id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
5
274k
19853729
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Avdiivka
Trận Avdiivka
Trận Avdiivka bao gồm các trận đánh diễn ra tại Avdiivka bao gồm: Trận Avdiivka (2017): Trận đánh giữa Ukraina và lực lượng Donbass do Nga hậu thuẫn vào năm 2017, kết quả là hai bên hòa nhau, và Ukraina vẫn giữ được thị trấn Avdiivka. Trận Avdiivka (2022–2024): Trận đánh ác liệt giữa quân độ Nga và quân đội Ukraina diễn ra trong thời gian năm 2022 đến năm 2024, kết quả, trong năm 2024, quân Nga đã tiến chiếm được Avdiivka (dù thế cục vẫn chưa ngã ngũ).
19853734
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202008%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%201%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2008 – Vòng loại Nam khu vực châu Á (Vòng 1)
Vòng thứ nhất của vòng loại môn Bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008 khu vực châu Á được diễn ra trong hai ngày, 7 tháng 2 năm 2007 cho các trận đấu lượt đi và ngày 14 tháng 2 năm 2007 cho các trận lượt về. 20 đội tham dự được chia thành 10 cặp đấu, thi đấu theo thể thức loại trực tiếp hai lượt trận, chọn ra 10 đội thắng vào vòng kế tiếp cùng với 14 đội xếp hạng cao hơn được miễn đấu ở vòng loại này. Bốc thăm 10 trong số 20 đội được xếp hạt giống trên cơ sở thứ hạng tại vòng loại khu vực và vòng chung kết của môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2004. Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ nhất được tổ chức vào ngày 6 tháng 9 năm 2006 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Các trận đấu 1 Trận lượt đi bị hủy do Afghanistan gặp khó khăn về tài chính dẫn đến việc không thể sang Việt Nam thi đấu, và lo ngại về an ninh. FIFA đã quyết định thay đổi lịch thi đấu của trận đấu và tổ chức lại trong một lượt trận duy nhất, vào ngày 14 tháng 2 năm 2007. 2 Bỏ cuộc Lượt đi Jordan mặc định vào vòng 2 do Kyrgyzstan bỏ cuộc. Lượt về Hồng Kông thắng với tổng tý số 3–1. Việt Nam thắng với tổng tý số 2-0. Indonesia thắng với tổng tý số 1–0. Pakistan thắng với tổng tý số 5–3. Thái Lan thắng với tổng tý số 6–1. Yemen thắng với tổng tỷ số 3–2 . Úc thắng với tổng tỷ số 12–0. Uzbekistan thắng với tổng tý số 6–1. Tổng tỷ số là 2–2. Ấn Độ thắng ở loạt sút luân lưu. Cầu thủ ghi bàn Xem thêm Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2004 – Vòng loại nam khu vực châu Á (Vòng 1) Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á (Vòng 1) Tham khảo Liên kết ngoài Vòng loại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 trên trang RSSSF Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2008 Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè Bóng đá châu Á năm 2007
19853739
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Th%E1%BB%8B%20Nhi%20Y%E1%BA%BFn
Trần Thị Nhi Yến
Trần Thị Nhi Yến (sinh ngày 9 tháng 7 năm 2005) là một vận động viên điền kinh người Việt Nam. Trần Thị Nhi Yến đang là nhà vô địch quốc gia các cự ly 100m và 200m và được đánh giá là một trong những tài năng trẻ triển vọng nhất của làng điền kinh Việt Nam ở các cự ly ngắn. Sự nghiệp Trần Thị Nhi Yến bắt đầu được giới chuyên môn chú ý từ Đại hội thể thao toàn quốc 2022. Cô gái chưa đầy 18 tuổi đã mang về 1 tấm huy chương vàng (cự ly 100m) và 1 tấm huy chương bạc (cự ly 200m) cho đoàn thể thao tỉnh Long An. Thành tích này giúp cho Nhi Yến được chọn vào đội tuyển điền kinh Việt Nam thi đấu các giải quốc tế là Sea Games 32 ở Campuchia và giải vô địch điền kinh châu Á 2023 ở Thái Lan. Ngay ở giải đấu quốc tế đầu tiên của mình là Sea Games 32, Trần Thị Nhi Yến đã đóng góp cho đoàn thể thao Việt Nam 1 tấm huy chương bạc (200m) và 1 tấm huy chương đồng (100m). Ở giải vô địch điền kinh châu Á, mặc dù không giành được huy chương, nhưng chỉ việc giành được suất thi đấu chung kết cự ly 100m của Nhi Yến vẫn được đánh giá là thành tích xuất sắc vượt mong đợi, trong hoàn cảnh cô không có sự chuẩn bị tốt nhất do còn phải dành thời gian cho việc học. Đến cuối năm 2023, Trần Thị Nhi Yến tiếp tục thi đấu cho đoàn thể thao Long An ở giải điền kinh vô địch quốc gia 2023. Đây là giải đấu mà Nhi Yến đã thống trị các cự ly 100m và 200m, mang về 2 tấm huy chương vàng duy nhất mà đoàn thể thao Long An giành được ở giải đấu này. Thành tích nổi bật Huy chương vàng cự ly 100m Đại hội thể thao toàn quốc 2022 Huy chương vàng cự ly 100m Giải vô địch điền kinh quốc gia 2023 Huy chương vàng cự ly 200m Giải vô địch điền kinh quốc gia 2023 Huy chương đồng cự ly 100m Sea Games 32 Huy chương bạc cự ly 200m Sea Games 32 Tham khảo Nữ vận động viên điền kinh Việt Nam Người Long An
19853747
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20Th%C3%A1i%20D%C5%A9ng
Lý Thái Dũng
Lý Thái Dũng (sinh năm 1964) là nhà quay phim, đạo diễn hình ảnh Việt Nam. Ông từng giành 4 giải Quay phim xuất sắc tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và 3 giải cùng hạng mục này tại các Giải Cánh diều. Tiểu sử Lý Thái Dũng sinh ngày 14 tháng 2 năm 1964 tại Hà Nội, bố ông là đạo diễn điện ảnh Lý Thái Bảo (1929–1992). Thái Dũng và các anh chị em từng đi sơ tán ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây sau đó chuyển về sinh sống tại khu tập thể Kim Liên. Được tiếp xúc với các nghệ sĩ điện ảnh cùng với việc bố ông là một đạo diễn, Lý Thái Dũng cũng muốn trở thành đạo diễn điện ảnh nhưng theo lời khuyên của bố, ông đã theo học ngành quay phim. Sự nghiệp Năm 1981, Lý Thái Dũng là sinh viên lớp quay phim khóa đầu tiên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, ông tốt nghiệp năm 1986, bộ phim tốt nghiệp mà Thái Dũng thực hiện cũng được ghi hình tại cùng địa điểm nơi bố ông từng làm phim tốt nghiệp. Sau khi ra trường, ông nhận công tác tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương rồi Công ty Dịch vụ và hợp tác sản xuất phim – Secofilm. Năm 1991 và 1992, ông tham gia hai đoàn làm phim của Pháp và Úc khi họ thực hiện hai bộ phim điện ảnh về Việt Nam là Điện Biên Phủ và Cạm bẫy. Từ năm 1993, Lý Thái Dũng làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam; năm 1995, ông thực hiện bộ phim truyện đầu tay Sự huyền diệu của tình yêu. Bộ phim Dã tràng se cát Biển Đông của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư được xem là thành công đầu tiên với Lý Thái Dũng khi bộ này giành được giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1995. Năm 1998, ông Thực tập tại trường Đại học Điện ảnh La Femis – Pháp và trường Đại học Điện ảnh HFF – Postdam, Đức. Năm 2000, phim ngắn và cũng là đề án tốt nghiệp của Bùi Thạc Chuyên là Cuốc xe đêm do Lý Thái Dũng là quay phim chính, giành được giải 3 tại hạng mục Cinéfondation của Liên hoan phim Cannes. Ngay sau đó, Lý Thái Dũng có được giải Quay phim xuất sắc đầu tiên trong sự nghiệp với bộ phim Thung lũng hoang vắng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13. Ông tiếp tục giành được giải Kỹ thuật xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 với phim Hàng xóm, và có được giải Quay phim xuất sắc thứ hai tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15 với Vũ điệu tử thần. Tốt nghiệp khóa học ngắn về làm phim Kỹ thuật số tại Đại học Nam California năm 2004. Lý Thái Dũng là nhà quay phim Việt Nam đầu tiên quay phim cho kênh National Geographic, với Chợ tình ở thung lũng mây. Năm 2008, Bùi Thạc Chuyên và Lý Thái Dũng tiếp tục hợp tác với bộ phim điện ảnh Chơi vơi, với bộ phim này Bùi Thạc Chuyên nhận được giải Đạo diễn xuất sắc còn Lý Thái Dũng nhận được giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16. Lý Thái Dũng cũng giành thêm giải Quay phim xuất sắc tại Giải Cánh diều 2009 cùng với đề Đạo diễn hình ảnh xuất sắc tại The 4 Asian Film Awards tại Hồng Kông năm 2010. Năm 2010, Lý Thái Dũng làm Phó đạo diễn bộ phim Cánh đồng bất tận do Nguyễn Phan Quang Bình đạo diễn chính, bộ phim thu hái được một số giải thưởng trong nước. Năm 2013, ông là thành viên Ban Giám khảo Liên hoan phim Việt toàn cầu San Francisco. Năm 2016, Lý Thái Dũng bỏ cương vị Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam về làm giảng viên tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Trước đấy, ông đã có kinh nghiệm giảng dạy hơn 20 năm. Ông hiện tại là Phó Trưởng khoa Nghệ thuật Điện ảnh của trường. Năm 2016, Lý Thái Dũng tham gia quay hai bộ phim điện ảnh Đảo của dân ngụ cư và Cha cõng con. Năm 2017 với bộ phim Đảo của dân ngụ cư, Lý Thái Dũng giành giải Quay phim xuất sắc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 và Giải Cánh diều 2017, cùng giải Đạo diễn hình ảnh xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế ASEAN 2017. Dù không gặt hái được giải thưởng trong nước nhưng Cha cõng con đã giúp Lý Thái Dũng có được ba giải cho Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Barcelona Planet và Liên hoan phim quốc tế Arizona lần thứ 26, Liên hoan phim quốc tế Milano, Liên hoan phim độc lập Hoa Kỳ lần thứ 6. Năm 2016, Lý Thái Dũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2017, ông cùng hai đạo diễn hình ảnh Bob Nguyễn và K'Linh thành lập Sài Gòn Cinematographers, một hiệp hội dành riêng cho các nhà quay phim. Năm 2018, Lý Thái Dũng là thành viên Ban giám khảo hạng mục Phim ngắn tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5. Tính đền năm 2022 này, ông đã thực hiện được 22 phim điện ảnh cùng hơn 300 tập phim tài liệu và phim truyền hình. Năm 2023, Lý Thái Dũng là thành viên Ban giám khảo Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41. Tác phẩm Giải thưởng và đề cử Ghi chú Tham khảo Sinh năm 1964 Nhân vật còn sống Người Hà Nội Đạo diễn điện ảnh Việt Nam Nhà quay phim Việt Nam Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam Phim và người giành giải Cánh diều Phim và người giành giải Liên hoan phim Việt Nam
19853752
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20Ho%C3%A0ng%20gia%20Malaysia
Cảnh sát Hoàng gia Malaysia
Cảnh sát Hoàng gia Malaysia hay Công an Hoàng gia Brunei (tiếng Mã Lai: Polis Diraja Malaysia (PDRM), tiếng Anh: Royal Malaysia Police (RPM)), gọi tắt là Công an Malaysia, là lực lượng cảnh sát liên bang và quốc gia mặc đồng phục (chủ yếu) ở Malaysia. Lực lượng này là một tổ chức tập trung và trụ sở chính đặt tại Bukit Aman, Kuala Lumpur. Lực lượng cảnh sát được lãnh đạo bởi Tổng thanh tra công an, tính đến ngày 23 tháng 6 năm 2023, là Razarudin Husain. Hiến pháp, kiểm soát, tuyển dụng, tuyển dụng, tài trợ, kỷ luật, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng cảnh sát được quy định và điều chỉnh bởi Đạo luật Cảnh sát năm 1967. RMP liên tục hợp tác với các lực lượng cảnh sát (công an) trên toàn thế giới, bao gồm cả sáu quốc gia láng giềng mà Malaysia có chung biên giới với: Công an Quốc gia Indonesia, Công an Quốc gia Philippines, Công an Hoàng gia Brunei, Công an Hoàng gia Thái Lan, Công an Singapore và Công an nhân dân Việt Nam. Hiện có hơn 130.000 sĩ quan tuyên thệ trực thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia. RMP thường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật khác trong nước như cục hải quan, cục nhập cư, cơ quan thực thi hàng hải và nhiều cơ quan khác. Cảnh sát theo quốc gia Tham khảo Liên kết ngoài Văn phòng Trung ương Quốc gia của Interpol Khởi đầu năm 1807 ở Mã Lai thuộc Anh Cơ quan chính phủ thành lập năm 1807 Bộ Nội vụ (Malaysia)
19853753
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bakuage%20Sentai%20Boonboomger
Bakuage Sentai Boonboomger
, dịch là Chiến đội Bộc thượng Boonboomger), là một bộ phim truyền hình Tokusatsu của Nhật Bản và là phần thứ 48 trong Series Super Sentai của Toei Company và đồng thời cũng là phần phim thứ năm được sản xuất trong Thời kỳ Reiwa-Lệnh Hòa. Bộ phim sẽ phát sóng vào ngày 3 tháng 3 năm 2024, cùng với Kamen Rider Gotchard trong Super Hero Time, tiếp nối tập cuối của Ohsama Sentai King-Ohger. Đây là series Super Sentai thứ sáu không có chiến binh màu vàng và là bộ phim thứ 5 về chủ đề xe hơi (sau Turboranger, Carranger,Go-onger và Kiramager). Về sự xuất trận, 3 thành viên gồm Bun Red, Bun Blue và Bun Pink xuất hiện với tư cách 1 nhóm 3 chiến binh liên tưởng đến các nhóm Sentai đời đầu như Sun Vulcan, Liveman, Hurricaneger, Abaranger, Gekiranger, Go-onger, Go-Busters và Kaitou Sentai Lupinranger VS Keisatsu Sentai Patranger xuất trận với 3 thành viên đầu tiên trong nhóm chiến đội. Phim sẽ được cộng đồng mạng Việt Nam phụ đề tiếng Việt với tên gọi Chiến đội Quái xế trong thời gian sắp tới. Sản xuất Nhãn hiệu của bộ phim đã được Toei đăng ký vào ngày 1 tháng 9 năm 2023. Một áp phích đầy đủ đã được tiết lộ vào ngày 22 tháng 12 năm 2023, có Bun Red, Blue và Pink. Hình ảnh teaser thứ hai được phát hành vào ngày 21 tháng 1 năm 2024, tiết lộ Bun Black và Bun Orange cùng với ba chiến binh Boonboomgers đầu tiên . Vào ngày 28 tháng 1 năm 2024, Toei thông báo rằng một cuộc họp báo sẽ được tổ chức để thảo luận về bộ phim và tiết lộ dàn diễn viên, diễn ra vào ngày 18 tháng 2 năm 2024 và do Miyajima Sakura chủ trì. Cốt truyện Tập phim Phim điện ảnh Nhạc phim Nhân Vật Các chiến binh Boonboomger Các thành viên sử dụng Boonboom Changer giống như đồng hồ tốc độ (ブンブンチェンジャー, Bunbun Chenjā) , thường được gắn vào tay của họ để biến hình. Tay cầm Boonboom (ブンブンハンドル, Bunbun Handoru ) có thể chuyển đổi giữa Chế độ Tay cầm giống như vô lăng (ハンドルモード, Handoru Mōdo) , Chế độ Súng giống cờ lê (ガンモード, Gan Mōdo ) và Chế độ Rod giống tua vít (ロッドモード, Roddo Mōdo) . là một người yêu xe hơi và làm công việc giao hàng. Anh là người biến hình thành là một chàng trai trẻ lạnh lùng hỗ trợ Taiya với tư cách "người cung cấp thông tin". Ishirō làm công việc điệp viên tự do với mạng lưới rộng khắp thế giới. Anh là người biến hình thành là một cô gái trong sáng, hay tò mò và là niềm.vui cho cả đội. Mira thường làm việc với tư cách là nhân viên bán thời gian tại nhiều cửa hàng. Cô là người biến hình thành là một sĩ quan cảnh sát cực kỳ nghiêm túc với ước mơ trở thành anh hùng. Anh là người biến hình thành là một tay "thu mua" luôn bất ngờ xuất hiện với khẩu hiệu "Hình như cô/cậu đang gặp vấn đề phải không?" Tuy chưa rõ lai lịch nhưng Taiya vẫn rất tin tưởng anh. Anh có thể biến hình thành Diễn Viên Bun Red: Iuchi Haruhi Bun Blue: Hayama Yuki Bun Pink: Suzuki Miu Bun Black: Saito Ryu Bun Orange: Soma Satoru Bundorio Bunderas (Lồng tiếng): Matsumoto Rika Dekotorade (Lồng tiếng): Suwabe Jun'ichi Itaasha (Lồng tiếng): Mizuki Nana Yeiyei Yaruka (Lồng tiếng): Morohoshi Sumire Tham khảo
19853756
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202014%20%E2%80%93%20%C4%90%C3%B4i%20N%E1%BB%AF
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đôi Nữ
Nội dung biểu diễn đôi nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 ở Incheon, Hàn Quốc. Nội dung thi đấu này diễn ra vào ngày 20 tháng 9 năm 2014 tại Trung tâm thể thao dưới nước Munhak Park Tae-hwan. Lịch thi đấu Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Hàn Quốc (UTC+09:00) Kết quả Chú thích FR — Dự bị trong nội dung free RR — Dự bị trong nội dung technical và free TR — Dự bị trong nội dung technical Liên kết ngoài Trang web chính thức Tham khảo Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2014
19853758
https://vi.wikipedia.org/wiki/F.C.%20Arouca
F.C. Arouca
Futebol Clube de Arouca () là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Arouca, một thị trấn và đô thị ở Vùng đô thị Porto, Vùng Bắc của Bồ Đào Nha và tỉnh Aveiro. Được thành lập vào năm 1951, câu lạc bộ thi đấu ở Primeira Liga, tổ chức các trận sân nhà tại sân vận động Thành phố Arouca, với sức chứa 5.000 chỗ ngồi. Lịch sử Danh hiệu Cầu thủ Đội hình hiện tại Cho mượn Ban huấn luyện Tham khảo Liên kết ngoài Câu lạc bộ Giải bóng đá vô địch quốc gia Bồ Đào Nha
19853759
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20mi%E1%BB%81n%20%C4%90%C3%B4ng%20Ukraina
Chiến dịch miền Đông Ukraina
Chiến dịch miền Đông Ukraina (Eastern Ukraine campaign) là hướng giao tranh trong chiến dịch Nga xâm lược Ukraina năm 2022 và việc Ukraina giáng trả các đợt tấn công của quân đội Nga. Chiến cuộc diễn ra tại miền Đông Ukraina gồm các tỉnh Donetsk (Đô-nhét), Luhansk (Lu-gan) và Kharkiv (Khắc-cốp) là địa điểm của mặt trận trong Nga xâm lược Ukraina đang diễn ra. Trận chiến Donbas là một đợt tấn công lớn ở mặt trận phía đông diễn ra vào giữa năm 2022 là trọng tâm trong chiến dịch này suốt năm 2022. Đến đỉnh điểm của cuộc tấn công vào tháng 7 năm 2022, lực lượng Nga và các đồng minh ly khai của Nga đã chiếm được các thành phố Sievierodonetsk (Si-vơ-rô-đô-nhét), Lysychansk (Ly-sy-chan), Rubizhne (Ru-bi-zin) và Izium. Tuy nhiên, vào đầu tháng 9 năm 2022, Ukraina đã đã phát động một cuộc phản công lớn ở phía đông và đã chiếm lại các thành phố Izium, Balakliia, Kupiansk (Ku-pi-an), Sviatohirsk và thành phố chiến lược Lyman. Cuộc phản công bị đình trệ ở phía đông sông Oskil và hiện chiến dịch Luhansk là một chiến dịch ở phía đông tỉnh Kharkiv và phía tây tỉnh Luhansk do Nga gấp rút tổ chức để kiềm chế đà tiến của Ukraina vẫn tiếp tục kể từ thời điểm diễn ra. Vào mùa đông năm 2022-2023, lực lượng Nga tập trung đánh chiếm thành phố Bakhmut, phá hủy phần lớn thành phố trong trận Bakhmut ác liệt, một trong những trận chiến đẫm máu nhất. Nga tuyên bố đã chiếm được hoàn toàn Bakhmut vào tháng 5 năm 2023, bất chấp các cuộc phản công của Ukraina vẫn diễn ra ở ngoại ô thành phố Bakhmut. Vào tháng 6 năm 2023, Ukraine phát động một cuộc phản công quy mô lớn trên toàn bộ tiền tuyến, chiếm giữ các vị trí của Nga dọc theo ngoại ô Bakhmut và ở phía tây nam tỉnh Donetsk. Tuy nhiên, đến tháng 11 năm 2023, cuộc phản công phần lớn đã bị đình trệ ở phía đông và Nga bắt đầu phản công để chiếm lại lãnh thổ, giành quyền kiểm soát Avdiivka (Áp-đíp-ka) sau trận trận Avdiivka (2022–2024) khốc liệt và thị trấn Marinka sau trận Marinka (2022-2023) ở chiến trường tỉnh Donetsk trước tháng 2 năm 2024. Sau Avdiivka Cuộc tấn công của quân Nga trên mặt trận Bakhmut tiếp tục kéo dài đến tháng 1 năm 2024, họ từ từ đẩy áp lực về phía tây theo hướng Chasiv Yar (Cha-síp-ya) với các cuộc đụng độ đang diễn ra xoay quanh Bohdanivka (Bô-đa-níp-ka) cũng như dọc theo trục Ivanivske (I-va-nép-skê)-Andriivka (An-Đri-íp-ka)-Klishchiivka (Klít-chíp-ka). Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết lực lượng Nga sử dụng máy bay không người lái cảm tử kamikaze và tác chiến điện tử cùng với các nhóm tấn công được pháo binh hỗ trợ để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraina trên mặt trận Bakhmut. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2024, người phát ngôn Ukrainea là Đại tá Oleksandr Shtupun tuyên bố rằng Nga đang tập trung các hoạt động tấn công ở Donetsk (Đô-nhét) vào Avdiivka và Novomykhailivka (Nô-vô-my-kha-líp-ka), đồng thời ông cho biết thêm rằng các cuộc tấn công mặt đất của Nga chủ yếu đựa vào bộ binh với lực lượng rất đông đảo nhưng xe bọc thép hỗ trợ thì hạn chế. Theo Oleksandr Shtupun, lực lượng Nga đã tiến hành 592 cuộc tấn công bằng pháo binh và tiến hành 3 cuộc tấn công tên lửa vào mặt trận Donetsk trong 24 giờ qua trong ngày 20 tháng 1 năm 2024. Vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm 2024, các lực lượng Nga đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraina ở Avdiivka và bắt đầu đánh sườn và bao vây quân của Lữ đoàn cơ giới 110, khiến Ukraina phải rút lui và dẫn đến việc quân Nga chiếm giữ thành phố kiên cố này. Quân Nga tiếp tục đà tiến về phía tây Avdiivka và được cho là đã chiếm được Lastochkyne (Lát-tốc-ki-nê), Stepove (Stép-pô-vê) và Sieverne (Si-vê-nê) vào cùng ngày 27 tháng 2 năm 2024. Các cuộc đụng độ cũng tiếp tục xảy ra ở Novomykhailivka (Nô-vô-mi-kha-líp-ka) với việc Nga tuyên bố đã chiếm được Pobieda (Pô-pi-ê-đa) vào ngày 22 tháng 2 năm 2024 đe dọa thêm mạn sườn phía bắc của Novomykhailivka và mở rộng ranh giới vùng đệm phía nam Marinka. Đồng thời với các hoạt động tấn công trên trục Avdiivka và Marinka, lực lượng Nga vẫn đang tập trung nỗ lực vào hướng Bohdanivka-Chasiv Yar dọc theo đường cao tốc O0506 và qua Bohdanivka, phía bắc và đông bắc Ivanivske, và xung quanh Klishchiivka để vượt qua các cao điểm phía bắc và tây bắc về khu định cư, theo nhà quan sát quân sự Ukraina Kostyantyn Mashovets. Vào ngày 21 và ngày 23 tháng 2 năm 2024, các nguồn tin của Nga cho biết quân đội Nga, bao gồm các đơn vị của Sư đoàn Dù cận vệ số 98 đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông của Ivanivske và dần tiến tới con phố Sadova trong bối cảnh các cuộc đụng độ gay gắt. Chú thích Nga xâm lược Ukraina 2022 Cuộc tấn công miền Đông Ukraina
19853760
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202008%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%202%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2008 – Vòng loại Nam khu vực châu Á (Vòng 2)
|top_scorer= Hamad Al-Enezi (8 bàn)|prevseason=2004|nextseason=2012}}Các trận đấu thuộc vòng thứ hai của vòng loại môn Bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008 khu vực châu Á đã diễn ra từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 6 tháng 6 năm 2007. Mười đội thắng từ vòng 1 cùng với mười bốn đội khác được bốc thăm thành 6 bảng 4 đội, thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt tính điểm để xác định hai đội đứng đầu mỗi bảng đi tiếp vào vòng loại thứ ba. Hạt giống Các đội tuyển lọt vào vòng loại thứ hai được xếp hạt giống dựa trên thành tích của họ tại vòng chung kết và vòng loại khu vực của kỳ Thế vận hội Mùa hè 2004. Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ hai được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 2006 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. (*) Tại thời điểm bốc thăm, đội đi tiếp vào vòng loại thứ hai vẫn chưa được xác định. Các bảng đấu Bảng A Bảng B Bảng C Trận đấu bị hủy do bão Gonu. Bảng D Bảng E Ấn Độ được xử thắng sau khi Thái Lan bị phát hiện sử dụng một cầu thủ không hợp lệ. Bảng F Cầu thủ ghi bàn Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Vòng loại Olympic AFC Vòng loại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 trên trang RSSSF Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2008 Bóng đá châu Á năm 2007
19853762
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20mi%E1%BB%81n%20Nam%20Ukraina
Chiến dịch miền Nam Ukraina
Chiến dịch miền Nam Ukraina (Southern Ukraine campaign) là một mặt trận đang diễn ra trong Nga xâm lược Ukraina, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Xuất phát từ căn cứ ở Crimea, Lực lượng vũ trang Nga đã tấn công Kherson Oblast, Mykolaiv Oblast và Zaporizhzhia Oblast ở miền Nam Ukraina, chiến đấu ác liệt với Lực lượng vũ trang Ukraina. cả hai đã đưa đến một chiến cuộc dằng co, tiêu hao trong cuộc chiến kéo dài này. Diễn biến Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Không quân Nga bắt đầu phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu ở một số thành phố ở Ukraina ở Kherson Oblast. Với sự hỗ trợ trên không, Lực lượng vũ trang Nga sau đó đã tiến vào Kherson Oblast qua các khu vực của Crimea được Nga sáp nhập vào năm 2014. Hải quân Nga đã phong tỏa Biển Đen để ngăn Ukraine hỗ trợ các đơn vị nằm gần Kherson Oblast, đồng thời hạn chế thương mại thương mại và dòng hàng hóa tiếp vận đến miền nam Ukraina. Các lực lượng từ cuộc tấn công miền nam Nga đã hợp lực với các lực lượng từ chiến dịch miền Đông Ukraina để cùng nhau bao vây và bắn phá thành phố Mariupol ở Donetsk Oblast, đã thất thủ sau nhiều tháng bị bao vây trong trận chiến cuối cùng tại nhà máy thép Azovstal. Đến sáng ngày 25 tháng 2 năm 2022, quân Nga đã bao vây và chiếm được Nova Kakhovka. Kênh đào Bắc Crimea đã được thông tắc, xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn nước đến Crimea trong thời gian dài sau khi Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014. Giao tranh bắt đầu lan vào Zaporizhzhia Oblast khi lực lượng Nga di chuyển qua phía đông nam Kherson Oblast về phía Melitopol, sau đó đã đầu hàng quân Nga đang tiến công sau một cuộc giao tranh nhỏ trong trận Melitopol. Cuối ngày, quân Nga đã chiếm được cầu Antonovskiy. Lực lượng Ukraina phản công tại Melitopol để giành lại quyền kiểm soát. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2022, theo thị trưởng Kherson Ihor Kolykhaiev, một cuộc không kích của Ukraina đã buộc người Nga phải rút lui khỏi Kherson, để lại thành phố dưới sự kiểm soát của Ukraina. Sau đó, quân Nga chiếm Kherson vào tháng 3 năm 2022, sau đó lực lượng Nga nhanh chóng tiến đến vùng ngoại ô Mykolaiv, thiết lập mặt trận ổn định cho đến khi Ukraina tấn công vào tháng 8 năm 2022. Các lực lượng Ukraina đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ ở phía tây và phía bắc sông Dnieper, và mặt trận lại ổn định trở lại ngay phía nam Kherson vào tháng 11 năm 2022. Kherson, thủ phủ duy nhất của Oblast bị Nga chiếm được sau đó cuộc xâm lược năm 2022 này đến đây đã được giải phóng vào ngày 11 tháng 11 năm 2022., truyền thông phương Tây loan tin về cuộc chào đón từ đám đông người Ukraina hô vang khẩu hiệu Slava Ukraini! (Vinh quang cho Ukraina) và "Vinh quang cho ZSU" (Lực lượng vũ trang Ukraina), họ còn tung hứng các binh sĩ và hân hoan vẫy cờ Ukraina. Chú thích Nga xâm lược Ukraina 2022
19853765
https://vi.wikipedia.org/wiki/Balzac%20v%C3%A0%20c%C3%B4%20th%E1%BB%A3%20may%20Trung%20Hoa%20%28phim%29
Balzac và cô thợ may Trung Hoa (phim)
Balzac và cô thợ may Trung Hoa (; ) là một bộ phim chính kịch lãng mạn Pháp–Trung năm 2002 với lời thoại bằng phương ngữ Tứ Xuyên do Đới Tư Kiệt đạo diễn với sự tham gia của Châu Tấn, Trần Khôn và Lưu Diệp. Phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Cannes 2002 vào ngày 16 tháng 5. Dựa trên cuốn tiểu thuyết bán tự truyện cùng tên năm 2000 của Đới, bộ phim xoay quanh hai chàng trai trẻ người Trung Quốc xuất thân từ giai cấp tư sản bị đưa đến một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Tứ Xuyên để cải tạo ba năm trong Cách mạng Văn hóa. Cả hai đều yêu một cô gái địa phương xinh đẹp, cháu gái của một thợ may già và được mọi người biết đến với danh xưng "Cô thợ may". Trong những năm bị áp bức tinh thần đó, cả ba tìm thấy niềm an ủi và giải thoát trong bộ sưu tập tiểu thuyết dịch bị cấm của các tác giả phương Tây, trong đó họ yêu thích nhà văn Balzac. Bộ phim khám phá các chủ đề về tuổi trẻ, tình yêu và tự do trong thời kỳ đen tối ở Trung Quốc. Nội dung Bộ phim lấy bối cảnh từ năm 1971 đến năm 1974, trong giai đoạn sau của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Hai chàng trai thành phố ở độ tuổi cuối thiếu niên, Lạc Minh (do Trần Khôn thủ vai) và Mã Kiếm Linh (Lưu Diệp thủ vai), đang trên đường đến một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh miền núi Tứ Xuyên để cải tạo. Khi đến nơi, hai anh chàng bị Trưởng làng (Vương Song Bảo), trưởng làng thẩm vấn về "lý lịch phản động" trước sự chứng kiến của những người dân làng khác. Cha của Lạc hóa ra là một nha sĩ đã từng lắp răng giả cho Tưởng Giới Thạch, trong khi cha của Mã là một bác sĩ. Cảnh sát trưởng cũng kiểm tra hành lý của hai anh và đốt một cuốn sách dạy nấu ăn mà ông ta cho là tư sản. Ông ta định ném cây vĩ cầm của Mã vào lửa thì bị Lạc chặn lại, nói dối rằng bản Divertimento KV 334 Mã của Mozart chơi là một "bài hát miền núi" có tựa đề Mozart đang nghĩ đến Mao Chủ tịch. Hai anh chàng được cấp một căn nhà và ngay lập tức tham gia lao động cùng người dân địa phương, bao gồm vận chuyển những thùng chất thải của người dùng làm phân bón cũng như làm việc trong mỏ than. Một ngày nọ, một cô gái trẻ, cháu gái của một thợ may ở làng bên cạnh và được mọi người gọi là Cô thợ may (Châu Tấn), đến cùng ông nội để nghe Mã chơi violin. Lạc và Mã kết bạn với Cô thợ may và nhanh chóng cả hai đều yêu cô ấy. Cô gái mù chữ nhưng khao khát kiến thức và các chàng trai thề sẽ giúp cô thay đổi, lên kế hoạch đánh cắp chiếc vali chứa đầy tiểu thuyết phương Tây dịch bị cấm của Tứ Nhãn (Vương Hoành Vĩ), một anh chàng khác đang được cải tạo trong làng nhưng nhất định phải quay lại thành phố. Lạc bắt đầu đọc cho Cô thợ may nghe mỗi ngày, bao gồm cả sách của Stendhal, Kipling và Dostoevsky. Nhưng tác giả mà cô yêu thích nhất lại là Balzac. Cô thợ may sớm phải lòng Lạc. Một ngày nọ, khi Lạc lên thành phố trong kỳ nghỉ phép hai tháng để thăm người cha ốm yếu, cô nói với anh rằng cô có một vấn đề nhưng không nói rõ hơn. Sau đó, cô tâm sự với Mã rằng cô đang mang thai, nhưng luật hạn chế dân số cấm kết hôn trước 25 tuổi và phá thai là bất hợp pháp nếu không có giấy đăng ký kết hôn. Mã đi đến thành phố để tìm một bác sĩ phụ khoa quen biết cha anh và cầu xin sự giúp đỡ của người này. Bác sĩ phụ khoa cảm động và đồng ý đến làng để thực hiện một ca phá thai bí mật. Khi Lạc trở về, cuộc sống lại tiếp tục như trước. Tuy nhiên, một ngày nọ, Cô thợ may, giờ đã hoàn toàn thay đổi bởi những tư tưởng mới mà Lạc và Mã đã giới thiệu cho cô, đột ngột quyết định rời làng để tìm kiếm "một cuộc sống mới", bất chấp lời cầu xin từ ông nội cô và Lạc. Sau đó, vào năm 1974, Lạc và Mã đều trở lại thành phố. Lạc sau đó trở thành giáo sư tại một viện nha khoa ở Thượng Hải, trong khi Mã chuyển đến Pháp và trở thành một nghệ sĩ violin chuyên nghiệp. Vào cuối những năm 1990, khi biết tin việc xây dựng đập Tam Hiệp sẽ sớm làm ngập lụt ngôi làng mà anh đã ở đó ba năm, Mã quay trở lại với hy vọng tìm được Cô thợ may một lần nữa. Tuy nhiên, những nỗ lực của anh đều vô ích và anh chỉ mang về một đoạn video ghi lại cảnh làng và người dân, trong đó có cả vị trưởng làng hiện đã già. Khi Mã gặp lại người bạn cũ Lạc ở Thượng Hải, người sau thú nhận nỗ lực tìm kiếm Cô thợ may ở Thâm Quyến và Hồng Kông đã thất bại trước đó. Bộ phim kết thúc bằng một đoạn tin tức về những thị trấn, làng mạc bị ngập lụt và cảnh cả ba người quay về những năm tháng tuổi trẻ cũng chìm trong nước. Phân vai Châu Tấn vai Cô thợ may, một cô thôn nữ xinh đẹp và mù chữ, cháu gái một thợ may Lưu Diệp vai Mã Kiếm Linh, một cậu bé thành thị xuất thân tư sản được gửi đến một ngôi làng hẻo lánh để cải tạo trong Cách mạng Văn hóa Trần Khôn trong vai Lạc Minh, chàng trai cùng hoàn cảnh với Mã, bạn thân của Mã và là người yêu của Cô thợ may Vương Song Bảo vai Trưởng làng Vương Hoành Vĩ trong vai Tứ Nhãn, một cậu bé có hoàn cảnh tương tự như Mã và Lạc, người có vẻ hết lòng đón nhận những lời dạy của Mao. Giải thưởng và đề cử Quả cầu vàng, 2003 Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (được đề cử) Liên hoan phim quốc tế Istanbul, 2003 Hoa Tulip Vàng (được đề cử) Liên hoan phim Kim Mã, 2003 Kịch bản chuyển thể hay nhất (được đề cử) Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông, 2004 Phim châu Á hay nhất (được đề cử) Sản xuất và đón nhận Đới Tư Kiệt vừa là nhà văn, tác giả của tiểu thuyết cùng tên vừa là đạo diễn của bộ phim. Trên đà thành công của cuốn tiểu thuyết, Đới Tư Kiệt viết kịch bản và tự mình đạo diễn bộ phim cùng tên. Ông đã chọn Châu Tấn đóng vai cô thợ may và khen ngợi nữ diễn viên có vẻ đẹp thuần khiết. Trần Khôn được chọn vào vai Lạc trong phim và được khen ngợi là phong trần hơn so với nhân vật thanh niên tuổi ngoài 20. Đới Tư Kiệt đã từng trải qua cuộc "tự cải tạo" từ 1971-1974 trong Cách mạng Văn hoá. Đây cũng là bối cảnh và hoàn cảnh của nhân vật mà ông đã viết trong tiểu thuyết cũng như khi làm đạo diễn phim. Ông phát biếu: “Làm một bộ phim khó gấp ngàn lần so với khi viết một quyển sách". Phim được nhận định là sự giao thoa văn hóa giữa Pháp và Trung Quốc. Phim được đánh giá cao qua diễn xuất của các diễn viên, đặc biệt là Châu Tấn. Cô được xem là "thiên tài diễn xuất", được ca ngợi về sắc đẹp. Phát hành Balzac và cô thợ may Trung Hoa được phát hành trên DVD vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại Hoa Kỳ và được phân phối bởi Empire Pictures. Dù rằng được đề cử nhiều giải thưởng nhưng bộ phim vẫn không được công chiếu ở Trung Quốc. Xem thêm Cách mạng văn hóa Trung Quốc Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2002 Bài viết có chữ Hán giản thể Bài viết có chữ Hán phồn thể Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1970
19853767
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20Luhansk
Chiến dịch Luhansk
Chiến dịch Luhansk (Luhansk Oblast campaign) là chiến dịch của Nga phát động tại tỉnh Luhansk nhằm kiềm chế đà tiến công của Ukraina trong cuộc phản công quy mô lớn ở khu vực Đông Bắc vào tháng 9 năm 2022 đã lấy lại lãnh thổ rộng lớn bị Nga chiếm đóng. Kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2022, một chiến dịch quân sự đã diễn ra dọc theo tiền tuyến dài 60 km ở các khu vực phía tây của Luhansk Oblast và các khu vực viễn đông của Kharkiv Oblast trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraina. Chiến dịch này còn được gọi là Phòng tuyến Svatove–Kreminna hoặc Phòng tuyến Kupiansk–Svatove–Kreminna–Bilohorivka sau các khu định cư lớn dọc theo mặt trận được thiết lập, chiến dịch bắt đầu một ngày sau khi Quân đội Ukraina tái chiếm thành phố Lyman gần đó trong cuộc phản công chớp nhoáng ở miền Bắc trong năm 2022, sau đó tiền tuyến bị đóng băng trong vài tháng tiếp theo. Diễn biến Với sự sụp đổ của Lysychansk và vùng ngoại ô phía tây của nó vào tháng 7 năm 2022, quân Nga và nhà nước bù nhìn Cộng hòa nhân dân Luhansk lần đầu tiên tuyên bố toàn quyền kiểm soát Luhansk Oblast coi như đã đạt được mục tiêu chiến dịch của Nga. Bilohorivka trở thành một trong những khu định cư cuối cùng ở vùng Luhansk nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Tuy nhiên, trong cuộc phản công Kharkiv năm 2022, vào ngày 19 tháng 9 năm 2022, quân Nga buộc phải rời khỏi Bilohorivka, lại bắt đầu giao tranh ác liệt để giành ngôi làng. Những thành tựu này đã giúp Ukraine lấy lại được "thế đứng chân trong khu vực". Kreminna là một thành phố có tính chiến lược cao trong chiến tranh. Nếu Ukraine chiếm lại Kreminna và Svatove gần đó, điều đó có thể cho phép các lực lượng Ukraina tiến hành chiến dịch chiếm lại các thành phố công nghiệp quan trọng Sievierodonetsk và Lysychansk mà trước đó họ đã mất vào mùa hè năm 2022. Vào ngày 2 tháng 10 năm 2022, lực lượng Ukraine bắt đầu bắn phá dữ dội các vị trí của Nga ở Kreminna, tiến xa tới xa lộ R-66. Ngày hôm sau, quân đội Ukraine đã vượt qua được một đoạn đường cao tốc giữa Chervonopopivka và Pishchane, mặc dù đã bị lực lượng Nga đẩy lùi. Theo người đứng đầu Cơ quan quản lý quân sự khu vực Luhansk là Serhiy Haidai, để chống lại các bước tiến của Ukraina, các lực lượng Nga đã khai thác tất cả các con đường tiếp cận Kreminna và Svatove. Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 10 năm 2022, quân đội Ukraine đã chiếm lại 14 thị trấn và làng mạc, bao gồm Borova, dọc theo biên giới Kharkiv-Luhansk. Lực lượng Ukraine cũng tiến về phía Chervonopopivka trên đường cao tốc Svatove-Kreminna, mặc dù họ đã bị đẩy lui khỏi vị trí vào ngày 5 tháng 10 năm 2022. Hai ngôi làng nữa được quân Ukraine chiếm lại vào ngày 24 tháng 10 năm 2022. Trong cuộc phản công năm 2023 của Ukraina, trong đó các lực lượng Nga đã ở các vị trí phòng thủ dọc theo phần lớn tiền tuyến, phòng tuyến Svatove–Kreminna là một trong những nơi duy nhất mà họ vẫn đang bị tấn công. Từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 6 năm 2023, lực lượng Nga tăng cường các hoạt động tấn công trên tuyến Svatove-Kreminna, đặc biệt là theo hướng Kupiansk và phía tây Kreminna (ở khu rừng Kreminna). Lực lượng Nga đã giành được nhiều thắng lợi ở khu vực Kupiansk vào ngày 19 tháng 6 năm 2023. Lực lượng Ukraine tiến hành phản công vào ngày 21 tháng 6 năm 2023 với mục đích làm suy yếu tiềm năng tấn công của nỗ lực của Nga nhưng không có kết quả rõ rệt. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2023, các đơn vị của Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraina đã tiến vào các khu định cư Topoli và Stroivka, kéo cờ Ukraina trên các tòa nhà hành chính của khu định cư. Các khu định cư, gần biên giới với Nga, đã bị quân đội Nga bỏ hoang kể từ cuộc phản công Kharkiv năm 2022, nhưng các lực lượng Ukraina đã không thể giải phóng các khu định cư do sự kiểm soát của pháo binh Nga trong khu vực khiến chúng rơi vào tình trạng "vùng xám" vì không bên nào kiểm soát được những địa điểm đó. Chú thích Nga xâm lược Ukraina 2022 Cuộc tấn công miền Đông Ukraina
19853772
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202008%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%203%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2008 – Vòng loại Nam khu vực châu Á (Vòng 3)
Các trận đấu thuộc vòng thứ ba của vòng loại môn Bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008 khu vực châu Á đã diễn ra từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 21 tháng 11 năm 2007. Mười hai đội thắng từ vòng 2 được bốc thăm thành ba bảng bốn đội, thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt tính điểm như vòng trước. Đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết tại Bắc Kinh. Vòng loại này đã chúng kiến Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản giành vị trí dẫn đầu ở ba bảng, qua đó trở thành các đại diện của châu Á tham dự nội dung bóng đá nam tại Thế vận hội. Hạt giống Các đội tuyển lọt vào vòng loại thứ ba được xếp hạt giống dựa trên thành tích của họ tại vòng chung kết và vòng loại khu vực của kỳ Thế vận hội Mùa hè 2004. Với việc lọt vào giải bóng đá nam tại kỳ Thế vận hội lần trước, Nhật Bản, Hàn Quốc và Iraq là ba đội được chọn làm hạt giống ở ba bảng và được xếp vào nhóm A tại buổi lễ bốc thăm. Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ ba được tổ chức vào lúc 15:00 (UTC+8) ngày 14 tháng 6 năm 2007 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Lịch thi đấu Lịch thi đấu cho mỗi lượt đấu như sau. Các bảng đấu Bảng A Bảng B Bảng C Cầu thủ ghi bàn Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Vòng loại Olympic AFC Vòng loại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 trên trang RSSSF Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2008 Bóng đá châu Á năm 2007
19853774
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202014%20%E2%80%93%20%C4%90%E1%BB%93ng%20%C4%91%E1%BB%99i%20N%E1%BB%AF
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 – Đồng đội Nữ
Nội dung biểu diễn đồng đội nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 ở Incheon, Hàn Quốc. Nội dung thi đấu này diễn ra từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 9 năm 2014 tại Trung tâm thể thao dưới nước Munhak Park Tae-hwan. Lịch thi đấu Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Hàn Quốc (UTC+09:00) Kết quả Chú thích FR — Dự bị trong nội dung free RR — Dự bị trong nội dung technical và free TR — Dự bị trong nội dung technical Liên kết ngoài Trang web chính thức Tham khảo Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2014
19853776
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shiraoka%2C%20Saitama
Shiraoka, Saitama
là thành phố thuộc tỉnh Saitama, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thành phố là 52.214 người và mật độ dân số là 2.100 người/km2. Tổng diện tích thành phố là 24,93 km2. Địa lý Đô thị lân cận Saitama Kasukabe Saitama Kuki Hasuda Miyoshi Tham khảo Thành phố tỉnh Saitama
19853779
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20t%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Syria%202014
Bầu cử tổng thống Syria 2014
Bầu cử tổng thống Syria 2014 () được tổ chức vào ngày 3 tháng 6 năm 2014 tại Syria. Đây là cuộc bầu cử tổng thống lần đầu tiên kể từ khi Đảng Ba'ath cầm quyền vào năm 1963 và đất nước xảy ra nội chiến vào năm 2011. Tổng thống Bashar al-Assad giành tuyệt đối với tỷ lệ 92,20% phiếu bầu, hai ứng cử viên còn lại là Hassan al-Nouri và Maher Hajjar lần lượt giành 4,47% và 3,33% phiếu bầu. Với kết quả trên, Bashar al-Assad tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ ba và nhậm chức tổng thống vào ngày 16 tháng 7 năm 2014. Kết quả Tham khảo Syria năm 2014 Bầu cử năm 2014 Bầu cử ở châu Á năm 2014 Sự kiện tháng 6 năm 2014 ở châu Á Bầu cử tổng thống Syria Chính trị Syria thập niên 2010
19853783
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20Donbas%20%282022%29
Chiến dịch Donbas (2022)
Trận Donbas hay Mặt trận Donbas hay Chiến dịch Donbas là một chuỗi các cuộc tấn công quân sự nằm trong chiến dịch miền Đông Ukraina khi Nga xâm lược Ukraina. Cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 2022 giữa các lực lượng vũ trang của Nga và Ukraina để giành quyền kiểm soát khu vực Donbas. Các nhà phân tích quân sự coi chiến dịch này là giai đoạn chiến lược thứ hai của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, sau cuộc tấn công ba mũi nhọn giáp công đầu tiên của Nga vào Ukraina với chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh kiểu hành tiến đã bị phá sản. Chiến lược của Nga khi chuyển hướng mở mặt trận này là bao vây quân đội Ukraina ở Donbas và sáp nhập toàn bộ vùng Donetsk và Luhansk vào các quốc gia ly khai được Nga hậu thuẫn là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR). được xem là mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt. Phía Nga tuyên bố đã kiểm soát được 55% tỉnh Donetsk vào ngày 23 tháng 6 năm 2022. và toàn bộ tỉnh Luhansk trước ngày 3 tháng 7 năm 2022, với việc lực lượng Nga và quân ly khai kiểm soát các thành phố Mariupol, Sievierodonetsk, Lysychansk, Rubizhne, và nhiều nơi khác (thực tế Nga chỉ chiếm được 95% tỉnh Luhansk). Đà tiến công của Nga bị chặn đứng vào tháng 9 năm 2022 và một số thành tựu quân sự đã bị đổi chiều sau khi Ukraina phát động cuộc phản công Kharkiv với việc lực lượng Ukraina phát động của phản công chớp nhoáng cấp tốc chiếm lại các thành phố chiến Lyman và Sviatohirsk ở vùng Donetsk và Bilohorivka ở Luhansk., việc Nga để mất thành phố chiến lược Lyman vào tay Ukraina đã tạo nên sự giận giữ và chỉ trích từ chính giới và công chúng Nga lúc đó. Nhưng cuộc phản công thần tốc của Ukraina cũng bị khựng lại ở phía đông sông Oskil và đến tháng 11 năm 2022, các cuộc tấn công của Nga được tiếp tục nối nại khi Nga mở Chiến dịch Luhansk và khởi động lại chiến dịch miền Đông Ukraina tại tỉnh Donetsk. Diễn biến Nga thắng thế Trong diễn biến của cuộc chiến này thì sau các cuộc tấn công liên tục, đến ngày 23 tháng 6 năm 2022, Nga đã đột phá hoàn toàn ở phía nam, chiếm Toshkivka và đạt được những lợi ích lớn ở phía nam Lysychansk. Lực lượng Nga đã chiếm được Loskutivka, Myrna Dolyna, Rai-Oleksandrivka (quận Severodonetsk) và Pidlisne (quận Severodonetsk) tất cả diễn ra vào ngày 22 tháng 6 năm 2022. Vào ngày 2-3 tháng 7 năm 2022, Nga và lực lượng ly khai LPR tuyên bố đã chiếm và kiểm soát Lysychansk, tuy nhiên các quan chức Ukraina, bao gồm cả tổng thống Volodymyr Zelenskyy, vẫn chưa chính thức thừa nhận việc chiếm được thành phố chiến lược, chỉ nói rằng đang có những cuộc đụng độ ác liệt trong thành phố. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã chiếm được và đang trong quá trình giải phóng nhiều khu định cư ở ngoại ô Lysychansk, bao gồm Verkhniokamianka, Zolotarivka, Bilohorivka, Novodruzhesk, Maloriazantseve và Bila Hora. Với sự thất thủ của Lysychansk và vùng ngoại ô phía tây, Nga và Cộng hòa Nhân dân Luhansk lần đầu tiên tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Luhansk Oblast, đạt được mục tiêu của chiến dịch do Nga lãnh đạo. Nga còn tăng cường pháo kích của Nga vào Sloviansk trong ngày 3 tháng 7 năm 2022. Nga tạm dừng Sau khi chiếm hoàn toàn và chiếm đóng tỉnh Luhansk, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu tiếp tục cuộc tấn công ở Donbas theo kế hoạch, đồng thời nói thêm rằng các đơn vị chiến đấu trên mặt trận Luhansk "chắc chắn nên nghỉ ngơi và tăng cường lực lượng và năng lực chiến đấu". Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, các lực lượng Nga không đưa ra tuyên bố hay đánh giá nào về việc giành được lãnh thổ "lần đầu tiên sau 133 ngày chiến tranh" và cho rằng Nga có thể đang "tạm dừng hoạt động" để nghỉ ngơi và tập hợp lại lực lượng trước một cuộc tấn công vì đã lên kế hoạch tấn công mới. Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh dự đoán thành phố Siversk sẽ là mục tiêu chiến thuật trước mắt cho cuộc tấn công mới của Nga. Một cuộc họp báo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh vào ngày 4 tháng 7 năm 2022 cho biết các lực lượng Nga "gần như chắc chắn" sẽ chuyển sang chiếm phần còn lại của Donetsk, khoảng 55% trong số đó là đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Bộ Quốc phòng Anh dự đoán cuộc giao tranh ở Donetsk sẽ tiếp tục là "máy nghiền thịt và tiêu hao", điển hình là các đợt pháo kích ồ ạt san bằng các thị trấn và thành phố trong bối cảnh tiến bộ trên bộ chậm chạp ì ạch. Thống đốc Luhansk của Ukraina, ông Serhiy Haidai cho biết ông dự kiến các thành phố Donetsk như Sloviansk và Bakhmut sẽ sớm hứng chịu cuộc tấn công nặng nề của Nga và cho biết cả hai thành phố này ngày càng bị pháo kích. Tương tự như báo cáo của tình báo Anh, người Ukraine dự đoán người Nga sẽ tiến về phía tây dọc theo đường cao tốc Bakhmut-Lysychansk. Vào ngày 11 tháng 7, Tổng thống Zelenskyy bác bỏ quan điểm cho rằng phía Nga đang "tạm dừng hoạt động", với lý do tiếp tục có các cuộc pháo kích, không kích chết người và các báo cáo liên tục về việc quân đội Ukraine "đẩy lùi" nhiều cuộc tấn công khác nhau của Nga. Zelenskyy nhấn mạnh rằng 34 cuộc không kích của Nga trong 24 giờ qua không phải là dấu hiệu cho thấy "tạm dừng hoạt động". Vào ngày 16 tháng 7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng việc tạm dừng hoạt động đã kết thúc. Nga tái khởi động Đến ngày 17 tháng 7 năm 2022, lực lượng Nga đã kiểm soát 55% tỉnh Donetsk. Thứ trưởng Bộ Thông tin Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) là Daniil Bezsonov tuyên bố vào ngày 25 tháng 7 năm 2022 rằng DPR dự kiến ​​sẽ chiếm được toàn bộ tỉnh Donetsk vào cuối tháng 8 năm 2022. Nhiều nguồn tin của Nga và phương Tây trước đó đã đưa tin rằng Nga dự định tổ chức trưng cầu dân ý ở các khu vực bị chiếm đóng vào nửa đầu tháng 9 năm 2022, có thể vào khoảng ngày 11 tháng 9 năm 2022, là ngày bỏ phiếu thống nhất ở Liên bang Nga. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2022, Bộ Quốc phòng Anh cảnh báo rằng người Nga đang tiếp cận Nhà máy điện Vuhlehirska, nhà máy điện lớn thứ hai ở Ukraine và đang cố gắng tạo ra một bước đột phá ở đó. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2022, lực lượng Nga đã giành được quyền kiểm soát Berestove. Một đại diện của LPR đã đăng đoạn video về lính đánh thuê Wagner trước biển hiệu lối vào Novoluhanske lên mạng, cho thấy rằng quân đội Nga đã tiến vào thị trấn nằm cách ngoại ô Bakhmut khoảng 25km về phía đông nam. Một số nguồn tin Nga cũng cho rằng lực lượng Nga đã chiếm được nhà máy điện Vuhlehirska, nằm ở rìa phía bắc của Novoluhanske và đang tích cực giải tỏa nó, trong khi Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng quân Nga chỉ đạt được "thành công một phần" trên mặt trận đó. Các nguồn tin thân Nga cho biết lính đánh thuê Wagner đã tham gia tấn công nhà máy điện và giao tranh kéo dài vài ngày trước khi nhà máy được kiểm soát hoàn toàn vào ngày 26 tháng 7 năm 2022. ISW cho rằng quân đội Ukraina có thể đã tiến hành "rút quân có kiểm soát" từ khu vực hồ chứa Vuhlehirska về phía tây bắc về phía Semyhirya. Một quan chức Ukraina xác nhận việc chiếm giữ nhà máy điện vào ngày 27 tháng 7 năm 2022 Vào ngày 26 tháng 7, Bộ Tổng tham mưu Ukraine tuyên bố rằng lực lượng Nga đang chiến đấu tại làng Semyhirya, phía tây nhà máy điện Vuhlehirska. Vào ngày 27 tháng 7, đoạn video được định vị địa lý được đăng trực tuyến cho thấy lính đánh thuê Wagner đã đến được Klynove, trong khi kênh Telegram thân Nga Readovka tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã thiết lập quyền kiểm soát Pokrovske (thuộc khu vực Bakhmut). Bị chặn đứng Vào ngày 28 tháng 7 năm 2022, Bộ Tổng tham mưu Ukraina cho biết quân Nga đã giành được những lợi ích nhỏ gần Soledar và Vershyna và tiếp tục các cuộc tấn công vào Avdiivka và Pisky. Ukraina cáo buộc quân đội Nga mặc đồng phục Ukraina trong các cuộc tấn công trên bộ của họ. Quân đội Ukraina tuyên bố đã vô hiệu hóa 270 quân Nga và lực lượng thân Nga, đồng thời phá hủy 7 xe tăng vào ngày 28 tháng 7 năm 2022, đồng thời họ đã đẩy lùi thành công mọi cuộc tấn công vào mặt trận Soledar-Vershnya và Avdiivka-Pisky. bốn cứ điểm phòng thủ vững chắc này này liên thủ chặn đứng đà tiến của quân Nga khiến họ không thể tiến thêm. Tuy nhiên, phe ly khai tuyên bố lực lượng Nga và DPR ở khu vực Avdiivka đã đạt được những bước tiến đáng kể về phía bắc và phía đông thành phố. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2022, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đã đạt được tiến bộ chậm chạp trên trục Bakhmut trong các cuộc tấn công hàng ngày trong 4 ngày qua. Thống đốc Luhansk Serhiy Haidai cáo buộc rằng các lực lượng Nga đang cố gắng tuyển mộ và huy động cư dân tại các thành phố do LPR kiểm soát như Alchevsk. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã chiếm được sáu khu định cư tiền tuyến trong những ngày gần đây: Berestove, Pokrovske, Novoluhanske, Semyhiria, Hryhorivka và Stryapivka. Cùng ngày, lực lượng Nga đã chiếm được các vị trí của Ukraine xung quanh mỏ than Butivka, phía tây nam Avdiivka, đánh bật các vị trí của Ukraine đã được trấn giữ ở đó từ năm 2015. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã "thành công một phần" dọc theo Vidrodzhennia-Kodema cách Bakhmut khoảng 20km về phía đông nam. Vào ngày 5 tháng 8 năm 2022, các nguồn tin Nga cho rằng quân đội Nga đang tích cực chiến đấu tại nhà máy thạch cao Knauf Gips Donbas ở ngoại ô phía đông nam của Soledar. Trong khi đó, chính quyền ly khai tuyên bố rằng các lữ đoàn DPR độc lập và lực lượng của Tập đoàn Wagner đã nắm quyền kiểm soát một nửa Marinka, nhưng phía Ukraine cho biết các cuộc tấn công vào Marinka đã không thành công. Đoạn phim định vị địa lý do quân đội DPR đăng tải cũng cho thấy Travneve có thể đã bị bắt vào ngày này. Vào ngày 6 tháng 8 năm 2022, cảnh quay chiến đấu xác nhận rằng lực lượng Nga đã tiến vào vùng ngoại ô phía đông của Marinka. Vào ngày 7 tháng 8 năm 2022, lực lượng Nga xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Pisky và tiến đến trung tâm khu định cư. Russian sources claimed the villages of Volodymyrivka and Stryapivka, located southeast of Soledar, were captured by 9 August. Vào ngày 10 tháng 8 năm 2022, DPR tuyên bố đã chiếm được Hladosove, phía tây Travneve. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2022, các nguồn tin của Nga và DPR tuyên bố rằng khoảng 90% Pisky đã bị bị chiếm giữ, và cảnh quay chiến đấu có chủ đích cho thấy người Nga đang bắn phá ngôi làng bằng pháo nhiệt áp TOS-1. ISW đánh giá rằng Pisky đã bị quân Nga chiếm giữ vào ngày 24 tháng 8 năm 2022. Các lực lượng Nga và đồng minh được cho là đã chiếm được Kodema vào ngày 6 tháng 9 năm 2022. Ukraina phản công Một số chiến quả của cuộc tấn công đã bị xóa sạch vào tháng 9 năm 2022, sau khi Ukraina phát động cuộc phản công Kharkiv năm 2022 và chiếm lại Bilohorivka, một ngôi làng gần Lysychansk ở tỉnh Luhansk và các thành phố của Lyman và Sviatohirsk ở vùng Donetsk. Các nhà phân tích quân sự Rob Lee và Michael Kofman đã viết rằng "Những thành công của Ukraina ở cuộc phản công tại Kherson và Kharkiv phần lớn là kết quả của những tổn thất mà họ gây ra cho quân đội Nga trong mặt trận Donbas ở mùa xuân và đầu mùa hè." Bất chấp việc Nga giành được lãnh thổ, tuy nhiên, họ gọi kết quả của cuộc tấn công Donbas là một "chiến thắng kiểu Pyrros" đối với Nga, với lý do những tác động tiêu cực lâu dài đến khả năng của Nga trong việc dàn trải và căng sức ra giữ lãnh thổ đã giành được trong cuộc tấn công và cuộc chiến tổng thể nói chung. Cụ thể, Nga đã chi một lượng lớn nhân lực và đạn pháo để chiếm lãnh thổ ở Donbas, phía rằng Nga đã bù đắp tổn thất về nhân lực và đạn pháo bằng cách tăng cường huy động quân số để bù vào, và việc pháo binh của Nga nã vào Bakhmut vào tháng 12 năm 2022 với chỉ có mức độ giới hạn là kết quả của nguồn lực bị cạn kiệt trong cuộc tấn công Donbas. Cuộc phản công ở Kharkov của Ukraina phần lớn bị chặn lại khi lực lượng mặt đất của họ tiếp cận phòng tuyến Svatove–Kreminna và buộc phải quay lại vị trí hiện tại trên mặt trận này vào tháng 11 đến tháng 12 năm 2022.ref></ref> Vào đầu tháng 11 năm 2022, Nga đã phát động chiến dịch miền Đông Ukraina (Chiến dịch mùa đông đầu tiên của Nga (tháng 11 năm 2022–tháng 5 năm 2023) với những cuộc tấn công mới ở phía bắc và phía nam tỉnh Donetsk, đặc biệt là trên đường tiếp cận Bakhmut. Hiện nay Nga và Ukraina đang đưa nhau vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài không có hồi kết gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Chú thích Nga xâm lược Ukraina 2022 Cuộc tấn công miền Đông Ukraina
19853786
https://vi.wikipedia.org/wiki/Adela%20mazzolella
Adela mazzolella
Adela mazzolella là một loài bướm đêm trong họ Adelidae. Loài này được tìm thấy ở Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Áo, Ý, Cộng hòa Séc, Slovakia, Ba Lan, Hungary, România, Hy Lạp, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Sải cánh của loài này dài từ 10–12 mm. Ấu trùng của loài này ăn địa y. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1801 Adela Bướm đêm châu Âu Bướm đêm châu Á
19853796
https://vi.wikipedia.org/wiki/Synanthedon%20melliniformis
Synanthedon melliniformis
Synanthedon melliniformis là một loài bướm đêm trong họ Sesiidae. Loài này được tìm thấy ở Pháp, Ý, Áo, Slovenia, Croatia, Bosna và Hercegovina, Serbia và Montenegro, Bulgaria, Hungary và Slovakia. Sải cánh của loài này dài từ 17–19 mm. Ấu trùng loài này ăn Salix alba, Populus nigra and Populus alba. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1801 Synanthedon Bướm đêm châu Âu Nhóm loài do Jakob Heinrich Laspeyres đặt tên
19853800
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gelechia%20hippophaella
Gelechia hippophaella
Gelechia hippophaella là một loài bướm đêm trong họ Gelechiidae. Loài này được tìm thấy từ Fennoscandia tới Pyrénées, Ý và România và từ Đảo Anh tới Ukraina. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1802 Gelechia Bướm đêm châu Âu
19853806
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4%20V%C4%83n%20%C4%90%E1%BB%B1c
Tô Văn Đực
Tô Văn Đực (sinh 1942) là một sĩ quan công binh nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương lần 2. Ông có tên gọi khác là "Út Đực" với bí danh "Mười Đức" khi đang phục vụ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Tô Văn Đực được mệnh danh "anh hùng mìn gạt" nhờ sáng chế và sự cống hiến của mình trong lực lượng công binh Bộ Tư Lệnh Miền. Tiểu sử Tô Văn Đực sinh năm 1942 tại ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, quận Củ Chi, tỉnh Gia Định (Nam Kỳ thuộc Pháp); là con út (thứ 9) trong một gia đình tá điền. Vì hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi mẹ, Út không thể học lên cấp 3 và phải bỏ học lang bạt từ quê nhà sang các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai làm thuê, thường hành nghề hàn tôn và sửa chữa xe đạp. Đến năm 1962, phong trào Đồng Khởi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã lan rộng khắp vùng Củ Chi, Út quay về quê nhà xin gia nhập đội du kích xã Nhuận Đức. Ban đầu Út không trực tiếp chiến đấu mà được phân công chế tạo, sửa chữa khí tài chiến tranh ở xưởng công binh của xã đội Nhuận Đức - Quân Giải phóng, lúc đó chỉ là một nhà xưởng thô sơ. Anh thay tên gọi Út Đực bằng bí danh "Mười Đức" khi hoạt động trong đơn vị. Anh liên tiếp sáng chế, cống hiến các loại vũ khí, phương tiện, kĩ thuật chiến đấu giúp Quân Giải phóng khắc phục được tình trạng thiếu vũ khí hạng nặng. Anh tham gia chiến đấu trong hàng ngũ bộ đội Miền và phối hợp cùng lực lượng du kích xã, đạt được nhiều danh hiệu Dũng Sĩ do cấp trên trao tặng, cùng với danh hiệu Anh hùng được phong năm 1967. Sau những khó khăn lớn của chiến dịch Mậu Thân ở Gia Định, Mười Đức quay về xã đội công tác trong công binh xưởng với vai trò bộ đội tỉnh. Do sức khỏe giảm sút từ những vết thương trong chiến tranh, năm 1992 ông về hưu với quân hàm trung tá. Binh nghiệp Tháng 2 năm 1962, Tô Văn Đực - Mười Đức tham gia dân quân xã đội Nhuận Đức, tổ công binh của ông có vai trò sửa chữa súng các loại để cung cấp cho lực lượng du kích xã chống lại các trận càn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Các loại súng chủ yếu gồm carbin, K54, colt 12 li. Đến đầu năm 1965 xe bọc thép xuất hiện nhiều trong các trận càn, ông nghiên cứu và tái sáng chế các loại mìn, bẫy bằng thuốc nổ TNT chống lại xe cơ giới, xe tăng. Khi có vũ khí hạng nặng trong tay, đơn vị của Tô Văn Đực tham gia chiến đấu, phá hỏng 13 xe M.113, bắn hạ được 32 binh sĩ đối phương. Ông được gia nhập lực lượng công binh của tỉnh đội Gia Định.Năm 1965, ở ấp Cây Quéo, Không lực Việt Nam Cộng hòa thả xuống đây 13 quả bom cỡ lớn, nhưng sai kỹ thuật và không phát nổ, khiến người dân hoang mang không dám canh tác. Xung quanh khu vực này là địa bàn do MTDPGP kiểm soát. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chây ì không giải quyết hiện trường. Lực lượng bộ đội địa phương Củ Chi đã khai thác được một lượng lớn thuốc nổ để chuẩn bị vũ khí đương đầu với Kỵ binh Hoa Kỳ.Đầu năm 1966, sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ gây khó khăn lớn cho Quân Giải phóng, đặc biệt trong trận càn Crimpt (1966) làm sập cục bộ một số chiến hào, địa đạo ở Củ Chi và khiến đội du kích tê liệt. Mười Đức chọn phương án giữ gìn số khí tài ít ỏi của đơn vị, hạn chế đối đầu với cơ giới, và tập trung nghiên cứu, chế ra các loại mìn chống tăng bằng thuốc nổ dựa trên hiểu biết sẵn của mình. Anh chế tạo mìn thô sơ dựa trên nguyên lý của mẫu "mìn kiền" Liên Xô viện trợ, thử nghiệm bước đầu phá hỏng được một vài xe cơ giới của địch. Nhưng vì cần sản xuất nhiều, công xưởng của Mười Đức thiếu thuốc nổ trầm trọng. Số chất nổ cạy được trong các loại bom bi lép hoặc đạn lép thậm chí không đủ cung ứng cho việc thử nghiệm, vì vậy hoạt động chiến đấu của lực lượng Quân Giải phóng ở đây tê liệt.Năm 1966, Không lực Hoa Kỳ thả xuống khu vực Bàu Trăn 6 quả bom cỡ lớn, mỗi quả 200 pound và cũng không phát nổ. Mười Đức liều lĩnh dẫn một tổ bộ đội công binh đến khám phá hiện trường, phán đoán loại bom và nguyên nhân lỗi, sau đó anh dùng tay không cạy hết các kíp nổ. Nhờ số thuốc nổ khổng lồ trong các quả bom này, đơn vị công binh có thêm nguyên liệu dự trữ để nghiên cứu mìn chống cơ giới.Sau vài thất bại, Mười Đức cải tiến cấu trúc loại mìn này sao cho công tắc phát nổ có thể ngụy trang thành cành cây, hoạt động theo nguyên lý "cứ gạt ngang là nổ". Vỏ mìn làm bằng lon sữa, kíp nổ vẫn là bom bi lép (rác thải của QLVNCH), sử dụng chất nổ làm thuốc nổ TNT. Cành cây đóng vai trò công tắc có thể ngụy trang dễ dàng, nối liền với chốt khai hỏa bên trong thân quả mìn, khi cành cây bị gạt ngang sẽ tác động vào công tắc kích quả bom bi mồi nổ trước, rồi đốt cháy thuốc nổ bên trong để tạo sức công phá. Loại mìn này có thể dễ dàng sản xuất hàng loạt ở các xưởng quân giới dưới địa đạo, dễ dàng cài đặt ở bất cứ địa hình nào và có sức công phá đủ để làm hư hỏng M.113 Đây là loại mìn thô sơ, dễ dàng qua mặt được các thiết bị dò mìn, hỗ trợ tốt cho việc cài bẫy để phục kích các đoàn xe cơ giới (GMC, M113) nối đuôi. Khi xe đầu đoàn bị hư hỏng sẽ làm cả đoàn xe chững lại, sau đó các tổ du kích QGP mai phục sẵn sẽ tập kích bất ngờ rồi rút quân, gây thiệt hại lớn cho các cuộc càn quét của kỵ binh Hoa Kỳ. Danh tiếng Mười Đức lẫy lừng khắp chiến khu nhờ loại mìn này. Mười Đức còn tham gia chiến đấu, cùng đơn vị phá hỏng 13 xe M.113, hạ được 32 binh sĩ đối phương, đạt được cả 2 danh hiệu: Dũng sĩ diệt cơ giới, Dũng sĩ diệt Mỹ. Năm 1967, Mười Đức được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kỳ đại hội chiến sĩ thi đua cùng 4 huân chương các loại, 17/9/1967. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông giữ vai trò trung đoàn phó - chủ nhiệm kỹ thuật, Trung đoàn Gia Định. Sau chiến tranh, ông công tác ở cục kỹ thuật - QK7, chức vụ Phó chủ nhiệm kỹ thuật quân khu 7 và về hưu năm 1992. Đời tư Ông kết hôn với một phụ nữ trong lực lượng Công An Nhân Dân. Khi rời quân ngũ, ông chỉ tham gia Hội Cựu chiến binh và cống hiến cho viện bảo tàng Củ Chi kho quân giới năm xưa ông dùng để chiến đấu. Đài VTV và nhiều kênh truyền hình quân đội đã mời ông tham gia phỏng vấn, kể chuyện chiến tranh. Trong một lần phỏng vấn vào năm 2022, ông từng bộc bạch:Lứa tuổi của tôi sinh năm 1942, hoặc 43-44... coi như vùng này chết hết rồi không còn ai. Nói chung mình sống sót như vậy là mừng lắm rồi, thì sự cô đơn mình cũng có nghĩ đến rồi, nhưng vẫn tự an ủi và tiếp tục sống mà thôi. Bạn bè mình chết hết rồi, người chết đâu đòi hỏi được gì đâu, mình được hưởng công lao của họ, mình phải đóng góp cho ngày hôm nay, mình thấy rất hạnh phúc. Nguồn tham khảo Báo Pháp luật Tp HCM. VTV. Củ Chi ký sự - 2001, tác giả Diệp Hồng Phương.
19853820
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lucas%20Beraldo
Lucas Beraldo
Lucas Lopes Beraldo (; sinh ngày 24 tháng 11 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brasil hiện tại đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Paris Saint-Germain tại Ligue 1. Sự nghiệp thi đấu São Paulo Vào ngày 26 tháng 5 năm 2022, Beraldo có trận ra mắt chuyên nghiệp cho São Paulo, trong chiến thắng 1–0 trước câu lạc bộ Ayacucho đến từ Peru tại Copa Sudamericana. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2023, anh đã giành được chức vô địch Cúp bóng đá Brasil, danh hiệu đầu tiên với câu lạc bộ. Paris Saint-Germain Vào ngày 1 tháng 1 năm 2024, Beraldo gia nhập câu lạc bộ Paris Saint-Germain tại Ligue 1 với mức phí chuyển nhượng được báo cáo là 20 triệu euro, ký bản hợp đồng có thời hạn đến tháng 6 năm 2028. Hai ngày sau, anh ra mắt trong chiến thắng 2–0 trước Toulouse tại Siêu cúp bóng đá Pháp 2023, vào sân thay người và giành danh hiệu đầu tiên cùng câu lạc bộ. Sự nghiệp quốc tế Beraldo là một tuyển thủ trẻ người Brasil. Anh là thành viên của đội U-20 Brasil đã giành chức vô địch Torneio Internacional Sub-20 do Espírito Santo năm 2022. Đời tư Lucas là con trai của cựu trung vệ André Beraldo, người từng thi đấu cho Guarani FC và XV de Piracicaba. Thống kê sự nghiệp Danh hiệu São Paulo Cúp bóng đá Brasil: 2023 Paris Saint-Germain Siêu cúp bóng đá Pháp: 2023 U-20 Brasil Torneio Internacional Sub-20 do Espírito Santo: 2022 Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin tại ZeroZero.pt Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Brasil Cầu thủ bóng đá nam Brasil Cầu thủ bóng đá nam Brasil ở nước ngoài Hậu vệ bóng đá nam Trung vệ bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Brasil Cầu thủ bóng đá São Paulo FC Cầu thủ bóng đá Paris Saint-Germain F.C. Cầu thủ bóng đá Campeonato Brasileiro Série A Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp
19853824
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20Lan%20Anh%20%28hoa%20h%E1%BA%ADu%29
Phạm Lan Anh (hoa hậu)
Phạm Lan Anh (sinh ngày 1 tháng 7 nắm 1995) là một hoa hậu người Việt Nam. Cô là người được trao danh hiệu Hoa hậu Du lịch châu Á tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế Giới 2019 diễn ra ở Croatia. Tiểu sử Phạm Lan Anh (sinh ngày 1 tháng 7 nắm 1995), là một hoa hậu người Việt Nam. Mang dòng máu Việt, Nhật. Dòng máu Việt thuộc đời thứ 16 Tể tướng Nguyễn Phan dưới thời vua Tự Đức. Học vấn Cô thành thạo các ngôn ngữ:Tiếng Nhật, Tiếng Anh,Tiếng Việt,Tiếng Thuỵ Điển. Từng sống ở 6 quốc gia và đi qua 40 quốc gia trên thế giới. Sinh viên trao đổi trường Guangdong Unv of Foreign Studies; Guangzhou, China; 2012 và , Singapore Institute of Management (SIM); Singapore; 2012 Tốt nghiệp khoá đào tạo diễn suất tại New York Film Academy năm 2017. Tốt nghiệp loại suất sắc Thạc sĩ kinh tế học quốc tế Đại học Meikai Nhật Bản. Hoàn thành suất sắc khoá luận nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ nhất tại Đại học Meikai Nhật Bản năm 2018. Tốt nghiệp khoá huấn luyện dự bị nhảy dù của phòng không không quân việt nam. Người Thân Cháu gái : Đạo diễn - NSND Đào Bá Sơn Sự nghiệp Hoa hậu Du Lịch Quốc Tế 2019 Năm 2019, trong đêm chung kết Hoa hậu Du Lịch Quốc Tế, cô đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Du Lịch Châu Á. Thành Tựu Năm 2010, Đoạt Giải 3 âm nhạc cổ điển Italy và đoạt học bổng khóa trao đổi ngôn ngữ Italy Trở thành Founder trung tâm phát triển tài năng âm nhạc YUM! Classica Năm 2013, cô thành lập công ty xuất nhập khẩu và logistic 1ship. Cầu nối giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thành viên hiệp hội doanh nhân trẻ Việt Nam. Năm 2023, cô trở thành Founder của Japcare Việt Nam. Phân phối độc quyền và sản xuất thực phẩm chức năng nội địa Nhật Bản tại Việt Nam. Phân phối độc quyền sản phẩm tăng cường sức khoẻ Hàu Maca thuộc hãng Orihiro - 52 năm tuổi đời tại thị trường nội địa Nhật Bản Đóng góp xã hội và từ thiện Năm 2013, Trưởng ban tổ chức, nhà tài trợ và ban giám khảo cuộc thi Sing for dream 2010 phối hợp với chương trình ‘’ Trái tim cho em’ của đài truyền hình Việt Nam Từ 2012 - 2013: Cô là nhà tài trợ, ban giám khảo nhiều cuộc thi sắc đẹp cho sinh viên học sinh trên toàn thành phố Hà Nội như Hoa khôi Ngoại thương 2011, Hoa khôi Đại Học Y, Hoa khôi Kinh tế quốc dân, Hoa khôi và cuộc thi âm nhạc của Học viên bưu chính viễn thông,... Đại sứ hình ảnh S- Việt Nam năm 2020 Đại sứ quảng bá du lịch Dubai, Nhảy trải nghiệm từ độ cao 13000ft năm 2023. Gặp gỡ Nhà vô địch giải Golf thế giới Sam Burns tại Texas năm 2023. Tham khảo Liên kết ngoài Hoa hậu Việt Nam __CHỈ_MỤC__ __LIÊN_KẾT_MỤC_MỚI__ Người Hà Nội Hoa hậu Du lịch Quốc tế Nhân vật còn sống
19853826
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acria%20emarginella
Acria emarginella
Acria emarginella là một loài bướm đêm trong họ Depressariidae. Loài này được Edward Donovan mô tả lần đầu năm 1804. Loài này được tìm thấy ở Trung Quốc (Hà Nam, Tứ Xuyên, Thiên Tân, Chiết Giang), Sri Lanka, Ấn Độ và Nhật Bản. Sải cánh của loài này dài từ 19–23 mm. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1804 Acria Bướm đêm châu Á
19853831
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chamaesphecia%20chalciformis
Chamaesphecia chalciformis
Chamaesphecia chalciformis là một loài bướm đêm trong họ Sesiidae. Loài này được tìm thấy ở Ý, Áo, Slovakia, Bán đảo Balkan, Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và phía bắc Iran. Ấu trùng của loài này ăn Origanum vulgare. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1804 Chamaesphecia Bướm đêm châu Âu Côn trùng Thổ Nhĩ Kỳ
19853836
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bamseom
Bamseom
Đảo Bamseom (Tiếng Hàn: 밤섬) hay Yuldo (Tiếng Hàn: 율도) là một hòn đảo ở giữa sông Hán nằm giữa Yeouido-dong, Yeongdeungpo-gu và Dangin-dong, Mapo-gu, Seoul và có cầu Seogang đi qua đảo. Đảo nổi tiếng là điểm đến của các loài chim di cư. Nó được chỉ định là 'khu bảo tồn hệ sinh thái' vào ngày 10 tháng 8 năm 1999. Lịch sử Quần đảo này có người sinh sống cho đến khi cầu Seogang được xây dựng trên đó. Hầu hết cư dân Bamseom thời Joseon đều là thợ đóng tàu. Ngày 10 tháng 2 năm 1968, Bamseom được kích nổ nhằm mục đích thu gom đống đổ nát cần thiết cho việc xây dựng bờ kè phát triển Yeouido, và hòn đảo được chia thành thượng Bamseom và Hạ Bamseom. Hệ sinh thái Thực vật 194 loài thực vật, bao gồm liễu, ngải cứu, cỏ mật (Phalaris arundinacea), sậy (Phragmites australis) và cỏ bạc (Miscanthus sacchariflorus). Chim 77 loài chim, bao gồm vạc, vịt cổ xanh, vịt má trắng (Anas zonorhyncha), trĩ đỏ, khướu mỏ dẹt bé và chim ác là 41 loài chim núi, 15 loài chim nước và vịt, 3 loài hải âu, 4 loài diệc, diệc, sáo, ... Hình ảnh Chú thích Tài liệu tham khảo 조선의 또 다른 해방구, OhmyNews 1.7.2008 Công viên ở Seoul
19853837
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20b%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20n%C4%83m%202024
Danh sách bầu cử năm 2024
Dưới đây là danh sách bầu cử diễn ra trong năm 2024. Châu Á Tháng 4-5: Tổng tuyển cử Ấn Độ 2024. 7 tháng 2: Bầu cử tổng thống Azerbaijan 2024. 7 tháng 1: Tổng tuyển cử Bangladesh 2024. Tháng 3: Bầu cử Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên 2024. 9 tháng 1: Bầu cử Quốc hội Bhutan 2023-24 (vòng 2). 25 tháng 2: Bầu cử Thượng viện Campuchia 2024. 10 tháng 4: Bầu cử lập pháp Hàn Quốc 2024. 14 tháng 2: Tổng tuyển cử Indonesia 2024. 27 tháng 11: Bầu cử thống đốc Jakarta 2024. Bầu cử địa phương Indonesia 2024. 1 tháng 3: Bầu cử lập pháp Iran 2024. 17 tháng 3: Bầu cử Quốc hội Maldives 2024. 28 tháng 6: Bầu cử Quốc hội Mông Cổ 2024. Bầu cử Quốc hội Nam Ossetia 2024. 8 tháng 2: Tổng tuyển cử Pakistan 2024. Bầu cử thủ hiến Sindh 2024. Bầu cử thủ hiến Balochistan 2024. Bầu cử thủ hiến Khyber Pakhtunkhwa 2024. Bầu cử thủ hiến Punjab 2024. 3 tháng 3: Bầu cử Thượng viện Pakistan 2024. 9 tháng 3: Bầu cử tổng thống Pakistan 2024. Bầu cử tổng thống Sri Lanka 2024. Bầu cử Quốc hội Syria 2024. 13 tháng 2: Bầu cử tổng thống Đài Loan 2024. Bầu cử lập pháp Đài Loan 2024. Châu Âu Bầu cử lập pháp Áo 2024. Bầu cử thống đốc Steiermark 2024. Bầu cử thống đốc Vorarlberg 2024. 25 tháng 2: Bầu cử Quốc hội Belarus 2024. 9 tháng 6: Bầu cử liên bang Bỉ 2024. Bầu cử khu vực Bỉ 2024. 13 tháng 10: Bầu cử địa phương Bỉ 2024. 6 tháng 10: Bầu cử địa phương Bosna và Hercegovina 2024. Bầu cử khu vực Cộng hòa Séc 2024. Bầu cử nghị viện Croatia 2024. Bầu cử tổng thống Croatia 2024. 1 tháng 9: Bầu cử thủ hiến Sachsen 2024. Bầu cử thủ hiến Thüringen 2024. 22 tháng 9: Bầu cử thủ hiến Brandenburg 2024. Bầu cử Nghị viện Gruzia 2024. Bầu cử tổng thống Gruzia 2024. 7 tháng 6: Bầu cử địa phương Hungary 2024. 1 tháng 6: Bầu cử tổng thống Iceland 2024. Bầu cử địa phương Ireland 2024. Bầu cử Nghị viện châu Âu 2024. 12 tháng 5: Bầu cử tổng thống Litva 2024. Bầu cử Nghị viện Litva 2024. 8 tháng 6: Bầu cử địa phương Malta 2024. Bầu cử tổng thống Moldova 2024. 28 tháng 1 (vòng 1) và 11 tháng 2 (vòng 2): Bầu cử tổng thống Phần Lan 2024. Bầu cử địa phương Cộng hòa Síp 2024. 8-9 tháng 6: Bầu cử địa phương Ý 2024. Châu Mỹ 5 tháng 11: Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024. 5 tháng 5: Tổng tuyển cử Panama 2024. Châu Phi Bầu cử tổng thống Algérie 2024. Tổng tuyển cử Botswana 2024. 14 tháng 1: Bầu cử tổng thống Comoros 2024. 7 tháng 12: Tổng tuyển cử Ghana 2024. 22 tháng 6: Bầu cử tổng thống Mauritanie 2024. 30 tháng 11: Tổng tuyển cử Mauritius 2024. 9 tháng 10: Tổng tuyển cử Mozamnique 2024. Tổng tuyển cử Namibia 2024. 29 tháng 5: Tổng tuyển cử Nam Phi 2024. Tổng tuyển cử Nam Sudan 2024. 15 tháng 7: Tổng tuyển cử Rwanda 2024. 15 tháng 12: Bầu cử tổng thống Senegal 2024. 13 tháng 11: Bầu cử tổng thống Somaliland 2024. Bầu cử tổng thống Tchad 2024. Bầu cử Quốc hội Tchad 2024. 13 tháng 4: Bầu cử Quốc hội Togo 2024. Bầu cử tổng thống Tunisia 2024. Chú thích và tham khảo Chú thích Tham khảo Bầu cử năm 2024 Bầu cử thập niên 2020 Danh sách liên quan đến năm 2024
19853838
https://vi.wikipedia.org/wiki/LJL%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024
LJL mùa giải 2024
LJL mùa giải 2024 là mùa giải thứ 11 của League of Legends Japan League (LJL), giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp của Nhật Bản dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Mùa giải được chia làm 2 giai đoạn: Mùa Xuân và Mùa Hè. Giải Mùa Xuân bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 và kết thúc với trận chung kết vào ngày 3 tháng 3 năm 2024. Những thay đổi Các đội Giải đấu được cơ cấu lại thành giải đấu 6 đội sau khi đội FENNEL giải thể. 2 đội AXIZ và Crest Gaming Act sát nhập vào thành 1 đội mới mang tên AXIZ CREST.Burning Core đã đổi tên đội Liên Minh Huyền Thoại của mình thành Burning Core Toyama để bước vào mùa giải 2024. Gia nhập hệ sinh thái PCS Theo thông báo từ Riot Games, LJL sẽ gia nhập hệ sinh thái PCS từ mùa giải năm 2024. Các đội LJL sẽ tiếp tục thi đấu mùa giải quốc nội tại Nhật Bản. Sau đó, 3 đội đứng đầu LJL sẽ thi đấu vòng loại trực tiếp của PCS cùng với các đội đến từ PCS và LCO. Trước LJL, LCO cũng gia nhập hệ sinh thái PCS năm 2023. Đây là một phần trong chiến lược nhiều năm nhằm củng cố hệ sinh thái thể thao điện tử bộ môn Liên Minh Huyền Thoại tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Riot. Thể thức Vòng bảng 6 đội tham gia thi đấu. Thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt. Tất cả các trận đấu đều là Bo2 tính điểm: Thắng được 3 điểm. Thua không được điểm. Hoà được 1 điểm. 4 đội có thành tích tốt nhất đủ điều kiện vào vòng loại trực tiếp. Vòng loại trực tiếp 4 đội tham gia thi đấu. Thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Tất cả các trận đấu đều là Bo5. Ba đội đứng đầu sẽ tham gia vòng loại trực tiếp PCS. Giải Mùa Xuân Vòng bảng giải Mùa Xuân sẽ diễn ra từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 18 tháng 2 năm 2024. 6 đội sẽ chơi tổng cộng 30 trận và tất cả các trận đấu vòng bảng sẽ được thi đấu theo thể thức Bo2. Bốn đội dẫn đầu vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 2024. Ba đội đứng đầu vòng loại trực tiếp đủ điều kiện tham dự vòng loại trực tiếp PCS. Vòng bảng Vòng loại trực tiếp Tham khảo Liên Minh Huyền Thoại năm 2024
19853844
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cathy%20Linh%20Che
Cathy Linh Che
Cathy Linh Che là nhà thơ người Mỹ gốc Việt đến từ Los Angeles. Cô đoạt giải Thơ Kundiman, Giải Sách Đầu tiên Norma Farber từ Hội Thơ ca Hoa Kỳ, và Giải Sách Thơ Hay nhất từ Hiệp hội Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á dành cho thi phẩm Split. Thân thế Cathy Linh Che từng theo học Trường Đại học Reed và Đại học New York rồi sau thi đậu lấy bằng Cử nhân Khoa học xã hội và Thạc sĩ Mỹ thuật. Trong một cuộc phỏng vấn do Trường Đại học Emerson thực hiện, Che nói, "Tôi lớn lên ở Highland Park trong một cộng đồng người nhập cư gốc Á và Latin thuộc tầng lớp lao động. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều xung đột giữa tôi và bố mẹ, nhưng đó là điều mà mọi người xung quanh tôi đều đã trải qua nên tôi chưa bao giờ cảm thấy khác biệt hay cô đơn cho đến khi vào đại học". Năm 2018, cô góp phần giúp tổ chức dự án "Because We Come From Everything" của Kundiman. Cô còn tham gia vào dự án kỹ thuật số "Poetics of Haunting" do Jane Wong phụ trách. Văn nghiệp Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn tại Trường Đại học Emerson về điều gì đã đưa Cathy Linh Che đến với thơ ca, Che trả lời rằng: "Tôi phải nói là chính bố mẹ tôi đã đưa tôi đến với thơ ca. Dù cả hai người chẳng có ai là nhà thơ cả, nhưng quá trình trưởng thành của tôi tràn ngập những câu chuyện của họ. Khi ngồi vào bàn ăn, bố mẹ tôi thường kể cho tôi nghe về cuộc đời của họ trong Chiến tranh Việt Nam, thời gian ở trại tị nạn, những năm đầu tiên mà họ đặt chân đến Mỹ. Khi tôi bắt đầu viết, tiếng nói của họ đòi hỏi phải được nói ra. Tôi không thể không coi câu chuyện của họ về cơ bản là một phần câu chuyện của chính tôi". Che hiện là Giám đốc điều hành tại Kundiman. Thi phẩm được công nhận nhiều nhất của Che đến từ cuốn sách thơ mang tên Split, "chứa đựng những bài thơ nói về tác động tâm lý, tình dục và lạm dụng của chiến tranh". Giải thưởng Trong suốt sự nghiệp làm thơ của Cathy Linh Che, một số giải thưởng gắn liền với tên tuổi của cô, như Giải Thơ Kundiman, Giải Sách Đầu tiên Norma Farber của Hội Thơ ca Hoa Kỳ, và Giải Sách Thơ Hay nhất của Hiệp hội Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á. Thi phẩm Split, Alice James Books, 2014. Hair : poems: a collection of cuts and ties, Reed College, 2002. Split, Chestertown, Maryland: Literary House Press, 2016. Tuyển tập Laren McClung; Yusef Komunyakaa (eds) Inheriting the war : poetry and prose by descendants of Vietnam veterans and refugees, New York : W.W. Norton & Company, 2018. , Tham khảo Liên kết ngoài Nhân vật còn sống Nhà thơ Los Angeles Nữ nhà thơ Mỹ Người Mỹ gốc Việt Nữ giới Mỹ thế kỷ 21 Cựu sinh viên Đại học New York Cựu sinh viên Trường Đại học Reed
19853850
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Elm-Chanted%20Forest
The Elm-Chanted Forest
The Elm-Chanted Forest (tiếng Croatia: Čudesna šuma) là một bộ phim hoạt hình âm nhạc Croatia-Mỹ sản xuất năm 1986; ở Mỹ, nó còn được biết tới với tên Fantasy Forest. Đây là bộ phim dài đầu tiên do Milan Blažeković làm đạo diễn và cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất tại Croatia và Nam Tư. Nội dung Bộ phim diễn ra trong một khu rừng đầy mê hoặc, nơi một cây du ma thuật ban cho họ phép thuật đầy niềm vui và lòng can đảm, một ngày nọ, có một mối đe dọa trong khu rừng do một vị vua tên là King Cactus và đội quân sinh vật gai của ông ta gây ra, Vua xương rồng trả thù. và muốn phá hủy khu rừng thành một sa mạc rộng lớn, tất cả các loài động vật đều bị sốc và gặp nguy hiểm, nhưng vẫn còn hy vọng, bởi họa sĩ Peter Palet đã dành thời gian đến thăm khu rừng huyền diệu để vẽ các loài động vật và nghệ thuật thiên nhiên dưới Phép thuật Olm, Khi Peter bất ngờ chợp mắt dưới gốc cây du, sau giấc ngủ, anh phát hiện ra rằng mình có thể giao tiếp với sức mạnh của mình và nói chuyện với tất cả cư dân trong rừng, anh cũng phải hợp lực để bảo vệ khu rừng khỏi Vua xương rồng. Diễn xuất tiếng Croatia Vili Matula Josip Bobi Marotti Ivo Rogulja Ljubo Kapor Emil Glad Nada Rocco Sven Lasta Đurđa Ivezić Veronika Durbešić Mladen Vasary Drago Krča Adam Vedernjak Slavica Fila Lena Politeo Richard Simonelli Anh ngữ Lauren Shanahan Eric Needham Edward Eyrich Carroll Rue Fred P. Sharkey Mark Surkin Simon Hefter Anna Tornhill Paul Powers David Spelvin David Earls Charles Forrest Chris Helmer Francesca Picchi Sản xuất The Elm-Chanted Forest là bộ phim được hợp tác sản xuất giữa hãng Croatia Film có trụ sở tại Zagreb và hãng Fantasy Forest Films, Inc. có trụ sở tại Thành phố New York. Bộ phim do Doro Vlado Hreljanovic đạo diễn. Milan Blažeković là người thiết kế các nhân vật trong phim đồng thời làm đạo diễn phần hoạt ảnh. Kịch bản bộ phim do Fred P. Sharkey viết dựa trên cuốn sách gốc của tác giả Suncana Skrinjaric. Phần âm nhạc của bộ phim do Dennis Leogrande sáng tác và được thể hiện bởi dàn nhạc giao hưởng New Zagreb. Nét chủ đạo của nhân vật Fifi do Arsen Dedić tạo ra. Phần hoạt hình được sản xuất nội bộ bởi Croatia Film, với đội ngũ hoạt ảnh gồm Blažeković, Leo Fabiani, Turido Paus, Vjekoslav Radilovic, Elizabeth Abramovic, Zvonimir Delac và Vladimir Hrs. Bản tiếng Anh được ghi tại phim trường August Films ở Thành phố New York do Peter Fernandez làm đạo diễn. Các diễn viên trong phiên bản tiếng Anh của phim là David Earls, Edward Eyrich, Charles Forrest, Simon Hefter, Chris Helmer, Eric Needham, Francesca Picchi, Paul Powers, Carroll Rue, Lauren Shanahan, Fred P. Sharkey, David Spelvin, Mark Surkin và Anna Tornhill. Đoạn điệp khúc của phần cuối "Time and Again" được Pro Arte Chorale có trụ sở tại Thành phố New York cung cấp. Phát hành Tại Mỹ, The Elm-Chanted Forest được công chiếu trên kênh HBO vào ngày 11 tháng 11 năm 1986, và thương hiệu Just for Kids của Celebrity Home Entertainment đã phát hành The Elm-Chanted Forest trên băng VHS và Beta vào ngày 4 tháng 1 năm 1989. Ngoài ra, phần tiếp theo của bộ phim, The Magician's Hat (Čarobnjakov šešir), phát hành năm 1990, bị các nhà phát hành Mỹ từ chối vì cho rằng phim chứa hình ảnh bạo lực, và chỉ được phát hành tại quê nhà. Vào năm 1999, Image Entertainment đã phát hành đĩa DVD chỉ cho bộ phim đầu tiên. Đến nay, đây là lần duy nhất mà nó xuất hiện trên DVD ở Mỹ vì những bản sao này hiện đã hết bản in, khiến chúng trở nên cực kỳ khan hiếm. Tham khảo Liên kết ngoài Một đoạn trong phim Phim năm 1986 Phim Croatia Phim Nam Tư Phim viễn tưởng Phim hoạt hình Phim tự nhiên
19853858
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sea%20Poacher%20%28SS-406%29
USS Sea Poacher (SS-406)
USS Sea Poacher (SS-406/AGSS-406) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên một loài trong ho cá biển Agonidae. Nó đã phục vụ trong giai đoạn sau của Thế Chiến II, thực hiện được bốn chuyến tuần tra và đã phá hủy một số tàu nhỏ đối phương. Sau khi xung đột chấm dứt, nó tiếp tục hoạt động rồi được nâng cấp trong khuôn khổ Dự án GUPPY IA, và đã phục vụ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho đến năm 1970. Con tàu được chuyển giao cho Peru và hoạt động như là chiếc BAP La Pedrera (S-49) cho đến năm 1995; số phận sau đó của con tàu không rõ. Sea Poacher được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày. Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi. Sea Poacher được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 23 tháng 2, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 5, 1944, được đỡ đầu bởi bà J. H. Spiller, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 7, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Francis Michael Gambacorta. Lịch sử hoạt động Phần thưởng Sea Poacher được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-406 seapoacher.com: USS Sea Poacher Association Official Website Lớp tàu ngầm Balao Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ Tàu ngầm trong Thế chiến II Tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh Tàu được Hải quân Hoa Kỳ chuyển cho Hải quân Peru Tàu ngầm của Hải quân Peru Tàu thủy năm 1944 Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
19853860
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sea%20Robin%20%28SS-407%29
USS Sea Robin (SS-407)
USS Sea Robin (SS-407) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên một phân họ trong họ Cá chào mào. Nó đã phục vụ trong giai đoạn sau của Thế Chiến II, thực hiện được ba chuyến tuần tra, đánh chìm được sáu tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 13.472 tấn. Sau khi xung đột chấm dứt, nó tiếp tục hoạt động rồi được nâng cấp trong khuôn khổ Dự án GUPPY IA, và đã phục vụ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho đến năm 1970. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1971. Sea Robin được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày. Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi. Sea Robin được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 1 tháng 3, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 5, 1944, được đỡ đầu bởi bà Homer Ambrose, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 8, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Paul Cecil Stimson. Lịch sử hoạt động Phần thưởng Sea Robin được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm sáu tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 13.472 26.085 tấn. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-407 USS Sea Robin website Lớp tàu ngầm Balao Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ Tàu ngầm trong Thế chiến II Tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh Sự cố bắn nhầm trong Thế Chiến II Sự cố hàng hải năm 1945 Tàu thủy năm 1944 Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh Sự cố quân ta bắn quân mình trong Thế chiến thứ hai Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
19853872
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cha%20c%C3%B5ng%20con
Cha cõng con
Cha cõng con (tựa tiếng Anh: Father and son) là bộ phim điện ảnh độc lập, thể loại gia đình của điện ảnh Việt Nam được phát hành vào tháng 4 năm 2017. Bộ phim được đạo diễn Lương Đình Dũng chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ông viết năm 1995. Kịch bản chuyển thể bởi Bùi Kim Quy. Nội dung Người đàn ông tên Mộc sống cảnh gà trống nuôi con, hai cha con phải vật lộn với cuộc sống đơn sơ cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Những lần tránh lũ cùng cha, Cá lại có thêm bạn mới, bị hấp dẫn bởi các câu chuyện về thành phố với những tòa nhà trọc trời và những thứ hiện đại qua lời kể của chú Mù. Khi biết Cá mắc bệnh nặng, Mộc đã phải tìm đủ cách chạy chữa. Phân vai Ngô Thế Quân vai Mộc (ông bố) Đỗ Trọng Tấn vai Cá NSND Trần Hạnh vai Ông lão Hà Văn Hiếu vai Chú Mù Sản xuất Kịch bản Cha cõng con chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên viết năm 1995 bởi Lương Đình Dũng, khi anh còn là công nhân Nhà máy xi măng Tuyên Quang. Bắt đầu thực hiện chuyển thể từ năm 2007, đến năm 2010, Lương Đình Dũng tham gia khóa đào tạo về biên kịch do Pilar Alessandra giảng dạy tại Việt Nam. Đình Dũng đưa kịch bản Cha cõng con cho Alessandra nhờ cô góp ý, sau đó được Alessandra biên tập lại hoàn toàn miễn phí. Diễn viên Ngoài diễn viên Trần Hạnh thì hầu hết các diễn viên khác đều là không chuyên, diễn viên chính Ngô Thế Quân cũng mới chỉ tham gia hai bộ phim là Thời xa vắng và Chuyện của Pao. Bộ phim có sự tham gia của các em nhỏ mồ côi của Làng trẻ SOS Việt Trì và hai bệnh nhi ung thư, và đô vật Hà Văn Hiếu. Trước đó hai nhân vật chính là cha con Mộc và Cá được quay thử với diễn viên Nguyễn Viết Sơn và bé Thanh Anh. Sau 4 năm chuẩn bị, bé Thanh Anh đã lớn và không phù hợp với nhân vật Cá, Lương Đình Dũng đã đi rất nhiều nơi để tìm diễn viên nhí thay thế, cuối cùng cậu bé Đỗ Trọng Tấn của Làng trẻ SOS đã được chọn. Hậu trường Để có những cảnh quay đẹp, đoàn làm phim đã quyết định bấm máy vào mùa mưa bão ở miền Bắc Việt Nam, bối cảnh chính được chọn tại Bắc Mê – Hà Giang. Các cảnh mưa bão trong phim hầu hết là cảnh thật. Có nhiều cảnh quay đoàn làm phim đã phải di chuyển đến Tuyên Quang, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đạo diễn hình ảnh Lý Thái Dũng đã sử dụng đến công nghệ flycam, trong quá trình bấm máy, đoàn phim đã hai lần bị thiệt hại về flycam. Âm nhạc trong phim do nhà soạn nhạc Lee Dong-june – người từng thành cống với Điều kì diệu ở phòng giam số 7 và Mật danh IRIS – đảm nhận. Thời gian hậu kỳ âm nhạc mất khoảng 2 tháng. Thời gian để hậu kỳ cả bộ phim mất 1 năm và 13 ngày. Sản xuất Cha cõng con bắt đầu sản xuất từ tháng 7 năm 2013 nhưng vì các bối cảnh dàn dựng của đoàn phim bị bão lũ phá hỏng, phải dựng lại từ đầu nên việc sản xuất bị gián đoạn đến tháng 7 năm 2015 mới được tiếp tục và đến tháng 9 mới hoàn tất. Thời gian quay bộ phim hết gần 4 tháng, Lương Đình Dũng cho rằng vì anh quá kỹ tính trong khâu sản xuất cũng là lí do khiến thời gian làm phim bị kéo dài hơn dự tính. Khi đã quay xong nhưng trong quá trình dựng phim, hậu kỳ chưa thấy ưng ý, vị đạo diễn lại đưa cả đoàn trở lại Hà Giang quay thêm. Phát hành Ngày 18 tháng 6 năm 2015, Cha và con có buổi họp báo ra mắt. Các phân đoạn được dựng thành 70 đến 80 phiên bản phim hoàn chỉnh và chốt được bản dựng cuối cùng vào ngày 28 tháng 3 năm 2016 và hoàn thành hậu kỳ vào ngày 13 tháng 11 cùng năm. Bộ phim được phát hành bởi cụm rạp Lotte Cinema, ngày 13 tháng 3 năm 2017 teaser trailer dài 90 giây của phim được công bố. Cha cõng con được phát hành từ ngày 5 tháng 4 năm 2017.<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/thien-nhien-tuoi-dep-va-khac-nghiet-trong-phim-cha-cong-con-3559276.html|tựa đề=Thiên nhiên tươi đẹp và khắc nghiệt trong phim Cha cõng con'|tác giả=Ân Nguyễn|họ=|ngày=2017-3-22|website=VnExpress|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=2024-02-18|archive-date=2022-12-18|archive-url=https://web.archive.org/web/20221218144917/https://vnexpress.net/thien-nhien-tuoi-dep-va-khac-nghiet-trong-phim-cha-cong-con-3559276.html}}</ref> Bộ phim được trình chiếu tại các rạp phim trong 37 ngày, với doanh thu trên 13 tỉ VNĐ. Sang đầu tháng 7 năm 2017, bộ phim được phát hành lần 2 và lần trình chiếu lưu động từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2017 cho các khán giả trẻ tuổi. Từ tháng 2 năm 2020, bộ phim được phát hành tại Ả Rập Xê Út, khởi đầu với buổi ra mắt tại The King Abdulaziz Center for World Culture – Ithra. Đánh giá Trong khi bộ phim nhận được đề nghị phát hành ở nước ngoài và những lời mời tham dự các liên hoan phim, thì tại Việt Nam các đơn vị phát hành trong nước cho rằng bộ phim kém hấp dẫn, họ cho rằng phim thiếu yếu tố bạo lực, kinh dị, những hành động kịch tính, cảnh nóng nên đã từ chối phát hành. Ban giám khảo Giải Cánh diều 2016 cho rằng bộ phim không có những điểm thắt - mở, kịch tính như các phim thông thường, tình tiết phim chậm, nhẹ nhàng và dễ đoán. Tác giả Nam Phú – báo Tia Sáng: bộ phim vừa có được cái nhìn riêng, tinh tế của đạo diễn, nhưng mặt khác, nó vẫn đi theo lối làm phim “có cảnh quay đẹp” đã thành khuôn mòn rất cần phải xem xét lại của điện ảnh Việt mươi năm qua. Tác giả Phạm Hoa - Thời báo Ngân hàng: Trên thực tế, “Cha cõng con” là phim nghệ thuật khá kén người xem và chưa hẳn phù hợp với số đông, đồng thời cũng không hẳn thuận góc nhìn của giới chuyên môn. Đón nhận Thất bại với các giải thưởng trong nước Tại Giải Cánh diều 2016, Cha cõng con tham gia đề cử ở hạng mục Phim điện ảnh với Diễn viên nam chính xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Phim điện ảnh xuất sắc. Kết quả bộ phim chỉ giành được bằng khen của ban tổ chức, đạo diễn Lương Đình Dũng cảm thấy kết quả không công bằng nên đã lập tức trả lại bằng khen cho Ban tổ chức. Vị đạo diễn cho rằng cách thực hiện mới mẻ của bộ phim khiến Ban giám khảo không cảm nhận hết cái hay của nó. Ông Trần Luân Kim, đại diện ban giám khảo giải Cánh Diều 2016 cho biết, Cha cõng con không nhận được giải Vàng hay Bạc vì bộ phim chưa có nhiều đột phá, cách thể hiện chưa thực sự đổi mới. Sức hấp dẫn của bộ phim cũng gây ra những nhận định trái chiều. Ngay sau động thái trả lại giải thưởng của Lương Đình Dũng thì tạp chí Thế giới điện ảnh đã có bài phê phán: “Đạo diễn thì hư, phim thì dở” và kết bằng câu “cha nào con nấy” gây bức xúc cho dư luận. Mặc dù vậy, sau khi tham gia các giải quốc tế trong năm 2017, sang năm 2018 bộ phim Cha cõng con đã giành được giải Bông sen Bạc hạng mục Phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 cùng với bộ phim Cô hầu gái. Biên kịch Bùi Kim Quy và đạo diễn Lương Đình Dũng cùng giành giải Biên kịch xuất sắc tại Liên hoan phim lần này. Chiến thắng tại các giải quốc tế Đầu năm 2017, Cha cõng con được chọn tranh hạng mục Phim truyện xuất sắc giải Remi Award, tại Liên hoan phim quốc tế Houston lần thứ 50 ở Texas, Mỹ. Đây là một giải thưởng vinh danh những tác phẩm hư cấu của các nhà làm phim độc lập. Sau đó, bộ phim được tham gia Liên hoan phim Quốc tế Boston lần thứ 15. Trước khi tham gia Giải Cánh diều 2016, tác phẩm đã giành giải "Phim truyện xuất sắc" ở liên hoan phim độc lập Canadian Diversity Film Festival 2016 và giải "Quay phim xuất sắc" dành cho Lý Thái Dũng ở liên hoan Barcelona Planet 2016.Cha cõng con được chọn đại diện điện ảnh Việt Nam tham gia hạng mục Phim nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 90 nhưng không lọt vào vòng đề cử. Năm 2017, Cha cõng con'' được chọn chiếu và tranh giải tại Liên hoan phim như Liên hoan phim Quốc Tế Julien Dubuque lần thứ 6 và Liên hoan phim quốc tế Arizona tại bang Iowa, Mỹ. Liên hoan phim Châu Á Thái Bình Dương Los Angeles lần thứ 33, Liên Hoan phim Châu Á Thái Bình Dương Châu Mỹ La Tinh lần thứ 17, Liên hoan phim quốc tế Ấn Độ lần thứ 48, Liên hoan phim Milano lần thứ 17, Liên hoan phim Tallinn Black Nights, Liên hoan phim quốc tế ReelHeart... Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2017 Phim Việt Nam Phim tiếng Việt Phim dựa theo tác phẩm của nhà văn Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam Phim quay tại Việt Nam Phim lãng mạn thập niên 2010 Phim giành giải Bông sen bạc
19853873
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93i%20h%C6%B0%C6%A1ng%20v%C3%A0ng
Hồi hương vàng
Hồi hương vàng (Gold repatriation) đề cập đến kế hoạch của nhiều chính phủ khác nhau để mang số vàng được cất giữ bên ngoài quê hương về nước. Nhiều quốc gia sử dụng kho dự trữ ngoại hối ở nước ngoài để cất giữ và bảo quản an toàn một phần lượng vàng dự trữ (Kim lượng) của mình, phổ biến là dự trữ dưới dạng thỏi vàng. Năm 2014, một số nước châu Âu xuất hiện trào lưu trả lại số vàng cất giữ ở nước ngoài về nước chủ sở hữu. Ngân hàng trung ương Hà Lan đã giảm tỷ lệ vàng do Cục Dự trữ Liên bang New York nắm giữ từ 51% xuống 31%, Chính phủ Áo và Bỉ đã xem xét lại khả năng thực hiện các biện pháp tương tự. Tình hình Vào tháng 1 năm 2013, Deutsche Bundesbank (Ngân hàng trung ương Đức) đã công bố kế hoạch hồi hương 300 tấn trong số 1.500 tấn dự trữ từ Mỹ và 374 tấn từ Pháp vào năm 2020, để dự trữ (1.695,3 tấn) lượng dự trữ chính thức của mình ở Frankfurt. Vào năm 2014, 122,5 tấn vàng dự trữ của Hà Lan đã được trả về Amsterdam từ New York, nơi chúng được cất giữ trong một kho tiền của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York; De Nederlandsche Bank, ngân hàng trung ương Hà Lan, nói rằng họ "cảm thấy rằng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, tốt hơn hết là nên cầm vàng trong tay". Song song đó, Hà Lan tiếp tục dự trữ vàng ở New York, Ottawa và Luân Đôn. Trước năm 2012, Ngân hàng Trung ương Venezuela (Banco Central de Venezuela/BCV), nắm giữ khoảng 211 tấn trong số 365 tấn vàng dự trữ tại các ngân hàng Mỹ, Châu Âu và Canada. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2012, Venezuela đã hoàn tất việc vận chuyển 160 tấn vàng miếng (trị giá khoảng 9 tỷ USD) về nước. Hoạt động này được Tổng thống Hugo Chávez ra lệnh vào tháng 8 năm 2011 và được Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nelson Merentes giám sát. Đầu tháng 11 năm 2018, Ngân hàng Anh ở Luân Đôn đã từ chối việc cho rút 14 tấn vàng thuộc sở hữu của BCV theo yêu cầu của các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ, bao gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John R. Bolton, người đã vận động các đối tác Vương quốc Anh của Mỹ để giúp cắt đứt liên hệ của Chính phủ Venezuela khỏi khối tài sản ở nước ngoài của họ. Chú thích Vàng Tiêu chuẩn vàng Ngành ngân hàng
19853876
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng%20ch%E1%BB%89%20v%C3%A0ng
Chứng chỉ vàng
Chứng chỉ vàng (Gold certificate) ở Hoa Kỳ được Bộ Ngân khố Hoa Kỳ phát hành dưới dạng tiền đại diện (Representative money) từ năm 1865 đến năm 1933. Trong khi Hoa Kỳ tuân theo chế độ bản vị vàng, các chứng chỉ này được đưa ra một cách thuận tiện hơn để người ta thuận tiện trong việc thanh toán bằng vàng hơn việc sử dụng tiền xu trong hoạt động thanh toán. Sau này, quyền sở hữu chung của công chúng đối với chứng chỉ vàng đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào năm 1933 và kể từ đó chúng chỉ được cung cấp cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Bank), với chứng chỉ ghi sổ thay thế cho dạng giấy. Giấy chứng nhận vàng (Chứng chỉ vàng) lần đầu tiên được cấp phép theo Đạo luật Tiền tệ hợp pháp năm 1863 của Hoa Kỳ, nhưng chúng dường như không được in ấn phát hành cho đến năm 1865. Để thúc đẩy dòng vàng chảy vào Kho bạc và duy trì tín dụng của chính phủ Mỷ, tiền giấy không thể được sử dụng để trả thuế hải quan hoặc lãi cho khoản nợ liên bang. Thay vào đó, chứng chỉ vàng, đại diện cho tiền được giữ trong Kho bạc, được cung cấp cho những mục đích đó. Tiền giấy, như tiền pháp định (Legal tender) được sử dụng cho hầu hết các mục đích, là loại tiền giấy thống trị cho đến năm 1879 nhưng được chấp nhận với giá chiết khấu so với chứng chỉ vàng. Sau năm 1879, chính phủ bắt đầu mua lại Giấy bạc Hoa Kỳ theo mệnh giá bằng vàng, đưa chúng ngang hàng với giấy chứng nhận vàng. Việc đổi giấy chứng nhận vàng lấy vàng đồng xu đã được kết thúc từ lời Tuyên bố của Tổng thống (ngày 6 tháng 3 năm 1933) và Sắc lệnh hành pháp 6073 (ngày 10 tháng 3 năm 1933). Vào ngày 5 tháng 4 năm 1933, Lệnh điều hành 6102 được ban hành yêu cầu tất cả mọi người ở Hoa Kỳ phải giao nộp (với một số ngoại lệ hạn chế) tất cả đồng xu vàng, thỏi vàng và chứng chỉ vàng cho Cục Dự trữ Liên bang trước ngày 1 tháng 5 năm 1933. Theo lệnh của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ ngày 28 tháng 12 năm 1933, việc sở hữu tư nhân chứng chỉ vàng bị tuyên bố là bất hợp pháp. Các hạn chế về quyền sở hữu tư nhân đối với chứng chỉ vàng đã bị Bộ trưởng Tài chính Douglas Dillon thu hồi có hiệu lực từ ngày 24 tháng 4 năm 1964, chủ yếu để cho phép các nhà sưu tập sở hữu vàng hợp pháp; tuy nhiên, chứng chỉ vàng không còn có thể đổi thành vàng mà thay vào đó có thể đổi theo mệnh giá lấy các đồng xu và tiền tệ khác của Hoa Kỳ được chỉ định là tiền tệ hợp pháp (ví dụ: Trái phiếu Dự trữ Liên bang và Trái phiếu Hoa Kỳ). Chú thích Vàng
19853879
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stygia%20australis
Stygia australis
Stygia australis là một loài bướm đêm thuộc họ Cossidae. Loài này được tìm thấy ở Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ấu trùng của loài này ăn rễ của các loài thuộc chi Echium. Tham khảo Liên kết ngoài Lepiforum.de Bướm đêm được mô tả năm 1804 Stygia Bướm đêm châu Âu Nhóm loài do Pierre André Latreille đặt tên Bướm đêm Châu Âu
19853883
https://vi.wikipedia.org/wiki/Parahypopta%20caestrum
Parahypopta caestrum
Parahypopta caestrum là một loài bướm đêm thuộc họ Cossidae. Loài này được được tìm thấy ở Bán đảo Iberia và ở Pháp, Ý, Áo, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, trên Bán đảo Balkan, cũng như ở Jordan, Israel, Syria, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, tây nam Nga và Kazakhstan. Sải cánh của loài này dài từ 28–40 mm. Ấu trùng của loài này ăn Asparagus officinalis, Asparagus maritime, Asparagus tenuifolis, Asparagus albus, Asparagus acutifolis, và Celtis australis. Phân loài Parahypopta caestrum caestrum Parahypopta caestrum caucasica (Grum-Grshimailo, 1902) (Kavkaz, Ngoại Kavkaz) Tham khảo Liên kết ngoài Lepiforum.de Bướm đêm được mô tả năm 1804 Parahypopta Bướm đêm châu Âu Côn trùng Thổ Nhĩ Kỳ Nhóm loài do Jacob Hübner đặt tên
19853919
https://vi.wikipedia.org/wiki/San%20Nicol%C3%A1s%2C%20Guerrero
San Nicolás, Guerrero
San Nicolás là khu đô thị tự trị thuộc bang Guerrero, México. Khu đô thị cách thủ phủ bang Chilpancingo về phía đông nam. Tên gọi bắt nguồn từ thánh bảo hộ Nicola thành Tolentino viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Khu đô thị được hình thành từ Cuajinicuilapa theo phê duyệt năm 2021 và chính thức có hiệu lực ngày 21 tháng 5 năm 2022. Địa lý Khu đô thị tự trị San Nicolás nằm trên vùng Costa Chica phía đông nam bang Guerrero; phía tây, bắc và đông giáp Cuajinicuilapa, phía đông nam giáp Oaxacan khu Santiago Tapextla còn phía tây nam giáp Thái Bình Dương. Tổng diện tích . Bờ biển Thái Bình Dương tại đây là nơi quan trọng cho rùa da làm ổ và được bảo tồn thành khu Ramsar Playa Tortuguera Tierra Colorada. San Nicolás có khí hậu ôn đới ẩm, nhiều mưa vào hè. Nhiệt độ trung bình dao động từ và lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng . Lịch sử San Nicolás ngày nay nằm trên lãnh thổ tỉnh Quahuitlán trước đây, nơi dân bản địa nói tiếng Quahteca hoặc Cuahuiteca, có thể là một phương ngữ Mixtec. Tututepec cai trị Quahuitlán đến khoảng năm 1497 thì bị Đế quốc Mexica đánh chiếm. Năm 1522, Pedro de Alvarado chinh phục vùng này cho Tây Ban Nha. Đến năm 1548, khu vực này là encomienda ban thưởng cho Tristán de Luna y Arellano. Cuối thế kỷ 16, các trùm chủ trại gia súc Tây đưa cả người tự do lẫn nô lệ da đen và mulatto đến đây, đó là tổ tiên của phần lớn cư dân San Nicolás ngày nay. Năm 2004, cư dân San Nicolás và phụ cận bắt đầu ý tưởng tách khỏi Cuajinicuilapa để thành lập khu đô thị tự trị mới, chủ yếu do vấn đề thiếu thốn nguồn lực để phát triển. Ngày 31 tháng 8 năm 2021, cơ quan lập pháp bang Guerrero phê chuẩn việc thành lập khu đô thị San Nicolás gồm 10 địa phương thuộc Cuajinicuilapa khi ấy. Bản sửa đổi hiến pháp bang liên quan đến việc thành lập khu đô thị được thông qua ngày 13 tháng 1 năm 2022 và có hiệu lực ngày 21 tháng 5 năm 2022. Hành chính San Nicolás sẽ tổ chức bầu cử lần đầu tiên với tư cách là khu đô thị độc lập năm 2024. Chính quyền khu đô thị San Nicolás gồm một chủ tịch, một ủy viên hội đồng (tiếng Tây Ban Nha: síndico) và sáu ủy viên (regidores). Nhân khẩu học và văn hóa Trong Điều tra dân số México năm 2020, các địa phương gồm khu đô thị San Nicolás hiện nay có dân số 6.984 người. Thủ phủ là thành phố cùng tên San Nicolás ghi nhận dân số 3.249 người. Các địa phương đông dân nhất tiếp theo là La Pitahaya 1.583 người và Punta Maldonado 848 người. Giống như Cuajinicuilapa bên cạnh, San Nicolás đã được các cơ quan văn hóa, học giả và nhà báo xác định là trung tâm văn hóa México Phi ở Costa Chica của Guerrero. Tuy nhiên, cư dân San Nicolás tự nhận mình là moreno (người Anh-điêng bản địa da đen) và khước từ các tên gọi như "da đen", "Afromexican" hay "Afromestizo". Kể từ cuối thập niên 1990, một lượng đáng kể dân San Nicolás chuyển đến sống tại Winston-Salem, Greensboro và Charlotte ở Bắc Carolina. Kinh tế Kinh tế San Nicolás dựa trên nông nghiệp quy mô nhỏ: nông dân trồng ngô để ăn, vừng và trái cây (ví dụ xoài, đu đủ và dưa hấu) để bán thị trường địa phương. Dân ven biển phụ thuộc nhiều vào nghề chài lưới. Tham khảo Đọc thêm Khởi đầu năm 2022 ở México Đô thị bang Guerrero Nguồn CS1 tiếng Tây Ban Nha (es) Tọa độ trên Wikidata
19853921
https://vi.wikipedia.org/wiki/August%2C%20Tuy%E1%BB%83n%20h%E1%BA%A7u%20x%E1%BB%A9%20Sachsen
August, Tuyển hầu xứ Sachsen
Tuyển đế hầu August xứ Sachsen (31 tháng 7 năm 1526 – 11 tháng 2 năm 1586) là Tuyển hầu xứ Sachsen từ năm 1533 đến khi qua đời vào năm 1586, và là tuyển đế hầu đời thứ 2 đến từ dòng Albertine thuộc nhánh thứ của triều đại Wettin, trước khi anh trai của ông là Công tước Moritz chiếm được Tuyển hầu Sachsen thì quyền này thuộc về dòng Ernestine, nhánh trưởng của triều đại Wettin. Vì anh trai của ông, Tuyển đế hầu Moritz không có con trai thừa tự, nên sau cái chết của anh trai vào năm 1533, August tiếp nhận quyền Tuyển hầu xứ Sachsen và tất cả các tuyển đế hầu xứ Sachsen cho đến khi Đế chế La Mã Thần thánh xụp đổ vào năm 1806 đều là hậu duệ của ông, tương tự đó, tất cả các vị quân chủ của Vương quốc Sachsen cũng đều là hậu duệ của ông. Đầu đời August sinh ra ở Freiberg, là con út và là con trai thứ ba (nhưng thứ hai còn sống) của Heinrich IV, Công tước xứ Sachsen và Catherine xứ Mecklenburg. Do đó, ông thuộc chi nhánh Albertine của Nhà Wettin. Lớn lên theo đạo Tin Lành, ông nhận được nền giáo dục tốt và theo học tại Đại học Leipzig. Khi Công tước Heinrich IV qua đời vào năm 1541, ông để lại di chút chia đều đất đai cho hai con trai của mình; nhưng vì di chúc của ông trái với Luật Albertine nên nó đã không được thực hiện, và quyền công tước gần như được chuyển giao nguyên vẹn cho con trai lớn của ông, Công tử Moritz. Tuy nhiên, August vẫn giữ mối quan hệ thân thiện với anh trai mình và thực hiện các kế hoạch tiến thân về mặt chính trị, ông đã dành một thời gian tại triều đình của Hoàng đế Ferdinand I của Thánh chế La Mã, ở Viên. Năm 1544, Moritz thoả thuận được với Hoàng đế để bảo đảm việc bổ nhiệm em trai mình làm quản lý Giáo phận Merseburg; nhưng August rất ngông cuồng và sớm bị buộc phải quay trở lại triều đình Sachsen ở Dresden. August đã hỗ trợ anh trai mình trong cuộc chiến của Liên minh Schmalkaldic, và trong chính sách mà đỉnh điểm là việc chuyển giao Tuyển hầu xứ Sachsen từ Johann Friedrich, người đứng đầu dòng Ernestine, cho Công tử Moritz, người đứng đầu chi nhánh Albertine. Hôn nhân và hậu duệ Tại Torgau vào ngày 7 tháng 10 năm 1548, August kết hôn với Vương nữ Anna, con gái của Vua Christian III của Đan Mạch và Dorothea xứ Sachsen-Lauenburg. Họ đến cư trú tại Weissenfels (Weißenfels). Hai vợ chồng có 15 người con: John Henry (s. Weissenfels, 5 tháng 5 năm 1550 – d. Weissenfels, 12 tháng 11 năm 1550). Eleonore (s. Wolkenstein, 2 tháng 5 năm 1551 – d. Wolkenstein, 24 tháng 4 năm 1553). Elisabeth (sn. Wolkenstein, 18 tháng 10 năm 1552 – mất ở Heidelberg, 2 tháng 4 năm 1590), kết hôn ngày 4 tháng 6 năm 1570 với Bá tước Johann Casimir xứ Pfalz-Simmern; họ ly hôn vào năm 1589. Alexander (sinh Dresden, 21 tháng 2 năm 1554 – mất Dresden, 8 tháng 10 năm 1565), Tuyển hầu tử kế vị của Sachsen. Magnus (sinh Dresden, 24 tháng 9 năm 1555 – mất Dresden, 6 tháng 11 năm 1558). Joachim (sinh Dresden, 3 tháng 5 năm 1557 – mất Dresden, 21 tháng 11 năm 1557). Hector (sinh Dresden, 7 tháng 10 năm 1558 – mất Dresden, 4 tháng 4 năm 1560). Christian I (s. Dresden, 29 tháng 10 năm 1560 – d. Dresden, 25 tháng 9 năm 1591), người kế vị cha mình làm Tuyển hầu xứ Sachsen. Marie (s. Torgau, 8 tháng 3 năm 1562 – d. Torgau, 6 tháng 1 năm 1566). Dorothea (sinh Dresden, 4 tháng 10 năm 1563 – mất Wolfenbüttel, 13 tháng 2 năm 1587), kết hôn vào ngày 26 tháng 9 năm 1585 với Công tước Heinrich Julius xứ Brunswick-Wolfenbüttel. Amalie (sinh Dresden, 28 tháng 1 năm 1565 – mất Dresden, 2 tháng 7 năm 1565). Anna (sinh Dresden, 16 tháng 11 năm 1567 – mất ở Veste Coburg, ngày 27 tháng 1 năm 1613), kết hôn vào ngày 16 tháng 1 năm 1586 với Công tước Johann Casimir, Công tước xứ Sachsen-Coburg-Eisenach; họ ly hôn vào năm 1593. August (sinh Dresden, 23 tháng 10 năm 1569 – mất Dresden, 12 tháng 2 năm 1570). Adolf (sinh Stolpen, 8 tháng 8 năm 1571 – mất Dresden, 12 tháng 3 năm 1572). Friedrich (s. Annaberg, 18 tháng 6 năm 1575 – d. Annaberg, 24 tháng 1 năm 1577). Ngay sau khi kết hôn, August mong muốn có một cơ sở hoành tráng hơn. Kết quả là Tuyển đế hầu Moritz đã cung cấp nhiều sự hào phóng hơn cho em trai mình, người giữ vai trò Nhiếp chính của Sachsen vào năm 1552 trong thời gian anh trai văn mặt. August đang có chuyến thăm Đan Mạch thì Moritz qua đời vào tháng 7 năm 1553 mà không có con trai thừa từ, nên Augut trở thành Tuyển hầu xứ Sachsen. Cai trị Tuyển hầu xứ Sachsen Mối quan tâm đầu tiên của August khi tiếp nhận ngôi tuyển đế hầu xứ Sachsen là đạt được thỏa thuận với cựu tuyển đế hầu Johann Friedrich của dòng Ernestine và củng cố vị trí tuyển đế hầu của chính mình. Những điều này được bảo đảm bằng một hiệp ước được ký kết tại Naumburg vào tháng 2 năm 1554, để đổi lấy việc được cấp lãnh thổ Altenburg và các vùng đất khác, Johann Friedrich đã công nhận August là Tuyển hầu xứ Sachsen, vì thế, đây được xem là dấu mốc hợp pháp hoá ngôi tuyển đế hầu của dòng Albertine. Tuy nhiên, August liên tục bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng dòng Ernestines sẽ cố gắng tước đoạt phẩm giá này của ông, và chính sách nội trị và ngoại giao của August ở cả Sachsen và rộng hơn là Đế chế La Mã Thần thánh đều bị nhuốm màu bởi nỗi sợ hãi này. Trong chính trị đế quốc, August hành động dựa trên hai nguyên tắc chính: (1) vun đắp tình hữu nghị với các nhà cai trị Habsburg và (2) duy trì hòa bình giữa các phe phái tôn giáo. Chính sách này có thể bắt nguồn từ sự góp phần của ông trong việc đưa ra Hòa ước Tôn giáo Augsburg năm 1555, hành vi quanh co của ông trong Đại hội Đế chế ở Augsburg 11 năm sau, và việc ông miễn cưỡng đoạn tuyệt hoàn toàn với những người theo chủ nghĩa Calvin. Chính sách hòa bình tôn giáo của ông cũng được thúc đẩy bởi cuộc hôn nhân mà ông đã đàm phán giữa cháu gái Công nữ Anna và Willem Trầm lặng Thân vương xứ Oranje theo Công giáo lúc bấy giờ, vào thời điểm đó là một trong những chư hầu chính của Nhà Habsburg ở Hà Lan, vào năm 1561. Chỉ trong một lần duy nhất August đã dao động lòng trung thành với Nhà Habsburg, đó là năm 1568, một cuộc hôn nhân được sắp xếp giữa Johann Casimir, con trai của Friedrich III, Tuyển hầu xứ Pfalz, và Công nữ Elisabeth, con gái riêng của August. Trong một thời gian, có vẻ như ông sẽ hỗ trợ con rể của mình trong nỗ lực hỗ trợ những cư dân đang nổi dậy ở Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. August cũng bắt đầu liên lạc với người Huguenot; tuy nhiên, ác cảm của ông với những rắc rối của nước ngoài chiếm ưu thế, và tình bạn chớm nở với Tuyển hầu xứ Pfalz nhanh chóng nhường chỗ cho sự chán ghét nghiêm trọng. Mặc dù là một người theo đạo Tin Lành vững vàng, nhưng August đã hy vọng có lúc đoàn kết được những người theo đạo Tin Lành. Ông liên tục kêu gọi họ xem xét sự cần thiết của việc không gây xúc phạm cho đối thủ của mình, và ông ủng hộ phong trào loại bỏ điều khoản trong Hòa ước Augsburg liên quan đến bảo lưu giáo hội, điều này gây khó chịu cho nhiều người theo đạo Tin Lành. Tuy nhiên, sự tiết chế của ông đã ngăn cản ông tham gia cùng những người đã chuẩn bị thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đạt được mục đích này, và ông từ chối gây nguy hiểm cho những nhượng bộ đã giành được. Chính sách tôn giáo Sự thù địch giữa dòng Albertine và dòng Ernestine đã khiến August gặp rắc rối nghiêm trọng. Một nhà truyền giáo tên là Matthias Flacius giữ một vị trí có ảnh hưởng ở công tước Sachsen, và rao dạy một hình thức Chủ nghĩa Lutheran khác với hình thức được dạy ở Tuyển hầu xứ Sachsen. Sự vi phạm này càng mở rộng khi Flacius bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công cá nhân vào August, để tiên tri về sự sụp đổ nhanh chóng của ông và kích động con trai của Cựu tuyển đế hầu là Johann Friedrich II, Công tước xứ Sachsen nỗ lực khôi phục lại vị trí chính đáng của mình. Liên kết với Flacius là một hiệp sĩ, Wilhelm von Grumbach, người không chỉ dừng lại với những phát ngôn, ông ấy đã xâm nhập vào Tuyển hầu xứ Sacshen và tìm kiếm sự trợ giúp của các thế lực nước ngoài trong kế hoạch phế truất August. Sau một thời gian trì hoãn, Grumbach và người bảo vệ của ông, Johann Friedrich II, bị đặt dưới lệnh cấm của hoàng gia, và August được giao nhiệm vụ hành quyết. Chiến dịch của ông năm 1567 diễn ra ngắn gọn và thành công. Johann Friedrich đầu hàng và trải qua thời gian ở tù cho đến khi qua đời vào năm 1595; Grumbach bị bắt và xử tử; và vị trí tuyển đế hầu được đảm bảo khá an toàn. Hình thức của chủ nghĩa Luther được giảng dạy tại Tuyển hầu xứ Sachsen là của Philip Melanchthon, và nhiều linh mục cũng như tín đồ của nó, chẳng hạn như Caspar Peucer và Johann Stössel, sau này được gọi là những người theo Chủ nghĩa Crypto-Calvin, được tuyển đế hầu ưa chuộng. Những người theo chủ nghĩa Crypto-Calvin tự tin rằng họ sẽ có thể đưa August đến vị trí Calvin hóa của họ bằng cách thuyết phục August rằng trên thực tế họ chỉ là những người Luther trung thành, trong khi thực tế họ đang làm việc để giới thiệu những quan điểm của người theo chủ nghĩa Calvin về Bữa Tiệc Thánh của Chúa và học thuyết về tiền định tại Đại học Wittenberg. August lúc đầu đã bị lừa. Được vợ ông thúc đẩy, vấn đề lên đến đỉnh điểm vào năm 1574, khi những bức thư được phát hiện, trong khi tiết lộ hy vọng đưa August theo chủ nghĩa Calvin, lại gây ra một số lời chê bai đối với tuyển đế hầu và vợ ông. August ra lệnh bắt giữ các thủ lĩnh của Crypto-Calvinist, tra tấn và bỏ tù họ. Ông đã khôi phục chủ nghĩa Luther đích thực cho Sachsen và bắt đầu nỗ lực tìm cách mang lại sự thống nhất giữa những người theo đạo Tin Lành bằng cách bắt đầu một quá trình dẫn đến việc xuất bản Sách Hòa hợp (Book of Concord) của Luther vào năm 1580. August đích thân tài trợ cho việc xuất bản Sách Hòa hợp, một cuốn sách chứa đựng nhiều Lời tuyên xưng đức tin của người Luther, được ký bởi hơn 8.100 mục sư và giáo sư và gần 30 vùng lãnh thổ, nhà nước và thành phố ở Đức. Hình thức nghiêm ngặt này của chủ nghĩa Luther được tuyên bố ràng buộc đối với tất cả cư dân của Sachsen, và nhiều người đã bị trục xuất khỏi đất nước. Tuy nhiên, sự thay đổi ở Sachsen không tạo ra sự khác biệt nào đối với thái độ của August đối với các vấn đề đế quốc. Năm 1576, ông phản đối đề xuất của các Thân vương theo đạo Tin Lành về việc tài trợ cho cuộc chiến chống lại Đế quốc Ottoman với điều kiện bãi bỏ điều khoản liên quan đến sự bảo lưu của giáo hội, và ông tiếp tục ủng hộ Nhà Habsburg. Mở rộng lãnh thổ Phần lớn thời gian cai trị của August được dành cho việc mở rộng lãnh thổ của mình. Năm 1573, ông trở thành người giám hộ cho hai con trai của Johann Wilhelm, công tước xứ Sachsen-Weimar, và với tư cách này ông có thể bổ sung một phần Bá quốc Henneberg vào Tuyển hầu xứ Sachsen. Khả năng kiểm soát tài chính của ông cho phép ông lợi dụng sự nghèo khó của những người hàng xóm, và bằng cách này ông đã bảo đảm được Vogtland và Bá quốc Mansfeld nằm dưới quyền kiểm soát của mình. Năm 1555, ông bổ nhiệm một trong những người được đề cử vào vị trí Giám mục vương quyền xứ Meissen, năm 1561 ông bảo đảm việc bầu con trai mình là Alexander làm Giám mục vương quyền xứ Merseburg, và ba năm sau làm Giám mục vương quyền xứ Naumburg; và khi Giám mục vương quyền này qua đời vào năm 1565, các giáo phận này nằm dưới sự cai trị trực tiếp của August. Cuộc hôn nhân thứ hai và cái chết Vào ngày 1 tháng 10 năm 1585, Tuyển hầu phu nhân Anna qua đời. Ba tháng sau, vào ngày 3 tháng 1 năm 1586, tại thành phố Dessau, August kết hôn lần thứ hai với Thân vương nữ Agnes Hedwig, con gái của Joachim Ernst, Thân vương xứ Anhalt. Cô dâu mới 13 tuổi; chú rể gần 60 tuổi. Trong đêm tân hôn, bà đã yêu cầu tuyển đế hầu August trả tự do cho Caspar Peucer. August qua đời một tháng sau cuộc hôn nhân mới và được chôn cất tại Nhà thờ Freiberg. Con trai duy nhất còn sống của August là Tuyển hầu thế tử Christian đã lên kế vị ông. Viết và sưu tầm August đã viết một tác phẩm nhỏ về nông nghiệp có tựa đề Künstlich Obstund Gartenbüchlein. Ông nổi tiếng với nhiều bộ sưu tập khác nhau, bao gồm bộ sưu tập vũ khí Bắc Âu, các bức tranh và một bộ sưu tập công cụ phong phú. Năm 1560, ông thành lập Dresden Kunstkammer, tiền thân của Staatliche Kunstsammlungen Dresden ngày nay. Một trong những tài sản của ông, một chiếc máy cơ khí phức tạp tự động và đồng hồ có tên là Mechanical Galleon hiện đang ở Bảo tàng Anh. Món đồ trang trí bàn này phát được nhạc, cho biết thời gian và hiển thị hình ảnh August cùng sáu tuyển đế hầu khác đang diễu hành trước Hoàng đế La Mã Thần thánh. Tổ tiên Tham khảo Nguồn This cites: C. W. Böttiger and T. Flathe, Geschichte Sachsens, Band ii. (Gotha, 1870) M. Ritter, Deutsche Geschichte im Zeitalter der Gegenreformation, Band i. (Stuttgart, 1890) R. Calinich, Kampf und Untergang des Melanchthonismus in Kursachsen (Leipzig, 1866) J. Falke, Geschichte des Kurfürsten August in volkswirtschaftlicher Beziehung (Leipzig, 1868) J. Janssen, Geschichte des Deutschen Volkes seit dem Ausgang des Mittelalters (Freiburg, 1885–1894) W. Wenck, Kurfürst Moritz und Herzog August (Leipzig, 1874) Liên kết ngoài Biography from the Institut für Sächsische Geschichte und Volkskunde e.V. The Wire-drawing Bench of Elector Augustus of Saxony: Machine-tool and Work of Art The Decoration on the Wire-drawing Bench of Elector Augustus of Saxony MA Dissertation about the Wire-drawing Bench of Elector Augustus of Saxony Tuyển hầu xứ Sachsen Công tử Sachsen Vương tộc Wettin Sinh năm 1526 Mất năm 1586 Thợ săn Đức Dòng Albertine Quân vương Tin Lành
19853924
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202010
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 được tổ chức tại Trung tâm thể thao dưới nước Phật Sơn, Phật Sơn, Trung Quốc từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 11 năm 2010. Chỉ có các nội dung thi đấu dành cho nữ được tổ chức trong giải đấu. Trung Quốc thống trị giải đấu khi giành cả ba huy chương vàng trước Nhật Bản với ba huy chương bạc. Lịch thi đấu Quốc gia tham dự Tổng cộng 69 vận động viên từ 9 quốc gia tranh tài ở bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010: Danh sách huy chương Bảng tổng sắp huy chương Liên kết ngoài Hội đồng Olympic châu Á Tham khảo Kết quả 2010 Môn thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 Đại hội Thể thao châu Á
19853929
https://vi.wikipedia.org/wiki/Abantiades%20labyrinthicus
Abantiades labyrinthicus
Abantiades labyrinthicus là một bướm đêm thuộc họ Hepialidae. Đây là loài đặc hữu của Úc, được tìm thấy ở Lãnh thổ Thủ đô Úc, New South Wales, Queensland, Tasmania và Victoria. Sải cánh của loài này dài khoảng 100 mm đối với con đực và khoảng 160 mm đối với con cái. Cánh trước có màu nâu với hai vệt sáng bạc. Ấu trùng của loài này sống dưới lòng đất và ăn rễ của nhiều loại cây khác nhau, có thể bao gồm các loài thuộc chi Eucalyptus. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1805 Abantiades Bướm đêm Úc
19853932
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202010%20%E2%80%93%20%C4%90%C3%B4i%20N%E1%BB%AF
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 – Đôi Nữ
Nội dung biểu diễn đôi nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc, đã diễn ra tại Trung tâm thể thao dưới nước Phật Sơn vào ngày 19 tháng 11. Lịch thi đấu Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Trung Quốc (UTC+08:00) Kết quả Chú thích FR — Dự bị trong nội dung free RR — Dự bị trong nội dung technical và free TR — Dự bị trong nội dung technical Liên kết ngoài Synchronized swimming Official Report Tham khảo Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010
19853933
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aenetus%20ligniveren
Aenetus ligniveren
Aenetus ligniveren là một loài bướm đêm thuộc họ Hepialidae. Loài này có ở miền nam Queensland tới Tasmania. Sải cánh của loài này dài 50 mm đối với con đực và 70 mm đối với con cái. Con đực trưởng thành có cánh trước màu xanh lá cây với nhiều sọc trắng, chéo. Cánh sau có màu xám nhạt sáng bóng. Con cái có cánh màu nâu với các mảng màu xanh lá cây trên cánh trước. Thức ăn của ấu trung là các loài thuộc các chi Acacia, Acmena, Callistemon, Dodonaea, Eucalyptus, Lantana, Leptospermum, Lophostemon, Malus, Melaleuca, Olearia, Pomaderris, Prostanthera và Rubus. Tham khảo Xem thêm Aenetus eximia Bướm đêm được mô tả năm 1805 Aenetus
19853935
https://vi.wikipedia.org/wiki/Desert%20Inn
Desert Inn
Desert Inn, hay còn gọi là D.I., là một khách sạn và sòng bạc nổi tiếng trên Dải Las Vegas ở Paradise, Nevada, hoạt động từ ngày 24 tháng 4 năm 1950 đến ngày 28 tháng 8 năm 2000. Desert Inn được ghi nhận là khu nghỉ dưỡng thứ năm xuất hiện trên dải Las Vegas. Desert Inn mở cửa với 300 phòng nghỉ sang trọng và nhà hàng "Sky Room". Nơi đây từng sở hữu vị trí ngắm cảnh cao nhất trên dải Las Vegas Strip, cùng sòng bài rộng 223 mét vuông, một trong những sòng bài lớn nhất Nevada thời bấy giờ. Lịch sử Tên ban đầu của khách sạn là Wilbur Clark's Desert Inn. Khách sạn Desert Inn chính thức khai trương vào ngày 24 tháng 4 năm 1950. Lễ khai trương kéo dài hai ngày và được quảng bá rầm rộ trên toàn quốc, thu hút sự chú ý của giới truyền thông và công chúng. Khách sạn Desert Inn đã mời các nhà báo từ tất cả các tờ báo và tạp chí lớn, thậm chí chi trả 5.700 USD để đài thọ vé máy bay cho họ, thể hiện sự đầu tư và mong muốn tạo tiếng vang lớn cho sự kiện này. Desert Inn được ví như biểu tượng cho sự xa hoa và tráng lệ của Las Vegas trong những năm đầu thập niên 50. Nơi đây đã từng tiếp đón những vị khách như Công tước và Nữ công tước xứ Windsor, Winston Churchill, Adlai Stevenson, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, và cựu Tổng thống Harry S Truman. Giữa thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, thành phố Las Vegas và Phòng Thương mại địa phương đã thực hiện chiến dịch quảng bá độc đáo để thu hút du khách: biến Las Vegas thành "Thành phố Nguyên tử". Desert Inn tổ chức những "tiệc bom" nổi tiếng tại Sky Room. Du khách có thể vừa thưởng thức "Cocktail Nguyên tử", vừa chiêm ngưỡng các vụ thử nghiệm hạt nhân từ khoảng cách an toàn. Năm 1993, Kerkorian bán khu nghỉ dưỡng với giá 160 triệu USD cho tập đoàn ITT Sheraton. Sau khi đổi chủ, khu nghỉ dưỡng được đổi tên thành Sheraton Desert Inn. Vào tháng 5 năm 1994, ITT Sheraton công bố kế hoạch xây dựng một khu nghỉ dưỡng trị giá 750 triệu USD mang tên "Vương quốc sa mạc Sheraton". Khu nghỉ dưỡng này sẽ có quy mô lớn với 3.500 phòng và được xây dựng liền kề với sòng bài Sheraton Desert Inn hiện có. Khi ITT Sheraton mua lại Caesars World vào tháng 12 năm 1994, kế hoạch xây dựng khu nghỉ mát mới đã bị đình chỉ. Năm 1997, ITT Sheraton bỏ ra 200 triệu đô la để tân trang tháp Augusta và tháp St. Andrews, đồng thời xây dựng thêm tháp Palms. Khu nghỉ mát được đặt lại tên cũ - The Desert Inn, không còn sử dụng tên Sheraton, và được đưa vào chuổi Khách sạn Sang trọng (Luxury Collection) của ITT Sheraton. Không lâu sau đó, ITT Sheraton được bán cho Starwood vào năm sau. Do thua lỗ, Starwood đã nhanh chóng rao bán The Desert Inn. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999, họ ký hợp đồng bán khu nghỉ dưỡng cho Sun International Hotels Ltd. với giá 275 triệu USD. Tuy nhiên, thương vụ này đổ bể vào tháng 3 năm sau. Cũng trong năm 1999, Sheffield Enterprises Inc., đơn vị quản lý tài sản của Sinatra và Rat Pack, đã khởi kiện Desert Inn vì vi phạm quyền sử dụng tên và hình ảnh của Sinatra trong quảng cáo và bán hàng. Họ cho rằng Desert Inn đã vi phạm quyền lợi khi sử dụng những cụm từ như "Frank", "Ol' Blue Eyes", "Chủ tịch Hội đồng quản trị" và "The Rat Pack" mà không có sự cho phép. Năm 2000 đánh dấu 50 năm thành lập Desert Inn. Khu nghỉ dưỡng đã tổ chức một lễ kỷ niệm kéo dài một tuần. Ngày 27 tháng 4, Steve Wynn đã mua lại Desert Inn từ Starwood với giá 270 triệu USD. Ông đóng cửa khu nghỉ dưỡng vào lúc 2 giờ sáng ngày 28 tháng 8 năm 2000. Vào ngày 23 tháng 10 năm 2001, Tháp Augusta, tòa nhà nằm ở cực nam của Desert Inn, đã bị phá hủy, để nhường chỗ cho một khu nghỉ dưỡng lớn mà Steve Wynn dự định xây dựng. Dự án mới ban đầu được đặt tên là Le Rêve, nhưng sau đó được đổi tên thành Wynn Las Vegas khi chính thức khai trương. Phim và truyền hình Phim "11 tên cướp thế kỷ" (tựa gốc: Ocean's 11) có một số cảnh quay tại khách sạn Desert Inn. Nơi đây là một trong năm khách sạn ở Las Vegas mà nhóm nhân vật do Frank Sinatra, Dean Martin và các diễn viên khác thực hiện vụ cướp vào đêm Giao thừa trong phim. Trong số các chủ đề được đề cập đến trong bộ phim F for Fake của Orson Welles, có vụ bê bối tiểu sử giả mạo về Howard Hughes; đồng thời, nơi ở của vị tỷ phú tại Desert Inn cũng được Welles khắc họa rõ nét. Trong bộ phim hài "Lost in America" (1985), nhân vật Linda Howard do Julie Hagerty thủ vai đã đánh mất toàn bộ "tổ ấm" của hai vợ chồng tại sòng bạc Desert Inn. Khách sạn Desert Inn đã đi vào lịch sử điện ảnh với phân cảnh mở đầu của bộ phim "Sister Act 2: Back in the Habit" (1993), quay tại Grand Ballroom. Những thước phim cuối cùng ghi lại hoạt động thương mại của Desert Inn xuất hiện trong "Rush Hour 2" (2001), ngay trước khi công trình bị phá hủy. Trong bộ phim này, khách sạn được cải tạo thành "Red Dragon" - một sòng bạc mang phong cách châu Á. Khách sạn Desert Inn thường xuyên xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, trở thành bối cảnh chính cho loạt phim truyền hình "Vega$" chiếu trên kênh ABC từ năm 1978 đến 1981. Không chỉ vậy, khán giả thập niên 80 còn bắt gặp hình ảnh của khách sạn, bao gồm cả Căn hộ Tổng thống sang trọng, trong bộ phim đình đám "Dynasty" của nhà sản xuất Aaron Spelling. Còn trong series truyền hình "Remington Steele" của đài NBC, tập 60 lấy bối cảnh Las Vegas đã quay nhiều cảnh của Desert Inn. Chú thích Las Vegas Strip Khách sạn sòng bạc Dải Las Vegas
19853936
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptophasa%20albacosta
Cryptophasa albacosta
Cryptophasa albacosta, the small fruit tree borer, là một loài bướm đêm thuộc họ Xyloryctidae. Loài này được mô tả bởi John Lewin vào năm 1805, và được phát hiện ở Úc, tại các bang New South Wales, Queensland, South Australia, Tasmania và Victoria. Ấu trùng ăn Banksia serrata, Macadamia integrifolia, Ceratopetalum gummiferum, Callicoma serratifolia, cũng như các loài Tamarix, dương, mơ và mận. Tham khảo Cryptophasa Bướm đêm được mô tả năm 1805
19853937
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptoptila%20australana
Cryptoptila australana
Cryptoptila australana là một loài bướm đêm thuộc họ Tortricidae. Loài này có ở Úc, được tìm thấy tại các bang Queensland, New South Wales, Lãnh thổ Thủ đô Úc và Victoria. Sải cánh của loài này dài khoảng 30 mm. Con trưởng thành có cánh màu xám với những vệt màu nâu gỉ. Ấu trùng ăn Polyscias sambucifolia. Chúng có màu xanh nâu sẫm với những đốm cam và lông trắng. Chúng đạt chiều dài khoảng 30 mm. Sự thành nhộng diễn ra trong ổ ấu trùng. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1805 Cryptoptila Archipini
19853939
https://vi.wikipedia.org/wiki/Endoxyla%20nebulosa
Endoxyla nebulosa
Endoxyla nebulosa là một loài bướm đêm thuộc họ Cossidae. Loài này được tìm thấy tại bang New South Wales, Úc. Tham khảo Endoxyla Bướm đêm được mô tả năm 1805
19853942
https://vi.wikipedia.org/wiki/Manulea%20replana
Manulea replana
Manulea replana, là một loài bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Loài này được tìm thấy ở Úc (gồm các bang New South Wales, Queensland và Tasmania). Sải cánh của loài này dài khoảng 30 mm. Con trưởng thành có màu nâu với một đường màu vàng dọc theo mép cánh trước và cánh sau có màu vàng với viền đen. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1805 Manulea (chi bướm)
19853943
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1i%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202010%20%E2%80%93%20%C4%90%E1%BB%93ng%20%C4%91%E1%BB%99i%20N%E1%BB%AF
Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 – Đồng đội Nữ
Nội dung biểu diễn đồng đội nữ bộ môn bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc, đã diễn ra tại Trung tâm thể thao dưới nước Phật Sơn vào ngày 20 tháng 11. Lịch thi đấu Tất cả các giờ đều là Giờ chuẩn Trung Quốc (UTC+08:00) Kết quả Chú thích FR — Dự bị trong nội dung free RR — Dự bị trong nội dung technical và free TR — Dự bị trong nội dung technical Liên kết ngoài Synchronized swimming Official Report Tham khảo Bơi nghệ thuật tại Đại hội Thể thao châu Á 2010
19853944
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pexicopia%20malvella
Pexicopia malvella
Pexicopia malvella là một loài bướm đêm thuộc họ Gelechiidae. Loài này được mô tả bởi Jacob Hübner vào năm 1805. Loài này được tìm thấy ở hầu khắpchâu Âu. Sải cánh của loài này dài từ 17–20 mm. Ấu trùng ăn phần bên trong hạt của các loài thuộc chi Malva, Althaea officinalis và Alcea rosea. Loài này sống qua mùa đông trong kén được xây bên trong hạt. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1805 Pexicopia
19853946
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ao%20no%20Hako
Ao no Hako
hay Blue Box là manga hài lãng mạn và thể thao được viết kịch bản và minh họa bởi Miura Koji. Bộ truyện được đăng dài kỳ trên tạp chí shōnen Weekly Shōnen Jump của Shueisha từ tháng 4 năm 2021. Đến tháng 12 năm 2023, các chương của bộ truyện đã được tổng hợp thành 13 tập tankōbon. Bộ truyện được chuyển thể thành series anime truyền hình do Telecom Animation Film và TMS Entertainment phối hợp sản xuất. Tóm tắt Bộ truyện tập trung vào Inomata Taiki, một học sinh tại trường cấp 2 và cấp 3 Eimei. Cậu là thành viên của đội tuyển cầu lông nam. Mỗi buổi sáng, cậu tập luyện cùng với nữ sinh lớp trên và là người mà cậu thầm thích Kano Chinatsu của đội tuyển bóng rổ nữ. Đột nhiên, Chinatsu chuyển đến sống cùng với gia đình của Taiki khi bố mẹ cô rời Nhật Bản để đi công tác ở nước ngoài. Với việc sống chung với Chinatsu, Taiki đặt mục tiêu từ từ tiến tới lấy lòng cô bé trong khi cả hai đều hướng đến việc được tham dự giải vô địch toàn quốc. Nhân vật Phương tiện truyền thông Truyện Được viết kịch bản và minh họa bởi Miura Koji, Ao no Hako được đăng dài kỳ trên tạp chí shōnen Weekly Shōnen Jump của Shueisha từ ngày tháng 4 năm 2021. Các chương của bộ truyện được tổng hợp thành các tập tankōbon riêng lẻ. Tập đầu tiên của truyện được phát hành vào ngày 4 tháng 8 năm 2021. Tính đến ngày 4 tháng 12 năm 2023, 13 tập đã được phát hành. Vào ngày 3 tháng 8 năm 2020, phiên bản one-shot của Ao no Hako được xuất bản trên Weekly Shōnen Jump. Blue Box đã được mua bản quyền xuất bản ở Bắc Mỹ song song với thời điểm phát hành tại Nhật Bản. Các chương của bộ truyện được Viz Media phát hành dưới dạng kỹ thuật số trên trang web Shonen Jump. Shueisha cũng phát hành bộ truyện phiên bản chuyển ngữ tiếng Anh miễn phí trên ứng dụng và trang web Manga Plus. Vào tháng 2 năm 2022, Viz Media thông báo rằng họ đã cấp phép xuất bản bộ truyện dưới dạng in, phát hành tập truyện đầu tiên vào ngày 1 tháng 11 cùng năm. Manga cũng được mua bản quyền ở Indonesia bởi Elex Media Komputindo. Tập truyện Danh sách các chương truyện chưa đóng thành tập tankōbon Các chương truyện dưới đây chưa được xuất bản thành tập tankōbon. Anime Series anime truyền hình chuyển thể của bộ truyện được công bố trong số thứ 51 của Weekly Shōnen Jump năm 2023 vào ngày 20 tháng 11. Series được TMS Entertainment lên kế hoạch và sản xuất và hoạt họa bởi Telecom Animation Film. Đón nhận Phổ biến Vào tháng 8 năm 2021, tập đầu tiên của bộ truyện có doanh số 170.000 trong vòng chưa đầy một tuần sau khi phát hành. Vào tháng 6 năm 2021, Ao no Hako được đề cử cho giải thưởng Tsugi ni kuru Manga Taishō lần thứ 7 ở hạng mục Manga in hay nhất. Dù chỉ đứng thứ 8 trong số 50 đề cử, nhưng bộ truyện đã giành được Giải thưởng Toàn cầu. Bộ truyện xếp thứ 4 trong "Danh sách Truyện tranh được nhân viên nhà sách trên toàn quốc đề xuất" năm 2022. Đánh giá chuyên môn Anthony Gramuglia của Comic Book Resources (CBR) nhận xét rằng "Ao no Hako là một câu chuyện tình yêu về sự kết nối giữa người với người. Bộ truyện được vẽ rất đẹp, đôi khi có cảm giác thuộc thể loại shoujo manga hơn là thể loại shōnen điển hình. Nếu Ao no Hako vẫn tiếp diễn, truyện có thể sẽ trở nên nghiêm túc hơn và xuất hiện trong mục lãng mạn của Shōnen Jump. Timothy Donohoo của CBR đã so sánh Blue Box với Witch Watch của Shinohara Kenta và Sekimen Shinaide Sekime-san! của Tokita Shigure do cả hai bộ truyện trên đều có bối cảnh và khía cạnh lãng mạn tương tự như Blue Box. Ghi chú Tham khảo Liên kết thêm Manga Viz Media Anime truyền hình dài tập sắp phát sóng TMS Entertainment Manga Shūeisha Shōnen manga Anime và manga chủ đề học đường Anime và manga hài lãng mạn Anime dài tập dựa trên manga Nguồn CS1 tiếng Nhật (ja) Nguồn CS1 có chữ Nhật (ja) Bài viết có văn bản tiếng Nhật Manga năm 2021
19853949
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1%20b%C3%A1o%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ch%E1%BB%A9ng%20kho%C3%A1n
Dự báo thị trường chứng khoán
Dự báo thị trường chứng khoán hay Dự đoán thị trường chứng khoán (Stock market prediction) là hành động cố gắng xác định giá trị tương lai của một công ty cổ phiếu hoặc công cụ tài chính khác được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc nhận định, dự đoán thành công giá trị tương lai của một cổ phiếu (giá cổ phiếu) có thể mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư. Giả thuyết thị trường hiệu quả gợi ý rằng giá cổ phiếu phản ánh tất cả thông tin hiện hữu và bất kỳ thay đổi giá nào không dựa trên thông tin mới được tiết lộ, do đó vốn không thể đoán định trước được. Những ý kiến khác không đồng ý và những người có quan điểm này sở hữu vô số phương pháp và công nghệ được cho là cho phép họ thu được thông tin về giá trong tương lai. Các nhà phân tích cơ bản quan tâm đến công ty làm cơ sở nền tảng cho cổ phiếu đó (chứng khoán cơ sở). Họ đánh giá hiệu quả hoạt động trong quá khứ của công ty cũng như độ tin cậy của mã chứng khoán (tài chính, kế toán) của công ty đó. Nhiều tỷ lệ hiệu suất được tạo ra để hỗ trợ nhà phân tích cơ bản đánh giá tính hợp lệ của một cổ phiếu, chẳng hạn như Tỷ số P/E. Warren Buffett có lẽ là nhà phân tích cơ bản nổi tiếng nhất. Ông sử dụng tỷ lệ vốn hóa thị trường-tương quan-GDP tổng thể để biểu thị giá trị tương đối của thị trường chứng khoán nói chung, do đó tỷ lệ này được gọi là "Chỉ số Buffett" (Buffett indicator). Phương pháp Phân tích cơ bản Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) trên thị trường chứng khoán với mục tiêu cố gắng đạt được là tìm ra giá trị thực của một cổ phiếu, sau đó có thể so sánh với giá trị mà nó đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán và từ đó tìm hiểu xem cổ phiếu trên thị trường có bị định giá thấp hay không. Việc tìm ra giá trị thực có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau với nguyên tắc cơ bản giống nhau. Nguyên tắc là một công ty có giá trị bằng tất cả lợi nhuận trong tương lai của nó cộng lại. Những khoản lợi nhuận trong tương lai này cũng phải được chiết khấu về giá trị hiện tại của chúng. Nguyên tắc này phù hợp với lý thuyết cho rằng kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có gì khác. Ngược lại với phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản được coi là một chiến lược dài hạn hơn. Phân tích cơ bản được xây dựng dựa trên niềm tin rằng xã hội loài người cần vốn để đạt được tiến bộ và nếu một công ty hoạt động tốt, công ty đó sẽ được thưởng thêm vốn và dẫn đến giá cổ phiếu tăng vọt. Phân tích cơ bản được các nhà quản lý quỹ sử dụng rộng rãi vì nó hợp lý, khách quan nhất và được thực hiện từ những thông tin có sẵn công khai như phân tích báo cáo tài chính. Một ý nghĩa khác của phân tích cơ bản là phân tích công ty từ dưới lên, nó đề cập đến phân tích từ trên xuống từ phân tích đầu tiên về nền kinh tế toàn cầu, tiếp theo là phân tích quốc gia, sau đó là phân tích ngành và cuối cùng là phân tích cấp độ công ty. Phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là một phương pháp phân tích để phân tích và dự báo hướng của giá thông qua nghiên cứu dữ liệu thị trường trong quá khứ (lịch sử giao dịch), chủ yếu là biến động giá và khối lượng giao dịch. Hiệu quả của phân tích kỹ thuật bị tranh cãi bởi giả thuyết thị trường hiệu quả, trong đó giả thiết rằng giá thị trường chứng khoán về cơ bản là không thể đoán trước được, và nghiên cứu xem liệu phân tích kỹ thuật có mang lại lợi ích gì hay không đã tạo ra nhiều kết quả khác nhau. Các nhà phân tích kỹ thuật hoặc tác giả vẽ biểu đồ thường ít quan tâm đến bất kỳ nguyên tắc cơ bản nào của công ty. Họ tìm cách xác định khả năng biến động giá cổ phiếu trong tương lai chủ yếu dựa trên xu hướng của giá trong quá khứ (một dạng phân tích chuỗi thời gian). Các kỹ thuật được sử dụng như trung bình di chuyển theo cấp số nhân (EMA), bộ dao động, mức hỗ trợ và kháng cự hoặc các chỉ báo động lượng và khối lượng. Phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn cho các chiến lược ngắn hạn hơn là các chiến lược dài hạn. Và do đó, nó phổ biến hơn nhiều trên thị trường hàng hóa và ngoại hối, nơi các nhà giao dịch tập trung vào biến động giá ngắn hạn. Có một số giả định cơ bản được sử dụng trong phân tích này, đầu tiên là mọi thứ quan trọng về một công ty đều đã được định giá vào cổ phiếu, mặt khác là giá di chuyển theo xu hướng và cuối cùng là lịch sử (về giá) có xu hướng lặp lại, chủ yếu là do tâm lý thị trường. Chú thích Tham khảo Graham, B. The Intelligent Investor HarperCollins; Rev Ed edition, 2003. Lo, A.W. and Mackinlay, A.C. A Non-Random Walk Down Wall Street 5th Ed. Princeton University Press, 2002. Azoff, E.M. Neural Network Time Series Forecasting of Financial Markets John Wiley and Sons Ltd, 1994. Christoffersen, P.F. and F.X. Diebold. Financial asset returns, direction-of-change forecasting, and volatility dynamics. Management Science, 2006. 52(8): p. 1273-1287 Thị trường chứng khoán
19853951
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p%20%C4%91%E1%BB%93ng%20k%E1%BB%B3%20h%E1%BA%A1n
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là một hợp đồng không chuẩn hóa (Non-standardized) giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng kỳ hạn được phân nhóm là một loại công cụ phái sinh. Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2019 đã giải thích thuật ngữ về hợp đồng kỳ hạn: "Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai". Đặc điểm Đây là một thỏa thuận trong đó một người mua và người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định trước. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn bao gồm: Giá cả và khối lượng giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai Chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên những ước tính mang tính cá nhân Khi có sự thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Bên đồng ý mua tài sản cơ bản trong tương lai giả định vị thế mua và bên đồng ý bán tài sản trong tương lai giả định vị thế bán. Giá thỏa thuận được gọi là giá giao hàng, bằng giá kỳ hạn tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giá của công cụ cơ bản, dưới bất kỳ hình thức nào, được thanh toán trước khi quyền kiểm soát công cụ thay đổi. Đây là một trong nhiều hình thức lệnh mua/bán trong đó ngày và giờ giao dịch không giống với ngày giá trị nơi chứng khoán được trao đổi. Hợp đồng kỳ hạn, giống như các loại chứng khoán phái sinh khác, có thể được sử dụng để dự phòng rủi ro (thường là rủi ro tiền tệ hoặc tỷ giá hối đoái), như một phương tiện đầu cơ hoặc để cho phép một bên tận dụng lợi thế của chất lượng của công cụ cơ bản nhạy cảm với thời gian. Chú thích Tham khảo John C. Hull (2000), Options, Futures and Other Derivatives, Prentice-Hall. Abraham Lioui & Patrice Poncet (March 30, 2005), Dynamic Asset Allocation with Forwards and Futures, Springer Keith Redhead (31 October 1996), Financial Derivatives: An Introduction to Futures, Forwards, Options and Swaps, Prentice-Hall Allaz, B. and Vila, J.-L., Cournot competition, futures markets and efficiency, Journal of Economic Theory 59,297-308. Understanding Derivatives: Markets and Infrastructure Federal Reserve Bank of Chicago, Financial Markets Group Forward Contract Definition - Investopedia Chứng khoán
19853952
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A2y%20qu%E1%BB%B9
Gây quỹ
Gây quỹ (Fundraising) là quá trình tìm kiếm và thu nhận các khoản đóng góp tài chính (quyên góp) tự nguyện bằng cách thu hút sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ. Mặc dù việc gây quỹ thường đề cập đến nỗ lực thu thập tiền cho tổ chức phi lợi nhuận (NPO), nhưng đôi khi nó được dùng để chỉ việc xác định và kêu gọi các nhà đầu tư hoặc các nguồn vốn khác từ doanh nghiệp vì lợi nhuận, các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các "Mạnh Thường Quân". Theo truyền thống, việc gây quỹ chủ yếu bao gồm việc yêu cầu quyên góp thông qua gây quỹ trực tiếp, chẳng hạn như gõ cửa xin tài trợ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hình thức mới như gây quỹ trực tuyến hoặc gây quỹ cấp cơ sở đã xuất hiện. Đại cương Một số nỗ lực gây quỹ đáng kể nhất ở Hoa Kỳ được thực hiện từ các trường cao đẳng và đại học. Thông thường, chương trình gây quỹ hay còn gọi là chương trình "phát triển"/"tiến bộ", tạo nên sự khác biệt giữa việc kêu gọi quỹ hàng năm và các chiến dịch lớn. Hầu hết các tổ chức đều sử dụng các cán bộ phát triển chuyên môn để tiến hành kêu gọi gây quỹ cấp cao cho toàn bộ tổ chức hoặc từng trường cao đẳng và khoa (ví dụ: Trường Nghệ thuật, Trường Toán, Trường Khoa học, cũng như các tổ chức trong khuôn viên trường như thể thao và các thư viện). Số người tham gia, thường xuyên tham gia các hoạt động "gây quỹ" như vậy sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô của tổ chức mà họ tài trợ Mặc dù ở nhiều nơi trên thế giới, các đài truyền hình công cộng hoàn toàn được chính phủ tài trợ, nhưng có nhiều quốc gia nơi một số quỹ phải đến từ sự đóng góp của công chúng. Các kỹ thuật tiếp thị trực tiếp đã được áp dụng trong khu vực phi lợi nhuận để phục vụ cho việc gây quỹ. Sự liên kết giữa các phương pháp tiếp thị trực tiếp với việc gây quỹ được cho là đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội áp dụng nó vào giữa những năm 1970. Kết quả thu được thông qua việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật tiếp thị trực tiếp đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ các hiệp hội. Trong khi chỉ có vài chục người sử dụng các kênh tiếp thị trực tiếp lớn vào năm 1975 thì ngày nay đã có hàng trăm người sử dụng chúng phổ biến. Trong trường hợp các hiệp hội, tiếp thị trực tiếp nâng cao tính ẩn danh và sự riêng tư của các khoản quyên góp, nhưng nó cũng có thể đóng vai trò là công cụ để phát triển khả năng quảng bá tiếp thị và xây dựng hình ảnh, chẳng hạn như các tổ chức phi chính phủ ở Nigeria. Nhiều hiệp hội đã chuyển việc gây quỹ một lần của họ thành các khoản quyên góp rút tiền tự động noi theo gương "Bác sĩ không biên giới". Quá trình này tương tự như kết quả của một hình thức gây quỹ khác được giới thiệu ở Pháp vào đầu thế kỷ 21 là phương pháp "gây quỹ đường phố". Việc gây quỹ đường phố bao gồm việc tuyển dụng các nhà tài trợ mới ở những nơi công cộng, tiếp cận họ để giới thiệu hiệp hội và đề xuất hỗ trợ cho các hoạt động của hiệp hội thông qua các khoản quyên góp rút tiền tự động được đảm bảo. Không giống như việc gây quỹ truyền thống, nó không thu tiền mặt hoặc séc mà thường là sự hứa hẹn quyên góp. Việc gây quỹ đường phố nhằm mục đích thiết lập một cuộc đối thoại, tạo sự kết nối với các nhà tài trợ với sự gắn bó dài lâu. Chú thích Tài chính Kinh tế học tài chính Từ thiện
19853955
https://vi.wikipedia.org/wiki/Triantafyllos%20Pasalidis
Triantafyllos Pasalidis
Triantafyllos Pasalidis (; sinh ngày 19 tháng 7 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hy Lạp hiện tại đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Salernitana tại Serie A. Sự nghiệp thi đấu Asteras Tripolis Vào ngày 14 tháng 2 năm 2017, Asteras Tripolis chính thức thông báo việc ký hợp đồng 4 năm với Pasalidis, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2017, Pasalidis có trận ra mắt giải quốc nội cho Asteras Tripolis, trong trận thua 2-1 trên sân nhà trước PAS Giannina. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2017, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp, trong trận thua 3–1 trên sân nhà trước Lamia. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2017, anh ghi bàn trong chiến thắng 3–0 trên sân khách trước Platanias tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp. OFI Vào ngày 28 tháng 5 năm 2021, OFI chính thức công bố việc ký hợp đồng 3 năm với Pasalidis. Salernitana Vào ngày 31 tháng 1 năm 2024, Pasalidis ký bản hợp đồng có thời hạn một năm rưỡi với câu lạc bộ Salernitana tại Serie A. Anh có trận ra mắt cho câu lạc bộ vùng Campania này vào ngày 4 tháng 2, trong trận hòa 0-0 với Torino, nơi anh phải rời sân ở phút thứ 73 do gặp phải một chấn thương ở vai. Sự nghiệp quốc tế Pasalidis từng có 11 lần ra sân cho đội tuyển U-21 Hy Lạp. Anh lần đầu tiên được triệu tập lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp để chuẩn bị cho trận giao hữu với Ả Rập Xê Út vào ngày 15 tháng 5 năm 2018, nhưng không được sử dụng trong trận đấu đó. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1996 Nhân vật còn sống Người Thessaloniki Cầu thủ bóng đá nam Hy Lạp Cầu thủ bóng đá nam Hy Lạp ở nước ngoài Hậu vệ bóng đá nam Trung vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Aiginiakos F.C. Cầu thủ bóng đá Asteras Tripolis F.C. Cầu thủ bóng đá OFI Crete F.C. Cầu thủ bóng đá U.S. Salernitana 1919 Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Hy Lạp Cầu thủ bóng đá Football League (Hy Lạp) Cầu thủ bóng đá Gamma Ethniki Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hy Lạp Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Hy Lạp Cầu thủ bóng đá Asteras Tripoli F.C.
19853965
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn%20Sawankhalok
Tuyến Sawankhalok
Tuyến Sawankhalok là một tuyến đường sắt nhánh tách từ Tuyến Chiang Mai chính tại nút giao Ban Dara, và kết thúc tại Sawankhalok. Có 3 nhà ga trên tuyến này: nút giao Ban Dara, Khlong Maphlap, Sawankhalok. Lịch sử Timeline Dịch vụ Ga Xem thêm Tuyến Chiang Mai chính Tham khảo Liên kết ngoài Tuyến Sawankhalok tại Rot Fai Thai Dot Com Sawankhalok Tỉnh Sukhothai
19853973
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAng%20tay
Búng tay
Búng tay là hành động tạo ra âm thanh bằng ngón tay. Về cơ bản, được thực hiện bằng cách tạo lực căng giữa ngón cái và ngón khác (ngón giữa, ngón trỏ hay ngón áp út), sau đó di chuyển mạnh ngón xuống dưới để chạm vào lòng bàn tay với tốc độ cao. Một nghiên cứu của Học viện Công nghệ Georgia vào năm 2021 đã phân tích tiếng búng tay và phát hiện ra rằng một âm thanh búng tay nhất định có thể nghe được diễn ra chỉ trong bảy mili giây. Để tham khảo, hành động chớp mắt diễn ra trong 150 mili giây. Tham khảo Cử chỉ tay Bài viết có chứa video clip
19853975
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nakaniikawa%2C%20Toyama
Nakaniikawa, Toyama
là huyện thuộc tỉnh Toyama, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của huyện là 47.275 người và mật độ dân số là 86 người/km2. Tổng diện tích của huyện là 547,5 km2. Tham khảo Huyện của Toyama
19853981
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202022%3A%20Giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%201%20Masters
Valorant Champions Tour 2022: Giai đoạn 1 Masters
Valorant Champions Tour 2022 (VCT): Giai đoạn 1 Masters, còn được gọi là Valorant Masters Reykjavík 2022, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2022. Giải đấu diễn ra từ ngày 10 đến 24 tháng 04 năm 2022 tại Reykjavík, Iceland. Thành phố trước đây cũng đã đăng cai tổ chức VCT 2021: Giai đoạn 2 Masters. Địa điểm Reykjavík là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Laugardalshöll mà không có khán giả. Thể thức Giải đấu Các đội vô địch giải đấu Challengers giai đoạn 1 của các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; và Bắc Mỹ đều được trực tiếp lọt vào tứ kết nhánh thắng. Khu vực nào trong hai khu vực Mỹ Latinh và Brazil giành chiến thắng trong vòng loại trực tiếp Nam Mỹ (trận đấu giữa hai đội á quân Challengers của 2 khu vực) sẽ giành quyền vào tứ kết cho đội thắng Challengers của họ. Tám đội còn lại được xếp hạt giống vào vòng bảng theo thể thức GSL và được chia thành hai bảng bốn đội. Giải đấu này có 12 đội được chia như bên dưới: Đội tuyển tham dự FunPlus Phoenix ban đầu đủ điều kiện tham gia Masters Giai đoạn 1 sau khi chiến thắng Challengers Giai đoạn 1 EMEA năm 2022; tuy nhiên, do hạn chế đi lại do xung đột Nga-Ukraina gây ra, họ không thể tham dự và buộc phải rút lui khỏi cuộc thi. Riot sau đó đã quyết định thay thế họ bằng Team Liquid làm đại diện thứ ba của EMEA. Với điều này, đội vẫn được thưởng 25.000$ và 200 điểm, tương đương với vị trí thứ tám - vị trí thấp nhất mà họ có thể giành được tại giải đấu. Á quân Challengers Brazil Ninjas in Pyjamas đã thắng Á quân Challengers Mỹ Latinh Leviatán tại vòng loại trực tiếp Nam Mỹ, dẫn đến vị trí của Nam Mỹ ở vòng loại trực tiếp được trao cho đội vô địch Challengers Brazil LOUD thay cho đội vô địch Challengers Mỹ Latinh KRÜ Esports. Bản đồ Danh sách 7 bản đồ thi đấu: Ascent Bind Breeze Fracture Haven Icebox Split Vòng bảng 8 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 4 đội thi đấu theo thể thức loại kép GSL. Hai đội từ khu vực EMEA không được xếp vào cùng một bảng. Các trận đấu được thi đấu theo thể thức Bo3. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng loại trực tiếp. Bảng A Bảng B Vòng loại trực tiếp 4 đội hạt giống và 4 đội lọt vào vòng loại trực tiếp sẽ thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Các trận đấu được thi đấu theo thể thức , ngoại trừ chung kết nhánh thua và chung kết tổng được thi đấu theo thể thức . Các đội trong cùng một bảng tại vòng bảng sẽ không thể cùng một nhánh ở nhánh thắng, nghĩa là họ không thể đấu với nhau cho đến chung kết nhánh thắng (nếu cả hai không xuống nhánh thua). Các đội cùng nhánh ở nhánh thắng sẽ không thể cùng một nhánh ở nhánh thua nếu cả hai đều thua, nghĩa là họ không thể đấu với nhau cho đến bán kết nhánh thua. Thứ hạng Nguồn: Tham khảo Chú thích
19853983
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aedoea
Aedoea
Aedoea là một chi bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Chi này chỉ có một loài duy nhất, Aedoea decreta, được phát hiện ở Borneo và Úc. Than khảo Natural History Museum Lepidoptera generic names catalog Arctiinae Chi bướm đêm đơn loài Bướm đêm Indonesia Bướm đêm Úc
19853985
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agylla%20%28b%C6%B0%E1%BB%9Bm%20%C4%91%C3%AAm%29
Agylla (bướm đêm)
Agylla, tên gọi cũ là Churinga, là một chi bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Chi này được khởi xướng bởi Francis Walker vào năm 1854. Loài Agylla argentea (Walker, 1863) Agylla argentifera (Walker, 1866) Agylla asakurana (Matsumura, 1931) Agylla auraria (Dognin, 1892) Agylla barbicosta Hampson, 1900 Agylla barbipalpia Schaus, 1899 Agylla beema (Moore, [1866]) Agylla corcovada (Schaus, 1894) Agylla dentifera Hampson, 1900 Agylla dognini Hampson, 1900 Agylla fasciculata Walker, 1854 Agylla flavitincta Dognin, 1899 Agylla foyi (Dognin, 1894) Agylla gigas (Heylaerts, 1891) Agylla hermanilla (Dognin, 1894) Agylla involuta Hampson, 1900 Agylla maasseni (Dognin, 1894) Agylla marcata (Schaus, 1894) Agylla marginata (Druce, 1885) Agylla metaxantha (Hampson, 1895) Agylla nivea (Walker, 1856) Agylla nochiza (Dognin, 1894) Agylla nubens (Schaus, 1899) Agylla obliquisigna Schaus, 1899 Agylla pallens (Hampson, 1894) Agylla perpensa (Schaus, 1894) Agylla polysemata Schaus, 1899 Agylla postfusca (Hampson, 1894) Agylla prasena (Moore, 1859) Agylla pulchristriata Kishida, 1984 Agylla rotunda Hampson, 1900 Agylla semirufa (Hampson, 1896) Agylla separata (Schaus, 1894) Agylla septentrionalis Barnes & McDunnough, 1911 Agylla sericea (Druce, 1885) Agylla sinensis (Leech, 1899) Agylla strigula Hampson, 1900 Agylla tobera (Dognin, 1894) Agylla tolteca (Schaus, 1889) Agylla tumidicosta Hampson, 1900 Agylla umbrifera (Felder, 1874) Agylla umbrosa (Dognin, 1894) Agylla venosa (Schaus, 1894) Agylla virago Rothschild, 1913 Agylla vittata (Leech, 1899) Agylla zopisa (Dognin, 1894) Agylla zucarina (Dognin, 1894) Tham khảo Lithosiina
19853986
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agylla%20pulchristriata
Agylla pulchristriata
Agylla pulchristriata là một loài bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae được mô tả lần đầu bởi Yasunori Kishida năm 1984. Loài này được phát hiện ở Đài Loan. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1984 pulchristriata Bướm đêm Đài Loan
19853989
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agylla%20asakurana
Agylla asakurana
Agylla asakurana là một loài bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Loài này được mô tả lần đầu bởi Matsumura Shōnen vào năm 1931. Loài này được tìm thấy ở Đài Loan. Tham khảo Bướm đêm được mô tả năm 1931 asakurana Bướm đêm Đài Loan
19853990
https://vi.wikipedia.org/wiki/Apaidia
Apaidia
Apaidia là một chi bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Chi này được đề xuất bởi George Hampson vào năm 1900. Loài Apaidia barbarica Legrand, 1939 Apaidia mesogona (Godart, 1822) Apaidia rufeola (Rambur, 1832) Tham khảo
19853991
https://vi.wikipedia.org/wiki/Areva%20%28b%C6%B0%E1%BB%9Bm%20%C4%91%C3%AAm%29
Areva (bướm đêm)
Areva là một chi bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Loài Areva albogrisea Rothschild, 1912 Areva laticilia Walker, 1854 Areva subfulgens Schaus, 1896 Areva trigemmis Hübner, 1827 Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera generic names catalog
19853992
https://vi.wikipedia.org/wiki/Asiapistosia
Asiapistosia
Asiapistosia là một chi bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae. Hầu hết các loài thuộc chi này từng được xếp vào chi Eilema. Loài Asiapistosia subnigra (Leech, 1899) Asiapistosia stigma (C.L. Fang, 2000) Tham khảo Asiapistosia
19853993
https://vi.wikipedia.org/wiki/Asiapistosia%20stigma
Asiapistosia stigma
Asiapistosia stigma là một loài bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae được mô tả lần đầu bởi Cheng-Lai Fang năm 2000. Loài này được tìm thấy ở các tỉnh Trung Quốc, bao gồm Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Bắc và Quảng Đông. Tham khảo Liên kết ngoài , 2000: Fauna Sinica. Insecta. 19. Lepidoptera. Arctiidae. Beijing: Science Press, 590 p., 20 pl. (In Chinese). Bướm đêm được mô tả năm 2000 Asiapistosia Bướm đêm châu Á
19853994
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jack%20Harlow
Jack Harlow
Jackman Thomas Harlow (nghệ danh: Jack Harlow, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1998) là nam rapper, ca sĩ người Mỹ. Anh bắt đầu sự nghiệp âm nhạc vào năm 2015 và đã phát hành một số EP, mixtape cũng như album phòng thu. Năm 2018, anh ký hợp đồng với hãng đĩa Generation Now của hai nghệ sĩ Don Cannon và DJ Drama, một thương hiệu trực thuộc Atlantic Records. Harlow nổi tiếng toàn cầu vào năm năm 2020 với đĩa đơn "Whats Poppin" khi ca khúc lọt top thịnh hành trên mạng xã hội TikTok. Sau bản remix với DaBaby, Tory Lanez và Lil Wayne, bài hát vuơn lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Mỹ và nhận được một đề cử giải Grammy cho "Màn trình diễn Rap xuất sắc nhất". Cùng năm, anh phát hành album phòng thu đầu tay Thats What They All Say, album đạt chứng nhận bạch kim của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Năm 2021, anh là ca sĩ khách mời trong bài hát "Industry Baby" của Lil Nas X, ca khúc đạt hạng nhất Billboard Hot 100 và là bài hát đạt hạng nhất đầu tiên của anh. Album thứ hai, Come Home the Kids Miss You (2022) tiếp tục cho ra mắt thêm đĩa đơn hạng nhất nữa là "First Class". Năm 2023, anh hợp tác với Jungkook trong ca khúc "3D" đạt hạng năm, trong khi đó, đĩa đơn "Lovin on Me" đạt hạng nhất Hot 100. Harlow đã nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm giải "Nghệ sĩ mới hàng đầu" tại Giải thưởng Âm nhạc Billboard năm 2021. Cùng năm, anh được tờ Variety vinh danh là "Người tạo hit của năm", cũng như góp mặt trong "Danh sách 30 người thành công dưới 30 tuổi" của Forbes. Năm 2023, anh có vai diễn đầu tay Jeremy trong phim điện ảnh White Men Can't Jump do Calmatic đạo diễn, bản làm lại của phim cùng tên năm 1992. Tiểu sử Jackman Thomas Harlow sinh ra tại thành phố Louisville, Kentucky trong một gia đình gốc Pháp và Ireland. Cha mẹ anh là Maggie (nhũ danh: Payette), một nữ doanh nhân, và Brian Harlow, lớn lên trong một trang trai nuôi ngựa ở vùng Shelbyville. Anh có một em trai tên Clayborn Harlow. Danh sách nhạc Thats What They All Say (2020) Come Home the Kids Miss You (2022) Jackman (2023) Tham khảo Liên kết ngoài Nghệ sĩ của Atlantic Records Người Mỹ gốc Ireland Người Mỹ gốc Pháp Nam ca sĩ tự sáng tác Mỹ Rapper Mỹ thế kỷ 21 Nhân vật còn sống Sinh năm 1998
19853998
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hugo%20%28ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%29
Hugo (chương trình truyền hình)
Hugo (tiếng Đan Mạch: Skærmtrolden Hugo, thường được gọi là "Hugo the Troll" trong tiếng Anh) là chương trình truyền hình tương tác dành cho trẻ em do Interactive Television Entertainment (ITE) sản xuất. Kể từ khi ra mắt lần đầu trên TV2 vào năm 1990, Trò chơi truyền hình trực tiếp nổi tiếng này đã được phát sóng ở hơn 40 quốc gia. Khán giả của chương trình sử dụng điện thoại của họ để điều khiển nhân vật chính là một "quỷ lùn" nhỏ đầy thiện cảm tên là Hugo, trong nhiều tình huống trò chơi điện tử đơn giản khác nhau để giúp anh dũng cảm vượt qua nhiều nguy hiểm khác nhau. Thông thường, mục tiêu của trò chơi là tiếp cận và đánh bại một mụ phù thủy độc ác Scylla và giải cứu gia đình của Hugo, sau đó người chơi sẽ được thưởng dựa trên thành tích của họ. Chương trình đã được chuyển thể thành nhiều bản phát hành trò chơi điện tử và nhiều loại hàng hóa cũng như phương tiện truyền thông khác trong một nhượng quyền thương mại hàng hóa và phương tiện truyền thông mở rộng. Chương trình Hugo được sáng tạo bởi SilverRock Productions (Đan Mạch), sau này được gọi là ITE từ năm 1992, ban đầu được sản xuất cho Nordisk Film. Nó được phát sóng lần đầu tiên trên kênh truyền hình Đan Mạch TV2 như một phần của chương trình Eleva2ren vào tháng 9 năm 1990, sau thành công của chương trình trước đó của OsWALD. Chương trình có một trò chơi điện tử được thí sinh chơi từ xa qua kết nối điện thoại. Người chơi được chọn ngẫu nhiên trong số những người gọi sẽ có nhiệm vụ điều khiển nhân vật chính trên màn hình TV bằng cách nhấn các phím số trên điện thoại (1, 2, 3). hay 2, 4, 6) which represented different character actions or storyline options. Chương trình nhắm đến đối tượng trẻ em từ 4 đến 14 tuổi. Độ tuổi mục tiêu được trình bày thay thế là 2 đến 12 và khác nhau tùy thuộc vào quốc gia trong nội dung được cấp phép, ví dụ 6 đến 16 ở Bồ Đào Nha và 6 đến 14 ở Việt Nam, với một số phiên bản dành cho gia đình (chơi theo nhóm) hoặc thậm chí là phiên bản dành cho người lớn. Chương trình gốc Skærmtrolden Hugo ("Hugo the Screen Troll") đã thành công ngay lập tức đạt được tỷ suất người xem truyền hình trung bình cực kỳ cao là 42% và được phát sóng liên tục trên TV2 trong 5 năm. Kể từ đó, Hugo đã được cấp giấy phép cho hơn 40 (43 vào năm 2007) các chương trình truyền hình trên khắp thế giới, bắt đầu với phiên bản tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp năm 1992. Nhiều khán giả quốc tế tin rằng chương trình này có nguồn gốc từ đất nước của họ, vì Hugo chỉ nói tiếng Đan Mạch trong phiên bản gốc của Đan Mạch. Thành công của chương trình trên toàn thế giới cũng truyền cảm hứng cho một số chương trình tương tự khác trong những năm 1990, chẳng hạn như Games World (Anh/Đức 1993-1998), Pizza Rollo (Pháp 1994-1995), Joe Razz (Thụy Điển 1994), Game Over (Phần Lan 1994-1997), Galilei the Dog (Phần Lan 1996-1997), Maxihra (Slovakia 1997-2000) và Throut & Neck (Đan Mạch/Brazil 1997-1999). Cốt truyện, lối chơi và luật chơi Mùa đầu tiên của chương trình, chiếu trên truyền hình Đan Mạch trong một năm, chỉ có nhân vật hoạt hình chính được đặt trong một thế giới hoạt hình máy tính. Nhân vật chính - Hugo là một quỷ lùn thân thiện và nhỏ bé nhưng dũng cảm và tháo vát, vui vẻ, quỷ lùn Scandinavia 220 tuổi (vẫn còn là một độ tuổi trẻ đối với một quỷ lùn), người sẽ điều hướng mê cung trong một mỏ vàng cũ đầy nguy hiểm để tìm kiếm kho báu ẩn giấu, chuyển động của anh được người chơi điều khiển thông qua một chiếc điện thoại bấm nút. Mùa đầu tiên giới thiệu cách Hugo trong trò chơi thường giao tiếp với người chơi để nhận xét về tiến trình của trò chơi (ngoài phần bình luận của những người dẫn chương trình trực tiếp đang quan sát trong trường quay), cũng như giới thiệu nhiều loại hoạt hình cắt cảnh khác bao gồm những hình ảnh động hài hước về một tai nạn bất ngờ. Trong mùa tiếp theo, chương trình đã được mở rộng đáng kể cho những cuộc phiêu lưu mới theo yêu cầu của Nordisk Film, yêu cầu có thêm nhân vật, nữa là người vợ yêu quý 215 tuổi của Hugo là Hugolina (Hugoline) và ba đứa con của họ: Rit (TrolleRit), Rat (TrolleRat) và Rut (TrolleRut, Ruth ở một số quốc gia), ở độ tuổi từ 20 (trẻ mới biết đi) đến 50 (đứa trẻ nhỏ). Ngoài ra còn có thêm kẻ thù không đội trời chung của Hugo, mụ phù thủy cổ đại xinh đẹp nhưng đáng ghét và độc ác được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới với cái tên Scylla, nhưng ban đầu được đặt tên là Afskylia ở Đan Mạch (với một số tên thay thế trong các phiên bản tiếng nước ngoài, chẳng hạn như Hexana trong tiếng Đức, Maldicia trong tiếng Tây Ban Nha), Maldiva bằng tiếng Bồ Đào Nha, Mordana bằng tiếng Croatia, tiếng Bosnia và tiếng Slovenia, Skylla bằng tiếng Thụy Điển, Tarastella bằng tiếng Phần Lan, Cadı Sila bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Simla bằng tiếng Việt). Mối đe dọa khủng khiếp của vương quốc Trollwood (nơi cô bị một phù thủy gài bẫy từ rất lâu trước đây) và hơn thế nữa, cô liên tục bắt cóc gia đình Hugo để anh cố gắng giải cứu họ và đánh bại cô. Các phiên bản sau dần dần mở rộng khái niệm này để liên quan đến nhiều nhân vật tốt (bạn của Hugo) và ác nhân (tay sai của Scylla) nói chuyện và động vật hình người hoặc động vật thông thường. Scylla vẫn là nhân vật con người duy nhất trong trò chơi (không tính người thợ mỏ cũ của kịch bản gốc) gặp trong bối cảnh lớn của trò chơi về Đan Mạch thời hiện đại. Tuy nhiên, nhiều nhân vật con người sau đó đã xuất hiện trong những năm 2000, Agent Hugo - loạt trò chơi khởi động lại lấy bối cảnh ở một thế giới công nghệ cao thay thế. Nội dung tiêu chuẩn quen thuộc trên toàn cầu của các chương trình Hugo và các quy tắc cơ bản tiếp theo đã được thiết lập vào năm 1991 bởi mùa thứ hai được mở rộng rất nhiều của chương trình gốc Đan Mạch, kể về cuộc hành trình của Hugo tìm kiếm gia đình và phù thủy. Mục tiêu của cuộc thi là điều khiển Hugo trên màn hình thông qua một loạt tình huống trò chơi nhất định, mỗi tình huống được tạo thành từ hai chiều (cuộn sang bên) hoặc giả ba chiều (nhìn từ phía sau Hugo) cấp độ đại diện cho một cuộc phiêu lưu khác, để tiếp cận gia đình anh đang bị giam giữ trong hang ổ đầu lâu của Scylla trước khi hết ba mạng sống. Hugo sẽ liên tục di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau (ví dụ: cưỡi ván trượt tuyết xuống núi hoặc trượt ván trên nửa ống như máng cối xay nước khô hoặc lái máy bay hai tầng cánh qua cơn giông bão) trong khi tránh chướng ngại vật cản đường và sống sót sau các loại phù thủy, bẫy và phép thuật ma thuật độc ác của cô. Thông thường, người chơi phải phản ứng với phong cách Dragon's Lair, mặc dù lặp lại nhiều hơn nhưng ít kịch bản hơn, sự kiện thời gian nhanh yêu cầu người gọi nhấn đúng nút đúng lúc. Việc không tránh được bất kỳ nguy hiểm nào đã khiến một trong những Hugo bị tai nạn giao thông. Trạng thái trò chơi kết thúc có thể được kích hoạt thêm do hết thời gian (thường được thể hiện bằng một loại nguy hiểm chết người nào đó liên tục đuổi theo Hugo, chẳng hạn như tuyết lở hoặc lũ lụt, hoặc bởi lượng nhiên liệu hoặc oxy còn lại của anh) hoặc bằng cách nhập sai chuỗi câu đố giống như mật khẩu ở cuối một số cấp độ (cấp độ sau yêu cầu người chơi trước tiên phải khám phá và ghi nhớ lời giải, được trình bày dưới dạng một bộ ba ký hiệu cụ thể được ngẫu nhiên hóa cho mỗi phiên, sau đó nhập nó một cách chính xác). Thất bại trong bất kỳ trường hợp nào như vậy sẽ khiến trò chơi kết thúc ngay lập tức, bất kể có bao nhiêu mạng sống còn lại được dự trữ. Một số tình huống còn yêu cầu người chơi sử dụng bản đồ theo cấp độ (đồng thời tiếp tục đếm ngược thời gian trong khi kiểm tra nó) vì Hugo sẽ phải tiếp tục lựa chọn chính xác giữa các con đường xen kẽ, trong đó việc chọn sai cuối cùng sẽ khiến Hugo đi vào đường cụt. Trong khi tiến tới một trong những nơi ẩn náu của phù thủy, người chơi có cơ hội thu thập kho báu rải rác (ban đầu chủ yếu là các thỏi và túi vàng) để tăng điểm trò chơi của họ. Trong suốt quá trình chơi, Hugo thường đưa ra nhiều thông điệp trực tiếp cho người chơi trong các đoạn cắt cảnh, khuyến khích họ bằng những câu cửa miệng có vần điệu khi phá vỡ bức tường thứ tư. Mất bất kỳ mạng sống nào cũng sẽ phát một đoạn cắt cảnh có liên quan cho thấy Hugo bị tai nạn giao thông hoặc bị dừng lại theo cách hoạt hình, thường thốt ra những câu mỉa mai để bình luận về điều này. Trong khi đó, Scylla quan sát Hugo qua quả cầu ma thuật của mình, sẽ cười lớn trước những lỗi nhỏ của người chơi (chẳng hạn như nhặt túi đá làm giảm điểm của trò chơi) và thỉnh thoảng phản ứng với sự tiến bộ của Hugo trong các đoạn cắt cảnh của chính cô. Hình ảnh tiêu biểu nhất trong số những cảnh như vậy liên quan đến ảo ảnh Hugo gõ vào màn hình TV từ bên trong khi anh ta ở mạng sống cuối cùng và một hình ảnh động tương tự về cảnh Scylla dùng móng tay cào vào màn hình trước khi chế nhạo người chơi về việc Hugo vô vọng trước cô. Trong khi đó, những người dẫn chương trình truyền hình cũng cổ vũ những người gọi, cũng như khán giả trực tiếp nếu có mặt. Sau khi kết thúc trò chơi chính bằng thắng hoặc thua (chỉ thắng ở một số phiên bản), số điểm điểm sẽ xác định giá trị giải thưởng trong thế giới thực sẽ được trao cho người chơi, được tính tùy thuộc vào số lượng vàng và các thứ khác những vật có giá trị được thu thập trên đường đi, nếu mạng sống bị mất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số. Những giải thưởng như vậy rất đa dạng trong các chương trình khác nhau trên khắp thế giới. (Ví dụ ở Ba Lan, ngay cả những vật phẩm giải thưởng cũng có giá trị.) Thông thường, một số người sẽ tham gia với tư cách là người chơi trong nửa giờ phát sóng thông thường. Trò chơi đôi khi có thể trở nên khó chơi hơn nhiều do vấn đề về độ trễ đầu vào. Một phần thưởng lớn tiềm năng đang chờ đợi những người kết thúc thành công (các) kịch bản nhất định, trong cảnh cuối cùng mang tính biểu tượng, trong đó Hugo đã đến đích và giờ đang đối mặt với Scylla. Cô sẽ đưa cho Hugo một bộ dây treo bên cạnh gia đình bị bắt cóc của anh đang quan sát từ lồng của họ, và bây giờ người chơi phải chọn giữa ba hoặc bốn lựa chọn, trong đó may mắn tuyệt đối sẽ quyết định cả liệu gia đình quỷ lùn có thể được giải cứu hay không và số phận của mụ phù thủy. Tùy thuộc vào sợi dây nào được kéo, Hugo có thể vừa giải phóng gia đình mình vừa đánh bại Scylla một cách dứt khoát (người sẽ bị trói một cách kỳ diệu và thoát khỏi sự trợ giúp của thiết bị phóng lò xo trong kết quả tốt nhất là chiến thắng trong trò chơi). Cuối cùng thì chiến thắng thuộc về Scylla (bắt Hugo và xử lý anh theo cách tương tự trong một trò chơi thay thế trong trạng thái thua cuộc) hoặc gia đình sẽ được giải thoát nhưng với Scylla sẽ bỏ trốn (biến mình thành một con đại bàng để trốn thoát an toàn trong niềm hạnh phúc kinh điển), một số phiên bản khác còn khiến mụ phù thủy mất đi tuổi trẻ và sắc đẹp và trở thành một cụ bà gù lưng gớm ghiếc. Theo đó, điểm số được nhân đôi (gấp ba ở một số phiên bản), giảm một nửa (xóa hoàn toàn ở một số phiên bản) hoặc giữ nguyên ở trạng thái hiện tại (tăng gấp đôi ở một số phiên bản). Trong những năm tiếp theo, không chỉ nhiều kịch bản mới mà cả những cảnh kết thúc thay thế cũng đã được thêm vào chương trình (và cả loạt phim chuyển thể từ trò chơi điện tử của nó), một trong số chúng không còn dựa trên cơ hội nữa và liên quan đến việc Hugo phải ăn trộm chìa khóa căn phòng chứa kho báu của Scylla trong khi tránh được bùa chú tia sét của cô. Format chương trình mới mang tên Hugo: Jungle Island (Hugo Vulkanøen) công chiếu ở Đan Mạch vào tháng 1 năm 1999, thay thế nội dung của tất cả các chương trình Hugo kể từ thời điểm đó (thường vẫn là Hugo, với phụ đề Jungle Island được giới hạn ở các chuyển thể trò chơi điện tử của nó). Bối cảnh của nó thay đổi từ những khu rừng ma thuật quen thuộc ở Bắc Âu thành một hòn đảo xa xôi và kỳ lạ ở đâu đó dọc theo bờ biển Peru, nơi Scylla đã chuyển đến sau khi một lần nữa bắt cóc gia đình Hugo và xây dựng một ngôi nhà mới cho chính mình trên đỉnh một ngọn núi lửa nằm ở vùng biển Peru - trung tâm của hòn đảo. Những con đường khác nhau dẫn đến đó luôn đầy rẫy cạm bẫy, và giờ đây cũng có những tên cướp biển trung thành với phù thủy và tràn ngập những con khỉ ngu ngốc và xấu tính mà bà ta cử đi truy lùng Hugo. Nó có các kịch bản chính và cảnh kết thúc hoàn toàn khác nhau, với kim cương thay thế vàng làm vật phẩm ghi điểm, cũng như giới thiệu một số nhân vật chính mới như tay sai chính tận tụy của Scylla, Don Croco và những người trợ giúp và hướng dẫn động vật biết nói địa phương của Hugo, Fernando và Jean Paul. Như trước đây, trò chơi kết thúc với cuộc đối đầu cuối cùng dựa trên cơ hội với Scylla, có hai phiên bản khác nhau (chọn đúng loại thuốc tiên ma thuật hoặc kéo đúng cần gạt), nhưng cả hai lần này chỉ có hai kết quả có thể xảy ra: Hugo sẽ hoặc thất bại hoàn toàn nếu không anh ta sẽ lén lút giải thoát gia đình mình và bắt giữ mụ phù thủy mà không đạt được kết quả gì. Một kịch bản Đảo rừng cụ thể, lấy bối cảnh bên trong thế giới gương ma thuật kỳ lạ của Scylla từ trò chơi điện tử năm 2002 - Hugo: The Evil Mirror, đã được phát sóng ở một số quốc gia chọn lọc như Ba Lan. Sản xuất Hugo được sáng tạo bởi nhà làm phim hoạt hình Niels Krogh Mortensen sau khi người sáng lập ITE Ivan Sølvason ủy quyền cho ông thiết kế một trò chơi mới do Pekka Kossila sản xuất để Eleva2ren thay thế OsWALD trước đó của họ. Nhân vật quỷ lùn ban đầu được miêu tả bởi Michael Brockdorf, người đã phát triển giọng nói khi phục vụ trong Quân đội Đan Mạch. Kể từ đó, một số người khác đã đảm nhận vai trò lồng tiếng cho nhân vật, bao gồm Amin Jensen và Torben Simonsen. Hugolina ban đầu được lồng tiếng bởi Louise Engell, em gái của Thomas Engell, người sáng tác nhạc giao hưởng của chương trình và hiệu ứng âm thanh 18-bit của nó. Mẹ của họ, Winnie Engell là người lồng tiếng ban đầu cho nhân vật phản diện Scylla, có thiết kế hình ảnh được mô phỏng theo Vivi Feltman, dì của nhà sản xuất Hugo Sølvason. Đồ họa pixel ban đầu của trò chơi được tạo ra bởi Mortensen với sự hỗ trợ của anh trai Lars bằng Deluxe Paint. Công ty mở rộng sẽ tiếp tục phát triển lối chơi và nội dung cơ bản của chương trình, cũng như phần cứng máy tính để chạy chương trình trong hơn thập kỷ. Tuy nhiên, phần nội dung còn lại của mỗi chương trình được cấp phép đều được các công ty khác nhau ở quốc gia của họ sản xuất tại địa phương, được họ điều chỉnh cho phù hợp với khán giả địa phương. Vì Hugo và các nhân vật khác chỉ nói tiếng Đan Mạch ở Đan Mạch nên khán giả ngoài nước thường tin rằng các chương trình bản địa hóa của họ là những phát minh của địa phương. Công nghệ Đối với Hugo và các dự án chương trình truyền hình liên quan, ITE đã tạo ra hệ thống máy tính được thiết kế riêng có tên ITE 3000, có thể chuyển đổi bất kỳ điện thoại nút bấm nào từ tín hiệu đa tần âm kép (DTMF - dual-tone multi-frequency signaling) thành các lệnh điều khiển cho nhân vật trong trò chơi, cho phép người gọi tương tác từ xa với hành động trên TV từ nhà của họ trong quá trình phát sóng trực tiếp. Điều này phức tạp và khó sử dụng, hệ thống dựa trên hai máy tính Amiga 3000 kết hợp với hệ thống điều khiển âm thanh mới, bộ lấy mẫu MIDI và phần cứng khác, tất cả đều có giá 100.000 USD. Các phiên bản đặc biệt phải được sửa đổi để phù hợp với hệ thống điện thoại ở một số quốc gia như Tây Ban Nha. ITE 3000 sau đó được thay thế bằng ITE 4000 dựa trên PC, sử dụng Hệ thống mặt nạ hoạt hình chụp chuyển động thời gian thực (AMS - Animation Mask System). Hệ thống mới được phát minh bởi Bjarne Sølvason (cha của Ivan) và có thể chuyển bộ phận, đầu, chuyển động của mắt và nét mặt của diễn viên sang nhân vật Hugo trên màn ảnh. Nam diễn viên lồng tiếng cho Hugo đội một chiếc mũ bảo hiểm có chứa các cảm biến có thể ghi lại nét mặt của anh và chuyển chúng sang nhân vật, tuy nhiên, tất cả chuyển động cơ thể của nhân vật đều đã được kết xuất trước. Năm 1996, ITE đã tạo ra một hệ thống đồ họa 3D cho Hugo bằng cách sử dụng Silicon Graphics' Onyx Reality Engine. Một công nghệ mới dành cho hoạt hình 3D thời gian thực của Hugo đã được ra mắt vào năm 2005, nhưng chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, đặc biệt là sang các nước châu Á. Danh sách chương trình Phiên bản địa phương theo quốc gia Hugo chưa bao giờ được phát sóng ở Nam Phi vì đài truyền hình địa phương tham gia đàm phán cấp phép đã yêu cầu ITE loại bỏ sừng trong tất cả hoạt hình của tất cả các trò chơi, vì những khán giả mê tín của họ tin rằng Hugo sẽ xuất hiện như một con quỷ theo tín ngưỡng địa phương. Sừng của Hugo cũng gây ra vấn đề ở Trung Đông. Argentina A Jugar Con Hugo của Argentina được chiếu trên Magic Kids và đẫn dắt bởi người dẫn chương trình nổi tiếng Gabriela "Gaby" Royfe, đã lên sóng bảy mùa (343 tập), giành được Giải thưởng Martín Fierro cho "Chương trình dành cho trẻ em hay nhất" năm 2003. Chương trình được sản xuất bởi Promofilm, và dàn diễn viên của chương trình bao gồm Carlos Burgos (kịch bản cổ điển), César Ledesma (1999 - tháng 4 năm 2002) và Cristian Bello (cho đến cuối chương trình) lồng tiếng Hugo, và Roxana Pulido lồng tiếng cả Hugolina và Scylla. Một tạp chí giấy cũng đã được xuất bản cho chương trình. Năm 2016, Gaby Royfe trở lại dẫn chương trình một lần nữa, lần này sử dụng Internet và ứng dụng di động thay vì tivi và điện thoại cố định ban đầu. Sự kiện kỷ niệm 30 năm này có sự tham dự trực tiếp của 1.600 khán giả và được nửa triệu người theo dõi trên truyền hình. Sau đó, cô sẽ dẫn chương trình tái hiện Hugo tại các sự kiện khác. Định dạng Hugo cũng được sao chép trong trò chơi truyền hình Kito Pizzas của Magic Kids vào đầu những năm 2000. Bosnia và Herzegovina Ở Bosnia và Herzegovina, Hugo được phát sóng từ năm 1995 đến năm 2004 trên đài công cộng kênh liên bang quốc gia, nơi chương trình được dẫn dắt bởi Emela Burdžović, Mario Drmać và Elvir Hadžijamaković. Dàn diễn viên lồng tiếng bao gồm Mirela Lambić lồng tiếng Hugolina. Brasil Chương trình Hugo của Brasil (sau này là Hugo Game), được phát sóng trên CNT Gazeta, đạt đỉnh 500% so với mức xếp hạng dự kiến, với kỷ lục 1,8 triệu người gọi trong một ngày, dẫn đến hỏa hoạn do quá tải tại hai tổng đài điện thoại. Chương trình do Herbert Richards đạo diễn và Mateus Petinatti và Vanessa Vholker chủ trì, những người sau này được thay thế bởi Andréa Pujol và Rodrigo Brassoloto. Thay vì quỷ lùn, phiên bản đồng quê của nhân vật Hugo được thể hiện dưới dạng yêu tinh. Lúc đầu, Hugo được thể hiện trong trường quay bởi một con rối hoạt hình, sau đó chỉ xuất hiện trên màn ảnh trường quay và được lồng tiếng bởi Orlando Viggiani. Chile Hugo thành công ở Chile, nơi chương trình nhanh chóng được kéo dài từ phân đoạn 15 phút lên 30 phút vào nửa cuối năm 1995, trước khi nhận được khung thời gian một giờ hàng ngày trên Televisión Nacional de Chile (TVN) với tên La Hora de Hugo ("Giờ Hugo"). Những người chiến thắng trong các tập phát sóng hàng ngày sẽ gặp nhau trong đêm chung kết cuối tuần, và nhà báo tên là Hugomovil ('Hugomobile') đã đi khắp Santiago để phỏng vấn những người tham gia chương trình. Chương trình ban đầu được dẫn dắt bởi Ivette Vergara cho đến khi cô mang thai và sau đó là Andrea Molina, với Sandro Larenas lồng tiếng Hugo và bài hát chủ đề mở đầu do Willy Sabor (Guillermo Andres Gonzalez Bravo) trình bày. Một định dạng tương tự đã được sử dụng trong chương trình trò chơi điện tử Sega Action. Trung Quốc Tại Trung Quốc, Hugo được biết đến như một "quỷ lùn châu Âu" và những người tham gia chơi trò chơi trong trường quay. Chương trình không thể được phát sóng trực tiếp và do đó cũng không thể phát từ xa, vì chính quyền yêu cầu độ trễ ít nhất 30 giây để cắt nguồn cấp dữ liệu trong trường hợp có ai nói bất cứ điều gì tiêu cực về chính phủ. Croatia Ở Croatia, chương trình lên sóng trong 8 năm từ 1996 đến 2004 trên đài công cộng Croatian Radiotelevision (HRT). Phiên bản Hugo của Croatia rất nổi tiếng, đặc biệt là vào cuối những năm 1990 vào thời điểm có lượng người xem trung bình là 800.000. Chương trình được giới thiệu bởi Boris Mirković, Ivana Plechinger và Kristijan Ugrina, với Hugo do Ivo Rogulja lồng tiếng. Phần đặc biệt mang tính biểu tượng của chương trình là lời chế nhạo của Mordana (Scylla): "Tiếp tục, chọn một số, bạn chắc chắn sẽ thất bại!". Phần Lan Hugo phiên bản Phần Lan được giới thiệu bởi nhà báo chuyển sang sản xuất trò chơi Jussi-Pekka Kossila sau khi ông xem nó ở Đan Mạch vào năm 1992, hai chương trình Hugo khác nhau dài 30 phút được phát sóng cùng lúc bởi Yle TV2, một dành cho người lớn và một dành cho trẻ em, đạt được 18% thị phần vào năm 1996. Các chương trình ban đầu được giới thiệu bởi Taru Valkeapää (1993–94), người được chọn trong số 45 ứng cử viên, và sau đó là Marika Saukkonen, với Hugo do Harri Hyttinen lồng tiếng và Skylla (Scylla) do Eija Ahvo lồng tiếng. Ngay cả sau khi chương trình kết thúc, nhân vật của Hugo vẫn tiếp tục xuất hiện là người dẫn chương trình giáo dục. Hàng hóa Hugo gốc của Phần Lan bao gồm một CD nhạc phát hành DJ Hugo với các bản nhạc dance năm 1993. Pháp Phiên bản tiếng Pháp của chương trình có tên là Hugo Délire ("Hugo Madness"). Hugo Délire được chiếu trên kênh France3 và dẫn dắt bởi Karen Cheryl, với diễn viên Philippe Bruneau lồng tiếng cho Hugo, và được sản xuất bởi Tilt Productions của Jacques Antoine (sau này là Adventure Lines Productions). Chương trình thu hút trung bình 25.000 người tham gia mỗi buổi tối, con số có thể đã tăng lên 40.000 vào thời kỳ đỉnh cao của sự nổi tiếng khi nó thu hút tới 6 triệu người xem đồng thời. Chương trình đã đạt được vị thế sùng bái trong giới trẻ Pháp vào những năm 1990. Các nước nói tiếng Đức Ở Đức, Áo và Thụy Sĩ (chương trình quan trọng nhất là ở Đức), Die Hugo-Show, ghi điểm với nhạc techno, sẽ thu hút tới 200.000 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày vào thời kỳ cao điểm, đạt được 40% tỷ lệ người xem ở độ tuổi mục tiêu từ 3 đến 13 với lượng khán giả là 700.000 người ở Đức. Nó đã sử dụng một studio giống như thực tế ảo và xe tải "Hugomobile" để phát sóng trò chơi trực tiếp trên khắp đất nước trong phiên bản Das Hugo-Mobil, trở thành một chương trình đình đám. Phiên bản tiếng Đức của Hugo đã đoạt giải Cáp Vàng năm 1995 cho "Chương trình dành cho trẻ em hay nhất". Một số khách mời là nhạc sĩ nổi tiếng thỉnh thoảng xuất hiện trong chương trình, bao gồm Masterboy. Những người thuyết trình bao gồm Minh-Khai Phan-Thi, Yvette Dankou, Tania Sanchliff và Judith Hildebrandt. Sonja Zietlow dẫn dắt cho chương trình spin-off Hugo & Hexana. Phiên bản của Đức có tổng cộng 861 tập, lúc đầu dài một giờ, sau đó là nửa giờ và cuối cùng chỉ dài 10 phút. Diễn viên lồng tiếng cho Hugo ban đầu là Michael Habeck, tiếp theo là Oliver Grimm, Oliver Baier và Sven Blümel, trong khi Karen Kernke lồng tiếng cho Hexana (tên tiếng Đức của Scylla). Vào tháng 12 năm 1996, Hugo-Show được thay thế bằng chương trình trên Kabel 1 có tựa đề Hugo im Hexana-Schloss. Lâu đài là một trường quay ảo có thể đại diện cho các phòng khác nhau, thay vì một nhóm người thuyết trình, chương trình chỉ được tổ chức bởi quỷ lùn ảo (đôi khi được mô tả ở Đức là kobold) Hugo và phiên bản live-action của mụ phù thủy độc ác Hexana, do Julia Haacke thủ vai. Chỉ được phát sóng vào các buổi sáng thứ Bảy thành nhiều tập, mỗi tập dài 10 phút giữa các loạt phim hoạt hình. Phần ngoại truyện Hexana được bắt nguồn từ chương trình này, được tài trợ bởi PlayStation với tựa đề phụ là Club PlayStation. Có một tạp chí Hugo của Đức và rất nhiều loại hàng hóa, bao gồm nhiều bản phát hành CD nhạc. Ireland Ireland's Hiúdaí (the Irish name for Hugo) airing on TnaG won the Houses of the Oireachtas Channel awards "TV Presenter of the Year" in 2001 and "Personality of the Year" in 2004. Previously, Hiúdaí also surprised many when he won as the country's TV personality of the year in the Irish Film & Television Awards in 2000. The program was very different than the Danish original and most other versions. Israel Chương trình Hugo của Israel (הוגו) bắt đầu là một chương trình dài 30 phút trên Arutz HaYeladim (kênh dành cho trẻ em) và nhanh chóng trở thành chương trình nổi tiếng nhất của kênh. Chương trình đã truyền cảm hứng cho một phần phụ kéo dài ba giờ, Hugo's World, vào năm 1996, trong đó trẻ em sử dụng bàn phím số lớn để nhập các chuyển động của nhân vật. Từ năm 1997 đến năm 2001, Hugo tham gia chiến dịch an toàn điện cho trẻ em của Tập đoàn Điện lực Israel và tổ chức một cuộc thi liên quan đến chiến dịch này vào năm 1997. Những người dẫn chương trình bao gồm Tal Berman. Ngoài nhiều mặt hàng địa phương khác nhau, chương trình còn được chuyển thể thành một bộ truyện tranh nhỏ và một chương trình sân khấu ca nhạc dành cho trẻ em. Ba Lan Ở Ba Lan, chương trình Hugo chính và phần spin-off được phát sóng vào Chủ nhật (Thứ bảy sau đó), trong khi một phần spin-off khác được phát sóng từ Thứ hai đến Thứ sáu. Tất cả các chương trình này đều được chiếu trên kênh Polsat, ban đầu được quay trong trường quay dự báo thời tiết của chương trình tin tức Infomacje (tiền thân của Wydarzenia) trước khi được chuyển đến trường quay hộp xanh. Nội dung ban đầu được mô phỏng theo phiên bản tiếng Đức của chương trình, và sau đó được phát triển với sự hợp tác của Cenega phát hành trò chơi điện tử Hugo được bản địa hóa ở Ba Lan. Chương trình chính đã tạo ra hai phần spin-off: Hugo Family (lên sóng từ năm 2002 đến năm 2006), trong đó toàn bộ các gia đình cạnh tranh trong chương trình có các phần giải đố thay vì các phân cảnh hành động và không có phần kết cuối cùng, và Hugo Express (ra mắt năm 2003) phát sóng vào các ngày làm việc mà không có người dẫn chương trình và các kết thúc. Hugo là chương trình dành cho trẻ em phổ biến nhất ở Ba Lan trong nhiều năm, cùng với Hugomania cũng của Ba Lan kéo dài từ năm 2002 đến năm 2006. Trong khoảng thời gian này, một tập phát sóng sẽ được khoảng 2,5 triệu đến 3 triệu khán giả Ba Lan theo dõi vào thời điểm chương trình nổi tiếng nhất. Hugo ban đầu được dẫn dắt bởi Wojciech Asiński và Andrzej Krucz, sau đó (2005 đến 2009) được thay thế bởi Piotr Galus, trong khi Aleksandra Woźniak dẫn chương trình Hugo Family. Nhân vật Hugo ban đầu được lồng tiếng bởi Andrzej Niemirski và sau đó là Mariusz Czajka. Theo Niemirski, một tập phim có thể đã được 2,5 triệu hộ gia đình theo dõi. Tương tự như ở Đức, có một tạp chí dành cho trẻ em phát hành hàng tháng (sau này là hai tháng một lần) với tạp chí phụ về sách tô màu, bên cạnh nhiều loại hàng hóa được sản xuất tại địa phương như thực phẩm. Đã được xếp hạng là chương trình trên kênh Polsat cổ điển được nhớ đến nhiều thứ tư trong cuộc bình chọn kỷ niệm 30 năm thành lập kênh vào năm 2022. Bồ Đào Nha Ở Bồ Đào Nha, những người dẫn chương trình bao gồm Alexandra Cruz, Fernando Martins, Pedro Mendonça, Pedro Pinto, Joana Seixas và Susana Bento Ramos, và các diễn viên lồng tiếng bao gồm Frederico Trancoso (Hugo), Graça Ferreira (Hugolina) và Mónica Garcez (Maldiva/Scylla). Hugo đoạt giải thưởng Troféu Nova Gente năm 1999. Chương trình đã kết thúc phát sóng ngay sau khi Emilío Rangel trở thành đạo diễn kênh RTP1, nhưng sau đó đã được lên sóng trở lại trên RTP2 dưới dạng chương trình hàng ngày Hora H - Hugo e os amigos vào năm 2000 và Hugo, o Regresso vào năm 2001. Nga Позвоните Кузе là chương trình tương tác đầu tiên trong lịch sử truyền hình Nga, được chiếu trên kênh RTR-2 và dẫn dắt bởi Inna Gomes và Andrei Fedorov. Hugo được đổi tên thành Kuzya (Кузя), có thể theo tên Kuzya Domovoi (Домовёнок Кузя), anh hùng của loạt phim hoạt hình kinh điển của Liên Xô, được lồng tiếng bởi Aleksander Lenkov và Dmitry Polonsky, trong khi Scylla được lồng tiếng bởi Aleksandra Ravenskih. Slovenia Chương trình Hugo của Slovenia được dẫn dắt bởi Gregor Krajc (người sau này trở thành Ngoại trưởng Cộng hòa Slovenia) trên TV Slovenija Đã trở thành chương trình giải trí số 1 quốc gia vào năm 1996, đạt 38% tỷ lệ người xem trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu. Tây Ban Nha Ở Tây Ban Nha, một phần tư số người xem truyền hình đã theo dõi để xem Hugo như một phần của chương trình Telecupón trên Telecinco, một con số xem vẫn vượt trội kể từ năm 1994. Được dẫn dắt bởi Carmen Sevilla và Hugo đã được chuyển từ một quỷ lùn thành một kẻ ngang ngược. Sự thành công của chương trình ra mắt vào tháng 6 năm 1992 với tư cách là chương trình Hugo đầu tiên không phải của Đan Mạch, đã thúc đẩy việc bổ sung chương trình độc lập Hugolandia bắt đầu phát sóng ba tháng sau đó. Do Sebastian Junyent đạo diễn, Beatriz Rico, Luis Alberto Vazquez, Roma và Eva Morales dẫn chương trình. "Pepe Carabias" (José Carabias Lorenzo) lồng tiếng cho Hugo ở Tây Ban Nha. Thụy Điển Trollet Hugo (Hugo the Troll) đã rất thành công đối với trẻ em Thụy Điển trong những năm 1990. Phiên bản trên kênh TV4 của chương trình đã trở thành chương trình dành cho trẻ em được đánh giá cao nhất mọi thời đại vào năm 1996. Dàn diễn viên lồng tiếng bao gồm Staffan Thomée lồng tiếng Hugo, Annika Sundberg lồng tiếng Hugolina và Katarina Ewerlöf lồng tiếng Skylla. Thổ Nhĩ Kỳ Hugo đã trở thành chương trình dành cho trẻ em có thứ hạng cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và đạt được 12% thị phần vào thời điểm nước này mới có các kênh truyền hình tư nhân. Chương trình này cực kỳ phổ biến, đặc biệt là vào đầu năm 1993 khi được hàng triệu trẻ em theo dõi, hàng nghìn đứa trong số đó sẽ cạnh tranh để đóng vai người gọi. Chương trình chủ yếu do Tolga Abi (Tolga Gariboğlu) dẫn dắt trong hơn một thập kỷ. Ngoài ra còn có một buổi biểu diễn sân khấu theo chủ đề Hugo và một bộ sưu tập hàng hóa được sản xuất tại địa phương. Trong phiên bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Scylla (Sila, được lồng tiếng bởi Eylem Şenkal) bắt cóc gia đình Hugo để thực hiện mong muốn có được vẻ đẹp vĩnh cửu bằng cách uống mồ hôi của họ khi làm việc cho đến chết, một mô típ không được đề cập trong các phiên bản khác. Một truyền thuyết đô thị thường được lặp đi lặp lại kể về một cậu bé hét lên những lời tục tĩu với cả Hugo và người dẫn chương trình Tolga khi thua trò chơi trước khi bị cắt, nhiều người khẳng định đã chứng kiến ​​điều này được phát sóng trên truyền hình trực tiếp, mặc dù sự việc đó đã bị chính Tolga phủ nhận và không có hồ sơ nào về nó. Vương quốc Anh Ở Anh, Hugo đã được phát trên What's Up Doc? và The Shiny Show, đạt tỷ lệ người xem lên tới 38% ở phần sau. Hoa Kỳ Hugo được biết đến với cái tên 'Tino' trong một chương trình dài 6 phút thành công chạy trên kênh tiếng Tây Ban Nha Telemundo. Được dẫn dắt bởi Jessica Fox trong khi Hugo là một kẻ lừa đảo thay vì một quỷ lùn. Việt Nam Tại Việt Nam, chương trình được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2004 với tựa đề Vui cùng Hugo trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình được dẫn dắt bởi Ngọc Linh và Thanh Thảo, với Hugo do Quách Hồ Ninh lồng tiếng. Kể từ tháng 12 năm 2005, phiên bản miền Bắc của chương trình đã được phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình Hà Nội cùng với phiên bản HTV. Chương trình được gọi là Hugo và các bạn và được dẫn dắt bởi Hoàng Thùy Linh, Lê Đức Anh (Đức Anh Hugo), Nguyễn Thanh Vân (Thanh Vân Hugo) và Thu Hằng. Chương trình đã trở thành một trong những chương trình có đánh giá cao nhất tại Việt Nam vào năm 2008, nhận được trung bình 20.000 cuộc gọi mỗi tập và lúc cao điểm lên tới 500.000 mỗi tuần. Chương trình đã trở thành cái tên quen thuộc và được cả trẻ em và người lớn yêu thích Hugo và các bạn đã chính thức nói lời chia tay khán giả sau 3 năm lên sóng vào năm 2008 do Đài phát thanh truyền hình Hà Nội hủy bỏ các trò chơi truyền hình đại chúng, với hầu hết các chương trình như vậy do đài thực hiện đều bị ngừng phát và thay thế bằng các trò chơi truyền hình của HTV và một số bộ phim. Phương tiện truyền thông và hàng hóa khác Nhiều trò chơi điện tử khác nhau, bao gồm một loạt phim được chuyển thể trực tiếp từ chương trình những năm 1990, cũng như các phương tiện truyền thông và hàng hóa được cấp phép khác đã được sản xuất tại Đan Mạch để phân phối trên toàn thế giới. Cũng đã có hai nỗ lực chuyển thể loạt trò chơi thành phim hoạt hình, cùng nhiều diễn biến khác. Theo ước tính năm 2018 của cựu nhà sản xuất Hugo - Ivan Sølvason, đã có tổng cộng khoảng 6.500 sản phẩm Hugo khác nhau trên toàn thế giới. Tham khảo Truyền hình tương tác Chương trình truyền hình Thụy Sĩ Thuật phù thủy trên truyền hình
19854011
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202000%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2000 – Vòng loại Nam khu vực châu Á
Vòng loại bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2000 khu vực châu Á là giải đấu vòng loại của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) dành cho các đội tuyển Olympic của châu Á. Quá trình vòng loại đã diễn ra từ ngày 3 tháng 4 năm 1999 đến ngày 13 tháng 11 năm 1999. Ba mươi lăm đội đã tham dự vòng loại để cạnh tranh cho ba suất được phân bổ cho giải bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2000 ở Sydney. Hàn Quốc, Nhật Bản và Kuwait là ba đội đã đủ điều kiện tham dự vòng chung kết môn bóng đá tại Thế vận hội. Thể thức thi đấu Cấu trúc vòng loại như sau: Vòng 1: 35 đội được chia thành 9 bảng, trong mỗi bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm. Đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào vòng thứ hai. Vòng 2: 9 đội được chia thành 3 bảng, mỗi bảng 3 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt trên sân nhà và sân khách. Đội đứng đầu mỗi bảng đấu sẽ lọt vào vòng chung kết. Vòng 1 Lễ bốc thăm cho vòng loại đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 11 tháng 9 năm 1998. Trong số 35 đội tuyển tham dự vòng loại, 12 đội đến từ Tây Á được chia thành 4 bảng (các bảng 1, 2, 3, 4), mỗi bảng 3 đội, 5 đội từ Trung Á được xếp thành một bảng (bảng 5), 18 đội đến từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á được chia thành 4 bảng, mỗi bảng 4 hoặc 5 đội (các bảng 6, 7, 8, 9). Bảng 1 Các trận đấu của bảng 1 diễn ra theo thể thức hai lượt trận, lượt đi được tổ chức tại Sharjah, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 5 năm 1999 và lượt về được tổ chức tại Doha, Qatar từ ngày 1 đến 7 tháng 6 năm 1999. Bảng 2 Các trận đấu của bảng 2 thi đấu theo thể thức sân nhà và sân khách từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 1999. Bảng 3 Tất cả các trận đấu của bảng 3 được tổ chức tại Amman, Jordan từ ngày 1 đến 12 tháng 7 năm 1999. Bảng 4 Các trận đấu của bảng 4 thi đấu theo thể thức sân nhà và sân khách từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 7 tháng 6 năm 1999. Bảng 5 Các trận đấu của bảng 5 được tổ chức theo thể thức sân nhà và sân khách từ ngày 3 tháng 4 đến ngày 3 tháng 7 năm 1999. Bảng 6 Các trận đấu của bảng 6 diễn ra theo thể thức hai lượt trận, lượt đi tại Hồng Kông từ ngày 12 đến ngày 20 tháng 6 năm 1999, và lượt về tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1999. Bảng 7 Các trận đấu của bảng 7 diễn ra theo thể thức hai lượt trận, lượt đi được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 5 năm 1999, và lượt về được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 6 năm 1999. Bảng 8 Các trận đấu của bảng 8 được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc theo thể thức vòng tròn một lượt. Bảng 9 Các trận đấu của bảng 9 ban đầu dự kiến được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 27 tháng 3 năm 1999, nhưng sau đó FIFA đã quyết định dời sang tháng 7 theo yêu cầu của Thái Lan. Các đội tuyển Singapore, Brunei và Lào đã đồng loạt rút lui khỏi vòng loại với lý do cần khoảng thời gian này để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á, khiến bảng này chỉ còn lại 2 đội. Do đó, FIFA đã sắp xếp để hai đội Thái Lan và Ấn Độ thi đấu theo thể thức hai lượt trận đấu trên sân nhà và sân khách để xác định đội duy nhất tiến vào vòng 2. Vòng 2 Vòng loại thứ hai, cũng là vòng loại cuối cùng, được tổ chức theo thể thức sân nhà và sân khách từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 13 tháng 11 năm 1999. Chỉ đội đứng đầu mỗi bảng mới được tham dự vòng chung kết Thế vận hội. Bốc thăm Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ hai được tổ chức dưới sự giám sát của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tại Los Angeles, Mỹ, nơi Đại hội đồng đặc biệt và Ban chấp hành của Liên đoàn bóng đá quốc tế (FIFA) nhóm họp vào ngày 8 tháng 7 năm 1999. Các đội lọt vào vòng 2 được xếp hạt giống dựa trên thành tích của họ tại vòng chung kết và vòng loại khu vực của kỳ Thế vận hội Mùa hè năm 1996. (*) Do vòng loại thứ nhất còn chưa hoàn thành vào thời điểm bốc thăm nên chưa xác định được đội nào sẽ đi tiếp vào vòng loại thứ hai ở các bảng 3 và 9. Ngoài ra, AFC đã chuẩn bị phương án ngăn chặn Iraq và Kuwait, hai quốc gia thù địch do hậu quả của Chiến tranh vùng Vịnh, được xếp vào cùng một bảng trong trường hợp Iraq tiến vào vòng loại cuối cùng. Căn cứ vào đó, AFC thông báo sau lễ bốc thăm rằng việc chia bảng sẽ hoàn tất theo các trường hợp có thể xảy ra như sau. Bảng 3 vòng 1 (nối với bảng B vòng 2) Nếu Ả Rập Xê Út lọt vào vòng loại cuối cùng: Ả Rập Xê Út sẽ được xếp vào bảng A và Trung Quốc sẽ được xếp vào bảng B. Nếu Iraq lọt vào vòng loại cuối cùng: Iraq sẽ được xếp vào bảng B và Trung Quốc sẽ được xếp vào bảng A. Bảng 9 vòng 1 (nối với các bảng A và C của vòng 2) Nếu Thái Lan lọt vào vòng loại cuối cùng: Thái Lan sẽ được xếp vào bảng C và Qatar sẽ được xếp vào bảng A. Nếu Ấn Độ lọt vào vòng loại cuối cùng: Ấn Độ sẽ được xếp vào bảng A và Qatar sẽ được xếp vào bảng C. Các tiêu chí Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí xếp hạng sau đây sẽ được áp dụng, theo thứ tự đưa ra, để xác định thứ hạng: Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng; Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đầu bảng; Điểm thu được trong các trận đấu giữa các đội bằng điểm; Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu giữa các đội bằng điểm; Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu giữa các đội bằng điểm; Bốc thăm. Bảng A Bảng B Bảng C Các đội vượt qua vòng loại Ba đội tuyển sau đây từ AFC đã vượt qua vòng loại để tham dư Thế vận hội Mùa hè 2000 tại Sydney, Úc. 1 In nghiêng chỉ ra chủ nhà của năm đó. Thống kê bao gồm tất cả các thể thức Olympic (thể thức hiện tại dành cho lứa tuổi U-23 bắt đầu vào năm 1992). Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài go-stadium.net Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè – Vòng loại nam khu vực châu Á Vòng loại bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2000 Bóng đá châu Á năm 1999
19854058
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202022%3A%20Giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%202%20Masters
Valorant Champions Tour 2022: Giai đoạn 2 Masters
Valorant Champions Tour 2022 (VCT): Giai đoạn 2 Masters, còn được gọi là Valorant Masters Copenhagen 2022, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2022. Giải đấu diễn ra từ ngày 10 đến 24 tháng 07 năm 2022 tại Copenhagen, Đan Mạch. Địa điểm Copenhagen là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Forum Copenhagen. Các đội tham dự Giống với giải đấu Masters trước đó, các đội vô địch giải đấu Challengers giai đoạn 2 của các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; và Bắc Mỹ đều được trực tiếp lọt vào tứ kết nhánh thắng. Khu vực nào trong hai khu vực Mỹ Latinh và Brazil giành chiến thắng trong vòng loại trực tiếp Nam Mỹ (trận đấu giữa hai đội á quân Challengers của 2 khu vực) sẽ giành quyền vào tứ kết cho đội thắng Challengers của họ. Tám đội còn lại được xếp hạt giống vào vòng bảng theo thể thức GSL và được chia thành hai bảng bốn đội. Vòng bảng 8 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 4 đội thi đấu theo thể thức loại kép GSL. Hai đội từ khu vực EMEA không được xếp vào cùng một bảng. Các trận đấu được thi đấu theo thể thức Bo3. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng loại trực tiếp. Bảng A Bảng B Vòng loại trực tiếp 4 đội hạt giống và 4 đội lọt vào vòng loại trực tiếp sẽ thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Các trận đấu được thi đấu theo thể thức , ngoại trừ chung kết nhánh thua và chung kết tổng được thi đấu theo thể thức . Các đội trong cùng một bảng tại vòng bảng sẽ không thể cùng một nhánh ở nhánh thắng, nghĩa là họ không thể đấu với nhau cho đến chung kết nhánh thắng (nếu cả hai không xuống nhánh thua). Các đội cùng nhánh ở nhánh thắng sẽ không thể cùng một nhánh ở nhánh thua nếu cả hai đều thua, nghĩa là họ không thể đấu với nhau cho đến bán kết nhánh thua. Thứ hạng Nguồn: Tham khảo Chú thích
19854059
https://vi.wikipedia.org/wiki/Prabowo%20Subianto
Prabowo Subianto
Prabowo Subianto Djojohadikusumo (EYD: Prabowo Subianto Joyohadikusumo; 17 tháng 10 năm 1951) là một chính trị gia người Indonesia, bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 26 của Indonesia kể từ năm 2019. Là thành viên của Đảng Phong trào Đại Indonesia, ông bắt đầu kinh doanh trên công ty Kertas Nusantara sau sự nghiệp quân sự làm tư lệnh và tổng tư lệnh của Kostrad, Kopassus từ năm 1995 đến năm 1998. Tham khảo Chú thích Tư liệu Liên kết ngoài Asiaweek: An Idealist's Rise And Fall ABC Foreign Correspondent: The Farmer Wants a Country Jakarta Globe: Rebranding Brings Prabowo Into the Electoral Frame Military Politics and Democratization in Indonesia (Routledge Research on Southeast Asia) |- |- Sinh năm 1951 Tướng lĩnh Indonesia Cựu sinh viên Học viện Quân đội Quốc gia Indonesia Người Java Tín hữu Hồi giáo Indonesia Người Banyumasan Người Mihansa Nhân vật còn sống Gia đình Djojohadikusumo Gia đình Cendana Người chống cộng Indonesia Người Jakarta Người theo chủ nghĩa dân tộc Indonesia Chính trị gia Đảng Phong trào Đại Indonesia Bộ trưởng Indonesia
19854065
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202023%3A%20Masters%20Tokyo
Valorant Champions Tour 2023: Masters Tokyo
Valorant Champions Tour 2023 (VCT): Masters Tokyo, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2023. Giải đấu diễn ra từ ngày 11 đến 24 tháng 06 năm 2023 tại Chiba, Nhật Bản. Địa điểm Chiba là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Giải đấu được tổ chức tại Tipstar Dome Chiba trong phần lớn thời lượng giải đấu, và tại Makuhari Messe trong trận chung kết nhánh thua và chung kết tổng. Các đội tham dự 2 đội đứng đầu giải đấu quốc tế khu vực và 2 đội vô địch 2 giải đấu quốc tế khu vực châu Mỹ và khu vực Thái Bình Dương đều được trực tiếp lọt vào tứ kết nhánh thắng. 8 đội còn lại được xếp hạt giống vào vòng bảng theo thể thức GSL và được chia thành hai bảng bốn đội. Vòng bảng 8 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 4 đội thi đấu theo thể thức loại kép GSL. 2 đội từ cùng 1 khu vực không được xếp vào cùng một bảng. Các trận đấu được thi đấu theo thể thức Bo3. Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng loại trực tiếp. Bảng A Bảng B Vòng loại trực tiếp 4 đội hạt giống và 4 đội lọt vào vòng loại trực tiếp sẽ thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Các trận đấu được thi đấu theo thể thức , ngoại trừ chung kết nhánh thua và chung kết tổng được thi đấu theo thể thức . Các đội trong cùng một bảng tại vòng bảng sẽ không thể cùng một nhánh ở nhánh thắng, nghĩa là họ không thể đấu với nhau cho đến chung kết nhánh thắng (nếu cả hai không xuống nhánh thua). Các đội cùng nhánh ở nhánh thắng sẽ không thể cùng một nhánh ở nhánh thua nếu cả hai đều thua, nghĩa là họ không thể đấu với nhau cho đến bán kết nhánh thua. Thứ hạng Tham khảo Chú thích Valorant năm 2024
19854067
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sennet%20%28SS-408%29
USS Sennet (SS-408)
USS Sennet (SS-408) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài cá nhồng phương bắc. Nó đã phục vụ trong giai đoạn cuối của Thế Chiến II, thực hiện được bốn chuyến tuần tra, đánh chìm bảy tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 17.726 tấn. Sau khi xung đột chấm dứt, nó tiếp tục phục vụ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho đến năm 1968. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1973. Sennet được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày. Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi. Sennet được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 8 tháng 3, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà Roscoe W. Downs, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 8, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân George Egbert Porter Jr. Lịch sử hoạt động Phần thưởng Sennet được tặng thưởng bốnNgôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm bảy tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 17.726 tấn. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-408 USS Sennet website Lớp tàu ngầm Balao Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ Tàu ngầm trong Thế chiến II Tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh Tàu thủy năm 1944
19854069
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Piper%20%28SS-409%29
USS Piper (SS-409)
USS Piper (SS-409/AGSS-409) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên một loài trong chi Cá kìm. Nó đã phục vụ trong giai đoạn cuối của Thế Chiến II, thực hiện được ba chuyến tuần tra, và đánh chìm một tàu tuần tra nhỏ tải trọng 111 tấn. Sau khi xung đột chấm dứt, nó tiếp tục phục vụ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho đến năm 1967. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1971. Piper được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Thiết kế của lớp Balao được cải tiến dựa trên dẫn trước, là một kiểu tàu ngầm hạm đội có tốc độ trên mặt nước cao, tầm hoạt động xa và vũ khí mạnh để tháp tùng hạm đội chiến trận. Khác biệt chính so với lớp Gato là ở cấu trúc lườn chịu áp lực bên trong dày hơn, và sử dụng thép có độ đàn hồi cao (HTS: High-Tensile Steel), cho phép lặn sâu hơn đến . Con tàu dài và có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn. Chúng trang bị động cơ diesel dẫn động máy phát điện để cung cấp điện năng cho bốn động cơ điện, đạt được công suất khi nổi và khi lặn, cho phép đạt tốc độ tối đa và tương ứng. Tầm xa hoạt động là khi đi trên mặt nước ở tốc độ và có thể hoạt động kéo dài đến 75 ngày. Tương tự như lớp Gato dẫn trước, lớp Balao được trang bị mười ống phóng ngư lôi , gồm sáu ống trước mũi và bốn ống phía phía đuôi tàu, chúng mang theo tối đa 24 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu gồm một hải pháo 4 inch/50 caliber, một khẩu pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đơn và một khẩu đội Oerlikon 20 mm nòng đôi, kèm theo hai súng máy .50 caliber. Trên tháp chỉ huy, ngoài hai kính tiềm vọng, nó còn trang bị ăn-ten radar SD phòng không và SJ dò tìm mặt biển. Tiện nghi cho thủy thủ đoàn bao gồm điều hòa không khí, thực phẩm trữ lạnh, máy lọc nước, máy giặt và giường ngủ cho hầu hết mọi người, giúp họ chịu đựng cái nóng nhiệt đới tại Thái Bình Dương cùng những chuyến tuần tra kéo dài đến hai tháng rưỡi. Nguyên ban đầu được dự định đặt tên là Awa, Piper được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 15 tháng 3, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 6, 1944, được đỡ đầu bởi bà Charles W. Wilkins, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 8, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Bernard Francis McMahon. Lịch sử hoạt động Phần thưởng Piper được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm một tàu tuần tra nhỏ tải trọng 111 tấn. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-409 USS Piper website Official History Lớp tàu ngầm Balao Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ Tàu ngầm trong Thế chiến II Tàu ngầm trong Chiến tranh Lạnh Tàu thủy năm 1944
19854073
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nandihalli
Nandihalli
Nandihalli là một ngôi làng nằm ở huyện Belgaum, thuộc bang Karnataka, Ấn Độ. Tham khảo Làng ở huyện Belagavi
19854074
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n
Lịch Nhật Bản
Lịch Nhật Bản bao gồm nhiều hệ thống chính thức và không chính thức. Hiện tại, Nhật Bản sử dụng Lịch Gregorius cùng với các ký hiệu ghi rõ năm trị vì của Thiên hoàng đương nhiệm. Hình thức viết bắt đầu bằng năm, sau đó là tháng và cuối cùng là ngày, trùng với tiêu chuẩn ISO 8601. Tham khảo Liên kết ngoài Rokuyo – Những ngày may mắn và xui xẻo trong lịch Nhật Bản bằng tiếng Nhật Thư viện Quốc hội, "Lịch Nhật Bản" Âm lịch ở Nhật Bản Lịch cụ thể Chấm dứt năm 1873 ở Nhật Bản Lịch Gregorius sửa đổi
19854075
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20Tri%E1%BB%81u%20Ti%C3%AAn
Lịch Triều Tiên
Lịch truyền thống Triều Tiên hay lịch Dangun () là một loại lịch âm dương. Ngày được tính từ kinh tuyến của Hàn Quốc (kinh tuyến 135 Đông vào thời điểm hiện đại đối với Hàn Quốc). Lịch dùng cho các hoạt động kỷ niệm cũng như lễ hội dựa trên văn hóa Triều Tiên. Người Hàn Quốc chủ yếu sử dụng Lịch Gregorius, được chính thức áp dụng vào năm 1896. Tuy nhiên, các ngày lễ truyền thống và cách tính tuổi mụ thế hệ lớn tuổi vẫn dựa trên lịch cũ. Các lễ hội lớn nhất ở Hàn Quốc ngày nay, đồng thời cũng là ngày lễ quốc gia, Seollal ngày đầu tiên của lịch truyền thống và Chuseok, lễ hội đêm thu. Các lễ hội quan trọng khác bao gồm Daeboreum còn được gọi là Boreumdal (trăng tròn đầu tiên), Dano (lễ hội mùa xuân) và Samjinnal (lễ hội khai xuân). Lễ hội nhỏ khác bao gồm Yudu (lễ hội mùa hè) và Chilseok (lễ hội mùa mưa). Tham khảo Pyeon, Prof. M. Y. The Folkloric Study of Chopail (Buddha's Birthday). Seoul: Minsokwon, 2002. Lịch cụ thể Văn hóa Triều Tiên
19854077
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20Bengal
Lịch Bengal
Lịch Bengal hay Lịch Bangla (), thông tục (), là một loại lịch dương được sử dụng ở vùng Bengal thuộc Nam Á. Kỷ nguyên Bengal được gọi là Bengali Sambat (BS) hoặc năm Bengali ( Bangla Sôn, Bangla sal, hay Bangabda) có năm 0 bắt đầu từ năm 593/594 CN. Nó ít hơn 594 so với năm AD hoặc CN trong Lịch Gregorius nếu nó trước Pôyla Boishakh, hoặc ít hơn 593 nếu sau Pôyla Boishakh. Tham khảo Thư mục Liên kết ngoài Lịch Bengali chính thức Lịch Bengali chính thức বাংলা ক্যালেন্ডার ১৪৩০ পিডিএফ với Coochbehar News বাংলা ক্যালেন্ডার ১৪৩০,pdf ডাউনলোড করুন với chú thích Bangala Lịch Bengali hoặc বাংলা ক্যালেন্ডার với Ponjika hàng ngày Lịch Bengali hoặc বাংলা ক্যালেন্ডার với Ponjika hàng ngày Lịch Bangla: Nguồn gốc của năm mới Bangla và kỷ niệm Pahela Baishakh Bangla Panjikas theo Surya Siddhanta Công cụ chuyển đổi ngày của Bangla Lịch Bangla chính thức của Bangladesh cho năm 1425 Giờ ở Ấn Độ Lịch sử Bengal Văn hóa Bengal
19854078
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anton%20Walter
Anton Walter
Gabriel Anton Walter (5.2.1752 - 11.4.1826) là một nhà chế tạo đàn piano. The Grove Dictionary of Music and Musicians mô tả ông là "nhà chế tạo đàn piano người Viên nổi tiếng nhất ở thời đại của mình". Cuộc đời Walter sinh ra ở Neuhausen auf den Fildern, Đức. Ông chuyển đến Viên vào năm 1780. Vào năm 1790, ông được trao tặng danh hiệu Người chế tạo nhạc cụ và đại phong cầm cho thính phòng Hoàng gia. Cho đến năm 1800, ông đã thuê dùng khoảng 20 công nhân. Vào năm 1800, ông gia nhập vào công ty được điều hành bởi người con riêng của vợ là Joseph Schöffstoss. Những cây đàn piano do ông sản xuất được khắc tên "Anton Walter und Sohn" ("Anton Walter và con trai"). Cây đàn piano cuối cùng còn tồn tại đến nay của Walter được chế tạo năm 1825, ông đã qua đời một năm sau đó. Walter cải tiến thiết kế cơ học của cây đàn piano bằng cách thêm vào bộ máy cơ và búa kiểm tra, dùng để ngăn chặn búa đàn nảy lên xuống. Sự đổi mới này đã được các nhà sản xuất đàn ở Viên khác áp dụng vào thời điểm đó. Trong số các nhà soạn nhạc sử dụng đàn piano do Walter làm ra có Beethoven, Mozart và Haydn. Nhạc cụ của Mozart Wolfgang Amadeus Mozart đã mua một cây đàn piano của Walter vào khoảng năm 1782. Ông sử dụng nó vào một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình để sáng tác và ra mắt rất thành công các bản concerto dành cho piano thời kỳ đỉnh cao. Vào khoảng năm 1800 (chín năm sau cái chết của Mozart), cây đàn này đã được hãng Walter chỉnh sửa đáng kể. Nó vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay và hiện được lưu giữ ở Salzburg. Trước đây cây đàn thuộc tài sản của Karl - con trai của Mozart. Đàn piano của Walter là hình mẫu cho các nhà chế tạo nhạc cụ hiện đại Những cây đàn fortepiano của Walter thường được các nhà chế tạo đàn fortepiano đương đại như Philip Belt, Rodney Regier, Paul McNulty, Christopher Clark và nhiều người khác sử dụng làm hình mẫu để chế tạo và phục dựng lại các nhạc cụ thời xưa. Danh sách đĩa nhạc Paul Badura-Skoda. Wolfgang Amadeus Mozart. Works for piano. Played on an Anton Walter 1790 fortepiano. Label: Gramola Paul Badura-Skoda with Musica Florea. Wolfgang Amadeus Mozart. Piano concertos K.271, K.414. Played on a replica of a Walter instrument made by Paul McNulty Malcolm Bilson, John Eliot Gardiner, The English Baroque Soloists. Wolfgang Amadeus Mozart. Piano Concertos Nos. 20&21/ Concertos Pour Piano K. 466 & K.467. Played on a replica of Walter fortepiano by Philip Belt. Label: Archiv Production Kristian Bezuidenhout. Wolfgang Amadeus Mozart. Keyboard Music Vol.2 Played on a replica of a Walter instrument made by Paul McNulty. Robert Levin with the Academy of Ancient Music, Christopher Hogwood. Wolfgang Amadeus Mozart. Piano Concertos Nos. 15 & 26. Played on Mozart’s own Walter (restored) Andreas Staier. Joseph Haydn. Sonatas and Variations. Played on a replica of a Walter instrument made by Christopher Clarke Viviana Sofronitsky with Warsaw Chamber Opera Orchestra. Wolfgang Amadeus Mozart. Complete Mozart works for keyboard instrument and orchestra (11 CD box). Played on a replica of a Walter instrument made by Paul McNulty Tham khảo ghi chú nguồn Kottick, Edward and George Lucktenberg (1997) Early Keyboard Instruments in European Museums. Bloomington: Indiana University Press. Latcham, Michael (1997) "Mozart and the pianos of Gabriel Anton Walter." Early Music 25(3):382–400. Latcham, Michael (2009) "Anton Walter". Article in the Grove Dictionary of Music and Musicians, online edition. Oxford University Press. Palmieri, Robert and Margaret W. Palmieri (2003) Piano: An Encyclopedia. Taylor & Francis. . Liên kết ngoài Fortepianos after Anton Walter; includes sound files of three of Gerard Tuinman's replicas of Walter pianos Fortepiano Anton Walter (1795), replica của Chris Maene Fortepiano Anton Walter (1795); The Min-On Music Museum in Tokyo Fortepiano by Anton Walter (1792) replica của Paul McNulty Fortepiano by Anton Walter & Sohn (1805) replica của Paul McNulty Haydnhaus in Eisenstadt. Anton Walter’s piano Người Viên Nghệ sĩ Áo Sinh năm 1752 Mất năm 1826
19854084
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9%20hi%E1%BB%87u%2C%20c%E1%BA%A5p%20hi%E1%BB%87u%2C%20trang%20ph%E1%BB%A5c%20v%C3%A0%20bi%E1%BB%83n%20hi%E1%BB%87u%20c%C3%B4ng%20ch%E1%BB%A9c%20ng%C3%A0nh%20Thu%E1%BA%BF%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức ngành Thuế Việt Nam
Phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức ngành Thuế Việt Nam được quy định trong quyết định Số: 593/QĐ-TTg ngày 15 tháng 04 năm 2013 của Thủ Tướng Chính Phủ Phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức ngành Thuế Việt Nam được cấp phát cho công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức ngành thuế Việt nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng bộ, nâng cao độ nhận diện và phân cấp phân quyền trong hệ thống ngành thuế Việt Nam. Hệ thống phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức ngành Thuế Việt Nam thế hệ mới được cấp phát toàn ngành lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2021. Phù hiệu ngành Thuế Việt Nam Phù hiệu ngành Thuế là biểu tượng của ngành thuế, làm bằng kim loại, hình tròn, có bông lúa đối xứng hai bên và bánh răng bên dưới, ở giữa có ngôi sao năm cánh và dòng chữ "Thuế Nhà Nước" mạ vàng dập nổi trên nền màu đỏ, giống với tông màu cờ đỏ sao vàng của quốc kỳ Việt Nam, phù hiệu ngành Thuế gắn trên mũ kepi nam và mũ mềm nữ mũ có thêm cành tùng mạ vàng đối xứng ở hai bên. Phù hiệu ngành thuế được gắn trên mũ kepi, được in trên biển tên của công chức, được in dập nổi mạ vàng trên cúc áo vest thu đồng của công chức thuế toàn ngành. Cấp hiệu ngành Thuế Việt Nam Cấp hiệu ngành thuế Việt Nam là hệ thống cấp hiệu sử dụng để phân biết vị trí, chức vụ trong công việc của công chức ngành thuế; Cấp hiệu ngành Thuế làm bằng chấp lượng vải nỉ màu vàng tươi, có hình chữ nhật vát nhọn một đầu, ở phía đầu vát nhọn có cúc cấp hiệp, ở trên mặt cấp hiệu có biểu trưng của ngành Thuế và các vạch, sao để phân biệt cấp bậc, viền cấp hiệu màu đen ( đối với lãnh đạo tổng cục thì viền đỏ ), với 1 vạch nhọn là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, một vạch ngang là cấp đội, hai vạch ngang là lãnh đạo cấp phòng/ chi cục, ba vạch ngang là lãnh đạo cấp vụ/cục và tương đương, không có vạch và nền cấp hiệu màu cam là lãnh đạo cấp tổng cục; Hệ thống cấp hiệu được phân biệt như sau: - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: 1 vạch nhọn hình '>" trên cấp hiệu; Vạch cấp hiệu, biểu trưng, cúc cấp hiệu màu bạc. - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp đội và tương lương: 1 vạch 1 sao là cấp đội phó, 1 vạch 2 sao là cấp đội trưởng; Vạch cấp hiệu, biểu trưng, cúc cấp hiệu màu vàng. - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, chi cục và tương đương: 2 vạch 1 sao là cấp phó phòng/chi cục phó, 2 vạch 2 sao là cấp trưởng phòng, chi cục trưởng; Vạch cấp hiệu, biểu trưng, cúc cấp hiệu màu vàng. - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cục và tương đương: 3 vạch 1 sao là cấp phó cục trưởng/ phó vụ trưởng, 3 vạch 2 sao là cấp cục trưởng/ vụ trưởng; Vạch cấp hiệu, biểu trưng, cúc cấp hiệu màu vàng. - Lãnh đạo Tổng cục Thuế: cấp hiệu màu vàng cam, một sao không vạch là cấp phó tổng cục trưởng, cấp hiệu màu cam, hai sao không vạch là cấp tổng cục trưởng; Vạch cấp hiệu, biểu trưng, cúc cấp hiệu màu vàng. Đồng phục ngành Thuế Việt Nam Đồng phục ngành Thuế là trang phục dành cho công chức ngành thuế được cấp phát định kỳ hàng năm , nhằm đảm bảo sự đồng bộ, chuyên nghiệp và nâng cao tính kỷ cương của công chức ngành thuế, đồng phục ngành thuế gồm có đồng phục xuân hè, đồng phục thu đông, lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông, áo chống rét. Mặc dù đã được quy định trong quyết định Số: 593/QĐ-TTg ngày 15 tháng 04 năm 2013 của Thủ Tướng Chính Phủ, tuy nhiên hiện tại toàn ngành thuế vẫn chưa cấp phát áo chống rét theo quy định. Đồng phục xuân hè Đồng phục xuân hè ngành thuế bao gồm áo sơ mi ngắn tay và áo dài tay màu trắng ngà, có đai để luồn cấp hiệu trên vai và có lỗ khuy để gắn biển tên, cúc áo bằng nhựa đồng màu với áo, quần dài xanh đen với nam và quần dài xanh đen, chân váy xanh đen với nữ, đồng phục xuân hè nam có hai túi chữ T trên ngực áo và có đơm lỗ để cài bút, đi kèm mũ kepi nam màu xanh đen và mũ mềm nữ màu xanh đen Đồng phục thu đông Đồng phục thu đông ngành thuế bao gồm áo vest xanh đen bên ngoài, có đai để gắn cấp hiệu trên vai, cổ cáo vest có nút khuy để gắn cành tùng cổ áo, ngực áo có nút khuy để gắn biển tên, bên trong vest có áo sơ mi dài tay trắng và cà vạt màu xanh đen có in phù hiệu thuế nhà nước ở phần mũi của cà vạt, quần dài nam màu xanh đen dành cho nam và quần dài xanh đen, chân váy xanh đen cho nữ, đi kèm mũ kepi nam màu xanh đen và mũ mềm nữ màu xanh đen; Cúc của áo vest có màu vàng dập nổi hình phù hiệu ngành Thuế Lễ phục Lễ phục ngành thuế là trang phục dùng để mặc trong những sự kiện lớn, những hội nghị, hội thảo, ngành lễ, kỷ niệm lớn... theo quy định của lãnh đạo cơ quan Thuế, lễ phục được chia ra thành lễ phục hè thu và lễ phục thu đông Lễ phục hè thu Lễ phục hè thu ngành thuế bao gồm áo ngắn tay vải thô màu trắng sữa, cổ chữ W có nút khuy để gắn cành tùng cổ áo, ngực áo có túi chữ T và có nút khuy để cài biển tên, cúc áo có màu vàng dập nổi hình phù hiệu ngành Thuế, quần dài nam màu trắng sữa, quần dài nữ và chân váy nữ màu trắng sữa, đi kèm với mũ kepi nam màu trắng sữa, mũ mềm nữ màu trắng sữa Lễ phục thu đông Lễ phục thu đông ngành thuế bao gồm áo vest màu trắng sữa, bên trong mặc sơ mi trắng dài tay với cà vạt màu tím than có in hình phù hiệu thuế ở đầu nhọn, ngực áo vest có túi chữ t và có nút khuy để cài biển tên, cúc áo có màu vàng dập nổi hình phù hiệu ngành Thuế, quần dài nam màu trắng sữa, quần dài nữ và chân váy nữ màu trắng sữa, đi kèm với mũ kepi nam màu trắng sữa, mũ mềm nữ màu trắng sữa Phụ kiện trang phục ngành Thuế Việt Nam Phụ kiện trang phục ngành Thuế Việt Nam bao gồm các phụ kiện được cấp phát đi kèm để sử dụng cùng với trang phục ngành thuế, những phụ kiện của ngành thuế được sản xuất tại công ty cổ phần 26, Tổng Cục Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng; những phụ kiện ngành Thuế bao gồm: Cấp hiệu ngành Thuế Biển tên công chức Thuế Biển tên công chức thuế làm bằng kim loại mạ vàng, chữ màu xanh đen, có lớp nhựa bóng phủ nổi trên bề mặt, có kim băng ở mặt sau để cài áo; Biển tên bao gồm phù hiệu ngành thuế, tên công chức và chức vụ của công chức Cành tùng cài cổ áo Cành tùng cài cổ áo làm bằng kim loại mạ vàng, có thanh vít và ốc vít để gắn và vít chặt vào cổ áo; Cành tùng mạ vàng sử dụng để gắn trên áo vest thu đông và áo lễ phục xuân hè, lễ phục thu đông. Kiểu dáng của cành tùng cài cổ áo ngành Thuế giống với cành tùng cài cổ áo của sĩ quan công an nhân dân cấp tá trước nước 2015 Phù hiệu ngành Thuế Phù hiệu ngành Thuế được cấp phát để gắn trên mũ kepi nam và mũ mềm cho nữ, phù hiệu gắn mũ mềm cho nữ có kích thước nhỏ hơn cho nam Mũ kepi nam và mũ mềm nữ ngành Thuế Mũ kepi nam Mũ kepi nam cho công chức ngành Thuế có màu xanh đen, hai bên có lỗ thoáng khí, phía trước có gắn phù hiệu thuế, phần lưỡi chai màu đen làm bằng da có gắn hai cành tùng vàng đối xứng, phần thân mũ có dải dây màu vàng cam được gắn vào mũ bằng cúc cấp hiệu mạ vàng; Mũ kepi lễ phục có kết cấu như mũ kepi thường ngoại trừ có tông màu trắng sữa. Phần lưỡi chai có cài dây đeo màu đen, làm bằng chất liệu thun co dãn Mũ mềm nữ Mũ mềm nữ cho công chức ngành Thuế có màu xanh đen, phía trước có gắn phù hiệu thuế, hai bên có lỗ thoáng khí, phần thân mũ có dải dây màu vàng cam được gắn vào mũ bằng cúc cấp hiệu mạ vàng; Mũ mềm lễ phục có kết cấu như mũ mềm thường ngoại trừ có tông màu trắng sữa Thắt lưng Thắt lưng ngành thuế có chất liệu bằng da ( hoặc giống da ) màu đen, mặt thắt lưng mạ màu vàng có phù hiệu ngành thuế dập nổi Giày da Giày da cho công chức Thuế có màu đen, thấp cổ, có buộc dây, giày da cho nữ có đế cao gót, sử dụng cho thường phục hè thu, thu đông và lễ phục hè thu, thu đông. Nguyên tắc khi mang, mặc trang phục ngành Thuế Nguyên tắc khi mang, mặc trang phục ngành Thuế được quy định trong quyết định số 1054/QĐ-TCT ngày 01 tháng 7 năm 2021 về việc quy định về quản lý sử dụng trang phục và thẻ của ngành Thuế, theo đó công chức thuế phải sử dụng trang phục đồng bộ, thống nhất theo quy định; Khi sử dụng phải gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng, cài đủ cúc, khóa, phải sơ vin áo sơ mi trong quần, không đeo che mặt hay găng tay, khẩu trang (trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ được chỉ định), không sử dụng trang sức hoặc phụ kiện làm hỏng kết cấu trang phục thuế, gây phản cảm hoặc trái với thuần phong mỹ tục; Nghiêm cấm viết vẽ bậy lên trang phục; Nghiêm cấm sử dụng trang phục thuế cho mục đích cá nhân, không đúng thẩm quyền, không đúng quy định, hoặc dùng trang phục thuế khi không làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm chuyển trang phục cho cá nhân, tổ chức ngoài ngành Thuế ( mua, bán, cho, tặng); Công chức xin thôi việc, hoặc bị kỷ luật thì cơ quan chủ quản phải có trách nhiệm thu hồi trang phục, biển tên, cấp hiệu, cành tùng, mũ kepi nam/ mũ mềm nữ đã cấp. Tham khảo Xem thêm Tổng Cục Thuế Việt Nam Bộ Tài Chính Việt Nam Thuế Việt Nam
19854091
https://vi.wikipedia.org/wiki/Etropus
Etropus
Etropus là một chi cá bơn răng lớn có nguồn gốc từ vùng nước ven biển châu Mỹ. Loài Hiện tại có chín loài được công nhận trong chi này: Etropus ciadi van der Heiden & Plascencia González, 2005 Etropus crossotus D. S. Jordan & C. H. Gilbert, 1882 Etropus cyclosquamus Leslie & D. J. Stewart, 1986 Etropus delsmani Chabanaud, 1940 Etropus delsmani delsmani Chabanaud, 1940 Etropus delsmani pacificus J. G. Nielsen, 1963 Etropus ectenes D. S. Jordan, 1889 Etropus longimanus Norman, 1933 Etropus microstomus (T. N. Gill, 1864) Etropus peruvianus Hildebrand, 1946 Etropus rimosus Goode & T. H. Bean, 1885 Tham khảo Nhóm loài do David Starr Jordan đặt tên Nhóm loài do Charles Henry Gilbert đặt tên
19854107
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jane%20Zuengler
Jane Zuengler
Jane Ellen Zuengler (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1948) là một giáo sư Mỹ làm việc trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Sự nghiệp Bà hiện là giáo sư khoa tiếng Anh tại Đại học Wisconsin–Madison. Ngoài ra, bà còn là tổng biên tập của tập san học thuật Applied Linguistics. Bà đã công bố nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Nghiên cứu của bà tập trung vào vấn đề tiếp thu ngôn ngữ, diễn ngôn trong lớp học và tiếng Anh toàn cầu. Bà tốt nghiệp bằng Cử nhân Nghệ thuật tại University of Wisconsin–Eau Claire và tốt nghiệp bằng Thạc sĩ tại Đại học Wisconsin-Madison. Bà tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Giáo dục and Tiến sĩ Giáo dục tại Đại học Columbia ởNew York. Tham khảo Liên kết ngoài Jane Zuengler wisc.edu Sinh năm 1948 Giảng viên Đại học Wisconsin–Madison Cựu sinh viên Đại học Wisconsin–Madison Cựu sinh viên Đại học Wisconsin–Eau Claire Nhân vật còn sống Nhà ngôn ngữ học Mỹ Nữ nhà ngôn ngữ học Chủ tịch Hiệp hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Hoa Kỳ
19854113
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phi%20%C4%91%C3%B4%20la%20h%C3%B3a
Phi đô la hóa
Phi đô la hóa (Dedollarisation) đề cập đến quá trình các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào đô la Mỹ (USD) dưới dạng đồng tiền dự trữ, phương tiện trao đổi hoặc dưới dạng đơn vị tài khoản. Phi đô la hóa là quá trình nhiều mặt liên quan đến việc giảm sự phụ thuộc của một quốc gia vào đồng USD trong cả giao dịch kinh tế trong nước và quốc tế. Chiến lược này xuất phát từ mối lo ngại về tính dễ bị tổn thương của đồng USD và mức độ ảnh hưởng của đồng tiền này đối với nền kinh tế quốc gia. Thuật ngữ này đề cập đến quá trình chuyển đổi khỏi việc sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế nhằm giảm rủi ro và tính dễ bị tổn thương trong các giao dịch, đây là một chiến lược từng được các quốc gia sử dụng để thách thức vị thế thống trị của đồng USD. Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai tuyên bố rằng "Quá trình phi đô la hóa là không thể đảo ngược". Tổng quan Đồng đô la Mỹ bắt đầu thay thế bảng Anh làm tiền tệ dự trữ quốc tế từ những năm 1920 kể từ khi nó nổi lên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất một cách tương đối bình yên và vì Hoa Kỳ là nước nhận đáng kể dòng vàng chảy vào trong thời chiến. Kể từ khi thành lập hệ thống Bretton Woods, đồng đô la Mỹ đã được sử dụng làm phương tiện giao dịch quốc tế. Bộ Tài chính Hoa Kỳ thực hiện giám sát đáng kể đối với mạng lưới chuyển tiền tài chính SWIFT, và do đó có ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống giao dịch tài chính toàn cầu, với khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Hiện nay, ngày càng có nhiều nước trên thế giới lựa chọn "phi đô la hóa" trong các hoạt động tài chính và thương mại nhằm tránh nguy cơ một ngày nào đó trở thành nạn nhân của cái gọi là "vũ khí hóa" đồng USD, qua đó thúc đẩy xu hướng đa cực trong hệ thống tiền tệ thế giới. Các ngân hàng Trung ương toàn cầu đã mua lượng vàng lớn kể từ đầu năm 2022. Xu hướng này được cho là sẽ tiếp tục khi các quốc gia tìm cách thoát khỏi tình trạng "tập trung quá mức" dự trữ vào đồng đô la, dường như là một phần của phong trào phi đôla hóa nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại và đầu tư. Một trong những lợi ích chính của việc phi đô la hóa là tăng cường chủ quyền kinh tế của một quốc gia. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một ngoại tệ như đồng USD có thể khiến quốc gia đó dễ bị tổn thương trước những áp lực kinh tế bên ngoài và các quyết định chính trị nằm ngoài tầm kiểm soát. Bằng cách thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền riêng, một quốc gia có thể khẳng định quyền kiểm soát tốt hơn đối với vận mệnh kinh tế của mình. Phi đô la hóa sẽ làm giảm đáng kể rủi ro trao đổi tiền tệ liên quan đến thương mại quốc tế. Khi các giao dịch được thực hiện bằng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những biến động về tỷ giá hối đoái, có thể dẫn đến chi phí khó lường và sự bất ổn về tài chính. Việc sử dụng đồng nội tệ sẽ giảm thiểu những rủi ro này, mang lại sự ổn định cho doanh nghiệp và giảm khả năng gián đoạn thương mại. Việc phi đô la hóa cũng thúc đẩy quyền tự chủ về tài chính và tiền tệ. Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mà Nga và Trung Quốc là thành viên, đang thúc đẩy việc cho ra đời một loại tiền dự trữ riêng của 5 nước thành viên, có thể dựa trên vàng và các hàng hóa khác, nhưng không phải đồng USD. Dự án này được gọi là R5, cho phép các nước dần tiến hành hoạt động thương mại song phương mà không cần sử dụng đồng USD và cũng làm giảm tỷ lệ dự trữ USD quốc tế. Tuy nhiên, bất chấp xu hướng "phi USD hóa" hiện nay khiến vị thế quốc tế của đồng USD bị lung lay, giới phân tích vẫn tin tưởng đồng tiền của Mỹ không dễ dàng mất đi vị trí thống trị của mình. Vị thế vững chắc của đồng USD đã được chứng minh sau các sự cố tài chính toàn cầu như hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào thập niên 1970, hay sự ra đời của đồng euro năm 1999 và sau đó là khủng hoảng tài chính 2008-2009. Đến 60% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện nay duy trì bằng USD Đô la Mỹ được tín nhiệm cao và được nhiều nước sẵn sàng chấp nhận dùng làm dự trữ và phương tiện thanh toán đưa đến lợi thế cho chính nước Mỹ vì Mỹ có thể in tiền để mua hàng hóa của nước khác; các nước này sẵn sàng chấp nhận đô la Mỹ tức là cho Mỹ vay, dù nước Mỹ có thất thu trong cán cân ngoại thương. Mỹ đã và đang được hưởng lợi, trong thời gian dài, vì có thể tiếp tục với tỷ lệ nợ nước ngoài trên dưới 100% GDP tính từ 2011. Chú thích Tiền tệ Thương mại quốc tế
19854134
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zuercherella
Zuercherella
Zuercherella là một chi động vật chân đầu đã tuyệt chủng thuộc phân lớp Cúc đá. Tham khảo Zuercherella
19854135
https://vi.wikipedia.org/wiki/St%20Albans%2C%20VIC
St Albans, VIC
St Albans là một vùng ngoại ô nằm ở Melbourne, Victoria, Úc, cách trung tâm thành phố Melbourne khoảng 30km về phía Tây Bắc và nằm trọn trong chính quyền địa phương thành phố Brimbank. Theo Cuộc điều tra Dân số năm 2021, nơi đây có khoảng gần 40.000 người đang sinh sống. Ngoài ra, theo chính quyền địa phương, St Albans đã có hơn 10.000 người Việt sinh sống, trở thành khu vực có nhiều người Việt Nam sinh sống nhất trong khu đô thị Melbourne. Lịch sử Vào năm 1887, St Albans được thành lập để dự kiến trở thành một thị trấn và được chia nhỏ bởi Công ty Ngân hàng và Đất đai Cosmopolitan, công ty đã mua lại 512 ha (5,12 km2) với hy vọng thu được lợi nhuận tài chính nhanh chóng trong thời kỳ bùng nổ đất đai của Úc vào thời kỳ đó. 1 năm sau, Bưu điện St Albans đã mở cửa vào năm 1888, khiến cho việc gửi thư trở nên thuận tiện. Công ty sau đó đã được thanh lý vào năm 1903. Những năm thập niên 30, St Albans trở thành một khu nhà ở dành cho các công nhân làm cho các công ty công nghiệp đang phát triển ở Deer Park và Sunshine. Bất chấp Cuộc Đại suy thoái, sự phát triển vẫn ổn định và đến năm 1940, thị trấn có khoảng 700 người sống. Trong những năm sau Thế chiến thứ hai, dân số tăng nhanh với sự xuất hiện của những người di cư, đặc biệt là từ Nam Tư, Malta và Ý. Điều này dẫn đến việc có thêm các trường công lập và việc thành lập Nhà thờ Công giáo Thánh Tâm vào năm 1953, cũng như các nhà thờ Chính thống giáo Hy Lạp, Nga và Serbia. Hồi thập niên 50 và 60, St Albans bị cộ lập so với các khu vực xung quanh cho đến đầu thập niên 80, thị trấn đã kết nối với khu đô thị Melbourne. Hiện nay nó được coi là vùng ngoại ô trung tâm thành phố vì ranh giới khu vực đô thị Melbourne hiện kéo dài tới hơn 35 km (22 mi) nếu tính từ Trung tâm thành phố Melbourne. Nhân khẩu học Thành phần dân tộc của St Albans chủ yếu là những người nhập cư thế hệ thứ nhất và thứ hai. Cuộc điều tra dân số năm 2021 của ABS báo cáo rằng hơn 30% là người gốc Đông Nam Á, trong đó phần lớn là người Việt Nam. Kể từ Cuộc điều tra dân số năm 2001, số lượng người tị nạn từ vùng Sừng châu Phi định cư ở St Albans cũng tăng nhanh. Trong cuộc điều tra dân số năm 2021, dân số của St Albans là 38.042 người, khoảng 50,3% nữ và 49,7% nam. Độ tuổi trung bình/trung bình của người dân ở St Albans là 36 tuổi. 32,5% người dân sống ở vùng ngoại ô St Albans sinh ra ở Úc. Các câu trả lời hàng đầu khác về quốc gia nơi sinh là 21,5% Việt Nam, 5,8% Ấn Độ, 3,0% Philippines, 2,7% Malta, 1,4% Iraq, 1,4% Croatia, 1,4% Pakistan, 1,3% Bắc Macedonia. 21,6% người dân sống ở St Albans chỉ nói tiếng Anh. Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất khác là tiếng Việt 29,2%, tiếng Punjabi 4,2%, tiếng Malta 2,7%, tiếng Quảng Đông 2,4%, tiếng Ả Rập 2,1%. Các tôn giáo phổ biến nhất ở St Albans là 25,6% Công giáo, 19,7% không tôn giáo, 15,6% Phật giáo, 5,9% Hồi giáo, 4,6% Chính thống giáo Đông phương. Phương tiện công cộng Xe lửa St Albans có ba ga tàu điện, tất cả đều nằm trong khu vực bán vé PTV 2 trên tuyến Sunbury. Đó là Ginifer, St Albans và Keilor Plains. Tuyến này đã được điện khí hóa đến tận St Albans cho đến ngày 26 tháng 1 năm 2002 khi nó được mở rộng đến Sydenham. Tuyến Sydenham được điện khí hóa tới Sunbury và được đổi tên thành tuyến Sunbury, mở cửa vào ngày 18 tháng 11 năm 2012. Đường ngang tại ga St Albans dỡ bỏ vào năm 2016, hạ thấp nhà ga và thay thế đường ngang bằng một cầu vượt mới. Xe buýt St Albans có nhiều dịch vụ xe buýt phục vụ chính St Albans và các vùng ngoại ô lân cận, tất cả các chuyến đi tới Sunshine, Calorine Spring, ... hầu hết đều bắt đầu và kết thúc tại ga xe lửa St Albans. Hệ Thực vật và Động vật Các công viên lớn nằm ở biên giới phía Đông và phía Tây của vùng ngoại ô. Những khu vực này (đặc biệt là ở phía Tây) từng có số lượng lớn các loài bò sát bản địa khỏe mạnh, chẳng hạn rắn hổ, thằn lằn lưỡi xanh phương Đông và rắn nâu phương Đông. Thật không may do sự phát triển nên hiện nay những loài này hiếm khi được nhìn thấy trong khu vực. Do sự phát triển của Cairnlea ở biên giới phía nam của St Albans, các loài ếch bản địa đã tận dụng lợi thế và đến cư trú ở các vùng đất ngập nước và hồ mới. Giáo dục St Albans có nhiều trường học bao gồm các trường sau; Đại học Victoria, Úc Cao đẳng Trung học Đại học Victoria Cao đẳng khu vực Công giáo St Albans Trường tiểu học Thánh Thể Cao đẳng Trung học St Albans Trường tiểu học St Albans (thành lập năm 1889) Trường tiểu học St Albans Heights Trường tiểu học Đông St Albans (St Albans East Trường tiểu học St Albans Meadows Trường tiểu học University Park (trước đây là Trường tiểu học St Albans South) Trường tiểu học Bắc St Albans (St Albans North) Trường tiểu học Thánh Tâm Trường tiểu học Stevensville Trường tiểu học Movelle Trường Jackson Cơ sở tôn giáo Vùng ngoại ô và các khu vực xung quanh có cộng đồng Cơ đốc giáo Chính thống lớn. Vùng ngoại ô là nơi có Nhà thờ Chính thống Hy Lạp St Paraskevi, St Barbara và St John the Merciful, Nhà thờ Chính thống Serbia St George, và cả Nhà thờ Chính thống Coptic St George. Chùa Thiên Đức, chùa Diệu Âm và chùa Bồ Đề, ba ngôi chùa Phật giáo Việt Nam, nằm ở ngoại ô. Thể thao Vùng ngoại ô có một đội bóng đá theo luật Úc, Câu lạc bộ bóng đá St Albans, thi đấu trong Liên đoàn bóng đá khu vực phía Tây, với câu lạc bộ thực sự có trụ sở tại Kings Park lân cận. Câu lạc bộ đã rất thành công đặc biệt trong những năm gần đây. Đội bóng đá địa phương, St Albans Saints được hỗ trợ bởi cộng đồng Croatia, trong khi Green Gully Cavaliers được cộng đồng người Malta ủng hộ. Cả hai hiện đang thi đấu ở giải Ngoại hạng Victoria và đều có sự ủng hộ đáng kể. Xem thêm - Sunshine, một vùng ngoại ô cạnh St Albans, 1 trong 3 khu chợ người Việt lớn ở Melbourne. Chú thích
19854172
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o%2C%20ph%E1%BB%9F%20v%C3%A0%20piano
Đào, phở và piano
Đào, phở và piano là một bộ phim điện ảnh chiến tranh tuyên truyền Việt Nam năm 2023, thuộc thể loại sử thi lãng mạn do Phi Tiến Sơn làm biên kịch, đạo diễn. Phim thực hiện bởi Công ty Cổ phần Phim truyện I theo đơn đặt hàng từ nhà nước. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm Doãn Quốc Đam, Cao Thùy Linh, Trần Lực, Trung Hiếu, Tuấn Hưng, Nguyệt Hằng và Anh Tuấn, với nội dung tái hiện lại khung cảnh Hà Nội những ngày cuối cùng trong Trận Hà Nội 1946. Sau khi ra rạp chính thức từ ngày 10 tháng 2 năm 2024 (tức mùng 1 Tết Nguyên Đán), Đào, phở và piano đã gây nên một hiện tượng phòng vé tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia Hà Nội, nơi duy nhất trình chiếu tác phẩm. Nhờ vào hiệu ứng truyền miệng của khán giả, chủ yếu là giới trẻ, cùng quảng bá bởi báo chí, ảnh hưởng của bộ phim nhanh chóng lan rộng đến mức Cục điện ảnh phải gửi đơn xin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phim công chiếu trên toàn quốc. Nhiều nguồn đã ghi nhận hiện tượng này là lần đầu tiên xảy ra đối với thể loại phim nhà nước và phản ứng sự quan tâm của khán giả ở dòng phim sử Việt. Nội dung Đào, phở và piano lấy bối cảnh trận Hà Nội 1946, vào những ngày cuối cùng của trận chiến trước khi quân Việt Minh rút lui lên Việt Bắc. Ngày 16 tháng 2 năm 1947, tại một chiến lũy bên trong khu phố cổ, các dân quân tự vệ của Trung đoàn Thủ Đô phải chống chọi với một cuộc tấn công bằng xe tăng và súng hiện đại bởi lính Pháp. Họ đã đáp trả bằng vũ khí thô sơ như lựu đạn và pháo nổ, tạm thời cầm chân quân địch để những người còn lại triệt thoái. Văn Dân là một dân quân nằm trong số đó. Với lòng nhiệt thành cách mạng, anh không ngần ngại đăng ký đơn làm cảm tử quân cho Việt Minh. Buổi sáng ngày 17 tháng 2 năm 1947, sau khi trận chiến kết thúc, khu phố cổ chỉ còn lại một đống hoang tàn đổ nát. Ông họa sĩ trong đoàn được giao vẽ cờ đỏ sao vàng lên những tấm vải trắng để khâm liệm, làm nghi thức tang lễ cho các chiến sĩ đã nằm xuống tại đây. Điều này cũng khiến ông hết màu đỏ để tiếp tục vẽ tranh. Trong khi đó, những quân lính đang thu thập thêm vũ khí cho việc chiến đấu. Văn Dân, khi bị chê trách vô dụng vì hôm qua đánh hỏng một quả lựu đạn, đã tự ái xin phép đến xưởng quân giới để lấy thêm vũ khí. Ở phía Văn Dân, trong lúc đang đi trên đường tìm đạn dược ngoài thành, anh đã bị phát hiện bởi một toán lính Pháp. Chúng vây lại đuổi theo khiến anh chạy lên dãy mái nhà rồi thụt xuống căn nhà của một cặp vợ chồng bán phở, trong lúc họ đang ráo riết dọn đồ dời đi. Thấy sự có mặt của lính cách mạng, hai người không những không trách móc Dân mà còn chỉ muốn nán lại mời anh một bát phở, với điều kiện anh phải đi tìm hành thơm về cho họ. Cùng lúc này, chú bé đánh giày đã lẻn vào khu phố người Pháp và vào nhà của me-xừ Phán, một trí thức tư sản giàu lòng yêu nước. Cậu bé kể lại cho me-xừ Phán tình hình chiến trận ở ngoài khu phố Pháp, khiến Phán vô cùng thất vọng với chính quyền thuộc địa và nuôi ý định trốn lên Việt Bắc cùng với hai cô đào của mình. Sau đó, Văn Dân và cậu bé đã gặp lại nhau; cậu bé dẫn đường cho Dân đến kho vũ khí bị tàn phá ngoài Nhật Tân, thu thập được một quả lựu đạn cùng một cành đào, một rổ hành thơm rồi háo hức trên đường trở về. Thục Hương – một tiểu thư gốc Hà thành, người yêu của Văn Dân – đã lạc cha mẹ trên đường tản cư rồi trở lại căn nhà bị tàn phá của mình ở trong thành lũy quân Việt Minh. Thục Hương viện cớ muốn lấy lại bộ đàn piano quý giá còn sót lại, nhưng thực chất cô trở về đây là để gặp người mình yêu. Vì lẽ đó, phía quân dân ban đầu đã nghi ngờ cô là gián điệp cài vào. Nhờ vào sự xác nhận của ông họa sĩ và kỹ năng sơ cứu của mình, Thục Hương đã được giữ lại phục vụ cho cách mạng. Tuy nhiên, bộ piano giá trị của cô khi đang được kéo xuống phải chịu sự bắn phá bất ngờ của quân Pháp và vỡ tan trên nền đất. Tối đến, Văn Dân được me-xừ Phán cho mượn đồ âu phục để giả dạng làm người trong khu phố, giúp đưa về chiến khu. Trong quá trình di chuyển, xe của Phán phải chịu một cuộc rượt đuổi bởi quân lính Pháp muốn bắt về, nhưng me-xừ Phán đã thành công cắt đuôi bọn họ. Văn Dân sau đó được thả xuống chỗ chiến lũy, anh đi vào và phát hiện ra quân của mình được lệnh gấp sớm đã lui hết lên Việt Bắc. Tại đây, chỉ còn ông họa sĩ ở lại để nhang khói cho các liệt sĩ còn trong đống đổ nát. Dân thất vọng khi biết mình đã bị bỏ lại, và cũng biết rằng cô người yêu đã không chờ đợi mình. Thục Hương lúc này bất ngờ xuất hiện; vì biết Dân sẽ trở về nên trước thời điểm mọi người đang lên thuyền rời đi, cô nhất quyết bỏ về thành để gặp người mình yêu. Trong niềm hân hoan hạnh phúc, được sự yêu cầu của ông hoạ sĩ, Dân và Hương quyết định cưới nhau. Vị cha xứ trong nhà thờ của khu Pháp đã nhận lời của Thục Hương về làm lễ thành hôn cho hai người, rồi cả hai trải qua đêm tân hôn mặn nồng. Vì không thể trở về nhà thờ, cha xứ quyết định ở lại một đêm với ông họa sĩ, cùng vẽ nên bức tranh trên tường. Cha xứ đã trích máu của mình ra để giúp hoạ sĩ vẽ nốt hình cờ đỏ sao vàng. Cậu bé đánh giày lúc này đang ở nhà ông bà bán phở để thưởng thức bát phở bò nóng hổi, nhưng vì một lời trêu đùa của ông bán phở nên cậu bỏ đi không ăn phở nữa. Cậu vào khu phố người Pháp để làm tiếp công việc đánh giày và bị một sĩ quan Pháp phát hiện ra là Việt Minh. Cậu bé đánh giày bỏ trốn nhưng nhanh chóng bị bắn gục khi chạy lên một triền cỏ trên rừng. Trong khi me-xừ Phán cùng hai cô đào đang chạy thục mạng trong rừng để trốn khỏi quân Pháp, họ đã tìm thấy cậu bé còn thoi thóp trong góc rừng. Không may, lính Pháp nhanh chóng phát hiện cả ba; một cô đào bị bắt lại và bị cưỡng hiếp bởi lính Pháp. Cậu bé, cùng với me-xừ Phán và hai cô đào, sau đó đã thành công chạy thoát lên một chiếc thuyền và dần trôi khỏi Hà Nội lên chiến khu. Ngày 18 tháng 2 năm 1947, khi trời bắt đầu tờ mờ sáng, Văn Dân lấy thuốc nổ từ lựu đạn cho vào bom ba càng để phục kích quân địch trận cuối, nhằm thể hiện tinh thần không chịu khuất phục của Việt Minh. Thục Hương muốn thuyết phục anh cùng cô lên quê nhà ở Nam Định nhưng không thành. Xe tăng Pháp khi này đã tràn vào thành và phá hủy những thứ còn sót lại. Cha xứ, ông họa sĩ và ông bán phở bị giết chết trên đường quân đi vào. Văn Dân xông thẳng vào phía địch, lấy bom ba càng định lao tới xe tăng nhưng bị tiếng nổ hất văng ra, làm anh mù tai mắt. Khi đang tìm cây bom, Dân phát hiện bản thân đã bị bao vây và rồi bị xe tăng địch cán chết. Kết thúc phim, Thục Hương, sau khi chứng kiến mọi chuyện xảy ra, đã cầm cây ba càng từ trên toa tàu điện nhảy về phía xe tăng, thành công kích nổ chiếc xe đang tiến vào bên trong thành. Diễn viên Theo cảnh danh đề cuối phim và báo chí, phim có sự tham gia của các diễn viên: Sản xuất Đào, phở và piano là phim thuộc thể loại phim tuyên truyền theo khuynh hướng lãng mạn sử thi. Phim được đặt hàng bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Điện ảnh, đơn vị sản xuất là Công ty Cổ phần Phim truyện 1 (Hãng phim truyện 1). Nghệ sĩ ưu tú Phi Tiến Sơn là đạo diễn kiêm biên kịch cho bộ phim. Phần kịch bản phim trước đó đã được Phi Tiến Sơn ấp ủ trong vòng 10 năm, lấy bối cảnh là trận Hà Nội diễn ra vào cuối 1946 – đầu 1947. Ông nhấn mạnh vào ý tưởng bộ phim dựa trên tính đặc biệt của trận chiến, khi người dân – với các vũ khí thô sơ – đã đối đầu với quân Pháp trong 60 ngày để bảo vệ thủ đô khỏi sự xâm chiếm trở lại của Pháp. Sau khi dự án được thông qua, bộ phim nhận đầu tư với kinh phí là 20 tỷ đồng. Để mô phỏng bối cảnh chính bộ phim là con phố Hàng Bè đổ nát ở Hà Nội, một phim trường cỡ lớn có diện tích 6000 m2, dài 120 m rộng 15 m đã được dựng lên trên nền doanh trại quân đội cũ gần hồ Đại Lải, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Khoảng 5, 6 tỷ đồng được đầu tư cho việc xây dựng và hoàn thiện phim trường trong vòng 3 tháng, với sự xuất hiện của các ngôi nhà phố cổ Hà Nội theo phong cách thập niên 1940, toa tàu điện và xe tăng. Trước đó, ê-kíp đã chọn cảnh thực tế tại Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn Tây. Tuy nhiên, do các địa điểm lịch sử tại đây chịu ít nhiều tác động từ yếu tố hiện đại nên đoàn phim phải chuyển sang lựa chọn phục dựng bối cảnh. Lựa chọn dụng cụ cho phim, thiết kế mỹ thuật Vũ Việt Hưng đã dùng nhiều vật dụng xưa cũ của người Hà Nội như tủ, giường, nồi đất, hoành phi câu đối để bồi lên thành một chiến lũy. Các loại xe chiến đấu, xe tăng được mô phỏng giống ngoài đời, có sự tham khảo từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Phim sau đó chính thức khởi quay từ tháng 12 năm 2022 và kéo dài tới những tháng đầu 2023. Các vai chính của bộ phim lần lượt được giao cho Doãn Quốc Đam và Cao Thị Thùy Linh. Vì là diễn viên có kinh nghiệm diễn xuất ở mảng phim truyền hình, Doãn Quốc Đam được tuyển thẳng vào vai nam chính mà không cần casting. Về phía Cao Thùy Linh, ban đầu cô chỉ ứng tuyển vào vai quần chúng hoặc một vai phụ trong tác phẩm nhưng cuối cùng đạo diễn Phi Tiến Sơn đã chọn cô làm diễn viên chính. Là một người mới lần đầu chạm ngõ điện ảnh, trong quá trình quay phim cô đã được các diễn viên trong đoàn hỗ trợ về cử chỉ, diễn xuất. Cả hai diễn viên trên đã đóng một cảnh nóng trong bộ phim. Khi được trợ lý đạo diễn ngỏ lời mời tham gia đoàn phim, Tuấn Hưng tự nguyện nhận đóng một vai phụ trước sự e dè của trợ lý vì sợ nam ca sĩ sẽ chê vai nhỏ hoặc yêu cầu tiền cát-xê quá cao. Lần trở lại này của Tuấn Hưng đã đánh dấu mốc 10 năm kể từ khi anh tham gia phim ảnh lần cuối cùng trong bộ phim truyền hình Cho một tình yêu. Các vai quần chúng trong phim do những sinh viên ngoại quốc học tập và sinh sống tại Việt Nam đảm nhận. Phân tích Đào, phở và piano khai thác lịch sử ở góc nhìn ba ngày cuối cùng của trận Hà Nội 1946, trước khi quân Việt Minh rút lên Việt Bắc chuẩn bị cho giai đoạn trường kỳ kháng chiến. Phim đi sâu vào tâm lý các nhân vật bám trụ lại Hà Nội tới những giây phút trước cái chết. Theo đạo diễn Phi Tiến Sơn, ông tập trung đề tài phim ở phương diện tinh thần và tình yêu Hà Nội của người Hà Nội thay vì sự dữ dội của chiến tranh: xuyên suốt bộ phim, sẽ không có xung đột, cao trào giữa tuyến nhân vật chính diện, sẽ không nhấn mạnh vào tính anh hùng ca của các nhân vật; thay vào đó, họ giúp đỡ, san sẻ lẫn nhau, thể hiện "chất" người Hà Nội nói riêng và phẩm chất anh hùng người Việt Nam nói chung. Tinh thần này đã được mô tả như là "nét chấm phá lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc". Các nhân vật trong phim thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, từ những người lao động như cậu bé đánh giày, ông bà bán phở đến tầng lớp trí thức gồm vị cha xứ, ông họa sĩ và nhân vật me-xừ Phán. Họ đều tham gia hay ít nhiều ủng hộ Việt Minh, chống lại Pháp. Những nhân vật này đa số không được đặt tên và bộ phim chỉ khắc họa hành xử của họ trước chiến tranh hơn là đi sâu vào thân phận cụ thể. Thể hiện nội dung tác phẩm, Phi Tiến Sơn đã lựa chọn lối kể chuyện phi tuyến tính, đan xen giữa quá khứ và hiện tại ở nhiều phân cảnh khác nhau. Giải thích về tiêu đề bộ phim, Phi Tiến Sơn cho biết cái tên được cấu thành từ ba đặc trưng của Hà Nội xưa, bao gồm đào, phở và piano. Trong đó, hoa đào tượng trưng cho Tết tại miền Bắc bởi thời điểm chuyện phim diễn ra vào các ngày cận Tết; phở là món ăn thân thuộc của người Hà Nội; còn piano là âm điệu sử thi vang lên trong các khu phố tĩnh lặng của Hà Nội. Phát hành Ngày 23 tháng 9 năm 2023, Đào, phở và piano đã có một buổi ra mắt với dàn ê-kíp phim tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội (NCC). Buổi chiếu được tổ chức ở qui mô giới hạn và những người tham dự được phát vé mời riêng. Phim tiếp tục có buổi công chiếu miễn phí tại Đà Nẵng và riêng Hà Nội là vào ngày 17 tháng 11 cùng năm, trong tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23. Tại Liên hoan phim Việt Nam, bộ phim đã giành giải Bông sen bạc hạng mục phim truyện điện ảnh cùng hai đề cử lần lượt cho diễn viên Doãn Quốc Đam và họa sĩ thiết kế Vũ Việt Hưng. Ngày 10 tháng 2 năm 2024, trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, Đào, phở và piano cùng Hồng Hà nữ sĩ và 6 phim hoạt hình khác đã được công chiếu tại trung tâm chiếu bóng quốc gia Hà Nội. Đây là hai tác phẩm phát hành theo quyết định số 316 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, thí điểm phổ biến một số phim nhà nước sản xuất ra rạp và phát sóng truyền hình. Rạp quốc gia là địa điểm duy nhất phục vụ chiếu các bộ phim cho người xem, với thời gian trụ rạp dự kiến ít nhất là một tháng, tới khi "không còn khán giả" thì thôi. Giá vé của bộ phim khi công chiếu luôn cố định ở mức 50,000 đồng cho ngày thường và 60,000 vào Tết hay cuối tuần – thấp hơn nhiều so với các bộ phim thương mại ra rạp cùng thời điểm. Theo hệ thống phân loại độ tuổi khán giả xem phim, Đào, phở và piano được gán nhãn dành cho người xem trên 13 tuổi. Điều này sau đó đã gây ra tranh luận vì bộ phim ra mắt cùng thời điểm là Mai cũng có cảnh nóng nhưng bị giới hạn trên 18 tuổi. Có ý kiến đã đề nghị nâng độ tuổi giới hạn xem phim lên 16+. Vào ngày 20 tháng 2 năm 2024, 10 ngày sau khi bộ phim ra rạp và trở thành hiện tượng phòng vé, trailer phim chính thức đầu tiên mới được công bố. Ngày 21 tháng 2, cặp diễn viên chính Doãn Quốc Đam và Cao Thị Thùy Linh xuất hiện tại một buổi chiếu phim ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia để giao lưu, bày tỏ cảm ơn với sự ủng hộ từ phía khán giả. Hiệu ứng truyền thông Trong ba ngày đầu công chiếu, Đào, phở và piano được xếp khoảng 2–3 suất chiếu với tỷ lệ lấp đầy khán giả là từ ⅓ đến ½. Giống như các phim nhà nước khác, tác phẩm chỉ được chi ra một số tiền nhỏ cho việc quảng bá, thiết kế áp phích và gần như rất ít người biết. Tuy nhiên, trong các ngày nối tiếp tới 18 tháng 2, số khán giả tới xem phim tăng đột biến so với phim cùng thể loại là Hồng Hà nữ sĩ. Hiện tượng này khiến ban quản lý nhà rạp phải nhanh chóng họp bàn mở thêm suất chiếu. Theo thống kê sơ bộ của NCC, số khán giả xem Đào, phở và piano trong ngày 18 tháng 2 năm 2024 đã gần 400 người. Tỷ lệ lấp đầy được báo cáo là 132 khán giả trên một suất chiếu với chỉ hơn mười suất hoạt động. Lý do cho sự nổi tiếng bất ngờ của Đào, phở và piano bắt nguồn ở hiệu ứng mạng xã hội, đáng chú ý là kể từ khi một Tiktoker tên Giao Cùn lên video chia sẻ cảm nghĩ của mình về bộ phim, thu hút sự quan tâm từ số lượng lớn giới trẻ, học sinh, sinh viên. Cùng với đó, một bộ phận khán giả đã đem tác phẩm lên bàn cân chất lượng với bom tấn Mai của Trấn Thành. Sự "đối đầu" này dẫn đến những thảo luận gay gắt có yếu tố phân biệt vùng miền, khi Đào, phở và piano được sản xuất ngoài Bắc còn Mai là ở trong Nam. Trên nhiều hội nhóm khác nhau, bộ phim nhanh chóng thu hút những phản ứng tích cực từ cư dân mạng và có độ thảo luận cao. Các trang Thông tin Chính phủ, trang của cộng đồng xem phim, báo chí truyền thông cũng liên tục lên bài về bộ phim, tạo nên độ phủ sóng lớn trong dư luận. Chỉ trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, số suất chiếu Đào, phở và piano tăng lên lần lượt 11 và 15 suất; các vé xem phim cho ngày 19 và 20 tháng 2 đã bán hết từ 17 tháng 2. Do tình trạng cháy vé quá nhanh, nhiều khán giả đã chấp nhận ngồi hàng đầu hoặc rìa hàng xem phim. Ngày 17 tháng 2, báo Tuổi Trẻ đưa tin trang web chính thức của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia bị sập do lượng người truy cập đặt vé Đào, phở và piano bị quá tải, là hiện tượng "trước nay chưa từng có" đối với một bộ phim nhà nước. Đến tối 19 tháng 2, trang web và ứng dụng đặt vé của rạp tiếp tục sập một lần nữa; các nền tảng thanh toán trực tuyến như VNPAY, ví điện tử ngân hàng đều ở tình trạng tê liệt khiến khán giả không thể đặt vé phim. Tình trạng này vẫn diễn ra cho tới 4 ngày kế tiếp; ngày 20 tháng 2, fanpage chính thức của NCC đã phải lên tiếng giải thích và thông báo phim chỉ có thể đặt vé tại chỗ. Hàng dài người đã kéo nhau đến rạp xếp hàng tại quầy để trực tiếp mua vé Đào, phở và piano. Hình ảnh này được nhiều người ghi lại và đăng tải lên các phương tiện truyền thông, tiếp tục gây nên sự hiếu kỳ từ người xem. Trong những ngày đầu chiếu tại NCC, số suất chiếu dành cho Mai tăng liên tục, từ 20 lên 30 cho đến 50 suất chiếu nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu người xem; tuy nhiên, sau khi có một lượng lớn khán giả tới xem Đào, phở và piano, ngày 20 tháng 2, NCC phải giảm gần 50% suất chiếu phim Mai hiện hành để chuyển sang chiếu tác phẩm trên (18 suất). Sự khan hiếm suất chiếu cùng vé xem phim tạo ra tình trạng phe vé giá cao ở các hội nhóm trên mạng. Nhiều người thì ghi lại những phân đoạn cao trào trong phim rồi phát tán lên mạng, tạo nên làn sóng chỉ trích hành vi bị cho là thiếu ý thức này. Từ 26 tháng 2, rạp quốc gia tiếp tục mở 28 suất chiếu phim để phục vụ khán giả, nhiều hơn so với con số 23 và 16 những ngày trước đó. Tuy nhiên, các suất chiếu vẫn liên tục bị phủ kín cho tới nhiều ngày kế tiếp và người xem buộc phải mua vé để xem vào ngày khác. Để tối đa hóa số khán giả phục vụ, phòng chiếu chính với số chỗ lớn nhất luôn được ưu tiên để chiếu các suất phim. Trước sức ảnh hưởng lan rộng của bộ phim, cộng với nhu cầu xem lớn từ khán giả, Cục Điện ảnh đã đề xuất cho chiếu Đào, phở và piano trên toàn quốc. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông bày tỏ thái độ ủng hộ trước đề xuất trên. Dù vậy, Cục trưởng Cục Điện ảnh là ông Vi Kiến Thành đã lo ngại về việc không có hệ thống rạp tư nhân nào sẽ nhận chiếu phim, chủ yếu là vì chưa có chính sách ăn chia tỷ lệ doanh thu phim nên toàn bộ số tiền phim thu được sẽ phải gửi trả lại hết cho nhà nước. Điều này cũng là nguyên do chính khiến các bộ phim nhà nước không thể phát hành qua đơn vị rạp tư nhân. Đến ngày 20 tháng 2 năm 2024, đã có hai đơn vị tư nhân đầu tiên đứng ra tự nguyện phát hành phim là Beta Cinemas và Cinestar. Hai đơn vị này chấp nhận việc chiếu phim không lợi nhuận và chỉ thu tiền bắp nước nếu khán giả mua thêm. Theo kế hoạch, Đào, phở và piano sẽ được sắp xếp lịch chiếu trong vòng một tháng cho khán giả đến xem. Trong hai ngày 21 và 22 tháng 2 năm 2024, bộ phim chính thức công chiếu tại 11 tỉnh thành trên cả nước thông qua hệ thống Beta Cinemas, với giá vé đồng hạng là 50,000 đồng. Cùng ngày 22 tháng 2, cụm rạp Cinestar bắt đầu mở bán vé bộ phim ở mức giá 45,000 đồng. Đến ngày 23 tháng 2 cùng năm, Venus Cinema tiếp tục công bố lịch chiếu Đào, phở và piano từ 24 tháng 2. Tại các đơn vị rạp tư nhân, phim tiếp tục thu về những kỷ lục mới về phòng vé. Khi tin tức chiếu phim được công bố, trang web của các rạp Beta bị sập không truy cập được và phải mua trực tiếp tại quầy bán vé. Tình trạng tương tự đồng thời diễn ra với đơn vị Cinestar. Trong ngày đầu ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phim thu hút đông đảo khán giả trẻ tò mò đến xem phim. Các suất chiếu đã được bổ sung liên tục để phục vụ nhu cầu nhưng nhiều người vẫn phải ra về vì không mua được vé hoặc chọn xem phim khác. Theo ghi nhận của cụm rạp Cinestar ở Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, các suất chiếu khi mới công bố nửa tiếng đã lấp đầy gần 95% khán giả, là tiền lệ chưa từng có tại đây. Cũng do bị quá tải số người mua vé xem phim, một số trường hợp nhân viên rạp chiếu tại Cinestar phải ghi vé phim ra giấy trắng. Nhiều ý kiến đã cho rằng đây là chiêu trò của rạp phim nhằm câu người xem. Diễn biến thương mại Từ ngày 10 tháng 2 đến 18 tháng 2, rạp Quốc gia báo cáo số vé phim bán được là 5162 vé, chiếm 1/3 tổng vé của rạp và thu về khoảng 300 triệu đồng. Ngày 19 tháng 2, Đào, phở và piano thu về thêm 170 triệu đồng, đứng thứ 5 doanh thu phòng vé cả nước. Tính tới ngày 20 tháng 2, đơn vị quan sát phòng vé độc lập Box Office Việt Nam báo cáo doanh thu gộp của phim là 505 triệu đồng, còn bên NCC báo là gần 700 triệu đồng với 13.000 vé được bán ra cho đến chiều cùng ngày. Cũng theo Box Office, ngày 21 tháng 2, phim đã chính thức cán mốc 1 tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, do tình trạng các hệ thống rạp không bán vé phim trực tuyến nên Box Office Việt Nam đã không thể tiếp tục cập nhập con số doanh thu bộ phim chính xác trên website. Chỉ có Cục Điện ảnh là phía duy nhất nhận báo cáo về doanh thu Đào, phở và piano từ các cụm rạp chiếu phát hành phim. Số vé phim bán ra tại rạp quốc gia trong ngày 21 tháng 2 được ghi nhận riêng là 8129 vé, gấp vài lần so với số vé phim Mai được đặt tại đây. Sau 15 ngày công chiếu, số vé Đào, phở và piano bán ra tại Trung tâm Chiếu bóng Quốc gia được ghi nhận với con số gần 40,000, thu về 2,2 tỷ đồng. Ngày 1 tháng 3 năm 2024, Cục Điện ảnh công bố phim đã thu về 10 tỷ đồng doanh thu trên cả nước. Trong đó, doanh thu từ rạp chiếu phim quốc gia chiếm hơn ⅓ tổng doanh thu của bộ phim. Giới chuyên môn cho rằng doanh thu phim tại NCC có thể sẽ cao hơn nếu giá vé được nâng ngang hàng các phim thương mại khác. Tiếp nhận Từ tháng 3 năm 2023, Tiktoker Giao Cùn, người sau này giúp bộ phim trở nên nổi tiếng, đã đăng clip giới thiệu bộ phim khi đang ở giai đoạn sản xuất, dự đoán tác phẩm sẽ trở thành "bom tấn nhất Việt Nam" và là bộ phim "'hoành tá tràng' nhất về lịch sử trong nhiều năm gần đây". Tại hai lần ra mắt đầu tiên ở rạp chiếu quốc gia và Liên hoan phim Việt nam, Đào, phở và piano cũng nhận về những phản ứng tích cực từ báo chí và khán giả. Sau khi trở nên lan truyền, bộ phim tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi giữa những người xem. Nhìn chung, đa số khen ngợi bộ phim trên tinh thần là phim nhà nước làm, thể hiện nét Hà Nội đặc sắc tuy "không quá hoàn hảo". Phản ứng của người xem chủ yếu được ghi nhận là chăm chú theo dõi và xúc động với bộ phim. Phần lớn đánh giá tích cực về Đào, phở và piano nằm ở khâu kịch bản, hình ảnh, quay phim và tuyển diễn viên, đặc biệt là ở cách truyền tải không nặng tính tuyên truyền như các phim nhà nước trước đó. Trong khi đó, các ý kiến khác vẫn chỉ ra những lỗi đáng kể trong phim, bao gồm phim còn đậm tính kịch, nữ chính dở, vấn đề về bối cảnh và kỹ xảo, v.v.. Doãn Quốc Đam trong một cuộc phỏng vấn cũng thừa nhận bộ phim vẫn còn những thiếu sót nhất định, song coi sự đón nhận tích cực với Đào, phở và piano là bước đệm cho nhiều bộ phim lịch sử khác được sản xuất và có thể tiếp cận với nhiều khán giả trẻ lẫn người xem quốc tế. Ở khía cạnh chuyên môn, phim cũng được những người trong ngành đánh giá cao. Nhận xét về tác phẩm, biên kịch Trịnh Thanh Nhã đã dành lời khen ngợi tới đạo diễn kiêm biên kịch Phi Tiến Sơn khi biết cách sắp xếp những chi tiết, tình huống thể hiện "cái chất Hà Nội không thể trộn lẫn", đồng thời với phần bối cảnh còn đặc biệt "chân thực, gây cảm xúc mạnh mẽ". Lấy chuyện tình "tuyệt đẹp" của đôi trai gái làm chủ đạo xuyên suốt tác phẩm, bà cho rằng cách kể chuyện này đã tạo nên sự đối nghịch giữa tình yêu và chiến tranh, khiến chuyện phim không trở nên bi lụy dù hầu hết các nhân vật chính và phụ ở cuối phim đều chết. Nhận xét về hiện tượng phòng vé Đào, phở và piano, nhiều quan điểm đã ghi nhận đây là tín hiệu khả quan đối với dòng phim tuyên truyền lịch sử của nhà nước, vốn khô khan và ít được khán giả quan tâm. Qua sự kiện này, đã có những ủng hộ và đề xuất việc ban hành quy định cụ thể về việc ăn chia tỷ lệ doanh thu khi phát hành với bên tư nhân, cũng như cấp kinh phí cho việc quảng bá phim nhà nước để được nhiều người biết đến hơn. Tranh cãi Vì sự nổi tiếng bất ngờ của Đào, phở và piano, đã có những tranh cãi xoay quanh việc nhà nước có nhúng tay vào hiện tượng phòng vé của bộ phim. Khi trang web của rạp quốc gia bị sập do quá tải, đã có những nhà báo đặt dấu hỏi về sự thực đằng sau hiện tượng này, nghi vấn đây là chiêu trò của đơn vị để tạo nên hiệu ứng khan hiếm nhân tạo, thu hút nhiều người quan tâm. Lý do cho nghi ngờ chủ yếu dựa vào việc phim Mai ra rạp tại đây với số suất chiếu áp đảo nhưng thời điểm đó trang web lại không gặp sự cố. Điều tương tự cũng xảy ra với các rạp Beta Cinemas, Cinestar. Trả lời với truyền thông, ông Vũ Đức Tùng – quyền giám đốc của NCC – đã xác nhận sự cố này thực tế có xảy ra, cho biết đã chứng kiến 15,000 lượt truy cập cao điểm vào trang web trước thời điểm bị quá tải, và chỉ có gần 1000 người thành công đặt vé xem phim. Ông đồng thời nhận định việc web bị sập do Đào, phở và piano là không có cơ sở; nêu ra khả năng rằng lưu lượng truy cập Mai và phim này cộng lại vượt quá lưu lượng cho phép của trang web nên dẫn đến tình trạng sập website. Ông cho rằng không có lý do gì để cho sập trang web vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu hoàn toàn tự chủ của đơn vị. Giải thưởng Xem thêm Trận Hà Nội 1946 Hà Nội 12 ngày đêm Sống mãi với thủ đô (phim) Chú thích Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Trailer chính thức trên YouTube Đào, phở và piano trên ứng dụng MoMo Phim tiếng Việt Phim quay tại Việt Nam Phim Việt Nam năm 2024 Phim Việt Nam Phim lịch sử phim tình cảm phim về chiến tranh
19854183
https://vi.wikipedia.org/wiki/Santa%20Cruz%20del%20Rinc%C3%B3n
Santa Cruz del Rincón
Santa Cruz del Rincón (tiếng Me'phaa: Xkuaa, "nơi bằng phẳng") là khu đô thị tự trị thuộc bang Guerrero, México. Khu đô thị cách thủ phủ bang Chilpancingo khoảng về phía đông nam. Santa Cruz được thành lập từ khu đô thị Malinaltepec theo phê duyệt năm 2021 và chính thức có hiệu lực ngày 21 tháng 5 năm 2022. Địa lý Khu đô thị Santa Cruz del Rincón nằm ở đầu nguồn sông Marquelia nơi chuyển tiếp giữa Costa Chica và Sierra Madre del Sur nằm phía đông Guerrero. Phía bắc giáp Malinaltepec, phía đông bắc giáp Iliatenco, phía nam và tây giáp San Luis Acatlán. Điểm cao nhất của Santa Cruz del Rincón so với mực nước biển nằm trên giao điểm ranh giới với Malinaltepec và Iliatenco tại Cerro Ardilla. Tổng diện tích . Từ năm 2011, phía đông đường cao tốc chính Bắc-Nam trở thành Khu bảo tồn tình nguyện. Santa Cruz del Rincón có khí hậu ôn đới dưới ẩm, mưa nhiều vào hè. Nhiệt độ trung bình dao động từ . Lịch sử Do thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản, Santa Cruz del Rincón và vùng phụ cận yêu cầu thành lập chính quyền khu đô thị tự trị độc lập từ năm 1964. Ngày 31 tháng 8 năm 2021, quốc hội bang Guerrero phê chuẩn việc thành lập khu đô thị Santa Cruz del Rincón từ 19 địa phương thuộc Malinaltepec trước đây. Việc này được cụ thể hóa trong chỉnh sửa hiến pháp bang thông qua ngày 13 tháng 1 năm 2022 và có hiệu lực ngày 21 tháng 5 năm 2022. Hành chính Santa Cruz del Rincón sẽ tổ chức bầu cử đầu tiên với tư cách khu đô thị tự trị độc lập năm 2024. Tháng 9 năm 2023, chính quyền lâm thời được bổ nhiệm, do chủ tịch Godofredo Avilés Mendoza đứng đầu. Chính quyền Santa Cruz del Rincón bao gồm chủ tịch, một ủy viên hội đồng (tiếng Tây Ban Nha: síndico) và sáu ủy viên (regidores). Trong vùng có nhóm tự vệ cộng đồng hoạt động để bảo vệ dân bản địa ở phía đông Guerrero. Nhân khẩu học Trong Điều tra dân số México năm 2020, các địa phương gồm khu đô thị Santa Cruz del Rincón hiện nay ghi nhận dân số 6.851 người. Thủ phủ cùng tên, hay gọi tắt El Rincón, ghi nhận dân số 1.677 người. Có 2 địa phương dân số trên 1.000 người, đó là El Potrerillo 1.393 người và Tierra Colorada 1.020 người. Theo Điều tra dân số năm 2010, 70% dân số ở Santa Cruz del Rincón nói tiếng Me'phaa hoặc Tlapanec. Kinh tế và hạ tầng Kinh tế Santa Cruz del Rincón dựa vào nông nghiệp: ngô, cà phê và dâm bụt là những cây trồng chính. Đường rải nhựa cao tốc bắc-nam chạy qua khu đô thị, kết nối với Tlapa de Comonfort ở phía bắc và Marquelia ở phía nam. Santa Cruz del Rincón có các cơ sở giáo dục như thư viện công cộng, một trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, chi nhánh Đại học Sư phạm Quốc gia và chi nhánh của UNISUR (Đại học Intercultural de los Pueblos del Sur) để đào tạo không chính quy cho thanh thiếu niên bản địa. Tham khảo Khởi đầu năm 2022 ở México Đô thị bang Guerrero Nguồn CS1 tiếng Tây Ban Nha (es) Tọa độ trên Wikidata
19854187
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Debaltseve
Trận Debaltseve
Trận Debaltseve (Battle of Debaltseve) là cuộc chiến tại thành phố Debaltseve (Đề-ban-xê-vê), Donetsk, giữa lực lượng ly khai thân Nga của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR ) và Lực lượng vũ trang Ukraina. Trận chiến bắt đầu diễn ra vào giữa tháng 1 năm 2015 trong chiến cuộc vùng Donbas. Thành phố này nằm trong một khu vực của lãnh thổ do Ukraina trấn giữ giáp ranh với DPR ở một bên và mặt khác là LPR, đồng thời là nút giao thông đường bộ và đường sắt quan trọng. Lực lượng Nga bao gồm chủ yếu là binh lính "nhóm Wagner" đã chiếm lại Debaltseve do Ukraina kiểm soát kể từ cuộc phản công của lực lượng Chính phủ Ukraina vào tháng 7 năm 2014. Các lực lượng ly khai và Nga bắt đầu nỗ lực phối hợp hiệp đồng tác chiến để bao vây hợp công nhằm buộc quân đội Ukraina rời khỏi thành phố vào ngày 16–17 tháng 1 năm 2015 và động thái này đã châm ngòi làm bùng nổ trận chiến. Giao tranh ác liệt diễn ra cho đến ngày 18 tháng 2 năm 2015 với kết cục lực lượng Ukraina đành rút lui từ Debaltseve về trấn thủ tại Artemivsk (Bakhmut ngày nay). Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong giai đoạn 2014–2015 của cuộc chiến ở Donbas, khi lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Minsk II có hiệu lực vào ngày 15 tháng 2 năm 2015, mặc dù giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở Debaltseve trong vài ngày và nhiều ngày sau đó. Bất chấp việc ký kết thỏa thuận ngừng bắn mới vào ngày 12 tháng 2 năm 2015, giao tranh vẫn gia tăng xung quanh Debaltseve. Các lực lượng Nga đã cố gắng tấn công vào Debaltseve trong nỗ lực đẩy lùi quân đội chính phủ trước khi bắt đầu lệnh ngừng bắn, lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 15 tháng 2 năm 2015. Lực lượng Ukraina bắt đầu rút khỏi Debaltseve vào sáng sớm ngày 18 tháng 2 năm 2015. Trước khi rút quân, khoảng 6.000 binh sĩ đã ẩn náu trong thành phố. Việc chuẩn bị cho cuộc rút lui đã được tiến hành bí mật từ nhiều ngày trước đó. Theo tờ New York Times thì bộ chỉ huy chiến dịch quân sự của Ukraina đã dày công cố gắng tìm đường trốn thoát vì đường cao tốc Bakhmut đã trở nên tắc nghẽn. Tình hình ở Debaltseve đã trở nên không thể giải quyết được đối với quân Ukraina trú đóng ở đó. Một người lính nói rằng nếu lực lượng Ukraine ở lại thành phố thì "chắc chắn sẽ bị bắt hoặc là chết". Sau khi chọn một tuyến đường về phía bắc đến làng Luhanske do Ukraina kiểm soát, kế hoạch rút quân đã được thực hiện. Xe chở quân xếp hàng dài ở rìa Debaltseve. Những người lính được yêu cầu chuẩn bị rời đi trong mười phút nữa mà không cần thông báo trước, sau đó chất lên những chiếc xe tải đã chuẩn bị sẵn. Họ vứt bỏ vũ khí hạng nặng và phá hủy đạn dược để tránh rơi vào tay quân ly khai. Sau khi chất hàng xong, đoàn quân khoảng 2.000 người, bao gồm cả xe tăng và các phương tiện bọc thép khác, bắt đầu rút ra khỏi thành phố. Chú thích Tham khảo Donbass "giương đông" ở Mariupol, bất ngờ "kích tây" ở Debaltsevo "Chảo lửa" Debaltseve tan hoang sau tổng tấn công của phe ly khai Debaltseve -Tâm điểm giao tranh mới tại Đông Ukraine Tân tổng tư lệnh dày dạn kinh nghiệm chống Nga của Ukraine Chiến tranh Nga-Ukraina
19854188
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng%20ho%E1%BA%A3ng%20Bi%E1%BB%83n%20%C4%90%E1%BB%8F
Khủng hoảng Biển Đỏ
Khủng hoảng Biển Đỏ là một cuộc xung đột quân sự đang diễn ra bắt đầu vào ngày 19 tháng 10 năm 2023, khi phong trào Houthi được Iran hậu thuẫn trong Yemen phóng một loạt tên lửa và máy bay không người lái có vũ trang vào Israel. Người Houthi đã tổ chức nhiều vụ bắt giữ các tàu chở hàng dân sự đi gần bờ biển Yemen và coi bất kỳ chuyến tàu nào có liên kết với Israel đều là mục tiêu, mặc dù nhiều tàu không có mối liên hệ rõ ràng với Israel cũng đã bị tấn công. Houthi cho biết họ sẽ không dừng lại cho đến khi Israel ngừng chiến tranh với Hamas. Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ là một phần của cuộc chiến ủy nhiệm rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Iran. Phiến quân Houthi cũng đã bắn vào các tàu buôn của nhiều quốc gia khác nhau ở Biển Đỏ, và đặc biệt là ở Bab-el-Mandeb, một điểm nghẽn của nền kinh tế toàn cầu vì nó đóng vai trò là cửa ngõ hàng hải phía nam đến kênh đào Suez của Ai Cập. Để tránh các cuộc tấn công của Houthi, hàng trăm tàu ​​thương mại đã được chuyển hướng đi vòng quanh Nam Phi. Tham khảo Biển ĐỏXung đột 2024 en:Red Sea crisis
19854197
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng%20h%C3%B3a%20thi%E1%BA%BFt%20y%E1%BA%BFu
Hàng hóa thiết yếu
Hàng hóa thiết yếu (Necessity good) hay còn gọi là Nhu yếu phẩm (Necessary good) trong kinh tế học chỉ về các sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua bất kể sự thay đổi về mức thu nhập của họ vì đây là những mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu (cần thiết, chủ yếu) trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho dù có sự thay đổi thu nhập cá nhân như thế nào. Ví dụ bao gồm việc mua hàng lặp đi lặp lại trong các khoảng thời gian khác nhau như cắt tóc, thói quen gây nghiện thường ngày bao gồm thuốc lá, các nhu yếu phẩm hàng ngày như thực phẩm thiết yếu, nhu cầu sử dụng điện và nước cũng như các loại thuốc men quan trọng khác như insulin. Điều 4 Luật Giá năm 2012 của Việt Nam có giải thích cụm từ "hàng hóa, dịch vụ thiết yếu" là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng-an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông, các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng-an ninh. Đặc điểm Đối với bất kỳ hàng hóa thông thường nào khác, thu nhập tăng sẽ dẫn đến nhu cầu tăng, nhưng mức tăng đối với hàng hóa thiết yếu ít tỷ lệ thuận với mức tăng thu nhập, do đó tỷ lệ chi tiêu cho những hàng hóa này giảm khi thu nhập tăng. Nếu độ co giãn của cầu theo thu nhập thấp hơn 1 thì đó là hàng hóa thiết yếu. Quan sát việc tiêu thụ các loại thực phẩm, được gọi là định luật Engel phát biểu rằng khi thu nhập tăng, tỷ lệ thu nhập dành để chi cho thực phẩm sẽ giảm, ngay cả khi chi tiêu tuyệt đối cho thực phẩm tăng. Điều này làm cho độ co giãn của thu nhập của cầu về thực phẩm nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Một số hàng hóa cần thiết được sản xuất bởi tiện ích công cộng. Theo Investopedia, cổ phiếu của các công ty tư nhân sản xuất hàng hóa thiết yếu được gọi là những cổ phiếu phòng thủ. Cổ phiếu phòng thủ là cổ phiếu cung cấp cổ tức ổn định và thu nhập ổn định bất kể trạng thái của thị trường chứng khoán nói chung. Tại Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã phân loại hàng hóa thiết yếu bao gồm: Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật/thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi). Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than). Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương. Lương thực bao gồm: gạo tẻ, gạo nếp (và các sản phẩm chế biến từ gạo tẻ, gạo nếp); đậu, bắp, khoai, bột và tinh bột (và các sản phẩm chế biến từ đậu, bắp, khoai). Thực phẩm tươi sống bao gồm: thịt gia súc, gia cầm; trứng gia cầm, thủy hải sản; rau, củ, quả, trái cây (và các sản phẩm chế biến từ thực phẩm tươi sống). Bánh kẹo các loại, muối ăn, bột nêm, gia vị, nước mắm, nước tương/xì dầu, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói các loại, nước uống đóng chai được xếp vào nhóm thực phẩm công nghệ, các loại nước uống đóng chai, cà phê, trà, bánh mứt, kẹo, sữa đều được xem là hàng hóa thiết yếu. rồi thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Đại dịch COVID-19 Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đã xảy ra sự việc gây tâm điểm dư luận xã hội khiến tỉnh Khánh Hòa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho người dân về hàng hoá thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội là động thái xung quanh câu chuyện chính quyền cơ sở tuyên bố "bánh mì không phải là hàng thiết yếu". Chú thích Kinh tế Hàng hóa
19854200
https://vi.wikipedia.org/wiki/Baunach
Baunach
Baunach là một thị trấn nằm ở huyện Oberfranken, thuộc bang Bayern, Đức. Tham khảo Thư mục A. Schenk: Chronik von Baunach . 1924 Karl Krimm: Stadt và Amt Baunach . 1974 Chronik der Stadt Baunach . 2002 Baunach. Festschrift der Stadt Baunach zur 1175-Jahrfeier và zur 650. Wiederkehr der Verleihung des Stadtrechtes (thông tin lịch sử và thống kê về thị trấn). Liên kết ngoài Đài tưởng niệm các chiến binh tại nghĩa trang Baunach Hình ảnh trên không: Bayernviewer Baunach Daschendorf Dorgendorf Godeldorf / Godelhof Priegendorf Reckenneusig / Leucherhof BAUNACH.com (Nghiên cứu họ Baunach)
19854203
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu%20c%E1%BA%A7u%20c%C6%A1%20b%E1%BA%A3n
Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu cơ bản (Basic needs) hay Nhu cầu căn bản là một trong những cách tiếp cận chính để đo lường yếu tố nghèo tuyệt đối ở các nước đang phát triển trên toàn cầu. Nó có tác dụng xác định các nguồn lực tối thiểu rất cần thiết cho sức khỏe thể chất lâu dài, thường là dưới dạng hàng tiêu dùng. Khi đó, chuẩn nghèo được định nghĩa là số tiền thu nhập cá nhân cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người dân. Cách tiếp cận "nhu cầu cơ bản" được đưa ra tại Hội nghị Việc làm Thế giới của Tổ chức Lao động Quốc tế vào năm 1976. Danh mục truyền thống về "nhu cầu cơ bản" trước mắt bao gồm: thực phẩm (bao gồm nước uống), nơi trú ẩn (chỗ ở) và quần áo. (hay gọi gọn là nhu cầu "ăn, mặc, ở"). Nhiều danh mục nhu cầu căn bản ngày nay nhấn mạnh mức tiêu dùng tối thiểu đối với "các nhu cầu cơ bản" không chỉ về lương thực, nước uống, quần áo và chỗ ở, mà còn cả phương tiện đi lại, vệ sinh, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Các cơ quan khác nhau sử dụng các danh sách khác nhau. Cách tiếp cận theo nhu cầu cơ bản được mô tả là hướng tới tiêu dùng, tạo ấn tượng rằng "việc xóa đói giảm nghèo quá dễ dàng". Hội nghị Việc làm Thế giới đã nêu ra "Có lẽ đỉnh cao của WEP là Hội nghị Việc làm Thế giới năm 1976, trong đó đề xuất việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách phát triển quốc gia và quốc tế. Cách tiếp cận nhu cầu cơ bản đối với sự phát triển đã được các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động tán thành" đồng thời với đó là "các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới ảnh hưởng đến các chương trình và chính sách của các cơ quan phát triển song phương và đa phương có quy mô, đồng thời là tiền thân của cách tiếp cận phát triển con người". Trong diễn ngôn phát triển, mô hình nhu cầu cơ bản (tháp nhu cầu) tập trung vào việc đo lường mức độ được cho là mức độ có thể xóa bỏ được tình trạng nghèo đói. Các chương trình phát triển theo cách tiếp cận nhu cầu cơ bản không đầu tư vào các hoạt động hiệu quả kinh tế sẽ giúp xã hội có có sự phát triển bền vững trong tương lai, thay vào đó họ tập trung vào việc đảm bảo mỗi hộ gia đình đáp ứng các nhu cầu cơ bản ngay cả khi phải hy sinh tăng trưởng kinh tế ngày nay. Các chương trình này tập trung nhiều vào sự hiện hữu hơn là sự công bằng, bình đẵng xã hội. Tuy nhiên, xét về mặt "đo lường", nhu cầu cơ bản hay cách tiếp cận tuyệt đối mới là quan trọng. Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1995 về phát triển xã hội ở Copenhagen đã có một trong những tuyên bố chính rằng tất cả các quốc gia trên thế giới nên phát triển các biện pháp đo lường cả tuyệt đối (nghèo khó) và nghèo tương đối (nghèo đa chiều) và nên điều chỉnh các chính sách quốc gia để đạt mục tiêu "xóa nghèo bền vững trước hạn" được mỗi quốc gia quy định trong bối cảnh điều kiện kinh tế-xã hội-văn hóa của đất nước mình. Chú thích Xem thêm Tháp nhu cầu của Maslow Hàng hóa thiết yếu Thực phẩm thiết yếu An ninh lương thực Nước sạch Nhà ở Xã hội Nhân loại học Kinh tế học phát triển Nghèo
19854211
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20h%E1%BB%99i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20mi%E1%BB%81n%20B%E1%BA%AFc
Hiệp hội Đại biểu miền Bắc
Hiệp hội Đại biểu miền Bắc () là một cựu đảng phái chính trị ở Lào trước năm 1975. Lịch sử Ban đầu gọi là Nhóm Viêng Chăn, đảng đã giành được chín ghế trong cuộc bầu cử năm 1965, và cũng đạt kết quả tốt trong cuộc bầu cử năm 1967, sau đó được đổi tên thành Hiệp hội Đại biểu miền Bắc. Từng đoàn đại biểu từ các vùng khác trên toàn quốc đều tới tham dự và đảng này bèn thiết lập liên minh với Đảng Trung lập Lào, ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Souvanna Phouma. Tham khảo Cựu đảng phái chính trị Lào
19854212
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20h%E1%BB%99i%20Ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20L%C3%A0o
Hiệp hội Phát triển Lào
Hiệp hội Phát triển Lào () là một cựu đảng phái chính trị ở Lào trước năm 1975. Lịch sử Đảng này khởi đầu với tên gọi Khối miền Nam, một nhóm bảo thủ dưới sự lãnh đạo của Leuam Insisiengmai và Boun Oum, và giành được 15 ghế trong cuộc bầu cử năm 1965, nổi lên là đảng lớn nhất. Khi ở trong quốc hội, đảng này đã trở thành nòng cốt của Nhóm Ba mươi ba. Chính nhóm này đã giúp bỏ phiếu bãi bỏ ngân sách năm 1966, dẫn tới các cuộc bầu cử sớm hơn vào năm 1967. Sau bầu cử, đảng được đổi tên thành Hiệp hội Phát triển Lào. Về sau đảng bị đánh bại nặng nề trong cuộc bầu cử năm 1972. Tham khảo Cựu đảng phái chính trị Lào
19854213
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A2n%20Th%C3%AA%20Ch%C3%A2u%20Ho%E1%BA%B1ng
Vân Thê Châu Hoằng
Vân Thê Châu Hoằng (zh. 雲棲袾宏 Yúnqī Zhūhóng; ja. Unsei Shukō; 1535–1615), tự là Phật Tuệ, còn được gọi là Liên Trì Đại Sư, Vân Thê Đại Sư, là Thiền sư Trung Quốc đời Minh, thuộc đời thứ 29 tông Lâm Tế, nối pháp Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo. Hậu thế tôn xưng ông là một trong tứ đại thánh tăng của Phật giáo Trung Quốc đời Minh mạt, ba người còn lại là Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh, Tôn giả Tử Bách Chân Khả và Đại sư Ngẫu Ích Trí Húc. Ngoài ra, ông cũng được các tín đồ Tịnh Độ tông tôn kính và tôn xưng là Liên tông bát tổ (Tổ thứ 8 của Tịnh Độ tông). Ông nổi tiếng với việc kết hợp phương pháp thực hành của Thiền tông, Tịnh Độ tông, Luật tông thành một. Căn bản của phương pháp này là người hành giả với việc giữ giới làm nền tảng, tiến hành niệm danh hiệu Phật rồi quán sát xem người đang niệm Phật đó là ai cho đến khi bùng vỡ khối nghi và đạt được đại ngộ. Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi là Niệm Phật công án. Thông qua đó, Liên Trì Đại sư muốn chứng minh rằng Thiền tông, Tịnh Độ tông, Luật tông tuy tên gọi, hình thức bên ngoài có khác nhau nhưng bản chất của chúng chỉ là một, đều đưa đến giác ngộ giải thoát. Thực ra phương pháp này đã được Thiền sư Chân Yết Thanh Liễu đề xướng từ đời Tống nhưng dưới sự truyền bá của ông thì nó mới trở nên phổ biến. Cách giảng dạy mang tính dung hợp các tông phái phổ biến của ông đương thời nhận được sự ủng hộ rất lớn, ngay cả giới cầm quyền cũng đồng tình với ông, những người cư sĩ tại gia theo ông tu học rất nhiều. Tiểu sử Ông họ Trầm, pháp danh là Châu Hoằng, pháp tự là Phật Huệ, pháp hiệu là Liên Trì, quê ở Nhân Hoà, Hàng Châu, Chiết Giang. Thửa nhỏ ông học tập Nho Giáo ở trường huyện và nổi tiếng về lực học lẫn hạnh kiểm. Năm 17 tuổi, nhân thấy một bà lão hàng xóm niệm Phật, ông quy hướng về Phật pháp bèn viết bốn chữ 'Sinh Tử Đại Sự' lên bàn để cảnh sách bản thân. Sau cái chết của người vợ đầu cùng đứa con và cha mẹ của ông cũng như việc khoa cử không suôn sẻ, ông xuất gia vào năm 1566 với Hòa thượng Tính Thiên ở Tây Sơn. Theo sau sự xuất gia của ông, người vợ thứ hai cũng xuất gia và trở thành ni. Ngoài ra, cũng có một câu chuyện khác kể về cơ duyên xuất gia của ông là lúc thấy tách trà rơi vỡ, ông bỗng nhiên tỉnh ngộ về vô thường nên quyết tâm đi tu. Sau khi thọ giới, ông hành cước hơn 3000 dặm đến phía Bắc Trung Quốc tham học với Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo và được dạy tham cứu câu thoại 'Niệm Phật là ai?'. Một hôm, ông đến xin Tiếu Nham khai thị, Tiếu Nham bảo: "Chà, ngươi từ ba ngàn dặm đến đây khai thị cho ta. Còn ta thì không có gì để khai thị cho ngươi cả!" Chán nản, ông quyết định ra đi. Lúc rời khỏi pháp hội của Tiếu Nham, khi đi qua vùng Đông Xương, ông nghe thấy tiếng trống đánh trên chòi cao thì đại ngộ liền làm bài kệ: Hán văn 二十年前事可疑 三千里外遇何奇 焚香擲戟渾閑事 魔佛空爭是與非 Dịch nghĩa Hai mươi năm trước ngại nghi Ngoài ba ngàn dặm thấy gì lạ đâu Đốt hương, ném kích thuộc làu Chẳng tranh ma, Phật, chẳng cầu thị phi. Ông quay lại gặp Tiếu Nham trình kiến giải và được ấn khả. Kể từ đó, ông nối pháp Thiền sư Tiếu Nham Đức Bảo. Năm thứ 5 (1571) niên hiệu Long Khánh, ông trở về thăm quê hương Hàng Châu và đến Vân Thê Cổ Tự - một ngôi chùa cổ bị hoang vu, đổ nát. Châu Hoằng đã dọn sạch cỏ, sửa sang lại ngôi chùa làm nơi ông tu hành và hoằng pháp. Sau này ngôi chùa này trở thành một tùng lâm lớn với hàng nghìn người đến tham học. Cũng kể từ đó, ông có hiệu là Vân Thê Đại sư. Cuối tháng 6 năm thứ 40 (1612) niên hiệu Vạn Lịch, ông vào thành từ biệt các đệ tử tại gia và thân tín. Đến buổi chiều ngày mùng 2 tháng 7, ông vào thất ngồi kiết già, căn dặn đệ tử lần cuối rồi an nhiên thị tịch. Ông thọ 81 tuổi, hạ lạp 50 năm. Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh soạn bài Cổ Hàng Châu Vân Thê Liên Trì Đại Sư Tháp Minh (zh. 古杭州雲棲蓮池大師塔銘) để đề trên mộ tháp của ông. Ngô Ứng Tân soạn bản Liên Tông Bát Tổ Hàng Châu Cổ Vân Thê Tự Trung Hưng Tôn Túc Liên Trì Đại Sư Tháp Minh Tinh Tự (zh. 蓮宗八祖杭州古雲棲寺中興尊宿蓮池大師塔銘幷序) và Quảng Nhuận viết bài Vân Thê Bản Sư Hành Lược (zh. 雲棲本師行略). Niệm Phật công án Chỉ trích đối với Kito giáo Tác phẩm Đại sư Liên Trì đã để lại một kho tàng sáng tác đồ sộ với hơn 30 tác phẩm (khoảng 300 quyển), trong đó các tác phẩm nổi tiếng nhất là: Thiền Quan Sách Tấn (zh. 禪關策進) Tăng Huấn Nhật Ký (zh. 僧訓日記) Truy Môn Sùng Hành Lục (zh. 緇門崇行錄) Tự Tri Lục (zh. 自知錄) Trúc Song Tùy Bút (zh. 竹窗隨筆) Về sau Vương Vũ Xuân tổng hợp lại tất cả các trước tác của ông biên tập thành bộ Vân Thê Pháp Vị (zh. 雲棲法彙) gồm 34 quyển. Tham khảo Mất năm 1615 Sinh năm 1535 Nhà văn Trung Quốc thời Minh
19854216
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202024%3A%20Masters%20Madrid
Valorant Champions Tour 2024: Masters Madrid
Valorant Champions Tour 2024 (VCT): Masters Madrid, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2024. Giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 24 tháng 03 năm 2024 tại Madrid, Tây Ban Nha. Địa điểm Madrid là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Madrid Arena. Các đội tham dự 2 đội đứng đầu giải đấu Kickoff các khu vực , khu vực châu Mỹ, khu vực Thái Bình Dương và khu vực Trung Quốc đều đủ điều kiện tham gia Masters Madrid. 8 đội sẽ thi đấu vòng bảng theo thể thức Thụy Sĩ (Swiss). 4 đội đứng đầu sẽ lọt vào vòng loại trực tiếp và thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Tham khảo Chú thích
19854475
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20%28L%C3%A0o%29
Đảng Dân chủ (Lào)
Đảng Dân chủ () là một cựu đảng phái chính trị ở Lào trước năm 1975. Lịch sử Đảng được Kou Voravong thành lập vào năm 1948, do gia tộc Voravong nắm quyền kiểm soát, gia tộc này cũng trả tiền cho tờ báo Sieng Lao (Tiếng nói Lào) của đảng được xuất bản. Đảng này đã giành được bốn trong số 39 ghế trong cuộc bầu cử năm 1951. Sau vụ ám sát Kou Voravong vào năm 1954, đảng bị giảm xuống còn ba ghế trong cuộc bầu cử năm 1955. Tuy nhiên, theo hiến pháp, nội các bắt buộc phải nhận được sự ủng hộ của 2/3 số nghị sĩ, và do đó đảng này nắm giữ một lượng quyền lực đáng kể đối với Đảng Quốc gia Cấp tiến vốn là đảng đã giành được 22 ghế. Đảng này không giành được ghế nào trong cuộc bầu cử bổ sung năm 1958. Tham khảo Khởi đầu năm 1948 ở Lào Cựu đảng phái chính trị Lào Đảng phái chính trị thành lập năm 1948 Đảng phái chính trị thiếu năm giải thể
19854476
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng%20%C4%90%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp%20%28L%C3%A0o%29
Đảng Độc lập (Lào)
Đảng Độc lập () là một cựu đảng phái chính trị ở Lào trước năm 1975. Lịch sử Đảng này được các thành viên Lào Issara thành lập vào năm 1945. Dưới sự lãnh đạo của Phoui Sananikone, đảng đã tham gia vào các chính phủ thời hậu chiến, với việc Phoui được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi vào năm 1947, và giữ chức Thủ tướng vào năm 1950 và 1951. Đảng đã giành được 10 ghế trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1951, nhưng bị giảm xuống còn 7 ghế trong cuộc bầu cử năm 1955. Trước cuộc bầu cử bổ sung năm 1958, đảng này từng đàm phán với Đảng Quốc gia Cấp tiến về một hiệp ước bầu cử nhằm chống lại Mặt trận Ái quốc Lào. Tuy nhiên, các đảng không thống nhất được danh sách chung và chia rẽ phiếu bầu, dẫn đến việc Mặt trận Ái quốc giành được nhiều ghế nhất. Cả hai bèn sáp nhập vào cuối năm để lập ra đảng mới mang tên Đại hội Nhân dân Lào. Tham khảo Khởi đầu năm 1945 ở Lào Chấm dứt năm 1958 ở Lào Cựu đảng phái chính trị Lào Đảng phái chính trị thành lập năm 1945 Đảng phái chính trị bị giải thể vào năm 1958