word
stringlengths 1
26
⌀ | part_of_speech
stringclasses 13
values | meaning
stringlengths 4
345
| example
stringlengths 2
175
⌀ |
---|---|---|---|
lưới | danh từ | đồ đan bằng các loại sợi, có nhiều hình dáng và công dụng khác nhau, thường dùng để ngăn chắn, để đánh bắt cá, chim, v.v.: thả lưới đánh cá * rào bằng lưới mắt cáo * đưa bóng vào lưới | thả lưới đánh cá * rào bằng lưới mắt cáo * đưa bóng vào lưới |
lưới | danh từ | hệ thống tổ chức để vây bắt: sa lưới pháp luật * giăng lưới phục kích | sa lưới pháp luật * giăng lưới phục kích |
lười | tính từ | ở trạng thái không thích, ngại làm việc, ít chịu cố gắng: lười học * lười suy nghĩ * con bé lười quá, chẳng chịu làm lụng gì! | lười học * lười suy nghĩ * con bé lười quá, chẳng chịu làm lụng gì! |
lược thưa | danh từ | lược có răng thưa, dùng để chải tóc; phân biệt với lược bí: "Nhớ ai lơ lửng đầu cầu, Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi." (ca dao) | "Nhớ ai lơ lửng đầu cầu, Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi." (ca dao) |
lười biếng | tính từ | lười (nói khái quát): quen thói lười biếng | quen thói lười biếng |
lưỡi | danh từ | bộ phận mềm trong miệng, dùng để đón và nếm thức ăn, và ở người còn dùng để phát âm: lắc đầu lè lưỡi * lưỡi không xương nhiều đường lắt léo (tng) | lắc đầu lè lưỡi * lưỡi không xương nhiều đường lắt léo (tng) |
lưỡi | danh từ | bộ phận mỏng và sắc ở một số dụng cụ dùng để cắt, rạch, v.v.: lưỡi gươm * dao bị mẻ lưỡi * rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái (tng) | lưỡi gươm * dao bị mẻ lưỡi * rèn một lưỡi a bằng ba lưỡi hái (tng) |
lưỡi không xương | null | ví người nay nói thế này, mai lại nói thế khác một cách rất dễ dàng (ví như lưỡi không có xương muốn uốn thế nào cũng được): lưỡi không xương nhiều đường lắt léo (tng) | lưỡi không xương nhiều đường lắt léo (tng) |
lưỡi lê | danh từ | bộ phận của súng, đầu nhọn thường lắp ở đầu nòng, dùng để đâm: lắp lưỡi lê vào nòng súng * lưỡi lê tuốt trần | lắp lưỡi lê vào nòng súng * lưỡi lê tuốt trần |
lưới điện | danh từ | (khẩu ngữ) hệ thống dây tải điện của thành phố hay quốc gia: lưới điện quốc gia * lưới điện 110 kilovolt | lưới điện quốc gia * lưới điện 110 kilovolt |
lưỡi liềm | danh từ | (trăng) hình cong giống như cái lưỡi liềm, vào những ngày đầu tháng và cuối tháng âm lịch: trăng lưỡi liềm | trăng lưỡi liềm |
lười nhác | tính từ | như lười biếng: hay đau yếu nên sinh lười nhác | hay đau yếu nên sinh lười nhác |
lưới lửa | danh từ | (khẩu ngữ) hoả lực dày đặc phủ lên một mục tiêu nào đó (trông như tấm lưới bằng lửa): vượt qua lưới lửa đại bác | vượt qua lưới lửa đại bác |
lưỡi trai | danh từ | bộ phận cứng chìa ra phía trước của một số loại mũ: mũ lưỡi trai | mũ lưỡi trai |
lượm lặt | động từ | nhặt mỗi chỗ, mỗi nơi một ít rồi gom góp lại (nói khái quát): lượm lặt từng cành củi | lượm lặt từng cành củi |
lườm nguýt | động từ | lườm và nguýt (nói khái quát): đưa mắt lườm nguýt chồng | đưa mắt lườm nguýt chồng |
lươn | danh từ | cá nước ngọt, thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn: cháo lươn * ti hí mắt lươn | cháo lươn * ti hí mắt lươn |
lượm | động từ | gom những bông lúa đã cắt và bó lại thành từng bó, thường vừa một chét tay: lượm lúa * lúa mới ngả chứ chưa lượm | lượm lúa * lúa mới ngả chứ chưa lượm |
lượm | danh từ | lượng bông lúa đã được lượm thành bó: một lượm lúa | một lượm lúa |
lượm | động từ | (Nam) nhặt: lượm được của rơi * đi lượm củi khô | lượm được của rơi * đi lượm củi khô |
lượn lờ | động từ | lượn đi lượn lại mãi một chỗ, không chịu rời: đàn bướm lượn lờ quanh khóm hoa * máy bay địch lượn lờ | đàn bướm lượn lờ quanh khóm hoa * máy bay địch lượn lờ |
lườm | động từ | đưa mắt nhìn ngang ai đó, tỏ ý tức giận, trách móc, đe doạ: đưa mắt lườm | đưa mắt lườm |
lươn khươn | null | (khẩu ngữ) lôi thôi, không đứng đắn, không dứt khoát: ăn nói lươn khươn * làm ăn lươn khươn | ăn nói lươn khươn * làm ăn lươn khươn |
lươn khươn | null | dây dưa, cố tình kéo dài, trì hoãn việc đáng phải làm ngay: lươn khươn mãi không chịu trả nợ | lươn khươn mãi không chịu trả nợ |
lượn | danh từ | lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày, làn điệu phong phú: hát lượn | hát lượn |
lượn | động từ | di chuyển bằng cách chao nghiêng thân hoặc uốn mình theo đường vòng: rợp trời chim én lượn * máy bay lượn trên bầu trời * dòng sông lượn vòng chân núi | rợp trời chim én lượn * máy bay lượn trên bầu trời * dòng sông lượn vòng chân núi |
lượn | động từ | (khẩu ngữ) đi qua qua lại lại một nơi nào đó, không dừng lại lúc nào cả: lượn phố * mấy kẻ lạ mặt cứ lượn qua lượn lại ngôi nhà ấy | lượn phố * mấy kẻ lạ mặt cứ lượn qua lượn lại ngôi nhà ấy |
lượn | danh từ | làn (sóng): bơi vượt qua từng lượn sóng | bơi vượt qua từng lượn sóng |
lườn | danh từ | khối cơ dày ở hai bên cột sống hoặc ở hai bên sườn: lườn gà * miếng thịt lườn * áo mặc hở lườn | lườn gà * miếng thịt lườn * áo mặc hở lườn |
lườn | danh từ | phần hông chìm dưới nước của thuyền, tàu: lườn thuyền | lườn thuyền |
lươn lẹo | tính từ | gian dối, lắt léo: ăn nói lươn lẹo * một kẻ lươn lẹo | ăn nói lươn lẹo * một kẻ lươn lẹo |
lương | danh từ | hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông: áo lương | áo lương |
lương | danh từ | cái ăn dự trữ, thường là ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn...: kho lương * mang theo lương ăn đường | kho lương * mang theo lương ăn đường |
lương | danh từ | tiền công trả định kì cho người lao động: làm công ăn lương * được tăng lương | làm công ăn lương * được tăng lương |
lương | danh từ | (khẩu ngữ) người không theo đạo Kitô (nói khái quát); phân biệt với giáo: đoàn kết lương giáo | đoàn kết lương giáo |
lương | tính từ | Cái tốt, cái đẹp: lương tâm, lương thiện | lương tâm, lương thiện |
lượng | danh từ | mức độ nhiều ít, có thể xác định được bằng con số cụ thể: lượng mưa hằng năm * chở một lượng hàng lớn | lượng mưa hằng năm * chở một lượng hàng lớn |
lượng | danh từ | phạm trù triết học chỉ các thuộc tính của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan về mặt khối lượng, kích thước, tốc độ, v.v.; phân biệt với chất: sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất | sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất |
lượng | động từ | tính toán, cân nhắc điều kiện chủ quan và khách quan để quyết định hành động cho phù hợp, cho có thể đạt được kết quả mong muốn: lượng sức mà làm * "Biết ai đặng gửi má đào, Biển sông dễ lượng, lòng sâu khó dò." (ca dao) | lượng sức mà làm * "Biết ai đặng gửi má đào, Biển sông dễ lượng, lòng sâu khó dò." (ca dao) |
lượng | danh từ | (phương ngữ) lạng (thường dùng nói về khối lượng của vàng, bạc): một lượng vàng | một lượng vàng |
lượng | danh từ | lòng bao dung, sẵn sàng tha thứ đối với kẻ có sai lầm, tội lỗi: mở lượng hải hà * lượng cả ơn sâu | mở lượng hải hà * lượng cả ơn sâu |
lường | động từ | đong chất rời, chất lỏng bằng một đồ đựng bất kì được chọn làm đơn vị: lường dầu * lường một yến gạo | lường dầu * lường một yến gạo |
lường | động từ | liệu tính trước, thường là điều không hay: lường hết mọi khả năng * biến hoá khôn lường | lường hết mọi khả năng * biến hoá khôn lường |
lương dân | danh từ | (cũ) người dân lành, lương thiện (nói khái quát): quân giặc giết hại lương dân | quân giặc giết hại lương dân |
lưỡng cư | danh từ | (hiếm) như lưỡng thê: ếch nhái là động vật lưỡng cư | ếch nhái là động vật lưỡng cư |
lương bổng | danh từ | lương của quan lại, viên chức nhà nước (nói khái quát): lương bổng cũng kha khá | lương bổng cũng kha khá |
lương duyên | danh từ | (cũ, văn chương) tình duyên tốt đẹp: mối lương duyên | mối lương duyên |
lưỡng dụng | tính từ | có đồng thời hai tác dụng: nhà nổi lưỡng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long | nhà nổi lưỡng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long |
lượng giác | danh từ | lượng giác học (nói tắt): môn lượng giác | môn lượng giác |
lượng giác | tính từ | thuộc về lượng giác học: hàm số lượng giác | hàm số lượng giác |
lương khoán | danh từ | lương trả theo khối lượng và chất lượng công việc được giao, không tính theo thời gian: ăn lương khoán | ăn lương khoán |
lượng hoá | động từ | làm cho cụ thể ra bằng số lượng những đơn vị xác định để có thể đo đếm được: mức độ hư hại của tài sản có thể lượng hoá thành tiền | mức độ hư hại của tài sản có thể lượng hoá thành tiền |
lưỡng khả | tính từ | có đồng thời hai khả năng: hiện tượng lưỡng khả trong phát âm | hiện tượng lưỡng khả trong phát âm |
lương lậu | danh từ | (khẩu ngữ) lương (nói khái quát; thường hàm ý chê): lương lậu chẳng đáng là bao | lương lậu chẳng đáng là bao |
lương khô | danh từ | thức ăn làm sẵn, ở dạng khô, có thể dự trữ để ăn dần: đem lương khô đi ăn đường * bánh lương khô | đem lương khô đi ăn đường * bánh lương khô |
lưỡng phân | động từ | (từ một) phân ra thành hai theo những nét đối lập: phương pháp lưỡng phân | phương pháp lưỡng phân |
lương hướng | danh từ | (cũ, khẩu ngữ) như lương bổng: lương hướng chẳng được là bao | lương hướng chẳng được là bao |
lưỡng lự | động từ | còn đang suy tính xem nên hay không nên, chưa biết quyết định như thế nào cho đúng: còn lưỡng lự chưa biết nên đi hay ở | còn lưỡng lự chưa biết nên đi hay ở |
lương tâm | danh từ | yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình: lương tâm nghề nghiệp * lương tâm cắn rứt * kẻ vô lương tâm | lương tâm nghề nghiệp * lương tâm cắn rứt * kẻ vô lương tâm |
lưỡng quyền | danh từ | hai gò má: lưỡng quyền nhô cao | lưỡng quyền nhô cao |
lưỡng thê | danh từ | động vật có xương sống sinh ra ở nước nhưng sống ở trên cạn, như ếch, nhái, v.v.: động vật lưỡng thê * loài lưỡng thê | động vật lưỡng thê * loài lưỡng thê |
lượng thứ | động từ | (trang trọng) lấy sự rộng lượng ra mà bỏ qua cho (thường dùng trong lời xin lỗi với ý khiêm nhường): có gì sơ suất xin được lượng thứ | có gì sơ suất xin được lượng thứ |
lượng tình | động từ | xét đến tình cảm mà có sự châm chước: lượng tình tha thứ | lượng tình tha thứ |
lương thiện | tính từ | tốt lành, không làm điều gì trái với đạo đức và pháp luật: làm ăn lương thiện * sống lương thiện * người lương thiện | làm ăn lương thiện * sống lương thiện * người lương thiện |
lương tri | danh từ | khả năng hiểu biết, nhận thức đúng đắn điều phải trái, đúng sai hình thành ở con người qua thực tiễn cuộc sống: một kẻ thiếu lương tri * thức tỉnh lương tri | một kẻ thiếu lương tri * thức tỉnh lương tri |
lướng vướng | tính từ | cảm thấy có gì vướng víu, không thật thoải mái, tự nhiên: quần dài quá, đi lướng vướng * lòng còn lướng vướng nhiều điều | quần dài quá, đi lướng vướng * lòng còn lướng vướng nhiều điều |
lượng tử | danh từ | lượng hữu hạn và nhỏ nhất của năng lượng mà hệ vi mô có thể hấp thu hoặc phát ra: lí thuyết lượng tử | lí thuyết lượng tử |
lượt | danh từ | hàng tơ mỏng, dệt thưa: quần là áo lượt | quần là áo lượt |
lượt | danh từ | lần làm một việc gì: đọc mấy lượt mới hiểu * dạo qua một lượt * nhìn khắp lượt | đọc mấy lượt mới hiểu * dạo qua một lượt * nhìn khắp lượt |
lượt | danh từ | lần mỗi người làm cùng một loại việc theo thứ tự trước sau hoặc luân phiên: cắt lượt trực nhật * đợi gọi đến lượt mình | cắt lượt trực nhật * đợi gọi đến lượt mình |
lượt | danh từ | lớp vật mỏng trải đều trên khắp bề mặt một vật khác: bôi một lượt phấn * áo may hai lượt vải | bôi một lượt phấn * áo may hai lượt vải |
lương thực | danh từ | thức ăn có chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn, v.v. (nói khái quát): dự trữ lương thực cho mùa lũ * lúa là cây lương thực chính của người Việt | dự trữ lương thực cho mùa lũ * lúa là cây lương thực chính của người Việt |
lương y | danh từ | thầy thuốc giỏi: bậc lương y | bậc lương y |
lương y | danh từ | thầy thuốc chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền dân tộc hoặc bằng bài thuốc gia truyền: mời lương y đến chữa bệnh | mời lương y đến chữa bệnh |
lượt đi | danh từ | (khẩu ngữ) trận thi đấu đầu tiên (trong tổng số hai trận phải đấu) giữa hai đội bóng thuộc khuôn khổ vòng loại của một giải bóng đá; phân biệt với lượt về: trận lượt đi được đá trên sân nhà | trận lượt đi được đá trên sân nhà |
lượt là | null | như là lượt: "Xưa kia em cũng lượt là, Bây giờ nó rách, nó ra thân tàn." (ca dao) | "Xưa kia em cũng lượt là, Bây giờ nó rách, nó ra thân tàn." (ca dao) |
lướt | động từ | di chuyển một cách rất nhanh và nhẹ, ở sát ngay bên cạnh hoặc trên bề mặt: gió lướt qua những ngọn cỏ * thuyền lướt sóng ra khơi * một bóng người lướt qua | gió lướt qua những ngọn cỏ * thuyền lướt sóng ra khơi * một bóng người lướt qua |
lướt | động từ | làm rất nhanh, không dừng lại ở chi tiết, không kĩ: đọc lướt qua một lượt * nhìn lướt qua | đọc lướt qua một lượt * nhìn lướt qua |
lướt | tính từ | có vẻ yếu ớt, không khoẻ, không chắc, dễ bị ngã rạp xuống: cây lúa bị lướt * da xanh lướt | cây lúa bị lướt * da xanh lướt |
lướp tướp | tính từ | ở tình trạng bị rách tả tơi ra thành nhiều mảnh nhỏ, trông thảm hại: nón lá rách lướp tướp | nón lá rách lướp tướp |
lướt sóng | null | môn thể thao dùng ván lướt đi trên sóng nhờ vào lực đẩy của sóng biển: vận động viên lướt sóng | vận động viên lướt sóng |
lướt mướt | tính từ | (ướt, khóc) nhiều đến mức đầm đìa những nước: khóc lướt mướt * câu chuyện tình lướt mướt | khóc lướt mướt * câu chuyện tình lướt mướt |
lướt thướt | tính từ | (quần áo) dài quá mức, trông không gọn, không đẹp: váy dài lướt thướt * quần áo lướt thướt | váy dài lướt thướt * quần áo lướt thướt |
lướt thướt | tính từ | (người) ướt đẫm, khiến cho nước từ trên tóc tai hoặc quần áo chảy xuống ròng ròng: người ướt lướt thướt | người ướt lướt thướt |
lượt thượt | tính từ | như lướt thướt (ng1; nhưng nghĩa mạnh hơn): bài diễn văn dài lượt thượt * váy áo lượt thượt | bài diễn văn dài lượt thượt * váy áo lượt thượt |
lựu | danh từ | cây nhỏ, lá mọc đối, hoa màu đỏ, quả chứa nhiều hạt mọng nước, ăn được, vỏ rễ dùng làm thuốc: quả lựu | quả lựu |
lựu | danh từ | (phương ngữ, khẩu ngữ) lựu đạn (nói tắt): ném lựu | ném lựu |
lưu | động từ | ở lại hoặc giữ lại thêm một thời gian, chưa rời khỏi hoặc chưa để rời khỏi: ở lưu lại ít hôm * lưu khách ở lại * lưu hàng lại đợi giá cao | ở lưu lại ít hôm * lưu khách ở lại * lưu hàng lại đợi giá cao |
lưu | động từ | giữ lại, để lại lâu dài về sau, không mất đi hoặc không để mất đi: lưu công văn, giấy tờ * lưu đoạn văn bản vừa nhập * dấu chân còn lưu trên đất | lưu công văn, giấy tờ * lưu đoạn văn bản vừa nhập * dấu chân còn lưu trên đất |
lưu chiểu | động từ | (cơ quan nhà nước) lưu giữ lại theo quy định một số bản của mỗi tác phẩm đã phát hành để làm căn cứ đối chiếu, so sánh: sách nộp lưu chiểu | sách nộp lưu chiểu |
lưu ban | động từ | (học sinh) học lại lớp cũ vì sức học kém: học sinh lưu ban * bị lưu ban một năm | học sinh lưu ban * bị lưu ban một năm |
lượt về | danh từ | (khẩu ngữ) trận thi đấu cuối cùng (trong tổng số hai trận phải đấu) giữa hai đội bóng thuộc khuôn khổ vòng loại của một giải bóng đá; phân biệt với lượt đi: giành chiến thắng ở cả trận lượt đi và lượt về | giành chiến thắng ở cả trận lượt đi và lượt về |
lưu cữu | động từ | lưu lại, tích lại quá lâu ngày cái lẽ ra phải được xử lí, giải quyết từ lâu: món nợ lưu cữu từ đời này sang đời khác | món nợ lưu cữu từ đời này sang đời khác |
lưu chuyển | động từ | chuyển từ nơi này sang nơi khác theo một quá trình đều đặn và liên tục: lưu chuyển hàng hoá * lưu chuyển thông tin * tốc độ lưu chuyển | lưu chuyển hàng hoá * lưu chuyển thông tin * tốc độ lưu chuyển |
lưu danh | động từ | để lại tên tuổi và tiếng thơm sau khi chết: lưu danh thiên cổ | lưu danh thiên cổ |
lưu bút | danh từ | bút tích thể hiện những suy nghĩ, tình cảm, được giữ lại làm kỉ niệm trước khi chia tay: viết lưu bút * tập lưu bút thời học trò | viết lưu bút * tập lưu bút thời học trò |
lưu đày | động từ | (cũ) đày đi giam giữ, chịu khổ sai ở nơi xa (một hình phạt thời phong kiến): bị lưu đày ra vùng biên ải | bị lưu đày ra vùng biên ải |
lưu diễn | động từ | biểu diễn lưu động: chuyến lưu diễn xuyên Việt * ban nhạc đang lưu diễn ở châu âu | chuyến lưu diễn xuyên Việt * ban nhạc đang lưu diễn ở châu âu |
lưu hành | động từ | đưa ra sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này qua người khác, nơi khác trong xã hội: lưu hành tiền giấy * cuốn sách bị cấm lưu hành | lưu hành tiền giấy * cuốn sách bị cấm lưu hành |
lưu học sinh | danh từ | học sinh ăn học ở nước ngoài: lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản | lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản |