word
stringlengths
1
26
part_of_speech
stringclasses
13 values
meaning
stringlengths
4
345
example
stringlengths
2
175
mắm tôm
danh từ
mắm có màu nâu sẫm, làm bằng loại tôm biển nhỏ (gọi là moi) để thật ngấu, có mùi rất đặc biệt: gắt như mắm tôm (tng)
gắt như mắm tôm (tng)
mặn
tính từ
có vị như vị của muối biển: nước mặn * khử mặn cho đất * vị mặn của muối
nước mặn * khử mặn cho đất * vị mặn của muối
mặn
tính từ
(thức ăn) có độ mặn trên mức bình thường: nồi cá kho hơi mặn * đời cha ăn mặn, đời con khát nước (tng)
nồi cá kho hơi mặn * đời cha ăn mặn, đời con khát nước (tng)
mặn
tính từ
(ăn uống) có thịt, cá hay những thức ăn có nguồn gốc động vật, nói chung; phân biệt với chay: tiệc mặn * ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối (tng)
tiệc mặn * ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối (tng)
mặn
tính từ
(khẩu ngữ) có tình cảm nồng nàn, tha thiết: mặn tình * không mặn chuyện
mặn tình * không mặn chuyện
mắn
tính từ
(người) dễ chửa đẻ và chửa đẻ nhiều lần, lần sau cách lần trước chỉ một thời gian ngắn: mắn đẻ
mắn đẻ
mằn
động từ
(phương ngữ) nắn: mằn các khớp xương
mằn các khớp xương
mặn miệng
tính từ
mặn vừa phải, ngon miệng và có tác dụng kích thích muốn ăn thêm: bữa cơm có mắm chưng, ăn thấy mặn miệng
bữa cơm có mắm chưng, ăn thấy mặn miệng
mẳn
danh từ
mảnh hạt, thường là hạt tấm rất nhỏ, vụn: ăn tấm, ăn mẳn * "Tiếc công vãi mẳn cho cu, Cu ăn, cu lớn, cu gù nhau đi." (ca dao)
ăn tấm, ăn mẳn * "Tiếc công vãi mẳn cho cu, Cu ăn, cu lớn, cu gù nhau đi." (ca dao)
mặn mòi
tính từ
(phương ngữ) như mặn mà: thịt kho mặn mòi * vẻ đẹp mặn mòi, chất phác
thịt kho mặn mòi * vẻ đẹp mặn mòi, chất phác
măn mẳn
tính từ
(hiếm) như mằn mặn: nồi cá kho hơi măn mẳn
nồi cá kho hơi măn mẳn
mằn mặn
tính từ
có vị hơi mặn: bát canh mằn mặn
bát canh mằn mặn
mằn thắn
danh từ
món ăn làm bằng thịt giã hoặc băm nhỏ bao trong bột, ăn với nước dùng: mì mằn thắn
mì mằn thắn
mặn chát
tính từ
mặn đến mức cảm thấy như chát ở lưỡi: canh mặn chát
canh mặn chát
mắng
động từ
dùng những lời nói nặng, to tiếng để nêu ra lỗi của người dưới: mắng con * mắng như tát nước vào mặt (tng)
mắng con * mắng như tát nước vào mặt (tng)
mặn nồng
tính từ
(văn chương) (tình cảm, tình nghĩa) đậm đà, thắm thiết: tình cảm mặn nồng * "Chờ chờ đợi đợi trông trông, Bao nhiêu chờ đợi, mặn nồng bấy nhiêu." (ca dao)
tình cảm mặn nồng * "Chờ chờ đợi đợi trông trông, Bao nhiêu chờ đợi, mặn nồng bấy nhiêu." (ca dao)
mặn mà
tính từ
mặn vừa phải, ăn thấy vừa miệng và ngon: món cá kho rất mặn mà
món cá kho rất mặn mà
mặn mà
tính từ
dễ ưa, dễ mến, và càng nghe, càng nhìn, càng thấy ưa, thấy mến: ăn nói mặn mà, có duyên * "Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai." (TKiều)
ăn nói mặn mà, có duyên * "Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai." (TKiều)
mặn mà
tính từ
tỏ ra có tình cảm chân thật và thắm thiết đối với ai đó: cuộc tiếp đón mặn mà * cách nói chuyện tỏ ra không mấy mặn mà
cuộc tiếp đón mặn mà * cách nói chuyện tỏ ra không mấy mặn mà
măng
danh từ
mầm tre, vầu, v.v. mới mọc từ gốc lên, có thể dùng làm rau ăn: vịt xáo măng * tre già măng mọc (tng)
vịt xáo măng * tre già măng mọc (tng)
mắng nhiếc
động từ
mắng và nhiếc móc bằng những lời nặng nề làm cho phải nhục nhã, khổ tâm: mắng nhiếc thậm tệ
mắng nhiếc thậm tệ
mắng mỏ
động từ
mắng (nói khái quát): lớn tiếng mắng mỏ * mắng mỏ con cái
lớn tiếng mắng mỏ * mắng mỏ con cái
măng sông
danh từ
mạng bằng loại sợi không cháy có tẩm một thứ muối kim loại, dùng bọc quanh ngọn lửa đèn để tăng độ sáng: thay măng sông đèn
thay măng sông đèn
măng sông
danh từ
(khẩu ngữ) đèn măng sông (nói tắt): ngọn măng sông sáng loà
ngọn măng sông sáng loà
măng sông
động từ
nối lồng hai đầu săm vào nhau: măng sông lại chiếc săm xe đạp
măng sông lại chiếc săm xe đạp
măng sét
danh từ
phần tên riêng của một tờ báo được in ở đầu trang nhất, thường được trình bày dưới dạng chữ lớn theo những cách thức nhất định: măng sét của tờ báo được trình bày khá bắt mắt
măng sét của tờ báo được trình bày khá bắt mắt
măng sét
danh từ
cửa tay áo sơ mi có lót thêm lớp vải dính cho cứng, phẳng: áo sơ mi tay măng sét
áo sơ mi tay măng sét
măng non
danh từ
măng mới nhú; thường dùng để nói về lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng: thế hệ măng non
thế hệ măng non
măng sữa
tính từ
bé dại, thơ dại: tuổi còn măng sữa
tuổi còn măng sữa
măng tơ
tính từ
(hiếm) non, trẻ: khuôn mặt măng tơ
khuôn mặt măng tơ
mắt bão
danh từ
khu vực ở trung tâm cơn bão, có bán kính hàng chục kilomet, nơi gió thường yếu và trời quang mây: nằm trong khu vực mắt bão * vùng gần mắt bão
nằm trong khu vực mắt bão * vùng gần mắt bão
mắt
danh từ
cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người: mắt sáng long lanh * nhìn tận mắt * trông không được đẹp mắt * có con mắt tinh đời
mắt sáng long lanh * nhìn tận mắt * trông không được đẹp mắt * có con mắt tinh đời
mắt
danh từ
chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây: mắt tre * mắt mía
mắt tre * mắt mía
mắt
danh từ
bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa * na mở mắt
mắt dứa * na mở mắt
mắt
danh từ
lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới * rổ đan thưa mắt
mắt lưới * rổ đan thưa mắt
mắt
danh từ
mắt xích (nói tắt): xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt
xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt
mặt biển
danh từ
bề mặt của biển: những con thuyền nhấp nhô trên mặt biển
những con thuyền nhấp nhô trên mặt biển
mặt
danh từ
phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm: rửa mặt * vẻ mặt hồng hào * mặt vuông chữ điền
rửa mặt * vẻ mặt hồng hào * mặt vuông chữ điền
mặt
danh từ
những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm (nói tổng quát): mặt lạnh như tiền * tay bắt mặt mừng
mặt lạnh như tiền * tay bắt mặt mừng
mặt
danh từ
mặt người, để phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau: tổ chức gặp mặt cuối năm * ba mặt một lời * vắng mặt
tổ chức gặp mặt cuối năm * ba mặt một lời * vắng mặt
mặt
danh từ
mặt con người, được coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá: ngượng mặt * lên mặt * làm xấu mặt cha mẹ
ngượng mặt * lên mặt * làm xấu mặt cha mẹ
mặt
danh từ
phần phẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong: mặt bàn * sờ mặt vải * viết kín hai mặt giấy
mặt bàn * sờ mặt vải * viết kín hai mặt giấy
mặt
danh từ
phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định: bao vây bốn mặt * mặt trước của ngôi nhà
bao vây bốn mặt * mặt trước của ngôi nhà
mặt
danh từ
phần được trừu tượng hoá khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập hoặc những phần còn lại: không nên chỉ chú ý đến mặt hình thức * cố gắng khắc phục những mặt hạn chế
không nên chỉ chú ý đến mặt hình thức * cố gắng khắc phục những mặt hạn chế
mặt
danh từ
hình được vẽ bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục vào hai tham số: mặt phẳng * mặt tròn xoay
mặt phẳng * mặt tròn xoay
mặt
tính từ
(phương ngữ) bên phải: nhà phía bên tay mặt * quẹo bên mặt
nhà phía bên tay mặt * quẹo bên mặt
mặt bằng
danh từ
khu đất dùng để xây dựng: giải phóng mặt bằng * diện tích mặt bằng là 200 hecta
giải phóng mặt bằng * diện tích mặt bằng là 200 hecta
mặt bằng
danh từ
diện tích nhà, xưởng dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh: cho thuê mặt bằng sản xuất * mặt bằng của cửa hàng rất nhỏ
cho thuê mặt bằng sản xuất * mặt bằng của cửa hàng rất nhỏ
mặt bằng
danh từ
mức ngang nhau chung cho một khu vực, một lĩnh vực: mức lương cao hơn so với mặt bằng * mặt bằng dân trí
mức lương cao hơn so với mặt bằng * mặt bằng dân trí
mắt cáo
danh từ
lỗ đan thưa: lưới mắt cáo
lưới mắt cáo
mặt chữ
danh từ
hình dáng của chữ cái hoặc chữ viết nói chung: chưa thuộc hết mặt chữ
chưa thuộc hết mặt chữ
mặt cân
danh từ
mặt ghi số của cái cân: nhìn mặt cân
nhìn mặt cân
mặt cắt
danh từ
bề mặt của một vật, nơi nó bị cắt đôi ra: mặt cắt của khúc gỗ * kiểm tra bằng hiển vi mặt cắt của một mô xương
mặt cắt của khúc gỗ * kiểm tra bằng hiển vi mặt cắt của một mô xương
mặt cắt
danh từ
mặt cắt tưởng tượng của một vật theo một chiều nào đó, cho thấy cấu trúc bên trong của nó: bản vẽ mặt cắt đứng của ngôi nhà * mặt cắt dọc của con tàu
bản vẽ mặt cắt đứng của ngôi nhà * mặt cắt dọc của con tàu
mặt dạn mày dày
null
tả bộ mặt trơ trẽn đến mức không còn biết xấu hổ là gì: "Khéo là mặt dạn mày dày, Kiếp người đã đến thế này thì thôi!" (TKiều)
"Khéo là mặt dạn mày dày, Kiếp người đã đến thế này thì thôi!" (TKiều)
mặt dày
danh từ
bộ mặt trơ trẽn, không biết xấu hổ: đồ mặt dày!
đồ mặt dày!
mặt đối mặt
null
ở tư thế đứng trước mặt nhau, thường là trong quan hệ đối địch: mặt đối mặt với kẻ thù
mặt đối mặt với kẻ thù
mặt đường
danh từ
như mặt phố: nhà mặt đường nên bán rất được giá
nhà mặt đường nên bán rất được giá
mặt hoa da phấn
null
(cũ, văn chương) tả người phụ nữ có vẻ đẹp mượt mà, tươi tắn: một người con gái mặt hoa da phấn
một người con gái mặt hoa da phấn
mặt đất
danh từ
bề mặt của đất, trên đó người và các loài sinh vật đi lại, sinh sống: cỏ lan trên mặt đất * phi thuyền đáp xuống mặt đất
cỏ lan trên mặt đất * phi thuyền đáp xuống mặt đất
mặt hàng
danh từ
loại hoặc thứ hàng, nói trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: mặt hàng tiêu dùng * gạo là một mặt hàng chiến lược
mặt hàng tiêu dùng * gạo là một mặt hàng chiến lược
mặt khác
null
tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra có ý nghĩa bổ sung về mặt nào đó cho điều vừa được nói đến: cần chú trọng ở nội dung, mặt khác cũng phải cải tiến hình thức
cần chú trọng ở nội dung, mặt khác cũng phải cải tiến hình thức
mắt kính
danh từ
miếng kính nhỏ để mắt nhìn qua, lắp vào kính đeo mắt hay vào một số dụng cụ: bị vỡ mắt kính
bị vỡ mắt kính
mắt la mày lét
null
(khẩu ngữ) tả bộ dạng lấm la lấm lét, không dám nhìn thẳng, vẻ vụng trộm, không đàng hoàng: đi đâu cũng mắt la mày lét
đi đâu cũng mắt la mày lét
mặt mẹt
danh từ
(thông tục) chỉ kẻ đáng khinh, đáng ghét (thường dùng làm tiếng chửi): đồ mặt mẹt!
đồ mặt mẹt!
mặt mày
danh từ
mặt của con người, nhìn một cách tổng quát: mặt mày hốc hác * cái tát làm tối tăm cả mặt mày
mặt mày hốc hác * cái tát làm tối tăm cả mặt mày
mặt ngang mũi dọc
null
(khẩu ngữ) mặt mũi của một người nào đó mà mình chưa được thấy (dùng với ý coi thường): chưa biết mặt ngang mũi dọc của nó ra sao
chưa biết mặt ngang mũi dọc của nó ra sao
mặt mo
danh từ
(thông tục) chỉ kẻ trơ trẽn, đáng khinh (thường dùng làm tiếng chửi): có là mặt mo thì mới làm như vậy * đồ mặt mo!
có là mặt mo thì mới làm như vậy * đồ mặt mo!
mắt mũi
danh từ
mắt (nói khái quát; thường với hàm ý chê): mắt mũi kèm nhèm * mắt mũi để đâu mà va cả vào tường thế?
mắt mũi kèm nhèm * mắt mũi để đâu mà va cả vào tường thế?
mặt nặng mày nhẹ
null
từ gợi tả vẻ mặt nặng nề, biểu hiện thái độ khó chịu, bực bội hoặc tức tối với ai đó: hơi khó nhọc một tí là mặt nặng mày nhẹ
hơi khó nhọc một tí là mặt nặng mày nhẹ
mặt người dạ thú
null
tả người có vẻ bề ngoài trông thì tử tế nhưng trong lòng dạ lại độc ác, thâm hiểm chẳng khác gì thú dữ: đồ mặt người dạ thú!
đồ mặt người dạ thú!
mặt nạ
danh từ
mặt giả, đeo để che giấu mặt thật: tên cướp đeo mặt nạ * chiếc mặt nạ da người
tên cướp đeo mặt nạ * chiếc mặt nạ da người
mặt nạ
danh từ
cái bề ngoài giả dối nhằm che đậy bản chất xấu xa bên trong: lột mặt nạ của kẻ giả nhân giả nghĩa
lột mặt nạ của kẻ giả nhân giả nghĩa
mặt nạ
danh từ
đồ dùng đeo ở đầu và mặt để tránh tác hại của chất độc, chất phóng xạ: mang mặt nạ chống hơi độc * mặt nạ phòng cháy chữa cháy
mang mặt nạ chống hơi độc * mặt nạ phòng cháy chữa cháy
mặt nạ
danh từ
lớp chất thường ở dạng kem được đắp phủ lên da mặt, lên tóc, có tác dụng nuôi dưỡng, làm cho da, tóc đẹp hơn: đắp mặt nạ
đắp mặt nạ
mặt nạc đóm dày
null
(khẩu ngữ) ví người ngu độn, không làm nên trò trống gì: "Những người mặt nạc đóm dày, Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn!" (ca dao)
"Những người mặt nạc đóm dày, Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn!" (ca dao)
mặt mũi
danh từ
như mặt mày: mặt mũi khôi ngô
mặt mũi khôi ngô
mặt mũi
danh từ
(khẩu ngữ) mặt của con người (nói khái quát), coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự: xấu hổ, không còn mặt mũi nào nhìn mọi người nữa
xấu hổ, không còn mặt mũi nào nhìn mọi người nữa
mắt nhắm mắt mở
null
ở tình trạng vừa mới bừng mắt dậy, chưa tỉnh hẳn (đã làm việc gì): mắt nhắm mắt mở đã vội đi ngay
mắt nhắm mắt mở đã vội đi ngay
mặt rồng
danh từ
(cũ, văn chương) mặt vua: "Ta đây một tấm lòng trung, Quyết đem giãi trước mặt rồng có phen." (NĐM)
"Ta đây một tấm lòng trung, Quyết đem giãi trước mặt rồng có phen." (NĐM)
mặt nước
danh từ
bề mặt của nước: cỏ rác nổi trên mặt nước
cỏ rác nổi trên mặt nước
mặt nước cánh bèo
null
(cũ, văn chương) như cánh bèo: "Nghĩ mình mặt nước cánh bèo, Đã nhiều lưu lạc, lại nhiều gian truân." (TKiều)
"Nghĩ mình mặt nước cánh bèo, Đã nhiều lưu lạc, lại nhiều gian truân." (TKiều)
mặt số
danh từ
mặt có khắc độ, ghi chữ số của một số loại máy móc, đồ dùng cân đo: mặt số của đồng hồ
mặt số của đồng hồ
mặt phố
danh từ
phía nhìn ra đường phố, nơi có cửa trước của các ngôi nhà: nhà ở ngay mặt phố
nhà ở ngay mặt phố
mặt sưng mày sỉa
null
mặt mày sưng sỉa, lộ vẻ rất bực tức (thường hàm ý chê): con gái con đứa gì mà suốt ngày mặt sưng mày sỉa
con gái con đứa gì mà suốt ngày mặt sưng mày sỉa
mắt thần
null
(Khẩu ngữ) bộ phận phóng ra tia hồng ngoại dùng để bắt tín hiệu trong các thiết bị điện tử: mắt thần của ti vi bị hỏng
mắt thần của ti vi bị hỏng
mặt tiền
danh từ
mặt trước của ngôi nhà, thường là mặt nhìn ra đường: ngôi nhà có mặt tiền rộng
ngôi nhà có mặt tiền rộng
mặt trái
danh từ
phần không được tốt đẹp và thường không được bộc lộ ra ngoài của người, vật, sự việc: mặt trái của cuộc sống * mặt trái của nền kinh tế thị trường
mặt trái của cuộc sống * mặt trái của nền kinh tế thị trường
mắt thấy tai nghe
null
trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy (hàm ý hoàn toàn chính xác): chuyện mắt thấy tai nghe hẳn hoi
chuyện mắt thấy tai nghe hẳn hoi
mặt trận
danh từ
nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, các trận đánh lớn: hành quân ra mặt trận * mặt trận đã im tiếng súng
hành quân ra mặt trận * mặt trận đã im tiếng súng
mặt trận
danh từ
lĩnh vực hoạt động, nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt: mặt trận ngoại giao * đấu tranh trên mặt trận văn hoá tư tưởng
mặt trận ngoại giao * đấu tranh trên mặt trận văn hoá tư tưởng
mặt trận
danh từ
tổ chức rộng rãi gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, tổ chức hoặc nhiều nước liên minh với nhau để đấu tranh cho một mục đích chung: mặt trận giải phóng dân tộc
mặt trận giải phóng dân tộc
mặt trận
danh từ
(thường viết hoa) mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nói tắt): cán bộ Mặt trận * công tác Mặt trận
cán bộ Mặt trận * công tác Mặt trận
mặt trăng
danh từ
(viết hoa khi nói về mặt là một thiên thể) vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban đêm, có hình dạng nhìn thấy thay đổi dần từng ngày theo chu kì từ khuyết đến tròn và ngược lại: đêm rằm, mặt trăng tròn như cái đĩa * tàu vũ trụ đổ bộ xuống Mặt Trăng
đêm rằm, mặt trăng tròn như cái đĩa * tàu vũ trụ đổ bộ xuống Mặt Trăng
mặt trời
danh từ
(viết hoa khi nói về mặt là một thiên thể) thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất: mặt trời dần dần khuất sau dãy núi * Trái Đất quay quanh Mặt Trời
mặt trời dần dần khuất sau dãy núi * Trái Đất quay quanh Mặt Trời
mắt tròn mắt dẹt
null
(khẩu ngữ) tả vẻ nhớn nhác do hết sức ngạc nhiên hay sợ hãi: nghe xong câu chuyện, ai nấy đều mắt tròn mắt dẹt
nghe xong câu chuyện, ai nấy đều mắt tròn mắt dẹt
mắt xanh
danh từ
(văn chương) con mắt; thường dùng để nói cái nhìn của người phụ nữ trong việc đánh giá hay lựa chọn người yêu: lọt vào mắt xanh của nàng * "Bấy lâu nghe tiếng má đào, Mắt xanh chẳng để ai vào có không?" (TKiều)
lọt vào mắt xanh của nàng * "Bấy lâu nghe tiếng má đào, Mắt xanh chẳng để ai vào có không?" (TKiều)
mặt ủ mày chau
null
tả vẻ mặt buồn rầu, đau khổ: "Nàng càng mặt ủ mày chau, Càng nghe mụ nói, càng đau như dần." (TKiều)
"Nàng càng mặt ủ mày chau, Càng nghe mụ nói, càng đau như dần." (TKiều)
mắt trước mắt sau
null
(khẩu ngữ) tả vẻ lấm lét nhìn trước nhìn sau, liệu chừng để đi khỏi càng nhanh càng tốt do có điều gì đang thấp thỏm lo sợ: chỉ mắt trước mắt sau là chuồn mất
chỉ mắt trước mắt sau là chuồn mất
mắt xích
danh từ
bộ phận đồng nhất với nhau, móc nối vào nhau tạo thành dây xích, dây chuyền: chặt bớt một mắt xích
chặt bớt một mắt xích