word
stringlengths 1
26
⌀ | part_of_speech
stringclasses 13
values | meaning
stringlengths 4
345
| example
stringlengths 2
175
⌀ |
---|---|---|---|
luyến láy | null | luyến và láy (nói khái quát): bài hát có nhiều chỗ luyến láy | bài hát có nhiều chỗ luyến láy |
luyên thuyên | null | (nói năng) nhiều lời và lan man, chưa hết chuyện này đã sang chuyện kia: cười nói huyên thuyên * huyên thuyên đủ các thứ chuyện | cười nói huyên thuyên * huyên thuyên đủ các thứ chuyện |
luyến tiếc | động từ | nuối tiếc và nhớ mãi, không dứt bỏ được mối tình cảm với cái đã mất: luyến tiếc tuổi xuân * nhìn bằng ánh mắt luyến tiếc | luyến tiếc tuổi xuân * nhìn bằng ánh mắt luyến tiếc |
luýnh quýnh | tính từ | lúng túng, vụng về do mất bình tĩnh đến không tự chủ được: tay chân luýnh quýnh | tay chân luýnh quýnh |
lừ | danh từ | (phương ngữ) lờ: thả lừ | thả lừ |
lừ | động từ | đưa mắt nhìn ngang không chớp vào người nào đó để tỏ ý không bằng lòng, đe doạ, ngăn cấm: lừ mắt bảo im | lừ mắt bảo im |
lử | tính từ | ở trạng thái không còn đủ sức, người như rã rời: đói lử * lử người vì nắng | đói lử * lử người vì nắng |
lữ đoàn | danh từ | đơn vị tổ chức của lực lượng vũ trang, lớn hơn trung đoàn, nhỏ hơn sư đoàn: lữ đoàn tăng | lữ đoàn tăng |
lư | danh từ | đỉnh nhỏ để đốt trầm, hương: cái lư đồng | cái lư đồng |
lừ đừ | tính từ | chậm chạp, nặng nề, không linh hoạt: mệt lừ đừ cả người * nước chảy lừ đừ | mệt lừ đừ cả người * nước chảy lừ đừ |
lữ | danh từ | đơn vị tổ chức của lực lượng vũ trang, lớn hơn trung đoàn, nhỏ hơn sư đoàn: lữ đoàn tăng | lữ đoàn tăng |
lữ hành | động từ | (cũ, hiếm) đi đường xa: du lịch lữ hành * khách lữ hành | du lịch lữ hành * khách lữ hành |
lử đử | tính từ | (hiếm) như lừ đừ: mệt quá, nằm lử đử | mệt quá, nằm lử đử |
lử khử | tính từ | có dáng điệu chậm chạp, mệt mỏi, ủ rũ của người ốm: ốm lử khử * dáng điệu lử khử | ốm lử khử * dáng điệu lử khử |
lữ khách | danh từ | (cũ) khách đi đường xa: người lữ khách | người lữ khách |
lừ lừ | tính từ | (mắt) có cái nhìn chiếu thẳng, tỏ vẻ bực bội, giận dữ, không chút thiện cảm: mắt cứ lừ lừ, trông thật đáng sợ | mắt cứ lừ lừ, trông thật đáng sợ |
lừ lừ | tính từ | (di chuyển) chậm chạp và lặng lẽ: lừ lừ tiến vào * dòng nước lừ lừ trôi * lừ lừ như ông từ vào đền (tng) | lừ lừ tiến vào * dòng nước lừ lừ trôi * lừ lừ như ông từ vào đền (tng) |
lừ thừ | tính từ | chậm chạp, uể oải: lừ thừ đứng dậy | lừ thừ đứng dậy |
lữ quán | danh từ | (cũ) quán trọ: nghỉ chân ở một lữ quán | nghỉ chân ở một lữ quán |
lữ thứ | danh từ | (cũ, văn chương) chỗ tạm nghỉ lại của người đi đường xa; thường dùng để chỉ nơi đất khách, quê người: "Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?" (BHThQuan; 1) | "Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?" (BHThQuan; 1) |
lựa | động từ | lấy ra cái đáp ứng theo yêu cầu, trên cơ sở so sánh với những cái cùng loại: lựa hạt giống * lựa những quả trứng mới | lựa hạt giống * lựa những quả trứng mới |
lựa | động từ | chọn chiều, hướng, lối, sao cho việc làm đạt kết quả tốt nhất: lựa lời khuyên giải * "Những e lại luỵ đến nàng, Đánh liều mới sẽ lựa đường hỏi tra." (TKiều) | lựa lời khuyên giải * "Những e lại luỵ đến nàng, Đánh liều mới sẽ lựa đường hỏi tra." (TKiều) |
lựa | kết từ | (Từ cũ, Ít dùng) như lọ: "Sau con cũng rõ lẽ này, Lựa là con phải hỏi thầy làm chi." (LVT) | "Sau con cũng rõ lẽ này, Lựa là con phải hỏi thầy làm chi." (LVT) |
lừa | danh từ | thú cùng họ với ngựa, nhưng nhỏ hơn, tai dài, nuôi để kéo xe, thồ hàng: da lừa * thân lừa ưa nặng (tng) | da lừa * thân lừa ưa nặng (tng) |
lừa | động từ | làm cho người khác bị lầm bằng cách nói dối hoặc dùng mưu mẹo: mắc lừa * bị kẻ gian lừa * lừa người vào tròng | mắc lừa * bị kẻ gian lừa * lừa người vào tròng |
lừa | động từ | (khẩu ngữ) ru, dỗ khéo léo cho trẻ nhỏ yên lòng là có mình ở bên cạnh mà ngủ, để rồi đi làm việc khác: lừa cho em ngủ để nấu nướng, dọn dẹp | lừa cho em ngủ để nấu nướng, dọn dẹp |
lừa | động từ | lựa thời cơ, cơ hội thuận tiện mà làm việc gì: lừa lúc không ai để ý, trốn mất * lừa dịp quân địch yếu để tấn công | lừa lúc không ai để ý, trốn mất * lừa dịp quân địch yếu để tấn công |
lừa | động từ | dùng lưỡi đưa qua đưa lại, tách lấy riêng ra khỏi những cái khác đang ngậm trong miệng: ăn cá lừa xương | ăn cá lừa xương |
lửa | danh từ | nhiệt và ánh sáng phát sinh đồng thời từ vật đang cháy: đánh diêm lấy lửa * tính nóng như lửa * lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (tng) | đánh diêm lấy lửa * tính nóng như lửa * lửa gần rơm lâu ngày cũng bén (tng) |
lửa | danh từ | trạng thái tinh thần, tình cảm sôi sục, mạnh mẽ (ví như có ngọn lửa đang bốc lên trong người): lửa tình * "Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!" (TKiều) | lửa tình * "Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!" (TKiều) |
lửa binh | danh từ | (cũ, văn chương) như binh lửa: "Đêm ngày luống những âm thầm, Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương!" (TKiều) | "Đêm ngày luống những âm thầm, Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương!" (TKiều) |
lừa bịp | động từ | lừa bằng mánh khoé xảo trá để che giấu sự thật (nói khái quát): giở trò lừa bịp * thủ đoạn lừa bịp | giở trò lừa bịp * thủ đoạn lừa bịp |
lứa | danh từ | tập hợp những con vật, trứng hay những bộ phận của cây như quả, lá, v.v. cùng loại sinh trưởng trong cùng một thời kì: lứa lợn mười con * hái lứa chè đầu tiên * cá mè một lứa (tng) | lứa lợn mười con * hái lứa chè đầu tiên * cá mè một lứa (tng) |
lứa | danh từ | độ sinh trưởng vừa đạt yêu cầu để có thể thu hoạch hàng loạt (nói về sản phẩm trồng trọt): rau đã đến lứa * cau già quá lứa | rau đã đến lứa * cau già quá lứa |
lứa | danh từ | lớp người cùng một cỡ tuổi với nhau: bạn cùng lứa * lứa tuổi mười tám, đôi mươi | bạn cùng lứa * lứa tuổi mười tám, đôi mươi |
lựa chọn | động từ | chọn giữa nhiều cái cùng loại (nói khái quát): lựa chọn người kế nghiệp * lựa chọn công việc phù hợp | lựa chọn người kế nghiệp * lựa chọn công việc phù hợp |
lừa dối | động từ | lừa bằng thủ đoạn nói dối (nói khái quát): lừa dối bạn bè * tự lừa dối lòng mình | lừa dối bạn bè * tự lừa dối lòng mình |
lửa đạn | danh từ | cảnh chiến tranh, nói về mặt nguy hiểm chết chóc: xông pha nơi lửa đạn | xông pha nơi lửa đạn |
lừa đảo | động từ | lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm lấy của cải, tài sản: kẻ lừa đảo * giở trò lừa đảo | kẻ lừa đảo * giở trò lừa đảo |
lứa đôi | danh từ | (văn chương) cặp trai gái, vợ chồng trẻ xứng đôi với nhau: hạnh phúc lứa đôi * "Xưa nay duyên nợ lứa đôi, Khi nên chẳng lựa cầu Trời mới nên." (ca dao) | hạnh phúc lứa đôi * "Xưa nay duyên nợ lứa đôi, Khi nên chẳng lựa cầu Trời mới nên." (ca dao) |
lừa gạt | động từ | đánh lừa để mưu lợi: bị kẻ xấu lừa gạt * lừa gạt phụ nữ | bị kẻ xấu lừa gạt * lừa gạt phụ nữ |
lửa hương | danh từ | (cũ, văn chương) như hương lửa: "Trách lòng hờ hững với lòng, Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu!" (TKiều) | "Trách lòng hờ hững với lòng, Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu!" (TKiều) |
lửa hương | danh từ | (hiếm) như hương khói: lửa hương nghi ngút | lửa hương nghi ngút |
lừa lọc | động từ | lừa người bằng mánh khoé xảo trá (nói khái quát): mưu mô lừa lọc * thủ đoạn lừa lọc | mưu mô lừa lọc * thủ đoạn lừa lọc |
lừa mị | động từ | như lừa phỉnh: lừa mị trẻ con * nhiều hình thức quảng cáo lừa mị người tiêu dùng | lừa mị trẻ con * nhiều hình thức quảng cáo lừa mị người tiêu dùng |
lừa phỉnh | động từ | phỉnh nịnh để đánh lừa: lừa phỉnh phụ nữ * buông lời lừa phỉnh | lừa phỉnh phụ nữ * buông lời lừa phỉnh |
lửa trại | danh từ | hình thức vui liên hoan tổ chức về đêm xung quanh đống lửa ở nơi cắm trại: đêm lửa trại | đêm lửa trại |
lừa thầy phản bạn | null | lừa lọc, tráo trở với ngay người đã tin cậy mình hoặc có ân nghĩa với mình; hoàn toàn không có đạo đức, không thể tin cậy được: kẻ lừa thầy phản bạn | kẻ lừa thầy phản bạn |
lưa thưa | tính từ | như lơ thơ: cỏ mọc lưa thưa * chòm râu lưa thưa | cỏ mọc lưa thưa * chòm râu lưa thưa |
lực bất tòng tâm | null | khả năng không đủ để thực hiện điều mong muốn: dù đã rất cố gắng, nhưng lực bất tòng tâm | dù đã rất cố gắng, nhưng lực bất tòng tâm |
lực điền | danh từ | (cũ) người nông dân khoẻ mạnh: người đàn ông lực điền | người đàn ông lực điền |
lực lượng | danh từ | sức mạnh có thể tạo nên một tác động nhất định: lực lượng vật chất * lực lượng tinh thần | lực lượng vật chất * lực lượng tinh thần |
lực lượng | danh từ | sức mạnh của con người được tổ chức nhau lại tạo ra để sử dụng vào các hoạt động của mình: lực lượng cảnh sát * đào tạo lực lượng vận động viên trẻ | lực lượng cảnh sát * đào tạo lực lượng vận động viên trẻ |
lực | danh từ | sức, sức mạnh: không đủ lực để làm * lực học trung bình * lực bất tòng tâm (tng) | không đủ lực để làm * lực học trung bình * lực bất tòng tâm (tng) |
lực | danh từ | tác dụng làm biến đổi chuyển động hoặc hình dạng của các vật: lực đẩy * tác dụng một lực lên vật | lực đẩy * tác dụng một lực lên vật |
lực lưỡng | tính từ | có vóc dáng to khoẻ, tỏ ra có sức mạnh thể lực (thường nói về đàn ông): thân hình lực lưỡng | thân hình lực lưỡng |
lừng | động từ | (mùi thơm) toả ra mạnh và rộng: mùi hoa lan thơm lừng | mùi hoa lan thơm lừng |
lừng | động từ | (tiếng tăm) vang xa, ai cũng biết: "Bấy lâu nghe biết tiếng nàng, Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng." (ca dao) | "Bấy lâu nghe biết tiếng nàng, Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng." (ca dao) |
lưng | danh từ | phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể động vật có xương sống, đối với ngực và bụng: khom lưng cấy * cưỡi trên lưng ngựa * thắt lưng buộc bụng (tng) | khom lưng cấy * cưỡi trên lưng ngựa * thắt lưng buộc bụng (tng) |
lưng | danh từ | dải hoặc bao dài bằng vải buộc ngang lưng cho đẹp, hoặc (thời trước) để đựng tiền; thường dùng để chỉ tiền riêng, tiền vốn: lần lưng lấy tiền * dành dụm được ít tiền giắt lưng | lần lưng lấy tiền * dành dụm được ít tiền giắt lưng |
lưng | danh từ | (phương ngữ) cạp (quần): nhét lựu đạn ở lưng quần | nhét lựu đạn ở lưng quần |
lưng | danh từ | phần ghế để tựa lưng khi ngồi: ngả người vào lưng ghế | ngả người vào lưng ghế |
lưng | danh từ | bộ phận phía sau của một số vật: lưng quân bài * nhà quay lưng ra hồ | lưng quân bài * nhà quay lưng ra hồ |
lưng | danh từ | khoảng ở giữa, không ở trên cao, cũng không ở dưới thấp: cánh diều lơ lửng trên lưng trời | cánh diều lơ lửng trên lưng trời |
lưng | danh từ | lượng chứa chỉ chiếm khoảng nửa vật đựng: thóc còn lưng bồ * "Đói lòng ăn nửa trái sim, Uống lưng bát nước đi tìm người thương." (ca dao) | thóc còn lưng bồ * "Đói lòng ăn nửa trái sim, Uống lưng bát nước đi tìm người thương." (ca dao) |
lưng | tính từ | không đầy, chưa đầy do còn thiếu một ít nữa: đong lưng * "Đêm khuya thắp đĩa dầu vừng, Biết lấy ai than thở cho lưng đĩa dầu." (ca dao) | đong lưng * "Đêm khuya thắp đĩa dầu vừng, Biết lấy ai than thở cho lưng đĩa dầu." (ca dao) |
lửng | tính từ | ở mức nửa chừng, chứ không đủ, không trọn: quần lửng đến đầu gối * bỏ lửng câu nói | quần lửng đến đầu gối * bỏ lửng câu nói |
lực sĩ | danh từ | người có sức mạnh thể lực đặc biệt (thường nói về đàn ông): lực sĩ thể hình * khoẻ như lực sĩ | lực sĩ thể hình * khoẻ như lực sĩ |
lựng | tính từ | (mùi vị) đậm đà, tác động mạnh nhưng dễ chịu đến giác quan (thường nói về mùi thơm): mùi mít chín thơm lựng * khoai ngọt lựng | mùi mít chín thơm lựng * khoai ngọt lựng |
lựng | tính từ | (màu sắc) đậm nhưng sáng, trông đẹp mắt: mặt trời đỏ lựng | mặt trời đỏ lựng |
lừng danh | động từ | nổi tiếng, được nhiều người biết đến: thám tử lừng danh * lừng danh trong làng điện ảnh | thám tử lừng danh * lừng danh trong làng điện ảnh |
lửng dạ | tính từ | (khẩu ngữ) ở trạng thái không còn đói nữa nhưng cũng chưa đủ no: sáng ăn rồi nên giờ vẫn còn lửng dạ | sáng ăn rồi nên giờ vẫn còn lửng dạ |
lửng khửng | tính từ | không rõ ràng, nửa thế này nửa thế kia, muốn thế nào cũng được: ăn nói lửng khửng | ăn nói lửng khửng |
lừng khà lừng khừng | tính từ | (khẩu ngữ) rất lừng khừng: thái độ lừng khà lừng khừng | thái độ lừng khà lừng khừng |
lừng khừng | null | ngần ngừ, không dứt khoát, không dám hoặc không muốn có hành động tích cực: trả lời lừng khừng * thái độ lừng khừng | trả lời lừng khừng * thái độ lừng khừng |
lừng chừng | tính từ | do dự, không dứt khoát ngả về phía nào: thái độ lừng chừng * còn lừng chừng chưa dám quyết | thái độ lừng chừng * còn lừng chừng chưa dám quyết |
lưng chừng | danh từ | khoảng đại khái ở giữa, không ở trên cao cũng không ở dưới thấp: nhà ở lưng chừng núi * nước dâng lưng chừng nhà | nhà ở lưng chừng núi * nước dâng lưng chừng nhà |
lưng chừng | tính từ | (hiếm) (làm việc gì) chỉ nửa chừng, không làm cho xong, cho trọn: làm lưng chừng rồi bỏ | làm lưng chừng rồi bỏ |
lựng khựng | tính từ | (hiếm) (dáng đi đứng) chậm chạp, khó khăn, không đều bước, bước đi bước dừng: ông lão lựng khựng bước lên thềm | ông lão lựng khựng bước lên thềm |
lững chững | động từ | (trẻ em) đi từng bước, chưa vững: em bé đã lững chững biết đi | em bé đã lững chững biết đi |
lừng lẫy | null | vang lừng tới mức khắp nơi ai cũng biết: danh tiếng lừng lẫy * chiến công lừng lẫy | danh tiếng lừng lẫy * chiến công lừng lẫy |
lửng lơ | tính từ | như lơ lửng (ng1): quả bóng bay lửng lơ giữa trời | quả bóng bay lửng lơ giữa trời |
lửng lơ | tính từ | ở trạng thái nửa vời, không hẳn là gì, không hẳn ra sao: ăn nói lửng lơ * ốm lửng lơ | ăn nói lửng lơ * ốm lửng lơ |
lừng lững | tính từ | to lớn và như từ đâu hiện ra, án ngữ ngay trước mặt, gây ấn tượng đáng sợ: ngọn núi cao lừng lững * người lừng lững như cái cột đình | ngọn núi cao lừng lững * người lừng lững như cái cột đình |
lừng lững | tính từ | (di chuyển) chậm chạp, lặng lẽ và nặng nề, gây ấn tượng đáng sợ hoặc khó chịu: chiếc xe tăng lừng lững tiến vào | chiếc xe tăng lừng lững tiến vào |
lững thững | tính từ | từ gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một: lững thững dạo phố | lững thững dạo phố |
lưng lửng | tính từ | như lửng (nhưng ý mức độ ít): "Hề đồng theo bốn năm thằng, Thơ ninh ních túi, rượu lưng lửng bầu." (NĐM) | "Hề đồng theo bốn năm thằng, Thơ ninh ních túi, rượu lưng lửng bầu." (NĐM) |
lưng lửng dạ | tính từ | hơi lửng dạ: ăn từ sáng tới giờ vẫn còn lưng lửng dạ | ăn từ sáng tới giờ vẫn còn lưng lửng dạ |
lững lờ | tính từ | (di chuyển) chậm chạp và êm ả, trông tựa như vẫn đứng yên: dòng nước lững lờ trôi * đàn cá bơi lững lờ | dòng nước lững lờ trôi * đàn cá bơi lững lờ |
lững lờ | tính từ | tỏ vẻ không thiết tha hoặc không rõ ràng dứt khoát: thái độ lững lờ * "Công tôi đi đợi về chờ, Sao người ăn nói lững lờ như không!" (ca dao) | thái độ lững lờ * "Công tôi đi đợi về chờ, Sao người ăn nói lững lờ như không!" (ca dao) |
lược | danh từ | đồ dùng để chải tóc, có nhiều răng đều nhau: chiếc lược ngà | chiếc lược ngà |
lược | động từ | bớt đi những chi tiết không thật cần thiết, để chỉ giữ lại cái chính, cái cơ bản: bài viết bị lược một đoạn * lược kể một vài chi tiết * lược trích một tác phẩm | bài viết bị lược một đoạn * lược kể một vài chi tiết * lược trích một tác phẩm |
lược | động từ | khâu sơ những đường chính để giữ nếp vải: lược trước rồi mới máy * khâu lược | lược trước rồi mới máy * khâu lược |
lược dịch | động từ | dịch những ý chính, bỏ qua các chi tiết: lược dịch bài phát biểu | lược dịch bài phát biểu |
lưng vốn | danh từ | vốn riêng để buôn bán, làm ăn: lưng vốn cũng kha khá | lưng vốn cũng kha khá |
lược giắt trâm cài | null | (cũ, văn chương) tả sự trang điểm cẩn thận của người phụ nữ thời xưa: "Trên đầu lược giắt trâm cài, Tảo tần khuya sớm chưa ai chung tình." (ca dao) | "Trên đầu lược giắt trâm cài, Tảo tần khuya sớm chưa ai chung tình." (ca dao) |
lược khảo | động từ | nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết: lược khảo về thần thoại Việt Nam | lược khảo về thần thoại Việt Nam |
lược đồ | danh từ | (hiếm) như sơ đồ: bản lược đồ * lược đồ mạng điện | bản lược đồ * lược đồ mạng điện |
lược thao | danh từ | (cũ) như thao lược: "Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài." (TKiều) | "Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài." (TKiều) |
lược thuật | động từ | trình bày tóm tắt (thường bằng văn viết): lược thuật nội dung chính của cuốn tiểu thuyết | lược thuật nội dung chính của cuốn tiểu thuyết |