word
stringlengths 1
26
⌀ | part_of_speech
stringclasses 13
values | meaning
stringlengths 4
345
| example
stringlengths 2
175
⌀ |
---|---|---|---|
mắt xích | danh từ | từng bộ phận của một hệ thống, về mặt có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác: một mắt xích quan trọng của vụ án | một mắt xích quan trọng của vụ án |
mầm | danh từ | bộ phận mới nhú ra từ hạt, củ hoặc cành để về sau lớn lên thành cây, thành cành: thóc nảy mầm * ươm mầm * gieo những mầm xanh hi vọng (b) | thóc nảy mầm * ươm mầm * gieo những mầm xanh hi vọng (b) |
mâm | danh từ | đồ dùng thường có một mặt phẳng, hình tròn, dùng để bày bát đũa, thức ăn: mâm đồng * bưng mâm cơm * mâm cao cỗ đầy (tng) | mâm đồng * bưng mâm cơm * mâm cao cỗ đầy (tng) |
mâm | danh từ | từ chỉ từng tập hợp những người cùng ngồi ăn một mâm: mỗi mâm có sáu người | mỗi mâm có sáu người |
mâm | danh từ | vật có hình giống như chiếc mâm: mâm pháo | mâm pháo |
mẫm | tính từ | béo tròn, đầy đặn: ngón tay béo mẫm | ngón tay béo mẫm |
mẩm | động từ | (khẩu ngữ) tin chắc theo nhận định chủ quan, và có ý mừng thầm: mẩm là việc sẽ thành công | mẩm là việc sẽ thành công |
mầm non | danh từ | mầm cây non mới mọc; thường dùng để nói về lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng: thế hệ mầm non là tương lai của đất nước | thế hệ mầm non là tương lai của đất nước |
mầm non | danh từ | bậc đầu tiên trong hệ thống giáo dục, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ dưới sáu tuổi (tuổi bắt đầu vào học lớp một): giáo viên mầm non * trường mầm non | giáo viên mầm non * trường mầm non |
mấn | danh từ | (phương ngữ) váy: "Mấn thâm ơi hỡi mấn thâm, Cái đọi không rửa, cái mâm không chùi." (ca dao) | "Mấn thâm ơi hỡi mấn thâm, Cái đọi không rửa, cái mâm không chùi." |
mần | động từ | (Phương ngữ) làm: mần ăn * "Thương em nỏ biết mần răng, Mười đêm ra đứng trông trăng cả mười." (Cdao) | mần ăn * "Thương em nỏ biết mần răng, Mười đêm ra đứng trông trăng cả mười." (Cdao) |
mầm mống | danh từ | cái mới xuất hiện, mới nảy sinh, làm cơ sở cho sự phát triển sau này (nói khái quát): diệt trừ mầm mống của dịch bệnh | diệt trừ mầm mống của dịch bệnh |
mận | danh từ | (Bắc) cây ăn quả cùng họ với đào, lá dài, mép lá có răng cưa nhỏ, hoa trắng, quả có vỏ màu đỏ tía hay lục nhạt, vị chua, ngọt, được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc | trái mận |
mân | động từ | sờ và vê nhẹ bằng các đầu ngón tay: tay mân từng sợi tóc | tay mân từng sợi tóc |
mẫn cán | tính từ | siêng năng, tận tuỵ và rất được việc: một người cán bộ mẫn cán | một người cán bộ mẫn cán |
mẩn | null | có nhiều nốt nhỏ nổi lên trên mặt da, thường gây ngứa, khó chịu: bị muỗi đốt nổi mẩn lên * người đầy mẩn đỏ | bị muỗi đốt nổi mẩn lên * người đầy mẩn đỏ |
mân mê | động từ | sờ, nắn nhẹ, vê nhẹ và lâu bằng các đầu ngón tay: mân mê tà áo | mân mê tà áo |
mẫn cảm | danh từ | sự nhạy bén, nhạy cảm: mối mẫn cảm * dựa vào mẫn cảm để suy xét | mối mẫn cảm * dựa vào mẫn cảm để suy xét |
mập mạp | tính từ | mập (nói khái quát): chân tay mập mạp * thân hình mập mạp | chân tay mập mạp * thân hình mập mạp |
mập | tính từ | béo và có vẻ chắc, khoẻ: chồi cây rất mập * thằng bé mập lắm! | chồi cây rất mập * thằng bé mập lắm! |
mẫn tiệp | tính từ | (cũ, hiếm) linh lợi, có khả năng ứng phó nhanh: một người mẫn tiệp * có tài mẫn tiệp | một người mẫn tiệp * có tài mẫn tiệp |
mấp mé | động từ | ở gần sát một mức giới hạn nào đó: nước mấp mé mặt đê | nước mấp mé mặt đê |
mấp máy | động từ | (môi, mắt) cử động rất khẽ và liên tiếp: đôi mi mấp máy * cặp môi mấp máy nhưng không thành tiếng | đôi mi mấp máy * cặp môi mấp máy nhưng không thành tiếng |
mấp mô | tính từ | có nhiều mô nhỏ nổi lên không đều trên bề mặt: mặt đường mấp mô | mặt đường mấp mô |
mập mờ | tính từ | lờ mờ hoặc lúc tỏ lúc mờ, nên không thể thấy rõ: ánh sáng mập mờ | ánh sáng mập mờ |
mập mờ | tính từ | tỏ ra không rõ ràng, nửa nọ nửa kia, khiến người ta khó biết rõ, hiểu rõ là như thế nào: thái độ mập mờ * kiểu làm ăn mập mờ | thái độ mập mờ * kiểu làm ăn mập mờ |
mất | động từ | không có, không thấy, không tồn tại nữa: mất điện * mất vui * biến mất | mất điện * mất vui * biến mất |
mất | động từ | không còn là của mình, thuộc về mình nữa (cái vẫn tiếp tục tồn tại): mất cái ví * mất cắp * mất tiền | mất cái ví * mất cắp * mất tiền |
mất | động từ | không còn ở mình nữa: người thương binh mất một chân * nghỉ mất sức * mất danh dự | người thương binh mất một chân * nghỉ mất sức * mất danh dự |
mất | động từ | dùng hết bao nhiêu thời gian, công sức hoặc tiền của vào việc gì: phải mất một hai hôm nữa mới làm xong * mất rất nhiều công sức * mất thời gian vô ích | phải mất một hai hôm nữa mới làm xong * mất rất nhiều công sức * mất thời gian vô ích |
mất | động từ | không còn sống nữa, chết (một cách nói giảm, nói tránh; hàm ý thương tiếc): bố mẹ đều mất sớm * ông cụ mất đã được mấy năm | bố mẹ đều mất sớm * ông cụ mất đã được mấy năm |
mất | trợ từ | từ biểu thị ý tiếc về điều không hay đã xảy ra hoặc có thể xảy ra: quên bẵng đi mất * thế là lại muộn mất rồi! * lỡ mất cơ hội | quên bẵng đi mất * thế là lại muộn mất rồi! * lỡ mất cơ hội |
mất | trợ từ | từ biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ của một tình cảm mà mình cảm thấy không sao kìm giữ được: buồn quá đi mất! * sướng phát điên lên mất! | buồn quá đi mất! * sướng phát điên lên mất! |
mật báo | động từ | bí mật báo cho biết, thường là tin quan trọng: nhận được tin mật báo | nhận được tin mật báo |
mất ăn mất ngủ | null | phải lo lắng, nghĩ ngợi nhiều về việc gì đến mức ăn không ngon, ngủ không yên: mất ăn mất ngủ vì những lời đồn đại * lo mất ăn mất ngủ | mất ăn mất ngủ vì những lời đồn đại * lo mất ăn mất ngủ |
mập ú | tính từ | (phương ngữ) béo tròn: người mập ú | người mập ú |
mật | danh từ | nước màu vàng do gan tiết ra, giúp cho sự tiêu hoá chất mỡ. | cái mật cá |
mật | danh từ | chất có vị ngọt do các tuyến ở đáy một số loài hoa tiết ra: ong hút mật | ong hút mật |
mật | danh từ | nước mía đã cô đặc: nấu mật | nấu mật |
mật | tính từ | cần được giữ bí mật: tin mật * tài liệu mật * hộp thư mật | tin mật * tài liệu mật * hộp thư mật |
mất cắp | động từ | bị kẻ gian lấy cắp: bị mất cắp tiền | bị mất cắp tiền |
mất cả chì lẫn chài | null | mất hết, đã không thu được chút lợi gì mà còn mất cả vốn bỏ ra: phải tính toán cho kĩ, không khéo lại mất cả chì lẫn chài | phải tính toán cho kĩ, không khéo lại mất cả chì lẫn chài |
mất công toi | động từ | (khẩu ngữ) mất công một cách hoàn toàn vô ích: thật là mất công toi, phải lội bộ mấy cây số lên mà hắn lại không có nhà | thật là mất công toi, phải lội bộ mấy cây số lên mà hắn lại không có nhà |
mất công | động từ | bỏ thời gian và công sức ra làm việc gì một cách vô ích, không có hiệu quả: mất công tìm kiếm * nó không về đâu, đợi làm gì (cho) mất công | mất công tìm kiếm * nó không về đâu, đợi làm gì (cho) mất công |
mất công | động từ | (khẩu ngữ) để tránh chuyện không hay nêu ra sau đó; kẻo: Đừng chửi nó nhiều, mất công nó nghĩ quẩn bỏ nhà đi. * Nói với bà ấy một tiếng, mất công bà ấy trách! * Tao làm luôn rồi, mất công mày nói này nói nọ! | Đừng chửi nó nhiều, mất công nó nghĩ quẩn bỏ nhà đi. * Nói với bà ấy một tiếng, mất công bà ấy trách! * Tao làm luôn rồi, mất công mày nói này nói nọ! |
mật độ | danh từ | số lượng trung bình trên một đơn vị diện tích: mật độ dân số tăng nhanh ở các thành phố lớn * mật độ xe cộ ngày càng đông | mật độ dân số tăng nhanh ở các thành phố lớn * mật độ xe cộ ngày càng đông |
mật hiệu | danh từ | dấu hiệu bí mật được quy ước cho một nhóm người nhận biết và thông tin cho nhau: ra mật hiệu với nhau | ra mật hiệu với nhau |
mật đàm | động từ | họp bàn bí mật giữa các bên về những vấn đề quan trọng: hai bên đã mật đàm về kế hoạch rút quân | hai bên đã mật đàm về kế hoạch rút quân |
mất dạy | tính từ | (thông tục) hư đốn, thiếu giáo dục: đồ mất dạy! * ăn nói mất dạy | đồ mất dạy! * ăn nói mất dạy |
mất gốc | động từ | (khẩu ngữ) không còn giữ được bản chất tốt đẹp vốn có của mình: đồ mất gốc! | đồ mất gốc! |
mật danh | danh từ | kí hiệu quy ước hoặc tên dùng thay cho tên thật để giữ bí mật: mật danh của đơn vị * điệp viên mang mật danh 007 | mật danh của đơn vị * điệp viên mang mật danh 007 |
mất giá | động từ | không còn giá trị như trước: giá cả leo thang, đồng tiền mất giá | giá cả leo thang, đồng tiền mất giá |
mất hút | động từ | (khẩu ngữ) không còn một chút bóng dáng nào trong tầm mắt, hoàn toàn không còn nhìn thấy đâu nữa: chiếc xe mất hút trên con đường dài | chiếc xe mất hút trên con đường dài |
mật khẩu | danh từ | lời hỏi hoặc đáp ngắn gọn đã được quy ước làm mật hiệu để những người trong cùng một tổ chức nhận ra nhau: trả lời sai mật khẩu * nhớ kĩ mật khẩu để liên lạc | trả lời sai mật khẩu * nhớ kĩ mật khẩu để liên lạc |
mật khẩu | danh từ | chuỗi kí tự hoặc chữ số bí mật của cá nhân sử dụng để truy cập hợp pháp vào hệ thống dịch vụ điện tử hoặc chương trình máy tính được bảo vệ: đặt mật khẩu | đặt mật khẩu |
mất mạng | động từ | (thông tục) chết: suýt nữa thì mất mạng * đùa với lửa thì mất mạng như chơi! | suýt nữa thì mất mạng * đùa với lửa thì mất mạng như chơi! |
mất hồn | động từ | ở trạng thái như mất hết khả năng suy nghĩ, cảm giác, do quá lo buồn, sợ hãi, v.v.: đờ đẫn như kẻ mất hồn | đờ đẫn như kẻ mất hồn |
mật mã | danh từ | mã thông tin được giữ bí mật, dùng riêng trong một số ngành: dịch mật mã | dịch mật mã |
mất mát | null | tổn thất, mất đi (nói khái quát): của cải mất mát dần * chiến tranh đã gây biết bao hi sinh, mất mát | của cải mất mát dần * chiến tranh đã gây biết bao hi sinh, mất mát |
mật lệnh | danh từ | mệnh lệnh bí mật: thi hành mật lệnh của cấp trên | thi hành mật lệnh của cấp trên |
mất mặn mất nhạt | null | thô bạo trong đối xử, không nể nang, không kể gì đến tình nghĩa: mắng cho một trận mất mặn mất nhạt | mắng cho một trận mất mặn mất nhạt |
mất lòng | động từ | làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó: thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng (tng) | thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng (tng) |
mất mặt | động từ | (khẩu ngữ) biệt đi một thời gian, không ai thấy đâu cả (thường hàm ý trách mắng): đi mất mặt * mồm cứ leo lẻo hẹn đến, thế mà mất mặt! | đi mất mặt * mồm cứ leo lẻo hẹn đến, thế mà mất mặt! |
mất mặt | động từ | không còn thể diện, uy tín gì nữa: mắng cho mất mặt * bị mất mặt trước đám đông | mắng cho mất mặt * bị mất mặt trước đám đông |
mất nết | tính từ | hư hỏng, không ngoan ngoãn, nết na như trước (thường nói về người còn ít tuổi với hàm ý trách mắng): được chiều quá đâm ra mất nết! | được chiều quá đâm ra mất nết! |
mất ngủ | động từ | ở trạng thái không sao ngủ được, thường do thần kinh bị căng thẳng quá hoặc do bị bệnh: mắc chứng mất ngủ | mắc chứng mất ngủ |
mất mùa | động từ | thu hoạch mùa màng rất kém, có ảnh hưởng lớn tới đời sống: đói kém vì mất mùa | đói kém vì mất mùa |
mất tích | động từ | không còn thấy tung tích đâu nữa, cũng không rõ còn hay mất: bỏ nhà đi mất tích * bị mất tích | bỏ nhà đi mất tích * bị mất tích |
mật thám | danh từ | cơ quan chuyên dò xét và đàn áp phong trào cách mạng ở các nước đế quốc, thuộc địa: sở mật thám | sở mật thám |
mật thám | danh từ | nhân viên mật thám: bị mật thám theo dõi | bị mật thám theo dõi |
mất tăm | động từ | không hề thấy tăm hơi đâu cả: đi mất tăm * tên lừa đảo đã biến mất tăm | đi mất tăm * tên lừa đảo đã biến mất tăm |
mất tiêu | động từ | (phương ngữ, khẩu ngữ) mất đi hẳn, không còn thấy đâu nữa: quên mất tiêu * số tiền đó đã bị ai lấy mất tiêu rồi! | quên mất tiêu * số tiền đó đã bị ai lấy mất tiêu rồi! |
mất trắng | động từ | mất hết, không thu lại được tí nào: mùa màng mất trắng * bao nhiêu vốn liếng bị mất trắng cả | mùa màng mất trắng * bao nhiêu vốn liếng bị mất trắng cả |
mất sức | động từ | ở trạng thái sức khoẻ bị giảm sút do một tác động trực tiếp nào đó: sau trận ốm nặng, mất sức trông thấy | sau trận ốm nặng, mất sức trông thấy |
mất sức | động từ | không còn đủ sức khoẻ để làm việc, tuy đang còn ở trong tuổi lao động: làm đơn xin nghỉ mất sức | làm đơn xin nghỉ mất sức |
mật thiết | tính từ | có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau: gắn bó mật thiết * hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau | gắn bó mật thiết * hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau |
mất toi | động từ | (thông tục) mất đi một cách hoàn toàn vô ích: mất toi cả buổi chiều * mất toi cả mấy sào lúa vì úng ngập | mất toi cả buổi chiều * mất toi cả mấy sào lúa vì úng ngập |
mất trí | động từ | mất hết khả năng hoạt động trí óc, khả năng nhận thức; điên (lối nói kiêng tránh): nói năng như một kẻ mất trí | nói năng như một kẻ mất trí |
mất vía | động từ | sợ hãi đến mức mất hết tinh thần, không còn hồn vía nữa: sợ mất vía * bị một phen mất vía | sợ mất vía * bị một phen mất vía |
mầu | tính từ | tài tình và có cái gì đó cao siêu, huyền diệu không thể giải thích, nắm bắt được, vì ngoài sức hiểu biết của con người: phép mầu * chước mầu | phép mầu * chước mầu |
mẩu | danh từ | phần rất nhỏ còn lại hoặc bị tách rời ra từ một vật, một chỉnh thể nào đó: mẩu bánh mì * một mẩu tin ngắn * kể một mẩu chuyện vui | mẩu bánh mì * một mẩu tin ngắn * kể một mẩu chuyện vui |
mấu | danh từ | phần trồi lên thành khối gồ nhỏ trên bề mặt của vật: mấu đòn gánh * mặt vải có nhiều mấu | mấu đòn gánh * mặt vải có nhiều mấu |
mấu | danh từ | chỗ lá dính vào thân cây hoặc cành cây: mấu lá | mấu lá |
mất trộm | động từ | bị lấy mất của cải trong lúc đêm hôm hoặc lúc vắng vẻ: bị mất trộm xe máy * khai báo mất trộm | bị mất trộm xe máy * khai báo mất trộm |
mậu | danh từ | (thường viết hoa) kí hiệu thứ năm trong thiên can, sau đinh trước kỉ: năm Mậu Thân | năm Mậu Thân |
mấu chốt | danh từ | cái chủ yếu nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong toàn bộ vấn đề, toàn bộ hệ thống: mấu chốt của vấn đề | mấu chốt của vấn đề |
mấu chốt | tính từ | chủ yếu nhất, có tính chất quyết định nhất: vấn đề mấu chốt * điểm mấu chốt | vấn đề mấu chốt * điểm mấu chốt |
mẫu | danh từ | cái theo đó có thể tạo ra hàng loạt những cái khác cùng một kiểu: mẫu thiết kế * thực hiện những động tác mẫu * vẽ theo mẫu | mẫu thiết kế * thực hiện những động tác mẫu * vẽ theo mẫu |
mẫu | danh từ | cái có thể cho người ta hiểu biết về hàng loạt những cái khác cùng một kiểu: hàng bày mẫu * một mẫu nhân vật điển hình | hàng bày mẫu * một mẫu nhân vật điển hình |
mậu dịch | động từ | mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng, các nước: quan hệ mậu dịch giữa hai nước | quan hệ mậu dịch giữa hai nước |
mậu dịch | danh từ | mậu dịch quốc doanh (nói tắt): giá mậu dịch * cửa hàng mậu dịch | giá mậu dịch * cửa hàng mậu dịch |
mẫu mã | danh từ | quy cách, hình thức bên ngoài của hàng hoá: hàng hoá phong phú, mẫu mã đa dạng | hàng hoá phong phú, mẫu mã đa dạng |
mẫu giáo | danh từ | bậc giáo dục mầm non, nuôi dạy trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi (tuổi bắt đầu vào học lớp một): lớp mẫu giáo | lớp mẫu giáo |
mẫu hệ | danh từ | chế độ gia đình thời đại thị tộc nguyên thuỷ, trong đó quyền thừa kế của cải và tên họ thuộc dòng của người mẹ; phân biệt với phụ hệ: theo chế độ mẫu hệ | theo chế độ mẫu hệ |
mẫu mực | danh từ | (khẩu ngữ) mẫu để theo đó có thể tạo ra hàng loạt những cái khác (nói khái quát): hàng làm ra không theo một mẫu mực nào cả | hàng làm ra không theo một mẫu mực nào cả |
mẫu mực | danh từ | người, cái có tác dụng làm gương cho mọi người noi theo: cha mẹ làm mẫu mực cho con cái | cha mẹ làm mẫu mực cho con cái |
mẫu mực | tính từ | có đủ những phẩm chất tốt đẹp, có tác dụng làm mẫu, làm gương: một người cha mẫu mực | một người cha mẫu mực |
mẫu số chung | danh từ | bội số chung của các mẫu số của các phân số đã cho: 6 là mẫu số chung nhỏ nhất của hai phân số L và M | 6 là mẫu số chung nhỏ nhất của hai phân số L và M |
mầu nhiệm | tính từ | tài tình đến mức như có phép lạ, không thể hiểu được bằng lẽ thường: một phương thuốc mầu nhiệm | một phương thuốc mầu nhiệm |
mẫu số | danh từ | số viết dưới vạch ngang của phân số, chỉ đơn vị được chia ra bao nhiêu phần bằng nhau; phân biệt với tử số: quy đồng mẫu số | quy đồng mẫu số |