id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 5
274k
|
---|---|---|---|
19852334 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amblyeleotris%20wheeleri | Amblyeleotris wheeleri | Amblyeleotris wheeleri là một loài cá biển thuộc chi Amblyeleotris trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1977.
Từ nguyên
Từ định danh wheeleri được đặt theo tên của Alwynne Cooper Wheeler, nhà ngư học người Anh (1929–2005), Phụ trách các loài cá tại Bảo tàng Anh, nhằm tri ân sự giúp đỡ của ông đối với các tác giả trong nghiên cứu về cá bống cộng sinh với tôm ở Seychelles (cũng là nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập).
Phân bố và môi trường sống
Từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, A. wheeleri có phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall và Fiji, ngược lên phía bắc tới Nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Nam Phi, Úc và Nouvelle-Calédonie. Ở Việt Nam, A. wheeleri được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ninh Thuận và cù lao Câu.
A. wheeleri sống cộng sinh trong hang với các loài tôm gõ mõ, thường gặp nhất là với Alpheus ochrostriatus, được tìm thấy phổ biến trên nền đá vụn trong các rạn san hô, đáy cát và đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 40 m.
Mô tả
Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở A. wheeleri là 10 m. Loài này có màu trắng đến phớt vàng với 7 sọc từ nâu đỏ hoặc đỏ thẫm. Đầu và thân có các đốm xanh lam óng, đôi khi có trên cả vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi. Đầu còn có thêm nhiều vệt đỏ, kể cả khóe miệng.
Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 12; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 12.
A. wheeleri dễ bị xác định nhầm với Amblyeleotris fasciata, một loài có phân bố ở Đông Ấn - Tây Thái. Sọc đỏ của A. fasciata mảnh hơn so với A. wheeleri, và A. fasciata không có các đốm đỏ trên vây lưng như A. wheeleri.
Thương mại
A. wheeleri là một thành phần nhỏ trong ngành buôn bán cá cảnh.
Tham khảo
W
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá biển Đỏ
Cá Sudan
Cá Yemen
Cá Nam Phi
Cá Seychelles
Cá Madagascar
Cá Réunion
Cá Maldives
Cá Việt Nam
Cá Philippines
Cá Nhật Bản
Cá Papua New Guinea
Cá Nouvelle-Calédonie
Cá Palau
Cá Fiji
Động vật được mô tả năm 1977 |
19852356 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2u%20%C4%91%C3%A0i%20Sonnenberg | Lâu đài Sonnenberg | Lâu đài Sonnenberg là một lâu đài ở đô thị Stettfurt thuộc bang Thurgau của Thụy Sĩ. Đây là một di sản có ý nghĩa quốc gia của Thụy Sĩ.
Lâu đài nằm trên sườn Immenberg ở độ cao .
Xem thêm
Danh sách lâu đài ở Thụy Sĩ
Tham khảo
Sonnenberg |
19852357 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2u%20%C4%91%C3%A0i%20Eugensberg | Lâu đài Eugensberg | Lâu đài Eugensberg là một lâu đài ở đô thị Salenstein thuộc bang Thurgau của Thụy Sĩ. Đây là một di sản có ý nghĩa quốc gia của Thụy Sĩ.
Xem thêm
Danh sách lâu đài ở Thụy Sĩ
Tham khảo
Eugensberg |
19852365 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amblyeleotris%20fasciata | Amblyeleotris fasciata | Amblyeleotris fasciata là một loài cá biển thuộc chi Amblyeleotris trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1953.
Từ nguyên
Tính từ định danh fasciata trong tiếng Latinh có nghĩa là “có dải sọc”, hàm ý đề cập đến 5 dải sọc đỏ bao quanh thân của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
Theo Sách đỏ IUCN, A. fasciata có phân bố tập trung ở Thái Bình Dương, bao gồm đảo New Guinea, đảo Guam, quần đảo Marshall, Fiji, quần đảo Cook, rạn san hô Great Barrier và quần đảo Société.
A. fasciata sống cộng sinh với tôm gõ mõ Alpheus ochrostriatus, được tìm thấy trên nền cát của rạn san hô và tronng đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 20 m.
Mô tả
Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở A. fasciata là 8 cm. Loài này có màu trắng với 5 sọc đỏ. Đầu và thân bao phủ bởi các đốm vàng tươi. Đầu còn có thêm vệt đỏ ngay khóe miệng.
Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 10–14; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 10–12.
A. fasciata dễ bị xác định nhầm với Amblyeleotris wheeleri, một loài có phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sọc đỏ của A. wheeleri dày hơn so với A. fasciata, và có thêm các đốm đỏ trên vây lưng.
Tình trạng phân loại
Theo phân tích phát sinh chủng loại học của Thacker và cộng sự (2011), A. fasciata là loài chị em gần nhất với Amblyeleotris yanoi, và đã tiến hóa khá xa với A. wheeleri.
Thương mại
A. fasciata là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.
Tham khảo
F
Cá Thái Bình Dương
Cá New Guinea
Cá Fiji
Động vật được mô tả năm 1953 |
19852372 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Karoline%20x%E1%BB%A9%20Baden | Karoline xứ Baden | Karoline xứ Baden (tiếng Đức: Friederike Karoline Wilhelmine von Baden; tiếng Hà Lan: Caroline van Baden; tiếng Anh: Caroline of Baden; 13 tháng 7 năm 1776 – 13 tháng 11 năm 1841) là Tuyển hầu phu nhân xứ Bayern và sau đó là Vương hậu đầu tiên của Bayern thông qua hôn nhân với Maximilian I Joseph của Bayern.
Thân thế
Karoline sinh ngày 13 tháng 7 năm 1776, là người con thứ hai của Karl Ludwig xứ Baden và Amalie xứ Hessen-Darmstadt. Karoline là em gái song sinh của Katharina Amalie Christiane Luise xứ Baden.
Hôn nhân
Karoline kết hôn với Maximilian, Công tước xứ Pfalz Zweibrücken tại Karlsruhe vào ngày 9 tháng 3 năm 1797. Hai năm sau đó Maximilian trở thành Tuyển hầu xứ Bayern. Do sự giải thể của Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1806, tước vị Tuyển hầu tước trở nên lỗi thời và Maximilian Joseph được nâng địa vị lên thành Quốc vương Bayern, do đó Karoline là Vương hậu đầu tiên của Bayern từ ngày 1 tháng 1 năm 1806. Karoline có tám người con với chồng, trong đó có hai cặp sinh đôi.
Một thỏa thuận của cuộc hôn nhân là Karoline được phép giữ đức tin Kháng Cách và có mục sư Kháng Cách của riêng mình.
Qua đời
Karoline xứ Baden qua đời ngày 13 tháng 11 năm 1841, sống lâu hơn chồng bà mười sáu năm một tháng. Do theo đạo Tin lành, tang lễ của Vương hậu không được cử hành một cách xứng hợp, dẫn đến xảy ra sự phản đối từ công chúng: trong tang lễ của Karoline, tất cả các giáo sĩ Công giáo tham dự đều mặc trang phục bình thường thay vì lễ phục. Sự việc này đã khiến cho con riêng của chồng Karoline là Ludwig I của Bayern, vốn có thái độ gay gắt với đạo Tin lành dù đã kết hôn với Công nữ theo Kháng Cách là Therese xứ Sachsen-Hildburghausen có thái độ khoan dung hơn với đức tin Kháng Cách.
Con cái
Tổ tiên
Tham khảo
Nguồn tài liệu
Françoise de Bernardy: "Stéphanie de Beauharnais, con nuôi de Napoléon et grande-duchesse de Bade" LAP Pais, 1977.
Đại Công nữ Baden
Gia tộc Zähringen
Vương hậu Bayern
Tuyển hầu phu nhân xứ Bayern
Phối ngẫu Vương thất Bayern
Vương tộc Wittelsbach
Sinh năm 1776
Mất năm 1841
Nguồn CS1 tiếng Pháp (fr) |
19852375 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gnatholepis%20cauerensis | Gnatholepis cauerensis | Gnatholepis cauerensis là một loài cá biển thuộc chi Gnatholepis trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853.
Từ nguyên
Từ định danh cauerensis được đặt theo tên gọi của làng Cauer, nằm trên bờ biển phía tây nam đảo Sumatra (nay thuộc Bengkulu), nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (–ensis: hậu tố trong tiếng Latinh biểu thị nơi chốn).
Phân bố và môi trường sống
G. cauerensis có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Yemen dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến tận quần đảo Hawaii và quần đảo Pitcairn, xa về phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), phía nam đến Nam Phi và Úc. Ở Việt Nam, G. cauerensis được ghi nhận tại vịnh Nha Trang và Ninh Thuận.
G. cauerensis sống trên nền đáy cát của rạn san hô, gần các tảng đá hoặc cụm san hô, độ sâu đến ít nhất là 58 m.
Tình trạng phân loại
Randall và Greenfield (2001) chỉ xem quần thể Hawaii như một phân loài của G. cauerensis do có cuống đuôi ngắn hơn (so theo chiều dài đầu), ở vây đuôi có một sọc sẫm màu dọc theo màng giữa các tia thay vì các đốm đen và có thêm các đốm nhỏ màu xanh óng ở thân dưới. Sau đó Randall (2009) đã nâng quần thể này lên thành bậc loài với danh pháp G. hawaiiensis. Larson và Buckle (2012) cho rằng không có sự khác biệt nhất quán về chiều dài cuống đuôi giữa bất kỳ loài Gnatholepis nào. Các vệt, hàng đốm đen trên vây đuôi G. cauerensis rất khác nhau, và mẫu vật Hawaii lại tương đồng với mẫu vật từ quần đảo Ogasawara, ngoài khơi Úc và Fiji. Những đốm nhỏ màu xanh ở phần dưới của đầu và thân cũng khác nhau, những mẫu vật có sắc tố đậm hơn thường xuất hiện những đốm nhạt này.
Mô tả
Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở G. cauerensis là 6 cm. Loài này có màu trắng, thân trong mờ với 5–7 hàng đốm nhỏ và/hoặc các vạch có màu sắc khác nhau (cam sẫm, nâu, đỏ nâu đến đen nhạt). Cùng với đó là khoảng 6 vệt đốm mờ màu nâu cam đến nâu tía dọc thân. Vạch đen dọc phía trên mỗi mắt có thể nối với nhau qua giữa hai hốc mắt, và một vạch khá băng qua má bên dưới mắt. Một vệt sẫm màu nhỏ (thường là hình chữ W) phía trên gốc vây ngực, với một đốm nhỏ màu vàng ở giữa.
Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 10–11; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 10–12; Số tia vây ngực: 12–18; Số vảy đường bên: 24–30.
Sinh thái
G. cauerensis sống đơn độc hoặc hợp thành nhóm. Thức ăn của G. cauerensis là các loài thủy sinh không xương sống nhỏ, vụn hữu cơ và tảo.
Tham khảo
C
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá biển Đỏ
Cá Oman
Cá Yemen
Cá Tanzania
Cá Mozambique
Cá Nam Phi
Cá Seychelles
Cá Mauritius
Cá Réunion
Cá Maldives
Cá Thái Lan
Cá Việt Nam
Cá Philippines
Cá Nhật Bản
Cá New Guinea
Cá Vanuatu
Cá Fiji
Cá Hawaii
Động vật được mô tả năm 1853 |
19852376 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nanae%2C%20Hokkaid%C5%8D | Nanae, Hokkaidō | là thị trấn thuộc huyện Kameda, phó tỉnh Oshima, Hokkaidō, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 27.686 và mật độ dân số là 130 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 216,8 km2.
Tham khảo |
19852384 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20%C4%90%E1%BA%A3o%20Tr%C3%A1c | Tiểu Đảo Trác | Tiểu Đảo Trác (小島卓) có thể là:
Kojima Suguru (1939 - ), chính trị gia Nhật Bản
Kojima Takashi (1973 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852385 | https://vi.wikipedia.org/wiki/An%20%C4%90%C3%B4ng%20Huy | An Đông Huy | An Đông Huy (安東輝) có thể là:
Ando Akira (1995 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
Ando Hikaru (1991 - ), thành viên của The Ceuticalz
Ando Teru (1995 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852386 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Aish%C5%8D%2C%20Shiga | Aishō, Shiga | là thị trấn thuộc huyện Echi, tỉnh Shiga, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 20.893 người và mật độ dân số là 550 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 37,97 km2.
Tham khảo
Thị trấn của Shiga |
19852387 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90or%C4%91e%20Petrovi%C4%87 | Đorđe Petrović | Đorđe Petrović (; sinh ngày 8 tháng 10 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia hiện đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Premier League Chelsea và đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia.
Sự nghiệp thi đấu
FK Čukarički
Petrović là thành viên của học viện FK Čukarički từ năm 2014, được đôn lên đội 1 vào năm 2019, sau khi được cho mượn tại FK IMT ở mùa giải 2018–19. Petrović có 78 lần ra sân cho Čukarički, cũng như 4 lần ra sân tại Cúp bóng đá Serbia và 4 lần ra sân tại UEFA Europa Conference League.
New England Revolution
Mùa giải 2022
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2022, Petrović ký hợp đồng với câu lạc bộ New England Revolution tại Major League Soccer theo bản hợp đồng kéo dài 3 năm với mức phí không được tiết lộ.
Petrović giữ sạch lưới trận đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 26 tháng 6 năm 2022, với 6 pha cứu thua trong trận hòa 0–0 trước Vancouver Whitecaps. Những nỗ lực của anh đã giúp anh lọt vào Đội hình Tiêu biểu của vòng 16 MLS. Trong tháng 8, Petrović đã giữ sạch lưới 4 trận, không để đối thủ ghi bàn trong tổng cộng 371 phút. Anh kết thúc mùa giải 2022 với việc được đề cử cho giải thưởng Tân binh xuất sắc nhất của MLS và Thủ môn xuất sắc nhất năm của MLS.
Mùa giải 2023
Petrović đã có một khởi đầu thuận lợi trong mùa giải 2023, trở thành cầu thủ nhanh nhất trong lịch sử MLS có 5 pha cản phá phạt đền vào ngày 29 tháng 4 năm 2023. Theo dữ liệu được cung cấp bởi Opta Sports, Petrović đã vượt trội hơn về bàn thắng kì vọng (xGOT) với 16,2 ghi được kể từ khi anh gia nhập giải đấu. Không có thủ môn nào khác ghi được xGOT vượt quá 5,5 trong khung thời gian đó.
Petrović có trận giữ sạch lưới thứ 6 vào ngày 3 tháng 6 trước New York City FC trên Sân vận động Yankee. Petrović phải đối mặt với 20 cú sút trong trận đấu. Trong trận đấu, Tom Bogert của tờ The Athletic đã báo cáo rằng Petrović đang được Manchester United F.C. và Đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia theo dõi. Vào ngày 27 tháng 6, anh có tên trong danh sách tham dự trận MLS All-Star Game 2023, dẫn đầu giải với 160 pha cứu thua kể từ khi ra mắt. Vào ngày 20 tháng 7, Extratime Radio của MLS đã vinh danh anh là thủ môn của năm trong bài đánh giá giữa mùa giải của họ.
Vào ngày 30 tháng 7 năm 2023, tờ The Athletic đưa tin rằng Revolution đã từ chối mức phí chuyển nhượng "khoảng 8 triệu đô la cộng với các tiện ích bổ sung" từ FC Nantes và Nottingham Forest F.C. đối với Petrović. Do thương vụ bị từ chối, Petrović ngồi ngoài và không thi đấu trong trận đấu gặp Atlas F.C. tại Leagues Cup vào ngày 3 tháng 8.
Chelsea
Petrović gia nhập Chelsea vào ngày 26 tháng 8 năm 2023, ký bản hợp đồng kéo dài 7 năm với tùy chọn gia hạn thêm một năm. Mặc dù mức phí không được tiết lộ chính thức nhưng nó được cho là có giá trị 12,5 triệu bảng, cộng thêm 1,5 triệu bảng cho các tiện ích bổ sung.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 2023, Petrović có trận ra mắt Premier League, khi vào sân thay thế cho Robert Sánchez bị chấn thương trong trận thua 2-0 trước Everton trên sân vận động Goodison Park, để thủng lưới một bàn trong thời gian bù giờ. Vào ngày 16 tháng 12, anh có trận đá chính đầu tiên và giữ sạch lưới trong chiến thắng 2–0 trước Sheffield United. 3 ngày sau, anh cản phá một quả phạt đền của Matt Ritchie trong trận tứ kết Cúp EFL với Newcastle United, kết thúc với tỷ số 1–1 trong 90 phút và 4–2 trên loạt luân lưu.
Sự nghiệp quốc tế
Petrović được triệu tập lên đội tuyển U-21 Serbia vào năm 2020, ra sân 1 lần trong trận gặp Ba Lan vào ngày 9 tháng 10 năm 2020. Anh có trận ra mắt quốc tế cho Serbia vào ngày 25 tháng 1 năm 2021, đá chính trong trận hòa 0–0 với Cộng hòa Dominica.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Quốc tế
Danh hiệu
Cá nhân
MLS All-Star: 2023
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1999
Nhân vật còn sống
Thủ môn bóng đá nam
Cầu thủ bóng đá nam Serbia
Cầu thủ bóng đá nam Serbia ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá Chelsea F.C.
Cầu thủ bóng đá Major League Soccer
Cầu thủ bóng đá Premier League
Cầu thủ bóng đá nước ngoài tại Hoa Kỳ
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia |
19852390 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Bang%20Sue%20MRT | Ga Bang Sue MRT | Ga Bang Sue MRT (, ; mã BL11) là một ga tàu điện Bangkok MRT trên Tuyến MRT Xanh Dương, nằm gần Ga nút giao Bang Sue, Băng Cốc. Nó kết nối với Tuyến SRT Đỏ Đậm và Tuyến SRT Đỏ Nhạt tại Ga trung tâm Krung Thep Aphiwat nằm ở tầng trên. Biểu tượng của nó là màu xanh dương.
Bang Sue là trạm cuối của Tuyến MRT Xanh Dương giữa năm 2004 và 2017.
Bố trí ga
Biểu tượng của nó là màu xanh dương Nó là nhà ga ngầm dài 226m và sâu 12m.
Trước tháng 8 năm 2017, ga Bang Sue chỉ có một sân ga. Hiện nay, phần mở rộng toàn bộ đến Ga Tha Phra đã đi vào hoạt động và hai ke ga được sử dụng tại đây.
Ke ga 1 dịch vụ đi đến Ga Lak Song thông qua Phahon Yothin và Hua Lamphong.
Ke ga 2 dịch vụ đi đến Ga Tha Phra thông qua Tao Poon.
Xe buýt kết nối
50 (Cầu Rama VII - công viên Lumphini)
52 (Pak Kret - Ga Bang Sue MRT)
65 (Chùa Nonthaburi Pak Nam - Sanam Luang)
67 (Ga SRT Wat Samian Nari - Central Plaza Rama III)
70 (Làng Pracha Niwet 3 - Sanam Luang)
97 (Bộ Y tế Công đồng - Priest Hospital) (BMTA Ordinary Bus / Private Jointed Bus / Thaismile Bus)
97 (Bộ Y tế Công đồng - Tượng đài Chiến thắng) (BMTA Air-Con Bus)
1-33 (Bang Khen - Ga Bang Sue MRT)
2-17 (112 Old) (Ga Bang Sue MRT - Nút giao Pracha Nukul - Đại học Kasetsart) (Tuyến vòng)
Địa danh xung quanh
Ga trung tâm Krung Thep Aphiwat
SCG
Tham khảo
Bang Sue
Bang Sue
Bang Sue |
19852391 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Johann%20Friedrich%20I%2C%20Tuy%E1%BB%83n%20h%E1%BA%A7u%20x%E1%BB%A9%20Sachsen | Johann Friedrich I, Tuyển hầu xứ Sachsen | Johann Friedrich I (30 tháng 6 năm 1503 tại Torgau – 3 tháng 3 năm 1554 tại Weimar), có biệt hiệu là Friedrich Hào hùng (tiếng Đức: Friedrich der Großmütige), ông là con trai của Tuyển đế hầu Johann và gọi Tuyển đế hầu Friedrich III là bác ruột. Tuy cha của ông chỉ là con thứ của Tuyển đế hầu Ernst, người sáng lập ra dòng Ernestine (nhánh chính của Nhà Wettin), nhưng vì bác ruột của ông, Friedrich III qua đời mà không có con thừa tự nên ngai vàng Sachsen đã được thừa kế bởi cha ông và sau cái chết của cha vào năm 1532, ông trở thành vị Tuyển hầu xứ Sachsen thứ 4 của dòng Ernestine và cũng là tuyển đế hầu cuối cùng của dòng này.
Cha và bác của Johann Friedrich là những nhà cai trị ủng hộ Cải cách Tin Lành và hết lòng bảo vệ Martin Luther khỏi sự bức hại của những người Công giáo trong Đế chế La Mã Thần thánh và Lãnh địa Giáo hoàng. Đến khi ông tiếp nhận ngôi tuyển đế hầu Sachsen, các cuộc xung đột giữa phe Tin Lành và Công giáo lên đến đỉnh điểm, ông đã được bầu làm thủ lĩnh của Liên minh Schmalkaldic, lãnh đạo các thân vương Tin Lành đối đầu với phe Công giáo do Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã lãnh đạo.
Trong Trận Mühlberg, ngày 24 tháng 4 năm 1547, quân của Johann Friedrich thất bại, bản thân ông bị một vết chém ở bên trái khuôn mặt, để lại một vết sẹo biến dạng từ hốc mắt dưới xuống má. Ông bị Karl V bắt làm tù binh và đày đi lưu đày ở Worms, trước đó ông bị khép vào tội chết, nhưng sau được giảm xuống tù chung thân. Tài sản, ngôi vị và lãnh thổ của Tuyển hầu xứ Sachsen đã được hoàng đế La Mã Thần thánh trao lại cho người em họ Moritz, người đứng đầu nhánh Albertine, dòng thứ của nhà Wettin, kể từ đó, dòng Ernestine mất ngôi tuyển đế hầu cho đến khi Đế chế La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806. Sau khi Moritz xung đột với hoàng đế Karl V, hoàng đế đã trả tự do cho Johann Friedrich và trao cho ông lãnh thổ và tước hiệu Công tước xứ Sachsen. Sau cái chết của ông, những người con trai đã phân chia lãnh thổ, đây chính là dấu mốc tạo ra cái mà lịch sử Đức gọi là Các công quốc Ernestine.
Chú thích
Tham khảo
A. Beck, Johann Friedrich der Mittlere, 2 vols., Weimar, 1858
F. von Bezold, Geschichte der deutschen Reformation. Berlin, 1886
Biography on WHKLMA site
A Prince's Response to the Augsburg Interim, translated by Nathaniel J. Biebert (Red Brick Parsonage, 2015).
|-
Tuyển hầu xứ Sachsen
Tuyển hầu thân vương tử Sachsen
Vương tộc Wettin
Sinh năm 1503
Mất năm 1554
Quân vương Tin Lành |
19852393 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia%20%C4%90%E1%BA%B1ng%20%C4%90%E1%BA%A1i | Gia Đằng Đại | Gia Đằng Đại (加藤大) có thể là:
Kato Dai (2002 - ), cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp người Nhật Bản
Kato Masaru (1991 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852394 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%20%28thuy%E1%BA%BFt%20t%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%91i%29 | Sự kiện (thuyết tương đối) | Trong thuyết tương đối, một sự kiện là bất cứ điều gì xảy ra tại một thời điểm và địa điểm cụ thể trong không-thời gian. Ví dụ, một cái ly vỡ trên sàn là một sự kiện; nó xảy ra tại một địa điểm duy nhất và một thời điểm duy nhất. Nói một cách chính xác, khái niệm về sự kiện là một sự lý tưởng hóa, với ý nghĩa rằng nó chỉ ra tại một thời điểm và địa điểm cụ thể, trong khi bất kỳ sự kiện thực tế nào cũng phải có một phạm vi hữu hạn, cả về thời gian và không gian.
Một sự kiện trong vũ trụ được gây ra bởi tập hợp các sự kiện trong quá khứ nhân quả của nó. Một sự kiện đóng góp vào sự xảy ra của các sự kiện trong tương lai nhân quả của nó.
Khi chọn một hệ quy chiếu, người ta có thể gán tọa độ cho sự kiện: ba tọa độ không gian để mô tả vị trí và một tọa độ thời gian để chỉ định thời điểm mà sự kiện xảy ra. Bốn tọa độ này cùng nhau tạo thành một vectơ-4 liên quan đến sự kiện.
Một trong những mục tiêu của thuyết tương đối là xác định khả năng một sự kiện ảnh hưởng đến sự kiện khác. Điều này được thực hiện thông qua tenxơ mêtric, cho phép xác định cấu trúc nhân quả của không-thời gian. Khoảng cách giữa hai sự kiện có thể được phân loại thành các khoảng cách kiểu không gian, kiểu ánh sáng và kiểu thời gian. Chỉ khi hai sự kiện được tách ra bởi một khoảng cách kiểu ánh sáng hoặc kiểu thời gian thì một sự kiện mới có thể ảnh hưởng đến sự kiện khác.
Nguyên lý bất định
Khái niệm về một sự kiện trong thuyết tương đối như một điểm trong không-thời gian không còn đúng khi xem xét nguyên lý bất định, quy định rằng có một kích thước tối thiểu hoặc độ chính xác cho các phép đo được thực hiện trong vũ trụ, và không thể có độ chính xác tùy ý trong các phép đo. Điều này có tác động thực tế, ví dụ, gần một lỗ đen. Ở mọi nơi trong không-thời gian, có các cặp hạt ảo (còn được gọi là không thể đo lường) và phản hạt xuất hiện tự phát và sau đó biến mất, do nguyên lý bất định. Ngay cạnh chân trời sự kiện của một lỗ đen, một trong các thành phần của cặp hạt ảo và phản hạt (hoặc hạt hoặc phản hạt) bị hút vào lỗ đen, để lại phần còn lại được phát ra vào không-thời gian; đây là nguồn gốc của bức xạ Hawking.
P. W. Bridgman cho rằng khái niệm sự kiện không đủ cho vật lý học thao tác trong cuốn sách của ông "The Logic of Modern Physics".
Xem thêm
Tính tương đối của sự đồng thời
Tham khảo
Thuyết tương đối |
19852396 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20L%C3%A2m%20Long%20Th%E1%BB%A5 | Tiểu Lâm Long Thụ | Tiểu Lâm Long Thụ (小林竜樹) có thể là:
Kobayashi Ryuju (1989 - ), diễn viên người nhật bản
Kobayashi Tatsuki (1985 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852399 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20L%C3%A2m%20Du | Tiểu Lâm Du | Tiểu Lâm Du (小林悠) có thể là:
Kobayashi Haruka (1985 - ), cựu phát thanh viên truyền hình TBS
Kobayashi Yu (1987 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852400 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Jack%20Hinshelwood | Jack Hinshelwood | Jack Luca Hinshelwood (sinh ngày 11 tháng 4 năm 2005) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Brighton & Hove Albion tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
Sự nghiệp thi đấu
Brighton & Hove Albion
Hinshelwood gia nhập học viện của câu lạc bộ Brighton & Hove Albion khi mới 7 tuổi và đã nỗ lực thăng tiến ở các cấp độ trẻ của họ. Anh ra mắt đội U-18 vào tháng 3 năm 2021 và bắt đầu nhận học bổng cho mùa giải tiếp theo ở tuổi 16. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2023, anh ký bản hợp đồng chuyên nghiệp với câu lạc bộ cho đến năm 2026. Anh có trận ra mắt chuyên nghiệp cho Brighton & Hove Albion, khi vào sân thay thế cho Deniz Undav trong trận thua 2–1 trước Aston Villa trên sân vận động Villa Park vào ngày 28 tháng 5 năm 2023. Anh đá chính trận đầu tiên trong trận thua 6–1 trước Aston Villa vào ngày 30 tháng 9.
Vào ngày 6 tháng 12 năm 2023, Hinshelwood ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp, trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà trước Brentford.
Sự nghiệp quốc tế
Hinshelwood là cầu thủ trẻ quốc tế Anh, đại diện cho U-18 Anh vào năm 2023.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2023, Hinshelwood có trận ra mắt đội tuyển U-19 Anh trong trận thua 0-1 trước Đức ở Oliva.
Đời tư
Hinshelwood xuất thân trong một gia đình có truyền thống thể thao. Ông cố Wally Hinshelwood, ông nội Paul, cha Adam, chú Martin và Danny đều là những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.
Phong cách thi đấu
Hinshelwood là một tiền vệ trung tâm chơi bóng với nhận thức chiến thuật tuyệt vời. Anh cũng có thể chơi ở vị trí trung vệ, nhưng có tầm ảnh hưởng tốt nhất đến trận đấu thông qua khả năng phân phối bóng và tầm nhìn phù hợp nhất với vai trò tiền vệ của anh. Anh là một cầu thủ thuận cả 2 tay, hiểu biết tốt về trận đấu và yêu thích tiến về phía trước.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 2005
Nhân vật còn sống
Cầu thủ bóng đá nam Anh
Tiền vệ bóng đá nam
Cầu thủ bóng đá Brighton & Hove Albion F.C.
Cầu thủ bóng đá Premier League
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Anh |
19852401 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20L%C3%A2m%20C%E1%BB%ADu%20Ho%E1%BA%A3ng | Tiểu Lâm Cửu Hoảng | Tiểu Lâm Cửu Hoảng (小林久晃) có thể là:
Kobayashi Hisaaki (1978 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
Kobayashi Teruaki (1979 - ), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852402 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u%20L%C3%A2m%20Th%C3%A0nh | Tiểu Lâm Thành | Tiểu Lâm Thành (小林誠) có thể là:
Kobayashi Makoto (cầu thủ bóng đá) (sinh 1990), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
Kobayashi Makoto (nhà vật lý) (sinh 1944), nhà vật lý Nhật Bản, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2008
Kobayashi Sei, nhà khoa học y tế người Nhật Bản |
19852403 | https://vi.wikipedia.org/wiki/KT%20Rolster | KT Rolster | kt Rolster là một tổ chức thể thao điện tử đa ngành của Hàn Quốc được thành lập vào năm 1999 với Korea Telecom là nhà tài trợ chính. Là thành viên của Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc, KT Rolster nắm giữ một trong những đội StarCraft giàu có và thành công nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những đội Liên Minh Huyền Thoại thành công tại Hàn Quốc.
Liên Minh Huyền Thoại
Lịch sử
Vào tháng 10 năm 2012, kt Rolster đã bổ sung thêm hai đội Liên Minh Huyền Thoại với các thành viên từ đội NaJin Shield và đội StarTale vừa tan rã.
kt Rolster lọt vào tứ kết của Chung kết thế giới 2015, Chung kết thế giới 2018, và Chung kết thế giới 2023.
Đội hình hiện tại
Thành tích
kt Arrows
Vô địch HOT6iX Champions Summer 2014
kt Bullets
Huy chương vàng Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á 2013
Vô địch Intel Extreme Masters Season VIII World
kt Rolster
Tứ kết Chung kết thế giới 2015
Vô địch KeSPA Cup 2017
Vô địch LCK Mùa Hè 2018
Tứ kết Chung kết thế giới 2018
Tứ kết Chung kết thế giới 2023
Tham khảo
Tổ chức thể thao điện tử
Tổ chức thể thao điện tử Hàn Quốc
Đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại ở Hàn Quốc
Đội tuyển StarCraft ở Hàn Quốc |
19852404 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20Bi%C3%AAn%20Ngh%E1%BB%8B | Độ Biên Nghị | Độ Biên Nghị (渡辺毅, 渡邊毅) có thể là:
Watanabe Takeshi (sinh 1972), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
Watanabe Tsuyoshi (giáo dục) (sinh 1959), học giả giáo dục người Nhật Bản
Watanabe Tsuyoshi (cán bộ) (sinh 1963), quan chức nông, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản. |
19852405 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Swifties | Swifties | Swifties là cộng đồng người hâm mộ của ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác bài hát người Mỹ Taylor Swift. Đây là cộng đồng mà được nhiều nhà báo cho là một trong những lực lượng fan hâm mộ lớn nhất và nhiệt tình nhất thế giới. Swifties còn nổi tiếng nhờ vào hoạt động sôi nổi cùng nữ ca sĩ thần tượng, sáng tạo, giao lưu cộng đồng và độ cuồng tín rất cao, do đó họ thường hay được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các nhà phê bình cho rằng Swift đã tái định nghĩa mối quan hệ giữa nghệ sĩ và cộng đồng người hâm mộ nhờ vào việc nữ ca sĩ luôn luôn gắn bó thân thiện với các Swifties. Swift đã thường xuyên tương tác, giúp đỡ, trao từ thiện, bày tỏ biết ơn và ưu tiên quyền lợi người hâm mộ của mình nhất. Đáp lại, người hâm mộ của cô luôn sẵn sàng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ và quan tâm đến toàn bộ sản phẩm ca hát của cô ở mức độ chưa từng có, mặc kệ mọi sự tranh cãi của cô trên truyền thông. Không chỉ thế, Swifties còn ủng hộ, bảo vệ và bênh vực thần tượng của mình trong quá trình chuyển đổi thể loại âm nhạc, thay đổi nghệ thuật bất thình lình. Họ đã giúp đỡ động viên Swift vượt qua những tranh cãi rộng rãi như vấn đề quyền sở hữu âm nhạc năm 2019, tạo động lực thúc đẩy chính trị sau vụ việc Ticketmaster dẫn đến nhiều luật pháp được ban hành, kèm theo kích thích tăng trưởng nền kinh tế bằng tác động của chuyến lưu diễn The Eras Tour. Vốn là một người lừng danh trong việc ẩn ý, Swift đã chèn các easter egg và manh mối vào quá trình hoạt động âm nhạc, quảng bá và thời trang của bản thân và đã thu hút Swifties tham gia giải mã và tìm tòi. Đây là kiểu văn hóa xây dựng thế giới nằm trong vũ trụ âm nhạc của nữ ca sĩ.
Swifties đã tác động đến ngành công nghiệp âm nhạc trên nhiều mặt khác nhau. Họ đã tự vẽ nên chỗ đứng cho riêng họ tại văn hóa đại chúng và được trao nhiều giải thưởng. Nhiều bài nghiên cứu phân tích về mặt văn hóa khác nhau đã cho rằng Swifties là cộng đồng được quan tâm, một tiểu văn hóa và cận metaverse. Các học giả đã nghiên cứu Swifties về chủ nghĩa tiêu dùng, sáng tạo nội dung, vốn xã hội, hiện tượng sôi nổi theo tập thể, năng suất tổ chức và quan hệ nhân sinh. Dẫu vậy, nhiều thành phần trong lực lượng fan hâm mộ đã bị chỉ trích vì xâm phạm đời tư của Swift, tụ tập vây quanh ở những nơi có mặt nữ ca sĩ, và bắt nạt trên mạng những người dùng Internet hay người nổi tiếng nào nói xấu Swift. Thuật ngữ Swiftie(s) đã được đưa vào Từ điển tiếng Anh Oxford vào năm 2023.
Lịch sử
Taylor Swift bắt đầu sáng tác, thu âm và phát hành nhạc đồng quê vào năm 2006. Trước thời điểm phát hành đĩa đơn đầu tay "Tim McGraw" (2006), Swift đã biết cách sử dụng trang mạng xã hội. Cô là một trong những ca sĩ hát nhạc đồng quê đầu tiên tận dụng Internet để làm công cụ tiếp thị âm nhạc và quảng bá bản thân (trên Myspace) và giao lưu kết nối với người yêu thích âm nhạc của cô được phát trên trạm phát thanh. Swift đã tạo tài khoản MySpace của cô vào ngày 31 tháng 8 năm 2005, một ngày trước khi tài khoản hãng đĩa sau này Big Machine Records của cô được tạo ra. Các bài hát của Swift trên MySpace đã thu hút hơn 45 triệu lượt nghe, khiến cho CEO hãng đĩa Scott Borchetta phải đi thuyết phục các đài phát thanh đồng quê "mang bản tính đa nghi" về đối tượng khán giả yêu thích bài hát của Swift.
Swift phát hành album phòng thu đầu tay cùng tên tuổi của bản thân tại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2006. Nhạc phẩm đã bán được 40.000 bản trong tuần đầu, rồi trở thành một sleeper hit nhờ vào doanh số bán hàng ổn định qua thời gian, và chạm đến triệu bản vào tháng 11 năm 2007. Taylor Swift thu về lượt tiêu thụ cao nhất trong tuần vào tháng 1 năm 2008 với 187.000 bản. Sức thành công của nhạc phẩm sleeper hit đã khiến cho Swift nhanh chóng nổi tiếng trong và vượt ra ngoài bối cảnh làng nhạc đồng quê. Taylor Swift dành ra 24 tuần đứng đầu bảng xếp hạng Top Country Albums Hoa Kỳ và trở thành album trụ hạng lâu nhất thập kỷ 2000 tại bảng xếp hạng toàn thể loại Billboard 200. Album kế tiếp Fearless được Swift cho phát hành vào tháng 11 năm 2008 và trở thành album bán chạy nhất năm 2009. Đĩa nhạc gặt hái thành công vang dội trên thị trường quốc tế ngoài vùng văn hóa tiếng Anh, mà những nơi ấy thì thể loại nhạc đồng quê kiểu Mỹ lại không mấy phổ biến. Các đĩa đơn "Love Story" và "You Belong with Me" trở thành bài hát đồng quê thành công trên trạm phát thanh nhạc pop, đưa Swift trở nên nổi tiếng và mở rộng lượng khán giả của cô nhiều hơn nữa. Thành công đó đã tạo dựng được lượng người hâm mộ dành riêng cho Swift ở các thị trường nước ngoài như Vương quốc Anh, Ireland, Brasil và Đài Loan. Những album tiếp theo đầy tính thử nghiệm, pha trộn nhiều thể loại nhạc pop, rock, điện tử, folk và alternative của Swift đã góp phần mở rộng ranh giới người hâm mộ và làm đa dạng nhiều thành phần người nghe trong âm nhạc của cô.
Từ nguyên
Từ "Swiftie" dùng để chỉ fan hâm mộ của Swift đã trở nên nổi tiếng từ cuối thập niên 2000. Đây là từ ghép giữa tên Swift với hậu tố "ie" (hoặc đôi khi "y" trong "Swifty"), trong tiếng Anh thì những từ mang hậu tố này có chức năng tí hon hóa, thể hiện ý nghĩa yêu thương. Swift phỏng vấn với Vevo vào năm 2012 và bảo rằng câu chuyện fan của cô tự gọi chính họ là "Swifties" trông thật "đáng yêu". Swift đã đăng ký thuật ngữ này làm thương hiệu vào tháng 3 năm 2017. Năm 2023, Từ điển tiếng Anh Oxford đã xếp Swiftie thuộc từ loại danh từ và thuật ngữ này có nghĩa là "một người hâm mộ nhiệt tình của ca sĩ Taylor Swift." Cũng theo từ điển, những từ thường kết hợp với Swiftie thành cụm đi chung (Collocation) là "fandom", "die-hard", "hardcore" và "self-proclaimed". Theo trang Dictionary.com, thuật ngữ Swiftie thường có nghĩa là "một người hâm mộ rất cuồng nhiệt và trung thành, trái ngược với việc chỉ là một người nghe bình thường."
Mối quan hệ với thần tượng
Swift là một ca-nhạc sĩ luôn luôn giữ tương tác vui vẻ thân thiết với những người hâm mộ Swifties. Bên cạnh đó, nhiều nhà báo cho rằng Swifties là nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng về mặt văn hóa của nữ ca sĩ. Theo The Washington Post, Swift và Swifties chính là mối quan hệ "một nhóm chơi thân trong đó có một người là bạn đáng quý nhất". The New York Times cho biết, nữ ca sĩ đã "cách mạng hóa" (tức là thay đổi làm mới) mối quan hệ mà người nổi tiếng có thể có với những người hâm mộ. Nhiều người hâm mộ cảm thấy gắn bó với Swift là do họ "đã trưởng thành cùng cô ấy và âm nhạc của cô ấy." Lora Kelley bên The Atlantic bảo rằng, Swift là người "thấu hiểu sức mạnh của kinh nghiệm hoạt động cùng với nhóm người [ủng hộ cô ấy]." Đối với một nghệ sĩ tầm cỡ toàn cầu như Swift thì việc cô vẫn còn giữ thân thiết quan tâm với người hâm mộ được cho là chỉ có một trên đời. Swift luôn sẵn sàng tương tác với Swifties trên mạng xã hội, cho họ quà tặng, tự tay mời họ đến những buổi hòa nhạc thân mật hoặc họp mặt, bất ngờ ghé thăm, tham dự một số hoạt động kỷ niệm của Swifties (như đám cưới và tiệc của cô dâu trước khi lên xe hoa) và phát vé miễn phí cho các fan hâm mộ kém may mắn hoặc bị lâm bệnh nặng. Thói quen theo dõi hoạt động người hâm mộ trên mạng của Swift được Swifties gọi là "Taylurking".
Tháng 6 năm 2010, Swift đã tổ chức buổi họp mặt kéo dài 13 tiếng thuộc một phần của lễ hội CMA tổ chức tại Nashville, Tennessee. Năm 2014, 2017 và 2019, cô tổ chức các buổi tiệc nghe nhạc "Secret Sessions" trước khi phát hành album dành cho người hâm mộ tại nhà cô và một sự kiện giáng sinh năm 2014 được fan đặt tên là "Swiftmas". Khi đó, Swift đích thân gửi từng gói quà giáng sinh sớm cho người hâm mộ và tự tay trao cho một số người may mắn. Swift đã từng viết nhạc nhằm bày tỏ niềm yêu quý với người hâm mộ chẳng hạn như "Long Live" (2010) và "Ronan" (2012). "Ronan" là một bài hát từ thiện nói về con trai bốn tuổi của một người hâm mộ đã qua đời vì căn bệnh u nguyên bào thần kinh. Năm 2023, nữ ca sĩ đã mời 2.200 người hâm mộ trên thế giới đến thưởng thức miễn phí buổi công chiếu bộ phim hòa nhạc Những kỷ nguyên của Taylor Swift của cô. Zoya Raza-Sheikh viết cho The Independent đã phát biểu rằng Swift "vẫn đi đầu trong việc đem lại trải nghiệm người hâm mộ để tiếp tục gia tăng lực lượng người theo dõi. Dù cho đó là lời mời riêng đến nhà của ca sĩ để tham gia các bữa tiệc nghe album, còn gọi là Secret Sessions, hay các buổi họp mặt trước biểu diễn, cô ấy vẫn tiếp tục đặt người hâm mộ của mình lên hàng đầu."
Nhờ số lượng người hâm mộ đông đảo, Swift là một trong những người được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội. Theo giám đốc điều hành bán vé Nathan Hubbard, Swift là nhạc sĩ đầu tiên "chỉ bán vé gần như trực tuyến." Nhà phê bình Brittany Spanos bên Rolling Stone cho rằng Swift đã phát triển cộng đồng người hâm mộ của mình trên mạng xã hội: "Cô ấy đã sử dụng Tumblr ngay từ thuở hoàng kim của nền tảng đó. Khỏi bàn đến Twitter và hiện nay, cô ấy đang sử dụng TikTok để bình luận video của mọi người." Một phần Swifties thống trị ở TikTok được gọi là "SwiftTok". Các biệt danh thường được Swifties sử dụng cho Swift gồm có "Blondie" (do mái tóc màu vàng của cô), "T-Swizzle" (nhờ lời bài hát trong ca khúc parody "Thug Story" năm 2009 của Swift cùng với nhà sản xuất thu âm Người Mỹ T-Pain) và "Cả ngành công nghiệp âm nhạc" (nhờ vào sức ảnh hưởng của cô đối với ngành công nghiệp âm nhạc). Các Swifties người Trung Quốc đã gọi cô là "Môi Môi" (霉霉, Meimei), cách chơi chữ của chữ Hán "Môi" (霉, Mei) có nghĩa là "kém may mắn" do phương tiện truyền thông Trung Quốc quen gọi như vậy.
Swift sẵn sàng quyên góp chi phí trang trải các khoản vay học tập, hóa đơn y tế, tiền thuê nhà hoặc các loại chi tiêu khác cho người hâm mộ. Năm 2018, cô đã mua một căn nhà cho một fan vô gia cư và đang mang thai. Nhờ vào khoản đóng góp to lớn của Swift cho người hâm mộ mắc bệnh bạch cầu trên GoFundMe vào năm 2015 mà nền tảng huy động vốn từ cộng đồng phải nới lỏng chính sách lại. Năm 2023, hàng nghìn Swifties đã chung tay đóng góp 125.000 đô la Mỹ thông qua GoFundMe nhằm trao tặng gia đình của một người bạn Swiftie bị một tài xế say rượu tông chết trên đường về nhà sau buổi hòa nhạc của Swift. Phần lớn số lượt quyên góp trong đó đều là 13 đô la Mỹ, và đó cũng chính là con số yêu thích của Swift.
Truyền thuyết và cộng đồng
Nhiều tay viết báo cho rằng sự phô trương ầm ỹ xoay quanh sự nghiệp âm nhạc và người nổi tiếng của Swift đã trở thành một thế giới tách biệt. Họ còn gọi đó là một chủ đề "vũ trụ" âm nhạc để các Swifties phân tích suy luận. Bởi Swift nổi tiếng là người tận dụng muôn hình vạn trạng trứng phục sinh (easter egg) và "thân thiết với fan của ấy tới mức bất thường", nên cô đã trở thành nguồn gốc của thần thoại trong văn hóa đại chúng. Trang phục, phụ kiện, cách phát âm, mã màu và các con số đã trở thành các easter egg để Swift đặt vào nhạc phẩm của cô. Cộng đồng Swifties cũng nổi tiếng nhờ việc tung giả thuyết fan, mổ xẻ từng chút và lồng ghép nhiều yếu tố mà họ cho rằng đó là dấu hiệu hay easter egg. Theo cây viết Bruce Arthur của tờ Toronto Star, "Swift được các fan theo dõi, và các fan lại là người tôn vinh dâng hiến bản chất thần thoại của cô ấy lên vị thế tầm cỡ nghệ thuật Đế quốc Đông La Mã (Byzantine), vừa phức tạp vừa hóc búa vừa tựa như Chúa Cứu thế."
Glamour và The Washington Post đã gọi truyền thuyết là Vũ trụ Điện ảnh Taylor Swift. Entertainment Weekly bảo rằng đó là Vũ trụ âm nhạc Taylor Swift, "một ngôi sao nhạc pop nổi tiếng cùng với tài năng đưa ra gợi ý phi thường, còn người hâm mộ [của cô ấy] thì biến mọi thông tin trở thành một cuộc khai quật khảo cổ trên mạng trực tuyến." Phía The Guardian, Adrian Horton cho rằng "Swiftverse" là một tiểu văn hóa của truyền thông được xây dựng nên nhờ "nhiều năm gầy dựng thế giới và củng cố truyền thuyết Swiftian", còn Alim Kheraj thì viết báo rằng Swift đã biến nhạc pop trở thành "một trò chơi giải đố nhiều người chơi" với sự tham gia của lực lượng fan hâm mộ, và đó cũng là chuyện mà nhiều nghệ sĩ khác cũng muốn có được và đã cố thực hiện.
Cây viết tạp chí Andrew Unterberger bên Spin cho rằng biểu tượng là "những yếu tố không thể tách rời trong trải nghiệm của Taylor Swift" và là chìa khóa để hiểu các tác phẩm ca nhạc của cô. Theo Caroline Mimbs Nyce bên The Atlantic, cộng đồng người hâm mộ của Swift là một cận metaverse, là "một cộng đồng ảo khổng lồ được tách ra từ một nền tảng duy nhất dựa trên thế giới xung quanh Taylor Swift, chỉ còn thiếu đúng không gian ảo 3D để tham gia nữa thôi." Ở góc nhìn của Yahr, Swift là người thích lồng ghép "manh mối, gợi ý và câu đố" vào tác phẩm, các bài đăng trên mạng xã hội và các cuộc phỏng vấn của cô. Bên cạnh đó, cô là người ưa chuộng trong việc xây dựng tượng đài huyền thoại về bản thân mà người hâm mộ tin rằng có thể ẩn chứa ý nghĩa nào đó bên trong và họ sẽ cố gắng giải mã. Ví dụ như ngày phát hành, tiêu đề bài hát hoặc album hoặc một yếu tố nghệ thuật nào đó. Madeline Merinuk của Today đã để ý những quả trứng phục sinh của Swift, lúc đầu chỉ đơn giản là những thông điệp ngắn ẩn trong bao bì đĩa CD phức tạp, qua nhiều thời gian thì đã trở nên sáng tạo và phức tạp hơn nhiều. Các phương tiện đã gọi những bài phân tích chuyên môn là "Swiftology". Đơn cử "chiếc khăn quàng cổ" trong lời bài hát "All Too Well" đã là một chủ đề thần thoại.
Swift cũng là một ca sĩ đi đầu trong việc chọn chủ đề ra mắt và quảng bá album, hay còn gọi là "những kỷ nguyên". Mỗi kỷ nguyên được đặc trưng theo gu thẩm mỹ, bảng màu, tâm trạng và phong cách thời trang. Swift còn là người luôn sẵn sàng thay mới hình tượng và phong cách của bản thân xuyên suốt sự nghiệp, khiến cho Ashley Lutz đảm nhận tạp chí Fortune phải công nhận rằng hành động đó đã giúp mở rộng nhiều đối tượng hâm mộ của cô. Biên tập viên cấp cao của Today tên Elena Nicolaou đã lên bài báo cho biết phần lớn Swifties đều thuộc thế hệ Millennials, và họ đã đưa văn hóa Swiftie vào các lễ cưới và những sự kiện khác của họ ở ngoài đời.
Đặc điểm xã hội học
Swifties được cho là một cộng đồng người hâm mộ trung thành với độ hoạt động sôi nổi cũng như sáng tạo cùng Swift rất cao. Những người hâm mộ cuồng nhiệt ở nước ngoài như Trung Quốc sẵn sàng dịch lời bài hát của Swift và tổ chức các sự kiện quy mô lớn liên quan đến nữ ca sĩ thần tượng. Hành động Swifties đón nhận nồng nhiệt album Reputation ra mắt sau vụ tranh cãi năm 2016 đã chứng tỏ một điều rằng: Không cần biết Swift đã thay đổi trong tông màu nghệ thuật cũng như công chúng nhận thức hình tượng của cô ra sao, họ vẫn giữ cam kết trung thành tuyệt đối với nữ ca sĩ thần tượng. Billboard đã viết rằng, việc các album tái thu âm thành công chưa từng có chính là bằng chứng rõ ràng hơn của lòng trung thành của các Swifties đối với Swift. Theo lời phát biểu của Willman, việc tái thu âm thành công đã lan truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ khác đi "vũ khí hóa người hâm mộ trong các tranh chấp kinh doanh của họ". Tác giả Amanda Petrusich cho rằng lòng trung thành của Swifties vừa "mạnh mẽ vừa đáng sợ". Cây viết phê bình từ trang The Guardian mang tên Rachel Aroesti cho hay, "Bạn không thể tranh cãi với lượng người hâm mộ của cô ấy được. Họ không những là những người cực kỳ cuồng tín mà lại còn đông đúc đến khó tin."
Nhiều nguồn xuất bản đã gọi hiện tượng chủ nghĩa tiêu dùng mua sắm hoặc tham gia bất cứ thứ gì liên quan tới Swift chính là "Hiệu ứng Taylor Swift". Theo các nhà khoa học kinh doanh Brendan Canavan và Claire McCamley, mối quan hệ giữa Swift và Swifties đại diện cho chủ nghĩa tiêu dùng hậu hiện đại. Nhà xã hội học Brian Donovan cho rằng, "Sự điên cuồng diễn ra xoay quanh Swift trong việc tôn thờ anh hùng đầy bất chấp mặc dù có thể dễ dàng cho qua một bên. Thật vậy, các Swifties đã cho thấy sức mạnh của cộng đồng người hâm mộ trong việc tạo ra các mối liên kết xã hội còn vươn ra xa khỏi chủ nghĩa tiêu thụ." Anh ca ngợi khả năng của Swift trong việc "tận dụng hiệu quả tư duy sưu tầm của cộng đồng người hâm mộ cô ấy". Arthur cho biết, "Dù mọi người thích nhìn nhận Swifties là một trường hợp cực đoan nhưng về hình thức hoạt động [của nhóm fan này] thì lại giống như [nhóm fan] trong thể thao."
Sự cuồng nhiệt của người hâm mộ Swift (gọi là "Swiftmania") được nhiều nhà báo đơn cử như Jon Bream của Star Tribune cho là tương đồng với Beatlemania phiên bản thế kỷ 21. Bream cho rằng "Swift đã đạt được một nền văn hóa độc canh không thể tưởng tượng được: một sự chuyển đổi của hệ chủ nghĩa tư tưởng thời đại Beatlemania". Các chương trình truyền hình và loạt phim nào mà có sự tham gia của Swift thường đạt được lượng người xem cao nhất là nhờ Swifties. Ngoài những nghệ sĩ âm nhạc coi Swift là người có ảnh hưởng, chẳng hạn như Olivia Rodrigo, Halsey và Camila Cabello, nhiều ngôi sao khác cùng tự nhận bản thân là Swifties.
Tác động đối với ngành công nghiệp
Swifties là nhân tố hàng đầu trong việc thành công thương mại của Swift, nhờ vào sự ủng hộ rộng rãi của họ dành cho cô. Swift còn nổi tiếng là nghệ sĩ có doanh số tiêu thụ đĩa CD và đĩa than cao ngất ngưỡng bất chấp bối cảnh làng nhạc thế kỷ 21 đã đa phần chuyển đổi sang công nghiệp kỹ thuật số. Từ 2014 đến 2015, Swift đã đấu tranh với các ông lớn dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify và Apple Music nhằm thay đổi luật để bảo vệ tính toàn vẹn nghệ thuật dành cho nghệ sĩ âm nhạc. Cô đích thân tuyên bố album nhạc pop đầu tiên của cô 1989 sẽ không được đưa lên Spotify nhằm phản đối chính sách trả công "nhỏ giọt" của nền tảng dành cho nhạc sĩ. Một số nhà báo chẳng hạn như Nilay Patel bên Vox đã chỉ trích quan điểm của Swift khi cho rằng Internet đã giết chết định dạng album và nhiều người hâm mộ sẽ chẳng còn muốn đi mua đĩa CD của Swift nữa. Nhiều gương mặt trong ngành cảm thấy rằng việc Swift dứt áo rời khỏi làng nhạc đồng quê và nền tảng phát trực tuyến sẽ gây ảnh hưởng đến doanh số bán album của cô. Đến cả các tờ báo còn dự đoán 1989 sẽ không thể bán được hơn triệu bản tuần đầu tương tự như các album Speak Now (2010) và Red (2012) trước đó của cô. Tuy nhiên, album 1989 của Swift vẫn đạt được thành công chưa từng có bất chấp thiếu đi phát trực tuyến, là nhờ được fan mua sắm CD từ Target và tiêu thụ được 1,28 triệu bản trong tuần đầu. Trong thập niên 2020, Swifties cũng được ghi nhận là một trong nguyên nhân dẫn đến sự hồi sinh của đĩa nhạc vinyl. Các phiên bản LP album của Swift được lên kệ độc quyền tại những doanh nghiệp nhỏ, góp phần tạo doanh thu cho họ.
Người hâm mộ của Swift còn giúp gia tăng độ lan tỏa cuộc tranh chấp bản thu hoàn chỉnh năm 2019 của cô với Big Machine và doanh nhân người Mỹ Scooter Braun, đồng thời họ còn giúp Swift đạt được thành công sau nhiều nỗ lực tái thu âm. Một bản kiến nghị trực tuyến do một người hâm mộ đưa ra trên trang web Change.org, trong đó yêu cầu Braun và Borchetta "ngừng bắt giữ nghệ thuật của Swift làm con tin", đã thu hút 35.000 lượt ủng hộ ký tên trong vòng ba tiếng đầu tiên. Giám đốc điều hành Michael Jones của Change.org đã cho rằng cuộc vận động là "một trong những kiến nghị bùng nổ nhất trên nền tảng trong tháng này". Tuy nhiên, Braun tuyên bố rằng Swift đã "vũ khí hóa" người hâm mộ của mình bằng cách công khai tranh chấp. Swifties cũng giúp phát hiện ra Tập đoàn Carlyle (đối tác làm ăn của Braun) đã cung cấp vũ khí cho nội chiến tại Yemen, và được chính các tờ báo như The New York Times đưa tin xác nhận.
Các hoạt động của Swift, gồm âm nhạc lẫn các chuyến lưu diễn hòa nhạc như The Eras Tour, đã gây tác động đến nền kinh tế. Nguyên nhân được đưa ra là do Swifties làm nhu cầu đi du lịch, thuê nhà ở, mua sắm mỹ phẩm, thời trang và đồ ăn gia tăng "đột biến" giúp thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu du lịch tại các thành phố lên cao ngất ngưỡng. Los Angeles Times phát biểu rằng Swifties là một mô hình kinh tế vi mô. Tháng 11 năm 2022, câu chuyện quản lý đợt bán vé trước The Eras Tour đầy yếu kém của Ticketmaster đã vấp phải chỉ trích và giám sát rộng rãi của công chúng và chính trị. Do nhu cầu của fan "cao đến mức ra tới ngoài vũ trụ" nên trang web Ticketmaster đã bị sập mà vẫn bán được 2,4 triệu vé, khiến Swift phá kỷ lục trở thành nghệ sĩ có số lượng vé hòa nhạc bán ra nhiều nhất trong một ngày. Ticketmaster lên tiếng cho rằng vụ sập web là do lưu lượng truy cập internet "chưa từng có trong lịch sử". Người hâm mộ và các nhóm tổ chức người tiêu dùng đã cáo buộc Ticketmaster lừa dối và độc quyền. Sức phẫn nộ của người hâm mộ đã khiến cho một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố rằng việc sáp nhập của Ticketmaster và công ty mẹ Live Nation Entertainment đã dẫn đến dịch vụ không đạt tiêu chuẩn và đẩy giá vé cao. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tổ chức điều tra bên phía Live Nation–Ticketmaster, trong khi một số người hâm mộ đã đâm đơn kiện các công ty về tội cố ý lừa dối, gian lận, ấn định giá và vi phạm luật chống độc quyền. Dưới sức ép của tổng thống Mỹ Joe Biden, Ticketmaster và các công ty bán vé khác đã đồng ý chấm dứt phí rác (junk fees), tức là các khoản phí bổ sung được tiết lộ khi kết thúc quá trình mua vé. Entertainment Weekly và The A.V. Club đề xuất "Swifties vs. Ticketmaster" là một trong những tin tức văn hóa lớn nhất năm 2022. Nhà báo CNN Allison Morrow đã viết trong một bài báo có tựa đề "One Nation, Under Swift" rằng người hâm mộ đoàn kết các bên chống lại Ticketmaster theo cách mà "Nhóm lập quốc đã không lường trước được".
Sau khi chứng kiến xu hướng bữa tiệc khiêu vũ theo chủ đề Swift trên thế giới càng ngày càng tăng, các nhà bình luận trong ngành nhận thấy rằng vị thế văn hóa của Swift đã trở thành yếu tố quan trọng trong bối cảnh âm nhạc thế kỷ 21, giúp cho các hộp đêm thu lợi nhuận từ cô bằng cách tổ chức các sự kiện chuyên biệt dành cho người hâm mộ. Điển hình là một bữa tiệc có tên gọi "Swiftogeddon", khởi điểm chỉ là một sự kiện Swiftie chỉ diễn ra một lần tại Luân Đôn mà giờ đã phát triển thành chuyến tham quan câu lạc bộ ban đêm trên toàn nước Anh cháy sạch vé vào mỗi cuối tuần. Các chương trình truyền hình thực tế Mỹ như Dancing with the Stars và The Voice đã tổ chức các đêm đặc biệt theo chủ đề Swift vào năm 2023. Xu hướng của cộng đồng Swifties cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều thương hiệu khác nhau. The A.V. Club tuyên bố rằng "thông thường, các ngôi sao nhạc pop là sản phẩm và fandom là người tiêu dùng", nhưng mà Swifties là sản phẩm của chính họ. Ví dụ, cụm từ "seemingly ranch" đã nên phổ biến sau khi một tài khoản hâm mộ trên Twitter sử dụng để viết mô tả hình chụp đồ ăn nhanh của Swift tại trận đấu Giải Bóng bầu dục Quốc gia (NFL), kéo theo đó là một loạt các meme và khiến cho các công ty đồ ăn như Heinz, McDonald's, KFC, Hidden Valley và Primal Kitchen phải bắt chước áp dụng lên sản phẩm và quá trình tiếp thị của họ.
Nhân khẩu học
Theo một cuộc khảo sát năm 2023 của Morning Consult tại Hoa Kỳ, 53% người trưởng thành tự nhận mình là fan của Swift, trong đó hết 44% cho rằng bản thân là Swifties và 16% là fan "cuồng nhiệt" của cô. Trong số những người hâm mộ thì nữ chiếm 52% và nam chiếm 48%. Về mặt chủng tộc, 74% người hâm mộ là người da trắng, 13% là người da đen, 9% là người gốc Á, và 4% là thuộc chủng tộc khác. Ở chính trị, xấp xỉ khoảng 55% người hâm mộ Swift ở Mỹ là đảng viên Đảng Dân chủ, 23% là đảng viên Đảng Cộng hòa và 23% là người bỏ phiếu độc lập. Về mặt thế hệ, 45% thuộc thế hệ Millenials, 23% thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, 21% thuộc thế hệ X và 11% thuộc thế hệ Z. Các nhà báo cũng từng ghi nhận sự gia tăng lượng người hâm mộ của Swift thuộc thế hệ X và thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, được gọi là "các Swifties thâm niên".
Vai trò chính trị
Brooke Schultz bên Associated Press tuyên bố Swifties là nhóm cử tri có sức ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Hoa Kỳ khi cho rằng "sức mạnh và quy mô tuyệt đối của cộng đồng người hâm mộ cô Swift đã dấy lên những cuộc bàn tán xôn xao về bất bình đẳng kinh tế, dường như hoàn toàn là tượng trưng cho vụ việc Ticketmaster". Theo cuộc khảo sát của The Times vào năm 2023, 53% người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là "fan" của Swift, một con số tỷ lệ mà nhà báo Ellie Austin cho rằng đến cả Biden lẫn Trump "cũng phải nằm mơ mới có được". Austin giải thích rằng mặc dù bản thân Swift đi theo cánh tả nhưng một số người bảo thủ vẫn "thèm muốn" cô, khiến nữ ca sĩ trở thành nhân tố quyết định trong nền chính trị Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 2023, Texas đã thông qua dự luật có tiêu đề "Save Our Swifties" nhằm cấm sử dụng bot để mua vé số lượng lớn. Các dự luật tương tự đã được đưa ra ở nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ. Trên phương diện quốc tế, các ứng cử viên tổng thống như Gabriel Boric ở Chile và Leni Robredo ở Philippines đã kêu gọi hoặc quảng bá bản thân với Swifties trong các chiến dịch bầu cử tương ứng của họ.
Giải thưởng và đề cử
Chỉ trích
Swifties đã vấp phải chỉ trích vì một số hành vi nhất định. Nhiều nhà báo đã lên án một số hành động ngoài đời mà Swifties dành cho Swift gồm có xâm phạm đời tư thần tượng quá mức. Người hâm mộ cũng hay bao vây tại nhiều địa điểm công cộng nơi thần tượng xuất hiện. Chính Swift đã lên tiếng về vấn đề thiếu sự riêng tư nhiều lần. Trong bộ phim tài liệu Miss Americana, lúc Swift rời khỏi căn hộ Tribeca đầy fan và phóng viên bao vây ngoài cửa thì cô bảo cô "cực kỳ hiểu được sự thật rằng điều đó là không bình thường chút nào." Một số Swifties cũng bị chỉ trích vì những hành vi tấn công, quấy rối, đưa những lời dọa giết và doxing những ngôi sao, nhà báo hay người dùng Internet bắt nguồn từ nhiều lý do, chủ yếu là do những người vừa kể buông lời không hay về Swift. Sau cuộc tranh chấp quyền sở hữu tác phẩm, Braun tuyên bố rằng anh đã nhận được những lời dọa giết từ Swifties. Vice gọi fandom là một "cộng đồng tuy chào đón bình đẳng nhưng vẫn là một cộng đồng khép kín và bị giam giữ vào nỗi đau của văn hóa người nổi tiếng vừa phi thực tế vừa ám ảnh".
Gaylor
Gaylor là một thuyết âm mưu cho rằng Swift là một người đồng tính kín. Một nhóm nhỏ Swifties tự gọi mình là "Gaylor" đã ủng hộ và quảng bá tin đồn này khi bảo rằng Swift đang thả "dấu hiệu" cho thấy cô thuộc giới tính thứ ba thông qua âm nhạc, lối sống. Trong khi đó, nữ ca sĩ lên tiếng bảo rằng cô không phải là người thuộc cộng đồng LGBT mà cô là đồng minh của LGBT. Các Gaylor đặc biệt tập trung đẩy thuyền Swift với Karlie Kloss, Dianna Agron hoặc cả hai người, cho rằng Swift đã từng hẹn hò với họ trong quá khứ và chỉ trích nữ ca sĩ thần tượng vì queerbaiting nếu như cô lên tiếng mình không đồng tính. Đa số Swifties cũng chỉ trích thuyết âm mưu Gaylor vì quá lố, độc hại và thiếu tôn trọng Swift. Các nhà báo cũng bác bỏ vì thuyết âm mưu đã xâm phạm đời tư người khác và vô căn cứ. Các Gaylor đã lên tiếng rằng thông qua một số bài hát của Swift thì họ đã xác nhận nữ ca sĩ yêu phụ nữ và có quan hệ tình cảm với các nữ diễn viên Emma Stone và Cara Delevigne. Họ khẳng định rằng bài hát năm 2023 của Swift "When Emma Falls in Love" là lời thú nhận tình cảm giữa cô với Stone mặc dù Swift và Stone chỉ gọi nhau là bạn thân trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, phần lớn Swifties đã thực sự xem cuộc tình trong quá khứ giữa Stone và diễn viên Andrew Garfield mới chính là nguồn cảm hứng cho bài hát. Trong phần mở đầu của album 1989 (Taylor's Version), Swift khẳng định rằng tình bạn với các đồng nghiệp nữ của cô đã bị tình dục hóa theo cách tương tự như truyền thông lá cải đồn đoán đưa tin rộng rãi giữa Swift với đồng nghiệp nam. Một bài báo mang tựa đề "Look What We Make Taylor Swift Do" vào tháng 1 năm 2024 trên The New York Times do Anna Marks biên tập đã suy đoán Swift là một người đồng tính kín hoàn toàn dựa trên cách nhìn nhận lời bài hát và gu thẩm mỹ của Swift của Marks. Bài báo này đã vấp phải những chỉ trích từ Swifties và những độc giả khác. CNN Business đưa tin rằng những người quản lý của Swift cảm thấy bài báo "xâm phạm đời tư, không đúng sự thật và không phù hợp". Các Gaylor thậm chí còn cho rằng Swifties bày tỏ kỳ thị đồng tính với họ.
Nghiên cứu học thuật
Swifties là chủ đề được báo chí và giới hàn lâm quan tâm. Họ tập trung nghiên cứu Swifties về vốn xã hội, đặc điểm tiêu dùng và quan hệ nhân sinh. Theo các nhà nghiên cứu Cristina López và Avneesh Chandra về văn hóa Internet, "hoạt động sáng tạo nội dung phong phú, hiểu biết về kỹ thuật số, năng suất tổ chức và đôi khi là những hành vi xấu xa trên mạng [của các Swifties]" cũng là đối tượng đáng để nghiên cứu. Donovan phân biệt "những người hâm mộ Taylor Swift" với Swifties, cho rằng Swifties là một tiểu văn hóa đặc trưng nhờ vào hiện tượng sôi nổi theo tập thể, không giống như những cộng đồng người hâm mộ khác. Một số nhà ngôn ngữ học gọi ngôn ngữ dựa trên lời bài hát và do người hâm mộ mã hóa của Swifties là "fanilect". López và Chandra đã xuất bản một bản đồ mạng lưới vào năm 2023 và chia Swifties thành sáu phe phái riêng biệt dựa trên các tương tác trực tuyến và chủ đề thảo luận. Nhiều trường đại học đã từng tổ chức các câu lạc bộ hâm mộ nhằm tôn vinh Swift.
Tham khảo
Taylor Swift
Cộng đồng người hâm mộ âm nhạc |
19852407 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Samrong | Ga Samrong | Ga Samrong (, ) là một ga trên Tuyến Sukhumvit thuộc BTS Skytrain, và MRT Tuyến Vàng, ở Samut Prakan, Thái Lan.
Vận hành thử BTS bắt đầu vào tháng 3 năm 2017, nhà ga chính thức được khánh thành bởi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha vào ngày 3 tháng 4 năm 2017, hành khách có thể sử dụng miễn phí dịch vụ trong vòng một tháng từ ngày 4 tháng 4 năm 2017. Nó là ga cuối phía Đông của tuyến, cho đến khi mở cửa thêm nhà ga trên Tuyến Sukhumvit mở rộng (phía Đông) vào ngày 6 tháng 12 năm 2018. Nó là một trong bốn nhà ga BTS có đảo ga, cùng với Ga Siam, Ha Yaek Lat Phrao và Wat Phra Sri Mahathat. Một số chuyến tàu sẽ dừng ở đây vào giờ cao điểm.
Vận hành thử Tuyến Vàng mở vào ngày 3 tháng 6 năm 2023 giữa Ga Samrong và Hua Mak vận hành toàn tuyến đến Lat Phrao vào ngày 19 tháng 6 năm 2023.
Hình ảnh
Tham khảo
Xem thêm
Bangkok Skytrain
Samrong
Samrong |
19852409 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Konstantin%20Rodzaevsky | Konstantin Rodzaevsky | Konstantin Vladimirovich Rodzaevsky (; – 30 Tháng 8 1946) là lãnh đạo của Đảng Phát Xít Nga, được làm ra khi ông đang lưu vong ở Mãn Châu, Rodzaevsky cũng là tổng biên tập của Nash Put'. Sau khi quân Bạch Vệ ở Nội chiến Nga thất bại, Rodzaevsky và những người theo ông đi đến lưu vong ở Mãn Châu vào năm 1925. Ông đã bị NKVD dụ dỗ quay trở lại Liên Xô và bị tử hình.
Đầu đời
Konstantin Vladimirovich Rodzaevsky được sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở thành phố Blagoveshchensk, trung tâm hành chính của tỉnh Amur vào ngày 11 tháng 8 năm 1907, Gia đình của Konstantin thuộc vào tầng lớp trung lưu. Ông Vladimir Ivanovich, bố của Konstantin là một quý ông làm công chứng viên có bằng luật. Mẹ của ông, Nadezhda Mikhailovna xuất thân từ một gia đình Blagoveshchensk cũ và nuôi dậy Konstantin cùng với em trai, Vladimir, và hai chị gái, Nadezhda và Nina, Konstantin đã có lúc trở thành thành viên của
Komsomol trong thời niên thiếu.
Trở thành lãnh đạo đảng Phát Xít Nga
Rodzaevsky chạy trốn khỏi Liên Xô và đến Mãn Châu vào năm 1925. Ở Harbin, Ông đã vào học viện luật pháp và gia nhập Tổ chức Phát Xít Nga, Vào ngày 26 tháng 5, 1931 Ông trở thành Tổng Thư Ký của Đảng Phát Xít Nga mới được thành lập; Vào năm 1934, Đảng Phát Xít Nga hợp nhất với Tổ chức Phát Xít Nga của Anastasy Vonsyatsky, Rodzaevsky trở thành lãnh đạo của Đảng.
Mãn Châu Quốc
Rodzaevsky có khoảng 12 nghìn người theo mình dưới thời Mãn Châu Quốc. Trong lễ kỷ niệm 2.600 năm thành lập Đế quốc Nhật Bản, Rodzaevsky, với một nhóm người được chọn, bày tỏ lòng kính trọng đối với Thiên hoàng Hirohito tại lễ kỷ niệm chính thức trong khu vực.
Đảng Phát Xít đã đặt một chữ vạn lớn được chiếu sáng tại chi nhánh của họ ở Mãn Châu Lý, cách biên giới Liên Xô ít nhất 3 km. Nó được giữ cả ngày lẫn đêm để thể hiện quyền lực chống lại chính phủ Liên Xô.
Chiến tranh thế giới thứ 2 và tử hình
Tham khảo
Sinh năm 1907
Mất năm 1946 |
19852414 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C5%8Dra%2C%20Shiga | Kōra, Shiga | là thị trấn thuộc huyện Inukami, tỉnh Shiga, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 6.362 người và mật độ dân số là 470 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 13,63 km2.
Tham khảo
Thị trấn của Shiga |
19852418 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hanwha%20Life%20Esports | Hanwha Life Esports | Hanwha Life Esports (HLE) là một tổ chức thể thao điện tử Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul thuộc sở hữu của Hanwha Life Insurance. Đội thi đấu bộ môn Liên Minh Huyền Thoại và Kart Rider, và đang thi đấu tại LCK, giải đấu chuyên nghiệp cấp cao nhất của Hàn Quốc dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.
Vào giữa năm 2018, HLE đã mua lại đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại và suất LCK của Tigers. Tại Chung kết thế giới 2015, HLE (với tư cách là KOO Tigers) đứng thứ hai bảng đấu trong vòng bảng, trước khi đánh bại KT Rolster và Fnatic lần lượt ở tứ kết và bán kết. Đội kết thúc với vị trí á quân sau khi đối mặt với SK Telecom T1 trong trận chung kết ở Berlin, Đức.
HLE (với tư cách là ROX Tigers) đã giành được danh hiệu LCK đầu tiên sau khi giành quyền vào vòng play-off giải LCK Mùa hè 2016. Tại Chung kết thế giới 2016, đội đã về đích ở vị trí thứ ba sau khi để thua SK Telecom T1 ở bán kết với tỉ số 2-3, mặc dù đã dẫn trước 2-1 trong loạt Bo5.
Lịch sử
Giai đoạn Tigers
2014
Tigers là một đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại có trụ sở tại Hàn Quốc, được thành lập vào tháng 11 năm 2014 do công ty YY của Trung Quốc tài trợ. Danh sách ban đầu, được công bố dưới cái tên HUYA Tigers, bao gồm các thành viên cũ của NaJin Sword, NaJin Shield, và Incredible 1: Smeb (Top), Lee (Jungle), KurO (Mid), PraY (AD Carry) và GorillA (Hỗ trợ) bao gồm đội hình ban đầu, với NoFe là huấn luyện viên. Ngay sau khi thành lập, đội đã đủ điều kiện tham dự vòng loại League of Legends Champions Korea (LCK) Mùa Xuân, lần đầu tiên trong vòng bảng trên Team Avalanche. Họ đã chiến thắng 2-1 trong trận chung kết và đã thành công trong việc giành chức vô địch SBENU Mùa Xuân năm 2015. Trong mùa giải tiếp theo, HUYA Tigers đã giành vị trí thứ ba với KT Rolster, với 7 điểm. Họ đổi tên thành GE Tigers vào đầu Mùa Xuân.
2015
GE Tigers bắt đầu là đội hàng đầu tại Hàn Quốc trong mùa giải đầu tiên của họ tại LCK, ở vị trí đầu tiên với tỷ số trận đấu 7-0 và trận đấu 14-2 vào cuối tuần 6 của Mùa Xuân. Vị trí này đã thu hút họ được mời đến Intel Extreme Masters Season IX hồi tháng 3.
Tại giải vô địch thế giới, Koo Tigers đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng với tỷ số 4-2 và tiến đến vòng bảng. Họ đánh bại KT Rolster 3-1 trong trận tứ kết. Vào ngày 24 tháng 10 năm 2015, họ đã thực hiện cú quét sạch 3-0 trước Fnatic ở bán kết, nhưng chỉ dừng lại ở vị trí á quân sau khi để thua trước SKT 3-1 ở chung kết.
KooTV đã ngừng tài trợ cho đội vào tháng 11, và đổi tên thành chỉ là Tigers. Vào tháng 1 năm 2016, đội một lần nữa đổi tên, lần này là ROX Tigers.
2016
Ở LCK Mùa Xuân 2016, ROX Tigers kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ nhất, và gặp SKT T1 trong trận chung kết. ROX Tigers gây ấn tượng với thế giới bằng sự thống trị của họ ở Hàn Quốc và lối chơi gần như hoàn hảo trong vòng bảng. Không may, một lần nữa bản lĩnh của nhà vô địch thế được thể hiện, SKT T1 chiến thắng ROX Tigers với tỉ 3-1, ROX Tigers kết thúc LCK Mùa Xuân ở vị trí thứ 2.
Mùa Hè 2016, những chú hổ lại một lần nữa nắm thế độc tôn ở vòng bảng, cùng với việc đại kình địch SKT thất bại đầy bất ngờ trước KT, ROX Tigers dễ dàng trừng phạt những sai lầm của đối thủ, nhất là cú trừng phạt còn 2 máu của người đi rừng phía KT là Score để có chức vô địch LCK đầu tiên của mình.
Đến Chung kết thế giới 2016 với tư cách hạt giống số 1 Hàn Quốc, ROX Tigers băng băng tiến vào bán kết. Duyên số lại đẩy họ gặp SKT, một lần nữa, những chú hổ lại dừng bước trước SKT với tỉ số 2-3 đầy tiếc nuối.
Cuối mùa giải 2016, toàn bộ đội hình của họ giải tán khiến người hâm mộ vô cùng tiếc nuối cho một đội tuyển tài năng và gắn bó với nhau.
2017
Ngày 22 tháng 12 năm 2016, ROX Tigers đã công bố đội hình mới cho mùa giải 2017 bao gồm: Đường Trên: "Shy" Sang Myun Park, "Lindarang" Man Heung Heo.Đi rừng: "Seonghwan" Seong Hwan Yoon, Đường giữa: "Mickey" Young Min Son, Xạ thủ: "Sangyoon" Sang Yoon Kwon, Hỗ trợ: "Key" Han Ki Kim. Với những thành viên nổi bật như Shy, Mickey hay hỗ trợ đầy tiềm năng của ESC Ever mùa trước – Key. ROX Tigers 2017 hứa hẹn sẽ là một đội tuyển đáng gờm tại LCK. Tuy nhiên, khi LCK Mùa Hè 2017 kết thúc, ROX Tigers chỉ có được vị trí thứ 7 với hiệu số thắng-thua là 6-12.
Khi LCK Mùa Hè khởi tranh, ROX Tigers không có nhiều thay đổi trong đội hình và vì vậy, họ cũng kết thúc giải với vị trí thứ 7 với hiệu số thắng-thua cũng là 6-12.
Giai đoạn HLE
2018
Giữa năm 2018, Hanwha Life Insurance mua lại đội Liên Minh Huyền Thoại và suất thi đấu LCK của ROX Tigers. Đội sau đó được đổi tên thành Hanwha Life Esports (HLE). Họ hoàn thành giải Mùa Hè ở vị trí thứ 6 và do đó không đủ điều kiện để tiến đến vòng play-off.
Đội hình hiện tại
Tham khảo
Chú thích
Các đội thể thao điện tử có trụ sở tại Hàn Quốc
Đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc |
19852421 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Delulu | Delulu | Delulu là một từ lóng trên mạng dùng để mô tả niềm tin rằng một người có thể tác động đến vận mệnh của chính mình thông qua sức mạnh ý chí tuyệt đối. Được viết chế tác từ từ "delusional" trong tiếng Anh, thuật ngữ này có nguồn gốc từ các cộng đồng K-pop, trong đó thuật ngữ "delulu" được sử dụng để chỉ những cá nhân có mối quan hệ cận xã hội với những người nổi tiếng và hy vọng một ngày nào đó sẽ được gặp họ. Thuật ngữ này sau đó đã được Gen Z và Gen Alpha sử dụng, trở nên phổ biến thông qua các xu hướng được lan truyền trên TikTok, ví dụ như câu nói hài hước "Delulu is the solulu", tạm dịch là "Hoang tưởng chính là cách giải quyết vấn đề của bạn".
Nguồn gốc
Bắt nguồn từ từ "delusional" trong tiếng Anh, thuật ngữ "Delulu" có nguồn gốc từ một cộng đồng mạng bị ảnh hưởng bởi văn hóa K-pop, chẳng hạn như diễn đàn OneHallyu hoạt động khoảng năm 2013 và 2014. Những diễn đàn này nổi tiếng về tính độc hại và thuật ngữ "Delulu" thường được sử dụng với thái độ xúc phạm. Được sử dụng như một tính từ hoặc một danh từ, nó dùng để chỉ những cá nhân nuôi dưỡng hy vọng viển vông được gặp một người nổi tiếng mà họ hâm mộ, cho thấy mối quan hệ cận xã hội được đặc trưng bởi niềm tin hoang tưởng. Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng trong bối cảnh nói đùa về việc họ đang tự lừa dối mình.
Một lĩnh vực quan trọng khác mà thuật ngữ "delulu" xuất hiện trong văn hóa K-pop là việc sử dụng nó xung quanh việc vận chuyển và văn hóa stanning, dùng để chỉ những người hâm mộ theo dõi bất kỳ tương tác nào giữa hai người nổi tiếng làm bằng chứng trong số họ đang hẹn hò hoặc đang có một mối quan hệ nào đó.
Sử dụng
Kể từ cuối năm 2022, thuật ngữ này đã trở lại trong thế hệ Gen Z và Gen Alpha do có nhiều xu hướng khác nhau trên các nền tảng như TikTok và Instagram được lan truyền. Tính đến tháng 12 năm 2023, TikTok đã ghi nhận hơn 5 tỷ lượt xem của hashtag #delulu. Nhiều nhà sáng tạo nội dung đã chấp nhận thuật ngữ "delulu", bao gồm việc kết hợp nó như một phần của video dạng ngắn của họ trên các nền tảng như vậy. Câu cửa miệng "Delulu is the solulu" do những người có tầm ảnh hưởng tạo ra, ngụ ý rằng sự tự tin là giải pháp cho các quyết định liên quan đến công việc.
Bất chấp nguồn gốc mang tính xúc phạm của nó, thuật ngữ "delulu" có một ý nghĩa mới. Ở thời kỳ hiện đại, nó được dùng để biểu thị niềm tin rằng một người có thể tác động đến vận mệnh của chính mình thông qua sức mạnh ý chí tuyệt đối, tạo nên sự tương đồng với phong trào "biểu hiện" do Oprah Winfrey khởi xướng vào những năm 2000 hoặc phong trào "giả mạo cho đến khi bạn làm được" phổ biến trong những năm 1970.
Tham khảo
Tiếng lóng Internet
Meme Internet được giới thiệu năm 2022
Từ mới |
19852424 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0ng%20L%E1%BB%AF | Hưng Lữ | Hưng Lữ (viết: ) là một họ của Nhật Bản. Những người mang họ này đáng chú ý có họ bao gồm:
Kōrogi Satomi (sinh năm 1962), diễn viên lồng tiếng, người kể chuyện Nhật Bản
Koroki Shinzo (sinh năm 1986), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
Tham khảo
Họ người Nhật Bản |
19852425 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rai%203 | Rai 3 | Rai 3 (trước đây là Rete 3) là kênh truyền hình Ý được sở hữu và điều hành bởi đài truyền hình công cộng RAI thuộc sở hữu nhà nước. Nó được ra mắt vào ngày 15 tháng 12 năm 1979 và chương trình của kênh tập trung vào văn hóa và khu vực. Nó luôn được coi là kênh thiên tả nhất của truyền hình công cộng Ý; đối thủ cạnh tranh trực tiếp của kênh là Rete 4 của Mediaset.
Các chương trình bằng tiếng nước ngoài
Ở Thung lũng Aosta, Rai 3 phát sóng một số chương trình bằng tiếng Pháp, khoảng chưa đầy 3 giờ một tuần.
Ở vùng Trentino-Nam Tirol, Rai Südtirol chia sẻ giờ phát sóng với Rai 3 khi không phát sóng.
Ở vùng Friuli-Venezia Giulia, Rai 3 BIS (TDD Furlanija Julijska Krajina) là một kênh riêng phát sóng hàng ngày từ 18:40 với một bản tin thời sự bằng tiếng Slovene và các chương trình khác cũng bằng thứ tiếng này. Theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa Ý và Slovenia, các chương trình bằng tiếng Slovene do Rai 3 Bis sản xuất cũng được phát sóng trên kênh truyền hình TV Koper-Capodistria và Slovenija 2.
Chương trình
Các chương trình được phát sóng trên kênh bao gồm:
TG3, bản tin thời sự chính trên kênh Rai 3
TGR, bản tin thời sự khu vực
Gazebo
Doc3
Che tempo che fa
Chi l'ha Visto?
Vieni via con me
Sabrina – Cô phù thủy nhỏ
Law & Order
Friends
Desperate Housewives
The Defenders
The Spaghetti Family
Glob
Thanh tra Gadget
Melevisione
Buongiorno Estate
UEFA Europa League (trực tiếp một trận mỗi một ngày thi đấu, phát sóng tất cả các trận bán kết theo luật 8/99 nếu có ít nhất một câu lạc bộ Ý tham gia)
UEFA Europa Conference League (trực tiếp một trận mỗi một ngày thi đấu, phát sóng tất cả các trận bán kết theo luật 8/99 nếu có ít nhất một câu lạc bộ Ý tham gia)
Logo qua các thời kỳ
Tham khảo
Đọc thêm
Delio De Martino, Per una storia di Raitre. Premessa di Raffaele Nigro, Bari, Levante Editori, 2009, .
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Truyền hình Ý
Đài truyền hình Ý
Đài truyền hình tiếng Ý
Truyền thông Ý
Truyền hình thể thao
Khởi đầu năm 1979
Khởi đầu năm 1979 ở Ý
Khởi đầu năm 1979 ở châu Âu
Kênh truyền hình của RAI |
19852428 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20Bi%C3%AAn%20C%C6%B0%C6%A1ng | Độ Biên Cương | Độ Biên Cương (渡辺剛, 渡邊剛) có thể là:
Watanabe Gō (sinh năm 1958), bác sĩ phẫu thuật tim mạch người Nhật Bản
Watanabe Takeshi (sinh năm 1967), người chơi đàn phím người Nhật Bản
Watanabe Tsuyoshi (sinh năm 1997), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852430 | https://vi.wikipedia.org/wiki/ARA%20Santa%20Fe | ARA Santa Fe | Ít nhất sáu tàu chiến của Hải quân Argentina từng được đặt cái tên ARA Santa Fe, theo tên tỉnh Santa Fe của Argentina:
là một do hãng Yarrow Shipbuilders, London đóng dựa trên , và bị đánh chìm ngoài khơi Uruguay vào năm 1897
là một hạ thủy năm 1911 nhưng được bán cho Hy Lạp trước khi được nghiệm thu vào năm 1912
là một đóng tại Ý và trong biên chế từ năm 1933 đến năm 1956
ARA Santa Fe (S-11), nguyên là , được Hoa Kỳ chuyển giao năm 1960 và bị tháo dỡ năm 1974
ARA Santa Fe (S-21), nguyên là , được Hoa Kỳ chuyển giao năm 1971, bị Hải quân Anh chiếm trong cuộc Chiến tranh Falklands năm 1982 và bị đánh chìm năm 1985
dự định là một vào thập niên 1980 nhưng không thể hoàn tất do Argentina gặp suy thoái kinh tế.
Tên gọi tàu chiến Hải quân Argentina |
19852433 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20Ndukauba | Charles Ndukauba | Charles Chinedu Ndukauba (sinh ngày 12 tháng 6 năm 2007 tại Anambra, Nigeria) là một nhà văn và nhà thơ người Nigeria có tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, phi hư cấu, thơ và hồi ký. Tác phẩm của anh đã được giới thiệu trên Radio Sapientia, The Nigerian Voice, Isele Magazine và Open Country Mag.
Tiểu sử
Charles sinh ra ở Onitsha, Bang Anambra nhưng đến từ Ogboji ở Khu vực chính quyền địa phương phía Nam Orumba của Bang Anambra. Cựu sinh viên trường Christ the King College, Onitsha. Năm 2022, anh được nhận làm đại sứ của Nghị viện Trẻ em Bang Anambra.
Tác phẩm đã xuất bản
Upholding the Christian Values in our Contemporary World (2022)
The Vision of Focus (co-authored, 2022)
Role of Teachers in Child's education ISBN 9781312526693
Dear Nwachukwu or The Narrative of being a Man ISBN 9781304808547
Live as of we had a Choice
Tham khảo
Sinh năm 2007
Nhân vật còn sống |
19852434 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Valenciennea%20strigata | Valenciennea strigata | Valenciennea strigata là một loài cá biển thuộc chi Valenciennea trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1782.
Từ nguyên
Tính từ định danh strigata trong tiếng Latinh có nghĩa là “có các dải màu”, hàm ý đề cập đến vệt sọc màu xanh lam viền đen từ khóe miệng kéo dài đến nắp mang của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
V. strigata có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises và Tuamotu, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, phía nam đến Nam Phi và Úc (gồm cả đảo Lord Howe).
Ở Việt Nam, V. strigata được ghi nhận ở cù lao Chàm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), bờ biển Ninh Thuận, cù lao Câu (Bình Thuận) cùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
V. strigata sống phổ biến trên các rạn san hô ngoài khơi và trong đầm phá, trên nền đáy cứng (đá) lẫn mềm (cát), được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.
Mô tả
Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở V. strigata là 18 cm. Cá có màu xám nhạt với phần đầu màu vàng đặc trưng. Sọc xanh lam từ khóe miệng băng qua dưới mắt đến nắp mang, sọc mảnh hơn màu trắng xanh ở gốc vây ngực. Gai vây lưng thứ hai đến thứ tư kéo dài thành sợi ở cá thể hơn dài 4,5 cm. Vây đuôi tròn, dài hơn đầu.
Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 17–19; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 16–19; Số tia vây ngực: 20–23.
Sinh thái
Thức ăn của V. strigata là các loài thủy sinh không xương sống và cá nhỏ hơn, cũng như trứng các loài cá khác. Chúng ăn bằng cách lọc từng ngụm cát.
V. strigata tăng trưởng đạt đỉnh điểm vào mùa xuân. Chúng là loài đơn phối ngẫu. Các cặp ở gần nhau và gần hang của chúng. Cá cái kiếm ăn với tốc độ cao hơn cá đực, trong khi cá đực dành nhiều thời gian hơn để trông coi hang. Cá cái đẻ trứng với chu kỳ 13 ngày một lần, cá đực bảo vệ trứng trong hang trong vòng 2–3 ngày. Cả hai giới đều ưa thích bạn tình to lớn. Cá đực chọn cá cái lớn vì khả năng đẻ trứng tỉ lệ theo kích thước, ngược lại cá đực lớn hơn có khả năng bảo vệ cá cái tốt hơn. Ngoài ra, cá cái còn có một dải sắc tố sẫm màu hình lưỡi liềm trên bụng giống như đang mang thai, cũng có thể là dấu hiệu tăng cường sự tiếp tục kết đôi.
Thương mại
V. strigata là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.
Tham khảo
S
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Kenya
Cá Tanzania
Cá Nam Phi
Cá Comoros
Cá Mauritius
Cá Réunion
Cá Maldives
Cá Việt Nam
Cá Singapore
Cá New Guinea
Cá Philippines
Cá Nhật Bản
Cá Fiji
Cá Tonga
Cá Vanuatu
Động vật được mô tả năm 1782 |
19852435 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng%20K%C3%ADnh | Vương Kính | Vương Kính ( ; 12 tháng 12 năm 1926 - 6 tháng 2 năm 2020) là một nhà khảo cổ học người Trung Quốc có trọng tâm nghiên cứu là các địa điểm thời tiền sử ở đồng bằng Giang Hán . Là một trong những nhà nữ khảo cổ học đầu tiên của Trung Quốc, bà là thành viên của nhóm khám phá nền Văn hóa Khuất Gia Lĩnh thời kỳ đồ đá mới . Sau đó, bà đã lãnh đạo cuộc khai quật các địa điểm lớn bao gồm mỏ đồng cổ Đồng Lục Sơn và di chỉ Bàn Long Thành thời nhà Thương . Bà từng là lãnh đạo Đội Khảo cổ học tỉnh Hồ Bắc, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc và Chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Hồ Bắc.
Sự nghiệp
Vương Kính sinh ngày 12 tháng 12 năm 1926 tại Hoàng Bi, Hồ Bắc, Trung Hoa Dân Quốc. Bà tốt nghiệp Trường Sư phạm Nữ sinh số 2 Hồ Bắc năm 1949.。
Bà làm việc tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc từ năm 1954 và tham gia chương trình đào tạo khảo cổ học do Bộ Văn hóa, Viện khảo cổ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và khoa lịch sử Đại học Bắc Kinh phối hợp thực hiện.
Bà là một trong những nhà nữ khảo cổ học đầu tiên của Trung Quốc tham gia cuộc khai quật khảo cổ học ở đồng bằng Giang Hán và phát hiện ra nền văn hóa Khuất Gia Lĩnh thời kỳ đồ đá mới; sau đó bà đã tham gia khai quật Di chỉ Thạch Gia Hà ở Thiên Môn, Phương Ưng Đài ở Vũ Xương và Mao Gia Chủy ở Kỳ Xuân.
Sau đó, bà lãnh đạo Đội khảo cổ tỉnh Hồ Bắc khai quật mỏ đồng cổ Đồng Lục Sơn ở Đại Dã , di chỉ Bàn Long Thành thời nhà Thương ở Hoàng Bi, di chỉ Thất Lý Hà ở huyện Phòng, và Lăng mộ Mã Sơn số 1 ở Giang Lăng. Từ năm 1980 đến năm 1996 bà giữ chức vụ Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc và Chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Hồ Bắc. Năm 1989, bà làm cố vấn cho Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc. Bà nghỉ hưu năm 1990. Năm 1993, bà làm cố vấn cho Hiệp hội Nghiên cứu Vũ Hán.
Vào ngày 6 tháng 2 năm 2020, bà qua đời vì bệnh lao cột sống ngực ở Vũ Hán, thọ 93 tuổi.
Đóng góp
Trọng tâm nghiên cứu chính của bà là các di chỉ thời tiền sử ở đồng bằng Giang Hán. Công trình tiên phong của bà đã giúp thiết lập khuôn khổ của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới ở khu vực trung lưu sông Dương Tử. Bà đã khám phá sự tương tác văn hóa giữa Trung Nguyên và vùng Dương Tử, đồng thời giúp hiểu sâu hơn về công nghệ luyện kim của Trung Quốc cổ đại.
Tham khảo |
19852441 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1i%20ph%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%99ng%20Qu%E1%BB%91c%20d%C3%A2n%20%C4%90%E1%BA%A3ng | Phái phản động Quốc dân Đảng | Phái phản động Quốc dân Đảng () còn gọi là Chính phủ phái phản động Quốc dân Đảng (国民党反动派政府), Tập đoàn thống trị phản động Quốc dân Đảng (国民党反动统治集团), Phái ngoan cố Quốc dân Đảng (国民党顽固派), là từ miệt thị chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và Trung Quốc Quốc dân Đảng. Từ tháng 4 năm 1927 khi Tưởng Giới Thạch thành lập Chính phủ Quốc dân Nam Kinh cho đến năm 1949 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm được Nam Kinh trong chiến dịch vượt sông Trường Giang, thời kỳ này được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gọi là "Hai mươi hai năm nền thống trị phản động của Quốc dân Đảng".
Tổng quan
Bắt đầu từ thập niên 1910, từ "phản động" dần trở thành một thuật ngữ mang tính cách mạng ở Trung Quốc đại lục. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành "Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tình hình hiện nay", lần đầu tiên sử dụng khái niệm "phản động" nhằm ám chỉ quân phiệt Bắc Dương Đoàn Kỳ Thụy và những "quân phiệt phản động" khác. Lúc bắt đầu Quốc-Cộng hợp tác lần thứ nhất , Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hình thành khái niệm phái tả và phái hữu Quốc dân Đảng. Ban đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc không coi phái hữu Quốc dân Đảng là phái phản động.
Tháng 8 năm 1925, Liêu Trọng Khải bị ám sát. Sự hiểu biết của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng phái hữu Quốc dân Đảng là "phái phản động" tiếp tục ngày càng sâu sắc. Tháng 4 năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch phát động sự kiện ngày 12 tháng 4, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chống lại nhau. Sau này, các tác giả của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mô tả việc Tưởng Giới Thạch phát động Biến cố ngày 12 tháng 4 và thành lập Chính phủ Quốc dân riêng biệt ở Nam Kinh là "dấu hiệu cho thấy phái hữu Quốc dân Đảng đã trở thành phái phản động".
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, "Tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc về vụ Tưởng Giới Thạch thảm sát nhân dân cách mạng" do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành đã phân biệt Tưởng Giới Thạch với Trung Quốc Quốc dân Đảng và chỉ có đặc điểm Tưởng Giới Thạch mới bị coi là "kẻ phản cách mạng". Sau vụ sáp nhập Ninh Hán diễn ra vào tháng 9, nhiều phe phái khác nhau của Quốc dân Đảng đã đoàn kết nhằm đả kích Đảng Cộng sản. Vào lúc này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn coi Quốc dân Đảng và Chính phủ Quốc dân là phái phản cách mạng và phản động.
Cách sử dụng
Ngoài thuật ngữ phái phản động Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn sử dụng các thuật ngữ tương tự như phái ngoan cố Quốc dân Đảng, chính phủ phái phản động Quốc dân Đảng, chính phủ phản động Quốc dân Đảng, tập đoàn phản động Quốc dân Đảng, chính quyền phản động Quốc dân Đảng, v.v... để chỉ Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Chính phủ Quốc dân) dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch và Trung Quốc Quốc dân Đảng, cũng như Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc (Quốc dân Cách mạng Quân). Để nêu bật "độc tài cá nhân" của Tưởng Giới Thạch, người ta gọi là chính quyền Tưởng Giới Thạch, băng đảng Tưởng Giới Thạch, tập đoàn Tưởng Giới Thạch, tập đoàn thống trị phản động Tưởng Giới Thạch, chính phủ độc tài Tưởng Giới Thạch, chính phủ bán nước Tưởng Giới Thạch, quân Tưởng, v.v... Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông thường sử dụng thuật ngữ phái ngoan cố Quốc dân Đảng trong các bài viết của mình trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau khi dời sang Đài Loan năm 1949 vẫn còn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là phái phản động Quốc dân Đảng.
Ý nghĩa của những từ như vậy cũng thay đổi do những người dùng khác nhau và những thời kỳ khác nhau. Trong nội chiến Quốc-Cộng lần thứ hai, phái phản động Quốc dân Đảng được phái Đảng Dân chủ ngoài Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản nhắc đến, tức những phần tử "ích kỷ, ngoan cố, phản động và phản dân chủ" bên trong Trung Quốc Quốc dân Đảng là "phe đương quyền" và "phe hiếu chiến" của Quốc dân Đảng. Nó không bao gồm Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo Trung Quốc Quốc dân Đảng lúc bấy giờ. Sau đó phạm vi này được mở rộng. Từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc Quốc dân Đảng cho đến các quan chức quan trọng của các cơ quan khác nhau của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do họ lãnh đạo, "từ các khía cạnh quân sự, chính trị đến kinh tế", họ đều thuộc phái phản động Quốc dân Đảng.
Tuyên truyền
Trong lĩnh vực tuyên truyền chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có một quan niệm cố hữu cho rằng đảng, chính quyền và quân đội do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo ngang hàng với phái phản động Quốc dân Đảng. Người ta thường tin rằng Tưởng Giới Thạch và "phái phản động Quốc dân Đảng" đại diện cho lợi ích của giai cấp đại địa chủ và đại tư sản. Một số học giả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng ý gọi Quốc dân Đảng trong nội chiến Quốc-Cộng là "phái phản động Quốc dân Đảng", thế nhưng Chính phủ Quốc dân và Quốc dân Cách mạng Quân do Quốc dân Đảng lãnh đạo trong kháng chiến chống Nhật không nên bị gọi là "phái phản động Quốc dân Đảng". Đối với Chính phủ Quốc dân trước khi dời sang Đài Loan năm 1949 và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, thuật ngữ không mang nghĩa xúc phạm là Chính phủ Quốc dân Đảng. Khi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xử lý vấn đề Đài Loan, họ có thể gọi Tập đoàn Tưởng Giới Thạch và nhà đương cục Đài Loan là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.
Tham khảo
Thuật ngữ cách mạng
Chính phủ Tưởng Giới Thạch
Từ miệt thị chính trị Trung Quốc
Quan hệ Quốc-Cộng (Trung Hoa Dân Quốc)
Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tên gọi Trung Hoa Dân Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc |
19852443 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%ADp%20Thi%C3%AAn%20Qu%C3%A2n | Thập Thiên Quân | Thập Thiên Quân Kim Ngao đảo ( ) là mười vị tiên trong tiểu thuyết về thần và ác quỷ của nhà Minh, "Phong Thần Diễn Nghĩa", mười vị đó là: Tần Hoàn, Triệu Giang, Đổng Toàn, Viên Giác, Kim Quang Thánh Mẫu, Tôn Lương, Bạch Lễ, Dao Tân, Vương Diệc và Trương Thiệu đều là tiên phái Triệt Giáo (chín người trong số họ là đàn ông cưỡi hươu và Kim Quang Thánh Mẫu cưỡi ngựa).
Thập Thiên Quân được Văn Thái Sư nhờ giúp Thương tiêu diệt nhà Chu và thành lập "Thập Tuyệt Trận", cuối cùng, cả mười trận đều bị các tiên nhân của Xiển Giáo phá hủy. Tất cả Thập Thiên Quân đều bị đánh bại và bị giết, linh hồn của họ được đưa vào danh sách thần thánh, đượC Khương Tử Nha phong làm "Hai mươi tư thành viên của Lôi Bộ, người thôi thúc mây, giúp mưa và bảo vệ pháp luật."
Tần Hoàn ( )
Chủ trận của Thiên Tuyệt trận. Thiên Tuyệt là trận đầu tiên của trận Thập Tuyệt. Tần Hoàn đã sử dụng trận này để giết Đặng Hoa của cung Ngọc Hư. Sau đó, trận pháp bị Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn phá vỡ và chết trong trận pháp.
Triệu Giang ( )
Chủ trận của Địa Liệt trận. Địa Liệt là đội hình thứ hai của trận Thập Tuyệt. Triệu Giang dùng trận này để giết Hàn Độc Long của Xiển Giáo. Sau đó, hắn bị Cù Lưu Tôn dùng sợi dây thần tiên bắt giữ, treo ở Tây Kỳ Lục Bằng, sau đó bị Khương Tử Nha giết chết.
Đổng Toàn ( )
Chủ trận của Phong Hầu trận. Phong Hầu là trận thứ ba của Thập Tuyệt trận. Đổng Toàn dùng trận này để giết Phương Bật. Sau đó, Từ Hàng Đạo Nhân đã sử dụng Định Phong Châu để làm dịu cơn gió mạnh trong trận. Trận Phong Hầu tan vỡ và hắn ta chết trong chiếc bình thủy tinh của Từ Hàng Đạo Nhân.
Viên Giác ( )
Chủ trận Hàng Băng. Hàn Băng là trận thứ tư của Thập Tuyệt trận. Viên Giác đã sử dụng trận này để giết Tiết Át Hổ của cung Ngọc Hư. Sau đó, đội hình bị Phổ Hiền Chân Nhân phá vỡ và chết dưới lưỡi kiếm của ngô câu.
Kim Quang Thánh Mẫu ( )
Chủ trận của Kim Quang trận. Kim Quang là trận pháp thứ năm của Thập Tuyệt Trận. Kim Quang Thánh Mẫu đã sử dụng trận pháp này để giết Tiêu Trăng, đệ tử thứ năm của cung Ngọc Hư. Sau đó, Quảng Thành Tử mặc vào Bát Quái Tiên Y, khiến cho Phiên Thiên Ấn làm vỡ gương. Trận pháp bị phá vỡ và cô đã chết dưới Phiên Thiên Ấn.
Tôn Lương ( )
Chủ trận của trận pháp Hóa Huyết. Hóa Huyết là trận pháp thứ sáu của Thập Tuyệt Trận. Tôn Lương đã sử dụng trận này để giết Kiều Khôn. Sau đó, hắn ta bị Thái Ất Chân Nhân đánh bại và chết trong Cửu Long Thần Hỏa Kết Giới.
Bạch Lễ ( )
Chủ trận của Liệt Diệm. Liệt Diệm là trận pháp thứ bảy của Thập Tuyệt trận. Trận của Bạch Lễ đã bị đạo sĩ Lục Yểm phá vỡ, và đây là một trong hai trận trong số các Thập Tuyệt trận mà không có ai từ Tây Kỳ chết (còn lại là Hồng Sa trận).Bạch Lễ đã chết dưới phi đao giết chết bất tử của Lục Yểm Đạo Nhân.
Dao Tân ( )
Chủ trận của Lạc Hồn trận. Lạc Hồn là trận pháp thứ tám của Thập Tuyệt trận. Dao Tân từng sử dụng thuật gọi hồn để cướp hai hồn sáu vía của Khương Tử Nha. Sau đó, hắn đã đánh bại Xích Tinh Tử hai lần và lấy được Thái Cực Đồ. Giết chết Phương Tướng khi 12 vị tiên núi Côn Lôn đột phá trận pháp Thập Tuyệt. Sau đó, trận bị Xích Tinh Tử phá vỡ và Dao Tân chết trong trận.
Vương Diệc ( )
Chủ trận của Hồng Thủy trận. Hồng Thủy là trận thứ chín trong Thập Tuyệt trận. Vương Diệc đã sử dụng trận này để giết Tào Bửu, một đạo sĩ đến từ núi Ngu Di, sau đó trận pháp bị Thanh Hư Đạo Đức Chân Quân phá vỡ và hắn ta chết dưới chiếc quạt Ngũ Hỏa Thất Điểu.
Trương Thiệu ( )
Chủ trận của Hồng Sa trận. Hồng Sa là thành tạo cuối cùng của Thập Tuyệt trận. Trương Thiệu đã sử dụng đội hình này để bẫy Võ Vương, Na Tra và Lôi Chấn Tử trong một trăm ngày. Sau đó, trận Hồng Sa bị Nam Cực Tiên Ông phá vỡ, Bạch Hạc đồng tử đã hy sinh viên ngọc Như Ý và đánh ngã Trương Thiệu trong trận. Cuối cùng, hắn ta chết dưới lưỡi kiếm của Bạch Hạc đồng tử. |
19852444 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Suzuki%20Akimasa | Suzuki Akimasa | là chính khách người Nhật Bản. Trước đây, ông từng là thành viên của Đảng Dân chủ Tự do từ 1991-2001 và 2005-2023. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm quận trưởng Ōta kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2023.
Tham khảo
Sinh năm 1958
Chính khách Tōkyō |
19852445 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20trip | Bad trip | Một bad trip là một thuật ngữ mô tả phản ứng tâm lý bất lợi cấp tính đối với các tác động được tạo ra dưới ảnh hưởng của các chất hướng thần, cụ thể là chất gây ảo giác. Với sự sàng lọc, chuẩn bị và hỗ trợ thích hợp trong môi trường được quản lý, những điều này thường lành tính. Ví dụ, một bad trip với psilocybin thường gây ra lo âu, bối rối, kích động và loạn thần dữ dội. Chúng biểu hiện dưới dạng một loạt cảm xúc, chẳng hạn như lo âu, hoang tưởng, cảm giác không thể lay chuyển được về cái chết sắp xảy ra và không thể tránh khỏi của một người hoặc trạng thái kinh hoàng không nguôi mà họ tin rằng sẽ tồn tại sau khi hết tác dụng của chất này. Tính đến năm 2011, không có dữ liệu chính xác về tần suất các chuyến đi tồi tệ.
Các bad trip có thể trở nên trầm trọng hơn do sự thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu trách nhiệm của người dùng hoặc thiếu sự chuẩn bị và môi trường thích hợp cho trip, và thường phản ánh những căng thẳng tâm lý chưa được giải quyết bị kích hoạt trong quá trình trải nghiệm. Trên môi trường nghiên cứu lâm sàng, các biện pháp phòng bị bao gồm sàng lọc và chuẩn bị cho người tham gia, đào tạo những người giám sát sẽ có mặt trong quá trình trải nghiệm, và việc lựa chọn môi trường vật lý phù hợp có thể giảm thiểu khả năng bị căng thẳng tâm lý. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của "trip sitter" chuyên nghiệp (tức là người giám sát) có thể làm giảm đáng kể những trải nghiệm tiêu cực liên quan đến một bad trip. Trong hầu hết các trường hợp lo âu nảy sinh trong trải nghiệm thức thần được giám sát, sự trấn an từ người giám sát là đủ để giải quyết; tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng trở nên nghiêm trọng, nó có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như bằng diazepam, một benzodiazepine.
Nhà tâm thần học Stanislav Grof đã viết rằng những trải nghiệm thức thần khó chịu không nhất thiết là không lành mạnh hoặc không mong muốn, cho rằng chúng có thể có khả năng chữa lành tâm lý, dẫn đến sự đột phá và giải quyết các vấn đề tâm linh còn khúc mắc. Từ các lời tự sự, tác giả của một nghiên cứu năm 2021 trên 50 người sử dụng chất thức thần cho thấy nhiều người mô tả các bad trip là nguồn hiểu biết sâu sắc hoặc thậm chí là những bước ngoặt trong cuộc đời.
Hệ quả
Bad trip có thể gây ra rối loạn tri giác dai dẳng gây ảo giác (HPPD).
Xem thêm
Trạng thái biến đổi của ý thức
Khủng hoảng hiện sinh
Sử dụng thuốc giải trí
Giấc mơ sáng suốt
Trải nghiệm ngoài cơ thể
Dùng thuốc quá liều
Hậu chấn tâm lý
Trải nghiệm thức thần
Chất gây ảo giác
Loạn thần
Set và setting
Cái chết của bản ngã
Tham khảo
Liên kết ngoài
Crisis Intervention in Situations Related to Unsupervised Use of Psychedelics
Psychedelic Crisis FAQ: Helping someone through a bad trip, psychic crisis, or spiritual crisis
Psychedelic Harm Reduction
Psychedelic Harm Reduction and Policy lecture in the Psychedelic Science in the 21st Century conference in 2010.
Psychedelics in the Psychiatric ER - Julie Holland, M.D. lecture in the Psychedelic Science in the 21st Century conference in 2010.
The Psychedelic crisis (bad trip) entry at Drugs-Wiki
Văn hóa chất kích thích
Psychedelia
Say thuốc |
19852447 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20Trip | Bad Trip | Bad Trip có thể đề cập đến:
Bad trip, trải nghiệm đáng sợ và khó chịu do thuốc hướng thần gây ra
Bad Trip (phim), phim hài 2020 có sự tham gia của Eric Andre
Bad Trip (bài hát), bài hát của Jhené Aiko
"Bad Trip", bài hát 2022 của Lauv từ All 4 Nothing
Xem thêm
Bad Acid Trip, ban nhạc metal Mỹ |
19852449 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%B3%20%C4%90%C3%B4ng%20th%E1%BB%95i%20b%E1%BA%A1t%20gi%C3%B3%20T%C3%A2y | Gió Đông thổi bạt gió Tây | Gió Đông thổi bạt gió Tây (), còn được dịch thành gió Đông áp đảo gió Tây, gió Đông vượt qua gió Tây, có nghĩa là chủ nghĩa xã hội sẽ chiếm ưu thế so với chủ nghĩa tư bản, là một khẩu hiệu của Chủ tịch Mao Trạch Đông vào đầu thập niên 1950, khi ông gọi gió Đông là trại xã hội chủ nghĩa và gió Tây là xã hội tư bản phương Tây. Hàm ý của tuyên bố này là thế lực chủ nghĩa xã hội đã vượt qua thế lực chủ nghĩa đế quốc.
"Gió Đông thổi bạt gió Tây" đã được Mao Trạch Đông mượn từ tiểu thuyết cổ điển Hồng lâu mộng theo lời của Lâm Đại Ngọc rằng, "trong tất cả mọi nhà, hoặc không phải gió Đông thổi bạt gió Tây thì chính là gió Tây áp đảo gió Đông". Trong cuốn sách này, Đông và Tây không được coi là đại diện cho các tập hợp niềm tin hoặc giá trị khác nhau.
Tham khảo
Trung Quốc thập niên 1950
Trung Quốc thời đại Mao Trạch Đông
Thuật ngữ tư tưởng Mao Trạch Đông
Hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc |
19852450 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Amagi%2C%20Kagoshima | Amagi, Kagoshima | là thị trấn thuộc huyện Ōshima, phó tỉnh Ōshima, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 5.517 người và mật độ dân số là 69 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 80,4 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Kagoshima
Tokunoshima
Isen
Khí hậu
Tham khảo
Thị trấn của Kagoshima |
19852452 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%B9o%20d%E1%BA%BBo%20g%E1%BA%A5u | Kẹo dẻo gấu | Kẹo dẻo gấu hay gummy bear (tiếng Đức: Gummibär) là một loại kẹo cao su dẻo hương trái cây có nguồn gốc từ Đức. Kẹo dài khoảng 2–3 cm, đúc hình con gấu với thành phần chính là gelatin, đường, tinh bột, hương liệu và màu thực phẩm.
Lịch sử
Kẹo có nguồn gốc từ Đức, nơi nó được gọi là (kẹo cao su gấu dẻo). Ban đầu người ta sử dụng gum arabic, một loại chất làm dày và ổn định, để chế biến kẹo.
Năm 1920, Hans Riegel Sr., một người thợ làm bánh đến từ Bonn, thành lập công ty bánh kẹo Haribo. Năm 1922, lấy cảm hứng từ những con gấu được huấn luyện để diễn xiếc hội chợ ở châu Âu trong thế kỷ 19, ông đã phát minh ra Tanzabär (chú gấu nhảy), một loại kẹo cao su nhỏ giá rẻ, vị trái cây dành cho cả trẻ em và người lớn. Phiên bản nhỏ hơn sau này của nó là Goldbär (gấu vàng). Ngay cả trong thời kỳ siêu lạm phát ở Cộng hòa Weimar cũ, kẹo Haribo vẫn giữ giá rẻ khi một cặp kẹo bán tại các ki-ốt chỉ có giá một pfennig. Thành công của Tanzabär đã trở thành tiền đề cho phiên bản kẹo gấu vàng sau này của hãng vào 1967.
Sản xuất
Sự thành công và nổi tiếng của kẹo dẻo gấu đã giúp phát triển thêm nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác như kẹo hình giun, ếch, anh đào, táo, burger. Một số công ty sản xuất những viên kẹo dài và nặng tới vài kilogram.
Dinh dưỡng
Kẹo dẻo gấu và các loại kẹo dẻo nói chung được xếp vào nhóm thực phẩm chứa calo rỗng, tức thực phẩm có ít chất dinh dưỡng mà chủ yếu là đường, chất béo và cồn. Vì vậy, việc tiêu thụ nhiều kẹo này có thể dẫn tới thèm ăn và tăng cân.
Với kết cấu dẻo đặc trưng, kẹo cũng có thể bám vào kẽ răng, gây sâu răng.
Hình ảnh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Haribo Goldbears
Kẹo |
19852454 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Koumansetta%20rainfordi | Koumansetta rainfordi | Koumansetta rainfordi là một loài cá biển thuộc chi Koumansetta trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1940.
Từ nguyên
Từ định danh rainfordi được đặt theo tên của Edward Henry Rainford (1853 – 1938), một người trồng nho kiêm nhà tự nhiên học nghiệp dư làm việc tại Sở Nông nghiệp Queensland, người đã thu thập nhiều mẫu vật cho Bảo tàng Úc, bao gồm cả loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
Từ quần đảo Ryukyu, K. rainfordi có phân bố trải dài về phía nam đến bờ bắc Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrier), về phía đông đến quần đảo Marshall và Tonga, phía tây đến Côn Đảo và quần đảo Trường Sa(Việt Nam).
K. rainfordi sống trên các rạn san hô ngoài khơi và trong đầm phá, nơi có nền đáy cát, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 30 m.
Mô tả
Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở K. rainfordi là 18 cm. Cá có màu xám than với 5 sọc ngang màu cam sẫm đến đỏ. Trên lưng trên có một hàng đốm trắng. Có đốm đen viền vàng ở vây lưng sau, một đốm đen khác ở gốc vây đuôi trên.
Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 15–17; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 15–17; Số tia vây ngực: 16–18.
Thương mại
K. rainfordi là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.
Tham khảo
R
Cá Thái Bình Dương
Cá Nhật Bản
Cá Việt Nam
Cá New Guinea
Cá Philippines
Cá Fiji
Cá Tonga
Cá Vanuatu
Động vật được mô tả năm 1940 |
19852467 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ichikawamisato%2C%20Yamanashi | Ichikawamisato, Yamanashi | là thị trấn thuộc huyện Nishiyatsushiro, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 14.700 người và mật độ dân số là 200 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 75,18 km2.
Tham khảo
Thị trấn của Yamanashi |
19852470 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Moritz%2C%20Tuy%E1%BB%83n%20h%E1%BA%A7u%20x%E1%BB%A9%20Sachsen | Moritz, Tuyển hầu xứ Sachsen | Moritz xứ Sachsen (21 tháng 3 năm 1521 – 9 tháng 7 năm 1553) là Công tước xứ Sachsen từ năm 1541 đến 1547, và sau là Tuyển hầu xứ Sachsen từ năm 1547 cho đến khi qua đời vào năm 1553. Ông là tuyển đế hầu đầu tiên của dòng Albertine, nhánh dưới của Nhà Wettin. Sau khi qua đời vào năm 1553, không có con trai thừa tự, Tuyển hầu xứ Sachsen đã được thừa kế bởi em trai út của ông là Công tước August.
Sau Hiệp ước Leipzig năm 1485, ông nội của Moritz là Công tước Albert được người anh trưởng là Ernst, Tuyển hầu xứ Sachsen chia cho Bá quốc Meissen và các quận xung quanh, và chính thức sáng lập ra dòng Albertine. Trong khi đó, nhánh trưởng là dòng Ernestine thì cai trị Tuyển hầu xứ Sachsen. Đến đời của ông, nhờ thao túng các liên minh và tranh chấp thông minh của mình, Moritz đã giành được Tuyển hầu xứ Sachsen từ tay của người anh họ đời thứ 3 là Johann Friedrich của dòng Ernestine vào năm 1547, kể từ đó, dòng Albertine của ông đã nắm quyền đứng đầu Triều đại Wettin và nắm 1/8 phiếu tuyển đế hầu để bầu ra Hoàng đế La Mã Thần thánh cho đến khi đế chế này xụp đổ vào năm 1806. Chính dòng Albertine của ông cũng sở hữu Vương quốc Sachsen và nâng triều đại Wettin lên hàng vương tộc ở châu Âu. Tuy không có ảnh hưởng quốc tế nhiều như dòng Ernestine, nhưng dòng Albertine cũng đã ảnh hưởng lâu dài trong Đế chế La Mã Thần Thánh và lịch sử Ba Lan.
Tham khảo
Literature
Georg Voigt, Moritz von Sachsen, Leipzig 1876.
Erich Brandenburg, Moritz von Sachsen, Bd. I, Leipzig 1899.
Günther, Wartenberg, Landesherrschaft und Reformation. Moritz von Sachsen und die albertinische Kirchenpolitik bis 1546. Weimar 1988.
Karlheinz Blaschke, Moritz von Sachsen. Ein Reformationsfürst der zweiten Generation. Göttingen 1983.
Johannes Herrmann, Moritz von Sachsen. Beucha 2003.
Hans Baumgarten, Moritz von Sachsen, Berlin 1941.
Hof und Hofkultur unter Moritz von Sachsen (1521–1553), hrsg. von André Thieme und Jochen Vötsch, unter Mitarbeit von Ingolf Gräßler im Auftrag des Vereins für sächsische Landesgeschichte, Beucha 2004.
Hans-Joachim Böttcher, Anna Prinzessin von Sachsen (1544-1577) - Eine Lebenstragödie, Dresden 2013, .
Sinh năm 1521
Mất năm 1553
Tuyển hầu xứ Sachsen
Công tử Sachsen
Vương tộc Wettin
Dòng Albertine
Quân vương Tin Lành |
19852485 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Albrecht%20III%2C%20C%C3%B4ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%E1%BB%A9%20Sachsen | Albrecht III, Công tước xứ Sachsen | Albrecht III xứ Sachsen (27 tháng 1 năm 1443 – 12 tháng 9 năm 1500) có biệt danh là Albrecht Táo bạo hay Albrecht Dũng cảm, ông là người lập ra dòng Albertine, nhánh thứ của Nhà Wettin. Sau khi cha của ông là Friedrich II, Tuyển hầu xứ Sachsen qua đời vào năm 1464, ông trở thành người đồng cai trị Tuyển hầu xứ Sachsen cùng anh trai là Ernst, Tuyển hầu xứ Sachsen (người lập ra dòng Ernestine). Đến năm 1485, Hiệp ước Leipzig được ký kết giữa hai anh em, Albrecht được nhận Bá quốc Meissen và các quận xung quanh, trong khi đó Ernst thì tiếp nhận ngai vàng tuyển hầu xứ Sachsen. Đến năm 1547, thời cháu nội của ông là Công tước Moritz, dòng Albertine đã trở thành Tuyển hầu xứ Sachsen, đẩy dòng chính Ernestine xuống.
Tham khảo
|-
|-
Công tước xứ Sachsen
Tuyển hầu thân vương tử Sachsen
Vương tộc Wettin
Dòng Albertine
Sinh năm 1443
Mất năm 1500
Huân chương Lông cừu vàng |
19852487 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Andriivka | Trận Andriivka | Trận Andriivka là một trận đánh trong cuộc phản công 2023 của Ukraina, diễn ra ở làng Andriivka, Bakhmut, từ 25/7 tới 15/9. Đây là 1 trong 14 làng được Lực lượng Vũ trang Ukraina giải phóng trong cuộc phản công của. Trận đánh tại làng này bắt đầu từ 25 tháng 7 năm 2023 khi quân đội Ukraina tiến vào làng và kết thúc vào ngày 15 tháng 9 khi Oleksandr Syrskyi tuyên bố họ kiểm soát hoàn toàn ngôi làng này. Theo nguồn Telegram từ phía Lữ đoàn Tấn công Riêng biệt số 3 thì họ đã tiêu diệt hoàn toàn phe phòng thủ tại đây là Lữ đoàn Cơ giới Riêng biệt số 72 cùng chỉ huy của họ.
Liên kết |
19852488 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Leo%20Castledine | Leo Castledine | Leo Alexander Francis Castledine (sinh ngày 20 tháng 8 năm 2005) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Chelsea tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh.
Sự nghiệp thi đấu
Chelsea
Sinh ra ở Kingston Upon Thames, nơi chỉ cách Trung tâm huấn luyện Cobham 15 phút di chuyển, Castledine bắt đầu sự nghiệp của mình với Chelsea, đội bóng yêu thích của anh khi lớn lên. Anh đã thi đấu 2 năm cho Chelsea trước khi chuyển đến AFC Wimbledon năm 7 tuổi. Khi trưởng thành, anh cũng chơi môn bóng bầu dục liên hiệp và được ghi danh vào học viện ưu tú của câu lạc bộ chuyên nghiệp Harlequins.
Bắt đầu sự nghiệp của mình với Wimbledon với vai trò phòng ngự, anh chuyển lên hoạt động ở vị trí tiền vệ. Ổn định tốt với vai trò mới của mình, anh đã tham gia vào chuyến du đấu trước mùa giải của đội U-18 Wimbledon ở Ý, chơi cùng với các cầu thủ hơn anh 4 tuổi và tiếp tục ra mắt đội U-18 vào năm 2019 - trở thành cầu thủ Wimbledon trẻ nhất từ trước đến nay làm như vậy.
Một năm sau, vào tháng 3 năm 2020, anh tái gia nhập Chelsea, gọi Mason Mount và Jack Grealish là những cầu thủ yêu thích hiện tại của anh. Anh ký bản hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với "The Blues" vào tháng 8 năm 2022, sinh nhật lần thứ 17 của mình và được gọi vào tập luyện cùng đội 1.
Castledine có trận ra mắt chuyên nghiệp cho Chelsea, khi vào sân thay người trong chiến thắng 6-1 trước Middlesbrough tại trận bán kết lượt về Cúp EFL vào ngày 24 tháng 1 năm 2024.
Sự nghiệp quốc tế
Castledine đã đại diện cho Anh ở các cấp độ U-15, U-17 và U-18.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 2023, Castledine ghi bàn trong trận ra mắt đội tuyển U-19 Anh trong chiến thắng 6–0 trước România ở Marbella.
Đời tư
Anh là con trai của cựu cầu thủ Wimbledon và người dẫn chương trình truyền hình, Stewart Castledine, cũng như cựu người dẫn chương trình Homes Under the Hammer, Lucy Alexander. Leo cũng có một người chị gái, Kitty, nữ diễn viên hiện đang đóng vai chính trong vở kịch EastEnders.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Tham khảo
Sinh năm 2005
Nhân vật còn sống
Cầu thủ bóng đá nam Anh
Tiền vệ bóng đá nam
Cầu thủ bóng đá Chelsea F.C.
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Anh
Cầu thủ bóng đá AFC Wimbledon |
19852489 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20trong%20nh%C3%A0%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202005 | Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2005 | Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á 2005 () là mùa giải thứ bảy của Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á, giải đấu bóng đá trong nhà dành cho các đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia hàng đầu châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Giải đấu được tổ chức từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Một số lượng kỷ lục 24 đội tham dự đã được ghi nhận cho giải lần này, trong đó có bốn đội lần đầu góp mặt tại giải đấu là Bhutan, Qatar, Turkmenistan và đội chủ nhà Việt Nam.
Lần đầu tiên trong giải đấu, AFC đã giới thiệu một thể thức thi đấu mới nhằm tăng cơ hội cọ xát cho các đội tuyển của châu lục, theo đó sáu đội đầu bảng và hai đội nhì bảng xuất sắc nhất sẽ lọt vào vòng đấu loại trực tiếp thông thường để tranh giải Cúp vàng, trong khi 16 đội bóng còn lại sẽ lọt vào vòng tranh giải Cúp bạc. Đây cũng là lần cuối cùng Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á được tổ chức như một sự kiện mở, trước khi vòng loại bắt đầu được tiến hành kể từ năm 2006.
Iran đã đánh bại Nhật Bản trong trận chung kết để giành chức vô địch thứ bảy liên tiếp.
Địa điểm
Bốc thăm
Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 4 tháng 3 năm 2005 tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh. 24 đội tham dự được chia thành sáu bảng, trở thành giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á có quy mô lớn nhất kể từ khi được thành lập vào năm 1999.
Kết quả bốc thăm
Kết quả bốc thăm như sau:
Đội hình
Mỗi đội phải đăng ký một đội hình gồm 14 cầu thủ, trong đó có tối thiểu hai thủ môn.
Vòng bảng
Sáu đội đứng đầu mỗi bảng và hai đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ lọt vào vòng tranh giải Cúp vàng, các đội còn lại vào vòng tranh Cúp bạc.
Các tiêu chí
Các đội được xếp hạng theo điểm (thắng 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng theo thứ tự để xác định thứ hạng:
Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
Điểm thu được trong các trận đấu bảng giữa các đội liên quan;
Hiệu số bàn thắng trong các trận đấu bảng giữa các đội liên quan;
Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu bảng giữa các đội liên quan;
Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và gặp nhau ở lượt đấu cuối cùng của vòng bảng;
Điểm thẻ phạt (điểm số ít hơn tính theo số thẻ vàng và đỏ nhận được trong các trận đấu vòng bảng);
Bốc thăm.
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Bảng D
Bảng E
Bảng F
Xếp hạng các đội nhì bảng đấu
Vòng tranh Cúp bạc
Vòng bảng thứ hai
Bảng I
Bảng J
Bảng K
Bảng L
Vòng đấu loại trực tiếp
Trong vòng đấu loại trực tiếp, loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để xác định đội thắng cuộc nếu hòa sau thời gian thi đấu chính thức.
Bán kết
Chung kết
Vòng tranh Cúp vàng
Vòng bảng thứ hai
Bảng G
Bảng H
Vòng đấu loại trực tiếp
Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụ (có áp dụng luật bàn thắng vàng) và loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để xác định đội thắng cuộc nếu hòa sau thời gian thi đấu chính thức.
Bán kết
Chung kết
Giải thưởng
Cầu thủ ghi bàn
23 bàn
Vahid Shamsaei
21 bàn
Kenichiro Kogure
13 bàn
Taji Abdullayev
12 bàn
Hassan Huthut
Panuwat Janta
11 bàn
Hayssam Atwi
Khaled Takaji
Abdulaziz Al-Kuwari
10 bàn
Abdul-Karim Ghazi
Mahmoud Itani
Nader Hajjar
Lee Sang-keun
9 bàn
Mohammed Hassanain
Lee Kyung-min
8 bàn
Emil Kenjisariev
Hashem Al-Shurafa
Hazem Hajjar
Rashid Al-Dosari
Anucha Munjarern
Joe Nueangkord
Yilham Ilmuradov
7 bàn
Viernes Ricardo Polnaya
Mohammad Hashemzadeh
Hossein Soltani
Wameedh Shamil
Kensuke Takahashi
Ahmad Al-Asfour
Khalid Gharib
Prasert Innui
Abdulla Buriev
Nikolay Odushev
6 bàn
Wu Zhuoxi
Yan Fei
Zhang Jiong
Andi Irawan
Majid Raeisi
Mohsen Zareei
Nurjan Djetybaev
Rafat Rabee
Lertchai Issarasuwipakorn
Pattaya Piemkum
Bahodir Ahmedov
5 bàn
Zhang Xi
Leung Chi Kui
Sayan Karmadi
Jaelani Ladjanibi
Zaid Watheq
Kenta Fujii
Nawaf Al-Otaibi
Rabih Abu Chaaya
Ng Boon Leong
Khurshed Makhmudov
Agajan Resulov
Aleksandr Korolev
Anvar Mamedov
Farruh Zakirov
Lê Quốc Khương
Nguyễn Tuấn Thành
4 bàn
Wang Xiaoyu
Yang Du
Chang Fu-hsiang
Hsueh Ming-wen
Vennard Hutabarat
Zaman Majid
Yuki Kanayama
Takuya Suzumura
Fawzi Al-Mass
Faizul Abdul Gaffar
Ahmed Abdalhadi
Mustafa Yasin
Alexander Borromeo
Narongsak Khongkaew
Furkat Kudratov
Saidolimhon Sharafutdinov
3 bàn
Passang Tshering
Li Jian
Xiong Sui
Chen Kun-shan
Ho Kuo-chen
So Sheung Kwai
Wahyu Triyanto
Mohammad Reza Heidarian
Javad Maheri
Yasir Hameed
Raed Khalf
Daniar Abdyraimov
Andrey Pestryakov
Hassan Hammoud
Ibrahim Hammoud
Serge Said
Ho Wai Tong
Leong Lap San
Mohd Saiful Mohd Noor
Anton del Rosario
Mohsin Ali
Cho Jae-suk
Oh Su-taek
Eradzh Nasikhov
Shavkatbek Muhitdinov
Ilhom Yusupdjanov
Tham khảo
Liên kết ngoài
Futsal Planet
RSSSF
Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Giải đấu bóng đá trong nhà quốc tế tổ chức bởi Việt Nam
Bóng đá Việt Nam năm 2005
Bóng đá trong nhà châu Á năm 2005
Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á |
19852492 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20Bi%C3%AAn%20Tr%C3%A1c | Độ Biên Trác | Độ Biên Trác (渡辺卓) có thể là:
Watanabe Takashi (sinh năm 1947), doanh nhân người Nhật Bản
Watanabe Taku (sinh năm 1971), cầu thủ bóng đá người Nhật Bản |
19852497 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bahrain%2010%E2%80%930%20Indonesia | Bahrain 10–0 Indonesia | Vào ngày 29 tháng 2 năm 2012, và đối đầu nhau trong khuôn khổ Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực châu Á (vòng 3). Trận đấu được diễn ra tại Sân vận động Quốc gia Bahrain ở Riffa (Bahrain). Đó là trận thắng đậm nhất của Bahrain và trận thua đậm nhất của Indonesia. Trận đấu này được biết đến nhờ cuộc điều tra được FIFA kêu gọi sau đó.
Trước trận đấu này, Bahrain cần ghi 9 bàn và thua trận tiếp theo trước để vượt qua Qatar và đi tiếp vào Vòng 4. Cuối cùng, Qatar có bàn gỡ hòa ở phút 83 nên trận đấu kết thúc với tỷ số 2–2 và do đó Qatar đi tiếp. của Bahrain.
Trước trận đấu
Bảng xếp hạng (bảng E) trước ngày thi đấu cuối cùng:
Trước trận đấu, Bahrain phải thắng với cách biệt 9 bàn mới có cơ hội đi tiếp.
Trước trận đấu, Indonesia đã thua cả 5 trận ở vòng loại, để thủng lưới 16 bàn.. Mâu thuẫn nội bộ trong Liên đoàn bóng đá Indonesia khiến họ ngăn cản tất cả cầu thủ Indonesia Super League thi đấu. Họ chỉ cử những cầu thủ chơi ở Indonesian Premier League, mặc dù các cầu thủ quốc gia Indonesia giỏi hơn và giàu kinh nghiệm hơn chơi ở Indonesia Super League. Indonesia được cho là có những cầu thủ thiếu kinh nghiệm thi đấu vì tình huống này.
Trước trận đấu này, trận thua kỷ lục của Indonesia là 9–0, trước , diễn ra vào năm 1974.
Trong 6 lần gặp nhau trước trận, mỗi đội thắng 2 trận và hòa 2 trận. Cả hai đội đã gặp nhau trước đó ở vòng này tại Sân vận động Gelora Bung Karno ở Jakarta (Indonesia), với chiến thắng 2–0 thuộc về Bahrain. Trước vòng loại, lần gặp nhau gần nhất giữa hai đội diễn ra trong khuôn khổ vòng bảng AFC Asian Cup 2007 vào ngày 10 tháng 7 năm 2007, khi đó Indonesia (đồng chủ nhà AFC Asian Cup 2007) thắng 2–1.
Tóm tắt trận đấu
Indonesia khởi đầu trận đấu với một đội hình thiếu kinh nghiệm, không có cầu thủ nào có trên 12 lần khoác áo đội tuyển quốc gia. Đây cũng là trận ra mắt quốc tế của 8 cầu thủ trong đội hình xuất phát của Indonesia (trừ Syamsidar, Irfan Bachdim và Ferdinand Sinaga).
Indonesia sớm nhận bàn thua khi thủ thành Syamsidar của họ phải nhận thẻ đỏ ngay trong 3 phút đầu tiên. Sau khi Bahrain thực hiện quả phạt đền, họ tiếp tục được hưởng tổng cộng 4 quả phạt đền trong trận đấu, trong đó có 3 quả trong hiệp một, mặc dù thủ môn vào sân thay người Indonesia Andi Muhammad Guntur đã cản phá được hai trong số đó.
Chi tiết trận đấu
Bài viết về trận đấu
Sau trận đấu, Indonesia kết thúc vòng 3 với thành tích chung cuộc tệ nhất trong số 20 đội thi đấu, không ghi được điểm nào trong vòng đấu và để thủng lưới tổng cộng 26 bàn thua. Bahrain cũng không vượt qua vòng loại với 2 trận thắng, 3 trận hòa và 1 trận thua.
Chú thích
Liên kết ngoài
Official match report at FIFA.com
Tham khảo
Bóng đá châu Á năm 2012 |
19852519 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u%20th%E1%BB%B1c%20ph%E1%BA%A9m | Màu thực phẩm | Màu thực phẩm hay màu phụ gia (tiếng Anh: food coloring) là những chất hóa học như thuốc nhuộm, sắc tố có khả năng tạo màu cho thực phẩm, giúp chúng trở nên đẹp và thu hút hơn. Chất tạo màu có thể ở dạng lỏng, bột hoặc gel. Ngoài đồ ăn, chúng cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm, đồ thủ công và các thiết bị y tế. Màu thực phẩm có hai dạng là tự nhiên và nhân tạo/tổng hợp.
Sử dụng
Với con người, màu sắc có thể ảnh hưởng đến sự cảm nhận huơng vị của thực phẩm hay đồ uống, từ bánh, kẹo cho tới rượu vang. Thông thường, mục đích của thêm màu phụ gia là mô phỏng lại màu sắc mà người dùng coi nó là tự nhiên, ví dụ như thêm màu đỏ vào mứt anh đào. Trong một số trường hợp khác, thêm màu nhằm mục đích tạo hiệu ứng bất ngờ, như việc hãng Heinz ra mắt sốt cà chua màu xanh lá vào năm 2000 trong khi vốn dĩ nó màu đỏ. Dưới đây là một số công dụng của màu thực phẩm:
Làm món ăn trông ngon miệng, bắt mắt hơn
Bù đắp cho sự phai màu trong trường hợp thực phẩm tiếp xúc với ánh sáng, không khí, nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian dài
Thay đổi màu sắc tự nhiên của sản phẩm
Thêm màu vào những đồ ăn vốn không có màu, giúp chúng trở nên thu hút
Tăng khả năng nhận dạng sản phẩm, ví dụ như hương vị kẹo hoặc liều lượng thuốc
Lịch sử
Việc sử dụng màu thực phẩm được cho là đã xuất hiện từ khoảng năm 1500 TCN tại Ai Cập, nơi mà những người làm kẹo thường thêm các loại chiết xuất phụ gia để tăng mỹ quan của sản phẩm.
Tham khảo
Liên kết ngoài
FDA/CFSAN Food Color Facts
Natural Food Colors (Food-Info)
Report on the Certification of Color Additives by U.S. FDA
NATCOL: What are natural food colours?
CSPI: Food Dyes Pose Rainbow of Risks
Phụ gia thực phẩm
Màu thực phẩm |
19852522 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bathygobius%20fuscus | Bathygobius fuscus | Bathygobius fuscus là một loài cá biển thuộc chi Bathygobius trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.
Từ nguyên
Tính từ định danh fuscus trong tiếng Latinh có nghĩa là “sẫm màu”, hàm ý đề cập đến màu nâu đen khi mẫu vật của loài cá này ngâm trong alcohol.
Phân bố và môi trường sống
B. fuscus có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến đảo Wake, quần đảo Line và quần đảo Gambier, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản và Hàn Quốc, phía nam đến Nam Phi và Úc (gồm cả đảo Norfolk). Ở Việt Nam, B. fuscus được ghi nhận tại quần đảo Cát Bà và vịnh Nha Trang.
B. fuscus xuất hiện chủ yếu ở các vùng biển ven bờ, ưa môi trường sống có cát và đá vụn với san hô mềm, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy chúng ở cửa sông, và đôi khi tiến vào cả các dòng nước ngọt.
Mô tả
Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở B. fuscus là 12 cm. Thân màu nâu vàng với các vệt đốm nâu sẫm khắp cơ thể. Mỗi vảy có một chấm màu xanh lam nhạt, tạo thành hàng trên thân. Vây lưng và vây đuôi cũng có những chấm xanh. Dải vàng ở rìa vây lưng.
Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 8.
Sinh thái
Thức ăn của B. fuscus là động vật giáp xác, cá nhỏ hơn và tảo.
Ở các loài cá, việc lẻn thụ tinh với trứng của con cái là chiến thuật sinh sản phổ biến nhất của những con đực là "người thứ ba". Một nghiên cứu cho thấy, những cá thể B. fuscus đực là "người thứ ba" có nồng độ tinh trùng cao hơn trong tinh hoàn và sống lâu hơn so với tinh trùng của những cá thể đực "chủ nhà", mặc dù không phát hiện thấy sự khác biệt nào về kích thước tinh trùng. Điểm độc đáo của B. fuscus là cá đực đều tích tụ chất nhầy chứa tinh trùng lên tổ, từ đó tinh trùng trôi theo trong nước. Những đặc điểm này của những con đực lén lút góp phần nâng cao khả năng thụ tinh thành công của chúng.
Thương mại
B. fuscus không có giá trị thủy sản ở một số nơi (như Ấn Độ), nhưng đôi khi cũng được bán tươi ở các chợ cá (ở Campuchia).
Ở Việt Nam, B. fuscus đã được nuôi thành công.
Tham khảo
F
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá biển Đỏ
Cá Mozambique
Cá Nam Phi
Cá Madagascar
Cá Mauritius
Cá Maldives
Cá Thái Lan
Cá Campuchia
Cá Việt Nam
Cá Malaysia
Cá Singapore
Cá New Guinea
Cá Philippines
Cá Nhật Bản
Cá Hàn Quốc
Động vật được mô tả năm 1830 |
19852524 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Wat%20Rong%20Khun | Wat Rong Khun | Wat Rong Khun (), còn được gọi là Chùa Trắng, là một ngôi chùa Phật giáo và là một trong những ngôi chùa dễ nhận biết nhất ở Pa O Don Chai, huyện Mueang, Chiang Rai, Thái Lan. Ngôi chùa nằm bên ngoài thị trấn Chiang Rai thu hút lượng lớn khách du lịch cả Thái Lan và khách nước ngoài, khiến nó trở thành địa điểm thu hút nhất Chiang Rai. Chùa Trắng được tạo ra bởi nghệ sĩ quốc gia Chalermchai Kositpipat, người đã thiết kế, xây dựng, và mở cửa đón khách du lịch vào năm 1997.
Phần cấu trúc chính của chùa được làm từ khung bê tông cơ bản và mái gỗ. Nhưng khi nhìn từ xa, nó dường như được chế tạo từ sứ lấp lánh, khi đến gần gơn, có thể thấy rõ hiệu ứng lấp lánh có được nhờ sự kết hợp giữa lớp sơn trắng và lớp tráng trong suốt. Bên ngoài được trang trí bằng thạch cao trắng và lớp kính tích hợp.
Lịch sử
Vào cuối thế kỷ 20th, Wat Rong Khun ban đầu trong tình trạng tồi tệ trong sửa chữa. Kinh phí không đủ để cải tạo. Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ địa phương đến từ Chiang Rai, quyết định xây dựng hoàn toàn ngôi chùa và tài trợ cho dự án bằng tiền của chính mình. Đến nay, Chalermchai đã bỏ ra 1.080 triệu baht cho dự án. Nghệ sĩ dự tính khu vực xung quanh chùa sẽ trở thành trung tâm học tập và thiền. Kositpipat xem ngôi chùa là một lễ vật dang lên Đức Phật và tin rằng dự án sẽ mang lại cho anh cuộc sống bất tử. Ngày nay công việc đang được tiến hành, nhưng dự kiến sẽ không được hoàn thành cho đến năm 2070.
Du lịch
Công trình được mở cửa quanh năm. Quyên góp được chấp nhận tại đây, nhưng không được vượt quá 10.000 baht, Chalermchai từ chối chịu sự ảnh hưởng của các nhà tài trợ lớn.
Vé vào công là 100 baht cho khách địa phương và nước ngoài.
Hình ảnh
Xem thêm
Wat Phra That Doi Chom Thong
Wat Phra Kaew, Chiang Rai
Hsinbyume Pagoda – Chùa Trắng tại Myanmar
Le Palais idéal
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thư viện hình ảnh
Địa điểm du lịch Chiang Rai
Điêu khắc Thái Lan
Nghệ thuật đương đại Thái |
19852532 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pa%20O%20Don%20Chai | Pa O Don Chai | Pa O Don Chai () là một tambon (phó huyện) của Mueang Chiang Rai, Chiang Rai, Thái Lan. Vào năm 2005 mật độ dân số tại đây là 9.849 người. Tambon bao gồm 21 xã.
Tham khảo
Tambon của tỉnh Chiang Rai
Khu dân cư ở tỉnh Chiang Rai |
19852542 | https://vi.wikipedia.org/wiki/TCG%20Pirireis | TCG Pirireis | Hai tàu ngầm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ từng được đặt cái tên TCG Pirireis (S-343), theo tên Đô đốc Đế quốc Ottoman Piri Reis (khoảng 1465–1554), và là một người vẽ bản đồ nổi bật. Vì được đặt cùng một số hiệu lườn S-343, hai con tàu được phân biệt theo thứ tự hiện diện:
TCG Pirireis (1960) nguyên là được chuyển giao năm 1960 và phục vụ cho đến năm 1973
TCG Pirireis (1983) nguyên là , được chuyển giao năm 1980 và ngừng hoạt động năm 2004
Tên gọi tàu chiến Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ |
19852544 | https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Menhaden | USS Menhaden | Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Menhaden, theo tên loài cá mòi dầu:
là một tàu tuần tra và tàu kéo trong biên chế từ năm 1917 đến năm 1919
là một trong biên chế từ năm 1945 đến năm 1946 và từ năm 1951 đến năm 1971
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ |
19852545 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20t%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Syria%202021 | Bầu cử tổng thống Syria 2021 | Bầu cử tổng thống Syria 2021 () được tổ chức vào ngày 26 tháng 5 năm 2021 tại Syria. Đây là cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai kể từ khi kể từ khi Đảng Ba'ath cầm quyền vào năm 1963 và đất nước xảy ra nội chiến vào năm 2011. Tổng thống Bashar al-Assad giành tuyệt đối với tỷ lệ 95,19% phiếu bầu, hai ứng cử viên còn lại là Abdallah Saloum Abdallah và Mahmoud Ahmed Marei lần lượt giành 1,5% và 3,31% phiếu bầu. Với kết quả trên, Bashar al-Assad tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ tư.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử trên nhận được sự chỉ trích từ phương Tây và phe đối lập. Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Ý cáo buộc bầu cử thiếu tự do, công bằng và dân chủ, đồng thời không công nhận kết quả bầu cử; trong khi phe đối lập coi cuộc bầu cử mang tính chất trò hề.
Kết quả
Tham khảo
Syria năm 2021
Bầu cử năm 2021
Bầu cử ở châu Á năm 2021
Sự kiện tháng 5 năm 2021 ở châu Á
Bầu cử tổng thống Syria
Chính trị Syria thập niên 2020 |
19852547 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Blankenbach | Blankenbach | Blankenbach là một đô thị nằm ở huyện Aschaffenburg, vùng Hạ Franconia (Unterfranken) thuộc bang Bayern, Đức.
Tham khảo
Aschaffenburg (huyện) |
19852548 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gro%C3%9Fostheim | Großostheim | Großostheim (hoặc Grossostheim) là một xã nằm ở huyện Aschaffenburg, thuộc Regierungsbezirk Unterfranken, bang Bayern, Đức.
Tham khảo
Đọc thêm
Wolfgang Hartmann: 1200 Jahre Großostheim . Großostheim 1999
Frank Schmelz: Lineare humangene Gehölz- und Saumstrukturen im Bachgau (Gmde. Großostheim, Lkrs. Aschaffenburg) . Gießen 2001
Liên kết ngoài
Cổng thông tin lịch sử chính vùng Hạ Bavaria
Großostheim trong thời kỳ Quốc xã, tài liệu |
19852549 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Heigenbr%C3%BCcken | Heigenbrücken | Heigenbrücken là một đô thị nằm ở huyện Aschaffenburg, thuộc Regierungsbezirk Unterfranken, bang Bayern, Đức. Nơi đây có dân số khoảng 2.200 người.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của cộng đồng
Aschaffenburg (huyện) |
19852550 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Heimbuchenthal | Heimbuchenthal | Heimbuchenthal là một xã nằm ở huyện Aschaffenburg, thuộc Regierungsbezirk Unterfranken, bang Bayern, Đức.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Aschaffenburg (huyện) |
19852552 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Heinrichsthal | Heinrichsthal | Heinrichsthal là một xã nằm ở huyện Aschaffenburg, thuộc Regierungsbezirk Unterfranken, bang Bayern, Đức.
Tham khảo
Aschaffenburg (huyện) |
19852553 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B6sbach | Hösbach | Hösbach là một xã và phố thị nằm ở huyện Aschaffenburg, thuộc Regierungsbezirk Unterfranken, bang Bayern, Đức. Nơi đây có dân số khoảng 13.000 người (2020).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của cộng đồng
Aschaffenburg (huyện) |
19852554 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kahl%20am%20Main | Kahl am Main | Kahl am Main (chính thức Kahl a. Main) là một xã nằm ở huyện Aschaffenburg, thuộc Regierungsbezirk Unterfranken, bang Bayern, Đức. Nơi đây có dân số khoảng 7.500 người.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của cộng đồng
Nhà thờ Công giáo ở Kahl
Aschaffenburg (huyện) |
19852559 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ry%C5%AB%C5%8D%2C%20Shiga | Ryūō, Shiga | là thị trấn thuộc huyện Gamō, tỉnh Shiga, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 11.789 người và mật độ dân số là 260 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 44,55 km2.
Tham khảo
Thị trấn của Shiga |
19852572 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai%20%28phim%29 | Mai (phim) | Mai (viết cách điệu: MAI) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại hài – lãng mạn – chính kịch ra mắt vào năm 2024 do Trấn Thành làm đạo diễn và đồng sản xuất, đánh dấu đây là bộ phim điện ảnh thứ ba anh làm đạo diễn, sau Bố già và Nhà bà Nữ. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Trấn Thành, Ngọc Giàu, Khả Như, Uyển Ân, Anh Đức, Việt Anh và Hồng Đào.
Nội dung
Mai là một cô gái sinh ra trong một gia đình bất hạnh với người cha nghiện cờ bạc. Ở tuổi đẹp nhất của người con gái, Mai đã phải trải qua một bi kịch không thể kinh khủng hơn. Vì chuyện này mà Mai phải làm đủ mọi việc để kiếm tiền hòng tồn tại giữa thành phố hoa lệ. Và rồi, số phận đưa đẩy khiến Mai trở thành một cô gái massage. Tất nhiên, khác với những người đồng nghiệp, Mai chỉ "bán nghệ chứ không bán thân". Tuy nhiên, công việc này vẫn khiến cô chịu nhiều điều tiếng, bị người ta xem như gái bán hoa. Cuộc đời cô bất ngờ rẽ sang hướng khác khi gặp Dương – gã hàng xóm sống đối diện căn phòng trọ của Mai. Trái ngược với Mai, Dương lại là chàng công tử sinh ra ở vạch đích, chuyển ra ngoài sống chỉ để tìm kiếm cảm hứng sáng tác. Anh ta sống cuộc đời phóng túng, là tay "sát gái" và quyết tâm chiếm lấy Mai vì một lời thách đố với tay bạn thân.
Mai là người phụ nữ khác với tất cả những cô gái từng lên giường với Dương. Cô không chạy theo để cầu xin tình yêu của anh, mà chỉ muốn anh tránh càng xa khỏi đời mình càng tốt. Cô bảo rằng mình đã chai sạn cảm xúc với đàn ông, chỉ muốn tập trung kiếm tiền mà thôi. Lúc ban đầu, có lẽ Dương chỉ xem Mai là một mục tiêu chinh phục để anh tìm vui qua đường. Cô càng cự tuyệt, anh càng lấn tới. Thế nhưng càng tiếp xúc nhiều với Mai, trái tim của Dương lại càng rung động nhiều hơn. Để rồi đến cuối cùng, anh trao đi tình yêu chân thành nhất, chỉ mong được gắn bó bên Mai cả đời. Song do hoàn cảnh của hai người quá khác nhau, nên trong tim Mai luôn tồn tại một nỗi sợ. Cô xem hạnh phúc giống như ngày mai, là thứ vĩnh viễn không bao giờ tới. Trái tim cô giờ đây đã quá nhiều vết xước, nó không thể chịu được tổn thương thêm lần nữa.
Diễn viên
Phương Anh Đào vai Mai
Tuấn Trần vai Dương (Sâu)
Trấn Thành vai ông Hoàng
Hồng Đào vai bà Đào
Sầu Anh Thư vai Lành
Anh Phạm vai Diễm
Trần Tiểu Vy vai vợ Dương
Uyển Ân vai Bình Minh
Ngọc Giàu vai Má Mi
Việt Anh vai chú Út
Kim Phương vai Tú Bà
Thanh Hằng vai bà Nguyệt
Kiều Linh vai bà Kiều
Ngọc Nga vai bà Nga
Khả Như vai Trinh
Anh Đức vai A Tỷ
Quốc Khánh vai Bobby
Lý Hạo Mạnh Quỳnh vai Tú quản lý spa
Lộ Lộ vai bà Phụng
Ngọc Nguyễn vai bà Ngọc hàng xóm
và một số diễn viên phụ khác
Sản xuất
Âm nhạc
Tổng cộng đã có 5 ca khúc xuất hiện trong bộ phim bao gồm: "Sau lời từ khước" của Phan Mạnh Quỳnh; "Đen đá không đường" của Amee; "Những con sông ngón tay" của Trần Thu Hà; "Bartender" của Ngọt và "Mùa thu mây ngàn" của Từ Công Phụng. "Đen đá không đường" của Amee và "Những con sông ngón tay" của Trần Thu Hà đa số xuất hiện vào cảnh lãng mạn của Dương (Tuấn Trần đóng) và Mai (Phương Anh Đào đóng). "Mùa thu mây ngàn" của Từ Công Phụng là bài hát mà nhân vật Dương (Tuấn Trần đóng) đã đàn cho nhân vật Mai nghe. "Bartender" của Ngọt xuất hiện vào cảnh hành động của Mai (Phương Anh Đào đóng) và Trinh (Khả Như đóng). "Sau lời từ khước" của Phan Mạnh Quỳnh xuất hiện vào cảnh Mai chia tay Dương.
Phát hành
Quảng bá
Ngày 28 tháng 11 năm 2023, Trấn Thành và đơn vị phát hành đã chính thức công bố bộ phim Mai và ấn định khởi chiếu vào ngày 10 tháng 2 năm 2024, tức mùng 1 Tết Nguyên đán. Bản nhìn đầu tiên và áp phích teaser của bộ phim được phát hành có sự xuất hiện của diễn viên Phương Anh Đào trong vai nữ chính. Đến ngày 10 tháng 1 năm 2024, đơn vị phát hành chính thức ra mắt trailer và áp phích chính thức của phim, hé lộ toàn cảnh câu chuyện tình yêu của nhân vật Mai và Dương.
Đón nhận
Doanh thu
Đến hết buổi sáng ngày 13 tháng 2, bộ phim đã chạm mốc 100 tỷ đồng để phá kỷ lục Nhà bà Nữbộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử phòng vé Việt Nam sau 3 ngày và một buổi sáng. Đến ngày thứ 8 kể từ khi công chiếu, bộ phim đã cán mốc 300 tỷ đồng, tiếp tục phá kỷ lục trước đó của bộ phim Nhà bà Nữ cũng do Trấn Thành làm đạo diễn. Như vậy, trung bình mỗi ngày bộ phim thu về thêm 37.5 tỷ đồngcon số chưa từng có trong lịch sử phòng vé Việt Nam. Theo VTC News, Mai đã trở thành phim có tốc độ tăng doanh thu nhanh nhất lịch sử Việt Nam.
Kể từ lúc Mai vượt mốc 200 tỷ, Trấn Thành cũng chính thức trở thành đạo diễn đầu tiên tại Việt Nam có tổng doanh thu phòng vé hơn một nghìn tỷ đồng từ các phim của mình bao gồm Bố già với 427 tỷ đồng và Nhà bà Nữ là 475 tỷ đồng.
Thành tích
Đánh giá chuyên môn
Nhà phê bình Nguyễn Phong Việt từ VietNamNet nhận định Mai sở hữu một "kịch bản nhiều tầng nghĩa", "sự chau chuốt về bối cảnh, góc máy", tuy nhiên anh chỉ trích 45 phút đầu của tác phẩm quá dài dòng, dẫn đến "những gấp gáp, dồn nén của phần nửa cuối phim". Anh coi Tuấn Trần "không tương xứng ở vị trí nam chính", mà chỉ là "cái nền cho đạo diễn xử lý số phận của Mai thêm kịch tính". Trong khi Mai lại mắc những lỗi cảm xúc khi cô "ngập ngụa trong nước mắt như kiểu đầy nuối tiếc và day dứt, không thể nào buông bỏ được". Anh chỉ ra tuyến nhân vật "đánh mất đi rất nhiều nhịp để có thể tạo nên một đường chạy suôn sẻ". Phong Việt kết luận Trấn Thành đã "hụt hơi" rất rõ với Mai trong việc chuyển từ thể loại "tâm lý, gia đình sang tâm lý, tình cảm".
Tranh cãi
Ngày 4 tháng 1 năm 2024, trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh áp phích của bộ phim lại trùng khớp với bìa sách Hẹn nhau ở một cuộc đời khác.
Ngày 21 tháng 2 năm 2024, rất nhiều báo chí đưa tin, lên án vấn đề bộ phim Mai của Trấn Thành dán nhãn phim 18+ nhưng vẫn có học sinh dưới 18 tuổi vào xem. Ông Lê Thanh Liêm - Chánh thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho biết các rạp chiếu phim phải làm đúng quy định, phải đảm bảo tuổi vào xem phim đúng như dán nhãn. Với phim Mai, khi được dán nhãn C18, học sinh phổ thông không được phép vào xem. Ông Liêm cũng cho biết khi kiểm tra nếu đúng có sai phạm như vậy, thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch sẽ xử lý. Hình thức xử lý được quy định cụ thể trong quy định phổ biến phim trong rạp chiếu phim, phổ biến phim trên không gian mạng.
Xem thêm
Danh sách phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu cao nhất
Danh sách phim điện ảnh có doanh thu cao nhất tại Việt Nam
Danh sách phim điện ảnh Việt Nam
Phim Tết
Điện ảnh Việt Nam
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trailer chính thức trên YouTube
Phim tiếng Việt
Phim quay tại Việt Nam
Phim do Trấn Thành đạo diễn
Phim Việt Nam năm 2024
Phim Việt Nam
Phim Việt Nam thập niên 2020
Phim lãng mạn Việt Nam
Phim hài Việt Nam
Phim chính kịch Việt Nam
Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam
Phim Tết
Phim của CJ Entertainment
Phim của HKFilm |
19852585 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20x%C3%A9t%20x%E1%BB%AD%20c%C3%B4ng%20b%E1%BA%B1ng | Quyền được xét xử công bằng | Quyền được xét xử công bằng hay dịch sát nghĩa hơn là "quyền đối với (quyền có một) phiên xử công bằng" (fair trial). Phiên xử công bằng là phiên xử được "tiến hành một cách công bằng, chính đáng và đúng thủ tục bởi một thẩm phán vô tư". Các quyền khác nhau liên quan đến xét xử công bằng được tuyên bố rõ ràng trong Điều 10 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, các Tu chính án thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và thứ mười bốn của Hiến pháp Mỹ, Điều 6 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, bên cạnh nhiều bản tuyên ngôn và hiến pháp khác trên khắp thế giới. Không có luật pháp quốc tế mang tính ràng buộc nào định nghĩa thế nào không phải là một phiên xử công bằng; ví dụ, quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn và các thủ tục quan trọng khác ở các quốc gia khác nhau là khác nhau.
Định nghĩa trong luật nhân quyền quốc tế
Sẽ rất hữu ích để tìm hiểu về quyền được xét xử công bằng trong các tuyên ngôn [về nhân quyền .ND], thứ vốn đại diện cho tập quán luật học quốc tế (customary international law), chẳng hạn như trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR). Mặc dù UDHR có quy định về một số quyền xét xử công bằng, ví dụ như quyền được suy đoán vô tội cho đến khi bị cáo được chứng minh là có tội, tại các Điều 6, 7, 8 và 11, điều khoản chính là Điều 10 quy định rằng:“Mọi người đều bình đẳng hưởng quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ cáo buộc hình sự nào đối với họ.”Sau khi UDHR được thông qua một thời gian, quyền được xét xử công bằng đã được định nghĩa chi tiết hơn trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Quyền được xét xử công bằng được bảo vệ tại Điều 14 và 16 của ICCPR, vốn mang tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên trong luật pháp quốc tế. Điều 14(1) quy định về quyền được xét xử công bằng cơ bản. Điều 14(2) quy định về quyền được suy đoán vô tội. Điều 14(3) đưa ra danh sách các bảo đảm tối thiểu trong tố tụng hình sự cho quyền được xét xử công bằng. Điều 14(5) quy định quyền của người bị kết án được yêu cầu tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án hoặc hình phạt đối với mình, và điều 14(7) chống lại nguy cơ bị trừng phạt lần thứ hai (double jeopardy). Điều 14(1) nêu rõ:"Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. Báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên toà vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của toà án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em."
Công ước Geneva
Công ước Geneva (Geneva Conventions - GC) và Nghị định thư bổ sung (Additional Protocols - AP) yêu cầu rằng bất kì tù nhân chiến tranh nào phải đối mặt với thủ tục tố tụng tư pháp đều phải được xét xử công bằng. Ví dụ, các Điều 102–108 của Công ước Geneva lần thứ ba năm 1949 nêu chi tiết các yêu cầu về sự công bằng trong xét xử tù binh chiến tranh.
Các quy định khác yêu cầu “xét xử công bằng và thường xuyên”; "các biện pháp bảo vệ xét xử và bào chữa thích đáng"; một "tòa án khách quan và được thành lập thường xuyên tôn trọng các nguyên tắc được công nhận chung của thủ tục tư pháp thông thường"; một “tòa án được thành lập thường xuyên cung cấp tất cả các bảo đảm tư pháp được các dân tộc văn minh công nhận là không thể thiếu”; và "tòa án đưa ra những đảm bảo thiết yếu về tính độc lập và vô tư."
Định nghĩa trong luật nhân quyền khu vực
Quyền được xét xử công bằng được quy định trong các Điều 3, Điều 7 và Điều 26 của Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền nhân dân (ACHPR).
Quyền được xét xử công bằng cũng được quy định trong các Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền và các điều từ 2 đến 4 của Nghị định thư thứ 7 của công ước.
Quyền được xét xử công bằng còn được quy định tại các Điều 3, 8, 9 và 10 của Công ước Châu Mỹ về Nhân quyền .
Quan hệ với các quyền khác
Đôi khi người ta coi quyền bình đẳng trước pháp luật là một phần của quyền được xét xử công bằng. Quyền này thường được đảm bảo bởi một điều khoản riêng biệt trong các văn kiện nhân quyền quốc tế. Quyền này cho phép các cá nhân được thừa nhận là chủ thể, chứ không phải là đối tượng, của pháp luật. Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền này không thể bị vi phạm hay có ngoại lệ.
Liên quan chặt chẽ đến quyền được xét xử công bằng là quyền không bị xét xử hồi tố (retroactive). Theo Công ước châu Âu về Nhân quyền và Công ước châu Mỹ về Nhân quyền, quyền này được quy định tách biệt với quyền được xét xử công bằng trong các quy định về nhân quyền và không thể bị giới hạn bởi các quốc gia.
Quyền xét xử công bằng
Người ta định nghĩa quyền được xét xử công bằng trong nhiều văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực. Đây là một trong những quyền con người được đề cập rộng rãi nhất và tất cả các văn kiện nhân quyền quốc tế đều ghi nhận nó trong nhiều hơn một điều khoản. Quyền được xét xử công bằng là một trong những quyền con người được tranh tụng nhiều nhất và án lệ quan trọng được thiết lập dựa trên việc giải thích quyền con người này. Bất chấp sự khác nhau về cách diễn đạt và trình tự sắp xếp các quyền khác nhau về xét xử công bằng, các văn kiện nhân quyền quốc tế vẫn định nghĩa quyền được xét xử công bằng với những thuật ngữ về cơ bản là giống nhau. Mục đích của quyền này là nhằm đảm bảo quản trị công lý một cách đúng đắn. Ở mức độ tối thiểu, quyền được xét xử công bằng bao gồm các quyền sau đây trong tố tụng dân sự và hình sự:
quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và vô tư
quyền được điều trần công khai
quyền được lắng nghe trong một khoảng thời gian hợp lý
quyền có luật sư (the right to counsel)
quyền giải thích [luật pháp .ND] (the right to interpretation)
Các quốc gia chỉ có thể hạn chế hoặc tước bỏ các quyền được xét xử công bằng trong các trường hợp được cụ thể hóa trong các văn kiện nhân quyền.
Trong tố tụng dân sự và hình sự
Tòa án Nhân quyền Châu Âu và Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ quy định rõ rằng quyền được xét xử công bằng áp dụng cho tất cả các loại thủ tục tố tụng tư pháp, cho dù là dân sự hay hình sự. Theo Tòa án Nhân quyền Châu Âu, Điều 6 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền và các quyền xét xử công bằng phải được áp dụng cho tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự được xác lập theo luật pháp trong nước và do đó phải được áp dụng cho tất cả các thủ tục tố tụng dân sự (xem Apeh Uldozotteinek Szovetsege và Những người khác kiện Hungary 2000).
Trong thủ tục hành chính
Cả Tòa án Nhân quyền Châu Âu và Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ đều quy định rõ rằng quyền được xét xử công bằng không chỉ áp dụng cho các thủ tục tố tụng tư pháp mà còn cho cả các thủ tục hành chính. Nếu quyền của một cá nhân bị đe dọa theo luật pháp thì tranh chấp sẽ phải được giải quyết thông qua một quy trình công bằng.
Trong thủ tục tố tụng đặc biệt
Ở Châu Âu, thủ tục tố tụng đặc biệt cũng có thể phải tuân theo Điều 6 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Trong vụ án Mills kiện Vương quốc Anh năm 2001, Tòa án Nhân quyền Châu Âu cho rằng tòa án quân sự phải tuân theo Điều 6 vì các bị cáo đã bị buộc tội về những tội mà tòa án coi là tội phạm nghiêm trọng, tấn công bằng vũ khí và gây thương tích.
Ủy ban Châu Phi về Nhân quyền và Nhân dân (ACHPR) thường xuyên phải giải quyết các trường hợp dân thường bị tòa án quân sự xét xử vì các tội ác nghiêm trọng. ACHPR cho rằng, trên bề mặt, các tòa án quân sự không đáp ứng được quyền được xét xử công bằng của dân thường (xem Dự án quyền hiến pháp kiện Nigeria). Theo đó, ACHPR tái khẳng định rằng quyền có luật sư là điều cốt lõi để đảm bảo một phiên xử công bằng. ACHPR cho rằng các cá nhân có quyền lựa chọn luật sư của riêng mình và việc trao cho tòa án quân sự quyền phủ quyết luật sư là vi phạm quyền được xét xử công bằng.
Tham khảo
[[Thể loại:Nhân quyền theo chủ đề]]
[[Thể loại:Loại hình xét xử]]
[[Thể loại:Tố tụng hình sự]]
[[Thể loại:Luật hình sự]] |
19852586 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sachsen-R%C3%B6mhild | Sachsen-Römhild | Công quốc Sachsen-Römhild (tiếng Đức: Herzogtum Sachsen-Römhild) là một nhà nước của Các công quốc Ernestine thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, toạ lạc ở chân đồi phía Nam của Rừng Thuringia. Nó chỉ tồn tại trong 30 năm, từ 1680 đến 1710, chỉ với 1 đời công tước duy nhất, vì ông này qua đời mà không có con nên sau khi tạ thế, lãnh địa và tài sản của Sachsen-Römhild được phân chia cho 4 công tước là anh em của ông.
Lãnh thổ của Sachsen-Römhild có nguồn gốc từ việc phân tách Công quốc Sachsen-Gotha sau cái chết của Công tước Ernst Ngoan đạo vào năm 1675, và nó được chia cho người con trai thứ 4 trong số 7 người con của vị công tước này.
Lịch sử
Sau khi công tước Ernst Ngoan đạo của Sachsen-Gotha qua đời vào ngày 26 tháng 3 năm 1675 tại Gotha, công quốc được chia tách vào ngày 24 tháng 2 năm 1680 cho 7 người con trai còn sống của ông. Vùng đất Sachsen-Römhild thuộc về con trai thứ tư, người lấy tước hiệu là Heinrich, Công tước xứ Saxe-Römhild (1650–1710). Công quốc mới bao gồm các huyện Römhild, Königsberg (sau này bị mất vào tay công tước xứ Sachsen-Hildburghausen vào năm 1683) và Themar, nhà máy rượu ở Behrungen, khu đất của tu viện Milz, và một số vùng đất nhất định của gia tộc Echter ở Mespelbrunn đã bị mất vào năm 1665 vào tay Sachsen. Nhưng Công tước Heinrich chưa bao giờ có toàn bộ chủ quyền đối với các lãnh địa mới của mình. Việc quản lý thực tế được giao cho các cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn ở Gotha - cái gọi là Nexus Gothanus - vì đó là nơi ở của anh trai cả của Heinrich, người trị vì với tước hiệu Friedrich I, Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg.
Năm 1710, Công tước Heinrich qua đời mà không có con trai thừa tự, lãnh địa của ông được chia cho 4 công quốc – Sachsen-Gotha-Altenburg, Sachsen-Coburg-Saalfeld, Sachsen-Meiningen và Sachsen-Hildburghausen. Sachsen-Gotha-Altenburg chiếm 7/12 lãnh thổ huyện Themar. Sachsen-Coburg-Saalfeld có 5/12 huyện Themar và 1/3 huyện Römhild. Hai phần ba huyện Römhild thuộc về Sachsen-Meiningen. Sachsen-Hildburghausen có phần còn lại – nhà máy rượu Behrungen, điền trang của Milz và tài sản của Echter.
Với việc sắp xếp lại Các công quốc Ernestine vào năm 1826, tất cả lãnh thổ của Công quốc Sachsen-Römhild trước đây chỉ tập trung vào Công quốc Sachsen-Meiningen.
Tham khảo
Thư mục
Georg [Karl Friedrich Viktor] von Alten, Handbuch für Heer und Flotte, Band XIII [Handbook for the Army and Navy, Volume XIII] (Berlin, Leipzig, Wien, Stuttgart: Bong & Co., 1913)
Hans Patze, Walter Schlesinger (ed.), Geschichte Thüringens, 5. Band, 1. Teil, 1. Teilbd.: Politische Geschichte in der Neuzeit [History of Thuringia, Volume 5, Part 1, Chapter 1: Political History in the Modern Times] (Cologne: Böhlau, 1982)
Verein für Sachsen-Meiningische Geschichte und Landeskunde [Association of the History and Culture of Saxe-Meningen] (ed.): Neue Landeskunde des Herzogtums Sachsen-Meiningen, 9, B, Geschichtliches; Teil 1: Thüringische Geschichte [New State History of the Duchy of Saxe-Hildburghausen, 9, B, Histories; Part 1: Thuringian History] (Hildburghausen: Kesselbring, 1903)
Các công quốc Ernestine
Công quốc Sachsen-Römhild
Công quốc Thánh chế La Mã
Cựu quốc gia quân chủ |
19852587 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%27Linh | K'Linh | Nguyễn K'Linh (sinh năm 1975) là nhà quay phim / đạo diễn hình ảnh, anh được coi là một trong những "tay máy vàng" của điện ảnh Việt Nam khi giành được giải Quay phim xuất sắc tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và Giải Cánh diều.
Tiểu sử
Nguyễn K'Linh sinh năm 1975 gốc Hà Nội, anh được mẹ đặt tên theo thác nước Dak K'Linh ở Buôn Ma Thuật. Mẹ anh là họa sĩ vẽ tranh lụa Hoàng Minh Hằng, sau khi bố mẹ ly hôn, anh vào thành phố Hồ Chí Minh theo mẹ.
Sự nghiệp
Ban đầu, K'Linh dự định thi vào trường Mỹ thuật để nối nghiệp của mẹ, nhưng vì mãi đi du lịch cùng bạn bè mà trễ hạn nộp đơn. Anh được nhà thơ Phan Vũ giúp nộp đơn vào trường Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, mục đích ban đầu là học tạm một năm rồi thi vào Mỹ thuật. Sau khi ra trường, anh làm nhiều công việc trong các đoàn phim, tham gia sản xuất MV và trở thành quay phim chính.
K'Linh sau đó xin vào làm trong Ban Văn nghệ thuộc cơ quan thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, anh làm các công việc vặt phụ giúp đoàn làm video ca nhạc. Chán nản, K'Linh tiếp tục xin vào Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS). Năm 1999, sau một năm phụ việc, K'Linh bắt đầu làm quay phim chính.
Năm 2005, K'Linh được một suất du học Pháp 2 năm với điều kiện phải biết tiếng Pháp. Do đó, anh xin phép hãng TFS nghỉ không lương một năm để học ngoại ngữ. Không được cơ quan chấp thuận, K'Linh đành phải xin thôi việc. Tuy nhiên, do môn ngoại ngữ không đạt nên anh không thể thực hiện dự định của mình.
Cũng trong năm 2005, đạo diễn Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn về nước làm bộ phim 1375km và mời K'Linh làm đạo diễn hình ảnh. Là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam làm theo phương pháp của Hollywood, đồng thời cũng là bộ phim điện ảnh đầu tay của K'Linh, song, phim lại thất bại cả về doanh thu và nghệ thuật.
Năm 2009, K'Linh nhận được học bổng ngắn hạn tại trường Đại học Nam California (USC) về quay phim và có thêm kỹ năng mới trong công việc. Trong năm này, K'Linh lần đầu cộng tác với Victor Vũ khi thực hiện bộ phim Chuyện tình xa xứ và tham gia làm đạo diễn hình ảnh cho phim Huyền thoại bất tử. Một năm sau, anh giành giải Quay phim xuất sắc tại Giải Cánh diều 2015. Năm 2012, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, K'Linh giành giải Quay phim xuất sắc với bộ phim Cô dâu đại chiến. Sau đó, K'Linh tiếp tục hợp tác cùng Victor Vũ với phim điện ảnh Thiên mệnh anh hùng. Bộ phim sau đó chiến thắng 5 giải ở hạng mục Phim điện ảnh tại Giải Cánh diều 2012, trong đó có giải Quay phim xuất sắc dành cho K'Linh.
Năm 2017, anh cùng Bob Nguyễn và Lý Thái Dũng thành lập Sài Gòn Cinematographers, một hiệp hội dành riêng cho các nhà quay phim. Năm 2018, đánh dấu lần thứ 11 K'Linh cộng tác cùng Victor vũ qua bộ phim điện ảnh Người bất tử. Với bộ phim này anh giành được giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21. Năm 2023, với bộ phim Tro tàn rực rỡ hợp tác cùng Bùi Thạc Chuyên, bộ phim giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Bản thân K'Linh cũng giành giải được một giải Quay phim xuất sắc hạng mục phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
Giải thưởng
Tác phẩm
Phim ngắn
Phim truyền hình
Phim điện ảnh
Tham khảo
Người Hà Nội
Phim và người giành giải Cánh diều
Phim và người giành giải Bông sen vàng
Nam diễn viên phim Việt Nam
Sinh năm 1975
Nhà quay phim Việt Nam |
19852589 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sachsen-Weimar | Sachsen-Weimar | Công quốc Sachsen-Weimar (tiếng Đức: Herzogtum Sachsen-Weimar) là một trong những nhà nước của Các công quốc Ernestine do nhánh Ernestine của triều đại Wettin nắm giữ ở bang Thuringia, Đức ngày nay, vì thế nó cũng là một nhà nước thành viên thuộc Đế chế La Mã Thần thánh. Kinh đô của nó đặt tại Weimar. Chi nhánh Weimar là chi nhánh cao cấp nhất còn tồn tại về mặt phả hệ của Nhà Wettin.
Sachsen-Weimar ra đời trong lần phân rách lãnh thổ đầu tiên của dòng Ernestine, được thực hiện bởi Hoàng đế Maximilian II của Thánh chế La Mã vào năm 1572. Nguyên nhân sự phân tách lãnh thổ này đến từ việc Johann Friedrich II, Công tước xứ Sachsen đã thất bại trong quá trình thực hiện cuộc nổi dậy nhầm đòi lại ngôi Tuyển hầu xứ Sachsen từ dòng Albertine, vị công tước vị giam cầm vĩnh viễn, còn lãnh thổ thì được chia cho em trai của ông là Johann Wilhelm và 2 con trai ông. Người em trai nhận Weimar và lập ra Công quốc Sachsen-Weimar.
Năm 1809, Sachsen-Weimar kết hợp với Sachsen-Eisenach để lập ra Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach và đến năm 1815, được Đại hội Viên nâng lên thành Đại công quốc, nó tồn tại cho đến khi Đế quốc Đức thất bại trong Thế chiến thứ nhất vào năm 1918.
Lịch sử
Phân vùng Leipzig
Vào cuối thế kỷ XV, phần lớn khu vực ngày nay là Thuringia, bao gồm cả khu vực xung quanh Weimar đều do Tuyển hầu xứ Sachsen nắm giữ. Theo Hiệp ước Leipzig năm 1485, vùng đất của Nhà Wettin đã được phân chia giữa Tuyển đế hầu Ernst của Sachsen và em trai ông ta là Albrecht III, với các vùng đất phía Tây ở Thuringia cùng với quyền Tuyển đế hầu thuộc về nhánh Ernestine của gia đình.
Cháu trai của Ernest là Tuyển đế hầu Johann Friedrich I đã bị tước bỏ tước hiệu tuyển đế hầu trong Lễ chiếm đóng Wittenberg năm 1547, sau khi ông này thất bại trong việc lãnh đạo Liên minh Schmalkaldic của các Thân vương Tin Lành chống lại phe Công giáo của Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã. Tuy nhiên, theo Hòa ước Passau năm 1552, ông được ân xá và được phép giữ lại vùng đất của mình ở Thuringia. Sau khi ông qua đời năm 1554, con trai ông là Johann Friedrich kế vị ông, trở thành "Công tước xứ Sachsen", cư trú tại Gotha. Những nỗ lực của ông nhằm giành lại ngôi vị Tuyển đế hầu đã thất bại: trong cuộc nổi dậy năm 1566 do Wilhelm von Grumbach xúi giục, công tước đã bị Hoàng đế Maximilian II cấm cửa và bỏ tù suốt đời.
Phân vùng Erfurt
Johann Friedrich II được kế vị bởi em trai ông là Johann Wilhelm, người trong một thời gian ngắn cũng không được hoàng đế Thánh chế La Mã sủng ái vì liên minh với Vua Charles IX của Pháp. Năm 1572, Hoàng đế Maximilian II thi hành phân chia Phân khu Erfurt, theo đó vùng đất Ernestine được chia cho Công tước Johann Wilhelm và hai người con trai còn sống của Johann Friedrich II bị cầm tù. Johann Wilhelm giữ lại Công quốc Sachsen-Weimar, trong khi các cháu trai nhỏ của ông nhận được các lãnh thổ phía Nam và phía Tây xung quanh Coburg và Eisenach.
Quá trình chia tách lãnh thổ này là sự phân chia đầu tiên trong số nhiều phân vùng; trong ba thế kỷ tiếp theo, các vùng đất bị chia tách khi các công tước có nhiều hơn một con trai và đôi khi các lãnh thổ chia tách được hợp nhất lại khi các công tước qua đời mà không có người thừa kế trực tiếp, nhưng tất cả các vùng đất vẫn thuộc nhánh Ernestine của Nhà Wettin. Kết quả là, Công quốc Sachsen-Weimar đã nhiều lần thu hẹp lại hoặc mở rộng lãnh thổ. Các quốc gia ở Thuringia trong suốt thời kỳ này thường bao gồm một số thửa đất lãnh thổ không liền kề với nhiều quy mô khác nhau. Đối mặt với việc thiếu quyền lực chính trị, những người cai trị các nhà nước nhỏ này đã xây dựng những gia đình quân chủ lộng lẫy tại nơi ở của họ và theo đuổi những thành tựu văn hóa hơn là chính trị.
Công tước Johann Wilhelm, đau buồn vì mất mát, qua đời năm 1573, được kế vị bởi con trai ông là Friedrich Wilhelm I. Sau khi ông qua đời vào năm 1602, Sachsen-Weimar một lần nữa được chia cho em trai Johann II và con trai nhỏ của Friedrich Wilhelm là Johann Philipp, người đã nhận lãnh thổ và lập ra Công quốc Sachsen-Altenburg. Con trai của Johann Philipp là Johann Ernst I, Công tước xứ Saxe-Weimar nhân dịp chôn cất mẹ mình là Dorothea Maria xứ Anhalt vào năm 1617 đã thành lập Hội sinh thái học.
Chiến tranh Ba mươi năm
Khi Chiến tranh Ba mươi năm bùng nổ, Công tước Johann Ernst I đã ủng hộ các điền trang của người Bohemia theo đạo Tin Lành dưới quyền "Vua mùa đông" Friedrich V xứ Pfalz, người đã bị đánh bại trong Trận Núi Trắng năm 1620. Bị Hoàng đế Ferdinand II của Thánh chế La Mã tước bỏ danh hiệu, ông vẫn là một đối thủ gay gắt của triều đại Habsburg Công giáo và qua đời trong chiến dịch Hungary của Ernst von Mansfeld năm 1626.
Em trai ông là Công tước Wilhelm làm nhiếp chính vương từ năm 1620, đảm nhận chức vụ công tước xứ Sachsen-Weimar sau khi ông qua đời. Lúc đầu, cũng là người ủng hộ các mối quan tâm của đạo Tin Lành, sau cái chết của Vua Gustav II Adolf của Thụy Điển, ông đã chọn tuân theo Hòa ước Praha (1635) mà anh em họ dòng Albertine của ông đã đàm phán với Hoàng đế Thánh chế La Mã - chống lại sự phản đối của em trai ông, Tướng Bernard xứ Sachsen- Weimar, người đã gia nhập quân đội Pháp dưới thời Hồng y Richelieu. Tuy nhiên, giống như nhiều vùng đất của Đế chế La Mã Thần thánh, vùng đất Weimar bị tàn phá bởi các hoạt động chiến tranh cũng như bệnh dịch hạch.
Vào năm 1638, Hai chi nhánh Ernestine là Sachsen-Eisenach và Sachsen-Coburg bị tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Johann Ernst, Công tước xứ Sachsen-Eisenach, Wilhelm xứ Sachsen-Weimar được thừa kế phần lớn tài sản. Tuy nhiên, vào năm 1640, ông phải lôi kéo các em trai của mình là Ernst I và Albrecht IV, qua đó (tái) thành lập các Công quốc Sachsen-Gotha và Sachen-Eisenach tồn tại trong thời gian ngắn, một lần nữa bị giải thể sau cái chết của Công tước Albrecht vào năm 1644.
Kế hạch sắp xếp lại Các công quốc Ernestine khác diễn ra vào năm 1672, sau khi Công tước Friedrich Wilhelm III xứ Sachsen-Altenburg, hậu duệ của Công tước Johann Phillip, qua đời mà không có người thừa kế và anh họ của ông là Công tước Johann Ernst II xứ Sachsen-Weimar được thừa kế các phần của công quốc của ông, vốn ban đầu có bị tách khỏi lãnh thổ Sachsen-Weimar vào năm 1602. Johann Ernst II ngay lập tức chia vùng đất Sachsen-Weimar mở rộng cho ông và các em trai Johann Georg I và Bernhard II, những người đã nhận được các Công quốc Sachsen-Eisenach và Sachsen-Jena, được hoàn nguyên cho Sachsen-Weimar sau cái chết của con trai Bernhard là Công tước Johann Wilhelm vào năm 1690.
Chủ nghĩa cổ điển Weimar
Sau cái chết của hậu duệ John George, Wilhelm Heinrich vào năm 1741, Công tước Ernst August I xứ Sachsen-Weimar cũng thừa kế Công quốc Sachsen-Eisenach. Sau đó, ông cai trị cả hai công quốc trong liên minh cá nhân và quyết định thúc đẩy sự phát triển các điền trang của mình bằng cách thực hiện nguyên tắc thừa kế.
Con trai ông là Ernest Augustus II, người kế vị ông năm 1748, qua đời năm 1758, sau đó Nữ hoàng Maria Theresia đã bổ nhiệm người góa phụ trẻ, Công tước phu nhân Anna Amalia, nhiếp chính đất nước và là người giám hộ cho đứa con trai sơ sinh của bà là Công tử Karl August. Quyền nhiếp chính của Anna Amalia đầy nghị lực và triều đại của Karl August, người được nhà văn Christoph Martin Wieland nuôi dưỡng, đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử của Sachsen-Weimar. Cả hai đều là những người bảo trợ tận tâm cho văn học và nghệ thuật, Anna Amalia và Karl August đã thu hút các học giả hàng đầu của Đức đến triều đình của họ, bao gồm Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Schiller và Johann Gottfried Herder, và biến nơi cư trú của họ ở Weimar trở thành một trung tâm văn hóa quan trọng trong, được nhắc đến như là Chủ nghĩa cổ điển Weimar.
Năm 1804, Công tước Karl August thực hiện liên hôn với Hoàng tộc Nga bằng cách gả con trai và người thừa kế Công tử Karl Friedrich cho Nữ đại công tước Maria Pavlovna, em gái của Hoàng đế Alexander I của Nga. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông Liên minh với Vương quốc Phổ trong Chiến tranh Liên minh thứ Tư chống lại Đệ nhất Đế chế Pháp của Napoleon I, và sau thất bại trong Trận Jena-Auerstedt, ông buộc phải gia nhập Liên bang Rhein của Napoléon vào năm 1806. Năm 1809, Sachsen-Weimar và Sachsen-Eisenach, vốn chỉ được hợp nhất dưới danh nghĩa, đã chính thức được sáp nhập vào Sachsen-Weimar và tạo ra Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach; Sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Napoleon, Đại hội Viên đã nâng nó lên Đại công quốc.
Các công tước xứ Sachsen-Weimar
Johann Wilhelm (1554–73)
Friedrich Wilhelm I (1573–1602), con trai của Johann Wilhelm
Johann II (1602–05), em trai
Johann Ernest I (1605–20), con trai của Johann
Wilhelm (1620–62), em trai
Johann Ernest II (1662–83), con trai của Wilhelm
Wilhelm Ernest (1683–1728), con trai của Johann Ernest II
Johann Ernst III (1683–1707), con trai của Johann Ernst II
Ernst August I (1707–48), con trai của Johann Ernst III
Ernest August II (1748–58), con trai của Ernst August I
Karl August (1758–1809), con trai của Ernst August II
Hợp nhất với Sachsen-Eisenach để tạo thành Sachsen-Weimar-Eisenach
Tham khảo
Nguồn
Saxe-Weimar, The Columbia Electronic Encyclopedia, Sixth Edition, Columbia University Press (2001–2005), accessed December 22, 2005
Liên kết ngoài
German genealogies
Genealogy of Dukes of Saxe-Weimar
Các công quốc Ernestine
Sachsen-Weimar
Công tước xứ Sachsen-Weimar
Lịch sử Weimar
Cựu quốc gia quân chủ
Công quốc Thánh chế La Mã
Nhà nước của Liên bang Rhein
Vương tộc Wettin |
19852593 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Beno%C3%AEt%20Potier | Benoît Potier | Benoît Potier là một doanh nhân người Pháp, từng giữ chức vụ Giám đốc điều hành của tập đoàn khí công nghiệp đa quốc gia Air Liquide của Pháp từ năm 2006 đến năm 2022. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Air Liquide.
Giáo dục
Benoit Potier tốt nghiệp kỹ sư tại École Centrale Paris năm 1979. Potier cũng tham dự chương trình giáo dục điều hành của Diễn đàn Quốc tế Wharton và chương trình Quản lý nâng cao INSEAD.
Sự nghiệp
Benoît Potier gia nhập Air Liquide vào năm 1981 với tư cách là kỹ sư Nghiên cứu và Phát triển. Sau khi giữ chức vụ Giám đốc Dự án tại Ban Kỹ thuật và Xây dựng, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Phát triển Năng lượng trong ngành kinh doanh Công nghiệp Lớn. Năm 1993, ông trở thành Giám đốc Chiến lược và Tổ chức, và năm 1994, ông được giao phụ trách Thị trường Hóa chất, Kim loại và Thép, Dầu và Năng lượng. Ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch điều hành của Air Liquide vào năm 1995 với các trách nhiệm bổ sung về Bộ phận Kỹ thuật và Xây dựng cũng như các hoạt động Công nghiệp Lớn ở Châu Âu. Benoît Potier được bổ nhiệm làm phó chủ tịch điều hành cấp cao vào năm 1997. Ông được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị năm 2000 và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị vào tháng 11 năm 2001. Benoît Potier là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Air Liquide từ năm 2006 đến năm 2022. vị trí của Chủ tịch Hội đồng quản trị Air Liquide từ ngày 1 tháng 6 năm 2022.
Tham khảo
Doanh nhân Pháp
Cựu sinh viên Trường Bách khoa Paris |
19852596 | https://vi.wikipedia.org/wiki/LEC%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024 | LEC mùa giải 2024 | LEC mùa giải 2024 là mùa giải thứ 12 của League of Legends EMEA Championship (LEC), một giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. LEC mùa giải 2024 được chia thành ba giai đoạn là Mùa Đông, Mùa Xuân và Mùa Hè, với đỉnh điểm là chung kết năm mùa giải LEC.
Ba sự thay đổi đội đã xảy ra trước mùa giải 2024, với việc Astralis bán vị trí nhượng quyền LEC của họ cho Karmine Corp, KOI đổi thương hiệu thành Rogue và Excel Esports đổi thương hiệu thành GiantX.
Những thay đổi
Thể thức
Ngược lại với mùa giải trước, LEC đã hợp nhất vòng bảng loại trực tiếp và vòng loại trực tiếp thành một vòng loại trực tiếp cho mùa giải 2024. Sự thay đổi này sẽ duy trì số lượng các loạt trận đấu Bo3 và Bo5 như mùa giải trước. Ngoài ra, các đội có thể đối đầu với nhau ở nhánh thắng của vòng loại trực tiếp sẽ không thể đối đầu với nhau ở nhánh thua, ngoại trừ trận chung kết nhánh thua. Giải đấu cũng tăng cường chú trọng vào mùa giải Mùa Hè, với đội vô địch trong mùa giải Mùa hè sẽ tự động đủ điều kiện tham dự Chung kết thế giới 2024 và trao cho cả những người về đích ở vị trí thứ hai và thứ ba trong Giải mùa hè cũng có một suất tham dự chung kết năm LEC mùa giải 2024.
Giải đấu đã tăng thời gian giữa các giải Mùa Đông và Mùa Xuân, Mùa Xuân và MSI thêm một tuần. Thời gian nghỉ giữa giải Mùa Hè và chung kết năm mùa giải LEC sẽ được rút ngắn lại một tuần.
LEC cũng tăng yêu cầu về độ tuổi tối thiểu để thi đấu từ 17 lên 18. Riot cho biết lý do tăng giới hạn độ tuổi là để "tạo điều kiện cho các đội và LEC khám phá các cơ hội doanh thu bổ sung."
Các đội
Một số thay đổi về đội đã xảy ra trong mùa giải 2024. Vào tháng 10 năm 2023, đội La Ligue Française Karmine Corp đã mua vị trí nhượng quyền LEC của Astralis. Tháng sau, KOI chấm dứt quan hệ đối tác với Infinite Reality, chia tách tài sản thể thao điện tử của họ. Sau khi chia tách, Infinite Reality vẫn giữ vị trí nhượng quyền LEC và hoàn nguyên thương hiệu của họ trở lại thành Rogue. Vào tháng 12 năm 2023, Excel Esports và Giants Gaming đã hợp nhất. Do đó, nhượng quyền thương mại Excel Esports của LEC đã đổi tên thành GiantX.
Giải Mùa Đông
Mùa giải Mùa Đông bắt đầu vào ngày 13 tháng 1 năm 2024. Tất cả các trận đấu sẽ diễn ra tại Riot Games Arena ở Berlin, Đức. Giải đấu sẽ kết thúc với trận chung kết tổng diễn ra vào ngày 18 tháng 2. Đội đứng đầu vòng loại trực tiếp Giải Mùa Đông đủ điều kiện tham dự Mid-Season Invitational 2024 và Chung kết năm LEC 2024.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tham khảo
Giải đấu thể thao điện tử
Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại
Giải đấu thể thao điện tử 2024
Giải đấu Liên Minh Huyền Thoại 2024
en:2024 LEC season |
19852599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Taga%2C%20Shiga | Taga, Shiga | là thị trấn thuộc huyện Inukami, tỉnh Shiga, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 7.274 người và mật độ dân số là 54 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 135,8 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Shiga
Maibara
Hikone
Kōra
Aishō
Higashiōmi
Gifu
Ōgaki
Mie
Inabe
Tham khảo
Thị trấn của Shiga |
19852602 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hokuei%2C%20Tottori | Hokuei, Tottori | là thị trấn thuộc huyện Tōhaku, tỉnh Tottori, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 14.228 người và mật độ dân số là 250 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 56,94 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Tottori
Yurihama
Kurayoshi
Kotoura
Tham khảo
Thị trấn của Tottori |
19852605 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Blenniella%20chrysospilos | Blenniella chrysospilos | Blenniella chrysospilos là một loài cá biển thuộc chi Blenniella trong họ Cá mào gà. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1857.
Từ nguyên
Từ định danh chrysospilos được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: khrūsós (χρυσός; “vàng”) và spílos (σπίλος; “vệt đốm”), hàm ý đề cập đến các đốm vàng (thực tế là đỏ) trên đầu và thân của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
B. chrysospilos có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Société, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc. Ở Việt Nam, B. chrysospilos được ghi nhận tại cù lao Câu (Bình Thuận).
B. chrysospilos xuất hiện chủ yếu ở đới mặt bằng rạn gần bờ, thường là nơi mà tảo phát triển mạnh, độ sâu đến ít nhất là 6 m.
Mô tả
Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở B. chrysospilos là 13 cm. Cá có màu nâu tanin đến trắng với nhiều đốm đỏ trên đầu và thân, một dãy đốm hình chữ H dọc hai bên lườn.
Số gai vây lưng: 12; Số tia vây lưng: 20–21; Số gai vây hậu môn: 2; Số tia vây hậu môn: 21–22.
Sinh thái
Thức ăn của B. fuscus là các loài thủy sinh không xương sống nhỏ, vụn hữu cơ và tảo. Chúng sống trong những lỗ nhỏ và chỉ nhô đầu ra ngoài.
Tham khảo
C
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Kenya
Cá Tanzania
Cá Mozambique
Cá Seychelles
Cá Madagascar
Cá Réunion
Cá Mauritius
Cá Maldives
Cá Việt Nam
Cá Philippines
Cá Nhật Bản
Cá Fiji
Động vật được mô tả năm 1857 |
19852609 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Claude%20J.%20Crenshaw | Claude J. Crenshaw | Claude James Crenshaw (12 tháng 12 năm 1918 – 17 tháng 3 năm 1972) là trung tá Không quân Hoa Kỳ và phi công ách, ông đã bắn phá hủy 7 máy bay quân địch trong Thế chiến II.
Đầu đời
Crenshaw sinh năm 1918 tại Monroe, Louisiana.
Thế chiến II
Vào tháng 4 năm 1944, Crenshaw được chỉ định vào Phi đoàn chiến đấu số 369 trong Liên đoàn Chiến đấu số 359 tại Mặt trận Tác chiến Châu Âu. Căn cứ tại Không quân Hoàng gia East Wretham, ông thực hiện các nhiệm vụ trên chiếc North American P-51 Mustang.
Ngày 11 tháng 9 năm 1944, trong khi dẫn đầu chuyến bay qua Kölleda, Đức, chuyến bay của Crenshaw đụng độ 100 chiếc Messerschmitt Bf 109. Trong cuộc đụng độ này, Crenshaw đã bắn hạ hai chiếc Bf 109 và trong cùng nhiệm vụ, ông và phi công yểm trợ đã oanh tạc một sân bay của quân địch và Crenshaw đã phá hủy một máy bay địch trên mặt đất. Vào ngày 18 tháng 9, trong một nhiệm vụ trên bầu trời Düsseldorf, Đức, ông bắn hạ một chiếc Bf 109 đang tấn công phi công yểm trợ của mình, nâng tổng số chiến công của Crenshaw lên ba.
Ngày 21 tháng 11, trong chuyến hộ tống máy bay ném bom qua Merseburg, Đức, chuyến bay của Crenshaw đụng độ đội hình lớn của chiếc Focke-Wulf Fw 190 đang cố gắng tấn công máy bay ném bom. Trong trận không chiến, Crenshaw và phi công yểm trợ bị tách khỏi phi đội sau khi bay về hướng sương mù. Trong trận không chiến, ông và phi công yểm trợ đã một mình tấn công nhóm Fw 190 cùng việc Crenshaw bắn hạ 4 chiếc Fw 190 và có thể bắn thêm một chiếc khác. Sau khi ông trở về căn cứ, thì phát hiện ra chỉ có ba trong số sáu khẩu súng trên chiếc P-51 hoạt động trong nhiệm vụ. Vì sự dũng cảm của mình trong nhiệm vụ, Crenshaw được trao Huân chương Thập tự Phục vụ Xuất sắc.
Trong Thế chiến II, Crenshaw được công nhận đã bắn hạ bảy máy bay quân địch trong trận không chiến, một chiếc có thể và ba chiếc bị phá hủy trên mặt đất khi oanh tạc các sân bay của quân địch. Khi phục vụ trong Liên đoàn Chiến đấu số 359, ông điều khiển chiếc P-51 mang tên "Louisiana Heatwave".
Hậu chiến
Tháng 12 năm 1944, Crenshaw quay về Hoa Kỳ. Sau khi Thế chiến II kết thúc, ông tiếp tục phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ mới thành lập và giải ngũ vào năm 1965 với quân hàm trung tá.
Gia đình
Crenshaw kết hôn với Johnnie Ruth, nhũ danh Hudson vào năm 1943. Họ có ba con gái và một con trai, cùng nhiều cháu chắt.
Crenshaw qua đời vào ngày 17 tháng 3 năm 1972 ở tuổi 53 vì bệnh ung thư phổi. Ông được an táng tại Nghĩa trang Công viên Tưởng niệm Victor Valley ở Victorville, California.
Chiến công
Nguồn: Air Force Historical Study 85: USAF Credits for the Destruction of Enemy Aircraft, World War II
Huân chương
Huân chương được trao gồm:
Chú thích
Phi công Không lực Lục quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai
Sĩ quan Không quân Hoa Kỳ
Chôn cất ở California |
19852612 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Asahi%2C%20Mie | Asahi, Mie | là thị trấn thuộc huyện Mie, tỉnh Mie, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 11.021 người và mật độ dân số là 1.800 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 5,99 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Mie
Yokkaichi
Kuwana
Kawagoe
Tham khảo
Thị trấn của Mie |
19852667 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lijepa%20na%C5%A1a%20domovino | Lijepa naša domovino | "" ("Quê hương xinh đẹp của chúng ta") là quốc ca của Croatia. Tiêu đề của quốc ca thường được gọi là "" ở Croatia, đây là một cụm từ được sử dụng rộng rãi để chỉ đất nước.
Lịch sử
Lời bài hát được viết bởi Antun Mihanović và được xuất bản lần đầu với tựa đề Horvatska domovina (Quê hương Croatia) vào năm 1835. Năm 1846, Josip Runjanin (1821–1878) phổ nhạc cho Horvatska domovina. Chỉ huy ban nhạc quân đội của Runjanin, Josip Wendl, đã chỉ huy một dàn nhạc kèn đồng của quân đội biểu diễn bài nhạc này. Giai điệu gốc vẫn chưa được biết đến vì chúng đã bị thất lạc, cho đến ngày nay.
Bài hát được một giáo viên và nghệ sĩ chơi đàn organ của Nhà thờ Zagreb Vatroslav Lichtenegger ghi âm và hòa âm cho dàn hợp xướng nam vào năm 1861, và sau đó nó bắt đầu được biểu diễn như bài hát của dân tộc Croatia. Nhan đề "Lijepa naša" đã được sử dụng kể từ thời điểm đó. Lời bài hát ban đầu có 14 câu, một số điều chỉnh nhỏ đã được thực hiện đối với lời bài hát sau này.
Bài hát không được Quốc hội Croatia thông qua để trở thành quốc ca. Năm 1907, Hiệp hội các câu lạc bộ ca hát Croatia đã yêu cầu quốc hội thông qua nhưng không được chấp thuận, mặc dù bài hát đã được sử dụng làm quốc ca không chính thức tại các buổi lễ, bao gồm cả phiên họp quốc hội ngày 29 tháng 10 năm 1918 khi Croatia chính thức tuyên bố độc lập hoàn toàn với Đế quốc Áo-Hung.
Từ năm 1918 đến năm 1941, chỉ một số đoạn của quốc ca Croatia được sử dụng như là một phần của quốc ca của Vương quốc Nam Tư và bài hát này được coi là bài ca của người Croatia. Trong Thế chiến thứ hai, ở Nhà nước Độc lập Croatia, bài hát cũng được sử dụng làm quốc ca, với lời bài hát được sửa đổi. Ví dụ, những người theo Phong trào Giải phóng Quốc gia cũng đã sử dụng nó trong các phiên họp ZAVNOH.
Bài hát chính thức trở thành quốc ca của Croatia thông qua việc sửa đổi Hiến pháp Croatia, được quốc hội SR Croatia thông qua vào ngày 29 tháng 2 năm 1972. Bài quốc ca này đã được tái khẳng định bởi hiến pháp năm 1974 và 1990, với lời bài hát của nó được sửa đổi, và được thông qua bằng Đạo luật Quốc huy, Quốc kỳ và Quốc ca của Cộng hòa Croatia.
Lời bài hát
Lời bài hát chính thức
Chỉ có câu đầu tiên được trình diễn trong hầu hết các trường hợp.
Bản gốc Horvatska Domovina
Bài thơ đăng lần đầu trên tạp chí văn hóa Danica ilirska, số 10, do Ljudevit Gaj biên tập, xuất bản năm 1835 ban đầu gồm mười bốn câu nhưng ngày nay, chỉ có những câu một, hai, mười ba và mười bốn là một phần của quốc ca.
Ghi chú
Tham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Croatia: Lijepa naša domovino – Audio of the national anthem of Croatia, with information and lyrics (archive link)
Nhạc khúc Đô trưởng
Quốc ca
Quốc ca châu Âu
Bài hát năm 1846
Nguồn CS1 tiếng Croatia (hr)
Nguồn CS1 tiếng Slovenia (sl)
Bài viết có văn bản tiếng Croatia
Bài viết sử dụng định dạng hAudio |
19852672 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh%20S%C3%B4-c%C3%B4-la | Bánh Sô-cô-la | Bánh sô-cô-la hoặc sô-cô-la gateau () là một loại bánh có hương vị sô cô la, ca cao hoặc cả hai.
Tham khảo
Món tráng miệng sô-cô-la
Bánh Sô-cô-la |
19852673 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Minification%20%28l%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%29 | Minification (lập trình) | Trong lập trình, minification (còn được gọi là minimisation hoặc minimization) là quá trình loại bỏ các ký tự không cần thiết từ mã nguồn hoặc chương trình thông dịch hoặc ngôn ngữ đánh dấu mà không thay đổi chức năng của nó. Các ký tự không cần thiết thường là ký tự khoảng trắng, dấu xuống dòng, comment, và đôi khi là cả dấu phân cách khối, thường được sử dụng để tăng thêm khả năng đọc cho mã nguồn, không có tác dụng để chạy. Minification giảm kích thước của mã nguồn, khiến cho việc truyền tải nó qua một mạng lưới (ví dụ như Internet) trở nên hiệu quả hơn. Trong văn hóa lập trình, việc hướng tới mã nguồn được tối giản hết mức là mục tiêu của các cuộc thi code golf.
Minification khác với nén dữ liệu ở chỗ mã nguồn được thu gọn có thể được diễn giải ngay lập tức mà không cần bước giải nén: cùng một trình thông dịch có thể làm việc với cả mã nguồn gốc cũng như với mã nguồn được thu gọn.
Mục tiêu của minification không giống với obfuscation; mã nguồn minified có thể trở về mã nguồn ban đầu bằng các công cụ làm đẹp mã nguồn (pretty-printer) hoặc các công cụ unminifer. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, minification đôi khi vẫn sử dụng các kỹ thuật cũng được sử dụng bởi kỹ thuật obfuscation; ví dụ như việc rút ngắn tên biến và tái cấu trúc mã nguồn. Các công cụ làm đẹp mã hoặc unminifier chỉ có thể đảo ngược hoàn toàn quá trình thu gọn nếu chúng được cung cấp thông tin chi tiết về các chuyển đổi do chính các kỹ thuật đó thực hiện. Khi thiếu thông tin về các thao tác thu gọn, mã nguồn được đảo ngược sẽ sử dụng tên biến và luồng điều khiển khác, nhưng vẫn giữ nguyên chức năng như mã nguồn ban đầu.
Ví dụ
Ví dụ, ở đoạn mã JavaScript sau:
// Đây là một comment sẽ bị loại bỏ bởi minifier
var array = [];
for (var i = 0; i < 20; i++) {
array[i] = i;
}
tương đương với, nhưng dài hơn đoạn mã sau:
for(var a=[],i=0;i<20;a[i]=i++);
Lịch sử
Năm 2001, Douglas Crockford đã giới thiệu JSMin, một công cụ giúp loại bỏ comment và các dấu khoảng trắng khỏi đoạn mã JavaScript. Sau đó là YUI Compressor ra đời vào năm 2007. Vào năm 2009, Google đã ra mắt bộ công cụ Closure, trong đó có Closure Compiler với tính năng source mapping nguồn cùng với một tiện ích mở rộng Firefox có tên Closure Inspector. Năm 2010, Mihai Bazon giới thiệu UglifyJS, nhưng sau đó được thay thế bởi UglifyJS2 vào năm 2012, với khả năng hỗ trợ source mapping. Từ năm 2017, Alex Lam đã tiếp quản việc bảo trì và phát triển UglifyJS2, thay thế nó bằng UglifyJS3, một phiên bản thống nhất giữa CLI với API. Vào năm 2018, Terser được fork và được phát triển từ UglifyJS và đã được ưa chuộng nhiều. Năm 2020, Terser đã vượt xa UglifyJS về số lượt tải hàng ngày.
Source mapping
Source map là một định dạng tập tin cho phép các công cụ phần mềm JavaScript hiển thị cho người dùng đoạn mã khác với mã nguồn thực sự được máy tính thực thi. Ví dụ, việc "ánh xạ" mã nguồn đã được minified với mã nguồn ban đầu để hỗ trợ cho việc gỡ lỗi.
Định dạng ban đầu được tạo bởi Joseph Schorr như một phần của dự án Closure Inspector minification. Phiên bản 2 và 3 của định dạng đã giảm đáng kể kích thước của tập tin "ánh xạ".
Dạng
Công cụ
Visual Studio Code đi kèm với khả năng hỗ trợ minification trong nhiều ngôn ngữ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đi tới Visual Studio Marketplace để tải xuống và cài đặt một số minifter.
Công cụ tối ưu hóa JavaScript có thể minify và tạo ra source map. Ngoài ra một số công cụ trực tuyến nhất định có thể nén CSS.
Phát triển web
Các thành phần và thư viện dành cho các ứng dụng web và trang web đã được phát triển để tối ưu hóa các yêu cầu tập tin và giảm thời gian tải trang bằng cách thu nhỏ kích thước của nhiều tập tin khác nhau.
Tài nguyên JavaScript và CSS có thể được minified, vẫn giữ nguyên chức năng trong khi giảm đáng kể kích thước tập tin. Các thư viện trực tuyến có khả năng minify và tối ưu hóa ở các mức độ khác nhau. Một số thư viện cũng kết hợp nhiều tập lệnh thành một tập tin duy nhất để tải xuống từ phía client. Source map JavaScript có thể giúp mã nguồn dễ đọc và gỡ lỗi ngay cả sau khi đã được kết hợp và minified.
Tham khảo
JavaScript
Mã nguồn |
19852677 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nisaka%20Yoshinobu | Nisaka Yoshinobu | là chính khách người Nhật Bản. Trước đây, ông từng giữ chức vụ làm thống đốc tỉnh Wakayama từ ngày 17 tháng 12 năm 2006 đến ngày 16 tháng 12 năm 2012.
Tham khảo
Người Wakayama
Sinh năm 1950
Chính khách Wakayama |
19852678 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh%20gi%C3%A1ng%20sinh | Bánh giáng sinh | Bánh Giáng sinh là một loại bánh ngọt, thường là bánh trái cây, được phục vụ vào dịp Giáng sinh ở nhiều quốc gia.
Biến thể Anh
Bánh Giáng sinh là một truyền thống của người Anh bắt nguồn từ món cháo mận. Một chiếc bánh Giáng sinh truyền thống Anh được làm từ nho Zante ẩm, nho khô (nho khô vàng) và nho khô ngâm trong rượu mạnh, rượu rum, rượu whisky hoặc rượu sherry. Bánh có thể được phủ nhiều lớp hạnh nhân, sau đó phủ kem và thường được trang trí bằng dải ruy băng kẻ sọc và các mô hình như người tuyết, cây linh sam hoặc Ông già Noel.
Quốc gia khác
Ở Hoa Kỳ, một số người tặng bánh trái cây làm quà vào dịp Giáng sinh, nhưng chúng không được gọi là bánh Giáng sinh. Tuy nhiên, ở Canada, loại bánh tương tự lại được gọi là "bánh Giáng sinh".
Ở Ấn Độ, bánh Giáng sinh theo truyền thống là loại bánh trái cây với nhiều phiên bản. Bánh Allahabadi nổi tiếng với hương vị đậm đà. Nhiều tiệm bánh Kitô giáo truyền thống hơn thêm rượu, thường là rượu rum, vào bánh.
Ở Sri Lanka, bánh Giáng sinh sử dụng mật đường thay vì đường mía và bao gồm các loại gia vị như nhục đậu khấu, quế và tiêu đen.
Ở Nhật Bản, bánh Giáng sinh theo truyền thống được ăn vào đêm Giáng sinh. Bánh chỉ đơn giản là một chiếc bánh xốp, phủ kem tươi, thường được trang trí bằng dâu tây, phủ sôcôla Giáng sinh hoặc các loại trái cây theo mùa khác. Những chiếc bánh Giáng sinh kiểu này ban đầu được Fujiya tung ra thị trường và được phổ biến rộng rãi khi họ bắt đầu bán hàng tại Ginza, khu thương mại trung tâm ở Tokyo.
Ở Philippines, bánh Giáng sinh là những chiếc bánh pound màu vàng tươi với các loại hạt ngâm hoặc bánh trái cây theo kiểu Anh. Cả hai đều được ngâm trong một lượng lớn rượu mạnh hoặc rượu rum trộn với xi-rô đường cọ và nước đơn giản. Một loại bánh Giáng sinh truyền thống khác là crema de fruta, loại bánh xốp được phủ sữa trứng ngọt hoặc kem tươi, gelatin hoặc gulaman (thạch) và nhiều loại trái cây bao gồm xoài, dứa, anh đào và dâu tây.
Ở Síp, bánh Giáng sinh rất giống ở Anh và được phục vụ vào ngày Giáng sinh. Đây là món ăn đầu tiên mà người dân địa phương mời khách của họ.
Ở Đức thì có Stollen, một loại bánh trái cây truyền thống của Đức, rất được ưa chuộng. Trong mùa Giáng sinh, nó còn được gọi là Weihnachtsstollen hoặc Christstollen.
Ở Ý có Panettone, một loại bánh mì chua ngọt có hình vòm đặc biệt, được ăn theo truyền thống vào dịp Giáng sinh. Nó chứa nho khô và kẹo trái cây họ cam quýt và được chuẩn bị tỉ mỉ trong nhiều ngày.
Ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Cộng đồng Canada gốc Pháp, Luxembourg và Lebanon có Bûche de noël (bánh gỗ Yule) là loại bánh Giáng sinh truyền thống. Chúng là những chiếc bánh xốp nhẹ được phủ một lớp kem bơ có hương vị sô cô la, cà phê và Grand Marnier.
Ở Bồ Đào Nha và Brasil thì có Bolo Rei, dịch là "Bánh vua", là một loại bánh Giáng sinh truyền thống của Bồ Đào Nha và Brazil. Nó thường được thưởng thức trong mùa Giáng sinh và được biết đến với hương vị đậm đà và ngọt ngào. Bánh có hình tròn, có lỗ ở giữa giống như một chiếc vương miện. Nó thường được trang trí bằng kẹo trái cây, các loại hạt và đường bột.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Christmas cake at the Wikibooks Cookbook subproject
Thức ăn mùa Giáng sinh
Bánh ngọt
Bánh Giáng sinh |
19852683 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cionus%20leucostictus | Cionus leucostictus | Cionus leucostictus là loài côn trùng thuộc nhóm Bọ cánh cứng. Loài này được Fairmaire, L. mô tả lần đầu tiên vào năm 1897.
Tham khảo
Cionus |
19852686 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh%20Halloween | Bánh Halloween | Bánh Halloween là một loại bánh ngọt được trang trí với các biểu tượng và phụ kiện theo chủ đề Halloween. Nó có thể được làm với các màu Halloween truyền thống như đen và cam, và có thể được trình bày đa dạng theo nhiều cách với chủ đề khác nhau. Bánh có thể là một phần bữa tiệc Halloween trong các gia đình vào ngày lễ.
Tham khảo
Đọc thêm
Bánh ngọt
Đồ ăn Halloween |
19852687 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cionus%20linariae | Cionus linariae | Cionus linariae là loài côn trùng thuộc nhóm Bọ cánh cứng. Loài này được Germar, E.F. mô tả lần đầu tiên vào năm 1821.
Tham khảo
Cionus |
19852694 | https://vi.wikipedia.org/wiki/MAD%20Lions | MAD Lions | MAD Lions là một tổ chức thể thao điện tử Tây Ban Nha thuộc sở hữu của OverActive Media. Đội Liên Minh Huyền Thoại của họ, được đổi tên từ Splyce, thi đấu ở giải đấu cấp cao nhất Châu Âu của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, LEC.
MAD Lions đã giành được danh hiệu LEC đầu tiên vào ngày 11 tháng 4 năm 2021, sau khi quét sạch Rogue trong trận chung kết Giải mùa xuân.
Liên Minh Huyền Thoại
Lịch sử
Trước khi tham gia LEC
MAD Lions được thành lập vào ngày 31 tháng 8 năm 2017 để thi đấu tại giải đấu Liên minh huyền thoại chuyên nghiệp của Tây Ban Nha. Đội bắt đầu thi đấu tại SuperLiga Orange của Tây Ban Nha (trước đây là División de Honor) và ngày càng nổi tiếng khi liên tục đứng đầu khu vực, đủ điều kiện tham dự giải đấu European Masters danh giá và vô địch giải đấu trong lần xuất hiện thứ hai vào mùa hè năm 2018. Tổ chức cũng bắt đầu mở rộng trên toàn cầu, tài trợ cho một số đội ở Mỹ Latinh dưới thương hiệu MAD Lions.
Vào tháng 5 năm 2019, có thông báo rằng MAD Lions đã được OverActive Media mua lại. Công ty sau đó đã công bố ý định giải thể công ty con thể thao điện tử khác của mình, Splyce, vào cuối năm đó. Đội Liên minh huyền thoại của Splyce sau đó đã đổi tên thương hiệu MAD Lions vào tháng 11 năm 2019, trong khi đội Liên minh huyền thoại ban đầu của MAD Lions được đổi tên thành MAD Lions Madrid.
Mùa giải 2020
Đội hình LEC đầu tiên của MAD Lions cho Giải mùa xuân 2020 bao gồm bốn tân binh—Orome, Shad0w, Carzzy, Kaiser và một cựu thành viên của Splyce, Humanoid. Bất chấp những kỳ vọng rằng đội sẽ chỉ đủ điều kiện tham dự vòng loại trực tiếp dành cho đội thua hoặc hoàn toàn không đủ điều kiện, MAD Lions đã đứng thứ tư trong mùa giải và giành được một suất trong nhánh thắng. G2 Esports đã chọn MAD Lions làm đối thủ ở vòng play-off đầu tiên và được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng trước MAD Lions với tư cách là ứng cử viên vô địch mùa xuân. Tuy nhiên, MAD Lions đã đánh bại G2 Esports, đẩy G2 vào nhánh thua. MAD Lions sau đó đã bị đẩy xuống nhánh thua sau khi bị Fnatic quét sạch ở vòng thứ hai của nhánh thắng Giải đấu đầu tiên của MAD Lions đã kết thúc khi họ để thua G2 Esports trong trận tái đấu ở vòng cuối cùng của nhánh thua.
MAD Lions giữ lại toàn bộ đội hình mùa xuân của họ cho Giải LEC mùa hè 2020. MAD đứng thứ hai trong mùa giải và bắt đầu vòng loại trực tiếp trong nhánh thắng. MAD Lions đã thua trong trận tái đấu với G2 Esports ở vòng đầu tiên của nhánh thắng và buộc phải vượt qua nhánh thua một lần nữa. MAD Lions đã đánh bại được Schalke ở vòng thứ hai của nhánh thua, nhưng bị Rogue quét sạch ở vòng thứ ba và kết thúc mùa giải ở vị trí thứ tư.
Vị trí thứ tư của MAD Lions trong giải mùa hè đã giúp họ đủ điều kiện tham dự vòng play-in của Chung kết thế giới 2020. Là một đội đến từ một khu vực lớn, MAD Lions được nhiều nhà phân tích kỳ vọng sẽ đủ điều kiện tham gia Sự kiện chính. Tuy nhiên, MAD Lions xếp thứ 4 trong số năm đội trong bảng của họ và bị loại khỏi Chung kết Thế giới bởi SuperMassive của Thổ Nhĩ Kỳ ở vòng Knockout.
Mùa giải 2021
Trước Giải LEC mùa xuân 2021, Orome và Shad0w lần lượt được thay thế bằng Armut và Elyoya, cả hai đều đã ra mắt tại LEC. Armut trước đây là người đi đường trên của SuperMassive, đội đã loại MAD Lions khỏi Chung kết thế giới năm 2020. MAD Lions đứng thứ ba trong mùa giải và một lần nữa bắt đầu ở nhánh thắng. MAD Lions đã đánh bại Rogue ở vòng đầu tiên của nhánh thắng, giành quyền vào vòng thứ hai. Ở đó, MAD Lions đã đánh bại G2 Esports và tiến vào trận chung kết LEC đầu tiên của họ. Mặc dù bị dẫn trước 0–2, MAD Lions vẫn lội ngược dòng đánh bại Rogue trong một trận chung kết đầy cam go, giành lấy danh hiệu LEC đầu tiên của họ.
Đội hình hiện tại
Thành tích
Tham khảo
Tổ chức thể thao điện tử
Đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại
Đội tuyển Valorant |
19852695 | https://vi.wikipedia.org/wiki/PO%20Coyo | PO Coyo | PO. COYO PT. hay thường được gọi là PO Coyo là một trong những công ty xe buýt đến từ Pekalongan, Trung Java. Xe buýt phục vụ hành khách từ Semarang đến Cirebon và cả Cirebon đến Malang. Đây cũng là một trong những công ty xe buýt lâu đời nhất ở Indonesia.
Lịch sử
COYO trước đây có tên là TJOJO, bắt đầu hoạt động vào khoảng năm 1950 với đội xe vào thời điểm đó là Ford. Đã hình thành một tuyến xe buýt ở các tuyến Trung Java. Nhưng hiện tại lịch khởi hành của xe buýt Coyo không còn bận rộn như trước vì thiếu khách và nhường chỗ cho các phương tiện di chuyển khác như tàu hỏa hay phương tiện cá nhân.
Công ty này cũng gần như sụp đổ vì không có thành viên gia đình nào ở Indonesia muốn tiếp tục công việc kinh doanh của ông chủ. Cuối cùng, con trai chủ ở Hoa Kỳ được gọi là Untung, để tiếp tục công việc kinh doanh. Theo chính chủ sở hữu cho biết tại sao không ai muốn tiếp tục kinh doanh lĩnh vực này, bởi kinh doanh vận tải hành khách cần vốn lớn nhưng lợi nhuận thu được nhỏ và vốn đã được hoàn lại lâu dài.
Tuyến đường và các loại xe buýt
PO Coyo hiện phục vụ các tuyến ở một số thành phố trên Java, với hai loại xe buýt, gồm:
Semarang, Tegal, Cirebon - Điều hòa POTATO tiết kiệm
Cirebon, Surabaya, Malang - Cấu hình ghế Super Executive 2-1
Đội xe
PO Coyo hiện có hàng chục đội xe buýt, trong số đó gồm:
Đội hiện tại
Hino Motors
Hyundai
Đội cũ
Ford
Mercedes-Benz
Mitsubishi
Tham khảo
Công ty xe buýt Indonesia |
19852703 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Zing%20Music%20Awards%202020 | Zing Music Awards 2020 | Zing Music Awards 2020 (viết tắt: ZMA 2020) là giải thưởng Zing Music Awards lần thứ 11 do Zing tổ chức với chủ đề "Âm nhạc không cách ly". Đây là chuỗi sự kiện trực tuyến diễn ra trong 3 tháng (từ tháng 11/2020 đến tháng 1/2021) bao gồm bình chọn các hạng mục giải thưởng, tuần lễ công bố giải thưởng và tôn vinh, các phần trình diễn tái hiện bức tranh Vpop 2020, cuộc thi cover bài hát của thần tượng.
Tổ chức
Quá trình đề cử
Hội đồng nghệ thuật
Nhạc sĩ Nguyễn Cường (Chủ tịch)
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận
Nhà sản xuất, nhạc sĩ Khắc Hưng
Nhà sản xuất, nhạc sĩ Rhymastic
Ca sĩ Thanh Hà
Danh sách đề cử
Cơ cấu giải thưởng ZMA 2020 không thay đổi so với năm 2019, vẫn bao gồm 8 hạng mục: Nghệ sĩ của năm, Phát hiện của năm, nhóm giải thưởng theo thể loại âm nhạc (Ca khúc Pop/Ballad, Rap/Hip Hop, Dance/Electronic, R&B/Soul được yêu thích) và nhóm giải thưởng yêu thích (Nam/Nữ nghệ sĩ được yêu thích). Danh sách đề cử dành cho các cá nhân:
ZMA 2020 có 4 hạng mục thể loại nhạc, bao gồm: Pop / Ballad, Rap / Hip hop, R&B / Soul và Dance / Electronic. Danh sách đề cử ban đầu được công bố vào ngày 4 tháng 12 và khán giả bắt đầu bình chọn từ ngày 7 tháng 12, sau đó là top 10 và top 5 lần lượt vào ngày 14 tháng 12 và 21 tháng 12 năm 2020, cùng với các hạng mục dành cho cá nhân. Danh sách đề cử dành cho các tác phẩm:
Lễ trao giải
Vào lúc 20 giờ ngày 7 tháng 1 năm 2021, livestream công bố kết quả Zing Music Awards (ZMA) 2020 đã chính thức diễn ra trên ứng dụng Zing MP3. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng trước dịch Covid-19, buổi công bố các quán quân ZMA 2020 tiến hành trực tuyến, thay vì tổ chức lễ trao giải ở nhà hát hay sân vận động như các mùa giải trước.
Kết quả
Tham khảo
Zing Music Awards
Giải thưởng âm nhạc Việt Nam
Giải thưởng Việt Nam |
19852705 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A3y%20Breaking%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20Th%E1%BB%83%20thao%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202022 | Nhảy Breaking tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 | Nhảy Breaking tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 được tổ chức tại Nhà thi đấu Công viên Thể thao Kênh Củng Thự, Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 10. Điều này đánh dấu sự ra mắt của bộ môn này tại Đại hội thể thao châu Á. Mỗi Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) có thể đăng ký tối đa 4 vận động viên, mỗi giới 2 người.
Quốc gia tham dự
Có tổng cộng 45 vận động viên đến từ 13 tham gia thi đấu Nhảy Breaking tại Đại hội Thể thao châu Á 2022:
Lịch thi đấu
Danh sách huy chương
Bảng tổng sắp huy chương
Tham khảo |
19852706 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20Th%C6%B0%20k%C3%BD%20Li%C3%AAn%20bang%20Th%E1%BB%A5y%20S%C4%A9 | Tổng Thư ký Liên bang Thụy Sĩ | Tổng thư ký liên bang Thụy Sĩ (, , , ) là người đứng đầu Văn phòng Hội đồng Liên bang, người đứng đầu bộ máy hành chính liên bang của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2024, Viktor Rossi là tổng thư ký liên bang đương nhiệm.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổng thư ký liên bang giúp tổng thống liên bang và Hội đồng Liên bang thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy thường được gọi là "bộ trưởng thứ tám" nhưng tổng thư ký liên bang không phải là một thành viên Hội đồng Liên bang. Tổng thư ký liên bang là người đứng đầu Văn phòng Hội đồng Liên bang, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động chung của chính quyền liên bang. Tổng thư ký liên bang có hai phó thư ký.
Từ khi được thành lập vào năm 1848, chức vụ tổng thư ký liên bang đã suy giảm về vai trò, tầm quan trọng, nhất là từ năm 2000 do "sự phân hóa, cá nhân hóa và truyền thông hóa của chính trị Thụy Sĩ".
Bầu cử
Tổng Thư ký Liên bang do Quốc hội Liên bang bầu ra.
Danh sách tổng thư ký Liên bang Thụy Sĩ
1803-1814
Chức vụ tổng thư ký được thành lập từ năm 1803 vào thời Pháp thuộc của Thụy Sĩ, khi Napoléon Bonaparte giải thể Cộng hòa Helvetica và tái lập một nhà nước liên bang.
1814-1848
Sau khi Napoléon bị lật đổ, chế độ liên bang của Thụy Sĩ được khôi phục. Tổng thư ký liên bang là người đứng đầu chính phủ và một trong những thành viên thường trực duy nhất của chính quyền liên bang.
Từ năm 1848
Sau Chiến tranh Liên minh Độc lập, Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ được ban hành vào năm 1848, thành lập nhà liên bang Thụy Sĩ hiện tại và chức vụ tổng thư ký liên bang.
Xem thêm
Thụy Sĩ
Hội đồng Liên bang (Thụy Sĩ)
Tổng thống Liên bang (Thụy Sĩ)
Tham khảo
Đọc thêm
Văn bản pháp lý
Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ archive (Hiến pháp) ngày 18 tháng 4 năm 1999 (état le 1er janvier 2020), RS 101.
Luật Tổ chức chính phủ và bộ máy hành chính archive (Luật Tổ chức) ngày 21 tháng 3 năm 1997 (état le 1er janvier 2018), RS 172.010.
Liên kết ngoài
Danh sách tổng thư ký liên bang Thụy Sĩ từ năm 1848, sur le site de l'administration fédérale suisse.
Chính trị Thụy Sĩ
Chính phủ Thụy Sĩ |
19852718 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Moshoeshoe%20II%20c%E1%BB%A7a%20Lesotho | Moshoeshoe II của Lesotho | Moshoeshoe II (2 tháng 5 năm 1938 – 15 tháng 1 năm 1996), tên khai sinh là Constantine Bereng Seeiso, là Thủ lĩnh tối cao của Basutoland, kế nhiệm thủ lĩnh tối cao Seeiso từ năm 1960 cho đến khi đất nước giành được độc lập hoàn toàn từ Đế quốc Anh vào năm 1966. Ông là Vua của Lesotho từ năm 1966 cho đến khi ông bị lưu đày vào năm 1990, và lên ngôi lần 2 từ năm 1995 cho đến khi ông qua đời do tai nạn xe vào năm 1996. Con trai ông là Letsie III đã lên kế vị và trị vì Lesotho cho đến tận ngày nay.
Cuộc sống đầu đời
Moshoeshoe sinh ra với tên Constantine Bereng Seeiso và là hậu duệ của người sáng lập quốc gia, Moshoeshoe I, và vương hiệu của ông sau này được đặt theo tên này. Seeiso được học tại trường Cao đẳng Roma ở Lesotho, sau đó (dường như chạy trốn vì tin đồn cha dượng ông có ý định đầu độc mình) được gửi đến Anh, đầu tiên ông học tại trường Ampleforth College và sau đó là trường Corpus Christi College, Oxford. Khi ở đó, ông sống cuộc sống của một quý ông miền quê nước Anh, với các thú chơi như săn bắn, bắn súng và câu cá.
Cai trị
Qua đời
Gia đình
Tham khảo
Sinh năm 1938
Mất năm 1996
Vua Lesotho
Vương tộc Moshesh
Vua bị phế truất |
19852723 | https://vi.wikipedia.org/wiki/TCG%20H%C4%B1z%C4%B1rreis | TCG Hızırreis | Hai tàu ngầm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ từng được đặt cái tên TCG Hızırreis, theo tên Đô đốc Ottoman Kurtoğlu Hızır Reis:
TCG Hızırreis (S344), nguyên là , được Hoa Kỳ chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 1960 và phục vụ cho đến năm 1980
TCG Hızırreis (S342), nguyên là , được Hoa Kỳ chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 1980 và xuất biên chế năm 2004
Tên gọi tàu chiến Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ |
19852725 | https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sand%20Lance | USS Sand Lance | Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Sand Lance, theo tên họ Cá cát:
là một trong biên chế từ năm 1943 đến năm 1946, rồi chuyển giao cho Brazil và hoạt động như là chiếc Rio Grande do Sul (S-11) từ năm 1963 đến năm 1972
là một trong biên chế từ năm 1971 đến năm 1998
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ |
19852726 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rio%20Grande%20do%20Sul%20%28t%C3%A0u%20chi%E1%BA%BFn%20Brazil%29 | Rio Grande do Sul (tàu chiến Brazil) | Ba tàu chiến của Hải quân Brazil từng được đặt cái tên Rio Grande do Sul, theo tên tiểu bang Rio Grande do Sul của Brazil:
Rio Grande do Sul (1909) là một hạ thủy năm 1909 và xuất biên chế năm 1948
Rio Grande do Sul (S11) (lớp Balao) nguyên là được Hoa Kỳ chuyển giao và phục vụ từ năm 1963 đến năm 1972
Rio Grande do Sul (S11) (lớp Tench) nguyên là được Hoa Kỳ chuyển giao và phục vụ từ năm 1973 đến năm 1993
Tên gọi tàu chiến Hải quân Brazil |
19852735 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A2n%20v%E1%BA%ADt%20trong%20Darling%20in%20the%20Franxx | Danh sách nhân vật trong Darling in the Franxx | Dưới đây là danh sách các nhân vật trong loạt phim anime Darling in the Franxx của Code:000.
Đội 13
Một đội gồm mười Parasite là nhân vật chính của bộ truyện. Biệt đội có trụ sở tại Plantation 13, sống trong khu vực quê hương của họ, Mistilteinn (ミストルティン, Misutorutin), thường được gọi là Lồng chim. Biệt đội 13 là duy nhất, đáng chú ý nhất là Franxx được thiết kế riêng. Đội cũng đáng chú ý khi gọi nhau bằng tên thay vì mã số. Những tên này dựa trên cách đọc mã số của họ bằng tiếng Nhật.
Phi công lái Strelizia
Strelizia (ストレリチア, Sutorerichia) là chiếc Franxx do Hiro và Zero Two lái. Nó được trang bị một ngọn giáo khổng lồ có tên là "Queen Pike" để chiến đấu với Kyoryū. Mặc dù có hình dạng giống người khi được điều khiển bởi một cặp nam-nữ, nhưng Strelizia lại mang hình dạng của một con thú bốn chân khi được điều khiển bởi Zero Two một mình.
Code:016 (コード:016, Kōdo:016) / Hiro (ヒロ)
Lồng tiếng bởi: Yūto Uemura, Ami Koshimizu (thời thơ ấu)
Từng được gọi là thần đồng, giờ đây cậu trở thành học viên phi công bỏ học sau khi "mất" khả năng đồng bộ hóa với đồng đội của mình trong Franxx. Cho đến nay, cậu là nam duy nhất có thể điều khiển Strelizia với Zero Two mà không bị sát thương. Người ta tiết lộ rằng Hiro đã từng là người đứng đầu trong số những đứa trẻ và là người chịu trách nhiệm đặt tên cho chúng, cũng như hỏi người lớn rất nhiều câu hỏi, mặc dù họ không bao giờ đưa ra câu trả lời; cậu cũng chứng kiến Zero Two trải qua thử thách đau đớn và cả hai cùng nhau bỏ trốn khi còn nhỏ, thậm chí còn đi xa đến mức hứa sẽ kết hôn khi trưởng thành. Trước khi họ bị bắt và tách ra, Hiro đã liếm máu Zero Two từ một vết cắt, ảnh hưởng đến khả năng thể hiện năng khiếu của cậu và khiến mình không thể hòa hợp với bất kỳ ai ngoại trừ Zero Two. Cậu ta cũng từ từ mọc sừng và phát triển các đặc điểm Kyoryū khác. Ký ức của họ về nhau sau đó đã bị xóa.
Mặc dù được coi là một thiên tài nhưng Hiro vẫn bị coi thường như một sự thất vọng cho đến khi cậu đoàn tụ với Zero Two và trở thành phi công chính thức của Strelizia sau khi là cộng sự duy nhất sống sót khi điều khiển cùng cô ba lần. Hiro dần dần khôi phục lại ký ức về quá khứ của họ. Hiro thừa nhận với Zero Two rằng cậu luôn yêu cô và họ bắt đầu mối quan hệ, đồng thời thề sẽ thực hiện lời hứa của mình. Trong trận chiến cuối cùng chống lại Kyoryū, Hiro buộc phải kết nối với Công chúa Kyoryū và phát hiện ra kẻ thù thực sự là VIRM, dẫn đầu bởi Papa, kẻ có ý định tiêu diệt hành tinh nếu cần thiết để loại bỏ Kyoryū. Zero Two cứu Hiro và họ hợp lực với Kyoryū để buộc VIRM phải rút lui. Tuy nhiên, cậu phát hiện ra rằng Zero Two bị catatonic (căng trương lực) vì cô liên kết tinh thần với Strelizia để chiến đấu với VIRM trong không gian. Cậu lựa chọn tham gia trận chiến để giải cứu cô. Sau khi kết nối lại, họ chế ngự VIRM, VIRM rút lui một lần nữa và cả hai rời đi trong một cổng dịch chuyển nhưng hứa sẽ quay trở lại với bạn bè của họ. Để đánh bại VIRM và bảo vệ tương lai của bạn bè, họ hy sinh bản thân và cho nổ hành tinh quê hương VIRM. Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, Hiro và Zero Two tái sinh thành hai đứa trẻ gặp nhau trong tập cuối.
Code:002 (コード:002, Kōdo:002) / Zero Two (ゼロツー, Zero Tsū) / 9'℩ (ナインイオタ, Nain Iota, Nine Iota)
Lồng tiếng bởi: Haruka Tomatsu
Là một phi công ưu tú thuộc lực lượng đặc biệt của APE, Zero Two là một cô gái bí ẩn và nổi loạn thường bị coi là quái vật do có cặp sừng đỏ và dòng máu Kyoryū. Cô còn được gọi là "kẻ sát nhân đối tác" vì tất cả các đối tác lái Strelizia cùng cô luôn chết sau khi cưỡi cùng cô nhiều nhất ba lần, với Hiro là ngoại lệ duy nhất. Cô luôn coi Hiro là "darling" của mình. Tuổi thật của cô vẫn chưa được biết nhưng mong muốn cuối cùng của cô ấy là trở thành con người hoàn toàn để có thể đoàn tụ với một người quan trọng trong quá khứ của mình, hóa ra là Hiro. Từ khi còn nhỏ, cô đã được truyền cảm hứng từ cuốn sách có tên "Quái vật và Hoàng tử", cuốn sách mà cô cho rằng có điểm tương đồng với hoàn cảnh của cô và Hiro. Cô bắt đầu tạo ra phiên bản câu chuyện của riêng mình, nhưng cố tình để trống trang cuối cùng vì có khả năng mình sẽ phải xa cách Hiro một ngày nào đó.
Sau đó, cô phát hiện ra mình là bản sao của Công chúa Kyoryū do Tiến sĩ Franxx tạo ra. Khi Hiro buộc phải liên kết với công chúa, Zero Two có thể kết nối tinh thần với Strelizia để cứu cậu ta và ngăn VIRM phá hủy hành tinh nhưng điều này khiến cơ thể cô bị catatonic (căng trương lực). Về mặt tinh thần, cô tiếp tục chiến đấu với VIRM trong một trận chiến thiên hà trong không gian. Cô và Hiro kết nối lại, cho phép Zero Two hợp nhất với Strelizia, trở thành Strelizia True Apus và chế ngự VIRM. Sau đó cô và Hiro chia tay bạn bè nhưng hứa sẽ quay lại. Trong tập cuối cùng, Zero Two và Hiro gần như bị đánh bại nhưng họ đã hy sinh bản thân để tiêu diệt hành tinh quê hương VIRM và giải thoát những linh hồn bị VIRM mắc kẹt. Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, họ được tái sinh thành hai đứa trẻ và gặp nhau.
Phi công lái Delphinium
Delphinium (デルフィニウム, Derufiniumu) là chiếc Franxx được điều khiển bởi Goro và Ichigo. Là Franxx dành cho đội trưởng, nó được trang bị hai loại vũ khí kiếm có tên là "Envy Shop".
Code:056 (コード:056 , Kōdo:056) / Goro (ゴロー, Gorō)
Lồng tiếng bởi: Yūichirō Umehara (tập 1-22), Daiki Hamano (tập 23-24), Tsumi Fujiwara (thời thơ ấu)
Một cậu bé điềm tĩnh và lạc quan khi còn bé. Anh là bạn thời thơ ấu của Hiro và Ichigo. Anh đã yêu Ichigo từ khi còn nhỏ khi cô giúp bảo vệ anh khỏi những kẻ bắt nạt. Tuy nhiên, anh giữ điều này cho riêng mình vì tình cảm của cô dành cho Hiro. Anh được coi là đội trưởng không chính thức thứ hai của đội và trưởng thành hơn những chàng trai khác. Anh vô cùng quan tâm đến Hiro khi thành đối tác với Zero Two nhưng lại thể hiện sự ủng hộ cho mối quan hệ của họ khi Hiro bắt đầu mỉm cười sau khi gặp cô ấy. Sau trận chiến cuối cùng, anh đi khắp thế giới để thu thập những nguồn cung cấp cần thiết để giúp các Parasite sống sót. Mười năm sau, Goro và Ichigo kết hôn và mong đợi đứa con đầu lòng.
Code:015 (コード:015, Kōdo:015) / Ichigo (イチゴ)
Lồng tiếng bởi: Kana Ichinose
Đội trưởng tình cảm và thẳng thắn của Biệt đội 13. Cô ấy là bạn thời thơ ấu của Hiro và Goro. Cô đã yêu Hiro từ khi họ còn nhỏ khi cậu đặt tên cho cô. Cô lo lắng cho sức khỏe của cậu ta do những rủi ro liên quan đến việc trở thành đối tác của Zero Two. Sau đó, cô cư xử ghen tị khi Hiro và Zero Two có quan hệ tình cảm, nhưng sợ Zero Two sẽ ăn thịt nhân tính của Hiro, cô đã cố tách Zero Two khỏi Hiro. Cô thú nhận tình yêu của mình với cậu nhưng cậu từ chối cô và cô nhận ra tâm trí và trái tim cậu đã bị Zero Two quyến rũ đến mức không còn chỗ cho cô. Sau đó, cô nhận ra tầm quan trọng của hai người đối với nhau và chấp nhận mối quan hệ của họ. Sau khi được Goro hôn, cô ấy bắt đầu có mối quan hệ với anh. Mười năm sau, họ kết hôn và mong đợi đứa con đầu lòng.
Phi công lái Argenta
Argentea (アルジェンティア, Arujentia) là chiếc Franxx được điều khiển bởi Zorome và Miku. Là một Franxx chuyên cận chiến và tốc độ, nó được trang bị một loại vũ khí dạng móng vuốt có tên là "Night Claw".
Code:666 (コード:666 , Kōdo:666) / Zorome (ゾロメ)
Lồng tiếng bởi: Mutsumi Tamura
Một chàng trai ồn ào, đáng ghét và có phần biến thái. Cậu ấy rất ngưỡng mộ người lớn và mong muốn một ngày nào đó sẽ trở thành một người như vậy. Cậu ta có thái độ coi thường những người "ưu tú" với những người tuổi teen và code có một chữ số. Cậu thường tranh cãi với đồng đội của mình, Miku, và đóng vai trò là người giải tỏa hài hước cho cả đội. Trong timeskip mười năm, anh và Miku trở thành giáo viên cho thế hệ mới.
Code:390 (コード:390 , Kōdo:390) / Miku (ミク)
Lồng tiếng bởi: Nanami Yamashita
Một cô gái ồn ào, kiêu ngạo và bộc trực. Cô ấy là bạn thời thơ ấu của Kokoro và Miku thường xung đột với cộng sự của cô ấy, Zorome, nhưng lại rất quan tâm đến cậu ấy. Mặc dù thô lỗ nhưng cô có khía cạnh nhẹ nhàng hơn và đóng vai trò như một hệ thống hỗ trợ cho đồng đội của mình. Trong timeskip mười năm, cô và Zorome trở thành giáo viên cho thế hệ mới.
Phi công của Genista
Genista (ジェニスタ, Jenisuta) là chiếc Franxx hạng nặng ban đầu được điều khiển bởi Futoshi và Kokoro, cho đến khi Futoshi và Mitsuru chuyển đổi đối tác. Nó được bao phủ bởi áo giáp hạng nặng và được trang bị loại pháo lưỡi lê có tên là "Rook Sparrow", có thể gây sát thương lớn ở khoảng cách gần.
Code:326 (コード:326 , Kōdo:326) / Mitsuru (ミツル)
Lồng tiếng bởi: Aoi Ichikawa, Saori Hayami (thời thơ ấu)
Một cậu bé trầm lặng nhưng hay giễu cợt đã ở bên Hiro, Ichigo và Goro từ khi còn nhỏ. Cậu ta đã trải qua một thủ tục đặc biệt, đầy rủi ro để tăng khả năng của mình với tư cách là một Parasite, nhưng trở nên chán nản khi biết rằng Hiro đã quên lời hứa lái chiếc Franxx cùng cậu mà không biết rằng ký ức của Hiro đã bị xóa. Sau khi phát hiện ra sự thật, cậu trở nên thân thiện hơn với Hiro và những người khác. Sau đó cậu nảy sinh tình cảm với Kokoro và họ bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn. Họ kết hôn nhưng bị APE bắt giữ và ký ức của họ về nhau bị thay đổi. Mitsuru sau đó biết Kokoro đang mang thai đứa con của mình và cậu thừa nhận mình muốn cô giữ đứa bé, đến mức cậu từ bỏ vai trò Parasite để làm cha cho đứa con của họ và anh nói rằng cô và đứa trẻ là lý do để cậu sống. Họ hòa giải và trở thành một cặp một lần nữa. Con gái của họ, Ai, sau này được sinh ra. Trong timeskip mười năm, họ vẫn kết hôn hạnh phúc và có bốn đứa con.
Code:556 (コード:556 , Kōdo:556) / Kokoro (ココロ)
Lồng tiếng bởi: Saori Hayami
Một cô gái hiền lành nhưng tốt bụng, thích chăm sóc nhà kính trong Lồng chim. Sau khi tìm thấy một cuốn sách dành cho trẻ em, cô say mê nó và khao khát có được một đứa con để để lại dấu ấn cho tương lai trước khi chết. Cô thân thiết với Mitsuru khi biết được nỗi đau khổ của cậu và quyết định trở thành cộng sự của cậu. Cô yêu anh và cuối cùng cả hai bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn và kết hôn. Ký ức của họ về nhau đã bị APE xóa sau khi bị bắt trong đám cưới của họ. Kokoro sau đó phát hiện ra mình có thai và phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc phá thai hoặc giữ lại đứa bé và mất đi vị trí Parasite. Tuy nhiên, khi nghe Mitsuru nói rằng cậu muốn cô giữ lại đứa bé và xây dựng lại mối quan hệ, họ đã hòa giải và trở thành một cặp một lần nữa. Sau đó cô sinh ra một bé gái tên là Ai. Trong timeskip mười năm, họ vẫn kết hôn hạnh phúc và có bốn đứa con.
Phi công lái Chlorophytum
Chlorophytum (クロロフィッツ, Kurorofittsu) là một loại Franxx hỗ trợ cho các cuộc tấn công đường dài do Mitsuru và Ikuno điều khiển ban đầu, cho đến khi Futoshi và Mitsuru đổi đối tác. Cánh tay của nó được trang bị bộ tản nhiệt có tên là "Wing Span".
Code:214 (コード:214 , Kōdo:214) / Futoshi (フトシ)
Lồng tiếng bởi: Hiroki Gotō
Một chàng trai bụ bẫm và tốt bụng, ăn uống liên tục và say mê đối tác của mình, Kokoro. Anh coi mình là người bảo vệ cô và mong muốn cô sẽ là đối tác phi công của anh mãi mãi. Tuy vậy, anh bị tổn thương nặng nề khi Kokoro quyết định trở thành đối tác của Mitsuru. Mặc dù ban đầu ghen tị với Mitsuru vì điều này, nhưng anh vẫn chấp nhận mối quan hệ của họ vì anh muốn thấy họ hạnh phúc và thậm chí anh còn đóng vai trò là linh mục trong đám cưới của họ. Trong timeskip mười năm, anh ấy trở thành một thợ làm bánh. Anh kết hôn và có hai đứa con và sắp có đứa con thứ ba.
Code:196 (コード:196 , Kōdo:196) / Ikuno (イクノ)
Lồng tiếng bởi: Shizuka Ishigami
Một cô gái điềm tĩnh và sâu sắc. Cô là bạn thân nhất với Ichigo và yêu đơn phương cô ấy. Cô từng là đối tác của Mitsuru, người mà cô có mối quan hệ đối tác đầy biến động do họ không ưa nhau. Sau khi đồng bộ hóa của họ bị mất, cô ấy được ghép đôi với Futoshi. Sau đó, cô thú nhận tình cảm của mình với Ichigo nhưng thừa nhận cô cảm thấy xấu hổ như thế nào khi bị thu hút bởi phụ nữ (ngụ nhận cô là đồng tính nữ) và Ichigo đã an ủi cô. Sau khi VIRM xâm lược hành tinh, Ikuno đã sử dụng sức mạnh của mình quá mức và điều này gây tổn hại vĩnh viễn đến sức khỏe của cô, bao gồm cả việc khiến tóc cô bạc trắng. Trong những tập cuối, cô làm bác sĩ và phát triển một phương pháp chữa trị quá trình lão hóa nhanh chóng của Parasite, cho phép chúng phát triển bình thường thành người trưởng thành nhưng phải nằm liệt giường và ốm yếu do cô giữ nguyên quá trình lão hóa nhanh chóng của mình.
APE
APE là tổ chức cai trị các Plantation, pháo đài cuối cùng của nhân loại. Bảy nhà hiền triết của APE được nhân loại tôn sùng như những vị thần.
Nana (ナナ)
Lồng tiếng bởi: Marina Inoue
Người quản lý Parasite của trụ sở chiến đấu APE. Cô ấy phụ trách các Parasite ở Mistilteinn và đóng vai trò như một người mẹ thay thế cho chúng, vì cô ấy đã chăm sóc chúng từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, cô nghiêm khắc với chúng và có khả năng đưa ra những quyết định khó khăn về chúng. Trong quá khứ, cô từng có mối quan hệ với đối tác của mình nhưng ký ức của cô đã bị xóa do cô tuyệt vọng sau cái chết của anh ta. Cô bị gạt sang một bên khi trải qua tuổi dậy thì bị kìm nén nhưng được đưa trở lại để chăm sóc những đứa trẻ sau cái chết của tiến sĩ Franxx.
Hachi (ハチ)
Lồng tiếng bởi: Katsuyuki Konishi
Chỉ huy hoạt động phòng thủ của trụ sở chiến đấu APE, người giám sát Đội 13 cùng với Nana. Anh ta khắc kỷ và thẳng thắn với những kẻ ăn bám, đồng thời thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, anh thực sự quan tâm đến những Parasite và giúp chăm sóc chúng. Trong quá khứ, anh là thành viên cùng đội với Nana và dường như có tình cảm với cô dù không có cảm xúc.
Tiến sĩ Franxx (フランクス博士, Furankusu Hakase ) / Werner Frank (ヴェルナー・フランク, Verunā Furanku)
Lồng tiếng bởi: Kenyuu Horiuchi
Tên thật Werner Frank. Ông ta là một nhà khoa học người máy, người đã phát triển các đơn vị Franxx. Ông cũng được ghi nhận vì đã tạo ra các Parasite thông qua nghiên cứu nhân bản của mình. Trong quá khứ, ông ta nổi tiếng với những thí nghiệm phi đạo đức về nhân bản nhưng điều đó đã giúp ông có được mối quan hệ hợp tác với APE. Mặc dù say mê vẻ đẹp tác phẩm của mình nhưng ông ta lại tò mò về phong tục tập quán của nền văn minh trước đây nên đã vội vàng sắp xếp Biệt đội 13 làm đơn vị thử nghiệm cho mục đích đó. Ông ta tạo ra Zero Two và bắt cô phải làm những thí nghiệm tra tấn. Ông rất quan tâm đến Kyoryū và tin rằng sự hợp tác của Hiro và Zero Two có vai trò quan trọng trong việc đánh bại chúng. Ông ta bị giết trong trận chiến giữa Kyoryū và VIRM nhưng không phải trước khi hòa giải với Zero Two trong tập 21.
Papa (パパ)
Lồng tiếng bởi: Nobuo Tobita
Chủ tịch APE. Ông là thủ lĩnh của Bảy hiền triết và được nhân loại coi như một vị thần. Toàn bộ nhân loại đều trung thành và vâng lời ông ta, nhưng lại sợ ông vì hậu quả nghiêm trọng nếu bất kỳ quy tắc nào của APE bị phá vỡ. Ông ta giám sát sự phát triển và hành động của tất cả các Parasite, và mọi quyết định liên quan đến sức khỏe và sự giáo dục của chúng đều do ông ta quyết định. Sau này ông là thủ lĩnh của một chủng tộc ngoài hành tinh được gọi là VIRM, chủng tộc này đã xâm chiếm Trái đất từ nhiều thời đại trước. Để lật đổ Công chúa Kyoryū và tiêu diệt lũ Parasite, ông ta cử VIRM đến cố gắng tiêu diệt chúng và hấp thụ linh hồn của chúng. Papa còn đi xa hơn khi yêu cầu những thành viên còn sống sót của nhân loại hợp nhất với VIRM để loại bỏ sự phân biệt đối xử và hận thù hơn nữa, nhưng mọi người đều từ chối điều này. Ông ta dường như bị tiêu diệt khi Strelizia True Apus tiêu diệt hạm đội của VIRM gần Sao Hỏa, nhưng quay trở lại trong tập cuối gần hành tinh quê hương của VIRM, sử dụng sức mạnh của mình để phá vỡ mối liên hệ của Hiro với Zero Two. VIRM thua trận và hành tinh của họ bị phá hủy, giải phóng những linh hồn đã đồng hóa với VIRM trong suốt thời gian để trở về cơ thể của họ. Tuy nhiên, Papa và Phó Chủ tịch vẫn sống sót và thề rằng một ngày nào đó VIRM sẽ trở lại ở đỉnh cao của quá trình tiến hóa.
Phó Chủ tịch
Lồng tiếng bởi: Mitsuo Yokoi
Phó chủ tịch APE và phó chỉ huy của Bảy hiền triết, bên cạnh Papa. Ông ấy được tiết lộ là một người ngoài hành tinh tên là VIRM giống như Papa.
007 / Nana (Mới được bổ nhiệm) (新ナナ, Shin Nana, New Nana)
Lồng tiếng bởi: Shizuka Ito
Một người phụ nữ được bổ nhiệm giám sát Đội 13 sau khi Nana nguyên bản bị gạt sang một bên. Không giống như Nana ban đầu, cô không thể hiện bất kỳ mối quan tâm hay lòng trắc ẩn nào đối với Parasite. Sau đó, cô đảm nhận vai trò người chăm sóc cùng với Hachi và Nana nguyên bản trong việc hỗ trợ xã hội mới được xây dựng bởi các Parasite còn sống sót.
Ngũ Thánh
Năm chỉ huy tối cao của tổ chức thống trị loài người, APE. Họ mặc quần áo màu trắng và đeo mặt nạ kim loại, được dẫn đầu bởi một người tên là "Papa" (パパ).
Năm chỉ huy:
Marmoset
Baboon
Gorilla
Lemur
Tarsier
Nines
Nines là một lực lượng phòng thủ và đặc biệt trực thuộc đơn vị cũ của APE và Zero Two, ban đầu xuất hiện do nỗ lực tạo ra các cặp chức năng từ DNA của cô. Trong các cặp của họ, nhụy hoa và nhị hoa thay đổi vị trí, cùng với "giới tính" của họ, họ có nghĩa là thay thế cho các mối quan hệ dị tính truyền thống ở các cặp khác. Về vấn đề này, tất cả các thành viên trong đội đều có vẻ ngoài ái nam ái nữ và về cơ bản tránh bất kỳ vai trò giới tính nào trong hành vi của họ.
9'α (ナインアルファ, Nain Arufa , Nine Alpha)
Lồng tiếng bởi: Souma Saitō
Thủ lĩnh tự ái và tinh quái của Nines. Anh ấy thường mỉm cười nhưng lại trung thực đến mức tàn nhẫn và thiếu sự đồng cảm với người khác ngoài đơn vị của mình. Anh quan tâm đến Hiro vì là đối tác duy nhất sống sót khi cưỡi cùng Zero Two. Anh cũng quan tâm đến Ichigo vì niềm kiêu hãnh và phẩm giá của cô ấy. Anh tin rằng con người không cần giới tính hay cảm xúc, và nhận thấy việc sinh sản là một điều kinh tởm. Anh ta trung thành mãnh liệt với Papa và coi thường Biệt đội 13, đến mức gây rắc rối cho họ, làm gián đoạn hạnh phúc của họ và hình thành rạn nứt với Zero Two. Khi Papa tiết lộ danh tính thực sự của mình và phản bội mọi người bằng cách cố gắng giết họ, Alpha bị ốm do "thiếu bảo dưỡng" và bắt đầu nghi ngờ ý định của Papa. Anh quyết định hỗ trợ Biệt đội 13 trong trận chiến cuối cùng chống lại VIRM và hy sinh bản thân để cứu Hiro, người mà anh ghi công vì đã dạy anh ý nghĩa của việc trở thành con người.
9'β (ナインベータ, Nain Bēta , Nine Beta)
Lồng tiếng bởi: Toshiki Masuda
Một nhị hoa phục vụ ở Nines. Anh ta chết trong trận chiến thiên hà với VIRM ở tập 23.
9'γ (ナインガンマ, Nain Ganma , Nine Gamma)
Lồng tiếng bởi: Takuya Eguchi
Một nhị hoa phục vụ ở Nines. Anh ta chết trong trận chiến thiên hà chống lại VIRM ở tập 23.
9'δ (ナインデルタ, Nain Deruta , Nine Delta)
Lồng tiếng bởi: Ayane Sakura
Một nhụy hoa phục vụ ở Nines. Cô là cô gái duy nhất trong biệt đội tham gia vào câu chuyện bên cạnh các chàng trai. Cô và cộng sự của mình, Epsilon, bị VIRM giết trong tập 21.
9'ε (ナインイプシロン, Nain Ipushiron , Nine Epsilon)
Lồng tiếng bởi: Atsushi Tamaru
Một nhị hoa phục vụ ở Nines. Anh và Delta bị VIRM giết trong tập 21.
9'ζ (ナインゼータ, Nain Zēta , Nine Zeta)
Một nhụy hoa phục vụ ở Nines. Cô ấy là cộng sự của Alpha. Cô chết vì không được bảo dưỡng sau trận chiến ở tập 21.
9'η (ナインエータ, Nain Ēta , Nine Eta)
Một nhụy hoa phục vụ ở Nines. Cô ấy là cộng sự của Beta. Cô ấy chết trong tập 23.
9'θ (ナインテータ, Nain Tēta , Nine Theta)
Một nhụy hoa phục vụ ở Nines. Cô ấy là cộng sự của Gamma. Cô ấy chết trong tập 23.
Các nhân vật khác
Code:703 (コード:703 , Kōdo:703 ) / Naomi (ナオミ)
Lồng tiếng bởi: Ami Koshimizu
Đối tác cũ của Hiro, người đã phải nhập viện sau một cuộc tấn công của Kyoryū khiến cô bị mất một cánh tay. Sau khi tan rã khỏi Hiro, cô được cho là đã biến mất. Trong tập 22, tiết lộ rằng cô ấy đã được giữ trong trạng thái đông lạnh cùng với những đứa trẻ khác được cho là không thích hợp để làm phi công, được chăm sóc bởi Tiến sĩ Franxx. Sau đó cô ấy được thả và chăm sóc Ikuno già đi ở cuối bộ phim.
Code:081 (コード:081 , Kōdo:081)
Lồng tiếng bởi: Takanori Hoshino
Đối tác cũ của Zero Two bị giết trong một cuộc tấn công của Kyoryū.
Code:090 (コード:090 , Kōdo:090)
Lồng tiếng bởi: Makoto Furukawa
Đội trưởng của Plantation 26. Anh ta đã mất đồng đội cũ của mình hai năm trước vì sự bình tĩnh chiến đấu kém của Zero Two. Vì điều này, anh có mối hận thù sâu sắc với Zero Two. Anh ta và đội của mình chết trong một cuộc tấn công liều chết nhằm ngăn chặn một con Kyoryū lớp Lehmann đã phá hủy Plantation của họ.
Người Phụ Nữ (オトナ 女性, Otona Josei)
Lồng tiếng bởi: Kikuko Inoue
Người phụ nữ đã cứu và chăm sóc Zorome sau khi cậu bị lạc trong thành phố. Cậu cảm nhận được sự quen thuộc với cô nhưng bản chất chính xác của mối quan hệ của họ vẫn chưa được biết. Dựa trên màu mắt giống hệt nhau của họ và cách cư xử của cô đối với cậu ấy, người ta suy đoán rằng cô có quan hệ sinh học với cậu ta.
Karina Milsa (カリナ・ミルザ, Karina Miruza)
Lồng tiếng bởi: Yuuko Kaida
Một nhà khoa học khám phá ra cách tái tạo telomere (được các nhà khoa học hiện đại cho là nguyên nhân gây lão hóa). Cô là vị hôn thê trước đây của Tiến sĩ Franxx và rất ngưỡng mộ ông ta. Cô đã tham gia vào nghiên cứu của ông về Franxx và sự bất tử. Cô qua đời trong một vụ tai nạn vào năm 2042 khi đang thử nghiệm nguyên mẫu Franxx lần đầu tiên và các quy trình sinh sản.
Ai (アイ)
Lồng tiếng bởi: Saya Hirose
Con gái của Kokoro và Mitsuru. Cô là đứa trẻ tự nhiên đầu tiên được sinh ra từ Parasite. Cô bé là một đứa trẻ vui vẻ và sớm phát triển, được bố mẹ rất yêu quý.
Code:001 (コード:001, Kōdo:001)
Lồng tiếng bởi: Rie Kugimiya
Công chúa của tộc Kyoryū và là người cuối cùng của tộc Kyoryū Sapien. Nhiều kiếp trước, người dân của cô đã từ chối đàm phán hòa bình với VIRM để đầu hàng linh hồn của họ, dẫn đến một cuộc chiến giữa các thiên hà và sự tuyệt chủng. Họ ẩn náu dưới lòng đất để chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng chống lại VIRM, cho đến khi nhân loại phát hiện ra năng lượng magma và bắt đầu khai quật nó, khiến cô và các Kyoryū xâm chiếm Plantation. Cô là người đã xé nát cánh tay của Tiến sĩ Franxx khi ông được APE cử đến gặp cô. Trong trận chiến cuối cùng giữa Kyoryū và loài người, Công chúa Kyoryū buộc phải liên kết với Hiro và đánh cắp Strelitzia để sử dụng, trước sự thất vọng của Zero Two. Sau khi mắc vào cái bẫy chết người do Papa giăng ra, cô chuyển năng lượng còn lại của mình cho Hiro và Zero Two để ngăn chặn VIRM và mang lại hòa bình cho Trái đất, quyết định đặt niềm tin vào nhân loại để cứu Trái đất khỏi VIRM. |
19852736 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cionus%20luctuosus | Cionus luctuosus | Cionus luctuosus là loài côn trùng thuộc nhóm bọ cánh cứng. Loài này được Karl Henrik Boheman mô tả lần đầu tiên vào năm 1845.
Tham khảo
Cionus |
19852737 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cionus%20maculithorax | Cionus maculithorax | Cionus maculithorax là loài côn trùng thuộc nhóm Bọ cánh cứng. Loài này được Voss mô tả lần đầu tiên vào năm 1960.
Tham khảo
Cionus |
19852741 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20t%C3%A2m%20%C4%91i%E1%BB%81u%20khi%E1%BB%83n%20%28Apple%29 | Trung tâm điều khiển (Apple) | Trung tâm Điều khiển, hoặc Control Center (Control Centre theo cách gọi của tiếng Anh Anh, Úc và Canada) là một tính năng có mặt trên các hệ điều hành iOS, iPadOS và macOS của Apple Inc. Nó được giới thiệu lần đầu tiên trong iOS 7, ra mắt vào ngày 18 tháng 9 năm 2013. Trong iOS 7, nó thay thế các trang điều khiển được tìm thấy trong các phiên bản trước.
Trung tâm Điều khiển cho phép thiết bị iOS và iPadOS truy cập trực tiếp vào các cài đặt quan trọng của thiết bị bằng cách vuốt xuống từ góc trên bên phải trên iPhone X trở lên và tất cả các mẫu iPad bắt đầu từ iOS 12 hoặc iPadOS, với các mẫu trước đó sử dụng thao tác vuốt từ dưới màn hình lên. Nó có chức năng tương tự như tinh chỉnh SBSettings dành cho jailbreak iOS. Trung tâm Điều khiển cũng được thêm vào máy Mac trong macOS 11 Big Sur, ra mắt vào ngày 12 tháng 11 năm 2020.
Sử dụng
Trung tâm Điều khiển cho phép người dùng iOS truy cập nhanh vào các thao tác và ứng dụng thường dùng. Chỉ cần vuốt lên từ bất kỳ màn hình nào - bao gồm cả Màn hình Khóa (nếu bật tùy chọn truy cập từ Màn hình Khóa), người dùng có thể thực hiện các hành động như: Bật/tắt Chế độ máy bay, Wi-Fi; Điều chỉnh độ sáng màn hình; Thực hiện các chức năng cơ bản khác của thiết bị. Từ iOS 7 trở đi, Trung tâm Điều khiển cũng tích hợp chức năng đèn pin sử dụng đèn LED của camera sau. Tính năng này chỉ có trên iPhone, iPod Touch và iPad Pro. Bắt đầu từ iOS 9.3, công tắc Chuyển đêm (Night Shift) được thêm vào Trung tâm Điều khiển trên tất cả các mẫu iPhone, iPod Touch và iPad có chip Apple A7 trở lên.
Ngoài ra, Trung tâm Điều khiển còn cung cấp các chức năng khác như: Bật/tắt Bluetooth và Không làm phiền, Khóa xoay màn hình, Phát, tạm dừng hoặc chuyển bài hát, xem nhạc đang phát, Kết nối với thiết bị hỗ trợ AirPlay, Truy cập nhanh ứng dụng đồng hồ, máy tính và camera, Sử dụng AirDrop, trước đây chỉ có trên Mac, để chuyển tệp giữa các thiết bị Apple từ iOS 7 trở đi (trên iPhone, iPad và iPod Touch dùng cổng Lightning)
Thiết kế
Từ iOS 7 đến iOS 9: Trung tâm Điều khiển có dạng thanh trượt lên một trang với nền mờ. Thiết kế cơ bản không thay đổi nhiều. iPhone 4, iPad 2 và 3 không có nền mờ do tốn tài nguyên, thay vào đó là nền xám hơi trong suốt.
iOS 10: Thay đổi sang thiết kế dạng thẻ nền trắng. Chia thành 3 thẻ riêng biệt: Điều khiển chính, Media, HomeKit. Chuyển giữa các thẻ bằng cách vuốt ngang.
iOS 11: Thiết kế lại hoàn toàn, hợp nhất các thẻ thành một. Hỗ trợ tùy chỉnh qua ứng dụng Cài đặt. Thêm nhiều tùy chọn hơn như dữ liệu di động, Chế độ năng lượng thấp, ghi chú nhanh. Cho phép sử dụng 3D Touch (hoặc nhấn giữ trên thiết bị không hỗ trợ 3D Touch) để xem thêm tùy chọn. Sử dụng thanh trượt dọc để điều chỉnh âm lượng và độ sáng.
iOS 12: Thêm tính năng mới cho Không làm phiền: chạm 3D/giữ lâu để chọn thời gian kích hoạt.
iOS 14 & iPadOS 14: Bổ sung theo dõi giấc ngủ, nhận dạng âm thanh, nút Shazam.
iOS 15 & iPadOS 15: Tùy chọn Tập trung mới và điều chỉnh độ sáng bàn phím.
iOS 16 & iPadOS 16: Tính năng nhận dạng âm thanh Shazam tích hợp lịch sử với ứng dụng Shazam chính.
Đón nhận
Trung tâm điều khiển nhìn chung nhận được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, việc người dùng phải truy cập ứng dụng Cài đặt để thay đổi hầu hết các tùy chọn đã khiến Darrell Etherington của TechCrunch cho rằng "tách Trung tâm điều khiển khỏi chức năng đó và cho phép truy cập từ bất kỳ giao diện người dùng iOS nào bằng cách vuốt lên từ dưới cùng thực sự là một cải tiến lớn."
Bản cập nhật iOS 11 bị chỉ trích vì thay đổi cách hoạt động của nút Wi-Fi và Bluetooth; chính xác hơn, các công tắc này sẽ ngắt kết nối thiết bị khỏi Wi-Fi hoặc Bluetooth, trong khi vẫn bật radio. Tổ chức Electronic Frontier Foundation tuyên bố rằng sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến thời lượng pin mà còn ảnh hưởng đến bảo mật, mô tả các nút chuyển Wi-Fi và Bluetooth sang chế độ "tắt một nửa" (bị mờ đi, nhưng không bị tắt ngang như thể bật tắt trực tiếp từ ứng dụng Cài đặt), và đồng thời chỉ trích thêm việc kết nối sẽ tự động tiếp tục vào lúc năm giờ sáng mỗi ngày.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Control Center trên Apple
IOS software
MacOS software
Phần mềm cho iOS
Phần mềm cho macOS |