý hoặc quan tâm đến những bài viết đầy tâm huyết của bạn. Tôn trọng thời gian và công sức của người khác. Thật dễ nhấn nút “đăng” hay “gửi” bản sao cho nhiều người. Nhưng đăng bài nhiều lần, đăng tin rác, gửi thư rác,... sẽ làm phiền người khác và chiếm dụng đường truyền, chiếm dụng dung lượng lưu trữ trên máy chủ. Người có trách nhiệm luôn ý thức rằng “Không lãng phí thời gian và công sức của người khác”. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Không tìm cách đọc email, tin nhắn của người khác. Không chuyển tiếp email, tin nhắn riêng tư mà mình được chia sẻ cho người tiếp theo nếu không chắc đó là việc nên làm. Một số người thích thu thập thông tin về những người nổi tiếng hay bất kỳ ai có các vụ bê bối rồi chia sẻ cho nhau. Đó là xâm phạm quyền riêng tư, có thể gây ra áp lực lớn cho người “được quan tâm”; nạn nhân có thể bị stress thậm chí tự tử. Không lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu. Một số người trong không gian mạng có nhiều ảnh hưởng hơn, dễ điều khiển luồng dư luận theo hướng ủng hộ ý kiến của họ. Đó là các KOL (Key Opinion Leader) trong một lĩnh vực, các quản trị viên hệ thống, các quản trị diễn đàn, nhóm tin trên mạng. Đạo đức trên mạng không cho phép bạn, với tư cách là một KOL, lợi dụng vị thế của mình vì mục đích xấu.",11
11
+ Nhận biết được nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho bài toán quản lí,Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu,"Có rất nhiều bài toán quản lý cho các tổ chức lớn, nhỏ khác nhau với mức độ phức tạp khác nhau. Có những nhu cầu quản lý của riêng mình. Quản lý là công việc rất phổ biến. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao. Việc quản lý một tổ chức gắn liền với những dữ liệu phản ánh thông tin về hoạt động của tổ chức đó. Ví dụ: Dựa trên kết quả học tập của lớp, mà giáo viên có thể đề xuất với nhà trường danh sách những em tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học, để quyết định có nhận chọn khách thí sinh phòng hay không, dựa trên thông tin về số phòng còn trong chưa sử dụng trong thời gian cụ thể đó. Trong trường hợp trên, nếu thông tin không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Thông tin được đưa ra trong quản lý phải chính xác. Kết quả xử lý thông tin phải đáng tin cậy để được quyết định đúng đắn, hợp lý.",11
12
+ Khai thác thông tin cho bài toán quản lí,Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu,"Mục đích của việc lưu trữ và cập nhật dữ liệu là để khai thác thông tin, phục vụ cho việc điều hành công việc và ra quyết định của người quản lí. Một số việc khai thác thông tin thường gặp là: tìm kiếm dữ liệu, thống kê, lập báo cáo. Tìm kiếm dữ liệu là việc rút ra được các dữ liệu thỏa mãn một số điều kiện nào đó từ dữ liệu lưu trữ. Ví dụ: tìm họ và tên học sinh có điểm môn Tin học cao nhất. Thống kê là khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra thông tin không có sẵn trong hồ sơ. Ví dụ: xác định điểm cao nhất và điểm thấp nhất của môn Tin học; xác định số học sinh là đoàn viên. Lập báo cáo là sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp dữ liệu được rút ra để tạo lập một bộ hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc theo một số yêu cầu cụ thể trong quản lí. Ví dụ: hết mỗi học kì, giáo viên chủ nhiệm cần có một danh sách học sinh trong lớp để gửi nhà trường. Danh sách đó bao gồm các báo cáo phân loại học sinh lên kế hoạch ôn tập hè cho lớp và trao đổi với phụ huynh về hướng nghiệp cho các em. Khai thác thông tin là để phục vụ kịp thời cho công tác quản lí. Do vậy, việc xử lí dữ liệu trong hồ sơ phải nhanh chóng, chính xác và thông tin kết xuất ra phải dễ hiểu.",11
13
+ Diễn đạt được khái niệm hệ Cơ sở dữ liệu,Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu,"Cơ sở dữ liệu: tập hợp dữ liệu được tổ chức sao cho máy tính có thể lưu trữ, truy cập, cập nhật và xử lí để phục vụ cho hoạt động của một đơn vị nào đó.",11
14
+ Diễn đạt được khái niệm cơ bản trong mô hình Cơ sở dữ liệu quan hệ như cập nhật dữ liệu,Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu,"Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu của bảng. Cấu trúc của một bảng bao gồm mô tả cho các cột của bảng; người thiết kế CSDL sẽ định nghĩa cấu trúc của các bảng dựa vào các yêu cầu quản lí của đơn vị chủ quản. Cập nhật dữ liệu của một bảng không làm thay đổi cấu trúc của bảng",11
15
+ Diễn đạt được khái niệm cơ bản trong mô hình Cơ sở dữ liệu quan hệ như quan hệ bảng và khóa chính,Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ,"Khóa của một bảng Trong một bảng, mỗi bản ghi thể hiện thông tin về một đối tượng (một cá thể hoặc một sự kiện) nên không thể có hai bản ghi giống nhau hoàn toàn. Trong bảng chứa hồ sơ học sinh, ví dụ như bảng HỌC SINH 11 (Hình 1), hai học sinh khác nhau sẽ có hai Mã định danh khác nhau. Điều này giống như trong hợp số cước công cộng mỗi người dùng có một số điện thoại là duy nhất, không trùng lặp với bất cứ ai. Trong một bảng, có những tập hợp gồm một trường hay một số trường mà giá trị của chúng ở các bản ghi khác nhau là khác nhau. Ví dụ ở Hình 2: một giá trị của trường STT chỉ xuất hiện ở một bản ghi; một bộ giá trị của hai trường CCCD và BHYT chỉ xuất hiện ở một bản ghi. Nói cách khác, tập hợp gồm một trường STT và tập hợp gồm hai trường CCCD và BHYT đều có tính chất: Dùng giá trị của nó xác định được duy nhất một bản ghi trong bảng. Với ví dụ bảng trong Hình 2, có thể kể ra thêm một số tập hợp trường có tính chất như vậy: Tập chỉ gồm một trường CCCD. Tập gồm hai trường: STT, Họ và tên. Tập gồm tất cả sáu trường. Khóa của một bảng là tập hợp một số trường có tính chất: mỗi bộ giá trị của các trường đó xác định duy nhất một bản ghi trong bảng và không thể bỏ bớt bất cứ trường nào mà tập hợp gồm các trường còn lại vẫn còn tính chất đó. Ví dụ với bảng ở Hình 2: Tập hợp chỉ có một trường CCCD là một khóa. Tập hợp gồm hai trường STT, Họ và tên không phải là khóa vì nếu bỏ bớt trường Họ và tên ra khỏi tập này thì chỉ riêng STT cũng có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng. Nếu không thể có hai nhân viên trùng nhau hoàn toàn ở Họ và tên, Ngày sinh thì tập hợp gồm hai trường Họ và tên, Ngày sinh cũng tạo thành một khóa. Nhưng tập gồm ba thuộc tính STT, Họ và tên, Ngày sinh không phải là một khóa. STT Họ và tên Ngày sinh Giới tính CCCD BHYT 1 Nguyễn Thành An 27/3/1970 Nam 001160017719 HT3010101040124 2 Đỗ Thu Cúc 05/5/1973 Nữ 001250025170 HT3012101340125 3 Hoàng Thị Dung 12/4/1971 Nữ 001171123635 HT1013102401242 Hình 2. Bảng NHÂN VIÊN trong một CSDL của một công ty. Khóa của một bảng: tập hợp các trường (có thể chỉ là một trường) mà mỗi bộ giá trị của nó xác định duy nhất một bản ghi ở trong bảng và ta không thể bỏ đi trường nào mà tập hợp các trường còn lại vẫn còn có tính chất xác định duy nhất một bản ghi trong bảng. Khi bảng có hơn một khóa, người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính (Primary Key), ưu tiên chọn khóa gồm ít trường nhất, tốt nhất nếu chọn được khóa là một trường. Bởi vậy, với bảng ở Hình 2, ta thấy rõ chọn khóa là tập hợp gồm hai trường Họ và tên và Ngày sinh, ta có thể chọn trường STT hay trường CCCD làm khóa chính của bảng bởi các hàng trong bảng phân biệt với nhau bởi số thứ tự (STT). Trên thực tế, người ta thường tạo thêm trường MaNV (Mã nhân viên) làm khóa chính cho bảng chứa thông tin nhân viên để phù hợp với cách tổ chức quản lí của đơn vị. Việc cập nhật dữ liệu cho một bảng cũng phải thỏa mãn yêu cầu không làm xuất hiện hai bản ghi có giá trị khóa giống nhau. Yêu cầu này còn được gọi là ràng buộc khóa. 3. Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa Bất cứ hệ quản trị CSDL nào cũng có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn những vi phạm ràng buộc khóa đối với việc cập nhật dữ liệu. Để thực hiện điều đó, phần mềm yêu cầu người tạo lập CSDL chỉ định trường làm khóa chính và mỗi khi xuất hiện thao tác cập nhật dữ liệu, phần mềm sẽ tự động kiểm tra xem cập nhật đó có vi phạm ràng buộc khóa hay không. 4. Thực hành với khóa của bảng trong CSDL Yêu cầu: Sử dụng phần mềm Microsoft Access 365 tạo bảng SÁCH có cấu trúc như ở Hình 3, chỉ định trường Mã sách làm khóa chính và nhập nhiều hơn 5 bản ghi cho bảng. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Khởi chạy Microsoft Access 365 bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng Access của phần mềm này. Bước 2. Tạo một CSDL mới, trong CSDL mới này tạo cấu trúc cho bảng SÁCH bằng cách thực hiện tuần tự các thao tác sau: Chọn Blank Desktop Database rồi đặt tên cho CSDL mới (hoặc nhấp đúp chuột vào biểu tượng Blank Desktop Database, Access sẽ tự đặt tên cho CSDL mới tạo). Chọn Create>Table Design để xuất hiện cửa sổ khai báo cấu trúc bảng (Hình 3). Trên mỗi hàng nhập tên một trường (ở cột Field Name), chọn kiểu dữ liệu cho trường đó bằng cách đưa con trỏ chuột vào ô ở cột Data Type để làm xuất hiện danh sách cho chọn. Bước 3. Chỉ định khóa chính cho bảng bằng cách chọn hàng có trường Mã sách sau đó chọn Primary Key (Hình 3.2). Bước 4. Chọn Save để lưu cấu trúc bảng và đặt tên cho bảng. Bước 5. Chọn View để xuất hiện cửa sổ cho nhập các bản ghi vào bảng. Chú ý: Nên thử nhập cùng một bộ giá trị cho hai bản ghi khác nhau để xem phần mềm báo lỗi vi phạm ràng buộc khóa ra sao.",11
16
+ Diễn đạt được khái niệm cơ bản trong mô hình Cơ sở dữ liệu quan hệ như quan hệ bảng và khóa ngoài,Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ,"Liên kết giữa các bảng và khóa ngoài: Để trích xuất thông tin từ CSDL quan hệ, ta có thể cần dữ liệu trong hơn một bảng và phải ghép nối đúng được dữ liệu giữa các bảng với nhau. Ví dụ, xét CSDL Thư viện gồm ba bảng như ở Hình 2 và yêu cầu Cho biết Họ và tên, Lớp của những học sinh đã mượn quyển sách có mã TH-01. Để trả lời yêu cầu này cần dữ liệu ở hai bảng (MƯỢN-TRẢ và NGƯỜI ĐỌC). Chú ý rằng giá trị HS-002 của Số thẻ TV trong bảng MƯỢN-TRẢ đã dẫn ta đến một bản ghi trong bảng NGƯỜI ĐỌC chứa thông tin cần tìm. Thông qua thuộc tính Số thẻ TV mà hai bảng MƯỢN-TRẢ và NGƯỜI ĐỌC có được liên kết với nhau. Giá trị của Số thẻ TV xuất hiện trong MƯỢN-TRẢ được giải thích chi tiết hơn trong NGƯỜI ĐỌC. Trong mối liên kết đó, bảng MƯỢN-TRẢ được gọi là bảng tham chiếu, NGƯỜI ĐỌC là bảng được tham chiếu của mối liên kết. Tương tự, hai bảng MƯỢN-TRẢ và SÁCH cũng được liên kết với nhau qua thuộc tính Mã sách, bảng MƯỢN-TRẢ là bảng tham chiếu và bảng SÁCH là bảng được tham chiếu. Khóa ngoại của một bảng là một trường (hay một số trường) của bảng này và đồng thời là khóa của một bảng khác. Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khóa ngoại: Hãy xét tình huống sau đây, CSDL Thư viện có bảng MƯỢN-TRẢ liên kết với bảng NGƯỜI ĐỌC qua khóa ngoại Số thẻ TV. Hiện tại, bảng NGƯỜI ĐỌC có bốn bản ghi (ghi nhận dữ liệu về bốn học sinh đã làm thẻ thư viện). Người thủ thư đang muốn thêm một bản ghi cho bảng MƯỢN-TRẢ (Hình 3). Theo em, cập nhật đó có hợp lý không? Giải thích vì sao? Khóa ngoại của một bảng là một trường (hay một số trường) của bảng này và đồng thời là khóa của một bảng khác. Ràng buộc khóa ngoại: Khi hai bảng trong một CSDL có liên kết với nhau, mỗi giá trị khóa ngoại ở bảng tham chiếu sẽ được giải thích chi tiết hơn ở bảng được tham chiếu. Ví dụ, HS-001 được giải thích bằng thông tin Họ và tên: Trần Văn An; Ngày sinh: 14/9/2006; Lớp: 12A2. Nếu có giá trị khóa ngoại nào không xuất hiện trong giá trị khóa ở bảng được tham chiếu thì xảy ra hiện tượng mất tham chiếu. Trong Hình 3, HS-007 không xuất hiện trong Số thẻ TV của bảng NGƯỜI ĐỌC. Do vậy, việc bổ sung cho bảng MƯỢN-TRẢ một bản ghi mới có giá trị khóa ngoại là HS-007 sẽ làm cho dữ liệu trong CSDL không còn đúng đắn nữa, không giải thích được HS-007 là số thẻ thư viện của ai. Muốn cập nhật đó hợp lệ, phải bổ sung bản ghi có giá trị khóa là HS-007 vào bảng NGƯỜI ĐỌC trước. Đảm bảo tính đúng đắn chi tiết đầy đủ giữa các bảng có liên kết với nhau cũng là một phần của việc đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Ràng buộc này được gọi là ràng buộc khóa ngoại. Nói một cách cụ thể hơn, ràng buộc khóa ngoại là yêu cầu mọi giá trị của khóa ngoại trong bảng tham chiếu phải xuất hiện trong giá trị khóa ở bảng được tham chiếu. Khai báo liên kết giữa các bảng: Các hệ quản trị CSDL đều cho người tạo lập CSDL được khai báo liên kết giữa các bảng. Phần mềm quản trị CSDL sẽ căn cứ vào các liên kết đó để kiểm soát tất cả thao tác cập nhật, không để xảy ra những vi phạm ràng buộc khóa ngoại. Hình 4 cho thấy kết quả trực quan của việc khai báo liên kết giữa 3 bảng khi dùng hệ quản trị CSDL Microsoft Access (phiên bản 365).",11
17
+ "Thực hiện được việc tạo lập Cơ sở dữ liệu cho một bài toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Cụ thể là: Tạo được các bảng và chỉ định được khoá cho mỗi bảng, thiết lập được mối quan hệ giữa các bảng qua việc chỉ định khoá ngoài.",Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ,"Thực hành về bảng với khóa ngoại: Yêu cầu khám phá cách khai báo liên kết giữa các bảng trong môi trường Access và nhận biết các cập nhật vi phạm ràng buộc khóa ngoại. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1, mở CSDL Thư viện đã có bảng SÁCH (kết quả mục thực hành ở Bài 2). Tạo cấu trúc như ở Hình 2 cho bảng NGƯỜI ĐỌC và bảng MƯỢN-TRẢ. Chọn Số thẻ TV làm khóa chính cho bảng NGƯỜI ĐỌC, chọn khóa chính của bảng MƯỢN-TRẢ gồm ba thuộc tính: Số thẻ TV, Mã sách và Ngày mượn. Bước 2, khám phá cách khai báo liên kết giữa các bảng. Trong dải Database Tools, chọn Relationships. Dùng chuột kéo thả các bảng vào cửa sổ khai báo liên kết (vùng trống ở giữa). Dùng chuột kéo thả khóa ngoại của bảng tham chiếu thả vào khóa chính của bảng được tham chiếu, làm xuất hiện hộp thoại Edit Relationships. Đánh dấu hộp kiểm Enforce Referential Integrity và chọn Create. Bước 3, khám phá báo lỗi của phần mềm quản trị CSDL khi cập nhật vi phạm ràng buộc khóa ngoại. Thêm một vài bản ghi trong đó có bản ghi vi phạm lỗi ràng buộc khóa ngoại (tham khảo Hình 3), quan sát báo lỗi của phần mềm. Chọn xóa một bản ghi trong bảng NGƯỜI ĐỌC nếu giá trị Số thẻ TV trong bản ghi này xuất hiện trong bảng MƯỢN-TRẢ, quan sát báo lỗi của phần mềm.",11
18
+ Thực hiện được việc tạo lập Cơ sở dữ liệu cho một bài toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Cụ thể là: Thực hiện được việc cập nhật Cơ sở dữ liệu.,Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu,"Thực hành tạo biểu mẫu và cập nhật dữ liệu Nhiệm vụ 1. Thầy, cô giáo đã dựng sẵn 3 bảng: SÁCH, NGƯỜI ĐỌC, MƯỢN-TRẢ cùng một vài biểu mẫu trong CSDL Thư viện (tạo bằng Access). Em hãy sử dụng biểu mẫu NHẬP DỮ LIỆU MƯỢN-TRẢ SÁCH đã có để nhập 3 bản ghi mới cho bảng MƯỢN-TRẢ. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Khởi hoạt Microsoft Access. Bước 2. Mở CSDL Thư viện, chọn biểu mẫu NHẬP DỮ LIỆU MƯỢN-TRẢ SÁCH. Bước 3. Trên biểu mẫu vừa mở, hãy nhập ít nhất 3 bản ghi. Bước 4. Tìm và mở biểu mẫu XEM THÔNG TIN MƯỢN-TRẢ SÁCH để kiểm tra xem những bản ghi nhập vào ở Bước 3 đã xuất hiện trong bảng MƯỢN-TRẢ chưa. Bước 5. Sau khi hoàn thành việc với CSDL Thư viện, trong bảng chọn File chọn nút lệnh Close để đóng cửa sổ làm việc. Nhiệm vụ 2. Khám phá cách dùng công cụ tạo biểu mẫu trong Access. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Mở CSDL HỌC SINH 11. Mở bảng HỌC SINH 11. Bước 2. Nháy chuột vào Create để xuất hiện các công cụ tạo lập, trong đó có các công cụ tạo lập biểu mẫu (Hình 5). Bước 3. Chọn và khám phá công cụ Form Wizard: Chọn các trường cho biểu mẫu, kiểu cho biểu mẫu, đặt tên biểu mẫu, chọn Finish. Bước 4. Đóng CSDL HỌC SINH 11 để kết thúc phiên làm việc với CSDL này.",11
19
+ Diễn đạt được khái niệm cơ bản trong mô hình Cơ sở dữ liệu quan hệ như truy vấn,Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ,"Truy vấn CSDL (Query) là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dùng đối với CSDL. Đó có thể là yêu cầu thao tác trên dữ liệu như: thêm, sửa, xóa bản ghi,... Đó cũng có thể là yêu cầu khai thác CSDL. Dù đơn giản hay phức tạp thì bản chất việc khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu đã lưu giữ trong đó và hiển thị kết quả theo khuôn dạng thuận lợi cho người khai thác. Để máy tính có thể hiểu và thực thi được yêu cầu của người dùng, truy vấn phải được viết theo một số quy tắc của hệ quản trị CSDL. Nói cách khác, mỗi hệ quản trị CSDL có ngôn ngữ truy vấn của nó. Đối với các hệ quản trị CSDL quan hệ, ngôn ngữ truy vấn phổ biến nhất và nó cũng chính thức cho đến nay là SQL (Structured Query Language). Hầu hết các hệ quản trị CSDL quan hệ, ngay cả những hệ thống dành cho người sử dụng riêng chúng, đều hỗ trợ một số phiên bản SQL. Bài học này tập trung vào việc dùng SQL để hiện thực các yêu cầu tìm và trích rút dữ liệu trong CSDL. Chẳng hạn, giáo viên có thể nhanh chóng cần danh sách những học sinh của lớp có điểm tổng kết môn Tin học từ 8,0 trở lên. Tuy theo hệ quản trị CSDL, có thể có những truy vấn tương tự yêu cầu xuất ra kết quả theo một biểu đồ thì dữ liệu đã trả về kết quả. Ví dụ, những truy vấn khác có thể cần trích rút dữ liệu là hình ảnh, đồ thị, ví dụ như kết quả của yêu cầu phân tích xu hướng mua/bán một mặt hàng trong 6 tháng đầu năm của một công ty thương mại.",11
20
+ Thực hiện được việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu cho một bài toán quản lí nhỏ bằng cách sử dụng một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Cụ thể là: – Sử dụng được các truy vấn để tìm kiếm và kết xuất thông tin từ Cơ sở dữ liệu. ,Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo),"Câu lệnh truy vấn SQL với liên kết các bảng 1 Xét CSDL được mô tả như ở Hình 1. Nếu cần biết tên quyển sách mà người có thẻ thư viện HS-001 đã mượn vào ngày 02/10/2022, ta có thể dùng câu truy vấn trên một bảng được không? Nếu tìm thông tin này bằng cách tra cứu thủ công (không dùng máy tính) thì em sẽ làm như thế nào? Khi khai thác CSDL quan hệ, nhiều tình huống cần phải kết hợp dữ liệu ở hai hoặc nhiều bảng để đưa ra được dữ liệu cần tìm. Kiểu kết hợp thường gặp là ghép nối một bản ghi của bảng này với một hay nhiều bản ghi của bảng khác tạo nên một hay nhiều bản ghi mới đầy đủ thông tin hơn. Kết quả của các ghép nối là các bản ghi mới được đưa vào một bảng tạm thời. Hệ quản trị CSDL sẽ chọn lựa trong bảng tạm thời này những dữ liệu thoả mãn điều kiện tìm để đưa ra kết quả. Chẳng hạn, để tìm Mã sách của những quyển sách mà học sinh Trần Văn An đã mượn, hệ quản trị CSDL cần kết hợp dữ liệu ở bảng NGƯỜI ĐỌC với dữ liệu ở bảng MƯỢN-TRẢ. Mục đích kết hợp dữ liệu của hai bảng này là để có một bảng dữ liệu tạm thời mà mỗi bản ghi của nó cho ta dữ liệu đồng thời về Họ và tên, Số thẻ TV, Mã sách,... của một người đọc cùng với Mã sách của quyển sách họ mượn và ngày mượn... (Hình 2). Khi kết hợp dữ liệu, hai bản ghi thuộc hai bảng khác nhau trong CSDL chỉ được ghép lại nếu chúng thỏa mãn một điều kiện mà ta gọi là điều kiện kết nối. Trong tình huống nêu trên, điều kiện kết nối là giá trị ở trường Số thẻ TV của hai bản ghi đó phải trùng nhau. Việc trích rút dữ liệu từ nhiều bảng khác nhau được thực hiện như những truy vấn trên một bảng dữ liệu, đó là bảng dữ liệu tạm thời chứa kết quả kết nối các bản ghi. Trong trường hợp nêu đến ở Hình 2, hệ quản trị CSDL chỉ việc lựa chọn dữ liệu trong bảng kết quả kết nối đó để đưa ra “Trần Văn An” đã mượn quyển sách có mã sách “AN-01” và quyển sách có mã sách “TH-02”. Để kết hợp dữ liệu từ hai hoặc nhiều bảng có trường chung theo cách ghép nối các bản ghi thỏa mãn một điều kiện nào đó, SQL sử dụng từ khoá JOIN trong mệnh đề FROM. Có một số kiểu JOIN khác nhau, trong đó INNER JOIN được dùng phổ biến nhất. Dưới đây là mẫu viết mệnh đề FROM (trong câu truy vấn) sử dụng INNER JOIN. Trong mẫu nêu trên, kí hiệu Θ để chỉ bất cứ toán tử so sánh nào: =, <, >, <=, >=, <> (trong đó kí hiệu <> thể hiện toán tử so sánh khác). Tuy nhiên, trên thực tế INNER JOIN được dùng phổ biến với điều kiện kết nối là sự trùng khớp giá trị trên một trường chung của hai bảng kết nối. Ví dụ 1. Trong Hình 3 là một câu truy vấn dùng kết nối hai bảng. Mệnh đề FROM yêu cầu kết nối hai bản ghi: một ở bảng NGƯỜI ĐỌC và một ở bảng MƯỢN-TRẢ. Điều kiện để hai bản ghi được kết nối là giá trị trường Số thẻ TV của chúng bằng nhau. Câu truy vấn SQL này được dùng để tìm mã sách của quyển sách mà học sinh Trần Văn An đã mượn. Thông tin đưa ra gồm có thông tin về Trần Văn An (gồm Họ và tên, Số thẻ TV) và Mã sách của các cuốn sách đã mượn. Mỗi giá trị khóa (một Số thẻ TV) chỉ xuất hiện trong một bản ghi duy nhất ở bảng NGƯỜI ĐỌC nhưng có thể xuất hiện trong nhiều bản ghi ở bảng MƯỢN-TRẢ. Do vậy, ta nói quan hệ giữa NGƯỜI ĐỌC và MƯỢN-TRẢ là quan hệ một – nhiều, vì mỗi một bản ghi trong bảng thứ nhất tương ứng với nhiều bản ghi trong bảng thứ hai và một bản ghi trong bảng thứ hai chỉ tương ứng với một bản ghi trong bảng thứ nhất. Chú ý: Từ khóa INNER JOIN nằm giữa tên hai bảng nguồn cho kết nối và từ khóa ON đứng ngay trước điều kiện kết nối. 2. Kết xuất thông tin bằng báo cáo Ví dụ 2. Em đã biết, có thể truy vấn CSDL Quản lí học tập 11 để có được thông tin về kết quả học tập của học sinh lớp 11 ở một số môn học. Theo em, với công cụ truy vấn ta có được dữ liệu trình bày như ở Hình 4 hay không? Báo cáo CSDL là một văn bản trình bày thông tin kết xuất từ CSDL, có thể xem trực tiếp trên màn hình hoặc in ra. Dữ liệu để đưa vào báo cáo được lấy từ một hay nhiều bảng và truy vấn. Báo cáo trình bày dữ liệu trực quan, làm nổi bật những mục quan trọng và thường theo mẫu quy định. Vì lẽ đó, nên nhu cầu xem báo cáo trong công tác quản lí rất lớn. Hình 4 là một báo cáo do được từ CSDL của một trường trung học phổ thông ở các dữ liệu đã truy vấn. Để có kết quả học tập của học sinh ở một số môn học, ta dùng truy vấn CSDL. Tuy nhiên, dưới hình thức báo cáo thì việc trình bày những thông tin kết xuất được sẽ đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với người cần những thông tin này. Quan sát một báo cáo ở Hình 5, người xem dễ dàng so sánh thực tế mua bán giữa các mặt hàng vì dữ liệu về mỗi mặt hàng được tổng hợp (tính tổng) ở số lượng đã bán và tiền thu được. Rất hữu ích với người làm kinh doanh khi sắp xếp các mặt hàng trong báo cáo theo thứ tự giảm dần của tổng tiền thu được. Bên cạnh các công cụ tạo biểu mẫu, tạo truy vấn, các hệ quản trị CSDL quan hệ đều cung cấp công cụ tạo báo cáo tự động. Người phát triển ứng dụng CSDL có thể sử dụng công cụ tạo báo cáo tự động rồi tiếp tục chỉnh sửa bố cục, định dạng dữ liệu của báo cáo. Với những ứng dụng CSDL, người phát triển ứng dụng có thể dùng ngôn ngữ lập trình để thiết kế các báo cáo phù hợp với nhu cầu người dùng.",11
21
+ Phân biệt được hai loại kiến trúc hệ Cơ sở dữ liệu là tập trung và phân tán. ,Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu,"Cơ sở dữ liệu tập trung và cơ sở dữ liệu phân tán a) Cơ sở dữ liệu tập trung Một CSDL tập trung được lưu trữ trên một máy tính (Hình 1). Việc quản lí, cập nhật được thực hiện tại chính vị trí này. Tuy nhiên trong một số hệ, người dùng có thể truy cập và khai thác thông tin bằng chính máy tính chứa CSDL hay thông qua kết nối mạng (Internet, LAN, WAN,...). Vì tất cả dữ liệu được lưu trữ tại một máy tính duy nhất nên việc truy cập và điều phối dữ liệu dễ dàng hơn, đây là một ưu điểm lớn. Bởi vậy, phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức dùng hệ CSDL tập trung. Hệ thống quản lí học sinh của trường em là một hệ CSDL tập trung cơ bản. Hệ thống bán vé tàu hỏa của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng là một ví dụ về hệ CSDL tập trung. Tuy nhiên, hệ CSDL tập trung cũng có những hạn chế. Trong quá trình khai thác, nếu CSDL tập trung gặp sự cố thì các chương trình ứng dụng CSDL không thể chạy được. b) Cơ sở dữ liệu phân tán Theo em, các hệ thống thư điện tử trên Internet có thể sử dụng hệ CSDL tập trung không? Vì sao? Một CSDL phân tán (Hình 2) là một tập hợp dữ liệu được lưu trữ phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính (mỗi máy tính như vậy được gọi là một site hay một trạm của mạng) cùng với những đặc điểm sau đây: Mỗi trạm có một CSDL, được gọi là CSDL cục bộ của trạm này. Mỗi trạm thực hiện ít nhất một ứng dụng cục bộ, tức là chỉ sử dụng CSDL cục bộ cho các kết quả. Khả năng thực hiện ứng dụng cục bộ được gọi là xử lí độc lập. Mỗi trạm phải tham gia thực hiện ít nhất một ứng dụng toàn cục. Ứng dụng toàn cục là ứng dụng chạy tại một trạm và phải sử dụng CSDL của ít nhất hai trạm. Cơ sở dữ liệu phân tán: tập hợp dữ liệu được phân tán trên các máy tính khác nhau của một mạng máy tính. Mỗi nơi (site) của mạng máy tính có khả năng xử lí độc lập và thực hiện các ứng dụng cục bộ. Mỗi nơi cũng tham gia thực hiện ít nhất một ứng dụng toàn cục, yêu cầu truy xuất dữ liệu tại nhiều nơi bằng cách dùng hệ thống truyền thông con. Ví dụ 1. Một ngân hàng có nhiều chi nhánh, ở mỗi thành phố có một chi nhánh, ở mỗi chi nhánh có dữ liệu quản lí các tài khoản của dân cư và đơn vị đăng kí kinh doanh tại thành phố đó. Thông qua mạng truyền thông, tập hợp dữ liệu của ngân hàng này tại các chi nhánh tạo thành một hệ CSDL phân tán. Người chủ của một tài khoản có thể thực hiện các giao dịch (chẳng hạn rút một khoản tiền trong tài khoản) ở một chi nhánh nào đó (ví dụ ở Hà Nội), nhưng cũng có thể thực hiện giao dịch ở một chi nhánh đặt tại một thành phố khác (ví dụ ở Đà Nẵng). Ví dụ 2. Hệ thống tìm kiếm Google có hệ CSDL phân tán. Mỗi yêu cầu có thể được thực hiện bởi hàng trăm máy tính thu thập dữ liệu lên và trả về các kết quả qua các liên kết mạng. So với hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán có một số ưu điểm chính: Sự phân tán dữ liệu về mặt vật lí phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp lớn hoạt động trải rộng về mặt địa lí, phù hợp với các dịch vụ phủ rộng trên toàn cầu, ví dụ như: các hệ thống dịch vụ đưa trên web, hệ thống thương mại điện tử, ... Tính sẵn sàng và tính tin cậy của dữ liệu cao hơn. Tính sẵn sàng phục vụ cao là do những dữ liệu được đơn vị nào sử dụng nhiều nhất sẽ được lưu trữ và quản lí tại đơn vị đó, thêm nữa do cơ sở không truy cập được dữ liệu tại một trạm thì vẫn có thể khai thác bản sao của dữ liệu đặt tại một trạm khác. Cùng như vậy, về tính tin cậy, khi một trạm gặp sự cố, có thể khôi phục được dữ liệu tại đây do có bản sao của nó được lưu trữ và vận hành tại một hay vài trạm khác nữa. Mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. Có thể thêm trạm mới vào mạng máy tính mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các trạm sẵn có. Tuy nhiên, hệ CSDL phân tán có một số hạn chế so với hệ CSDL tập trung: Chi phí cao hơn do hệ thống phức tạp hơn, hệ thống phải làm ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với người dùng. Khó khăn hơn trong đảm bảo tính nhất quán dữ liệu và tính an ninh, đồng thời rất khó cung cấp một cái nhìn thống nhất cho người dùng vì dữ liệu đặt tại nhiều địa điểm khác nhau. 2. Các loại kiến trúc của các hệ cơ sở dữ liệu Mỗi hệ CSDL bao gồm 3 lớp: Lớp CSDL. Lớp hệ quản trị CSDL. Lớp các ứng dụng CSDL. Nói về kiến trúc của một hệ CSDL là muốn nhìn hệ thống đó dưới cách phân chia nó thành các thành phần chức năng để có thể hiểu và chỉnh sửa, thay thế mỗi thành phần đó một cách khá độc lập. Dưới đây giới thiệu sơ lược một số kiến trúc phổ biến của hai loại hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán. a) Kiến trúc phổ biến của hệ CSDL tập trung Nhìn chung các hệ CSDL tập trung theo kiến trúc khách – chủ (Client – Server), các thành phần của hệ quản trị CSDL gồm thành phần yêu cầu tài nguyên (dữ liệu) và thành phần cung cấp tài nguyên (dữ liệu) không nhất thiết phải cài đặt trên cùng một máy tính. Thành phần cung cấp tài nguyên thường đặt tại một máy chủ (server). Thành phần yêu cầu tài nguyên có thể cài đặt tại nhiều máy khác trên mạng, ta gọi là máy khách (client). Kiến trúc 1 tầng (1-Tier Architecture) là kiến trúc đơn giản nhất, toàn bộ CSDL được lưu trữ tại một máy tính và cũng chỉ được khai thác tại máy tính này. Máy tính như vậy vừa là máy chủ CSDL vừa là máy khách duy nhất khai thác CSDL. Tuy nhiên, kiến trúc đơn giản này không phù hợp cho các ứng dụng phức tạp. Kiến trúc 2 tầng (2-Tier Architecture) là kiến trúc CSDL được lưu trữ ở một máy chủ trên mạng (được xem là tầng 2), thành phần trình bày dữ liệu cho người khai thác CSDL đặt trên máy tính kết nối được với mạng (được xem là tầng 1). Máy khách có thể là PC, máy tính bảng hay điện thoại di động... Tuy nhiên, hiệu suất hoạt động của hệ thống này sẽ kém trong trường hợp có nhiều máy khách cùng khai thác CSDL. Kiến trúc 3 tầng (3-Tier Architecture) là kiến trúc mở rộng của kiến trúc 2 tầng. Tầng 1 vẫn là thành phần trình bày dữ liệu. Tầng 3 là máy chủ chứa CSDL. Tầng 2 nằm giữa gọi là tầng ứng dụng, hoạt động như một phương tiện để trao đổi dữ liệu đã được xử lí một phần giữa máy chủ và máy khách. Tầng trung gian này chưa chứa chương trình ứng dụng thường xử lí các vấn đề nghiệp vụ trước khi chuyển dữ liệu qua lại giữa tầng 1 và tầng 3. Loại kiến trúc này thường được sử dụng trong trường hợp các ứng dụng web lớn. b) Các kiến trúc phổ biến của hệ CSDL phân tán Hệ CSDL phân tán có một số mô hình kiến trúc phổ biến: mô hình ngang hàng (peer to peer), mô hình khách – chủ cho hệ CSDL phân tán. Kiến trúc ngang hàng cho hệ CSDL phân tán có mỗi máy tính hoạt động như một máy khách và máy chủ để truyền tải các dịch vụ CSDL. Các máy tính ngang hàng với nhau trong khả năng chia sẻ nguồn tài nguyên dữ liệu của nó với các máy khác và cùng ngang hàng trong khả năng điều phối các hoạt động. Kiến trúc khách – chủ cho hệ CSDL cũng là kiến trúc khách – chủ như đã biết, nhưng khác với ở hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán có nhiều máy chủ CSDL (Hình 4).",11
22
+ Nêu được tầm quan trọng của việc bảo mật hệ Cơ sở dữ liệu,Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL,"Tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL là bảo vệ hệ CSDL khỏi các mối đe dọa cố ý hoặc vô tình. Nguy cơ phá vỡ sự an toàn của hệ CSDL có thể đến từ những sự cố, tai họa ngẫu nhiên. Ví dụ, do thao tác vô tình hoặc do lỗi bất chợt ở phần cứng làm hỏng các dữ liệu lưu trữ, dữ liệu bị mất hay có sự cháy nổ... Tất nhiên, sự cố tình phá hoại hoạt động của hệ CSDL, sử dụng hệ CSDL một cách bất hợp pháp hay đánh cắp dữ liệu cũng là nguy cơ làm mất đi sự an toàn của hệ CSDL. Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL là rất quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào vì bất kỳ một hỏng hóc hay mất mát nào cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của tổ chức và hiệu suất làm việc của mọi người. Bảo mật thông tin trong CSDL và tầm quan trọng của bảo mật thông tin Một CSDL có thể có những dữ liệu cần được bảo mật. Điều này có nghĩa là cần kiểm soát được việc xem dữ liệu, mỗi cá nhân chỉ được phép xem dữ liệu mà họ được quyền xem. Bảo mật được thông tin trong CSDL là bảo vệ được tính bí mật của những thông tin có tính riêng tư của cá nhân hay tổ chức. Ví dụ, đó là những thông tin cá nhân bí mật như hồ sơ sức khỏe, số tài khoản cùng như mật khẩu tín dụng là vi phạm tính bảo mật thông tin. Những thông tin bí mật như bí mật thương mại, phân tích cạnh tranh, kế hoạch về tài sản và bán hàng cũng là những ví dụ điển hình cần phải bảo vệ trong CSDL. Các tổ chức luôn cần phải đảm bảo rằng thông tin được bảo mật và chỉ những người có quyền tiếp cận mới có thể xem được. Bảo mật thông tin trong CSDL cũng rất quan trọng. Các tổ chức không thể thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo khi dữ liệu bí mật của khách hàng bị rò rỉ. Do đó, bảo mật thông tin không chỉ giúp giữ vững sự tín nhiệm của tổ chức mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng.",11
23
+ Nêu được một số biện pháp bảo mật hệ Cơ sở dữ liệu,Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL,"Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL a) Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL Có nhiều biện pháp và cách thức khác nhau mà các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện để hệ CSDL của họ được an toàn. Dưới đây là một số biện pháp thường được sử dụng. Xác thực người truy cập: Hai loại xác thực thường được thực hiện đồng thời là xác thực bằng thẻ vào cửa và xác thực bằng kiểm tra quyền truy cập tài khoản. Hệ thống bảo vệ (người bảo vệ và camera an ninh) được tổ chức thiết lập nhằm ngăn chặn người xâm nhập trái phép các thành phần vật lí của hệ thống như: khu vực, tòa nhà, phòng chứa máy chủ. Đồng thời với điều đó, các hình thức thẻ vào cửa (thẻ nhân viên và mã truy cập vào cửa,…) là một biện pháp không thể bỏ qua. Để kiểm tra quyền truy cập tài khoản, xác thực qua mật khẩu là biện pháp phổ biến. Nhiều hệ thống đã kết hợp thêm các hình thức xác thực khác nữa như: chữ kí điện tử, nhận dạng vân tay, nhận dạng giọng nói, nhận dạng khuôn mặt,… Cơ chế xác thực mạnh sẽ bảo vệ quyền truy cập hiệu quả hơn. Sử dụng tường lửa: Sử dụng một kĩ thuật được cài vào hệ thống mạng để thiết lập một rào cản giữa một mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không tin cậy. Sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống: Tạo các bản sao lưu của CSDL và các tệp biên bản (nhật kí) theo định kì, đồng thời đảm bảo rằng các bản sao ở một vị trí an toàn. Trong trường hợp xảy ra lỗi khiến CSDL không thể sử dụng được, bản sao lưu và các chi tiết được ghi lại trong tập nhật kí được sử dụng để khôi phục CSDL về trạng thái tốt nhất có thể. b) Bảo mật thông tin trong CSDL Nhiều trường hợp có tình truy cập trái phép, tấn công vào hệ CSDL là để nhằm lấy cắp dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu bí mật. Bởi vậy, tất cả các biện pháp nhằm bảo vệ sự an toàn của hệ thống CSDL cũng có vai trò thiết yếu để tăng cường bảo mật thông tin trong CSDL. Mã hóa dữ liệu là biện pháp bảo mật dữ liệu trong CSDL, là lớp bảo vệ trong trường hợp các biện pháp kiểm soát truy cập đã bị vượt qua. Mã hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang một định dạng khác gọi là bản mã. Chỉ những người dùng được ủy quyền có khóa giải mã mới có thể truy cập được thông tin đó (Hình 1). Mục tiêu của mã hóa dữ liệu là để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu kĩ thuật số trong quá trình lưu trữ hoặc trong quá trình truyền trên mạng. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật dữ liệu ngoài mục đích giảm dung lượng lưu trữ. Khi có dữ liệu dạng nén, cần biết quy tắc nén, giải nén mới có dữ liệu gốc được. Việc áp dụng các biện pháp an toàn và bảo mật hệ CSDL có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ hệ CSDL.",11
24
+ Trình bày được cấu trúc dữ liệu mảng một chiều,Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng,"Biến mảng và cấu trúc mảng: Xét bài toán phân tích kết quả học tập cuối năm của một lớp, ví dụ: Lớp 11A, có 45 học sinh. Đầu vào là bảng điểm tổng kết của tất cả học sinh trong lớp, có các cột Họ và tên, Điểm Toán, Điểm Ngữ văn, Điểm Tin học,... Cần viết chương trình máy tính cho biết các kết quả như: điểm trung bình mỗi môn học, điểm cao nhất từng môn học, họ và tên học sinh đạt được điểm cao nhất đó,... Mỗi cột điểm môn học là một dãy số thực gồm 45 số. Hầu hết các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có sẵn kiểu dữ liệu mảng (array) phù hợp để chứa một dãy số nguyên hay dãy số thực có độ dài định trước. a) Khai báo mảng một chiều: Khai báo tức là cung cấp đủ các thông tin: tên biến mảng, kiểu dữ liệu, kích thước. Ví dụ: Tên biến mảng: diemTin. Kiểu dữ liệu của mảng: Số thực. Kích thước: 45. b) Tổ chức mảng một chiều: Trong bộ nhớ, mảng một chiều được lưu trữ thành một khối các ô nhớ liền kề liên tục, có dung lượng bằng tích kích thước × độ dài kiểu dữ liệu (Hình 1). Ví dụ, nếu để lưu trữ một số thực (float) cần dùng 32 bit (4 byte) thì mảng A gồm 10 phần tử trong bộ nhớ sẽ chiếm 40 byte. Mảng có kích thước n thì các phần tử mảng được đánh chỉ số tuần tự từ 0 đến n – 1. Có thể hình dung bộ nhớ RAM là một dãy bit rất dài, chia thành nhiều ô nhớ liền nhau. Mỗi ô nhớ được đánh số gọi là địa chỉ truy cập. Tùy theo cách tổ chức bộ nhớ cho 2 chương trình máy tính, một ô nhớ có thể dài 1 byte, 2 byte hay 4 byte. Một số nguyên (integer) có thể chiếm 1 byte hoặc 2 byte. Một số thực (float hay double) có thể chiếm 4 byte hoặc 8 byte. Để dễ minh họa với mảng số thực, ta coi một ô nhớ chứa vừa đúng một số thực. Mảng: một cấu trúc dữ liệu gồm các phần tử có cùng kiểu dữ liệu, được lưu trữ thành một khối nhiều ô nhớ liền kề trong bộ nhớ. c) Truy cập ngẫu nhiên: Các thông tin có trong khai báo mảng sẽ được máy tính dùng để xác định độ lớn phần bộ nhớ dành cho một biến mảng. Nó cũng cho phép tìm được vị trí chính xác của từng phần tử trong mảng khi biết chỉ số tương ứng. Ví dụ, nếu mảng diemTin được lưu trữ trong bộ nhớ bắt đầu từ địa chỉ A thì phần tử mảng có chỉ số i là diemTin[i] sẽ được lưu trữ tại ô nhớ cách vị trí bắt đầu của mảng đúng i ô nhớ. Địa chỉ ô nhớ chứa diemTin[3] sẽ là A + 3. Máy tính tìm ngay được địa chỉ này. Nếu mảng rất dài, ví dụ gồm 10 000 phần tử thì máy tính cũng tìm ngay được địa chỉ phần tử chỉ số i bất kỳ theo cách tính trên. Mảng được sử dụng nhiều vì thời gian truy cập đọc giá trị hay gán giá trị mới cho một phần tử bất kỳ (đã cho biết chỉ số) là hằng số. Thời gian thực hiện hằng số: một câu lệnh máy, một thuật toán, một chương trình được coi là có thời gian thực hiện hằng số nếu thời gian thực hiện đều không vượt quá một hằng số cho trước, không phụ thuộc kích thước dữ liệu đầu vào. Mảng một chiều trong Python: Cú pháp khai báo mảng một chiều trong Python như sau: Khai báo sử dụng mô đun array ở đầu chương trình. Khai báo biến kiểu mảng theo mẫu dưới đây: mang_1 = array('i', [...]), mang_2 = array('f', [...]). Trong đó: Kí tự 'i' là viết tắt của integer; kí tự 'f' là viết tắt của float. - Thay cho dấu ở dòng thứ nhất là một danh sách các số nguyên trong mang_1. Thay cho dấu ... ở dòng thứ hai là một danh sách các số thực trong mang_2. Hình 2 là một ví dụ khai báo mảng trong Python kèm giải thích câu lệnh. Cửa sổ tùy chọn chỉnh sửa tệp, định dạng chạy. File Edit Format Run Options Window Help 1 2 from array import * 3 #Khai báo mảng số nguyên, tên là mangNguyen 4 mangNguyen = array('i', [2, 5, 4, 3, 1]) 5 #Khai báo mảng số thực, tên là mangThuc 6 mangThuc = array('f', [7.5, 5.0, 8.5, 4.5, 5.0]) Giúp đỡ: Dùng danh sách Python làm mảng: Có thể dùng kiểu danh sách của Python làm mảng một chiều. Không những thế, kiểu danh sách linh hoạt hơn nhiều và có thêm một số hàm (chính xác hơn là các phương thức) mà kiểu mảng không áp dụng được. Danh sách dùng làm mảng được khai báo và sử dụng như một danh sách Python thông thường. File Edit Format Run Options Window Help 1 2 from array import * 3 #Khai báo mảng số nguyên, tên là mangNguyen 4 mangNguyen = array('i', [2, 5, 4, 3, 1]) 5 #Khai báo mảng số thực, tên là mangThuc 6 mangThuc = array('f', [7.5, 5.0, 8.5, 4.5, 5.0]) File Edit Format Run Options Window Help 1 from array import * 2 mangNguyen = array('i', [2, 5, 4, 3, 1]) 3 mangThuc = array('f', [7.5, 5.0, 8.5, 4.5, 5.0]) 4 dsNguyen = [2, 5, 4, 3, 1] 5 dsThuc = [7.5, 5.0, 8.5, 4.5, 5.0] 6 #Đọc giá trị; It's okay to say goodbye 7 print(dsNguyen[1]) 8 print(mangNguyen[2]) 9 mangThuc[3] = 7.0 10 print(mangThuc[3]) 11 print(dsThuc) 12 mangNguyen[3] = 3.5 13 dsNguyen[3] = 3.5 14 mangThuc[3] = 8 15 print(mangThuc[3]) #In ra 8.0 Hình 3. What I heard File Edit Format Run Options Window Help 1 #Hàm sorted() để sắp xếp, mặc định theo thứ tự tăng dần 2 #Dãy số kết quả là bản sao khác; It's okay to say goodbye 3 print(sorted(mangThuc)) 4 print(mangThuc) 5 #Phương thức sort() 6 mangThuc.sort() 7 #Hàm tolist() chuyển m��ng thành danh sách, sau đó mới áp dụng sort 8 ds = mangThuc.tolist() 9 ds.sort() 10 print(ds)",11
25
+ Trình bày được cấu trúc dữ liệu mảng hai chiều,Bài 2: Mảng hai chiều,"Mảng hai chiều là mảng một chiều mà mỗi phần tử là một mảng một chiều. Hầu hết các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có sẵn kiểu mảng hai chiều. Thậm chí, nếu cần thiết, có thể tạo ra cả mảng nhiều chiều (có hơn hai chiều). Khai báo mảng hai chiều cần cung cấp đủ các thông tin: tên biến mảng, kiểu dữ liệu, kích thước. Kích thước gồm hai số nguyên dương, mỗi số xác định kích thước một chiều của hình chữ nhật. Trong bộ nhớ, mảng hai chiều cũng được tổ chức tương tự như mảng một chiều, tức là lưu trữ thành một khối các ô nhớ liên tục, có độ lớn bằng: số hàng × số cột × độ dài kiểu dữ liệu. Các thông tin có trong khai báo mảng hai chiều giúp máy tính xác định dung lượng phần bộ nhớ dành cho một biến mảng hai chiều. Để truy cập phần tử mảng hai chiều cần biết hai chỉ số: chỉ số hàng và chỉ số cột. Ví dụ, bangDiem[3][1] là phần tử ở hàng thứ tư, cột thứ hai của mảng bangDiem (Hình 1b). Các thông tin về mảng và hai chỉ số kèm theo cho phép tìm được vị trí chính xác của từng phần tử. Thời gian thực hiện việc đọc giá trị hay gán giá trị mới cho một phần tử mảng hai chiều cũng là hằng số, không phụ thuộc vào kích thước mảng. 2 Sử dụng danh sách làm mảng hai chiều trong Python. Kiểu danh sách (list) có sẵn trong Python, rất linh hoạt, hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu xử lý dãy số (mảng một chiều) và bảng chữ nhật các số (mảng hai chiều). Danh sách dùng làm mảng được khai báo và sử dụng như một danh sách Python thông thường. Cú pháp cụ thể như sau: (1) Khai báo danh sách dùng làm mảng (một chiều hoặc hai chiều) với các phần tử hay các danh sách con sẽ được thêm dần vào sau đó. Tên_danhsach = [] (2) Khai báo danh sách với cặp dấu “[]” chứa danh sách các danh sách con cùng độ dài cho kết quả là một danh sách dùng như mảng hai chiều. Tên_danhsach = [[...],[],[...]] Ví dụ: matranThuc=[[7.5,6.5,5.0,5.0,9.0], [6.5,8.5,8.0,8.0,4.5]] cho kết quả là một danh sách dùng như mảng hai chiều, gồm 2 hàng, 5 cột. Trong bộ nhớ máy tính, mảng hai chiều n hàng và m cột được lưu trữ thành dãy n × m số bằng cách xếp các hàng tiếp nối nhau, bắt đầu là hàng 0, tiếp theo là hàng 1, hàng 2,... cho đến hết. Thời gian thực hiện các phép toán của mảng phép chèn thêm hay xóa phần tử ở cuối mảng có thời gian thực hiện không vượt quá một hằng số nếu còn chỗ trống, bất kể mảng có độ dài bao nhiêu. Trường hợp hết chỗ trống phải di chuyển sang vùng nhớ mới thì thời gian thực hiện là tương đương với độ dài danh sách vào lúc đó. Phép chèn thêm hay gỡ bỏ ở vị trí bất kỳ trong mảng sẽ cần dịch chuyển tạo chỗ trống hoặc lấp chỗ trống (Hình 3). Thời gian thực hiện các phép toán sẽ phụ thuộc độ dài n của mảng, không còn là hằng số. Tính trung bình sẽ cần khoảng thao tác.",11
26
+ Trình bày được thông tin hướng nghiệp về nghề Quản trị cơ sở dữ liệu theo yếu tố: Những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện,Nghề quản trị cơ sở dữ liệu,"Công việc chính của nhà quản trị CSDL: Quản trị CSDL là để đảm bảo việc khai thác thông tin trong CSDL phục vụ mọi hoạt động thường ngày của tổ chức, doanh nghiệp và chuẩn bị để ứng phó tốt nhất với các sự cố có thể xảy ra đối với CSDL. Người làm việc quản trị CSDL (Database Administrator) gọi là nhà quản trị CSDL và có các nhiệm vụ chính sau đây: a) Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập: Nhà quản trị CSDL cần kiểm soát và đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn cho dữ liệu. Cụ thể, nhà quản trị CSDL thực hiện cấp quyền và kiểm soát truy cập CSDL cho các đối tượng người dùng, đồng thời phát triển các biện pháp bảo mật CSDL và đảm bảo dữ liệu đến từ các nguồn đáng tin cậy. Đặc biệt, vấn đề bảo mật dữ liệu càng cần được coi trọng đối với các hệ thống trực tuyến, doanh nghiệp thương mại điện tử, các công ty và tổ chức có lưu giữ thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. b) Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL: Giám sát hiệu suất CSDL là một phần của quá trình bảo trì hệ thống do nhà quản trị CSDL thực hiện. Nhà quản trị CSDL cần xác định nguyên nhân làm giảm hiệu suất xử lý của hệ thống để khắc phục như: thay đổi các thông số thiết lập trong phần mềm, thay phần cứng có cấu hình mạnh hơn hoặc điều chỉnh các tham số CSDL. Các tham số CSDL ví dụ: số lượng dữ liệu tối đa, số lượng khóa tối đa. c) Lập kế hoạch phát triển CSDL: Nhà quản trị cần cập nhật định kỳ nhu cầu mới về khai thác dữ liệu trong CSDL để đề xuất mở rộng, nâng cấp các khả năng đáp ứng trong CSDL. Nhà quản trị CSDL cần thường xuyên cập nhật xu thế phát triển CSDL để có những dự báo tương lai về: không gian lưu trữ của CSDL, công suất sử dụng CSDL. Từ đó, nhà quản trị CSDL sẽ phải chuẩn bị tăng khả năng xử lý khối lượng công việc khi cần. d) Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố: Nhà quản trị CSDL cần có khả năng phán đoán sự cố, nhanh chóng khắc phục các sự cố, khôi phục dữ liệu để giảm thiểu thiệt hại cho tổ chức, đưa các hoạt động với CSDL sớm trở lại bình thường. Nhà quản trị CSDL có trách nhiệm thực hiện sao lưu hệ thống thường xuyên để không có dữ liệu nào bị mất khi ngắt điện đột ngột hoặc các loại thảm họa khác. e) Cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL: Nhà quản trị CSDL cài đặt phần mềm CSDL, thực hiện bảo trì, cập nhật và vá lỗi. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của tổ chức.",11
27
+ Trình bày được thông tin hướng nghiệp về nghề Quản trị cơ sở dữ liệu theo yếu tố: Yêu cầu thiết yếu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề,Nghề quản trị cơ sở dữ liệu,"Yêu cầu của nghề quản trị CSDL: Để trở thành nhà quản trị CSDL, em có thể học các chuyên ngành về quản trị CSDL, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lý hoặc một chuyên ngành về công nghệ thông tin. Ngoài ra, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của công việc, nhà quản trị CSDL có thể cần thêm các chứng chỉ của nhà cung cấp phần mềm hệ quản trị CSDL và kinh nghiệm làm việc. Các kỹ năng cụ thể để quản trị CSDL thường khác nhau tùy theo tổ chức, vị trí công việc và dự án. Tuy nhiên, nhà quản trị CSDL cần có những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: - Kiến thức vững chắc về CSDL, ngôn ngữ truy vấn CSDL. Nhà quản trị CSDL nên nắm được một số ngôn ngữ truy vấn CSDL phổ biến như: SQL, Oracle SQL và DB2 của IBM. - Kiến thức về hệ điều hành (các hệ điều hành thông dụng như: Unix, Linux, Windows), phần cứng và mạng. - Hiểu biết về các ứng dụng liên quan đến CSDL mà mình quản trị. - Kỹ năng phân tích dữ liệu: Nhà quản trị CSDL phân tích các tập dữ liệu, trích xuất ra thông tin hữu ích cho tổ chức và khách hàng, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về các cải tiến hệ thống, ra quyết định. - Kỹ năng giao tiếp: Nhà quản trị CSDL thường phải giám sát và làm việc nhóm với các chuyên viên công nghệ thông tin. Ngoài ra, họ cũng giao tiếp với người quản lý điều hành, nhà cung cấp và các chuyên gia công nghệ tại các tổ chức khác. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Năng lực xác định, kiểm tra và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, nguyên nhân và giải pháp khắc phục các sự cố là rất có giá trị đối với nhà quản trị CSDL. Nhà quản trị CSDL cũng cần sáng tạo trong việc đưa ra giải pháp cho các vấn đề mới. - Kỹ năng tổ chức: Tổ chức dữ liệu để đưa ra các quyết định về CSDL. Nhà quản trị CSDL cũng tổ chức các nhiệm vụ cho nhân viên của bộ phận công nghệ thông tin. - Cẩn trọng và tỉ mỉ: Vì phải làm việc với khối lượng dữ liệu lớn, nên sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những lỗi nghiêm trọng. Điều đó đòi hỏi nhà quản trị CSDL phải làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ.",11
28
+ Trình bày được thông tin hướng nghiệp về nghề Quản trị cơ sở dữ liệu theo yếu tố: Ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo,Nghề quản trị cơ sở dữ liệu,"Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển: Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo cử nhân hoặc kỹ sư công nghệ thông tin. Các trường đại học có uy tín về đào tạo công nghệ thông tin như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,... Các chương trình đào tạo công nghệ thông tin trong các trường đại học ở Việt Nam đều trang bị cho sinh viên cơ sở lý thuyết về hệ CSDL, thực hành với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn hệ thống thông tin, lập trình web và phần mềm ứng dụng. Ngoài ra, sinh viên có thể học thêm các khóa học về các hệ CSDL hoặc về các phần mềm cụ thể của Microsoft, IBM, Oracle, Altibase,... ",11
29
+ Trình bày được thông tin hướng nghiệp về nghề Quản trị cơ sở dữ liệu theo yếu tố: Nhu cầu nhân lực của xã hội trong hiện tại và tương lai gần về nghề đó,Nghề quản trị cơ sở dữ liệu,"Cơ hội việc làm và mức lương cũng khác nhau đáng kể theo vị trí công việc, quy mô và địa điểm của tổ chức. Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) năm 2018 cho thấy rằng các nhà quản trị CSDL có mức lương trung bình hàng năm là 90.070 USD. BLS dự đoán rằng các công việc quản trị CSDL sẽ tăng 9% từ năm 2018 đến năm 2028, các vị trí phân tích thông tin y tế dự kiến sẽ tăng 13% vào năm 2026 (www.bls.gov/ooh/healthcare). Các vị trí nhà quản trị CSDL, chuyên gia phân tích thông tin sức khỏe được tuyển dụng trong nhiều tổ chức như: bệnh viện, các cơ sở y tế, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, các công ty bảo hiểm, công ty dược phẩm, công ty sản xuất thiết bị y tế,... Các lĩnh vực như: giáo dục, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, xuất bản phần mềm cũng sử dụng số lượng lớn nhà quản trị CSDL. Ngoài ra, nhiều công việc khác cần đến kỹ năng quản trị CSDL bao gồm: tư vấn công nghệ thông tin, quản lý dự án công nghệ thông tin, tư vấn ứng dụng và quản trị mạng. Ở Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn nhân sự, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Đặc biệt, chúng ta đang triển khai rộng rãi về thương mại điện tử, thực hiện chính phủ điện tử, nền kinh tế số, xã hội số. Do đó, vị trí nhà quản trị CSDL càng trở nên quan trọng, cần thiết trong các tổ chức chính quyền và các cơ quan doanh nghiệp. Nhà quản trị CSDL có thể chọn tiếp tục con đường học vấn bằng cách học lên thạc sĩ về công nghệ thông tin hay theo đuổi các chứng chỉ chuyên môn thuộc lĩnh vực CSDL hoặc mở rộng sang các lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như an ninh mạng.",11
30
+ " Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp (qua các chương trình đào tạo, thông báo tuyển dụng nhân lực,...) về một vài ngành nghề khác trong lĩnh vực tin học",Nghề quản trị cơ sở dữ liệu,"Thực hành tìm hiểu một số ngành nghề liên quan: Yêu cầu: Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm lựa chọn tìm hiểu một trong các ngành nghề: nhà phân tích CSDL, kiến trúc sư CSDL, nhà quản trị dữ liệu. Mỗi nhóm mô tả nghề tìm hiểu bằng một tệp văn bản và giới thiệu nghề bằng một tệp trình chiếu. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 2. Tìm kiếm thông tin về ngành nghề lựa chọn (qua Internet, phỏng vấn và giao lưu với khách mời qua mạng xã hội, email,...), tổng hợp thông tin. Bước 3. Trao đổi, thảo luận trong nhóm về các nội dung tìm hiểu được. Bước 4. Soạn nội dung báo cáo (tệp văn bản và trình chiếu). – Gợi ý chuẩn bị tệp văn bản: + Về nội dung, nên gồm những phần chính sau: 1. Giới thiệu về nghề 2. Kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghề 3. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề (sản phẩm chính là gì?) 4. Đào tạo và tuyển sinh 5. Tình hình tuyển dụng, môi trường làm việc, thu nhập và phúc lợi xã hội + Về hình thức, cần định dạng văn bản và trình bày khoa học. – Gợi ý chuẩn bị tệp trình chiếu: + Về nội dung: Tùy vào thời lượng trình bày (do giáo viên quy định) để chọn lọc các nội dung (trong tệp văn bản) đưa vào bài trình chiếu. Có thể đưa thêm các hình ảnh, video minh họa cho các phần nội dung để bài trình bày sinh động hơn. + Về hình thức: Thiết kế, định dạng bài trình bày và lựa chọn hiệu ứng phù hợp. Bước 5. Trình bày báo cáo.",11