title
stringlengths 4
185
| user_question
stringlengths 9
8.49k
| answer
stringlengths 0
62.4k
|
---|---|---|
Có thay đổi cơ quan quản lý thuế khi thay đổi trụ sở kinh doanh trong cùng quận, huyện? | Mình muốn hỏi doanh nghiệp mình muốn chuyển địa chỉ kinh doanh khác quận huyện có thay đổi cơ quan quản lý thuế không? | Tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có quy định.
Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý:
- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác thay đổi thông tin đăng ký thuế, trừ thông tin địa chỉ trụ sở.
- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác do Cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong phạm vi cùng quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc thay đổi địa chỉ kinh doanh trong cùng quận, huyện không làm thay đối cơ quan quản lý thuế.Trân trọng. |
Làm sổ đỏ chung cư có vay vốn ngân hàng | Xin chào anh/chị, Tôi có mua chung cư (đang xây dựng, chưa bàn giao) có hỗ trợ vay vốn ngân hàng (hợp đồng mua bán với CĐT ngân hàng cầm). Vậy sau này bàn giao nhà với CĐT tôi có thể làm sổ đỏ được không? Nếu tôi không làm sổ đỏ ngay mà sau này tự làm(không qua CĐT) có được không? Xin cám ơn các anh/chị. | - Về phía ngân hàng: Ngân hàng hỗ trợ vốn thì họ sẽ kiểm soát chặt căn hộ vì đó là tài sản bảo đảm cho khoản vay và vì vậy khi nào nghĩa vụ đối với khoản vay được hoàn thành thì mới có thể được cấp giấy chứng nhận liên quan đến căn hộ, trừ khi ngân hàng có thỏa thuận khác với bạn.
- Về CĐT: Thường trường hợp như bạn nêu, CĐT có nghĩa vụ hoàn thành giấy chứng nhận liên quan đến căn hộ cho bạn. Khi CĐT yêu cầu người mua phối hợp làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận mà người mua quyết định sau này tự làm thì người mua không có cơ sở để khiếu nại gì CĐT, kể cả khi gặp khó khăn trong quá trình làm sổ sau này. Theo tôi, khi bạn quyết định tự làm sổ thì nhiều khả năng CĐT sẽ không ngăn cản, còn việc bạn làm được sổ hay không thì phụ thuộc vào mức độ hồ sơ đáp ứng đối với các yêu cầu của chính quyền. |
Hợp đồng thế chấp tài sản vay vốn NH khi công chứng cần ai đồng ý? | Đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, khi vay vốn ngân hàng, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên cá nhân là chủ hộ gia đình thì khi đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cần có những thành viên nào trong gia đình đồng ý? Trong trường hợp nếu có giấy ủy quyền của các thành viên trong gia đình thì chỉ cần chủ hộ thực hiện các giao dịch vay vốn có được không? Và, một hợp đồng thế chấp tài sản thì có hiệu lực trong thời gian bao lâu? Tôi xin cảm ơn! | Về việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình:
Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.
Qua đó có thể thấy rằng hộ gia đình không có một định nghĩa cụ thể là gì mà chỉ miêu tả một số đặc điểm để có thể gọi là hộ gia đình. Cũng theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phải theo phương thức sau:
“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thường đứng tên một người đại diện dưới dạng: Hộ gia đình ông/bà hoặc hộ ông/bà…. thường giấy chứng nhận này chứng nhận cho 1 thửa đất có thể là đất ở hoặc đất đất sản xuất nông nghiệp nhưng cũng có thể cấp cho nhiều thửa đất sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như là để ở hoặc để sản xuất nông nghiệp.
Khi thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất này thì việc khó khăn nhất là cần xác định được ai là người thuộc hộ gia đình được cấp đất, trên cơ sở đó mới là chủ thể của hợp đồng thế chấp tài sản vì: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp (Khoản 1, Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Để xác định được các thành viên hộ gia đình trong quá trình bày có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Căn cứ vào sổ hộ khẩu mà gia đình đó được cấp tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc căn cứ này vẫn chưa đầy đủ vì: Theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì: “... Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu và nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu…”.
Thứ hai: Trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải xác định chủ sử dụng đất, do đó tại thời điểm này hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp xã, phường, thị trấn sẽ xác định chính xác được các thành viên hộ gia đình gồm những ai.
Do đó để công chứng trường hợp này thường làm đơn xin xác nhận các thành viên hộ gia đình khi cấp đất làm căn cứ để xác định chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thế chấp.
Thứ ba: Từ các căn cứ trên có thể xác định được thành viên hộ gia đình, tuy nhiên quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Công chứng lại phải phù hợp với quy định khác; trong trường hợp này cũng cần xác định thành viên nào đã có gia đình, đã đăng ký kết hôn thì phải có sự tham gia của họ vào ký kết.
Vì đây có thể là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, còn thành viên nào chưa đăng ký kết hôn hoặc đã ly hôn thì cũng phải có xác nhận tình trạng hôn nhân để bảo đảm các chủ sử dụng đủ quyền ký kết hợp đồng này.
Việc ủy quyền tham gia giao dịch:
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Chủ hộ gia đình có quyền đại diện cho các thành viên hộ gia đình tham gia giao dịch, tuy nhiên việc đại diện theo ủy quyền này phải đám ứng các yêu cầu của Bộ luật Dân sự như: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện (Điều 139 Bộ luật Dân sự)”. Do đó hoàn toàn có thể nhận ủy quyền của các thành viên để thực hiện công việc thế chấp tài sản.
Về hiệu lực của hợp đồng thế chấp hay thời hạn của Hợp đồng thế chấp thì theo thỏa thuận của các bên vì hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên. Nếu không có thỏa thuận thì Hợp đồng thế chấp sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và thời hạn sẽ hết khi các nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ (Điều 344 Bộ luật Dân sự).
“Điều 344. Thời hạn thế chấp
Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp”. |
Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán quần áo ở chợ? | Tôi có thuê một ki-ốt nhỏ ở trong chợ, mặt hàng kinh doanh là quần áo. Vốn duy trì cho các mặt hàng khoảng 40 triệu đồng và thu nhập hàng năm chưa đến 100 triệu đồng trên một năm. Vậy cho tôi hỏi tôi có phải đóng thuế thu nhập không? | Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì: Cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật là đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều này cũng đồng thời xác định: Người nộp thuế nêu tại Khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
Như vậy, theo quy định này, đối chiếu với trường hợp của chị, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh quần áo trong năm của chị dưới 100 triệu đồng thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Giả sử trong các năm sau, thu nhập từ kinh doanh trong năm của chị lớn hơn 100 triệu đồng thì khi đó, chị phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa với tỷ lệ:
Thuế giá trị gia tăng là 1%; thuế thu nhập cá nhân là 0,5% theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Trân trọng! |
Chuyển quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng | Chồng em được thừa kế từ bố một mảnh đất và đã làm sổ đỏ. Hiện tại sổ đỏ nhà đất vợ chồng em đang cầm vay ngân hàng với thời hạn 10 năm, vay từ tháng 5 năm 2011. Bây giờ để êm đẹp gia đình, chồng em đồng ý làm văn bản chia cho anh trai mình 80m2. Vậy văn bản đó có hiệu lực hay không và như vậy chồng em có vi phạm pháp luật không? | 1. Về việc bạn hỏi văn bản đó có hiệu lực hay không thì chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều kiện có hiệu lực của hơp đồng dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Hình thức của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất theo Điều 689 Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”. Luật Đất đai cũng quy định trình tự, thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất đều phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.
Theo thông tin bạn cung cấp thì việc anh em chia nhau mảnh đất trên được lập thành văn bản nếu chưa làm thủ tục công chứng, chứng thực thì văn bản đó chưa có hiệu lực pháp luật.
2. Vợ chồng bạn đã thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng nên vợ chồng chị có các quyền cũng như nghĩa vụ quy định tại Điều 348, Điều 349 Bộ luật Dân sự. Cụ thể như sau:
Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
- Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Ðiều 349 của Bộ luật dân sự.
Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:
- Ðược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
- Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
- Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.
- Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
- Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì khi vợ chồng bạn chia cho anh trai 80m2 đất thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Nếu việc tặng cho không được sự đồng ý của ngân hàng thì vợ chồng bạn đã vi phạm nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản.
Như vậy, nếu muốn chia cho anh trai một phần mảnh đất trên thì trước hết, vợ chồng bạn cần có sự đồng ý của ngân hàng đang nhận thế chấp. Nếu ngân hàng đồng ý thì hai vợ chồng và anh trai thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển cho anh trai một phần mảnh đất trên. Bạn có thể làm hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng được lập thành văn bản và được công chứng. Sau khi có hợp đồng công chứng, anh trai bạn đến cơ quan đăng ký nhà và đất quận, huyện nơi có đất để làm thủ tục sang tên mình. |
Phụ cấp bộ đội biên phòng có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không? | Em là sĩ quan biên phòng tại Đồng Nai. Cho em hỏi phụ cấp đối với lực lượng bộ đội biên phòng thì có tính vào thu nhập để tính thuế thu nhập cá nhân không ạ? | Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,...gồm có:
Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
a) Các khoản phụ cấp, trợ cấp đặc thù quốc phòng:
a.1) Phụ cấp đặc biệt;
a.2) Phụ cấp thâm niên nghề;
a.3) Phụ cấp phục vụ Quốc phòng - An ninh đối với công nhân viên chức quốc phòng;
a.4) Trợ cấp đối với cán bộ chiến sỹ khi nghỉ hưu, chuyển ngành, hy sinh, từ trần theo quy định của pháp luật;
a.5) Trợ cấp thôi việc, xuất ngũ, phục viên; trợ cấp tạo việc làm sau xuất ngũ phục viên;
a.6) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;
a.7) Phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong quân đội gồm:
- Phụ cấp đối với lực lượng Phòng không - Không quân;
- Phụ cấp đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng;
- Phụ cấp đối với lực lượng trực tiếp tham gia các đội công tác tăng cường cơ sở địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc và các tỉnh biên giới Việt - Lào;
- Phụ cấp đối với cán bộ chiến sỹ bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghi lễ;
- ......
Theo đó, phụ cấp đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng là khoản phụ cấp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Trân trọng! |
Mua quà tặng, biếu cho khách hàng có phải xuất hóa đơn đầu ra không? | Công ty tôi dự định gần tết sẽ mua quà là bánh, kẹo và các vật dụng khác để tặng cho khách hàng thân thiết. Ban biên tập cho tôi hỏi đới với những hàng hóa này thì chúng tôi có phải xuất hóa đơn đầu ra không? Mong sớm nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều
Hoàng Minh (016***) | Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì:
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.
Ngoài ra, Công văn 5483/TCT-DNL năm 2017 có hướng dẫn:
Khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng.
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì khi công ty mua hàng để biếu, tặng cho khách hàng vẫn phải xuất hóa đơn như bình thường.Ban biên tập thông tin đến bạn!Trân trọng! |
Lễ trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước do TTCP, Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định | Tôi hiện nay là cán bộ nhà nước, làm việc trong lĩnh vực kiểm toán. Có thắc mắc này tôi muốn hỏi Ban biên tập, cụ thể: Lễ trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước do Thủ tướng chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định được quy định ra sao? Mong Ban biên tập có thể trả lời giúp tôi, chân thành cảm ơn
Hoàng Long (long***@gmail.com) | Lễ trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định được quy định tại Điều 21 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
- Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
- Sau khi nhận được quyết định khen thưởng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN thông báo cho đơn vị có cá nhân, tập thể được khen thưởng biết để Thủ trưởng đơn vị lập kế hoạch tổ chức đón nhận, trình Tổng KTNN (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN). Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng KTNN, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN phối hợp với đơn vị tổ chức công bố, trao tặng.
- Việc công bố, trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để tôn vinh những gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến. Vì vậy, phải tổ chức trang trọng, thiết thực, tránh phô trương, lãng phí. Khi tổ chức nên kết hợp với những chương trình, nội dung thiết thực khác của đơn vị để tiết kiệm thời gian, chi phí.
Trên đây là nội dung quy định về lễ trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Cần mấy nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng thì đủ điều kiện cung cấp DV hóa đơn điện tử? | Cho hỏi: Công ty cung cấp DV hóa đơn điện tử cần bao nhiêu nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng mới đủ điều kiện? | Theo Điểm c Khoản 1 Điều 23 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện về nhân sự như sau:
- Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
Theo đó không có yêu cầu cụ thể phải có bao nhiêu nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu. Miễn là công ty bạn đáp ứng số lượng tối thiểu về nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin và trong số đó thì có người có kinh nghiệm thực tiễn.
Trân trọng! |
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động cho thuê lại lao động? | Trong hoạt động cho thuê lại lao động thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì? Hỗ trợ theo quy định mới nhất. | Căn cứ Điều 36 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/02/2021) thì trong hoạt động cho thuê lại lao động, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhận ký quỹ về việc nộp, quản lý tiền ký quỹ của các doanh nghiệp cho thuê lại theo quy định của pháp luật.
Trân trọng! |
Phá dỡ công trình xây dựng cần đảm bảo yêu cầu nào về BVMT? | Theo quy định mới, đối với việc phá dỡ xây dựng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu nào về bảo vệ môi trường? | Theo quy định của Khoản 5 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định như về việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
- Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
- Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
- Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
- Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
- Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Trân trọng! |
Bán sản phẩm nông nghiệp qua sơ chế có kê khai nộp thuế GTGT? | Công ty tôi kinh doanh thương mại thực phẩm nông nghiệp, chỉ qua sơ chế. Khi xuất bán thì có kê khai nộp thuế GTGT không? | Theo Khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 quy định:
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bạn có thu mua các sản phẩm nông nghiệp sơ chế và bán lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì sẽ không phải kê khai nộp thuế gtgt. Còn bạn bán trực tiếp cho trường học thì vẫn sẽ kê khai nộp thuế gtgt bạn nhé.Trân trọng. |
Trình tự xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường | Trình tự xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn rất nhiều
Bích Tuyền (tuyen***@gmail.com) | Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì:
1. Các bước xây dựng định mức gồm:
a) Lập danh mục công tác, công việc của nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ, các điều kiện và biện pháp chủ yếu thực hiện.
b) Xác định thành phần công việc thể hiện các bước công việc hoặc hạng mục công việc đáp ứng yêu cầu quy định kỹ thuật từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành.
c) Tính toán xác định hao phí lao động, máy móc thiết bị, vật tư tiêu hao.
d) Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí lao động, máy móc thiết bị, vật tư tiêu hao.
2. Quy trình xây dựng, lấy ý kiến dự thảo định mức ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về trình tự xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng! |
Công ty hoạt động 10 năm trong lĩnh vực CNTT thì có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử? | Công ty tôi có kinh nghiệm 10 năm làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với hơn 30 nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao. Bây giờ muốn chuyển qua cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được không? | Theo Khoản 1 Điều 23 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
* Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
* Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
* Về nhân sự:
- Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
- Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
* Về kỹ thuật:
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
- Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10 Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Theo đó, công ty bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Do đó, công ty có kinh nghiệm 10 năm làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với hơn 30 nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và phải đáp ứng thêm các điều kiện về tài chính, kỹ thuật,... nêu trên mới đủ điều kiện cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Trân trọng! |
Cần đảm bảo yêu cầu nào về BVMT khi thi công xây dựng? | Theo quy định mới, đối với việc thi công xây dựng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu nào về bảo vệ môi trường? | Theo quy định của Khoản 5 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định như về việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
- Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
- Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
- Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
- Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
- Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Trân trọng! |
Chia phụ cấp tiền trách nhiệm của nữ hộ sinh có được không? | Tôi làm nữ hộ sinh tại khoa ngoại-sản tôi có một khoản gọi là tiền trách nhiêm dược 115.000 sau khi tôi mới về làm tại đây thì kế toán nói là tôi phải chia khoản này cho cả khóa vi khoa làm chung cả bên ngoại và sản. Và khoa tôi có khoản phụ cấp là cấp cứu và bỏng thì cho một người nhận rồi chia cho cả khoa. Như vậy khỏan phụ cấp của tôi cũng bị chia cho mọi ngươi có đúng không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! | Bạn là cán bộ, viên chức y tế chuyên trách của cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì khoản phụ cấp được áp dụng theo Điểm d, Khoản 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định như sau:
"Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;
Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;
Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;
Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;
Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;
Tổ trưởng các ngành còn lại."
Như vậy, bạn sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hệ số 0.1. Khoản phụ cấp này sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Các khoản phụ cấp ưu đãi là khoản phụ cấp của mỗi cá nhân nên khoản phụ cấp của bạn sẽ không phải chia cho những người trong cùng khoa.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chia phụ cấp tiền trách nhiệm của nữ hộ sinh. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 05/2005/TT-BNV để nắm rõ quy định này.
Trân trọng! |
Quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật phải có các nội dung nào? | Quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật phải có các nội dung nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật phải có các nội dung nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 25 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật phải có các nội dung như sau:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Đối tượng kiểm tra;
c) Nội dung, phạm vi kiểm tra;
d) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
đ) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra.
Quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật phải có các nội dung được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Biên bản kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sử hữu bao gồm những nội dung gì? | Biên bản kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sử hữu bao gồm những nội dung gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Biên bản kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sử hữu bao gồm những nội dung gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Biên bản phải có các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
c) Họ, tên, chức vụ của đại diện doanh nghiệp được kiểm tra;
d) Hành vi vi phạm của doanh nghiệp được kiểm tra hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
đ) Xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.
Biên bản kiểm tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sử hữu bao gồm những nội dung được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong việc giám sát chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? | Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong việc giám sát chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong việc giám sát chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 14 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong việc giám sát chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như sau:
1. Trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể tại doanh nghiệp mà mình là người đại diện hoặc được giao kiểm soát.
2. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
4. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra căn cứ vào kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp.
5. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp quản lý, đề xuất, kiến nghị của chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về việc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều này; về tính trung thực của các thông tin, báo cáo hoặc khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp được giao giám sát nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.
Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong việc giám sát chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? | Trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 23 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như sau:
1. Chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp theo nội dung được quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các doanh nghiệp cấp 1 có trách nhiệm tiến hành kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Hoạt động kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức được chủ sở hữu giao đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu.
4. Hoạt động kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hoạt động kiểm tra do đoàn kiểm tra hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
Trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Xử lý kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? | Xử lý kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Xử lý kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 22 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì căn cứ kết quả giám sát, chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao có trách nhiệm:
1. Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
2. Đôn đốc và kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp.
3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của chủ sở hữu và các vi phạm pháp luật khác.
4. Quyết định kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
5. Chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.
Xử lý kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định như thế nào? | Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 24 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định như sau:
1. Trường hợp chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Trường hợp chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trường hợp chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1, thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cấp 1 quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu, cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao trong việc kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? | Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 16 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện.
2. Khi xem xét, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm sát viên hoặc người đại diện, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có quyền yêu cầu doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung hoặc giải trình về những vấn đề có liên quan nhằm làm rõ về các nội dung giám sát. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đại diện doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện trực tiếp trình bày các nội dung còn chưa rõ trong báo cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập nhằm làm rõ về các nội dung giám sát.
Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Điều kiện chuyển từ tuyên truyền viên sang ngạch công chức | Điều kiện chuyển từ tuyên truyền viên sang ngạch công chức. Tôi công tác tại phòng văn hóa và thông tin được 12 năm, xếp ngạch tuyên truyền viên, bậc lương hiện nay 2,86 vậy tôi có đủ điều kiện chuyển sang ngạch công chức cán sự không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! | Khoản 3, 4 Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BNV về chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tiêu chuẩn của ngạch Cán sự như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của ngành, lĩnh vực; chủ trương của lãnh đạo trực tiếp;
+ Nắm chắc các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của hệ thống bộ máy nhà nước;
+ Hiểu được tính chất, đặc điểm hoạt động của các đối tượng quản lý và nghiệp vụ quản lý;
+ Dự thảo được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên;
+ Biết sử dụng các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác;
+ Công chức dự thi nâng ngạch cán sự phải có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch cán sự;
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Căn cứ vào điểm a khoản 9 mục III Thông 79/2005/TT-BNV có quy định như sau:
Trường hợp được bố trí làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo đúng trình độ chuyên môn của chuyên ngành đã được đào tạo nếu có trình độ trung cấp hoặc qua đào tạo tại các trường dạy nghề thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch cán sự và tương đương (loại B).
Như vậy, nếu trường hợp bạn đang là Công chức để nâng ngạch cán sự thì cần dự thi nâng ngạch cán sự, công chức dự thi nâng ngạch cán sự phải có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp được bố trí làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo đúng trình độ chuyên môn của chuyên ngành đã được đào tạo nếu có trình độ trung cấp hoặc qua đào tạo tại các trường dạy nghề thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch cán sự và tương đương (loại B). Đồng thời phải đáp ứng được các điều kiện về tiêu chuẩn của ngạch cán sự quy định tại khoản 3, 4 Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BNV.
Còn nếu bạn đang là viên chức muốn trở thành công chức thì phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Điều 3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về căn cứ tuyển dụng công chức:
+ Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
+ Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
+ Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng.
- Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
+ Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
+ Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
+ Không cư trú tại Việt Nam;
+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
- Căn cứ vào Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định thì có 2 phương thức tuyển dụng công chức tuyển dụng như sau:
+ Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
+ Người có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện chuyển từ tuyên truyền viên sang ngạch công chức. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 11/2014/TT-BNV để nắm rõ quy định này.
Trân trọng! |
Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát được quy định như thế nào? | Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 16 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát được quy định như sau:
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện.
2. Khi xem xét, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm sát viên hoặc người đại diện, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có quyền yêu cầu doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung hoặc giải trình về những vấn đề có liên quan nhằm làm rõ về các nội dung giám sát. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đại diện doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện trực tiếp trình bày các nội dung còn chưa rõ trong báo cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập nhằm làm rõ về các nội dung giám sát.
Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
BVMT trong mai táng, hỏa táng được quy định như thế nào? | Xin được hỏi, bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng được quy định như thế nào? Nhờ hỗ trợ theo quy định mới. | Theo Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:
1. Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.
Trân trọng! |
Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? | Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 9 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
1. Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước giữa các Thanh tra Bộ và giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra tỉnh.
2. Chánh Thanh tra bộ quản lý ngành chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; giữa các Thanh tra sở; chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra bộ quản lý ngành giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Việc xử lý chồng chéo theo quy định tại Điều này được thực hiện thông qua hoạt động hướng dẫn, điều phối lập kế hoạch trong quá trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp có phát sinh chồng chéo trong quá trình thực hiện kế hoạch, thì ưu tiên hoạt động kiểm tra, thanh tra do chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền được chủ sở hữu giao tiến hành.
Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm được quy định như thế nào? | Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 8 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm được quy định như sau:
1. Quý IV hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Nội dung về thanh tra của kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải thống nhất với Định hướng chương trình thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và kế hoạch thanh tra của chủ sở hữu; chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 2.
2. Kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp và được gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện; kế hoạch giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 phải được gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện.
Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? | Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
1. Chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo phân công, phân cấp về quản lý nhà nước và thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Việc báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong công tác quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao? | Việc báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong công tác quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Việc báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong công tác quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 20 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong công tác quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
1. Báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại các doanh nghiệp cấp 1 được thực hiện như sau:
a) Báo cáo được lập theo định kỳ hàng quý, năm và gửi cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp (doanh nghiệp do Bộ quản lý thì gửi Bộ Tài chính và doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì gửi Sở Tài chính);
b) Báo cáo quý không gửi chậm quá ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo; báo cáo năm gửi không chậm quá ngày 31 tháng 1 của năm kế tiếp.
2. Đối với doanh nghiệp cấp 2, chế độ báo cáo của người đại diện do chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 quy định cụ thể. Khi gửi báo cáo cho chủ sở hữu, người đại diện tại doanh nghiệp cấp 2 đồng thời có trách nhiệm gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1.
Việc báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp trong công tác quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Hình thức giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? | Hình thức giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Hình thức giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 15 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì hình thức giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như sau:
1. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:
a) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp;
b) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo của kiểm soát viên;
c) Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;
d) Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp và các hình thức giám sát quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 49/2014/NĐ-CP.
3. Đối với các doanh nghiệp cấp 2 thì doanh nghiệp cấp 1 và Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1 thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp.
Hình thức giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Giáo viên ngược đãi học sinh bị xử lý như thế nào? | Giáo viên ngược đãi học sinh bị xử lý như thế nào? | Theo quy định tại điểm khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì giáo viên, nhà giáo có hành vi ngược đãi học sinh, người học bị xử lý như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn |
Báo cáo Sử dụng hóa đơn | Quý 4 năm 2013 tôi đã lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn báo cáo sô 50 số sử dụng, nhưng do yêu cầu của khách hàng phải hủy bỏ số hoá đơn số 50 và lập hóa đơn thay thế vào tháng 02/2014 tôi phải điều chỉnh báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4/2013. Vậy tôi có bị xử phạt theo điểm 1 điều 33 thông tư 10/2014 không | Căn cứ Điều Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, quy định:
“Điều 13. Hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, theo quy định.
Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân phải lập và gửi lại cơ quan thuế các thông báo, báo cáo đúng quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị xử phạt.
2. Đối với hành vi vi phạm về nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 5 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
b) Trường hợp nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định”.
Căn cứ Chương 4 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Căn cứ các quy định trên, qua nội dung câu hỏi. Việc đơn vị lập sai, lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bổ sung, điều chỉnh không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, đối với việc điều chỉnh hóa đơn lập sai, đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Điều 18 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính (hiện tại được quy định tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính).
Chào bạn! |
Báo Cáo tình hình sử dụng hóa đơn (2) | Công ty em phát hành hóa đơn từ số 1 đến 1000. Nhưng do sơ xuất khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 1, quý 2, quý 3 năm 2013 số tồn đầu kỳ chỉ có từ 1 đến 250. Đến quý 4 năm 2013 em mới phát hiện. Nên em có làm lại báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của 3 quý bị sai nộp lại ( nộp qua mạng). Hôm nay ngày 20/08/2014 em đem báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn từ năm 2011 đến năm 2014 đến chi cục thuế kiểm tra. Thì nhân viên phụ trách hóa đơn nói sẽ bị phạt theo nghị định số 10 với mức phạt là 600.000 nhưng bên em lại có tình tiết tăng nặng vì sai cả 3 quý nên mức phạt là 2.600.000. Em rất bức xúc vì nghị định 10 áp dụng từ ngày 9/11/2013 còn báo cáo em bị sai thì trước ngày nghị định áp dụng thì làm sao bị phạt được ạ. Còn mức phạt áp dụng tình tiết tăng nặng thì càng vô lý, vì mới đợt tập huấn vừa rồi có nêu:" sai 1 lỗi giống nhau thì chỉ được phạt 1 lần" còn đằng này lại phạt 3 lần. Cho em hỏi phạt như vậy có đúng ko ạ! Em xin cảm ơn | Căn cứ Điều 25 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:
“Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau”.
Căn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Căn cứ các quy định trên, qua nội dung câu hỏi. Đơn vị lập sai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BCTHSDHĐ) quý I, quý II, quý III năm 2013. Đến quý IV năm 2013 đơn vị đã phát hiện và lập lại BCTHSDHĐ đúng nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp này đơn vị không bị xử phạt đối với hành vi lập sai BCTHSDHĐ do hành vi lập sai BCTHSDHĐ xảy ra trước ngày 09/11/2013- thời điểm Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ không quy định việc xử phạt đối với hành vi lập sai BCTHSDHĐ.
Chào bạn! |
Việc ra quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? | Việc ra quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Việc ra quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 25 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc ra quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Căn cứ vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp hàng năm đã được phê duyệt, chủ sở hữu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất;
b) Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho doanh nghiệp được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra.
Việc ra quyết định kiểm tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Xe tập lái không có giáo viên bảo trợ tay lái bị xử phạt như thế nào? | Hỏi: Có lần tôi đã bị va chạm với một xe ô tô có biển “Tập lái”. Tôi phát hiện ở trên xe chỉ có học viên, chứ không có người bên cạnh hướng dẫn. Cho tôi hỏi, trường hợp vi phạm này bị xử phạt như thế nào?
Độc giả Bảo Ngân | > |
Nhà thầu thi công xây dựng thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được duyệt thì bị xử lý như thế nào?. | Nhà thầu thi công xây dựng thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được duyệt thì bị xử lý như thế nào?. | Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 29 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với Nhà thầu thi công có hành vi thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được duyệt.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nhà thầu thi công thực hiện đúng theo biện pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt. |
Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài cần phải đáp ứng điều kiện BVMT nào? | Trường hợp muốn nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường như thế nào? Xin được hỗ trợ theo quy định mới. | Theo quy định Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) thì tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
- Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
- Có giấy phép môi trường;
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
- Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Trân trọng! |
Trách nhiệm của UBND tỉnh về việc xác định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt | Xin hỏi, tới đây thì Ủy ban nhân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc xác định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt? | Theo Khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.
Trân trọng! |
Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế thì có phải trả phí thu gom? | Đối với, chất thải có khả năng sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình nếu đã được phân loại thì không phải trả phí dịch vụ thu gom có đúng không? Xin hỗ trợ theo quy định mới. | Theo Khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:
- Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
- Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
Như vậy, đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom.
Trân trọng! |
Quy định về xử lý chất thải rắn sinh hoạt | Tôi muốn hỏi, sắp tới đây việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào? Xin cảm ơn. | Theo Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định xử lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này. Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.
- Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Trân trọng! |
Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào? | Xin hỏi, sắp tới đây việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào vậy ạ? | Theo Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.
- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
+ Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Trân trọng! |
Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện việc lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công thì bị xử lý như thế nào? | Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện việc lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công thì bị xử lý như thế nào?. | Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với Nhà thầu thi công có hành vi không lập bản vẽ hoàn công theo quy định hoặc bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nhà thầu thi công thực hiện lập bản vẽ hoàn công đúng theo thực tế thi công. |
Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân | Xin hỏi, sắp tới việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân có những nguyên tắc nào? | Theo Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Chất thải thực phẩm;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Trân trọng! |
Trách nhiệm của UBND xã trong việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt? | Xin hỏi: sắp tới đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt? | Khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
- Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Trân trọng! |
Chất thải sinh hoạt ở đô thị có phải được đựng vào bao bì để chuyển giao không? | Tới đây, đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị thì có phải phân loại và đưa vào các bao bì để chuyển giao hay không? | Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
+ Chất thải thực phẩm;
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác.- Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.Như vậy, đối với hộ gia đình ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt vào các bao bì sau khi được phân loại.
Trân trọng! |
Kiểm toán môi trường được hiểu như thế nào? | Xin hỏi, theo quy định mới thì kiểm toán môi trường được hiểu như thế nào? Xin cảm ơn. | Theo Khoản 1 Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định như sau:
Kiểm toán môi trường là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Trân trọng! |
Theo dõi, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường | Em là sinh viên năm cuối tại khoa Luật Hành chính, ĐH Luật Hà Nội. Hiện tại, em đang thu thập thông tin để hoàn thành bài tiểu luận về xây dựng định mức ngành tài nguyên môi trường. Ban biên tập cho em hỏi là việc theo dõi, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường được thực hiện như thế nào? Em có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập
Xuân Hậu (hau***@gmail.com) | Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì:
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
a) Bảo đảm tiến độ xây dựng, chất lượng định mức;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình xây dựng định mức và gửi về Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
c) Thời hạn, hình thức gửi báo cáo: Đơn vị chủ trì thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình 06 tháng đầu năm (tính đến ngày 30 tháng 6) trước ngày 15 tháng 7 và cả năm (tính đến ngày 31 tháng 12) trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ) để theo dõi và quản lý.
2. Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ có trách nhiệm:
a) Đôn đốc và tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình;
b) Trước ngày 30 tháng 8 hàng năm báo cáo Bộ trưởng tiến độ thực hiện Chương trình.
Trên đây là nội dung quy định về việc theo dõi, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng! |
Điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường | Việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn
Hải Nguyên - Đà Nẵng | Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì:
1. Việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình được thực hiện 01 (một) lần vào năm giữa kỳ kế hoạch.
2. Các trường hợp được điều chỉnh, bổ sung:
a) Có sự thay đổi, bổ sung về quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Theo yêu cầu thực tế của việc triển khai nhiệm vụ;
c) Theo yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước.
3. Chậm nhất trước ngày 30 tháng 6 năm giữa kỳ kế hoạch, Đơn vị được giao chủ trì xây dựng gửi Công văn đề nghị điều chỉnh Chương trình về Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ để xem xét, cho ý kiến.
Văn bản đề nghị điều chỉnh Chương trình phải nêu rõ: Tên văn bản điều chỉnh, nội dung đề xuất điều chỉnh, lý do điều chỉnh. Đối với các trường hợp bổ sung vào Chương trình, hồ sơ, quy trình xem xét, cho ý kiến về đề xuất xây dựng định mức thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp, cho ý kiến đối với điều chỉnh Chương trình và báo cáo Thứ trưởng phụ trách trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành Quyết định điều chỉnh Chương trình.
5. Trường hợp đặc biệt, việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng định mức ngoài thời điểm trên, các tổ chức, cá nhân gửi đề xuất về cơ quan quản lý nhà nước cùng thời điểm lập kế hoạch hàng năm để tổng hợp và báo cáo Bộ. Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp và trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Trên đây là nội dung quy định về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng! |
Nội dung của kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | Tôi muốn hỏi, nội dung chính của kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định như thế nào? Xin được hỗ trợ theo quy định mới. | Theo Khoản 2 Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về nội dung chính của kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
- Việc sử dụng năng lượng, hóa chất, nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
Trân trọng! |
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định thế nào? | Tôi muốn hỏi, sắp tới thì những yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào? | Tại Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) thì yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như sau:
- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
- Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Trân trọng! |
Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng gồm có những tài liệu gì? | Tôi đang có đôi chút vấn đề và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng gồm có những tài liệu gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Phong - Bình Thuận | Tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng có quy định về vấn đề này như sau:
Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
- Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Trên đây là nội dung giải đáp về hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng.
Trân trọng! |
03 căn cứ lập Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường | Em hiện nay đang là sinh viên của trường Đại học tài nguyên - môi trường. Trong quá trình học tập, có thắc mắc này em muốn hỏi mong anh chị có thể giải đáp giúp em. Cụ thể khi lập Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường thì sẽ dựa vào những căn cứ nào? Xin cảm ơn
Bình Minh (078***) | Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì:
1. Được giao theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đề xuất của các đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trừ các đơn vị nêu tại khoản 2 Điều này.
Trên đây là nội dung quy định về căn cứ lập Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng! |
Lập Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường | Việc lập Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường được thực hiện như thế nào?
Lương Hồng Anh (093***) | Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì:
1. Chậm nhất trước ngày 30 tháng 6 năm cuối của kỳ kế hoạch, các tổ chức, cá nhân gửi đề xuất xây dựng định mức về Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ và đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tổng hợp.
Đề xuất xây dựng định mức của các tổ chức, cá nhân phải nêu rõ: tên định mức, sự cần thiết xây dựng định mức, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian thực hiện, kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ, theo chức năng nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp, có ý kiến và đề xuất danh mục định mức thuộc lĩnh vực mình quản lý theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ để xem xét, cho ý kiến trước khi trình Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất xây dựng định mức của các đơn vị, Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xem xét cho ý kiến đối với đề xuất xây dựng định mức. Nội dung xem xét, cho ý kiến tập trung vào các vấn đề sau:
a) Sự cần thiết xây dựng định mức;
b) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của định mức;
c) Tính thống nhất, khả thi của các nội dung dự kiến xây dựng;
d) Thời gian, khả năng hoàn thành;
đ) Dự kiến kinh phí xây dựng định mức.
4. Trường hợp đề xuất xây dựng định mức phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 20 ngày sau khi có ý kiến của Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ, Đơn vị đề xuất danh mục định mức có trách nhiệm tiếp thu, giải trình, hoàn thiện nội dung danh mục đề xuất và gửi về Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ.
Trên đây là nội dung quy định về việc lập Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng! |
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? | Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 12 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
1. Định kỳ hàng năm xây dựng nội dung, hoạt động giám sát và tổng hợp chung vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước trình chủ sở hữu phê duyệt.
2. Tiếp nhận thông tin, báo cáo về các nội dung giám sát doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác liên quan.
3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra căn cứ vào kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp.
5. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước.
6. Căn cứ nhiệm vụ được giao, phân công cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi, nắm tình hình về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và quản lý, tổ chức bộ máy để triển khai các nhiệm vụ về giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước.
7. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc khi có sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Ban hành Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường | Tôi đang tìm hiểu về định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Việc ban hành Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường được thực hiện như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.
Hữu Thiện (***@gmail.com) | Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì:
1. Chương trình xây dựng Định mức được lập theo kỳ kế hoạch từ 03 (ba) đến 05 (năm) năm.
2. Chậm nhất trước ngày 30 tháng 9 năm cuối của kỳ kế hoạch, Đơn vị tham mưu, tổng hợp về công tác kế hoạch của Bộ có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (sau đây gọi tắt là Chương trình).
3. Chương trình gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên định mức;
b) Đơn vị chủ trì thực hiện;
c) Đơn vị phối hợp;
d) Thời gian thực hiện;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
Trên đây là nội dung quy định về việc ban hành Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng! |
Báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm các nội dung nào? | Báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm các nội dung nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm các nội dung nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn! | Theo quy định hiện hành tại Điều 21 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm như sau:
a) Đặc điểm, tình hình của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của chủ sở hữu và thực trạng công tác quản lý đối với doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (cơ sở pháp lý và các quyết định của chủ sở hữu);
b) Tóm tắt kết quả tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên, của người đại diện tại doanh nghiệp;
c) Kết quả giám sát của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này;
d) Đánh giá kết quả giám sát của chủ sở hữu và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về mức độ chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp (theo các mức: chấp hành và tuân thủ đầy đủ; chấp hành và tuân thủ một phần; chưa chấp hành và không tuân thủ); đánh giá về mức độ bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
đ) Giải pháp đã áp dụng của chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có); kiến nghị hoặc đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiểm tra, thanh tra (nếu có).
Báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm các nội dung được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng! |
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong kiểm toán nhà nước | Ban biên tập cho tôi hỏi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong KTNN được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều
Huỳnh Hoa (hoa***@gmail.com) | Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong KTNN được quy định tại Điều 33 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
- Tại KTNN thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.
- Tại các đơn vị trực thuộc thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
Trên đây là nội dung quy định về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong KTNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Thẩm quyền quy hoạch cán bộ, công chức trong cơ quan kiểm toán nhà nước như thế nào? | Theo tôi được biết cơ quan kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuẩn theo pháp luật thực hiện kiểm toán quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch hạn chế tham nhũng. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền quy hoạch cán bộ, công chức trong cơ quan kiểm toán được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều. | Tại Điều 4 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2035/QĐ-KTNN năm 2018 quy định thẩm quyền quy hoạch cán bộ, công chức như sau:
1. Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước xây dựng để đề xuất, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bao gồm:
- Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Ban Cán sự đảng Kiểm toán nhà nước quyết định quy hoạch các chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:
- Vụ trưởng và tương đương;
- Phó Vụ trưởng và tương đương.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định quy hoạch các chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước, bao gồm:
- Trưởng phòng và tương đương;
- Phó trưởng phòng và tương đương.
Trên đây là quy định về thẩm quyền quy hoạch cán bộ, công chức trong cơ quan kiểm toán nhà nước.
Trân trọng! |
Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua Khen thưởng kiểm toán nhà nước các cấp | Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các cấp được quy định như thế nào? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ anh Minh Phú (minh.phu***@gmail.com) | Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các cấp được quy định tại Điều 37 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
Giúp Tổng KTNN, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng của KTNN, của các đơn vị, cụ thể:
- Nghiên cứu áp dụng phương hướng, nhiệm vụ và nội dung thi đua chung vào tình hình thực tế của KTNN và các đơn vị;
- Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ thi đua; phối hợp với các đoàn thể trong công tác chỉ đạo và tổ chức thi đua;
- Tổ chức việc tổng kết, phổ biến và áp dụng kinh nghiệm trong phong trào thi đua và cùng với các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn việc thông tin, tuyên truyền, cổ động cho phong trào thi đua theo thẩm quyền;
- Xét và đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân và tập thể;
- Xét và đề nghị thu hồi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Tổ chức phát động thi đua, công bố khen thưởng và thu hồi danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Tổ chức các hội nghị, đại hội thi đua của của KTNN và các đơn vị;
- Tổ chức quản lý, lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng theo quy định.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Thi đua Khen thưởng kiểm toán nhà nước | Tôi tên Minh Ngân, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi cần tìm hiểu quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong kiểm toán nhà nước. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn. (ngan***@gmail.com) | Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN được quy định tại Điều 34 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
- Tổng KTNN quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua Khen thưởng kiểm toán nhà nước các cấp | Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành. Qua một số tài liệu tôi được biết, các tập thể, cá nhân phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được xét tặng khen thưởng. Và trong quy trình xét khen thưởng, thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong toàn quốc. Tôi thắc mắc không biết Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các cấp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe!
Hồng Thái (099***) | Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các cấp được quy định tại Điều 38 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
- Tổng KTNN quy định Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc quy định Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
Trên đây là nội dung quy định về quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Thành phần Hội đồng Thi đua Khen thưởng kiểm toán nhà nước gồm những ai? | Xin chào, tôi tên Mỹ Kim, tôi hiện là thực tập sinh của một cơ quan kiểm toán nhà nước. Vừa qua tôi có đọc được tạp chí liên quan đến ngành kiểm toán nhà nước, tạp chí này chỉ lưu hành nội bộ, tuy nhiên trong phần nội dung có nhắc đến công tác thi đua, khen thưởng của những người có công đóng góp, có thành tích xuất sắc, tôi rất thích nội dung này nên về có tìm hiểu thêm, nhưng vẫn chưa rõ lắm, nhờ anh/chị hỗ trợ giúp: Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN gồm những ai? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn. (070**) | Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN được quy định tại Điều 35 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Tổng KTNN.
- Phó chủ tịch Hội đồng: Phó Tổng KTNN trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Công đoàn KTNN và Chánh văn phòng KTNN.
- Các ủy viên Hội đồng: Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng là Ủy viên Thường trực Hội đồng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Chánh Thanh tra KTNN, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh KTNN.
Trên đây là nội dung quy định về thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Thành phần Hội đồng Thi đua Khen thưởng kiểm toán nhà nước các đơn vị trực thuộc gồm những ai? | Tôi là Phương Tuyền, tôi hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục. Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới về thi đua, khen thưởng kiểm toán nhà nước thì thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các đơn vị trực thuộc gồm những ai? Mong Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! (tuyen***@gmail.com) | Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các đơn vị trực thuộc được quy định tại Điều 36 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 bao gồm:
- Chủ tịch: Thủ trưởng đơn vị;
- Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn cùng cấp;
- Các Uỷ viên Hội đồng gồm: Đại diện tổ chức đảng, đoàn thể, một số lĩnh vực chuyên môn cần thiết của đơn vị và thành phần khác do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
- Uỷ viên thư ký là công chức, viên chức của đơn vị được phân công kiêm nhiệm công tác thi đua.
Trên đây là nội dung quy định về thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN các đơn vị trực thuộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Trách nhiệm của công chức, người lao động trong Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib | Chào anh chị, tôi đang tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib, tôi có chút vấn đề mong được giải đáp, anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì trách nhiệm của công chức, người lao động trong Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều. | Tại Điều 6 Quy chế làm việc của kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib được ban hành kèm theo Quyết định 1753/QĐ-KTNN năm 2018 quy định trách nhiệm của công chức, người lao động như sau:
- Chấp hành nghiêm và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giải quyết công việc đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước cấp quản lý trực tiếp về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các công việc được giao;
- Phối hợp với công chức, người lao động khác có liên quan để giải quyết công việc; báo cáo lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo CNIb trực tiếp phụ trách phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ và các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, vượt quá thẩm quyền, mới phát sinh hoặc có vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, các công việc khác có liên quan;
- Công chức, người lao động trong phòng vắng mặt vì việc riêng dưới 01 ngày làm việc thì phải báo cáo Trưởng phòng, trên 01 ngày làm việc ngoài việc báo cáo Trưởng phòng thì phải báo cáo lãnh đạo CNIb trực tiếp phụ trách và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên;
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành, nội quy, quy chế của KTNN, CNIb và sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp.
Trên đây là quy định trách nhiệm của công chức, người lao động trong cơ quan Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib.
Trân trọng! |
Xử lý trường hợp doanh nghiệp đã thông báo in đặt hóa đơn trước khi Nghị định về hóa đơn điện tử có hiệu lực | Theo thông tin tôi được biết là Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực ngày 01/11/2018. Tuy nhiên, doanh nghiệp tôi vừa mới đã đăng ký phát hành hóa đơn trước khi Nghị định này có hiệu lực. Anh chị cho tôi hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp tôi phải xử lý như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn của anh chị. | Tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 01/11/2018 quy định:
"2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn."
Như vậy, doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng hoa đơn đặt in, hoa đơn tự in đó đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP.
Trân trọng! |
Số lượng cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch trong cơ quan kiểm toán nhà nước | Tôi đang tìm hiểu các quy định về cán bộ, công chức trong cơ quan kiểm toán nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì số lượng cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch trong cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi. | Tại Điều 3 quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2035/QĐ-KTNN năm 2018 quy định Số lượng cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch như sau:
- Việc quy hoạch được tính cho từng chức danh lãnh đạo, trong đó: cấp trưởng hoặc cấp phó của mỗi đơn vị được quy định là một chức danh lãnh đạo; cán bộ, công chức có năng lực và triển vọng phát triển có thể quy hoạch một người cho từ 01 - 03 chức danh.
- Số lượng cán bộ, công chức quy hoạch:
+ Đối với các chức danh quy hoạch lãnh đạo các cấp của Kiểm toán nhà nước: Số lượng cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch từ 02 - 04 người cho một chức danh lãnh đạo.
+ Không quy hoạch 01 cán bộ, công chức cho 01 chức danh; không quy hoạch 01 cán bộ, công chức vào quá 03 chức danh hoặc 01 chức danh quy hoạch quá 04 cán bộ, công chức.
+ Đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch từng chức danh lãnh đạo, quản lý, dãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm. Tăng tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ, công chức nữ.
Trên đây là nguyên tắc số lượng cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch trong cơ quan kiểm toán nhà nước.
Trân trọng! |
Hồ sơ đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong KTNN thuộc thẩm quyền của TTCP, Chính phủ, Chủ tịch nước | Hồ sơ đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước bao gồm những giấy tờ gì? Đây là thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email của Thu Hoài (hoai***@gmail.com) | Hồ sơ đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước được quy định tại Điều 24 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước do Tổng KTNN trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thuộc Bộ Nội vụ. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng gồm:
1. Tờ trình của KTNN kèm theo danh sách đề nghị (02 bản);
2. Báo cáo thành tích (theo mẫu Báo cáo thành tích quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP gửi kèm theo quy chế này) của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của Tổng KTNN. Báo cáo thành tích phải bám sát tiêu chuẩn của loại hình và hình thức khen thưởng được đề nghị;
3. Biên bản họp xét, đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN;
4. Kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN;
5. Trường hợp cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng theo tiêu chuẩn có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học phải có ý kiến xác nhận của Hội đồng Sáng kiến KTNN, Hội đồng Khoa học KTNN. Trường hợp sáng kiến, giải pháp, đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì cá nhân đề nghị gửi kèm bản sao giấy chứng nhận thay cho ý kiến xác nhận của Hội đồng Khoa học KTNN.
Lưu ý: Riêng đối với Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước; các đơn vị khi đề nghị khen thưởng ngoài Báo cáo thành tích chính gửi theo đường công văn, đề nghị các đơn vị đồng thời gửi file điện tử của Báo cáo thành tích vào hộp thư điện tử theo địa chỉ: [email protected] để gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
Nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước | Chào anh chị tôi đang tìm hiểu các quy định về cán bộ, công chức, viên chức của kiểm toán nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều. | Tại Điều 2 quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2035/QĐ-KTNN năm 2018 quy định nguyên tắc quy hoạch như sau:
1. Công tác quy hoạch phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ, công chức, dự báo được nhu cầu cán bộ, công chức trước mắt và lâu dài.
Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải thực hiện từ dưới lên trên;
Kết quả quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp dưới là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trên.
2. Công tác quy hoạch phải đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định và đúng quy trình.
3. Quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ, công chức trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.
4. Phải đánh giá đúng cán bộ, công chức trước khi đưa vào quy hoạch; cán bộ, công chức quy hoạch phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn, có uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vọng phát triển.
5. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp của Kiểm toán nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban cán sự đảng, Đảng ủy Kiểm toán nhà nước; phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, tài năng trong việc giới thiệu cán bộ, công chức quy hoạch.
6. Quy hoạch phải đảm bảo phương châm "mở" và "động"
a) Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số công chức và một công chức có thể quy hoạch một số chức danh; giới thiệu cán bộ, công chức vào quy hoạch không khép kín trong từng đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ, công chức tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch các cán bộ, công chức đang công tác tại đơn vị khác, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có triển vọng đảm nhiệm được chức danh quy hoạch.
b) Quy hoạch "động" là định kỳ phải rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ, công chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp, tín nhiệm thấp qua đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng phát triển.
7. Không quy hoạch chức danh lãnh đạo mà cán bộ, công chức hiện đang đảm nhiệm, các cán bộ, công chức đương nhiệm nếu có triển vọng phát triển thì đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn.
Trên đây là nguyên tắc quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước.
Trân trọng! |
Đối tượng quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong cơ quan kiểm toán nhà nước | Tôi đang tìm hiểu các quy định về quy hoạch cán bộ, công chức của cơ quan kiểm toán nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện hiện nay thì đối tượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều. | Tại Điều 5 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2035/QĐ-KTNN năm 2018 quy định đối tượng quy hoạch như sau:
1. Nguồn giới thiệu quy hoạch các chức danh trong đơn vị:
- Đối với chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước là: Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương;
- Đối với chức danh Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là: Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương;
- Đối với chức danh Vụ trưởng và tương đương là: Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và tương đương;
- Đối với chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương là: Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và tương đương; Cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước;
- Đối với chức danh Trưởng phòng và tương đương là: Phó trưởng phòng và tương đương; Cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước;
- Đối với chức danh Phó trưởng phòng và tương đương là: Cán bộ, công chức thuộc Kiểm toán nhà nước.
2. Nguồn giới thiệu quy hoạch các chức danh ngoài đơn vị:
- Căn cứ tiêu chuẩn, vị trí lãnh đạo, Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước quyết định giới thiệu danh sách công chức quy hoạch đối với chức danh do Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước quản lý để lấy phiếu tại hội nghị Ban cán sự đảng Kiểm toán nhà nước.
- Căn cứ tiêu chuẩn, vị trí lãnh đạo, tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước xem xét giới thiệu danh sách công chức trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước quy hoạch tại đơn vị để lấy phiếu tại các hội nghị theo quy định.
Trên đây là quy định về đối tượng quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan kiểm toán nhà nước.
Trân trọng! |
Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy | Chào anh chị, hiện tại tôi đang công tác tại doanh nghiệp về sản xuất và kinh doanh thực phẩm cho gia súc. Tôi có chút thắc mắc giữa việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy như khi nào được chuyển đổi hóa đơn, điều kiện chuyển đổi hóa đơn, giá trị pháp lý của hóa đơn. Anh chị cho tôi hỏi khi doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy thì cần lưu ý những điều gì? Mong anh chị giải đáp giúp tôi. | Theo quy định pháp luật hiện hành, hầu hết các doanh nghiệp đều đang trong lộ trình thực hiện việc sử dụng hóa đơn điện tử trong quá trình giao dịch, mua bán. Tuy nhiên, pháp luật cũng đồng thời linh hoạt, dành ra những quy định cho phép cơ sở kinh doanh được phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể, khi thực hiện việc chuyển đổi, doanh nghiệp cần lưu ý các quy định tại Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC về chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy như sau:
1. Khi nào thì được chuyển đổi?
- Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định về điều kiện chuyển đổi, giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi, ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
- Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định về điều kiện chuyển đổi, giá trị pháp lý của hóa đơn chuyển đổi, ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi.
2. Điều kiện chuyển đổi:
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
- Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
- Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
3. Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
4. Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
- Chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”);
- Họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi;
- Thời gian thực hiện chuyển đổi.
Trên đây là những lưu ý khi doanh nghiệp chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy. Các cơ sở kinh doanh lưu ý để áp dụng đúng, tránh những sai sót không đáng có trong quá trình hoạt động của cơ sở mình.
Trân trọng! |
Có thể lùi ngày xuất hóa đơn điện tử được không? | Chào anh chị tôi đang tìm hiểu các quy định về phát hành hóa đơn điện tử, tôi có chút thắc mắc mong được anh chị giải đáp giúp tôi, anh chị cho tôi hỏi có thể lùi ngày xuất hóa đơn điện tử được không? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều. | Tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.....
Như vậy, hành vi lập lùi ngày xuất hóa đơn điện tử hay hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm. Đây là hành vi không đúng theo quy định về nguyên tắc lập hóa đơn.
Tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Trân trọng! |
Mức thuế suất GTGT đối với vận tải quốc tế? | Cho mình hỏi: Cước vận chuyển quốc tế chịu mức thuế suất GTGT là bao nhiêu? Mong sớm nhận hồi đáp. | Tại Công văn 53570/CT-TTHT năm 2019, có quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế:
- Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì vận tải quốc tế sẽ chịu thuế suất GTGT 0% nếu có chứng từ thanh toán ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán qua ngân hàng.Trân trọng! |
Thẩm quyền quyết định, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu | Chủ thể nào có thẩm quyền quyết định, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? | Căn cứ Khoản 7 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định ấn định thuế, sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế, hủy quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định ấn định thuế, sửa đổi, bổ sung quyết định ấn định thuế, hủy quyết định ấn định thuế.
Trân trọng! |
Hộ kinh doanh không dùng hết cuốn hóa đơn trong tháng thì không được mua nguyên cuốn mới? | Tôi là hộ kinh doanh nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn bán hàng. Vậy nếu trong một tháng không sử dụng hết một cuốn hóa đơn là 50 số thì cơ quan thuế sẽ không bán nguyên 1 cuốn cho lần sau đúng không? | Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC thì:
Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.Số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.Đối với các lần mua hóa đơn sau, căn cứ đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày, số lượng hóa đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Như vậy, theo quy định này, trường hợp chị mua cuốn hóa đơn đơn đầu tiên 50 số nhưng chưa sử dụng hết thì khi đến tháng thứ 2, hộ kinh doanh bên chị chỉ được mua bằng số lượng hóa đơn đã sử dụng trong tháng đầu chứ không được mua nguyên cuốn.
Ví dụ: Nếu tháng trước bên chị sử dụng không hết 50 số mà chỉ sử dụng 30 số thì tháng sau chỉ được cơ quan thuế bán không quá 30 số.
Trân trọng! |
Thời hạn nộp tiền thuế ấn định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định 126 | Không biết theo quy định hiện hành thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định thế nào? | Căn cứ Khoản 6 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn nộp tiền thuế ấn định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
a) Thời hạn nộp tiền thuế ấn định thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị ấn định thuế nhưng người khai thuế không kê khai trên tờ khai hải quan hoặc có kê khai trên tờ khai hải quan nhưng tờ khai hải quan bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan, hàng hóa nhập khẩu đã qua gia công, sản xuất không còn nguyên hạng như khi nhập khẩu ban đầu, hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án thuộc các trường hợp phải nộp thuế thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.
c) Trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế, hàng hóa khác thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng vẫn còn nguyên trạng khi nhập khẩu, cơ quan hải quan không xác định được chính xác số lượng hàng hóa theo từng tờ khai nhập khẩu thì tờ khai để áp dụng thời hạn nộp tiền thuế ấn định là tờ khai nhập khẩu cuối cùng có mặt hàng bị ấn định thuế trong thời kỳ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Trường hợp mặt hàng bị ấn định thuế của tờ khai nhập khẩu cuối cùng có số lượng hàng hóa nhỏ hơn số lượng hàng hóa bị ấn định thuế thì số lượng hàng hóa bị ấn định thuế chênh lệch được tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai liền kề trước đó theo cùng loại hình nhập khẩu có cùng mặt hàng bị ấn định thuế.
Trân trọng! |
Trình tự ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định 126 | Nhờ tư vấn trình tự ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định 126 năm 2020? | Căn cứ Khoản 5 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về trình tự ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
a) Xác định hàng hóa thuộc đối tượng ấn định thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Tính toán số tiền thuế ấn định:
Số tiền thuế ấn định căn cứ vào tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, xuất xứ, trị giá, mức thuế, tỷ giá tính thuế, phương pháp tính thuế.
Trường hợp ấn định thuế một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây:
Số tiền thuế ấn định
=
Tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan
x
Số lượng hàng hóa ấn định thuế
Tổng số hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan
Trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu lần đầu là hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc không có số liệu về số tiền thuế hoặc tờ khai hải quan đã bị hủy theo quy định của pháp luật về hải quan hoặc không có tờ khai hải quan, cơ quan hải quan căn cứ vào tên hàng, chủng loại, trị giá, mã số, xuất xứ, mức thuế, phương pháp tính thuế của hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa tương tự đang được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế. Tỷ giá tính thuế áp dụng tỷ giá tại thời điểm ban hành quyết định ấn định thuế.
c) Xác định số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai.
d) Xác định thời hạn nộp thuế.
đ) Lập biên bản để làm cơ sở ấn định thuế, trừ các trường hợp sau đây không lập biên bản:
Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp; cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoặc cơ quan khác có thẩm quyền sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại trụ sở người khai thuế, trong bản kết luận đã xác định chính xác số tiền thuế phải ấn định; hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế là tài sản đảm bảo các khoản vay theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều này; hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế theo quy định tại điểm 1 khoản 4 Điều này.
e) Thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 01/TBXNK tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho người khai thuế hoặc người được người khai thuế ủy quyền, người bảo lãnh, người nộp thuế thay cho người khai thuế về căn cứ pháp lý ấn định thuế, phương pháp tính thuế, số tiền thuế ấn định chi tiết theo từng loại thuế, thời hạn nộp tiền thuế ấn định, thời hạn tính tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế căn cứ vào văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế, điểm n khoản 4 Điều này trong thông báo gửi cho người khai thuế ghi rõ lý do ấn định thuế theo văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế ấn định.
Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai thuế, lý do ấn định thuế, căn cứ pháp lý ấn định thuế, thời hạn nộp tiền thuế ấn định đã ghi rõ trong kết luận thanh tra, kiểm tra thì không phải thực hiện thông báo.
g) Ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người khai thuế theo quy định tại điểm k khoản này. Quyết định ấn định thuế phải ghi rõ lý do, căn cứ pháp lý, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế, thời hạn tính tiền chậm nộp.
h) Trường hợp quyết định ấn định thuế chưa đầy đủ, chính xác, cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp quyết định ấn định thuế đã ban hành không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế ban hành quyết định hủy quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 02/QĐHAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
i) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người khai thuế đã nộp theo quyết định ấn định thuế nhưng quyết định ấn định thuế được sửa đổi, bổ sung, hủy hoặc số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp, cơ quan hải quan hoàn trả cho người khai thuế số tiền chênh lệch theo quy định Điều 60 Luật Quản lý thuế.
k) Thông báo lý do ấn định thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung, quyết định hủy quyết định ấn định thuế phải gửi cho các đối tượng quy định tại điểm e khoản này trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký.
Trân trọng! |
Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước | Em đang làm việc trong một đơn vị kiểm toán nhà nước ở Hà Nội. Sắp tới, em nghe nói sẽ có đợt thi đua, khen thưởng trong ngành. Anh chị trong Ban tư vấn có thể cho em hỏi là mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước được quy định cụ thể như thế nào được không? Em cảm ơn anh chị
Huyền Thu (thu***@gmail.com) | Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 44 Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018 như sau:
Mức tiền thưởng được thực hiện theo quy định tại các Điều 68 đến 75 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP,cụ thể như sau:
1. Tiền thưởng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng được tính trên cơ sở mức lương cơ sở do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc quyết định khen thưởng.
2. Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương cơ sở được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.
3. Danh hiệu thi đua
a) Đối với cá nhân:
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng khen, Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp ngành” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.
b) Đối với tập thể:
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng Cờ và được thưởng 12,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Cờ thi đua của KTNN” được tặng Cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
4. Hình thức khen thưởng
a) Bằng khen, Giấy khen
- Đối với cá nhân:
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng khen và được thưởng 3,5 lần mức lương cơ sở;
+ “Bằng khen của Tổng KTNN” được tặng Bằng khen và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
Cá nhân được tặng Giấy khen kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.
- Đối với tập thể:
+ Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen của Tổng KTNN được tặng Bằng khen và được thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm a khoản 4 của Điều này.
+ Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được kèm tiền thưởng gấp 2 lần tiền thưởng đối với cá nhân được tặng Giấy khen.
b) Huân chương
- Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại được tặng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau:
+ “Huân chương Lao động” hạng nhất: 9 lần mức lương cơ sở;
+ “Huân chương Lao động” hạng nhì: 7,5 lần mức lương cơ sở;
+ “Huân chương Lao động” hạng ba: 4,5 lần mức lương cơ sở;
- Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại, được tặng thưởng Bằng, Huân chương kèm mức tiền thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
5. Kỷ niệm chương
Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của KTNN được tặng giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương.
6. Quyền lợi khác
Cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp ngành”, và các hình thức khen thưởng cấp nhà nước, ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Quy chế này, được ưu tiên xét nâng lương trước thời hạn, ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Trên đây là nội dung quy định về mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trong kiểm toán nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2211/QĐ-KTNN năm 2018.
Trân trọng! |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
No dataset card yet
- Downloads last month
- 29