title
stringlengths
7
121
context
stringlengths
405
16.2k
Các giao thức mạng
Em hãy liệt kê những yêu cầu cần thiết để em và bạn em có thể trao đổi tin nhắn được với nhau. ## 1 Giao thức mạng ### a) Khái niệm cơ bản. Giao thức mạng là một tập hợp các quy tắc được sử dụng để điều khiển truyền thông và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng máy tính nhằm đáp ứng các yêu cầu về: 1. **Định dạng và chuẩn hóa:** định nghĩa các quy tắc và định dạng cho việc đóng gói, trao đổi dữ liệu trong mạng; đảm bảo rằng dữ liệu được truyền đi và nhận về đúng cách, giúp đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị và ứng dụng khác nhau. 2. **Định tuyến và chuyển tiếp:** cung cấp các thuật toán và quy trình để định tuyến và chuyển tiếp gói tin từ nguồn đến đích; giúp xác định đường truyền tối ưu cho dữ liệu trong mạng, đảm bảo rằng dữ liệu được truyền đi và nhận về một cách đầy đủ mà không bị lạc mất hoặc bị trùng lặp. 3. **Quản lý lưu lượng mạng:** cho phép quản lý lưu lượng mạng bằng cách kiểm soát việc gửi và nhận dữ liệu trong mạng; giúp hạn chế lưu lượng không cần thiết, phân phối công bằng tài nguyên mạng, đảm bảo rằng mạng hoạt động hiệu quả và ổn định. 4. **Đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy:** cung cấp các cơ chế bảo mật để bảo vệ dữ liệu trong mạng khỏi các mối đe dọa như tin tặc, tấn công mạng và lửa đảo. Nó bao gồm các giao thức mã hóa, xác thực và kiểm soát truy cập để đảm bảo tính riêng tư và an toàn của thông tin truyền qua mạng. Đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu được truyền thông trong mạng. 5. **Tích hợp các dịch vụ và ứng dụng:** cho phép tích hợp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau trong mạng: định nghĩa cách các ứng dụng giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau, cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ như truyền tải tệp, truyền thông đa phương tiện, truy cập web và gửi email. Các giao thức mạng phân tách các quy trình lớn hơn thành các chức năng và nhiệm vụ nhỏ hơn trên tất cả các cấp độ mạng. Một tập hợp các giao thức mạng kết nối với nhau thành một bộ giao thức. Ví dụ, bộ giao thức TCP/IP được sử dụng phổ biến nhất trong mạng máy tính hiện nay. ### b) Một số giao thức mạng. Một số giao thức mạng quan trọng hiện nay bao gồm: * **Giao thức IP (IP - Internet Protocol)** là một giao thức quan trọng trong mạng máy tính và là một trong những giao thức cốt lõi trong bộ giao thức TCP/IP. * **Giao thức vận chuyển:** bao gồm các giao thức quy định cách dữ liệu được chia thành các gói tin, đánh số, gửi và nhận giữa các thiết bị mạng. Ví dụ: * **TCP (Transmission Control Protocol):** Giao thức TCP là giao thức vận chuyển đáng tin cậy hơn giao thức UDP trong mạng Internet. TCP đảm bảo việc truyền dữ liệu ổn định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng. TCP có cơ chế kiểm tra lỗi, khôi phục và điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu. Ví dụ, khi một máy tính gửi đi một gói tin và không nhận được thông báo từ máy nhận là đã nhận được gói tin đó thì nó sẽ gửi lại. Do đó, TCP trở thành giao thức để truyền thông tin như: hình ảnh tĩnh, tệp dữ liệu và trang web. * **UDP (User Datagram Protocol):** Giao thức UDP truyền dữ liệu không yêu cầu việc thiết lập kết nối trước và không đảm bảo việc truyền dữ liệu đúng thứ tự hoặc toàn vẹn. * **Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP - HyperText Transfer Protocol)** là một trong những giao thức phổ biến hiện nay và được sử dụng trong việc truyền tải dữ liệu các trang web. HTTP quy định cách các máy khách và máy chủ giao tiếp và trao đổi thông tin. * **Giao thức truyền tải tệp (FTP - File Transfer Protocol)** là giao thức được sử dụng để truyền tải tệp giữa các máy tính. FTP cho phép người dùng truy cập, tải xuống và quản lý tệp trên một máy chủ từ xa. * **Giao thức truyền tải thư đơn giản (SMTP - Simple Mail Transfer Protocol)** là giao thức được sử dụng để gửi và nhận thư điện tử trong mạng máy tính. SMTP quy định quy trình trao đổi thư, bao gồm việc xác thực, mã hóa và chuyển tiếp thư. ## 2 Giao thức TCP **Giao thức điều khiển truyền tái (TCP)** đảm bảo việc truyền dữ liệu ổn định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng. TCP có cơ chế kiểm tra lỗi, khôi phục và điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu. Ví dụ, khi một máy tính gửi đi một gói tin và không nhận được thông báo từ máy nhận là đã nhận được gói tin đó thì nó sẽ gửi lại. Do đó, TCP trở thành giao thức để truyền thông tin như: hình ảnh tĩnh, tệp dữ liệu và trang web. Ví dụ, trong Hình 1 quá trình trao đổi dữ liệu giữa hai máy tính theo giao thức TCP bao gồm các bước sau: 1. **Quá trình thiết lập kết nối:** Thiết lập kết nối giữa hai máy tính gửi và nhận. 2. **Quá trình trao đổi dữ liệu:** Bao gồm: * **Truyền dữ liệu:** Dữ liệu được chia nhỏ thành các gói tin và được gắn thêm các thông tin khác (như: số thứ tự và số xác nhận). Gói tin được gửi đi qua mạng và máy nhận xác nhận đã nhận được gói tin. * **Kiểm tra lỗi và khôi phục:** TCP sử dụng số thứ tự và số xác nhận để đảm bảo dữ liệu được truyền tải một cách đáng tin cậy. Trong trường hợp gói tin bị mất hoặc bị lỗi, thiết bị gửi sẽ thực hiện gửi lại gói tin. 3. **Quá trình kết thúc kết nối:** Sau khi quá trình trao đổi dữ liệu hoàn tất, quá trình kết thúc kết nối được thực hiện giữa hai thiết bị gửi và nhận. ## 3 Giao thức IP ### a) Giao thức và địa chỉ IP **Giao thức Internet (IP)** là một giao thức định tuyến và định danh các gói tin để có thể chuyển tiếp các gói tin qua các mạng đến đúng địa chỉ máy nhận. Các gói tin sẽ được gán thêm các địa chỉ IP của máy gửi và máy nhận trước khi được gửi đi. Giao thức IP có chức năng phân phối các gói tin từ máy gửi đến máy nhận dựa trên địa chỉ IP tương ứng. Dựa theo thông tin được đính kèm trong mỗi gói tin mà bộ định tuyến có thể chuyển tiếp gói tin đến đúng máy nhận. **Địa chỉ IP** là một địa chỉ số được gán cho mỗi thiết bị khi kết nối vào mạng máy tính. Trong một mạng cục bộ, mỗi thiết bị kết nối vào mạng đều được gán một địa chỉ IP duy nhất. Hiện nay, địa chỉ IP có hai phiên bản chính: IPv4 và IPv6. * **IPv4:** Là phiên bản phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Địa chỉ IPv4 là một chuỗi số 32 bit nhị phân chia thành 4 cụm 8 bit hay 1 byte và được gọi là octet. Mỗi octet được biểu diễn dưới dạng thập phân và được ngăn cách nhau bằng dấu chấm. Ví dụ một địa chỉ IPv4 ở hệ nhị phân là: 10000010.00111001.00011110/00111000 tương ứng ở dạng thập phân là: 130.57.30.56. Với một dãy dài 32 bit, có thể tạo được khoảng 2<sup>32</sup> xấp xỉ 4.3 tỷ địa chỉ IPv4 khác nhau. Do đó, số lượng địa chỉ IPv4 là không đủ cho tất cả thiết bị kết nối Internet trên thế giới hiện nay. * **IPv6:** Là phiên bản mới hơn và được phát triển để đảm bảo nhu cầu lớn hơn về địa chỉ IP. IPv6 là một chuỗi 128 bit nhị phân, thường được biểu diễn dưới dạng thập lục phân, gồm 8 phần ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm, ví dụ: 2620:0AB2:0D01:2042:0100:8C4D:D370:724. Với một dãy dài 128 bit, có thể tạo được 2<sup>128</sup> địa chỉ IPv6 khác nhau, lớn hơn rất nhiều so với IPv4 và cho phép tạo được hàng tỉ tỉ địa chỉ khác nhau. Em hãy tìm địa chỉ IPv4 của máy tính em đang được sử dụng với sự hướng dẫn của giáo viên. Một địa chỉ IPv4 bao gồm hai phần là: * **Địa chỉ mạng:** Xác định mạng mà thiết bị đang kết nối. Các máy tính trong một mạng LAN sẽ có cùng một địa chỉ mạng. * **Địa chỉ máy:** Xác định thiết bị cụ thể trong một mạng. Hình 2 là một ví dụ về cấu trúc của một địa chỉ IPv4. ### b) Hệ thống tên miền Mỗi trang web tương ứng với một địa chỉ IP trong mạng Internet. Ví dụ: Trang web https://google.com.vn có địa chỉ IP tương ứng là 142.251.220.3. Do đó, có thể truy cập Google theo tên miền hay theo địa chỉ IP đều được. Dễ thấy rằng người dùng mạng khó có thể nhớ được địa chỉ IP của những trang web mà họ muốn truy cập. **Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System)** là cách định danh các máy tính trong mạng bằng những chữ gợi nhớ, tạo thuận lợi cho người dùng Internet. Tên miền được phân thành các cấp, viết cách nhau bởi một dấu chấm (xem ví dụ ở Hình 3): * **Tên miền cấp cao nhất:** Là phần đuôi sau cùng của tên miền. Đây có thể là viết tắt tên một quốc gia (ví dụ: vn, us, uk,...) hay một tổ chức kinh tế xã hội (ví dụ: com, org, net, edu, gov, inf, biz, xyz, i9, ...). * **Tên miền cấp hai:** Là phần ngay trước tên miền cấp cao nhất, ví dụ: google.com, facebook.com, youtube.com, amazon.com.... * **Tên miền cấp ba:** Là phần trước của tên miền cấp hai, ví dụ: mail.google.com, news.google.com, drive.google.com.... Tên miền phụ là một phần thông tin mở rộng được thêm vào đầu tên miền của mỗi trang web. Tên miền phụ cho phép phân tách nội dung cho một chức năng cụ thể của trang web. Tên miền phụ phổ biến nhất là www, viết tắt của World Wide Web. Tên miền phụ này chứa trang chủ của trang web và các trang quan trọng nhất của nó. ## Câu hỏi 1. Giao thức mạng là gì? 2. Em hãy mô tả chức năng của giao thức TCP và IP. 3. Theo em, giao thức TCP có được sử dụng cho vận chuyển dữ liệu thư điện tử hay không? 4. Em hãy xác định và ghi lại địa chỉ IP của 5 máy tính được kết nối mạng trong lớp học. Sau đó, em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau của 5 địa chỉ này. 5. Em hãy cho biết mỗi câu sau là đúng hay sai: a) Giao thức TCP thường được sử dụng cho các ứng dụng truyền tải dữ liệu thời gian thực. b) Máy tính khi kết nối tới AP sẽ được cung cấp một địa chỉ IP. c) Địa chỉ IPv4 bao gồm 48 bit. d) Địa chỉ IPv6 bao gồm 128 bit.
Thực hành thiết lập kết sử dụng mạng
## THỰC HÀNH THIẾT LẬP KẾT NỐI MẠNG **Mục tiêu:** * Kết nối được máy tính với các thiết bị: Access Point, Switch. * Kết nối được thiết bị di động vào mạng máy tính. * Sử dụng được các chức năng mạng của hệ điều hành để chia sẻ tài nguyên. **Bối cảnh:** Trong phòng thực hành Tin học có một Access Point, một Switch và một số máy tính. Access Point và Switch đã được cài đặt cấu hình kết nối mạng Internet. Tuy nhiên, người dùng chưa thể truy cập các trang web vì máy tính chưa được cài đặt kết nối mạng Internet. **Nhiệm vụ 1: Kết nối máy tính với Access Point** **Hướng dẫn thực hiện:** 1. **Xác định tên và mật khẩu mạng Wifi cần kết nối.** 2. **Trên thanh Taskbar của máy tính chạy hệ điều hành Windows 10, nháy chuột phải vào biểu tượng không dây, chọn đúng tên mạng Wifi, tích vào ô "Connect automatically", tiếp theo chọn "Connect". Sau đó, nhập mật khẩu truy cập vào ô "Enter the network security key" và chọn "Next" để hoàn thành kết nối.** 3. **Kiểm tra địa chỉ IP của máy tính bằng cách nháy chuột phải lên biểu tượng mạng và chọn "Open Network and Sharing Center". Chọn tên mạng Wifi trong phần "Connections" của mạng "Private network". Sau khi xuất hiện cửa sổ trạng thái Wifi, chọn "Details" để biết thông tin chi tiết kết nối mạng.** 4. **Kiểm tra kết quả kết nối mạng bằng cách mở trình duyệt web, truy cập vào trang web bất kỳ (ví dụ: https://moet.gov.vn, https://google.com,...) để xác nhận kết quả kết nối.** **Nhiệm vụ 2: Kết nối máy tính với Switch** **Hướng dẫn thực hiện:** 1. **Chuẩn bị một dây cáp mạng có hai đầu RJ45.** 2. **Cắm một đầu dây cáp vào cổng LAN trên máy tính.** 3. **Cắm đầu dây cáp còn lại vào cổng LAN trên Switch và quan sát sự thay đổi đèn báo hiệu trên cổng. Khi tín hiệu đèn trên hai cổng kết nối của hai thiết bị được sáng lên và nhấp nháy màu xanh báo hiệu rằng kết nối vật lý giữa hai thiết bị thành công.** 4. **Kiểm tra kết quả kết nối mạng bằng cách mở trình duyệt web, truy cập vào trang web bất kỳ để xác nhận kết quả kết nối.** **Nhiệm vụ 3: Kết nối thiết bị thông minh vào mạng máy tính** **Yêu cầu:** Sử dụng được điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android để truy cập Internet. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. **Sử dụng một trong các cách kết nối sau:** * **Cách 1: Kết nối điện thoại thông minh tới Access Point** * **Sử dụng kết nối không dây bằng cách truy cập vào "Cài đặt", chọn "Kết nối", sau đó chọn "Wi-Fi" rồi bật mạng Wi-Fi.** * **Chọn tên mạng Wi-Fi cần kết nối. Hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu được hiển thị.** * **Nhập chính xác mật khẩu cho mạng Wi-Fi đó. Sau đó chọn "Kết nối" để kết thúc cài đặt. Sau khoảng vài giây, em sẽ thấy thông tin điện thoại đã được kết nối tới mạng Wi-Fi.** * **Cách 2: Kết nối Internet trên điện thoại thông minh bằng mạng di động** * **Bật dịch vụ mạng di động bằng cách truy cập vào "Cài đặt", chọn "Kết nối".** * **Chọn "Sử dụng dữ liệu" và bật nút dữ liệu để kết nối Internet.** 2. **Kiểm tra kết quả kết nối mạng bằng cách mở trình duyệt web, truy cập vào trang web bất kỳ để xác nhận kết quả.** **Bối cảnh:** Trong phòng thực hành Tin học, các máy tính (PC-A và PC-B) được cài đặt kết nối tới cùng một mạng LAN. Các máy tính này sử dụng hệ điều hành Windows 10 và có lưu trữ tài liệu học tập trong ổ D. Ngoài ra, PC-A được kết nối thêm với một máy in qua cổng USB. **Nhiệm vụ 4: Chia sẻ dữ liệu** **Yêu cầu:** Trên máy tính PC-A, em hãy cài đặt chia sẻ dữ liệu từ ổ D để các máy tính khác trong cùng mạng LAN của phòng thực hành Tin học đều có thể xem được tài liệu học tập lưu trữ trong ổ D. **Hướng dẫn thực hiện:** Để chia sẻ dữ liệu trên máy tính PC-A sử dụng hệ điều hành Windows 10, cần thực hiện các bước sau: 1. **Nháy chuột phải vào ổ cứng chứa dữ liệu muốn chia sẻ (ví dụ ổ D), sau đó chọn "Properties".** 2. **Nháy chọn tab "Sharing", chọn "Advanced Sharing...". Hộp thoại "Advanced Sharing" xuất hiện, tích vào ô "Share this folder" và chọn tiếp "Permissions".** 3. **Hộp thoại "Permissions for D" xuất hiện. Chọn "Everyone" và tích vào các mục "Full Control", "Change", "Read", sau đó chọn "OK" để hoàn thành.** Để máy tính PC-B (trong cùng mạng LAN với máy tính PC-A sử dụng hệ điều hành Windows 10) có thể truy cập dữ liệu được chia sẻ từ máy tính PC-A, cần thực hiện các bước sau: 1. **Trên máy tính PC-B, chọn "This PC" ở thanh menu bên trái, kéo xuống và chọn "Network".** 2. **Nháy đúp chuột vào biểu tượng của máy tính PC-A để truy cập thư mục có dữ liệu được chia sẻ.** **Nhiệm vụ 5: Chia sẻ máy in** **Yêu cầu:** Em hãy cài đặt chia sẻ máy in trên máy tính PC-A để máy tính PC-B cũng có thể kết nối được tới máy in này và sử dụng để in tài liệu học tập. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. **Thiết lập chia sẻ máy in trên PC-A:** * **Mở cửa sổ "Control Panel", chọn "Hardware and Sound", sau đó chọn "Devices and Printers".** * **Nháy chuột phải vào biểu tượng máy in muốn chia sẻ và chọn "Properties".** * **Trong hộp thoại mới xuất hiện, chọn "Sharing", tích vào ô "Share this printer" và đặt tên chia sẻ cho máy in ở ô "Share name", sau đó chọn "OK" để chia sẻ.** 2. **Kết nối máy tính PC-B với máy in:** * **Trên máy tính PC-B, mở cửa sổ "Control Panel", chọn "Hardware and Sound", sau đó chọn "Devices and Printers", tiếp theo chọn "Add a printer".** * **Một cửa sổ mới hiện ra với danh sách các máy in được chia sẻ. Nháy chọn máy in được chia sẻ trong bước 1 và chọn "Next".** * **Nếu không tìm thấy máy in được chia sẻ thì nháy chọn dòng "The printer I want isn't listed" để tìm kiếm thiết bị ở máy khác. Chọn "Select a shared printer by name". Sau đó nháy vào ô "Browse..." để tìm các máy in trong mạng LAN.** * **Nháy chọn máy tính đã chia sẻ máy in và chọn "Select"; tiếp tục nháy chọn vào máy in được chia sẻ từ máy đó rồi chọn "Select" để máy tính bắt đầu quét và cài driver cho máy in đó nếu máy tính chưa được cài đặt.** * **Sau khi đã cài đặt driver máy in cho máy tính, chọn "Next" và "Finish" để hoàn thành việc kết nối máy tính với máy in thông qua mạng LAN.** 3. **In một trang tài liệu từ máy tính PC-B để kiểm tra kết quả chia sẻ máy in.** **Câu hỏi:** 1. Em và một bạn trong lớp, mỗi người sử dụng một máy tính được cài đặt kết nối với cùng một Access Point. Em hãy tạo một thư mục chứa tài liệu học tập và chỉ chia sẻ thư mục đó với máy tính của bạn em. 2. Em hãy sử dụng dịch vụ mạng di động trên điện thoại thông minh để chia sẻ một video tới người bạn của em qua ứng dụng thư điện tử.
Giao tiếp và tính nhân văn trong ứng xử trên không gian mạng
Học xong bài này, em sẽ: - Phân tích được ưu và nhược điểm của giao tiếp trong thế giới ảo qua các ví dụ cụ thể. - Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia thế giới ảo. Không gian mạng là phần bổ sung thêm của thế giới thực nhờ các phương tiện kỹ thuật số. Trong bối cảnh nói về tính nhân văn trong thế giới ảo thì không gian mạng đồng nghĩa với thế giới ảo. ## 1. Ưu điểm của giao tiếp qua không gian mạng Giao tiếp qua không gian mạng được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật số. Những phương thức giao tiếp như: email, mạng xã hội, chat trực tuyến,... giúp nhiều người liên lạc với nhau nhanh chóng và thuận lợi, không bị hạn chế về thời gian và khoảng cách. Giao tiếp qua không gian mạng có thể là đồng bộ hoặc không đồng bộ. Giao tiếp đồng bộ nghĩa là việc giao tiếp diễn ra trong thời gian thực, hai bên tham gia cùng lúc, đan xen nhau trong quá trình giao tiếp, ví dụ: các cuộc gọi điện thoại, cuộc gọi video, chat trực tuyến,... Giao tiếp không đồng bộ tức là người gửi tin có thể không nhận được phản hồi ngay từ người nhận sau khi gửi tin nhắn; ví dụ: gửi email, nhắn tin trên Facebook, Zalo.... Hầu hết giao tiếp qua không gian mạng là không đồng bộ. Giao tiếp qua không gian mạng có nhiều ưu điểm như: - **Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm**, có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Hai bên giao tiếp không cần phải có mặt cùng một lúc, không cần phải ở cùng một nơi. Ví dụ, dù không ở trường, học sinh vẫn có thể dễ dàng giao tiếp với thầy cô qua email, tin nhắn,... - **Cho phép một số lượng lớn người cùng tham gia một lúc** và việc gửi, nhận tin của mỗi người đều không bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt hữu ích khi tổ chức các buổi họp trực tuyến với số lượng người tham gia rất lớn, ở nhiều địa điểm cách xa nhau. - **Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ thông tin**. Nội dung trò chuyện có thể được lưu trữ lại để tham khảo trong tương lai. Ví dụ, thầy, cô giáo giải thích bài học, hướng dẫn làm bài tập từng bước được lưu lại và học sinh có thể xem lại khi cần. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. - **Góp phần xóa bỏ mặc cảm, giảm nhẹ các rào cản ở bước đầu giao tiếp**. Ví dụ: học sinh bớt nhút nhát hơn khi trao đổi với thầy, cô giáo; người bình thường có thể trao đổi tự nhiên hơn với các lãnh đạo cấp cao, người nổi tiếng,... - **Cung cấp một nền tảng giúp những người khiếm khuyết ngoại hình, khiếm thính hoặc khiếm ngôn dễ dàng giao tiếp** mà không cần người hỗ trợ. ## 2. Một số vấn đề tiềm ẩn của giao tiếp qua không gian mạng Giao tiếp qua không gian mạng có rất nhiều ưu điểm. Theo em, giao tiếp qua không gian mạng có mặt trái hay không? Việc dạy và học hoàn toàn qua mạng mà không cần đến lớp học trực tiếp có nhược điểm gì không? Giao tiếp qua không gian mạng làm mất đi nhiều ưu điểm của giao tiếp trực tiếp và tiềm ẩn khả năng gây ra một số vấn đề như: - **Do thiếu ngôn ngữ hình thể, thiếu các tín hiệu cảm xúc, thiếu âm điệu của tiếng nói, giao tiếp qua tin nhắn văn bản có thể xảy ra hiểu lầm** vì diễn giải sai ý nghĩa của lời văn. Ví dụ: một trò đùa có thể bị nhầm là chuyện nghiêm túc; câu trả lời ngắn khi đang bận rộn (nhưng cố gắng nói chuyện) có thể bị hiểu là không muốn bị làm phiền. - **Sự dễ dãi khi viết tin nhắn là một yếu tố dẫn đến kỹ năng viết kém, sai chính tả, sai ngữ pháp, sử dụng từ viết tắt tùy tiện đang trở thành vấn đề đáng lo ngại.** - **Sự lười biếng do thói quen lạm dụng công nghệ**, ví dụ gửi tin nhắn đến một người ở ngay cùng phòng thay vì đến gần để trò chuyện trực tiếp. - **Nguy cơ bị nghiện Internet**, dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng để giao lưu, dẫn đến ít trải nghiệm cuộc sống thực, ngây ngô trong giao tiếp, khó hòa nhập với cộng đồng. - **Một số nguy cơ khác như: bị rình rập, quấy rối, bắt nạt...** - **Một số rủi ro như có thể bị lộ hoặc mất thông tin cá nhân, bị mất kết nối...** Điều này đòi hỏi sự chú ý trong quản lí tài nguyên mạng, quản lí kỹ thuật chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và ổn định của mạng. ## 3. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng Ở các lớp dưới, những bài học thuộc chủ đề "Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số" đã đề cập đến việc giao tiếp qua mạng một cách văn minh, phù hợp với các quy tắc và văn hóa ứng xử. Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng có gì khác? Nhân văn là văn hóa của xã hội loài người. Con người ứng xử nhân văn thể hiện: - **Có tình người**: chân thành, đồng cảm và thấu hiểu với người khác; độ lượng, vị tha và khoan dung. - **Có tính người**: yêu cái tốt, thích cái đẹp; ghét cái xấu, chống cái ác; ủng hộ công bằng và lẽ phải, giúp đỡ và bảo vệ kẻ yếu. - **Có tính xã hội loài người**: mong muốn một xã hội thịnh vượng, người người hạnh phúc. Tính nhân văn là nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh và rộng hơn là môi trường sống trên Trái Đất của toàn nhân loại. Trong không gian mạng, các tình huống ứng xử tương tự như trong cuộc sống thực, còn thêm phần đa dạng, phong phú hơn. Tùy bối cảnh cụ thể, tính nhân văn được thể hiện khác nhau nhưng đều phản ánh một nền tảng văn hóa tốt, một nhân cách đẹp của con người. Một số ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng: Trước hết, người nhân văn là người có văn hóa, không làm việc xấu, đồng thời có phản ứng mạnh mẽ với người xấu, việc xấu. Một số ví dụ như: - **Không mạo danh, giả làm người khác với bất kỳ mục đích gì, kể cả là vui đùa, giải trí.** - **Không tiếp tay cho kẻ bắt nạt, quấy rối trên không gian mạng; không tham gia, phát tán những nội dung có tính bắt nạt, quấy rối.** - **Bày tỏ sự không đồng tình và phê phán; phản đối việc bắt nạt, quấy rối.** Một số việc sau đây là các chiêu trò lừa đảo qua mạng thường thấy, cần cảnh giác, không được đồng tình hay vô ý tiếp tay cho người xấu: - **Nhử mồi (baiting) qua mạng, hứa hẹn một vật phẩm, hàng hóa hoặc phần thưởng để dụ dỗ nạn nhân, lừa tiền hay đánh cắp dữ liệu.** - **Dùng công cụ làm giả hoàn hảo (deepfake) để lừa người thiếu cảnh giác.** Ứng xử nhân văn trên không gian mạng là thận trọng suy xét để không bị lợi dụng, vô tình tiếp tay hỗ trợ bọn xấu trong những việc như trên. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng nhằm góp phần tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, lan tỏa những giá trị nhân văn. Công nghệ kỹ thuật số giúp ta dễ dàng bày tỏ thái độ bằng lời văn, tiếng nói hay đơn giản là dùng các biểu tượng cảm xúc để thể hiện: - **Sự đồng cảm khi biết tin tức về thiên tai, thảm họa gây thiệt hại về tài sản vật chất hay tính mạng con người với đồng bào của mình.** - **Sự ủng hộ, đánh giá cao, ca ngợi sự việc tích cực, người tốt, việc tốt.** - **Sự không đồng tình, phản đối, phê phán sự việc tiêu cực, người xấu, việc xấu.** Để thể hiện sự ứng xử nhân văn trên không gian mạng một cách tích cực cần tham gia trực tiếp vào các hoạt động vì những giá trị nhân văn như: - **Vận động ủng hộ và tham gia trực tiếp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại về tài sản vật chất hay tính mạng trong thiên tai, thảm họa.** - **Đưa tin phản ánh chân thực và ca ngợi người tốt, việc tốt.** - **Phát hiện, phê phán sự việc tiêu cực, cái xấu, người xấu theo cách có văn hóa và đạo đức.** ## Câu hỏi: 1. Vì sao giao tiếp qua không gian mạng vừa có ưu điểm, vừa có mặt trái tiềm ẩn? 2. Theo em, ứng xử nhân văn trên không gian mạng dễ hơn hay khó hơn khi đối mặt trực tiếp? Vì sao? Em hãy kể lại một tình huống đáng nhớ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng. Điều ấn tượng nào khiến em nhớ về tình huống đó? 3. Giao tiếp qua không gian mạng mang lại những tiện lợi gì? 4. Giao tiếp qua không gian mạng có nhược điểm gì? Về lâu dài có thể gây ra những vấn đề gì? 5. Tính nhân văn thể hiện ở những điều gì? 6. Nêu ví dụ về ứng xử nhân văn trên không gian mạng. ## Tóm tắt bài học Giao tiếp qua không gian mạng mang lại nhiều tiện lợi nhưng cũng có những nhược điểm và tiềm ẩn khả năng gây ra một số vấn đề về lâu dài. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng là thể hiện tình người, ủng hộ và thực hiện việc tốt, phản đối và tránh làm việc xấu, góp phần tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực, lan tỏa những giá trị nhân văn.
Làm quen với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
## LÀM QUEN VỚI NGÔN NGỮ ĐÁNH DẤU SIÊU VĂN BẢN Học xong bài này, em sẽ: * Nhận biết được một số khái niệm chính của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản: phần tử, thẻ mở, thẻ đóng. * Trình bày được cấu trúc của văn bản HTML. * Tạo được một trang web đơn giản bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. 1. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Thông thường, một website gồm một số trang web tĩnh và một số trang web động. Trang web tĩnh có nội dung không thay đổi mỗi khi người dùng truy cập. Ngược lại, nội dung trang web động có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu của người dùng. Tìm hiểu xong chủ đề này, em sẽ tạo được các trang web tĩnh. Có nhiều cách để tạo trang web. Bên cạnh cách sử dụng phần mềm có sẵn như: Dreamweaver, Mobirise,.., em có thể tạo trang web bằng ngôn ngữ chuyên dụng. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HyperText Markup Language - HTML) là ngôn ngữ chuyên dụng dùng để tạo trang web. Thông qua các phần tử của mình, HTML cho phép khai báo các thành phần của trang web như tiêu đề mục, đoạn văn, bảng biểu, hình ảnh, âm thanh và các siêu liên kết,... Phần đầu của văn bản được xác định thông qua phần tử `head`. Nội dung phần tử `head` được viết trong cặp thẻ mở `<head>` và thẻ đóng `</head>`, dùng để khai báo tiêu đề trang web, các siêu dữ liệu mô tả thông tin về trang web. Siêu dữ liệu có thể gồm bảng mã kí tự, từ khóa tìm kiếm và các liên kết đến tài nguyên khác nhằm chỉ dẫn trình duyệt web trong việc phân tích và hiển thị kết quả. Tiêu đề trang web được viết trong cặp thẻ mở `<title>` và thẻ đóng `</title>` và sẽ được hiển thị trên tiêu đề của cửa sổ trình duyệt web. Các thông tin khác không hiển thị trong màn hình cửa sổ trình duyệt web. Phần thân của văn bản được xác định thông qua phần tử `body`. Nội dung của phần tử `body` được viết trong cặp thẻ mở `<body>` và thẻ đóng `</body>` sẽ được hiển thị trong màn hình của cửa số trình duyệt web. Thông thường, dòng đầu tiên của văn bản HTML là một chỉ dẫn cung cấp thông tin phiên bản HTML được sử dụng. 3. Thực hành tạo trang web đơn giản Sử dụng phần mềm Sublime Text soạn văn bản HTML thuận tiện hơn so với việc dùng các phần mềm soạn văn bản được cài sẵn trên máy tính. Phần mềm Sublime Text cung cấp một số tính năng như: sử dụng màu sắc để phân biệt các phần tử, tự động điền thẻ đóng cho phần tử được khai báo, đánh số dòng văn bản HTML,… Yêu cầu 1: Cài đặt phần mềm Sublime Text. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Truy cập trang web `https://sublimetext.com`, chọn mục Download. Bước 2. Chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành đang sử dụng và tải về máy tính. Bước 3. Nháy đúp chuột vào tên tệp đã được tải về ở Bước 2. Khi trên màn hình xuất hiện cửa sổ với thông báo "Completing the Sublime Text Setup Wizard", việc cài đặt Sublime Text đã kết thúc thành công. Yêu cầu 2: Sử dụng phần mềm Sublime Text để soạn một văn bản HTML sao cho khi mở văn bản bằng trình duyệt web, trên màn hình hiển thị dòng chữ: "Chủ đề F: Tạo trang web". Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Khởi động Sublime Text bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm. Bước 2. Trong màn hình làm việc, soạn thảo nội dung văn bản HTML. Bước 3. Chọn File\Save, ghi lưu tệp với tên "trangwebdautien.html". Bước 4. Mở tệp bằng trình duyệt web, xem kết quả. Tóm tắt bài học * Văn bản HTML định nghĩa các phần tử để xác định nội dung và cấu trúc của trang web. Phần tử thường được khai báo bắt đầu bằng thẻ mở và kết thúc bằng thẻ đóng. * Các phần tử `html`, `head`, `body` là các thành phần cơ bản của văn bản HTML. * Văn bản HTML dễ dàng được tạo bằng các phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản.
Định dạng văn bản và tạo siêu liên kết
## Tổ chức các đoạn văn bản trong trang web Nội dung văn bản trên trang web thường được chia thành các đoạn văn bản. Điều này giúp các ý được phân tách rõ ràng, làm cho văn bản dễ hiểu và dễ đọc hơn đối với người dùng. Phần tử `p` dùng để tạo đoạn văn bản trên trang web và được khai báo như sau: ```html <p> Văn bản </p> ``` Trên màn hình trình duyệt web, "Văn bản" sẽ hiển thị trên một đoạn mới và được phân tách với các thành phần khác bằng một khoảng trống giữa hai đoạn văn bản. Văn bản có thể chứa một số phần tử HTML khác. ## Tạo tiêu đề mục HTML hỗ trợ khai báo sáu tiêu đề mục được phân cấp, định nghĩa bởi các phần tử `h1`, `h2`, `h3`, `h4`, `h5` và `h6` tương ứng (h là viết tắt của heading và các chữ số cho biết cấp của tiêu đề mục). Các phần tử tạo tiêu đề mục được khai báo như sau: ```html <Cấp của tiêu đề mục> Tiêu đề mục </Cấp của tiêu đề mục> ``` Trong đó, `Cấp của tiêu đề mục` là một trong các phần tử `h1`, `h2`, `h3`, `h4`, `h5`, `h6`. Theo mặc định, trình duyệt web sẽ hiển thị tiêu đề mục với kiểu chữ in đậm và cỡ chữ khác nhau. Phần tử `h1` tạo tiêu đề mục có cỡ chữ lớn nhất, cỡ chữ sẽ giảm dần theo các cấp từ `h2` đến `h6`. ## Làm nổi bật nội dung văn bản HTML làm nổi bật nội dung trong văn bản bằng cách thay đổi định dạng của phần nội dung đó khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web. ### Phần tử `strong` ```html <strong> Nội dung </strong> ``` In đậm "Nội dung", thường dùng để nhấn mạnh các nội dung quan trọng trong văn bản. ### Phần tử `em` ```html <em> Nội dung </em> ``` In nghiêng "Nội dung", thường dùng để nhấn mạnh các danh từ riêng hay thuật ngữ trong văn bản. ### Phần tử `mark` ```html <mark> Nội dung </mark> ``` Tô màu vàng cho nền của "Nội dung", thường dùng để làm nổi bật các nội dung cần chú ý trong văn bản. **Lưu ý:** HTML định nghĩa thêm phần tử `b` để in đậm văn bản và phần tử `i` để in nghiêng văn bản. Các định dạng về phông chữ, cỡ chữ từ phiên bản HTML5 (phiên bản đang sử dụng thông dụng) không còn hỗ trợ nên để định dạng phông chữ, cỡ chữ ta sẽ sử dụng CSS. Nội dung về CSS được đề cập trong Bài 8. ## Tạo siêu liên kết HTML định nghĩa phần tử `a` để tạo các siêu liên kết, giúp kết nối trang web hiện thời với các tài nguyên web khác như trang web, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim,... Phần tử `a` được khai báo như sau: ```html <a href = “URL" > Liên kết web </a> ``` Trong đó, thuộc tính `href` xác định địa chỉ của tài nguyên web trên Internet. URL (Uniform Resource Locator) có cấu trúc cơ bản như sau: `Giao thức://Tên miền/Đường dẫn` * Giao thức thường là `http` hoặc `https`. * Tên miền là địa chỉ máy chủ chứa tài nguyên web muốn liên kết, ví dụ: `https://www.w3schools.com` * Đường dẫn thường là sự kết hợp giữa tên các thư mục và tên tệp để xác định vị trí cụ thể của tài nguyên web muốn liên kết, ví dụ: `/reference/tags.html`. "Liên kết web" thường là dãy kí tự được hiển thị trên trình duyệt web cho phép người dùng nháy chuột vào để đến tài nguyên liên kết. **Ví dụ 4.** Nội dung phần body trong văn bản HTML khai báo siêu liên kết "Trang web tìm hiểu về html". Khi mở bằng trình duyệt web, nháy chuột vào siêu liên kết, nội dung trang web `https://www.w3schools.com/html/default.asp` sẽ hiển thị. ```html <body> <p> <a href="https://www.w3schools.com/html/default.asp">Trang web tìm hiểu về html</a> </p> </body> ``` **Lưu ý:** * Nếu URL chỉ khai báo địa chỉ website và được viết dưới dạng `Giao thức://Tên miền` thì khi nháy chuột vào siêu liên kết, trình duyệt web sẽ hiển thị nội dung trang chủ của website được khai báo trong `Tên miền`. * Để tạo siêu liên kết giữa các trang web trong cùng thư mục, chỉ cần khai báo thành phần `Đường dẫn` trong URL là tên tệp của trang web cần kết nối. **Ví dụ 5.** Nội dung phần body trong tệp "index.html" khai báo siêu liên kết "Sở thích" đến trang web hobbies.html được lưu trong cùng thư mục "webcanhan". ```html <body> <p> <a href="hobbies.html">Sở thích</a> </p> </body> ``` HTML còn hỗ trợ tạo siêu liên kết đến một phần tử khác trên cùng một trang web dựa vào định danh của nó, nhằm tạo các dấu trang giúp người đọc chuyển nhanh đến phần nội dung mong muốn thay vì phải di chuyển thanh trượt màn hình. Các dấu trang thường được tạo khi trang web có nội dung dài hơn chiều dọc màn hình máy tính. Mỗi phần tử trong một văn bản HTML có thể được định danh duy nhất bằng cách gán `Tên_định_danh` cho thuộc tính `id` theo cú pháp: `id = "Tên_định_danh"`. Để tạo siêu liên kết đến một phần tử trong trang web, `Tên_định_danh` của phần tử đó được gán cho URL và được viết theo cú pháp: `#Tên_định danh`. ## Tóm tắt bài học * Phần tử `p` dùng để khai báo đoạn văn bản. * Các phần tử `h1`, `h2`, `h3`, `h4`, `h5`, `h6` khai báo cỡ chữ tạo các tiêu đề mục trong trình bày văn bản trên trang web. * Các phần tử `strong`, `em`, `mark` dùng để khai báo việc làm nổi bật nội dung văn bản. * Phần tử `a` dùng để khai báo siêu liên kết. Thuộc tính `href` trong khai báo thẻ mở `<a>` xác định địa chỉ trang web được liên kết.
Thực hành định dạng văn bản và tạo siêu liên kết
```html <!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Trang web cá nhân</title> <meta charset="utf-8"> </head> <body> <h1>Trang web cá nhân của <Tên của em></h1> <h2>Thông tin cá nhân</h2> <p>Họ và tên: <Tên của em></p> <p>Sinh năm: <Năm sinh của em></p> <p> Quê quán: <a href="https://<tentinh>.gov.vn/"> <Tên tỉnh/thành phố></a></p> <h2>Sở thích</h2> <p><i><Nội dung sở thích của em></i></p> </body> </html> ```
Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu
- Trình bày được nội dung dạng danh sách trên trang web. - Tạo được bảng biểu trên trang web. ## 1. Tạo danh sách ### a) Danh sách xác định thứ tự Danh sách xác định thứ tự được dùng khi thứ tự xuất hiện các mục của nó là quan trọng. Phần tử `ol` dùng để tạo danh sách xác định thứ tự và được khai báo như sau: ```html <ol> <li> Nội dung K</li> <li> Nội dung n </li> </ol> ``` Phần tử `li` được sử dụng để tạo các mục nội dung trong danh sách. Nội dung của mỗi mục được viết trong cặp thẻ `<li></li>`. Các mục trong danh sách theo mặc định được xác định thứ tự tăng dần bằng các số nguyên bắt đầu từ 1. Em có thể xác định thứ tự bắt đầu của danh sách bằng cách gán một số nguyên khác cho thuộc tính `start` trong khai báo phần tử `ol`. Ví dụ: Khai báo `<ol start = "5">` xác định thứ tự mục đầu tiên của danh sách là 5. Muốn thay đổi cách xác định thứ tự các mục trong danh sách, em cần thiết lập giá trị cho thuộc tính `type` trong khai báo phần tử `ol`. Bảng sau liệt kê một số giá trị của thuộc tính `type` thường dùng: | Giá trị | Loại thứ tự | |---|---| | "1" | Số nguyên: 1, 2, 3,... | | "a" | Chữ cái in thường: a, b, c,... | | "A" | Chữ cái in hoa: A, B, C,... | | "i" | Chữ số La Mã in thường: i, ii, iii,... | | "I" | Chữ số La Mã in hoa: I, II, III,... | Ví dụ: Khai báo `<ol type= "A">` xác định thứ tự các mục trong danh sách bằng chữ cái viết hoa. ### b) Danh sách không xác định thứ tự Danh sách không xác định thứ tự thường được sử dụng khi thứ tự xuất hiện các mục của nó là không quan trọng. Phần tử `ul` được dùng để tạo danh sách không xác định thứ tự, các mục nội dung được khai báo thông qua phần tử `li` tương tự như với danh sách xác định thứ tự. Theo mặc định, mỗi mục nội dung khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web được bắt đầu bằng một dấu chấm tròn màu đen. ## 2. Tạo bảng Bảng thường được sử dụng để thể hiện thông tin có cấu trúc, dùng cho thống kê, so sánh dữ liệu. HTML định nghĩa phần tử `table` để tạo bảng. Bảng được tạo bởi lần lượt các hàng. Mỗi hàng được khai báo bằng phần tử `tr`. Mỗi hàng chứa một hoặc nhiều ô dữ liệu, mỗi ô dữ liệu được khai báo bằng phần tử `td`. Phần tử `table` có cú pháp khai báo như sau: ```html <table> <tr> <td> Dữ liệu</td> <td> Dữ liệu</td> </tr> </table> ``` Dữ liệu trong các ô thường là văn bản, hình ảnh, siêu liên kết,... Dữ liệu cũng có thể bao gồm các bảng khác. Lưu ý: Để bổ sung thông tin chú thích cho bảng, em khai báo phần tử `caption`. Theo quy định, phần tử `caption` phải được khai báo ngay sau thẻ mở `<table >`. ## 3. Thực hành tạo danh sách, tạo bảng ### Nhiệm vụ 1. Tạo danh sách **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML để khi mở bằng trình duyệt web sẽ có danh sách xuất hiện. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai4-NV1.html". 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai4-NV1.html". - Các thao tác cụ thể thực hiện như hướng dẫn trong Bước 2, Nhiệm vụ 1 ở Bài 3. 3. Tạo danh sách xác định thứ tự. - Trong nội dung phần tử `body`: - Khai báo danh sách xác định thứ tự theo các chữ số La Mã viết hoa như sau: ```html <ol type = "I"> </ol> ``` - Với các mục con của nhóm Các trường Kĩ thuật - Công nghệ, khai báo danh sách xác định thứ tự theo chữ cái viết thường như sau: ```html <ol type= "a"> </ol> ``` - Quan sát các nhóm tiếp theo, các mục con được đánh thứ tự kế tiếp, cùng kiểu của các mục con trước đó. Danh sách các mục con này cần khai báo thuộc tính `start` để xác định giá trị thứ tự bắt đầu cho phù hợp. Ví dụ, các mục con của nhóm Các trường Kinh tế được khai báo như sau: ```html <ol type= "a" start = "3"></ol> ``` Thực hiện tương tự với danh sách con của nhóm Các trường Quân đội - Công an. 4. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả. ### Nhiệm vụ 2. Tạo bảng **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML để hiển thị trên màn hình trình duyệt web thông tin dạng bảng. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai4-NV2.html". 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai4-NV2.html". 3. Tạo đường viền và chú thích cho bảng. - Trong nội dung phần tử `body`: - Khai báo phần tử `table`. - Tạo đường viền bao quanh các ô: `<table border = "1">`. - Khai báo chú thích "Thống kê số lượng học sinh lớp 12A1 tham gia hoạt động thể thao của trường" của bảng ngay sau thẻ mở `table` bằng cặp thẻ `<caption> </caption>`. 4. Tạo nội dung bảng. - Tạo nội dung bảng bằng cách khai báo nội dung cho từng hàng, trong mỗi hàng khai báo nội dung cho từng ô. - Trong nội dung phần tử `table`: - Sau phần chú thích, khai báo tạo bốn hàng bằng các cặp thẻ `<tr> </tr>`. - Trong mỗi hàng, tạo ba ô bằng cặp thẻ `<td> </td>` và viết nội dung tương ứng vào các ô như yêu cầu. 5. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả. ## Tóm tắt bài học Trong HTML: - Phần tử `ol` dùng để khai báo danh sách xác định thứ tự. - Phần tử `ul` dùng để khai báo danh sách không xác định thứ tự. - Phần tử `li` dùng để khai báo các mục nội dung trong danh sách. - Phần tử `table`, `tr`, `td` là các phần tử cơ bản dùng để tạo bảng biểu.
Chèn hìnhh ảnh, âm thanh, video và sử dụng khung
Học xong bài này, em sẽ: * Chèn được hình ảnh, tệp âm thanh, video vào trang web. * Nhúng được nội dung trang web khác vào trang web. 1. Chèn hình ảnh Khi tạo trang web, em cần có thêm các nội dung đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video để việc truyền tải thông tin hiệu quả, trực quan và sinh động hơn. Phần tử `img` khai báo việc chèn hình ảnh vào trang web theo cú pháp sau: ```html <img src="Tên tệp ảnh" alt="Nội dung" width="Chiều rộng" height="Chiều cao"> ``` * Thuộc tính `src` xác định Tên tệp ảnh được chèn vào trang web. Lưu ý, Tên tệp ảnh có thể bao gồm cả đường dẫn đến tệp ảnh. * Thuộc tính `alt` xác định Nội dung thay thế sẽ hiển thị vào vùng của hình ảnh trên trình duyệt web trong trường hợp việc hiển thị hình ảnh gặp lỗi. * Thuộc tính `width`, `height` xác định cụ thể kích thước Chiều rộng và Chiều cao của ảnh, thường được dùng để tăng giảm kích thước của ảnh gốc và tuỳ biến kích thước ảnh khi hiển thị trên trình duyệt web. Theo mặc định, giá trị Chiều rộng, Chiều cao được tính theo đơn vị điểm ảnh pixel. * Ảnh được sử dụng trên trình duyệt web thường ở các định dạng JPG, PNG, GIF. * Lưu ý: Ảnh sẽ được hiển thị theo kích thước ảnh gốc nếu không khai báo thuộc tính `width`, `height`. Lưu ý: Phải lưu trữ tệp ảnh trong cùng thư mục với văn bản HTML nếu thuộc tính `src` chỉ xác định tên tệp ảnh mà không bao gồm đường dẫn đến tệp ảnh. 2. Chèn âm thanh Phần tử `audio` khai báo việc chèn âm thanh vào trang web theo cú pháp sau: ```html <audio src="Tên tệp âm thanh" controls> </audio> ``` * Thuộc tính `src` xác định Tên tệp âm thanh được chèn vào trang web. Lưu ý, Tên tệp âm thanh có thể bao gồm đường dẫn đến tệp âm thanh. * Định dạng tệp âm thanh thường được sử dụng trên trang web là MP3, OGG. * Thuộc tính `controls` được khai báo để hiển thị bảng điều khiển tệp âm thanh trên trình duyệt web. Bảng điều khiển cung cấp một số nút lệnh có chức năng: Phát, Tạm dừng, Tắt, Tăng/Giảm âm lượng,... 3. Chèn Video Phần tử `video` khai báo việc chèn video vào trang web theo cú pháp sau: ```html <video src="Tên tệp video" controls> </video> ``` * Thuộc tính `src` xác định Tên tệp video được chèn vào trang web. Lưu ý, Tên tệp video có thể bao gồm đường dẫn đến tệp video. * Định dạng tệp video thường được sử dụng trên trang web là MP4, OGG. * Thuộc tính `controls` được khai báo để hiển thị bảng điều khiển tệp video trên màn hình trình duyệt web. Bảng điều khiển cung cấp một số nút lệnh có chức năng: Chạy, Tạm dùng, Tắt, Tăng/Giảm âm lượng, Phóng to/Thu nhỏ màn hình,... 4. Sử dụng khung Phần tử `iframe` khai báo việc nhúng một tệp HTML hoặc tài nguyên web khác vào văn bản HTML theo cú pháp sau: ```html <iframe src="url" width="Chiều rộng" height="Chiều cao"> </iframe> ``` * `url` là đường dẫn đến tệp HTML hoặc tài nguyên web khác. * Thuộc tính `width`, `height` xác định cụ thể kích thước chiều rộng và chiều cao của vùng được nhúng trên trang web. Theo mặc định, giá trị Chiều rộng, Chiều cao được tính theo đơn vị điểm ảnh pixel. Lưu ý: Khi chèn hình ảnh, âm thanh, video, có thể xác định vị trí tùy ý trên trang web để hiển thị thành phần được chèn vào. Nhưng khi nhúng nội dung trang web khác vào trang web hiện thời, không thể điều chỉnh vị trí hiển thị các thành phần trong trang web được nhúng. 5. Thực hành chèn hình ảnh, âm thanh và sử dụng khung **Nhiệm vụ 1. Chèn hình ảnh** * **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML để tạo trang web có một hình ảnh giới thiệu Văn Miếu Quốc Tử Giám. * **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai5-NV1.html". 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai5-NV1.html". 3. Chuẩn bị tệp hình ảnh. * Sử dụng công cụ tìm kiếm Google, chọn chế độ tìm kiếm hình ảnh để tìm một hình ảnh về Văn Miếu Quốc Tử Giám và lưu hình ảnh về máy tính. * Lưu ảnh với tên "vanmieu.jpg" trong cùng thư mục lưu tệp "BaiS-NV1.html". Lưu ý: Có thể chèn hình ảnh từ nguồn khác trên Internet mà không phải lưu ảnh về máy tính. Thực hiện bằng cách sao chép đường link ảnh và gán cho thuộc tính `src` trong khai báo phần tử `img`. Tuy nhiên, khi mất kết nối Internet hay nguồn ảnh bị thay đổi thì việc hiển thị hình ảnh có thể gặp lỗi. 4. Chèn hình ảnh vào trang web. * Trong nội dung phần tử `body`: Khai báo phần tử `img` với thuộc tính `src = "vanmieu.jpg"`, thuộc tính `alt = "Văn Miếu Quốc Tử Giám"`. 5. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả. **Nhiệm vụ 2. Chèn âm thanh** * **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML giúp Khánh Nam tạo một trang web để nghe bài hát "Nhớ về Hà Nội". * **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai5-NV2.html". 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai5-NV2.html". 3. Chuẩn bị tệp âm thanh. * Có thể truy cập một số website như chiasenhac.vn, zingmp3.vn, nhaccuatui.com để tìm kiếm tệp âm thanh định dạng MP3. * Tải và lưu tệp nhạc với tên mới là "nhovehanoi.mp3" trong cùng thư mục lưu tệp "Bai5-NV2.html". 4. Chèn âm thanh vào trang web. * Trong nội dung phần tử `body`: Khai báo phần tử `audio` với thuộc tính: `src = "nhovehanoi.mp3"`. 5. Ghi lưu, mở tệp trên trình duyệt web và xem kết quả. **Nhiệm vụ 3. Nhúng tệp HTML đã có vào văn bản HTML** * **Yêu cầu:** Sử dụng phần tử `iframe` để tạo trang web mới có nội dung là hai trang web đã tạo ở Nhiệm vụ 1 và Nhiệm vụ 2. * **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai5-NV3.html". 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai5-NV3.html". 3. Soạn nội dung phần tử `body` cho tệp "Bai5-NV3.html". * Trong nội dung phần tử `body`: * Khai báo phần tử `iframe` với thuộc tính `src = "Bai5-NV1.html"`. * Khai báo phần tử `iframe` với thuộc tính `src = "Bai5-NV2.html"`. Lưu ý: Các tệp "Bai5-NV1.html", "BaiS-NV2.html", "Bai5-NV3.html" cần được lưu trong cùng một thư mục. 4. Ghi lưu, mở tệp "Bai5-NV3.html" bằng trình duyệt web và xem kết quả. **Tóm tắt bài học** * Các phần tử `img`, `audio`, `video` được dùng để thêm nội dung đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video) vào trang web. * Phần tử `iframe` dùng để khai báo nhúng tệp HTML hoặc tài nguyên web khác vào văn bản HTML đang soạn.
Tạo biểu mẫu
## Tạo biểu mẫu Học xong bài này, em sẽ: * Phát biểu được khái niệm biểu mẫu. * Mô tả được một số điều khiển hỗ trợ nhập dữ liệu trên trang web. * Nêu được một số quy định trong thiết kế biểu mẫu. ### 1. Nhập dữ liệu thông qua biểu mẫu Biểu mẫu trên trang web là một giao diện để thu nhận thông tin từ người dùng. Biểu mẫu bao gồm các điều khiển nhập dữ liệu như ô văn bản, nút chọn, hộp kiểm, ... được thiết kế phù hợp với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, giúp người dùng dễ dàng nhập dữ liệu và giảm sai sót. Ngoài ra, biểu mẫu còn có các nút lệnh cho phép người dùng xác nhận kết thúc nhập dữ liệu để gửi yêu cầu và dữ liệu về máy chủ web. HTML định nghĩa phần tử `form` để tạo biểu mẫu theo cú pháp sau: ```html <form action="url" method="GET/POST"> Các điều khiển nhập dữ liệu </form> ``` * Thuộc tính `action` xác định tài nguyên web sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu mà người dùng vừa gửi đến máy chủ. Tài nguyên web thường là các chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình, ví dụ như: Java, PHP, Python,... * Thuộc tính `method` xác định phương thức gửi dữ liệu đến máy chủ để xử lý, thường có giá trị là `GET` hoặc `POST`. Nếu không khai báo, phương thức `GET` được sử dụng. * Sử dụng `GET`, dữ liệu gửi đến máy chủ xuất hiện trong ô địa chỉ của trình duyệt và bị hạn chế về dung lượng. * Ngược lại, sử dụng `POST`, dữ liệu gửi đến máy chủ không xuất hiện trong ô địa chỉ của trình duyệt và không bị hạn chế về dung lượng nên `POST` thường được dùng để gửi dữ liệu có dung lượng lớn. Thông thường, kết thúc quá trình nhập dữ liệu, người dùng cần nháy chuột vào nút lệnh có chức năng gửi dữ liệu trên biểu mẫu để dữ liệu nhập vào được gửi đến máy chủ web. Sau khi tiếp nhận, xử lý dữ liệu, máy chủ web gửi trả kết quả và kết quả thường là một trang web khác. ### 2. Một số điều khiển hỗ trợ nhập dữ liệu thông dụng và nút lệnh #### a) Nhập kí tự Điều khiển nhập xâu kí tự (ô text) được khai báo bằng phần tử `input` như sau: ```html <input type="text" name="Tên_điều_khiển" value="Giá trị"> ``` Trong đó: * `Tên điều khiển` được gán cho thuộc tính `name`. Thuộc tính `name` không phải là thuộc tính bắt buộc khai báo, nhưng tất cả các điều khiển thường được đặt tên để thuận lợi cho việc xử lý dữ liệu gửi từ biểu mẫu về máy chủ web. * Thuộc tính `value` nếu được khai báo thì `Giá trị` được gán là giá trị mặc định của ô text khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web. Ngoài ô text, HTML còn cung cấp một số điều khiển hỗ trợ nhập dữ liệu thông dụng như mô tả: * **Phần tử:** `textarea` * **Mục đích:** Tạo ô nhập đoạn văn bản * **Ví dụ:** ```html <textarea name="Comments" rows="5" cols="60"></textarea> ``` * **Phần tử:** `label` * **Mục đích:** Tạo nhãn mô tả ý nghĩa của điều khiển nhập dữ liệu * **Ví dụ:** ```html <label> Địa chỉ email:</label> ``` * **Phần tử:** `password` * **Mục đích:** Tạo ô text nhập định dạng mật khẩu, mỗi kí tự nhập trong ô text thường được thay thế bằng dấu chấm đen trên màn hình trình duyệt web giúp bảo mật thông tin. * **Ví dụ:** ```html <input type="password" name="MatKhau"> ``` #### b) Nhập dữ liệu bằng cách lựa chọn Trong một số trường hợp, dữ liệu nhập vào được xác định trước bằng cách cung cấp một số phương án để người dùng lựa chọn. * **Danh sách các nút chọn (radio button):** Được sử dụng trong trường hợp cho người dùng chọn lựa một mục trong danh sách mục gợi ý. HTML định nghĩa radio button thông qua phần tử `input` có thuộc tính `type="radio"`. Mỗi nút chọn trong danh sách được khai báo bởi một phần tử `input`. **Chú ý:** Thuộc tính `name` của các nút chọn phải được khai báo như nhau để khi nhập liệu người dùng chỉ tích (chọn) được một mục trong danh sách. * **Danh sách chọn hộp kiểm (checkbox):** Cho phép người nhập dữ liệu có thể chọn nhiều hoặc tất cả các mục trong danh sách các mục chọn. Hộp kiểm được định nghĩa thông qua phần tử `input` có thuộc tính `type="checkbox"`. #### c) Nút lệnh gửi dữ liệu HTML cho phép tạo nút lệnh (thường được gọi là nút submit) để gửi dữ liệu được nhập trên biểu mẫu về máy chủ web. Nút submit được khai báo như sau: ```html <input type="submit" name="Tên_điều_khiển" [value="Giá trị"]> ``` Thuộc tính `value` nếu được khai báo sẽ cung cấp nhãn của nút, trong trường hợp không khai báo, nút trên biểu mẫu có nhãn mặc định là "Submit". ### 3. Một số lưu ý trong thiết kế biểu mẫu Khi khai báo các điều khiển trên biểu mẫu, cần lưu ý: * Chọn điều khiển nhập dữ liệu phù hợp với loại thông tin cần thu thập. Ví dụ, để người dùng chọn được nhiều mục thì nên sử dụng checkbox. * Thứ tự các điều khiển nên sắp xếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, gộp nhóm phù hợp với thứ tự dữ liệu người dùng cần nhập. Ví dụ, nên đặt các nút lệnh ở cuối biểu mẫu vì thao tác gửi dữ liệu thường được thực hiện sau khi nhập xong dữ liệu. * Nếu biểu mẫu có nhiều nút lệnh, nên sắp xếp nút lệnh theo hàng ngang, ưu tiên nút lệnh có tần suất sử dụng nhiều ở bên trái. ### Tóm tắt bài học * Phần tử `form` được sử dụng để khai báo biểu mẫu. * Các điều khiển nhập dữ liệu thông dụng trong biểu mẫu gồm: ô text, tích chọn radio button, hộp kiểm checkbox, nút lệnh submit. * Khi thiết kế biểu mẫu, cần lựa chọn điều khiển phù hợp với thông tin cần thu thập.
Thực hành tạo biểu mẫu
## Thực hành tạo biểu mẫu Học xong bài này, em sẽ: * Tạo được biểu mẫu trên trang web. * Thêm được các điều khiển thông dụng vào biểu mẫu. * Thiết kế được biểu mẫu phù hợp với yêu cầu nhập dữ liệu. ### Nhiệm vụ 1. Tạo biểu mẫu có ô text nhập dữ liệu **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML để tạo biểu mẫu khi hiển thị trên trình duyệt web. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai7-NV1.html" 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai7-NV1.html" 3. Tạo biểu mẫu: * Trong nội dung phần tử `body`: Khai báo phần tử `form` bằng cặp thẻ `<form> </form>`. * Trong nội dung phần tử `form`: * Thêm ô text để nhập liệu cho thông tin "Họ và tên" bằng khai báo sau: ```html <label>Họ và tên: <input type="text" name="txtTen"></label> <br> ``` Chú ý, phần tử `label` được dùng để tạo nhãn gắn với điều khiển, nhằm làm cho việc truy cập các điều khiển trên biểu mẫu được dễ dàng (nháy chuột vào nhãn là có thể nhập dữ liệu cho ô điều khiển đó). Khai báo này sử dụng phần tử `br` nhằm tạo ngắt dòng để ô text "Địa chỉ email" bắt đầu ở dòng mới. * Thêm ô text để nhập dữ liệu cho thông tin "Địa chỉ email" * Thêm ô `textarea` để nhập đoạn văn bản thể hiện thông tin "Ý kiến đóng góp". Ô `textarea` được khai báo như sau: ```html <label>Ý kiến đóng góp: <textarea name="txtComment" rows="6" cols="40"></textarea></label> ``` Trong đó, thuộc tính `rows` và `cols` xác định kích thước hiển thị ô nhập dữ liệu. 4. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả. ### Nhiệm vụ 2. Thêm các điều khiển nhập dữ liệu lựa chọn, gửi dữ liệu vào biểu mẫu **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML để thêm các điều khiển nhập dữ liệu như minh hoạ vào biểu mẫu đã tạo ở Nhiệm vụ 1. Khi mở bằng trình duyệt web, kết quả hiển thị. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Mở tệp HTML "Bai7-NV1.html" vừa hoàn thành ở Nhiệm vụ 1, ghi lưu tệp với tên mới là "Bai7-NV2.html" 2. Cập nhật nội dung phần tử `body`: * Thêm thể loại sách cần bổ sung bằng cách tạo nhóm các `checkbox` như sau: ```html <input type="checkbox" name="chkTruyenNgan"> Truyện ngắn <br> <input type="checkbox" name="chkKiNang"> Kĩ năng sống <br> <input type="checkbox" name="chkCNTT"> Công nghệ thông tin <br> <input type="checkbox" name="chkTruyenTranh"> Truyện tranh <br> <input type="checkbox" name="chkLichSu"> Lịch sử <br> ``` Lưu ý: Trong khai báo này sử dụng phần tử `br` để tạo ngắt dòng, mỗi mục chọn trong danh sách được hiển thị ở một dòng mới. * Thêm nút `submit` bằng khai báo: ```html <input type="submit" name="cmd" value="Góp ý"> ``` 3. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả. ### Nhiệm vụ 3. Tạo trang web phản hồi khi người dùng nhấn nút gửi dữ liệu **Yêu cầu:** Soạn văn bản HTML để khi nhấn nút lệnh "Góp ý" trong biểu mẫu ở Nhiệm vụ 2 thì màn hình trình duyệt web hiển thị như sau: ``` Cám ơn bạn đã góp ý kiến Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn và sẽ cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa trong thời gian sắp tới. ``` **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai7-NV3.html". 2. Tạo cấu trúc và khai báo phần tử `head` cho tệp "Bai7-NV3.html" 3. Khai báo nội dung phần tử `body` cho tệp "Bai7-NV3.html". Soạn nội dung như minh họa và ghi lưu. 4. Cập nhật khai báo phần tử `form` cho tệp "Bai7-NV2.html". Mở tệp "Bai7-NV2.html", cập nhật thuộc tính `action` trong khai báo phần tử `form` thành: `action="Bai7-NV3.html"` Lưu ý: Tệp "Bai7-NV3.html" được lưu cùng thư mục chứa tệp "Bai7-NV2.html". 5. Ghi lưu, mở tệp "Bai7-NV2.html" bằng trình duyệt web, điền biểu mẫu và nháy chuột vào nút "Góp ý" để quan sát kết quả.
Làm quen với css
## Làm quen với CSS Học xong bài này, em sẽ: * Nêu được mục đích sử dụng CSS. * Mô tả được bộ chọn phần tử và cách áp dụng CSS. * Trình bày được một số thuộc tính định dạng CSS. ### Bảng định dạng CSS Bảng định dạng (Cascading Style Sheets - CSS) là ngôn ngữ được sử dụng để khai báo kiểu trình bày các phần tử HTML trong trang web. CSS thường gồm một số quy tắc định dạng. Mỗi quy tắc định dạng gồm bộ chọn (selector) và các khai báo thuộc tính CSS (css properties) để xác định kiểu trình bày cho phần tử, ví dụ: màu sắc, phông chữ, kích cỡ, đường viền,... Sử dụng CSS giúp tách biệt khai báo nội dung với định dạng và trang trí trang web. Với sự tách biệt như vậy, khai báo CSS dễ dàng được chỉnh sửa, tái sử dụng. Sử dụng CSS còn cho phép nhiều trang web hay toàn bộ website cùng dùng chung quy tắc định dạng nhằm tạo sự thống nhất trong trình bày. Trình duyệt web áp dụng CSS bằng cách chọn các phần tử trong văn bản HTML khớp với bộ chọn trong CSS và sử dụng các quy tắc định dạng tương ứng để trình bày phần tử. Phiên bản đầu tiên CSS1 được công bố vào năm 1996. Cho đến nay, CSS đã cập nhật và hoàn thiện thêm một số phiên bản. Trong quyển sách này, phiên bản CSS3 được sử dụng để minh họa khai báo CSS. ### Khai báo bộ chọn phần tử và áp dụng CSS Bộ chọn phần tử thường được dùng để áp dụng CSS cho một hoặc nhiều phần tử cụ thể trong văn bản HTML nhằm tạo sự thống nhất trong trình bày, ví dụ: trình bày chữ in nghiêng cho các đoạn văn bản trên trang web. Với mỗi phần tử HTML, CSS định nghĩa một bộ chọn tương ứng và đặt tên theo tên phần tử đó. Bộ chọn phần tử được khai báo như sau: ``` Tên_bộ_chọn_phần_tử {thuộc tính 1: giá trị;...; thuộc tinh n: giá trị;} ``` Có hai cách khai báo để áp dụng CSS trong văn bản HTML được sử dụng phổ biến là: CSS trong (internal CSS), CSS ngoài (external CSS). * **Khai báo internal CSS** thường được sử dụng khi muốn áp dụng CSS trong phạm vi một văn bản HTML. Các quy tắc định dạng internal CSS được viết trong cặp thẻ `<style></style>` và thường được đặt trong nội dung của phần tử `<head>`. * **Khai báo external CSS** thường được sử dụng khi cần áp dụng chung bảng định dạng CSS cho nhiều văn bản HTML. Các quy tắc định dạng được ghi lưu dưới dạng tệp có phần mở rộng *.css. Để áp dụng external CSS, trong nội dung phần `<head>` của văn bản HTML, cần khai báo tham chiếu đến tệp CSS có dạng `Tên_tệp.css`, được viết dưới dạng `<link rel = "stylesheet" href = "Tên_tệp.css">`. Trong trường hợp một số phần tử có các khai báo CSS giống nhau, có thể viết gộp nhiều bộ chọn để không phải khai báo lặp lại thuộc tính CSS nhiều lần cho từng phần tử. Khi đó, bộ chọn gồm danh sách các phần tử, ngăn cách nhau bởi dấu ",". ### Một số thuộc tính định dạng CSS #### a) Thuộc tính định dạng màu sắc * **Thuộc tính `color`** định dạng màu chữ, được khai báo như sau: ``` color: Màu; ``` Trong đó, giá trị `Màu` thường được xác định bởi tên màu phổ biến như `red`, `green`, `blue`, `yellow`, `brown`,... * **Thuộc tính `background-color`** định dạng màu nền, áp dụng được cho tất cả phần tử, được khai báo như sau: ``` background-color: Màu; ``` #### b) Thuộc tính định dạng phông chữ * **Thuộc tính `font-family`** xác định tên phông chữ, áp dụng được cho tất cả phần tử HTML, được khai báo như sau: ``` font-family: Tên phông chữ; ``` Trong đó, `Tên phông chữ` là một hoặc nhiều tên phông chữ được ngăn cách nhau bởi dấu ",". Chú ý, nếu tên phông chữ có dấu cách thì phải được đặt trong cặp dấu nháy kép (" "). * **Thuộc tính `font-size`** xác định kích cỡ chữ, áp dụng được cho tất cả các phần tử, được khai báo như sau: ``` font-size: Kich cỡ; ``` Trong đó, giá trị `Kích cỡ` thường được tính theo đơn vị điểm ảnh (pixel) hoặc tỉ lệ phần trăm. #### c) Thuộc tính định dạng đường viền * **Thuộc tính `border-style`** xác định kiểu trình bày đường viền của phần tử, được khai báo như sau: ``` border-style: Kiểu trình bày; ``` CSS quy định cụ thể các `Kiểu trình bày`. Một số kiểu trình bày thông dụng gồm: `dotted` - đường viền là những dấu chấm liền nhau, `solid` - đường viền là một đường đậm liền nét. * **Thuộc tính `border-color`** xác định màu đường viền của phần tử, được khai báo như sau: ``` border-color: Màu; ``` Lưu ý: Định dạng thuộc tính `border-color` chỉ được áp dụng khi thuộc tính `border-style` được khai báo. ### Tóm tắt bài học * CSS dùng để khai báo quy tắc định dạng trình bày các phần tử HTML trên trình duyệt web. * Bộ chọn phần tử thường được dùng để áp dụng CSS cho tất cả các phần tử cùng loại trong văn bản HTML nhằm tạo sự thống nhất trong trình bày. * Hai cách khai báo CSS thường được sử dụng là internal CSS và external CSS. * CSS định nghĩa một số thuộc tính để định dạng trình bày: màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, đường viền.
Thực hành định dạng một số thuộc tính css
Học xong bài này, em sẽ: - Khai báo được bộ chọn phần tử. - Sử dụng được internal CSS, external CSS. - Sử dụng được một số thuộc tính CSS. **Nhiệm vụ 1. Khai báo và áp dụng quy tắc định dạng internal CSS** **Yêu cầu:** Khai báo định dạng internal CSS cho văn bản HTML "Bai7-NV1.html" mà em đã hoàn thành ở Bài 7 để được trang web. **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Mở tệp HTML "Bai7-NV1.html", ghi lưu với tên mới "Bai9-NV1.html". Bước 2. Khai báo CSS. - Trong nội dung phần tử `<head>`, khai báo cặp thẻ `<style></style>`. Trong nội dung phần tử `<style>`, khai báo các quy tắc định dạng sau: ```html h2 {color: firebrick; font-family: Verdana;} h3 {color: indianred; } label {font-size: 15px; font-weight: bold; } input {background-color: yellow; } textarea {background-color: ivory;} ``` Bước 3. Ghi lưu văn bản, mở tệp bằng trình duyệt web và quan sát kết quả. **Nhiệm vụ 2. Khai báo và áp dụng quy tắc định dạng external CSS** **Yêu cầu 1:** Soạn tệp quy tắc định dạng "Bai9-NV2.css" gồm các quy tắc sau: - Phần tử `h2` sử dụng phông chữ Verdana, chữ được tô màu firebrick. - Phần tử `h3` chữ được tô màu indianred. - Phần tử `label` có cỡ chữ 20px. - Nền của phần tử `input` được tô màu yellow. - Nền của phần tử `textarea` được tô màu ivory. **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Tạo tệp "Bai9-NV2.css" - Mở phần mềm Sublime Text. - Tạo tệp mới và ghi lưu với tên "Bai9-NV2.css". Bước 2. Khai báo định dạng CSS. ```css h2 {color: firebrick; font-family: Verdana; } h3 {color: indianred; } label {font-size: 20px;} input {background-color: yellow;} textarea {background-color: ivory;} ``` Bước 3. Ghi lưu tệp định dạng CSS. **Yêu cầu 2:** Em hãy áp dụng bảng định dạng "Bai9-NV2.css" đã soạn ở Yêu cầu 1 để trình bày văn bản HTML "Bai7-NV2.html". **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Mở tệp HTML "Bai7-NV2.html", ghi lưu với tên tệp mới "Bai9-NV2.html", Bước 2. Áp dụng định dạng extenal CSS. - Mở tệp "Bai9-NV2.html" - Trong nội dung phần tử `<head>`, thêm khai báo `<link rel="stylesheet" href="Bai9-NV2.css">`. Bước 3. Ghi lưu, mở tệp "Bai9-NV2.html" bằng trình duyệt web và quan sát kết quả. **Nhiệm vụ 3. Áp dụng bảng định dạng external CSS đã có cho văn bản HTML** **Yêu cầu:** Áp dụng bảng định dạng "Bai9-NV2.css" đã hoàn thành ở Nhiệm vụ 2 để trình bày văn bản HTML "Bai7-NV3.html". **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Mở tệp "Bai7-NV3.html", ghi lưu với tên tệp mới là "Bai9-NV3.html". Bước 2. Áp dụng định dạng external CSS. - Mở tệp "Bai9-NV3.html" - Khai báo áp dụng định dạng "Bai9-NV2.css" trong nội dung phần tử `<head>`. Bước 3. Ghi lưu, mở tệp "Bai9-NV3.html" trên trình duyệt web và quan sát kết quả. **Lưu ý:** Để thêm chú thích cho các quy tắc định dạng CSS, em viết chú thích trong cặp dấu `/* */`.
Bộ chọn lớp, bộ chọn định danh
Học xong bài này, em sẽ: * Khai báo được bộ chọn phần tử. * Sử dụng được internal CSS, external CSS. * Sử dụng được một số thuộc tính CSS. ## Nhiệm vụ 1. Khai báo và áp dụng quy tắc định dạng internal CSS **Yêu cầu:** Khai báo định dạng internal CSS cho văn bản HTML "Bai7-NV1.html" mà em đã hoàn thành ở Bài 7 để được trang web. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Mở tệp HTML "Bai7-NV1.html", ghi lưu với tên mới "Bai9-NV1.html". 2. Khai báo CSS. - Trong nội dung phần tử `<head>`, khai báo cặp thẻ `<style></style>`. Trong nội dung phần tử `<style>`, khai báo các quy tắc định dạng sau: ```html <style> h2 {color: firebrick; font-family: Verdana;} h3 {color: indianred; } label {font-size: 15px; font-weight: bold; } input {background-color: yellow; } textarea {background-color: ivory;} </style> ``` 3. Ghi lưu văn bản, mở tệp bằng trình duyệt web và quan sát kết quả. ## Nhiệm vụ 2. Khai báo và áp dụng quy tắc định dạng external CSS **Yêu cầu 1:** Soạn tệp quy tắc định dạng "Bai9-NV2.css" gồm các quy tắc sau: - Phần tử `h2` sử dụng phông chữ Verdana, chữ được tô màu firebrick. - Phần tử `h3` chữ được tô màu indianred. - Phần tử `label` có cỡ chữ 20px. - Nền của phần tử `input` được tô màu yellow. - Nền của phần tử `textarea` được tô màu ivory. **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Tạo tệp "Bai9-NV2.css" - Mở phần mềm Sublime Text. - Tạo tệp mới và ghi lưu với tên "Bai9-NV2.css". 2. Khai báo định dạng CSS. ```css h2 {color: firebrick; font-family: Verdana; } h3 {color: indianred; } label {font-size: 20px;} input {background-color: yellow;} textarea {background-color: ivory;} ``` 3. Ghi lưu tệp định dạng CSS. **Yêu cầu 2:** Em hãy áp dụng bảng định dạng "Bai9-NV2.css" đã soạn ở Yêu cầu 1 để trình bày văn bản HTML "Bai7-NV2.html". **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Mở tệp HTML "Bai7-NV2.html", ghi lưu với tên tệp mới "Bai9-NV2.html", 2. Áp dụng định dạng extenal CSS. - Mở tệp "Bai9-NV2.html" - Trong nội dung phần tử `<head>`, thêm khai báo `<link rel="stylesheet" href="Bai9-NV2.css">`. 3. Ghi lưu, mở tệp "Bai9-NV2.html" bằng trình duyệt web và quan sát kết quả. ## Nhiệm vụ 3. Áp dụng bảng định dạng external CSS đã có cho văn bản HTML **Yêu cầu:** Áp dụng bảng định dạng "Bai9-NV2.css" đã hoàn thành ở Nhiệm vụ 2 để trình bày văn bản HTML "Bai7-NV3.html". **Hướng dẫn thực hiện:** 1. Mở tệp "Bai7-NV3.html", ghi lưu với tên tệp mới là "Bai9-NV3.html". 2. Áp dụng định dạng external CSS. - Mở tệp "Bai9-NV3.html" - Khai báo áp dụng định dạng Bai9-NV2.css trong nội dung phần tử `<head>`. 3. Ghi lưu, mở tệp "Bai9-NV3.html" trên trình duyệt web và quan sát kết quả. **Lưu ý:** Để thêm chú thích cho các quy tắc định dạng CSS, em viết chú thích trong cặp dấu `/*` và `*/`.
Bộ chọn lớp, bộ chọn định danh
Học xong bài này, em sẽ: * Sử dụng được bộ chọn lớp, bộ chọn định danh. ## 1. Bộ chọn lớp Mỗi bộ chọn lớp (class selector) được đặt tên, thường được dùng để khai báo các quy tắc định dạng được áp dụng chung cho nhiều phần tử trong văn bản HTML thay vì phải viết lặp lại các quy tắc này cho từng phần tử. Bộ chọn lớp được khai báo như sau: ``` .Tên_bộ_chọn_lớp {thuộc tính 1: giá trị;...; thuộc tính n: giá trị;} ``` Trong đó, `Tên_bộ_chọn_lớp` do người tạo CSS tự định nghĩa và bắt đầu bằng dấu chấm. Để áp dụng bộ chọn lớp có tên "Tên_bộ_chọn_lớp" cho phần tử cụ thể của văn bản HTML, cần khai báo giá trị thuộc tính `class` của phần tử đó là "Tên_bộ_chọn_lớp". Sử dụng bộ chọn lớp còn giúp tùy biến các định dạng trình bày cho các nội dung được tạo bởi cùng loại phần tử HTML. Ví dụ, một số đoạn văn bản được trình bày chữ màu xanh, một số đoạn văn bản được trình bày chữ màu đỏ trong cùng một trang web. Bộ chọn lớp sử dụng cho một phần tử được khai báo như sau: ``` Phần tử.Tên_bộ_chọn_lớp {thuộc tính 1: giá trị;...; thuộc tính n: giá trị;} ``` ## 2. Bộ chọn định danh CSS có thể sử dụng bộ chọn định danh (ID selector) để áp dụng quy tắc định dạng cho một phần tử đã được định danh trong văn bản HTML. Khi đó, bộ chọn định danh được xác định thông qua `Tên_định_danh` của phần tử này và được khai báo như sau: ``` #Tên_định_danh {thuộc tính 1: giá trị; ...; thuộc tính n: giá trị;} ``` ## 3. Thực hành sử dụng bộ chọn lớp, bộ chọn định danh ### Nhiệm vụ 1. Khai báo và áp dụng bộ chọn lớp Soạn văn bản HTML có khai báo CSS sử dụng bộ chọn lớp để được trang web hiển thị trên màn hình trình duyệt web. **Yêu cầu 1:** Em hãy sử dụng external CSS tạo bảng định dạng gồm các quy tắc sau: * Bộ chọn lớp có tên `blue` khai báo định dạng màu `steelblue`. * Bộ chọn lớp có tên `red` khai báo định dạng màu `darkred`. * Bộ chọn lớp có tên `orangered` để khai báo các thuộc tính định dạng CSS: tên phông chữ "Verdana", cỡ chữ 25 pixel, màu chữ `orangered`. * Bộ chọn lớp có tên `yellow` cho phần tử `input` để khai báo thuộc tính CSS: màu nền `yellow`. * Bộ chọn lớp có tên `blue` cho phần tử `input` để khai báo thuộc tính CSS: màu nền `blue`, màu chữ `white`. **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Tạo tệp "Bai 10-NV1.css" * Mở phần mềm Sublime Text. * Tạo tệp mới và ghi lưu với tên "Bai10-NV1.css". Bước 2. Khai báo các quy tắc định dạng CSS như sau: ```css .blue {color: steelblue;} .red {color: darkred;} .orangered {font-family: "Verdana"; font-size: 25px; color: orangered;} input.yellow {background-color: yellow;} input.blue {background-color: blue; color: white;} ``` Bước 3. Ghi lưu tệp. **Yêu cầu 2:** Áp dụng khai báo external CSS đã hoàn thành ở Yêu cầu 1 để định dạng trình bày trang web. **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Mở tệp "Bai9-NV2.html" đã soạn ở Bài 9, ghi lưu với tên tệp mới là "Bai 10-NV1.html". Lưu ý, cần lưu cùng thư mục với tệp "Bai 10-NV1.css". Bước 2. Khai báo áp dụng định dạng external CSS. Trong nội dung phần tử `<head>`, sửa khai báo liên kết đến external CSS: `<link rel="stylesheet" href= "Bai10-NV1.css">` Bước 3. Khai báo các thuộc tính `class` cho các phần tử. Trong nội dung phần tử `<body>`: * Thêm khai báo thuộc tính `class` cho phần tử `<h2>` như sau: `<h2 class= "red" >`. * Thêm khai báo thuộc tính `class` cho phần tử `<h3>` của tiêu đề mục "1. Thông tin về người góp ý" như sau: `<h3 class= "blue orangered">. Chú ý, giá trị của thuộc tính `class` có thể gồm nhiều bộ chọn lớp được viết phân tách bởi dấu cách. Khi đó, các khai báo định dạng CSS thuộc bộ chọn lớp `blue` và `orangered` đều được áp dụng. * Thêm khai báo thuộc tính `class = "blue"` cho các phần tử `<h3>` khác. * Thêm khai báo thuộc tính `class = "yellow"` cho các phần tử `input` nhập liệu ô text. * Thêm khai báo thuộc tính `class = "blue"` cho phần tử `input` gửi dữ liệu. Bước 4. Ghi lưu, mở tệp bằng trình duyệt web và xem kết quả. ### Nhiệm vụ 2. Khai báo và áp dụng bộ chọn định danh **Yêu cầu:** Em hãy chỉnh sửa văn bản HTML đã hoàn thành ở Nhiệm vụ 1 để khai báo định dạng CSS theo bộ chọn định danh cho tiêu đề "Đóng góp ý kiến cho thư viện của nhà trường" có phông chữ "Courier New", cỡ chữ 30 pixel, màu chữ `lightsalmon`. **Hướng dẫn thực hiện:** Bước 1. Mở tệp "Bai 10-NV1.html" đã hoàn thành ở Nhiệm vụ 1, ghi lưu với tên mới là "Bai 10-NV2.html". * Thêm khai báo `#tieu-de {font-family: "Courier New"; font-size: 30px; color: lightsalmon;}` vào trong phần khai báo `<style> </style>`. * Sửa khai báo phần tử `<h2>` thành: `<h2 id= "tieu-de"> Đóng góp ý kiến cho thư viện của nhà trường </h2>`. Bước 2. Ghi lưu văn bản HTML, mở tệp bằng trình duyệt web và quan sát kết quả. ## Tóm tắt bài học * Bộ chọn lớp thường dùng để khai báo các quy tắc định dạng được áp dụng chung cho nhiều phần tử trong văn bản HTML. * Bộ chọn định danh được dùng để khai báo các quy tắc định dạng chỉ áp dụng cho một phần tử cụ thể trong văn bản HTML.
Mô hình hộp, bố cục trang web
Mô hình hộp trong trình bày phần tử HTML được sử dụng để xác định cách các phần tử được hiển thị trên trình duyệt web. Mỗi phần tử được xem như một hộp có cấu trúc logic gồm các vùng: * **Nội dung (Content):** Khu vực chứa nội dung chính của phần tử, ví dụ như văn bản, hình ảnh. * **Đệm (Padding):** Khu vực bao quanh nội dung, tạo khoảng trống giữa nội dung và đường viền. * **Đường viền (Border):** Đường viền bao quanh phần tử, có thể được thiết lập màu sắc, độ dày, kiểu dáng. * **Lề (Margin):** Khu vực bao quanh đường viền, tạo khoảng trống giữa các phần tử. Thông thường, trình duyệt web tự động căn chỉnh các phần tử để hiển thị đầy đủ trên màn hình. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh kích thước các vùng hiển thị bằng cách thiết lập giá trị phù hợp cho các thuộc tính định dạng CSS. **Bảng 1: Thuộc tính CSS cho mô hình hộp** | Thuộc tính | Mô tả | |---|---| | `width` | Chiều rộng của vùng nội dung | | `height` | Chiều cao của vùng nội dung | | `padding` | Độ dày của vùng đệm | | `border` | Độ dày, kiểu dáng và màu sắc của đường viền | | `margin` | Độ rộng của vùng lề | **Hiển thị phần tử theo khối, theo dòng** Theo mặc định, các phần tử HTML được xác định kiểu hiển thị theo khối hoặc theo dòng: * **Hiển thị theo khối (Block):** Mỗi phần tử được hiển thị trên một dòng mới. Ví dụ: `<h1>`, `<p>`. * **Hiển thị theo dòng (Inline):** Nhiều phần tử có thể được hiển thị trên cùng một dòng. Ví dụ: `<span>`, `<a>`. Bạn có thể thay đổi kiểu hiển thị mặc định của phần tử bằng thuộc tính CSS `display`: * **Thiết lập kiểu hiển thị theo khối:** ```css {display: block;} ``` * **Thiết lập kiểu hiển thị theo dòng:** ```css {display: inline;} ``` **Bố cục trang web** Bố cục trang web là cách sắp xếp và bố trí các đối tượng nội dung trên trang web vào các khu vực hiển thị khác nhau để tạo nên một giao diện web. Mỗi trang web thường gồm các thành phần cơ bản sau: * **Phần đầu trang (Header):** Chứa thông tin chung về trang web như logo, tiêu đề, menu chính. * **Phần nội dung chính (Main):** Chứa nội dung chính của trang web. * **Phần chân trang (Footer):** Chứa thông tin liên lạc, bản quyền, đường dẫn liên kết. * **Phần thanh bên (Sidebar):** Chứa thông tin bổ sung, menu phụ, banner quảng cáo. **Lưu ý:** Bố cục trang web có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích chuyển tải thông tin và thiết kế của trang web.
Dự án nhỏ: tạo trang web bảo tường
## DỰ ÁN NHỎ: TẠO TRANG WEB BẢO TƯỜNG **Mục tiêu bài học:** * Sử dụng các phần tử HTML để tạo trang web. * Sử dụng bảng định dạng CSS để tạo trang web đa dạng và sinh động. **Yêu cầu chung:** Hãy thiết kế trang web báo tường điện tử của lớp em. Mô tả sản phẩm: **Sản phẩm thứ nhất:** Tệp dữ liệu dạng *.html tạo nội dung trang web (xem gợi ý ở Bảng 1). **Bảng 1. Những nội dung chính của sản phẩm thứ nhất** 1. **Phần tiêu đề trang web (header)** sử dụng hình ảnh hoặc văn bản được trình bày để làm nổi bật chủ đề của trang báo (chủ đề của trang báo do các nhóm tự đặt tên). 2. **Phần nội dung chính (content)** của báo tường gồm: * Bài giới thiệu. * Các bài viết. * Góc ảnh. * Góc âm nhạc, video clip. * Góc bình luận: tạo các biểu mẫu hỗ trợ nhập dữ liệu. 3. **Phần chân trang web (footer)** gồm: * Thông tin về nhóm. * Địa chỉ email của các học sinh đại diện nhóm. * Thông tin về ngày cập nhật nội dung gần nhất. * Thông tin về nguồn thông tin mà nội dung trang web của nhóm em tham khảo (nếu có). **Sản phẩm thứ hai:** Tệp dữ liệu dạng *.css khai báo các quy tắc định dạng CSS để áp dụng kiểu trình bày cho trang web (xem gợi ý ở Bảng 2). **Bảng 2. Những nội dung chính của sản phẩm thứ hai** 1. Khai báo CSS sử dụng bộ chọn định danh cho các thành phần chính của trang web: Phần tiêu đề, Phần nội dung, Phần chân trang. 2. Khai báo CSS sử dụng các bộ chọn lớp cho các thành phần của nội dung, ví dụ: tiêu đề bài viết, tên tác giả. 3. Khai báo CSS xác định vị trí hiển thị cho các phần tử HTML. 4. Thiết lập được định dạng CSS màu nền, màu chữ, phông chữ, cỡ chữ, đường viền cho các thành phần nội dung: các bài viết, góc ảnh, góc âm nhạc, góc bình luận. **Sản phẩm thứ ba:** Bài trình chiếu giới thiệu kết quả thực hiện dự án (xem gợi ý ở Bảng 3). **Bảng 3. Những nội dung chính của sản phẩm thứ ba** Bài trình chiếu gồm 5 đến 7 slide trình bày được các nội dung: * Thông tin thành viên nhóm. * Phân chia công việc và kế hoạch triển khai dự án. * Trình bày ý tưởng tổ chức nội dung trang web. * Trình bày các kĩ thuật nhóm đã áp dụng tạo trang web. * Tự đánh giá mức độ hoàn thiện sản phẩm. * Nguồn nội dung tham khảo (nếu có). **Tiêu chí đánh giá kết quả:** * Sử dụng và kết hợp được các phần tử HTML để tạo trang web đa dạng kênh thông tin: kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh, kênh hỗ trợ tương tác nhập dữ liệu (biểu mẫu). * Trang web có hình thức trình bày đẹp và bố cục hợp lí nhờ áp dụng bảng định dạng CSS (internal CSS, external CSS) cho các phần tử HTML. * Bài trình chiếu có nội dung đáp ứng yêu cầu, có tính thẩm mĩ và kĩ năng thuyết trình tốt. **Hướng dẫn gợi ý:** * Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 5 đến 8 học sinh), mỗi học sinh chỉ tham gia một nhóm. * Mỗi nhóm tạo một trang web báo tường. Báo tường của các nhóm có thể cùng một chủ đề (ví dụ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26/3, Lưu bút ngày ra trường,...). Các nhóm cũng có thể thống nhất lựa chọn chủ đề phù hợp. * Thời gian thực hiện dự án trên lớp là ba tiết học tương ứng với ba giai đoạn. Tiết học khởi động dự án thực hiện giai đoạn 1. Tiết học tiếp theo triển khai một phần giai đoạn 2, phần còn lại các nhóm chủ động thực hiện ngoài giờ học trên lớp. Tiết học kết thúc thực hiện giai đoạn 3 của dự án. * Lưu ý: Trong giai đoạn 2, khi hoàn thiện sản phẩm cần phân công các thành viên trình bày và giới thiệu kết quả dự án. **Giai đoạn 1. Lập kế hoạch** * Xác định mục tiêu dự án. * Lập danh sách công việc cụ thể. * Dự kiến sản phẩm. * Phân chia công việc và lên lịch triển khai. **Giai đoạn 2. Thực hiện dự án** * Mỗi người thực hiện nhiệm vụ được phân công. * Nhóm thảo luận, đề xuất, đóng góp ý kiến. * Phối hợp chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm. **Giai đoạn 3. Báo cáo kết quả** * Mỗi người thực hiện nhiệm vụ được phân công. * Nhóm thảo luận, đề xuất, đóng góp ý kiến. * Phối hợp chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm. * Trình bày báo cáo kết quả thực hiện dự án. * Giới thiệu sản phẩm của nhóm.
Giới thiệu nhóm nghề dịch vụ và quản trị trong ngành công nghệ thông tin
Học xong bài này, em sẽ: * Trình bày được thông tin hướng nghiệp nhóm nghề dịch vụ và quản trị: sửa chữa và bảo trì máy tính, quản trị mạng, quản trị và bảo trì hệ thống, bảo mật hệ thống thông tin. * Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp về một số nghề trong nhóm nghề dịch vụ và quản trị ngành Công nghệ thông tin. Điều 52 của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 đề cập đến các loại hình dịch vụ công nghệ thông tin, trong đó có: * Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lí ứng dụng, cập nhật, bảo mật. * Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử. * Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin. * Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lí dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu. Em hãy nêu tên một chủ đề tin học đã học và cho biết loại hình dịch vụ nào trên đây cần những kiến thức, kĩ năng trong chủ đề đó. Nhóm nghề dịch vụ và quản trị trong ngành Công nghệ thông tin được trình bày trong chủ đề này dựa trên một số văn bản sau: * Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam. * “Tài liệu những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin” của Bộ Thông tin và Truyền thông do các chuyên gia từ các doanh nghiệp và trường đại học biên soạn. Tài liệu này mô tả các nhóm nghề về công nghệ thông tin theo các lĩnh vực như: lĩnh vực phát triển phần mềm, lĩnh vực mạng và an toàn thông tin mạng, lĩnh vực đa phương tiện, các lĩnh vực công nghệ mới và các lĩnh vực khác. * Thông tư số 09/2022 TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học * Thông tư 04/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Ban hành danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. ## Nhóm nghề dịch vụ trong ngành Công nghệ thông tin ### a) Kĩ thuật viên công nghệ thông tin Kĩ thuật viên công nghệ thông tin là một tên gọi rất chung, thường được hiểu là người làm những công việc cần đến kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin (có thể gồm cả phần cứng và phần mềm) trong các tổ chức, doanh nghiệp. Sau đây là những nét chính về công việc của kĩ thuật viên công nghệ thông tin trong một số trường hợp khác nhau. 1. Những cửa hàng nhỏ bán máy tính và phụ tùng phần cứng kiêm làm dịch vụ sửa chữa, bảo trì máy tính thường cần có kĩ thuật viên công nghệ thông tin để làm một số công việc như sau: * Khắc phục lỗi, sửa chữa máy tính cho khách hàng. * Tư vấn cho khách hàng mua máy tính hay muốn nâng cấp phần cứng, phần mềm. 2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ nội dung số cần đội ngũ kĩ thuật viên công nghệ thông tin để chăm sóc khách hàng trong một số công việc như: * Lắp đặt thiết bị phần cứng, thiết lập kết nối mạng, thiết lập truy cập nội dung số ở phía khách hàng. * Khắc phục các lỗi làm gián đoạn dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng. 3. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng máy tính trong hoạt động hằng ngày, do đó cần có kĩ thuật viên công nghệ thông tin để đảm bảo việc duy trì hoạt động của máy tính và các thiết bị kĩ thuật số, của mạng LAN,... Kĩ thuật viên công nghệ thông tin thường được yêu cầu làm một số công việc như: * Quản lí máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi (máy in, máy chiếu...); kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục sự cố (sửa chữa nhỏ, thay thế linh kiện,...), bảo trì phần cứng để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống thông tin. * Thiết lập cấu hình máy tính; cài đặt phần mềm mới hay nâng cấp phiên bản phần mềm trên máy tính của các nhân viên và trên máy chủ mạng LAN. * Hướng dẫn sử dụng các thiết bị số và phần mềm mới. * Lên kế hoạch cho việc nâng cấp và bảo trì thiết bị. Kĩ thuật viên công nghệ thông tin cần có kiến thức và kĩ năng về phần cứng máy tính và thiết bị số; phần mềm hệ thống (hệ điều hành và các phần mềm tiện ích liên quan); mạng máy tính và Internet. Các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, ví dụ như Kĩ thuật máy tính, Mạng máy tính,.. đều có những môn học (học phần) cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản để sau khi tốt nghiệp người học có thể làm được các công việc của một kĩ thuật viên công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, máy tính có mặt ở nhiều gia đình và công sở. Do vậy, hiện nay và trong tương lai, vị trí công việc này luôn có nhu cầu tuyển dụng cao. Những người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có cơ hội được tuyển dụng. ### b) Kĩ sư an toàn thông tin An toàn thông tin (Information Security) là bảo vệ thông tin số trong các hệ thống thông tin trước các rủi ro thường xảy ra hay nguy cơ tiềm ẩn bao gồm: các hành động bất hợp pháp về truy cập và sử dụng dữ liệu; đánh cắp, phá huỷ dữ liệu của cá nhân hay tổ chức. Bảo đảm an toàn thông tin có nghĩa là bảo đảm rằng hệ thống thông tin luôn sẵn sàng và tin cậy, cung cấp thông tin tới đúng đối tượng, không để lộ, mất thông tin. Bảo đảm an toàn thông tin bao gồm nhiệm vụ bảo mật hệ thống thông tin. Kĩ sư an toàn thông tin là người xây dựng và duy trì các giải pháp an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin và khôi phục hệ thống khi sự cố an toàn xảy ra. Một số công việc chính của kĩ sư an toàn thông tin gồm: * Thiết lập và hướng dẫn các quy định an toàn thông tin cho người dùng. * Sử dụng các công cụ theo dõi, báo động khi có tín hiệu đáng ngờ. * Cập nhật và nâng cấp giải pháp an toàn thông tin cho phù hợp thực tế. * Lập và triển khai thực hiện kế hoạch xử lí sự cố an toàn thông tin. * Sửa chữa những lỗ hổng an toàn thông tin. * Tư vấn an toàn thông tin cho bộ phận phát triển phần cứng, phần mềm. Kĩ sư an toàn thông tin có thể làm các công việc chuyên sâu về phân tích an ninh hệ thống, phát hiện các điểm yếu và các nguy cơ tiềm ẩn có thể phá vỡ các biện pháp an toàn hệ thống hiện tại. Để trở thành kĩ sư an toàn thông tin cần có kiến thức về: hệ điều hành; hệ thống mạng và một số giao thức mạng; cơ sở dữ liệu và các nền tảng ứng dụng; bảo mật, mã hoá, tường lửa, các công cụ phát hiện xâm nhập.... Kĩ sư an toàn thông tin cần có kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xây dựng các quy trình ngăn ngừa, ứng phó với các cuộc xâm nhập, tấn công mạng. Những tố chất cá nhân phù hợp với người làm nghề kĩ sư an toàn thông tin là cẩn thận, khả năng chịu áp lực cao, có tinh thần sáng tạo. Khoa An toàn thông tin đã được thành lập ở một số cơ sở giáo dục và đào tạo. Ngành đào tạo An toàn thông tin đang được chú trọng phát triển. Ngành này trang bị những kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề kĩ sư an toàn thông tin. Nước ta đang đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động kinh tế – xã hội. Nhu cầu nhân lực bảo đảm an toàn thông tin tăng mạnh, mở ra cơ hội lớn cho những người làm nghề này. ## Nhóm nghề quản trị trong ngành Công nghệ thông tin Trong cuốn “Tài liệu những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin" do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành có hình minh hoạ những công việc của kĩ sư quản trị mạng (Hình 1). Theo em: 1) Để làm kĩ sư quản trị mạng, có bắt buộc phải giỏi lập trình hay không? 2) Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, có thể chọn những nghề gì nếu không giỏi lập trình ? ``` Bảo vệ mạng trước πριν τα νίτες να chống xâm nhập, ăn cấp thông tin, phá hoại mạng Vận hành hệ thống mạng Thiết lập mạng máy tính theo YÊU CẦU Cấu hình và điều chish hitu ning hoạt động mạng máy tính GIẢI QUYẾT sự có mạng ``` Hình 1. Công việc của kĩ sư quản trị mạng Ở lớp 11 đã giới thiệu nghề Quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). Dưới đây giới thiệu một số nghề quản trị khác trong công nghệ thông tin. ### a) Quản trị mạng Quản trị mạng là đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và hoạt động an toàn. Công việc của kĩ sư quản trị mạng bao gồm: * Quản lí các thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc, cấu hình và điều chỉnh hiệu năng mạng. * Bảo vệ mạng trước các nguy cơ: bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp. * Khắc phục sự cố mạng. Để trở thành kĩ sư quản trị mạng cần có kiến thức về: phần cứng máy tính; các loại thiết bị mạng; hệ thống mạng; một số giao thức mạng và các dịch vụ mạng phổ biến; an toàn an ninh mạng. Kĩ sư quản trị mạng cần có kĩ năng khắc phục các lỗi thường gặp trong vận hành hệ thống mạng. Những tố chất cá nhân phù hợp với người làm nghề này là khả năng tập trung cao độ, tỉ mỉ trong công việc, linh hoạt trong xử lí tình huống. Nhiều trường cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành đào tạo “Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu”. Ngành này trang bị những kiến thức và kĩ năng cần có của kĩ sư quản trị mạng. ### b) Quản trị và bảo trì hệ thống Quản trị và bảo trì hệ thống là công việc của người quản lí cả phần mềm và phần cứng liên quan đến việc vận hành hệ thống mạng máy tính và truyền thông dữ liệu của tổ chức, bao gồm việc bảo đảm an ninh hệ thống, bảo mật thông tin. Công việc chính của nhà quản trị và bảo trì hệ thống bao gồm: * Phân tích và xác định nhu cầu về hệ thống thông tin của tổ chức; lập kế hoạch, chiến lược để đảm bảo an toàn thông tin. * Cài đặt phần cứng và phần mềm cho hệ thống mạng. * Tối ưu hoá và thường xuyên đánh giá hoạt động của hệ thống, thực hiện mọi nâng cấp và sửa chữa cần thiết để duy trì hệ thống hoạt động hiệu quả. * Bồi dưỡng, hướng dẫn người dùng sử dụng đúng cách phần mềm và phần cứng trong công việc. * Giải quyết vấn đề do người dùng hoặc hệ thống giám sát cảnh báo. Nhà quản trị và bảo trì hệ thống cần có kiến thức, kĩ năng về: hệ thống thông tin; các nền tảng ứng dụng; hệ thống mạng và an toàn thông tin. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành đào tạo Hệ thống thông tin. Ngành này trang bị những kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề quản trị và bảo trì hệ thống thông tin và một số nghề công nghệ thông tin khác. ## THỰC HÀNH Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm thực hiện Nhiệm vụ 1 hoặc Nhiệm vụ 2 sau đây theo sự phân công của giáo viên. ### Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai gần về nhóm nghề Dịch vụ và Quản trị trong ngành Công nghệ thông tin. Yêu cầu: Nêu được một số thông tin tổng hợp về nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin nói chung ở nước ta dựa trên các nguồn đáng tin cậy. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Dùng máy tìm kiếm để tìm kiếm cụm từ “Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin”. Bước 2. Chọn trong kết quả trả về một vài trang từ các nguồn đáng tin cậy, ví dụ các trang web của tổ chức chuyên nghiên cứu thị trưởng lao động, doanh nghiệp chuyên về tuyển dụng lao động. Gợi ý: Trang web của TopDev (https://topdevvn/page/bao-cao-it-viet-nam) được cập nhật mỗi quý với những thông tin và số liệu mới nhất của thị trường lao động, có báo cáo chuyên đề về tình hình nhân lực công nghệ thông tin. Sự phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực dịch vụ và quản trị có tác động trực tiếp đến nhu cầu nhân lực của nhóm nghề Dịch vụ và Quản trị trong ngành Công nghệ thông tin. Bước 3. Đọc những trang đã chọn, trích ra những thông tin cần thiết theo yêu cầu của nhiệm vụ. ### Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực tế về tuyển dụng các nghề (nhóm nghề) đề cập trong bài học. Yêu cầu: Với mỗi nghề (nhóm nghề) được đề cập trong bài học, thu thập từ các thông báo tuyển dụng liên quan một số thông tin như: a) Tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng nhân lực của nghề này. b) Tên vị trí công việc cụ thể dành cho ứng viên; cho biết mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. c) Yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với ứng viên. Hướng dẫn thực hiện: Bước 1. Sử dụng máy tìm kiếm và biểu thức tìm kiếm, ví dụ: “tuyển” AND “kĩ thuật viên IT”, “tuyển” AND “quản trị mạng”,... Chú ý: Có thể cần điều chỉnh phần tên gọi nghề nếu như tổng số trang trong kết quả nhận được quá thấp. Bước 2. Chọn xem một vài trang đầu tiên trong các kết quả trả về có nội dung liên quan và từ các nguồn có độ tin cậy cao: các trang web của tổ chức, doanh nghiệp lớn; các trang web chuyên về tuyển dụng lao động.... Từ đó, thu thập thông tin để thực hiện yêu cầu a. Bước 3. Xem chi tiết một số thông báo tuyển dụng để thực hiện yêu cầu b và c. Nếu chọn nhóm nghề quản trị, em sẽ chọn Quản trị mạng hay Quản trị và bảo trì hệ thống? Vì sao? ## Câu hỏi ôn tập Câu 1. Kĩ thuật viên công nghệ thông tin làm những việc gì? Câu 2. Kĩ sư quản trị mạng làm những việc gì? Câu 3. Kĩ sư an toàn thông tin làm những việc gì? Câu 4. Công việc quản trị mạng khác với quản trị và bảo trì hệ thống ở những điểm nào? ## Tóm tắt bài học: Kĩ thuật viên công nghệ thông tin là nghề dịch vụ đa dạng và có nhu cầu cao; kĩ sư an toàn thông tin xây dựng và duy trì các các giải pháp an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin. Những tổ chức, doanh nghiệp có hệ thống thông tin và mạng máy tính cần nhân lực về quản trị mạng, quản trị và bảo trì hệ thống để đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả và tin cậy.
Một số nghề khác trong ngành công nghệ thông tin và một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin
Học xong bài này, em sẽ: * Nêu được tên một số nghề trong ngành Công nghiệp phần mềm hoặc trong chuyển đổi số. Nêu được tên một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Truyền thông đa phương tiện hoặc các lĩnh vực khác. * Giải thích được vai trò và công việc của những nghề này. Theo em, sản phẩm của ngành Công nghiệp phần mềm là những gì? Để làm việc trong ngành này có bắt buộc phải biết lập trình hay không? 1) Một số nghề trong ngành Công nghiệp phần mềm Ở lớp 10 đã giới thiệu nhóm nghề Thiết kế và Lập trình là các nghề quan trọng trong ngành Công nghiệp phần mềm. Bài học này giới thiệu một số nghề khác trong ngành Công nghiệp phần mềm. a) Kiểm thử viên Kiểm thử viên là người chạy thử phần mềm để xác nhận rằng phần mềm đáp ứng đúng các yêu cầu thiết kế, xây dựng và vận hành. Kiểm thử viên chạy thử phần mềm với các dữ liệu và phương án thử nghiệm khác nhau theo hướng dẫn của người quản lí kiểm thử nhằm tìm ra các lỗi và báo cáo lỗi cho nhóm phát triển phần mềm để nhóm này nghiên cứu đưa ra giải pháp khắc phục, đảm bảo chất lượng tốt của phần mềm. b) Người quản lí kiểm thử Kiểm thử phần mềm là một công việc rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Người quản lí kiểm thử là người lập quy trình kiểm thử, viết các kịch bản chạy thử, lập kế hoạch kiểm thử và phân công công việc cho các kiểm thử viên thực hiện. Người quản lí kiểm thử và kiểm thử viên là các nhân sự chuyên môn không thể thiếu của một công ty phần mềm. c) Nhà thiết kế giao diện người dùng, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng Giao diện người dùng (UI - User Interface) là các yếu tố mà người dùng nhìn thấy và thao tác với chúng khi sử dụng phần mềm. Trải nghiệm người dùng (UX -User Experience) là cách người dùng tương tác và trải nghiệm khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Trải nghiệm người dùng bao gồm các cảm nhận về tiện ích, tính dễ sử dụng và tính hiệu quả. Nhà thiết kế giao diện người dùng và nhà thiết kế trải nghiệm người dùng là những người đảm bảo cho sản phẩm phần mềm thân thiện, hấp dẫn và dễ sử dụng. Để làm được điều này, nhà thiết kế cần sử dụng các kiến thức về tâm lí học, y sinh học,... để điều chỉnh các tính năng của phần mềm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dùng. 2) Chuyển đổi số và một số nghề liên quan trong ngành Công nghệ thông tin Tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là nói đến chính phủ điện tử, kinh tế số và xã hội số. Ở cấp độ doanh nghiệp, chuyển đổi số đề cập đến việc áp dụng công nghệ số, thay thế các quy trình thủ công hay công nghệ số lỗi thời bằng công nghệ số tiên tiến, tạo ra các quy trình mới, tạo thuận lợi để cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ mới. Chuyển đổi số thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cách tương tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng. Các tổ chức, doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh và bứt phá để thành công thì cần chuyển đổi số. Tổ chức, doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số cần nhân lực để ứng dụng các công nghệ kĩ thuật số tiên tiến. Sau đây là một số ví dụ. a) Kĩ sư điện toán đám mây Điện toán đám mây sử dụng các máy chủ trên Internet, gọi là cơ sở hạ tầng đám mây, để tạo thuận lợi cho việc bảo trì, lưu trữ, quản lí, xử lí, phân tích và sao lưu dữ liệu. Kĩ sư điện toán đám mây là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, bảo trì và khắc phục sự cố cơ sở hạ tầng đám mây. b) Kĩ sư IoT Mạng IoT là tập hợp một số máy móc, thiết bị được tích hợp các cảm biến và phần mềm thích hợp, cho phép trao đổi thông tin qua mạng theo thời gian thực, cung cấp thông tin chi tiết và kịp thời. Nhiệm vụ chính của kĩ sư IoT là thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì các hệ thống IoT. c) Kĩ sư trí tuệ nhân tạo Trách nhiệm của kĩ sư trí tuệ nhân tạo thường phụ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng của sản phẩm đang được nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, một số điểm chung thường thấy trong mô tả công việc của kĩ sư trí tuệ nhân tạo bao gồm: xây dựng mô hình AI, giúp người quản lí sản phẩm hiểu được kết quả, quản lí quy trình phát triển AI và đảm bảo cập nhật các kết quả nghiên cứu AI mới nhất có liên quan; triển khai mô hình AI vào sản xuất. 3) Một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Truyền thông đa phương tiện Em hãy nêu tên một số sản phẩm truyền thông đa phương tiện và cho biết chủ đề tin học nào đã học góp phần phát triển năng lực để trong tương lai em có thể làm ra những sản phẩm này. Có thể hiểu truyền thông đa phương tiện là kết hợp giữa truyền thông đại chúng, mĩ thuật ứng dụng và công nghệ thông tin để sáng tạo, thiết kế và làm ra những sản phẩm nội dung số trong truyền thông (truyền hình, báo điện tử, trang tin, quảng cáo) hay trong giải trí (kĩ xảo điện ảnh, hoạt hình, trò chơi,..). Có nhiều nghề khác nhau trong ngành Truyền thông đa phương tiện. a) Chuyên viên thiết kế đồ hoạ Thiết kế đồ hoạ là mĩ thuật ứng dụng, kết hợp một cách sáng tạo hình vẽ, hình ảnh, chữ viết để tạo ra ấn phẩm hay trang web. Ngày nay, thiết kế đồ hoạ chủ yếu được làm bằng máy tính. Chuyên viên thiết kế đồ hoạ là người chọn kiểu chữ, màu chữ, hình khối, hình ảnh và bài trí tổng thể sản phẩm đồ hoạ bằng phần mềm máy tính. Mục đích thiết kế đồ hoạ là tạo ra được thiết kế sản phẩm có tính mĩ thuật, hấp dẫn. Chuyên viên thiết kế đồ hoạ cần những kiến thức, kĩ năng cơ bản về sử dụng phần mềm thiết kế đồ hoạ; ví dụ như: Photoshop, Illustrator, Sketch,... và cần tố chất cá nhân về mĩ thuật như khả năng hội hoạ, chụp ảnh,... b) Chuyên viên thiết kế truyền thông đa phương tiện Chuyên viên thiết kế truyền thông đa phương tiện là người thiết kế, xử lí và biên tập âm thanh, hình ảnh cho những sản phẩm số đảm bảo tính mĩ thuật bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin (Hình 1). Chuyên viên thiết kế truyền thông đa phương tiện cần những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các kĩ thuật đa phương tiện xử lí hình ảnh, âm thanh và truyền thông đại chúng. Ngoài ra, cần có kĩ năng quản lí dự án, giao tiếp và thuyết trình. c) Nhà phát triển trang web Nhà phát triển trang web thiết kế giao diện người dùng và menu điều hướng để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin; lập trình các trang web để trình bày các nội dung đa phương tiện như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video; kiểm tra hoạt động của trang web để đảm bảo rằng nó đáp ứng được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp và nhu cầu của người dùng; khắc phục sự cố về hiệu suất hoặc trải nghiệm người dùng. d) Chuyên viên kĩ xảo điện ảnh Kĩ xảo điện ảnh (Visual Effect) đề cập đến phần hậu kì khi thực hiện một sản phẩm nghe nhìn. Chuyên viên kĩ xảo điện ảnh đảm bảo các hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh... mang lại cảm xúc thật nhất cho người xem và truyền tải đúng thông điệp, nội dung mà nhà sản xuất đưa ra. Chuyên viên kĩ xảo điện ảnh cần sử dụng được một số phần mềm công cụ xử lí âm thanh, hình ảnh,... 4) Một số nghề ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành khác a) Nhà phân tích dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu Công việc chính của nhà phân tích dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu là phân tích các tập dữ liệu thu thập được trong hoạt động hằng ngày để xác định xu hướng chung, phát hiện ngoại lệ, bất thường; phát hiện tri thức tiềm ẩn trong dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp làm cơ sở để lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp ra quyết định và lập kế hoạch cho tương lai. Để phân tích dữ liệu cần có kiến thức, kĩ năng về phần mềm chuyên dụng cho mục đích này, kết hợp với hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Khoa học dữ liệu giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin nhờ sử dụng các phương pháp tiên tiến trong học máy và trí tuệ nhân tạo để phát hiện tri thức tiềm ẩn trong dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp. b) Kĩ sư GIS Hệ thống thông tin địa lí (GIS - Geographic Information System) tạo ra các bản đồ số tuỳ theo mục đích cụ thể và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: quản lí tài nguyên, lập kế hoạch đô thị, dẫn đường trong giao thông đô thị, các hoạt động quân sự, quốc phòng,... Hình 2 minh hoạ một phần của Google Map, chỉ đường đi từ Hồ Hoàn Kiếm đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công việc của kĩ sư GIS bao gồm xây dựng bản đồ số với dữ liệu địa lí kết hợp với các nguồn dữ liệu của lĩnh vực ứng dụng, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ số, phân tích dữ liệu bằng các công cụ phần mềm GIS,... c) Nghề Công nghệ tài chính Công nghệ tài chính (hay Fintech - Financial Technology) đề cập đến việc áp dụng những công nghệ tiên tiến để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính. Người làm nghề công nghệ tài chính ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu, khai phá dữ liệu hay AI nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính – ngân hàng và đầu tư. **THỰC HÀNH** Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm chọn một nghề (nhóm nghề) đã đề cập trong bài học và tìm trên Internet các thông tin tuyển dụng liên quan. Thảo luận nhóm và viết báo cáo “Tóm tắt thông tin tuyển dụng nghề... Yêu cầu: * Nêu được một số tên gọi khác nhau của nghề đó trong thông tin tuyển dụng về nghề đó (tiếng Việt hoặc tiếng Anh) và vị trí công việc mà ứng viên sẽ đảm nhiệm tại tổ chức, doanh nghiệp cần tuyển người. * Nêu được một số điểm chung trong mô tả công việc và yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với ứng viên từ các thông báo tuyển dụng liên quan. * Nêu được một vài điểm khác biệt trong yêu cầu tuyển dụng của tổ chức, doanh nghiệp cụ thể. Hướng dẫn thực hiện: * Bước 1. Sử dụng máy tìm kiếm và biểu thức tìm kiếm, ví dụ: “việc làm” AND “kiểm thử viên”. Chú ý: Có thể cần điều chỉnh phần tên gọi nghề nếu như tổng số kết quả nhận được quá thấp. * Bước 2. Chọn xem một vài trang đầu tiên trong kết quả trả về từ các nguồn có độ tin cậy cao: các trang web của tổ chức, doanh nghiệp lớn; các trang web chuyên về tuyển dụng lao động.... Từ đó, thu thập thông tin để thực hiện yêu cầu a. * Bước 3. Xem chi tiết một số thông báo tuyển dụng để thực hiện yêu cầu b và c. Nếu chọn nghề trong ngành Công nghệ thông tin, em sẽ hướng đến nghề nào? Vì sao? Gợi ý: Xem xét các yêu cầu công việc và đối chiếu với những điểm mạnh, những sở thích của bản thân như: thích và giỏi lập trình; thích và có năng khiếu hội hoạ, chụp ảnh; thích khám phá tìm hiểu những công nghệ mới, tiên tiến; thích những ứng dụng công nghệ thông tin đặc thù,... Câu 1. Hãy kể tên một số nghề trong ngành Công nghiệp phần mềm mà không phải lập trình. Câu 2. Chuyển đổi số làm tăng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của những nghề gì? Câu 3. Ngành Truyền thông đa phương tiện tuyển dụng nhân lực làm những nghề gì cần đến kĩ năng công nghệ thông tin? Câu 4. Kĩ sư GIS làm gì và những lĩnh vực nào có nhu cầu tuyển kĩ sư GIS? **Tóm tắt bài học:** * Một số nghề trong ngành Công nghiệp phần mềm không cần kĩ năng lập trình như: kiểm thử viên, người quản lí kiểm thử, nhà thiết kế giao diện người dùng, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng. * Chuyển đổi số cần nhân lực để ứng dụng các công nghệ số tiên tiến như: kĩ sư điện toán đám mây, kĩ sư IoT, kĩ sư trí tuệ nhân tạo. * Có nhiều nghề ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Truyền thông đa phương tiện như: chuyên viên thiết kế đồ hoạ, chuyên viên thiết kế truyền thông đa phương tiện, nhà phát triển trang web, chuyên viên kĩ xảo điện ảnh. * Ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành kinh tế – xã hội cần nhân lực có kiến thức về lĩnh vực ứng dụng và kĩ năng sử dụng các công cụ phần mềm chuyên dụng như: nhà phân tích dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu, khai phá dữ liệu, kĩ sư GIS,...
Dự án nhỏ: tìm hiểu thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp về lĩnh vực đào tạo “máy tính và công nghệ thông tin” ở việt nam
Học xong bài này, em sẽ: * Tìm hiểu và trình bày được thông tin tuyển sinh và hướng nghiệp một số ngành đào tạo thuộc lĩnh vực đào tạo Máy tính và Công nghệ thông tin. * Tìm hiểu và trình bày được vai trò và công việc của chuyên viên công nghệ thông tin trong một số ngành nghề có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin. * Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi ý kiến về những thông tin trên. **1. Yêu cầu chung** * Lớp được chia thành các nhóm (khoảng 5 học sinh một nhóm). Mỗi nhóm thực hiện hai nhiệm vụ sau đây. * **Nhiệm vụ 1.** Tìm hiểu, thu thập và chọn lọc thông tin về một ngành học thuộc nhóm ngành đào tạo "Máy tính và Công nghệ thông tin" của một cơ sở đào tạo có uy tín trong danh sách A. **Danh sách A:** * **Lựa chọn A1:** Một khoa Công nghệ thông tin của một trường đại học ở Việt Nam * **Lựa chọn A2:** Một khoa Công nghệ thông tin có chương trình liên kết với nước ngoài * **Lựa chọn A3:** Một cơ sở đào tạo "Máy tính và Công nghệ thông tin" gần nơi em sinh sống nhất * **Lựa chọn A4:** Một cơ sở đào tạo "Máy tính và Công nghệ thông tin" do nhóm đề xuất và được sự đồng ý của giáo viên * **Nhiệm vụ 2.** Danh sách B dưới đây gồm một số ngành có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin. Hãy tìm hiểu, thu thập, chọn lọc thông tin về một ngành trong danh sách B và về công việc chính của chuyên viên công nghệ thông tin ở ngành đó. **Danh sách B:** * **Lựa chọn B1:** Ngành Tài chính - Ngân hàng * **Lựa chọn B2:** Ngành Giao thông vận tải * **Lựa chọn B3:** Quân sự, Quốc phòng * **Lựa chọn B4:** Đề xuất một ngành mà nhóm quan tâm và được sự đồng ý của giáo viên. * **Thời gian thực hiện dự án:** Hai tuần với 3 tiết học trên lớp. Tiết học khởi động dự án thực hiện giai đoạn 1; tiết học tiếp theo thực hiện giai đoạn 2; tiết học kết thúc dự án thực hiện giai đoạn 3 (xem Hình 2, Bài 12, Chủ đề F). * **Sản phẩm dự án gồm:** * (1) Bài trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. * (2) Bản tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm (những việc đã hoàn thành, những thiếu sót, tinh thần làm việc và hợp tác, lợi ích thu được qua dự án nhỏ này). * **Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm dự án:** * **Nội dung:** thông tin đáp ứng đúng yêu cầu và có tính mới (được cập nhật), nguồn thông tin đáng tin cậy. * **Hình thức:** trình bày sản phẩm có tính thẩm mỹ, ngắn gọn; thuyết trình hấp dẫn trong thời gian quy định. **2. Một số hướng dẫn gợi ý** * **Gợi ý những việc cần làm trong giai đoạn 1:** * Sử dụng 1 tiết học trên lớp, mỗi nhóm dự án lập danh sách chi tiết các công việc cụ thể; phân công sao cho mỗi việc đều có người thực hiện; xác định thời hạn hoàn thành công việc, họp nhóm dự án để thảo luận, đóng góp ý kiến. * **Gợi ý những việc cần làm trong giai đoạn 2:** * Các nhóm học sinh chủ động thực hiện giai đoạn 2 ở tiết học thứ hai và ngoài giờ học trên lớp. * Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn (mạng Internet, các anh, chị đã hoặc đang học các ngành đào tạo liên quan, những người am hiểu vấn đề), tổng hợp thông tin (xem gợi ý ở Bảng 1 và Bảng 2). * Giao lưu với bạn bè và chuyên gia công nghệ thông tin từ các doanh nghiệp; minh chứng trong báo cáo sản phẩm. * Hoàn thiện sản phẩm, phân công trình bày và giới thiệu kết quả dự án. * **Bảng 1. Những nội dung chính của sản phẩm thuộc danh sách A** 1. Giới thiệu khái quát về cơ sở đào tạo: * Vài nét về lịch sử; * Thông tin cập nhật về tình hình hiện tại; * Những nét riêng đáng chú ý của cơ sở đào tạo. 2. Giới thiệu khái quát về lĩnh vực đào tạo "Máy tính và Công nghệ thông tin" của cơ sở đào tạo. 3. Chọn giới thiệu chi tiết về một ngành thuộc lĩnh vực đào tạo "Máy tính và Công nghệ thông tin": * Thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo về ngành này: tổ hợp xét tuyển, điểm trúng tuyển một số năm gần đây, * Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên được trang bị khi chọn học ngành này; * Các cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành này: những việc làm có thể đảm nhiệm; những tổ chức doanh nghiệp là nhà tuyển dụng tiềm năng;... * Nhu cầu nhân lực về ngành này của Việt Nam trong hiện tại và tương lai gần. * **Bảng 2. Những nội dung chính của sản phẩm thuộc danh sách B** 1. Giới thiệu khái quát về công việc chính của ngành đó: * Vài nét về lịch sử; * Thông tin cập nhật về tình hình hiện tại; * Những việc có ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Chọn giới thiệu một số công việc chính mà chuyên viên công nghệ thông tin đảm nhận trong ngành đó. * Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà chuyên viên công nghệ thông tin cần có. * Các cơ hội việc làm, nhu cầu nhân lực của ngành đó. * **Chủ ý cho giai đoạn 3:** * Thành viên của mỗi nhóm có thể tham gia hỏi và trao đổi về kết quả thực hiện dự án với nhóm khác. * Mỗi thành viên của nhóm có thể được giáo viên yêu cầu thực hiện hay giải thích một bước nào đó trong một nhiệm vụ nhóm đã thực hiện. * Mỗi nhóm có thể tham gia đánh giá kết quả thực hiện dự án của những nhóm khác (theo yêu cầu của giáo viên).
Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến
Học xong bài này, em sẽ: * Nhận diện hình dạng và phân biệt được chức năng của một số loại cáp mạng. * Nêu được khái niệm và ứng dụng của một số loại đường truyền hữu tuyến và vô tuyến thông dụng. Hãy thảo luận nhóm và liệt kê những phương thức được dùng để kết nối máy tính, laptop và điện thoại tới mạng Internet. **1. Đường truyền hữu tuyến** Em hãy chỉ ra đường dây dẫn nối máy tính tới Switch trong phòng thực hành Tin học ở trường em. Cáp mạng là một loại dây dẫn được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị (máy tính, Switch, Router, Modem và các thiết bị khác) trong mạng máy tính. Các loại cáp mạng phổ biến bao gồm: cáp đồng trục, cáp xoắn đôi và cáp quang. Đường truyền hữu tuyến là phương pháp truyền tải dữ liệu thông qua cáp mạng, hoặc các thiết bị truyền dẫn khác. Trong đường truyền hữu tuyến, các thiết bị kết nối trao đổi dữ liệu với nhau bằng cách sử dụng dây cáp đồng hoặc cáp quang để truyền tín hiệu từ điểm này sang điểm khác. **a) Cáp đồng trục** Cáp đồng trục là loại cáp mạng sử dụng lõi đồng dẫn điện được bọc lại bởi các lớp vỏ khác nhau nhằm cách điện, giúp tăng độ bền và ngăn chặn nhiễu điện từ từ môi trường bên ngoài. Cấu tạo của cáp đồng trục bao gồm: - Lõi dẫn tín hiệu: là một hoặc nhiều sợi dây đồng được đặt ở trung tâm của cáp dùng để truyền tải tín hiệu. - Lớp điện môi: là lớp vật liệu cách điện được bọc quanh lõi dẫn tín hiệu nhằm cách li giữa lõi dẫn tín hiệu và vỏ bảo vệ bên ngoài. - Lớp lưới chống nhiễu: là lớp vỏ bọc bên ngoài lớp điện môi, dạng lưới bện bằng kim loại giúp ngăn chặn nhiễu điện từ cho lõi dẫn tín hiệu. - Lớp vỏ bảo vệ: là lớp vỏ bọc bên ngoài của cáp, được làm bằng vật liệu chống cháy, không dẫn điện, ví dụ như nhựa PVC để tránh những tác động của môi trường. Ưu điểm của cáp đồng trục là độ bền cao, có khả năng chống nhiễu và thất thoát năng lượng, có thể chịu được các yếu tố khắc nghiệt của môi trường xung quanh. Tuy nhiên, cáp đồng trục cũng có một số hạn chế so với cáp quang, khoảng cách truyền tải hạn chế và khó cài đặt. Hiện nay, các mạng truyền hình cáp thường sử dụng cáp đồng trục cho truyền hình ti vi chất lượng cao. Ngoài ra, cáp đồng trục còn được ứng dụng rộng rãi trong mạng truyền thông liên lạc đòi hỏi nhiều liên kết đồng thời, được ứng dụng trong hệ thống camera an ninh, truyền phát thanh. **b) Cáp xoắn đôi** Cáp xoắn đôi là một loại cáp mạng được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống mạng máy tính. Cấu trúc cáp xoắn đôi gồm hai hoặc nhiều sợi dây đồng xoắn lại với nhau, được bọc trong một lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Cáp xoắn đôi sử dụng 4 cặp dây cách điện riêng biệt được xoắn lại với nhau nhằm mục đích cải thiện khả năng tương thích điện từ. Việc xoắn các cặp giúp cho chất lượng tín hiệu truyền đi được đảm bảo. Tuy nhiên, cáp xoắn đôi cũng có một số hạn chế như tốc độ truyền tải không cao bằng cáp quang, không thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ cao, ví dụ như video, âm thanh chất lượng cao. Hiện nay, cáp xoắn đôi thường được dùng để truyền tải dữ liệu ở khoảng cách gần, ví dụ: kết nối các thiết bị trong mạng LAN. Hai đầu cáp sử dụng hai hạt mạng RJ45 để kết nối máy tính với Switch, Switch với Switch hoặc Switch với Router. **c) Cáp quang** Cáp quang là loại cáp mạng sử dụng sợi thủy tinh hoặc nhựa để truyền tải dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng. Cáp quang được sử dụng rộng rãi trong các mạng truyền thông có yêu cầu về băng thông cao, khoảng cách truyền tải xa và khả năng chống nhiễu điện từ tốt. Cáp quang có cấu trúc bao gồm các sợi quang được bọc bởi một lớp vật liệu cách điện và một lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Các lõi này cũng được bọc lại bởi các lớp bảo vệ giúp tăng độ bền và chống nhiễu điện từ từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, chi phí cho sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng loại cáp này tương đối cao. Ngày nay, cáp quang được sử dụng phổ biến trong đường truyền Internet quốc tế, cũng như cung cấp dịch vụ truyền tải Internet tốc độ cao, không bị gián đoạn. Khác với cáp xoắn đôi, cáp quang sử dụng các đầu nối đặc biệt để kết nối với Switch, Router hoặc Modem. **2. Đường truyền vô tuyến** Em hãy tìm hiểu và liệt kê các nhà mạng di động tại Việt Nam. Đường truyền vô tuyến sử dụng sóng điện từ để truyền tải dữ liệu thay vì dùng cáp mạng. Việc sử dụng đường truyền vô tuyến giúp giảm bớt khó khăn khi lắp đặt và triển khai hệ thống đường truyền hữu tuyến. Một ưu điểm của đường truyền vô tuyến (ví dụ như mạng Wi-Fi) là điện thoại thông minh, máy tính xách tay,... có thể kết nối Internet không dây, di chuyển tự do, không cần kéo theo dây cáp. Các ứng dụng của đường truyền vô tuyến rất đa dạng, bao gồm: - Các hệ thống mạng không dây sử dụng đường truyền vô tuyến để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. - Điện thoại di động sử dụng đường truyền vô tuyến để truyền tải dữ liệu giữa các điện thoại di động, ví dụ dữ liệu cuộc gọi giữa hai điện thoại. - Truyền hình và phát thanh sử dụng đường truyền vô tuyến để truyền tải tín hiệu hình ảnh và âm thanh qua sóng vô tuyến. - Sử dụng đường truyền vô tuyến để định vị và định hướng các thiết bị, ví dụ như hệ thống định vị toàn cầu GPS. Tuy nhiên, đường truyền vô tuyến bị giới hạn về tốc độ và khoảng cách truyền tải so với một số phương pháp truyền tải có dây khác. Ngoài ra, tín hiệu vô tuyến cũng dễ dàng bị nhiễu dẫn tới mất dữ liệu trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị. **Câu hỏi** 1. Đường truyền hữu tuyến là gì? 2. Đường truyền vô tuyến là gì? Hãy liệt kê những ứng dụng của đường truyền vô tuyến trong cuộc sống. 3. Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, cáp quang và cho biết chúng được sử dụng trong những trường hợp nào. Một phòng làm việc có 15 máy tính để bàn và 1 máy in có cổng kết nối mạng dây. Em hãy cho biết cần sử dụng loại cáp mạng nào để kết nối các thiết bị này với mạng máy tính. Trong các câu sau, những câu nào là đúng? a) Đường truyền hữu tuyến sử dụng sóng vô tuyến để truyền tải dữ liệu. b) Cáp quang có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn cáp đồng trục. c) Sóng ánh sáng được sử dụng để truyền tải dữ liệu qua cáp quang. d) Wifi, 3G/4G/5G, Bluetooth là những công nghệ kết nối không dây phổ biến. **Tóm tắt bài học** Đường truyền hữu tuyến là phương tiện truyền tải dữ liệu thông qua cáp mạng hoặc thiết bị truyền dẫn khác. Các loại cáp mạng phổ biến như: cáp đồng trục, cáp xoắn đôi và cáp quang. Đường truyền vô tuyến là phương tiện sử dụng sóng điện từ để truyền tải dữ liệu qua không gian mà không cần sử dụng dây cáp. Dựa theo các đặc điểm của từng loại sóng mà một số công nghệ được phát triển như: Wi-Fi cho mạng LAN không dây, 3G/4G/5G cho mạng di động, GPS cho định vị không dây, sóng radio cho truyền thanh,...
Thiết kế mạng lan
Học xong bài này, em sẽ: * Trình bày và giải thích sơ lược được việc thiết kế mạng LAN cho một tổ chức nhỏ. Theo em, cần tối thiểu những thiết bị mạng nào để có thể lắp đặt một mạng LAN? * Modem, Router, Switch và AP Em hãy tìm hiểu và cho biết mạng máy tính trong phòng thực hành Tin học ở trường em có phải là mạng LAN không. Thiết kế mạng là thực hiện việc xác lập cấu trúc cơ sở hạ tầng mạng máy tính phù hợp để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu cụ thể. Việc đó nhằm xác định các yếu tố cấu thành mạng, vị trí các thành phần mạng, cấu hình các thiết bị để đảm bảo truyền thông hiệu quả và hiệu suất cao giữa các thiết bị trong mạng. Thiết kế mạng là cần thiết vì mỗi tổ chức sẽ có những yêu cầu riêng cho mạng máy tính của mình. Một thiết kế mạng nhỏ thường đơn giản bởi số lượng và các loại thiết bị cần thiết ít hơn so với một thiết kế mạng lớn. Mạng này yêu cầu có Modem, Router, Switch và AP để kết nối các thiết bị người dùng có dây và không dây, máy in và máy chủ. Các mạng nhỏ thường có một kết nối WAN duy nhất với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Với các mạng lớn, sẽ cần có kĩ thuật viên, kĩ sư công nghệ thông tin để duy trì, bảo mật và khắc phục sự cố các thiết bị mạng cũng như bảo vệ dữ liệu của tổ chức. Em hãy tìm hiểu và kể tên những thiết bị trong mạng của trường em. Thiết kế mạng bao gồm những bước chính sau đây: **Bước 1. Thu thập các yêu cầu về mạng:** Mục đích chính của bước này là xác định được yêu cầu của tổ chức về hệ thống mạng cần thiết kế. Yêu cầu có thể được thu nhập bằng cách khảo sát địa hình khu vực, phỏng vấn trực tiếp. Tổ chức cần xác định rõ: * Nhu cầu sử dụng mạng máy tính là gì? * Có bao nhiêu người dùng và bao nhiêu máy tính để bàn, laptop, máy in, điện thoại... sẽ truy cập mạng? * Có yêu cầu khả năng mở rộng và tính linh hoạt không? Những câu hỏi này sẽ giúp xác định phạm vi, kích thước và cấu trúc của mạng LAN. **Bước 2. Chọn các thiết bị cần thiết:** Các thiết bị mạng như Router, Switch, AP là nền tảng tạo thành cơ sở hạ tầng mạng của mỗi mạng máy tính. Số lượng và loại cổng kết nối là một tiêu chí khi lựa chọn bộ chuyển mạch cung cấp kết nối có dây phù hợp với số lượng thiết bị đầu cuối của người dùng. Đối với số lượng thiết bị kết nối không dây, yêu cầu liên quan tới phạm vi bao phủ sóng Wi-Fi là căn cứ để lựa chọn số lượng AP phù hợp. Mặt khác, bộ định tuyến được sử dụng để kết nối mạng cục bộ với các mạng khác như Internet. Để có thể thiết đặt mạng trong thực tế, cần lập bảng danh sách liệt kê các thiết bị với chủng loại và số lượng cụ thể. Với ví dụ thiết kế mạng LAN cho trường phổ thông, số lượng Switch, AP cần được xác định trong bước này: * **Khu vực văn phòng:** 1 Switch với 24 cổng kết nối có thể đảm bảo kết nối mạng LAN cho 20 thiết bị kết nối có dây và 1 AP đặt ở giữa khu vực có thể đảm bảo kết nối không dây cho 30 thiết bị không dây. * **Khu vực phòng học:** Với AP có độ phủ sóng từ 30 m đến 50 m, cần 2 AP dành cho khu vực phòng học. Với 5 máy tính trong các lớp học khác nhau cần 1 Switch có 8 cổng kết nối cho khu vực này. * **Thư viện:** 1 Switch với 24 cổng kết nối có thể đảm bảo mạng LAN cho 15 thiết bị kết nối có dây và 1 AP có thể cung cấp kết nối không dây cho 15 thiết bị không dây. * **Phòng Tin học:** Tương tự như trên, sẽ cần 1 Switch có 24 cổng kết nối và 1 AP. Ngoài ra, trường phổ thông được kết nối tới Internet qua một Modem. Để kết nối các mạng LAN với nhau cũng như với Internet, cần sử dụng 1 Router. **Bước 3. Lập sơ đồ kết nối mạng:** Sử dụng tất cả các thông tin đã thu thập được để vẽ sơ đồ các kết nối cần thiết giữa các thiết bị trong mạng. Các thiết bị đầu cuối của người dùng thông thường sẽ được kết nối trực tiếp với Switch. Các Switch có thể kết nối với các Switch khác hoặc với Switch có hiệu suất cao hơn. Switch không kết nối trực tiếp với các mạng khác hoặc với Internet mà phải thông qua Router và Modem. **Bước 4. Tạo một bản kế hoạch để thực hiện:** Dựa theo kết quả khảo sát địa hình và sơ đồ kết nối mạng, một bản kế hoạch triển khai cần được xây dựng. Bản kế hoạch này gồm các bước triển khai tiếp theo nhằm xác định vị trí đặt các thiết bị mạng, hệ thống đường dẫn cáp mạng, sơ đồ lắp đặt và cài đặt cấu hình mạng,... Cài đặt cấu hình mạng là quá trình thiết lập các thông số dành cho các thiết bị như: AP, Switch, Router và Modem để đảm bảo kết nối và truyền thông hiệu quả giữa các thiết bị trong mạng. Ví dụ: Cài đặt cấu hình mạng bao gồm cài đặt địa chỉ IP, DNS, tên mạng Wi-Fi, thiết lập bảo mật mạng và các thiết lập khác liên quan. Quá trình thiết kế mạng đòi hỏi sự hiểu biết sâu về yêu cầu của tổ chức, kiến thức về mạng và các yếu tố kĩ thuật. Cần xem xét các yếu tố kinh tế, khả năng mở rộng và các yêu cầu đặc biệt của tổ chức. Do đó, thiết kế mạng hiệu quả đòi hỏi sự phân tích kĩ lưỡng và cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể. **Câu hỏi** **Câu 1.** Thiết kế mạng là gì? **Câu 2.** Em hãy trình bày sơ lược quy trình thiết kế mạng LAN. Em hãy xác định số lượng Switch cần thiết để thiết kế mạng LAN cho một doanh nghiệp nhỏ gồm ba phòng ban, mỗi phòng ban có 30 máy tính và 30 đến 40 thiết bị thông minh không dây. **Trong các câu sau, những câu nào đúng?** a) Thiết kế mạng không đòi hỏi thông tin về số lượng người dùng. b) Để thiết kế mạng cần có các thiết mạng như: Switch, Router, Modem, AP. c) Thu thập các yêu cầu về mạng là cần thiết để biết được số lượng thiết bị đầu cuối của người dùng. d) Lập sơ đồ kết nối mạng là không cần thiết trong quá trình thiết kế mạng. **Tóm tắt bài học** Với một tổ chức, việc thiết kế mạng là cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu tổ chức đề ra. Quy trình thiết kế mạng bao gồm những bước cơ bản sau: thu thập các yêu cầu về mạng, chọn các thiết bị cần thiết, lập sơ đồ kết nối mạng và tạo một bản kế hoạch để thực hiện. **BÀI TÌM HIỂU THÊM** **TÌM HIỂU ỨNG DỤNG VẼ SƠ ĐỒ MẠNG DRAW.IO** Draw.io ([https://app.diagrams.net/](https://app.diagrams.net/)) là một công cụ trực tuyến cho phép tạo ra những sơ đồ quy trình, sơ đồ cây, sơ đồ mạng... một cách nhanh chóng và dễ dàng. Draw.io hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng, giao diện quen thuộc và không giới hạn số lần sử dụng. Để vẽ một sơ đồ mạng, có thể thực hiện theo các bước sau: **Bước 1.** Mở website [https://app.diagrams.net/](https://app.diagrams.net/), chọn Create New Diagram sau đó đặt tên file và chọn Create để bắt đầu. **Bước 2.** Chọn More Shapes và tìm tới phần Networking rồi tích vào ô Cisco để thêm bộ sưu tập kí hiệu thiết bị mạng vào ứng dụng. **Bước 3.** Thêm các kí hiệu Switch, Router, Modem, AP vào sơ đồ bằng cách nhấn giữ vào biểu tượng và kéo thả vào màn hình làm việc. Hình ảnh sơ đồ có thể được tải về với nhiều định dạng khác nhau như: JPG, PNG...
Thực hành về nhận diện thiết bị mạng và thiết kế mạng lan (bài tập nhóm)
## THỰC HÀNH VỀ NHẬN DIỆN THIẾT BỊ MẠNG VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN (Bài tập nhóm) Học xong bài này, em sẽ: * Nhận diện hình dạng và phân biệt được các thiết bị mạng: Switch, Router, Access Point, cáp mạng. * Thiết kế được sơ đồ kết nối mạng LAN cho một trường phổ thông. **A. NHẬN DIỆN THIẾT BỊ MẠNG** 1. **Yêu cầu chung** Các nhóm sẽ được cung cấp các thiết bị mạng để quan sát và tổng hợp thông tin về đặc điểm của các thiết bị mạng này. Từ đó, các nhóm có thể nhận diện được các loại thiết bị mạng. Mỗi nhóm chọn thực hiện 3 trong 4 nhiệm vụ sau đây và báo cáo kết quả thực hiện trước lớp: * Nhiệm vụ 1. Nhận diện Switch. * Nhiệm vụ 2. Nhận diện Router. * Nhiệm vụ 3. Nhận diện Access Point. * Nhiệm vụ 4. Nhận diện cáp mạng: cáp quang, cáp đồng trục. 2. **Gợi ý và hướng dẫn** * **Bước 1:** Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. * **Bước 2:** Quan sát và tìm kiếm thông tin: * Với các Nhiệm vụ 1, 2, 3, quan sát các thông số trên thiết bị để hoàn thiện các thông tin theo mẫu ở bảng 1. * Với Nhiệm vụ 4, quan sát bên ngoài và bên trong cáp mạng để hoàn thiện các thông tin theo mẫu ở bảng 2. * **Bước 3:** Trao đổi, thảo luận trong nhóm để thống nhất các thông tin tìm kiếm được. * **Bước 4:** Soạn nội dung báo cáo bằng tệp văn bản theo gợi ý sau: * **Về nội dung cần nêu:** * Trang bìa bài báo cáo gồm các thông tin: tên báo cáo ghi rõ tên các thiết bị mà nhóm tìm hiểu, họ và tên các thành viên trong nhóm. * Các trang nội dung gồm các bảng thông tin theo mẫu ở bảng 1 hoặc bảng 2, kèm theo mỗi bảng là hình ảnh in trên các thiết bị hay loại cáp mạng tương ứng với nội dung được mô tả trong bảng. * **Về hình thức**, báo cáo cần được định dạng và trình bày khoa học, có tính thẩm mĩ. * **Bước 5:** Trình bày báo cáo trước lớp. **Gợi ý mẫu bảng cho Nhiệm vụ 1, 2, 3:** **Bảng 1. Thông tin nhận diện thiết bị** | Thông tin đặc điểm trên thiết bị | Kết quả tìm được | |---|---| | Dòng sản phẩm | | | Mã sản phẩm | | | Số lượng cổng kết nối | | | Số lượng cổng LAN | | | Số lượng cổng WAN | | | Số lượng cổng RJ45 | | | Số lượng cổng kết nối cáp quang | | | Số lượng ăng-ten | | | Tên các đèn báo có trên thiết bị | | | Kích thước: chiều cao, chiều dài, chiều rộng | | **Bảng 2. Thông tin nhận diện cáp mạng** | Thông tin đặc điểm quan sát | Kết quả tìm được | |---|---| | Cáp mạng có bao nhiêu lớp? | | | Chất liệu lõi cáp mạng | | | Chất liệu các lớp vỏ bọc lõi cáp mạng | | | Có sử dụng hạt RJ45 không? | | | Các dây bên trong vỏ có xoắn lại với nhau không? | | **B. THIẾT KẾ MẠNG LAN** 1. **Yêu cầu chung** Hãy lựa chọn các thiết bị cần thiết và lập sơ đồ kết nối mạng LAN cho một trường phổ thông cỡ nhỏ có sơ đồ mặt bằng (như Bài 3 chủ đề B CS) để phục vụ cho các thiết bị người dùng với số lượng phân bổ theo như Bảng 3 sau đây: **Bảng 3 Số lượng thiết bị người dùng trong trường phổ thông** | Khu vực | Thiết bị kết nối có dây | Thiết bị kết nối không dây | |---|---|---| | Khu vực văn phòng | 15 | 30 | | Khu vực phòng học | 10 | 100 | | Thư viện | 20 | 30 | | Phòng Tin học | 20 | 20 | 2. **Gợi ý và hướng dẫn** Tham khảo bước 2 và bước 3 trong quy trình thiết kế mạng của Bài 3 - Chủ đề BCS, mỗi nhóm có thể thực hiện các bước sau đây: * **Bước 1:** Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. * **Bước 2:** Lựa chọn các thiết bị mạng cần thiết tương ứng cho mỗi khu vực. * **Bước 3:** Sử dụng ứng dụng draw.io để vẽ sơ đồ kết nối giữa các thiết bị mạng. * **Bước 4:** Soạn nội dung báo cáo bằng tệp văn bản theo gợi ý sau: * **Về nội dung cần nêu:** * Trang bìa bài báo cáo gồm các thông tin: * Họ và tên các thành viên trong nhóm. * Tiêu đề bài báo cáo “Sơ đồ kết nối mạng LAN dành cho trường phổ thông”. * Các trang nội dung gồm: * Sơ đồ mặt bằng trường phổ thông. * Bảng số lượng thiết bị người dùng. * Bảng số lượng thiết bị mạng cần thiết và sơ đồ kết nối mạng. * **Về hình thức**, báo cáo cần được định dạng và trình bày khoa học, có tính thẩm mĩ. * **Bước 5:** Trình bày báo cáo trước lớp. **Câu hỏi:** * **Câu 1.** Giả sử em cần lựa chọn thiết bị mạng dành cho gia đình của mình, em hãy tìm hiểu để chọn ra loại thiết bị mạng và cáp mạng phù hợp với nhu cầu kết nối mạng của gia đình. * **Câu 2.** Một doanh nghiệp nhỏ bao gồm ba phòng ban: IT, Marketing, Accounting. Em hãy lựa chọn các thiết bị cần thiết và lập sơ đồ kết nối mạng LAN dành cho doanh nghiệp này để phục vụ cho các thiết bị người dùng với số lượng phân bổ theo như sau đây: **Bảng 4 Số lượng thiết bị người dùng trong doanh nghiệp** | Phòng ban | Số lượng thiết bị người dùng | |---|---| | | Thiết bị kết nối có dây | Thiết bị kết nối không dây | | Phòng IT | 50 | 50 | | Phòng Marketing | 20 | 10 | | Phòng Accounting | 20 | 10 |